154
1 MĐẦU Vai trò quan trng ca vết các nguyên ttrong khoa hc, công nghđời sng đã được biết đến tlâu. Chính vì vy, nhiu phương pháp phân tích hàm lượng vết các nguyên ttrong các đối tượng khác nhau đã được nghiên cu, trong đó nhiu phương pháp tiêu chun hóa đã được xây dng. Nhưng để nghiên cu gii thích mt cách khoa hc và chính xác tính và độ độc; quá trình sinh hóa, sinh địa hóa; quá trình chuyn hóa và tích lũy sinh hc … vết các nguyên t, vic xác định hàm lượng tng vết các nguyên tlà chưa đủ, mà còn phi dng tn ti ca chúng trong các đối tượng nghiên cu. Vi độ nhy, độ chính xác và tính chn lc cao và nht là có thphân tích trc tiếp được dng tn ti vết các nguyên t, phương pháp Von-Ampe hòa tan đã trthành phương pháp phân tích hin đại được la chn để nghiên cu phân tích trc tiếp dng các nguyên ttrong các mu sinh-y-dược hc, lương thc thc phm, môi trường. Mt khác, selen (Se) là nguyên thai mt trong đời sng, va có thđóng vai trò là nguyên tvi lượng va có thđộc tmôi trường có độ độc cao. Khong nng độ Se được phép có mt trong cơ thngười mà không gây độc hi là rt hp và tùy thuc vào dng tn ti ca Se. Lượng Se nên đưa vào cơ thngười hàng ngày khong 50-200μg/ngày [1]. Trong cơ thngười, Se có ththam gia vào các quá trình sinh hóa, cn thiết cho chc năng tế bào, to thành trung tâm hot hóa mt sEnzym [2]. Nếu sdng quá liu lượng gii hn, Se có thgây độc cho người. Các triu chng ngđộc Se là hơi thcó mùi hôi ca ti, ri lon tiêu hóa, rng tóc, bong tróc móng tay-móng chân, mt mi, kích thích và tn thương thn kinh và nếu nng có thgây xơ gan, phù phi dn đến tvong. Xut phát tnhng lý do trên, chúng tôi đã chn đề tài lun án “Nghiên cu xác định mt sdng selen trong hi sn bng phương pháp Von-Ampe hòa tan”.

Luan an Duyen

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Luan an Duyen

1

MỞ ĐẦU

Vai trò quan trọng của vết các nguyên tố trong khoa học, công nghệ và đời

sống đã được biết đến từ lâu. Chính vì vậy, nhiều phương pháp phân tích hàm lượng

vết các nguyên tố trong các đối tượng khác nhau đã được nghiên cứu, trong đó

nhiều phương pháp tiêu chuẩn hóa đã được xây dựng.

Nhưng để nghiên cứu giải thích một cách khoa học và chính xác tính và độ

độc; quá trình sinh hóa, sinh địa hóa; quá trình chuyển hóa và tích lũy sinh học …

vết các nguyên tố, việc xác định hàm lượng tổng vết các nguyên tố là chưa đủ, mà

còn phải dạng tồn tại của chúng trong các đối tượng nghiên cứu.

Với độ nhạy, độ chính xác và tính chọn lọc cao và nhất là có thể phân tích

trực tiếp được dạng tồn tại vết các nguyên tố, phương pháp Von-Ampe hòa tan đã

trở thành phương pháp phân tích hiện đại được lựa chọn để nghiên cứu phân tích

trực tiếp dạng các nguyên tố trong các mẫu sinh-y-dược học, lương thực thực phẩm,

môi trường.

Mặt khác, selen (Se) là nguyên tố hai mặt trong đời sống, vừa có thể đóng

vai trò là nguyên tố vi lượng vừa có thể là độc tố môi trường có độ độc cao. Khoảng

nồng độ Se được phép có mặt trong cơ thể người mà không gây độc hại là rất hẹp

và tùy thuộc vào dạng tồn tại của Se. Lượng Se nên đưa vào cơ thể người hàng ngày

khoảng 50-200µg/ngày [1].

Trong cơ thể người, Se có thể tham gia vào các quá trình sinh hóa, cần thiết

cho chức năng tế bào, tạo thành trung tâm hoạt hóa một số Enzym [2]. Nếu sử dụng

quá liều lượng giới hạn, Se có thể gây độc cho người. Các triệu chứng ngộ độc Se là

hơi thở có mùi hôi của tỏi, rối loạn tiêu hóa, rụng tóc, bong tróc móng tay-móng

chân, mệt mỏi, kích thích và tổn thương thần kinh và nếu nặng có thể gây xơ gan,

phù phổi dẫn đến tử vong.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài luận án “Nghiên cứu

xác định một số dạng selen trong hải sản bằng phương pháp Von-Ampe hòa tan”.

Page 2: Luan an Duyen

2

* Mục tiêu của luận án: Nghiên cứu một cách hệ thống, xác lập các điều kiện từ lấy, bảo quản, xử lý, chiết tách, làm giàu đến ghi đo xác định chính xác và tin cậy một số dạng selen trong mẫu hải sản. *Nhiệm vụ của luận án:

1. Nghiên cứu tính chất điện hóa, xác lập các điều kiện và thông số máy tối ưu xác định các dạng selenit (Se(IV)), selencystin (Se-Cyst), dimetyl diselenua (DMDSe) bằng phương pháp Von-Ampe hòa tan trên điện cực giọt treo thủy ngân (HMDE).

2. Nghiên cứu điều kiện và quy trình lấy, bảo quản và xử lý mẫu đảm bảo nguyên trạng và toàn vẹn dạng selen trong mẫu hải sản.

3. Nghiên cứu các điều kiện tối ưu, chiết tách làm giàu, ghi đo xây dựng quy trình xác định chính xác và tin cậy Se tổng, dạng Se vô cơ và Se hữu cơ trong mẫu hải sản bằng phương pháp Von-Ampe hòa tan sử dụng điện cực HMDE làm điện cực làm việc.

4. Đánh giá phương pháp, quy trình và áp dụng phân tích selen tổng và dạng selen trong mẫu thật. * Đóng góp mới của Luận án

1. Đã nghiên cứu thiết lập các điều kiện tối ưu, lần đầu tiên ở Việt Nam, xây dựng thành công phương pháp xác định riêng rẽ các dạng Se(IV), Se-Cyst, DMDSe cũng như đồng thời chính xác và tin cậy hai dạng Se(IV) và Se-Cyst bằng cùng một phép ghi đo DPCSV.

2. Đã nghiên cứu thành công kỹ thuật chiết tách tối ưu, toàn vẹn và định lượng các dạng selen từ mẫu hải sản.

3. Đã nghiên cứu thiết lập được quy trình hoàn chỉnh từ lấy, bảo quản, xử lý mẫu, chiết tách và xác định ba dạng selen (Se(IV), Se-Cyst, DMDSe) trong mẫu cá Khoai, tôm Sú và Mực bằng phương pháp DPCSV. * Phương pháp nghiên cứu

Luận án được thực hiện bằng phương pháp thực nghiệm. Từ những nghiên cứu tài liệu tham khảo trong và ngoài nước, chúng tôi chọn phương pháp Von-Ampe hòa tan catot xung vi phân để nghiên cứu, xác định hàm lượng tổng, dạng tồn tại vô cơ, dạng tồn tại hữu cơ của selen trong các mẫu hải sản.

Page 3: Luan an Duyen

3

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN

1.1. DẠNG SELEN TRONG TỰ NHIÊN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG ĐỐI

VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI

1.1.1. Dạng selen trong tự nhiên

Selen ít phổ biến trong tự nhiên, có nguồn gốc từ việc phun núi lửa, có trong

sunphua kim loại như đồng, niken, sắt, chì và trong các khoáng vật hiếm như

Cu2Se, PbSe và As2Se. Selen là nguyên tố chiếm thứ 17 trên vỏ trái đất về khối

lượng. Hàm lượng của selen trên bề mặt trái đất là không đồng đều [3].

Sự có mặt của selen trong sinh học và môi trường rất đa dạng. Ví dụ, selen

trong đất đá khoảng từ 0,1 ppm (các khu vực thiếu Se của New Zealand) đến 1200

ppm (một vùng ở Ireland). Khoảng nồng độ rộng cũng được tìm thấy trong trong các

loại nước không chứa muối, chiếm từ khoảng 0,1 µg/lit đến 9 mg/lit [3]. Selen trong

nước biển khoảng 0,05-0,5 µg/lit. Selen trong thực vật chiếm khoảng 0,1 mg/kg khô

và trong động vật khoảng 0,1-vài mg/kg ướt [2].

Selen trong tự nhiên tồn tại chủ yếu ở ba trạng thái ôxy hóa: Se+6, Se+4 và Se-2.

Selen vô cơ tồn tại chủ yếu trong đất và nước [3-6], tuy nhiên chúng cũng

được tìm thấy trong các cơ thể sống (động, thực vật và vi sinh vật) [2,6].

Các selen hữu cơ như dimetyl selenua (CH3)2Se, dimetyl diselenua

(CH3)2Se2 và dimetylselenon (CH3)2SeO2 được tạo ra từ nước thải, bùn, đất đá và

cũng được tìm thấy trong một số nước tự nhiên [3] và trong các cơ thể sống [2,4].

Trong các cơ thể sống, selen chủ yếu tồn tại ở dạng aminoaxit, như selencys-

tin, selencystein, selenmethionin, selenglutathion, ... và các selenprotein [2,4,5].

Trong thủy-hải sản có chứa hàm lượng lớn selen [2,106], các dạng selen

được tìm thấy dưới dạng selen vô cơ như selenit, selenat và selen hữu cơ như

selenmethionin, selencystein, selencystin, selenprotein ...[1,2,63,88,106].

Một số hoạt động của con người làm thay đổi sự phân bố của selen trong môi

trường. Trong công nghiệp bán dẫn và điện tử, trong công nghiệp hoá chất, công

Page 4: Luan an Duyen

4

nghiệp thủy tinh và trong nông nghiệp người ta đều sử dụng selen. Chính các quá

trình sản xuất này và bản thân các sản phẩm của chúng cũng đưa selen vào môi

trường làm thay đổi lại sự phân bố của selen.

Bảng 1.1: Các dạng selen trong môi trường và hệ sinh học [2,5,7]

Tên Viết tắt Công thức hóa học Selenit Se(IV) SeO3

2– Selenat Se(VI) SeO4

2–

Selencystin Se-Cyst H3N+CH(COO–)CH2SeSeCH2CH(COO–)NH3+

Selenmethionin SeMet H3N+-CH(COO–)-CH2-CH2-Se-Me Selencystein H3N+-CH(COO–)-CH2-SeH Dimetyl selenua DMSe (CH3)2SeIon trimetyl selen TMSe (CH3)3Se+

Se-metyl-selencystein H3N+-CH(COO–)-CH2-Se-MeSe-metyl-selenmethionin H3N+-CH(COO–)-CH2-CH2-Se+(CH3)2

Selencystathionin H3N+CH(COO–)CH2CH2SeCH2CH(COO–)NH3+

Dimetyl diselenua DMDSe (CH3)2Se2Dimetyl selenon (CH3)2SeO2Selencystamin H2N-CH2-CH2-Se-Se-CH2-CH2-NH2 Selenhomocystein H3N+-CH(COO–)-CH2-CH2-SeH γ-Glutamyl-Se-metylselencystein H3N+CH(COO–)CH2CH2CONHCH(COO–)CH2SeCH3

1.1.2. Tác động của selen đối với sức khỏe con người

Ở người, selen là chất dinh dưỡng vi lượng. Selen với chức năng tham gia

tạo các enzym chống ôxy hoá như các glutathion peroxyđaza (GSHPx) và một vài

dạng nhất định của thioredoxyn reductaza. Selen tham gia xúc tác trong phản ứng

chuyển hóa thứ cấp, ức chế các gốc tự do sinh ra từ quá trình perôxyt hóa lipit và

cũng ức chế khả năng gây độc của các kim loại nặng: Hg, Pb, As, Cd và Sn [2,6,8].

Những nghiên cứu gần đây cho thấy nhiều tác dụng của selen đối với con người:

Những người tiêu thụ 54-90µg selen hàng ngày sẽ giảm nguy cơ mắc hen

(suyễn) xuống một nửa so với những người tiêu thụ 23-30µg.

Selen có tác dụng làm ức chế các khối u gây ung thư tiền liệt tuyến, tăng

cường khả năng chống phóng xạ và tia tử ngoại. Ngưỡng có lợi của selen trong

Page 5: Luan an Duyen

5

khoảng 50-200µg/ngày cho mỗi người [9,10]. Theo khuyến cáo, lượng selen nam

giới nên dùng hằng ngày là 80µg và nữ giới là 55µg [10].

Nguồn dinh dưỡng selen đến từ các loại quả hạch, củ họ hành, tỏi, ngũ cốc,

thịt, cá và trứng. Ngoài ra còn nhiều dạng thực phẩm khác cung cấp nhiều selen như

các loại hải sản [3,6] .

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tính toán, hàm lượng selen trong máu người

trung bình phải đạt trên 0,15 µg/ml thì mới đủ lượng cần thiết cho cơ thể. Những

kết quả nghiên cứu của WHO khẳng định nguyên tố selen có vai trò sinh học rất lớn

đối với sức khoẻ con người. Điều tra dịch tễ học tại Mỹ và Bắc Âu cho thấy sự liên

hệ giữa thiếu hụt selen và sự gia tăng mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao, não dẫn

đến tử vong đối với con người. Thiếu hụt selen có thể dẫn tới các bệnh có liên quan

tới chức năng tim mạch được gọi là bệnh Keshan. Sự thiếu hụt selen cũng đóng góp

(cùng với thiếu hụt iot) vào bệnh Kashin-Beck, là loại bệnh tạo ra sự teo dần, thoái

hoá và chết hoại của các mô chất sụn. Nếu thiếu hụt selen có thể sinh ra các triệu

chứng của giảm hoạt động tuyến giáp, bao gồm sự mệt mỏi, bướu cổ, chứng ngu

độn và sảy thai [3].

Bên cạnh những tác dụng có lợi thì selen cũng là một độc độc tố khi ở

nồng độ cao.

Selen nguyên tố và phần lớn các selenua kim loại có độc tính tương đối thấp

do chúng có hiệu lực sinh học thấp. Ngược lại, các selenat và selenit lại cực độc hại.

Các hợp chất hữu cơ chứa selen như dimetyl selenua, dimetyl diselenua,

selenmethionin, selencystein, selencystin và metylselencystein,... tất cả các chất này

đều có hiệu lực sinh học cao và độc hại khi ở liều lượng lớn [3].

Chính vì những ưu điểm của selen và ranh giới giữa tác dụng tích cực và tiêu

cực của selen có liên quan chặt chẽ tới sức khoẻ con người, cho nên việc nghiên cứu

phương pháp xác định chính xác, nhạy và độ chọn lọc cao Se là rất cần thiết.

Page 6: Luan an Duyen

6

Bảng 1.2: Giá trị liều gây chết trên chuột (thỏ) của các dạng selen [2]

Dạng selen Liều lượng gây chết

(mg Se/kg trọng lượng)

Na2SeO3

7 (LD50, chuột, ở miệng)

2,3 (LD50, thỏ, ở miệng)

3,25-3,5 (M, chuột, ở bụng)

3 (M, chuột, trong tĩnh mạch)

Na2SeO4 5,25-5,75 (M, chuột, ở bụng)

Se-Cyst 4 (M, chuột, ở bụng)

SeMet 4,25 (M, chuột, ở bụng)

DMSe 1.600 (LD50, chuột, ở bụng)

TMSe 49,4 (LD50, chuột, ở bụng)

Se nguyên tố 6.700 (LD50, chuột, ở miệng)

+ M: liều gây chết nhỏ nhất

+ LD50: liều gây chết trung bình

1.2. TÍNH CHẤT ĐIỆN HÓA CỦA SELEN

Hoạt tính điện hóa của Se(IV) đã được nghiên cứu từ rất lâu và trong nhiều

nền khác nhau. Các tác giả đã xác định được 3 sóng khử ứng với các quá trình khử

Se(IV) đến các mức ôxy hóa +2, 0, và -2 tùy thuộc vào pH, tuy nhiên trong dung

dịch loãng hai sóng đầu hòa làm một.

Lingane và Niedrach [11] nhận thấy SeO32- cho một sóng khuếch tán trên

điện cực thủy ngân giống như của SO32-. Theo các tác giả này sóng khử của SeO3

2-

trong môi trường đệm amoni ứng với bước khử Se+4 về Se-2.

Speranskaya [12] cũng ghi nhận hai sóng khử của Se(IV) trong môi trường

axit: sóng thứ nhất ứng với sự khử về selen nguyên tố, sóng thứ hai ứng với sóng

khử từ selen nguyên tố đến Se-2. Sóng thứ hai đi kèm với sóng khử của H+.

Page 7: Luan an Duyen

7

G.D. Christian và các cộng sự (CCS) [13] cũng đã có nhiều nghiên cứu cực

phổ của Se(IV) trong các môi trường khác nhau. Trong môi trường H2SO4 quan sát

được 2 sóng khử: sóng thứ nhất kéo dài là sóng khuếch tán không thuận nghịch,

sóng thứ hai rõ nét, là sóng khử thuận nghịch. Khi tăng nồng độ H2SO4, thế bán

sóng thứ nhất dịch chuyển về phía âm hơn (-0,268 V ÷ -0,318 V); còn sóng thứ hai

dịch chuyển về phía dương hơn (-0,92 V ÷ -0,79 V). Trong môi trường axit HCl,

HNO3, HClO4, kết quả hoàn toàn tương tự như trong nền H2SO4. Tuy nhiên, trong

nền HCl sóng thứ nhất trộn lẫn với sóng hòa tan Hg do đó gây khó khăn khi ghi đo.

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến sóng cực phổ Se(IV) sử dụng đệm

ortho-photphat 0,2M thì trong môi trường axit, hai sóng đầu quan sát được là tương

tự như các trường hợp trên. Tuy nhiên ở khoảng pH = 3 xuất hiện sóng thứ 3 không

thuận nghịch với E1/2 = -1,2 V (so với SCE). Trong khoảng pH = 4,3÷6,5 sóng này

thu được là rõ ràng. Dòng khuếch tán của sóng thứ nhất đạt giá trị cực đại trong

dung dịch axit có pH < 2,9. Ở các giá trị pH lớn hơn thì dòng khuếch tán giảm

tuyến tính với sự tăng của pH, tuy nhiên khi nồng độ Se(IV) lớn thì dòng khuếch

tán bắt đầu giảm ở giá trị pH thấp hơn [13].

Tóm lại:

Se(IV) cho ba sóng cực phổ tùy thuộc vào pH của dung dịch. Dòng giới hạn của

tất cả các sóng đều là dòng khuếch tán nhưng chỉ có sóng thứ hai là thuận nghịch.

Sóng thứ nhất tương ứng với bước khử trao đổi 4e của Se(IV) để tạo thành

Selenua thủy ngân HgSe:

SeO32- + 6H+ + 4e → HgSe + 3H2O

Sóng thứ hai là sóng khử 2e của HgSe để tạo H2Se:

HgSe + 2e + 2H+ → Hg + H2Se

Sóng thứ ba tương ứng với bước khử 6e từ Se+4 về Se-2:

SeO32- + 6H+ + 6e → Se2- + 3H2O

(Hg)

Page 8: Luan an Duyen

8

Bảng 1.3: Thế bán sóng (E1/2) của Se(IV) trong một số nền

Nền điện li Thế bán sóng thứ nhất Thế bán sóng thứ hai Điện cực so sánhHNO3 0,1M

HNO3 1M

HNO3 2M

KNO3 2M

HCl 0,1M

HCl 1M

HClO4 0,1M

-0,083

-0,021

-0,34

-0,185

-0,011

-0,101

-0,098

-0,561

-0,411

-0,850

-0,861

-0,541

-0,511

-0,541

SCE

SCE

Đáy anot Hg

SCE

SCE

SCE

SCE

Bên cạnh dạng Se(IV) vô cơ hoạt động điện hóa tốt thì dạng Se(VI) vô cơ không có hoạt tính điện hóa vì tốc độ khử điện cực rất nhỏ.

Hoạt tính điện hóa của một số dạng selen hữu cơ đã được nghiên cứu như DMDSe, Se-Cyst, trong đó Se-Cyst đã có một vài công bố đề cập tới từ những năm 80 [14]. Theo R. A. Grier và CCS [14] quan sát thấy pic của Se-Cyst ở thế đỉnh pic -0,45V trong nền HClO4 0,1M hoặc H2SO4 0,1M khi quét CSV. Maria Ochsenkühn-Petropoulou và CCS [9] đã quan sát thấy pic của Se-Cyst ở thế đỉnh pic -0,33 ± 0,05 (V) trong nền HCl 0,1M và của DMDSe ở -0,22 ± 0,03 (V) trong nền (CH2Cl2 + LiClO4 0,2M/EtOH + HCl 0,06M) khi ghi DPCSV. Rugayah Mohamed và CCS đã thu được một pic khử rõ nét của DMDSe ở -300 mV trong nền HCl 0,05M khi quét CV [15].

1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SELEN

1.3.1. Các phương pháp phân tích hàm lượng tổng selen

1.3.1.1. Phương pháp quang phổ phân tử Nguyên tắc của phương pháp là dựa trên khả năng tạo phức màu của chất

phân tích với một thuốc thử nào đó. Ghi đo độ hấp thụ quang của phức màu ta sẽ biết được nồng độ chất phân tích.

Phương pháp thông dụng để xác định Se dựa trên phản ứng tạo mầu của Se(IV) với các o-diamin thơm hoặc với 2,3-diaminonaphtalen ở pH=1.

Page 9: Luan an Duyen

9

S. Forbes và CCS đã sử dụng phương pháp ghi đo quang phân tử hợp chất

phức màu của selen với 2,3-diaminonaphtalen để xác định hàm lượng Se trong đất

và cây trồng. Kết quả thu được để so sánh với phương pháp DPCSV [16]. Tác giả

Lâm Ngọc Thụ và CCS [17] đã xác định selen trong cây trinh nữ bằng cách chuyển

các dạng selen về Se(VI) sau đó sử dụng thuốc thử triôxyazobenzen để tạo phức với

Se(VI) và tiến hành ghi đo mật độ quang của phức tại bước sóng λ = 610nm.

1.3.1.2. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)

Phương pháp AAS là phương pháp phổ biến nhất để xác định lượng vết Se

trong các mẫu sinh học và môi trường. Kỹ thuật nguyên tử hóa mẫu đầu tiên trong

phương pháp AAS là dùng ngọn lửa (FAAS), sau đó là kỹ thuật dùng lò graphit

(GFAAS) và các kỹ thuật khác như nhiệt điện (ET-AAS), hidrua hóa (HG-AAS).

Araz Bidari và CCS đã sử dụng phương pháp GFAAS để xác định hàm

lượng selen trong mẫu nước đạt được giới hạn phát hiện là 2 µg/l [18].

Bằng phương pháp ET-AAS, Hortensia Méndez và CCS định lượng Se trong

hải sản thu được giới hạn phát hiện là 0,16 µg/g [19]. Isela Lavilla và CCS đã sử

dụng phương pháp ET-AAS để xác định hàm lượng Se trong cá và loài giáp xác với

giới hạn phát hiện là 0,3 µg/g mẫu khô [20]. Suvarna Sounderajan và CCS xác định

hàm lượng tổng Se trong máu động vật và trong mô cá bằng phương pháp ET-AAS

với giới hạn phát hiện Se(IV) là 0,025µg/g [21]. Cũng bằng phương pháp ET-AAS,

các tác giả H. Benemariya và CCS [22] đã xác định hàm lượng Se trong cá, P.

Viñas và CCS [23] đã xác định hàm lượng Se trong thức ăn trẻ em.

Phương pháp AAS sử dụng kĩ thuật hidrua hóa cũng được nhiều tác giả áp

dụng để xác định hàm lượng selen tổng đạt được giới hạn phát hiện thấp. Denise

Bohrer và CCS [24] xác định hàm lượng Se trong thịt gà bằng hai phương pháp

GFAAS và HG-AAS với giới hạn phát hiện lần lượt là 1 µg/l và 0,6 µg/l. William R.

Mindak và CCS sử dụng phương pháp HG-AAS xác định Se trong thức ăn với giới

hạn định lượng 0,02 mg/kg [25]. Norooz Maleki và CCS định lượng Se trong nước và

trong đất dùng phương pháp HG-AAS với giới hạn phát hiện là 10,6 ng/ml [26].

Page 10: Luan an Duyen

10

1.3.1.3. Phương pháp quang phổ phát xạ nguyên tử (AES) Phương pháp quang phổ phát xạ nguyên tử (AES) dựa vào việc ghi đo bước

sóng, cường độ và các đặc trưng khác của bức xạ điện từ do các nguyên tử hay ion ở trạng thái hơi phát ra.

Khi sử dụng nguồn năng lượng là ngọn lửa đèn khí, hồ quang điện hoặc tia lửa điện, độ nhạy của phép xác định chỉ đạt cỡ 10-6-10-7M. Bằng kĩ thuật tạo hợp chất hiđrua thì độ nhạy của phương pháp đã tăng lên đáng kể. Khi sử dụng nguồn cảm ứng cao tần plasma (ICP) thì độ nhạy của phương pháp có thể đạt cỡ µg/l [27].

1.3.1.4. Phương pháp huỳnh quang nguyên tử (AFS) Phương pháp AFS là một phương pháp rất nhạy để xác định Se. Rosa Sabé

và CCS đã xác định Se trong nước tiểu với giới hạn phát hiện đạt được là 57pg/l và giới hạn định lượng là 190pg/l [28]. Ana I. Cabañero và CCS cũng sử dụng phương pháp này để xác định Se và Hg trong các mẫu cá [29].

1.3.1.5. Các phương pháp điện hoá

a. Phương pháp cực phổ

Phương pháp cực phổ là nhóm các phương pháp phân tích dựa vào việc

nghiên cứu đường cong phân cực, là đường cong biểu diễn sự phụ thuộc của cường

độ dòng điện vào điện thế khi tiến hành điện phân dung dịch phân tích.

Phương pháp cực phổ cổ điển sử dụng dòng một chiều (DC) có độ nhạy

không cao, thường chỉ xác định được khoảng nồng độ 10-6M. Khi sử dụng kĩ thuật

xung vi phân hoặc sóng vuông, độ nhạy của phương pháp cực phổ được cải thiện

đáng kể do loại được dòng tụ điện.

Tác giả Trần Chương Huyến và CCS đã áp dụng phương pháp cực phổ xung

vi phân để xác định selen trong khoảng nồng độ 2.10-7 - 1.10-5 M và đã áp dụng

thành công vào phân tích một số mẫu thuốc [30]. Recai İnam và CCS [31] xác định

Se trong máu bằng phương pháp cực phổ xung vi phân sử dụng sóng xúc tác hiđro

và tìm thấy hàm lượng Se tổng trong máu là 620±44 µg/l. Lê Thành Phước và CCS

[32] cũng sử dụng phương pháp cực phổ xung vi phân để định lượng selen trong

nấm men. Recai İnam và CCS [33] đã sử dụng phương pháp cực phổ xung vi phân

để định lượng đồng thời Se và Pb trong máu.

Page 11: Luan an Duyen

11

b. Phương pháp Von - Ampe hoà tan

Trong số các phương pháp điện hóa hiện đại thì phương pháp Von-Ampe

hòa tan là phương pháp có độ nhạy và độ chính xác rất cao, cho phép xác định hàm

lượng vết nhiều nguyên tố ở những nồng độ cỡ 10-9M đến 10-10M, trong đó có Se.

David F. Lambert và cộng sự so sánh các phương pháp phá mẫu khác nhau

xác định Se trong mô cá bằng phương pháp CSV [34]. A.M. Higham và cộng sự

xác định tổng Se, As trong cá ngừ đóng hộp bằng các kỹ thuật điện hóa [35]. Recai

İnam và CCS [36] xác định Se trong sữa bò bằng phương pháp DPCSV trong nền

HCl 0,1M và tìm được khoảng nồng độ tuyến tính là 1,2-75 µg/l. Britta Lange và

CCS xác định Se bằng CSV xúc tác với sự có mặt của Rh(III), sử dụng nền là: HCl

0.3M + 75 ppb Rh(III) và điện phân ở thế −0.2V, cho giới hạn phát hiện 2,4 pM với

thời gian điện phân 50s [37]. Gunnar Mattsson và CCS [38] bằng phương pháp

CSV xác định Se trong nước ngọt với sự có mặt của Cu(II) cho giới hạn phát hiện là

2ng/l. Theo Claudete Fernandes Pereira và CCS có thể xác định Se bằng phương

pháp DPASV khi sử dụng điện cực vàng, thu được khoảng nồng độ tuyến tính rộng

0.5- 291 ng/m [39].

1.3.1.6. Phương pháp kích hoạt nơtron (NAA) Đã có rất nhiều tác giả sử dụng phương pháp NAA để xác định Se trong các

mẫu sinh học, giới hạn phát hiện cỡ µg/l.

Nguyễn Ngọc Tuấn và CCS nghiên cứu xác định selen bằng phương pháp

NAA [40] thu được giới hạn phát hiện thấp, cỡ 0,1 µg. Nguyễn Giằng và CCS bằng

phương pháp NAA đã xác định hàm lượng Hg và Se đi vào cơ thể người qua đường

ăn uống [41].

1.3.1.7. Phương pháp phổ khối (MS) Sử dụng phương pháp phổ khối kết hợp plasma cao tần cảm ứng (ICP-MS),

các tác giả đã xác định được Se với giới hạn phát hiện cỡ ng/g [42].

Theo Takafumi Kawano và CCS [43] đã xác định Se trong mẫu sinh học

bằng phương pháp MS đạt được giới hạn phát hiện 90 ng/g. C. B’Hymer và CCS đã

xác định vết Se bằng phương pháp HG-ICP-MS và so sánh kết quả thu được với

Page 12: Luan an Duyen

12

phương pháp PN-ICP-MS. Kết quả cho thấy có sự phù hợp tốt giữa hai phương

pháp [44]. Thierry Guérin và CCS cũng sử dụng phương pháp ICP-MS để xác định

Se và nhiều kim loại khác trong cá và các hải sản khác [45].

Ngoài các phương pháp nêu trên, trong thực tế còn các phương pháp khác

như phương pháp huỳnh quang phân tử, phương pháp huỳnh quang Rơnghen,

phương pháp động học xúc tác v.v.. đã được sử dụng để xác định hàm lượng Se

trong các đối tượng khác nhau.

1.3.2. Các phương pháp phân tích dạng selen

1.3.2.1. Khái niệm phân tích dạng * Thuật ngữ phân tích dạng thường được hiểu theo các ý nghĩa sau:

- Theo ý nghĩa thống kê (Species):

Mô tả việc xác định nguyên tố ở lượng vết có mặt trong mẫu mà không tính

đến dạng hóa học của chúng. Theo hướng này, người ta có thể xác định hàm lượng

nguyên tố theo chiều rộng, ví dụ như phân tích nồng độ nguyên tố theo các vùng

khác nhau trên đại dương [46], hoặc dọc theo chiều dọc cột nước sông hồ ở các độ

sâu khác nhau, hoặc theo mùa trong năm [47].

- Theo ý nghĩa động học (Kinetic):

Nghiên cứu về hoạt tính và những biến đổi của các nguyên tố ở dạng vết, đặc

biệt là sự chuyển hóa từ dạng không hoặc có độc tính thấp của nguyên tố đến dạng

có hoặc không có độc tính cao. Khái niệm này thường được sử dụng trong nghiên

cứu các quá trình sinh hóa [48].

- Theo ý nghĩa hóa học (Chemical Form):

Nghiên cứu đặc tính hóa học tổng thể cũng như sự khác biệt của các dạng

hóa học của nguyên tố hàm lượng vết trong mẫu [49,50].

* Phép phân tích dạng có thể được xét theo các cách khác nhau:

- Theo nguyên tố:

Hầu hết các nguyên tố hóa học từ kim loại đến phi kim đã được nghiên cứu,

trong đó dạng tồn tại của các kim loại từ các kim loại phổ biến (Ca, Mg, Fe, Cu, Pb,

Al...) đến các kim loại ít phổ biến như (V, Cr, Mo...) đã được nghiên cứu nhiều nhất

[46-48].

Page 13: Luan an Duyen

13

Các phi kim tuy chưa được nghiên cứu nhiều như kim loại song số tài liệu đã

công bố về phân tích dạng các phi kim cũng khá nhiều. Trong số các phi kim thì As là

nguyên tố đã được nghiên cứu nhiều nhất. Sau As phải kể đến Se....Nhiều tác giả cũng

đã quan tâm đến việc nghiên cứu dạng của C, O, Si trong các đối tượng khác nhau.

- Theo đối tượng phân tích:

Trong các đối tượng phân tích nghiên cứu dạng thì các loại đất [16,26], tiếp

đến là các loại nước đã được nghiên cứu nhiều [21,38]. Có thể do ít hoặc không

phải xử lý mẫu nên nước biển là đối tượng được nghiên cứu nhiều nhất [46,51,52].

Sau nước biển phải kể đến nước sông, nước hồ là đối tượng chính của phép phân

tích dạng [7,47,53]. Ngoài các đối tượng là nước sạch thì nước thải, bùn, trầm tích

cũng đã được xét đến trong phép phân tích dạng [9,54]. Có thể do cá là một trong

những nguồn tích lũy sinh học quan trọng nên trong thực tế, các nhà nghiên cứu

thường chọn cá (nhất là cá biển) làm đối tượng để nghiên cứu phân tích dạng kim

loại trong thực phẩm [1].

Chúng ta cũng cần phân biệt sự khác biệt giữa phân tích dạng và phân tích

phân đoạn. Trong phân tích khi mà việc phân lập, tách chiết...các chất có kèm theo

sự biến đổi dạng tồn tại của chất trong mẫu nghiên cứu thì đấy là phép phân tích phân

đoạn. Yêu cầu quan trọng và nghiêm ngặt nhất của phép phân tích dạng hóa học là

phải giữ sao cho không hoặc làm biến đổi ít nhất dạng tồn tại của nguyên tố trong

mẫu, tức là giữ các cân bằng hóa lí trong mẫu vẫn ở trạng thái tự nhiên.

1.3.2.2. Ý nghĩa của phân tích dạng Phân tích dạng liên kết vết nguyên tố là để đánh giá đặc trưng liên kết và

dung lượng liên kết của vết nguyên tố hóa học trong mẫu, những thông số rất cần

trong nghiên cứu sinh học, độc học, địa hóa, môi trường [49,51,52]. Trong sinh học, để hiểu được cơ chế của các quá trình tích lũy sinh học, vận

chuyển và trao đổi, chuyển hóa sinh học của các nguyên tố dạng vết, thì việc nghiên

cứu về phân tích dạng là hết sức cần thiết. Trên cơ sở nghiên cứu dạng của các

nguyên tố vết cho phép nghiên cứu sự tích lũy sinh học của các độc chất. Ví dụ

trong nước biển nồng độ As chỉ khoảng 2 ng/kg nhưng trong cá lượng As đã lên tới

100 mg/kg [55]. Điều này có nghĩa là từ những nồng độ rất nhỏ của một nguyên tố

Page 14: Luan an Duyen

14

dạng vết trong môi trường nào đó có thể dẫn đến những vấn đề độc hại nghiêm

trọng nếu sự tích lũy sinh học được kết hợp với sự chuyển hóa sinh học thành các

chất độc hại. Nghiên cứu về dạng tồn tại của các nguyên tố còn cho phép nghiên

cứu sự chuyển hóa sinh học, sự tiến triển độc tính cũng như về bản chất sinh học

của các chất độc.

Trong nghiên cứu địa chất, phân tích dạng giúp giải thích sự vận chuyển và

trao đổi chất, quá trình hình thành và phân bố các nguyên tố, đặc biệt các nguyên tố

hàm lượng nhỏ, tồn tại đa dạng trong mẫu. Trên cở sở phân tích dạng của nguyên

tố, nhà địa chất dễ dàng đánh giá trữ lượng cũng như sự phân chia, phân bố của các

nguyên tố.

Nghiên cứu phân tích dạng là những nghiên cứu lý thuyết cũng như thực nghiệm .

Nhờ những ưu điểm vượt trội nói trên mà trong vài thập niên gần đây, cùng với sự phát triển ngày càng cao của khoa học và kỹ thuật phân tích, phép phân tích

dạng đã được nghiên cứu và phát triển mạnh và đã trở thành một lĩnh vực khoa học

quan trọng của phân tích học hiện đại.

1.3.2.3. Các phương pháp phân tích dạng vết selen a. Sắc ký lỏng hiệu năng cao-plasma cao tần cảm ứng- phổ khối (HPLC-ICP-MS)

Phương pháp HPLC-ICP-MS được ứng dụng rộng rãi trong phân tích dạng

selen [56-59] và nhiều nguyên tố khác, cho độ nhạy rất cao.

