24
Stephen R. Covey 7 Habits of Highly Effective People 2 nd Habit: Start With The End In Mind Bắt đầu từ mục tiêu đã xác định

Stephen r covey. 2nd habit

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Stephen r covey. 2nd habit

Stephen R. Covey7 Habits of Highly Effective People

2nd Habit: Start With The End In MindBắt đầu từ mục tiêu đã xác định

Page 2: Stephen r covey. 2nd habit

• Cách nhìn tạo ra cái nhìn. Cái nhìn tạo ra sự lựa chọn. Sự lựa chọn tạo ra số phận. Số

phận thay đổi khi cách nhìn thay đổi.

• Gieo suy nghĩ, gặt hành động. Gieo hành động, gặt thói quen. Gieo thói quen, gặt tính

cách. Gieo tính cách, gặt số phận.

Page 3: Stephen r covey. 2nd habit

Điểm qua một số “cái nhìn”về vũ trụ, con người

1. Quan điểm của Thiên Chúa Giáo (Âu Mỹ)2. Quan điểm của Đạo Phật (Ấn Độ)3. Quan điểm của Đạo Lão (Trung Hoa)4. Thuyết tiến hóa, chọn lọc tự nhiên của Darwin (Tự nhiên học)5. Thuyết Big Bang (Vật lý)6. Tháp nhu cầu Maslow (Tâm lý)7. Tuyên ngôn độc lập của Mỹ (4-7-1776)8. Tôn Trung Sơn (?1905), Hồ Chí Minh (2-9-1945)9. Stephen R. Covey10. GS Ngô Bảo Châu (15-9-2011)

Page 4: Stephen r covey. 2nd habit

Quan điểm của Thiên Chúa Giáo• Muôn loài trên trái đất này do Chúa Trời tạo ra.

• Trong muôn loài thì riêng con người được tạo ra theo hình ảnh Chúa Trời, giống như Chúa Trời và với mục đích để con người cai quản các sáng tạo do Chúa trời làm ra.

• Ban đầu Chúa đã tạo ra một thế giới tốt đẹp–địa đàng- để con người sống ở đó muôn đời. Ở đó, con người không phải đau khổ và phải chết, sống hạnh phúc trong tình thân mật với Chúa.

• Nhưng satan-ma quỷ đã phá hoại công trình của Ngài, biến địa đàng trở thành thế gian trần tục. Công trình cuối cùng của Chúa cũng bị bóp méo để rồi hậu duệ Adam-Eva phải sinh ra trong cái khuôn móp méo ấy.

• Thông qua các tiên tri và ngôn sứ, Thiên Chúa liên tục sửa chữa lỗi lầm của tổ tiên loài người, cho con người trở nên tốt hơn để có thể vào nước Trời.

Page 5: Stephen r covey. 2nd habit

10 điều dạy Chúa Trời1. Ta là Thiên Chúa của ngươi. Ngươi không có Thiên Chúa nào khác

ngoài Ta. 2. Ngươi không được tạc tượng vẽ hình để thờ, vì ta là Đức Chúa

Trời ngươi.3. Ngươi không được dùng danh thánh Chúa một cách bất xứng.4. Hãy làm công việc trong 6 ngày và nhớ nghỉ ngày thứ 7 đặng làm

nên ngày thánh (Chúa Nhật).5. Kính hiếu đối với cha mẹ.6. Không được hãm hại người khác.7. Không được tà dâm.8. Không được trộm cướp.9. Không được làm chứng dối.10. Không được chiếm đoạt vợ của người khác, của cải của người

khác.

Page 6: Stephen r covey. 2nd habit

Quan điểm của Phật Giáo• Luân hồi: Đời người luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác theo luật

nhân quả và duyên phận.• Luật nhân quả: Chúng ta hiện tại là kết quả của những gì chúng ta

đã làm trong quá khứ và tương lai của chúng ta là những gì mà chúng ta đã làm trong quá khứ và hiện tại.

• Duyên: Gặp duyên thì hợp/sinh, hết duyên thì diệt.• Tất cả chúng sinh đều có Phật tính, và đều có khả năng thành Phật.

• Mục đích của cuộc sống: giải thoát khỏi khổ đau, có cuộc sống hạnh phúc, an lạc thông qua con đường giác ngộ, từ bi và trí tuệ.

