15
Doãn Ngc XB10 1 ÔN THI ĐỊA CHT CÔNG TRÌNH 1. Nêu khái nim vkhoáng vt, các tính cht vật lý và ý nghĩa việc nghiên cu KV trong xây dng? - Khoáng vt là mt nguyên t hay mt hp cht hóa học thông thường kết tinh và được tạo ra như là kết qucủa các quá trình đị a cht. - Các đặc điểm vt lý ca khoáng vt bao gm: cu t o tinh thể, kích thước và độ ht ca tinh th, song tinh, cát khai, ánh, màu bên ngoài ca khoáng vt (màu gisc), và màu ca bt khoáng vt khi mài ra (màu thc ca khoáng vật), độ cng và trọng lượng riêng v.v. - Ý nghĩa của vic nghiên cu KV: KV la nhng cu thành t ạo nên đá, quyết định tính cht xây dng của đá, vì vậy nghiên cu thành phn KV của đá sẽ giúp ta hiu biết được ngun gc và điều kin hình thành của đá dẫn đến nhận xét, đánh giá được khnăng sử dng ca chúng trong xây dng công trình. 2. Nêu khái quát các loại đá Macma, trầm tích và đá biến cht vđiều kin to thành và tính năng xây dựng? Đá là tổ hp có quy lut ca các loi khoáng vt, có thlà mt thđị a cht có lch shình thành riêng bit. Các loại đá được phân loi theo thành phn khoáng vt, ngun gc thành t o. Theo ngun gc thành t o có thphân ra: macma, đá trầm tích và đá biến cht. Đá macma (magma): được hình thành t kết qungui lạnh, đông cứng ca dung dch silicat nóng chy (dung dịch macma)và được chia (theo ngun gc thành t o) làm hai loi macma chính: macma xâm nhp và macma phun trào - macma phún xut. - Macma xâm nhp: là loại đá do macma xâm nhập vào các t ng vtrái đất (cách ly khí quyn) sâu hơn trong vtrái đất, chu áp lc và nhiệt độ cao, ngui dn mà thành. Các tinh thkết tinh rõ ràng, các đá loại này thường có cu tạo đặc sít.. Ví dụ: Đá granit (20- 40%khoáng thch anh, 40-60%trường thch, 5-15%mica, 5-20 khoáng vt sm màu), diorit, gabro. Đặc điểm: do ngui rt châm, có áp lc ca các lớp đất đá bên trên. Nên có tính chất là đặc chắc, R cao, ít hút nước (Hp <1%), màu đẹp (vì không bphân hóa, ít chu ảnh hưởng ca thi ti ết…). Sử dng cho các công trình chu lực như móng, bệ móng, dùng làm trang trí như đá ốp lát… - Macma phún xut: là loại đá do macma phun ra trên mặt đất, ti ếp xúc với không khí, điều ki n áp sut và nhiệt độ thp, ngui lnh nhanh mà sinh ra. Các đá macma phún xuất thường có cu t o rng xp.

Dia Chat Cong Trinh

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Dia Chat Cong Trinh

Doãn Ngọc XB10

1

ÔN THI ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

1. Nêu khái niệm về khoáng vật, các tính chất vật lý và ý nghĩa việc nghiên cứu KV trong xây

dựng?

- Khoáng vật là một nguyên tố hay một hợp chất hóa học thông thường kết tinh và được tạo ra như

là kết quả của các quá trình địa chất.

- Các đặc điểm vật lý của khoáng vật bao gồm: cấu tạo tinh thể, kích thước và độ hạt của tinh thể,

song tinh, cát khai, ánh, màu bên ngoài của khoáng vật (màu giả sắc), và màu của bột khoáng vật

khi mài ra (màu thực của khoáng vật), độ cứng và trọng lượng riêng v.v.

- Ý nghĩa của việc nghiên cứu KV: KV la những cấu thành tạo nên đá, quyết định tính chất xây

dựng của đá, vì vậy nghiên cứu thành phần KV của đá sẽ giúp ta hiểu biết được nguồn gốc và

điều kiện hình thành của đá dẫn đến nhận xét, đánh giá được khả năng sử dụng của chúng trong

xây dựng công trình.

2. Nêu khái quát các loại đá Macma, trầm tích và đá biến chất về điều kiện tạo thành và tính

năng xây dựng?

Đá là tổ hợp có quy luật của các loại khoáng vật, có thể là một thể địa chất có lịch sử hình thành

riêng biệt. Các loại đá được phân loại theo thành phần khoáng vật, nguồn gốc thành tạo. Theo nguồn

gốc thành tạo có thể phân ra: macma, đá trầm tích và đá biến chất.

Đá macma (magma): được hình thành từ kết quả nguội lạnh, đông cứng của dung dịch silicat

nóng chảy (dung dịch macma)và được chia (theo nguồn gốc thành tạo) làm hai loại macma

chính: macma xâm nhập và macma phun trào - macma phún xuất.

- Macma xâm nhập: là loại đá do macma xâm nhập vào các tầng vỏ trái đất (cách ly khí

quyển) ở sâu hơn trong vỏ trái đất, chịu áp lực và nhiệt độ cao, nguội dần mà thành. Các tinh

thể kết tinh rõ ràng, các đá loại này thường có cấu tạo đặc sít.. Ví dụ: Đá granit (20-

40%khoáng thạch anh, 40-60%trường thạch, 5-15%mica, 5-20 khoáng vật sẩm màu), diorit,

gabro.

Đặc điểm: do nguội rất châm, có áp lực của các lớp đất đá bên trên. Nên có tính chất là đặc

chắc, R cao, ít hút nước (Hp <1%), màu đẹp (vì không bị phân hóa, ít chịu ảnh hưởng của

thời tiết…). Sử dụng cho các công trình chịu lực như móng, bệ móng, dùng làm trang trí như

đá ốp lát…

- Macma phún xuất: là loại đá do macma phun ra trên mặt đất, tiếp xúc với không khí, điều

kiện áp suất và nhiệt độ thấp, nguội lạnh nhanh mà sinh ra. Các đá macma phún xuất thường

có cấu tạo rỗng xốp.