Fangshi Li và CCS [60] xác định các dạng Se: TMSe, SeMet, H2SeO3,

H2SeO4 bằng HPLC-FAAS cho giới hạn phát hiện khoảng 1mg Se/l đối với tất cả

các hợp chất, trong khi đó dùng HPLC-ICP-MS cho giới hạn phát hiện thấp hơn

nhiều, lần lượt là 0,08; 0,34; 0,18 và 0,07 µg Se/l. Cũng bằng phương pháp này,

Maїté Bueno và CCS đã xác định các dạng selen vô cơ (Se(IV), Se(VI)) và hữu cơ

(Se-Cyst) trong nước tự nhiên ở hàm lượng cỡ 10ng Se/l [53]. Gottfried Kölbl [61]

so sánh các phương pháp HPLC-FAAS, HPLC-GFAAS với HPLC-ICP-MS khi xác

định các hợp chất Se trong môi trường nước và kết quả cho thấy phương pháp

HPLC-ICP-MS cho giới hạn phát hiện thấp nhất (0,1 ng/l) so với HPLC-FAAS và

HPLC-GFAAS lần lượt là 10 ng/l và 1 ng/l, đồng thời phương pháp HPLC-ICP-MS

còn cho khoảng nồng độ tuyến tính rộng nhất (10 µg đến 10 mg Se/l). L. Orero

Page 15: Luan an Duyen

15

Iserte và CCS [62] đã xác định đồng thời các dạng As (As(III), As(V), DMA,

MMA) và Se (Se(IV), Se(VI)) trong trầm tích bằng phương pháp HPLC-ICP-MS

với giới hạn phát hiện nằm trong khoảng 2 ÷ 40 ng/g. X.C Le và CCS đã xác định

được 13 dạng As và Se bằng phương pháp này và đã áp dụng thành công vào việc

xác định dạng AsB và Se-Cyst trong cá ngừ đóng hộp cũng như xác định được 6

dạng asen đường trong trầm tích [63]. Cũng bằng phương pháp HPLC-ICP-MS, các

tác giả đã phân lập các dạng Se trong nước tiểu (TMSe, Se(IV), Se(VI), SeMet,

SeEt) [64], trong tỏi [65] và hành xanh [66].

Có thể nói, phương pháp HPLC-ICP-MS hiện nay là một phương pháp hiệu

quả nhất trong nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới để nghiên cứu xác định các

dạng vết selen và nhiều nguyên tố khác.

b. Sắc ký lỏng hiệu năng cao-plasma cao tần cảm ứng-phổ phát xạ nguyên tử

(HPLC-ICP-AES)

Phổ phát xạ nguyên tử plasma cao tần cảm ứng (ICP-AES) ghép với HPLC

cũng được ứng dụng rộng rãi trong phân tích dạng selen [2].

Bằng phương pháp này, F. Laborda và CCS đã xác định các dạng selen:

Se(IV), Se(VI) và TMSe trong nước tinh khiết cho giới hạn phát hiện lần lượt là

54ng/l (đối với Se(IV), Se(VI)) và 14ng/l (đối với TMSe) [42].

c. Sắc ký lỏng hiệu năng cao kết hợp kỹ thuật hiđrua hóa ghép nối với quang phổ

HG là một quá trình hóa học sản sinh ra chất hyđrua do phản ứng hóa học

của mẫu với một tác nhân khử, tiêu biểu là natri bohydrua. Kỹ thuật hyđrua hóa

ghép với tách HPLC với các phương pháp quang phổ như: HPLC-HG-AAS, HPLC-

HG-AES, HPLC-HG-AFS được sử dụng để phân tích dạng vết selen.

Amit Chatterjee và CCS đã xác định dạng SeMet bằng HPLC-HG-AAS cho

giới hạn phát hiện 1,08ng/ml và đã ứng dụng tốt vào phân tích SeMet trong nước

tiểu của người [67]. Carmen Cámara và CCS [68] đã sử dụng phương pháp HPLC-

HG-AAS để xác định các dạng crom và selen (Se(IV), Se(VI)) trong dung dịch.

Ildikó Ipolyi và CCS [69] đã xác định các dạng asen và selen (Se(IV)+Se(VI)) bằng

phương pháp HPLC-HG-AFS đạt được giới hạn phát hiện lần lượt là 1,0; 0,5; 1,0;

0,3 và 0,7 pg đối với Se(IV), As(III), DMA, MMA và As(V). Trong một công trình

Page 16: Luan an Duyen

16

khác, nhóm các tác giả này công bố, bằng phương pháp HPLC-HG-AFS đã xác

định Se(IV) và các axit selenamino thu được giới hạn phát hiện Se-Cyst, SeMet,

SeEt và Se(IV) lần lượt là 18, 70, 96, và 16 ng/l [70]. Pilar Viñas và CCS [71] cũng

sử dụng phương pháp LC-HG-AFS xác định các dạng selen (Se(IV), Se(VI), Se-

Cyst, SeMet).

d. Kỹ thuật điện hoá hiện đại

Những phương pháp điện hóa hiện đại như điện cực chọn lọc, điện lượng,

thế - thời gian, độ dẫn, cực phổ xung vi phân, cực phổ sóng vuông, Von-Ampe hòa

tan v. v. có thể xác định được gần 30 kim loại cũng như những hợp chất hữu cơ có

các nhóm chức hoạt động điện hóa (trực tiếp) và không hoạt động điện hóa (gián

tiếp) ở nồng độ trong khoảng n.10- 8 ÷ 10- 10 M.

Trong số các phương pháp phân tích điện hóa, hai phương pháp cực phổ

xung vi phân và Von-Ampe hòa tan catot xung vi phân được ứng dụng nhiều nhất

để xác định dạng vết selen [4,42].

G.E. Batley [72] xác định các dạng selen (Se(IV), Se(VI)) trong nước bị ô

nhiễm bằng phương pháp cực phổ xung vi phân cho giới hạn phát hiện 2 µg/l.

Paulo C. do Nascimento và CCS đã xác định Se(IV) và Se(VI) trong nước biển

bằng phương pháp Von-Ampe hòa tan với sự có mặt của Cu(II), đạt được giới hạn

phát hiện 0.030 µg/l ở thời gian điện phân 240 s [73]. Maria Ochsenkühn-

Petropoulou và CCS bằng phương pháp DPCSV xác định một số dạng selen trong

trầm tích với giới hạn phát hiện lần lượt cho Se(IV), Se-Cyst, DMDSe là 0,12; 3 và

0,23 ng/ml [9].

Có thể nói, phương pháp Von-Ampe hòa tan là phương pháp có độ nhạy và

độ chính xác rất cao, cho phép xác định hàm lượng vết nhiều nguyên tố đặc biệt là

xác định dạng các nguyên tố [9,35,46,47,51,52,54,74]. Do đó, chúng tôi quyết định

chọn phương pháp Von-Ampe hòa tan để nghiên cứu, xác định hàm lượng tổng và

dạng selen trong hải sản.

Bên cạnh các phương pháp thường dùng nêu trên để phân tích dạng selen, người

ta còn sử dụng một số phương pháp khác như GC-MS [4,75], CE [76,77], v.v..

Page 17: Luan an Duyen

17

1.4. PHƯƠNG PHÁP VON-AMPE HÒA TAN TRONG PHÂN TÍCH DẠNG SELEN

1.4.1. Giới thiệu chung về phương pháp Von-Ampe hòa tan

1.4.1.1. Nguyên tắc Bằng cách điện phân làm giàu trước chất cần phân tích lên điện cực làm việc,

người ta đã làm tăng độ nhạy của các phương pháp phân tích điện hóa lên hàng

nghìn lần mà các yêu cầu phân tích (thiết bị, hóa chất) vẫn rất đơn giản.

Theo phương pháp Von -Ampe hòa tan (SV), quá trình phân tích gồm hai

giai đoạn: giai đoạn làm giàu và giai đoạn hòa tan [78-83].

- Giai đoạn làm giàu: chất phân tích trong dung dịch được làm giàu bằng cách

điện phân tích lũy hay hấp phụ lên bề mặt điện cực làm việc ở một thế và thời gian

xác định. Trong quá trình làm giàu, dung dịch được khuấy trộn đều bằng khuấy từ

hoặc điện cực quay. Cuối giai đoạn này, thế trên điện cực làm việc vẫn giữ nguyên

nhưng ngừng khuấy hoặc ngừng quay điện cực trong khoảng thời gian 2 ÷ 30 s để

chất phân tích phân bố đều trên bề mặt điện cực làm việc.

- Giai đoạn hòa tan: hòa tan chất phân tích khỏi bề mặt điện cực làm việc

bằng cách quét thế theo một chiều xác định (anot hoặc catot), đồng thời ghi tín hiệu

Von-Ampe hòa tan bằng một kỹ thuật Von-Ampe nào đó. Trong giai đoạn này,

thường không khuấy dung dịch phân tích.

Nếu quá trình hòa tan là quá trình phân cực anot thì lúc này phương pháp

được gọi là Von-Ampe hòa tan anot (ASV) và ngược lại, nếu quá trình hòa tan là

quá trình phân cực catot thì phương pháp được gọi là Von-Ampe hòa tan catot

(CSV). Khi quá trình làm giàu là quá trình hấp phụ, người ta gọi tên phương pháp là

Von-Ampe hòa tan hấp phụ catot (hoặc Von-Ampe hòa tan hấp phụ - AdSV) [78-

83]. Các kỹ thuật Von-Ampe thường dùng để ghi tín hiệu Von-Ampe hòa tan là:

Von-Ampe dòng một chiều, dòng xoay chiều, xung vi phân (DP), sóng vuông

(SQW),… Khi sử dụng kỹ thuật Von-Ampe, người ta đưa tên gọi của kỹ thuật Von-

Ampe vào trước tên gọi của phương pháp, chẳng hạn, phương pháp DPASV,

DPCSV, SQWASV,…[78,79,81].

Page 18: Luan an Duyen

18

Trong phương pháp ASV và CSV, để chọn thế điện phân làm giàu (Edep),

người ta dựa vào phương trình Nernst hoặc một cách gần đúng có thể dựa vào giá trị

thế bán sóng (E1/2) trên sóng cực phổ của chất phân tích. Cụ thể:

Trong phương pháp ASV, Edep được chọn âm hơn so với E1/2 và nếu kim loại

cần phân tích (Me) tan được trong thủy ngân tạo thành hỗn hống (khi dùng điện cực

làm việc là điện cực thủy ngân). Các phản ứng xảy ra như sau [78,81-83]:

Giai đoạn làm giàu: giữ Edep không đổi:

Men+ + ne → Me (Hg)

Giai đoạn hòa tan: quét thế anot:

Me (Hg) − ne → Men+ + Hg

Trong phương pháp CSV, Edep được chọn dương hơn so với E1/2 và nếu phân

tích kim loại mà hợp chất của nó với một thuốc thử nào đó có thể kết tủa trên bề

mặt điện cực làm việc. Các phản ứng xảy ra như sau [78,81-83]:

Giai đoạn làm giàu: giữ Edep không đổi:

Men+ + (n + m) R − me → MeRn + m ↓

Giai đoạn hòa tan: quét thế catot:

MeRn + m + me → Men+ + (n + m) R

(R có thể là chất hữu cơ, OH-,...)

Phương pháp CSV còn cho phép xác định các chất hữu cơ hoặc các anion tạo

được kết tủa với Hg(I) hoặc Hg(II) khi dùng điện cực làm việc là HMDE. Các phản

ứng xảy ra như sau:

Giai đoạn làm giàu: giữ Edep không đổi

pHg (HMDE) + qX − ne → HgpXq (HMDE)

Giai đoạn hòa tan: quét thế catot:

HgpXq (HMDE) + ne → pHg (HMDE) + qX

(X có thể là chất hữu cơ hoặc anion vô cơ như halogenua, S2-, MoO42-,

VO3-, PO4

3-,...)

(Hg)

Page 19: Luan an Duyen

19

Trong phương pháp AdSV, giai đoạn làm giàu xảy ra hai quá trình: quá trình

tạo phức và quá trình hấp phụ. Phức của ion kim loại và phối tử hữu cơ (được thêm

vào dung dịch phân tích) hình thành và hấp phụ điện hóa lên bề mặt điện cực làm

việc, do vậy chất phân tích được làm giàu. Hai quá trình đó có thể xảy ra gần như

đồng thời hoặc một trong hai quá trình sẽ xảy ra trước. Trong giai đoạn này, thế trên

điện cực làm việc được giữ không đổi và dung dịch phân tích được khuấy trộn đều.

Trong giai đoạn hòa tan, tiến hành quét thế catot để khử các tiểu phân điện hoạt trên

bề mặt điện cực làm việc (có thể là phức của ion kim loại với phối tử hoặc kim loại

cần phân tích hoặc phối tử), đồng thời ghi tín hiệu Von-Ampe hòa tan bằng một kỹ

thuật Von-Ampe nào đó. Trong giai đoạn này, thường không khuấy dung dịch phân

tích [78,79,81-83].

Đường Von-Ampe hòa tan thu được có dạng đỉnh (peak). Thế đỉnh (Ep) và

độ lớn của dòng đỉnh hòa tan (Ip) phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thành phần nền

(chất điện ly nền, pH, chất tạo phức,...), bản chất của điện cực làm việc, thế và thời

gian điện phân làm giàu, điều kiện thủy động học (sự khuấy trộn hoặc quay điện

cực,...) trong giai đoạn làm giàu, tốc độ quét thế trong giai đoạn hòa tan, kỹ thuật

ghi đường Von-Ampe hòa tan,...[78-83].

Để tiến hành phân tích bằng phương pháp Von-Ampe hòa tan người ta dùng

bộ thiết bị gồm một máy cực phổ tự ghi và một bình điện phân gồm hệ 3 điện cực:

điện cực làm việc là điện cực giọt thủy ngân tĩnh hoặc điện cực rắn đĩa, điện cực so

sánh có thế không đổi thường là điện cực calomen hoặc điện cực bạc clorua có bề

mặt lớn và điện cực phù trợ Pt. Nắp bình điện phân còn có lỗ để dẫn luồng khí trơ

(N2, Ar ...) vào dung dịch phân tích để đuổi loại ôxy hòa tan trong dung dịch

[78,81,82].

1.4.1.2. Điện cực sử dụng trong phân tích Von-Ampe hoà tan Trong phương pháp Von-Ampe hoà tan người ta dùng hệ gồm 3 điện cực

nhúng vào dung dịch chất phân tích:

- Điện cực làm việc, trên đó xảy ra sự kết tủa và hoà tan chất cần phân tích

Page 20: Luan an Duyen

20

- Điện cực so sánh, thường là điện cực calomen hoặc bạc clorua. Thế điện cực

không đổi và phải duy trì trong suốt quá trình làm việc

- Điện cực phù trợ, thường dùng là một điện cực platin

* Điện cực làm việc trong phân tích Von-Ampe hòa tan [78-85]

Điện cực làm việc phải đáp ứng được tỉ lệ tín hiệu ghi đo trên tín hiệu nhiễu

cao, cũng như có tín hiệu cảm ứng cao. Do đó điện cực làm việc được lựa chọn dựa

trên hai yếu tố chủ yếu là:

- Khả năng ôxy hoá khử của mục tiêu phân tích.

- Dòng nền trên vùng thế quan tâm của phép ghi đo.

Ngoài ra, khi lựa chọn điện cực làm việc cũng cần cân nhắc tới các yếu tố như:

khoảng thế làm việc, khả năng dẫn điện, khả năng điều chế, tính chất vật lý, giá trị

kinh tế và độc tính. Nhiều vật liệu đã được ứng dụng để chế tạo điện cực trong phân

tích điện hoá, phổ biến đó là: thuỷ ngân, cacbon và kim loại quý (vàng, platin).

Dưới đây là khoảng thế làm việc một số vật liệu dùng làm điện cực.

Bảng 1.4: Khoảng thế làm việc của một số loại vật liệu (so với SCE)[78]

Vật liệu Môi trường Khoảng thế (V)

Hg

H2SO4 1M -1,2 ÷ 0,3

KCl 1M -1,8 ÷ 0,1

NaOH 1M -2,0 ÷ 0,1

Et4NOH 0,1M -2,5 ÷ 0,1

C HClO4 1M -0,3 ÷ 1,5

KCl 1M -1,5 ÷ 1,0

Pt H2SO4 1M -0,5 ÷ 1,2

NaOH 1M -1,0 ÷ 0,6

Điện cực thủy ngân: Là một điện cực được sử dụng phổ biến nhất trong

phương pháp Von-Ampe hoà tan vì quá thế hiđro trên thủy ngân cao, khoảng thế

làm việc catot rộng, khả năng dẫn điện tốt, bề mặt trơn và luôn mới, có khả năng tạo

Page 21: Luan an Duyen

21

hỗn hống với nhiều kim loại. Các loại điện cực thủy ngân phổ biến trong phân tích

điện hóa hòa tan là:

+ Điện cực giọt treo thủy ngân (HMDE)

+ Điện cực giọt ngồi thủy ngân (SMDE)

+ Điện cực màng thủy ngân (MFE)

Trong đó, điện cực giọt treo thủy ngân (HMDE) được sử dụng phổ biến nhất

trong phân tích, có thể sử dụng để xác định nhiều kim loại, á kim cũng như các hợp

chất hữu cơ khác nhau. Đó là một giọt thủy ngân hình cầu có kích thước được treo

trên đầu cuối của một mao quản thủy tinh có đường kính trong khoảng 0,15 ÷ 1

mm. Sau mỗi phép ghi đo, giọt thủy ngân bị cưỡng bức rơi ra khỏi mao quản để

được thay thế bằng giọt mới tương tự (giọt mới tạo ra phải có kích thước như giọt

đã dùng ghi đo lần trước). Mặt khác, điện cực HMDE cho các kết quả phân tích có

độ lặp lại cao. Điểm hạn chế của điện cực HMDE là khó chế tạo vì rất khó tạo ra

các giọt thuỷ ngân có kích thước lặp lại, không cho phép xác định các kim loại có

thế hòa tan dương hơn thuỷ ngân như Ag, Au …

- Điện cực màng thủy ngân: Là một màng thủy ngân bám trên bề mặt điện

cực rắn (thường là điện cực cacbon). Thông thường, người ta chế tạo điện cực bằng

cách mạ một lớp thủy ngân lên vật liệu đặc biệt hoặc dùng HgO [84,85] và chất dẫn

(thường dùng than mềm làm chất dẫn và được gọi là điện cực than mềm biến tính

bằng thủy ngân ôxyt) được nhồi vào ống teflon có đường kính 3,2 mm, ép ở áp suất

1 atm. Khi điện cực làm việc, HgO bị khử bằng dòng điện thành màng thủy ngân

bám trên bề mặt điện cực theo cách điều chế bên ngoài (exsitu) hoặc điều chế tại

chỗ (insitu).

HgO + 2e + H2O → Hg + 2OH-

HgO + 2e + 2H+ → Hg + H2O

Sau đó, thủy ngân sinh ra tạo hỗn hống với nguyên tố cần xác định.

- Điện cực rắn đĩa: Là mặt phẳng hình tròn, có đường kính nằm trong khoảng

từ 3 - 5 mm làm bằng các vật liệu trơ như Au, Pt và đặc biệt là các loại cacbon có

độ tinh khiết cao, trơ và có bề mặt dễ đánh bóng. Yêu cầu chủ yếu của vật liệu

Page 22: Luan an Duyen

22

làm điện cực đĩa là phải trơ về mặt hóa học và có bề mặt bóng nhẵn để cho diện

tích bề mặt không đổi giúp cho kết quả phân tích được lặp lại và chính xác. Vật

liệu tốt nhất dùng làm điện cực rắn đĩa là cacbon thủy tinh do nó có độ bền hóa

học tương đối cao và bề mặt dễ đánh bóng. Ngoài ra có thể dùng cacbon ngâm

tẩm hoặc cacbon nhão để chế tạo điện cực đĩa. Khoảng thế các điện cực loại này

khá lớn, từ +1,0V đến -1,0V trong môi trường axit và từ +1,0V đến -1,8V trong

môi trường trung tính hoặc kiềm.

- Điện cực màng bismut: Xuất hiện vào năm 2000, điện cực màng bismut

cho kết quả phân tích tương đương với điện cực màng thủy ngân. Điện cực màng

bismut được chế tạo bằng cách mạ một lớp màng mỏng, mỏng hơn thủy ngân trên

một loại vật liệu đặc biệt, hoặc có thể dùng Bi2O3 với chất dẫn (nếu chất dẫn là than

mềm thì gọi là điện cực than mềm biến tính Bi2O3) để làm điện cực. Khi làm việc

Bi2O3 bị khử bằng dòng điện tạo thành màng bismut bám trên bề mặt điện cực:

2Bi2O3 + 6e + 6H+ → 4Bi + 3H2O

bitmus sinh ra tạo kết tủa gian kim loại với nguyên tố cần phân tích. Điện cực màng bismut được sử dụng bao gồm cả điện cực màng điều chế bên ngoài (exsitu) và điện cực màng được điều chế tại chỗ (insitu).

Ngoài ra, điện cực màng vàng cũng được ứng dụng rộng rãi trong phân tích lượng vết các kim loại khác. 1.4.2. Ứng dụng phương pháp Von-Ampe hòa tan trong phân tích dạng selen

Phương pháp Von-Ampe hòa tan được sử dụng để xác định hàm lượng tổng và dạng của nhiều nguyên tố và trong nhiều trường hợp có thể xác định được đồng thời nhiều nguyên tố có trong dung dịch. Vì vậy, phạm vi ứng dụng của phương pháp Von-Ampe hòa tan là rất rộng.

Trên thế giới đã có nhiều công bố về phân tích dạng selen trong các đối

tượng khác nhau sử dụng phương pháp Von-Ampe hòa tan: Rugayah Mohamed và

CCS [15] đã phân tích đồng thời hai dạng selen vô cơ (Se(IV)) và selen hữu cơ

(DMDSe) bằng phương pháp DPCSV, đạt được giới hạn phát hiện lần lượt là

8,175.10-9 M và 9,487.10-8 M ở thế điện phân 100mV và thời gian điện phân 90s .

Page 23: Luan an Duyen

23

Tommaso Ferri và CCS sử dụng phương pháp DPCSV để định lượng các dạng

selen trong khoai tây [86]. Maria Ochsenkühn-Petropoulou và CCS bằng phương

pháp DPCSV xác định một số dạng Selen trong trầm tích với giới hạn phát hiện lần

lượt cho Se(IV), Se-Cyst, DMDSe là 0,12; 3; 0,23 ng/ml [9]. P. Papoff và CCS đã

xác định các dạng selen (Se(IV), Se(VI) và Se(-II)) trong nước tự nhiên và trong

tuyết bằng phương pháp DPCSV [7], C. Elleouet và CCS sử dụng phương pháp

DPCSV xác định các dạng selen vô cơ và hữu cơ trong nước tự nhiên [87] v.v..

1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DẠNG SELEN TRONG THỦY, HẢI

SẢN TRÊN THẾ GIỚI

Trên thế giới, các nghiên cứu phân tích dạng selen trong thủy, hải sản còn

chưa nhiều và chủ yếu là nghiên cứu trong cá (thường là cá biển). Phương pháp

thường được sử dụng để nghiên cứu phân tích là LC-ICP-MS.

Hầu hết các công bố về dạng selen được nghiên cứu đồng thời với dạng asen:

Ruoh-Yun Wang và CCS [88] đã nghiên cứu xác định các dạng As (As(III), As(V),

MMA, DMA, AsB, As-đường) và dạng Se (Se(IV), Se(VI)) trong các mẫu sinh học

và môi trường bằng phương pháp IC-ICP-MS cho giới hạn phát hiện nằm trong

khoảng 0,002-0,01 ng/ml (đối với các dạng As) và 0,01-0,02 ng/ml (đối với các

dạng Se). Các tác giả đã áp dụng thành công vào phân tích hai mẫu cá (swordfish,

DORM-2) và chỉ ra rằng khi dùng dung dịch metanol 80% (v/v) chiết mẫu ở 800C

thì chiết được 99% các dạng As nhưng với dạng Se chỉ đạt được 35%. Chính vì lý

do này mà kết quả tìm được chủ yếu là các dạng asen, cụ thể: đã tìm thấy các dạng

As(III), As(V), MMA, DMA, AsB trong cả hai mẫu, đồng thời tìm thấy hai dạng

Se(IV), Se(VI) trong mẫu cá kiếm (swordfish). X.C Le và CCS [63] đã xác định

dạng AsB (đại diện cho các dạng As) và Se-Cyst (đại diện cho các dạng Se) trong

cá ngừ bằng phương pháp HPLC-ICP-MS. Laura Hinojosa Reyes và CCS đã sử

dụng phương pháp IC-ICP-MS để xác định đồng thời 5 dạng As (As(III), As(V),

MMA, DMA, AsB) và ba dạng Se (SeMet, Se(IV), Se(VI)) trong mô cá, đạt được

giới hạn phát hiện khoảng 0,1µg/l (đối với các dạng asen) và 0,7µg/l (đối với các

dạng selen) [1]. G. Önning [89] đã phân lập các hợp chất Se hòa tan và xác định

Page 24: Luan an Duyen

24

hàm lượng của chúng trong các loại cá khác nhau bằng phương pháp sắc ký gel-

GFAAS. B. Åkesson và CCS [90] cũng sử dụng phương pháp sắc ký gel kết hợp

với GFAAS và HG-AAS để phân lập và xác định các hợp chất Se có trọng lượng

phân tử thấp và cao trong cá.

1.6. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ DẠNG VẾT CÁC NGUYÊN TỐ Ở VIỆT NAM

Cùng với nghiên cứu hoàn thiện, nâng cao và mở rộng phạm vi ứng dụng của

các phương pháp phân tích hiện đại xác định nhạy, chính xác và chọn lọc cao vết

các nguyên tố trong các mẫu phức tạp, từ vài chục năm lại đây, ở Việt Nam đã hình

thành và phát triển hướng nghiên cứu xác định dạng vết nguyên tố trong nghiên cứu

khoa học, công nghệ và môi trường. Đã có những công bố về nghiên cứu xác định

dạng vết thủy ngân (Hg) và asen (As) trong các mẫu sinh học và môi trường

[91,92]; nghiên cứu dạng vết asen trong một số loại mẫu môi trường biển [93-95];

nghiên cứu xác định hàm lượng và dạng tồn tại vết chì (Pb), cadimi (Cd), crom (Cr)

và đồng (Cu) [74,96-98] trong mẫu đất trồng trọt, trong nước và trầm tích tự nhiên

bằng các phương pháp Von-Ampe hòa tan và hấp thụ nguyên tử trong sự liên hợp

với các phương pháp sắc ký, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn phù

hợp với phương hướng phát triển của phân tích học hiện đại, đáp ứng những yêu

cầu ngày càng cao của khoa học, công nghệ và môi trường, nhưng chưa thấy có

công trình nghiên cứu về phân tích dạng selen (Se) trong hải sản.

Page 25: Luan an Duyen

25

CHƯƠNG 2 - THỰC NGHIỆM

2.1. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ VÀ HOÁ CHẤT

2.1.1. Thiết bị và dụng cụ

* Máy phân tích:

Việc ghi đo đường Von-Ampe hoà tan được thực hiện trên máy phân tích

cực phổ đa chức năng 797 VA computrace do hãng Metrohm (Thụy Sĩ) sản xuất.

- Hệ điện cực: gồm 3 điện cực:

• Điện cực làm việc (WE): Điện cực giọt treo thuỷ ngân (HMDE), là giọt thuỷ

ngân có kích thước nhỏ, đường kính 0,05 ÷ 0,07 mm, treo trên một mao quản thuỷ tinh,

điện cực này có ưu điểm: quá thế của hiđro lớn (môi trường axit -1,2V còn môi trường

trung tính hay kiềm 1,5V). Trên bề mặt điện cực xảy ra quá trình làm giàu và hoà tan

chất cần phân tích.

• Điện cực so sánh (RE): Ag⏐AgCl⏐Cl-, điện cực luôn được bảo quản trong

dung dịch KCl 3M.

• Điện cực phù trợ (AE): Điện cực Pt.

- Bình điện phân: Dung tích 50ml, được chế tạo từ thủy tinh thạch anh. Nắp bình có

gắn các điện cực, ống dẫn khí trơ (N2) nhằm đuổi ôxy hoà tan trong dung dịch ghi

đo và có que khuấy từ để khuấy trộn dung dịch ghi đo.

Máy phân tích cực phổ đa năng 797 VA Computrace (Metrohm)-Thụy Sĩ

* Máy vi tính HP dùng để điều khiển thiết bị ghi đo, ghi và xử lý kết quả. Mọi

thông số ghi đo đều được nhập từ bàn phím.

* Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử Perkin-Elmer AA 3300, Mỹ

Page 26: Luan an Duyen

26

* Máy đo pH (pH Meter HM 16S của Nhật Bản)

* Máy cất nước 2 lần (UHQ-ELGA của Anh)

* Máy ly tâm (MISTRAL 1000, Galekamp của Đức)

* Cân phân tích chính xác đến 0,01mg

* Bếp điện điều nhiệt có khuấy từ

* Bình Kendan

* Các loại pipet (1 ml, 2 ml, 5 ml, 10 ml), micropipet (5 ÷ 50 µl, 50 ÷ 250 µl, 100 ÷

500 µl). Bình định mức (5ml, 10 ml, 20 ml, 25 ml, 50 ml, 100 ml). Bình eclen, cốc

đong, ống đong, phễu lọc, giấy lọc, … (các dụng cụ được rửa sạch bằng hỗn hợp

rửa sunfocromic sau đó tráng lại nhiều lần bằng nước cất siêu sạch).

* Màng lọc 0,45 µm, Whatman, Nhật Bản.

2.1.2. Hoá chất

- Khí Nitơ 99,99%, Công ty Air Liquit

- Axít clohydric HCl nồng độ 37%, PA, Merck

- Axít nitric HNO3 nồng độ 65%, PA, Merck

- Axít sunfuric H2SO4 nồng độ 98%, PA, Merck

- Axít pecloric HClO4 98%, PA, Merck

- Axit stearic ≥ 99%, PA, Merck

- Natri hydrôxyt NaOH, PA, Merck

- Etanol C2H5OH, PA, Merck

- Diclometan CH2Cl2, PA, Merck

- Litipeclorat ngậm 5H2O: LiClO4.5H2O, Sigma-Aldrich

- Các loại hóa chất chuẩn dạng selen đều thuộc loại tinh khiết phân tích:

+ Se(IV) - Na2SeO3 - Natri selenit 99%, Sigma-Aldrich.

+ Se(VI) - Na2SeO4 - Natri selenat 99%, Sigma-Aldrich.

+ Se-Cyst - C6H12N2O4Se2 - Selencystin 99%, Sigma.

+ DMDSe - (CH3)2Se2 - Dimetyl diselenua 98% (d = 1,987), Sigma.

- Các dung dịch chuẩn: Zn(II), Pb(II), Cu(II), Mn(II), Cd(II), Fe(III) dưới

dạng muối nitrat, As(V) dưới dạng H3AsO4,... đều thuộc loại PA của Merck.

- Mẫu cá chuẩn DORM-2, hàm lượng selen tổng 1,40 ± 0.09 mg/kg

Page 27: Luan an Duyen

27

2.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM

2.2.1. Pha các dung dịch chuẩn

- Se(IV) (nồng độ 1000mg/l): cân 1,376g Na2SeO3 cho vào bình định mức

1000 ml, thêm nước cất siêu sạch, lắc cho tan hết và định mức bằng nước cất siêu

sạch đến vạch.

- Se(VI) (nồng độ 1000mg/l): cân 1,32g Na2SeO4 cho vào bình định mức

1000 ml đã có sẵn 0,35ml HNO3 đặc (d = 1,4) trong nước cất siêu sạch, lắc cho tan

hết và định mức bằng nước cất siêu sạch đến vạch.

- Se-Cyst (nồng độ 1000mg/l): cân 0,101g Se-Cyst cho vào bình định mức

100ml, thêm vào dung dịch HCl 0,1M, lắc cho tan hết và định mức đến vạch bằng

dung dịch HCl 0,1M, dung dịch được bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.

- DMDSe (nồng độ 1000mg/l): hút 51,3µl (tức 0,102g) DMDSe cho vào bình

định mức 100ml và định mức đến vạch bằng dung môi etanol. Dung dịch được bảo

quản trong ngăn mát của tủ lạnh.

- LiClO4 2M/etanol : cân 3,2g LiClO4.5H2O cho vào bình định mức 10ml và

định mức đến vạch bằng dung môi etanol. Dung dịch được sử dụng trong ngày.

- Axít stearic 1000mg/l: cân 0,1g axít stearic cho vào bình định mức 100ml,

thêm etanol vào và lắc cho tan hết, tiếp tục định mức bằng etanol cho đến vạch.

- Các dung dịch chuẩn: Cu(II), Pb(II), Zn(II), Cd(II), Fe(III), As(V),... (nồng

độ 1000mg/l) được pha từ dung dịch chuẩn của Merck bằng nước cất siêu sạch.

- Các dung dịch làm việc được pha loãng hàng ngày từ dung dịch đặc 1000mg/l bằng

nước cất siêu sạch, riêng DMDSe và axít stearic được pha loãng bằng dung môi etanol.

2.2.2. Chuẩn bị mẫu phân tích

Lấy mẫu:

Với mục đích nghiên cứu xác định hàm lượng tổng và dạng selen trong mẫu

hải sản, chúng tôi đặt mua mẫu hải sản còn tươi (các mẫu cá, tôm sú, ngao) với

lượng vừa đủ cho việc phân tích định lượng.

Gia công mẫu [99,100]:

Để giữ nguyên các dạng ban đầu của selen, hải sản phải còn tươi, sau đó rửa

sạch và chuẩn bị mẫu theo cấu tạo của từng loại, sao cho chỉ cần thu phần ăn được.

Page 28: Luan an Duyen

28

Cụ thể:

- Tôm: bóc vỏ, chỉ lấy phần thịt, cắt nhỏ

- Cá: cắt đầu, làm vẩy, bỏ ruột, cắt nhỏ

- Ngao: bỏ vỏ, lấy phần thân ra và bỏ phân đi chỉ lấy phần ăn được

Bảo quản mẫu [99,100]:

Tất cả những phần mẫu thu được đem khô đông (lyophilisation) ở -24oC trong

thời gian 72h. Mẫu tiếp tục được nghiền nhỏ, trộn đều, đóng gói và bảo quản trong

ngăn mát của tủ lạnh.

2.2.3. Các bước nghiên cứu để xây dựng quy trình phân tích bằng phương

pháp Von-Ampe hòa tan

2.2.3.1. Nghiên cứu các điều kiện phân tích tối ưu

a. Nghiên cứu chọn dung dịch nền điện li

Dung dịch nền điện li là một yếu tố quan trọng trong phương pháp phân tích

Von-Ampe hòa tan, quyết định đến độ dẫn điện của dung dịch phân tích, ảnh hưởng

đến sự tồn tại của các ion, các chất cần phân tích và do đó ảnh hưởng đến cường độ

dòng pic hòa tan và thế đỉnh pic.

Để lựa chọn dung dịch nền điện li, chúng tôi tiến hành theo các bước sau:

- Nghiên cứu chọn dung dịch điện li: dung dịch điện li phải là dung dịch mà

ở đó chất cần phân tích cho tín hiệu Ip cao, chân pic thấp và pic cân đối.

- Nghiên cứu nồng độ dung dịch điện li: thay đổi nồng độ dung dịch điện li

trong một khoảng rộng và lựa chọn vùng nồng độ mà tại đó chất cần phân tích cho

Ip ổn định, cao và cân đối.

b. Nghiên cứu chọn các thông số kỹ thuật ghi đo tối ưu

Các thông số kỹ thuật ghi đo ảnh hưởng đến độ lớn của cường độ dòng pic

cũng như thế đỉnh pic và độ phân giải của đỉnh pic. Để nghiên cứu ảnh hưởng của

các thông số này, chúng tôi thay đổi các giá trị thông số ghi đo trong một khoảng

thích hợp và ghi đo pic tương ứng. Tổng hợp các giá trị Ip ghi đo được và lựa chọn

thông số ghi đo tối ưu là thông số mà tại đó Ip đạt giá trị cao và pic cân đối.

Page 29: Luan an Duyen

29

Các thông số kỹ thuật ghi đo được nghiên cứu lần lượt như sau:

- Nghiên cứu thế điện phân làm giàu

- Nghiên cứu thời gian điện phân làm giàu

- Nghiên cứu tốc độ quét thế

- Nghiên cứu biên độ xung

- Nghiên cứu thời gian đặt xung

- Nghiên cứu tốc độ khuấy dung dịch

- Nghiên cứu kích thước giọt Hg

- Nghiên cứu thời gian cân bằng

- Nghiên cứu thời gian sục khí N2 (đuổi ôxy hòa tan trong dung dịch)

2.2.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các ion, các chất đến phép ghi đo chất cần phân tích Chúng tôi nghiên cứu ảnh hưởng của các ion kim loại có thể tồn tại trong

mẫu nghiên cứu mà có thế đỉnh pic gần với thế đỉnh pic của chất cần phân tích hoặc

thường có mặt nhiều trong các mẫu môi trường. Bằng cách ghi đo Ip của chất cần

phân tích khi không thêm và khi thêm các ion nghiên cứu sự ảnh hưởng, chúng tôi

tính toán được tỉ lệ giữa chúng và tìm ra giá trị mà ở đó Ip của chất cần phân tích bắt

đầu có sự thay đổi (tăng hoặc giảm) khoảng 10%.

2.2.3.3. Xây dựng đường chuẩn. - Để xác định hàm lượng chất phân tích trong mẫu, người ta thường xây dựng

phương trình đường chuẩn biểu diễn sự phụ thuộc tuyến tính của I và C có dạng:

I = k.C

- Chúng tôi tiến hành xây dựng đường chuẩn của các chất cần phân tích ở hai

vùng nồng độ (0,08 ÷ 1) ppb và (0,8 ÷ 10) ppb đối với Se(IV); (0,5 ÷ 8) ppb và (5 ÷

45) ppb đối với Se-Cyst và vùng nồng độ (2 ÷ 22) ppb đối với DMDSe.

2.2.3.4. Đánh giá độ tin cậy, độ chính xác của phương pháp Tiến hành đánh giá phương pháp dựa trên nghiên cứu độ lặp lại, tính toán

giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của phương pháp.

