24
Hip hi Cao su Vit Nam BN TIN Cao Su Vit Nam ngày 29/04/2010, trang 1 BẢN TIN Cao Su Việt Nam HIỆP HỘI CAO SU VIỆT NAM Số 39 Ngày 29 tháng 04 năm 2010 MC LC Tin trong nước - Xut khu cao su thiên nhiên trong 4 tháng đu năm 2010 tăng vgiá và lượng - Hà Tĩnh: 1.700 tđng phát trin cây cao su - Thành tích ni bt ca Công ty cao su Qung Tr- Công đoàn ngành cao su: Tuyên dương nCNVC-LĐ tiêu biu - PHR: Đt chtiêu đt 268 tđng li nhun sau thuế - Min Trung: Chuyn hướng trng cao su lên núi - Container mcao su xut khu b“rút rut”? - Nn rút rut container: Liên doanh vn ti nước ngoài cũng... không hơn - ĐnghCOSFI xem xét vic yêu cu bi thường 2 lô hàng cao su xut khu - Nhà máy Phtùng Công ty Cao su Thng Nht: To vic làm mi cho 600 lao đng - Tái sinh cao su - Công nghip cao su: “st rut” vì nguyên liu - Gii pháp cho sn xut than đen - Nht Bn - thtrường nhp khu sn phm tcao su chyếu ca Vit Nam Tin ngoài nước - Giá cao su leo lên ngưỡng đnh mi nhsc bt ca nhu cu - Thcho tiu chMalaysia - Sn lượng cao su Malaysia tăng trong tháng 1/2010 - Thêm hai công ty gia nhp Ban Liên kết ca IRSG - Trung Quc mun mua đt trng cao su Campuchia Hot đng ca Hip hi Cao su Vit Nam - Hip hi Cao su Vit Nam tham gia trin lãm ti Hi chThương mi Quc tế Vit Nam ln th20 - Vietnam Expo 2010 - Hip hi Cao su Vit Nam tiếp đoàn Lp xe Apollo, n Đ- Hoàn trtin vé đoàn giao thương ti thtrường Đc Pháp - Kế hoch các hot đng chính trong năm 2010 - Hip hi Cao su Vit Nam tham dHi nghthượng đnh cao su quc tế năm 2010 - Hi nghCao su Đông Nam Á 2010 (ARC 2010) ti Kualur Lumpur, Malaysia - Công tác phát trin Hi viên Hip hi Cao su VN - Hi nghThượng đnh Cao su kết hp Tic ti giao lưu năm 2010 ti n Đ

Ban tin hiep hoi 29 04

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Ban tin hiep hoi 29 04

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/04/2010, trang 1

BẢN TIN

Cao Su Việt Nam

HIỆP HỘI CAO SU VIỆT NAM Số 39 Ngày 29 tháng 04 năm 2010

MỤC LỤC

Tin trong nước - Xuất khẩu cao su thiên nhiên trong 4 tháng đầu năm 2010 tăng về giá và lượng - Hà Tĩnh: 1.700 tỷ đồng phát triển cây cao su - Thành tích nổi bật của Công ty cao su Quảng Trị - Công đoàn ngành cao su: Tuyên dương nữ CNVC-LĐ tiêu biểu - PHR: Đặt chỉ tiêu đạt 268 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế - Miền Trung: Chuyển hướng trồng cao su lên núi - Container mủ cao su xuất khẩu bị “rút ruột”? - Nạn rút ruột container: Liên doanh vận tải nước ngoài cũng... không hơn - Đề nghị COSFI xem xét việc yêu cầu bồi thường 2 lô hàng cao su xuất khẩu - Nhà máy Phụ tùng Công ty Cao su Thống Nhất: Tạo việc làm mới cho 600 lao động - Tái sinh cao su - Công nghiệp cao su: “sốt ruột” vì nguyên liệu - Giải pháp cho sản xuất than đen - Nhật Bản - thị trường nhập khẩu sản phẩm từ cao su chủ yếu của Việt Nam

Tin ngoài nước - Giá cao su leo lên ngưỡng đỉnh mới nhờ sức bật của nhu cầu - Thẻ cho tiểu chủ Malaysia - Sản lượng cao su Malaysia tăng trong tháng 1/2010 - Thêm hai công ty gia nhập Ban Liên kết của IRSG - Trung Quốc muốn mua đất trồng cao su ở Campuchia

Hoạt động của Hiệp hội Cao su Việt Nam - Hiệp hội Cao su Việt Nam tham gia triển lãm tại Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 20 - Vietnam Expo 2010 - Hiệp hội Cao su Việt Nam tiếp đoàn Lốp xe Apollo, Ấn Độ - Hoàn trả tiền vé đoàn giao thương tại thị trường Đức Pháp - Kế hoạch các hoạt động chính trong năm 2010 - Hiệp hội Cao su Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh cao su quốc tế năm 2010 - Hội nghị Cao su Đông Nam Á 2010 (ARC 2010) tại Kualur Lumpur, Malaysia - Công tác phát triển Hội viên Hiệp hội Cao su VN - Hội nghị Thượng đỉnh Cao su kết hợp Tiệc tối giao lưu năm 2010 tại Ấn Độ

Page 2: Ban tin hiep hoi 29 04

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/04/2010, trang 2

TIN TRONG NƯỚC

Xuất khẩu cao su thiên nhiên trong 4 tháng đầu năm 2010 tăng về giá và lượng

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, trong quý 1/2010, lượng cao su thiên nhiên

xuất khẩu ước đạt 123 ngàn tấn, trị giá 325 triệu đô-la, tăng 3,7 % về lượng nhưng tăng

gần hai lần về kim ngạch xuất khẩu, tăng 99,7 % so năm 2009.

Ước lượng sơ bộ trong tháng 4, cao su thiên nhiên xuất khẩu đạt 32,47 ngàn tấn,

trị giá 94,14 triệu USD, nâng tổng lượng xuất khẩu lên 155,75 ngàn tấn, tăng 10,6% và trị

giá đạt 419,48 triệu USD, hơn hai lần so cùng kỳ năm 2009 và tăng khoảng 115,6 %.

Thống kê cao su thiên nhiên xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2010

Tháng Lượng Trị giá Đơn giá SVR 3L So 2009 (%) tấn triệu USD USD/tấn USD/tấn Lượng Trị giá Đơn giá

1 54.344 136,74 2.516 2.945 40,1 173,4 95,1 2 22.002 55,95 2.543 3.034 -41,5 5,5 80,3 3 46.930 132,65 2.826 3.146 10,4 121,6 100,7 4 32.473 94,14 2.899 3.499 48,1 197,4 100,9

Cộng 155.749 419,48 2.693 3.156 10,6 115,6 94,9

Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp

Giá cao su đã tăng liên tục từ tháng 1 đến tháng 4, chủ yếu do nguồn cung hạn chế

vì thời tiết bất thuận và nhu cầu về cao su thiên nhiên của Trung Quốc và Malaysia, Ấn

Độ tăng trưởng nhanh làm nguồn cung không kịp đáp ứng. Giá cao su vào tháng 4/2010

đã vượt qua đỉnh điểm của tháng 7/2008 và đạt mức giá cao nhất so từ trước đến nay.

Hà Tĩnh: 1.700 tỷ đồng phát triển cây cao su

Hà Tĩnh hiện có 7.195 ha cao su trong đó Cty Cao su Hà Tĩnh trồng được trên

5.303 ha; Cty Cao su Hương Khê 1.799 ha; Tổng đội thanh niên Phúc Trạch 80 ha và 12

ha cao su tiểu điền của xã Đức Lĩnh (Vũ Quang).

Nhằm phát huy lợi thế đất đai, nguồn lao động của tỉnh tỉnh này đã công bố quyết

định lập quy hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn giai đoạn 2010-2020. Theo đó, Hà

Tĩnh đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 diện tích cao su đạt 16 nghìn ha, năm 2020 dự

kiến đạt 20 nghìn ha nhằm giải quyết công ăn việc làm cho hơn 10 nghìn lao động ở các

vùng nông thôn nghèo...

Dự kiến vốn đầu tư cho việc trồng và chăm sóc cao su khoảng 1.700 tỷ đồng.

(Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/1/15/15/52104/Default.aspx ngày 16/04/2010)

Page 3: Ban tin hiep hoi 29 04

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/04/2010, trang 3

Thành tích nổi bật của Công ty cao su Quảng Trị

Nhờ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, Công ty cao su Quảng Trị được Nhà nước

tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì; Huân chương Chiến công hạng ba; Huân

chương Lao động hạng ba;

Ba cờ thi đua xuất sắc của Thủ tướng Chính phủ; hai đơn vị trực thuộc Công ty

được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; nhiều Bằng khen của

Thủ tướng chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục thuế; Cờ thi đua của UBND tỉnh Quảng

Trị về thành tích nộp thuế; Bằng khen bảo hiểm xã hội Việt Nam về thực hiện tốt chế độ

cho người lao động; Bằng khen của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về

thành tích xuất sắc trong công tác "Đền ơn đáp nghĩa"; Bằng khen của Bộ công an về

công tác đảm bảo an ninh trật tự; Bằng khen của Trung ương hội khuyến học VN.