Quoc Khanh
Highlight
Page 2: Dia Chat Cong Trinh

Doãn Ngọc XB10

2

Trên mặt đất, do nguội lạnh nhanh, macma không kịp kết tinh, hoặc chỉ kết tinh được một bộ

phận với kích thước tinh thể rất nhỏ, chưa hoàn chỉnh, còn đại bộ phận tồn tại ở dạng vô đình

hình, trong đá có lẫn nhiều bọt khí (do đang sôi và bị nguội lạnh nhanh): đó là dạng macma

phún xuất chặt chẽ. Ví dụ: Đá diabazơ, bazan, andezit. Có tính chất rỗng nhẹ, cứng và rất

giòn. Sử dụng làm cốt liệu cho bê tông nhẹ, dụng làm phụ gia hoạt tính cho bê tông và xi

măng…

Khi macma đang sủi bọt, gặp lạnh đông lại nên rất xốp và nhẹ, hoặc phần macma bị phun lên

cao, bay xa, nguội nhanh, hơi nước, khí thoát ra nhiều nên có kết cấu rỗng vụn, ?o nhỏ: đó là

dạng macma phún xuất rời rạc. Ví dụ Tro, túp núi lửa, túp dung nham. Tính chất nhẹ. Dùng

làm phụ gia trơ cho bê tông và xi măng..

Đá trầm tích: được tạo ra từ sự lắng đọng của các mảnh vụn hoặc các chất hữu cơ, hay các chất

kết tủa hóa học (các chất còn lại sau quá trình bay hơi), được nối tiếp bằng sự kết đặc của các

chất cụ thể và quá trình xi măng hóa. Quá trình xi măng hóa có thể diễn ra tại hoặc gần bề mặt

Trái Đất, đặc biệt là đối với các loại trầm tích giàu cacbonat. Dựa vào nguồn gốc hình thành có 3

loại:

- Trầm tích cơ học: do sản phẩm vụn nát sinh ra trong quá trình phong hóa các loại đá có trước

tích tụ lại mà thành. Có loại rời rạc như sỏi, cát, đất sét; loại rời rạc bị gắn kết nhau như dăm

kết, cuội kết, sa thạch.

- Trầm tích hóa học: tạo thành do các khoáng chất hòa tan trong nước lắng đọng, kết tủa lại,

như đá vôi dolomit. thạch cao, anhydrit, tup đá vôi…

- Trầm tích hữu cơ: tạo thành do sự tích tụ xác động vật, thực vật như đá vôi, đá vôi vỏ sò, đá

phấn, đá diatomit, trepen…

Hiện nay đã có nhiều dạng đá công nghiệp sử dụng các phối liệu từ đá trầm tích mà thành

phần chủ yếu là thạch cao; tạo hình được nhiều dạng mô phỏng thế đá biến chất tự nhiên;

thích hợp cho không gian bên trong mà giá thành lại rẻ hơn rất nhiều so với đá tự nhiên

Đá biến chất: Là các loại đá mácma, trầm tích, và đá biến chất có trước bị biến chất (biến tính)

khi gặp áp suất và nhiệt độ cao. Gồm các loại:

- Biến chất khu vực: khi một vùng đất nào đó bị lún xuống, những lớp đá hình thành trước bị

lún sâu hơn, bên trên là những lớp trầm tích mới tích tụ dần, lâu ngày tạo nên một áp lực lớn

ép lên những lớp dưới làm chúng bị biến chất. Loại này có tính phân phiến (lớp mỏng) nên

tính chất cơ học kém hơn đá mácma. Ví dụ Đá gơnai (do đá granit tái kết tinh), phiến sét (do

sự biến chất của đất sét dươi áp lực cao).

- Biến chất tiếp xúc: Tạo thành từ trầm tích bị biến chất do tác dụng của nhiệt độ cao. Khi gặp

macma xâm nhập, đá trầm tích tiếp xúc với macma bị nung nóng và thay đổi tính chất. Loại

Page 3: Dia Chat Cong Trinh

Doãn Ngọc XB10

3

này thường rắn hơn đá trầm tích. Ví dụ đá hoa (do tái kết tinh đá vôi và đá đôlômit dưới tác

dụng của nhiệt độ và áp suất cao mà thành), thạch anh (biến chất từ cát)…

- Biến chất trao đổi

Loại đá này thường có màu vàng hoàng thổ lẫn với màu nâu và màu đỏ của đất sét, cấu tạo

địa chất xếp lớp. Được xẻ theo dạng miếng khoảng 3cm, rất nhiều hình dạng do vỡ ra một

cách rất tự nhiên. Thường được dùng để lát lối đi, bậc cầu thang trong các thiết kế ngoại thất

sân vườn và cũng có thể làm điểm nhấn trong không gian nội thất diện tích lớn.

3. Phân loại đất đá trong địa chất công trình?

- Theo khối lượng thể tích và cường độ: ( trạng thái khô)

Loại nhẹ: < 1800 kg/m3, có mác tương ứng 5, 10, 15, 75, 100, 150 kG/cm2, dùng xây tường

cho nhà cần cách nhiệt.

Loại nặng: > 1800 kg/m3, có mác tương ứng 100, 150, 200, 400, 600, 800, 1000 kG/cm2,

dùng trong các công trình chịu lực, công trình thủy công để xây móng, tường chắn, lớp phủ

bờ kè, ốp lát…

- Theo hệ số mềm

Chia thành 4 cấp: 0.6; 0.6 - 0.75; 0.75 - 0.9; và 0.9.

- Theo yêu cầu sử dụng và mức độ gia công

Đá hộc: gia công theo phương pháp nổ mìn. Dùng để xây móng nhà, tường chắn, trụ cầu,

Đá đẽo thô, vừa, kỹ tùy theo yêu cầu sử dụng của công trình.

