26
Mở đầu Chúng ta đang sống trong thời đại mới – thời đại văn minh, khoa học, nhất là sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin; nó đã và đang làm cho cuộc sống con người ngày được nâng cao. Đáng tiếc thay giá trị đạo đức, nhất là Chữ Hiếu, đang bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, duy vật chất. Đặc biệt là giới trẻ, không thiếu những kẻ thờ ơ, lãnh đạm, ích kỷ, sống chỉ biết mình, không nghĩ đến cha mẹ, thậm chí còn giết cả cha mẹ. Lời cha ông ta đã dạy qua câu ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” dường như đang bị lãng quyên. Vấn đề này đang là thách đố cho các bậc cha mẹ, cũng như những người có trách nhiệm. Bài viết dưới đây sẽ cho ta biết rõ hơn về vấn đề trên và đưa ra một số phương pháp giải quyết vấn đề một cách cụ thể. Trong bài viết không thể tránh sai xót mong quý đọc giả chỉ rõ để bài viết sau thêm hoàn chỉnh hơn 1

Chữ Hiếu Ngày Xưa

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Chữ Hiếu Ngày Xưa

Citation preview

Page 1: Chữ Hiếu Ngày Xưa

Mở đầu

Chúng ta đang sống trong thời đại mới – thời đại văn minh, khoa học, nhất là sự

phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin; nó đã và đang làm cho cuộc

sống con người ngày được nâng cao. Đáng tiếc thay giá trị đạo đức, nhất là Chữ

Hiếu, đang bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, duy vật chất. Đặc biệt là giới trẻ,

không thiếu những kẻ thờ ơ, lãnh đạm, ích kỷ, sống chỉ biết mình, không nghĩ đến

cha mẹ, thậm chí còn giết cả cha mẹ. Lời cha ông ta đã dạy qua câu ca dao: “Công

cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ

kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” dường như đang bị lãng quyên. Vấn đề

này đang là thách đố cho các bậc cha mẹ, cũng như những người có trách nhiệm.

Bài viết dưới đây sẽ cho ta biết rõ hơn về vấn đề trên và đưa ra một số phương pháp

giải quyết vấn đề một cách cụ thể.

Trong bài viết không thể tránh sai xót mong quý đọc giả chỉ rõ để bài viết sau thêm

hoàn chỉnh hơn

1

Page 2: Chữ Hiếu Ngày Xưa

2

Page 3: Chữ Hiếu Ngày Xưa

1. Chữ hiếu xưa và nay:

1.1. Chữ hiếu ngày xưa:

Theo truyền thống Đông phương, chữ Hiếu được đề cao trong đời sống gia đình và

ngoài xã hội, vì xã hội này chịu ảnh hưởng sâu xa nền luân lý Khổng Mạnh. Đức

Khổng Tử đã dạy môn sinh của mình phải phụng dưỡng cha mẹ, quạt nồng ấp lạnh,

tối sớm chăm nom: Đức Khổng Tử nói: “cha mẹ còn sống không nên đi chơi xa, và

đi đâu thì phải cho biết có nơi có chốn”.Ngài còn đặt ra nhiều phong tục rất tỉ mỉ và

phiền toái để tỏ lòng hiếu với cha me như việc ma chay, tang chế, kiêng kỵ… Ngày

nay nhiều điều không còn phù hợp nữa.

3

Page 4: Chữ Hiếu Ngày Xưa

Viêt Nam ngày trước, đạo hiếu có lúc được quy định rõ trong hiến pháp, sự tiến bộ

của hình pháp đã có từ thời Lê Sơ thông qua “Quốc triều hình luật” hay gọi là Bộ

luật Hồng Đức, cán cân luật pháp thể hiện tính nghiêm minh thông qua quy phạm

của luật hình sự, các tội nặng nhẹ được phân định rõ ràng, đặc biệt các tội được gọi là

"tội ác" gồm có 10 loại: "Thập ác"

Điều 7 trong thập ác quy định về tội bất hiếu: “Bất hiếu là các tội tố cáo hoặc dùng

lời lẽ để chửi mắng, bỏ đói, bỏ rét ông bà, cha mẹ, hoặc khi có tang ông bà cha mẹ lại

không để tang mà nhởn nhơ vui chơi”. Người phạm tội bị phạt đồ hình, đày đọa làm

việc nặng nhọc, bắt làm khao binh vụ cho lính ở chiến trường, và trước khi đưa đi

đày, kẻ bất hiếu bị đánh 80 trượng trước xóm làng để răn đe thói hư bất hiếu.