Nguồn: http://nhandan.com.vn/tinbai/?top=38&sub=131&article=172736 ngày 18/04/2010)

Công đoàn ngành cao su: Tuyên dương nữ CNVC-LĐ tiêu biểu

Ngày 16/4/2010, tại Vũng Tàu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Thị Thu

Hồng đã dự hội nghị tổng kết 5 năm phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

và tuyên dương 100 nữ CNVC-LĐ tiêu biểu của ngành cao su VN.

Trong 5 năm qua, có đến 224.632 lượt nữ công nhân ngành cao su đã hoàn thành

vượt mức kế hoạch đề ra, chiếm tỉ lệ 50,37%; 137.416 chị đạt danh hiệu LĐ giỏi và 8.808

lượt chị đạt kết quả chiến sĩ thi đua các cấp.

CNVC-LĐ nữ còn không ngừng cố gắng nâng cao trình độ văn hóa (hơn 6.031 chị

đăng ký các lớp học), đặc biệt nhiều CNVC-LĐ nữ được bổ nhiệm vào các chức danh

lãnh đạo chủ chốt của ngành như: Tổng Thư ký Hiệp hội Cao su VN, Phó Chủ tịch

thường trực Công đoàn Cao su VN, Tổng GĐ Tổng Cty Cao su Đồng Nai...

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Thị Thu Hồng đánh

giá cao phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” của Công đoàn Cao su VN

diễn ra khá sôi nổi, thiết thực và hiệu quả.

Đăng Hải, (Nguồn: http://www.laodong.com.vn/Home/Cong-doan-nganh-caosu-Tuyen-duong-nu-CNVCLD-tieu-

bieu/20104/181513.laodong ngày 17/04/2010)

PHR: Đặt chỉ tiêu đạt 268 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế

Nghị quyết ĐHCĐ của CTCP Cao su Phước Hòa (PHR) vừa thông qua kế hoạch

sản xuất kinh doanh, đầu tư năm 2010. Theo đó, diện tích vườn cây khai thác đạt 11.070

ha, sản lượng khai thác đạt 21.500 tấn mủ quy khô; tổng doanh thu đạt 1.040 tỷ đồng,

Page 4: Ban tin hiep hoi 29 04

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/04/2010, trang 4

trong đó doanh thu từ vườn cây đạt 88 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 268 tỷ đồng và tỷ

lệ chia cổ tức là 20%.

Trong năm 2010, Công ty dự kiến sẽ đầu tư 325,450 tỷ đồng, trong đó, đầu tư nội

bộ 57,5 tỷ đồng, đầu tư công ty con 142 tỷ đồng, đầu tư liên doanh, liên kết và dài hạn

khác 126,95 tỷ đồng.

Được biết, năm 2009 Công ty đạt 1.039 tỷ đồng doanh thu, trong đó doanh thu từ

vườn cây công ty đạt 852,762 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 259,83 tỷ đồng. Tỷ lệ chia

cổ tức bằng tiền mặt là 20%, trong đó đợt 1 đã tạm ứng 8%.

Tính đến hết tháng 2, Công ty đạt 161,65 tỷ đồng doanh thu cao su, lợi nhuận

trước thuế đạt 67,49 tỷ đồng.

T.Thanh, (Nguồn: http://tinnhanhchungkhoan.vn/RC/N/CFBDJD/phr:-dat-chi-tieu-dat-268-ty-dong-lnst.html ngày

26/03/2010)

Miền Trung: Chuyển hướng trồng cao su lên núi

Trận bão năm 2009 đã "cướp" hàng ngàn ha cao su tại các tỉnh Quảng Nam,

Quảng Ngãi. Để khôi phục những diện tích cao su bị thiệt hại, hiện các công ty đang nỗ

lực vượt khó để trồng mới.

Tái canh vườn cây bị đổ gãy

Ông Huỳnh Đức Tiến, Giám đốc Cty Cao su Quảng Ngãi than thở: Sau hàng chục

năm “cóp nhặt” từng mảnh đất, chúng tôi mới phát triển được gần 1.300 ha cao su. Một

số diện tích bắt đầu cho thành quả thì trận bão đã lấy đi 598 ha, thiệt hại hàng trăm tỷ

đồng. Hiện nay vấn đề đặt ra là liệu có nên trồng cao su ở những vùng có nguy cơ bão

cao không? Theo ông Tiến, nếu không trồng cao su thì biết trồng cây gì có hiệu quả.

Do vậy chúng tôi vẫn quyết định tái canh ở những diện tích cao su đã bị gãy đổ do

cơn bão số 9 gây ra. Những vùng bị thiệt hại tập trung chủ yếu ở xã Bình An và Bình

Khương, huyện Bình Sơn. Năm trước, ngay sau khi bão gây hại, chúng tôi đã cố gắng tập

trung và trồng lại được 31 ha. Còn năm nay, mặc dù đến tháng 10 mới vào vụ trồng mới

cao su, nhưng với kế hoạch phủ kín toàn bộ diện tích cao su đã bị đổ gãy, ngay từ bây giờ

chúng tôi đã chuẩn bị cây giống, đào hố để chuẩn bị trồng. Để giảm bớt chi phí, năm nay

những diện tích trồng lại cao su, Công ty Cao su Quảng Ngãi chỉ sử dụng công nhân

trong công ty để trồng mà không thuê lao động thời vụ. Tuy nhiên chi phí cho công tác

khôi phục vườn cây bị gãy đổ cũng lên tới gần 4 tỷ đồng. Mặc dù phải đi vay vốn để

trồng mới nhưng theo ông Tiến, công ty sẽ cố gắng trồng xong trong năm nay.

Page 5: Ban tin hiep hoi 29 04

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/04/2010, trang 5

Còn tại Quảng Nam, diện tích cao su bị gãy đổ trong cơn bão số 9 cũng lên tới 456

ha chủ yếu tập trung ở huyện Núi Thành. Ngay sau bão Cty Cao su Quảng Nam đã nỗ lực

dọn dẹp vườn cây và trồng tái canh được 71 ha, còn lại gần 300 ha, trong năm nay sẽ tiếp

tục trồng lại, theo tính toán do không phải phát quang đất nên suất đầu tư sẽ thấp hơn

mức trồng mới. Ông Nguyễn Duy Phúc, Giám đốc Cty Cao su Quảng Nam tính toán:

Tính giảm hết các khoản không cần thiết thì mỗi ha cao su trồng tái canh chỉ hết 12 triệu

đồng.

Chuyển hướng lên núi

Một điều dễ nhận thấy là những diện tích cao su của Quảng Nam, Quảng Ngãi bị

đổ gãy chủ yếu tập trung tại các huyện đồng bằng, gần biển nên khi bão đổ bộ vào khu

vực này đã gây thiệt hại nặng nề. Nhưng đó không có nghĩa là các tỉnh miền Trung sẽ

không tiếp tục mở rộng diện tích cao su trồng mới. Ông Nguyễn Duy Phúc cho biết: Hiện

nay chúng tôi đã trồng được 3.000 ha cao su và phấn đấu tiếp tục mở rộng thêm 2.000 ha

cao su nữa. Tuy nhiên chúng tôi sẽ không tiến hành trồng cao su tại những vùng đất gần

biển, thoáng gió, mà sẽ trồng ở những huyện miền núi. Những diện tích trồng cao su mới

phải ở những vùng thung lũng có núi cao để che khuất gió. Hiện công ty đang tiến hành

dự án trồng mới cao su tại hai huyện miền núi Nông Sơn và Hiệp Đức, mỗi huyện sẽ

trồng mới khoảng 1.000 ha cao su. Dự kiến trong năm nay ngoài tái canh 300 ha thì Cty

Cao su Quảng Nam sẽ tiếp tục trồng mới 1.000 ha cao su và dự kiến năm 2011 diện tích

trồng mới là 1.000 ha.

Ông Huỳnh Đức Tiến, GĐ Cty Cao su Quảng Ngãi thì khẳng định: Nếu có còn đất

ở gần biển thì chúng tôi cũng không mở rộng diện tích cao su vùng này nữa mà sẽ chuyển

lên miền núi cao. Trong năm nay chúng tôi chỉ trồng lại tại những diện tích cao su bị gãy

đổ với khoảng gần 600 ha. Hiện công ty mới có khoảng 1.300 ha cao su nên đang cố

gắng mở rộng lên 2.000 ha. Những diện tích trồng mới trong thời gian tới của công ty sẽ

được tiến hành ở xã Tịnh Giang và Tịnh Đông, huyện Sơn Tịnh, diện tích khoảng 600 ha,

là vùng nằm giáp hai huyện miền núi Sơn Hà và Trà Bồng cách biển gần 100km lại được

các dãy núi bảo vệ nên hy vọng nếu có bão cũng giảm được cao su đổ gãy.

(Nguồn: http://nongnghiep.vn/NongnghiepVN/vi-VN/61/158/2/2/2/52259/Default.aspx ngày 20/04/2010)

Page 6: Ban tin hiep hoi 29 04

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/04/2010, trang 6

Container mủ cao su xuất khẩu bị “rút ruột”?

(SGGP).- Ngày 9/4/2010, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) cho

biết, thời gian gần đây liên tục các đối tác từ Mỹ, Pháp, Đức, Indonesia, Malaysia… đã

phản ánh với các đơn vị, công ty xuất khẩu cao su về tình trạng nhiều container mủ cao

su bị “rút ruột” từ vài trăm ký đến vài tấn/container, dẫn đến không đủ trọng lượng như

hợp đồng đã ký.

