67
1 Niềm Tin Hội-Thánh Tin-lành Việt-nam tại Hòa-lan “nhìn xem Đức Chúa Jêsus, là cội rễ và cuối cùng của đức tin, tức là Đấng vì sự vui mừng đã đặt trước mặt mình, chịu lấy thập tự giá, khinh điều sỉ nhục, và hiện nay ngồi bên hữu ngai Đức Chúa Trời.” - Hê bơ rơ 12:2 số 84 tháng 03 & 04 năm 2015

Niem Tin 84

  • Upload
    ahqn

  • View
    34

  • Download
    0

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Niềm Tin 84

Citation preview

Page 1: Niem Tin 84

1

Niềm Tin Hội-Thánh Tin-lành Việt-nam tại Hòa-lan

“nhìn xem Đức Chúa Jêsus, là cội rễ và cuối cùng của đức tin,

tức là Đấng vì sự vui mừng đã đặt trước mặt mình, chịu lấy thập

tự giá, khinh điều sỉ nhục, và hiện nay ngồi bên hữu ngai Đức

Chúa Trời.” - Hê bơ rơ 12:2

số 84 tháng 03 & 04 năm 2015

Page 2: Niem Tin 84

2

Niềm Tin

Cơ quan Dưỡng linh, Truyền giảng, Phổ biến Giáo lý, Thông tin, Nối nhịp cầu liên lạc của Hội-thánh Tin-lành Việt-nam tại Hòa-lan với tín hữu và đồng hương khắp nơi... Chủ biên: Ban chấp hành của Hội-thánh Tin lành Việt-nam tại Hòa-lan Địa chỉ gởi bài và liên lạc:

Akerstraat-Noord 166A – 6431HR Hoensbroek – Nederland Hoặc email: [email protected]

Mọi sự ủng hộ xin gởi về: - De Vietnamese Protestantse Kerk in Nederland. Bramantestraat 36.

5624 AJ Eindhoven - Nederland. - Gironummer:

IBAN: NL17 INGB 0000 4363 11 BIC: INGBNL2A

Trong số nầy: 03. Phục Sinh hay Sống Vĩnh Viễn Niềm Tin 04. Chúc mừng Phục sinh (thơ) Nguyễn Sông Núi 05. Suy nghĩ nhân mùa Phục sinh MS Nguyễn Đình Liễu 13. Tìm hiểu vài ý nghĩa Phục sinh. Phước Nguyên 22. Hãy nhớ đến ta (thơ) Linh Cương 24. Giá trị tìm ẩn MS Huỳnh Ngọc Ẩn 30. Xóa bỏ hận thù Nguyễn Công Trực 40. Hãy thắp lên… một que diêm Sưu Tầm 42. Bởi vì tấm vải che ... Sưu Tầm 45. Dám sống trên bờ vực L.Cunningham & J.Rogers 55. Chuyện những củ khoai tây Trọng Nghĩa 57. Ăn gì, uống gì? Bà Kim Hoa Vidoni 59. Việc nhỏ trong nhà Nguyễn Lý 60. Bản tin Niềm Tin

Mời đọc Niềm Tin và giới thiệu với người khác. Xin thư về địa chỉ tòa soạn. Niềm Tin có trích đăng một số bài của các tác giả, rất tiếc không có địa chỉ để xin phép. Trong tinh thần phục vụ Chúa Cứu thế và đức tin của thân tín hữu, Niềm Tin thành thật tri ân.

Page 3: Niem Tin 84

3

Phục Sinh hay Sống Vĩnh Viễn

“Chúa Cứu Thế Jêsus là nhân chứng thành tín. Chúa sống lại đầu tiên từ cõi chết; Chúa có uy quyền trên tất cả vua chúa và các nguyên thủ quốc gia. Chúa đã yêu thương chúng ta, dùng máu Ngài tẩy sạch tội lỗi chúng ta, cho chúng ta làm công dân Nước Chúa, làm thầy tế lễ của Đức Chúa Trời là Cha. Cầu xin vinh quang và uy quyền thuộc về Ngài mãi mãi vô tận. Thành tâm sở nguyện!” - (Khải huyền 1:5-6) Suốt mùa đông, những cây hoa chỉ còn cành trơ trọi và những loại hoa củ như biến mất trên mặt đất, nhưng đừng động đến vì trong chúng còn có sự sống. Thật vậy, thời tiết chuyển dần vào xuân, những mầm non trên các cành hoa đã nứt lộc và các loại hoa củ đã nhú mầm lá. Sự sống mới sắp đươm hoa trái trong xuân vui, ấm áp và có thể kéo dài cho đến cuối thu hằng năm. Nhìn lại đời người chúng ta cũng vậy; có sự sống bất diệt! Con người có giá trị ở chổ sự hiện hữu không những chỉ thu hẹp trong thời gian sống trên mặt đất này mà còn kéo dài mãi trong cuộc sống sau này nửa. Làm thế nào đời sống con người có giá trị vĩnh viễn? Từ trời cao, Đức Chúa Trời đã dang tay cứu vớt loài người: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.” Con Đức Chúa Trời chính là Chúa Cứu Thế Jêsus. Ngài đã ra đời như một người nhưng chính Ngài là Đức Chúa Trời. Kinh thánh xác nhận:" Đức Chúa Trời là Nguồn sống nên Con Ngài cũng là Nguồn Sống" và cũng vì thế mà Chúa Cứu Thế Jêsus từng tuyên bố rằng: "Ai tin lời ta mà tin Đấng đã sai ta thì được sự sống vĩnh viễn".

Niềm Tin

Page 4: Niem Tin 84

4

Chúc M�ng Cu-Chúa Ph�c Sinh

”Song thiên sứ nói cùng các ngươi đờn bà đó rằng: Các ngươi đừng sợ

chi cả; vì ta biết các ngươi tìm Đức Chúa Jêsus, là Đấng bị đóng đinh

trên thập tự giá. Ngài không ở đây đâu; Ngài sống lại rồi, như lời Ngài

đã phán. Hãy đến xem chỗ Ngài đã nằm.” (Ma thi ơ 28:5)

Chúc m�ng C�u-Chúa ph�c sinh,

Jêsus s�ng l�i quang vinh r�ng ng�i.

Xin vâng, Ngài �ã làm ng �i,

B�ng lòng �i xu�ng cõi ��i phàm nhân.

Trao ban ch%ng chút �o cân,

Th��ng yêu chia s* b+n thân ân tình.

Nay v- h.i ng. Cha mình,

Ng� bên h/u 01ng �oái nhìn tr3n gian.

Tri�u th3n ch thánh ca vang,

Ng�i khen Con M.t mênh mang di8u v�i.

�oàn chiên d 9i th: g;i m�i,

Hân hoan c+m t� Ngôi L�i thiên thu!

Nguy?n Sông Núi (USA)

Page 5: Niem Tin 84

5

SUY NGHĨ NHÂN MÙA PHỤC SINH

CHÚA JÊSUS: TỪ THIÊN ĐÀNG XUỐNG THẬP TỰ GIÁ ĐẾN NGÔI MỘ TRỐNG.

Mùa Phục sinh năm nay lại về với những người tin thờ Chúa Jêsus nói riêng cũng như với tất cả mọi người nói chung trong niềm vui mừng vốn có của nó. Vì trong thời đại toàn cầu hoá như ngày nay, Lễ Giáng sinh và Lễ Phục sinh đã trở thành những ngày vui phổ biến cho tất cả mọi người, dù là đã tin thờ Chúa hay chưa tin thờ Chúa.

Là một người tin thờ Chúa Jêsus, cũng như bao con dân Chúa khác, tôi hân hoan, vui mừng đón chào mùa Phục sinh như hân hoan, vui mừng đón chào mùa Giáng sinh vậy.

Từ Thiên đàng vinh hiển tột đỉnh đến thập tự giá thấp hèn tột cùng.

Chúa giáng sinh bày tỏ tình yêu thương kỳ diệu của Đức Chúa Trời cho nhân loại. Trong khi con người phạm tội xa cách Ngài, đi theo ý riêng, làm theo ý riêng, thay vì làm theo ý Chúa, thì Đức Chúa Trời có một phương cách để cứu con người ra khỏi tội và quay trở về với Ngài. Phương cách ấy là Chúa Jêsus đã giáng sinh làm người, sống với nghề thợ mộc trong gia đình Ma-ri, Giô-sép. Năm 30 tuổi, Ngài bắt đầu thi hành sứ vụ cứu chuộc nhân loại đã được Đức Chúa Trời ủy thác. Ngài đi khắp nơi giảng đạo nước Đức Chúa Trời, chữa lành mọi bệnh tật. Ngài nếm trải mọi nỗi khổ đau của kiếp người. Ngài giàu lòng trắc ẩn. Kinh thánh chép rằng: “Đức Jêsus đi khắp các thành thị và làng mạc, dạy dỗ trong các hội đường, truyền bá Phúc Âm Nước Đức Chúa Trời và chữa lành mọi thứ bệnh tật, đau yếu. Nhìn thấy đoàn dân đông đảo, Ngài động lòng thương xót, vì họ bị hà hiếp và

Page 6: Niem Tin 84

6

khốn đốn như đàn chiên không người chăn.”(Ma-thi-ơ 9:35, 36). Ngài cũng kêu gọi mười hai người đi theo Ngài và lập làm sứ đồ, đào luyện họ trở nên những con người biết yêu thương và phục vụ để cùng Ngài đi mở mang vương quốc Nước Trời.

Sau 3 năm thi hành chức vụ rao giảng Nước Trời, Ngài giảng dạy đầy quyền năng, chưa có một Ra-bi nào giảng dạy cách có quyền như Ngài. Ngài làm biết bao dấu kỳ phép lạ trên con người, trên thiên nhiên mà không ai có thể làm được như Ngài. Ngài đi đâu dân chúng theo đó, vì họ bị thu hút bởi tình yêu thương và quyền năng của Ngài, đến nổi họ muốn tôn Ngài lên làm vua, nhưng Ngài chối từ, vì đó không phải là mục đích của Ngài khi đến trần gian nầy.

Đến đúng thời điểm mà Đức Chúa Trời đã định, Ngài tiến thẳng về thành Giê-ru-sa-lem cách vinh quang trên lưng một con lừa đơn sơ, đám đông dân chúng đi theo trải áo, trải lá cây trên đường cho Ngài đi và tung hô vang dội: “Hô-sa-na, Con Vua Đa-vít! Phước cho Đấng nhân danh Chúa mà đến! Hô-sa-na tận chốn trời cao!”(Ma-thi-ơ 21:9). Để rồi sau đó, Ngài chịu quân thù bắt bớ sau cái hôn phản bội của Giu-đa, là một người trong mười hai sứ đồ đã từng học nơi chơn Ngài, từng cùng ăn, cùng uống, cùng đi giảng đạo với Ngài. Thật là một sự phản bội đáng khinh bỉ, chỉ vì tham 30 chục miếng bạc mà thôi. Quân thù đem gươm, giáo, gậy gộc theo để bắt Ngài đưa đến một ngọn đồi tên là Gô-gô-tha, còn gọi là đồi Sọ để đóng đinh Ngài trên thập tự giá, vì họ cho Ngài là phạm thượng dám xưng mình là Con Đức Chúa Trời(mặc dù Ngài đúng là như vậy). Trong thời điểm cần có những người thân yêu bên cạnh hơn hết như lúc nầy thì oái oăm thay, tất cả môn đệ thân tín đều bỏ Ngài mà trốn hết, chỉ vì sợ liên lụy đến tính mạng. Còn nỗi buồn nào hơn thế! Trước khi chịu đóng đinh trên thập tự giá, người ta còn đội mão gai trên đầu Ngài, đánh đòn Ngài, mắng nhiếc Ngài, chế nhạo

Page 7: Niem Tin 84

7

Ngài, nhổ vào mặt Ngài, đánh vào đầu Ngài. Rồi người ta đóng đinh Ngài trên cây thập tự tại đồi Gô-gô-tha trơ trọi, không một bóng cây, nắng nóng vô kể. Độc ác hơn, người ta cho đóng đinh Ngài chung với hai tên cướp ở hai bên với mục đích là sỉ nhục Ngài, xem Ngài cũng chỉ như một tên cướp mà thôi, không hơn không kém. Sự đau đớn của Ngài chưa dừng lại ở đó, khi Ngài mang lấy tội lỗi của toàn thể nhân loại trong thân thể mình trên cây thập tự (từ Đấng vô tội hoàn toàn, Ngài trở thành đại tội nhân), thân thể Ngài như tan nát ra vì những mũi đinh đóng chặt vào tay vào chân, thì ngay lúc ấy, Đức Chúa Trời lìa bỏ Ngài. Chính Ngài đã kêu lên trong đau đớn cùng cực:“Khoảng ba giờ chiều Đức Jêsuskêu lên lớn tiếng: “Ê-li, Ê-li, la-ma-sa-bách-tha-ni”, nghĩa là: “Đức Chúa Trời tôi ôi! Đức Chúa Trời tôi! Sao Ngài lìa bỏ tôi?”(Ma-thi-ơ 27:46). Tại sao Đức Chúa Trời lại phải lìa bỏ Chúa Jêsus trong lúc đau thương cùng tột như thế? Vì Đức Chúa Trời là Đấng thánh khiết trọn vẹn làm sao có thể liên hệ được với một đại tội nhân như Chúa Jêsus lúc bấy giờ được. Chúa Jêsus đã chấp nhận mang lấy sự đau đớn cùng tột và chết trên thập tự giá một cách nhục nhã tột cùng.

Từ Thiên đàng vinh hiển, Chúa Jêsus đã bằng lòng giáng sinh xuống trần gian hèn hạ nầy. Ngài đã sống một cuộc đời thanh bần hơn hết. Chính Ngài đã phán: “Con cáo có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người ( Chúa Jêsus )không có chỗ gối đầu.”(Ma-thi-ơ 8:20). Ngài là Đấng Tạo Hoá tạo dựng nên cả vũ trụ nầy, “Ngài vốn giàu sang, nhưng vì anh chị em tự làm nên nghèo khổ để bởi sự nghèo khổ của Ngài anh chị em được trở nên giàu sang.”(II Cô-rinh-tô 8:9). Không có ai nghèo hơn Ngài. Ngài chấp nhận như vậy mới có thể cảm thương được mọi nỗi sầu đau của kiếp con người được. Ngài đi khắp nơi, tiếp xúc đủ mọi hạng người trong xã hội, kể cả những người bị xã hội xa lánh như phung cùi, kỵ nữ… Ngài hiểu được mọi nỗi đau mà con người phải gánh chịu do tội lỗi đem lại. Ngài hạ mình xuống rửa chơn cho các

Page 8: Niem Tin 84

8

môn đồ (Giăng 13) để làm gương phục vụ cho môn đệ noi theo. Ngài là Chúa của cả trời đất nầy, nhưng sẵn sàng cúi xuống thấp nhất để có thể rửa chơn cho các môn đồ của mình. Không có một lãnh tụ nào làm được như Ngài. Ngài đã phán: “Con Người(Chúa Jêsus ) không phải đến để được phục vụ nhưng để phục vụ và hiến mạng sống mình cứu chuộc nhiều người.”(Ma-thi-ơ 20:28). Chắc chắn không có tấm gương khiêm nhường phục vụ nào giống như Ngài. Ngài có vô vàn thiên binh thiên sứ đầy dẫy quyền năng trong tay, nhưng Ngài im lặng chấp nhận để kẻ thù bắt, đánh đòn, sỉ vả, nhổ vào mặt, đánh vào đầu, làm nhục khi treo thân bên hai tên cướp. “Ngài bị áp bức và khổ sở nhưng không hề mở miệng. Như chiên bị dẫn đi làm thịt, như chiên câm nín đứng trước kẻ hớt lông; Người không hề mở miệng.”(Ê-sai 53:7). Ngài là con người thánh khiết, công bình, vô tội duy nhất trong toàn cõi vũ trụ nầy. “Ngài không hề phạm tội, và nơi miệng Ngài không hề có lời dối trá nào.”(I Phi-e-rơ 2:22). Nếu có ai không phải trải qua sự chết, thì người duy nhất chính là Ngài, vì Ngài vô tội. Nhưng Ngài tình nguyện mang lấy tội lỗi của cả nhân loại trong thân thể Ngài để chịu chết trên thập tự giá.“Tất cả chúng ta đều như chiên đi lạc. Mỗi người đi theo đường lối riêng của mình. Nhưng Chúa đã chất tội lỗi của tất cả chúng ta trên người.”(Ê-sai 53:6). Từ một người vô tội trở nên một đại tội nhân, để rồi chết một cái chết đau đớn, nhục nhã tột cùng, vì chết trên thập tự giá và chết chung với hai tên cướp nữa. Bị Cha Ngài lìa bỏ ngay lúc đau đớn nhất, thì sự cô đơn, đau khổ của Ngài là không kể xiết.

Từ Thiên đàng, Chúa Jêsus đã đi xuống trần gian, rồi Ngài đi đến thập tự giá và chết trên đó. Ngài đã đi xuống tận cùng của sự đau khổ, nhục nhã của nhân loại. Từ nơi cao nhất, Chúa Jêsus đã đi xuống nơi thấp nhất trong sự vâng phục tuyệt đối Đức Chúa Trời, với mục đích là để hy sinh chính thân mình chịu chết đền tội cho toàn thể nhân loại. Kinh thánh dạy rằng: “Nhưng Đức Chúa Trời đã tỏ tình yêu

Page 9: Niem Tin 84

9

thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là tội nhân thì Chúa Cứu Thế đã chết thay cho chúng ta.”(Rô-ma 5: 8). Thánh Phao-lô đã bày tỏ về Ngài: “Nhưng chính Ngài tự bỏ mình, mang lấy bản thể của một tôi tớ. Trở nên giống như loài người, có hình dạng như một người. Ngài đã tự hạ mình xuống, chịu vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên thập tự giá.”(Phi-líp 2:7-8)

Từ thập tự giá ghê rợn đến ngôi mộ trống kinh ngạc.

