20
1 UBND TỈNH ĐẮK NÔNG SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT Số: 1377 /BC-SNN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đắk Nông, ngày 31 tháng 10 năm 2014 BÁO CÁO Kết quả điều tra, khảo sát kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Đắk Nông Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông. Thc hin Công văn số 209/UBND-NN, ngày 16/01/2014 ca y ban nhân dân tỉnh Đăk Nông V/v điều tra, kho sát kinh tế trang trại trên địa bàn tnh. SNông nghip và Phát trin nông thôn đã tiến hành điều tra, kho sát kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh. Sau khi điều tra, kho sát, SNông nghip và Phát trin nông thôn báo cáo như sau: I. TNG QUAN TỈNH ĐẮK NÔNG: Tỉnh Đắk Nông được thành lập vào ngày 01 tháng 01 năm 2004, theo Nghquyết s23/2003/QH11 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quc hội trên cơ sở chia tách tỉnh Đắk Lk thành 2 tnh mới là Đắk Nông và Đắk Lk. Đến nay, tnh có 7 huyn và 1 thxã với 71 xã, phường, thtrn vi din tích tnhiên là 651.534 ha và dân s553,2 nghìn người. Là tnh có cng đồng dân cư gm 40 dân tc cùng sinh sng. Cộng đồng dân cư được hình thành từ: Đồng bào các dân tc ti chnhư M’Nông, Mạ, Ê đê, Khmer…; đồng bào Kinh sinh sống lâu đời trên Tây nguyên và đồng bào các dân tc min núi phía Bc mi di cư vào lập nghip như Tày, Thái, Mường, Nùng, Dao, Mông,… Cơ cấu dân tộc đa dạng, chủ yếu là dân tộc Kinh, M'Nông, Nùng, H’Mông,... Dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ 67,9%, M'Nông chiếm 8,2%, Nùng chiếm 5,6%, H’Mông chiếm 4,5%, các dân tộc khác chiếm tỉ lệ nhỏ. Chương trình giảm nghèo triển khai tích cực nhưng kết quả chưa cao, hộ nghèo toàn tỉnh chiếm 15,64%. Đắk Nông có diện tích đất đỏ và đất có ngun gốc đã bazan rất ln, chiếm 58% din tích tnhiên, chyếu địa hình đồi thoi, phân btp trung, tng dầy. Đây là loại đất màu m, phù hp vi cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, tiêu, cây ăn trái. Ngoài ra Đắk Nông còn có din tích khá lớn đất phù sa, đất đen, đất xám, phù hp với các cây hàng năm như ngô, đậu tương, lúa, đậu các loại, bông ,…diện tích tp trung, quy mô lớn là điều kin cho sn xut hàng hóa và chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cm. Địa hình khí hu, thi tiết có skhác bit gia các khu vc, to các vùng sinh thái, cho phép thc hiện đa dạng hóa cây trng vt nuôi. Nhiệt độ cao đều (22 24 o C), ánh sáng di dào quanh năm, tạo khnăng thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Mùa mưa kéo dài 7 – 8 tháng, lượng mưa t1700 2700 mm, thích hp cho mt scây trồng, đặc bit cây công nghip lâu

BÁO CÁO Đắk Nông - snnptnt.daknong.gov.vnsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Phat trien nong thon/Bao cao...... khảo sát kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Đắk

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO Đắk Nông - snnptnt.daknong.gov.vnsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Phat trien nong thon/Bao cao...... khảo sát kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Đắk

1

UBND TỈNH ĐẮK NÔNG

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT

Số: 1377 /BC-SNN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đắk Nông, ngày 31 tháng 10 năm 2014

BÁO CÁO

Kết quả điều tra, khảo sát kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông.

Thực hiện Công văn số 209/UBND-NN, ngày 16/01/2014 của Ủy ban

nhân dân tỉnh Đăk Nông V/v điều tra, khảo sát kinh tế trang trại trên địa bàn

tỉnh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiến hành điều tra, khảo sát

kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh. Sau khi điều tra, khảo sát, Sở Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn báo cáo như sau:

I. TỔNG QUAN TỈNH ĐẮK NÔNG:

Tỉnh Đắk Nông được thành lập vào ngày 01 tháng 01 năm 2004, theo

Nghị quyết số 23/2003/QH11 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc

hội trên cơ sở chia tách tỉnh Đắk Lắk thành 2 tỉnh mới là Đắk Nông và Đắk Lắk.

Đến nay, tỉnh có 7 huyện và 1 thị xã với 71 xã, phường, thị trấn với diện tích tự

nhiên là 651.534 ha và dân số 553,2 nghìn người. Là tỉnh có cộng đồng dân cư

gồm 40 dân tộc cùng sinh sống. Cộng đồng dân cư được hình thành từ: Đồng

bào các dân tộc tại chỗ như M’Nông, Mạ, Ê đê, Khmer…; đồng bào Kinh sinh

sống lâu đời trên Tây nguyên và đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc mới di

cư vào lập nghiệp như Tày, Thái, Mường, Nùng, Dao, Mông,…

Cơ cấu dân tộc đa dạng, chủ yếu là dân tộc Kinh, M'Nông, Nùng,

H’Mông,... Dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ 67,9%, M'Nông chiếm 8,2%, Nùng chiếm

5,6%, H’Mông chiếm 4,5%, các dân tộc khác chiếm tỉ lệ nhỏ. Chương trình

giảm nghèo triển khai tích cực nhưng kết quả chưa cao, hộ nghèo toàn tỉnh

chiếm 15,64%.

Đắk Nông có diện tích đất đỏ và đất có nguồn gốc đã bazan rất lớn, chiếm

58% diện tích tự nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi thoải, phân bố tập trung, tầng

dầy. Đây là loại đất màu mỡ, phù hợp với cây công nghiệp dài ngày như cà phê,

cao su, tiêu, cây ăn trái. Ngoài ra Đắk Nông còn có diện tích khá lớn đất phù sa,

đất đen, đất xám, phù hợp với các cây hàng năm như ngô, đậu tương, lúa, đậu

các loại, bông ,…diện tích tập trung, quy mô lớn là điều kiện cho sản xuất hàng

hóa và chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm.

Địa hình khí hậu, thời tiết có sự khác biệt giữa các khu vực, tạo các vùng

sinh thái, cho phép thực hiện đa dạng hóa cây trồng vật nuôi. Nhiệt độ cao đều

(22 – 24oC), ánh sáng dồi dào quanh năm, tạo khả năng thâm canh tăng vụ, nâng

cao năng suất, chất lượng nông sản. Mùa mưa kéo dài 7 – 8 tháng, lượng mưa từ

1700 – 2700 mm, thích hợp cho một số cây trồng, đặc biệt cây công nghiệp lâu

Page 2: BÁO CÁO Đắk Nông - snnptnt.daknong.gov.vnsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Phat trien nong thon/Bao cao...... khảo sát kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Đắk

2

năm giảm số lần tưới, do đó giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng

cạnh tranh của nông sản hàng hóa.

Đăk Nông nằm liền kề các tỉnh Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ, do

vậy việc giao lưu, trao đổi, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp cũng như liên

doanh, liên kết phát triển kinh tế với địa bàn Tây Nguyên và nhiều tỉnh, thành

trong cả nước tương đối thuận lợi, đặc biệt các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tp.

Hồ Chí Minh.

Trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, tình hình KT-

XH năm 2013 của tỉnh Đắk Nông cơ bản ổn định và có bước phát triển toàn diện

trên tất cả các ngành, lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, duy trì mức tăng

trưởng hợp lý và ổn định: Tổng giá trị sản phẩm (GDP) năm 2003 đạt 1.481 tỷ

đồng (theo giá 1994), đến năm 2013 đạt 6.056 tỷ đồng, tăng hơn 4 lần; bình

quân đạt trên 13%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thu

nhập bình quân đầu người tính theo giá hiện hành năm 2003 là 3,83 triệu

đồng/người/năm thì năm 2013 đạt 30,52 triệu đồng.

Nông nghiệp tăng trưởng khá, năm 2013 sản xuất nông nghiệp tương đối

thuận lợi, mặc dù diện tích gieo trồng không đạt kế hoạch đề ra do có sự chuyển

đổi trong cơ cấu cây trồng, nhưng năng suất cây trồng và sản lượng lương thực đạt

được khá cao: Tổng diện tích gieo trồng 297.970 ha, tăng 2.689 ha so với năm

2012; Tổng Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 386.419 tấn, tăng 39.450 tấn so

với năm 2012.

