22
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------- Tiểu luận: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG Giáo viên hướng dẫn : ThS. Bùi Thành Trung Thành phần tham gia : Nhóm 14 1. Thái Văn Trung 2. Trương Trung Thành 3. Nguyễn Ngọc Phương Anh 4. Ngô Phước Thinh 5. Võ Hoàng Thịnh

[VB2-2014] Nhom 14 - Thuyet Minh Bai Tieu Luan - Ly Thuyet Tai Chinh Tien Te - Final

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Thuyet minh Bai Tieu luan - Ly thuyet Tai Chinh Tien Te

Citation preview

Page 1: [VB2-2014] Nhom 14 - Thuyet Minh Bai Tieu Luan - Ly Thuyet Tai Chinh Tien Te - Final

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINHKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

----------

Tiểu luận:

THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAMVÀ VẤN ĐỀ THÔNG TIN BẤT CÂN

XỨNG

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Bùi Thành TrungThành phần tham gia : Nhóm 14

1. Thái Văn Trung

2. Trương Trung Thành

3. Nguyễn Ngọc Phương Anh

4. Ngô Phước Thinh

5. Võ Hoàng Thịnh

6. Vương Lê Bích Tuyền

7. Nguyễn Anh Sơn

8. Nguyễn Ngô Hoàng Vân

Page 2: [VB2-2014] Nhom 14 - Thuyet Minh Bai Tieu Luan - Ly Thuyet Tai Chinh Tien Te - Final

9. Đoàn Thị Hải HàBẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Stt Họ Và Tên Nội dung công việcMức độ

hoàn thành1 Thái Văn Trung Làm slide + định dạng, in nộp + Thuyết

trình100%

2 Trương Trung Thành 100%3 Nguyễn Ngọc Phương Anh Phần 2:Thực trạng thông tin bất cân xứng

trên thị trường chứng khoán Việt Nam100%

4 Ngô Phước Thinh 100%5 Võ Hoàng Thịnh Tổng hợp nội dung, viết mời mở đầu, kết

luận100%

6 Vương Lê Bích Tuyền 100%7 Nguyễn Anh Sơn Phần 3: Giải pháp cho vấn đề bất cân

xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam

100%

8 Nguyễn Ngô Hoàng Vân100%

9 Đoàn Thị Hải Hà Phần 1: Thị trường tài chính Việt Nam và vấn đề thông tin bất cân xứng

100%

THÁNG 11/2014

Page 3: [VB2-2014] Nhom 14 - Thuyet Minh Bai Tieu Luan - Ly Thuyet Tai Chinh Tien Te - Final

LỜI MỞ ĐẦU----------

Trong công cuộc đổi mới và từng bước thực hiện quá trình công nghiệp hóa – hiện

đại hóa đất nước, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao

cấp sang cơ chế kinh tế thị trường và ngày càng hội nhập hơn vào nền kinh tế thế giới.

Để có thể hội nhập tốt thì nguồn vốn phát triển là một trong những vấn đề quan trọng

hơn cả. Vì lẽ đó, thị trường tài chính ở Việt Nam đã dần dần hình thành, phát triển và

ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Do thị trường tài

chínhViệt Nam là một phạm trù rất rộng nên trong khuôn khổ bài tiểu luận này nhóm

chỉ chú trọng đến thị trường chứng khoán và nó cũng được xem là một kênh huy động

vốn hiệu quả trong và ngoài nước (điều này sẽ được lý giải ở phần I). Qua đó mà nó

giúp cho nền kinh tế phát triển một cách bền vững tạo tiền để để xây dựng cơ sở hạ

tầng, đẩy mạnh sản xuất phát triển đất nước.

Tuy nhiên ở Việt Nam, thị trường chứng khoán vẫn còn tồn tại nhiều bất cập (điều

này sẽ được làm rõ ở phần II). Chính sự tồn tại của những thông tin bất cân xứng như

lựa chọn đối nghịch hay rủi ro đạo đức đã làm giảm hiệu quả của thị trường chứng

khoán. Vì thế, trong khuôn khổ bài này, nhóm sẽ nghiên cứu về “Thị trường tài

chính Việt Nam và vấn đề thông tin bất cân xứng”. Từ đó có cái nhìn khái quát và

bước đầu kiến nghị những phương hướng giải quyết cơ bản cho vấn đề này

Page 4: [VB2-2014] Nhom 14 - Thuyet Minh Bai Tieu Luan - Ly Thuyet Tai Chinh Tien Te - Final