Sau khi trút hơi thở cuối cùng trên thập tự giá, Giô-sép, người thành A-ri-ma-thê đem chôn Ngài trong một thạch mộ, rồi lấy một tảng đá lớn chận lại.“Giô-sép lấy thi thể, liệm trong tấm vải sạch, và đặt trong ngôi mộ mới mà ông đã đục trong đá cho mình. Ông lăn một tảng đá lớn chận cửa mộ rồi đi.”(Ma-thi-ơ 27:59,60). Ma quỷ vui mừng biết bao khi thấy Chúa Jêsus đã chết trên thập tự giá. Nó vui mừng hơn khi thấy Ngài đã bị chôn trong mộ. Thế là hết, Jêsus kia đã thất bại, đã thua. Từ nay, ta làm bá chủ thế giới nầy thôi, mọi người đều phải khuất phục ta và sự chết. Nhưng ma quỷ đã lầm.

Thế thường cuộc đời một con người phải kết thúc ở sự chết rồi nằm nơi phần mộ và chấm hết, không ai có quyền năng để bước ra khỏi phần mộ. Chúa Jêsus cũng đã thực sự kết thúc cuộc đời của mình bằng cái chết và được táng nơi mộ đá. Nhưng chỉ trong vòng ba ngày ở đó thôi. Ngài không ở luôn trong mộ như bao người. Kinh thánh chép: “Thiên sứ nói cùng các bà rằng: “Các bà đừng sợ, tôi biết các bà tìm kiếm Đức Jêsus , Đấng đã bị đóng đinh. Ngài không còn ở đây đâu. Ngài đã sống lại rồi như lời Ngài đã bảo trước. Hãyđến xem nơi đặt xác Ngài.”(Ma-thi-ơ 28:5,6). Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, bước ra khỏi mộ và sống mãi mãi để ban sự sống vĩnh cửu cho những ai bằng lòng tin

Page 10: Niem Tin 84

10

nhận Ngài.

Chúa Jêsus đã tình nguyện bước xuống đến nơi thấp hèn nhất của nhân loại bằng cái chết đau thương nhất, nhục nhã nhất là chết trên thập tự giá. Bởi tinh thần hy sinh vĩ đại ấy cho tội nhân, Ngài đã được Đức Chúa Trời đem lên nơi rất cao. “Chính vì thế, Đức Chúa Trời đã tôn Ngài lên và ban cho Ngài danh trên hết mọi danh hiệu. Để khi nghe đến danh của Đức Jêsus, mọi đầu gối trên trời dưới đất, bên dưới đất đều phải quỳ xuống. Và mọi lưỡi phải tuyên xưng Chúa Cứu Thế Jêsus là Chúa mà tôn vinh Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha.”(Phi-líp 2:9-11). Chúa Jêsus đã sống lại và không hề chết nữa. Sau khi sống lại, Ngài ở với các môn đồ trong bốn mươi ngày, hiện ra cho họ biết bằng nhiều cách trong nhiều thời điểm khác nhau, ban bình an cho họ, dạy họ nhiều điều quan trọng về nước Đức Chúa Trời, sai họ ra đi rao giảng nước Trời. Sau đó, Ngài về lại Thiên đàng vinh hiển, nơi mà từ đó Ngài đã giáng sinh chịu chết cho nhân loại.

Chúa Jêsus đã sống lại. Đó là một tin mừng tuyệt mỹ cho nhân loại hàng ngàn năm qua. Các danh nhân, giáo chủ xưa nay đều chết, để lại một công nghiệp cho hậu thế với một ý nghĩa nào đó và cũng để lại cho nhân loại một ngôi mộ nữa. Có nhiều ngôi mộ, nhiều lăng tẩm rất hoành tráng của một số người mà hiện nay nhiều người trầm trồ ngưỡng mộ khi đến thăm như đền Taj Mahal ở Ấn độ, lăng Lê-nin ở Nga, hay như lăng Hồ Chí Minh ở Việt Nam… mà thi hài của họ còn nằm ở trong đó. Nhưng Chúa Jêsus thì khác, Ngài cũng đã thực sự chết và thực sự nằm trong mộ như bao người, nhưng chỉ sau ba ngày nằm trong mộ, Ngài đã bước ra khỏi đó, để lại mộ trống rồi sống lại mãi mãi. Ngày nay, tại xứ Do-thái, người ta còn thấy di tích ngôi mộ trống của Chúa Jêsus. Nơi nầy là một trong những điểm tham quan hấp dẫn của bao du khách thập phương. Ngài là Đấng duy nhất đã chiến thắng sự chết và sống lại. Chính Ngài đã phán rằng: “Chính Ta là sự

Page 11: Niem Tin 84

11

sống lại và sự sống, người nào tin Ta, dù có chết, cũng sẽ sống.”(Giăng 11:25). Ai chiến thắng sự chết và sống lại thì người đó có quyền năng. Chúa Jêsus đã chiến thắng sự chết và sống lại, cho nên Ngài là Đấng quyền năng vô song khiến ma quỷ là kẻ cầm quyền của sự chết cũng phải run sợ trước Ngài. Ngài đã từng phán: “Con đừng sợ! Ta là Đầu tiên và Cuối cùng, là Đấng hằng sống; Ta đã chết, kìa nay Ta sống đời đời, cầm chìa khoá của sự chết và Âm Phủ.”(Khải huyền 1: 17, 18). Ngôi mộ trống của Chúa Jêsus nói lên rằng Ngài là Đấng sống, Ngài là Đấng có quyền năng. Nếu Chúa Jêsuskhông sống lại thì Ngài cũng chỉ là một giáo chủ chết như bao giáo chủ của thế gian. Và Đạo của Ngài cũng chỉ là Đạo chết chẳng có quyền năng gì. Ta có thể tin theo Ngài hay không tin theo Ngài cũng chẳng có gì quan trọng, chẳng có gì khác biệt. Nhưng tạ ơn Đức Chúa Trời, Ngài đã khiến Đức Jêsus sống lại từ kẻ chết một cách vinh hiển, làm cho Ngài và Đạo của Ngài khác biệt với mọi giáo chủ và triết lý của họ, vì Ngài là Đấng sống và Đạo Ngài là Đạo sống. Chính vì vậy mà khi ta đặt đức tin nơi Ngài thì ta sẽ được sự sống, bình an và đời sống ta sẽ thay đổi một cách khác biệt rõ ràng.

Niềm tin của tôi và lời mời của tôi dành cho bạn:

Cảm tạ Chúa, tôi đã tin thờ Chúa Jêsus là Đấng sống bao năm qua rồi và tôi thật sự kinh nghiệm được một đời sống phong phú và đầy ý nghĩa khi ở trong Ngài. Tôi không hổ thẹn khi nhận Ngài làm Chúa và Cứu Chúa của đời mình, vì làm sao lại có thể hổ thẹn được khi tin thờ một Đấng sống, một Đấng yêu thương, một Đấng quyền năng như Chúa Jêsus. Tôi mời bạn hãy mạnh dạn làm một cuộc phiêu lưu đức tin như tôi đã làm để kinh nghiệm được một đời sống tốt đẹp bởi Chúa Jêsus, Chúa của sự sống ban cho. Tôi chắc chắn bạn sẽ không bao giờ thất vọng khi đến với Ngài, khi gặp Ngài và sống ở trong Ngài. Có một câu Kinh thánh thách thức bạn đặt đức tin nơi Chúa như sau: “Vì nếu miệng người

Page 12: Niem Tin 84

12

xưng nhận Đức Jêsus là Chúa và lòng người tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ chết sống lại thì ngươi sẽ được cứu. Vì tin trong lòng thì được sự công chính, và xưng nhận nơi miệng thì được sự cứu rỗi. Kinh thánh nói rằng: Bất cứ ai tin Ngài sẽ không bị hổ thẹn.” (Rô-ma 10:9-11).

Mùa Phục Sinh năm nay, tôi mời bạn cùng tôi làm một cuộc phiêu lưu đức tin với Chúa Jêsus để chúng ta cùng nhau kinh nghiệm được một đời sống bình an, phước hạnh với Ngài. Chúa Jêsus đã từ Thiên đàng xuống trần gian chịu chết trên thập tự giá để chuộc tội cho bạn, cho tôi và cho tất cả mọi người. Rồi Ngài đã sống lại để cho bạn, cho tôi và cho tất cả mọi người có thể được hưởng một đời sống bình an, được cứu vào ở Thiên đàng phước hạnh với Ngài, nếu tin nhận Ngài làm Chúa, làm Chủ đời sống mình. Tin thờ Chúa sống bạn sẽ không bao giờ bị hổ thẹn. Đó là điều chắc chắn!

Tin mừng Chúa sống lại đã được loan báo hàng ngàn năm qua rồi và tin mừng ấy vẫn tiếp tục được loan báo qua những người tin nhận Ngài. Có thể bạn không còn lạ gì với Lễ Phục sinh, vì hàng năm cả thế giới đều vui mừng đón Lễ Phục sinh. Có thể bạn đã từng cùng bạn bè ăn tiệc tưng bừng mỗi dịp Lễ Phục sinh về. Có thể bạn cũng đã đến nhà thờ Tin Lành dự Lễ Phục sinh một vài lần rồi. Và có thể bạn biết rất rõ sự kiện Chúa Jêsus đã sống lại… Nhưng tất cả những điều đó sẽ không làm cho bạn có một đời sống ý nghĩa, phước hạnh, cho đến khi nào bạn bằng lòng tin nhận Ngài, bằng lòng mời Chúa của sự sống bước vào trong tâm hồn mình, thì khi ấy bạn mới kinh nghiệm được một đời sống phong phú, bình an đích thực cho mình.

Tôi tha thiết mời bạn hãy cùng tôi tin thờ Chúa sống để rồi hãy cùng tôi vui hưởng một đời sống thoả vui trong đời nầy và trong cả đời sau nữa. Vì Chúa đã chết và sống lại để cho bạn và tôi có thể sống với Ngài, sống trong Ngài, và

Page 13: Niem Tin 84

13

sống cho Ngài hôm nay cũng như trong cõi đời đời.

Thân chúc bạn một mùa Phục Sinh nhiều niềm vui và đầy ý nghĩa! Ước ao bạn sẽ sớm mở cửa lòng để đón Chúa của sự sống vào lòng, không phải là mùa Phục Sinh sau mà bèn là ngay trong mùa Phục Sinh nầy bạn nhé!

Mục sư Nguyễn-Đình-Liễu (Việt nam)

(Math 28 :1-6; Mac 16:1-10; Lu 14:1-12; Gi 20:1-10)

1Sau ngày Sa-bát, ngày thứ nhứt trong tuần lễ, lúc tưng tưng sáng, có Ma-ri Ma-đơ-len và Ma-ri khác đến thăm mộ. 2Và nầy, đất rúng động dữ dội, vì có thiên sứ của Chúa ở trên trời xuống, đến lăn hòn đá ra mà ngồi ở trên. 3Hình dung của thiên sứ giống như chớp nhoáng, và áo trắng như tuyết. 4Vì đó, những lính canh sợ hãi run rẩy, trở nên như người chết. 5Song thiên sứ nói cùng các người đàn bà đó rằng: Các ngươi đừng sợ chi cả; vì ta biết các ngươi tìm Đức Chúa Jêsus, là Đấng bị đóng đinh trên thập tự giá. 6Ngài không ở đây đâu; Ngài sống lại rồi, như lời Ngài đã phán. Hãy đến xem chỗ Ngài đã nằm; 7 và hãy đi mau nói cho môn đồ Ngài hay rằng Ngài đã từ kẻ chết sống lại. Đây nầy, Ngài đi trước các ngươi qua xứ Ga-li-lê; ở đó, các ngươi sẽ thấy Ngài. Ấy, ta đã bảo các ngươi.

Page 14: Niem Tin 84

14

Trong mùa tưởng niệm Chúa hy sinh, mời bạn cùng ôn lại vài ý nghĩa liên hệ đến sự chết của Đức Chúa Jêsus.

1. Chúa chết để minh chứng cho tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại.

Thánh Kinh trình bày nhiều khía cạnh khác nhau về sự hy sinh của Đức Chúa Jêsus. Một trong những ý nghĩa quan trọng mà Thánh Kinh nhắc đến đó là Đức Chúa Jêsus đã chết để minh chứng cho tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại.

Phúc Âm Giăng cho biết Đức Chúa Trời yêu thương nhân loại vô cùng. Vì tình yêu đó, Đức Chúa Trời bằng lòng ban Con Một yêu dấu của Ngài cho nhân loại (Giăng 3:16).

Tình yêu của Đức Chúa Trời thật sâu đậm và lớn lao. Đức Chúa Jêsus giải thích rằng không có nghĩa cử nào thể hiện tình yêu sâu đậm hơn là việc bằng lòng chết thay cho người mình yêu (Giăng 15:13). Đức Chúa Jêsus không chỉ dạy nhưng Ngài đã thực hiện điều đó. Đức Chúa Jêsus đã chết trên thập tự để minh chứng cho tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại.

Điều đáng lưu ý là Chúa không chỉ yêu thương và hy sinh cho những người tốt, xứng đáng, nhưng Ngài bằng lòng chết thay cho tội nhân. Sứ đồ Phao-lô nhấn mạnh đặc điểm tình yêu kỳ diệu này của Đức Chúa Trời đã được thể hiện qua sự hy sinh của Đức Chúa Jêsus, cho các tín hữu trong thế kỷ đầu tiên. Sứ đồ Phao-lô phân tích như sau: “Khó có ai bằng lòng chết thay

Page 15: Niem Tin 84

15

cho người công chính; họa hoằn lắm mới có người chịu chết thay cho người thiện lành. Nhưng Ðức Chúa Trời đã thể hiện tình yêu của Ngài đối với chúng ta, trong khi chúng ta còn là người có tội, Ðấng Christ đã chết thay cho chúng ta” (Rô-ma 5:6-7). Trong thư gởi cho Hội Thánh Ê-phê-sô, Phao-lô viết: “Ðấng Christ đã yêu chúng ta và phó chính mình Ngài vì chúng ta” (Ê-phê-sô 5:2).

2. Chúa chết như một sinh tế thay cho tội lỗi loài người. Khi trình bày Phúc Âm cho những người theo Do Thái giáo, các Sứ Đồ đã dựa vào Thánh Kinh Cựu Ước giải thích sự hy sinh của Đức Chúa Jêsus chính là sinh tế để đền tội cho loài người. Trong nghi thức thờ phượng của người Do Thái, chiên được dùng làm vật hiến tế hy sinh chuộc tội thay cho tội nhân. Trong Thánh Kinh tiếng Việt, sinh vật hiến tế được gọi là sinh tế. Trong bản dịch mới, được gọi là vật hiến tế.

Trong Thánh Kinh Tân Ước, Chiên Con của Đức Chúa Trời là danh hiệu được dùng để chỉ về Đức Chúa Jêsus. Giăng Baptist là người đầu tiên, và cũng là người duy nhất, dùng danh hiệu này trong Kinh Thánh. Khi các học giả Do Thái từ Jerusalem đến gặp Giăng Baptist, ông đã giới thiệu Đức Chúa Jêsus cho họ như sau: “Kìa Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi của thế gian đi” (Giăng 1:29). Trong niềm tin của người Do Thái, ý nghĩa của việc dâng chiên gắn liền với sự hy sinh, sự chuộc tội, và sự giải phóng. Để giúp cho người Do Thái hiểu rõ vấn đề cách chính xác, Tiên tri Ê-sai đã tóm tắt những ý nghĩa đó, và đã giải thích rằng tất cả những nghi thức thờ phượng của người Do Thái trong việc dâng chiên làm sinh tế, cùng ý nghĩa của những điều đó, chỉ là biểu tượng về Đấng Cứu Thế sẽ đến. Ngài sẽ hy sinh như một con chiên chết thay cho tội lỗi cho dân Ngài. Tiên tri Ê-sai viết như sau:

Page 16: Niem Tin 84

16

“Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta; mà chúng ta lại tưởng rằng người đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn khổ. Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh. Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy; Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người. Người bị hiếp đáp, nhưng khi chịu sự khốn khổ chẳng hề mở miệng. Như chiên con bị dắt đến hàng làm thịt, như chiên câm ở trước mặt kẻ hớt lông, người chẳng từng mở miệng. …..

Sau khi đã dâng mạng sống người làm tế chuộc tội, người sẽ thấy dòng dõi mình; những ngày người sẽ thêm dài ra, và ý chỉ Đức Giê-hô-va nhờ tay người được thạnh vượng. Người sẽ thấy kết quả của sự khốn khổ linh hồn mình, và lấy làm thỏa mãn. Tôi tớ công bình của ta sẽ lấy sự thông biết về mình làm cho nhiều người được xưng công bình; và người sẽ gánh lấy tội lỗi họ. …. Người đã đổ mạng sống mình cho đến chết; đã bị kể vào hàng kẻ dữ, đã mang lấy tội lỗi nhiều người, và cầu thay cho những kẻ phạm tội.” (Ê-sai 53:4-11).

Lúc Giăng Baptist giới thiệu Đức Chúa Jêsus là “Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi của thế gian đi,” những người Do Thái nghe ông hiểu rất rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của danh hiệu mà Giăng Baptist muốn nói: Đức Chúa Jêsus chính là Đấng Cứu Thế, là Đấng mà Tiên tri Ê-sai đã dự ngôn. Đức Chúa Jêsus sẽ hy sinh gánh thay tội lỗi cho nhiều người.

