70
UBND TỈNH HẢI DƯƠNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Phát triển năng lực học sinh THPT bằng cách sử dụng thủ thuật kịch trong giảng dạy kỹ năng nói Tiếng Anh Bộ môn: Tiếng Anh 0

Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Play-role in teaching English

Citation preview

Page 1: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

UBND TỈNH HẢI DƯƠNGSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: Phát triển năng lực học sinh THPT bằng

cách sử dụng thủ thuật kịch trong giảng dạy kỹ năng nói

Tiếng Anh

Bộ môn: Tiếng Anh

Năm học 2014 - 2015

0

Page 2: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

PHẦN 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến: "Phát triển năng lực học sinh THPT bằng cách sử dụng thủ

thuật kịch trong giảng dạy kỹ năng nói Tiếng Anh.”

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giải pháp tác nghiệp- Phương pháp giảng dạy

bộ môn.

3. Tác giả:

- Họ và tên: Nguyễn Thị Hòa Nữ

- Ngày/ tháng/ năm sinh: 02/11/1984

- Trình độ chuyên môn: Đại học

- Đơn vị công tác: Trường THPT Hồng Quang, TP Hải Dương.

- Điện thoại: 0983721184

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:

- Trường THPT Hồng Quang, Số 1 Phố Chương Dương – TP Hải Dương.

- Điện Thoại: 0320 3853774.

5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu:

- Trường THPT Hồng Quang, Số 1 Phố Chương Dương, TP Hải Dương.

6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Đối tượng học sinh THPT

học chương trình sách giáo khoa hệ 7 năm, Tiết học: Speaking. Thời gian: 10

phút (tùy thuộc vào nhiệm vụ cụ thể của từng bài học)

7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: năm học 2013-2014.

HỌ TÊN TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Nguyễn Thị Hòa

1

Page 3: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN

Từ thực tế giảng dạy và khảo sát nghiên cứu đối với học sinh THPT, tôi

cho rằng việc dạy và học kỹ năng nói chưa thể hiện một kết quả khả quan. Đa

số học sinh còn miễn cưỡng trong giao tiếp tiếng anh. Đối tượng học sinh trung

bình yếu không cảm thấy thu hút, hứng thú trong các giờ học nói. So với các

thủ thuật khác áp dụng trong việc giảng dạy kỹ năng nói, thủ thuật kịch được

cho là một trong những thủ thuật thú vị nhất đối với học sinh, nhưng vẫn chưa

được quan tâm chú ý nhiều. Các em học sinh sẽ giả vờ là người khác trong các

tình huống thực tế được đưa vào lớp học. Chính công việc này đã kích thích các

em không những phát triển năng lực giao tiếp mà bên cạnh đó các em còn phát

triển được nhiều các năng lực khác như: năng lực sáng tạo, năng lực hùng

biện, năng lực hợp tác theo cặp nhóm… Chính vì vậy tôi xin giới thiệu một đề

tài sáng kiến kinh nghiệm mang tên: “ Phát triển năng lực học sinh THPT bằng

cách áp dụng thủ thuật diễn kịch trong giảng dạy kỹ năng nói Tiếng Anh”

Dựa trên những nền tảng lý thuyết và kết quả nghiên cứu trước đây về

hiệu quả của việc áp dụng thủ thuật đóng kịch trong giảng dạy kỹ năng nói cho

học sinh THPT, tôi đã sử dụng thủ thuật này nhằm phát triển toàn diện năng

lực, cải thiện khả năng nói của học sinh THPT Hồng Quang. Đối tượng học

sinh và thời gian áp dụng sáng kiến trên cụ thể là lớp 10B, 10E (2013-2014),

11B, 11N (2014-2015). 12I, 12L (2012-2013).

Để sử dụng thành công thủ thuật kịch trong giảng dạy kỹ năng nói, tôi

đưa ra các giải pháp như tạo tình huống, phân vai dựa trên hoạt động theo cặp,

nhóm, thể hiện kỹ thuật diễn kịch qua việc sử dụng ngôn ngữ hay hình thái biểu

đạt. Khái niệm Speaking Home Assignment là một giải pháp cũng được tôi

trình bày trong đề tài trên nhằm phát huy tính tự học và năng lực sử dụng công

nghệ thông tin, áp dụng kiến thức liên môn vào việc giải quyết các vấn đề thực

tiễn. Các giải pháp trên được minh họa qua một số bài học thể hiện tính khả thi

và dễ vận dụng đối với đối tượng học sinh THPT bởi các em học sinh đã được

trang bị kiến thức kỹ năng nền (reading, speaking, listening, writing, Language

Focus) tại cấp học THCS.

2

Page 4: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

Sau khi nghiên cứu và áp dụng đề tài trên vào thực tế giảng day tại trường

THPT, tôi cũng thu được những kết quả không nhỏ. Trước hết, việc sử dụng

thủ thuật đóng kịch trong giảng dạy kỹ năng nói củng cố cho học sinh các

phạm trù ngôn ngữ giao tiếp, văn hóa giao tiếp của người phương Tây nói

chung và các đất nước nói tiếng anh nói riêng. Việc xây dựng tình huống phù

hợp với nội dung, nhiệm vụ cũng thể hiện qua năng lực tổ chức, sắp xếp vai và

bối cảnh. Học sinh phát triển sự sáng tạo trong các hoạt động rèn luyện kỹ năng

nói theo hướng tích cực tạo ra sự hứng thú, tự tin khi diễn dạt ngôn ngữ tiếng

anh trong một tình huống giao tiếp cụ thể. Thủ thuật kịch áp dụng trong các tiết

nói tiếng anh của học sinh vừa tạo ra một không khí thư giãn vui vẻ, vừa đáp

ứng nhiệm vụ yêu cầu của bài học. Học sinh hào hứng làm bài tập nhóm ở nhà

và coi đó là cơ hội để được thể hiện khả năng tự học, tự đánh giá kỹ năng giao

tiếp qua việc sử dụng thiết bị công nghệ quay lại quá trình học nói của mình.

Qua đây, tôi cũng mạnh dạn đưa ra đề xuất với các cấp có thẩm quyền về

việc giáo viên có thể linh hoạt thay đổi nhiệm vụ của một số bài học trong sách

giáo khoa với mục đích đưa ra các tình huống gẫn gũi dễ hiểu cho học sinh mà

vẫn đảm bảo mục tiêu bài học. Dựa trên giá trị thiết thực của đề tài này tôi

mong nhận được sự ủng hộ từ phía các đồng nghiệp trong việc áp dụng rộng rãi

với tất cả học sinh.

PHẦN 2

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

3

Page 5: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Tiếng Anh hiện nay được coi là điều kiện quan trọng trong quá trình hội

nhập đất nước. Chính vì vậy nhu cầu học tiếng anh và sử dụng tiếng anh như

một ngôn ngữ thứ 2 đang trở thành một mục tiêu lớn đối với giới trẻ hiện nay.

Học sinh THPT chú trọng đến học tiếng anh theo định hướng phát triển năng

lực kỹ năng nghe nói đọc viết theo chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, thực trạng học

tiếng anh bị động nghiêng về ngữ pháp, chưa chú trọng đến giao tiếp vẫn là

một rào cản lớn cho sự phát triển của bộ môn này. Chính vì vậy, theo tôi việc

dạy và học tiếng anh theo đường lối giao tiếp là cần thiết. Các kỹ năng đọc,

nghe, nói và viết đều có thể vận dụng phương pháp trên. Đặc biệt kỹ năng nói

phải được nghiên cứu để người dạy có thể phát huy cao khả năng giao tiếp của

học sinh, phát triển năng lực toàn diện của học sinh theo định hướng chung

hiện nay.

Năng lực giao tiếp tiếng anh ở mỗi học sinh là khác nhau. Tại các lớp tôi

giảng dạy, có học sinh học ngữ pháp tiếng anh rất khá nhưng khi giao tiếp qua

các tiết speaking lại rất hạn chế. Trái lại, có những học sinh có thể ngữ pháp em

chưa giỏi nhưng trong giao tiếp em rất tự tin và truyền đạt hiệu quả nội dung.

Vậy làm thế nào để tăng cường khả năng giao tiếp cho học sinh trong khi các

tiết học tiếng anh trên lớp chưa đáp ứng được? Giao tiếp tiếng Anh trong cuộc

sống hàng ngày trở nên rất quan trọng hay nói tiếng anh phải gắn với cuộc sống

đời thường gần gũi với học sinh mới thật sự hiệu quả. Chẳng hạn khi các em

thảo luận về một cuộc thi vừa được xem hay tham gia theo yêu cầu của Unit 6

– Competion – English 11, giáo viên có thể đưa ra tình huống thật về một cuộc

thi bóng ném nữ truyền thống vừa mới diễn ra tại trường THPT Hồng Quang để

chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam trùng hợp với thời điểm học bài học trên.

Học sinh hoàn toàn có thể trả lời được các câu hỏi như: where and when did it

happen? Who organized it? What was it held for? Thậm chí là what were the

rules/the judge of the competition? Who won the competition?... Việc tạo ra bối

cảnh khiến học sinh nắm bắt rõ nội dung, thông tin để thực hiện bài thực hành

nói. Nhưng đến bài học tiếp theo là chủ đề dân số thế giới và sự bùng nổ dân

4

Page 6: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

số vốn được cho là khô khan và ít gây hứng thú với học sinh, tình huống giao

tiếp cần phải sáng tạo mới mẻ và thú vị. Chẳng hạn giáo viên đưa ra tình huống

giao tiếp ngắn giữa một MC chương trình dân số và phát triển và một vị khách

mời – chuyên gia điều tra dân số thảo luận về lý do dẫn đến bùng nổ dân số, lý

do quan trọng nhất và giải thích tại sao (Task 1) hay những hậu quả (task 2)

cách khắc phục (Task 3). Những chương trình hỏi-đáp như vậy phần lớn học

sinh đã được xem trên TV hay các chương trình trực tiếp và nhiệm vụ của họ là

đặt câu hỏi và câu trả lời vào bối cảnh trên. Sự hứng thú của học sinh sẽ tăng

lên vì mỗi nhóm học sinh đều mang đến sự sáng tạo riêng, sự mở đầu và kết

thúc của hội thoại đặc trưng riêng của nhóm mình mà vẫn đảm bảo nội dung

trong sách giáo khoa. Hay nói cách khác đây chính là một hình thức role-play

dựa trên nhưng tình huống thật sự gần gũi dễ nắm bắt. Học sinh có thể xây

dựng hội thoại sau đó quay lại thành clip giống như một bài thực hành nói ở

nhà và nộp lại cho giáo viên đánh giá, nhận xét và cho điểm. Công việc này đã

phát triển học sinh THPT một số năng lực như sáng tạo, làm việc theo nhóm,

hùng biện, giải quyết vấn đề, ngôn ngữ hay áp dụng công nghệ thông tin và

kiến thức liên môn trong học việc học Tiếng Anh. Chính vì vây, tôi quyết tâm

viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “ Sử dụng thủ thuật kịch trong giảng dạy

kỹ năng nói dựa trên các tình huống đời thường của đa dang nhân vật nhằm

phát triển toàn diện năng lực học sinh THPT ”

2. Cơ sở lý luận

2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Kỹ năng nói là một kỹ năng quan trọng trong học tiếng anh. Tuy nhiên,

thực trạng giảng dạy Tiếng Anh ở Việt Nam cho thấy rằng đây là kỹ năng học

sinh thường bỏ qua và học không tốt mặc dù họ có kiến thức ngữ pháp khá tốt.