Đá kiểu: được chọn lọc kỹ, chất lượng cao, dùng để trang trí cho các công trình.

Đá phiến: để ốp lát, trang trí.

Đá dăm: làm cốt liệu trộn bê tông.

- Theo hàm lượng oxit silic

Đá acid: SiO2 > 65%.

Đá trung tính: SiO2 = 65 - 55%.

Đá bazơ: SiO2 = 55 - 45%.

Đá siêu bazơ: SiO2 < 45%.

- Theo nguồn gốc: Căn cứ vào cấu trúc, nguồn gốc và điệu kiện hình thành của đá để phân

loại. Chia thành 3 nhóm sau: Đá mácma, Đá trầm tích, Đá biến chất.

4. Thủy tính của đất đá?

5. Động đất là gì? Ảnh hưởng của động đất đến xây dựng công trình?

- Động đất hay địa chấn là một sự rung chuyển hay chuyển động lung lay của mặt đất. Động

đất thường là kết quả của sự chuyển động của các phay (geologic fault) hay những bộ phận

đứt gãy trên vỏ của Trái Đất hay các hành tinh cấu tạo chủ yếu từ chất rắn như đất đá. Tuy

Page 4: Dia Chat Cong Trinh

Doãn Ngọc XB10

4

rất chậm, mặt đất vẫn luôn chuyển động và động đất xảy ra khi ứng suất cao hơn sức chịu

đựng của thể chất trái đất. Hầu hết mọi sự kiện động đất xảy ra tại các đường ranh giới của

các mảng kiến tạo là các phần của thạch quyển của trái đất (các nhà khoa học thường dùng

dữ kiện về vị trí các trận động đất để tìm ra những ranh giới này). Những trận động đất xảy

ra tại ranh giới được gọi là động đất xuyên đĩa và những trận động đất xảy ra trong một đĩa

(hiếm hơn) được gọi là động đất trong đĩa. Nguyên nhân:

Nội sinh: liên quan đến vận động phun trào núi lửa, vận động kiến tạo ở các đới hút chìm,

các hoạt động đứt gãy.

Ngoại sinh: Thiên thạch va chạm vào Trái Đất, các vụ trượt lở đất đá với khối lượng lớn.

Nhân sinh: Hoạt động làm thay đổi ứng suất đá gần bề mặt hoặc áp suất chất lỏng, đặc biệt là

các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất.

Ngoài ra còn phải kể đến hoạt động âm học, đặc biệt là kỹ thuật âm thanh địa chấn.

- Ảnh hưởng của động đất đến xây dựng công trình: Động đất xảy ra hằng ngày trên trái đất,

nhưng hầu hết không đáng chú ý và không gây ra thiệt hại. Động đất lớn có thể gây thiệt hại

trầm trọng và gây tử vong bằng nhiều cách. Động đất có thể gây ra đất lở, đất nứt, sóng

thần, nước triều giả, đê vỡ, và hỏa hoạn. Tuy nhiên, trong hầu hết các trận động đất, sự

chuyển động của mặt đất gây ra nhiều thiệt hại nhất. Trong rất nhiều trường hợp, có rất nhiều

trận động đất nhỏ hơn xảy ra trước hay sau lần động đất chính; những trận này được gọi

là dư chấn. Nhiều trận động đất, đặc biệt là những trận xảy ra dưới đáy biển, có thể gây ra

sóng thần, hoặc có thể vì đáy biển bị biến dạng hay vì đất lở dưới đáy biển.

6. Phong hóa là gì? Phân loại, các giải pháp phòng chống phong hóa trong xây dựng?

Phong hóa là quá trình phá hủy đá, đất và các khoáng vật chứa trong đó khi tiếp xúc trực tiếp

với môi trường không khí. Phong hóa được chia thành hai loại chính.

- Phong hóa cơ học: là quá trình phong hóa trong đó các tác nhân vật lý là tác nhân gây phong

hóa. Phong hóa cơ học phá vỡ các đá gốc thành những mảnh vụn mà không làm thay đổi

thành phần hóa học của đá. Băng, nước, nước khe nứt là các tác nhân gây phong hóa cơ học

chính do gây ra một lực tác động làm nở ra, mở rộng các khe nứt trong đá khiến đá vỡ ra

thành các mảnh vụn. Giản nở vì nhiệt cũng gây nên tác động giản căng và co lại dưới sự ảnh

hưởng của việc nhiệt độ tăng lên hay giảm đi cũng giúp cho quá trình phong hóa cơ học diễn

ra nhanh hơn. Phong hóa cơ học giúp làm tăng diện tiếp xúc bề mặt của đá khiến cho quá

trình phong hóa hóa học dưới sự tác động của cá yếu tô hóa học diễn ra nhanh hơn.

- Phóng hóa hóa học: có sự tham gia của các chất trong môi trường không khí tác động lên đối

tượng phong hóa. Phong hóa hóa học phá hủy đá bằng các phản ứng hóa học. Đây là quá

trình các khoáng vật trong đá thay đổi trở thành các hạt nhỏ hơn và dễ bị rửa trôi hơn. Không

Page 5: Dia Chat Cong Trinh

Doãn Ngọc XB10

5

khí và nước đều tham gia trong các phản ứng phức tạp của quá trình phong hóa hóa học. Các

khoáng vật trong đá gốc không bền vững trong điều kiện không khí sẽ dần dần biến đổi thành

những dạng bền vững hơn. Các khoáng vật nào được thành tạo trong điều kiện nhiệt độ càng

cao thì càng dễ bị thay đổi. Các đá mácma thường bị các tác nhân gây hại như nước tấn công

nhất là nước có dụng dịch axít hay kiềm(và muối axit), và tất cả các khoáng vật tạo đá của đá

mácma trừ thạch anh đều biến đổi thành các khoáng vật sét hay các các chất hóa học tồn tại ở

dạng dung dịch.