Theo đó, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, trong tháng 1 và 2-2010 có 3

hợp đồng xuất khẩu trên 792 tấn cao su bị thiếu hơn 16 tấn. Từ tháng 11-2009 đến 2-

2010, Công ty Cao su Đồng Nai có 5 lô hàng cao su xuất khẩu cũng bị thiếu trên 6,8 tấn,

trong đó lô 20 tấn thì thiếu 800kg, lô 40 tấn thiếu từ 1,2 - 2 tấn... Công ty Cao su Tây

Ninh có 3 lô hàng xuất khẩu trong tháng 1-2010 tổng cộng 249 tấn bị thiếu trên 4,4 tấn.

Trước tình hình này, VRG yêu cầu các đơn vị xuất khẩu cao su, trước khi bơm mủ

cao su vào container phải cho cân trọng lượng xe và container rỗng. Sau khi bơm xong

phải cân toàn bộ trọng lượng xe và container đã có hàng. Khi hàng đến cảng, sẽ tiếp tục

cân trọng lượng toàn bộ xe và container rồi mới đưa lên tàu xuất khẩu đi nước ngoài.

Quy trình này nhằm hạn chế hàng có thể bị “rút ruột” trên đường vận chuyển ra

cảng. Số tiền quy ra từ cao su bị “rút ruột” là không lớn, tuy nhiên đã làm ảnh hưởng

nghiêm trọng đến uy tín của ngành công nghiệp cao su Việt Nam.

L.Long, (Nguồn: http://www.sggp.org.vn/kinhte/2010/4/223080/ ngày 10/04/2010)

Nạn rút ruột container: Liên doanh vận tải nước ngoài cũng... không hơn

Sau khi Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng loạt bài về vấn nạn rút ruột container,

rất nhiều DNXNK đã cho biết, không chỉ các Cty vận tải trong nước mà kể các các đơn vị

liên doanh nước ngoài cũng làm thất thoát tài sản của chủ hàng. Đây là một hồi chuông

cảnh báo về tình trạng thiếu minh bạch, an toàn của một số Cty vận tải đang hoạt động tại

Việt Nam.

Các vụ rút ruột container bị phát giác thời gian qua đều rơi vào các Cty vận tải

trong nước. Riêng vụ mất trộm 4,6 tấn hạt đậu tương NK từ Mỹ của Cty Đầu tư phát triển

Công nghệ Quang Minh là của Cty Liên doanh MSC Việt Nam (MEDITERRANEAN

SHIPPING COMANY S.A.). Cty này thành được thành lập năm 2003 giữa Cty MSC và

Vinconship có trụ sở tại TP.HCM.

Page 7: Ban tin hiep hoi 29 04

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/04/2010, trang 7

Chị Nguyễn Thị Lan – PGĐ Cty Quang Minh phản ánh điều bất bình thường là

trong cả hai lần NK đậu tương qua cảng trung chuyển Cái Lân do Cty MSC vận chuyển

hàng cho Cty chị đều bị rút ruột. Điều bất hợp lý thứ hai chị Lan thắc mắc là hàng Cty chị

NK, nếu phải qua Cảng Cái Lân sẽ phải đóng mức phí bảo hiểm đắt hơn so với nơi khác,

hỏi thì Cty bảo hiểm giải thích do Cảng Cái Lân có độ “rủi ro” cao hơn.

Chị Lan cho biết: Cuối tháng 12/2009 Cty của chị bị hụt mất hơn 9,8 tấn hạt đậu

tương NK từ Mỹ cũng do Cty MSC vận chuyển. Sau lần đó Cty chị yêu cầu đơn vị vận

chuyển container hàng từ Cảng Hải Phòng về Thái Bình phải tiến hành cân và kiểm tra

seal kẹp chì trước khi nhận hàng. Chính vì thế mà Cty chị mới phát hiện được việc để

thất thoát 4,6 tấn đậu tương trách nhiệm thuộc Cty MSC.

Nhưng điều khiến chị Lan và các DNXNK khác bức xúc không chỉ do thiệt hại về

tiền của mà đó là thái độ thiếu trách nhiệm của Cty vận tải. “Đã ký hợp đồng vận chuyển,

Cty MSC phải có trách nhiệm bảo đảm hàng và đền bù thiệt hại cho chúng tôi chứ! Đằng

này khi chúng tôi thông báo mất hàng thì họ lấy lý do này nọ để thoái thác trách nhiệm.

Làm ăn mất uy tín như vậy về lâu dài chỉ thiệt cho họ mà thôi”- chị Lan bức xúc nói.

Cty Quang Minh hay các DN khác hầu hết đều ngại kiện tụng vì tâm lý sợ “tiền

thuốc nặng hơn tiền thang”. Biết được điểm yếu này nên một số Cty vận tải mặc sức tác

oai tác quái. Lâu ngày không bị cơ quan chức năng “sờ” đến nên đã hình thành một

đường dây chuyên rút ruột container.

(Nguồn: http://nongnghiep.vn/NongnghiepVN/vi-vn/61/158/1/15/15/52101/Default.aspx ngày 16/04/2010)

Page 8: Ban tin hiep hoi 29 04

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/04/2010, trang 8

Đề nghị COSFI xem xét việc yêu cầu bồi thường 2 lô hàng cao su xuất khẩu

Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Việt Phú Thịnh, Công ty Vũ Anh Phong đã gửi

đơn đến Báo CAND và TAND TP.HCM yêu cầu Công ty Liên doanh Đại lý vận tải

COSFI địa chỉ số 6A Hồ Xuân Hương, quận 3, TP.HCM phải chịu trách nhiệm bồi

thường 2 lô hàng cao su thiên nhiên xuất khẩu tương đương giá trị 8.594.449.000 VNĐ.

Theo nội dung đơn, thực hiện Hợp đồng xuất khẩu số VS 09-436 giữa Việt Phú

Thịnh và Công ty Orbit Sakti SDN BH (viết tắt Orbit), Việt Phú Thịnh đã thuê COSFI

vận chuyển 2 lô cao su sang Dalian, Trung Quốc.

Sau khi nhận hàng đầy đủ, COSFI đã phát hành cho Việt Phú Thịnh 2 bộ vận đơn

số HCMDAL - 23926 ETD và HCM DAL - 23925 (mỗi vận đơn có trọng lượng 100,8

tấn được đóng gói trong 5 container 20) và COSFI sử dụng hãng tàu WanHai Lines

(Singapore) Pte LTD vận chuyển.

Lô 1 vận chuyển bằng tàu WanHai 212V.N233, vận đơn số 0399045327 ngày

25/12/2009; lô 2 vận chuyển bằng tàu WanHai 211V.N 233, vận đơn số 0399046782

ngày 8/1/2010 để vận chuyển sang Dalian, Trung Quốc. Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn

KV I cũng xác nhận hàng đã thực xuất bằng 2 tờ khai hải quan số 15042/XK/XKD/CO21

và số 14470/XK/KKD/CO21 của Việt Phú Thịnh.

Hiện nay, Việt Phú Thịnh đang giữ toàn bộ hồ sơ, giấy tờ gốc liên quan và chưa hề

phát hành lệnh giải phóng hàng cho bất cứ bên thứ ba nào đối với 2 lô hàng trên. Thế

nhưng, COSFI đã giao toàn bộ hàng hóa của Việt Phú Thịnh thuê vận chuyển cho

COSCO Logistic (Dalian) là đại lý của COSFI tại cảng Dalian.

Còn việc COSFI và đại lý của COSFI giao hàng cho ai thì Việt Phú Thịnh không

hề biết. Hành vi này của COSFI đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ vận chuyển theo quy

định tại vận đơn và Điều 93 Bộ luật Hàng hải năm 2005; Điều 293, 302 Luật Thương

mại…

Hiện vụ việc đang được TAND TP.HCM và các cơ quan có thẩm quyền thụ lý xác

minh, điều tra để làm rõ.

Ban PLBĐ

(Nguồn: http://ca.cand.com.vn/vi-vn/bandocvaCAND/ykienbandoc/2010/4/161350.cand ngày 16/04/2010)

Page 9: Ban tin hiep hoi 29 04

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/04/2010, trang 9

Nhà máy Phụ tùng Công ty Cao su Thống Nhất: Tạo việc làm mới cho 600 lao động

Sáng 24/3/2010, Công ty Cao su Thống Nhất (thuộc Tổng Công ty Công nghiệp

Sài Gòn) đã khởi công nhà máy phụ tùng cao su kỹ thuật cao tại xã Tân Thạnh Đông,

huyện Củ Chi- TP.HCM. Nhà máy có diện tích 6 ha với vốn đầu tư 225 tỉ đồng, dự kiến

hoàn thành và đưa vào sản xuất vào cuối năm 2010, tạo việc làm mới cho 600 lao động

tại huyện Củ Chi.

Ông Huỳnh Tấn Tư, Giám đốc Công ty Cao su Thống Nhất, cho biết nhà máy sẽ

sản xuất 1.500 chủng loại sản phẩm cao su kỹ thuật cao sử dụng trong máy móc công

nghiệp, thực phẩm, y học... xuất khẩu sang Đức, Nhật, Mỹ, Ý, Israel.

H.Đào, (Nguồn: http://www.nld.com.vn/20100324092322906P0C1010/tao-viec-lam-moi-cho-600-lao-dong.htm

ngày 25/03/2010)

Tái sinh cao su

Cao su phế thải từ vỏ ruột xe, vật dụng bằng nhựa... được tái sinh để sử dụng lại,

góp phần bảo vệ môi trường.