4

Page 5: Chữ Hiếu Ngày Xưa

Đến triều Nguyễn, tấm gương hiếu hạnh được nhắc nhiều là vua Tự Đức, nói về chữ

hiếu mà không nhắc đến vua Tự Đức là một thiếu sót, vua Tự Đức Là vị vua có Hiếu

với mẹ bậc nhất trong 13 vị Hoàng đế Triều Nguyễn.

“Trải qua 36 năm làm Vua trên ngai vàng, Vua Tự Đức lúc nào cũng dành ngày chẵn

vào cung để vấn an sức khỏe mẹ, đồng thời nghe lời truyền bảo của mẹ, nếu có điều

gì quan trọng đáng lưu tâm thì ghi ngay vào quyển sổ tùy thân mà nghiền ngẫm. Đó

là, quyển sổ từ huấn lục - quyển sổ chép lời mẹ dạy. Còn ngày lẻ thì lo việc triều

đình, chớ không vì làm Vua có vạn năng quyền thế mà lơ là bổn phận làm con”.

(Tìm Hiểu Các Danh Nhân - Nguyễn Phú Thứ)

5

Page 6: Chữ Hiếu Ngày Xưa

“Có lần, ngày mai là đến kỳ giỗ kỵ tiên đế Thiệu Trị, thế mà hôm ấy Vua Tự Đức

ham đi săn bắn, gặp nước lụt chảy xiết mạnh bất ngờ, Vua quan chưa dám dùng

thuyền hồi cung, phải mắc kẹt chốn ngoại thành thuộc rừng Thuận Trực. Bà Từ Dũ

sai quan Nguyễn Tri Phương đi rước, khi vào cung, vua biết lỗi, dâng roi, nằm xuống

chờ quở phạt. Bà Từ Dũ giận, quay mặt chẳng nói một lời, sau đó mới tha cho hình

phạt, chỉ trách dạy bằng lời mà thôi”.

Theo tục lệ ngày Tết, con cháu dù ở nơi xa xôi cũng phải về họp mặt cùng ông bà

cha mẹ vì ngày này được coi là linh thiêng. Ai vắng mặt không có lý do chính đáng

bị coi như là bất hiếu.

Thời tôi mới vào học lớp năm tức lớp một bây giờ, tuy chưa biết đọc biết viết nhưng

đã thuộc lòng bài ca dao:

6

Page 7: Chữ Hiếu Ngày Xưa

Công cha như núi thái sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

hoặc:

"Tu đâu cho bằng tu nhà,

Thờ cha kính mẹ mới là chân tu”

Tuổi thơ chưa biết gì, tâm hồn ngây thơ trong trắng như tờ giấy trắng đã được thầy

cô giáo viết vào chữ “hiếu” rồi. Tuy chưa hiểu rõ ràng hiếu đạo phải như thế nào,

nhưng khái niệm làm con phải hiếu thảo với cha mẹ là dấu ấn đầu đời khó quên của

học sinh lớp người đi trước như chúng tôi. Bước sang năm đầu tiên bậc trung học

chúng tôi lại được giáo dục chữ hiếu bằng tác phẩm “Nhị thập tứ hiếu (NTTH)” tức

24 người con có hiếu ở Trung quốc thời xưa.

Thực lòng mà nói mãi đến bây giờ tôi không thể nào quên được Ngu Thuấn, Quách

cự hay Mẫn Tử Khiên với những dòng thơ vừa nhẹ nhàng, dễ hiểu vừa đậm tính

nhân văn như:

Mẹ ghẻ lại tính càng sâu sắc

Em Tượng thêm rất mực điêu ngoa

Một mình thuận cả vừa ba

Trên chiều cha mẹ dưới hoà cùng em.( Ngu Thuấn – NTTH)

7

Page 8: Chữ Hiếu Ngày Xưa

Hoặc

Thầy Mẫn Tử rất đường hiếu nghĩa

Xót nhà quên quạnh quẻ đã lâu

Thờ cha sớm viếng khuya hầu 

Chẳng may gặp phải mẹ sau nồng nàn

………………..