Lời công bố của Giăng Baptist cũng nhấn mạnh hai vấn đề rất quan trọng. Thứ nhất, Đức Chúa Jêsus không phải là chiên con của một gia đình, chiên con của quốc gia Do Thái, nhưng là Chiên Con của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Jêsus đã thuận phục hy sinh theo ý chỉ của Đức Chúa Trời, chứ không phải

Page 17: Niem Tin 84

17

theo ý của một cá nhân, một gia đình hay một dân tộc. Thứ hai, Đức Chúa Jêsus không chỉ chết cho một cá nhân, hoặc chỉ cho dân Do Thái, nhưng Ngài chết thay cho cả nhân loại. Hơn hai năm sau khi Giăng Baptist công bố danh hiệu Chiên Con của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Jêsus đã bị giết vào ngày lễ Vượt Qua. Sự hy sinh của Chúa không những chỉ mang lại sự giải phóng cho người Do Thái, nhưng cho mọi người khắp nơi trên thế giới, đúng như Giăng Baptist đã viết. Trong niềm tin Cơ Đốc, Sứ đồ Phao-lô giải thích rằng Đức Chúa Jêsus chính là “con chiên của lễ Vượt Qua” (I Cô-rinh-tô 5:7). Sứ đồ Phi-e-rơ cho biết người tin Chúa đã được thánh hóa nhờ huyết của Đức Chúa Jêsus, “là Chiên Con đã được chuẩn bị sẵn từ trước khi sáng thế” (I Phi-e-rơ 1:18-20). Tác giả thơ Giăng thứ nhất viết rằng: “Đức Chúa Trời … yêu chúng ta và sai Con Ngài làm vật hiến tế chuộc tội chúng ta” (I Giăng 4:10). Tác giả thơ Hê-bơ-rơ nói rằng Đức Chúa Jêsus chính là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm. Ngài không dâng huyết chiên con, nhưng dâng “chính huyết Ngài” và “một lần đủ cả” để làm của lễ “chuộc tội đời đời” (Hê-bơ-rơ 9:12; 10:10).

Khi hoạn quan của Nữ hoàng Ê-thi-ô-pi thắc mắc về ý nghĩa của lời Tiên tri Ê-sai 53:7-8 viết về hình ảnh Chiên Con của Đấng Cứu Thế trong Cựu Ước, Chấp sự Phi-líp đã giải thích ý nghĩa của chân lý này liên hệ đến Đức Chúa Jêsus. Sau đó, vị quan hiểu, đã tin Chúa và chịu thánh lễ báp-têm.

Sách Khải Huyền nhắc đến danh hiệu Chiên Con 28 lần. Chiên Con là Đấng có Mười Hai Sứ Đồ (Khải Huyền 21:14). Chiên Con đã từng bị giết, và là Đấng có quyền mở sách và bảy ấn trên thiên đàng (Khải Huyền 5:1-14). Những người tin Chúa sẽ đến trình diện trước Đức Chúa Trời và Chiên Con. Họ sẽ được Chiên Con chăn dắt và hướng dẫn (Khải Huyền 7:1-17; 14:1-5). Những điều mô tả trong sách Khải Huyền xác nhận Chiên Con đó chính là Đức Chúa Jêsus.

Page 18: Niem Tin 84

18

Thánh Kinh cho biết Đức Chúa Jêsus chính là Đấng Cứu Thế, là “Chiên Con đã được chuẩn bị sẵn từ trước khi sáng thế” để đền tội cho nhân loại. Ngài đã đến thế gian để hoàn tất chương trình cứu chuộc đó. 3. Chúa chết để trả giá chuộc tội cho nhân loại. Thánh Kinh dùng một hình ảnh khác để giải thích về ý nghĩa sự hy sinh của Đức Chúa Jêsus cho những người không quen thuộc với khái niệm sinh tế của Do Thái giáo. Vào thời xưa, khi chế độ nô lệ tồn tại, người nô lệ phải sống trong khổ đau. Người nô lệ không có quyền tự do nhưng cuộc sống và tính mạng của họ tùy thuộc vào người chủ. Người nô lệ có thể được phóng thích nếu có người bằng lòng trả cho người chủ nô một số tiền chuộc. Trong văn hóa La Mã, để thực hiện điều này, người nô lệ, người đi chuộc, và người chủ nô cùng đến một đền thờ; người đi chuộc trả tiền chuộc cho chủ nô, rồi họ cùng thực hiện một nghi lễ. Nghi lễ xác nhận rằng người nô lệ này đã được chuộc cho nên không còn thuộc quyền sở hữu của người chủ cũ nữa.

Trong bối cảnh văn hóa đó, Đức Chúa Jêsus giải thích mục đích Ngài đến thế gian như sau: “Con Người đã đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ và phó mạng sống mình làm giá chuộc nhiều người.” (Mác 10:45, Ma-thi-ơ 20:28). Đức Chúa Jêsus nói rõ Ngài sẽ hy sinh, và mạng sống của Ngài là cái giá phải trả để cứu chuộc nhiều người khỏi ách nô lệ của tội lỗi.

Khi viết thư cho Ti-mô-thê, Sứ đồ Phao-lô đã nhắc lại ý nghĩa Đức Chúa Jêsus tình nguyện hiến thân Ngài làm giá chuộc cho mọi người (I Ti-mô-thê 2:6). Sứ đồ Phi-e-rơ lưu ý người tin Chúa rằng họ đã được Chúa chuộc khỏi những nếp hư không trong quá khứ để sống trong sự yêu thương và thanh khiết (I Phi-e-rơ 1:17-22). Trong thư viết cho Tít, Sứ đồ Phao-lô nhắc

Page 19: Niem Tin 84

19

lại điều này. Chúa chấp nhận trả giá hy sinh để cứu chuộc tội nhân khỏi cuộc sống nô lệ trong tội lỗi xấu xa; Ngài thanh tẩy người được cứu chuộc để trở thành dân thuộc về Ngài, và để họ thực hiện những điều tốt lành (Tít 2:14). Sứ đồ Phao-lô lưu ý các tín hữu tại Hội Thánh Cô-rinh-tô rằng cái giá mà Chúa bằng lòng trả để cứu chuộc họ rất cao, và trên nguyên tắc họ đang thuộc về Chúa; và do đó, hãy dùng cuộc đời mình làm tôn cao danh Chúa.

4. Chúa chết thay cho chúng ta. Đức Chúa Jêsus đã chết như một sinh tế, hay để trả giá chuộc tội chúng ta; điều đó hàm ý Ngài chết thay vào chỗ của chúng ta. Theo luật pháp, một người có tội phải bị trừng phạt vì tội của mình. Thánh Kinh cho biết: “Tiền công của tội lỗi là sự chết” (Rô-ma 6:23) – cái giá để trả cho hậu quả của tội lỗi là sự chết. Đức Chúa Jêsus bằng lòng chết thay cho tội lỗi của cả nhân loại. Ngài chấp nhận trả giá đó để nhân loại được cứu.

Đức Chúa Jêsus đã gánh thay tội cho chúng ta. Tiên tri Ê-sai lưu ý: Đức Chúa Jêsus không chỉ gánh thay những đau thương sầu khổ cho chúng ta (Ê-sai 53:4), nhận lấy những lằn roi trừng phạt, dành cho kẻ có tội, thay cho chúng ta (Ê-sai 53:5), nhưng tất cả tội lỗi của chúng ta đã được chất trên Ngài (Ê-sai 53:6), và Ngài dâng mạng sống của Ngài như một tế lễ chuộc tội và hy sinh thay cho chúng ta (Ê-sai 53:12).

Tiên tri Ê-sai cho biết Đức Chúa Jêsus không chỉ gánh thay tội lỗi cho một người, hay một số người, nhưng Ngài gánh thay tội lỗi cho tất cả nhân loại (Ê-sai 53:6, 12). Trước tội lỗi quá lớn của cả nhân loại, Đức Chúa Jêsus đã yên lặng, không nói một lời bào chữa (Ê-sai 53:7).

Page 20: Niem Tin 84

20

Đức Chúa Jêsus chấp nhận hình phạt thay tội nhân, trong đó có bạn và tôi. Nhờ sự hy sinh của Ngài, nhiều người được xưng là công chính và được cứu (Ê-sai 53:11).

5. Chúa chết để chúng ta được sống Thánh Kinh cho biết mục đích của Đức Chúa Jêsus đến thế gian là để cứu rỗi nhân loại và ban cho nhân loại sự sống. Đức Chúa Jêsus nói rõ mục đích của Ngài như sau: “Ta đến để chiên được sự sống và sự sống dư dật” (Giăng 10:10). Sự hy sinh của Chúa trên thập giá là một phần trong chương trình cứu chuộc của Đức Chúa Trời đã được thực hiện với mục đích này. Đức Chúa Jêsus chết để người tin nhận Ngài được sống.

Tác giả thư I Giăng ghi lại tín lý quan trọng này như sau: “Tình yêu thương của Đức Chúa Trời đối với chúng ta được bày tỏ ra trong điều này: Đức Chúa Trời sai Con Một của Ngài đến trần gian để chúng ta nhờ Con ấy được sống. … Đức Chúa Trời … yêu thương chúng ta và sai Con Một Ngài làm của lễ chuộc tội chúng ta” (I Giăng 4:9-10).

Việc Chúa chết để nhân loại được sống được Chúa giải thích qua ẩn dụ bánh sự sống. Phúc Âm Giăng ghi lại lời Chúa nói với những người Do Thái như sau: “Ta là bánh sự sống từ trời xuống; nếu ai ăn bánh nầy thì sẽ sống đời đời. Bánh mà Ta sẽ ban cho vì sự sống của thế gian, chính là thịt Ta” (Giăng 6:51). Trong Bữa Ăn Tối Cuối Cùng, Phúc Âm Lu-ca chép: “Ngài lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra, đưa cho họ, và nói: ‘Ðây là thân thể Ta vì các ngươi mà phó cho; hãy làm điều nầy để nhớ Ta.’” (Lu-ca 22:19). Đức Chúa Jêsus dùng ẩn dụ bánh bị tan vỡ để mô tả về sự hy sinh của Ngài; và qua sự hy sinh đó, những người nào tin nhận Ngài, sẽ nhận được sự sống.

Page 21: Niem Tin 84

21

Sứ đồ Phi-e-rơ nhắc lại ý nghĩa quan trọng của việc Chúa hy sinh để cho người tin nhận Ngài nhận được sự sống như sau: “Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ, hầu cho chúng ta là kẻ đã chết về tội lỗi, được sống cho sự công bình; lại nhân những lằn đòn của Ngài mà anh em đã được lành bịnh.” (I Phi-e-rơ 2:23).

Tóm Lược Thánh Kinh cho biết Đức Chúa Jêsus đã chết để bày tỏ tình yêu của Đức Chúa Trời cho nhân loại; Ngài chết để làm sinh tế cho tội lỗi của cả loài người; Ngài hy sinh để trả giá cứu chuộc chúng ta khỏi cuộc sống nô lệ cho tội lỗi; Ngài chết thay cho chúng ta; và Ngài chết để chúng ta được sống. Đức Chúa Jêsus đã thực hiện những điều này vì Ngài yêu chúng ta. Trước khi hy sinh, Chúa đã dặn các môn đồ rằng: “Hãy làm điều này để nhớ đến Ta.” Hoài niệm sự hy sinh của Chúa là trách nhiệm của người tin Chúa. Tưởng nhớ sự hy sinh của Chúa giúp chúng ta hiểu được sự thống khổ của Ngài, hiểu được tình yêu sâu xa kỳ diệu của Ngài; qua đó, giúp chúng ta có thêm năng lực để sống xứng đáng với tình yêu mà Chúa đã dành cho chúng ta.

Nếu bạn là người đang tìm hiểu về Chúa, có lẽ có nhiều khái niệm trong bài viết này bạn chưa quen thuộc, nhưng điều quan trọng nhất Chúa muốn bạn biết là Ngài yêu bạn vô cùng. Trước khi bạn biết Chúa, Ngài đã biết bạn và hy sinh cho chính bạn. Ngài muốn cứu bạn không phải chỉ khỏi những bệnh tật, khổ đau, nhưng Ngài muốn ban cho bạn sự sống phước hạnh vĩnh cửu. Đức Chúa Jêsus phán rằng “Ta là đường đi, chân lý và sự sống.” Mời bạn tiếp nhận chân lý cứu rỗi của Chúa, bước đi theo Ngài, để nhận được sự sống phước hạnh trong Chúa.

Phước Nguyên (Hoa kỳ)

Page 22: Niem Tin 84

22

Hãy Nh� �n Ta!

Ta nhớ mãi tình yêu Jêsus Cứu Chúa

Như nhớ thương hoài cha mẹ ở quê hương

Khi bếp tắt khiến thân gầy thêm vàng võ

Khi mưa còn rơi cho mái dột đêm trường.

“Hãy nhớ đến Ta! Ôi lời Chúa nhắc

Vẳng đâu đây như vừa mới hôm nào

Như lời mẹ chờ thư con vắng bặt

Hỏi dịu dàng: “Con quên mẹ rồi sao?”

Ta nhớ mãi thập hình xưa Chúa gánh

Đồi Gô-tha ủ rũ dưới trời tang

Tuyệt đỉnh tình yêu: đây giòng huyết thánh

Đã từng rơi vì tội lỗi nhân gian.

Tình yêu Chúa vẫn nghìn đời đẹp mãi

Từ Bê-lem với máng cỏ làm nôi

Qua Ghết-sê-ma-nê ê chề tê tái

Đến mộ phần cô tịch, lạnh chơi vơi.

Ôi tình Chúa rạng ngời khi Ngài lại sống

Rất vẹn toàn thánh khiết giữa phàm trần

Page 23: Niem Tin 84

23

Tình yêu đã chữa lành và khích động

Triệu triệu lòng theo Chúa, mặc nguy nan.

Tình yêu Chúa ngọt ngào như giọt mật

Mà khổ cay Ngài chịu nghiệt ngã vô vàn

Khi thánh thể hy sinh cứu người hư mất

Thoát ngục tù tội lỗi, ách Sa-tan.

Chúa vẫn yêu ta dù thời gian chấm hết

Dù không gian không sáng nữa ánh trăng ngà

Chúa vẫn thương ta với tình thương bất diệt

Tử thần nào phân rẽ được Chúa và ta?

Ta nợ Chúa tình yêu thương cao cả

Nợ lòng chân tha thứ rộng vô biên

Nợ ơn Chúa cứu hồn linh sa đọa

Đưa ta vào đường sáng cõi thiêng liêng.

Xin cho con ôm hôn bàn chơn Chúa

Xin tình Ngài nung nấu mạnh lòng con

Cho con mãi nhìn Ngài trên thập tự

Để tình con yêu Chúa đậm sâu hơn.

Linh Cương (Niềm Tin Hy Vọng)

Page 24: Niem Tin 84

24

“Vì ��c Chúa Tr�i yêu th��ng th� gian, ��n n�i �ã ban Con m t

c!a Ngài, h$u cho h% ai tin Con &y không b) h� m&t mà ��*c s,

s-ng ��i ��i.” Gi1ng 3:16

Giá Tr� Ti�m n

Ngày mồng một tháng Giêng 2014, tôi đọc qua emails và thấy bài viết ngắn sau đây. Tôi thêm bình luận và xin chia sẻ với các sinh viên Trường Kinh thánh cho Việt nam: Ngày xửa ngày xưa, bên Ai Cập có một vị hiền triết tên là Zun-Nun. Ngày kia, một anh thanh niên đến và hỏi ông: "Thưa ngài, tôi không hiểu tại sao những người đáng kính như ngài luôn ăn mặc theo một cách giống nhau và luôn luôn đơn giản như vậy. Chẳng lẽ không cần chưng diện một tí, không phải để khoe khoang, nhưng còn vì mục đích khác nữa chứ, thưa ngài?".

Page 25: Niem Tin 84

25

Nhà hiền triết chỉ cười và cởi chiếc nhẫn ở tay ra, trao cho chàng trai và nói: "Này anh bạn trẻ, ta sẽ trả lời câu hỏi của cậu, nhưng trước tiên cậu phải giúp ta việc này đã. Hãy cầm lấy chiếc nhẫn này và đi đến khu chợ bên kia đường, cậu hãy đổi nó lấy một đồng vàng". Cầm chiếc nhẫn đen đúa của Zun-Nun trên tay, chàng thanh niên tỏ vẻ nghi ngại: "Một đồng vàng? Tôi không chắc là chiếc nhẫn có thể bán được với giá đó". "Thử trước đã chàng trai, ai biết được điều gì có thể xảy ra?". Chàng trai trẻ phóng nhanh ra chợ. Anh ta đem chiếc nhẫn vào hàng tơ lụa, rau cải, thịt cá và rất nhiều nơi khác. Nhưng sự thực là không ai đồng ý trả cho anh ta với cái giá đó. Anh ta quay về gặp Zun-Nun và nói: "Thưa ngài, không một ai đồng ý bỏ ra một số tiền nhiều hơn một đồng bạc để mua chiếc nhẫn này cả". Với một nụ cười nhẹ nhàng trên khuôn mặt trầm tĩnh, nhà hiền triết đáp lời: "Bây giờ anh hãy ra tiệm vàng ở cuối đường, đưa chiếc nhẫn này cho ông chủ. Đừng yêu cầu giá bán nhưng chỉ lắng nghe xem ông ta trả giá bao nhiêu". Chàng thanh niên đi đến tiệm vàng theo yêu cầu và sau đó quay về với vẻ mặt khác hẳn. Anh ta nói: "Thưa ngài, những lái buôn ở chợ rõ ràng không biết giá trị của chiếc nhẫn này, người chủ tiệm vàng đã đồng ý mua chiếc nhẫn này với giá một ngàn đồng vàng, và giá trị thật của nó thì gấp cả ngàn lần so với cái giá của những con buôn ở chợ" Zun-Nun mỉm cười và ôn tồn nói: "Đó là câu trả lời cho câu hỏi của anh. Không thể đánh giá con người mà chỉ dựa vào cách

ăn mặc bề ngoài. Những lái buôn ở chợ định giá theo kiểu đó. Nhưng những nhà buôn vàng thì không như thế. Vàng và đá

Page 26: Niem Tin 84

26

quý tồn tại bên trong mỗi con người, chỉ có thể được nhận ra và xác định giá trị nếu anh có thể nhìn thấu tâm hồn. Cần có con tim để nhìn và cả một quá trình dài lâu. Chúng ta không thể ngang nhiên đánh giá người khác mà chỉ dựa vào những lời lẽ và cách cư xử trong một lúc nào đó. Nhiều lúc cái mà ta nghĩ là vàng hóa ra là đồng thau, nhưng thứ ta tưởng là đồng thau thì lại chính là vàng thật". Lời đầu tiên Chúa Jêsus phán với ông Ni-cô-đem, khi vị quan Do thái này ra mắt Ngài là: “Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời.” Giăng 3:5. “Chưa tái sinh thì không thể thấy Nước Đức Chúa Trời!” Ngày nay, nhờ Đức Thánh Linh là Thần Lẽ Thật, chúng ta mới hiểu lời dạy thâm uyên của Chúa, nhưng Ni-cô-đem lúc ấy không thể hiểu được. Nhờ sự dạy dỗ của Đức Thánh Linh chúng ta có thể hiểu ý Chúa muốn nói. Khi chúng ta chưa được sinh lại bởi Đức Thánh Linh, chúng ta chưa có giá trị thật, vì Đức Thánh Linh chưa ngự trong tâm chúng ta. Những nhà địa chất cho biết: “Kim cương được tạo thành từ những khoáng vật có chứa carbon dưới nhiệt độ và áp suất rất cao. Trên Trái Đất, mọi nơi đều có thể có kim cương bởi vì ở một độ sâu nào đó thì sẽ tồn tại nhiệt độ đủ cao và áp suất đủ lớn để tạo thành kim cương.” Như vậy, thứ nhứt, kim cương quí giá được tạo thành từ carbon, một thứ than đá chỉ được dùng để đốt. Thứ hai, kim cương được luyện bằng áp xuất và sức nóng. Chúng ta có thể ví một Cơ đốc nhân trưởng thành trong Chúa Cứu Thế với một viên kim cương.

