387
Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Du Ngày soạn: 10/8/2012 Ngày dạy: 16/8/2012 TUẦN 1 TIẾT 1 Văn bản: CON RỒNG CHÁU TIÊN I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết - Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên II.TRỌNG TÂM , KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1.Kiến thức : - Hiểu được khái niệm về thể loại truyền thuyết - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu - Một thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm truyền thuyết dân gian 2.Kỹ năng - Biết đọc diễn cảm và hiểu được ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên - Nhận ra một số chi tiết kỳ ảo tiêu biểu của truyền thuyết 3.Thái độ - Tự hào về nguồn gốc của dân tộc Việt - Ý thức phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc III. CHUAN BI - GV : Gi¸o ¸n - HS: So¹n bµi IVTIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài soạn ở nhà của HS: 3.Bài mới: GV giới thiệu: Con người có tổ có tông Như cây có cội, như sông có nguồn Câu ca dao ấy như một lời nhắc nhớ mỗi con người luôn phải nhớ về cội nguồn của mình,chúng ta là dân tộc Việt sống trên mảnh đất cong cong hình chữ S từ bao đời nay luôn tự hào mình là con cháu Lạc Hồng. Vì sao như vậy, bài học hôm nay sẽ cho các em hiểu và tự hào hơn về nguồn gốc Con Rồng Cháu Tiên của mình

Giáo án văn 6

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Giáo án văn 6

Citation preview

Page 1: Giáo án văn 6

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Du

Ngày soạn: 10/8/2012Ngày dạy: 16/8/2012TUẦN 1TIẾT 1

Văn bản: CON RỒNG CHÁU TIÊN

I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT- Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết- Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết Con

Rồng Cháu TiênII.TRỌNG TÂM , KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ1.Kiến thức:- Hiểu được khái niệm về thể loại truyền thuyết- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu- Một thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm truyền thuyết dân gian 2.Kỹ năng- Biết đọc diễn cảm và hiểu được ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên- Nhận ra một số chi tiết kỳ ảo tiêu biểu của truyền thuyết3.Thái độ- Tự hào về nguồn gốc của dân tộc Việt- Ý thức phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộcIII. CHUAN BI- GV : Gi¸o ¸n- HS: So¹n bµiIVTIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định:2.Kiểm tra bài soạn ở nhà của HS: 3.Bài mới: GV giới thiệu: Con người có tổ có tông

Như cây có cội, như sông có nguồnCâu ca dao ấy như một lời nhắc nhớ mỗi con người luôn phải nhớ về cội nguồn của mình,chúng ta là dân tộc Việt sống trên mảnh đất cong cong hình chữ S từ bao đời nay luôn tự hào mình là con cháu Lạc Hồng. Vì sao như vậy, bài học hôm nay sẽ cho các em hiểu và tự hào hơn về nguồn gốc Con Rồng Cháu Tiên của mình

HOẠT ĐỘNG Gv-Hs KIẾN THỨCHoạt động 1: : Đọc văn bản và tìm hiểu khái niệm truyền thuyết- GV cho HS đọc toàn bộ VB, sau đó tóm tắt truyện từ 5 đến 7 câu

Ngay sau nhan đề Con Rồng Cháu Tiên, chúng ta đã gặp một khái niệm mới, đó là truyền thuyết, vậy trước khi đi vào tìm hiểu ND chính của văn bản này chúng ta cần phải hiểu rõ k/n truyền thuyết là gì.Em hãy dựa vào chú thích và cho biết truyền thuyết là gì?

I. Tìm hiểu chung- Đọc- Tóm tắt

II. Khái niệm truyền thuyết-Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ- Thường có yếu tố tưởng tượng kì

Page 2: Giáo án văn 6

Hoạt động 2 : Hướng dẫn phân tích văn bản: H?.Theo em truyện có thể chia làm mấy phần, nội dung của từng phần ?

Cho HS đọc phần 1H?.Qua phần 1 bạn vừa đọc, em thấy hình ảnh của LLQ và AC được miêu tả ntn? GV gợi ý : miêu tả ntn về hình dáng, nguồn gốc và tài năng?

H?.Vì sao tg lại tưởng tượng LLQ có nòi rồng, và AC có nòi Tiên ? ( GV giảng thêm cho HS hiểu : rồng là con vật trong tứ linh mà của nhân dân ta tôn sùng và thờ cúng, nhắc đến tiên là nhắc đến vẻ đẹp hoàn mỹ không gì có thể so sánh được, tg muốn ca ngợi nguồn gốc cao quý của dân tộc Việt)H?.Vậy qua những gì chúng ta vừa phân tích , em thấy hình tượng LLQ và AC hiện lên ntn?

Sau khi hai người gặp nhau và trở thành vợ chồng thì lại xảy ra một điều kỳ lạ nữa, đó là việc sinh nở của nàng AC và việc hai người phải chia con, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết nàyH?.Việc sinh nở của nàng Âu Cơ có gì kỳ lạ?

H?.Sự sinh nở kỳ diệu của AC có ý nghĩ ntn? ( GV giải thích chi tiết mang tính chất hoang đường nhưng thú vị và giàu ý nghĩa, giảng cho HS hiểu từ “đồngbào”H?. Cho HS quan sát bức tranh SKG và hỏi : theo em bức tranh đó minh họa điều gì ?H?.Vì sao LLQ và AC phải chia con và chia ntn?H?. Chia con như thế để làm gì?

ảo- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kểIII. Tìm hiểu văn bảnBố cục: 3 phầnP1: Từ đầu đến Long Trang : giới thiệu LLQ Và ACP2: Ít lâu sau….lên đường: chuyện AC sinh con kỳ lạ và chuyện chia con của LLQ Và ACP3: phần còn lại: giải thích nguồn gố Con Rồng Cháu Tiên1.Giới thiệu LLQ , ACa. Lạc Long Quân- Nguồn gốc : Thần- Hình dáng:mình rồng - Tài năng: sức khỏe vô địch, nhiều phép lạ, giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt chăn nuôib. Âu Cơ- Nguồn gốc : Tiên- Hình dáng : xinh đẹp tuyệt trần

Đẹp kỳ lạ, lớn lao với nguồn gốc vô cùng cao quý

2.Sự sinh nở kỳ lạ của AC và chuyện chia con của LLQ và ACa. Âu Cơ sinh nở kỳ lạ- Sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm con hồng hào, lớn nhanh như thổi không cần bú mớm, khôi ngô, khỏe mạnh như thần

Sự tưởng tượng, sáng tạo diệu kỳ

Page 3: Giáo án văn 6

H?.Trong bài học hôm nay chúng ta gặp rất nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo ( từ việc nguồn gốc xuất thân của LLQ, AC đến việc sinh nở kỳ diệu của nàng AC, đến việc đàn con không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi…)vậy theo em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kỳ ảo ?( Gv giảng thêm)Đã bao đời nay người Việt luôn tin vào nguồn gốc Tiên, Rồng cao quý của dân tộc mình, từ miền xuôi hay miền ngược, dù trong nước hay ở nước ngoài chúng ta đều ghi nhớ rằng chúng ta cùng chung một dòng máu, cùng chung một bọc trứng ( đồng bào )vì vậy phải luôn yêu thương và đoàn kết. Đó cũng chính là cội nguồn sức mạnh tinh thần của dân tộc

Hoạt động 3: Tổng kếtH?.Ông cha ta sáng tạo ra câu chuyện này nhằm mục đích gì?

H? Nghệ thuật của truyện có gì nổi bật?

Hoạt động 4: Luyện tập Gọi HS đọc câu hỏi 1 phần luyện tập SGKNgười Mường có chuyện “Quả trứng to đẻ ra trăm người”Người Khơ-mú có truyện “Quả bầu mẹ”-Khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hóa giưa các dân tộc trên đất nước taEm hãy kể diễn cảm lại truyện Con Rồng Cháu Tiên

thể hiện sự găn bó, có chung một dòng máu của cộng đồng người Việt

b. AC Và LLQ chia con

-50 con lên núi-50 con xuống biển- chia nhau cai quản các phương thể hiện ước muốn mở mang và giữ vững đất đai bờ cõi- ý nguyện mọi người ở những vùng đất khác nhau trong lãnh thổ nước Việt đều cùng có chung nguồn gốc- sự đoàn kết của toàn dân tộcIV.Tổng kết1.Nội dung-Giải thích suy tôn nguồn gốc cao quý của dân tộc Việt- Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước2. Nghệ thuật- Có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảoV. Luyện tập

4.Củng cố, dặn dò- Tập kể diễn cảm truyện Con Rồng Cháu Tiên

- Chuẩn bị bài “Bánh chưng bánh giầy” cho tiết học sau

Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du

Page 4: Giáo án văn 6

Ngày soạn: 10/8/2012Ngày dạy: 16/8/2012TUẦN 1TIẾT 2

Văn bản: BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY

I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản “ Bánh chưng bánh giầy”II. TRỌNG TÂM , KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ1.Kiến thức:- Văn bản thuộc thể loại truyền thuyết- Một thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm truyền thuyết thời kỳ Hùng Vương- Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông2.Kỹ năng- Đọc hiểu văn bản thuộc thể loại truyền thuyết- Nhận ra những sự việc chính trong truyện3.Thái độ- Biết tự hào về trí tuệ, văn hóa của dân tộcIII. CHUẨN BỊGV: so¹n gi¸o ¸nHS: so¹n bµiIV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài soạn ở nhà của HS: 3.Bài mới:

Hằng năm khi Tết đến chúng ta thường hay làm rất nhiều loại bánh mứt để cúng ông bà tổ tiên và hai thứ bánh không thể thiếu được trong ngày Tết đó là bánh chưng và bánh giày. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vì sao hai loại bánh đó luôn có mặt để làm nên hương vị của những ngày Tết cổ truyền qua truyền thuyết Bánh chưng bánh giàyHOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN- HỌC SINH KIẾN THỨCHoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chú thích 5phGọi 3 HS đọc 3 đoạn của văn bảnGV nhận xét cách đọc của HSQua phần đọc của bạn và phần nhận xét cách đọc của GV, HS kể lại truyệnGV cho HS tìm hiểu chú thíchHoạt động 2: Tìm hiểu văn bản 25phH?Qua việc đọc , em hãy cho biết văn bản gồm có mấy phần ?Nội dung của từng phần?P1: Từ đầu ….chứng giám: Hùng Vương chọn người nối ngôi

P2: Tiếp theo…hình tròn: cuộc đua tài dâng lễ vậtP3: còn lại: kết quả cuộc thi tàiGV đọc P1H?Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh

I.Tìm hiểu chung1. Đọc2. Kể2. Chú thích

II. Tìm hiểu văn bản1.Bố cục: 3 phần- P1: Từ đầu ….chứng giám: Hùng Vương chọn người nối ngôi

- P2: Tiếp theo…hình tròn: cuộc đua tài dâng lễ vật

Page 5: Giáo án văn 6

nào?Giặc ngoài đã yên, vua có thể tập trung chăm lo cho dân no ấm. Vua đã già muốn truyền ngôi- Người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng- Điều vua đòi hỏi mang tính chất của một câu đố thử tàiH?Ý định của vua ntn?H?Để làm vừa ý vua các ông Lang đã làm gì?Thi nhau làm các mâm cỗ thật cao sangGọi HS đọc P2H?Lang Liêu cũng là con nhưng lại khác các Lang khác ở điểm nào?- Mồ côi mẹ, nghèo, thật thà, chăm công việc đồng ángH ?Vì sao Lang Liêu buồn?- Vì nghèo không thể biện lễ vật cao sang như các anh, tự nhận mình kém cỏi nên sợ không làm tròn chữ “hiếu” với chaH?Lang Liêu được thần giúp đỡ ntn ?( vì sao thần chỉ mách bảo mà không làm giúp lễ vật) dành phần sáng tạo cho Lang LiêuTrong trời đất không gì quý bằng gạo, hãy lấy gạo làm bánh lễ Tiên Vương- Vì chàng là người thiệt thòi nhất,tuy thân là con vua nhưng phận lại gần gũi với dânH?Sau khi được thần giúp đỡ Lang Liêu đã làm gì ?Chọn gạo nếp trắng tinh, thơm lừng làm thành 2 loại bánh khác nhau: hình tròn và hình vuông- H?Qua việc làm bánh của Lang Liêu, em hiểu Lang Liêu là người ntn ?- Thông minh, tháo vátH ?Vì sao Lang Liêu lại được thần giúp đỡLà người hiểu được ý của thần, lấy gạo là thứ làm ra được làm bánh dâng Tiên Vương còn những Lang khác dâng của ngon vật lạ nhưng nguyên liệu không làm ra đượcGọi HS đọc P3H ?Vua cha chọn lễ vật gì để cúng Tiên Vương ?- Bánh của Lang LiêuH ?Vì sao vua lại chọn bánh của Lang Liêu cúng Tiên Vương và truyền ngôi cho Lang Liêu ?Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế( đều được làm từ lúa gạo do chính con người làm ra, nuôi sốngs con người, quý trọng nghề nông)Bánh thể hiện ý tưởng sâu xa ( trời , đất và muôn loài)Hai thứ bánh đều hợp với ý vua, đem cái quý nhất do chính tay con người làm ra để cúng tổ tiên và dâng lên vua cha đúng là con người tài năng, thông minh, hiếu

- P3: còn lại: kết quả cuộc thi tài

2. Hùng Vương chọn người nối ngôi- Hoàn cảnh: Giặc ngoài đã yên, vua có thể tập trung chăm lo cho dân no ấm. Vua đã già muốn truyền ngôi-Ý chí của vua: Người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng- Hình thức ;dâng lễ lên Tiên Vương

3. Nhân vật Lang Liêu-Mồ côi mẹ, nghèo, thật thà, chăm công việc đồng áng

-Được thần giúp đỡ chỉ cho cách lấy gạo làm bánh

- Lang Liêu làm 2 loại bánh: bánh chưng và bánh giày

- Thông minh, tháo vát

Page 6: Giáo án văn 6

thảoHoạt động 3 : Tổng kết H ?Truyền thuyết Bánh chưng bánh giày có ý nghĩa gì ?-Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc-Biết ơn và tôn kính trời đất tổ tiên

GV giảng thêm cho HS về kho tàng truyện cổ dân gian có những câu chuyện hướng tới mục đích giải thích nguồn gốc sự vật như « sự tích trầu cau », « sự tích dưa hấu »...

Hoạt động 4 : Luyện tậpH ?Đọc truyện này em thích nhất chi tiết nào ?Vì sao ?H ?Ý nghĩa phong tục ngày tết nhân dân ta thường hay nấu bánh chưng bánh giày ?

Kể lại câu chuyện

4.Kết quả cuộc thi tài- Hùng Vương chọn bánh của Lang Liêu để tế trời đất cùng Tiên Vương- Lang Liêu được truyền ngôi

III.Tổng kết1.Nội dung- Giải thích nguồn gốc Bánh chưng bánh giày- Đề cao lao động, đề cao nghề nông- Thể hiện sự tôn kính trời đất, tổ tiên của nhân dân ta2. Nghệ thuật- Sử dụng nghệ thuật tiêu biểu của truyện dân gianIV. Luyện tập

4.Củng cố, dặn dò- Nhắc lại ý nghĩa của truyện Bánh chưng bánh giày- Học thuộc phần ghi nhớ- Soạn bài Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt

Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du

Page 7: Giáo án văn 6

Ngày soạn: 14/8/2012Ngày dạy: 18/8/2012TUẦN 1TIẾT 3

Tiếng Việt: TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT

I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠTHiểu thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt, cụ thể :

- Khái niệm về từ- Đơn vị cấu tạo từ ( tiếng)- Các kiểu cấu tạo từ ( từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy)

II. TRỌNG TÂM , KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ1.Kiến thức:- Định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức- Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt2.Kỹ năng- Nhận diện, phân biệt được:

Từ và tiếngTừ đơn và từ phứcTừ ghép và từ láy

- Biết phân tích cấu tạo của từ3.Thái độ- Có ý thức yêu quý và giữ gìn sự trong sáng của tiếng ViệtIII. CHUẨN BỊ

- Giáo viên : soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ- Học sinh: soạn bài và chuẩn bị bài

IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định:2.Kiểm tra bàicũ: a. Thế nào là truyện truyền thuyết?Vì sao nói truyện con Rồng cháu Tiên là truyền thuyết?b.Em thích chi tiết tưởng tượng kỳ ảo nào trong truyền thuyết bánh chưng bánh giầy?3.Bài mới: Tiếng nghẹn ngào như lời mẹ đắng cayTiếng trong trẻo như hồn dân tộc ViệtMối sớm dậy nghe bốn bề thân thiếtNgười qua đường chung Tiếng Việt cùng tôiNhư vị muối chung lòng biển mặnNhư dòng sông thương nhớ chảy muôn đời(Tiếng Việt- Lưu Quang Vũ)Đoạn thơ các em vừa nghe thể hiện được sự trân trọng và thương yêu tiếng nói của dân tộc ta: đó là Tiếng Việt, vậy Tiếng Việt được cấu tạo như thế nào và làm sao để chúng ta có thể sử dụng vốn Tiếng Việt của mình thật thuần thục, thật đẹp, bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều này

Page 8: Giáo án văn 6

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨCHoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm về từGV theo bảng phụ đã viết VDH?VD trên bảng phụ được trích từ truyền thuyết con Rồng cháu Tiên.Em hãy đọc kỹ VD này và cho biết VD có bao nhiêu tiếng và bao nhiêu từ?- 12 tiếng- 9 từ ( được phân cách bằng dấu gạch chéo)H?Ta đã tìm ra được 12 tiếng, vậy theo em tiếng là gì?H? Tiếng được dùng để làm gì?H?Vậy từ là gì?H?Từ dùng để làm gì?H?Khi nào một tiếng được coi là một từ ?Hoạt động 2: hướng dẫn HS tìm hiểu về cấu tạo từGV dùng bảng phụ có chép bài tập 1 SGKYêu cầu HS làm bài tậpHS điền đượcTừ đơn: từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, Tết, làmTừ ghép:chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầyTừ láy: trồng trọtH?Trong VD mà ta vừa phân loại có cả từ đơn và từ phức. vậy em cho biết từ đơn và từ phức khác nhau ntn?H?.Hai từ trồng trọt và chăn nuôi có gì giống và khác nhau?Vậy ta có thêm một khái niệm: từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau gọi là từ ghépHiện tượng một từ mà có cùng âm giống nhau thì gọi là hiện tượng láy âm, ta có thêm một khái niệm nữa: từ phức có quan hệ láy âm gọi là từ láyGV kết luận lại một lần nữa ( theo ghi nhớ SGK)

I.Khái niệm về từ1.Ví dụThần/dạy/dân/cách/trồng trọt,/chăn nuôi/ và /cách/ ăn ở12 tiếng- 9 từ ( được phân cách bằng dấu gạch chéo)

- Tiếng là âm thanh phát ra, mỗi tiếng là một âm tiết

- Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ- Từ là tiếng hoặc là những tiếng kết hợp lại với nhau và có nghĩa- Từ là đơn vị để tạo nên câu

- Khi một tiếng dùng để tạo câu, tiếng ấy trở thành từ* Ghi nhớ: SGK

II.Các kiểu cấu tạo từVí dụ:Từ/ đấy/ nước/ ta/ chăm/ nghề/ trồng trọt,/ chăn nuôi và/ có/ tục/ ngày/ Tết/ làm/ bánh chưng/ bánh giầy-Từ đơn: từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, Tết, làm-Từ ghép:chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy-Từ láy: trồng trọt

- Từ chỉ gồm một tiếng là từ đơn- Từ gồm 2 hay nhiều tiếng gọi là từ phức

-Từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau gọi là từ ghép

- Từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng gọi là từ láy

Page 9: Giáo án văn 6

Hoạt động: Luyện tậpHướng dẫn HS làm bài tập 1a. Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc từ ghépb.Từ đồng nghĩa: gốc gác, cội nguồnc.cha mẹ, cậu mợ2. ông bà, dì dượngChị em, dì cháu3.bánh nướng, bánh rán, bánh nhúng, bánh hấp- .bánh tẻ, bánh ngô, bánh khoai, bánh đậu xanh- bánh gối, bánh quấn thừng, bánh tai voi4.miêu tả tiếng khóc5.khanh khách, sằng sặc- khan nhàn, lè nhè, thỏ thẻ, léo nhéo- khệnh khạng

* Ghi nhớ : SGK

III. Luyện tập

4. Củng cố, dặn dò- Học thuộc ghi nhớ- Làm BT ở VBT- Soạn bài chuẩn bị cho tiết học : Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạ

Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du

Page 10: Giáo án văn 6

Ngày soạn: 16/8/2012Ngày dạy: 20/8/2012TUẦN 1TIẾT 4

Tập làm văn: GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠTI.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT- Bước đầu biết về giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt- Nắm được mục đích giao tiếp, kiểu văn bản và phương thức biểu đạtII. TRỌNG TÂM , KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ1.Kiến thức:- Sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ: giao tiếp, văn bản, phương thức biểu đạt, kiểu văn bản- Sự chi phối của mục đích giao tiếp trong sự lựa chọn phương thức biểu đạt để tạo lập văn bản- Các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm,thuyết minh, hành chính công vụ2.Kỹ năng- Nhận biết và lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp- Nhận ra kiểu văn bản ở một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt- Nhận ra tác dụng của một phương thức biểu đạt ở một đoạn văn cụ thể3.Thái độ- Ý thức trong giao tiếp và sử dụng văn bảnIII. CHUẨN BỊ

- Giáo viên : soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ- Học sinh: soạn bài và chuẩn bị bài

IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bàicũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh 3.Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨCHoạt động 1: Tìm hiểu chung về văn bản và mục đích giao tiếpH?Cô muốn cho các em hiểu bài thì cô phải làm gì??Mẹ đang đi công tác xa nhà, nhớ mẹ em thường làm gì?H?Bạn thân của em đã chuyển trường đến một nơi khác rất xa, nhớ bạn, muốn hỏi thăm bạn em làm gì?-Những việc làm các em vừa nêu như cô phải giảng bài, em gọi đt cho mẹ hay là em viết thư cho bạn đều phải dùng ngôn từ để diễn đạt điều cần nói, cần viết. Nhờ ngôn từ mà cô có thể giảng cho các em hiểu bài, mẹ có thể cảm nhận được em nhớ mẹ ntn và bạn có thể biết được tình cảm của em.Ta gọi những hành động như giảng bài viết thư, gọi đt…là hoạt động giao tiếpH?Vậy qua những điều cô vừa phân tích, em hiểu thế nào là giao tiếp?H?Khi em đọc báo hay xem TV, có phải em đang giao tiếp hay không?. Vì sao?-Phải có người truyền đạt và người tiếp nhận, đó phải là mối

I.Tìm hiểu chung về văn bản và mục đích giao tiếp1. Văn bản và mục đích giao tiếpa. Giao tiếp

-Giao tiếp là một hành động truyền đạt,. tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ

b. Văn bảnVD: SGKNội dung: khuyên chúng ta phải có lập trường kiên địnhHình thức: -Thể thơ lục bát

Page 11: Giáo án văn 6

quan hệ hai chiều thì mới gọi là giao tiếp, -GV cho HS đọc câu ca dao trong SGKH?Bài ca dao muốn nói điều gì?Khuyên chúng ta phải có chính kiến, lập trường của mìnhH?Bài ca dao được làm theo thể thơ gì?-Lục bátBài ca dao trên hoàn chỉnh về mặt hình thức ( có thể thơ, có sự lien kết chặt chẽ giữa câu 6, 8) và hoàn thiện về mặt ND (diễn đạt được ý trọn vẹn là lời khuyên của ông cha ta, đó cũng chính là chủ đề của câu ca dao)Ta gọi bài ca dao trên là một văn bảnH? Vậy em hiểu văn bản là gì?HS đọc ghi nhớ SGKH?Lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng trong buổi lễ bế giảng có phải là văn bản không? Vì sao?Là một văn bản vì có mục đích, có chủ đề, có liên kết về ND(tổng kết tình hình năm học vừa qua)H? Bức thư em viết cho bạn bè, người thân có phải là văn bản không?Hoạt động 2: Tìm hiểu kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bảnDùng bảng phụ cho VD- Hai đội bóng muốn xin phép sử dụng sân vận động của TP- Tường thuật diễn biến trận đấu bong đá- Tả lại những pha bóng đẹp-Giới thiệu quá trình thành lập và thành tích của 2 đội-Bày tỏ lòng yêu mến môn bóng đá- Bày tỏ ý kiến cho rằng bóng đá là môn thể thao tốn kém, làm ảnh hưởng tới việc học tập của mọi ngườiGọi HS đọc ghi nhớ Hoạt động 3: Luyện tậpYêu cầu HS làm bài tậpGV nhận xét1.aThuộc văn bản tự sự vì các sự việc trong truyện được kể kế tiếp nhau,sự việc này nối tiếp sự việc kia nhằm nêu bật nội dung, ý nghĩab Miêu tả: tả cảnh thiên nhiênc Nghị luận: bàn luận ý kiếnd Biểu cảm :thể hiện tình cảmđ.Thuyết minh: giới thiệu hướng quay của địa cầu2. CRCT là văn bản tự sự vì kể việc, người, lời nói và hoạt động theo một diễn biế n nhất định

- Có sự liên kết chặt chẽ giữa câu 6 và 8( hiệp vần với nhau)- Bài ca dao là một văn bản- Văn bản là một chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp

II. Các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản

-.Hành chính công vụ

- Tự sự

- Miêu tả-Thuyết minh

- Biểu cảm-Nghị luận

Ghi nhớ : SGK

III. Luyện tậpBài tập 1Bài tập 2

4.Củng cố, dặn dò- Nhắc lại các kiến thức chính: Văn bản là gì? Các phương thức biểu đạt của văn bản- Học bài, thuộc ghi nhớ, làm bài tập ,4,5,6 trang 10,11 sách bài tập

Page 12: Giáo án văn 6

Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn: 16/8/2012Ngày dạy: 20,22/8/2012TUẦN 2TIẾT 5,6

Văn bản : THÁNH GIÓNG

I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT- Nắm được ND, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện Thánh GióngII. TRỌNG TÂM , KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ1.Kiến thức:- Những sự kiện và chi tiết lịch sử được kể lại trong tác phẩm- Hiểu được nhân vật, sự kiện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đầ tài giữ nước2.Kỹ năng:- Phân tích một vài chi tiết kỳ ảo trong truyện truyền thuyết- Đọc hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại- Nắm bắt được tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian3.Thái độ- Tự hào về lịch sử dân tộcIII. CHUẨN BỊ-GV: chuẩn bị giáo án, một số tư liệu về Thánh Gióng- HS: đọc trước văn bản, soạn bài theo câu hỏi SGKIII.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ:Tóm tắt câu chuyện Bánh chưng bánh giầy và nêu ý nghĩa của truyện bánh chưng bánh giầy?3. Bài mới:Ôi sức khỏe, xưa trai Phù ĐổngVươn vai, lớn bổng dậy ngàn cânCưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửaNhổ bụi tre làng, đuổi giặc ÂnĐoạn thơ trên viết về nhân vật nào?

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨCHoạt động 1: Tìm hiểu chungGV gọi 2 HS đọc văn bảnGV nhận xét cách đọc của HS, gọi HS nhận xét cách đọc của bạnCho HS tìm hiểu chú thích ở SGKHoạt động 2: Tìm hiểu văn bảnH? Mở đầu câu chuyện, có gì bất ngờ xảy ra?HS trả lời: bà mẹ đặt chân mình lên dấu chân to ướm thử và thụ thai, mười hai tháng sau sinh được một cậu béH? Cậu bé đó là ai?Sau khi được sinh ra Thánh Gióng là người như thế nào?HS trả lời :một cậu bé mặt mũi khôi ngô tuấn

I.Tìm hiểu chung1. Đọc2.Tóm tắt3.Tìm hiểu chú thích

II. Tìm hiểu văn bản

1.Sự ra đời của Thánh Gióng-Mẹ ướm chân lên dấu chân lạ-thu thai-mười hai tháng-sinh ra Thánh Gióng-3 tuổi chư biết đi đứng, nói cười

Page 13: Giáo án văn 6

tú,nhưng đến 3 tuổi vẫn không biết nói biết cười, không biết điH? Những chi tiết em vừa nêu có khác thường, có kỳ lạ không ?- HS trả lời : Gióng được sinh ra trong một gia đình bình thường như bao trẻ em khác nhưng xuất thân lại rất khác thường và kì lạ

H? Lên 3 tuổi Thánh Gióng vẫn chưa biết đi đứng, nói cười, vậy Thánh Gióng nói khi nào ?HS : Khi giặc Ân xâm phạm nước ta, nhà vua cho sứ giả đi tìm người tài cứu nước, Thánh Gióng nghe tiếng sứ giả bèn cất tiếng nóiH? Vì sao Thánh Gióng lại nói lúc ấy, điều đó có ý nghĩa gì ?HS :Gióng muốn đánh giặc cứu nướcGV : Lời nói của Gióng là lời nói của lòng yêu nước, là ý thức của một người dân đối với vận mệnh của đất nước. Bình thường thì âm thầm lặng lẽ nhưng khi nước nhà có nguy biến thì sẵn sàng đứng ra gánh vácH? Sau hôm gặp sứ giả, Thánh Gióng có những thay đổi gì ?HS : Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn không no, áo không đủ mặc H? Chi tiết đó có ý nghĩa gì ?HS : đó là những yếu tố tưởng tượng của truyền thuyếtGV : nước nhà đang lâm nguy, nếu không lướn nhanh e rằng Thánh Gióng sẽ không có cơ hội giúp được đất nước và theo quan niệm của nhân dân ta thì người anh hùng phải là người phi thường, phải to lớn và có sức mạnh hơn người. Gióng phải vươn vai để đạt được sự phi thường đóH? Vì sao bà con lại góp gạo nuôi Gióng ?HS : vì ai cũng có lòng yêu nước và ai cũng muốn góp công sức của mình để cứu nước, ai cũng muốn Thánh Gióng đánh thắng giặc đem lại bình yên cho nhân dânGV : vì Gióng không hề xa lạ với bà con, Gióng vốn được sinh ra trong một gia đình bình thường như bao đứa trẻ khác. Chi tiết này còn nói lên được lòng yêu nước của nhân dân,Gióng là anh hùng sống giữa lòng nhân dân, được người dân thương yêu nuôi dưỡng,

- Sinh ra bình thường nhưng xuất thân lại khác thường, kì lạ

2. Thánh Gióng ra trận đánh giặcLời nói đầu tiên xin đi dánh giặcY nghĩa :lời nói yêu nước

Lớn nhanh, cơm ăn không no, áo không đủ mặcÝ nghĩa: - lớn nhanh để kịp đánh giặc: đáp ứng nhiệm vụ cứu nước- sự trưởng thành nhanh chóng về tinh thần và sức mạnh của nhân dân ta

Bà con góp gạo nuôi Gióng vì:- Gióng là anh hùng sống trong lòng

dân, anh hùng được dân nuôi dưỡng bằng những gì bình thường, giản dị- Gióng là con của nhân dân

- Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của toàn dân

Page 14: Giáo án văn 6

Gióng là con của nhân dânH? Gióng ra trận đánh giặc ntn ?HS : ra trận bằng ngựa săt, roi sắt, áo giáp sắt, oai phong, lẫm liệt, phi thẳng đến nơi có giặc, giết hết lớp này đến lớp khácH? Roi sắt gãy, Gióng đánh giặc bằng gì ?HS : Gióng nhổ cụm tre cạnh đường dùng tre đánh giặcH? Vì sao tg lại để cho roi sắt bị gãy và để Gióng nhổ tre đánh giặc ?GV : Gióng đánh giặc bằng cỏ cây của đất trời, cây tre luôn gắn với người dân Việt bao đời nay,H? Sau khi đánh tan giặc, Gióng làm gì ?HS : Thánh Gióng về trờiH? Vì sao Gióng lại về trời ?HS trả lờiGV : để Gióng về trời là một sự trân trọng của nhân dân ta đối với người anh hùng của dân tộc, người dân muốn giữ mãi hình ảnh cao đẹp của Gióng, Gióng bay về trời Gióng sẽ bất tử, Gióng hóa thân vào trời đất, Gióng là biểu tượng của người dân Văn Lang( tứ bất tử : Thánh Gióng, Sơn Tinh, Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh)H? Hình tượng Thánh Gióng trong truyện có ý nghĩa gì ?HS trả lờiGV :là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng diệt giặc cứu nướcLà người anh hùng mang trong mình sức mạnh cộng dồng trong buổi đầu dựng nướcH? Truyện liên quan đến sự thật lịch sử nào ?GV : cuộc chiến tranh tự vệ ngày càng ác liệt đòi hỏi phải huy động sức mạnh của toàn dân tộc, số lượng và kiểu loại vũ khí của người Việt cổ đã tăng lên từ giai đoạn Phùng Nguyên đến giai đoạn Đông Sơn

H? Hình tượng Thánh Gióng có ý nghĩa gì ?

GV cho HS làm bài tập phần luyện tập SGK/24

Gióng ra trận đánh giặc- Oai phong, lẫm liệt- Nhổ tre đánh giặc

Ý nghĩa: đánh giặc bằng tre, cỏ cây của đất nước-hình ảnh cây tre tượng trưng cho người dân Việt Nam

3.Thánh Gióng bay về trời- Gióng không màng danh lợi- Gióng bay về trời- bất tử- hình tượng đẹp sống mãi trong lòng dânÝ nghĩa : lòng yêu mến , trân trọng muốn giữ mãi hình tượng đẹp về Thánh Gióng của nhân dân

5.Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng:- Là hình tượng tiêu biểu rực rỡ của người anh hùng diệt giặc cứu nước- Là người anh hung mang trong mình sức mạnh cộng đồng buổi đầu dựng nước

6.Cơ sở lịch sử của truyện-Cuộc chiến tranh tự vệ ngày càng ác liệt đòi hỏi phải huy động sức mạnh của toàn dân tộc -Số lượng và kiểu loại vũ khí của người Việt cổ đã tăng lên từ giai đoạn Phùng Nguyên đến giai đoạn Đông Sơn

III.Tổng kết: Ghi nhớ SGKNghệ thuật: - Xây dựng người anh hùng mang màu sắc thần kỳ qua những chi tiết tưởng tượng kì ảo, phi thường Nội dung :-Phản ánh cuộc đấu tranh giữ nước của dân tộc ta-Nói lên ước mơ của nhân dân ta muốn có

Page 15: Giáo án văn 6

sức mạnh, đoàn kết để chiến thắng kẻ thùIV. Luyện tập

4.Củng cố, dặn dò- Nhắc lại ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng, truyện Thánh Gióng là một truyền thuyết- Học thuộc ghi nhớ- HS sưu tầm một số đoạn thơ, văn nói vê Thánh Gióng- Tìm hiểu thêm về lễ hội Thánh Gióng- Soạn bài “Từ mượn”

Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du

Page 16: Giáo án văn 6

Ngày soạn:22/8/2012Ngày dạy: 25/8/2012TUẦN 2TIẾT 7

Tiếng Việt : TỪ MƯỢN

I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT-Hiểu thế nào là từ thuần Việt, từ mượn-Biết cách sử dụng từ mượn trong nói và viết II. TRỌNG TÂM , KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ1.Kiến thức:- Khái niệm từ mượn- Nguồn gốc của tiếng Việt trong từ mượn- Nguyên tắc của từ mượn trong Tiếng Việt- Vai trò của từ mượn trong hoạt động giao tiếp và tạo lập văn bản2.Kỹ năng:- Nhận biết được các từ mượn- Xác định đúng nguồn gốc của từ mượn- Hiểu đúng nghĩa của từ mượn- Biết cách sử dụng từ mượn trong nói và viết- Sử dụng từ điển để hiểu nghĩa của từ mượn3.Thái độ- Có ý thức yêu quý và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng ViệtIII. CHUẨN BỊ

- Giáo viên : soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ, tự điển Hán Việt- Học sinh: soạn bài và chuẩn bị bài

IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bàicũ: - Từ là gì? Cho VD?- Thế nào là từ ghép, thế nào là từ láy ?3.Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨCHoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm- GV treo bảng phụ có VD ghi ở SGKH?Em hiểu nghĩa của từ “trượng” và “tráng sỹ”ntn?( HS trả lời theo chú thích ở SGK trang 22)GV: trượng: trước hết là một đơn vị đo, có nghĩa là rất cao, tráng: cường cáng, sỹ là người có tri thức ở thời xưa. Hai từ này là từ có nguồn gốc từ tiếng Hán( Trung Quốc)- GV treo bảng phụ có ghi VD phần 3/SGKGV cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi:H? Trong các từ đó, từ nào là từ Hán ViệtH? Những từ nào là từ mượn của các ngôn ngữ khác?

I.Từ thuần Việt và từ mượn1.Từ mượnVD:- Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sỹ mình cao hơn trượng- Tráng sỹ, trượng: Từ mượn- Nguồn gốc : Tiếng Hán

- Từ mượn của các nước khác: ra-đi-ô,in-tơ-nét, ga, bơm….- Từ mượn được Việt hóa cao: ti vi, xà

Page 17: Giáo án văn 6

H? Em có nhận xét gì về cách viết của các từ ra-đi-ô, in-tơ-nét?H? Các từ mit ting, ti vi, xà phòng có phải là từ mượn không?-HS trả lời: -

H? Em hiểu thế nào là từ thuần Việt?

-GV gọi HS đọc VD trong SGK ( ý kiến về cách mượn từ của Bác Hồ)H?Bác Hồ đã nêu nguyên tắc gì khi mượn từ ?- Có những chữ ta không có sẵn và khó dịch đúng thì phải mượn chữ nước ngoài – làm giàu thêm cho ngôn ngữ dân tộc- Đã mượn thì phải mượn cho đúng- Chúng ta phải giữ gìn quý trọng tiếng nói là thứ của cải lâu đời và quý báu của dân tộc, khi không cần thiết thì không nên mượnGV cho HS lần lượt làm BT ở phần Luyện tậpCho HS thảo luận nhómGV gọi đại diện trong nhóm lên trả lời

phòng, mit ting….* Từ mượn là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài, bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong Tiếng Việt là từ mượn tiếng Hánb.Từ thuần Việt*Từ thuần Việt là từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra* Ghi nhớ : SGKII. Nguyên tắc mượn từVD: SGK

- Mặt tích cực: làm giàu thêm ngôn ngữ của dân tộc

- Mặt tiêu cực:Làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp và nếu sử dụng không đúng sẽ gây ra sự khó hiểu

* Ghi nhớ : SGK

III.Luyện tập1a.vô cùng,ngạc nhiên, tự nhiên,sính lễb. gia nhânc. pốp, internet2a. khán : xem giả: người….b. yếu : quan trọng điểm: điểm…3.a. met, lit, kilometb.ghi-đông, pê-đan, gác-đờ-buc. ra-đi-ô, vi-ô-lông, pi-a-nô4. phôn, fan, nốc ao

4.Củng cố, dặn dò:- Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì?- Học thuộc ghi nhớ- Làm đầy đủ bài tập ở SGK- Soạn và chuẩn bị bài : Tìm hiểu chung về văn tự sự

Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du

Page 18: Giáo án văn 6

Ngày soạn:25/8/2012Ngày dạy” 27/8/2012TUẦN 2TIẾT 8

Tập làm văn :TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ

I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT- Có hiểu biết bước đầu về văn tự sự- Vận dụng kiến thức đã học để đọc, hiểu và tạo lập văn bản1.Kiến thức:- Nắm được đặc điểm của văn bản tự sự2.Kỹ năng:- Nhận biết được văn bản tự sự- Sử dụng được một số thuật ngữ: tự sự, kể chuyện, sự việc, người kể3.Thái độ- Yêu thích bộ môn ngữ vănII. CHUẨN BỊ

- Giáo viên : soạn giáo án, tham khảo tài liệu, bảng phụ- Học sinh: soạn bài và chuẩn bị bài

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bàicũ: -Thế nào là văn bản ? Có mấy kiểu văn bản thường găp, kể tên các loại văn bản đó?- Mục đích giao tiếp của văn bản tự sự là gì ?3.Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨCHoạt động 1:Tìm hiểu ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sựGV treo bảng phụ có ghi VD 1 ở SGKH? Trong cuộc sống hàng ngày các em thường hay kể chuyện cho bạn, cho mẹ, cho em của mình nghe, hay là em sẽ được nghe mẹ, bà, bạn em kể cho em nghe những câu chuyện cổ tích, những câu chuyện về cuộc sống hàng ngày….. Theo VD trên bảng, em cho biết người nghe muốn biết điều gì và người kể phải làm gì?HS : kể chuyện để biết, để nhận thức được sự vật, con người để có những nhận xét đánh giá khen chê. Đối với người kể là thông báo, cho biết, giải thích, đối với người nghe là tìm hiểuH? Nếu người kể kể một câu chuyện không thỏa mãn được mục đích của người nghe thì câu chuyện đó không có ý nghĩa2.GV hướng dẫn HS phân tích phương thức tự sự của truyện Thánh Gióng theo câu hỏi

I.Tìm hiểu chung1.Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự- Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa- Người kể thông báo sự việc, giải thích sự kiện

VD: Truyện Thánh Gióng là văn bản xâu chuỗi các sự việc, có trước có sau

Page 19: Giáo án văn 6

SGK- Sự ra đời kỳ lạ, 3 tuổi đã đi đánh giặc- Lớn nhanh như thổi-Vươn vai thành tráng sỹ đi đánh giặc- Thánh Gióng đánh tan giặc- Cởi trả áo giáp sắt và bay về trời- Vua biết ơn lập đền thờ và phong “ Phù Đổng Thiên Vương”- Những dấu tích còn lại của Thánh GióngTât cả những gạch đầu dòng là một chuỗi những sự kiện được liệt kê, việc gì xảy ra trước thì kể trước, việc gì xảy ra sau thì kể sau, sự việc xảy ra trước là nguyên nhân dẫn đến sự việc xảy ra sau nên có vai trò giải thích sự việcBT1: Gọi HS đọc yêu cầu của SGKHướng dẫn HS trả lời theo câu hỏi

BT2: Gọi HS đọc bài thơGọi HS kể lại câu chuyện theo ý thơ

BT3:Gọi HS đọc văn bản 1 và trả lời câu hỏi có phải văn bản tự sự không? Vì sao

Gọi HS đọc văn bản 2H?Văn bản có phải là văn bản tự sự không? Vì sao? Tự sự ở đây đóng vai trò gì?

- Ra đời kỳ lạ- 3 tuổi đòi đi đánh giặc- Lớn nhanh như thổi- Đsnh tan giặc Ân- Bay về trời- Nhà vua lập đền thờ và phong “ Phù

Đổng Thiên Vương”2. Ghi nhớ : SGK

II. Luyện tậpBT1: Truyện kể về diễn biến tâm trạng của ông già, có chuỗi sự kiện trước sau giải thích được tư tưởng yêu cuộc sống của con ngườiBT2: Bài thơ tự sựND: bé Mây rủ mèo đặt bẫy chuột nhưng mèo con tham ăn nên tự chui vào bẫy ( có ND, có sự việc xảy ra trước, sau)BT3: Không phải văn bản tự sự vì không có chuỗi sự việc xảy ra trước, sau. Đó chỉ là một bản tin thông báo cho mọi người biết :khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứu 3 ở Huế

Là văn bản tự sự

4.Củng cố, dặn dò :- Tự sự là gì ? Mục đích của tự sự - Học thuộc ghi nhớ- Liệt kê chuỗi sự việc trong các truyện LLQ, ÂC, Bánh chưng bánh giầy

- Chuẩn bị bài Sơn Tinh Thủy Tinh

Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du

Page 20: Giáo án văn 6

Ngày soạn:25/8/2012Ngày dạy: 27/8/2012TUẦN 3TIẾT 9 Văn bản : SƠN TINH, THỦY TINH

I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT1.Kiến thức:- Hiểu truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở châu thổ Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước và khát vọng của người Việt cổ trong việc giải thích và chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình- Những nét chính về nghệ thuật của truyện: sử dụng nhiều chi tiết kỳ lạ hoang đường 2.Kỹ năng:- Đọc, hiểu văn bản truyền thuyết- Nắm bắt các sự kiện chính trong bài- Xác định ý nghĩa của truyện- Kể lại được truyện3.Thái độ- Lên án những hành động phá hoại môi trường sống- Bảo vệ môi trường thiên nhiênII. CHUẨN BỊ

- Giáo viên : soạn giáo án, tham khảo tài liệu- Học sinh: soạn bài và chuẩn bị bài

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bàicũ: - Tóm tắt truyện Thánh Gióng- Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng3.Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH KIẾN THỨCHoạt động 1: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu bố cục và giải thích từ khó- GV cho HS đọc truyện, gọi HS nhận xét cách đọc của bạn- GV nhận xét cách đọc của HS- Hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích- HS tìm bố cục : có thể chia truyện thành 3 đoạnĐoạn 1: Vua Hùng kén rểĐoạn 2: Sơn Tinh-Thủy Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh của hai vị thầnĐoạn 3: Sự trả thù hằng năm của Thủy Tinh và chiến thắng của Sơn TinhHoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu các chi tiết truyệnH? Truyện có bao nhiêu nhân vật?H?Ai là nhân vật chính ?Hai nhân vật đó có gì đặc biệt ?- Hai nhân vật chủ yếu của truyện là Sơn Tinh và Thủy Tinh, hai nhân vật đó đều tài nặng hơn ngườiGV: Tên của hai vị thần đó nói lên tài năng và lai lịch của họ (yếu tố kỳ ảo hoang đường), cả hai thần đều cân

I. Phần giới thiệu1. Đọc truyện2. Bố cục: 3 đoạna. Từ đầu….mỗi thứ một đôib.Tiếp theo…thần nước đành rút quânc. Phần còn lại

II. Phân tích1.Giới thiệu các nhân vật-Sơn Tinh: thần núi-Thủy Tinh: thần nướcTài sức ngang nhau

Page 21: Giáo án văn 6

tài cân sứcH? Vì sao vua Hùng lại muốn kén rể?- Vì không biết chọn ai và vì muốn chọn được người tài đức vẹn toànH? Vua Hùng kén rể như thế nào?- Thách đố ai dâng lế vật sớm nhất thì thắngH? Lễ vật gồm những gì?H? Em có nhận xét gì về lễ vật vua đưa ra?- Lễ vật là những thứ vùng rừng núiSố chín và đôi một là con số tượng trưng cho may mắn, lễ vật vua Hùng đưa ra vừa trang nghiêm, vừa truyền thống, vừa giản dị và cũng vừa quý hiếm- Nhà vua thiên về Sơn Tinh ( Thủy Tinh bất lợi)H? Vì sao nhà vua thiên về Sơn Tinh?- Phản ánh thái độ của người Việt cổ đối với rừng và lũ lụt, lũ lụt gây tai họa, núi rừng là quê hương, là lợi íchGV: Vì hai thần ngang tài, ngang sức nhau nên không qi chịu thua ai, Thủy Tinh dù đến sau thất bại nhưng thần vẫn quyết thể hiện tài sức của mình vì vậy cuộc chiến đấu của hai vị thần vô cùng ác liệt- HS đọc đoạn kể chuyện chiến đấu giữa hai vị thầnH? vì sao Thủy Tinh chủ động dâng nước đánh Sơn Tinh?- Thần tức giận vì mình cũng giỏi giang, tài năng mà thua cuộc và thần ghen với Sơn TinhH? Cảnh Thủy Tinh giương oai diễu võ, hô gió gọi mưa, sóng dâng cuồn cuộn làm bão tố ngập trời thật là dữ dội gợi cho em hình dung ra cảnh gì mà nhân dân ta thường gặp hằng năm?GV: Đó chính là sự kì ảo hóa cảnh lũ lụt vẫn thường xảy ra ở vùng châu thổ sông Hồng hằng năm. Hiện tượng tự nhiên khách quan đã được giải thích một cách kỳ thúH? Sơn Tinh đã đối phó ntn?Kết quả ra sao?H? Câu “ nước dâng lên bao nhiêu đồi núi cao lên bấy nhiêu” hàm ý gì?HS thảo luận nhóm 2- trả lời

H? Kết thúc truyện như thế phản ánh sự thật gì?GV gơi ý những chi tiết: hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nam nào cũng vậy nhưng không thắng nổi đành rút quân vềH? Ngoài việc giải thích nguyên nhân xảy ra của một hiện tượng tự nhiên, người Việt cổ còn muốn nói lên điều gì?-Thể hiện ước mơ và ca ngợi sức mạnh của con người trước thiên nhiên

2. Vua Hùng kén rể- Thách cưới bằng lễ vật để chọn người tài- Lễ vật là những thứ vùng rừng núi- vua Hùng thiên vị Sơn Tinh

3. Cuộc chiến đấu giữa hai thần- Thủy Tinh thua cuộc nổi giạn dâng nước nhấn chìm mọi vật

-Sơn Tinh không hề nao núng, nước dâng lên bao nhiêu đồi núi cao lên bấy nhiêu- Thể hiện quyết tâm bền bỉ, sẵn sàng đối phó kịp thời và nhất định chiến thắng bão lũ của nhân dân ta

Page 22: Giáo án văn 6

H? Kết thúc truyện có gì đặc biệt?Truyện không có kết thúc vì cuộc chiến giữ Sơn Tinh và Thủy Tinh vẫn còn tiếp diễn hàng năm

* Hướng dẫn tổng kết và luyện tập

4. Kết truyện- Truyện lý giải hết sức độc đáo về hiện tượng lũ lụt hằng năm từ đó ca ngợi kỳ tích đắp đê ngăn lũ của thời đại các vua Hùng đồng thời thể hiện ước mơ chế ngự bõa lũ của người Việt cổ

4.Củng cố, dặn dò- Kể lại truyện Sơn Tinh-Thủy Tinh- Đọc truyện này em có suy nghĩ gì về việc nhà nước và nhân dân ta hiện nay đang tích cực xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn chặt phá rừng- Học bài, soạn bài Sự tích Hồ Gươm

Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn:25/8/2012

Page 23: Giáo án văn 6

Ngày dạy: 27/8/2012TUẦN 3TIẾT 10

Tiếng việt: NGHĨA CỦA TỪ I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT1.Kiến thức:- Hiểu được thế nào là nghĩa của từ2.Kỹ năng:- Giải thích được nghĩa của từ- Dùng từ một cách có ý thức trong nói và viết3.Thái độ- Biết trân trọng và yêu quý Tiếng ViệtII. CHUẨN BỊ

- Giáo viên : soạn giáo án, tham khảo tài liệu, bảng phụ- Học sinh: soạn bài và chuẩn bị bài

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bàicũ: - Thế nào là từ mượn- Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong Tiếng Việt là gì?3.Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH KIẾN THỨCHoạt động 1: Xác định nghĩa của từH? nếu lấy dấu(:) làm chuẩn thì các ví dụ trong SGK gồm mấy phần?Là những phần nào?Gồm 2 phần: -Phần bên trái là các từ in đậm cần giải thích - Phần bên phải là nội dung giải thích nghĩa của từH? Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình

Hình thức Nội dung

GV chốt: Nội dung là cái có từ lâu đời, là cái chứa đựng trong hình thức của từ, vậy theo em hiểu thế nào là nghĩa của từ?GV gọi HS đọc to phần giải nghĩa từ tập quán, sau đó đặt câu hỏi:H? Trong 2 câu sau đây, 2 từ tập quán và thói quen có thể thay thế cho nhau được hay không? Tại sao?

- Người Việt Nam có tập quán ăn trầu- Bạn Nam có thói quan ăn quà vặt

Thảo luận nhóm 4Hai từ đó không thể thay thế cho nhau vì từ tập quán có ý nghĩa rộng thường gắn với chủ thể số đôngTừ thói quen có nghĩa hẹp thường gắn với chủ thể là một cá nhânH? Từ tập quán được giải thích ý nghĩa ntn?

I.Nghĩa của từ là gì?VD: SGKNhận xét: -Phần bên trái là các từ in đậm cần giải thích- Phần bên phải là nội dung giải thích nghĩa của từGhi nhớ : SGK

II. Cách giải thích nghĩa của từVD:Tập quán: thói quen của một cộng đồng……

- Giải thích nghĩa của từ bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị

Page 24: Giáo án văn 6

Gọi HS đọc to phần giải thích từ lẫm liệt, sau đó hỏiH? Trong VD sau có thể thay thế từ lẫm liệt bằng từ hùng dũng, oai nghiêm dược không?Tư thế lẫm liệt của người anh hùng( có thể thay thế được vì chúng không làm cho nội dung thông báo, sắc thái ý nghĩa của câu thay đổi)H? vậy nghĩa của từ lẫm liệt được giải thích bằng cách nào?H? Em có nhận xét gì về cách giải nghĩa của từ nao núng? ( giống như cách giải nghĩa của từ lẫm liệt)Gọi HS đọc VD trên bảng phụ và nhận xét cách giải nghĩa của từ nhẵn nhụi ( giải nghĩa của từ bằng cách đưa ra những từ trái nghĩa với từ cần giải thích)

GV cho HS làm thêm một số bài tập nhanh1)Tìm những từ trái nghĩa với từ cao thượngTìm những từ đồng nghĩa với từ thông minhĐại diện 4 tổ lên tìm và viết các từ trái nghĩa, cả lớp nhận xét đánh giáH? Các từ cao thượng, thông minh được giải nghĩa bằng cách nào?2) Đại diện mỗi tổ lên chơi trò chơi đố chữ. Tổ 1 có thể đọc phần giải nghĩa từ của tổ mình để tổ 2 có thể đoán ra từ được giải nghĩa3. GV viết một loạt các từ lên bảng cho đại diện tổ 3 chọn từ sau đó đọc phần giải nghĩa từ của tổ mình để tổ 4 đoán ra từ được giải nghĩa

VD: Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm- Giải thích nghĩa của từ bằng cách đưa ra những từ đồng nghĩa với từ cần giải thíchVDNhẵn nhụi: không sù sì, không nham nhở-Giải thích nghĩa của từ bằng cách đưa ra những từ trái nghĩa với từ cần giải thíchIII. Luyện tập

4. Củng cố, dặn dò- Thế nào là nghĩa của từ?- Có mấy cách giải nghĩa của tử?Là những cách nào?- Học bài và làm bài tập SGK

Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn:29/8/2012Ngày dạy: 1/9/2012

Page 25: Giáo án văn 6

TUẦN 3TIẾT 11-12

Tập làm văn: SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ

I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT1.Kiến thức:- Vai trò của sự việc trong văn tự sự- Ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn tự sự2.Kỹ năng:- Xác định được sự việc,nhân vật trong một văn bản tự sự- Xác định được sự việc, nhân vật trong một đề bài cụ thể3.Thái độ- Biết trân trọng và yêu quý Tiếng ViệtII. CHUẨN BỊ

- Giáo viên : soạn giáo án, tham khảo tài liệu, bảng phụ- Học sinh: soạn bài và chuẩn bị bài

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bàicũ: - Thế nào là tự sự?- Làm bài tập 4+5SGK/303.Bài mới: Tiết học trước chúng ta đã nói tới phương thức tự sự là trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia cuối cùng dẫn đến một kết thúc có ý nghĩa. Tiết học này nhấn mạnh tìm hiểu về sự việc và nhân vật, cách lựa chọn sự việc và nhân vật sao cho có ý nghĩaHOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH KIẾN THỨC

Hoạt động 1 : Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sựa. Xem xét sự việc trong truyện Sơn Tinh-Thủy Tinh1.Vua Hùng kén rể2. Sơn Tinh-Thủy Tinh đến cầu hôn3.Vua Hùng ra điều kiện chọn rể4.Sơn Tinh đến trước , được vợ5.Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh6. Hai bên giao chiến hơn tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua rút về7. Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thuaH ? Em hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc kết thúc trong các sự việc trên và cho biết mối quan hệ nhân quả của chúngGV đảo trật tự các chuỗi sự việc trên bảng phụ và gọi HS nhận xét có thể thay đổi trật tự các sự việc được không ?

I. Sự việc trong văn tự sự- Sự việc khởi đầu (1)- Sự việc phát triển(2,3,4)- Sự việc cao trào(5,6)- Sự việc kết thúc(7)Sự việc trước giải thích lý do của sự việc sau, và cả chuỗi sự việc khẳng định chiến thắng của Sơn Tinh

Page 26: Giáo án văn 6

( không vì không logic, các sự việc không thể giải thích được cho nhau)Sự việc trong văn tự sự phải được kể cụ thể : do ai, ai làm, việc xảy ra ở đâu, lúc nào, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có 6 yếu tố đó thì truyện mới cụ thể, sáng đó. Em hãy chỉ ra 6 yếu tố trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh

- 6 yếu tố trong truyện Sơn Tinh-Thủy Tinh- Hùng Vương, Sơn Tinh, Thủy Tinh- Ở Phong Châu, đất của vua Hùng- Thời vua Hùng- Sự ghen tuông dai dẳng của hai thần hằng năm-Thủy tinh thua nhưng không cam chịu, hằng năm cuộc chiến giữa hai thần vẫn xảy raH ? Có thể xóa bỏ thời gian và địa điểm trong truyện được không ?( không được vì nếu vậy cốt truyện sẽ thiếu sức thuyết phục, không còn mang ý nghĩa truyền thuyết)-Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài là rất cần thiết vì như thế mới có thể chống chọi nổi với Thủy Tinh-Nếu bỏ sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể cũng không được vì không có lý do để hai thần thi tài-Việc Thủy Tinh nổi giận rất có lý vì : thần kiêu ngạo cho rằng mình chẳng kém Sơn Tinh, chỉ vì chậm chân mà mất vợ và tính ghen tuông ghê gớm của thần-không thể bỏ câu ‘hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh’ vì đó là quy luậtGV gọi HS đọc to ghi nhớ trong SGKGV chốt lại: sự việc trong văn tự sự được trình bày cụ thể về:-Thời gian, địa điểm- Nhân vật cụ thể- Nguyên nhân, diễn biến, kết quảHoạt động 2: Nhân vật trong tác phẩm tự sựH? Trong truyện ST-TT có bao nhiêu nhân vật?H? Ai là nhân vật chính, ai là nhân vật phụ, nhận vật phụ có cần thiết không?có bỏ qua được không?

( không thể bỏ qua được vì nhân vật phụ sẽ hỗ trợ cho nhân vật chính)H? Nhân vật chính được giới thiệu ntn?Được kể nhiều nhất( tài năng, lai lịch, việc làm…)H? Nhân vật trong tác phẩm tự sự là ai?

-Ai làm ( nhân vật là ai)-Việc xảy ra ở đâu(địa điểm)- Việc xảy ra lúc nào( thời gian)-Việc diễn biến thế nào(quá trinh)-Việc xảy ra do đâu(nguyên nhân)-Việc kết thúc thế nào(kết quả)

Ghi nhớ : SGK

2. Nhân vật trong tác phẩm tự sự

Nhân vật được thể hiện qua các mặt : tên gọi, lai lịch, hình dáng, tính nết, việc làm....

Page 27: Giáo án văn 6

-Đượcđặttên,gọitên- Được giới thiệu lai lịch, tính tình, tài năng- Được kể các việc làm, hành động, ý nghĩa, lời nói- Được miêu tả chân dung, trang phục, dáng điệuH? Sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của người kể với Sơn Tinh?

- Điều kiện kén rể có lợi cho ST- Việc ST thắng TT nhiều lần- Không để cho TT thắng ST

Hoạtđộng3:Hướngdẫnluyệntập1.Nêu các việc làm của nhân vật để hiểu vai trò và ý nghĩa của nhân vật. Vai trò đây là nhân vật chính hay phụ-Vua Hùng kén rể-Hai thần đến cầu hôn- ST đến trước được vợ, TT đến sau mất Mị Nương đuổi theo ST- Trận đánh dữ dội của hai thần-Kết quả ST thắng, TT đành rút quân-Hằng năm hai thần đều giao chiến với nhau nhưng lần nào TT cũng thua2.Cho nhan đề truyện : Một lần không vâng lời

Nhân vật trong văn tự sự là người thực hiện các sự việc, vừa là người được nói tới, được biểu dương hay bị lên ánGhi nhớ :SGK3. Luyện tập1a trang 38,391b.Tóm tắt truyện theo sự việc của các nhân vật chính1c.Tên hai nhân vật chính của truyện

2. Kể việc gì ? Không vâng lời côDiễn biến : chuyện xảy ra bao giờ ?ở đâu - Ở lớp, không vâng lời cô, không nghe giảng bài nên không hiểu bài , kết quả không làm được bài kiểm tra, bị điểm kém, hối hậnNhân vật chính là ai ? là bản thân em

4.Củng cố, dặn dò- Sự việc trong văn tự sự được trình bày ntn ?- Nhân vật trong văn tự sự là ai ?- Học bài, làm bài tập 2/38

Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn:7/9/2012Ngày dạy: 10/9/2012

Page 28: Giáo án văn 6

TUẦN 4TIẾT 13 Văn bản : SỰ TÍCH HỒ GƯƠM

I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT1.Kiến thức:- Nhân vật sự kiện trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm- Truyền thuyết về địa danh-Cốt lõi lịch sử trong một tác phẩm thuộc chuỗi truyền thuyết về anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn2.Kỹ năng:- Đọc, hiểu văn bản truyền thuyết- Kể lại được truyện- Phân tích để thấy được ý nghĩa và một số chi tiết tưởng tượng trong truyện3.Thái độ:- Ý thức tìm hiểu nhân vật và sự việc trong tác phẩm tự sựII. CHUẨN BỊ

- Giáo viên : soạn giáo án, tham khảo tài liệu- Học sinh: soạn bài và chuẩn bị bài

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bàicũ: - Nêu ý nghĩa của truyện STTT- Kết thúc truyện STTT phản ánh sự thật gì?3.Bài mới: Cuộc khởi ngghĩa Lam Sơn chống quân Minh là cuộc khởi nghĩa lớn ở nửa đầu TKXV, bắtt đầu từ lúc Lê Lợi dấy binh ở Thanh Hóa và kết thúc bằng sự kiện nghĩa quân Lam Sơn đại thắng quân Minh, nhà Lê dời đô về Thăng Long. Đây là một câu chuyện chứa đựng nhiều ý nghĩa, có nhiều chi tiết nghệ thuật hay và đẹp và là một trong những truyền thuyết tiêu biểu nhất về hồ Gươm và Lê Lợi

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨCHoạt động 1: Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu bố cục và giải thích từ khó- GV cho HS đọc truyện, gọi HS nhận xét cách đọc của bạn- GV nhận xét cách đọc của HS- Hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích (1),(3),(4),(6),(12)- HS tìm bố cục : có thể chia truyện thành 2 phầnPhần 1: Từ đầu đến đất nước: Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặcPhần 2: đoạn còn lại: Long Quân đòi gươm sau khi đất nước hết giặcHoạt động 2: Tìm hiểu văn bảnH? Vì sao Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?

I. Tìm hiểu chung-Đọc-Chú thích-Bố cụcPhần 1: Từ đầu đến đất nước: Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặcPhần 2: đoạn còn lại: Long Quân đòi gươm sau khi đất nước hết giặcII. Phân tích1. Lê Lợi nhận gươmLưỡi gươm dưới nướcChuôi gươm trên rừng- đem lưỡi gươm tra vào chuôi

Page 29: Giáo án văn 6

-Giặc Minh đô hộ nước ta làm nhiều điều bạo ngược, nhân dân ta căm giận nổi dậy chống lại nhưng buổi đầu thế lực còn yếu, nhiều lần bị thua, Long Quân thấy vậy, quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thầnH? Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào?-Lê Thận thả lưới ba lần, lưỡi gươm vẫn vào lưới ( con số 3 theo quan niệm dân gian “quá tam ba bận” nên khẳng định việc gươm vào lưới là việc trời định cho Lê Thận phải nhận )-Lê Thận gia nhập đoàn quân Tây Sơn, gươm gặp Lê Lợi thì sáng lên hai chữ Thuận Thiên- Trên đường bị giặc truy đuổi, Lê Lợi thấy ánh sáng lạ và bắt gặp chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây đa( dị bản chuôi gươm trong lòng đất, vỏ gươm trên ngọn cây)-Đem lưỡi gươm Lê Thận bắt được tra vào chuôi gươm của Lê Lợi thì vừa như inH? Vì sao thần lại tách chuôi gươm với lưỡi gươm?Tách người nhận lưỡi và người nhận chuôi?-Lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng: khả năng cứu nước ở khắp mọi nơi từ miền rừng núi cho đến miền xuôi-Các bộ phận của thanh gươm rời nhau nhưng khi khớp lại thì vừa như in: nguyện vọng của toàn dân tộc là nhất trí cao, nghĩa quân trên dưới một lòng( truyền thuyết LLQ AC “ có việc thì giúp đỡ lẫn nhau đừng quên lời hẹn”H? Câu nói của Lê Thận khi dâng gươm cho Lê Lợi có ý nghĩa gì?-Khẳng định tính chất chính nghĩa “ ứng mệnh trời, hợp lòng người”, đề cao vai trò minh chủ của Lê Lợi-Yếu tố hoang đường ở hai chữ Thuận Thiên sáng trên lưỡi gươm, trời tức là dân tộc, nhân dân đã giao cho lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đánh giặc. Gươm chọn người, chờ người mà dâng, nguwoif nhận gươm cũng là nhận trọng trách đối với đất nướcGV cho HS đọc phần đọc thêm Ấn kiếm Tây SơnH? Trong tay Lê Lợi gươm đã phát huy tác dụng như thế nào?HS thảo luậnGươm thần tung hoành, gươm thần mở đường tăng thêm nhuệ khí cho nghĩa quân, lòng yêu nước, đồng lòng đoàn kết lại được trang bị vũ khí thần diệu nên chiến thắng này là chiến thắng của chính nghĩaH? Vì sao Long Quân đòi gươm thần?-Nhân dân đã đánh đuổi được giặc Minh, đất nước đã thanh bình, Lê Lợi lên ngôi vua và nhà Lê dời đô về Thăng LongH? Lê Lợi trả lại gươm ở đâu?

gươm vừa như in-nguyện vọng của toàn dân thống nhất giao cho Lê Lợi trách nhiệm đánh giặc cứu nước

2. Lê Lợi trả gươm, sự tích Hồ Gươm-Đất nước thanh bình, thần Long Quân đòi lại gươm- Hồ Tả Vọng có cái tên mang ý nghĩa lịch sử : hồ Hoàn Kiếm

Page 30: Giáo án văn 6

H? Vì sao Lê Lợi không trả lại gươm ở Thanh Hóa là nơi Lê Thận bắt được gươm mà lại trả lại gươm ở hồ Tả Vọng?HS thảo luậnNhận gươm ở Thanh Hóa, trả lại gươm ở Thăng Long vì nơi mở đầu cuộc kháng chiến lam Sơn là Thanh Hó và nơi kết thúc là ở Đông ĐôH? Ý nghĩa của sự tích Hồ GươmHS thảo luận-Ca ngợi tính chất nhân dân, toàn dân và chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn-Đề cao, suy tôn Lê Lợi và nhà Lê-Giải thích nguồn gốc tên gọi hồ Hoàn Kiếm( Chủ tướng Lê Lợi, dưới là Lê Thận ( tiêu biểu cho nghĩa quân)trên là đức Long Quân- tượng trưng cho tổ tiên hồn thiêng dân tộc. Các bộ phận gươm khớp vào nhau là hình ảnh nhân dân các miền đồng lòng, thanh gươm ngời sáng là chính nghĩa)(Tên hồ khẳng định chiến thắng hoàn toàn của nghĩa quân Lam Sơn đối với giặc Minh. Tên hồ phản ánh tư tưởng, tình cảm yêu hòa bình, khi có giặc cần gươm để đánh giặc , khi thanh bình không cần gươm nữa, trả gươm nhưng gươm vẫn còn đó nếu có giặc sang xâm lược thì vẫn còn vũ khí để đánh giặcH? Em cho biết truyền thuyết nào của dân tộc Việt nam cũng có hình ảnh rùa vàng?Rùa vàng trong truyền thuyết Việt nam tượng trưng cho cái gì? ( Sức mạnh và sự sáng suốt của nhân dân ta trong lịch sử dựng nước và giữ nước)

II.Tổng kếtNội dung:Truyện giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm,ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo và chiến thắng vẻ vang, ý nguyện đoàn kết và khát vọng hòa bình của nhân dân taNghệ thuật:Sử dụng một số hình ảnh, chi tiết kỳ ảo giàu ý nghĩa tượng trưng cho sức mạnh trí tuệ sức mạnh của chính nghĩa, của nhân dân

Ghi nhớ : SGK

4.Củng cố, dặn dò- Làm BT 4 Sách BT- Học thuộc phần ghi nhớ- Soạn bài Sọ Dừa

Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn:7/9/2012

Page 31: Giáo án văn 6

Ngày dạy: 10/9/2012TUẦN 4TIẾT 14

Tập làm văn: CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI TRONG VĂN TỰ SỰ I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT1.Kiến thức:- Hiểu thế nào là chủ đề và dàn bài trong bài văn tự sự- Hiểu mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề2.Kỹ năng:- Tìm chủ đề và viết được dàn bài của bài văn tự sự- Tập viết mở bài cho văn tự sự3. Thái độ-Học tập tích cực, yêu thể văn tự sự II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên : soạn giáo án, tham khảo tài liệu- Học sinh: soạn bài và chuẩn bị bài

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bàicũ: - Sự việc trong văn tự sự được trình bày như thế nào?- Nhân vật trong tác phẩm tự sự là ai?3.Bài mới: Bài học hôm nay chúng ta sẽ làm quen với hai khái niệm: chủ đề và dàn bài đồng thời chúng ta sẽ rèn kỹ năng tìm ra chủ đề và tự lập dàn bài cho bài văn tự sự

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨCHoạt động 1: Tìm hiểu chủ đề của bài văn tự sựGV gọi HS đọc bài văn mẫuH? Ý chính của bài văn được thể hiện ở những lời nào, những lời đó nằm ở đoạn nào của bài văn?

- ý chính ở hai câu đầu bàiH? Sự việc trong phần thân bài thể hiện chủ đề hết lòng yêu thương cứu giúp người bệnh như thế nào?-Từ chối việc chữa bệnh cho nhà giàu trước vì ông ta bệnh nhẹ-bản lĩnh, tấm lòng của người thầy thuốcH?Bài văn trên không có tên mà tên của một câu chuyện, một bài văn sẽ thể hiện được chủ đề của câu chuyện, bài văn đó, cho một số nhan đề sau, em hãy chọn một nhan đề thích hợp:

- Tuệ Tĩnh và hai người bênh- Tấm lòng thương người của người thầy Tuệ

Tĩnh- Y đức của Tuệ Tĩnh

H? Chủ đề là gì?Chủ đề còn có thể gọi là ý chính, ý chủ đạo trong bài vănHoạt động 2 : Tìm hiểu dàn bài trong bài văn tự sự

I.Tìm hiểu chủ đề của bài văn tự sựChủ đề là vấn đè chủ yếu mà văn bản muốn nói đếnChủ đề và sự việc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

II. Dàn bài của bài văn tự sự

Page 32: Giáo án văn 6

H ? Bài văn trên có mấy phần, nêu tên từng phầnH ? Nhiệm vụ của mỗi phần, có thể thiếu một phần nào có được không ?Phần đầu : Mở bài : giới thiệu chung về nhân vật và sự việcPhần thứ hai(dài nhất) thân bài :phát triển diễn biến của sự việcPhần thứ ba : kết bài : kết thúc câu chuyện-Trong một bài văn phần nào cũng quan trọng không thể thiếu phần nào được vì phần nào cũng có nhiệm vụ riêng để gắn kết chặt chẽ một bài vănKhông thể thiếu phần mở bài vì người đọc sẽ khó theo dõi câu chuyệnKhông thể thiếu phần kết bài vì người đọc sẽ không thể hiểu được câu chuyện kết thúc thế nàoPhần thân bài càng không thể thiếu vì nó là phần quan trọng nhất, là xương sống của cả câu chuyệnGV cho HS đọc phần ghi nhớHoạt động 3 Hướng dẫn luyện tậpa/Chủ đề câu chuyện này nhằm ca ngợi sự thông minh và lòng trung thành của người nông dân, đồng thời chế giễu tính tham lam, cậy quyền thế của ông quan nọSự việc thể hiện chủ đề là câu nói của người nông dân với vuab/Bố cục của truyện : Mở bài :câu đầu tiênThân bài :các câu tiếp theoKết bài : câu cuối cùngc/So sánh với truyện Tuệ TĩnhGiống nhau : có 3 phần rõ ràng, kể theo thứ tự thời gian, nhiều đối thoạiKhác nhau : chủ đề trong bài Tuệ Tĩnh bắt gặp ngay ở phần đầu, bài này chủ đề trong suy nghĩ của người đọcd/Sự việc trong phần thân bài thú vị ở chỗ sự đòi hỏi vô lý của viên quanCâu trả lời của người nông dân thật bất ngờ, nó thể hiện trí thông minh và khéo léo của bác nông dân

gồm có 3 phầnMở bài :giới thiệu chung về nhân vật và sự việcThân bài : Kể diễn biến của sự việcKết bài :kể kết cục vủa sự việc

III. Luyện tập

4.Củng cố, dặn dò- Chủ đề trong văn tự sự là gì ?- Dàn bài gồm có mấy phần ?Nhiệm vụ của mỗi phần ?- Tìm chủ đề truyện Thánh Gióng và Bánh chưng bánh giầy

Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn:9/9/2012

Page 33: Giáo án văn 6

Ngày dạy: 12,15/9/2012TUẦN 4TIẾT 15-16

Tập làm văn : TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ

I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT1.Kiến thức:- Biêt được cấu trúc yêu cầu của đề văn tự sự- Hiểu được tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, tìm ý,lập dàn ý khi làm bài văn tự sự - Những căn cứ để lập ý và lập dàn ý2.Kỹ năng:- Biết tìm hiểu đề:đọc kỹ đề,nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự- Biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự- Biết xây dựng dàn bài trước khi viết bài3. Thái độ- Có ý thức về việc phải xây dựng dàn bài trước khi viết bài vănII. CHUẨN BỊ

- Giáo viên : soạn giáo án, tham khảo tài liệu, bảng phụ- Học sinh: soạn bài và chuẩn bị bài

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bàicũ: - Chủ đề trong văn tự sự là gì?- Dàn bài chung của văn bản tự sự có mấy phần, nhiệm vụ từng phần?3. Bài mớiNếu cho em một đề bài hãy kể lại một câu chuyện mà em thích, em sẽ làm như thế nào. Hôm nay chúng ta sẽ trả lời câu hỏi đó bằng cách tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨCHoạt động 1: Tìm hiểu đềGV dùng bảng phụ chép 6 đề trong SGK và đặt câu hỏiH? Đọc thật kỹ đề 1 và cho biết đề 1 yêu cầu gì, câu, chữ nào cho em biết điều đó?-kể chuyện-câu chuyện em thích-bằng lời văn của emH? Các đề (3),(4),(5),(6) không có từ kể ở đầu câu vậy những đề đó có phải là tự sự không?-vẫn là đề tự sự vì vẫn yêu cầu có sự việc, có chuyện về những ngày thơ ấu,ngày sinh nhật, quê em đổi mới, em đã lớnH? Xác định từ trọng tâm của mỗi đề và cho biết đề yêu cầu làm nổi bật điều gì? -câu chuyện em thích-chuyện người bạn tốt

I.Tìm hiểu chung1. Tìm hiểu đềVD: SGK-Đọc kỹ đề bài-Xác định từ trọng tâm-Xác định yêu cầu của đề bài: kể người, kể việc hay tường thuật- Tìm hiểu đề là tìm hiểu kỹ lời văn đề xác định yêu cầu của đề

Page 34: Giáo án văn 6

-kỉ niệm ấu thơ-sinh nhật em-quê em đổi mới-em đã lớn*Yêu cầu nổi bật của từng đề- câu chuyện nào làm em thích thú-những lời nói việc làm chứng tỏ đó là người bạn tốt-một kỉ niệm ấu thơ sâu sắc khiến em không thể quên-những sự việc và tâm trạng của em trong ngày sinh nhật của mình-sự đổi mới cụ thể của quê em -những biểu hiện về sự lớn lên về thể chất và tinh thần của emH? Em xác định đề nào nghiêng về kể người, đề nào nghiêng về kể việc, đề nào nghiêng về tường thuật?Kể người 2,6Kể việc 5,4,3Tường thuật 4,1H? Vậy theo em muốn tìm hiểu đề em phải tiến hành những bước nào?- đọc kỹ đề, đọc kỹ câu, chữ, xác định yêu cầu của đề bàiHoạt động 2:Cách làm bài văn tự sựGV chọn đề 1 xóa các đề còn lại và cho học sinh tập tìm ý và lập dàn ýBước 1: đọc kỹ đề bàiGọi một HS đọc to, rõ ràng từng từ trong đề 1 H? Đề bài yêu cầu gì?Kể lại câu chuyện em thích bằng lời văn của emH? Em hiểu như thế nào là kể bằng lời văn của em?Em phải dùng lời lẽ của mình, không sao chép của người khácBước 2: Tìm ýH? Em chọn truyện nào để kể lại?H? Trong truyện đó em thích nhân vật nào? Sự việc nào làm em thích nhất? Truyện thể hiện chủ đề gì?Bước 3: Lập dàn ýVD kể lại truyện Thánh GióngH? Bài văn gồm có mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần? GV: Quan trọng nhất là xác định truyện bắt đầu , kết thúc ở đâu

*Mở bàiĐời Hùng vương thứ 6, ở làng Gióng có hai ông bà lão sinh được một đứa con trai lên ba mà vẫn không biết nói cười. Một hôm có sứ giả nhà vua…..Nên bắt đầu từ chỗ đứa bé nghe sứ giả rao tìm người tài ra đánh giặc bèn cất tiếng bảo mẹ gọi sứ giả vào

II. Cách làm bài văn tự sựBước 1:Tìm hiểu đề : xác định yêu cầu của đề raBước 2: Lập ý: xác định nội dung sẽ viết

- Nhân vật- Sự việc- Chủ đề- Diễn biến- Kết quả

Bước 3Lập dàn ýSắp xếp việc kể trước, kể sau để người đọc dễ hiểu-MB: Giới thiệu nhân vật, sư việc-TB: Kể diễn biến sự việc-KB:Kết cục sự việc, nêu ý nghĩaBước 4Viết bằng lời văn của em theo dàn ý đã lập ( có thể bỏ qua những chi tiết không cần thiết,có thể tưởng tượng bổ

Page 35: Giáo án văn 6

H?Vì sao lại bắt đầu kể từ chi tiết này?Bắt đầu kể từ đó để không phải kể việc người mẹ thụ thai, mang thai ntnH? Vì sao phải giới thiệu “ Đời Hùng Vương thứ 6….vẫn không biết nói cười?Vì nếu không giới thiệu nhân vật thì truyện sẽ không có nhân vật và không kể được *Diễn biến câu chuyện- Thánh Gióng bảo vua rèn ngựa sắt, roi sắt- Thánh Gióng ăn nhiều, lớn nhanh như thổi- Khi ngựa sắt, roi sắt đem đến, Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa cầm roi ra trận-Thánh Gióng xông trận, giết giặc-Roi sắt gãy, nhổ tre làm vũ khí- Thắng giặc, Thánh Gióng cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay về trời *Kết thúcNên kết thúc truyện ở chỗ: vua nhớ công ơn, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quên nhàGV nhấn mạnh: kể bằng lời văn của em là không phải chép y nguyên câu truyện có trong sách, nếu viện dẫn thì phải bỏ trong “”Gọi HS đọc to ghi nhớHoạt động 3: Luyện tậpViết vào giấy cách lập dàn ý truyện Thánh GióngGV cho HS biết có nhiều cách để viết phần MBVD: - Thánh Gióng là một vị anh hùng đánh giặc nổi tiếng trong truyền thuyết. Đã lên ba mà Gióng vẫn không cười không nói. Một hôm….-Ngày xưa tại làng Gióng có một chú bé rất lạ, đã lên ba mà vẫn không biết nói cười, biết đi đứng…-Người nước ta không ai là không biết Thánh Gióng. Gióng là một người đặc biệt, khi lên ba vẫn không biết nói cười…

sung thêm miễn là phù hợp với bài)* Ghi nhớ: SGK/48III. Luyện tập

Lập dàn ý bài Thánh Gióng*Mở bài

Đời Hùng vương thứ 6, ở làng Gióng có hai ông bà lão sinh được một đứa con trai lên ba mà vẫn không biết nói cười. Một hôm có sứ giả nhà vua…..*Diễn biến câu chuyện- Thánh Gióng bảo vua rèn ngựa sắt, roi sắt- Thánh Gióng ăn nhiều, lớn nhanh như thổi- Khi ngựa sắt, roi sắt đem đến, Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa cầm roi ra trận-Thánh Gióng xông trận, giết giặc-Roi sắt gãy, nhổ tre làm vũ khí- Thắng giặc, Thánh Gióng cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay về trời*Kết thúcVua nhớ công ơn, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quên nhà

4.Củng cố, dặn dò-Tìm hiểu đề bài gồm có những bước nào? Cách lập dàn bài- Chuẩn bị viết bài TLV số 1

Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn Du

Page 36: Giáo án văn 6

Ngày soạn:13/9/2012Ngày dạy: 17/9/2012

TUẦN 5TIẾT 17-18

LÀM BÀI VIẾT SỐ 1 VĂN KỂ CHUYỆNI.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT1.Kiến thức:- Văn tự sự- Viết bài hoàn chỉnh về văn tự sự trên cơ sở một truyền thuyết đã học2.Kỹ năng:- Biết hóa thân vào nhân vật để kể lại truyện, đảm bảo nội dung cốt truyện, nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả,chủ đề, ý nghĩa truyện- Nhận thức được tầm quan trọng của văn tự sự, biết cách làm bài văn tự sự3. Thái độ- Tích cực làm bài, tự giác, không sao chépII. CHUẨN BỊ

- Giáo viên : ra đề + đáp án- Học sinh: học bài, chuẩn bị giấy bút

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2.Tiến trình-GV chép đề lên bảng-HS chép đề vào giấy kiểm tra

- Gv nêu yêu cầu

HS làm bàiGV giám sát

GV thu bàiNhận xét giờ làm bài

I. Đề bài: Trong vai Thủy Tinh , hãy kể lại truyền thuyết Sơn Tinh- Thủy Tinh1. Lập dàn ý2. Viết bài vănII. Yêu cầu:- Nêu được ý chính của truyện- Lập được dàn ý với bố cục 3 phần- Kể đúng nội dung câu chuyện theo trình tự trước sau- Đúng ngôi kể- ngôi thứ nhất xưng “tôi”lời của Thủy Tinh- Nhập vai Thủy Tinh một cách tự nhiên- Lời kể rõ ràng, mạch lạc có sáng tạo- Bố cục cân đối, trình bày sạch sẽIII. Tiến trình- HS làm bài nghiêm túc- Gv giám sát, nhắc nhở HS trong thời gian làm bàiIV. GV thu bài- Nhận xét giờ kiểm tra