Độ tin cậy, độ chính xác của phương pháp còn được đánh giá thông qua sự so

Page 30: Luan an Duyen

30

sánh kết quả phân tích mẫu với phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử sử dụng lò

graphit (GFAAS) và phân tích mẫu chuẩn Quốc tế.

2.2.3.5. Xây dựng quy trình phân tích và áp dụng để định lượng hàm lượng tổng và một số dạng selen trong mẫu hải sản

- Trên cơ sở tham khảo các tài liệu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các điều kiện phân tích tối ưu, từ đó đưa ra quy trình phân tích tổng và dạng selen trong hải sản.

- Áp dụng quy trình phân tích đã nghiên cứu, thiết lập để xác định hàm lượng

tổng và dạng của selen

- Đánh giá quy trình phân tích thông qua nghiên cứu độ thu hồi, hiệu suất chiết

2.2.4. Xử lí số liệu thực nghiệm

Các số liệu thực nghiệm được xử lí theo phương pháp thống kê toán học.

- Độ lặp lại của phương pháp được đánh giá thông qua các đại lượng thống

kê như độ lệch chuẩn S, độ lệch chuẩn trung bình Sx, hệ số biến động V khi tiến

hành 10 phép ghi đo liên tục đối với cùng một dung dịch ghi đo [101,102].

+ Độ lệch chuẩn S:

+ Độ lệch chuẩn trung bình:

+ Hệ số biến động:

%100.X

Sv =

Trong đó:

Xi: giá trị ghi đo được thứ i

X: giá trị trung bình

N: số lần thực nghiệm

(2.1)

(2.2)

(2.3)

Page 31: Luan an Duyen

31

- Kiểm tra thống kê các dữ kiện thực nghiệm [101,102,103]:

+ Khi số thí nghiệm nhỏ hơn 10 (n<10), để kiểm tra các dữ kiện nghi ngờ,

loại bỏ các giá trị mắc sai số thô, chúng tôi dùng chuẩn Đisơn (Q).

+ Để đánh giá mức độ sai khác giữa kết quả phân tích mẫu chuẩn với giá trị

chứng chỉ xem có chấp nhận được không, chúng tôi dùng chuẩn student (t).

+ Khi so sánh kết quả phân tích theo phương pháp đã xây dựng được với kết

quả phân tích theo phương pháp khác, chúng tôi dùng chuẩn Fisơ (F).

- Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của phương pháp được tính theo

quy tắc phổ biến 3σ [85,103,104].

Giới hạn phát hiện (LOD) là nồng độ nhỏ nhất của chất phân tích có thể tạo

ra được tín hiệu có khả năng phân biệt một cách tin cậy với tín hiệu mẫu trắng (hay

tín hiệu nền). Có nhiều quan điểm khác nhau về cách xác định giới hạn phát hiện,

phổ biến nhất là cách xác định giới hạn phát hiện theo quy tắc 3σ. Theo quy tắc này,

LOD được quy ước là nồng độ của chất nghiên cứu cho tín hiệu cao gấp 3 lần độ

lệch chuẩn của đường nền.

Cách xác định LOD: ghi đo lặp lại 10 lần đối với mỗi dung dịch Se(IV), Se-

Cyst, DMDSe có nồng độ xác định trong điều kiện tối ưu đã đưa ra, chấp nhận sự

sai khác giữa độ lệch chuẩn của phép ghi đo và độ lệch chuẩn của đường nền là

không đáng kể. Nếu nồng độ chất trong mẫu là C thì giới hạn phát hiện tính theo

quy tắc 3σ là:

Giới hạn định lượng (LOQ) là nồng độ nhỏ nhất của chất phân tích mà hệ

thống phân tích định lượng được và có ý nghĩa định lượng so với tín hiệu của mẫu

trắng (hay tín hiệu nền). Thông thường, giới hạn định lượng được tính theo công

thức sau:

(2.4)

(2.5)

Page 32: Luan an Duyen

32

CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT ĐIỆN HÓA CỦA SELEN TRÊN HMDE

Trong 1.2, chúng tôi đã trình bày vắn tắt về tính chất điện hóa của selen và

rút ra kết luận: một số dạng vô cơ, hữu cơ của selen như Se(IV), Se-Cyst và

DMDSe có hoạt tính điện hóa. Trong phần này, chúng tôi tiến hành ghi đo các

đường Von-Ampe vòng nghiên cứu tính chất điện hóa của các dạng selen kể trên

trên HMDE.

3.1.1. Nghiên cứu đặc tính Von-Ampe vòng của Se(IV)

Đã tiến hành ghi đo đường CV của Se(IV) trong nền HCl 0,1M, kết quả thu

được ở hình 3.1.

Hình 3.1: Đường CV của 200ppb Se(IV) trên nền HCl 0,1M

Khoảng thế quét (+0,1 ÷ -1,0)V, tốc độ quét 50mV/s.

3.1.2. Nghiên cứu đặc tính Von-Ampe vòng của Se-Cyst

Đã tiến hành ghi đo đường CV của Se-Cyst trong nền HCl 0,1M, kết quả thu

được ở hình 3.2.

Page 33: Luan an Duyen

33

Hình 3.2: Đường CV của 700ppb Se-Cyst trên nền HCl 0,1M

Khoảng thế quét (+0,1 ÷ -0,8)V, tốc độ quét 50mV/s

3.1.3. Nghiên cứu đặc tính Von-Ampe vòng của DMDSe

Đã tiến hành ghi đo đường CV của DMDSe trong pha hữu cơ (CH2Cl2+C2H5OH)

với sự có mặt của HCl 0,06M và LiClO4 0,2M/C2H5OH, kết quả thu được ở hình 3.3.

Hình 3.3: Đường CV của 50ppb DMDSe trên nền

HCl 0,06M + LiClO4 0,2M + CH2Cl2/C2H5OH (1/1)

Khoảng thế quét (+0,1 ÷ –1,0)V, tốc độ quét 50mV/s

Page 34: Luan an Duyen

34

Từ những kết quả nghiên cứu thu được cho thấy, các dạng Se(IV), Se-Cyst,

DMDSe đều có hoạt tính điện hóa. Trong chiều quét thứ nhất, trên đường CV của

Se(IV) xuất hiện một pic khử ở thế -0,481V, của Se-Cyst xuất hiện ở -0,374V và của

DMDSe ở -0,288V. Nhưng trong chiều ngược lại đều không xuất hiện một pic ôxy hóa

nào, chứng tỏ tất cả các quá trình đều là quá trình ôxy hóa khử bất thuận nghịch.

3.2. NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN CÁC ĐIỀU KIỆN GHI ĐO TỐI ƯU XÁC

ĐỊNH MỘT SỐ DẠNG SELEN

3.2.1. Se(IV) và Se-Cyst trong pha nước

3.2.1.1. Nghiên cứu chọn dung dịch nền tối ưu a. Nghiên cứu chọn nền điện li

Khi cố định các điều kiện máy ghi đo, nồng độ nền, nồng độ dung dịch

chuẩn, pH của dung dịch, thì chiều cao pic hòa tan (Ip) sẽ phụ thuộc vào bản chất

của nền điện li. Tiến hành nghiên cứu trên một số loại nền axit thông dụng là: HCl

0,1M; HNO3 0,1M; H2SO4 0,05M với các điều kiện ghi đo ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Các thông số ghi đo chọn nền điện li

Các thông số ghi đo Se(IV) 2ppb Se-Cyst 25ppb

Điện cực làm việc HMDE HMDE

Chế độ ghi đo DP DP

Kích thước giọt thủy ngân 4 4

Tốc độ khuấy (vòng/phút) 2000 2000

Thời gian sục khí N2 150s 150s

Thế điện phân làm giàu -0,2V -0,2V

Thời gian điện phân làm giàu 90s 60s

Thời gian cân bằng 15s 15s

Biên độ xung 0,1V 0,1V

Thời gian đặt xung 0,04s 0,04s

Tốc độ quét thế 0,02 V/s 0,02 V/s

Khoảng thế quét (-0,2÷ -0,7) V (-0,2 ÷ -0,7) V

Page 35: Luan an Duyen

35

Các kết quả thu được chỉ ra ở bảng 3.2.

Bảng 3.2: Kết quả ghi đo nghiên cứu chọn nền điện li tối ưu

Dung dịch HNO3 0,1M HCl 0,1M H2SO4 0,05M

Se(IV) Ip(nA) 10,4 11,2 14,1

Ep (V) 0,467 0,467 0,470

Se-Cyst Ip(nA) 21,9 26,4 23,1

Ep (V) -0,335 -0,335 -0,335

Nhận xét:

- Đối với Se(IV): Trong cả 3 nền axit, Se(IV) đều cho Ip rất tốt. Trong đó, nền H2SO4 cho sóng khử là cao nhất, nền HNO3 cho sóng thấp nhất. Tuy nhiên, để xác định hàm lượng Se tổng trong mẫu, phải khử dạng không hoạt động điện hoá Se(VI) về dạng hoạt động điện hoá Se(IV) bằng cách đun nóng ở 90-1000C trong nền HCl đặc. Do vậy để thuận tiện, chúng tôi chọn HCl làm nền điện li để nghiên cứu.

- Đối với Se-Cyst: Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy, trong các nền axit, pic của Se-Cyst đều lớn và cân đối. Tuy nhiên, trong nền axit HCl, cường độ dòng pic lớn nhất. Do đó, chúng tôi dùng HCl làm nền điện li để nghiên cứu. b. Nghiên cứu chọn nồng độ HCl tối ưu

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu dung dịch ở điều kiện đưa ra trong bảng 3.1

với các giá trị nồng độ HCl thay đổi từ 0,01 ÷ 1,3M và thu được kết quả ở bảng 3.3 và hình 3.4.

Hình 3.4: Sự phụ thuộc của Ip vào nồng độ HCl

Page 36: Luan an Duyen

36

Bảng 3.3: Kết quả ghi đo nghiên cứu chọn nồng độ HCl tối ưu

STT Nồng độ HCl

(M)

Se(IV)

2ppb

Se-Cyst

25ppb

Ip (nA) Ep (V) Ip (nA) Ep (V)

1 0,01 9,2 -0,463 19,5 -0,422

2 0,05 14,0 -0,458 22,2 -0,374

3 0,10 14,1 -0,452 25,7 -0,351

4 0,30 13,7 -0,414 25,3 -0,327

5 0,50 15,0 -0,406 25,7 -0,287

6 1,00 14,7 -0,398 26,7 -0,279

7 1,30 8,4 -0,406 25,0 -0,271

Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy: khi tăng dần nồng độ nền HCl thì thế

đỉnh của pic Se(IV) cũng như Se-Cyst dịch chuyển về phía dương hơn đồng thời

chân pic cũng nâng dần lên. Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi tìm được khoảng

nồng độ HCl tối ưu cho phép ghi đo Se(IV) là (0,05M ÷ 1M) và Se-Cyst là (0,1M ÷

1M). Tuy nhiên, để thu được Ip cao, chân pic thấp, pic cân đối, chúng tôi chọn nồng

độ HCl tối ưu cho phép ghi đo Se(IV) và Se-Cyst là 0,1M trong những phép ghi đo

tiếp theo.

3.2.1.2. Nghiên cứu chọn các thông số kĩ thuật ghi đo tối ưu a. Nghiên cứu thế điện phân làm giàu

Khi điện phân làm giàu, cần chọn thế điện phân thích hợp sao cho chỉ tích

lũy làm giàu những nguyên tố và dạng nguyên tố cần xác định lên bề mặt điện cực,

hạn chế tối đa những ảnh hưởng đến độ nhạy, độ chính xác và tính chọn lọc của

phép phân tích. Trên cơ sở thế đỉnh pic (Ep) của Se(IV) và Se-Cyst tương ứng là -

0,481V và -0,374V, chúng tôi nghiên cứu ảnh hưởng của thế điện phân làm giàu

trong khoảng (0 ÷ -0,4)V đối với Se(IV) và (0 ÷ -0,3)V đối với Se-Cyst. Kết quả chỉ

ra trong bảng 3.4 và hình 3.5.

Page 37: Luan an Duyen

37

Bảng 3.4: Kết quả ghi đo nghiên cứu chọn thế điện phân làm giàu tối ưu

Stt 1 2 3 4 5 6 7

Edep(V) 0 -0,05 -0,1 -0,2 -0,3 -0,35 -0,4

Ip

(nA)

Se(IV) 7,05 9,28 10,5 12 12,2 11,7 10,6

Se-Cyst 26,7 27,8 28,2 28,4 8,47

Se(IV) Se-Cyst

Hình 3.5: Đường DPCSV của Se (IV) và Se-Cyst nghiên cứu

chọn thế điện phân làm giàu tối ưu

[Se(IV)] = 2ppb, nền HCl 0,1M, tdep = 90s, tốc độ quét 0,02V/s

[Se-Cyst] = 25ppb, nền HCl 0,1M, tdep = 60s, tốc độ quét 0,02V/s

Từ kết quả nghiên cứu thu được có thể thấy, khi thế điện phân tăng, Ip cũng

tăng. Đối với Se(IV) ổn định từ -0,2 ÷ -0,3V, còn Se-Cyst ổn định từ -0,1 ÷ -0,2V.

Sau đó, Ip lại giảm dần và giảm nhanh khi thế điện phân càng gần với Ep. Điều này

được giải thích là do thế điện phân luôn phải đặt dương hơn so với thế đỉnh pic (Ep)

và phải thỏa mãn ∆E ≥ 0,2V. Tuy nhiên, thực tế để thu được Ip cao nhất và pic cân

đối, chúng tôi chọn giá trị thế điện phân làm giàu trong các phép ghi đo sau là: -

0,3V đối với Se(IV) và -0,2V đối với Se-Cyst.

-0,2V -0,3V

Page 38: Luan an Duyen

38

b. Nghiên cứu thời gian điện phân làm giàu

Để nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian điện phân làm giàu đến pic hòa tan,

chúng tôi thay đổi thời gian điện phân từ 30 ÷ 200s. Kết quả ghi đo được trình bày

trong bảng 3.5 và hình 3.6.

Bảng 3.5: Kết quả ghi đo nghiên cứu chọn thời gian điện phân làm giàu tối ưu

STT 1 2 3 4 5 6 7

Thời gian (s) 30 60 90 120 150 180 200

Ip (nA) Se(IV) 4,2 7,8 11,4 14,6 19,3 16,7 Biến dạng

Se-Cyst 11,3 27,8 41,9 51,5 63,6 70.8 Biến dạng

Se(IV)

Se-Cyst

Hình 3.6: Đường DPCSV của Se(IV) và Se-Cyst nghiên cứu

chọn thời gian điện phân làm giàu tối ưu

[Se(IV)] = 2ppb, nền HCl 0,1M, Edep = -0,3V, tốc độ quét 0,02V/s

[Se-Cyst] = 25ppb, nền HCl 0,1M, Edep = -0,2V, tốc độ quét 0,02V/s

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, chiều cao pic tăng dần theo thời gian điện

phân do thời gian điện phân càng lâu thì lượng chất được tích lũy trên bề mặt điện

cực càng lớn. Tuy nhiên, khi phân tích không thể thực hiện trong thời gian quá dài,

vì vậy cần chọn thời gian điện phân phù hợp với từng dung dịch phân tích. Với

những dung dịch quá loãng thì thời gian điện phân có thể kéo dài hơn nữa. Nhưng

90s 90s

Page 39: Luan an Duyen

39

nếu thời gian quá dài thì các ion kim loại bị khuếch tán vào bên trong giọt thủy ngân

làm ảnh hưởng đến chiều cao pic (Ip). Vì vậy, có thể chọn thời gian điện phân đối

với cả hai chất trong khoảng 90s ÷ 150s với nồng độ Se(IV) là 2ppb còn Se-Cyst là

25ppb. Thực tế, chúng tôi sử dụng thời gian điện phân cho các phép ghi đo sau này

đối với cả hai chất là 90s.

c. Nghiên cứu ảnh hưởng của tốc độ quét thế

Trong phân tích cực phổ, đặc biệt là phương pháp Von - Ampe hòa tan, tốc

độ quét thế có ảnh hưởng rất lớn đến cường độ dòng hòa tan. Nếu tốc độ quét thế

nhanh thì rút ngắn thời gian phân tích, đường cong cực phổ trơn, nhưng khả năng

hòa tan của kim loại trong hỗn hống với thủy ngân không tốt nên độ lặp lại của phép

ghi đo sẽ giảm, tức là độ lệch chuẩn của phép ghi đo tăng lên, đồng thời độ cân đối

của pic cũng giảm đi. Ngược lại, khi tốc độ quét thế chậm, độ lặp lại của phép ghi

đo cao, pic thu được có hình dạng cân đối, đặc biệt là có thể tách được các pic riêng

biệt đối với các nguyên tố có pic gần nhau trên đường cực phổ, song đường cực phổ

thu được lại không trơn. Do đó ta phải chọn tốc độ quét thế hợp lý để giảm thời gian

ghi đo đồng thời đảm bảo độ chính xác của phép ghi đo và độ trơn của đường cong

cực phổ.

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu tốc độ quét thế trong khoảng (0,01÷0,06)V/s.

Kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.6 và hình 3.7.

0

10

20

30

40

50

60

0 0.01 0.02 0.03 0.04 0.05 0.06 0.07

Tốc độ quét thế (V/s)

I (nA

) Se(IV)

Se-cyst

Hình 3.7: Sự phụ thuộc của Ip vào tốc độ quét thế

[Se(IV)] = 2ppb, nền HCl 0,1M, Edep = -0,3V, tdep = 90s

[Se-Cyst] = 25ppb, nền HCl 0,1M, Edep = -0,2V, tdep = 90s

Page 40: Luan an Duyen

40

Bảng 3.6: Kết quả ghi đo nghiên cứu tốc độ quét thế

Stt 1 2 3 4 5 6

Tốc độ quét thế (V/s) 0,01 0,015 0,02 0,03 0,04 0,06

Ip (nA) Se(IV) 10,9 12,4 13,1 13,5 13,5 13,8

Se-Cyst 30,6 37,6 38,8 43,2 43,3 48,8

Những kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, khi tốc độ quét thế tăng, cường độ

dòng pic cũng tăng theo. Tuy nhiên, ở tốc độ quét thế nhanh đường nền bị nâng lên,

pic bị biến dạng và không cân đối. Từ kết quả đã nghiên cứu, chúng tôi quyết định

chọn tốc độ quét thế cho các phép ghi đo sau này đối với cả hai chất là 0,02 V/s.

d. Nghiên cứu biên độ xung

Tiến hành ghi các đường DPCSV của Se(IV) và Se-Cyst khi thay đổi biên độ

xung từ 0,02V ÷ 0,15V đối với Se(IV) và 0,02V ÷ 0,18V đối với Se-Cyst. Kết quả

ghi đo được trình bày trong bảng 3.7 và hình 3.8.

Se(IV)

Se-Cyst

Hình 3.8: Đường DPCSV của Se(IV) và Se-Cyst nghiên cứu biên độ xung

[Se(IV)] = 2ppb, nền HCl 0,1M, Edep = -0,3V, tdep = 90s, tốc độ quét 0,02V/s

[Se-Cyst] = 25ppb, nền HCl 0,1M, Edep = -0,2V, tdep = 90s, tốc độ quét 0,02V/s

0,05V 0,05 V

Page 41: Luan an Duyen

41

Bảng 3.7: Kết quả ghi đo nghiên cứu biên độ xung

Stt 1 2 3 4 5 6

Biên độ xung (V) 0,03 0,05 0,08 0,12 0,15 0,18

Ip (nA)

Se(IV) 9,3 13,9 17,9 16,9 Biến

dạng

Se-Cyst 18,9 31,1 33,8 39,3 47,3 Không

cân đối

Kết quả nghiên cứu cho thấy, Ip tăng khi biên độ xung tăng, tuy nhiên khi

biên độ xung tăng cao (từ 0,15 đối với Se(IV) và 0,18 đối với Se-Cyst trở lên) pic

có hiện tượng biến dạng, không cân đối. Từ kết quả đó, chúng tôi chọn biên độ

xung tối ưu cho phép phân tích Se(IV) và Se-Cyst là 0,05V.

e. Nghiên cứu thời gian đặt xung

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu thời gian đặt xung trong khoảng

0,005s÷0,06s và thu được kết quả ở bảng 3.8 và hình 3.9.

Hình 3.9: Đường DPCSV của Se(IV) và Se-Cyst nghiên cứu thời gian đặt xung

[Se(IV)] = 2ppb, nền HCl 0,1M, Edep = -0,3V, tdep = 90s,

tốc độ quét 0,02V/s, biên độ xung 0,05V

[Se-Cyst] = 25ppb, nền HCl 0,1M, Edep = -0,2V, tdep = 90s,

tốc độ quét 0,02V/s, biên độ xung 0,05V

Se(IV)

Se-Cyst

2 2

1

1

3 (0,02s)3 (0,02s)

Page 42: Luan an Duyen

42

Bảng 3.8: Kết quả ghi đo nghiên cứu chọn thời gian đặt xung tối ưu

Stt 1 2 3 4 5

t(s) 0,005 0,010 0,020 0,040 0,060

Ip (nA) Se(IV) 47,9 25,0 16,6 10,2 7,2

Se-Cyst 160,0 102,0 74,5 37,0 25,0

Nhận xét:

Khi thời gian đặt xung nhỏ thì Ip cao, tuy vậy chân pic lại cao (pic 1, pic 2).

Nếu thời gian đặt xung tăng lên thì Ip giảm nhưng pic thu được cân đối, chân pic

thấp (pic 3). Nếu tiếp tục tăng thời gian đặt xung thì Ip lại thấp. Từ kết quả đó,

chúng tôi chọn thời gian đặt xung là 0,02s (pic 3).

f. Nghiên cứu tốc độ khuấy dung dịch

Trong quá trình điện phân làm giàu, để giúp các chất điện hoạt khuếch tán

đều đến bề mặt điện cực, đảm bảo cho nồng độ chất điện hoạt ở lớp dung dịch sát

bề mặt điện cực không đổi, người ta phải tiến hành khuấy dung dịch trong suốt thời

gian làm giàu. Quá trình khuấy dung dịch là hoàn toàn tự động bằng que khuấy ở

tốc độ khác nhau cho mỗi dung dịch phân tích khác nhau.

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu tốc độ khuấy dung dịch trong khoảng

400÷2800 vòng/phút, thu được kết quả ở bảng 3.9 và hình 3.10.

Bảng 3.9: Kết quả ghi đo nghiên cứu chọn tốc độ khuấy dung dịch tối ưu

Stt 1 2 3 4 5 6

V (vòng/phút) 400 800 1200 2000 2400 2800

Ip (nA) Se(IV) 8,3 11,7 14,5 16,6 17,5 17,7

Se-Cyst 29,5 47,3 49,4 56,5 62,1 65,9

Page 43: Luan an Duyen

43

Se(IV) Se-Cyst

Hình 3.10: Đường DPCSV của Se(IV) và Se-Cyst

nghiên cứu tốc độ khuấy dung dịch

[Se(IV)] = 2ppb, nền HCl 0,1M, Edep = -0.3V, tdep = 90s,

tốc độ quét 0,02V/s, biên độ xung 0,05V, thời gian đặt xung 0,02s

[Se-Cyst] = 25ppb, nền HCl 0,1M, Edep = -0,2V, tdep = 90s,

tốc độ quét 0,02V/s, biên độ xung 0,05V, thời gian đặt xung 0,02s

Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy: khi càng tăng tốc độ khuấy trộn dung

dịch thì Ip càng cao nhưng chân pic cũng nâng lên. Chúng tôi cũng nghiên cứu độ

lặp lại của phép ghi đo ở từng tốc độ khuấy khác nhau, kết quả cho thấy ở tốc độ

2000 vòng/phút cho độ lặp lại là tốt nhất. Mặt khác, ở tốc độ khuấy quá lớn sẽ tạo ra

dòng xoáy trong dung dịch gây ảnh hưởng đến kết quả ghi đo và có thể làm rơi mất

giọt thủy ngân. Vì vậy, để đảm bảo tính ổn định và chính xác của phép ghi đo, pic

thu được cân đối, chúng tôi chọn tốc độ khuấy là 2000 vòng/phút.

g. Nghiên cứu kích thước giọt thủy ngân

Trong phương pháp Von-Ampe hòa tan sử dụng điện cực HMDE, độ lặp lại

của kích thước giọt thủy ngân ảnh hưởng trực tiếp đến độ lặp lại của phép ghi đo.

Việc thay đổi kích thước giọt thủy ngân làm thay đổi diện tích bề mặt của giọt, kéo

theo lượng chất kết tủa lên bề mặt giọt cũng thay đổi theo. Chính vì vậy, chúng tôi

tiến hành nghiên cứu sự phụ thuộc của chiều cao pic (Ip) vào kích thước giọt thủy

ngân, kết quả chỉ ra ở bảng 3.10 và hình 3.11.

2000v/ph

2000v/ph

Page 44: Luan an Duyen

44

Bảng 3.10: Kết quả ghi đo nghiên cứu chọn kích thước giọt thủy ngân tối ưu

Stt 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Kích thước giọt 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Ip (nA) Se(IV) 7,2 10,8 12,8 14,9 15,7 16,8 17,9 18,5 18,9

Se-Cyst 30,8 41,8 50,9 61,3 73,2 79,3 88,9 95,2 102,0

Hình 3.11: Sự phụ thuộc của Ip vào kích thước giọt thủy ngân

[Se(IV)] = 2ppb, nền HCl 0,1M, Edep = -0.3V, tdep = 90s, tốc độ quét 0,02V/s,

biên độ xung 0,05V, thời gian đặt xung 0,02s, tốc độ khuấy 2000v/ph

[Se-Cyst] = 25ppb, nền HCl 0,1M, Edep = -0,2V, tdep = 90s, biên độ xung 0,05V,

thời gian đặt xung 0,02s, tốc độ quét 0,02V/s, tốc độ khuấy 2000v/ph

Nhận xét:

Khi tăng kích thước giọt thủy ngân thì Ip tăng theo. Tuy nhiên, khi kích thước

giọt lớn, chân pic bị nâng lên. Mặt khác, cỡ giọt lớn cũng dễ làm giọt bị rơi trong quá

trình ghi đo. Vì vậy, chúng tôi chọn cỡ giọt là 6 trong các phép ghi đo sau này.

h. Nghiên cứu thời gian cân bằng (thời gian nghỉ)

Thời gian cân bằng là thời gian chuyển tiếp từ giai ghi đoạn điện phân và

giai ghi đoạn hòa tan (quét thế ngược). Trong giai ghi đoạn này, dung dịch được

ngừng khuấy và để tĩnh một thời gian để cho kim loại kết tủa được phân bố đều trên

bề mặt giọt thủy ngân, như vậy đường cong cực phổ sẽ trơn, độ nhạy, độ chính xác

của phép ghi đo sẽ tăng lên. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu sự phụ thuộc của

chiều cao pic (Ip) vào thời gian cân bằng. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong

bảng 3.11 và hình 3.12.

Page 45: Luan an Duyen

45

Bảng 3.11: Kết quả ghi đo nghiên cứu chọn thời gian cân bằng tối ưu

Stt 1 2 3 4 5 6

tnghỉ (s) 5 10 15 20 30 40

Ip (nA) Se(IV) 15,8 16,0 16,2 16,4 17,2 16,9

Se-Cyst 72,6 72,3 74,6 74,8 77,2 79,3

Hình 3.12: Sự phụ thuộc của Ip vào thời gian cân bằng

[Se(IV)] = 2ppb, nền HCl 0,1M, Edep = -0,3V, tdep = 90s, tốc độ quét 0,02V/s

biên độ xung 0,05V, thời gian đặt xung 0,02s, tốc độ khuấy 2000v/ph

[Se-Cyst] = 25ppb, nền HCl 0,1M, Edep = -0,2V, tdep = 90s, tốc độ quét 0,02V/s,

biên độ xung 0,05V, thời gian đặt xung 0,02s, tốc độ khuấy 2000v/ph

Nhận xét:

Ta có thể thấy, khi thời gian cân bằng đạt đến 10 giây (đối với Se(IV)) và 15

giây (đối với Se-Cyst) thì Ip đạt đến giá trị ổn định. Tuy nhiên, trong quá trình

nghiên cứu, chúng tôi tiến hành nhiều lần để đánh giá độ lặp lại của kết quả ghi đo;

kết quả cho thấy ở thời gian cân bằng là 15s cho độ lặp lại tốt nhất. Khi thời gian

cân bằng lớn hơn, sự lặp lại của kết quả ghi đo giảm đi, điều này được giải thích là

do khi thời gian cân bằng quá dài thì lượng kết tủa bị hấp thụ vào bên trong giọt

thủy ngân nên ảnh hưởng đến độ lặp lại của phép ghi đo. Chính vì vậy, chúng tôi

chọn thời gian cân bằng là 15s cho các thí nghiệm tiếp theo.

i. Nghiên cứu thời gian đuổi khí ôxy (thời gian sục khí N2)

Ở nhiệt độ phòng và áp suất khí quyển, nồng độ O2 hòa tan trong dung dịch

phân tích thường khoảng 2.10-3M. Trên điện cực thuỷ ngân, ôxy hoà tan cho 2 sóng:

Page 46: Luan an Duyen

46

- Sóng ứng với quá trình khử O2 về H2O2, chiếm khoảng thế 0 ÷ 0,9 V khi

điện cực so sánh là điện cực calomel.

- Sóng ứng với quá trình khử H2O2 về H2O (trong môi trường axit) hoặc khử về

OH- (trong môi trường kiềm hoặc trung tính), chiếm khoảng thế -0,9 ÷ 1,2 V.

Như vậy, khi nghiên cứu vùng thế catot (0 ÷ -1,5)V, các sóng O2 đó làm ảnh

hưởng đến tín hiệu đường Von-Ampe hoà tan của các chất phân tích, gây cản trở

phép ghi đo. Vì thế cần phải có biện pháp loại trừ ôxy ra khỏi dung dịch phân tích

bằng cách sục khí trơ (N2 hoặc Ar) hoặc dùng các tác nhân hoá học (Na2SO3 trong

môi trường kiềm hoặc axit ascorbic trong môi trường axit …).

Chúng tôi sử dụng khí nitơ để đuổi ôxy ra khỏi dung dịch phân tích. Kết quả

nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian sục khí đến cường độ dòng Ip thu được ở bảng

3.12 và hình 3.13.

Se(IV)

Se-Cyst

Hình 3.13: Đường DPCSV của Se(IV) và Se-Cyst

nghiên cứu thời gian đuổi ôxy

[Se(IV)] = 2ppb, nền HCl 0,1M, Edep = -0,3V, tdep = 90s, tốc độ quét 0,02V/s

biên độ xung 0,05V, thời gian đặt xung 0,02s, , tốc độ khuấy 2000v/ph, tnghỉ =15s

[Se-Cyst] = 25ppb, nền HCl 0,1M, Edep = -0,2V, tdep = 90s, tốc độ quét 0,02V/s

biên độ xung 0,05V, thời gian đặt xung 0,02s, tốc độ khuấy 2000v/ph, tnghỉ =15s

300s

300s

0s

Page 47: Luan an Duyen

47

Bảng 3.12: Kết quả ghi đo nghiên cứu chọn thời gian đuổi ôxy tối ưu

Stt 1 2 3 4 5 6 7 8 9t(s) 0 50 100 150 200 250 300 350 400

Ip (nA)

Se(IV) 19,2 21,4 22,1 22,8 23,4 23,1 23,7 22,9 21,2

Se-Cyst Không có pic 70,0 75,8 76,0 76,4 76,2 76,8 76,5 76,4

Nhận xét: Khi không đuổi ôxy thì Ip thấp, pic bị nhiễu và chân pic nâng cao hơn

(trường hợp Se(IV)) và không thu được pic (trường hợp Se-Cyst). Khi thời gian đuổi ôxy ít thì Ip thấp. Nếu tăng thời gian đuổi ôxy thì Ip tăng và ổn định từ 150s trở đi (đối với Se(IV)), từ 100s trở đi (đối với Se-Cyst). Ip đạt giá trị cao nhất tại 300s. Do đó, chúng tôi chọn thời gian đuổi ôxy là 300s cho các thí nghiệm tiếp theo. Tóm lại: Từ những kết quả nghiên cứu, chúng tôi xác lập được các điều kiện tối ưu cho phép phân tích Se(IV) và Se-Cyst như trình bày trong bảng 3.13.

Bảng 3.13: Điều kiện tối ưu phân tích Se(IV) và Se-Cyst

Các thông số ghi đo Se(IV) 2ppb

Se-cyst 25ppb

Điện cực làm việc HMDE HMDE Chế độ ghi đo DP DP Kích thước giọt thủy ngân 6 6 Tốc độ khuấy (vòng/phút) 2000 2000 Thời gian sục khí N2 300s 300s

Nền HCl 0,05M÷1M

Sử dụng: 0,1M 0,1M÷1M

Sử dụng: 0,1M

Thế điện phân làm giàu -0,2÷-0,3V

Sử dụng: -0,3V -0,1÷-0,2V

Sử dụng: -0,2V

Thời gian điện phân làm giàu 90s÷150s

Sử dụng: 90s 90s÷150s

Sử dụng: 90s Thời gian cân bằng 15s 15s Biên độ xung 0,05V 0,05V Thời gian đặt xung 0,02s 0,02s Tốc độ quét thế 0,02V/s 0,02V/s Khoảng thế quét (-0,2 ÷ -0,7)V (-0,2 ÷ -0,7)V

Page 48: Luan an Duyen

48

3.2.1.3. Nghiên cứu khả năng xác định đồng thời Se(IV) và Se-Cyst trong mẫu

a. Điều kiện tối ưu để xác định đồng thời hai dạng Se(IV) và Se-Cyst

Trên cơ sở điều kiện tối ưu xác định riêng Se(IV) và Se-Cyst (bảng 3.13) cho

thấy: có thể xác định đồng thời cả hai dạng Se(IV) và Se-Cyst trong cùng một phép

ghi đo ở các điều kiện ghi trong bảng 3.14.

Bảng 3.14: Các điều kiện tối ưu xác định đồng thời hai dạng Se(IV) và Se-Cyst

Điện cực làm việc HMDE Thời gian điện phân

làm giàu 90s÷150s

Chế độ ghi đo DP Thời gian cân bằng 15s

Kích thước giọt thủy ngân 6 Biên độ xung 0,05V

Tốc độ khuấy (vòng/phút) 2000 Thời gian đặt xung 0,02s

Thời gian sục khí N2 300s Tốc độ quét thế 0,02V/s

Nền HCl 0,1M÷1M Khoảng thế quét (-0,2 ÷ -0,7)V

Thế điện phân làm giàu -0,2V

b. Ghi đo đồng thời hai dạng Se(IV) và Se-Cyst

* Chuẩn bị 10ml mẫu tự tạo gồm: Se(IV) 2ppb, Se-Cyst 10ppb, HCl 0,1M

* Ghi đo mẫu :

Tiến hành ghi đo mẫu với các điều kiện đưa ra trong bảng 3.14, sử dụng

phương pháp thêm chuẩn để xác định hàm lượng các dạng (thêm 2 lần, mỗi lần

thêm 2ppb Se(IV) và 10ppb Se-Cyst). Kết quả được thể hiện trên hình 3.14 và

bảng 3.15.

Page 49: Luan an Duyen

49

Hình 3.14: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn của mẫu tự tạo

Bảng 3.15: Kết quả xác định hàm lượng hai dạng

Se(IV) và Se-Cyst trong mẫu tự tạo

Các dạng Se(IV) Se-Cyst

Hàm lượng đưa vào (ppb) 2 10

Hàm lượng trung bình xác định được (ppb) (n=3) 2,067 10,700

Độ lệch tương đối 3,35% 7,00%

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy: các đường thêm chuẩn của Se(IV) và Se-

Cyst đều có pic đẹp, cân đối, Ip thể hiện được mối quan hệ tuyến tính với nồng độ,

Page 50: Luan an Duyen

50

hai pic tách xa nhau. Do đó, có thể xác định đồng thời hai dạng Se(IV) và Se-Cyst trong cùng một phép ghi đo. 3.2.2. DMDSe trong pha hữu cơ

DMDSe là chất dễ bay hơi, nên trước khi ghi đo, các dung dịch nghiên cứu

được làm lạnh về nhiệt độ 60C.

3.2.2.1. Nghiên cứu chọn dung dịch nền tối ưu a. Nghiên cứu chọn nền điện li

Để tránh sự ảnh hưởng qua lại giữa các dạng selen cũng như của các ion kim

loại có trong mẫu đến phép ghi đo DMDSe, chúng tôi tiến hành chiết dạng DMDSe

vào pha hữu cơ bằng dung môi CH2Cl2, và vì Se(IV), Se-Cyst chúng tôi đều ghi đo

trong nền điện li là axit HCl, do đó để thuận tiện chúng tôi cũng sử dụng axit HCl

làm nền điện li để ghi đo DMDSe. Mặt khác, để có được khoảng thế hoạt động rộng

và nền điện li dẫn điện tốt, chúng tôi sử dụng thêm LiClO4 cùng với axít HCl làm

nền điện li cho phép ghi đo DMDSe, đồng thời hòa tan các chất bằng dung môi

C2H5OH.

b. Nghiên cứu chọn nồng độ nền điện li tối ưu

- Nghiên cứu chọn nồng độ HCl tối ưu

Tiến hành nghiên cứu dung dịch ở các giá trị nồng độ HCl thay đổi từ

0,01M÷0,15M với các điều kiện ghi đo (qua tham khảo tài liệu và đo sơ bộ) đưa ra

ở bảng 3.16.