- Ngoài ra, còn có thêm phong hóa sinh học cũng là quá trình phong hóa hóa học nhưng các

tác nhân gây phong hóa là các chất có nguồn gốc sinh học.

Giải pháp phòng chống phong hóa trong xây dựng: Bóc bỏ tầng phong hóa, che phủ bằng vật

liệu chống phong hóa, cải tạo (xử lý) tầng phong hóa bằng phụt vữa.

7. Sạt lỡ bờ sông: nguyên nhân và cách phòng chống?

Nguyên nhân: Các yếu tố tham gia vào quá trình sạt lở bờ sông rất đa dạng. chủ yếu là quá

trình xâm thực ngang, phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dòng chảy và đất đá cấu tạo nên hai

bên bờ.

- Các yếu tố tự nhiên:

Đặc điểm địa hình, địa mạo. Chế độ dòng chảy của sông. Cấu tạo địa chất và các tính chất cơ

lý đất hai bên bờ sông.

Đất đá cấu tạo nên hai bờ là các loại đất yếu rất dễ bị tan rã, xói lở. Do đó, bờ sông sẽ mất ổn

định dưới tác động của dòng nước lưu thông.

- Các yếu tố nhân sinh:

Hoạt động trao đổi, buôn bán hàng hóa giữa các vùng, miền thông qua phương tiện là

ghe, tàu. Các phương tiện này có tốc độ lớn, lưu thông thường xuyên, liên tục gây nên sóng,

tạo dòng chảy rối.

Cách phòng chống:

- Sử dụng công trình kè bảo vệ, chống lại áp lực phá hoại bờ do động năng dòng chảy.

- Hình thành hàng rào sinh học bằng hệ thống cây hoang dại phù hợp, trồng thành một quần

thể có cơ cấu.

- Giữ bèo, thả rong rào, cành cây buộc lại với nhau..., cũng có thể dùng vỉ, phên tre, phên cừ

tràm chặn sát mái bờ có tác dụng giảm bớt tác động của sóng do ghe, thuyền gây ra.

8. Nêu nguyên tắc cách tiến hành biểu thị thành phần hóa học của mẫu nước dưới đất theo

phương pháp Kurlov ? (chỉ nêu tóm tắt cách viết công thức tổng quát, gọi tên nước, cho 1 vd)

- Công thức tổng quát Kurlov:

Quoc Khanh
Highlight
Page 6: Dia Chat Cong Trinh

Doãn Ngọc XB10

6

pH T. C

AM K.

K: Chất khí chứa trong nước (g/l)

M: Tổng độ khoáng hóa của nước (g/l)

A: Anion hàm lượng >10%

C: Cation hàm lượng > 10%

T: Nhiệt độ nước

pH: Độ pH của nước

- Gọi tên: Trên Anion, Cation hàm lượng > 25%.

- VD: công thức Kurlov của một mẫu nước khoáng:

7

0

32

1772

3

16

4

291,05

2

0,02 pH T Mg Ca

HCO SOMCO Tên gọi: Sunfat Canxi

9. Hiện tượng Karst là gì ? Xây dựng công trình trong vùng có Karst ?

Karst: là hiện tượng phong hóa đặc trưng của những miền núi đá vôi bị nước chảy xói mòn. Sự xói

mòn không phải do cơ chế lực cơ học, mà chủ yếu là do khí điôxít cacbon (CO2) trong không khí

hòa tan vào nước, cộng với các ion dương của hyđrô (H+) tạo thành axít cacbonic. Axít cacbonic là

thủ phạm chính trong quá trình ăn mòn đá vôi. Sản phẩm tự nhiên của quá trình phong hóa karst là

các hang động với các nhũ đá, măng đá, sông suối ngầm,... Các sản phẩm tự nhiên nổi tiếng tại Việt

Nam là: vịnh Hạ Long, động Phong Nha (Quảng Bình), hồ Thang Hen (Cao Bằng), động Hương

Tích (chùa Hương Hà Tây)...

Xây dựng công trình trong vùng có Karst:

- San gạt tạo mặt bằng khu vực, làm rảnh thoát nước, điều chỉnh dòng mặt.

- Khoan tạo lỗ để phục di dời xi măng, tăng liên kết, độ bền, hạn chế tính thấm.

- Có thể dùng cọc làm trụ đỡ công trình khi tầng kastơ không dày.

- Hạ thấp nước ngầm bằng hệ thống các giếng khoan.

- Cần thiết phải sử dụng nhiều biện pháp kết hợp.

10. Hiện tượng trượt lở là gì? Các biện pháp phòng chống trượt lở?

Trượt lở: là hiện tượng mất ổn định và dịch chuyển sườn dốc, mái dốc, gây mất ổn định công trình,

vùi lấp người và tài sản, phá hoại diện tích canh tác và môi trường sống, có thể dẫn tới những thảm

hoạ lớn cho con người và xã hội. Các loại hình trượt lở thường gặp nhất bao gồm: trượt lở, sạt lở, sụt

lở, lở đá.

- Trượt lở đất: Xảy ra nhiều ở các sườn đồi núi dốc, đường giao thông, hệ thống đê đập, các

bờ mỏ khai thác khoáng sản, các hố đào xây dựng công trình...

- Sạt lở đất: thường xảy ra tại các thung lũng và triền sông, dọc các bờ biển bị xói lở. Trong

quá trình sạt lở, có sự đan xen giữa hiện tượng dịch chuyển trượt, hiện tượng sụp đổ. Hiện

Page 7: Dia Chat Cong Trinh

Doãn Ngọc XB10

7

tượng sạt lở thường được báo trước bằng các vết nứt sụt ăn sâu vào đất liền và kéo dài theo

bờ sông, bờ biển. Diễn biến phá hoại của sạt lở nhanh và đột ngột.