Sa nước mắt chân quì miệng gởi

Lạy cha xin xét lại nguồn cơn

Mẹ còn chịu một thân đơn

Mẹ đi luống những ba thân cơ hàn. (Mẫn Tử Khiên – NTTH)

Tuy tác phẩm có những hạn chế nhất định về thời đại, nhưng chúng tôi đã học chữ

hiếu đạo để là như vậy và không ít người trong chúng tôi đã hành xử đạo hiếu phù

hợp với đạo đức xã hội. Chính tôi đã chứng kiến có người đã không ngần ngại từ bỏ

chức quyền, địa vị xã hội để về nuôi cha mẹ cho tới lúc mãn phần.

8

Page 9: Chữ Hiếu Ngày Xưa

1.2. CHỮ HIẾU NGÀY NAY

Đô thị hoá, cuộc sống hiện đại với những căn hộ nhiều phòng, không gian gia đình bị

chia nhỏ, ngăn cách sự sum vầy, cuộc sống gấp gáp làm mọi người đổ xô vào việc

thực hiện cho được mục tiêu cá nhân, thiếu quan tâm đến ông bà, cha mẹ. Nhiều

người đổ lỗi cho hoàn cảnh và tạo nên không ít chuyện đau lòng quanh chữ hiếu. Họ

cho rằng, người làm con, cháu thời nay dần dần ít có thời gian để quan tâm, chăm

sóc, thậm chí ăn với cha mẹ, ông bà bữa cơm đầm ấm hay ở bên cạnh lúc ốm đau nên

chọn giải pháp thuê người giúp việc, hoặc đưa cha mẹ vào trung tâm dưỡng lão để

dành toàn tâm, toàn lực cho công việc. Những gia đình có cha mẹ ở xa, một năm con

cháu về thăm đôi ba lần. Khi bố mẹ nhớ cháu, ra thăm thì vợ chồng con cái lại bận

rộn nên chẳng thể chu đáo với cha mẹ. Vì thế, không ít người có con cái đông đủ

nhưng lại ở với người giúp việc.

Và khi cuộc sống hiện đại ngày càng bận rộn hơn nên mỗi thành viên trong gia đình

luôn gấp gáp, mệt mỏi, bởi vậy sự báo hiếu về vật chất được thể hiện nhiều hơn.

Hàng tuần, hàng tháng con cái họ gửi cho cha mẹ ít tiền, coi như đã làm xong phận

sự. Nhưng đối với các bậc làm cha, làm mẹ, tiền không phải là tất cả... Vì người già

chẳng có nhu cầu nhiều, tinh thần mới là điều quan trọng. Không ít người, lúc cha mẹ

sống không hỏi han, nhưng khi mất đi, họ lại khóc thật nhiều, làm đám tang thật lớn

như một sự an ủi, ăn năn. Tiếc rằng sự hiếu thuận... muộn màng ấy lại đang ngày

càng phổ biến.

9

Page 10: Chữ Hiếu Ngày Xưa

Một điều đáng buồn nữa đang xảy ra chính là thái độ ứng xử của con cháu với những

người đã sinh thành ra mình, cạn kiệt đến mức nhiều người già đã chua chát ví cuộc

đời mình như quả chanh, con cháu hè nhau vắt hết nước rồi lạnh lùng vứt bã. Những

câu chuyện con đuổi cha ra đường, đánh đập tàn nhẫn mẹ không còn là cá biệt, như

đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo mạnh mẽ cho sự suy đồi của đạo hiếu ngày

nay... Những câu chuyện về bố mẹ nghèo, tần tảo sớm hôm nuôi con thành tài vẫn

trở nên phổ biến. Nhưng chuyện con cái thành đạt chăm lo chu toàn và để đấng sinh

thành sống buổi xế chiều vui vẻ lại là hiện tượng không nhiều.

Hiện nay, mỗi dịp trẻ con được nghỉ hè, nhiều gia đình trẻ kéo nhau về quê thăm bố

mẹ, nhưng cũng không ít người đi du lịch để thỏa mãn chính mình. Họ gửi cho bố

mẹ ít tiền coi như đã làm xong phận sự. Nhưng đối với các bậc làm cha, làm mẹ, tiền

không phải là tất cả... Bởi vật chất thì người già chẳng có nhu cầu nhiều, tinh thần

mới là điều quan trọng. Nhiều nhà nghiên cứu về gia đình đã cho rằng: Trong thời

đại của chủ nghĩa tiêu dùng, sự báo hiếu về vật chất được thể hiện nhiều hơn. Điều

đó chứng tỏ, quan niệm về chữ hiếu đã có nhiều đổi khác.

