46
Phong Trào Giáo Dân Vit Nam Hi Ngoi I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo hội, liên quan tới cộng đồng tín hữu Việt Nam Hải Ngoại. 1. Đức Thánh Cha triệu tập Thuợng Hội Đồng giám mục thế giới để duyệt lại việc cổ vo on gọi và sứ mạng giáo dân, mà Công Đồng Vatican II đã cổ xuy truớc đây 30 năm. 2. Toà Thánh lập Văn Phòng Trung Ương Phối Kết Tông Đồ Mục Vụ Việt Nam Hải Ngoại (VP); đức ông Philippe Trần Văn Hoài đuợc bổ nhiệm giám đốc. 3. Chuẩn bị lễ phong thánh cho 117 chân phuớc tử đạo tại Việt Nam. Thúc đẩy bởi gương sáng của các Thánh Tử Đạo, mà phần đông các vị là những nhân chứng giáo dân can truờng dấn thân, và khơi nguồn hứng khởi từ tông huấn "Nguời Tín Hữu Giáo Dân", văn kiện đúc kết kỳ họp thượng hội đồng giám mục, đức ông Trần Văn Hoài, trong tư cách giám đốc VP, đã nghĩ tới việc thành lập một văn phòng giáo dân trực thuộc VP để đặc biệt cổ võ sứ mạng tông đồ nơi nguời giáo dân. Nhưng làm sao để việc gây ý thức đó có hiệu quả? Câu trả lời: Phải có một tổ chức thích hợp cho nguời giáo dân. Cho tới lúc đó, đã có nhiều hình thái và nỗ lực dấn thân nhen nhúm đây đó trong các tập thể giáo dân: Nặng về tu đức có các phong trào Linh Thao, Cursillo, Focolare... Nặng về dấn-thân xã-hội có: Nhóm Đuờng Sống: gồm một số giáo dân tại Orange County, Hoa Kỳ qui tụ quanh nguyệt san "Đuờng Sống", tờ báo quan tâm tới số phận của đồng bào đang kẹt tại các trại tị nạn ở Đông Nam Á.

Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

  • Upload
    others

  • View
    18

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại

I. Diễn-tiến thành-lập

Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo hội, liên quan tới cộng đồng tín hữu

Việt Nam Hải Ngoại.

1. Đức Thánh Cha triệu tập Thuợng Hội Đồng giám mục thế giới để duyệt lại việc

cổ vo on gọi và sứ mạng giáo dân, mà Công Đồng Vatican II đã cổ xuy truớc

đây 30 năm.

2. Toà Thánh lập Văn Phòng Trung Ương Phối Kết Tông Đồ Mục Vụ Việt Nam

Hải Ngoại (VP); đức ông Philippe Trần Văn Hoài đuợc bổ nhiệm giám đốc.

3. Chuẩn bị lễ phong thánh cho 117 chân phuớc tử đạo tại Việt Nam.

Thúc đẩy bởi gương sáng của các Thánh Tử Đạo, mà phần đông các vị là những

nhân chứng giáo dân can truờng dấn thân, và khơi nguồn hứng khởi từ tông huấn

"Nguời Tín Hữu Giáo Dân", văn kiện đúc kết kỳ họp thượng hội đồng giám mục,

đức ông Trần Văn Hoài, trong tư cách giám đốc VP, đã nghĩ tới việc thành lập một

văn phòng giáo dân trực thuộc VP để đặc biệt cổ võ sứ mạng tông đồ nơi nguời

giáo dân.

Nhưng làm sao để việc gây ý thức đó có hiệu quả?

Câu trả lời: Phải có một tổ chức thích hợp cho nguời giáo dân.

Cho tới lúc đó, đã có nhiều hình thái và nỗ lực dấn thân nhen nhúm đây đó trong

các tập thể giáo dân:

Nặng về tu đức có các phong trào Linh Thao, Cursillo, Focolare...

Nặng về dấn-thân xã-hội có:

Nhóm Đuờng Sống: gồm một số giáo dân tại Orange County, Hoa Kỳ qui tụ

quanh nguyệt san "Đuờng Sống", tờ báo quan tâm tới số phận của đồng bào

đang kẹt tại các trại tị nạn ở Đông Nam Á.

Page 2: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

Nhóm Dấn Thân: Một số anh chị em ở Houston, bang Texas làm tờ "Dấn

Thân" cổ võ ý thức tông đồ giáo dân.

"Đoàn Công Dân Công Giáo" tại Bỉ dấn thân trực tiếp vào môi truờng chính trị.

Đó là chưa kể sự hiện diện của nhiều tổ chức, đoàn thể hoạt động trên các lãnh vực

văn hoá xã hội, chính trị, tôn giáo ... trong các cộng đồng Nguời Việt Tị Nạn.

Trong nỗ lực tìm ra một phương thức dấn thân phù hợp (không quá nặng tu đức mà

cũng tránh chủ nghia vọng động) cho giới giáo dân trong môi truờng hải ngoại,

Văn phòng giáo dân đã mời một số anh chị giáo dân tại Âu châu tụ họp với nhau

dưới danh xung "Uỷ Ban Giáo Dân tại Âu Châu" (1988) để nghiên cứu, liên lạc

trao đổi và tìm hiểu vấn đề.

Sau nhiều năm thử nghiệm và bàn bạc đặc biệt nhờ nỗ lực nối kết của đức ông

giám đốc VP, Uỷ Ban Giáo Dân Âu Châu và các nhóm, đoàn trên đã đồng ý cùng

hình thành một tổ chức mới với sinh hoạt không còn đóng khung trong vòng địa

phương quốc gia.

Bản Hiến chương thành ập của Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại (PTGD)

đã đuợc các đại diện biểu quyết chấp thuận tại Rôma ngày 07 thang 10 năm 1992,

và ngay sau đó PTGD đã đuợc đức ông giám đốc VP long trọng tuyên bố thành

lập.

II. Bản-chất

Đã không có một mẫu mực sẵn nào cho một phong trào thuần tuý Việt Nam trong

môi truờng hải ngoại. Thành ra sau nhiều năm điều nghiên các hình thái sinh hoạt

sẵn có, tất cả đã nhận định rằng không có mẫu mực nào hay hơn mẫu mực của

Chúa Kitô khi Ngài tuyển chọn các tông đồ. Ngài gọi đủ hạng nguời, sống với họ

thành nhóm trong tình huynh đệ thân tín, cùng cầu nguyện và cùng dấn thân rao

giảng Tin mừng. Trong tinh thần đó, Hiến Chương định nghĩa PTGD:

"PTGDVNHN là một tổ chức tự nguyện, qui tụ những giáo dân Việt Nam tại hải

ngoại ý thức sứ mệnh giáo dân theo tinh thần Công đồng Vatican II, sẵn sàng dấn

thân phục vụ giáo hội và canh tân xã hội theo Học Thuyết Xã Hội Công Giáo và

truyền thống dân tộc". (Hiến-chuong thành lập)

Như vậy, PTGD:

1. Mang sắc thái một phong trào đồng thời là một hiệp hội tư:

Khi chọn lối tổ chức "phong trào", các đại biểu thành lập muốn nhấn mạnh đến

tính chất động và cách mạng của một tổ chức. Phong trào có nghia là Mouvement,

Page 3: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

Bewegung, là những đợt sóng tiếp nối xô đẩy, không ngừng. Cách mạng tính của

PTGD ở chỗ luôn luôn thúc đẩy đi tới, tới chỗ làm hoàn thiện bản thân và môi

truờng chung quanh.