- Sụt lở đất: hay xảy ra ở các tuyến đường giao thông, các tuyến. Sụt lở đất ở các triền đồi núi

thường làm mất một phần mặt đường hoặc cả đoạn đường đồi núi phá hoại cả một tuyến

đường.

- Lở đá: Là hiện tượng các tảng đá, mất gắn kết với cả khối, sụp đổ và lăn xuống vùng thấp.

Đá lở thường xảy ra trên các tuyến đường giao thông miền núi, trên các sườn dốc và lân cận

một số khu dân cư.

Các biện pháp phòng chống trượt lở:

- Biện pháp giảm tải: San gạt bớt một phần các khối trượt, giảm góc dốc sườn, chia sườn dốc

quá cao thành nhiều bậc.

- Sử dụng hợp lý khoảng cách an toàn: Hiện nay giải pháp phổ biến nhằm chống trượt lở là

xây dựng kè chân mái dốc. Cải tạo đất đá, làm tăng sự liên kết, giảm tính thấm của đất đá

bằng cách phụt vữa xi măng, thuỷ tinh lỏng.

- Hạn chế tác hại của nước mưa, nước mặt: Đối với các sườn dốc, vách đường đang có nguy

cơ trượt lở, cần có biện pháp chống tác động phá hoại của nước mưa ,nước mặt bằng cách

xây dựng hệ thống rãnh thoát nước, các rãnh nghiêng phân bậc trên sườn dốc, nhằm hạn chế

quá trình thấm nước, trồng cỏ Vetiver chống xói mòn đất để giữ ổn định cho sườn.

- Đối với các mỏ khai thác đá xây dựng: chọn thứ tự khai thác, thiết kế sườn dốc hợp lý,

không đào bới, cắt xén sâu vào chân sườn dốc; xây dựng hệ thống thoát nước ở các sườn

dốc; san gạt bớt các khối trượt; nổ mìn tạo biên trước chống sập tầng cục bộ của bờ mỏ là đá

cứng, nửa cứng; sử dụng các biện pháp gia cố như làm tường chắn, đê ngăn, và bao phủ bề

mặt bằng lưới.

11. Hiện tượng cát chảy là gì? Các biện pháp phòng chống cát chảy?

Cát chảy: Là hiện tượng đất mềm rời bảo hoà nước chảy vào công trình đào cắt qua nó như một

dịch thể dẻo nhớt. Trong thành phần của đất cát chảy có nhiều chất hữu cơ, hạt keo và hạt phân tán

nhỏ. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng này là do áp lực thuỷ tĩnh và thuỷ động của dòng nước - Ví dụ

về khả năng đẩy nổi của nước Có 02 loại cát chảy:

- Cát chảy thật:

Còn gọi là chảy xúc biến, có lẫn chất hữu cơ, hạt keo và hạt phân tán nhỏ (tt’ hồ, đầm

lầy,..)

Khi ngừng bơm nước thì cát dẫn chảy, nước chảy vào công trình là đục

Chảy tựa dịch thể dẻo nhớt, sau khi nước tách ra, hình dạng như cái bánh đa (hình)

Page 8: Dia Chat Cong Trinh

Doãn Ngọc XB10

8

Khi bị hong khô, tạo thành đất dính khá cứng, sáng màu hơn ban đầu, tạo các tấm dòn

dễ vở

- Cát chảy giả:

Rất dễ thoát nước

Nước thoát ra là trong

Ngừng bơm nước thì cát không chảy vào công trình

Nốt chân in trên cát bị xoá

Nước thoát ra, đụn cát có dạng hình nón.

Các biện pháp phòng chống cát chảy giả:

- Hạ thấp mực nước ngầm, giảm gradien thuỷ lực dòng thấm

- Lái dòng thấm sang hướng khác và tháo khô tầng cát chảy

Các biện pháp phòng chống cát chảy thật:

- Phương pháp cố kết hoá học SiO2, CaCl2 liên kết hạt đất.

- PP chấn động: tính xúc biến của cát chảy thật, nhờ tác dụng của chấn động, khối cát đạt trạng

thái đồng nhất có mật độ hạt tăng, nước trong khối cát bị đẩy lên, thu nước

- PP thi công hố móng bằng giếng chìm khi tầng cát chảy có chiều dày lớn

- Sử dụng biện pháp đóng cọc, cừ ván, tấm thép làm tường vây

- Dùng pp đông lạnh, nhiệt độ -20oC

- Làm lớp đệm thoát nước dưới móng công trình đặt trên nền cát chảy

12. Trình bày khái quát định nghĩa, đặc điểm động thái và ý nghĩa các loại nước dưới đất. Các

loại động thái của nước dưới đất?

NDĐ: là chỉ loại nước chảy trong mạch kín ở dưới đất do các kiến tạo địa chất tạo nên, có thể là các

túi nước liên thông nhau hoặc là mạch nước chảy sát với tầng đá mẹ. Được tạo tành chủ yếu do nước

khí quyển (nước mưa, tuyết, hơi nước…), nước mặt (nước ao hồ, đại dương, sông…) ngấm vào đất

đá qua các lỗ rỗng và khe nứt của đất đá.

Ý nghĩa của NDĐ:

- Là nguồn cung cấp nước có lưu lượng ổn định, vệ sinh đặc biệt với các vùng sâu, vùng xa…

các vùng chưa cấp nước được tập trung. Những vùng thiếu hoạc không có nước mặt như:

vùng sa mạc, vùng núi, vùng đất cát.

- Nước bổ xung độ ẩm cho đất trồng, làm cho thực vật và vi sinh vật phát triển, đất đai thêm

màu mỡ.

- Là nguồn nước khoáng, nước nóng có tác dụng chữa bệnh, an dưỡng du lịch…

Ý nghĩa và động thái của một số loại NDĐ:

- Nước thổ nhưỡng:

Quoc Khanh
Highlight
Page 9: Dia Chat Cong Trinh

Doãn Ngọc XB10

9

Nguồn cung cấp: chủ yếu là nước mưa, mao dẫn đi lên và ngưng tụ hơi ẩm trong lỗ rỗng của

đất đá.