• Đạo Phật kô nói đến (kô quan tâm) đến sự hình thành của vũ trụ, cũng như con người trước/sau cái chết (luân hồi). Đạo Phật quan tâm đến cuộc sống hiện thực, hiện tại, bây giờ và ở đây.

Page 7: Stephen r covey. 2nd habit

Quan điểm của Đạo Lão (400 năm TCN)

• Vạn vật là do Đạo/Tự nhiên sinh ra. Vạn vật đều bình đẳng (tề vật luận), không có hơn-kém, tốt-xấu (do tự nhiên sinh ra), mà chỉ có sự khác biệt.

• Vô vi: Do tự nhiên/đạo sinh ra nên tốt nhất là sống thuận/hòa hợp với tự nhiên.– Thuận với tự nhiên – bên ngoài và với chính mình. Mình

như thế nào thì thuận theo thế đó.– Thuận – thích nghi với tự nhiên – môi trường, chứ kô phải

là cưỡng lại hoặc thay đổi tự nhiên.• Bình đẳng (kô có hơn-kém, tốt-xấu) + Thuận với tự

nhiên = Trở thành chính mình, Self-Actualization (Maslow).

Page 8: Stephen r covey. 2nd habit

Thuyết tiến hóa của Darwin• Di truyền - Biến đổi/biến dị Gen - Chọn lọc tự nhiên để phù hợp

nhất với môi trường sống.– sự phát sinh biến dị và sự di truyền các biến dị là cơ sở, giải thích sự

phân hoá đa dạng trong một loài, – sự chọn lọc các biến dị có lợi, kết quả là sự sống sót và phát triển ưu

thế của những dạng thích nghi hơn, và – sự phân ly dấu hiệu và sự cách ly dẫn tới hình thành loài mới.

• Biến dị và di truyền là hai đặc tính cơ bản của sinh vật, biểu hiện song song trong quá trình sinh sản.

• Tính di truyền biểu hiện mặt kiên định, bảo thủ. Tính biến dị thể hiện mặt dễ biến. Tính biến dị là mầm mống của mọi sự biến đổi. Tính di truyền là cơ sở sự tích lũy biến dị nhỏ thành biến đổi lớn. Nhờ cả hai đặc tính trên sinh vật mới có thể tiến hoá thành nhiều dạng phong phú, đồng thời vẫn giữ được những đặc điểm riêng của thứ và loài.

Page 9: Stephen r covey. 2nd habit

Thuyết tiến hóa của Darwin

• Chúng ta sinh ra đã được tiền định bởi gen của bố mẹ. Và khác với Bố/Mẹ vì bao gồm cả bố và mẹ + biến đổi/biến dị Gen có thể có.

• Biến đổi/Chọn lọc tự nhiện để thích nghi với môi trường chứ kô phải thay đổi môi trường (môi trường – tự nhiên)

• Mọi tồn tại hiện có (trong đó có của mỗi chúng ta) đều hợp lý hoặc đã hợp lý (do được chọn lọc tự nhiên).

Page 10: Stephen r covey. 2nd habit

Thuyết Big Bang

• Vũ trụ thành hình do một sự nổ bùng lớn của một dị điểm vô cùng đặc, vô cùng nóng (vì tất cả vật chất trong vũ trụ được ép lại thành một điểm).

• Các vật chất được bắn đi các phía, di chuyển ngày càng xa nhau, nở ra, tạo ra các dải ngân hà, các vì sao, vũ trụ ngày nay. Vũ trụ hiện vẫn đang nở ra.

• Thuyết Bing Bang, Thiên Chúa Giáo, Đạo Lão có cùng 1 điểm chung là có 1 điểm bắt nguồn, sáng thế ra vụ trụ, muôn loài.

Page 11: Stephen r covey. 2nd habit

Thuyết nhu cầu Maslow (1943)Self-Actualization = Trở thành chính mình (tự khẳng định)

Page 12: Stephen r covey. 2nd habit

Thuyết nhu cầu Maslow (1970)

• Bổ sung thêm 3 tầng và chia thành 2 nhóm nhu cầu.– Các nhu cầu để tồn tại (existing needs)– Các nhu cầu để phát triển/trở thành chính mình (being needs)

• Nhu cầu tồn tại = Độc lập• Nhu cầu trở thành chính mình = Tự do.