Ngoài ra, như Hiến Chương đã đề cập, dù đuợc thành lập trên căn bản giáo luật

(quyển II phần I thiên V) và hoạt động trong khuôn khổ giáo hội (với sự chấp

thuận của Hội Đồng Giáo Hoàng Giáo Dân), PT vẫn là một hiệp hội tư, nghĩa là

không đại diện cho tất cả Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại, mà cũng không thay thế

cho bất cứ một co chế chính thức nào của giáo dân trong các cộng đoàn.

2. Gồm những cán bộ dấn thân, sống thành nhóm trong tình huynh đệ hiệp thông:

Khi đuợc gọi, đa số các tông đồ xưa không phải là những kẻ học thức hoặc đạo đức

hơn nguời. Nhưng với ơn Thánh Thần và với lòng quyết tâm theo Chúa, các ngài

đã trở thành những thợ gặt - nói cách khác, những cán bộ Tin Mừng. Nhờ dấn thân

của một nhóm nhỏ 12 nguời ban đầu đó mà Giáo Hội mới có ngày hôm nay.

Cung vậy, đoàn viên PT được kêu gọi từ mọi giới. Nhưng khi đã là đoàn viên, họ

phải trở thành cán bộ với đủ khả năng rao truyền và san sẻ Tin Mừng cho người

khác. Với sứ mạng của những cơn sóng xô đẩy, đoàn viên PT không chỉ bằng lòng

với thái độ làm chứng nhân một cách thụ động, song còn nỗ lực chủ động tìm

phương cách thực hiện lý tưởng của mình. Đạo đức không chưa đủ, cán bộ PT còn

phải là những chiến sĩ Tin Mừng trong mọi lãnh vực trần thế. Tha nhân là lý do có

mặt của PT, nên cán bộ PT đuợc khuyến khích tham gia tích cực vào các lãnh vực,

tổ chức sinh hoạt phù hợp với mình. Và trong các dấn thân đó, họ không đơn độc,

vì sau họ là sự hỗ trợ của nhóm huynh đệ.

3. Hoạt động với chức năng khuyết trợ (bổ khuyết và hỗ trợ : subsidiaer):

Phong trào không phải là một tổ chức mới, lập ra để cạnh tranh với các tổ chức có

sẵn thuộc bất cứ lãnh vực nào. Mà chức năng chủ yếu của nó là bổ khuyết và hỗ trợ

những gì mà các phong trào, tổ chức hiện có hoặc vì các hạn chế địa phương,

chuyên môn, khả năng, phương tiện ... không thực hiện đuợc. Xây dựng tình huynh

đệ và đào tạo cán bộ là những công tác hỗ trợ chính yếu. Vì thế, như trên đã nói,

cán bộ PT luôn đuợc khuyến khích tích cực dấn thân vào các sinh hoạt phù hợp với

thời giờ, khả năng, sở thích mình.

III. Mục-tiêu

Ba mục-tiêu chính: sống huynh đệ hiệp thông, đào luyện cán bộ, gây y thức quần

chúng bằng công-tác.

1. Sống huynh đệ hiệp thông:

Page 4: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

Đây là mục tiêu căn bản khởi đầu. Sở dĩ PT được tổ chức thành nhóm (Phong trào

co sở) là vậy.

"Một phong trào công giáo có đặc tính hoàn toàn cá biệt. Truớc hết, nó không

đuợc xây dựng dựa trên việc thực hiện một mục đích tức khắc, dựa trên nỗ lực

muốn có đuợc sự hữu hiệu qua sự tập hợp lại với nhau. Nhưng nó đuợc đặt trên

nền tảng hiệp thông, chính là kết quả của tương giao của chúng ta với Chúa

Giêsu" (Diễn văn Tiến si. L. Sallé trong ngày bế mạc đại hội đầu tiên của PT).

Tình huynh đệ hiệp thông là điều kiện tiên quyết cho việc làm chung. Khả năng

làm việc chung cũng là yếu tố vô cùng cần thiết để hàn gắn vết thương dân tộc và

kiến thiết đất nuớc mai sau.

2. Đào luyện cán bộ:

Đoàn viên PT phải trở thành những chiến si đức tin (biết đạo, sùng đạo và truyền

đạo) và những "tác nhân biến cải" (change agent) để canh tân xã hội. Mà để có thể

đóng đuợc vai trò chứng nhân đức tin và tác nhân biến cải, cán bộ PT phải tự luyện

cũng như học tập về ba phương diện:

Tu đức

Học hỏi Phúc Âm, sống phúc âm, sống các bí tích, hiệp thông trong sứ mạng và

thao thức của giáo hội. Mọi cuộc cách mạng xã hội khởi đi từ cách mạng bản

thân. Việc canh tân Giáo Hội phải bắt đầu từ việc đổi mới nơi mỗi nguời tín hữu.

Không có thì làm sao cho!

Học Thuyết Xã Hội Công Giáo

Đây là hành trang kiến thức không thể thiếu của nguời cán bộ vào đời, hoạt động

trong mọi lãnh vực trần-thế.

Kỹ năng của một tác nhân biến cải, nói khác đi, của một nguời lãnh đạo.

Phương pháp và kỹ thuật lãnh đạo, truyền thông đại chúng, kỹ thuật tạo ảnh

huởng, vận động và huớng dẫn dư luận ...

3. Gây ý thức bằng công tác thực tế

Là một tổ chức, PT đương nhiên cũng cần phải có công tác thực tế. Không có việc

làm, đức tin chết. Tuy nhiên, trên căn bản, những sinh hoạt của PT, dù mang tầm

vóc địa phương lẫn quốc tế, chủ yếu mang tính cách bổ trợ và giúp phát huy công

tác đào tạo và ưu tiên tạo dư luận, gây ý thức.

Vận-động dư luận là phương pháp hữu hiệu nhất trong việc gây ý thức quần chúng,

chuẩn bị đất đai để gieo vãi những mục tiêu canh tân muốn hướng tới.

(Trích: Tài Liệu Huớng Dẫn Khoá Đào Tạo Cơ Bản, 1996)

Page 5: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

Đại diện 5 tôn giáo chính: Phật Giáo, Công Giáo, Phật Giáo Hòa Hảo, Cao Đài, và Tin Lành đã

về Vatican tham dự ngày cầu nguyện hòa bình cho Việt Nam do Văn Phòng Phối Kết Tông Đồ

Mục Vụ tổ chức vào các ngày 5- 7 tháng 10, 1992.

Kết thúc biến cố có một không hai này đuợc đánh dấu bằng sự ra đời của Phong Trào Giáo Dân,

và Hội Đồng Liên Tôn để nối tiếp con đuờng huớng tới tương lai. Nếu Hội Đồng Liên Tôn là sợi

dây liên kết các vị lãnh đạo tinh thần để tạo sự cảm thông giữa các tôn giáo, thì Phong Trào Giáo

Dân chính là chất keo gắn bó nguời tín hữu, đạo hữu, tín đồ của các tôn giáo trong một mẫu số

chung là con dân Việt , cùng ôm ấp hoài bão đóng góp cho tương lai của dân tộc, cùng hướng về

đồng bào ruột thịt tại quê nhà đang phải sống dưới ách cai trị bạo tàn của cộng sản.