Học sinh còn rất thụ động trong các hoạt động giao tiếp bằng Tiếng Anh. Để

cải thiện kỹ năng nói cho học sinh, giáo viên có thể đưa ra rất nhiều các thủ

thuật nhằm thúc đẩy các hoạt động giao tiếp. Đóng kịch được coi là một

phương pháp phổ biến được áp dụng tại các lớp học tiếng anh như một ngoại

ngữ thứ hai.

5

Page 7: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

Theo Jemery Harmer (1986): “Đóng vai được sử dụng để dạy kỹ năng

nói vì những lý do sau đây:

- Đó là niềm vui và động cơ thúc đẩy.

- Những sinh viên chưa mạnh dạn có cơ hội thể hiện mình một cách thẳng thắn

hơn.

- Thế giới của lớp học được mở rộng ra thế giới bên ngoài, do đó cung cấp một

phạm vi rộng hơn cơ hội ngôn ngữ. Tình huống thực tế có thể được tạo ra và

sinh viên có thể thấy được lợi ích từ việc luyện tập.”

Irene Y. Huang (2008) trong một nghiên cứu của bà về các kỹ năng giao

tiếp đã kết luận rằng: “ Đóng kịch thực sự là một kinh nghiệm học tập đáng giá

cho cả học sinh và giáo viên. Sinh viên không chỉ có nhiều cơ hội để hoạt động,

tương tác với nhau để cố gắng sử dụng tiếng anh mà kỹ năng nói, nghe, đọc,

viết cũng được cải thiện. Đóng kịch làm sôi động không khí học tập và mang

lại sức sống cho các lớp học nói. Học sinh sẽ học cách sử dụng ngôn ngữ một

cách thực tế hơn. Vì vậy họ có thể trở nên ý thức hơn về tính hữu dụng và tính

thực tiễn của tiếng anh. Đây thật sự là một kỹ thuật giảng dạy hữu ích cần được

thử nghiệm và áp dụng thường xuyên hơn bởi các giáo viên dạy tiếng anh như

ngôn ngữ thứ hai”.

As Larsen-Freeman pointed out in her book "Techniques and Principles

in Language Teaching", "Role-plays are very important in the Communicative

Approach because they give students an opportunity to practice communicating

in different social contexts and in different social roles." (p. 137, Larsen-

Freeman)

Từ những nghiên cứu trước đây về tính hiệu quả của thủ thuật kịch trong

việc giảng dạy ngôn ngữ thứ hai. Tôi đã áp dụng thủ thuật trên trong việc giảng

dạy kỹ năng nói cho đối tượng học sinh THPT theo định hướng phát triển năng

lực học sinh. Điểm mới trong đề tài này, tôi đưa ra khái niệm về bài tập nói về

nhà “Home speaking Assignment” theo tháng, theo quý hay một học kỳ. Học

sinh phát huy tối đa tính tự học, khả năng tự đánh giá kết quả bài luyện tập của

mình từ việc sử dụng thiết bị công nghệ quay lại quá trình học nói. Qua đó vừa

6

Page 8: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

thể hiện tính hợp tác của học sinh trong một nhóm vừa thể hiện sự cạnh tranh

giữa các nhóm với nhau để đạt được kết quả cao. Học sinh trung bình yếu có cơ

hội thể hiện mình tốt nhất, tích cực giao tiếp, học hỏi kỹ năng từ học sinh khá

với sự hứng thú và lôi cuốn.

2.2. Khái niệm cơ bản

2.2.1. Khái niệm về diễn kịch

Về định nghĩa, diễn kịch tức là đóng vai một người khác được đặt

trong một văn cảnh cụ thể hay một tình huống cụ thể, người tham gia diễn

kịch được đưa ra một hội thoại để tiếp nhận nội dung diễn. Tuy nhiên, hoạt

động này diễn ra hiệu quả khi người diễn có thể linh hoạt các cử chỉ động tác

và điều khiển được cả cảm xúc liên quan đến vai diễn.

According to Brown (2001), "role-play minimally involves (a) giving a

role to one or more members of a group and (b) assigning an objective or

purpose that participants must accomplish." Brown suggested role-play can be

conducted with a single person, in pairs or in groups, with each person

assigned a role to accomplish an objective. (p. 183)

“Role-plays give students the opportunity to demonstrate how to use

English in real life situations and make them focus more on communication

than on grammar”

2.2.2. Diễn kịch trong việc dạy và học tiếng anh tại trường THPT

Diễn kịch trong việc dạy và học kỹ năng nói tiếng anh của học sinh

THPT tức là học sinh được đóng vai là người khác xử lý các tình huống thực

tiễn được đưa vào trong lớp học. Đây được coi là một trong những thủ thuật

nhằm cải thiện kỹ năng nói của học sinh và tạo không khí sôi nổi cho các giờ

học nói. Qua nghiên cứu, việc áp dụng thủ thuật đóng kịch trong giảng dạy kỹ

năng nói mang tới những hiệu quả nổi bật như:

- Thủ thuật diễn kịch phát huy trí tưởng tưởng tượng của học sinh, khả năng

diễn xuất (personal performance) của người học ngoại ngữ

- Thủ thuật này còn giúp người học hiểu sâu, rộng hơn các phạm trù ngôn ngữ

cuộc sống.

7

Page 9: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

- Thủ thuật này cũng góp phần phát huy những phẩm chất, kỹ năng sống, năng

lực của người học thông qua chính các tình huống giao tiếp liên quan

Trước khi tiến hành một hoạt động kịch, giáo viên cần đảm bảo những

yêu cầu sau:

- Đưa ra chủ đề giao tiếp và hình thành các nhóm học sinh phù hợp

- Cung cấp một số từ vựng cấu trúc liên quan

- Khích lệ các em tạo ra các tình huống gần gũi cuộc sống, hay và thú

vị. Hướng các em đạt được 3 mục tiêu đặt ra đó là: How to open the

conversation (phát huy trí tưởng tượng), how to focus on the topic

given (vận dụng kiến thức đã học), how to end the conversation (Thể

hiện sự linh hoạt khôn khéo khi thực hiện giao tiếp)

- Phải đảm bảo các em hoàn toàn có thể mắc lỗi mà không bị khiển

trách, tạo cho các em sự tự tin mạnh dạn trong quá trình thực hiện

giao tiếp

- Tìm hiểu từng bối cảnh do các em tạo nên, khuyến khích các em thể

hiện thật tự nhiên các cử chỉ, cảm xúc, tình cảm của mình trong vai

diễn.

- Cuối cùng đánh giá nhận xét các nhóm trên tinh thần xây dựng để các

em làm tốt hơn ở các bài học tiếp theo.

Tóm lại, dựa trên nền tảng lý luận và những nghiên cứu trước đây ta

thấy được tính hiệu quả cũng như tính thực thi của kỹ thuật đóng vai trong

giảng dạy kỹ năng nói ngôn ngữ thứ hai là tích cực. Chính vì vậy, áp dụng thủ

thuật trên nhằm cải thiện kỹ năng nói cho người học ngoại ngữ là cần thiết để

kích thích sự hứng thú, lôi cuốn của họ vào các hoạt động giao tiếp.

3. Thực trạng dạy và học kỹ năng nói ở trường THPT

3.1. Thực trạng dạy và học nói tiếng anh tại các lớp giảng dạy

Quan sát học sinh trong các giờ học nói, tôi thấy rằng học sinh luôn thụ

động theo sách giáo khoa, chỉ dừng ở chỗ bắt chiếc hay đọc to hội thoại trong

sách chứ chưa nghiền ngẫm nội dung hay ghi nhớ được kiến thức thu nhận

được. Ví dụ: Giáo viên đưa ra yêu cầu học sinh làm nhóm 2 bạn, một bạn hỏi

8

Page 10: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

một bạn trả lời. Sau thời gian quy định, cô giáo gọi từng cặp học sinh đứng dậy

nói trước lớp. Kết quả học sinh cầm tay quyển sách giáo khoa và chia nhau đọc.

“Cậu đọc câu hỏi, còn tớ đọc câu trả lời.” Tham khảo ý kiến học sinh, đa phần

các em nhận định học nói không thú vị và không hiệu quả. Học sinh khá thì cho

rằng việc luyện tập như vậy không có gì thay đổi so với ở lớp học cấp dưới.

Học sinh trung bình yếu thì chỉ dừng lại ở luyện phát âm, đọc câu từ cho chuẩn

mà chưa hiểu nội dung giao tiếp. “In fact, the English instruction in some

High Schools does not demonstrate a satisfactory result. Many students fail

to reach the goal of the English teaching. They are not able to communicate

with the language either orally or in written form although they have

learned English for many years. Many of the learners in a speaking class are

reluctant speakers. This reluctance is partly due to their prior learning

experience. Many of them were educated in a large class in schools situated

in noisy neighborhoods where opportunities to speak are severely limited.

Others were taught in schools where speaking was simply not encouraged.”

(Lestari, 2000: 27).

Tôi đã thưc hiện một cuộc khảo sát tham khảo ý kiến học sinh trên cơ sở một

số tiêu chí và áp dụng trên 3 đối tượng học sinh THPT với các năng lực ngoại

ngữ như sau:

Số học sinh khảo sát: 160 học sinh khối 11 (11B, 11E, 11M, 11N)

Kết quả học tập môn tiếng anh của bạn năm học trước:

□ Giỏi (≥ 8.0) □ Khá (6.5-7.9) □ Trung bình (5.0-6.4) □Yếu (≤ 5.0)

Các tiêu chí tôi đưa ra như sau:

1. Bạn đánh giá tiết học nói tiếng anh trên lớp như thế nào?

□Thú vị □ Buồn chán □ Bình thường

2. Bạn có cơ hội giao tiếp tiếng anh trong các giờ tiếng anh?

□ Nhiều cơ hội □ Thỉnh thoảng □ Rất ít

3. Bạn học các bài học nói trong sách giáo khoa theo phương thức nào

sau đây?