Trong năm 2013 tổng đàn gia súc tăng so với cùng kỳ năm 2012, cụ thể:

đàn trâu 7.700 con, tăng 170 con; đàn bò 24.300 con, tăng 2.220 con, đàn dê

8.600 con, tăng 510 con, đàn lợn 150.300 con, tăng 3.584 con. Xu hướng chăn

nuôi trên địa bàn tỉnh đang có những chuyển biến tích cực, phát triển chăn nuôi

theo quy mô trang trại và giảm dần tỷ trọng chăn nuôi nông hộ so với các năm

trước đây.

Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt tiến độ đề ra, số tiêu chí nông

thôn mới bình quân đạt 6,2 tiêu chí/xã, các xã điểm đạt 9,5 tiêu chí/xã. Tình

trạng phá rừng tuy có giảm nhưng vẫn diễn biến phức tạp, mới chỉ giảm được

31,9% số vụ và 50,7% diện tích bị phá. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) giảm

so với năm 2012. Hoạt động thương mại tăng trưởng khá, tổng mức lưu chuyển

hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh đạt 9.240 tỷ đồng, vượt

kế hoạch đề ra. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng khá. Hoạt động thu hút đầu tư

được đẩy mạnh và tăng trưởng khá, đặc biệt thu hút được các dự án ODA lớn,

môi trường đầu tư dần được cải thiện.

II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH KINH TẾ TRANG TRẠI:

Trong điều kiện thực hiện đường lối đổi mới, phát triển kinh tế hàng hóa

nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước,

theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì kinh tế trang trại có đặc điểm khác rất cơ

bản là chủ trang trại không có quyền sở hửu đất đai mà chỉ có quyền sử dụng.

Ở nước ta, từ cuối thế kỷ 19, do sự tác động của chủ nghĩa tư bản

phương Tây, một số loại hình tổ chức sản xuất theo kiểu nông trại được hình

Page 3: BÁO CÁO Đắk Nông - snnptnt.daknong.gov.vnsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Phat trien nong thon/Bao cao...... khảo sát kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Đắk

3

thành và phát triển như: đồn điền trồng cây công nghiệp, cây hàng năm, kinh tế

tiểu nông, trại phú nông, địa chủ.

Sau hòa bình lặp lại, cả nước ta xây dựng các hợp tác xã và các nông,

lâm trường quốc doanh theo kiểu tập thể hóa tư liệu sản xuất, kinh tế hộ nông

dân mất quyền tự chủ vốn có của nó, kinh tế hộ chỉ còn là kinh tế phụ gia đình.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị,

Nghị quyết Trung ương 6 – Khóa VI, Nghị quyết trung ương 5 – Khóa VII và

Luật đất đai, hộ nông dân chính thức được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ,

được giao quyền sử dụng đất đai ổn định, lâu dài.

Sau hơn 30 năm, kinh tế hộ nông dân trải qua nhiều thăng trầm: từ chỗ

chỉ được coi là kinh tế tự phụ, tư nhân không được thừa nhận, đến thời kỳ đổi

mới đã được thừa nhận bằng luật pháp. Qua đó, cho thấy kinh tế trang trại ở

nước ta đã tồn tại từ lâu, nhưng chỉ phát triển mạnh mẽ trong vài năm gần đây.

Có thể nói việc thực hiện chỉ thị 100 của Ban Bí thư TW Đảng (Khoá 4), Nghị

quyết 10 - NQ/TW của Bộ Chính trị (Tháng 4/1988) về phát huy vai trò tự chủ

của kinh tế hộ nông dân đã đặt nền móng cho sự ra đời của kinh tế trang trại với

những thành tựu của công cuộc đổi mới, sản xuất nông nghiệp có bước phát

triển vượt bậc, nhiều hộ nông dân có tích luỹ, đã tạo điều kiện cho kinh tế trang

trại phát triển. Đặc biệt là sau khi luật đất đai ra đời năm 1993, thì kinh tế trang

trại mới có bước phát triển khá nhanh và đa dạng. Việc phát triển kinh tế trang

trại đã đem lại lợi ích to lớn về nhiều mặt, làm thay đổi đáng kể bộ mặt kinh tế -

xã hội của các vùng nông thôn.

Phát triển kinh tế trang trại (KTTT) là chủ trương nhất quán và lâu dài

của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Kể từ khi có Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 2/2/2000 của Chính phủ về phát

triển KTTT, đã khuyến khích, tạo động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế

trong nông nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt khai thác có hiệu quả

các tiềm năng và nguồn lực về đất đai, vốn và lao động. Xuất hiện ngày càng

nhiều mô hình trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho

hàng trăm ngàn lao động, tận dụng tốt diện tích mặt nước và đất đai, góp phần

tích cực vào quá trình hội nhập của đất nước.

III. VAI TRÕ KINH TẾ TRANG TRẠI:

Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức hàng hóa nông lâm ngư nghiệp

của các thành phần kinh tế khác nhau ở nông thôn. Có sức đầu tư lớn, có năng

lực cạnh tranh trực tiếp trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phương pháp tạo

ra lợi nhuận cao hơn bình thường trên đồng vốn bỏ ra, có trình độ đưa những

thành tựu khoa học và công nghệ mới vào trong sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm

hàng hóa có sức cạnh tranh trên thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trang trại là tế bào của nền nông nghiệp hàng hóa, là bộ phận cấu thành

quan trọng của hệ thống nông nghiệp. Trong tiến trình phát triển nông nghiệp,

nông thôn hiện nay ở nước ta, sản xuất nông nghiệp theo hướng trực tiếp sản

xuất ra sản phẩm hàng hóa cho xã hội, phù hợp với quy luật sinh học và các quy

luật sản xuất hàng hóa, với quy mô ngày càng lớn và mang tính thâm canh,

Page 4: BÁO CÁO Đắk Nông - snnptnt.daknong.gov.vnsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Phat trien nong thon/Bao cao...... khảo sát kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Đắk

4

chuyên canh, phân vùng đang là một yêu cầu tất yếu khách quan. Sự phát triển

kinh tế trang trại đã, đang và sẽ đóng góp to lớn khối lượng hàng hóa được sản

xuất, đáp ứng nhu cầu hàng hóa trong nước, mặt khác nó còn đóng vai trò cơ

bản trong tiến trình hội nhập với kinh tế quốc tế, với sản lượng và kim ngạch

xuất khẩu hàng năm đều tăng trưởng tích cực và ổn định, thì sự đóng góp của

các trang trại là rất lớn, không những đem lại lợi nhuận cho trang trại, mà còn

cải thiện đáng kể thu nhập của những người lao động trong các trang trại.

Việt Nam tham gia tổ chức thương mại thế giới, đã tạo ra nhiều cơ hội và

thách thức cho nền kinh tế nước ta nói chung, ngành nông nghiệp nói riêng Vì

vậy, trang trại là đối tượng để tổ chức lại nền nông nghiệp, đảm bảo thực hiện

chiến lược phát triển nền nông nghiệp hàng hóa thích ứng với sự hoạt động của

nền kinh tế thị trường.

Sự phát triển của các loại hình kinh tế trong nông nghiệp nói chung và

loại hình kinh tế trang trại nói riêng từng bước khẳng định vị trí rõ nét trong quá

trình xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là đã giải quyết được những vấn đề mà

kinh tế hộ gia đình trước đây khó có thể làm được.

Đó là, áp dụng nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất hàng hoá

lớn; tạo sự liên kết hợp tác dịch vụ sản xuất cũng như thu hút nguồn vốn nhàn

rỗi của nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp; Kinh tế trang trại đã và đang “

đánh thức dậy” nhiều vùng đất hoang hóa đồi núi trọc, sử dụng một phần sức lao

động dư thừa tại chỗ để sản xuất ra nông sản hàng hóa; Kinh tế trang trại có vai

trò quan trọng trong việc khôi phục, bảo vệ và phát triển môi trường, xây dựng

và phát triển nông thôn mới; chủ động tiếp cận thị trường, tìm đầu ra cho sản

phẩm…

Thực tế cho thấy, mô hình kinh tế trang trại đã góp phần tích cực chuyển

dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích đất canh tác, đẩy

nhanh xóa đói, giảm nghèo, giúp nông dân vươn lên làm giàu, giải quyết việc

làm thường xuyên cho hàng nghìn lao động, tăng thu nhập cho nông dân và thay

đổi diện mạo bộ mặt nông thôn ngày nay.