Từ yêu cầu đặt hàng của Sở Khoa học - Công nghệ TP.HCM, nhóm các nhà khoa

học do thạc sĩ Đinh Tấn Thành làm trưởng nhóm, đã nghiên cứu thực hiện dây chuyền tái

sinh cao su từ vỏ ruột xe phế thải, các sản phẩm cao su như băng tải, giày dép, dây đai

truyền động, ống... đã sử dụng hoặc phế phẩm từ các nhà máy sản xuất. Công trình đã

đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật TP.HCM 2009.

Việt Nam với số lượng xe gắn máy ước 20 triệu chiếc, mỗi chiếc sử dụng khoảng

2 kg cao su, mỗi ruột xe gắn máy sử dụng 0,75kg. Như vậy, nếu tính thêm ô tô và xe tải,

các sản phẩm cao su khác, ở nước ta mỗi năm sẽ thải ra môi trường khoảng 400.000 tấn

phế liệu. Số lượng 400.000 tấn cao su được tái sử dụng quả là không nhỏ (hơn 30.000

tấn/tháng)...

Về phía nhà sản xuất để đạt tiêu chuẩn môi trường ISO 14.000, phải tìm kiếm các

phương pháp tái chế hay tái sử dụng như phương pháp nghiền bột và trộn chung với cao

su bán thành phẩm nhưng kết quả về chất lượng không phù hợp yêu cầu. Tại các thành

phố lớn, cao su từ các vỏ xe tải lớn được cắt gọt làm một số chi tiết như đệm giảm chấn,

thùng chứa... nhưng còn các phần không dùng được sẽ làm gì? Các phương pháp tái sinh

ra đời nhằm sử dụng lại lượng cao su phế thải được xem là phương pháp hiệu quả nhất cả

về mặt kinh tế lẫn xã hội. Vấn đề còn lại là làm thế nào đạt chất lượng và chi phí thấp.

Page 10: Ban tin hiep hoi 29 04

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/04/2010, trang 10

Trước đây, các phương pháp tái sinh cao su chủ yếu bằng nhiệt và dầu hóa dẻo,

cao su bị giảm cấp rất nhiều nên các nhà sản xuất chỉ sử dụng một lượng nhỏ so với số

thải bỏ hoặc dùng cho các sản phẩm cấp thấp sản lượng không nhiều...

Từ thực tế đó, thạc sĩ Đinh Tấn Thành và cộng sự đã nghiên cứu đề tài cao su tái

sinh trong nhiều năm và đã đưa ra được quy trình sản xuất với ưu điểm là không yêu cầu

thiết bị cao cấp, đắt tiền và có thể chế tạo được trong nước. Các thiết bị trong dây chuyền

sản xuất đã được nghiên cứu thực hiện tại chỗ, đạt công suất ở quy mô nhỏ 300 kg/ngày.

Một số sản phẩm từ cao su tái sinh đã được đưa ra thị trường với chất lượng không thua

kém so với sản phẩm làm từ cao su mới.

Các kết quả thí nghiệm về chất lượng đều cho thấy sản phẩm cao su tái sinh vượt

trội so với các mẫu cao su tái sinh từ nước ngoài. Thậm chí, so sánh kết quả tính năng cơ

lý với cao su tái sinh của công trình nghiên cứu đăng trên Journal of Elastomer and

Plastic, Vol 36 –Apr 2004 của các tác giả Yehia, Ismail (Viện Nghiên cứu quốc gia Ai

Cập), Abdel-Bary (Viện Đại học Mansoura, Ai Cập) và M.A. Mull Technology

Resources (Auburn, AL, Mỹ), cho thấy cường lực và độ dãn đứt của mẫu cao su tái sinh

của thạc sĩ Đinh Tấn Thành và các cộng sự, đều hơn hẳn.

Tuy nhiên, vấn đề các nhà khoa học còn băn khoăn là quy mô sản xuất 300

kg/ngày so với sản lượng 30.000 tấn/tháng phế liệu vượt quá khả năng của họ về vốn đầu

tư, nhà xưởng máy móc trang thiết bị để có thể triển khai sản xuất đại trà. Lê Việt Nhân

(Nguồn: http://nld.com.vn/20100414113243794P0C1038/tai-sinh-cao-su.htm ngày 15/04/2010)

Công nghiệp cao su: “sốt ruột” vì nguyên liệu

Cả ngành dệt may lẫn ngành công nghiệp chế biến sản phẩm từ cao su đều đang

lâm vào tình trạng khó khăn do nguyên liệu lên giá, khan hiếm.

Giá mủ cao su thiên nhiên đột ngột tăng mạnh kể từ đầu năm 2010, ñến nay đạt

mức cao nhất trong lịch sử ngành cao su, 67,5 triệu đồng/tấn. Giá tăng cũng khiến ngành

công nghiệp sản xuất sản phẩm từ mủ cao su gặp khó.

Công nghiệp cao su: tăng giá thì lo mất thị phần

Từ đầu năm 2010 ñến nay, thị trường săm lốp ôtô, xe máy, các sản phẩm làm từ

mủ cao su tăng giá hai lần. Cụ thể, trong hai ngày 15/1 và 15/3, Công ty cổ phần Công

nghiệp cao su miền Nam (Casumina), Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng, Công ty cổ phần

cao su Sao Vàng đồng loạt tăng 10% giá bán.

Page 11: Ban tin hiep hoi 29 04

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/04/2010, trang 11

Ông Lê Văn Trí, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghiệp cao su miền

Nam (Casumina) cho biết, trong quý 1 năm nay, tháng nào giá nguyên liệu mủ cao su

thiên nhiên cũng tăng, so với mức 33 triệu đồng/tấn hồi tháng 9/2009, nay giá đã gấp đôi,

còn so với cùng kỳ thì tăng trên 300%.

Từ đầu năm nay, những nước sản xuất lớn như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Ấn

ðộ, Việt Nam, Trung Quốc thời tiết hạn hán nên phải lùi thời gian cạo mủ qua tháng 5,

tháng 6 khiến nguồn cung mủ cao su càng thêm khan hiếm.

Đà tăng giá mủ cao su khiến các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp sản xuất

cao su trở tay không kịp. Ông Hà Phước Lộc, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần cao su

Đà Nẵng cho biết, trong năm 2010 Công ty cần khoảng 13.000 tấn cao su nguyên liệu để

sản xuất lốp xe và các sản phẩm khác, nhưng do giá tăng quá mạnh nên đến nay mới đàm

phán được 4.000 tấn của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG), còn lại phải thu

gom từ bên ngoài. Theo ông Lộc, việc giá mủ cao su tăng ñến 300% so với cùng kỳ 2009

khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. “Hiện nay chúng tôi đang cân đối sản xuất

giữa hàng tồn kho và mua mới nên áp lực tăng giá sản phẩm còn chưa lớn lắm, nhưng

qua tháng 5 mà giá mủ vẫn không hạ thì chắc chắn công ty phải tiếp tục điều chỉnh giá

bán” – ông Lộc nói thêm.

Trong khi đó, đại diện công ty Casumina, công ty Sao Vàng cũng thừa nhận chỉ có

thể gồng gánh hết tháng 4, còn qua tháng 5, khi cạn nguồn hàng dự trữ mà nếu giá mủ

vẫn đứng ở mức cao như hiện nay thì buộc phải thả nổi giá sản phẩm theo giá nguyên

liệu đầu vào. “Tháng 9/2009 khi thấy giá mủ rục rịch tăng, Casumina kịp mua 5.000 tấn

dự trữ. Nếu cân đối giá nguyên liệu mua mới và cũ thì ñến hết tháng 4 này, chúng tôi chỉ

phải sử dụng giá mủ có 54.000 đồng/kg, xem như còn gồng gánh được. Còn qua tháng 5

thì chưa có giải pháp nào ñể cân đối” – ông Trí nói.

“Đơn vị nào tiên phong tăng trước thì ngay lập tức bị giảm thị phần, còn tăng sau

thì chịu lỗ”, ông Lê Văn Trí rầu rĩ.

Hoàng Bảy – Bích Thuỷ, (Trích nguồn: http://sgtt.com.vn/Kinh-te/121248/Cong-nghiep-cao-su-det-

%E2%80%9Csot-ruot%E2%80%9D-vi-nguyen-lieu.html ngày 21/04/2010)

Giải pháp cho sản xuất than đen

Những vấn đề liên quan đến chính sách ưu đãi đầu tư công nghệ cao, giảm thuế

nhập khẩu nguyên liệu, giảm giá khí chạy nhà máy phát điện... của Công ty cổ phần

Phillips Carbon Black Việt Nam, là nội dung chính được Chủ tịch Phòng thương mại Ấn

Page 12: Ban tin hiep hoi 29 04

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/04/2010, trang 12

Độ cùng nhà đầu tư dự án sản xuất than đen tại Việt Nam kiến nghị Bộ Công Thương

ngày 13/4/2010.

