77
Gợi ý Câu hỏi và Đáp án Về Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi cấp Thành Phố lần thứ VI năm 2012 PHẦN I: PHẦN THI LÝ THUYẾT I- NHỮNG KIẾN THỨC VỀ PHÁP LUẬT AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. 1- Những kiến thức về pháp luật An toàn vệ sinh lao động (19 câu hỏi) Câu 1: Nghĩa vụ và quyền của người lao động (NLĐ) về công tác BHLĐ được quy định trong Nghị định nào, chương nào, điều nào? NLĐ có bao nhiêu nghĩa vụ, nêu cụ thể các nghĩa vụ ? Liên hệ việc thực hiện các nghĩa vụ đó của NLĐ ở đơn vị anh (chị)? Trả lời: Nghĩa vụ và Quyền của người lao động công tác BHLĐ được quy định trong điều 15 và điều 16, chương 4, Nghị định số 06/NĐ-CP ngày 20/01/1995. NLĐ có 3 nghĩa vụ, 3 quyền: 3 nghĩa vụ: + Chấp hành các quy định, nội quy an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao; + Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện BVCN đã được trang cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động khi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường; + Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây TNLĐ và BNN, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm; tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả TNLĐ khi có lệnh của người sử dụng lao động; Liên hệ 1

Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Câu Hỏi Hội Thi ATLĐ 2012

Citation preview

Page 1: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

Gợi ý Câu hỏi và Đáp ánVề Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi cấp Thành Phố lần thứ VI năm 2012

PHẦN I: PHẦN THI LÝ THUYẾT

I- NHỮNG KIẾN THỨC VỀ PHÁP LUẬT AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.

1- Những kiến thức về pháp luật An toàn vệ sinh lao động (19 câu hỏi)

Câu 1: Nghĩa vụ và quyền của người lao động (NLĐ) về công tác BHLĐ được quy định trong Nghị định nào, chương nào, điều nào? NLĐ có bao nhiêu nghĩa vụ, nêu cụ thể các nghĩa vụ ? Liên hệ việc thực hiện các nghĩa vụ đó của NLĐ ở đơn vị anh (chị)? Trả lời: Nghĩa vụ và Quyền của người lao động (NLĐ) về công tác BHLĐ được quy định trong điều 15 và điều 16, chương 4, Nghị định số 06/NĐ-CP ngày 20/01/1995. NLĐ có 3 nghĩa vụ, 3 quyền:

3 nghĩa vụ:+ Chấp hành các quy định, nội quy an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên

quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao; + Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện BVCN đã được trang cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động khi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường; + Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây TNLĐ và BNN, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm; tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả TNLĐ khi có lệnh của người sử dụng lao động; Liên hệ

+ Việc thực hiện các nghĩa vụ + Kết quả đạt được trong công tác an toàn – vệ sinh lao động.

Câu 2: Nghĩa vụ và Quyền của người lao động (NLĐ) về công tác BHLĐ được quy định trong Nghị định nào, chương nào, điều nào? NLĐ có bao nhiêu quyền; Nêu cụ thể các quyền ? Liên hệ việc thực hiện các quyền đó của NLĐ ở đơn vị anh (chị)? Trả lời:

Nghĩa vụ và Quyền của người lao động (NLĐ) về công tác BHLĐ được quy định trong điều 15 và điều 16 chương 4. Nghị định số 06/NĐ-CP ngày 20/01/1995 NLĐ có 3 nghĩa vụ, 3 quyền - 3 quyền của người lao động: + Yêu cầu người sử dung lao động bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động, trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện, thực hiện các biện pháp ATLĐ, VSLĐ

1

Page 2: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

+ Từ chối làm công việc hoặc từ bỏ nơi làm việc khi thấy có nguy cơ xảy ra TNLĐ, đe doạ nghiêm trọng tính mạng sức khoẻ của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp, hoặc từ chối trở lại làm việc nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục .

+ Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao động vi phạm các quy định của nhà nước hoặc không thực hiện đúng các giao kết về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động , thoả ước lao động tập thể.

Liên hệ:+ Việc thực hiện các nghĩa vụ + Kết quả đạt được trong công tác an toàn –vệ sinh lao động.

Câu 3: Điều kiện để người lao động được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) được quy định tại văn bản nào? Trả lời:

Điều kiện được trang bị PTBVCN được quy định trong Thông tư số 10/1998/TT-BLĐ TBXH ngày 28/15/1998 Người lao động được trang bị PTBVCN nếu khi làm việc chỉ tiếp xúc với 1 trong 4 yếu tố nguy hiểm sau: + Tiếp xúc với yếu tố vật lí xấu: Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, áp suất, tiếng ồn, ánh sáng quá chói, tia phóng xạ, điện áp cao, điện từ trường … + Tiếp xúc với hoá chất độc như: Hơi khí độc, bụi độc các sản phẩm cơ khí, thuỷ ngân, mang gan, ba zơ, axít, xăng, dầu, mỡ hoặc các hoá chất khác; + Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại, môi trường vệ sinh lao động xấu như:

Vi rút, vi khuẩn độc hại gây bệnh Phân, nước, rác, cống rãnh hôi thối Các yếu tố sinh học độc hại khác.

+ Làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động hoặc làm việc ở vị trí mà tư thế lao động nguy hiểm dễ gây ra TNLĐ như: làm việc trên cao, làm việc trong hầm lò, làm việc trên dòng nước…. Người sử dụng lao động căn cứ vào yêu cầu của từng nghề hoặc công việc cụ thể tại đơn vị mình, tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở thì quyết định thời hạn sử dụng cho phù hợp với tính chất công việc và chất lượng của phương tiện bảo vệ cá nhân. Câu 4: Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được qui định trong văn bản nào? Trình bày điều kiện và mức bồi dưỡng bằng hiện vật? – Liên hệ việc thực hiện ở đơn vị?. Trả lời:

Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được nêu trong Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-Bộ Lao động Thương binh Xã Hội-Bộ Y tế, ngày 17/3/1999 và sửa đổi ngày 12/092006 trong thông tư liên tịch số 10.

2

Page 3: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

a/- Điều kiện để được bồi dưỡng bằng hiện vật: Người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại như sau: Môi trường lao động có 1 trong các yếu tố nguy hiểm độc hại sau đây không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo qui định của Bộ y tế + Nhóm các yếu tố vật lý: vi khí hậu, ồn, rung, ánh sáng, áp suất, bức xạ ion, laser… + Nhóm các yếu tố hoá học: Hơi độc, khí độc, bụi độc, hoá chất độc Trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bởi các vi sinh vật, gây bệnh cho người.

b/ Có 4 mức bồi dưỡng:- Mức 1 có giá trị = 4.000 đồng- Mức 2 có giá trị = 6.000 đồng- Mức 3 có giá trị = 8.000 đồng- Mức 4 có giá trị = 10.000 đồng Liên hệ thực tiễn tại đơn vị

Câu 5: Anh (chị ) nêu nội dung cơ bản về an toàn lao động, vệ sinh lao động mà người sử dụng lao động phải biết khi hoạt động? Trả lời:

Theo thông tư 37 ngày 29/12/2005 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn công tác huấn luyện ATLĐ – VSLĐ quy định những nội dung cơ bản mà người sử lao động phải biết về ATLĐ-VSLĐ: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ATLĐ – VSLĐ hệ thống quy phạm – quy chuẩn – tiêu chuẩn kỹ thuật ATLĐ-VSLĐ. Quy định pháp luật về chính sách - chế độ BHLĐ Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động trong công tác ATLĐ-VSLĐ Quy định của cơ quan quản lý nhà nước về ATLĐ-VSLĐ khi xây dựng mới, cải tạo công trình – cơ sở sản xuất – kiểm định các máy móc thiết bị có yếu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất – những biện pháp cải thiện điều kiện làm việc Tổ chức quản lý các và thực hiện các quy định về ATLĐ-VSLĐ Nội dung hoạt động công đoàn cơ sở về ATLĐ-VSLĐ Quy định xử phạt hành chính những hành vi vi phạm pháp luật về ATLĐ-VSLĐ Câu 6: Anh (chị) nêu nội dung tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động được quy định trong Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT ngày 10/1/2011 của liên Bộ Lao động Thương binh Xã hội - Bộ y tế? . Liên hệ ở đơn vị? Trả lời:

Nội dung kiểm tra BHLĐ

3

Page 4: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

- Việc thực hiện các quy định về an toàn - vệ sinh lao động như: khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bồi dưỡng bằng hiện vật, khai báo, điều tra, thống kê tai nạn lao động …; - Hồ sơ, sổ sách, nội quy, quy trình và biện pháp an toàn, sổ ghi biên bản kiểm tra, sổ ghi kiến nghị; - Việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, biện pháp an toàn đã ban hành; - Tình trạng an toàn, vệ sinh của các máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng và nơi làm việc như: Che chắn tại các vị trí nguy hiểm, độ tin cậy của các cơ cấu an toàn, chống nóng, chống bụi, chiếu sáng, thông gió, thoát nước …; - Việc sử dụng, bảo quản trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, phương tiện kỹ thuật phòng cháy chữa cháy, phương tiện cấp cứu y tế; - Việc thực hiện các nội dung của kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động; - Việc thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra; - Việc quản lý, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm có hại; - Kiến thức an toàn - vệ sinh lao động, khả năng xử lý sự cố và sơ cứu, cấp cứu của người lao động. - Việc tổ chức ăn uống bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe người lao động; - Hoạt động tự kiểm tra của cấp dưới, việc giải quyết các đề xuất, kiến nghị về an toàn - vệ sinh lao động của người lao động; - Trách nhiệm quản lý công tác an toàn - vệ sinh lao động và phong trào quần chúng về an toàn - vệ sinh lao động. - Các nội dung khác phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở. Liên hệ đơn vị. Câu 7: Anh (chị) nêu định nghĩa tai nạn lao động ? Những trường hợp được coi là TNLĐ, Phân loại TNLĐ? Nêu 1 trường hợp TNLĐ nặng?. Trả lời:

Thông tư liên tịch 14 ngày 8/03/2005 của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ y tế và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam quy định: - Tai nạn lao động : là tai nạn xảy ra do tác động các yếu tố nguy hiểm; độc hại trong lao động gây tổn thương bất kỳ bộ phận nào của cơ thể người lao động hoặc chết trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ kể cả thời gian nghỉ giải lao, ăn bồi dưỡng hiện vật, đi vệ sinh , thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc Những trường hợp sau đây được coi là TNLĐ: tai nạn xảy ra với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc , từ nơi làm việc về nơi ở với thời gian và địa điểm hợp lý (tuyến đường đi và về hằng ngày) – Tai nạn do những nguyên nhân khách quan: thiên tai, hoả hoạn những trường hợp rủi ro khác gắn liền việc thực hiện công việc lao động Phân loại TNLĐ:

4

Page 5: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

+ TNLĐ chết người: Người bị tai nạn chết ngay tại nơi làm việc, chết trên đường cấp cứu, chết trong thời gian điều trị, chết trong do vết thương bị TNLĐ tái phát + TNLĐ nặng: Người bị tai nạn bị 1 trong những chấn thương (quy định Phụ lục của Thông tư) + TNLĐ nhẹ: Người bị tai nạn lao động không thuộc 2 loại TNLĐ nói trên Cho thí dụ 1 trường hợp bị TNLĐ nặng Câu 8: Anh (chị) cho biết khi người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp trường hợp nào được người sử dụng lao động bồi thường; mức độ bồi thường? Trả lời:

Khoản 3 điều 107 Bộ luật lao động sửa đội bổ sung quy định: Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp nếu nguyên nhân gây ra tai nạn lao động không do lỗi của người lao động theo kết luận của đoàn điều tra tai nạn lao động Mức bồi thường: + Ít nhất = 30 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu khi người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động chết do tai nạn lao động –bệnh nghề nghiệp) + Ít nhất = 1.5 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) khi người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%. Nếu suy giảm khả năng lao động lao động từ trên 10% đến dưới 81% thì cứ tăng 1% được cộng thêm 0.4 tháng tiền lương và phụ cấp lương (Nếu có) Tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường: là tiền lương theo hợp đồng lao động (Tính bình quân 6 tháng liền kề trước khi xảy ra TNLĐ hoặc trước khi xác định bệnh nghề nghiệp) Câu 9: Anh (chị) cho biết khi người lao động bị tai nạn lao động trường hợp nào được người sử dụng lao động trợ cấp? Mức trợ cấp? Trả lời:

Khi người lao động bị tai nạn lao động nếu nguyên nhân gây ra tai nạn lao động do lỗi trực tiếp của người lao động theo kết luận của đoàn điều tra tai nạn lao động hoặc người lao động bị tai nạn lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở , hoặc bị tai nạn do nguyên nhân khách quan: thiên tai, hoả hoạn, hoặc không xác định được người gây ra tai nạn. Mức trợ cấp : Ít nhất = 12 tháng tiền lương và phụ cấp lương (Nếu có) khi người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do TNLĐ. Ít nhất = 0.6 tháng tiền lương và phụ cấp lương (Nếu có) khi người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; Nếu bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% đến 81% thì mức trợ cấp = 40% của mức bồi thường cùng tỷ lệ thương tật. Câu 10: Anh (chị) nêu nội dung hoạt động công đoàn cơ sở trong nghị quyết 5b ngày 8/7/2005 của Ban chấp hành Tổng liên đoàn lao động Viêt Nam

5

Page 6: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

lần 5 (khóa 9) về đẩy mạnh công tác BHLĐ của tổ chức công đoàn trong tình hình mới?. Trả lời:

Nội dung hoạt động của công đoàn cơ sở gồm: BCH công đoàn cơ sở phân công cán bộ phụ trách công tác BHLĐ. Hàng năm tham gia với người sử dụng lao động kiện toàn bộ máy hoạt động BHLĐ, củng cố Hội Đồng BHLĐ xây dựng kế hoạch BHLĐ, thực hiện nội dung BHLĐ trong thỏa ước lao động tập thể, tham gia điều tra tai nạn lao động Tổ chức các hình thức tuyên truyền BHLĐ, xây dựng kế hoạch tự kiểm tra BHLĐ, tổ chức phong trào quần chúng về BHLĐ, phong trào sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc, xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức tập huấn BHLĐ chỉ đạo mạng lưới an toàn – vệ sinh viên hoạt động tốt Tuyên truyền, vận động và tham gia với người sử dụng lao động thực hiện các quy định pháp luật BHLĐ, chế độ chính sách BHLĐ Phối hợp với người sử dụng lao động tổng kết công tác BHLĐ khen thưởng những tập thể cá nhân tiên tiến và báo cáo công tác BHLĐ đến công đoàn cấp trên. Câu 11: Trong phong trào “Xanh- sạch -đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” được phát động ngày, tháng, năm nào? Phong trào có mấy mục tiêu? Nêu các mục tiêu?. Liên hệ ở đơn vị? Trả lời: Phong trào “xanh – sạch – đẹp, bảo đảm an tòan vệ sinh lao động” được phát động trong chỉ thị 05/TLĐ ngày 24/4/1996 của Đoàn chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam Phong trào có 3 mục tiêu: + Làm cho bộ mặt, cảnh quan cơ quan ngày càng xanh, sạch và đẹp, thông qua các hoạt động trồng cây, làm vườn hoa cây cảnh, giữ gìn, chăm sóc tốt để môi trường trong sạch, thoáng đãng, xanh, đẹp + Đảm bảo cho điều kiện và môi trường khu vực sản xuất được cải thiện, không ô nhiễm, ngày càng trong lành, góp phần phòng chống TNLĐ, BNN, bảo đảm AT – VSLĐ cho người lao động + Nâng cao văn hóa trong sản xuất giúp cho người lao động yêu mến, gắn bó với đơn vị, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả công tác Liên hệ thực tế Câu 12: Phong trào “Xanh – sạch – đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” được phát động ngày, tháng, năm nào? Phong trào có mấy nội dung, nêu các nội dung đó?. Liên hệ thực tế Trả lời: - Phong trào “Xanh - Sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” được phát động trong chỉ thị 05/TLĐ ngày 24/4/1996 của Đoàn chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam - Phong trào có 5 nội dung:

6

Page 7: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

+ Tuyên truyền, giáo dục cho công nhân, viên chức và lao động nâng cao nhận thức, thấy được sự can thiết phải làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động + Mọi đơn vị phải xây dựng chương trình hành động, kế hoạch, biện pháp cải thiện điều kiện lao động, trồng cây, xây dựng vườn hoa, cây cảnh, đường đi lại trong đơn vị + Vận động mọi người giữ gìn an toàn, vệ sinh lao động làm cho nơi làm việc, nhà xưởng phóng khoáng, gọn sạch, chăm sóc vườn hoa cây cảnh + Định kỳ kiểm tra an toàn – vệ sinh lao động, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường + Tổng kết khen thưởng việc thực hiện tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động và môi trường xanh, sạch, đẹp Liên hệ thực tế Câu 13: Anh (chị) cho biết nguyên tắc tổ chức mạng lưới an toàn vệ sinh viên (AT – VSV)? Nêu nhiệm vụ, quyền hạn AT – VSV?. Liên hệ thực tế?. Trả lời: 1. Mỗi khoa, phòng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và tổ sản xuất trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải có ít nhất 01 an toàn - vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc. 2. An toàn - vệ sinh viên phải là người lao động trực tiếp, am hiểu nghiệp vụ (chuyên môn và kỹ thuật an toàn - vệ sinh lao động), nhiệt tình và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định an toàn - vệ sinh lao động và được người lao động trong tổ bầu ra. 3. An toàn - vệ sinh viên hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc người đại diện tập thể người lao động, trên cơ sở "Quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn - vệ sinh viên". Nhiệm vụ của an toàn - vệ sinh viên 1. Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ, phòng, khoa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn - vệ sinh lao động, bảo quản các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nhắc nhở tổ trưởng, trưởng phòng, trưởng khoa chấp hành các quy định về an toàn - vệ sinh lao động. 2. Giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quy trình, nội quy an toàn - vệ sinh lao động, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về an toàn - vệ sinh lao động của người lao động trong tổ, phòng, khoa; phát hiện những trường hợp mất an toàn của máy, thiết bị. 3. Tham gia xây dựng kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động, các biện pháp, phương án làm việc an toàn - vệ sinh lao động trong phạm vi tổ, phòng, khoa; tham gia hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với người lao động mới đến làm việc ở tổ, phòng, khoa.

7

Page 8: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

4. Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động và khắc phục kịp thời những hiện tượng thiếu an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị và nơi làm việc. Quyền hạn của an toàn - vệ sinh viên 1. Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của an toàn - vệ sinh viên; riêng đối với an toàn - vệ sinh viên trong tổ sản xuất được trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ đó và được hưởng phụ cấp trách nhiệm như tổ trưởng sản xuất. 2. Yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động. 3. Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp hoạt động do công đoàn và người sử dụng lao động phối hợp tổ chức. Câu 14: Anh (chị) nêu những nội dung hoạt động hàng ngày của An toàn – vệ sinh viên? Trả lời:

Những nội dung hoạt động hàng ngày của An toàn – vệ sinh viên:* Trước giờ làm việc:

Nhắc nhở người lao động kiểm tra máy – thiết bị – công cụ lao động đảm bảo an toàn - kiểm tra hệ thống điện Kiểm tra điều kiện lao động, mặt bằng nhà xưởng phát hiện tình trạng không an toàn của máy – thiệt bị ghi vào sổ để báo cáo với người quản lý sửa chữa Kiểm tra nhắc nhở người lao động sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, kiểm tra phương án an toàn đối với công việc đặc biệt nguy hiểm, các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ Yêu cầu tổ trưởng khắc phục tình trạng mất an toàn tại nơi làm việc * Trong lúc làm việc: Phát hiện những vi phạm nội quy an toàn của người lao động. Nhắc nhở người lao động sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân và chấp hành nội quy, phương án an toàn. Phát hiện kịp thời những hư hỏng của máy – thiết bị sự cố phát sinh báo cáo cho người quản lý để xử lý kịp thời * Kết thúc công việc: Nhắc nhở người lao động thu dọn mặt bằng – vệ sinh công nghiệp. Kiểm tra tình trạng an toàn máy – thiết bị – hệ thống điện và ghi vào sổ Trao đổi với người quản lý về tình hình AT – VSLĐ và biện pháp khắc phục Câu 15: Anh (chị) nêu nội dung sinh hoạt mạng lưới An toàn – vệ sinh viên (AT – VSV)?. Trả lời:

Mạng lưới AT – VSV phải sinh hoạt định kỳ 1 tháng 1 lần dưới sự chủ trì Ban chấp hành công đoàn cơ sở * Nội dung sinh hoạt gồm:

8

Page 9: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

Các quy định, chế độ chính sách mới về BHLĐ của Nhà nước, công đoàn, cơ sở. Tình hình thực hiện những quy định AT – VSV ở các tổ, những vấn đề đã giải quyết, những tồn tại Những việc thiếu an toàn, các tai nạn (nếu có) – Bài học kinh nghiệm và biện pháp phòng tránh Trao đổi, đề xuất biện pháp giải quyết những tồn tại nhiệm vụ thời gian tới. Biểu dương những AT-VSV họat động tốt, nhắc nhở những AT-VSV chưa hoàn thành nhiệm vụ.

* An toàn vệ sinh viên trong phân xưởng phải hội ý cuối tuần để tổng hợp tình hình AT-VSLĐ - Rút kinh nghiệm – báo cáo với lãnh đạo chính quyền và công đoàn để có biện pháp phối hợp hoạt động.

* Hàng năm, Ban chấp hành công đoàn cơ sở phải tổng kết hoạt động mạng lưới AT-VSV, xây dựng kế hoạch họat động thời gian tới – đề nghị chính quyền khen thưởng những AT-VSV xuất sắc.

* Hàng năm, Ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho AT-VSV Câu 16: Anh (chị) nêu trách nhiệm của tổ trưởng sản xuất (hoặc chức vụ tương đương) trong công tác An toàn vệ sinh lao động được quy định trong văn bản nào? Nêu nội dung , liên hệ thực tế?. Trả lời:

Trách nhiệm của tổ trưởng sản xuất (hoặc chức vụ tương đương) trong công tác An toàn vệ sinh lao động được quy định Thông tư liên tịch số 01/2011 ngày 10/1/2011 của liên bộ LĐTBXH – Bộ y tế. a) Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra đôn đốc người lao động thuộc quyền quản lý chấp hành đúng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; quản lý sử dụng tốt phương tiện bảo vệ cá nhân, thiết bị an toàn và thiết bị cấp cứu y tế; b) Tổ chức nơi làm việc bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động; kết hợp với an toàn - vệ sinh viên thực hiện tốt việc tự kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ đe dọa đến an toàn và sức khỏe phát sinh trong quá trình lao động sản xuất; c) Báo cáo kịp thời với cấp trên mọi hiện tượng thiếu an toàn - vệ sinh lao động trong sản xuất mà tổ không giải quyết được và các trường hợp xảy ra tai nạn lao động, sự cố thiết bị để có biện pháp giải quyết kịp thời; d) Kiểm điểm đánh giá tình trạng an toàn - vệ sinh lao động và việc chấp hành các quy định về an toàn - vệ sinh lao động trong các kỳ họp kiểm điểm tình hình lao động sản xuất của tổ; đ) Tổ trưởng sản xuất có quyền từ chối nhận người không có đủ trình độ chuyên môn và kỹ thuật an toàn - vệ sinh lao động vào làm việc; từ chối nhận công việc hoặc dừng công việc của tổ nếu thấy có nguy cơ đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của tổ viên và báo cáo kịp thời với cấp trên để xử lý. Câu 17: Anh (chị) nêu nội dung huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động theo thông tư 37 ngày 29/12/2005 của Bộ lao động – TB & XH?. Liên hệ thực tế?.

9

Page 10: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

Trả lời: Nội dung huấn luyện ATLĐ – VSLĐ cho người lao động gồm: - Những quy định chung: Mục đích, ý nghĩa công tác ATLĐ – VSLĐ Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong việc thực hiện quy định vế ATLĐ – VSLĐ chế độ chính sách BHLĐ Nội quy an toàn – vệ sinh lao động của đơn vị Điều kiện lao động, các yếu tố nguy hiểm, có hại gây TNLĐ, bệnh nghề nghiệp và biện pháp phòng ngừa Những kiến thức cơ bản về kỷ thuật an toàn vệ sinh lao động Cách xử lý sự cố, phương pháp cấp cứu người bị tai nạn Công dụng, cách sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân Các biện pháp tự cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc - Những quy định cụ thể: Đặc điểm sản xuất, nội dung quy trình an toàn – vệ sinh lao động bắt buộc người lao động phải chấp hành khi thực hiện công việc Các yếu tố nguy hiểm, có hại, sự cố có thể xảy ra và biện pháp phòng ngừa. * Chú ý: Người lao động (kể cả người lao động hành nghề tự do) làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt vế ATLĐ ngoài việc đảm bảo nội dung huấn luyện nêu trên còn phải huấn luyện về quy trình làm việc và xử lý sự cố Câu 18: Anh (chị) nêu quy định về khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp đối với người lao động tại Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 6/6/2011?.

Trả lời : 1. Khám sức khỏe định kỳ: a) Khám sức khỏe định kỳ hằng năm cho người lao động, kể cả người học nghề, thực tập nghề. Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần cho đối tượng làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; b) Quy trình khám sức khỏe định kỳ và việc ghi chép trong Sổ khám sức khỏe định kỳ thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 3 của Thông tư số 13/2007/TT-BYT ngày 21/11/2007 của Bộ Y tế về hướng dẫn khám sức khỏe; c) Quản lý và thống kê tình hình bệnh tật của người lao động hằng quý theo Biểu mẫu số 2 và số 3 của Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này; d) Lập hồ sơ quản lý sức khỏe của người lao động theo Biểu mẫu số 4, 5 và 6 của Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư. 2. Khám bệnh nghề nghiệp: a) Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp đối với người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp;

10

Page 11: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

b) Khám phát hiện và định kỳ theo dõi bệnh nghề nghiệp: Thực hiện theo quy trình và thủ tục hướng dẫn tại Phụ lục số 1, 2 và 3 của Thông tư số 12/2006/TT-BYT ngày 10/11/2006 của Bộ Y tế về hướng dẫn khám bệnh nghề nghiệp; c) Lập và lưu giữ hồ sơ quản lý bệnh nghề nghiệp theo Biểu mẫu số 7, 8 của Phụ lục số 3 và Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này; và lưu trữ cho đến khi người lao động thôi việc, nghỉ hưu hoặc khi chuyển đến cơ sở lao động khác. Câu 19: Anh (chị)hãy cho biết phương tiện bảo vệ cá nhân là gì? Phương tiện bảo vệ cá nhân phải dáp ứng những yêu cầu nào ? Trình bày những lưu ý khi sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Trả lời: Khái niệm: Phương tiện bảo vệ cá nhân là dụng cụ, phương tiện mà người lao động sử dụng để bảo vệ cơ thể người khỏi bị tác động của các yếu tố nguy hiểm có hại phát sinh trong sản xuất do điều kiện lao động vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra. Phương tiện bảo vệ cá nhân phải đảm bảo 3 yêu cầu: -Tính bảo vệ: cản hoặc làm giảm đến mức cho phép các yếu tố nguy hiểm độc hại tác động đến cơ thể người lao động. -Tính tiện dụng: đảm bảo việc sử dụng dễ dàng, thuận lợi trong quá trình lao động sản xuất. -Tính an toàn: đảm bảo vệ sinh, không độc, không gây khó chịu trong sử dụng. Khi sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân cần lưu ý: -Cấp đủ số lượng, chủng loại, đảm bảo chất lượng các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. -Đảm bảo phương tiện bảo vệ cá nhân được sử dụng đúng cách, đúng mục đích, đúng chủng loại. -Bảo quản, vệ sinh các phương tiện bảo vệ cá nhân đúng phương pháp cho từng loại phương tiện bảo vệ cá nhân. -Thường xuyên kiểm tra chất lượng các phương tiện bảo vệ cá nhân, thay thế loại bỏ các phương tiện bảo vệ cá nhân đã hư hỏng hoặc không đạt yêu cầu.

2. Công tác Bảo vệ Môi trường. (9 câu hỏi)

Câu 1: Anh (chị) cho biết Môi trường là gì?. Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại? Môi trường có những chức năng cơ bản nào ? Trả lời: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam). Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:

11

Page 12: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú. Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo... Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội... Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định. Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. - Môi trường có các chức năng cơ bản sau: Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất. Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Việc khai thác quá

12

Page 13: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi.

Câu 2: Bảo vệ Môi trường là việc của ai ? Phải làm gì để bảo vệ môi trường?

- Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhất quản lý bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ môi trường, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam ghi rõ trong Điều 6: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường". - Để bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam nghiêm cấm các hành vi sau đây: Đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái; Thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại vào không khí; phát phóng xạ, bức xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh; Thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước; Chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép; Khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý hiếm trong danh mục quy định của Chính phủ; Nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, nhập khẩu, xuất khẩu chất thải; Sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ huỷ diệt hàng loạt trong khai thác, đánh bắt các nguồn động vật, thực vật.

Câu 3: Vì sao nói Môi trường là nguồn tài nguyên của con người? Môi trường là nơi con người khai thác nguồn vật liệu và năng lượng cần thiết cho hoạt động sản xuất và cuộc sống như đất, nước, không khí, khoáng sản và các dạng năng lượng như gỗ, củi, nắng, gió,... Các sản phẩm công, nông, lâm, ngư nghiệp và văn hoá, du lịch của con người đều bắt nguồn từ các dạng vật chất tồn tại trên trái đất và không gian bao quanh trái đất.