Bảng 3.16: Các thông số ghi đo nghiên cứu chọn nồng độ HCl tối ưu

Điện cực làm việc HMDE Thế điện phân làm giàu -0,05V Chế độ ghi đo DP Thời gian điện phân làm giàu 90s Kích thước giọt thủy ngân 4 Thời gian cân bằng 15s Tốc độ khuấy (vòng/phút) 2000 Biên độ xung 0,05V Thời gian sục khí N2 100s Thời gian đặt xung 0,02s DMDSe 5ppb Tốc độ quét thế 0,015 V/s

Nền LiClO4 0,2M

Khoảng thế quét (-0,17÷-0,40)VCH2Cl2+C2 H5OH 1/1 (v/v)

HCl

Page 51: Luan an Duyen

51

Sau quá trình nghiên cứu thu được kết quả ở bảng 3.17 và hình 3.15. Bảng 3.17: Kết quả nghiên cứu chọn nồng độ HCl tối ưu

Nồng độ HCl (M) 0,01 0,03 0,06 0,08 0,1 0,12 0,15

Ip (nA) 155 135 139 134 123 125 117 Ep(V) -0,295 -0,277 -0,263 -0,259 -0,247 -0,247 -0,245

Hình 3.15: Sự phụ thuộc của Ip vào nồng độ HCl

Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy: khi tăng dần nồng độ nền HCl thì thế

đỉnh pic của DMDSe dịch chuyển về phía dương hơn. Ở nồng độ HCl nhỏ (dưới

0,03M) thì cường độ pic lớn nhưng pic bị biến dạng còn ở nồng độ cao (từ 0,1M trở

đi) thì cường độ pic thấp. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, khoảng nồng độ HCl tối

ưu là: 0,03M÷0,08M. Thực tế, chúng tôi sử dụng nồng độ HCl 0,06M cho các thí

nghiệm tiếp theo.

- Nghiên cứu chọn nồng độ LiClO4 tối ưu

Tiến hành nghiên cứu dung dịch với các điều kiện ghi đo như trong bảng

3.16 nhưng thay đổi nồng độ LiClO4 từ 0M ÷ 0,3M và cố định nồng độ HCl 0,06M.

Kết quả thu được ở bảng 3.18 và hình 3.16.

0,03M ÷ 0,08M

Page 52: Luan an Duyen

52

Hình 3.16: Đường DPCSV của DMDSe nghiên cứu chọn nồng độ LiClO4 tối ưu

Bảng 3.18: Kết quả ghi đo nghiên cứu chọn nồng độ LiClO4 tối ưu

Nồng độ

LiClO4 (M) 0 0,03 0,05 0,1 0,15 0,18 0,2 0,25 0,3

Ip (nA) 7,6 12,1 37,8 96,3 91,9 122,0 155,0 156,0 128,0

Ep(V) -0,269 -0,216 -0,233 -0,233 -0,233 -0,239 -0,257 -0,263 -0,272

Từ kết quả nghiên cứu thu được cho thấy, khi tăng dần nồng độ LiClO4 thì

chiều cao pic tăng dần, thế đỉnh pic cũng dịch chuyển về phía âm hơn. Đến nồng độ

0,3M thì chiều cao pic giảm mạnh. Khoảng nồng độ LiClO4 tối ưu là 0,2M ÷

0,25M. Tuy nhiên, để thu được Ip cao, pic cân đối, chúng tôi chọn nồng độ LiClO4

tối ưu là 0,2M trong những phép ghi đo tiếp theo.

3.2.2.2. Nghiên cứu các thông số kĩ thuật ghi đo tối ưu a. Nghiên cứu thế điện phân làm giàu

Tiến hành nghiên cứu thế điện phân làm giàu trong khoảng 0V ÷ -0,18V thu

được kết quả ở bảng 3.19 và hình 3.17.

Bảng 3.19: Kết quả ghi đo nghiên cứu chọn thế điện phân làm giàu tối ưu

Stt 1 2 3 4 5 6 7 8

Edep (V) 0,00 -0,03 -0,05 -0,08 -0,10 -0,12 -0,15 -0,18

Ip (nA) 100,0 123,0 130,0 136,0 129,0 115,0 76,0 16,1

Page 53: Luan an Duyen

53

Hình 3.17: Sự phụ thuộc của Ip vào thế điện phân làm giàu

[DMDSe] = 5ppb, nền HCl 0,06M+LiClO4 0,2M+CH2Cl2/C2H5OH (1/1), tdep = 90s, tốc độ quét 0,015V/s

Từ kết quả nghiên cứu thu được cho thấy, khi thế điện phân tăng, Ip cũng tăng sau đó giảm dần. Khoảng thế điện phân tối ưu tìm được là -0,05V ÷ -0,1V. Tuy nhiên, để thu được Ip cao nhất và pic cân đối chúng tôi chọn giá trị thế điện phân làm giàu trong các phép ghi đo sau là -0,08V. b. Nghiên cứu thời gian điện phân làm giàu

Thời gian điện phân làm giàu được nghiên cứu từ 20s đến 150s. Kết quả ghi đo được trình bày trong bảng 3.20 và hình 3.18. Bảng 3.20: Kết quả ghi đo nghiên cứu chọn thời gian điện phân làm giàu tối ưu

Stt 1 2 3 4 5 6

Thời gian (s) 20 40 60 90 120 150

Ip (nA) 51,7 86,1 109,0 150,0 191,0 226,0

Hình 3.18: Đường DPCSV của DMDSe nghiên cứu thời gian điện phân làm giàu

[DMDSe] = 5ppb, nền HCl 0,06M+LiClO4 0,2M+CH2Cl2/C2H5OH (1/1), Edep = -0,08V, tốc độ quét 0,015V/s

-0,05V ÷ -0,1V

60s

Page 54: Luan an Duyen

54

Từ kết quả nghiên cứu thu được cho thấy, có thể chọn thời gian điện phân

làm giàu là: 60s ÷ 120s cho 5ppb DMDSe. Thực tế, chúng tôi sử dụng thời gian

điện phân cho các phép ghi đo sau này là 60s.

c. Nghiên cứu ảnh hưởng của tốc độ quét thế

Tiến hành nghiên cứu tốc độ quét thế trong khoảng 0,005 V/s ÷ 0,03 V/s.

Kết quả được trình bày trong bảng 3.21 và hình 3.19.

Bảng 3.21: Kết quả ghi đo nghiên cứu chọn tốc độ quét thế tối ưu

Stt 1 2 3 4 5

Tốc độ quét thế (V/s) 0,005 0,010 0,015 0,020 0,030

Ip (nA) 62,0 88,3 109,0 121,0 136,0

Hình 3.19: Đường DPCSV của DMDSe nghiên cứu chọn tốc độ quét thế tối ưu

[DMDSe] = 5ppb, nền HCl 0,06M+LiClO4 0,2M+CH2Cl2/C2H5OH (1/1),

Edep = -0,08V, tdep = 60s

Nhận xét:

Khi tốc độ quét thế tăng, cường độ pic cũng tăng theo. Tuy nhiên, ở tốc độ

quét thế nhanh (0,02V/s trở lên), pic bị biến dạng và không cân đối. Do đó, chúng

tôi chọn tốc độ quét thế cho các phép ghi đo sau này là 0,01 V/s.

0,01V/s

Page 55: Luan an Duyen

55

d. Nghiên cứu ảnh hưởng của biên độ xung

Biên độ xung được nghiên cứu trong khoảng 0,01V ÷ 0,1V. Kết quả ghi đo

được trình bày trong bảng 3.22 và hình 3.20.

Bảng 3.22: Kết quả ghi đo nghiên cứu chọn biên độ xung tối ưu.

Stt 1 2 3 4 5

Biên độ xung (V) 0,01 0,03 0,05 0,08 0,10 Ip (nA) 7,3 44,0 93,1 200,0 248,0

Hình 3.20: Đường DPCSV của DMDSe nghiên cứu biên độ xung

[DMDSe] = 5ppb, nền HCl 0,06M+LiClO4 0,2M+CH2Cl2/C2H5OH (1/1),

Edep = -0,08V, tdep = 60s, tốc độ quét 0,01V/s

Nhận xét:

Ip tăng khi biên độ xung tăng, tuy nhiên khi biên độ xung cao (từ 0,08 trở

lên) pic có hiện tượng biến dạng, không cân đối. Từ kết quả đó, chúng tôi chọn biên

độ xung tối ưu cho phép phân tích DMDSe là 0,05V.

e. Nghiên cứu thời gian đặt xung

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu thời gian đặt xung trong khoảng 0,01s ÷

0,06s và thu được kết quả ở bảng 3.23 và hình 3.21.

0,05V

Page 56: Luan an Duyen

56

Bảng 3.23: Kết quả ghi đo nghiên cứu thời gian đặt xung

Stt 1 2 3 4 5

t(s) 0,01 0,02 0,03 0,04 0,06

Ip (nA) 153,0 94,9 66,7 52,4 34,7

Hình 3.21: Đường DPCSVcủa DMDSe nghiên cứu thời gian đặt xung

[DMDSe] = 5ppb, nền HCl 0,06M+LiClO4 0,2M+CH2Cl2/C2H5OH (1/1),

Edep = -0,08V, tdep = 60s, tốc độ quét 0,01V/s, biên độ xung 0,05V

Nhận xét:

Khi thời gian đặt xung nhỏ thì Ip cao, tuy vậy chân pic lại cao (pic 1). Nếu

thời gian đặt xung tăng lên thì Ip giảm nhưng pic thu được cân đối, chân pic thấp

(pic 2). Nếu tiếp tục tăng thời gian đặt xung thì Ip lại giảm. Từ kết quả đó, chúng tôi

chọn thời gian đặt xung là 0,02s (pic 2).

f. Nghiên cứu tốc độ khuấy dung dịch

Để nghiên cứu tốc độ khuấy dung dịch, chúng tôi tiến hành thí nghiệm ở các

tốc độ khuấy khác nhau từ 400 ÷ 2800 vòng/phút. Kết quả chỉ ra ở bảng 3.24 và

hình 3.22.

2 (0,02s)

1

Page 57: Luan an Duyen

57

Bảng 3.24: Kết quả ghi đo nghiên cứu tốc độ khuấy dung dịch

Stt 1 2 3 4 5 6

V (vòng/phút) 400 800 1200 2000 2400 2800

Ip (nA) 55,8 79,4 94,9 116,0 117,0 125,0

Hình 3.22: Đường DPCSV của DMDSe nghiên cứu tốc độ khuấy dung dịch

[DMDSe] = 5ppb, nền HCl 0,06M+LiClO4 0,2M+CH2Cl2/C2H5OH (1/1),

Edep = -0,08V, tdep = 60s, tốc độ quét 0,01V/s, biên độ xung 0,05V, thời gian đặt xung 0,02s

Nhận xét:

Khi tăng tốc độ khuấy trộn dung dịch thì Ip càng cao nhưng chân pic cũng

nâng lên. Để đảm bảo tính ổn định và chính xác của phép ghi đo, pic thu được cân

đối, chúng tôi chọn tốc độ khuấy là 2000 vòng/phút.

g. Nghiên cứu kích thước giọt thủy ngân

Chúng tôi thay đổi cỡ giọt thủy ngân từ 1 ÷ 7 để nghiên cứu ảnh hưởng của

cỡ giọt thủy ngân đến cường độ pic Ip. Kết quả nghiên cứu thể hiện ở bảng 3.25 và

hình 3.23.

2000v/ph

Page 58: Luan an Duyen

58

Bảng 3.25: Kết quả ghi đo nghiên cứu chọn kích thước giọt thủy ngân tối ưu

Stt 1 2 3 4 5 6 7

Cỡ giọt 1 2 3 4 5 6 7

Ip (nA) 49,7 80,1 103,0 125,0 146,0 162,0 185,0

Hình 3.23: Đường DPCSV của DMDSe nghiên cứu kích thước giọt thủy ngân

[DMDSe] = 5ppb, nền HCl 0,06M+LiClO4 0,2M+CH2Cl2/C2H5OH (1/1),

Edep = -0,08V, tdep = 60s, tốc độ quét 0,01V/s, biên độ xung 0,05V,

thời gian đặt xung 0,02s, tốc độ khuấy 2000v/ph

Kết quả nghiên cứu cho thấy: khi tăng kích thước giọt thủy ngân thì Ip tăng.

Tuy nhiên, khi kích thước giọt lớn, chân pic bị nâng lên và cỡ giọt lớn cũng làm

giọt dễ bị rơi trong quá trình ghi đo. Vì vậy, để phù hợp, chúng tôi lựa chọn kích

thước giọt là 4 trong các phép ghi đo sau này.

h. Nghiên cứu thời gian cân bằng (thời gian nghỉ)

Thời gian cân bằng được nghiên cứu từ 2 ÷ 25s. Kết quả được trình bày

trong bảng 3.26 và hình 3.24.

4

Page 59: Luan an Duyen

59

Bảng 3.26: Kết quả ghi đo nghiên cứu chọn thời gian cân bằng tối ưu

Stt 1 2 3 4 5 6

t (s) 2 5 10 15 20 25

Ip (nA) 108 120 125 128 118 113

Hình 3.24: Đường DPCSV của DMDSe nghiên cứu thời gian cân bằng

[DMDSe] = 5ppb, nền HCl 0,06M+LiClO4 0,2M+CH2Cl2/C2H5OH (1/1),

Edep = -0,08V, tdep = 60s, tốc độ quét 0,01V/s, biên độ xung 0,05V,

thời gian đặt xung 0,02s, tốc độ khuấy 2000v/ph, cỡ giọt 4

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, khi thời gian cân bằng tăng thì Ip tăng dần

và ổn định từ 5s trở đi, đến 15s thì đạt cực đại, sau đó lại giảm dần. Chính vì vậy,

chúng tôi chọn thời gian cân bằng là 15s cho các thí nghiệm tiếp theo.

i. Nghiên cứu thời gian đuổi khí ôxy (thời gian sục khí N2)

Để nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian sục khí tới phép ghi đo DMDSe,

chúng tôi thay đổi thời gian sục khí từ 0 ÷ 300s. Kết quả thu được ở bảng 3.27 và

hình 3.25.

15s

Page 60: Luan an Duyen

60

Bảng 3.27: Kết quả ghi đo nghiên cứu thời gian đuổi khí ôxy

Stt 1 2 3 4 5 6 7

t (s) 0 50 100 150 200 250 300

Ip (nA) Nhiễu 116 118 125 128 125 125

Hình 3.25: Đường DPCSV của DMDSe nghiên cứu thời gian đuổi ôxy

[DMDSe] = 5ppb, nền HCl 0,06M+LiClO4 0,2M+CH2Cl2/C2H5OH (1/1),

Edep = -0,08V, tdep = 60s, tốc độ quét 0,01V/s, biên độ xung 0,05V,

thời gian đặt xung 0,02s, tốc độ khuấy 2000v/ph, cỡ giọt 4, tnghỉ =15s

Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy, khi không đuổi ôxy thì pic bị nhiễu,

khi thời gian đuổi ôxy ít, Ip thấp. Nếu tăng thời gian đuổi ôxy thì Ip tăng và ổn định

từ 100s trở đi. Ip đạt giá trị cao nhất tại 200s và pic cân đối. Do đó, chúng tôi chọn

thời gian đuổi ôxy là 200s cho các thí nghiệm tiếp theo.

Tóm lại: Sau quá trình nghiên cứu, chúng tôi rút ra điều kiện tối ưu cho

phép phân tích DMDSe được trình bày trong bảng 3.28.

200s

Page 61: Luan an Duyen

61

Bảng 3.28: Điều kiện tối ưu phân tích DMDSe

Điện cực làm việc HMDE Thế điện phân làm giàu -0,08V

Chế độ ghi đo DP Thời gian điện phân làm giàu 60s÷120s

Kích thước giọt thủy ngân 4 Thời gian cân bằng 15s

Tốc độ khuấy (vòng/phút) 2000 Biên độ xung 0,05V

Thời gian sục khí N2 200s Thời gian đặt xung 0,02s

Nền

HCl 0,06M Tốc độ quét thế 0,01V/s

LiClO4 0,2M Khoảng thế quét (-0,17÷-0,40)V

CH2Cl2+C2H5OH 1/1 (v/v)

3.3. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT CẢN TRỞ ĐẾN PHÉP

GHI ĐO CÁC DẠNG SELEN

Trong mẫu thực tế luôn tồn tại một số ion, đặc biệt là cation kim loại, các cation này ở một nồng độ nào đó có thể ảnh hưởng tới phép ghi đo. Chúng có thể làm tăng hoặc giảm chiều cao của pic. Mặt khác, chúng có thể thể hiện tính chất điện hóa trong điều kiện ta tiến hành phép phân tích. Cụ thể là: tham gia vào quá trình điện phân làm giàu tạo hỗn hống với thủy ngân hay kết tủa đồng thời với các kim loại khác tạo dung dịch rắn hoặc hợp chất gian kim loại. Điều này ảnh hưởng đến khả năng phát hiện các chất cần phân tích. Đồng thời, trong đối tượng mẫu mà chúng tôi nghiên cứu là hải sản, ngoài sự tồn tại của các ion cần phải kể đến chất béo và protein là những chất có hàm lượng lớn trong các mẫu động vật. Khi ngâm chiết mẫu, những chất này cũng bị chiết ra một phần và có thể ảnh hưởng đến nền ghi đo mẫu, làm giảm độ dẫn điện của nền điện li, dẫn đến pic của chất cần xác định bị nhiễu hoặc bị giảm chiều cao. Vì vậy, cần nghiên cứu sự ảnh hưởng của các ion và các chất này để có biện pháp loại trừ thích hợp, đảm bảo độ đúng, độ chính xác của phép ghi đo. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của một số ion có thế đỉnh Ep gần với Ep của các dạng selen hoặc có khả năng tạo hợp chất gian kim với selen hoặc có mặt nhiều trong các mẫu môi trường và sinh học, đồng thời nghiên cứu ảnh hưởng của chất béo (đại diện cho loại hợp chất ít và không tan cũng như kém điện li trong pha nước nhưng đễ tan trong dung môi hữu cơ) đến phép ghi đo các dạng selen.

Page 62: Luan an Duyen

62

3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất cản trở đến phép ghi đo Se(IV)

3.3.1.1. Ảnh hưởng của một số ion đến phép ghi đo Se(IV) Hút 20µl dung dịch Se(IV) 1000ppb cho vào bình định mức 10ml, thêm

1ml HCl 1M, thêm các ion Cu(II), Pb(II), Zn(II), Cd(II), As(V) và Fe(III) vào với

các nồng độ khác nhau và định mức bằng nước cất siêu sạch tới vạch. Tiến hành

ghi đo các đường DPCSV theo các điều kiện tối ưu đưa ra trong bảng 3.14 với

thời gian điện phân 90s. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.29 và các

hình 3.26, 3.27.

Bảng 3.29: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của Cu(II), Pb(II)

Cd(II), Fe(III), Zn(II), As(V) đến Ip của Se(IV)

Stt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nồng độ ion thêm (ppb)

0 2 5 7,5 10 15 30 50 75 100

Ip

(nA)

Cu(II) 25,4 25,4 26,3 30,0 32,2 33,3 33,4 37,9 39,5 39,7

Pb(II) 25,9 25,7 24,5 23,6 22,8 20,9 21,0 20,0 15,8 13,2

Cd(II) 25,0 24,9 25,9 22,9 20,1 18,4 15,4 10,4 8,1 6,4

Fe(III) 25,4 23,5 22,0 20,9 20,7 20,6 19,9 19,7 19,8 18,8Nồng độ ion thêm (ppb)

0 5 10 15 30 50 100 150 200

Ip

(nA) Zn(II) 25,3 26,6 25,7 25,9 25,9 25,8 25,2 24,7 24,5

As(V) 25,7 26,5 24,6 23,2 22,0 21,3 20,1 20,3 20,2

05

1015202530354045

0 20 40 60 80 100 120

ppb

I (nA

)

Ah của Cu(II)Ah của Pb(II)Ah của Cd(II)Ah của Fe(III)

Hình 3.26: Sự phụ thuộc của Ip vào nồng độ các ion

Cu(II), Pb(II), Cd(II) và Fe(III)

Page 63: Luan an Duyen

63

0

5

10

15

20

25

30

0 100 200 300

ppbI (

nA) Ah của Zn(II)

Ah của As(V)

Hình 3.27: Sự phụ thuộc của Ip vào nồng độ các ion Zn(II), As(V)

Từ kết quả nghiên cứu thu được cho thấy: các ion Cu(II), Fe(III), Zn(II),

As(V) không làm biến dạng pic của Se(IV) cũng như không cho pic mới bên cạnh

pic của Se(IV). Tuy nhiên, ở nồng độ nhất định thì các ion Fe(III), As(V) làm giảm

đáng kể Ip của Se(IV), ngược lại ion Cu(II) lại làm tăng Ip còn Zn(II) gần như không

ảnh hưởng tới Ip của Se(IV). Trong khi đó các ion Pb(II) và Cd(II) cho pic mới bên

cạnh pic của Se(IV) (tại -0,48V) ở nồng độ đủ lớn. Khi nồng độ Pb(II) gấp 25 lần

nồng độ Se(IV) thì xuất hiện một pic khá rõ cỡ 2nA ở vị trí -0,36V và cường độ pic

này tăng dần khi tiếp tục tăng nồng độ Pb(II) còn pic của Se(IV) lại giảm dần. Đối

với Cd(II), tuy không cho pic rõ ràng như Pb(II) nhưng cũng làm nhiễu pic của

Se(IV). Khi tăng nồng độ Cd(II) đến 30ppb (gấp 15 lần nồng độ Se(IV)) thì xuất

hiện một vai nhỏ và đến 50ppb (gấp 25 lần nồng độ Se(IV)) thì xuất hiện pic cỡ

1,2nA ở vị trí -0,56V và pic lớn dần khi tăng dần nồng độ Cd(II), dẫn đến làm giảm

cường độ pic của Se(IV). Cụ thể:

Khi tỉ lệ nồng độ Cu(II)/Se(IV) tăng dần thì Ip tăng dần, tới 3,75 lần thì Ip

tăng 18,1%; khi tỉ lệ nồng độ Pb(II)/Se(IV) tăng dần thì Ip giảm dần, tới 5 lần thì Ip

giảm xuống 11,97%; khi tỉ lệ nồng độ Cd(II)/Se(IV) tăng dần thì Ip giảm dần, tới 5

lần thì Ip giảm 19,6%; khi tỉ lệ nồng độ Fe(III)/Se(IV) tăng dần thì Ip giảm dần, tới

2,5 lần thì Ip giảm 13,38% và tới 50 lần thì Ip giảm 25,98%; khi tỉ lệ nồng độ

As(V)/Se(IV) tăng dần thì Ip giảm dần, tới 15 lần thì Ip giảm xuống 14,4%; khi tỉ lệ

nồng độ Zn(II)/Se(IV) tăng dần thì Ip giảm dần nhưng không đáng kể.

Page 64: Luan an Duyen

64

Tóm lại: Các ion ảnh hưởng nhiều đến cường độ dòng pic hòa tan của

Se(IV) như: Pb(II), Cd(II) và Fe(III), những ion này có thể loại bỏ bằng cách dùng

nhựa chelex 100 dạng amoni [30].

3.3.1.2. Ảnh hưởng của chất béo tới phép ghi đo Se(IV)

Chất béo là một họ chất gồm rất nhiều chất, ở đây chúng tôi chỉ sử dụng một

axít béo (axít stearic C17H35COOH) đại diện cho loại chất này để nghiên cứu.

Hút 20µl dung dịch Se(IV) 1000ppb cho vào bình định mức 10ml, thêm 1ml

HCl 1M, thêm dung dịch axít stearic/etanol vào với các nồng độ khác nhau và định

mức bằng nước cất siêu sạch tới vạch. Tiến hành ghi đo các đường DPCSV theo các

điều kiện tối ưu đưa ra trong bảng 3.14, thời gian điện phân 90s. Kết quả nghiên

cứu được trình bày trong bảng 3.30 và hình 3.28.

Bảng 3.30: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của axít béo đến Ip của Se(IV)

Stt 1 2 3 4 5 6

CAxít stearic (ppb) 0 10 20 40 60 100

Ip (nA) 25,6 24,9 24,1 22,9 22,8 21,9

Stt 7 8 9 10 11 12

CAxít stearic (ppb) 140 200 300 500 700 1000

Ip (nA) 21,5 21,6 21,3 20,9 19,1 17,3

Ah của axít stearic đến Ip của Se(IV)

0

5

10

15

20

25

30

0 200 400 600 800 1000 1200

ppb

I (nA

)

Hình 3.28: Đường DPCSV và đồ thị nghiên cứu ảnh hưởng của axít

stearic đến Ip của Se(IV)

0ppb 40ppb ax béo

Page 65: Luan an Duyen

65

Từ kết quả nghiên cứu thu được cho thấy, sự có mặt của axít stearic đã làm

biến dạng pic hòa tan của Se(IV) (pic không nhẵn, không cân đối) ngay ở nồng độ

thấp 40ppb (gấp 20 lần nồng độ Se(IV)), đồng thời làm giảm cường độ dòng pic

xuống 10,55%. Khi nồng độ axít stearic gấp 250 lần thì cường độ dòng pic giảm

18,36% và khi gấp 500 lần thì giảm đi 32,42%. Như vậy, sự có mặt của chất béo

trong hải sản sẽ ảnh hưởng đến phép ghi đo xác định dạng Se(IV), cần phải loại bỏ.

Để loại chất béo ra khỏi dịch chiết trước khi ghi đo DPCSV, có thể dùng dung môi

n-hexan [92].

3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất cản trở đến phép ghi đo Se-Cyst

3.3.2.1. Ảnh hưởng của một số ion tới phép ghi đo Se-Cyst Hút 250µl dung dịch Se-Cyst 1000ppb vào bình định mức 10ml, thêm 1ml

HCl 1M, thêm các ion Cu(II), Pb(II), Zn(II), Cd(II), As(V) và Fe(III) vào với các

nồng độ khác nhau và định mức bằng nước cất siêu sạch tới vạch. Tiến hành ghi đo

các đường DPCSV theo các điều kiện tối ưu đưa ra trong bảng 3.14, thời gian điện

phân 90s. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.31 và các hình 3.29, 3.30.

Bảng 3.31: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của Cd(II), Fe(III),

Zn(II), As(V), Cu(II), Pb(II) đến Ip của Se-Cyst

Stt 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Nồng độ ion thêm (ppb) 0 25 50 100 150 200 300 400 500

Ip

(nA)

Cd(II) 75,4 72,4 74,0 71,4 71,2 69,1 67,7 66,7 66,1 Fe(III) 76,6 77,1 74,3 72,4 70,2 64,1 59,5 54,9 50,2 Zn(II) 76,0 76,8 78,1 77,6 77,9 77,7 78,4 78,5 78,6 As(V) 76 75,2 74,8 73,4 73,5 71,7 70,6 68,0 65,8

Nồng độ ion thêm (ppb) 0 50 100 200 300 500 700 900

Ip

(nA)

Cu(II) 75,8 79,8 78,1 81,2 87,3 86,3 84,5 Biến dạng

80,9 Biến dạng

Pb(II) 76,7 76,6 77,7 77,9 78,6 81,8 85,1 89,7

Page 66: Luan an Duyen

66

0102030405060708090

0 200 400 600

ppb

I (nA

)

Ah của Cd(II)

Ah của Fe(III)

Ah của Zn(II)

Ah của As(V)

Hình 3.29: Sự phụ thuộc của Ip vào nồng độ các ion Cd(II), Fe(III), Zn(II), As(V)

0102030405060708090

100

0 200 400 600 800 1000

ppb

I (nA

) Ah của Cu(II)

Ah của Pb(II)

Hình 3.30: Sự phụ thuộc của Ip vào nồng độ các ion Cu(II), Pb(II)

Từ kết quả nghiên cứu thu được cho thấy, các ion Fe(III), Zn(II), As(V)

không làm biến dạng pic cũng như không có pic chen lấn đối với Se-Cyst. Tuy

nhiên ở nồng độ đủ lớn thì Fe(III), As(V) làm giảm đáng kể cường độ dòng pic của

Se-Cyst còn Zn(II) gần như không ảnh hưởng đến Ip của Se-Cyst. Ngược lại, ion

Cu(II) làm tăng Ip của Se-Cyst nhưng đến nồng độ lớn 700ppb (gấp 28 lần nồng độ

Se-Cyst) thì làm biến dạng pic của Se-Cyst. Trong khi đó, Cd(II) có tạo ra pic mới ở

vị trí -0,557V (pic của Se-Cyst ở khoảng -0,35V), khi nồng độ Cd(II) tăng tới

100ppb (gấp 4 lần nồng độ Se-Cyst) thì xuất hiện pic của Cd(II) cỡ 4,5nA và cường

độ pic tăng dần khi tăng nồng độ Cd(II). Sự xuất hiện của pic Cd(II) đã làm giảm

nhẹ Ip của Se-Cyst. Với ion Pb(II), có xuất hiện pic ở vị trí -0,36V (trùng với vị trí

pic của Se-Cyst). Do đó, khi tăng nồng độ của Pb(II) thì Ip của Se-Cyst tăng dần,

nhưng chúng tôi đã nghiên cứu ở nồng độ Pb(II) 100ppb (gấp 4 lần nồng độ Se-

Cyst) thì chiều cao pic Se-Cyst tăng thêm 1,3% và ở nồng độ 500ppb (gấp 20 lần

Page 67: Luan an Duyen

67

nồng độ Se-Cyst) thì chiều cao pic Se-Cyst cũng chỉ tăng thêm 6,6%. Vì vậy, sự ảnh

hưởng của Pb(II) là không đáng kể. Cụ thể:

Khi tỉ lệ nồng độ Cd(II)/Se-Cyst tăng tới 12 lần thì Ip giảm 10,2%, tới 20 lần

thì Ip cũng chỉ giảm 12,3%; khi tỉ lệ nồng độ Fe(III)/Se-Cyst tăng tới 8 lần thì Ip

giảm 16,3%, đến 16 lần thì Ip giảm 28,3%; khi tỉ lệ nồng độ Zn(II)/Se-Cyst tăng dần

thì Ip thay đổi không đáng kể; khi tỉ lệ nồng độ As(V)/Se-Cyst tăng tới 16 lần thì Ip

giảm 10,53%; khi tỉ lệ nồng độ Cu(II)/Se-Cyst tăng tới 12 lần thì Ip tăng 15,1%, tới

16 lần thì Ip tăng 19,65%; khi tỉ lệ nồng độ Pb(II)/Se-Cyst tăng tới 28 lần thì Ip tăng

lên 10,95%, nhưng tới 36 lần thì Ip cũng chỉ tăng lên 16,95%.

Tóm lại: Từ những kết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn chung các ion không

ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng ít đến phép ghi đo Se-Cyst.

3.3.2.2. Ảnh hưởng của chất béo tới phép ghi đo Se-Cyst Hút 250µl dung dịch Se-Cyst 1000ppb cho vào bình định mức 10ml, thêm

1ml HCl 1M, thêm dung dịch axít stearic/etanol với các nồng độ khác nhau và định

mức bằng nước cất siêu sạch tới vạch. Tiến hành ghi đo các đường DPCSV theo các

điều kiện tối ưu đưa ra trong bảng 3.14 với thời gian điện phân 90s. Kết quả nghiên

cứu được trình bày trong bảng 3.32 và hình 3.31.

Bảng 3.32: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của axít béo đến Ip của Se-Cyst

Stt 1 2 3 4 5 6

CAxít stearic (ppb) 0 125 250 500 1000 1500

Ip (nA) 77,5 76,4 76,3 76,4 75,7 75,5

Stt 7 8 9 10 11 12

CAxít stearic (ppb) 2000 3000 5000 7000 10000

Ip (nA) 75,8 75,1 72,3 71,4 70,9

Page 68: Luan an Duyen

68

Ah của axít stearic đến Ip của Se-Cyst

0102030405060708090

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000

ppbI (

nA)

Hình 3.31: Sự phụ thuộc của Ip vào nồng độ axít stearic

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, khi tăng nồng độ axít stearic thì Ip của Se-

Cyst giảm dần nhưng không đáng kể. Khi nồng độ axít stearic gấp 400 lần nồng độ

Se-Cyst thì chiều cao pic cũng chỉ giảm đi 8,52%. Tuy nhiên, axít stearic làm biến

dạng pic hòa tan của Se-Cyst (pic không cân đối) khi ở nồng độ cao 2000ppb (gấp

80 lần nồng độ Se-Cyst) và làm giảm độ lặp lại giữa các phép ghi đo. Như vậy, sự

có mặt của chất béo trong hải sản ảnh hưởng đến phép ghi đo xác định dạng Se-

Cyst, cần phải loại bỏ.

3.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất cản trở đến phép ghi đo DMDSe

Khi xác định dạng DMDSe, chúng tôi dùng dung môi CH2Cl2 để chiết

DMDSe vào pha hữu cơ. Do đó, tránh được sự ảnh hưởng của các ion vô cơ có

trong mẫu. Tuy nhiên, cùng với DMDSe thì chất béo và protein sẽ bị chiết một phần

vào pha hữu cơ. Vì vậy, cần tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các chất này tới

phép ghi đo DMDSe. Chúng tôi chọn chất béo để nghiên cứu.

Hút 50µl DMDSe 1000ppb cho vào bình định mức 10ml đã có sẵn 5ml

CH2Cl2, thêm 0,3ml HCl 2M, thêm tiếp 1ml LiClO4 2M/EtOH và thêm những lượng

axít stearic/EtOH khác nhau, định mức bằng etanol đến vạch. Làm lạnh dung dịch

về 60C, tiến hành ghi đo DPCSV theo những điều kiện tối ưu đưa ra trong bảng 3.28

với thời gian điện phân 60s. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.33 và hình 3.32.

Page 69: Luan an Duyen

69

Bảng 3.33: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của axít béo đến Ip của DMDSe

Stt 1 2 3 4 5 6 7 8

CAxít stearic (ppb) 0 10 20 50 100 200 300 500

Ip (nA) 130 130 129 130 130 128 129 129

Stt 9 10 11 12 13 14 15 16

CAxít stearic (ppb) 700 1000 1500 2000 3000 5000 7000 10000

Ip (nA) 128 128 127 126 126 125 121 119

-200m -250m -300m -350m

U (V)

0

-25.0n

-50.0n

-75.0n

-100n

-125n

-150n

I (A)

Ah của axít stearic đến Ip của DMDSe

020

406080

100

120140

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000

ppb

I (nA

)

Hình 3.32: Đường DPCSV và đồ thị nghiên cứu ảnh hưởng của axít stearic

đến Ip của DMDSe

Từ kết quả thu được cho thấy, khi tăng nồng độ của axít stearic thì cường độ dòng Ip của DMDSe giảm dần nhưng không đáng kể. Khi nồng độ axít stearic gấp 2000 lần nồng độ DMDSe thì Ip cũng chỉ giảm 8,46%. Mặt khác, sự có mặt của axít stearic cũng không làm biến dạng pic của DMDSe ngay cả khi ở nồng độ lớn. Có thể nói, chất béo ảnh hưởng không đáng kể đến phép ghi đo DMDSe.

3.4. XÂY DỰNG ĐƯỜNG CHUẨN

Để xây dựng đường chuẩn xác định các dạng selen, chúng tôi tiến hành

nghiên cứu sự phụ thuộc tuyến tính của cường độ dòng pic hòa tan Ip vào nồng độ

các dạng selen trong điều kiện tối ưu đã nghiên cứu, thiết lập được.

3.4.1. Xây dựng đường chuẩn của Se(IV)

Chúng tôi tiến hành xây dựng đường chuẩn của Se(IV) tại hai vùng nồng độ

(0,08 ÷ 1) ppb và (0,8 ÷ 10) ppb ở các điều kiện tối ưu đưa ra trong bảng 3.14 với

0ppb ax béo

Page 70: Luan an Duyen

70

thời gian điện phân cho hai vùng lần lượt là 150s và 90s. Kết quả ghi đo được trình

bày trong các bảng 3.34, 3.35 và các hình 3.33, 3.34.

Bảng 3.34: Kết quả ghi đo xây dựng đường chuẩn của Se(IV)

vùng nồng độ (0,08 ÷ 1) ppb

Stt 1 2 3 4 5 6

Se(IV) (ppb) 0,08 0,15 0,30 0,60 0,80 1,00

Ip (nA) 1,64 2,44 4,47 9,64 12,20 14,90

y = 14.774x + 0.3338R2 = 0.9976

0

2

4

6

8

10

12

14

16

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2

[Se(IV)] (ppb)

I (nA

)

Hình 3.33: Đường DPCSV và đường chuẩn của Se(IV)

vùng nồng độ (0,08 ÷ 1) ppb

Bảng 3.35: Kết quả ghi đo xây dựng đường chuẩn của Se(IV)

vùng nồng độ (0,8 ÷ 10) ppb

Stt 1 2 3 4 5

Se(IV) (ppb) 0,8 1,5 3,0 6,0 10,0

Ip (nA) 8,3 19,3 44,7 97,7 182,0

Page 71: Luan an Duyen

71

y = 18.833x - 9.8305R2 = 0.9972

020406080

100120140160180200

0 2 4 6 8 10 12

[Se(IV)] (ppb)

I (nA

)

Hình 3.34: Đường DPCSV và đường chuẩn của Se(IV)

vùng nồng độ (0,8 ÷ 10) ppb

Nhận xét: ở vùng nồng độ thấp của Se(IV) cho pic cân đối và đẹp hơn,

nhưng chân pic dốc hơn so với vùng nồng độ cao. Kết quả cũng cho thấy, ở vùng

nồng độ cao pic nhọn hơn và thế đỉnh pic của Se(IV) có sự dịch chuyển một ít về

phía âm hơn.