Theo ông Sanjiv Goenka, Chủ tịch Công ty Phillips Carbon Black (Ấn Độ), tháng

5/2008, Công ty Phillips Carbon Black (Ấn Độ) đã ký hợp đồng liên doanh với 3 công ty

thuộc Tổng công ty Hóa chất Việt Nam (VN) là Công ty cao su Miền Nam, Cao su Sao

Vàng và Cao su Đà Nẵng sản xuất than đen với tên gọi là Công ty cổ phần Phillips

Carbon Black Việt Nam. Sản phẩm của công ty là các loại than đen: 220, 330, 550, 660,

có giá thành thấp hơn nhập khẩu khoảng 10%. Với sản lượng 110.000 tấn/năm, đảm bảo

phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu một phần. Hiện dự án đã được bố trí đất

xây dựng và hoàn thành đánh giá tác động tới môi trường. Dự kiến, năm 2011, nhà máy

sẽ đi vào sản xuất.

Theo ông Sanjiv Goenka, toàn bộ máy móc nhà máy được đầu tư công nghệ cao,

do đó, công ty đề nghị phía VN xem xét cho hưởng ưu đãi, như Luật đầu tư VN quy định.

Hiện nay, việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất than đen phải nộp thuế 5%. Đề nghị phía

VN xem xét giảm thuế đối với nguyên liệu sản xuất than đen đồng thời sử dụng rào cản

kỹ thuật, áp thuế đối với than đen nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước. Theo kế

hoạch, công ty sẽ tận dụng chất thải, nguyên liệu thừa của nhà máy than đen cho nhà máy

phát điện có công suất 16MW. Nhà máy sẽ sử dụng ga để vận hành máy phát điện. “Đề

nghị VN cung cấp khí ga cho chúng tôi bằng giá, cung cấp cho các nhà máy điện của

VN”.- ông Goenka nói.

Công ty Phillips Carbon Black là doanh nghiệp đầu tiên đầu tư xây dựng nhà máy

sản xuất than đen tại VN. Để tạo điều kiện cho Liên doanh triển khai dự án, Thứ trưởng

Nguyễn Thành Biên trao đổi cụ thể về các vấn đề trên. Thứ nhất, đối với dự án sử dụng

công nghệ cao, VN có một số chính sách ưu đãi. Nhưng để đạt được điều đó, đề nghị chủ

đầu tư có văn bản đề nghị Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính xem

xét dành ưu đãi cho dự án trong thời gian đầu.

Thứ hai, VN có nhu cầu lớn về than đen và duy trì thuế nhập khẩu bằng 0. Sẽ

không thể điều chỉnh được nếu mức thuế than đen đã kịch trần. Cơ quan chức năng sẽ

kiểm tra, nếu mức thuế hiện nay chưa kịch trần, sẽ xem xét để có phương án điều chỉnh

phù hợp. Tất nhiên, việc điều chỉnh phải nằm trong khuôn khổ AFTA và cam kết với

WTO.

Page 13: Ban tin hiep hoi 29 04

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/04/2010, trang 13

Thứ ba, để giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu than đen từ 5% xuống 0%, chủ đầu tư

phải có văn bản kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài chính thật cụ thể về loại nguyên liệu

xin được giảm thuế. Thêm vào đó, VN không thể nâng thuế nhập khẩu để bảo vệ sản xuất

trong nước, Liên doanh phải có giải pháp ngăn chặn nhập khẩu bằng giá thành, chất

lượng... sản phẩm.

Thứ tư, đối với giá khí đốt cho nhà máy điện, Bộ Công Thương sẽ kiểm tra lại

việc cung cấp khí đốt cho dự án này. Nếu giá Tập đoàn dầu khí VN chào cao hơn so với

các đơn vị khác, đề nghị Liên danh cung cấp thông tin, Bộ Công Thương sẽ xem xét, xử

lý thỏa đáng.

Hải Vân, (Nguồn: http://baocongthuong.com.vn/details/chuyen-dong-cong-thuong/giai-phap-cho-san-xuat-than-

den/32/0/32098.star)

Nhật Bản - thị trường nhập khẩu sản phẩm từ cao su chủ yếu của Việt Nam

Theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập khẩu sản phẩm từ cao su của Việt Nam

trong tháng 2/2010 đạt 18,13 triệu USD, giảm 25,21 % so với tháng 1/2010. Tính chung

2 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam đạt 42,3 triệu USD,

chiếm 0,3 % kim ngạch nhập khẩu của cả nước, tăng 58,41% so với cùng kỳ.

Hầu hết các thị trường nhập khẩu sản phẩm từ cao su của Việt Nam trong tháng

2/2010 đều giảm so với tháng đầu năm. Chỉ có số ít thị trường đạt kim ngạch tăng như

Thái Lan: tăng 30,32 %; Xingapo tăng 94,88 % và Pháp tăng 24,16 %.

Nhật Bản vẫn là thị trường chủ yếu mà Việt Nam nhập khẩu sản phẩm từ cao su từ

đầu năm đến nay và đạt kim ngạch 4,8 triệu USD trong tháng 2/2010, giảm 7,97 % so với

tháng 1/2010 nhưng tăng 59,94 % so với tháng 2/2009. Nâng tổng kim ngạch 2 tháng đầu

năm 2010 lên 10,1 triệu USD, chiếm 23,9 % kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của cả

nước, tăng 102,95 % so với cùng kỳ năm ngoái.

Chiếm 19,4% kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong tháng 2/2010, Trung Quốc

đứng thứ hai về kim ngạch nhập khẩu sản phẩm từ cao su của Việt Nam đạt 3,53 triệu

USD, giảm 31,85 % so với tháng 1/2010 nhưng tăng 7 % so với tháng 2/2009. Tính

Ông Phùng Hà - Cục trưởng Cục Hóa chất, Bộ Công Thương: Hằng năm, VN nhập khẩu 50.000 tấn than đen từ nước ngoài, trị giá 60 triệu USD. Công ty cổ phần Phillips Carbon Black Việt Nam là đơn vị đầu tiên sản xuất than đen tại VN. Năm 2011, khi nhà máy đi vào hoạt động, VN chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất cao su công nghiệp, đồng thời tiết kiệm được ngoại tệ, góp phần giảm nhập siêu.

Page 14: Ban tin hiep hoi 29 04

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/04/2010, trang 14

chung 2 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam từ thị trường

Trung Quốc đạt 8,7 triệu USD tăng 43,27 % so với cùng kỳ.

Đứng thứ ba sau Nhật Bản và Trung Quốc là thị trường Thái Lan, với kim ngạch

nhập khẩu sản phẩm từ cao su trong tháng 2/2010 đạt 2,6 triệu USD, tăng 30,32 % so với

tháng 1/2010 và tăng 53,34 % so với tháng 2/2009, nâng tổng kim ngạch 2 tháng đầu

năm đạt 4,6 triệu USD tăng 67,07 % so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, thị trường Philippin tuy không phải là thị trường chủ yếu nhập khẩu

sản phẩm này của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2010, nhưng nếu so với cùng kỳ năm

2009 thì thị trường này có kim ngạch tăng mạnh nhất trong số các thị trường chủ đạo tăng

304,58 %.

Thống kê thị trường nhập khẩu sản phẩm từ cao su trong tháng 2 và 2 tháng năm 2010

ĐVT: USD

Thị trường Tháng 2/2010 2 Tháng 2010 Tăng giảm KN so với tháng 2/2009

(%)

Tăng giảm KN so với cùng kỳ

(%) Kim ngạch 18.133.702 42.379.041 * +58,41 Nhật Bản 4.858.583 10.138.798 +59,94 +102,95 Trung Quốc 3.531.905 8.720.686 7,00 +43,27 Thái Lan 2.600.531 4.607.400 +57,34 +67,07 Hàn Quốc 1.256.586 3.481.343 +14,80 +35,63 Đài Loan 1.088.865 2.828.443 +4,67 +41,21 Malaisia 812.241 2.438.161 -7,47 +71,28 Đức 522.671 2.090.478 +52,45 155,03 Hoa Kỳ 479.820 1.276.134 -41,11 -0,53 Ấn Độ 478.471 1.193.750 -20,88 -11,64 Xinhgapo 475.678 767.687 +77,83 +29,70 Italia 215.076 468.525 +93,70 +59,86 Hòng Kong 210.649 577.999 -37,92 +8,44 Indonesia 204.979 481.818 +28,61 +21,61 Pháp 197.748 358.284 -2,47 +27,64 Philippin 63.116 203.153 +61,27

(Nguồn: http://vinanet.com.vn/ ngày 13/4/2010)

Page 15: Ban tin hiep hoi 29 04

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/04/2010, trang 15

TIN NGOÀI NƯỚC

Giá cao su leo lên ngưỡng đỉnh mới nhờ sức bật của nhu cầu

Thái Lan, quốc gia xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới đang tỏ ra rất hài lòng với

mức giá hiện nay trên thị trường cao su. Trên thực tế, giá cao su đã thiết lập mức đỉnh

mới nhờ đà tăng mạnh mẽ của nhu cầu bên ngoài và sự hạn chế của nguồn cung.

Supachai Phosu, thành viên của Bộ Nông Nghiệp và Quan hệ hợp tác cho biết:

“Giá cả đang tăng cao nhờ những thông tin hết sức tích cực. Có lẽ chính phủ Thái Lan

không cần phải đẩy mạnh trữ lượng, thay vào đó họ nên để cho các công ty xuất khẩu tự

kiểm soát kho dự trữ của mình.”