Page 6: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

Hai Mươi năm sinhn hoạt 1992 - 2012............

Ngày 07.10.92 Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại (PT) chính thức

thành lập.

Thời gian mười năm trước đây, nếu tính cả thời gian cưu mang với những sinh

hoạt truớc đó thì PT đã "già" hơn. Với số tuổi lúc đó, PT đang bước vào một độ

tuổi, mà như ở một con nguời, gọi là tuổi dậy thì.

Dậy thì là giai đoạn khó khăn nhất của đời nguời. Tuổi của thắc mắc, âu lo;

tuổi của lột xác: tôi là ai, sẽ ra sao, nguời khác nhìn tôi như thế nào, tôi phải làm gì

để đuợc công nhận? Người ta gọi đó là tuổi của khủng hoảng bản sắc. Nhưng

đồng thời đó cũng là giai đoạn đầy nhựa sống; tuổi của hi vọng, của vươn lên,

nếu như những khủng hoảng đuợc giải quyết tốt đẹp.

PT cũng trong giai đoạn băn khoăn nhìn lại mình: Mười năm đầu chúng ta đã

sinh hoạt như thế nào, đã làm gì và sẽ đi về đâu? Tại sao những hứng khởi ban đầu

không còn? Cái gì đã và đang kìm hãm bước tiến chúng ta? Đâu là những điểm cần

phát huy thêm nữa để PT có được bộ mặt như lòng mong uớc của chúng ta và của

cộng đồng?

Kỷ niệm mười năm không phải là dịp ôn lại một biến cố đã qua với những vui

buồn. Cũng không chỉ là cố gắng thống kê lại những sinh hoạt. Nhưng trên tất cả,

đó là cơ hội để chúng ta xét lại một quá trình: Điểm lại quá khứ, lượng giá hầu

hoạch định cho tương lai.

Trải qua 20 năm, Phong Trào đã bước vào tuổi trưởng thành, tuổi vững vàng

chững chạc, cho dù có bị xoi mòn bởi thời gian, cọ xát vì va chạm, chán nản vì thất

bại... nhưng đó là những kinh nghiệm quí báu trong tiến trình liên tục xây döng và

vững bước hơn mà tiến về phí trước.

Những trang ngắn gọn sau đây hi vọng sẽ cho chúng ta một hình ảnh và nhận

định về chính mình. Biết mình. Đó là lời giải cho tất cả vấn đề.

PT chúng ta khai sinh trong ngày Mẹ Mân Côi. Hai mươi năm qua lớn lên

trong vòng tay của Mẹ. Tương lai, có Mẹ đồng hành, chúng ta vững buớc.

Page 7: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

1988 - 1991

17.07.88: Văn phòng giáo dân thuộc Văn phòng Trung uong Phối kết Tông

đồ Mục vụ Việt nam Hải ngoại (VPTU) mở phiên họp đầu tiên với một số

giáo dân thảo luận về một phuong huớng sinh hoạt cho giáo dân hải ngoại,

Notre Dame de Fatima, Orsonnens, Thụy-si

1990-1991: Vận động xây dựng co sở phong trào tại Orange County,

Houston, Hoa Kỳ, tại Paris Pháp.

Tu viện Notre Dame de Fatima điểm gặp gỡ ân tình

Page 8: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

1992

00.01.92: Lập Ban vận động thành lập Phong trào Giáo dân Việt nam Hải

ngoại (PT), Reichstett, Pháp.

29.08.92: Họp tổng kết công tác chuẩn bị thành lập Phong trào, Strasbourg,

Pháp.

07.10.92: Đại hội thành lập Phong trào Giáo dân Việt nam Hải ngoại,

Rôma, Y Đại Lợi. Hiện diện: 60 đại biểu phong trào duới sự giám sát của

đức ông Trần Văn Hoài, giám đốc VPTU và đức ông. Mai Thanh Luong,

giám đốc Văn phòng mục vụ cộng đồng công giáo việt nam tại Hoa Kỳ.

Thuyết trình viên trong đại hội: Đức ông Diarmuid Martin, tổng thu ky Hội

đồng Giáo hoàng Công Lý và Hoà bình với đề tài "Nguời giáo dân dấn thân

sinh hoạt trong xã hội".

"Giáo dân có thể thực hiện việc tông ðồ hoặc từng ngýời hoặc liên kết thành

cộng ðoàn hay hội ðoàn .... Bởi vì các hội ðoàn ðýợc thành lập nhằm hoạt ðộng

tông ðồ tập thể, nâng ðỡ và huấn luyện các hội viên làm tông ðồ, phối hợp và

hýớng dẫn hoạt ðộng tông ðồ của họ ðể có thể hi vọng noi họ những kết quả phong

phú hon là nếu từng ngýời hoạt ðộng riêng rẽ"

Những bước chân khai phá

Page 9: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

(Sắc lệnh tông ðồ giáo dân, IV)

Từ trái: Ông Nguyễn Tri Sử, Đức Ông Diarmuid, Đức Ông Trần Văn Hoài

Page 10: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

1993

05.01.93: Đệ nạp hồ so thành lập cho Bộ truyền giáo và Hội đồng giáo

hoàng đặc trách giáo-dân. Tháng 03.93 Hội đồng giá dân chấp thuận sinh

hoạt thí điểm (ad experimentum).

08-11.04.93: Khoá đào tạo co bản đầu tiên "Các con hãy theo thầy" (Mat

4.19), Orsonnens, Thụy-si (71 tham-dự-viên, có 63 tuyên hứa gia nhập

Phong trào).

23.04.93: Toà án Schiltigheim ghi tên Phong trào vào sổ bộ các hiệp hội tại

Pháp, cuốn 23 số 1168.

Đồng thời cắt cử Ban Thường Vụ Lâm Thời gồm: Nguyễn Tri Sử, Quách Huỳnh Hà, Lê Tinh

Thông, Đỗ Như Điện, Nguyễn Tấn Phước, Tạ Thanh Minh, Nguyễn Đăng Trúc

Khóa Đào tạo Cơ Bản Houston

Page 11: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

02-05.07.93: Khoá đào tạo cơ bản tại Houston, Hoa Kỳ (48 tham dự, 45

tuyên hứa).

03-05.09.93: Khoá đào tạo cơ bản tại San Diego, Hoa Kỳ (70 tham dự, 56

tuyên hứa).