ĐỀ TÀI: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG

MỤC LỤC

PHẦN 1............................................................................................5

THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG..............................................................................................5

1.1. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM..................................................5

1.2. Thông tin bât cân xưng...................................................................6

1.2.1. Lựa chọn ngược................................................................................................................7

1.2.2. Rủi ro đạo đức..................................................................................................................8

PHẦN 2............................................................................................9

THƯC TRA NG THÔNG TIN BÂT CÂN XƯ NG TRÊN THI TRƯƠNG CHƯ NG KHOA N VIÊ T NAM

.......................................................................................................9

PHẦN 3..........................................................................................12

GIA I PHA P CHO VÂN ĐÊ BÂT CÂN XƯ NG THÔNG TIN TRÊN THI TRƯƠNG CHƯ NG KHOA N VIÊ T NAM........................................................................................12

KẾT LUẬN......................................................................................14

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................15

GVHD: Bùi Thành Trung 4 Tiểu Luận – Nhóm 14

Page 5: [VB2-2014] Nhom 14 - Thuyet Minh Bai Tieu Luan - Ly Thuyet Tai Chinh Tien Te - Final

ĐỀ TÀI: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG

PHẦN 1

THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAMVÀ VẤN ĐỀ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG

1.1. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM

Để hòa nhập và phát triển với các quốc gia trên thế giới, từ sau năm 1986 thị

trường tài chính Việt Nam cơ bản được hình thành thông qua việc ban hành 2 pháp

lệnh: pháp lệnh ngân hàng nhà nước và pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng,

công ty tài chính của Hội đồng nhà nước vào tháng 05/1990 và việc Nhà Nước đẩy

mạnh xã hội hóa, khuyến khích chuyển các doanh nghiệp Nhà Nước sang mô hình

công ty cổ phần [1]. Tuy nhiên, những tác động này lại chưa mang lại hiệu quả như

mong muốn, do thị trường tài chính Việt Nam vẫn chưa thu hút được nguồn vốn từ

người dân và các nhà đầu tư trong và ngoài nước ví dụ như GDP từ 3.9 % /năm (1986-

1990) tăng lên 8.2 % /năm (1991 – 1995) rồi lên đến 7.5 % /năm vào những năm

1996 – 2000 [1].

Thị trường tài chính Việt Nam có thể phân loại theo nhiều cách. Dựa trên cơ sở

căn cứ vào thời gian sử dụng nguồn vốn được huy động thì thị trường tài chính Việt

Nam căn bản chia làm thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán.

Trong khuôn khổ của bài tiểu luận này, nhóm chỉ phân tích, tìm hiểu về thị trường

chứng khoán – một kênh huy động vốn hiệu quả và sôi động, có tác động mạnh mẽ

đến thị trường tài chính Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời vào tháng 7/2000 với mô hình cực kỳ

đơn 2+2+1+1, tức chỉ 2 cổ phiếu trên thị trường (REE và SAM), 2 công ty làm chứng

khoán, 1 trung tâm giao dịch chứng khoán và làm luôn công việc lưu ký và 1 ngân

hàng làm công tác thanh toán [2]. Sau gần một thời gian hoạt động và phát triển, hiện

nay theo số liệu đến ngày 20/7/2014 thì thị trường chứng khoán Việt Nam đã có 87

công ty chứng khoán, 660 công ty niêm yết cổ phiếu (trong đó có 301 trung tâm giao

dịch chứng khoán tại TP.Hồ Chí Minh và 359 trung tâm giao dịch chứng khoán ở Hà

Nội) và 41 công ty giám sát quỹ hoạt động [3]. Trải qua 14 năm hoạt động, đến nay thị

trường chứng khoán đã mang về cho ngân sách Nhà Nước 1.700.000 tỷ đồng vốn (mà

GVHD: Bùi Thành Trung 5 Tiểu Luận – Nhóm 14

Page 6: [VB2-2014] Nhom 14 - Thuyet Minh Bai Tieu Luan - Ly Thuyet Tai Chinh Tien Te - Final

ĐỀ TÀI: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG

trong đó có 1.000.000 tỷ đồng thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ còn

