226
LIÊN QUAN GIA CHUYÊN KHOA TAI MŨI HNG ***** VI CÁC CHUYÊN KHOA KHÁC TRONG NGÀNH Y

Trac Nghiem TMH

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Trac Nghiem TMH

LIÊN QUAN GIỮA CHUYÊN KHOA TAI MŨI HỌNG

***** VỚI CÁC CHUYÊN KHOA KHÁC TRONG NGÀNH Y

Page 2: Trac Nghiem TMH

1

LIÊN QUAN GIỮA CHUYÊN KHOA TAI MŨI HỌNG VỚI

CÁC CHUYÊN KHOA KHÁC TRONG NGÀNH Y

1.Biến chứng nào sau đây không phải do vai trò lò viêm thuộc TMH:

A. Viêm cầu thận cấp

@B. Viêm màng não mủ

C. Thấp khớp cấp

D. Viêm nội tâm mạc bán cấp

E. Viêm cầu thận mạn

2.Một bệnh nhân viêm màng não mủ đang điều trị ở khoa lây nhiễm có viêm tai. Viêm

tai nào sau đây có nguy cơ nhất gây ra biến chứng viêm màng não mủ này

A. Viêm tai giữa mạn

B. Viêm tai xương chũm mạn

C. Viêm tai xương cũm mạn có cholestesatoma

@D. Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm

E. Viêm tai giữa xuất tiết màng nhĩ đóng kín

3.Viêm xoang nào thường gây biến chứng viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu:

Page 3: Trac Nghiem TMH

2

A. Viêm xoang hàm

B. Viêm xoang sàng trước

@C. Viêm hệ thống xoang sau

D. Viêm xoang trán

E. Viêm hệ thống xoang trước

4.Tập hợp triệu chứng nào sau đây không có trong viêm tai xương chũm hài nhi:

A. Sốt, nôn trớ, đi tướt

B. Nôn, ỉa chảy, mất nước

C. Màng nhĩ mất bóng sáng, không căng phồng

D. Có thể không chảy mủ tai, không thủng màng nhĩ

@E. Khả năng nghe bình thường (không giảm thính lực)

5.Để bảo vệ công nhân làm việc trong một nhà máy có tiếng ồn cao có thể gây điếc;

nhiều bụi... có thể gây bệnh phổi; nhiều hơi độc hoá chất có thể ảnh hưởng đường hô

hấp và chuyển hoá..Vậy phải mời ai đến can thiệp:

A. Chuyên khoa TMH

B. Chuyên khoa Nội hô hấp

@C. Chuyên khoa Y tế công nghiệp

Page 4: Trac Nghiem TMH

3

D. Chuyên khoa dị ứng

E. Chuyên khoa thính học

6.Một trẻ sơ sinh bị viêm mũi lậu cầu sau sinh vào điều trị ở khoa TMH, nguồn gây

bệnh có thể ở:

A. Lây nhiễm từ ngay khoa TMH

@B. Từ âm đạo mẹ của trẻ

C. Từ người nữ hộ sinh

D. Từ dụng cụ phòng sinh

E. Lây nhiễm trong môi trường không khí

7.Một bệnh nhi bị câm cần khám tìm nguyên nhân. Chuyên khoa nào sau đây chưa

nhất thiết khám (ít liên quan nhât)

A. Khám Nhi

B. Khám thần kinh

C. Khám tai

D. Khám tâm thần

@E. Khám ngoại

Page 5: Trac Nghiem TMH

4

8.Nhóm răng nào sau đây khi một trong các răng trong nhóm bị bệnh đều có thể gây

viêm xoang hàm:

A. Răng 2, 3, 4, 5 hàm trên

B. Răng 4,5,6,7, hàm dưới

C. Răng 1,2,3,4 hàm trên

D. Răng 5,6,7,8 hàm dưới

@E. Răng 4,5,6,7 hàm trên

9.Một cháu bé bị chàm cữa mũi do viêm VA mạn tính. Cách điều trị nào sau đây là

quan trọng nhất:

A. Bôi xanh mê ty len điều trị chàm

@B. Nạo VA

C. Nhỏ mũi Acgyrol săn niêm mạc mũi và sát trùng vòm mũi họng

D. Kháng sinh bôi kết hợp điều trị dị ứng

E. Thay đổi cơ địa, nâng cao thể trạng

10.Nhức đầu, ngạt mũi, chảy mũi, giảm thị lực... là những triệu chứng của nhiều bệnh

gây nên. Chuyên khoa (CK) nào liên quan nhiều nhất đến triệu chứng đó:

@A. CK Tai Mũi Họng

Page 6: Trac Nghiem TMH

5

B. CK Ngoại

C. CK Mắt

D. CK Thần kinh

E. CK Nội

11.Một bệnh nhân bị cứng hàm chưa rõ nguyên nhân. Khoa nào chưa cần mời hội

chẩn?

A. Hội chẩn khoa lây để loại trừ uốn ván.

B. Hội chẩn khoa TMH để loại trừ áp xe quanh Amidan

C. Hội chẩn khoa Răng hàm mặt loại trừ răng khôn mọc lệch hoặc trật khớp thái

dương hàm

D. Hội chẩn Khoa u bướu loại trừ khối u xâm lấn hố chân bướm hàm

@E. Hội chẩn tâm thần loại trừ khả năng tâm thần bệnh nhân không há miệng

12.Một bệnh nhân bị chóng mặt chưa rõ nghuyên nhân. Bác sỹ đa khoa chưa cần thiết

mời hội chẩn chuyên khoa nào:

A. Khoa TMH

B. Khoa nội tim mạch

C. Khoa nội thần kinh

Page 7: Trac Nghiem TMH

6

D. Khoa mắt

@E. Khoa huyết học lâm sàng.

13.Một bệnh nhân bị nhức đầu, BS phòng khám chưa cần mời hội chẩn chuyên khoa

nào?

A. Khoa TMH loại trừ viêm xoang, viêm tai...

B. Khoa mắt loại trừ Glôcôm...

C. Khoa tâm thầnloại trừ bệnh tâm thần, suy nhược thần kinh

D. Khoa Nội thần kinh loại trừ u não, viêm màng não...

@E. Khoa nội tim mạch loại trừ tăng huyết áp

14.Một cháu bé sơ sinh vừa sinh ra bị ho sặc cần khám tìm nguyên nhân, Bác sỹ sản

khoa chưa cần mời khám chuyên khoa nào sau đây:

A. Nhi khoa

@B. Nội thần kinh

C. Răng hàm mặt

D. Ngoại nhi

E. Tai Mũi Họng

15.Một bệnh nhân bị mất tiếng, không thể do

Page 8: Trac Nghiem TMH

7

A. Liệt thanh quản

B. Hysterie

C. Viêm thanh quản nặng

D. Tổn thương thần kinh ung ương (U nảo, Tai biến Mạch máu nảo)

@E. Dị vật đường thở

16.Viêm mũi nào ít nguy hiểm nhất về vấn đề lây lan thành dịch:

A. Viêm mũi do Bạch hầu

@B. Viêm mũi do Lậu ở trẻ nhỏ

C. Viêm mũi do Sởi

D.Viêm mũi do cúm

E. Viêm mũi do Thủy đậu

17.Nguyên nhân gây viêm mũi mạn tính trọng cộng đồng chủ yếu là do virus đúng

hay sai?

A. Đúng

@B. Sai

18.Người ta nói rằng viêm xoang mạn tính là lò viêm lĩnh vực Tai Mũi Họng đúng

hay sai?

Page 9: Trac Nghiem TMH

8

@A. Đúng

B. Sai

19.Chảy máu mũi do sốt xuất huyết chưa nhất thiết phải mòi ngoại khoa hội chẩn cấp

cứu đúng hay sai?

@A. Đúng

B. Sai

20.Một bệnh nhân bị nôn ra máu lần đầu, không do chấn thương, chưa xác định được

nguyên nhân. Chưa cần thiết phải mời chuyên khoa Ngoịa tiêu hoá hội chẩn cấp cứu

đúng hay sai?

A. Đúng

@B. Sai

KHÓ THỞ THANH QUẢN

CHỈ ĐỊNH VÀ THEO DÕI MỞ KHÍ QUẢN

Page 10: Trac Nghiem TMH

9

1. Những khó thở nào sau đây chưa nhất thiết phải mở khí quản:

A. Khó thở do dị vật đường thở

B. Khó thở do uốn ván

@C. Khó thở do tràn dịch màng phổi

D. Khó thở do chấn thương thanh quản

E. Khó thở do bạch hầu thanh quản

2. Phải mở khí quản trước khi chuyển lên tuyến trên cho những bệnh nhân có dị vật ở

khí quản di động để phòng ngừa:

A. Viêm khí quản xuất tiết

@B. Dị vật mắc kẹt lại khi lên buồng thanh thất

C. Dị vật đi sâu vào các phế quản phân thùy

D. Tràn khí trung thất

E. Xẹp phổi

3. Một bệnh nhân sau mở khí quản, chưa cần chú ý theo dõi:

A. Chảy máu

B. Tràn khí

Page 11: Trac Nghiem TMH

10

C. Khó thở do tắc ống canule

D. Nhiễm trùng vết mổ

@E. Tiếng nói có bị khàn hay không ?

4. Tìm một đặc điểm không đúng về lý do cấp cứu dị vật đường thở:

A. Dị vật bịt kín đường thông khí gây ngạt thở

@B. Dị vật sắc nhọn gây chấn thương lan rộng

C. Dị vật gây nhiễm trùng đường hô hấp dưới

D. Dị vật di động có thể mắc kẹt ở buồng thanh thất Morgagnie

E. Dị vật gây tràn khí trung thất nguy hiểm

5. Tìm một nguyên nhân không xẩy ra khó thở thanh quản:

A.Viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn

B. Viêm sụn thanh thiệt

@C. Hạt thanh đai

D. Khối u băng thanh thất

E. Bạch hầu thanh quản

6, Triệu chứng nào sau đây là nổi bật nhất của viêm thanh quản cấp ở trẻ em:

Page 12: Trac Nghiem TMH

11

A. Nuốt đau

B. Khó thở

C. Ho kích thích

@D. Khàn tiếng

E. Sốt cao, co giật

7. Biểu hiện lâm sàng điển hình kiểu khó thở thanh quản là:

A. Khó thở chậm thì thở vào

@B. Khó thở chậm cả hai thì

C. Khó thở nhanh nông cả hai thì

D. Khó thở chậm thì thở ra

E. Khó thở hỗn hợp cả hai thì

8. Dấu hiệu nào sau dây không thuộc khó thở thanh quản:

A. Khó thở chậm, Khó thở thì thở vào

B. Môi đầu chi tím

@C. Khó thở thì thở ra

D. Khi hít vào có tiếng rít,

Page 13: Trac Nghiem TMH

12

E. Có co kéo các cơ hô hấp: Thượng đòn, liên sườn...

9. Triệu chứng nào không đáng lo ngại sau mở khí quản:

@A. Ho kích thích khi hút dịch xuất tiết

B. Tình trạng dịch xuất tiết nhiều

C. Sưng tấy nhiễm trùng vết mổ

D. Theo dõi tình trạng bịt tắc canule

E. Tình trạng tràn khí dưới da

10. Nguyên nhân chính nào sau đây gây khó thở trong viêm thanh quản bạch hầu:

A. Co thắt thanh quản do kích thích

@B. Do giả mạc bạch hầu bít tắc thanh môn

C. Do liệt cơ mở và co thắt cơ khép của thanh quản

D. Do độc tố của bạch hầu

E. Phù nề thanh quản do viêm nhiễm

11 Tiêu chuẩn nào quan trọng nhất dể chẩn đoán “Viêm thanh quản phù nề hạ thanh

môn” gây khó thở thanh quản.

A. Cơn khó thở xẩy ra đột ngột ban đêm

Page 14: Trac Nghiem TMH

13

B. Khó thở thanh quản điển hình, không có tiền sử hóc dị vật.

C. Trẻ có cơ địa viêm VA mạn tính.

@D. Niêm mạc hạ thanh môn phù nề, niêm mạc thanh quản đỏ rực tương phản với hai

dây thanh bình thường

E. Cơn khó thở hay tái phát.

12. Trong đêm một cháu bé đang ngủ tự nhiên thức dậy ho khan, dữ dội, khó thở với

tiếng rít. Cách đây vài hôm cháu có cảm mạo, ngạt mũi,... Bạn nghĩ tới hướng chẩn

đoán

A. Viêm phổi

B. Dị vật đường thở

C. Ho gà

D. Mềm sụn thanh quản

@E. Viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn

13. Chỉ định mở khí quản nào sau đây không thuộc chỉ định cổ điển (cản trở cơ học):

A. Viêm nhiễm phù nề chít hẹp thanh quản

B. Dị vật đường thở, đặc biệt là dị vật di động

C. Chấn thương lồng ngực có tràn khí trung thất

Page 15: Trac Nghiem TMH

14

D. Chấn thương họng thanh quản gây khó thở

@E. Khối u chèn ép thanh quản gây khó thở

14. Tìm một chỉ định không phải là chỉ định mới trong mở khí quản hiện nay :

A. Làm thông thoáng đường hô hấp bằng hút phế quản trong các hội chứng nội-ngoại

khoa

B. Tránh lạc đường thở khi ăn uống ở những người bị liệt họng-thanh quản.

C. Dễ dàng đưa Ôxy vào máu hoặc lọc CO2

D. Giảm áp lực trong tràn khí trung thất

@E. Ung thư tuyến giáp chèn ép gây khó thở

15. Tìm tình huống đúng nhất cần mở khí quản cấp cứu

A. Khó thở thanh quản cấp I

@B. Khó thở thanh quản cấp II

C. Theo dõi dị vật đường thở

D. Theo dõi viêm thanh quản cấp ở trẻ em

E. Theo dõi co thắt thanh quản do uốn ván

16. Tai biến nào sau đây không thuộc do mở khí quản gây ra:

Page 16: Trac Nghiem TMH

15

A. Chảy máu

B. Tràn khí dưới da, tràn khí trung thất

C. Tụt canule ra ngoài lỗ mở khí quản

D. Tắc canule do chất xuất tiết

@E. Cơ thể suy sụp, thể trạng ngày một yếu

17. Hen phế quản cũng có thể gây khó thở thanh quản đúng hay sai?

A. Đúng

@B. Sai

18. Mở khí quản đôi khi làm nặng thêm bệnh chính đúng hay sai?

A. Đúng

@B. Sai

19. Khó thở châm, khó thở thì hít vào chỉ khi gắng sức được phân loại khó thở cấp 1

đúng hay sai?

@A. Đúng

B. Sai

20. Toàn trạng còn bình thường, tinh thần ổn định , môi hồng vẫn có thể khó thở cấp 2

đúng hay sai?

Page 17: Trac Nghiem TMH

16

A. Đúng

@B. Sai

DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ

1. Nguyên nhân gây dị vật đường thở nào sau đây bệnh nhân khó phòng tránh:

A. Hít vào sâu mạnh và đột ngột

B. Ngậm vật dễ hóc cười đùa

C. Ngậm vật dễ hóc trong lúc quá ngạc nhiên quá sợ hải

Page 18: Trac Nghiem TMH

17

D. Ngậm thức ăn dễ hóc bị sặc

@E. Thủ thuật nạo VA, nội soi, nhổ răng sửa

2. Một cháu bé bị ho, khàn tiếng, khó thở..., triệu chứng quan trọng nhất để nghĩ tới dị

vật đường thở là:

A. Khó thở thanh quản điển hình

@B. Có hội chứng xâm nhập

C. Phim phổi thắng có hình ảnh phế quản phế viêm

D. Các triệu chứng trên hay tái phát thành cơn, không sốt

E. Tiền sử có tiếp xúc với dị vật dễ hóc

3. Nguy cơ chính của dị vật đường thở di động ở trẻ em là:

@A. Mắc kẹt vào buồng thanh thất Morgagnie gây ngạt thở

B. Viêm khí- phế -quản

C. Tràn khí dưới da

D. Xẹp phổi

E. Gây chấn thương chảy máu trong lòng khí quản

4. Cần phải làm gì với một trẻ bị phế quản phế viêm kéo dài, tái phát nhiều lần, mặc

dù đã điều trị tích cực, X quang có xẹp phổi?

Page 19: Trac Nghiem TMH

18

A. Tăng liều kháng sinh

B. Lấy đờm thử vi trùng và làm kháng sinh đồ

@C. Tiến hành nội soi khí phế quản kiểm tra

D. Làm phản ứng nội bì IDR

E. Chụp CT phổi cắt lớp

5. Vị trí dị vật hạt đậu phụng trong đường thở thường gặp ở trẻ em là:

A. Thanh quản

@B. Phế quản gốc phải

C. Phế quản gốc trái

D. Khí quản

E. Hạ thanh môn

6. Bản chất dị vật nào nguy hiểm nhất trong dị vật đường thở:

A. Chất thủy tinh

B. Chất vô cơ

C. Chất dẽo,

@D. Chất hữu cơ

Page 20: Trac Nghiem TMH

19

E. Chất nhựa tổng hợp

7. Dị vật đường thở nào sau đây nguy hiểm nhất trong tiên lượng bệnh;

A. Chiếc đinh gim kim loại

B. Mẫu xương cá

@C. Hạt đậu lạc (hạt đậu phụng)

D. Hạt dưa

E. Mẫu đồ chơi bằng nhựa

8. Một bệnh nhân tuổi mẫu giáo có sốt, ho, khò khè, khó thở nhẹ hai thì... Điều trị

kháng sinh tích cực, bệnh khỏi nhưng cắt kháng sinh bệnh tái phát, phải cảnh giác tới

bệnh gì:

A. Lao sơ nhiễm

B. Viêm phổi tụ cầu

C. Phế quản phế viêm

@D. Dị vật đường thở bỏ qua

E. Hội chứng Loefler ở phổi trong nhiễm giun sán

9. Tiên lượng bệnh nhân dị vật đường thở không phụ thuộc vào:

A. Bản chất dị vật

Page 21: Trac Nghiem TMH

20

@B. Tiền sử có hội chứng xâm nhập điển hình

C. Trang thiết bị và sự thành thạo của kíp nội soi, gây mê hồi sức...

D. Tuổi quá trẻ hoặc quá già

E. Bệnh nhân đến khám kịp thời, khi chưa có biến chứng

10. Dấu hiệu nào quan trọng nhất chẩn đóan xác định dị vật thanh quản:

@A. Soi thấy dị vật ở thanh quản

B. Khàn tiếng, mất tiếng

C. Ho kích thích, lúc đầu ho khan, sau ho có đờm

D. Chụp X quang thấy hình ảnh dị vật cản quang vùng thanh quản

E. Khó thở thanh quản điển hình

11. Triệu chứng nào sau đây quan trọng nhất hướng nghĩ tới dị vật ở khí quản:

A. Có hội chứng xâm nhập

@B. Nghe trước khí quản có dấu hiệu “lật phật cờ bay”

C. Đau nhức vùng trước cổ, vùng xương ức lan lên bả vai...

D. Khó thở thanh quản từng cơn

E. Nuốt đau, sốt cao, đau tức vùng xương ức trước khí quản

Page 22: Trac Nghiem TMH

21

12. Dị vật mắc ở đoạn nào khi lâm sàng có dấu hiệu "lất phất cờ bay":

A. Dị vật ở thanh quản

B. Dị vật ở phế quản

@C. Dị vật ở khí quản

D. Dị vật ở hạ họng thanh quản

E. Dị vật ở buồng thanh thất Morgagnie

13. Bệnh nhân theo dõi dị vật đường thở đã 1 tuần nay. Biểu hiện nào sau đây loại trừ

khả năng dị vật phế quản:

A. Khó thở liên tục, khó thở 2 thì

B. Tiền sử có hội chứng xâm nhập

@C. Soi kiểm tra đường hô hấp không thấy dị vật

D. Có tiền sử tiếp xúc với dị vật nhỏ, trơn, dễ hóc

E. Chụp phim không thấy bán xẹp hoặc xẹp phân thùy hay 1 thùy phổi

14. Dị vật đường thở ở Việt Nam hay gặp ở lứa tuổi nào?

A. Trẻ em lớn

@B. Tuổi nhà trẻ mẫu giáo

Page 23: Trac Nghiem TMH

22

C. Người lớn

D. Người già

E. Phụ nữ tuổi sinh đẻ

15. Dịch tễ lâm sàng dị vật đường thở:

A. Hay gặp ở người già cả răng kém

B. Hay gặp ở thanh niên ăn uống vội vàng

@C. Hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi

D. Hay gặp ở trẻ trên 5 tuổi

E. Hay gặp ở phụ nữ lứa tuổi nuôi con.

16. Dị vật đường thở ít bị chẩn đoán nhầm với;

A. Phế quản phế viêm

B. Viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn

C. Hen phế quản

D. Lao sơ nhiễm

@E. Dị vật thực quản

17. Phương pháp nào sau đây không cần thiết sử dụng chẩn đoán dị vật đường thở:

Page 24: Trac Nghiem TMH

23

A. X- Quang hệ thống đường hô hấp

B. Nội soi

C. Dựa triệu chứng lâm sàng

@D. Siêu âm

E. Dựa vào tiền sử có Hội chứng xâm nhập

18. Phương pháp nào sau đây quan trọng nhất để điều trị dị vật đường thở:

@A. Nội soi gắp dị vật

B. Cho thở O xy

C. Mở khí quản cấp cứu

D. Cho kháng sinh liều cao

E. Cho giảm viêm, giảm xuất tiết

19. Nguyên nhân nào sau đây không chính xác gây dị vật đường thở:

A. Cho trẻ em ăn hoặc ngậm các loại hạt dễ hóc.

B. Cho trẻ uống thuốc bằng cách bịt mũi ném cả viên thuốc vào miệng.

C. Cười đùa với trẻ em trong khi ăn.

D. Hít mạnh sâu, đột ngột khi đang ngậm dị vật dễ hóc.

Page 25: Trac Nghiem TMH

24

@E. Ăn nhanh, ăn nhiều, ăn vội

20. Dấu hiệu nào không có trong “Hội chứng xâm nhập” của dị vật đường thở:

A. Khó thở thanh quản đột ngột, thởí rít lên,.

B. Tinh thần vật vả, hôt hoảng, nằm không yên.

@C. Sốt cao, co giật, có dấu hiệu nhiễm trùng

D. Thiếu dưỡng khí, có tím tái, vả mồ hôi.

E. Có ho sặc sụa, ho kích thích từng cơn.

21. Dấu hiệu nào sau đây là quan trọng nhất đối với theo dõi dị vật đường thở:

A. Tình trạng lo lắng, ngủ kém

B. Tình trạng ăn uống kém

C. Tình trạng nhiễm trùng toàn thân

@D. Khó thở xuất hiện từng cơn như hội chứng xâm nhập ban đầu

E. Tình trạng ho, đờm xuất tiết nhiều

22. Nguyên nhân hóc dị vật đường thở nào người nhà hay BN có thể chủ động tránh

được:

A. Nạo VA

Page 26: Trac Nghiem TMH

25

@B. Cho ăn thức ăn dễ hóc

C. Gây mê nội khí quản

D. Nội soi đường hô hấp

E. Nhổ răng

23. Tìm 1 triệu chứng không có trong dị vật thanh quản:

A. Khàn tiếng

B. Ho do kích thích

@C. Mất dấu hiệu lọc cọc thanh quản cột sống

D. Khạc đờm có thể có tia máu

E. Khó thở thanh quản

24. Dấu hiệu nào sau đây không thuộc dị vật khí quản:

@A. Nuốt nghẹn, vướng...

B. Nghe trước khí quản có dấu hiệu “Lật phật cờ bay”

C. Tiền sử có “Hội chứng xâm nhập”

D. Ho khạc đờm

E. Khó thở từng cơn

Page 27: Trac Nghiem TMH

26

25. Dấu hiệu nào sau đây quan trọng nhất chẩn đoán dị vật phế quản:

A. Tiền sử có “Hội chứng xâm nhập”

B. Khó thở hai thì, thở nhanh nông

@C. Soi gắp được dị vật phía dưới khí quản

D. Ho và sốt cao

E. Có thể có xẹp phổi

26. Biến chứng nào sau đây ít liên quan dị vật đường thở:

A. Viêm màng phổi mủ

B. Áp xe phổi

C. Phế quản phế viêm

@D. Áp xe quanh thực quản

E. Giản phế quaản

27. Những xét nghiệm cận lâm sàng nào sau đây chưa cần thiết để chẩn đoán và điều

trị dị vật đường thở:

A. Chụp phim phổi thẳng nghiêng

B. Công thức máu, máu chảy, máu đông

Page 28: Trac Nghiem TMH

27

@C. Siêu âm hệ thống đường hô hấp

D. Xét nghiệm vi trùng kháng sinh đồ nếu khạc ra mủ

E. Đánh giá tình trạng chuyển hoá toan hô hấp do dị vật gây ra.

28. Tìm một câu sai gây “Hội chứng xâm nhập” trong dị vật đường thở:

A. Do thanh quản có phản xạ ho để bảo vệ đường hô hấp

B. Do thanh quản có phản xạ co thắt để bảo vệ đường hô hấp

C. Do một vật lạ có chạm vào thanh quản trước khi khu trú tại chổ hoặc xâm nhập sâu

vào khí quản hoặc phế quản.