3.4.2. Xây dựng đường chuẩn của Se-Cyst

Chúng tôi tiến hành xây dựng đường chuẩn của Se-Cyst tại hai vùng nồng độ

(0,5 ÷ 8) ppb và (5 ÷ 45) ppb ở các điều kiện tối ưu đưa ra trong bảng 3.14 với thời

gian điện phân cho hai vùng lần lượt là 150s và 90s. Kết quả được trình bày ở các

bảng 3.36, 3.37 và các hình 3.35, 3.36.

Bảng 3.36: Kết quả ghi đo xây dựng đường chuẩn của Se-Cyst

vùng nồng độ (0,5 ÷ 8) ppb

Stt 1 2 3 4 5

Se-Cyst (ppb) 0,5 1,0 2,0 5,0 8,0

Ip (nA) 1,60 2,51 4,45 13,80 25,10

Page 72: Luan an Duyen

72

y = 3.1506x - 0.9048R2 = 0.991

0

5

10

15

20

25

30

0 2 4 6 8 10

[Se-Cyst] (ppb)

I (nA

)

Hình 3.35: Đường DPCSV và đường chuẩn của Se-Cyst

vùng nồng độ (0,5 ÷ 8) ppb

Bảng 3.37: Kết quả ghi đo xây dựng đường chuẩn của Se-Cyst

vùng nồng độ (5 ÷ 45) ppb

Stt 1 2 3 4 5

Se-Cyst (ppb) 5 10 16 25 45

Ip (nA) 11,2 34,7 50,5 76,9 144,0

y = 3.2338x - 1.8626R2 = 0.9969

0

20

40

60

80

100

120

140

160

0 10 20 30 40 50

[Se-Cyst] (ppb)

I (nA

)

Hình 3.36: Đường DPCSV và đường chuẩn của Se-Cyst

vùng nồng độ (5 ÷ 45) ppb

Page 73: Luan an Duyen

73

3.4.3. Xây dựng đường chuẩn của DMDSe

Chúng tôi tiến hành xây dựng đường chuẩn xác định DMDSe ở vùng nồng

độ (2 ÷ 22) ppb trong điều kiện tối ưu đưa ra ở bảng 3.28, thời gian điện phân là

60s. Kết quả được trình bày ở bảng 3.38 và hình 3.37.

Bảng 3.38: Kết quả ghi đo xây dựng đường chuẩn của DMDSe

vùng nồng độ (2 ÷ 22) ppb

Stt 1 2 3 4 5

DMDSe (ppb) 2 7 12 17 22

Ip (nA) 68,7 155 237 306 368

y = 14.992x + 47.036R2 = 0.9951

0

50

100

150

200

250

300

350

400

0 5 10 15 20 25

[DMDSe] (ppb)

I (nA

)

Hình 3.37: Đường DPCSV và đường chuẩn của DMDSe

vùng nồng độ (2 ÷ 22) ppb

Từ những kết quả thu được cho thấy, ở hai vùng nồng độ (0,08 ÷ 1) ppb và

(0,8 ÷ 10) ppb đối với Se(IV); (0,5 ÷ 8) ppb và (5 ÷ 45) ppb đối với Se-Cyst cũng như

vùng nồng độ (2 ÷ 22) ppb của DMDSe đều có sự phụ thuộc tuyến tính giữa Ip và

nồng độ dạng chất nghiên cứu với hệ số tương quan R2 > 0,99. Do đó, trong quá trình

xử lý mẫu ta cần tính toán sao cho hàm lượng các dạng selen đã nghiên cứu có trong

mẫu nằm trong khoảng tuyến tính bằng cách pha loãng hoặc làm giàu mẫu phân tích

trước khi ghi đo để đạt được kết quả phân tích chính xác nhất.

Page 74: Luan an Duyen

74

3.5. ĐÁNH GIÁ ĐỘ LẶP LẠI, GIỚI HẠN PHÁT HIỆN VÀ GIỚI HẠN ĐỊNH

LƯỢNG CỦA PHƯƠNG PHÁP

3.5.1. Độ lặp lại

Để đánh giá độ lặp lại của phép ghi đo, chúng tôi tiến hành ghi đo lặp lại 10

đường Von - Ampe hòa tan của Se(IV) 2ppb, Se-Cyst 25ppb và DMDSe 5ppb trong

khoảng thời gian ngắn. Điều kiện ghi đo được tiến hành như điều kiện tối ưu đưa ra

trong bảng 3.14 (đối với Se(IV), Se-Cyst) và bảng 3.28 (đối với DMDSe), thời gian

điện phân cho cả ba dạng selen là 90s.

Độ lặp lại được đánh giá dựa trên các kết quả tính toán độ lệch chuẩn (S), độ

lệch chuẩn trung bình (S X ) và hệ số biến động (V) theo các công thức đưa ra trong

mục 2.2.4. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.39 và các hình 3.38, 3.39.

Bảng 3.39: Kết quả nghiên cứu đánh giá độ lặp lại của phép ghi đo

STT Ipic (nA)

Se(IV) Se-Cyst DMDSe

1 25,9 76,6 141

2 25,8 76,4 145

3 26,0 76,8 141

4 25,9 76,5 143

5 25,7 76,6 144

6 25,8 76,9 140

7 25,8 76,3 142

8 26,0 76,5 140

9 25,8 76,8 140

10 25,6 76,1 140

Số liệu tính toán

X 25,83 76,55 141,6

S 0,125 0,246 1,838

S X 0,0396 0,0777 0,5811

V 0,484% 0,321% 1,298%

Page 75: Luan an Duyen

75

Se(IV)

-200m -300m -400m -500m -600m -700m

U (V)

0

-5.00n

-10.0n

-15.0n

-20.0n

-25.0nI (

A)

Se-Cyst

Hình 3.38: Đường DPCSV của Se(IV), Se-Cyst

nghiên cứu độ lặp lại của phép ghi đo

-200m -250m -300m -350m

U (V )

0

-25 .0n

-50 .0n

-75 .0n

-100n

-125n

-150n

I (A

)

Hình 3.39: Đường DPCSV của DMDSe nghiên cứu độ lặp lại của phép ghi đo

Từ kết quả nghiên cứu thu được cho thấy: cả ba phép ghi đo Se(IV), Se-Cyst

và DMDSe đều có độ lệch chuẩn, độ lệch chuẩn trung bình, hệ số biến động nhỏ. Hai

phép ghi đo Se(IV), Se-Cyst có hệ số biến động V nhỏ hơn 1%, còn với DMDSe lớn

nhất cũng chỉ ở mức 1,298%, chứng tỏ các phép ghi đo có độ lặp lại tốt.

3.5.2. Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ)

Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của phương pháp được tính theo

quy tắc phổ biến 3σ [85,103,104].

Page 76: Luan an Duyen

76

Chúng tôi sử dụng luôn kết quả thí nghiệm nghiên cứu độ lặp lại ở mục 3.5.1

và áp dụng các công thức (2.4), (2.5) để tính toán giới hạn phát hiện và giới hạn

định lượng cho các dạng selen. Kết quả tính toán thu được:

Giới hạn phát hiện: LODSe(IV) = 0,029 (ppb)

LODSe-Cyst = 0,241 (ppb)

LODDMDSe = 0,195 (ppb)

Giới hạn định lượng: LOQSe(IV) = 0,097(ppb)

LOQSe-Cyst = 0,803 (ppb)

LOQ DMDSe = 0,649 (ppb)

Từ kết quả tính toán cho thấy, bằng phương pháp DPCSV, chúng tôi thu

được giới hạn phát hiện các dạng selen (Se(IV), Se-Cyst, DMDSe) đều thấp hơn so

với các tác giả Maria Ochsenkühn-Petropoulou và CCS [9] đã đạt được lần lượt là

0,12; 3; 0,23 ng/ml. Trong đó, dạng Se(IV) và Se-Cyst chúng tôi thu được giới hạn

phát hiện là 0,029; 0,241ppb, nhỏ hơn nhiều so với các tác giả đã đạt được là 0,12

ng/ml (0,12ppb) và 3 ng/ml (3ppb). Cũng bằng phương pháp DPCSV, Rugayah

Mohamed và CCS [15] đã xác định đồng thời hai dạng Se(IV) và DMDSe trong pha

nước (nền HCl 0,05M, Edep = +0,1V, tdep = 90s) thu được giới hạn phát hiện cao hơn

nhiều (Se(IV) là 8,175.10-9M hay 0,646ppb và DMDSe là 9,487.10-8M hay

17,836ppb) so với kết quả mà chúng tôi đã thu được khi xác định Se(IV) trong pha

nước (nền HCl 0,1M, Edep = -0,2V, tdep = 90s) và DMDSe trong pha hữu cơ (nền

HCl 0,06M+LiClO40,2M+CH2Cl2/C2H5OH (1/1), Edep = -0,08V, tdep = 90s). Tuy

nhiên, nếu so với một số phương pháp khác như HPLC-ICP-MS và HPLC-HG-AFS

thì các tác giả đạt được giới hạn phát hiện hai dạng Se(IV) và Se-Cyst cỡ 16 ÷ 18

ng/l [53,70] thấp hơn phương pháp DPCSV mà chúng tôi sử dụng. Trong khi đó

bằng phương pháp HPLC-ICP-AES, F. Laborda và CCS thu được giới hạn phát

hiện dạng Se(IV) là 54ng/l cao hơn phương pháp DPCSV xác định dạng Se(IV)

được chúng tôi nghiên cứu xây dựng.

Kết luận: Phương pháp Von-Ampe hòa tan catôt xung vi phân với điện cực

giọt treo thủy ngân làm điện cực làm việc mặc dù có độ nhạy không cao bằng

Page 77: Luan an Duyen

77

phương pháp HPLC-ICP-MS nhưng cũng tương đương so với các phương pháp như

HPLC-ICP-AES, HPLC-HG-AAS …, có độ lặp lại tốt, có thể áp dụng tốt cho phân

tích định lượng các dạng selen có hoạt tính điện hóa.

3.6. ĐỊNH LƯỢNG SELEN TỔNG VÀ MỘT SỐ DẠNG SELEN TRONG

HẢI SẢN

3.6.1. Định lượng selen tổng trong mẫu hải sản

3.6.1.1. Xây dựng quy trình phân tích mẫu Để xây dựng quy trình phân tích mẫu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các

điều kiện phân tích mẫu tối ưu.

Nghiên cứu điều kiện vô cơ hóa mẫu Việc xử lý mẫu phân tích được thực hiện theo nhiều kỹ thuật có nguyên lý, bản chất, cơ chế vật lý và hóa học khác nhau, tùy theo mỗi loại mẫu và yêu cầu phân tích. Khi xử lý mẫu bằng phương pháp vô cơ hóa, thường sử dụng các kỹ thuật như: vô cơ hóa ướt, vô cơ hóa khô, vô cơ hóa khô và ướt kết hợp. Quá trình được thực hiện trong một hệ hở hoặc hệ kín, dưới áp suất thường hoặc áp suất cao.

Trong các kỹ thuật vô cơ hóa mẫu thì vô cơ hóa ướt (xử lý ướt) là kỹ thuật được nhiều tác giả sử dụng để xác định selen tổng trong các mẫu sinh vật. Trong kỹ thuật này, người ta thường dùng các axít mạnh, đặc (HCl, H2SO4) hay axít mạnh, đặc, có tính ôxy hóa mạnh (HNO3, HClO4) hoặc hỗn hợp hai, ba axít như (HNO3 + H2SO4), (HNO3 + H2SO4 + HClO4) hoặc có thể sử dụng hỗn hợp axít và một chất ôxy hóa như H2O2, KMnO4 v.v… Có thể được tiến hành trong cốc thủy tinh, bình Kendan hay trong hộp kín và được đun nóng trên bếp điện, trong tủ sấy hoặc trong lò vi sóng v.v.. Hiện nay, kỹ thuật xử lý ướt trong bình Kendan và trong lò vi sóng hệ kín đang được sử dụng nhiều [100,105].

Laura Hinojosa Reyes và CCS [1] đã sử dụng phương pháp xử lý ướt trong lò vi sóng dùng hỗn hợp (HNO3 + H2O2) để xác định asen và selen trong mô cá. A. M. Higham và CCS [35] đã tiến hành xác định selen trong cá ngừ và so sánh kết quả thu được bằng phương pháp xử lý ướt sử dụng các hỗn hợp axít khác nhau (HNO3 + H2SO4), (H3PO4 + HNO3 + H2O2) và phương pháp kết hợp khô và ướt sử dụng hỗn hợp (HNO3 + Mg(NO3)2) đun nóng đến khô sau đó tro hóa ở 5000C. Đinh

Page 78: Luan an Duyen

78

Thị Trường Giang và CCS bằng phương pháp xử lý ướt sử dụng hỗn hợp axít (nước cường thủy + H2SO4) đã xác định selen trong các mẫu hải sản (ngao, cá, sò) [103]. Vũ Đức Lợi và CCS đã áp dụng phương pháp vô cơ hóa ướt dùng hỗn hợp ba axít (HNO3 + H2SO4 + HClO4) để xác định tổng Hg trong các mẫu tóc và cá [92].

Với mục đích xác định hàm lượng selen tổng trong hải sản, chúng tôi chọn phương pháp xử lý ướt sử dụng hỗn hợp ba axít (HNO3 + H2SO4 + HClO4) để vô cơ hóa mẫu nhằm vô cơ hóa được triệt để và rút ngắn thời gian phá mẫu trong điều kiện thực tế của phòng thí nghiệm. Quy trình phá mẫu này đã được TS. Vũ Đức Lợi và CCS [92] cùng với phòng Hóa Phân tích - Viện Hóa học nghiên cứu kỹ và áp dụng để phân tích hàm lượng nhiều nguyên tố và trong nhiều đối tượng mẫu khác nhau. Qua tham khảo quy trình đồng thời dựa trên nghiên cứu thực nghiệm, chúng tôi tiến hành vô cơ hóa mẫu theo quy trình sau:

Cân chính xác khoảng 0,01g mẫu hải sản khô đông (đã được xử lý theo mục 2.2.2) cho vào bình Kendan, thêm vào 2ml hỗn hợp axít (HNO3 + HClO4) đậm đặc tỉ lệ (1:1), thêm tiếp 5ml axít H2SO4 đặc, lắc đều và đặt vào miệng bình phễu thủy tinh nhỏ. Đun nóng hỗn hợp ở nhiệt độ 2500C trên bếp điều nhiệt cho tới khi mẫu trong và không màu (khoảng 3÷4h), sau đó đổ hỗn hợp ra cốc thủy tinh chịu nhiệt và cô cạn hết axít dư đến khi thu được muối trắng ẩm. Sản phẩm thu được tiếp tục xử lý để khử Se(VI) về Se(IV).

Nghiên cứu điều kiện khử Se(VI) về Se(IV) Để xác định hàm lượng Se tổng trong mẫu hải sản bằng phương pháp Von-

Ampe hòa tan catot, cần phải chuyển tất cả các dạng selen hữu cơ về selen vô cơ (Se(IV) và Se(VI)) và sau đó khử dạng Se(VI) không hoạt động điện hóa về dạng Se(IV) hoạt động điện hóa. Giai đoạn này phải sử dụng một tác nhân khử như: HCl đặc, HBr hoặc hỗn hợp (HCl + KBr),… trong điều kiện đun nóng hoặc chiếu UV.

A. M. Higham và CCS [35] đã xác định selen trong cá ngừ bằng phương pháp DPCSV dùng HCl 6M trong điều kiện đun cách thủy để khử Se(VI) về Se(IV).

P. Papoff và CCS [7] đã khử Se(VI) về Se(IV) khi xác định selen trong nước biển và trong tuyết bằng phương pháp DPCSV bằng cách chiếu UV ở pH = 10 (dùng NH3 25%) trong 40 phút đạt được độ thu hồi Se(IV) là (100 ± 1)%. Đồng thời các tác giả này cũng tổng hợp các nghiên cứu về điều kiện khử Se(VI) về Se(IV)

Page 79: Luan an Duyen

79

của các tác giả khác như: để xác định selen trong mẫu nước sông bằng phương pháp DPCSV, sau khi vô cơ hóa mẫu bằng HNO3 đặc trong lò vi sóng, tiến hành khử Se(VI) về Se(IV) dùng axít HCl 4M, đun nóng 15 phút trong lò vi sóng đạt được độ thu hồi Se(IV) là (100 ± 2) % và nếu dùng axít HCl 2M, 3M độ thu hồi Se(IV) chỉ đạt được lần lượt là (70 ± 3) % và (81 ± 2) %; khi xác định selen trong nước sinh hoạt bằng phương pháp DPCSV, mẫu được chạy qua cột chelex-100, sau đó khử Se(VI) về Se(IV) bằng HCl 6M đun cách thủy 20 phút đạt được độ thu hồi 100% v.v.. Maria Ochsenkühn-Petropoulou và CCS [9] đã xác định dạng Se(VI) trong trầm tích bằng phương pháp DPCSV trên cơ sở khử Se(VI) về Se(IV) bằng cách chiếu UV 4h trong HCl 5M.

Trên cơ sở tham khảo các tài liệu, đồng thời để phù hợp với nền điện li khi xác định bằng phương pháp Von-Ampe hòa tan, chúng tôi chọn phương pháp khử Se(VI) về Se(IV) bằng cách đun cách thủy trong axít HCl. Để tìm được điều kiện tối ưu cho quá trình khử, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chọn nồng độ HCl và thời gian khử tối ưu. - Ảnh hưởng của nồng độ HCl đến hiệu suất khử Se(VI) về Se(IV)

Để nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ HCl đến hiệu suất khử Se(VI) về Se(IV), chúng tôi chuẩn bị 10ml dung dịch Se(VI) có nồng độ không đổi 20ppb và thay đổi nồng độ HCl. Cho toàn bộ dung dịch vào bình Kendan, đặt vào miệng bình một phễu thủy tinh và đun cách thủy ở 90-1000C trong 50 phút. Lấy dung dịch sau khử pha loãng và định mức bằng nước cất siêu sạch đến 100ml. Lấy 10ml dung dịch đem ghi đo DPCSV. Kết quả thu được được chỉ ra trong bảng 3.40.

Bảng 3.40: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ HCl

đến hiệu suất khử Se(VI) về Se(IV)

CHCl 1M 2M 3M 4M 5M 6M 7M 8M

Hàm lượng Se(IV) tìm thấy (ppb)

0,820 0,978 1,199 1,367 1,589 1,705 1,634 1,607

Hiệu suất khử (%) 46,2 55,1 67,5 77,0 89,5 96,0 92,0 90,5

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, nồng độ HCl tốt nhất cho quá trình khử là 6M.

Page 80: Luan an Duyen

80

- Ảnh hưởng của thời gian khử đến hiệu suất khử Se(VI) về Se(IV)

Chúng tôi chuẩn bị 10ml dung dịch gồm: Se(VI) 20ppb, HCl 6M và tiến

hành khử trong những thời gian khác nhau. Dung dịch sau khử được pha loãng và

định mức bằng nước cất siêu sạch đến 100ml. Lấy 10ml dung dịch đem ghi đo

DPCSV, kết quả được chỉ ra trong bảng 3.41.

Bảng 3.41: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian khử

đến hiệu suất khử Se(VI) về Se(IV)

Thời gian khử

(phút) 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Hàm lượng Se(IV)

tìm thấy (ppb) 1,278 1,341 1,478 1,575 1,678 1,820 1,740 1,712 1,657 1,581

Hiệu suất khử (%) 72,0 75,5 83,2 88,7 94,5 102,5 98,0 96,4 93,3 89,0

Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian tối ưu để khử Se(VI) về Se(IV) là

50÷90 phút. Tuy nhiên, để hiệu suất khử cao nhất, chúng tôi chọn thời gian khử là

60 phút.

Sau khi nghiên cứu, khảo sát, chúng tôi đưa ra quy trình phân tích hàm lượng

Se tổng trong mẫu hải sản được tóm tắt theo sơ đồ hình 3.40.

Page 81: Luan an Duyen

81

Hình 3.40: Quy trình xác định Se tổng trong mẫu hải sản

3.6.1.2. Đánh giá phương pháp Để đánh giá độ chính xác của phương pháp, chúng tôi sử dụng mẫu chuẩn

Quốc Tế DORM-2 (Dogfish muscle certified reference material for trace metals) để

tiến hành định lượng Se tổng theo quy trình trên. Tuy nhiên, do hàm lượng Se trong

mẫu chuẩn nhỏ nên chúng tôi lấy lượng mẫu ban đầu nhiều hơn so với quy trình.

Cân 0,05g mẫu chuẩn DORM-2 cho vào bình Kendan, thêm vào mẫu 2ml

dung dịch hỗn hợp axít (HNO3 + HClO4) đậm đặc tỉ lệ (1:1), thêm tiếp 5ml H2SO4

đậm đặc, đặt phễu thủy tinh nhỏ vào miệng bình. Đun mẫu trên bếp điều nhiệt ở

2500C trong 3-4 giờ cho đến khi mẫu trong và không màu, đổ mẫu sang cốc thủy

tinh chịu nhiệt và cô cạn hết axít dư đến khi thu được muối trắng ẩm. Hòa tan muối

bằng 10ml HCl 6M và đun cách thủy ở nhiệt độ 90-1000C trong 60 phút để chuyển

toàn bộ lượng Se(VI) trong mẫu về Se(IV). Pha loãng mẫu bằng nước cất siêu sạch

0,01 gam mẫu

2ml (HNO3 + HClO4) (1:1) 5ml H2SO4 2500C

Mẫu được vô cơ hóa

Cô cạn

Muối trắng ẩm

HCl 6M 90-1000C

Se(IV)

Ghi đo DPCSV

3-4h

60ph

Page 82: Luan an Duyen

82

và định mức đến 100ml. Hút 10ml dung dịch mẫu, tiến hành ghi đo DPCSV theo

các điều kiện tối ưu đã đưa ra trong bảng 3.13 với thời gian điện phân 90s, sử dụng

phương pháp thêm chuẩn để xác định hàm lượng Se tổng trong mẫu. Kết quả được

lấy trung bình sau 3 lần ghi đo mẫu.

Để nghiên cứu độ thu hồi Se trong mẫu chuẩn, chúng tôi chuẩn bị mẫu thêm

như sau: cân 0,05g mẫu DORM-2 cho vào bình Kendan, thêm vào mẫu 70µl Se(IV)

(1000 µg/l Se), khi đó lượng Se thêm vào mẫu là 0,07µg. Tiến hành phá mẫu và

định lượng tương tự như mẫu chuẩn. Kết quả nghiên cứu thu được (xem phần phụ

lục) sử dụng để tính toán độ thu hồi theo công thức:

Rev (%) = (C2 – C1)×100/C0 (*)

Trong đó: +C2 – Nồng độ mẫu đã thêm

+C1 – Nồng độ mẫu thực

+C0 – Nồng độ thêm vào

Các kết quả phân tích được chỉ ra trong hình 3.41 và bảng 3.42.

-2.00e-6 -1.00e-6 0 1.00e-6 2.00e-6c (g/L)

0

-5.00n

-10.0n

-15.0n

-20.0n

-25.0n

-30.0n

I (A)

-6.8e-007

Sec = 0.682 µg/L+/- 0.051 µg/L (7.48 %)

-2.00e-6 -1.00e-6 0 1.00e-6 2.00e-6c (g/L)

0

-5.00n

-10.0n

-15.0n

-20.0n

-25.0n

-30.0n

I (A)

-6.8e-007

Sec = 0.682 µg/L+/- 0.051 µg/L (7.48 %)

Hình 3.41: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định hàm lượng Se tổng

trong mẫu chuẩn DORM-2

Page 83: Luan an Duyen

83

Bảng 3.42: Kết quả phân tích hàm lượng Se tổng

trong mẫu chuẩn DORM-2

Mẫu

chuẩn

Hàm lượng selen tổng Độ

thu hồi

Rev (%)

Giá trị

chứng chỉ

(mg/kg)

Kết quả phân tích (mg/kg) Sai số so

với giá trị

chứng chỉ Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB

DORM-2 1,400 ± 0,09 1,364

±0,102

1,342

±0,096

1,312

±0,126

1,339

±0,108 4,36% 91,64

Từ kết quả nghiên cứu thu được cho thấy, sai số giữa kết quả xác định theo

phương pháp nghiên cứu và giá trị chứng chỉ là không đáng kể. Do đó có thể kết

luận: Phương pháp DPCSV mà chúng tôi nghiên cứu có độ chính xác cao.

3.6.1.3. Áp dụng phân tích hàm lượng selen tổng trong mẫu hải sản Trên cơ sở quy trình phân tích đã xây dựng, chúng tôi tiến hành phân tích,

xác định hàm lượng selen tổng trong các mẫu hải sản.

Cân 0,01g mẫu hải sản khô đông cho vào bình Kendan, thêm vào mẫu 2ml

dung dịch hỗn hợp (HNO3 + HClO4) tỉ lệ (1:1) và 5ml H2SO4 đậm đặc, đặt phễu

thủy tinh nhỏ vào miệng bình. Đun mẫu trên bếp điều nhiệt ở 2500C trong 3-4giờ

cho đến khi mẫu trong và không màu, đổ mẫu sang cốc thủy tinh chịu nhiệt và cho

bay hơi hết axít dư cho đến khi thu được muối trắng ẩm. Hòa tan muối bằng 10ml

HCl 6M và đun cách thủy ở nhiệt độ 90-1000C trong 60 phút để chuyển toàn bộ

lượng Se(VI) trong mẫu về Se(IV). Pha loãng mẫu bằng nước cất siêu sạch và định

mức đến 100ml. Hút 10ml dung dịch mẫu, tiến hành ghi đo DPCSV theo các điều

kiện tối ưu đã đưa ra trong bảng 3.13 với thời gian điện phân thay đổi tùy theo từng

mẫu và sử dụng phương pháp thêm chuẩn để xác định hàm lượng Se tổng trong mẫu

hải sản. Kết quả được lấy trung bình sau 3 lần ghi đo mẫu.

Để nghiên cứu độ thu hồi selen trong các mẫu hải sản, chúng tôi chuẩn bị

mẫu thêm như sau: cân 0,01g mỗi mẫu hải sản khô đông cho vào bình Kendan,

Page 84: Luan an Duyen

84

thêm vào mẫu 50µl Se(IV) (10.000 µg/l Se), khi đó lượng Se thêm vào mỗi mẫu là

0,5µg. Tiến hành phá mẫu và định lượng tương tự như mẫu thật. Kết quả nghiên cứu

thu được (xem phần phụ lục) sử dụng để tính toán độ thu hồi theo công thức (*).

Kết quả phân tích mẫu được thể hiện trên các hình từ 3.42 đến 3.46.

* Mẫu Ngao

Hình 3.42: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn mẫu Ngao

* Mẫu cá Khoai

Hình 3.43: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn mẫu cá Khoai

Page 85: Luan an Duyen

85

* Mẫu tôm Sú

Hình 3.44: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn mẫu tôm Sú

* Mẫu Mực

Hình 3.45: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn mẫu Mực

Page 86: Luan an Duyen

86

* Mẫu cá Thu

Hình 3.46: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn mẫu cá Thu

Tổng hợp các kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.43.

Bảng 3.43: Kết quả xác định hàm lượng Se tổng trong các mẫu hải sản

Mẫu (µg/g)Số lần ghi đo Ngao Cá Khoai Tôm Sú Mực Cá Thu

Lần 1 105,39 52,78 15,46 41,80 86,86

Lần 2 106,30 51,68 14,90 42,17 86,57

Lần 3 105,65 50,98 15,12 43,13 85,98

Giá trị trung bình 105,78 51,81 15,16 42,37 86,47

Độ lệch chuẩn 0,656 0,907 0,282 0,686 0,448

Độ lệch chuẩn trung bình 0,379 0,524 0,163 0,396 0,259

Rev (%) 109,24 97,22 96,26 91,96 93,08

3.6.1.4. Kết quả ghi đo quang phổ hấp thụ nguyên tử lò graphit (GFAAS) của một số mẫu hải sản Bên cạnh việc xác định hàm lượng selen tổng trong hải sản bằng phương

pháp DPCSV, chúng tôi còn xác định hàm lượng selen tổng trong một số mẫu đại

diện bằng phương pháp GFAAS với mục đích:

Page 87: Luan an Duyen

87

- Đánh giá khách quan kết quả thực nghiệm của phương pháp đã chọn.

- Tìm hiểu thêm về các phương pháp quang phổ và so sánh các phương pháp

phân tích định lượng với nhau.

Kết quả ghi đo một số mẫu hải sản bằng phương pháp GFAAS được tổng kết

trong bảng 3.44.

Bảng 3.44: Kết quả ghi đo quang phổ hấp thụ nguyên tử lò graphit

của một số mẫu hải sản

Mẫu (µg/g)Số lần ghi đo Ngao Tôm Sú Cá Thu

Lần 1 115,73 16,79 88,23

Lần 2 117,54 13,98 89,67

Lần 3 120,52 16,24 89,58

Giá trị trung bình 117,93 15,67 89,16

Độ lệch chuẩn 2,419 1,489 0,807

Độ lệch chuẩn trung bình 1,396 0,860 0,466

Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy, phương pháp GFAAS có độ chính

xác cao, xác định hàm lượng các nguyên tố trong mẫu một cách nhanh chóng, điều

này rất thuận tiện để xác định hàm lượng mẫu hàng loạt, đặc biệt là xác định hàm

lượng tổng nguyên tố trong mẫu cần phân tích. Tuy nhiên, dựa vào độ lệch chuẩn và

độ lệch chuẩn trung bình giữa các kết quả ghi đo thì phương pháp DPCSV cho độ

lặp lại tốt hơn phương pháp GFAAS.

Bảng 3.45: So sánh kết quả nghiên cứu thu được theo hai phương pháp:

DPCSV và GFAAS

Mẫu (µg/g)Phương pháp Ngao Tôm Sú Cá Thu

DPCSV 105,78 15,16 86,47

GFAAS 117,93 15,67 89,16

Sai số tương đối giữa hai phương pháp

11,49% 3,36% 3,11%

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng giữa hai phương pháp DPCSV và GFAAS sai lệch không đáng kể. Cùng với kết quả phân tích mẫu chuẩn, chứng tỏ phương pháp

Page 88: Luan an Duyen

88

DPCSV xây dựng được có độ tin cậy và độ chính cao, cho phép xác định nhạy lượng vết selen trong các mẫu sinh học. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng selen trong mẫu Ngao lớn nhất, tiếp đến là cá Thu, cá Khoai, Mực và nhỏ nhất là trong tôm Sú. Các kết quả chứng tỏ rằng những động vật sống dưới đáy tích lũy selen lớn hơn so với những động vật sống ở tầng cao hơn. 3.6.2. Định lượng một số dạng selen trong mẫu hải sản Trên cơ sở quy trình xác định một số dạng selen trong trầm tích, trong nước bằng phương pháp Von-Ampe hòa tan tham khảo từ các tài liệu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, xây dựng quy trình xác định một số dạng selen trong hải sản bằng phương pháp DPCSV dựa trên tính chất điện hóa của chúng. 3.6.2.1. Xây dựng sơ đồ chiết tách và xác định một số dạng selen trong mẫu hải sản a. Chọn dung môi chiết các dạng selen trong mẫu hải sản

Để chiết các dạng selen trong hải sản, qua tham khảo tài liệu và để phù hợp với nền điện li khi xác định bằng phương pháp Von-Ampe hòa tan cũng như thuận lợi cho việc chiết tách loại bỏ protein và chất béo, chúng tôi chọn dung dịch axít HCl 0,5M để ngâm chiết mẫu. b. Chiết tách và xác định dạng DMDSe trong pha hữu cơ

Để tiến hành nghiên cứu các điều kiện chiết tách tối ưu, chúng tôi chuẩn bị 50ml dung dịch mẫu pha chuẩn gồm: Se(IV) 1µg/l, Se-Cyst 20µg/l, DMDSe 2µg/l, axit béo 20000µg/l và HCl 0,5M.

Chúng tôi dùng dung môi diclometan (CH2Cl2) để chiết tách làm giàu dạng DMDSe từ dung dịch mẫu pha chuẩn. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, lựa chọn thể tích dung môi chiết, số lần chiết và thời gian lắc chiết tối ưu. Nghiên cứu ảnh hưởng của số lần chiết và thể tích dung môi chiết diclometan

Lấy những thể tích khác nhau của CH2Cl2 để chiết tách dạng DMDSe trong mẫu pha chuẩn và tiến hành chiết nhiều lần. - Chiết bằng 3,5ml diclometan:

Thêm 3,5ml diclometan vào 50ml mẫu pha chuẩn và lắc trong 15 phút, sau đó để yên, chờ phân lớp trong ngăn mát của tủ lạnh. Lấy 3ml dịch chiết pha hữu cơ, thêm vào 2ml diclometan, thêm tiếp 0,3ml HCl 2M, 1ml LiClO4 2M/etanol và định

Page 89: Luan an Duyen

89

mức bằng etanol đến 10ml. Làm lạnh hỗn hợp về khoảng 60C và tiến hành ghi đo DPCSV theo các điều kiện tối ưu đưa ra ở bảng 3.28. Chiết lặp lại lần 2 tương tự như lần 1. Kết quả thu được được trình bày trên các hình 3.47, 3.48. + Chiết lần 1:

-5.00e-6 0 5.00e-6 1.00e-5c (g/L)

0

-20.0n

-40.0n

-60.0n

-80.0n

-100n

I (A

)

-7.2e-006

DMDSe c = 7.151 µg/L +/- 0.002 µg/L (0.03%)

Hình 3.47: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng DMDSe

trong dịch chiết CH2Cl2 lần 1

+ Chiết lần 2:

-2.00e-6 -1.00e-6 0 1.00e-6 2.00e-6 3.00e-6c (g/L)

0

-10.0n

-20.0n

-30.0n

I (A

)

-1.5e-006

DMDSe c = 1.456 µg/L +/- 0.028 µg/L (1.94%)

Hình 3.48: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng DMDSe

trong dịch chiết CH2Cl2 lần 2

- Chiết bằng 5,5ml diclometan:

Thêm 5,5ml diclometan vào 50ml mẫu pha chuẩn và lắc trong 15 phút, sau

đó để yên, chờ phân lớp trong ngăn mát của tủ lạnh. Lấy 5ml dịch chiết pha hữu cơ,

Page 90: Luan an Duyen

90

thêm vào 0,3ml HCl 2M, 1ml LiClO4 2M/etanol và định mức bằng etanol đến 10ml.

Làm lạnh hỗn hợp về khoảng 60C và tiến hành ghi đo DPCSV theo các điều kiện tối

ưu đưa ra ở bảng 3.28. Chiết lặp lại lần 2 tương tự như lần 1. Kết quả thể hiện trên

hình 3.49.

+ Chiết lần 1:

-1.00e-5 -5.00e-6 0 5.00e-6 1.00e-5c (g/L)

0

-20.0n

-40.0n

-60.0n

-80.0n

-100n

I (A)

-9e-006

DMDSec = 8.978 µg/L+/- 0.383 µg/L (4.27%)

-1.00e-5 -5.00e-6 0 5.00e-6 1.00e-5c (g/L)

0

-20.0n

-40.0n

-60.0n

-80.0n

-100n

I (A)

-9e-006

DMDSec = 8.978 µg/L+/- 0.383 µg/L (4.27%)

Hình 3.49: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng DMDSe

trong dịch chiết CH2Cl2 lần 1

+ Chiết lần 2: Không tìm thấy dạng DMDSe do hàm lượng dạng DMDSe trong dịch

chiết pha hữu cơ nhỏ hơn giới hạn phát hiện.

- Chiết bằng 10ml diclometan:

Thêm 10ml diclometan vào 50ml mẫu pha chuẩn và lắc trong 15 phút, sau đó

để yên, chờ phân lớp trong ngăn mát của tủ lạnh. Lấy 5ml dịch chiết pha hữu cơ,

thêm vào 0,3ml HCl 2M, 1ml LiClO4 2M/etanol và định mức bằng etanol đến 10ml.

Làm lạnh hỗn hợp về khoảng 60C và tiến hành ghi đo DPCSV theo các điều kiện tối

ưu đưa ra ở bảng 3.28. Chiết lặp lại lần 2 tương tự như lần 1. Kết quả thu được thể

hiện trên hình 3.50.

Page 91: Luan an Duyen

91

+ Chiết lần 1:

-4.00e-6-2.00e-6 0 2.00e-64.00e-66.00e-6c (g/L)

0

-10.0n

-20.0n

-30.0n

-40.0n

-50.0n

-60.0n

I (A)

-4.9e-006

DMDSec = 4.938 µg/L+/- 0.439 µg/L (8.89%)

-4.00e-6-2.00e-6 0 2.00e-64.00e-66.00e-6c (g/L)

0

-10.0n

-20.0n

-30.0n

-40.0n

-50.0n

-60.0n

I (A)

-4.9e-006

DMDSec = 4.938 µg/L+/- 0.439 µg/L (8.89%)

Hình 3.50 : Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng DMDSe

trong dịch chiết CH2Cl2 lần 1

+ Chiết lần 2: Không tìm thấy dạng DMDSe, tương tự như trường hợp chiết lần 2

khi dùng 5,5ml CH2Cl2.

Tổng hợp các kết quả thu được chỉ ra trong bảng 3.46.

Bảng 3.46 : Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của số lần chiết và thể tích dung môi

chiết CH2Cl2 đến hiệu suất chiết DMDSe

Thể tích

diclometan

(ml)

% DMDSe tìm thấy (TB)

Chiết lần 1 (n=3) Chiết lần 2 (n=3)

3,5 83,50 16,41

5,5 98,76 Không tìm thấy

10 99,14 Không tìm thấy

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, với 5,5ml CH2Cl2 thì hiệu suất chiết đã đạt

được trên 98% ngay ở lần chiết đầu tiên. Ở lần chiết thứ hai không tìm thấy

DMDSe, do nồng độ DMDSe còn lại trong dịch chiết mẫu rất ít và mặc dù đã được

làm giàu vào pha hữu cơ nhưng vẫn nhỏ hơn giới hạn phát hiện. Do đó, chúng tôi

chọn thể tích CH2Cl2 để chiết lấy dạng DMDSe là 5,5ml và tiến hành chiết 1 lần.