700.000 tỷ đồng là qua thị trường chứng khoán) [4]. Và hơn 1.100.000 tỷ đồng từ

mức vốn hóa mà thị trường chứng khoán Việt Nam mang lại [4]. Hiện nay, thị trường

chứng khoán chiếm hơn 32% GDP của cả nước [5]. Đồng thời trong nữa năm đầu

2014, giá trị giao dịch chứng khoán đã tăng đến hơn 58% so với cùng thời điểm vào

nữa năm đầu 2003 [6].Qua đó chúng ta có thể thấy được tiềm năng huy động vốn của

thị trường chứng khoán từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước là rất lớn. Nó giúp cho

chính phủ từng bước thiết lập, xây dựng hệ thống pháp lý và chính sách tài chính nước

nhà hoàn thiện hơn, tạo tiền đề phát triển đất nước.

Nhưng một trong những vấn đề làm giảm tính hiệu quả của các giao dịch trên thị

trường chứng khoán chính là sự bất cân xứng thông tin giữa người mua và người bán.

Ở phần sau, chúng ta sẽ nghiên cứu và làm rõ về vấn đề này.

1.2. THÔNG TIN BÂT CÂN XƯNG.

Một trong các vấn đề đáng quan tâm trên thị trường tài chính hiện nay là “thông tin

bất cân xứng”. Có thể hiểu, thông tin bất cân xứng là sự chênh lệch về số lượng, chất

lượng thông tin giữa các chủ thể tham gia thị trường tài chính, tức giữa những người

cung ứng vốn và người sử dụng vốn. Như trên thị trường chứng khoán, các doanh

nghiệp chăc chăn biết rõ về tình hình tài chính, kinh doanh, triển vọng phát triển cũng

như khó khăn của mình hơn là những nhà đầu tư, người sẽ mua cổ phiếu của họ.

Theo nhà kinh tế học người Mỹ, Joseph Stiglitz, nguyên nhân của sự bất cân xứng

thông tin xuất phát từ sự cố tình che giấu thông tin của một bên trong giao dịch nhăm

giành ưu thế trên thị trường. Các doanh nghiệp tính toán, “làm đep” hơn các báo cáo

tài chính, các chỉ số buộc phải công bố và che dấu những khoản nợ, sự bất ổn về doanh

thu, chi phí,… với mong muốn giá cổ phiếu của mình sẽ cao hơn giá trị thực vốn có

của nó. Nổi tiếng nhất, có lẽ là vụ gian lận của công ty năng lượng Enron. Ra đời năm

1985, lợi nhuận thu được trong năm 2000 lên đến 101 tỷ USD, Enron là tập đoàn hùng

mạnh hoạt động ở hơn 40 quốc gia trên thế giới. Tính đến ngày 31/12/2000, giá cổ

phiếu của Enron đã lên đến 83,13 USD/cổ phiếu. Những nhà lãnh đạo của Enron đã

gây áp lực với công ty kiểm toán Arthur Andersen để họ “làm ngơ” với hàng tỷ USD

thua lô, nợ nần từ các dự án thất bại, “đánh bóng” các bản báo cáo tài chính, thu hút

GVHD: Bùi Thành Trung 6 Tiểu Luận – Nhóm 14

Page 7: [VB2-2014] Nhom 14 - Thuyet Minh Bai Tieu Luan - Ly Thuyet Tai Chinh Tien Te - Final

ĐỀ TÀI: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG

một lượng lớn các nhà đầu tư. Đến tháng 10/2001, sự việc vơ lở, cổ phiếu của Enron

rớt giá thê thảm, chỉ còn chưa đến 1 USD vào tháng 11/2001. Công ty phá sản, các nhà

đầu tư mất trăng hàng tỷ USD, hàng ngàn nhân viên mất việc, thậm chí mất cả tiền tiết

kiệm vì đã đầu tư vào cổ phiếu của Enron.[7]

Mức độ quan tâm, khối lượng thông tin có được và khả năng phân tích, dự báo là

khác nhau giữa các nhà đầu tư, tạo nên sự bất cân xứng thông tin. So với các tổ chức,

định chế kinh doanh chứng khoán, thì các nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư nho le

thường thiếu kiến thức để phân tích các báo cáo tài chính, thiếu khả năng sử dụng

thông tin kỹ thuật do đó việc thực hiện hoạt động đầu tư còn mang tính chất cảm tính,

theo số đông, vì thế rủi ro mang lại là rất lớn.

