85
MỤC LỤC Tóm tắt ........................................................... 1 .................................................................... .................................................................... .................................................................... ............................................................... trang ................................................................... 1 Chương I - Giới thiệu nhiệm vụ nghiên cứu..........................3 1. Hoàn cảnh nghiên cứu.........................................3 2. Phạm vi nghiên cứu...........................................3 3. Mục đích nghiên cứu..........................................4 4. Phương pháp nghiên cứu.......................................4 5. Tiêu chí đánh giá............................................4 Chương II - Tổng quan về quản lý tổng hợp tài nguyên nước..........5 1. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước.............................5 2. Các nghiên cứu về quản lý tổng hợp tài nguyên nước..........11 3. Việt Nam tiệm cận với quản lý tổng hợp tài nguyên nước......12 4. Tổng quan về tài nguyên nước ở Việt Nam.....................14 Chương III - Đánh giá các chủ trương, chính sách và pháp luật.....23 1. Các chủ trương, chính sách và định hướng chung..............23 2. Các văn bản pháp luật ......................................30 Chương IV - Đánh giá thể chế và tổ chức hoạt động.................43 .................................................................... .................................................................... .................................................................. 43 1. Cơ cấu tổ chức..............................................43 2. Thể chế tài chính...........................................50 3. Cơ chế phối hợp liên ngành..................................51 4. Thể chế thanh tra...........................................51 5. Xây dựng thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước..............52

Quản lý nguồn nước

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Quản lý nguồn nước

MỤC LỤC

Tóm tắt ....................................................................................................................................1........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................trang..................................................................................................................................................1

Chương I - Giới thiệu nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................31. Hoàn cảnh nghiên cứu..................................................................................................32. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................33. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................................44. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................45. Tiêu chí đánh giá...........................................................................................................4

Chương II - Tổng quan về quản lý tổng hợp tài nguyên nước..........................................51. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước...............................................................................52. Các nghiên cứu về quản lý tổng hợp tài nguyên nước...............................................113. Việt Nam tiệm cận với quản lý tổng hợp tài nguyên nước..........................................124. Tổng quan về tài nguyên nước ở Việt Nam................................................................14

Chương III - Đánh giá các chủ trương, chính sách và pháp luật.....................................231. Các chủ trương, chính sách và định hướng chung....................................................232. Các văn bản pháp luật ...............................................................................................30

Chương IV - Đánh giá thể chế và tổ chức hoạt động........................................................43........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................43

1. Cơ cấu tổ chức............................................................................................................432. Thể chế tài chính.........................................................................................................503. Cơ chế phối hợp liên ngành........................................................................................514. Thể chế thanh tra........................................................................................................515. Xây dựng thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước.........................................................52

Chương V - Đề xuất kiến nghị và giải pháp........................................................................531. Đối với hệ thống chính sách.......................................................................................532. Thể chế và tổ chức hoạt động....................................................................................533. Đề xuất lộ trình thực hiện............................................................................................57

Page 2: Quản lý nguồn nước

Kết luận..................................................................................................................................59Tài liệu tham khảo.................................................................................................................60Danh sách các chuyên gia cung cấp thông tin..................................................................62Danh sách các chuyên gia đã gửi bản câu hỏi và đã nhận được trả lời.........................65Phụ lục...................................................................................................................................69

2

Page 3: Quản lý nguồn nước

TÓM TẮT

Đánh giá liên ngành các chính sách quản lý tổng hợp tài nguyên nước là một trong các nội dung cơ bản của dự án quốc gia bảo tồn và sử dụng hữu ích các vùng đất ngập nước (ĐNN). Cho đến nay, hệ thống luật, nghị định hướng dẫn của Chính phủ, các quyết định của Chính phủ, quyết định của các Bộ chuyên ngành, thông tư liên Bộ liên quan đến tài nguyên nước là tương đối nhiều, tuy nhiên chưa có sự liên kết một cách “tổng hợp”.

Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu là lấy ý kiến của các chuyên gia thuộc lĩnh vực quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong các ngành kinh tế - xã hội và chỉ giới hạn ở nguồn tài nguyên nước lục địa (bao gồm cả nước mặt, nước dưới đất) và nước biển ven bờ. Tiêu chí của đánh giá liên ngành các chính sách, thể chế, cơ cấu tổ chức là tính hệ thống, tính thực tiến (hay tính khả thi) và tính hiệu quả.

