13
EM Lab – ĐH Bách Khoa Hà Nội/ 2012 1 HƯỚNG DẪN CƠ BẢN ORCAD CAPTURE 16.5 I. To thư viện linh kin mi trong Capture - Khởi động Orcad Capture 16.5, vào Start All programs Cadence Release 16.5 Orcad Capture - Chn File New Library, ca squn lý mra với tên thư viện mặc định là “library1” (2,3,4…) - Chn File Save as để lưu thư viện vi tên tùy chọn và thư mục chứa thư viện, gisđặt tên thư viện là “my_library” và lưu vào thư mục C:\orcad_library - Ta có ca slàm việc như hình v: - Trong ca squn lý thư viện capture, click chut phi chọn New Part để to mt linh kin mi

[Codientu.org] hướng dẫn cơ bản orcad capture 16.5

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: [Codientu.org] hướng dẫn cơ bản orcad capture 16.5

EM Lab – ĐH Bách Khoa Hà Nội/ 2012

1

HƯỚNG DẪN CƠ BẢN ORCAD CAPTURE 16.5

I. Tạo thư viện linh kiện mới trong Capture - Khởi động Orcad Capture 16.5, vào Start All programs Cadence Release

16.5 Orcad Capture - Chọn File New Library, cửa sổ quản lý mở ra với tên thư viện mặc định là

“library1” (2,3,4…) - Chọn File Save as để lưu thư viện với tên tùy chọn và thư mục chứa thư viện, giả

sử đặt tên thư viện là “my_library” và lưu vào thư mục C:\orcad_library - Ta có cửa sổ làm việc như hình vẽ:

- Trong cửa sổ quản lý thư viện capture, click chuột phải chọn New Part để tạo một linh kiện mới

Page 2: [Codientu.org] hướng dẫn cơ bản orcad capture 16.5

EM Lab – ĐH Bách Khoa Hà Nội/ 2012

2

- Trong hộp thoại mở ra đặt tên cho linh kiện tại mục Name, giả sử ở đây tạo linh kiện capture cho TPS2141

- Trong mục Part Reference Prefix chọn kiểu linh kiện, TPS2141 là một loại IC nên định kiểu là U, ngoài ta có thể là CON, Y với các mối nối,…

- Khi tao ra linh kiện, ta sẽ thấy nó có một đường bao ngoài với nét đứt. Kiểu linh kiện được ghi ở phía trên là U? và giá trị của linh kiện là <Value> được ghi phía dưới

Page 3: [Codientu.org] hướng dẫn cơ bản orcad capture 16.5

EM Lab – ĐH Bách Khoa Hà Nội/ 2012

3

- Ở đây, xét ví dụ tạo linh kiện capture cho IC TPS2141, trước tiên chúng ta cần có Datasheet của TPS2141 (vào google tìm và down về máy)

- TPS2141 có dạng chữ nhật và gồm có 14 chân

- Lưu ý đối với việc tạo linh kiện trong Capture, các chân linh kiện có thể sắp xếp tùy ý sao cho thuận lợi khi vẽ schematic (khác với tạo footprint)

- Trở lại cửa sổ thiết kế ở phía trên, trước hết ta tạo các chân cho linh kiện từ chân 1 đến chân 7. Có thể chọn Place Pin để tạo từng chân một, nhưng nên tạo nhiều chân cùng lúc cho nhanh bằng cách chọn Place Pin Array, cửa sổ mới hiện ra:

Page 4: [Codientu.org] hướng dẫn cơ bản orcad capture 16.5

EM Lab – ĐH Bách Khoa Hà Nội/ 2012

4

- Trong mục Starting Name và Starting Number chọn tên và số của chân bắt đầu (1)

- Trong mục Number of Pins chọn số chân muốn tạo (7)

- Trong mục Increment chọn hiệu giá trị giữa một chân bất kỳ và chân liền trước nó (1)

- Trong mục Pin Spacing chọn khoảng cách giữa các chân (1)

- Trong mục Shape, chọn hình dạng của chân, ở đây chọn Line (dạng đường thẳng)

- Trong mục Type chọn kiểu chân: đầu vào, đầu ra, năng lượng,… (chọn mặc định, sẽ xét cụ thể sau)

- Click chuột lần lượt vào bên trái và bên phải của đường bao linh kiên (hình nét đứt) như hình vẽ để đặt các chân

