21
1 SỬ DỤNG ẢNH VỆ TINH LANDSAT VÀ GIS ĐỂ ƯỚC TÍNH VÀ GIÁM SÁT LƯỢNG CO 2 HẤP THỤ CỦA RỪNG KHỘP (DIPTEROCARP FOREST) TỈNH ĐĂK LĂK Huỳnh Thị Kiều Trinh Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Tóm tắt Hệ sinh thái rừng khộp là hệ sinh thái (HST) độc đáo, hiếm có trên thế giới. Rừng khộp được hình thành trong điều kiện khắc nghiệt nên rất khó để thay thế những loại cây trồng khác đặc biệt độc canh cây nông nghiệp, cây công nghiệp. Ở Việt Nam, nó là HST đặc trưng cho Tây Nguyên và tỉnh Đăk Lăk, mang lại nhiều giá trị đa dạng sinh học và khả năng hấp thụ, lưu giữ được một lượng lớn CO 2 , rừng khộp chưa được nhận thức đầy đủ về những giá trị đa dạng sinh học, sinh thái môi trường tiềm ẩn và “bị xem” là khu rừng kém giá trị về mặt kinh tế sau nhiều năm khai thác gỗ. Để ước tính, giám sát lượng CO 2 hấp thụ cho một khu vực có diện tích rộng, cần phải có dữ liệu sinh khối rừng, carbon lưu giữ trên bản đồ theo không gian và thời gian. Do đó, ứng dụng GIS để xây dựng mối quan hệ giữa nhân tố sinh khối, trữ lượng carbon với giá trị ảnh cho rừng khộp để giám sát lượng CO 2 hấp thụ rất cần thiết và ý nghĩa và là một hướng đi cần được tiếp thu và phát triển để hỗ trợ việc cung cấp dữ liệu phát thải CO 2 khi Việt Nam tham gia chương trình REDD + . Kết quả nghiên cứu giải đoán ảnh và quản lý trong ArcGIS thông qua các mô hình sinh trắc cho thấy rừng khộp ở hai huyện Ea Soup và Ea H’Leo tỉnh Đăk Lăk có các giá trị sau: Tổng diện tích rừng khộp là 125.404,8ha. Tổng sinh khối trên và dưới mặt đất của cây rừng là 8.156.667,6 tấn. Tổng lượng carbon tích lũy 4.093.501,1 tấn. Tổng lượng CO 2 hấp thụ của rừng khộp được là 15.023.149,1 tấn. Từ khóa: Hệ sinh thái rừng khộp, sinh khối, Carbon lưu giữ và CO 2 hấp thụ, GIS, giải đoán ảnh. Abtract Estimating Carbon for Dipterocarp Forest by Remote sensing Landsat image and GIS in Dak Lak province Huynh Thi Kieu Trinh Forest Science Institute of Central Highlands and South of Central Viet Nam Dipterocarp forest ecosystems are uniqueness, rare on the world. Dipterocarp forest was being formed in the hash conditions so difficult to replace by other crops, especially monoculture agriculture, industrial plants. It’s typical ecosystem in Central Highlands and Dak Lak province bring various values such as biodiversity, capacity to absorb and store CO 2 but the people not enough to awareness about the value of biodiversity also ecological potential and “was seen” with less economically valuable after years of logging.Estimating, monitoring CO 2 absorbed for large area we are need forest biomass data, carbon stored on the maps by space and time. Therefore, building the relationships between biomass factor, carbon stock

Huynh Thi Kieu Trinh.pdf

  • Upload
    leminh

  • View
    236

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Huynh Thi Kieu Trinh.pdf

1

SỬ DỤNG ẢNH VỆ TINH LANDSAT VÀ GIS ĐỂ ƯỚC TÍNH VÀ GIÁM SÁT

LƯỢNG CO2 HẤP THỤ CỦA RỪNG KHỘP (DIPTEROCARP FOREST) TỈNH ĐĂK LĂK

Huỳnh Thị Kiều Trinh

Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Tóm tắt

Hệ sinh thái rừng khộp là hệ sinh thái (HST) độc đáo, hiếm có trên thế giới. Rừng khộp được

hình thành trong điều kiện khắc nghiệt nên rất khó để thay thế những loại cây trồng khác đặc

biệt độc canh cây nông nghiệp, cây công nghiệp. Ở Việt Nam, nó là HST đặc trưng cho Tây

Nguyên và tỉnh Đăk Lăk, mang lại nhiều giá trị đa dạng sinh học và khả năng hấp thụ, lưu giữ

được một lượng lớn CO2, rừng khộp chưa được nhận thức đầy đủ về những giá trị đa dạng

sinh học, sinh thái môi trường tiềm ẩn và “bị xem” là khu rừng kém giá trị về mặt kinh tế sau

nhiều năm khai thác gỗ. Để ước tính, giám sát lượng CO2 hấp thụ cho một khu vực có diện

tích rộng, cần phải có dữ liệu sinh khối rừng, carbon lưu giữ trên bản đồ theo không gian và

thời gian. Do đó, ứng dụng GIS để xây dựng mối quan hệ giữa nhân tố sinh khối, trữ lượng

carbon với giá trị ảnh cho rừng khộp để giám sát lượng CO2 hấp thụ rất cần thiết và ý nghĩa

và là một hướng đi cần được tiếp thu và phát triển để hỗ trợ việc cung cấp dữ liệu phát thải

CO2 khi Việt Nam tham gia chương trình REDD+.

Kết quả nghiên cứu giải đoán ảnh và quản lý trong ArcGIS thông qua các mô hình sinh trắc

cho thấy rừng khộp ở hai huyện Ea Soup và Ea H’Leo tỉnh Đăk Lăk có các giá trị sau: Tổng

diện tích rừng khộp là 125.404,8ha. Tổng sinh khối trên và dưới mặt đất của cây rừng là

8.156.667,6 tấn. Tổng lượng carbon tích lũy 4.093.501,1 tấn. Tổng lượng CO2 hấp thụ của

rừng khộp được là 15.023.149,1 tấn.

Từ khóa: Hệ sinh thái rừng khộp, sinh khối, Carbon lưu giữ và CO2 hấp thụ, GIS, giải đoán

ảnh.

Abtract

Estimating Carbon for Dipterocarp Forest by Remote sensing Landsat

image and GIS in Dak Lak province

Huynh Thi Kieu Trinh

Forest Science Institute of Central Highlands and South of Central Viet Nam

Dipterocarp forest ecosystems are uniqueness, rare on the world. Dipterocarp forest was being

formed in the hash conditions so difficult to replace by other crops, especially monoculture

agriculture, industrial plants. It’s typical ecosystem in Central Highlands and Dak Lak

province bring various values such as biodiversity, capacity to absorb and store CO2 but the

people not enough to awareness about the value of biodiversity also ecological potential and

“was seen” with less economically valuable after years of logging.Estimating, monitoring

CO2 absorbed for large area we are need forest biomass data, carbon stored on the maps by

space and time. Therefore, building the relationships between biomass factor, carbon stock

Page 2: Huynh Thi Kieu Trinh.pdf

2

with digital value for dipterocarp forest that vital, mean, the direction should be to acquire and

develop to support for provide CO2 emission data when Vietnam participate in REDD+.

The value from the research result satellite image interpretation and management in ArcGIS

software through allometric equations model showed the dipterocarp forest in Ea Soup and Ea

Hleo distric (Dak Lak province): Total area is 125,404.8 hectares, Total biomass above and

below under ground of trees is 8,156,667.6 tons. Total carbon stored is 4,093,501.1 tons in

forest. Total CO2 absorbed is 15,023,149.1 tons.

Keyword:Dipterocarp forest ecosystems,biomass, carbon stored,CO2 absorbed, GIS, satellite

image interpretation.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hệ sinh thái rừng khộp mang lại nhiều giá trị cho con người đặc biệt là giá trị đa dạng sinh

học và khả năng hấp thụ và lưu giữ được một lượng lớn CO2. Tuy nhiên, rừng khộp chưa

được nhận thức đầy đủ về những giá trị đa dạng sinh học, sinh thái môi trường tiềm ẩn và “bị

xem” là khu rừng kém giá trị về mặt kinh tế sau nhiều năm khai thác gỗ. Chương trình

REDD+ra đời là một cơ hội cho lâm nghiệp Việt Nam nhưng để tiếp nhận và thực hiện tốt

những cam kết ở hiện tại cũng như trong tương lai thì Việt Nam cần có nghiên cứu phương

pháp đo tính, giám sát sự thay đổi lượng carbon lưu giữ và CO2 hấp thụ của rừng tự nhiên.

Đồng thời, dựa trên công nghệ GIS và viễn thám để theo dõi, cung cấp thông tin, dữ liệu có

cơ sở khoa học, đáng tin cậy về sự thay đổi của các bể chứa carbon cho từng hệ sinh thái rừng

cụ thể và chứng minh giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính CO2 trong việc thực hiện quản

lý rừng tốt hơn ở các kiểu rừng cụ thể, trong đó rừng khộp là một trong kiểu rừng cần được

nghiên cứu.

Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám đã được nhiều nước ứng dụng trong

điều tra quản lý tài nguyên rừng. Dữ liệu vệ tinh có thể được sử dụng để ước tính sinh khối và

carbon lưu giữ trên mặt đất. Công nghệ viễn thám có thể thực hiện qui mô toàn cầu để giám

sát thảm thực vật và chu trình carbon[10], [11].Nghiên cứu “Xác định lượng CO2 hấp thụ của

rừng lá rộng thường xanh vùng Tây Nguyên làm cơ sở tham gia chương trình giảm thiểu khí

thải phát từ suy thoái rừng và mất rừng” của Bảo Huy và cộng sự (2010-2012) [1], [2], [5], là

nghiên cứu đầu tiên cho rừng tự nhiên lá rộng thường xanh của Việt Nam đã xây dựng mối

quan hệ giữa nhân tố sinh khối, trữ lượng carbon với giá trị ảnh cho rừng lá rộng thường xanh

cho khu vực Tây Nguyên [3, [4].

Tuy nhiên, trữ lượng carbon sẽ biến thiên theo loại rừng và những vùng sinh thái, tùy thuộc

vào các yếu tố vật lý như đất, thảm thực vật…nó không đồng nhất trong một khu vực trên

quốc gia.

Những nghiên cứu ước tính lượng CO2 hấp thụ đối với rừng khộp trên thế giới, [6], [7], [8],

[9], nhưng chưa xây dựng mối quan hệ giữa nhân tố sinh khối, trữ lượng carbon với giá trị

ảnh cho rừng khộp để giám sát lượng CO2 hấp thụ. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Việt

Lương (2012) [13]đã tính tổng sinh khối trên và dưới mặt đất ở khu vực vườn quốc gia Yok

Đôn theo hàm allometric equations được xây dựng bởi Chaivo et al (2010) trên khu vực rừng

khộp ở Thái Lan dựa vào hai tham số chính H và DBH. Tuy nhiên, mỗi kiểu rừng khác nhau,

Page 3: Huynh Thi Kieu Trinh.pdf

3

trạng thái khác nhau sẽ hấp thụ lượng CO2 và carbon lưu giữ không giống nhau. Nhưng chưa

có nghiên cứu nào xây dựng mối quan hệ giữa nhân tố sinh khối, trữ lượng carbon với giá trị

ảnh cho rừng khộp ở khu vực Tây Nguyên. Để ước tính, giám sát lượng CO2 hấp thụ cho một

khu vực có diện tích rộng, cần phải có dữ liệu sinh khối rừng, carbon lưu giữ trên bản đồ theo

không gian và thời gian. Do vậy, nghiên cứu này rất cần thiết và ý nghĩa và là một hướng đi

cần được tiếp thu và phát triển để hỗ trợ việc cung cấp dữ liệu phát thải CO2 khi Việt Nam

tham gia chương trình REDD+.Trước bối cảnh này câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu là: Làm thế

nào để ước tính, giám sát sự thay đổi CO2 hấp thụ cho rừng khộp trên diện rộng?Hiệu quả

giảm phát thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính trong việc thực hiện quản lý rừng tốt hơn như

thế nào ở rừng khộp? Viễn thám và công nghệ GIS sẽ giúp việc ước tính sinh khối, theo dõi

biến động CO2 theo thời gian sẽ mang lại hiệu quả, giảm chi phí khi tham gia REDD+ ra

sao?Vì vậy việc nghiên cứu“Sử dụng ảnh vệ tinh Landsat và GIS để ước tính và giám sát

lượng CO2 hấp thụ của rừng khộp tỉnh Đăk Lăk” sẽ góp phần giải quyết vấn đề trên.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Phạm vi nghiên cứu:Nghiên cứu lượng carbon tích lũy trong các bộ phận trên mặt đất của

thực vật thân gỗ; Nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh khối, carbon rừng để suy ra CO2 hấp thụ

trong cây gỗ trên mặt đất với các dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat.

Đối tượng nghiên cứu:Các lâm phần rừng khộp với các trạng thái khác nhau thuộc hai huyện

phân bố rừng khộp chính: huyện Ea Soup và huyện Ea Hleo, tỉnh Đăk Lăk; Sinh khối và

carbon trong thân cây gỗ trên mặt đất;

III. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Mục tiêu nghiên cứu:Xây dựng kỹ thuật ứng dụng ảnh vệ tinh Landsat và công nghệ GIS

để ước tính và giám sát lượng CO2 hấp thụ hoặc phát thải của rừng khộp, làm cơ sở tham gia

chương trình REDD+.

3.2 Nội dung nghiên cứu:

i) Thử nghiệm hai phương pháp phân loại ảnh vệ tinh kết hợp với ba phương pháp điều tra ô

mẫu để trong ước tính sinh khối và carbon rừng.

ii) Ứng dụng công nghệ GIS để xây dựng giải pháp quản lý, giám sát sinh khối và lượng CO2

hấp thụ hoặc phát thải của rừng khộp.

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Cơ sở dữ liệu ảnh và mặt đất

Nguồn vật liệu:

- Ảnh vệ tinh Landsat năm 2010 có độ phân giải 30x30m, cảnh ảnh có kích thước 170km

phương Bắc – Nam và 183km phương Đông - Tây. Ảnh có 7 kênh mang số thứ tự từ 1 đến 7

và kênh toàn sắc (Panchromatic hay viết tắt là PAN). Kênh 1, 2 và 3 thuộc vùng bức xạ nhìn

thấy; kênh 4, 5 và 7 thuộc vùng hồng ngoại có độ phân giải 30m; kênh 6 thuộc vùng hồng

ngoại nhiệt có độ phân giải 30m và kênh Pan có độ phân giải 15m. Các kênh có kèm theo

bước sóng và độ phân giải được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Đặc điểm ảnh Landsat

Kênh Bước sóng (micromet) Độ phân giải (m)

Page 4: Huynh Thi Kieu Trinh.pdf

4

Kênh 1 0.45- 0.515 30

Kênh 2 0.525-0.605 30

Kênh 3 0.63- 0.69 30

Kênh 4 0.75-0.90 30

Kênh 5 1.55-1.75 30

Kênh 6 10.40- 12.5 30

Kênh 7 2.09-2.35 30

Pan 0.52- 0.90 15

- Các bản đồ cơ sở như địa hình, sông suối, hành chính khu vực Ea Soup và Ea H’Leo.

- Các phần mềm xử lý ảnh ENVI 4.7, phần mềm GIS: ArcGIS và phần mềm thống kê

Statgraphics Centurion Plus.

Hiệu chỉnh hình học ảnh:Việc nắn chỉnh được tiến hành trong phần mềm ENVI.

Phân loại vùng nghiên cứu cứu thành vùng có rừng và không rừng, trên cơ sở đó giải đoán

ảnh chỉ trong vùng có rừng: Trên ảnh tạo các vùng quan tâm (ROI – Region of Interest) như

các vùng mẫu cho 2 đối tượng có rừng và vùng mẫu không có rừng. Dựa trên các vùng mẫu

này, sử dụng phương pháp phân loại có kiểm định Maximum Likelihood để phân thành 2 loại

thảm phủ có rừng vào không rừng trên ảnh đã được hiệu chỉnh hình học trong phần mềm

ENVI.

3.3.2 Thu thập số liệu ô mẫu mặt đất, chặt hạ cây để lập mô hình tính toán sinh khối và

carbon phần cây gỗ trên mặt đất.

Lập ô tiêu chuẩn 50x50m và chặt hạ cây để thu thập số liệu sinh khối cây gỗ trên mặt đất:

Tổng các ô mẫu rải đều trên các trạng thái và khu vực gồm 18 ÔTC với 1 ô trạng thái giàu, 5

ô trạng thái rừng trung bình, 8 ô trạng thái nghèo, 4 ô rừng non. Trong đó, khu vực huyện Ea

Soup điều tra 10 ô và 8 điều tra ở huyện Ea Hleo. Tại mỗi ô điều tra thu thập các số liệu ban

đầu của ô mẫu như:

+ Vị trí ô mẫu; Tọa độ địa lý (phải lấy chính xác); Nhân tố lâm phần và sinh thái;

+ Ô mẫu sơ cấp kích thước 50x50(m): Điều tra cây gỗ có D1.3>30cm với nhân tố điều tra gồm

loài, D1.3(cm), H(m).

+ 5 ô mẫu thứ cấp 10x10(m) trong ô sơ cấp: Trong đó một ô đặt ở tâm và 4 ô ở 4 góc của ô

mẫu sơ cấp. Điều tra cây gỗ có 5cm < D1.3 30cm. Nhân tố điều tra là Loài, D1.3 (cm), H(m).

+ 5 ô mẫu phụ 2x2(m) trong ô thứ cấp: Điều tra cây gỗ tái sinh có D1.3<5cm và H >1.3m.

Nhân tố điều tra gồm Loài, D1.3(cm), H(m). Trong ô mẫu phụ 2x2(m)- ô trung tâm, điều tra

các chỉ tiêu sinh thái như G(m2), loại đất, nhiệt độ, độ ẩm, pH đất, tọa độ GPS, độ tàn che,

loài cây gỗ, thực bì.

Kế thừa số liệu của Bộ môn Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường (Trường Đại học Tây

Nguyên, năm 2011) với173 cây chặt hạ rải theo cấp kính ở các ô mẫu 2500m2, có tổng số373

mẫu phân tích sinh khối và carbon, trong đó: 94 thân, 93 mẫu lá, 92 mẫu cành, 94 mẫu vỏ.