□ Bắt chiếc hội thoại mẫu (nhìn sách)

9

Page 11: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

□ Học thuộc hội thoại

□ Học cấu trúc ngữ pháp rồi thực hành hội thoại mẫu sách giáo khoa

□ Đóng kịch dựa trên tính huống sách giáo khoa

□ Cách khác:………………………………………

4. Theo bạn, việc tạo tình huống trong một giao tiếp tiếng anh (Hoạt

động kịch) là:

□ cần thiết □ Không cần thiết

5. Bạn đã áp dụng thủ thuật đóng vai trong việc học nói tiếng anh?

□ Thường xuyên □ Thỉnh thoảng □ Không bao giờ

Dựa trên khảo sát này, tôi thu được kết quả như sau:

- 80% học sinh không cảm thấy hứng thú với tiết học nói tiếng Anh

- 98% học sinh yếu không tận dụng được cơ hội nói và giao tiếp tiếng anh

trong các giờ nói

- 75% học sinh cho rằng họ đơn thuần chỉ là đọc hội thoại mẫu và bắt chiếc,

số còn lại thì đồng tình với việc tiết học nói gần giống tiết học ngữ pháp.

Học sinh phần lớn chưa được làm quen với việc đóng vai, diễn kịch, tự tạo

các tình huống giao tiếp … trong các tiết học nói.

3.2. Đánh giá mức độ cần thiết của việc đổi mới cách dạy và học kỹ năng nói

tiếng anh nói chung và đổi mới qua việc sử dụng thủ thuật kịch nói riêng.

Trước thực trạng dạy và học tiếng anh hiện nay không mang lại hiệu quả

tích cực, việc đổi mới phương pháp dạy và học môn ngoại ngữ này, đặc biệt là

kỹ năng nói là cần thiết. Học sinh được dạy tiếng anh theo đường hướng giao

tiếp. Các thủ thuật được vận dụng để kích thích khả năng giao tiếp của học sinh

như câu hỏi gởi mở, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề…Sử dụng thủ thuật kịch

trước hết nhằm tạo ra không khí học tập sôi nổi, gây hứng thú đối với học sinh.

Thêm vào đó, làm thế nào sau mỗi bài học, học sinh nhớ lâu và mỗi khi gặp

tình huống như vậy trong cuộc sống họ có thể xử lý một cách dễ dàng? Việc

đưa chính các tình huống thực tế gần gũi vào trong bài học khiến cho học sinh

dễ nhớ, dễ vận dụng. Từ nội dung đầy thông tin của một đề tài về dân số

10

Page 12: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

(English 11- Unit 7 – World Population) sẽ khiến học sinh dễ nhập tâm hơn khi

chính họ được nhập vai và phân tích giống như một chuyên gia dân số.

Học sinh trung bình yếu luôn cảm thấy dụt dè, không dám phát biểu

trong các giờ học đều được phân nhiệm vụ và bắt buộc phải hoàn thành. Thời

gian nói trên lớp hạn chế do đó việc thể hiện khả năng nói của mình qua bài tập

nói về nhà khiến các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp tiếng anh.

Tóm lại thực trạng dạy và học kỹ năng nói tiếng anh tại các trường

THPT còn tồn đọng rất nhiều hạn chế. Trên cơ sở đó, việc đổi mới phương

pháp dạy và học kỹ năng này là vô cùng cần thiết. Giáo viên cần áp dụng các

thủ thuật để cải thiện khả năng nói của học sinh, kích thích sự hứng thú lôi

cuốn từ phía họ vào các hoạt động giao tiếp. Đóng vai hay thủ thuật kịch là

một phương pháp hữu hiệu trong việc thu hút sự chú ý của học sinh đối với bài

học đặc biệt là học sinh trung bình, yếu.

4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện

4.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp:

- Về phía giáo viên cần tăng cường hiểu biết về nghệ thuật kịch và

nhận thức được vai trò của các hoạt động kịch trong việc đẩy mạnh

khả năng nói tiếng anh của học sinh. Qua đó, tổ chức và khai thác các

hoạt động kịch hợp lý, phù hợp với từng bài học và từng đối tượng

học sinh. Giáo viên cần kiểm tra, đánh giá hiệu quả của việc áp dụng

thủ thuật kịch trong việc khai thác phát triển năng lực toàn diện của

học sinh. Bên cạnh đó, sự hiểu biết về công nghệ thông tin là rất cần

thiết trong việc kiểm tra đánh giá bài tập nói ở nhà của học sinh.

- Về phía học sinh cần tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động

trong bài học, mạnh dạn bày tỏ ý kiến. Thủ thuật trên đòi hỏi học sinh

phải có trí tưởng tượng, sáng tạo trong việc tạo ra những tình huống

thực tiễn và giải quyết tình huống đó bằng cách năng lực giao tiếp

Tiếng Anh của mình. Đối với học sinh có lực học trung bình yếu phải

thể hiện tích cực tính hợp tác, tận dụng cơ hội để học hỏi kỹ năng từ

các bạn học sinh khác trong nhóm kịch.

11

Page 13: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

4.2. Các giải pháp thực hiện

4.2.1. Tạo tình huống giao tiếp. (Create communicating situations)

Kịch bản là yếu tố quan trọng trong một vở kịch. Xây dựng kịch bản

gồm có tạo ra các tình huống thực tiễn, phân vai diễn đòi hỏi học sinh phải có

sự sáng tạo, sự tưởng tượng phong phú. Các đối tượng trong một một giao tiếp

có thể là giữa cô giáo – học sinh, phóng viên – ca sĩ, phóng viên – chuyên gia,

MC – người nổi tiếng, nhân viên bán hàng – khách hàng. Chẳng hạn, nội dung

bài học là: “Talk about someone’s background”. English 10- Unit 3. Một học

sinh sẽ đóng vai là một nhà báo phỏng vấn một học sinh trong lớp.

Học sinh có thể sáng tạ ra các tình huống như sau:

Mở đầu:

The journalist: Good morning. Let me introduce first. I am a journalist from

Hoa Hoc Tro magazine. As I know you are the best student in this school and

have won the first prize in “Road to Mount Olympia”. Could you answer me

some questions?

The student: You’re welcome.

Ở nội dung chính học sinh hỏi và trả lời một số câu hỏi:

- When/Where were you born?

- What’s your current address?

- Could you tell something about your family?

- How many brothers or sisters do you have?

- What is your primary school?

- -…

Ở phần kết:

The journalist: I think the information is useful for my article. Thank you very

much for your cooperation. How can I contact you if I need more information?

The student: You can call me at 0983 23 44 78. I am pleased anytime you need.

Goodbye.

The journalist: Goodbye.

12

Page 14: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

Ở một nhiệm vụ bài học khác, ví dụ như “ ask and answer questions about the

uses of modern inventions” – English 10, Unit 5 – Technology and you, học

sinh tự tạo ra các tình huống chẳng hạn,

Student A: Hi, what are you carrying?

Student B: This is a radio.

Student A: Could you tell me what a radio is used for?

Student B: Well, it is used for listening news or music. I often use it for

learning foreign language.

Student B: Oh, that’s great. I will buy one.

Những tình huống gợi mở trong phần mở đầu có thể là lời chào hỏi thân mật,

xã giao, lịch thiệp hay suồng sã tùy theo các tình huống kịch các em tạo ra, sau

đó dẫn dắt vào vấn đề chính các em cần hướng tới.

- Dẫn dắt tình huống:

- Hai bạn học sinh gặp nhau trên đường

Mở đầu có thể là: (How to open a conversation)

- Hi Lan, where have you been to?

- I have been to National Cinema.

- What film have you seen?.....

……

Phần kết thúc có thể là: (How to close the conversation)

- Oh, I am sorry. It is time for me to pick my brother up. Thanks for

an interesting talk today. Goodbye

- Goodbye. (God be with you)

Trong quá trình giao tiếp học sinh không tránh những lúc “bí từ”, các em có thể

sử dụng một số ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp như : “uhm… let me think.

Oh, I forgot..” “ How to say” It’s difficult to say”…tạo cho cuộc hội thoại trở

nên thú vị và lôi cuốn hơn.

4.2.2. Đóng kịch theo cặp, nhóm ( Pair work, group work)

Việc áp dụng hoạt động theo cặp hay theo một nhóm học sinh phải phụ

thuộc vào từng nhiệm vụ cụ thể của bài học. Học sinh sẽ tổ chức phân vai dựa

13

Page 15: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

trên yêu cầu đó. Đóng kịch theo cặp thường là hội thoại ngắn, phỏng vấn, mua-

bán… trong khi hoạt động đóng kịch theo cặp thường là hội thoại dưới dạng

thảo luận (discussion).

4.2.2.1. Đóng kịch theo cặp (Pair work)

Bài học áp dụng

Sách giáo khoa Tiếng Anh Lớp 10

Unit 1: Daily Routine – Speaking

Task 3: Tell your classmate about your daily routine? (10 minutes)

Cô giáo yêu cầu học sinh chuẩn bị trong 5 phút. Học sinh sẽ tưởng tượng

ra các loại hình giao tiếp phù hợp thú vị để đóng kịch, chẳng hạn như một cuộc

phỏng vấn giữa một phóng viên và học sinh hay một người bố muốn kiểm tra

các công việc trong ngày của con, cô giáo và học sinh, học sinh và học sinh

ngoài giờ học….Ở phần việc này giáo viên chỉ định hướng, gợi ý một số câu

hỏi gợi mở, sử dụng thì hiên tại đơn sau đó học sinh tự sáng tạo tình huống và

thực hành một giao tiếp hội tụ đủ 3 yếu tố: the opening – the developing – the

ending

Tình huống 1: Lan is on the way back home and see Yen at the tennis

yard. They are talking about their daily routines.

Lan: (on the way back home and see Yen at the tennis yard): Hi, what

are you doing?

Yen: I am going to play tennis. I often play tennis after school.

Lan: Oh, I see. What about before school? Could you tell me about

your daily routine?

14

A w

hole

con

vers

atio

n

The opening

The development

The ending

Page 16: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

Yen: Sure, I often get up at 6am. I take morning exercise. After that, I

have breakfast with my family. My dad takes me to school in his car.

What about you?

Lan: I often get up at 6 am, do some housework. I go to school by

bike and I usually have breakfast at school.

Yen: What do you do after school?

Lan: I go home, take a rest and prepare the dinner for my family.

Yen: Oh, my friend is coming. I am going to play tennis with him

today. Could we talk again?