Chữ hiếu về bản chất phải xuất phát từ tình cảm của con người. Trước hết, phải xuất

phát từ tình cảm yêu thương, quan tâm, trách nhiệm và cách giáo dục của cha mẹ đối

với con cái. Giúp con cái thẩm thấu, cảm nhận và trân trọng những giá trị đích thực

của mối quan hệ huyết thống. Nếu như chữ hiếu thời xưa mang nặng tính áp đặt, lễ

nghi thái quá và cực đoan, thì chữ hiếu thời hiện đại cần đi sâu vào gốc rễ, xây dựng

tình cảm trong gia đình dựa trên tinh thần bình đẳng và dân chủ, sẻ chia, tâm lý.

Nhiều gia đình nuôi dạy con tử tế nên con hiếu đễ với cha mẹ. Hiếu lễ với cha mẹ

không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người con.

10

Page 11: Chữ Hiếu Ngày Xưa

Trong cuộc sống sôi động hiện nay, hiếu nghĩa vẫn là nét đẹp của đạo lý làm người,

nó không phụ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện sống mà do ý thức quyết định. Một

người đàn ông còn trẻ có mẹ ở cùng vợ chồng nên vẫn dạy con cái về cách đối xử với

ông bà. Đứa con của anh mỗi buổi tối trước khi đi ngủ luôn vào phòng tắt điện cho

bà, chúc bà ngủ ngon. Những cử chỉ tuy nhỏ nhưng đó chính là chữ hiếu đang được

nuôi dưỡng từng ngày. Một người khác kể, dù bận rộn đến đâu, một năm ông đều

dành ít ngày để về quê, trò chuyện và đưa mẹ đi chơi.

Dù xã hội có phát triển đến đâu, chữ hiếu của con cháu đối với cha mẹ, ông bà luôn

là thước đo phẩm chất đạo đức giá trị của con người.

2. Thực trạng Chữ Hiếu ngày nay:

Ngày nay, nhiều bạn trẻ sống bất hiếu với cha mẹ. Thật đau lòng mỗi khi những

hình ảnh cha mẹ bị con cái ngược đãi hoặc bị giết chết được các phương tiện truyền

thông đưa lên mặt báo. Chẳng hạn như: “Phan Minh Mẫn ở Bình Chánh, thành phố

Hồ Chí Minh, đang là sinh viên, ngày 9-11-2009, khi từ trường về nhà Mẫn nhìn

thấy ông Phan Thế Tuyên (cha Mẫn) đang say rượu nằm ngủ dưới nền nhà. Mẫn

cắm dây điện vào ổ điện rồi chích vào người cha mình gây co giật cho đến khi chết

hẳn” [1]. Hay “Nguyễn Thế Triều, Tiền Giang, ngày 29/8/2012, trong lúc cãi vã với

mẹ. Triều tức giận đã chạy xuống bếp lấy con dao chém mẹ của anh ta khiến nạn

nhân tử vong tại chỗ” [2]. Hơn nữa, mới đây, dư luận rất bất bình khi chứng kiến

“Vũ Anh Hào khi xây được nhà mới, anh ta đuổi mẹ ra khỏi nhà” [3]. Hay “siêu

mẫu Ngọc Thúy chửi mắng bố mẹ và đuổi ra khỏi nhà” [4]…

Quả thật, nói tới Chữ Hiếu trong xã hội ngày nay, chúng ta không khỏi băn khoăn

lo lắng. Nền đạo đức bị suy đồi, con người bị cuốn hút vào chủ nghĩa thực dụng. Họ

coi của cải vật chất và tiền bạc là “số một”. Vì thế, vấn đề chăm sóc cha mẹ già trở

nên gánh nặng, nói gì đến Chữ Hiếu. Nhiều cha mẹ phàn nàn: “Nuôi dạy con nên

người, khi đủ lông đủ cánh, chúng đã quay lưng ngay không còn nghĩ tới đấng sinh

11

Page 12: Chữ Hiếu Ngày Xưa

thành”. Thực trạng trên đang là tiếng chuông báo động về sự bất hiếu, đặc biệt đối

với giới trẻ.