13

Page 14: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

Các nguồn năng lượng, vật liệu, thông tin sau mỗi lần sử dụng được tuần hoàn quay trở lại dạng ban đầu được gọi là tài nguyên tái tạo. Ví dụ như nước ngọt, đất, sinh vật, v.v... là loại tài nguyên mà sau một chu trình sử dụng sẽ trở lại dạng ban đầu.  Trái lại, các nguồn năng lượng, vật liệu, thông tin bị mất mát, biến đổi hoặc suy thoái không trở lại dạng ban đầu thì được gọi là tài nguyên không tái tạo. Ví dụ như tài nguyên khoáng sản, gien di truyền. Tài nguyên khoáng sản sau khi khai thác từ mỏ, sẽ được chế biến thành các vật liệu của con người, do đó sẽ cạn kiệt theo thời gian. Tài nguyên gen di truyền của các loài sinh vật quý hiếm, có thể mất đi cùng với sự khai thác quá mức và các thay đổi về môi trường sống.Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người ngày càng tăng cường khai thác các dạng tài nguyên mới và gia tăng số lượng khai thác, tạo ra các dạng sản phẩm mới có tác động mạnh mẽ tới chất lượng môi trường sống. Câu 4. Môi trường và phát triển kinh tế xã hội có quan hệ như thế nào? Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường. Trong hệ thống kinh tế xã hội, hàng hoá được di chuyển từ sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm, phế thải. Các thành phần đó luôn ở trạng thái tương tác với các thành phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường đang tồn tại trong địa bàn đó. Khu vực giao nhau giữa hai hệ thống trên là môi trường nhân tạo. Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng của hoạt động phát triển hoặc gây ra thảm hoạ, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực. Ở các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau có các xu hướng gây ô nhiễm môi trường khác nhau. Ví dụ: • Ô nhiễm do dư thừa: 20% dân số thế giới ở các nước giàu hiện sử dụng 80% tài nguyên và năng lượng của loài người. • Ô nhiễm do nghèo đói: những người nghèo khổ ở các nước nghèo chỉ có con đường phát triển duy nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, nông nghiệp,...). Do đó, ngoài 20% số người giàu, 80% số dân còn lại chỉ sử dụng 20% phần tài nguyên và năng lượng của loài người. Mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển trên dẫn đến sự xuất hiện các quan niệm hoặc các lý thuyết khác nhau về phát triển: • Lý thuyết đình chỉ phát triển là làm cho sự tăng trưởng kinh tế bằng (0) hoặc mang giá trị (-) để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của trái đất.

14

Page 15: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

• Một số nhà khoa học khác lại đề xuất lấy bảo vệ để ngăn chặn sự nghiên cứu, khai thác tài nguyên thiên nhiên. • Năm 1992 các nhà môi trường đã đưa ra quan niệm phát triển bền vững, đó là phát triển trong mức độ duy trì chất lượng môi trường, giữ cân bằng giữa môi trường và phát triển.

Câu 5: Khủng hoảng Môi trường là gì? Hiện nay, thế giới đang đứng trước 5 cuộc khủng hoảng lớn là: dân số, lương thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái. Năm cuộc khủng hoảng này đều liên quan chặt chẽ với môi trường và làm cho chất lượng cuộc sống của con người có nguy cơ suy giảm. Nguyên nhân gây nên các cuộc khủng hoảng là do sự bùng nổ dân số và các yếu tố phát sinh từ sự gia tăng dân số. Do đó, xuất hiện một khái niệm mới là khủng hoảng môi trường. "Khủng hoảng môi trường là các suy thoái về chất lượng môi trường sống trên quy mô toàn cầu, đe doạ cuộc sống của loài người trên trái đất". Sau đây là những biểu hiện của khủng hoảng môi trường: • Ô nhiễm không khí (bụi, SO2, CO2 v.v...) vượt tiêu chuẩn cho phép tại các đô thị, khu công nghiệp. • Hiệu ứng nhà kính đang gia tăng làm biến đổi khí hậu toàn cầu. • Tầng ozon bị phá huỷ. • Sa mạc hoá đất đai do nhiều nguyên nhân như bạc màu, mặn hoá, phèn hoá, khô hạn. • Nguồn nước bị ô nhiễm. • Ô nhiễm biển xảy ra với mức độ ngày càng tăng. • Rừng đang suy giảm về số lượng và suy thoái về chất lượng

• Số chủng loài động thực vật bị tiêu diệt đang gia tăng.  • Rác thải, chất thải đang gia tăng về số lượng và mức độ độc hại. Câu 6 : Công nghệ môi trường là gì ? Công nghệ sạch là gì?. Sản xuất sạch hơn là gì? "Công nghệ môi trường là tổng hợp các biện pháp vật lý, hoá học, sinh học nhằm ngăn ngừa và xử lý các chất độc hại phát sinh từ quá trình sản xuất và hoạt động của con người. Công nghệ môi trường bao gồm các tri thức dưới dạng nguyên lý, quy trình và các thiết bị kỹ thuật thực hiện nguyên lý và quy trình đó".Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, con người tác động vào tài nguyên, biến chúng thành các sản phẩm cần thiết sử dụng trong hoạt động sống. Việc này không tránh khỏi phải thải bỏ các chất độc hại vào môi trường, làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm. Ở các các nước phát triển, vốn đầu tư cho công nghệ xử lý chất thải chiếm từ 10 - 40% tổng vốn đầu tư sản xuất. Việc đầu tư các công nghệ này tuy cao nhưng vẫn nhỏ hơn kinh phí cần thiết khi cần phục hồi môi trường đã bị ô nhiễm. Công nghệ sạch: "Công nghệ sạch là quy trình công nghệ hoặc giải pháp kỹ thuật không gây ô nhiễm môi trường, thải hoặc phát ra ở mức thấp nhất chất gây ô nhiễm môi trường".

15

Page 16: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

Có thể áp dụng công nghệ sạch đối với các quy trình sản xuất trong bất kỳ ngành công nghiệp nào và bất kỳ sản phẩm công nghiệp nào. Đối với các quá trình sản xuất, công nghệ sạch nhằm giảm thiểu các tác động môi trường và an toàn của các sản phẩm trong suốt chu trình sống của sản phẩm, bảo toàn nguyên liệu, nước, năng lượng, loại bỏ các nguyên liệu độc hại, nguy hiểm, giảm độc tính của các khí thải, chất thải ngay từ khâu đầu của quy trình sản xuất. Sản xuất sạch hơn : "Sản xuất sạch hơn là cải tiến liên tục quá trình sản xuất công nghiệp, sản phẩm và dịch vụ để giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, để phòng ngừa tại nguồn ô nhiễm không khí, nước và đất, và giảm phát sinh chất thải tại nguồn, giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường" • Đối với quá trình sản xuất: Sản xuất sạch hơn bao gồm tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc, giảm lượng và độ độc của các dòng thải trước khi đi ra khỏi quá trình sản xuất. • Đối với sản phẩm: Sản xuất sạch hơn làm giảm ảnh hưởng trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm từ khâu chế biến nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng. Câu 7 : Sự cố môi trường là gì?. Ô nhiễm môi trường là gì? Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: "Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng". Sự cố môi trường có thể xảy ra do: a. Bão, lũ lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa axit, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác; b. Hoả hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng; c. Sự cố trong tìm kiếm, thăm đò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hoá dầu và các cơ sở công nghiệp khác; d. Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ. Ô nhiễm môi trường là: Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: "Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường".  Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.

16

Page 17: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu. Tiêu chuẩn môi trường: Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:  "Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mức, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường". Vì vậy, tiêu chuẩn môi trường có quan hệ mật thiết với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình khoa học liên ngành, nó phản ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực kinh tế - xã hội có tính đến dự báo phát triển. Cơ cấu của hệ thống tiêu chuẩn môi trường bao gồm các nhóm chính sau: 1. Những quy định chung. 2. Tiêu chuẩn nước, bao gồm nước mặt nội địa, nước ngầm, nước biển và ven biển, nước thải v.v... 3. Tiêu chuẩn không khí, bao gồm khói bụi, khí thải (các chất thải) v.v... 4. Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác, sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp. 5. Tiêu chuẩn về bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ. 6. Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ các nguồn gen, động thực vật, đa dạng sinh học. 7. Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, văn hoá. 8. Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động khai thác khoáng sản trong lòng đất, ngoài biển v.v... Câu 8: Vì sao nói con người cũng là một nguồn ô nhiễm? Con người sống trên Trái đất chủ yếu sử dụng không khí, nước và thực phẩm để nuôi dưỡng cơ thể. Mỗi người lớn một ngày hít vào 100 lít không khí và thở ra lượng khí cacbonic cũng nhiều như vậy. Khí cacbonic là khí thải, tụ lại nhiều một chỗ sẽ làm vẩn đục không khí trong phòng, gây khó chịu. Nếu buổi tối đi ngủ đóng kín cửa phòng, khí cacbonic sẽ vẩn đục khắp phòng. Bởi vậy buổi sáng ngủ dậy phải mở cửa để không khí lưu thông, phòng ở mới sạch.Khi người ta ăn các thức ăc để bổ sung dinh dưỡng, sẽ thải ra cặn bã. Chất cặn bã (phân và nước tiểu) xuất hiện ở môi trường sinh hoạt nếu không được xử lý tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường, gây hại cho sức khoẻ con người (như gây bệnh giun sán). Trong quá trình thay đổi tế bào trong cơ thể con người thường toả ra nhiệt lượng và mùi vị. Mùi vị của cơ thể mỗi người khác nhau, trong đó có một mùi rất nặng kích thích hệ thần kinh khứu giác, đó là mùi hôi nách. Đây cũng là một nguồn ô nhiễm của cơ thể con người. Trong sinh hoạt hàng ngày, cơ thể con người luôn luôn toả nhiệt để điều tiết cân bằng nhiệt độ cơ thể. Nhiệt lượng này toả ra môi trường xung quanh nên chúng ta không thấy ảnh hưởng xấu của hiện tượng này. Ví dụ trong một toa xe đóng kín cửa

17

Page 18: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

chật ních người, nhiệt độ sẽ cao dần và những người bên trong sẽ cảm thấy khó chịu, vì nhiệt lượng toả ra từ cơ thể người đã làm tăng nhiệt độ trong xe. Cơ thể chúng ta là một nguồn ô nhiễm. Nêu vấn đề này ra có thể có một số người chưa nhận thức được. Nhưng chúng ta sẽ phát hiện ra điều này khi tập trung một số đông người trong một môi trường nhỏ hẹp. Bởi vậy, chúng ta không những cần phòng ngừa ô nhiễm công nghiệp mà còn cần phòng ngừa cơ thể gây ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ chúng ta. Câu 9: Thế nào là sự phát triển bền vững?. Trả lời: Có thể nói rằng mọi vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ phát triển. Nhưng con người cũng như tất cả mọi sinh vật khác không thể đình chỉ tiến hoá và ngừng sự phát triển của mình. Con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển là phải chấp nhận phát triển, nhưng giữ sao cho phát triển không tác động một cách tiêu cực tới môi trường. Do đó, năm 1987 Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc đã đưa ra khái niệm Phát triển bền vững:"Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai". Để xây dựng một xã hội phát triển bền vững, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc đã đề ra 9 nguyên tắc: 1. Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng. 2. Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. 3. Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của Trái đất. 4. Quản lý những nguồn tài nguyên không tái tạo được. 5. Tôn trọng khả năng chịu đựng được của Trái đất. 6. Thay đổi tập tục và thói quen cá nhân. 7. Để cho các cộng đồng tự quản lý môi trường của mình. 8. Tạo ra một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát triển và bảo vệ.

9. Xây dựng một khối liên minh toàn cầu.

II. NỘI DUNG KỸ THUẬT AN TOÀN – VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ PCCC

Câu 1: Anh (chị) nêu vùng nguy hiểm là gì? Tính chất của vùng nguy hiểm?. Trả lời: Vùng nguy hiểm là khoảng không gian xác định trong đó tồn tại các yếu tố nguy hiểm, có hại có khả năng gây chấn thương trong sản xuất dưới dạng tai nạn lao động Vùng nguy hiểm có 3 tính chất:

+ Cố định theo không gian, thời gian + Thay đổi theo không gian, thời gian +Yếu tố nguy hiểm có thể xuất hiện thường xuyên, chu kỳ hoặc bất ngờ 18

Page 19: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

Thí dụ: + Vùng giữa khuôn và đầu búa máy, máy đột dập ….. + Vùng giữa các trục cán, giữa vành tiếp xúc của các cặp bánh răng …. + Khoảng không gian xung quanh đường day dẫn điện dưới can của các can trục Yêu cầu an toàn khi xác định được vùng nguy hiểm: + Khoanh vùng được phạm vi vùng nguy hiểm +Có các biện pháp bao che, che chắn an toàn Xây dựng nội quy an toàn khi làm việc trong vùng nguy hiểm Câu 2: Anh (chị) nêu để phòng ngừa chấn thương trong lao động sản xuất can phải áp dụng những biện pháp kỹ thuật gì? Trả lời: Các biện pháp kỹ thuật Sử dụng máy, thiệt bị, công nghệ an toàn thay các máy – thiết bị, công nghệ không an toàn Sử dụng che chắn an toàn: bao che, rào chắn Sử dụng cơ cấu, thiết bị an toàn, thiết bị phòng ngừa: van an toàn của nồi hơi, thiết bị áp lực, aptomat, cầu chì … Khoảng cách an toàn: không vi phạm khoảng cách an toàn đã quy định, không vi phạm hành lang an toàn điện cao thế …. Tín hiệu, dấu hiệu phòng ngừa: tín hiệu âm thanh, màu sắc, ánh sáng; các dấu hiệu, biển báo an toàn … Cơ giới hóa, tự động hóa để người lao động làm việc ngoài vùng nguy hiểm Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, dụng cụ an toàn Câu 3: Anh (chị) nêu các nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn điện trong sản xuất? Liên hệ thực tế?. Trả lời: Các nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn điện: - Cách điện hư hoặc không đảm bảo - Việc che chắn, bao che các bộ phận mang điện không thực hiện đúng quy định, không đạt yêu cầu. Thí dụ: thiếu nắp cầu dao … - Vi phạm khỏang cách hành lang an toàn điện - Không áp dụng các biện pháp an toàn điện (nối đất, nối không thiết bị điện …) hoặc có nhưng không đạt yêu cầu (điện trở nối đất, điện trở nối không quá lớn) - Vi phạm nội quy, quy trình an toàn điện khi sử dụng, sữa chữa thiệt bị điện, hệ thống điện - Thiếu hiểu biệt những biện pháp bảo đảm an toàn điện -Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân Liên hệ thực tế Câu 4: Thiết bị phòng ngừa là gì? Phân loại thiết bị phòng ngừa theo tính năng tác dụng? Liên hệ thực tế?. Trả lời:

19

Page 20: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

Thiết bị phòng ngừa là thiết bị kỷ thuật an toàn để phòng ngừa sự cố hoặc tự động ngưng hoạt động của máy, thiết bỉ sản xuất khi có 1 thông số nào đó vượt giá trị giới hạn cho phép nhằm ngăn ngừa sự cố thiết bị và tránh cho người lao động không bị tai nạn - Phân loại thiết bị phòng ngừa: + Phòng ngừa quá tải thiết bị áp lực như van an toàn + Phòng ngừa sự cố cần trục, cầu trục: khống chế độ cao, nâng tải, góc nghiêng cần … + Phòng ngừa cháy nổ: bình dập lửa tạt lại cho bình sinh khí axêtylen …Liên hệ thực tế Câu 5: Anh (chị) cho biết tại sao phải nối đất, nối không bảo vệ đối với thiết bị điện? Phạm vi áp dụng? Trả lời: - Nối đất bảo vệ thiết bị điện là nối các bộ phận kim loại của thiết bị bình thường không mang điện với điện cực nối đất để giảm điện áp chạm nhằm giảm điện qua người khi trên vỏ kim loại hoặc vùng lân cận thiết bị điện xuất hiện điện áp nguy hiểm - Nối không bảo vệ là dùng dây dẫn điện nối vỏ kim loại của thiết bị (bình thường không có điện) với dây trung tính nối đất của lưới điện. Nối không bảo vệ áp dụng trong mạng bap ha bốn dây và có tác dụng khi có dòng điện chạm vỏ thiết bị sẽ tạo ra dòng điện ngắn mạch 1 pha làm đứt cầu chì hoặc công tắc tự ngắt (áptomát)với thời gian ngắn mạch nhỏ nhất Phạm vi áp dụng: dùng với mạng điện 3 pha có trung tính cách ly hoặc đối với nguồn điện nhỏ lưu thông riêng lẻ hoặc nơi đòi hỏi độ an toàn cao như nơi làm việc ẩm ướt vì đây là biện pháp bảo vệ tăng cường Câu 6: Tín hiệu an toàn là gì? Phân loại và cho thí dụ? Dấu hiệu an toàn là gì? Trả lời:

Tín hiệu an toàn là phương tiện báo trước cho người lao động biết trước mối nguy hiểm và hướng dẫn biện pháp thực hiện để tránh bị ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm Phân loại:

-Tín hiệu ánh sáng: dùng cho các phương tiện di động như xe; phương tiện vận chuyển như: cầu trục, màu sắc của tín hiệu ánh sáng:

+ Màu đỏ: màu báo hiệu cấm, nguy hiểm, dừng lại+ Màu vàng: màu báo hiệu chuẩn bị cấm, đề phòng+ Màu xanh: màu báo hiệu an toàn cho phép- Tín hiệu màu sắc: được sử dụng để phân biệt công dụng các chi tiết, bộ phận

trong hệ thống điều khiển. Thí dụ: các nút bấm, các loại đường ống công nghệ như dùng cho hơi nước, nước nóng, hóa chất …; các loại chai chứa như chai oxy, axetylen, các dây dẫn trong hệ thống điện

20

Page 21: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

- Tín hiệu âm thanh: dùng để báo hiệu cho mọi người biết các mối nguy hiểm cũng như tình trạng hoạt động của máy, như mở máy, sự cố, tín hiệu còi, đèn …Dấu hiệu an toàn: là dấu hiệu giúp nhận biết trước các mối nguy hiểm, cũng như cho biết cách thực hiện để đảm bảo an toàn tránh sự cố Dấu hiệu dưới dạng biển báo bằng hình ảnh, lời hướng dẫn ghi trên bảng, trên võ máy, trên bao bì Dấu hiệu an toàn gồm: dấu hiệu cấm, mệnh lệnh, chỉ dẫn, khuyến cáo. Câu 7: Anh (chị) nêu sự nguy hiểm của điện chạm mát và các biện pháp an toàn điện? Trả lời:

Sự nguy hiểm của điện chạm mát: Khi thiết bị điện hư cách điện hoặc vì lý do nào đó điện chạm ra vỏ kim loại của thiết bị sẽ gây ra hiện tượng điện chạm mát, sự cố điện chạm mát nguy hiểm gây tai nạn chết người rất cao là do: Người lao động không biết điện chạm mát là từ lúc nào, chạm mát ở đâu. Người lao động chủ quan do bình thường phần vỏ thiết bị không mang điện. Sự cố điện chạm mát xảy ra trong trường hợp thiết bị không có cơ cấu bảo vệ chống rò điện. Các biện pháp đảm bảo an toàn điện : Thực hiện nối đất hoặc nối không các thiết bị điện. Định kỳ đo điện trở cách điện các thiết bị điện di động. Sử dụng cầu dao chống rò (ELCB), dây điện hai lớp vỏ bọc, sử dụng biển báo an toàn. Huấn luyện và cấp thẻ an toàn cho lao động vận hành thiết bị điện. Câu 8: Anh (chị) nêu nguyên tắc làm việc trên cao? Trả lời: Khi làm việc trên cao phải bảo đảm sức khỏe – từ 18 tuổi trở lên, phải sử dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân như: giày, nón, dây an toàn Khi làm việc trên mái tole fibrocement hoặc có tole nhựa phải sử dụng ván lót hoặc thang để di chuyển Khi làm việc từ độ cao 2m trở lên, nếu dưới nơi làm việc có nhiều chướng ngại vật phải có lưới bảo vệ hoặc làm sàn thao tác có lang can. Nếu làm việc độ cao trên 6m phải làm 2 sàn công tác: 1 sàn làm việc và 1 sàn bảo vệ bên dưới Trên mặt bằng có giếng, ham hố, trên sàn tầng công trình có lổ trống phải được đậy kín rào chắc chắn Chú ý: Không bố trí người làm việc dưới 18 tuổi và phụ nữ có thai làm việc trên cao Không được đùa giỡn, uống rượu bia trước và trong khi làm việc Không đứng trên các kết cấu công trình chưa chắc chắn Câu 9: Anh (chị) nêu: yếu tố nguy hiểm, độc hại trong sản xuất là gì? Phân loại yếu tố nguy hiểm, độc hại và tác hại của chúng? Trả lời:

21

Page 22: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

Yếu tố nguy hiểm, độc hại là những yếu tố xuất hiện trong quá trình lao động, sản xuất, có ảnh hưởng xấu và nguy hiểm đến sức khỏe người lao động, có nguy cơ gây chấn thương dưới dạng TNLĐ và bệnh nghề nghiệp Phân loại yếu tố nguy hiểm, độc hại: có 4 nhóm Yếu tố vật lý như: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ, gió, bụi, ồn, ánh sáng, bức xạ nhiệt Yếu tố hóa học như: hơi khí độc, bụi độc, các loại hóa chất nguy hiểm Yếu tố vi sinh vật có hại như: côn trùng, rắn, vi sinh vật … Các yếu tố bất lợi khác như: tư thế lao động gò bó, tổ chức lao động không hợp lý, những yếu tố gây tâm lý căng thẳng

Tác hại: Khi các yếu tố này vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép sẽ gây ra: Người lao động mệt mỏi suy giảm sức khỏe Giảm năng suất lao động Gây chấn thương trong sản xuất dưới dạng tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp Câu 10: Anh (chị) nêu các giải pháp để hạn chế, ngăn ngừa tác hại của các yêu tố nguy hiểm, độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động? Trả lời: Có 3 giải pháp:

Giải pháp tổ chức lao động: Nơi làm việc hợp lý: không gian làm việc thông thoáng, tư thế lao động thoải mái, thuận tiện Máy, thiết bị sắp xếp đúng nguyên tắc an toàn khác Mặt bằng sản xuất, đường đi lại, vận chuyển an toàn tránh gồ ghề, các đường vận chuyển chính trong xí nghiệp không được cắt nhau Thành phẩm, bán thành phẩm bảo quản đúng nguyên tắc an toàn, thí dụ: không sắp xếp các chi tiết thành chồng quá cao, không để lẫn các hóa chất có thể phản ứng Người lao động phải sử dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp Người lao động được huấn luyện BHLĐ đạt yêu cầu Máy – thiết bị theo nội quy an toàn

Giải pháp kỹ thuật: Sử dụng máy – thiết bị, công nghệ an toàn. Bao che, rào chắn vùng nguy hiểm Sử dụng thiết bị an tòan – thiết bị phòng ngừa như: van an tòan, aptomat Không vi phạm khỏang cách an toàn, không vi phạm hành lang an toàn điận cao thế Tín hiệu, dấu hiệu phòng ngừa: âm thanh, ánh sáng, màu sắc, biển báo an toàn Cơ giới hóa, tự động hóa để người lao động làm việc ngòai vùng nguy hiểm Giải pháp vệ sinh lao động: Nơi làm việc được chiếu sáng đầy đủ, tiếng ồn, rung trong tiêu chuẩn cho phép, mặt bằng không trơn trượt

22

Page 23: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

Câu 11: Anh (chị) nêu tác hại của môi trường lao động nóng tới cơ thể người lao động? Biện pháp phòng ngừa? Liên hệ thực tế. Trả lời:

Tác hại của môi trường lao động nóng:Khi người lao động làm việc trong môi trường nóng sẽ bị:

Nhanh mệt, giảm năng suất lao động Bị say nóng, say nắng, co giật, đục nhãn mắt Tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như: tim mạch, hô hấp, tiêu hóa

pháp phòng ngừa: Cơ giới hóa, tự động hóa quá trình sản xuất Cải thiện môi trường lao động như: không gió, điều hòa không khí tại nơi làm việc Sử dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân Bố trí thời giờ làm việc – nghỉ ngơi hợp lý Đo môi trường lao động Khám sức khỏe định kỳ

Liên hệ thực tế Câu 12: Anh (chị) nêu con đường thâm nhập hóa chất độc hại vào cơ thể người, tác hại của chúng và biện pháp phòng ngừa? Trả lời:

Sự xâm nhập của hóa chất độc hại, qua ba đường vào cơ thể con người: Đường hô hấp: các chất độc ở dạng hơi, khí, bụi hòa trong không khí vào phổi và hấp thu qua phổi Đường tiêu hóa: hấp thu chất độc vào đường ăn, uống Hấp thu qua da: xâm nhập qua các vết thương, bệnh ngòai da Trong các đường trên sự xâm nhập qua đường hô hấp là nguy hiểm nhất

Tác hại: Đối với răng, lợi, da, niêm mạc, đường sinh dục Bị các bệnh đường hô hấp: viêm họng, viêm phổi . . . Nhiễm độc than kinh

Biện pháp phòng ngừa: Thay các hóa chất độc bằng các hóa chất không độc hoặc ít độc Áp dụng các biện pháp kỹ thuật Quản lý môi trường lao động và sức khỏe người lao động Thường xuyên vệ sinh nhà xưởng, vệ sinh cá nhân Sử dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân

Liên hệ thực tế Câu 13: Anh (chị) nêu tác hại của bụi? Các biện pháp ngăn ngừa? Liên hệ thực tế? Trả lời: Tác hại của bụi:

23

Page 24: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

Tùy theo tính chất độc và kích thước bụi có thể gây tổn thương khác nhau đối với cơ thể: Tác động toàn thân: gây nhiễm độc, làm giảm khả năng miễn dịch Tác động tới cơ quan hô hấp: bệnh bụi phổi, viêm phế quản mãn tính Gây tổn thương da, niêm mạc: lóet da, sạm da, lóet vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc Gây nhiễm khuẩn do bụi vi sinh vật, nấm mốc Gây dị ứng: viêm mũi dị ứng, viêm phế quản Gây ung thư và một số bệnh mãn tính

Biện pháp phòng ngừa: Hiện đại hóa dây chuyền sản xuất để hạn chế sự tiếp xúa của người lao động với bụi Lắp đặt hệ thống thông gió, hút bụi Thường xuyên vệ sinh nhà xưởng, vệ sinh cá nhân Không ăn uống, hút thuốc tại nơi làm việc Sử dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân Tổ chức tốt việc khám sức khỏe định kỳ

Liên hệ thực tế Câu 14: Anh (chị) nêu tác hại của tiếng ồn? Các biện pháp phòng ngừa? Liên hệ thực tế?. Trả lời: Tiếng ồn gây những tác hại sau đây: + Làm giảm sự tập trung, chú ý khi làm việc + Cơ thể nhanh mệt, giảm năng suất lao động, dễ gây tai nạn lao động. + Gây đau đầu, chóng mặt, mệ tmỏi, mất ngủ, tâm lý không ổn định. + Tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính như: tim mạch, cao huyết áp, tiêu hóa. + Giảm thính lực (có khả năng hồi phục đến không hồi phục).Biện pháp phòng ngừa: + Hiện đại hóa day chuyền sản xuật để hạn chế sự phát sinh tiếng ồn. + Hạn chế sự lan truyền của tiếng ồn bằng các biện pháp như tách biệt các công đọan sản xuất gây ôn bằng tường bao, tường cách âm. + Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân: nút tai, chụp tai chống ồn. + Tổ chức tốt chế độ làm việc, nghỉ ngơi, giảm thời gian tiếp xúc với tiếng ồn. + Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Liên hệ thực tế Câu 15: Anh (chị) nêu thế nào là bệnh nghề nghiệp? Hiện nay có bao nhiêu bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội? Kể tên 5 bệnh nghề nghiệp? Biện pháp phòng ngừa? Trả lời: Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện có hại của nghề nghiệp tác động đến sức khỏe, gây nên bệnh tật cho người lao động; BNN xảy ra từ từ hoặc cấp

24

Page 25: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

tính. Một số BNN không thể chữa khỏi được và để lại di chứng. BNN có thể phòng tránh được. Hiện có 25 bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội. Kể tên bệnh nghề nghiệp: Bệnh bụi phổi do Silic Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn Bệnh loét da, loét vách mũi, viêm da, chậm tiếp xúc. Bệnh lao nghề nghiệp Bệnh sung chuyển nghề nghiệp Bệnh viêm gan do virút nghề nghiệp Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp Bệnh xạm da nghề nghiệp Biện pháp phòng ngừa: + Lọai bỏ các yếu tố nguy hiểm có hại trong môi trường lao động. + Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân + Thực hiện tốt khám sức khỏa định kỳ, khám phát biện bệnh nghề nghiệp Liện hệ thực tế. Câu 16: Anh (chị) nêu các nguyên nhân gây cháy trong sản xuất kinh doanh ? Trả lời: Có 3 nguyên nhân gây cháy Cháy do con người: + Sơ xuất gây cháy do thiếu hiểu biết về PCCC. + Cố ý vi phạm nội quy, quy định PCCC trong sản xuất kinh doanh như: dùng ngọn lửa trần ở nơi cấm lửa, vi phạm nội quy, quy trình vận hành máy – thiết bị công nghệ . . .trong khi làm việc. + Để phi tang những hành vi tham ô, trộm cắp, để trả thù hoặc kẻ địch phá.Cháy do thiên tai: + Sét đánh vào các công trình do không có hệ thống chống sét hoặc có nhưng không đảm bảo theo tiêu chuẩn. Tự cháy: + Các chất cháy tiếp xúc với không khí và tự bốc cháy ở một nhiệt độ nhất định. + Các chất cháy phản ứng với nhau và tự bốc cháy không cần nhiệt độ từ bên ngoài cung cấp. + Do quá trình tích nhiệt: Giẻ lau máy có dầu mỡ chất đóng lâu ngày bị oxy hóa tích nhiệt, một số dầu thảo mộc, như dầu bồng, dầu gai…do quá trình oxy hóa làm tăng nhiệt độ đến nhiệt độ tự bốc cháy. Câu 17: Anh (chị) nêu các biện pháp kỹ thuật chủ yếu để ngăn ngừa cháy trong sản xuất kinh doanh?. Liên hệ thực tế?. Trả lời:

Có sáu biện pháp để ngăn ngừa cháy:

25

Page 26: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

+ Thay thế khâu sản xuất nguy hiểm cháy bằng các khâu ít nguy hiểm cháy. Quản lý chặt chẽ các nguồn chất cháy, nguồn lửa, nguồn nhiệt và các thiết bị, các chất có khả năng sinh nhiệt, sinh lửa,… Cách ly các thiết bị công nghệ có nguy hiểm cháy ra xa những thiết bị khác, cách ly chất cháy với nguồn nhiệt. Hạn chế tới mức thấp nhất số lượng các chất cháy – thay thế chất cháy bằng các chất khó cháy; xử lý vật liệu bằng sơn và hóa chất chống cháy; bảo quản các chất cháy trong thùng, bình kín không để rò rỉ. Lắp đặt hệ thóng chống cháy lan từ nơi A sang nơi B, từ phòng A sang phòng B; từ nhà A sang nhà B; lắp đặt thiết bị chống cháy lan truyền trong đường ống dẫn xăng dầu, ống dẫn chất cháy. Trang bị hệ thống chữa cháy, báo cháy tự động

Liên hệ thực tế. Câu 18. Tín hiệu an toàn là gì?. Phân loại và cho thí dụ? Dấu hiệu an toàn là gì ?Trả lời:Tín hiệu an toàn là phương tiện báo trước cho người lao động biết trước mối nguy hiểm và hướng dẫn biện pháp thực hiện để tránh bị ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm;

Phân loại: - Tín hiệu ánh sáng: dùng cho các phương tiện di động như xe; phương tiện vận chuyển như: cầu trục. Màu sắc của tín hiệu ánh sáng:

Màu đỏ: màu báo hiệu cấm, nguy hiểm, dừng lại; Màu vàng: màu báo hiệu chuẩn bị cấm, đề phòng; Màu xanh: màu báo an toàn cho phép.