Thông tin bất cân xứng được xem là thất bại thị trường bởi nó gây ra hệ quả: sự lựa

chọn ngược, rủi ro đạo đức.

1.2.1. Lựa chọn ngược

Sự lựa chọn ngược xảy ra trước khi giao dịch được tiến hành, là việc người mua vì

thiếu thông tin mà đưa ra những lựa chọn không đúng như mong muốn ban đầu của

mình. Phân tích của Geoge Akerlof về thị trường xe ô tô cũ là một ví dụ điển hình. Giả

sử một chiếc xe hơi cũ, chất lượng tốt được bán với giá 8.300 USD còn một chiếc xe

hơi cũ, chất lượng kem được bán với giá 2.300 USD, người mua xe mong muốn mua

một chiếc ôtô cũ, chất lượng tốt với giá thấp. Vì thiếu thông tin nên người mua cho

răng chỉ khi xe có vấn đề người chủ của nó mới đem bán, để tự bảo vệ mình trước

những người am hiểu thông tin hơn, giảm thiểu việc bị lô, họ sẽ chỉ muốn mua xe với

giá trung bình là 5.300 USD. Người bán xe cũ, chất lượng tốt không thể chấp nhận giá

5.300 USD nên không thực hiện giao dịch với người mua. Ngược lại, người bán xe cũ,

chất lượng kem săn sàng thực hiện giao dịch vì giá mà người mua đưa ra mang lại lợi

nhuận cao hơn dự kiến ban đầu của họ.Còn người mua sẽ mua 1 chiếc xe chất lượng

xấu với giá cao hơn rất nhiều. Chính tác động này mà dần dần hàng hóa chất lượng tốt

bị đẩy ra khoi thị trường, trên thị trường chỉ còn lại hàng hóa chất lượng kem.[8]

GVHD: Bùi Thành Trung 7 Tiểu Luận – Nhóm 14

Page 8: [VB2-2014] Nhom 14 - Thuyet Minh Bai Tieu Luan - Ly Thuyet Tai Chinh Tien Te - Final

ĐỀ TÀI: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG

1.2.2. Rủi ro đạo đức

Rủi ro đạo đức xảy ra sau khi giao dịch được ký kết, đó là sự che giấu hành động

của bên có nhiều thông tin hơn mà bên ít thông tin khó lòng kiểm soát được hoăc nếu

muốn kiểm soát thì phải tốn kem nhiều chi phí. Ví như công ty Alphatec Electronics

PCL, từng là niềm hy vọng số một của Thái Lan trong việc trở thành “ông lớn” trong

làng công nghệ thế giới. Tuy nhiên, trong một đợt kiểm tra độc lập của Price

Waterhouse vào tháng 7/1997 cho thấy: doanh thu đã bị báo cáo tăng thêm 6 đến 10

lần so với thực tế, Charn Uswachoke – tổng giám đốc công ty đã chuyển ít nhất 160

triệu USD cho các công ty do ông này quản lý mà hội đồng quản trị không hay biết gì,

công ty này còn duy trì hai hệ thống sổ sách kế toán hoàn toàn khác biệt nhau. Dẫn đến

nhiều công ty lớn của Mỹ như Texas Instrument Inc, Bankers Trust New York Corp và

Lehman chịu nhiều thiệt hại. [9]

Tình trạng bất cân xứng thông tin khiến cho các nhà đầu tư có thể đi đến các quyết

định sai lầm, tạo cung cầu giả trên thị trường hoăc dẫn đến việc các nhà đầu tư quyết

định không cung ứng nguồn vốn. Điều này khiến cho thị trường hoạt động không hiệu

quả thậm chí gây nguy cơ sụp đổ thị trường.

GVHD: Bùi Thành Trung 8 Tiểu Luận – Nhóm 14

Page 9: [VB2-2014] Nhom 14 - Thuyet Minh Bai Tieu Luan - Ly Thuyet Tai Chinh Tien Te - Final

ĐỀ TÀI: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG

PHẦN 2

THƯC TRẠNG THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNGTRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOAN VIỆT NAM

Có thể thấy khi thông tin trở thành yếu tố quyết định việc thực hiện giao dịch trên

thị trường chứng khoán thì việc lợi dụng thông tin không cân xứng để thu lợi cho bản

thân là điều dễ thấy. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như các thị trường khác

trên thế giới, còn tồn tại rất nhiều hiện tượng bất cân xứng thông tin.