D. Do thần kinh vận động và cảm giác của thanh quản bình thường để đảm bảo chức

năng bảo vệ đường hô hấp của thanh quản.

@E. Do thanh quản bị chấn thương bởi dị vật gây ra

29. Tiên lượng nặng nề nhất thuộc dị vật nào ở Việt Nam:

A. Hạt hồng xiêm (Sapuchê)

B. Hạt dưa

C. Xương cá

@D. Hạt lạc (đậu phộng)

E. Hạt cơm

Page 29: Trac Nghiem TMH

28

30.Tiên lượng dị vật đường thở nào nặng nề nhất trong các đối tượng đến khám sau:

@A. Các cháu nhà trẻ, mẫu giáo

B. Học sinh, sinh viên

C. Bộ đội, công an

D. Công nhân, nông dân

E. Giáo viên và các cán bộ hành chính sự nghiệp khác

31. Tiên lượng dị vật đường thở nào nặng nề nhất trong các đối tượng sau:

A. Thanh niên

B. Thiếu niên

C. Trung niên

@D. Phụ lão

E. Người đang tuổi lao động

32. Tiên lượng dị vật đường thở nào nặng nề nhất trong các tình huống sau:

A. Đến viện sớm chưa có biến chứng

B. Đến sớm bắt đầu có biến chứng

@C. Đến trễ đã có biến chứng

Page 30: Trac Nghiem TMH

29

D. Đến trễ chưa có biến chứng

E. Đến trễ bắt đầu có biến chứng

33. Bản chất dị vật ảnh hưởng rất lớn đến tiên lượng bệnh

@A. Đúng

B. Sai

34. Không nên sử dụng thực phẩm có xương chế biến làm thức ăn để tránh dị vật

đường thở

A. Đúng

@B. Sai

35. Dị vật nằm vùng họng miệng thuộc dị vật đường thở

A. Đúng

@B. Sai

36. Dị vật đường thở có thể gây chết người đúng hay sai?

@A. Đúng

B. Sai

37. Dị vật lọt vào buồng thanh thất nguy hiểm hơn dị vật cắm vào dây thanh đúng hay

sai?

Page 31: Trac Nghiem TMH

30

@A. Đúng

B. Sai

38. Có hội chứng xâm nhập có nghĩa là dị vật có chạm đến thanh quản đúng hay sai?

@A. Đúng

B. Sai

39. Không có hội chứng xâm nhập cũng có thể vẫn có dị vật đường thở đúng hay sai?

@A. Đúng

B. Sai

40. Thường xuyên mở khí quản khi nghi ngờ có dị vật đường thở đúng hay sai?

A. Đúng

@B. Sai

DỊ VẬT ĐƯỜNG ĂN

1. Lứa tuổi nào hay hóc xương nhất ở Việt Nam:

A. Nhà trẻ mẫu giáo

B. Trẻ em

@C. Người lớn

Page 32: Trac Nghiem TMH

31

D. Người già

E. Phụ nữ nuôi con

2: Bản chất dị vật đường ăn ở nước ta hay gặp nhất:

A. Dị vật sống

@B. Các loại xương trong thực phẩm ăn uống

C. Các loại hạt trái cây

D. Các mẫu đồ chơi trẻ em

E. Các vật liệu ngậm vào miệng khi làm việc

3. Dị vật đường ăn nào sau đây có khả năng gây viêm nhiễm sớm nhất ?

A. Chiếc kim khâu, cái đinh vít...

@B. Xương cá, gà, vịt...

C. Mãnh đồ chơi bằng nhựa.

D. Viên thuốc bọc võ kẽm

E. Hàm răng hoặc chiếc răng giả.

4. Triệu chứng nào sau đây không phù hợp với bệnh nhân bị hóc xương:

A. Thực quản sưng nề, cột sống cổ thẳng, mất chiều cong sinh lý .

Page 33: Trac Nghiem TMH

32

B. Sốt cao, đau vùng cổ, quay cổ hạn chế

C. Có tiền sử hóc xương, ấn máng cảnh đau.

@D. Cảm giác đau khi nuốt nước bọt, nhưng khi ăn cơm, uống nước bình thường

E. Sưng nề vùng cổ, sốt cao, rét run, có thể có khó thở...

5. Dấu chứng nào sau đây không phải biến chứng do hóc xương:

A. Sưng tấy, áp xe trung thất.

B. Thủng các mạch máu lớn.

@C. Nuốt tắc nghẹn và đau ngày càng tăng dần đã mấy tháng nay

D. Sốt cao rét run do nhiễm trùng máu

E. Viêm tấy áp xe quanh thực quản

6. Biện pháp tuyên truyền phòng ngừa dị vật đường ăn nào không hợp lý?

A. Hóc xương là một cấp cứu vì có thể nguy hiểm đến tính mạng.

@B. Tuyệt đối không nên dùng xương để làm thực phẩm ăn, uống

C. Nên ăn chậm nhai kỷ, Không cười đùa trong khi ăn.

D. Chế biến thực phẩm có xương thật tốt.

E. Khi nghi ngờ hóc cần đến ngay BS Tai Mũi Họng khám, điều trị.

Page 34: Trac Nghiem TMH

33

7. Biện pháp nào không có giá trị phòng ngừa dị vật đường ăn:

A. Ăn chậm nhai kỹ

B. Chế biến tốt thực phẩm có xương

@C. Không nên ăn nhiều

D. Không nấu xương với các món ăn dễ hóc

E. Không cười đùa trong khi ăn

8. Chổ hẹp của thực quản nào sau đây không phải là chỗ hẹp sinh lý:

A. Chổ thực quản chui qua cơ hoành

B. Chổ tỳ vào thực quản của quai động mạch chủ và phế quản gốc trái

@C. Chổ thực quản hẹp do rối loạn co thắt cơ năng

D. Đoạn tâm vị

E. Đoạn miệng thực quản

9. Dị vật xương cá hay gặp nhất ở chổ nào trong hệ thống đường ăn;

A. Vùng họng mũi

B. Vùng thực quản

C. Vùng hạ họng - thanh quản

Page 35: Trac Nghiem TMH

34

@D. Vùng họng miệng

E. Vùng thực quản cổ

10. Dị vật xương cá hay gặp nhất ở vị trí nào sau đây ở vùng họng:

A. Thành sau họng

B. Đáy lưỡi

@C. Hai Amidan khẩu cái

D. Xoang lê

E. Miệng thực quản

11. Bệnh nào cần thiết phải chụp phim để chẩn đoán trong các bệnh sau:

A. Loạn cảm họng

B. Viêm Amidan cấp

C. Ung thư hạ họng thanh quản giai đoạn đầu

D. Ung thư miệng thực quản

@E. Hóc xương

12. Phân bố dị vật ở thực quản thế nào là đúng nhất trong lâm sàng:

@A. Thực quản cổ 80%; thực quản ngực 12%; đoạn cơ hoành tâm vị 8%.

Page 36: Trac Nghiem TMH

35

B. Thực quản cổ 80%, thực quản ngực 8%, đoạn cơ hoành tâm vị 12%

C. Thực quản cổ 8%, thực quản ngực 12%, đoạn cơ hoành tâm vị 80%

D. Thực quản cổ 12%, thực quản ngực 80%, đoạn cơ hoành tâm vị 8%

E. Thực quản cổ 12%, thực quản ngực 8%, đoạn cơ hoành tâm vị 80%.

13. Biện pháp để chẩn đoán chính xacï nhất dị vật đường ăn là:

A. Dựa vào khai thác bệnh sử

B. Dựa vào thăm khám lâm sàng sốt, nuốt đau, quay cổ hạn chế

C. Dựa vào hình ảnh chụp X quang thực quản cổ nghiêng

@D. Dựa vào nội soi thực quản có xương

E. Mất đấu hiệu chạm cột sống (tiếng lọc cọc thanh quản cột sống mất)

14. Chẩn đoán dị vật đường ăn không nên dựa vào:

A. Tiền sử bị hóc xương

B. Dựa vào triệu chứng lâm sàng

C. Phim chụp thực quản cổ nghiêng

D. Dựa vào soi hệ thống đường ăn

@E. Dựa vào siêu âm chẩn đoán

Page 37: Trac Nghiem TMH

36

15. Dấu hiệu nào sau đây không có ý nghĩa chẩn đoán dị vật thực quản trên phim thực

quản cổ nghiêng:

A. Khoảng cách giữa thanh - khí quản và cột sống dày gấp 2 lần trở lên

B. Cột sống cổ thẳng, mất chiều cong sinh lý

@C. Sưng nề phần mềm vùng trước thanh - khí quản

D. Có hình ảnh áp xe vùng trước cột sống sau khí quản

E. Có hình ảnh dị vật cản quang vùng thực quản

16. Biến chứng nào sau đây không phải do dị vật đường ăn gây ra:

A. Viêm tấy - Áp xe quanh thực quản

B. Viêm tấy áp xe trung thất

@C. Xẹp phổi, áp xe phổi

D. Dò khí thực quản

E. Thủng các mạch máu lớn

17. Biện pháp nào sau đây quan trọng nhất trong điều trị dị vật đường ăn:

@A. Nội soi gắp bỏ dị vật đường ăn

B. Chú ý dinh dưỡng, truyền dịch nâng cao thể trạng

Page 38: Trac Nghiem TMH

37

C. Kháng sinh liều cao, phổ rộng

D. Chụp X quang kiểm tra liên tục để phát hiện dị vật và biến chứng

E. Đặt sonde dạ dày cho ăn để thực quản chóng lành

18. Dấu hiệu nào sau đây loại trừ khả năng viêm tấy, áp xe quanh thực quản cổ:

A. Sốt cao

B. Khó thở

C. Nuốt đau

@D. Dấu chạm cột sống (lọc cọc thanh quản cột sống) bình thường.

E. Quay cổ hạn chế

19. Vị trí của miệng thực quản khi soi ở người trưởng thành cách cung răng trên

(CCRT) bao nhiêu cm là chính xác nhất:

A. 27 cm CCRT

B. 25 cm CCRT

@C. 15 cm CCRT

D. 20 cm CCRT

E. 10 cm CCRT

Page 39: Trac Nghiem TMH

38

20. Vị trí của đoạn cung động mạch chủ và phế quản gốc trái vắt qua thực quản ở

khoảng nào cách cung răng trên (CCRT) là đúng nhất:

A. 20 cm CCRT

@B. 27 cm CCRT

C. 30 ccm CCRT

D. 43 cm CCRT

E. 15 cm CCRT

21. Tiên lượng hóc dị vật đường ăn không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây:

A. Bản chất dị vật

B. Tuổi của bệnh nhân

C. Đến khám sớm hay trễ

D. Trang thiết bị dụng cụ và nhóm Bác sĩ nội soi đường ăn

@E. Số lượng dị vật bị hóc

22. Những động tác nào nên làm sau khi bị hóc xương:

A. Ăn thêm miếng rau, miếng cơm

B. Móc họng gây nôn

Page 40: Trac Nghiem TMH

39

C. Nhờ bàn tay người đẻ ngược cào

@D. Đến khám Bác sĩ chuyên khoa

E. Uống kháng sinh ngay

23. Triệu chứng nào sau đây không phải dị vật ở đoạn thực quản ngực:

A. Có tiền sử hóc xương

@B. Cổ sưng, quay cổ hạn chế

C. Cảm giác đau sau xương ức

D. Cảm giác đau lan lên bả vai, lan ra sau lưng

E. Cảm giác khó thở

24. Ý nghĩa lâm sàng của dấu hiệu “giảm hoặc mất dấu hiệu lọc cọc thanh quản cột

sống”:

A. Chắc chắn mắc dị vật đường ăn

B. Cần phải soi ngay thực quản cấp cứu

@C. Có sưng nề phần mềm vùng thanh quản - cột sống đoạn cổ

D. Cần phẩu thuật tháo mủ hoặc lấy dị vật

E. Cần điều trị kháng sinh liều cao

Page 41: Trac Nghiem TMH

40

25. Bệnh nào sau đây không có “Giảm hoặc mất dấu hiệu lọc cọc thanh quản cột

sống”

A. Dị vật thực quản cổ giai đoạn viêm nhiễm

B. Biến chứng viêm tấy áp xe quanh thực quản cổ

@C. Hóc xương đoạn thực quản ngực gây áp xe trung thất

D. Viêm tuyến giáp cấp

E. Viêm túi thừa thực quản

26. Dấu hiệu nào sau đây không nghĩ tới dị vật đường ăn gây áp xe quanh thực quản:

@A. Tuy nuốt đau nhưng vẫn ăn uống được

B. Tiền sử hóc xương kèm sốt 38 oC -39oC

C. Tiền sử hóc xương, không ăn uống được, cơ thể suy nhược, mặt hốc hác

D. Nuốt đau, miệng nhiều nước bọt hơi thở hôi

E. Tiền sử hóc xương, sốt, xét nghiệm bạch cầu tăng cao

27. Người ta không soi thực quản khi đã có áp xe quanh thực quản bởi vì:

A. Do bệnh nhân quá yếu

@B. Có thể chèn ép gây ổ mủ vở lan xuống trung thất

Page 42: Trac Nghiem TMH

41

C. Gây đau đớn cho bệnh nhân

D. Gây nhiễm trùng tăng

E. Không thể gắp được dị vật

28. Tìm một lý do không đúng tác dụng của phim thực quản cổ nghiêng:

A. Xác định vị trí dị vật cản quang

B. Xác định kích thước dị vật cản quang

C. Xác định biến chứng viêm tấy hoặc áp xe

@D. Xác định có hóc dị vật hay không

E. Xác định chiều cong bình thường của cột sống cổ

29. Hóc xương đường ăn không thể có biến chứng:

A. Nhiễm trùng máu

B. Viêm tấy áp xe trung thất

C. Thủng các mạch máu lớn

D. Gây rò khí thực quản

@E. Xẹp phổi

30. Cách điều trị viêm tấy áp xe quanh thực quản cổ nào không nên làm:

Page 43: Trac Nghiem TMH

42

@A. Cho uống bổ sung ngay các viên sinh tố tổng hợp

B. Đặt sond dạ dày cho ăn

C. Thêm kháng sinh kỵ khí

D. Mở cạnh cổ (cervicotomie) dẫn lưu mủ

E. Cho ăn chất dễ tiêu nhiều dinh dưỡng

31. Yếu tố nào ít quyết định tiên lượng dị vật đường ăn

@A. Dị vật được loại bỏ hay chưa

B. Bệnh đến khám sớm hay trễ, đến càng trễ bệnh càng nặng

C. Bản chất của dị vật , dị vật hữu cơ nặng hơn các loại dị vật khác

D. Trang thiết bị dụng cụ chữa bệnh và sự thành thạo của kíp gây mê, phẩu thuật

E. Trẻ càng bé và người càng già bệnh càng nặng

32. Biến chứng thủng mạch máu lớn do hóc xương ít khi có triệu chứng nào sau đây:

@A. Thường xẩy ra ngay sau hóc xương

B. Xẩy ra đột ngột, không có dấu hiệu lâm sàng nào báo trước

C. Chảy máu ồ ạt mất máu rất nhanh chóng

D. Cấp cứu rất khó vì không biết chính xác vị trí chảy máu

Page 44: Trac Nghiem TMH

43

E. Các động, tỉnh mạch lớn bị thủng đều do dị vật gây tổn thương trực tiếp từ thực

quản.

33. Biến chứng thủng mạch máu lớn thường xẩy ra sau hóc 2,3 ngày đúng hay sai?

A. Đúng

@B. Sai

34. Khi bị mất dấu hiệu chạm cột sống (lọc cọc thanh quản cột sống) tức là thực quản

vùng cổ bình thường đúng hay sai?

A. Đúng

@B. Sai

35. Dấu hiệu quan trọng nhất của loạn cảm họng mà hóc xương không có là bệnh

nhân vẫn ăn uống bình thường đúng hay sai?

@A. Đúng

B. Sai

36. Dị vật vùng họng thanh quản có thể gây ngạt thở, khó thở đúng hay sai?

@A. Đúng

B. Sai

Page 45: Trac Nghiem TMH

44

37. Dị vật nhỏ sắc nhọn như xương cá hay gặp trong thực quản hơn vùng miệng đúng

hay sai?

A. Đúng

@B. Sai

38. Dị vật vùng họng thanh quản có thể gây áp xe xoang lê đúng hay sai/

@A. Đúng

B. Sai

39. Dị vật đường ăn ở Việt Nam gặp trẻ em nhiều hơn người lớn đúng hay sai/

A. Đúng

@B. Sai

40. Trong dân gian khi hóc xương thường nuốt thêm miếng cơm, miếng rau để dị vật

xuống dạ dày đúng hay sai?

A. Đúng

@B. Sai

CHẤN THƯƠNG TAI MŨI HỌNG

1. Tìm một nguyên tắc không đúng với giải quyết Chấn thương TMH:

Page 46: Trac Nghiem TMH

45

A. Khám toàn diện để phát hiện chấn thương phối hợp

B. Phát hiện chảy máu nặng lĩnh vực TMH và đầu mặt cổ

C. Chấn thương nào nguy hiểm với tính mạng nhất thì xử lý trước

D. Cơ quan nào ảnh hưởng chức năng sinh lý quan trọng nếu để muộn khó hồi phục

thì ưu tiên xử lý trước

@E. Bao giờ cũng phải chụp phim mới khám, chẩn đoán và giải quyết chính xác

2. Cơ quan nào thuộc lĩnh vực TMH sau đây ít bị chấn thương nhất:

@A. Thanh quản

B. Vành tai

C. Xoang trán

D. Tháp mũi

E. Xoang hàm

3. Tìm một câu chưa đúng với lý luận chấn thương TMH bao giờ cũng nguy hiểm:

A. Nằm gần sọ nảo, thường kèm chấn thương sọ nảo.

B. Gần các mạch máu lớn

C. Để lại sẹo xấu ảnh hưởng thẩm mỹ khi khỏi bệnh

Page 47: Trac Nghiem TMH

46

D. Dễ ảnh hưởng chức năng sống đặc biệt đường ăn và đường thở

@E. Tai mũi họng là cơ quan dễ nhiễm trùng nhất

4. Triệu chứng nào sau đây không phù hợp với chấn thương mũi:

A. Chảy máu mũi

B. Biến dạng tháp mũi

C. Tràn khí dưới da vùng sống mũi

@D. Khó thở phập phồng cánh mũi

E. Sờ nắn dọc sống mũi có điểm đau nhói

5. Chụp phim gì để xác định gẩy xương chính mũi:

A. Phim Blondeau tia mềm

@B. Phim sọ nghiêng tia mềm

C. Phim sọ thẳng tia mềm

D. Phim Hirtz tia mềm

E. Chụp phim Schueller tia mềm

6. Tìm một lý do chưa đúng buộc BN khám và điều trị gẫy xương chính mũi:

A. Do chảy máu

Page 48: Trac Nghiem TMH

47

B. Do quá đau đớn vùng mũi chấn thương

C. Do biến dạng tháp mũi ảnh hưởng thẩm mỹ

D. Do sưng nề, ngạt tắc mũi

@E. Do lo lắng ảnh hưỡng khứu giác sau nàý

7. Vì sao phải chỉnh hình sớm gẫy xương chính mũi:

A. Tránh mất máu nhiều

B. Để giảm bớt thời gian sử dụng kháng sinh

C. Để tránh sẹo xấu vùng mặt

@D. Vì xương chính mũi can liền sớm

E. Để phục hồi sớm chức năng hô hấp của mũi.

8. Giới hạn thời gian còn có thể nắn chỉnh hình xương chính mũi tốt nhất:

A. Có thể tới 12 tiếng đồng hồ

@B. Có thể tới 2 ngày

C. Có thể tới 7 ngày

D. Có thể tới 10 ngày

E. Có thể tới 3 tuần

Page 49: Trac Nghiem TMH

48

9. Khi chấn thương gảy xương chính mũi hở cần lưu ý hàng đầu tới:

A. Chống chảy máu nhiều.

@B. Tiêm phòng uốn ván

C. Khâu thật đẹp bảo đảm thẩm mỹ sau này

D. Phát hiện các tổn thương phối hợp

E. Khó thở nặng

10. Đôi xoang nào thường bị chấn thương nhiều nhất:

@A. Xoang hàm, xoang trán

B. Xoang sàng trước, xoang bướm

C. Xoang bướm, xoang hàm

D. Xoang trán, xoang sàng sau

E. Xoang sàng sau, xoang hàm

11. Triệu chứng nào có giá trị nhất chẩn đoán chấn thương xoang:

A. Chảy máu mũi

B. Có vết thương vùng xoang tương ứng

C. Biến dạng mặt vùng xoang

Page 50: Trac Nghiem TMH

49

@D. Phim X Quang có tổn thương Xoang rõ rệt

E. Chọc xoang có máu

12. Triệu chứng có giá trị nhất để chẩn đoán vở xoang hàm tổn thương sàn hố mắt:

A. Chấn thương xoang hàm gần hốc mắt

@B. Dấu hiệu mắt nhìn đôi

C. Mắt nhắm không kín cùng bên chấn thương

D. Soi đáy mắt có phù nề gai thị

E. Thị lực giảm sút

13. Triệu chứng quan trọng nhất chẩn đoán vở xoang hàm đơn thuần:

@A. Phim Blodeau có hình ảnh nứt, vỡ thành xoang, mờ xoang hàm

B. Xì mũi ra máu cùng bên bị chấn thương

C Đau nhức ở vùng xoang hàm bị chấn thương

D. Vết thương bầm tím, vết rách hoặc lỗ thủng vùng xoang tương ứng

E. Âún vùng xoang hàm sưng nề, đau nhói có thể có tràn khí dưới da

14. Một bệnh nhân có gẩy hình tháp xương hàm, tổn thương xương hàm trên, phía

dưới xương chính mũi, ngành trán của xương hàm qua trung tâm trần ổ mắt và xương

gò má. Đường vở đi từ xương chính của mũi ra hố nanh, vòng xuống phía dưới xương

Page 51: Trac Nghiem TMH

50

gò má, chạy về phía sau và dưới của củ xương hàm, 2 bên giống nhau, luôn luôn kèm

tổn thương xoang hàm. Anh (chị) cho biết đó là gẫy xoang hàm phối hợp loại gì:

A. Lefort I

@B. Lefort II

C. Lefort III

D. Đa chấn thương không phân loại

E. Vở xoang hàm đơn thuần

15. Trong vở xương đá có một đặc điểm quan trọng nhất cần chú ý đó là:

A. Một chấn thương rất mạnh từ tầng giữa đáy sọ

@B. Xương đá không bao giờ liền lại nên dễ viêm màng não sau này

C. Rách màng nhĩ, chảy máu tai dễ đưa tới viêm tai giữa

D. Dễ gây liệt mặt do tổn thương dây VII

E. Bao giờ cũng kèm chấn thương sọ não

16. Triệu chứng nào không hoặc it liên quan tới chấn thương vở xương đá:

A. Chảy nước nảo tủy qua ống tai bên có tổn thương

B. Chảy máu tai, hoặc màng nhĩ màu xanh bên tổn thương

Page 52: Trac Nghiem TMH

51

C. Liệt mặt ngoại biên phía tổn thương

@D. Ù tai nghe kém phía bị tổn thương

E. Da vùng xương chũm phía tổn thương bị bầm tím

17. Hướng xử trí nào đúng nhất khi bệnh nhân bị chấn thương thủng màng nhĩ:

A. Hàng ngày làm thuốc tai bằng nhỏ dung dịch kháng sinh mạnh.

B. Hàng ngày đặt mèche tẩm dung dịch kháng sinh

@C. Hàng ngày làm thuốc tai với bột kháng sinh hoặc mở kháng sinh

D. Làm thuốc tai nhỏ sát trùng, theo dõi sát diễn biến

E. Thường xuyên chụp phim, đo điếc, phát hiện sớm biến chứng.

18. Điếc do chấn thương thủng màng nhĩ đơn thuần là loại điếc nào:

A. Điếc tiếp nhận

@B. Điếc dẫn truyền

C, Điếc phối hợp nặng về dẫn truyền

D. Điếc phối hợp nặng về tiếp nhận

E. Tuy thủng màng nhĩ nhưng bị điếc không đáng kể

19. Điều nguy hiểm nhất của chấn thương vở xoang trán là:

Page 53: Trac Nghiem TMH

52

A. Chấn thương hở

B. Chấn thương kín gây tụ máu trong xoang

@C. Chấn thương vở thành sau xoang trán thấu nảo (thùy trán)

D. Chấn thương gây lún thành trước vào xoang

E. Dễ ảnh hưởng đến thị lực do nằm cạnh mắt

20. Biến chứng nguy hiểm nhất của thủng màng nhĩ đơn thuần là:

A. Gây nghe kém

B. Màng nhĩ không liền

@C. Viêm tai giữa cấp

D. Ù tai

E. Chóng mặt

21. Trong đa chấn thương vùng đầu mặt có chấn thương sọ nảo tụ máu dưới màng

cứng liên quan các khoa Mắt, RHM, TMH & Ngoại. Vậy khoa nào phải can thiệp

phẩu thuật trước:

A. Khoa Mắt

@B. Khoa Ngoại

C. Khoa RHM

Page 54: Trac Nghiem TMH

53

D. Khoa TMH

E. Khoa nào chuẩn bị trước thì phẩu thuật trước chứ không phân biệt

22. Triệu chứng gì quan trọng nhất cần theo dõi sát trong vở xoang trán:

A. Chảy máu mũi nhiều

B. Sưng nề tràn khí dưới da trước xoang chấn thương

C. Sưng nề vùng xoang trán lan xuống hố mắt, mắt nhìn đôi

@D. Chảy nước nảo tủy ra mũi

E. Chấn thương xoang trán hở.

23. Căn dặn gì quan trọng nhất với bệnh nhân vở xương đá xuất viện:

A. Ăn uống bồi dưỡng và nghĩ ngơi 1-2 tháng

B. Nút kín tai, không để nước vào tai khi tắm gội đầu

C. Châm cứu điều trị liệt mặt (nếu có) trong tời gian 2-3 tháng

D. Tái khám chụp phim, đo thính lực theo dõi phục hồi chức năng tai

@E. Khám bệnh ngay khi có sốt cao, nhức đầu, nôn mửa..., và báo cho BS biết tiền sử

bị vở xương đá

Page 55: Trac Nghiem TMH

54

24. Anh (chị) cho biết đường gẩy xương kiểu gì khi đi ngang qua xương hàm trên,

đường gẩy bắt đầu từ bờ dưới của hố lê, chạy về phía sau đến hố chân bướm hàm,

song song với gờ lợi độ 1,5 cm cả 2 bên đường vở giống nhau.