Ở nước ta kinh tế trang trại mặc dù mới phát triển trong những năm gần

đây, song vai trò tích cực và quan trọng của kinh tế trang trại đã thể hiện khá rõ

nét cả về mặt kinh tế cũng như về mặt xã hội và môi trường.

- Về mặt kinh tế, các trang trại đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hóa cao, khắc phục dần tình

trạng phân tán, tạo nên những vùng chuyên môn hóa cao. Mặt khác, qua phát

triển kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt là công

nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và dịch vị ở nông thôn. Thực tế cho thấy,

việc phát triển kinh tế trang trại ở những nơi có điều kiện bao giờ cũng đi liền

với việc khai thác và sử dụng một cách đầy đủ và hiệu quả các loại nguồn lực

trong nông nghiệp nông thôn so với kinh tế nông hộ.

Do vậy, phát triển KTTT góp phần tích cực vào thúc đẩy sự tăng trưởng

và phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Page 5: BÁO CÁO Đắk Nông - snnptnt.daknong.gov.vnsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Phat trien nong thon/Bao cao...... khảo sát kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Đắk

5

- Về mặt xã hội, phát triển KTTT góp phần quan trọng làm tăng số hộ

giàu trong nông thôn, tạo thêm việc làm tăng thêm thu nhập cho người lao động.

Điều này rất có ý nghĩa trong giải quyết vấn đề lao động và việc làm, một trong

những vấn đề bức xúa trong nông nghiệp nông thôn hiện nay. Mặt khác, phát

triển kinh tế trang trại còn góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng trong

nông thôn và tạo tấm gương cho các hộ nông dân về cách tổ chức và quản lý sản

xuất kinh doanh …Do đó, phát triển KTTT góp phần tích cực vào việc giải

quyết các vấn đề xã hội và đổi mới bộ mặt xã hội nông thôn nước ta.

- Về môi trường: Do sản xuất kinh doanh tự chủ và vì lợi ích thiết thực

và lâu dài của mình mà các chủ trang trại luôn có ý thức khai thác hợp lý và

quan tâm bảo vệ các yếu tố môi trường, trước hết là trong phạm vi không gian

sinh thái trang trại và sau là phạm vi toàn vùng.

IV. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KINH TẾ TRANG TRẠI:

1. Tình hình chung về kinh tế trang trại:

a. Tình hình chung của cả nước: Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2013,

cả nước có khoảng 23.774 trang trại. Trong đó có 9.206 trang trại chăn nuôi,

8.745 trang trại trồng trọt, 4.690 trang trại nuôi trồng thủy sản và 1.133 trang trại

khác. Nhìn chung, số lượng trang trại ngày càng tăng (tăng 3.696 trang trại so

với năm 2011), đóng vai trò tích cực và quan trọng trong việc phát triển kinh tế,

giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo.

b. Tình hình chung của tỉnh Đắk Nông:

- Sự hình thành kinh tế trang trại của tỉnh Đắk Nông theo diễn biến

chung của cả nước, đồng thời, cũng có những đặc thù riêng của tỉnh. Đắk Nông

là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nên việc hình thành và phát triển kinh tế

trang trại trong nông nghiệp là chủ yếu.

- Theo số liệu thống kê, năm 2005 toàn tỉnh có 4.047 trang trại, năm

2008 có 4.664 trang trại và đến năm 2010 có 3.516 trang trại. Từ khi Thông tư

số 27/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp & PTNT ra đời và có hiệu lực,

số trang trại đã giảm xuống còn 985 trang trại (năm 2011), số trang trại giảm

dần qua các năm là do thay đổi tiêu chí về kinh tế trang trại. Qua số liệu cho

thấy, tuy số trang trại đã giảm về số lượng, nhưng mức đầu tư và thu nhập của

trang trại ngày một tăng lên, giải quyết được nhiều công ăn việc làm, tăng thu

nhập cho người dân.

Theo kết quả điều tra, khảo sát toàn tỉnh tính đến 30/9/2014 có 935 trang

trại đạt tiêu chí theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp

& PTNT. Trong đó, có 877 trang trại trồng trọt và tổng hợp; 58 trang trại chăn

nuôi. Trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều trang trại làm ăn có hiệu quả, bền

vững, giải quyết được nhiều công ăn việc làm và có khả năng áp dụng nhiều tiến

bộ khoa học – kỹ thuật tiên tiến, đầu tư sản xuất theo chiều sâu, có khả năng mở

rộng sản xuất. Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần khai thác thêm

nguồn vốn trong dân, mở mang thêm diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất hoang

hoá, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa; tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn,

góp phần xoá đói giảm nghèo; sản xuất kinh doanh với quy mô ngày càng lớn,

Page 6: BÁO CÁO Đắk Nông - snnptnt.daknong.gov.vnsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Phat trien nong thon/Bao cao...... khảo sát kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Đắk

6

có tác động tích cực đến định hướng và quy mô sản xuất của kinh tế hộ nông

dân. Một số trang trại đã góp phần sản xuất và cung ứng giống tốt, làm dịch vụ,

kỹ thuật tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong vùng.

BẢNG 1: SỐ LƯỢNG TRANG TRẠI QUA CÁC NĂM

Đvt: Trang trại

Stt Đơn vị Năm 2005 Năm 2008 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2013

1 Huyện Cư Jút 166 174 160 10 10

2 Huyện Krông Nô 296 350 316 13 126

3 Huyện Đắk Mil 174 186 207 120 87

4 Huyện Đắk Song 475 538 538 124 119

5 Thị xã Gia Nghĩa 428 456 222 30 36

6 Huyện Đắk R’Lấp 1.894 2.660 1.706 607 474

7 Huyện Đắk Glong 102 117 177 73 21

8 Huyện Tuy Đức 515 183 190 8 62

Tổng cộng 4.047 4.664 3.516 985 935

2. Tình hình về chủ trang trại:

- Xuất thân chủ trang trại: Theo kết quả điều tra, khảo sát, toàn tỉnh có

935 trang trại. Trong đó, đa số chủ trang trại là nam giới, người kinh có 889

người (chiếm 95%), dân tộc có 46 người (M’Nông, Nùng, Mông, Hoa, Tày,

Giao và Mạ) chiếm 5%. Nguồn gốc xuất thân của chủ trang trại rất đa dạng và

phong phú nhưng chủ yếu là nông dân, số ít là cán bộ, công chức và thành phần

khác.

- Trình độ văn hóa – chuyên môn: Nhìn chung, trình độ của chủ trang

trại chủ yếu là chưa qua đào tạo chiếm 84%, đã qua đào tạo nhưng chưa được

cấp chứng chỉ chiếm 8%, Sơ cấp đến cao đẳng chiếm 6% và đại học trở lên

chiếm 2%. Hầu hết các chủ trang trại phát triển kinh tế thông qua kinh nghiệm là

chủ yếu hoặc qua báo, đài, một số ít được đào tạo tập huấn ngắn hạn.

Page 7: BÁO CÁO Đắk Nông - snnptnt.daknong.gov.vnsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Phat trien nong thon/Bao cao...... khảo sát kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Đắk

7

BẢNG 2. TÌNH HÌNH VỀ CHỦ TRANG TRẠI

Đvt: Người

Stt Đơn vị

Dân tộc Trình độ chuyên môn

Kinh

Mạ,

Tày,

Nùng,…

Chƣa

qua đào

tạo

Đã qua

đào tạo

Sơ cấp

đến cao

đẳng

Đại học

trở lên

1 Huyện Cư Jút 9 1 9 0 0 1

2 Huyện Krông Nô 116 10 99 13 6 8

3 Huyện Đắk Mil 81 6 78 0 7 2

4 Huyện Đắk Song 117 2 84 34 1 0

5 Thị xã Gia Nghĩa 34 2 29 5 2 0

6 Huyện Đắk R’Lấp 458 16 431 10 29 4

7 Huyện Đắk Glong 17 4 3 16 2 0

8 Huyện Tuy Đức 57 5 54 0 8 0

Tổng cộng 889 46 787 78 55 15

3. Các yếu tố sản xuất của trang trại:

3.1. Đất đai:

a. Nguồn hình thành đất của Trang trại: Đất đai là nguồn lực quan trọng

nhất có ý nghĩa quyết định đối với việc hình thành và phát triển của kinh tế trang

trại.