Nhóm nòng cốt từ San Diego tham dự khóa tại Houston

Hy vọng đang vươn lên trong màn đêm

Đoàn viên PT

Cơ Sở San Diego

Tham dự viên đến từ

Bắc California

Page 12: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

31.12.93 - 01.01.94: Đại hội Phong trào kỳ I, Chantilly, Pháp. Hiện diện:

đại biểu của 13/24 co sở đã hợp thức hoá và 8 cơ sở đang trong thời kỳ vận

động, tiến sĩ Lucienne Sallé đại diện Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách giáo

dân, đức ông Trần Văn Hoài giám đốc VPTU và đức ông Mai Thanh Lương

giám đốc Văn Phòng Mục Vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Các thành viên BTV trao chứng nhận cho đoàn viên

Các thành viên BTV trao thẻ chứng nhận cho đoàn viên

THÀNH VIÊN BAN THƯỜNG VỤ

NHIỆM KỲ 1994-1997

Đỗ Như Điện Hoàng Đức Độ (dk) Quách Huynh2 Hà Nguyễn Xuân Hùng Phạm Hồng Lam Nguyễn Đình Lý Tạ Thanh Minh

Nguyễn Tấn Phước Nguyễn Tri Sử (dk) Lê Tinh Thông (dk)

Nguyễn Đăng Trúc (đh) Vương Hữu Trung

"Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải

Ngoại là một tổ chức tự nguyện, qui tụ

những Giáo Dân Việt Nam hải ngoại ý

thức sứ mệnh giáo dân theo tinh thần

Công Đồng Vatican II, sẵn sàng dấn

thân phục vụ Giáo hội và canh tân xã

hội theo Học Thuyết Xã Hội Công

Giáo và truyền thống dân tộc, chấp

nhận Hiến Chuong và Nội Qui của

Phong Trào"

(Hiến Chương, 1)

Page 13: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

1994

06.02.94: Phong trào cơ sở Toulouse, Pháp cùng với các tôn giáo bạn tổ

chức ngày cầu nguyện hoà bình.

31.03-03.04.94: Khoá đào tạo cơ bản, Bruxelles, Bỉ (44 tham dự viên, 24

tuyên hứa gia nhập Phong trào).

16-19.06.94: Khoá đào tạo cơ bản, Baton Rouge, Hoa Kỳ (40 tdv, 37 tuyên

hứa).

01-03.07.94: Khoá đào tạo cơ bản, Washington DC, Hoa Kỳ (32 tdv, 26

tuyên hứa).

15-18.07.94: Khoá đào tạo cơ bản, Seattle, Hoa Kỳ (30 tdv, 12 tuyên hứa).

02 03.07.94: Họp Ban thường vụ lần II, Washington DC, Hoa Kỳ.

17-20.08.94: Họp mặt chuyên gia trẻ công giáo, Helvoirt, Hoà lan (50 tham

dự viên)

00.10.94: Hội thảo "Đường hướng và lập trường của giáo hội công giáo

trong năm quốc tế gia đình 1994" , San Diego, Hoa Kỳ.

00.10.94: Hội thảo "PTGDVNHN và sứ mạng Dân Chúa ở trần gian",

Page 14: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

Sacramento, Hoa Kỳ.

00.10.94: Hội thảo về tình hình đất nước, gặp gỡ giới trẻ, Orange County,

H

o

a

K

.

Ban thường vụ nhiệm kì I

(1994 - 1997)

Đỗ Như Điện

Hoàng Đức Độ (dự khuyết)

Quách Huỳnh Hà

Nguyễn Xuân Hùng

Phạm Hồng Lam

Nguyễn Đình Lý

Tạ Thanh Minh

Nguyễn Tấn Phước

Nguyễn Tri Sử (dk)

Lê Tinh Thông (dk)

Nguyễn Đăng Trúc (đh)

Vương Hữu Trung

" Phong trào tiếp tục và đẩy mạnh công tác gây ý

thức và huấn luyện để giáo dân, đặc biệt là đoàn viên

phong trào, ý thức cùng tích cực dấn thân thực hiện

sứ mạng của mình trong Giáo hội và trong xã hộ?

Phong trào tiếp tục công tác vận động và yểm trợ

việc liên lạc và đoàn kết tôn giáo ...

Yểm trợ các tôn giáo trong việc tranh đấu bất bạo

động cho tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam

Đặt nặng việc cầu nguyện, sống Lời Chúa, cấm

phòng, tĩnh tâm, nghiên cứu và học hỏi giáo lí, làm

mọi cố gắng để có đời sống siêu nhiên sung mãn...“

(Diễn văn của đại diện PT trong buổi tiếp tân đại hội)

Page 15: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

1995

18.02.95: Gặp gỡ và

sinh hoạt với Phong

trào các chuyên gia ki

tô giáo Pháp (MCC),

St. Avolt, Pháp.

10.03.95: Phát động

tại Âu Châu dự án

làm tài liệu về cựu tù nhân cải tạo.

21-23.04.95: Họp Hội đồng phối hợp lần I, Bruxelles, Bỉ.

21.04.95: Họp Ban thường vụ lần thứ III, Bruxelles, Bỉ (Lập Ban đặc nhiệm

chính trị; Ấn định nội dung và cách tổ chức một khoá đào tạo).

23.04.95: Cơ sở Bỉ tổ chức cầu nguyện liên tôn cho hoà bình Việt Nam,

Bruxelles, Bỉ.

25-26.06.1995: Họp

Ủy ban chính trị. Xác

định tập san Định

Hướng không phải là

tiếng nói của công giáo

Việt Nam nói chung,

mà là của một nhóm

độc lập. Augsburg,

Đức.

16-23.07.95: Trại hè

"Chuyên viên trẻ công

giáo Việt Nam trước

vận mệnh Đất nước và khó khăn của Giáo hội. Những mẫu mực sáng tạo

trong lịch sử", Aahus, Đan mạch. (59 tham dự viên).

22-23.07.95: Khoá đào tạo, Aahus, Đan mạch (24 tdv, 10 tuyên hứa).

27-30.07.95: Khoá đào tạo cơ bản, Birmingham, Anh (22 tdv, 10 tuyên hứa).

Page 16: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

18.08.95: Phổ biến bản "Kêu gọi" phản đối việc nhà cầm quyền Cộng sản

Việt Nam xử án thô bạo Hoà thượng Thích Quảng Độ và một số tăng ni

thuộc giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất.

27.08.95: Tham dự lễ cầu an cho Hoà thượng Thích Quảng Độ, Orange

County, Cali. Hoa Kỳ.

19-20.09.95: Thăm

viếng và phúc trình

về tình hình PT với

các thánh bộ ở

Rôma: Hội đồng

giáo hoàng đối

thoại tôn giáo;

HĐGH công lí và

hoà bình, HĐGH

về giáo dân,

Bộ truyền giáo; thăm và trao đổi kinh nghiệm với cộng đoàn Thánh Egidio.

29-30.09.1995: Họp bàn việc thành lập Trung tâm Nguyễn Trường Tộ, một

cơ cấu độc lập giữa Phong trào GDVNHN và Văn phòng TƯTĐMVVNHN

(21 tham dự viên, 14 đồng ý thành lập), Strasbourg, Pháp.

11-12.11.95: Tham gia hội nghị "Phục vụ Phúc âm sự sống" do ICTUS

(Office international des oeuvres de formation civique et d action culturelle)

tổ chức, Paris, Pháp.

11-12.11.95 : Tham dự cuộc họp miền đông của Phong trào cán bộ và lãnh

đạo công giáo (MCC), Vigy, Pháp.

Lm. Vũ Thành, phụ tá VPTƯ hướng dẫn phái đoàn PT thăm viếng và tường trình công tác với hồng y chủ tịch E.F. Pironio và tiến sĩ L. Sallé tại Hội đồng giáo dân (trên), HĐ. đối thoại tôn giáo với TGM. M. Fitzgeralt tổng thư kí và lm. G. Shirieda phụ tá (giữa), HĐ. Công lí hoà bình với TGM. Nguyễn Văn Thuận, phó chủ tịch (dưới)

Page 17: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

1996

01.01.96: "Tuyên

ngôn về tự do chính

trị tại Việt Nam" (với

chữ kí của 300 nhân

sĩ các tôn giáo Việt

Nam).