Biểu điểm - đáp án

Page 37: Giáo án văn 6

Điểm 9,10: Đạt tối đa yêu cầu về nội dung, đúng cốt truyệnXây dựng bố cục cân đối, biết cách lập dàn ýLời văn mạch lạc, chữ viết sạch, không sai chính tả,câu văn đúng ngữ phápĐiểm 7,8: Đảm bảo được yêu cầu của đề bài, biết cách lập dàn ý, bố cục rỗ ràngBài làm còn hạn chế về chữ viết, đôi chố dùng từ chưa chính xác, đôi câu còn lủng củngĐiểm 5,6: Bài viết bảo đảm nội dung, cốt truyện, ,chữ xấu, lời văn còn vùng về, sai ngữ pháp, bố cục bài chưa cân đốiĐiểm 3,4: Chưa đảm bảo yêu cầu về nội dung,kỹ năng diễn đạt yếu,trình bày cẩu thả, sai chính tảĐiểm0, 1,2:Lạc đề3.Củng cố, dặn dòChuẩn bị bài : Từ và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn:15/9/2012

Page 38: Giáo án văn 6

Ngày dạy: 19/9/2012TUẦN 5TIẾT 19

Tiếng Việt: TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ

I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT1.Kiến thức:- Khái niệm từ nhiều nghĩa- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ- Nghĩa gốc và nghĩa chuyển2.Kỹ năng:- Nhận diện được từ nhiều nghĩa- Biết cách sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp- Lựa chọn cách sử dụng từ tiếng Việt đúng nghĩa trong giao tiếp3. Thái độ- Tích cực học tập- Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên : soạn giáo án, bảng phụ- Học sinh: soạn bài

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ- Em hiểu thế nào là nghĩa của từ- Có mấy cách giải nghĩa từ3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨCHoạt động 1:Tìm hiểu nghĩa của từ chânGV sử dụng bảng phụ có bài thơ Những cái chânGV yêu cầu HS đọc kỹ bài thơ và cho biếtH? Có mấy sự vật có chânCái gậy, chiếc compa, cái kiềng, cái bànH? những cái chân ấy có thể nhìn thấy và sờ được không?H? Vật nào trong bài thơ không có chân ?Cái võngH? Tại sao sự vật nào cũng có chân, cái võng không có chân mà lại được đưa vào bài thơ?- Cái võng không chân nhưng lại đi được khắp nơi nhờ anh bộ đội hành quânH? Trong tất cả những cái chân của các vật có chân,nghĩa của từ chân đó có gì giống và khác nhau?Giống nhau: Chân là nơi tiếp xúc với đấtKhác nhau: - Chân của gậy để đỡ bà- Chân của compa giúp compa quay được-Chân của cái kiềng, cái bàn giúp nó đững vững

I.Từ nhiều nghĩaVD: SGK-Từ có thể có một hay nhiều nghĩa

Page 39: Giáo án văn 6

H? Bộ phận tiếp xúc với đất của cơ thể người và vậtĐứng bằng hai chânH? Bộ phận tiếp xúc với đất của sự vật nói chungChân giường, chân tử, chân ghếH? Bộ phận tiếp xúc với đất gắn chặt với đất hoặc sự vật khácChân tường, chân núiGV chốt : Từ chân là một từ nhiều nghĩaHoạt động 2: Tìm một số từ nhiều nghĩa-Từ mũi, và từ mắtH? Bộ phận của cơ thể người hoặc động vật dùng dể thở: H? Bộ phận phía trước của phương tiện giao thông đường thủyH? Bộ phận nhọn sắt của vũ khíH? Bộ phận của lãnh thổH? Nói “Quả Na đã mở mắt”, vậy mắt ở đây có nghĩa là gì?H? “Cây tre này có nhiều mắt”, mắt ở đây nghĩa là gì?Hoạt động 3: Tìm một số từ chỉ có một nghĩaTừ xe đạp : xe chỉ đạp mới đi đượcTừ compa: chỉ đồ dùng học tậpTừ văn học: chỉ một môn học cụ thểH? Sau khi tìm hiểu nghĩa của các từ chân, mũi, mắt, xe đạp, compa...em có nhận xét gì về nghĩa của từ?GV chốt :Từ có thể có một hay nhiều nghĩaGọi HS đọc ghi nhớ SGKHoạt động 4: Tìm hiểu hiện tượng chuyển nghĩa của từH? Nói “Em đi học bằng chân”, từ chân đó được hiểu như thế nào?-Là bộ phận của người tiếp xúc với đất, đó là nghĩa gốc ( nghĩa đen, nghĩa chính), nó là cơ sở để hình thành nghĩa chuyển của từH? Trong một câu cụ thể, một từ có thể dùng với mấy nghĩa?- Được dùng với một nghĩaH? Trong bài thơ Những cái chân, từ chân được dùng theo nghĩa nào?Nghĩa chuyển nhưng vẫn được hiểu theo nghĩa gốcGọi HS đọc to phần ghi nhớ SGKHoạt động 5 : Hướng dẫn luyện tậpBT1: Đầu :đầu sông, đầu nhà, đầu đườngMũi: mũi tẹt, mũi lõ, mũi kim, mũi kéo, mũi thuyềnTay: đau tay, cánh tay, tay anh chịBT2: Lá: lá phổi, lá láchQuả : quả thận, quả timBT3: chỉ sự vật chuyển thành hành động : Hộp sơn-sơn cửaCái bào-bào gỗChỉ hành động chuyển thành đơn vịCuộn bức tranh-ba cuộn giấy

II.Hiện tượng chuyển nghĩa của từ

- Từ có nghĩa gốc và nghĩa chuyển

- Hiện tượng chuyển nghĩa: thay đổi nghĩa của từ, tạo ra từ nhiều nghĩa

- Nghĩa gôc: nghĩa ban đầu

- Nghĩa chuyển: nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc

Ghi nhớ : SGKIII. Luyện tập

Page 40: Giáo án văn 6

Đang nắm cơm-ba nắm cơmBT3: từ bụng có 3 nghĩaBộ phận cơ thể của người hoặc vậtBiểu trưng cho ý nghĩ sâu kín: nghĩ bụngPhần phình to ở một số bộ phận: bụng chânb/ Nghĩa của từ bụngấm bụngtốt bụngbụng chân

4.Củng cố, dặn dòThế nào là nghĩa của từ?Làm Bt 4,5 SGK

Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn:18/9/2012

Page 41: Giáo án văn 6

Ngày dạy: 22/9/2012TUẦN 5TIẾT 20

Tập làm văn: LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ

I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT1.Kiến thức:- Học sinh nắm được hình thức lời văn kể người, kể việc, chủ đề về liên kết đoạn văn- Xây dựng được đoạn văn giới thiệu và kể lại sự việc thường ngày- Nhận ra hình thức và các kiểu câu thường dùng trong giới thiệu nhân vật, sự việc- Nhận ra mối liên kết giữa các câu trong đoạn văn2.Kỹ năng:- Biết xây dựng đoạn văn, giới thiệu nhân vật và kể lại sự việc3. Thái độ- Tích cực học tập II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên : soạn giáo án, - Học sinh: soạn bài

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ- Cách lập dàn ý trong bài văn tự sự3. Bài mới- Nhiều câu văn liên kết với nhau tạo thành đoạn văn, bài văn được hình thành từ nhiều đoạn văn liên kết với nhau

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨCHoạt động 1: Lời văn giới thiệu nhân vậtGV gọi HS đọc 2 đoạn văn trong SGKH? Hai đoạn văn trên giới thiệu những nhân vật nào?- Hùng Vương thứ 18, Mỵ Nương, Sơn Tinh, Thủy TinhH? Hai đoạn văn đó giới thiệu sự việc gì?- Vua Hùng kén rể và hai thần đến cầu hônH? Mục đích giới thiệu để làm gì?- Để mở truyện, chuẩn bị cho diễn biến của câu chuyệnH? Thứ tự các câu văn trong đoạn văn đó được sắp xếp như thế nào , có đảo lộn được hay không?- Sắp xếp theo trình tự trước sauĐoạn 1- Câu 1 : giới thiệu vua Hùng và Mị Nương ( giới thiệu nhân vật)- Câu 2 : Vua Hùng muốn kén rể xứng đángĐoạn 2- Câu 1: Giới thiệu có hai nhân vật nhưng chưa rõ ràng- Câu 2,3: Giới thiệu cụ thể về Sơn Tinh- Câu 4,5: Giới thiệu cụ thể về Thủy Tinh- Câu 6: Nhận xét chung về hai chàngĐoạn 1 không thể đảo lộn các câu văn được vì sẽ làm người đọc khó hiểu

I.Lời văn đoạn văn tự sự1 Lời văn giới thiệu nhân vật- Khi kể người có thể giới thiệu tên, họ, lai lịch, qquan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vậtVD: Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu, vua cha yêu thương nàng hết mực…

Page 42: Giáo án văn 6

Đoạn 2 có thể đảo lộn các câu văn được vì nếu thay đổi người đọc vẫn hiểu được , nó không làm thay đổi ý nghĩa của đoạn vănH? Vậy muốn giới thiệu nhân vật ta cần phải giới thiệu những gì?- Giới thiệu họ tên, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng..Hoạt động 2: Lời văn kể sự việcGV gọi HS đọc đoạn văn trong SGKH? Em hãy kể ra những hành động của Thủy Tinh-đùng đùng nổi giận, dem quân duổi theo, hô mưa gọi gió làm giông bãoH? Những hành động đó của Thủy Tinh gây ra hậu quả gì?- nước ngập ruộng đồng, nhà cửa…thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nướcH? Các hành động được kể theo trình tự như thế nào?- được kể theo trình tự trước sau, có nguyên nhân và có kết quả H? Vậy muốn kể lại một sự việc trong một đoạn văn tự sự em phải kể như thế nào?- kể lại các hành động, việc làm, kết quả và sự thay đổi do các hành động đó đem lạiHoạt động 3 : Đoạn vănGV cho HS đọc lại từng đoạn văn trên H? Mỗi đoạn văn gồm có bao nhiêu câu?Đoạn 1: 2 câu, đoạn 2: 6 câu, đoạn 3 : 3 câuH? Em hãy tìm câu quan trọng nhất của từng đoạn?( câu chủ đề)Đoạn 1: Vua Hùng muốn kén rểĐoạn 2: hai thần đến cầu hônĐoạn 3: Thủy Tinh đánh Sơn TinhH? Để kể đến ý chính đó người kể đã kể ra các ý phụ, em hãy chỉ ra các ý phụ trong từng đoạnH? Các ý phụ có có ý nghĩa như thế nào đối với ý chính?- giải thích ý chính, làm nổi bật ý chínhGV chốt: các câu trong đoạn quan có quan hệ với nhau rất chặt chẽ, câu sau tiếp câu trước làm rõ ý của câu trước hoặc nối tiếp hành động hoặc nêu kết quả của hành độngGV gọi HS đọc mục ghi nhớ SGKHoạt động 4 : Hướng dẫn luyện tậpBT1: a. Sọ Dừa làm thuê cho nhà phú ôngcâu 1: hành động bắt đầucâu 2: nhận xét chung về hành độngcâu 3,4 : hành động cụ thểcâu 5 : kết quảb. Thái độ của con gái phú ông đỗi với Sọ Dừacâu 2: câu chủ đềhành động nối tiếp và ngày càng cụ thể

2. Lời văn kể sự việcKhi kể việc thì kể lại các hành động, việc làm, kết quả và sự thay đổi do các hành động đó đem lạiVD: Thủy Tinh đến sau đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả trời đất. Nước ngập cánh đồng, nước ngập nhà cửa, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước3. Đoạn văn- Mỗi đoạn văn thường có ý chính- câu chủ đề- Những câu khác diễn đạt ý phụ dẫn đến ý chính, giải thích ý chính, làm cho ý chính nổi bật lên

II. Luyện tập

Page 43: Giáo án văn 6

c. Tính tình của cô Dầncâu 2: câu chủ đề

4.Củng cố, dặn dò- Học thuộc lòng ghi nhớ SGK- Làm BT 4,5 SGK- Chuẩn bị bài Thạch Sanh

Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn:20/9/2012

Page 44: Giáo án văn 6

Ngày dạy: 24/9/2012TUẦN 6TIẾT 21-22 Văn bản: THẠCH SANH

I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT1.Kiến thức:- Nắm được định nghĩa truyện cổ tích- Hiểu được nội dung và ý nghĩa truyện Thạch Sanh2.Kỹ năng:- Kể lại được truyện- Đọc diễn cảm và tóm tắt được truyện3. Thái độ- Khâm phục lòng dũng cảm, thật thà, mưu trí và sống có nghĩa có tình của Thạch Sanh- Biết yêu điều thiện, tránh xa điều ác II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên : soạn giáo án, tranh ảnh về truyện Thạch Sanh- Học sinh: soạn bài

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ- Kể lại một đoạn trong bài Sự tích Hồ Gươm mà em thích và cho biết ý nghĩa của truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm3. Bài mớiThạch Sanh là một trong những truyện cổ tích tiêu biểu trong kho tàng truyện cổ tích của dân tộc Việt Nam được nhân dân ta yêu thích. Qua hình tượng nhân vật Thạch Sanh, ông cha ta muốn gởi gắm rất nhiều điều hay điều tốt đẹp.Tiết học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu những điều hay điều đẹp đó qua truyện cổ tích Thạch Sanh

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨCHoạt động 1:Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thíchGV chia câu chuyện làm 4 phần và gọi HS đọc từng phần- Đoạn 1: từ đầu….mọi phép thần thông : kể vầ sự ra đời của Thạch Sanh- Đoạn 2: tiếp theo…phong cho làm quận công: Thạch Sanh bị mẹ con Lý Thông lừa và cướp công- Đoạn 3: tiếp theo ….hóa kiếp thành bọ hung: Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa và minh oan cho mình- Đoạn 4: phần còn lại: Thạch Sanh chiến thắng quân sĩ 18 nước chư hầu và lên làm vuaGV gọi HS nhận xét cách đọc của bạn sau đó GV nhận xét, góp ý cách đọc của HSHướngdẫnHStìm hiểu các chú thích 3,6,7,8,9,11,12,12 theo trò chơi đố chữGV cho HS tìm hiểu khái niệm truyện cổ tích: loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân v ật quen thuộc-Nhân vật bất hạnh: mồ côi, người con riêng, người có hình dạng xấu xí …- Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng lạ

I.Phần giới thiệuGV cho HS tìm hiểu khái niệm truyện cổ tích: loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc-Nhân vật bất hạnh: mồ côi, người con riêng, người có hình dạng xấu xí- Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng lạ- Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch- Nhân vật là động vật: biết nói năng, hoạt động, tính cách như con ngườiTruyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ và niềm tin của

Page 45: Giáo án văn 6

- Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch- Nhân vật là động vật: biết nói năng, hoạt động, tính cách như con ngườiTruyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện chiến thắng cái ác, cái tốt đấu với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất côngHoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu truyệnH? Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có bình thường như những người khác hay không? Khác thườngnhưthếnào?- Thạch Sanh ra đời là do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng già. Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh.Thạch Sanh được thiên thần dạy cho đủ mọi võ nghệ và mọi phép thần thôngH? Nguồn gốc xuất thân của Thánh Gióng và Thạch Sanh có gì giống và khác nhau?Giống nhau: đều là con của hai vợ chồng nông dân tốt bụngKhác nhau: Thánh Gióng là đứa trẻ lên ba vẫn chưa biết nói cườiThạch Sanh : mẹ mất sớm, sống bằng nghề kiếm củi, được dạy võ nghệ và mọi phép thần thôngH? Kể về sự lớn lên và ra đời của Thạch Sanh như vậy, theo em nhân dân ta muốn thể hiện quan niệm gì về người dũng sĩ?- Là người có tài phi thường khi mới được sinh ra, có thể diệt trừ cái ác, lập chiến côngH? Trong đời mình, Thạch Sanh đã lập bao nhiêu chiến công?Em có nhận xét gì về những chiến công của Thạch Sanh?- Chém chằn tinh trừ hại cho dân thu được bộ cung tên vàng,diệt đại bàng cứu công chúa, diệt hồ tinh cứu con trai vua Thủy tề được nhà vua tặng cho đàn thần, đuổi giặc xâm lược 18 nước chư hầu bằng niêu cơm kì diệuH? Qua tất cả những thử thách mà Thạch Sanh đã gặp phải và chiến thắng, ta thấy Thạch Sanh đã bộc lộ được những phẩm chất đáng quý nào?- Thật thà, sống có tình, có nghĩa, dũng cảm mưu trí, luôn chiến đấu cho điều thiện, điều chính nghĩa, bảo vệ nhân dân- Có sức khỏe, tài năng vô địch-Có trong tay những vũ khí chiến đấu kì diệuH? Trong những vũ khí và phương tiện để Thạch Sanh chiến đấu, em thấy phương tiện nào đặc biệt?Vì sao?- Cây đàn thần và niêu cơmCây đàn thần, cây đàn kì diệu, đó là tiếng đàn tình yêu, đòi hỏi công lý, tiếng đàn yêu chuộng hòa bình. Với cây đàn thần, Thạch Sanh trở thành một nghệ sĩ đấu tranh cho tình yêu, công lý, cho cuộc sống hòa bình và hạnh phúc của nhân dân, là tiếng lòng của Thạch Sanh có sức mạnh cảm hóa kì diệuNiêu cơm của tình thương, lòng nhân ái, của ước vọng đoàn kết để các dân tộc được sống hòa bình

nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện chiến thắng cái ác, cái tốt đấu với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công1.Đọc2. Bố cục : 4 phần

II Phân tích1.Nhân vật Thạch Sanha/Nguồn gốc xuất thân Sự bình thường: số phận gần gũi với nhân dân, con của hai người nông dânSự khác thường: thái tử con trời đầu thai - thần tiênb/Những chiến công thần diệu- chém chằng tinh- diệt đại bàng cứu công chúa- diệt hồ tinh cứu thái tử con vua thủy tề- đuổi quân xâm lược 18 nước chư hầu- dũng cảm, mưu trí, thật thà, sống có tình, có nghĩa2. Nhân vật Lý Thông- xảo quyệt, gian ácIII. Tổng kết: Ghi nhớ SGK

Page 46: Giáo án văn 6

H? Thạch Sanh là một người thông minh, vậy tại sao lại bị Lý Thông lừa hết lần này đến lần khác?Nếu biết trước tâm địa của Lý Thông thì theo em Thạch Sanh có xuống hang cứu công chúa không? Vì sao?- Thạch Sanh sống theo những niềm tin vô tư trong sáng, với các loại yêu quỉ chàng thẳng tay diệt trừ nhưng với con người chàng dùng tình cảm để đối xử một cách độ lượng nhân áiH? Theo em nhân dân muốn đặt niềm tin vào đạo đức hay tài năng của Thạch Sanh?-Cả hai nhưng niềm tin vào giá trị đạo đức lớn hơnH? Trong truyện Lý Thông đã hại Thạch Sanh bao nhiêu lần?Đó là những lần nào?

- Lừa Thạch Sanh đi canh miếu thờ- Lừa Thạch Sanh trốn đi để giết chằng tinh- Lừa Thạch Sanh xuống hang sâu để giết đại bàng cứu

công chúa- Không can thiệp khi Thạch Sanh bị hạ gục

H? Những hành động đó cho thấy Lý Thông là người như thế nào?

- xảo quyệt, tàn nhẫn đến mất cả lương tâmH? Mẹ con Lý Thông được tha mạng nhưng kết quả như thế nào?Sự trừng phạt như vậy có thỏa đáng hay không?

- bị sét đánh chết rồi hóa thành bọ hungH? Trong truyện cổ tích, những nhân vật như Thạch Sanh đại diện cho điều gì, mẹ con Lý thông đại diện cho điều gì?- điều thiện và điều ácH? Kết thúc truyện như thế nào, đó là kết thúc có hậu hay không?- mẹ con Lý Thông bị trừng trị, Thạch Sanh kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vuaH? Qua kết thúc truyện nhân dân ta muốn thể hiện điều gì?-cái ác nhất định bị trừng trị, chiến thắng luôn thuộc về cái thiện, đó là ước mơ là niềm tin của nhân dân về lẽ công bằng trong cuộc sốngH? Hãy nêu ý nghĩa của truyện Thạch Sanh Lý Thông

Phần ghi nhớ SGK4.Củng cố, dặn dò- Học thuộc định nghĩa về truyện cổ tích- Kể diễn cảm câu truyện Thạch Sanh

Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn:22/9/2012Ngày dạy: 26/9/2012

Page 47: Giáo án văn 6

TUẦN 6TIẾT 23

Tiếng Việt: CHỮA LỖI DÙNG TỪ

I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT1.Kiến thức:- Nhận ra được lỗi lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm-Phân biệt được phép lặp và lỗi lặp2.Kỹ năng:- Hiểu rõ nghĩa của từ và dùng đúng, tránh mắc lỗi khi nói và viết-Nhận biết lỗi dùng từ và lỗi lặp từ trong câu 3. Thái độ- Biết cẩn thận khi sử dụng từ- Biết tìm hiểu nghĩa chính xác của từ khi nói và viết II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên : soạn giáo án, bảng phụ- Học sinh: soạn bài

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨCHoạt động 1: Phát hiện và sửa lỗi lặp từGV gọi HS đọc VD trên bảng phụ và yêu cầu HS nêu lên những từ giống nhau trong VD trênH?Trong VD a, từ ngữ nào được lặp lại và lặp lại mấy lần?-Từ “tre” lặp lại 7 lần, từ “giữ” lặp lại 4 lần và từ “anh hùng” lặp lại 2 lầnH?Trong VD b từ ngữ nào được lặp lai?Ngữ “truyện dân gian” được lặp lại 2 lầnH? Trong 2 VD đều có những từ ngữ được lặp lại nhiều lần nhưng khi đọc lên em thấy câu văn nào hay và câu văn nào không được hay?Vì sao?VD a: phép lặp được dùng để nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu hài hòa cho một đoạn văn xuôi giàu chất thơVD b: phép lặp do lỗi diễn đạt kém, vốn từ nghèo nànH? Em hãy chữa lại lỗi lặp ở VD bGợi ý: bỏ ngữ “truyện dân gian”Hoặc đảo cấu trúc câu: Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảoHoạt động 2: Sửa lỗi lẫn lộn các từ gần âmGV cho HS đọc 2 VD trên bảng phụ và yêu cầuH? Em hãy cho biết từ nào dùng sai trong hai VD trênVD a: từ sai “thăm quan”VD b: từ sai “nhấp nháy”H? Tại sao lại có cách dùng sai như vậy?Vì không nhớ chính xác hình thức ngữ âm của từ hay nói cách dễ hiểu hơn là vì không hiểu rõ nghĩa của từ đó và vì

I. Lặp từVD: Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian- Từ lặp lại làm cho câu văn lủng củng nặng nề- Nguyên nhân : thiếu cân nhắc chọn lọc khi dùng từ, vốn từ nghèo – diễn đạt yếuChữa lại:Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảoKết luận: Khi nói hoặc viết cần tránh lặp từ một cách vô thức lamd câu văn, đọc văn lủng củng, nặng nềII. Lẫn lộn các từ gần âmVD: Ông họa sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc-Mấp máy: cử động rất khẽ nhưng liên tiếp-Nhấp nháy:mở ra đóng lại liên tiếp hoặc lóe sáng rồi

Page 48: Giáo án văn 6

do lẫn lộn từ gần âm H? Vậy em phải thay 2 từ đó bằng những từ nào ?Thay từ “thăm quan” bằng từ “tham quan”Thay từ “nhấp nháy” bằng từ “mấp máy”GV nhấn mạnh : Từ gồm có hai mặt hình thức và nội dung,hai mặt này luôn gắn bó với nhau, sai hình thức sẽ dẫn đến sai nội dung-Tham quan: đi xem tận nơi tận mắt để mở rộng hiểu biết hoặc để học tập kinh nghiệm-Thăm quan: từ chưa được chấp nhận trong tiếng Việt vì không có từ điển tiếng Việt nào thu nhập từ này-Mấp máy: cử động rất khẽ nhưng liên tiếp -Nhấp nháy:mở ra đóng lại liên tiếp hoặc lóe sáng rồi tắt ngay một cách liên tiếpHoạt động 3: Hướng dẫn luyện tậpBT1: a. bỏ :bạn, ai, cũng, lấy, làm, bạn Lan b. bỏ: câu chuyện ấythay “câu chuyện ấy” bằng “câu chuyện này”thay “ những nhân vật ấy” bằng từ “họ”thay “những nhân vật” bằng “ những người” c.bỏ: lớn lênBT2: a. thay từ linh động bằng từ sinh độngSinh động : gợi ra hình ảnh, cảm xúc liên tưởngLinh động: không quá câu nệ vào nguyên tắc b. Thay từ bàng quang bằng từ bàng quanBàng quang:bọng chứa nước tiểuBàng quan: dửng dưng, thờ ơ như người ngoài cuộc c. Thay thủ tục bằng hủ tụcThủ tục: những quy định hành chính cần phải tuân thủHủ tục:những thói quen lạc hậu cần bài trừ

tắt ngay một cách liên tiếpNguyên nhân:do lẫn lộn từ gần âmChữa lại: Ông họa sĩ già mấp máy bộ ria mép quen thuộcKết luận: Tránh lẫn lộn các từ gần âm bằng cách- Nhớ chính xác về ngữ âm của từ cần dùng- Hiểu rõ nghĩa của từ đó

III. Luyện tập

4.Củng cố, dặn dò- Về nhà tra từ điển nghĩa của các từ : tưởng tượng, tượng trưng,yếu điểm, điểm yếu,lao đao, lảo đảo,xao xuyến, xao xác,xán lạn, sáng lạng, xử lý, xử trí, hậu quả, hiệu quả- Sau khi tìm hiểu nghĩa đặt câu với mỗi từ

Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn:27/9/2012Ngày dạy: 29/9/2012

TUẦN 6

Page 49: Giáo án văn 6

TIẾT 24

Tập làm văn : TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1

I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT1.Kiến thức:-Đánh giá bài TLV theo yêu cầu cần đạt của một bài văn tự sự, sự việc, cách kể, mục đích-Sửa lỗi chính tả, ngữ pháp 2.Kỹ năng:- Nhận ra lỗi trong bài làm ( lỗi về chính tả, về cách diễn đạt, về cách dùng từ, lỗi khi viết một bài văn tự sự không đầy đủ theo yêu cầu của đề bài- Biết đóng vai nhân vật để kể lại truyện3. Thái độ- Nhận biết và sửa được những lỗi trong bài làm văn II. CHUẨN BỊ- GV : chấm bài và liệt kê những lỗi trong bài cần phải sửa lại III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn đinh2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra vở bài tập3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨCHoạt động 1: GV giới thiệu cho HS biết cách thức của một giờ trả bài viết, GV nhấn mạnh điểm số của bài viết rất quan trọng vì nó thể hiện được kỹ năng cảm thụ, hiểu bài và viết bài của HSHoạt động 2:Nhận xét chung -Đa số bài làm đều kể lại được câu chuyện Sơn Tinh-Thủy Tinh. Lời kể mạch lạc, có xâu chuỗi sự việc trước sau, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả-Đóng được vai Thủy Tinh kể lại được câu chuyện- Lời văn kể chuyện, có dẫn được lời nói của nhân vậtHoạt động 3: Hướng dẫn chữa các lỗi tiêu biểu

GV theo dõi HS sửa lỗi

I.Nhận xét chung

1.Sai về lỗi chính tảSính lễ vật- sính lễHồng mau – hồng maoNgan tài ngan sức- ngang tài ngang sứcQuả nuối – quả núiRút luôi – rút luiNgăn chẹn – ngăn chặnDiệu dàng-dịu dàngVua chín ngà – voi chín ngà Dân nước-dâng nước2.Sai về cách viết câu- Vua Hùng không biết chọn ai vì ai cũng có sức mạnh và tài cán như nhau.Nên vua đưa ra….- Nhưng Sơn Tinh vẫn bình tĩnh bốc

Page 50: Giáo án văn 6

Hoạt động 4: GV cho HS xây dựng lại dàn ý khái quát của một bài vănH? Bài văn gồm có mấy phần?H? Nhiệm vụ từng phần?Hoạt động 5: GV gọi ba học sinh lên đọc bài văn hay

từng quả đồi dời từng quả núi. Khiến cho nước của tôi….-Bây giờ, sức tôi đã kiệt và rút quân về3. Sai về lỗi diễn đạt-Vua ra và ra điều kiện- Hai người có phép lạ thì liền biểu diễn-Tôi đến sau nên tức giận nên đánh Sơn Tinh-Vua thấy ai cũng được nhưng chẽn lẽ một đứa con gái mà có cả hai chồng- Nhà vua còn nói là4. Ý các câu văn chưa liên kết mạch lạc với nhauKể sự việc quá tóm tắt, sự việc chưa mạch lạc hợp lýDùng ngôi kể không thống nhất, đề bài yêu cầu đóng vai Thủy Tinh mà lại đóng vai Vua Hùng ở đoạn đầu sau đó đóng vai thủy Tinh đoạn sau

4.Củng cố, dặn dò- Chú ý những lối đã sửa để không mắc lỗi ở bài viết tiếp theo-Soạn bài Em bé thông minh-Chuẩn bị làm bài viết 1 tiết

Bảng thống kê điểm Lớp Sĩ số Điểm

9-10 Điểm 7-8

Điểm 5-6

Điểm >TB

Điểm 3-4

Điểm 1-2

Điểm <TB

6/3 32

Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn:28/9/2012Ngày dạy: 1/10/2012TUẦN 7

Page 51: Giáo án văn 6

TIẾT 25-26

Văn bản : EM BÉ THÔNG MINH

I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT1.Kiến thức:- Hiểu và cảm nhận được những nét chính về ND và NT của Truyện Em bé thông minh- Nhận biết được đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, cốt truyện , sự kiện ở văn bản Em bé thông minh- Cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẩu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyện cổ tích sinh hoạt- Tiếng cười vui vẻ hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc và khát vọng về sự công bằng trong một câu chuyện cổ tích2.Kỹ năng:- Đọc, hiểu văn bản chuyện cổ tích theo đặc trưng thể loại- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh- Kể lại được câu chuyện cổ tích3. Thái độ- Yêu thích thể loại truyện cổ tích II. CHUẨN BỊ

-GV: soạn giáo án, chuẩn bị tranh ảnh về câu chuyện Em bé thông minh-HS : soạn bài, trả lời theo các câu hỏi SGK

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn đinh2.Kiểm tra bài cũ: kiểm tra vở bài tập

-Kể lại một đoạn trong truyện Thạch Sanh mà em yêu thích-Nêu ý nghĩa của chi tiết tiếng đàn và niêu cơm trong truyện cổ tích Thạch Sanh?

3.Bài mớiHOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc, tập kể, tìm bố cục và tìm hiểu chú thíchGV giới thiệu cho HS biết truyện cổ tích em bé thông minh là loại truyện kể về nhân vật thông minh qua đó đề cao trí không của dân gian-Đọc: giọng vui tươi, hóm hỉnh, lưu ý những câu hỏi, những đoạn đối thoại của em bé với viên quan-Trong hoạt động đọc, GV lưu ý gọi 4 học sinh đọc 4 đoạn tương ứng với bố cục cần tìm H?Em hãy tìm bố cục theo 3 phần trong truyện Em bé thông minh? -MB: Ngày xưa…thật lỗi lạc : Vua cần tìm người tài-TB: Một hôm…láng giềng: Em bé thông minh trải qua những thử thách-KB: Liền đó….tiện hỏi han: Thành quả của em béTìm hiểu chú thích 1,2,4,6,8,11,15,14,16Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiếtH? Em bé đã trải qua bao nhiêu lần thử thách?Đó là những lần nào?-Câu hỏi của viên quan trâu cày được mấy đường?

I.Tìm hiểu chungEm bé thông minh là truyện cổ tích về nhân vật thông minh-Đọc-Bố cục-Chú thích

II. Phân tích

Page 52: Giáo án văn 6

-Câu hỏi của vua nuôi làm sao để trâu đực đẻ được con, làm ba mâm cỗ thức ăn bằng một con chim sẻ- Câu hỏi của sứ thần làm sao để xâu một sợi chỉ qua một con ốc vặnH? Các câu đố này có khó không?Vì saoH? Em có nhận xét gì về mức độ các câu đố?Xét về người đố : viên quan-vua-sứ thầnCâu đố càng lúc càng khó dầnH? Em bé trả lời bằng cách nào?Bằng cách hỏi lại viên quan, bằng cách để vua tự nói ra cái phi lý,bằng cách bắt con kiến xâu sợi chỉ qua con ốc. Em bé không trả lời thẳng câu hỏi mà dùng cách gậy ông đập lưng ôngH? So với câu đố 1 thì câu đố 2 có mức độ khó hơn, ta cho đây là một tình huống nhà Vua muốn thử trí thông minh của em bé, vậy em bé đã bộc lộ trí thông minh đó như thế nào?Đây là một tình huống khó và rắc rối chưa có cách giải quyết, em bé đã nhận ra mưu mẹo của vua, em giả vờ khóc trước sân rồng để cho Vua hỏi, rồi em trả lời một cách ngây ngô ngớ ngẩn buộc Vua phải giải thích, đưa Vua vào cái bẫy để Vua phải tự nói ra điều vô lý của mìnhH? Khi nhà Vua ra câu đố với con chim sẻ, mức độ khó đã tăng thêm một bậc nữa, em b é đã giải quyết câu đố đó như thế nào?Câu đố này đưa ra lúc hai cha con đang ăn cơm và bắt phải trả lời ngay, từ câu đố của Vua,em bé cũng trả lời bằng cách đưa lại câu đố khác cho VuaH? Đến câu đố cuối cùng là câu đố vô cùng khó vì nếu không giải ra câu đố này thì phải thừa nhận sự thua kém và thừa nhận sự thần phục của mình đối với nước láng giềng. Cách giải của em bé có gì đặc biệt? Tại sao?Em bé trả lời bằng một bài đồng dao ( đồng dao là những bài hát cho trẻ em trong đó có không ít bài chứa đựng những kinh nghiệm dân gian của ông cha ta được truyền miệng từ đời này sang đời khác)Để trả lời câu hỏi của sứ thần em bé trả lời bằng kinh nghiệm dân gian vì em đã vận dụng được trí khôn của dân gian để trả lời với sứ thần của nước khác để khẳng định rằng đất nước chúng ta không hiếm những người tài giỏi và vì đây là một câu đố mang tính chính trị, ngoại giao nên phải trả lời như vậy để sứ thần phải khâm phụcH? Qua tất cả những lần trả lời câu đố, em thấy em bé là người như thế nào?Thông minhH? Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không?Tác dụng của nó như thế nào?-Tạo ra tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng phẩm chất-Tạo tình huống cho cốt truyện phát triển-Gây hứng thú, hồi hộp cho người nghe

1.Những thử thách đối với em bé-Thử tài bằng câu đố -Câu hỏi của viên quan- Câu đố của nhà vua- Lời thách đố của sứ thần- Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất2.Câu trả lời của em bé-Trả lời bằng cách hỏi lại viên quan-Để vua tự nói ra cái phi lý-Bằng kinh nghiệm dân gian- Hồn nhiên, can đảm, mưu trí, nhanh nhạy,thông minh hơn ngườiTổng kết : Ghi nhớ SGK

Page 53: Giáo án văn 6

H? Vì sao em bé thông minh trong truyện lại không có tên?Đề cao trí khôn và kinh nghiệm của dân gianHoạt động 3: Tổng kếtH? Qua câu chuyện Em bé thông minh, ông cha ta muốn gởi gắm điều gì?Đề cao trí khôn, kinh nghiệm của dân gianH? Ý nghĩa của truyện Em bé thông minh?Ghi nhớ SGKGV gọi HS đọc phần Ghi nhớ SGKHoạt động 4: Hướng dẫn HS Luyện tậpBT1: Kể diễn cảm: kể theo sự cảm nhận của mình, có thay đổi giọng điệu cho phù hợp với từng nhân vật, từng phân đoạnBT2:Kể lại câu chuyện em biếtChuyện phải có tình huống, trong dó nhân vật bộc lộ sự thông minh

4.Củng cố, dặn dò Học bài Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết

Mạc Vân Nho Uyển – Tổ Ngữ văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn:29/9/2012Ngày dạy: 3/10/2012TUẦN 7

Page 54: Giáo án văn 6

TIẾT 27

Tiếng Việt: CHỮA LỖI DÙNG TỪ ( TT)

I.M ỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức- Giúp học sinh nhận ra được lỗi lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm. Phân biệt được phép lặp và lỗi từ.:2.Kỹ năng:- Rèn cho h/s kỹ năng nhận biết, phát hiện, chữa lỗi dùng từ3. Thái độ- Giáo dục h/s tính cẩn thận khi dùng từ, tránh mắc lỗi dùng từ. II. CHUẨN BỊ

-GV: soạn giáo án, bảng phụ viết các Vd trong SGK-HS : soạn bài, trả lời theo các câu hỏi SGK

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn đinh2.Kiểm tra bài cũ: kiểm tra vở bài tập3.Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨCHoạt động 1: Phát hiện và sửa lỗi dùng từ sai nghĩaGV yêu cầu HS gạch dưới những từ sai chính tả trong các Vd trên bảng phụH? Các từ dùng sai trong 3 câu trên là những từ nào? Tại sao lại mắc lỗi như vậy?Em có thể tìm từ thay thế những từ đó bằng những từ khác cho đúng với nội dung cần biểu thị được không?Dùng từ sai vì không hiểu rõ nghĩa của từ cần dùngTừ sai: yếu điểm, đề bạt, chứng thựcCách chữa : Thay thế từ yếu điểm bằng từ nhược điểm, điểm yếuThay từ đề bạt bằng từ bầuThay từ chứng thưc bằng từ chứng kiếnNghĩa của từ :

- yếu điểm: điểm quan trọng- điểm yếu: điểm yếu kém- đề bạt : hành động của một cấp có

thẩm quyền chọn người nào đó giữ chức vụ cao, quan trọng

- bầu: tập thể chọn người nào đó để giao nhiệm vụ bằng cách bỏ phiếu hoặc biểu quyết

- chứng thực: xác nhận là đúng sự thật

- chứng kiến:tận mắt nhìn thấy một sự việc nào đó đã hoặc đang xảy ra

I.Dung t ừ không đ u ng nghĩa VD: Trong cuộc họp lớp, Lan được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởngTừ “đề bạt” trong câu trên dùng sai vì không hiểu rõ nghĩa của từ Thay thế từ “đề bạt” bằng từ “bầu”II. Luyện tậpBT1: Sửa lỗi dùng từ saiDùng sai - Dùng đúngBảng tuyên ngôn Bản tuyên ngônTương lai sáng lạng xán lạnBuôn ba hải ngoại bon ba hải ngoạiBức tranh thủy mặc thủy mạcNói năng tự tiện tùy tiệnBT2

a. khinh khỉnhb. khẩn trươngc. băn khoăn

BT3a/Bộ phận ( tay, chân) của người tương ứng với những hành động sauTung bằng chân tương ứng với một cú đáTống bằng tay tương ứng với một cú đấmCâu này có hai cách sửa….tống một cú đấm …….tung một cú đá….b/thay bao biện bằng ngụy biệnc/ Bỏ từ cái

Page 55: Giáo án văn 6

Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập

GV chú ý sửa các lỗi lẫn lộn ch/tr, dấu hỏi, dấu ngã

Thay tinh tú bằng tinh túy hoặc tinh hoaBT4: Viết chính tả

4.Củng cố, dặn dò- Học bài chuẩn bị làm bài viết 1 tiết- Chú ý những lỗi thông thường đã sửa để tránh mắc lỗi trong bài viết tiếp theo

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn:3/10/2012Ngày dạy: 6/10/2012

Page 56: Giáo án văn 6

TUẦN 7 TIẾT 28 ( đã có đề và đáp án)

KIỂM TRA VĂN

I.M ỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1.Kiến thức-Ôn tập lại những kiến thức về hai loại truyện dân gian : truyền thuyết và cổ tích2. Kỹ năng- Rèn kỹ năng viết qua việc nêu suy nghĩ về một nhân vật em thích3. Thái độ- Tự lập khi làm bàiII. CHU ẨN BỊ

-GV; ra đề trắc nghiệm và tự luận kèm đáp án-HS: học bài, chuẩn bị bút, thước, tự lập làm bài

III. TI ẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn ®Þnh líp:- Kiểm tra sĩ số- Kiểm tra bút, thước- Nêu yêu cầu khi làm bài: không được trao đổi, tập trung làm bài, đề bài có hai phần là trắc nghiệm và tự luận- Phần trắc nghiệm có 12 câu, mỗi câu 0,25 điểm- Phần tự luận có 2 câu, câu 1: 3 điểm, câu 2: 4 điểm- Phát đề kiểm tra cho học sinh

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn:4/10/2012Ngày dạy: 8/10/2012

Page 57: Giáo án văn 6

TUẦN 8TIẾT 30-31

Văn bản: CÂY BÚT THẦN

I.TRỌNG TÂM , KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ1.Kiến thức:-Ôn lại đặc điểm truyện cổ tích- Hiểu được ND, ý nghĩa của truyện cổ tích Cây bút thần và một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc của truyện- Biết nhận biết kiểu nhân vật trong truyện cổ tích2.Kỹ năng- Đọc diễn cảm, kể lại được truyện- Biết phân tích chi tiết tiêu biểu để rút ra ý nghĩa về ND và NT truyện3.Thái độ- Ý thức học tập nghiêm túcII. CHUẨN BỊGV: nghiên cứu bài, soạn giáo ánHS : học bài cũ, soạn bài mới

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định:2.Kiểm tra bài cũ- Kể lại truyện Em bé thông minh- Vì sao ở cuối truyện em bé lại giải đố bằng một bài hát đồng dao?3.Bài mới: Truyện Cây bút thần là một truyện cổ tích của Trung Quốc, là một nước láng giềng có mối quan hệ gần gũi với nước ta và có những nét tương đồng về văn hóa. Truyện thể hiện quan niệm của nhân dân về công lý xã hội, thể hiện những ước mơ về những khả năng kì diệu của con người

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨCHoạt động 1: Hướng dẫn tập đọc, tập kể, giải thích từ khó, tìm bố cụcGV cho HS đọc truyện,giọng đọc chậm rãi,phân biệt lời kể và lời của nhân vật trong truyệnGV góp ý cách đọc cho HSGV cho HS kể lại truyện theo từng đoạnGiải thích từ khó 1,3,4,7,8GV cho HS tìm bố cục của truyện và nêu nội dung ngắn gọn của từng đoạnĐoạn 1: từ đầu…lấy làm lạ: Mã Lương học vẽ và có được cây bút thầnĐoạn 2:tiếp theo…em vẽ cho thùng: Mã Lương vẽ cho những người nghèo khổĐoạn 3: tiếp theo…phóng như bay: Mã Lương dùng bút thần chống lại tên địa chủĐoạn 4:tiếp theo…từng lớp sóng hung dữ: Mã Lương dùng bút thần chống lại tên vua thma lam độc ácĐoạn 5: tiếp theo đến hết: Những truyền tụng về Mã Lương và cây bút thần

I. Giới thiệu chungTruyện cổ tích của Trung Quốc1. Đọc2. Kể truyện3. Tìm hiểu chú thích4. Bố cục

Page 58: Giáo án văn 6

Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết truyệnH? Vì sao Mã Lương lại vẽ giỏi như vậy?Mã Lương được thần cho cây bút bằng vàng và có khả năng vẽ được những vật như thậtH? Cây bút thần kỳ đến với Mã Lương trong hoàn cảnh nào?H? Vì sao Mã Lương lại được thưởng cây bút thần? Phần thưởng xứng đáng dành cho chú bé thông ming, cần cù , giàu nghị lựcH? Điều đó có ý nghĩa gì?Chứng minh một chân lý “ có chí thì nên”, “ có công mài sắt có ngày nên kim”Thể hiện khát vọng của con người có khả năng vươn tới sự kỳ diệuSự kết hợp giữa tài năng, phương tiện và điều kiệnH?Vì sao khi có bút thần trong tay Mã Lương không vẽ cho riêng mình, không vẽ lương thực, thực phẩm mà chỉ vẽ những công cụ làm ra lương thực thực phẩm hoặc đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt cho những người cần thiết mà thôi?Của cải mà con người hưởng thụ phải do chính con người làm ra,các đồ vật Mã Lương vẽ đều hữu ích cho con người lao động, người lao động phải tự lực, không được dựa dẫm vào người khácH? Điều này khiến em liên tưởng đến câu ca dao tục ngữ nào?-Có làm thì mới có ănKhông dưng ai dễ đem phần đến cho- Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễH? Mã Lương đã dùng bút thần để đối phó và chống lại tên địa chủ như thế nào?HS kể lại đoạn truyện nàyH? Mã Lương đãdùng bút thần để chống lại và chiến thắng tên vua như thế nào?HS kể lại đoạn truyện nàyGV nhận xét cách kể của HSH? Em có nhận xét gì về cách tác giả xây dựng những sự việc trong hai đoạn trên?Sự việc phát triển từ thấp đến caoĐối phó với tên địa chủ Mã Lương vẽ lò để sưởi, vẽ bánh để em, vẽ cái thang để trốn, vẽ tuấn mã để phi chi nhanh và vẽ cung tên để kết liễu tên địa chủ bạo ngược đuổi theo hại mìnhĐối với nhà vua Mã Lương vờ nhận lời nhưng vẽ ngược lại ý vua để làm nhục vua và để vua tự đưa mình vào chỗ chếtH? Nhân vật Mã Lương lúc đầu có định hại tên địa chủ và nhà vua không?Mã Lương không định hại ai nhưng vì tên địa chủ và tên vua rất tham lam và độc ác nên Mã Lương phải tìm cách đối phó. Vậy Mã Lương từ chỗ bị động mà trở nên chủ độngH? Khi Mã Lương vẽ cò trắng, có một giọt mực vô tình rơi đúng ngay vị trí mắt cò khiến cò trong tranh xòe cánh vút bay lên, em thấy chi tiết đó có đẹp hay không, vì sao?

II. Phân tích1. Nhân vật Mã Lương với cây bút thần- Chú bé nghèo, say mê học thành tài, được thưởng bút thần- Đem tài năng phục vụ nhân dânNhân vật Mã Lương gắn liền với cây bút thần từ đầu đến cuối truyện, điều đó thể hiện chủ đề tư tưởng của truyện và ý đồ nghệ thuật của tác giả2. Cách Mã Lương sử dụng bút thần- Vẽ cho người nghèo khổ-Kết truyện: Nghệ thuật và nghệ sỹ chỉ có sức mạnh to lớn và hữu dụng khi phục vụ nhân dân, sống đời sống gắn liền với nhân dân và mãi mãi thuộc về nhân dân

Page 59: Giáo án văn 6

Đây là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giàu ý nghĩa và đầy dụng ý, nó chứng tỏ khả năng nghệ thuật siêu phàm vẽ tranh như thật của Mã Lương Chi tiết nghệ thuật rất hay , nó là chi tiết để phát triển câu chuyện, là cầu nối nghệ thuật nối liền hai cuộc đấu của Mã Lương với tên địa chủ và tên vuaH? Nhân vật Mã Lương gắn liền với cây bút thần từ đầu đến cuối truyện, điều đó có ý nghĩa gì?Thể hiện chủ đề tư tưởng của truyện và ý đồ nghệ thuật của tác giảH? Phần kết truyện là một cái kết mở, tác giả không cho biết rõ chính xác số phận của Mã Lương, điều đó có ý nghĩa gì?Nghệ thuật và nghệ sỹ chỉ có sức mạnh to lớn và hữu dụng khi phục vụ nhân dân, sống đời sống gắn liền với nhân dân và mãi mãi thuộc về nhân dânH? Mã Lương thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?Hoạt động 3: Tổng kếtH?Tư tưởng nghệ thuật chủ yếu của truyện là gì?Nội dung-Ngợi ca chú bé họa sỹ khổ học thành tài vì dân diệt ác-Con người có thể vươn tới những khả năng kỳ diệu- Tài năng từ nhân dân mà ra- Phục vụ nhân dân, tài năng có điều kiện phát triểnNghệ thuật- Cốt truyện ly kỳ, tưởng tượng phong phú-Yếu tố thần kỳ( cây bút thần)GV gọi HS đọc to phần ghi nhớHoạt động 4: Hướng dẫn luyện tậpBT1: Kể lại diễn cảm truyện BT2 : Cho HS nhắc lại khái niệm truyện cổ tích

III. Tổng kếtNội dung-Ngợi ca chú bé họa sỹ khổ học thành tài vì dân diệt ác- Con người có thể vươn tới những khả năng kỳ diệu-Tài năng từ nhân dân mà ra-Phục vụ nhân dân, tài năng có điều kiện phát triểnNghệ thuật-Cốt truyện ly kỳ, tưởng tượng phong phú- Yếu tố thần kỳ( cây bút thần)

4.Củng cố, dặn dò

- Học bài

- Kể lại truyện

- Soạn bài mới

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn:9/10/2012Ngày dạy: 12,13/10/2012

Page 60: Giáo án văn 6

TUẦN 8TIẾT 32

Tiếng Việt: DANH TỪ

I.TRỌNG TÂM , KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ1.Kiến thức:-Nắm được đặc điểm của danh từ-Nắm được danh từ chỉ sự vật và danh từ chỉ đơn vị2.Kỹ năng- Phân biệt được danh từ chỉ sự vật và danh từ chỉ đơn vị3.Thái độ- Vận dụng các danh từ thích hợp khi viết và nóiII. CHUẨN BỊ- GV : giáo án, bảng phụ- HS : soạn bàiIII.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định:2.Kiểm tra bài cũ-Xác định lỗi trong câu sau và thay bằng từ khác cho đúngKhủng long là một loài động vật đã bị tuyệt tự3.Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨCHoạt động 1: Ôn tập lại kiến thức về danh từ H? Định nghĩa về danh từ, cụm danh từGV treo bảng phụ có ghi VD trong SGKH? Xác định danh từ trong cụm danh từ in đậm trong VD ở bảng phụ?- con trâuH? Trước và sau danh từ trong cụm danh từ trên còn có những từ nào?Từ “ba”, “ấy”Trong cụm danh từ trên, con trâu là phần thân của cụm danh từ, con là danh từ chỉ đơn vị,trâu là danh từ chung. Con trâu là danh từH? Xác định những danh từ khác trong VD đóVua, làng, nếp, gạo, thúng…..H? Danh từ biểu thị những gì?-Danh từ là những từ chỉ người, vật, sự vật-Danh từ có thể kết hợp với các từ đứng sau: này, ấy, kia, nọ…-Danh từ có thể kết hợp với các từ đứng trước ba, bốn, vài…từ chỉ số lượngH? Vậy trong cụm danh từ trên có mấy danh từ?Hai danh từ: con và trâu

- Danh từ con chỉ loại- Danh từ trâu chỉ vật- Từ đứng trước ba chỉ số lượng- Từ đứng sau ấy chỉ sự phân biệt cụ thể

Hoạt động 2: Tìm hiểu danh từ qua phần ghi nhớGV gọi HS đọc to phần ghi nhớ SGKGV nhấn mạnh mục ghi nhớ về danh từ có ba ý chính

I.Đặc điểm của danh từVD: Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con- Danh từ con chỉ loại- Danh từ trâu chỉ vật- Từ đứng trước ba chỉ số lượng- Từ đứng sau ấy chỉ sự phân biệt cụ thể

*Ghi nhớ SGKII.Phân loại danh từDanh từ chỉ đơn vị: Danh từ chỉ sự vật* Ghi nhớ SGK

Page 61: Giáo án văn 6

H? Từng ý nói về vấn đề gì?Ý 1: Danh từ là gìNgoài đối tượng người, vật, danh từ còn chỉ hiện tượng , khái niệm rất trừu tượngÝ 2: Khả năng kết hợp với các từ đứng sau và các từ đứng trước để tạo thành cụm danh từChức vụ chủ yếu trong câu là làm chủ ngữNếu làm vị ngữ thì kết hợp với từ là đứng trước danh từVD: Tôi là học sinhHoạt động 3: Tìm hiểu mục II: Phân loại danh từ: Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vậtH? Phân biệt nghĩa của các từ con, viên, thúng, tạ với các từ trâu, quan, gạo, thócCác từ con, viên, thúng, tạ là các từ chỉ loại, đơn vị đi với các danh từ đứng sau chỉ người, sự vậtH? Thay thế bằng những từ kháca,Ba chú trâub,Một ông quanc,Ba rá gạod,Sáu kg thócNhận xét: a,b : không thay đổi c,d: thay đổiH? Vì sao có thể nói Nhà có ba thúng gạo rất đầy nhưng không thể nói Nhà có sáu tạ thóc rất nặngCó thể nói ba thúng gạo đầy vì danh từ thúng chỉ số lượng ước chừng, không chính xác nên có thể thêm các từ bổ sung về lượng.Không thể nói sáu tạ gạo rất nặng vì các từ sáu, tạ chỉ số lượng chính xác. GV gọi HS đọc to ghi nhớ 2 sgkHoạt động 4: Hướng dẫn luyện tậpBT1: Một số danh từ chỉ sự vật: bàn, ghế, nhà , cửa, chó, mèoBT2: Chuyên đứng trước danh từ chỉ người: ông, vị, viên, cô. . Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: chiếc, quyển, bộ..BT3: Chỉ đơn vị quy ước chính xác: met, gam, lit, hecta… Chỉ đơn vị quy ước chừng: đấu, thúng, vôc, đoạn, sải..

4.Củng cố, dặn dò

- Học 2 mục ghi nhớ SGK

- Làm BT5 SGK và lập danh sách các danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong bài chính tả trên

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn:7/10/2012Ngày dạy: 10/10/2012

Page 62: Giáo án văn 6

TUẦN 8TIẾT 29

Tập làm văn: LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN

I.TRỌNG TÂM , KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ1.Kiến thức:- Ôn lại cách kể chuyện, giới thiệu nhân vật, kể sự việc trong văn tự sự- Cách trình bày miệng một bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã chuẩn bị2.Kỹ năng- Lập dàn bài kể chuyện- Rèn kỹ năng nói trước tập thể3.Thái độ- Có thái độ và tác phong tự nhiên, đĩnh đạc, đàng hoàng khi nói chuyệnII. CHUẨN BỊ- GV : giáo án, máy chiếu- HS : soạn bàiIII.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định:2.Kiểm tra bài cũ-Kiểm tra vở soạn của HS3.Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨCHoạt động 1: Giới thiệu bài học, nêu yêu cầu của tiết học, chia nhóm, khích lệ động viên HS tập kể, tập nói trước lớpHoạt động 2: Hướng dẫn lập dàn bài Lập dàn bài theo một trong những đề bài sau:

- Giới thiệu về bàn thân- Kể về người bạn em yêu quý- Kể về gia đình mình Một số dàn bài gợi ý tham khảo

Đề : Kể về bản thânMB: Lời chào và lý do tự giới thiệuTB: -Tên, tuổi, vài nét về hình dáng

- Gia đình gồm những ai- Tính tình, sở thích, năng khiếu- Công việc hàng ngày

KB: Lời cảm ơn người ngheĐề: Kể về gia đìnhMB: Lý do kể, giới thiệu chung về gia đìnhTB : Kể về các thành viên trong gia đình ( ông, bà, bố, mẹ, anh chị em…) Kể đặc điểm của từng người ( hình dánh, tính tình, sở thích, tính cách, công việc hằng ngày)KB: Tình cảm của mình đối với gia đìnhHoạt động 3: Hướng dẫn luyện nóiGV nêu yêu cầu của việc nói trước lớp

- Giọng nói to, rõ- Phong cách tự nhiên, tự tin

I.Lập dàn bàiĐề:Kể về bản thânMB: Lời chào và lý do tự giới thiệuTB: Tên, tuổi, vài nét về hình dáng-Gia đình gồm những ai-Tính tình, sở thích, năng khiếu- Công việc hàng ngàyKB: Lời cảm ơn người nghe

II. Luyện nóiYêu cầu của một bài nói-Nội dung kể phải đầy đủ- Các ý phải được sắp xếp hợp lý- Lờikể phải rõ ràng, trong sáng

Page 63: Giáo án văn 6

GV nêu yêu cầu của một bài nói- Nội dung kể phải đầy đủ- Các ý phải được sắp xếp hợp lý- Lời kể phải rõ ràng, trong sáng- Cách nói phải trôi chảy, tự nhiên

GV chọn hai HS khá, giỏi nói mẫu trướcGV góp ý , sau đó cho HS thực hành trước lớpGV cho HS góp ý cách nói của bạnGV cho điểm và nhận xétGV cho HS đọc tham khảo ba đoạn văn SGK/78,79

- Cách nói phải trôi chảy, tự nhiên

4.Củng cố, dặn dò

- Viết dàn bài tập nói cho đề bài

Kể về một việc làm có ích của em hoặc bạn em

.

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn:11/10/2012Ngày dạy: 15/10/2012

Page 64: Giáo án văn 6

TUẦN 9 TIẾT 33-34

Tập làm văn: NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ I.TRỌNG TÂM , KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ1.Kiến thức:-Nắm được đặc điểm ý nghĩa của ngôi kể trong văn tự sự-Phân biệt được ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba- Biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn tự sự2.Kỹ năng- Phân biệt được ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ 3- Biết vận dụng các ngôi kể trong các tình huống khác nhau3.Thái độ- Thái độ tích cực khi họcII. CHUẨN BỊ- GV : giáo án- HS : soạn bàiIII.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định:2.Kiểm tra bài cũ- Em hãy giới thiệu bản thân em trước lớp3.Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨCHoạt động 1: Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sựGV gọi HS đọc phần 1 SGKGV nhấn mạnhNgôi kể là gì? Là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện. - Khi người kể xưng tôi thì đó là kể theo ngôi thứ nhất.- Khi người kể giấu mình, gọi sự vật bằng tên của chúng, kể như người ta kể thì gọi là kể theo ngôi thứ baGV cho HS đọc đoạn văn 1 SGKH? Người kể gọi tên các nhân vật trong đoạn văn là gì ?( Đoạn văn có bao nhiêu nhân vật?-Vua, cậu bé, sứ giả, cha em béH? Khi ấy người kể ở đâu?

- Người kể giấu mặtH?Vậy người kể đang ở ngôi thứ mấy?

- Ngôi thứ baH?Khi sử dụng ngôi kể như thế, tác giả đã làm được những gì?

- Người kể có thể kể tự do và lời lẽ sẽ linh hoạt hơnH? Em bắt gặp ngôi kể này ở những câu chuyện nào đã học?( ngôi kể này được dùng nhiều trong văn tự sự, hầu hết các truyền thuyết và các truyện cổ tích đã học)Gọi HS đọc phần 2 trong phần ghi nhớ SGK/89GV gọi HS đọc đoạn văn 2 SGKH?Trong đoạn văn này người kể tự xưng mình là gì? TôiH? Cách xưng hô như vậy, người kể ở ngôi thứ mấy? Thứ nhất

I.Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự1. Ngôi kể thứ baKhi người kể giấu mình, gọi sự vật bằng tên của chúng, kể như người ta kể thì gọi là kể theo ngôi thứ ba2. Ngôi kể thứ nhất-Khi người kể xưng tôi thì đó là kể theo ngôi thứ nhấtII. Vai trò của ngôi kể trong văn tự sự-Khi sử dụng ngôi kể thứ nhất người kể có thể trực tiếp nói lên những suy nghĩ, cảm xúc, những gì mình mắt thấy tai nghe-Khi sử dụng ngôi kể thứ 3 người kể có thể kể tự do và lời lẽ sẽ linh hoạt hơnGhi nhớ : SGK/85

Page 65: Giáo án văn 6

H? Khi xưng hô như vậy, người kể làm được những gì?Người kể có thể kể ra trực tiếp những điều mình nghe, mình thấy, mình trải qua,trực tiếp nói ra những suy nghĩ, tình cảm của mình Gọi HS đọc phần 3 của ghi nhớ SGK/89H? Tôi là cách xưng của Dế Mèn hay là của tác giả Tô Hoài?Nhân vật xưng tôi là Dế Mèn do Tô Hoài sáng tạo nên, tôi là một nhân vật trong truyệnH? Em hãy thay ngôi kể trong đoạn 2, tôi thành Dế mèn, ta sẽ có đoạn văn như thế nào?GV gọi HS đọc đoạn văn đã thay ngôiH? Em có thể đổi ngôi kể thứ ba trong đoạn 1 thành ngôi kể thứ nhất được không? Vì sao?Không thể và không nên đổi vì có đến hai nhân vật cần kểGV: Khi kể ta có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp miễn sao cho câu chuyện linh hoạt, thú vị và cuốn hút người ngheGV gọi HS đọc phần 4 ghi nhớ SGK/89 Hoạt động 3: Luyện tậpBT1: yêu cầu thay đổi ngôi kể-Nhân vật trong đoạn văn xưng gì? Đang ở ngôi thứ mấy?( Tôi, ngôi thứ nhất)-Chuyển ngôi thứ nhất sang ngôi thứ 3, tức là chuyển tôi-Dế MènCách kể như vậy người kể có thể giấu mình đi để có thể kể khách quan và linh hoạt BT2:yêu cầu thay đổi ngôi kể

- Nhân vật đang ở ngôi kể thứ mấy?- Nhận xét

BT3:Truyện Cây bút thần kể theo ngôi thứ 3 vì trong truyện không có nhân vật nào xưng tôiBT4:-Nếu kể theo ngôi thứ nhất sẽ không khách quan

- Giữ khoảng cách giữa người kể và nhân vật- Giữ không khí truyền thuyết và cổ tích

BT5: Ngôi kể thứ nhất vì mình phải tự bày tỏ suy nghĩ, tình cảm của mình với người khácBT6: Luyện tập cho HS nói trước lớp

II.Luyện tậpBT1 yêu cầu thay đổi ngôi kểChuyển ngôi thứ nhất sang ngôi thứ 3,tứclà chuyển tôi-Dế MènBT2:BT3 Truyện Cây bút thần kể theo ngôi thứ 3 vì trong truyện không có nhân vật nào xưng tôiBT4: Nếu kể theo ngôi thứ nhất sẽ không khách quanGiữ khoảng cách giữa người kể và nhân vậtGiữ không khí truyền thuyết và cổ tíchBT6: kể trước lớp

4.Củng cố, dặn dò

- Làm BT 5/sgk

- Học thuộc ghi nhớ

- Soạn Ông lão đánh cá và con cá vàng

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn:13/10/2012Ngày dạy: 17/10/2012

Page 66: Giáo án văn 6

TUẦN 9TIẾT 35

Văn bản: ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG

I.TRỌNG TÂM , KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ1.Kiến thức:- Giúp HS cảm nhận được ý nghĩa và nội dung của câu chuyện-Thấy được nét độc đáo trong nghệ thuật: lặp tăng tiến2.Kỹ năng-Biết vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong truyện khi kể lại truyện và khi làm bài viết3.Thái độ-Lên án lòng tham và sự bội bạc có thể biến con người thành kẻ bất nhânII. CHUẨN BỊ- GV : giáo án điện tử- HS : soạn bàiIII.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định:2.Kiểm tra bài cũTruyện cây bút thần kể về nhân vật nào, Nêu ý nghĩa của truyện?3.Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨCHoạt động 1: Hướng dẫn đọc, kể, tóm tắt,tìm hiểu tác giả, tác phẩm, giải thích từ khó, tìm hiểu bố cục của truyệnGV nêu yêu cầu đọc: đọc diễn cảm, phân biệt được giọng mụ vợ, ông lão, cá vàng và người dẫn truyệnTác giả:A.Pu-skin( 1799-1837)đại thi hào của nền văn học Nga và thế giới Tác phẩm: sáng tác năm 1833, được xay dựng từ một truyện cổ tích Nga quen thuộc nhưng có sự sáng tạo của Pu-skinGiải thích từ khó: sinh phúc,nhất phẩm phu nhân,lóc cóc, nữ hoàng,bắt quàng làm họ,chỉnh tềTóm tắt tác phẩmBố cục:Mở truyện:Giới thiệu nhân vật và hoàn cảnhThân truyện: Ông lão bắt và thả cá vàng. Cá vàng nhiều lần đền ơn cho mụ vợ ông lãoKết truyện: vợ chồng ông lão đánh cá trở về cuộc sống nghèo khổ như xưaHoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết truyệnH? Truyện có bao nhiêu nhân vật?H?Trong truyện mụ vợ ông lão đòi cá vàng trả ơn bao nhiêu lần?Năm lần. Đòi máng lơn, nhà đẹp, nhất phẩm phu nhân,nữ hoàng và làm long vương bắt cá vàng hầu hạH? Em có nhận xét gì về những đòi hỏi của mụ vợ?Đòi hỏi tăng dần từ vật chất đến quyền lựcLần 1,2: đòi hỏi của cảiLần 3: của cải và danh vọngLần 4: đòi hỏi của cải, danh vọng và quyền lực

I.Đọc, hiểu chú thích1. Đọc2.Tìm hiểu chú thích3. Tác giả :A.Pu-skin(1799.1837)đại thi hào của nền văn học Nga và thế giới4.Tác phẩm: sáng tác năm 1833, được xây dựng từ một truyện cổ tích Nga quen thuộc nhưng có sự sáng tạo của Pu-skin5. Tóm tắtII. Phân tích1.Nhân vật mụ vợa/Yêu cầu -cái máng lợn-tòa nhà đẹp-nhất phẩm phu nhân- nữ hoàng-long vươngĐòi hỏi tăng dần từ vật chất đến quyền lựcTham lam vô độ không có giới hạnb/Thái độ của mụ vợ

Page 67: Giáo án văn 6

Lần 5:đòi hỏi địa vị uy quyền nhưng không có thậtH? Thái độ của mụ vợ đối với ông lão như thế nào?Mắng đồ ngốc, quát to đồ ngu,mắng như tát nước đồ ngu ngốc, giận dữ tát mày cãi à,nổi cơn thịnh nộH? Lòng tham vô đáy của mụ thể hiện rõ nhất ở đòi hỏi nào?Muốn cá vàng thành đày tớ để mụ sai khiếnH? Những đòi hỏi của mụ vợ cho thấy mụ vợ là người như thế nào?Tham lam vô hạn, lòng tham ngày càng lớnH? Lòng tham của mụ vợ làm em liên tưởng đến câu thành ngữ nàoTham thì thâm, được voi đòi tiênH? Song song với lòng tham ngày càng tăng thì thái độ của mụ vợ đối với ông lão như thế nào?Sự bội bạc ngày càng tăng H? Sự bội bạc của mụ vợ làm em liên tưởng đến câu thành ngữ nào?Ăn cháo đá bátH? Điều gì đã khiến mụ vợ càng ngày càng lấn tới?Vì mọi yêu cầu của mụ hết lần này đến lần khác đều được cá vàng đáp ứng, vì sự nhu nhược và cam chịu của ông lãoH? Em đưa ra một vài nhận xét của mình về mụ vợBội bạc, bất nghĩa, từ coi thường đến hành hạ chồng, tham lam, ích kỉH? Bên cạnh mụ vợ tham lam, bội bạc như vậy thì hình ảnh ông lão hiện ra như thế nào?Chăm chỉ, lương thiện, nhân hậu, rộng lượngH? Thái độ của ông lão đối với mụ vợ như thế nào?Nhu nhược, sợ vợ, cam chịu, muốn yên thân nên đã làm ngược lại những gì đã hứa với cá vàngH? Trước những đòi hỏi ngày càng quá quắt của mụ vợ, biển cả đã tỏ thái độ như thế nào?-gợn sóng êm ả-biển xanh nổi sóng-nổi sóng dữ dội-nổi sóng mù mit-nổi sóng ầm ầmH? Vì sao biển lại có thái độ như vậy?H? Trong câu truyện này tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để thể hiện được tư tưởng, ý đồ sáng tác của mình?Biện pháp lặp, tăng tiếnH? Câu chuyện đã được kết thúc như thế nào?Ý nghĩa của cách kết thức đó?Kết thúc theo lối vòng tròn, cuối cùng vợ chồng ông lão lại quay về cuộc sống nghèo khổ như ngày xưaĐó là một kết thúc độc đáo, một bài học “Tham thì thâm”Hoạt động 3: Tổng kếtNội dung:

- Bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc- Ca ngợi lòng biết ơn đối với những con người nhân hậu

đối với ông lão- mắng đồ ngốc- quát to đồ ngu-mắng như tát nước đồ ngu ngốc --giận dữ tát mày cãi à-nổi cơn thịnhSự bội bạc ngày càng tăng2. Nhân vật ông lãoChăm chỉ, lương thiện, nhân hậu, rộng lượng3.Thái đô của biển-gợn sóng êm ả- biển xanh nổi sóng- nổi sóng dữ dội- nổi sóng mù mịt- nổi sóng ầm ầm

II. Tổng kếtNội dungBài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạcCa ngợi lòng biết ơn đối với những con người nhân hậuNghệ thuậtTrùng lặp, tăng tiếnGhi nhớ SGK/96III. Luyện tập

Page 68: Giáo án văn 6

Nghệ thuật-Trùng lặp và tăng tiếnHoạt động 4: Luyện tậpTruyện này lấy tên Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng cũng được vì mụ vợ ông lão là nhân vật chính và ý nghĩa chính của truyện phê phán và nêu bài học đích đáng cho những kẻ tham lam bội bạc như mụ vợ ông lão

4.Củng cố, dặn dò

Học bài

Soạn bài: Thứ tự kể trong văn tự sự

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn:16/10/2012Ngày dạy: 19,20/10/2012

Page 69: Giáo án văn 6

TUẦN 9TIẾT 36

Tập làm văn:THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ

I.TRỌNG TÂM , KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ1.Kiến thức:- Nhớ được các kiến thức đã học của văn tự sự- Hiểu thế nào là thứ tự kể trong văn tự sự- Phân biệt được kể theo thứ tự xuôi và ngược2.Kỹ năng- Viết được bài văn tự sự có bố cục rõ ràng, đủ các sự việc, thể hiện được rõ chủ đề - Hạn chế viết sai chính tả và lỗi diễn đạt- Biết vận dụng các kiến thức đã học vào bài văn viết3.Thái độ-Rèn luyện thói quen suy nghĩ và làm bài độc lậpII. CHUẨN BỊ- GV : giáo án - HS : soạn bàiIII.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định:2.Kiểm tra bài cũThế nào là ngôi kể?Dấu hiệu nhận biết hai ngôi kể đã học?3.Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨCHoạt động 1: Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sựH? Tóm tắt các sự việc trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng. Các thứ tự trong truyện được kể theo các thứ tự nào?-HS nêu và GV ghi lần lượt lên bảng-Ông lão đánh bắt được cá vàng và mở lòng nhân hậu thả cá về lại biển. Sau đó năm lần ông lão xin cá đáp ứng những yêu cầu ngày càng tăng của mụ vợ quái ác. Cuối cùng mụ vợ tham lam, bội bạc bị cá vàng trừng trị đích đáng- Các sự việc đó được kể theo trình tự tự nhiên, theo thời gian, sự việc nào xảy ra trước kể trước, sự việc nào xảy ra sau kể sau cho đến hết hay kể theo trình tự nguyên nhân trước kết quả sau- GV cho HS đọc bài văn trang 97 và trả lời các câu hỏi H? Em hãy tóm tắt những sự việc trong bài văn trênHậu quả-Ngỗ bị chó cắn rách chân-Ngỗ kêu nhưng không ai ra cứuNguyên nhânNgỗ mồ côi, lêu lổng, hay bày trò lừa mọi người nên mọi người bị mất lòng tin vào NgỗH? Thứ tự của các sự việc trong bài văn đã diễn ra như thế nào?Có giống với thứ tự trong câu chuyện Ông lão đánh cá

I. Thứ tự kể trong văn tự sựThứ tự kể trong văn tự sự là trình tự kể các sự việc, bao gồm kể ngược và kể xuôi-Kể theo thứ tự tự nhiên( kể xuôi):kể các sự việc liên tiếp nhau, việc nào trước kể trước, việc nào sau kể sau cho đến hết. Cách kể này dễ theo dõi, dễ nhớ, dễ hiểu-Kể theo thứ tự ngược: kể các sự việc không theo trình tự thời gian, đem kết quả và sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc xảy ra trước đó. Cách kể này thường gây bất ngờ và thể hiện tình cảm nhân vậtGhi nhớ: SGKII. Luyện tập

Page 70: Giáo án văn 6

và con cá vàng không? Bài văn đã kể lại theo thứ tự nào? Kể theo thứ tự này có tác dụng nhấn mạnh điều gì?

- Các sự việc trong đoạn văn trên kể theo thứ tự ngược với tự nhiên, việc xảy ra sau kể trước và việc xảy ra trước kể sau, kể hậu quả trước, nguyên nhân sau .Cách kể này nhấn mạnh hậu quả do Ngỗ gây ra. Trước hết kể ở thời điểm hiện tại, sau đó ngược về quá khứ và cuối cùng về lại hiện tại

H? Do đâu mà người đọc vẫn hiểu ý nghĩa của câu chuyện?Do người kể vận dụng kí ức để hồi tưởng lại: kí ức đó kể về Ngỗ mồ côi, lêu lổng, bày trò đốt lửa lừa mọi người làm mọi người mất lòng tin vào Ngỗ nên khi Ngỗ bị chó cắn thì không ai cứuH?Vậy yếu tố hồi tưởng đóng vai trò gì trong cách kể chuyện?Giải thích các sự việc xảy ra trong quá khứ, xâu chuỗi các sự việc trong truyện,là yếu tố quan trọng cho việc vận dụng để kể ngượcH? Thế nào là kể theo thứ tự ngược?Kể theo trình tự không gian, đem kết quả hoặc sự việc của hiện tại ra kể trước sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc xảy ra trước đó để gây bất ngờ, gây chú ý hoặc thể hiện tình cảm của nhân vậtH? Có thể sắp xếp các sự việc trong bài văn theo thứ tự tự nhiện được không? Em sẽ bắt đầu như thế nào?-Ngỗ mồ côi, không có người kèm cặp nên lêu lổng -Hay bày trò lừa mọi người nên mọi người mất lòng tin-Bị chó cắn Ngỗ kêu cứu nhưng không ai đến cứu-Phải tiêm thuốc trừ bệnh dại- Bà con ai cũng ái ngaih cho NgỗH? Vậy cùng một câu chuyện ta có mấy cách kểKể theo thứ tự tự nhiên ( kể xuôi)Kể không theo thứ tự tự nhiên ( kể ngược)H?Vậy cần chú ý điều gì khi lựa chọn cách kể trong văn tự sự?Tùy vào nội dung, mục đích mà chọn cách kểH? Vậy có mấy cách kể. tác dụng của những cách kể đó

- Kể theo thứ tự tự nhiên( kể xuôi):kể các sự việc liên tiếp nhau, việc nào trước kể trước, việc nào sau kể sau cho đến hết. Cách kể này dễ theo dõi, dễ nhớ, dễ hiểu

- Kể theo thứ tự ngược: kể các sự việc không theo trình tự thời gian, đem kết quả và sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc xảy ra trước đó. Cách kể này thường gây bất ngờ và thể hiện tình cảm nhân vật

Page 71: Giáo án văn 6

GV cho HS đọc phần Ghi nhớ SGK/98Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tậpBT1: Câu chuyện được kể theo thứ tự ngược hiện tại-quá khứ

- Ngôi kể thứ nhất vì nhân vật chính xưng tôi- Hồi tưởng có vai trò như chất keo dính xâu chuỗi các

sự việc ở quá khứ và hiện tại thống nhất với nhau làm cho câu chuyện thêm chân thành xúc động

BT2:Lập dàn bài theo gợi ýKiểu bài: Tự sựNội dung: một chuyến đi chơi xaThứ tự kể:kể xuôi hoặc ngược ( Theo em với nội dung yêu cầu của đề bài em kể theo kiểu nào?)MB: Nếu kể xuôi: giới thiệu thời gian, địa điểm, lý do được đi chơi xaNếu kể ngược: Nhân điều gì đó khiến em nhớ lại chuyến đi chơi xa của mìnhTB: -Kể tuần tự diễn biến của cuộc đi chơi -Kể tâm trạng vui sướng, náo nức -Những quan sát của em trên đường đi, cảnh đẹp, cảnh sinh hoạt ,điều làm em thích thú -Tâm trạng của emKB: Nêu ấn tượng sau chuyến đi GV cho HS nêu ý của mình và viết lên bảng thành dàn bàiHoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập ở nhàCho HS về nhà tự lập dàn ý theo đề bài trong SGK theo ý của riêng từng em

4.Củng cố, dặn dò

- Lập dàn ý theo đề bài “kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa”

- Chuẩn bị bài viết số 2 ở lớp

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn:18/10/2012Ngày dạy: 22/10/2012

Page 72: Giáo án văn 6

TUẦN 10TIẾT 39

Văn bản: ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG

I.TRỌNG TÂM , KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ1.Kiến thức:- Có hiểu biết bước đầu về truyện ngụ ngôn- Đặc điểm của nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn- Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện “Ếch ngồi đáy giếng”- Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện2.Kỹ năng- Đọc, hiểu văn bản truyện ngụ ngôn- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế - Kể lại được truyện3.Thái độ- Nhận thức được tác hại của chủ quan, kiêu ngạo- Có thái độ khiêm tốn, học hỏi trong cuộc sốngII. CHUẨN BỊ- GV : giáo án - HS : soạn bàiIII.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định:2.Kiểm tra bài cũ

Chọn đáp án đúng nhất :

1. Vì sao “ Thánh Gióng” được xếp vào thể loại truyền thuyết?

A.   Đó là câu chuyện được kể truyền miệng từ đời này sang đời khác.

B. Đó là câu chuyện dân gian kể về các anh hùng thời xưa

C. Đó là câu chuyện có yếu tố tưởng tượng kì ảo

D. Đó là truyện dân gian, có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo, có liên quan đến sự thật lịch sử

2. Hình tượng Thánh Gióng thể hiện quan điểm và ước mơ  của nhân dân ta về người

anh hùng đánh giặc.

A. Đúng                                                  B. Sai

3. Ý nào không đúng khi nêu ý nghĩa của chi tiết tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng

nói đòi đi đánh giặc ?

A.   Ý thức đánh giặc cứu nước được đặt lên đầu tiên đối với người anh hùng

Page 73: Giáo án văn 6

B. Ý thức đánh giặc cứu nước tạo cho người anh hùng những khả năng, hành động khác

thường, thần kỳ

C. Thể hiện người anh hùng phải khổng lồ cả về thể xác, sức mạnh, chiến công

D. Gióng là hình ảnh của nhân dân sẵn sàng đứng lên cứu nước

4. Chi tiết nào sau đây không là chi tiết tưởng tượng, kì ảo?

A. Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ

B. Bà con làng xóm góp gạo nuôi cậu bé

C. Đánh xong giặc, Gióng và ngựa từ từ bay lên trời

3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung- Giới thiệu thể loại truyện ngụ ngônH? Em nhắc lại khái niệm truyện cổ tíchH? Em biết gì về truyện ngụ ngôn?Ngụ: hàm ý kín đáoNgôn:lời nóiNgụ ngôn:lời nói hàm chứa ý kín đáo để người đọc, người nghe tự suy ra mà hiểu. Vì vậy truyện ngụ ngôn thường có hai lớp nghĩa. Nghĩa đen: nghĩa bên ngoài, nghĩa dễ nhận ra. Nghĩa bóng: bài học ẩn sau câu chuyện*GV gọi HS đọc*GV gọi HS nhận xét, GV chốt lại ý chính*GV gọi HS kể lại chuyện*Tìm hiểu chú thích: 2,3H? Truyện được chia thành mấy phần? Nội dung chính từng phần?2 phần:-Từ đầu…vị chúa tể:ếch ở đáy giếng -Tiếp theo…hết: ếch ra ngoài giếngHoạt động 2: Phân tích tác phẩmH? Ếch sống ở đâu? Ở nơi ếch sống có những gì?Ếch sống ở đáy giếng, nơi chỉ có vài con cua, nhái, ốc bé nhỏH? Em có nhận xét gì về môi trường hoàn cảnh nơi ếch sống?Nhỏ bé, chật chội, tăm tốiH? Môi trường sống ấy đã khiến ếch có những suy nghĩ gì?

- Bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung

I.TÌM HIỂUCHUNG

1. Chú thích

a. Thể loại truyện ngụ ngôn

- Hình thức : loại truyện kể bằng

văn xuôi hay văn vần

- Nội dung: Mượn chuyện về loài

vật, đồ vật hoặc chính con người để

nói bóng gió, kín đáo chuyện con

người

- Mục đích : Khuyên nhủ, răn dạy

con người ta bài học nào đó trong

cuộc sống

 2. Đọc, kể

a. Đọc

b.Kể

c. Bố cục: 2 phần:

Page 74: Giáo án văn 6

- Nó oai như một vị chúa tểH? Từ suy nghĩ đó hàng ngày ếch có những hành động gì?

- Cất tiếng kêu ồm ộp làm các con vật khác hoảng sợ

H? Em có nhận xét gì về thái độ và hành động đó của ếch?Chủ quan, kiêu ngạoH? Từ đó ta thấy ếch là con vật như thế nào?Do sống trong môi trường chật hẹp, nhỏ bé trong một thời gian dài nên tầm nhìn của ếch hạn hẹp, hiểu biết nông cạn, chủ quan, ảo tưởng, ngộ nhận về mình. Đáng tiếc là trong một thời gian dài thói quen ấy đã trở thành căn bệnh của ếchH? Em rút ra được bài học gì qua những điều ta vừa phân tích?Môi trường hạn hẹp dễ khiến người ta kiêu ngạo, tưởng không ai giỏi bằng mình, không biết thực chất về mìnhPhê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng chủ quan kiêu ngạoGV cho Vd cụ thểEm có thể là HS giỏi của lớp mình, em cứ tưởng rằng vậy là em đã giỏi nhất nhưng khi thi với những lớp khác sẽ có những người khác giỏi hơn em*GV gọi HS đọc phần 2H? Hoàn cảnh nào đưa ếch ra khỏi đáy giếng?Trời mưa to, nước dềnh lên, tràn bờH? Khi ếch ra khỏi giếng, môi trường, hoàn cảnh sống của ếch có thay đổi không?Môi trường sống mênh mông, rộng lớn, hoàn cảnh thay đổi nhiềuH? Vậy trước môi trường như vậy,thái độ và suy nghĩ của ếch có thay đổi không?Vẫn không thay đổi, nghênh ngang đi lại khắp nơi, cất tiếng kêu ồm ộp,nhâng nháo, chả thèm để ý gì đến xung quanh\H? Cuối cùng ếch nhận được kết cục như thế nào?Bị một con trâu dẫm bẹp, một kết cục vô cùng đau đớn, đáng tiếcH? Theo em để không xảy ra kết cục đáng tiếc đó thì ếch phải như thế nào?Quan sát mọi sự xung quanh, phải nhận thức được rõ mình chỉ là một con vật nhỏ bé trong thế giới mênh mông rộng lớn H? Em rút ra được bài học gì qua cái chết không đáng có của ếch?Không được chủ quan, kiêu ngạo, phải nhận thức

- Từ đầu….vị chúa tể: ếch ở đáy

giếng

- tiếp theo…hết: ếch ra ngoài giếng

II.PHÂN TÍCH

1. Ếch ở đáy giếng

- Môi trường:

+ Sống lâu ngày trong giếng

+ Xung quanh chỉ có vài con vật bé

nhỏ

Nhỏ bé, chật hẹp, tăm tối

- Hành động: cất tiếng kêu ồm ộp

làm các con vật khác hoảng sợ

- Suy nghĩ:

+ Bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung

+ Nó oai như một vị chúa tể

Thái độ chủ quan, kiêu ngạo

 

 

Tầm nhìn của ếch hạn hẹp, hiểu

biết nông cạn do sống trong môi

trường chật hẹp, nhỏ bé trong 1 thời

gian dài.