Hiện nay, quỹ đất đai sử dụng của Trang trại có nguồn gốc đa dạng,

nhưng chủ yếu tập trung theo nguồn gốc sau:

Đất khai hoang, được nhà nước giao, cho thuê theo quy định;

Đất nhận khoán của các nông, lâm trường;

Đất thuê của chính quyền địa phương;

Trong tổng diện tích đất của chủ trang trại đang sử dụng chủ yếu được

hình thành từ khai hoang, được Nhà nước giao đất, số ít còn lại là thuê và nhận

khoán.

b. Tình hình sử dụng đất của trang trại năm 2013:

- Theo kết quả điều tra, tổng diện tích đất các trang trại đang sử dụng

năm 2013 là 6.670,3 ha (tăng 105,7 ha so với năm 2012). Bình quân diện tích

của một hộ trang trại khoảng 7,13ha. Theo đó, Thị xã Gia Nghĩa là đơn vị có

diện tích bình quân của hộ trang trại cao nhất tỉnh, đạt khoảng 9,2 ha/trang trại,

Page 8: BÁO CÁO Đắk Nông - snnptnt.daknong.gov.vnsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Phat trien nong thon/Bao cao...... khảo sát kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Đắk

8

kế tiếp là huyện Đắk Glong đạt 8,9 ha/trang trại,…và thấp nhất là huyện Đắk

Song đạt 5,7 ha/trang trại. Cơ cấu quỹ đất của trang trại bao gồm đất nông

nghiệp, đất lâm nghiệp, đất thổ cư và mặt nước nuôi trồng thủy sản. Cơ cấu đất

đai phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên của địa phương và phương hướng

sản xuất kinh doanh của từng chủ trang trại.

- Đất thổ cư: Chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu quỹ đất của trang

trại. Đất xây dựng chuồng trại và kho bãi gần như là không có, chủ yếu chủ

trang trại tận dụng trong quỹ đất thổ cư và đất nông nghiệp.

- Đất nông nghiệp: Theo số liệu điều tra cho thấy, tỷ trọng đất nông

nghiệp chiếm 96 % trong tổng quỹ đất của trang trại, tương đương khoảng 6.411

ha. Bình quân 1 trang trại khoảng 6,8 ha.

- Còn lại là diện tích nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, đất xây dựng nhà

xưởng và đất khác chiếm khoảng 4%, tương đương 260 ha trong tổng đất của

trang trại.

Nhìn chung, quỹ đất bình quân của trang trại năm 2013 so với năm 2012

tăng không đáng kể.

BẢNG 3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA TRANG TRẠI

ĐVT: ha

Stt Đơn vị

Năm 2012 Năm 2013

Đất

nông

nghiệp

(ha)

Đất

khác

(xây

dựng,

thủy

sản, …)

Tổng

cộng

Bình

quân/

trang

trại

Đất

nông

nghiệp

(ha)

Đất

khác

(xây

dựng,

thủy

sản, …)

Tổng

cộng

Bình

quân/

trang

trại

1 Huyện Cư Jút 52,2 13,52 65,72 6,57 52,2 13,52 65,72 6,57

2 Huyện Krông Nô 1.006,8 28,20 1.035 8,21 1.019,3 28,2 1.047,5 8,31

3 Huyện Đắk Mil 644,5 16,0 660,5 7,59 648,2 16 664,2 7,63

4 Huyện Đắk Song 665 15,3 680,3 5,72 663 15,3 678,3 5,7

5 Thị xã Gia Nghĩa 270,9 56,7 327,6 9,1 274,9 56,7 331,6 9,21

6 Huyện Đắk R’Lấp 3.112,9 116,12 3.229,0 6,81 3.197,1 116,83 3.314,4 6,99

7 Huyện Đắk Glong 183,2 1,7 184,9 8,8 185,2 2,45 187,65 8,93

8 Huyện Tuy Đức 370,6 11,0 381,6 6,15 370,6 11 381,6 6,15

Tổng cộng 6.306 259 6.565,6 7,02 6.411 260 6.670,3 7,13

Page 9: BÁO CÁO Đắk Nông - snnptnt.daknong.gov.vnsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Phat trien nong thon/Bao cao...... khảo sát kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Đắk

9

c. Tình hình cấp giấy chứng nhận Kinh tế trang trại:

Trong những năm qua việc cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại còn gặp

một vài khó khăn như do thay đổi về tiêu chí xác định trang trại, một số loại

hình trang trại trước đây như các trang trại đặc thù thì không có tiêu chí xác

định. Đến nay, toàn tỉnh mới cấp, cấp đổi được khoảng 246 giấy chứng nhận

kinh tế trang trại. Nhiều trang trại không làm thủ tục cấp mới, cấp đổi giấy

chứng nhận KTTT vì giấy chứng nhận KTTT không giúp gì nhiều trong sản

xuất kinh doanh, đặc biệt là vay vốn của trang trại.

3.2. Tình hình vốn của chủ trang trại:

- Vốn là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình phục vụ

sản xuất kinh doanh của trang trại. Qua điều tra cho thấy, sự phân bố nguồn vốn

giữa các huyện không đồng đều, gây mất sự cân bằng trong phát triển kinh tế

trang trại. Bên cạnh, việc thu hút các nguồn vốn còn gặp nhiều khó khăn, đặc

biệt trong khả năng tiếp cận các nguồn vốn của trang trại.

- Tổng nguồn vốn của chủ trang trại trên địa bàn tỉnh tại thời điểm khảo

sát khoảng 3.144.807 triệu đồng, bình quân mỗi trang trại có khoảng 3.363 triệu

đồng. Nguồn vốn hình thành chủ yếu từ vốn tự có, khoảng 2.996.488 triệu đồng,

vốn vay chiếm một vị trí rất nhỏ khoảng 148.319 triệu đồng, bình quân mỗi

trang trại vay khoảng 158 triệu đồng/trang trại. Hầu hết các trang trại đã đầu tư

mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng khả năng huy động và dụng vốn, so

với năm 2012, nguồn vốn của trang trại tăng 315.655 triệu đồng

BẢNG 4. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA TRANG TRẠI

Đvt: triệu đồng

Stt Đơn vị

Năm 2012 Năm 2013

Vốn tự

Vốn

vay

Tổng

cộng

Bình

quân/

trang

trại

Vốn tự

Vốn

vay

Tổng

cộng

Bình

quân/

trang

trại

1 Huyện Cư Jút 9.043 2.180 11.223 1.122 9.842 2.320 12.162 1.216

2 Huyện Krông Nô 515.197 25.750 540.947 4.293 568.010 29.900 597.910 4.745

3 Huyện Đắk Mil 269.146 8.590 277.736 3.192 309.088 12.424 321.512 3.696

4 Huyện Đắk Song 367.496 32.580 400.076 3.362 411.290 32.420 433.710 3.729

5 Thị xã Gia Nghĩa 69.782 15.730 85.512 2.375 73.317 16.510 89.827 2.495

6 Huyện Đắk R’Lấp 1.305.995 30.233 1.336.228 2.819 1.435.084 48.835 1.483.919 3.131

7 Huyện Đắk Glong 8.715 1.450 10.165 484 19.707 5.650 25.357 1.207

8 Huyện Tuy Đức 167.055 210 167.265 2.698 170.150 260 170.410 2.749

Tổng cộng 2.712.429 116.723 2.829.152 3.026 2.996.488 148.319 3.144.807 3.363

Page 10: BÁO CÁO Đắk Nông - snnptnt.daknong.gov.vnsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Phat trien nong thon/Bao cao...... khảo sát kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Đắk

10

3.3. Lao động của trang trại:

- Lao động của trang trại (bao gồm hộ trang trại): Qua khảo sát thực tế

cho thấy, các trang trại trên địa bàn toàn tỉnh có 12.898 lao động (tăng 282 lao

động so với năm 2012). Bình quân mỗi trang trại có 14 lao động. Phần lớn các

chủ trang trại và thành viên của hộ trang trại đều tham gia vào quá trình sản xuất

kinh doanh và quản lý. Vì vậy, trang trại đã tận dụng được khoảng 16% sức lao

động tự có.

- Lao động thuê ngoài: Một số bộ phận các trang trại sử dụng lao động

trong gia đình là chủ yếu, hầu hết các trang trại kết hợp thuê ngoài. Qua khảo sát

cho thấy, lao động thuê ngoài có thể chia làm 2 loại:

+ Lao động thuê ngoài thường xuyên có khoảng 1.644 người, trung bình

mỗi trang trại có khoảng 02 người, với mức thu nhập bình quân mỗi người

khoảng 2,5 – 3,5 triệu đồng/tháng.