Một là, ngoài những thông tin mà pháp luật quy định, các công ty niêm yết không

chủ động công bố một cách kịp thời, đầy đủ các thông tin liên quan đến tình hình tài

chính, kinh doanh của mình. Hoăc nếu có cung cấp cũng chỉ qua loa, làm cho xong

nghĩa vụ. Ví dụ như trong bản cáo bạch của công ty Lafooco ghi cơ cấu sở hữu cổ

phần công ty là 30% từ nhà nước, 16,43% là từ cán bộ công nhân viên trong công ty,

23,57% do đầu tư của cổ đông ngoài công ty, 30% là đầu tư của cổ đông nước ngoài.

Như vậy, công ty không hề có cổ phiếu quỹ. Nhưng sau đó, vào ngày 12/12/2000

công ty này lại tiến hành bán 30.470 cổ phiếu quỹ trên thị trường chứng khoán.[10]

Hai là, rò rỉ thông tin chưa hoăc không được phep công khai. Năm 2010, trên thị

trường chứng khoán lan truyền rộng rãi nhiều bài báo cáo về “Thông tin giao dịch của

các tổ chức”. Báo cáo này cung cấp thông tin chi tiết các giao dịch đã và đang xảy ra,

danh mục đầu tư ở từng ngày của tất cả các công ty chứng khoán, điều mà lẽ ra phải

được giữ bí mật, chỉ có những cơ quan quản lý thị trường mới có được. Những người

nhanh tay có được thông tin này dễ dàng kiếm lợi vì biết được xu hướng thị trường săp

xảy ra.[11] Hoăc lợi dụng những thông tin mật, thông tin “nội bộ” thu lợi cho bản

thân, hay che giấu những thông tin xấu của doanh nghiệp. Đơn cử như vụ của ông Vũ

Anh tổng giám đốc - công ty xuất nhập khẩu Intimex đã cấu kết cùng đồng bọn là các

thành viên lãnh đạo công ty lợi dụng tin “nội bộ” để mua cổ phiếu trong kỳ đấu giá

đầu tiên nhăm trục lợi. Đồng thời đã che giấu về thông tin đất được sử dụng trong kế

hoạch đầu tư. Để các nhà đầu tư lầm tưởng răng đây là tài sản của công ty sở hữu

nhưng thực chất số tài sản mà công ty quản lý là được thuê lại.[12]

Ba là cố tình công bố sai sự thật, bóp meo thông tin gây nhầm lẫn. Điều này có thể

thấy thường xuyên trên thị trường chứng khoáng. Như vụ của công ty bánh keo Bibica.

GVHD: Bùi Thành Trung 9 Tiểu Luận – Nhóm 14

Page 10: [VB2-2014] Nhom 14 - Thuyet Minh Bai Tieu Luan - Ly Thuyet Tai Chinh Tien Te - Final

ĐỀ TÀI: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG

Khi Bibica gửi báo cáo lên HSTC là lô 12 tỷ, nhưng trong báo cáo tài chính đã được

chính công ty công bố trước đó lô 5,4 tỷ. Số tiền chênh lệch rất lớn này gây nhiều bức

xúc cho các nhà đầu tư bởi họ cho răng Bibica cố tình công bố sai sự thật nhăm “đánh

bóng” tên tuổi của mình trên thị trường chứng khoán để thu hút thêm nhiều nguồn đầu

tư. [13]

Bốn là, không đảm bảo sự công băng trong việc cung cấp thông tin giữa các nhà

đầu tư.Điều này có thể dễ thấy từ thực tế, chính sự mất cân đối thông tin này làm cho

người năm giữ nhiều thông tin trong tay hơn sẽ có xu hướng chia se thông tin theo cảm

tính hay dễ hiểu hơn đó là “thiên vị” trong việc cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư.

Các công ty sẽ cung cấp lượng thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư tốt, mang lại nhiều

lợi nhuận hơn. Còn các nhà đầu tư kem thường bị “ep” hoăc nhận được những thông

tin kem hiệu quả cho quá trình hoạch định chiến lược của mình.