Lan: That is ok. Goodbye

Yen: Goodbye.

Tình huống 2: A Journalist is interviewing a student about his daily

routine on a TV programme. (Both are sitting on hot seats)

J (with a micro on his hand): Hi, welcome to our guest today – a student

from Hong Quang High school to the “Healthy Life” program. Could you

anwer some questions?

S: Sure.

J: Could you tell me about your daily routine?

S: Uhm… My daily routine is quite simple. I get up at 6 o’clock, take

morning exercise by running around my garden 3-4 times, do some housework

to help my Mom such as preparing breakfast for the whole family. Then I go to

school by bike.

J: It sounds to be a healthy morning.

S: Right. I always feel relaxed and comfortable and learn fast at school.

J: What do you do after school?

S: Oh, I often play sports with my friends for 1 hour and come back

home. I always go home earlier than my Mom, so I prepare the dinner.

J: You’re so good daughter. What about evenings?

15

Page 17: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

S: After dinner, I often watch some entertaining programme on TV for

30 minutes. Then I start to do homework until 11PM. I go to bed a bit late

round 11:30 PM.

J: Oh, you’ve a hard but energetic day. Thank you for the interview

today. I’ve got lots of useful information. It’s hard to say goodbye. Hope to see

you later.

Trên đây có thể là 2 ví dụ minh họa, thực tế học sinh có thể sáng tạo

nhiều tình huống khác sinh động nhưng vẫn bám trên nội dụng của bài học.

Một số học sinh nhận thức hạn chế có thể ghi lại hội thoại trên giấy để thực

hành trong khi một số học sinh có lực học tốt có thể ghi vắn tắt những nội dung

chính trên mẩu giấy và khi nói trước lớp họ rất tự tin, không bị phụ thuộc vào

tài liệu chuẩn bị từ trước. Đôi khi thiếu ý họ có thể nhìn trên những ghi chú của

mình để tạo thành câu hỏi hay câu trả lời. Bằng hình thức này mà khả năng nói

tự nhiên, phản xạ tự nhiên trong kỹ năng nói của học sinh được phát huy tối đa.

Chẳng hạn khi hội thoại theo cặp giữa một bạn khá và một bạn tiếng anh còn

yếu tôi đánh giá kết quả từ việc xem xem hiệu quả của giao tiếp đến đâu. Học

sinh khá sau khi đưa ra một câu hỏi mà chưa có câu trả lời của bạn, có thể vì

bạn chưa tìm ra cách trả lời hoặc chưa nghĩ ra ý để trả lời, giải quyết tình huống

này bạn học sinh khá có thể đưa ra một số các câu hỏi gợi mở như Yes/No

questions hay Tag questions. Chẳng hạn:

2 students are talking each other after school.

Student 1: What do you often do in the morning?

Student 2: I get up at 6 o’clock, brush my teeth, wash my face…uhm …uhm

…. (lúng túng)

Student 1: Do you often have breakfast at home or in restaurant?

Student 2: Well, at home with my family.

Student 1: What do you often do after that?

Student 2: (lúng túng chưa nghĩ ra ý tưởng hay diễn đạt ý)

Student 1: What time do you often go to school? How do you go to school?...

16

Page 18: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

..

Bạn học sinh giỏi có thể làm chủ trong giao tiếp, nhưng để hội thoại trở

nên hiệu quả, bạn ấy phải đưa ra các tình huống giúp bạn mình có thể trả lời

tốt, và trong hoàn cảnh này thì việc sử dụng câu hỏi YES/NO questions và Tag

question là rất hiệu quả.

Rõ ràng hiệu quả giao tiếp đạt được khi các đối tượng học sinh trong một

giao tiếp biết cách hoàn thiện từ phần mở đầu đến phần kết thúc, học sinh khá

và học sinh học lực trung bình đều phải phản xạ tích cực, trong mối quan hệ hỗ

trợ lẫn nhau để giải quyết vấn đề. Một số học sinh học lực trung bình luôn cảm

thấy lo lắng, thiếu tự tin trong giao tiếp bằng tiếng anh, có thể các em cảm thấy

sợ nói sai cô giáo sẽ vạch lỗi, các bạn khác sẽ cười. Các em có thể mắc lỗi về

pronunciation, hay nhiều lỗi ngữ pháp,… nhưng trong trường hợp này vai trò,

chức năng của người giáo viên rất quan trọng: tuyệt đối không được ngắt trong

khi các em đang diễn kịch cho dù có một số lỗi ngữ pháp, phát âm trong lời đối

thoại của các em. Thay vì đó, giáo viên nên lắng nghe từ đầu tới cuối vở kịch,

rồi ghi lại vắn tắt các lỗi của các em, sau khi vở kịch kết thúc, giáo viên mới

đưa ra những đóng góp nhận xét. Bằng sự hỗ trợ từ các bạn khá trong nhóm và

sự khích lệ động viên của cô giáo, các bạn học sinh học lực trung bình yếu vẫn

mạnh dạn trong giao tiếp, mạnh dạn nói lên ý tưởng của mình bằng tiếng anh.

Sách giáo khoa Tiếng Anh Lớp 11

Unit 2: Personal Experience

Speaking: Task 3: Underline the structures used to talk about past

experiencecs in the dialogue in Task 2, then use the structures and the ideas in

Task 1 to make similar dialogues.

Useful Structure:

- Have you ever…?

- How did it happen..?

- When did it happen..?

- How did the experience affect you..?

17

Page 19: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

Trong bài học này cô giáo chia các em học sinh theo cặp, từng cặp học

sinh sẽ luyện nói các cấu trúc câu trên dựa theo từng vở kịch các em chuẩn bị

hay nghĩ ra ý tưởng. Thời gian chuẩn bị của các em là 5 phút đủ để các em tập

nói với nhau và ghi nhớ lại thông tin chính trong vở kịch mà em sắp nói. Trong

các lớp mà tôi đã giảng dạy, có các em sáng tạo các tình huống giao tiếp rất hay

và thú vị, chẳng hạn:

Situation 1: A student looks tired and maybe sick. Another student

wants to ask if he/she can help. Then he/she tells the friend a similar

experience.

Student 1: (Look a bit tired and cough)

Student 2: You don’t look well. What is the matter with you?

Student 1: I don’t know. Maybe, I am ill. Have you ever felt like this before?

Student 1: Yes, 3 months ago. I was seriously ill. One day, I was soaked in the

rain. The next day, I felt very tired and had a bad headache. But I ignored it and

thought that it was only a normal flu. And it would finish after few days.

Student 2: What happened then?

Student 1: I was getting more and more exhausted and got high fever.

Student 2: Oh, Poor you!

Student 1: I was taken to hospital by my Mom and stayed there for 2 weeks.

Student 2: How did the experience affect you?

Student 1: Well, from that time on, I always appreciate my health. Certainly, I

will protect myself from being soaked by rain.

Student 2: Oh, It sounds an unforgettable experience.

Student 1: Yes, you should go to the doctor right now before it becomes more

serious.

Student 2: Oh, I will do it now. Thanks.

Đưa tình huống kịch vào giao tiếp như trên học sinh còn có thể linh hoạt

trong cách sử dụng ngôn ngữ mà không bị gò ép bởi cấu trúc khuôn mẫu trong

sách giáo khoa. Ví dụ để đưa ra lời khuyên, ngoài việc đưa ra các cấu trúc như:

You should/had better/ought to…

18

Page 20: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

Học sinh có thể sử dụng cấu trúc khác mà chỉ có thể nảy sinh trong tình

huống cụ thể, ví dụ

If I were you, I would…

It is good for you to…

Why don’t you try…?

Sự linh hoạt còn thể hiện ở những phản ứng tình huống chẳng hạn như: Oh,

poor you./I am sad to hear that./ Oh, I see. It must be very bad….

Unit 3: A Party

Task 2: Tell the partner about the party (Work in pairs)

Situation: A student met his/her friend on the road by chance who is

going shopping to prepare for a big party at his/her class. They talk about

that party.

Student 1: (walking on the road)

Student 2: (calling her name loudly and raise hands): Dung! Wait me!

Student 1: (turn around and smile): Hello Huong. Where are you going?

Studen 2: I am going to the supermarket.

Student 1: What are you going to buy?

Student2: I am going to buy so me food for a party in 2 days. (topic)

Student 1: What is the party?

Student 2: It is the Vietnamese Women’s Day Party in my classroom this

Saturday.

Student 1: Oh, it sounds great. How are you going to hold it?

Student 2: The party starts at 4:30 PM and finishes at 5: 30 PM. We are going

to decorate our classroom with many colorful balloons and red banners. We are

also going to buy some of foods and drinks such as cakes, candies, fruits and

yogurts or ice-creams.

Student 1: Well, Will there be any activities?

Student 2: Of course, we are going to have some special performances such as:

singing, dancing and even a role play which is very interesting. Would you like

to come?

19

Page 21: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

Student 1: Sure. I do come.

(The phone is ringing)

Student 2: Sorry, I must go now. My classmates are waiting me at the

supermarket. Goodbye. See you.

Student: Good bye

Trong các tình huống như trên học sinh còn sử dụng được cả những hiểu

biết về non-verbal language hay body language để áp dụng trong tình huống

hiệu quả. Chẳng hạn như vẫy tay gây sự chú ý (wave hands or raise hands to

catch someone’s attention), điệu bộ vội vã khi đang làm một việc gì đó gấp

gáp, nghe điện thoại, hay nhìn đồng hồ… Sự kết hợp này tạo nên tính hiệu quả

trong việc truyền đạt nội dung và thu hút được nhiều học sinh chú ý, đặc biệt là

các học sinh trung bình/yếu.

Unit 7: World Population

Speaking: Task 2 +3: Work in pairs: List the problems facing poor and

overpopulated countries and work out the solutions to the problems of

overpopulation. Report your results to the class.

Tình huống kịch của học sinh đưa ra có thể kết hợp 2 nhiệm vụ trong

sách giáo khoa.

Học sinh đối thoại theo cặp làm việc và tạo tình huống dẫn dắt tới chủ đề,

sau đó các em có thể ghi vắn tắt lại những ý quan trọng các em định trình bày.

Chẳng hạn liệt kê gắn gọn như sau:

Note:

Problems:

1) Poor living condition: no houses, TV, fridge, air conditioner and other

facilities

2) Low living standards: bad medical care, education, entertainment

3) Lack of food

4) Lack of school, hospital, teacher, doctor, nurse.

Solutions:

- raise an awareness of the problems

20

Page 22: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

- implement reward and punishment policies

- carry out population education programmes, family planning

- Use birth control methods.

Situation: A reporter is interviewing an expert about the problems

facing poor and overpopulated countries in a TV programme.