Chương 2 trình bày các khái niệm cơ bản về quản lý tổng hợp tài nguyên nước (8 khái niệm), giới thiệu một số nghiên cứu về quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên thế giới và sự tiệm cận của Việt Nam, tóm lược hiện trạng tài nguyên nước ngọt và nước biển ven bờ trên toàn quốc. Một đặc điểm nổi bật của nguồn tài nguyên nước Việt Nam là khá phong phú nhưng phân bố không đều theo không gian (giữa các vùng) và thời gian (giữa các mùa), hai phần ba tổng lưu lượng nước các sông được bắt nguồn từ ngoài lãnh thổ.

Chương 3 đánh giá các chủ trương, chính sách và pháp luật thông qua các chiến lược, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về sự phát triển kinh tế xã hội bền vững. Các chủ trương chính sách được tóm lược trong 6 vấn đề chính và được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật mà trong đó Luật Tài nguyên nước là cơ sở pháp lý cho các văn bản khác. Tác động tích cực của các văn bản này là: có tính hệ thống cao, hệ thống văn bản khá hoàn chỉnh mang tính kế thừa và nâng cao, các văn bản đã có đều nhằm tạo ra một hành lang pháp lý cho mọi hoạt động liên quan đến tài nguyên nước; tính thực tiễn: tạo ra một sự phối hợp liên ngành, thống nhất và đã đi vào hoạt động thực tế; hiệu quả của các văn bản này đã được thể hiện trong xây dựng cơ cấu tổ chức, và các kết quả phát triển kinh tế. Các tồn tại của hệ thống chính sách thông qua các văn bản pháp luật được tóm tắt trong 5 vấn đề: sự chồng chéo, sự song hành, chưa đầy đủ, sự liên quan giữa quản lý tài nguyên nước và ĐNN, sự thiếu cập nhật.

Chương 4 trình bày đánh giá thể chế, tổ chức hoạt động quản lý tổng hợp tài nguyên nước hiện nay ở Việt Nam. Ngoài cơ quan quản lý nhà nước về Tài nguyên nước là Cục Tài nguyên nước (cấp trung ương), Phòng Tài nguyên nước (cấp tỉnh), cơ cấu tổ chức quản lý nước theo lưu vực đã được thành lập thí điểm cho ba lưu vực chính đã đi vào hoạt động từ ba năm nay. Các ưu việt của cơ cấu tổ chức này đem lại nhiều giá trị tích cực như: quản lý cấp nước, chất lượng nước, kiểm soát lũ lụt, kiểm soát bồi lắng, giao thông thủy, phát triển thủy điện – thủy lợi…Lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn, Nhuệ - Đáy được đưa ra phân tích. Tồn tại chính trong cơ cấu tổ chức là sự thiếu nhất quán trong chuyển giao trách nhiệm giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài nguyên Môi trường (TN&MT)

1

Page 4: Quản lý nguồn nước

trong quản lý nước và lưu vực sông; thể chế tài chính cho ngành nước chưa được xem xét nghiêm túc.

Báo cáo cũng đã đề xuất một số kiến nghị và giải pháp để tháo gỡ các tồn tại này theo một lộ trình nhất định.

2

Page 5: Quản lý nguồn nước

CHƯƠNG IGIỚI THIỆU NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

1. Hoàn cảnh nghiên cứu

Tài nguyên nước đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững. Trên trái đất của chúng ta có ba phần tư là nước, song lượng nước sạch phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người là rất hạn chế. Vậy mà, tình trạng sử dụng nước trên thế giới là rất lãng phí và nhiều hành động gây tổn hại cho nguồn nước. Một nguyên nhân là việc quản lý nguồn tài nguyên tái tạo yếu này còn phân tán, chưa được quản lý trong một quan hệ tổng thể và chưa được coi là một loại hàng hóa đặc biệt. Tuy rằng được đánh giá là quốc gia tương đối giàu tài nguyên nước, Việt Nam là một trong nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt trong “cuộc chiến” vì sự phát triển kinh tế và xã hội ngày càng có nhiều liên quan đến nguồn nước. Đó là: sự phân phối không đều trong năm (lượng nước trong mùa khô chỉ chiếm 20%); không đều theo vị trí địa lý (vùng Tuyên Quang, Móng Cái tới 80 l/s trong khi vùng Hàm Tân chỉ 10 l/s); chất lượng nước ở các vùng là rất khác nhau (đồng bằng sông Cửu Long nước chua, phèn, mặn…). Thiếu nước, suy thoái chất lượng nước và sự tác động đến lương thực là những vấn đề cần có sự quan tâm và hành động cụ thể.