+ Lao động thuê ngoài thời vụ có khoảng 9.145 người. Trung bình mỗi

trang trại có khoảng 9 người. Số lượng lao động thuê ngoài chủ yếu tập trung

vào thời điểm thu hoạch từ 2-3 tháng. Tiền trả công cho lao động thời vụ khoảng

150.000đ – 180.000đ/người/ngày.

BẢNG 5. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA TRANG TRẠI

Đvt: Người

Stt Đơn vị

Năm 2012 Năm 2013

Chủ

trang

trại

Thuê

thường

xuyên

Thuê

thời

vụ

Bình

quân/

trang

trại

Chủ

trang

trại

Thuê

thường

xuyên

Thuê

thời vụ

Bình

quân/

trang

trại

1 Huyện Cư Jút 19 29 96 14 19 29 102 15

2 Huyện Krông Nô 234 244 1.103 13 237 245 1.144 13

3 Huyện Đắk Mil 214 82 1.225 17 214 82 1.215 17

4 Huyện Đắk Song 289 87 1.248 14 289 89 1.281 14

5 Thị xã Gia Nghĩa 76 148 309 15 76 148 311 15

6 Huyện Đắk R’Lấp 1.060 892 4.280 13 1.068 922 4.404 13

7 Huyện Đắk Glong 49 34 183 13 70 38 193 14

8 Huyện Tuy Đức 136 91 488 12 136 91 495 12

Tổng cộng 2.077 1.607 8.932 13 2.109 1.644 9.145 14

Nhìn chung, trang trại sử dụng lao động thuê ngoài thường chủ yếu tập

trung vào các trang trại có diện tích đất nhiều, lao động của chủ hộ không đáp

Page 11: BÁO CÁO Đắk Nông - snnptnt.daknong.gov.vnsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Phat trien nong thon/Bao cao...... khảo sát kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Đắk

11

ứng được yêu cầu sản xuất. Theo kết quả điều tra, so với năm 2012, số lao động

thường xuyên tăng không đáng kể (37 lao động), lao động thời vụ tăng 213 lao

động.

Tóm lại, Các yếu tố phục vụ sản xuất của trang trại tương đối phong phú

và thuận lợi. Tuy nhiên, cũng có nhiều yếu tố không thuận lợi và hạn chế trong

việc huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế trang trại, đặc biệt là nguồn

vốn và lao động có tay nghề. Bên cạnh, nguồn lực tự nhiên có hạn kết hợp với

sự tập trung dân số dẫn đến làm hạn chế khả năng mở rộng quy mô sản xuất, đòi

hỏi các chủ trang trại phải đi đầu tư theo chiều sâu để mở rộng sản xuất kinh

doanh.

4. Các loại hình kinh tế trang trại:

Với những đặc thù và thuận lợi của địa phương, các trang trại phát triển

đa dạng, phong phú và ở nhiều lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi khác nhau. Trên

địa bàn các huyện, thị xã đã phát triển nhiều loại cây trồng có giá trị: Tiêu, cà

phê, Bơ ghép, Thăng long ruột đỏ,…. Lĩnh vực chăn nuôi có nhiều loại: Ong,

Nhím, Heo, Trâu, bò, gia cầm,… Theo kết quả khảo sát, điều tra cho thấy.

- Trang trại trồng trọt và tổng hợp có 877 trang trại.

- Trang trại chăn nuôi có 58 trang trại.

5. Kết quả sản xuất kinh doanh:

Nhìn chung, phần lớn các sản phẩm làm của các trang trại sản xuất ra

đều trở thành sản phẩm hàng hóa và phục vụ trực tiếp cho tiêu dùng, trực tiếp

cho thị trường. Là tỉnh nằm trên tuyến đường Quôc lộ 14, là cầu nối giao thông

giữa khu vực Tây nguyên và các tỉnh Đông nam bộ. Thuận lợi trong việc giao

thương hàng hóa và phát triển kinh tế trang trại.

a. Giá trị doanh thu của trang trại:

Tổng giá trị doanh thu của trang trại đạt 1.101.590 triệu đồng, bình quân

mỗi trang trại trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 1.178 triệu đồng/năm.

Trong cơ cấu thu nhập giữa các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

thì phần lớn thu nhập từ ngành trồng trọt, tổng hợp khoảng 1.033.256 triệu đồng

(chiếm 93,7%) và chăn nuôi khoảng 68.334 triệu đồng (chiếm 6,3%).

b. Chi phí của trang trại:

Tổng chi phí của các trang trại trên địa bàn tỉnh khoảng 581.385 triệu

đồng. Bình quân chi phí mỗi trang trại khoảng 621 triệu đồng.

c. Lợi nhuận của trang trại:

Theo kết quả điều tra cho thấy, tổng lợi nhuận của trang trại đạt 519.200

triệu đồng/năm, bình quân đạt khoảng 555 triệu đồng/trang trại/năm. So với năm

2012, lợi nhuận tăng không đáng kể, bình quân khoảng 4 triệu đồng/trang

trại/năm.

Page 12: BÁO CÁO Đắk Nông - snnptnt.daknong.gov.vnsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Phat trien nong thon/Bao cao...... khảo sát kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Đắk

12

Nhìn chung, lợi nhuận của trang trại không đồng đều giữa các địa

phương và sự chênh lệch giữa các năm tương đối cao. Tuy nhiên, lợi nhuận vẫn

cao hơn hẳn thu nhập của hộ nông dân bình thường trong vùng.

BẢNG 6. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TRANG TRẠI

Đvt: Triệu đồng

Stt Đơn vị

Năm 2012 Năm 2013

Doanh

thu Chi phí

Lợi

nhuận

Lợi

nhuận

Bình

quân/

trang

trại

Doanh

thu Chi phí

Lợi

nhuận

Lợi

nhuận

Bình

quân/

trang

trại

1 Huyện Cư Jút 11.014 7.782 3.232 323 11.627 7.807 3.820 381

2 Huyện Krông Nô 134.947 75.437 59.510 472 137.230 80.623 56.608 449

3 Huyện Đắk Mil 79.334 45.532 33.803 389 81.576 47.752 33.825 388

4 Huyện Đắk Song 199.845 52.765 146.580 1.232 220.510 56.335 163.675 1.375

5 Thị xã Gia Nghĩa 44.790 29.923 14.867 413 50.555 32.157 17.894 497

6 Huyện Đắk R’Lấp 520.396 289.282 231.115 488 523.922 308.554 215.367 454

7 Huyện Đắk Glong 18.160 9.853 8.307 396 19.610 10.238 9.372 446

8 Huyện Tuy Đức 55.610 37.910 17.700 285 56.560 37.920 18.640 300

Tổng cộng 1.064.096 548.483 515.113 551 1.101.590 581.385 519.200 555

Tóm lại: Từ việc đầu tư phát triển kinh tế theo hướng phát triển kinh tế

trang trại, các chủ trang trại đã cũng cấp nhiều loại sản phẩm có giá trị kinh tế

cao, giải quyết nhiều công ăn việc làm, góp phần phát triển kinh tế xã hội, cải

thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Trước hết, phát triển kinh tế trang

trại đã biến các hộ nông dân bình thường thành các chủ trang trại giàu có, thu

nhập cao. Ngoài việc phát triển kinh tế trang trại đã mang lại hiệu quả kinh tế,

hiệu quả xã hội, mà còn đã góp phần lớn trong việc cải thiện môi trường.

6. Một số mô hình trang trại điển hình:

a. Trang trại Thu Thủy:

Địa chỉ: thôn 10, xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông

Người đại diện pháp luật: Đinh Xuân Thu

Trang trại Thu Thủy là mô hình kinh tế trang trại tổng hợp, có tổng diện

tích khoảng 42 ha, được phủ bởi rừng thông 3 lá, các loại gỗ quý như gõ, hương,

cẩm lai, sao, dầu…là môi trường sinh thái trong lành kết hợp với các chương

trình vườn, ao, chuồng và du lịch sinh thái bền vững. Quy trình sản xuất khép

Page 13: BÁO CÁO Đắk Nông - snnptnt.daknong.gov.vnsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Phat trien nong thon/Bao cao...... khảo sát kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Đắk

13

kín giữa trồng trọt và chăn nuôi hướng tới nền nông nghiệp sạch, xanh, có giá trị

kinh tế cao.

Trang trại đã tiến tới đầu tư thâm canh với các sản phẩm đặc trưng cho

giá trị kinh tế cao. Sản phẩm đặc trưng và mũi nhọn của Trang trại là cá chình và

bò cao sản, tương lai phấn đấu trở thành sản phẩm nổi tiếng của tỉnh và khu vực

Tây nguyên. Hàng năm, trang trại thu nhập khoảng 2,5 tỷ, giải quyết cho khoảng

15 lao động thường xuyên.