@A. Le Fort I

B. Le Fort II

C. Le Fort III

D. Đa chấn thương không phân loại

E. Gẩy xương hàm trên

25. Triệu chứng lâm sàng nào không thuộc đường vở dọc của vở xương đá:

A. Đường vở đi song song với trục xương đá

B. Nét vở từ trai thái dương tới trần hòm nhĩ theo bờ trước xương đá tới lỗ rách trước.

C. Tai giữa luôn luôn bị tổn thương

D. Tai trong không tổn thương

@E. Có điếc tiếp nhận

26. Người ta chụp phim gì để đánh giá tổn thương vở xương đá:

A. Phim Schueller

B. Phim Blondeau

Page 56: Trac Nghiem TMH

55

@C. Phim Stenvers

D. Phim sọ nghiêng

E. Phim sọ thẳng

27. Để chẩn đoấn xác định vở xương đá ta không nhất thiết dựa vào điều kiện sau:

A. Tiền sử chấn thương mạnh vùng chẩm, vùng thái dương

B. Chảy máu tai, màng nhĩ màu xanh

C. Chảy nước nảo tủy

D. Liệt mặt sau chấn thương

@E. Ccï chóng mặt, nghe kém sau chấn thương

28. Trong vở xương đá người ta chỉ phẩu thuật tai khi:

A. Có chảy nước nảo tủy

@B. Có viêm tai giữa đe doạ viêm màng nảo

C. Có chảy máu tai

D. Có màng nhĩ màu xanh

E. Có ù tai, nghe kém

Page 57: Trac Nghiem TMH

56

29. Tìm một tình huống tổn thương giải phẩu bệnh lý không phù hợp trong đường vở

ngang (tổn thương ốc tai hoặc tiền đình) của vở xương đá:

A. Một chấn thương vùng thái dương

B. Đường vở thẳng góc từ lỗ rách sau ra bờ trước xương đá

C. Với đường vở phía trong sẽ cắt qua ống tai,hoặc ốc tai

@D. Tổn thường đường dẫn truyền, nghe kém thể truyền âm

E. Với đường vở ngoài sẽ vở tiền đình hoặc ống Fallope

30. Tỷ lệ liệt mặt (dây VII) bao nhiêu % trong vở xương đá đường vở ngang:

A. Khoảng 20%

B. Khoảng 30%

C. Khoảng 40%

@D. Khoảng 50%

E. Khoảng 60%

31. Một bệnh nhân bị tai nạûn giao thông có chảy máu tai, mũi, sưng mắt, gẫy răng...

vào khám Tai Mũi Họng. Khoa nào chưa nhất thiết phải mời hội chẩn ngay:

A. Bác sĩ chuyên khoa Mắt

B. Bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt

Page 58: Trac Nghiem TMH

57

C. Bác sĩ chuyên khoa Ngoại

D. Bác sĩ gây mê hồi sức

@E. Bác sĩ chuyên khoa huyết học

32. Trong các bệnh sau, bệnh nào dễ nhầm nguyên nhân gây chảy máu mũi:

A. Chấn thương mũi

B. Bệnh về máu

C. Cao huyết áp

@D. Dãn tĩnh mạch thực quản

E. Khối u ở mũi

33. U nhầy xoang trán (mucocele) có khả năng gây ung thư đúng hay sai?

A. Đúng

@B. Sai

34. Chấn thương Tai Mũi Họng dễ để lại di chứng xấu và ảnh hưởng chức năng sinh

lý đúng hay sai?

@A. Đúng

B. Sai

Page 59: Trac Nghiem TMH

58

35. Chấn thương gẫy xương chính mũi người ta thường phẫu thuật sớm vì dễ bị sẹo

xấu đúng hay sai?

A. Đúng

@B. Sai

36. Để xác định vở thành sau xoang trán người ta có thể chỉ định chụp phim Blondeau

đúng hay sai?

A. Đúng

@B. Sai

37. Ấn dọc sống mũi có dấu lạo xạo hoặc điểm đau nhói là dấu hiệu quan trọng nhất

để xác định gẫy xương chính mũi đúng hay sai?

@A. Đúng

B. Sai

38. Với đường vở ngang chấn thương vở xương đá sẽ gây nghe kém truyền âm.

A. Đúng

@B. Sai

39. Dung dịch kháng sinh Polydexa có thể sử dụng làm thuốc tai khô đúng hay sai?

A. Đúng

Page 60: Trac Nghiem TMH

59

@B. Sai

40. Thủng màng nhĩ do chấn thương vở xương đá là chấn thương gián tiếp đúng hay

sai?

A. Đúng

@B. Sai

Page 61: Trac Nghiem TMH

60

CHẢY MÁU MŨI

1. Hốc mũi được nuôi dưỡng trực tiếp bởi những mạch máu dưới đây trừ động mạch

nào

A. Động mạch bướm-khẩu cái

B. Động mạch sàng trước

C. Động mạch hàm trong

@D. Động mạch thái dương

E. Động mạch sàng sau

Page 62: Trac Nghiem TMH

61

2. Số lượng máu mất trong trường hợp chảy máu mũi nặng là:

A. < 50 ml

B. 50 ml

C. 100ml

D. 150 ml

@E. >200 ml

3. Trong chảy máu mũi, máu chảy ít, có xu hướng tự cầm thường gặp chảy máu ở:

A. Mao mạch

B. Động mạch sàng trước

C. Động mạch bướm -khẩu cái

@D. Điểm mạch Kisselbach

E. Động mạch sàng sau

4. Cao huyết áp thường gây chảy máu mũi ở điểm mạch Kisselbach

A. Đúng

@B. Sai

Page 63: Trac Nghiem TMH

62

5. Bệnh nhân được nhét meche mũi trước, sau bao nhiêu giờ bệnh nhân được rút

meche

A.Trước 12 giờ

B. 12 - 24 giờ

@C. 24 - 48 giờ

D. 48 - 72 giờ

E. Trên 72 giơ

6. Chảy máu mũi do u xơ vòm mũi họng thường số lượng rất nhiều

@A. Đúng

B. Sai

7. Trong trường hợp chảy máu mũi nhiều, có thể thắt động mạch cảnh trong

A. Đúng

@B. Sai

8. Đè ép cánh mũi vào vách mũi được dùng trong trường hợp:

@A. Chảy máu ở điểm mạch Kisselbach

B. Chảy máu động mạch

Page 64: Trac Nghiem TMH

63

C. Chảy máu nặng

D. Chảy máu mao mạch

E. Chảy máu ở bệnh nhân cao huyết áp

9. Khi nhét meche mũi trước để cầm máu, người ta dứt khoát phải dùng thêm:

A. Liệu pháp oxy

B. Corticoide

@C. Kháng sinh

D. Kháng histamin

E. Thuốc giảm đau

10. Chảy máu mũi tái phát ở người lớn có thể do những nguyên nhân sau trừ:

A. Ung thư xoang sàng

B. Ung thư vòm mũi họng

C. Điều trị thuốc chống đông không kiểm soát

D. Bệnh dãn mao mạch của Rendu osler

@E. Viêm xoang trán

11. Nguyên nhân thường gặp nhất chảy máu mũi tái phát ở bé trai trên dưới 12 tuổi là:

Page 65: Trac Nghiem TMH

64

A. Tổn thương ở điểm mạch Kisselbach

B. Viêm xoang sàng

@C. U xơ vòm mũi họng

D. Viêm mũi vận mạch

E. Viêm xoang hàm

12. Chảy máu mũi nặng có thể thứ phát sau một số bệnh trừ:

A. Điều trị thuốc chống đông

B. Suy gan

C. U xơ vòm mũi họng

@D. Polype mũi xoang

E. Cao huyết áp

13. Trong những bệnh sau, bệnh nào gây nghẹt mũi và chảy máu mũi:

A. Vẹo vách ngăn mũi

@B. Uxơ vòm mũi họng

C. Bệnh polype mũi xoang

D. Cao huyết áp

Page 66: Trac Nghiem TMH

65

E. Bệnh Rendu Osler

14. Trước một bệnh nhân chảy máu mũi nhẹ, phương pháp xử trí nào nên làm đầu

tiên:

A. Thắt động mạch hàm trong

B. Dùng bông có tẩm thuốc co mạch đè vào chổ chảy

C. Nhét meche mũi trước

D. Nhét meche mũi sau

@E. Dùng tay đè ép cánh mũi vào vách mũi

15. Động mạch hàm trong là một nhánh của động mạch nào?

@A. Động mạch cảnh ngoài

B. Động mạch bướm khẩu cái

C. Động mạch mắt

D. Động mạch sàng trước

E. Động mạch cảnh trong

16.Trong chấn thương tai mũi họng, chảy máu mũi nặng thường do tổn thương các

động mạch

@A. Đúng

Page 67: Trac Nghiem TMH

66

B. Sai

17. Chảy máu ở điểm mạch Kisselbach, số lượng thường gặp là:

@A. < 50 ml

B. 50 ml

C. 100ml

D. 150 ml

E. >200 ml

18. Trong trường hợp chảy máu mao mạch ở trẻ nhỏ, phương pháp cầm máu nào sử

dụng hiệu quả nhất?

A. Thắt động mạch

B. Nhét meche mũi sau

C. Nhét spongel

@D. Đè ép cánh mũi vào vách mũi

E. Hạt trai Nitrat bạc

19. Trước một bệnh nhân chảy máu mũi nặng, xử trí nào cần làm đầu tiên?

@A. Xử trí toàn thân

Page 68: Trac Nghiem TMH

67

B. Xử trí cầm máu

C. Liệu pháp Oxy

D. Mở khí quản

E. Xử trí nguyên nhân

20. Meche mũi sau được chỉ định trong trường hợp:

A. Chảy máu ở điểm mạch Kisselbach

B. Chảy máu ở mao mạch

@C. Sau khi nhét meche mũi trước không cầm

D. Chảy máu nhẹ

E. Chảy máu ở cuốn dưới

Page 69: Trac Nghiem TMH

68

VIÊM THANH QUẢN

1. Triệu chứng của viêm thanh quản cấp không thể có:

A. Ho kích thích

B. Khàn tiếng

C. Đau vùng trước thanh quản

@D. Ho ra máu

E. Xung huyết đỏ cả 2 dây thanh

2. Một cháu bé đau họng, khó thở, tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc... Tiêu chuẩn nào

sau đây quan trọng nhất nghỉ tới chẩn đoán bạch hầu thanh quản:

Page 70: Trac Nghiem TMH

69

@A. Có giả mạc trắng ngà, xám dày dính, khó bóc vùng A lan rộng

B. Sốt vừa phải 38-38,50C

C.Khó thở thanh quản điển hình

D. Cháu bé chưa được tiêm chủng bạch hầu

E. Bệnh nhân sống trong vùng hiện đang có dịch bạch hầu

3. Trong nhà trẻ phát hiện một cháu bé bị viêm họng bạch hầu (BH). Biện pháp nào

phải làm đầu tiên nhằm ngăn chặn sự lây lan:

A. Tiêm SAD ngay cho trẻ bị bệnh

B. Tiêm phòng bạch hầu ngay cho các trẻ khỏe mạnh khác

C. Cho tất cả các trẻ có tiếp xúc uống kháng sinh

@D. Cách ly ngay trẻ bị bệnh

E. Thông báo với đội vệ sinh phòng dịch khoanh vùng quản lý nhà trẻ.

4. Một bệnh nhân ho, khàn tiếng kéo dài, khó thở... Tiêu chuẩn nào sau đây có thể

chẩn đoán khả năng viêm thanh quản mãn tính đặc hiệu:

A. Viêm mũi mãn tính quá phát

B. Người hoạt động nhiều về giọng

C. Nghiện thuốc lá nặng

Page 71: Trac Nghiem TMH

70

@D. Có hình ảnh tổn thương lao phổi tiến triển

E. Làm việc trong môi trường nóng bụi

5. Bệnh nhân nam 60 tuổi, nghiện thuốc lá, khàn tiếng từ 4 tuần nay, hay đằng hắng,

luôn khạc nhổ, nuốt như có cảm giác dị vật trong vùng họng-thanh quản. Hình ảnh gì

chúng ta phải đặc biệt nghĩ tới:

A. Loạn cảm họng

@B. Ung thư thanh quản

C. Liệt thanh quản

D. Bướu giáp trạng

E. Viêm thanh quản

6. Dấu hiệu nào sau đây là nổi bật nhất của viêm thanh quản mãn tính ở người lớn:

A. Cảm giác khô trong họng thanh quản

B. Đằng hắng thường xuyên

C. Khả năng tiền ung thư

@D. Khàn tiếng

E. Ho khan

Page 72: Trac Nghiem TMH

71

7. Chẩn đoán phân biệt giữa viêm thanh thiệt cấp và viêm thanh quản cấp ở trẻ em dựa

vào đặc điểm:

A. Ho

@B. Nuốt đau

C. Khàn tiếng

D. Khó thở

E. Sốt 38-390C

8. Hai dây thanh phù nề xung huyết đỏ, xuất tiết là triệu chứng quan trọng nhất thể

hiện viêm thanh quản đỏ cấp.

@A. Đúng

B. Sai

9. Thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm thanh quản

A. Đúng

@B. Sai

10. Khi xét nghiệm dịch xuất tiết ở thanh quản có BK (+) ở một người đang khàn

tiếng, người ta nói rằng bệnh nhân này bị viêm thanh quản lao

@A. Đúng

Page 73: Trac Nghiem TMH

72

B. Sai

11. Viêm sụn thanh thiệt hay gặp ở lứa tuổi:

A. Người già

@B. Trẻ em dưới 10 tuổi

C. Trẻ em trên 10 tuổi

D. Thanh niên

E. Trẻ sơ sinh

12. Bênh nhân bị viêm thanh quản mãn tính. Chọn một tiêu chuẩn quan trọng nhất để

chẩn đoán khả năng lớn bị viêm thanh quản lao:

A. Khó thở nhẹ, kiểu khó thở thanh quản điển hình

@B. Đang điều trị lao phổi tiến triển

C. Hay sốt nhẹ về chiều

D. Người gầy sút nhanh

E. Ho, khàn tiếng mất tiếng

13. Với lao thanh quản nhận định nào sau đây không đúng :

A. Khi lành không ảnh hưởng chức năng thanh quản

Page 74: Trac Nghiem TMH

73

@B. Lao thanh quản là tiền ung thư thanh quản

C. Là thứ phát sau lao phổi

D. Người lớn mắc bệnh nhiều hơn trẻ em

E. Là một bệnh nhiễm trùng lây

14. Phương pháp nào không có ý nghĩa thiết thực điều trị viêm thanh quản mãn:

A. Loại trừ những viêm nhiễm cục bộ vùng Họng - Thanh quản

B. Bỏ hút thuốc lá

C. Hạn chế nói, nên nói nhỏ

@D. Kháng sinh, giảm viêm tích cực từng đợt

E. Có chế độ bảo hộ tốt nơi làm việc có nhiều khí nóng và bụi.

15. Đặc điểm quan trọng nhất làm chúng ta nói bệnh “bạch hầu thanh quản” là vô

cùng nguy hiểm, vì:

@A. Sinh giả mạc làm chít hẹp đường hô hấp gây ngạt thở

B. Lây lan nhiễm bệnh theo đường hô hấp và tiêu hóa

C. Sinh độc tố ảnh hưởng tới hệ tim mạch

Page 75: Trac Nghiem TMH

74

D. Lây lan thành dịch

E. Bệnh nhân thường đến khám trễ, bệnh đã quá nặng.

16. Trong viêm thanh quản cấp không thể có:

A. Khàn tiếng, mất tiếng

@B. Khó nuốt, nuốt ngẹn

C. Ho khan hoặc ho có đờm

D. Có thể có khó thở thanh quản

E. Sốt, đau rát họng, đau khi ho.

17. Với viêm thanh quản cấp, chỉ một căn dặn không cần thiết:

A. Nghỉ ngơi, kiêng nói to, nói nhiều

B. Phải mặc ấm, che ấm vùng cổ

C. Cấm hút thuốc, kiêng uống rượu

@D. Nằm yên tại chổ thực hiện hộ lý cấp 1

E. Nếu có khó thở báo ngay cho Bác sỹ.

18. Đối tượng nào sau đây ít xẩy ra viêm thanh quản mạn tính không đặc hiệu:

A. Giáo viên

Page 76: Trac Nghiem TMH

75

B. Phát thanh viên

C. Viêm thanh quản cấp hay tái phát

D. Người lao động trong môi trường nóng, bụi, nhiều tiếng ồn

@E. Người già giảm sức đề kháng

19. Chỉ dẫn nào sau đây không cần thiết với viêm thanh quản đỏ cấp thông thường:

A. Không nói to, không nói nhiều

@B. Không được đi lại, không nên làm việc

C. Không uống nước đá

D. Không nằm phòng lạnh

E. Không hút thuốc lá

20. Nguyên nhân nào gây khàn tiếng trong viêm thanh quản cấp:

A. Phù nề tổ chức hạ thanh môn

B. Đau rát họng

@C. Dây thanh nề đỏ, phủ chất xuất tiết nhầy

D. Do sốt cao, đau vùng thanh quản

E. Liệt các cơ thanh quản

Page 77: Trac Nghiem TMH

76

21. Bệnh nào trong các bệnh sau khi khỏi thường không ảnh hưởng tới chức năng của

thanh quản ?

A. Chấn thương thanh quản

B. Viêm thanh quản do sởi

C. Liệt thần kinh hồi quy

@D. Lao thanh quản

E. Ung thư dây thanh

22. Nghề nghiệp nào sau đây ít có nguy cơ gây viêm thanh quản mạn?

A. Giáo viên

B. Phát thanh viên

C. Ca sĩ

D. Người rao bán hàng

@E. Vận động viên thể thao

23. Xét nghiệm nào sau đây quan trọng nhất để chẩn đoán lao thanh quản:

A. Sinh thiết dây thanh

B. Chụp phổi

Page 78: Trac Nghiem TMH

77

C. Thử máu lắng

@D. Tìm BK trong dịch xuất tiết thanh quản

E. Xét nghiệm phản ứng nội bì IDR

24. Viêm thanh quản cấp không liên quan gì với:

A. Viêm họng cấp

B. Viêm mũi cấp

C. Viêm Amidan cấp

@D. Viêm sụn màng sụn vành tai cấp

E. Viêm Xoang cấp

25. Triệu chứng lâm sàng nào sau đây không phù hợp viêm sụn thanh thiệt:

A. Nuốt đau

B. Nuốt khó

C. Khó thở thì thở vào

D. Giọng lúng búng như ngậm hột thị

@E. Không bao giờ sốt

26. Những gợi ý chẩn đoán viêm sụn thanh thiệt không thể dựa vào:

Page 79: Trac Nghiem TMH

78

A. Soi hạ họng thanh quản trực tiếp

B. Chỉ cần đè lưỡi nhẹ quan sát sụn thanh thiệt

@C. Sinh thiết loại trừ khối u sụn thanh thiệt

D. Chụp nghiêng họng thanh quản thấy hình dáng sụn thanh thiệt

E. Tiền sử có chấn thương bởi dị vật hoặc một yếu tố gây bệnh

27. Tiếng nói bị thay đổi hoặc khàn mặc dù khám thanh quản vẫn bình thường trường

hợp nào sau đây đáng ngại cần đi khám:

A. Phụ nữ có thai 6 tháng cuối

B. Phụ nữ sử dụng nội tiết tố sinh dục nam bị nam hoá “Virilisation”.

C. Vở giọng ở trẻ trai tuổi dậy thì

D. Tiếng nói giọng hoạn thị

@E. Một thiếu nữ khoẻ mạnh

28. Yếu tố nào cơ bản nhất để chẩn đoán viêm thanh quản đỏ cấp thông thường:

A. Khàn tiếng

B. Khó thở

C. Dựa vào xét nghiệm máu công thức bạch cầu thay đổi

Page 80: Trac Nghiem TMH

79

@D. Khám thấy niêm mạc vùng họng thanh quản đỏ rực xuất tiết

E. Trước đó có viêm mũi họng cấp tính

29. Yếu tố nào cơ bản nhất để chẩn đoán viêm thanh quản lao:

A. Viêm thanh quản có sốt về chiều

B. Viêm thanh quản gầy sút nhanh

C. Viêm thanh quản có IDR dương tính

@D. Dịch thanh quản có BK dương tính

E. Viêm thanh quản có máu lắng tăng cao

30. Yếu tố nào quan trọng nhất để chẩn đoán bạch hầu thanh quản

@A. Xét nghiệm giả mạc họng có trực khuẩn bạch hầu

B. Viêm họng có giả mạc

C. Viêm thanh quản kèm da xanh, mạch nhanh nhỏ

D. Viêm thanh quản có hạch góc hàm

E. Viêm thanh quản có khó thở phát triển thành dịch

31. Cách phòng ngừa nào sau đây không đúng để phòng viêm thanh quản mạn:

A. Không nói to, không nói nhiều

Page 81: Trac Nghiem TMH

80

@B. Không ăn các thức ăn hay gây dị ứng

C. Không làm việc nơi có nhiều bụi và hơi nóng

D. Không hút thuốc lá, không uống nhiều bia rượu

E. Giải quyết các bệnh viêm mũi họng mạn tính

32. Nguyên nhân nào sau đây không gây viêm thanh quản đỏ cấp thông thường

A. Nhiễm vi trùng

B. Nhiễm siêu vi trùng

C. Hít thở các chất có hơi nóng, hoá chất...

D. Hít thở chất gây dị ứng

@E. Uống nhiều rượu

33. BS đa khoa khám một bệnh nhi viêm họng có giả mạc, cách nào sau đây là đúng

nhất:

A. Cấp đơn kháng kinh liều cao, phổ rộng về điều trị ngoại trú

B. Cho vào viện điều trị lập tức huyết thanh chống độc tố bạch hầu

C. Cho vào khoa Nhi điều trị kháng sinh và theo dõi sát

D. Gửi khám chuyên khoa TMH

Page 82: Trac Nghiem TMH

81

@E. Lấy giả mạc gửi xét nghiệm tìm trực trùng bạch hầu

34. Chổ hẹp nhất của thanh quản là đoạn giữa 2 giây thanh âm đúng hay sai?

@A. Đúng

B. Sai

35. Thanh quản có vai trò bảo vệ đường hô hấp thông qua phản xạ co thắt thanh quản

và phạn xạ ho đúng hay sai?.

A. Đúng

@B. Sai

36. Nhiễm nấm có thể gây viêm thanh quản.

@A. Đúng

B. Sai

37. Viêm tai giữa cấp cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm thanh quản cấp

A. Đúng

@B. Sai

38. Sức quá yếu có phải là nguyên nhân nói khàn tiếng

A. Đúng

Page 83: Trac Nghiem TMH

82

@B. Sai

39. Chọn thời gian đúng nhất để soi thanh khí phế quản tìm nguyên nhân nếu điều trị

tích cực khàn tiếng do viêm thanh quản không kết quả:

A. Sau 2 tuần

@B. Sau 3 tuần

C. Sau một tháng

D. Sau 2 tháng

E. Sau 3 tháng

40. Khi điều trị lao thanh quản chúng ta không cần thiết phải:

A. Kết hợp điều trị lao phổi

B. Gây tê dây thần kính thanh quản trên để giảm đau

@C. Mở khí quản dự phòngü

D. Khám những người có tiếp xúc bệnh nhân để điều trị

E. Cách ly bệnh nhân trong thời kỳ lây nhiễm mạnh

Page 84: Trac Nghiem TMH

83

Page 85: Trac Nghiem TMH

84

VIÊM HỌNG

1. Viêm họng đỏ cấp và viêm họng đỏ cấp có bựa trắng là những thể bệnh ít gặp nhất

của viêm họng cấp tính.