Page 27: Niem Tin 84

27

Trước khi tin Chúa, một người giống như carbon đen đúa vì tội lỗi. Kinh thánh nói, “vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất vinh quang của Đức Chúa Trời” (Rô-ma 3:23-Bản dịch 2002). Sau khi tin nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa, người ấy được tha thứ, để trở nên tinh sạch, vì Đức Thánh Linh sẽ ngự vào lòng người ấy. Tuy nhiên, chất than vẫn còn tồn đọng trong lòng người ấy, cho đến khi người ấy tận hiến cuộc đời mình cho Ngài. Kim cương thật có giá trị khi nào không còn một chút carbon nào đọng lại ở trong. Thợ kim hoàn phải dùng kính lúp để định giá trị của viên kim cương. Carbon chỉ trở thành kim cương khi độ nóng đủ cao và dưới sức ép lớn. Muốn trưởng thành trong Chúa, giống Chúa, Cơ đốc nhân phải được vượt qua thử thách và gian nan. Một người đứng trên núi cao không lớn lên được, nhưng chỉ vươn lên khi ở dưới thung lũng sâu. Hội thánh Chúa phát triển qua những cơn bách hại. Trong những nước tự do, Cơ đốc giáo lại thụt lùi vì thiếu sức ép. Sách Đa ni ên kể chuyện ba thanh niên Do thái bị lưu đày ở Ba-by-lôn, bị ép phải quỳ lạy pho tượng do Nê-bu-cát-nết-sa dựng lên. Nếu từ chối họ sẽ bị ném vào lò lửa. Sa-đơ-rắc, Mê-sác, và A-bết Nê-gô tâu lên vua, “Muôn tâu bệ hạ, chúng tôi không cần phải biện minh về vấn đề này. Nếu có một thần có quyền giải cứu chúng tôi, thì đó chính là Đức Chúa Trời chúng tôi đang phục vụ. Ngài có khả năng giải cứu chúng tôi khỏi lò lửa cháy phừng phừng và Ngài sẽ giải cứu chúng tôi khỏi tay bệ hạ. Còn nếu như Ngài không giải cứu chúng tôi, xin bệ hạ biết chắc rằng chúng tôi vẫn một mực không thờ các thần của bệ hạ, cũng không quỳ lạy pho tượng vàng bệ hạ đã cho dựng

Page 28: Niem Tin 84

28

lên” (Đa ni ên 3:16-18). Họ chấp nhận chịu chết vì Đức Chúa Trời họ thờ phượng. Thành quả là Đức Chúa Trời mà họ hầu việc đã giải cứu họ ra khỏi lò lửa và được thăng quan tiến chức. Ngoài ra, họ còn cải đạo nhà vua. Nê-bu-cát-nết-sa tuyên bố: “Ngợi khen Đức Chúa Trời của Sa-đơ-rắc, A-bết Nê-sác và A-bết Nê-gô! Ngài đã sai thiên sứ Ngài giải cứu đầy tớ Ngài, là những người tin cậy Ngài, thà bất tuân lệnh vua, hy sinh tính mạng hơn là cúng thờ quỳ lạy thần nào khác ngoài Đức Chúa Trời của họ. Vì thế, ta ban hành nghị định này cho mọi quốc gia, dân tộc và ngôn ngữ: bất cứ ai xúc phạm đến Đức Chúa Trời của Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết Nê-gô thì thân thể sẽ bị lăng trì, và nhà cửa bị tịch thu. Vì không có thần nào khác có quyền giải cứu như vậy” (Đa ni ên 3:28,29). Sa-đơ-rắc, A-bết Nê-sác và A-bết Nê-gô là than đá trở thành kim cương dưới áp lực và trong lửa hừng. Chúa Jêsus mô tả Nước thiên đàng trong sách Tin lành Ma-thi-ơ như sau: “Nước Thiên Đàng ví như kho châu báu chôn giấu trong ruộng.

Có một người tìm thấy kho báu đó thì đem giấu. Quá mừng rỡ,

người ấy đi bán hết gia tài mình để mua thửa ruộng đó.” (Ma-thi-ơ 13:44- BD 2002) “Nước Thiên Đàng cũng ví như một thương gia đi tìm ngọc trai

quý. Khi tìm được viên ngọc quý giá, liền đi bán hết gia tài để

mua viên ngọc ấy.” (Ma-thi-ơ 14:45, 46) Chúng ta, những người đang học Kinh thánh và dạy Kinh thánh là những người biết giá trị của Tin lành. Hi vọng chúng ta đầu tư tất cả những gì Chúa ban vào Nước ấy. Muốn “ trở

Page 29: Niem Tin 84

29

nên người trưởng thành, đạt đến tầm vóc đầy trọn của Đấng Cơ Đốc ” chúng ta phải chịu sức ép của đời, trải qua thử thách, tranh chiến với khó khăn trong cuộc sống.

Điểm thứ hai mà tôi học được từ câu chuyện dụ ngôn ở trên là sự phán xét hời hợt. Chúng ta có khuynh hướng hay vội xét đoán một người qua bế ngoài của người ấy. Đức Chúa Trời mong muốn chúng ta có tấm lòng trong sạch. Điều này không có nghĩa là ăn mặc xốc xếch, dơ bẩn, nhưng “lành cho sạch, rách cho thơm.” Điều buồn cười là người ta ăn diện khi đi dự tiệc cưới, còn đi Nhà thờ thì không quan tâm, có khi còn mặc quần short (ngắn như người Châu Âu).

***

Trong kỷ niệm Phục sinh xin mời quí vị cùng tôi dâng lời cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin thanh tẩy tấm lòng của con cho con giống như vàng được tinh luyện bằng lửa. Con chỉ có một ước mơ, ấy là được nên thánh, biệt riêng cho Ngài. Con lựa chọn được biệt riêng ra cho Chúa, sẵn sàng làm theo ý Cha.” (Purify My Heart–Brian Doerkson).

Mục sư Huỳnh ngọc Ẩn

Page 30: Niem Tin 84

30

XÓA BỎ HẬN THÙ! Tôi sinh năm 1929 trong một gia đình khá giả, có một nếp sống trên trung bình trong xã hội miền Nam Việt Nam thời bấy giờ. Thuở nhỏ tôi được giáo dục trong môi trường tân học của nền giáo dục Pháp, đỗ đạt và thành công trong học vấn. Năm 1951, theo lệnh gọi nhập ngũ của chính phủ, tôi cũng như tất cả các công dân khác đều khăn gói lên đường tòng quân để làm bổn phận công dân trong thời chiến. Ra quân trường với cấp bậc thiếu úy hồi năm 1952, tôi được bổ nhiệm làm tại Saigon trong ngành quân nhu chuyên lo về lương hướng, thực phẩm và quân trang cho quân đội, nhiều người cho tôi là may mắn. Thật vậy trong quân đội thời chiến, được phục vụ tại Saigon và trong một ngành khá an toàn là điều mà nhiều người ao ước. Sau đó tôi được gởi qua Pháp để được đào tạo thành một sĩ quan chuyên môn của ngành Quân Nhu, hoạn lộ tiến nhanh chóng. Từ nếp sống gia đình, bối cảnh thời gian, cho đến việc làm, những kiến thức học hỏi, địa vị

trong xã hội... đều lần hồi tạo trong tôi niềm kiêu hãnh đến ngạo mạn. Bị lôi cuốn trong nếp sống phóng túng của xã hội miền Nam lúc bấy giờ, nhất là trong giới sĩ quan trẻ, được xuất ngoại nhiều lần, tôi tưởng bước được những bước khiêu vũ lả lướt, nếm được những ly rượu ngoại đắt tiền mới xứng đáng với giới hào hoa phong nhã thượng lưu (không phải là cù lần).

Đẩy đưa theo đà hư danh, bản thân không tu chỉnh, lơ là trong trách nhiệm làm chồng làm cha, tôi vẫn tưởng mình là khôn ngoan, nhìn xa hiểu rộng hơn người. Năm 1969, nhận định được sự sụp đổ của chế độ VNCH, tôi bàn tính với gia đình lập kế hoạch là bán hết tài sản tư hữu do thừa kế của cha mẹ và của hai vợ chồng làm ra để cho vợ con qua Pháp trước ,

Page 31: Niem Tin 84

31

rồi mua một căn nhà tại một ngôi làng ngoại ô thành phố Paris với tiện nghi đầy đủ. Phần tôi, tôi sẽ tìm cơ hội đến Pháp sau để đoàn tụ với gia đình, dù nhập cảnh không chính thức, tôi cũng có cách thực hiện được. Lòng tự mãn về sự khôn ngoan và khéo sắp xếp cho tương lai gia đình, ở lại Saigon một mình tôi, tôi cố tìm cách xin thượng cấp cho tôi được đi du học Hoa Kỳ một lần nữa, để rồi trốn sang Pháp theo gia đình. Năm 1971, tôi thực hiện được ước mong là tôi được cử du học Hoa Kỳ, và nhân những ngày lễ Giáng sinh năm ấy (1971) thật dễ dàng để đi từ Hoa Kỳ sang Pháp và đào ngũ, nhập cảnh vào Pháp bất hợp lệ để sống ung dung với gia đình tại nơi mà tôi nghĩ là rất thái an.

Than ôi! "Lòng mình toan định đường lối mình. Song Đức Giê-hô-va chỉ dẫn các bước của người" (Châm Ngôn 16:9). Tôi đến Pháp dễ dàng, an toàn, lòng hân hoan vì đã thực hiện đúng giấc mơ, hoàn thành kế hoạch đã toan tính với gia đình, nhưng: "Lòng nhìn biết sự cay đắng của lòng. Một người

ngoài không chia vui với nó được." (Châm ngôn 14:10) Một sự đào thoát thành công, một sự đoàn tụ gia đình như ý định, nhưng ngay sau đó một sự hục hẳn chụp đến và sự tuyệt vọng đã đè nặng như núi đá trên người, tôi chịu không nổi bèn tạm lánh mặt cho khuất mắt, tạm trở lại Hoa Kỳ rồi sẽ tính sau. Tôi trở lại Hoa Kỳ trong an toàn, tiếp tục vào lớp học lại khi hết lễ, không vắng mặt một buổi nào. Kế đó, tôi bị kẻ thù hại tôi, tố cáo với chính phủ Việt Nam rằng tôi xuất nhập cảnh bất hợp pháp, toan đào ngũ sang Pháp và làm chính trị theo thành phần chống chính phủ Việt Nam; vì vậy tôi bị chính phủ Việt Nam yêu cầu chính phủ Mỹ bắt tôi đưa về Việt Nam lại, là nơi mà tôi muốn rời bỏ. Ngày 29/1/72, tôi bị quân cảnh đền trường tôi đang học bắt tôi theo sự yêu cầu của chính phủ Việt Nam, giãi tôi về Việt Nam. Tôi bị biệt giam mấy tháng để điều tra về những lời tố cáo ấy, nhưng với uy tín đã có, với sự quen biết cũ, sau 3 tháng bị giam, tôi được thả ra, và phục

Page 32: Niem Tin 84

32

hồi chức vụ và địa vị. Do đó, tôi có một mối thù không đội trời chung với người tố cáo đê hèn ấy mà tôi thề rằng tôi sẽ tìm mọi cách trở qua Pháp lại, để thanh toán y, rồi sau đó vào tù cũng cam. Lòng định đến năm 1976 là tôi đủ 25 năm quân vụ theo pháp định, tôi sẽ xin giải ngủ thâm niên, hưu trí và xin chính phủ cho tôi qua Pháp với tánh cách du lịch để thăm con. Khi qua Pháp được, tôi sẽ thực hiện ý định để rửa hận. Mối thù trả được hay không, ngày 30 tháng 4, 1975 đã xảy đến, chế độ VNCH sụp đổ và tôi không kịp di tản để thực hiện ý định, hay đó là cơ hội để tạo đời sống mới của tôi trong Chúa? Ngày 15 tháng 5, 1975, tôi khăn gói lên đường như các chiến hữu khác còn kẹt lại, không phải để đến nơi đã định mà vào trại tập trung cải tạo và sống tù đày trong đất nước. Tôi trải qua nhiều năm dài tháng rộng, lê bước chân nặng nề lần lượt chuyển từ trại tập trung này đến trại tập trung khác, trong những nơi hoang vu của rừng sâu núi thẳm, không bóng người, ngoài những anh em cùng cảnh ngộ, với muổi mòng, điả vắt, rắn rít,

và loài thú hoang dã. Ở những nơi đày ải con người, của địa ngục trần gian, với các địa danh: Bà Rá, Phước Long, Bù Gia Mập, Bù Loai... Từng đoàn người ốm đói, bệnh hoạn, còn da bọc xương thất thểu khai phá rừng với dụng cụ thô sơ dao và rựa, và thuốc men là điều xa xí... Những con người đã sống đời sống nhàn hạ dù có làm việc bận rộn hay hiểm nguy, khi đối đầu với chiến tranh, cũng không thể nào sánh với sự tàn độc của cảnh đọa đày khổ ải mới này. Mồ hôi và sức lực đổ ra hằng ngày, chỉ đủ đổi lấy một bát cơm bé nhỏ độn sắn khô luộc với chút canh rau và muối loãng. Đã khổ về vật chất, chúng tôi lại khổ thêm về tinh thần nữa, vì lúc nào cũng phải tỉnh thức, cảnh giác để đề phòng những đồng cảnh mất hết lương tri nhẫn tâm phản bội anh em làm tay sai cho cai tù, rình rập báo cáo từ lời nói và hành động của chúng tôi để được cho rằng cải tạo tiến bộ, để được thả về sớm.

Page 33: Niem Tin 84

33

Trong đời sống đó, tôi rơi sâu xuống nơi thậm cùng tuyệt vọng. Ban ngày lao động khổ cực, nặng nhọc, nhưng đêm nằm khó chớp mắt, nhưng khi đó là dịp suy tư về đời sống vật chất, phù hoa, những giàu có quyền uy, những khôn ngoan tính toán... chỉ là thất bại não lòng, hư danh lừa mị. Trở lại niềm tin mà cha mẹ tôi nương tựa, tôi van vái Trời Phật, tôi kêu cầu vong hồn mẹ tôi (đã mất từ lâu), để ước mong những đấng linh thiên đến với tôi để phò trợ giãi cứu tôi. Tôi cầu xin vái van trong vô vọng và nỗi khổ đau vằng vặc nặng nề, thêm nữa, một lần sốt rét ác tính hành hạ, nhờ anh em đồng cảnh là bác sĩ quân y chữa trị với thuốc men đem theo, tôi mới thoát qua cơn hiểm nguy, tôi tưởng mất mạng sống trên ấy rồi! Dường như ở những nơi rừng sâu nước độc của miền Nam chưa đủ hành hạ, những người khốn khổ chúng tôi còn bị sắp xếp chuyển đến một trại tập trung khác là Xuân Phước (Tuy Hòa, miền Trung Việt Nam). Nơi đây do công an quản lý và không có sự phân biệt giữa những tù chánh trị: quân nhân

công chức chế độ cũ Saigon, với những tội nhân khác về hình sự: Trộm cướp, giết người. Tất cả đều nhốt chung một trại. Kẻ cai tù dùng những tù hình sự mất lương tri nhất trong trại để làm những người trật tự viên mà trại gọi là "thường trực thi đua", trực tiếp trông coi các tù khác để áp dụng triệt để nội quy và kỷ luật; lợi dụng cơ hội, họ chà đạp nhân phẩm cuối cùng của mỗi trại viên một cách không thương tiếc để được hưởng chút đặc quyền nhỏ nhoi như phần ăn nhiều hơn, tắm rửa dễ dàng hơn, làm việc nhẹ nhàng hơn... Ban ngày làm việc nặng nhọc, ăn uống thiếu thốn, về đêm nằm không ngủ được, mắt cứ mở nhìn về phía rừng núi của dãy Trường sơn trùng trùng điệp điệp của miền Trung khô cằn mà ví sánh với nổi lòng trăm mối tơ vò ngỗn ngang, nỗi cô đơn chồng chất bên những anh em cùng cảnh ngộ, nhưng, có thể họ có tấm lòng nhẹ nhàng hơn tôi vì tôi lúc nào cũng ấp ủ mối hận thù quyết phải trả cho kỳ được. Sau những ngày thật dài, những tháng thật mênh mông, những

Page 34: Niem Tin 84

34

năm thật mịt mù, tôi cảm thấy trăm ngàn nỗi đắng cay nặng nề, mối thù chưa trả dày vò tâm hồn tôi và đưa tôi xuống tận đáy sâu thẩm vô định! Nỗi buồn khổ thể hiện trên nét mặt cùng với sự ưu tư, sầu não, hờn căm. Chính những lúc tuyệt vọng cùng cực là lúc Thượng Đế đưa cánh tay quyền năng của Ngài ra tiếp cứu tôi. Không phải ngẫu nhiên mà trại tổ chức một đêm văn nghệ tại hội trường mà mọi trại viên bị bắt buộc phải tham dự, giữa chen lấn của hàng ngàn người, làm thế nào Cứu Chúa đã hướng dẫn Mục Sư Phạm An Vui để ý đến tôi; sau này ông kể lại là trong lần đó, trên mặt tôi ẩn lên một sự thất vọng, chán chường, bất an trong lòng. Ông được Chúa thúc dục phải tìm cách đưa tôi trở về tin nhận tình yêu Thiên Phụ, đem tôi ra khỏi khổ hạnh, bất an. Sau buổi văn nghệ đó, nhân các ngày Chúa nhật nghỉ lao động, các trại viên được phép qua lại không phân biệt nhà giam để thăm hỏi, chuyện vãn, thì lúc đó là cơ hội tôi được Mục Sư Phạm An Vui tìm tôi thăm hỏi tình cảnh gia đình lúc đầu và sau đó nói về tình

yêu sâu rộng của Chúa Giê-xu, giải thích cho tôi về ân sủng của Chúa và kiên nhẫn trả lời cho tôi những nghi vấn, thắc mắc về lẽ đạo Tin Lành cúu rỗi, Sự huyền nhiệm của Chúa là lớn lao (Tôi và Mục sư Vui ở nhà khác nhau trong trại). Chúng tôi trao đổi quan điểm với nhau qua nhiều Chúa nhật kế tiếp đó. Cũng do bàn tay của Chúa làm nên, một buổi nọ tôi lại được dời qua ở cùng nhà với Mục sư Vui và được xếp nằm kề bên ông nữa. Chúa có chương trình của Ngài, lúc ấy tôi tha hồ mà tìm hiểu, học hỏi, trao đổi những quan điểm, những đêm không ngủ của tôi đã trở nên hữu ích vô cùng. Có đêm chúng tôi nói chuyện rù rì đến 2,3 giờ sáng mà không hay. Mục sư Vui cũng hết lòng trình giảng về lẽ đạo mà nhờ đó tôi thấy rõ con đường cứu rỗi của Chúa là đây mà tôi đang tìm kiếm trong bao năm, nên tôi quyết định tin nhận Giê-xu làm Chúa cứu đời mình, để trở lại làm hòa với Cha là Thượng Đế mà có lúc tôi kêu cầu nhưng chẳng biết Ngài là ai, tôi đã đồng hóa Ngài với nhiều thọ tạo thì làm sao Ngài tiếp cứu?