Thiết lập được các hàm sinh trắc (Allometric equations)dựa trên quan hệ giữa sinh khối,

carbon lưu giữ của cây rừng với hai nhân tố DBH và H để tính sinh khối cây gỗ trên mặt đất

(TAGTB, tấn/ha) và carbon cây gỗ trên mặt đất (TAGTC, tấn/ha) với cây gỗ có DBH ≥ 5 cm.

Page 5: Huynh Thi Kieu Trinh.pdf

5

Lập 3 kiểu dạng ô điều tra để giải đoán ảnh vệ tinh:

Điều tra 43 ô giải đoán ảnh được phân bố rải đều trong các trạng thái và vùng nghiên cứu ở

hai huyện có rừng khộp là Ea Soup và Ea Hleo. Thiết lập ô với 3 dạng ô mẫu chồng trên cùng

một điểm: Ba kiểu dạng ô mẫu được thiết lập là Ô Prodan 5.5 cây, ô tròn phân tầng 1000m2

và ô vuông 30x30m.

Đối với ô vuông 30 x 30m được chia thành 9 ô thứ cấp 10 x10m.

Đối với ô tròn phân tầng 1000m2 được đề nghị dùng trong điều tra carbon rừng ở Việt Nam

của Bảo Huy (2010). Dùng dây có thắt nút bằng dải màu ở các bán kính của các ô mẫu phụ

lần lượt là 1m ứng với bán kính 3,14m2 (màu xanh chuối), trong bán kính này chỉ đo đếm cây

tái sinh; 5,64m ứng với bán kính 100m2 (màu vàng); 12,62m ứng với bán kính 500m2 (màu

xanh biển) và 17,84m ứng với bán kính 1000m2 (màu đỏ). Để thuận tiện cho việc đo đếm cần

8 dây có thắt nút kéo theo 8 hướng của ô tròn hoặc nếu dùng 4 dây cần phải di chuyển các

múi ô. Trong vùng bán kính từ 1m đến 5.64m chỉ đo những cây có DBH từ 6cm trở lên. Từ

bán kính 5.64m-2.62m đo những cây có DBH từ 22cm trở lên. Từ bán kính 12.62m-17.84m

đo những cây có DBH từ 42cm trở lên.

Đối với ô Prodan dùng thước dây xác định 6 cây gần tâm nhất với đường kính D1.3 từ 6cm

trở lên. Cây xa tâm nhất được xác định là cây thứ 6.Sau khi thiết lập 3 dạng ô giải đoán, tiến

hành đo các chỉ tiêu trong ô lần lượt theo các ô thứ cấp 10 x 10m. Xác định loài, đo chiều cao

(m), đường kính D1.3 (cm) của các cây có đường kính từ 6cm trở lên trong ô. Đồng thời, dựa

vào cấp kính đã được phân trong ô tròn và tiêu chí chọn cây Prodan để đánh dấu các cây

thuộc ô tròn, thuộc ô Prodan hay ô tròn ngoài vuông (những cây thuộc cấp kính trong ô tròn

phân tầng nhưng nằm ngoài ô vuông).

Từ số liệu thu thập cho 3 dạng ô mẫu:Tính mật độ (số cây/ha) và trữ lượng (m3/ha) cho 3

dạng ô. Sử dụng các hàm sinh trắc (Allometric equations) của cây rừng để ước tính sinh khối

cây gỗ trên mặt đất của lâm phần (TAGTB, tấn/ha) và carbon cây gỗ trên mặt đất lâm phần

(TAGTC, tấn/ha), chỉ tính cho cây có DBH từ 6cm trở lên với 3 dạng ô:

+ Đối với ô vuông 30x30m, tính tổng sinh khối và carbon theo công thức 3.1 và công thức

3.2:

34

10*)/(*900

10 tan/ha)( câykgAGBTAGTB (CT III.1)

34

10*)/)((*900

10 tan/ha)( câykgAGBCTAGTC (CT III.2)

+ Đối với ô tròn phân tầng, tính tổng sinh khối và carbon theo công thức3.3 và 3.4:

310**)()(tan/ NkgAGBhaTAGTB (CT III.3)

310**))(()(tan/ NkgAGBChaTAGTC (CT III.4)

Trong đó, mật độ đối với từng cỡ kính được tính theo công thức 3.5, 3.6 và 3.7

)226(.100

10/

4

cmDNno

haN (CT III.5)

Page 6: Huynh Thi Kieu Trinh.pdf

6

)4222(.500

10/

4

cmDNno

haN (CT III.6)

)42(.1000

10/

4

cmDNno

haN (CT III.7)

Với: no là số ô điều tra

+ Đối với ô Prodan tính TAGTB, TAGTC theo công thức 3.8 và 3.9:

3

2

4

10*)(**

10)(tan/ kgAGB

rhaTAGTB

(CT III.8)

3

2

4

10*))((**

10)(tan/ kgAGBC

rhaTAGTC

(CT III.9)

Đây là cơ sở dữ liệu để nghiên cứu thiết lập quan hệ giữa ảnh với lượng sinh khối trên mặt đất

theo 3 kiểu ô mẫu khác nhau.

3.3.3Thử nghiệm các phương pháp ứng dụng ảnh vệ tinh trong ước lượng sinh khối và

carbon rừng theo 3 kiểu ô mẫu:

Thử nghiệm các phương pháp khác nhau:Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là xác lập mối

quan hệ giữa sinh khối, carbon rừng ở 3 kiểu ô mẫu với dữ liệu ảnh, làm cơ sở ước lượng sinh

khối, carbon rừng và lập bản đồ, quản lý cơ sở dữ liệu carbon rừng thông qua ảnh viễn thám

và GIS.

i) Phương pháp phân loại ảnh phi giám định và lập quan hệ với sinh khối rừng cho 3

dạng ô mẫu:

Phương pháp này nhằm mục đích thử nghiệm khả năng phân loại ảnh dựa vào giá trị ảnh và

quan hệ của nó với sinh khối, carbon rừng trên mặt đất để phân loại rừng và ước lượng sinh

khối, carbon rừng. Cùng với dữ liệu điều tra 3 dạng ô mẫu tròn, vuông và Prodan, tìm mối

quan hệ giữa phương pháp phân loại ảnh và phương pháp lập ô tốt nhất cho kiểu rừng khộp.

Page 7: Huynh Thi Kieu Trinh.pdf

7

Hình 3.1: Sơ đồ tiếp cận nghiên cứu phân loại ảnh phi giám định và lập quan hệ với sinh

khối rừng

Phân loại phi giám định dựa vào tập hợp các phần tử có cùng giá trị ảnh. Số lượng các nhóm

phân loại tùy thuộc vào người phân loại, đây là quá trình lặp đi lặp lại của việc nhóm các lớp

theo các chỉ tiêu người phân loại đặt ra gồm số lần lặp tối đa (Maximum iteration), số pixel tối

thiểu trong một nhóm/lớp (Minimum Pixel in Class), độ lệch chuẩn tối đa của nhóm

(Maximum Class Stdv), số Pixel tối thiểu khi kết nhóm (Maximum Merge pairs) cho đến khi

thỏa mãn các điều kiện đã đặt ra thì quá trình này dừng lại. Trong đó phương pháp ISODATA

được áp dụng do đây là phương pháp mềm dẻo, tự nhiên, không cần cố định số các lớp. Dựa

vào trung bình các lớp/loại như nhau về dữ liệu không gian, sau đó sắp xếp lại các pixel bằng

cách sử dụng khoảng cách tối thiểu. Mỗi một đặc trưng của pixel được phân loại lại tạo ra một

trung bình. Các lớp được tách, hợp nhất, và xóa được thực hiện trên cơ sở dữ liệu ngưỡng

tham số. Tất cả các pixel được phân loại vào lớp gần nhất, trừ khi một sai tiêu chuẩn hay

ngưỡng tham số nằm ngoài, trong trường hợp đó một số pixel có thể được phân loại lại nếu

chúng không đạt các tiêu chuẩn lựa chọn. Quá trình này tiếp tục cho đến khi số lượng các

điểm ảnh trong mỗi lớp thay đổi ít hơn hoặc số lần tối đa của các lần lặp là đạt được.

Việc phân loại thành bao nhiêu lớp và số lượng pixel trong mỗi lớp do người xử lý quyết

định; trong thực tế các trạng thái rừng, mức độ che phủ có bức xạ quang phổ khác nhau. Do

đó, nếu chọn số lượng các lớp (Class) khác nhau khi phân loại có ý nghĩa như là phân chia

rừng thành các lớp có độ chi tiết, chỉ số ảnh khác nhau; từ đây dò tìm mối quan hệ có các lớp

phân chia khác nhau với sinh khối, trữ lượng carbon đã điều tra trong ô mẫu, đây là cơ sở để

thiết lập hệ thống phân loại ảnh phi giám định trên cơ sở tương quan với sinh khối, carbon

rừng.