Bên cạnh, Trang trại đã đầu tư trồng 8 ha hồ tiêu dưới tán rừng, cộng với

22 ha tiêu Vĩnh Linh sẽ đầu tư trồng mới, Trang trại dự kiến cung cấp cho thị

trường khoảng 100 tấn/năm. Với các sản phẩm như tiêu đen, tiêu sọ, đặc biệt là

tiêu đỏ với chất lượng không thua kém các nước.

b. Trang trại Thanh Tâm

Địa chỉ: Thôn 14, Xã Đăk Wer, Huyện Đăk R'Lấp

Người đại diện pháp luật: Trần Đại Huệ

Trang trại Thanh Tâm rộng khoảng 90ha, là mô hình trang trại tổng hợp

với diện tích trồng trọt gần 50ha; nuôi trồng thủy sản 5ha, 1ha cho chăn nuôi

(gồm cả động vật hoang dã: trăn, heo rừng, nhím, đà điểu...) còn lại là diện tích

trồng rừng.

Mô hình đa cây, đa con này đem lại rất nhiều lợi thế cho trang chủ, có thể

lấy ngắn nuôi dài, bù giá từ các sản phẩm khác loại, giúp duy trì hoạt động sản

xuất kinh doanh. Hàng năm, trang trại đã cung cấp cho thị trường khoảng 50 tấn

cà phê, hồ tiêu…; gần 20 ngàn con vịt siêm, gà giống, gà thịt và 30 ngàn trứng

gia cầm; heo rừng 100 con; đáp ứng nhu cầu giống cây trồng và vật nuôi cho các

hộ sản xuất tại địa phương…

Hàng năm, doanh thu được khoảng 4 tỷ đồng, giải quyết được khoảng 40

lao động thường xuyên và hơn 1000 công lao động thời vụ.

c. Trang trại heo rừng Đặng Gia

Người đại diện: Nguyễn Thị Thanh Xuân

Địa chỉ: Thôn Đức Thắng, xã Đức Mạnh, huyện Đăk Mil

Heo rừng tại trang trại Đặng Gia được nuôi tại vùng đất Tây Nguyên theo

hình thức bán thả vườn nên có ưu điểm vượt trội hơn so với các vùng miền khác,

thịt thơm ngon rất đặc trưng, da dày và giòn, nhiều nạc, ít mỡ, hàm lượng

cholesterol thấp, đặc biệt trang trại không sử dụng thuốc kháng sinh và không

cho ăn các loại thực phẩm biến đổi gen nên thịt heo rừng ở đây là loại thức ăn

sạch được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Theo kết quả khảo sát, trong năm

2013 trang trại đa cung ứng cho thị trường khoảng 7 tấn heo thịt. Giá tham khảo:

Thịt Heo rừng thành phẩm: 190.000 – 240.000 đ/kg và Heo rừng thành phẩm

nguyên con còn sống : 140.000 - 180.000 đ/kg.

Qua đó, đã mang lại cho trang trại một khoản lợi nhuận khoảng 1.400

triệu đồng (tăng khoảng 200 triệu so với năm 2012). Ngoài chăn nuôi heo rừng

Page 14: BÁO CÁO Đắk Nông - snnptnt.daknong.gov.vnsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Phat trien nong thon/Bao cao...... khảo sát kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Đắk

14

đã mang lại lợi nhuận cho trang trại mà còn giải quyết công ăn việc làm thường

xuyên cho khoảng 4 công nhân, thời vụ khoảng 10 người.

d. Trang trại Lam Quýt

Người đai diện: Phan Duy Lam

Địa chỉ: Thôn Phú Xuân- xã Đăk Nia- Thị xã Gia Nghĩa tỉnh Đăk Nông

Là trang trại trồng trọt, với tổng diện tích 11 ha, trang trại đã đầu tư trồng

cây cam, quýt ngọt, trung bình mỗi năm trang trại anh có thể cung cấp cho thị

trường 60 - 70 tấn quýt. Mấy năm nay giá cả thị trường rất ổn định, giá bán sỉ từ

25.000 – 30.000đ/kg.

Riêng năm 2013, đã mang lại thu nhập khoảng 1.200 triệu đồng. Tạo

công ăn việc làm thường xuyên cho 05 công nhân với mức lương 3.500.000 –

4.000.000đ/tháng và 15 lao động thời vụ.

e. Trang trại chồn Nguyễn Văn Đắc

Người đại diện: Nguyễn Văn Đắc

Địa chỉ: Thôn IIE29, xã Đăk Mol, huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông

Là trang trại chăn nuôi. Anh Đắc bắt đầu nuôi chồn từ năm 2008, sau khi

xây chuồng trại xong anh mua 7 con đực, 8 con cái với giá 1,5 triệu/con, anh

dùng những con chồn này để nhân giống. Thời điểm cao nhất trại nuôi chồn của

anh lên đến gần 100 chuồng. Hiện tại trai nuôi chồn sau khi xuất bán cho các thị

trường còn khoảng 20 chuồng trong đó chồn sinh sản là 15 con, chồn đực 5 con.

Chồn ăn chủ yếu là hoa quả, chuột, lòng heo…. Chồn là loài “ngủ ngày, ăn

đêm” nên cho ăn buổi tối là chính, buổi sáng là ăn phụ, do vậy chi phí thức ăn 1

ngày chỉ hết khoảng 5.000-6.000 đồng/con. Một con chồn nuôi thuần dưỡng đẻ

1 lứa/năm, 3- 6 con/lứa. Từ lúc chồn con đẻ đến 60 ngày thì tách bầy, nuôi đến

khoảng 400gr bắt đầu bán giống, khoảng 10 tháng khi đạt trọng lượng 2,5kg –

3kg có thể xuất chuồng bán thương phẩm. Hiện nay 1 cặp chồn con khoảng 0,6-

0,7 kg/con bán 4-5 triệu đồng/cặp; chồn sinh sản 2,5-3,5 kg/con bán 9-12 triệu

đồng/cặp, chồn thương phẩm khoảng 700.00 -800.000 đồng/kg, sau khi trừ các

chi phí hằng năm lợi nhuận anh thu về gần 200 triệu đồng. Mặt khác anh còn

trồng thêm 0.5 ha cà phê để sản xuất cà phê chồn.

f. Trang trại nuôi cút anh Nguyễn Tiến Phiên

Người đại diện: Nguyễn Tiến Phiên

Địa chỉ: Tổ 5, Phường Nghĩa Trung, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông

Tên sản phẩm: Trứng cút

Số điện thoại: 0166.224.0281

Được sự giúp đỡ của Hội Nông dân thị xã và của phường, gia đình anh

Nguyễn Tiến Phiên ở tổ dân phố 5, phường Nghĩa Trung đã thoát nghèo bằng

việc việc chăn nuôi (chim cút, lợn). Ba năm nay, gia đình anh luôn duy trì đàn

chim cút khoảng 3.600.000 con (36.000 con cút thịt) con và 04 heo nái, hàng

năm đem về cho gia đình hơn 100 triệu đồng.

Page 15: BÁO CÁO Đắk Nông - snnptnt.daknong.gov.vnsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Phat trien nong thon/Bao cao...... khảo sát kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Đắk

15

Hiện cơ sở chăn nuôi của anh chị khá phát triển, trung bình mỗi năm,

trang trại đã cung cấp cho thị trường khoảng 50 – 60 con heo thịt và 36.000 con

chim cút thịt, với việc chăn nuôi chim cút, 5 ngày ấp nở được khoảng 800-1.000

con giống. Ấp trứng 18 ngày là bắt đầu nở, tỷ lệ ấp nở đối với mùa mưa đạt 80-

90% và mùa khô đạt 70-80%, khoảng 5 ngày tuổi đã có thể xuất ra thị trường

Hàng năm, việc chăn nuôi đã mang lại cho gia đình khoảng 1 tỷ đồng từ

chăn nuôi và trên 100 triệu đồng từ trồng trọt. Sau khi trừ các khoản chi phí, lợi

nhuận của trang trại còn khoảng 400 -500 triệu đồng.

g. Trang trại chăn nuôi Nguyễn Văn Hưởng:

Địa chỉ: Thôn 3, xã Đắk Sin, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông.

Loại hình: Chăn nuôi heo siêu nạc.