Giá cao su tính bằng đồng Bạt đã đạt tới ngưỡng đỉnh lịch sử trong tuần này. Cùng

với đó, hợp đồng tính bằng Yên trên sàn Tokyo cũng leo lên ngưỡng cao nhất kể từ năm

2008 đến nay nhờ sức bật của nhu cầu trên thị trường. Khí hậu khô hanh ở phía nam Thái

Lan cũng phần nào khuấy động đà hồi phục này.

“Chính phủ Thái Lan tỏ ra hài lòng với giá cao su hiện nay. Quỹ hỗ trợ với tổng

giá trị 8 tỷ bạt dùng để nâng cao mức giá địa phương sẽ trở nên cần thiết trong trường

hợp giá cả trên thị trường sụt giảm.”

Tính từ thời điểm đầu năm đến nay, giá cao su trên sàn Tokyo Commodity

Exchange đã tăng thêm 12%. Cụ thể là, trong phiên giao dịch hôm qua, giá cao su đã đạt

tới mức 314 yên/kg. Lúc 12:43 p.m giờ Singapore, hợp đồng cao su giao tháng 9 đứng ở

ngưỡng 310.8 yen.

Nối tiếp đà tăng, hợp đồng giao kỳ hạn tháng 5 trên sàn Agricultural Futures

Exchange của Thái Lan cũng bật lên mốc 114 bạt/kg.

Bộ Nông Nghiệp Thái Lan đã yêu cầu Ủy Ban Quản Lý Đất Trồng Cao Su tạm

thời dừng việc thúc đẩy nguồn dự trữ. Hiện tại, tổ chức này đang nắm giữ khoảng 500

tấn.

(Nguồn: http://stockbiz.vn/news/2010/3/31/102355/gia-cao-su-leo-len-nguong-dinh-moi-nho-suc-bat-cua-nhu-

cau.aspx ngày 31/03/2010)

Page 16: Ban tin hiep hoi 29 04

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/04/2010, trang 16

Thẻ cho tiểu chủ Malaysia

Ngày 1 tháng 04, 2010 – các tiểu chủ cao su Malaysia phải sử dụng Thẻ Đăng ký

tiêu thụ của Tiểu chủ để được bán sản phẩm của họ kể từ tháng 04 năm nay.

Theo báo cáo của Bernama, Cơ quan thông tấn quốc gia Malaysia, dẫn lời Bộ

trưởng công nghiệp đồn điền và Hàng hoá, Tan Sri Bernard Dompok cho biết thẻ này

được phân phối miễn phí sẽ giải quyết được vấn đề ăn cắp mủ. Với thẻ này, Ủy hội cao

su Malaysia sẽ biết ai là người bán và nguồn cung ứng có thật không.

Ông cũng cho biết thêm các nhà buôn cao su chỉ được phép mua cao su từ những

người có thẻ và chế tài bao gồm đình chỉ giấy phép, sẽ được thực hiện đối với các nhà

buôn đã mua cao su ăn cắp hoặc từ những cá nhân không có thẻ.

Thẻ này sẽ được chính thức phát hành vào tháng 04 trước khi chương trình đăng

ký cho các tiểu chủ và cung cấp thông tin được thực hiện. Khoảng 4.000 thẻ đã được

phát hành cho tiểu chủ trong chương trình tiên phong vào năm ngoái.

Siwaporn Bumroongpan

(Nguồn: www.irco.biz, ngày 01/04/2010)

Sản lượng cao su Malaysia tăng trong tháng 1/2010

Sản lượng cao su thiên nhiên của Malaysia trong tháng 1/2010 tăng mạnh, thêm

48,4% hay 35.524 tấn so với cùng kỳ năm 2009.

Theo Cục Thống kê Malaysia, lĩnh vực nông trại nhỏ góp phần chủ yếu vào sản

lượng năm nay, với 94,8%, phần còn lại thuộc về nhà nước.

Xuất khẩu cao su Malaysia trong tháng 1/2010 tăng 40,6% đạt 69.549 tấn, với

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính. Các thị trường lớn khác là Đức, Iran, Hàn

Quốc, Mỹ và Brazil.

Trong khi đó, nhập khẩu cao su thiên nhiên trong tháng 1 đạt 73.126 tấn, tăng

68,4%. Loại cao su chính nhập khẩu là mủ cao su cô đặc.

Tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thị trường Malaysia tháng 1/2010 đạt 40.951 tấn,

tăng 19% so với cùng tháng năm ngoái, chủ yếu dùng trong các ngành sản xuất găng tay,

lốp cao su và ống cao su, với tiêu thụ ở ba ngành này chiếm 87,7% tổng tiêu thụ.

Tính tới cuối tháng 1/2010, dự trữ cao su ở Malaysia đạt 194.821 tấn, tăng 16,1%

so với cùng tháng năm trước.

(Nguồn: www.vinanet.com.vn ngày 18/03/2010)

Page 17: Ban tin hiep hoi 29 04

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/04/2010, trang 17

Thêm hai công ty gia nhập Ban Liên kết của IRSG

Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế IRSG - International Rubber Study Group

thông báo hai công ty: Công ty TNHH Nocil (Nocil Limited) và Công ty Phân tích và Dự

đoán ngành Kinh tế Cao su (Analysis and Forecasts for the Rubber Economy) vừa tham

gia vào Ban Liên kết của IRSG.

Công ty TNHH Nocil (Nocil Limited) là một bộ phận của AMG (Arvind Mafatlal

Group of Industries), hoạt động trong ngành sản xuất hóa chất cao su kể từ năm 1975.

Các sản phẩm của NOCIL được sử dụng sâu rộng trong các sản phẩm lốp xe, công

nghiệp cao su và được các nhà sản xuất sản phẩm cao su tiêu dùng trên khắp thế giới. Các

cơ sở sản xuất được đặt tại địa điểm thuận lợi về giao nhận, gần Mumbai.

Website: www.nocilrubberchemicals.com

Công ty Phân tích và Dự đoán ngành Kinh tế Cao su (Analysis and Forecasts

for the Rubber Economy) cung cấp các dịch vụ như là phân tích và đánh giá chuyên sâu

về cung cầu, giá cả cao su theo mức độ quốc gia, khu vực hoặc thế giới. Nó cũng tổ chức

các hội thảo về phân tích và triển vọng của nền kinh tế cao su cho các công ty cũng như

đào tạo theo nhóm về phân tích và mô phỏng nền kinh tế cao su.

Website: www.rubberforecasts.com

(VRA biên dịch, nguồn: http://www.rubberstudy.com/news-article.aspx?id=5003&b=default.aspx, 11/03/2010)

Trung Quốc muốn mua đất trồng cao su ở Campuchia

Trung Quốc đang thương lượng với Campuchia để mua 60.000 hecta đất trồng cao

su, góp phần đáp ứng nhu cầu tăng trên thị trường trong nước.

Vụ trưởng Vụ Trồng trọt Cao su Campuchia, Ly Phalla, cho biết Đại sứ Trung

Quốc ở Campuchia đã bầy tỏ sự quan tâm tới việc trồng cao su trên đất Campuchia để

sản xuất 60.000 tấn dành cho xuất khẩu.

Ông nói: “Nhu cầu cao su ở Trung Quốc rất cao, chủ yếu để sản xuất lốp xe”.

Năm 2008, Campuchia đã xuất khẩu 42.000 tấn cao su, tăng so với 40.000 tấn

năm 2007. Nếu so sánh, Thái Lan – nước xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới – đã xuất

khẩu 2,74 triệu tấn năm 2009.

Theo hãng tin Reuters, thỏa thuận đang thương thảo với Trung Quốc được tiến

hành giữa lúc Campuchia đang nỗ lực tăng cường hiện đại hóa và mở rộng nông nghiệp,

lĩnh vực thu về ngoại tệ nhiều nhất, đứng trước cả lĩnh vực du lịch và dệt may.

Page 18: Ban tin hiep hoi 29 04

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/04/2010, trang 18

Trung Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp lớn nhất ở Campuchia, với

tổng số vốn đầu tư cho tới nay là 4,3 tỷ USD.

Đầu tháng 2, khoảng 11 công ty của Việt Nam thông báo đã giành được các hợp

đồng thuê mướn đất riêng rẽ lên tới 100.000 hecta để trồng cao su ở Campuchia.

Ông Ly Phalla cho biết một số công ty Việt Nam đã hoạt động ở Campuchia kể từ

năm 2007, và cho tới nay đã sử dụng được 10.000 hecta trong số 100.000 hecta đất được

giao.

Ông này nói rằng Campuchia hiện dành riêng 127.000 hecta đất để trồng cây cao

su.

Hãng Reuters dẫn lời ông Lê Biên Cương, Tham tán Thương mại tại Đại sứ quán

Việt Nam ở Phnom Penh, cho biết các khoản đầu tư của Việt Nam ở Campuchia trị giá

khoảng 210 triệu USD trong năm 2009, tăng 21 triệu USD so với năm 2008, chủ yếu là

trong lĩnh vực cao su và khai mỏ.

Trong khi đó, Thông Tấn Xã Việt Nam đưa tin, Tập đoàn công nghiệp cao su Việt

Nam cho hay, trong năm 2010, tập đoàn này có kế hoạch đầu tư 55 triệu USD để trồng

thêm 20.000 ha cao su tại 5 tỉnh của Campuchia.

Ông Cương cũng cho hay rằng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia

đạt tổng cộng 1,1 tỷ USD trong năm 2009.