Ếch chủ quan, kiêu ngạo, ảo tưởng,

Page 75: Giáo án văn 6

được mình là ai, phải luôn luôn học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết của mìnhGV cho VD cụ thể về tính chủ quan, kiêu ngạo trong học tập: em được đánh giá là HS giỏi, em ỷ lại, chủ quan nghĩ rằng đã giỏi thì học bình thường vậy em cũng có thể làm bài thi tốt, nhưng khi vào thi có những kiến thức bình thường em vẫn làm không được, lúc đó kết quả em nhận được lại không bằng những bạn học bình thường trong lớpDù môi trường, hoàn cảnh sống hạn hẹp, khó khăn vẫn phải cố gắng mở rống sự hiểu biết của mình, cần biết nhìn xa trông rộng

Hoạt động 3 : Tổng kết

Giáo viên chiếu câu hỏi: Dòng nào nêu đúng những

nghệ thuật đặc sắc của truyện?

1. Biện pháp nghệ thuật nhân hóa sinh động hấp dẫn.

2. Hình tượng ẩn dụ, giàu ý nghĩa tượng trưng

3. Lối kể bất ngờ, hài hước, kín đáo

4. Nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo ( ko đúng)

5. Hình tượng gần gũi với đời sống

6. Lời văn ngắn gọn, giản dị

Qua lớp nghĩa đen kể về truyện con ếch, truyện

muốn khuyên nhủ, răn dạy con người điều gì?

Ngoài thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” còn có thành

ngữ nào liên quan tới bài học?

ngộ nhận về mình .

Đáng tiếc sự chủ quan, kiêu ngạo

ngu ngốc ấy đã trở thành thói quen,

căn bệnh của ếch.

Môi trường hạn hẹp dễ khiến người

ta kiêu ngạo, không biết thực chất

về mình.

Phê phán những kẻ thiếu hiểu biết

nhưng chủ quan, kiêu ngạo.

2. Ếch ra ngoài giếng

- Môi trường sống: Mênh mông

rộng lớn hoàn cảnh thay đổi nhiều.

- Hành động, thái độ:

+ Nghênh ngang đi lại khắp nơi

+ Cất tiếng kêu ồm ộp

+ Nhâng nháo nhìn bầu trời

Thái độ, nhận thức không thay đổi.

- Kết cục bị một con trâu giẫm bẹp

Đau đơn, đáng thương, đáng tiếc

 Khuyên nhủ con người không nên chủ

quan, kiêu ngạo, phải mở rộng tầm hiểu

biết của mình

3. Bài học

- Dù môi trường, hoàn cảnh sống

hạn hẹp, khó khăn vẫn phải cố gắng

mở rộng sự hiểu biết của mình, cần

Page 76: Giáo án văn 6

biết nhìn xa trông rộng

- Không được chủ quan, kiêu ngạo,

coi thường xung quanh.

- Kẻ chủ quan, kiêu ngạo dễ bị trả

giá đắt, thậm chí bằng cả tính mạng

II. TỔNG KẾT

1. Nghệ thuật

- Biện pháp nghệ thuật nhân hóa

sinh động hấp dẫn.

- Hình tượng ẩn dụ gần gũi với đời

sống, giàu ý nghĩa tượng trưng

- Lối kể bất ngờ, hài hước, kín đáo

- Lời văn ngắn gọn, giản dị

4.Củng cố, dặn dò

- Chuẩn bị bài viết số 2 ở lớp

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Du

Page 77: Giáo án văn 6

Ngày soạn:20/9/2012

Ngày dạy: 24,26/2012

TUẦN 10

TIẾT 37-38

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2

I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT1.Kiến thức:- Kể chuyện đời thường- Viết bài hoàn chỉnh về văn kể chuyện đời thường 2.Kỹ năng:- Biết kể , đảm bảo nội dung cốt truyện, nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả,chủ đề, ý nghĩa truyện- Nhận thức được tầm quan trọng của văn kể chuyện đời thường, biết cách làm bài văn kể chuyện đời thường3. Thái độ- Tích cực làm bài, tự giác, không sao chépII. CHUẨN BỊ

- Giáo viên : ra đề - Học sinh: học bài, chuẩn bị giấy bút

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định: 2.Tiến trình

-GV chép đề lên bảng-HS chép đề vào giấy kiểm tra

- Gv nêu yêu cầu

HS làm bàiGV giám sátGV thu bài

I. Đề bài: Kể về cô giáo hoặc thầy giáo mà em yêu quí1. Lập dàn ý2. Viết bài vănII. Yêu cầu:- Lập được dàn ý với bố cục 3 phần- Đảm bảo đúng yêu cầu của đề bài- Lời kể rõ ràng, mạch lạc có cảm xúc- Bố cục cân đối, trình bày sạch sẽIII. Tiến trình- HS làm bài nghiêm túc- GV giám sát, nhắc nhở HS trong thời gian làm bàiIV. GV thu bài- Nhận xét giờ kiểm tra

Page 78: Giáo án văn 6

Nhận xét giờ làm bài

Biểu điểm - đáp ánĐiểm 9,10: Đạt tối đa yêu cầu của đề bàiXây dựng bố cục cân đối, biết cách lập dàn ýLời văn mạch lạc, chữ viết sạch, không sai chính tả,câu văn đúng ngữ phápĐiểm 7,8: Đảm bảo được yêu cầu của đề bài, biết cách lập dàn ý, bố cục rỗ ràngBài làm còn hạn chế về chữ viết, đôi chố dùng từ chưa chính xác, đôi câu còn lủng củngĐiểm 5,6: Bài viết bảo đảm nội dung, ,chữ xấu, lời văn còn vụng về, sai ngữ pháp, bố cục bài chưa cân đốiĐiểm 3,4: Chưa đảm bảo yêu cầu về nội dung,kỹ năng diễn đạt yếu,trình bày cẩu thả, sai chính tảĐiểm0, 1,2:Lạc đề3.Củng cố, dặn dòChuẩn bị bài : Thầy bói xem voi

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Du

Page 79: Giáo án văn 6

Ngày soạn:19/10/2012Ngày dạy: 24,27/10/2012TUẦN 10TIẾT 40

Văn bản: THẦY BÓI XEM VOI

I. MỤC TIÊU1. Kiến thức:- Giúp HS hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn, hiểu được nội dung, ý nghĩa và 1 số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của truyện. HS rút ra bài học trong cuộc sống..2. Kỹ năng :- Rèn cho h/s đọc, kể, phân tích, khái quát. - Kĩ Năng sống: Nhận thức, xác định giá trị, thể hiện sự tự tin, giao tiếp, ..3. Thái độ: - Giáo dục HS thái độ nhận xét đánh giá sự việc một cách khách quan, toàn diện. II CHUẨN BỊ-GV: giáo án điện tử-HS : Soạn bàiIII. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP1. Ổn định2. Kiểm tra bài cũKể lại câu chuyện “ Ếch ngồi đáy giếng” và nêu bài học rút ra từ chuyện đó3. Bài mới

* Ho¹t ®éng 1: Híng dÉn ®äc vµ kÓ, gi¶i thÝch tõ khã, t×m hiÓu bè côc

I. PhÇn giíi thiÖu

- GV ®äc 1 lÇn, chó ý thÓ hiÖn giäng tõng thÇy bãi kh¸c nhau, nhng thÇy nµo còng hÕt søc c¶ quyÕt, ®Çy tù tin, h¨m hë vµ m¹nh mÏ

1. §äc truyÖn

- HS ®äc phÇn chó thÝch - GV yªu cÇu HS gi¶i thÝch thªm c¸c tõ: phµn nµn, h×nh thï, qu¶n voi

2. Bè côc

- Bè côc gän, chÆt gåm 3 ®o¹n

a/ C¸c thÇy bãi cïng xem voi

b/ Häp nhau, bµn luËn tranh c·i

c/ KÕt côc tøc cêi

* Ho¹t ®éng 2: Híng dÉn t×m hiÓu truyÖn

II. Ph©n tÝch

H? h·y nªu c¸ch c¸c thÇy bãi xem voi vµ ph¸n vÒ voi. Th¸i ®é cña c¸c thÇy bãi khi ph¸n nh thÕ nµo?

1.Hoàn cảnh xem voi 2.Cách xem voi và phán voi -Xem voi theo cách của người mù ,

Page 80: Giáo án văn 6

(C¸ch xem voi cña c¶ n¨m thÇy lµ dïng tay sê voi v× m¾t c¸c thÇy ®Òu mï. Mçi thÇy chØ sê ®îc mét bé phËn cña con voi: vßi, ngµ, tai, ch©n, ®u«i. Sê ®îc bé phËn nµo th× ph¸n h×nh thï con voi nh thÕ.

sờ vào một bộ phận nào đó của con voi : ngà, tai, chân, đuôi, vòi .-Phán đúng một bộ phận nhưng không đúng toàn thể .-Dẫn đến xô xát, đánh nhau toác đầu chảy máu 3.Kết quả :Xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu

(Sai lÇm cña hä lµ mçi thÇy chØ sê ®îc vµo mét bé phËn cña con voi mµ ®· t-ëng, ®· ph¸n ®ã lµ toµn bé con voi)H? VËy bµi häc triÕt lÝ rót ra tõ truyÖn ngô ng«n nµy lµ g×?

3. Bµi häc:

Mỗi sự vật, hiện tượng bao giờ cũng có nhiều mặt, nhiều phương diện khác nhau, nếu chỉ biết một mặt mà cho là toàn bộ sự vật thì sẽ rơi vào sai lầm -Muốn có kết luận đúng về đối tượng thì phải xem xét kỹ lưỡng từng bộ phận , từng khía cạnh của đối tượng đó -Muốn xem xét , học đầy đủ thì phải không ngừng học tập , trau dồi nhận thức và có phương pháp nhận thức đúng .

* Ho¹t ®éng 3: Híng dÉn tæng kÕt: Ghi nhí SGK tr.103

- Gäi HS ®äc môc ghi nhí SGK tr.103

* Ho¹t ®éng 4: LuyÖn tËp

- GV híng dÉn HS lµm bµi luyÖn tËp ë SGK tr.103

4. Cñng cè, dÆn dß :- Học bài, -ChuẩnbịbàiDanhtừ(tt)

Page 81: Giáo án văn 6

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn:25/10/2012Ngày dạy: 29/10/2012TU¢N 11TI£T 41

Tiếng Việt : DANH TỪ ( TT)

I. M ỤC TIÊU 1. KiÕn thøc- Giúp học sinh phân biệt được danh từ chung và danh từ riêng.- Nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng.2. Kü n¨ng- Rèn luyện kỹ năng nhận biết Danh từ chung và Danh từ riêng- Cách viết hoa Danh từ riêng.3. Th¸i ®é- Biết viết đúng danh từ riêng và có thái độ trân trọng yêu quý tiếng ViệtII. CHU ẨN BI GV: Soạn giáo ánHS: học bài, soạn bàiIII. TI ẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. ¤n ®Þnh:2. KiÓm tra bµi cò:

- Em hãy nêu đặc điểm của danh từ ?- Chức vụ điển hình trong câu của danh từ?3. Bµi míi:Tiết học trước chúng ta đã ôn lại và tiếp tục nâng cao thêm một bước nữa những

hiểu biết vầ danh từ. Qua tiết học này, các em đã biết danh từ có thể chia thành hai loại : danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. Danh từ chỉ đơn vị lại được chia nhỏ thành nhóm danh từ chỉ đơn vị tự nhiên và nhóm danh từ chỉ đơn vị quy ước. Trong tiết học này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thế nào là danh từ riêng và danh từ chung

* Ho¹t ®éng 1: Híng dÉn t×m hiÓu, ph©n biÖt gi÷a danh tõ chung vµ danh tõ riªng

I. Danh tõ chung vµ danh tõ riªng

- HS ®iÒn vµo s¬ ®å c©m c¸ch ph©n lo¹i danh tõ

VD: Vua nhớ công ơn tráng sĩ, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở làng Gióng, nay thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội

Page 82: Giáo án văn 6

- HS ®iÒn vµo b¶ng ph©n lo¹i c¸c danh tõ chung, danh tõ riªng

a/ Danh tõ chung: vua, tr¸ng sÜ, ®Òn thê, lµng, x·, huyÖn, c«ng ¬n

a/ Danh tõ chung: vua, tr¸ng sÜ, ®Òn thê, lµng, x·, huyÖn, c«ng ¬n

b/ Danh tõ riªng: Phï §æng Thiªn V¬ng, G¬ng, Phï §æng, Gia L©m, Hµ Néi

b/ Danh tõ riªng: Phï §æng Thiªn V¬ng, G¬ng, Phï §æng, Gia L©m, Hµ Néi

II.C ách viết danh từ riêng

* Ho¹t ®éng 2: NhËn xÐt vÒ c¸ch viÕt danh tõ riªng

a/ ViÕt hoa tªn ngêi, tªn ®Þa lý ViÖt Nam

- HS nhËn xÐt c¸ch viÕt danh tõ riªng VÝ dô: NguyÔn Hµ Quúnh Trang

- ViÕt hoa tÊt c¶ c¸c ch÷ ®Çu tiªn cña mçi tiÕng lµm thµnh danh tõ riªng

VÝ dô: Bu«n Mª Thuét, §µ N½ng, Hµ Néi

- HS nh¾c l¹i c¸c quy t¾c viÕt hoa, cho vÝ dô minh ho¹

b/ Tªn ngêi, tªn ®Þa lÝ níc ngoµi

a/ ViÕt hoa tªn ngêi, tªn ®Þa lý ViÖt Nam.

VÝ dô: AlÕchx©y, M¸cxim« VÝchpªskèp, Lª«na §êvanhxi

a1. Tªn ngêi: ViÕt hoa tÊt c¶ c¸ ch÷ c¸i ®Çu tiªn cña häm, tªn, ®Öm lãt...

Ví dụ : Mi-Xi-Xi-Pi, V¸c-Sa-Va

VÝ dô: NguyÔn Hµ Quúnh Trang c/ Tªn c¸c c¬ quan, tæ chøc, c¸c danh hiÖu gi¶i thëng,

Danh tõ

Danh tõ chØ ®¬n vÞ

Danh tõ chØ sù vËt

§¬n vÞ tù nhiªn

§¬n vÞ quy íc

Danh tõ chung

ChÝnh x¸c íc chõng

Danh tõ riªng

Page 83: Giáo án văn 6

hu©n huy ch¬ng

a2. Tªn ®Þa lý ViÖt Nam: t¬ng tù VÝ dô: §¶ng céng s¶n ViÖt Nam, Liªn hîp quèc,,

VÝ dô: Bu«n Mª Thuét, §µ N½ng, Hµ Néi

-Huy ch¬ng V× Sù nghiÖp gi¸o dôc

b/ Tªn ngêi, tªn ®Þa lÝ níc ngoµi -Bé Gi¸o dôc vµ §µo t¹o

b1. Tªn ngêi, tªn ®Þa ph¬ng Trung Quèc phiªn ©m qua tõ H¸n ViÖt

Ghi nhí SGK tr.109

- C¸ch viÕt t¬ng tù nh môc a, a1, a2.

b2. Tªn ngêi, tªn ®Þa phiªn ©m qua tiÕng ViÖt:

+ Tªn ngêi: chØ viÕt hoa ch÷ c¸i ®Çu tiªn cña hä, ®Öm vµ tªn

VÝ dô: AlÕchx©y, M¸cxim« VÝchpªskèp, Lª«na §êvanhxi...

+ Tªn ®Þa lÝ: chØ viÕt hoa ch÷ c¸i ®Çu tiªn, gi÷a c¸c tiÕng cã thÓ cã hoÆc kh«ng cã dÊu nèi.

VÝ dô: Mixoxipi , §anuýp

hoÆc : Mi-Xi-Xi-Pi, V¸c-Sa-Va...

c/ Tªn c¸c c¬ quan, tæ chøc, c¸c danh hiÖu gi¶i thëng, hu©n huy ch¬ng

- ViÕt hoa ch÷ c¸i ®Çu tiªn cña tiÕng ®Çu tiªn.

VÝ dô: §¶ng céng s¶n ViÖt Nam, Liªn hîp quèc,,

Huy ch¬ng V× Sù nghiÖp gi¸o dôc

Bé Gi¸o dôc vµ §µo t¹o

* Ho¹t ®éng 3: Kh¾c s©u néi dung môc ghi nhí.

H? Danh tõ chung vµ danh tõ riªng kh¸c nhau nh thÕ nµo?

H? H·y nªu quy t¾c viÕt hoa tªn ngêi vµ tªn ®Þa lÝ ViÖt Nam?

H? H·y nªu quy íc viÕt hoa tªn ngêi vµ tªn ®Þa lÝ níc ngoµi ®îc phiªn ©m trùc tiÕp.?

H? H·y nªu qui íc viÕt hoa c¸c côm tõ lµ

Page 84: Giáo án văn 6

tªn riªng cña c¸c c¬ quan, tæ chøc, danh hiÖu, gi¶i thëng...

- GV gäi HS ®äc môc ghi nhí SGK tr.109

- GV nãi thªm vÒ nh÷ng trêng hîp cÇn thiÕt ph¶i ViÕt hoa:

VÝ dô: Hå ChÝ Minh - tªn Ngêi lµ c¶ mét sù t«n thê (tõ ngêi ®îc ViÕt hoa thµnh Ngêi ®Ó bµy tá tù t«n kÝnh vµ lßng biÕt ¬n cña chóng ta ®èi víi B¸c Hå).

* Ho¹t ®éng 4: H-íng dÉn luyÖn tËp

III. LuyÖn tËp

Bµi tËp 1/109 1/109

a/ Danh tõ chung: Ngµy xa, miÒn, ®Êt, b©y giê, níc, vÞ, thÇn, nßi, rång, con tr©u, tr©u

b/ Danh tõ riªng: L¹c ViÖt, B¾c Bé, Long N÷, L¹c Long Qu©n

Bµi tËp 2/109 2/109: C¸c tõ in ®Ëm trong bµi

a/ Lµ danh tõ riªng vµ ®îc viÕt hoa v×, Chim, M©y, Níc, Hoa, Ho¹ Mi, ®Òu d· ®îc nhµ v¨n nh©n ho¸ nh ngêi, nh tªn riªng cña mçi nh©n vËt

b/ ót: tªn riªng cña nh©n vËt

c/ Ch¸y: Tªn riªng cña mét lµng

Bµi tËp 3/110 3/110: ViÕt hoa l¹i cho ®óng c¸c danh tõ riªng trong ®o¹n th¬: TiÒn Giang, HËu Giang, Thµnh phè Hå ChÝ Minh, Kh¸nh Hoµ, Phan Rang, Phan ThiÕt, T©y Nguyªn, KomTum, §¾c L¾c, miÒn Trung, S«ng H¬ng, BÕn H¶i, Cöa Tïng, ViÖt Nam D©n chñ Céng hoµ

Bµi tËp 4/110 4/110. ViÕt chÝnh t¶

4. Củng cố, dÆn dß:- Häc bµi- Lµm bµi tËp 4/110

- Chuẩn bị làm bài kiểm tra Văn

Page 85: Giáo án văn 6

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn: 25/10/2012Ngày dạy: 29/10/2012TU¢N 11 TI£T 42 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN

I. M ỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. KiÕn thøc- Giúp HS nắm lại các kiến thức đã học qua các câu chuyện truyền thuyết và cổ tích2. Kü n¨ng- Phân biệt được sự khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích-Biết cách viết một đoạn văn nêu được suy nghĩ và cảm xúc về một nhân vật trong truyền

thuyết hoặc cổ tích3. Th¸i ®é- Tích cực sửa những lỗi sai trong bài làm của mìnhII. CHU ẨN BI GV: Soạn giáo ánHS: học bài, soạn bàiIII. TI ẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. ¤n ®Þnh:

Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thứcHoạt động 1: GV nhận xét chung bài kiểm traƯu :

- Phần đông đa số nắm được yêu cầu của đề bài, phần trắc nghiệm hầu như được điểm tối đa

- Một số bài viết về nhân vật trong truyện cổ tích hoặc truyền thuyết có cảm xúc

Khuyết -Một số bài làm có điểm số thấp thể hiện sự không chuẩn bị bài chu đáo- Đoạn văn viết về nhân vật sơ sài, không có cảm xúc

I..Nhận xét chung:a.Ưu điểm:- Nắm được nội dung đề yêu cầu- b.Hạn chế:- Đoạn văn viết về nhân vật sơ sài, không có cảm xúc

Page 86: Giáo án văn 6

Hoạt động 2: Sửa lỗi cụ thể- GV: gọi HS nhắc lại từng câu trong phần trắc nghiệm

- Gv: Treo bảng phụ ghi những lỗi sai, yêu cầu Hs sửa lỗi.- Hs : sửa lỗi.

Hoạt động 3: Đọc một số đoạn văn kháGv đọc bài khá làm mẫu, đọc văn mẫu.Trả bài- ghi điểmHai HS phát bài cho lớp.HS đọc bài của nhau và góp ý cho nhau cách sửa.

II. Sửa lỗi cụ thể1. Phần trắc nghiệm2. Phần tự luận.Lỗi diễn đạt- Chưa biết cách trình bày hình thức đoạn văn- Dùng từ sai- Diễn đạt dài dòng, lủng củng- Viết câu tối nghĩa

2. Củng cố, dặn dò- Sửa những lỗi đã mắc phải để bài kiểm tra sau tốt hơn- Soạn bài: Luyện nói kể chuyện

Bảng thống kê điểm Lớp Sĩ số Điểm

9-10 Điểm 7-8

Điểm 5-6

Điểm >TB

Điểm 3-4

Điểm 1-2

Điểm <TB

6 37

Page 87: Giáo án văn 6

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn: 28/10/2012Ngày dạy: 29/10/2012T UẦN 1 1 T IẾT 43

Tập làm văn: LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN

I. M ỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:- Qua tiết dạy HS ôn lại cách kể chuyện: G.thiệu nhân vật, kể sự việc trong văn tự sự - Cách trình bày miệng một bài kể truyện dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.

.2. Kỹ năng : - Lập dàn bài kể chuyện.- Lựa chọn trình bày miệng những việc- Rèn cho h/s kỹ năng tập nói trước tập thể - Kỹ năng sống: nhận thức, tư duy sáng tạo, sự tự tin, lắng nghe tích cực,

3. Thái độ : - Giáo dục h/s có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, bạn bè, có tác phong tự nhiên đĩnh đạc trước tập thểII. CHU ẨN BỊ

- GV: ChuÈn bÞ 1 trong 4 ®Ò trong SGK ®Ó HS lËp dµn bµi tríc ë nhµ- HS: chuÈn bÞ kÜ bµi

III. TI ẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. æn ®Þnh:2. KiÓm tra bµi cò:- KiÓm tra dµn bµi cña HS ®· ®îc chuÈn bÞ ë nhµ3. Bµi míi:

* Ho¹t ®éng 1: Híng dÉn HS chuÈn bÞ

A. Më bµi

- GV dïng b¶ng phô viết 4 đề bài trong SGK

- Nh©n dÞp nµo ®i th¨m?

+ §Ò 1: KÓ l¹i mét chuyÕn vÒ quª

- Ai tæ chøc? §oµn gåm nh÷ng ai?

Page 88: Giáo án văn 6

+ §Ò 2: KÓ vÒ mét cuéc th¨m hái gia ®×nh liÖt sÜ neo ®¬n

- Dù ®Þnh ®Õn th¨m gia ®×nh nµo? ë ®©u?

+ §Ò 4: KÓ vÒ mét chuyÕn ra thµnh phè

B. Th©n bµi:

- Dµn bµi tham kh¶o ®Ò 2 - ChuÈn bÞ cho cuéc ®i th¨m?

- T©m tr¹ng cña em tríc cuéc ®i th¨m?

- Trªn ®êng ®i? §Õn nhµ liÖt sÜ? Quang c¶nh gia ®×nh?

- Cuéc gÆp gì, th¨m viÕng diÔn ra nh thÕ nµo? Lêi nãi? ViÖc lµm? Quµ tÆng?

- Th¸i ®é, lêi nãi cña c¸c thµnh viªn trong gia ®×nh liÖt sÜ?

C. KÕt bµi:

- Ra vÒ? Ên tîng vÒ cuéc ®i th¨m?

* Ho¹t ®éng 2: Híng dÉn tËp nãi ë nhãm tæ,

- Mçi tæ do nhãm trëng ®iÒu khiÓn, th kÝ ghi biªn b¶n

- Cö mçi nhãm tæ mét ®¹i diÖn kÓ chuyÖn tríc toµn líp

* Ho¹t ®éng 3: Híng dÉn kÓ chuyÖn tríc líp

- Trong qu¸ tr×nh HS kÓ, GV theo dâi söa c¸c mÆt sau:

+ Ph¸t ©m râ rµng, dÔ nghe

+ Söa c©u sai ng÷ ph¸p, dïng tõ sai

+ Söa c¸ch diÔn ®¹t vông vÒ

+ BiÓu d¬ng nh÷ng diÔn ®¹t hay, s¸ng, gän.

4. Củng cố, dÆn dß:

Page 89: Giáo án văn 6

- TiÕp tôc lµm dµn ý vµ tËp kÓ miÖng c¸c ®Ò cßn l¹i

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Du

Ngày soạn: 30/10/2012

Ngày dạy: 2,3/11/2012

TUẦN11

TIẾT 44

Tiếng Việt: CỤM DANH TỪ

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT1. Kiến thức:- Giúp HS nắm được đặc điểm của cụm danh từ, cấu tạo của cụm danh từ đầy đủ gồm 3 phần: Phần trung tâm, phần trước và phần sau. 2. Kỹ năng :- Rèn cho h/s kĩ năng nhận xét và phân tích cấu tạo của cụm danh từ trong câu, đặt câu có cụm danh từ - Kĩ năng sống: Nhận thức, tu duy sáng tạo, thể hiện sự tự tin 3. Thái độ: - Giáo dục HS có ý thức học tập bộ môn. II. CHUẨN BỊ- GV : Bài giảng điện tử.- HS : chuẩn bị bài.III.TI ẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. æn ®Þnh:2. KiÓm tra bµi cò:- Nªu quy t¾c viÕt hoa tªn ngêi, tªn ®Þa lÝ ViÖt Nam - cho vÝ dô minh

ho¹3. Bµi míi:

* Ho¹t ®éng 1: T×m hiÓu môc I: Côm danh tõ lµ g×?

I. Côm danh tõ lµ g×?

- HS t×m nh÷ng tõ mµ c¸c tõ in ®Ëm bæ nghÜa trong c©u

VD: Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển

- Muèn x¸c ®Þnh ®óng c¸c tõ phô tríc hÕt cÇn t×m ®óng c¸c tõ trung t©m

Cụm danh từ là một tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành

Page 90: Giáo án văn 6

+ Tõ trung t©m: ngµy, vî chång, tóp lÒu

+ NghÜa cña côm danh tõ phøc t¹p, cô thÓ h¬n nghÜa cña danh tõ

+ C¸c tõ ng÷ phô lµ: xa, hai, «ng l·o ®¸nh c¸, mét, n¸t, trªn bê biÓn.

a/ Tóp lÒu - Mét tóp lÒu (côm danh tõ)

- So s¸nh c¸c c¸ch nãi sau: + Côm danh tõ cµng phøc t¹o (cµng thªm c¸c tõ, ng÷

a/ Tóp lÒu - Mét tóp lÒu (côm danh tõ) phô) th× nghÜa cña nã cµng phøc t¹p h¬n.

b/ Mét tóp lÒu (côm danh tõ) c/ Mét tóp lÒu n¸t (côm danh tõ phøc t¹p)

Mét tóp lÒu n¸t (côm danh tõ phøc t¹p)

Mét tóp lÒu n¸t trªn bê biÓn (côm d.tõ phøc t¹p h¬n n÷a)

c/ Mét tóp lÒu n¸t (côm danh tõ phøc t¹p)

Ghi nhớ : SGK/117

Mét tóp lÒu n¸t trªn bê biÓn (côm d.tõ phøc t¹p h¬n n÷a) - GV híng dÉn HS rót ra nhËn xÐt- VÒ ý nghÜa+ NghÜa cña côm danh tõ phøc t¹p, cô thÓ h¬n nghÜa cña danh tõ+ Côm danh tõ cµng phøc t¹o (cµng thªm c¸c tõ, ng÷ phô) th× nghÜa cña nã cµng phøc t¹p h¬n.H? côm danh tõ lµ g×?- HS t×m 1 danh tõ - ph¸t triÓn danh tõ ®ã thµnh 1 côm danh tõ råi ®Æt c©u víi côm danh tõ ®ã.VÝ dô: S«ng ® dßng s«ng Cöu Long (côm danh tõ)§Æt c©u: Dßng s«ng Cöu Long ®æ ra biÓn §«ng b»ng chÝn cöa.GV chèt: Côm danh tõ ho¹t ®éng ng÷ ph¸p trong c©u gièng nh 1 danh tõ- Gäi HS ®äc môc ghi nhí 1 SGK tr.117* Ho¹t ®éng 2: Híng dÉn t×m hiÓu cÊu t¹o cña côm tõ

II. CÊu t¹o cña côm danh tõ

- HS: T×m c¸c côm danh tõ trong c©u: SGK tr.117- Trong c©u: "Vua sai... c¶ lµng ph¶i téi" cã 7 côm danh tõ

+ Lµng Êy

Page 91: Giáo án văn 6

+ Ba thung g¹o nÕp+ Ba con tr©u ®ùc+ Ba con tr©u Êy+ ChÝn con+ N¨m sau+ C¶ lµng

- LiÖt kª c¸c tõ ng÷ phô thuéc ®øng tr-íc vµ ®øng sau danh tõ trong c¸c côm danh tõ trªn. S¾p xÕp chóng thµnh lo¹ia/ C¸c tõ ng÷ phô thuéc ®øng tríc danh tõ: Êy, nÕp, ®ùc, saub/ S¾p xÕp thµnh lo¹i:- C¸c phô ng÷ ®øng tríc cã 2 lo¹i:

+ C¶: Sè lîng íc chõng, tæng thÓ+ Ba: Sè lîng chÝnh x¸c.

- C¸c phô ng÷ ®øng sau còng cã 2 lo¹i+ Êy, sau: chØ vÞ trÝ ®Ó ph©n

biÖt+ ®ùc, nÕp: chØ ®Æc ®iÓm

- HS ®iÒn c¸c côm tõ danh tõ trong c©u vµo ®óng c¸c m« h×nh côm danh tõ

PhÇn trícPhÇn träng

t©mPhÇn sau

T2 T1 T1 T2 S1 S2

lµng Êy

ba thóng g¹o nÕp

ba con tr©u ®ùc

ba con tr©u

chÝn con

n¨m sau

c¶ lµng

GV tãm t¾t môc ghi nhí 2 SGK tr.118

Ghi nhí SGK tr.118

* Ho¹t ®éng 3: LuyÖn tËp

Page 92: Giáo án văn 6

Híng dÉn luyÖn tËp 1/118

Bµi tËp 1/118: C¸c côm tõ cã trong c©u

a/ mét ngêi chång thËt xøng ®¸ng

b/ mét lìi bóa cña cha ®Ó l¹i

c/ mét con yªu tinh ë trªn nói cã nhiÒu phÐp l¹

2/118 Bµi tËp 2/118

- M« h×nh cña c¸c côm danh tõ trong bµi tËp trªn nh sau:

PhÇn trícPhÇn träng

t©mPhÇn sau

T2 T1 T1 T2 S1 S2

mét ngêi chång

thËt xøng ®¸ng

mét lìi bua cña cha ®Ó l¹i

mét con yªu tinh

ë trªn nói cã nhiÒu phÐp l¹

3/118 Bµi tËp 3

- §iÒn c¸c phô ng÷ thÝch hîp vµo chç trèng nh sau:

- Chµng vøt lu«n thanh s¾t võa kÐo ®îc xuèng níc - ThËt kh«ng ngê thanh s¾t v÷a råi l¹i chui vµo líi m×nh

- LÇn thø ba, vÉn thanh s¾t Êy m¾c vµo líi

4. Cñng cè- Nªu cÊu t¹o cña côm danh tõ- Häc bµi- Lµm bµi tËp 3/118

Page 93: Giáo án văn 6

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn: 1/11/2012Ngày dạy: /511/2012TUẦN 12TIẾT 45

Văn bản: CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1.KiÕn thøc- HiÓu ®îc néi dung, ý nghÜa cña truyÖn Ch©n, Tay, Tai, M¾t, MiÖng- NÐt ®Æc s¾c cña truyÖn: c¸ch kÓ chuyÖn ý vÞ víi ngô ý s©u s¾c2. Kü n¨ng- §äc hiÓu v¨n b¶n truyÖn ngô ng«n- Ph©n tÝch, hiÓu ngô ý cña truyÖn3. Th¸i ®é- BiÕt øng dông truyÖn vµo thùc tÕ cuéc sèng- ®oµn kÕt t¬ng th©n t¬ng ¸I trong cuéc sèngII. CHUẨN BỊ

- GV: bµi gi¶ng ®iÖn tö, gi¸o ¸n- HS: Xem tríc bµi, so¹n bµi

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. ¤n ®Þnh líp2. KiÓm tra bµi cò:- KÓ l¹i c¸c truyÖn ngô ng«n "£ch ngåi ®¸y giÕng", "ThÇy bãi xem voi", - Nªu nh÷ng bµi häc rót ra tõ 2 truyÖn3. Bµi míi:

Ho¹t ®éng 1: Híng dÉn ®äc kÓ, gi¶i thÝch tõ khã, t×m hiÓu bè côc

I. PhÇn giíi thiÖu

- GV cïng HS nèi tiÕp nhau ®äc vµ kÓ l¹i 1. §äc truyÖn

Page 94: Giáo án văn 6

truyÖn- Gäi HS ®äc phÇn chó thÝch- Bè côc truyÖn

+ Nguyªn nh©n vµ t×nh huèng truyÖn

+ Hµnh ®éng vµ kÕt qu¶+ Bµi häc rót ra

Ho¹t ®éng 2: Híng dÉn t×m hiÓu chi tiÕt truyÖn

II. Ph©n tÝch

H? TruyÖn cã bao nhiªu nh©n vËt? Nguyªn nh©n: so b× víi l·o H? T¹i sao l¹i gäi lµ c« M¾t, cËu Ch©n, cËu Tay, b¸c Tai, l·o MiÖng?

miÖng v× hä nghÜ r»ng l·o miÖng chØ ¨n kh«ng ngåi

(TruyÖn cã 5 nh©n vËt - c¸ch xng h« ®èi víi tõng nh©n vËt rÊt cã dông ý:- Ch©n, Tay, Tai, M¾t so b× víi l·o MiÖng trong c¸ch ph©n chia c«ng viÖc vµ hëng thô

råi kh«ng lµm g× c¶ trong khi hä lµm viÖc mÖt mái- sù so b× kh«ng ®óng v× hä míi chØ thÊy ®îc bÒ ngoµi, cha thÊy sù thèng nhÊt bªn trong

- C« M¾t th× duyªn d¸ng - Sèng th©n mËt nh tríc- CËu Ch©n, cËu Tay quen viÖc nªn ph¶i lµ trai khoÎ

Cuéc ®×nh c«ng cña tay

- B¸c Tai chuyªn nghe chuyÖn nªn ba ph¶i ch©n tai m¾tDiÔn biÕn: hä kh«ng lµm - MiÖng vèn bÞ tÊt c¶ ghÐt nªn ®îc gäi lµ

l·o)H? §ang sèng hoµ thuËn, gi÷a bèn ngêi víi l·o MiÖng bçng x¶y ra chuyÖn g×?

g× n÷aKÕt qu¶: c¶ bän lõ ®õ mÖt

H? Ai lµ ngêi ph¸t hiÖn ra vÊn ®Ò? mái

H? Nh vËy cã hîp lÝ kh«ng? v× sao? - Hä nhËn ra sai lÇm- Söa ch÷a sai lÇm

(C« M¾t lµ ngêi ph¸t hiÖn ra sù bÊt hîp lÝ - Sèng th©n mËt nh trícTrong c¸ch ph©n chia c«ng viÖc vµ hëng thô gi÷a bèn ngêi víi l·o MiÖng)- GV gi¶i thÝch tõ "h¨m hë" nãi th¼ng?H? T¹i sao c¶ nhãm kh«ng ®Ó cho l·o MiÖng ®îc thanh minh?H? Nh÷ng lêi buéc téi cña c¶ nhãm ®èi víi l·o MiÖng cã thùc sù c«ng b»ng?

2. Bµi häc më ra tõ c©u chuyÖn

H?Sù ®ång t©m cña c¶ nhãm nãi lªn ®iÒu g×?

Page 95: Giáo án văn 6

(L·o MiÖng hoµn toµn bÞ bÊt ngê, bÞ ¸p ®Æt, l·o ta ng¹c nhiªn, nhng kh«ng ®îc thanh minh gi·i bµy, ®µnh cam chÞu. Bèn ngêi ra vÒ, h©n hoan v× th¾ng lîi)

C¸ nh©n kh«ng thÓ sèng ®îc nÕu t¸ch khái céng ®ång

H? KÕt qu¶ cña viÖc lµm véi v· trªn nh thÕ nµo? - C¸ch t¶ tõng bé phËn c¬ thÓ, tõng nh©n vËt cã g× lÝ thó?

Ph¶I ®oµn kÕt t¬ng trî lÉn nhau

(L·o MiÖng bÞ bá ®ãi, c¶ bèn ngêi ®ång t©m kh«ng chÞu lµm viÖc. KÕt qu¶, l·o MiÖng th× tÊt nhiªn nghÖch ra, x¸m ng¾t, ruåi ch¼ng buån xua! c¶m gi¸c cña tõng bé phËn c¬ thÓ do thiÕu ¨n ®îc miªu t¶ rÊt phï hîp+ Ch©n, Tay: Kh«ng muèn v× kh«ng thÓ ho¹t ®éng+ Tai lóc nµo còng ï ï nh xay lóa+ M¾t: lê ®ê muèn ngñ mµ kh«ng thÓ ngñ+ MiÖng: Nhît nh¹t, trÒ ra)- §Õn ®©y, xuÊt hiÖn vai trß chñ ®éng cña b¸c Tai. Lêi nãi cña b¸c víi c« M¾t, c« Ch©n, c« Tay cã ý nghÜa g×?H? T¹i sao c¶ bän l¹i nhanh chãng ®ång t×nh víi ý kiÕn cña b¸c Tai nh vËy?(C©u nãi: "L·o MiÖng kh«ng ¨n, chóng ta còng bÞ tª liÖt? lµ hiÓu ®óng mèi quan hÖ thèng nhÊt gi÷a c¸c bé phËn kh¸c nhau trong c¬ thÓ.- C©u nãi cè t×nh nh¾c l¹i mét lÇn n÷a:"L·o MiÖng cã ¨n th× chóng ta míi khoÎ ®-îc" nh¾c l¹i mét lÇn n÷a sù thèng nhÊt chÆt chÏ, sù g¾n bã kh«ng thÓ t¸ch rêi gi÷a c¸c bé phËn kh¸c nhau trong c¬ thÓ con ngêi.Suy réng h¬n, lµ trong céng ®ång, trong x· héi)H? TruyÖn ®îc kÕt thóc nh thÕ nµo?H? Bµi häc cÇn rót ra sau khi ®äc truyÖn lµ g×?Ho¹t ®éng 3: Híng dÉn HS thùc hiÖn phÇn ghi nhí

* Ghi nhí: SGK trang 116

- Gäi HS ®äc l¹i môc ghi nhí SGK tr.116 LuyÖn tËp- GV ph©n tÝch c¸c ý trong môc ghi nhíHo¹t ®éng 4: Híng dÉn HS luyÖn tËp

Page 96: Giáo án văn 6

- Nh¾c l¹i ®Þnh nghÜa truyÖn ngô ng«n vµ tªn gäi nh÷ng truyÖn ngô ng«n ®· häc

4. Cñng cè, dÆn dß:- Häc bµi- So¹n truyÖn cêi Treo biÓn Lîn cíi, ¸o míi

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn: 6/11/2012Ngày dạy: 9,10/11/2012TUẦN 12TIẾT 46

Tiếng Việt: KIỂM TRA RIẾNG VIỆT

I.M ỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1.Kiến thức-Ôn tập lại những kiến thức về danh từ, cụm danh từ, từ mượn,nghĩa gốc, nghĩa chuyển2. Kỹ năng- Biết phát triển danh từ thành cụm danh từ- Viết được đoạn văn có sử dụng cụm danh từ3. Thái độ- Tự lập khi làm bàiII. CHU ẨN BỊ

Page 97: Giáo án văn 6

-GV; ra đề trắc nghiệm và tự luận kèm đáp án-HS: học bài, chuẩn bị bút, thước, tự lập làm bài

III. TI ẾN TRÌNH LÊN LỚP

3. Ổn ®Þnh líp:- Kiểm tra sĩ số- Kiểm tra bút, thước- Nêu yêu cầu khi làm bài: không được trao đổi, tập trung làm bài, đề bài có hai phần là trắc nghiệm và tự luận- Phần trắc nghiệm có 12 câu, mỗi câu 0,25 điểm- Phần tự luận có 2 câu, câu 1: 3 điểm, câu 2: 4 điểm- Phát đề kiểm tra cho học sinh

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn: /11/2012Ngày dạy: /5/11/2012TUẦN 12TIẾT 47

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2

I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT1.Kiến thức:-Đánh giá bài TLV theo yêu cầu cần đạt của một bài văn kể chuyện, sự việc, cách kể, mục đích-Sửa lỗi chính tả, ngữ pháp 2.Kỹ năng:- Nhận ra lỗi trong bài làm ( lỗi về chính tả, về cách diễn đạt, về cách dùng từ, lỗi khi viết một bài văn không đầy đủ theo yêu cầu của đề bài3. Thái độ- Nhận biết và sửa được những lỗi trong bài làm văn II. CHUẨN BỊ- GV : chấm bài và liệt kê những lỗi trong bài cần phải sửa lại III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Page 98: Giáo án văn 6

1.Ổn đinh2.Kiểm tra bài cũ: kiểm tra vở bài tập3.Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨCHoạt động 1: GV giới thiệu cho HS biết cách thức của một giờ trả bài viết, GV nhấn mạnh điểm số của bài viết rất quan trọng vì nó thể hiện được kỹ năng cảm thụ, hiểu bài và viết bài của HSHoạt động 2:Nhận xét chung -Đa số bài làm đều đúng theo yêu cầu của đề bài- Có một số bài viết quá sơ sài, sai lỗi chính tả nhiều, diễn đạt câu vụng về,viết số trong bài văn viết- Dùng văn viết trong văn nóiHoạt động 3: Hướng dẫn chữa các lỗi tiêu biểu

GV theo dõi HS sửa lỗi

Hoạt động 4: GV cho HS xây dựng lại dàn ý khái quát của một bài vănH? Bài văn gồm có mấy phần?H? Nhiệm vụ từng phần?Hoạt động 5: GV gọi ba học sinh lên đọc bài văn hay

I.Nhận xét chung1.Sai về lỗi chính tả- thôn thả- thon thả-tre chở - che chở-dảng dạy- giảng dạy-vần tráng- vầng trán-làng da-làn da-xã tóc- xõa tóc- mặt áo dài- mặc áo- lún( nắm) đồng tiền-lúm-thẳng thắng-thẳng thắn-nổi dận-nổi giận-khuông mặt-khuôn mặt- gộn gàng-gọn gàng3. Sai về lỗi diễn đạt- Nét chữ của cô uốn lượn rất đẹp-có bạn làm sai mà cô không la-khuôn mặt của cô hình trái tim- thầy hay dỡn với các bạn mà tưởng thật- ngoài ba mẹ ra cánh đồng và thầy cô đã nuôi em khôn lớn-người cao cao thấp thấp-da trắng ngăm ngăm- khi đi đâu cô mới mặc đồ lịch sự- cô đã để lại cho chúng em một cảnh tượng rất sao sắt- cô rất thiên vị cô không binh bạn nào, ghét bạn nào

4.Củng cố, dặn dò- Chú ý những lối đã sửa để không mắc lỗi ở bài viết tiếp theo

Bảng thống kê điểm Lớp Sĩ số Điểm

9-10 Điểm 7-8

Điểm 5-6

Điểm >TB

Điểm 3-4

Điểm 1-2

Điểm <TB

6 37

Page 99: Giáo án văn 6

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn: 6/11/2012Ngày dạy: /9,10/11/2012TUẦN 12TIẾT48

Tập làm văn: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI VĂN TỰ SỰ KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1.KiÕn thøc

- HiÓu ®îc c¸c yªu cÇu cña bµi lµm v¨n tù sù, thÊy râ vai trß ®Æc ®iÓm cña lêi v¨n tù sù, söa nh÷ng lçi chÝnh t¶ phæ biÕn (qua phÇn tr¶ bµi)

Page 100: Giáo án văn 6

2.Kü n¨ng BiÕt t×m ý, lËp dµn bµi3. Th¸i ®é NhËn thøc ®îc ®Ò v¨n kÓ chuyÖn ®êi thêngII. CHUẨN BỊ

- GV: Dïng b¶ng phô, gi¸o ¸n- HS: So¹n bµi

III . TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn ®Þnh líp2. KiÓm tra bµi cò:- Một dàn bài tập làm văn phải có đầy đủ mấy phần, nêu nhiệm vụ từng phần?3. Bµi míi:

Ho¹t ®éng 1: Cho c¸c ®Ò tù sù sau

- GV ghi 7 ®Ò trong SGK lªn b¶ng phô SGK tr.119 1. Cho c¸c ®Ò bµi tù sù SGK tr.119 - GV gi¶i thÝch kh¸i niÖm

KÓ chuyÖn ®êi thêng: Lµ kÓ vÒ nh÷ng c©u chuyÖn ngµy ngµy tõng tr¶i qua, tõng gÆp víi nh÷ng ngêi quen hay l¹, nhng ®Ó l¹i nh÷ng Ên t-îng, c¶m xóc nhÊt ®Þnh nµo ®ã.

Mét trong nh÷ng yªu cÇu hµng ®Çu cña kÓ chuyÖn ®êi thêng lµ nh©n vËt vµ sù viÖc ph¶i hÕt søc ch©n thùc, kh«ng nªn bÞa ®Æt, thªm th¾t tuú ý

Ho¹t ®éng 2: Theo dâi qu¸ tr×nh thùc hiÖn mét ®Ò bµi tù sù sau

2. Theo dâi qu¸ tr×nh thùc hiÖn 1 ®Ò tù sù

- KÓ chuyÖn vÒ «ng (hay bµ) cña em §Ò: KÓ chuyÖn vÒ «ng (hay bµ) cña ema. T×m hiÓu ®ÒKÓ chuyÖn ®êi th-êng, ngêi thËt, viÖc thËt

a. T×m hiÓu ®Ò

- KÓ chuyÖn ®êi thêng, ngêi thËt, viÖc thËt

- KÓ vÒ h×nh d¸ng, tÝnh t×nh, phÈm chÊt cña «ng

- BiÓu lé t×nh c¶m yªu mÕn, kÝnh träng cña em

b. Ph¬ng híng lµm bµi b. Ph¬ng híng lµm bµi

- Kh«ng tuú tiÖn nhí g× kÓ ®Êy - Giíi thiÖu chung vÒ «ng

- Kh«ng nhÊt thiÕt ph¶i x©y dùng thµnh c©u chuyÖn cã tÝnh tiÕt, cèt truyÖn chÆt chÏ, li k×.

- Mét sè viÖc lµm, th¸i ®é ®èi xö cña «ng víi

Page 101: Giáo án văn 6

- Giíi thiÖu chung vÒ «ng mäi ngêi trong gia ®×nh, víi em

- Mét sè viÖc lµm, th¸i ®é ®èi xö cña «ng víi mäi ngêi trong gia ®×nh, víi em

- TËp trung cho mét chñ ®iÓm nµo ®ã

- TËp trung cho mét chñ ®iÓm nµo ®ã

VÝ dô: «ng rÊt yªu hoa, thÝch ch¨m sãc hoa, c©y c¶nh, hoÆc «ng rÊt thÝch ®¸nh cê, thÝch gi¶ng s¸ch cæ cho con ch¸u

- HS t×m hiÓu dµn bµi vµ bµi viÕt tham kh¶o trong SGK (SGK tr.120 - 121)

- Tr¶ lëi c¸c c©u hái sau:

H? Bµi lµm cã s¸t víi ®Ò, víi dµn bµi ®· v¹ch kh«ng? v× sao?

(S¸t, v× tÊt c¶ c¸c ý trong bµi ®Òu ®îc ph¸t triÓn thµnh v¨n, thµnh c©u cô thÓ) H? C¸c sù viÖc kÓ trong bµi cã xoay quanh chñ ®Ò ngêi «ng hiÒn tõ, yªu hoa, yªu ch¸u kh«ng?

(rÊt tËp trung)

Ho¹t ®éng 3: LËp dµn bµi cho mét trong c¸c ®Ò ®· nªu trªn

3. LËp dµn bµi:

§Ò: KÓ vÒ ngêi b¹n míi quen

- Mçi HS ®Òu ph¶i lµm dµn bµi s¬ lîc, GV thu bµi vµ cho nhËn xÐt, biÓu d¬ng nh÷ng dµn bµi kh¸, giái.

4. DÆn dß:

- Híng dÉn lµm bµi tËp vÒ nhµ

- VÒ nhµ viÕt mét bµi v¨n hoµn chØnh vÒ «ng néi hoÆc «ng ngo¹i c¸c em (hay bµ néi hoÆc bµ ngo¹i)

- ChuÈn bÞ bµi viÕt 2 tiÕt vÒ v¨n kÓ chuyÖn "KÓ chuyÖn ®êi thêng"

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Du

TUẦN 13TIẾT 49-50

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3

Page 102: Giáo án văn 6

I.M ỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1.Kiến thức- Hiểu được các yêu cầu của bài làm văn tự sự 2. Kỹ năng - Nhận biết được đề văn kể chuyện đời thường- Rèn kĩ năng viết- Biết tìm ý, lập dàn ý3. Thái độ- Tự lập khi làm bàiII. CHU ẨN BỊ

-GV; ra đề kèm đáp án-HS: học bài, chuẩn bị bút, thước, tự lập làm bài

III. TI ẾN TRÌNH LÊN LỚP

4. Ổn ®Þnh líp:- Kiểm tra sĩ số- Kiểm tra bút, thước- Nêu yêu cầu khi làm bài: không được trao đổi, tập trung làm bài- - Phát đề kiểm tra cho học sinh

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn: 9/11/2012Ngày dạy: 12/11/2012TUẦN 13TIẾT 51

Văn bản: TREO BIỂN LỢN CƯỚI ÁO MỚI

Page 103: Giáo án văn 6

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Có hiểu biết bước đầu về truyện cười. - Hiểu, cảm nhận được nội dung ý nghĩa của các truyện Treo Biển và Lợn Cưới , Áo Mới.- Hiểu được nghệ thuật gây cười và kể lại được truyện. 1.Kiến Thức :- Khái niệm truyện cười. - Đặc điểm thể loại của Truyện cười với nhân vật , sự kiện , cốt truyện, trong tác phẩm Treo Biển và Lợn Cưới , Áo Mới.- Cách kể chuyện hài hước về người những hành động không suy xét không có chủ kiến trước những ý kiến của người khác (Treo Biển ). - Ý nghĩa chế giễu , phê phán những người có tính hay khoe khoang , hợm của chỉ làm trò cười cho thiên hạ ( Lợn Cưới , Áo Mới ).- Những chi tiết miêu tả điệu bộ , hành động ,ngôn ngữ của nhân vật lố bịch, trái tự nhiên ( Lợn Cưới , Áo Mới ).2.Kĩ Năng : - Đọc – hiểu văn bản Truyện cười Treo Biển và Lợn Cưới , Áo Mới.- Phân tích ngụ ý của truyện và nhận ra chi tiết gây cười.- Kể lại câu chuyện.*Kĩ năng sống:- Tự nhận thức giá trị về người hành động không suy xét, không có chủ kiến trước những ý kiến người khác.- Giao tiếp, phản hồi/lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận củ bản thân về bài học trong truyện.3. Thái độ:- Chủ động, sáng tạo, linh hoạt xử trí các tình huống trong cuộc .- Không nên hợm hĩnh, khoe khoang, lố bịch. II. CHUẨN BỊ: -Giáo viên: Soạn bài. Đọc sách giáo viên và sách tham khảo- Học sinh: Soạn bài 3.Tổ chức các hoạt động học tập:III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP1.Ổn định:2.Kiểm tra bài cũ;

a/Thế nào là truyện ngụ ngôn? Hãy nêu ý nghĩa nội dung và nghệ thuật truyện Chân, Tay, Tai, Mắt Miệng

b/ KÓ truyÖn "Ch©n, Tay, Tai, M¾t, MiÖng" Bµi häc s©u s¾c qua truyÖn "Ch©n, Tay, Tai, M¾t, MiÖng"

3. Bµi míi: Treo biÓn- Giíi thiÖu bµi: SGV tr.178

Ho¹t ®éng 1: Híng dÉn HS ®äc, kÓ, gi¶i thÝch tõ khã

- GV gióp HS hiÓu ®Þnh nghÜa vÒ truyÖn cêi I. PhÇn giíi thiÖu

- GV cïng HS ®äc, kÓ l¹i truyÖn

Page 104: Giáo án văn 6

- HS gi¶i thÝch c¸c tõ khã trong môc chó thÝch (SGK/tr.124)

TruyÖn cêi-KÓ vÒ nh÷ng hiÖn tîng ®¸ng cêi-T¹o tiÕng cêi mua vui hoÆc phª ph¸n nh÷ng thãi h tËt xÊu

Ho¹t ®éng 2: Híng dÉn t×m hiÓu chi tiÕt truyÖn

1. §äc truyÖn

H? Nhµ hµng treo biÓn ®Ó lµm g×? II. Ph©n tÝch

H? Néi dung biÓn treo cã bao nhiªu yÕu tè?Bèn yÕu tè:

1. Kh¸ch - ngêi gãp ý

H? Néi dung Êy cã phï hîp víi c«ng viÖc cña nhµ hµng kh«ng? v× sao?

- bá ch÷ "t¬i"

(Nhµ hµng treo biÓn lµ cèt ®Ó giíi thiÖu qu¶ng c¸o s¶n phÈm nh»m môc ®Ých b¸n ®îc nhiÒu hµng)

- bá ch÷ "ë ®©y"

- Néi dung biÓn gåm 4 yÕu tè: - bá ch÷ "cã b¸n"

+ ë ®©y: ch÷ ®Þa ®iÓm b¸n hµng - bá nèt ch÷ "c¸"

+ Cã b¸n: ho¹t ®éng cña nhµ hµng

+ C¸: s¶n phÈm ®îc b¸n cña nhµ hµng 2. Nhµ hµng

+ T¬i: chÊt lîng - Söa biÓn theo ý cña ngêi gãp ý- CÊt tÊm biÓn-

H? Cã mÊy ý kiÕn gãp ý vÒ néi dung c¸i biÓn treo tríc cöa hµng?

H? T¹i sao nhµ hµng sau mçi lÇn gãp ý ®Òu lËp tøc nghe theo, söa ®æi néi dung theo ý ng-êi ý ?

(LÇn lît, cã 4 ngêi gãp ý kiÕn kh¸c nhau

- ý kiÕn ®Çu ®ßi bá tÝnh tõ "t¬i"

- ý kiÕn thø hai ®Ò nghÞ bá tr¹ng tõ "ë ®©y"

- ý kiÕn thø ba ®ßi bá vÞ ng÷ "cã b¸n"

- ý kiÕn cuèi cïng ®Ò nghÞ bá nèt tõ "c¸"

H? Theo em c¸c ý kiÕn nh thÕ nµo?

H? NÕu ®Æt m×nh vµo vai trß cña nhµ hµng, em sÏ gi¶i quyÕt ra sao?

Page 105: Giáo án văn 6

(4 ý kiÕn trªn ®Òu mang tÝnh chÊt c¸ nh©n, chñ quan hä kh«ng nghÜ ®Õn chøc n¨ng, ý nghÜa cña yÕu tè mµ hä cho lµ thõa trªn biÓn qu¶ng c¸o vµ mèi quan hÖ cña nã víi nh÷ng yÕu tè kh¸c)

H? TruyÖn g©y cêi ë chç nµo? 3. ý nghÜa cña truyÖn

H? TruyÖn nªu bµi häc g× vÒ cuéc ®êi? T¹o tiÕng cêi phª ph¸n nh÷ng ngêi thiÕu chñ kiÕn khi lµm viÖc, kjoong suy xÐt khi nghe nh÷ng ý kiÕn kh¸c- Khi ®îc ngêi kh¸c gãp ý kh«ng nªn hµnh ®éng véi vµng khi cha suy xÐt kü.Lµm viÖc g× còng cã ý thøc, cã chñ kiÕn, biÕt tiÕp thu cã chän läc ý kiÕn cña ngêi kh¸c

Ho¹t ®éng 3: Híng dÉn tæng kÕt

GV yªu cÇu HS ®äc l¹i môc ghi nhí - SGK tr.125 Ghi nhí SGK tr.125 LuyÖn tËpHo¹t ®éng 4: Híng dÉn HS thùc hiÖn phÇn

luyÖn tËp

HS cã thÓ lµm l¹i c¸c biÓn b»ng c¸ch vÏ h×nh nh÷ng con c¸ vµ mét sè chç phï hîp trong tÊm biÓn

LỢN CƯỚI ÁO MỚIHo¹t ®éng 1: Híng dÉn ®äc, kÓ vµ gi¶i thÝch tõ khã

I. PhÇn giíi thiÖu

- GV cïng HS ®äc, kÓ toµn truyÖn 1. §äc truyÖn

- Gi¶i nghÜa c¸c tõ trong môc chó thÝch

Gi¶i thÝch thªm hai tõ

+ TÊt tëi: rÊt véi v· trong cö chØ vµ hµnh ®éng

+ Hãng: Chê ®îi, ngãng tr«ng víi vÎ sèt ruét

Ho¹t ®éng 2: Híng dÉn t×m hiÓu chi tiÕt truyÖn

II. Ph©n tÝch

Page 106: Giáo án văn 6

GV: TruyÖn cã hai nh©n vËt: Hä chØ gÆp nhau trong phót chèc. Mçi ngêi nãi mét c©u. VËy mµ t¹o nªn c©u chuyÖn thËt høng thó

1.Anh khoe ¸o míi- n«n nãng mÆc ¸o ngay-®øng hãng ë cña tõ sang ®Õn chiÒuThÝch khoa cña, lè bÞch

H? V× sao anh chµng thø nhÊt cø ®øng lÆng ë cöa?

H? Anh ta cã tÝnh g× ®Æc biÖt?

(§ã lµ mét chµng trai cã tÝnh rÊt thÝch khoe khoang. Trong truyÖn anh chµng thÝch khoe ®Õn møc k× côc, may ®îc c¸i ¸o míi ®em ra mÆc ngay. Cha hÕt, anh ta cßn ®øng hãng ë cöa, ®îi cã ai ®i qua ngêi ta khen? Anh ta cßn "®øng m·i tõ s¸ng ®Õn chiÒu", kiªn nhÉn ®îi ngêi ®Ó khoe. Vµ khi thÊy ch¶ ai hái, anh ta "tøc l¾m"

H? Anh mÊt lîn hái th¨m nh thÕ nµo? 2. Anh ®i t×m lîn

H? Trong lêi hái th¨m cã tõ nµo thõa? V× sao? - khoe cña ngay c¶ lóc trong nhµ cã viÖc rÊt bËn rén

H? T¸c gi¶ d©n gian ®· dïng biÖn ph¸p nghÖ thuËt g×? t¸c dông cña nã.

(Trong t©m tr¹ng tiÕc cña, hèt ho¶ng ch¹y ngîc, ch¹y xu«i t×m vËy mµ ngay trong lêi hái th¨m, anh ta còng khoe cho b»ng ®îc ®¸m cíi cña m×nh.

Tõ "cíi" lµ thõa nhng anh ta nhÊt ®Þnh nãi v× ®èi víi anh ta ®©y lµ viÖc ®¸ng nãi)

GV:

H? C©u tr¶ lêi vµ cö chØ cña anh cã ¸o míi buån cêi nh thÕ nµo?

(Anh ta gi¬ s¸t v¹t ¸o ra tríc mÆt anh mÊt lîn ®Ó khoe. C©u tr¶ lêi cña anh mÊt lîn chØ thõa mét tõ th× c©u tr¶ lêi cña anh cã ¸o cßn thõa nhiÒu h¬n - thõa mét vÕ c©u "Tõ lóc t«i mÆc c¸i ¸o míi nµy?

- ThÕ lµ "lîn cíi" ®èi víi "¸o míi"

Page 107: Giáo án văn 6

BiÖn ph¸p nghÖ thuËt ®èi xøng vµ phãng ®¹i ®îc t¸c gi¶ d©n gian sö dông thµnh c«ng)

H? §äc truyÖn "Lîn cíi, ¸o míi" ta cêi nhiÒu lÇn. V× sao?

(Cêi vÒ hµnh ®éng, ng«n ng÷ cña tõng nh©n vËt thÝch khoe cña. Hµnh ®éng vµ ng«n ng÷ khoe cña cña c¸c nh©n vËt ®Òu qu¸ ®¸ng, bè bÞch)

- ý nghÜa cña truyÖn Lîn cíi, ¸o míi 3. ý nghÜa cña truyÖn

Ho¹t ®éng 3: Híng dÉn tæng kÕt vµ luyÖn tËp

Phª ph¸n tÝnh hay khoe cña, tÝnh xÊu Êy ®· biÕn nh©n vËt thµnh trß cêi cho mäi ngêi

- GV cho HS ®äc phÇn ghi nhí Ghi nhí SGK

- GV nh¾c l¹i nh÷ng ý chÝnh trong ®Þnh nghÜa truyÖn cêi, ý nghÜa cña hai truyÖn cêi ®Ó ®äc vµ yªu cÇu HS ®äc thªm mét sè truyÖn cêi kh¸c.

4. Cñng cè, dÆn dß:- Häc ®Þnh nghÜa truyÖn cêi- Häc môc ghi nhí- So s¸nh truyÖn cêi vµ truyÖn ngô ng«n, truyÖn cæ tÝch vµ truyÒn thuyÕt ®Ó chuÈn bÞ cho bµi «n tËp v¨n häc d©n gian.

Page 108: Giáo án văn 6

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn: 10/11/2012Ngày dạy: 14/11/2012TUẦN 13TIẾT 52

Tiếng Việt: SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪI. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT1. Kiến thức

- N¾m ®îc ý nghÜa vµ c«ng dông cña sè tõ vµ lîng tõ2. Kỹ năng

- BiÕt dïng sè tõ vµ lîng tõ trong khi nãi, viÕt3. Thái độ - Biết yêu quý và có thái độ tích cực trong việc trau dồi vốn từ tiếng ViệtII. CHUẨN BỊ

- GV: Dïng b¶ng phô, soạn giáo án- HS: Xem tríc bµi- ChuÈn bÞ bảng nhóm, bót

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP1. Ổn ®Þnh líp2. KiÓm tra bµi cò- Cụm danh từ là gì? Cụm danh từ đầy đủ gồm có mấy phần ?- Cụm danh từ : « Những học sinh » có phải là cụm danh từ đầy đủ 3 phần hay

không ?Em hãy phát triển thành cụm đầy đủ 3 phần3. Bµi míi

Ho¹t ®éng 1: Híng dÉn t×m hiÓu sè tõ. NhËn diÖn vµ ph©n biÖt sè tõ víi danh tõ

I. Sè tõ

- GV dïng b¶ng phô ghi vÝ dô a - b/SGK Tr.128. Dïng phÊn mµu ghi nh÷ng tõ in ®Ëm

Vd: Mét tr¨m v¸n c¬m nÕp, mét tr¨m nÖp b¸nh chng, voi chÝn ngµ , gµ chÝn cùa, ngùa chÝn hång mao, mçi thø mét ®«i

H? C¸c tõ in ®Ëm bæ sung ý nghÜa cho nh÷ng tõ nµo? Bæ sung ý nghÜa g×? VÞ trÝ cña chóng so víi tõ mµ nã bæ nghÜa?

- mét tr¨m, chÝn: sè tõ - mét ®«i: danh tõ chØ ®¬n vÞ

a. Hai chµng, mét tr¨m, v¸n, nÑp, chÝn: ngµ, chÝn: cùa, chÝn: hång mao, mét: ®«i

- Khi biÓu thÞ sè lîng , sè tõ thêng ®øng tríc dtu

b. S¸u: Hïng V¬ng - Khi biÓu thÞ thø tù, sè tõ ®øng sau danh tõ

Page 109: Giáo án văn 6

(C¸c tõ ®îc bæ nghÜa ®Òu lµ nh÷ng danh tõ

Ghi nhí : SGK

+ Trong vÝ dô a: bæ nghÜa vÒ sè lîng ®øng tríc danh tõ

+ Trong vÝ dô b: bæ nghÜa vÒ thø tù ®øng sau danh tõ)

H? Tõ ®«i trong vÝ dô a cã ph¶i lµ sè tõ kh«ng? v× sao?

(Tõ ®«i kh«ng ph¶i lµ sè tõ mµ lµ danh tõ chØ ®¬n vÞ

- Mét ®«i còng kh«ng ph¶i lµ sè tõ ghÐp

VÝ dô: + Cã thÓ nãi: Mét tr¨m con bß nhng kh«ng thÓ nãi:

mét ®«i con bß

ChØ cã thÓ nãi: mét ®«i bß

Con lµ danh tõ chØ lo¹i thÓ

HS t×m thªm nh÷ng vÝ dô t¬ng tù nh: cÆp, t¸, chôc...)

- GV gäi HS däc môc ghi nhí SGK tr.128

- GV lu ý: cÇn ph©n biÖt râ sè tõ víi nh÷ng danh tõ

Ho¹t ®éng 2: Híng dÉn t×m hiÓu lîng tõ

II. Lîng tõ

H? NghÜa cña c¸c tõ: C¸c, nh÷ng, c¶ mÊy... cã g× gièng vµ kh¸c nghÜa cña sè tõ?

Vd:- C¸c hoµng tö ph¶I cëi ¸o gi¸p xin hµng

(Gièng: cïng ®øng tríc danh tõ - C¶ mÊy v¹n tíng lÜnh

Kh¸c: Sè tõ chØ sè lîng vµ thø tù cña sù vËt

- Nh÷ng häc sinh líp 6

Lîng tõ chØ lîng Ýt hay nhiÒu cña sù vËt)

C¸c, nh÷ng, mÊy v¹n: lîng tõ

Ho¹t ®éng 3: Ph©n lo¹i lîng tõ - Lîng tõ chØ ý nghiac toµn thÓ:c¶, tÊt c¶, tÊt th¶y

- HS s¾p xÕp c¸c tõ trªn vµo m« h×nh côm danh tõ cã lîng tõ

- Lîng tõ chØ ý nghÜa tËp hîp hay ph©n phèi: c¸c, nh÷ng, mäi, mçi, tõng…

Côm danh tõ

PhÇn trícPhÇn trung

t©mPhÇn sau Ghi nhí: SGK

Page 110: Giáo án văn 6

T2

T1 T1 T2 S1 S2

C¸c hoµng tö

nh÷ng

kÎ thua trËn

mÊy v¹n

tíng lÜnh qu©n

a/ Lîng tõ chØ ý nghÜa tËp hîp hay ph©n phèi: c¸c, nh÷ng, mäi, mçi, tõng...

- GV yªu cÇu HS ®äc môc ghi nhí 2 SGK/tr.129

vµ tù tãm t¾t nh÷ng ý chÝnh vÒ lîng tõ

- GV chèt l¹i

- Lîng tõ lµ tõ chØ lîng Ýt hay nhiÒu cña sù vËt

- Dùa vµo vÞ trÝ trong côm danh tõ, cã thÓ chia lîng tõ thµnh 2 nhãm:

+ Nhãm chØ ý nghÜa toµn thÓ

+ Nhãm chØ ý nghÜa tËp hîp hay ph©n phèi

Ho¹t ®éng 4: Híng dÉn HS luyÖn tËp

LuyÖn tËp

1/129 1/ C¸c sè tõ trong bµi th¬ kh«ng ngñ ®îc

a/ Mét, hai, ba, n¨m: chØ sè lîng v× ®øng tríc danh tõ vµ chØ sè lîng sù vËt: canh, c¸nh.

b/ Bèn, n¨m: chØ thø tù v× ®øng tríc danh tõ vµ chØ thø tù cña sù vËt: canh

2/129 2/ C¸c tõ: tr¨m, ngµn, mu«n... ®îc dïng víi ý nghÜa sè tõ chØ sè lîng nhiÒu, rÊt nhiÒu nhng kh«ng chÝnh x¸c.

3/129 3/ §iÓm gièng nhau vµ kh¸c nhau cña c¸c tõ: tõng vµ mçi

- Gièng: T¸ch ra tõng c¸ thÓ tõng sù vËt

- Kh¸c:

+ Tõng: Võa t¸ch riªng tõng c¸ thÓ, tõng sù vËt võa

Page 111: Giáo án văn 6

mang ý nghÜa lÇn lît theo tr×nh tù hÕt c¸ thÓ nµy ®Õn c¸ thÓ kh¸c, sù vËt nµy ®Õn sù vËt kh¸c.

+ Mçi: ChØ cã ý nghÜa t¸ch riªng ®Ó nhÊn m¹nh, chø kh«ng mang ý nhÜa lÇn lît, tr×nh tù

4/130 4/

- ViÕt chÝnh t¶ c¶ bµi: Lîn cíi, ¸o míi

4. DÆn dß:- Häc bµi- Lµm bµi tËp 3 + 4/tr.129 + 130

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn: 16/11/2012Ngày dạy: 19,21/11/2012TUẦN 14TIẾT 53

Tập làm văn: KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT1. Kiến thức: Giúp học sinh bước đầu nắm được khái niệm, cách kể chuyện và các dạng bài kể chuyện

tưởng tượng.2. Kĩ năng:Phân biệt văn kể chuyện tưởng tượng với kể chuyện đời thường, tìm ý và lập dàn ý cho

đề văn kể chuyện tưởng tượng.3. Thái độ:Ý thức kể chuyện tưởng tượng theo hướng tích cực.

II. CHUẨN BỊ1.Giáo viên: giáo án điện tử2.Học sinh: Soạn bài

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Slide 2

Cho các đề văn sau, em hãy cho biết đề nào là đề văn kể chuyện đời thường? Yêu cầu khi kể chuyện này là gì?Đề 1: Kể về những đổi mới ở quê em.Đề 2: Giọt mưa xuân kể về cuộc hành trình của mình.Đề 3: Kể về một người thân của em.Đề 4: Đóng vai nhân vật Thánh Gióng kể lại câu chuyện cùng tên.Đáp án: Đề 1,3 là đề kể chuyện đời thường.- Yêu cầu chung của loại văn này là người kể phải tôn trọng người thực, việc thực nhưng cần lựa chọn những sự việc, diễn biến tiêu biểu để làm nổi bật tính cách, tâm hồn, tình cảm của con người.

Page 112: Giáo án văn 6

- Khác với kể chuyện đời thường đề 2,4 là kể chuyện tưởng tượng.Vậy kể chuyện tưởng tượng là gì? Cách kể chuyện tưởng tượng ra sao chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay.

3. Bài mới: Tên bài học (Slide 3)

Hoạt động của giáo viênHoạt động của

học sinhKiến thức cần đạt

- Em hãy quan sát tranh, kể tóm tắt truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”.

- Trong truyện người ta đã tưởng tượng ra những gì? Chi tiết nào có thật? Chi tiết nào được tưởng tượng ra? Tưởng tượng như vậy có mục đích gì?

I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng.(Slide 4)1.Thế nào là chuyện tưởng tượng?a. Tìm hiểu truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”.

Slide 5:

Yếu tố có thật

- Mỗi bộ phận cơ thể có chức năng riêng. Các bộ phận đều làm việc vất vả, riêng miệng chỉ có nhai và nuốt.- Nhưng miệng cung cấp năng lượng cho các cơ quan khác, miệng không được ăn thì các bộ phận cơ thể sẽ rời rã.

Yếu tố tưởng tượng

- Các bộ phận trong cơ thể được nhân hóa như con người (biết nói năng, biết suy nghĩ, có hành động, có tên gọi).- Tưởng tượng ra việc họ tạm ngưng làm việc giống như công nhân “đình công” và hậu quả của nó.

Mục đích của tưởng tượng

Con người trong xã hội phải biết đoàn kết, nương tựa vào nhau, tách rời nhau thì không thể sống được.

? Đây là một câu chuyện tưởng tượng. Vậy qua việc tìm hiểu truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” em hiểu thế nào là truyện tưởng tượng?- GV chốt kiến thức

- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớChuyển: Muốn kể chuyện tưởng tượng ta phải kể chuyện đó như thế nào?GV vào phần 2.

- Học sinh trả lời

- Học sinh đọc ghi nhớ.

b. Kết luận: (Slide 6)* Truyện tưởng tượng là:+ Truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình.+ Truyện không có sẵn trong thực tế.+ Truyện có một ý nghĩa nào đó.

2. Cách kể chuyện tưởng tượng

Page 113: Giáo án văn 6

Các em đã đọc kĩ truyện ở nhà cho cô biết:? Trong câu chuyện “Truyện sáu con gia súc so bì công lao” người ta tưởng tượng những gì? Những tưởng tượng ấy dựa trên sự thật nào? Tưởng tượng như vậy có mục đích gì?Định hướng:Tưởng tượng: Sáu con gia súc nói được tiếng người, chúng nó tranh công kể khổ.

- Yếu tố có thật: Sự thật về cuộc sống và công việc của mỗi giống vật.

- Mục đích tưởng tượng: Không nên so bì, tị nạnh mà đoàn kết tương trợ.

? Truyện chia làm mấy phần? Giới hạn từng phần?Định hướng:Phần 1: Từ đầu….tị nạnh (Mở bài)Phần 2: Tiếp…xin chớ lắm điều (Thân bài).Phần 3: Còn lại (Kết bài)Ba phần của truyện tương ứng với ba phần của bố cục một bài văn tự sự. ? Vậy mở bài người viết nêu cái gì?(Giới thiệu nhân vật, sự việc ).? Thân bài: Kể về sự việc gì? Người kể đã làm như thế nào để kể câu chuyện đó? (sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?)- Truyện kể về diễn biến của cuộc tranh luận sáu con gia súc so bì công lao.- Người kể đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa Biện pháp này chúng ta sẽ được học ở kì II.? Kết bài: Kể về cái gì?(Kể về sự dàn xếp của con người “Xin đừng tị nạnh thiệt hơn”).Từ việc tìm hiểu chuyện chúng ta đi đến kết luận.GV chốt kiến thức.

- HS dựa vào ghi nhớ 2 trả lời.

- HS đọc ghi nhớ SGK

HS ghi bài

HS ghi bài

(Slide 7)a. Tìm hiểu truyện “Truyện sáu con gia súc so bì công lao”

b. Kết luận:(Slide 7)* Bố cục của bài kể chuyện tưởng tượng:- Mở bài: Giới thiệu nhân vật, sự việc.- Thân bài: Diễn biến sự

Page 114: Giáo án văn 6

Vậy khi kể chuyện tưởng tượng, người kể phải đảm bảo những yêu cầu gì?

GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ chấm 2.

Slide 9: Thảo luận nhóm.Theo em kể chuyện đời thường và kể chuyện tưởng tượng có gì giống và khác nhau?GV phát phiếu thảo luận cho 4 nhóm tương ứng với 4 tổ.- Thời gian: 2 phút.Giáo viên thu phiếu chữa trên máy chiếu vật thể và cho điểm các nhóm.

Slide 10:* Giống nhau:- Đều là văn tự sự.- Đều có bố cục 3 phần.- Đều có thể kể theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ 3.- Đều có một ý nghĩa.* Khác nhau:Kể chuyện đời thường:

- Kể những điều có thật trong cuộc sống.

- Kể tôn trọng sự thật.Kể chuyện tưởng tượng:

- Tưởng tượng dựa trên sự thật.

- Kể không theo khuôn mẫu.

Chuyển: Kể chuyện tưởng tượng

HS đọc ghi nhớ

- HS thảo luận, đại diện nhóm lên trình bày.

việc.- Kết bài: Kết cục của sự việc.

* Yêu cầu khi kể chuyện tưởng tượng. (Slide 8)- Xác định mục đích, chủ đề.- Sau đó mới nghĩ đến việc sáng tạo nhân vật, cốt truyện, tình tiết.- Dựa vào những điều có thật.- Nhân cách hóa các con vật.- Đảm bảo tính logic.

3. Một số dạng kể chuyện tưởng

Page 115: Giáo án văn 6

có nhiều dạng cô xin giới thiệu một số dạng kể chuyện tưởng tượng thường gặp để chúng ta dễ hình dung. Cô cùng các em đi tìm hiểu phần 3.- Đặc điểm chung của 4 đề này là gì? Ngoài những điểm chung ấy, 4 đề này có những điểm gì khác nhau?

GV chốt kiến thức.

Để hiểu sâu hơn nội dung lí thuyết, cô cùng các em đi vào phần II Luyện tập.GV gọi HS kể.HS kể tốt cô giáo cho điểmGV chiếu đoạn văn HS tham khảo

Giáo viên phân tích đề

Muốn tìm ý cho đề văn, em cần

HS trả lời

HS kể theo trí tưởng tượng của mình.

HS chú ý lắng nghe.

tượng. (Slide 11)

Đề 1: Đóng vai nhân vật Thánh Gióng kể lại câu chuyện cùng tên Kể một câu chuyện cũ theo ngôi kể mới.Đề 2: Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu. Kể chuyện đã biết nhưng thêm những tình tiết mới, theo một kết cục mới.Đề 3: Truyện sáu con gia súc so bì công lao Kể chuyện tưởng tượng về số phận và những tâm tình của những con vật, sự việc.Đề 4: Tưởng tượng 10 năm sau em thăm lại mái trường hiện tại em đang học. Kể chuyện tương lai.

II. Luyện Tập (Slide 12)Bài tập 1: Em hãy kể một kết thúc mới cho truyện “Cây bút thần”.Tham khảo:Sau khi tiêu diệt tên vua tham lam, độc ác, Mã Lương bị một cơn sóng dữ đột ngột cuốn đi, dạt vào đảo hoang. Mã Lương được hai vợ chồng ngư ông nghèo cứu sống. Mã Lương dùng cây bút thần vẽ cho người dân trên đảo một cuộc sống ấm no. Cho nên, Mã Lương được mọi người yêu quý, được kết duyên với con gái ngư ông. Hai người sinh sống với nhau hạnh phúc.

Slide 13: Bài tập 2: Tìm ý và lập dàn ý cho đề văn sau.Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy, ô tô. Chúng cãi nhau, so bì hơn thua kịch liệt. Hãy tưởng tượng em nghe thấy cuộc cãi nhau đó và sẽ dàn xếp như thế nào?

Page 116: Giáo án văn 6

phải có những yếu tố nào?

Mỗi phương tiện giao thông đều có những lợi ích và hạn chế riêng. Em hãy tìm ra những ưu điểm và hạn chế đó?

HS phát biểu:Yếu tố nhân vật, sự việc, diễn biến, chủ đề, ngôi kể.

Tìm ý:(Slide 14)- Kể theo ngôi thứ mấy?- Chủ đề của truyện là gì?- Truyện kể về việc gì?- Truyện gồm những nhân vật nào?Ai là nhân vật chính?- Diễn biến của sự việc ra sao? (nguyên nhân, kết quả)

Slide 15:Phương tiện Ưu điểm Hạn chế

Ô tô- Nhanh hơn xe máy- Che nắng, che mưa- Đẹp, sang trọng, lịch sự

- To xác, cồng kềnh- Tốn xăng, gây ô nhiễm

Xe máy- Đi nhanh hơn xe đạp- Đi được vào ngõ hẹp- Không tốn diện tích bằng ô tô

- Không che mưa, che nắng- Tốn xăng, gây ô nhiễm

Xe đạp- Dễ sử dụng- Không tốn xăng- Rèn luyện sức khỏe

- Chậm chạp- Không chở được nặng

Vậy từ việc tìm hiểu những ưu điểm, hạn chế trên, em hãy sắp xếp những nội dung vào từng phần mở bài, thân bài, kết bài cho từng phần?

Giáo viên bấm máy giới thiệu từng phần.

HS trả lời

Dàn bài: (Slide 16)A. Mở bài:- Một buổi tối xe đạp, xe máy, ô tô gặp nhau trong nhà xe.- Chúng lên tiếng cãi nhau, so bì hơn thua.

B. Thân bài- Xe ô tô chê xe máy chậm chạp, không che mưa, che nắng được cho con người.- Xe máy chê ô tô to xác, chiếm nhiều chỗ, chay hao xăng, tốn tiền, không vào được nơi ngõ hẻm.- Xe máy khoe mình nhỏ hơn, nhanh nhẹn, không như xe đạp chậm chạp kia.

Page 117: Giáo án văn 6

Môi trường là một trong những vấn đề rất nan giải trong xã hội hiện nay.Em hãy tưởng tượng nếu có nhiều người vứt rác bừa bãi thì trái đất và môi trường sống của chúng ta sẽ như thế nào?

Slide 19: Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ trái đất và môi trường?

Slide 20:Định hướng:- Không vứt rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định.- Trồng thêm nhiều cây xanh.- Tuyên truyền cho mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường.Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta!

Giáo viên phát phiếu học tập.

Giáo viên gọi học sinh chữa bài tập trên máy.