"..Xác tín về giá trị cao

cả của con người có

quyền sống tự do, ý

thức nghĩa vụ dấn thân

để cổ võ cho công lí và

hoà bình, trong tinh

thần liên đới giữa các tín đồ các tôn giáo Việt Nam và những người thành tâm

thiện chí

Chúng tôi công khai và long trọng lên tiếng rằng:

Dấn thân cổ võ cho tự do chính trị tại Việt Nam để mọi người dân và mọi đoàn

thể được quyền tham gia tích cực vào sinh hoạt cộng đồng của quốc gia là

nghĩa vụ cao cả, không thể tránh né của mỗi tín đồ các tôn giáo Việt Nam..."

11-14.04.96:

Họp và tĩnh tâm

mùa phục sinh

của các cơ sở Âu

Châu, Boussu,

Bỉ.

13-14.04.96:

Tham dự Hội

nghị Liên kết 96

"Dân chủ cho

Việt Nam. Liên

kết trong và

ngoài", Santa

Ana, Hoa Kỳ.

23-24.04.96: Tham dự hội thảo chính trị do Liên minh Dân chủ tổ chức,

Washington DC, Hoa Kỳ.

Page 18: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

02-06.07.96:

Cộng tác với

Nguyễn

Trường Tộ

Foundation

(San Diego)

tổ chức trại

hè "Hãnh

diện là

người Việt

Nam công

giáo", San

Diego, Hoa

Kỳ (85 trại

sinh).

03-04.08.96: Cộng tác với Trung tâm Nguyễn Trường Tộ (Strasbourg) tổ

chức cuộc gặp gỡ và thảo luận về thần học Việt Nam, Orsonnens, Thụy Sĩ

(22 tham dự viên).

04-11.08.96: Cộng tác với TT Nguyễn Trường Tộ (Strasbourg) tổ chức Đại

học hè khoá I: "Dẫn vào văn hoá Việt Nam" (Huyền thoại dụng Nước),

Orsonnens, Thụy Sĩ (143 tham dự viên).

30.11.96: Phong trào cơ sở Đức tổ chức hội thảo về "Chữ Mệnh trong

Truyện Kiều" Diễn giả : Gs. Trần Văn Đoàn, Frankfurt, Cộng hoà Liên bang

Đức.

13-15.12.96: Khoá đào tạo, Ahrweiler, Đức (26 tdv., 8 tuyên hứa)

26-27.12.96: Khoá đào tạo, Boston, MA. Hoa Kỳ (8 tuyên hứa)

Page 19: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

1997

25-27.04.97: Đại hội Phong trào kì II tại Boston, USA

Tu chính hiến chương, nội qui: Vấn đề linh đạo PT; Đại hội PT 4 năm (thay vì

3) một lần; Kỉ luật về niên liễm.

Quyết định thực hiện tài liệu kỉ niệm 30 năm biến cố Mậu Thân tại Huế

Quyết định soạn lưu tập về biến cố La Vang và tổ chức mừng 200 năm Mẹ

hiện ra tại La Vang (1798-1998)

BTV nhiệm kì

Đỗ Như Điện

Quách Huỳnh Hà

Phạm Hồng Lam

Nguyễn Bá Lệ

Nguyễn Đình Lý

Võ Văn Nhơn

II (97-01)

Nguyễn Ngọc Thụ

Nguyễn Đình Toàn

Nguyễn Đăng Trúc (đh)

Lê Đăng Ân (dk)

Nguyễn Văn Bé (dk)

Trần Văn Bình (dk)

Page 20: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

31.07-03.08.97: Cộng tác với TT Nguyễn Trường Tộ (Strasbourg) tổ chức

tuần lễ xã hội kì I: "Đạo lí: Nền tảng phục hoạt và canh tân Đất nước" ,

Orsonnens, Thụy Sĩ (90 tham dự viên).

03.08.97: Họp Ban Thường vụ nhiệm kì II, Orsonnens, Thuỵ sĩ.

03-10.08.97: Cộng tác với TT Nguyễn Trường Tộ (Strasbourg) tổ chức đại

học hè khoá II "Hoàng kim Đại Việt" , Orsonnens, Thụy Sĩ ( 137 tham dự

viên).

Page 21: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

07.09.97: Cơ sở Orange County hội luận truyền thanh và kêu gọi đồng bào

biểu tình hỗ trợ cuộc nổi dậy của đồng bào Thái Bình. (10.000 người xuống

đường trên phố Bolsa). Sân Vận Động Santa Ana

26-28.10.97:

Khoá đào

tạo,

Stavanger,

Na Uy (17

tdv, 2 tuyên

hứa).

15-16.11.97:

Khoá huấn

học về tài

liệu của Ủy

ban thần học

quốc tế "Kitô

giáo và các

tôn giáo khác" , Orsonnens, Thụy Sĩ (27 tdv).

23.11.97: Cơ sở Orange County cộng tác với Cộng đồng công giáo Việt Nam

giáo phận Orange và Hội ái hữu giáo dân Xuân Lộc hải ngoại tổ chức lễ kính

các Thánh tử đạo và mít tinh biểu tình hỗ trợ cuộc đấu tranh của đồng bào

Đồng Nai và Thái Bình, Santa Ana, Hoa Kỳ.

Page 22: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

1998

07.02.98: Thánh lễ cầu nguyện cho những nạn nhân Mậu thân và ra mắt sách

Thảm sát Mậu Thân ở Huế ( ấn bản Mỹ Châu) của cơ sở Orange County.

Diễn giả: Thượng toạ Thích Giác Lượng, linh mục Phan Phát Huồn và nhạc

sĩ Nguyễn Hiền.

14.02.98: Phong trào cơ sở Đức tổ chức lễ cầu cho nạn nhân Mậu thân 68

tại Munchen, Cộng hoà Liên bang Đức.

01-15.06.98: PT cơ sở Đức tổ chức thuyết trình tưởng niệm biến cố Mậu

thân trên một số tỉnh tại Cộng hoà liên bang Đức. Diễn giả giáo sư Nguyễn

Lý Tưởng và nhà văn Nhã Ca.

02-06.07.98: Cộng tác với Nguyễn Trường Tộ Foundation (San Diego) tổ

chức trại hè "Giới trẻ và văn hoá Việt Nam" , Orange County, Cali., Hoa Kỳ

(105 tdv).

02-08.08.98: Cộng tác với TT Nguyễn Trường Tộ (Strasbourg) tổ chức đại

học hè khoá III "Khủng hoảng Đại Nam" , Nancy, Pháp (71 tham dự viên).

05.08.98: Họp Ban thường vụ và đại diện cơ sở Âu Châu, Nancy, Pháp.

05-06.12.98: Họp Ban thường vụ tại Hoa Kỳ.

17.10.98: Hội thảo về 20 năm hoạt động của giáo chủ Goian Phaolô II, Cơ

sở Orange County tổ chức. Tham luận: Giáo sư Trần Thanh Lượng, giáo sư

Nguyễn Lý Tưởng và nhà văn Trần Phong Vũ.