Thử nghiệm phân loại tự động với 3 hệ thống class:

+ Phân chia từ 2 - 4 class: Tạo ra 3 lớp

+ Phân chia từ 3 - 5 class: Tạo ra 4 lớp

+ Phân chia từ 4 - 6 class: Tạo ra 5 lớp

Lập quan hệ giữa tổng sinh khối, carbon cây gỗ trên mặt đất theo 3 dạng ô mẫu với các mã số

class (id_class) đã phân loại trên ảnh: TAGTB, TAGTC =f(Class_id) theo các tổ hợp giữa 3

lớp, 4 lớp, 5 lớp.Mô hình quan hệ sinh khối, carbon (yi) với các giá trị điều tra, giá trị ảnh (xi)

được thiết lập dạng yi = f(xi); trong đó yi và xi được đổi biến số lần lượt là log, sqrt, exp, 1/yi,

xi và tổ hợp biến để tìm hàm và biến số thích hợp.Chọn mô hình quan hệ sinh khối theo các

nhân tố điều tra, hệ thống lớptheo các chỉ tiêuthống kê như: hệ số quan hệ R2%adj cao nhất,

AIC(Akaike Information Criterion), CF(Correction factor), Cp (Tiêu chuẩn Mallow’Cp)và

S1%, S2%(được tính theo công thức biến động trung bình S1% và sai số tương đối S2%) bé

nhất.So sánh mô hình quan hệ sinh khối với các nhân tố điều tra, hệ thống class, lựa chọn ra

một mô hình tốt nhất tương ứng với tổ hợp hệ thống class, đó chính là số hệ thống class cần

phân chia có mối quan hệ chặt chẽ nhất với sinh khối và carbon rừng trên mặt đất theo kiểu

dạng ô mẫu thích hợp cho rừng khộp.

Page 8: Huynh Thi Kieu Trinh.pdf

8

Cuối cùng kết quả phân loại sinh khối, carbon trên ảnh thông qua mô hình được đánh giá sai

số với các giá trị sinh khối thực tế của cácô mẫu.Sử dụng tiêu chuẩn T bắt cặp theo Paired

Two Sample for Means để kiểm tra sự sai khác giữa giá trị ước tính trên ảnh với thực tế, nếu

P(T<=t) one-tail (một chiều) > 0.05 chấp nhận Ho, nghĩa là giá trị ước tính theo lý thuyết và

thực tế không có sự khác biệt với độ tin cậy 95%và ngược lại thì bác bỏ Ho. Việc sử dụng T

bắt cặp là do tại mỗi vị trí ô mẫu có hai giá trị được so sánh là lý thuyết và thực tế, tức là bắt

cặp nhau và sử P một chiều (one tail) để đánh giá sự chênh lệch dữ liệu theo một chiều hướng

(lớn hay nhỏ thua).

ii) Phương pháp phân loại ảnh có giám định và phân chia rừng theo cấp sinh khối

Phương pháp này cũng dựa trên 3 kiểu ô mẫu, mỗi kiểu có 43 ô mẫu quan sát thực địa để

phân loại ảnh thành các lớp đồng nhất về sinh khối và carbon rừng. Các bước tiến hành:

- Phân cấp sinh khối dựa vào 3 kiểu ô mẫu

- Phân lập ảnh theo cấp sinh khối của 3 kiểu ô mẫu: Các ô mẫu là vùng ROI đại diện cho từng

cấp. Sử dụng thuật toán phân loại Maximum Likelihood để phân thành các lớp sinh khối,

carbon trong phần mềm ENVI.

- Sử dụng 15 trong 18 ô mẫu 50x50m độc lập để đánh giá độ tin cậy của phân loại ảnh thành

các cấp sinh khối, carbon trong ENVI.

Hình III.1: Sơ đồ tiếp cận nghiên cứu phân loại ảnh có giám định và phân chia rừng

theo cấp sinh khối theo 3 kiểu ô mẫu

3.3.4 Ứng dụng GIS trong quản lý, giám sát sinh khối, carbon rừng

Trên cơ sở ảnh vệ tinh đã được giải đoán và phân loại theo từng cấp sinh khối, carbon, tiến

hành lập cơ sở dữ liệu sinh khối, carbon cho một khu vực:Chuyển file ảnh thành vector với

thuộc tính là sinh khối/ha (TAGTB, tấn ha) đã thực hiện trong nghiên cứu giải đoán ảnh vệ

tinh trong ArcGIS; Sử dụng các mô hình allometric equations lâm phần để tính gián tiếp các

giá trị sinh khối, carbon trong các bể chứa khác và toàn lâm phần; Biên tập bản đồ sinh khối,

carbon rừng và xuất ra cơ sở dữ liệu; Theo dõi và cập nhật thay đổi diện tích, trữ lượng

carbon trong ArcGIS thông qua chức năng cập nhật của các trường theo các hàm allometric

equations.

Page 9: Huynh Thi Kieu Trinh.pdf

9

Hình 3.2: Sơ đồ tiếp cận nghiên cứu ứng dụng GIS trong quản lý, giám sát sinh khối,

carbon rừng

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Ứng dụng ảnh vệ tinh trong ước tính và giám sát sinh khối, carbon rừng

4.1.1 Thiết lập các mô hình sinh trắc ước tính sinh khối và carbon cây rừng phân trên

mặt đất (AGB) và C(AGB)

Từ số liệu cây chặt hạ đã phân tích sinh khối và carbon, thiết lập được các mô hình ước tính

sinh khối trên mặt đất (AGB) và carbon tương ứng C(AGB) theo hai nhân tố điều tra cây rừng

là DBH và H. Dựa vào các tiêu chí thống kê lựa chọn hàm, biến số và chỉ tiêu hàm tối ưu đã

lựa chọn được các mô hình ở bảng 4.1.

Bảng 4.1: Các mô hình sinh trắc để ước tính sinh khối và carbon cây rừng phần trên

mặt đất

Dạng hàm R2adj P_Value AIC CF Cp S1%

Ln(AGB_kg) = -3.13468 +

2.68072*ln(DBH_cm) 96.71 0.00 -418.79 1.04 0.00 22.8

Ln(AGB_kg) = -3.25897 +

0.183087*Ln(H_m) +

2.5682*Ln(DBH_cm)

95.92 0.00 -387.99 1.05 1.00 25.8

Ln(AGB_kg) = -3.5857 +

1.56326*Ln(DBH_cm*H_m) 89.47 0.00 -232.79 1.13 2.00 41.12

Ln(AGB_kg) = -3.57369 +

1.00666*Ln(DBH_cm^2*H_m) 93.02 0.00 -302.68 1.09 2.00 33.48

Ln(C_AGB__kg) = -4.22693 +

2.83379*ln(DBH_cm) 96.97 0.00 -199.91 1.04 0.00 24.8

Ln(C_AGB__kg) = -4.35124 +

2.56549*Ln(DBH_cm) +

0.366245*Ln(H_m)

96.51 0.00 -195.31 1.05 1.00 26.3

Ln(C_AGB__kg) = -4.63988 +

1.04451*Ln(DBH_cm^2*H_m) 93.71 0.00 -149.27 1.10 2.00 36.73

Page 10: Huynh Thi Kieu Trinh.pdf

10

Dạng hàm R2adj P_Value AIC CF Cp S1%

Ln(C_AGB__kg) = -4.74468 +

1.63498*Ln(DBH_cm*H_m)

91.23 0.00 -119.29 1.14 2.00 42.55

Kết quả trên cho thấy, nếu chỉ sử dụng biến số DBH để ước tính sinh khối và carbon rừng thì

chưa phản ánh hết đầy đủ sinh khối và lượng carbon rừng vì cùng trong một cấp kính nhưng

khác nhau về chiều cao sẽ tạo ra lượng sinh khối và carbon khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu sử

dụng phương trình 4.1 ước tính sinh khối và phương trình 4.2 để ước tính carbon của cây rừng

theo hai biến DBH và H:

Ln(AGB_kg) = -3.25897 + 0.183087*Ln(H_m) + 2.5682*Ln(DBH_cm) (PT 4.1)

Với R2.adj = 95.92; P value = 0.00; AIC = -387.99; CF = 1.05; Cp = 1.00 và S1% =25.8

Ln(C_AGB_kg) = -4.35124 + 2.56549*Ln(DBH_cm) + 0.366245*Ln(H_m) (PT 4.2)

Với R2.adj = 96.51; P value = 0.00; AIC = -195.31; CF = 1.05; Cp = 1.00 và S1% =26.3

Trên cơ sở các mô hình AGB và C(AGB), tính toán được tổng sinh khối trên mặt đất

(TAGTB, tấn/ha) và tổng carbon của cây rừng phần trên mặt đất (TAGTC, tấn/ha) cho 43 ô

mẫu giải đoán ảnh theo 3 kiểu dạng ô là hình tròn (1000m2), vuông (30 x 30m) và Prodan 5,5

cây.

4.1.2 Hiệu chỉnh hình học ảnh, phân loại thành vùng có rừng và không có rừng

a) Hiệu chỉnh hình học ảnh

Ảnh Landsat đã được hiệu chỉnh hình học dựa trên các điểm khống chế thu thập được trên

mặt đất (GCP- Ground control points).Để hiệu chỉnh ảnh cho vùng rừng khộp phân bố ở hai

huyện Ea Hleo và Ea Soup,thu thập 27 điểm khống chế bằng GPS cầm tay. Ảnh đã được đăng

ký theo phép chiếu UTM zone 49, với ellip thực dụng là WGS 84. Phương pháp “nearest

neighbor – người láng giềng gần nhất” được áp dụng với độ phân giải không gian 30x30m để

bảo toàn tính nguyên vẹn của các giá trị pixel.

b) Phân loại vùng có rừng và không có rừng

Kết quả phân loại mặc định theo thứ tự không có rừng mang giá trị 1, trong khi có rừng

mang giá trị 2. Dựa trên ảnh đã được phân loại, tiến hành tạo mặt nạ cho vùng có rừng. Dựa

trên mặt nạ có rừng này, cắt ảnh (Subset) theo vùng có rừng để nghiên cứu. Kết quả sẽ cho

được ảnh chỉ có vùng có rừng.