- Tín hiệu màu sắc: được sử dụng để phân biệt công dụng các chi tiết, bộ phận trong hệ thống điều khiển. Thí dụ: các nút bấm, các loại đường ống công nghệ như dùng cho hơi nước, nước nóng, hóa chất …; các loại chai chứa như chai oxy, axetylen, các dây dẫn trong hệ thống điện; - Tín hiệu âm thanh: dùng để báo hiệu cho mọi người biết các mối nguy hiểm cũng như tình trạng hoạt động của máy, như mở máy, sự cố, tín hiệu còi, đèn … - Dấu hiệu an toàn: là dấu hiệu giúp nhận biết trước các mối nguy hiểm, cũng như cho biết cách thực hiện để đảm bảo an toàn tránh sự cố; - Dấu hiệu dưới dạng biển báo bằng hình ảnh, lời hướng dẫn ghi trên bảng, trên vỏ máy, trên bao bì; - Dấu hiệu an toàn gồm: dấu hiệu cấm, mệnh lệnh, chỉ dẫn, khuyến cáo.

PHẦN II: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

Tình huống 1:A là thợ giỏi điều khiển một máy có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, là

người rất có trách nhiệm trong công việc. Song mấy hôm nay A buồn rầu, mệt mỏi không hiểu vì lý do gì. Công việc sản xuất đang đến hồi căng thẳng để kịp bàn giao

26

Page 27: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

sản phẩm, A được chọn vào nhóm làm tăng giờ (vì A là thợ giỏi). Đó là quyết định không thể thay đổi của quản đốc mặc dù có một số người không đồng tình.

Hỏi:1. Là ATVSV anh (chị) thấy có gì sai sót ở tình huống trên?2. Biện pháp xử lý của anh (chị)?3. Qua tình huống trên anh (chị) thấy cần ghi nhớ điều gì?

Đáp án 1. Sai sót: Người lao động đang có trạng thái tinh thần không ổn định vẫn làm việc vận hành các máy có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn là sai. 2. Biện pháp xử lí: - Đề nghị quản đốc không để công nhân A điều khiển máy. - Tìm hiểu tâm lý Đ/c A để động viên nhắc nhở kịp thời. 3. Ghi nhớ: - Quản đốc, những người có trách nhiệm không được phân công công nhân đang có trạng thái tinh thần không ổn định, mệt mỏi làm việc trên các thiết bị đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn Tình huống 2: Một số công nhân khi sửa chữa máy thường cắt và đóng điện tuỳ tiện mà không báo cho ai biết.

Hỏi:1. Là ATVSV anh (chị) thấy có gì sai sót ở tình huống trên?2. Biện pháp xử lý của anh (chị)?3. Qua tình huống trên anh (chị) thấy cần ghi nhớ điều gì?

Đáp án: 1. Sai sót: - Việc đóng cắt điện không thực hiện theo quy trình KTAT điện và không có lệnh; - Khi cắt điện không báo cho người phụ trách và những người vận hành máy có liên quan biết để họ dừng công việc là rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và có thể gây TNLĐ. - Đóng điện tuỳ tiện mà không quan sát sẽ gây tai nạn nếu như có người đang làm việc trong khu vực sẽ cung cấp điện. 2. Biện pháp xử lí: - Gọi công nhân đó lại và yêu cầu không được đóng ngắt điện tùy tiện mà phải thực hiện qui trình kỹ thuật an toàn điện đã được học tập; - Yêu cầu người có trách nhiệm kiểm tra lại kiến thức an toàn điện của người công nhân đó, nhắc nhở không được tái phạm.

3. Ghi nhớ: - Khi sửa chữa cần cắt hoặc đóng điện phải thực hiện đúng quy trình vận hành, sửa chữa hệ thống điện và thiết bị sử dụng điện.

27

Page 28: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

Tình huống 3: Tại một vị trí trên dây chuyền công nghệ sản xuất liên tục, có một bộ phận nhỏ máy móc bị hỏng cần sửa chữa. Nhóm thợ sửa chữa thực hiện công việc sửa chữa mà không định báo trước cho trưởng dây chuyền biết.

Hỏi:1. Là ATVSV anh (chị) thấy có gì sai sót ở tình huống trên?2. Biện pháp xử lý của anh (chị)?3. Qua tình huống trên anh (chị) thấy cần ghi nhớ điều gì?

Đáp án 1. Sai sót: - Việc tốp công nhân tự ý sửa chữa khắc phục sự cố máy, thiết bị mà không báo cáo cho người có trách nhiệm biết là sai quy định; - Sửa chữa không báo cho những người có liên quan là sai. 2. Biện pháp xử lí: - Yêu cầu nhóm thợ đó chưa được sửa chữa mà phải báo cho trưởng dây truyền biết và chỉ khi có sự đồng ý của người có trách nhiệm mới được sửa chữa; - Phổ biến lại nội quy, quy định về ATLĐ, VSLĐ cho tốp thợ đó. 3. Ghi nhớ: - Khi cần sửa chữa dây chuyền sản xuất công nhân phải báo cáo người quản lý và chỉ sửa chữa khi được phân công. Tình huống 4: Hình ảnh một công nhân đang sử dụng máy mài 2 đá…

Hỏi:1. Là ATVSV anh (chị) thấy có gì sai sót ở hình ảnh công nhân đang sử

dụng máy mài 2 đá?2. Biện pháp xử lý của anh (chị)?3. Qua tình huống trên anh (chị) thấy cần ghi nhớ điều gì?

Đáp án 1. Sai sót: 28

Page 29: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

- Vị trí lắp đạt máy không đúng; - Máy không đảm b?o các yêu cầu KTAT (không có bao che, kính chắn, không có hệ thống hút khử bụi, kích thước đá không giống nhau …) - Máy không có nội quy; - Người lao động sử dụng PTBVCN không đúng, không đủ; tư thế làm việc sai. 2. Biện pháp xử lí: - Đề nghị người lao động ngừng sử dụng máy;

- Đề nghị lãnh đạo cho chuyển máy mài sang lắp đặt ở vị trí khác phù hợp với yêu cầu KTAT trong các xưởng cơ khí; - Đề nghị lãnh đạo cho lắp đặt cơ cấu an toàn; treo nội quy sử dụng máy - Đề nghị lãnh đạo hướng dẫn NLĐ kỹ thuật an toàn khi làm việc với máy mài 2 đá; - Không cho phép những người chưa được huấn luyện KTAT sử dụng máy. - Những người sử dụng máy mài 2 đá phải được hướng dẫn về KTAT khi sử dụng máy 3. Ghi nhớ: - Phải tuân thủ các quy định AT khi lắp đặt, sử dụng máy; - Chỉ sử dụng máy khi đã được huấn luyện KTAT. Tình huống 5: Một số công nhân khi di chuyển trong phân xưởng thường chui qua chui lại dưới băng tải, gầm máy hay leo trèo bằng cách đu bám vào các kết cấu của máy hay công trình.

Hỏi:1. Là ATVSV anh (chị) thấy có gì sai sót ở tình huống trên?2. Biện pháp xử lý của anh (chị)?3. Qua tình huống trên anh (chị) thấy cần ghi nhớ điều gì?

Đáp án 1. Sai sót: - Sự di chuyển của công nhân bằng cách leo trèo đu bám vào các kết cấu che chắn, chui qua gầm máy, nhảy qua máy...là sai, vi phạm nội quy an toàn trong sản xuất; 2. Biện pháp xử lí: - Phân tích cái sai của công nhân đó và yêu cầu họ chấp hành đúng nội quy nơi sản xuất, không chui, leo trèo, đu bám ….; - Đề nghị: che chắn những khoảng trống dưới gầm máy, làm cầu vượt qua máy nếu có nhu cầu đi lại trong vận hành. - Treo biển báo cấm vi phạm khu vực máy đang hoạt động và hướng dẫn lối đi đúng 3. Ghi nhớ: - Không được chui qua, chui lại dưới băng tải hoặc gầm máy, đu bám trong khi máy đang hoạt động, phải di chuyển đúng tuyến đường quy định. 29

Page 30: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

Tình huống 6: Công việc đang tiến hành thì mất điện, mọi người nghỉ làm việc ngay. Riêng A cho rằng, trước khi ngừng việc phải thực hiện một số động tác để ngừng hẳn máy và phải thực hiện các biện pháp để đảm bảo máy không hoạt động khi có điện trở lại.

Hỏi:1. Là ATVSV anh (chị) thấy có gì sai sót ở tình huống trên?2. Biện pháp xử lý của anh (chị)?3. Qua tình huống trên anh (chị) thấy cần ghi nhớ điều gì?

Đáp án 1. Sai sót: - Khi mất điện, công nhân nghỉ làm việc ngay mà không thực hiện các biện pháp để đề phòng máy hoạt động khi có điện trở lại là vi phạm quy trình vận hành máy, thiết bị sử dụng điện. 2. Biện pháp xử lí: - Yêu cầu mọi người thực hiện các thao tác: ngừng máy, ngắt cầu dao điện theo quy trình rồi mới được đi nghỉ - Nhắc nhở và kiểm tra mọi người trong việc thực hiện quy trình KTAT vận hành máy sử dụng điện. 3. Ghi nhớ: - Khi mất điện phải thực hiện các thao tác để ngắt nguồn điện cấp cho máy để đề phòng máy hoạt động khi có điện trở lại. Tình huống 7:

Hình ảnh: Dịch chuyển máy

Hỏi:1. Qua hình ảnh trên, là ATVSV anh (chị) thấy có sai sót gì khi công nhân

dịch chuyển máy?2. Biện pháp xử lý của anh (chị)?3. Qua tình huống trên anh (chị) thấy cần ghi nhớ điều gì?

Đáp án 1. Sai sót: - Không ngắt điện khi di chuyển máy. - Máy không được nối đất, nối không bảo vệ

30

Page 31: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

2. Biện pháp xử lí: - Yêu cầu các công nhân phải ngắt điện mới được di chuyển máy; - Yêu cầu người quản lí nhắc nhở, kiểm tra, yêu cầu người lao động thực hiện đúng quy trình kỹ thuật an toàn về thiết bị điện; - Yêu cầu người quản lí thực hiện nối đất, nối không bảo vệ cho thiết bị điện khi di chuyển đến nơi mới rồi mới cho phép sử dụng. 3. Ghi nhớ: - Phải thực hiện các biện pháp an toàn khi di chuyển, lắp đặt thiết bị điện. Tình huống 8: Khi thao tác sửa chữa điện hạ thế mà không ngắt cầu dao, để cho an toàn A đã dùng găng tay cách điện cao áp đã loại bỏ. A cho rằng găng tay cách điện cao áp đã loại bỏ thừa khả năng bảo vệ cách điện trong điều kiện làm việc với điện hạ áp.

Hỏi:1. Là ATVSV anh (chị) thấy có gì sai sót ở tình huống trên?2. Biện pháp xử lý của anh (chị)?3. Qua tình huống trên anh (chị) thấy cần ghi nhớ điều gì?

Đáp án 1. Sai sót: - Không ngắt điện khi sửa chữa điện. - Việc sử dụng găng tay cách điện cao áp đã loại bỏ là sai 2. Biện pháp xử lí: - Yêu cầu công nhân A dừng việc sửa chữa; - Phải báo cho người có trách nhiệm biết và yêu cầu cung cấp găng tay đúng tiêu chuẩn quy định mới được làm việc tiếp; - Giải thích, hướng dẫn và yêu cầu A chấp hành đúng quy định an toàn điện khi làm việc: phải ngắt điện khi sửa chữa trừ trường hợp thật cần thiết). 3. Ghi nhớ: - Không bao giờ sửa chữa điện khi chưa ngắt nguồn điện (Trừ sửa chữa nóng với các dụng cụ AT chuyên dùng); - Phải sử dụng dụng cụ, phương tiện an toàn điện đúng yêu cầu và đảm bảo chất lượng.

Tình huống 9: Trong một lần cấp phát các PTBVCN cho các tổ. Khi đến lượt tổ rèn thì hết quần áo bạt, giầy da, thủ kho đã phát quần áo vải, giầy vải thông thường cho công nhân tổ rèn.

Hỏi:1. Là ATVSV anh (chị) thấy có gì sai sót ở tình huống trên?2. Biện pháp xử lý của anh (chị)?3. Qua tình huống trên anh (chị) thấy cần ghi nhớ điều gì?

31

Page 32: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

Đáp án: 1. Sai sót: - Thủ kho phát phương tiện BVCN tuỳ tiện không đúng chủng loại yêu cầu của công nhân rèn; - Công nhân rèn đồng ý nhận loại PTBVCN không đúng chủng loại là thiếu hiểu biết về tác dụng của PTBVCN. 2. Biện pháp xử lí: - Yêu cầu tổ rèn không nhận quần áo cấp phát và giải thích cho họ hiểu lí do trả lại; - Yêu cầu thủ kho phải thu lại trang bị đã cấp và báo cáo lãnh đạo biết để trang bị đúng phương tiện bảo vệ cá nhân. 3. Ghi nhớ: - Phải cấp phát và sử dụng đúng chủng loại phương tiện BVCN. Tình huống10: Hình ảnh: Khách tham quan tại xưởng SX

Hỏi:1. Qua hình ảnh trên, là ATVSV anh (chị) thấy có sai sót gì khi cho khách

thăm quan nhà máy?2. Biện pháp xử lý của anh (chị)?3. Qua tình huống trên anh (chị) thấy cần ghi nhớ điều gì?

Đáp án: 1. Sai sót: - Đi vào xưởng mà mặc thường phục và tự ý đi lại không có người hướng dẫn;

32

Page 33: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

- Phân xưởng không cử đủ người hướng dẫn khách tham quan; 2. Biện pháp xử lí:

- Đề nghị giám đốc và đoàn khách sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định của xí nghiệp; - Đề nghị người có trách nhiệm tại xưởng bố trí đủ người hướng dẫn đoàn khách tham quan để tránh nguy cơ xảy ra TNLĐ. 3. Ghi nhớ: - Phải dùng phương tiện BVCN khi vào xưởng; - Dù là ai cũng không tự ý đi lại trong xưởng đang làm việc. Tình huống11: Hình ảnh: Dưới gầm xe tải

Hỏi:1. Qua hình ảnh trên, là ATVSV anh (chị) thấy có sai sót gì khi công nhân

nghỉ giải lao giữa giờ?2. Biện pháp xử lý của anh (chị)?3. Qua tình huống trên anh (chị) thấy cần ghi nhớ điều gì?