The reporter: Good evening, Dr. Pham Kien. Today, we are honored to meet

you in Daily News Programme. The topic today is world overpopulation.

Could you tell me some updated figures about the world population today?

Dr. Pham Kien: The most updated figures in 2013 is over 7 billion people.

The reporter: Could you tell me some typical problems facing the

overpopulated countries?

Dr. Pham Kien: Overpopulated and poor coutries in the world are facing many

problems. First of all, the living conditions there are very poor.

The reporter: It’s hard to see a TV, fridge, air conditioner, washing machine…

in a poor and overpopulated family.

Dr. Pham Kien: Right. Secondly, people are facing to low living standards such

as old medical care, education, entertainment…

The reporter: That’s right. What’s about the third serious problem?

Dr. Pham Kien: Lack of food is also a very serious problem. Moreover, there

are a shortage of many schools, hospitals, teachers, doctors, nurses.

The reporter: In your opinion, how do we solve overpopulation problems?

Dr. Pham Kien: Raising an awareness of these problems in our society through

mass media or campaigns is very important. Besides, applying new modern

technology from developed countries is to raise living standards.

The reporter: What should the government do?

Dr. Pham Kien: The reward and strict punishment policies and family planning

should be carried out. In addition, we should use birth control method to limit

the size of our family.

21

Page 23: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

The reporter: Thanks Dr. Pham Kien today. You have given us a lot of useful

information. It’s time to end the programme here. Hopefully, we will see you in

the next programme.

Tình huống trên của học sinh không những cho thấy sự sáng tạo của các

em mà còn thể hiện năng lực áp dụng kiến thức liên môn vào việc học tiếng

anh. Từ kiến thức của môn địa lý về dân số thế giới, học sinh có thể đưa ra các

thông tin tương đối chính xác về dân số thế giới hiện nay. Thêm vào đó việc

học hỏi văn hóa giao tiếp bằng phỏng vấn (interview) qua các chương trình trên

TV được các em áp dụng trong bài nói tạo sự mới mẻ nhưng cũng rất gần gũi.

Sách giáo khoa Tiếng Anh Lớp 12

Unit 3: WAYS OF SOCIALISING

Speaking: - Task 4 – Giving and responding to compliments

- A fashionable T-shirt and modern-looking pair of sandals.

Situation: A friend is waiting for his friend to go to a birthday party. His

friend finally appears in a fashionable T-shirt and modern-looking pair of

sandals.

Student 1: (waving his hand) Hi.

Student 2: Hi. How long have been waiting for me?

Student1: just a few minutes. (look at the T-shirt, then a pair of sandals).Well,

you look so beautiful in this fashionable T- shirt and modern-looking pair of

sandals.

Student 2: I am glad you like it. Let’s join the party now.

Student 1: Ok. Everyone is waiting for us.

Ở nhiệm vụ bài học trên, học sinh học được nhiều cách để đưa ra những

lời khen hay đáp lại lời khen. Từ kiến thức nội dung đó được các em đưa vào

tình huống giao tiếp do các em tự sáng tạo ra sẽ khiến các em nhớ rất lâu. Có

thể nhiệm vụ bài học là fashionable jacket nhưng ngày hôm đó trong tình

huống đó các em không có fashionable jacket mà thay vào đó là fashionable T-

shirt hay những vật dụng thật (real objects) trong tình huống giao tiếp cụ thể.

22

Page 24: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

Real objects có thể là: hairstyle, glasses, watch, mobilephone, calculator…Sự

thay đổi đó theo tôi sẽ giúp học sinh nhớ bài học dễ dàng và hiệu quả hơn.

Unit 10: Endanger Species

Speaking – Task 2: Work in pairs. Look at the information about the

giant panda, tiger, rhino and elephant, which are endangered animals. Ask

and answer questions about them.

Situation: A student is doing a writing assignment about the giant

panda. Her friend wants to help her.

Student 1: Hello. You look busy these days. What are you doing?

Student 2: (is sitting at his desk and thinking something attentively) Hello. I am

writing an essay about one of the endanger species and have to hand in by

Monday.

Student 1: What animal are you going to write about?

Student 2: I have no idea. Can you help me raise some ideas?

Student 1: I know clearly about giant panda.

Student 2: Can you tell me something about it its habitat, population..?

Student 1: They often live in bamboo forests in mountains in central and

western China. There are only 600 left in the world.

Student 2: What about its height and weight?

Student 1: 1.2 -1.5 m. A giant panda may weigh from 75-160kg

Student 2: Do you know what its main food is

Student 1: Sure. They eat mainly bamboo.

Student 2: How long can a giant panda live?

Student 1: Its average life span is 20-30 years

Student 2: Why is it that the number of giant panda is falling?

Student 1: It is because of habitat destruction and illegal trading.

Student 2: Well, all of these are very useful information. Thanks a lot for your

help.

Student 1: You’re welcome. I have to go now. Good luck with your

assignment.

23

Page 25: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

Tình huống trên cũng chỉ là một trong rất nhiều tình huống học sinh đưa

ra. Nhưng điều quan trọng qua tình huống mà các em đưa ra, tất cả cả thông tin

về nội dung đều được truyền đạt rõ ràng. Các câu hỏi có thể được các học sinh

thay đổi để tránh trùng lặp, các phản ứng trả lời cũng phát huy được năng lực

ngôn ngữ của các học không chỉ dừng ở chỗ:

A: Do you know where giant pandas live?

(Response) B: Yes, in China

Nhưng cũng câu hỏi đó:

A: Do you know where giant pandas live?

B: In China, I am sure.

Hay:

A: Do you ẹnjoy giant panda?

Responses có thể là:

- Yes, I do.

- It’s beautiful/terrific.

- I am amazed at them.

Trong một ngữ cảnh khác:

A: Can you need any help?

Responses có thể là:

- Yes, I am searching for the main information about giant pandas

- Yeah, can you help me raise some ideas about giant pandas?

4.2.2.2. Đóng kịch theo nhóm (Group work)

Sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 10

Unit 9: Undersea World

Speaking: Task 2: Work in groups: Below are some threats to the

health of oceans. Discuss the consequences that might occur and offer some

possible solutions

1. Beaches are filled with plastic bags, pieces of glass and cigarette butts.

2. Whales and sharks are still hunted for food, medicine and other products.

3. Explosives are used to catch fish and other sea animals.

24

Page 26: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

4. Oil is spilled from tankers.

Đối với nhiệm vụ trên, học sinh sẽ hoạt động theo nhóm 4-5 người. Thời

gian để các em chuẩn bị cho bài nói của mình là 10 phút. Học sinh sẽ phân

vai, phân nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên nhóm. Mỗi thành viên trong

nhóm có thể ghi lại sơ lược nhất nội dung của vai của mình trên giấy. Trong

quá trình diễn kịch, các em có thể liếc qua nội dung chuẩn bị trong trường

hợp quên ý nhưng tuyệt đối không lệ thuộc nhiều vào tài liệu cầm theo để

phát huy sự tự tin của bản thân và sự tự nhiên trong vở kịch các em muốn

trình bày.

Situation: A marine life environmental expert is visiting your school.

You have a meeting with him/her and ask him/her questions about

dangers of marine life and solutions to these problems

Student A: (Presenter – smile and wave hands to say hello): Good

morning every student here. Today, I would like to introduce our guest Mr.

Dao Viet Cuong, a marine life environmental expert. Good morning Mr.

Cuong. Welcome to our programme “Saving Marine life”. Our students are

willing to listen to your answers about the marine life matters today.

Student B (Mr. Cuong): Good morning. Glad to meet you.

Student A (Presenter): Students? ( raise the voice). Do you have any

questions? ( look at students)

Student C (a student at school raises his hand): In fact, beaches are filled

with plastic bags, pieces of glass and cigarette butts. What are the

consequences of these activities?

Student B (Mr. Cuong): Actually, these activities make the sea polluted

and endanger sea plants and animals.

Student C: What do you think we should do now?

Student B (Mr. Cuong): We should clean beaches and tell other people not

to litter them any more.

25

Page 27: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

Student D (from the audience shouting): Excuse me! I have a question.

We are facing to a serious problem that some marine animals are in danger.

What should we do to solve this problem?

Student B (Mr. Cuong): That’s a good question. In fact, whales and sharks

are still hunted for food, medicine and other products. Another reasons may

be using explosives to catch sea animals illegally and oil spilling from

tankers. In my opinion, we should stop all these human activities harming

sea animals by a strict ban.

Student A: (Presenter or MC smiling and looking at Mr. Cuong): Well,

our students are definitely pleased with the answers today. We are grateful

to Mr. Cuong today for his short talk. It is a pity that our programme is

coming to an end. Hopefully, we will see you soon.

Mr. Cuong: You’re welcome. Goodbye.

Đối với việc đóng kịch theo nhóm, điều quan trọng mỗi nhóm học sinh

tự sáng tạo tình huống sao cho hấp dẫn nhưng vẫn phải đảm bảo các nội

dung yêu cầu phải đề cập đến như thực tế - hậu quả - hướng giải quyết vấn

đề ( facts – consequences – solutions). Tình huống trong kịch hay phần mở

đầu của một bài nói (how to open the conversation) khá quan trọng vì nó sẽ

giúp các học sinh thật sự hiểu được nội dung họ cần hướng tới và phát huy

tính sáng tạo ở mỗi nhóm học sinh. Chẳng hạn, các tình huống như: một

chương trình ngắn phát sóng trên TV giữa chuyên gia, MC và một số học

sinh hay một cuộc thảo luận giữa một nhóm học sinh đang giúp một học

sinh trong nhóm hoàn thành ý tưởng bài luận (essay: facts – consequences –

solutions to pollution in the sea), ect. Ở tình huống nào, học sinh cũng phát

huy được năng lực thể hiện tốt, trong một chương trình phỏng vấn các em

mang đến một không khí thời sự với những thông tin nóng hổi, hấp dẫn,

trong hội thoại với bạn bè lại là bầu không khí thân thiện từ cử chỉ, điệu bộ,

khuôn mặt đến biểu đạt ngôn ngữ.

Unit 16: Historical Places

26

Page 28: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

Speaking: - Task 3: Work in groups. Ask other members of the group

questions about a historical place they have been to or known about, note

down main informant and then report to the class what you have learnt

about that place.

Ở nhiệm vụ này, tôi đưa ra một tình huống kịch như sau:

Imagine you are a history teacher. A group of students are raising

questions to you about Hue Imperial City, Thong Nhat Conference

Hall, Van Mieu – Quoc Tu Giam.

(A student acts as a history teacher. 3 students act as 3 students in a history

period)

Students: Good morning teacher

Teacher: Good morning. We are having a school trip to President Ho Chi

Minh’s Mausoleum next week. I would like to give you some information

about this place? What do you want to know?