Năm là hiện tượng lừa đảo để thu lợi cho bản thân hay nhăm lợi dụng chiếm đoạt

tài sản.Tiêu biểu là vào ngày 2/5/2007, Lâm Thu Hương, Trần Thị Sen, Lý Hữu Hoàng

đã chính thức bị khởi tố vì tội làm giả cổ phiếu phổ thông của công ty cổ phần Việt

Toàn Cầu với mức tổng trị giá lên đến 95 tỷ đồng. Họ còn làm giả các giấy tờ như bản

cáo bạch, hợp đồng kinh tế,..để có nhiều cơ sở thuyết phục các nhà đầu tư góp vốn tại

buổi “Chợ phiên chứng khoán” được tổ chức vào ngày 1/9/2006 ở Đồ Sơn. [14]

Sáu là việc tung tin đồn thất thiệt gây nhiều thiệt hại cho các nhà đầu tư. Đối với thị

trường chứng khoán thì thông tin rất quan trọng, việc mua bán chứng khoán trên thị

trường hầu như dựa vào thông tin. Chính vì lẽ đó mà thường xuyên xuất hiện những

tin đồn không chính xác. Năm 2007, rộ lên tin đồn công ty cổ phần Thủy điện Hương

Sơn ở Hà Tĩnh bán cổ phiếu với giá thấp, chỉ 25.000 đ/cổ phiếu nhưng sau khi lên sàn

thì ít nhất giá trị của nó cũng lên đến con số là 150.000đ/cổ phiếu. Chính vì ham lợi

nên nhiều nhà đầu tư mới bước vào thị trường chứng khoán đã mua bán cổ phiếu

Hương Sơn kết quả là thất bại thảm hại.Vì vào ngày 9-3-2007, thì Hương Sơn lại công

bố là chưa có kế hoạch giao dịch trên thị trường chứng khoán, đó chỉ là tin đồn. [15]

Bảy là các cơ quan truyền thông, cở sở ngôn luận của xã hội như báo chí cung cấp

những thông tin vô căn cứ, dẫn đến nhiều quyết định sai lầm của các nhà đầu tư. Tuy

nhiên đây không phải là hiện tượng phổ biến, vì thường những nhà đầu tư có kinh

GVHD: Bùi Thành Trung 10 Tiểu Luận – Nhóm 14

Page 11: [VB2-2014] Nhom 14 - Thuyet Minh Bai Tieu Luan - Ly Thuyet Tai Chinh Tien Te - Final

ĐỀ TÀI: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG

nghiệm sẽ không phụ thuộc nhiều vào lượng thông tin của báo chí, nhưng những nhà

đầu tư mới gia nhập thì lại bị ảnh hưởng rất lớn.Ví dụ: vụ SJS “sập sàn” do báo Tiền

Phong điện tử đăng tin ngày 12/1/2007. Nhưng thực chất đây là do cơ quan báo chí

nhận lượng thông tin từ người khác mà không kiểm chứng xác thực, dẫn đến cung cấp

thông tin sai lệch. [16].

GVHD: Bùi Thành Trung 11 Tiểu Luận – Nhóm 14

Page 12: [VB2-2014] Nhom 14 - Thuyet Minh Bai Tieu Luan - Ly Thuyet Tai Chinh Tien Te - Final

ĐỀ TÀI: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG

PHẦN 3

GIẢI PHAP CHO VẤN ĐỀ BẤT CÂN XỨNGTHÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOAN VIỆT NAM

Từ những thực trạng đã xảy ra ở trên, nhóm kiến nghị một số giải pháp nhăm giảm

thiểu tình trạng bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam như sau:

Thứ nhất, thành lập các công ty xếp hạng các mức độ tín nhiệm, hoạt động theo

một chuẩn mực và chính thống nhăm cung cấp thông tin một cách chính xác, nhanh

chóng đến toàn bộ thị trường.

Thứ hai, hoàn thiện cơ chế minh bạch thông tin tránh tình trạng thông tin công bố

xa rời với thực tế, giám sát việc công bố thông tin của các công ty niêm yết phải theo

tiêu chuẩn đã quy định và phải công bố rộng rãi , đẩy đủ; băt buộc họ phải chịu trách

nhiệm hình sự với những thông tin được công bố, xử phạt năng đối với các trường hợp

cố tình vi phạm hoăc lợi dụng thông tin để mưu lợi cho bản thân điều này có thể hạn

chế sự che giấu hay bóp meo thông tin của doanh nghiệp. Muốn làm được những việc

này thì trước hết phải xây dựng hệ thống luật kế toán và luật chứng khoán một cách

thật chi tiết, cụ thể từng khoản mục để tránh các tổ chức, cá nhân lợi dụng “khe hở”

của pháp luật nhăm trục lợi.