Đáp án 1. Sai sót: - Chui vào gầm xe để ngủ; - Người quản lí chưa quan tâm đến điều kiện nghỉ ngơi cho người lao động; - Thiếu kiểm tra nhắc nhở kịp thời. 2. Biện pháp xử lí: - Gọi công nhân dậy yêu cầu họ không được nằm dưới gầm xe; - Yêu cầu ngưòi sử dụng lao động tạo điều kiện nghỉ giữa giờ cho người lao động; - Nhắc nhở, tuyên truyền, hướng dẫn cho công nhân biết mối nguy hiểm khi ngủ dưới gầm xe để không tái phạm. 33

Page 34: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

3. Ghi nhớ: - Không được nằm, ngồi dưới gầm xe, máy và thiết bị. Tình huống12: A là thợ sửa chữa đến thay dây cu roa cho máy của B (B là thợ vận hành). Sau khi tháo bỏ bộ phận che chắn an toàn dây cu roa, A nhanh chóng ráp dây vào rồi bỏ đi mà không lắp lại bộ phận che chắn an toàn, B thấy A làm công việc quá dễ và dự định lần sau sẽ tự làm lấy không cần nhờ A.

Hỏi:1. Là ATVSV anh (chị) thấy có gì sai sót ở tình huống trên?2. Biện pháp xử lý của anh (chị)?3. Qua tình huống trên anh (chị) thấy cần ghi nhớ điều gì?

Đáp án 1. Sai sót: - Công nhân A không lắp lại bao che để khôi phục lại trạng thái an toàn ban đầu của máy; - B có ý định tự thay thế trong lần sau. 2. Biện pháp xử lí: - Yêu cầu công nhân A lắp ngay lại bao che; - Nhắc nhở, phổ biến nội quy an toàn yêu cầu A thực hiện đúng, đầy đủ nội quy sử dụng máy móc; - Lưu ý B chỉ làm những việc được phân công. 3. Ghi nhớ: - Sau khi sửa chữa phải phục hồi lại trạng thái an toàn của máy. - NLĐ chỉ làm những việc được phân công. Tình huống13: Hàng ngày công nhân phân xưởng phải dành thời gian cuối ca để làm vệ sinh máy, một vài người do muốn ra ô tô sớm nên đã làm vệ sinh khi chưa tắt máy và ngắt điện.

Hỏi:1. Là ATVSV anh (chị) thấy có gì sai sót ở tình huống trên?2. Biện pháp xử lý của anh (chị)?3. Qua tình huống trên anh (chị) thấy cần ghi nhớ điều gì?

Đáp án 1. Sai sót: - Chưa tắt máy và ngắt điện, máy chưa ngừng hẳn mà đã làm vệ sinh là vi phạm quy định an toàn - vệ sinh lao động; - Người sử dụng lao động không tạo điều kiện tốt trong việc đưa đón để công nhân yên tâm thực hiện công việc; 2. Biện pháp xử lí:

34

Page 35: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

- Nhắc nhở, hướng dẫn cho các công nhân đó thực hiện đúng yêu cầu tắt máy, ngắt điện, máy dừng hẳn mới làm vệ sinh

- Đề nghị lãnh đạo bố trí đủ xe đưa đón công nhân để tránh tình trạng trên. 3. Ghi nhớ: - Chỉ được làm vệ sinh, bảo dưỡng máy khi máy, thiết bị đã dừng hẳn. Tình huống14: Hình ảnh: nữ công nhân vận hành máy …

Hỏi:1. Qua hình ảnh trên, là ATVSV anh (chị) thấy nữ công nhân vận hành máy

có sai sót?2. Biện pháp xử lý của anh (chị)?3. Qua tình huống trên anh (chị) thấy cần ghi nhớ điều gì?

Đáp án 1. Sai sót: - Khi làm việc không đội mũ bao tóc là vi phạm quy định khi làm việc với các thiết bị có các bộ phận chuyển động;

- Bộ phận chuyển động không bao che là sai; 2. Biện pháp xử lí: - Nhắc nhở và yêu cầu nữ công nhân đó sử dụng phương tiện bao tóc khi làm việc; - Đề nghị với người có trách nhiệm cho bao che bộ phận chuyền động bằng dây cu roa và nhắc nhở, yêu cầu người lao động thực hiện tốt các quy định về sử dụng PTBVCN, dụng cụ phương tiện an toàn khi làm việc.

3. Ghi nhớ: - Các bộ phận, chi tiết chuyển động của máy phải có bao che;

- Phải cắt tóc ngắn hoặc dùng mũ bao tóc để tránh bị quấn tóc vào máy.

35

Page 36: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

Tình huống15: Một số công nhân đề nghị với người điều khiển vận thăng dùng để chở vật liệu chở họ lên tầng 3 của công trình (nơi tổ đang làm việc) để cho nhanh. Người điều khiển vận thăng đã đồng ý.

Hỏi:1. Là ATVSV anh (chị) thấy có gì sai sót ở tình huống trên?2. Biện pháp xử lý của anh (chị)?3. Qua tình huống trên anh (chị) thấy cần ghi nhớ điều gì?

Đáp án 1. Sai sót: - Người điều khiển cho công nhân A lên tầng theo yêu cầu của A bằng vận thăng dùng để chở hàng là vi phạm quy định an toàn trong sử dụng thiết bị nâng chuyển (phần đối với người điều khiển);

- Công nhân A thiếu hiểu biết quy định an toàn trong sử dụng thiết bị nâng chuyển.

2. Biện pháp xử lí: - Yêu cầu người điều khiển không được cho A đi lên tầng bằng vận thăng. Nhắc nhở người điều khiển vận thăng và công nhân A thực hiện nghiêm túc các yêu cầu an toàn trong sử dụng thiết bị nâng chuyển; - Yêu cầu NSDLĐ phổ biến nội quy an toàn trong sử dụng máy vận thăng cho người lao động và tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện nội quy. 3. Ghi nhớ: - Không bao giờ dùng máy nâng hàng để chuyển người. Tình huống16: ảnh chụp: Tủ điện, cầu dao điện

Hỏi:

1. Qua hình ảnh trên, là ATVSV anh (chị) thấy có gì sai sót trong việc lắp đặt và sử dụng cầu dao điện?

2. Biện pháp xử lý của anh (chị)?3. Qua tình huống trên anh (chị) thấy cần ghi nhớ điều gì?

Đáp án 1. Sai sót: - Tủ điện không đúng quy cách, không che mưa được; - Các cầu dao mất nắp, dây chẩy không đúng quy cách mà vẫn sử dụng; không có địa chỉ cấp điện; 36

Page 37: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

- Dây điện đấu nối không gọn, không đúng (móc vào nguồn, nằm nổi ở mặt trên bảng điện), có đầu dây chờ không được bọc cách điện; - ổ cắm không có cầu chì; - Đầu đấu dây của aptomat không được che kín. 2. Biện pháp xử lí: - Yêu cầu người có trách nhiệm, cho thay ngay những cầu dao hư hỏng, mất nắp che; lắp thêm cầu chì cho ổ cắm, thay tủ điện, đánh dấu địa chỉ cấp điện … - Nhắc nhở công nhân điện sử dụng dây chảy đúng quy cách khi thay dây chảy (dây chì), bọc kín các đầu dây chờ;

- Đấu lại bảng điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. 3. Ghi nhớ: - Phải lắp đặt tủ bằng điện đúng yêu cầu KTAT điện (cách đi và đấu nối dây, chọn thiết bị khí cụ điện …); - Khi thay dây chảy của các cầu chì, cầu dao phải sử dụng dây chì dúng kích cỡ. Tình huống17: Hình ảnh 2 người vác, vận chuyển vật liệu

Hỏi:1. Qua hình ảnh, là ATVSV anh (chị) thấy có gì sai sót khi vác để vận chuyển vật

liệu?2. Biện pháp xử lý của anh (chị)?3. Qua tình huống trên anh (chị) thấy cần ghi nhớ điều gì?

Đáp án 1.Sai sót: - Mang vác vật nặng ở 2 vai khác nhau; - Không dùng phương tiện vận chuyển khi vận chuyển vật nặng. 37

Page 38: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

- Đi guốc (dép lê) 2. Biện pháp xử lí: - Đề nghị 2 công nhân nghỉ giải lao và chuyển vai vác cho cùng một bên, đồng thời giải thích cho họ biết vì sao không nên vác ở 2 vai khác nhau;

- Yêu cầu người sử dụng lao động bố trí phương tiện vận chuyển nếu có; - Nhắc nhở người lao động phải sử dụng đúng PTBVCN - Yêu cầu người sử dụng lao động phổ biến quy định an toàn vận chuyển bằng thủ công cho người lao động. 3. Ghi nhớ: - Khi vận chuyển các vật nặng trên vai cần phải tuân theo quy định an toàn và phải phối hợp thống nhất giữa những người tham gia. - Phải sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đúng quy định khi lao động; Tình huống 18: Tổ của A được phân công sửa chữa chống dột nhà kho mái lợp bằng fibroxi măng. Mọi người di chuyển nhẹ nhàng, thận trọng và cố gắng tìm những điểm có móc sắt để dẫm chân, riêng A cứ mạnh dạn bước thoải mái trên mái. Hỏi:

1. Là ATVSV anh (chị) thấy có gì sai sót ở tình huống trên?2. Biện pháp xử lý của anh (chị)?3. Qua tình huống trên anh (chị) thấy cần ghi nhớ điều gì?

Đáp án 1. Sai sót: - Không thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn, khi nhiều người cùng làm việc trên mái; - Người lao động đi lại một cách thoải mái trên mái fibroximăng 2. Biện pháp xử lí: - Yêu cầu công nhân A phải đi lại nhẹ nhàng, thận trọng giống như những công nhân khác và nói cho công nhân A hiểu quy định an toàn lao động khi làm việc trên các mái lợp bằng fibroximăng;

- Chỉ bố trí số người cần thiết làm việc trên mái; - Người giao nhiệm vụ phải phổ biến các quy định an toàn khi làm việc trên cao và phải có biện pháp và phương tiện đảm bảo an toàn khi đi lại trên mái giòn (cung cấp ván lót để đi lại).

3. Ghi nhớ: - Khi làm việc trên mái nhà cao phải thực hiện các biện pháp phòng chống ngã cao, phòng vỡ sập mái.

Tình huống19: Hình ảnh đứng trên thang để khoan

38

Page 39: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

Hỏi:Qua hình ảnh trên, là ATVSV anh (chị) thấy công nhân trên có gì sai khi đứng

trên thang để khoan bằng khoan điện?Biện pháp xử lý của anh (chị)?Qua tình huống trên anh (chị) thấy cần ghi nhớ điều gì?

Đáp án 1. Những sai sót: - Khi làm việc đứng trên bậc cao nhất của thang mà không có người giữ thang; - Dây dẫn điện bị hỏng nhiều chỗ mà vẫn sử dụng khi đứng trên thang bằng kim loại; - Không sử dụng mũ cứng chống chấn thương sọ não;

2. Biện pháp xử lí2: - Yêu cầu người công nhân đó tạm thời ngừng làm việc, kiểm tra và bọc lại

chỗ cách điện bị hư hỏng; Nhắc công nhân đó phải sử dụng mũ chống chấn thương sọ não; - Nhắc lại cho công nhân đó biết các quy định khi làm việc trên thang và quy định an toàn khi sử dụng thiết bị điện. - Đề nghị cán bộ quản lí tăng cường công tác kiểm tra và nhắc nhở. 3.Ghi nhớ:

- Chỉ đứng ở thang để làm việc trên cao khi có 2 người (một người giữ thang) và sử dụng đầy đủ PTBVCN;

- Trước khi sử dung thiết bị điện phải kiểm tra tình trạng an toàn của thiết bị. Tình huống 20: Một tổ sản xuất đang đào móng công trình, do nước ngầm chảy ra nhiều, tổ trưởng phân công một công nhân vào kho lấy máy bơm để bơm nước, do máy bơm đặt quá xa ổ cắm, người công nhân lấy đoạn dây điện cũ trong kho đấu nối bằng cách một đầu dây nối nào phích cắm của máy bơm, dùng ny lông quấn lại; đầu kia gập đôi lõi dây điện để cắm vào ổ cắm điện.

Hỏi:1. Là ATVSV anh (chị) thấy có gì sai sót ở tình huống trên?

39

Page 40: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

2. Biện pháp xử lý của anh (chị)?3.Qua tình huống trên anh (chị) cần ghi nhớ điều gì?

Đáp án 1. Sai sót: - Tổ trưởng phân công công nhân A không phải là thợ điện, đấu nối để sử dụng thiết bị điện là sai;

- Công nhân A không phải là thợ điện mà vẫn đấu nối điện là sai - Đấu dây không đảm bảo an toàn (dùng vải ni lông để bọc cách điện, đấu vào

chân phích cắm); - Cắm thẳng lõi dây điện vào ổ cắm là vi phạm quy định. 2. Biện pháp xử lí:

- Yêu cầu công nhân A ngừng việc đấu nối điện cho máy bơm - Đề nghị tổ trưởng phân công thợ điện, sử dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, dụng cụ phương tiện làm việc, đấu nối điện cho máy bơm - Phải có đầy đủ các khí cụ điện (ổ cắm, phích cắm điện, băng dính...v.v) khi lắp đặt thiết bị điện 3. Ghi nhớ: - Tổ trưởng SX chỉ được phân công công nhân được đào tạo nghề điện, làm các việc sửa chữa, đấu nối thiết bị điện - Người lao động không được làm những công việc không đúng chuyên môn được đào tạo Tình huống 21: Hình ảnh xe nâng hàng nâng 2 người lên sửa chữa điện

Hỏi:1. Qua hình ảnh trên, là ATVSV anh (chị) thấy có gì sai sót khi tổ chức sửa

chữa điện trên cao?2. Biện pháp xử lý của anh (chị)?3. Qua tình huống trên anh (chị) cần ghi nhớ điều gì?

Đáp án: 1. Sai sót: - Sử dụng xe nâng hàng để nâng người lên làm việc trên cao; - Sàn thao tác không được cố định chắc chăn vào càng nâng; 40

Page 41: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

- Không đội mũ chống chấn thương sọ não 2. Biện pháp xử lí: - Yêu cầu các công nhân trên ngừng làm việc; - Đề nghị người có trách nhiệm cung cấp phương tiện làm việc và trang bị đầy đủ PTBVCN cho công nhân sửa chữa trên cao; - Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở việc NLĐ thực hiện các quy định, nội quy an toàn khi làm việc và khi sử dụng máy thiết bị; 3. Ghi nhớ: - Phải sử dụng đúng trang thiết bị, công cụ làm việc và PTBVCN khi làm việc; - Không bao giờ sử dụng xe nâng hàng hoặc các thiết bị nâng khác để nâng người nếu chúng không quy định dùng để nâng, chuyển người. Tình huống 22: Hình ảnh phía dưới mái nhà xưởng

Hỏi:1. Qua hình ảnh, là ATVSV anh (chị) thấy có gì sai sót khi lắp đặt điện trong

nhà xưởng?2. Biện pháp xử lý của anh (chị)?3. Qua tình huống trên anh (chị) cần ghi nhớ điều gì?