4.1.3 Phân loại ảnh vệ tinh bằng phương pháp phi giám định và lập mối quan hệ sinh

khối, carbon rừng với các lớp phân loại

Thử nghiệm phân chia thành 3, 4, 5 lớp (class) (dựa vào thực tế biến đổi trạng thái rừng có

khả năng ít nhất là 3 nhiều là 5 lớp trạng thái). Trong phân chia tự động chọn số pixel tối thiểu

trong một lớp (Minimum Pixel in Class) là 6 pixel (mỗi pixel của ảnh Landsat có kích thước

là 30 x 30m) ứng với 5.400m2, lý do chọn số pixel này là để một đơn vị lớp phân loại có thể

bao phủ toàn bộ diện tích 1 ô mẫu (1.000m2), đồng thời phù hợp với quy định kiểm kê rừng

của Việt Nam là một trạng thái rừng chỉ được tách ra khi có diện tích lớn hơn 5.000m2.Trên

cơ sở các ảnh đã được phân loại thành hệ thống lớp khác nhau, chuyển đổi dữ liệu dạng raster

của ảnh đã phân loại phi giám định thành vector với các lớp nói trên.

Page 11: Huynh Thi Kieu Trinh.pdf

11

Sau đó, chồng lớp tọa độ các ô mẫu đã tính toán sinh khối phần trên mặt đất TAGTB

(tấn/ha)theo 3 dạng ô mẫu gắn với 3 lớp phân loại theo 3, 4 và 5 class, Tạo được cơ sở dữ liệu

quan hệ giữa sinh khối và carbon rừng ứng với các hệ thống class đã phân loại khác nhau

được tổ hợp từ 3, 4 và 5 class.

Cơ sở dữ liệu được tạo ra trong ArcGIS với 3 dạng ô: ô vuông, ô tròn phân tầng và ô Prodan

của các điểm điều tra giải đoán ảnh và đã tính toán TAGTB; chồng với 3 hệ thống phân loại

class được xuất sang dạng file database để xây dựng phương trình quan hệ:

TAGTB (tấn/ha) = f(Class_3_id, Class_4_id, Class_5_id); trong đó có 3 hệ thống phân loại

thành các Class_id là ứng với 3, 4, 5 lớp.

Trong mỗi tổ hợp cấp phân loại tìm mối quan hệ giữa sinh khối rừng với các class_id cho

từng dạng ô mẫu.Kết quả phân loại phi giám định thành các class khác nhau sẽ tạo ra một lớp

không phân loại là unclasssified. Do vậy,một số ô mẫu lọt trong lớp không phân loại này sẽ

không sử dụng trong lập mô hình. Kết quảcó 34 ô mẫu được chồng lên ảnh phân loại thành 3

lớp-4 lớp; và 32 ô mẫu chồng lên ảnh phân loại thành 3-4-5 lớp hoặc 3-5 lớp.Ứng với mỗi mô

hình quan hệ TAGTB với các tổ hợp class, chọn mô hình có các tiêu chí thông kế tốt nhất như

hệ số quan hệ lớn nhấtR2adj (cao nhất) và tồn tại với P <0.05, S1% và S2% (bé nhất), AIC (đại

số) và CF (bé nhất).Cuối cùng đánh giá sai khác giữa giá trị TAGTB ước tính qua ảnh với

thực tế ô mẫu theo tiêu chuẩn T bắt cặp có P(T<=t) một chiều > 0.05, tức là chưa có sự sai

khác ở mức P >95%.

Xác định được mô hình đạt các chỉ tiêu thống kê phù hợp nhất trong các mô hình lập được

theo từng dạng ô mẫu với các tổ hợp class khác nhau chính là xác định được phương pháp

phân loại ảnh phi giám định kết hợp cùng với phương pháp lập ô.Bảng trình bày các mô hình

tối ưu cho từng dạng ô cùng với các tổ hợp class phân loại ảnh theo phi giám định.

Bảng 4.2: Mô hình quan hệ giữa sinh khối lâm phần (TAGTB (tấn/ha) của 3 kiểu ô mẫu

với các class ảnh được phân loại phi giám định

Mô hình quan hệ R2%

Adj

P-

Value

n Cp CF AIC

S1% S2% P(T<=t)

one-tail

TAGTB_CY của

(Ô tròn)

với tổ hợp phân

loại thành 3 và 4

class

Ln(TAGTB_CY) /Class_4_Id = 3.96753 + 0.709204*Ln(Class_3_Id)^2

- 2.84193 * Ln (Class_4_Id)

92.49 0.00 34 1.00 1.06 -68.80 61.14 21.11 0.360

TAGTB_SQ (Ô

vuông) với tổ

hợp phân loại

thành 3, 4 và 5

class

Ln(TAGTB_SQ) /Class_4_Id = 3.94929 +

0.101204*SQRT(Class_3_Id^3*Class_5_Id) - 3.02242*Ln(Class_4_Id)

94.07 0.00 32 3.00 1.05 -71.03 48.17 13.20 0.970.

TAGTB_PR (Ô

Prodan) với tổ

hợp phân loại

Ln(TAGTB_PR)/Class_5_Id= 3.18606 - 1.60526 *ln(Class_3_Id) +

1.56692 * Ln (Class_3_Id /Class_5_Id)

72.27 0.00 32 1.00 1.16 -33.96 86.71 43.51 0.282

Page 12: Huynh Thi Kieu Trinh.pdf

12

thành 3, và 5

class

Trong đó: Class_3_id là mã số các lớp phân loại trên ảnh theo 3 lớp (Class) là 1, 2 và 3 bằng

phương pháp phi giám định.Tương tự như vậy cho Class_4_Id và Class_5_Id là phân loại ảnh

thành 4 (mã 1, 2, 3 và 4) và 5 class (mã 1, 2, 3, 4 và 5).

Với dạng ô mẫu hình tròn (Cycle: CY) phân tầng sinh khối có quan hệ chặt với ảnh phân loại

phi giám định được tổ hợp từ 3-4 lớp với sai số tương đối S2%= 21.11% và không có sự sai

khác giữa giá trị ước tính qua ảnh với thực tế ô mẫu với độ tin cậy 95% (kiểm tra t bắt cặp với

P one tail = 0.36 > 0.05).

Dạng ô mẫu hình vuông (Square: SQ) sinh khối có quan hệ cao nhất với ảnh phân loại được tổ

hợp từ 3-4-5 lớp với sai số tương đối S2%=13.20% và không có sự sai khác giữa giá trị ước

tính qua ảnh với thực tế ô mẫu với độ tin cậy 95% (kiểm tra t bắt cặp với P one tail = 0.97 >

0.05).

Dạng ô mẫu Prodan (PR) sinh khối có quan hệ với ảnh phân loại được tổ hợp từ 3-5 lớp, cósai

số tương đối khá cao với S2%=43.51% và không có sự sai khác giữa giá trị ước tính qua ảnh

với thực tế ô mẫu với độ tin cậy 95% (kiểm tra t bắt cặp với P one tail = 0.28 > 0.05.

Kết quả trên cho thấy:

- Giá trị sinh khối lâm phần (TAGTB, tấn/ha) có quan hệ chặt chẽ với các giá trị phân loại ảnh

theo phương pháp phi giám định với tổ hợp các lớp phân loại theo 3, 4 và 5 class. Kiểm tra

cuối cùng bằng tiêu chuẩn t cho thấy chưa có sự sai khác với thực tế ô mẫu khi ước lượng qua

ảnh bằng phương pháp phân loại phi giám định theo tổ hợp các class được chồng xếp lên

nhau.

- Với các kiểu ô mẫu (3 kiểu) khác nhau thì giá trị TAGTB cũng có quan hệ với các tổ hợp

class 3, 4 và 5 class và chưa có sự sai khác với thực tế ô mẫu qua kiểm tra t, nhưng có độ tin

cậy và sai số khác nhau. Trong đó ô hình vuông (30x30m) cho mối quan hệ TAGTB với các

lớp phân loại ảnh có sai số bé nhất là 13.2%, trong khi đó ô Prodan có sai số lớn nhất là

43.5%. Ô hình tròn diện tích 1000m2 có sai số tương đối trung bình là 21.1%; trong khi đó ô

hình tròn dễ lập, thích hợp trên địa hình dốc, phức tạp. Vì vậy, ô này cũng có thể áp dụng

trong những điều kiện như vậy và sai số có thể sẽ cao hơn ô vuông.

Cuối cùng, từ đánh giá nói trên theo các chỉ tiêu thống kê và sai số, cho thấy đối với rừng

khộp, phân ảnh phi giám định và tổ hợp chồng xếp 3-4-5 lớp để lập quan hệ với TAGTB của

ô vuông sẽ cho mối quan hệ giữa sinh khối cây rừng trên mặt đất và chỉ số ảnh là tốt nhất.Mô

hình lựa chọn là mô hình quan hệ giữa sinh khối rừng TAGTB thu thập và tính toán từ dạng ô

mẫu hình vuông (kích thước 30x30m)với tổ hợp chồng xếp 3-4-5 class theo phương trình 4.3

sau:

Ln(TAGTB_SQ)/Class_4_Id = 3.94929 + 0.101204*Sqrt (Class_3_Id^3*

Class_5_Id) - 3.02242*ln(Class_4_Id) (PT 4.1.3)

Với R2 adj= 94.07%; P <0.000; n=32; Cp= 3.00; CF= 1.05 AIC =-71.03; S1%=48.17%; S2%=

13.20%; T bắt cặp có P(T<=t) one tail = 0.970> 0.05.