(Nguồn: http://vinanet.com.vn ngày 11/3/2010)

Page 19: Ban tin hiep hoi 29 04

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/04/2010, trang 19

HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI CAO SU VIỆT NAM

Hiệp hội Cao su Việt Nam tham gia triển lãm tại Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt

Nam lần thứ 20 - Vietnam Expo 2010

Hội chợ Vietnam Expo 2010 diễn ra từ ngày 14 – 17/04/2010 tại Triển lãm Giảng

Võ Hà Nội do Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân Thành

phố Hà Nội tổ chức. Đến tham dự lễ khai mạc có bà Nguyễn Thị Doan – Phó Chủ tịch

nước, ông Nguyễn Thành Biên - Thứ trưởng Bộ Công Thương và nhiều quan chức cấp

cao trong và ngoài nước.

Hội chợ năm nay với chủ đề “Việt Nam – Cơ hội thương mại và đầu tư rộng mở”

đã thu hút đông đảo các doanh nghiệp, các tổ chức trong nước và quốc tế tham gia trưng

bày tại Hội chợ.

Hiệp hội Cao su Việt Nam tham gia Vietnam Expo 2010 đã giới thiệu tổng quát

các thành tựu của ngành cao su Việt Nam, sự phát triển về diện tích và sản lượng cao su

qua từng năm, thành tựu khoa học kỹ thuật về giống cao su. Ngoài ra, Hiệp hội cũng chú

trọng giới thiệu lĩnh vực sản phẩm cao su, máy móc chế biến cao su, đồ gỗ cao su. Thông

qua sự tiếp xúc, tìm hiểu về nhu cầu của các khách hàng tại Hội chợ, Văn phòng Hiệp hội

đã đưa một khách hàng nước ngoài tới thăm Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa - Công ty

CP Công nghiệp & XNK Cao su, Công ty CP Chế biến gỗ Thuận An để tìm hiểu thực tế

về tình hình ngành đồ gỗ cao su.

Kết thúc Hội chợ, Hiệp hội Cao su Việt Nam được Ban Tổ chức trao tặng bằng

khen vì có những hoạt động đóng góp vào sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng này -

Vietnam Expo 2010.

Hiệp hội Cao su Việt Nam tiếp đoàn Lốp xe Apollo, Ấn Độ

Ấn Độ là quốc gia châu Á có nền kinh tế mới nổi tương đương với Trung Quốc và

cũng là quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên để tự cung tự tiêu. Tuy nhiên, do sản lượng

không thể gia tăng nên các công ty công nghiệp Ấn Độ có xu hướng tìm địa điểm ngoài

Ấn Độ để xây dựng nhà máy mới. Apollo Tyres, một trong các công ty hàng đầu của Ấn

Độ trong ngành sản xuất vỏ xe các loại, dự kiến có một đoàn khảo sát đến Việt Nam từ

Page 20: Ban tin hiep hoi 29 04

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/04/2010, trang 20

ngày 05 đến 07 tháng 04 năm 2010 để tìm hiểu khả năng mua cao su và thành lập liên

doanh sản xuất vỏ xe.

Hiệp hội Cao su VN đã có buổi làm việc với Công ty và qua thông tin trao đổi,

Apollo Tyres cho biết Công ty đang có ý định tìm kiếm cơ hội thành lập liên doanh với

công ty sản xuất cao su thiên nhiên trong nước để sản xuất vỏ xe tại Việt Nam nhằm cung

ứng cho thị trường hiện có của Công ty tại Ấn Độ và châu Âu và khai thác thị trường

tiềm năng tại các nước ASEAN do ASEAN và Ấn Độ đã ký Hiệp định thương mại tự do

vào ngày 13 tháng 08 năm 2009 và có hiệu lực từ tháng 01 năm 2010. Ngoài ra, Công ty

còn cho biết thêm, SVR 3L cũng có thể được sử dụng trong công nghệ sản xuất vỏ xe.

Hiện nay, chủng loại SVR 3L vẫn chiếm tỷ lệ khá cao trong sản lượng cao su sơ chế của

Việt Nam do đó đây là cơ hội để mở thêm thị trường tiêu thụ cho chủng loại này.

Hiện nay, Ấn Độ nằm trong nhóm 10 nước đầu tư lớn nhất vào VN. Về quan hệ

thương mại, tổng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Ấn Độ trong thời gian

qua đã có sự biến chuyển tích cực. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương đã tăng

từ 72 triệu USD năm 1995 lên 1,018 tỷ USD năm 2006, năm 2007: 1,536 tỷ USD, năm

2008: 2,478 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2008 đã vượt mục tiêu 2 tỷ

USD mà chính phủ 2 nước đã đề ra cho năm 2010. Năm 2009, mặc dù chịu ảnh hưởng

của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm cho thương mại giữa hai nước ít nhiều bị ảnh

hưởng. Tuy vậy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước vẫn đạt mức 2,055 tỷ

USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ được 420 triệu USD (tăng 9% so với

năm 2008: 388 triệu USD ), và nhập khẩu từ Ấn Độ đạt 1,635 tỷ USD (giảm 22% so với

năm 2008: 2,094 tỷ USD).

Với lợi thế về quan hệ chính trị và tiềm năng kinh tế to lớn của 2 nước, dự kiến

tổng kim ngạch buôn bán song phương sẽ đạt 3 tỷ USD vào năm nay và 5 tỷ USD vào

năm 2015.

Hoàn trả tiền vé đoàn giao thương tại thị trường Đức Pháp

Theo chương trình Xúc tiến Thương mại Quốc gia được duyệt, Hiệp hội Cao su

VN đã tổ chức chuyến công tác giao thương tại Đức và Pháp từ ngày 28/9 đến 7/10/2009.

Đoàn gồm 21 đại biểu của 15 doanh nghiệp.

Sau khi nhận được kinh phí quyết toán từ Bộ Tài chính, Hiệp hội Cao su VN đã

hoàn lại cho các đơn vị tham gia đoàn 100% tiền một vé máy bay của chương trình.

Page 21: Ban tin hiep hoi 29 04

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/04/2010, trang 21

Kế hoạch các hoạt động chính trong năm 2010

Trong năm 2010, Hiệp hội Cao su Việt Nam dự kiến những nội dung hoạt động

tập trung vào nhiệm vụ hỗ trợ Hội viên trong công tác xúc tiến thương mại và đầu tư mở

rộng thị trường nguyên liệu và sản phẩm của ngành hàng cao su.

Thời gian Địa điểm Nội dung hoạt động

25-26/2 Singapore Họp mặt doanh nhân cao su tại Singapore

15-19/3 Trung Quốc Dự hội nghị cao su quốc tế do IRSG và Hiệp hội Cao su Trung Quốc tổ chức

25/3 TP. HCM Tổ chức hội thảo Ổn định và nâng cao chất lượng cao su thiên nhiên của Việt Nam. BCV: TS Saint-Beuve (Pháp)

15-17/4 Hà Nội Tham gia triển lãm ngành cao su VN và sản phẩm cao su tại EXPO Việt Nam 2010

07-08/5 Thái Lan Họp mặt doanh nhân cao su quốc tế tại Bangkok và tham dự các cuộc họp của ARBC.

10-14/5 TP. HCM Dự lớp tập huấn về Phương pháp thống kê dự báo sản lượng vườn cao su của Dr. Hide Smit.

27-28/5 TP. HCM Tổ chức tập huấn về Phương pháp thống kê dự báo sản lượng vườn cao su.

10-11/6 TP. HCM Tổ chức tập huấn về thu thập số liệu qua internet để nghiên cứu thị trường cao su.

17-20/6 Malaysia Tổ chức đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham dự Hội nghị Cao su Đông Nam Á (ARC 2010) kết hợp tham quan.

Tháng 8 Indonesia Họp mặt doanh nhân cao su quốc tế tại Indonesia.

Tháng 8 TP. HCM Tổ chức Hội thảo “Xu hướng phát triển sản phẩm cao su tại Việt Nam”

Tháng 8-9 TP. HCM Tổ chức in Niên giám cao su Việt Nam 2010

22-25/9 Hoa Kỳ Tổ chức đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham quan triển lãm công nghệ lốp xe tại Hoa Kỳ (ITEC 2010)

04-09/10 Ấn Độ Hội nghị hàng năm của Hiệp hội các nước sản xuất cao su (ANRPC)

Tháng 10 Malaysia Họp mặt doanh nhân cao su tại Malaca, Malaysia

Tháng 10 TP. HCM Tổ chức Hội thảo “Tình hình cung cầu, xuất nhập khẩu các chủng loại cao su tại Việt Nam và thế giới”

03-05/11 TP. HCM Tổ chức hội nghị và triển lãm công nghiệp, sản phẩm cao su quốc tế tại Việt Nam lần đầu tiên.

03/12 TP. HCM Tổ chức tiệc tối họp mặt doanh nhân cao su quốc tế tại TP. HCM, khách sạn Sheraton.

Để đăng ký tham dự, đề nghị liên hệ với Văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam.

Chương trình chi tiết và thư mời sẽ gửi đến đại biểu có đăng ký.