Page 92: Luan an Duyen

92

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian lắc chiết

Để nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian lắc chiết đến hiệu suất chiết, chúng tôi

sử dụng 5,5ml diclometan để chiết tách dạng DMDSe và thay đổi thời gian lắc chiết.

Thêm 5,5ml diclometan vào 50ml mẫu pha chuẩn và lắc trong những thời

gian khác nhau (5, 10, 15, 20 phút), sau đó để yên, chờ phân lớp trong ngăn mát của

tủ lạnh. Lấy 5ml dịch chiết pha hữu cơ, thêm vào 0,3ml HCl 2M, 1ml LiClO4

2M/etanol và định mức bằng etanol đến 10ml. Làm lạnh hỗn hợp về khoảng 60C và

tiến hành ghi đo DPCSV theo các điều kiện tối ưu đưa ra ở bảng 3.28. Kết quả thu

được thể hiện ở các hình từ 3.51 đến 3.54.

-4.00e-6-2.00e-6 0 2.00e-6 4.00e-6 6.00e-6c (g/L)

0

-10.0n

-20.0n

-30.0n

-40.0n

-50.0n

-60.0n

I (A)

-3.3e-006

DMDSec = 3.320 µg/L+/- 0.175 µg/L (5.27%)

-4.00e-6-2.00e-6 0 2.00e-6 4.00e-6 6.00e-6c (g/L)

0

-10.0n

-20.0n

-30.0n

-40.0n

-50.0n

-60.0n

I (A)

-3.3e-006

DMDSec = 3.320 µg/L+/- 0.175 µg/L (5.27%)

Hình 3.51: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng DMDSe

trong dịch chiết CH2Cl2 khi lắc chiết 5 phút

-5.00e-6-2.50e-6 0 2.50e-6 5.00e-6c (g/L)

0

-10.0n

-20.0n

-30.0n

-40.0n

-50.0n

I (A)

-5.8e-006

DMDSec = 5.845 µg/L+/- 0.265 µg/L (4.53%)

-5.00e-6-2.50e-6 0 2.50e-6 5.00e-6c (g/L)

0

-10.0n

-20.0n

-30.0n

-40.0n

-50.0n

I (A)

-5.8e-006

DMDSec = 5.845 µg/L+/- 0.265 µg/L (4.53%)

Hình 3.52: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng DMDSe

trong dịch chiết CH2Cl2 khi lắc chiết 10 phút

Page 93: Luan an Duyen

93

-1.00e-5 0 1.00e-5 2.00e-5

c (g/L)

0

-25.0n

-50.0n

-75.0n

-100n

-125n

-150n

I (A)

-8.9e-006

DMDSec = 8.934 µg/L+/- 0.671 µg/L (7.51%)

-1.00e-5 0 1.00e-5 2.00e-5c (g/L)

0

-25.0n

-50.0n

-75.0n

-100n

-125n

-150n

I (A)

-8.9e-006

DMDSec = 8.934 µg/L+/- 0.671 µg/L (7.51%)

Hình 3.53: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng DMDSe

trong dịch chiết CH2Cl2 khi lắc chiết 15 phút

-1.00e-5 0 1.00e-5 2.00e-5c (g/L)

0

-25.0n

-50.0n

-75.0n

-100n

-125n

-150nI (

A)

-9.1e-006

DMDSec = 9.060 µg/L+/- 0.414 µg/L (4.57%)

-1.00e-5 0 1.00e-5 2.00e-5c (g/L)

0

-25.0n

-50.0n

-75.0n

-100n

-125n

-150nI (

A)

-9.1e-006

DMDSec = 9.060 µg/L+/- 0.414 µg/L (4.57%)

Hình 3.54: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng DMDSe

trong dịch chiết CH2Cl2 khi lắc chiết 20 phút

Tổng hợp các kết quả nghiên cứu thời gian lắc chiết được trình bày ở bảng 3.47.

Bảng 3.47: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian lắc chiết

đến hiệu suất chiết DMDSe

Thời gian lắc

chiết

5 phút

(n=3)

10 phút

(n=3)

15 phút

(n=3)

20 phút

(n=3)

% DMDSe

tìm thấy (TB) 36,89 64,13 98,45 99,22

Page 94: Luan an Duyen

94

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, từ 15 phút trở đi hiệu suất chiết đạt được

trên 98%. Tuy nhiên, khi phân tích mẫu cần rút ngắn thời gian phân tích, do đó

chúng tôi chọn thời gian lắc chiết là 15 phút.

c. Chiết loại chất béo để xác định dạng Se-Cyst và Se(IV) trong pha nước

Như đã nghiên cứu trong mục 3.3, chất béo gây cản trở đến việc ghi đo mẫu

xác định các dạng selen trong pha nước, cần phải loại bỏ. Chúng tôi tiến hành

nghiên cứu các điều kiện tối ưu để chiết loại chất béo bằng n-hexan dựa trên mẫu

pha chuẩn được chuẩn bị như ở phần b.

Nghiên cứu, lựa chọn số lần chiết và thể tích dung môi chiết n-hexan tối ưu

Trước khi sử dụng n-hexan để loại bỏ chất béo, chúng tôi tiến hành chiết tách

dạng DMDSe vào pha hữu cơ bằng 5,5ml diclometan, sau đó lấy 10ml dịch chiết

pha nước đem ghi đo DPCSV theo các điều kiện tối ưu đưa ra ở bảng 3.14, kết quả

thể hiện trên hình 3.55.

-2.00e-5 0 2.00e-5 4.00e-5c (g/L)

0

-50.0n

-100n

-150n

-200n

I (A

)

-1.9e-005

Se-cyst c = 19.081 µg/L +/- 0.052 µg/L (0.27%)

Hình 3.55: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha

nước sau khi chiết tách dạng DMDSe bằng 5,5ml CH2Cl2

Trên hình 3.55 cho thấy, chỉ xuất hiện pic của Se-Cyst, còn Se(IV) chỉ thấy ở

dạng vai nhỏ so với pic của Se-Cyst. Điều này có thể giải thích như sau: khi dùng

CH2Cl2 để chiết dạng DMDSe thì lượng axít béo trong mẫu pha chuẩn sẽ bị chiết

một phần cùng với DMDSe vào pha hữu cơ. Do đó hàm lượng axít béo còn lại trong

pha nước không còn đủ để gây biến dạng hay làm giảm cường độ pic của Se-Cyst

nhưng lại đủ để gây biến dạng và làm giảm cường độ pic của Se(IV). Vì vậy, chỉ

xác định được dạng Se-Cyst mà không xác định được dạng Se(IV).

Page 95: Luan an Duyen

95

Để tiếp tục loại bỏ chất béo trong pha nước, chúng tôi thêm những thể tích n-

hexan khác nhau vào dịch chiết pha nước của mẫu pha chuẩn và tiến hành chiết

nhiều lần.

- Chiết bằng 5ml n-hexan

Thêm 5ml n-hexan vào dịch chiết pha nước, lắc trong 5 phút và để yên, chờ

phân lớp. Tách bỏ pha n-hexan, thu lấy dịch chiết pha nước. Lấy 10ml dịch chiết

pha nước và ghi đo DPCSV theo các điều kiện tối ưu đưa ra trong bảng 3.14. Tiến

hành tương tự và tăng số lần chiết lên, các kết quả được chỉ ra trên các hình từ 3.56

đến 3.64.

-2.00e-5 0 2.00e-5 4.00e-5

c (g/L)

0

-50.0n

-100n

-150n

-200n

I (A

)

-1.9e-005

Se-cyst c = 19.421 µg/L +/- 1.495 µg/L (7.70%)

Hình 3.56: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha

nước sau khi loại chất béo bằng 5ml n-hexan (1 lần)

-2.00e-5 0 2.00e-5 4.00e-5

c (g/L)

0

-50.0n

-100n

-150n

I (A

)

-2.1e-005

Se-cyst c = 20.513 µg/L +/- 0.246 µg/L (1.20%)

Hình 3.57: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha

nước sau khi loại chất béo bằng 5ml n-hexan (2 lần)

Page 96: Luan an Duyen

96

-2.00e-5 0 2.00e-5 4.00e-5

c (g/L)

0

-50.0n

-100n

-150n

-200n

I (A

)

-2e-005

Se-cyst c = 20.486 µg/L +/- 0.428 µg/L (2.09%)

Hình 3.58: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha

nước sau khi loại chất béo bằng 5ml n-hexan (3 lần)

Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy, sau 3 lần chiết bằng n-hexan, nồng độ

Se-Cyst thay đổi không đáng kể, trong khi đó pic của Se(IV) vẫn chưa phát hiện được.

-2.00e-5 0 2.00e-5 4.00e-5c (g/L)

0

-50.0n

-100n

-150n

I (A

)

-2e-005

Se-cyst c = 20.212 µg/L +/- 1.342 µg/L (6.64%)

-2.50e-7 0 2.50e-7 5.00e-7 7.50e-7 1.00e-6c (g/L)

0

-10.0n

-20.0n

-30.0n

-40.0n

-50.0n

I (A

)

-1.3e-007

Se(IV) c = 0.126 µg/L +/- 0.006 µg/L (4.75%)

Hình 3.59: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha

nước sau khi loại chất béo bằng 5ml n-hexan (4 lần)

Trên hình 3.59 cho thấy, đã xuất hiện pic của Se(IV) bên cạnh pic của Se-

Cyst nhưng hàm lượng tìm thấy rất nhỏ (0,126 µg/l).

Page 97: Luan an Duyen

97

-2.00e-5 0 2.00e-5 4.00e-5c (g/L)

0

-50.0n

-100n

-150n

-200n

I (A

)

-2e-005

Se-cyst c = 19.904 µg/L +/- 0.306 µg/L (1.54%)

-1.00e-6-5.00e-7 0 5.00e-71.00e-61.50e-62.00e-6c (g/L)

0

-25.0n

-50.0n

-75.0n

-100n

-125n

-150n

I (A

)

-6.4e-007

Se(IV) c = 0.640 µg/L +/- 0.013 µg/L (2.11%)

Hình 3.60: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha

nước sau khi loại chất béo bằng 5ml n-hexan (5 lần)

Trên hình 3.60 cho thấy, hàm lượng Se(IV) tìm thấy tăng lên đáng kể (0,640

µg/l) so với trường hợp sau khi chiết 4 lần.

-2.00e-5 0 2.00e-5 4.00e-5c (g/L)

0

-25.0n

-50.0n

-75.0n

-100n

-125n

-150n

I (A

)

-2.2e-005

Se-cyst c = 21.617 µg/L +/- 0.760 µg/L (3.51%)

-1.00e-6 0 1.00e-6 2.00e-6 3.00e-6c (g/L)

0

-20.0n

-40.0n

-60.0n

-80.0n

-100n

I (A

)

-8.5e-007

Se(IV) c = 0.850 µg/L +/- 0.079 µg/L (9.34%)

Hình 3.61: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha

nước sau khi loại chất béo bằng 5ml n-hexan (6 lần)

Page 98: Luan an Duyen

98

-2.00e-5 0 2.00e-5 4.00e-5c (g/L)

0

-50.0n

-100n

-150n

I (A

)

-2.1e-005

Se-cyst c = 20.800 µg/L +/- 1.214 µg/L (5.84%)

-1.00e-6 0 1.00e-6 2.00e-6c (g/L)

0

-20.0n

-40.0n

-60.0n

-80.0n

-100n

-120n

I (A

)

-9e-007

Se(IV) c = 0.901 µg/L +/- 0.037 µg/L (4.15%)

Hình 3.62: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha

nước sau khi loại chất béo bằng 5ml n-hexan (7 lần)

Trên hình 3.62 cho thấy, hàm lượng Se(IV) tìm thấy sát với giá trị thực có

trong mẫu pha chuẩn (đạt trên 90%).

-2.00e-5 0 2.00e-5 4.00e-5c (g/L)

0

-50.0n

-100n

-150n

-200n

I (A

)

-1.6e-005

Se-cyst c = 16.283 µg/L +/- 0.002 µg/L (0.01%)

-1.00e-6 0 1.00e-6 2.00e-6c (g/L)

0

-20.0n

-40.0n

-60.0n

-80.0n

-100n

-120n

I (A

)

-1.1e-006

Se(IV) c = 1.097 µg/L +/- 0.011 µg/L (0.98%)

Hình 3.63: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha

nước sau khi loại chất béo bằng 5ml n-hexan (8 lần)

Page 99: Luan an Duyen

99

-2.00e-5-1.00e-5 0 1.00e-52.00e-53.00e-54.00e-5c (g/L)

0

-50.0n

-100n

-150n

-200n

I (A

)

-1.5e-005

Se-cyst c = 15.270 µg/L +/- 0.330 µg/L (2.16%)

-1.00e-6 0 1.00e-6 2.00e-6c (g/L)

0

-25.0n

-50.0n

-75.0n

-100n

-125n

I (A

)

-1e-006

Se(IV) c = 1.012 µg/L +/- 0.083 µg/L (8.20%)

Hình 3.64: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha

nước sau khi loại chất béo bằng 5ml n-hexan (9 lần)

- Chiết bằng 10ml n-hexan: Thêm 10ml n-hexan vào dịch chiết pha nước, lắc trong 5 phút và để yên, chờ

phân lớp. Tách bỏ pha n-hexan, thu lấy dịch chiết pha nước. Lấy 10ml dịch chiết pha nước và ghi đo DPCSV theo các điều kiện tối ưu đưa ra trong bảng 3.14. Tiến hành tương tự nhưng tăng số lần chiết lên, các kết quả được chỉ ra trên các hình từ 3.65 đến 3.70.

-2.00e-5 0 2.00e-5 4.00e-5c (g/L)

0

-50.0n

-100n

-150n

-200n

I (A

)

-2e-005

Se-cyst c = 20.238 µg/L +/- 1.165 µg/L (5.76%)

Hình 3.65: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha

nước sau khi loại chất béo bằng 10ml n-hexan (1 lần)

Page 100: Luan an Duyen

100

-2.00e-5 0 2.00e-5 4.00e-5c (g/L)

0

-50.0n

-100n

-150n

I (A

)-2e-005

Se-cyst c = 20.319 µg/L +/- 0.108 µg/L (0.53%)

-5.00e-7-2.50e-7 0 2.50e-75.00e-77.50e-71.00e-6c (g/L)

0

-20.0n

-40.0n

-60.0n

-80.0n

I (A)

-3.3e-007

Se(IV)c = 0.335 µg/L+/- 0.017 µg/L (5.12%)

-5.00e-7-2.50e-7 0 2.50e-75.00e-77.50e-71.00e-6c (g/L)

0

-20.0n

-40.0n

-60.0n

-80.0n

I (A)

-3.3e-007

Se(IV)c = 0.335 µg/L+/- 0.017 µg/L (5.12%)

Hình 3.66: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha

nước sau khi loại chất béo bằng 10ml n-hexan (2 lần)

Trên hình 3.66 đã xuất hiện pic của Se(IV), nhưng hàm lượng tìm thấy nhỏ

(0,335µg/l).

-2.00e-5 0 2.00e-5 4.00e-5c (g/L)

0

-50.0n

-100n

-150n

-200n

I (A

)

-2.1e-005

Se-cyst c = 20.941 µg/L +/- 0.436 µg/L (2.08%)

-1.00e-6 0 1.00e-6 2.00e-6c (g/L)

0

-20.0n

-40.0n

-60.0n

-80.0n

-100n

-120n

I (A

)

-1.2e-006

Se(IV) c = 1.155 µg/L +/- 0.095 µg/L (8.22%)

Hình 3.67: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha

nước sau khi loại chất béo bằng 10ml n-hexan (3 lần)

Trên hình 3.67 cho thấy, hàm lượng Se-Cyst và Se(IV) tìm thấy đạt trên 100%.

Page 101: Luan an Duyen

101

-2.00e-5 0 2.00e-5 4.00e-5

c (g/L)

0

-50.0n

-100n

-150n

-200n

I (A

)

-2e-005

Se-cyst c = 19.606 µg/L +/- 0.740 µg/L (3.77%)

-1.00e-6 0 1.00e-6 2.00e-6c (g/L)

0

-25.0n

-50.0n

-75.0n

-100n

-125n

-150n

I (A)

-1.1e-006

Se(IV)c = 1.103 µg/L+/- 0.053 µg/L (4.81%)

-1.00e-6 0 1.00e-6 2.00e-6c (g/L)

0

-25.0n

-50.0n

-75.0n

-100n

-125n

-150n

I (A)

-1.1e-006

Se(IV)c = 1.103 µg/L+/- 0.053 µg/L (4.81%)

Hình 3.68: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha

nước sau khi loại chất béo bằng 10ml n-hexan (4 lần)

-2.00e-5 0 2.00e-5 4.00e-5

c (g/L)

0

-50.0n

-100n

-150n

-200n

I (A)

-1.7e-005

Se-cystc = 17.316 µg/L+/- 0.625 µg/L (3.61%)

-2.00e-5 0 2.00e-5 4.00e-5c (g/L)

0

-50.0n

-100n

-150n

-200n

I (A)

-1.7e-005

Se-cystc = 17.316 µg/L+/- 0.625 µg/L (3.61%)

-1.00e-6 0 1.00e-6 2.00e-6c (g/L)

0

-50.0n

-100n

-150n

I (A

)-1e-006

Se(IV) c = 1.014 µg/L +/- 0.083 µg/L (8.19%)

Hình 3.69: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha

nước sau khi loại chất béo bằng 10ml n-hexan (5 lần)

-2.00e-5-1.00e-5 0 1.00e-52.00e-53.00e-54.00e-5

c (g/L)

0

-50.0n

-100n

-150n

-200n

-250n

I (A

)

-1.5e-005

Se-cyst c = 14.738 µg/L +/- 0.272 µg/L (1.84%)

-1.00e-6 0 1.00e-6 2.00e-6

c (g/L)

0

-25.0n

-50.0n

-75.0n

-100n

-125n

-150n

I (A

)

-8.7e-007

Se(IV) c = 0.873 µg/L +/- 0.025 µg/L (2.88%)

Hình 3.70: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha

nước sau khi loại chất béo bằng 10ml n-hexan (6 lần)

Page 102: Luan an Duyen

102

Tổng hợp các kết quả thu được được trình bày trong bảng 3.48.

Bảng 3.48: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của số lần chiết và thể tích dung môi

chiết n-hexan đến độ thu hồi hai dạng Se-Cyst và Se(IV)

Số lần

chiết

Dạng

selen

Chiết bằng 5ml n-hexan Chiết bằng 10ml n-hexan

Hàm lượng

tìm thấy

(µg/l)

Độ thu hồi

(%)

Hàm lượng

tìm thấy

(µg/l)

Độ thu hồi

(%)

1 lần Se-Cyst 19,421 97,11 20,238 101,19

Se(IV) 0,000 0,00 0,000 0,00

2 lần Se-Cyst 20,513 102,57 20,319 101,60

Se(IV) 0,000 0,00 0,335 33,50

3 lần Se-Cyst 20,486 102,43 20,941 104,71

Se(IV) 0,000 0,00 1,155 115,50

4 lần Se-Cyst 20,212 101,06 19,606 98,03

Se(IV) 0,126 12,60 1,103 110,30

5 lần Se-Cyst 19,904 99,52 17,316 86,58

Se(IV) 0,640 64,00 1,014 101,40

6 lần Se-Cyst 21,671 108,36 14,738 73,69

Se(IV) 0,850 85,00 0,873 87,30

7 lần Se-Cyst 20,800 104,00

Se(IV) 0,901 90,10

8 lần Se-Cyst 16,283 81,42

Se(IV) 1,097 109,70

9 lần Se-Cyst 15,270 76,35

Se(IV) 1,012 101,20

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu dùng 5ml n-hexan để chiết loại chất béo

thì sau 8 lần chiết hàm lượng Se-Cyst giảm 19%, trong khi đó hàm lượng Se(IV) lại

tăng lên và vẫn ổn định sau 9 lần chiết, còn nếu dùng 10ml n-hexan thì hàm lượng

Page 103: Luan an Duyen

103

Se-Cyst giảm nhiều sau khi chiết 5 lần (13,42%), nhưng sau 6 lần chiết Se(IV) mới

giảm đi nhiều (12,7%). Điều này có thể giải thích do Se-Cyst kém phân cực hơn

Se(IV) nên trong quá trình chiết bằng n-hexan là dung môi kém phân cực, Se-Cyst

sẽ bị mất nhiều hơn.

Tóm lại, nếu dùng 5ml n-hexan thì phải chiết 7 lần, còn nếu dùng 10ml n-

hexan thì phải chiết 3-4 lần thì hiệu suất thu hồi Se-Cyst và Se(IV) mới đạt > 90%.

Để rút ngắn số lần chiết, chúng tôi chọn thể tích n-hexan để chiết loại bỏ chất béo là

10ml và số lần chiết là 3 lần.

d. Chiết loại protein để xác định dạng Se-Cyst và Se(IV) trong pha nước

Trong mẫu pha chuẩn không có protein nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu

điều kiện chiết loại protein tối ưu trên mẫu thật (chọn mẫu tôm Sú để nghiên cứu).

Khi ngâm chiết mẫu trong môi trường axít thì protein cũng bị chiết ra một

phần và tương tự như chất béo, protein cũng gây cản trở khi ghi đo mẫu xác định

các dạng selen trong pha nước, cần phải loại bỏ. Để loại bỏ protein chúng tôi dùng

dung môi diclometan.

Nghiên cứu ảnh hưởng của số lần chiết và thể tích dung môi chiết diclometan

Cân 1gam mẫu tôm Sú khô đông cho vào bình thạch anh có nút nhám, thêm

vào 50ml HCl 0,5M và ngâm chiết trong 24h ở 60C. Cho toàn bộ mẫu sau khi ngâm

chiết vào ống ly tâm 50ml và ly tâm ở tốc độ 2000 vòng/phút trong 20 phút, gạn lấy

phần dịch chiết phía trên và lọc qua màng lọc cỡ 0,45µm. Cho toàn bộ dịch chiết

mẫu thu được vào phễu chiết, thêm vào 5,5ml CH2Cl2, lắc 15 phút sau đó để yên,

chờ phân lớp. Chiết lấy pha nước, hút 1ml dịch chiết pha nước cho vào bình định

mức 10ml, thêm 1ml HCl 1M và định mức đến vạch bằng nước cất siêu sạch. Tiến

hành ghi đo DPCSV theo các điều kiện tối ưu đưa ra ở bảng 3.14. Tiếp tục thêm vào

10ml n-hexan và lắc trong 5 phút, sau đó để yên, chờ phân lớp. Loại bỏ pha n-

hexan, thu lấy dịch chiết pha nước, chiết lặp lại tương tự bằng 10ml n-hexan (2 lần

nữa). Hút 1ml dịch chiết pha nước cho vào bình định mức 10ml, thêm tiếp 1ml HCl

1M và định mức đến vạch bằng nước cất siêu sạch. Tiến hành ghi đo DPCSV theo

các điều kiện tối ưu đưa ra ở bảng 3.14. Tiếp tục thêm vào những thể tích khác nhau

Page 104: Luan an Duyen

104

của diclometan và tiến hành chiết nhiều lần để nghiên cứu. Các kết quả thu được chỉ

ra trên các hình từ 3.71 đến 3.77.

Hình 3.71: Đường DPCSV xác định dạng selen trong pha nước sau khi tách

dạng DMDSe bằng 5,5ml CH2Cl2

Kết quả nghiên cứu cho thấy, dung dịch ghi đo sủi bọt nhiều, trên đường

DPCSV không xuất hiện pic của Se-Cyst và Se(IV), đường cong không nhẵn và kết

quả thu được tương tự với các mẫu hải sản khác.

-1.00e-5 0 1.00e-5 2.00e-5c (g/L)

0

-5.00n

-10.0n

-15.0n

-20.0n

-25.0n

-30.0n

I (A)

-1.0e-005

Se-cystc = 10.3399 µg/L+/- 0.807 µg/L (7.76%)

-1.00e-5 0 1.00e-5 2.00e-5c (g/L)

0

-5.00n

-10.0n

-15.0n

-20.0n

-25.0n

-30.0n

I (A)

-1.0e-005

Se-cystc = 10.3399 µg/L+/- 0.807 µg/L (7.76%)

Hình 3.72: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha

nước sau khi loại chất béo bằng 10ml n-hexan (3 lần)

Page 105: Luan an Duyen

105

Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau khi chiết 3 lần bằng n-hexan để loại bỏ chất béo, đã xuất hiện pic của Se-Cyst mặc dù đường cong chưa được trơn, nhẵn. Do đó, chúng tôi thêm tiếp những thể tích khác nhau của CH2Cl2 và tiến hành chiết nhiều lần để loại protein. - Chiết bằng 5ml diclometan:

-1.00e-5 0 1.00e-5 2.00e-5c (g/L)

0

-5.00n

-10.0n

-15.0n

-20.0n

-25.0n

-30.0n

I (A

)-1.1e-005

Se-cyst c = 11.357 µg/L +/- 0.720 µg/L (6.34%)

Hình 3.73: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha

nước sau khi loại protein bằng 5ml CH2Cl2 (1 lần)

Trên hình 3.73 cho thấy, đường DPCSV đã nhẵn hơn và đã xuất hiện pic của Se(IV) nhưng cường độ pic nhỏ.

-1.00e-5 0 1.00e-5 2.00e-5c (g/L)

0

-10.0n

-20.0n

-30.0n

I (A

)

-1.3e-005

Se-cyst c = 13.394 µg/L +/- 1.383 µg/L (10.33%)

Hình 3.74: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha

nước sau khi loại protein bằng 5ml CH2Cl2 (2 lần)

Page 106: Luan an Duyen

106

Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy, dung dịch ghi đo không còn sủi bọt

sau khi chiết tiếp bằng 5ml CH2Cl2 (2 lần), chân pic thấp hơn, pic thu được trơn và

cân đối hơn, hàm lượng dạng Se-Cyst xác định được lớn hơn so với khi chưa chiết

bằng CH2Cl2. Tuy nhiên, pic của Se(IV) vẫn khó quan sát bên cạnh pic của Se-Cyst,

nên chúng tôi không tiến hành xác định đồng thời với Se-Cyst.

Hình 3.75: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha

nước sau khi loại protein bằng 5ml CH2Cl2 (3 lần)

Từ kết quả nghiên cứu thu được cho thấy, hàm lượng Se-Cyst giảm đi nhiều

sau 3 lần chiết.

- Chiết bằng 10ml diclometan:

-1.00e-5 0 1.00e-5 2.00e-5c (g/L)

0

-10.0n

-20.0n

-30.0n

I (A)

-1.2e-005

Se-cystc = 12.019 µg/L+/- 0.459 µg/L (3..82%)

-1.00e-5 0 1.00e-5 2.00e-5c (g/L)

0

-10.0n

-20.0n

-30.0n

I (A)

-1.2e-005

Se-cystc = 12.019 µg/L+/- 0.695 µg/L (5..78%)

-1.00e-5 0 1.00e-5 2.00e-5c (g/L)

0

-10.0n

-20.0n

-30.0n

I (A)

-1.2e-005

Se-cystc = 12.019 µg/L+/- 0.459 µg/L (3..82%)

-1.00e-5 0 1.00e-5 2.00e-5c (g/L)

0

-10.0n

-20.0n

-30.0n

I (A)

-1.2e-005

Se-cystc = 12.019 µg/L+/- 0.695 µg/L (5..78%)

Hình 3.76: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha nước sau khi loại protein bằng 10ml CH2Cl2 (1 lần)

Page 107: Luan an Duyen

107

-1.00e-5-5.00e-6 0 5.00e-61.00e-51.50e-52.00e-5c (g/L)

0

-5.00n

-10.0n

-15.0n

-20.0n

-25.0n

I (A

)

-7.6e-006

Se-cyst c = 7.572 µg/L +/- 0.251 µg/L (3.32%)

Hình 3.77: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha

nước sau khi loại protein bằng 10ml CH2Cl2 (2 lần)

Từ kết quả nghiên cứu thu được cho thấy, hàm lượng Se-Cyst giảm đi nhiều

sau 2 lần chiết bằng 10ml CH2Cl2. Tổng hợp các kết quả thu được được trình bày ở

bảng 3.49.

Bảng 3.49: Kết quả xác định hàm lượng Se-Cyst trong mẫu tôm Sú

sau khi chiết loại protein

Số lần chiết

Hàm lượng dạng Se-Cyst xác định được

sau khi chiết loại protein (µg/l)

Chiết bằng 5ml

CH2Cl2

Chiết bằng 10ml

CH2Cl2

1 lần 11,357 12,019

2 lần 13,394 7,572

3 lần 8,559

Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy, khi dùng 5ml CH2Cl2 để chiết loại

protein và tiến hành chiết 2 lần thì thu được hàm lượng Se-Cyst trong mẫu tôm Sú

cao nhất. Tuy nhiên, để khẳng định sau 2 lần chiết bằng CH2Cl2 thì hàm lượng hai

dạng Se(IV) và Se-Cyst mất đi không đáng kể, chúng tôi đã nghiên cứu trên 50ml

mẫu pha chuẩn được chuẩn bị như phần b. Sau khi chiết 3 lần bằng n-hexan (mỗi

Page 108: Luan an Duyen

108

lần 10ml) để loại bỏ axít béo, tiếp tục chiết 2 lần bằng CH2Cl2 (mỗi lần 5ml). Sau

mỗi lần chiết bằng CH2Cl2 và loại bỏ pha hữu cơ, lấy 10ml dịch chiết pha nước tiến

hành ghi đo DPCSV theo các điều kiện tối ưu đưa ra ở bảng 3.14 để xác định hai

dạng selen trong pha nước. Kết quả nghiên cứu thu được chỉ ra trong bảng 3.50.

Bảng 3.50: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của số lần chiết bằng 5ml diclometan

đến độ thu hồi các dạng selen trong pha nước của mẫu pha chuẩn

Số lần chiết

Dạng Se-Cyst Dạng Se(IV)

Hàm lượng

tìm thấy

(µg/l)

Độ thu hồi

(%)

Hàm lượng

tìm thấy

(µg/l)

Độ thu hồi

(%)

1 lần 19,742 98,71 0,958 95,80

2 lần 19,105 95,53 0,898 89,80

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 2 lần chiết bằng CH2Cl2 (mỗi lần 5ml)

thì độ thu hồi Se-Cyst và Se(IV) đạt được lần lượt là 95,53% và 89,80%, chứng tỏ

hàm lượng các dạng này mất đi không đáng kể. Do đó, chúng tôi chọn điều kiện

chiết loại protein trong pha nước áp dụng cho các mẫu hải sản là 5ml CH2Cl2 và

tiến hành chiết 2 lần .

e. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian ngâm chiết mẫu

Để nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian ngâm chiết mẫu, chúng tôi chọn mẫu

cá Khoai để nghiên cứu và dựa trên hàm lượng Se-Cyst xác định được-là dạng có

hàm lượng lớn trong các mẫu hải sản để đạt được độ chính xác cao.

Cân 1gam mẫu cá Khoai khô đông cho vào bình thạch anh có nút nhám,

thêm vào 50ml HCl 0,5M và ngâm chiết trong những thời gian khác nhau (12h, 24h,

30h) ở 60C. Cho toàn bộ mẫu sau khi ngâm chiết vào ống ly tâm 50ml và ly tâm ở

tốc độ 2000 vòng/phút trong 20 phút, gạn lấy phần dịch chiết phía trên và lọc qua

màng lọc cỡ 0,45µm. Lấy toàn bộ dịch chiết thu được cho vào phễu chiết. Thêm

vào dịch chiết mẫu 5,5ml CH2Cl2, lắc 15 phút sau đó để yên, chờ phân lớp. Chiết

lấy pha nước, thêm vào 10ml n-hexan và lắc trong 5 phút, sau đó chờ phân lớp. Loại

Page 109: Luan an Duyen

109

bỏ pha n-hexan, thu lấy dịch chiết pha nước và chiết lặp lại tương tự bằng 10ml n-

hexan (2 lần nữa). Tuy nhiên, trên thực tế khi phân tích mẫu cá Khoai thì thấy nhiều

chất béo hơn so với mẫu tôm Sú, nên chúng tôi phải tiến hành chiết thêm một lần nữa

bằng 10ml n-hexan. Sau khi loại bỏ pha n-hexan, thu lấy dịch chiết pha nước. Thêm

vào 5ml CH2Cl2, lắc 5 phút và chờ phân lớp, loại bỏ pha CH2Cl2, thu lấy pha nước.

Chiết lặp lại tương tự với 5ml CH2Cl2, sau đó hút 1ml dịch chiết pha nước cho vào

bình định mức 10ml, thêm vào 1ml HCl 1M và định mức bằng nước cất siêu sạch đến

vạch. Tiến hành ghi đo DPCSV theo các điều kiện tối ưu đưa ra ở bảng 3.14. Kết quả

nghiên cứu thu được thể hiện trên các hình từ 3.78 đến 3.80 và bảng 3.51.

-2.00e-5-1.00e-5 0 1.00e-5 2.00e-5 3.00e-5c (g/L)

0

-10.0n

-20.0n

-30.0n

I (A

)

-1.7e-005

Se-cyst c = 17.134 µg/L +/- 0.495 µg/L (2.89%)

Hình 3.78: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha

nước khi ngâm chiết mẫu trong 12h

-2.00e-5-1.00e-5 0 1.00e-52.00e-53.00e-5c (g/L)

0

-10.0n

-20.0n

-30.0n

-40.0n

-50.0n

I (A

)

-2.1e-005

Se-cyst c = 21.045 µg/L +/- 1.034 µg/L (4.91%)

Hình 3.79: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha

nước khi ngâm chiết mẫu trong 24h

Page 110: Luan an Duyen

110

Hình 3.80: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha

nước khi ngâm chiết mẫu trong 30h

Bảng 3.51: Kết quả xác định hàm lượng Se-Cyst trong mẫu cá Khoai

theo thời gian ngâm chiết mẫu

Thời gian

ngâm chiết mẫu

12h 24h 30h

Hàm lượng Se-Cyst

tìm thấy (µg/l)

17,134 21,045 21,465

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, với thời gian ngâm chiết mẫu 24h đến 30h

thì hàm lượng Se-Cyst thu được ổn định. Nếu ngâm chiết mẫu lâu hơn nữa thì

lượng axit béo và protein sẽ bị chiết ra nhiều hơn và gây khó khăn cho việc ghi đo

mẫu. Do đó, thời gian phù hợp để ngâm chiết mẫu được chọn là 24h.

Từ các kết quả nghiên cứu, kết hợp với tham khảo từ các tài liệu, chúng tôi

đề xuất sơ đồ chiết tách và xác định một số dạng selen trong hải sản bằng phương

pháp Von-Ampe hòa tan (hình 3.81):

-2.00e-5-1.00e-5 0 1.00e-52.00e-53.00e-5c (g/L)

0

-10.0n

-20.0n

-30.0n

-40.0n

-50.0n

I (A)

-2.1e-005

Se-cystc = 21.465 µg/L+/- 1.054 µg/L (4.91%)

-2.00e-5-1.00e-5 0 1.00e-52.00e-53.00e-5c (g/L)

0

-10.0n

-20.0n

-30.0n

-40.0n

-50.0n

I (A)

-2.1e-005

Se-cystc = 21.465 µg/L+/- 1.054 µg/L (4.91%)

Page 111: Luan an Duyen

111

Hình 3.81: Sơ đồ chiết tách và xác định một số dạng selen trong mẫu hải sản

1g Mẫu khô

50ml HCl 0,5M 60C 24h

Máy li tâm 2000

(vòng/phút)

Gạn lấy phần dung dịch ở trên

Dịch chiết

Pha hữu cơ Pha nước

Se(IV)

Xác định DMDSe

5,5 ml CH2Cl2 lắc 15 phút

DPCSV

Lọc (0,45 µm)

Dịch chiết

LiClO4/EtOH HCl làm lạnh 60C

Se-Cyst

Dịch chiết pha nước

5ml CH2Cl2

(2 lần)

Dịch chiết Pha nước

DPCSV

10ml n-hexan (3 lần)

lắc 5 phút

lắc 5 phút

Page 112: Luan an Duyen

112

3.6.2.2. Áp dụng phân tích mẫu thật

Cân chính xác 1g mẫu khô đông, thêm vào 50ml HCl 0,5M và ngâm chiết ở

nhiệt độ khoảng 60C. Sau 24h lấy mẫu ra và đổ vào ống ly tâm 50ml, ly tâm 20 phút

với tốc độ 2000 vòng/phút. Gạn lấy phần dung dịch và lọc qua màng lọc cỡ 0,45µm,

thu được dịch chiết. Thêm vào dịch chiết 5,5ml diclometan, lắc 15 phút rồi để yên

trong ngăn mát của tủ lạnh, chờ phân lớp. Tách riêng pha hữu cơ (pha CH2Cl2) và

pha nước. Tiếp tục xử lý các pha như sau:

- Pha hữu cơ

Lấy 5ml dịch chiết pha hữu cơ, thêm vào 0,3ml HCl 2M, 1ml LiClO4

2M/EtOH và định mức bằng etanol đến 10ml. Làm lạnh hỗn hợp đến nhiệt độ

khoảng 60C. Sử dụng các điều kiện ghi đo tối ưu đưa ra ở bảng 3.28, tiến hành định

lượng bằng phương pháp thêm chuẩn.