HS trả lời

HS làm vào phiếu học tập

- Xe đạp bảo rằng tuy mình chậm chạp nhưng không tốn xặng, không gây ô nhiễm môi trường, lại có thể giúp con người rèn luyện sức khỏe.C. Kết bài:Con người lên tiếng khuyên ngăn rằng: cả ba phương tiện đều có ích, không nên so bì.Bài tập 3: Em hãy tưởng tượng nếu có nhiều người vứt rác bừa bãi thì trái đất và môi trường sống của chúng ta sẽ như thế nào? (Slide 17)Đáp án: Slide 18:- Trái đất sẽ thành một bãi rác khổng lồ.- Gây ô nhiễm nguồn nước đất đai.- Xảy ra hiện tượng En- ni- nô làm biến đổi khí hậu gây ra hạn hán, lũ lụt...- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Bài tập trắc nghiệm (Slide 21)Chọn câu trả lời đúng:1, Nhận xét nào đúng về kể chuyện tưởng tượng?A. Dựa vào một câu chuyện cổ tích rồi kể lại.B. Tưởng tượng và kể một câu chuyện có lôgic tự nhiên và có ý nghĩa.C. Nhớ và kể lại một câu chuyện có thật.D. Kể lại một câu chuyện đã được học trong sách vở.2, Ý nào sau đây không cần có trong định nghĩa về truyện tưởng tượng?(Slide 22)

Page 118: Giáo án văn 6

A. Cần phải có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.B. Không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế nhưng có một ý nghĩa nào đó.C. Được tưởng tượng dựa trên những điều có thật.D. Được nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình.3. Khi kể chuyện tưởng tượng, cần phải tưởng tượng như thế nào?(Slide 23)A. Càng xa rời thực tế càng tốt.B. Càng li kì, bay bổng càng tốt.C. Kể đúng như nó vốn có trong thực tế.D. Có lôgic, có ý nghĩa, dựa trên những điều có thật.

4. Củng cố, dặn dò- Hãy tưởng tượng mình là một cây đang sống trong khu rừng. Em hãy viết thư cho một người nào đó, để giải thích vì sao việc bảo vệ rừng là rất quan trọng.- Viết thành bài văn hoàn chỉnh cho dàn bài trên (BT2).- Học thuộc ghi nhớ.- Soạn bài “Luyện tập kể chuyện tưởng tượng”.

+ Trả lời câu hỏi đề luyện tập SGK trang 139.+ Tìm ý, lập dàn ý cho đề 5 SGK trang 134.

Page 119: Giáo án văn 6

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn: 15/11/2012Ngày dạy: 19,21/11/2012TUẦN 14TIẾT 54-55

ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

-Đặc điểm của các truyện dân gian đã học

-Nội dung, ý nghĩa các loại truyện dân gian đã học

2.Kỹ năng

-So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các truyện dân gian

-Trình bày cảm nhận về truyện dân gian

-Kể lại các truyện dân gian đã học

3. Thái độ

-Biết trân trọng, phát huy và giữu gìn những giá trị tốt đẹp của truyện dân gian

II. CHUẨN BỊ

- GV: Nghiªn cøu so¹n bµi

- HS: §äc l¹i c¸c truyÖn d©n gian ®· häc

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn ®Þnh líp

2. KiÓm tra bµi cò

- KÕt hîp kiÓm tra trong qu¸ tr×nh luyÖn tËp

3. Bµi míi:

Giíi thiÖu bµi SGV tr.188

Page 120: Giáo án văn 6

* Tæ chøc híng dÉn HS thùc hiÖn c¸c yªu cÇu

Ho¹t ®éng 1: Híng dÉn HS lËp vµ ®iÒn s¬ ®å hÖ thèng ph©n lo¹i

- GV yªu cÇu HS ®äc l¹i c¸c truyÖn d©n gian ®· häc

- GV gäi 1 hoÆc 1 sè HS thùc hiÖn bµi tËp nµy trªn b¶ng, c¸c HS kh¸c lµm vµo giÊy.

Page 121: Giáo án văn 6

TruyÖn d©n gian

ThÓ lo¹i

T¸c phÈm cô

thÓ

Nh©n vËt

Yªu tè kú ¶o

Cèt truyÖn

Néi dung ý nghÜa

ThÇn tho¹i

1. Con rång ch¸u tiªn

ThÇn Hoang ®êng

§¬n gi¶n

- Gi¶i thÝch nguån gèc d©n téc, phong tôc, tËp qu¸n, hiÖn tîng thiªn nhiªn. M¬ íc nhiÒu vµ chiÕn th¾ng giÆc ngo¹i x©m

2. Th¸nh Giãng

Th¸nh Phi th-êng trµn ngËp

Høng thó

TruyÒn

thuyÕt

3. S¬n Tinh, Thuû Tinh

ThÇn

.4 B¸nh chng - b¸nh giÇy

Cæ tÝch

1. Sù tÝch Hå G¬m

Nh©n vËt thÓ

YÕu tè li k× vÉn cßn phæ biÕn

Phøc t¹p h¬n

- Ca ngîi anh hïng d©n téc, dòng sÜ v× d©n diÖt ¸c, ngêi nghÌo, th«ng minh, tµi trÝ, ë hiÒn gÆp lµnh. KÎ tham ¸c bÞ trõng trÞ

2. Sä Dõa3. Th¹ch Sanh

Ngêi nghÌo

Trung thø

4. Em bÐ th«ng minh

- Ngêi th«ng minh

5. C©y bót thÇn6. ¤ng l·o ®¸nh c¸ vµ con c¸ vµng

Ngô ng«n

1. Ếch ngåi

VËt Kh«ng cã

Page 122: Giáo án văn 6

®¸y giÕng2. ThÇy bãi xem voi3. §eo nh¹c cho mÌo

Ngêi Ng¾n gän

triÕt lÝ s©u xa

- Nh÷ng bµi häc ®¹o ®øc, lèi sèng- Phª ph¸n nh÷ng c¸ch nh×n thiÓn cËn hÑp hßi

4. Ch©n, Tay, Tai, M¾t, MiÖng

Bé phËn c¬ thÓ

TruyÖn c-

êi

1. Treo biÓn

Ngêi Kh«ng cã

- Ng¾n gän

ChÕ giÔu, ch©m biÕm, phª ph¸n nh÷ng tÝnh xÊu, ngêi tham, thÝch khoe, bñn xØn...2. Lîn c-

íi, ¸o míi- T×nh huèng

bÊt ngê - M©u thuÉn

g©y cêiNh÷ng ®Æc ®iÓm tiªu biÓu

cña c¸c thÓ lo¹i truyÖn kÓ d©n gian ®· häc

TruyÒn thuyÕt

TruyÖn cæ tÝch

TruyÖn ngô ng«n

TruyÖn cêi

- Lµ truyÖn kÓ vÒ c¸c nh©n vËt vµ sù kiÖn lÞch sö trong qu¸ khø

- Lµ truyÖn kÓ vÒ cuéc ®êi, sè phËn cña mét sè kiÓu nh©n vËt quen thuéc (ngêi må c«i, ngêi mang lèt xÊu xÝ, ng-êi em, ngêi dòng sÜ...)

- Lµ truyÖn kÓ mîn chuyÖn vÒ loµi vËt, ®æ vËt hoÆc vÒ chÝnh con ngêi ®Ó nãi bãng giã chuyÖn con ngêi

- Lµ truyÖn kÓ Ò nh÷ng hiÖn tîng ®¸ng cêi trong cuéc sèng ®Ó nh÷ng hiÖn tîng nµy ph¬i bµy ra vµ ngêi nghe (ngêi ®äc) ph¸t hiÖn thÊy

- Cã nhiÒu chi tiÕt tëng tîng k× ¶o

- Cã nhiÒu chi tiÕt tëng tîng k× ¶o

- Cã ý nghÜa Èn dô, ngô ý

- Cã yÕu tè g©y cêi

- Cã c¬ së lÞch sö, cèt lâi thËt lÞch sù

- Nªu bµi häc ®Ó khuyªn nhñ, r¨n d¹y

- Nh»m g©y cêi, mua vui hoÆc phª ph¸n, ch©m biÕm nh÷ng

Page 123: Giáo án văn 6

ngêi ta trong cuéc sèng

thãi h tËt xÊu trong x· héi, tõ ®ã híng ngêi ta tíi c¸i tèt ®Ñp

- Ngêi kÓ, ng-êi nghe tin cËy chuyÖn nh lµ cã thËt, dï truyÖn cã nh÷ng chi tiÕt tëng tîng, k× ¶o

- Ngêi kÓ, ngêi nghe kh«ng tin c©u chuyÖn lµ cã thËt

- ThÓ hiÖn th¸i ®é vµ c¸ch ®¸nh gi¸ cña nh©n d©n ®èi víi c¸c sù kiÖn vµ nh©n vËt lÞch sö

- ThÓ hiÖn íc m¬, niÒm tin cña nh©n d©n vÒ chiÕn th¾ng cuèi cïng cña c¸i thiÖn

Hoạt động 2. Híng dÉn tr¶ lêi mét sè c©u hái vµ bµi tËp chuÈn bÞ GV: Qua hai b¶ng trªn, h·y so s¸nh sù gièng nhau vµ kh¸c nhau gi÷a: H? ThÇn tho¹i, truyÒn thuyÕt, cæ tÝch? H? TruyÖn ngô ng«n vµ truyÖn cêi? - HS trao ®æi vÒ mét sè vÊn ®Ò sau+ Cèt lâi cña truyÖn truyÒn thuyÕt lµ sù thËt lÞch sö. T×m mét sè dÉn chøng trong c¸c truyÖn Th¸nh Giãng, S¬n Tinh, Thuû Tinh, sù tÝch Hå G¬m, B¸nh chng, b¸nh giÇy. + Vai trß vµ vÞ trÝ cña c¸c h×nh tîng: C¸ vµng, c©y ®µn thÇn, niªu c¬m k× diÖu, c©y bót thÇn trong truyÖn cæ tÝch?

Ho¹t ®éng 3 : GV yªu cÇu HS lµm ë nhµ c¸c c©u 1,2,3 - Bµi 13 SBT

4. DÆn dß:- Häc bµi- So¹n bµi "Con hæ cã nghÜa"

Page 124: Giáo án văn 6

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn: 21/11/2012Ngày dạy: 23,24/11/2012TUẦN 14TIẾT 56

TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆTI. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

- HS nhËn râ u, nhîc ®iÓm trong bµi lµm cña b¶n th©n

- BiÕt c¸ch vµ cã híng söa ch÷a c¸c lçi ®· m¾c phải

- Rèn kỹ năng tự chữa lỗi

II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn ®Þnh líp2. KiÓm tra bµi cò

- Thế nào là số từ, lượng từ?

- Em h·y ph©n biÖt sè tõ víi lîng tõ- Bµi tËp 3/129 + 1303. Bµi míi:

Ho¹t ® éng 1 : GV tr¶ bµi cho HS

Ho¹t ®éng 2: GV cïng HS thèng nhÊt yªu cÇu tr¶ bµi cho tõng c©u

I. PhÇn tr¾c nghiÖm

C©u 1: Trong c©u " M· L¬ng vÏ ngay mét chiÕc thuyÒn buåm lín" cã mét côm danh tõ

- C©u 1c, c©u 2a, c©u 3a, c©u 4d, c©u 5a, c©u 6c, c©u 7a, c©u 8c, c©u 9c, c©u9 a, c©u 10a, c©u 11d, c©u 12b

C©u 11: ‘Giang s¬n’ lµ tõ mîn

C©u 3: Tõ ‘Vua’ lµ tõ thuÇn ViÖt

Page 125: Giáo án văn 6

C©u 5: NghÜa gèc cña tõ "Hoa" : Hoa hång

II. PhÇn tù luËn II. PhÇn tù luËn

C©u 1:Trong tõ nhiÒu nghÜa cã hai nghÜa : nghÜa chuyÓn vµ nghÜa gècGV gäi nh÷ng häc sinh tr¶ lêi c©u nµy kh«ng ®óng trong bµi lµm ®Ó c¸c em tr¶ lêi l¹iHäc sinh viÕt vµo vëNghÜa chuyÓn:

NghÜa gèc:

C©u 2: BÇu trêi, Häc sinhPh¸t triÓn thµnh 2 côm danh tõ§Æt c©u víi hai côm danh tõ ®ãTõ hai côm danh tõ ®ã viÕt thµnh ®o¹n v¨n vÒ ngµy khai trêngGv nhËn xÐt hÇu hÕt c¸c bµi lµm ®Òu vËn dông tèt hai c©u ®· ph¸t triÓn tõ hai côm danh tõ ®ã vµo trong ®o¹n v¨n GV nhËn xÐt cô thÓ nh÷ng bµi viÕt tèt vµ nh÷ng bµi viÕt cha tètGV gäi häc sinh ®äc bµi viÕt tèt cho c¶ líp nghe

4.Củng cố, dÆn dß

- Để ý những lỗi đã sửa trong bài kiểm tra để tránh mắc phải trong những bài tiếp theo

- So¹n bµi ChØ tõ

Bảng thống kê điểm Lớp Sĩ số Điểm

9-10 Điểm 7-8

Điểm 5-6

Điểm >TB

Điểm 3-4

Điểm 1-2

Điểm <TB

6 37

Page 126: Giáo án văn 6

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn: 22/11/2012Ngày dạy: 26/11/2012TUẦN 15TIẾT 57

Tiếng Việt: CHỈ TỪ

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT1. Kiến thức

- Khái niệm chỉ từ- Nghĩa khái quát của chỉ từ- Đặc điểm ngữ pháp của chỉ từ- Khả năng kết hợp của chỉ từ- Đặc điểm ngữ pháp của chỉ từ2. Kỹ năng- Nhận diện được chỉ từ- Sử dụng được chỉ từ trong nói và viết3. Thái độ- Biết cách dùng chỉ từ trong nói và viết

II. CHUẨN BỊ- GV: soạn giáo án- HS: soạn bài

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP1. Ổn ®Þnh líp

Page 127: Giáo án văn 6

2. KiÓm tra bµi cò

- Nêu các thể loại truyện dân gian đã học và các truyện tương ứng?

- Nêu ý nghĩa của từng truyện?3. Bµi míi:

Ho¹t ®éng 1: Híng dÉn HS t×m hiÓu môc I ChØ tõ lµ g×?

1/ GV ghi ®o¹n v¨n trong SGK lªn b¶ng phô

I. ChØ tõ lµ g×?

Dïng phÊn mµu ghi c¸c tõ in ®Ëm, hoÆc sö dông ®Ìn chiÕu, chiÕu ®o¹n v¨n

VD: Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia,

- GV híng dÉn HS gi¶i bµi tËp 1 chợt thấy bên vệ đường có

H? C¸c tõ in ®Ëm trong ®o¹n v¨n bæ nghÜa cho nh÷ng tõ nµo?

hai cha con nhà n ọ đang làm ruộng

( Nä: «ng vua *Chỉ từ là những từ dùng để chỉ trỏ vào sự vật

Êy: viªn quan - Kia: lµng

Kia: lµng - Nä: Cha con nhµ

Nä: Cha con nhµ)

2/ So s¸nh c¸c tõ vµ côm tõ, tõ ®ã rót ra ý nghÜa c¸c tõ ®îc in ®Ëm

* Chỉ từ nhằm xác định vị trí của vật trong không gian và thời gian

- «ng vua / «ng vua nä VD: -Viªn quan Êy/ håi Êy

- viªn quan / viªn quan Êy - Nhµ nä/ ®ªm nä

- lµng / lµng xa Gièng nhau: còng x¸c ®Þnh vÞ trÝ cña sù vËt

- nhµ / nhµ nä Kh¸c nhau: Viªn quan Êy, nhµ nä

(Thªm c¸c tõ nä, Êy, kia lµm cho côm danh tõ trë nªn x¸c ®Þnh h¬n, cô thÓ h¬n) vÒ vÞ trÝ kh«ng gian hoÆc trong thêi gian. Trong khi ®ã c¸c tõ ng÷ «ng vua, viªn quan, lµng, nhµ cßn thiÕu tÝnh x¸c ®Þnh).

Sù ®Þnh vÞ vÒ kh«ng gian: håi Êysù ®Þnh v× vÒ thêi gian: đêm nọ

3/ HS so s¸nh c¸c cÆp:

- Viªn quan Êy / håi Êy

- Nhµ nä / ®ªm nä

(Gièng nhau: còng x¸c ®Þnh vÞ trÝ cña sù vËt

Kh¸c nhau: Viªn quan Êy, nhµ nä

Page 128: Giáo án văn 6

Sù ®Þnh vÞ vÒ kh«ng gian: håi Êy, ®ªm nä, sù ®Þnh v× vÒ thêi gian

- HS ®äc môc ghi nhí 1 - SGK/tr.137 Ghi nhí 1: SGK tr.137

- GV bæ sung: ChØ tõ lµ tªn gäi kh¸c cña ®¹i tõ chØ ®Þnh (®Ó x¸c ®Þnh vÞ trÝ, to¹ ®é cña sù vËt trong kh«ng gian, thêi gian)

Ho¹t ®éng 2: T×m hiÓu môc II ho¹t ®éng cña chØ tõ trong c©u

II. Ho¹t ®éng cña chØ tõ trong c©u

1/ X¸c ®Þnh chøc vô ng÷ ph¸p cña c¸c chØ tõ trong c¸c bµi tËp 1.2 SGK/tr. 137

- Lµm chñ ng÷ trong c©u

- C¸c tõ: Êy, kia, nä, ®Òu lµm phô ng÷ bæ nghÜa cho danh tõ, lËp thµnh côm danh tõ

VD: §ã lµ mét ®iÒu ch¾c ch¾n

+ ¤ng vua nä VÒ chøc vô ng÷ ph¸p trong

+ Viªn quan Êy c©u, chØ tõ cã thÓ ®ãng vai trß

+ Lµng kia + Phô ng÷ cña côm danh tõ

+ Nhµ nä + Chñ ng÷

- Lµm chñ ng÷ trong c©u + Tr¹ng ng÷

+ §ã lµ mét ®iÒu ch¾c ch¾n (c©u a)

- Lµm tr¹ng ng÷ trong c©u

+ Tõ ®Êy, níc ta ch¨m nghÒ trång trät (c©u b)

- Gäi HS ®äc môc ghi nhí 2 SGK/tr.138 Ghi nhí 2 SGK/tr.138

- GV tãm t¾t néi dung môc ghi nhí 2 (SGK/tr.138)

VÒ chøc vô ng÷ ph¸p trong c©u, chØ tõ cã thÓ ®ãng vai trß

+ Phô ng÷ cña côm danh tõ

+ Chñ ng÷

+ Tr¹ng ng÷

Ho¹t ®éng 3: H-íng dÉn luyÖn tËp

III. LuyÖn tËp

Bµi tËp 1/138 1/138

a/ Êy:

Page 129: Giáo án văn 6

+ §Þnh vÞ sù vËt trong kh«ng gian

+ Lµm phô ng÷ sau trong côm danh tõ

b/ ®Êy, ®©y:

+ §Þnh vÞ sù vËt trong kh«ng gian

+ Lµm chñ ng÷

c. nay:

+ §Þnh vÞ sù vËt trong thêi gian

+ Lµm tr¹ng ng÷

d. ®ã:

+ §Þnh vÞ sù vËt trong thêi gian

+ Lµm tr¹ng ng÷

Bµi tËp 2/139 2/138

Cã thÓ thay nh sau:

a/ ®Õn ch©n nói Sãc = ®Õn ®Êy

b/ Lµng bÞ löa thiªu ch¸y = lµng Êy

CÇn viÕt nh vËy ®Ó khái lÆp tõ

Bµi tËp 3/139 3/139

- Kh«ng thay ®îc. §iÒu nµy cho thÊy chØ tõ cã vai trß rÊt quan träng.

Chóng cã thÓ chØ ra nh÷ng sù vËt, thêi ®iÓm, khã gäi thµnh tªn, gióp ngêi nghe, ngêi ®äc ®Þnh vÞ ®îc c¸c sù vËt, thêi ®iÓm Êy trong chuçi sù viÖc hay trong dßng thêi gian, v« tËn

4. Củng cố, dÆn dß:- Häc bµi cò, lµm bµi tËp SGK, ®äc vµ so¹n bµi : Luyện tập kể chuyện

tưởng tượng

Page 130: Giáo án văn 6

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn: 20/11/2012Ngày dạy: 26/11/2012TUẦN 15TIẾT 58

Tập làm văn: LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG

I. M ỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức

- Hiểu rõ tưởng tượng vàvai trò của tưởng tượng trong kể chuyện2. Kỹ năng

- Biết xây dựng một dàn bài kể chuyện tưởng tượng- Kể chuyện tưởng tượng- Tập giải quyết một số đề bài tưởng tượng sáng tạo

3.Thái độ - Rèn luyện trí tưởng tượng phong phúII. CHUẨN BỊ

- GV: giáo án điện tử- HS: soạn bài

III TI ẾN TRÌNH LÊN LỚP

Page 131: Giáo án văn 6

1. æn ®Þnh líp2. KiÓm tra bµi cò- Em hiÓu thÕ nµo lµ kÓ chuyÖn tëng tîng- KiÓm tra lËp dµn ý ®Ó 1 - SGK tr.1343. Bµi míi:

1/ Đặt vấn đề:GV: Cho HS xem màn hình (đọc) hai đề văn sau:

Đề 1: Sau nhiều năm sống xa quê giờ em mới có dịp trở về. Hãy kể về những đổi mới ở quê em.

Đề 2: Hãy tưởng tượng và kể lại những đổi mới của quê em sau mười năm nữa.H? Hãy so sánh hai đề văn trên?HS: Giống nhau: đều kể về những đổi mới của quê em.

Khác nhau: + Đề 1 thuộc kiểu đề kể chuyện đời thường+ Đề 2 thuộc kiểu đề kể chuyện tưởng tượng.

H? Vậy thế nào là truyện tưởng tượng?HS: Truyện tưởng tượng là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vỡ hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.GV: Để rèn thêm cho các em kỹ năng kể chuyện tưởng tượng, hôm nay chúng ta học bài Luyện tập kể chuyện tưởng tượng.

2/ Tổ chức hoạt động:

Hoạt động thầy và trò Nội dung bàiHoạt động 1:GV: Chiếu đề bài lên bảng và yêu cầu HS đọc đề bàiHS: Đọc đề bài ở trên màn hình (2 em đọc)Hoạt động 2: H? Thông thường muốn tìm hiểu một đề bài tập làm văn thì em sẽ tìm hiểu những vấn đề gì?HS: Tìm hiểu thể loại (kiểu bài) và nội dung mà đề bài yêu cầu giải quyết.H? Em hãy cho biết thể lọai mà đề bài yêu cầu là gì?H? Đề bài yêu cầu các em kể về nội dung gì?H? Khi kể chuyện tưởng tượng về chuyến về thăm trường cũ sau mười năm xa cách em cần làm nổi bật những vấn đề gì?

H? Em có cần lưu ý điều gì khi kể chuyện tưởng tượng không?

I. Đề bài: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.II. Tìm hiểu đề bài.

- Thể loại: kể chuyện tưởng tượng

- Nội dung: chuyến về thăm trường cũ sau mười năm nữa..+ Sự đổi thay: con người đến cảnh vật+ Cảm xúc, tâm trạng của em

Trước khi về thăm trường: hồi hộp, háo hức,… Trong khi về thăm trường: vui, buồn… Khi chia tay: lưu luyến, bin rịn…

*/ Lưu ý: không được tưởng tượng viễn vông, lung tung mà phải dựa trên cơ sở thực tế để tưởng tượng.

Page 132: Giáo án văn 6

Hoạt động 3:H? Em hãy cho biết dàn bài của bài văn thường có những phần nào? HS: Thường có 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.H? Theo em với đề này, phần mở bài cần nêu những vấn đề gì?H? Nếu căn cứ vào thời gian của một chuyến về thăm trường thì theo em trong phần thân bài có thể chia làm những móc thời gian nào?HS: Chia làm 3 mốc thời gian: trước khi về thăm trường, khi dang ở tại trường và khi chuẩn bị xa trường.

H? Tâm trạng của em trước khi về thăm trường như thế nào?H? Em có những dự định gì khi về thăm trường?H? Em tưởng tượng sự đón tiếp của thầy cô, học sinh như thế nào?

H? Những gì có thể thay đổi trong mười năm nữa?H? Về thăm trường em sẽ được sống lại với những kỉ niệm nào?

H? Tâm trạng của em khi có mặt ở trường cũ như thế nào?H? Khi chuẩn bị xa trường, chia tay bạn bè, thầy cô em cảm thấy như thế nào?

H? Phần kết bài cần trình bày những vấn đề gì?Hoạt động 4: GV: Yêu cầu học sinh dựa vào dàn bài đã lập để viết đoạn mở bài, kết bài và một đoạn của phần thân bàiHS Làm việc độc lập theo sự phân công của giáo viên. Chon ngẫu nhiên 3 đns 5 bài làn của học sinh, chiếu lên màn hình cho học sinh nhận xétGV nhận xét, đánh giá.GV đưa đoạn văn mẫu cho học sinh tham khảo thêm.

III. Lập dàn bài.1. Mở bài:

- Thời gian về thăm trường. - Lý do về thăm trường: kỉ niệm 30 năm thành lập trường, khai giảng…. - Công việc của em khi về thăm trường. 2. Thân bài:- Trước khi về thăm trường: + Tâm trạng: hồi hộp, bồn chồn, háo hức… + Những dự định của bản thân.- Khi ở tại trường cũ: + Sự đón tiếp của nhà trường (thầy cô, học sinh). + Sự thay đổi của khuôn viên trường, lớp, thầy cô, bạn bè… + Những kỉ niệm: không học bài bị cô mắng, những trò chơi khi ra chời, kỉ niệm với bạn thân… + Tâm trạng khi được trở lai trường cũ: vui, buồn…- Khi chuẩn bị xa trường: lưu luyến, bịn rịn, không muốn chia tay thầy cô, bạn bè… 3. Kết bài:- Ấn tượng sâu đậm về lần thăm trường ấy.

IV. Luyện viết doạn văn kể chuyện tưởng tượng

4. Củng cố, dặn dò- Nắm lại khái niệm truyện tưởng tượng, những lưu ý khi kể chuyện tưởng tượng.

Page 133: Giáo án văn 6

- Tự rèn luyện thêm kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn bài cho bài văn kể chuyện tưởng tượng.- Tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn bài cho các đề ở phần các đề bài bổ sung (SGK-tr140)*/ Gợi ý đề (a): Mượn lời đồ vật: chiếc bàn học.

- Cô chủ học bài mệt và ngủ thiếp đi trên chiếc bàn học.- Trong giấc mơ cô chủ đã được trò chuyện với chiếc bàn học của mình.- Cô chủ đã nghe chiếc bàn kể chuyện đời mình:+ lúc đầu cô chủ rất cưng chiều tớ: lau sạch sẽ, xếp đồ học tập ngăn nắp, …+ sau một thời gian, cô chủ không còn quan tâm tớ nữa

Không lau chùi, vệ sinh -> làm tớ hôi hám, bẩn thỉu Để đồ đạc bừa bộn -> làm tớ khó thở, mệt mỏi Da mặt tớ bị rách nhũng đường ngang dọc khi cô chủ giận ai.

- Sau cuộc trò chuyện, cô chủ thấy hối hận và hứa sẽ không làm tớ đau buôn nữa.

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn: 24/11/2012Ngày dạy; 28/11/2012TUẦN 15TIẾT 59

Văn bản: CON HỔ CÓ NGHĨA

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức:- Học sinh nắm được kiến thức để áp dụng luyện tập đề văn tưởng tượng- Giúp HS hiểu được khái niệm truyện Trung đại. HS hiểu được giá trị của đạo làm người trong truyện. Sơ bộ hiểu được trình độ viết truyện và cách viết truyện hư cấu vào thời Trung đại 2. Kỹ năng : - Rèn cho h/s kĩ năng đọc, kể, phân tích truyện - KĨ năng nhận thức, tư duy sáng tạo, lắng nghe tích cực, . 3. Thái độ : - Giáo dục HS lòng biết ơn, tình nhân ái. II.CHUẨN BỊ- GV: §äc kÓ lêi chØ dÉn vÒ d¹y c¸c v¨n b¶n ë mçi truyÖn trung ®¹i, soạn giáo án- HS: Xem tríc bµi, so¹n bµiIII. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

Page 134: Giáo án văn 6

1. Ổn ®Þnh líp2. KiÓm tra bµi cò- Nªu nh÷ng ®Æc ®iÓm tiªu biÓu cña c¸c thÓ lo¹i truyÖn d©n gian3. Bµi míi:- TiÕn tr×nh tæ chøc c¸c ho¹t ®éng- Giíi thiÖu bµi: SGV/tr.20

Ho¹t ®éng 1: DÉn vµo bµi

H? GV dùa vµo chó thÝch dÊu sao ë SGK nãi qua thÕ nµo lµ trung ®¹i, truyÖn, truyÖn, trung ®¹i?

Ho¹t ®éng 2: Híng dÉn HS ®äc, kÓ, gi¶i thÝch tõ khã, t×m hiÓu bè côc

I. PhÇn giíi thiÖuTác giả: Vũ TrinhThể loại : Truyện trung đại

- GV híng dÉn HS ®äc, kÓ toµn truyÖn 1 lÇn

1. §äc truyÖn

- HS ®äc vµ gi¶i thÝch c¸c tõ ng÷ khã trong môc chó thÝch, lu ý c¸c tõ "nghÜa", "mæ"

- TruyÖn gåm 2 truyÖn nhá nèi kÕt víi nhau cïng thÓ hiÖn chñ ®Ò

2. Bè côc

a/ TruyÖn con hæ vµ bµ ®ì TrÇn ë §«ng TriÒu

b/ TruyÖn con hæ thø hai vµ b¸c triÒu ë L¹ng Giang

Ho¹t ®éng 3: Híng dÉn t×m hiÓu chi tiÕt truyÖn

II. Ph©n tÝch

- GV yªu cÇu 2 HS kÓ tãm t¾t néi dung 02 truyÖn

1. C¸i nghÜa cña con hæ thø nhÊt

- Bà đỡ Trần giúp hổ cái sinh con-§Òn ¬n bµ ®ì, gióp bµ tho¸t khái n¹n ®ãi

(TruyÖn 01: Bµ ®ì TrÇn ë §«ng TriÒu ®îc hæ chång mêi ®i ®ì ®Î cho hæ vî, xong viÖc, hæ chång ®Òn ¬n 10 l¹ng b¹c

TruyÖn 02: B¸c triÒu Hæ ë L¹ng S¬n cøu hæ khái bÞ hãc x¬ng ®îc hæ ®Òn ¬n c¶ khi sèng vµ khi ®· chÕt)

H? T×m hiÓu sù gièng vµ kh¸c nhau gi÷a hai truyÖn vÒ cèt truyÖn, c¸ch kÓ, ng«i kÎ, nh©n vËt, biÖn ph¸p nghÖ thuËt?

2.C¸i nghÜa cña con hæ thø hai-Hổ bị mắc xương- Bác tiều thò tay vào cổ họng lấy xương giúp hổ

a/ Nh÷ng ®iÓm gièng nhau: - Hổ săn thịt thú rừng đem đến

+ VÒ cèt truyÖn: ngêi gióp hæ tho¸t n¹n, cho bác tiều

Page 135: Giáo án văn 6

hæ biÕt ¬n, ®Òn ¬n - Khi bác tiều mất, hổ nhảy nhót , gầm , dụi đầu vào quan tài

+ VÒ c¸ch kÓ: ng«i kÓ, c¸ch kÓ theo trËt tù thêi gian, ng«i thø ba

- Đến ngày giỗ, hổ đem dê, lợn đến tế lễ

+ Nh©n vËt: hæ (nh©n vËt chÝnh), ngêi (nh©n vËt phô)

+ BiÖn ph¸p nghÖ thuËt: Nh©n ho¸, ®èi chiÕu t¬ng øng

b/ Nh÷ng ®iÓm kh¸c nhau:

- ë truyÖn mét:

+ Bµ ®ì TrÇn sî h·i v× bÞ hæ chång câng ®i ®ì ®Î cho hæ vî

+ Hæ ®Òn ¬n bµ côc b¹c tr¾ng, gióp bµ tho¸t khái n¹n ®ãi

+ Ngêi gióp vËt khái chÕt, ®em l¹i niÒm vui, h¹nh phóc ®Õn cho vËt l¹i ®îc vËt tr¶ ¬n xøng ®¸ng.

- ë truyÖn hai:

+ H¬n mêi n¨m sau, khi b¸c chÕt, hæ th-¬ng tiÕc b¸c, nh¶y nhãt tríc mät, gÇm lªn, ch¹y vµi vßng quanh quan tµi cña b¸c

H? T¹i sao ngêi viÕt dïng con hæ ®Ó nãi chuyÖn c¸i nghÜa cña con ngêi? NghÖ thuËt kÓ chuyÖn, lêi kÓ cã g× ®Æc s¾c?

(C©u chuyÖn tù nã to¸t lªn ý nghÜa ngô ng«n: §Õn con hæ hung d÷ cßn cã nghÜa, nÆng nghÜa nh thÕ, cßn con ngêi?

- C¸ch kÓ chuyÖn gi¶n dÞ, theo trËt tù thêi gian, t©m tr¹ng nh©n vËt rÊt s¬ sµi, ®îc thÓ hiÖn qua hµnh ®éng.

- Lêi kÓ méc m¹c, mang tÝnh chÊt ngô ng«n gi¸o huÊn kh¸ râ)

- GV h·y t×m 1, 2 c©u tôc ng÷ t¬ng øng?

(¡n qu¶ nhí kÎ trång c©y

Uèng níc nhí nguån)

H? TruyÖn con hæ cã nghÜa ®Ò cao khuyÕn khÝch ®iÒu g× cÇn cã trong cuéc sèng con ngêi?

Ho¹t ®éng 4: Híng dÉn tæng kÕt - luyÖn tËp

HS ®äc môc ghi nhí - SGK/tr.144 Ghi nhí SGK/tr.144

Page 136: Giáo án văn 6

4. Củng cố, dÆn dß- Häc bµi- Lµm bµi luyÖn tËp SGK/tr.144

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn: 28/11/2012Ngày dạy: 30/11/2012- 1/12/2012TUẦN 15TIẾT 60

Tiếng Việt: ĐỘNG TỪI . M ỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. KiÕn thøcN¾m ®îc ®Æc ®iÓm cña ®éng tõ vµ mét sè lo¹i ®éng tõ quan träng- Kh¸i niÖm ®éng tõ- Y nghÜa kh¸i qu¸t cña ®éng tõ- §Æc ®iÓm ng÷ ph¸p cña ®éng tõ2. Kü n¨ng- NhËn biÕt ®éng tõ trong c©u- Ph©n biÖt ®éng tõ t×nh th¸i vµ ®éng tõ chØ ho¹t ®éng tr¹ng th¸i

Page 137: Giáo án văn 6

- Sö dông ®éng tõ ®Ó ®Æt c©u3. Th¸i ®é- BiÕt sö dông ®éng tõ trong v¨n viÕt vµ nãi mét c¸ch hîp lý

II. CHU ẨN BỊ

- GV: Dïng b¶ng phô - HS: Xem tríc bµi, n¾m lo¹i kiÕn thøc vÒ ®éng tõ

III. TI ẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. æn ®Þnh líp2. KiÓm tra bµi cò- Em hiÓu thÕ nµo lµ chØ tõ? Ho¹t ®éng cña chØ tõ trong c©u- Bµi tËp 3/SGK trang 1393. Bµi míi:

Ho¹t ®éng 1: Híng dÉn t×m hiÓu môc I

I. §Æc ®iÓm cña ®éng tõ

§Æc ®iÓm cña ®éng tõ §éng tõ lµ lo¹i tõ chØ hµnh ®éng,

H? Em cßn nhí thÕ nµo lµ ®éng tõ? cho 1 vµi ví dụ

tr¹ng th¸i cña sù viÖcKÕt hîp ®îc víi c¸c tõ sÏ, ®ang,

- GV dïng b¶ng phô ghi c¸c vÝ dô a, b, c/SGK

vÉn, h·y, ®õng, chí...

Yªu cÇu HS t×m c¸c ®éng tõ trong c¸c c©u a,b, c

VÝ dô: H·y häc, ®õng ®i, vÉn lµm,

(§éng tõ: a) ®Õn, ra, hái ®ang ®Õn Thêng lµm vÞ ng÷

b/ LÊy, lµm, lÔ trong c©uVÝ dô: T«i häc

c/ Treo, cã, xem, cêi, b¶o, b¸n, ph¶i, ®Ò Khi ®éng tõ lµm chñ ng÷ (Ýt khi) th× nã mÊt kh¶ n¨ng kÕt hîp víi c¸c tõ sÏ, ®ang, vÉn, h·y, ®õng, chí..

2. GV tãm t¾t ý nghÜa kh¸i qu¸t cña ®éng tõ, chØ ra sù kh¸c biÖt gi÷a ®éng tõ vµ danh tõ.

VÝ dô: Häc tËp lµ nhiÖm vô quan träng hµng ®Çu cña häc sinh

- HS t×m sù kh¸c biÖt gi÷a danh tõ vµ ®éng tõ

Ghi nhí SGK tr.146

+ §éng tõ lµ lo¹i tõ chØ hµnh ®éng, tr¹ng th¸i cña sù viÖc3. Danh tõ:- Kh«ng kÕt hîp víi c¸c tõ sÏ, ®ang, còng,

Page 138: Giáo án văn 6

vÉn, h·y, chí, ®õng...VÝ dô: Kh«ng thÓ nãi, viÕt: h·y nhµ, sÏ ®Êt, ®an c©y, vÉn tay...- Thêng lµm chñ ng÷ trong c©u- Khi lµm vÞ ng÷ ph¶i cã tõ lµ ®øng trícVÝ dô: Em lµ häc sinh+ §éng tõ:- KÕt hîp ®îc víi c¸c tõ sÏ, ®ang, vÉn, h·y, ®õng, chí...VÝ dô: H·y häc, ®õng ®i, vÉn lµm, ®ang ®Õn. Thêng lµm vÞ ng÷ trong c©u. VÝ dô: T«i häc- Kh«ng thÓ kÕt hîp víi c¸c tõ nh÷ng, c¸c, sè tõ, lîng tõVÝ dô: Mét lµm, nh÷ng ®i...- Khi ®éng tõ lµm chñ ng÷ (Ýt khi) th× nã mÊt kh¶ n¨ng kÕt hîp víi c¸c tõ sÏ, ®ang, vÉn, h·y, ®õng, chí...VÝ dô: Häc tËp lµ nhiÖm vô quan träng hµng ®Çu cña häc sinhTrong c©u trªn, ®éng tõ häc tËp lµm chñ ng÷. Bëi vËy kh«ng thÓ thªm c¸c tõ sÏ, ®·, ®ang, h·y... kÕt hîp víi ®éng tõ häc tËp- HS nh¾c l¹i néi dung môc ghi nhí 1 SGK Tr.146Ho¹t ®éng 2: Híng dÉn t×m hiÓu môc II: C¸c lo¹i ®éng tõ chÝnh

II. C¸c lo¹i ®éng tõ chÝnh

1/ S¾p xÕp c¸c ®éng tõ sau vµo b¶ng ph©n lo¹i (GV dïng b¶ng phô)

§éng tõ chØ t×nh th¸i§éng tõ chØ hµnh ®éng, tr¹ng th¸i

Buån, ch¹y, cêi, d¸m, ®au, ®i, ®Þnh, däc, ®øng, g¾ng, ghÐt, hái, ngåi, nhøc, nøt, toan, vui, yªua/ Thêng ®ßi hái ®éng tõ kh¸c ®i kÌm phÝa sau: d¸m, toan, ®øng, ®Þnh- Tr¶ lêi c©u hái lµm sao? thÕ nµo? b/ Kh«ng ®ßi hái ®éng tõ kh¸c ®i kÌm phÝa sau:- §i, ch¹y, cêi, ®äc, hái, ngåi, ®øng, ch¹y.Tr¶ lêi c©u hái: lµm g×?- Buån, vui, g·y, ghÐt, ®au, nhøc, nøt, yªu

Page 139: Giáo án văn 6

Tr¶ lêi c©u hái: Lµm sao? thÕ nµo?- GV híng dÉn HS s¾p xÕp vµo b¶ng hÖ thèng ph©n lo¹i

B¶ng ph©n lo¹i§éng tõ ®ßi hái cã ®éng tõ kh¸c ®i kÌm phÝa sau

- §éng tõ kh«ng ®ßi hái cã ®éng tõ kh¸c ®i kÌm phÝa sau

Tr¶ lêi c©u hái: Lµm g×?

- §i, ch¹y, cêi, ®äc, hái, ngåi, ®øng

Tr¶ lêi c©u hái: Lµm sao? ThÕ nµo?

- D¸m, toan, ®øng, ®Þnh

- Buån, g·y, ghÐt, ®au, nhøc, nøt, vui, yªu

2/ GV híng dÉn HS t×m thªm mçi lo¹i ®éng tõ cã ®Æc ®iÓm t¬ng tù ®éng tõ thuéc mçi nhãm trªn - GV tãm t¾t néi dung ghi nhí 2 - SGK tr.146 Ghi nhí 2 SGK tr.146

Ho¹t ®éng 3: H-íng dÉn luyÖn tËp

III. LuyÖn tËp

Bµi 1/1471/147: T×m vµ ph©n lo¹i c¸c ®éng tõ trong truyÖn Lîn cíi, ¸o míia/ C¸c ®éng tõCã, khoe, may, ®em ra, mÆc, ®øng, hãng, ®îi, cã, ®i, khen, thÊy, hái, tøc, tøc tëi, ch¹y, gi¬, b¶o, mÆcb/ Ph©n lo¹i- §éng tù chØ h×nh th¸imÆc, cã, may, khai, thÊy, b¶o, gi¬- §éng tõ chØ hµnh ®éng, tr¹ng th¸i: tøc, tøc tëi, ch¹y, ®øng, khen, ®îi

Bµi 2/147 2/ C©u chuyÖn ®· sö dông sù ®èi lËp vÒ nghÜa gi÷a hai ®éng tõ ®a vµ cÇm mét c¸ch hµi híc vµ thó vÞ ®Ó bËt ra tiÕng cêi. Tõ ®ã cã thÓ thÊy râ sù tham lam, keo kiÖt cña nh©n vËt trong truyÖn qua lêi gi¶i thÝch cña ngêi b¹n "Anh Êy chØ muèn cÇm cña ngêi kh¸c, chø kh«ng bao giê chÞu ®a cho ai c¸i g×?

Bµi 3/147 3/147ChÝnh t¶: ViÕt ®ung c¸c ch÷ s/x vµ c¸c vÇn ¨n, ©ng.

Page 140: Giáo án văn 6

4. Cñng cè, dặn dò- Cã mÊy lo¹i ®éng tõ chÝnh- Häc bµi- Lµm bµi tËp 2 + 3/SGK trang 147

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn:30/11/2012Ngày dạy: 3/12/2012TUẦN 16TIẾT 61

Tiếng Việt CỤM ĐỘNG TỪI. M ỤC TIÊU CẦN ĐẠT . 1.Ki ế n th ứ c: - Giup học sinh hiểu được cụm động từ lµ g×? Cấu tạo của cụm động từ, m« h×nh cấu tạo của cụm động từ . .2. K ỹ n ă ng : -RÌn cho häc sinh kÜ n¨ng nhËn biÕt, sö dông côm ®éng tõ - Kü năng nhận thức, tư duy s¸ng tạo, lắng nghe tÝch cực, ..3 .Th¸i độ : - Gi¸o dôc HS ý thức sử dụng động từ, cụm động từ khi nãi, viếtII. CHU Ẩ N BỊ - GV: Nghiªn cøu thªm tµi liÖu tham kh¶o liªn quan ®Õn néi dung bµi häc

Gi¸o ¸n ®iÖn tö- HS: Xem tríc bµi, so¹n bµiIII. TI ẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. æn ®Þnh líp2. KiÓm tra bµi cò- Nªu ®Æc ®iÓm cña ®éng tõ?- Cã mÊy lo¹i ®éng tõ chÝnh?- Bµi tËp 2/SGK trang 1473. Bµi míi:

Ho¹t ®éng 1: DÉn vµo bµi

- HS quan s¸t vµ so s¸nh 2 vÝ dô sau:

- §¸

- Hay ®¸ bãng

(§¸ lµ ®éng tõ chØ hµnh ®éng

H? Hay ®¸ bãng lµ côm ®éng tõ. VËy côm ®éng tõ lµ g×? Vai trß cña nã nh thÕ nµo so víi ®éng tõ)

Ho¹t ®éng 2: Híng dÉn t×m hiÓu côm ®éng tõ lµ g×?

I. Côm ®éng tõ lµ g×?

Page 141: Giáo án văn 6

1/ HS t×m hiÓu c¸c tõ in ®Ëm trong c©u v¨n xem nã bæ sung ý nghÜa cho ®éng tõ nµo?

a/ Lµ mét tæ hîp tõ do ®éng tõ víi mét sè tõ ng÷ phô thuéc nã t¹o thµnh. -NhiÒu ®éng tõ ph¶i cã c¸c tõ ng÷ phô thuéc ®i kÌm t¹o thµnh côm ®éng tõ míi trän nghÜaVD: Viªn quan Êy ®· ®i nhiÒu n¬i, ®Õn ®©u quan còng ra nh÷ng c©u ®è o¸i o¨m ®Ó hái mäi ng êi

b/ CÊu t¹o phøc t¹p h¬n ®éng tõ nhng ho¹t ®éng trong c©u gièng nh mét ®éng tõ

(§·: nhiÒu n¬i : ®i

- Còng, nh÷ng c©u ®è o¸i ¨m: ra)

2/ Nªu lîc bá c¸c tõ in ®Ëm, c©u cßn l¹i lµ: viªn quan ®i, ®Õn ®©u quan còng ra

(§©y lµ mét c©u kh«ng thÓ hiÓu ®îc, c©u trë nªn tèi nghÜa hoÆc v« nghÜa)

3/ Yªu cÇu HS t×m 1 côm ®éng tõ. §Æt c©u víi côm ®éng tõ Êy råi rót ra nhËn xÐt vÒ ho¹t ®éng trong c©u cña côm ®éng tõ so víi 1 ®éng tõ

(VÝ dô: côm ®ång tõ: ®ang ®¸ bãng VD: Chẳng bao lâu người chồng /mất

CN / VN §Æt c©u: B¹n Nam ®ang ®¸ bãng

B¹n Nam // ®ang ®¸ bãng

CN VN

Mẹ /đừng vứt con đi mà tội nghiệp

CN/ VN

NhËn xÐt:

+ §éng tõ lµ vÞ ng÷ trong c©u

+ Côm ®éng tõ còng lµm vÞ ng÷ trong c©u

+ Suy ra: Côm ®éng tõ ho¹t ®éng trong c©u nh 1 ®éng tõ)

- Gäi HS ®äc l¹i môc ghi nhí 1 SGK tr.148 Ghi nhí SGK tr.148

Ho¹t ®éng 3: T×m hiÓu cÊu t¹o cña côm ®éng tõ

II. CÊu t¹o cña côm ®éng tõ

1/ GV híng dÉn HS vÏ m« h×nh côm ®éng tõ dùa vµo m« h×nh cña côm danh tõ

PhÇn tríc PhÇn T.t©m

PhÇn sau

®· ®i nhiÒu n¬i

Page 142: Giáo án văn 6

còng ra nhng c©u ®è o¸i o¨m ®Ó hái mäi

ngêi

2. HS lµm thªm nh÷ng tõ ng÷ cã thÓ lµm phô ng÷ ë phÇn tríc, phÇn sau côm ®éng tõ.

H? Cho biÕt nh÷ng phô ng÷ Êy bæ sung cho ®éng tõ trung t©m nh÷ng ý nghÜa g×?

- GV tãm t¾t ý nghÜa cña c¸c phô ng÷ tr-íc, sau cña phÇn trung t©m: ®éng tõ

+ C¸c phô ng÷ tríc bæ sung cho ®éng tõ vÒ c¸c ý nghÜa:

- Quan hÖ thêi gian

- TiÕp diÔn t¬ng tù

- KhuyÕn khÝch hoÆc ng¨n c¶n hµnh ®éng

- Kh¼ng ®Þnh hoÆc phñ ®Þnh hµnh ®éng.

+ C¸c phô ng÷ sau bæ sung cho ®éng tõ c¸c chi tiÕt vÒ:

- §èi tîng, híng, ®Þa ®iÓm

- Thêi gian, môc ®Ých, nguyªn nh©n

- Ph¬ng tiÖn vÒ c¸ch thøc hµnh ®éng

- Gäi HS ®äc môc ghi nhí 2 SGK Ghi nhí 2 SGK/148

Ho¹t ®éng 4: Híng dÉn luyÖn tËp LuyÖn tËp

Bµi tËp 1 Bµi tËp 1

C¸c côm ®éng tõ trong c©u:

a/ cßn ®ang ®ïa nghÞch ë sau nhµ

b/ yªu th¬ng MÞ N¬ng hÕt mùc

- Muèn kÐn cho con mét ngêi chång thËt xøng ®¸ng

c/ §µnh t×m c¸ch göi sø thÇn ë cæng qu¸n ®Ó cã th× giê ®i hái ý kiÕn em bÐ th«ng minh nä.

- Cã th× giê ®i hái ý kiÕn em bÐ th«ng minh nä

Page 143: Giáo án văn 6

- §i hái ý kiÕn em bÐ th«ng minh nä

Bµi tËp 2 Bµi tËp 2

- HS tù lËp b¶ng vµ ®iÒu ®óng vÞ trÝ cña c¸c bé phËn trong côm ®éng tõ vµo b¶ng ®ã

Bµi tËp 3 Bµi tËp 3

- Hai phô ng÷ cha vµ kh«ng ®Òu cã ý nghÜa phô ®Þnh. Cha lµ sù phñ ®Þnh t¬ng ®èi, hµm nghÜa "kh«ng cã ®Æc ®iÓm X ë thêi ®iÓm nãi, nhng cã thÓ cã ®Æc ®iÓm X trong t¬ng lai". Cßn kh«ng lµ phñ ®Þnh tuyÖt ®èi, hµm nghÜa "kh«ng cã ®Æc ®iÓm X". C¸ch dïng hai tõ nµy ®Òu cho thÊy sù th«ng minh nhanh trÝ cña em bÐ: cha cha kÞp nghÜ ra c©u tr¶ lêi th× con ®· ®¸p l¹i b»ng mét c©u mµ viªn quan kh«ng thÓ tr¶ lêi ®îc.

Bµi tËp 4 Bµi tËp 4

- HS tù viÕt theo suy nghÜ cña m×nh vÒ ý nghÜa cña truyÖn Treo biÓn

VÝ dô: Treo biÓn cã ngô ý khuyªn r¨n ngêi ta cÇn gi÷ v÷ng quan ®iÓm, chñ kiÕn cña b¶n th©n mÆc dï vÉn cÇn l¾ng nghe ý kiÕn cña mäi ngêi côm ®ång tõ

- Cã ngô ý khuyªn r¨n ngêi ta

- CÇn gi÷ v÷ng quan ®iÓm, chñ kiÕn cña b¶n th©n

- VÉn cÇn l¾ng nghe ý kiÕn cña mäi ngêi

4. Củng cố, dÆn dß- Häc bµi- Lµm bµi tËp 3 + 4/SGK

Page 144: Giáo án văn 6

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn: 29/11/2012Ngày dạy: 3,5/12/2012TUẦN 16TIẾT 62

Văn bản: MẸ HIỀN DẠY CON

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1/ Kiến thức:- Giúp học sinh có được những hiểu biết ban đầu về thầy Mạnh Tử.- Những sự việc chính trong truyện.- Ý nghĩa của truyện.- Cách viết truyện gần gũi với viết kí (ghi chép sự việc), với sử (ghi chép sự thật) ở thời trung đại. 2/ Kỹ năng:- Đọc hiểu văn bản truyện trung đại Mẹ hiền dạy con.- Nắm bắt và phân tích được các sự kiện trong truyện.- Kể lại được nội dung câu chuyện. 3/ Thái độ:- Giáo dục cho học sinh sự kính trọng và lòng biết ơn công lao sinh thành, nuôi dũng của mẹ vì mẹ là người thầy đầu tiên của cuộc đời mổi con người.II/ CHUẨN BỊ:

GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, các dụng cụ dạy học liên quan.HS: Chuẩn bị bài ở nhà: đọc văn bản, soạn bài theo các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.

III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:1/ Ổn định 2/ Bài cũ:3/ Bài mới:

1/ Đặt vấn đề: (1phút)Có lẽ trong mỗi chúng ta không ai không biết bài ca dao:

Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Page 145: Giáo án văn 6

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con Công lao của cha mẹ như trời biển. Cha mẹ không chỉ là người sinh thành mà còn giáo dục ta nên người. Đã là người làm cha làm mẹ ai cũng muốn giáo dục con cái khôn lớn thành người, song không phải những điều cha mẹ mong muốn đều có thể thành hiện thực. Điều đó phụ thuộc nhiều vào phương pháp giáo dục con cái của cha mẹ. Mạnh Tử- nhà hiền triết nổi tiếng của Trung Quốc đã may mắn có được người mẹ như vậy. Để hiểu hơn điều đó hôm nay Chúng ta học văn bản Mẹ hiền dạy con.

2/ Tổ chức hoạt động:

Hoạt động thầy và trò Nội dung bàiHoạt động 1 : H? Dựa vào chú thích 1 ở SGK – trang 151, em hãy nêu xuất xứ của văn bản Mẹ hiền dạy con?HS Nêu những hiểu biết của mình.GV Nhận xét và chốt lại nội dung.

GV hướng dẫn cách đọc: giọng đọc vừa phải, nghiêm trang phù hợp với tình cảm của người mẹ dành cho con vừa yêu thương vừa nghiêm khắc.GV đọc mẫu 1 lần.HS đọc lại văn bản.GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số chú thích. H?: Em biết gì về thầy Mạnh Tử?HS nêu những hiểu biết về Mạnh Tử.GV cho học sinh xem ảnh và một số thông tin liên quan đến Mạnh Tử trên máy chiếu.GV chốt lại những nét cơ bản nhất về Mạnh Tử.HS nghe và ghi nhớ GV yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung câu chuyện.HS tóm tắt truyện.GV nhận xét.Hoạt động 2: GV cho học sinh thảo luận nhóm để tìm ra năm sự việc trong câu chuyện.HS thảo luận theo sự phân công của giáo viên.HS: Đại diện nhóm trình bày.GV và HS: nhận xét, bổ sung.GV chiếu bảng tóm tắt các sự việc cho học sinh đối chiếu. Chốt lại nội dung.

I. Tìm hiểu chung: 1. Xuất xứ:- Nguồn gốc: nằm trong sách Liệt nữ truyện của Trung Quốc.- Dịch giả: Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân.- Là tác phẩm có giá trị, in trong Cổ học tinh hoa. 2. Đọc và tìm hiểu chú thích:

3. Tóm tắt truyện

II. Đọc – hiểu văn bản. 1. Các sự việc trong văn bản:

Page 146: Giáo án văn 6

HS: Nghe và ghi nội dung vào vở.

Các tình huống Con Mẹ1. Khi nhà ở gần nghĩa địa

Bắt chước sự việc diễn ra trong đám ma: đào, chôn, lăn, khóc…

Dọn nhà ra gần chợ.

2. Khi nhà ở gần chợBắt chước nô nghịch, buôn bán điên đảo.

Dọn nhà ra gần trường học

3. Khi nhà ở gần trường học.

Bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở.

Mẹ vui lòng: chổ này là chổ con ta ở được đây.

4. Khi hàng xóm mổ lợn.

Hỏi mẹ “Người ta giết lợn làm gì?”Mẹ nói đùa: “để cho con ăn đấy”

5. Đang đi học Bỏ học về nhàĐang dệt vải, cầm dao cắt tám vải trên khung.

H? Tại sao bà mẹ lại có những việc làm như vậy?GV: Các việc làm của mẹ đều có mục đích và ý nghĩa nhất đinh đối với việc dạy con nên người. Vậy ý nghĩa của mổi sự việc như thế nào chúng ta tìm hiểu ở mục 2.

H? Vì sao cậu bé Mạnh Tử sống ở đâu lại bắt chước cách sống của người ở đó?HS: Trẻ thơ chưa phân biệt được đúng sai, tốt xấu, có thói quen bắt chước.H? Trước những hành động bắt chước của Mạnh Tử, bà mẹ đã làm gì?HS: Chuyển nhà đi nơi khác.H? Tại sao mẹ của Mạnh Tử lại quyết định chuyển nhà đến hai lần như vậy?HS: Lo cho tương lai của con, quan tâm đến việc giáo dục, phát triển nhân cách của con.H? Tại sao mẹ Mạnh Tử không chọn cách khuyên răn hay cấm đoán con không nên bắt chước mà lại quyết định chuyển nhà hai lần tốn kém như vậy?HS: Bà đã ý thức sâu sắc vai trò của môi trường sống đối với sự phát triển nhân cách của con người.H? Qua ba sự việc đầu em thấy ý nghĩa giáo dục mà bà mẹ muốn nhắn gửi cùng mọi người là gì?

H? Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành, phát triển nhân cách con người. Vì lẽ đó mà từ xa xưa cha ông ta đã có những câu ca dao, tục ngữ để răn dạy con cháu phải biết lựa chọn môi trường sống tốt đẹp nhất. Hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ như thế?

-> Các việc làm đều nhằm muốn dạy con nên người.

2.Ý nghĩa giáo dục từ các việc làm của mẹ.

- Môi trường sống có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm hồn, nhân cách trẻ thơ -> Phải biết lựa chọn môi trường sống tốt nhất.

Page 147: Giáo án văn 6

HS: - Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. - Ở bầu thì tròn, ở óng thì dài. - Trong đầm gì đẹp băng sen… Gần bùn mà chẳng hôi tênh mùi bùn.GV liên hệ thêm về môi trường sống của học sinh.H? Khi nghe Mạnh Tử hỏi “Người ta giết lợn làm gì?” thì người mẹ đã trả lời như thế nào? Em có nhận xét gì về câu trả lời của người mẹ?HS: Mẹ lỡ lời nói đùa -> Nói dối (không cố ý) -> hối hận.H? Biết mình đã lỡ lời nói dối, người mẹ đã làm gì để sửa lỗi?HS: Mua thịt cho con ăn -> biến lời nói đùa, nói dối thành nói thật.H? Ý nghĩa giáo dục của sự việc thứ tư này là gì?GV kể cho HS nghe câu chuyện về mẹ thầy Tăng Sâm (người học trò xuất sắc của Khổng Tử) để học sinh hiểu hơn về vai trò của chữ tín)H? Vậy em có suy nghĩ gì về chữ “tín” trong cuộc sống?HS: Phát biểu những hiểu biết của mình về chữ “tín”GV liên hệ cho học sinh thấy rằng trong cuộc sống cần phải có sự nhất quán giữa lời nói và việc làm, không được nói một đường, làm một nẻo.H? Hãy tìm một số câu tục ngữ có ý nghĩa khuyên răn hoặc phê phán nội dung đó?HS: - Lời nói đi đôi việc làm. - Nói một đằng làm một nẻo. - Hứa hươu hứa vượn.H? Sự việc cuối cùng của câu chuyện là gì?HS: Mạnh Tử bỏ học về nhà.H? Em hãy cho biết hành động, lời nói của bà mẹ đã thể hiện động cơ, thái độ, tính cách gì của mẹ khi dạy con?

GV liên hệ cho HS thấy được hiện tượng do bố mẹ nuông chiều nên con cái hư hỏng trong xã hội, từ đó mà giáo dục học sinh.H? Qua các sự việc trên em thấy mẹ Mạnh Tử là người như thế nào?HS: - Là người mẹ thông minh, khéo léo, tinh tế trong việc dạy dỗ, giáo dục con.- Thương con nhưng không nuông chiều con,

- Không được dạy con nói dối, phải dạy con chữ tín, đức tính thành thật.

- Mẹ thương con, muốn con nên người -> Kiên quyết, dứt khoát, không nương nhẹ, chiều chuộng con.-> Tác dụng: đã góp phần giáo dục con nên người.

Page 148: Giáo án văn 6

cứng rắn, dứt khoát, kiên quyết.Hoạt động 3:

H? Qua câu chuyện Mẹ hiền dạy con, em thấy tác giả muốn nói lên điều gì?

H? Qua câu chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử, em có suy nghĩ gì về đạo làm con?

H? Em có nhận xét gì về cách viết truyện của tác giả?

III. Tổng kết: 1. Nội dung:- Mẹ Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương con.- Phương pháp dạy con:+ Chọn môi trường sống tốt đẹp+ Dạy con phải có đạo đức, chí học tập.+ Không nuông chiều con.- Đạo làm con: phải biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ. 2. Nghệ thuật:- Xây dựng cốt truyện theo mạch thời gian với 5 sự việc chính về mẹ con thầy Mạnh Tử. - Có nhiều chi tiết giàu ý nghĩa, gây xúc động đối với người đọc.

4/ Củng cố, dặn dò: - Nắm được năm sự việc trong văn bản.- Ý nghĩa giáo dục của các sự việc trong văn bản- Hình ảnh mẹ thầy Mạnh Tử: yêu thương con nhưng không chiều chuộng, nuông chiều,

có phương pháp giáo dục con phù hợp…- Suy nghĩ về đạo làm con của bản thân.- Làm bài tập phần luyện tập ( SGK – trang 153)- Soạn bài Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.

Page 149: Giáo án văn 6

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn: 5/12/2012Ngày dạy: 7,8/12/2012TUẦN 16TIẾT 63

Tiếng Việt: TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ

I.M ỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức : - Giúp HS củng cố và nâng cao đặc điểm của tính từ và một số loại tính từ cơ bản- Hiểu được cấu tạo của cụm tính từ, đặc điểm, ý nghĩa của phụ trước, phụ sau cụm TT2. Kỹ năng : - Rèn cho h/s kĩ năng nhận biết, sử dụng cụm TT. 3. Thái độ: - Giáo dục HS ý thức sử dụng TT, cụm TT khi nói, viết. II. CHUẨN BỊ- GV : Máy chiếu, giáo án điện tử- HS: Xem trước nội dung nội dung, soạn bàiIII. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn ®Þnh líp2. KiÓm tra bµi cò- Côm ®éng tõ lµ g×?- Lµm bµi tËp 3, 4 SGK tr.1493. Bµi míi:

Ho¹t ®éng 1: Híng dÉn t×m hiÓu ®Æc ®iÓm cña tÝnh tõ

I. §Æc ®iÓm cña tÝnh tõ

- GV dïng b¶ng phô (hoÆc ®Ìn chiÕu) ghi - VÒ ý nghÜa

Page 150: Giáo án văn 6

c¸c vÝ dô trong SGK tr.153 + 154

1/ Yªu cÇu HS t×m tÝnh tõ trong c¸c c©u vÝ dô a, b

TÝnh tõ lµ nh÷ng tõ chØ tÝnh chÊt, ®Æc ®iÓm

(a: bÐ, oai

b: nh¹t, vµng hoe, vµng lÞm, vµng èi, vµng t¬i)

2/ GV híng dÉn HS t×m thªm c¸c tÝnh tõ chØ mµu s¾c, mïi vÞ, h×nh d¸ng

(vÝ dô:

- ChØ mµu s¾c, xanh ®á, tr¾ng, tÝm, ®en, x¸m...

- ChØ mïi vÞ: chua, cay, mÆn, ngät, th¬, - VÒ kh¶ n¨ng kÕt hîp víi : ®·, sÏ, ®ang, còng, vÊn ®Ò- VÒ kh¶ n¨ng kÕt hîp víi h·y, ®õng, chí rÊt h¹n chÕ

3/ HS so s¸nh gi÷a tÝnh tõ víi ®éng tõ vÒ

a/ Kh¶ n¨ng kÕt hîp víi c¸c tõ: ®·, sÏ, ®ang, còng, vÉn, h·y, ®õng, chí

- §éng tõ kÕt hîp ®îc

- TÝnh tõ còng cã kh¶ n¨ng kÕt hîp ®îc nh ®éng tõ: ®·, sÏ, ®ang, còng, vÉn

- VÒ chøc vô ng÷ ph¸p trong c©u

VÝ dô: Kh«ng thÓ nãi: h·y lïi, chí cho, ®õng tho¨n tho¾t.

- Lµm chñ ng÷

Nhng còng cã khi nãi: ®õng xanh (nh l¸), ®õng b¹c (nh v«i)

- Lµm vÞ ng÷ (h¹n chÕ h¬n ®éng tõ)

b/ Kh¶ n¨ng lµm vÞ ng÷ trong c©u

- §éng tõ lµm vÞ ng÷ lµ phæ biÕn

VÝ dô: BÐ ngñ

- TÝnh tõ lµm vÞ ng÷ trong c©u h¹n chÕ h¬n, vÝ dô: BÐ ch¨m

c/ VÒ kh¶ n¨ng lµm chñ ng÷ trong c©u

- TÝnh tõ vµ ®éng tõ nh nhau

- HS nãi l¹i néi dung môc ghi nhí 1 SGK tr.154

- GV chèt l¹i 4 ®iÓm chÝnh

Ho¹t ®éng 2: Híng dÉn t×m hiÓu c¸c lo¹i ®éng tõ

II. C¸c lo¹i tÝnh tõ

1/ HS t×m hiÓu gi¶i thÝch trong c¸c vÝ dô trªn c¸c tÝnh tõ nµo cã kh¶ n¨ng kÕt hîp víi c¸c tõ chØ møc ®é: rÊt, h¬i, l¾m, qu¸ kh¸

1/ TÝnh tõ chØ ®Æc ®iÓm t¬ng ®èi: cã thÓ kÕt hîp víi tõ chØ møc ®é

Page 151: Giáo án văn 6

(VÝ dô: bÐ qu¸, rÊt bÐ

oai l¾m, rÊt oai

Tõ kh«ng thÓ kÕt hîp lµ v©ng2/ TÝnh tõ chØ dÆc ®iÓm tuyÖt ®èi: kh«ng cã kh¶ n¨ng trªn

2. Gi¶i thÝch:

- V×: bÐ, oai lµ nh÷ng tÝnh tõ chØ ®Æc ®iÓm t¬ng ®èi ® kÕt hîp víi c¸c tõ chØ møc ®é

- Vµng hoe, vµng lÞm, vµng èi, vµng t¬i lµ tÝnh tõ tuyÖt ®èi ® kh«ng thÓ kÕt hîp víi c¸c tõ chØ møc ®é

Ghi nhí SGK/tr.154

- HS nh¾c l¹i néi dung môc ghi nhí 2 SGK/tr.154

Ho¹t ®éng 3: T×m hiÓu cÊu t¹o côm tÝnh tõ

III. Côm tÝnh tõ

- VÏ m« h×nh cÊu t¹o cña côm tÝnh tõ in ®Ëm trong c©u

- PhÇn tríc gåm nh÷ng phô ng÷

- PhÇn sau gåm nh÷ng phô ng÷

- PhÇn träng t©m lµ tÝnh tõ

PhÇn tr-íc

PhÇn träng t©m

PhÇn sau

VÉn/®·/rÊt

yªn tÜnh

nhá l¹i

s¸ng Vằng vÆc/ë trªn kh«ng

H? C¸c phô ng÷ ®øng tríc chØ c¸i g×? vÝ dô .C¸c phô ng÷ sau chØ c¸i g×, vÝ dô

- GV söa l¹i néi dung chÝnh cña môc ghi nhí SGK/tr.155 + Phô ng÷ tríc chØ: quan hÖ thêi gian tiÕp diÔn t¬ng tù, møc ®é ®Æc ®iÓm, tÝnh chÊt, sù kh¼ng ®Þnh hay phñ ®Þnh...

+ Phô ng÷ sau cã thÓ biÓu thÞ vÞ trÝ, sù so s¸nh, møc ®é, ph¹m vi hay nguyªn nh©n cña ®Æc ®iÓm, tÝnh chÊt

Ho¹t ®éng 4: H-íng dÉn luyÖn tËp

III. LuyÖn tËp

Page 152: Giáo án văn 6

Bµi tËp 1: 1/ C¸c côm tÝnh tõ cã trong c©u lµ

a/ sun sun nh con ®ỉa

b/ đần đẫn nh c¸i ®ßn càn c/ bÌ bÌ nh c¸c qu¹t thãc

d/ s÷ng s÷ng nh c¸i cét ®×nh

Bµi tËp 2/1562/156

- C¸c tÝnh tõ ®Òu lµ tõ l¸y, cã t¸c dông gîi h×nh, gîi c¶m- H×nh ¶nh mµ tÝnh tõ gîi ra lµ sù vËt tÇm thêng, kh«ng gióp cho viÖc nhËn thøc mét sù vËt lín, míi mÎ nh "con voi"- §Æc ®iÓm chung cña n¨m «ng thÇy bãi nhËn thøc h¹n hÑp, chñ quan

Bµi tËp 3/156 3/156§éng tõ vµ tÝnh tõ ®îc dïng trong nh÷ng lÇn sau mang tÝnh chÊt m¹nh mÏ, d÷ déi h¬n lÇn tríc, thÓ hiÖn sù thay ®æi th¸i ®é cña con c¸ vµng tríc nh÷ng ®ßi hái mçi lóc mét qu¸ qu¾t cña vî «ng l·o. So s¸nh:- Gîn sãng- Næi sãng- Næi sãng d÷ dét- Næi sãng mï mÞt- Gi«ng tè kinh khñng kÐo ®Õn, mÆt biÓn næi sãng Çm Çm

Bµi tËp 4/156 4/156Nh÷ng tÝnh tõ ®îc dïng lÇn ®Çu ph¶n ¸nh cuéc sèng nghÌo khæ. Mçi lÇn thay ®æi tÝnh tõ lµ mçi lÇn cuéc sèng tèt ®Ñp h¬n. Nhng cuèi cïng tÝnh tõ dïng lÇn ®Çu ®îc lÆp l¹i thÓ hiÖn sù trë l¹i nh cò.- Søt mÎ / søt mÎ (c¸i m¸ng lîn)- n¸t / n¸t (tóp lÒu)

4. Củng cố, dÆn dß:- Häc bµi- Lµm bµi tËp 4/SGK tr.156

Page 153: Giáo án văn 6

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn: 6/12/2012Ngày dạy: 10/12/2012TUẦN 17 TIẾT 64

Tập làm văn: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3I.M ỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức : -2. Kỹ năng : . -Đánh giá được ưu khuyết điểm bài văn của mình theo yêu cầu của đề bài-Tự sửa các lỗi chính tả, dùng từ, viết câu trong bài văn của mình3. Thái độ: - Có thái độ , tích cực, tự giác sửa những lỗi mình mắc phải II. CHUẨN BỊ- GV : chấm bài, sữa lỗi, tổng hợp những lỗi HS hay mắc phảiIII. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn ®Þnh líp

Page 154: Giáo án văn 6

2. KiÓm tra bµi cò- KiÓm tra lËp dµn ý ë nhµ3. Bµi míi:

Ho¹t ®éng 1: DÉn vµo bµi

- GV nêu yªu cÇu cña tiÕt häc.

H? Bµi kÓ chuyÖn ®êi thêng cã nh÷ng yªu cÇu vµ ®Æc ®iÓm g×?

Ho¹t ®éng 2: NhËn xÐt chung vÒ u, khuyÕt ®iÓm trong c¸c bµi lµm cña HS

I. NhËn xÐt chung

Đa số HS đều kể lại được kỉ niệm để lại ấn tượng sâu sắc nhất của mình

1. ¦u:- Một số bài viết có bè côc râ rµng

- Biết chọn lọc những chi tiết hay để kể

- Nhiều bài viết có cảm xúc

- C¸ch kÓ , tù nhiªn, tr«i ch¶y, m¹ch l¹c

2. Nhîc ®iÓm

- Diễn đạt vụng về, lủng củng

- Nhiều bài bè côc cha râ rµng

- Thø tù kÓ, lén xén, lan man

- Tr×nh bµy bµi viÕt cha tr«i ch¶y m¹ch l¹c

- Sai lỗi chính tả quá nhiều

Ho¹t ®éng 3: GV ch÷a mét sè lçi tiªu biÓu, phæ biÕn, ®iÒu chØnh nh÷ng t-ëng lÖch l¹c kh«ng cã c¨n cø cña HS

II. Ch÷a lçi sai ®iÓn h×nh

1. Sai vÒ lçi chÝnh t¶

- ngì ngµn ® ngì ngµng

- méc lªn ® mäc lªn

- lan thang ® lang thang

2. Sai vÒ c¸ch diÔn ®¹t, c¸ch dïng tõ:

Page 155: Giáo án văn 6

3. DiÔn ®¹t kÐm, ý c¸c c©u v¨n cha liªn kÕt m¹ch l¹c víi nhau

Ho¹t ®éng 4: HS ®äc bµi, ®o¹n v¨n hay, cã s¸ng t¹o riªng ®¸ng ghi nhËn. GV vµ HS cïng nhËn xÐt b×nh gi¶ng ng¾n.

III. §äc bµi v¨n hay, ®o¹n v¨n hay

4. DÆn dß:- HS tiÕp tôc ch÷a hoµn chØnh bµi ®· tr¶- ChuÈn bÞ thi Häc kú I

Bảng thống kê điểm Lớp Sĩ số Điểm

9-10 Điểm 7-8

Điểm 5-6

Điểm >TB

Điểm 3-4

Điểm 1-2

Điểm <TB

6 37

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn: 8/12/2012Ngày dạy: 12/12/2012TUẦN 17TIẾT 65

Văn bản:THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNGI. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

:1. Kiến thức :- Hiểu và cảm phục phẩm chất cao đẹp của một bậc lương y chân chính, chẳng những giỏi về nghề nghiệp mà quan trọng hơn là có tấm lòng nhân đức, thương xót và đặt sinh mạng của người dân thường lúc ốm đau lên trên hết. 2. Kỹ năng :- Hiểu thêm cách viết truyện gần với cách viết ký, viết sử ở thời trung đại.3. Thái độ :- Giáo dục học sinh yêu thích học bộ môn II. CHUẨN BỊ

- GV: Soạn giáo án

Page 156: Giáo án văn 6

Ph¶i cã nhËn thøc s©u s¾c vÒ mèi quan hÖ gi÷a ®¹o ®øc víi v¨n ch¬ng

- HS: §äc tríc v¨n b¶n- Xem l¹i c¸ch viÕt truyÖn trung ®¹i

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP1. Ổn ®Þnh líp2. KiÓm tra bµi cò- KÓ l¹i truyÖn MÑ hiÒn d¹y con víi ng«i kÓ thø nhÊt trong vai bµ mÑ- Nhê ®©u M¹nh Tö ®· trë thµnh mét bËc ®¹i hiÒn3. Bµi míi:- Giíi thiÖu bµi: SGV tr.222

Ho¹t ®éng 1: Híng dÉn t×m hiÓu t¸c gi¶, ®äc kÓ, gi¶i thÝch tõ khã vµ ph©n tÝch bè côc

I. PhÇn giíi thiÖu

- HS theo chó thÝch SGK tr.163 vµ nh÷ng hiÓu biÕt lÞch sö ®êi TrÇn - Hå nãi nh÷ng hiÓu biÕt vÒ b¶n th©n vÒ Hå Nguyªn Trng vµ hoµn c¶nh s¸ng t¸c cña Nam Anh méng lôc

1. T¸c gi¶Hå Nguyªn Trng2. §äc truyÖn3. Bè côc

- GV nhËn xÐt, bæ sung- GV cïng HS ®äc, kÓ tãm t¾t truyÖn- HS ®äc kü 17 chó thÝch trong SGK tr.164H? T¸c gi¶ kÓ chuyÖn theo tr×nh tù nµo? V× sao em biÕt?H? Cã thÓ ph©n c¸ch chia bè côc c¸c truyÖn nh thÕ nµo?(3 ®o¹n)a. Më chuyÖn: tõ ®Çu ... ®¬ng thêi träng väng: Giíi thiÖu mÊy nÐt vÒ tªn hä, chøc vô, c«ng ®øc cña cô l¬ng yb. Th©n bµi: tõ mét lÇn ... lßng ta mong mái: DiÔn biÕn c©u chuyÖn qua mét t×nh huèng g©y cÊn thö th¸ch

c. KÕt chuyÖn: H¹nh phóc ch©n chÝnh l©u dµi cña gia ®×nh vÞ l¬ng yHo¹t ®éng 2: Híng dÉn t×m hiÓu, ph©n tÝch chi tiÕt ®o¹n më dÇu

II. Ph©n tÝch

H? T¸c gi¶ giíi thiÖu vÞ l¬ng y b»ng giäng điÖu, lêi v¨n nh thÕ nµo?

- BËc l¬ng y cã nhiÒu c«ng ®øc cøu ngêi ® ®· (Giäng v¨n trang träng, thµnh kÝnh, ca ngîi)

Page 157: Giáo án văn 6

hµnh ®éng xö trÝ ®óng ®¾n trong t×nh huèng gay cÊn ®Çy thö th¸ch ® con ch¸u noi g¬ng gi÷ v÷ng nghiÖp nhµ y ®øc

H? VÞ l¬ng y hä Ph¹m v× sao ®îc ngêi ®¬ng thêi träng väng? Gi¶i thÝch tõ träng väng? Cã thÓ thay thÕ b»ng nh÷ng tõ ®ång nghÜa, gÇn nghÜa nµo?(C«ng lao cña l¬ng y Ph¹m B©n víi nh©n d©n trong vïng rÊt nhiÒu. TÊt c¶ mäi hµnh ®éng cña «ng ®Òu xuÊt ph¸t tõ ®¹o ®øc, l¬ng t©m cña ngêi thÇy thuèc (y ®øc).+ Kh«ng tiÕc tiÒn b¹c, cña c¶i, tÝch tr÷ thuèc vµ thãc g¹o l¬ng thùc ®Ó ch÷a bÖnh vµ cøu gióp d©n nghÌo.+ Kh«ng kÓ phiÒn hµ, thêng cho bÖnh nh©n nghÌo tóng c¬ khæ ë, ch÷a bÖnh ngay t¹i nhµ m×nh, coi ®ã lµ viÖc lµm thêng ngµy.+ NhiÒu n¨m liÒn ®ãi kÐm, dÞch bÖnh «ng dùng nhµ, ch÷a bÖnh cÊp cøu hµng ngµn ngêi...) Träng väng: kÝnh träng, tin tëng, ®Æt niÒm tin línCã thÓ thay b»ng c¸c tõ gÇn nghÜa, kÝnh phôc, kÝnh nÓ, nÓ träng, tin tëng. ..)H? Nhng cã 1 t×nh huèng ®Æc biÖt cña l¬ng y Ph¹m B©n mµ ch¸u ngo¹i Hå Nguyªn Trng kÓ rÊt tØ mØ. §ã lµ t×nh huèng g×? Trong dã, vÞ l¬ng y ®· lµnh xö nh thÕ nµo? §ã chÝnh lµ néi dung chñ yÕu cña c©u chuyÖn nµy.Ho¹t ®éng 3: Híng dÉn t×m hiÓu chi tiÕt t×nh huèng truyÖn ®Æc biÖt- HS kÓ l¹i ®o¹n th©n truyÖn mét c¸ch diÔn c¶m- GV nªu vÊn ®Ò:H? Th¸i ®é tøc giËn vµ lêi nãi hµm ý ®e do¹ cña Viªn sø gi¶ cña TrÇn Anh V¬ng ®· ®Æt vÞ Th¸i y lÖnh tríc mét sù lùa chän nh thÕ nµo?(Khi cÇn quyÕt ®Þnh gi÷a viÖc ®i cøu ngêi ®µn bµ m¾c bÖnh hiÓm ®ét ngét víi viÖc ®i kh¸m bÖnh cho quý nh©n trong v¬ng phñ, Ph¹m Th¸i y kh«ng chÇn chõ, quyÕt ngay. Cøu ngêi bÖnh nÆng. §ã còng lµ th¸i dé vµ c¸ch øng xö cña TuÖ TÜnh khi gÆp trêng hîp t¬ng tù)H? C©u nãi: ¤ng ®Þnh cøu tÝnh m¹ng ngêi ta mµ kh«ng cøu sinh m¹ng m×nh ch¨ng?H? C©u tr¶ lêi cña l¬ng y Ph¹m B©n nãi lªn phÈm chÊt g× cña «ng?(C©u tr¶ lêi cña l¬ng y Ph¹m B©n l¹i võa khiªm nhêng võa thÊm thÝa lÝ, t×nh. §iÒu ®ã xuÊt ph¸t tõ tÊm lßng th¬ng ngêi h¬n c¶ th¬ng th©n, xuÊt ph¸t tõ b¶n lÜnh

Page 158: Giáo án văn 6

d¸m lµm d¸m chÞu cña mét vÞ l¬ng y ®· quyÕt hµnh xö theo ®¹o, nghÜa lín.- Søc m¹nh cña trÝ tuÖ trong c¸ch øng xö)Ho¹t ®éng 4: T×m hiÓu c¶ch th¸i y lÖnh ®Õn gÆp TrÇn Anh V¬ng- HS ®äc ®o¹n v¨n cuèi cña truyÖn- GV:H? Th¸i ®é cña TrÇn Anh V¬ng thay ®æi nh thÕ nµo tr-íc viÖc lµm vµ lêi gi¶i bµy cña Th¸i y lÖnh?(Nhµ vua quë tr¸ch v× tøc giËn mét kÎ bÒ t«i ®· d¸m kh¸ng chØ cña m×nh. Nhng thÊy th¸i ®é khiªm nhêng, t¹ téi, nhÊt lµ nghe lêi bµy tá lßng thµnh cña Th¸i y lÖnh, V¬ng l¹i mõng vµ hÕt lêi ca ngợi bËc l¬ng y ch©n chÝnh, nghÒ giái, ®øc cao).H? Qua ®©y, cã thÓ nãi nhµ vua cã phÈm chÊt g×?(Mét vÞ minh qu©n ®êi TrÇn: S¸ng suèt, vµ nh©n ®øc)H? Ph©n tÝch c¸ch øng xö cña ngêi thÇy thuèc khi ®Õn gÆp vua?(Th¸i y Ph¹m B©n chØ lÊy sù ch©n thµnh ®Ó gi·i bµy ®iÒu h¬n lÏ thiÖt, tõ ®ã thuyÕt phôc ®îc nhµ vua)H? Theo em, vÒ c¸ch kÓ chuyÖn, x©y dùng nh©n vËt, ng«n ng÷ ®èi tho¹i, truyÖn nµy hÊp dÉn ngêi ®äc ë nh÷ng ®iÓm g×?(TruyÖn hÊp dÉn ngêi ®äc ë sù ch©n thËt, gi¶n dÞNgêi kÓ nhí l¹i c©u chuyÖn, kÓ l¹i vµ chän läc, tõ tãm t¾t kh¸i qu¸t ®Õn nhÊn m¹nh, t« ®Ëm mét t×nh huèng tiªu biÓu cña ý nghÜa s©u s¾c).- Mét sè c©u ®èi tho¹i võa tù nhiªn võa nªu bËt ®îc tÝnh c¸ch, phÈm chÊt cña nh©n vËt)Ho¹t ®éng 5: Híng dÉn tæng kÕt vµ luyÖn tËp- HS nh¾c l¹i néi dung môc ghi nhí SGK/Tr.156 vµ tr¶ lêi c©u hái sè 3 - SGK tr.156

Ghi nhí: SGK/Tr.156

(Ngêi lµm nghÒ y h«m nay tríc hÕt cÇn trau dåi, gi÷ g×n vµ vun trång l¬ng t©m nghÒ nghiÖp trong s¸ng nh tõ mÉu: cïng víi viÖc tu luyÖn chuyªn mon cho tinh, giái: v× nghÒ y lµ nghÒ trÞ bÖnh cøu ngêi) LuyÖn tËp:

4. DÆn dß: Häc bµi vµ lµm c¸c bµi tËp, «n l¹i TiÕng ViÖt ®Ó chuÈn bÞ cho tiÕt «n tËp

Page 159: Giáo án văn 6

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn: 11/12/2012Ngày dạy: 14,15/12/2012TUẦN 17TIẾT 66

ÔN TẬP TIẾNG VIỆTI. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

:1. Kiến thức :

Page 160: Giáo án văn 6

- Nắm được tất cả các kiến thức đã học ở phần Tiếng Việt- Củng cố và khắc sâu kiến thức đã học

2. Kỹ năng :- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn ( chữa lỗi, tự đặt câu hoặc viết đoạn

văn)3. Thái độ :

- Có thái độ tích cực khi học phân môn Tiếng Việt- Có ý thức giữ gìn , trân trọng tiếng Việt

II. CHUẨN BỊ- GV: Soạn giáo án

- HS: Ôn tập lại kiến thức đã học III. NHỮNG NỘI DUNG CẦN ÔN TẬP

1. CÊu t¹o tõ tiÕng ViÖt2. Tõ mîn (Chñ yÕu lµ tõ H¸n ViÖt)3. NghÜa cña tõ: nghÜa gèc, nghÜa chuyÓn4. Ch÷a lçi dïng tõ5. Danh tõ, côm danh tõ6. §éng tõ, côm ®éng tõ7. TÝnh tõ, côm tÝnh tõ8. Sè tõ vµ lîng tõ9. ChØ tõ

IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP1. Ổn ®Þnh líp2. KiÓm tra bµi cò- Côm tÝnh tõ cã cÊu t¹o nh thÕ nµo?- Bµi tËp 3 - 4/SGK tr.1663. Bµi míi:- GV híng dÉn HS n¾m ®îc 5 vÊn ®Ò chñ yÕu ®· ®îc hÖ thèng ho¸ b»ng 5 s¬ då trong SGK

1/

CÊu t¹o tõ

Tõ ®¬n Tõ phøc

Tõ ghÐ

Page 161: Giáo án văn 6

p l¸y

2/

NghÜa cña tõ

NghÜa gèc NghÜa chuyÓn

3/

ph©n lo¹i tõ theo nguån gèc

Tõ thuÇn ViÖt Tõ mîn

Tõ mîn tiÕng H¸n

Tõ mîn c¸c

ng«n ng÷ kh¸c

4/

Lçi dïng tõ

LÆp tõLÉn lén c¸ctõ gÇn ©m

Dïng tõ kh«ng ®óng nghÜa

5/

Tõ lo¹I vµ côm tõ

Danh tõ

§éng tõ

TÝnh tõ

Sè tõ

Lîng tõ

ChØ tõ

Côm danh

Côm ®éng

Côm tÝnh tõ

4. DÆn dß: Häc 5 s¬ ®å trong SGK

Page 162: Giáo án văn 6

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn: 11/12/2012Ngày dạy: 14,15/12/2012TUẦN 18TIẾT 69

Hoạt động Ngữ văn: THI KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

- L«i cuèn HS tham gia c¸c ho¹t ®éng vÒ ng÷ v¨n

Page 163: Giáo án văn 6

1. Kiến thức :- N¾m ®îc mét sè truyÖn kÓ d©n gian hoÆc sinh ho¹t v¨n ho¸ d©n gian ®Þa ph¬ng n¬i m×nh sinh sèng- RÌn cho HS thãi quen yªu v¨n, yªu tiÕng ViÖt, thÝch lµm v¨n, kÓ chuyÖn2. Kỹ năng :- BiÕt liªn hÖ vµ so s¸nh víi phÇn v¨n häc d©n gian ®· häc trong ng÷ v¨n 6 tËp I ®Ó thÊy sù gièng vµ kh¸c nhau cña hai bé phËn v¨n häc d©n gian nµy

3. Thái độ :- Có ý thức giữ gìn , trân trọng tiếng nói của địa phương mìnhII. CHUẨN BỊ

- GV: Ph¸t hiÖn nh÷ng ©m, nh÷ng ch÷ kh«ng hîp chuÈn ë HS

- HS: Su tÇm truyÖn d©n gian, su tÇm truyÖn hay, truyÖn ng¾n trªn c¸c b¸oIII. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn ®Þnh líp2. KiÓm tra bµi cò 3. Bµi míi:

- Trong ho¹t ®éng nµy, HS cã thÓ kÓ bÊt cø chuyÖn g×. TruyÖn do HS s¸ng t¸c hay truyÖn su tÇm trªn b¸o miÔn lµ HS thÝch thó, t©m ®¾c. C¸c truyÖn tá ra c«ng phu cã su tÇm ë ®Þa ph¬ng, trªn b¸o chÝ nªn ®îc ®¸nh gi¸ cao h¬n lµ truyÖn cã s½n trong SGK.