Chất lượng: có nhiều tạp chất hữu cơ và vi sinh vật nên thường nhiễm bẩn và có tính ăn mòn

mạnh đặc biệt đối với kim loại và bê tông.

Động thái: Không ổn định, phụ thuộc vào điều kiện khí tượng (dao động theo nhiệt độ trong

ngày, lưu lượng và trữ lượng thì thay đổi theo lượng mưa). Nước thổ nhưỡng chỉ tồn tại vào

mùa mưa.

Nước thượng tầng: là tầng chứa nước nằm gần mặt đất, dưới tầng thổ nhưỡng và phía trên

không có tầng cách nước, đáy cách nước không liên tục (dạng thấu kính).

Nguồn cung cấp: chủ yếu là nước mưa, nước mặt ngấm xuống.

Ý nghĩa: dễ nhiễm bẩn, trữu lượng nhỏ. Trong xây dựng tầng nước này thường gây ngập hố

móng, hiện tượng xói ngầm, đất chảy.

Động thái: Kém ổn định, luôn thay đổi theo điều kiện khí tượng thủy văn

Nước ngầm (không áp): là tầng chứa nước thường xuyên thứ nhất kể từ mặt đất, trên nó

không bị che phủ bởi các tầng đất đá cách nước.

Nguồn cung cấp: chủ yếu là nước mưa, nước mặt, nước áp lực từ dưới (thấm xuyên). Lưu ý:

nước ngầm có miền cung cấp và miền phân bố trùng nhau.

Ý nghĩa: là tầng nước ở nông có khoáng hóa thường là nhỏ nên nước ngầm thường được sử

dụng trong tưới tiêu. Trong xây dựng, nước ngầm thường gây khó khăn trong thi công, ăn

mòn bê tông. Phát sinh: xói ngầm và trượt lở mái dốc.

Động thái: Không ổn định do ở gần mặt đất, có liên hệ trực tiếp với sông biển.

- Nước có áp (Actezi): là tầng nước kẹp giữa hai tầng cách nước, do địa hình mà tầng actezi

tạo ra áp lực.

Nguồn cung cấp: chủ yếu là nước mưa, nước áp lực từ dưới lên.Đặc điểm: miền cung cấp và

miền phân bố không trùng nhau.

Ý nghĩa: do có tầng cách nước ở phía bên trên nên tầng actezi thường ít bị nhiễm bẩn, Q lớn

và ổn định, quan trọng trong cấp nước tập trung. Tuy nhiên nước actezi có thể gây áp lực

nước làm bục đáy hố móng.

Động thái: Khá ổn định (E, Q, tành phần hóa học…)

- Nước khe nứt (đới chứa nước): là tầng chứa nước hình thành trong đá cứng, nứt nẻ hoặc có

các hang hốc lớn. Nước khe nứt có thể có áp hoặc không áp và có tính dòng chảy hơn là

dòng thấm.

- Nguồn cung cấp: có thể là nước mưa, nước mặt hoặc các tầng chứa nước ở tầng trên, hoặc

bên dưới.

Page 10: Dia Chat Cong Trinh

Doãn Ngọc XB10

10

- Ý nghĩa: dễ nhiễm bẩn và phân bố không đều nên ít có giá trị sử dụng trong sinh hoạt. Trong

xây dựng, nước khe nứt gây trở ngại trong thi công và mất nước trong công trình thủy công,

công trình ngầm…

Động thái:Biến động rất lớn biên độ dao động có thể đạt tới vài mét hay hàng chục mét trên

ngày.

13. Nêu tóm tắt nội dung và yêu cầu của một báo cáo địa kỹ thuật?

Báo cáo kết quả khảo sát địa kỹ thuật là bản tổng hợp các kết quả khảo sát địa kỹ thuật tại hiện

trường và trong phòng tại địa điểm xây dựng, tham khảo các tài liệu địa kỹ thuật khu vực lân cận.

Báo cáo khảo sát địa kỹ thuật gồm các phần sau:

Mở đầu:

- Nêu mục đích yêu cầu và nhiệm vụ của công tác khảo sát;

- Khái quát điều kiện mặt bằng, đặc trưng kết cấu, tải trọng, số tầng nhà và các yêu cầu đặc

biệt khác.

I. Phương án khảo sát

- Khối lượng, tiến độ công việc khảo sát, thí nghiệm;

- Bố trí các điểm thăm dò;

- Các phương pháp khảo sát: nêu rõ tiêu chuẩn hoặc cơ sở áp dụng để thực hiện các phương

pháp khảo sát và thí nghiệm.

II. Điều kiện địa kỹ thuật của đất nền:

- Phân biệt, phân chia và mô tả đất, đá theo thứ tự địa tầng trong đó đề cập đến cả diện phân

bố, thế nằm qua kết quả khảo sát;

- Nước dưới đất và các vấn đề liên quan đến thi công và ăn mòn, xâm thực đến vật liệu nền

móng và công trình;

- Tổng hợp tính chất cơ lý các lớp đất đá theo các loại thí nghiệm và lựa chọn giá trị đại diện

phục vụ tính toán thiết kế nền móng.

- Kết quả quan trắc địa kỹ thuật (nếu có);

III. Đánh giá điều kiện địa kỹ thuật phục vụ xây dựng công trình

- Trình bày rõ địa tầng, tính chất cơ lý của đất nền, đánh giá định tính và định lượng mức độ

đồng đều của các lớp đất, đặc trưng độ bền và tính biến dạng của đất nền;

- Chỉ rõ các hiện tượng địa chất bất lợi đang hoặc có thể có, phân tích sự ổn định của đất nền

dưới tác dụng của tải trọng;

- Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện địa chất thuỷ văn đối với công tác thi công nền móng,

đánh giá sự ổn định của mái dốc, độ ăn mòn của nước đối với bê tông và bê tông cốt thép,

đồng thời đưa ra phương án dự phòng;

Quoc Khanh
Highlight
Page 11: Dia Chat Cong Trinh

Doãn Ngọc XB10

11

- Nên có phân tích, khuyến cáo sử dụng hợp lý môi trường địa chất cho mục đích xây dựng

công trình;

- Đánh giá sự ảnh hưởng công trình xây dựng với các công trình lân cận.