Page 35: Niem Tin 84

35

Cũng có những dằn vặt nội tâm, những suy nghĩ thiếu hiểu biết vì ngại rằng: Theo Chúa rồi đây sẽ chối bỏ ông bà cha mẹ, vì rằng trước đây, khi chưa sa cơ, dù tôi không phải là kẻ ngoan đạo, nhưng là đứa con hết lòng phụng sự tổ tiên, hiếu đạo với mẹ cha. Thật ra, nếu giữ tròn được điều đó thì làm gì tôi phải phóng túng...Bất quá đó chỉ là bình phong che đậy bên ngoài một tấm lòng cứng cỏi tự kiêu mà thôi. Nhưng chân lý là lẽ thắng tất nhiên, tôi thấy chỉ còn có một cách theo Chúa thì tôi mới thái an nhẹ nhàng, chứ không có con đường nào khác nữa cả.

Tối Chúa nhật Lễ Phục sinh tháng 4 năm 1982, với ánh trăng nhẹ nhàng chiếu qua song cửa sổ nhà giam, chỗ hai chúng tôi nằm, tôi nhìn đó như là ánh hào quang của Chúa soi sáng, chứng giám, đón nhận một đứa con tội lỗi, lưu lạc, nay biết trở

về nhà Cha. Trong bộ áo quần lao tù vá chằng vá chịt như là sạch nhất và tốt nhất của tôi, tôi quỳ gối trước mặt Chúa ngay trên nền xi-măng lởm chởm nhưng cảm thấy êm ả, trong nhà giam với cửa khóa chặt, giữa cảnh rừng núi bao la của dãy Trường sơn miền Trung Việt Nam, tôi chịu lễ Báp têm với lon "ghi gô" nước xối trên đầu tượng trưng cho hồ nước, Mục Sư Vui dâng tôi lên cho Chúa để tôi tin nhận Ngài làm Vua, làm Chúa, làm Chủ trên đời mình. Từ đó, lòng đổi thay, ác tâm không còn, Thánh Linh của Chúa ngự bên trong tôi; con người cũ của tôi đã chết và đời mới vẹn toàn. Tạ ơn Chúa! Ngài đưa tay ra đón đứa con tội lỗi, đau khổ, lạc loài, bơ vơ, thất lạc hơn 50 năm tìm lại được nhà Cha. Sau đó tôi được gặp Mục sư Bùi Khương cũng là trại viên ở cùng nhà, hiệp tác với Mục sư Vui tiếp tục hướng dẫn giáo lý cho tôi. Càng ngày đời sống thuộc linh của tôi càng lớn lên, nhu cầu thuộc linh là lời Chúa được hai Mục sư chia xẻ,

Page 36: Niem Tin 84

36

lòng tôi càng thấy thấm thía dường nào về ơn cứu chuộc của Chúa. Phước hạnh thay! Từ đây tôi được làm con vua trên trời, tâm hồn tôi nhẹ nhàng thơ thới, nỗi cô đơn, buồn bã của tôi tan biến từ lúc nào mà tôi không hay biết. Gánh nặng của tôi đã được Chúa gánh thế, nên được nhẹ nhàng, những ưu buồn phiền muộn không còn nữa qua lời Chúa phán: "Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ. Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường, nên hãy gánh lấy ách của ta và học theo ta, thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghĩ. Vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ nhàng." (Mathiơ 11:28-30).

Nhớ lại, tôi phạm tội với Chúa, vì rất kiêu ngạo và trông cậy vào sự khôn ngoan của mình, Bây giờ học lời Chúa mới thấy: "Chớ khoe khoang về ngày mai, vì con chẳng biết ngày mai sẽ sanh ra điều gì."(Châm ngôn 27:1). Cũng cùng công việc khổ sai, cũng cùng hoàn cảnh bị đối xử, cũng cùng vật chất thiếu thốn,

nhưng khi Chúa làm chủ đời tôi, thì những buổi lao động vất vả, mồ hôi tuôn chảy đầm đìa, cái nóng, cái lạnh bất thường của đồi núi, sự đói khát và mối hận lòng un đốt trong tôi bấy lâu, tất cả đều tan biến hết. Tôi thấy mọi việc đã trở nên tốt đẹp hơn, một sự sống an tâm và bình thản, tâm hồn không giao động, trái lại rất thoải mái, dễ chịu... cơm độn mì bây giờ thấy ngon, chút muối lạt tôi cảm thấy là cao lương mỹ vị. Tôi cảm thấy mình trở nên giàu có, sung túc, nhưng cái giàu đó không phải vật chất mà là niềm vui tinh thần. Những nét u hoài làm cho tôi cúi đầu, mặt nhăn trước đây, đã nhường chỗ cho cái đầu ngước cao, khuôn mặt vui tươi phước hạnh. Tôi đã có chỗ dựa vững an nơi Chúa. Trong hoang vu của núi rừng trong lạnh lẽo thê lương, trong khổ sai dằng vặt... tôi đã sống lại đời sống mới, tôi vứt bỏ qúa khứ và nhờ Chúa thêm sức để hướng về tương lai với đức tin mạnh mẽ, vững chắc nơi Chúa, tôi sung sướng vì mối thù không đội trời chung mà tôi thề quyết phải trả, nay được Chúa lo liệu cho tôi qua câu Kinh Thánh: "Chính mình chớ trả

Page 37: Niem Tin 84

37

thù ai, nhưng hãy nhường cho cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời, vì có chép lời Chúa phán rằng: Sự trả thù thuộc về ta, ta sẽ báo ứng."(Rô-ma 12:19) Đã có Chúa lo liệu thay thế cho tôi, và khi có Chúa lo liệu thì tuyệt vời và công bình, vì Chúa là Đấng công bình. Sung sướng thay, thế mà từ trước đến nay tôi không hiểu điều đó nên ấp ủ mối hận thù đó trong lòng làm tâm hồn bại hoại, thể xác cằn cỗi, mặt mày nhăn nhó, thể hiện rõ ràng nỗi khốn khổ ràng buộc nội tâm; lời Chúa dạy thật quý báu, chạm đúng vào tâm trạng tôi: "Đá thì nặng, cát cũng nặng nhưng sự tức giận của kẻ ngu dại còn nặng hơn cả hai" (Châm ngôn 27:3). Ôi ! thật Chúa đã chuộc tôi từ dòng huyết ấm áp và quý báu của Ngài. Tôi được an tâm, lòng tôi bình thản và từ khi tin nhận Chúa, ân phước tràn đầy của Chúa lần lượt đổ trên tôi và tôi xin kể để tạ ơn Chúa về sự ban cho của Ngài.

Suốt mấy năm lê chân đến trại tập trung cải tạo Xuân Phước miền Trung này, tôi không đựơc thăm nuôi vì không có gia đình ở Saigon; sau khi được Chúa tiếp nhận chẳng bao lâu, bỗng một ngày kia, tôi được gọi tên và báo rằng tôi được thăm nuôi. Ngỡ ngàng biết bao, vì việc đơn sơ như vậy nhưng tôi đâu dám mơ ước! Dù vậy tôi vẫn vui, vì nếu được gọi lầm tên đi nữa, thì ít ra cũng được nghỉ một buổi lao động. Lạ lùng thay quyền năng của Chúa, khi đến nhà thăm nuôi thì được gặp lại một anh em làm việc với tôi ngày trước, từ Gò Vấp (Gia Định) lặn lội vượt mấy trăm cây số, vất vả đến đây với bao hành lý 70 ký lô, trong đó đầy thức ăn và thuốc men để tiếp tế cho tôi, và thêm vào đó còn cho tôi tiền mặt nữa. Nhận thấy và biết ý định, tôi cảm động quá, hai dòng lệ chảy dài trên khóe mắt ướt đẩm khuôn mặt ngỡ ngàng với món quà quá lớn từ khi ra đây. Tôi còn có anh ruột, còn có những đứa cháu đang ở Saigon mà trước kia tôi tận tình giúp đỡ... tất cả không dám bỏ công cực khổ lặn lội ra miền Trung này để thăm viếng tôi. Đấy là Chúa sai một anh em, nhận

Page 38: Niem Tin 84

38

trách nhiệm trước các anh em khác cùng ngành trong quân đội trước kia, hiện đang ở ngoại quốc và ở Saigon chung góp lại, đã vượt đường xa vất vả đến thăm viếng tôi. Tạ ơn Chúa! Khi đã trở nên con cái của Cha, chẳng những Ngài cho giàu có về thuộc linh rồi, Ngài cũng cho giàu có về vật chất nữa; đối với tôi hay những đời sống tù tội khác, đã vất bỏ tất cả quá khứ rồi, thì 70 ký lô tiếp tế phẩm là một sự giàu có lắm trong tù. Sau đó ít lâu, tôi lại được đổi xuống nhà bếp của trại, được cắt cử giữ cửa nhà bếp, ở đây lao động nhẹ nhàng hợp với tuổi tương đối khá cao của tôi và sức lực mòn mỏi của tôi, phần cơm tương đối khá hơn và sự nấu nướng riêng tư được dễ dàng hơn, lần lần sức khỏe của tôi được tương đối khá hơn trước. Chúa đã cho tôi giàu có về tinh thần, rồi đến vật chất, nay Chúa lại cho tôi một môi trường lao động dễ chiụ hơn và khá đầy đủ hơn mà rất nhiều trại viên khác thèm muốn.* Rồi đến năm 1985, tôi lại được gọi tên ra để trả tự do về nhà sinh sống, mang tấm thân bệnh hoạn, ốm yếu, nhưng tấm lòng hạnh phúc, niềm tin vững chắc.

Dù vậy khi mới trở về, lời giáo lý được học trong trại tập trung cải tạo sớm phai mờ, vì chỉ là lời truyền miệng, không Kinh Thánh, không ghi chép, vì sợ bị cùm nếu bị cai tù xét bắt được. Ngở ngàng với đời sống mới đổi thay bên ngoài, tôi cảm thấy lạc lõng, bơ vơ như chiên không chuồng và cũng không người chăn. Tôi không nhập vào Hội Thánh nào, không biết thờ phượng Chúa ra sao? Ở đâu? Suýt chút nữa là tôi sa ngã rồi! Từ trong tù, Mục Sư Vui theo dỏi đời sống tôi ở ngoài đời qua con cái của ông đến thăm nuôi. Ông bèn nhờ gia đình của ông liên lạc với một tín hữu là chú Nhẫn đến nhà tìm tôi, đưa tôi về với Hội Thánh Tuy Lý Vương và được Mục Sư Đinh Thiên Tứ tận tình gầy dựng và chăm sóc tôi, cắt cử cô Võ thị Tuyết Hồng rồi kế đó chị Doãn tiếp tục (thay thế cô Hồng đi Bỉ đoàn tụ với gia đình), hướng dẫn tôi cách thức học hỏi lời Chúa để cho tôi có nếp sống của một Cơ-đốc-nhân, nhờ sự gầy dựng tận tâm tận tình của tôi tớ và các con cái Chúa của Hội Thánh, đức tin tôi vững vàng, lớn mạnh hơn cho đến tôi lúc tôi được trưởng thành trong

Page 39: Niem Tin 84

39

gia đình Chúa và được cắt cử để chăm sóc cho những anh chị em mới tin nhận Chúa khác nữa. Ngoài ra Chúa còn tạo cho tôi thêm điều kiện cụ thể và vững chắc ràng buộc để tôi có trách nhiệm trước mắt đối với Chúa, để tôi từ bỏ được hẳn ý định thanh toán kẻ thù. Nhìn lại quãng đời trôi qua, tôi được Chúa cứu chuộc, Chúa ban đầy dẫy ơn phước trên tôi, đến nỗi lắm lúc tôi hối tiếc vì được biết Chúa sớm hơn, thì tôi khỏi phải lặn hụp trong biển đời tội lỗi, khổ đau, hận thù hay phù hoa gian trá, tự kiêu, tự mãn trong hư danh phù phiếm. Đời sống mới của tôi thật phước hạnh, tôi yêu mến đời sống mới đó. Trong những ngày còn lại ở Saigon, khi đi nhóm thờ phượng Chúa trong chương trình thông công, có lần tôi gặp lại anh Nguyễn Quang Minh là con cố Mục Sư Nguyễn Văn Nhung (trước kia anh Minh cũng là sĩ quan làm việc với tôi, trong lý lịch tôi biết anh là tín hữu Tin Lành và anh có tấm lòng phục vụ rất tốt). Tôi bèn nói đùa với anh rằng: "Lúc trước anh làm việc với tôi, tại sao anh không làm chứng Tin Lành cho tôi để tôi biết và tin

Chúa sớm thì hay biết mấy", trong câu trả lời vui vẻ, anh Minh cười và nói: "Lúc trước ông ăn, ông nhậu, ông nhảy đầm, nếu nói về Chúa với ông, ông nẹt chạy không kịp!", cả hai chúng tôi cười xòa vui trong ơn của Chúa. Qua những điều tôi thổ lộ trên đây, rõ ràng Chúa có chương trình từng bước, từng bước cứu chuộc tôi: làm thế nào Chúa đã khiến một đứa con hoang, cứng lòng, tự cao, tự mãn và khoe khoang về sự khôn ngoan tính toán của mình, trở nên mềm mại mà vào nhà Chúa, làm con cái ngoan ngoãn của Ngài.

Từ khi được thả về (1985), sống tại Saigon để được học thêm lời Chúa, từ từ lời của Ngài thấm nhuần trong tôi, mối hận lòng của tôi không còn nữa. Thời gian đã đủ, tôi nhuần nhuyển câu Kinh Thánh trong Rô-ma 12:19, tôi dứt bỏ được ác tâm giết người của tôi, thì Chúa mới

Page 40: Niem Tin 84

40

buông thả cho tôi qua Pháp đây để tôi không làm bậy khi đối diện với kẻ thù. Giờ đây tôi được nghe nói y trở thành phế nhân, đau tim nặng, phải giải phẩu để lồng vào ngực máy trợ tim, mà nếu tôi còn nhẫn tâm tay thanh toán y, thì tôi hóa ra là một kẻ đê hèn vì tấn công một người tàn tật. Điều đó chứng tỏ lòng nhẫn nại và nhân từ của Chúa đối với một người có lòng cứng cỏi, cố chấp, hận thù như tôi, và cũng nói lên sự linh nghiệm của lời dạy của Chúa trong Kinh Thánh Rô-ma 12:19 "... Sự trả thù thuộc về ta, ta sẽ báo ứng". Nghĩ lại, trong những ngày cuối cùng của miền Nam Việt Nam 30/4/75, tôi cũng còn có cơ hội để di tản qua Guam một cách dễ dàng nhờ cấp bực của tôi và nhờ sự quen biết các sĩ quan

cao cấp trong Không Quân và Hải Quân, và mối hận thù cũng sẽ dễ trả, nhưng để rồi tù tội cũng dễ dàng làm hư hoại đời sống thuộc linh của tôi và làm ô danh các con cái của tôi. Rốt cuộc cũng chỉ để cho hả giận nhứt thời mà thôi, chứ đâu hữu ích gì (Châm ngôn 27:3). Chúa biết ác tâm của tôi nên không cho tôi di tản lúc ấy mà giữ tôi lại để dạy dỗ tôi, đấy là tình yêu thương vô biên của Chúa đối với tôi. Tạ ơn Chúa: "Phước cho kẻ lỗi mình được tha thứ, Tội mình được che đậy. Phước thay cho người mà Chúa chẳng kể tội lỗi cho." (Thi Thiên 32:1-3)

Nguyễn Công Trực (Cựu Đại tá Quân nhu

QLVNCH)

Một bữa tối tại vận động trường Los Angeles, Mỹ, một diễn giả nổi tiếng - ông John Keller, được mời thuyết trình trước khoảng 100.000 người. Đang diễn thuyết bỗng ông dừng lại và dõng dạc nói: - Bây giờ xin các bạn đừng sợ! Tôi sắp cho tắt tất cả đèn trong sân vận động này.