Page 13: Stephen r covey. 2nd habit

Tuyên ngôn độc lập của Mỹ 1776

“Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền

được tự do và mưu cầu hạnh phúc.”

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Page 14: Stephen r covey. 2nd habit

Tôn Trung Sơn (?1905)Hồ Chí Minh 2-9-1945

• Tôn Trung Sơn (1866-1925): "Tam dân" (?1905)Dân tộc Độc lậpDân quyền Tự doDân sinh Hạnh phúc.

• HCM, 2-9-1945: Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

Page 15: Stephen r covey. 2nd habit

Stephen R. Covey

• Lựa chọn hành động phụ thuộc vào chúng ta. Còn kết quả thì phụ thuộc vào các quy luật của tự nhiên.

Page 16: Stephen r covey. 2nd habit

GS Ngô Bảo Châu – 15-9-2011• Đạo Phật Ngày Nay: Theo GS, hạnh phúc là gì? Và đâu là cách thức

giáo sư giữ gìn và phát triển hạnh phúc có được?• Ngô Bảo Châu: Đối với tôi, cái hạnh phúc lớn nhất là cảm giác mình

đang sống. Cảm giác đó bao gồm cả vị ngọt và vị đắng. Nó xuất phát từ quan hệ với những người thân thiết, bạn bè, công việc và xã hội, từ miếng cơm ta ăn, từ miếng nước ta uống, từ không khí ta đang thở. Để có hạnh phúc, có lẽ không có cách nào khác là yêu cuộc sống như chính nó. Để bất hạnh, có lẽ không có cách nào tốt hơn là đi đuổi theo những ảo ảnh.

• ĐPNN: Theo GS, “để sống một cuộc sống có ý nghĩa,” người ta phải làm gì?

• NBC: Tôi e mình không đủ thông tuệ để trả lời câu hỏi này của thầy một cách đầy đủ. Phần nhỏ của câu trả lời mà tôi biết là để sống một cuộc sống có ý nghĩa, ta nên tránh làm những việc vô nghĩa.

Page 17: Stephen r covey. 2nd habit

Các giai đoạn trong cuộc đờitheo Khổng Tử (400 năm TCN)

• (sống cùng thời với Lão Tử, nhưng trẻ hơn)• "Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập

nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên-mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, và thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ"– tới mười lăm tuổi mới chuyên-chú vào việc học, – ba mươi tuổi mới tự-lập, – bốn mươi tuổi mới thấu-hiểu hết sự lý (đúng/sai) trong thiên-hạ, – năm mươi tuổi mới biết mệnh trời, – sáu mươi tuổi mới có kiến-thức và kinh-nghiệm hoàn-hảo để có

thể phán-đoán ngay được mọi sự-lý và nhân-vật mà không thấy có điều gì chướng-ngại khi nghe được,

– bảy mươi tuổi mới có thể nói hay làm những điều đúng theo ý-muốn của lòng mình mà không ra ngoài khuôn-khổ đạo-lý.

Page 18: Stephen r covey. 2nd habit

Các giai đoạn trong đời ngườitheo Osho (1931-1990)

Mỗi giai đoạn là 7 năm. Sống khoảng 70 tuổi, 10 giai đoạn. Theo hình parabol, đỉnh là năm 35 tuổi.1.1-7 tuổi: Ta là trung tâm. Tất cả là phục vụ ta, cho ta.2.8-14 tuổi: Quan tâm đến người khác (cùng giới) và thế giới. Tại sao? Và khám phá.3.15-21 tuổi: Quan tâm đến người khác giới. Dục trên nên chín muồi. Tình yêu, tình dục.4.22-28 tuổi: Quan tâm đến tham vọng, hoài bão nhiều hơn tình yêu. Tiền bạc, quyền lực, danh tiếng… Sống trong phiêu liêu, phản kháng, cách mạng. Hippi.5.29-35 tuổi: Bắt đầu mong muốn yên ổn, có gia đình, có nhà, có số tiền trong túi, ngân hàng. Muốn là 1 phần của cộng đồng/định chế.