- Tiếp theo ta sửa tên, số, kiểu, dạng cho từng chân linh kiện theo Datasheet, click đúp chuột vào từng chân và sửa lại các thông số này. Ví dụ: sửa tên chân số 1 là SW_PG. Lưu ý ta có các kiểu chân cho linh kiện, ví dụ: Passive (kiểu chân bất kỳ), Power (chân nguồn), Input (chân đầu vào), ….Đối với chân Power ta tích vào ô “Pins Visible” để chọn hiển thị chân lên sơ đồ nguyên lí (chân kiểu Power cho phép đặt nhiều chân có tên giống nhau)

Page 5: [Codientu.org] hướng dẫn cơ bản orcad capture 16.5

EM Lab – ĐH Bách Khoa Hà Nội/ 2012

5

- Vẽ đường bao linh kiện, vào Place Rectangle, click và kéo chuột khoanh đè lên đường nét đứt, sau đó có thể thay đổi kích thước đường bao bằng cách click chọn mỗi góc đường bao và kéo rê chuột

- Linh kiện tạo xong như hình vẽ bên, chọn File Save để lưu lại

- Nhìn vào cây thư mục quản lý của thư viện my_library, chúng ta có thể thấy tên linh

kiện tps2141 vừa tạo, có thể dễ dàng xóa, sửa, sao chép…

II. Vẽ sơ đồ nguyên lí

- Chọn File New Project, hộp thoại New Project mở ra, đặt tên cho project, ở đây là “project1”, nhấn Browse Create Directory để tạo thư mục my_schematic trong ổ C và lưu project vào đó OK

Page 6: [Codientu.org] hướng dẫn cơ bản orcad capture 16.5

EM Lab – ĐH Bách Khoa Hà Nội/ 2012

6

- Tiếp theo hộp thoại PCB Project Wizard mở ra, hiện tại chúng ta chưa thực hiên mô phỏng nên bỏ không check vào Enable project simulation Next, tại đây ta chọn một số thư viện thêm vào project ở cửa sổ bên trái, nhấn Add Finish, ở đây ta thêm thư viện Discrete.olb vào project

- Cửa số thiết kế Schematic hiện ra, bao gồm cây thư mục quản lí project và page 1 là trang thiết kế đầu tiên tự động mở ra, nếu các đường lưới bị tắt chọn View Grid để bật chế độ lưới

Page 7: [Codientu.org] hướng dẫn cơ bản orcad capture 16.5

EM Lab – ĐH Bách Khoa Hà Nội/ 2012

7

- Phóng to cửa sổ thiết kế Page 1, chọn Place Part để mở cửa sổ các thư viện và linh kiện capture ở bên phải giao diện chương trình như hình vẽ.

-

- Trước hết ta chọn khổ giấy và thiết lập các thông số ban đầu cho bản vẽ, chọn Options Schematic Page Properties, hộp thoại sau mở ra:

Page 8: [Codientu.org] hướng dẫn cơ bản orcad capture 16.5

EM Lab – ĐH Bách Khoa Hà Nội/ 2012

8

- Ta chọn khổ giấy, đơn vị thiết kế (Inches hoặc Milimeters) trong tab Page Size

- Thiết lập các thông số cho đường lưới ở tab Grid Reference

- Sau khi thiết lập xong nhấn OK

- Để thêm các thư viện vào project, trong tab Libraries phía bên phải giao diện, nhấn

biểu tượng (hoặc nhấn tổ hợp Alt+A), ta chọn các thư viện cần thêm từ bộ thư viện có sẵn của Orcad Capture hoặc tìm đường dẫn đến thư viện ta tự tạo, sau đó nhấn Open để thêm thư viện. Như hình vẽ ta thêm thư viện ATOD.olb có sẵn vào project

Page 9: [Codientu.org] hướng dẫn cơ bản orcad capture 16.5

EM Lab – ĐH Bách Khoa Hà Nội/ 2012

9

- Muốn lấy linh kiện từ thư viện nào, ta click chuột chọn thư viện đó trong danh sách của tab Libraries, trên tab Part List hiện ra danh sách các linh kiện có trong thư viện đó (có thể bôi đen toàn bộ thư viện để hiện tất cả các linh kiện có thể thêm vào project)

- Click đúp chuột vào linh kiện cần dung, rê chuột ra bản vẽ, click chuột trái vào vị trí cần đặt linh kiện sau đó click chuột phải End Module (hoặc nhấn phím Esc ). Ta cũng có thể click chuột vào nhiều vị trí trong bản vẽ để thêm nhiều linh kiện giống nhau

- Như hình vẽ ta thêm 3 điện trở (Resistor) từ thư viện Descrete vào bản thiết kế