3. Nguyên nhân dẫn đến Bất Hiếu:

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng Bất Hiếu và tha hoá đạo đức của giới

trẻ, nhưng chung quy lại, cái gốc chính là cách sống của giới trẻ ngày nay, và cách

giáo dục nhân bản từ trong gia đình cho đến nhà trường và ngoài xã hội còn quá thờ

ơ, hời hợt.

3.1. Nguyên nhân bản thân:

Do bản thân họ thiếu tình yêu thương, thiếu lòng quảng đại; họ sống bằng thứ lý trí

sắt đá, tình cảm khô cằn của mình. Thêm vào đó, do ngoại cảnh tác động: khi một

con người bị chính cái xấu hãm hại, khi mà những điều tốt đẹp không xảy đến với

bản thân, thì họ sẽ trở nên hận đời và Bất Hiếu với cha mẹ.

Hơn nữa, sự khác biệt giữa hai thế hệ: già trẻ, giữa hai quan niệm sống: xưa và nay,

của cha mẹ và con cái. Việc giữ lòng hiếu thảo đôi khi cản trở công việc làm ăn. Xã

hội hiện nay đề cao thái quá tính độc lập của cá nhân, nên có cha mẹ già coi như

một “gánh nặng”. Cũng chính tuổi già của cha mẹ làm thay đổi tính nết: dễ cảm,

hay tủi hờn, chấp nhất, sinh ra khó tính, làm cho con cháu khó chịu, dẫn đến tình

trạng khinh thường ông bà. Trường hợp con cái khá giả thường phải giao tiếp khách

làm ăn lớn, có mặt của cha mẹ là một trở ngại. Vì thế, gửi cha mẹ vào viện dưỡng

lão, hay đưa về quê; mỗi tháng gửi cho ông bà ít tiền, thế là xong. Trường hợp

ngược lại, càng nảy sinh những phức tạp, những đau khổ hơn cho cha mẹ. Vì gia

đình túng bấn, con cái tức giận, trút những bực tức bằng cách: đánh con, mắng vợ,

chửi chó, mắng mèo… Còn biết bao cảnh đau lòng cho cha mẹ, nảy sinh tự ti mặc

cảm, đau buồn. Có lúc các ngài than thầm, khóc vụng, tủi cho số phận.

12

Page 13: Chữ Hiếu Ngày Xưa

Theo Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, Trưởng khoa Tâm lý Đại học Sư phạm TPHCM, cho

biết: “Do tâm lý sống chỉ biết mình khá phổ biến trong giới trẻ ngày nay, bất hiếu

đã và đang len lỏi thật sự xâm nhập vào trong thế hệ trẻ hiện giờ!” Hơn nữa, sự bất

hiếu bắt nguồn từ lối sống ích kỷ, thực dụng, hưởng thụ là nguyên nhân khiến người

ta cảm thấy cuộc sống nhàm chán, đơn điệu, vô nghĩa.

3.2. Nguyên nhân từ gia đình:

“Gia đình chính là tế bào của xã hội, gia đình mà tốt đẹp thì xã hội mới tốt đẹp

được”. Đây chính là bài học giáo dục công dân của học sinh cấp II. Thế mà ngày

nay, trong nhiều gia đình, cha mẹ rất ít dạy con về sự kính trên nhường dưới và hiếu

thảo với ông bà, cha mẹ. Theo chuyên gia tư vấn tâm lý Triệu Hồng Như thuộc

Trung tâm Tư vấn Tâm lý Hà Nội: “Cách phản ứng, hành vi của giới trẻ một phần

là do học hỏi ngoài xã hội và một phần là do ảnh hưởng từ trong gia đình, cũng có

khi là do lối sống mà giới trẻ tự tạo nên… Thói quen bó hẹp giao tiếp, chỉ giao lưu

với những người ảo trên mạng game online. những thú vui giải trí được giới trẻ yêu

thích sẽ dẫn tới thờ ơ với cha mẹ và những người xung quanh, đó là một hệ quả

không tránh khỏi”.