- §Ó HS tham gia ®îc hÇu kh¾p, GV cã thÓ yªu cÇu HS viÕt s½n ra giÊy nép cho GV vµ GV cã thÓ ®¸nh gi¸ c¶ bµi viÕt, lÉn bµi kÓ miÖng, nªn cã phÇn thëng cho HS kh¸ giái.

4. DÆn dß:

- VÒ nhµ su tÇm nh÷ng truyÖn thuéc thÓ lo¹i v¨n häc d©n gian ë ®Þa ph¬ng m×nh ë (Qu¶ng Nam - §µ N½ng)

BÀI CHO HỌC SINH THAM KHẢO THÊM

Các lỗi về thanh điệu: Trong các lỗi về thanh điệu thì viết sai dấu hỏi và dấu ngã là phổ biến nhất. Để chữa lỗi này, có thể dùng những mẹo luật sau đây:

1.1 Huyền ngã nặng, sắc hỏi không

Page 164: Giáo án văn 6

1.1.1. Trong các từ láy âm đầu (thuần Việt), thanh ngã đi với thanh huyền hoặc thanh nặng, thanh hỏi đi với thanh sắc hoặc thanh ngang (không dấu)

Ví dụ: a) Huyền ngã nặng: dễ dàng, rõ ràng, buồn bã, hờ hững, cãi cọ, rõ rệt, mạnh mẽ, gặp gỡ,...

Sắc hỏi không: bảnh bao, sửa sang, hăm hở, thong thả, gửi gắm, rải rác, hớn hở, mát mẻ,...

Chú ý: - Những từ láy không có phụ âm đầu (hay nói đúng hơn, có phụ âm đầu zê-rô) cũng theo quy tắc này: ầm ĩ, ỡm ờ, õng ẹo, âm ỉ, oi ả, óng ả, êm ả, ê ẩm, ủ ê, ít ỏi, ỉ eo,... - Có một số từ ngoại lệ là: bền bỉ, hoài hủy, hồ hởi, mình mẩy, niềm nở, phỉnh phờ, vỏn vẹn, ve vãn, ễnh ương. - Từ nông nỗi (có nghĩ tương tự như nỗi niềm ) trong câu “Làm sao ra nông nỗi ấy” là một ngoại lệ; còn từ nông nổi (có nghĩa là nông cạn ) thì theo đúng quy tắc.- Từ hẳn hòi là một ngoại lệ, có nghĩa gần giống như hẳn hoi (là một từ theo đúng quy tắc).

1.1.2. Trong các từ láy toàn bộ có hiện tượng biến âm, thanh ngã đi với thanh huyền, còn thanh hỏi thì đi với thanh ngang (không dấu).

Ví dụ: a) ngã - huyền: đằng đẵng, sừng sững, vò võ...

hỏi – ngang: mơn mởn, lanh lảnh, văng vẳng... Chú ý: Có một số ngoại lệ là: lẳng lặng, khe khẽ, ngoan ngoãn, se sẽ.

1.1.3. Quy tắc Huyền ngã nặng, Sắc hỏi không còn tác dụng trong hiện tượng biến âm, tạo từ, khiến cho một số từ có nghĩa giống nhau hay gần giống nhau mà chỉ khác nhau về thanh.

Ví dụ: a) Huyền ngã nặng: lãi (lời - lợi), cũng (cùng), dẫu (dù), đã (đà), ngỡ (ngờ), cỗi (cội), đỗ (đậu), giẫm (giậm), chĩa (chìa), mõm (mồm), trĩu (trịu)...

Sắc hỏi không: chửa (chưa), tản (tán – tan), cảm ơn (cám ơn), nghĩa (ngãi – nghì), thảo (tháu), cản (can), chẳng (chăng), thả (tha)...

Chú ý: Có các ngoại lệ: lẽ (lí), lõm (lỏm)Cũng trong hiện tượng biến âm tạo từ này, có một số từ đồng nghĩa hay gần nghĩa nhau mà chỉ khác nhau có phụ âm đầu. Nhận xét này cũng có thể giúp ta viết đúng dấu hỏi hay dấu ngã.

Ví dụ: khẽ - sẽ, ngẫm - gẫm, rữa - vữa...xẻ - chẻ, phỏng - bỏng, vổng - chổng... 1.1.4. Đối với những từ như sửa chữa, lỡ dở, ủ rũ..., ta có thể phân tích ra từng thành phần cấu tạo, rồi áp dụng quy tắc Huyền ngã nặng, Sắc hỏi không cho từng thành phần, thì có thể viết đúng chính tả.sửa chữa = sửa sang + chữa chạy > sửa chữalỡ dở = lỡ làng + dở dang > lỡ dởủ rũ = ủ ê + rũ rượi > ủ rũ Đối với những từ như bỡ ngỡ, bẽn lẽn... , ta có thể liên tưởng đến những từ ngỡ ngàng, trơ trẽn...

1.2. Dân Việt Nam mạnh lắm

1.2.1 Quy tắc này có nghĩa là ”Những yếu tố Hán Việt có phụ âm đầu là D, V, N (kể cả NH, NG, NGH), M, L thì viết với dấu ngã”

D: dã man, dũng sĩ, anh dũng , bồi dưỡng , diễn đạt, diễn viên, diễm lệ, kiều diễm, dẫn chứng, sở dĩ , dĩ nhiên, bất đắc dĩ , dữ liệu...V: vĩ đại, hùng vĩ , vũ khí, vũ lực, vũ trang, dĩ vãng , vãng lai, vĩnh viễn , viễn thị, vĩ tuyến, cổ vũ , vũ khúc...

Page 165: Giáo án văn 6

N: nỗ lực, phụ nữ, tầm nã, truy nã , trí não ... nhẫn nại, kiên nhẫn [i], thanh [i] nhã , truyền nhiễm , tham nhũng , phiền nhiễu , nhũng nhiễu , thổ nhưỡng ... ngẫu /i] nhiên, bản [i] ngã , ngũ cốc, đội ngũ , ngôn ngữ , tín ngưỡng ... nghĩa vụ, chủ nghĩa, nhân nghĩa , nghiễm nhiên...M: mã số, mã lực, mãnh liệt, mẫn cảm, mĩ mãn , thẩm mĩ , phụ mẫu , mẫu số, miễn phí, miễn cưỡng...L: lãnh đạo, lãng mạn, nghi lễ , lĩnh vực, chiếm lĩnh , cương lĩnh , triển lãm , kết liễu , lão luyện, lão thành, lữ khách, thành lũy , lưỡng /[i] lự...

Chú ý: Có ngoại lệ: [i] ngãi (“cây thuốc”)

1.2.2. Những tiếng Hán Việt còn lại (có các phụ âm khác) thì viết với dấu hỏi, trừ các ngoại lệ sau đây: bãi khóa, hoài bão , bĩ cực, cưỡng bức, linh cữu , chiêu đãi , quang đãng , phóng đãng , kinh hãi , hãm hại, kiêu hãnh , trì hoãn , hỗ trợ , hỗn hợp, hữu ích, bằng hữu , huyễn hoặc, kĩ năng, phẫn nộ, giải phẫu , cùng quẫn , thủ quỹ , thi sĩ , (bệnh) suyễn , tiễn biệt, thực tiễn , tiễu trừ, thanh tĩnh , tuẫn tiết, mâu thuẫn , (chim) trĩ , dự trữ , xã hội...

2. Lỗi về phụ âm đầu [b] 2.1. Quy tắc i ê e: Quy tắc này giúp ta viết đúng G/GH, NG/NGH, K/C/Q

[b] 2.1.1. Chữ G ghi âm “gờ” sẽ được thêm H khi nguyên âm đi sau nó là i (kể cả iê), ê, e; còn các nguyên âm khác đi sau thì nó không được thêm H.

Ví dụ: GH: ghi, ghim, ghìm, ghiền, ghê, ghế, ghen, ghèn, ghét... (so sánh với G: ga, gà, gã, gặm, gắp, gặp, gẫm, gấc, gật, gõ, gói, gọi, gỗ, gớm, gửi, gù, gương... )

Chú ý: G trong gì, gìn, giã, giết, giêng, giếng... không phải ghi âm “gờ” mà lại ghi âm “giờ”.

2.1.2. Chữ NG ghi âm “ngờ” sẽ được thêm H khi nguyên âm đi sau nó là i (kể cả iê), ê, e; còn trường hợp khác thì không thêm H.

Ví dụ: NGH: nghi, nghỉ, nghĩ, nghiện, nghiệp, nghiên, nghề, nghênh, nghếch, nghe, nghẹn, nghẹt... (so sánh với NG: ngà, ngang, ngắm, ngất, ngó, ngọng, ngốn, ngờ, ngủ, ngữ, ngước... )

2.1.3. Để ghi âm “cờ”, ta viết K khi nguyên âm đi sau là i (kể cả ia, iê), ê, e; các nguyên âm khác đi sau thì viết C; còn khi có âm đệm thì viết Q.

Ví dụ: K: kí, kia, kiếm, kiến... kê, kể, kết... kè, kẻ, kén... C: cá, can, cắp, cân... có, còm, con, cô, cơ... cụ, của, củi, cuốc... Q: qua, quang, quắc, quê, quên... quy, quyên, quyết...

2.2. Giao tranh cho tôi cầm: Quy tắc này giúp ta viết đúng GI- (chứ không viết D-)

2.2.1. Nếu gặp một từ không biết viết GI- hay D- thì ta viết GI- khi từ ấy có nghĩa gần giống với một từ khác có phụ âm đầu là TR-, CH-, T-, hay C- (K-).

Ví dụ: GI- ~ TR-: giành ~ tranh, giao ~ trao, giở ~ trở, giương ~ trương... GI- ~ CH-: giấu ~ che, gì ~ chi, giống ~ chủng... GI ~ T: giặc ~ tặc, giã từ ~ tạ từ, giọng ~ tiếng... GI- ~ C- (K-): giác ~ cắc, giăng ~ căng, giỗ ~ kị... 2.2.2. Các sinh viên vùng Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên có thể liên hệ với tiếng địa phương của mình để dễ nhớ hai trường hợp: GI- ~ TR- (già ~ tra, giun ~ trùn) và GI- ~ CH- (giữ ~ chự, giòn ~ chon)...

2.3. Dặn đến nhà thương: Quy tắc này giúp ta viết đúng D- (chứ không viết GI-).2.3.1. Nếu gặp một từ không biết viết D- hay GI-, thì ta viết D- khi từ ấy có nghĩa gần giống với một từ khác có phụ âm đầu là Đ, NH, hay TH.

Page 166: Giáo án văn 6

Ví dụ: D- ~ Đ-: dao ~ đao, dĩa ~ đĩa~, dằn ~ đằn... D- ~ NH-: dồi ~ nhồi, dơ ~ nhơ, dịp ~ nhịp... D- ~ TH-: [b] dư ~ thừa, dược ~ thuốc...

[b] 2.3.2. Các sinh viên vùng Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên có thể liên hệ với tiếng địa phương của mình để dễ nhớ trường hợp: D- ~ Đ- (da ~ đa), dai ~ đai, dầm ~ đầm...)

3. Lỗi về phụ âm cuối Sinh viên Trung và Nam Bộ thường lẫn lộn –N với NG, và –T với –C.

3.1. Để viết đúng các phụ âm cuối này, cách tốt nhất là liên hệ với những từ đồng nghĩa hay gần nghĩa:

Ví dụ: -N: an (yên), can (cản, ngăn), cuốn (quyển), buồn (muộn), lằn (hằn), ngàn (nghìn), chán (nản, ngán)...-NG: đang (đương), vàng (hoàng), sảng (hoảng), kháng (chống), làng (hương), buồng (phòng)...-T: viết (bút), gặt (cắt, chặt), hạt (hột), ngạt (ngột), sát (giết), mẹt (tẹt, trẹt), trát (trét), xem xét (quan sát)...-C: tạc (đục), phước (phúc), rán sức (tàn lực), tam giác (ba góc)...

3.2. Trong những từ láy toàn bộ có hiện tượng biến âm, -T chuyển thành –N và –C chuyển thành -NG.

Ví dụ: -T > -N: chát chát > chan chát, thoắt thoắt . thoăn thoắt, mát mát > man mát, sát sát > san sát... -C > -NG: rắc rắc > răng rắc, biếc biếc > biêng biếc, vặc vặc > vằng vặc, phắc phắc > phăng phắc...

Chú ý: Cần phân biệt những cặp từ sau đây:man mát “hơi mát” = man mác “mênh mông”phăn phắt “rập ràng” = phăng phắc “im lặng”bàn bạc “thảo luận” = bàng bạc “rải rác khắp nơi”

4. Những nhận xét bổ sung 4.1. Những từ láy vần thường có hai âm tiết giống nhau về thanh điệu. Do đó, thường có khả năng là cả hai âm tiết đều có dấu ngã hay cả hai đều có dấu hỏi.

Ví dụ: bẽn lẽn, lã chã, lẽo đẽo, lỗ chỗ, lõm bõm, lững thững...bủn rủn, đủng đỉnh, lảo đảo, lẩm cẩm, lủng củng, lỏng lẻo...

4.2. Nói chung trong tiếng Việt, những từ có nghĩa giống nhau hay gần nhau thì thường là có hình thức giống nhau. Ta có thể lợi dụng đặc điểm này để có thể viết đúng chính tả cho một số vần như sau:–uôi : đuôi, chuôi, cuối–ư t: bứt, rứt, dứt, đứt, giựt, nứt, sứt–at : bạt, gạt, ngạt, phát, phạt, sạt, tát, tạt–ăt : cắt, chặt, gặt, hắt, lặt, nhặt, ngắt, tắt, thắt, vắt, vặt, xắt–oi : oi, lòi, ngoi, ngòi, thòi, hói, khói, chòi, đòi, mòi, nòi, roi, soi, voi, vòi, xoi, xói...–en : chen, kén, len, lẻn, lén, nén, then, xen

4.3. Để ghi âm , chữ Việt ta có hai chữ là I và Y. Nhà nước (năm 1984) có quy định như sau: - Nếu không có sự thay đổi về âm hay nghĩa (trừ trường hợp Y đi sau âm đệm), thì thay Y bằng I.

Ví dụ: hi sinh, kỉ niệm, lí luận, thẩm mĩ , kĩ thuật... (huy chương, sơn thủy, quý báu...)

- Nếu âm đứng một mình hay ở đầu từ thì viết bằng Y, trừ vài trường hợp đã theo thói quen cũ.

Page 167: Giáo án văn 6

Ví dụ: ý nghĩa, y tế, ỷ lại, yêu thương, yên ổn...(theo Tiếng Việt Thực Hành – Vương Hữu Lễ, Đinh Xuân Quỳnh, Nhà xuất bản Thuận Hóa - 1998)

--------------------Thương yêulà 1 cái bóngđi theo mãi trong cuộc đời ta không biết mệt mỏi,để nhắc nhở ta 1 điều,người đã vắngnhưngnỗi nhớ vẫn đầy.(ACYD)

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn : 29/12/2012Ngày dạy : 2/1/2013Tuần 20Tiết 73-74

Văn bản: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN (Trích Dế Mèn phiêu lưu kí- Tô Hoài)

Page 168: Giáo án văn 6

A/Mức độ cần đạt- Hiểu được nội dung ý nghĩa của Bài học đường đời đầu tiên.- Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức:- Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.- Dế Mèn:Một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.- Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.2.Kĩ năng: - Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.- Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết văn miêu tả.3.Thái độ: Giáo dục thái độ sống tự lập, không kiêu ngạo, coi thường người khác.C/Phương pháp: Đọc hiểu, phát vấn, phân tích, tích hợp toàn văn bản.D/Tiến trình bài dạy1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh3.Bài mới: * Lời vào bài: “Dế mèn phiêu lưu kí” là tác phẩm hay, đặc sắc, hấp dẫn của Tô Hoài dành cho thiếu nhi. Mèn là 1 hình ảnh đẹp của tuổi trẻ ham hiểu biết, trọng lẽ phải khao khát lý tưởng và quyết tâm hành động cho mục đích cao đẹp nhưng với tính xốc nổi, kiêu căng của ngày đầu mới lớn Mèn đã phải trả giá đắt bằng một bài học đường đời đáng nhớ. Đó là bài học gì ? Cô và các em sẽ cùng tìm hiểu nội dung của bài học hôm nay.* Bài mới: Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thứcGiới thiệu chung- Hs: Đọc chú thích sgk. GV giảng giải và chốt ý chính về tác giả (Tô Hoài) – tác phẩm (Dế Mèn phiêu lưu ký)

Đọc – hiểu văn bản GV đọc mẫu đoạn đầu rồi gọi HS đọc Nhận xét, uốn nắn - Gv:Hãy kể tóm tắt chương truyện?- Hs: Tóm tắt, HS khác nhận xét, bổ sung- Gv:Đoạn trích chia làm mấy phần?Nêu nội dung của mỗi phần? - Hs: Trả lờiGv: đoạn 1 đề cập đến vấn đề gì? Hình dáng của DM được miêu tả qua chi tiết nào? Miêu tả hình dáng của DM tác giả dùng nghệ thuật gì? Qua nghệ thuật ấy giúp em hình dung ra hình dáng của DM như thế nào?

I/ Giới thiệu chung :1.Tác giả: - Tô Hoài sinh năm 1920 là nhà văn thành công trước Cách mạng tháng Tám- Ong chuyên viết truyện cho thiếu nhi.2.Tác phẩm:“Bài học đường đời đầu tiên” trích chương I truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.II/ Đọc – hiểu văn bản 1.Đọc- tìm hiểu từ khó* Tóm tắt2.Tìm hiểu văn bảna, Bố cục: Hai đoạn Đ1/Từ đầu đến thiên hạ rồi: Miêu tả vẻ đẹp hình dáng của dế mèn Đ2/Còn lại :1 câu chuyện về đường đời đầu tiên của Dế Mèn b, Phân tích b1/ Hình dáng, tính cách của Dế Mèn Hình dáng: - Đôi càng mẫm bóng, vuốt cứng nhọn hoắt - Cánh dài tận chấm đuôi, cả người rung rinh.

Page 169: Giáo án văn 6

- HSTLN:Trả lời- Gv:Quan sát phần kể tiếp sgk và cho biết phần truyện giới thiệu DM ở mặt nào? (Tính cách) Tìm chi tiết thể hiện tính cách của DM? Khi viết về tính cách DM tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Qua cử chỉ (Gây sự, quát, đá ghẹo) thể hiện tính cách gì của dế mèn ?Hs: Kiêu căng, ngạo mạn

Tiết 74Gọi HS đọc lại đoạn cuối truyện? Nội dung đoạn này là gì? - Hs: Mèn gây ra cái chết của Dế Choắt- Gv:Thái độ của Mèn như thế nào khi choắt nói lời trăn trối? - Hs: Trả lời- Gv:Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của dế mèn được bắt đầu bằng việc gì? Hãy phân tích thái độ của dế mèn đối với chị cốc qua đó dế mèn nhận được bài học bổ ích gì? - Hs: Trả lời- Gv:Trong phần “Câu chuyện ân hận” này, tính nết của mèn có điều gì tốt, điều gì xấu? - Hs:Bộc lộ- Gv: Phân tích để học sinh thấy ý nghĩa bài học đường đời đầu tiên. Qua bài học đường đời đầu tiên, các em sẽ có thái độ sống như thế nào với mọi người xung quanh?- Hs: Bộc lộ- Gv: Liên hệ giáo dục- Gv: Hãy khái quát nội dung và nghệ thuật củađoạntrích? - Hs: Đọc ghi nhớsgk.

Luyện tập (GV gợi ý – HS viết nháp)

- Đầu to nổi tảng, rất bướng - Răng đen nhánh, râu dài, rất đỗi hùng dũng ->Tính từ miêu tả, từ ngữ độc đáo:Vẻ đẹp khoẻ mạnh, cường tráng, pha chút bướng bỉnh Tính cách - Dám cà khịa với mọi người trong xóm - Quát mấy chị cào cào, đá ghẹo mấy anh gọng vó…->Động từ: Sự kiêu căng, ngạo mạn, tự cao tự đại b2/ Mèn gây ra cái chết của Dế Choắt- Rủ choắt trêu chị Cốc, khi choắt can ngăn thì quắc mắt, mắng - Hát trêu Cốc Tự cao tự đại - Kết quả: Choắt chết oan b3/Bài học đường đời đầu tiên - Thái độ của mèn “Tôi hối lắm, tôi hối hận lắm” - Tôi đứng lặng giờ lâu nghĩ về bài học đường đời đầu tiên “Ở đời mà có thói hung hăng...không chỉ mang vạ cho người khác mà còn mang vạ cho mình” Hối hận, ăn năn, tự rút ra bài học không nên kiêu căng, ngạo mạn 3. Tổng kếta, Nghệ thuật:- Kể chuyện kết hợp với miêu tả- Xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ.- Sử dụng hiệu quả các phép tu từ.b,Ý nghĩa:- Đoạn trích nêu lên bài học:Tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đơi* Ghi nhớ sgk IV/ Luyện tập Bài 1: Viết đoạn văn ngắn diễn tả tâm trạng của Dế Mèn khi chôn cất Dế Choắt

4. Củng cố, dặn dò- Chuẩn bị bài “Sông nước Cà Mau”: đọc diễn cảm, tìm hiểu vẻ đẹp thiên nhiên và con người vùng đất Phương Nam* Bài cũ:- Tìm đọc truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”- Hiểu, nhớ được ý nghĩa và nghệ thuật độc đáo của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”* Bài mới: soạn bài “Sông nước Cà Mau

Page 170: Giáo án văn 6

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn: 02/01/2013Ngày dạy : 04+05/01/2013Tuần 21 Tiết 75 Tiếng Việt: PHÓ TỪ

Page 171: Giáo án văn 6

A/Mức độ cần đạt phó - Nắm được các đặc điểm của phó từ- Nắm được các loại phó từB/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức: - Khái niệm phó từ:+ Ý nghĩa khái quát của phó từ+ Đặc điểm ngữ pháp của phó từ(khả năng kết hợp của phó từ, chức vụ cú pháp của phó từ) - Các loại phó từ2.Kĩ năng: - Nhận biết phó từ trong văn bản. - Phân biệt các loại phó từ. - Sử dụng phó từ để đặt câu.3.Thái độ: Nghiêm túc học bài và tích cực thảo luận .C/Phương pháp: phát vấn, phân tích ví dụ, thảo luậnD/Tiến trình bài dạy1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Em hãy phân tích mô hình cụm động từ sau: Dế Choắt sắp tắt thở. 3. Bài mới:* Lời vào bài: Trong cụm động từ trên, tắt thở là động từ, còn sắp đứng trước bổ nghĩa thời gian cho động từ tắt thở. Vậy sắp được xếp vào từ loại gì? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhóm từ này.* Bài mới: Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thứcTìm hiểu chung - Hs: Đọc vd, Gv yêu cầu hs tìm động từ, tính từ, các từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ nghĩa.- HSTL: trả lời- Gv: Những từ in đậm trên đứng ở vị trí nào trong cụm từ ?-Đứng trước trong cụm từ-Đứng sau ở cụm từ

- Gv: Các từ ấy gọi là phó từ. Vậy phó từ là gì?- Hs: Phó từ là những từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.- Hs: Đọc ghi nhớ. Cho ví dụ ?- Gv:Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho những động từ, tính từ in đậm?Phó từ là những hư từ đứng trước hoặc đứng sau động từ, tính từ.- Gv: Có mấy loại phó từ?- Hs: hai-Gv:Điền các phó từ đã tìm được ở phần 1

và 2 vào bảng phân loại ?-Gv kẻ bảng, hs lên bảng điền.-Gv yêu cầu ghi nhớ về nội dung khái niệm

về phó từ và các ý nghĩa mà phó từ có thể bổ

I.Tìm hiểu chung 1.Phó từ là gì ?* VD :Đã đi; cũng ra; vẫn chưa thấy;

thật lỗi lạc

- Soi gương được; rất ưa nhìn;

Rất to; rất bướng - Động từ : đi, ra, thấy, soi (gương)- Tính từ: lỗi lạc, ưa nhìn, to, bướng=> Phó tư: là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.2.Các loại phó từ:- Phó từ đứng trước động từ, tính từ.- Phó từ đứng sau động từ, tính từ.- Điền phó từ vào bảng phân loạiÝ nghĩa Đứng

trướcĐứngsau

- Chỉ quan hệ thời gian - Chỉ mức độ.-Chỉ sự tiếp diễn tương tự - Chỉ sự phủ định.

đã,đangrấtcũng ,vẫnkhôngđừng

lắm

Page 172: Giáo án văn 6

sung cho động từ và tính từ.-Tự đặt các câu có phó từ với các ý nghĩa

khác nhau.

Luyện tập :Bài 1: Hs đọc đề, Gv hướng dẫn làm mẫu Hs lên bảng làmBài 2: Hs viết đoạn văn ra giấy nháp, đọc câu có phó từ, cho biết phó từ đó dùng để làm gì?-Hs: Trả lời.-Gv: Nhận xét, ghi điểm cá nhan-Bài 3: Gv đọc đoạn trích, học sinh nghe,

chép.

- Chỉ sư cầu khiến .- Chỉ kết quả và hướng- Chỉ khả năng.

thật ,chưavào, rađược

* Ghi nhớ sgk/14

II. Luyện tập :Bài 1: Phó từ được in đậm như sau- Đã, đương, sắp : Chỉ quan hệ thời gian.- Không: Chỉ sự phủ định.- Còn,đều, cũng, lại: Chỉ sự tiếp diễn tương tự- Ra: Chỉ hướngBài 2: Cho HS đọc lại đoạn trích và tìm phó từ.Ví dụ: đang, vào, ra, không, đang, lên.Bài 3: Giáo viên đọc đoạn trích, học sinh nghe chép

4. Củng cố, dặn dò- Chuẩn bị bài: so sánh + N1: Tìm tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh ở bài 1+ N2: Nêu một số từ so sánh mà em biết trong ca dao, tục ngữ.* Bãi cũ:- Khái niệm phó từ, các loại phó từ.- Nhận diện được phó từ trong câu văn cụ thể.* Bài mới:Soạn bài “ So sánh”(tt)

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn: 01/01/2013Ngày dạy : 04+05/01/2013Tuần 20 Tiết 76

Tập làm văn: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ

Page 173: Giáo án văn 6

A/Mức độ cần đạt- Biết được hoàn cảnh sử dụng văn miêu tả.- Những yêu cầu cần đạt đối với một bài văn miêu tả.- Nhận diện và vận dụng văn miêu tat trong khi nói và viết.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức:- Mục đích của miêu tả.- Cách thức miêu tả.2.Kĩ năng:- Nhận diện được đoạn văn, bài văn miêu tả.- Bước đầu xác định được nội dung của một đoạn văn hay bài văn miêu tả, xác định đặc điểm nổi bật của đối tượng được miêu tả trong đoạn văn hay bài văn miêu tả.3.Thái độ: có ý thức trau chuốt, gọt giũa ngôn từ miêu tả.C/Phương pháp: Thuyết giảng, phát vấn, gợi mở, thảo luận nhóm.D/Tiến trình dạy học1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Ở cấp I các em đã học về văn miêu tả, vậy miêu tả là gì ? 3.Bài mới:* Lời vào bài: Trong phân môn Tập làm văn học kì I các em đã tìm hiểu văn tự sự. Còn học kì II này các em sẽ được học văn miêu tả mà các em đã từng học ở bậc tiểu học. Để tìm hiểu kĩ hơn về thể loại này, chungs ta bước vào tiết học hôm nay “Tìm hiểu chung về văn miêu tả”.* Bài mới: Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thứcTìm hiểu chung- Gv:Gọi HS đọc 3 tình huống ở bài tập. Cho biết với các tình huống ấy em phải làm gì để giải quyết ?- Hs: Trả lời- Gv:Dựa vào ba tình huống trên hãy nêu lên một số tình huống khác cần dùng văn miêu tả để thể hiện mục đích giao tiếp của mình ?- Hs: trả lời.Gv thêm vài tình huống.- Hs đọc yêu cầu BT 2(SGK)- Gv nêu câu hỏi cho HSTHN:Em hãy chỉ ra 2 đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt. Hai đoạn văn ấy có giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế không? Những chi tiết nào giúp em hình dung được điều đó ?- Hs: Làm việc nhóm trả lời.- Gv:Theo em mục đích giao tiếp của hai đoạn văn trên là gì? - Hs: Trả lời- Gv:Vậy theo em thế nào là văn miêu tả? HS đọc to phần ghi nhớ SGK /16Luyện tập Bài 1- HS đọc đề bài tập 1/16, nêu yêu cầu của đề.

I. Tìm hiểu chung1.Thế nào là văn miêu tả a, Ví dụ 1, 2 SGK /15b, Nhận xét * Bài 1: Tình huống 1: Tả con đường và ngôi nhà.Tình huống 2: Tả cái áo cụ thể để người bán hàng không bị lẫn, mất thời gian.Tình huống 3: Tả chân dung người lực sĩ => để giải quyết tình huông trên người ta phải dùng văn miêu tả Bài 2: Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” tả- Dế Mèn: Càng, chân, khoeo, vuốt, đầu, cánh, răng, râu ->Động tác ra oai - Dế choắt: Dáng người gầy, dài lêu nghêu … gilê->Dùng động từ, tính từ chỉ sự xấu xí, yếu đuối => Giúp người đọc hình dung được những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh => Văn miêu tả2.Ghi nhớ Sgk /16 II.Luyện tập

Page 174: Giáo án văn 6

- Gv nhác lại:Mỗi đoạn văn miêu tả ở trên tái hiện lại điều gì? Hãy chỉ ra đặc điểm nổi bật của từng sự vật trong mỗi đoạn ? - Hs: Làm việc nhòm.Mỗi nhóm mỗi đoạn văn.- Hs: Trả lời, bổ sung, Gv nhận xét cho điểm.Bài 2:- Hs đọc yêu cầu của đề- Gv gợi mở để hs tìm đặc điểm mùa đông như khí hậu, thiên nhiên, ngày và đêm.- Hs: nêu các đặc điểm nổi bật- Với câu b, Gv để hs tự tìm đặc điểm nổi bật, cho Hs về nhà quan sát.

Bài 1Đ1: tả chú Dế Mèn vào độ tuổi “thanh niên cương tráng”. Đặc điểm nổi bật to khoẻ và mạnh mẽ Đ2: Tái hiện lại hình ảnh chú bé liên lạc lượm. Đặc điểm nổi bật nhanh nhẹn, vui vẻ hồn nhiên Đ3 : Miêu tả một vùng bãi ven hồ ngập nước sau mưa. Đặc điểm nổi bật một thế giới động vật sinh động, ồn áo, hyên náo.Bài 2 a) Miêu tả cảnh mùa đông Đặc điểm: lạnh lẽo, ẩm ướt, gió bấc và mưa phùn + Đêm dài, ngày ngắn + Bầu trời như âm u thấp xuống, ít thấy trăng sao, nhiều mây và sương mù + Cây cối trơ trọi, khẳng khiu lá vàng rụng nhiều + Mùa của hoa đào, mai, hoa hồng và nhiều loại hoa, chuẩn bị cho mùa xuân.b, Khuôn mặt của mẹ- Sáng và đẹp - Hiền hậu và nghiêm nghị - Vui vẻ hoặc lo âu trăn trở

4. Củng cố, dặn dò-Chọn một đoạn văn trong sgk phân tích đặc điểm nổi bật của con người, cảnh vật trong đoạn văn đó.- Chuẩn bị bài mới: Đọc, tìm hiểu vai trò của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.* Bài cũ:- Nhớ được khái niệm văn miêu tả.- Tìm và phân tích một đoạn văn miêu tả tự chọn.* Bài mới: soạn bài “Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.”

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Du Ngày soạn: 05/01/2013 Ngày dạy: 07/01/2013Tuần 20Tiết 77 Văn bản: SÔNG NƯỚC CÀ MAU

Page 175: Giáo án văn 6

(Trích Đất rừng phương Nam – Đoàn Giỏi)A/Mức độ cần đạt- Bổ sung kiến thức về tác giả, tác phẩm văn học hiện đại.- Hiểu và cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên sông nước Cà Mau, qua đó thấy được tình cảm gắn bó của tác giả đối với vùng đất này.- Thấy được hình thức nghệ thuật độc đáo được sử dụng trong đoạn trích.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức: - Sơ giản về tác giả và tác phẩm Đất rừng phương Nam.

- Vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người một vúng đất phương Nam.- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.

2.Kĩ năng:- Nắm bắt nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố miêu tả và kết hợp thuyết minh.- Đọc diễn cảm phù hợp với nội dung văn bản.- Nhận biết các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản và vận dụng chúng khi làm văn miêu tả cảnh thiên nhiên.3.Thái độ: Giáo dục các em tình yêu thiên nhiên đất nước, con người.C/Phương pháp : Đọc hiểu văn bản, phát vấn, phân tích, xem hình ảnhD/Tiến trình dạy học1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Nêu bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn? Ý nghĩa của tác phẩm?3.Bài mới :* Lời vào bài: Các em đã được xem bộ phim “Đất phương Nam” chưa? Bộ phim ấy được chuyển thể từ tác phẩm “Đất rừng phương Nam” của nhà văn nổi tiếng Đoàn Giỏi. Với tác phẩm này, nhà văn đã đưa người đọc về với thiên nhiên và con người phương Nam. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu đoạn trích ngắn “ Sông nước Cà Mau” trong tác phẩm để cảm nhận đôi nét về thiên nhiên và con người nơi đây.* Bài mới: Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thứcGiới thiệu chungGọi HS đọc chú thích SGK/20- Gv: Dựa vào sgk em hãy nêu những nét chính về tác giả?- Hs: Trả lời- GV giảng giải thêm về tác phẩm rồi chốt ý- Hs ghi

Đọc – Hiểu văn bảnGV đđọc mẫu đđoạn đđầu GV gọi HS đđọc tiếp?Giải thích một số từ khó SGK- Gv:Đoạn trích có thể chia làm mấy đoạn, nội dung mỗi đđoạn - Hs: Chia đoạn, gv gợi ý nêu nọi dung- HS đđọc lại đđoạn đđầu của truyện.Nhắc lại nội dung chính của đđoạn này?- Gv: Đoạn văn miêu tả cảnh gì? Theo trình tự nào?- Hs: Miêu tả cảnh sông nước Cà Mau tự nhiên hợp

I.Giới thiệu chung:1.Tác giả:- Đoàn Giỏi (1925- 1989), quê ở Tiền Giang- Ông chuyên viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người Nam Bộ2. Tác phẩm: - “Sông nước Cà Mau” trích chương 18 truyện “Đất rừng phương Nam”.- Thể loại: truyện dài`II. Đọc – Hiểu văn bản:1.Đọc- tìm hiểu từ khó:2.Tìm hiểu văn bản:a,Bố cục: 3 phần+ P1: Từ đầu đđến màu xanh đơn điệu Những ấn tượng ban đầu về thiên nhiên vùng Cà Mau+ P2: Tiếp đến “ban mai” Kênh

Page 176: Giáo án văn 6

lý. Điểm nhìn quan sát & miêu tả của người kể chuyện trên con thuyền trên các con kênh rạch vùng Cà Mau.- Gv:Ấn tượng ban đầu về vùng sông nước Cà Mau ntn ?- Hs:Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như mạng nhện. Trời, nước, cây toàn một sắc xanh.Tiếng sóng biển rì rào bất tận ru ngủ thính giác con người.- Gv: Các ấn tượng đó được diễn tả qua các giác quan nào của tgiả ?-Hs:Thị giác, thính giácEm hình dung như thế nào về cảnh sông nước Cà Mau qua ấn tượng ban đầu của tác giả ?- Hs:rộng lớn, mênh mông một màu xanh- Gv phân tích lại và chuyển ý: Nhìn từ xa Cà Mau là một vùng sông nước mênh mông. Bầu trừi, rừng cây, sông nước đượm một màu xanh của sự sống. Khi đến gần vùng đất này hiện lên như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.TIẾT 78- Hs: Đọc phần 2- Gv:Tác giả đã làm nổi bật những nét độc đáo nào của cảnh sông ngòi, kênh rạch ?- Hs: trả lời- Gv:Cách tả ở đây có gì độc đáo ? Tác dụng của nó- Hs: Miêu tả chi tiết cụ thể làm cảnh vật hiện lên sinh động.- Gv:Cảm nhận của em về thiên nhiên Cà Mau- Hs: Rút ra tiểu kết- Gv chuyển ý: thiên nhiên hoang giã, hùng vĩ còn sinh hoạt của con người ra sao chúng ta tìm hiểu tiếp phần 3- Gv:Những chi tiết, hình ảnh nào về chợ Năm Căn thể hiện được sự tấp nập, đông vui, trù phú & độc đáo ?- Hs: trả lời.- Gv: Nhận xét về nghệ thuật miểu tả giả sử dụng ở đđoạn văn này? - Hs: Nghệ thuật so sánh, miêu tả độc đáo- Gv: Qua ngòi bút gợi hình của nhà văn em biết gì về chợ Năm Căn.- Hs: Trả lời- Gv phân tích rút ra tiểu kết.- Gv: Trong đoạn trích nhà văn sử dụng những yếu tố nghệ thuật nào?- Hs: Trả lời- Gv: Qua bài học em hiểu biết gì về thiên nhiên con

rạch và chợ Năm Căn + P 3: Còn lại chợ Năm Căn đông vui, trù phúb, Phân tích: b1/Thiên nhiên vùng sông nước Cà Mau* Ấn tượng chung- Sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như.- Trời xanh, nước xanh, cây lá xanh- Tiếng rì rào bất tận của khu rừng, tiếng sóng biển và cả hơi gió muối. So sánh, điệp ngữ, phối hợp tả xen lẫn kể liệt kê: Không gian rộng lớn, bạt ngàn màu xanh* Cảnh sông nước Cà Mau - Kênh rạch: Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba Khía->tên gọi căn cứ vào đặc điểm riêng.- Nước đổ ầm ầm như thác. - Cá hàng đàn đen trũi.- Rừng đước cao ngất... => Miêu tả cụ thể sinh động:sông Năm Căn rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã.b2/ Cuộc sống con người ở chợ Năm Căn- On ào, đông vui, tấp nập- Những bến phà nhộn nhịp dọc đi theo sông- Những lò than …- Những ngôi nhà bè..- Người dân thuộc nhiều dân tộc khác nhau So sánh, quan sát tỉ mỉ => Sự trù phú, những nét độc đáo của chợ Năm Căn. 3. Tổng kết * Nghệ thuật- Miêu tả từ bao quát đến cụ thể- Từ ngữ gợi hình, chính xác kết hợp các phép tu từ- Dùng ngôn ngữ địa phươngb, Ý nghĩa: “Sông nước Cà Mau” là một đoạn trích độc đáo, hấp dẫn, thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn Đoàn Giỏi với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau.

Page 177: Giáo án văn 6

người và nhà văn Đoàn Giỏi?- Hs: cảm nhận- Gv: Em có yêu quê hương mình như nàh văn không? Thử bày tỏ- Hs: bộc lộ. Gv liên hệ giáo dục- Hs: đọc ghi nhớHướng dẫn tự học- Đọc văn bản nhiều lần, chú ý phân tích các hình

ảnh có sử dụng phép so sánh, điệp ngữ, từ gợi hình.- Chuẩn bị bài “ Bức tranh của em gái tôi”: Đọc văn

bản, tòm tắt văn bản, vẻ đẹp tâm hồn của bé Kiều Phương?

* Ghi nhớ SGK/23III.Hướng dẫn tự học* Bài cũ:- Đọc kĩ văn bản, nhớ những chi tiết miêu tả đặc sắc, các chi tiết sử dụng phép so ánh.- Hiểu được ý nghĩa của các chi tiết có sử dụng phép tu từ.* Bài mới: Soạn bài “Bức tranh của em gái tôi”

4. Củng cố, dặn dò- Đọc văn bản nhiều lần, chú ý phân tích các hình ảnh có sử dụng phép so sánh, điệp ngữ, từ gợi hình.- Chuẩn bị bài “ Bức tranh của em gái tôi”: Đọc văn bản, tòm tắt văn bản, vẻ đẹp tâm hồn của

bé Kiều Phương? * Bài cũ:- Đọc kĩ văn bản, nhớ những chi tiết miêu tả đặc sắc, các chi tiết sử dụng phép so ánh.- Hiểu được ý nghĩa của các chi tiết có sử dụng phép tu từ.* Bài mới: Soạn bài “Bức tranh của em gái tôi”

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn: 07/01/2013Ngày dạy: 09/02/2013Tuần 21 Tiết 78

Page 178: Giáo án văn 6

Tiếng Việt: SO SÁNHA/Mức độ cần đạt Nắm được khái niệm so sánh và vận dụng nó để nhận diện trong một số câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức: - Cấu tạo của phép tu từ so sánh.

- Các kiểu so sánh thường gặp.2.Kĩ năng: - Nhận diện được phép so sánh.

- Nhận biết và phân tích được các kiểu so sánh đã dùng trong văn bản, chỉ ra được tác dụng của các kiểu so sánh đó.3.Thái độ: Chăm chỉ, tích cực hoạt động nhóm.C/Phương pháp : Phát vấn, thảo luận nhóm, phân tích ví dụ.D/Tiến trình dạy học1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là phó từ ? Cho ví dụ ? - Có mấy loại phó từ ? Nêu rõ tác dụng của mỗi loại ?3.Bài mới:* Lời vào bài: Trong khi nói, viết người ta hay dùng những hình ảnh bóng bẩy, gợi cảm, sinh động để diễn đạt ý mình muốn thể hiện. Đó là biện pháp tu từ. Bài học đầu tiên chúng ta học là phép so sánh.* Bài mới: Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thứcTìm hiểu chung Gọi HS đọc Vda,b - Gv:Ở Vd a, b, những trường hợp nào chứa hình ảnh so sánh? Những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau? Dựa vào cơ sở nào để có thể so sánh như vậy? - HSTLN:Trả lời+ Trẻ em so sánh với búp trên cành, rừng đước .. . so sánh với hai dãy … )+ Dựa vào sự tương đồng nhau về hình thức, tính chất, vị trí, chức năng giữa sự vật này với sự vật khác -Gv nhận xét, so sánh như thế nhằm mục đích gì? - Hs:Tạo ra hình ảnh mới mẻ, gợi cảm giác cụ thể hấp dẫn khi nghe, nói, đọc, viết. - Gv: sánh các sự vật, sự việc như vậy với nhau gọi là so sánh.Vậy so sánh là gì? - HS đọc to ghi nhớ SGK /24- Gv:Điền những tập hợp từ có chứa hình ảnh so sánh ở các vd tìm vào mô hình so sánh. GV gợi ý:Quy ước vế A sự vật, sự việc được so sánh.Từ so sánh, PD phương diện so sánh GV ghi VD trên bảng, HS xác định các vế A, B, từ, phương diện so sánh.

I.Tìm hiểu chung1. Thế nào là so sánh * Vd1 sgk/24a.Trẻ em như búp trên cành b.Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận -> Đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm.*Vd2: Con mèo vằn vào tranh to hơn cả con hổ-> Có nét tương phản để làm nổi bật con mèo=> So sánh * Ghi nhớ sgk/242. Cấu tạo phép so sánh * Vd1:Mô hình phép so sánhVế A P Diện TừSS Vế B Trẻ em

Rừng đước

Dựng lên

Như

Như

Búp trên cành Dãy trường thành

* Vd2: Từ so sánh: - Áo chàng đỏ tựa ráng pha- Con ông không giống lông cũng giống

Page 179: Giáo án văn 6

- Hs: Thực hiện-Gv:Tìm thêm những từ so sánh mà em biết (Như, như là, bằng, tựa, tựa như, hơn…)- So với vd ở trang 24 thì cấu tạo phép so sánh ở a, b có gì đặc biệt ? - Hs: Lược bớt phương diện so sánh,Vế B được tạo lên trước vế A - Gv:Phần cấu tạo của phép so sánh cần ghi nhớ những gì?- Hs: Trả lời ghi nhớ.Luyện tậpBài 1- Hs: Đọc yêu cầu của đề.- Gv:Tìm thêm ví dụ với mẫu so sánh gợi ý.SS đồng loại : SS người với người : Người là cha, là Bác là AnhSS vật với vật :Tiếng suối trong như tiếng hát xa.- Hs: Làm việc nhóm.Bài 2Điền tiếp vế B vào những chỗ trống để tạo thành phép SS?- Hs lên bảng điền.

Bài 3-Gv cùng hs tìm phép so sánh cho câu a, câu b

hs về nhà làm.

.

cánh* Vd3:a, Lược bớt phương diện, từ so sánh.b, Đảo vế B cùng với từ so sánh ra trước. * Ghi nhớ Sgk /25

II.Luyện tậpBài 1: Ví dụ so sánh dựa vào mẫu so sánha, So sánh đồng loại-Thầy thuốc như mẹ hiền (người với người) -Kênh rạch, sông ngòi như màng nhện (vật với vật) b, So sánh khác loại:- Cả nước từng đàn đen trĩu…như người bơi ếch (vật với người ) - “Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển đông (cái cụ thể với cái trìu tượng) Bài 2: Điền vào chỗ trống tạo thành ngữ - Khoẻ như voi (Trương Phi) - Đen như (cột nhà cháy, củ tam thất ..)- Trắng như (bông, ngà, trứng gà bóc,..)- Cao như (Núi, sếu, cây sào)Bài 3: Tìm những câu có phép so sánh Bài học đường đời đầu tiên - Những ngọn cỏ gãy rạp y như có nhát dao - Hai cái răng đen nhánh …. như lưỡi liềm

4. Củng cố, dặn dò- Nhận diện phép so sánh trong văn bản “Sông nước Cà Mau”- Chuẩn bị bài “So sánh (tt)”. Đọc bài tìm hiểu các kiểu so sánh cơ bản, tác dụng của so sánh* Bài cũ:Nhận diện được các phép so sánh trong các văn bản đã học.

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn: 09/01/2013Ngày dạy: 11,12/01/2013Tuần 21 Tiết 79 - 80

Page 180: Giáo án văn 6

Tập làm văn QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ.

A/Mức độ cần đạt- Nắm được một số thao tác cơ bản cần thiết cho việc viết văn miêu tả:quan sát, tưởng tượng, nhận xét, so sánh.- Thấy được vai trò và tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.- Biết cách vận dụng những thao tác trên khi viết bài văn miêu tả.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức:- Mối quan hệ trực tiếp của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. - Vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.2.Kĩ năng:- Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét khi miêu tả.- Nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản:quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong đọc và viết văn miêu tả.3.Thái độ: Tích cực hoạt động, tiếp thu bài.C/Phương pháp: Phát vấn, thuyết giảng, làm việc nhóm, tích hợp văn bản.D/Tiến trình dạy học1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Thế nào là văn miêu tả? Yếu tố quan trọng hàng đầu trong văn miêu tả? 3.Bài mới:* Lời vào bài: Để viết được bài văn miêu tả hay nhất thiết người viết cần có năng lực quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét. Những năng lực và thao tác này được thể hiện qua tiết học hôm nay.* Bài mới: Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thứcTìm hiểu chungGV giải nghĩa từ: Quan sát, cầm, nghe, nhìn, ngửi,sờ…bằng các giác quan mắt, mũi, tai, da…Tưởng tượng:Hình dung ra các(thế giới)chưa có(không có) .So sánh: dùng cái đã biết để làm rõ, làm nổi cái chưa biết rõ - Nhận xét: đánh giá, khen, chê …HS đọc 3 đoạn văn SGK- Gv ra câu hỏi thảo luận cho 3 nhóm.Đ1: Tả cái gì? đặc điểm nổi bật của đối tượng miêu tả là gì? Được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh nào? Đ2: Tả cái gì? Cảnh đẹp và hùng vĩ của sông nước Cà Mau, Năm Căn, thể hiện qua từ ngữ hình ảnh nào? Đ3: Tả cảnh gì? Cảnh mùa xuân đẹp, náo nức như thế nào? Chi tiết, hình ảnh nào thể hiện ?Để tả được các đoạn văn trên người viết cần

I.Tìm hiểu chung1.Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tảa) Vd1/sgk/27Đoạn1: tả chàng Dế Choắt gầy, ốm, đáng thươngCụ thể: gầy gò, têu nghêu, bè bè nặng nề, ngẩn ngẩn ngơ ngơĐoạn 2:Tả cảnh đẹp thơ mộng và hùng vĩ của sông nước Cà Mau – Năm CănCụ thể:Giăng chi chít như mạng nhện, trời xanh, nước xanh, rừng xanh, rì rào bất tận, mênh mông, ầm ầm như thácĐoạn 3: Tả cảnh mùa xuân đẹp, vui, náo nức như ngày hộiChim ríu rít, cây gạo, tháp đèn khổng lồ, ngàn hoa lửa, ngàn búp nõn nến trong xanh=> Để tả được các đoạn văn trên cần có năng

Page 181: Giáo án văn 6

có những năng lực cơ bản nào? - HSTLN trả lời.- Gv:Tìm những câu văn có sự liên tượng, tượng tượng và so sánh trong các đoạn trên? Sự tưởng tượng và so sánh đó có gì đặc sắc?- Hs: Trả lờiHS đọc đoạn văn sgk/28. - Gv:Cho biết so với đoạn gốc, đoạn này đã bỏ đi những từ ngữ nào? Những từ ngữ bỏ đi ấy ảnh hưởng như thế nào đến đoạn văn?- Hs: Trả lời.- Gv:Bài học cần ghi nhớ những gì? - HS đọc to ghi nhớ SGK/28

TIẾT 81Luyện tậpBài 1- HS đọc yêu cầu BT1/SGK/29.- GV hướng dẫn. Đoạn văn miêu tả cảnh hồ nào?Vì sao biết? Những hình ảnh đó có đặc sắc và tiêu biểu không? Tìm 5 từ thích hợp điền vào chỗ trống?Bài 2- Gọi HS đọc đoạn văn SGK- Gv:Tìm hình ảnh, chi tiết tả Dế Mèn-Đẹp một thanh niên cường tráng nhưng kiêu căng, hợm hĩnhBài 3- HS đọc yêu cầu của đề? - GV hướng dẫn và định hướng cho HS viết: Hướng nhà, nền nhà, mái, tường cửa, trang trí trong nhà?- Hs: Viết bàiBài 4GV gợi ý cho HS một số hình ảnh nổi bậtMặt trời? Bầu trời? Hàng cây? Núi? Những ngôi nhà?- Hs: Làm việc theo đôi để liên tưởng, so sánh- Trình bày cho lớp nghe.Bài 5: Hs viết đoạn văn vào vở.

lực quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét.

b) Vd2 sgk/28Đoạn văn bị bỏ đi những động từ, tính từ, những so sánh liên tưởng và tượng tượng nên đoạn văn trở nên chung chung và khô khan.2. Ghi nhớ sgk/28

II.Luyện tậpBài 1 : Điền vào chỗ trống từ thích hợp: 1- Gương bầu dục; 2- cong cong; 3-lấp ló; 4-cổ kính; 5-xanh um.Bai 2 :Miêu tả Dế Mèn: Cường tráng, bướng bỉnh, kiêu căngCả người rung rinh, răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp, đầu to nổi từng tảng rất bướng.Trịnh trọng, khoan thai, vuốt râu và lấy làm hãnh diện.Bài 3: Quan sát và ghi chép những đặc điểm ngôi nhà hoạc căn phòng em ở? Trong những đặc điểm đó đặc điểm nào nổi bật nhất?(GV lưu ý HS chỉ nêu những khả năng tiêu biểu đặc sắc nhất?) Bài 4: Nếu tả lại quang cảnh một buổi sáng trên Liên tưởng và so sánh những quang cảnh buổi sáng trên quê:- Mặt trời: (mâm lửa, mâm vàng, quả đen… như chiếc mâm lửa, như chiếc quả cầu lửa, như một hòn than đỏ rực…)- Bầu trời (lòng bàn khổng lồ, nửa quả cầu xanh)- Những hành cây (hành quân, tường thành)- Núi (bát úp)- Những ngôi nhà (viên gạch, bao diên, trạm gác) Bài 5:Tả con suối, dòng sông, ngọn thác, biển cả, mà em từng quan sát bằng một đoạn văn ngắn từ 8 12 câu?

Page 182: Giáo án văn 6

4. Củng cố, dặn dò- Cần thấy vai trò của quan sát, tưởng tượng trong văn miểu tả và rèn kĩ năng quan sát, tưởng tượng.- Chuẩn bị bài “Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả”Gv cho các tổ chọn đề tài để quan sát, lập dàn ý và luyện nói. Gv gợi ý: Cảnh hoàng hôn trên núi, trăng trên núi, bình minh trong rừng, chân dung người thân …* Bài cũ:- Nhớ được mục đích của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.- Nhận biết được điểm nhìn miêu tả, các chi tiết tưởng tượng, so sánh trong một đoạn văn miêu tả.* Bài mới: soạn bài “Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả”

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn: 12/01/2013Ngày dạy: 14/01/2013Tuần 22 Tiết 81-82

Page 183: Giáo án văn 6

Văn bản: BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔITạ Duy Anh

A/Mức độ cần đạt - Nắm được những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và miểu tả tâm lí nhân vật trong tác

phẩm.- Thấy được sự chiến thắng của tình cảm trong sáng, nhân hậu đối với lòng ghen ghét, đố kị.

B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức:- Tình cảm của người em có tài năng đối với người anh.- Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuật kể chuyện.- Cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: không khô khan, giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật chính.2.Kĩ năng:- Đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với tâm lí nhân vật.- Đọc-hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lí nhân vật.- Kể tóm tắt câu chuyện trong một đoạn văn ngắn.3.Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức và cách ứng xử đúng đắn, biết thắng được sự ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác.C/Phương pháp: Đọc hiểu, phát vấn, phân tích, liên hệ thực tế để giáo dục.D/Tiến trình dạy học1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Hãy tóm tắt văn bản “Sông nước Cà Mau” ? Nêu nghê thuật và nội dung của văn bản ấy ?3.Bài mới:* Lời vào bài: Với văn bản “Sông nước Cà Mau”, nhà văn Đoàn Giỏi đã giúp các em hình dung thiên nhiên và con người Nam Bộ tươi đẹp, sôi động. Còn nhà văn Tạ Duy Anh sẽ gửi gắm cho các em thông điệp gì qua truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi”? Tiết học hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu.* Bài mới: Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thứcGiới thiệu chung

- HS đọc phân giải thích SGK - Em biết gì về tác giả Tạ Duy Anh ? và truyện “Bức tranh của em gái tôi”?- Hs: Trả lời- GV giới thiệu và chốt lại nội dung chính Đọc hiểu văn bản - GV hướng dẫn cách đọc chú ý biểu cảm tâm trạng của nhân vật tôi, gv đọc mẫu, gọi Hs đọc, uốn nắn nhận xét.- Hs đọc diễn cảm văn bản.- Gv:Hãy kể tóm tắt truyện - Hs: kể tóm tắt truyện- Gv:Quan sát phần đầu truyện, người em gái được giới thiệu như thế nào qua lời người anh?- Hs: Tìm chi chiết

I/ Giới thiệu chung 1.Tác giả: Tạ Duy Anh sinh năm 1959, quê ở huyện Chương Mĩ, tỉnh Hà Tây(nay thuộc Hà Nội)2.Tác phẩm: Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” đạt giải nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo thiếu niên tiền phong.II/ Đọc hiểu văn bản 1.Đọc-tìm hiểu từ khó* Tóm tắt2.Tìm hiểu văn bảna, Bố cục: 3 phần - P1/ Từ đầu đến “Tài năng”:Kiều Phương được phát hiện có tài năng hội họa.- P2/Tiếp đến “Nhận giải”:Sự thay đổi trong tính cách của người anh đối với Kiều Phương”.- P3/Phần còn lại: Người anh nhận ra nhược

Page 184: Giáo án văn 6

- Gv gợi ý:Kiều Phương đam mê gì ? có thay đổi gì không khi tài năng được phát hiện? tranh em gái được đánh giá như thế nào? - Hs: Trả lời.- Gv: Qua những chi tiết ấy cho thấy Kiều Phương là cô gái như thế nào?- Hs: Cảm nhận- Gv rút ra tiểu kết cho Hs ghi.- Gv chuyển ý: Kiều phương có tài năng, nhân hậu, khiêm tốn. Còn người anh là con người ra sao chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.TIẾT 82- Gv định hướng phân tích bàng cách đặt ra các câu hỏi thảo luận cho các nhóm:N1: Cử chỉ, thái độ, tâm trạng của người anh khi thấy em mình say mê vẽ?N2: Cử chỉ, thái độ, tâm trạng của người anh khi em mình được phát hiện tài năng và đạt giải nhất?N3: Thái độ tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh của em gái?- HSTLN: Trình bày- Gv: Nhận xét của em về sự thay đổi tính cách của người anh? Điều gì khiến cậu thay đổi?- Gv gợi ý:Tại sao người anh lại xấu hổ?Khi nghe mẹ hỏi “Con có nhận ra cong

không?” Người anh có tâm trạng gì? Tác giả để người mẹ hai lần hỏi người anh với hai câu hỏi có nghĩa gì? - Hs: Khá trả lời.- Gv giảng giải: Câu nói của người mẹ đã chạm vào đáy lòng của người anh, đánh thức tâm hồn của cậu. Để cậu đối diện sự ích kỷ của mình trước tấm lòng nhân hậu của em gái.- Gv: Phân tích giúp học sinh hiểu được nguyên nhân thay đổi tình cảm của người anh. Đồng thời giúp các em nhận thấy tâm hồn trong sáng và tấm lòng nhân hậu cảm hóa được lòng ích kỷ, hẹp hòi.- Gv: Hãy nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật người anh của tác giả? Người anh có ghì đáng yêu đáng ghét?- Hs: Trả lời- Gv: Truyện giúp em hiểu thêm điều gì?

điểm của mình và tình cảm trong sáng của em gáib, Phân tíchb1/Nhận vật Kiều Phương- Say mê hội họa. - Tự chế thuốc vẽ - Tranh vẽ rất độc đáo - Nghe tin đạt giải nhất, lao vào ôm cổ anh muốn cùng anh đi nhận giải.- Vẽ chân dung anh trai.=> Hồn nhiên, hiếu động, có tài năng, sự khiêm tốn, nhân hậu.b2/Nhân vật người anh: Khi thấy em gái say mê hội họa-Gọi em là mèo khi thấy mặt em bị bôi bẩn -Khó chịu khi thấy em lục lọi đồ vật-Bí mật theo dõi em tự pha chế thuốc vẽ.->Không quan tâm chú ý đến sở thích của em. Khi tài năng hội hoạ của em được phát hiện -Cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài, thất vọng, muốn khóc. Tự tị, mặc cảm - Không thân với em như trước nữa, chỉ một lỗi nhỏ cũng gắt um lên Tự ái, xa lánh em - Xem trộm tranh của em gái. Thấy tranh đẹp thì thở dài Thầm cảm phục em nhưng không công khai, biểu lộ. -Cảm thấy vẻ mặt em ngộ nghĩnh trước kia nay như chọc tức mình -> Ghen tị -Không vui khi được tin em tham dự trại thi vẽ quốc tế - Đẩy nhẹ em khi em ôm cổ mình trong niềm vui đạt giải => Ích kỉ, ghen tị trước tài năng của em.Khi đứng trước bức tranh giải nhất của em gái + Giật sững người, ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ“Tôi hoàn hảo đến thế ư ?” + Muốn khóc + Muốn nói với mẹ rằng“không phải con đâu, đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy” Lòng ghen tị, ích kỷ được thức tỉnh và tự nhận ra lỗi lầm của mình nhờ vào tâm hồn trong sáng và lòng cao thượng.3.Tổng kết:

Page 185: Giáo án văn 6

- Hs: Rút ra ý nghĩa- Gv liên hệ giáo dục.* Hs đọc ghi nhớ.

a, Nghệ thuật- Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất tạo nên sự chân thật cho câu chuyện.- Miêu tả chân thực diễn biển tâm lí của nhân vật.b,Ý nghĩa:Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị.* Ghi nhớ sgk/35

4. Củng cố, dặn dò- Đọc nhiều lần để tóm tắt được truyện.- Chuẩn bị bài “Vượt thác”. Đọc diễn cảm truyện, cảm nhận về vẻ đẹp hình tượng con người và thiên nhiên trong truyện.* Bài cũ:- Đọc kĩ truyện, nhớ những sự việc chính, kể tóm tắt được truyện.- Hiểu ý nghĩa của truyện.- Hình dung và tả lại thái độ của những người xung quanh khi có một ai đó đạt thành tích xuất sắc.* Bài mới: Soạn bài “Vượt thác”

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Du Ngày soạn: 14/01/2013 Ngày dạy : 16/01/2013 Tuần 22

Page 186: Giáo án văn 6

Tiết 84,84 Tập làm vănLUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH

VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ

A/Mức độ cần đạt- Nắm chắc các kiến thức về văn miêu tả được sử dụng trong bài luyện nói.- Thực hành kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.- Rèn kĩ năng lập dàn ý và luyện nói trước tập thể lớp.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức:- Những yêu cầu cần đạt đối với việc luyện nói.- Những kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.- Những bước cơ bản để lựa chọn các chi tiết hay, đặc sắc khi miêu tả một đối tượng cụ thể.2. Kĩ năng:- Sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí.- Đưa các hình ảnh có phép tu từ so sánh vào bài nói.- Nói trước tập thể lớp thật rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm, nói đúng nội dung, tác phong tự nhiên.3.Thái độ: Tự tin, bình tĩnh, mạnh dạn.C/Phương pháp: Làm việc nhóm, thuyết trình, tích hợp văn bản “Bức tranh của em gi tơi”D/Tiến trình bài dạy1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Thế nào là văn miêu tả? Vai trò của quan sát, tưởng tượng, so sánh và miêu tả nhận xét trong văn miêu tả ?3.Bài mới:* Lời vào bài: Các em vừa học xong tiết Tập làm văn “quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả”. Để giúp các em củng cố chắc hơn những kiến thức về quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả và đặc biệt là kĩ năng nói trước tập thể, chúng ta học tiết luyện nói.* Bài mới: Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài dạyCủng cố kiến thứcGV nói rõ vai trò quan trọng của việc luyện nói. Luyện nói rèn cho các em kĩ năng nói trôi chảy, lưu loát trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là trong giao tiếp, nói trước đám đông. Muốn làm được điều này các em phải tập nói từng chủ đề ngắn trong các bài tập hôm nay. Luyện tập:- Gv: Hôm trước các em đã chọn chủ đề trong sgk/36 và đăng kí vời cô. Trước khi thuyết trình trước lớp cô cho các em thảo luận trước nhóm 5phút.- HS các nhóm cử đại diện trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.- Để Hs khỏi lúng túng Gv cần khơi gợi bằng các câu hỏi để các em hoàn thành chủ đề đã

I/ Củng cố kiến thức-Vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của việc luyện nói-Yêu cầu của việc luyện nói:không viết thành bài, nói rõ ràng, mạch lạc, âm lượng vừa nghe.- Tác phong: Mạnh dạn, tự tin, khiêm tốn.

II/ Luyện nóiBài 1Hình ảnh của Kiều Phương theo tượng của em - Kiều phương:là một cô bé nhanh nhẹn, giàu tình cảm, có óc quan sát và trí tưởng tượng phong phú, một cô bé đáng yêu +Ngoại hình:gương mặt bầu bỉnh thường lem

Page 187: Giáo án văn 6

chọn. GV nhận xét và bổ sung cho hoàn hảo.Bài 1:Nhận xét về nhân vật Kiều Phương?Ngoại hình? Hành động? Tình cảm? Các em có thể tự tưởng tượng thêm không gò bó.Bài 2: Khi nói về người thân của mình cần làm nổi bật đặc điểm bẳng các hình ảnh, so sánh và nhận xétChú ý: Phải trung thực, nói chứ không đọc Các nhóm cử đại diện nói trước lớp HS nhận xét, bổ sung? GV chốt ý Bài 3: Gợi ý: HS làm dàn ý theo các câu hỏi ở BT và nói theo dàn ý đó về một đêm trăng

Bài 4: GV gợi ý:Lập dàn ý và nói trước lớp về cảnh bình minh trên biển, cần tập trung vào so sánh, liên tưởng.

Bài 5: Gv hướng dẫn hs viết dàn ý về nhà luyện nói trong tổ, nhóm.

-

luốc, đôi mắt đen, rèm mi uốn cong răng khểnh+Hành động:nhanh nhẹn,kĩ lưỡng pha chế các màu để vào từng lọ, gặp bạn thì thường mừng quýnh lên.+Tình cảm:hồn nhiên trong sáng xem mọi vật trong nhà đều thân thiết, nhất là anh trai Bài 2Trình bày về anh, chị, em của mình - Anh hay chị em - Hình dáng ; - Tính cách ; -Tình cảm Bài 3- Đó là một đêm trăng như thế nào?- Đêm trăng có gì đặc sắc,tiêu biểu - Em so sánh đêm tăng sáng với hình ảnh nào?GV gợi ý :đó là đêm trăng đẹp vô cùng - một đêm trăng mà cả đất trời, con người và vạn vật như được tắm gội bởi ánh trăng …- trăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời.Bài 4Lập dàn ý và nói trước lớp về quang cảnh một buổi sáng trên biển-Bình minh: quả cầu lửa.-Bầu trời: trong veo, rực sáng -Bãi cát: mịn màng, mát rượi - Những con thuyền: nằm ghềnh đầu lên bãi cát Bài 5Hãy miêu tả người dũng sĩ theo trí tưởng tượng của em

4. Củng cố, dặn dò-Cần xác định đối tượng miêu tả, làm rõ đặc điểm nổi bật của người dũng sĩ trong bài tập 5. Chuẩn bị bài “Phương pháp tả cảnh”. Đọc sgk, xác định các bước làm văn tả cảnh và bố cục của bài văn tả cảnh.* Bài cũ:- Xác định đối tượng miêu tả cụ thể, nhận xét về đối tượng và làm rõ nhận xét đó qua các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu.- Lập dàn ý cho bài văn miêu tả.* Bài mới: Soạn bài “Phương pháp tả cảnh”

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn: 19/01/2013Ngày dạy : 21/01/2013 Tuần 23

Page 188: Giáo án văn 6

Tiết 85 Văn bản : VƯỢT THÁC

Võ QuảngA/Mức độ cần đạt :

Thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo trong truyện Vượt thác.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức:- Tình cảm của tác giả đối với cảnh vật quê hương, với người lao động.- Một số phép tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên và con người.2.Kĩ năng:- Đọc diễn cảm:giọng đọc phải phù hợp với sự thay đổi trong cảnh sắc thiên nhiên.- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người và thiên nhiên trong đoạn trích.3.Thái độ: yêu và tự hào những cảnh đẹp của quê hương đất nước và người lao động.C/Phương phá p: Đọc diễn cảm, phát vấn, phân tích, kĩ thuật khăn phủ bàn.D/Tiến trình dạy học1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ:- Kể tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi?- Phát biểu cảm nghĩ của em về diễn biến tâm trạng của người anh?- Nêu nội dung ý nghĩa của truyện ?3.Bài mới:* Lời vào bài: Với văn bản “Sông nước Cà Mau” chúng ta biết về vẻ đẹp thiên nhiên hoang dã, phong phú, độc đáo và cuộc sống con người ở vùng đất cực Nam Tổ Quốc. Nhà văn Võ Quãng sẽ mang đến cho chúng ta vẻ đẹp gì của một khúc sông Thu Bồn qua văn bản “Vượt thác”. Tiết học hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu.* Bài mới: Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thứcGiới thiệu chung - HS đọc về tác giả – tác phẩm ở chú thích sgk - Gv: Đoạn trích “vượt thác” trích từ chương mấy của tác phẩm nào?- Hs: Trả lời.

Đọc –hiểu văn bản- Gv hưỡng dẫn cách đọc, chú ý thay đổi giọng điệu cho phù hợp với nội dung của từng đoạn.- Gv và Hs đọc hết văn bản.- Gv:Bài văn miêu tả theo trình tự thời gian và không gian nào? Dựa vào trình tự đó hãy xác định nội dung và bố cục của đoạn trích?- Hs: Xác định bố cục.- Gv giải thích từ khó.- Gv định hướng tìm hiểu văn bản: Qua văn

I/Giới thiệu chung 1.Tác giả: Võ Quảng(1920-2007 quê ở Quảng Nam, là nhà văn chuyên viết truyện cho thiếu nhi.2.Tác phẩm:- Xuất xứ: Trích chương XI của tập truyện ngắn Quê nội- Tác phẩm viết về cuộc sống làng quê ven sông Thu Bồn sau cách mạng tháng 8.- Thể loại: truyện ngắn.II/Đọc –hiểu văn bản1.Đọc –tìm hiểu từ khó2.Tìm hiểu văn bản:a, Bố cục : 3 phần- P1:Từ đầu đến “nhiều thác nước”:Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng.- P2: Tiếp đến “Cổ cò ”:những người trên thuyền đưa thuyền vượt thác - P3: Còn lại:Thuyền đến đoạn sông hết thác dữ

Page 189: Giáo án văn 6

bản, em hình dung được những bức tranh nào?- Hs: Thiên nhiên và con người.- Gv: Thiên nhiên trên sông Thu Bồn được miêu tả ra sao? Với không gian nào? Nhận xét về bức tranh thiên nhiên đó?- Hs: Thảo luận nhóm liệt kê các hình ảnh nổi bật, rút ra nhận xét chung.- Gv phân tích lại vẻ đẹp thiên nhiên tươi đẹp, trù phú, hùng vĩ và dữ dội. - Gv chuyển ý:Con người xuất hiện trong bức tranh thiên nhiên đó là ai? Có ngoại hình và tính cách như thế nào? Chúng ta tìm hiểu mục b2.- Gv:Hãy chỉ ra những cách so sánh đã được sử dụng ở đoạn văn này? Em hiểu gì về hình ảnh so sánh Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc và ý nghĩa của hình ảnh so sánh ấy ?- Hs: khỏe khoắn, rắn chắc.- Gv: Cuộc vượt thác của DHT được tác giả miêu tả cụ thể như thế nào? Khi thuyền bắt đầu cho đến khi thuyền vượt thác?- Hs: Tìm chi tiết- Gv:Các hình ảnh so sánh ấy có ý nghĩa gì trong việc phản ánh người lao động và biểu hiện tình cảm của tác giả?- Hs: ca ngợi sức khỏe phi thường và tài nghệ tuyệt vời của người lao động vùng sông nước.- Gv: Phân tích lại hình ảnh người lao động.- Gv:Hãy chỉ ra nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của tác giả? - Hs: Trả lời- Gv: Qua phần phân tích bài học hôm nay, em cần ghi nhớ những kiến thức cơ bản gì? - Hs: Trả lời phần ghi nhớ.-Gv:Miêu tả cảnh Vượt thác tác giả muốn thể hịên tình cảm gì đối với quê hương? Tình cảm ấy có giống em không?- Hs: Bộc lộ.- Gv liên hệ thực tế để giáo dục: Mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương để gắn bó. Dù là miền ngược hay miền xuôi đều có những con người say mê lao động.Tình yêu quê hương đất nước bắt đều từ tình yêu những gì gần gũi quen thuộc …

b, Phân tích: b1/Bức tranh thiên nhiên trên sông Thu Bồn* Quãng sông ở vùng đồng bằng- Con thuyền rẽ sóng lượt bon bon - Những bãi dâu trải ra bạt ngàn.- Những con thuyền xuôi chầm chậm - Những vườn tược càng về ngược càng um tùm - Những chòm cổ thụ dứng trầm ngâm - Thuyền chất đầy cau tươi, dây mây, dầu rái, …->Từ láy gợi hình :êm đềm, trù phú, giàu đẹp * Quãng sông ở vùng rừng núi:- Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn.- Nước văng bọt tứ tung.- Dòng sông chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững-> So sánh, nhanh hóa: Cảnh đẹp uy nghiêm, hùng vĩ, dữ dội.=> Sông Thu Bồn mang vẻ đẹp êm đềm mà hùng vĩ, hiền hòa mà dữ dội.b2/ Dượng Hương Thư và cuộc vượt thác- Cởi trần như một pho tượng đồng đúc. - Các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa,- Ghì chặt đầu sào, thả sào, rút sào nhanh như cắt => Miêu tả, so sánh: một con người hùng dũng, có sức mạnh và tài nghệ vượt thác.

3.Tổng kếta, Nghệ thuật- Phối hợp miêu tả thiên nhiên và miêu tả ngoại hình, hành động của con người.- Nhân hóa, so sánh phong phú.- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm.b, Ý nghĩa: Vượt thác là một bài ca về thiên nhiên, đất nước quê hương, về lao động; từ đó đã kín đáo nói lên tình hình yêu đất nước, dân tộc của nhà văn.* Ghi nhớ sgk/41

Page 190: Giáo án văn 6

4. Củng cố, dặn dò- Đọc lại văn bản, nắm những hình ảnh miêu tả thiên nhiên và con người. - Tìm nét đặc sắc về cách miêu tả thiên nhiên trong hai văn bản Sông nước Cà Mau và Vượt thác.- Chuẩn bị bài “Buổi học cuối cùng”. Đọc tóm tắt văn bản, phân tích nhân vật cậu bé Phrăng và thầy Ha- men.*Bài cũ:- Đọc kĩ văn bản, nhớ những chi tiết miêu tả tiêu biểu.- Hiểu ý nghĩa của các phép tu từ được sử dụng trong bài khi miêu tả cảnh thiên nhiên.- Chỉ ra những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả Sông nước Cà Mau và Vượt thác.* Bài mới : soạn bài Buổi học cuối cùng

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn: 21/01/2013Ngày dạy : 23/01/2013 Tuần 23

Page 191: Giáo án văn 6

Tiết 86 Tiếng Việt: SO SÁNH (TT)

A/Mức độ cần đạtBiết vận dụng hiệu quả phép tu từ so sánh khi nói và viết.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức: Các kiểu so sánh cơ bản và tác dụng của so sánh trong nói và viết.2.Kĩ năng:- Phát hiện sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra được những so sánh đúng, so sánh hay.- Đặt câu có sử dụng phép tu từ so sánh theo hai kiểu cơ bản.3.Thái độ: Có ý thức trau dồi ngôn từ trong nói và viết bằng cách dùng phép so sánh.C/Phương pháp: Phát vấn, phân tích ví dụ, tích hợp văn thơ, thảo luận nhóm, kĩ thuật tia chớp.D/Tiến trình dạy học1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: - So sánh là gì? Nêu cấu tạo của phép so sánh ? Cho ví dụ cụ thể ? - Chấm vở bài tập.3. Bài mới:* Lời vào bài: So sánh là cách đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật khác có sự tương đồng hoặc tương phản để. So sánh có vai trò gì trong ngôn ngữ nói và viết ? Có những phép so sánh nào? Tiết học hôm nay cô và các em tiếp tục tìm hiểu.* Bài mới: Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thứcTìm hiểu chung - Hs đọc vd sgk/14-Gv:Tìm vế A, vế B và từ so sánh trong VD? Từ so sánh trong các phép so sánh trên có gì khác nhau?- Hs: Trả lời- GV giảng giải và chốt: Từ “chẳng bằng” vế A không ngang bằng vế B. Từ “ là” Vế A bằng vế B. Dựa vào nhận xét trên em thấy có mấy kiểu so sánh? Hãy cho biết mô hình so sánh đó?- Hs: Trả lời- Gv: Các em suy nghĩ và trả lời nhanh:tìm những từ ngữ khác chỉ phép so sánh ngang bằng và không ngang bằng?- Hs: Trả lời nhanh.- GV đưa thêm Vd để HS xác định rồi chốt: ở nội dung này em cần ghi nhớ những đơn vị kiến thức gì?- Hs: Đọc ghi nhớ. Gv chuyển ý- Hs đọc Đọc đoạn văn SGK- Gv:Tìm các câu văn có nội dùng phép so sánh? Sự vật nào được đem ra so sánh và so sánh trong hoàn cảnh nào? Cảm nghĩ gì của em sau khi đọc xong đoạn văn này? - HSTLN trả lời.