Page 13: Huynh Thi Kieu Trinh.pdf

13

Sử dụng mô hình này sẽ cho kết quả ước lượng sinh khối lâm phần trên mặt đất qua ảnh phân

loại có sai số tương đối là13.20%. Hay nói khác, dùng phương pháp phi giám định theo 3, 4,

và 5 class và tổ hợp lại để ước lượng TAGTB qua mô hình sẽ đạt độ tin cậy 86.80%.

Từ kết quả lựa chọn mô hình nói trên, với dữ liệu ảnh phân loại thành 3-4-5 lớp, tiến hành gộp

các class bằng chức năng disolve 3, 4, 5 class trong ArcGIS và dùng chức năng interset để

chồng xếp các class lên thành 3, 4, 5 class; tạo thành tổ hợp 60 đơn vị (3*4*5class = 60 đơn

vị). Sử dụng mô hình TAGTB quan hệ với dữ liệu ảnh vệ tinh theo tổ hợp 3-4-5 class ước tính

được TAGTB (tấn/ha) cho 60 tổ hợp 3 hệ thống class đã phân loại trên ảnh.

Kết quả thống kê tần số các đơn vị tổ hợp 3-4-5 class theo TAGTB cho giá trị sinh khối nhỏ

nhất là 0.6 tấn/ha và lớn nhất là 428.5 tấn/ha và phân bố các đơn vị tổ hợp giảm dần khai

TAGTB tăng lên; có nghĩa là sinh khối của rừng khộp ở Đăk Lăk tập trung ở các cấp nhỏ và

giảm dần ở cấp sinh khối lớn. Rừng khộp ở đây tập trung là rừng có trữ lượng thấp sau đó đến

trung bình, rừng có trữ lượng cao còn rất ít. Thực hiện chia thành 4 cấp sinh khối trong

ArcGIS với giá trị sinh khối cấp 1: TAGTB<100 tấn; Cấp 2: 100 tấn<TAGTB< 200 tấn; Cấp

3: 200 tấn<TAGTB< 300 tấn và cấp 4 có TAGTB>400 tấn/ha.Kết quả cho thấy tần số các

đơn vị phân loại giảm khi cấp sinh khối tăng.

Sử dụng chức năng Disolve để gộp trường dữ liệu theo cấp TAGTB ([capTAGTB]) và tính

giá trị sinh khối TAGTB trung bình theo từng cấp. Với sinh khối trung bình cấp 1 là 37.3

tấn/ha; trung bình cấp 2 là 135.8 tấn/ha, cấp 3 có trung bình sinh khối là 238.4 tấn/ha, trung

bình cao nhất là cấp 4 với 381.4 tấn/ha. Tuy nhiên, rừng khộp hiện nay bị giảm đi rất nhiều về

trữ lượng rừng. Do đó, đa số chỉ còn lại là rừng nghèo với trữ lượng thấp.Qua phân tích ảnh

thì sinh khối cấp 1 chiếm diện tích rất lớn với diện tích 103,223.3 ha. Diện tích của cấp 4 thấp

nhất chỉ có 64.4 ha. Trên cơ sở TAGTB theo cấp sinh khối, lập được bản đồ phân khối rừng

theo sinh khối.

4.1.4 Phân loại ảnh vệ tinh bằng phương pháp có giám định trên cơ sở phân chia rừng

theo cấp sinh khối

Áp dụng phương pháp này để phân chia ảnh theo cấp sinh khối dựa vào dữ liệu ô mẫu theo 3

kiểu ô.

a) Phân chia cấp sinh khối TAGTB cho 3 dạng ô

Từ 43 ô điều tra nằm trong vùng ảnh có rừng, qua mô hình sinh trắc allometric equation xác

định được TAGTB (tấn/ha) cho mỗi ô theo từng dạng ô vuông, ô tròn và Prodan. Từ giá trị

sinh khối tính biến động trong độ tin cậy P = 99% và chia thành 3 cấp cho 3 dạng ô. Cấp 1:

sinh khối thấp nằm ở phía trái của ước lượng 99%. Cấp 2: trung bình nằm trong phạm vi ước

lượng 99% và cấp 3: sinh khối cao nằm ở phía phải của ước lượng 99%. Đối với dạng ô

vuông cấp sinh khối nhỏ nhất 19.46 tấn/ha - lớn nhất 200.07 tấn/ha và dạng ô tròn cấp sinh

khối nhỏ nhất 13.80 tấn/ha - lớn nhất 167.53 tấn/ha (theo bảng 4.3). Đối với dạng ô Prodan

sinh khối biến động lớn hơn hai dạng ô trên với cấp sinh khối nhỏ nhất 3.17 tấn/ha - lớn nhất

264.56 tấn/ha (theo bảng 4.4).

Bảng 4.34.1: Trung bình và biến động sinh khối dạng ô vuông và ô tròn

TAGTB_SQtan/ha (Ô vuông) TAGTB_CYtan/ha (Ô tròn)

Page 14: Huynh Thi Kieu Trinh.pdf

14

Mean 71.45549

Standard Error 5.703733

Median 66.40582

Mode #N/A

Standard Deviation 37.40188

Sample Variance 1398.901

Kurtosis 2.063795

Skewness 1.228766

Range 180.6132

Minimum 19.46503

Maximum 200.0783

Sum 3072.586

Count 43

Confidence Level(99.0%) 15.38905

Mean 66.8393

Standard Error 5.383537

Median 61.45489

Mode #N/A

Standard Deviation 35.30221

Sample Variance 1246.246

Kurtosis 0.686958

Skewness 0.978532

Range 153.7303

Minimum 13.80326

Maximum 167.5335

Sum 2874.09

Count 43

Confidence Level(99.0%) 14.52514

Bảng 4.4: Trung bình và biến động sinh khối dạng ô Prodan

TAGTB_PR tan/ha (Ô Prodan)

Mean 64.34209 Skewness 2.039609

Standard Error 8.33455 Range 261.3901

Median 52.88445 Minimum 3.171219

Mode #N/A Maximum 264.5613

Standard Deviation 54.6533 Sum 2766.71

Sample Variance 2986.983 Count 43

Kurtosis 4.958097 Confidence Level(99.0%) 22.48717

Mỗi dạng ô biến động sinh khối khác nhau, do vậy các cấp sinh khối được phân chia cũng

khác nhau cho 3 dạng ô. Kết quả chia cấp TAGTB (tấn/ha) được thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5: Phân cấp TAGTB (tấn.ha) theo ô vuông, ô tròn và ô Prodan

Cấp

Sinh

khối

TAGTB_SQ(Vuông)

(tấn/ha)

TAGTB_CY (Tròn)

(tấn/ha)

TAGTB_PR(Prodan)

(tấn/ha)

Min Max Min Max Min Max

1 19.5 56.1 13.8 52.3 3.2 41.9

2 56.1 87.8 52.3 81.4 41.9 86.8

3 87.8 200.1 81.4 167.5 86.8 264.6

b) Phân loại ảnh có giám định theo 3 cấp sinh khối cho 3 dạng ô

Với 43 ô mẫu đã phân chia theo 3 cấp sinh khối cho 3 dạng ô, tiến hành tạo thành file shape

trong ArcGIS. Sử dụng thuật toán Maximum likelihood để phân thành cáccấp sinh khối cho

từng kiểu ô.

Page 15: Huynh Thi Kieu Trinh.pdf

15

Sử dụng file ảnh đã cắt vùng có rừng để phân loại thành 3 cấp sinh khối cho 3 dạng ô trong

Envi. Đối với mỗi dạng ô chồng file tọa độ (dạng file shape) phân loại trong ArcGIS lên ảnh

và chuyển thành file ROI. Chọn Convert each record of an EVF layer to a new ROI và chọn

trường dùng để phân cấp (Cấp TAGTB).Mở file ROI vừa tạo để gộp các ROI có cùng cấp đã

phân chia:Vào Overlay/ region of Interest. Trong hộp thoại ROI tool chọn ROI type với dạng

điểm (Point), vào option chọn Merge ROI.Gộp các ROI có cùng cấp và lưu các file ROI.Tiến

hành phân loại giám định thành các cấp sinh khối dựa vào ROI đã tạo cho 3 dạng ô. Sử dụng

chức năng phân loại trong Envi:Classification/Superviser/ Maximum Likelihood. Chọn ảnh,

chọn mặt nạ có rừng và chọn ROI để phân loại.

c) Đánh giá độ tin cậy của phân loại ảnh theo cấp sinh khối ở các kiểu dạng ô mẫu khác

nhau

Sử dụng 15 ô mẫu kích thước 50 x 50m đã tính toán TAGTB (tấn/ha) độc lập không tham gia

phân loại ảnh để kiểm định kết quả phân loại.Kết quả đánh giá dựa trên các tiêu chí thống kê

độ chính xác toàn bộ (overall accuracy), độ chính xác của người sản xuất (Producer

asccuracy) và độ chính xác của người sử dụng. Với 3 dạng ô mẫu khi sử dụng ô độc lập để

đánh giá cho các kết quả nhưbảng 4.6.