Page 22: Ban tin hiep hoi 29 04

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/04/2010, trang 22

Hiệp hội Cao su Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh cao su quốc tế năm 2010

Hội nghị thượng đỉnh cao su quốc tế lần thứ 106 của Tổ chức nghiên cứu cao su

quốc tế (IRSG) được IRSG phối hợp với Hiệp hội Cao su Trung Quốc tổ chức từ ngày

19-20/3/2010 tại thành phố Thanh Đảo, Trung Quốc. Hội nghị thu hút khoảng 880 đại

biểu, trong đó có 220 đại biểu nước ngoài. Đoàn Hiệp hội Cao su Việt Nam gồm Tổng

Thư ký Trần Thị Thúy Hoa và 15 đại biểu hội viên.

Trong thời gian hội nghị, Hiệp hội Cao su Trung Quốc cũng tổ chức cuộc triển

lãm nhằm giới thiệu sản phẩm của Hội viên để xúc tiến thương mại: lốp xe, sản phẩm cao

su, thiết bị và hóa chất, vật liệu trong công nghệ chế biến sản phẩm cao su. Các đại biểu

còn được tạo điều kiện tham quan khu thương mại tự do Thanh Đảo và nhà máy lốp

Dailun.

Theo IRSG, tổng mức tiêu thụ cao su năm 2009 đã giảm đáng kể so với năm 2008,

chỉ đạt 21,36 triệu tấn (- 5,7 %), bao gồm cao su thiên nhiên 9,65 triệu tấn (- 4,4 %) và

cao su tổng hợp (- 6,8 %). Năm 2010 mức tiêu thụ cao su được dự đoán sẽ cao hơn mốc

năm 2008, so với 2009 cao su thiên nhiên sẽ tăng 8,2 % và đạt khoảng 10,43 triệu tấn,

còn cao su tổng hợp sẽ tăng 14,9 % đạt 13,45 triệu tấn.

Hội nghị Cao su Đông Nam Á 2010 (ARC 2010) tại Kualur Lumpur, Malaysia

Hội nghị Cao su Đông Nam Á đã được liên tục tổ chức hàng năm lần lượt tại Thái

Lan (năm 2005), tại Việt Nam (năm 2006), tại Campuchia (2007), tại Philippines (2008)

và tại Lào (năm 2009). Hội nghị đã tạo cơ hội cho người tham dự gặp gỡ các chuyên gia

hàng đầu ngành cao su và thu thập thông tin về ngành cao su trên thế giới để làm cơ sở

cho việc hoạch định, điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh trong ngành cao su.

Nhằm tạo điều kiện tập hợp các ý kiến chuyên gia uy tín thế giới của ngành cao su

và của các lãnh đạo cấp cao để giúp các nước phát triển ngành cao su một cách bền vững,

Công ty NextView kết hợp với Ủy ban Nghiên cứu và Phát triển Cao su Quốc tế

(IRRDB) tiến hành tổ chức Hội nghị Cao su Đông Nam Á (ARC 2010) lần thứ sáu tại

khách sạn Marriott, Kualur Lumpur, từ ngày 17 – 19/6/2010 với chủ đề chính là

"Tăng tốc ngành cao su thiên nhiên: Định hướng và Chiến lược mới".

Hội nghị có sự tham dự của các chuyên gia, diễn giả từ nhiều nước trên thế giới.

Hiệp hội Cao su VN sẽ tiếp tục là một trong những nhà bảo trợ Hội nghị năm nay

và khuyến khích Hội viên, doanh nghiệp Việt Nam tham dự. Song song với việc tham dự

Page 23: Ban tin hiep hoi 29 04

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/04/2010, trang 23

các chương trình của Hội nghị ARC, Hiệp hội Cao su VN dự kiến sẽ tổ chức đoàn đi

tham quan và tìm hiểu về ngành công nghiệp sản phẩm cao su Malaysia.

Để dự Hội nghị, các doanh nghiệp có thể đăng ký trực tiếp theo các biểu mẫu tại

www.aseanrubberconference.com hoặc thông qua Hiệp hội Cao su VN. Chi phí tham dự

hội nghị và công tác phí do doanh nghiệp chi trả.

Đối với các đơn vị thuộc Thành viên Quỹ Bảo hiểm Xuất khẩu Cao su sẽ được

hỗ trợ 70% chi phí 1 vé máy bay cho mỗi đơn vị từ nguồn kinh phí Xúc tiến thương mại

ngành cao su năm 2010.

Các Hội viên, doanh nghiệp quan tâm Hội nghị ARC 2010, vui lòng liên hệ

Hiệp hội Cao su VN để biết thêm chi tiết.

Hiện nay Hiệp hội đã nhận được đăng ký của 6 đơn vị với 14 đại biểu bao gồm:

- Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN (2 đại biểu)

- Công ty Cao su Đắk Lắk (2 đại biểu)

- Tổng Công ty Cao su Đồng Nai (3 đại biểu)

- Công ty TNHH 1TV Cao su Bà Rịa (4 đại biểu)

- Công ty TNHH Lốp Kumho (1 đại biểu)

- Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (2 đại biểu)

Bà Trần Thị Thuý Hoa, Tổng Thư ký sẽ đại diện Hiệp hội Cao su VN tham dự

Hội nghị này.

Hiệp hội tiếp tục nhận đăng ký đến hết ngày 31/5/2010.

Công tác phát triển Hội viên Hiệp hội Cao su VN

Tháng 4/2010, Hiệp hội kết nạp thêm 5 Hội viên mới bao gồm:

- Doanh nghiệp Tư nhân Nguyễn Đức

- Công ty Cổ phần Cao su Miền Trung

- Công ty Cổ phần Khải Hoàn

- Công ty Cao su Nam Giang – Quảng Nam

- Công ty TNHH OLAM Việt Nam

Hiệp hội nhận được hồ sơ kết nạp của Công ty TNHH Công nghiệp Hào Hải VN

với ngành nghề chính là chế biến mủ cao su. Công ty có trụ sở tại ấp Bùng Binh, xã

Hưng Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

Tính đến tháng 4/2010, tổng số Hội viên Hiệp hội Cao su VN là 119 đơn vị.

Page 24: Ban tin hiep hoi 29 04

Hiệp hội Cao su Việt Nam BẢN TIN Cao Su Việt Nam ngày 29/04/2010, trang 24

Hội nghị Thượng đỉnh Cao su kết hợp Tiệc tối giao lưu năm 2010 tại Ấn Độ

Hiệp hội Cao su Việt Nam nhận được thông báo của Tạp chí Rubber Asia về

Hội nghị Thượng đỉnh Cao su kết hợp Tiệc tối giao lưu năm 2010 vào ngày Thứ bảy

14 tháng 8 năm 2010 tại Khu nghỉ mát Ramada, Kochi, Ấn Độ.

Đây là sự kiện lớn được tổ chức hàng năm tại Ấn Độ do Tạp chí Rubber Asia,

tạp chí về ngành cao su uy tín và có số lượng phát hành lớn nhất tại Ấn Độ, phối hợp

cùng Uỷ ban Cao su Ấn độ, Hiệp hội Cao su Ấn Độ (AIRIA) và Hiệp hội các nhà sản

xuất Lốp xe (ATMA) tổ chức.

Chủ đề chính của Hội nghị Thượng đỉnh là “Xu hướng giá và sự hạn chế về

nguồn cung cao su thiên nhiên”. Điểm nổi bật của sự kiện này là một hội thảo quốc tế

vào buổi chiều cùng ngày, với sự tham gia của các nhà lãnh đạo ngành cao su toàn cầu,

các chuyên gia, các nhà hoạch định chính quyết định v..v... đại diện cho các nước chính

sản xuất cao su thiên nhiên, bên cạnh các tổ chức quan trọng như IRSG, ANRPC,

MREPC, GAPKINDO, SICOM, AIRIA , ATMA...

Phí tham dự Hội nghị-Tiệc tối là 250 USD/đại biểu (đóng trước ngày 30/06/2010).

Đây là một cơ hội tốt cho các doanh nghiệp ngành cao su gặp gỡ và trao đổi kinh

nghiệm, mở rộng thị trường kinh doanh. Ngoài ra, Hội nghị còn cung cấp cho bạn một cơ

hội hiếm có để thưởng thức phong cảnh tại Kerala, thành phố được thiên nhiên ban tặng

cho các dòng sông và hồ đẹp.

Đối với các đơn vị thuộc Thành viên Quỹ Bảo hiểm Xuất khẩu Cao su sẽ được hỗ

trợ 70% chi phí 1 vé máy bay cho mỗi đơn vị từ nguồn kinh phí Xúc tiến thương mại

ngành cao su năm 2010. Các đơn vị có trách nhiệm chuyển bản photo quyết định cử đi

công tác, hóa đơn và vé máy bay về Hiệp hội.

Các Hội viên, doanh nghiệp quan tâm Hội nghị, vui lòng liên hệ Hiệp hội Cao su

để biết thêm chi tiết.

BẢN TIN Cao Su Việt Nam Giấy phép xuất bản: Số 29 / GP-XBBT (24/5/2005) của Cục Báo chí – Bộ Văn hóa - Thông tin In tại: Văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam, 236 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, TP. Hồ Chí Minh Số lượng: 200 bản và trên website: www.vra.com.vn Kỳ hạn xuất bản: Mỗi tháng Chịu trách nhiệm xuất bản: TS. Trần Thị Thúy Hoa, Tổng Thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam Đóng góp bài: Nguyễn Thị Minh Lý, Nguyễn Ngọc Thúy, Nguyễn Bích Vân, Phan Trần Hồng Vân,

Trương Ngọc Thu