I/Tìm hiểu chung:1. Các kiểu so sánh a) VD: SGK/14b) Nhận xét:Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Sosánh không ngang bằng

Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời

Sosánh ngang bằng

- Mô hình: + So sánh không ngang bằng: A chẳng bằng B(không bằng, không như, hơn, kém, thua…)+ So sánh ngang bằng: A là B (Là, tựa, như, giống như…)C, Ghi nhớ sgk/422. Tác dụng của so sánh a, Vd: Đoạn văn của Khái Hưngb, Nhận xét: Câu có phép so - Có chiếc lá tựa mũi tên nhọn …- Có chiếc lá như con chim lảo đảo … - Có chiếc lá như thầm bảo rằng …- Có chiếc lá như sợ hãi … => Đoạn văn hay tả cảnh lá rụng sinh động, giàu hình ảnh gợi cảm và xúc động thắm đượm tâm trạng, tình cảm, tư tưởng của

Page 192: Giáo án văn 6

- Gv: Tác dụng của so sánh trong đoạn văn ấy là gì?- Hs: Giúp người đọc hình dung được những cách rụng khác nhau của lá.Đây là lối nói hàm súc giúp người đọc dễ nắm bắt tư tưởng, tình cảm của người viết.- Gv: Qua ví dụ phân tích em thấy so sánh có tác dụng gì trong việc thể hiện tư tưởng người viết?- Hs đọc ghi nhớ SGK/42 Luyện tập GV cho HS đọc đề bài và xác định yêu cầu của đề ?Bài 1- Gv gợi ý : Chỉ ra các phép so sánh ? cho biết chúng thuộc kiểu so sánh nào ? Phân tích tác dụng gợi hình, gợi cảm của một phép so sánh mà em thích ?- Vs :Bóng Bác cao lồng lộng Am hơn ngọn lửa hồng. => có giá trị gợi hình, vừa có gtrị biểu cảm cao.Bài 2:Hãy nêu các câu văn có sử dụng phép SS trong bài “ vượt thác “? Em thích hình ảnh so sánh nào vì sao?- Hs: Tự chọn và giải thích.+ Nhanh như cắt.+ Như một pho tượng đồng đúc.+ Như một hiệp sĩ...Bài 3: Học sinh luyện tập viết đoạn văn ngắn từ 3-5 câu vào vở.

người viết C, Ghi nhớ SGK/42

II/Luyện tập Bài 1: Các phép so sánh và kiểu so sánha) Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè So sánh ngang bằng->Tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, bồi hồi với những hoài niệm thời trai trẻ hồn nhiênb) Con đi trăm núi ngàn khe chưa bằng

…Con đi đánh giặc 10 năm bầm 60 So sánh không ngang bằng

c) Từ “Như” So sánh ngang bằng Từ “Hơn” So sánh không ngang bằngBài 2 : Câu văn có sử dụng so sánh trong bài “Vượt thác “ - Thuyền rẽ sóng … như đang nhớ núi rừng … - Núi cao như đột ngột hiện ra … - Những động tác … nhánh như cắt … - Dượng Hương Thư như một pho tượng- Những cây to … như những cụ già … - Hình ảnh em thích Dượng Hương Thư … Trí tưởng tượng phong phú của tác giả, vẻ đẹp khoẻ khoắn, hào hùng, sức mạnh và khát vọng chinh phục thiên nhiên của người lao động Bài 3: Tả cảnh Dượng Thư đưa thuyền qua thác dữ.

4. Củng cố, dặn dò- Tiếp tục hoàn thành đoạn văn vào vở- Chuẩn bị bài “Chương trình địa phương * Bài cũ:Viết một đoạn văn tả cảnh có sử dụng phép so sánh.* Bài mới: Soạn bài “ Chương trình địa phương Tiếng Việt”. Đọc sgk, tìm các lỗi thường gặp xem bản thân mắc những lỗi nào? Tự sửa cho mình.

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Du

Page 193: Giáo án văn 6

Ngày soạn: 23/01/2013Ngày dạy : 25/01/2013 Tuần 23Tiết 87 Tiếng Việt:CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ

A/Mức độ cần đạt- Phát hiện và sửa được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.- Hạn chế lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức: Một số lỗi chính tả thường thấy ở địa phương.2.Kĩ năng:Phát hiện và sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.3. Thái đô: Chăm chỉ rèn luyện chính tả.C/Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, luyện đọc-viếtD/Tiến trình dạy học1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút* Đề bài: Nghe và chép lại đúng chính tả 5 khổ thơ đầu bài thơ “Lượm” của Tố Hữu.* Đáp án: - Học sinh chép đúng chính tả 5 khổ đầu bài thơ theo sách giáo khoa ngữ văn sáu tập 2 trang 72 (9.0 điểm)- Chữ viết sạch sẽ, trình bày đẹp (1.0 điểm)3. Bài mới: * Lời vào bài: Ở địa phương em do ảnh hưởng của cách phát âm nên ta thường mắc lỗi chính tả khi viết. Một số bạn chuyển từ Bắc vào cũng hay mắc lỗi chính tả. Đó chính là lí do cô giới thiệu với các em nội dung bài học hôm nay “ Chương trình địa phương rèn luyện chính tả”. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thứcNội dung luyện tập- Gv giới thiệu một số lỗi hay mắc ở miền Bắc, miền Nam. Gv phân biệt cho Hs thấy sự khác nhau về cách viết, cách phát âm của:+ Tr/ch, s/x,r/d/gi.+ c/t, o/ô.- Hs: Phát âm theo giáo viên.- Gv phát bảng con- Hs viết đúng các cặp phụ âm, thanh, nguyên âm dễ mắc lỗi lên bảng con.- Gv kiểm tra, sửa lỗiHình thức luyện tập Bài 1: Điền tr/ch, r/d/gi, s/x vào chỗ trống…ái cây - …bánh …ưng; …uyền gọi – …uyên chở - Quả …ấu – …ấu xí; …inh sản - …inh xắn - …ầu rĩ - …ầu lửa - …àu có; …ì rầm – …ì cháu - làm …ì? Gv treo bảng phụ, hs lên bảng điềnBài 2:Điền nhác/nhát, bác/bát vào chỗ trống

I/ Nội dung bài luyện tập - Viết đúng các cặp phụ âm đầu dễ mắc lỗi + Tr / ch + S / X+ r / d / gi- Viết đúng các cặp phụ âm cuối dễ mắc lỗi + c / t+ o / ô

II/ Hình thức luyện tập Bài 1: Điền tr / ch; s/x; r/d/gi vào chỗ trống - Trái cây - bánh chưng; truyền gọi – chuyên chở- Quả sấu – xấu xí; sinh sản - xinh xắn - Rầu rĩ - dầu lửa - giàu có; rì rầm – dì cháu - làm gì? Bài 2: Điền vào chỗ trống: Nhác/ nhát; bác / bát - Lười nhác – hèn nhát; bác cháu – bát canh

Page 194: Giáo án văn 6

Lười… – hèn…; … cháu – … canhBài 3:Điền dấu hỏi hoặc ngã thích hợp.- HSTLN: mỗi nhóm điền 10 từ.- Hs trình bày, sửa cho nhau, gv nhận xét ghi điểm.Bài 4: Viết đúng cặp phụ âm- Gv đọc, hs nghe ghi vào bảng con.- Gv sửa giúp HsBài 5: - Gv đọc bài “Lượm” cho hs chép.- Hs nghe chép.-

Bài 3: Điền dấu hỏi hoặc ngã thích hợp - Hạt dẻ, loảng xoảng, bổ ngã, đủng đỉnh, đểnh đoảng, bả lả, lảo đảo, lỏng lẻo, lẽo đẽo, lổm ngổm, nhõng nhẽo, dễ dãi, khủng khỉnh, mũm mĩm, lủng thủng, thủ thỉ…Bài 4: Viết đúng cặp phụ âm ng/n - Con ngoan – nghênh ngang, mênh mang, miên man, tuềnh toàng, tồi tàn, tôm càng - đòn càn, mùa màng – thợ hàn, chàng nàng – nồng nàn, sẵn sàng – sàn nhà, đảm đang - nghê đa, vội vàng - muôn vàn Bài 5: Viết chỉnh tả một đoạn văn hay đoạn thơ

4. Củng cố, dặn dò- Dựa vào từ điển để phân biệt đúng sai, ghi vào sổ tay.Chuẩn bị bài “Nhân hóa”. Đọc sgk, trả lời câu hỏi. Tìm thêm một số ví dụ về nhân hóa.* Bài cũ: - Tìm thêm một số từ dễ mắc lỗi.- Lập sổ tay phân biệt các từ dễ viết sai.* Bài mới: Soạn bài “Nhân hóa”

Page 195: Giáo án văn 6

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Du Ngày soạn: 24/01/2013 Ngày dạy : 25,26/01/2013 Tuần 23Tiết 88

Tập làm văn: PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH.HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT Ở NHÀ

A/Mức độ cần đạt- Hiểu được phương pháp làm bài văn tả cảnh.- Rèn kĩ năng tìm ý, lập dàn ý cho bài văn tả cảnh.- Biết viết đoạn văn, bài văn tả cảnh.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức:- Yêu cầu của bài văn tả cảnh.- Bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh.2.Kĩ năng:- Quan sát cảnh vật.- Trình bày những điều đã quan sát về cảnh vật theo một trình tự hợp lí.3.Thái độ: Có ý thức học tập, yêu văn tả cảnh.C/Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, thảo luận nhóm.D/Tiến trình dạy học:1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là văn miêu tả?

- Yếu tố quan trọng trong văn miêu tả là yếu tố nào? 3.Bài mới: Văn miêu tả giúp người khác hình dung được hình dáng, màu sắc, đặc điểm của sự vật, sự việc. Làm sao để viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh, hôm nay chúng ta tìm hiểu phương pháp tả cảnh? Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thứcTìm hiểu chung: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài học.- Cho HS đđọc các đoạn văn sgk và thảo luận.- Học sinh chuẩn bị vở nháp.- Đại diện nhóm lên trình bày.+ Văn bản đầu miêu tả Dượng Hương Thư trong 1 chặng đường của cuộc vượt thác.Qua hình ảnh con sông có nhiều thác dữ, ta biết được nhân vật nhân vật vượt thác phải là người có sức khoẻ, có nghị lực, có phong thái oai dũng...+ Văn bản hai tả quang cảnh của dòng sông Năm Căn theo thứ tự thoát khỏi kênh, đổ ra sông sau đó xuôi về dòng Năm căn.+ Văn bản 3:Miêu tả cụ thể, chi tiết tùng luỹ tre, phân biệt sự đặc sắc của các luỹ tre.- Gv : Qua phân tích 3 ví dụ em rút ra

I/Tìm hiểu chung1.Phương pháp viết văn tả cảnh:* Ba văn bản sgk/45+ Đoạn a: Hình ảnh Dương Hương Thư trong một chặng đường vượt thác. Từ hình ảnh đó ta có thể hình dung được cảnh sắc thiên nhiên ở thác sông có nhiều thác dữ, cảnh hùng vĩ, dữ dội … + Đoạn b: Quang cảnh ở dòng sông Năm Căn.Cảnh được miêu tả theo thứ tự từ dưới sông lên bờ sông, từ gần đến xa. + Đoạn c: Hình ảnh luỹ tre làng- Bố cục: 3 phần Mở bài: Từ “lũy làng”-> “Của luỹ” => Giới thiệu khái quát về luỹ tre làng Thân bài: “Luỹ ngoài cùng” -> “không rõ” => Miêu tả cụ thể 3 vòng tre của luỹ làngKết bài:Phần còn lại=>Cảm nghĩ và nhận xét

Page 196: Giáo án văn 6

phương pháp gì khi làm văn miêu tả.- Hs: Trả lời.- Gv thuyết trình, giảng giải.- HS đọc ghi nhớ.Luyện tậpBài 1- Hs: Đọc yêu cầu của đề- Gv hướng dẫn HS làm bài+ Hoạt động của thầy: Ghi bảng, phát giấy kiểm tra, nhìn đồng hồ, nhắc nhở, đi, ngồi, sự lặng lẽ, vừa gần gũi, vừa nghiêm khắc...+ Hoạt động của trò:Chăm chú, thiếu chú ý, tiếng mở sách vở, tiếng ngòi bút...Bài 2:- GV cho HS thảo luận theo bàn về thứ tự miêu tả - Sau khi học sinh thảo luận thứ tự miêu tả, Gv cho Hs luyện viết mở bài, kết bài.Bài 3- Hs nêu yêu cầu của đề.- GV hướng dẫn HS lập dàn ý “Biển đẹp” Của Vũ Tú Nam

về loài tre. 2.Ghi nhớ (SGK /47)II/Luyện tập Bài 1: Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết Tập làm văna, Tả theo trình tự không gian và thời gian- Từ ngoài vào trong (Không gian) - Từ lúc trống vào lớp đến khi hết giờ (Trình tự thời gian)b, Những hình ảnh cụ thể + Cảnh học sinh nhận đề. Một vài gương mặt tiêu biểu + Cảnh học sinh chăm chú làm bài + Giaó viên trong khi làm bài + Cảm thụ bài + Cảnh bên ngoài lớp học - Sân trường, gió, cây Bài 2:Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi - Thứ tự không gian từ xa tới gần - Thứ tự thời gian từ trước, trong và sau giờ ra chơi- Thứ tự khái quát đến cụ thể và ngược lạiBài 3: Dàn ý văn bản “Biển đẹp” của Vũ Tú Nam.Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp của biển. Thân bài:Lần lượt tả vẻ đạp và màu sắc của biển:Buổi sáng.Buổi chiều.Ngày mưa.Ngày lạnh.Kết bài: Nhận xét và suy nghĩ của em về sự thay đổi cảnh sắc của biển .”

4.Củng cố, dặn dò* Bài mới: Chuẩn bị bài “Phương pháp tả người”: đọc sgk, tìm hiểu cách làm văn tả người.* Bài mới: Soạn bài “Phương pháp tả người

HƯỚNG DẪN BÀI VĂN TẢ CẢNH LÀM Ở NHÀĐề bài: Em hãy tả cây mai hoặc cây đào ngày Tết

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂMCâu Hướng dẫn chấm

Điểma. Yêu cầu chung: - Học sinh làm được bài văn tả cảnh.- Biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong bài viết.- Trình bày sạch sẽ, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, đúng bố cục.b. Yêu cầu cụ thể: đảm bảo bố cục ba phầnMở bài: Giới thiệu cây được tảThân bài: Miêu tả chi tiết, cụ thể- Thân cây

(1.0 đ)

(1.0 đ)

Page 197: Giáo án văn 6

1 - Rễ cây- Cành Cây- Lá, nụ, hóKết bài: Nêu cảm xúc của em.Lưu ý: Trên đây là những định hướng mang tính chất khái quát. Trong quá trình chấm, giáo viên cần căn cứ vào tình hình bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá phù hợp, tôn trọng sự sáng tạo của các em.

(7.0 đ)

( 1.0đ)

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Du

Page 198: Giáo án văn 6

Ngày soạn: 26/01/2013Ngày dạy : 28/01/2013 Tuần 24 Tiết 89-90 Văn bản: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG

An-Phong-Xơ Đô-ĐêA/Mức độ cần đạt- Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện:Phải biết giừ và yêu tiếng mẹ đẻ, đó là một phương diện quan trọng trong lòng yeey nước.- Hiểu được cách thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả trong tác phẩm.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức- Cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời đối thoại và độc thoại trong tác phẩm.- Ý nghĩa, giá trị của tiếng nói dân tộc.- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật sử dụng trong truyện.2.Kĩ năng:- Kể tóm tắt truyện.- Tìm hiểu, phân tích nhân vật cậu bé Phrăng và thấy giáo Ha-Men qua ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.- Trình bày được suy nghĩ của bản thân về ngôn ngữ dân tộc nói chung và ngôn ngữ dân tộc mình nói riêng.3.Thái độ: Yêu và tự hào về ngôn ngữ dân tộc, có ý thức giữ gìn nó.C/Phương pháp: Đọc hiểu văn bản, phân tích, phát vấn, tích hợp Tiếng Việt, kĩ thuật mảnh ghép.D/Tiến trình dạy học1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ:- Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên của sông Thu Bồn?- Hình ảnh Dượng Hương Thư hiện lên như thế nào? Võ Quảng muốn ca ngợi điều gì qua văn bản “Vượt thác?3.Bài mới:* Lời vào bài:Lòng yêu nước là tình cảm rất thiêng liêng đối với mỗi người và nó có nhiều cách biểu hiện khác nhau. Ở đây, trong tác phẩm “buổi học cuối cùng” đặc biệt này, lòng yêu nước biểu hiện trong tình yêu tiếng mẹ để của tác giả An – phông Xơ – đô – đê.* Bài mới: Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thứcGiới thiệu chung:- HS đọc chú thích/54 về tác giả, tác phẩm.- GV: Cho biết đôi nét về tác giả- Hs trả lời.- Gv chốt ý, giới thiệu qua hoàn cảnh lịch sử.Đọc hiểu văn bản- GV đọc mẫu đoạn 1, hướng dẫn cách đọc, giọng điệu và nhịp điệu của lời văn theo cái nhìn và tâm trạng của chú bé Phrăng. Đoạn cuối nhịp dồn dập, căng thẳng, xúc động.

I/ Giới thiệu chung:1.Tác giả:An-Phong-xơ Đô- đê(1840-1897) là nhà văn Pháp, tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng.2.Tác phẩm:- Hoàn cảnh: Truyện ra đời vào thời điểm hai vùng An-dát và Lo-ren bị cắt cho quân Phổ.- Thể loại: Truyện ngắn.II/ Đọc hiểu văn bản

Page 199: Giáo án văn 6

- Hs: Đọc- Gv và Hs giải nghĩa từ khó.- Gv:Qua soạn bài này, tìm bố cục truyện. Nêu nội dung từng đoạn? - Hs: Xác định bố cục- Gv định hướng tìm hiểu văn bản: Câu chuyện được kể trong hoàn cảnh, thời gian nào, không gian nào? Em hiểu gì về nhan đề của truyện? Truyện được kể theo lời của nhân vật nào? Thuộc ngôi thứ mấy? Nhân vật nào gây cho em ấn tượng nổi bật nhất? - Hs: Trả lời- Gv:Hãy tìm chi tiết trong truyện miêu tả thầy Hamen qua trang phục, thái độ của thầy đối với Phrăng đi trễ, không thuộc bài, lời nói của thầy đối với việc học tiếng Pháp, thái độ, cử chỉ, hành động của thầy Hamen có gì khác thường? Vì sao như vậy?- Hs làm việc theo cặp tìm chi tiết.- Gv:Qua những chi tiết, lời nói, cử chỉ trên diễn tả tâm trạng thầy Hamen trong buổi học cuối cùng như thế nào?- Hs:Yêu tiếng nói dân tộc, yêu đất nước.- Gv phân tích, chốt ý, chuyển ý.TIẾT 90- Gv:Dựa vào bố cục, em hãy cho biết diễn biến tâm trạng Phrăng được chia mấy thời điểm?- Hs: 3 thời điểm- Gv sử dụng kĩ thuật mảnh ghép+ Treo câu hỏi thảo luận:N1+2:Tìm những chi tiết thể hiện diễn biến tâm trạng của Prăng trước buổi học? N3+4: Tìm những chi tiết thể hiện diễn biến tâm trạng của Prăng trong buổi học?- Gv gợi ý:Thấy trễ giờ đến lớp Phrăng đã làm gì? Vì sao? Sau đó Phrăng đã thấy có gì khác lạ trên đường đến trường?Diễn biến tâm trạng Phrăng trong buổi học cuối cùng đó như thế nào? Tâm trạng Phrăng càng ân hận hơn khi nào? Buổi học cuối cùng ấy Phrăng đã học như thế nào? Với thái độ và tình cảm gì? - Các nhóm trình bày, bổ sung cho nhau.+ Gv cho thảo luận:- N1+3: Suy nghĩ, tâm trạng của Phrăng trong buổi học cuối cùng tiếng Pháp cuối cùng?- N2+4: Phrăng có tình cảm gì đối với việc học

1.Đọc –hiểu văn bản* Tóm tắt2.Tìm hiểu văn bảna, Bố cục: P1: Từ đầu -> “Vắng mặt con”: Quang cảnh trước buổi học P2: tiếp-> “Cuối cùng này”: Diễn biến buổi học cuối cùngP3: còn lại: Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng.b, Phân tích b1/Thầy Hamen - Trang phục: mặc bộ trang phục đẹp nhất.- Học sinh đi trễ, không thuộc bài nhưng thầy không quở mắng- Lời nói: + “Tiếng Pháp là ngôn ngữ đẹp nhất trong sáng nhất”+ Giảng bài say sưa“Chưa bao giờ nhiệt tình như thế”- Không nói được nên lời quay lại bảng viết “nước Pháp muôn năm” ->Tâm trạng đau đớn, xúc động đến tột đỉnh => Yêu tiếng Pháp, yêu đất nước Pháp b2/Nhân vật Phrăng: Tâm trạng Phrăng trước buổi học - Do trễ giờ, chưa thuộc bài nên định trốn học nhưng cưỡng lại, chạy đến trường.- Thấy khác lạ: nhiều người xem cáo thị - Đến lớp: bình lặng, đến trễ nhưng thầy không quở mắng, thầy nói rất dịu dàng. - Ngạc nhiên => Những điều khác lạ như báo hiệu trước điều gì đó rất nghiêm trọng sắp xảy ra Tâm trạng Phrăng trong buổi học cuối cùng- “Choáng váng. A! a quan khốn nạn”- > Bất ngờ, tức giận hiểu ra tất cả - “Chẳng bao giờ được học nữa ư, phải dừng ở đây ư?”-> Hối tiếc, ân hận, đau đớn - Khi không thuộc bài: lúng túng, lòng rầu rĩ không dám ngẩng đầu lên-> Ân hận chuyển thành sự xấu hổ - “Chưa bao giờ chăm chú nghe đến thế.”->Phrăng hiểu ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp => Yêu đất nước Pháp

Page 200: Giáo án văn 6

Tiếng Pháp? - Hs: Trả lời, bổ sung cho nhau.- Gv phân tích lại nhân vật Phrăng:Trong giờ phút thiêng liêng, Phrăng hiểu được ý nghĩa của việc học Tiếng Pháp, thấy yêu tiếng mẹ để, yêu quê hương…- Gv:Hãy chỉ ra một số câu văn có dùng phép so sánh ở văn bản này? Nêu tác dụng của phép so sánh này?- Hs: Trả lời- Gv: Em hãy khái quát nghệ thuật của truyện.- Hs: Trả lời.- Gv:Buổi học cuối cùng là một chân lý quan trọng và phổ biến được khẳng định trong truyện đó là chân lý nào? - Hs: Nêu ý nghĩa.- Gv liên hệ giáo dục: Tiếng nói là nét đẹp văn hóa của mỗi dân tộc. Một dân tộc muốn tồn tại phải giữ gìn văn hóa của mình. Vì vậy các em phải giữ gì, trau dồi tiếng nói dân tộc. Đó cuãng là một của chỉ, một hành động yêu quê hương đất nước.- Hs đọc ghi nhớ.

3. Tổng kết:a, Nghệ thuật:- Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất.- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.- Miêu tả tâm lí nhân vật qua tâm trạng, suy nghĩ, ngoại hình.- Ngôn ngữ tự nhiên, sử dụng câu biểu cảm, từ cảm thán và hình ảnh so sánh.b, Ý nghĩa: - Tiếng nói là một gía trị văn hóa cao quý của dân tộc, yêu tiếng nói là yêu văn hóa dân tộc. Tình yêu tiếng nói dân tộc là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hóa.- Đô-đê là một nhà văn yêu nước, yêu độc lập tự do, am hiểu sâu sắc về tiếng mẹ để.

4.Củng cố, dặn dò- Nhớ những sự việc chính liên quan đến nhân vật Phrăng và thầy Hs-men.Chuẩn bị bài “Đêm nay Bác không ngủ”: đọc diễn cảm bài thơ. Hình ảnh Bác Hồ hiện lên như thế nào trong cảm nhận của người chiến sĩ.* Bài cũ:- Đọc kĩ truyện, nhớ những sự việc chính, kể tóm tắt được truyện.- Sưu tầm những bài văn, thơ bàn về vai trò của tiếng nói dân tộc.* Bài mới: Soạn bài “Đêm nay Bác không ngủ”

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn: 28/01/2013

Page 201: Giáo án văn 6

Ngày dạy : 30/01/2013 Tuần 24 Tiết 91

Tiếng Việt: NHÂN HÓAA/Mức độ cần đạt- Nắm được khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa.- Hiểu được tác dụng của nhân hóa.- Biết vận dụng kiến thức về nhân hóa vào việc đọc-hiểu văn bản và viết bài văn miêu tả.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức:- Khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa.- Tác dụng của phép nhân hóa.2.Kĩ năng:- Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của phép tu từ nhân hóa.- Sử dụng được phép nhân hóa trong nói và viết.3.Thái độ: Nghiêm túc, thích thú môn học.C/Phương pháp: Phát vấn, tích hợp văn bản, làm việc nhómD/Tiến trình dạy học1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Có mấy cách so sánh? Cho ví dụ và phân tích tác dụng của phép so sánh đó 3. Bài mới: * Lời vào bài: Nhân hóa là phép tu từ được sử dụng khá nhiều trong tác phẩm văn chương? Vậy nhân hoá là gì? Có mấy kiểu nhân hoá? Tác dụng của phép nhân hoá?* Bài mới: Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thứcTìm hiểu chung - HS đọc to ví dụ sgk/56 - Gv: Nêu các sự vật đề cập đến trong ví dụ?Các sự vật này được miêu tả bằng những từ ngữ nào? - HS đọc ví dụ 2 SGK - Gv:So với cách diễn đạt ở ví dụ 2 thì cách diễn đạt ở ví dụ 1 hay hơn ở chỗ nào? - Hs:Với các gọi, tả con vật, cây cối bằng những từ ngữ dùng để gợi hoặc tả người như ở ví dụ 1 gọi là cách nhân hoá. - Gv:Vậy, nhân hoá là gì? - HS đọc ghi nhớ - HS đọc ví dụ SGK tr57 - HSTLN: Gv chia 4 nhóm, mỗi nhóm làm một ví dụ.- Gv nêu yêu cầu: Hãy nêu các sự vật được nhân hoá? Mỗi sự vật trên được nhân hoá bằng cách nào? - Hs: Trình bày, bổ sung cho nhau.- Gv: Nhận xét, ghi điểm. Qua 3 ví dụ trên

I/ Tìm hiểu chung1. Nhân hoá là gì? a. Ví dụ sgk/56b. Nhận xét- Bầu trời : ông, mặc áo giáp, ra trận- Cây mía: Múa gươm- Kiến :Hành quân ->Gọi hoặc tả con vật, cây cối, loài vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.->Tác dụng: làm cho thế giới loài vật, cây cối … trở nên gần gũi hơn với con người. => Nhân hoá c, Ghi nhớ sgk/57 2.Các kiểu nhân hoá a, Ví dụ sgk/57- Miệng: Lão, tai: bác, mắt: cô, chân: cậu -> Những từ ngữ vốn gọi người để gọi vật Gaäy tre

Choâng tre

chống lại

Tre: Xung phong giữ …-> Dùng những từ vốn chỉ tính chất hoạt động

Page 202: Giáo án văn 6

cho biết có bao nhiêu kiểu nhân hoá? Đó là những kiểu nào? Cho ví dụ tương tự mỗi loại.- Hs: Thực hiện theo yêu cầu.- Gv:Ở nội dung này em cần ghi nhớ những kiến thức cơ bản gì? - Hs: Đọc ghi nhớ.Luyện tậpBài 1:- Hs đọc yêu cầu bài tập 1- Gv gọi hs lên bảng làmBài 2:- Hs đọc yêu cầu bài 2- Hs nhận xétBài 4- Hs đọc yêu cầu bài tập 4- Hs làm việc theo cặp.- Gv gợi ý: tìm sự vật được nhân hóa, cách nhân hóa và tác dụng.- Hs: Trả lờiBài 5: - Gv yêu cầu Hs viết đoạn văn miêu tả từ 5-6 câu có sử dụng phép nhân hóa.- Hs: Luyện tập viết đoạn văn.

của người để chỉ tính chất, hoạt động của vật - Trâu: ơi ->Trò chuyện, xưng hô với vật như với ngườib, Ghi nhớ SGK /58 II/ Luyện tậpBài 1: Phép nhân hóa và tác dụng của nó:a. Nhân hoá: Đông vui, mẹ con, anh em tíu tít, bận rộn b. Tác dụng: Làm cho các sự vật ở bến cảng, tàu, xe trở nên gần gũi và thể hiện hoạt động nhộn nhịp khẩn trương náo nhiệt Bài 2: Cách diễn đạt ở đoạn văn trên sinh động, gợi cảm, hay hơn Bài 4 a. Núi ơi! – Tác dụng làm cho sự vật núi trở nên gần gũi, bộc lộ tâm tình tâm sự b. Cua cá .. tấp nập. Cò, sếu, vạc cãi cọ om sòm (Cách 1, 2 )c.Chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn; thuyền vùng vắng d.Cây bị thương, thân hình, vết thương, cục máu (Cách 2) ->Làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của con ngườiBài 5 Viết đoạn văn miêu tả có sử dụng phép nhân hóa.

4.Củng cố, dặn dò- Về nhà tiếp tục hoàn thiện đoạn văn vào vở.- Chuẩn bị bài “Ẩn dụ”. Đọc bài, tìm hiểu ví dụ, nắm khái niệm ẩn dụ.* Bài cũ:- Nhớ khái niệm nhân hóa- Viết đoạn văn miêu tả cso sử dụng phép nhân hóa.* Bài mới: soạn bài “ Ẩn dụ”

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn: 30/01/2013

Page 203: Giáo án văn 6

Ngày dạy : 1,2/02/2013 Tuần 24 Tiết 92 Tập làm văn: PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI

A/Mức độ cần đạt- Hiểu được phương pháp làm bài văn tả người.- Rèn bài văn tả người theo thứ tự.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:1.Kiến thức: Cách làm bài văn tả cảnh, bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả người.2. Kĩ năng:- Quan sát và lựa chọn các chi tiết cần thiết cho bài văn miêu tả.- Trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một trình tự hợp lí.- Viết một đoạn văn, bài văn tả người.-Bước đầu có thể trình bày miệng một đoạn hoặc một bài văn tả người trước tập thể lớp.3. Thái độ: Chăm chú theo dõi bài, thích văn miêu tả.C/Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, thảo luận nhóm, thuyết trình.D/Tiến trình bài dạy:1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày bố cục của bài văn tả cảnh?3. Bài mới:* Lời vào bài: Bài học hôm trước cho em biết phương pháp làm văn tả cảnh. Tiết học hôm nay cô sẽ giúp các em biết cách làm văn tả người.* Bài mới: Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thứcTìm hiểu chung:- HS đọc đoạn văn SGK/59 61- Gv yêu cầu HS nhận xét:Đoạn văn 1 tả ai? Có đặc điểm gì nổi bật? Đặc điểm đó được thể hiện ở từ ngữ và hình ảnh nào? Trong các đoạn văn trên đoạn nào tập trung khắc hoạ chân dung? Đoạn nào tả người gắn với công việc? Yêu cầu lựa chọn các chi tiết và hình ảnh ở mỗi bài có khác nhau không? - Hs: Đọc lại đoạn văn 3. - Gv:Đoạn 3 gần như một bài văn miêu tả hoàn chỉnh có 3 phần. Hãy chỉ ra và nêu nội dung chính của mỗi phần? Nếu phải đặt tên cho bài văn này thì em sẽ đặt là gì? - HSTLN 3 phút và thuyết trình- Gv: Nhận xét. Quan sát lại 3 ví dụ và những điều nhận xét hãy cho biết bài học này cần ghi nhớ những gì? - HS đọc ghi nhớ Luyện tập

I/Tìm hiểu chung : 1.Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người a) VD: Các đoạn văn (SGK/59; 60; 61)b) Nhận xétĐoạn 1: Tả hình ảnh dượng Hương Thư khoẻ mạnh, rắn rỏi, vững chắc, dũng mãnh, hào hùng đang chống thuyền vượt thác Đoạn 2:Tả chân dung cái Tứ (xấu xí, gian giảo)Đoạn 3: Gồm 3 phần tả võ sĩ trong keo vật* Mở bài: Giới thiệu người được tả* Thân bài: Miêu tả chi tiết cụ thể người được tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói …)* Kết bài: Nhân xét, cảm nghĩ về nhân vật được tả Nhan đề của bài “Keo vật thách đấu”, “con ếch ôm cột sắt” … 2.Ghi nhớ (SGK/61)

Page 204: Giáo án văn 6

Bài 1: - Hs đọc yêu cầu của đề- Gv cho Hs chọn đối tượng, mội HS chỉ làm 1 câu.- Gv phát vấn, Hs trả lời.

Bài 2: Cho HS thảo luận tổ nhóm khoảng 5’ Gọi đại diện các tổ trình bày dàn ý bằng cách đọc lại HS bổ sung, GV nhận xét

Bài 3: - Gv đọc đoạn văn, hs suy nghĩ 1 phút- Gv đọc, Hs điền từ.

II/ Luyện tập Bài 1: Các chi tiết tiêu biểu em lựa chọn khi miêu tả các đối tượng a) Em bé (4-5 tuổi) Mắt to, sáng, tươi tắn, nhanh nhẹn, mặt bầu bĩnh, nghịch ngợm, miệng luôn cười … b) Cụ già cao tuổi: Mắt lờ đờ đục, tóc bạc, da nhăn nheo, đi chậm chạpc) Cô giáo đang say sưa giảng bài trên lớp: ánh mắt hướng về phía HS, miệng không ngớt nnói, tay phụ hoạ cho nội dung giảng bài Bài 2: Dàn bài cơ bản:* Mở bài: Giới thiệu người được tả(em bé, cụ già, cô giáo…)* Thân bài:- Ngoại hình:Dáng dấp, mặt mũi, tóc tai,…- Giọng nói- Hành động cử chỉ, việc làm.* Kết bài: Cảm nghĩ về người được tả.Bài 3: Các từ cần điền vào chỗ trống Người ông đỏ như đồng (đồng tụ)Nhác trông không khác gì tượng ông thần ở trong đền (tượng 2 ông tướng Đá Rãi)Ông Cản ngũ chuẩn bị tham dự keo vật

4.Củng cố, dặn dò- Xem lại bài, nắm bố cục của bài văn tả người để viết một đoạn văn tả người thân.- Chuẩn bị bài “Luyện nói về văn miêu tả:+ Đọc kĩ 3 bài tập sgk/71, thực hiện các yêu cầu của bài.+ Chọn một bài tập và luyện nói.* Bài cũ: - Nhớ các bước cơ bản khi làm văn miêu tả người.- Nhớ dàn ý đại cương của bài văn tả người.- Viết một đoạn hoặc một bài văn tả người có sử dụng phép so sánh.* Bài mới: soạn bài “ Luyện nói về văn miêu tả”

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn: 13/02/2013

Page 205: Giáo án văn 6

Ngày dạy : 18/02/2013 Tuần 25Tiết 93-94 Văn bản: ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ (Minh Huệ ).A/Mức độ cần đạt:- Cảm nhận được tình yêu thương lớn lao của Bác Hồ dành cho bộ đội, dân công và tình cảm của người chiến sĩ đối với Người trong bài thơ.- Hiểu được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài thơ.- Kính yêu Bác Hồ, biết ơn thế hệ cha anh.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:1. Kiến thức:- Hình ảnh Bác Hồ trong cảm nhận của người chiến sĩ.- Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự, miêu tả với yếu tố biểu cảm và các biện pháp nghệ thuật khác được sử dụng trong bài thơ.2. Kĩ năng:- Kể tóm tắt diễn biến câu chuyện bằng một đoạn văn ngắn.- Bước đầu biết cách đọc thơ tự sự được viết theo thể thơ năm chữ có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm thể hiện được tâm trạng lo lắng không yêu của Bác Hồ; tâm trạng ngạc nhiên, xúc động, lo lắng và niềm sung sướng, hạnh phúc của người chiến sĩ.- Tìm hiểu sự kết hợp giữa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài thơ.- Trình bày được suy nghĩ của bản thân sau khi đọc xong bài thơ.3. Thái độ: Cảm phục tấm lòng yêu thương bao la của Bác Hồ đối với bộ đội và nhân dân, kính yêu Bác Hồ.C/Phương pháp: Đọc diễn cảm, phát vấn, phân tích, thảo luận nhóm(kĩ thuật các mảnh ghép)D/Tiến trình dạy học:1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ:- Tóm tắt truyện ngắn “Buổi học cuối cùng”.- Qua truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” tác giả muốn nói đến điều gì? 3. Bài mới:* Lời vào bài: Mùa đông 1951 bên bờ sông Lam – Nghệ An. Nghe một anh bạn chiến sĩ vệ quốc quân kể những chuyện được chứng kiến về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường người đi chiến dịch biên giới – Thu đông 1950. Minh Huệ vô cùng xúc động viết bài thơ này. Nôi dung, nghệ thuật bài thơ như thế nào? Bài học này chúng ta sẽ rõ tấm lòng, tình cảm của Bác.* Bài mới: Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thứcGiới thiệu chung Gọi HS đọc phần chú thích SGK. Em hãy trình bày đôi nét chính về nhà thơ Minh Huệ?- Hs: Trả lời- Gv treo tranh, giới thiệu về Minh Huệ.- Gv: Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” ra đời trong hoàncảnhnào?- Hs: Trả lời.Đọc – hiểu văn bảnGV đọc mẫu toàn bài và hướng dẫn HS cách đọc

I/ Giới thiệu chung1. Tác giả: Minh Huệ(1927-2003) tên khia sinh là Nguyễn Đức Thái, quê ở Nghệ An.2. Tác phẩm:- Hoàn cảnh: “Đêm nay Bác không ngủ” được viết năm 1951 dựa trên sự kiện lịch sử có thật trong chiến dịch Biên Giới năm 1950.- Thể thơ: Thơ 5 chữ.

Page 206: Giáo án văn 6

từng đoạnĐ1: nhịp chậm, giọng thấp; Đ2: Nhịp nhanh hơn, giọng lên cao ở khổ cuối để khẳng định.- Hs: Đọc bài thơ.- Gv:Giải thích từ đội viên?- Gv:Bài thơ kể lại câu chuyện gì? Hãy kể lại tóm tắt câu chuyện đó?- Hs:Trả lời, tóm tắt.- Gv:Bố cục bài thơ này như thế nào? - Hs: Trả lời.- Gv định hướng cách phân tích: Câu chuyện giữa Bác Hồ và anh đội viên diễn ra trong một lán trại trên đường hành quân. Trước hết chúng ta sẽ phân tích tâm trạng tình cảm của anh đội viên. Dựa vài đoạn 1 tìm các câu thơ thể hiện tâm trạng tình cảm của anh đội viên?- Hs: Trả lời.- Gv:Em có nhận xét gì về biện pháp tu từ được sử dụng ở khổ thơ này?- Hs: Trả lời.- Gv:Bác khuyên anh … nhưng anh vẫn không ngủ vì sao?- Hs: Trả lời- Gv: Đoạn thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của anh đội viên.- Hs: Trả lời, Gv giảng thêm:Với lần thức dậy thứ nhất, anh đội viên vô cùng ngạc nhiên, băn khoăn và lo lắng cho sức khoẻ của Bác và ở đây anh đội viên đã cảm nhận được sự lớn lao ấm áp, gần gũi của người.TIẾT 94 Gv chuyển ý: Sự ấm áp gần gũi của Bác còn thể hiện rõ như thế nào qua lần thức dậy thứ 3 và hình ảnh Bác Hồ đã để lại trong tâm trí anh đội viên như thế nào ta cùng tiếp tục tìm hiểu.Giáo viên cho học sinh đọc từ khổ 10 15.- Gv:Tìm những câu thơ thể hiện tâm trạng và thái độ của anh đội viên khi thức dậy lần thứ ba?Vì sao anh đội viên lại hốt hoảng?- Hs:Bác vẫn ngồi đó, trời sắp sáng…- Gv:Em có nhận xét gì về cấu tạo của lời thơ “Mời Bác ngủ…”- Hs:Đảo trật tự ngôn từ, lặp lại các cụm từ.- Gv:Tác giả sử dụng từ loại gì? Theo em, điều đó có tác dụng gì trong việc thể hiện tâm trạng và tình cảm của người chiến sĩ?- Hs: Trả lời- Giáo viên bình:Hai câu thơ vừa đảo, vừa điệp

II/ Đọc – hiểu văn bản:1. Đọc – tìm hiểu từ khó:* Tóm tắt2. Tìm hiểu văn bản:a, Bố cục: 2 đoạnb, Phân tíchb1/Tình cảm của anh đội viên đối với Bác Hồ:* Lần thức dậy thứ nhất- “Mà sao Bác vẫn ngồi”-> Ngạc nhiên, băn khoăn và lo lắng.- “Càng nhìn lại càng thương”-> Yêu thương, kính trọng Bác.- “ Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng”->So sánh:Cảm nhận được sự lớn lao gần gũi của Bác.- “Bác có lạnh lắm không? Anh nằm lo Bác ốm”-> Xúc động, lo lắng cho sức khoẻ.

* Lần thức dậy thứ 3:- “Anh hốt hoảng giật mình…”- “Anh vội vàng nằng nặc…”- “Mời Bác ngủ Bác ơi…”- “Bác ơi!Mời Bác ngủ”-> Đảo trật tự ngôn từ, động từ: Bồn chồn, lo lắng cho Bác.- “ Anh thức luôn cùng Bác”-> Muốn chia sẻ sự lo lắng sốt ruột với Người=> Cảm nhận được tình yêu thương mênh mông của Bác và càng yêu thương, lo lắng cho Bác.

Page 207: Giáo án văn 6

vòng tròn thể hiện sự bồn chồn, tình cảmlo lắng của anh đội viên đối với Bác…- Gv:Trước lời năn nỉ thiết tha của anh đội viên Bác có đi nghỉ không?Bác đã trả lời như thế nào? ?Sau khi nghe Bác trả lời, cảm xúc của anh đội viên như thế nào? - Hs: Anh quyết định thức luôn cùng Bác.- Gv gợi ý Hs chốt ý b1- Gv chuyển ý: Hình ảnh Bác Hồ hiện lên như thế nào trong cảm nhận của anh đội viên ở trong bài thơ? Các em sẽ thảo luận theo nhóm để tìm hiểu nội dung này.N1: Bác Hồ thức trong hoàn cảnh nào?N2: Tìm câu thơ miêu tả tư thế hình dáng của Bác?N3: Chỉ ra các hành động của Bác trong đêm?N4: Lời nói nào thể hiện lòng yêu thương quan tâm của Bác đối với bộ đội và nhân dân?- Hs:Trả lời trên bảng nhóm.- Gv thay đổi nhóm để HSTL nội dung tiếp theo: Từ đó em thấy hình tượng Bác Hồ hiện lên như thế nào, tấm lòng, tình cảm ra sao?- Hs: Thảo luận trả lời.- Gv phân tích: Minh Huệ đã sử dụng nhiều từ láy để miêu tả hình tượng Bác Hồ. Bác Hồ hiện lên chân thật trên nhiều phương diện.Trong đêm khuya rét mướt người vẫn thao thức vì cuộc chiến đấu còn dài, người quên mình để hcawm sóc cho chiến sĩ. Những câu thơ 5 chưc dễ nhớ dễ thuộc đã khắc sâu vào tâm trí người đọc hình ảnh người cha kính yêu, vị lãnh tụ vì dân vì nước cao cả mênh mông.- Gv:Theo em, vì sao ở khổ thơ cuối tác giả lại viết: “Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh”- Gv bình:Khổ thơ cuối là nâng ý nghĩa của câu chuyện, của sự việc nêu lên một tầm khái quát lớn, làm người đọc thấu hiểu là một chân lý đơn giản mà lớn lao Đêm nay … Hồ Chí Minh.Việc Bác không ngủ trong bài thơ chỉ là một đêm trong vô vàn những đêm không ngủ của cuộc đời Bác. Vì Bác là Hồ Chí Minh vị lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta. Cuộc đời Bác dành trọn cho nhân dân tổ quốc. Đó chính là lẽ sống của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu.- Gv:Đặc điểm nghệ thuật nổi bật nhất của bài thơ tự sự này là gì?- Hs: Trả lời- Gv:Bài thơ giúp em hiểu thêm gì về tình cảm của Bác đối với quân dân ta và tình cảm của nhân dân đối với Người?

b2/Hình tượng của Bác Hồ * Cảnh:- Trời khuya, mưa lâm thâm- Mái lều tranh xơ xác->Từ láy gợi hình:Lạnh lẽo, im lặng, gian khổ.*Hình dáng và tư thế- Lặng yên bên bếp lửa-Vẻ mặt Bác trầm ngâm….-Bác vẫn ngồi đinh ninh- Chòm râu im phăng phắc->Từ láy: Suy tư, lo lắng của Bác.*Hành động và lời nói:

Đốt lửaBác Dém chăn Động từ Nhón chân =>Tình yêu thương, sự chăm sóc ân cần tỉ mỉ của Bác Hồ với các chiến sĩ.- Chú cứ việc ngủ ngon- Bác thương đoàn dân công- Mong trời sáng mau mau-> Bộc lộ nỗi lòng, sự lo lắng đối với tất cả bộ đội và nhân dân.=>Tấm lòng yêu thương sâu nặng, sự chăm lo ân cần chu đáo của Bác Hồ với chiến sĩ và đồng bào.3. Tổng kếta, Nghệ thuật- Lựa chọn thể thơ 5 chữ kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.- Lựa chọn sử dụng lời thơ giản dị có nhiều hình ảnh thể hiện tình cảm chân thành.-Sử dụng từ láy tạo giá trị gợi hình và biểu cảm.b, Ý nghĩa:Đêm nay Bác không ngủ thể hiện tấm lòng yêu thương bao la của Bác Hồ đối với bộ đội và nhân dân, tình cảm kính yêu, cảm phục của bộ đội của nhân dân ta đối với Bác.

III/Hướng dẫn tự học:

Page 208: Giáo án văn 6

- Hs: Trả lời- Hs:Đọc ghi nhớ sgk.

-

* Bài cũ:- Tìm hiểu kĩ hoàn cảnh sáng tác bài thơ.- Học thuộc lòng bài thơ.-Thấy được sự kết hợp độc đáo, phù hợp giữa thể thơ 5 chữ và lối kể chuyện kết hợp tả, biểu cảm.- Sưu tầm một số bài thơ nói lên tình cảm của nhân dân đối với Bác.

4.Củng cố, dặn dò- Đọc lại nhiều lần bài giảng để nắm nội dung nghệ thuật, hoàn cảnh ra đời của bài thơ.- Hướng dẫn làm bài kiểm tra văn+ GV hướng dẫn học ôn tập, nhấn mạnh tác phẩm quan trọng như “Bức tranh em gái tôi”, “Đêm nay Bác không ngủ”.+ Cách ra đề: cấu trúc trắc nghiệm tự luận 3/7.Chuẩn bị bài “ Lượm”: Đọc diễn cảm nhiều lần bài thơ, trả lời câu hỏi phần đọc hiểu sgk, hình dung vẻ đẹp của chú bé Lượm và thử phác họa ra giấy.- Xem lại tất cả kiến thức về phần Văn học ở đầu học kỳ II. - Nội dung kiểm tra gồm 2 phần: trắc nghiệm tự luận. - Chú ý nắm nội dung chính của bài, học thuộc thơ, nắm nghệ thuật* Bài mới: Soạn bài “Lượm.

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn: 18/02/2013

Page 209: Giáo án văn 6

Ngày dạy : 20/02/2013 Tuần 25 Tiết 95

Tiếng Việt: ẨN DỤ

A/Mức độ cần đạt- Nắm được khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ.- Hiểu được tác dụng của ẩn dụ.- Biết vận dụng kiến thức về ẩn dụ vào việc đọc - hiểu văn bản và viết bài văn miêu tả.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức:- Khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ.- Tác dụng của phép ẩn dụ.2.Kĩ năng:- Bước đầu nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép tu từ ẩn dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt.- Bước đầu tạo ra được một số kiểu ẩn dụ đơn giản trong viết và nói.3. Thái độ: Chăm chú nghe giảng, tích cực hoạt động và tư duy.C/Phương pháp:Phát vấn, thuyết trình, thảo luận nhóm.D/Tiến trình dạy học1.Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Nhân hoá là gì? Có mấy kiểu nhân hoá? 3.Bài mới:* Lời vào bài: Nhân hóa xuất hiện rất nhiều trong truyện ngụ ngôn, truyện đồng thoại cho thiếu nhi. Còn ẩn dụ là phép tu từ nghệ thuật đặc sắc xuất hiện phổ biến trong các văn bản thơ làm cho văn bản hàm súc, gựi cảm. Vậy ẩn dụ là gì? Tiết học hôm nay cô sẽ giúp các em hiểu thế nào là ẩn dụ.* Bài mới: Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thứcTìm hiểu chung Khái niệm ẩn dụ- Hs: Đọc ví dụ- Gv:Tìm hiểu nghĩa của cụm từ người cha trong khổ thơ trên? Người cha để chỉ ai? Giải thích vì sao có thể ví Bác Hồ với người cha? Ví như vậy có tác dụng gì? - Hs: Trả lời.- Gv: Cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt là ẩn dụ Vậy ẩn dụ là gì? cho ví dụ?- Hs: Đọc ghi nhớ Sgk, cho ví dụ.Tìm hiểu các kiểu ẩn dụ- HS đọc vd1,2,3 và thảo luận nhómN1:Từ in đậm “thắp, “lửa hồng” dùng chỉ sự vật hiện tượng nào? Vì sao có thể ví như vậy?

I.Tìm hiểu chung:1. Ẩn dụ là gì?a) Ví dụ (SGK/68)b) Nhận xétNgười cha: Chỉ Bác HồVí Bác Hồ với nguời cha vì Bác với người cha có những phẩm chất giống nhau (tuổi tác, tình thương yêu, sự chăm sóc chu đáo đối với con)-> Cách gọi như trên làm câu thơ gợi hình, gợi cảm => Ẩn dụ* Ghi nhớ (SGK)2. Các kiểu ẩn dụ* VD1(SGK)Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồngThắp = nở hoa (cách thức tương đồng)Lửa hồng = đỏ thắm (hình thức tương đồng)*VD2: Thấy nắng giòn tan sau mưa dầm

Page 210: Giáo án văn 6

N2: Cách dùng từ trong cụm từ: “Nắng giòn tan” có gì đặc biệt so với cách nói thông thường?N3: Quan sát vd mục I cho biết giữa người cha với Bác Hồ có sự tương đồng về vấn đề gì?- Hs thuyết trình:+Thắp:hiện tượng bừng lên, chỉ sự nở hoa, lửa hồng chỉ màu đỏ của hoa râm bụt. Màu đỏ ví với lửa hồng…+ Giòn tan:Cảm nhận bằng vị giác chỉ về phẩm chất của bánh, từ giòn tan dùng trong câu thơ đã có sự chuyển đổi cảm giác từ vị giác sang thị giác - Gv nhận xét, kết luận.- Gv: Qua vd trên em rút ra có mấy kiểu ẩn dụ? là những kiểu nào?- HS đọc to ghi nhớLuyện tậpBT1:-So sánh các cách diễn đạt sau.- So sánh và trình bày vào vở sao cho, rõ, khoa học.-HS thảo luận theo bàn ( 5 phút )

BT2:-HS thảo luận thống nhất ghi ra giấy, nộp cho GV - GV đọc bài làm của từng tổ và nhận xét , sửa chữa.BT5: Hs trả lời nhanh

Nắng giòn tan: chuyển đổi cảm giác từ thị giác sang thị giác (Chuyển đổi cảm giác)*VD3: Người cha: Bác Hồ (tương đồng về phẩm chất giữa hiện tượng, sự vật)* Ghi nhớ 2/69

II.Luyện tập Bài 1: Đặc điểm tác dụng 3 cách diễn đạt sau:Cách 1: Diễn đạt thông thườngCách 2: Sử dụng phép so sánh: Bác Hồ như người chaCách 3: Có sử dụng ẩn dụ người chaSo sánh và ẩn dụ đều là phép tu từ giúp cho câu thơ có tính hình tượng, biểu cảm hơn nhưng ẩn dụ làm cho câu thơ mang tính hàm súc cao hơnBài 2: a) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Ăn quả chỉ người được thừa hưởng, mang ơnKẻ trồng cây: Chỉ người cống hiến, giúp đỡ, gây dựngb) Mực – đen: chỉ sự tăm tối, xấu xa Đèn – sáng: chỉ sự tốt đẹpc) Thuyền, bến Thuyền chỉ kẻ ra đi

Bến: chỉ người ở lạid) Mặt trời trong lăng rất đỏ: (mặt trời thực đem sự sống cho nhân loại, mặt trời chỉ Bác Hồ đem lại độc lập tự do cho dân tộc.Bài 5: Các ẩn dụ chuyển đổi cảm giác làa) Chảy b) Cháy c) Mỏng d) Ướt

4.Củng cố, dặn dò- Học thuộc lòng ghi nhớ.- Viết đoạn văn miêu tả dài 5-6 câu.- Chuẩn bị bài “Hoán dụ”: Đọc vd sgk , trả lời câu hỏi sgk để nắm khái niệm, các kiểu nhân hóa.

Page 211: Giáo án văn 6

* Bài cũ:- Nhớ khái niệm ẩn dụ- Viết đoạn văn miêu tả có sử dụng phép ẩn dụ.* Bài mới: soạn bài “Hoán dụ”

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn: 20/02/2012

Page 212: Giáo án văn 6

Ngày dạy : 22,23/02/2012 Tuần 25 Tiết 96

Tập làm văn: LUYỆN NÓI VỀ VĂN MIÊU TẢ

A/Mức độ cần đạt - Củng cố phương pháp làm bài văn tả người: lập dàn ý dựa vào dàn ý để phát triển thành bài nói.- Ràn kĩ năng nói theo dàn bài.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức:- Phương pháp làm một bài văn tả người.- Cách trình bày miệng một đoạn(bài) văn miêu tả: nói dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.2.Kĩ năng:- Sắp xếp những điều đã quan sát và lựa chọn một thứ tự hợp lí.- Làm quen với việc trình bày miệng trước tập thể: nói rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm.- Trình bày trước tập thể bài văn miểu tả một cách tự tin.3. Thái độ: Tích cực thảo luận, tự tin, mạnh dạn khi nói trước lớp.C/Phương pháp: Thuyết trình, phát vấn, thảo luận nhómD/Tiến trình dạy học1.Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới:* Lời vào bài: Các em đã thực hành viết bài văn miêu tả để rèn kĩ năng viết. Trong cuộc sống hằng ngày việc nói năng giao tiếp rất quan trọng. Để giúp các em có kĩ năng nói mạch lạc, lưu loát, hôm nay các sẽ luyện nói.* Bài mới: Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thứcCủng cố kiến thức - Gv nêu yêu cầu của tiết luyện nói cho HS- Hs nghe để thực hiện.Luyện tậpBài 1- Học sinh đọc đoạn văn sgk/71- Gv: Bài tập 1 yêu cầu gì?- Hs: Trả lời- Gv gợi ý:Lớp học đang ở tiết học nào?Quang cảnh lớp học này tả theo thứ tự nào?Tiếng chim gù thật khẽ biểu thị tình cảm gì đối với lớp học?- Học sinh tổ 1, 2 dựa vào các ý có sẵn để tập nói theo yêu cầu của bài tập 1. Đại diện tổ lên tập nói, lớp và Gv nhận xét.Bài 2- Hs: Đọc yêu cầu bài 2- Gv gợi ý Hs luyện nói theo các ý:-Thầy Ha-men là người thế nào? Thầy dạy

I.Củng cố kiến thức- Nội dung: Bám sát nội dung yêu cầu của sgk.- Tác phong:Nhanh nhẹn, trình bày mạch lạc, rõ ràng.II. Luyện tậpBài 1 sgk-Tả lại bằng miệng quang cảnh lớp học trong buổi học cuối cùng.- Giờ tập viết.- Những tờ mẫu được treo lên - Không khí lớp học im phăng phắc, tiếng ngòi bút sột soạt.-Tiếng chim gù thật khẽ bày tỏ sự xúc động của mình đối với buổi học cuối cùng.Bài 2 sgkTả lại bằng miệng hình ảnh thầy giáo Ha- men trong Buổi học cuối cùng-Thầy tận tâm dạy tiếng Pháp.

Page 213: Giáo án văn 6

môn gì? Thầy Ha-men là người như thế nào? Thầy ăn mặc khác với mọi người ra sao?Khi Phrăng đến muộn không thuộc bài thầy có thái độ cử chỉ ra sao?Cuối buổi học thầy có thái độ cử chỉ ra sao? Hành động như thế nào? - Học sinh tổ 3, 4 lập dàn ý trong giấy nháp, thảo luận tổ và cử đại diện trình bày- Giáo viên nhận xét.Bài 3Gv hướng dẫn hs về nhà tập hợp nhóm, thảo luận nhòm, làm việc theo nhóm.Lập dàn ý MB: Giới thiệu thời gian, hoàn cảnh gặp gỡ.TB: Miêu tả thầy giáo với đặc điểm khuôn mặt, tóc, lời nói, thái độ, cảm xúc, khi gặp lại trò cũ.KB:Suy nghĩ của em về thầy.

- Chiếc áo rơ-đanh –gôt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn.- Cái mũ tròn bằng lụa đen thêu-Đến muộn: thầy chẳng giận dữ mà dịu dàng bảo vào lớp nhanh- Phơ-răng không thuộc bài thầy không mắng mà chỉ giảng về sự cần thiết phải học tiếng Pháp.- Nét mặt tái nhợt.- Lời nói: nghẹn ngào không nói được hết lời: “Các bạn hỡi, các bạn tôi… tôi”-Hành động: Cầm phấn viết dằn mạnh thật to dòng chữ : “Nước Pháp… muôn năm”đứng dựa đầu vào tường, giơ tay ra hiệu cho học sinh ra về.Bài 3 sgk ( về nhà)

4.Củng cố, dặn dò- Đoạn văn miêu tả hình dáng Dế mèn, Sông nước Cà Mau, Vượt thác.- Nhớ lại bài viết tả cảnh, đánh giá bài làm của mình.* Bài cũ: Tìm các văn bản miêu tả đã được học, gạch chân các ý chính và miêu tả bằng lời.* Bài mới: Trả bài tập làm văn tả cảnh viết ở nhà

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn: 23/02/2013

Page 214: Giáo án văn 6

Ngày dạy : 27/02/2013 02/03/2013

Tuần 26 Tiết 99,100

Văn bản: LƯỢM ( Tố Hữu ) Hướng dẫn tự học: MƯA (Trần Đăng Khoa)

A/Mức độ cần đạt- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vât Lượm.- Nắm được những đặc điểm nghệ thuật trong bài thơ.- Cảm phục trước sự hi sinh anh dũng của Lượm.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức:- Vẻ đẹp hồn nhiên vui tươi, trong sáng và ý nghĩa cao cả trong sự hi sinh của nhân vật Lượm.- Tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả dành cho nhân vật Lượm.- Các chi tiết miêu tả trong bài thơ và tác dụng của các chi tiết miêu tả đó.- Nét đặc sắc trong nghệ thuật tả nhân vật kết hợp với tự sự và bộc lộ cảm xúc.2. Kĩ năng:- Đọc diễn cảm bài thơ(bài thơ tự sự được viết theo thể thơ 4 chữ có sự kết hợp giữa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.- Phát hiện và phân tích ý nghĩa của các từ láy, hình ảnh hoán dụ và những lời đối thoại trong bài thơ.3. Thái độ: Yêu mến, trân trọng, khâm phục tinh thần yêu nước của chú bé liên lạc.C/Phương pháp: Đọc diễn cảm, phân tích, phát vấn, bình giảng.D/ Tiến trình dạy học1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc soạn bài của Hs3.Bài mới:* Giới thiệu bài: Nếu như trong kháng chống Pháp Minh Huệ có bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” thì Tố Hữu có bài thơ “Lượm”. Bài thơ viết về ai? Có ý nghĩa ra sao? Tiết học này cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu.* Bài mới: Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thứcGiới thiệu chung - HS đọc phần dấu chú thích - Gv:Nêu một số nét cơ bản về tác giả, tác phẩm?- Hs: Trả lời.- Gv chốt ý cho Hs ghi.

Đọc - hiểu văn bản- Gv hướng dẫn Hs đọc: Đoạn 1,2 đọc với giọng sôi nổi, vui tươi, đoạn cuối đọc với giọng chậm rãi, sâu

I/ Giới thiệu chung:1.Tác giả:- Tố Hữu(1920-2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên Huế.- Thơ ông thường viết về người chiến sĩ, mẹ nuôi quan, chị lao công, em bé liên lạc.2. Tác phẩm:- Hoàn cảnh: “Lượm” viết năm 1949 trong kháng chiến chống Pháp.- Thể thơ: bốn chữ II/ Đọc - hiểu văn bản :1.Đọc-tìm hiểu từ khó.2. Tìm hiểu văn bảna, Bố cục: 3 phần

Page 215: Giáo án văn 6

lắng.- Gv đọc, Hs đọc lại văn bản.- Hs giải nghĩa một số từ khó.- Gv: Nêu bố cục của bài thơ (3 phần ) - Hs: Trả lời.- HS đọc 5 khổ đầu. - Gv phát vấn:Hình tượng của nhân vật nào được đề cập đến trong bài thơ? Lượm làm gì? Nếu phân tích hình ảnh này theo em cần chú ý đến những điểm nào cần phân tích.- Hs: Dáng điệu, trang phục, cử chỉ, lời nói, việc liên lạc và sự hi sinh.- Gv:Trong buổi gặp gỡ với tác giả, hình ảnh chú bé Lượm được thể hiện qua dáng điệu cử chỉ, lời nói như thế nào? Tính cách của Lượm? - Hs: Tìm câu thơ thể hiện.- Gv phân tích- Gv: Tìm những chi tiết miêu tả lượm lúc đi liên lạc? “Vụt” là loại từ gì? Miêu tả động tác như thế nào? “Vèo vèo” là từ tượng hình hay từ tượng thanh? Ý nghĩa của từ này?- Hs: Trả lời- Gv: Phân tích nội dung nghệ thuật, cho Hs ghi(Tuy là một cú bé nhỏ nhắn, nhưng Lượm có tinh thần trách nhiệm rất cao. Chú không ngại băng qua làn đạn của quân thù để hoàn thành nhiệm vụ. Các từ tượng thanh tượng hình đã gợi lại không khí chiến tranh ác liệt và tinh thần quả cảm vượt lên hoàn cảnh của Lượm...)- Gv: Hình ảnh thơ nào miểu tả sự hi sinh của Lượm?- Hs: Em nằm....- Gv: Thử cảm nhận về khổ thơ này?- Hs: Bộc lộ- Gv bình giảng: Nhà thơ đã hình dung tư thế ngã xuống của Lượm rất đẹp, Chú ngã xuống trên cánh đồng quê hương. Chú dùng hơi thở cuối cùng để ngửi hương lúa non “Lúa thơm mùi sữa”. Đây là sự liên tưởng độc đáo, một dụng ý nghệ thuật của

-Từ đầu …“xa dần”: Cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu-Tiếp -> “Giữa đồng”: Chuyến đi liên lạc cuối cùng, sự hi sinh của Lượm - Còn lại: Tình cảm của tác giả đối với Lượm.b, Phương thức biểu đạt: Kể-tả-biểu cảmc,Phân tích

c1/Hình ảnh của Lượm Trong buổi gặp gỡ với tác giả - Dáng điệu, trang phục :Loắt choắt Chân thoăn thoắt Đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Xắc xinh xinh - Cử chỉ, lới nói : Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy, cười híp mí Má đỏ, cháu đi liên lạc vui hơn ở nhà

- Lượm đi liên lạc – hi sinh +Lúc đi liên lạc :Vượt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo Sợ chi hiểm nghèo ?

+Lúc hi sinh Nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Hồn bay giữa đồng

=>Lượm là chú bé liên lạc nhỏ nhắn, hồn nhiên nhí nhảnh, yêu đời gan dạ dũng cảm hi sinh vì đất nước

c2/Tình cảm của tác giả :Ra thế Lượm ơi ! Thôi rồi, Lượm ơi !Lượm ơi, còn không ?

Từ láy gợi tả: Nhỏ nhắn, nhanh nhẹn nhí nhảnh gọn gàng đáng yêu

-> So sánh gợi tả:hồn nhiên, yêu đời, ham thích hoạt động xã hội

Câu hỏi tu từ:gan dạ, dũng cảm, bất chấp nguy hiểm, hoàn thành nhiệm vụ.

-> Hình ảnh gợi cảm:Lượm đã hoá thân vào thiên nhiên, đất nước.

Page 216: Giáo án văn 6

nhà thơ...TIẾT 100- Hs đọc phần 2.- Gv: Lời thơ nào thể hiện tình cảm của tác giả đối với Lượm? Đó là kiểu câu gì?- Hs: Trả lời.- Gv:Khi nghe tin nhà, Tác giả lo lắng thốt lên:“ Ra thế Lượm ơi !Nhà thơ theo dõi mọi biến cố trong chuyến liên lạc của Lượm“Bỗng lòe chớp đỏThôi rồi Lượm ơi?Lượm ơi còn không? =>Tác giả tưởng như phải chưng kiến cái giây phút đau đớn ấy nên không kìm lòng được đã thốt lên lời ...- Gv:Hình ảnh lượm gợi cho em cảm xúc gì ?- Hs:Đau đớn, xót xa, trân trọng.- Gv: Qua bài thơ em hãy khái quát nội dung nghệ thuật của bài thơ?- Hs: Trả lời, đọc ghi nhớ.Hướng dẫn tự học* Bài “ Mưa”- GV cho HS đọc chú thích (*) sgk.- Nêu 1 số nét tiêu biểu về tgiả, tphẩm.Đọc và tìm hiểu bài thơ.Bài thơ tả cơn mưa ở vùng nào? mùa nào? Cơn mưa được tả qua 2 giai đoạn : - Lúc sắp mưa, lúc đang mưa.Dựa vào trình tự mtả em hãy tìm bố cục ?- Hs: 2 đoạn.Đ1: Từ đầu .... trọc lóc => quang cảnh lúc sắp mưa với những hđộng, trạng thái khẩn trương vội vã của cây cối, loài vật.Đ2: Còn lại : = > Cảnh trong cơn mưa. - Gv:Em hãy nhận xét về thể thơ, cách ngắt nhịp gieo vần trong bài thơ & nêu tdụng đvới việc thể hiện nội dung ?

-> Câu biểu cảm:Sự lo lắng, đau đớn, thương mến, trân trọng.- Điệp khúc: Chú bé loắt choắt .. Nghênh nghênh -> Khẳng định sự bất tử của Lượm => Nghẹn ngào, đau xót, thương tiếc Lượm vô hạn. 3.Tổng kết : a, Nghệ thuật:- Thể thơ 4 chữ giàu chất dân gian, phù hợp lối kể chuyện.- Sử dụng từ láy có giá trị gợi hình, giàu âm điệu.- Kết cấu đầu cuối tương ứng khắc sâu hình ảnh nhân vật.b, Ý nghĩa: Bài thơ khắc họa hình ảnh một chú bé hồn nhiên, dũng cảm hi sinh vì nhiệm vụ khắng chiến. Đồng thời thể hiện tình cảm mến thương cảm phục của tác giả dành cho chú bé Lượm.* Ghi nhớ Sgk

III. Hướng dẫn tự học: * Bài thơ “Mưa” (Trần Đăng Khoa)1. Giới thiệu chung:- Tác giả sgk- Tác phẩm:+ Nội dung: Tả cảnh thiên nhiên và cảnh mưa rào ở nông thôn Bắc bộ vào mùa ha. + Thể thơ tự do, nhịp thơ ngắn nhanh.2. Đọc –hiểu văn bản:a, Đọcb, Bố cục: 2 phầnc, Phân tích c1/Quang cảnh lúc sắp mưa: - Cỏ gà rung tai (1).- Ông trời:Mặc chiếc áo giáp đen ra trận.- Sấm : Ghé xuống sân.-> Cảnh thiên nhiên chân thực sinh động.c2/ Cảnh trong cơn mưa:- Mưa rơi lộp bộp- Mưa mù trắng nước- Cóc nhảy- Bố đội sấm, đội chớp -> người có tầm vóc lớn lao về tư thế hiên ngang-> Cơn mưa đẹp đẽ, dữ dội với hình ảnh con người.- Nghệ thuật miêu tả, nhân hoá, trí tưởng tượng phong phú, tinh tế, quan sát, ẩn dụ khoa trương, cảm nhận

Page 217: Giáo án văn 6

- Hs:Thể thơ tự do, Nhịp thơ nhanh dồn dập.Động từ chỉ hđộng khẩn trương. => Nhịp nhanh, mạnh theo từng đợt dồn dập của cơn mưa rào mùa hè.- Gv:Tìm hiểu và phân tích nhgệ thuật miêu tả thiên nhiên trong bài thơ.- Hs: Trả lờiGv:Hình ảnh người cha đi cày về -> nổi bật với dáng vẻ lớn lao vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội đầy sấm sét trong trận mưa .- Gv:Qua tìm hiểu bài thơ em hãy khái quát vài nét về nội dung & nghệ thuật của bài ? - HS trả lời, đọc ghi nhớ.

thiên nhiên vừa hồn nhiên vừa sâu sắc

3.Tổng kết:Ghi nhớ sgk/81* Bài cũ: - Tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm- Đọc thuộc lòng bài thơ “Lượm”- Hiểu ý nghĩa bài thơ* Bài mới: Soạn bài “Cô Tô” của Nguyễn Tuân

4.Củng cố, dặn dò* Bài mới: Chuẩn bị bài “Cô Tô”:+ N1: Tìm chi tiết thể hiện vẻ đẹp trong sáng của Cô Tô?+ N2: Tìm chi tiết miêu tả cảnh mặt trời mọc?+ N3: Cảnh sinh hoạt & lao động trong 1 buổi sáng trên đảo?

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn DuNgày soạn: 27/02/2013

Page 218: Giáo án văn 6

Ngày dạy : 1/03/2013 Tuần 26Tiết 97

KIỂM TRA VĂN MỘT TIẾT

I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA: - Qua bài viết văn, học sinh nắm vững và vận dụng tốt lý thuyết, kiến thức về truyện kí vào giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. - Rèn kỹ năng giải quyết câu hỏi, tích hợp văn bản, Tiếng Việt và viết đoạn văn miêu tả.II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 45 phút.

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Du

Page 219: Giáo án văn 6

Ngày soạn: 27/02/2013 Ngày dạy : 01/03/2013 Tuần 26 Tiết 98

TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5

A.Mức độ cần đạt- Xác định đúng nội dung đề yêu cầu.- Học sinh biết làm bài văn tả cảnh.B.Chuẩn bị:1. Giáo viên: Chấm bài, nhận xét kĩ lưỡng, thống kê các lỗi của học sinh.2. Học sinh: Củng cố lại kiến thức co trong hai bài kiểm tra để tự sửa lỗi, rút kinh nghiệm cho bài viết của mình.C. Tiến trình dạy học1.Ổn định lớp: 2.Bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh3.Bài mới :- Lời vào bài: Tiết học hôm nay cô sẽ trả bài viết số 5 cho các em. Các em cần chú ý để nhận ra ưu điểm và hạn chế của mình trong bài viết này nhé. - Bài mới: Hoạt động của Gv và Hs

Nội dung kiến thức

- GV: gọi HS nhắc lại đề.- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề.Dàn ý- thang điểm- Gv gợi ý Hs lập dàn ý.- Gv ghi lên bảng dàn bài và thang điểm.- Hs: Ghi vở để củng cố

Nhận xét chung- Gv nhận xét chung:* Ưu điểm : * Hạn chế

Sửa lỗi cụ thể

1.Đề bài: EM hãy tả lại cây mai hoặc cây đào vào dịp Tết đến xuuan về2.Dàn ý- Thang điểma.Dàn ý chi tiết ( xem tiết viết bài)b.Thang điểm:Mở bài (0.75đ): Giới thiệu về caay mai hoặc cây đào.Thân bài (3.5đ): Miêu tả chi tiết, cụ thểKết bài (0.75đ): Nhận xét, suy nghĩ, tình cảm của em về ngôi trường em đang học.3.Nhận xét chung:a.Ưu điểm:- Nắm được nội dung đề yêu cầu- Có chú ý quan sát, có đọc thêm sach để tham khảob.Hạn chế:- Một số bài chép văn mẫu- Sai lỗi chính tả nhiều.- Diễn đạt lủng củng, khó hiểu.4. Sửa lỗi cụ thểa.Lỗi kiến thức:- Không biết bố cục của bài văn.- Chưa biết viết câu so sánh, nhân hóa khi miêu tả.b.Lỗi diễn đạt- Chưa biết cách trình bày hình thức đoạn văn- Dùng từ:.- Lời văn

Page 220: Giáo án văn 6

- Gv: Treo bảng phụ ghi những lỗi sai, yêu cầu Hs sửa lỗi.- Hs : sửa lỗi.

Đọc bàiGv đọc bài khá làm mẫu, đọc văn mẫu.Trả bài- ghi điểmHai HS phát bài cho lớp.HS đọc bài của nhau và góp ý cho nhau cách sửa.

5.Đọc bài:6.Trả bài- ghi điểm

4.Củng cố, dặn dò- Bài cũ: Về nhà viết lại bài văn vào vở bài tập.- Bài mới: Chuẩn bị bài “Cô Tô”. Đọc văn bản, khám phá vẻ đẹp Cô Tô theo cách quan sát của tác giả.

Bảng thống kê điểm Lớp Sĩ số Điểm

9-10 Điểm 7-8

Điểm 5-6

Điểm >TB

Điểm 3-4

Điểm 1-2

Điểm <TB

6 37

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Du

Page 221: Giáo án văn 6

Ngày soạn: 01/03/2012Ngày dạy : 04/03/2012Tuần 27 Tiết 103-104

Văn bản: CÔ TÔNguyễn Tuân

A/Mức độ cần đạt- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.- Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.- Yêu mến thiên nhiên và con người trên đất nứơc.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức:- Vẻ đẹp của đất nước ở một vùng biển đảo.- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.2.Kĩ năng:- Đọc diễn cảm văn bản:giọng đọc vui tươi, hồ hởi.- Đọc-hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả.- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản.3.Thái độ: Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước và có ý thức quảng bá, giữ gìn.C/Phương pháp: Trực quan, đọc hiểu văn bản, phát vấn, thuyết trình, phân tích, thảo luận.D/Tiến trình dạy học1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “Lượm”?. Cho biết tình cảm của nhà thơ đối với Lượm?3. Bài mới:- Lời vào bài:Sau một chuyến ra đi thăm Quảng Ninh, nhà văn Nguyễn Tuân đã viết bài kí về Cô Tô. Một hòn đảo ở Quảng Ninh, Bắc Bộ nước ta. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thứcGiới thiệu chung- Hs đọc chú thích - Gv: Nêu một vài nét chính về tác giả ?- Hs: Trả lời- Gv: Cho xem chân dung, giới thiệu thêm.- Gv: Văn bản được trích từ tác phẩm nào? Thể loại gì?- Hs: trả lời.Đọc-hiểu văn bản- GV nêu yêu cầu đọc, Gv và Hs đọc hết văn bản.- HS giải nghĩa từ khó.- Gv: Xác định Bố cục của bài văn?- Hs:3 đoạn:+ Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau trận bão đã qua+ Cảnh mặt trời mọc trên biển.+ Còn lại: Cảnh sinh hoạt và lao động.- Gv: Nhà văn đứng ở đâu để quan sát quang cảnh

I/Giới thiệu chung:1.Tác giả :- Nguyễn Tuân (1910 – 1987) quê ở Hà Nội, sở trường của ông là thể tuỳ bút và ki.2.Tác phẩm :- Xuất xứ:“ Cô Tô” là phần cuối của bài ký “ Cô Tô “ 1976.- Thể loại :KýII/Đọc - hiểu văn bản. 1.Đọc – tìm hiểu từ khó2.Tìm hiểu văn bảna, Bố cục - Từ đầu … sóng ở đây: Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau cơn bão.- Tiếp … nhịp cánh”: Cảnh mặt trời mọc trên biển.- Còn lại: Cuộc sống sinh hoạt của người

Page 222: Giáo án văn 6

Cô Tô? Vẻ đẹp của đảo hiện lên qua những hình ảnh nào?- Hs: Tìm chi tiết.- Gv: Khi miêu tả tác giả sử dụng nghệ thuật và từ loại nào?- Hs: Tính từ màu sắc, nghệ thuật so sánh.- Gv phân tích làm nổi bật vẻ đẹp tinh khôi, bao la, tươi đẹp của Cô Tô sau cơn bão và chuyển ý: Mặt trời mọc trên biển, hoàng hôn xuống trên núi luôn là đề tài hấp dẫn của thơ ca nhạc họa. Bây giờ chúng ta sẽ khám phá cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.TIẾT 104- Hs: Đọc đoạn 2- Gv:Tác giả chọn vị trí nào để miêu tả, miêu tả theo trình tự nào? và tập trung miêu tả cảnh trời mọc trên biển qua những chi tiết nào? - Hs: Trả lời.- Gv:Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng?- Hs: Miêu tả từ xa đến gàn, so sánh liên tưởng.- Gv:Nhận xét của em về cảnh mặt trời mọc trên biển ở đây như thế nào? - Hs: Trả lời.- Gv phân tích cảm nhận: Bằng đôi mắt quan sát và tài năng nghệ thuật Nguyễn Tuân đã quan sát và ghi lại những khám phá tinh tế mới mẻ của mình về cảnh mặt trời mọc. Mặt trời nhô lên trên biển như lòng đỏ trứng gà nằm ở nơi trời nước giao nhau.Sự liên tưởng vừa độc đáo vừa cụ thể “Quả trứng hồng hào...”.Mặt trời dần dần lên cao, sự sống thiên nhiên xuất hiện với cánh nhạn, hải âu chao liệng... - HS đọc phần còn lại. - Gv phát phiếu học tập và yêu cầu: Để miêu tả cảnh sinh hoạt trên đảo cô Tô, tác giả chọn địa điểm nào, thời gian nào để quan sát? Có những hoạt động gì? - Hs: Làm việc theo bàn, trình bày- Gv và Hs nhận xét.- Gv:Tại sao tác giả chọn duy nhất cái giếng nước ngọt để tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô ?- Hs: Đây là cảnh sinh hoạt đặc trưng của dân trên đảo.- Gv liên hệ đời sống cần nước ngọt, trữ nước ngọt trên đảo.- Gv:Tác giả tập trung miêu tả cụ thể nhân vật nào?- Hs:Anh chị Châu Hòa Mãn- Gv: Con người ở đây như thế nào? (trẻ trung, yêu

dân trên đảo.b1/Cảnh Cô Tô sau cơn bão:- Điểm nhìn: Trên nóc đồn- Cảnh nổi bật:+ Bầu trời trong sáng+ Cây thêm xanh mượt+ Nước biển lại lam biếc, đặm đà hơn, cát lại vàng giòn hơn.+ Lưới càng nặng thêm mẻ cá giã đôi.-> So sánh:Bức tranh tươi sáng, bao la và mang sức sống mới. Tiết 2 b, Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô :- Điểm nhìn: Ngoài mũi đảo-> phù hợp.- Mặt trời chưa mọc: chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính.- Mặt trời mọc.+ Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.+ Quả trứng hồng hào thăm thẳm, đường bệ đặt lên một mâm bạc ...- Mặt trời lên: Vài chiếc nhạn chao đi chao lại, hải âu là là nhịp cánh.=> So sánh, miêu tả: Nguy nga, tráng lệ, rực rỡ..b3/Cuộc sống sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô:- Cảnh sinh hoạt:+ Tắm quanh giếng+ Gánh nước và múc nước nhộn nhịp+ Thuyền chuẩn bị ra khơi.- Hình ảnh so sánh:+ Cái sinh hoạt…đất liền+ Chị Hòa Mãn địu con…như biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.-> Cảnh sinh hoạt đầm ấm, đông vui và thanh bình.3.Tống kếta, Nghệ thuật:- Khắc họa hình ảnh tinh tế, chính xác, độc đáo.- Sử dụng các phép so sánh mới lạ và từ ngữ giàu tính sáng tạo.b, Ý nghĩa:Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô, vẻ đẹp của người lao động trên vùng đảo này. Qua đó thấy được tình cảm yêu quý

Page 223: Giáo án văn 6

lao động, dịu dàng, dịu hiền.- Gv: Qua các hoạt động trên đảo em thấy cuộc sống ở đây ra sao? - Hs: Bộc lộ, chốt ý.- Gv cho Hs xem phim về Cô Tô. Qua bài học em học được gì về nghệ thuật miêu tả và tình yêu quê hương của Nguyễn Tuân.- Hs: Tìm nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.- Gv liên hệ giáo dục:Là học sinh các em cần học tập, tiếp tục khám phá và quãng bá vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó cũng là biểu hiện của tình yêu.. - GV cho HS đọc ghi nhớ SGK.

của tác giả đối với mảnh đất quê hương.* Ghi nhớ sgk/91

4.Củng cố, dặn dò- Đọc lại văn bản để nắm vững vẻ đẹp của Cô Tô- Sưu tầm thêm các bài viết khác về Cô Tô- Chuẩn bị bài “Cây tre Việt Nam”: Đọc bài thơ, cho biết sự gắn bó của tre với người dân Việt Nam?* Bài cũ:- Đọc kĩ văn bản, nhớ được những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu.- Hiểu ý nghĩa các hính ảnh so sánh.- Tham khảo một số bài viết về đảo Cô Tô để hiểu và thêm yêu mến một vùng đất của Tổ Quốc.* Bài mới: Soạn bài “ Cây tre Việt Nam”

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Du Ngày soạn: 04/03/2013

Page 224: Giáo án văn 6

Ngày dạy: 06/03/2013Tuần 27Tiết 101

Tiếng Việt: HOÁN DỤ

A/Mức độ cần đạt- Nắm được khía niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ.- Hiểu được tác dụng của hoán dụ- Biết vận dụng kiến thức vê fhoasn dụ vào việc đọc hiểu văn bản văn học và viết bài văn miêu tả.B/Trọng tâm kiến thưc, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức- Khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ.- Tac dụng của phép hoán dụ.2.Kĩ năng:- Nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép hoán dụ trong thực tế sử dụng Tiếng Việt.- Bước đầu tạo ra một số kiểu hoán dụ trong viết và nói.3.Thái độ: Chăm chỉ, tích cực tiếp thu bài.C/Phương pháp: Phát vấn, phân tích, thuyết giảng, tích hợp văn bản.D/Tiến trình bài dạy1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút:

Đề bàiPhần I: Trắc nghiệmCâu 1: Phó từ là những từ chuyên đi kèm với những từ loại nào để bổ sung ý nghĩa cho nó?A.Động từ, tính từ B.Động từC.Danh từ, tính từ D.Tính từ.Câu 2: Có mấy kiểu nhân hóa?A. Một; B.Hai;C.Ba; D.Bốn.Câu 3:Những từ nào dưới đây là từ dùng để so sánh?A. Sắp, cứ, vẫn, rất, lắm; B. Như, bằng, giống như, tựa;C.Chân núi, gió hỡi, chú chuột; D.Ôi, chao ôi, trời ơi.Câu 4: Câu nào sau đây không sử dụng phép nhân hóa?A.Dế Mèn đi đứng oai vệ; B.Sấm khanh khách cười;C. Búp bê đáng yêu của chị; D. Mình sẽ giặt búp bê.Phần II: Tự luậnCâu 1: Tìm các phép nhân hóa trong bài “Mưa” của Trần Đăng Khoa?Câu 2: Cho biết tác dụng của cách nói ẩn dụ trong câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”

Đáp ánPhần I: Trắc nghiệm(2.0điểm)

Câu 1 2 3 4

Đáp án A C B D

Phần II: Tự luận

Page 225: Giáo án văn 6

Câu 1: ( 4.0 điểm) Các phép nhân hóa: Mối trẻ, mối già, ông trời mặc áo, ra trận, cây mí múa gươm, kiến hành quân, cỏ gà rung tai,...Câu 2( 4.0 điểm) Tác dụng của phép ẩn dụ: Làm cho câu tục ngữ hàm xúc, giàu hính ảnh, gây ấn tượng cho người nghe. Mực và màu đen dễ gợi đến những gì xấu xa, bẩn thỉu, có hại cho con người. Còn đèn và ánh sáng khiến người đọc liên tưởng đến những gì tốt đẹp, có ích cho cuộc sống và có sức lan tỏa chiếu sáng đến mọi vật xung quanh...3.Bài mới:- Lời vào bài: Hoán dụ cũng là một phép tu từ thường xuất hiện trong các tác phẩm văn chương. Vậy thế nào là hoán dụ, hoán dụ có tác dụng gì? Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu.- Bài mới: Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thứcTìm hiểu chung - GV ghi VD lên bảng phụ - HS đọc VD SGK/82Các từ ngữ in đậm: “áo nâu, áo xanh”. Đó là những màu áo ai thường mặc?