Student 1: (raise his hand): Could you tell me where it is?

Teacher: It is located in Ba Dinh District, Hanoi. Any questions? (raise the

voice)

Student 2: We want to know when it was built.

Teacher: Good question. It was built in Sep 1973, and completed in August

1975.

Student 3 (raise his hand): What does it look like?

Teacher: It is very large. It has 3 floors. The first floor is used as a stand for

important meeting organized at Ba Dinh Square while the second floor is

the place where the late president is lying. The third floor is the roof. What

about other students? Why are you quiet? (Then she points at student and

ask) Do you have any question?

Student 4: When can we enter the mausoleum?

Teacher: The visiting hour is from 7:30 to 10:30 Am in summer and 8:00-

11:00 Am in winter, every day except Monday and Friday. It is usually

closed September 5th – Demcember 10 for maintenance.

27

Page 29: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

Student 2: I will bring a camera to take lots of photos there.

Teacher: Remember that you can’t take photos inside the mausoleum. The

outside is ok. If you don’t have any question, I want to remind you about the

schedule of our school trip: 6Am at school gate and we will go by bus.

Tình huống giao tiếp trên là giữa cô giáo và học sinh nên việc sử dụng

ngôn ngữ phải phù hợp với tình huống. Học sinh cần phải đưa ra các câu hỏi

thể hiện sự lịch sự, chẳng hạn, câu hỏi “where is it?” có thể dung hỏi bạn bè,

nhưng trong tình huống này, bạn phải nói “Could you tell us where it is?”.

Để xây dựng một bài hội thoại theo hướng role-play, học sinh không

phải viết hội thoại và đọc thuộc hội thoại, thay vì thế học sinh có thể luyện

nói trực tiếp, đưa ra các tình huống tự nhiên dựa trên nội dung đã được vach

đầu dòng

- The place: địa điểm – Ba Dinh, Hanoi

- The construction time: Thời điểm xây dựng – 9/ 1973, completed

8/1975

- Description: Mô tả : 3 floors : 1st: meeting room, 2nd: The president

lying, 3rd: the roof

- Visiting hours/No Photographing

Dựa trên những tóm lược trên học sinh có thể hình thành câu hỏi và

câu trả lời thuộc tùy tình huống (formal or informal). Công việc này

tránh hiện tượng đọc thuộc lòng hay đọc to hội thoại một cách bị động.

Giống như trong một cuộc thi năng lực nói Tiếng Anh, học sinh có thời

gian ghi vắn tắt các nội dung chính và trình bày, phát triển ý dựa trên các

ý chính đó.

Sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 11

Unit 6: Speaking

Task 3: Talk about a competition you have recently joined or seen. Use

the suggestions below

28

Page 30: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

1. Where and when did you see or take part in it?

2. What type of competition was it?

3. Who organized it?

4. Who participate in it?

5. Who won the competition?

6. Do you enjoy it? Why and why not?

Vào thời điểm dạy bài học trên, học sinh trường THPT Hồng Quang vừa

hoàn thành cuộc thi bóng ném nữ chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20/11, vì

vậy học sinh thật sự rất hào hứng khi nói về một sự kiện họ thực sự vừa trải

qua.

Tình huống: Một nhóm học sinh (4 học sinh) là học sinh THPT

Hồng Quang gặp lại một người bạn cũ cấp 2 hiện đang học tại THPT

Nguyễn Trãi đang chuẩn bị cuộc thi bóng chuyền (volleyball) vào đầu

tháng 11. Họ chia sẻ câu chuyện về cuộc thi bóng ném vừa hoàn thành tại

trường của họ

Situation: 4 students from Hong Quang school are visiting their friend at

Nguyen Trai High School and see their friend practicing volleyball at the yard.

They greet each other and the story begins:

Students from Hong Quang: (waving their hands to take their friend’s attention

and call her/his name): Hello Quynh Anh!!!

Quynh Anh (a student at Nguyen Trai school is practicing volleyball): Hi, Wait

me a minute. (She stops playing and goes towards the friends).

Student 1: You are practicing for the next volleyball competition, aren’t you?

Quynh Anh: Right. Our class will try to win this competition. What about you?

Does your school have any competition like this?

Student 2: We have had the Handball competition.

Quynh Anh: It sounds interesting. Where and when did it take place?

Student 3: It took place in my school yard during October to welcome

Vietnamese women’s Day

Quynh Anh: Did you take part in it?

29

Page 31: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

4 students: Yes. You know it was interesting and we learnt a lot about this sport

competition.

Quynh Anh: I see. Who organized it?

Student 1: Ho Chi Minh Youth Union Organization at my school did. Mr. Tien

Diep, our physical education teacher, was the main judge.

Quynh Anh: Tell me who participated in it.

Student 2: Female students from 36 classes. I mean there were 12 teams for

each grade.

Quynh Anh: Which team won the competition?

Student 3: 10B, 11 A, 12L

Student 4: We are at 11B. We tried our best but actually 11A played very well.

Student 1: At first, we were quite disappointed but afterwards we felt sastified

because we took part in an interesting and meaningful competition.

Quynh Anh: You must have enjoyed it, mustn’t it?

4 students: Of course. Oh, it’s time we came back our school to continue our

lesson.

Student 2: Good luck to you in the next competition. We will definitely be here

again to support you.

Đối với các tình huống thực tế, học sinh luôn chủ động trong việc trả lời

câu hỏi hay cung cấp thông tin. Cuộc thi bóng ném vừa diễn ra nên những

thông tin về nó học sinh hiểu rất rõ, việc diễn đạt chỉ là vấn đề về ngôn ngữ.

Các học sinh yếu và trung bình sẽ quan tâm chú ý đến bài học hơn bằng cách

lắng nghe và đánh giá thông tin bạn đưa ra là đúng hay sai.

Sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 12

Đối với hoạt động kịch nhóm, học sinh có sự chuẩn bị lâu hơn do phải

phân vai và sáng tạo bối cảnh, kết hợp ăn ý giữa các vai diễn với nhau. Đối

tượng học sinh lớp 12, việc thể hiện các bài nói dưới dạng kịch giúp các em

nhận thức bài học theo hướng tích cực hơn và lôi cuốn các em trong các hoạt

động nói tiếng anh từ chính các thực tế tình huống mà các em sẽ phải trải qua.

30

Page 32: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

Unit 6: Future Jobs

Task 3: Work in groups to talk about a job you may do after you finish

school

- Where you will work

- Who you will work with

- The salary you may get paid

- The working conditions

Học sinh làm việc theo nhóm từ 3-5 em. Tình huống có thể là một học

sinh chia sẻ cùng các bạn trong lớp về dự định việc làm trong tương lai sau khi

mình tốt nghiệp.

Teacher: Be quiet! Today I want you to talk about a job you may do after you

finish school.

Student 1: raise his hand and be called.

Teacher: (call the student’s name) Quang Hung. Could you tell me about your

job in the future? And other students, (look at the other students), you will ask

Quang Long as many questions as you can about his job

Quang Long: I want to be a pilot in the future

Student 1: Why do you like this job?

Quang Long: Actually, I find it challenging. I will be able to travel around the

world and discover many things.

Student 2: Where will you work?

Quang Long: In one of the famous airline companies such as Vietnam airline,

Jetstar Airline

Student 3: Who will you work with?

Quang Long: My colleagues are pilots, stewardesses, and staff working at the

airport. We usually work in a flight crew. I want to be the main pilot.

Student 1: How much money do you want to get for this job?

Quang Long: I can earn much in this job, particularly from 1,000 to 2,000 USD

per month. It sounds very fascinating, doesn’t it?

Student 3: Right. What about the working conditions?

31

Page 33: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

Quang Long: As you see, this job gives me the chance to work in very modern

working conditions. I will have a personal office equipped modernly for a rest

after each flight. Moreover, I will probably be sent to foreign countries to be

trained professionaly. Is there any questions? (raise his voice)

Teacher: Thank you, Quang Long for sharing your ideas. Hopefully, you will

fulfill your dream of being a pilot in the future.

Việc tạo tình huống thể hiện qua phần mở đầu (how to open the

conversation), tình huống trên diễn ra trong một tiết học mà chủ đề là future

jobs là một tình huống phổ biến mà học sinh hay đưa ra. Ngoài ra, tình huống

có thể là cuộc hội thoại giữa một nhóm học sinh với nhau

Chẳng hạn:

Nga, Hong, Quynh Anh are looking for Dung to do the group’s home

assignment. They see her and call her name but she doesn’t answer. Hong

touches her shoulder and she startles.

Nga, Hong, Quynh Anh: What are you thinking about?

Dung: Sorry, I am thinking about a job in the future. I didn’t see you.

Nga: What is your future job?

Dung: I am dreaming of being a journalist.

Hong: Oh, Where will you work?

Dung: I will definitely work at my office for a famous newspaper.

Quynh Anh: Who will you work with?

Dung: I will be able to work individually; sometimes I will cooperate with my

colleagues in some event.

Nga: Oh, What about the salary you want to be paid?

Dung: Actually, the salary may not be as high as other jobs. But I like it

because I can travel a lot and do lots of interviews

Hong: What about the working conditions? Is it satisfactory?

Dung: That’s good. Some famous newspapers supply many good working

conditions for employees such as modern office, computers, buses…

Nga: You make me interested in this job.

32

Page 34: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

Hong: That’s interesting story. But now it’s time we did our home assignment.

Dung: Let’s do it.

Dù ở tình huống nào, học sinh cũng rất cố gắng truyền tải đủ nội dung

nhiệm vụ bài học. Bên cạnh đó, các em còn học được các yếu tố khác trong

giao tiếp chẳng hạn: Short questions/answers, rhythm, intonation

(falling/rising), strong/weak sound.

4.2.3. Sử dụng một số kỹ thuật diễn kịch (Role play Techniques)

4.2.3.1. Ngôn ngữ không dùng lời nói (Non-verbal communication techniques)

Đây là một thủ thuật sử dụng trong một số tình huống kịch được học sinh

áp dụng rất linh hoạt như: biểu hiện khuôn mặt (facial expressions), cử chỉ

(gestures), ngôn ngữ cơ thể, động tác (body language or postures), hành vi văn

hóa (proxemics), hình thái đôi mắt (eyes gazes). Những thủ thuật trên góp phần

tạo nên một không khí kịch tự nhiên, hòa nhập giữa các nhân vật với nhau.