A. Đúng

@B. Sai

2. Nguyên nhân của viêm họng đỏ cấp chủ yếu là do virút

@A. Đúng

B. Sai

3. Trong viêm họng cấp do vi khuẩn, không đòi hỏi phải điều trị bằng kháng sinh

A. Đúng

@B. Sai

4. Viêm họng là bệnh thường gặp khi thay đổi thời tiết, có thể lây lan qua đường nước

bọt và nước mũi

@A. Đúng

B. Sai

5. Trước một viêm họng loét hoại tử, bạn có thể loại trừ chẩn đoán nào sau đây:

A. Săng giang mai.

Page 86: Trac Nghiem TMH

85

B. Bệnh về máu.

C. Viêm họng Vincent.

@D. Viêm họng xơ teo.

E. Chấn thương họng bội nhiễm.

6. Trước một viêm họng có giả mạc nào sau đây cần xác định bằng sinh thiết chẩn

đoán giải phẩu bệnh:

A. Săng giang mai.

@B. Ung thư biểu mô amiđan

C. Viêm họng Vincent.

D. Viêm họng do chấn thương

E.Viêm họng do bệnh máu

7. Viêm họng do nghề nghiệp hoặc ở người già là loại:

A. Viêm họng mạn tính sung huyết

B. Viêm họng mạn tính xuất tiết

C. Viêm họng mạn tính quá phát

@D. Viêm họng mạn tính teo

Page 87: Trac Nghiem TMH

86

E. Viêm họng hạt

8. Triệu chứng cơ năng nào không phải của viêm họng cấp:

A. Cảm giác khô nóng ở trong họng

B. Đau rát trong họng

C. Ho khan hoặc ho có đờm

D. Giọng nói mất trong, có thể khàn nhẹ

@E. Khó thở thanh quản

9. Câu nào sau đây là không đúng đối với giả mạc trong viêm họng bạch hầu:

A. Bắt đầu khu trú ở amiđan, sau lan rộng.

B. Dầy dính, khó bóc.

C. Dày, màu trắng ngà hoặc xám đen.

@D. Không bao giờ kèm các triệu chứng về mũi họng, thanh quản.

E. Bóc dễ gây chảy máu và tái phát nhanh.

10. Triệu chứng lâm sàng nào sau đây không thuộc về viêm họng đỏ cấp:A. Khó nuốt

@B. Khó thở

C. Sốt

Page 88: Trac Nghiem TMH

87

D. Hạch cổ viêm

E. Nuốt đau.

11. Xét nghiệm nào dưới đây cho phép xác định chắc chắn đã nhiễm liên cầu ?

A. Máu lắng.

B. Công thức bạch cầu

@C. Quệt họng tìm vi khuẩn

D. Làm điện tâm đồ

E. Cấy máu.

12. Chỉ ra một đặc điểm nguy hiểm nhất của trực khuẩn bạch hầu:

A. Gây đau họng.

@B. Gây nhiễm độc hệ thống tim mạch

C. Gây sốt

D. Gây mệt mõi, ăn ngủ kém

E. Gây kháng thuốc kháng sinh

13. Tìm một câu không phù hợp của viêm họng do virus:

@A. Niêm mạc họng có mủ và bựa trắng

Page 89: Trac Nghiem TMH

88

B. Thường bội nhiễm vi khuẩn.

C. Niêm mạc họng đỏ xung huyết, xuất tiết và đôi khi có bựa trắng

D. Đôi khi kèm viêm kết mạc.

E. Thường tự khỏi bệnh.

14. Yếu tố nào không cần thiết trong điều trị kháng sinh của viêm họng cấp:

A. Một cách hệ thống khi không có quệt họng.

B. Bằng Penicilline V.

C. Để tránh các biến chứng tụ mủ.

D. Để tránh thấp khớp cấp.

@E. Phải được theo dõi bằng định lượng ASLO để khẳng định sự lành bệnh.

15. Đối với bệnh bạch hầu họng, biến chứng thần kinh nào xuất hiện sớm nhất:

A. Viêm đa rễ thần kinh

B. Liệt cơ vận nhãn.

@C. Liệt màn hầu, lưỡi gà

D. Liệt mặt

E. Hội chứng Claude - Bernard - Horner.

Page 90: Trac Nghiem TMH

89

16. Chẩn đoán nào gợi ý trước tiên ở bệnh nhân viêm họng có giả mạc ?

@A. Bạch hầu

B. Bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn (MNI).

C. Viêm họng do não mô cầu.

D. Viêm họng trong các bệnh về máu.

E. Viêm họng do liên cầu.

17. Một bệnh nhân bị đau họng một bên, nuốt đau dữ dội, đau nhói lên tai, giọng nói

lúng búng... Bạn nghĩ đến chẩn đoán nào trước tiên:

A. Viêm amiđan cấp hốc mủ do liên cầu.

B. Viêm họng cấp

@C. Áp xe quanh amiđan.

D. Áp xe thành sau họng.

E. Dị vật vùng họng để muộn.

18. Viêm họng cấp không thể xuất hiện đồng thời với các bệnh lý nào sau đây ?

A. Viêm VA

B. Viêm amiđan

Page 91: Trac Nghiem TMH

90

C. Viêm mũi

D. Viêm xoang

@E. Viêm quanh thực quản

19. Triệu chứng cơ năng của viêm họng mạn tính hay gặp:

A. Cảm giác như bị mắc xương bắt phải khạc nhổ luôn

B. Cảm giác như bị chèn ép trong họng gây ngạt thở

C. Cảm giác như bị mắc quetăm trong họng

@D. Cảm giác ngứa, vướng hoặc khô rát trong họng

E. Cảm giác nuốt vướng và nuốt nghẹn trong họng

20. Viêm họng cấp tính là tình trạng viêm cấp tính của niêm mạc họng, và kết hợp chủ

yếu với viêm amiđan khẩu cái và amiđan đáy lưỡi

@A. Đúng

B. Sai

21. Viêm họng đỏ cấp thường gặp nhất trong quá trình tiến triển của những bệnh

nhiễm khuẩn lây của đường hô hấp trên như cúm, sởi, ho gà

@A. Đúng

B. Sai

Page 92: Trac Nghiem TMH

91

22. Vào mùa nào viêm họng cấp tính xẩy ra nhiều nhất:

A. Xuân

B. Hạ

C. Thu

@D. Mùa lạnh

E. Mùa nóng

23. Trào ngược dạ dày-thực quản không phải là nguyên nhân thuận lợi gây viêm họng

mạn tính

A. Đúng

@B. Sai

24. Viêm họng cấp tính lây lan bằng đường nào là chủ yếu ?

A. Máu

@B. Nước bọt

C. Nước tiểu

D. Mồ hôi

E. Tiêu hoá

Page 93: Trac Nghiem TMH

92

25. Các biến chứng xa của viêm họng đỏ cấp là:

A. Viêm tấy vùng cổ, viêm thận, viêm phế quản

B. Viêm tim, viêm màng não, viêm thanh quản

C. Viêm khớp, viêm tim, viêm hạch vùng cổ, viêm tai giữa cấp

D. Nhiễm trùng máu, viêm hạch vùng cổ, viêm xoang cấp

@E. Viêm tim, viêm thận, viêm khớp

26. Trong điều trị bạch hầu họng, điều không nên làm là:

A. Tiêm ngay giải độc tố và tiêm ngay huyết thanh chống bạch hầu.

B. Tiêm ngay kháng sinh liều cao, phối hợp với corticoide.

C. Hồi sức tích cực, nếu khó thở thanh quản độ II phải mở khí quản

D. Cho BN nằm nghỉ ngơi, theo dõi biến chứng tim, chăm sóc hộ lý cấp I.

@E. Đặt vấn đề mở khí quản khi có khó thở độ III

27. Một triệu chứng cơ năng quan trọng nhất của viêm họng đỏ cấp là:

A. Khàn tiếng

@B. Đau họng

C. Khó thở

Page 94: Trac Nghiem TMH

93

D. Nghẹt mũi

E. Ho

28. Biến chứng nào sau đây là biến chứng lân cận của viêm họng đỏ cấp:

A. Viêm thanh khí phế quản

B. Viêm phổi

C. Viêm tai giữa cấp

D. Viêm mũi cấp

@E. Viêm xoang trán cấp

29. Trong khi điều trị viêm họng đỏ cấp, nếu thấy bệnh nhân xuất hiện sốt cao dao

động kèm rét run, chẩn đoán nào được nghĩ đến trước tiên:

@A. Nhiễm trùng máu

B. Viêm tấy hoại thư vùng cổ

C. Viêm họng cấp tính do vi khuẩn kỵ khí

D. Sốt rét

E. Biến chứng bệnh thương hàn

Page 95: Trac Nghiem TMH

94

30. Bệnh nhân nữ 35 tuổi, bị viêm họng đỏ cấp tiến triển 2 ngày nay với sốt 39-400C,

nổi hạch góc hàm 2 bên đau và suy nhược nhẹ. Những vi trùng nào sau đây là nguyên

nhân đầu tiên:

A. Haemophilus

B. Não mô cầu

C. Trực khuẩn bạch hầu

@D. Liên cầu hoặc virus

E. Vi khuẩn kỵ khí

31. Triệu chứng cơ năng nào không phải của viêm họng cấp:

A. Cảm giác khô nóng ở trong họng

B. Đau rát trong họng

C. Ho khan hoặc ho có đờm

D. Giọng nói mất trong, có thể khàn nhẹ

@E. Khó thở thanh quản

32. Chức năng sinh lý nào không thuộc lĩnh vực họng-thanh quản:

A. Nuốt

B. Thở

Page 96: Trac Nghiem TMH

95

C. Phát âm, bảo vệ đường hô hấp

D. Nghe

@E. Giữ thăng bằng

33. Đặc điểm nào không thuộc giaỉí phẩu vùng họng:

A. Là ngả tư đường ăn và đường thở

@B. Có buồng thanh thất Morgagnie nằm giữa băng thanh thất và dây thanh âm

C. Là một ống cơ mạc đi từ vòm mũi họng đến miệng thực quản

D. Họng có 3 tầng: Họng mũi, họng miệng và họng thanh quản

E. Họng chứa đựng vòng bạch huyết Waldeyer

34. Biến chứng nào là biến chứng lân cận của viêm họng:

A. Viêm tấy hoặc áp xe thành bên họng

B. Áp xe thành sau họng

@C. Viêm thanh khí phế quản cấp

D. Viêm thận

E. Viêm khớp

35. Bệnh nào có thể gây nên khó thở thanh quản:

Page 97: Trac Nghiem TMH

96

@A. Bạch hầu thanh quản

B. Bít tắc cửa mũi sau bẩm sinh

C. Dị vật đường ăn

D.Viêm tấy Amidan đáy lưỡi

E. Ung thư xoang sàng

36.Điều trị viêm họng mạn tính, ý nào sau đây không chính xác:

A. Giảm bớt các kích thích như rượu và thuốc lá.

B. Tổ chức phòng hộ lao động như đeo khẩu trang ở nơi có nhiều bụi, môi trường ô

nhiễm....

C. Đốt các hạt quá phát trong viêm họng quá phát.

@D. Dùng thuốc kháng viêm như corticoide.

E. Dùng vitamin A,C,Dû.

37. Tìm một tổ chức bạch huyết không thuộc vòng bạch huyết Waldeyer:

A. Amidan khẩu cái

@B. Hạch góc hàm

C. Tổ chức VA

Page 98: Trac Nghiem TMH

97

D. Amidan vòi

E. Amidan đáy lưỡi

38. Một cháu bé bị sốt, sưng hạch góc hàm 2 bên, 2 amiđan sưng đỏ và trên bề mặt có

mảng bựa trắng. Cần chú ý đến chẩn đoán nào trước tiên:

A. Viêm A do virus.

@B. Bạch hầu họng.

C. Viêm amiđan do liên cầu.

D. Áp xe amiđan.

E. Viêm amiđan hốc mủ bựa trắng.

39. Trong điều trị bạch hầu họng, cần thiết phải cắt amiđan lấy giả mạc

A. Đúng

@B. Sai

40. Trong vấn đề phòng bệnh viêm họng, ý nào sau đây không chính xác:

A. Nhỏ thuốc sát trùng mũi khi xung quanh có nhiều người bị viêm họng

B. Cách ly bệnh nhân bị viêm họng.

C. Nên cắt những amiđan có hốc mủ hay viêm .

Page 99: Trac Nghiem TMH

98

D. Tránh nhiễm lạnh.

@E. Dùng kháng sinh để phòng ngừa.

VIÊM VA

1. Vị trí của VA ?

A. Vòm khẩu cái.

B. Cửa mũi sau.

@C. Thành sau trên vòm họng.

D. Các thành bên của vòm họng.

E. Họng miệng.

2. Tổ chức nào sau đây không thuộc vòng bạch huyết Waldeyer

A. Amydan khẩu cái

B. V.A

C. Amydan vòi

D. Amydan đáy lưỡi

@E. Các hạch bạch huyết ở ruột

3. Vị trí VA ở đâu là đúng

Page 100: Trac Nghiem TMH

99

A. Họng miệng

B. Họng thanh quản

C. Vòm mũi họng

@D. Thành bên họng miệng

E. Thành bên họng mũi

4. Viêm VA hay gặp nhất ở lứa tuổi nào:

A. Thanh niên

B. Học sinh phổ thông

@C. Nhà trẽ mẫu giáo

D. Người trưởng thành

E. Trẻ sơ sinh

5. Ở trẻ em, nguyên nhân thường gặp của tắc mũi là:

A. Bít tắc cửa mũi sau bẩm sinh.

B. Dị vật một bên mũi.

C. Polype mũi xoang.

@D. Phì đại VA.

Page 101: Trac Nghiem TMH

100

E. Viêm mũi xoang dị ứng.

6. Biến chứng thường gặp nhất của viêm VA là:

A. Viêm xoang hàm do mũi.

B. Viêm thanh quản phù nề.

C. Viêm phế quản.

@D. Viêm tai giữa cấp.

E. Áp xe thành sau họng.

7. Điều trị triệt để đối với viêm VA mạn tính là:

A. Chiếu tia Laser.

B. Đốt lạnh bằng Nitơ lỏng.

@C. Nạo VA.

D. Đốt bằng cautère điện.

E. Dùng kháng sinh trong những đợt viêm cấp.

8. Triệu chứng nào sau đây không thuộc về viêm VA:

A. Sốt.

B. Tắc mũi.

Page 102: Trac Nghiem TMH

101

C. Chảy mũi nhầy

D. Ho.

@E. Nuốt đau.

9. Trong điều trị viêm VA cấp phương pháp nào sau đây là sai:

@A. Nạo VA ngay kết hợp với điều trị kháng sinh.

B. Nạo VA chỉ được thực hiện khi đã hết các triệu chứng viêm cấp.

C. Có thể cho dùng một đợt kháng sinh uống.

D. Phải khám kiểm tra kỹ về tai để phát hiện sớm viêm tai giữa.

E. Trong giai đoạn đầu chỉ cần nhỏ mũi và làm cho hốc mũi thông thoáng.

10. Nguyên nhân nào sau đây chưa phải là chủ yếu gây viêm A, VA:

A. Bị lạnh đột ngột, kéo dài

B. Sau các bệnh nhiễm trùng lây

C. Tạng bạch huyết

D. A, VA nhiều khe kẻ ngóc ngách

@E. Không ăn chín, uống sôi

11. Một bệnh nhân bị viêm VA cấp, với BS tuyến xã nên làm gì?

Page 103: Trac Nghiem TMH

102

A. Gởi lên tuyến trên càng sớm càng tốt.

B. Xông hơi nước nóng có pha tinh dầu.

@C. Hạ nhiệt, nhỏ mũi, theo dõi nếu nặng có thể dùng kháng sinh.

D. Cho nạo VA ngay.

E. Chườm mát hạ nhiệt, nhỏ mũi.

12. Tìm một biến chứng dưới đây của viêm VA. Biến chứng nầy rất nặng, thường chỉ

gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, trẻ có triệu chứng nuốt đau và khó thở.

A. Viêm tai giữa.

B. Viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn.

C. Hội chứng ngưng thở khi ngủ.

@D. Áp xe thành sau họng.

E. Chậm phát triển về thể chất và tinh thần.

13. Trong viêm VA mãn tính đơn thuần, không có triệu chứng nào sau đây:

A. Chảy mũi trước,mủ nhầy

@B. Sốt 40 độ C.

C. Thở miệng

Page 104: Trac Nghiem TMH

103

D. Màng nhĩ xám đục và lõm.

E. Nhiều hạch cổ 2 bên, mềm, di động.

14. Trong dự phòng viêm VA, biện pháp nào sau đây không đúng:

A. Rèn luyện thân thể, dinh dưỡng hợp lý.

B. Tránh bị nhiễm lạnh.

C. Vệ sinh tốt mũi-họng-răng-miệng.

D. Nạo VA cho những trẻ bị viêm VA mạn tính có nhiều đợt cấp trong một năm.

@E. Nạo VA hàng loạt cho trẻ dưới 16 tuổi.

15. Tìm một triệu chứng không phù hợp viêm VA cấp:

A. Biểu hiện nhiễm trùng sốt cao, có thể có thể có co giật

@B. Mũi khô không chảy nước mũi

C. Ho kích thích, có thể có co thắt thanh quản gây khó thở

D. Ngạt tắc mũi cả đêm ngày

E. Quấy khóc nhiều, bỏ bú do ngạt thở

16. Triệu chứng nào không phù hợp với VA cấp khi khám thực thể:

A. Các cuốn mũi phù nề xuất tiết nhầy

Page 105: Trac Nghiem TMH

104

B. Hốc mũi đầy mủ nhầy

C. Niêm mạc họng đỏ rực, viêm xuất tiết

D. Có mủ chảy từ nóc vòm xuống thành sau họng

@E. Có giả mạc bám ở bề mặt hai amidan

17. Nạo VA là phương pháp điều trị viêm VA cấp đúng hay sai?

A. Đúng

@B. Sai

18. Chảy mũi thường xuyên gây chàm hóa tiền đình mũi 2 bên do viêm VA mạn đúng

hay sai?

@A. Đúng

B. Sai

19. Viêm VA mạn thường là nguyên nhân viêm tai giữa ở trẻ em đúng hay sai?

@A. Đúng

B. Sai

20. Bộ mặt VA điển hình thường là do viêm VA mạn tính kết hợp với còi xương suy

dinh dưỡng đúng hay sai?

@A. Đúng

Page 106: Trac Nghiem TMH

105

B. Sai

VIÊM AMIDAN

1. Một cháu bé bị sốt, sưng hạch góc hàm 2 bên, 2 amiđan sưng đỏ và trên bề mặt có

mảng bựa trắng. Cần chú ý đến chẩn đoán nào trước tiên:

Page 107: Trac Nghiem TMH

106

A. Viêm A do virus.

@B. Bạch hầu họng.

C. Viêm amiđan do liên cầu.

D. Áp xe amiđan.

E. Viêm amiđan hốc mủ bựa trắng.

2. Triệu chứng toàn thân và cơ năng nào sau đây không phù hợp viêm A cấp:

@A. Không sốt, công thức bạch cầu không thay đổi

B. Nuốt đau, nuốt vướng, đau lan lên tai, đau tăng lên khi nuốt

C. Người mệt mỏi, nhức đầu chán ăn

D. Viêm nhiễm có thể lan xuống thanh quản gây ho và khàn tiếng

E. Thở khò khè ngáy to về đêm

3. Thể lâm sàng của viêm amiđan mạn tính không thể có:

A. Trụ trước amiđan đỏ sẫm, amiđan có hốc mủ.

B. Amiđan mạn tính quá phát.

C. Amiđan lẫn sau các trụ, vén trụ mới thấy A viêm mạn tính.

D. Thể mãn tính xơ teo.

Page 108: Trac Nghiem TMH

107

@E. Toàn bộ niêm mạc vùng họng và nhu mô amiđan đỏ rực , xuất tiết nhầy...

4. Biến chứng nào là đáng ngại nhất của viêm A vì nguy hiểm nhưng ít được chú ý:

A. Viêm thanh khí phế quản.

B. Viêm tấy quanh amiđan.

C. Áp xe thành bên họng.

D. Viêm tai giữa.

@E. Hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ.

5. Một BN 35 tuổi, mỗi năm có >4 đợt viêm amiđan cấp thì nên có thái độ xử trí thế

nào:

@A. Cắt amiđan trong giai đoạn hết viêm cấp.

B. Vắc xin liệu pháp

C. Penicilline liệu pháp dài hạn.

D. Điều trị kháng sinh từng đơt viêm cấp.

E. Vệ sinh răng miệng, rèn luyện thân thể

6. Khái niệm về lò viêm thường dùng để nói đến thể loại nào sau đây của viêm

amiđan:

A. Viêm amiđan cấp.

Page 109: Trac Nghiem TMH

108

B. Viêm amiđan mạn tính quá phát.

@C. Viêm amiđan mạn tính xơ teo ở người lớn.

D. Viêm amiđan cấp tính quá phát

E. Viêm amiđan mạn tính đợt cấp.

7. Một BN dưới 55 tuổi, thể trạng tốt, bị viêm amiđan mạn tính xơ teo, ấn vào amiđan

có mủ phòi ra, có nhiều đợt viêm phế quản trong một năm. Điều trị nào sau đây là triệt

để nhất ?

A. Liệu pháp kháng sinh dài hạn.

B. Điều trị viêm phế quản tích cực.

C. Uống thuốc làm lỏng chất nhầy - dãn phế quản và khí dung họng nhiều đợt.

D. Thường xuyên vệ sinh răng miệng .

@E. Cắt amiđan dưới gây mê.

8.Tìm một câu đúng nhất không được chỉ định cắt A, khi:

A. Viêm A mãn tính bả đậu.

B. Viêm A hay tái phát

C. Amiđan quá phát gây ảnh hưởng cơ học của sự thở và nuốt.

D. Viêm A gây ảnh hưởng phát triển thể chất.

Page 110: Trac Nghiem TMH

109

@E. Viêm A kèm theo bệnh về máu

9. Một trong những biện pháp quan trọng trong điều trị viêm A cấp ở BN trên 3 tuổi là

A. Dùng kháng sinh chỉ khi có biến chứng.

@B. Dùng kháng sinh theo nguyên tắc như đối với viêm họng đỏ cấp.

C. Dùng kháng sinh chỉ khi đau họng nhiều và sốt cao.

D. Điều trị triệu chứng.

E. Điều trị tại chỗ.

10. Trong viêm amiđan, loại vi khuẩn nguy hiểm nhất vì gây biến chứng nặng là:

A. Tụ cầu

@B. Liên cầu tan huyết nhóm A.

C. Phế cầu

D. Haemophilus

E. Pseudomonas

11. Viêm amiđan hay gặp nhất ở lứa tuổi:

A. Từ 0-6 tuổi.

B. Từ 6-10 tuổi.

Page 111: Trac Nghiem TMH

110

C. Từ 10-18 tuổi.

@D. Từ 6- 18 tuổi.

E. Trên 18 tuổi.

12. Trong dự phòng viêm amiđan, biện pháp nào sau đây không đúng:

A. Rèn luyện thân thể, dinh dưỡng hợp lý.

B. Tránh bị nhiễm lạnh.

C. Vệ sinh tốt mũi-họng-răng-miệng.

D. Cắt amiđan đối với những trường hợp viêm A mạn tính có nhiều đợt cấp trong một

năm.

@E. Cắt amiđan hàng loạt cho trẻ dưới 16 tuổi.

13. Biên chứng nào không thể do viêm Amidan:

A. Viêm tấy, áp xe quanh Amidan

@B. Viêm tấy áp xe quanh thực quản

C. Viêm hạch góc hàm, dưới cằm, viêm khớp, viêm cầu thận, viêm nội tâm mạc

D. Có thể gây nhiễm trùng máu

E. Có thể gây viêm thanh khí phế quản

Page 112: Trac Nghiem TMH

111

14. Cách dự phòng viêm A, VA nào sau đây là không phù hợp :

A. Nâng cao sức đề kháng cơ thể

B. Tránh bị nhiễm lạnh

C. Vệ sinh răng miệng, tai mũi họûng tốt

@D. Điều trị kháng sinh từng đợt phòng ngừa khi bắt đầu có biểu hiện ï viêm A, VA

E. Xử trí đúng cách nếu bị viêm A, VA tránh biến chứng

15. Dấu hiệu nào sau đây không đúng với viêm Amidan mạn tính quá phát:

A. Hai Amidan to vượt quá hai trụ

B. Hai amidan to gần chạm vào nhau

C. Thường gặp viêm Amidan ở người trẻ tuổi

D. Hai Amidan to, miêm mạc bóng đỏ, trụ trước đỏ sẩm

@E. Chỉ gặp ở người lớn tuổi khi cơ thể mất sức đề kháng

16. Đặc điểm nào không thuộc giaỉí phẩu vùng họng:

A. Là ngả tư đường ăn và đường thở

@B. Có buồng thanh thất Morgagnie nằm giữa băng thanh thất và dây thanh âm

C. Là một ống cơ mạc đi từ vòm mũi họng đến miệng thực quản

Page 113: Trac Nghiem TMH

112

D. Họng có 3 tầng: Họng mũi, họng miệng và họng thanh quản

E. Họng chứa đựng vòng bạch huyết Waldeyer

17. Không được cắt Amidan khi đang viêm cấp đúng hay sai?

@A. Đúng

B. Sai

18. Đau nhói lên tai, đau tăng khi nuốt là triệu chứng của viêm Amidan mạn tính đúng

sai?