Đúc kết kinh nghiệm giáo dục con cái, ông cha ta đã khuyên: “Dạy con từ thuở còn

thơ”, cũng tựa như uốn cây tre, phải uốn từ lúc tre còn non. Nhưng dường như

nhiều gia đình ngày nay không coi trọng điều này, không quan tâm đến việc dạy

con phải kính trên nhường dưới. Bởi lẽ, cha mẹ thiếu gương mẫu về đạo đức, về lối

sống, cũng không quan tâm dạy bảo con cái. Một số cha mẹ sống bất hiếu với ông

bà nên con cái cũng bắt chước theo. Người xưa thường nói: “Sóng trước đổ đâu

sóng sau đổ đó”.

13

Page 14: Chữ Hiếu Ngày Xưa

3.3. Nguyên nhân từ nhà trường:

Nhà trường là nơi đào tạo ra những con người có tài đức, biết quan tâm đến mọi

người và tích cực phục vụ cho xã hội. Thế mà ngày nay, trong một số trường học,

người ta chỉ chú tâm đến việc nhồi nhét tri thức, còn vấn đề đạo đức dường như

đang bị bỏ ngỏ, thậm chí có những trường chỉ dạy môn giáo dục công dân cho qua

lần chiếu lệ.

Dường như câu “Tiên học lễ hậu học văn” chỉ còn là câu nói, thực tế nhà trường

chưa áp dụng vào đó để dạy học sinh. Đúng ra một người học sinh trước tiên phải

học lễ phép, sau đó mới học kiến thức, nhưng vấn đề này, nhà trường đang bỏ ngỏ.

3.4. Nguyên nhân từ xã hội:

Do ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, với những ứng dụng

hiện đại của công nghệ thông tin đã ảnh hưởng đặc biệt đến thế hệ trẻ, làm thay đổi

cách thức làm việc, giao tiếp và tư duy, dẫn đến giới trẻ sống bất hiếu không quan

tâm đến ông bà, cha mẹ. Theo GS Mark Bauerlein (Mỹ), khi càng sử dụng internet

thì người ta càng lơ là với những gì diễn ra xung quanh. Khi Facebook, mạng xã hội

xuất hiện, giới trẻ được tự do thể hiện mình. Nhưng một khi tự giam mình quá lâu

trong thế giới ảo, một bộ phận giới trẻ sẽ có lối sống bất thường và dẫn tới trầm

cảm…

Đồng thời, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đến đạo đức truyền thống: một

mặt, nó làm cho những giá trị truyền thống được phát huy, những giá trị đạo đức

mới được hình thành; bên cạnh đó, nó làm nảy sinh tư tưởng ích kỷ, lãng quên trách

nhiệm với cha mẹ, đề cao cái tôi cá nhân lên trên cộng đồng, lấy giá trị vật chất làm

thước đo cho tất cả. Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh cho rằng: “Dường như đang

có một cuộc khủng hoảng niềm tin trong xã hội hiện đại dẫn đến các bạn trẻ sống

bất hiếu“.

14

Page 15: Chữ Hiếu Ngày Xưa

4. Giải pháp cho vấn đề này:

4.1. Về phía bản thân:

Mỗi bạn trẻ chúng ta hãy sống đúng chuẩn mực đạo đức của mình, trau dồi, học hỏi

những bài học trong cuộc sống về sự công bằng, bác ái với những người xung

quanh, và phải có quyết tâm muốn thay đổi chính bản thân mình. Sách Huấn ca

khuyên nhủ con cái có bổn phận với cha mẹ thật giá trị: “Con ơi, hãy săn sóc cha

mẹ con khi người đến tuổi già; bao lâu người còn sống chớ làm người buồn tủi.

Người có lú lẫn con cũng phải cảm thông, đừng cậy mình sung sức mà khinh dể

người” (Hc 3,12-14).

Thánh Phaolô cũng dạy: “Kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của

Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm

theo lời hứa: để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này” (Eph 6, 1-

3). Thật vậy, Thiên Chúa muốn rằng: sau Người, chúng ta phải tôn kính cha mẹ, là

những vị sinh thành, dạy dỗ chúng ta thay quyền Chúa. Vì thế, con cái bắt buộc

phải giữ trọn đạo hiếu với cha mẹ, đây cũng là lệnh truyền của Thiên Chúa.