Page 19: Stephen r covey. 2nd habit

Các giai đoạn trong đời ngườitheo Osho (1931-1990)

Mỗi giai đoạn là 7 năm. Sống khoảng 70 tuổi, 10 giai đoạn. Theo hình parabol, đỉnh là năm 35 tuổi.6.36-42 tuổi: Năng lượng bắt đầu suy giảm. Chống lại mọi thay đổi. Trở thành phản cách mạng. Chống lại Hippi. Muốn được bảo vệ. Thiên về luật pháp, toàn án, chỉnh phủ.7.43-49 tuổi: bắt đầu ốm yếu về thể chất và tinh thần. Cuộc sống biến vào trong cái chết dần. Bắt đầu quan tâm đến tôn giáo, tín ngưỡng.8.50-56 tuổi: Kô quan tâm đến người khác giới (mãn kinh). Băt đầu quay lưng với tham vọng, ham muốn, bắt đầu đi tới sự 1 mình, hướng tới bản thân mình, nội tâm.9.57-63 tuổi: Kô quan tâm đến người khác, đến xã hội, các nghi lễ xã hội… Mọi thứ đã đủ, đã sống đủ, đã học đủ… Khi bé bắt đầu bước vào cuộc sống, thì khi này bắt đầu bước ra khỏi cuộc sống.10.64-70 tuổi: Giống như đứa trẻ, chỉ quan tâm đến bản thân mình. Đi vào nội tâm, thiền. Trước cái chết 9 tháng thì nhận biết được cái chết đang đến.

Page 20: Stephen r covey. 2nd habit

Xác định mục tiêu cuộc đờicho bản thân

• Cách nhìn tạo ra cái nhìn. Cái nhìn tạo ra sự lựa chọn. Sự lựa chọn tạo ra số phận. Số

phận thay đổi khi cách nhìn thay đổi.

• Gieo suy nghĩ, gặt hành động. Gieo hành động, gặt thói quen. Gieo thói quen, gặt tính

cách. Gieo tính cách, gặt số phận.

Page 21: Stephen r covey. 2nd habit

Xác định mục tiêu cuộc đờicho bản thân

• Đạo Thiên Chúa: Do Chúa tạo ra, Thực hiện sứ mệnh của Chúa, Tin và Kính Chúa…

• Đạo Phật: Luân hồi kiếp/Luật nhân quả/Tùy Duyên, An Lạc, Từ-Bi-Hỉ-Xả• Đạo Lão: Do Đạo/Tự nhiên sinh ra, sống hòa hợp với tự nhiên.• Thuyết tiến hóa của Darwin: Tiến hóa (di truyền+biến đổi), chọn lọc phù

hợp với tự nhiên, môi trường sống.• Thuyết Big Bang• Mỹ: Quyền sống, Quyền được tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc.• Tôn Trung Sơn, HCM: Độc lập, Tự do, Hạnh phúc.• Tháp nhu cầu của Maslow: Tồn tại (độc lập), Trở thành chính mình (tự do)• Stephen R. Covey: Lựa chọn hành động phụ thuộc vào chúng ta. Còn kết

quả thì phụ thuộc vào các quy luật của tự nhiên.• Ngô Bảo Châu: Cảm giác đang sống, yêu cuộc sống như chính nó đang là.

Page 22: Stephen r covey. 2nd habit

Xác định mục tiêu cuộc đờicho bản thân

• Khổng Tử: 6 mốc - 15 tuổi, 30 tuổi, 40 tuổi, 50 tuổi, 60 tuổi, 70 tuổi

• Osho: 10 giai đoạn, mỗi giai đoạn 7 năm – 1, 7, 14, 21, 28, 35, 42, 49, 56, 63, 70.

Page 23: Stephen r covey. 2nd habit

Xác định mục tiêu cuộc đờicho bản thân

• Theo các quan điểm của các tôn giáo, đạo• Thuyết nhu cầu của Maslow• Theo sự thay đổi trong từng giai đoạn của

cuộc đời: Khổng Tử, Osho• Theo quy tắc số 2 của Stephen R. Covey.

Page 24: Stephen r covey. 2nd habit

Xác định mục tiêu cuộc đờicho bản thân

• Theo các quan điểm của các tôn giáo, đạo• Thuyết nhu cầu của Maslow• Theo sự thay đổi trong từng giai đoạn của

cuộc đời: Khổng Tử, Osho• Theo phương án thói quen thứ 2 của Stephen

R. Covey (xem slide)