1999

10-11.04.99: Gặp gỡ, học tập và tìm hiểu về sứ mạng La Vang tại Nancy,

Pháp.

08.05.99: Hội luận về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, Cơ sở Orange

County tổ chức. Thuyết trình: Joseph Baker, Ân xá quốc tế, giáo sư Lê Tinh

Thông và linh mục Nguyễn Hữu Lễ.

01-08.08.99: Cùng với Trung tâm Nguyễn Trường Tộ (Strasbourg) tổ chức

đại học hè khoá IV "Quê hương trên mọi miền thế giới" , Nancy, Pháp (86

tham dự viên).

Page 23: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

05-08.08.99: Cộng tác với TT Nguyễn Trường Tộ (Strasbourg) tổ chức tuần

lễ xã hội kì II: "Nhân quyền: Điểm hẹn văn minh cho Việt Nam bước vào thế

kỉ XXI" , Nancy, Pháp.

06.11.99: Các cơ sở toàn Phong trào phát động cứu trợ nạn lụt ở miền Trung,

Việt Nam.

28.11.99: Cơ sở San Diego tổ chức gặp gỡ. Linh mục Nguyễn Hữu Lễ, giám

đốc Uỷ ban quốc tế cho tự do tôn giáo tại Việt Nam, thuyết trình về "Vai trò

của tôn giáo trong công cuộc xây dựng Đất nước", San Diego, Hoa Kỳ.

2000

30.06-03.07.00: Họp Hội đồng phối hợp Mỹ châu tại California, Hoa Kỳ

Cần huấn luyện cán bộ và tìm phương tiện giúp Giáo hội và Quê hương...

Cần củng cố và xây dựng vững chắc tổ chức từ nội bộ cơ sở đến trung

ương...

Cần uyển chuyển trong các sinh hoạt xã hội, chính trị nhất là việc hợp tác

với những tổ chức khác..." (Thông báo tóm lược kết quả cuộc họp)

19-21.05.00: Tham dự hội thảo "Dân chủ và phát triển" tại Paris, Pháp, do

Tổng hội Cư sĩ Phật giáo tổ chức.

00.10.00: Cơ sở Stavanger tổ chức "Ngày văn hoá Việt Nam".

03-05.11.00: Họp

Hội đồng phối hợp

Âu Châu tại

Warterloo, Bỉ.

"... bên cạnh những tiêu

cực của Ban thường vụ

nhiệm kì II, cần ghi nhận

là các thành viên (BTV)

đã chu toàn trọng trách

liên lạc, đôn đốc các cơ

sở mình trách nhiệm; về

Page 24: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

dấn thân chính trị đã thực hiện được tài liệu lịch sử Thảm Sát Mậu Thân 1968 ở

Huế; sinh hoạt ngoại vi văn hoá Đại học hè được đánh giá cao; Bản tin, các tài

liệu đào tạo Kitô giáo thực hiện đều đặn; liên lạc với giáo quyền và giáo phẩm

Việt Nam thường xuyên, tốt đẹp; qua nhiều công tác văn hoá, cổ võ nhân quyền

đã giúp PT gặp gỡ và hợp tác với các tôn giáo bạn, mở ra một truyền thống đối

thoại liên tôn..." (Tóm tắt Biên bản cuộc họp)

17.12.00: Cơ sở Orange County, Hoa Kỳ tổ chức hội thảo về Chính sách đàn

áp và tiêu diệt tôn giáo của Cộng sản Việt Nam. Thuyết trình: Giáo sư (Luật

sư) Phạm Văn Phổ, chủ tịch Liên đoàn công giáo Việt Nam tại tây nam Hoa

Kỳ, Kĩ sư Đỗ Như Điện, điều hợp PTGDVNHN và giáo sư Đỗ Anh Tài.

22.12.00: Cơ sở Orange County tham gia vào Phong Trào Đấu Tranh Đòi Tự

Do Tôn Giáo Và Nhân Quyền Cho Việt Nam gồm 18 đoàn thể trong vùng.

2001

Page 25: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

11.04.01: Cơ sở Orange County tổ chức hội thảo lên án Cộng sản Việt Nam

xử linh mục Nguyễn Văn Lý 15 năm tù, Orange County, Hoa Kỳ. Diễn giả:

Đỗ Như Điện và Đỗ Anh Tài.

13-15.04.01: Đại hội Phong trào kì III tại Bruxelles, Bỉ

Tu chính hiến chương, nội qui: Phong trào cơ sở qui tụ tối thiểu 5

đoàn viên; Để trở thành đoàn viên chính thức phải qua một khoá đào

tạo hoặc đã sinh hoạt hơn 1 năm trong một cơ sở; Mỗi đoàn viên phải

có một cuốn Thánh Kinh để học hỏi, sinh hoạt.

BTV nhiệm kì

Lê Đăng Ân

Nguyễn Văn Bé

Đỗ Như Điện (đh)

Phạm Văn Đảm

Quách Huỳnh Hà

Trần Viết Khoái

III (2001-05)

Phạm Hồng Lam

Phạm Bình Thuận

Nguyễn Đình Toàn

Nguyễn Bá Tùng

Nguyễn Duy Từ

Nguyễn Lý Tưởng

22.04.01: Cơ sở Orange County tổ chức bữa cơm gây quĩ và nói chuyện về

tranh đấu cho tự do tôn giáo ở Việt Nam, Orange County, Hoa Kỳ

17.05.01: Lên tiếng về vụ cộng sản Việt Nam truy bắt linh mục Nguyễn Văn

" Hành vi đàn áp một tu sĩ vì lên tiếng đòi hỏi những quyền căn bản

của con người cách ôn hoà, đã chứng tỏ bản chất phi nhân của Cộng

sản Việt Nam;

Việc xử án lén lút bất chấp những nguyên tắc cơ bản về thủ tục tư

pháp của một nhà nước pháp quyền, và việc lạm dụng hình thức toà

án như công cụ để trấn át và khủng bố người dân cho thấy tính cách

bất chính của Cộng sản Việt Nam.

Hành động vi phạm trắng trợn những điều khoản trong bản Tuyên

ngôn quốc tế nhân quyền về việc giam giữ, xử án và biện hộ, và quyền

bình đẳng trước toà án mà CSVN đã kí kết, là hành vi lừa bịp, dối trá,

làm nhục dân tộc Việt Nam trước thế giới văn minh..."

(Bản lên tiếng)

Page 26: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

28.07.01: Đại diện Phong trào nam Cali. đón tiếp nhà đấu tranh cho tự do

tôn giáo tại Việt Nam, dân biểu quốc hội Âu Châu Olivier Dupuis (Bỉ),

Orange County, Hoa Kỳ.

09.09.01: Gởi thư vận động các giám mục Hoa Kỳ hỗ trợ cuộc đấu tranh cho

tự do tôn giáo ở Việt Nam

10.09.01: Tán đồng và hỗ trợ quan điểm của Tổng giám mục Sài gòn về chủ

quyền tài sản của Giáo hội (đã bị chính quyền cộng sản trưng thu, chiếm

đoạt)

01.10.01: Vận động chữ kí cho Bản lên tiếng của người công giáo Việt Nam

hải ngoại về vụ linh mục Nguyễn văn Lý.