Để nghiên cứu độ thu hồi dạng DMDSe, chuẩn bị mẫu tương tự nhưng thêm

vào mỗi mẫu ban đầu 50µl DMDSe 1000µg/l, khi đó trong 50ml dung dịch HCl

ngâm chiết mẫu, nồng độ DMDSe thêm vào là 1,0µg/l. Tiến hành chiết tách và định

lượng tương tự như mẫu thật. Kết quả nghiên cứu thu được (xem phần phụ lục),

được dùng để tính toán độ thu hồi theo công thức (*).

- Pha nước

Lấy toàn bộ dịch chiết pha nước, thêm vào 10ml n-hexan và lắc 5 phút (làm

3 lần) để loại bỏ chất béo. Tách bỏ pha n-hexan, thu lấy dịch chiết pha nước, tiếp

tục thêm vào 5ml CH2Cl2 và lắc 5 phút (2 lần) để loại bỏ protein. Tách bỏ pha

CH2Cl2, thu dịch chiết pha nước. Hút 1ml dịch chiết pha nước cho vào bình định

mức 10ml, thêm vào 1ml HCl 1M và định mức bằng nước cất siêu sạch tới vạch. Sử

dụng các điều kiện ghi đo tối ưu đưa ra ở bảng 3.14, tiến hành định lượng bằng

phương pháp thêm chuẩn.

Để nghiên cứu độ thu hồi dạng Se-Cyst, chuẩn bị mẫu tương tự nhưng thêm

vào mỗi mẫu ban đầu 100µl Se-Cyst 100.000µg/l, khi đó trong 50ml dung dịch HCl

ngâm chiết mẫu, nồng độ Se-Cyst thêm vào là 200µg/l. Tiến hành chiết tách và định

Page 113: Luan an Duyen

113

lượng tương tự như mẫu thật. Kết quả nghiên cứu thu được (xem phần phụ lục),

được dùng để tính toán độ thu hồi theo công thức (*).

Các kết quả phân tích mẫu thể hiện trên các hình 3.82 đến 3.90.

* Mẫu cá Khoai

- Pha hữu cơ

-4 .00e-6-2 .00e -6 0 2 .00e-64 .00e-66 .00e-6c (g /L )

0

-10 .0n

-20 .0n

-30 .0n

-40 .0n

-50 .0n

-60 .0n

I (A

)

-3 .7e-006

D M D S e c = 3 . 7 3 3 µ g / L + / - 0 . 0 0 6 µ g / L ( 0 . 1 6 % )

Hình 3.82: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng DMDSe

trong mẫu cá Khoai

Chúng tôi tiến hành chiết lặp lại với 5,5ml diclometan một lần nữa và tiến hành

ghi đo DPCSV xác định dạng DMDSe (hình 3.83). Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc

dù tăng thời gian điện phân làm giàu nhưng vẫn không xuất hiện pic của DMDSe.

Hình 3.83: Đường DPCSV xác định dạng DMDSe trong mẫu cá Khoai

(chiết lần 2)

Page 114: Luan an Duyen

114

- Pha nước

Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy, đối với mẫu cá Khoai, béo hơn so với

các mẫu hải sản khác nên chúng tôi phải chiết 4 lần bằng n-hexan để loại bỏ chất béo.

Hình 3.84: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng Se-Cyst

trong mẫu cá Khoai

Trên đường DPCSV, pic của Se-Cyst cho rất rõ còn pic của Se(IV) có cường

độ nhỏ bên cạnh pic của Se-Cyst. Do đó, chúng tôi tiến hành ghi đo riêng Se(IV)

với thế điện phân đặt âm hơn (-0,3V) so với khi ghi đo chung (-0,2V) để quan sát

phổ rõ và đẹp hơn. Kết quả nghiên cứu thu được trên hình 3.85.

Hình 3.85: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng Se(IV)

trong mẫu cá Khoai

-2.00e-5-1.00e-5 0 1.00e-52.00e-53.00e-5c (g/L)

0

-10.0n

-20.0n

-30.0n

-40.0n

-50.0n

I (A

)

-2.1e-005

Se-cyst c = 21.045 µg/L +/- 1.034 µg/L (4.91%)

Page 115: Luan an Duyen

115

* Mẫu tôm Sú

- Pha hữu cơ

Hình 3.86: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng DMDSe

trong mẫu tôm Sú

Chúng tôi tiến hành chiết lặp lại với 5,5ml diclometan một lần nữa và tiến

hành ghi đo DPCSV xác định dạng DMDSe. Kết quả thu được tương tự trường hợp

mẫu cá Khoai, mặc dù tăng thời gian điện phân làm giàu nhưng vẫn không xuất

hiện pic của DMDSe.

- Pha nước

-1.00e-5 0 1.00e-5 2.00e-5c (g/L)

0

-10.0n

-20.0n

-30.0n

I (A

)

-1.3e-005

Se-cyst c = 13.394 µg/L +/- 1.383 µg/L (10.33%)

Hình 3.87: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng Se-Cyst trong mẫu tôm Sú

Page 116: Luan an Duyen

116

Đối với dạng Se(IV), cũng giống như trường hợp của cá Khoai, phải ghi đo

riêng rẽ với thế điện phân đặt âm hơn (-0,3V) so với khi ghi đo chung (-0,2V). Kết

quả thu được thể hiện trên hình 3.88.

Hình 3.88: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng Se(IV)

trong mẫu tôm Sú

* Mẫu Mực

- Pha hữu cơ

Hình 3.89: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng DMDSe

trong mẫu Mực

Page 117: Luan an Duyen

117

Chúng tôi tiến hành chiết lặp lại với 5,5ml diclometan một lần nữa và tiến hành ghi đo DPCSV xác định dạng DMDSe. Kết quả cho tương tự trường hợp mẫu cá Khoai và tôm Sú, mặc dù tăng thời gian điện phân làm giàu nhưng vẫn không xuất hiện pic của DMDSe. Do hàm lượng DMDSe trong dịch chiết mẫu còn ít, nên mặc dù được làm giàu vào pha hữu cơ nhưng hàm lượng vẫn nhỏ hơn giới hạn phát hiện. - Pha nước

-3.00e-5 -2.00e-5 -1.00e-5 0 1.00e-5c (g/L)

0

-2.00n

-4.00n

-6.00n

-8.00n

-10.0n

I (A

)

-3.2e-005

Se-cyst c = 31.567 µg/L +/- 2.308 µg/L (7.31%)

Hình 3.90: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng Se-Cyst trong mẫu Mực

Từ kết quả nghiên cứu thu được cho thấy: Trên đường DPCSV chỉ xuất hiện pic của Se-Cyst, không có tín hiệu pic của Se(IV). Tổng hợp các kết quả định lượng một số dạng selen trong mẫu hải sản được trình bày trong bảng 3.52.

Bảng 3.52: Kết quả xác định hàm lượng một số dạng selen trong mẫu hải sản

bằng phương pháp Von-Ampe hòa tan

Dạng Selen

Mẫu

Se(IV) Se-Cyst DMDSe Hàm lượng selen tổng

(pp DPCSV) (µg/g)

Hàm lượng TB (µg/g)

Hàm lượng TB (µg/g)

Rev (%)

Hàm lượng TB

(µg/g)

Rev (%)

Cá Khoai 0,143 10,596 92,33 0,042 88,26 51.81 Tôm Sú 0,166 6,269 85,44 0,028 82,79 15,16

Mực 0,000 15,494 91,37 0,051 81,42 42,37

Page 118: Luan an Duyen

118

Từ kết quả nghiên cứu thu được cho thấy, trong các mẫu đã phân tích, hàm

lượng dạng Se-Cyst lớn nhất sau đó đến Se(IV) và dạng DMDSe ít nhất. Hàm lượng

dạng Se-Cyst và DMDSe trong mẫu mực lớn nhất, tiếp đến là cá Khoai và nhỏ nhất

là trong tôm Sú. Trong khi đó, hàm lượng selen tổng của cá Khoai lại lớn nhất rồi

đến Mực và nhỏ nhất là tôm Sú. Tuy nhiên, đối với mẫu Mực, mặc dù hàm lượng

selen tổng lớn nhưng lại không tìm thấy được dạng Se(IV) trong mẫu.

Tóm lại: Phương pháp DPCSV có thể xác định một số dạng selen có hoạt

tính điện hóa như: Se(IV), Se-Cyst, DMDSe trong hải sản. So với một số phương

pháp khác như HPLC-ICP-MS, HPLC-HG-AFS thì phương pháp DPCSV không lợi

thế bằng khi không xác định được đồng thời nhiều dạng selen hơn nữa bao gồm cả

dạng hoạt động điện hóa (Se(IV), Se-Cyst) cũng như không hoạt động điện hóa

(Se(VI), SeMet, SeEt, TMSe, selencystein v.v..) với giới hạn phát hiện rất thấp cỡ

ng/l. Tuy nhiên, bằng phương pháp DPCSV với giai đoạn tiền xử lý bằng kỹ thuật

chiết lỏng-lỏng làm giàu dạng DMDSe vào pha hữu cơ dùng dung môi CH2Cl2, có

thể xác định được dạng DMDSe mà các phương pháp trên không xác định được. Để

xác định dạng DMDSe cũng như một số dạng selen dễ bay hơi khác cần phải kết

hợp sử dụng phương pháp GC-MS.

Page 119: Luan an Duyen

119

KẾT LUẬN

Từ những kết quả nghiên cứu hoàn thành nội dung luận án, chúng tôi rút ra

những kết luận chính sau:

1. Đã nghiên cứu một cách hệ thống, thiết lập được các điều kiện tối ưu (nền,

nồng độ nền điện li, các thông số máy) để xác định riêng rẽ các dạng : selenit

(Se(IV)), selencystin (Se-Cyst), dimetyl diselenua (DMDSe) cũng như đồng thời

chính xác và tin cậy hai dạng Se(IV) và Se-Cyst bằng cùng một phép ghi đo Von-

Ampe hòa tan catot xung vi phân (DPCSV), đặc biệt là các dạng selen hữu cơ chưa

từng được nghiên cứu ở Việt Nam.

2. Đã nghiên cứu, thiết lập các điều kiện tối ưu xây dựng được quy trình xác

định chính xác hàm lượng selen tổng trong hải sản bằng phương pháp DPCSV. Độ tin

cậy, độ chính xác của quy trình được đánh giá thông qua việc phân tích mẫu chuẩn

Quốc Tế DORM-2. Kết quả phân tích thu được cho thấy giữa giá trị tìm thấy và giá trị

chứng chỉ khác nhau không đáng kể (4,36%) với độ thu hồi 91,64%.

3. Đã tiến hành đánh giá tính khoa học và độ tin cậy của phương pháp phân

tích nghiên cứu được thông qua việc đánh giá độ lặp lại theo độ lệch chuẩn S và hệ

số biến động V của 10 phép ghi đo lặp lại. Tiến hành đánh giá độ chính xác và giới

hạn phát hiện LOD, giới hạn định lượng LOQ theo qui tắc 3σ. Những kết quả tính

toán thu được cho thấy:

- Cả độ lệch chuẩn (S) và hệ số biến động (V) của phương pháp đều nhỏ:

SSe(IV) = 0,125; SSe-Cyst = 0,246; SDMDSe = 1,838 và VSe(IV) = 0,484%; VSe-Cyst

= 0,321%; VDMDSe = 1,298%.

- Cả giới hạn phát hiện LOD và giới hạn định lượng LOQ của các dạng nghiên

cứu đều thấp: LODSe(IV) = 0,029 (ppb); LODSe-Cyst = 0,241 (ppb); LODDMDSe= 0,195

(ppb). LOQSe(IV) = 0,097 (ppb); LOQSe-Cyst = 0,803 (ppb); LOQDMDSe = 0,649 (ppb).

- Khoảng tuyến tính ở hai vùng nồng độ (0,08 ÷ 1) ppb và (0,8 ÷ 10) ppb đối

với dạng Se(IV); (0,5 ÷ 8) ppb và (5 ÷ 45) ppb đối với dạng Se-Cyst và vùng nồng

độ (2 ÷ 22) ppb đối với dạng DMDSe.

Page 120: Luan an Duyen

120

4. Đã nghiên cứu, thiết lập được các quy trình hoàn chỉnh từ lấy mẫu, bảo

quản mẫu, xử lý mẫu đến chiết, tách tối ưu các dạng selen từ các mẫu hải sản để bảo

đảm toàn vẹn và định lượng các dạng selen trong mẫu.

5. Đã nghiên cứu thành công, đề xuất sơ đồ chiết tách và xác định một số dạng

selen vô cơ, selen hữu cơ trong các mẫu hải sản có hoạt tính điện hóa bằng phương

pháp Von-Ampe hòa tan.

6. Đã áp dụng quy trình nghiên cứu thiết lập được vào việc xác định hàm lượng

selen tổng trong các mẫu hải sản (Ngao, cá Khoai, tôm Sú, Mực, cá Thu) và so sánh kết

quả thu được với phương pháp AAS không ngọn lửa. Kết quả phân tích thu được từ hai

phương pháp khá phù hợp nhau.

7. Đã áp dụng sơ đồ nghiên cứu xây dựng được vào việc phân tích 3 dạng selen

(Se(IV), Se-Cyst, DMDSe) từ các mẫu cá Khoai, tôm Sú và Mực. Những kết quả phân

tích thu được cho thấy trong khi hàm lượng dạng Se-Cyst lớn nhất, tiếp đến là dạng

Se(IV) và nhỏ nhất là dạng DMDSe trong các mẫu cá Khoai và tôm Sú, thì không tìm

thấy dạng Se(IV) trong mẫu Mực.

Page 121: Luan an Duyen

CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN

1. Lê Thị Duyên, Lê Đức Liêm, Nguyễn Thị Thu Hiền (2010), “Tối ưu hóa điều

kiện xác định Se(IV) bằng phương pháp von-ampe hòa tan catot xung vi phân

trên điện cực giọt thủy ngân treo”, Tuyển tập Hội nghị khoa học lần thứ 19

trường Đại học Mỏ-Địa Chất, Hà Nội

2. Nguyễn Viết Hùng, Lê Thị Duyên, Vũ Thị Thanh Hồng, Vũ Đức Lợi và Lê

Lan Anh (2010), “Nghiên cứu quy trình phân tích hàm lượng Asen và Selen

trong hải sản”, Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học, Tập 15, số 3, 228-234.

3. Trần Thị Hồng Vân, Nguyễn Viết Hùng, Lê Đức Liêm và Lê Thị Duyên

(2010), “Xác định hàm lượng vết Selen trong một số hải sản bằng phương pháp

Von-Ampe hòa tan catot”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư Phạm Hà

Nội, Vol. 55, số 3, 54-63.

4. Lê Lan Anh, Lê Thị Duyên, Lê Đức Liêm và Nguyễn Viết Hùng (2011),

“Nghiên cứu xác định một số dạng Selen: Se6+, Se4+, và Selencystin bằng

phương pháp Von-Ampe hòa tan”, Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học, Tập

16, số 4, 13-17.

5. Lê Thị Duyên, Lê Lan Anh và Lê Đức Liêm (2012), “Định lượng một số dạng

selen trong hải sản bằng phương pháp Von-Ampe hòa tan”, Tạp chí Khoa học

và Công nghệ, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam, Tập 50(3), 317-325.

6. Lê Thị Duyên, Lê Lan Anh và Lê Đức Liêm (2012), “Nghiên cứu phương pháp

Von-Ampe hòa tan phân tích dạng selen hữu cơ dimetyl diselenua”, Tạp chí

Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam, Tập 50 (Giấy

nhận đăng).

Page 122: Luan an Duyen

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. L.H. Reyes, J.L. Guzmán Mar, G.M. Mizanur Rahman, B. Seybert, T.

Fahrenholz, H.M. Skip Kingston (2009), “Simultaneous determination of

arsenic and selenium species in fish tissues using microwave-assisted

enzymatic extraction and ion chromatography–inductively coupled plasma

mass spectrometry”, Talanta, Vol. 78(3), 983-990.

2. Y. Shibata, M. Morita, K. Fuwa (1992), “Selenium and arsenic in biology:

Their chemical forms and biological functions”, Advances in Biophysics, Vol.

28, 31-80.

3. Bách khoa toàn thư (2008), http://vi. Wikipedia.org/wiki/Selen.

4. K. Pyrzyńska (1998), “Speciation of selenium compounds”, Analytical

Sciences, Vol. 14, 479-483.

5. R. Loinski, J. S. Edmonds, K.T. Suzuki, and P.C. Uden (2000), “Species-

selective determination of selenium compounds in biological materials”, Pure

Appl. Chem., Vol. 72(3), 447-461.

6. M. Navarro-Alarcon, C. Cabrera-Vique (2008), “Selenium in food and the

human body: A review”, Science of The Total Environment, Vol. 400(1-3),

115-141.

7. P. Papoff, F. Bocci, and F. Lanza (1998), “Speciation of selenium in natural

waters and snow by DPCSV at the hanging mercury drop electrode”,

Microchemical Juarnal, 59, 50-76.

8. R. Inam and G. Somer (2000), “A direct method for the determination of

selenium and lead in the Cow’s Milk by differential pulse stripping

voltammetry”. Food Chemistry, Vol. 69, 345-350.

9. M. Ochsenkühn-Petropoulou, F. Tsopelas (2002), “Speciation analysis of

selenium using voltammetric techniques”, Analytica Chimica Acta, 467, 167-178.

10. National Research Council (2000), “Recommended dietary allowance”, National Academy Press, Washington, DC.

Page 123: Luan an Duyen

11. J.J. Lingane, L.W. Niedrach (1949), “Polarography of selenium and tellurium”, J.Am. Chem. Soc., Vol. 71, 196.

12. C. Luigi and F. Tommaso (1984), "Voltammetric behaviour of selenium(IV) at hanging mercury drop electrodes in acetate buffer", J. Electroanal. Chem., Vol. 165, 241-249.

13. G.D. Christian, E.C. Knobloch and W.C. Purdy (1963), “Analytical Chemistry”, Vol. 35, 1128-1131.

14. R.A. Grier, R.W. Andrews (1981), “Cathodic stripping voltammetry of selencystin, cystine, and cysteine in dilute aqueous acid”. Anal. Chim. Acta, Vol. 124, 333-339.

15. R. Mohamed and L. Wei Lee (2006), “Analysis of selenium species using cathodic stripping voltammetry”, Journal Teknologi, Universiti Teknologi Malaysia, 44(C), 55-66.

16. S. Forbes, G.P. Bound, T.S. West (1979), “Determination of selenium in soils and plants by differential pulse cathodic-stripping voltammetry”, Talanta, Vol. 6(6), 473-477.

17. Lâm Ngọc Thụ, Lê Văn Tán, Ngô Văn Tứ (1997), “Xác định selen trong cây trinh nữ (Mimosa Pudical) bằng thuốc thử triôxyazobenzen”, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học, Tập 2(1+2), 28-29, 36.

18. A. Bidari, E.Z. Jahromi, Y. Assadi, M.R. Milani Hosseini (2007), “Monitoring of selenium in water samples using dispersive liquid–liquid microextraction followed by iridium-modified tube graphite furnace atomic absorption spectrometry” Microchemical Journal, Vol. 87(1), 6-12.

19. H. Méndez, F. Alava, I. Lavilla, C. Bendicho (2002), “Ultrasonic extraction combined with fast furnace analysis as an improved methodology for total selenium determination in seafood by electrothermal-atomic absorption spectrometry”, Analytica Chimica Acta, Vol. 452(2), 217-222.

20. I. Lavilla, P. Vilas, C. Bendicho (2008), “Fast determination of arsenic, selenium, nickel and vanadium in fish and shellfish by electrothermal atomic absorption spectrometry following ultrasound-assisted extraction”, Food Chemistry, Vol. 106(1), 403-409.

Page 124: Luan an Duyen

21. S. Sounderajan, G. Kiran Kumar, A.C. Udas (2010), “Cloud point extraction

and electrothermal atomic absorption spectrometry of Se(IV)-3,3′-

Diaminobenzidine for the estimation of trace amounts of Se (IV) and Se (VI)

in environmental water samples and total selenium in animal blood and fish

tissue samples”, Journal of Hazardous Materials, Vol. 175(1-3), 666-672.

22. H. Benemariya, H. Robberecht, H. Deelstra (1991), “Atomic absorption

spectrometric determination of zinc, copper, and selenium in fish from Lake

Tanganyika, Burundi, Africa”, Science of The Total Environment, Vol. 105,

73-85.

23. P. Viñas, M. Pardo-Mart´ınez, M. Hernández-Córdoba (2000), “Rapid

determination of selenium, lead and cadmium in baby food samples using

electrothermal atomic absorption spectrometry and slurry atomization”,

Analytica Chimica Acta, 412, 121-130.

24. D. Bohrer, E. Becker, P. Cícero do Nascimento, M. Dessuy, L. Machado de

Carvalho (2007), “Comparison of graphite furnace and hydride generation

atomic absorption spectrometry for the determination of selenium status in

chicken meat”, Food Chemistry, Vol. 104(2), 868-875.

25. W.R. Mindak, S.P. Dolan (1999), “Determination of arsenic and selenium in

food using a microwave digestion–dry ash preparation and flow injection

hydride generation atomic absorption spectrometry”, Journal of Food

Composition and Analysis, Vol. 12(2), 111-122.

26. N. Maleki, A. Safavi, M. Mahdi Doroodmand (2005), “Determination of

selenium in water and soil by hydride generation atomic absorption

spectrometry using solid reagents”, Talanta, Vol. 66(4), 858-862.

27. G.H. Tao and R.E. Sturgeon (1999), “Sample nebulization for minimization of

transition metal interferences with Selenium hydride generation ICP-AES”,

Spectrochimica Acta Part B: Atomic Spectroscopy, Vol. 187, 109-116.

28. R. Sabé, R. Rubio, L. García-Beltrán (2001), “Selenium determination in urine

with atomic fluorescence detection”, Analytica Chimica Acta, 436, 215-221.

Page 125: Luan an Duyen

29. A.I. Cabañero, Y. Madrid, C. Cámara (2004), “Selenium and mercury

bioaccessibility in fish samples: an in vitro digestion method”, Analytica

Chimica Acta, Vol. 526(1), 51-61.

30. Trần Chương Huyến, Lê Thị Hương Giang (1997), “Xác định selen bằng

phương pháp cực phổ xung vi phân”, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học,

Tập 2(1+2), 8-10,13.

31. R. İnam, G. Ekmekçi, G. Somer (2000), “Differential pulse polarographic

determination of selenium(IV) in whole blood using the catalytic hydrogen

wave”, Talanta, Vol. 51(4), 825-830.

32. Lê Thành Phước, Hoàng Thị Tuyết Nhung, Phan Tiến Lực (2006), “Định

lượng Se trong nấm men bằng phương pháp cực phổ xung vi phân”, Tạp chí

dược học, Năm 46(366), 23-26.

33. R. İnam, G. Somer (1998), “Simultaneous determination of selenium and lead

in whole blood samples by differential pulse polarography”, Talanta,

Vol.46(6), 1347-1355.

34. D.F. Lambert, N.J. Turoczy (2000), “Comparison of digestion methods for the

determination of selenium in fish tissue by cathodic stripping voltammetry”,

Analytica Chimica Acta, 408, 97-102.

35. A.M. Higham, R.P.T. Tomkins (1993), “Determination of trace quantities of

selenium and arsenic in canned tuna fish by using electroanalytical

techniques”, Food Chemistry, Vol. 48(1), 85-93.

36. R. İnam, G. Somer (2000), “A direct method for the determination of selenium

and lead in cow's milk by diferential pulse stripping voltammetry”, Food

Chemistry, 69, 345-350.

37. B. Lange, C.M.G. van den Berg (2000), “Determination of selenium by catalytic

cathodic stripping voltammetry”, Analytica Chimica Acta, 418, 33-42.

38. G. Mattsson, L. Nyholm, Å. Olin, U. Örnemark (1995), “Determination of

selenium in fresh waters by cathodic stripping voltammetry after UV

irradiation”, Talanta, Vol. 42(6), 817-825.

Page 126: Luan an Duyen

39. C.F. Pereira, F. Barbieri Gonzaga, A.M. Guaritá-Santos, J.R. SouzaDe (2006),

“Determination of Se(IV) by anodic stripping voltammetry using gold

electrodes made from recordable CDs” Talanta, Vol. 69(4), 877-881.

40. Nguyễn Ngọc tuấn, Nguyễn Thanh Tâm, Đặng Thị Vĩnh hòa (2002), “Nghiên

cứu các điều kiện tối ưu để xác định selen bằng phương pháp kích hoạt nơtron

có xử lý mẫu”, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học, Tập 7 (3), 26-30,36.

41. Nguyễn Giằng, Nguyễn Ngọc Tuấn, Nguyễn Mộng Sinh, Nguyễn Trọng Ngọ

(2006), “Hàm lượng Hg và Se trong 23 mẫu lương thực, thực phẩm thu nhập ở

Ninh Thuận và đánh giá mức thâm nhập của chúng vào cơ thể người qua

đường ăn uống”, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học, Tập 11(1), 56-61.

42. R.M. Olivas, O.F.X. Donard, C. Cámara, P. Quevauviller (1994), “Analytical

techniques applied to the speciation of selenium in environmental matrices”,

Analytica Chimica Acta, Vol. 286(3), 357-370.

43. T. Kawano, A. Nishide, K. Okutsu, H. Minami, Q. Zhang, S. Inoue, I. Atsuya

(2005), “Determination of selenium in biological samples by slurry sampling-

electrothermal vaporization-in situ fusion-isotope dilution-microwave-induced

nitrogen plasma mass spectrometry”, Spectrochimica Acta Part B: Atomic

Spectroscopy, Vol. 60(3), 327-331.

44. C. B’Hymer, J.A. Caruso (2006), “Selenium speciation analysis using

inductively coupled plasma-mass spectrometry”, Journal of Chromatography

A, Vol. 1114(1), 1-20.

45. T. Guérin, R. Chekri, C. Vastel, V. Sirot, J.L. Volatier, J.C. Leblanc, L. Noël

(2011), “Determination of 20 trace elements in fish and other seafood from

the French market”, Food Chemistry, Vol. 127(3), 934-942.

46. E.P. Achterberg, C. Braungardt (1999), “Stripping voltammetry for the

deterdimation of trace metal speciation and in- situ measurements of trace metal

distributions in marine water”, Analytica Chimica Acta, 400, 381- 397.

47. Pham Hong Nhat, Habin Xue, and Peter Kelderman (2000), “Zn speciation in

surface water”, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học, Tập 5(4), 53- 56.

Page 127: Luan an Duyen

48. T. Lam Michael, J. Murimboh, N.M. Hassan (2001), “Kinetic speciation of lead

and cadmium in freshwaters using square-wave anodic stripping voltammetry

with a thin mercury film rotating disk electrode”, Electroanalysis, Vol. 13(2), 94-99.

49. I. Clemen, M. Birringer, E. Block, J.F. Tyson (2000), “Chemical speciation

influences comparative activity of selenium-enriched garlic and yeast in

mammary cancer prevention”, Agric. Food Chem., Vol. 48(6), 2062-2070.

50. G. Bipra (1997), “Speciation of Cu, Cd and Pb in coastal waters of Kandla-

Porbander shelf region, west coast of India”, Indian J. Mar. Sci., Vol. 26(2),

227-229.

51. Trinh Xuan Gian, Le Lan Anh, Le Duc Liem (1999), “Research on

Electroanalytical Chemical methods for trace metal speciation in sea water

samples”, The Fifth Asian Conference on Analytycal Sciences, Xiamen

Unvsersity, Xiamen, China.

52. Trinh Xuan Gian, Trinh Anh Duc, Le Duc Liem (2000), “Electroanaytical

chemical methods for determination of chemical species of lead (Pb) in

seawater”, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học, Tập 5(4), 50- 52.

53. M. Bueno, M. Potin-Gautier (2002), “Solid-phase extraction for the

simultaneous preconcentration of organic (selencystin) and inorganic [Se(IV),

Se(VI)] selenium in natural waters”, Journal of Chromatography A, Vol.

963(1-2), 185-193.

54. Trinh Xuan Gian, Pham Gia Mon, Vu Duc Loi (1999), “Investigation for

differrentiation of bounding strength of metals in sediments”, The Fifth Asian

Conference on Analytycal Sciences, Xiamen Unvsersity, Xiamen, China.

55. E. Franco - Vietnammienne (30/10 - 03/11/2000), “Les méthodes d’analyse

rapides dediées aux controle de sécurité sanitaire, Document 6: Spéciation des

élements traces”, Ha Noi.

56. T. Guerin, A. Astruc, M. Astruc (1999), “Speciation of arsenic and selenium

compounds by HPLC hyphenated to specific detectors: a review of the main

separation techniques”, Talanta, Vol. 50(1), 1-24.

Page 128: Luan an Duyen

57. P.C. Uden, H.T. Boakye, C. Kahakachchi, J.F. Tyson (2004), “Selective

detection and identification of Se containing compounds-review and recent

developments”, Journal of Chromatography A, Vol. 1050(1), 85-93.

58. E. Peacheya, K. Cookb, A. Castlesb, C. Hopleya, H. Goenaga-Infantea (2009),

“Capabilities of mixed-mode liquid chromatography coupled to inductively

coupled plasma mass spectrometry for the simultaneous speciation analysis of

inorganic and organically-bound selenium”, Journal of Chromatography A,

Vol. 1216, 7001-7006.

59. J. Zheng, M. Ohata, N. Furuta, W. Kosmus (2000), “Speciation of selenium

compounds with ion-pair reversed-phase liquid chromatography using

inductively coupled plasma mass spectrometry as element-specific detection”,

Journal of Chromatography A, Vol. 874(1), 55-64.

60. F. Li, W. Goessler, K.J. Irgolic (1999), “Determination of trimethylselenonium

iodide, selenmethionin, selenious acid, and selenic acid using high-

performance liquid chromatography with on-line detection by inductively

coupled plasma mass spectrometry or flame atomic absorption spectrometry”

Journal of Chromatography A, Vol. 830(2), 337-344.

61. G. Kölbl (1995), “Concepts for the identification and determination of

selenium compounds in the aquatic environment”, Marine Chemistry, Vol.

48(3-4), 185-197.

62. L. Orero Iserte, A.F. Roig-Navarro, F. Hernández (2004), “Simultaneous

determination of arsenic and selenium species in phosphoric acid extracts of

sediment samples by HPLC-ICP-MS”, Analytica Chimica Acta, Vol. 527(1),

97-104.

63. X.C. Le, X.F. Li, V. Lai, M. Ma, S. Yalcin, J. Feldmann (1998),

“Simultaneous speciation of selenium and arsenic using elevated temperature

liquid chromatography separation with inductively coupled plasma mass

spectrometry detection”, Spectrochimica Acta Part B: Atomic Spectroscopy,

Vol. 53(6-8), 899-909.

Page 129: Luan an Duyen

64. A. Chatterjee, H. Tao, Y. Shibata, M. Morita (2003), “Determination of

selenium compounds in urine by high-performance liquid chromatography–

inductively coupled plasma mass spectrometry”, Journal of Chromatography

A, Vol. 997(1-2), 249-257.

65. S. McSheehy, W. Yang, F. Pannier, J. Szpunar, R. Łobi´nski, J. Auger, M.

Potin-Gautier (2000), “Speciation analysis of selenium in garlic by two-

dimensional high-performance liquid chromatography with parallel inductively

coupled plasma mass spectrometric and electrospray tandem mass

spectrometric detection”, Analytica Chimica Acta, 421, 147-153.

66. M. Shah, S.S. Kannamkumarath, J.C.A. Wuilloud, R.G. Wuilloud and J.A.

Caruso (2004), “Identification and characterization of selenium species in

enriched green onion (Allium fistulosum) by HPLC-ICP-MS and ESI-ITMS”,

J. Anal. At. Spectrom., Vol. 19, 381-386.

67. A. Chatterjee, Y. Shibata, M. Morita (2001), “Determination of

selenmethionin by high performance liquid chromatography-direct hydride

generation-atomic absorption spectrometry” Microchemical Journal, Vol.

69(3), 179-187.

68. C. Cámara, R. Cornelis, P. Quevauviller (2000), “Assessment of methods

currently used for the determination of Cr and Se species in solutions”, TrAC

Trends in Analytical Chemistry, Vol. 19(2-3), 189-194.

69. I. Ipolyi, P. Fodor (2000), “Development of analytical systems for the

simultaneous determination of the speciation of arsenic [As(III), methylarsonic

acid, dimethylarsinic acid, As(V)] and selenium [Se(IV), Se(VI)] Analytica

Chimica Acta, 413, 13-23.

70. I. Ipolyi, Zs. Stefánka, P. Fodor (2001), “Speciation of Se(IV) and the

selenoamino acids by high-performance liquid chromatography-direct hydride

generation-atomic fluorescence spectrometry”, Analytica Chimica Acta, 435,

367-375.

Page 130: Luan an Duyen

71. P. Viñas, I. López-García, B. Merino-Meroño, N. Campillo, M. Hernández-

Córdoba (2005), “Determination of selenium species in infant formulas and

dietetic supplements using liquid chromatography-hydride generation atomic

fluorescence spectrometry”, Analytica Chimica Acta, Vol. 535(1-2), 49-56.

72. G.E. Batley (1986), “Differential-pulse polarographic determination of

selenium species in contaminated waters”, Analytica Chimica Acta, Vol. 187,

109-116.

73. P.C. do Nascimento, C.L. Jost, L.M. de Carvalho, D. Bohrer, A. Koschinsky

(2009), “Voltammetric determination of Se(IV) and Se(VI) in saline samples-

Studies with seawater, hydrothermal and hemodialysis fluids. Analytica

Chimica Acta, Vol. 648(2), 162-166.

74. Lê Đức Liêm (2004), “Nghiên cứu xác định hàm lượng và dạng tồn tại vết Chì

(Pb) và Đồng (Cu) trong nước biển bằng phương pháp Von-Ampe hòa tan ”,

Luận án tiến sĩ Hóa học, Viện Hóa học - Viện KH & CN Việt Nam, Hà Nội.

75. J.L. Gosmez-Ariza, J.A. Pozas, I. Giráldez, E. Morales (1998), “Speciation of

volatile forms of selenium and inorganic selenium in sediments by gas

chromatography-mass spectrometry”, Journal of chromatography A, Vol.

823(1-2), 259-277.

76. K. Pyrzynska (2001), “Analysis of Selenium Species by Cappillary

Electrophoresis”, Talanta, Vol. 55, 657-667.

77. N. Gilon, M. Potin-Gautier (1996), “Cappillary Electrophoresis applied to the

determination of some seleno compounds”, Journal of Chromatography A,

Vol. 732, 369-376.

78. J. Wang (1994), “Analytical electrochemistry”, VCH Publishers, Inc-New

York, USA.

79. Từ Vọng Nghi, Trần Trương Huyến, Phạm Luận (1990), “Một số phương pháp

phân tích điện hóa hiện đại”, Trương trình hợp tác KHKT Việt Nam - Hà Lan,

Đề tài VH2, Hà Nội.

Page 131: Luan an Duyen

80. Lê Lan Anh (1993), “Nghiên cứu phương pháp Von-Ampe điện lượng hòa tan

ứng dụng kỹ thuật vi tính xác định vết kim loại nặng trong một số đối tượng

môi trường”, Luận án phó tiến sĩ Hóa học, Viện Hóa học-Viện Khoa học Việt

Nam, Hà Nội.

81. Từ Vọng Nghi (1990), “Các phương pháp phân tích điện hóa hòa tan”, ĐHQG

Hà Nội, Tr. 20-25.

82. Nguyễn Việt Huyến (1999), “Cơ sở các phương pháp phân tích điện hóa”,

ĐHQG Hà Nội, Tr. 172-183.

83. Trần Tứ Hiếu, Từ Vọng Nghi, Nguyễn Văn Ri, Nguyễn Xuân Trung (2003),

“Hóa học Phân tích-Phần 2: Các phương pháp phân tích công cụ”, ĐHQG Hà

Nội, Tr. 107-143.

84. Trần Chương Huyến, Lê Thị Hương Giang, Nguyễn Minh Quý (2009), “Điện

cực paste cacbon biến tính bằng HgO và ứng dụng trong phân tích Von-Ampe

hòa tan, Phần 1: Chế tạo điện cực và các đặc trưng điện hóa của điện cực”, Tạp

chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học, Tập 14(3), 3-6.

85. Trần Chương Huyến, Lê Thị Hương Giang (2010), “Điện cực than mềm biến tính

bằng HgO và ứng dụng trong phân tích Von-Ampe hòa tan, Phần 4: Xác định

selen bằng phương pháp Von-Ampe hòa tan catot trên điện cực than mềm biến

tính bằng HgO”, Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học, Tập 15(4), 270-275.

86. T. Ferri, G. Favero, M. Frasconi (2007), “Selenium speciation in foods:

Preliminary results on potatoes”, Microchemical Jounal, 85, 222-227.

87. C. Elleouet, F. Quentel and C. Madec (1996), “Determination of inorganic and

organic selenium species in natural waters by cathodic stripping voltammetry”,

Wat. Res., Vol. 30(4), 909-914.

88. Ruoh-Yun Wang, Ying-Ling Hsu, Lan-Fang Chang, Shiuh-Jen Jiang (2007),

“Speciation analysis of arsenic and selenium compounds in environmental and

biological samples by ion chromatography–inductively coupled plasma

dynamic reaction cell mass spectrometer”, Analytica Chimica Acta, Vol.

590(2), 239-244.

Page 132: Luan an Duyen

89. G. Önning (2000), “Separation of soluble selenium compounds in different fish species”, Food Chemistry, Vol. 68(2), 133-139.

90. B. Åkesson, T.S. Srikumar (1994), “Occurrence of low-molecular-weight and high-molecular-weight selenium compounds in fish”, Food Chemistry, Vol. 51(1), 45-49.