Page 41: Niem Tin 84

41

Đèn tắt. Cả sân vận động chìm sâu trong bóng tối âm u. Ông John Keller nói tiếp: - Bây giờ tôi đốt lên một que diêm. Những ai nhìn thấy ánh lửa của que diêm đang cháy thì hãy hô to "Đã thấy !". Một que diêm được bật lên, cả sân vận động vang lên: "Đã thấy!". Sau khi đèn được bật sáng trở lại, ông John Keller giải thích: - Ánh sáng của một hành động nhân ái... dù nhỏ bé như một que diêm... cũng sẽ chiếu sáng trong đêm tăm tối của nhân loại... y như vậy. Một lần nữa, tất cả đèn trong sân vận động lại được tắt. Một giọng nói vang lên: - Tất cả những ai ở đây... có mang theo diêm quẹt, xin hãy đốt cháy lên ! Bỗng chốc cả vận động trường rực sáng. Ông John Keller kết luận: - Tất cả chúng ta cùng hợp lực nhau... có thể chiến thắng bóng tối, chiến tranh, khủng bố, cái ác và oán thù .. bằng những đóm sáng nhỏ của tình thương, sự tha thứ và lòng tốt của chúng ta. Hoà bình không chỉ là... môi trường sống vắng bóng của chiến tranh. Hòa bình không chỉ là... cuộc sống chung không tiếng súng. Vì trong sự giao tiếp giữa người với người, đôi khi... con người giết hại nhau... mà không cần súng đạn, đôi khi con người làm khổ nhau, áp bức bóc lột nhau... mà không cần chiến tranh. Cách tốt nhất để xây dựng hòa bình... là tăng thêm thật nhiều... những hành động yêu thương và hảo tâm với đồng loại. Những hành động yêu thương... xuất phát từ lòng nhân hậu... sẽ như những ánh sáng nho nhỏ của một que diêm. Nhưng nếu mọi người cùng đốt lên... những ánh sáng bé nhỏ, những hành động yêu thương... sẽ có đủ sức mạnh để xua tan bóng tối của những đau khổ và cái ác.

Sưu Tầm

Page 42: Niem Tin 84

42

“B�i vì t�m v�i che t� thi không có túi.” Đây là một ông lão mới thoạt nhìn trông nghèo khó lại keo kiệt. Nhưng việc ông làm lại khiến ông trở thành tấm gương cho những người giàu có khác.

Vì sao ông lão 76 tuổi muốn quyên góp hết 8 tỷ đô la gia sản? Đây là một ông lão mới thoạt nhìn trông nghèo khó lại keo kiệt. Nhưng việc ông làm lại khiến ông trở thành tấm gương cho các người giàu khác như Bill Gates và Warren Buffett đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ ông. Ông đã 76 tuổi, ở cùng vợ trong một căn nhà thuê ở thành phố San Francisco nước Mỹ. Ông chưa từng mặc qua quần áo hàng hiệu, kính mắt rất cũ kỹ, đồng hồ đeo tay cũng không hợp thời. Ông không thích món ăn ngon, chỉ thích uống sữa hâm nóng, ăn bánh sandwich và cà chua giá rẻ. Ông cũng không có xe hơi riêng, ra ngoài thường đi bằng xe buýt, túi xách mà ông từng dùng để đi làm là túi vải.

Page 43: Niem Tin 84

43

Mặc khác, nếu bạn cùng ông đến một quán nhỏ uống cà phê, ông nhất định sẽ cẩn thận kiểm tra đối chiếu hóa đơn; nếu bạn ở lại nhà ông ấy, trước khi ngủ ông ấy nhất định sẽ nhắc bạn tắt đèn. Một ông già sống khắc khổ nghèo khó như vậy, bạn có biết trước 76 tuổi ông đã làm những việc gì chăng? Ông đã từng cống hiến cho đại học Cornell 588 triệu đô la, cho đại học California 125 triệu đô la, cho đại học Stanford 60 triệu đô la. Ông từng bỏ vốn 1 tỷ đô la tu bổ và xây mới 7 trường đại học ở New Ireland và hai trường đại học ở Northern Ireland. Ông từng thành lập quỹ từ thiện để phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch cho trẻ em ở các nước đang phát triển… Cho đến nay, ông đã quyên 4 tỷ đô la, còn 4 tỷ nữa đang chuẩn bị quyên góp. Ông là người sáng lập công ty được miễn thuế toàn cầu DFS. Khắc khổ với chính mình, hào phóng với việc thiện lành, thích kiếm tiền lại không thích lãng phí – ông là Chuck Feeney. Trước mắt, Chuck Feeney còn ba nguyện vọng: Một là trước năm 2016 quyên hết 4 tỷ đô la còn lại, nếu không: chết không nhắm mắt. Hiện tại, từ số tiền kia mỗi năm đều có hơn 400 triệu đô la chảy về các nơi cần trên thế giới. Ông đã dựng nên một tấm gương cho những người giàu có khác: “Trong khi hưởng thụ cuộc sống đồng thời quyên góp cho mọi người”. Bill Gates và Warren Buffett đều chịu ảnh hưởng nhiều từ ông mà đã thay đổi hành động của mình.

Page 44: Niem Tin 84

44

Sau khi việc thiện của Chuck Feeney bị tiết lộ ra, rất nhiều phóng viên muốn tiếp xúc với ông. Trong tâm ai cũng đều có một nghi vấn: Làm sao Chuck Feeney có thể dửng dưng trước gia tài hàng tỷ đô la kia chứ? Đối với nghi vấn của mọi người, Chuck Feeney mỉm cười kể cho mọi người một câu chuyện: “Một con chồn thấy bồ đào trong vườn đầy trái chín, muốn vào trong ăn một chầu no bụng, nhưng giờ nó mập quá, không chui vào được. Thế là ba ngày ba đêm nó không ăn không uống để thân thể gầy xuống, cuối cùng thì chui vào được! Ăn no nê, cảm thấy thỏa mãn, nhưng khi nó muốn rời đi, lại không chui ra được. Bất đắc dĩ đành phải giở trò cũ, lại ba ngày ba đêm không ăn uống. Kết quả, lúc nó đi ra, bụng vẫn giống như lúc đi vào.” Kể xong câu chuyện, Chuck Feeney nói: “Chỗ Thượng Đế ở không có ngân hàng, mỗi người đều là trần trụi sinh ra, cuối cùng cũng đơn độc ra đi, không ai có thể mang theo tài phú và danh tiếng mà bản thân đã đau khổ tìm kiếm cả đời.” Truyền thông hỏi Chuck Feeney, vì sao ông lại quyên góp hết gia tài của mình? Câu trả lời của ông đơn giản và ngoài dự đoán của mọi người! Ông nói: “Bởi vì tấm vải che tử thi không có túi.”

Sưu Tầm

35 Tôi từng bày bảo luôn cho anh em rằng phải chịu khó

làm việc như vậy, để giúp đỡ người yếu đuối, và nhớ lại lời

chính Đức Chúa Jêsus có phán rằng: Ban cho thì có phước

hơn là nhận lãnh.

Công vụ các sứ đồ 20:35

Page 45: Niem Tin 84

45

Tác giả: Loren Cunningham & Janice Rogers Nguyên bản: Daring to Live on the Edge. Nhà xuất bản: YWAM Publishing, 1992. Việt ngữ : www.nguonhyvong.org, June 2012 Sưu tầm: MAI ĐÀO (với sự cộng tác của Mục sư PHAN NHƯ NGỌC) - June 2012

Chương XI: NHỮNG PHƯƠNG TIỆN CẤP DƯỠNG MẮT KHÔNG THẤY ĐƯỢC (tiếp theo)

Một Danh Sách Kiểm Tra Dành Cho Việc Ra Đi:

4. Tôi cần bày tỏ nhu cầu của mình với người khác không? Trong những năm đầu của tổ chức Tuổi Trẻ Với Sứ Mạng, tôi cảm thấy các nhân sự của chúng tôi không nên để cho người khác biết nhu cầu của họ. Trong nhiều năm, tôi không bao giờ đề cập đến một

nhu cầu tài chánh nào trong các lá thư báo cáo của YWAM. Tôi không tin đó là cách duy nhất theo Kinh Thánh để điều hành một hội truyền giáo... nhưng chỉ là cách Đức Chúa Trời dẫn dắt chúng tôi vào thời điểm đó mà thôi.

Thế rồi, vào năm 1971, khi chúng tôi đang trong tiến trình mua khu bất động sản đầu tiên của mình, đó là một khách sạn ở Thụy sĩ để sử dụng như một trung tâm huấn luyện, tôi cảm thấy Chúa muốn chúng tôi phải viết thư cho hàng ngàn người thường xuyên nhận các ấn phẩm của chúng tôi, cho họ biết chúng tôi đang tin cậy Chúa để xin Ngài một số tiền và mời họ hãy cầu nguyện trợ giúp chúng tôi. Tôi rất ngạc nhiên vì cớ phản ứng ban đầu của mình trước sự dẫn dắt này. Thật phải vật lộn mà vâng lời Chúa để viết lá thư ấy. Tôi đã không nhận ra chính mình kiêu hãnh đến mức nào khi biết mình khác rất nhiều so với những tổ chức truyền giáo. Chỉ tin rằng Ngài hướng

Page 46: Niem Tin 84

46

dẫn người ta ban cho chúng tôi mà thôi! Tôi cũng không chuẩn bị trước phản ứng của một số người khi họ nhận được thư kêu gọi của chúng tôi. Một người bạn thân viết một lá thư giận dữ nói rằng: "Tôi nghĩ hội YWAM đã không tin cậy Chúa khi đưa ra những lời xin giúp đỡ về mặt tài chánh". Chừng đó cũng đủ để tôi phải hỏi lại Chúa. Khi đã tìm kiếm Ngài, tôi nhận ra chính tôi đã nghe điều đó từ nơi Ngài và tôi đã vâng lời Ngài. Những phản ứng này bày tỏ lòng hẹp hòi của chúng tôi biết bao khi cứ đoan chắc rằng Chúa vẫn tiếp tục làm công việc của Ngài theo đường lối trong quá khứ. Và vô tình chúng tôi đã làm cho những người khác tin rằng Đức Chúa Trời chỉ hành động khi chúng ta không nói ra các nhu cầu của mình. Nhu cầu của chúng tôi về việc mua khách sạn đó đã được thỏa đáp... bằng những con số chính xác nói theo đồng Mỹ kim (hoặc trong trường hợp đó là những đồng Franc Thụy sĩ) số tiền ấy đã đến đúng vào

ngày cuối cùng. Vì chúng tôi vâng lời Chúa nói lên nhu cầu của mình.

Đức tin là vâng theo điều gì Chúa phán bảo bạn chứ không có gì khác. Vì vậy, hãy tự hỏi xem bạn có phải nói ra các nhu cầu của mình hay không. Bạn còn nhớ câu chuyện Êli đã được chính Đức Chúa Trời cấp dưỡng như thế nào bên khe Kê rít không? Cứ một ngày hai lần, Đức Chúa Trời sai chim quạ đem bánh đến cho ông. Nhưng khi khe khô cạn, Ngài bảo ông phải đi ra, tỏ các nhu cầu của ông cho một người: đó là bà góa ở Sa rép ta.

Điều gì xảy ra nếu Êli thưa cùng Chúa rằng "Nhưng lạy Chúa, Ngài biết con không tỏ cho ai biết các nhu cầu của mình! Con chỉ tỏ cho Ngài thôi, và Ngài nuôi dưỡng con. Con quá thuộc linh nên không thể xin người ta được!". Có thể có những lý do nhất định khiến bạn phải nói ra những nhu cầu của mình, hoặc khiến bạn không nói ra. Mỗi cách đều phải được thực hiện theo

Page 47: Niem Tin 84

47

từng giai đoạn trong chức vụ của bạn.

Ví dụ, trong những năm đầu của YWAM, chúng tôi ít có được lòng tin cậy với tư cách là hội truyền giáo. Chúng tôi chỉ được mọi người xem như là những thanh niên trẻ tuổi đi ra truyền giáo trong những kỳ hè của mình. Một số người sợ rằng chúng tôi sẽ làm phí mất số tiền cần thiết cho các nhà truyền giáo "chính quy". Cần phải có thời gian để công chúng biết rằng chúng tôi cũng là các nhà truyền giáo chính quy! (hiện nay TNSM có 7.000 nhà truyền giáo hầu việc Chúa khắp thế giới như một nghiệp vụ). Cũng cần phải có thời gian để mọi người thấy được giá trị của các sứ mạng ngắn hạn. Khi chúng tôi bắt đầu vào những năm 1960, các sứ mạng ngắn hạn vẫn còn là một tư tưởng mới mẻ cấp tiến. Đối với những dự án tiên phong, mạo hiểm, thường phải có một thời gian được sự cung ứng kỳ diệu, bởi quyền tối cao của Đức Chúa Trời. Sau đó, khi một chức vụ hầu việc hoặc

một cá thể đã trở nên chính thức hóa, sẽ có nhiều người dâng hiến và được liên kết trong sự cầu nguyện và sự hiểu biết hơn. Giai đoạn đó vẫn không kém thuộc linh hơn những ngày đầu chút nào, khi càng nhiều sự cung cấp bởi phép lạ cần phải có thường xuyên hơn. Khi dân Ysơraên lưu lạc trong đồng vắng suốt bốn mươi năm, Chúa ban cho họ đồ ăn một cách kỳ diệu mỗi ngày ngoại trừ ngày Sabát. Họ thâu nhặt số mana gấp đôi vào trước ngày Sabát. Điều đó đã xảy ra trong suốt bốn mươi năm, mỗi tuần lễ không hề sai. Họ không phải làm việc trong vườn hoặc ngay cả đi mua sắm trong một siêu thị. Điều họ phải làm là ra khỏi trại và nhặt lấy mana. Hãy tưởng tượng họ đã cảm thấy thế nào khi bước vào Đất Hứa và được nghe lời nầy "Bây giờ các ngươi sẽ đi làm việc, gieo trồng trong các vườn nho và trang trại, ăn những gì các ngươi trồng tỉa". Có phải ăn mana là sống bởi đức tin, còn gieo trồng vườn nho là không

Page 48: Niem Tin 84

48

sống bằng đức tin sao? Cả hai điều phải sống bằng đức tin, bởi vì cả hai đều là vâng theo lời Đức Chúa Trời vào những giai đoạn khác nhau trong hành trình của họ.

Đôi khi Chúa dẫn dắt bạn không nói về nhu cầu của mình để chứng tỏ tình yêu thương lạ lùng của Ngài dành cho bạn. Những trường hợp đó trở thành những sự kiện quan trọng của đức tin để bạn nhìn lại khi bước tiến trở nên quyết liệt hơn.

Vài năm trước, có một thanh niên tên Clay Golliher đang hầu việc Chúa với YWAM tại Phi luật tân. Khi tôi vừa đến Manila, Clay là người đón tôi tại sân bay. Anh ta hầu như không thở nổi vì xúc động, không giống như bản tánh điềm tĩnh bình thường của anh ta.

"Ôi Loren, một phép lạ vừa mới xảy ra cho tôi", anh nói và tiếp tục giải thích anh đã hoàn toàn sạch tiền, thậm chí không có tiền mua tem để gởi thư cho cha mẹ anh tại quê

nhà, anh chỉ còn có vài xu, mà phải hơn một peso mới gởi được thư. Chúa bảo anh hãy cứ viết thư trước. Anh vâng theo và khi đang trên đường đến đón tôi tại phi trường, anh đi ngang bưu điện.

"Khi đang bước về phía nhà bưu điện, Loren à, tôi thấy có cái gì đó từ bên khóe mắt của mình, đang bay bay trong gió, tôi chụp lấy nó. Đó là tờ bạc một peso!". Clay bước vào bưu điện và gởi lá thư của mình.

Bryan Andrewa là vị mục sư của một Hội thánh lớn ở tại Brisbane, Úc châu. Mới đây, ông đi ngang qua Kona, trên đường trở về nhà sau một chuyến hầu việc ở tại Hoa Kỳ. Chúng tôi mời ông ở lại với chúng tôi ít ngày. Điều mà chúng tôi không hề biết, đó là ông đã hết sạch tiền. Một bữa nọ, ông đi đến bờ biển Magic Sands, không xa khu sinh viên đại học của chúng tôi lắm. Đó là một bãi biển nhỏ hỗn độn có tiếng, với những ngọn thủy triều hung hãn và những đợt sóng lớn. Đang khi

Page 49: Niem Tin 84

49

bước dọc theo con đường nơi nước chạm vào bờ cát, ông Bryan nhìn xuống và thấy một tờ 20 Mỹ kim nổi trên đám bọt sóng đang hút đi.

"Số tiền đó có ý nghĩa rất lớn!", ông Bryan nói "Tôi không thể hỏi xin các bạn ở đây được, vì vậy tôi chỉ có thể xin Chúa. Tôi thật sự muốn được nghe tiếng phán bảo từ nơi Ngài".