4.2.3.2. Vật thật (Real Objects)

Đối với một đoạn kịch học sinh có thể sử dụng một số trang thiết bị cần

thiết giúp các em biến hóa thành nhân vật (visual aids) chẳng hạn như phóng

viên các em cần một chiếc micro (cuộn một cuốn sách lại có thể làm thành một

chiếc micro ngụy trang) hay một cuốn sổ nhỏ một cái bút để ghi chép lại nội

dung một cuộc phỏng vấn, một chiếc cặp sách, một cặp kính cộng với một số

cử chỉ riêng biệt có thể giúp các em biến hóa thành một giáo viên, một giám

đốc, hay một số loại hình nhân vật khác. Nói cách khác, dụng cụ kịch tôi nói ở

đây cũng tùy thuộc vào tình huống vở kịch cộng thêm sự sáng tạo trên cả hai

phương diện ngôn ngữ hành vi và đạo cụ có thể sẽ điểm mấu chốt làm cho vở

kịch thêm hấp dẫn và thu hút học sinh.

4.2.3.3. Sử dụng các biểu đạt hình thái ngôn ngữ (Language Expression)

4.2.3.3.1. Điểm nhấn trong câu và nhịp điệu (Stress sentence and rhythm)

Học sinh nắm bắt được việc các yếu tố quan trọng cần phải nhấn mạnh

khi diễn đạt ý sẽ giúp họ truyền đạt nội dung hiệu quả hơn. Cụ thể

English 12 – Unit 10 – Endanger Species

- Do you know WHERE giant pandas live?

33

Page 35: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

- In CHINA, I am sure

4.2.3.3.2. Ngữ điệu (Intonation - the falling and rising tone)

Ngữ điệu trong việc biểu đạt ngôn ngữ cũng góp phần tạo nên sự thành

công của vở kịch, học sinh biết cách lên xuống ngữ điệu đúng lúc đúng chỗ

cũng trong một tình huống cụ thể vừa thu hút được sự chú ý từ người xem vừa

tăng hiệu quả truyền đạt nội dung. Chẳng hạn:-

English 11 – Unit 3 (Party)

You are going to have a party tonight? (rising tone – express surprise)

Are you going to have a party tonight? (falling tone)

Responses:

It’s interesting. (falling tone)

Isn’t it interesting? (rising tone)

4.2.3.3.3. Sử dụng ngôn ngữ nói phổ biến : interjections, exclamation words,

linking words...

Sử dụng một số thán từ trong giao tiếp như

Umh../Yeah,../Oh,../Well/…/Ssss làm cho hội thoại của học sinh trở nên sinh

động hơn.

Ngoài ra học sinh có thể học được các diễn đạt khác trong giao tiếp có

chức năng nối ý (linking functions) như : Let me think./ Wait a minute./

Definitely/ Specifically,/What’s more, / In other words,/ That’s to say,/ I mean/

To be honest,/ To be frank,/ To tell the truth,/ If so,… hay chronological

linking words (First,/ First of all,/…Then, /Second,/…Last,/ Finally..)

Ví dụ:

English 11 – Unit 7 (World Population)

A reporter: Could you tell me the reasons for overpopulation?

A world population expert: First, and most important, it is the rise in birth rate.

Secondly, some people are not aware of the danger of overpopulation. Then,

people are not properly educated.

The reporter: The rise in birth rate? Could you make it clear?

34

Page 36: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

The expert: Uhm…Fewer children die at birth, I mean. Definitely, it is due to

the improvement of medical care and living conditions.

4.2.4. Sử dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện kỹ năng nói ở nhà

(speaking home assignment)(kèm theo CD minh họa)

Sau một số tiết học nói, học sinh được giao bài tập nhóm ở nhà dựa trên

các chủ đề bài học trên lớp. Học sinh được chọn chủ đề từ các bài đã học

(friendship, personal experience, party, volunteer, competition, world

population..) để thực hiện bài tập nhóm. Công việc này nhằm thúc đẩy năng lực

tự học của học sinh. Các nhóm học sinh được phân công xen lẫn học sinh khá

giỏi và học sinh trung bình yếu. Sự thành công trong bài tập nhóm dựa trên

năng lực hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. Vì vậy, không có trường hợp

bạn học khá thì nói nhiều, bạn học yếu nói ít hoặc thậm chí không nói gì. Các

thành viên đều có nhiệm vụ cụ thể rõ ràng từ sự thống nhất chung của cả nhóm.

Tất cả đều tích cực làm việc nhằm tạo ra một sản phẩm mà theo tôi thể hiện

được đầy đủ năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác từ

phía các em học sinh.

Học sinh thực hiện các hội thoại theo nhóm dựa trên các chủ đề được

giao. Các em có thể ghi lại clip thực hành của nhóm mình bằng một số các thiết

bị quay hình như điện thoại, máy ảnh, ipad, máy tính…được giới hạn từ 3-5

phút. Bài tập nhóm này hoàn thiện và nộp lại cho giáo viên một cách trực tiếp

hoặc qua email, zalo, viber, youtube.. để đánh giá, nhận xét và rút kinh nghiệm

cho các em. Theo tôi, đây có thể trở thành một tiêu chí đánh giá và cho điểm kỹ

năng nói của học sinh không mất nhiều thời gian ở trên lớp mà còn khích lệ học

sinh trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc học ngoại ngữ.

4.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp

Tạo tình huống kịch (kịch bản), tổ chức kịch theo nhóm (phân vai), sử

dụng các kỹ thuật diễn kịch là các giải pháp để có một vở kịch hay và lôi cuốn

người xem. Do vậy, các giải pháp trên thể hiện mối tương quan chặt chẽ với

nhau. Học sinh có cơ hội phát triển đầy đủ năng lực của mình. Ở giải pháp tạo

tình huống kịch học sinh có cơ hội được phát huy tính sáng tạo, các em có thể

35

Page 37: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

nghĩ ra rất nhiều tình huống giao tiếp thực tế để đưa vào bài học. Từ việc phân

tích các tình huống đó, học sinh cùng hợp tác làm việc theo cặp, nhóm trong

công tác phân vai, phân nhiệm vụ, luyện tập và sửa lỗi cho nhau. Khái niệm

“Speaking home assignment” là một khái niệm mới trong quá trình giảng dạy

kỹ năng nói, kích thích học sinh tính tự học và áp dụng công nghệ thông tin

trong học tập. Giải pháp này giúp cho tất cả học sinh đều cơ hội được giao tiếp,

được thể hiện năng lực hùng biện (presentation) mà thực tế thời gian học nói

trên lớp còn hạn chế.

Tóm lại, bằng cách đưa ra các giải pháp để sử dụng thành công thủ

thuật kịch trong giảng dạy kỹ năng nói, tôi muốn nhấn mạnh rằng ở mỗi giải

pháp học sinh đều có cơ hội phát triển năng lực từ năng lực sáng tạo ra các

tình huống, tới phân tích xử lý các tình huống dựa trên sự hợp tác làm việc theo

nhóm, năng lực sử dụng ngôn ngữ linh hoạt trong từng bối cảnh giao tiếp và

khả năng sử dụng công nghệ thông tin để hoàn thành bài tập nói về nhà một

cách hiệu quả. Giáo viên cũng kích thích năng lực tự học, tự đánh giá của học

sinh không chỉ bằng hoạt động nhóm trên lớp mà còn thấy được tính tích cực,

sự tỉ mỉ trong việc xây dựng bài tập nói ở nhà.

5. Những hạn chế và kết quả đạt được

5.1. Hạn chế

Qua việc áp dụng thủ thuật trên trong việc giảng dạy, tôi nhận thấy rằng

để thực hiện hiệu quả thủ thuật trên trong việc dạy nói tiếng anh ở các tiết nói,

tôi phải dành thời gian đầu, ở các bài học đầu hướng dẫn các em cách học trên.

Vì thế nếu đem ngay thủ thuật trên ở một lớp mới thì khó có thể đạt được hiệu

quả cao nhất. Thay vì đó, những lớp học tôi giảng dạy đã quen với thủ thuật

trên ở những tiết học speaking đầu tiên, do đó ở các bài học tiếp theo các em

chủ động trong các hoạt động giao tiếp, ở mỗi bài học cô giáo đưa ra một chủ

đề, gợi ý nội dung,cấu trúc cần thực hành, các em học sinh có thể tự phát huy

trí tưởng tưởng để có thể tạo ra được một bài hội thoại hay, đảm bảo các yêu

cầu mà SGK đưa ra và cảm thấy hứng thú trong các hoạt động nói.

36

Page 38: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

Về cơ sở vật chất, học sinh có thể gặp những hạn chế trong việc làm speaking

home assignment do không có đủ các thiết bị công nghệ thông tin để làm bài

tập. Các em phải đi mượn các thiết bị trên để thu hình và âm thanh khi thực

hiện hội thoại. Học sinh chưa có phòng học ngoại ngữ riêng để tự học nên đa

phần các em học ngoại ngữ đều gặp khó khăn trong việc tìm địa điểm học

nhóm thuận tiện.

5.2. Kết quả đạt được

Sau khi áp dụng thủ thuật trên trong quá trình dạy học của mình tôi đã

đạt được một số kết quả rất tốt. Sau một học kỳ, tôi đã tổ chức một kỳ thi nói

theo nhóm học sinh để có thể đánh giá học sinh của mình. Nhìn chung, các em

đã thực sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp thể hiện ở những biểu hiện trên

khuôn mặt, cử chỉ không còn sự lo sợ hay dụt dè nữa. Thay vì liếc nhìn cô giáo

để dò xét thái độ như trước đây, các em nhìn thẳng vào các bạn mình đang

tham giao giao tiếp, tự nhiên trò chuyện không hề có sự căng thẳng. Thay vì

cầm sách giáo khoa để giao tiếp như trước đây, các em chỉ cầm một mẩu giấy

nhỏ với một số gạch đầu dòng ngắn gọn để khi cần các em có thể liếc qua mà

không làm ảnh hưởng tới cuộc hội thoại đang diễn ra.

Thu hút sự hào hứng của cả các em học sinh trung bình yếu là một điểm đáng

ghi nhận từ sáng kiến này. Sự hợp tác của các em với các học sinh khá trong

việc làm speaking home assignment đã giúp các em mạnh dạn làm chủ giao

tiếp, học hỏi kỹ năng từ bạn bè trở thành kiến thức kỹ năng giao tiếp của riêng

mình.

Việc ghi lại và gửi đi các clip nói của nhóm mình cũng thể hiện năng lực sử

dụng sự tiến bộ trong công nghệ thông tin vào việc học tiếng anh của học sinh.

Sự kết hợp những hiểu biết về xã hội, văn hóa, kiến thức môn học khác trong

các hội thoại kịch của học sinh giúp các em rất nhiều trong việc tiếp cận gần

hơn với các phương pháp học tiếng anh mới hiện nay. Đó là học tiếng anh theo

định hướng phát triển năng lực hay áp dụng kiến thức liên môn vào giải quyết

các tình huống thực tiễn.