Gia đình đã đầu tư với 1,4 tỷ đồng để xây dựng chuồng trại nuôi heo siêu

nạc với tổng diện tích trang trại là 6.000 m2, trong đó có 4 dãy chuồng trên

1.000 m2, Trang trại được xây dựng khép kín, phía trong chia thành từng ô lớn,

nhỏ khác nhau. Heo mẹ, heo thịt, heo con, heo đang mang thai, heo đực,… tuỳ

theo loại được nuôi riêng. Theo định kỳ, hàng tháng, bác sỹ hoặc cán bộ thú y

của những công ty chăn nuôi lớn ở TP.HCM lên thăm khám và chích thuốc

phòng bệnh.

Mặc dù trang trại luôn có 60 con heo sinh sản và 500-600 con heo thịt

nhưng không hề gây ô nhiễm bởi quá trình chăm sóc, toàn bộ chất thải trong

chăn nuôi đều được xử lý khép kín bằng hệ thống hầm biogas. Cũng từ việc tận

dụng chất thải mà gia đình anh đã cung cấp gas cho nhiều hộ khác trong xóm sử

dụng.

Theo chủ trang trại, đầu tư lớn thì phải tính toán khoa học. Từ sản xuất

con giống đến bán heo thịt phải biết chính xác lãi lỗ. Mỗi năm, tiền thức ăn cho

đàn heo trên 1,5 tỷ đồng, nếu không tính toán chính xác thì lỗ sẽ không nhỏ. Rồi

chi phí như khấu hao chuồng trại, điện, nước, công chăm sóc, khấu hao tư liệu

sản xuất như hiện nay, trừ chi phí, gia đình lãi trên 2 tỷ đồng/năm.

V. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

TRANG TRẠI:

1. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nói chung của Tỉnh uỷ,

UBND tỉnh Đắk Nông nói riêng nên trong những năm qua, có nhiều chủ trương,

chính sách về khuyến khích phát triển kinh tế tập thể và trang trại đã được ban

hành, tạo thời cơ thuận lợi cho kinh tế tập thể và trang trại của tỉnh Đắk Nông

phát triển nhanh

- Về phát triển kinh tế trang trại đã có nhiều chuyển biến tích cực, hoạt

động sản xuất, kinh doanh của trang trại ngày càng phát triển, tạo công ăn việc

làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động tại chỗ, có đóng góp cho ngân sách

nhà nước; góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển và xóa đói giảm

nghèo, nhất là ở vùng nông thôn.

Page 16: BÁO CÁO Đắk Nông - snnptnt.daknong.gov.vnsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Phat trien nong thon/Bao cao...... khảo sát kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Đắk

16

2. Khó khăn:

- Phần lớn các trang trại, hộ sản xuất thiếu vốn sản xuất, vay ngân hàng

mức cho vay thấp không đáp ứng được mức đầu tư mở rộng sản xuất đầu tư phát

triển sản xuất;

- Trình độ của chủ trang trại và lao động phần lớn là chưa qua đào tạo;

- Các trang trại, hộ nông dân sản xuất chủ yếu theo phương pháp truyền

thống, kinh nghiệm thực tiễn;

- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất còn nhiều khó khăn: đặc biệt là điện,

giao thông đi lại, thủy lợi…; Hệ thống máy móc chế biến nông sản còn lạc hậu.

- Giá cả nông sản không ổn định, hàng hóa bán chủ yếu là dạng thô;

- Chất lượng thuốc BVTV, phân bón giả, kém chất lượng còn rất nhiều

trong thị trường. Nếu hộ nông dân sử dụng, sẽ mang lại hiệu quả khó lường (cây

chết, kém chất lượng,…);

- Chưa có sự liên doanh, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dẫn

đến việc sản phẩm bị tư thương ép giá;

- Dịch bệnh thường xảy ra trên các loại cây trồng, vật nuôi;

- Thị trường sản phẩm cao su còn nhiều hạn chế, giá cả không ổn định

dẫn đến việc nông dân phá bỏ cây cao su;

- Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế.

VI. PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI:

Theo Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại đã nêu rõ

những quan điểm chính:

Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông

nghiệp, nông thôn, được nhà nước khuyến khích phát triển và bảo hộ. Phát triển

kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật,

kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; tạo việc làm,

tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân bổ lại

lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới.

Phát triển kinh tế trang trại được Nhà nước hỗ trợ về vốn, khoa học - công

nghệ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận

lợi cho các trang trại phát triển bền vững.

Chính vì những điều kiện trên, để phát triển kinh tế trang trại ổn định,

bền vừng thì cần thực hiện theo phương hướng sau:

- Rà soát quy hoạch phát triển kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp của tỉnh

nhằm xác định vùng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế trang trại của

tỉnh. Để có thể cạnh tranh được với các trang trại tại địa phương khác trong việc

chiếm lĩnh thị trường, đòi hỏi các trang trại phải khai thác được các thế mạnh

của địa phương nhằm đưa ra sản phẩm có chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao.

- Xác định phương hướng phát triển các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp

với lợi thế đất đai, khí hậu,…. Bên cạnh, cần tính đến việc tiêu thụ sản phẩm;

Page 17: BÁO CÁO Đắk Nông - snnptnt.daknong.gov.vnsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Phat trien nong thon/Bao cao...... khảo sát kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Đắk

17

- Các huyện, thị xã cần rà soát lại việc cấp giấy chứng nhận kinh tế trang

trại hiện có và đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận KTTT;

- Ban hành chính sách hỗ trợ, khuyến khích kinh tế trang trại phát triển;

- Cần có kế hoạch vốn để khuyến khích phát triển kinh tế trang trại;

- Cần áp dụng khoa học – công nghệ vào trong quá trình sơ chế, bảo

quản sản phẩm sau thu hoạch;

- Cần tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật cho các chủ trang trại.

VII. GIẢI PHÁP THÖC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG

TRẠI:

1. Giải pháp về đất đai:

Cần rà soát và cấp quyền sử dụng đất, dồn điền đổi thửa cho hộ trang trại

nhằm giúp ổn định đầu tư mở rộng sản xuất, thúc đẩy quá trình tập trung đất

nhằm phát triển kinh tế trang trại. Theo đó, các hộ trang trại mới yên tâm đầu tư

cơ sở hạ tầng, xây dựng chuồng trại, …

2. Giải pháp về vốn:

Hầu hết những hộ nông dân phát triển kinh tế trang trại đều có nhu cầu

về vốn để đầu tư mở rộng sản xuất. Qua điều tra, khảo sát cho thấy, hầu hết các

trang trại sử dụng nguồn vốn tự có là chủ yếu, phần lớn chưa tiếp cận được các

nguồn vốn vay, một số ít tiếp cận được nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu vay

vốn để sản xuất.

Nhà nước cần có chính sách về tín dụng cho vay của các tổ chức tín

dụng, tạo điều kiện cho các trang trại được tiếp cận các nguồn vốn một cách

thuận lợi để phát triển. Đặc biệt, cần tạo cơ chế cho các trang trại vay theo dự án

và thời gian vay phù hợp với chu kỳ kinh doanh của từng lại cây, con.

3. Giải pháp về lao động:

Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại, nguồn lao

động có vai trò to lớn trong quá trình sản xuất kinh doanh cùng với xu hướng

sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế thị trường.

Qua điều tra, khảo sát cho thấy, một số ít trang trại sử dụng lao động

trong gia đình là chính, tuy nhiên, hầu hết các trang trại đều phải thuê lao động.

Vì vậy, việc thuê lao động đã giải quyết được nhiều công ăn, việc làm, thu hút

lao động nhàn rỗi và giúp tăng thu nhập, nâng cao đời sống.

Hiện nay, việc thuê lao động chỉ thông qua thỏa thuận miệng. Thời gian

tới, cần giúp các trang trại hướng tới việc ký kết hợp đồng nhằm bảo đảm quyền

lợi của người lao động. Bên cạnh, cần tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn nhằm

bồi dưỡng trình độ sản xuất của người lao động

4. Giải pháp về thị trƣờng:

Nhìn chung, qua khảo sát cho thấy, chi phí các yếu tố đầu vào cho sản

xuất nông nghiệp có xu hướng tăng lên nhưng sản phẩm đầu ra đang bị ách tắc,

Page 18: BÁO CÁO Đắk Nông - snnptnt.daknong.gov.vnsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Phat trien nong thon/Bao cao...... khảo sát kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Đắk

18

khó tiêu thụ sản phẩm hoặc bị ép giá. Nhà nước cần có chính sách nhằm giúp

kinh tế trang trại trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm trong và

ngoài nước, hạn chế tư thương ép giá sản phẩm; Hỗ trợ xây dựng thương hiệu,

nhãn hiệu hàng hóa và tham gia các chương trình hội chợ triển lãm. Bên cạnh,

tạo điều kiện cho các trang trại được trực tiếp xuất khẩu sản phẩm của họ làm ra

và thu mua sản phẩm từ các hộ nông dân, trang trại khác.