Đáp án: 1. Sai sót: - Sử dụng dây điện đơn nhưng không chạy tách rời mà lại xoắn vào nhau;

- Dây điện đi không đúng kĩ thuật (không kéo căng, đi trực tiếp trên vì kèo bằng thép); - Máng đèn lắp trực tiếp trên vì kèo thép.

2. Biện pháp xử lí: - Đề nghị người có trách nhiệm thay thế các dây điện không đảm bảo;

- Thường xuyên kiểm tra tình trạng kĩ thuật an toàn của hệ thống điện;

41

Page 42: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

- Nhắc nhở NLĐ thực hiện việc lắp đặt hệ thống điện đúng các quy định KTAT. 3. Ghi nhớ: - Phải sử dụng đúng chủng loại dây dẫn điện và bảo đảm lắp đặt hệ thống điện đúng kỹ thuật; - Không bao giờ lắp trực tiếp thiết bị, khí cụ điện và dây dẫn điện trực tiếp lên kết cấu bằng thép của nhà xưởng, công trình Tình huống 23: Hình ảnh tủ điện, bảng điện

Hỏi:1. Qua hình ảnh trên, là ATVSV anh (chị) thấy có gì sai sót khi lắp đặt hệ thống

điện, bảng điện?2. Biện pháp xử lý của anh (chị)?3.Qua tình huống trên anh (chị) cần ghi nhớ điều gì?Đáp án

1. Sai sót: - Việc bọc cách điện không đảm bảo chắc chặt; - Dây điện đi không đúng kĩ thuật (đi trực tiếp phía ngoài bảng điện, chạy chồng chéo, không thẳng);

- Công tắc điện, ổ cắm, hộp điện không ghi rõ địa chỉ cấp điện, không ghi rõ mức điện áp, dòng điện cho phép đối với thiết bị điện sử dụng; - Các chân cực đấu dây của Aptomat không có nắp bao che; - Hệ ổ cắm và công tắc dùng chung 1 cầu chì. 2. Biện pháp xử lí: - Đề nghị người có trách nhiệm cho lắp lại bảng điện; nắp che chân cực đấu dây của aptomat - Gắn nhãn ghi địa chỉ cấp điện của aptomat, công tắc; - Ghi rõ cấp điện áp, độ lớn dòng diện cho phép sử dụng của công tắc, ổ cắm (và cả aptomat, hộp điện nếu cần thiết). 3. Ghi nhớ: 42

Page 43: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

- Phải bảo đảm lắp đặt hệ thống điện đúng kĩ thuật; - Phải ghi rõ điện áp cung cấp và cường độ dòng điện tối đa cho phép của thiết bị điện sử dụng tại vị trí lắp các khí cụ điện và hộp điện. Tình huống 24: Hình ảnh một công nhân xây dựng đang di chuyển trên cao …

Hỏi:1. Qua hình ảnh trên, là ATVSV anh (chị) thấy công nhân trên có gì sai só khi

làm việc trên cao?2. Biện pháp xử lý của anh (chị)?3.Qua tình huống trên anh (chị) cần ghi nhớ điều gì?

Đáp án 1. Sai sót: - Làm việc trên cao không có giàn giáo;

- Không sử dụng đủ PTBVCN; - Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân không đúng (phải phân tích); - Làm việc chỉ có 1 người, không có người phụ và giám sát. 2. Biện pháp xử lí: - Yêu cầu NLĐ dừng công việc; nêu cụ thể những sai sót, vi phạm các quy định an toàn để tìm cách khắc phục; - Đề nghị người có trách nhiệm trang bị giàn giáo, cung cấp đủ PTBVCN cho NLĐ, bổ xung người cùng làm việc; - Hướng dẫn ngưòi lao động cách đeo dây an toàn, đội mũ và các yêu cầu khi làm việc trên cao; - Đề nghị NSDLĐ huấn luyện lại cho NLĐ và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định ATVSLĐ trên công trường.

43

Page 44: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

3. Ghi nhớ: - Khi làm việc trên cao phải có giàn giáo, làm việc phải có từ 2 người trở lên; - Khi làm việc trên cao phải sử dụng đúng và đầy đủ PTBVCN. Tình huống 25: Hình ảnh trên mặt bằng nhà xưởng …

Hỏi:1. Qua hình ảnh trên, là ATVSV anh (chị) thấy có gì sai sót tại xưởng sản xuất?2. Biện pháp xử lý của anh (chị)?3. Qua tình huống trên anh (chị) cần ghi nhớ điều gì? Đáp án 1.Sai sót: - Người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân; - Mang xe máy vào xưởng sản xuất - Nền nhà xưởng không phẳng đều gây đọng nước tạo nguy cơ trơn trượt dễ gây TNLĐ 2. Biện pháp xử lí: - Yêu cầu NLĐ đem xe máy ra khỏi xưởng và cất vào nhà xe (hoặc chỗ quy định); - Yêu cầu người lao động sử dụng đầy đủ PTBVCN đã được cấp phát, nếu chưa được cấp thì đề nghị NSDLĐ trang bị cho NLĐ rồi mới cho vào làm việc;

- Đề nghị cán bộ quản lí phổ biến lại nội quy lao động, nội quy nhà xưởng và thường xuyên nhắc nhở NLĐ trong việc thực hiện các nội quy đó. - Kiến nghị với người quản lý, NSDLĐ có kế hoạch tu bổ làm phẳng nền nhà xưởng khắc phục tình trạng đọng nước hiện nay 3. Ghi nhớ: - Phải bố trí, giữ gìn nhà xưởng sạch sẽ, gọn gàng - Làm việc trong nhà xưởng phải sử dụng đầy đủ PTBVCN phù hợp - Xe máy, xe đạp của mọi người phải để đúng nơi quy định

44

Page 45: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

PHẦN IIIPHẦN THAO TÁC THỰC HÀNH CẤP CỨU

NGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG

Câu 1: Anh hay chị thực hành phương pháp băng vết thương ở đỉnh đầu?( băng bằng băng cuộn).

Đáp án 1 - Chuẩn bị dụng cụ: Băng, cồn, gạc … - Cắt tóc quanh vùng vết thương; - Khử trùng vết thương (Chú ý không để chạm vào óc nếu vết thưong bị lòi óc); đặt gạc khử trùng kín lên vết thương; - Bắt đầu băng từ trên tai phải, qua trán, phía trên tai trái, phía dưới xương chẩm về vị trí ban đầu và băng thêm 1 vòng nữa như trên; - Lần thứ 2 khi vòng đến giữa trán thì gấp băng lại, ngón cái và ngón trỏ tay trái giữ lấy, đưa băng qua đỉnh đầu tới xương chẩm, nhờ nạn nhân hoặc người khác giữ giúp; - Cứ thế băng từ trán xuống gáy rồi từ gáy lên trán, vòng sau đè lên vòng trước 1/2 cho đến khi băng kín cả đầu thì băng thêm 2 vòng quanh đầu như bước 1 để cố định. - Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu 115. - Băng nhanh, đẹp, chăc chắn.

Đáp án 2 - Chuẩn bị dụng cụ: Băng, cồn, gạc … - Cạo sạch một khoảnh tóc quanh vùng vết thương; - Khử trùng vết thương (Chú ý không để chạm vào óc nếu vết thưong bị lòi óc), đặt gạc vô trùng kín lên vết thương; - Lấy 2 cuộn băng, nối 2 đầu băng vào nhau; - Đặt cuộn băng vừa nối lên cung lông mày, vòng 2 cuộn băng qua mang tai ra sau gáy (dưới xương chẩm), khoá 2 băng lại cho chắc chắn;

- Một cuộn băng vắt lên đỉnh đầu, đè qua miếng gạc xuống tới trán; cuộn kia vòng quanh đầu để giữ băng; - Cuộn băng ở trán vắt qua đầu xuống vùng xương chẩm rồi lại lật lên đầu xuống trán, vòng sau đè lên 1/3 vòng trước cứ như vậy cho đến khi kín hết đầu thì buộc 2 đầu băng vào nền sọ; - Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu 115. - Băng nhanh, đẹp, chăc chắn. Câu 2: Anh hay chị thực hành băng sơ cứu thương ở một mắt? (băng bằng băng cuộn). Đáp án 1 - Chuẩn bị dụng cụ: Băng, gạc vô trùng, cồn... - Dùng thuốc sát trùng làm sạch quanh mắt;

45

Page 46: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

- Đặt băng gạc vô trùng lên mắt; - Băng từ thái dương bên phải vòng qua phía trên tai trái, tới dưới chỗ phình xương chẩm trên tai phải về chỗ bắt đầu băng (băng 2 vòng như vậyb); - Lần 2 khi đến chỗ phình xương chẩm qua dưới tai phải, chếch lên che kín mắt phải, đưa mép băng qua sống mũi rồi lại qua trên thái dương đến chỗ phình xương chẩm; - Cứ vòng sau đè lên vòng trước ở chỗ tai phải và chếch dần xuống phía trên thái dương cho đến khi băng kín mắt rồi băng thêm 2 vòng trên đầu để cố định; - Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu 115. - Băng nhanh, đẹp, chắc chắn.

Đáp án 2: - Chuẩn bị dụng cụ: Bông gạc vô trung. cồn … - Dùng thuốc sát trùng làm sạch quanh mắt;

- Đặt băng gạc vô trùng lên mắt; - Lấy 2 cuộn băng, nối 2 đầu băng vào nhau; - Đặt cuộn băng vừa nối lên cung lông mày, vòng 2 cuộn băng qua mang tai ra sau gáy (dưới xương chẩm), khoá 2 băng lại cho chắc chắn;

- Một cuộn băng vắt qua nửa đầu xuống mắt (đè qua miếng gạc) chạy xuống dái tai vòng lên xương chẩm hoặc kéo cuộn băng qua dái tai vòng lên mắt qua đầu xuống vùng xương chẩm; - Cứ băng như vậy vòng sau đè lên vòng trước 1/3 cho đến khi kín vết thương thì buộc chặt 2 đầu băng vào nền sọ. - Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu 115. - Băng nhanh, đẹp, chắc chắn. Câu 3: Anh hay chị thực hành băng vết thương ở trên mu bàn tay? (băng bằng băng cuộn). Đáp án 1 - Chuẩn bị dụng cụ: Băng cuộn, bông gạc, thuốc sát trùng; - Làm sạch quanh vết thương bằng các loại thuốc sát trùng, bắt đầu từ trong ra ngoài theo hình xoáy trôn ốc sau đó đặt bông gạc che kín vết thương;

- Tiến hành băng vết thương: + Cuộn 2 vòng băng ở cuối ngón tay;

+ Băng hình số 8 ở mu bàn tay; + Băng chặt ở cổ tay;

- Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu 115. - Băng nhanh;

- Đẹp; - Chắc chắn.

Đáp án 2 (băng theo hình xoáy chôn ốc) - Chuẩn bị dụng cụ: Băng cuộn, bông gạc, thuốc sát trùng;

46

Page 47: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

- Làm sạch quanh vết thương bằng các loại thuốc sát trùng, bắt đầu từ trong ra ngoài theo hình xoáy trôn ốc sau đó đặt bông gạc che kín vết thương; - Tiến hành băng vết thương: + Đặt đầu băng trên trên 4 ngón tay, băng hai vòng cố định đầu băng lại; + Băng xoắn ốc từ dưới ngón tay đi lên, cứ vòng sau đè lên 1/3 vòng trước cho đến khi kín vết thương.

+Băng chặt đầu băng vào cổ tay. - Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu 115. - Băng nhanh, đẹp, chắc chắn.

Câu 4: Anh hay chị thực hành băng vết thương ở giữa gan bàn chân? (băng bằng băng cuộn). Đáp án - Chuẩn bị dụng cụ: Băng cuộn, bông gạc, thuốc sát trùng; - Làm sạch quanh vết thương bằng các loại thuốc sát trùng, bắt đầu từ trong ra ngoài theo hình xoáy trôn ốc sau đó đặt bông gạc che kín vết thương; - Tiến hành băng vết thương: + Cuộn 2 vòng băng ở gần ngón chân từ ngoài vào trong; + Băng chéo qua mu bàn chân, vòng qua mắt cá;

+ Băng chéo qua mu bàn chân bắt chéo với vòng trước, qua gan bàn chân về chỗ cũ; +Vòng sau đè lên vòng trước 1/2 hoặc 2/3. Cứ như thế cho đến khi băng kín cả bàn chân thì cuộn 2 vòng ở cổ chân; - Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu 115. - Băng nhanh, đẹp, chắc chắn. Câu 5: Anh hay chị thực hành phương pháp cấp cứu nạn nhân bị điện giật và ngất?. Đáp án Phương pháp cấp cứu:

Thực hiện hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực theo trình tự: - Đưa nạn nhân ra nơi thoáng mát, đặt nằm ngửa trên nền cứng; - Ep tim ngoài lồng ngực:

+ Người cấp cứu quỳ bên phải nạn nhân; + Đặt lòng bàn tay trái vào 1/3 dưới xương ức nạn nhân, lòng bàn tay phải bắt chéo lên mu bàn tay trái; + Dùng sức mạnh cả cơ thể ấn mạnh vuông góc xương ức nạn nhân, sau đó nới tay để ngực nạn nhân quay trở về vị trí cũ.

- Kết hợp hà hơi thổi ngạt: + Nghiêng đầu nạn nhân sang một bên, mở miệng, dùng ngón tay quấn gạc đưa vào miệng nạn nhân để lấy hết dị vật nếu có, lau sạch miệng, kéo lưỡi nạn nhân ra;

47

Page 48: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

+ Để đầu nạn nhân ngửa, kê gối dưới gáy để đầu ngửa tối đa, đặt miếng gạc mỏng lên miệng nạn nhân; + Người cấp cứu quỳ ngang vai phải nạn nhân, tay trái bịt mũi và ấn trán nạn nhân xuống, tay phải giữ cằm để mở miệng nạn nhân ra, hít vào hết sức, úp miệng mình khít vào miệng nạn nhân và thổi ra hết sức;

+ Làm kết hợp nhịp nhàng, nhanh, dứt khoát. Nếu có 1 người cấp cứu thì cứ sau 15 lần ép tim dừng lại thổi ngạt 1 lần; nếu có 2 người cấp cứu thì sau 4 lần ép tim phải dừng lại thổi ngạt 1 lần;

+ Thực hiện đến khi nạn nhân hồi phục và gọi nhân viên y tế đến hoặc gọi 115. Câu 6: Anh hay chị thực hành phương pháp đặt garô trong trường hợp cụt chi hoặc đứt động mạch chi trên?.

Đáp án - Chuẩn bị dụng cụ: Băng cuộn, bông gạc, thuốc sát trùng, một que cứng nhỏ để cố định. - Tiến hành: + Gỡ cuộn băng ra, gập đôi và buộc lại để có chiều dài vừa buộc; + Buộc ga rô ở phía trên vết thương 3 đến 4 cm, dùng que xoắn chặt cho đến khi máu không chảy nhiều ở vết thương nữa thì dùng băng cố định que xoắn lại; + Làm sạch quanh vết thương bằng các loại thuốc sát trùng, bắt đầu từ trong ra ngoài theo hình xoáy trôn ốc sau đó đặt gạc lên và băng lại; + Lập phiếu theo dõi ga rô ghi rõ họ tên nạn nhân, thời gian đặt ga rô, vị trí đặt ga rô; + Trong thời gian đặt ga rô, cứ 30-40 phút phải nới lỏng ga rô 1 lần (mỗi lần 1m-2 phút) để phòng hoại tử (khi thấy phần tay hồng lên thì buộc lạik);

+ Sau đó chuyển nạn nhân đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất, hoặc gọi cấp cứu 115 (nhớ phải thông báo chi tiết địa điểmn, loại tai nạn, tình trạng nạn nhân). - Làm nhanh, chính xác.