37

Page 39: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

Với kết quả thu được từ các home speaking assignment tại các lớp tôi giảng

dạy, cụ thể là khối lớp 11, tôi thấy các em thật sự tiến bộ và tự tin trong kỹ

năng nói. Kết quả được gửi kèm bằng đĩa CD theo sáng kiến kinh nghiệm này

theo tôi đã phần nào phát triển kỹ năng nói theo đúng định hướng phát triển

năng lực học sinh. Đối với đối tượng học sinh kém, khoan nhìn nhận đến các

lỗi sai nhỏ về phát âm hay ngữ pháp, tôi đánh giá cao các em ở sự cố gắng phát

huy năng lực làm việc nhóm, năng lực giao tiếp và hùng biện…trong việc đưa

ra ý tưởng, truyền đạt nội dung chủ đề một cách hiệu quả.

6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng

Đối với hoạt động giao tiếp tiếng anh nói chung hay hoạt động kịch nói

riêng trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, học sinh có thể phát huy khả

năng vận dụng công nghệ thông tin trong việc học tiếng anh nếu các em được

trang bị tốt về cơ sở vật chất như máy tính, máy quay, máy thu âm, phòng học

bộ môn. Sự hiểu biết về sử dụng phần mềm công nghệ như movie-maker,

movie-splitter, file uploading,..trong việc tự luyện học nói tiếng anh giúp học

sinh trong việc tự đánh giá kết quả công việc của nhóm mình và tham khảo

đánh giá công việc của các nhóm trong lớp mình hay ở lớp khác, qua đó học

hỏi và rút kinh nghiệm. Giáo viên qua đó cũng đánh giá, cho điểm cho học sinh

một cách dễ dàng và hiệu quả.

Trong công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập cuả học sinh, giáo viên

ngoại ngữ có thể dựa trên đánh giá bài tập nói về nhà của các em để làm một

tiêu chí cho điểm miệng (Oral mark). Chính vì vậy, để đề tài trên được áp rộng

rãi, tôi cho rằng giáo viên ngoại ngữ cần hiểu biết sâu rộng về công nghệ thông

tin để có thể đánh giá cho điểm các clip của học sinh ngoài giờ học trên lớp.

Học sinh có thể gửi bài tập cho giáo viên bằng nhiều hình thức qua sử dụng các

phần mềm như đăng tải trên youtube, viber, zalo, gmail, facebook…Bằng cách

này giáo viên có thể đánh giá nhận xét một cách chi tiết hơn so với bài tập ở

trên lớp. Học sinh trung bình yếu có cơ hội nói nhiều hơn và nhận được nhiều

nhận xét một cách tỉ mỉ từ phía giáo viên.

38

Page 40: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

Thực tế, dạy và học Tiếng Anh hiện nay chú trọng nhiều đến việc phát

triển kỹ năng giao tiếp so với cách học chỉ chú trọng đến ngữ pháp, từ vựng

như trước. Việc rèn luyện kỹ năng nói cần thiết phải được ưu tiên thời gian

nhiều hơn trước. Định lượng thời gian hiện nay cho mỗi tiết nói là 45 phút.

Chính vì vậy, đề tài của tôi đưa ra với mục đích phát triển kỹ năng nói cho học

sinh sẽ có cơ hội được vận dụng nhiều hơn, rộng rãi hơn nếu các cấp tổ chức

quản lý có thể tăng thêm các tiết học nói tiếng anh tại các trường THPT.

39

Page 41: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tìm hiểu thực trạng dạy học tại trường

THPT, tôi đã chứng minh và làm sáng tỏ sự cần thiết trong việc đổi mới

phương pháp dạy và học ở kỹ năng nói tiếng anh và thủ thuật kịch trong giảng

dạy kỹ năng nói mang giá trị thiết thực, tính khả thi và thật sự hiệu quả trong

việc cải thiện khả năng giao tiếp của học sinh.

Bằng cách đưa ra các giải pháp và nghiên cứu mối liên quan giữa các

giải pháp đó để áp dụng đề tài vào giảng dạy, tôi đã thu được một kết quả

không nhỏ tại chính các lớp tôi giảng dạy. Các giờ nói Tiếng Anh trở nên sôi

động, hào hứng. Học sinh được phát huy sự sáng tạo trong cách tạo tình huống

giao tiếp. Sự hợp tác làm việc theo nhóm trở nên tích cực hơn khi giờ học nói

thật sự có tính chất cạnh tranh. Nếu như trước đây còn tồn tại một số học sinh

thụ động trong giao tiếp thì qua dự án này mỗi học sinh đều có nhiệm vụ cụ thể

buộc các em phải tích cực rèn luyện, hình thành sự tự tin vào năng lực giao tiếp

tiếng anh để việc giải quyết những tình huống thực tế. Để giúp học sinh thể

hiện sự tự tin trong giao tiếp, tôi đã đưa ra một giải pháp về bài tập nói ở nhà để

kích thích tính tự học, tự đánh giá từ phía học sinh đối với chính kết quả của

mình. Đây cũng chính là căn cứ để giáo viên đánh giá khả năng nói của học

sinh mà không mất nhiều thời gian ở trên lớp.

Qua đây, tôi cũng xin đề xuất một số khuyến nghị đối với các cấp quản lý

giáo dục về việc quan tâm, tạo điều kiện cơ sở vật chất để giáo viên và học sinh

có cơ hội áp dụng công nghệ thông tin vào học ngoại ngữ. Về phía tổ, nhóm

chuyên môn, tôi rất mong nhận được sự ủng hộ và góp ý để đề tài được áp dụng

rộng rãi với tất cả học sinh trong trường. Đối với giáo viên ngoại ngữ tại trường

THPT, theo tôi việc đánh giá và cho điểm bài tập nói về nhà là cần thiết để

khích lệ học sinh tính tự học và sự tích cực trong hoạt động giao tiếp. Còn đối

với học sinh THPT khuyến khích các em tìm hiểu vận dụng những vấn đề thực

tiễn cũng như sử dụng công nghệ thông tin phục vụ cho việc học của mình.

Tôi xin trân trọng cảm ơn./.

40

Page 42: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

Phụ lục 1

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH

Kết quả học tập môn tiếng anh của bạn năm học trước:

□ Giỏi (≥ 8.0) □ Khá (6.5-7.9) □ Trung bình (5.0-6.4) □Yếu (≤ 5.0)

Các tiêu chí tôi đưa ra như sau:

1. Bạn đánh giá tiết học nói tiếng anh trên lớp như thế nào?

□Thú vị □ Buồn chán □ Bình thường

2. Bạn có cơ hội giao tiếp tiếng anh trong các giờ tiếng anh?

□ Nhiều cơ hội □ Thỉnh thoảng □ Rất ít

3. Bạn học các bài học nói trong sách giáo khoa theo phương thức nào

sau đây?

□ Bắt chiếc hội thoại mẫu (nhìn sách)

□ Học thuộc hội thoại

□ Học cấu trúc ngữ pháp rồi thực hành hội thoại mẫu sách giáo khoa

□ Đóng kịch dựa trên tính huống sách giáo khoa

□ Cách khác:………………………………………

4. Theo bạn, việc tạo tình huống trong một giao tiếp tiếng anh (Hoạt

động kịch) là:

□ cần thiết □ Không cần thiết

5. Bạn đã áp dụng thủ thuật đóng vai trong việc học nói tiếng anh?

□ Thường xuyên □ Thỉnh thoảng □ Không bao giờ

41

Page 43: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

Phụ lục 2:

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. English references

- Role-play activities motivating in “English for socializing” – Express

Series - Oxford

- 10 role-play ideas for general English

(http://busyteacher.org/7371-10-roleplay-ideas-for-general-

english.html)

http://www.collinsdictionary.com/dictionary/english/role-play.

- English language Communication Skills by Urmina Rai

2. Vietnamese reference

- Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo

định hướng phát triển năng lực học sinh môn Tiếng Anh – Bộ Giáo

Dục và Đào Tạo/ Vụ Giáo Dục Trung Học/ Chương trình phát triển

giáo dục trung học – 2014.

- Công văn số 5333/BGDĐT – GDTrH về việc triển khai kiểm tra đánh

giá năng lực môn Tiếng Anh cấp trung học từ năm 2014-2015

- “ Phương pháp dạy học theo đường hướng giao tiếp” – NXBGD

- SGK Tiếng Anh lớp 10,11,12 – NXBGD

42

Page 44: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

MỤC LỤC

NỘI DUNG TRANGPHẦN 1

Thông tin chung về sáng kiến.

Tóm tắt sáng kiến

PHẦN 2: MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

2. Cơ sở lý luận

2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.2. Khái niệm cơ bản

2.2.1. Diễn kịch là gì?

2.2.2. Diễn kịch trong việc học kỹ năng nói của học sinh THPT

3. Thực trạng dạy và học kỹ năng nói tại trường THPT

3.1. Thực trạng tại các lớp đang giảng dạy trước khi áp dụng sáng

kiến

3.2. Đánh giá mức độ cần thiết của việc đổi mới cách dạy kỹ năng nói

nói chung và đổi mới bằng cách sử dụng thủ thuật kịch nói riêng

4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện

4.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp

4.2. Các giải pháp áp dụng thủ thuật kịch trong giảng dạy kỹ năng

nói

4.2.1. Tạo tình huống giao tiếp

4.2.2. Đóng kịch theo cặp, nhóm

4.2.2.1. Đóng kịch theo cặp

4.2.2.2. Đóng kịch theo nhóm

4.2.3. Sử dụng một số kỹ thuật trong nghệ thuật kịch

4.2.3.1 Sử dụng ngôn ngữ không dùng lời nói

4.2.3.2. Vật thật

4.2.3.3. Sử dụng các hình thức biểu đạt ngôn ngữ

4.2.3.3.1. Điểm nhấn trong câu và nhịp điệu

1

2

3

5

8

12

14

33

43

Page 45: Sang Kien Kinh Nghiem Dung Thu Thuat Kich Trong Speaking

4.2.3.3.2. Ngữ điệu

4.2.3.3.3. Các ngôn ngữ nói phổ biến

4.2.4. Áp dụng công nghệ thông tin trong việc học nói tiếng anh thể hiện

qua speaking home assignment (gửi kèm CD minh họa)

4.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp.

5. Những hạn chế và kết quả đạt được

5.1. Hạn chế

5.2. Kết quả đạt được

6. Điều kiện để sáng kiến nhân rộng

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

35

36

38

40

44