A. Đúng

@B. Sai

19. Với viêm Amidan mạn tính thể xơ teo hay gặp ở trẻ em đúng hay sai?

A. Đúng

@B. Sai

20. Viêm Amydan khẩu cái hay gặp nhất ở lứa tuổi học sinh phổ thông đúng hay sai?

@A. Đúng

B. Sai

Page 114: Trac Nghiem TMH

113

CÁC ÁP XE QUANH HỌNG

1. Áp xe thành sau họng thường găp ở tuổi:

A. Lứa tuổi trưởng thành

B. Lứa tuổi học sinh

@C. Lứa tuổi dưới 2 tuổi

D. Lứa tuổi trên 5 tuổi

E. Lứa tuổi học sinh-sinh viên

Page 115: Trac Nghiem TMH

114

2. Phim cổ nghiêng có giá trị nhất trong chẩn đoán bệnh:

A. Áp xe quanh amidan

@B. Áp xe thành sau họng

C. Áp xe thành bên họng

D. Áp xe amidan

E. Áp xe thành bên họng

3. Ap xe quanh A thể trước trên, hình ảnh thực thể có thể gặp khi khám họng miệng

là:

A. Nhu mô amidan sưng to và căng phồng, bề mặt sung huyết rõ

B. Amidan và các trụ bị đẩy vào trong

C. Trụ sau căng phồng rõ, có thể thấy mủ xì ra

@D. Họng mất cân xứng: lưỡi gà và màn hầu bị phù nề đẩy lệch sang một bên

E. Thành sau họng niêm mạc đỏ và căng phồng

4. Nguyên nhân của áp xe quanh amidan có thể do viêm hạch góc hàm lan vào trong

A. Đúng

@B. Sai

Page 116: Trac Nghiem TMH

115

5. Vị trí thường chích dẫn lưu áp xe quanh amidan:

A. Ngay nhu mô amidan

@B. Phía trước trên của trụ trước

C. Chỗ thấp nhất của trụ trước

D. Ngay cực dưới của amidan

E. Ở phía ngoài gần thành bên họng

6. Nguyên nhân của áp xe thành sau họng thường do:

@A. Biến chứng của viêm VA và viêm mũi

B. Biến chứng của viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần

C. Nhét mèche mũi trước để quá lâu

D. Nhét mèche mũi sau để quá lâu

E. Bị sặc cơm nhiều lần gây ứ đọng tại chổ

7. Viêm tấy và áp xe quanh amidan thường hay gặp ở tuổi:

@A. Thiếu niên và người trẻ tuổi

B. Người già

C. Tuổi học mẫu giáo

Page 117: Trac Nghiem TMH

116

D. Trẻ em dưới 2 tuổi

E. Người lớn tuổi

8. Khi khám họng miệng thấy amidan sưng to, một phần hoặc toàn bộ amidan bị căng

phồng lên làm căng phồng trụ trước là triệu chứng của:

@A. Viêm amidan mạn tính đợt cấp

B. Viêm tấy quanh amidan

C. Áp xe quanh amidan

D. Áp xe amidan

E. Áp xe thành bên họng xâm lấn vào nhu mô amidan

9. Biến chứng nhiễm trùng huyết hoặc tổn thương động mạch cảnh trong có thể gặp

trong:

A. Áp xe quanh amidan thể trước trên

@B. Áp xe quanh amidan thể sau

C. Áp xe amidan

D. Áp xe thành sau họng

E. Áp xe thành bên họng

10. Trong áp xe thành bên họng, khi khám họng miệng có thể thấy:

Page 118: Trac Nghiem TMH

117

A. Nhu mô amidan sưng to và căng phồng, bề mặt sung huyết rõ

@B. Amidan và các trụ bị đẩy vào trong

C. Trụ sau căng phồng rõ, có thể thấy mủ xì ra

D. Họng mất cân xứng: lưỡi gà và màn hầu bị phù nề đẩy lệch sang một bên

E. Thành sau họng niêm mạc đỏ và căng phồng

11. Đau họng, há miệng hạn chế, tiếng nói lúng búng và ngột ngạt như có dị vật trong

họng là triệu chứng cơ năng hay gặp trong:

A. Áp xe thành sau họng

B. Áp xe thành bên họng

@C. Áp xe quanh amidan

D. Áp xe ở sàn miệng

E. Viêm tấy tỏa lan vùng họng miệng do liên cầu

12. Trong áp xe amidan ở giai đoạn đã có mủ:

A. Xẻ dẫn lưu ở 1/3 trên của trụ sau

B. Xẻ dẫn lưu ở 1/3 trên của trụ trước

C. Xẻ dẫn lưu ở chổ thấp nhất của trụ trước

Page 119: Trac Nghiem TMH

118

D. Xẻ dẫn lưu ở chổ thấp nhất của trụ sau

@E.Xẻ dẫn lưu ở ngay nhu mô amidan

13. Vi khuẩn thường hay gặp trong áp xe quanh amidan là:

A. Pseudomonas

B. Staphylocoque

@C. Streptocoque

D. Hémophylus

E. Pneumo oque

14. Chụp phim cổ nghiêng thấy cột sống cổ mất độ cong sinh lý, phần mềm trước cột

sống cổ dày, có thể có mức hơi nước: Đây là dấu hiệu có thể gặp trong áp xe thành sau

họng

@A. Đúng

B. Sai

15. Trụ trước amidan sưng phồng, đỏ nhất là 1/3 trên. Amidan bị đẩy vào trong, xuống

dưới và ra sau. Trụ sau bị che lấp: Đây là dấu hiệu có thể gặp trong áp xe thành bên

họng

A. Đúng

Page 120: Trac Nghiem TMH

119

@B. Sai

16. Câu nào sau đây không đúng:

@A. Áp xe thành sau họng là một cấp cứu trong tai mũi họng

B. Viêm tấy quanh amidan là viêm tấy tổ chức liên kết lỏng lẻo bên ngoài bọc amidan

C. Trong áp xe amidan, nếu được chích rạch và dẫn lưu rộng, bệnh sẽ lành nhanh sau

vài ngày dùng kháng sinh

D. Nguyên nhân của áp xe amidan thường do viêm amidan mạn tính đợt cấp

E. Nên nạo VA khi bị áp xe amidan tái đi tái lại nhiều lần

17. Triệu chứng toàn thân nào là bệnh cảnh của áp xe thành sau họng:

@A. Sốt, quấy khóc, nhát ăn, gầy sút. Có thể sốt cao co giật.

B. Sốt cao 38-39 độ C, tình trạng nhiễm trùng: mệt mỏi và bơ phờ

C. Có thể sốt nhẹ hay sốt cao, người mệt mỏi

D. Sốt cao, người suy nhược, tinh thần trì trệ

E. Không sốt nhưng tinh thần hốt hoảng và lo âu

18. Câu nào sau đây đúng nhất:

Page 121: Trac Nghiem TMH

120

A. Nên cắt amidan để tránh tai phát trong áp xe thành sau họng hay tái phát

@B. Áp xe thành sau họng là một cấp cứu trong tai mũi họng

C. Khi khám họng cần đè lưỡi sâu và mạnh để phát hiện áp xe thành sau họng

D. Chích rạch áp xe thành sau họng nên thực hiện ngay tại giường bệnh càng nhanh

càng tốt

E. Triệu chứng: Khó nuốt, khó thở, tiếng khóc khàn hay gặp trong áp xe thành bên

họng

19. Trong khoảng I, có thể gặp:

A. Áp xe quanh amidan

B. Áp xe thành bên họng

@C. Áp xe thành sau họng

D. Áp xe amidan

E. Tùy theo tuổi có thể gặp một trong bốn loại trên

20. Triệu chứng toàn thân của áp xe quanh amidan: Sốt cao 38-39 độ C, tình trạng

nhiễm trùng, mệt mỏi và bơ phờ

@A. Đúng

B. Sai

Page 122: Trac Nghiem TMH

121

21. Triệu chứng cơ năng của áp xe thành sau họng:

A. Đau họng, há miệng hạn chế, tiếng nói lúng búng

B. Nuốt nghẹn, có cảm giác như bị hóc xương

C. Ho kéo dài và nước bọt chảy tràn ra miệng

@D. Khó nuốt, khó thở, tiếng khóc khàn

E. Đau họng, nuốt nghẹn và ho kéo dài

22. Triệu chứng cơ năng của viêm tấy và áp xe quanh amidan:

@A. Đau họng, há miệng hạn chế, tiếng nói lúng búng

B. Nuốt đau và nuốt nghẹn, có cảm giác như bị hóc xương

C. Nuốt đau, khó thở và nói giọng mũi kín

D. Khó nuốt, khó thở, tiếng khóc khàn

E. Nuốt đau và ho kéo dài

23. Triệu chứng thực thể của viêm tấy và áp xe quanh amidan:

A. Sưng cổ vùng máng cảnh, bệnh nhân thường ngộe cổ về bên bệnh

B. Amidan sưng to, các trụ không viêm, màn hầu có vẻ bình thường

@C. Lưỡi gà và màn hầu bị phù nề, trụ trước sưng phồng

Page 123: Trac Nghiem TMH

122

D. Hạch góc hàm sưng

E. Thành sau họng niêm mạc đỏ và căng phồng

24. Triệu chứng thực thể của áp xe amidan:

A. Sưng cổ vùng máng cảnh, bệnh nhân thường ngộe cổ về bên bệnh

@B. Amidan sưng to, các trụ không viêm, màn hầu có vẻ bình thường

C. Lưỡi gà và màn hầu bị phù nề, trụ trước sưng phồng

D. Hạch góc hàm sưng

E. Thành sau họng niêm mạc đỏ và căng phồng

25. Lưỡi gà và màn hầu bị phù nề, trụ bên sưng phồng làtriệu chứng thực thể của áp

xe thành bên họng:

A. Đúng

@B. Sai

26. Áp xe quanh amidan: Chọn câu không đúng

A. Thường do viêm amidan mạn tính đợt cấp gây nên

B. Là sự viêm tấy tổ chức liên kết quanh amidan

C. Nếu không phát hiện được, túi mủ sẽ to dần lên, gây nhiễm trùng nặng làm cho

bệnh nhân suy kiệt vì không ăn uống được .

Page 124: Trac Nghiem TMH

123

D. Thường gặp ở lứa tuổi thanh niên

@E. Thường gặp ở tuổi già, mất sức lao động

27. Bệnh lý nào không thuộc các áp xe quanh họng

A. Áp xe amidan

B. Áp xe thành sau họng

@C. Áp xe quanh thực quản

D. Áp xe quanh amidan

E. Áp xe thành bên họng

28. Nên chích rạch áp xe thành sau họng:

A. Tại giường

B. Tai phòng điều trị

C. Tại phòng khám

@D. Tại phòng mổ

E. Tại cơ sở y tế ban đầu

29. Rạch dẫn lưu mủ trong áp xe amidan

A. Ở giữa trụ sau

Page 125: Trac Nghiem TMH

124

B. Ở 1/3 trên của trụ trước

@C. Ở ngay trên nhu mô amidan

D. Ở cực dưới của trụ trước

E. Ở hố trên amidan

30. Hạch Gilette: Chọn câu không đúng

A. Nằm ở khoảng thành sau họng

@B. Nằm ở khoảng III

C. Hạch này hình thành ngay sau khi trẻ sinh ra

D. Khi hạch này bị viêm và hóa mủ sẽ tạo thành áp xe thành sau họng.

E. Đây là loại bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi

31. Triệu chứng nào sau đây không liên quan đến Áp xe thành sau họng:

A. Có viêm mũi hoặc viêm VA

@B. Có triệu chứng của viêm tai giữa

C. Khó thở kiểu thanh quản

D. Sốt-quấy khóc-nhát ăn-gầy sút

Page 126: Trac Nghiem TMH

125

E. Khó nuốt

32. Sau khi dẫn lưu áp xe thanh sau họng, cần:

A. Chụp lai phim cổ nghiêng ngay để kiểm tra khối áp xe

B. Điều trị kháng sinh mạnh và kết hợp: cả uống và tiêm tĩnh mạch

C. Cho chuyền dịch để nâng cao thể trạng

@D. Những ngày sau cần khám họng để theo dõi dẫn lưu, nếu cần có thể rạch rộng

thêm

E. Nạo VA ngay để tránh tái phát về sau

33. Áp xe quanh amidan, là áp xe: Khoảng dưới trước trâm

A. Đúng

@B. Sai

34. Hạch Gilette, nằm ở vị trí:

@A. Khoảng sau họng Hencké

B. Khoảng dưới tuyến mang tai sau của Sébileau

C. Khoảng dưới tuyến mang tai sau trước của Sébileau

D. Khoảng niêm mạc quanh họng

Page 127: Trac Nghiem TMH

126

E. Khoảng cân quanh họng

35. Cấu trúc họng từ trong ra ngoài gồm:

@A. Niêm mạc, cân hầu trong, lớp cơ, cân hầu ngoài.

B. Niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ.

C. Niêm mạc, lớp cơ, lớp phần mềm.

D. Niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp phần mềm.

E. Niêm mạc, lớp cơ, lớp cân, lớp phần mềm.

36. Chọn câu không đúng: Các áp xe quanh họng:

A. Có thể gặp ở trẻ em và người lớn

B. Có thể gây các biến chứng nặng thậm chí tử vong

C. Là cấp cứu trong tai mũi họng

@D. Đói với trẻ em, áp xe amidan là nguy hiểm nhất

E. Nạo VA hoặc cắt amidan có thể tránh được tấi phát của áp xe quanh họng

37. Trong phòng bệnh áp xe thành sau họng tái phát nên nạo VA cho trẻ

@A. Đúng

B. Sai

Page 128: Trac Nghiem TMH

127

38. Triệu chứng nào có liên quan đến áp xe quanh amidan:

A. Amidan sưng to, có chứa các hốc mủ

B. Amidan sung huyết, trụ trước amidan đỏ đậm

C. Chụp phim cổ nghiêng thấy khoảng Hencké ở thành sau họng bị sưng nề

D. Tiếng nói khàn và khó thở kiểu thanh quản

@E. Lưỡi gà phù mọng, màn hầu bị kéo lệch về bên lành

39. Trong các thể của áp xe quanh amidan, hay gặp nhất là thể trước trên

A. Đúng

@B. Sai

40. Chụp phim cổ nghiêng trong áp xe thành sau họng, có thể thấy:

A. Cột sống cổ mất chiều cong sinh lý đoạn từ C5 - C7

B. Phần mềm của thực quản trước cột sống cổ dày hơn bình thường

C. Có thể thấy được mức hơi nước ở vị trí từ C5 - C7

@D. Khoảng Hencké ở thành sau họng dày hơn bình thường

E. Dị vật cản quang nằm ở trước cột sống cổ đoạn từ C5 - C7

Page 129: Trac Nghiem TMH

128

Page 130: Trac Nghiem TMH

129

VIÊM TAI GIỮA CẤP TÍNH

1. Viêm tai giữa cấp ở trẻ em, thể điển hình thường gặp là:

A. VTG cấp xuất tiết dịch thấm

@B. VTG cấp mủ

C. VTG cấp sau sau sởi

D. VTG cấp ở trẻ suy dinh dưỡng

E. VTG cấp sau khi tắm rữa

2. Nguyên nhân chính của VTG cấp là:

A. Do chấn thương gây thủng màng nhĩ

B. Do chấn thương áp lực khi lên cao hoặc xuống thấp

@C. Do viêm ở mũi họng

D. Do tắc vòi Eustache

E. Do không làm vệ sinh thường xuyên ở ống tai ngoài

Page 131: Trac Nghiem TMH

130

3. Chích rạch màng nhĩ nên được thực hiện tại vị trí:

A. 1/4 trước trên

B. 1/4 sau trên

C. 1/4 sau

@D. 1/4 sau dưới

E. 1/4 trước

4. Tắc vòi Eustache có triệu chứng: Ù tai và nghe kém tiếp nhận

A. Đúng

@B. Sai

5. VTG cấp ở trẻ em, vi khuẩn nào hay gặp nhất:

A. Tụ cầu

B. Não mô cầu

C. Trực trùng mủ xanh

@D. Hemophilus influenza

E. Enterocoque

6. Điếc dẫn truyền có thể gặp trong:

Page 132: Trac Nghiem TMH

131

A. Ráy gây bít tắc ống tai ngoài

B. Thủng màng nhĩ

@C. Cả A và B

D. Tổn thương mê nhĩ

E. Tổn thường ốc tai

7. Tổn thương khớp giữa xương búa và xương đe, có thể gây ra:

A. Chảy máu tươi ra ống tai ngoài

B. Điếc hổn hợp nhẹ

C. Cả A và B

D. Điếc tiếp nhận

@E. Điếc dẫn truyền

8. Trước một VTG tái phát, cần thực hiện trong thời gian đầu:

A. Đặt diabolo

B. Cho kháng sinh toàn thân, liều cao

@C. Nạo V.A.

D. Mổ xương chũm

Page 133: Trac Nghiem TMH

132

E. Đo thính lực

9. Dấu hiệu nào là đặc trưng của viêm tai xương chũm cấp:

A. Màng nhĩ thủng rộng ở trung tâm.

B. Có hình ảnh vú bò ở 1/4 trước trên.

C. Màng nhĩ phồng toàn bộ.

@D. Xóa góc sau trên ống tai ngoài.

E. Chảy mũ tai kéo dài trên 2 tuần.

10. Làm thuốc tai ướt, chống chỉ định trong trường hợp chấn thương tai.

@A. Đúng

B. Sai

11. Điếc dẫn truyền gặp trong:

A. Nhiễm độc streptomycin

B. Điếc nghề nghiệp

C. U dây thần kinh thính giác

@D. Tấc vòi nhĩ

E. Nhiễm độc gentamycin

Page 134: Trac Nghiem TMH

133

12. Muốn quan sát màng nhĩ rõ ràng khi khám tai, cần phải:

A. Kéo vành tai lên trên, ra trước

@B. Kéo vanh tai lên trên, ra sau

C. Kéo vành tai xuống dưới, ra trước

D. Kéo vành tai xuống dưới, ra sau

E. Ép sát vành tai vào xương chũm phía sau

13. Vòi Eustache nối liền giữa:

A. Tai giữa và mũi

B. Tai giữa và họng

@C. Tai giữa và họng mũi

D. Tai giữa và họng miệng

E. Tai giữa và họng thanh quản

14. Hình ảnh màng nhĩ điển hình của viêm tai giữa cấp giai đoạn ứ mủ là:

A. Màng nhĩ sung huyết đỏ rực

@B. Hình ánh vú bò

C. Mất tam giác sáng

Page 135: Trac Nghiem TMH

134

D. Cụt cán xương búa

E. Mấu ngắn xương búa nhô lên cao

15. Đau tai trong viêm tai giữa cấp:

A. Đau tăng lên khi ấn bình tai và kéo vành tai

@B. Đau tức do ứ mủ ở hòm nhĩ

C. Đau do phản xạ thần kinh

D. Đau từng cơn, tăng nhiều về đêm

E. Đau đột ngột khi có tiếng động mạnh

16. Nhọt ống tai ngoài có thể gây nên:

@A. Điếc truyền âm

B. Điếc hổn hợp

C. Điếc tiếp âm

D. Khi nhọt vở mũ thì mới gây điếc nặng

E. Điếc nặng lúc nằm về đêm

17. Ù tai tiếng trầm không phải là:

A. Ù như tiếng ruồi bay

Page 136: Trac Nghiem TMH

135

B. Ù như tiếng xay lúa

C. Ù như tiếng xì hơi của nồi nước sôi

D. Ù như tiếng mưa rào

@E. Ù như tiếng ve kêu

18. Hemophylus influenzae là vi khuẩn hay gặp trong: Biến chứng nội sọ do tai

A. Đúng

@B. Sai

19. Đường lan truyền của VTG cấp hài nhi hay gặp là:

A. Do tắm để nước vào tai

B. Qua đường máu

C. Do chấn thương ở ống tai ngoài

@D. Qua đường vòi nhĩ

E. Do ngoây tai bị xây xướt

20. Điều trị VTG cấp sung huyết nên chích rạch màng nhĩ sớm

A. Đúng

@B. Sai

Page 137: Trac Nghiem TMH

136

21. Dấu hiệu nào có giá tri để chẩn đoán viêm tai xương chũm cấp:

A. Co kéo phần màng chùng của màng nhĩ

B. Màng nhĩ thủng rộng ở trung tâm

C. Bóng cán xương búa nằm ngang

D. Mất tam giác sáng

@E. Mủ đặc, phản ứng điểm đau sau tai mạnh (điểm sào bào)

22. Trước một bệnh nhân bị liệt mặt ngoại biên do viêm tai giữa cấp:

A. Cần phẫu thuật cấp cứu để lấy bỏ bệnh tích và giải phóng dtk VII

B. Trước hết cần chụp phim Schuller và đo sức nghe

C. Cần theo dõi sát, khi có xuất ngoại sau tai mới chỉ định mổ

@D.Trước mắt cần chích màng nhĩ và điều trị kháng sinh

E. Liệt sẽ giảm dần không cần can thiệp gì

23. Yếu tố nguy cơ nào có liên quan nhất đến viêm tai giữa cấp ở trẻ em:

A. Ăn uống không hợp vệ sinh

B. Thói quen dùng chung khăn mặt trong một gia đình

@C. Vấn đề dinh dưỡng và bú mẹ của trẻ

Page 138: Trac Nghiem TMH

137

D. Do tắm rữa không đúng qui cách làm nước vào tai

E. Do kém hiểu biết của cha mẹ về bệnh

24. Chức năng dẫn truyền, biến thế và bảo vệ tai là chức năng của:

@A. Tai trong

B. Tai giữa

C. Tai ngoài

D. Tai xương chủm

E. Cả tai giữa và tai trong

25. Nghiệm pháp Valsalva (- ): âm tính, chứng tỏ có thủng màng nhĩ

@A. Đúng

B. Sai

26. Nguyên nhân gây giảm sức nghe ở trẻ em hay gặp là:

A. Xốp xơ tai

B. Nút ráy tai

@C. Viêm tai giữa thanh dịch

D.Viêm tai ngoài

Page 139: Trac Nghiem TMH

138

E. Dị dạng ống tai ngoài

27. Nơi nào bị tổn thương có thể gây điếc tiếp nhận:

A. Màng nhĩ

B. Chuổi xương con

C. Vòi nhĩ

D. Ống tai ngoài

@E. Dây thần kinh thính giác

28. Không được nhỏ thuốc nước vào tai khi: Màng nhĩ mới bị rách do sang chấn

@A. Đúng

B. Sai

29.Tắc vòi nhĩ, hình ảnh màng nhĩ có thể gặp là:

@A. Màng nhĩ lõm

B. Màng nhĩ thủng rộng

C. Màng nhĩ co dúm lại

D. Màng nhĩ hình vú bò

E. Màng nhĩ chưa thay đổi rõ

Page 140: Trac Nghiem TMH

139

30. Vi khuẩn nào gặp trong viêm tai giữa cấp ở trẻ em:

A. Staphylocoque auréus

B. Proteus morgani

C. Pseudomonas aureginosa

@D. Hémophylus influenza

E. Proteus vulgaris

31. Nguyên tắc khi chích rạch màng nhĩ :

A. Cẩn thận và tỉ mỉ

B. Chuẩn bị cẩn thận và vô cảm tốt

C. Vô khuẩn dụng cụ và sát trùng ống tai ngoài

@D. Kịp thời và đúng lúc

E. Khi không sốt và đã điều trị một đợt kháng sinh

32. Nguyên nhân của viêm tai xương chũm cấp :

A. Viêm tai giữa sau ngoáy tai

B. Viêm tai giữa sau bị dị vật vào tai

C. Viêm tai giữa do tắm nước vào tai

Page 141: Trac Nghiem TMH

140

D. Viêm tai giữa sau nấm

@E. Viêm tai giữa không được điều trị tốt

33. Bệnh có thể chẩn đoán phân biệt với viêm tai xương chũm cấp tính:

A. Dị vật ống tai ngoài ở trẻ em

B. Chấn thương tai trên một bệnh nhân có chảy mủ tai

C. Thủng nhĩ sau chấn thương

D. Nấm ống tai ngoài

@E. Nhọt hoặc viêm ống tai ngoài

34. Viêm tai giữa là một bệnh hay gặp:

A. Ở người lớn do đi hớt tóc và ngoáy tai gây thủng màng nhĩ

B. Ở trẻ em do khi tắm để nước vào trong tai

C. Ở người lớn tuổi

@D. Ở trẻ em do hay bị viêm mũi họng, viêm VA

E. Ở người lớn nhiều hơn ở trẻ em

35. Khi khám thấy màng nhĩ sung huyết, nghi ngờ viêm tai giữa cấp:

A. Nên dùng kháng sinh ngay

Page 142: Trac Nghiem TMH

141

B. Chụp phim Schuller để đánh giá cho chính xác

C. Chụp phim Schuller rồi dùng kháng sinh thích hợp

D. Chích rạch màng nhĩ để dẫn lưu mủ ngay

@E. Cần điều trị viêm nhiễm ở mũi họng

36. Điều trị viêm tai giữa cấp sung huyết bằng cách:

A. Chích rạch màng nhĩ ngay

B. Làm thuốc tai hằng ngày

C. Dùng kháng sinh toàn thân mạnh

@D. Cả ba khả năng đều chưa cần thiết

E. Nếu có sốt cao thì nên cho vào viện điều trị

37. Viêm tai giữa là một bệnh còn hay gặp ở trẻ em và hài nhi

@A. Đúng

B. Sai

38. Dấu hiệu nào là đặc trưng của viêm tai giữa cấp do viêm VA ở trẻ em: Xoá góc

sau trên ống tai ngoài

A. Đúng

Page 143: Trac Nghiem TMH

142

@B. Sai

39. Yếu tố dịch tễ nào có không liên quan đến viêm tai giữa ở trẻ em:

A. Mức sống của gia đình

B. Số con trong gia đình

C. Thời gian bú mẹ

D. Môi trường sinh hoạt của trẻ

@E. Nghề nghiệp của cha và mẹ

40. Nói có tiếng tự vang trong tai, có thể gặp trong:

A. Viêm tai giữa mạn tính có thủng màng nhĩ

B. Chấn thương gây thủng màng nhĩ

@C. Viêm tai giữa do tắc vòi nhĩ

D. Xốp xơ tai

E. Viêm tai giữa cấp sau sởi

Page 144: Trac Nghiem TMH

143

VIÊM TAI GIỮA MÃN TÍNH

1. Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm xuất ngoại, loại hay gặp ở trẻ <12 tháng:

A. Xuất ngoại sau tai.

B. Xuất ngoại vào ống tai.

@C. Xuất ngoại thái dương gò má.