Bảng 4.6: Đánh giá kết quả phân loại ảnh theo cấp sinh khối của 3 dạng ô mẫu

Phân loại ảnh thành 3 cấp

sinh khối theo 3 dạng ô

Độ tin cậy toàn bộ

Overall Accuracy

Hệ số tương quan

Kappa Coefficient

Ô vuông 41.66% 0.1250

Ô tròn 50.00% 0.2088

Ô Prodan 25.00% -0.2135

Qua kết quả đánh giá cho thấy độ tin cậy của phương pháp phân loại rừng theo phương pháp

có giám định theo cấp sinh khối cho 3 dạng ô là thấp. Độ tin cậy toàn bộ cho 3 dạng ô khác

nhau. Dạng ô tròn có kết quả đánh giá cao nhất với độ tin cậy đạt 50%, dạng ô vuông đạt

41.66% và thấp nhất là dạng ô Prodan chỉ có 25.00%. Sự biến động về sinh khối giữa các cấp

sinh khối của từng dạng ô ảnh hưởng đến kết quả phân loại. Tại trên cùng một địa điểm điều

tra nhưng sự khác biệt về trữ lượng và sinh khối dạng ô Prodan luôn lớn hơn ô tròn và ô

vuông.

So sánh hai phương pháp phân loại ảnh để ước tính sinh khối trên mặt đất rừng với ba kiểu

dạng ô mẫu mặt đất cho thấy:

Phương pháp phân loại phi giám định và tổ hợp 3-4-5 class với dữ liệu TAGTB_SQ mặt

đất từ ô vuông đạt độ tin cậy cao nhất theo mô hình:TAGTB_SQ=f(Class_Id từ tổ hợp 3-4-5

class) đạt độ tin cậy 86.8%.

Phương pháp phân loại giám định theo cấp sinh khối cho 3 dạng ô: Ô tròn đạt độ tin cậy

cao nhất là 50.0%

Vì vậy, phương pháp phân loại phi giám định và thiết lập quan hệ giữa sinh khối (TAGTB) từ

ô vuông 900m2với dữ liệu ảnh chồng lớp từ 3-4-5 class đạt hiệu quả và đơn giản nhất. Trong

phân loại ảnh vệ tinh và ước lượng sinh khối, carbon cho rừng khộp nên sử dụng phương

pháp này, đồng thời kết hợp với thiết lập ô mẫu dạng hình vuông (30x30m) sẽ cho kết quả

Page 16: Huynh Thi Kieu Trinh.pdf

16

ước tính đạt độ tin cậy cao. Bên cạnh đó, sử dụng ô hình tròn sẽ phù hợp cho địa hình rừng

phức tạp, độ dốc cao (cần cải bằng ô mẫu). Vì rừng tự nhiên có cấu trúc, thành phần loài phức

tạp và phân bố không đồng đều các cỡ kính nên áp dụng phương pháp lập ô Prodan sẽ gây sai

số lớn, nó phụ thuộc vào cỡ kính và khoảng cách của 6 cây gần tâm ô nhất. Dạng ô này áp

dụng cho rừng trồng hoặc rừng tự nhiên có cấu trúc phân bố chuẩn. Do đó, áp dụng phương

pháp lập ô hình vuông sẽ phù hợp cho điều kiện của rừng khộp (địa hình bằng phẳng).

4.2 Ứng dụng GIS trong quản lý, giám sát sinh khối carbon rừng

Qua kết quả thử nghiệm phương pháp phân tích ảnh vệ tinh Landsat và phương pháp lập dạng

ô mẫu điều tra cho thấy phương pháp phân loại ảnh phi giám định có quan hệ chặt với sinh

khối rừng trên mặt đất từ ô vuông của rừng khộp (30x30m). Sử dụng phương pháp này để

phân chia rừng thành tổ hợp của 3-4-5 lớp và tính giá trị trung bình sinh khối của từng tổ hợp

được xác định thông qua mô hình quan hệ đã được thiết lập.

Trên cơ sở dữ liệu 18 ô mẫu 50 x 50m và các mô hình ước tính sinh khối và carbon cây rừng

trên và dưới mặt đất (AGB) và C(AGB) theo hai nhân tố DBH và H, tính được các giá trị sinh

khối và carbon của cây rừng phần trên và dưới mặt đất: TAGTB, TAGTC, TGBTB và

TGBTC (đơn vị tấn/ha).

Nghiên cứu lập mô hình quan hệ giữa sinh khối và carbon của các bể chứa dưới mặt đất với

TAGTB (biến số đã được xác định quả ảnh).Đối với rừng khộp có đặc thù là kiểu rừng cháy

hằng năm nên lượng thảm tươi, thảm mục và gỗ chết chiếm tỷ trọng nhỏ. Đồng thời, carbon

trong đất rừng khá ổn định nên không đưa vào hệ thống quản lý, giám sát trong GIS. Trên cơ

sở các chỉ tiêu thống kê lựa chọn mô hình tối ưu, đã lựa chọn được các mô hình ở bảng 4.7 để

ước tính sinh khối và carbon trên dưới mặt đất theo biến số TAGTB đã được ước tính dựa vào

ảnh.

Bảng 4.7: Các mô hình ước tính sinh khối và carbon lâm phần trên và dưới mặt đất theo

TAGTB đã được ước tính qua giải đoán ảnh

Mô hình R2% (Adj) P value n Cp CF AIC S1%

TBGTB

=f(TAGTB)

Ln(TBGTB_t_ha) = (-0.927495 + 1.21604 * sqrt (ln(TAGTB_t_ha)))^2

95.20 0.00 18 0.0 1.00 -122.0 6.54

TAGTC =

f(TAGTB)

TAGTC_t_ha = (-0.261063 + 0.759504*sqrt(TAGTB_t_ha))^2

99.84 0.00 18 0.0 1.00 -100.1 1.51

TBGTC =

f(TAGTB)

TBGTC_t_ha = sqrt(-2.54323 + 0.160415*TBGTB_t_ha^2)

99.32 0.00 18 0.0 1.00 33.4 6.49

Từ các mô hình trên tính được tổng sinh khối cây gỗ dưới mặt đất (TBGTB, tấn/ha), tổng

carbon của cây rừng phần trên mặt đất (TAGTC, tấn/ha) và tổng carbon của cây rừng phần

dưới mặt đất (TBGTC, tấn/ha) theo TAGTB đã được xác định qua ảnh bằng phương pháp phi

giám định với tổ hơp 3-4-5 class. Tổng sinh khối, carbon cho lâm phần trên và dưới mặt đất

được xác định trên ảnh cho từng cấp tính theo công thức:

Tổng sinh khối cây gỗ trên và dưới mặt đất: TTB (t/ha)= TAGTB+TBGTB

Tổng lượng carbon tích lũy trong cây gỗ trên và dưới mặt đất: TTC (t/ha) = TAGTC +

TBGTC.

Page 17: Huynh Thi Kieu Trinh.pdf

17

Tổng sinh khối và carbon TTBcấp và TTCcấp theo từng cấp sinh khối đã phân chia trên

cơ sở diện tích của mỗi tổ hợp class đã được phân loại trên ảnh:

TTB cấp (tấn) = TTB (t/ha)* Diện tích từng cấp

TTC cấp (tấn) = TTC (t/ha)* Diện tích từng cấp

Lượng CO2 hấp thụ ở từng thời điểm của từng cấp: TCO2cấp (tấn)= TTCcấp (tấn)*3.67

Các cơ sở dữ liệu đầu vào của phân loại ảnh vệ tinh Landsat với thông tin cơ bản là class của

3-4-5 class được tổ hợp, phân cấp sinh khối và tính diện tích mỗi cấp, tính giá trị trung bình

theo cấp sinh khối TAGTB (t/ha) được tạo lập trong ArcGIS. Dùng các mô hình sinh trắc để

tính toán giá trị sinh khối, carbon cho các trường mới bằng cách mở các trường dữ liệu sinh

khối và carbon: TBGTB, TAGTC, TBGTC, TTB, TTC, TTBcap, TTCcap, TCO2cap.Với dữ

liệu sinh khối, carbon trong ArcGIS có thể được chuyển cơ sở dữ liệu sang Excel để tính toán

tổng hợp và báo cáo.