Hơn nữa, trong 10 điều răn của Thiên Chúa, điều răn thứ bốn nói về bổn phận của

con cái phải hiếu thảo với cha mẹ. Chúa Giêsu đã làm gương cho chúng ta về chữ

hiếu: “Ngài đã vâng phục hai ông bà” (Lc 2, 51). Và Chúa đề cao tấm lòng cha mẹ

thế gian. Từ đó, Ngài mặc khải tình yêu của Cha trên trời: “Có người nào trong anh

em, khi con mình xin cái bánh, mà lại cho nó hòn đá? Hoặc nó xin con cá, mà lại

15

Page 16: Chữ Hiếu Ngày Xưa

cho nó con rắn? Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình

những của tốt lành, phương chi Cha anh em, Đấng ngự trên trời, lại không ban

Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao?” (Mt 7, 9-11).

4.2. Về phía gia đình

Trước hết, đối với bậc làm cha làm mẹ dù có bận rộn đến đâu trong mưu sinh cuộc

sống cũng phải dành thời gian thích đáng chăm lo đến mái ấm gia đình của mình,

giữ cho gia đình thuận hòa. Việc giáo dục con cái phải quan tâm thường xuyên, tạo

điều kiện để con em của mình học hành đến nơi đến chốn, không để chúng mải mê

với các trò chơi bạo lực. Nhất là, cha mẹ phải làm gương cho con cái trong cuộc

sống, thực thi giữ tròn Chữ Hiếu đối với cha mẹ, ông bà mình: “Cây xanh thì lá

cũng xanh, Cha mẹ hiền lành để đức cho con” (Ca dao).

Hơn nữa, các phần tử trong gia đình có những trách nhiệm, quyền lợi và bổn phận

đối với nhau. Một trong những trách nhiệm, quyền lợi và bổn phận đó được Thiên

Chúa truyền phải thi hành trong bộ luật giao ước: “Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, như

Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã truyền cho ngươi” (x. Đnl 5,16). Trong thứ

gửi giáo đoàn Êphêsô, Thánh Phaolô đã nói: “Những bậc làm cha mẹ, đừng làm

cho con cái tức giận, nhưng hãy giáo dục chúng thay mặt Chúa bằng cách khuyên

răn và sửa dạy” (Eph 6, 4).

4.3. Về phía nhà trường:

Môi trường giáo dục ở nhà trường không chỉ là nơi trang bị kiến thức mà còn phải

quan tâm đến việc giáo dục nhân cách, đạo đức và biết kính trên nhường dưới. Một

khi nhà trường biết quan tâm đúng mức về giáo dục đạo đức cho giới trẻ thì kết quả

sẽ khả quan hơn. Vấn đề này, chúng ta thấy rõ trong các trường Công giáo và các

16

Page 17: Chữ Hiếu Ngày Xưa

cơ sở nội trú của các nhà Dòng. Các học sinh, sinh viên khi được giáo dục ở đó, họ

không chỉ biết sống lễ phép với mọi người mà còn sống gương mẫu, ngoan ngoãn,

biết quan tâm yêu thương mọi người và hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Theo Tiến sĩ

Huỳnh Văn Sơn, Trưởng khoa Tâm lý Đại học Sư phạm TPHCM: “Nhà trường

không nên chú tâm vào việc dạy kiến thức mà quên đi việc dạy các em nên người.

Hơn nữa, mỗi thầy cô giáo phải là tấm gương đạo đức cho các em noi theo”.

Tài liệu tham khảo:

1. Tailieu.vn

2. Luanvan.vn

3. Và một số tài liệu tham khảo khác trên wed.

17

Page 18: Chữ Hiếu Ngày Xưa

KẾT LUẬN

Chữ Hiếu là bài học đầu tiên của “Đạo làm người”, là nền tảng đạo đức của xã hội.

Mạnh Tử nói: “Không trọn đạo với cha mẹ không đáng làm người”. Song cũng có

nhiều kẻ bất hiếu, vô luân làm lương tri xã hội nhức nhối. Quả thật, không thể dung

thứ cho những hành động bất hiếu ấy. Nó đồng nghĩa với việc vứt bỏ truyền thống

của dân tộc, cũng là vứt bỏ chính bản thân mình.

Hơn nữa, dưới bất cứ hình thức nào, con người nên ý thức rằng chúng ta phải thảo

kính ông bà cha mẹ, những người có công sinh dưỡng ta. Vì thế chúng ta phải có

trách nhiệm và bổn phận đối với ông bà cha mẹ chúng ta.

18