D. Xuất ngoại mỏm chũm.

E. Xuất ngoại nền chũm.

2. Chảy mủ tai có cholesteatome có đặc điểm:

@A. Chảy mủ tai rất thối

B. Chảy mủ tai có lẫn máu bầm

C. Chảy mủ tai có bọt

D. Chảy mủ tai kéo dài và nhầy dính

E. Chảy mủ tai kèm đau nhức tai nhiều

3. Trong lâm sàng và xquang, khi chảy mủ tai có cholesteatome thì nên: Làm kháng

sinh đồ, kết hợp làm thuốc tai hằng ngày và điều trị kháng sinh mạnh

Page 145: Trac Nghiem TMH

144

A. Đúng

@B. Sai

4. Dấu hiệu sập góc sau trên có giá trị chẩn đoán trong trường hợp:

A. VTXC mạn tính đã xuất ngoại

B. VTG mạn tính có biến chứng viêm màng não

C. VTG cấp tính giai đoạn ứ mủ

@D. VTXC mạn tính hồi viêm

E. VTXC cấp có kèm với viêm ống tai ngoài

5. Phim Schueller có hình ảnh mờ các thông bào xương chũm thường gặp trong:

A. Viêm tai giữa cấp

@B. Viêm tai giữa mạn

C. Viêm ống tai ngoài

D. Nhọt ống tai ngoài

E. Nấm ống tai ngoài

6. Thể xuất ngoại Zygoma hay gặp ở lứa tuổi:

@A. Dưới 1tuổi

Page 146: Trac Nghiem TMH

145

B. Dưới 10 tuổi

C. Từ 5 đến 15 tuổi

D. Thường gặp ở tuổi già

E. Chỉ gặp ở tuổi lao động

7. Viêm tai giữa hay gặp ở người lớn do đi hớt tóc hay ngoáy tai

A. Đúng

@B. Sai

8. Về phương diện giải phẫu bệnh của viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy:

@A. Chỉ tổn thương niêm mạc

B. Chỉ tổn thương xương

C. Tổn thương cả niêm mạc và xương

D. Chưa có tổn thương niêm mạc và xương

E. Có thể gặp xương chết làm bệnh kéo dài

9. Nguyên nhân đứng đầu của viêm tai xương chũm là:

A. VTG do chấn thương áp lực

B. VTG sau các bệnh nhiễm trùng lây

Page 147: Trac Nghiem TMH

146

@C. VTG không được điều trị và theo dõi tốt

D. VTG sau chấn thương tai nạn giao thông

E. VTG ở những bệnh nhân có thông bào xương chũm nhiều

10. Trong viêm tai giữa mạn mủ nhầy, lỗ thủng màng nhĩ:

A. Có thể gặp bất kỳ ở vị trí nào của màng nhĩ

B. Thường rộng, bờ nham nhỡ

C. Thường ở 1/4 sau trên của màng chùng

@D. Thường nhỏ, sắc cạnh, ở 1/4 trước dưới

E. Thường khó xác định vì hay tự bít

11. Khi nhai và há miệng bệnh rất đau ở vùng sau tai là triệu chứng liên quan đến

viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm

A. Đúng

@B. Sai

12. Cholesteatome tai giữa có thể: Phá hủy xương vùng lân cận và có nguy cơ biến

chứng nội sọ

@A. Đúng

B. Sai

Page 148: Trac Nghiem TMH

147

13. Viêm tai xương chũm mạn có cholesteatome, chọn câu không đúng:

A. Chảy mủ tai thối

B. Dễ gây biến chứng nội sọ

C. Màng nhĩ thường thủng ở góc sau trên

@D. Chỉ gặp ở người lớn

E. Không nên điều trị nội khoa

14. Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm không thể gây biến chứng:

A. Áp xe não thùy thái dương

B. Viêm màng não mủ

@C. Viêm tắc xoang tĩnh mạch hang

D. Liệt dây thần kinh mặt

E. Viêm mê nhĩ

15. Đặc điểm khi chảy mủ tai kéo dài nghi ngờ cholesteatome:

@A. Có mùi thối và có vảy trắng

B. Có chất bả đậu màu trắng

C. Có lẫn máu với mủ nhầy

Page 149: Trac Nghiem TMH

148

D. Có mùi thối khi để ứ đọng lâu

E. Có lẫn mủ đặc và máu

16. Hai triệu chứng có giá trị nhất để chẩn đoán viêm tai xương chũm mạn tính hồi

viêm:

A. Ấn vành tai đau và sốt

@B. Phản ứng xương chũm và sụp góc sau trên

C. Mủ thối và chảy máu tai

D. Màng nhĩ thủng rộng và chảy mủ thối

E. Sưng nề ống tai ngoài và kéo vành tai gây đau dữ dội

17. Trong viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm xuất ngoại, thể xuất ngoại hay gặp:

A. Xuất ngoại vào ống tai

B. Xuất ngoại ở nền chũm

C. Xuất ngoại ở mỏm chũm

D. Xuất ngoại thái dương-mỏm tiếp

@E. Xuất ngoại sau tai

18. Chảy mủ tai kéo dài trong viêm tai xương chũm mạn tính, vi khuẩn thường gặp là

Hémophylus Influenza

Page 150: Trac Nghiem TMH

149

A. Đúng

@B. Sai

19. Theo OMS (Tổ chức y tế thế giới), viêm tai giữa mạn tính:

@A. Khi chảy mủ tai kéo dài trên 2 tuần

B. Khi chảy mủ tai kéo dài trên 3 tuần

C. Khi chảy mủ tai kéo dài trên 1 tháng

D. Khi chảy mủ tai kéo dài trên 2 tháng

E. Khi chảy mủ tai kéo dài trên 3 tháng

20. Trước một bệnh nhân được chẩn đoán là viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm,

đối với một Bác sĩ đa khoa ở tuyến cơ sở thì nên:

A. Dùng ngay kháng sinh liều cao cả đường uống và đường tiêm trong một tuần

B. Xẻ dẫn lưu vùng sưng sau tai, dùng kháng sinh mạnh và theo dõi trong một tuần.

@C. Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên càng sớm càng tốt để phẫu thuật cấp cứu

D. Dùng ngay kháng sinh phối hợp liều cao, làm thuốc tai ngày hai lần

E. Xẻ dẫn lưu vùng sau tai, dùng kháng sinh mạnh, làm thuốc tai ngay hai lần

21. Câu nào sau đây đúng:

Page 151: Trac Nghiem TMH

150

A. Khi chảy mủ tai kéo dài trên trên hai tuần, nên dùng kháng sinh toàn thân mạnh ngay

B. Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm cần điều trị sớm và tích cực ở tuyến cơ sở

trong vòng 2 tuần, nếu không đỡ thì chuyển lên tuyến trên ngay.

C. Khi có bệnh tích cholesteatome điều trị bảo tồn cần làm sạch loại bệnh tích này để

tránh các biến chứng nguy hiểm

@D. Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm là một cấp cứu trong tai-mũi-họng

E. Tắm nước vào tai rất dễ bị viêm tai giữa

22. Chụp phim Schuller: Là căn cứ chính để chỉ định phẫu thuật tai cấp cứu

A. Đúng

@B. Sai

23. Thể xuất ngoại Bézold:

A. Hay gặp nhất trong các thể xuất ngoại

B. Chỉ gặp ở trẻ em

C. Dễ gây liệt mặt

@D. Là loại xuất ngoại ở mỏm chũm, dễ chẩn đoán nhầm với áp xe cơ ức-đòn-chũm

E. Chỉ gặp ở người lớn tuổi

24. Khi chảy mủ tai có cholesteatome thì:

Page 152: Trac Nghiem TMH

151

A. Cần điều trị bảo tồn tích cực và theo dõi sát

B. Dùng kháng sinh kỵ khí

C. Làm thuốc tai hằng ngày, nhỏ thuốc tai mạnh và đúng cách

D. Dùng kháng sinh mạnh và phối hợp

@E. Khuyên bệnh nhân đi phẫu thuật càng sớm càng tốt

25. Đặc điểm của viêm tai xương chũm mạn tính có cholelesteaôme:

A. Chảy mủ tai nhầy

B. Màng nhĩ có hình ảnh vú bò

C. Điếc tiếp nhận ngày càng tăng

@D. Dễ bị hồi viêm và gây biến chứng

E. Màng nhĩ thủng nhiều lỗ

26. Ù tai giọng cao,có thể gặp trong trường hợp trật khớp búa-đe

A. Đúng

@B. Sai

27. Tổn thương giải phẫu bệnh trong viêm tai giữa mạn tính mủ:

A. Tổn thương niêm mạc hòm nhĩ

Page 153: Trac Nghiem TMH

152

B. Tổn thương xương

@C. Tổn thương cả niêm mạc và xương

D. Tổn thương dạng hoại tử

E. Tổn thương gây nên cholestéatome

28. Điếc xảy ra khi dùng streptomycine là loại:

A. Điếc dẫn truyền

B. Điếc hổn hợp

@C. Điếc tiếp nhận

D. Điếc hổn hợp nghiêng về dẫn truyền

E. Điếc hổn hợp nghiêng về tiếp nhận

29. Điếc tiếp nhận có thể gặp trong:

A. Tổn thương các xương con

B. Tổn thương đứt vành tai do tai nạn giao thông

@C. Hội chứng Ménière

D. Tắc vòi nhĩ

E. Xốp xơ tai

Page 154: Trac Nghiem TMH

153

30. Màng nhĩ thủng rộng, bờ nham nhỡ, sát khung xương kèm sập góc sau trên là triệu

chứng thực thể của:

A. Viêm tai giữa cấp tính

B. Viêm tai giữa mạn tính

C. Viêm tai xương chũm mạn tính thường

@D. Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm

E. Viêm tai giữa bán cấp sắp có biến chứng

31. Yếu tố nào không phải là thuận lợi trong viêm tai xương chũm:

A. Xương chũm có thông bào nhiều

B. Niêm mạc lót trong các thông bào dày

C. Độc tố của vi khuẩn mạnh

D. Thể trạng và cơ địa của bệnh nhân

@E. Xương chũm ở những người có huyết áp cao mà không được điều trị tốt

32. Câu nào sau đây không phù hợp với bệnh cảnh viêm tai xương chũm:

A. Chảy mủ tai kéo dài

B. Nghe kém ngày càng tăng

Page 155: Trac Nghiem TMH

154

@C. Lỗ thủng thường gặp ở 1/4 trước dưới

D. Lố thủng thường rộng, sát khung xương

E. Khi chảy mủ tai có mùi thối, cần cảnh giác có tổ chức cholestéatome

33. Chọn câu không đúng đối với bệnh lý viêm tai xương chũm:

A. Là loại bệnh còn phổ biến ở Việt Nam

B. Bệnh làm ảnh hướng đến sức nghe

C. Nếu không được điều trị có thể đưa đến biến chứng hiểm nặng, nguy hiểm tính

mạng

D. Có nhiều thể bệnh và cách sắp xếp khác nhau

@E. Vì điều kiện kinh tế trong gia đình nên nữ thường có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn

nam

34. Triệu chứng thực thể nào có giá trị nhất trong chẩn đoán VTXC mạn tính hồi

viêm:

A. Chảy mủ tai thối và nghe kém

B. Màng nhĩ thủng rộng sát khung xương

@C. Sụp góc sau trên và phản ứng xương chũm đau

D. Dấu hiệu Jacques (+)

Page 156: Trac Nghiem TMH

155

E. Chảy mủ tai có tổ chức cholesteatome lẫn với máu

35. Trên cơ sở một viêm tai xương chũm mạn tính thường, có các triệu chứng của một

đợt cấp tính và đe dọa có biến chứng, được gọi là:

A. Viêm tai xương chũm mạn tính đợt cấp

@B. Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm

C. Viêm tai xương chũm mạn tính tái phát

D. Viêm tai xương chũm mạn tính tái diễn

E. Viêm tai xương chũm mạn tính nguy hiểm

36. Chẩn đoán phân biệt viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm với:

A.Nhọt hay viêm ống tai ngoài

B. Viêm tấy hạch hoặc tổ chức liên kết sau tai

C. Phản ứng xương chũm do viêm tai giữa cấp gây ra

@D. Cả ba bệnh trên đều cần chẩn đoán phân biệt

E. Không cần chẩn đoán phân biệt với ba bệnh trên vì hồi viêm là bệnh đã rõ ràng

37. Trên cơ sở một viêm tai xương chũm mạn tính thường, xuất hiện các triệu chứng

của một đợt cấp tính và đe dọa có biến chứng thì gọi là hồi viêm

@A. Đúng

Page 157: Trac Nghiem TMH

156

B. Sai

38. Viêm tai xương chũm mạn tính có cholesteatome thường liên quan đến dữ kiện

nào:

A. Màng nhĩ hình vú bò

B. Thủng màng nhĩ ở vị trí 1/4 trước dưới

@C. Thủng nhĩ góc sau trên

D. Màng nhĩ lõm, không thấy được các mốc giải phẫu

E. Màng nhĩ mất tam giác sáng

39. Trong vấn đề phòng bệnh viêm tai giữa, ý nào không cần:

A. Điều trị đúng, kịp thời các viêm tai giữa cấp

B. Điều trị tích cực khi bị viêm tai giữa mạn

C. Nạo VA khi có chỉ định để tránh viêm tai giữa tái phát

D. Hướng dẫn các bà mẹ biết cách chăm sóc và vệ sinh tai mũi họng

@E. Khi tắm không được để nước vào tai

40. Khi bị viêm tai giữa, thường sau một vài tuần bệnh không đỡ mà các triệu chứng

lại nặng lên, cần theo dõi:

@A. Viêm tai xương chũm cấp

Page 158: Trac Nghiem TMH

157

B. Viêm tai xương chũm mạn tính

C. Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm

D. Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm sắp xuất ngoại

E. Biến chứng nội sọ do tai

Page 159: Trac Nghiem TMH

158

BIẾN CHỨNG NỘI SỌ DO TAI

1. Biến chứng nội sọ hay gặp nhất của viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm:

A. Viêm mê nhĩ.

B. Liệt dây thần kinh mặt.

@C. Cốt tủy viêm xương thái dương.

D. Viêm màng não.

E. Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang.

2. Rối tầm và quá tầm là triệu chứng có thể gặp trong:

Page 160: Trac Nghiem TMH

159

A. Áp xe đại não

@B. Viêm tĩnh mạch bên

C. Áp xe tiểu não

D. Liệt dây thần kinh VII

E. Viêm màng não

3. Sốt cao rét run là triệu chứng lâm sàng hay gặp trong biến chứng nội sọ do tai:

A. Viêm màng não

B. Áp xe đại não

C. Viêm tĩnh mạch bên

D. Viêm mê nhĩ

@E. Áp xe tiểu não

4. Động mắt tự phát là triệu chứng lâm sàng hay gặp trong biến chứng nội sọ do:

A. Viêm màng não

B. Áp xe đại não

C. Áp xe tiểu não

D. Viêm tỉnh mạch bên

Page 161: Trac Nghiem TMH

160

@E. Viêm xương đá

5. Trong các triệu chứng sau, triệu chứng nào hay gặp trong áp xe đại não do tai:

A. Động mắt

B. Liệt các dây thần kinh sọ

@C. Tinh thần trì trệ

D. Giảm truơng lực cơ

E. Quá tầm và rối tầm

6. Đặc điểm của biến chứng nội sọ do tai ở Việt Nam là:

A. Thường gặp một hoặc phối hợp nhiều biến chứng

B. Thường xảy ra sau khi bị một chấn thương ở tai

C. Triệu chứng lâm sàng phong phú trong áp xe não do tai

D. Thường bị biến chứng cả hai bên làm cho bệnh nặng lên

@E. Điều trị nội khoa chậm nên để lại nhiều di chứng

7. Phương tiện nào có giá trị nhất giúp chẩn đoán viêm tắc xoang tĩnh mạch bên:

@A. Soi đáy mắt

B. Nghiệm pháp Queckenstedt Stockey

Page 162: Trac Nghiem TMH

161

C. XN công thức máu và TS - TC

D. Phim Schuller

E. Xét nghiệm nước náo tủy

8. Trong biến chứng nội sọ do tai, triệu chứng nào sau đây có giá trị để chẩn đoán hội

chưng tăng áp lực nội sọ:

@A. Sốt cao, rét run

B. Liệt nữa người

C. Tinh thần trì trệ

D. Động mắt

E. Tăng trương lực cơ

9. Trong áp xe đại não do tai, triệu chứng nào có giá trị để chẩn đoán:

A. Sốt cao rét run

B. Giảm cơ lực, tinh thần trì trệ

C. Mủ chảy ra ở vùng chũm sau tai

@D. Liệt dây thần kinh VII ngoại biên

E. Chóng mặt, nôn mữa

Page 163: Trac Nghiem TMH

162

10. Trong áp xe tiểu não do tai, triệu chứng nào có giá trị để chẩn đoán là sốt cao rét

run và nôn mữa

A. Đúng

@B. Sai

11. Câu nào sau đây không đúng:

A. Viêm tai giữa là một bệnh thường gặp ở trẻ em

B. Khi bị hóc xương thì nên uống kháng sinh ngay

@C. Dị vật đường thở hay gặp ở trẻ em

D. K vòm là loại ung thư còn hay gặp ở Việt nam

E. Biến chứng nội sọ do tai ở VN hay gặp nhất là viêm màng não

12. Một BN: chảy mủ tai thối + sốt + sưng sau tai + nôn mữa, với BS ở tuyến xã thì

nên:

A. Dùng kháng sinh liều cao, phối hợp và theo dõi sát

B. Dẫn lưu sau tai rồi dùng kháng sinh liều cao trong 2 tuần

C. Dẫn lưu sau tai, làm thuốc tai hằng ngày, kháng sinh liều cao-phối hợp

@D. Chụp phim Schuller để đánh gia rồi mới dùng kháng sinh

E. Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để được giải quyết đúng chuyên khoa

Page 164: Trac Nghiem TMH

163

13. Biến chứng nội sọ do tai hay gặp là liệt dây thần kinh số VII và còn gây tử vong

cao

A. Đúng

@B. Sai

14.Từ sào bào-màng não-não là những đường lan truyền biến chứng nội sọ do tai

@A. Đúng

B. Sai

15. Không phải là đặc điểm của áp xe não do tai:

A. Có bệnh tích ở tai

B. Tuân theo định luật Korner

C. Triệu chứng có thể che lấp vì kèm theo viêm màng não

D. Điều trị chủ yếu là dẫn lưu

@E. Tuân theo định luật Bories

16. Để chẩn đoán áp xe não do tai, hội chứng đáng tin cậy hơn cả là:

@A. Nhức đầu dữ dội, nôn, tinh thần trì trệ

B. Rối loạn thăng bằng, quá tầm

Page 165: Trac Nghiem TMH

164

C. Liệt mặt ngoại biên, buồn nôn

D. Nhiễm trùng huyết (sốt cao, rét run, vẻ mặt nhiễm trùng nặng nề)

E. Hội chứng Claude-Bernard-Horner

17. Đặc điểm của viêm màng não do tai là:

A. Thường hay gặp ở người lớn tuổi

B. Có nhiều dạng tùy cơ địa bệnh nhân

C. Triệu chứng nổi bật là cứng cổ, giảm trương lực cơ

@D. Là loại viêm màng não duy nhất phải điều trị ngoại khoa

E. Chỉ gặp ở người có cơ địa tạng bạch huyết

18. Đặc điểm của áp xe não do tai là:

A. Triệu chứng thường rầm rộ vì áp xe mới hình thành

@B. Triệu chứng thường bị che lấp vì kèm theo viêm màng não

C. Khi triệu chứng ở tai càng nặng thì triệu chứng áp xe càng rõ ràng

D. Triệu chứng thường rõ ràng vì qua giai đoạn hồi viêm của tai

E. Triệu chứng trên lâm sàng thường phụ thuộc vào giai đoạn viêm tai

19. Chọn câu đúng nhất:

Page 166: Trac Nghiem TMH

165

A. Xuất ngoại thể Bézold hay gặp ở trẻ em < 12 tháng

@B. Biến chứng nội sọ do tai thường gặp trong giai đoạn hồi viêm

C. Trong tam chứng Bergmann, hội chứng nhiễm trùng là có giá trị hơn cả

D. Nên chích rạch màng nhĩ sơm trong viêm tai giữa cấp ở trẻ em

E. Viêm ống tai ngoài có thể gây biến chứng nặng nếu không được điều trị

20. Trong các yếu tố dễ gây biến chứng nội sọ do tai, yếu tố không liên quan là:

A. Chăm sóc sức khỏe ban đầu không tốt

B. Mức sống thấp

C. Ý thức y tế kém

D. Khi thời tiết nóng bức làm sức đề kháng của cơ thể kém

@E. Không tiêm phòng uốn ván đủ liều

21. Trong viêm màng não do tai, bệnh nhân thường nhập viên vì:

@A. Hội chứng nhức đầu, nôn mữa, cứng gáy

B. Hội chứng hồi viêm

C. Hội chứng nhiễm trùng: sốt cao, rét run

D. Hội chứng suy nhược cơ thể kéo dài

Page 167: Trac Nghiem TMH

166

E. Hội chứng chảy mủ tai kéo dài và đau nhức vùng xương chũm

22. Trong viêm tĩnh mạch bên do tai, BN nhập viên vì: HC nhiễm trùng: sốt cao, rét

run

@A. Đúng

B. Sai

23. Định luật Borries trong biến chứng nội sọ do tai, thường biểu hiện:

A. Lâm sàng và nước não tủy phản ảnh tình trạng bệnh ngày càng tốt lên

@B. Lâm sàng ngày càng xấu đi trong khi nước não tủy lại tốt lên

C. Lâm sàng ngày càng tốt lên trong khi nước não tủy lại xấu đi

D. Lâm sàng ngày càng tốt phản anh viêm màng náo đã được điều trị tốt

E. Lâm sàng va nước não tủy chưa đánh giá được tiến triển của bệnh mà cần các xét

nghiệm cân lâm sàng hiện đại hơn

24. Các triệu chứng của áp xe não do tai thường điển hình hoặc rõ rệt nên bệnh nhân

thường nhập viện sớm

A. Đúng

@B. Sai

Page 168: Trac Nghiem TMH

167

25. Hội chứng nào liên quan đến viêm tĩnh mạch bên do tai:

A. Hội chứng nhức đầu - nôn mữa - táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa

@B. Hội chứng sốt cao - rét run - tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc

C. Hội chứng nhiễm trùng - hội chứng tăng áp lực nội sọ - hội chứng thần kinh khu trú

D. Hội chứng Claude - Bernard

E. Hội chứng Korner - Borries

26. Hội chứng nào liên quan đến viêm màng não do tai:

@A. Hội chứng nhức đầu - nôn mữa - táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa

B. Hội chứng sốt cao - rét run - tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc

C. Hội chứng nhiễm trùng - hội chứng tăng áp lực nội sọ - hội chứng thần kinh khu trú

D. Hội chứng Claude - Bernard

E. Hội chứng Korner - Borries

27. Mủ xuất ngoại vào nền chũm gây tràn ngập mủ vào đường thở là nguyên nhân có

thể gây tử vong vì biến chứng nôi sọ do tai

A. Đúng

@B. Sai

Page 169: Trac Nghiem TMH

168

28. Câu nào sau đây không đúng:

A. 80% - 90% biến chứng nôi sọ do tai gặp trong giai đoạn hồi viêm

B. 2/3 trường hợp hồi viêm có tổ chức cholestéatome

C. Biến chứng nôi sọ do tai có thể gặp do viêm tai xương chũm cấp hoặc viêm tai

xương chũm mạn tính hồi viêm

D. Ở các nươc phát triển, biến chứng nôi sọ do tai rất hiếm

@E. Biến chứng nôi sọ do tai khác nhau có ý nghĩa giữa nam và nữ do điều kiện làm

việc và thói quen khác nhau

29. Hình ảnh màng nhĩ phồng, trắng bệch, mất hết các mốc giải phẫu có thể gặp trong:

A. Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm

B. Viêm tai xương chũm cấp xuất ngoại

@C. Viêm tai giữa cấp ứ mủ

D. Viêm tai giữa cấp xuất tiết dịch thấm

E. Biến chứng nội sọ do tai

30. Khi bị viêm tai giữa cấp nên chích rạch màng nhĩ càng sớm càng tốt để tránh biến

chứng nội sọ

A. Đúng

Page 170: Trac Nghiem TMH

169

@B. Sai

31. Trong viêm tai giữa mạn tính mủ:

A. Bệnh tích chỉ khu trú ở niêm mạc

B. Bệnh tích chỉ khu trú ở xương

@C. Bệnh tích khu trú cả ở niêm mạc và xương

D. Bệnh tích thường gặp là cholesteatome

E. Bệnh tích thường lan rộng và dễ gây ra các biến chứng nội sọ nguy hiểm

32. Tổn thương ở vị trí nào không gây ù tai:

@A. Vành tai và dâi tai

B. Ống tai ngoài

C. Tai giữa

D. Tai trong

E. Xương chũm trong biến chứng nội sọ

33. Khi bị thũng thủng màng nhĩ thì không nên:

A. Đi máy bay

B. Đi tàu thủy trên biển

Page 171: Trac Nghiem TMH

170

@C. Lặn sâu dưới nước

D. Tắm dưới vòi sen

E. Đi tàu điện có nhiều tiếng ồn

34. Tổn thương nào sau đây không gây nên điếc dẫn truyền:

A. Ráy bít ống tai ngoài

B. Thủng màng nhĩ

C. Nhọt ống tai ngoài bít tắc

@D. U dây thần kinh số VIII

E. Tắc vòi nhĩ

35. Chảy mủ tai từng đợt, phụ thuộc viêm VA, mủ chảy ra nhầy-dính, lỗ thủng thường

ở 1/4 trước dưới phù hợp với:

@A. Viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy

B. Viêm tai giữa mạn tính mủ đặc

C. Viêm tai xương chũm cấp

D. Viêm tai xương chũm mạn

E. Viêm tai giữa hay tái phát dễ gây biến chứng nội sọ

Page 172: Trac Nghiem TMH

171

36. Chọn câu đúng nhất trong biến chứng nội sọ do tai:

A. Viêm tĩnh mạch bên là biến chứng hay gặp nhất

B. Áp xe đại não là hay gặp nhất

@C. Viêm màng não do tai là hay gặp nhất

D. Bệnh nhân thường nhập viện vì nhiễm trùng huyết

E. Viêm màng não luôn luôn tuân theo định luật Korner

37. Các triệu chứng: Đau nhói trong tai hay tức ở tai như bị đút nút, nói có tiếng tự

vang phù hợp với bệnh viãm tai giữa cấp sắp có biến chứng nội sọ

A. Đúng

@B. Sai

38. Muốn tránh các biến chứng nội sọ do tai :

A. Khi tắm không được để nước vào tai

B. Ăn ở hợp vệ sinh

C. Không lặn sâu khi đang bị viêm mũi họng

D. Không được ngoáy tai với dụng cụ nhiễm trùng

@E. Phải điều trị đúng và kịp thời viêm tai giữa

Page 173: Trac Nghiem TMH

172

39. Trong việc xử trí biến chứng nội sọ do tai, chọn câu không đúng:

A. Ở Việt Nam, viêm tĩnh mạch bên do tai cần chẩn đoán phân biệt với sốt rét

B. Viêm màng não do tai là loại viêm màng não duy nhất phải điều trị ngoại khoa

C. Áp xe não do tai thường tuân theo định luật Korner

@D. Biến chứng nội sọ do tai thường gặp nhất là xuất ngoại thể Muoret

E. Cần chích rạch màng nhĩ khi có dậu hiệu vú bò

40. Trong việc phòng bệnh trong cộng đồng, chọn câu đúng nhất :

A. Trong các biến chứng nội sọ, áp xe não do tai là hay gặp trong cộng đồng

@B. Khi đang bị chảy mủ tai, không nên nhét sáp hay phèn chua vào tai

C. Biến chứng nội sọ do tai còn là một bệnh phổ biến ở các nước

D. Biến chứng nội sọ do tai nếu được điều trị kịp thời và đúng chuyên khoa sẽ lành

bệnh

E. Viêm tai giữa gặp nhiều ở người lớn hơn trẻ em

Page 174: Trac Nghiem TMH

173

Page 175: Trac Nghiem TMH

174

VIÊM MŨI XOANG CẤP TÍNH

1. Hệ thống xoang sau gồm có:

A. Xoang sàng trước và xoang trán

B. Xoang hàm và xoang trán

@C. Xoang bướm và xoang sàng sau

D. Xoang bướm và xoang hàm

E. Xoang trán và xoang bướm

2. Các xoang trước có lỗ thông đổ vào:

A. Khe dưới

@B. Khe giữa

C. Khe trên

D. Ôúng lệ mũi

E. Sàn mũi

3. Triệu chứng nào sau đây không thuộc viêm xoang cấp:

A. Nhức đầu, chảy mũi, tắc mũi, sốt.

B. Sốt, nhức đầu, ngứa mũi, hắt hơi.

Page 176: Trac Nghiem TMH

175

C. Nhức đầu, sốt, tắc mũi, giảm khứu giác.

D. Sốt, nhức đầu, chảy mũi, khịt khạc.

@E. Nhức đầu, chóng mặt, ù tai, nghe kém, sốt .

4. Yếu tố nào sau đây không phải là nguyên nhân của viêm

A.Nhiễm khuẩn

B. Dị ứng.

C. Chấn thương.

D. Suy giảm miễn dịch.

@E. Viêm tai giữa mãn tính mủ mãn.

5. Triệu chứng viêm mũi xoang cấp tính không có:

A. Sốt, cảm giác ớn lạnh xương sống

B. Cảm giác nóng rát trong mũi họng khi thở ra

@C. Sốt, đau tai, ù tai, nghe kém

D. Ngạt tắc mũi, giảm hoặc mất khứu giác

E. Niêm mạc mũi đỏ rực, sưng nề, sung huyết

Page 177: Trac Nghiem TMH

176

6. Trong những nguyên nhân sau, nguyên nhân nào không phải là nguồn gốc gây

nhiễm khuẩn mũi xoang cấp tính?

A. Viêm chân răng, sâu các răng số 4, 5, 6, 7 hàm trên

B. Dị vật xoang

C. Viêm mũi

D. Dị ứng mũi xoang

@E. Viêm chân răng khôn

7. Trẻ nam 6 tuổi, nhức đầu đã 1 tuần, mũi chảy mủ nhầy, nghẹt mũi cùng một bên,

sốt, người xanh xao, ấn vùng trong trên hốc mắt thấy đau. Nghĩ đến chẩn đoán nào?

@A. Viêm xoang sàng cấp

B. Dị vật mũi bị bỏ quên

C. Viêm xoang trán cấp

D. Ung thư sàng hàm

E. Trĩ mũi

8. Điểm đau trong viêm xoang trán cấp là:

@A. Điểm Ewing

B. Điểm hố nanh

Page 178: Trac Nghiem TMH

177

C. Điểm ở bờ trong và dưới hố mắt

D. Điểm ở bờ ngoài và trên hố mắt

E. Điểm Grunwald

9. Trong viêm mũi xoang cấp,thường đau nhức vùng trán, hoặc thái dương vào buổi

sáng khoảng từ :

A. 5 - 7 giờ

B. 6 - 8 giờ

C. 7 - 10 giờ

@D. 8 - 11 giờ

E. 10 - 12 giờ

10. Những biến chứng sau đây thường gặp trong viêm mũi xoang cấp trừ:

A. Viêm tắc xoang tĩnh mạch hang

B. Viêm màng não

@C. Viêm tai ngoài

D. Nhiễm trùng huyết

E. Viêm tấy ổ mắt

Page 179: Trac Nghiem TMH

178

11. Trong viêm xoang sau cấp tính đơn thuần, mủ thường chảy ra ở khe giữa

A. Đúng

@B. Sai

12. Những biến chứng sau là biến chứng của viêm xoang trán, khi bệnh nhân suy

nhược trừ 1 trường hợp không phải là biến chứng của viêm xoang trán

A. Viêm xương sọ

B. Viêm màng não mủ

C. Abces não

@D. Viêm tắc xoang tĩnh mạch bên

E. Viêm tắc tĩnh mạch não

13. Một dấu hiệu không có trong viêm xoang sàng cấp xuất ngoại ở trẻ em:

A. Phù mi trên

B. Phù mi dưới

@C. Viêm tấy hạch sau tai

D. Chảy mũi mủ một bên

E. Nhãn cầu bị đẩy nhưng còn di động

Page 180: Trac Nghiem TMH

179

14. Một trong những phát biểu sau đây về viêm xoang sàng trẻ em là sai:

A.Xảy ra trong thời kỳ lui bệnh của một viêm mũi họng.

@B. Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ lớn.

C. Điều trị bằng kháng sinh tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.

D. Dấu hiệu gợi ý là phù mí mắt.

E. Nguy cơ trầm trọng là dãn rộng 2 hốc mắt ra xa nhau.

15. Dấu hiệu nào sau đây khẳng định không thuộc bệnh cảnh của viêm xoang hàm tắc

A. Đau dữ dội một bên dưới hốc mắt

@B. Có mủ ở khe giữa

C. Không hiệu quả đối với thuốc giảm đau thông thường

D. Film Blondeau có mực nước hơi

E. Cần thiết chọc rửa dẫn lưu xoang hàm cấp cứu

16. Trong trường hợp nghi ngờ viêm xoang hàm, nên chụp phim Schuller

A. Đúng

@B. Sai

17. Trong viêm xoang do răng, loại vi khuẩn gây bệnh nào thường gặp nhất?

Page 181: Trac Nghiem TMH

180

A. Haemophilus

B. Streptocoque nhóm A

C. Trực khuẩn mủ xanh

@D. Vi khuẩn kỵ khí

E. Tụ cầu

18. Không thể chỉ định chụp phim Blondeau để chẩn đoán cho:

@A. Viêm xoang sàng sau

B. Viêm xoang hàm

C. Chấn thương tụ máu trong xoang hàm.

D. Chấn thương xoang trán.

E.Viêm xoang trán

19. CT Scan xoang ít được sử dụng trong chẩn đoán viêm mũi xoang cấp

A. Đúng

@B. Sai

20. Biện pháp điều trị thích hợp nhất trong điều trị viêm xoang hàm cấp là:

A. Làm di chuyển.

Page 182: Trac Nghiem TMH

181

@B. Chọc rửa xoang hàm.

C. Nhỏ mũi, kháng sinh tại chỗ và toàn thân.

D. Kháng sinh toàn thân.

E. Phẩu thuật.

21. Điều trị nào sau đây chưa cần thiết đối với viêm mũi xoang cấp

@A. Phẩu thuật nạo sàng hàm

B. Chống nghẹt mũi bằng nhỏ thuốc co mạch

C. Kháng histamin

D. Corticoide

E. Kháng sinh

22. Trong các chức năng sau, chức năng nào không thuộc sinh lý của mũi?

A. Bảo vệ đường hô hấp

B. Chức năng phát âm giọng mũi

C. Chức năng khưú giác

D. Chức năng nghe nhờ cân bằng áp lực tai giữa

@E. Làm ẩm và lọc sạch không khí để thở

Page 183: Trac Nghiem TMH

182

23. Trẻ 3 tuổi, chảy máu mũi và thối một bên mũi. Nghĩ tới bệnh gì?

A. Viêm xoang sàng cấp

@B. Dị vật mũi

C. U hạt ác tính (granulome malin)

D. Bạch cầu cấp

E .Bạch hầu

24. Một người thợ mộc 50 tuổi đến khám bệnh vì chảy máu mũi nhiều. Đây là lần đầu

tiên, không có tiền sử viêm mũi, không nghẹt mũi, thỉnh thoảng có những cơn nhức

đầu. Trong những chẩn đoán sau, chẩn đoán nào có thể loại trừ dễ dàng dựa theo tuổi

của bệnh nhân?

A. Viêm thận mãn

@B. U xơ vòm mũi họng

C. Viêm mũi vận mạch theo mùa

D. Ung thư xoang hàm

E. Viêm mũi do dùng thuốc

25. Tìm một nguyên nhân ít gặp nhất có thể gây nghẹt mũi ở 1 trẻ nam 12 tuổi:

A. Viêm mũi xuất tiết

Page 184: Trac Nghiem TMH

183

B. Viêm xoang sàng

@C. Ung thư hốc mũi

D. Polype mũi xoang

E. Dị vật xoang hàm

26. Chảy nước mũi trong không gặp trong trường hợp:

@A. Viêm xoang hàm do răng

B. Cảm mạo giai đoạn đầu

C. Dị ứng mũi xoang

D. Đau do rối loạn vận mạch ở mặt

E. Suy thận

27. Một phụ nữ 50 tuổi bị đau nửa mặt khi nhai, đến khám trong giai đoạn kịch phát,

nghĩ tới chẩn đoán gì?

A. Viêm tai giữa cấp

B. Viêm xoang hàm cấp

C. Đau thần kinh mặt

D. Thiên đầu thống

Page 185: Trac Nghiem TMH

184

@E. Viêm khớp thái dương hàm

28. Một dấu hiệu không gặp trong dị vật mũi bỏ quên ở trẻ con:

A. Chảy mũi mủ một bên

B. Chảy máu mũi

C. Thở ra có mùi hôi

@D. Chảy mũi nhầy, tanh

E. Nghẹt mũi một bên

29. Về viêm mũi vận mạch, ý nào sau đây chính xác?

A. Do dị ứng

@B. Có thể tiến triển không chu kỳ

C. Có thể do lạm dụng dùng thuốc co mạch mũi

D. Có thể do chảy dịch não tuỷ

E. Có thể liên quan đến tiến trình lão hoá niêm mạc mũi

30. Một dấu hiệu không gặp trong viêm xoang hàm cấp do mũi:

A. Đau dưới hốc mắt

B. Nghẹt mũi

Page 186: Trac Nghiem TMH

185

@C. Mũi khô và đóng vẩy

D. Sốt

E. Chảy mũi hôi

31. Tiếp xúc thường xuyên với hơi độc và hoá chất sẽ dẫn đến viêm mũi xoang

@A. Đúng

B. Sai

32. Vị trí điểm mạch Kisslbach ở đâu là chính xác:

A. Trên vách ngăn ngang tầm cuốn giữa

B. Ở ngay tiền đình mũi hai bên

@C. Phía trước vách ngăn 2 bên cách tiểu trụ mũi khoảng 1-1,5cm

D. Ở ngay đầu cuốn dưới 2 bên

E. Trên vách ngăn ngang tầm cuốn trên

33. Vùng khứu giác nằm ở phần nào của hố mũi?

A. Sàn mũi

B. Từ lưng cuốn giữa trở xuống

@C. Từ lưng cuốn giữa trở lên

Page 187: Trac Nghiem TMH

186

D. Khe dưới

E. Vách ngăn

34. Trong các chức năng sau, chức năng nào không phải là sinh lý của mũi?

A. Lọc sạch không khí để thở

B. Bảo vệ đường thở

C. Sưởi ấm không khí

D. Khứu giác

@E. Chức năng nghe

35.Vẹo vách ngăn và cuốn mũi quá phát là những yếu tố gây trở ngại cho sự dẫn lưu

mũi xoang

@A. Đúng

B. Sai

36. Đối với viêm mũi xoang cấp tính, điều trị ngoại khoa là chính

A. Đúng

@B. Sai

37.Trong vấn đề phòng bệnh viêm mũi xoang, phải giải thích cho bệnh nhân điều trị

đúng phác đồ để tránh chuyển thành mạn tính

Page 188: Trac Nghiem TMH

187

@A. Đúng

B. Sai

38. Soi cửa mũi sau sẽ đánh giá được rõ ràng:

A. Điểm mạch Kisselbach

B. Đầu cuốn giữa

C. Đầu cuốn dưới

@D. Khe trên

E. Khe giữa

39. Đối với viêm mũi xoang dị ứng, hướng dẫn bệnh nhân tránh tiếp xúc với các dị

nguyên

@A. Đúng

B. Sai

40. Điều trị nào có thể chữa lành chắc chắn một viêm xoang hàm do răng?

A. Kháng sinh

B. Kháng viêm

@C. Nhổ răng gây bệnh

Page 189: Trac Nghiem TMH

188

D. Chọc rửa xoang

E. Thuốc co mạch tại chổ

VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH

1. Tổ chức cương của cuốn mũi có khả năng nở phình ra để giảm bớt luồng không khí

vào phổi, cơ quan chỉ huy tổ chức này chịu ảnh hưởng của:

A.Tế bào lông chuyển

@B. Thời tiết

C. Chất nhầy của mũi

D. Tế bào khứu giác

E.Kích thích mùi vị

2. Mũi liên hệ với răng thông qua xoang nào?

A. Xoang bướm

B. Xoang sàng trước

C. Xoang sàng sau

@D. Xoang hàm

E. Xoang trán

Page 190: Trac Nghiem TMH

189

3. Viêm mũi nào sau đây ít nguy hiểm về vấn đề dịch tể lây lan:

A. Viêm mũi do cúm

B. Viêm mũi do sởi

C. Viêm mũi bạch hầu

@D. Viêm mũi do lậu ở trẻ nhỏ

E. Viêm mũi do thuỷ đậu

4. Chảy mũi nhầy như lòng trắng trứng gà, hoặc trắng đục, không hôi thối không thể

do:

A. Giai đoạn toàn phát của cảm mạo

B. Giai đoạn cuối của cảm mạo

@C. Dị vật hốc mũi

D. Viêm mũi mạn tính giai đoạn xuất tiết

E. Viêm VA

5. Biểu hiện lâm sàng thường gặp của chảy mủ trong viêm xoang sau là:

A. Chảy ra từ khe giữa

@ B. Chảy mủ ra từ khe trên

Page 191: Trac Nghiem TMH

190

C. Chảy mủ ra từ khe dưới

D. Chảy mủ ra cữa mũi trước

E. Không bao giờ chảy mủ ra ngoài

6. Câu nào sau đây không đúng đối với viêm xoang do răng:

A. Răng nhiễm khuẩn thường nằm ở hàm trên.

B. Chảy mũi một bên và thối.

C. Vi khuẩn gây bệnh hiếm khi là vi khuẩn kị khí.

D. Điều trị răng gây bệnh là cần thiết.

@E. Có thể tự khỏi bệnh nhờ sức đề kháng tốt.

7. Câu nào sau đây không đúng đối với biến chứng của viêm xoang:

A. Có thể gây nguy hại đến thị lực.

B. Có thể gây nguy hại đến tính mạng.

@C. Chỉ xẩy ra trong viêm xoang mãn tính.

D. Tỉ lệ giảm đi kể từ khi áp dụng kháng sinh liệu pháp.

E. Có thể đòi hỏi một phẩu thuật dẫn lưu cấp cứu.

8. Trẻ 3 tuổi, chảy máu mũi và thối một bên mũi nghĩ đến chẩn đoán gì?

Page 192: Trac Nghiem TMH

191

A. Viêm xoang sàng cấp

@B. Dị vật mũi

C. U hạt ác tính giữa mặt

D. Bạch cầu cấp

E. Bạch hầu

9. Viêm xoang do răng không thể do các răng hàm trên:

A. 3,4

@B. 1,2

C. 4,5

D. 5,6

E. 6,7

10. Điều trị nào sau đây có thể chữa lành chắc chắn một viêm xoang hàm do răng?

A. Kháng sinh

B. Kháng viêm

@C. Nhổ răng gây bệnh

D. Chọc rửa xoang

Page 193: Trac Nghiem TMH

192

E. Thuốc co mạch tại chổ

11. Nguyên nhân nào không thể gây ngạt mũi thực thể ở người lớn?

A. Viêm xoang cuốn giữa thoái hoá polype

B. Cuốn dưới quá phát

C. Vẹo vách ngăn

D. Khối u hốc mũi

@E. Viêm mũi teo (Trĩ mũi)

12. Điều trị nào sau đây có thể điều trị tận gốc viêm mũi xoang dị ứng:

A. Kháng viêm

B. Kháng histamin

@C. Giải mẫn cảm đặc hiệu

D. Kháng sinh

E. Giảm đau

13. Hắt hơi, chảy nước mắt mũi nhiều,trong như nước lã cả hai bên gặp trong

A. Viêm xoang hàm do răng

B. Viêm xoang hàm tắc

Page 194: Trac Nghiem TMH

193

@C. Viêm mũi xoang dị ứng

D. Viêm xoang thể túi mủ

E. Viêm xoang thể tiến triển nhanh

14.Viêm thần kinh thị giác hậu nhãn cầu là một trong các biến chứng của viêm mũi

xoang mạn tính

@A. Đúng

B. Sai

15. Triệu chứng lâm sàng viêm mũi xoang mạn tính giai đoạn sung huyết không có:

A. Nghẹt mũi liên tục cả ngày lẫn đêm

B. Chảy mũi nhầy

C. Cuốn mũi dưới to, đỏ đôi khi tím bầm

D. Đặt thuốc co mạch các cuốn co hồi tốt

@E. Cuốn giữa phì đại đôi khi thoái hoá thành polype

16. Triệu chứng lâm sàng viêm mũi xoang mạn tính giai đoạn quá phát không có:

A. Tắc mũi liên tục cả ngày lẫn đêm

B. Giảm hoặc mất khứu giác

Page 195: Trac Nghiem TMH

194

@C. Chảy mũi nhiều liên tục cả đêm lẫn ngày

D. Cuốn dưới to cứng, sần sùi phát triển ra phía sau đuôi cuốn

E. Đặt các thuốc co mạch các cuốn mũi co hồi chậm hoặc không co.

17. Nguyên nhân nào sau đây ít khi gây viêm mũi xoang mạn tính:

A. Vẹo vách ngăn cản trở thông khí

B. Dị ứng mũi xoang

@C. Viêm xoang do nhét mèche mũi trước

D. Những kích thích thường xuyên bởi bụi, khói thuốc

E. Rối loạn nội tiết: đái đường, phụ nữ thời kỳ thai nghén...

18. Nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm mũi xoang mạn tính ở trẻ em:

A. Dị vật mũi

B. Viêm VA

C. Viêm tai giữa

@D. U mũi lành tính

E. Dị tật bẩm sinh

19. Dấu hiệu nào dưới đây không có trong viêm mũi xoang mạn tính:

Page 196: Trac Nghiem TMH

195

A. Chảy mũi kéo dài mũi thối, tanh, nhầy

B. Nghẹt mũi thường xuyên

@C. Khi ấn vào các điểm đau xoang tăng phản ứng đau rõ rệt

D. Khe giữa có mủ trong viêm xoang trước

E. Giảm hoặc mất khứu giác

20. Những triệu chứng ít gặp trong viêm mũi xoang dị ứng là:

A. Ngứa mũi, cay mắt khó chụi

B. Hắt hơi hàng tràng không thể nín được

C. Chảy nước mắt, nước mũi trong

D. Nghẹt mũi hai bên phải thở bằng miệng

@E. Nước mũi hôi thối

21. Gờ Kaufmann thường thấy trong viêm mũi xoang mạn tính là do niêm mạc khe

giữa dày lên

@A. Đúng

B. Sai

22.Chảy mũi thối, tắc mũi và rối loạn về ngửi là 3 triệu chứng không thể có trong:

Page 197: Trac Nghiem TMH

196

A. Trĩ mũi

B. Dị vật hốc mũi.

C. Viêm xoang do răng.

D. Viêm xoang mãn tính.

@E. Vẹo vách ngăn.

23. Một bệnh nhân bị viêm mũi xoang mạn tính, xuất hiện dấu hiệu giảm thị lực đột

ngột nghĩ đến biến chứng nào?

A. Viêm túi lệ

@B Viêm thần kinh thị giác hậu nhãn cầu

C. Viêm màng tiếp hợp mắt

D. Viêm màng bồ đào

A. Abces hậu nhãn cầu

24. Trong các biến chứng sau, biến chứng nào hay gặp nhất ở bệnh nhân viêm mũi

xoang mạn ?