Bảng 4.8: Tổng hợp sinh khối, carbon và CO2 hấp thụ khu vực rừng khộp huyện Ea

Soup và Ea Hleo tỉnh Đăk Lăk

Cấp_

TAGTB

Diện tích

(ha)

TAG

TB

(t/ha)

TBG

TB

(t/ha

)

TAG

TC

(t/ha)

TB

G

TC

(t/ha

)

TTB

(t/ha)

TTC

(t/ha)

TTB

cap

(tấn)

TTC

cap

(tấn)

TCO2_

cap

(tấn)

1 103,223.3 37.3 6.8 19.2 2.2 44.1 21.4 4,552,147.5 2,208,978.6 8,106,951.5

2 21,528.2 135.8 22.7 73.8 9.0 158.5 82.8 3,412,219.7 1,782,535.0 6,541,903.5

3 588.9 238.4 39.5 131.5 15.7 277.9 147.2 163,655.3 86,686.1 318,138.0

4 64.4 381.4 63.4 212.3 25.3 444.8 237.6 28,645.1 15,301.4 56,156.1

Tổng 125,404.8

8,156,667.6 4,093,501.1 15,023,149.1

Tại thời điểm giải đoán ảnh, tổng diện tích rừng khộp khu vực nghiên cứu 125.404,8 ha, tổng

sinh khối trên và dưới mặt đất của cây rừng tương ứng với diện tích trên là 8.156.667,6tấn,

tổng lượng carbon tích lũy 4.093.501,1 tấn và lượng CO2 hấp thụ của rừng khộp là

15.023.149,1 tấn. Lượng CO2 hấp thụ hoặc phát thải do mất rừng theo thời gian được tính

toán theo phương pháp Diference stock method (IPCC, 2006), tức là so sánh lượng CO2 của

khu vực ở hai thời điểm giám sát:

12

12

tt

CCC tt

B

(CT 4.1.1)

Trong đó:

BC : Thay đổi sinh khối, carbon, CO2 rừng

Ct*: Sinh khối, carbon, CO2 ở thời điểm 1 hoặc 2

t: Thời điểm đo tính

Trong đó, sinh khối, carbon và CO2 ở thời điểm sau được cập nhật nhanh chóng thông qua

phân loại ảnh vệtinh phi giám định và quan hệ với TAGTB, sau đó chỉ cần cập nhật trường dữ

liệu TAGTB thì tất cả các cơ sở dữ liệu sẽ tự động tính toán lại theo các mô hình allometric

equations và cho biết giá trị sinh khối, carbon và CO2 ở kỳ giám sát sau, từ đó tính được

lượng hấp thụ hoặc phát thải CO2 trong quản lý rừng.

Page 18: Huynh Thi Kieu Trinh.pdf

18

V. KẾT LUẬN

5.1 Ứng dụng ảnh vệ tinh Landsat trong ước tính và giám sát sinh khối, carbon rừng

khộp

Phân loại ảnh bằng phương pháp phi giám định thành 3-4-5 lớp và chồng ghép tạo

thành tổ hợp các lớp có quan hệ chặt chẽ với TAGTB được xác định từ ô mẫu hình vuông

(30x30m).Mô hình lựa chọn để ước tính TAGTB (tấn/ha) thông qua ảnh vệ tinh Landsat theo

tổ hợp 3-4-5 class được phân loại phi giám định là:

Ln(TAGTB_SQ)/Class_4_Id = 3.94929 + 0.101204 *Sqrt (Class_3_Id^3 *Class_5_Id)

- 3.02242*ln(Class_4_Id).

Sử dụng phương pháp và mô hình này sẽ đạt độ tin cậy 86.8% khi ước lượng sinh khối,

carbon rừng khộp qua ảnh Landsat.

Áp dụng phương pháp phân loại ảnh vệ tinh có giám định theo cấp sinh khối dựa vào 3 kiểu

dạng ô mẫu tròn (1.000m2), vuông (30 x 30m) và Prodan 5,5 cây cho thấy:

Dạng ô tròn (1000m2) có kết quả đánh giá cao nhất với độ tin cậy đạt 50%, dạng ô vuông

(900m2) đạt 41.66% và thấp nhất là dạng ô Prodan chỉ có 25.00%. Do vậy, phương pháp này

không được đề nghị sử dụng trong ước tính sinh khối và carbon rừng khộp thông qua ảnh

Landsat.

Kết quả của hai phương pháp phân loại ảnh,kết hợp với 3 kiểu dạng ô mẫu hiện trường chỉ ra

rằng việc áp dụng phương pháp phân loại phi giám định và chống ghéptheo tổ hợp 3-4-5 class

để lập quan hệ với sinh khối từ ô vuông (30x30m) sẽ cho độ tin cậy cao nhất. Với độ tin cậy

là 86.8% thì có thể chấp nhận để ước tính, giám sát carbon rừng, biến động CO2 khi tham gia

REDD+.

5.2. Ứng dụng GIS trong quản lý, giám sát sinh khối, carbon rừng:

Với hệ thống mô hình sinh trắc ươc tính sinh khối và carbon của lâm phần ở các bể chứa khác

theo sinh khối trên mặt đất (TAGTB) giải đoán được trên ảnh bằng phương pháp phi giám

đinh 3-4-5- class; hệ thống GIS (ArcGIS) dễ dàng quản lý, cập nhật sự biến động trữ lượng

carbon và hấp thụ, phát thải CO2 theo thời gian.

Từ kết quả nghiên cứu giải đoán ảnh và quản lý trong ArcGIS thông qua các mô hình sinh

trắc cho thấy rừng khộp ở hai huyện Ea Soup và Ea H’Leo có các giá trị sau: i) Tổng diện tích

rừng khộp là 125.404,8 ha; ii) Tổng sinh khối trên và dưới mặt đất của cây rừng là

8.156.667,6 tấn, iii) Tổng lượng carbon tích lũy 4.093.501,1 tấn và iv). Tổng lượng CO2 hấp

thụ của rừng khộp đượclà 15.023.149,1 tấn.

Page 19: Huynh Thi Kieu Trinh.pdf

19

Page 20: Huynh Thi Kieu Trinh.pdf

20

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảo Huy và cộng sự: Nguyễn Thị Thanh Hương, Võ Hùng, Cao Thị Lý, Nguyễn Công Tài

Anh, Phạm Đoàn Phú Quốc, Hoàng Trọng Khánh, Hồ Đình Bảo, Nguyễn Đức Định, Nguyễn

Thế Hiển (2010- 2012): Xác định lượng CO2 hấp thụ của rừng lá rộng thường xanh vùng Tây

Nguyên làm cơ sở tham gia chương trình giảm thiểu khí phát thải từ suy thoái và mất rừng.

Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ.

2. Bảo Huy(2012): Xây dựng phương pháp đo tính và giám sát carbon rừng có sự tham gia

của cộng đồng ở Việt Nam. Đề án thử nghiệm được sự hỗ trợ của dự án HB-REDD của SNV

và được tư vấn bởi nhóm tư vấn Quản lý tài nguyên rừng và môi trường (FREM), trường Đại

học Tây Nguyên.

3. Bảo Huy (2012): Hướng dẫn ứng dụng ảnh vệ tinh để ước tính, giám sát sinh khối và

carbon rừng. Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ.

4. Bảo Huy (2012): Mô hình sinh trắc và công nghệ viễn thám- GIS để xác định lượng CO2

hấp thụ của rừng lá rộng thường xanh vùng Tây Nguyên. Kết quả nghiên cứu đề tài khoa học

công nghệ trọng điểm cấp Bộ (Bộ giáo dục và Đào tạo)- đạt loại xuất sắc năm 2012.

5. Bảo Huy (2012): Thiết lập mô hình ước tính sinh khối và carbon của cây rừng lá rộng

thường xanh vùng Tây Nguyên. Tạp chí Rừng và Môi trường, 51(2012): 21-29.

6. Basuki (2012):Quantifying Tropical Forest Biomass, chapter 2: Allometric Equations for

estimating the above- ground biomass in tropical lowland dipterocarp forest: 36.

7. Basuki (2012): Quantifying Tropical Forest Biomass, chapter 3: The potential of spectral

mixture analysis to improve the estimation accuracy of tropical forest biomass: 48-56.

8. Carbon inventory of rehabilitated Dipterocarp Forest in Sabah, Malaysia, (2009)

9. Chackapong Chaiwong1, Soontorn Khamyong1, Niwat Anongrak1, Prasit

Wangpakapattanawong2 , and Suprarb Paramee3 (2011): Carbon Storages in Dry Dipterocarp

Forest on Volcanic Rock and Sandstone at Huai Hong Khrai Royal Development Study

Center, Chiang Mai Province, Thailand. 1Depeartment of Plant Science and Natural

Resources, Faculty of Agriculture, Chiang Mai University, Chiang Mai 50200, Thailand. 2Department of Biology, Faculty of Science, Chiang Mai University, Chiang Mai 50200,

Thailand. 3Department of National Park, Wildlife and Plant Conservation, Bangkok 10900,

Thailand.

10. De Jong, B.H.J., Hellier, A., Castillo-Santiago, M.A., Tipper, R. In press (2004):

Application of the “climafor” approach to estimate baseline carbon emissions of a forest

conservation project in the Selva Lacandona, Chiapas, Mexico. Mitigation and Adaptation

Strategies for Global Change Available online (01-09-04).

11. Dong, J., Kaufmann, R.K., Myneni, R.B., Tucker, C.J., Kauppi, P., Liski, J., Buermann,

W., Alexeyev, V. & Hughes, M.K (2003): Remote sensing estimates of boreal and temperate

forest woody biomass: carbon pools, sources, and sinks. Remote Sensing of Environment 84:

393–410.

12. Hussin, Y.A. and Bijker , W.: Inventory of remote sensing application in forestry for

sustainable management. The International Institute for Aerospace Survey and Earth Science

Page 21: Huynh Thi Kieu Trinh.pdf

21

(ITC) 7500 AA, Enschede, The Netherlands.

13. Nguyen V. Luong (2012): Estimation of biomass for calculating carbon storage and CO2

sequestration using remote sensing technology in Yok Don National Park, Central Highlands

of Vietnam. J. Viet. Env. 2012, Vol. 3, No. 1, pp. 14-18.