Giöõa "aùo naâu" vôùi "ngöôøi noâng thoân"

"aùo xanh" - :ngöôøi coâng nhaân"

coù moái

quan heä?

Giöõa "noâng thoân" vôùi "noâng daân"

"thò thaønh" - "coâng nhaân"

coù moái

quan heä?

(Vật chứa đựng) (vật bị chứa đựng) Chúng ta gọi đó là hoán dụ. Vậy theo em hoán dụ là gì? (Hoán: đổi -> cũng như ẩn dụ là 1 sự chuyển đổi tên gọi những sự vật, hiện tượng, khái niệm gần nhau) Nếu ta thay: người dân ở nông thôn cùng người công nhân ở thành thị tất cả cùng đứng lên với cách nói: áo nâu … Hãy so sánh 2 cách nói ấy. Cách nói nào hay hơn có giá trị gợi cảm gợi hình cao hơn? - Hs: Áo nâu, áo xanh giúp ta liên tưởng nhân ra dấu hiệu chỉ rõ màu áo của người nông dân, người công nhân.- Gv: Sự thay thế ấy cô gọi kiểu hoán dụ thứ nhất.- Gv:Cô gọi “thị thành, nông thôn”: là vật chứa đựng.Nông dân sống ở nông thôn, công nhân sống nơi thành thị là vật bị chứa đựng. Đây là kiểu hoán dụ thứ 2. Em hãy gọi tên kiểu này? - Hs: Trả lời.- Gv :VD: “Bàn tay ta … cơm”. Kiểu hoán dụ trong bài này? “Bàn tay ta” chỉ ai? (Người lao động)? Bàn tay và người lao động có quan hệ gần gũi về gì? ® HD3 VD: “Một cây làm chẳng … 3 cây … cao”. HD trong VD này? Một cây? (số lượng cụ thể) ® Số

I/Tìm hiểu chung1. Hoán dụ, tác dụng của nóa) VD: SGK/82:b) Nhận xét- Ao nâu: màu áo người nông dân thường mặc ® người nông dân ở nông thôn. - Ao xanh: màu áo người công dân thường mặc ® nguời công nhân ở thành thị.- Nông thôn: chỉ nơi ở sinh sống, sản xuất của nông dân.- Thành thị: chỉ nơi ở, làm việc của công nhân® Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ tương cận (gần gũi) Hoán dụ- Tác dụng:Tăng sức gợi cảm, gợi hình cho sự biểu đạt.* Ghi nhớ sgk/82

2. Dấu hiệu nhận diện hoán dụ- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật( Vd: áo nâu, áo vải)- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng (Vd: Nông thôn, thành thị)- Lấy một bộ phận để gọi toàn thể(Vd: Bàn tay)- Lấy cụ thể để gọi cái trừu tượng.(Vd: một cây)* Ghi nhớ sgk/83

Page 226: Giáo án văn 6

ít (trừu tượng)(cụ thể) ba cây: số lượng nhiều, (trừu) (khó xác định)- Gv: Qua các ví dụ đã phân tích, em hãy cho biết có tất cả mấy kiểu hoán dụ? - Hs: Trả lời, đọc ghi nhớLuyện tậpBài 1: Chỉ ra hoán dụ, mối quan hệ giữa các quan hệ các sự vật? Làng xóm chỉ ai? Đó là quan hệ gì? -Möôøi naêm?(cuï theå) lôïi ích tröôùc maét (tt)

-Traêm naêm? Ñoù laø quan heä gì

lôïi ích

troàng caây Quan hệ? (Sự lưu luyến)Trái đất? Quan hệ? (Ghi nhận công lao của Bác)

II/ Luyện tập:Bài 1: Hoán dụ và mối quan hệ giữa các sự vậta)Làng xóm: Chỉ nhân dân sống trong làng ® Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.b) Mười năm: chỉ thời gian ngắn, trước mắt ( Cụ thể)Trăm năm: chỉ thời gian lâu dài ( Cụ thể)

-> Lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng. c) Áo chàm: chỉ đồng bào Việt Bắc ® quan hệ dấu hiệu sự vật với nhaud) Trái đất: chỉ nhân loại (mọi người sống trên trái đất): quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng.

4.Củng cố, dặn dò- Học thuộc lòng ghi nhớ.Chuẩn bị bài “ Các thành phần chính của câu”. Ôn lại hai thành phần chính của câu. Đọc sgk, xác định thành phần chính.* Bài cũ:- Nhớ khái niệm hoán dụ- Viết một đoạn văn miêu tả cso sử dụng phép hoán dụ.* Bài mới: Soạn bài “ Các thành phần chính của câu”?

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Du

Page 227: Giáo án văn 6

Ngày soạn: 06/03/2012Ngày dạy: 8,9/03/2012Tuần 27Tiết 102

TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ.HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VĂN TẢ NGƯỜI

A/Mức độ cần đạt :- Hiểu được đặc điểm thơ bốn chữ.- Nhận diện được thể thơ này khi học và đọc thơ ca.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức:- Một số đặc điểm của thể thơ bốn chữ.- Các kiểu vần được sử dụng trong thơ nói chung và thơ bốn chữ nói riêng.2.Kĩ năng:- Nhận diện được thể thơ bốn chữ khi đọc và học thơ ca.- Xác định được cách gieo vần trong bài thơ thuộc thể thơ bốn chữ.- Vận dụng những kiến thức về thể thơ bốn chữ vào việc tập làm thơ bốn chữ.3.Thái độ: Có tinh thần học hỏi.C/Phương pháp: Thuyết trình, phân tích, phát vấn.D/Tiến trình dạy học1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của Hs3. Bài mới:- Lời vào bài: Các em đã được học một số bài thơ theo thể 4 chữ. Hôm nay các em sẽ tìm hiểu kĩ hơn thể thơ này để biết cách làm bài thơ 4 chữ.-Bài mới: Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thứcCủng cố kiến thức- Gv dựa vào bài thơ “Lượm” hãy nhận xét về thể thơ 4 chữ: số chữ trong câu?, nhịp?vần?- Hs: trả lời- Gv chốt ý cho ghi.- Gv hướng dẫn Hs nhận biết cách gieo vần qua các ví dụ sgk/85- Hs: Quan sát nhận biết, cho ví dụ

I/Củng cố kiến thức- Thơ 4 chữ là thể thơ có nhiều dòng, mỗi dòng 4 chữ, thường ngắt nhịp 2/2, thích hợp với lối kể, tả, thường có cả vần lưng và vần chân xen kẽ.- Cách gieo vần:+Vần lưng: được gieo ở giữa dòng thơ.Vd: Ngàn cây nghiêm trang Mơ màng theo bụi.+ Vần chân: Vần gieo ở cuối dòng thơ.Vd: Mây lưng chừng hàng Ngàn cây nghiêm trang.+ Vần liền: Các câu thơ có vần liên tiếp ở cuối câu.Vd: Nghé hành nghé hẹ Nghé chẳng theo mẹ Thì nghé theo đàn Nghé chớ đi càn+ Vần cách: các vần tách ra không liền nhau.Vd: Cháu đi đường cháu Chú lên đường ra

Page 228: Giáo án văn 6

Luyện tập* Trình bày khổ thơ 4 chữ đã chuẩn bị ở nhà - Hs: Đọc thơ- Gv viết lên bảng- Hs:trình bày nội dung, đặc điểm (vần, nhịp) của khổ thơ đó.- Hs khác nhận xét, bổ sung.- Gv sửa lỗi, đánh giá.* Tập làm bài thơ.- Từng Hs: phát triển khổ thơ thành bài thơ hoặc viết bài thơ mới.- Gv theo dõi để giúp các em thống nhất về nội dung, dùng từ để có vần.- Hs trình bày, nhận xét cho nhau.- Gv nhận xét.

Đến nay tháng sáu Chợt nghe tin nhà.II/Luyện tập1. Tập làm khổ thơ 4 chữ về nội dung tự chọn.

2. Tập làm bài thơ 4 chữ.

Hướng dẫn làm bài văn tả người- Ổn lại các bước làm bài văn tả người.- Chú ý đặc điểm nổi bật của người thân như: em bé, cụ già, người mẹ, thầy cô...- Tập lập dàn ý, viết bài văn tả người hoàn chỉnh.

4.Củng cố, dặn dò- Xem lại bài giảng, đọc nhiều bài thơ 4 chữ để nắm đặc điểm.- Tự sáng tác một bài thơ 4 chữ hoàn chỉnh.- Chuẩn bị: Mỗi nhóm tự tìm hiểu thể thơ năm chữ qua bài “Đêm nay Bác không ngủ”, tập làm 1 bài thơ năm chữ.- Ôn lại văn miêu tả người chuẩn bị bài viết số 6- Nhớ đặc điểm thể thơ 4 chữ- Nhớ một số vần cơ bản, nhận diện thể thơ 4 chữ- Sưu tầm một số bài thơ 4 chữ, sáng tác thêm.- Chuẩn bị bài “Thi làm thơ năm chữ”

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Du

Page 229: Giáo án văn 6

Ngày soạn: 11/03/2013Ngày dạy: 13/03/2013Tuần 28 Tiết 107

Tiếng Việt: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU

A/Mức độ cần đạt- Nắm được khái niệm thành phần chính của câu.- Biết vận dụng kiến thức trên để nói, viết đúng cấu tạo.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức- Các thành phần chính của câu.- Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu.2.Kĩ năng:- Xác định được chủ ngữ và vị ngữ của câu.- Đặt được câu có chủ ngữ, vị ngữ phù hợp với yêu cầu cho trước.3.Thái độ: Chăm chỉ, tích cực hoạt động, viết nói có chủ ngữ, vị ngữ.C/Phương pháp: Phát vấn, phân tích ví dụ, thuyết trình, thảo luận.D/Tiến trình bài dạy1.Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là hóan dụ? Các kiểu hóan dụ? Lấy ví dụ minh họa.3. Bài mới:* Lời vào bài: Câu là đơn vị tạo văn bản. Hằng ngày các em sử dụng câu để giao tiếp. Câu cần phải đảm bảo hai thành phần chính. Tiết học này các em sẽ hiểu rõ hơn vê fthanhf phần chính của câu.* Bài mới: Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thứcTìm hiểu chung- Gv:Nhắc lải thành phần chính của câu đã được học ở cấp 1 ?- Hs trả lời.- HS đọc ví dụ SGK /92 - Gv:Em hãy phân tích ví dụ trên ? thành phần nào có thể bỏ được, thành phần nào không thể bỏ được. - Gv:Tìm vị ngữ chính của câu ? thuộc loại từ nào ? - Hs: Trả lời- Gv:Từ đứng trước nó “đã” (phó từ)Phó từ chỉ quan hệ thời gian.VN “trở thành” trả lời cho câu hỏi như thế nào ? Đặc điểm của vị ngữ ? Cấu tạo của vị ngữ ? Trong câu thường có mấy vị ngữ ? - Hs: Trả lời

I.Tìm hiểu chung1.Phân biệt thành phần chính, thành phần phụ trong câu:

a) Ví dụ : SGK / 92 b) Nhận xét : Chẳng bao lâu tôi // đã trở

TN – TPP CN VN thành một chàng dế thanh niên cường tráng - TPCN, VN không thể bỏ được - THP: Bỏ được * Ghi nhớ 1: SGK 2.Vị ngữ : + Ví dụ : SGK + Nhận xét : - VN kết hợp với phó từ, trả lới cho câu hỏi: Làm sao ? như thế nào ? làm gì ? là gì ? - Cấu tạo :ĐT (cụm động từ, tính từ (cụm tính từ)- Thường có một ví dụ hoặc hơn Ghi nhớ 2 : 3.Chủ ngữ:

Page 230: Giáo án văn 6

- Gv thuyết trình lại- Gv:Quan sát ví dụ theo em thế nào là chủ ngữ ? CN thường trả lời cho câu hỏi như thế nào? CN thường do loại từ nào đảm nhận ? Trường hợp ngoại lệ chủ ngữ do ? Một câu thường có mấy chủ ngữ ? - HS đọc ghi nhớ 3 sgk.Luyện tậpBài 1:- Hs đọc yêu cầu của đề- Gv hướng dẫn hs làm vào bảng- HSTL xác định điền vào bảng.- HS theo dõi, nhận xét bổ sung cho nhau.

Bài 2- Gv yêu cầu Hs đặt câu dựa vào ghi nhớ và ví dụ đã phân tích.- Hs tập đặt câu, làm việc cá nhân.- Hs: Trình bày, gv phân tích cho cả lớp nghe.-

Thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái được miêu tả ở VN. Trả lời ai ? Cái gì ? còn gì ? CN do danh từ đảm nhận, đại từ, cụm danh từ. - Một câu thường có 1 CN hoặc hơn * Ghi nhớ 3: SGK / 93

II Luyện tập : Bài 1 : Xác định CN, VN, cấu tạo Tôi // đã trở thành cường tráng CN VN

CN VNĐôi càng tôi Những cái viết Tôi Đại tá

Cứ cứng dần … hoắt (2cụm ĐT)Co cẳng … ngoan cố (2cụm Đt)Gẫy rạp … lia qua (1cụm ĐT)

Bài 2 : - VN làm gì ? em bé đang tập chạy ( tập đi) - Như thế nào ?: Chợ Tùng Nghĩa nằm cạnh bến xe đông vui, tấp nập. Len luôn hoà đồng với mọi người Là gì ? Na là một bé ngoan. Lượm là một chú bé liên lạc hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời.

4.Củng cố, dặn dò- Tập xác định thành phần chính của câu.- Chuẩn bị bài “Câu trần thuật đơn”. Đọc sgk, tham khảo ví dụ để biết thế nào là câu trần thuật đơn.* Bài cũ- Nhớ được đặc điểm cơ bản của chủ ngữ và vị ngữ.- Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu.* Bài mới: Soạn bài “Câu trần thuật đơn”

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Du

Page 231: Giáo án văn 6

Ngày soạn: 12/03/2013Ngày dạy: 15-16/03/2013Tuần 28 Tiết 106

HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN:THI LÀM THƠ NĂM CHỮ

A/M ức độ cần đạt - Ôn lại và nắm chắc các đặc điểm và yêu cầu của thể thơ năm chữ.- Kích thích tinh thần sáng tạo, tập làm thơ năm chữ, mạnh dạn trình bày miệng những câu thơ làm được.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức- Đặc điểm của thể thơ năm chữ.- Các khái niệm vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách được củng cố lại.2. Kĩ năng:- Vận dụng những kiến thức về thể thơ năm chữ vào việc tập làm thơ năm chữ.- Tạo lập văn bản bằng thể thơ năm chữ.3. Thái độ: Yêu thích thơ ca, sáng tạo thơ.C/Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận, phát vấn.D/Tiến trình bài dạy1.Ổn định lớp: 6ª2..................................................2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc làm thơ 4 chữ ở nhà của học sinh.3. Bài mới: Tiết trước các em đã làm quen với thể thơ 4 chữ. Tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu thơ 5 chữ và thi làm thơ năm chữ. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thứcCủng cố kiến thức- GV cho HS đọc 3 đoạn thơ sgk. Rút ra đặc điểm của thể thơ 5 chữ ?- Hs: Rút ra số câu, số dòng, số khổ, nhịp thơ, vần thơ.- Gv chốt ý ghi.- Gv:Dựa vào những hiểu biết về thơ 5 chữ. Mô phỏng tập làm thơ 5 chữ theo đoạn thơ của Trần Hữu Thung. Thi làm thơ năm chữ- Gv chia mỗi nhóm 5 Hs, thảo luận nội dung các bài thơ đã chuẩn bị ở nhà. Chọn 8 câu thơ 5 chữ hay nhất trong nhóm để thi.- Đại diện nhóm trình bày.- Gv và nhóm khác nhận xét, hoàn thiện, chấm điểm.

I. Củng cố kiến thức- Thơ 5 chữ là thể thơ mỗi dòng 5 chữ (gọi là thơ ngũ ngôn).- Mỗi khổ gồm 4 dòng, số khổ trong bài không hạn đinh, ngắt nhịp 2/3 và 3/2.- Vần thơ có thể dùng vần liền, vần cách, vần chân, vần lưng.=> Ghi nhớ sgk/105II. Thi làm thơ năm chữ:Hãy viết 8 câu bằng 2 khổ thơ 5 chữ nội dung tuỳ chọn.* Ví dụ: BỐN MÙAXuân còn mãi đi chơiHạ đã qua mất rồiCuối trời thu vàng úaĐông sầm sập tới nơi.* Ví dụ: MƯA RÀOBầu trời đang xanh caoThoắt trắng mờ biển nướcTrận mưa rào đầu hèBỗng òa về bất chợt!

Page 232: Giáo án văn 6

Mưa cồn cào từng đợtGió nghiêng ngả cành tre Đất đồng đang ải trắngCon đường mưa dậy bùn.

4.Củng cố, dặn dòHướng dẫn tự học- Gv gợi ý: Sưu tầm trong sgk, trên mạng, trong các tuyển tập thở hoặc báo tường. Mỗi bạn nên sáng tác một khổ thơ.III. Hướng dẫn tự họcNhớ đặc điểm thể thơ năm chữ, sưu tầm hoặc sáng tác thêm thể thơ năm chữ

Mạc Vân Nho Uyển - Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Du

Page 233: Giáo án văn 6

Ngày soạn: 10/03/2013Ngày dạy: 11/03/2013Tuần 28 Tiết 105-106

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 TẢ NGƯỜI

I. Mục đích kiểm tra: - Qua bài viết văn, học sinh nắm vững và vận dụng tốt lý thuyết văn tả người vào việc tạo lập văn bản. Qua đó các em biết quan sát, so sánh, tưởng tượng, nhận xét về hình ảnh người thân. - Rèn kỹ năng tạo lập văn bản miêu tả người..

II. Hình thức kiểm tra: - Hình thức: Tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 90phút.III. Biên soạn đề kiểm tra:Đề bài: Đề bài: Em hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha trong những trường hợp sau- Lúc em ốm- Khi em mắc lỗi- Khi em làm được việc tốtIV. Hướng dẫn, biểu điểm:Câu Hướng dẫn chấm Điểm

1 a.Yêu cầu chung:- Kiểu văn bản: Miêu tả người- Nội dung: tả lại hình ảnh mẹ hoặc cha trong từng trường hợp cụ thể- Chọn được các đặc điểm nổi bật của đối tượng để miêu tả.- Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần, trình bày sạch đẹp, đúng chính tả, lập luận rõ ràng.b.Yêu cầu cụ thể : Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần* Mở bài: Giới thiệu chung về người được miêu tả ( Ai? Có quan hệ với em như thế nào? Ấn tượng nổi bật trong từng trường hợp cụ thể mà em chọn? )* Thân bài: Miêu tả chi tiết cụ thể.- Lời nói: Nhẹ nhàng, trầm ấm, thánh thót, trìu mến,..- Cử chỉ, hành động: Âu yếm, vuốt ve, nhanh nhẹn, tháo vát.- Sở thích, việc làm có gì đặc biệt- Sự quan tâm đối với em và mọi người thể hiện qua việc làm gì?* Kết bài: Tình cảm của em đối với người thân yêu gần gũi ( Lời chúc, hứa hẹn, mong ước)(Chú ý: Trên đây chỉ là đáp án sơ lược, tùy từng đối tượng HS cụ thể ở địa phương mà GV chấm và cho điểm thích hợp)

1.0 đ

0.75 đ

3.5đ

1.0 đ

Tuần 28 Ngày soạn: 18/03/2012

Page 234: Giáo án văn 6

Tiết 109 - 110 Ngày dạy: 20/03/2012

Văn bản: CÂY TRE VIỆT NAM (Thép Mới)

A/Mức độ cần đạt- Hiểu và cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp của cây tre-một biểu tượng về đất nước và dân tộc Việt Nam.- Hiểu được những đặc sắc nghệ thuật của bài kí.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức:- Hình ảnh cây tre trong đời sống và tinh thần của người Việt Nam.- Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bài kí.2.Kĩ năng:- Đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ bằng sự chuyển dịch giọng đọc phù hợp.- Đọc- hiểu văn bản kí hiện đại có yếu tố miêu tả, biểu cảm.- Nhận ra phương thức biểu đạt chính: Miêu tả kết hợp biểu cảm, thuyết minh, bình luận.- Nhận biết và phân tích được tác dụng của các phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.3.Thái độ:Giáo dục học sinh rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp của một con người Việt Nam thông qua biểu tượng của cây tre.C/Phương pháp: Đọc diễn cảm, phát vấn, phân tích bình giảng, tích hợp văn bản, thảo luận.D/Tiến trình bài dạy1.Ổn định lớp: 6ª2..................................................2.Kiểm tra bài cũ:- Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô được Nguyễn Tuân miêu tả như thế nào?- Cảm nhận của em về cảnh sinh hoạt của người dân trên đảo ?3.Bài mới:* Lời vào bài: Cây tre là người bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre có mặt ở khắp mọi miền đất nước; tre đã gắn bó lâu đời và giúp ích cho con người trong đời sống hằng ngày, trong lao động sản xuất và cả trong chiến đấu chống giặc, trong quá khứ, trong hiện tại và trong cả tương lai. Có một nhà báo viết rất hay về cây tre. Đó là Thép Mới. Hôm nay chúng ta tìm hiểu vẻ đẹp của cây tre Việt Nam qua văn bản “Cây tre Việt Nam”* Bài mới: Hoạt động của Gv và Hs Nội dung và kiến thứcGiới thiệu chung- Học sinh đọc chú thích dấu sao trong SGK/98.- Gv:Em có hiểu biết gì về tác giả Thép Mới và văn bản Cây tre Việt Nam.- Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt ý và cho học sinh ghi nét chính về tác giả tác phẩm.

Đọc-hiểu văn bản- Gv hướng dẫn cho học sinh đọc chú thích trong Sgk, chú ý (1),(2)(4)(7)(8)(10)(11)- Gv hướng dẫn Hs đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi. Gv đọc mẫu, cho học sinh đọc từng đoạn tiếp theo.- Gv: Hãy tìm bố cục văn bản và nêu ý chính của từng đoạn?- Hs: Chia bố cục 4 đoạn.- Học sinh đọc đoạn 1 - Gv: Dựa vào đoạn 1 hãy tìm chi tiết thể hiện phẩm chất của cây tre?- Hs:Trả lời- Gv: Vì sao cây tre là người bạn thân thiết của người nông dân?

I.Giới thiệu chung:1.Tác giả: Thép Mới(1925-1991), tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở Hà Nội. Ngoài viết báo, ông còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim.2.Tác phẩm: - Cây tre Việt Nam là lời bình cho bộ phim cùng tên của nhà điện ảnh Ba Lan ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta.- Thể loại: Thể kíII.Đọc-hiểu văn bản1.Đọc- tìm hiểu từ khó2.Tìm hiểu văn bảna, Bố cục: 4 đoạn-Từ đầu “chí khí như người”: Giá trị chung của cây tre.-Tiếp đến “chung thuỷ”: Cây tre trong đời sống lao động, sinh hoạt.-Tiếp đến “tre anh hùng trong chiến đấu”: Cây tre trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước.- Còn lại: Tre là người bạn đồng hành của dân tộc ta.b, Phân tích:b1/Những phẩm chất chung của cây tre.- Cây tre là người bạn thân của nông dân.- Tre thân thuộc: đâu đâu cũng có

Page 235: Giáo án văn 6

- Gv: Qua đó tác giả đã phát biểu và khẳng định những phẩm chất tốt đẹp nào ở cây tre? - Hs: Rút ra tiểu kết.- Gv phân tích chốt ý.

TIẾT 110* Tích hợp: Đọc 1 đoạn trong bài Tre Việt Nam của Nguyễn Duy ở phần đọc thêm.Ngoài những phẩm chất tốt đẹp, tre còn có vai trò như thế nào đối với đời sống con người và dân tộc Việt Nam thì chúng ta tìm hiểu đoạn 2- Gv nêu câu hỏi cho HSTLN: Tìm những chi tiết thể hiện sự gắn bó của tre với đới sống con người? Để miêu tả cây tre gắn bó với đời sống sinh hoạt lao động của nhân dân, tác giả dùng phép tu từ nào ? - Hs: Thảo luận, trình bày, bổ sung cho nhau- Gv nhận xét, chốt ý cho ghi và phân tích- Gv:Tre được giới thiệu trong cuộc kháng chiến ra sao?- Hs:Tre cùng người làm nên bao trang sử vẻ vang, tên sông Bạch Đằng 3 lần đánh tan quân Nam Hán bằng chông tre … - Gv bình: Thép Mới sử dụng nghệ thuật nhân hóa ca ngợi công lao chiến đấu bảo vệ dân tộc của cây tre. Tre mang những phẩm chất cao quý của người Việt Nam: Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ...- Gv:Tiếp đó tác giả giới thịêu vị trí của cây tre trong tương lai. Khẳng định giá trị muôn đời của cây tre đối với người Việt Nam. Hình ảnh nổi bật gần gũi của tre đối với đời sống dân quê Việt Nam là gì?- Hs: Sáo, diều, điếu cày- GvNói như thế có ý nghĩa gì? - Hs: Thể hiện nét đẹp văn hoá độc đáo của tre. – Gv:Hình ảnh măng mọc trên phù hiệu được tác giả đưa ra có tác dụng gì? - Hs:Dẫn tới những suy nghĩ về cây tre trong tương lai của đất nước khi đi vào công nghiệp hoá- Gv:Tác giả đã thể hiện sự gắn bó của cây tre với đất nước và con người Việt Nam trong hiện tại và tương lai như thế nào? Em hãy nêu suy nghĩ của mình về điều đó?- Hs: Hs bộc lộ- Gv: Qua bài văn em cảm nhận được gì về hình ảnh cây tre?- Hs: Cây tre biểu tượng cho tâm hồn, phẩm chất và dũng khí của con người Việt Nam.- Gv: Em hãy khái quát nội dung nghệ thuật của văn bản?- Hs: Trả lời, đọc ghi nhớ sgk/100 Hướng dẫn tự học

- Tre, nứa, trúc, mai, vầu … - Ơ đâu cũng sống, cũng xanh tốt - Dáng mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí như người ® Liệt kê, so sánh, nhân hoá: Cây mang những phẩm chất tốt đẹp của con người, tre tượng trưng cho dân tộc Việt Nam.b2/Cây tre trong đời sống sinh hoạt, lao động - Dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp.- Giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân. - Tuổi thơ: Đánh chuyền, chắt - Cụ già: Điếu cày - Cất tiếng chào đời – nhắm mắt xuôi tay ® Liệt kê, nhân hoá, hoán dụ:Tre là người bạn của nhà nông Việt Nam. b3/Tre với đời sống chiến đấu :- Là đồng chí cùng ta đánh giặc - Là vũ khí chống lại sắt thép quân thù - Xung phong giữ làng, giữ nước, mái nhà, đồng lúa, hy sinh bảo vệ con người.- Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu! ® Nhân hoá, điệp ngữ: Tre mang phẩm chất hiền hoà, thẳng thắn, can đảm, thuỷ chung, dũng cảm, anh hùng. c4/Tre là người bạn đồng hành của dân tộc- Tre làm nên âm thanh tiếng sáo, diều.-Tre già, măng mọc… trên phù hiệu-Tre xanh vẫn là bóng mát-Cây tre Việt Nam =>Tre là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai.3.Tổng kếta, Nghệ thuật- Kết hợp giữa chính luận và trữ tình.- Xây dựng hình ảnh phong phú, chọn lọc, vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng.- Lựa chọn lời văn giàu nhạc điệu và có tính biểu cảm cao.- Sử dụng thành công phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ.b, Ý nghĩa: Văn bản cho thấy vẻ đẹp và sự gắn bó của cây tre với đời sống dân tộc ta. Qua đó cho thấy tác giả là người có hiểu biết về cây tre, có tình cảm sâu nặng, có niềm tin và tự hào chính đáng về cây tre.* Ghi nhớ Sgk/100.

III. Hướng dẫn tự học

Page 236: Giáo án văn 6

- Đọc văn bản, hiểu vai trò của cây tre.- Sưu tầm các văn bản viết về tre.* Ví dụ: Tục ngữ : Tre già, măng mọc Thành ngữ: Tre ấm bụi (cảnh gia đình đông vui) Thơ : Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh Truyện cổ tích: Cây tre trăm đốt – Thánh Gióng- Chuẩn bị bài “Lao xao”. Đọc văn bản, tìm các hình ảnh miêu tả cảnh chớm hè ở làng quê?

* Bài cũ:- Đọc kĩ văn bản, nhớ được các chi tiết, các hình ảnh so sánh, nhân hóa đặc sắc.- Hiểu vai trò của cây tre đối với đời sống của nhân dân ta trong qua khứ, hiện tại và tương lai.- Sưu tầm một số bài văn, bài thơ viết về cây tre Việt Nam.* Bài mới: Soạn bài “Lao xao”

E/Rút kinh nghiệm :………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Tuần 28 Ngày soạn: 19/03/2012Tiết 111 Ngày dạy: 22/03/2012

Tiếng Việt: CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN

A/Mức độ cần đạt- Nắm được khái niệm về câu trần thuật đơn.- Vận dụng hiệu quả câu trần thuật đơn trong nói và viết.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức:- Đặc điểm ngữ pháp của câu trần thuật đơn.- Tác dụng của câu trần thuật đơn.2.Kĩ năng:- Nhận diện được câu trần thuật đơn trong văn bản và xác định được chức năng của câu trần thuật đơn.

Page 237: Giáo án văn 6

- Sử dụng câu trần thuật đơn trong nói và viết.3.Thái độ: Nghiêm túc học bài tích cực thảo luận.C/Phương pháp: Phân tích ví dụ, phát vấn, tích hợp văn bản, thảo luận nhóm.D/Tiến trình bài dạy1.Ổn định lớp: 6ª2..................................................2.Kiểm tra bài cũ:- Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ?- Thế nào là chủ ngữ và vị ngữ. Nêu cấu tạo của chủ ngữ và vị ngư ?- Cho 2 ví dụ và phân tích cấu tạo của chủ ngữ và vị ngữ ?3.Bài mới:* Lời vào bài: Hằng ngày các em sử dụng câu trần thuật đơn để nói và viết rất nhiều. Vậy thế nào là câu trần thuật đơn tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu.* Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thứcTìm hiểu chung- Gv ghi các ví dụ trong SGK vào bảng phụ. Cho học sinh đọc ví dụ.- Gv:Các câu dưới đây dùng để làm gì? (Gv hướng dẫn học sinh phân loại các câu dựa theo tác dụng mục đích nói của từng câu)- HSTLN trình bày, Gv sửa bài tập- Gv: Tóm lại câu trần thuật là câu như thế nào? - Hs: Trả lời.

- Gv:Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong đoạn vănXếp các câu trần thuật trên thành 2 loại?- Hs: Lên bảng xác định- Gv nhận xét về cấu tạo của câu trần thuật?- Hs: Câu do một cặp CN-VN tạo thành.Câu do hai hoặc nhiều cụm C-V sóng đôi tạo thành.- Gv: Theo em nhóm nào là câu trần thuật đơn- Hs trả lời, Gv nhấn mạnh thêm.- Hs: Đọc ghi nhớ sgk

Luyện tậpBài 1 - Gv gọi học sinh đọc bài tập 1.- Nêu yêu cầu-Lần lượt tìm từng câu trong đoạn văn, xác định CN-VN. Sau đó lược ra được câu trần thuật đơn.-Cho biết những câu tìm được dùng làm gì?Bài 2: Dưới đây là một số câu mở đầu các truyện đã học. Chúng thuộc loại câu nào và có tác dụng gì?- Gv Cho học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập.-Hướng dẫn học sinh xác định chúng thuộc loại câu nào và có tác dụng gì?Bài 3: Cách giới thiệu nhân vật chính trong những truyện sau có gì khác với cách giới thiệu nêu trong bài tập 2:*Giải: Cách giới thiệu nhân vật ở ba ví dụ này là

I.Tìm hiểu chung1. Câu trần thuật đơn là gì?* Ví dụ sgk/101- Câu kể, tả, nêu ý kiến: Câu 1, 2, 6, 9-> Câu trần thuật- Câu dùng để hỏi: câu 4-> Câu nghi vấn- Bộc lộ cảm xúc: Câu 3.5.7-> Câu cảm thán- Câu dùng để cầu khiến: Câu 7->Câu cầu khiến*Câu trần thuật là câu dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến* Xác định chủ ngữ, vị ngữ- Câu 1:Tôi // đã hếch răng lên xì một tiếng rõ dài.- Câu 2: Tôi // mắng.- Câu 6: Chú mày // hôi như cú mèo thế này, ta // nào chịu được - Câu 9: Tôi // về, không một chút bận tâm.=>Nhóm 1: câu 1, 2, 9 => là câu trần thuật đơn. Nhóm 2: Câu 6 => là câu trần thuật ghép.2.Ghi nhớ SGK/101.

II. Luyện tậpBài 1 :Tìm câu trần thuật đơn, cho biết tác dụng- Ngày thứ 5 trên đảo CôTô // là một ngày trong trẻo, sáng sủa ® tả, giới thiệu - Từ …bao giờ bầu trời Cô Tô // cũng trong sáng như vậy->Nêu ý nghĩa, nhận xét Bài 2 : Các câu trần thuật đơn:a) Giới thiệu nhân vật Lạc Long Quân b)Giới thiệu con ếch c)Giới thiệu bà đỡ Trần Bài 3 : Cách giới thiệu nhân vật chính a)Giới thiệu nhân vật phụ trước. Từ việc làm, quan hệ của nhân vật phụ ® Nhân vật chính b)Giới thiệu nhân vật phụ trước. Từ việc kén rể -> Nhân vật chính( 2 chàng rể cầu hôn) c)Giới thiệu nhân vật phụ trước (viên quan tìm nhân tài) gặp 2 cha con->Nhân vật chính (em bé thông minh)

Page 238: Giáo án văn 6

giới thiệu nhân vật phụ trước rồi từ những việc làm của nhân vật phụ mới giới thiệu nhân vật chínhBài 4: Ngoài việc giới thiệu nhân vật, những câu mở đầu sau đây còn có tác dụng gì?*Giải: Ngoài việc giới thiệu nhân vật, các câu trong bài tập này, còn miêu tả hoạt động nhân vật.Hướng dẫn tự họcChuẩn bị bài “Câu trần thuật có từ là”: Đọc sgk, tìm hiểu đặc điểm và các kiểu câu trần thuật đơn có từ là.

Bài 4 : Tác dụng của câu mở đầu : a)Ngoài tác dụng giới thiệu nhân vật ( Người thợ mộc) ->Miêu tả hoạt động của nhân vật (mua gỗ đẽo cày) b)Ngoài tác dụng giới thiệu nhân vật ( người kiếm củi ) câu mở đầu này còn miêu tả tình trạng, sự quan sát của nhâ vật (Đang bổ củi, thấy hổ cào bới đất)III. Hướng dẫn tự học* Bài cũ:- Nhớ được khái niệm câu trần thuật đơn.- Nhận diện câu trần thuật đơn, tác dụng.* Bài mới: soạn bài “Câu trần thuật có từ là”

E/ Rút kinh nghiệm……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….......................................

Tuần 28 Ngày soạn: 19/03/2012Tiết 112 Ngày dạy: 24/03/2012

Tiếng Việt: CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ

A/Mức độ cần đạt- Nắm được khái niệm loại câu trần thuật có từ là.- Biết sử dụng hiệu quả câu trần thuật đơn có từ là trong nói và viết.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:1.Kiến thức:- Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là.- Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là.2.Kiến thức:- Nhận biết câu trần thuật đơn có từ là và xác định được các kiểu cấu tạo câu trần thuật đơn có từ là trong văn bản.- Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu trần thuật đơn có từ là.- Đặt được câu trần thuật đơn có từ là.3. Thái độ: Chăm chỉ, tích cực xác định cấu tạo.C/Phương pháp: Phát vấn, phân tích cấu tạo, thuyết trình, thảo luậnD/Tiến trình dạy học1.Ổn định lớp: 6ª2:......................................................

Page 239: Giáo án văn 6

2.Kiểm tra bài cũ: Câu trần thuật đơn là gì? Cho ví dụ?3. Bài mới: * Lời vào bài: Tiết trước các em đã được học các khái niệm về câu trần thuật đơn. Tiết này chúng ta cùng đi tìm hiểu đặc điểm, các loại câu trần thuật đơn.* Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thứcTìm hiểu chung - HS đoc ví dụ sgk, Gv ghi bảng phụ - Theo em đây là 4 câu đơn đúng hay sai ?- Hs: đúng, phân tích chủ-vị ? (bảng phụ) - Gv:Các ví dụ này đều có điểm chung gì ?- Hs: Có từ là- Gv: Vị ngữ do những từ, cụm từ nào tạo thành?- Hs: Danh từ, tính từ.- Gv:Khi thêm các từ phủ định vào trước vị ngữ thì ý nghĩa của câu thế nào?- Hs: Vị ngữ bị phủ định.- Hs: Đọc ghi nhớ.- Gv: Ví dụ a giúp ta hiểu những gì về bà Trần ? Ví dụ b Nội dung này mang ý nghĩa gì ? Ngày thứ 5 trên đảo Cô Tô là một ngày như thế nào ? Ý nghĩa câu này như thế nào ?Câu d mang ý nghĩa gì ? - HSTLN trình bày- Gv:Qua phân tích ví dụ em thấy có mấy kiểu câu trần thuật đơn có từ là?- Hs trả lời, đọc ghi nhớ.Luyện tậpBài 1 - Hs đọc bài tập 1/115. Nêu yêu cầu bài tập 1,- Thảo luận cặp.- Cho học sinh đứng tại chỗ trả lời.-Học sinh tự phân tích và giáo viên giảng thêm để học sinh hiểu.VD: Câu b: Người ta// gọi chàng là Sơn Tinh CN ĐT thành phần phụ => VN : cụm ĐT khác với cấu tạo đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là : // +là…Bài 2: Cho học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập.-Thảo luận tổ-Học sinh đứng tại chỗ trả lờiBài 3: - Gv nêu yêu cầu của bàiGv đọc đoạn văn mẫu, hướng dẫn Hs về nhà viết

Hướng dẫn tự học- Gv gợi ý: Viết đoạn văn tả cảnh hoặc tả người có sử dụng câu trần thuật đơn.

I/Tìm hiểu chung1. Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là: a) Ví dụ : SGK /114 b) Nhận xét : - 4 câu đều là trần thuật đơn có từ là - Ví dụ 2: Cụm danh từ b, c Tính từ: d

Ghi nhớ : SGK 2. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là: a) Giới thiệu về bà đỡ Trần b) Định nghĩa về hoán dụ c) Miêu tả ngày thứ 5 trên đảo Cô Tô d) Đánh giá về thái độ của mèo Ghi nhớ SGK

II/ Luyện tập : Bài 1: Tìm câu trần thuật đơn có từ là :a) CN : hoán dụ // VN là gọi tên … diễn đạt b) Người ta // gọi chàng / là Sơn Tinh ® câu ghép không phải câu đơn c) Tre // là cánh tay Tre // còn là nguồn vui duy nhất Nhạc của trúc, của tre // là khúc … d) Có 5 câu trần thuật đơn Bồ các // là bác chim si đ) Câu không phải câu trần thuật đơn e) Khóc //là nhục và dại khờ // là những lũ người câm Rên, hèn Rên yếu đuối Bài 2 : xác định kiểu câu: a. Định nghĩa vế hoán dụ b. Tre đồng quê : Miêu tả giá trị của tre c. Bồ các.. giới thiệu Khóc … người câm : Đánh giáBài 3: Đoạn văn tả người bạnNam là người bạn thân thiết của em. Bạn Nam học rất giỏi.Năm nào bạn ấy cũng là học sinh xuất sắc, là cháu ngoan Bác Hồ.Em rất thán phục bạn và hứa sẽ phấn đấu học giỏi như bạn ấy.Nam // là bạn thân thiết của em dùng để miêu tả.III. Hướng dẫn tự học* Bài cũ:

Lược bỏ từ là

Page 240: Giáo án văn 6

- Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài, tìm hiểu một số lỗi thường gặp về chủ ngữ, vị ngữ.

- Nhớ đặc điểm câu trần thuật đơn có từ là.- Viết đoạn văn có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là.* Bài mới: “Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ”

E/Rút kinh nghiệm....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần 29 Ngày soạn: 01/04/2012Tiết 113 Ngày dạy: 03/04/2012

Hướng dẫn đọc thêm: LAO XAO (Trích tuổi thơ im lặng-Duy Khán )A/Mức độ cần đạt- Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim trong văn bản.- Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác, sinh động, hấp dẫn về các loài chim ở làng quê trong văn bản.- Cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức:- Thế giới các loài chim đã tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên ở một làng quê miền Bắc.- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật khi miêu tả các loài chim ở làng quê trong văn bản.2.Kĩ năng:- Đọc- hiểu bài hồi kí-tự truyện có yếu tố miêu tả.- Nhận biết được chất dân gian được sử dụng trong bài văn và tác dụng của những yếu tố này.3.Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu mến làng quê, yêu những gì gần gũi và thân thuộc nhất với cuộc sống.C/Phương pháp: Đọc hiểu văn bản, phát vấn, phân tích, bình giảng.D/Tiến trình bài dạy1.Ổn định lớp: 6ª2...............................................2.Kiểm tra bài cũ:- Tre gắn bó với con người Việt Nam trên những phương diện nào?- Tre mang những phẩm chất gì?3.Bài mới:* Lời vào bài:Ca dao cổ truyền Việt Nam có câu: Trên rừng có ba mươi sáu thứ chim.

Page 241: Giáo án văn 6

Có chim chèo bẻo, có chim ác là…Thế còn ở đồng bằng, ở làng quê có chim gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua văn bản “Lao xao”* Bài mới:Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thứcTìm hiểu chung - Hs đọc chú thích- Gv:Nêu hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?- Hs: Trả lời.- GV nhấn mạnh một số nét về tác giả, tác phẩm?Đọc – hiểu văn bản - Gv phát vấn để Hs giải thích từ khó.- Gv hướng dẫn Hs đọc với giọng thanh thoát, hồn nhiên- Hs đọc hết văn bản- Gv: Bạn nào có thể chia bố cục văn bản- Hs:2đoạn. Từ đầu … bay đi:cảnh buổi sớm chớm hè ở làng quê.Còn lại: tả, kể về thế giới loai chim- Gv phát vấn:Tác giả tập trung miêu tả cảnh buổi sớm chớm hè ở làng quê qua những chi tiết nào? Cây cối? Hoa? Ong? Bướm? Am thanh? màu sắc? Nhận xét chung về phương thức biểu đạt in đoạn văn này? Các phép tu từ? Qua nghệ thuật ấy em có nhận xét gù về cảnh ở đây? - Hs: Trả lời- Gv phân tích, chuyển ý- Gv phát vấn:Ta có thể chia ra làm mấy nhóm chim? Cơ sở chia như vậy?Nhóm chim hiền lành gồm? Đặc điểm của các loại chim? Câu hát đồng giao có ý nghĩa gì? Tác giả đưa ra câu chuyện cổ tích về ngồn gốc bìm bịp có ý nghĩa ra sao? Liên hệ chim tu hú? Tác giả dùng nghệ thuật gì để tái hiện hình ảnh của loài chim hiền lành?- Hs: Trả lời- Gv bình giảng:Khi miêu tả chim lành, tác giả chỉ kể tên, nói về chúng với những điều tốt lành rồi đưa ra những câu thâu tóm đặc điểm của cả nhóm chim lành. Nhóm chim ác tác giả tập trung tả ki, tả chi tiết hai loài: chim diều hâu và chim cắt. Thế giới loài chim hiện lên sinh động, tự nhiên, hấp dẫn qua cách quan sát tinh tế, cách miêu tả tài tình của nhà văn. Mỗi loài một vẻ khác nhau đúng như thực tế cuộc sống của các loài chim- Gv:Qua đoạn văn, em có nhận xét gì về vốn hiểu biết của tác giả?- Hs: Am hiểu tường tận về các loài chim và văn hóa dân gian về thế giới loài chim.- Gv: Em hãy khái quát nội dung nghệ thuật của truyện?- Hs: Trả lời, đọc ghi nhớ.

Hướng dẫn tự học* Bài cũ: Đọc văn bản nhớ được hình ảnh miêu tả về loài chim, thuộc các câu đồng dao, thành ngữ trong văn bản.

I/ Tìm hiểu chung 1.Tác giả: Duy Khán(1934-1993) quê ở Bắc Ninh, là nhà văn trưởng thành trong thời kì khắng chiến chống Mĩ cứu nước. 2.Tác phẩm- Xuất xứ: Trích từ Tuổi thơ im lặng.- Thể loại: Hồi kíII/ Đọc – hiểu văn bản:1.Đọc-tìm hiểu từ khó2.Tìm hiểu văn bản

a, Bố cục: 2 đoạn

b, Phân tíchb1/Cảnh buổi sớm chớm hé ở làng quê - Cây cối: um tùm- Cả làng thơm: Hoa lan trắng xoá, hoa giẻ mảnh dẻ, hoa móng rồng.- Ong: ong vàng, ong mật đánh lộn nhau để hút mật.- Bướm: hiền lành, bị đuổi rủ nhau lạng lẽ bay đi xa chỗ lao xao. ->Miêu tả, kể, quan sát tinh tế, nhân hoá, so sánh Cảnh đẹp sống động, rực rỡb2/ Thế giới các loài chim Nhóm chim hiền lành- Bồ các: kêu các các ..- Sáo sậu: sáo đen hát được mùa- Tu hú: kêu mùa quả chín- Chim ngói:vội vã kéo nhau về hướng mặt trời - Nhạn: vùng vẫy tít mây xanh Những loài chim dữ, ác:- Diều hâu: Mũi khoắm…lao xuống như mũi tên- Chèo bẻo: kẻ cắp, mờ đất cất tiếng gọi người- Qụa: lía lía, láu láu như quạ dòm chuồng lợn->Miêu tả, so sánh:Sự đa dạng, phong phú, bản chất mỗi loài chim Tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương 3.Tổng kết:a, Nghệ thuật:- Nghệ thuật miêu tả tự nhiên và hấp dẫn- Sử dụng nhiều yếu tố dân gian như đồng dao, thành ngữ.b, Ý nghĩa: Bài văn cung cấp những thông tin bổ ích và lí thú về đặc điểm một số loài chim ở làng quê đồng thời cho thấy mối quan tâm của con người đến loài vật, tác động đến tình cảm quý mến loài vật, bối đắp tình yêu làng quê đất nước.* Ghi nhớ sgk/113III.Hướng dẫn tự học* Bài cũ:- Đọc kĩ văn bản, nhớ được các chi tiết, hình ảnh

Page 242: Giáo án văn 6

* Soạn bài “Ôn tập truyện và kí”Làm các bài tập trong sgk/117-118.

miêu tả tiêu biểu về các loài chim.- Nhớ được câu đồng dao, thành ngữ trong văn bản* Bài mới: Soạn bài “Ôn tập truyện và kí”

E/Rút kinh nghiệm :……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....................

Tuần 29 Ngày soạn: 01/04/2012Tiết 114 Ngày dạy: 05/04/2012

Tiếng Việt: CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ LÀ

A/Mức độ cần đạt-Nắm được khái niệm câu trần thuật đơn không có từ là.- Biết vận dụng câu trần thuật đơn không có từ là khi nói, viết.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức:- Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là.- Các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.2.Kĩ năng:- Nhận diện và phân tích đúng cấu tạo của kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.- Đặt được các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.3.Thái độ: Chăm chỉ theo dõi bài, tích cực phân tích cấu tạo và đặt câu.C/Phương pháp: Phát vấn, phân tích ví dụ, thuyết trình, thảo luận.D/Tiến trình dạy học1.Ổn định lớp: 6ª2..............................................2.Kiểm tra bài cũ: -Nêu đặc điểm câu trần thuật đơn có từ là. Cho ví dụ (có phân tích)-Có mấy kiểu câu trần thuật đơn có từ là. Cho mỗi kiểu một ví dụ (có phân tích)-Trình bày đoạn văn đã viết ở nhà, chỉ ra câu trần thuật đơn có từ là em dùng ở trong đó.3.Bài mới:* Lời vào bài: Câu trần thuật đơn có từ là dùng để định nghĩa, giới thiệu nhân vật, miêu tả, đánh giá. Còn câu trần thuật đơn không có từ là dùng để làm gì? Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu.* Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức

Tìm hiểu chung Đặc điểm câu trần thuật đơn không có từ là- Giáo viên chép ví dụ lên bảng .

I. Tìm hiểu chung1.Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ “ là”

Page 243: Giáo án văn 6

- Học sinh đọc ví dụ . - Gv:Hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ ở từng câu. Vị ngữ của các câu trên do những từ hoặc cụm từ nào tạo thành ? Chọn những từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào trước vị ngữ: không, không phải, chưa, chưa phải . - Học sinh đọc mục ghi nhớ .Câu miêu tả và câu tồn tại- Giáo viên chép ví dụ lên bảng . - Học sinh đọc ví dụ .Học sinh xác định chủ ngữ và vị ngữ trong từng câu. - Gv: Hãy cho biết câu nào là câu miêu tả? Câu nào là câu tồn tại . - Học sinh đọc đoạn văn rồi điền câu thích hợp vào chỗ trống . Điền câu b . - Học sinh đọc mục ghi nhớ .

Luyện tậpBài 1 *Phương pháp: Xác định yêu cầu -Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận trong 5 phút -Mỗi nhóm trình bày lên bảng một bài của mình-Giáo viên nhận xét cho điểm.Xác định CN- VN cho biết câu nào là câu miêu tả, câu nào là câu tồn tại.-Cho học sinh đứng tại chỗ trả lời.-Giáo viên học sinh đọc bài tập 1.

Bài 3: - Gv đọc đoạn văn trong bài “Cây tre Việt Nam” cho học sinh viết chính tả.- Hs viết, đổi bài sửa lỗi.Bài 2:- Gv hướng dẫn, đọc đoạn văn mẫu.- Hs nghe về nhà tập viết đoạn vănHướng dẫn tự học- Đọc thuộc lòng ghi nhớ, nhận diện câu trần thuật đơn không có từ là trong văn bản bất kì.- Chuẩn bị bài “ Ôn tập văn miêu tả”: + Lập dàn ý cho đề miêu tả đầm sen vào mùa hoa nở vè đề miêu tả em bé.

* Ví dụ : a/ Phú ông / mừng lắm ( cụm tính từ ) b/ Chúng tôi / tụ hội ở góc sân ( cụm động từ) - Phú ông / không mừng lắm . - Chúng tôi / không tụ hội ở góc sân . - Vị ngữ biểu thị ý phủ định . * Ghi nhớ : SGK 2.Câu miêu tả và câu tồn tại * Ví dụ : a/ Đằng cuối bãi, hai cậu bé con / tiến lại -> câu miêu tả . CN VNb/ Đằng cuối bãi, tiến lại / hai cậu bé con . -> câu tồn tại. VN CN*Ghi nhớ : SGK

II. Luyện tập Bài 1:a(1)Bóng tre//trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn Câu miêu tả.(2)Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng // mái đình, mái chùa. Câu tồn tại(3)Dưới bóng tre xanh, ta// giữ một nền văn hoá lâu đời. Câu miêu tả.b.(1)Bên hàng xóm tôi có // cái hang của Dế Choắt. Câu tồn tại.(2) Dế Choắt// là tên tôi đã đặt … thế Câu miêu tảc.(1)Dưới gốc tre, tua tủa // những mầm măng. Câu tồn tại.(2)Măng // trồi lên nhọn hoắt như… trỗi dậy Câu miêu tảBài 3 : Viết chính tả Cây tre Việt Nam “ Nước Việt Nam… chí khí như người “Bài 2: Đoạn văn tả cảnh trường em có dùng câu tồn tại.III. Hướng dẫn tự học* Bài cũ:- Nhớ đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là.- Nhận diện câu trần thuật đơn không có từ là và kiểu cấu tạo của nó.* Bài mới: soạn bài “ Ôn tập văn miêu tả”

E/ Rút kinh nghiệm :............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Page 244: Giáo án văn 6

Tuần 29 Ngày soạn: 02/04/2012Tiết 115 Ngày dạy: 05/04/2012

TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ NGƯỜI.

A.Mức độ cần đạt- Học sinh nắm được tác giả, tác phẩm, nội dung nghệ thuật của một số văn bản đã học.- Biết viết bài văn tả người.- Phát hiện lỗi và sử lỗi trong bài viết của mình.B.Chuẩn bị:1. Giáo viên: Chấm bài chu đáo, nhận xét kĩ lưỡng.2.Học sinh: Nhớ lại nội dung bài kiểm tra, tự đánh giá kết quả bài làm của mình.C.Tiến trình bài dạy:1.Ổn định lớp: 6ª2.....................................................2.Bài cũ: kiểm tra sự chuển bị của học sinh3.Bài mới :- Lời vào bài: Hôm nay cô sẽ trả bài kiểm tra văn và bài tập làm văn tả người cho các em. Cô mong các em chú ý để nhận ra ưu điểm và hạn chế của mình trong hai bài kiểm tra.- Bài mới: Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thứcBài kiểm tra vănGv trả bài, phát vấn để hs tìm ra đáp án.- Gv ghi ngắn gọn đáp án và thang điểm.- GV nhận xét ưu điểm hạn chế của Hs.- Hs nghe- GV chỉ ra một số lỗi trong bài của HS- Hs xem bài để biết cụ thể.

Bài tập làm văn tả ngườiĐề bài- GV: gọi HS nhắc lại đề.- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề.Dàn ý- thang điểm- HS chọn 1 truyền thuyết và lập dàn bài chi tiết cho dàn bài đó.- Hs vàGv- Gv ghi lên bảng dàn bài sơ lược và thang điểm.- Hs: Ghi vở để củng cố

Nhận xét chung- Gv nhận xét chung:* Ưu điểm : * Hạn chế:

I. Bài kiểm tra văn1. Đáp án và thang điểm (xem tiết kiểm tra)2.Nhận xét chunga, Ưu điểm- Làm được phần trắc nghiệm- Nắm được ý nghĩa của truyện.b, Hạn chế: - Không đọc kĩ đề, chép sách giáo khoa không suy nghĩ.- Chưa biết viết đoạn văn miêu tả.3. Chữa lỗi cụ thể- Vẽ mặt-> vẻ mặt, giám làm-> dám làm.- An năng->ăn năn, gen tị-> ghen tỵ- Anh Kiều Phương là xấu xa, độc ác-> ích kỉ, nhỏ nhen.II.Bài tập làm văn tả người1. Đề bài: Em hãy viết bài văn miêu tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình(ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,...)2.Dàn ý- Thang điểm1.Dàn ý chi tiết ( xem tiết viết bài)2.Thang điểm:* Mở bài: (1.0 điểm): Giới thiệu chung về người được tả* Thân bài: ( 7.0 điểm) Miêu tả chi tiết cụ thể bằng các tính từ, từ láy, sử dụng phép so sánh để tăng sức gợi hình.* Kết bài: (1.0 điểm): Tình cảm của em đối với người thân yêu gần gũi.* Trình bày: (1.0 điểm) sạch sẽ, không sai lỗi chính 3.Nhận xét chung:a. Ưu điểm:- Chọn được người thân yêu và gần gũi.- Tả được vài nét về người thân.- Tình cảm chân thậtb.Hạn chế:- Sai lỗi chính tả nhiều - Chưa miêu tả được, sa đà vào kể, biểu cảm.- Trình bày không đúng thể thức bài văn.

Page 245: Giáo án văn 6

Sửa lỗi cụ thể- Gv: Treo bảng phụ với những lỗi sai, yêu cầu Hs sửa lỗi.- Hs : sửa lỗi.

Đọc bài- GV: đọc bài chưa đạt để rút kinh nghiệm (Bích, Tin, Thú); đọc bài khá làm mẫu Tơ, Anh, Pát)Trả bài- ghi điểmHai HS phát bài cho lớp, đọc bài góp ý cho nhau cách sửa.

3. Sửa lỗi cụ thể1. Lỗi kiến thức:- Nhầm lẫn văn miêu tả với văn kể chuyện.- Kí hiệu trong bài viết.2.Lỗi diễn đạt- Dùng từ: dáng đi phong phú-> Nhanh nhẹn- Lời văn: + Ông ngoại em giống một con kiến mắt lồi-> Giống một ông tiên+ Trong gia đình em có một ông bà-> Em rất may mắn được sống chung cùng ông bà.+ mẹ em là những một người-> mẹ em là một người+ Mắt bà như hòn bi long lanh-> Mắt bà không còn long lanh như ngày trước.- Chính tả: giảnh dỗi-> rãnh rỗi, thường suyên-> thường xuyên, tốc giài-> tóc dài, diệu dàng-> dịu dàng,...5. Đọc bài khá6. Trả bài- ghi điểm

Bảng thống kê điểm bài kiểm tra vănLớp Sĩ số Điểm

9-10 Điểm 7-8

Điểm 5-6

Điểm >TB

Điểm 3-4

Điểm 1-2

Điểm <TB

6A2 26

Bảng thống kê điểm baì văn tả ngườiLớp Sĩ số Điểm

9-10 Điểm 7-8

Điểm 5-6

Điểm >TB

Điểm 3-4

Điểm 1-2

Điểm <TB

6A2 26

4. Hướng dẫn tự học- Viết lại bài tập làm văn vào vở.- Chuẩn bị bài “Ôn tập văn miêu tả”: Có những kiểu văn miêu tả nào? Phương pháp? Cách làm?

D.Rút kinh nghiệm:........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần 29 Ngày soạn: 02/04/2012Tiết 116 Ngày dạy: 07/04/2012

ÔN TẬP TRUYỆN VÀ KÝ

A/Mức độ cần đạt- Nắm được nội dung cơ bản và những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm truyện và ký hiện đại đã học.

Page 246: Giáo án văn 6

- Hình thành những hiểu biết sơ lược về các thể loại truyện, ký trong loại hình tự sự.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức:- Nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện, kí hiện đại đã học.- Điểm giống nhau và khác nhau giữa truyện và ký.2.Kĩ năng: - Hệ thống hóa, so sánh, tổng hợp kiến thức về truyện và ký đã học.- Trình bày được những hiểu biết và cảm nhận mới, sâu sắc của bản thân về thiên nhiên, đất nước, con người qua các truyện, ký đã học.3.Thái độ:Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước, yêu văn học.C/Phương pháp: Tích hợp văn bản, phát vấn, hệ thống hóa, thảo luận.D/Tiến trình dạy học1.Ổn định lớp: 6ª2………………………………………………2.Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra việc làm bảng thống kê ở nhà của Hs.3.Bài mới: Các em đã được học rất nhiều tác phẩm truyện và ký. Các em có còn nhớ gì không? Tiết học hôm nay cô và các em cùng ôn lại nhé!Câu 1 Thống kê các tác phẩm truyện và kí đã học từ bài 18-27

SttTên tác phẩm

(hoặc đoạn trích)Tác giả Thể

loạiTóm tắt nội dung (đại ý)

1

Bài học đường đời đầu tiên

(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí)

Tô HoàiTruyện đồng thoại

Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của một chàng dế thanh niên. Nhưng tính tình xốc nổi, kiêu căng, trò đùa ngỗ nghịch… cho mình.

2

Sông nước Cà Mau(Trích Đất rừng phương Nam)

Đoàn Giỏi

Truyện dài

Cảnh quan đọc đáo của rừng Cà Mau với sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít, rừng đước trùng điệp hai bên bờ và cảnh chợ Năm Căn tấp nập trù phú họp ngày trên mặt sông.

3Bức tranh của em gái

tôi Tạ Duy Anh

Truyện ngắn

Tài năng hội hoạ, tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu của cô em gái đã giúp cho người anh vượt lên được làng tự ái và sự tự ti của mình.

4

Vượt thác(Trích Quê Nội) Võ

QuảngTruyện

dài

Hành trình ngược sông Thu Bồn của Dượng Hương Thư. Cảnh sông nước và hai bên bờ, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trong cuộc vượt thác.

5

Buổi học cuối cùng An phông-xơ-Đô-đê

Truyện ngắn

Buổi học tiếng Pháp cuối cùng của lớp học trường làng vùng An dat bị Phổ chiếm đóng và hình ảnh thầy giáo Ha-men qua cái nhìn và tâm trạng chú bé Phrăng.

6Cô Tô(Trích)

Nguyễn Tuân

KýVẻ đẹp trong sáng, phong phú của cảnh sắc thiên nhiên vùng đảo Cô Tô và một số nét sinh hoạt của con người.

7 Cây tre Việt Nam Thép Mới Ký

Cây tre người bạn gần gũi thân thiết của nhân dân Việt Nam trong cuộc sống hằng ngàt, trong lao động và chiến đấu. Cây tre đã thành biểu tượng của đất nước và dân tộc Việt Nam.

8Lòng yêu nước (Trích bài báo )

I-li-a-Ê-ren-bua

Tuỳ bút

Lòng yêu nước khởi nguồn từ lòng yêu những vật bình thường gần gũi từ tình yêu gia đình. Lòng yêu nước…

9

Lao xao(Trích Tuổi thơ im

lặng)

Duy Khán

Hồi ký tự

truyện

Miêu tả các loài chim ở đồng quê qua đó bộc lộ vẻ đẹp, sự phong phú của thiên nhiên làng quê và bản sắc văn hoá dân gian.

Câu 2: Chép lại tên tác phẩm (đoạn trích)và thể loại vào bảng theo mẫu dưới đây đánh dấu X vào vị trí tương ứng ở các cột tiếp theo nếu thấy yếu tố đó.

Tên tác phẩm Thể loại Cốt truyện Nhân vật Nhân vật kể chuyện

Bài học đường đời đầu tiên Truyện x x x

Page 247: Giáo án văn 6

Sông nước Cà Mau Truyện x

Bức tranh của em gái tôi Truyện x x

Vượt thác Truyện x x

Buổi học cuối cùng Truyện x x x

Cô Tô Ký x

Cây tre Việt Nam Ký

Lòng yêu nước Ký

Lao xao Ký x

Những yếu tố thường có chung ở cả truyện và ký:-Truyện và phần lớn các thể ký đều thuộc loại hình tự sự. Tự sự là phương thức tái hiện bức tranh đời sống bằng tả và kể là chính. Tác phẩm tự sự đều có lời kể, các chi tiết và hình ảnh về thiên nhiên, xã hội, con người, thể hiện cái nhìn và thái độ của người kể.-Truyện phần lớn dựa vào sự tưởng tượng, sáng tạo của tác giả trên cơ sở quan sát, tìm hiểu đời sống và con người theo sự cảm nhận đánh giá của tác giả. Như vậy, những gì được kể ở trong truyện không phải là đã từng xảy ra đúng như trong thực tế. Còn ký lại kể về những gì có thực đã từng xảy ra.-Truyện thường có cốt truyện, nhân vật. Còn ký thường không có cốt truyện, có khi không có cả nhân vật. Trong truyện và ký đều có người kể chuyện hay người trần thuật có thể xuất hiện trực tiếp dưới dạng một nhân vật hoặc gián tiếp ở ngôi thứ ba thể hiện qua lời kể.Câu 3: Cảm nhận về đất nước, cuộc sống và con người trong các tác phẩm truyện và ký đã học:*Phương pháp: Giáo viên cho học sinh phát biểu trao đổi. Khuyến khích những ý kiến riêng, những cảm nhận thực. Giáo viên tổng hợp lại các ý kiến nêu tóm tắt những cảm nhận thu hoăc của học sinh.*Mẫu:Các truyện, ký đã học giúp chúng ta hình dung và cảm nhận được nhiều cảnh sắc thiên nhiên đất nước và cuộc sống con người ở nhiều vùng, miền từ cảnh sông nước bao la, chằng chịt trên vùng Cà Mau cực Nam tổ quốc đến sông Thu Bồn ở miền Trung êm ả và lắm thác ghềnh rồi vẻ đẹp trong sáng, rực rỡ của vùng biển Cô Tô, sự giàu đẹp của vịnh Bắc Bộ đến thiên nhiên đất nước là hình ảnh con người và cuộc sống của họ, trước hết là những người lao động. Một số truyện, ký đã đề cập những vấn đề gần gũi, quan trọng trong đời sống tình cảm, tư tưởng và các mối quan hệ của con người.Câu 4: Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật trong các tác phẩm truyện và ký đã học:- Gv hướng dẫn học sinh chọn nhân vật yêu thích để phát biểu như: Kiều Phương, anh của Kiều Phương, Dế Mèn, Dế Choắt, Dượng Hương Thư…- Hs: Bộc lộ.4. Hướng dẫn tự học- Nhớ nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm truyện, kí hiện đại đã học.- Nhớ điểm giống và khác nhau của truyện và kí.- Nhận biết được truyện và kí.E/Rút kinh nghiệm………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………Tuần 30 Ngày soạn: 07/04/2012Tiết 117 Ngày dạy: 10/04/2012

Hướng dẫn đọc thêm: LÒNG YÊU NƯỚC I-li-a- Eren bua

A/Mức độ cần đạt- Hiểu được tư tưởng và lòng yêu nước trong một bài tùy bút-chính luận- Nhận biết được nét đặc sắc về nghệ thuật của bài tùy bút-chính luận.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức: - Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc của quê hương và được thể hiện rõ nhất trong hoàn cảnh gian nan, thử thách.- Nét chính về nghệ thuật văn bản.2.Kĩ năng:

Page 248: Giáo án văn 6

- Đọc diễn cảm một văn bản chính luận giàu chất trữ tình: giọng đọc vừa rắn rỏi, dứt khoát, vừa mềm mại, dịu dàng, tràn ngập cảm xúc.- Nhận biết và hiểu vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm.3.Thái độ: Giáo dục tinh thần yêu quê hương, đất nước.C/Phương pháp: Đọc hiểu văn bản, phát vấn, phân tíchD/Tiến trình dạy học1.Ổn định lớp: 6ª2.................................................2.Kiểm tra bài cũ: Nêu ý nghĩa của văn bản “ Lao xao” của Duy Khán.? 3.Bài mới:* Lời vào bài: Trong cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân Liên Bang Nga xô viết đấu tranh chống phát xít đức . Nhân dân Nga anh dũng . Những nhà thơ , nhà văn , nhà báo xuất hiện trong đó có Ê Ren Bua. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về tác phẩm của ông: Lòng yêu nước*Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thứcGiới thiệu chung Nêu vài nét về tác giá, tác phẩm Hãy nêu nội dung khái quát? - HS đọc theo tổ: Văn bản, chú thích, lưu ý. - Yêu cầu đọc: Trữ tình, sôi nổi, tha thiết - Theo em, nên phân tích bài văn như thế nào?- Theo lập luận của tác giả, cội nguồn của lòng yêu nước bắt đầu từ đâu? - Cách lập luận - Vẽ biểu tượng tinh thần vinh quang của dân tộc Nga – Xô Viết? (Dòng sông Nê Va, tượng đồng tạc những con chiến mã ở Lê Nin grát, điện krem lai Đọc – Hiểu văn bản:- Chỉ ra cội nguồn của tình yêu nước được thể hiện trong văn bản?- Chiến tranh khiến cho người dân Xô Viết cảm nhận được vẻ đẹp tao nhã, thanh thoát của quê hương.- Vẻ đẹp của quê hương còn được thể hiện ra sao? - Vẻ đẹp được khắc hoạ: Chung ® Riêng, cụ thể ® trừu tượng - Nhận xét của em về vẻ đẹp đó?

Hướng dẫn tự học- So sánh 2 bài: Tre Việt Nam, Lòng yêu nước; Em có nhận xét chung về lòng yêu nước của 2 dân tộc Nga, Việt như thế nào? - Chuẩn bị bài “Câu trần thuật đơn không có từ là”. Đọc bài tìm hiểu đặc điểm và kiểu câu tồn tại, miêu tả.

I.Giới thiệu chung:1.Tác giả : SGK2.Tác phẩm: - Xuất xứ:- Thể loại: tùy bút-chính luậnII. Đọc – Hiểu văn bản:1.Đọc – tìm hiểu từ khó:2.Tìm hiểu văn bảna, Bố cục: 3 phầnb,Phân tích: b1/Cội nguồn của lòng yêu nước Bắt đầu từ những vật tầm thường nhất: Yêu cái cây phố nhỏ, vị thơm chua mát … mỗi vùng quê có 1 nỗi nhớ riêng Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc ® Điệp ngữ, so sánh, lập luận chặt chẽ khái quát đến cụ thể, trừu tượng… Lòng yêu nước bắt nguồn từ con người, thiên nhiên, đất trời ® Biểu tượng tinh thần vinh quang của dân tộc Nga b2/Vẻ đẹp của quê hương trong chiến tranh Người vùng Bắc ® Phía Tây ® Làng quê xứ U Crai na ® Thủ đô Max cơ va ® Lê Nin Grát đường bộ Cây mọc là là …, tảng đá sáng rực, Suối óng ánh bạc, rượu vang, sương mù quê hương, dòng sông Nê ra đường bộ, điện Krem li ® Vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ, riêng biệt độc đáo b3/Cảm nhận về lòng yêu nước trong chiến tranh Đem nó vào lửa đạn gay go thử thách Mất nước Nga thì ta cón sống làm gì nữa ® Lòngyêu nước cáo nhất là tinh thần bảo vệ tổ quốc chónng giặc ngoại xâm 3.Tổng kết: Ghi nhớ SGKIII.Hướng dẫn tự học* Bài cũ: - Hiểu được những biểu hiện của lòng yêu nước.- Liên hệ với lịch sử của đất nước Việt Nam.* Bài mới: soạn bài “Câu trần thuật đơn không có từ là”

Page 249: Giáo án văn 6

E/Rút kinh nghiệm............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần 30 Ngày soạn: 07/04/2012Tiết 118 Ngày dạy: 13/04/2012

Tiếng Việt: CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ

A/Mức độ cần đạt- Nắm được các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ.- Biết tránh các lỗi trên.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ.1.Kiến thức: - Lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ.- Cách chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ.2.Kĩ năng:- Phát hiện ra các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ.- Sửa được lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ.3.Thái độ: Có ý thức nói, viết câu đúng.C/Phương pháp: Phát vấn, tharp luận, phân tích, thuyết trình.D/Tiến trình bài dạy1.Ổn định lớp: 6ª2……………………………………

Page 250: Giáo án văn 6

2.Kiểm tra bài cũ: -Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là- Cho ví dụ (có phân tích)-Như thế nào là câu miêu tả, câu tồn tại? Đọc đoạn văn ngắn đã sử dụng câu tồn tại (ít nhất 1 câu) đã chuẩn bị ở nhà.3.Bài mới:* Lời vào bài: Câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ là lỗi thướng gặp trong bài viết của các em. Tránh mắc lỗi này thì các em phải biết phát hiện lỗi và sửa lỗi.* Bài mới:Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thứcCủng cố kiến thức- Gv ghi ví dụ vào bảng phụ.- Hs đọc ví dụ.- Gv: Tìm chủ ngữ, vị ngữ tromg mỗi câu?- Câu a không tìm được chủ ngữ Đây là câu thiếu chủ ngữ chữa lại câu viêt sai cho đúng.- Gv: Hướng dẫn cách chữa: biến trạng ngữ thành chủ ngữ, biến vị ngữ thành cụm c-v.- Hs: sửa

- Gv ghi ví dụ a, b, c, d vào bảng phụ. Cho học sinh đọc xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu?- Muốn tìm chủ ngữ, vị ngữ ta lần lượt đặt câu hỏi:a.Thánh Gióng làm gì?b.Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa, vung roi sắt xông thẳng vào quân thù như thế nào?c.Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A như thế nào? d.Bạn Lan như thế nào? Vậy những câu còn thiếu vị ngữ sẽ sửa lại bằng cách nào?- Gv: biến cụm từ đã cho thành bộ phận của cụm c-v. bộ phận của vị ngữ.- Hs: Thực hành sửa lỗi.

Luyện tậpBài 1-Giáo viên cho học sinh đọc bài tập- xác định yêu cầu -Từng cặp học sinh thảo luận -Giáo viên gọi bất kỳ 1 học sinh đại diện cặp đứng tại chỗ giải đáp-Cả lơp cùng giáo viên nhận xét sửa chữa, đánh giá cho điểm.Bài 2:-Giáo viên cho học sinh đọc bài tập- xác định yêu cầu -Từng cặp học sinh thảo luận

I.Củng cố kiến thức1.Câu thiếu chủ ngữa.Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký”cho thấy Dế Mèn biết phục thiện. Câu thiếu chủ ngữ.b.Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký”, em thấy Dế Mèn biết phục thiện. Câu đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ.Sửa lạiCách 1: Thêm chủ ngữ: Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký”, tác giả // cho em thấy Dế Mèn biết phục thiện.Cách 2: Biến trạng ngữ thành chủ ngữ: Truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” // cho em thấy Dế Mèn…Cách 3: Biến vị ngữ thành một cụm C-V: Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” em// thấy Dế Mèn…2.Câu thiếu vị ngữ:a.Thánh Gióng // cưỡi ngựa sắt vung… Câu có đầy đủ 2 thành phần chínhb.Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi…Câu thiếu vị ngữc.Bạn Lan // là người học giỏi nhất lớp 6A.Câu có đầy đủ 2 thành phần chính=>Sửa lại câu b-c cho đúngCâu b: Cách 1: Thêm vị ngữ: Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù // đã để lại cho em niềm kính phục.Cách 2: Biến cụm danh từ đã cho thành một bộ phận của cụm C-V: Em rất thích hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.Câu c:Cách 1: Thêm một cụm từ là vị ngữBạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A // là bạn thân của tôi.Cách 2:Biến câu đã cho (gồm 2 danh từ) thành một cụm C-VBạn Lan là người học giỏi nhất lớp 6ACách 3:Biến câu đã cho thành một bộ phận bộ phận của câu.Tôi rất quý bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A.II. Luyện tậpBài 1: Đặt câu hỏi để kiểm tra những câu dưới đây có thiếu chủ ngữ- vị ngữ không?a.Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay // không làm gì nữa. Câu đầy đủ hai thành phần chính.b.Lát sau, hổ// đẻ được Câu đúngc.Hơn mười năm sau, bác Tiều// già rồi chết.Bài 2: Trong số câu dưới đây câu nào viết sai? Vì sao?Câu b, c viết sai vì: câu b thiếu chủ ngữ, câu c thiếu vị ngữ.Sửa lại:Câu b: Ta bỏ từ “với”Câu c: Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe

Page 251: Giáo án văn 6

-Giáo viên gọi bất kỳ 1 học sinh đại diện cặp đứng tại chỗ giải đáp-Cả lơp cùng giáo viên nhận xét sửa chữa, đánh giá cho điểm.Bài 3:-Cho 1 phút suy nghĩ-Giáo viên gọi 4 học sinh lên bảng điền-Cả lơp cùng giáo viên nhận xét sửa chữa, đánh giá cho điểm.Bài 4 Giống như bài tập 3Bài 5: Câu ghép là câu có chứa nhiều cụm C-V.Mỗi cụm C-V trong câu ghép được gọi là vế câuMuốn làm được: -Ta tách riêng từng vế câu của câu ghép -Thay dấu phẩy (hoặc quan hệ từ)nếu có bằng dấu chấm- viết hoa các chữ đầu câu.Hướng dẫn tự học- Xem lại cách sử lỗi thiếu chủ ngữ, vị ngữ trang ví dụ để nhứ cách chữa lỗi.

kể // luôn đi theo chúng tôi suốt cuộc đời.Bài 3 :Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ trốnga.Học sinh lớp 6A bắt đầu học hát.b.Chim hót líu lo.c.Những bông hoa đua nhau nở rộ.d.Chúng em cười đùa vui vẻ.Bài 4 Điền vị ngữa.Khi học lớp 5 Hải // học rất giỏi.b.Lúc Dế Choắt chết, Dế Mèn // rất ân hậnc.Buổi sáng, mặt trời //chiếu những tia nắng ấm áp đầu tiên xuống mặt đất.d.Trong thời gian nghỉ hè, chúng tôi // ít có dịp gặp nhau.Bài 5:Hãy chuyển mỗi câu ghép dưới đây thành hai câu đơn.a.Hổ đực mừng rỡ đùa giớn với con. Còn Hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mệt mỏi lắm.b.Mẫy hôm nọ, trời mưa lớn. Trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông.c.Thuyền xuôi… thước. Trông hai … vô tận.

III. Hướng dẫn tự học:- Nhớ được cách chữa lỗi do đặt câu thiểu chủ ngữ, vị ngữ.

E/Rút kinh nghiệm............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần 30 Ngày soạn: 09/04/2012Tiết 119 Ngày dạy: 12/04/2012

Tiếng Việt: CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ(tt)

A/Mức độ cần đạt- Năm được lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ, vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.- Biết tránh các lỗi trên.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức: Các loại lỗi do đặt câu thiểu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ và vị ngữ.2. Kiến thức:- Phát hiện các lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.- Chữa được các lỗi trên, bảo đảm phù hợp với ý định diễn đạt của người nói.3. Thái độ: Có ý thức rèn luyện cách đặt câu đầy đủ chủ ngữ vị ngữ và câu có nghĩa.C/Phương pháp: Phát vấn, thuyết giảng, thảo luận nhóm.D/Tiến trình dạy học1.Ổn định lớp: 6a2………………………………….2.Kiểm tra bài cũ: KIỂM TRA 15 PHÚTĐề bài: Câu 1: Thế nào là thành phần chính của câu? Có mấy thành phần chính của câu? (3điểm)Câu 2: Câu sau thiếu thành phần nào? Hãy sửa lại cho đúng?a, Dưới cánh đồng quê, đang gặt lúa.b, Bao tháng năm qua, cuộc đời tôi.Đáp án:

Page 252: Giáo án văn 6

Câu 1: Học sinh nêu đúng ghi nhớ trong bài thành phần chính của câu trong sgk tập 2 ngữ văn 6. (3điểm)Câu 2: a.- Thiếu chủ ngữ - Sửa lại: Dưới cánh đồng quê, nông dân đang gặt lúa.b.- Thiếu vị ngữ - Sửa lại: Bao tháng năm qua, cuộc đời tôi rất vất vã.3.Bài mới:* Lời vào bài: Tiết học trước cô đã giúp các em cách chữa câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ. Tiết học hôm nay chung ta tiếp tục củng cố thêm.* Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thứcCủng cố kiến thứcCâu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ- Học sinh đọc ví dụ . - Chỉ ra chỗ sai trong từng câu -> cả hai câu đều sai. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ . - Học sinh chữa lại . Thêm chủ ngữ và vị ngữ. - Học sinh có thể thêm nhiều cách . Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu- Học sinh đọc ví dụ - Bộ phận in đậm nói về ai ? -> Bộ phận in đậm miêu tả hành động của chủ ngữ trong câu ( ta ) -> Câu viết sai về mặt nghĩa- Học sinh chữa lại câu trên cho đúng .

Luyện tậpBài 1 : - Học sinh làm – đọc – giáo viên nhận xét . - Học sinh sử dụng cách đặt câu hỏi để xác định chủ ngữ và vị ngữ . Bài 2 : - Học sinh thảo luận nhóm, làm vào bảng phụ - GV nhận xét . Bài 3 : - Học sinh thảo luận nhóm làm vào bảng phụ - Gv nhận xét

Bài 4 : Học sinh làm – đọc – GV nhận xét .

Hướng dẫn tự học- Tìm trong các vở học của em các câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ và sửa.

I/ Củng cố kiến thức1.Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ - Thêm CN, VN cho câu.a. Mỗi khi đi qua Cầu Long Biên, tôi cứ muốn dừng chân để ngắm dòng sông Hồng. b. Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng, chúng tôi đã bắc xong chiếc cầu qua sông thay cho chiếc cầu khỉ trước đây.b.Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu * Ví dụ SGKCách sắp xếp này làm người đọc hiểu phần in đậm trước dấu phẩy, miêu tả hành động của CN trong câu.* Cách chữa:- Ta thấy dượng Hương Thư hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào.- Ta thấy dượng Hương Thư ghì trên ngọn sào, hai hàm răng cắn chặt.II/ Luyện tập : Bài 1 : a/ Năm 1945, cầu / được đổi tên thành cầu Long Biên.b/ ………..lòng tôi / lại nhớ…. c/ tôi / cảm thấy … Bài 2 : Viết thêm chủ ngữ và vị ngữ a, Mỗi khi tan trường, tôi chờ Thảo cùng về.b, Ngoài cánh đồng, nông dân đang gặt lúa.Bài 3: Chữa lại câu . a.Giữa hồ, nơi có một tòa tháp cổ kính.-Thiếu chủ ngữ,vị ngữ.-Sửa: Thêm nồng cốt: một cụ rùa nổi lên.b.-Thiếu C-V- Sửa:…,chúng ta đã bảo vệ vững chắc nền độc lập của mình.c.-Thiếu C-V.Sửa:…, Thúy Lan đã viết tác phẩm “Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử”Bài 4 : a/ Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông, còi xe rộn vang cả dòng sông yên tĩnh .b/ Thúy vừa đi học về, mẹ đã bảo sang đón em . Thúy vội cất cặp rồi đi ngay.III.Hướng dẫn tự học- Tìm các ví dụ có câu sai về chủ ngữ, vị ngữ và sửa lại cho đúng.

Page 253: Giáo án văn 6

- Chuẩn bị bài “Luyện tập về cách viết đơn và sửa lỗi”+ Đọc trước các lá đơn, tìm lỗi sai.+ Tìm cách bổ sung và sửa lỗi.