91. Đỗ Quang Trung (2002), “Ứng dụng nhựa vòng càng trong phương pháp chiết pha rắn để tách làm giàu nhằm xác định lượng vết Thủy ngân và Asen trong môi trường nước”, Luận án tiến sĩ Hóa học, Trường ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

92. Vũ Đức Lợi (2008), “Nghiên cứu xác định một số dạng Thủy ngân trong các mẫu sinh học và môi trường”, Luận án tiến sĩ Hóa học, Viện Hóa học-Viện KH & CN Việt Nam, Hà Nội.

93. Nguyễn Đình Thuất (2008), “Nghiên cứu phân tích liên tục (on-line) dạng Asen trong một số đối tượng môi trường biển bằng phương pháp liên hợp sắc kí lỏng và hấp thụ nguyên tử”, Luận án tiến sĩ Hóa học, Viện Hóa học-Viện KH & CN Việt Nam, Hà Nội.

94. Nguyễn Đình Thuất, Bùi Minh Lý, Phạm Đức Thịnh, Lê Lan Anh (2007), “Nghiên cứu phân tích dạng asen trong rong biển bằng phương pháp liên hợp sắc kí lỏng hiệu năng cao-quang phổ hấp thụ nguyên tử”, Tạp chí Hóa học, Tập 45(6A), 250-256.

95. Lê lan Anh, Nguyễn Đình Thuất, Bùi Minh Lý, Phạm Đức Vinh (2007), “Phân tích dạng asen trong nước và trầm tích ven biển bằng kĩ thuật ghép nối sắc kí lỏng hiệu năng cao và quang phổ hấp thụ nguyên tử”, Tạp chí Hóa học, Tập 45(6A), 263-268.

96. Vũ Đức Lợi, Trịnh Anh Đức, Nguyễn Hưng Dũng, Trịnh Hồng Quân, Nguyễn Hồng Hà, Trịnh Thu Hà, Phạm Gia Môn, Nguyễn Thị Trang, Dương Thị Tú Anh (2010), “Phân tích dạng Crom trong trầm tích lưu vực sông Nhuệ và Đáy”, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học, Tập15(4), 34-40.

97. Vũ Đức Lợi, Nguyễn Thanh Nga, Trịnh Anh Đức, Phạm Gia Môn, Trịnh Hồng Quân, Dương Tuấn Hưng, Trần Thị Lệ Chi, Dương Thị Tú Anh (2010), “Phân tích dạng một số kim loại nặng trong trầm tích thuộc lưu vực sông Nhuệ và sông Đáy”, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học, Tập15(4), 26-33.

Page 133: Luan an Duyen

98. Lê Lan Anh, Vũ Đức Lợi, Trịnh Anh Đức, Nguyễn Thị Hương Giang, Nguyễn

Thị Minh Lợi (2010), “Nghiên cứu phân tích dạng Crom (Cr), Cadimi (Cd) và

Chì (Pb) trong đất trồng trọt”, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học, Tập

15(3), 222-227.

99. Tiêu chuẩn Quốc gia: TCVN 5276:1990 (2010), “Thủy sản-Lấy mẫu và chuẩn

bị mẫu”, Hà Nội.

100. Dr. Phạm Luận (1999), “Giáo trình hướng dẫn về những vấn đề cơ sở của các

kỹ thuật xử lý mẫu phân tích”, Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

101. Từ Vọng Nghi (2009), “Hóa học phân tích-Phần 1:Cơ sở lí thuyết các phương

pháp Hóa học phân tích”, Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội, Hà Nội, Tr. 296-312.

102. Hoàng Minh Châu, Từ Văn Mặc, Từ Vọng Nghi (2002), “Cơ sở Hóa học phân

tích”, Nhà xuất bản KH & KT, Hà Nội, Tr. 191-201.

103. Đinh Thị Trường Giang (2011), “Nghiên cứu phương pháp Von-Ampe hòa tan

hấp phụ để xác định vết cadimi, kẽm và selen”, Luận án tiến sĩ Hóa học, Viện

Hóa học-Viện KH & CN Việt Nam, Hà Nội.

104. Đặng Văn Khánh (2008), “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng điện cực màng

bismut để xác định vết chì và cađimi trong một số đối tượng môi trường”,

Luận án tiến sĩ Hóa học, Trường ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

105. M. Somenath (2003), “Sample preparation techniques in analytical chemistry”,

John Wiley & Sons, Inc., Hoboken, New Jersey, USA.

106. Sakura Yoshida, Mamoru Haratake, Takeshi Fuchigami, and Morio Nakayama

(2011), “Selenium in Seafood Materials”, Journal of Health Scien, Graduate

School of Biomedical Sciences, Nagasaki University, Vol 57(3), 215-224.

Page 134: Luan an Duyen

PHỤ LỤC

1.Một số hình ảnh của mẫu hải sản nghiên cứu

Hình 1: Mẫu Tôm

Hình 2: Mẫu Ngao

Hình 4: Mẫu cá Khoai

Hình 5: Mẫu Mực

Hình 6: Mẫu cá Thu

Page 135: Luan an Duyen

2. Nghiên cứu độ thu hồi của phép xác định Se tổng trong mẫu chuẩn DORM-2

3. Nghiên cứu độ thu hồi của phép xác định Se tổng trong mẫu hải sản * Mẫu Ngao

* Mẫu cá Khoai

Page 136: Luan an Duyen

* Mẫu Tôm

* Mẫu Mực

* Mẫu cá Thu

-1.00e-5-5.00e-6 0 5.00e-61.00e-51.50e-5c (g/L)

0

-100n

-200n

-300n

I (A

)

-8.8e-006

Sec = 8.835 µg/L+/- 0.293 µg/L (3.32%)

-1.00e-5-5.00e-6 0 5.00e-61.00e-51.50e-5c (g/L)

0

-100n

-200n

-300n

I (A

)

-8.8e-006

Sec = 8.835 µg/L+/- 0.293 µg/L (3.32%)

-1.00e-5 0 1.00e-5 2.00e-5c (g/L)

0

-50.0n

-100n

-150n

-200n

I (A

)

-1.3e-005

Sec = 13.301 µg/L+/- 0.472 µg/L (3.55%)

-1.00e-5 0 1.00e-5 2.00e-5c (g/L)

0

-50.0n

-100n

-150n

-200n

I (A

)

-1.3e-005

Sec = 13.301 µg/L+/- 0.472 µg/L (3.55%)

Page 137: Luan an Duyen

4. Nghiên cứu độ thu hồi của dạng DMDSe trong mẫu hải sản * Mẫu cá Khoai

* Mẫu Tôm

* Mẫu Mực

-1.00e-5 0 1.00e-5 2.00e-5c (g/L)

0

-50.0n

-100n

-150n

-200n

-250n

-300n

I (A)

-7.8e-006

DMDSec = 7.811 µg/L+/- 0.417 µg/L (5.34%)

-1.00e-5 0 1.00e-5 2.00e-5c (g/L)

0

-50.0n

-100n

-150n

-200n

-250n

-300n

I (A)

-7.8e-006

DMDSec = 7.811 µg/L+/- 0.417 µg/L (5.34%)

-1 .00e -5-5 .00e -6 0 5.00e-61 .00e-51 .50e-52 .00e-5c (g /L )

0

-100n

-200n

-300n

I (A

)

-6 .3e-006

D MD Se c = 6 .2 70 µg /L + /- 0 .2 14 µg /L (3 .4 2%)

-1.00e-5 0 1.00e-5 2.00e-5c (g/L)

0

-50.0n

-100n

-150n

-200n

I (A)

-8.3e-006

DMDSec = 8.315 µg/L+/- 0.153 µg/L (1.84%)

-1.00e-5 0 1.00e-5 2.00e-5c (g/L)

0

-50.0n

-100n

-150n

-200n

I (A)

-8.3e-006

DMDSec = 8.315 µg/L+/- 0.153 µg/L (1.84%)

Page 138: Luan an Duyen

5. Nghiên cứu độ thu hồi của dạng Se-Cyst trong mẫu hải sản * Mẫu Cá Khoai

* Mẫu Tôm

* Mẫu Mực

-4.00e-5-2.00e-5 0 2.00e-54.00e-56.00e-5c (g/L)

0

-20.0n

-40.0n

-60.0n

-80.0n

-100n

I (A

)

-4e-005

Se-cyst c = 39.657 µg/L +/- 1.093 µg/L (2.76%)

-4.00e-5 -2.00e-5 0 2.00e-5 4.00e-5c (g /L)

0

-50.0n

-100n

-150n

-200n

I (A

)

-3e-005

Se-cyst c = 29.626 µg/L +/- 3.163 µg/L (10.68%)

-6.00e-5 -4.00e-5 -2.00e-5 0 2.00e-5

c (g /L)

0

-2.50n

-5.00n

-7.50n

-10.0n

-12.5n

-15.0n

I (A

)

-4.9e-005

Se-cyst c = 49.262 µg/L +/- 8.502 µg/L (17.26%)

Page 139: Luan an Duyen

6. Kết quả xác định dạng DMDSe trong pha hữu cơ khi chiết lặp lại lần hai

* Mẫu Tôm

* Mẫu Mực

Page 140: Luan an Duyen

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết

quả được viết chung với các đồng nghiệp khác đã được sự đồng ý khi đưa vào

luận án. Các số liệu, kết quả của luận án là trung thực và chưa từng được

công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

LÊ THỊ DUYÊN

Page 141: Luan an Duyen

LỜI CẢM ƠN

Luận án này được hoàn thành tại phòng thí nghiệm Hóa Phân tích,

Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn

PGS.TS. Lê Lan Anh và TS. Lê Đức Liêm đã trực tiếp hướng dẫn tận tình và

giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Em xin chân thành cảm ơn GS.TSKH. Trịnh Xuân Giản, TS. Vũ Đức

Lợi cùng các cô, chú, anh, chị cán bộ phòng Hóa Phân tích, Viện Hóa học,

Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận

lợi cho em trong quá trình hoàn thành luận án.

Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Hóa học, Viện Khoa học

và Công nghệ Việt Nam đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em

trong quá trình hoàn thành luận án.

Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các phòng, khoa, ban

Trường Đại học Mỏ-Địa Chất đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em

trong suốt quá trình làm luận án.

Em xin chân thành cảm ơn các Thày, Cô, anh, chị cán bộ Bộ môn Hóa

học, Khoa Đại học Đại cương, Trường Đại học Mỏ-Địa Chất đã tạo điều kiện

và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận án.

Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn các anh, chị, bạn bè, đồng nghiệp, gia

đình, người thân đã động viên, giúp đỡ về vật chất và tinh thần để tôi có thể

hoàn thành tốt luận án này.

Hà nội, tháng 10 năm 2012

Tác giả

LÊ THỊ DUYÊN

Page 142: Luan an Duyen

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

AE Auxiliary Electrode Điện cực phù trợ

RE Reference Electrode Điện cực so sánh

WE Working Electrode Điện cực làm việc

RDE Rotating Disk Electrode Điện cực đĩa quay

SSE Solid State Electrode Điện cực rắn

SCE Saturated Calomel Electrode Điện cực calomel bão hòa

HMDE Hanging Mercury Drop Electrode Điện cực giọt treo thủy ngân

SMDE Standing Mercury Drop Electrode Điện cực giọt ngồi thủy ngân

MFE Mercury Film Electrode Điện cực màng thủy ngân

SV Stripping Voltammetry Von – Ampe hòa tan

ASV Anodic Stripping Voltammetry Von – Ampe hòa tan anot

CSV Cathodic Stripping Voltammetry Von – Ampe hòa tan catot

AdSV Adsorptive Stripping Voltammetry Von – Ampe hòa tan hấp phụ

DP Differential Pulse Xung vi phân

SQW Square Wave Sóng vuông

DC Direct Current Dòng một chiều

CV Cyclic Voltammetry Von – Ampe vòng

DPASV Differential Pulse Anodic Stripping

Voltammetry

Von – Ampe hòa tan anot

xung vi phân

DPCSV Differential Pulse Catodic

Stripping Voltammetry

Von – Ampe hòa tan catot

xung vi phân

SQWASV Square Wave Anodic Stripping

Voltammetry

Von – Ampe hòa tan anot

sóng vuông

NPP Normal Pulse Polarography Cực phổ xung biến đổi đều

DPP Differential Pulse Polarography Cực phổ xung vi phân

Page 143: Luan an Duyen

∆E Pulse Amplitude Biên độ xung

Ep Peak Potential Thế đỉnh

E1/2 Half-Wave Potential Thế bán sóng

Edep Deposition Potential Thế điện phân làm giàu

Ip Peak Current Dòng đỉnh hòa tan

tdep Deposition Time Thời gian điện phân làm giàu

Me Metal Kim loại

LOD Limit of Detection Giới hạn phát hiện

LOQ Limit of Quantification Giới hạn định lượng

Rev Recovery Độ thu hồi

HG Hydride Generation Kỹ thuật hyđrua hóa

HPLC High Performance Liquid

Chromatography Sắc ký lỏng hiệu năng cao

ICP Inductively Coupled Plasma Plasma cao tần cảm ứng

AAS Atomic Absorption Spectrometry Quang phổ hấp thụ nguyên tử

FAAS Flame Atomic Absorption

Spectrometry

Quang phổ hấp thụ nguyên tử

ngọn lửa

GFAAS Graphite-Furnace Atomic

Absorption Spectrometry

Quang phổ hấp thụ nguyên tử

lò graphit

ET-AAS Electrothermal-Atomic Absorption

Spectrometry

Quang phổ hấp thụ nguyên tử

nhiệt điện

HG-AAS Hydride Generation-Atomic

Absorption Spectrometry

Quang phổ hấp thụ nguyên tử

kỹ thuật hyđrua

AES Atomic Emission Spectrometry Quang phổ phát xạ nguyên tử

ICP-AES Inductively Coupled Plasma

-Atomic Emission Spectrometry

Quang phổ phát xạ nguyên tử

cảm ứng cao tần Plasma

AFS Atomic Fluorescene Spectrometry Quang phổ huỳnh quang

nguyên tử

Page 144: Luan an Duyen

ICP-AFS

Inductively Coupled Plasma-

Atomic Fluorescene Spectrometry

Quang phổ huỳnh quang

nguyên tử cảm ứng cao tần

Plasma

NAA Neutron Activation Analysis Phân tích kích hoạt nơtron

MS Mass Spectrometry Phổ khối

ICP-MS Inductively Coupled Plasma-Mass

Spectrometry

Phương pháp phổ khối

cảm ứng cao tần Plasma

LC Liquid Chromatography Sắc ký lỏng

IC Ion Chromatography Sắc ký ion

GC Gas Chromatography Sắc ký khí

PN Pneumatic Nebulisation Phun hơi

GC-MS Gas Chromatography-Mass

Spectrometry Sắc ký khí-Phổ khối

CE Capillary Electrophoresis Điện di mao quản

UV Ultraviolet Cực tím

Se(IV) Selenite Selenit

Se(VI) Selenate Selenat

Se-Cyst Selenocystine Selencystin

SeMet Selenomethionine Selenmethionin SeEt Selenoethionine Selenethionin DMSe Dimethylselenide Dimetyl selenua DMDSe Dimethyldiselenide Dimetyl diselenua TMSe Trimethylselenonium- ion Ion trimetyl selen As(III) Arsenite Asenit As(V) Arsenate Asenat DMA Dimethylarsinic Acid Axít dimetyl asenic MMA Monomethylarsonic Acid Axít monometyl asenic AsB Arsenobetaine Asenobetan As-đường Arsenosugars Asen đường EtOH Ethanol Etanol

Page 145: Luan an Duyen

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN .................................................................................................. 3 1.1. DẠNG SELEN TRONG TỰ NHIÊN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG

ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI ............................................................. 3 1.1.1. Dạng selen trong tự nhiên ........................................................................... 3 1.1.2. Tác động của selen đối với sức khỏe con người ........................................ 4

1.2. TÍNH CHẤT ĐIỆN HÓA CỦA SELEN ................................................. 6 1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SELEN ........................................ 8

1.3.1. Các phương pháp phân tích hàm lượng tổng selen ................................... 8 1.3.2. Các phương pháp phân tích dạng selen .................................................... 12

1.4. PHƯƠNG PHÁP VON-AMPE HÒA TAN TRONG PHÂN TÍCH DẠNG

SELEN ............................................................................................................. 17 1.4.1. Giới thiệu chung về phương pháp Von-Ampe hòa tan ........................... 17 1.4.2. Ứng dụng phương pháp Von-Ampe hòa tan trong phân tích dạng selen ... 22

1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DẠNG SELEN TRONG THỦY, HẢI

SẢN TRÊN THẾ GIỚI .................................................................................. 23 1.6. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ DẠNG VẾT CÁC NGUYÊN TỐ Ở VIỆT

NAM ................................................................................................................ 24 CHƯƠNG 2 - THỰC NGHIỆM .......................................................................................... 25 2.1. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ VÀ HOÁ CHẤT ............................................... 25

2.1.1. Thiết bị và dụng cụ .................................................................................... 25 2.1.2. Hoá chất ...................................................................................................... 26

2.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM ............................................................... 27 2.2.1. Pha các dung dịch chuẩn ........................................................................... 27 2.2.2. Chuẩn bị mẫu phân tích ............................................................................. 27 2.2.3. Các bước nghiên cứu để xây dựng quy trình phân tích bằng phương

pháp Von-Ampe hòa tan .............................................................................. 28 2.2.4. Xử lí số liệu thực nghiệm .......................................................................... 30

CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 32

Page 146: Luan an Duyen

3.1. NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT ĐIỆN HÓA CỦA SELEN TRÊN HMDE . 32 3.1.1. Nghiên cứu đặc tính Von-Ampe vòng của Se(IV) .................................. 32 3.1.2. Nghiên cứu đặc tính Von-Ampe vòng của Se-Cyst ................................ 32 3.1.3. Nghiên cứu đặc tính Von-Ampe vòng của DMDSe ............................... 33

3.2. NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN CÁC ĐIỀU KIỆN GHI ĐO TỐI ƯU

XÁC ĐỊNH MỘT SỐ DẠNG SELEN .......................................................... 34 3.2.1. Se(IV) và Se-Cyst trong pha nước ............................................................ 34 3.2.2. DMDSe trong pha hữu cơ ......................................................................... 50

3.3. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT CẢN TRỞ ĐẾN

PHÉP GHI ĐO CÁC DẠNG SELEN ........................................................... 61 3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất cản trở đến phép ghi đo Se(IV) .... 62 3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất cản trở đến phép ghi đo Se-Cyst .. 65 3.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất cản trở đến phép ghi đo DMDSe . 68

3.4. XÂY DỰNG ĐƯỜNG CHUẨN ............................................................. 69 3.4.1. Xây dựng đường chuẩn của Se(IV) .......................................................... 69 3.4.2. Xây dựng đường chuẩn của Se-Cyst ........................................................ 71 3.4.3. Xây dựng đường chuẩn của DMDSe ....................................................... 73

3.5. ĐÁNH GIÁ ĐỘ LẶP LẠI, GIỚI HẠN PHÁT HIỆN VÀ GIỚI HẠN

ĐỊNH LƯỢNG CỦA PHƯƠNG PHÁP ....................................................... 74 3.5.1. Độ lặp lại .................................................................................................... 74 3.5.2. Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ) ...................... 75

3.6. ĐỊNH LƯỢNG SELEN TỔNG VÀ MỘT SỐ DẠNG SELEN

TRONG HẢI SẢN ........................................................................................ 77 3.6.1. Định lượng selen tổng trong mẫu hải sản ................................................. 77 3.6.2. Định lượng một số dạng selen trong mẫu hải sản .................................... 88

KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 119 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Page 147: Luan an Duyen

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Các dạng selen trong môi trường và hệ sinh học ........................................... 4 Bảng 1.2: Giá trị liều gây chết trên chuột (thỏ) của các dạng selen ............................... 6 Bảng 1.3: Thế bán sóng (E1/2) của Se(IV) trong một số nền ........................................... 8 Bảng 1.4: Khoảng thế làm việc của một số loại vật liệu (so với SCE) ....................... 20 Bảng 3.1: Các thông số ghi đo chọn nền điện li .............................................................. 34 Bảng 3.2: Kết quả ghi đo nghiên cứu chọn nền điện li tối ưu ...................................... 35 Bảng 3.3: Kết quả ghi đo nghiên cứu chọn nồng độ HCl tối ưu .................................. 36 Bảng 3.4: Kết quả ghi đo nghiên cứu chọn thế điện phân làm giàu tối ưu ................ 37 Bảng 3.5: Kết quả ghi đo nghiên cứu chọn thời gian điện phân làm giàu tối ưu . 38 Bảng 3.6: Kết quả ghi đo nghiên cứu tốc độ quét thế .................................................... 40 Bảng 3.7: Kết quả ghi đo nghiên cứu biên độ xung ....................................................... 41 Bảng 3.8: Kết quả ghi đo nghiên cứu chọn thời gian đặt xung tối ưu ......................... 42 Bảng 3.9: Kết quả ghi đo nghiên cứu chọn tốc độ khuấy dung dịch tối ưu ............... 42 Bảng 3.10: Kết quả ghi đo nghiên cứu chọn kích thước giọt thủy ngân tối ưu .. 44 Bảng 3.11: Kết quả ghi đo nghiên cứu chọn thời gian cân bằng tối ưu ........................ 45 Bảng 3.12: Kết quả ghi đo nghiên cứu chọn thời gian đuổi ôxy tối ưu ........................ 47 Bảng 3.13: Điều kiện tối ưu phân tích Se(IV) và Se-Cyst ............................................... 47 Bảng 3.14: Các điều kiện tối ưu xác định đồng thời hai dạng Se(IV) và

Se-Cyst .............................................................................................................. 48 Bảng 3.15: Kết quả xác định hàm lượng hai dạng Se(IV) và Se-Cyst trong

mẫu tự tạo ......................................................................................................... 49 Bảng 3.16: Các thông số ghi đo nghiên cứu chọn nồng độ HCl tối ưu ........................ 50 Bảng 3.17: Kết quả nghiên cứu chọn nồng độ HCl tối ưu .............................................. 51 Bảng 3.18: Kết quả ghi đo nghiên cứu chọn nồng độ LiClO4 tối ưu ............................ 52 Bảng 3.19: Kết quả ghi đo nghiên cứu chọn thế điện phân làm giàu tối ưu ................ 52 Bảng 3.20: Kết quả ghi đo nghiên cứu chọn thời gian điện phân làm giàu

tối ưu ................................................................................................................... 53 Bảng 3.21: Kết quả ghi đo nghiên cứu chọn tốc độ quét thế tối ưu ............................... 54 Bảng 3.22: Kết quả ghi đo nghiên cứu chọn biên độ xung tối ưu. ................................. 55

Page 148: Luan an Duyen

Bảng 3.23: Kết quả ghi đo nghiên cứu thời gian đặt xung .............................................. 56 Bảng 3.24: Kết quả ghi đo nghiên cứu tốc độ khuấy dung dịch .................................... 57 Bảng 3.25: Kết quả ghi đo nghiên cứu chọn kích thước giọt thủy ngân tối ưu ....... 58 Bảng 3.26: Kết quả ghi đo nghiên cứu chọn thời gian cân bằng tối ưu ........................ 59 Bảng 3.27: Kết quả ghi đo nghiên cứu thời gian đuổi khí ôxy ....................................... 60 Bảng 3.28: Điều kiện tối ưu phân tích DMDSe ................................................................ 61 Bảng 3.29: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của Cu(II), Pb(II) Cd(II), Fe(III), Zn(II),

As(V) đến Ip của Se(IV) .................................................................................... 62 Bảng 3.30: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của axít béo đến Ip của Se(IV) ................. 64 Bảng 3.31: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của Cd(II), Fe(III), Zn(II), As(V), Cu(II),

Pb(II) đến Ip của Se-Cyst .................................................................................. 65 Bảng 3.32: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của axít béo đến Ip của Se-Cyst ............... 67 Bảng 3.33: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của axít béo đến Ip của DMDSe ... 69 Bảng 3.34: Kết quả ghi đo xây dựng đường chuẩn của Se(IV) vùng nồng độ

(0,08 ÷ 1) ppb .................................................................................................. 70 Bảng 3.35: Kết quả ghi đo xây dựng đường chuẩn của Se(IV) vùng nồng độ

(0,8 ÷ 10) ppb .................................................................................................. 70 Bảng 3.36: Kết quả ghi đo xây dựng đường chuẩn của Se-Cyst vùng nồng

độ (0,5 ÷ 8) ppb .............................................................................................. 71 Bảng 3.37: Kết quả ghi đo xây dựng đường chuẩn của Se-Cyst vùng nồng

độ (5 ÷ 45) ppb ............................................................................................... 72 Bảng 3.38: Kết quả ghi đo xây dựng đường chuẩn của DMDSe vùng nồng

độ (2 ÷ 22) ppb ............................................................................................... 73 Bảng 3.39: Kết quả nghiên cứu đánh giá độ lặp lại của phép ghi đo ............................. 74 Bảng 3.40: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ HCl đến hiệu suất khử

Se(VI) về Se(IV) ................................................................................................ 79 Bảng 3.41: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian khử đến hiệu suất khử

Se(VI) về Se(IV) ................................................................................................ 80 Bảng 3.42: Kết quả phân tích hàm lượng Se tổng trong mẫu chuẩn DORM-2 ...... 83 Bảng 3.43: Kết quả xác định hàm lượng Se tổng trong các mẫu hải sản ..................... 86

Page 149: Luan an Duyen

Bảng 3.44: Kết quả ghi đo quang phổ hấp thụ nguyên tử lò graphit của một số mẫu hải sản .................................................................................................................. 87

Bảng 3.45: So sánh kết quả nghiên cứu thu được theo hai phương pháp: DPCSV và GFAAS ................................................................................................................ 87

Bảng 3.46 : Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của số lần chiết và thể tích dung môi chiết CH2Cl2 đến hiệu suất chiết DMDSe ............................................................... 91

Bảng 3.47: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian lắc chiết đến hiệu suất chiết DMDSe ............................................................................................................... 93

Bảng 3.48: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của số lần chiết và thể tích dung môi chiết n-hexan đến độ thu hồi hai dạng Se-Cyst và Se(IV) .................................. 102

Bảng 3.49: Kết quả xác định hàm lượng Se-Cyst trong mẫu tôm Sú sau khi chiết loại protein ................................................................................................................ 107

Bảng 3.50: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của số lần chiết bằng 5ml diclometan đến độ thu hồi các dạng selen trong pha nước của mẫu pha chuẩn ................ 108

Bảng 3.51: Kết quả xác định hàm lượng Se-Cyst trong mẫu cá Khoai theo thời gian ngâm chiết mẫu ................................................................................................ 110

Bảng 3.52: Kết quả xác định hàm lượng một số dạng selen trong mẫu hải sản bằng phương pháp Von-Ampe hòa tan ................................................................. 117

Page 150: Luan an Duyen

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Đường CV của 200ppb Se(IV) trên nền HCl 0,1M .................................... 32 Hình 3.2: Đường CV của 700ppb Se-Cyst trên nền HCl 0,1M .................................. 33 Hình 3.3: Đường CV của 50ppb DMDSe trên nền HCl 0,06M + LiClO4 0,2M +

CH2Cl2/C2H5OH (1/1) ...................................................................................... 33 Hình 3.4: Sự phụ thuộc của Ip vào nồng độ HCl ............................................................ 35 Hình 3.5: Đường DPCSV của Se (IV) và Se-Cyst nghiên cứu chọn thế điện phân

làm giàu tối ưu .................................................................................................... 37 Hình 3.6: Đường DPCSV của Se(IV) và Se-Cyst nghiên cứu chọn thời gian điện

phân làm giàu tối ưu .......................................................................................... 38 Hình 3.7: Sự phụ thuộc của Ip vào tốc độ quét thế ......................................................... 39 Hình 3.8: Đường DPCSV của Se(IV) và Se-Cyst nghiên cứu biên độ xung ........... 40 Hình 3.9: Đường DPCSV của Se(IV) và Se-Cyst nghiên cứu thời gian đặt xung .. 41 Hình 3.10: Đường DPCSV của Se(IV) và Se-Cyst nghiên cứu tốc độ khuấy dung

dịch ....................................................................................................................... 43 Hình 3.11: Sự phụ thuộc của Ip vào kích thước giọt thủy ngân ..................................... 44 Hình 3.12: Sự phụ thuộc của Ip vào thời gian cân bằng .................................................. 45 Hình 3.13: Đường DPCSV của Se(IV) và Se-Cyst nghiên cứu thời gian đuổi ôxy .. 46 Hình 3.14: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn của mẫu tự tạo ................................ 49 Hình 3.15: Sự phụ thuộc của Ip vào nồng độ HCl ............................................................ 51 Hình 3.16: Đường DPCSV của DMDSe nghiên cứu chọn nồng độ LiClO4 tối ưu .. 52 Hình 3.17: Sự phụ thuộc của Ip vào thế điện phân làm giàu ........................................... 53 Hình 3.18: Đường DPCSV của DMDSe nghiên cứu thời gian điện phân làm giàu . 53 Hình 3.19: Đường DPCSV của DMDSe nghiên cứu chọn tốc độ quét thế tối ưu .... 54 Hình 3.20: Đường DPCSV của DMDSe nghiên cứu biên độ xung ............................ 55 Hình 3.21: Đường DPCSVcủa DMDSe nghiên cứu thời gian đặt xung ..................... 56 Hình 3.22: Đường DPCSV của DMDSe nghiên cứu tốc độ khuấy dung dịch .......... 57 Hình 3.23: Đường DPCSV của DMDSe nghiên cứu kích thước giọt thủy ngân .. 58 Hình 3.24: Đường DPCSV của DMDSe nghiên cứu thời gian cân bằng ................... 59 Hình 3.25: Đường DPCSV của DMDSe nghiên cứu thời gian đuổi ôxy ................... 60

Page 151: Luan an Duyen

Hình 3.26: Sự phụ thuộc của Ip vào nồng độ các ion Cu(II), Pb(II), Cd(II) và Fe(III) ................................................................................................................. 62

Hình 3.27: Sự phụ thuộc của Ip vào nồng độ các ion Zn(II), As(V) ............................. 63 Hình 3.28: Đường DPCSV và đồ thị nghiên cứu ảnh hưởng của axít stearic đến Ip

của Se(IV) ........................................................................................................... 64 Hình 3.29: Sự phụ thuộc của Ip vào nồng độ các ion Cd(II), Fe(III), Zn(II),

As(V) ................................................................................................................... 66 Hình 3.30: Sự phụ thuộc của Ip vào nồng độ các ion Cu(II), Pb(II) .............................. 66 Hình 3.31: Sự phụ thuộc của Ip vào nồng độ axít stearic ................................................ 68 Hình 3.32: Đường DPCSV và đồ thị nghiên cứu ảnh hưởng của axít stearic đến Ip

của DMDSe ........................................................................................................ 69 Hình 3.33: Đường DPCSV và đường chuẩn của Se(IV) vùng nồng độ (0,08÷1) ppb .... 70 Hình 3.34: Đường DPCSV và đường chuẩn của Se(IV) vùng nồng độ (0,8÷ 10) ppb ... 71 Hình 3.35: Đường DPCSV và đường chuẩn của Se-Cyst vùng nồng độ (0,5 ÷ 8) ppb .. 72 Hình 3.36: Đường DPCSV và đường chuẩn của Se-Cyst vùng nồng độ (5÷45) ppb ..... 72 Hình 3.37: Đường DPCSV và đường chuẩn của DMDSe vùng nồng độ (2 ÷ 22) ppb .. 73 Hình 3.38: Đường DPCSV của Se(IV), Se-Cyst nghiên cứu độ lặp lại của

phép ghi đo ....................................................................................................... 75 Hình 3.39: Đường DPCSV của DMDSe nghiên cứu độ lặp lại của phép ghi đo ...... 75 Hình 3.40: Quy trình xác định Se tổng trong mẫu hải sản .............................................. 81 Hình 3.41: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định hàm lượng Se tổng trong

mẫu chuẩn DORM-2 ........................................................................................ 82 Hình 3.42: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn mẫu Ngao ....................................... 84 Hình 3.43: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn mẫu cá Khoai ................................. 84 Hình 3.44: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn mẫu tôm Sú .................................... 85 Hình 3.45: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn mẫu Mực ......................................... 85 Hình 3.46: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn mẫu cá Thu ..................................... 86 Hình 3.47: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng DMDSe trong dịch

chiết CH2Cl2 lần 1 .............................................................................................. 89 Hình 3.48: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng DMDSe trong dịch

chiết CH2Cl2 lần 2 .............................................................................................. 89

Page 152: Luan an Duyen

Hình 3.49: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng DMDSe trong dịch chiết CH2Cl2 lần 1 .............................................................................................. 90

Hình 3.50 : Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng DMDSe trong dịch chiết CH2Cl2 lần 1 .............................................................................................. 91

Hình 3.51: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng DMDSe trong dịch chiết CH2Cl2 khi lắc chiết 5 phút ..................................................................... 92

Hình 3.52: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng DMDSe trong dịch chiết CH2Cl2 khi lắc chiết 10 phút ................................................................... 92

Hình 3.53: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng DMDSe trong dịch chiết CH2Cl2 khi lắc chiết 15 phút ................................................................... 93

Hình 3.54: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng DMDSe trong dịch chiết CH2Cl2 khi lắc chiết 20 phút ................................................................... 93

Hình 3.55: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha nước sau khi chiết tách dạng DMDSe bằng 5,5ml CH2Cl2 .................................. 94

Hình 3.56: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha nước sau khi loại chất béo bằng 5ml n-hexan (1 lần) ............................................ 95

Hình 3.57: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha nước sau khi loại chất béo bằng 5ml n-hexan (2 lần) ............................................ 95

Hình 3.58: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha nước sau khi loại chất béo bằng 5ml n-hexan (3 lần) ............................................ 96

Hình 3.59: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha nước sau khi loại chất béo bằng 5ml n-hexan (4 lần) ............................................ 96

Hình 3.60: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha nước sau khi loại chất béo bằng 5ml n-hexan (5 lần) ............................................ 97

Hình 3.61: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha nước sau khi loại chất béo bằng 5ml n-hexan (6 lần) ............................................ 97

Hình 3.62: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha nước sau khi loại chất béo bằng 5ml n-hexan (7 lần) ............................................ 98

Hình 3.63: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha nước sau khi loại chất béo bằng 5ml n-hexan (8 lần) ............................................ 98

Page 153: Luan an Duyen

Hình 3.64: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha nước sau khi loại chất béo bằng 5ml n-hexan (9 lần) ............................................ 99

Hình 3.65: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha nước sau khi loại chất béo bằng 10ml n-hexan (1 lần) .......................................... 99

Hình 3.66: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha nước sau khi loại chất béo bằng 10ml n-hexan (2 lần) ........................................ 100

Hình 3.67: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha nước sau khi loại chất béo bằng 10ml n-hexan (3 lần) ........................................ 100

Hình 3.68: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha nước sau khi loại chất béo bằng 10ml n-hexan (4 lần) ........................................ 101

Hình 3.69: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha nước sau khi loại chất béo bằng 10ml n-hexan (5 lần) ........................................ 101

Hình 3.70: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha nước sau khi loại chất béo bằng 10ml n-hexan (6 lần) ........................................ 101

Hình 3.71: Đường DPCSV xác định dạng selen trong pha nước sau khi tách dạng DMDSe bằng 5,5ml CH2Cl2 ......................................................................... 104

Hình 3.72: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha nước sau khi loại chất béo bằng 10ml n-hexan (3 lần) ........................................ 104

Hình 3.73: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha nước sau khi loại protein bằng 5ml CH2Cl2 (1 lần) .............................................. 105

Hình 3.74: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha nước sau khi loại protein bằng 5ml CH2Cl2 (2 lần) .............................................. 105

Hình 3.75: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha nước sau khi loại protein bằng 5ml CH2Cl2 (3 lần) .............................................. 106

Hình 3.76: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha nước sau khi loại protein bằng 10ml CH2Cl2 (1 lần) ........................................... 106

Hình 3.77: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha nước sau khi loại protein bằng 10ml CH2Cl2 (2 lần) ........................................... 107

Hình 3.78: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha nước khi ngâm chiết mẫu trong 12h ....................................................................... 109

Page 154: Luan an Duyen

Hình 3.79: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha nước khi ngâm chiết mẫu trong 24h ....................................................................... 109

Hình 3.80: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng selen trong pha nước khi ngâm chiết mẫu trong 30h ....................................................................... 110

Hình 3.81: Sơ đồ chiết tách và xác định một số dạng selen trong mẫu hải sản ......... 111 Hình 3.82: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng DMDSe trong mẫu

cá Khoai ............................................................................................................. 113 Hình 3.83: Đường DPCSV xác định dạng DMDSe trong mẫu cá Khoai

(chiết lần 2) .................................................................................................... 113 Hình 3.84: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng Se-Cyst trong mẫu

cá Khoai ............................................................................................................. 114 Hình 3.85: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng Se(IV) trong mẫu cá

Khoai .................................................................................................................. 114 Hình 3.86: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng DMDSe trong mẫu

tôm Sú ................................................................................................................ 115 Hình 3.87: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng Se-Cyst trong mẫu

tôm Sú ................................................................................................................ 115 Hình 3.88: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng Se(IV) trong mẫu

tôm Sú ................................................................................................................ 116 Hình 3.89: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng DMDSe

trong mẫu Mực ............................................................................................. 116 Hình 3.90: Đường DPCSV và đồ thị thêm chuẩn xác định dạng Se-Cyst

trong mẫu Mực ............................................................................................. 117