IV. Kết luận chung và kiến nghị

IV. Phần phụ lục

- Phần phụ lục báo cáo gồm các bản đồ, mặt cắt, bản vẽ, bảng tính, biểu đồ. Các phụ lục cần

thiết phải có:

- Mặt bằng bố trí các điểm thăm dò;

- Các trụ địa tầng hố khoan;

- Mặt cắt địa kỹ thuật: các mặt cắt dọc, ngang trên đó thể hiện thứ tự tên gọi lớp, số hiệu lớp,

ký hiệu đất, đá, nước dưới đất, biểu đồ thí nghiệm, giá trị cơ lý đại diện...;

- Bảng tổng hợp tính chất cơ lý theo lớp;

- Các biểu đồ thí nghiệm hiện trường và trong phòng;

- Các biểu bảng khác liên quan đến kết quả khảo sát;

- Tài liệu tham khảo.

14. Nêu tóm tắt nội dung và ý nghĩa các điều kiện địa chất công trình?

Các điều kiện địa chất công trình bao gồm:

- Đặc điểm địa hình, địa mạo.

- Đặc điểm địa chất: địa tầng, tuổi, thế nằm, quy luật phân bố, kiến tạo, của các thành tạo đất

đá trong phạm vi khu vực khảo sát, và các vùng lân cận.

- Đặc điểm địa chất thủy văn: nước mặt, NDĐ: các tầng chứa nước, động thái và tính chất của

tầng chứa nước liên quan đến xây dựng công trình.

- Đặc điểm tính chất cơ lý của đất đá: thứ tự từ trên xuống dưới các lớp (các đơn nguyên

ĐCCT) trong phạm vi theo diện và theo chiều sâu NC;

- Đặc điểm các quá trình địa chất động lực: phong hóa, đất chảy, xói ngầm, động đất, tân kiến

tạo…

- Vật liệu xây dựng và khoáng sản có ích liên quan.

Dựa vào thông tin về các điều kiện địa chất công trình chúng ta có thể:

- Đánh giá mức độ thích hợp của địa điểm và môi trường đối với các công trình dự kiến xây

dựng.

- Thiết kế, lựa chọn giải pháp móng cho công trình dự kiến xây dựng một cách hợp lý và tiết

kiệm.

- Đề xuất biện pháp thi công hữu hiệu nhất, thấy trước và dự đoán được những khó khăn, trở

ngại có thể nảy sinh trong thời gian xây dựng.

Quoc Khanh
Highlight
Page 12: Dia Chat Cong Trinh

Doãn Ngọc XB10

12

- Xác định các biến đổi của môi trường địa chất do hoạt động kinh tế – công trình của con

người, cũng như ảnh hưởng của các biến đổi đó đối với bản thân công trình và công trình lân

cận.

- Đánh giá mức độ an toàn của các công trình đang tồn tại, thiết kế cải tạo nâng cấp công trình

hiện có và nghiên cứu những trường hợp đã xảy ra gây hư hỏng công trình.

15. Các giai đoạn khảo sát địa chất công trình (điều tra ban đầu, sơ bộ, chi tiết)?

- Giai đoạn điều tra ban đầu (Sơ lược):

Mục đích: Tương ứng giai đoạn khảo sát phục vụ quy hoạch tổng thể, đề xuất sơ bộ giải

pháp móng và bố trí các công trình thích hợp.

Tiến hành: Thu thập các tài liệu địa chất công trình hiện có trong vùng và các công trình lân

cận. Trong giai đoạn này chỉ khảo sát bằng mắt thường tại hiện trường.

- Giai đoạn khảo sát sơ bộ:

Mục đích: Phân vùng, tìm vị trí cho các công trình khác nhau trên khu vực, lựa chọn vì giải

pháp kết cấu móng…

Tiến hành: xác định các lớp đất đá theo diện và chiều sâu, xác định chế độ nước mặt, nước

dưới đất, khả năng chiu tải nền…

Các phương pháp khảo sát thường dùng trong giai đoạn này: thăm dò địa vật lý (ĐVL),

khoan ĐCCT, xác định, động thái NDĐ: các phương pháp xuyên…

- Giai đoạn khảo sát chi tiết:

- Mục đích: cung cấp chi tiết về tính chất cơ lý của đất đá tại vị trí xây dựng công trình.

- Tiến hành: kế thừa giai đoạn khảo sát sơ bộ, nhưng có định hướng về giải pháp móng, móng

sâu hay gia cố nền…

Các phương pháp khảo sát thường được áp dụng trong giai đoạn này: khoan đào ĐCCT, thí

nghiệm trong phòng. Thí nghiệm ngoài trời: xuyên (động, tĩnh, tiêu chuẩn), nén ngang trong

hố khoan, hố đào, thí nghiệm nén tĩnh, thí nghiệm cắt cánh, thí nghiệm thấm…

16. Nêu mục đích, ý nghĩa phương pháp khoan thăm dò địa chất công trình và lấy mẫu nguyên

dạng trong hố khoan?

Mục đích: Phương pháp khoan, đào thăm dò ( trực tiếp – pp mang tính định lượng): để tại ra các vế

lộ địa chất, giúp cho việc quan sát, lấy các loại mẫu trực tiếp, nghiên cứu cấu trúc nền dưới sâu (đo

vẽ không làm được), tìm hiểu cấu trúc địa chất ở dưới sâu. Gồm các loại hố đào, giếng, hầm thăm dò

và hố khoan.