Câu 7: Anh hay chị thực hành phương pháp cố định gãy xương đùi kín?. Đáp án - Chuẩn bị dụng cụ: 2 nẹp: 1 dài, 1 ngắn, bông băng...;

- Cố định chân gãy:+ Đặt nẹp ngắn vào phía trong mắt cá chân tới bẹn; đặt nẹp dài phía ngoài mắt

cá chân tới tận nách; + Buộc cố định 2 nẹp vào đùi ở phía trên và phía dưới chỗ bị gẫy, rồi đến cổ chân, sau đến lồng ngực, thắt lưng, chậu hông, trên đầu gối, dưới đầu gối; + Buộc 2 chân vào nhau, buộc ở cổ chân, đầu gối và đùi;

+ Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi câp cứu 115. - Cấm chuyển nạn nhân khi chưa cố định. - Băng nhanh, đẹp, chắc.

48

Page 49: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

Câu 8: Anh hay chị thực hành phương pháp cố định gãy xương cẳng chân hở?.

Đáp án - Chuẩn bị dụng cụ: 2 nẹp để cố định, băng cuộn, bông gạc, thuốc sát trùng. - Băng vết thương: Làm sạch quanh vết thương bằng các loại thuốc sát trùng, bắt đầu từ trong ra ngoài theo hình xoáy trôn ốc sau đó đặt gạc lên và băng lại. - Tiến hành nẹp cố định xương gẫy: + Đặt 2 nẹp dài từ cổ chân tới giữa đùi, một nẹp phía trong, một nẹp phía ngoài (chú ý đặt bông gạc đệm ở 2 bên mắt cá chân, 2 bên gối)

+ Dùng băng cuộn cố định 2 nẹp vào nhau ở giữa đùi, trên và dưới vết thương (chỗ gãyc), cổ chân, bàn chân. - Dùng các loại thuốc giảm đau nếu có điều kiện; - Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất, hoặc gọi cấp cứu 115.

- Băng đẹp, chắc,nhanh. Câu 9: Anh hay chị thực hành phương pháp cố định gãy xương cánh tay?. Đáp án - Chuẩn bị dụng cụ: 2 nẹp để cố định, 1 băng vải to bản, băng cuộn, bông gạc, thuốc sát trùng; - Làm sạch quanh vết thương băng các loại thuốc sát trùng, bắt đầu từ trong ra theo đường xoáy trôn ốc sau đó đặt gạc lên và băng lại;

- Tiến hành nẹp cố định xương bị gẫy: + Đặt 1 nẹp từ hõm nách đến khuỷu tay, một nẹp từ trên vai đến khuỷu tay ở mặt ngoài; + Dùng băng cố định tại điểm ngang hõm nách, giữa cánh tay, trên khuỷu tay; + Cố định tay nạn nhân trong tư thế cẳng tay vuông góc với cánh tay, lòng bàn tay úp xuống dưới bằng băng vải vòng qua cổ; - Cho nạn nhân dùng các thuốc giảm đau nếu đau nhiều; - Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất, hoặc gọi cấp cứu 115; - Động tác cố định chắc chắn,làm nhanh; Đẹp.

Câu 10: Anh hay chị thực hành phương pháp cố định gãy xương cẳng tay hở?. Đáp án - Chuẩn bị dụng cụ: 2 nẹp để cố định, 1 băng vải to bản, băng cuộn, bông gạc, thuốc sát trùng; - Băng vết thương: Làm sạch quanh vết thương băng các loại thuốc sát trùng, bắt đầu từ trong ra theo đường xoáy trôn ốc sau đó đặt gạc lên và băng lại; - Tiến hành nẹp cố định xương bị gẫy: + Đặt 1 nẹp dài từ mỏm khuỷu tới mu bàn tay, một nẹp từ khuỷu tới gan bàn tay, buộc cố định nẹp ở dưới khuỷu, trên và dưới vết thương, cổ tay;

49

Page 50: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

+ Cố định tay nạn nhân trong tư thế cẳng tay vuông góc với cánh tay, lòng bàn tay ngửa lên trên bằng băng vải vòng qua cổ; - Cho nạn nhân dùng các thuốc giảm đau nếu đau nhiều; - Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất, hoặc gọi cấp cứu 115; - Động tác đúng; Cố định chắc chắn; Làm nhanh; Đẹp.

Câu 11: Anh (chị) hãy nêu cách sơ cứu một nạn nhân bị bỏng do nhiệt, do hoá chất? Đáp án - Hiện tượng bỏng thường xảy ra do nhiều nguyên nhân: do nhiệt (ngọn lửa trầnn, chất lỏng nóng, kim loại nóng chảy...), hóa chất (a xíta, kiềm...); - Rửa vết bỏng nhiều lần bằng nước sạch: + Dập lửa trên da bằng vải tẩm ướt; + Bỏng phốt pho: Dùng khăn ướt dập tắt lửa rồi đắp ướt lên vết thương; + Bỏng a xít: Rửa bằng nước vôi trong, nước xà phòng; + Bỏng do kiềm: Đắp dấm, hoặc nước chanh quả; + Bỏng do điện: Ngắt điện. - Băng vô khuẩn vết thương bỏng:

+ Tuyệt đối không bôi các loại thuốc lên vết bỏng khi chưa rửa sạch. + Nếu không có khăn thì lấy băng vải buộc lại. - Chống sốt:

+ Giảm đau: Lấy gạc thấm Novocain1 % đắp lên vết thương (ở bệnh viện có thể dùng Dalâng, mocphin);

+ Cho uống nước chè đường, nước muối; + Nằm chỗ thoáng nhưng không có gió lùa. - Kĩ thuật băng: + Đúng; Nhanh; Chắc; Đẹp

Câu 12: Anh hay chị hãy thực hành phương pháp cấp cứu nạn nhân bị ngạt thở do hơi khí độc?.

Đáp án - Nguyên nhân: thường do nhiếm hơi khí độc, bị vết thương lồng ngực có tiếng thở phì phò, sập hầm, bị tắc đường hô hấp do dị vật, điện giật, chết đuối.; - Dấu hiệu:

+ Nạn nhân khó thở, thở chậm, thở nông hoặc ngừng thở; + Môi, mặt tái tím, vật vã, mê man.

- Phương pháp cấp cứu: + Đưa nạn nhân ra đặt nơi thoáng khí;

+ Đặt nạn nhân nằm ngửa, người cấp cứu quỳ ngang vai nạn nhân, một tay nâng cằm lên, một tay đặt trên trán ấn nhẹ xuống làm đầu nạn nhân ngửa ra sau gáy;

+ Mở miệng nạn nhân, đưa ngón tay vào miệng kiểm tra lấy dị vật nếu có, dùng băng gạc lau sạch nhớt dãi máu, kéo lưỡi nạn nhân ra để khai thông đường khí quản; 50

Page 51: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

+ Người cấp cứu hít vào hết sức cho ngực phồng lên rồi mở miệng nạn nhân ra, một tay vừa bịt mũi vừa ấn trán xuống, một tay nâng cằm giữ miệng nạn nhân rồi úp miệng mình vào kín miệng nạn nhân thổi mạnh cho ngực nạn nhân phồng lên. Sau đó ngửa đầu lên hít vào hết sức rồi lại thổi vào miệng nạn nhân, mỗi lần thổi trong 1-2 giây, thổi 2 lần rồi áp tai lên bên trái ngực nạn nhân nghe, nếu không tthấy tim đạp thì tiếp tục thổi ngạt với tần số 12-15 lần / phút liên tục cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh hoặc đồng tử giãn hết thì mới thôi.

+ Nếu nạn nhân bị ngộ độc chất ăn mòn hoặc miệng bị tổn thương nặng.. thì người cấp cứu:

* 1 tay bịt miệng nạn nhân; * 1 tay ấn trán xuống cho đầu ngả về phía sau gáy, hít vào hết sức rồi ngậm miệng vào mũi nạn nhân thổi mạnh để hơi qua mũi vào phổi, tiếp tục thổi ngạt như trên. * Trường hợp tim ngừng đập phải kết hợp ép tim ngoài lồng ngực.

Chú ý: Trên đường đi cấp cứu vẫn phải tiếp tục thổi ngạt.. - Làm đúng động tác; Trình bày lưu loát. Câu 13: Anh hay chị hãy thực hành phương pháp cấp cứu nạn nhân bị lòi ruột ở bụng?. Đáp án

+ Chuẩn bị dụng cụ: Bát sạch, bông băng, gạc....+ Tuyệt đối không được nhét ruột vào bụng, không được bôi sát khuẩn lên ruột,

cấm cho nạn nhân ăn uống. + Sát khuẩn quanh vết thương; + Dùng bát đã được sát khuẩn (nếu không có bát, dùng băng cuộn quấn hình vành khuyên) úp kín lên vết thương;

+ Dùng băng quấn ép thật chặt bát (hoặc băng cuộn quấn hình vành khuyên) lên thành bụng;

+ Chuyển đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu 115. + Động tác thực hiện các bước đúng; + Băng cố định bát phải chặt; + Thao tác nhanh; + Băng đúng, chắc, đẹp.

Câu 14: Anh hay chị hãy thực hành phương pháp cấp cứu nạn nhân bị thủng lồng ngực bằng băng cuộn?. Đáp án a/ Chuẩn bị: Bông, băng, gạc...

b/ Thao tác cấp cứu:+ Để nạn nhân ở tư thế nửa nằm nửa ngồi;

+ Sát khuẩn quanh vết thương (làm từ trong ra ngoài theo vòng xoáy trôn ốc);

51

Page 52: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

+ Phủ gạc bông lên và đặt băng lên vết thương và băng quấn quanh ngực ép bên ngoài thật kín cho đến khi hết tiếng thở phì phò. - Gọi cấp cứu 115; - Thao tác đúng, băng nhanh; Băng chặt; Băng đẹp.

Câu 15: Anh hay chị hãy thực hành phương pháp cấp cứu nạn nhân bị say nóng hoặc say nắng?.

Đáp án - Nhanh chóng đưa nạn nhận ra nơi thoáng khí; - Khẩn trương cấp cứu; - Nới và cới bỏ bớt quần áo; - Hạ thân nhiệt từ từ, chườm lạnh bằng nước đá vào gáy, trán, gan bàn chân; - Cho bệnh nhân uống nước chè có pha thêm muối hoặc orezol; - Nếu nạn nhân bị nặng có thể nhúng nạn nhân vào bể nước lạnh, chườm lạnh liên tục. - Khi nhiệt độ thân nhiệt xuống đến 38- 39 độ C đưa bệnh nhân ra nằm nơi thoáng mát; - Có thể cho bệnh nhân uống thuốc hạ nhiệt, nếu bệnh nhân không đỡ thì chuyển đi bệnh viện. - Trình bày lưu loát; thao tác minh hoạ tốt Câu 16: Anh hay chị hãy thực hành vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện?.

Đáp án - Nguyên tắc: + Nạn nhân phải được sơ cứu xong; + Phải vận chuyển nạn nhân nhẹ nhàng, êm ái; + Nạn nhân bị thương nặng, bị choáng không được vận chuyển mà phải gọi cấp cứu đến ngay. - Cáng thương. + Cáng thương gồm cáng bạt, võng, cánh cửa, ván gỗ hoặc có thể dùng chõng tre.

- Đặt nạn nhân lên cáng: + Khi đặt nạn nhân lên cáng, không được động chạm vào vết thương; + Nạn nhân bị gãy cột sống, vỡ đầu, gãy chân, vết thương lồng ngực phải có ít nhất 3 người nhấc lên cáng: Một người đỡ đầu và lưng, 1 người nâng thân, 1 người nâng chi dưới. + Nếu chi dưới gãy thì một tay đỡ phần trên một tay đỡ phần chi dưới chỗ gãy. + Nhấc đồng thời theo hiệu lệnh 1,2, 3 rồi cùng đặt lên cáng; - Tư thế nạn nhân nằm trên cáng: + Thường nằm thẳng, 2 tay buông xuôi, chân duỗi thẳng; + Bệnh nhân chảy máu nặng, choáng nằm đầu hơi thấp;

52

Page 53: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

+ Vết thương sọ não, hàm mặt, bị mê man, nằm đầu hơi nghiêng sang một bên, đầu kê gối; + Vết thương ở bụng kê ngực hơi cao, 2 đùi gấp nhẹ; + Vết thương lồng ngực để nạn nhân nửa nằm nửa ngồi hoặc kê đầu và vai cao lên. - Khiêng cáng:

+ 2 hoặc 4 người khiêng; + Phải giữ cáng thường xuyên cân bằng, cấm đi đều bước làm cáng lắc lư; + Khi khiêng cáng lên hoặc xuống dốc, cầu thang phải để đầu nạn nhân ở phía chiều cao của dốc, cầu thang (Đỉnh dốc§, bậc trên); cáng phải thăng bằng vì vậy khi lên dốc (lên cầu thangl) người đi trứơc cầm tay cáng, người sau nâng cáng lên; khi xuống dốc (xuống cầu thangx) người đi trước nâng cáng lên, người đi sau hạ cáng.. - Trình bày lưu loát

Câu 17: Anh hay chị hãy thực hành phương pháp cố định gãy xương hàm?. Đáp án 1 Dùng băng chéo tam giác - Chuấn bị băng chéo tam giác, gạc bông - Đặt gạc, bông vô khuẩn trên vết thương cằm, hàm;

- Đặt băng lên trên gạc bông; - Kéo 1 đầu băng lên trên đỉnh đầu;

- Vòng xuống mang tai; - Kéo đầu kia lên đến khi 2 đầu băng gặp nhau; - Bắt chéo 2 đầu băng lại;

- Một đầu vòng qua trán; - Một đầu vòng qua gáy;

- Đến khi gặp nhau thì buộc chặt 2 đầu băng lại, sau đó đưa nạn nhân vào bệnh viện. - Băng chặt; Băng đẹp; Băng nhanh; Trình bày lưu loát Đáp án 2: Dùng băng cuộn bảng rộng - Chuấn bị băng cuộn bản rộng, gạc bông - Đặt gạc, bông vô khuẩn trên vết thương cằm, hàm;

- Cuộn một đầu băng vào khoảng 20-30cm; -Đặt băng trên thái dương, quấn một vòng tròn trên cung lông mày qua mang tai, xương chẩm, khi hai khi hai vạt băng gặp nhau thì cố định lại.

- Một dầu băng kéo xuống hàm rồi vòng lên thái dương phía đối diện. - Một đầu băng vắt lên đỉnh đầu, kéo xuống hàm, hai vạt băng gặp nhau thì cố

định lại. -Cứ tiếp tục như thế cho đế khi kín vết thương thì buộc hai đầu băng lại, sau đó đưa nạn nhân đến bệnh viện.

- Băng chặt; Băng đẹp; B¨ng nhanh; Tr×nh bµy lu lo¸t.

53

Page 54: Cau Hoi Hoi Thi ATLD 2012

-------------------

54