A. Viêm thận

B Viêm nội tâm mạc bán cấp Osler

@C. Viêm họng mạn tính

Page 198: Trac Nghiem TMH

197

D. Viêm màng não

B.Viêm phế quản

25. Polype xoang hàm trong viêm mũi xoang mạn tính có hình ảnh trên X-quang là:

@A. Hình ảnh mặt trời mọc

B. Mức nước và mức hơi

C. Mờ đặc toàn bộ xoang

D. Hình ảnh đặc ngà và có bờ rõ rệt

E. Xoang sáng hơn bình thường

26. Điều trị viêm mũi mạn tính không thể:

@A. Dùng kháng sinh liều cao phối hợp

B. Loại trừ các viêm nhiễm từ xoang, răng, mũi họng

C. Loại trừ các yếu tố kích thích như khói thuốc lá, bụi, hoá chất

D. Thuốc điều trị triệu chứng: chống tắc mũi, nhức đầu, săn niêm mạc

E. Tuỳ mức độ quá phát mà can thiệp phẩu thuật

27. Hiện nay trên thế giới phương pháp phẩu thuật nào được sử dụng rộng rãi trong

điều trị viêm mũi xoang mạn tính:

Page 199: Trac Nghiem TMH

198

A. Phẩu thuật Caldwell-Luc

B. Phẩu thuật Delima

@C. Phẩu thuật nội soi mũi xoang

D. Phẩu thuật nạo sàng hàm

E. Phẩu thuật nạo sàng qua mũi

28. Kháng sinh nào ít được sử dụng trong điều trị viêm mũi xoang mạn tính:

A. Nhóm Bêta Lactam

B. Cephalosporin

C. Macrolid

D. Quinolone

@E. Aminozid

29. Tính chất nào ít được sử dụng trong việc chọn lựa kháng sinh điều trị viêm mũi

xoang:

A. Dễ sử dụng 2 lần / ngày

B. Hoạt tính diệt khuẩn

@C. Sử dụng theo đường tiêm bắp

Page 200: Trac Nghiem TMH

199

D. Có khả năng thấm vào niêm mạc xoang ở mức độ cao hơn nồng độ ức chế tối thiểu

E. Có khả năng duy trì nồng độ kháng sinh thích hợp giữa các liều

30. Phẩu thuật nào thường được sử dụng trong điều trị ngoại khoa viêm xoang hàm do

răng

A. Phẩu thuật nạo sàng hàm

@B. Phẩu thuật Caldwell-Luc

C. Phẩu thuật nạo sàng qua mũi

D. Phẩu thuật Delima

E. Phẩu thuật xén vách ngăn dưới niêm mạc

31. Trong vấn đề phòng bệnh viêm mũi xoang mạn tính, ý nào sau đâykhông chính

xác?

A. Giải quyết triệt để các ổ viêm nhiểm ở mũi họng, răng, miệng.

B. Tránh các tác nhân gây dị ứng.

C. Nâng cao thể trạng, tăng cường sức chống đỡ của niêm mạc

D. Bảo vệ đường thở bằng cách tích cực điều trị các loại viêm mũi trong các bệnh

nhiễm khuẩn, lây, đường hô hấp.

@E. Liệu pháp kháng sinh phòng ngừa khi thay đổi thời tiết

Page 201: Trac Nghiem TMH

200

32. Viêm họng mạn tính là biến chứng thường gặp của viêm xoang sau?

@A. Đúng

B. Sai

33. Đối với viêm mũi xoang mạn tính bắt buột phải điều trị phẩu thuật

A. Đúng

@B. Sai

34. Phẩu thuật nội soi chỉ được sử dụng để điều trị viêm xoang bướm

A. Đúng

@B. Sai

35. Để đưa thuốc vào các xoang sau, người ta thường sử dụng phương pháp chọc

xoang

A. Đúng

@B. Sai

36. Trước khi khí dung mũi nên nhỏ thuốc co mạch

@A. Đúng

B. Sai

Page 202: Trac Nghiem TMH

201

37. Biện pháp dự phòng nào không thích hợp đối với viêm xoang là:

A. Điều trị tích cực khi bị chảy mũi, tắc mũi.

B. Nạo VA cắt A cho tất cả bệnh nhân hay bị viêm A, VA mãn tính tái phát

C. Tiêm phòng đầy đủ các bệnh nhiễm khuẩn lây.

D. Giải quyết triệt để các ổ viêm nhiễm ở mũi, họng, răng, miệng.

@E. Liệu pháp kháng sinh dự phòng

38. Mục đích của phẩu thuật mũi xoang là lấy bỏ niêm mạc bị bệnh và tạo đường dẫn

lưu chất xuất tiết

@A. Đúng

B. Sai

39. Trong bệnh viêm mũi dị ứng, người bệnh thường bị ngứa và nhảy mũi và trong

nước mũi thường có nhiều

A. Bạch cầu đa nhân trung tính

B. Bạch cầu lympho

C. Glucoza

D. Dịch nhầy

@E. Bạch cầu eosinophile

Page 203: Trac Nghiem TMH

202

40. Về viêm mũi vận mạch, ý nào sau đây chính xác?

A.Có thể tiến triển không chu kỳ

@B. Do dị ứng

C. Có thể do lạm dụng dùng thuốc co mạch mũi

D. Có thể do chảy dịch não tuỷ

E. Có thể liên quan đến tiến trình lão hoá niêm mạc mũi

Page 204: Trac Nghiem TMH

203

UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG

1. Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với ung thư vòm mũi họng (K vòm):

A. Nam nhiều hơn nữ.

@B. Do viêm mũi họng mãn tính.

C. Lứa tuổi hay gặp nhất từ 40 - 60 tuổi.

Page 205: Trac Nghiem TMH

204

D. Yếu tố thuận lợi nghiện thuốc lá, nghiện rượu, ăn thức ăn làm dưa muối.

E. Tỷ lệ mắc bệnh cao ở các nước Đông Nam Á và ở dân da vàng.

2. Ung thư vòm họng có tỷ lệ cao nhất ở vùng nào sau đây trên thế giới:

@A. Đông Nam Á nhất là Nam Trung Quốc.

B. Bắc Á

C. Bắc Mỹ

D. Nam Mỹ

E. Châu Úc

3. Về dịch tễ học,ung thư vòm họng gặp nhiều nhất ở:

A. Châu âu

B. Châu phi

@C. Châu á

D. Châu mỹ

E. Châu úc

4. . Khi K vòm xuấ phát từ hố Rossenmuller, triệu chứng nào hay gặp sớm:

A. Chảy máu mũi

Page 206: Trac Nghiem TMH

205

B. Tắc mũi

@C. Ù tai

D. Liệt các dây thần kinh sọ

E. Lác mắt

5. Trong các giả thuyết về nguyên nhân của ung thư vòm, hai giả thuyết về nhiễm chất

độc và nội tiết tố là được nhiều người công nhận nhất

A. Đúng

@B. Sai

6. Câu nào không đúng về bệnhlý của K vòm:

A. Ở Việt Nam, K vòm đứng hàng đầu trong các ung thư trong Tai Mũi họng

B. K vòm ở nam nhiều hơn nữ với tỷ suất 3/1

@C. Trong K vòm, loại ung thư tổ chức liên kết gặp nhiều nhất

D. Về dịch tễ học K vòm, vùng có nguy cơ cao nhất là miền Nam Trung Quốc và các

nước Đông Nam Châu Á

E. Thói quen ăn các thức ăn làm dưa chua là yếu tố thuận lợi trong K vòm

7. K vòm hay gặp nhất ở vị trí nào sau đây của vòm mũi họng:

@A. Thành bên.

Page 207: Trac Nghiem TMH

206

B. Thành sau trên.

C. Thành trước.

D. Thành dưới.

E. Thành trước xoang bướm.

8. Phương pháp nào được chon lựa trong điều trị K vòm hiện nay ở Việt Nam:

@A. Chạy tia

B. Phẫu thuật

C. Hóa trị liệu

D. Miễn dịch liệu pháp

E. Nạo vét hạch

9. Triệu chứng nào có thể liên quan đến K vòm:

A. Khó thở

B. Khàn tiếng

C. Nuốt đau

@D. Nghe kém

E. Ngửi kém

Page 208: Trac Nghiem TMH

207

10. Trong các dấu hiệu sau, dấu hiệu nào không phải là gợi ý của K vòm:

A. Xì mũi có máu.

B. Hạch cổ to.

@C. Khó nuốt.

D. Ù tai.

E. Tắc mũi.

11. Các dấu hiệu nào sau đây có giá trị gợi ý nhiều nhất đến một K vòm:

A. Sốt, nhức đầu, xì ra mũi nhầy có ít máu loãng.

B. Đau nhức sau 2 hốc mắt, nhức đầu vùng chẩm, khịt khạc.

C. Nhức đầu, tắc mũi, giảm khứu giác.

@D. Nhức đầu, chảy máu mũi, nổi hạch cổ., ù tai... xuất hiện cùng một phía

E. Sốt, đau họng, nổi hạch cổ

12. Nhức đầu trong ung thư vòm thường gặp ở vị trí:

A. Vùng trán.

B. Vùng đỉnh

C. Vùng chẩm.

Page 209: Trac Nghiem TMH

208

@D. Nửa đầu.

E. Nhức đầu lan tỏa.

13. Trong ung thư vòm họng, khi hạch cổ xuất hiện ở 1/3 dưới máng cảnh hay ở dãy

cổ ngang thì có thể nghi ngờ về tình trạng di căn nào sau đây:

A. Không có di căn.

B. Di căn tại chỗ vào hạch cổ.

C. Di căn gần

@D. Di căn xa.

E. Khối u đã lan xuống họng miệng.

14. Về hình thái giải phẫu bệnh, K vòm hay gặp là:

A. Thể sùi

B. Thể thâm nhiễm

C. Thể loét

@D. Thể khối u

E. Thể phối hợp

15. Nhóm hạch cổ hay gặp nhất trong K vòm là nhóm hạch 1/3 trên dãy cảnh.

Page 210: Trac Nghiem TMH

209

@A. Đúng

B. Sai

16. Khó thở là triệu chứng không gặp trong ung thư vòm họng

@A. Đúng

B. Sai

17. Trong ung thư vòm, di căn xa thường gặp nhất ở những cơ quan nào sau đây:

A. Bàng quang, Dạ dày

D. Đại tràng, Tá tràng

C. Tụy tạng, Tử cung, Dạ dày

D. Bàng quang, Tử cung, Tá tràng

@E. Phổi, Não, Xương

18. Để đánh giá sự lan rộng của khối u vào nền sọ ở bệnh nhân ung thư vòm, xét

nghiệm nào sau đây có độ tin cậy cao nhất:

A. Chụp X quang sọ thẳng, nghiêng.

B. Chụp X quang phim Blondeau và Hirtz.

@C. CT scan vùng đầu.

Page 211: Trac Nghiem TMH

210

D. Chụp X quang phim Hirtz có bơm thuốc cản quang vào vùng vòm họng.

E. Siêu âm vòm mũi họng.

19. Ù tai và nghe kém ở bệnh nhân ung thư vòm họng thường là do:

A. Ung thư đã suy kiệt cơ thể, thiếu máu...

B. Ung thư đã tổn thương trung tâm nghe thần kinh trung ương

C. Ung thư đã xâm lấn vào hố Rosenmuller.

D. Tổn thương tai trong.

@E. Ung thư làm bít tắc loa vòi Eustache.

20. Tại phòng khám bệnh, khi tiếp xúc đầu tiên với một bệnh nhân đến khám vì ù tai

và nghe kém một bên, động tác quan trọng nhất giúp phát hiện một khối u vùng vòm

họng là:

A. Chụp CT scan vùng đầu cổ.

B. Chụp phim Blondeau và Hirtz.

C. Soi màng nhĩ.

D. Đo thính lực.

@E. Soi mũi sau.

Page 212: Trac Nghiem TMH

211

21. Tổn thương các dây thần kinh sọ não trong ung thư vòm là dấu hiệu gián tiếp cho

thấy ung thư đã:

A. Ung thư xuất phát từ thành sau trên của vòm

B. Ung thư vòm dạng thần kinh

C. Ung thư vòm có tổn tương não kèm theo

D. Khối u ở giai đoạn T3 N3 M

@E. Bệnh nhân đến khám muộn vì khối u đã xâm lấn vào nền sọ.

22. Biện pháp nào sau đây có giá trị chẩn đoán cao nhất đối với K vòm:

A. Sinh thiết hạch cổ.

@B. Sinh thiết vòm.

C. Xét nghiệm miễn dịch IgA/VCA và IgA/EA.

D. Quệt vào vòm làm tế bào học.

E. Nội soi vòm bằng ống soi mềm quang học.

23. Trong các đôi dây TK sọ dưới đây, đôi nào bị tổn thương trong hội chứng lỗ rách

sau

A. Dây X, XI, XII

B. Dây IX, X, XII

Page 213: Trac Nghiem TMH

212

@C. Dây IX, X, XI

D. Dây III, IV, VI và V1

E. Dây IX, X, XI, XII và hạch giao cảm cổ trên.

24. Điều kiện thuận lợi cho K thanh quản là:

A. Ăn thức ăn có nhiều gia vị

B. Tăng cholesterol máu

@C. Nghiện rượu và thuốc lá

D. Các thầy chùa ăn chay

E. Uống các chất có ga

25. Biện pháp nào sau đây được xem là phù hợp nhất để phát hiện sớm bệnh K vòm

trong cộng đồng ở Việt Nam trong điều kiện thiếu trang thiết bị hiện đại:

A. Soi vòm hàng loạt và sinh thiết vòm khi nghi ngờ có khối u.

@B. Quệt vòm bằng que bông hàng loạt (frottis) để xét nghiệm tế bào học.

C. Chụp phim Blondeau và sọ nghiêng hàng loạt để tìm tổn thương ở vòm.

D. Xét nghiệm tìm tế bào ung thư lưu hành trong máu.

E. Xét nghiệm miễn dịch IgA/VCA và IgA/EA cho tấ cả mọi người

Page 214: Trac Nghiem TMH

213

26. Trong điều kiện đầy đủ trang thiết bị, biện pháp nào sau đây được áp dụng để chẩn

đoán sàng lọc ung thư vòm trong cộng đồng hiện nay:

A. Soi vòm bằng ống soi mềm.

B. Chụp CT scan vùng đầu cổ.

C. Làm nhấp nháy đồ vùng vòm.

@D. Xét nghiệm miễn dịch IgA/VCA và IgA/EA.

E. Chụp phim Hirtz và sọ nghiêng.

27. Đặc điểm thường gặp của chảy máu mũi trong ung thư vòm họng:

A. Chảy máu mức độ trung bình, xẩy ra từng đợt trong nhiều năm.

@B. Khịt khạc ra ít máu bầm loãng hoặc máu tươi từ mũi sau xuống họng.

C. Chảy máu mũi đòi hỏi phải được xử trí cấp cứu.

D. Thường chảy máu mũi vào ban đêm

E. Chảy máu mũi sẽ xảy ra khi có đợt viêm mũi xoang cấp kèm theo

28. Phương pháp điều trị K vòm thường được áp dụng hiện nay xạ trị và hóa trị

@A. Đúng

B. Sai

Page 215: Trac Nghiem TMH

214

29. Trong ung thư dây thanh: Hạch cổ và khó nuốt xuất hiện sớm

A. Đúng

@B. Sai

30. Đặc điểm của K vòm là u nhạy cảm với tia xạ và hóa chất

@A. Đúng

B. Sai

31. Trung Quốc là nước có tỷ lệ ung thư vòm họng cao nhất thế giới

@A. Đúng

B. Sai

32. Biện pháp dự phòng nào sau đây không đúng với K vòm:

A. Bảo vệ môi trường trong sạch.

@B. Chụp phim phổi thẳng định kỳ tìm di căn từ vòm mũi họng.

C. Bỏ rượu và thuốc lá, không ăn các thức ăn làm dưa làm mắm hư mục.

D. Rèn luyện thể lực tốt, dinh dưỡng hợp lý, phòng hộ lao động tốt.

E. Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị ung thư.

33. Yếu tố không phải là thuận lợi trong K vòm là:

Page 216: Trac Nghiem TMH

215

A. Tiếp xúc với thuốc trừ sâu

B. Điều kiện sống thấp

C. Thói quen hút thuốc lá và uống rượu

D. Thói quen ăn các thức ăn làm dưa, chua...

@E. Sử dụng giọng nhiều và kéo dài

34. Trong K vòm, mục đích xét nghiệm IgA/VCA là:

A. Là một xét nghiệm đặc hiệu trong chẩn đoán

B. Là một xét nghiệm để đánh giá giai đoạn của bệnh

@C. Là một xét nghiệm để đánh giá sự xâm nhập của virus Eipstein Barr vào cơ thể

thường dùng để phát hiện trong điều tra hàng loạt

D. Là một xét nghiệm để chỉ định điều trị khi tỷ lệ dương tính mạnh

E. Là một xét nghiệm để đánh giá mức độ của bệnh

35. Về giải phẫu bệnh lý, K vòm loại hay gặp nhất là:

A. K biểu mô tế bào gai biệt hoá

@B. K biểu mô không biệt hoá và kém biệt hoá

C. K tổ chức liên kết

Page 217: Trac Nghiem TMH

216

D. K tổ chức đệm

E. K tổ chức lymphô ở vòm

36. Trong K vòm, triệu chứng hạch hay gặp là hạch Troiser

A. Đúng

@B. Sai

37. Trong việc tiên lượng K vòm họng, loại nào khả quan hơn:

A. Loại K tổ chức lymphô

B. Loại K tổ chức đệm

C. Loại K tổ chức liên kết

@D. Loại K biểu mô không biệt hoá

E. Loại K biểu mô tế bào gai biệt hoá

38. Hạch Kuttner hay gặp trong:

A. Ung thư thanh quản-hạ họng

@B. Ung thư vòm mũi họng

C. Ung thư xoang lê

D. Ung thư dây thanh

Page 218: Trac Nghiem TMH

217

E. Ung thư hố lưỡi-thanh thiệt

39. Chọng câu không đúng:

A. Trong ung thư vòm mũi họng, ù tai hay gặp khi u xuất phát ở vòi Eustache

B. Nhức đầu và hạch cổ hay gặp trong ung thư vòm mũi họng

C. Liệt dây thần kinh sọ V và VI hay gặp trong ung thư vòm mũi họng

@D. Chảy máu mũi trong ung thư vòm mũi họng thường phải được nhét meche mũi

trước

E. Ung thư vòm mũi họng là loại ung thư hay gặp nhất trong tai mũi họng

40. Chọn câu đúng nhất :

A. Ung thư vòm mũi họng là loại ung thư tổ chức liên kết

B. Ung thư vòm mũi họng là loại ung thư hay gặp ở người già

@C. Ung thư vòm mũi họng là loại ung thư hay gặp nhất trong tai mũi họng

D. Ung thư vòm mũi họng hay gặp ở dân da đen hơn da vàng

E. Ung thư vòm mũi họng là loại ung thư hay gặp ở người thiếu niên

UNG THƯ THANH QUẢN-HẠ HỌNG

1. Tỷ lệ bị ung thư hạ họng và thanh quản thế nào là phù hợp ở Việt nam:

Page 219: Trac Nghiem TMH

218

@A. Ung thư thanh quản cao hơn ung thư hạ họng.

B. Ung thư thanh quản tương đương với ung thư hạ họng

C. Ung thư hạ họng cao hơn ung thư thanh quản

D. Tương đương nhau giữa nam và nữ

E. Nữ mắc nhiều hơn nam

2. Ung thư thanh quản là loại ung thư: Chọn một câu sai

A. Gặp ít hơn ung thư vòm, nhưng nhiều hơn ung thư hạ họng.

B. Gặp ở nam nhiều hơn nữ.

C. Ở VN, chiếm khoảng 4% trong các loại ung thư.

@D. Thường là loại adeno-carcinoma.

E. Nếu để muộn có thể lan ra hạ họng

3. Ung thư hạ họng và ung thư thanh quản gặp nhiều nhất ở lứa tuổi từ 46-65 tuổi

@A. Đúng

B. Sai

4. Điều kiện thuận lợi làm cho ung thư thanh quản-hạ họng phát sinh là:

@A. Nghiện rượu, thuốc lá, có tiền sử tia xạ vùng cổ.

Page 220: Trac Nghiem TMH

219

B. Thức ăn nhiều gia vị.

C. Tăng Cholesterol trong máu.

D. Làm nghề thợ mộc.

E. Uống nhiều nước đá

5. Bạch sản và u nhú thanh quản là bệnh tích tiền ung thư của thanh quản và hạ họng

@A. Đúng

B. Sai

6. Yếu tố nào không phải là thuận lợi trong ung thư thanh quản và ung thư hạ họng là:

A. Nghiện thuốc lá, nghiện rượu

B. U nhú thanh quản

C. Thói quen ăn cay, uống nóng

D. Mảng bạch sản ở dây thanh âm

@E. Dùng chất uống có nhiều ga và nước đá lạnh

7. Tìm một ý đúng nhất về ung thư thanh quản có tiên lượng tốt hơn ung thư hạ họng

vì:

A. Triệu chứng khàn tiếng của thanh quản có sớm hơn nuốt nghẹn của hạ họng

Page 221: Trac Nghiem TMH

220

@B. Thanh quản có ít tổ chức bạch huyết hơn hạ họng

C. Thanh quản có phản xạ ho và co thắt

D. Hạ họng dễ bị xây sướt hơn thanh quản

E. Thanh quản nhạy cảm với tia xạ hơn

8. Triệu chứng nào sau đây gợi ý ung thư thanh quản giai đoạn sớm:

A. Nuốt đau

B. Nuốt nghẹn

@C. Khàn tiếng

D. Khó thở

E. Ho

9. Khàn tiếng và khó thở là triệu chứng gợi ý ung thư hạ họng giai đoạn sớm

A. Đúng

@B. Sai

10. Chỉ một ý sau đây là đúng đối với chụp CT scan trong ung thư thanh quản trong

điều kiện kinh tế còn khó khăn:

A. Cần làm thường quy với tất cả ung thư thanh quản.

Page 222: Trac Nghiem TMH

221

@B. Cho phép đánh giá sự xâm lấn của khối u vào các tổ chức ở sâu như khoang

giáp-móng-thanh thiệt và sụn giáp.

C. Rất cần trong ung thư sụn thanh thiệt.

D. Rất cần trong ung thư khu trú ở dây thanh một bên.

E. Nên làm để khỏi bỏ sót trong chẩn đoán bệnh

11. Biện pháp giá trị nhất để chẩn đoán ung thư hạ họng và thanh quản là:

@A. Sinh thiết khối u

B. Chụp phim cổ nghiêng

C. Hỏi bệnh và sờ hạch cổ

D. Chụp Scanner

E. Chọc hạch xét nghiệm tế bào

12. Ung thư thanh quản ( Chọn câu đúng):

A. Hay gặp ở người trung niên

B. Gặp nhiều nhất trong Tai Mũi Họng

C. Tỷ lệ khoảng 15% các loại ung thư

@D. Nam gặp nhiều hơn nữ

Page 223: Trac Nghiem TMH

222

E. Hay gặp ở những người thường sống ở môi trường lạnh

13. Đối với ung thư hạ họng, vị trí xuất phát hay gặp nhất là:

A. Sụn phễu

B. Nẹp liên phễu

C. Miệng thực quản

D. Nẹp phễu-thnh thiệt

@E. Xoang lê

14. Biện pháp điều trị ung thư thanh quản và ung thư hạ họng hiện nay là: Phẫu thuật

phối hợp với tia xạ sau mổ

@A. Đúng

B. Sai

15. Đối với ung thư thanh quản và hạ họng, hạch xuất hiện ở vùng cổ thường được

xem là:

@A. Di căn tại chỗ, tại vùng.

B. Di căn xa

C. Di căn toàn thân.

D. Hạch viêm phản ứng.

Page 224: Trac Nghiem TMH

223

E. Hạch viêm không đặc hiệu.

16. Hạch cổ bị di căn trong ung thư thanh quản và họng được điều trị như thế nào ?

A. Chỉ cần cắt bỏ khối u, còn hạch cổ sẽ được tia xạ cùng lúc với chiếu xạ khối u sau

mổ.

B. Mổ cắt bỏ khối u, còn hạch cổ sẽ được điều trị bằng hóa chất.

C. Khối ung thư nguyên phát không có chỉ định mổ, chỉ cần nạo vét hạch cổ

@D. Nạo vét hạch cổ cùng một thì với cắt bỏ khối u

E. Có thể điều trị hóa chất cho cả khối u và hạch cổ

17. Cần nghĩ đến ung thư thanh quản và hạ họng khi có các triệu chứng:

A. Sốt, đau họng, sưng hạch cổ

@B. Khàn tiếng, nuốt vướng, nuốt đau

C. Ho, tức ngực, khạc đờm

D. Nuốt đau, nói giọng lúng búng, há miệng hạn chế

E. Nuốt vướng nuốt đau xuất hiện từng đợt

18. Về tiên lượng của ung thư thanh quản và hạ họng, câu nào sau đây không đúng:

A. Ung thư thanh quản có tỷ lệ sống trên 5 năm là 60-85%.

Page 225: Trac Nghiem TMH

224

B. Ung thư hạ họng có tiên lượng xấu hơn ung thư thanh quản 3-4 lần.

C. Ung thư còn khu trú ở 1/3 giữa dây thanh có tiên lượng khả quan nhất.

D. Tiên lượng phụ thuộc vào tuổi bệnh nhân, giai đoạn bệnh, mô bệnh học.

@E. Ung thư thanh quản có tiên lượng xấu hơn hẳn ung thư hạ họng 3-4 lần

19. Biện pháp phòng bệnh ung thư thanh quản và hạ họng là đúng nhất:

A. Dùng kháng sinh, kháng viêm

B. Súc họng nước muối.

C. Giữ ấm vùng cổ khi trời lạnh

@D. Bỏ thuốc lá và rượu

E. Xông hơi nước nóng

20. Loại nào thuộc ung thư hạ họng:

A. Ung thư dây thanh

B. Ung thư vùng trên thanh môn

C. Ung thư vùng dưới thanh môn

D. Ung thư thanh thiệt

@E. Ung thư xoang lê

Page 226: Trac Nghiem TMH

225