5. Tôi phải làm gì để bắt đầu?

Có quá nhiều người chờ đợi suốt cả đời của họ, muốn làm đuợc những việc lớn cho Chúa. Nhưng họ không bao giờ chịu bắt đầu. Họ cứ chờ đợi Chúa phải làm một điều gì đó. Tôi thích hỏi người ta, "Bạn có bao giờ thấy con chó rượt đuổi một chiếc xe đang đậu không". Dĩ nhiên là không. Sách Mác 16:17 chép rằng "Những dấu lạ nầy sẽ theo sau những kẻ tin...". Nhưng "các dấu lạ ấy" không thể theo bạn được nếu như bạn đang "đậu". Bạn phải chuyển

động...phá vỡ tính ù lì đi. Đức tin không thụ động. Sứ đồ Phao Lô nói rằng..."Nhưng tôi đương chạy hầu cho giựt được, vì chính tôi đã được Đức Chúa Jesus Christ giựt lấy rồi" (Philíp 3:12)

Bạn của tôi là Sam Sasser đã được Đức Chúa Trời dùng trong một cuộc phục hưng làm chuyển động khắp quần đảo Marshall một vài năm về trước. Anh Sam đã đến đó với tư cách một nhà truyền giáo trong những năm đầu của tuổi hai mươi và không bao lâu đã đưa dắt được một trong những vị Vua của người dân đảo Marshall về với Chúa, cùng với một số đông dân sự của ông ta. Anh đã làm báp têm cho hàng trăm người trong các hồ nước ngọt trong xanh thuộc hòn đảo xa xôi đó. Nhưng thường thật khó khăn cho Sam và vợ anh là Florence có được số tiền cần thiết để mở mang công việc Chúa trong một xứ sở nghèo nàn như vậy. Một ngày kia, Sam vừa mới có cảm giác chán nản, anh diễn tả như vậy. Một trong

Page 50: Niem Tin 84

50

những người bạn của anh là một ông cụ 63 tuổi người đảo Marshall, tên Barton Batuna, người đã từng giảng Tin lành trên các hòn đảo gần cả cuộc đời của mình. Ngày hôm đó, Batuna đến tìm Sam. -"Có chuyện gì với anh vậy Sam?" ông ta hỏi. Sam nhìn ông ta, một người Melanesian với thân hình đen chắc giống như sợi thừng, đầy sức sống. Anh chợt có cảm tưởng như mình già hơn người đàn ông nầy dầu ông ta gấp ba lần tuổi anh! "Đức Chúa Trời bảo tôi hãy xây một trường Kinh Thánh ngay ở đây. Tôi muốn gọi nó là trụ sở Kinh Thánh Calvary". Sam thở dài và đá viên sỏi màu san hô dưới chân mình. - "Nhưng tôi không có tiền để mà xây!" -"Anh có bao nhiêu?" Batuna hỏi. - "Hầu như chẳng có gì. Chỉ 200 Mỹ kim" - "Chừng đó chưa đủ để chuẩn bị xây một nhà trường". Nhà truyền đạo người Marshall đáp.

Sam nheo mắt nhìn ông ta trong ánh nắng Thái Bình Dương sáng chói. Bây giờ anh không chỉ buồn chán; anh bắt đầu bực bội. -"Phải, không thể, mà hơn nữa, tôi hoàn toàn không có chút ý tưởng gì về việc phải bắt đầu xây cất như thế nào". - "Được, vậy thì sao còn lo lắng? Chúng ta hãy dùng 200 đó và cứ sử dụng theo khả năng mình có thể làm". Vậy bây giờ là "chúng ta" rồi ư, Sam nghĩ vậy, cảm thấy đỡ hơn một chút. - "Nhưng Anh Batuna nầy, anh không hiểu đâu, không phải bắt đầu việc xây dựng chỉ có như thế. Chúng ta không có ximăng, mà chỉ việc từ đây đến Guam mua xi măng thôi cũng đã tốn hơn 200 rồi". Guam cách đó 1.700 dặm bằng đường máy bay, song vẫn là nơi gần nhất để mua các vật liệu xây dựng. Thứ vật liệu nầy chưa được phân phối mà phải tìm mua. - "Nầy người anh em, đức tin của anh ở đâu?" Batuna thách thức "Anh đã có 200 rồi. Cứ

Page 51: Niem Tin 84

51

sử dụng trong khoản mình có đi đã". Sam nghe người đàn ông lớn tuổi nói và nghĩ, thật ngược lại với sự hiểu biết bình thường. Tại sao lại phải rời bỏ quê nhà an ổn để vượt Thái bình dương, mất một chuyến bay đắt tiền, mua không những một mà đến hai vé..và cuối cùng lâm vào cảnh khó khăn vì không có chỗ ở và chỗ ăn? Có lẽ đó là điều khiến ông Batuna đáng kính cứ bảo "chúng ta, chúng ta", nhưng một tiếng nói ở bên trong đã thắng hơn những lời biện luận của tâm trí, Sam đi và mua hai vé máy bay, số 200 của anh đã đưa họ đến Kwajalein Atoll, nơi hầu như chẳng có gì ngoài một căn cứ hải quân của Hoa Kỳ. Khi xuống khỏi máy bay dưới bầu không khí nắng nóng của hòn đảo, họ chỉ có vỏn vẹn 36 xu, cộng thêm 1.300 dặm đường biển cách Guam. Họ quyết định đi vào quầy giải khát hải quân và gọi một chiếc jăm bông với 36 xu cuối cùng. Ít ra cũng có thể ngồi

nghỉ một chút trong phòng có máy điều hòa. Khi jăm bông được mang ra, họ cẩn thận cắt đôi và bắt đầu ăn thật chậm chạp và rõ là thong thả. Sam đang cảm thấy lòng mình xáo động. Anh tự hỏi, Mình đã làm chuyện gì vậy? Lẽ ra mình nên ở nhà! Làm thế nào mình trở về được bây giờ. Không thể tin rằng mình đã thổi mất 200$ vào hai chiếc vé không đi đến đâu cả! Họ ăn hai nửa jăm bông càng lâu càng tốt. Thỉnh thoảng, mục sư Batuna lại tái xác quyết với người bạn trẻ của mình. - "Đừng lo, Chúng ta sắp thực hiện điều đó rồi!" Ngay lúc ấy, một người đàn ông Phi luât tân tiến đến bàn họ. Sam có quen biết một số người Phi luât tân ở đó, làm việc như những thường dân cho hải quân Hoa Kỳ. Ngành hải quân đã phải nhập cảnh những người lao động đến vùng đảo hoang vắng nầy. - "Chào các anh em", ông ta nói với họ "Tôi biết các anh là anh em trong Chúa"... Sam

Page 52: Niem Tin 84

52

liếc nhìn mục sư Batuna nhưng trông ông ấy cũng hoang mang như anh. Vậy thì người đàn ông nầy là ai? - "...Tôi đang cầu nguyện trong phòng. Tôi từ Manila đến" ông ta nói và cho họ biết anh thuộc một Hội thánh lớn ở thành phố đó. - "Các anh không biết tôi, và tôi cũng không quen biết các anh. Nhưng Chúa bảo tôi đi xuống đây và trao cho các anh cái nầy". Người đàn ông Phi luât tân đặt một túi giấy lên bàn để giữa hai người. - "Tôi yêu mến cả hai anh em. Cầu Chúa ban phước cho hai anh" Nói xong, đoạn ông quay bước đi. Sam ngồi ngó sửng theo ông ta. "Nào" Batuna nhìn Sam qua cặp mắt kính "Anh có định nhìn xem bên trong chiếc túi nầy hay không nào?" Sam cầm lấy chiếc túi và nhìn vào. Anh hít một hơi thật mạnh. Đoạn anh cẩn thận bắt đầu lấy ra những xấp tiền cột thật ngay ngắn và đặt chúng lên bàn. Họ cùng đếm: 10.000

Mỹ kim, do một người lao động Phi luât tân làm việc xa quê hương để dành được, rồi trao cho những người xa lạ. Số tiền ấy đủ để đến Guam, dĩ nhiên để mua tất cả xi măng cùng với số lớn gỗ và vật liệu làm mái cần thiết để khởi công xây cất. Ngày hôm đó Sam đã học được rằng bạn phải đi ra... bạn phải phá vỡ tính ù lì chậm chạp để vâng lời Chúa. Nếu Ngài bảo bạn làm một điều gì đó, hãy bắt đầu bằng điều gì mà bạn đang có. Ngài sẽ chu cấp phần còn lại. Bạn Có Thể Làm Hạn Chế Sự Cung Cấp Của Chúa. Khi Đức Chúa Trời phán bảo bạn điều gì đó, hãy làm đi! Đức Chúa Trời yêu thích loại đức tin dấn thân. Hãy đặt các mục tiêu của bạn kết hợp sự chủ động cá nhân với sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời. Trong câu chuyện Êlisê và người đàn bà góa với một ít dầu, số lượng cung ứng của Đức Chúa Trời chỉ bị giới hạn bởi số lượng bình bà ta mượn

Page 53: Niem Tin 84

53

về từ những người hàng xóm. Khi Đức Chúa Trời hứa với bạn một điều nào, điều đó phụ thuộc vào việc bạn thực hiện phần của bạn. Những nổ lực nửa vời của con người có thể làm cho lời phải ứng nghiệm của Chúa bị ngăn trở hoặc chậm trễ, hoặc có thể hạn chế số lượng khả năng của Ngài có thể làm được. Vì vậy, đừng bao giờ làm không hết lòng. Hãy làm điều Ngài bảo bạn làm và làm bằng tất cả sức lực của bạn. Vào năm 1972, khi chúng tôi đang cầu nguyện với một nhóm nhỏ giữa vài thanh niên của mình. Chúng tôi xin Chúa hãy phán và tỏ cho chúng tôi biết phải cầu nguyện về điều gì. Ngày hôm ấy Chúa đặt vào lòng chúng tôi gánh nặng cầu nguyện cho sự hầu việc của các toán trên mười ba căn cứ quân sự tại Châu Âu. Một người được Chúa dẫn dắt để cầu nguyện rằng Lời Chúa sẽ được chú trọng ở các căn cứ quân sự Hoa Kỳ. Tôi thì được soi dẫn rằng phải xin Chúa

đặc quyền phân phát 100.000 cuốn Kinh Thánh cho các khu căn cứ. Một người khác nữa nhận được ý tưởng hãy cầu nguyện để ở đó sẽ có những chương trình học Kinh Thánh kéo dài dành cho mọi người. Sau đó tôi nghĩ đến việc liên lạc với Tiến sĩ Kenneth Taylor (Chủ biên của Hội Thánh Kinh Living Bible). Khi cầu nguyện xong, tôi gọi điện cho bạn tôi là Brother Andrews tại Hòa lan, để hỏi xem anh ấy có biết Tiến sĩ Taylor không? Thật là một sự tính toán thời gian hoàn hảo; Brother Andrews nói rằng ông Ken Taylor đang ở tại Châu Âu, và ông đã sắp xếp để gặp ông ấy trong vài ngày nữa. Tôi liên lạc với Tiến sĩ Taylor, là người tôi biết đang có một sự thay đổi về các chương trình và phải trở lại Hoa Kỳ lập tức nhưng ông ta đồng ý gặp tôi ngày hôm sau tại sân bay Frankfrut. Tôi bay đến đây và giải thích vắn tắt về buổi nhóm cầu nguyện của chúng tôi cũng như ý tưởng phân phát Kinh Thánh. Ông

Page 54: Niem Tin 84

54

cho biết cơ quan của họ vừa mới có 100.000 cuốn Kinh Thánh còn lại từ một chiến dịch truyền giảng của Mục sư Billy Graham. Nếu chúng tôi đảm bảo trách nhiệm phân phát, chúng tôi sẽ được tặng không. Tiến sĩ Taylor và các nhà xuất bản của hội Living Bible đã chở số Kinh Thánh đến Đức bằng tàu biển. Tại đó, qua những thu xếp do một người bạn khác là Đại tá Jim Ammerman (Vị Tuyên úy Trưởng của Sư đoàn V của quân đội Hoa Kỳ ở tại Frankfurt), các xe tải của quân đội Hoa Kỳ đã nhận lấy số Kinh Thánh đó và giao cho đội ngũ của chúng tôi tại các khu căn cứ quân sự khắp nước Đức. Tại đó, chúng tôi cùng với những Cơ Đốc nhân khác bắt đầu phân phát cho những người lính. Trước khi việc này kết thúc, từng điều chúng tôi đã nêu ra cầu nguyện trong buổi nhóm cầu nguyện đều xảy ra. Đã có các chương trình học Kinh Thánh dài hạn, trong đó Lời Đức Chúa Trời được đọc qua

các hệ thống diễn thông công cộng trên các căn cứ. Chúng tôi tặng 100.000 quyển Kinh Thánh cho những ai hứa đọc. Các quyển Kinh Thánh được đọc và để lại với các góc giấy có nếp quăn vì đọc nhiều ở tại các nhà nguyện quân đội các doanh trại, và các trụ sở quân cảnh ở khắp Châu Âu. Hàng ngàn người cảm nhận được sức mạnh ảnh hưởng của Kinh Thánh, từ những người lính thường cho đến các cấp tướng tá và rất nhiều người đã bằng lòng dâng đời sống mình cho Chúa. Có một số binh lính sau khi hoàn thành nhiệm vụ đã ra đi như những người truyền giáo. Đại tá Ammerman trở về Frankfurt vài năm sau đó và khám phá rằng một số các quyển Thánh Kinh đó đã được đọc và các binh lính vẫn tiếp tục tìm thấy sự cứu rỗi. Đức Chúa Trời muốn cho chúng ta những khải tượng lớn, những thách thức và những kỳ công lớn lao hơn để thực hiện cho Ngài. Ngày nay có thể bạn đang cầu nguyện cho vài trăm mỹ kim để thực hiện một

Page 55: Niem Tin 84

55

chuyến truyền giáo ngắn hạn. Trong ít năm nữa, có thể bạn phải tin cậy Ngài để có hàng triệu đặng dùng vào một dự án truyền giáo. Trong mọi trường hợp, hãy đến với Đức Chúa Trời trước, tìm được sự chỉ dẫn của Ngài, rồi sau đó hãy làm hết sức để thực hiện được điều đó.

Ghi Chú: Chương 11

1. Cuốn sách đầu tiên của tôi được viết theo chủ đề nầy "Có Đúng Thật Là Ngài Không , Lạy Chúa ?" (Is That Really You, God?) Các nhà xuất bản chọn/các nhà xuất bản ưa thích.

CHUYỆN NHỮNG CỦ KHOAI TÂY Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích

Page 56: Niem Tin 84

56

với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên người đó lên một củ khoai tây rồi cho vào túi nhựa. Chúng tôi thích thú viết tên những người không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi… cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo. Sau đó, thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi với bạn bè cũng phải đem theo. Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tệ hơn nữa khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết số khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng. Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: “Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng cho bản thân mình”. Thế mới biết trong cuộc sống có những điều không nên giữ trong lòng. Cái gì bỏ qua được nên bỏ qua bạn nhé!

Trọng Nghĩa

Page 57: Niem Tin 84

57

Ǎn gì uống gì? “Đức Chúa Trời lại phán rằng: Nầy, ta sẽ ban cho các ngươi mọi thứ cỏ kết hột mọc khắp mặt đất, và các loài cây sanh quả có hột giống;

ấy sẽ là đồ ăn cho các ngươi” (Sáng thế ký 1:29)

Lý do bạn nên uống nước ấm thay

vì nước lạnh Có thể bạn không biết, uống nước ấm mang lại những lợi ích bất ngờ mà bạn không thể có được khi uống nước lạnh. 1. Giảm cân. Nước ấm rất tốt cho việc duy trì sự trao đổi chất. Nếu muốn giảm cân, bạn hãy uống nước ấm hằng ngày. Cách tốt nhất để giảm cân là bắt đầu một buổi sáng sớm với một cốc nước ấm và một lát chanh. Nước ấm cũng giúp đánh tan các mô mỡ trong cơ thể.

2. Giải quyết tắc nghẽn mũi, họng. Uống nước ấm là phương thuốc tự nhiên tuyệt vời để chữa cảm lạnh, ho và đau họng. Nước ấm hòa tan đờm và cũng giúp bạn loại bỏ đờm từ đường hô hấp. Như vậy, nước ấm cũng làm giảm đau họng và nghẹt mũi.

3. Giảm đau bụng kinh. Nước ấm có thể làm giảm đau bụng kinh, làm dịu nhẹ cơn đau.

4. Giải độc cơ thể. Khi uống nước ấm, nhiệt độ cơ thể bạn bắt đầu lên cao, gây đổ mồ hôi. Nước ấm giúp giải phóng độc tố và làm sạch cơ thể đúng cách. Để có kết quả tối ưu, hãy thêm một lát chanh vào cốc trước khi uống.

Page 58: Niem Tin 84

58

5. Ngăn ngừa lão hóa sớm. Giải độc cơ thể giúp bạn ngăn ngừa lão hóa. Ngoài ra, uống nước ấm giúp làm lành các tế bào bị tổn thương, làm tăng tính đàn hồi và giảm bớt ảnh hưởng bị gây ra bởi gốc tự do. Làn da bạn sẽ đẹp và tươi trẻ hơn nhờ nước ấm.

6. Ngăn ngừa mụn trứng cá. Nước ấm làm sạch cơ thể bạn và loại bỏ những nguyên nhân chính dẫn đến mụn trứng cá.

7. Làm đẹp tóc. Uống nước ấm cũng giúp bạn có mái tóc sáng bóng, mềm mại. Nước ấm tiếp thêm sinh lực cho dây thần kinh trong chân tóc của bạn và làm cho chúng hoạt động nhịp nhàng.

8. Làm tóc mọc nhanh hơn. Nước ấm thúc đẩy sự hoạt động thường xuyên của chân tóc và làm tóc mọc nhanh hơn.

9. Ngăn ngừa gàu. Nước ấm giúp da đầu của bạn ngậm nước và giúp chống lại da đầu khô hoặc gàu.

10. Tăng cường máu lưu thông và thúc đẩy hệ thần kinh khỏe mạnh.

Một lợi ích quan trọng của việc uống nước ấm là tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh. Ngoài ra, nước ấm giữ cho hệ thống thần kinh của bạn khỏe mạnh bằng cách phá hủy chất béo tích tụ xung quanh.

11. Hỗ trợ tiêu hóa - Nước ấm đặc biệt có lợi cho tiêu hóa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống nước lạnh trong hoặc sau bữa ăn có thể làm đông cứng dầu trong thực phẩm tiêu thụ. Điều này dẫn đến tích tụ chất béo trong đường ruột và cuối cùng có thể dẫn đến ung thư ruột. Tuy nhiên, nếu thay thế ly nước lạnh bằng nước ấm, bạn có thể tránh vấn đề này. Ngoài ra, nước ấm có lợi cho tiêu hóa, bạn nên uống sau bữa ăn.