“ Đòi hỏi Đảng cộng sản Việt Nam chấm dứt ngay việc đàn áp tôn giáo,

hủy bỏ âm mưu triệt hạ các giáo hội, trả tự do tức khắc cho cha Tađêô

Nguyễn Văn Lý và các tù nhân lương tâm khác, đổng thời đình chỉ ngay

việc quản chế tại gia và các hình thức theo dõi và áp chế. Hãy để cho nhân

dân Việt Nam được hưởng các quyền tự do căn bản của con người..."

(Bản lên tiếng của giáo dân Việt Nam hải ngoại cho tự do tôn giáo tại Việt

Nam)

06.10.01: Cơ sở Giuse kết hợp với Chi hội chuyên gia sở tại và Trung tâm

Nguyễn Trường Tộ tổ chức hội thảo về Tuổi trẻ và văn hoá, Stavanger, Na

Uy.

15.10.01: Ban truyền thông và huấn luyện Âu Châu phổ biến "Dự án đào tạo

và huấn luyện cán bộ giáo dân lãnh đạo cộng đoàn" tới các giáo sĩ thẩm

quyền, các cộng đoàn và tổ chức 27.10.01: Các cơ sở ở California tổ chức

buổi cầu nguyện cho linh mục Lý và các nhà đấu tranh tôn giáo khác, Nam

California, Hoa Kỳ.

2002

01.03.02: Hội thảo về tự do tôn giáo tại San Diego, Hoa Kỳ. Diễn giả: Lm.

Trần Quí Thiện và thi sĩ Nguyễn Chí Thiện.

Page 27: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

02.03.02: Hội thảo về tự do tôn giáo tại Orange County, Hoa Kỳ. Diễn giả: Lm.

Trần Quí Thiện và thi sĩ Nguyễn Chí Thiện.

08.06.02: Cơ sở nam Cali. tổ chức lễ giổ hàng năm cho cố tổng giám mục

Nguyễn Kim Điền, Orange County, Hoa Kỳ.

26.06.02: Họp hội đồng phối hợp mĩ châu tại California, Hoa Kỳ.

12.07.02: Anh Nguyễn Văn Bé (18.08.58), thành viên Ban thường vụ, điều hợp

Phong trào tại Âu Châu từ trần.

Page 28: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

"Việc làm của tôi cho

Phong trào hiện tại là

sống có Chúa mỗi ngày

với những người bên

cạnh tôi, cố gắng quảng

bá Phong trào qua cuộc

sống đức tin của mình.

Chúa sẽ cho kết quả còn

tôi thì cầu nguyện và

sống. Phong trào sẽ

mạnh khi mọi cơ sở, hay

nói khác hơn là mỗi

đoàn viên thật sự có

Chúa mà không hình

thức hay quyền lực.

Nhưng làm cách nào ?

Có lẽ cầu nguyện chân thành và sống chứng nhân thực sự là cách duy nhất mà chúng ta có

thể làm được còn kết quả ra sao thì Chúa sẽ định liệu".

(Trích lá thư cuối cùng anh Bé gởi Ban thường vụ)

12.10.02: Hội luận: "Nguyễn Văn Lý, An Truyền, Nguyệt Biều và lương tâm

người Việt Nam công giáo" nhân dịp kỉ niệm 10 năm sinh hoạt của Phong

trào, Muenster, Đức. Diễn giả: Giáo sư Đỗ Mạnh Tri, tiến sĩ Nguyễn Học

Tập.

13.10.02: Họp hội đồng phối hợp Âu Châu, Muenster, Đức.

2003

Page 29: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo
Page 30: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

2005

ĐẠI HỘI KỲ IV TẠI ORANGE COUNTY, CALIFORNIA

Đại Hội Kỳ IV của Phong Trào Giáo Dân VNHN đã họp tại Tu Viện Saint

Patrick, 7820 Bolsa Ave, Midway City, CA 92655, Hoa Kỳ, vào các ngày 20, 21,

22 tháng 5 năm 2005, gồm các đại biểu của 15 Phong Trào Cơ Sở đến từ Âu Châu

và nhiều nới trên đất Mỹ. Khai mạc và kết thúc Đại Hội bằng Thánh Lễ do Đức

Giám Mục Mai Thanh Lương chủ tế và giảng thuyết, cùng đồng tế có linh mục Vũ

Thành đến từ Houston và linh mục Trần Quí Thiện tại Orange. Ngoài số trên 40

đoàn viên PT, còn có khỏang 80 quan khách và thân hữu trong vùng Little Saigon

cũng hiện diện trong buổi lễ khai mạc.

Đại Hội đã nghe Ban Thường Vụ và đại diện các Phong Trào Cơ Sở tường

trình họat động trong thời gian 4 năm qua; đã duyệt xét và rút tỉa các ưu khuyết

điểm, đã nghe các bài tham luận định hướng cho giai đọan tới, thảo luận và biểu

quyết các đề án công tác, tu chính Nội Qui và bầu Ban Thường Vụ cho nhiệm kỳ

2005-2009. Kết quả Đại Hội đã được đúc kết tóm tắt như sau:

1. Đại Hội xác định tiếp tục theo đuổi các mục tiêu đã đề ra trong Thủ Bàn của

Phong Trào.

Page 31: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

2. Đại Hội bày tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với Đức Ông Philippe Trần Văn Hoài,

người đã khởi xướng và tạo điều kiện cho Phong Trào Giáo Dân được thành

lập từ năm 1992, tiếp tục nâng đỡ để PT phát triển và họat động như hiện

nay.

3. Đại Hội ghi ơn Đức Giám Mục Đa Minh Mai Thanh Lương đã đến Chủ Tế,

giảng thuyết trong Thánh Lể Khai Mạc và Bế Mạc Đại Hội cùng với linh

mục Vũ Thành và linh mục Trần Quí Thiện.

4. Đại Hội ghi ơn tất cả những người đã đóng góp tâm huyết, thời giờ và

phương tiện để xây dựng và phát triển Phong Trào.

5. Đại Hội xác định nhu cầu hợp tác chặt chẽ với hàng giáo sĩ cũng như các tổ

chức của Giáo Hội ở mọi cấp để phục vụ và canh tân Giáo hội.

6. Đại Hội đã biểu quyết các đế án công tác cho nhiệm kỳ tới:

a. Sử dụng tối đa các phương tiện truyền thông đại chúng vào các họat

động của Phong Trào, đặc biệt chú trọng đến công tác truyền thanh

b. Tổ chức các khóa huấn luyện, hội thào để đoàn viên và thân hữu nắm

vững đường lối của Hội Thánh, đặc biệt là Học Thuyết Xã Hội Công

Giáo.

c. Dấn thân tích cực hơn trong các lãnh vực PT theo đuổi. Cụ thể là

thành lập Ủy Ban Đặc Nhiệm để phối hợp công tác tranh đấu cho tự

do dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam.

7. Đại Hội đã tu chính một số điều khoản trong Nội Qui theo nhu cầu đòi hỏi

của PT.