Ý nghĩa: khảo sát bằng phương pháp khoan, đào cho kết quả tương đối chính xác vì quan sát, lấy

được các loại mẫu trực tiếp, nhìn thấy tận mắt được các loại đất đá.. Cung cấp mẫu thí nghiệm trong

Quoc Khanh
Highlight
Quoc Khanh
Highlight
Page 13: Dia Chat Cong Trinh

Doãn Ngọc XB10

13

phòng và là nơi thực hiện các thí nghiệm ngoài trời như cắt cánh, nén tĩnh, nén sập, nén ngang, thí

nghiệm thấm…

17. Trình tự tiến hành và mục đích công tác lấy mẫu cơ lý địa chất công trình và thí nghiệm xuyên

động tiêu chuẩn (SPT)?

Mục đích công tác lấy mẫu cơ lý địa chất công trình: xác định các chỉ tiêu cơ lý của đất như độ

chát, độ sét, góc ma sát trong, modun biến dạng, sức kháng xuyên … và tính toán sức chịu tải cho

phép (đối với móng nông, móng cọc).

Trình tự tiến hành:

- Khoan lấy mẫu các hố khoan khảo sát.

- Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT) tại hiện trường.

- Thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của đất đá trong phòng.

- Thí nghiệm thành phần hóa học của mẫu nước ngầm trong đất.

- Lập báo cáo khảo sát địa chất kỹ thuật, tổng hợp – đánh giá tính chất của đất nền và đề xuất

một số vấn đề liên quan, (cung cấp các số liệu cần thiết cho nhà thiết kế để tính toán, lựa

chọn giải pháp móng phù hợp với điều kiện địa chất công trình nhằm bảo đảm ổn định công

trình và đạt hiệu quả kinh tế).

Thí nghiệm xuyên động tiêu chuẩn (SPT): là thí nghiệm ngoài trời, xuyên động tại công trình

được thiết kế để cung cấp thông tin về đặc tính cơ lý của nền đất (Phân chia địa tầng, phát hiện các

lớp kẹp, các thấu kính đất hạt rời, xác định một số chỉ tiêu cơ lý của đất và tính sức chịu tải của một

số loại móng sâu). SPT có khả năng tiến hành ở độ sâu lớn và lấy được mẫu lên, điều đó không có ở

xuyên tĩnh. Ưu điểm của SPT là giá thành thấp, thao tác đơn giản và kết quả thí nghiệm phản ánh

khá chính xác trạng thái của đất nền.

Trình tự tiến hành: Thí nghiệm sử dụng một ống mẫu thành mỏng với đường kính ngoài 50 mm,

đường kính trong 35 mm, và chiều dài 650 mm. Ống mẫu này được đưa đến đáy lỗ khoan sau đó

dùng búa trượt có khối lượng 63,5 kg cho rơi tự do từ khoảng cách 760 mm. Việc đóng ống mẫu

được chia làm ba nhịp, mỗi nhịp đóng sâu 150 mm tổng cộng 450 mm, người ta sẽ tính số búa trong

mỗi nhịp và chỉ ghi nhận tổng số búa trong hai nhịp cuối và hay gọi số này là "giá trị N". Trong

trường hợp sau 50 búa đầu mà ống mẫu chưa cắm hết 150 mm thì người ta chỉ ghi nhận 50 giá trị

này. Tổng các nhát búa yêu cầu để xuyên 150mm lần thứ hai và ba được gọi là "sức kháng tiêu

chuẩn" hoặc "giá trị N". (Tại Việt Nam giá trị này được kí hiệu là N30). Số búa phản ảnh độ chặt của

nền đất và được dùng để tính toán trong địa kỹ thuật. Giá trị N30 thu được từ thí nghiệm SPT thường

được sử dụng để tính toán sức chịu tải của móng cọc.

18. Bài tập:

Quoc Khanh
Highlight
Page 14: Dia Chat Cong Trinh

Doãn Ngọc XB10

14

1. Viết công thức và tính toán nước chảy vào hố móng. Biết nước có áp, không áp, biết hệ số

thấm k, chiều sâu hố móng, số giếng khoan tối thiểu cần thiết, cho biết lưu lượng máy bơm.

So: Chiều sâu mực nước ngầm cần hạ thấp

tại tâm (m)

k: hệ số thấm

Fro ro: bán kính hố móng, F: diện tích hố móng

Tính Ro: bán kính ảnh hưởng:

- Không áp: kHSo .2R o H: độ cao mực nước ngầm (bề dày tầng chứa nước)

- Có áp: kSo10R o

Tính Q: tổng lưu lượng nước cần tháo khô

o

o

o

r

R

SkH

ln

..2Q tông ( m

3/ng)

Số giếng cần thiết kế: '

nQ

Qtông Q

’: năng suất bơm 1 giếng

2. Viết công thức vận động dòng ngầm của NDĐ không áp, (có áp) khu vực ven hoặc giữa hai

sông. Biết hệ số thấm K, chiều dày tầng thấm nước, chiều dài đường vận động của nước

ngầm, tính lưu lượng dòng thấm, mực nước tại một vị trí.

Tầng nước không áp:

W: lượng nước thấm từ trên xuống

H

So

ro Ro

hx h2

h1

x

L

sông

Đáy cách nước

Page 15: Dia Chat Cong Trinh

Doãn Ngọc XB10

15

- Lưu lượng tại mặt cắt x:

x

LW

L

hh

2.

2.kW.x qq

2

2

2

11x

- Lưu lượng tại mặt cắt 1: x = 0

2

.

2k.q

2

2

2

11

LW

L

hh

- Lưu lượng tại mặt cắt 1: x = L

2

.

2k.q

2

2

2

12

LW

L

hh

- Mực nước ngầm tại vị trí x:

xxLk

Wx

L

hh...hh

2

2

2

12

1

2

x

Tầng nước có áp: tầng chứa nước không đổi

21

21k.m.q

L

HH m: độ dày tầng chứa nước