12. Bảo vệ đường ruột. Nước ấm giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động nhịp nhàng, vì vậy, đường ruột của bạn sẽ khỏe mạnh và bớt đau đớn. Mất nước có thể gây táo bón mãn tính, vì phân được tích lũy trong ruột của bạn, khiến ruột làm việc chậm hơn. Bạn nên

Page 59: Niem Tin 84

59

uống một ly nước ấm vào buổi sáng khi chưa ăn gì.

Bà Kim Hoa Vidoni (Thụy sĩ) - Sưu Tầm

Việc nhỏ trong nhà! “Một người nữ tài đức ai sẽ tìm được? Giá trị nàng trổi hơn châu ngọc” - Châm ngôn 31:10

Bã cà-phê Luôn dự trữ một lượng nhỏ bã cà-phê trong tủ lạnh để rửa tay giúp khử mùi tỏi hoặc mùi tanh của cá. Người ta đã phát minh ra phương pháp sản xuất dầu diesel sinh học từ cà-phê. Tại Mỹ, người ta đã tái chế bã cà-phê thành những khúc củi dùng đốt lò sưởi có tên gọi là Java. Bạn hãy bỏ vào những chai lọ có miệng hẹp một chút bã cà-phê, cho thêm chút nước vào súc mạnh rồi rửa lại bằng nước sạch, những vết bẩn sẽ biến mất. Dùng bã cà-phê làm phân bón tự nhiên rất tốt cho cây trồng. Thoa hỗn hợp bã cà-phê và dầu ô-liu lên da, nhất là những vùng da mặt bị khô, rạn nứt. Phủ lên trên một tấm khăn, sau vài phút gỡ bỏ khăn và rửa sạch bằng nước sạch. Phương pháp đơn giản này giúp phục hồi và nuôi dưỡng làn da. Nguyễn Lý (TNO)

Page 60: Niem Tin 84

60

1. Việt nam

Chính quyền xâm phạm tài sản & Chèn ép Hội Thánh Tin Lành Quãng Ngãi.

Phải chăng có sự dối trá của chính quyền Quảng Ngãi khi báo cáo sai sự thật và sự bao che của Đoàn thanh tra khi xử lý vụ tranh chấp đất đai của cơ sở tôn giáo Tin lành địa phận Quảng Ngãi?

Sau giải phóng 1975 một năm, một số cán bộ chính quyền mới được chính quyền tỉnh Quảng Ngãi hậu thuẫn, đã ngang nhiên tới chiếm đất, cất nhà ngay trên phần đất của Hội thánh Tin lành Quảng Ngãi do Mục sư Nguyễn Luận trực tiếp quản lý. Việc khiếu nại dai dẳng, liên tục từ đó tới nay được kết luận “không xem xét” căn cứ vào Luật đất đai sửa đổi năm 1998.

Trao đổi với CTV Việt Nam thời báo, Mục sư Nguyễn Luận cho biết:

Trước 1975, ông được Hội thánh Tin lành Việt Nam giao chức trách quản lý địa hạt Quảng Ngãi, đứng tên trên phần đất rộng 4.700m2 tại 16, Võ Thị Sáu – thành phố Quảng Ngãi hiện nay. Giấy tờ sở hữu được chính quyền cũ xác nhận đầy đủ. Sau 1975,

Page 61: Niem Tin 84

61

là một nhà truyền giáo, ông cùng gia đình vẫn ở và quản lý phần đất của Hội thánh và tiếp tục mục vụ theo chức trách của mình. Sau khi ổn định chính quyền, một số người trong đó có cả cán bộ, sĩ quan của chính quyền mới bao gồm Công an, Đặc công, Phụ nữ.v.v. đã tới chiếm đất, cất nhà trên phần đất do ông đứng tên quản lý. Trong khi ông là người có đầy đủ các chứng từ, cơ sở xác nhận là chủ sử dụng hợp pháp thì không được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất theo quy định của chính quyền mới vì lý do “đất có tranh chấp” thì các cán bộ này lại được cấp sổ hồng rất nhanh chóng (?).

Cuộc khiếu nại để bảo vệ tài sản tôn giáo kéo dài tới tháng 10/2010 thì Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo, giao cho Bộ Tài nguyên & Môi trường lập đoàn thanh tra về địa phương xem xét, giải quyết.

Xâm phạm, chèn ép và dối trá?

Mục sư Nguyễn Luận cho rằng:

Việc khiếu nại thực chất là bảo vệ tài sản tôn giáo – do ông Nguyễn Luận được Hội thánh giao quản lý – chứ không đơn thuần là một tranh chấp cá nhân. Việc xử lý, giải quyết ngoài vấn đề tuân thủ luật pháp, còn phải đảm bảo yêu tố chính trị liên quan chính sách tôn giáo mà chế độ đã cam kết.

Về vấn đề đứng quyền sử dụng, Mục sư Nguyễn Luận là chủ sở hữu – chính quyền trước – liên tục quản lý, kê khai và nộp thuế đầy đủ cho chính quyền mới, thì căn cứ Luật đất đai 1993, chính quyền Quảng Ngãi phải cấp giấy chứng nhận sử dụng đất cho ông. Việc thực thi không đúng luật của chính quyền tỉnh Quảng Ngãi tại điểm này kết hợp với việc không phê chuẩn đơn xin sửa chữa cơ sở truyền giáo tại Công văn số 62/CV-UB của UBND Phường Chánh Lộ ngày 27/08/1999, sau đó là dùng lực lượng Công an, các lực lượng khác phối hợp cưỡng chế gia đình ông – là chủ đất – để các hộ có tranh chấp xây nhà trên phần đất của Hội thánh, cho

Page 62: Niem Tin 84

62

thấy việc xâm phạm dẫn đến tranh chấp ở đây thể hiện có sự thống nhất, chỉ đạo của chính quyền địa phương.

Ngày 07/12/1999, UBND Thị xã Quảng Ngãi (nay là Thành phố Quảng Ngãi) ra Quyết định số 437/QĐ-UB về việc giải quyết đơn của Mục sư Nguyễn Luận với nội dung bác đơn do áp dụng Khoản 2, Điều 2, Luật đất đai 1998 và Luật sửa đổi, bổ sung “Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của nhà nước VNDCCH, Chính phủ CMLTCHMN và Nhà nước CHXHCNVN..”.

Rõ ràng điều khoản này là bất hợp lý bởi các lý do:

Thứ nhất: Đây là đất thuộc tổ chức tôn giáo, được quy định bởi Điều 32, Luật Đất đai 1987: “Chùa, nhà thờ, thánh thất tôn giáo đang sử dụng đất hoặc chưa được giao đất sử dụng nếu có yêu cầu chính đáng và có khả năng sử dụng có hiệu quả thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước và khả năng đất đai của địa phương để quyết định diện tích đất được giao cho chùa, nhà thờ, thánh thất đó”.

Thứ hai: Tại Luật đất đai 1993 và Nghị định hướng dẫn thi hành thì “cá nhân và tổ chức hiện quản lý, sử dụng đất ổn định 3 năm không có tranh chấp thì được cấp quyền sử dụng đất”.

Đây là 2 điều khoản không trái và không bị sửa đổi trong cả phạm vi điều chỉnh của Luật đất đai 1998.

Thứ ba: Nguyên tắc áp dụng luật và ban hành luật là: Hiệu lực văn bản pháp luật có hiệu lực thi hành kể từ khi ban hành về sau. Các điều chỉnh của văn bản sau là áp dụng cho các trường hợp xảy ra sau khi luật mới đã điều chỉnh lại phương pháp giải quyết, chứ phải để áp dụng cho những việc xảy ra trong thời hiệu của Luật trước, nếu không thì thành ra chế độ ăn nói ‘’tiền hậu bất nhất’’. Việc lấn chiếm, tranh chấp xảy ra trước khi ban hành luật

Page 63: Niem Tin 84

63

đất đai 1998 nên vụ việc phải được xử lý theo Luật 1987 và phạm vi điều chỉnh của Luật 1993. Vậy tại sao lại vận dụng Luật đất đai 1998 để xử lý việc vi phạm trong thời gian hiệu lực của Luật trước là Luật đất đai 1987 và 1993?

Ngày 12/10/2010, đoàn Thanh tra của Bộ Tài nguyên & Môi trường do ông Hoàng Thanh Hải làm trưởng đoàn và ông Bùi Thọ Văn – Thanh tra viên về Quảng Ngãi làm việc liên quan vụ việc, nhưng lại không làm rõ các sai phạm của chính quyền địa phương, không xem xét các cơ sở mà UBND tỉnh Quảng Ngãi đã viện dẫn khi trình lên Chính phủ vì Mục sư Nguyễn Luận khẳng định: “Đất của Hội thánh và tôi không hề ký kết bất cứ văn bản nào hiến tặng hay ủy lạo cho ai khác”.

Vụ khiếu nại đã trải qua một thời gian rất dài. Vấn đề minh bạch và công bằng là yếu tố nền tảng giữ cho xã hội ổn định. Những nội dung và các cách giải quyết của chính quyền tỉnh Quảng Ngãi liên quan vụ việc này sẽ được chúng tôi trình bày cụ thể hơn ở bài viết sau.

Phải chăng ở đây có sự dối trá của chính quyền Quảng Ngãi khi báo cáo sai sự thật và sự bao che của Đoàn thanh tra khi xử lý vụ tranh chấp đất đai của cơ sở tôn giáo Tin lành địa phận Quảng Ngãi?

theo: VNTB - 12/03/2015

2. Tin số 54, Praha tháng 3.2015

Kính gởi anh chị em thân yêu trong Chúa Cứu Thế Giê-su, Thật tuyệt vời khi chúng ta được biết và hầu việc Đấng đã sống lại từ cõi chết và sống đời đời. Chúng tôi xin được thuật lại những công việc mà chúng tôi đã nhờ ân điển của Chúa để làm trong mấy tháng qua. Mong được sự cầu thay và yểm trợ của anh chị em.

Page 64: Niem Tin 84

64

I. Con người mới. Đang học dở trường đại học quân sự, tôi(Phúc) bắt buộc phải nghỉ học để sang Cộng Hoà Séc lao động do hậu quả của lối sống vô kỷ luật. Ở đất nước tự do này tôi như cá gặp nước, ăn chơi, hưởng thụ. Để có tiền tôi đã làm nhiều việc bất hợp pháp và bị bỏ tù do tội trồng cần sa. Tại đây tôi có cơ hội được tiếp xúc với mấy người theo Tin lành và được nghe họ làm chứng, nhưng tôi không hiểu mấy. Họ nhờ Mục sư Ngô Công Liêm làm chứng cho tôi. Qua trao đổi thư từ tôi hiểu ra vấn đề và tin nhận Chúa Giê-su. Sau đó vợ chồng Mục sư Liêm vào thăm và giải thích thêm cho tôi về Kinh Thánh. Mục sư đã cầu nguyện, động viên, khích lệ tôi bước đi theo Chúa. Mục sư có tâm sự với tôi rằng, chỉ có Chúa mới thay đổi cuộc đời tôi. Mỗi ngày tôi dành 2 giờ để nghiên cứu Kinh Thánh qua tài liệu của Mục sư và cầu nguyện. Nhờ đó đức tin của tôi được lớn lên và Chúa đã thay đổi tôi cách kỳ diệu. Chúa đã thôi thúc tôi làm chứng cho các bạn tù người Việt. Lúc đầu họ chê cười và nhạo báng, nhưng tôi cứ bền đổ cầu nguyện và Chúa đã làm mềm lòng họ. Nhiều người đã cùng tôi đến sinh hoạt với các tín đồ người Séc ngay tại nhà tù. Chúa đã làm phép lạ để án tù của tôi được giảm và chỉ còn ít ngày nữa tôi sẽ trở về Việt Nam. Mong anh chị em cầu nguyện cho tôi trung tín theo Chúa và hầu việc Ngài. II. Kỷ niệm Giáng Sinh. Như thường lệ, năm nay chúng tôi tổ chức kỷ niệm Giáng Sinh tại ba Hội Thánh, để chia xẻ niềm tin cho thân hữu. Tuy không có ai tin nhận Chúa, nhưng anh chị em được gây dựng và khích lệ. Bây giờ mọi người thấy rằng chinh phục người cho Chúa quả thật là khó. III. Các Nhóm Học Kinh Thánh. Tạ ơn Chúa cho các nhóm học Kinh Thánh được duy trì và các thành viên tăng trưởng đức tin. Đặc biệt tại Praha đã có người tin nhận Chúa sau khi tham gia học Kinh Thánh. Tuy ở xa nhau nhưng anh chị em các nhóm thuộc Hội Thánh Ostrava rất tự giác và trung tín tham gia nhóm nhỏ nên đức tin tăng trưởng. Hiện chúng tôi đang sử dụng tài liệu TÔI MUỐN THEO CHÚA.

Page 65: Niem Tin 84

65

IV. Công Tác Trong Nhà Tù.

Tạ ơn Chúa đã cho chúng tôi có giấy phép chính thức để vào thăm các tù nhân Việt Nam tại các nhà tù. Đầu tháng ba chúng tôi đã vào thăm nhà tù Bělušice, cách thủ đô Praha 75 km. Nơi đây có 16 tù nhân nam người Việt. Tạ ơn Chúa đã cứu thêm 5 người mới.

Như thế tổng số người tin Chúa tại đây là 9. Anh em ước mong được chúng tôi vào thăm và dạy Kinh Thánh ít nhất mỗi tháng một lần. Chúng tôi rất vui và sẽ cố gắng. Hàng tháng chúng tôi gởi thơ, Sống Với Thánh Kinh, Chân Trời Mới và Truyền Đạo Đơn vào cho anh chị em trong 9 nhà tù khác nhau. Tạ ơn Chúa làm cho anh em lớn lên và tích cực làm chứng cho bạn bè. V. Làm Chứng và Chăm Sóc. Đa số các buổi thờ phượng của các Hội Thánh địa phương do các Trưởng lão và ban tôn vinh lo, nên chúng tôi có thêm thời gian cho việc làm chứng tại thủ đô Praha cũng như vùng lân cận, và thăm viếng, chăm sóc các anh em trong các nhà tù. Nhờ đó mà các Trưởng lão trưởng thành hơn, nhiều người được nghe về Chúa Giê-su và tin nhận Ngài. VI. Các Công Tác Trong Thời Gian Tới. Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là dành thời gian cho việc chuẩn bị và tổ chức truyền giảng nhân dịp Phục Sinh tại ba Hội Thánh: Ostrava: 14 giờ, 29.3 ; nhà tù Bělušice: 14.00 giờ, 5.4 ; Praha: 18 giờ, 5.4, Brno: 10 giờ, 6.4. Bên cạnh đó là công tác trong các nhà tù, làm chứng tại Praha và nhóm 70 công nhân tại Žebrák, cách Praha 40 km về phía tây, và chuẩn bị cho chuyến công tác ngắn hạn tại Hòa Lan vào mùa hè năm nay.

Page 66: Niem Tin 84

66

Cảm tạ và cầu thay. 1. Chúng tôi xin chân thành cám ơn sự yểm trợ tài chính và cầu thay của anh chị em cho chức vụ của chúng tôi tại Séc. Nguyện xin Đức Chúa Trời ban phước dư dật cho anh chị em. 2. Hãy cùng chúng tôi tạ ơn Chúa về giấy phép thăm tù nhân và những người mới tin Chúa tại nhà tù Bělušice. Xin cầu nguyện cho anh Hùng bị bệnh viêm gan A, và xin Chúa đại dụng anh cách đặc biệt tại đây. 3. Hãy cùng chúng tôi tạ ơn Chúa về anh Phúc. Xin cầu nguyện cho anh. 4. Hãy cùng chúng tôi tạ ơn Chúa về sự cởi mở của người Việt với Tin Lành và những tín hữu mới tại Praha. Xin Chúa cứu thêm nhiều người. 5. Xin cầu nguyện cho các Trưởng lão (Hoàng Ngọc Sơn, Phan Văn Bàng và Nguyễn Hùng Sơn) được thêm sức, tình thương, sự khôn ngoan, thông sáng và ơn Chúa để gây dựng các Hội Thánh. 6. Xin cầu nguyện cho việc truyền giảng nhân dịp Phục Sinh. Nguyện xin Chúa gìn giữ và ban cho anh chị em cùng gia quyến Lễ Phục sinh vui vẻ và phước hạnh. Thân ái trong tình yêu Cứu Chúa Phục sinh, Mục sư giáo sĩ Ngô Công Liêm cùng vợ Đào Hải Hà và hai con Thiên Hương, Thiên An.

3. Tri ân:

Niềm tin đã nhận được sự ủng hộ của Quý ân nhân và chân thành cám ơn: Ông Bà Vũ Đức Anh ( Pháp ) €.50,00

Page 67: Niem Tin 84

67

Ngày Lễ trong năm 2015 ( do H �i Th ánh Tin L ành Vi �t Nam t �i H òa Lan t � ch �c )

1- Kỷ Niệm Lễ Phục sinh:

Hội thánh Tin lành Việt nam tại Hòa Lan kỷ niệm Lễ Phục Sinh vào ngày Chúa nhựt 05-04-2015 từ 14.00 giờ đến 18.00 giờ tại:

Giáo đường Open Hof Kerk. Herschelstraat 27

3318 VA- Dordrecht 2- Kỷ Niệm Lễ Ngủ Tuần, Hội đồng Hành Chánh & Thánh Lễ Báp tem:

Hội thánh Tin lành Việt nam tại Hòa lan kỷ niệm Lễ Ngủ Tuần, Hội đồng hành chánh & Thánh lễ Báp tem vào ngày Thứ bảy 23-05-2015 từ 13.00 giờ đến 18.00 giờ tại:

Giáo đường Emmanuel Baptist Church Kouvenderstraat 135 6431 HD Hoensbroek

3- Kỷ Niệm Lễ Giáng sinh:

Hội thánh Tin lành Việt nam tại Hòa lan kỷ niệm Lễ Giáng sinh từ 16.00 giờ ngày thứ năm 24-12-2015 đến 16.00 giờ ngày thứ bảy 26-12-2015 tại:

Recreatieboerderij Tergracht Plaatweg 6

6285 WK Epen

Kính mời Quý thân hữu, con dân Chúa, Mục sư đến tham dự.