8. Đại Hội đã bầu Ban Thường Vụ nhiệm kỳ 2005-2009 gồm 12 thành viên có

tên sau đây: Nguyễn Bá Tùng, Nguyễn Duy Từ, Nguyễn Đình Toàn, Phạm

Niên, Phạm Hồng Lam, Đỗ Như Điện, Phạm Vạn Đảm, Nguyển Văn Tánh,

Cao Viết Lợi, Nguyễn Tri Sử, Lê Đăng Ân, Lê Văn yên.

9. Tân Ban Thường Vụ tín nhiệm ông Đỗ Như Điện trong nhiệm vụ Điều Hợp

Viên PT.

10. Đại Hội đã kết thúc trong tinh thần lạc quan với dấu chỉ hy vọng và phấn

khởi.

Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại là một tổ chức tự nguyện quy tụ những

giáo dân Việt Nam hải ngoại ý thức sứ mệnh giáo dân Công Giáo theo tinh thần

Công Đồng Vatican II, sẵn sàng dấn thân phục vụ Giáo Hội và canh tân xã hội theo

Học Thuyết Xã Hội Công Giáo, và truyền thống dân tộc, được thành lập tại Rôma

ngày 7 tháng 10 năm 1992 dựa trên các điều khoản của Quyển II, Phần I, Thiên V

của Bộ Giáo Luật Công Giáo. Đây là một hiệp hội tư của người giáo dân Công

Giáo tại hải ngoại với tư cách là người công dân tham gia trong các lãnh vực tôn

giáo, chính trị, văn hóa, xã hội, cùng đoàn kết, hợp tác với những tín đồ của các tôn

giáo khác trên căn bản là những công dân trong xã hội tham gia vào các lãnh vực

Page 32: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

trần thế cùng tranh đấu cho các quyền tự do, dận chủ, nhân quyền và nhất là tự do

tôn giáo cho Việt Nam. Phong Trào nầy trực thuộc quyền của Bộ Giáo Dân tại

Giáo Triều Vatican. Về mặt xã hội, PTGD đã đăng ký tại Pháp Quốc, Hoa Kỳ, và

Đức Quốc như là một hội đoàn bất vụ lợi.

Đây là lần đầu tiên Đại Hội được tổ chức tại bang California; Đại Hội Thành Lập

đã được tổ chức tại Roma năm 1992 và ba kỳ đại hội trước đã diễn ra tại Chantilly,

Pháp; Boston, bang Massachusetts; và Brussels, Bỉ.

Little Saigon ngày 22 tháng 5 năm 2005.

Ban Thường Vụ PT. ĐT: 760-451-9379 / Email: [email protected]

1. Thành viên Ban Thường Vụ nhiệm kỳ 2005-2009 gồm 12 người:

Lê Đăng Ân [email protected]

Phạm văn Đảm [email protected]

Đỗ Như Điện [email protected]

Phạm Hồng Lam [email protected]

Cao Viết Lợi [email protected]

Phạm Niên [email protected]

Nguyễn Tri Sử [email protected]

Nguyễn Văn Tánh [email protected]

Nguyễn Đình Toàn Thi123 @aol.com

Nguyễn Bá Tùng [email protected]

Nguyễn Duy Từ [email protected]

Lê văn yên Levanyen @aol.com

Page 33: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

Cuộc hội thào về vai trò người Công Giáo trong cộng

đồng do PTGD tại Hoa Kỳ tổ chức trong 2 ngày, được sự

hường ứng của nhiều người thuộc nhiều tôn giáo tham dự.

Hình trên nhà văn Trần Phong Vũ phát biểu, trên bàn chủ

tọa có các ông Lê Đăng Ân, Đỗ Như Điện, LS Lâm Lễ

Trinh. Hình giữa Mục Sư Trần Thanh Vân, LS lâm lễ

Trinh, nhà bình luận Lý Đại Nguyên. Bên trái ông Cao

Viết Lợi, đại diện PT tại Miền Nam California.

Page 34: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

2009

Đậi Hội PT kỳ V năm 2009 họp tại Boston, Hoa Kỳ

Page 35: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

Phong Trào Cơ Sở Seattle,

tây Bắc Hoa Kỳ. Tuy ít

người nhưng Cơ Sở này đã

nuôi sống Phong Trào trong

nhiều năm qua. Nòng cốt tại

đây gồm anh Phạm Niên,

Nguyễn Văn Trọng (Di

Loan) nguyển văn Ba,

Nguyễn Phương, Phùng

T.Ngọc Hiếu

Page 36: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo
Page 37: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo
Page 38: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

Hội thảo về hiện tình Giáo Hội Việt Nam 14-3-2002. LM Trần Xuân Tâm tuyết

trình

Sinh hoạt tại trụ sở PT, LM trần Quí Thiện và LM Nguyễn văn Thọ (Odon)

dòng Benedictor

Page 39: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

PTGD San Diego cùng với các đoàn thể tồ chức đêm cầu nguyện cho tự do tôn giáo ở Việt

Nam, đông đảo hồng hương các tôn giáo tham dự. Hình trên LM Truong Trọng Nghĩa, LM lại

Văn Khuyến, vá LM Lại văn Đoàn đang hướng dẫn phần cầu nguyện của Công Giáo. Hình

dưới từ trài giáo sĩ Mai Biên (Anh Giáo), Mục sư Trần Ngọc Báu (Tin Lành Giám Lý), Hòa

Thượng Thích Nguyên Siêu, và LM Lại Văn Khuyến

Page 40: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

Đại diện các tôn giáo và hội đoàn đang thắp sáng những ngọn nến

sắp thành bản đổ Việt Nam

Page 41: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

Đức Cha Nguyễn Văn Hòa- Chủ Tịch HĐGMVN

DS Huỳnh Phước Toàn Cơ Sở

Trường San Diego, cha Trần Quí

Thiện, nhà biên khảo Minh Võ.

Hình bên Cha Giacobe Nguyễn

Văn Thọ, đoàn viên PTGD. Hình

dưới Đức cha Huỳnh Văn Nghi,

GM Phan Thiết

Page 42: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

Ông Quách Huỳnh hà và Đỗ Như Điện tham dự hội thảo do Liên Đoàn Công Giáo Hoa Kỳ tổ chức tại

Houston, Texas. Bên cạnh là LM Mai Khải Hoàn, PCT Liên Đoàn, nhà văn Mặc Giao từ Canada

Đức GM Nguyễn Thanh Hoan, GM Phan Thiết và phái đoàn thăm trụ sở PTGD

Page 43: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

Lễ vinh danh và trao

giải Tự Do Tôn Giáo

Nguyễn Kim Điền

2011 cho LM Phêrô

Nguyễn Hữu Giài,

TGP Huế, và ông

Nguyễn Văn Lía, Phật

Giáo Hòa Hảo. Tổ

chức tại Boston.

Page 44: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo
Page 45: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

Tháng 2 năm 2010, Ông Đỗ Như

Điện và Lê Đăng Ân đại diện PTGD

viếng thăm và tường trình sinh hoạt

cũa PT cho Hội Đồng Giáo Hoàng

Đặc trách Giáo Dân tại Roma.

Page 46: Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại · Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại I. Diễn-tiến thành-lập Năm 1987 có ba biến cố quan trọng trong giáo

PTGD tổ chức buổi nói chuyện của LM

Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT về tự do tôn

giao ở Việt Nam ngày 21-8-2011 tại Trung

Tâm CGVN Orange đã thu hút hơn 600

người tham dự