- Sau khi đặt đầy đủ các linh kiện cần dùng vào bản vẽ, chúng ta nối mạch lại với nhau - Để nối các đường mạch, chọn Place Wire, bấm chuột trái vào chân linh kiện này,

và nối vào chân linh kiện khác. Ngoài ra cũng có thể nối dây nối từ chân linh kiện vào một đường dây nối đã có sẵn, hoặc nối giữa các chân linh kiện với nhau

- Để bản vẽ được đẹp và thuận lợi khi thiết kế ta có thể click chuột vào linh kiện và di chuyển đến vị trí thích hợp, có thể khoanh chọn linh kiện, click chuột phải và có các tùy chọn để xoay, lật linh kiện,…

Page 10: [Codientu.org] hướng dẫn cơ bản orcad capture 16.5

EM Lab – ĐH Bách Khoa Hà Nội/ 2012

10

- Các chân linh kiện nào không nối dây mạch, ta phải đánh dấu X vào chân linh kiện đó, đối với các chân linh kiện nào nối với nguồn hoặc đất, ta cũng phải gắn nguồn và đất vào cho chúng

- Để thêm chân nguồn, vào Place Power, trong cửa sổ Symbol bên trái chọn dạng chân nguồn thích hợp

- Tương tự vào Place Ground để thêm chân đất

- Vào Place No connect để đánh dấu X vào các chân không nối dây mạch

- Ta có hình ảnh minh họa của một sơ đồ mạch nguyên lí như hình vẽ (dạng đơn giản và chỉ mang tính minh họa cho các kết nối)

III. Một số công cụ nâng cao

Page 11: [Codientu.org] hướng dẫn cơ bản orcad capture 16.5

EM Lab – ĐH Bách Khoa Hà Nội/ 2012

11

1. Đặt tên cho các đường dây ( Naming nets)

- Trong sơ đồ nguyên lý, ta có thể đặt tên cho các đường dây, đặc biệt là các đường dây quan trọng. Các đường dây được đặt cùng tên sẽ tự động kết nối với nhau. Điều này thật sự hữu ích đối với các sơ đồ nguyên lí phực tạp có nhiều kết nối và cũng rất thuận tiện khi layout

- Chọn Place Net Alias, hộp thoại Place Net Alias mở ra:

- Trong mục Alias đặt tên cho kết nối (ví dụ tên là net1), ngoài ra có thể tùy chỉnh các thông số về màu sắc, font chữ, sau đó nhấn OK

- Click chuột lên một đường dây muốn đặt tên, sau đó làm tương tự với các đường dây muốn kết nối với đường dây đó (đặt tên giống nhau), như vậy ta đã tạo xong kết nối giữa các đường dây đó

Page 12: [Codientu.org] hướng dẫn cơ bản orcad capture 16.5

EM Lab – ĐH Bách Khoa Hà Nội/ 2012

12

- Ta có thể thấy các đường dây được đặt tên chung là “net1”, các đường dây này sẽ tự động kết nối với nhau khi layout

2. Liên kết giữa các trang

- Dùng công cụ off-pages connector ta có thể liên kết 2 hoặc nhiều trang trong một project (đối với các dự án lớn phải thiết kế trên nhiều trang schematic)

- Chọn Place Off-Page Connector

Page 13: [Codientu.org] hướng dẫn cơ bản orcad capture 16.5

EM Lab – ĐH Bách Khoa Hà Nội/ 2012

13

- Trong hộp thoại mở ra, tại cửa sổ Symbol bên trái, ta chọn kiểu kết nối thích hợp OFFPAGELEFT-L hoặc OFPAGERIGHT-R (bên trái hoặc bên phải), nhấp OK rồi đặt lên bản vẽ giống như đặt các linh kiện. Chọn Place Line để liên kết các kết nối này với các chân linh kiện hoặc các đường dây. Các chân linh kiện, các đường dây trong cùng một trang hoặc trên nhiều trang nếu được liên kết với các off-page connector cùng tên thì chúng sẽ được liên kết với nhau

- Click đúp chuột vào off-page connector, tại mục Value, ta đổi tên cho kết nối, giả sử ta đặt tên là “multi net”

- Ta thấy trên hình vẽ, 2 đường dây của PAGE1 được kết nối với nhau và kết nối với

chân 1 của IC trong PAGE2 thông qua kết nối “multi net”. Như vậy ta có 2 trang PAGE1 và PAGE2 trong cùng 1 project (project 1) được liên kết với nhau