Ngoài ra, Cần xây dựng các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản

phẩm nhằm tạo ra mối liên kết “4 nhà” nhằm đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản

xuất nông nghiệp, giúp nông dân phát triển sản xuất ổn định, có hiệu quả, đạt

năng suất, chất lượng đảm bảo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng

nông thôn mới.

5. Giải pháp về Khoa học – công nghệ:

Ngày nay, Khoa học – công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

nâng cao hiệu quả và năng suất lao động. Đây là một yêu cầu không thể thiếu

trong quá trình sản xuất của kinh tế trang trại, để thực hiện tốt vấn đề nay, Nhà

nước cần có chính sách khuyến khích nghiên cứu, triển khai ứng dụng nhiều tiến

bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất; Khuyến khích các hộ trang trại sử dụng các

máy móc, trang thiết bị vào sản xuất nhằm giảm công lao động, tăng chất lượng

sản phẩm.

Xây dựng những mô hình chuyển giao Khoa học – công nghệ trong việc

chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.

6. Giải pháp về cơ sở hạ tầng:

Theo nguyên lý chung, để kinh tế của tỉnh phát triển thì cần phải đáp ứng

yêu cầu về đường, điện, hệ thống thủy lợi. Theo kết quả điêu tra cho thấy, một

số vùng của tỉnh, các chỉ tiêu trên chưa đáp ứng được nên đã ảnh hưởng đến quá

trình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của trang trại. Vì vậy, Nhà nước

cần phải ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực như đường giao thông nông thôn, điện

sinh hoạt, điện 3 pha, hệ thống thủy lợi, hệ thống chế biến nông sản tại chỗ

nhằm thúc đẩy kinh tế trang trại ngày càng phát triển về quy mô cũng như nâng

cao chất lượng của sản phẩm.

7. Giải pháp về trình độ chuyên môn:

Sự phát triển kinh tế trang trại không thể không đề cập đến bàn tay, trí óc

của chủ trang trại, nó đòi hỏi chủ trang trại phải có một tầm nhìn chiến lược, một

nhận thức sâu sắc trong từng bước phát triển trang trại. Thực tế cho thấy, trình

độ của các chủ trang trại còn thấp, chủ yếu chưa qua đào tạo chuyên môn. Vì

vậy, cần có chính sách hỗ trợ tích cực cho việc nâng cao trình độ chuyên môn

cho các chủ trang trại thông qua: tập huấn, bồi dưỡng,…

Page 19: BÁO CÁO Đắk Nông - snnptnt.daknong.gov.vnsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Phat trien nong thon/Bao cao...... khảo sát kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Đắk

19

VII. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ:

1. Kết luận:

Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại là một quá trình chuyển từ

tự cung, tự cấp của gia đình sang sản xuất chuyên môn hóa. Nhìn chung, ngày

càng xuất hiện nhiều hộ nông dân và chủ trang trại sản xuất, kinh doanh giỏi có

mức thu nhập hàng chục tỷ đồng/năm. Chú trọng ứng dụng rộng rãi các tiến bộ

khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị các sản

phẩm nông nghiệp gắn với thị trường; quy mô và năng lực sản xuất tăng lên rõ

rệt, nhiều mô hình sản xuất trang trại nông, lâm kết hợp và phát triển một số

cây trồng mới có hiệu quả kinh tế cao, như: Tiêu sọ, tiêu đen, các loại cây ăn

quả; mở rộng chăn nuôi một số động vật hoang dã v.v… Ngoài biết tận dụng,

phát huy các tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương để phát triển sản xuất,

bên cạnh các mô hình về cây trồng, vật nuôi thì các ngành nghề truyền thống và

nghề mới ở nông thôn như: Trồng nấm, dệt thổ cẩm, chế biến nông sản xuất

khẩu cà phê, trồng rau an toàn… đã, đang hình thành phát triển góp phần xóa

đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập của người dân. Có thể nói, kết quả, hiệu quả

sản xuất kinh doanh của trang trại gắn liền với mức độ tích tụ và tập trung

ruộng đất chưa thực sự phát triển theo hướng đầu tư thâm canh theo hướng sản

xuất nông nghiệp công nghệ cao.

2. Đề xuất và kiến nghị:

Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, việc phát triển kinh tế trang trại,

gia trại là yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết. Để giúp loại hình kinh tế này phát

triển trong thời gian tới, trước hết cần phải ban hành một số chủ trương, chính

sách riêng của tỉnh nhằm giúp loại hình kinh tế này phát triển mạnh, ổn định và

hiệu quả, đảm bảo phù hợp với chủ trương chung của tỉnh. Để tạo điều kiện

thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển trong thời gian tới, cần ban hành một

số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại như:

- Chính sách về đất đai: trên cơ sở quy hoạch chung của tỉnh, cần có

chính sách khuyến khích hỗ trợ cho người dân dồn điền đổi thửa, tích tụ đất đai

ở các vùng có lợi thế để phát triển kinh tế trang trại (vùng tập trung chuyên

canh), hỗ trợ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất cho

trang trại;

- Chính sách về tín dụng: mở rộng đối tượng cho vay vốn, cần cho vay

trung và dài hạn, nâng mức vay cho hộ nông dân, đồng thời nghiên cứu cơ chế

thế chấp vay vốn từ tài sản hình thành vốn vay của trang trại. Cần có chính sách

hỗ trợ lãi suất ưu đãi hoặc cấp bù lãi suất vay vốn cho loại hình kinh tế trang

trại;

- Chính sách về thị trường: hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng

hóa, hỗ trợ khi tham gia hội chợ, triển lãm; Đặc biệt chú trọng việc quản lý

thuốc BVTV, phân bón kém chất lượng, giả; Cần có chính sách hỗ trợ giá, đặc

biệt quan tâm tới thị trường sản phẩm của cây Cao su;

Page 20: BÁO CÁO Đắk Nông - snnptnt.daknong.gov.vnsnnptnt.daknong.gov.vn/HoatDongAnh/Phat trien nong thon/Bao cao...... khảo sát kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Đắk

20

- Chính sách về đào tạo: Hỗ trợ kinh phí tổ chức các lớp tập huấn nâng

cao năng lực quản lý, kỹ thuật cho chủ trang trại; hỗ trợ đào tạo tay nghề cho

người lao động;

- Chính sách về Khoa học, công nghệ: Hỗ trợ kinh phí cho các dự án

nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, nhất là

công nghệ sinh học, bảo quản, chế biến,…, khuyến khích các chủ trang trại áp

dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất của trang trại;

- Chính sách về cơ sở hạ tầng: đặc biệt quan tâm đến việc hỗ trợ kinh phí

xây dựng cơ sở hạ tầng: điện 3 pha, đường, nước, xử lý môi trường,…;

- Có chính sách di dời các trang trại củ xen lẫn ở trong khu dân cư và các

trang trại thành lập mới đến nơi quy hoạch tập trung, đảm bảo vệ sinh môi

trường và phòng chống dịch bệnh;

- Chính sách về giống, phòng – chống dịch bệnh, bảo hiểm nông nghiệp:

Cần có chính sách hỗ trợ kinh phí mua giống hoặc mua bảo hiểm nông nghiệp;

Hỗ trợ tiêm phòng dịch bệnh. Đặc biệt quan tâm đến công tác hỗ trợ tái canh cây

cà phê;

- Tăng cường khuyến khích liên kết sản xuất tiêu thụ giữa các trang trại

và các doanh nghiệp, liên kết giữa 4 nhà, tạo thành chuỗi giá trị cho mỗi loại

hình trang trại, mỗi loại sản phẩm.

Trên đây là báo cáo Kết quả điều tra, khảo sát kinh tế trang trại trên địa

bàn tỉnh Đắk Nông.

Nơi nhận: KT. GIÁM ĐỐC

- Như trên; PHÓ GIÁM ĐỐC - Tỉnh ủy; - GĐ Sở, PGĐ: Nguyễn Văn Bằng;

- Lưu VT, PTNT. (Đã ký)

Nguyễn Văn Bằng