Thứ ba, tăng cường giám sát hệ thống tài chính thông qua các hệ thống ngân hàng,

ủy ban giám sát quốc gia. Qua thực tế có thể thấy không phải lúc nào các doanh

nghiệp cũng nghiêm chỉnh, tuân thủ cung cấp thông theo các quy định đã ban

hành.Theo thời gian mức độ gian lận, lợi dụng ngày càng tinh vi hơn nên càng cần đội

ngũ giám sát hơn nữa. Do đó đội ngũ giám sát cần phải thường xuyên, liên tục giám

sát chăt chẽ những biến động của thị trường, thẩm định thông tin chăc chăn trước khi

cho công bố thị chúng, tránh tình trạng gây biến động thị trường; đảm bảo hoạt động

giám sát phải công băng, công chính, công minh không làm việc theo hình thức, làm

cho có.

Thứ tư, các tổ chức cần áp dụng các hệ thống chuẩn mực kế toán của quốc tế nhăm

cung cấp thông tin theo hướng minh bạch. Ngoài ra,các báo cáo tài chính cần được

kiểm toán bởi các công ty kế toán độc lập, có uy tín cao nhăm cung cấp báo cáo tài

GVHD: Bùi Thành Trung 12 Tiểu Luận – Nhóm 14

Page 13: [VB2-2014] Nhom 14 - Thuyet Minh Bai Tieu Luan - Ly Thuyet Tai Chinh Tien Te - Final

ĐỀ TÀI: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG

chính trung thực đến với người đầu tư. Đồng thời phải có sự thông nhất giữa chuẩn

mực kế toán và thông tư ban hành, tránh trường hợp chuẩn mực yêu cầu thế này, mà

thông tin quy định lại yêu cầu khác.Dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện

Thứ năm, các chủ vốn đầu tư cần phải thận trọng hơn, phải tìm hiểu kỹ, tham khảo

thông tin rõ ràng, so sánh chọn lọc đối tượng trước khi quyết định cung ứng vốn. Cần

vững vàng khi tiếp nhận những luồng thông tin phi căn cứ, không chính xác để có thể

giảm thiểu tình trạng lừa đảo.

Thứ sáu, đối với các cơ quan thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình,..) cần trang

bị nhiều kiến thức hơn cho đội ngũ phóng viên về thị trường chứng khoán nói riêng và

thị trường tài chính nói chung để có thể lựa chọn, chăt lọc thông tin chính xác, đưa ra

những nhận định, bài viết xác đáng, chuyên nghiệp, tránh tình trạng cung cấp thông tin

sai lệch gây ảnh hưởng đến thị trường.Đồng thời cũng phải giám sát chăt chẽ các trang

báo mạng, tránh tình trạng đưa thông tin giả phá họai thị trường làm ảnh hưởng đến

giá chứng khoán.

GVHD: Bùi Thành Trung 13 Tiểu Luận – Nhóm 14

Page 14: [VB2-2014] Nhom 14 - Thuyet Minh Bai Tieu Luan - Ly Thuyet Tai Chinh Tien Te - Final

ĐỀ TÀI: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG

KẾT LUẬN

Từ những phân tích, diễn giải và dẫn chứng thực tế ở trên, có thể thấy được thị

trường tài chính của Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng tuy đã

hoạt động hơn 14 năm nhưng vần còn “non tre”, lượng thông tin cung cấp sử dụng

trên thị trường còn yếu kem .Nguyên nhân là do công tác phổ biến thông tin giữa

bên mua và bên bán không được cân băng, thiếu sự trung thực trong thông tin, lợi

dụng thông tin để trục lợi cho bản thân, hay thậm chí là bóp meo, làm giả thông tin

để lừa đảo. Các nguyên nhân trên suy cho cùng là do tác động của vấn đề thông tin

bất cân xứng gây ra. Keo theo là sự mất tin tưởng vào thông tin mà các cơ quan có

thẩm quyền liên quan, niêm yết cung cấp thông tin. Việc mua bán chứng khoán

không còn theo phân tích, hoạch định theo khoa học nữa mà sẽ là mua theo cảm

tính, theo số đông, theo nhu cầu nên rủi ro mang lại là rất cao. Các nhà đâu tư sẽ e

dè, lo sợ thậm chí là không đầu tư vốn chủ sở hữu của mình trên thị trường chứng

khoán nữa. Vì thể cần phải nhanh chóng và kịp thời để có các biện pháp ngăn chăn

vấn đề thông tin bất cân xứng này, để thị trường chứng khoán ngày một phát triển

hơn, điều đó sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho công cuộc xây dựng đất nước

Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, nhóm cũng đã cố găng để hoàn thiện nội

dung theo hướng tốt nhất, nhưng vẫn còn hạn chế về kiến thức nên bài viết không

tránh khoi những thiếu sót. Vì lẽ đó nhóm tiểu luận rất mong nhận được những đóng

góp của giảng viên để bài viết được hoàn thiện hơn.

GVHD: Bùi Thành Trung 14 Tiểu Luận – Nhóm 14

Page 15: [VB2-2014] Nhom 14 - Thuyet Minh Bai Tieu Luan - Ly Thuyet Tai Chinh Tien Te - Final

ĐỀ TÀI: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Theo Pháp lệnh ngân hàng nhà nước Việt Nam, Số 37-LCT/HĐNN8, Ban hành

ngày 23/5/1990

[2] Theo trang Tuần Việt Nam (tuanvietnam.vietnamnet.vn), Bài: Mười năm thị

trường chứng khoán Việt Nam: Hy vọng ở tương lai, Ngày 31/07/2010

[3] Theo Trang Tinh Nhanh Chứng Khoán, Bài : Những con số nổi bật thị trường

chứng khoán 14 năm, Ngày 25/7/2014

[4] Theo Trang Tinh Nhanh Chứng Khoán, Bài : Những con số nổi bật thị trường

chứng khoán 14 năm, Ngày 25/7/2014

[5] Theo Đài tiếng nói Việt Nam(vov.vn), Bài : Thị trường chứng khoán tăng mạnh

quy mô, lên gần 700 doanh nghiệp, Ngày 27/07/2014

[6] Theo Đài tiếng nói Việt Nam(vov.vn), Bài : Thị trường chứng khoán tăng

mạnh quy mô, lên gần 700 doanh nghiệp, Ngày 27/07/2014

[7] Theo An ninh tiền tệ & Truyền thông (antt.vn), Bài: Những vụ án kinh tế chấn

động (kỳ 2): Enron - “Ke dối trá vĩ đại”, Ngày 08/07/2014

[8] Theo Thị trường lemon của George Akerlof, Công bố nghiên cứu trong bài

"The Market for 'Lemons': Quality Uncertainty and the Market Mechanism", Năm

1970

[9] Theo Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, Chương 5: Thông Tin và

Kiểm Soát, Niên khóa 2011- 2013

[10] Theo Công ty cổ phần tích hợp dữ liệu NextCom(nextcom.net.vn), Trong bản

cáo bạch của công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An, Năm 2000

[11] Theo báo Tuổi Tre Online (tuoitre.vn), Bài: Thị trường xôn xao vì lộ thông tin

"mật", Ngày 07/04/2010

[12] Theo báo An Ninh Thủ Đô(anninhthudo.vn), Bài: Sai phạm nghiêm trọng

trong CPH Công ty XNK Intimex (Hà Nội), Ngày 29/12/2007

GVHD: Bùi Thành Trung 15 Tiểu Luận – Nhóm 14

Page 16: [VB2-2014] Nhom 14 - Thuyet Minh Bai Tieu Luan - Ly Thuyet Tai Chinh Tien Te - Final

ĐỀ TÀI: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG

[13] Theo trang Tin nhanh VnExpress(vnexpress.net), Bài: Bibica giải trình về kết

quả kinh doanh lô năm 2002, Ngày 26/5/2003

[14] Theo báo Sài Gòn giải phóng, Bài: Suýt mất 800 tỷ đồng vì cổ phiếu giả,

Ngày 06/09/2006

[15] Theo trang Tin nhanh & Dữ liệu Chứng khoán Tài chính Việt Nam, Bài:

Những chiêu kích giá của “cò” cổ phiếu, Ngày 16/03/2007

[16] Theo diễn đàn Dữ liệu Chứng khoán Tài chính Việt Nam(vietstock.vn), Bài:

Nhà báo viết về chứng khoán nè: SJS sập sàn!!! , Ngày 12/1/2007

GVHD: Bùi Thành Trung 16 Tiểu Luận – Nhóm 14