- Soạn bài “ Luyện tập về cách viết đơn và sửa lỗi”

E/Rút kinh nghiệm............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần 30 Ngày soạn: 09/04/2012Tiết 120 Ngày dạy: 14/04/2012

ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO

A/Mức độ cần đạt- Nắm vững đặc điểm yêu cầu của bài văn miêu tả, củng cố và hệ thống hóa các bước, các kĩ năng cơ bản để làm bài văn miêu tả.- Nhận biết và phân biệt được các đoạn văn miêu tả và đoạn văn tự sự.- Rèn kĩ năng làm văn miêu tả.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức:- Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn tự sự; văn tả cảnh và văn tả người.- Yêu cầu và bố cục của bài văn miêu tả.2.Kĩ năng:- Quan sát, nhận xét, so sánh và liên tưởng.- Lựa chọn trình tự miêu tả hợp lí.- Xác định đúng những đặc điểm tiêu biểu khi miêu tả.3.Thái độ: Chăm chỉ, tích cực, tự giác.C/Phương pháp : Phát vấn, thuyết trình, thảo luận nhóm.D/Tiến trình dạy học1.Ổn định lớp: 6ª2..................................................2.Kiểm tra bài cũ-Chương trình ngữ văn 6 các em đã được học văn miêu tả, miêu tả đối tượng nào?-Bố cục của bài văn miêu tả gồm mấy phần, nêu cụ thể từng phần?3.Bài mới Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thứcHệ thống hóa kiến thức - Gv:Thế nào là văn miêu tả ? - Hs: Trả lời.- Gv nhấn mạnh cách làm văn miêu tả tốt: năng

I.Hệ thống hóa kiến thức1.Miêu tả: ghi nhớ trang 162.Các bước làm bài văn miêu tả- Xác định đối tượng cần tả

Page 254: Giáo án văn 6

lực quan sát của người viết.- Gv: Các bước làm bài văn miêu tả?- Hs: Trả lời.- Gv: Bài văn miêu tả có mấy phần? (3 phần)Luyện tậpBài 1:- Hs: Đọc yêu cầu của đề- Hs trả lời nhanh- Gv nhận xét

Bài 2:- Gv gợi ý;Theo gợi ý trong SGK, bằng quan sát cụ thể hoặc trí nhớ của mình, các em tự lập dàn ý bài văn Tả cảnh một đầm sưn đang mùa hoa nở (có đủ 3 phần)

Bài 3:Miêu tả một em bé- Hs đọc đề và thảo luận theo bàn 4 phút- Hs thuyết trình dàn ý, bổ sung cho nhau.- Gv nhận xét, cho ghi nét chính.

- Học sinh đọc mục ghi nhớ sgk/121

Hướng dẫn tự học- Lập dàn ý một số đề sgk/122- Tập viết bài văn miêu tả để chuẩn bị bài viết số 7-văn miêu tả sáng tạo.- Chọn một số cảnh đẹp quê em để miêu tả.- Chuẩn bị bài: “Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ.”: Đọc sgk phát hiện ra lỗi và chữa lỗi chủ ngữ vị ngữ.

- Quan sát, lựa chọn chi tiết tiêu biểu- Trình bày kết quả theo một trình tự hợp lí3. Bố cục: 3 phần.

II.Luyện tập : Bài 1: Đoạn văn hay, độc đáo nhờ: -Lựa chọn được các chi tiết, hình ảnh đặc sắc.-Có những liên tưởng nhận xét, độc đáo.-Có vốn ngôn ngữ phong phú.-Thể hiện tình cảm và thái độ của tác giả đối với cảnh được tả.Bài 2: Tả cảnh Đầm Sen vào mùa hoa nở . a.Mở bài : Giới thiệu đầm sen ( ở đâu ? mùa nào ? ) b.Thân bài : - Tả khái quát về đầm sen ( vị trí, diện tích, màu sắc) - Tả cụ thể đầm sen : + Lá, hoa, hương thơm ; … + Màu sắc, ánh sáng, bầu trời, nước, không khí . c.Kết bài: Cảm nghĩ về đầm sen.Bài 3: Tả em béa.Tả hình dáng: -Độ mấy tuổi? Vừa tròn một tuổi.-Tầm vóc? (vừa tròn một tuổi)bụ bẫm dễ thương.-Làn da? Trắng mịn, hồng hào.-Mái tóc Đen, lơ thơ.-Khuôn mặt Bầu bĩnh, có lúm đồng tiền, mày rậm-Tay chân bé Tay no trong có ngấn, bàn chân nhỏ nhắn đáng yêu.b.Tả tính nết:-Tính nết bé ra sao Hồn nhiên, ngây thơ-Mẹ tập cho bé đi bằng cách nào? Nắm hai tay dắt bé đi từng bước- khi đã vững, lơi dần tay và rút hẳn để bé đi một mình-Té ngã, bé khóc mếu máo, thấy kẹo lại nín ngay, dần dần bé đi được xa hơn.-Bé đang tập nói (Nói bi bô cả ngày, bập bẹ từng tiếng)-Ai cũng thương nhớ bé nếu bé đi vắng-Bé là niềm vui cả gia đình.III.Hướng dẫn tự học* Bài cũ:- Nhớ được các bước làm văn miêu tả- Nhớ dàn ý của bài văn miêu tả.* Hướng dẫn làm bài văn miêu tả sáng tạoHS tham khảo các đề bài SgK/ 122, chú ý bài viết có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Đặc biệt để miêu tả sinh động cần phải biết liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh, nhân hóa… * Bài mới: Bài viết số 7- văn miêu tả sáng tạo.

E/Rút kinh nghiệm :………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Page 255: Giáo án văn 6

Tuần 31 Ngày soạn: 14/04/2012Tiết 121 Ngày dạy: 17/04/2012

Hướng dẫn đọc thêm: CẦU LONG BIÊN-CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ (Thúy Lan)

A/Mức độ cần đạt- Bước đầu nắm được khái niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học tập loại văn bản nhật dụng này.- Hiểu được ý nghĩa làm “ Chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên qua một bài bút kí có yếu tố hồi kí.- Tăng thêm hiểu biết về tình yêu đối với cầu Long Biên và các cây cầu có ý nghĩa là nhân chứng khác trên đất nước và ở mỗi vùng miền, từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương, đất nước, đối với các di tích lịch sử.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức: - Khái niệm văn bản nhật dụng.- Cầu Long Biên là “ Chứng nhân lịch sử” của thủ đô, chứng kiến cuộc sống đau thương mà anh dũng của dân tộc ta.- Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật trong bài.2.Kĩ năng:- Biết đọc diễn cảm một văn bản nhật dụng có yếu tố thuyết minh kết hợp với biểu cảm theo dòng hồi tưởng.- Bước đầu làm quen với kĩ năng đọc- hiểu văn bản nhật dụng có hình thức là bài bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí.-Trình bày những suy nghĩ, tình cảm, lòng tự hào của bản thân về lịch sử hào hùng, bi tráng của đất nước.3. Thái độ: Biết tự hào, giữ gìn một chứng tích lịch sử của dân tộc.C/Phương pháp: Đọc hiểu văn bản, phát vấn, phân tích, tích hợp lịch sử.D/Tiến trình dạy học1.Ổn định lớp: 6ª2................................................2.Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu nội dung chính của văn bản “ Lòng yêu nước”?3.Bài mới: * Lời vào bài: “Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử” là một văn bản thuộc văn bản nhật dụng, cung cấp cho chúng ta một thông tin cần thiết hiện nay . Đó là phải giữ gìn các di tích lịch sử . Các em sẽ tìm hiểu văn bản qua bài học hôm nay* Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thứcGiới thiệu chung- Hs đọc mục chú thích phần dấu sao- Gv:Thế nào là văn bản nhận dụng? - Gv: giới thiệu đề tài mà văn bản nhật dụng thường đề cập đến: Thiên nhiên, môi trường, dân số, quyền

I.Giới thiệu chung* Văn bản nhật dụng: - Là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết với cuộc sống con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại.

Page 256: Giáo án văn 6

trẻ em, các tệ nạn xã hội …

Đọc – Hiểu văn bản:- Gv giới thiệu cách đọc: Đọc rõ ràng chú ý đọc đúng các câu thơ . Gv đọc đọan 1 - Học sinh đọc hết văn bản.- Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa từ khó ở mục chú thích.Bố cục văn bản chia làm mấy phần ? Nội dung từng phần ? - Gv:Em biết được những gì về cầu Long Biên trong đọan từ đầu đến “trong quá trình làm cầu” ? Hãy giải thích từ “ chứng nhân”.Tại sao tác giả lại đặt nhan đề bài viết như vậy ? Em có nhận xét gì về quy mô và tính chất của cầu Long Biên- Hs:Đây là cây cầu hiện đại nhất Đông Dương lúc bấy giờ và đây cũng là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp . - Hs đọc lại đọan từ “ Năm 1945” đến “ dẻo dai, vững chắc”. - Gv:Hãy nêu lên những cảnh vật và sự việc đã được ghi lại: + cảnh người đi lại trên cầu . + Cảnh đầu năm 1947, trung đòan ra đi bí mật + Cảnh cầu bị bom Mỹ bắn phá . + Cảnh nước lũ tràn về. - Gv:Cảnh và sự việc đó cho ta biết điều gì về lịch sử? - Hs:Việc trích dẫn bài thơ và lời của một bản nhạc trong đọan văn có tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật ý nghĩa của cầu Long Biên? - Hs:Ngôi kể thứ nhất, bộc lộ tình cảm, cảm xúc tha thiết với cây cầu . - Gv yêu cầu Hs đọc đọan cuối, nêu ý nghĩa của câu cầu Long Biên trong hiện tại ? - Gv:Vì sao nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên lại trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim ? - Hs: Trả lời- Gv bình: Chiếc cầu là tình yêu, là niềm tự hào và nơi tìm về lịch sử của con người Việt Nam. Chiếc cầu mang nặng tình yêu mà tác giả dành cho Hà Nội và đất nước. Yêu quý, trân trọng, tự hào về chiếc cầu đẹp đẽ, anh hùng của đất nước.- Gv:Ý nghĩa của văn bản ? - Học sinh đọc mục ghi nhớ .- Gv: Em cảm nhận được những điều sâu sắc nào từ văn bản cầu Long Biên…? - Hs: Bộc lộ.- Gv liên hệ giáo dục.Hướng dẫn tự học- Đọc kĩ để hiểu chi tiết, hình ảnh đặc sắc trong bài.- Chuẩn bị: Đọc văn bản nhiều lần, cảm nghĩ của em về bức thư của người thủ lĩnh.

- Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản.* Cầu Long Biên: Là một công trình giao thông ở Hà Nội bắc sang sông Hồng.II.Đọc-hiểu văn bản1. Đọc- tìm hiểu từ khó2.Tìm hiểu văn bảna, Bố cục: ba đoạn- Đ1:Từ đầu…“thủ đô Hà Nội”:Giới thiệu vai trò chứng nhân của cầu Long Biên.- Đ2:Tiếp…dẻo dai vững chắc =>Biểu hiện chứng nhân lịch sử của cầu Long Biên.-Đ3:Phần còn lại:Cầu Long Biên chứng nhân của tình yêu đất nước.b, Phân tíchb1 Giới thiệu Cầu Long Biên- Bắc qua sông Hồng, khởi công xây dựng năm 1898, khánh thành 1902 . - Hơn một thế kỷ qua cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử . - Làm bằng sắt, dài 2290m, nặng 17 nghìn tấn .- Mang tên tòan quyền Pháp “ Đu – me” . => Phương pháp thuyết minh, miêu tả khẳng định tính chất chứng nhân lịch sử của cầu . b2/Cầu Long Biên qua những chặng đường lịch sử : - Cầu được đổi tên là: Long Biên ( tháng 8/1945). - Cầu Long Biên đã chính kiến bao sự kiện lịch sử. => Vừa tả vừa bộc lộ cảm xúc, hình ảnh cụ thể gợi lại giai đọan lịch sử ác liệt, đau thương và anh dũng của người dân thủ đô Hà Nội và của cả nước . b3/ Cầu Long Biên trong hiện tại: - Rút về vị trí khiêm nhường. - Là nơi để du khách đến thăm . - Tác giả : Bắc nhịp cầu vô hình => ý tưởng đẹp, mới, có tính nhân văn. 3.Tổng kết:a, Nghệ thuật: - Kết hợp thuyết minh với miêu tả, tự sự, biểu cảm.- Nêu số liệu cụ thể.- Sử dụng phép so sánh nhân hóa.b, Ý nghĩa: Bài văn cho thấy ý nghĩa lịch sử trọng đại của cầu Long Biên; chứng nhân đau thương anh dũng của dân tộc ta trong chiến tranh và sức mạnh vươn lên của đất nước ta trong sự nghiệp đổi mới. bài văn là chứng nhân cho tình yêu sâu nặng của tác giả đối với cầu Long Biên cũng như đối với thủ đô Hà Nội.

III.Hướng dẫn tự học- Đọc kĩ văn bản, nhớ được những chi tiết tiêu biểu, những hình ảnh đặc sắc trong bài.- Hiểu ý nghĩa chứng nhân lịch sử của cầu Long Biên.- Soạn bài “ Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”

Page 257: Giáo án văn 6

E/ R út kinh nghiệm :………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Tuần 31 Ngày soạn: 16/04/2012Tiết 122 Ngày dạy: 21/04/2012

Tiếng Việt: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU ( DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI, DẤU CHẤM THAN)

A/ Mức độ cần đạtCủng cố kiến thức và cách sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức: Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.2. Kĩ năng:- Lựa chọn và sử dụng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, chấm than.- Phát hiện và sửa lỗi thường gặp về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.3. Thái độ: Có ý thức nâng cao kĩ năng trong việc dùng dấu kết thúc câu.C/ Phương pháp: Phát vấn, thuyết giảng, thảo luận nhóm.D/ Tiến trình dạy học1. Ổn định lớp: 6ª2................................................2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.3. Bài mới: Các dấu câu được phân thành 2 loại: dấu đặt cuối câu và dấu đặt trong câu. Các dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than là các dấu đặt cuối câu.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thứcHệ thống hóa kiến thức- Hs đọc ví dụ- Gv:Đặt các dấu chấm, dấu hỏi, chấm than vào chỗ thích hợp có dấu ngoặc đơn?- Hs Làm- Gv:Giải thích vì sao em lại đặt các dấu câu như vậy?- Gv:Cách dùng dấu chấm, chấm hỏi và chấm than trong những câu ở ví dụ 2 có gì đặt biệt?- Hs: Trả lời- Hs đọc ghi nhớ.Chữa một số lỗi thường gặp- Gv:So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu?- Hs trả lời.Gọi học sinh đọc ghi nhớ.

Luyện tập:- Học sinh tự làm bài tập 1, 2, 3.- Giáo viên nhận xét, sửa chữa và cho điểm.Bài 1:Đặt dấu chấm vào những chỗ thích hợp ( Hs tự đặt)

I. Hệ thống hóa kiến thức1.Công dụng : * Ví dụ: (Sgk)* Nhận xét:- a, c: Dấu chấm than đặt cuối câu cảm thán và câu cầu khiến.- d: Dấu chấm đặt cuối câu trần thuật.- b: Dấu chấm hỏi đặt cuối câu nghi vấn.- Cách dùng đặt biệt. (Câu 2 và 4 là câu cầu khiến nhưng cuối các câu ấy dùng dấu chấm. Dâu (!), (?) đặt trong ngoặc đơn để thể hiện thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với ý đó hoặc nội dung của từ ngữ đó).* Ghi nhớ: (Sgk)2.Chữa một số lỗi thường gặp- 1a: Dùng dấu chấm: đúng, dùng dấu chấm: đúng, dùng dấu (,) làm cho câu này trở thành câu ghép có 2 vế nhưng 2 vế câu không liên quan chặt chẽ với nhau.- 1b: Dùng dấu (;) là đúng, câu có 2 vị ngữ được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ: vừa... vừa ...- 2 a, b: Dấu chấm hỏi, dấu chấm than đặt cuối câu trần thuật: sai.II.Luyện tập:Bài 1 ……… sông Lương. ……… đen xám.

Page 258: Giáo án văn 6

Bài 2 : Dấu hỏi đặt vào các câu “chưa” ? ; …… “như vậy ?” là không đúng vì đó là những câu trần thuật.Hướng dẫn tự học- Chọn một văn bản đã học, tìm các dấu câu vừa học- Chuẩn bị bài ““Ôn về dấu câu (Dấu phẩy)”: Đọc sgk tìm hiểu ví dụ để biết công dụng và cách sử dụng dấu phẩy.

……… đã đến. ……… tỏa khói. ……… trắng xóa.Bài 2: Câu (2), (5) là sai. Câu trần thuật đặt dấu (.).Bài 3: Đặt dấu chấm than câu a.III. Hướng dẫn tự học* Bài cũ: Tìm các ví dụ về việc sử dụng nhiều dấu câu trong một văn bản tự chọn.* Bài mới: Soạn bài “Ôn về dấu câu (Dấu phẩy)”

E/Ru ́t kinh nghiệm :............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Page 259: Giáo án văn 6

********************************Tuần 31 Ngày soạn: 16/04/2012Tiết 123-124 Ngày dạy: 19/04/2012

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO

I. Mục đích kiểm tra: - Qua bài viết văn, học sinh nắm vững và vận dụng tốt lý thuyết văn miêu tả sáng tạo vào việc tạo lập văn bản. - Rèn kỹ năng tạo lập văn bản nghị luận giải thíchII. Hình thức kiểm tra: - Hình thức: Tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 90 phút.III. Biên soạn đề kiểm tra:Đề bài: Em hãy miêu tả một cảnh đẹp quê em (Núi đồi, bình minh, hoàng hôn, sông suối, nương rẫy, …).IV. Hướng dẫn chấm, biểu điểm:

Câu Hướng dẫn chấm Điểm

1

a. Yêu cầu chung: - Học sinh làm được bài văn miêu tả sáng tạo- Biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong bài viết.- Trình bày sạch sẽ, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, đúng bố cục.b. Yêu cầu cụ thể: đảm bảo bố cục ba phầnDàn ý (Minh họa cho cảnh bình minh trên núi)Mở bài: Giới thiệu cảnh cần tả là buổi sáng bình minh trên Tây Nguyên có gì nổi bật.Thân bài: Miêu tả chi tiết, cụ thể* Trước khi vị thần mặt trời xuất hiện: - Núi đồi âm u, hoang vu trong làn sương mờ đục.- Dọc các con suối hơi nước bốc lên như những ống khói khổng lồ.- Cái lạnh của hơi nước bao trùm lên núi đồi.* Khi vị thần mặt trời xuất hiện: - Từ phương đông lóe lên các tia sáng, các tia sáng lớn dần thành các luồng ánh sáng bí ẩn.- Từ sau dãy núi, mặt trời nhú lên chậm rãi, uy nghi.- Mặt trời hồng hào ngự trị cả không gian bao la.- Làn sương, hơi nước dần dần tìm nơi ẩn nấp.- Cây cối, muôn loài bắt đầu ngày mới vui tươi, ấm áp.- Vai trò của mặt trời- Cảm xúc của em đối với cảnh bình minh.Kết bài: Tình cảm của em đối với cảnh đẹp quê hương. Liên hệ bản thân.Lưu ý: Trên đây là những định hướng mang tính chất khái quát. Trong quá trình chấm, giáo viên cần căn cứ vào tình hình bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá phù hợp, tôn trọng sự sáng tạo của các em)

(1.0 điểm)

(1.0 điểm)

(7.0 điểm)

( 1.0điểm)

E. Rút kinh nghiệm:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Tuần 32 Ngày soạn: 22/04/2012Tiết 125 - 26 Ngày dạy: 24/04/2012 Văn bản: BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ

Xi-át- tơnA/Mức độ cần đạt

Page 260: Giáo án văn 6

Thấy được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, thiên nhiên được đặt ra trong văn bản nhật dụng và nghệ thuật tạo nên sức hấp dẫn của văn bản.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức- Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.- Tiếng nói đầy tình cảm và trách nhiệm đối với thiên nhiên, môi trường sống của vị thủ lình Xi-át-tơn.2.Kĩ năng:- Biết cách đọc, tìm hiểu nội dung văn bản nhật dụng.- Cảm nhận được tình cảm tha thiết của vị thủ lĩnh với mảnh đất quê hương.- Phát hiện nêu được một số phép tu từ trong văn bản.3.Thái độ : Có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường.C/Phương pháp: Đọc hiểu văn bản, phát vấn, phân tích, thuyết giảng, thảo luận nhóm.D/Tiến trình dạy học1.Ổn định lớp: 6ª2...................................................2.Kiểm tra bài cũ: Giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử?3. Bài mới: * Lời vào bài: Hiện nay môi trường sống là một vấn đề được cả xã hội quan tâm. Một thế kỉ trước, vấn đề này diễn ra như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”* Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thứcGiới thiệu chung- Hs đọc mục chú thích phần dấu sao. - Gv: giới thiệu về xuất xứ của bức thư . Đọc – Hiểu văn bản:- Gv giới thiệu cách đọc: Đọc to, rõ ràng.- Gv đọc đọan 1, Học sinh đọc hết văn bản. - Gv:hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa các từ khó ở mục chú thích. Chú ý các cụm từ “Người da đỏ”, “ Người da trắng”- Gv:Văn bản được viết theo thể lọai nào ? Bố cục gồm mấy phần ? Nêu nội dung từng phần.- Hs chia bố cục, đọc đọan đầu.- Gv:Hãy nêu mối quan hệ giữa người da đỏ đối với đất và thiên nhiên ? Nghệ thuật nào được sử dụng? Hãy nêu lên tác dụng của nghệ thuật đó?- Hs: Tìm phát hiện, trả lời.- Gv chốt và chuyển ý.

TIẾT 126 - Hs đọc đọan từ “ Tôi biết” đến “ có sự ràng buộc”. - Gv: Đọan văn đã nói lên sự khác biệt, sự đối lập trong “ cách sống”, trong thái độ đối với “ Đất”, với thiên nhiên giữa người da đỏ và người da trắng mới nhập cư trên những vấn đề gì ?. Gv phát phiếu học tập.- HSTLN hoàn thành phiếu học tập, trình bày.- HS+ Gv nhận xét, bổ sung, Gv ghi điểm.- Gv:Nên hiểu thế nào về câu: Đất là mẹ?- Hs: Bộc lộ- Gv tích hợp ca dao tục ngữ Việt Nam Tấc đất, tấc vàng. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang.

I.Giới thiệu chung:1.Tác giả : Thủ lĩnh Xi – át – tơn – người da đỏ. 2.Tác phẩm: Thuộc kiểu văn bản nhật dụng viết về chủ đề môi trường.II. Đọc – Hiểu văn bản:1.Đọc – tìm hiểu từ khó:2.Tìm hiểu văn bản:a, Bố cục: 3 đoạn + Từ đầu đến “ Cha ông chúng tôi”:quan hệ của người da đỏ đối với đất và thiên nhiên. + Tiếp đến “ Sự ràng buộc”:cách sống, thái độ đối với đất, với thiên nhiên của người da đỏ và người da trắng.+ Còn lại: Thái độ của thủ lĩnh người da đỏ. b,Phân tích: b1/ Quan hệ của người da đỏ đối với đất nước và thiên nhiên: - Đất và thiên nhiên là thiêng liêng, là mẹ của người da đỏ . - Phép nhân hóa, so sánh => mối quan hệ mật thiết giữa con người với đất và thiên nhiên .

b2/ Cách sống và thái độ đối với đất của người da đỏ và “người da trắng”: - Người da đỏ: + Coi đất là mẹ, là anh em. + Sống hóa nhập với thiên nhiên, yên tĩnh. - Người da trắng mới nhập cư: + Coi đất như những vật mua được rồi bán đi. + Lấy đi từ lòng đất những gì họ cần + Sống : ồn ào, hủy diệt những thú quý hiếm. => Phép đối lập, dùng điệp ngữ để khẳng định tầm quan trọng của đất, của thiên nhiên đối với con người.

Page 261: Giáo án văn 6

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu. - Gv: Hãy giải thích vì sao một bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây một thế kỷ rưỡi nay vẫn được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất nói về thiên nhiên và môi trường? - Hs:Bức thư có ý nghĩa khoa học và triết lý dúng đắn sâu sắc về mối quan hệ giữa đất, thiên nhiên đối với con người.- Gv: Cho biết thái độ của người thủ lĩnh da đỏ?- Hs: Trả lời.- Gv thuyết giảng: Người thủ lính da đỏ dạy người da trắng phải biết tôn trọng đất đai, xem đất là mẹ. Đất đai sinh ra muôn loài, là nguồn sống của muôn loài, nếu điều gì xảy ra với đất tức là xảy ra với những đứa con của đất. Vì vậy các em cũng cần phải biết cư xử đúng đắn với đất đai, môi trường.- Gv: khái quát một số nét nghệ thuật của văn bản?- Hs: Trả lời.- Gv: sau khi học xong văn bản em sẽ cư xử với môi trường như thế nào?- Hs: Bộc lộ, đọc ghi nhớ.- Gv hướng dẫn luyện tập:Một số câu nói hay về không khí, ánh sáng, đất, lá cây:“Những bông hoa là người chị, là người em;con suối...là máu của tổ tiên chúng tôi, tiếng thì thầm của dòng nước là tiếng nói của cha ông chúng tôi.”III. Hướng dẫn tự học- Đọc, nhớ một số câu văn hay viết về thiên nhiên.- Chuẩn bị bài “ Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ tiếp”:Đọc sgk, tìm hiểu lỗi thiếu chủ ngữ, vị ngữ, quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ, vị ngữ; cách chữa lỗi.

b3/Thái độ của thủ lĩnh người da đỏ . - Khẳng định mối quan hệ giữa đất, thiên nhiên với con người. - Nếu người đa đỏ buộc phải bán đất thì người da trắng phải đối xử với đất như người đa đỏ. - Lời cảnh báo: nếu không thì người da trắng cũng bị tổn hại. => Lập luận chặt chẽ, cách so sánh cụ thể bức thư có ý nghĩa sâu sắc.3.Tổng kết :a, Nghệ thuật :- Phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ và thủ pháp đối lập được sử dụng phong phú đa dạng tạo nên sức hấp dẫn thuyết phục của bức thư.- Ngôn ngữ biểu lộ tình cảm chân thành, tha thiết .- Khắc họa hình ảnh thiên nhiên đồng hành với cuộc sống của người da đỏ.b,Ý nghĩa: Nhận thức về vấn đề quan trọng có ý nghĩa thiết thực và lâu dài: để chăm lo bảo vệ mạng sống của mình con người cần phải biết bảo vệ thiên nhiên môi trường.* Ghi nhớ sgk/1404. Luyện tập:

III. Hướng dẫn tự học* Bài cũ:- Nhớ hình ảnh đặc sắc, tiêu biểu của văn bản.- Sưu tầm một số bài viết về bảo vệ thiên nhiên và môi trường.* Bài mới: soạn bài “ Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ tiếp”

E/Rút kinh nghiệm :………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...............

Tuần 32 Ngày soạn: 24/04/2012Tiết 127 Ngày dạy: 26/04/2012

Tiếng Việt: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU PHẤY)HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

A/Mức độ cần đạtCủng cố kiến thức và cách sử dụng dấu phẩy đã được học.

B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức: Công dụng của dấu phẩy.2.Kĩ năng:- Phát hiện và chữa đúng một số lỗi thường gặp về dấu phẩy.

Page 262: Giáo án văn 6

- Lựa chọn và sử dụng đúng dấu phẩy trong khi viết để đạt được mục đích giao tiếp.3.Thái độ: có ý thức học tập, nâng cao kĩ năng sử dụng dấu phẩy.C/Phương pháp : Phát vấn, thuyết giảng phân tích, thảo luận nhóm.D/Tiến trình dạy học1.Ổn định lớp: 6ª2............................................2.Kiểm tra bài cũ: Cho biết công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than? Cho ví dụ có sử dụng các dấu câu đó?3.Bài mới: - Lời vào bài:Nếu như dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than dùng để kết thúc câu. Thì dấu phẩy dùng để làm gì? Tiết học này cô và các em cùng ôn tập lại.- Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thứcI.Hệ thống hóa kiến thứcCông dụng- GV treo bảng phụ các ví dụ mẫu.- Em hãy đặt dấu phẩy vào những chỗ trống thích hợp?- HSTL trả lời a/ Vừa lúc đó, sứ giả…gựa sắt, roi sắt …chú bé vùng dậy, vươn vai …b/ Suốt 1 đời người, từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay, tre với mình sống chết có nhau, chung thuỷ.c/ Nước bị…tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống.- Gv:Vì sao em lại đặt dấu phẩy ở các vị trí trên?- Hs: Trả lời- Gv nhận xét, rút ra kết luận.Chữa một số lỗi thường gặp- Gv:Đặt các dấu phẩy đúng chỗ vào đoạn văn?- HS: Thực hành theo yêu cầu- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.Luyện tập:- Bài1: Điền một chủ ngữ thích hợp để tạo câu hoàn chỉnh? - HSTL theo đôi, trả lời.Bài 2: Điền thêm chủ ngữ thích hợp- GV gọi Hs lên bảng điển.Bài 3: Điền thêm vị ngữ thích hợp- Học sinh tự làm.- Giáo viên nhận xét, sửa chữa và cho điểm.

Hướng dẫn tự học- Gv hướng dẫn cụ thể: Thuộc khái niệm, hiểu khái niệm và vận dụng viết văn bản.- Nhắc các em ôn tập chu đáo chuẩn bị kiểm tra

I. Hệ thống hóa kiến thức1.Công dụng : a, Ví dụ Sgk 1b, Ví dụ 2: Nhận xét- Dấu phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu.+ Giữa các thành phần phụ của câu với CN, VN(a)+ Giữa các từ có cùng chức vụ trong câu(a).+ Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích với nó (b).+ Giữa các vế của một câu ghép.(c)* Ghi nhớ Sgk)/158 2.Chữa một số lỗi thường gặpa, Chào mào, sáo sâu, sáo đen…Đàn đàn lũ lũ bay đi, bay về lượn lên lượn xuống. Chúng nó…trò chuyện, trêu ghẹo… được.b, Trên…cổ thụ, những…mùa đông, chúng…vắt vẻo, mềm mại như cái đuôi én.

II. Luyện tập:Bài 1: Đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp:a)- Từ xưa đến nay,…-> Trạng ngữ với thành phần chính. - Thánh Gióng …yêu nước. -> Có cùng chức vụ.b) - Buổi sáng,…-> Trạng ngữ với thành phần chính - Sương muối…Cành cây,…-> Cùng chức vụ. - Núi đồi, thung lũng, ……… - Mặt đất, tràn vào nhà, ………-> Cùng chức vụ.Bài 2 : Điền thêm chủ ngữ thích hợp :a) Xe máy, xe đạpb) Hoa lay ơn, hoa cúcc) Vườn nhãn, vườn mítBài 3 : Điền thêm vị ngữ thích hợp :a) Thu mình trên cành câyb) Thăm ngôi trường cũc) Thẳng, xoè cánh quạtd) Xanh biết, hiền hoàIII. Hướng dẫn tự học HƯỚNG DẪN BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

Page 263: Giáo án văn 6

Tiếng Việt. * Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận* Nội dung: - Nhận biết: Thành phần câu, phép so sánh, phó từ, câu trần thuật.- Thông hiểu: câu sử dụng phép nhân hóa, hoán dụ- Vận dụng: Viết đoạn văn có sử dụng phép so sánh, nhân hóa.

E/Rút kinh nghiệm........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần 32 Ngày soạn: 26/04/2012Tiết 128 Ngày dạy: 28/04/2012

KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA: - Qua bài viết văn, học sinh nắm vững và vận dụng tốt lý thuyết, kiến thức Tiếng Việt vào giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. - Rèn kỹ năng giải quyết câu hỏi, tích hợp văn bản, Tiếng Việt và viết đoạn văn.II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 45 phút.III. THIẾT LẬP MA TRẬN - Liệt kê các chuẩn kiến thức, kỹ năng trong phân môn Tiếng Việt học kì II.- Giới hạn nội dung cần kiểm tra, đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.- Xác định khung ma trận. Cấp độ

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng CộngTNKQ TL TNKQ TL Cấp độ

thấpCấp độ

caoPhép tu từSo sánhNhân hóa

- Nắm khái niệm so sánh

- Câu sử dụng phép nhân hóa,

Page 264: Giáo án văn 6

Hoán dụ phép hoán dụ.

Số câu: 3Số điểm: 1.5Tỉ lệ: 15%

Số câu: 1Số điểm: 0.5

Số câu: 2Số điểm: 1

Số câu: 3Điểm:1.5= 15%

- Câu trần thuật- Phó từ

- Có mấy thành phần chính.- Nhận diện phó từ.

Khái niệm câu trần thuật đơn không có từ là.

Câu thiếu thành phần chủ ngữ.

- Xác định chủ ngữ- vị ngữ

Số câu: 4Số điểm: 4.5Tỉ lệ: 45%

Số câu: 2Số điểm: 1

Số câu:1(a)Số điểm: 1.5

Số câu: 1Số điểm: 0.5

Số câu:1(b)Số điểm: 1.5

Số câu: 4Điểm: 3.5= 45%

Tập làm vănViết đoạn văn

Tạo lập văn bản có phép tu từ so sánh, nhân hóa.

Số câu:1Số điểm: 4Tỉ lệ: 40%

Số câu: 1Số điểm: 4Tỉ lệ: 40%

Số câu:1Điểm: 4= 40%

Tổng số câu: 8Tổng số điểm:10Tỉ lệ: 100%

Số câu: 3Số điểm: 330%

Số câu: 3Số điểm: 1.515%

Số câu: 2Số điểm: 5.555%

Số câu: 8Điểm:10= 100%

IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:A.Trắc nghiệm: (3.0 điểm) (Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng.)Câu 1: Có mấy thành phần chính của câu?

A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn.Câu 2: So sánh là:

A. Đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồngB. Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồngC. Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét gần gũiD. Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương phản.

Câu 3: Nhóm từ nào dưới đây là phó từ:A. Đi, đứng, ngồi B. Mắt, mũi, miệngC. Chua, ngọt, mặn D. Đang, sắp, đã.

Câu 4: Câu văn “Đốt lửa cho anh nằm” thiếu thành phần gì?A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Trạng ngữ D. Phó từ.

Câu 5: Thép Mới đã sử dụng biện pháp tu từ nào khi viết: “Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!” ?

A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hóa D. Hoán dụ.Câu 6: Câu nào dưới đây sử dụng phép tu từ hoán dụ?

A. Kiến hành quân đầy đường. B. Mưa ù ù như xay lúaC. Người cha mái tóc bạc D. Bàn tay ta làm nên tất cả..

B. Tự luận: (7.0 điểm) Câu 1: (3.0 điểm)

a. Thế nào là câu trần thuật đơn không có từ là?b. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: Trước sân trường, sừng sững một cây bàng

Câu 2: (4.0 điểm) Viết đoạn văn miêu tả với chủ đề tự chọn ( từ 8 -10 câu) có sử dụng phép tu từ so sánh và nhân hoá.V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM:

Page 265: Giáo án văn 6

A.Trắc nghiệm (3.0 điểm): Mỗi ý đúng được 0,5 điểm.Câu 1 2 3 4 5 6

Đáp án B A D A C D

B. Tự luận ( 7.0 điểm) Câu Hướng dẫn chấm Điểm

Câu 1

Câu 1 (2.0 điểm)a. Câu trần thuật đơn không có từ là: là câu có vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành. Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với từ không, chưa.b. Xác định chủ ngữ- vị ngữ: Trước sân trường, sừng sững /một cây bàng Vn Cn

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

a. Yêu cầu chung: - Viết được đoạn văn miêu tả, đảm bảo đủ số câu theo quy định, với chủ đề tự chọn.- Có sử dụng pháp tu từ so sánh, nhân hóa- Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, đủ thành phần chính, lời văn trong sáng, liên kết.b. Yêu cầu cụ thể: - Viết được hai câu văn sử dụng phép so sánh để tăng sức gợi hình gợi cảm.- Viết được hai câu văn có sử dụng phép nhân hóa để thế giới thiên nhiên, loài vật gần gũi với con người.

1.0 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm* Lưu ý: Trên đây là những định hướng mang tính chất khái quát. Trong quá trình chấm, giáo viên cần căn cứ vào tình hình bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá phù hợp, tôn trọng sự sáng tạo của các em.VI.XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Tuần 33 Ngày soạn: 30/04/2012Tiết 129 Ngày dạy: 03/05/2012 Hướng dẫn đọ thêm: ĐỘNG PHONG NHA

Trần Hoàng

A/Mức độ cần đạt- Mở rộng thêm kiến thức về văn bản nhật dụng.- Thấy được vẻ đẹp đáng tự hào và tiềm năng du lịch của động Phong Nha.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức: Vẻ đẹp và tiềm năng phát triển du lịch của động Phong Nha.2.Kĩ năng:- Đọc – hiểu văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường, danh lam thắng cảnh.- Tích hợp với tập làm văn để viết một bài văn miêu tả.3. Thái độ: Tự hào về danh lam thắng cảnh, có ý thức bảo vệ, quãng bá danh lam thắng cảnh của dân tộc.C/Phương pháp : đọc hiểu văn bản, phát vấn, tích hợp, thuyết giảng.D/Tiến trình dạy học1.Ổn định lớp: 6ª2……………………………………2. Kiểm tra bài cũ: Văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” đặt ra vấn đề gì cho nhân loại?3. Bài mới:* Lời vào vài: Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh. Động Phong Nha Kẻ Bàng nằm ở tỉnh Quảng Bình làm một điểm đến hấp dẫn của du khách. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết về vẻ đẹp kỳ thú và tiềm năng du lịch của danh thắng này.* Bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thứcGiới thiệu chung- Học sinh đọc mục chú thích phần dấu sao - Giáo viên giới thiệu về động Phong

I.Giới thiệu chung:1.Tác giả: 2.Tác phẩm Thể lọai : Văn bản nhật dụng

Page 266: Giáo án văn 6

NhaĐọc – Hiểu văn bản:Giáo viên giới thiệu cách đọc: Đọc rõ ràngGV đọc mẫu, HS đọc hết văn bản Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa các từ khó ở mục chú thích. Gv:Theo em, văn bản này có thể chia làm mấy phần?- Hs: Chia bố cục

- Gv: Đặc điểm của động Phong Nha được giới thiệu như thế nào? Động nước được miêu tả như thế nào? Động khô được miêu tả như thế nào? Trong hang có những gì?- HSTLN thuyết trình- Gv Chốt ý, cho ghi.- Gv:Qua đây, em thấy động Phong Nha hiện lên như thế nào?- Hs: Rút ra tiểu kết

- Gv: Nhà thám hiểm người Anh có nhận xét gì về động Phong Nha?- Gv: Trong cuộc sống của đất nước đang đổi mới hiện nay, động Phong Nha đang mở ra những triển vọng gì?- Hs: Bộc lộ- Gv liên hệ thực tiễn, ca ngợi giáo dục.Qua văn bản này, em có những hiểu biết gì về động Phong Nha. Từ đó gây cho em những suy nghĩ gì?- Hs: Bộc lộ- Gv: Em hãy khái quát nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản?- Hs: Khái quát.- Hs: Đọc ghi nhớ.

Hướng dẫn tự học- Đọc nhiều lần văn bản để có kiến thức về động Phong Nha, giới thiệu cho bạn bè.- Chuẩn bị bài “ Ôn tập phần văn” Đọc sgk, ôn lại các văn bản đẫ học.

II. Đọc – Hiểu văn bản:1.Đọc – tìm hiểu từ khó:2.Tìm hiểu văn bảna,Bố cục: 3 đoạn:Đ1: Giới thiệu chung về động với những con đường vào độngĐ2 : Tả tỉ mỉ về cảnh Động Khô, Động Chính và Động NướcĐ3: Vẻ đẹp đặc sắc của Động Phong Nha theo cách đánh giá của người nước ngoàib,Phân tích: b1/ Đặc điểm của động Phong Nha.- Nằm trong quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền Tây Quảng Bình.- Có hai bộ phận: động khô và động nước.+ Động khô: ở độ cao 200m, có những vòm đá trắng vân nhũ; vô số cột đá (màu xanh ngọc bích).+ Động nước: sông sâu, nước trong, chảy trong lòng một rặng núi đá vôi.- Trong hang có các khối thạch nhũ với nhiều hình dáng và màu sắc lóng lánh như kim cương.- Có những bãi cát, bãi đá ven 2 bờ sông.- Có bàn thờ của người Chăm, người Việt.-> Cảm giác kinh ngạc, thích thú như lạc vào một thế giới khác lạ - thế giới của tiên cảnh.=> Vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo.b2/Giá trị của Động Phong Nha- "Phong Nha là hang động dài và đẹp nhất thế giới", với 7 cái nhất.- Vào thời kỳ đổi mới này, động thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, thám hiểm, khách du lịch trong và ngoài nước đang được đầu tư xây dựng.3.Tổng kết:a, Nghệ thuật- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả gợi hình, biểu cảm- Sử dụng các số liệu cụ thể, khoa học- Miêu tả sinh động từ xa đến gần theo trình tự thời gian, không gian.b, Ý nghĩaCần phải bảo vệ danh lam thắng cảnh cũng như thiên nhiên môi trường để phát triển kinh tế du lịch và bảo vệ cuộc sống của con người.Ghi nhớ: SGK/ 148III. Hướng dẫn tự học* Bài cũ:- Chuẩn bị nội dung để giới thiệu về “ Đệ nhất kì quan” Phong Nha với khách du lịch.* Bài mới: soạn bài “ Tổng kết phần văn”

E/Ru ́t kinh nghiệm :............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Page 267: Giáo án văn 6

Tuần 33 Ngày soạn: 30/04/2012Tiết 130 Ngày dạy: 03/05/2012

Tập làm văn: VIẾT ĐƠN

A/Mức độ cần đạt- Nhận biết được khi nào cần viết đơn.- Biết cách viể đơn đúng quy cách (Theo mẫu và không theo mẫu)B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức- Các tình huống cần viết đơn.- Các loại đơn thường gặp và nội dung không thể thiếu trong đơn.2.Kĩ năng: - Viết đơn đúng quy cách

- Nhận ra và sửa được sai sót trường gặp khi viết đơn.3.Thái độ: Nghiêm túc học tập cách viết đơn.C/Phương pháp: Phát vấn, thuyết giảng, liên hệ thực tế.D/Tiến trình dạy học1.Ổn định lớp: 6ª2.................................................2.Kiểm tra bài cũ: không thực hiện3.Bài mới:* Lời vào bài: Bên cạnh những văn bản nghệ thuật, thì văn bản đơn từ cũng rất cần thiết cho mỗi chúng ta. Vậy khi nào viết đơn? Viết đơn để làm gì? Tiết học hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu.* Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thứcTìm hiểu chung - Gv: Nhận xét khi nào thì cần viết đơn ? Vì sao cần phải viết đơn ? - Hs: nêu các trường hợp, kể thêm các trường hợp khác.- Gv: Giáo viên giới thiệu về hai lọai đơn: Đơn theo mẫu và đơn không theo mẫu. - Học sinh đọc ví dụ: Đơn xin học, miến giảm học phí. - Gv: Các mục trong đơn được trình bày theo thứ tự nào? Hai mẫu đơn có những điểm gì giống và khác nhau ? - Những phần nào là quan trọng, không thể thiếu trong cả hai mẫu đơn ? - Hs: Trả lời.- Giáo viên hướng dẫn học sinh điền vào chỗ trống trong lá

I/Tìm hiểu chung1. Khi nào cần viết đơn: - Khi có một yêu cầu, nguyện vọng nào đó cần giải quyết. - Các trường hợp cần viết đơn: xin miễn giảm học phí, xin nhập học.2.Các lọai đơn và những nội dung:a, Các lọai đơn: - Đơn theo mẫu - Đơn không theo mẫu. b,Những nội dung không thể thiếu trong đơn: - Đơn gửi ai ? - Ai gửi đơn ? - Gửi đơn để làm gì ? 3.Cách thức viết đơn

Page 268: Giáo án văn 6

đơn viết theo mẫu. - Học sinh đọc phần viết đơn không theo mẫu, đọc phần lưu ý, đọc mục ghi nhớLuyện tập- Gv hướng dẫn học sinh chọn tình huống rồi viết.Hs viếtHướng dẫn tự học- Hỏi cha mẹ, anh chị, cô chú làm việc ở xã để biết thêm tình huống viết đơn, mẫu đơn.- Chuẩn bị bài “Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi”: Đọc sgk, tham khảo cách viết đơn để biết cách sửa lỗi.

- Viết theo mẫu:Điền vào chỗ trống những nội dung cần thiết. - Viết không theo mẫu:Trình bày theo thứ tự nhất định. * Ghi nhớ ( SGK )II. Luyện tập1.Viết một lá đơn có đấy đủ nội dungIII.Hướng dẫn tự học- Sưu tầm một số đơn tham khảo khác.- Soạn bài “Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi”

E/Rút kinh nghiệm : ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...............

Tuần 33 Ngày soạn: 30/04/2012 Tiết 131 Ngày dạy: 03/05/2012 Tập làm văn: LUYỆN TẬP CÁCH VIẾT ĐƠN VÀ SỬA LỖI

A/Mức độ cần đạtPhát hiện và khắc phục các lỗi thường gặp khi viết đơn.

B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức:- Các lỗi thường mắc phải khi viết đơn( Nội dung, hình thức)- Cách sửa chữa các lỗi thường mắc khi viết đơn.2.Kĩ năng:- Phát hiện và sửa được các lỗi sai thường gặp khi viết đơn.- Rèn kĩ năng viết đơn theo đúng nội dung quy định.3.Thái độ: Có ý thức học tập, rèn luyện cách viết đơn.C/Phương pháp: Phát vấn, đọc hiểu, thảo luận.D/Tiến trình dạy học:1. Ổn định lớp: 6ª2...................................................2. Kiểm tra bài cũ: - Khi nào cần phải viết đơn?- Nội dung của một lá đơn?3. Bài mới:* Lời vào bài: Đơn là loại văn bản hành chính rất quan trọng. Vì thế các em cần đảm bảo chính xác các thành phần của lá đơn. Tiết học hôm nay cô và các em cùng tìm các lỗi thường gặp khi viết đơn và tìm cách sửa lỗi.* Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thứcCác lỗi thường mắc khi viết đơn - Hs đọc đơn xin nghỉ học- Gv:Đơn sau đây có những lỗi gì và nếu sửa chữa, em sẽ sửa như thế nào?- Hs làm việc theo cặp phát hiện lỗi và nêu cách chữa lỗi.

- HS đọc đơn xin theo học lớp nhạc họa, đơn xin phép nghỉ học- Gv phân nhóm, giao nhiệm vụ cho

I.Các lỗi thường mắc khi viết đơn: 1.Đơn xin nghỉ học* Lỗi: Thiếu quốc hiệu (tiêu ngữ).Nơi gửi không rõ ràng: lớp, trường?Thiếu họ tên, địa chỉ người làm đơn.Không có lời cam kết.Thiếu địa điểm, ngày tháng viết đơn.Không có chữ ký của người làm đơn.* Cách chữa: Bổ sung vào đơn những mục thiếu hẳn, và những mục chưa đầy đủ.2.Đơn xin theo học lớp nhạc hoạ.* Lỗi:- Địa điểm, ngày tháng viết đơn (thiếu).

Page 269: Giáo án văn 6

nhóm 1-2 làm câu b, nhóm 3-4 làm câu c.- Hs: thảo luận, thuyết trình, sửa lỗi.- Gv: Nhận xét, ghi điểm

Luyện tậpBài 1: Quê em mới có điện, hãy thay bố, mẹ làm đơn gửi BQL điện của địa phương xin cấp điện cho gia đình.- Gv hướng dẫn, Hs tự làm- Gv: nhận xét, sửa chữa.

Hướng dẫn tự học- Tên đơn: Đơn xin gia nhập đội tuyên truyền.- Nhớ lại bài văn miêu tả sáng tạo, đọc văn mẫu để rút kinh nghiệm.

- Nơi gửi: không đầy đủ và không đúng người cần gửi (phải gửi thầy hiệu trưởng). - Họ tên, địa chỉ người làm đơn vừa thừa, vừa lộn xộn, vừa thiếu.- Lí do viết đơn không chính đáng.- Thiếu lời hứa (cam đoan) và cảm ơn.* Cách chữa:- Bổ sung những mục thiếu và không đầy đủ.- Viết lại phần chính của đơn (lí do xin theo học).- Bỏ đi những thông tin thừa về nghề nghiệp của bố mẹ3.Đơn xin phép nghỉ học.Lỗi: Hoàn cảnh viết đơn không có sức thuyết phục: đã bị ốm sốt li bì không dậy được thì không thể viết đơn được.- Trong trường hợp này phải do phụ huynh viết thay học sinh mới đúng.II. Luyện tậpBài 1: Đơn xin cấp điện

Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt NamĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN CẤP ĐIỆN- Kính gửi : BQL điện huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.- Tôi tên : Nguyễn Văn Bình, hộ khẩu thường trú thôn 4 xã Đạ Long, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.- Nay tôi làm đơn này kính xin BQL điện xã Đạ Long và BQL điện huyện Đam Rông cấp điện cho gia đình tôi tại địa chỉ trên để tiện sinh hoạt hằng ngày. Tôi xin hứa sẽ dùng đúng mức quy định và chỉ phục vụ cho việc sinh hoạt mà BQL điện cho phép. - Tôi xin chân thành cảm ơn. Đạ Long, ngày ……….

Kính đơn. Nguyễn Văn Bình.III. Hướng dẫn tự học* Bài cũ: - Làm bài tập 2- Thu thập một số đơn làm tài liệu học tập.* Bài mới: Trả bài văn miêu tả sáng tạo. Trả bài kiểm tra Tiếng Việt”

E/Ru ́t kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Page 270: Giáo án văn 6

Tuần 33 Ngày soạn: 02/05/2012Tiết 132 Ngày dạy: 0 /05/2012

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO.TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT.

A/Mức độ cần đạt- Xác định đúng yêu cầu của đề.- Viết được bài văn miêu tả sáng tạo và làm được bài kiểm tra Tiếng Việt.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 1.Kiến thức: Nắm được cách viết bài văn miêu tả sáng tạo. Hiểu các biện pháp tu từ đã học. 2.Kĩ năng: Rèn kỹ năng tiếp thụ, rút kinh nghiệm, sửa chữa. 3.Thái độ: Ý thức tự rèn luyện, tự sửa chữa, chỉnh lý và ý thức vươn lên, yêu thích môn học C/Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Chấm và trả bài khách quan, sửa lỗi cụ thể cho học sinh. 2.Học sinh: Ôn lại các kiến thức có trong hai bài kiểm tra để tự đánh giá bài viết của mình.D/Tiến trình bài dạy:1.Ổn định lớp: 6a2……………………………….2. Kiểm tra bài cũ: Không thực hiện.3. Bài mới:* Giới thiệu bài: Tiết học này sẽ giúp các em thấy được những ưu khuyết trong bài làm văn miêu tả sáng tạo và bài kiểm tra Tiếng Việt nhằm mục đích để các em để phát huy, sửa chữa, rút kinh nghiệm cho những bài sau đạt kết quả cao hơn và không bị vướng những lỗi đã gặp.* Bài mới: Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thứcBài tập làm văn miêu tả sáng tạoĐề bài- GV: gọi HS nhắc lại đề.- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề.Dàn ý- thang điểm- Hs lên bảng đọc lại dàn ý- Gv ghi lên bảng dàn bài sơ lược và thang điểm.- Hs: Ghi vở để củng cố

Nhận xét chung- Gv nhận xét chung:* Ưu điểm : * Hạn chế:

Sửa lỗi cụ thể- Gv: Treo bảng phụ với những lỗi sai, yêu cầu Hs sửa lỗi.- Hs : sửa lỗi.

I.Bài tập làm văn miêu tả sáng tạo1. Đề bài: Em hãy miêu tả một cảnh đẹp quê em ( Núi đồi, sông suối, hoàng hôn, bình minh,...)2.Dàn ý- Thang điểm* Dàn ý chi tiết ( xem tiết viết bài)* Thang điểm:Mở bài: (1điểm) Giới thiệu cảnh cần tả là buổi sáng bình minh trên Tây Nguyên có gì nổi bật.Thân bài: (7điểm)Miêu tả chi tiết, cụ thể cảnh đẹp quê hươngKết bài: (1 điểm)Tình cảm của em đối với cảnh đẹp quê hương. Liên hệ bản thân.3.Nhận xét chung:a. Ưu điểm:- Xác định đúng yêu cầu của đề bài.- Miêu tả được cảnh đẹp quê hương.b.Hạn chế:- Sai lỗi chính tả nhiều (Thú, Bích, Tiểu)- Chưa làm nổi bật cảnh đẹp quê hương.- Trình bày không đúng thể thức bài văn.4. Sửa lỗi cụ thể* Lỗi kiến thức:- Một số hình ảnh thiên nhiên không phù hơp: Chim chóc trong đêm trăng, mặt trời trong đêm.- Không nắm vững đặc điểm của cảnh vật.

Page 271: Giáo án văn 6

Đọc bài- GV: đọc bài chưa đạt để rút kinh nghiệm (Thú, Bích, Riken); đọc bài khá làm mẫu Anh, Tơ, Tuyên)Trả bài- ghi điểmHai HS phát bài cho lớp, đọc bài góp ý cho nhau cách sửa.Bài kiểm tra vănGv trả bài, phát vấn để hs tìm ra đáp án.- Gv ghi ngắn gọn đáp án và thang điểm.- GV nhận xét ưu điểm hạn chế của Hs.- Hs nghe- GV chỉ ra một số lỗi trong bài của HS- Hs xem bài để biết cụ thể.

* Lỗi diễn đạt- Dùng từ: Trong những quê em, trong những nhà em, những bầu trời xanh biếc- Lời văn: + Quê em có một vầng trăng, vầng trăng có nửa hình tròn-> Vầng trăng quê em rất đẹp, em ánh tượng nhất với vầng trăng lưỡi liềm- hình bán nguyệt.+ Con suối nhỏ nước rất cao và nhỏ nước xuống giưới rất mát mẻ-> Con suối đổ nước từ trên cao xuống ầm ầm, tung bọt mát rượi.+ Chính tả: Xoi xáng-> soi sáng, khoáng mát-> thoáng mát, trạng đường-> chặng đường.5. Đọc bài khá6. Trả bài- ghi điểmII.Bài kiểm tra Tiếng Việt1. Đáp án và thang điểm (xem tiết kiểm tra)2.Nhận xét chunga, Ưu điểm:- Biết làm bài kiểm tra kết hợp trắc nghiệm và tự luận.- Nắm được khái niệm câu trần thuật đơn không có từ là.b, Hạn chế: - Kiến thức chưa vững- Chưa viết được đoạn văn có sử dụng phép so sánh và nhân hóa.3. Chữa lỗi cụ thể- Không nhận biết câu so sánh, câu nhân hóa, câu hoán dụ.- Cây đa vừ cao vừ to-> cây đa cao bằng mái nhà.4. Trả bài-ghi điểm

Bảng thống kê điểm bài văn miêu tả sáng tạo.Lớp Sĩ số Điểm

9-10 Điểm 7-8

Điểm 5-6

Điểm >TB

Điểm 3-4

Điểm 1-2

Điểm <TB

6A2 36

Bảng thống kê điểm bài kiểm tra Tiếng Việt.Lớp Sĩ số Điểm

9-10 Điểm 7-8

Điểm 5-6

Điểm >TB

Điểm 3-4

Điểm 1-2

Điểm <TB

6A2 364. Hướng dẫn tự học- Viết lại bài tập làm văn vào vở.- Chuẩn bị bài “ Tổng kết phần văn”: Đọc sgk, trả lời các câu hỏi trong sgk trước khi đến lớp.

E.Rút kinh nghiệm:........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Page 272: Giáo án văn 6

Tuần 34 Ngày soạn: 06/05/2012Tiết 133 Ngày dạy: 08 /05/2012 TỔNG KẾT PHẦN VĂN

A/Mức độ cần đạtHệ thống hóa kiến thức cơ bản của các văn bản đã học trong chương trình ngữ văn lớp 6.

B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:1.Kiến thức: - Nội dung, nghệ thuật của các văn bản.- Thể loại, phương thức, biểu đạt của các văn bản.2.Kĩ năng: - Nhận biết ý nghĩa, yêu cầu và cách thức thực hiện các yêu cầu của bài tổng kết.- Khái quát, hệ thống văn bản trên các phương diện cụ thể.- Cảm thụ và phát biểu cảm nghĩ cá nhân.3.Thái độ: giáo dục truyền thống yêu nước và tinh thần nhân ái trong hệ thống văn bản đã học ở chương trình Ngữ văn 6.C/Phương pháp: Phát vấn, thuyết giảng, thảo luận.D/Tiến trình bài dạy: 1.Ổn định lớp: 6ª2………………………………..2.Kiểm tra bài cũ: Trình bày công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi và dấu chấm than?3.Bài mới: * Giới thiệu bài: Để giúp các em nắm vững những trọng tâm, trọng điểm của chương trình không để kiến thức vào tình trạng lộn xộn, rời rạc, dễ bị rơi rụng, tiết học hôm nay cô sẽ hệ thống hóa các văn bản đã học cho các em.* Bài mới:

Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thứcCâu 1- Gv: Chương trình Ngữ văn 6 bao gồm các tác phẩm tự sự và văn bản nhật dụng nào? - Gv phân nhóm cho các nhóm liệt kê theo thể loại- Các nhóm thảo luận trình bày- Gv nhận xét, hs ghi vở

Câu 2- Gv:Nhắc lại khái niệm các thể loại truyện đã học? Kể tên những tác phẩm theo thể loại đó?- Gv phát vấn truy bài học sinh- Hs trả lời, nghe, ghi khái niệm chính

Câu 3- Gv phát phiếu học tập theo mẫu thống kê- HSTLN hoàn thành phiếu học tập, thuyết trình- Hs và giáo viên nhận xét bổ sungCâu 4: Hs chọn nhân vật yêu thích, phát biểu về nhân vật yêu thích trước lớp.

I. Thống kê, phân loại các tác phẩm đã học ở lớp 6 1.Truyện dân gian:- Truyền thuyết: 5 văn bản- Cổ tích: - Truyện cười: 2 văn bản- Truyện ngụ ngôn: 4 văn bản2.Truyện trung đại: 3 văn bản3.Truyện hiện đại- Truyện đồng thoại- Truyện ngắn- Truyện dài4.Kí : Cô Tô, Cây tre Việt Năm, Lao xao.5.Thơ 6.Văn bản nhật dụng:- Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử; Bức thư của thủ lĩnh da đỏ; Động Phong Nha.II. Khái niệm thể loại:1.Truyện truyền thuyết2. Truyện cổ tích3. Truyện cười4. Truyện ngụ ngôn5. Truyện trung đại6. Văn nhật dụngIII. Thống kê văn bản truyện theo mẫu(Có bảng thống kê kèm theo) IV. Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật yêu thíchV. Đặc điểm của truyện- Cốt truyện- Nhân vật

Page 273: Giáo án văn 6

Câu 5: Gv gợi ý, Hs phát hiện điểm giống nhau giữa truyện dân gian, truyện trung đại, truyện hiện đại.Câu 6: - Gv kẻ mẫu lên bảng, phát vấn nhanh- Hs xung phong trả lời.

Câu 7: Gv hướng dẫn Hs về nhà đọc bảng tra cứu yếu tố Hán Việt trong sgk 169-170.

- Lời kể- Sự việcVI.Tinh thần yêu nước và tinh thần nhân áiVăn bản thể hiện tinh thần yêu nước

Văn bản thể hiện tinh thần nhân ái

Lượm, Lòng yêu nước, Buổi học cuối cùng, Cây tre Việt Nam, Cầu Long Biên-Chứng nhân lịch sử, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Động Phong Nha

Dế Mèn phiêu lưu kí, Đêm nay Bác không ngủ, Lao xao, Bức tranh của em gái tôi

VII.Yếu tố Hán Việt

Thống kê văn bản truyện theo mẫuTên văn bản Nhân vật Tính cách, ý nghĩa của nhân vật chínhBài học đường đời đầu tiên Dế Mèn - Hung hăng, hống hách, coi thường người khác. Khi

nhận ra lỗi thì đã muộn màng.

Sông nước Cà Mau Bé An Ham hiểu biết, thích phiêu lưuVượt thác Dượng Hương

ThưHiệp sĩ, quả cảm, chế ngự thiên hiên

Bức tranh của em gái tôi Anh trai Ích kỉ, mặc cảm, ân hận và biết sửa lỗi.Buổi học cuối cùng Ha - Men Yêu nước, Pháp, yêu tiếng mẹ đẻ, căm thù kẻ xâm lược.

4. Hướng dẫn tự học- Nắm các thể loại truyện đã học: nội dung, nghệ thuật.Ôn kỹ chuẩn bị kiểm tra học kì.- Soạn bài “Ôn tập phần tập làm văn”: Ôn lại các kiểu bài tập làm văn và cách làm các kiểu tập làm văn đã học.

E/Rút kinh nghiệm:……………………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………..

Tuần 34 Ngày soạn: 06/05/2012Tiết 134 Ngày dạy: 10/05/2012

TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂNA/Mức độ cần đạt- Củng cố kiến thức về đặc điểm các phương thức biểu đạt đã học, bố cục một bài văn.

Page 274: Giáo án văn 6

- Ôn lại kiến thức về văn miêu tả, tự sự.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức:- Hệ thống hóa kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học.- Đặc điểm và cách thức tạo lập các kiểu văn bản.- Bố cục của các loại văn bản đã học.2.Kĩ năng:- Nhận biết các phương thức biểu đạt đã học trong các văn bản đã học.- Phân biệt được ba loại văn bản: tự sự, miêu tả, hành chính-công vụ(đơn từ).- Phát hiện lỗi sai và sửa về đơn từ.3.Thái độ: Tích cự ôn tập, hoạt động.C/Phương pháp: Phát vấn, phân tích, thuyết giảng, thảo luận.D/Tiến trình dạy học1.Ổn định lớp: 6a2..............................................2.Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.3.Bài mới:* Giới thiệu bài: Bài viết tập làm văn quyết định rất lớn đến kết quả điểm thi học kì. Vì vậy các em càn làm tốt bài viết. Để viết văn tốt các em phải nắm vững phương phương pháp làm văn.* Bài mới:Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thức Hệ thống hóa kiến thức

Bài 1: Em hãy phân loại các văn bản đã học theo các phương thức biểu đạt?- HSTLN trả lời

- Hs và Gv nhận xét, bổ sung

Bài 2:

- Gv cho biết phương thức biểu đạt của một số văn bản đã học.

- HS trả lời nhanh.

Bài 3:

- Gv gợi ý cho Hs

- Hs phân biệt sự khác nhau.

I.Hệ thống hóa kiến thức1.Các loại văn bản và những phương thức biểu đạt đã học a,Tự sự: Truyện dân gian, truyện trung đại, truyện đồng thoại, bức tranh của em gái tôi, đêm nay Bác không ngủ.b, Miêu tả: Bài học đường đời đầu tiên, Sông nước Cà Mau, Vượt thác, Cây tre Việt Nam, Lượm, Mưa.

c, Biểu cảm: Cây tre Việt Nam, Lượm, Đêm nay Bác không ngủ, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.

d, Nghị luận: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.

e, Thuyết minh: Động Phong Nhan, Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử.f, Hành chính công cụ: Đơn từ2.Phương thức biểu đạt của một số văn bảnSTT Tên văn bản Phương thức biểu đạt chính1 Thạch Sanh Tự sự2 Lượm Tự sự trữ tình3 Mưa Miêu tả, biểu cảm4 Bài học đường đời

đầu tiênTự sự hiện đại

5 Cây tre Việt Nam Miêu tả, biểu cảm, giới thiệu, thuyết minh.

3.Đặc điểm các văn bảnVăn bản

Mục đích Nội dung Hình thức

Tự sự Thông báo, giải thích, nhận thức

Nhân vật, sự việc, thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả.

Văn xuôi

Miêu tả

Cho hình dung, cảm nhận.

Tính chất, thuộc tính, trạng thái sự vật, cảnh vật, con người.

Văn xuôi

Đơn từ Đề đạt yêu cầu Lí do và yêu cầu Theo mẫu

Page 275: Giáo án văn 6

Bài 4: Gv thuyết giảng, phân tích cho HS thấy bố cục của hai dạng văn bản tự sự và miêu tả.

Luyện tập

Bài 1: Hs suy nghĩ làm tại lơp

Bài 2: Về nhà làm vào vở.

Hướng dẫn tự học

- Tiếp tục xác định phương thức biểu đạt của các văn bản đã học.

- Chuẩn bị bài “ Tổng kết phần Tiếng Việt”. Xem sơ đồ tư duy ở sgk/168.

4. Cách làmCác phần Tự sự Miêu tảMở bài Giới thiệu tên, xuất thân,

lai lịchMiêu tả khái quát

Thân bài Kể hành động, sự việc. Miêu tả chi tiết, cụ thểKết bài Kết quả hành động, sự

việcCảm nhận chung về đối tượng.

II.Luyện tập1.Dựa vào bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ”, hãy kể lại bằng bài văn.2.Từ bài thơ “Mưa” của Trần Đăng Khoa” hãy viết bài văn miêu tả lại trận mưa mà em quan sát đượcIII. Hướng dẫn tự học* Bài cũ: Lập bảng hệ thống các phương thức biểu đạt thể hiện qua các bài đã học.* Bài mới: Soạn bài “Tổng kết phần Tiếng Việt”

E/Rút kinh nghiệm:......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần 34 Ngày soạn: 08/05/2012Tiết 135 Ngày dạy: 10/05/2012

TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆTA/Mức độ cần đạt

Ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức đã học trong phần Tiếng Việt.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức- Danh từ, động từ, tính từ, cụm động từ.- Các thành phần chính của câu.- Các kiểu câu.- Các phép nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ.- Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy.2. Kĩ năng:

Page 276: Giáo án văn 6

- Nhận ra các từ loại và phép tu từ.- Chữa được các lỗi về câu và dấu câu.3. Thái độ: Chăm chỉ, tích cực ôn tập.C/Phương pháp: Phát vấn, phân tích sư đồ tư duy, thảo luận, thuyết trình.D/Tiến trình dạy học:1.Ổn định lớp: 6a2………………………………….2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài viết tả cơn mưa trong vở của học sinh.3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thứcHệ thống hóa kiến thức- Gv: Dựa vào sư đồ tư duy trang 167, cho biết có những từ loại nào đã được học?- Hs trả lời.- Gv: Nêu những phép tu từ đã học? Trình bày định ngữ? Cho ví dụ?- HS thảo luận thuyết trình.- Gv:Nêu các kiểu cấu tạo câu đã học? Nhắc lại khái niệm các kiểu câu? Cho ví dụ?- Hs: Trả lời, cho ví dụ minh họa.- Gv:Nêu các loại dấu câu đã học? Tác dụng?- Hs trả lời nhanh.Luyện tậpBài 1:GV hướng dẫn HS làm bài tập, Hs làm theo hướng dẫnBài 2: Hs luyện tập viết đoạn văn, đọc cho lớp nghe, sử lỗi.Hướng dẫn tự học- Ôn tập các đơn vị kiến thức đã học- Chuẩn bị kiểm tra học kì II: Làm quen với dạng đề trắc nghiệm vài tự luận, chú ý văn miêu tả.

I.Hệ thống hóa kiến thức1. Các từ loại đã học :- Danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ.2.Các phép tu từ đã học So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ.3.Các kiểu cấu tạo câu đã học- Câu trần thuật đơn:+ Có từ là.+ Không có từ là.4.Các dấu câu đã học- Dấu kết thúc câu: Dấu chấm, dấu hỏi, chấm than.- Dấu phân cách các bộ phận câu: dấu phẩyII.Luyện tậpBài 1: Làm bài tập ở sách bài tập Ngữ văn 6 - Trang 33.Bài 2: Viết đoạn văn ngắn, chủ đề tự chọn có sử dụng câu trần thuật đơn và các biện pháp tu từ đã học.

III. Hướng dẫn tự học

* Bài cũ: Tóm tắt các kiến thức đã học về Tiếng Việt.* Bài mới: Nắm phần kiến thức đã học. Chuẩn bị thi học kì II.

E/ Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần 34 Ngày soạn: 08/05/2012Tiết 136 Ngày dạy: 10/05/2012

ÔN TẬP TỔNG HỢP

A/Mức độ cần đạt- Nắm được kiến thức cơ bản của môn ngữ văn 6 về văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn.- Tích hợp ba phân môn để làm tốt bài tập.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức- Bài tập làm văn số 8 là bài kiểm tra tổng hợp cuối năm nhằm đánh giá học sinh ở các phương diện sau:

+ Sự vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của môn học Ngữ văn.+ Năng lực vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt (kể và miêu tả) trong 1 bài viết và các kĩ năng

viết bài nói chung.2.Kĩ năng: Biết liên hệ phần văn bản nhật dụng đã học trong Ngữ văn 6 - Tập 2 để làm phong phú thêm nhận thức của mình về chủ đề đã học. 3.Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu và niềm đam mê đối với môn Văn học.C/Phương pháp: Thảo luận, phát vấn, thuyết giảng.

Page 277: Giáo án văn 6

D/Tiến trình bài dạy1.Ổn định lớp: 6a2……………………………..2.Kiểm tra bài cũ: Kể tên các thể loại văn bản đã được học? Cho ví dụ văn bản cụ thể.3.Bài mới: - Lời vào bài: Tiết “Ôn tập tổng hợp” sẽ giúp các em có kiến thức tổng hợp về môn Ngữ văn để làm tốt bài kiểm tra học kì.- Bài mới:

Hoạt động của Giáo viên và học sinh Nội dung kiến thứcPhần đọc - hiểu văn bản

- Yêu cầu học sinh nắm chắc các đặc điểm thể loại đã học.- Nắm được nội dung cụ thể của các văn bản đã học: nhân vật, cốt truyện, một số chi tiết tiêu biểu, vẻ đẹp của các trang văn miêu tả, bút pháp miêu tả, kể chuyện của tác giả, cách dùng và tác dụng của các biện pháp tu từ và ý nghĩa của văn bản.- Nắm được sự biểu hiện cụ thể của các đặc điểm, thể loại ở những văn bản đã học.- Nắm nội dung và ý nghĩa 3 văn bản nhật dụng.

Phần Tiếng Việt:- Gv:Phần tiếng Việt ở học kì II, cần chú ý những gì?- Hs: - Phó từ.

- Các vấn đề về câu: + Các thành phần chính của câu.+ Câu trần thuật đơn và các kiểu câu

trần thuật đơn.+ Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ.- Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân

hoá, ẩn dụ, hoán dụ.Phần Tập Làm Văn- Gv nhắc lại kiến thức về văn tự sự, miêu tả và đơn từ.- Gv cho hs làm quen với một số dạng đề kiểm tra học kì những năm trước.Hướng dẫn tự học: Hướng dẫn làm bài kiểm tra học kì II- Cấu trúc: Trắc nghiệm, tự luận tier lệ 3/7.- Nội dung: Chú ý các phép tu từ, thành phần chính của câu.- Ôn tập chu đáo, luyện tập nhiều về văn miêu tả, đặc biệt là văn tả người.

I. Về phần đọc - hiểu văn bản- Yêu cầu học sinh nắm chắc các đặc điểm thể loại đã học.- Nắm được nội dung cụ thể của các văn bản đã học: nhân vật, cốt truyện, một số chi tiết tiêu biểu, vẻ đẹp của các trang văn miêu tả, bút pháp miêu tả, kể chuyện của tác giả, cách dùng và tác dụng của các biện pháp tu từ và ý nghĩa của văn bản.* Thơ:Đêm nay Bác không ngủ - Minh HuệLượm – Tố HữuMưa – Trần Đăng Khoa*Nội dung và ý nghĩa 3 văn bản nhật dụng.- Động Phong Nha: danh lam thắng cảnh.- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ: bảo vệ, giữ gìn môi trường.- Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử: di tích lịch sử.II. Phần Tiếng Việt:- Phó từ.- Các vấn đề về câu: + Các thành phần chính của câu.+ Câu trần thuật đơn và các kiểu câu trần thuật đơn.+ Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ.- Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ.

III. Phần Tập Làm Văn- Tự sự- Miêu tả- Đơn từ.

IV.Hướng dẫn tự học:* Bài cũ: - Ôn lại những kiến thức đã học.- Làm một số dạng bài tập trong các đề kiểm tra học kì năm trước.* Bài mới: Kiểm tra học kì II vào sáng ngày 11/05/2012. Cần ôn tập chu đáo để làm bài kiểm tra.

E/Rút kinh nghiệm:......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

**************************Tuần 35 Ngày soạn: 12/05/2012Tiết 137 Ngày dạy: 15/05/2012

Page 278: Giáo án văn 6

CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG (Phần Văn và Tập làm văn)

A/Mức độ cần đạtBiết thêm về một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và kế hoạch bảo vệ môi trường ở địa phương

mình.B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ1.Kiến thức: Vẻ đẹp, ý nghĩa của một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương.2.Kĩ năng:- Thực hiện các bước chuẩn bị và trình bày nội dung về di tích lịch sử (danh lam thắng cảnh) ở địa phương.- Quan sát, tìm hiểu, ghi chép thông tin cụ thể về đối tượng.- Trình bày trước tập thể lớp3.Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu và niềm đam mê đối với môn Văn học.C/Phương pháp: Làm việc nhóm, tham quan, phát vấn, thuyết trình, sưu tầm tranh ảnh.D/Tiến trình dạy học1.Ổn định lớp: 6ª2.............................................................2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.3. Bài mới:* Lời vào bài: Các em đã đã được biết về các địa danh như Đảo Cô Tô, Cầu Long Biên, Động Phong Nha,... Địa phương em có những danh lam thắng cảnh nào. Cô hi vọng các em sẽ tự hào giới thiệu về nó qua tiết học hôm nay.* Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thứcChuẩn bị ở nhàBài 1:- Gv hướng dẫn Hs thực hiện theo yêu cầu của sgk/161.- Tất cả học sinh đều phải tự ôn lại.Bài 2: - Gv cho Hs chọn địa danh, phân nhóm, hướng dẫn các em tham quan, tìm hiểu.- HS tổ chức tham quan theo nhóm, tìm tòi tài liệu về địa danh của nhóm mình.Bài 3: - Gv yêu cầu cả bốn nhóm chọn một yếu tố môi trường, tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân, cách bảo vệ. - Hs: Tự tổ chức tìm hiểu vấn đề môi trường.Bài 4: Gv yêu cầu một Hs sưu tầm 1 bài viết về địa phương.Hoạt động trên lớp:Bài 1: - Gv phát vấn Hs để ôn lại các văn bản có giới thiệu danh thắng, di tích, môi trường.- Hs nhớ, học hỏi cách giới thiệu để biết cách giới thiệu một danh thắng, di tích ở địa phương mình.Bài 2:- Gv hướng dẫn:Danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử đó ở đâu? Có từ bao giờ, được phát hiện khi nào? Do ai, nhân tạo hay cảnh tự nhiên?- Các nhóm có 5 phút để trao đổi trước khi lên thuyết trình.- Đại diện nhóm thuyết trình, các nhóm nghe, bổ sung, nhận xét.- Gv nhận xét, giới thiệu lại, ghi điểm.

Bài 3:- HS: Lần lượt các nhóm cử đại diện nhóm lên bảng thuyết trình vấn đề nhóm minh đã chuẩn bị.

I.Chuẩn bị ở nhà:Bài 1: Xem lại các văn bản có giới thiệu địa danh, môi trường.Bài 2: Chọn 1danh lam thắng cảnh ở địa phương, tham quan, tìm hiểu để giới thiệu với bạn bè.Bài 3: Tìm hiểu vấn đề môi trường ở địa phương: sông, suối, rừng núi, thôn bản,..)Bài 4: Sưu tầm bài viết về địa phương em.

II. Hoạt động trên lớp:1. Văn bản giới thiệu về danh thắng, di tích lịch sử và môi trường:- Sông nước Cà Mau.- Cô Tô.- Cầu Long Biên-Chứng nhân lịch sử.- Động Phong Nha.- Bức thư của người thủ lĩnh da đỏ.2. Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của quê hương Lâm Đồng:- Danh lam thắng cảnh: Đồi Mộng Mơ, Thác Cam Ly, Suối Vàng.- Di tích lịch sử: Nhà Thờ Con Gà, Dinh Bảo Đại, Nhà Thờ Cam Ly, Ga Đà Lạt.- Vẻ đẹp- Ý nghĩa lịch sử.- Giá trị kinh tế.3.Vấn đề môi trường và bảo vệ, giữ gìn

Page 279: Giáo án văn 6

- Các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung.- Gv: Theo dõi, nhận xét, chấm điểm.Bài 4: - Gv khuyến khích, chọn bài sưu tầm hoặc bài viết của hay của hs và yêu cầu các em ttrình bày trước lớp.- Hs: Trình bày.Nhớ lại các kiến thức học được trong tiết học về nhà.

môi trường ở quê hương em.- Rừng- Rác thải- Nước sạch- Không khí4. Bài viết hay về quê hương Lâm Đồng

4. Hướng dẫn về nhà: Viết một bài văn giới thiệu về quê hương Lâm Đồng.

E/Rút kinh nghiệm......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tuần 35 Ngày soạn: 11/05/2012Tiết 138-139 Ngày dạy: 11 /05/2012

KIỂM TRA HỌC KỲ II

A/Mức độ cần đạt- Nhận biết tác giả, nội dung, ý nghĩa của văn bản.- Phát hiện được một số biện pháp tu từ, phân tích được thành phần chính của câu.- Viết được bài văn miêu tả.B/Chuẩn bị:1.Giáo viên: Trao đổi với tổ chuyên môn để làm đề cương ôn tập, ôn tập chu đáp cho học sinh.2.Học sinh: Ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên, chuẩn bị bút giấy để làm bài kiểm tra học kỳ II.C/Tiến trình dạy học1.Ổn định lớp: 6ª2.................................................2.Kiểm tra bài cũ: không thực hiện.3.Bài mới:

Giáo viên phổ biến nội quy giờ kiểm tra, hướng dẫn học sinh cách làm bài, phát đề.Đề bài: ( Có kèm theo đề và đáp án của phòng giáo dục Đam rông).D/Hướng dẫn tự học:

Về nhà xem lại các kiến thức liên quan đến bài thi để tự chấm điểm cho bài thi của mình.E/Rút kinh nghiệm:......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Page 280: Giáo án văn 6

Tuần 35 Ngày soạn: 15/05/2012Tiết 140 Ngày dạy: 19/05/2012

TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II

A. Mức độ cần đạt:- Qua tiết trả bài GV cho HS tự đánh giá về lực học của mình qua chương trình - Rèn kỹ năng tiếp thụ, rút kinh nghiệm, sửa chữa- Ý thức tự rèn luyện, tự sửa chữa, chỉnh lý và ý thức vươn lên, yêu thích môn học B. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Chấm, trả bài, sửa bài chi tiết, vào điểm chính xác. 2. Học sinh: Lập dàn ý, xem lại đề bài. Đọc lại bài để rút ra bài học cho bản thânC. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: 6a2……………………………. 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới:* Giới thiệu bài: Các bài kiểm tra trong chương trình rất quan trọng, đặc biệt là bài kiểm tra cuối kì. Tiết học hôm nay cô sẽ nhận xét bài làm của các em. Các em cần theo dõi để rút kinh nghiệm và phát biểu ý kiến về kết quả điểm thi.* Tiến trình bài dạy:

Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thứcĐáp án và thang điểm- Gv thông qua đề, phát vấn Hs để tìm câu trả lời- Hs trả lời- Gv công bố đáp án, thang điểm của đề thi học kì 2đọc đề câu 1, yêu cầu Hs trả lời.- HS trả lời, Gv công bố đáp án.- GV yêu cầu Hs nhắc lại dàn ý của đề tập làm văn.Nhận xét chung- Gv nhận xét ưu điểm, khuyết điểm

I. Đáp án và thang điểm: (Kèm theo đáp án và thang điểm của phòng GD Đam Rông)

II. Nhận xét chung 1. Ưu điểm:

Page 281: Giáo án văn 6

cho học sinh một cách cụ thể.- Hs nghe rút kinh nghiệm.

Sửa lỗi cụ thểGV treo bảng phụ, ghi các lỗi sai, HS sửa bài giúp nhau.

Đọc bàiGV đọc bài của Tuấn Anh cho cả lớp nghe.Đọc điểmGv đọc điểm cho Hs nghe.

- Học sinh nắm vững kiến thức tổng hợp.- Làm tốt phần trắc nghiệm, xác định đúng chủ ngữ, vị ngữ.- Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết được bài văn miêu tả người thân.2. Nhược điểm:- Chưa nắm trọn vẹn khái niệm câu trần thuật đơn, đặc biệt là tác dụng của câu trần thuật đơn.- Một số em chưa có kĩ năng xác định chủ ngữ, vị ngữ.- Chữ viết cẩu thả, còn sai nhiều lỗi chính tả.- Giọng văn khô khan, chưa làm nổi bật hình ảnh người thân.- Một số bài kể lể nhiều.III. Sửa lỗi cụ thểCâu 1: - Nhầm lẫn trạng ngữ với chủ ngữ.- Nhầm lẫn câu tồn tại khi xác định Vn trước Cn.Câu 2: Viết bài văn miêu tả người thân- Lỗi kiến thức: + Chưa nắm đơn vị chiều cao, tuổi tác phù hợp của người thân. + Nhầm lẫn nhân hóa ở vật với việc vật hóa khi tả người..+ Nội dung giữa các phần không phù hợp. - Lỗi diễn đạt: lặp đi lặp lại nhàm chán, lời văn khô khan, khó nghe( mắt nhỏ, mũi nhỏ, miệng nhỏ, khuôn mặt to)- Lỗi dùng từ: Phản cảm, thô thiên, không đúng ( giọng nói rất đẹp)- Lỗi viết câu: Dài dòng, không ngắt câu, thiếu thành phần.- Sai quá nhiều lỗi chính tả: diệu dàng-> dịu dàng, nhanh nhẹnh-> nhanh nhẹ, mủi cao-> mũi cao, ...IV. Đọc bài khá

V. Đọc điểm:

BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM

Lớp Sĩ số Điểm 9-10

Điểm 7-8

Điểm 5-6

Điểm >TB

Điểm 3-4

Điểm 1-2

Điểm < TB

6a2 36

D. Hướng dẫn tự học:-Bài cũ: Về nhà viết lại bài văn vào vở bài tập. Những bạn điểm yếu, kém cần ôn lại kiến thức ngữ văn 6 chuẩn bị thi lại.- Bài mới: Chuẩn bị Sgk, tham khảo chương trình ngữ văn 7. E. Rút kinh nghiệm:............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................