Mục tiêu của việc Quản lý tổng hợp tài nguyên nước (QLTHTNN) là một quá trình hỗ trợ các quốc gia đang nỗ lực giải quyết các vấn đề về nước với phương pháp có hiệu quả đồng vốn và vững bền. Đặc biệt, Việt Nam là một quốc gia có những vùng ĐNN đáng kể bao gồm vùng ĐNN thuộc hệ thống sông Mê Kông, sông Hồng, đầm lầy, hồ, vùng ĐNN ven biển, bãi triều. Các vùng ĐNN này cung cấp một giá trị hàng hóa to lớn và thực phẩm cho cuộc sống. Mặt khác, Việt Nam đã tham gia vào hội nghị Ramsar năm 1989 và phổ biến một số tài liệu hợp pháp về duy trì và bảo vệ các vùng ĐNN. Luật Tài nguyên nước được thông qua năm 1998 và sau đó là các nghị định hướng dẫn việc thực hiện luật này đã đưa ra một bước chủ yếu hướng tới quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Tuy nhiên, các chính sách về ĐNN và việc quản lý tổng hợp tài nguyên nước còn khá yếu, chồng chập, thiếu sự sắp xếp và chức năng rõ ràng.

Do đó chúng ta cần phải có sự xem xét đa ngành về các chính sách quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam làm cơ sở cho việc sử dụng và quản lý một cách có hiệu quả các vùng ĐNN. Các nghiên cứu này cũng sẽ góp phần hoàn thiện các chính sách, pháp luật và thể chế quản lý ĐNN và quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam.

2. Phạm vi nghiên cứu

Vấn đề về chính sách, thể chế QLTHTNN rất rộng về không gian, xuyên suốt về thời gian và là một vấn đề phức tạp liên quan đến hầu hết các ngành kinh tế - xã hội. Các kết quả đánh giá trong báo cáo này nhằm mục đích xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng tài nguyên ĐNN, vì vậy nội dung đánh giá được trình bày trong báo cáo này chỉ giới hạn xem xét các vấn đề liên quan đến nước lục địa (nước mặt, nước ngầm) và

3

Page 6: Quản lý nguồn nước

các vùng nước biển ven bờ, tức là các vùng tài nguyên nước có ít nhiều liên quan đến các vùng ĐNN.

3. Mục đích nghiên cứu- Phân tích, đánh giá các mặt mạnh và yếu của hệ thống chính sách, luật ở Việt

Nam về ĐNN và QLTHTNN.- Báo cáo sẽ xem xét các ưu điểm và nhược điểm của hệ thống thể chế ở Việt Nam

và sự tác động của hệ thống chính sách, luật lệ hiện hành.

- Đánh giá hiệu quả của việc thực hiện các chính sách, quy tắc, luật lệ hiện hành về QLTHTNN.

Từ sự tổng hợp này, báo cáo sẽ đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách, luật pháp và thể chế về quản lý ĐNN và QLTHTNN. Các kết quả này sẽ hỗ trợ cho việc sử dụng và tạo nguồn thông tin cho các ngành, liên ngành, các địa phương một cách hiệu quả.

4. Phương pháp nghiên cứu

- Thành lập nhóm chuyên gia nghiên cứu: bao gồm các nhà nghiên cứu chuyên ngành nước, các nhà quản lý đang làm việc trong các Bộ/ngành.

- Nghiên cứu, sàng lọc, tổng hợp, đánh giá các dữ liệu: các bộ luật, nghị định, quyết định, thông tư của Chính phủ, Bộ, ngành liên quan đến quản lý tài nguyên nước.

- Hội thảo, lấy ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn

5. Tiêu chí đánh giá

Để có thể đánh giá được thực trạng của hệ thống quản lý tài nguyên nước, cần phải đề ra các tiêu chí đánh giá để thấy được những mặt đã hoặc chưa làm được, khả thi hay kém khả thi, hiệu lực của hệ thống luật pháp, quy định, thể chế chính sách đã được ban hành trong những năm qua ở nước ta. Một tiêu chí chung nhất cho sự đánh giá liên ngành là sự phát triển kinh tế - xã hội ổn định và bền vững, tức là khai thác hiệu quả tài nguyên nước mà không hoặc ít làm tổn hại đến chất lượng, tiềm năng tài nguyên nước cũng như các nguồn tài nguyên khác có liên quan. Các tiêu chí cụ thể được đề nghị như sau:

- Tính hệ thống của các chính sách: đây là điểm quan trọng trong hệ thống quản lý của một quốc gia

- Tính thực tiễn của hệ thống chính sách: biểu thị cho khả năng áp dụng vào thực tế cuộc sống của từng thành viên trong xã hội, của từng địa phương.

- Tính hiệu quả của các chính sách quản lý tổng hợp tài nguyên nước: kết quả của hệ thống chính sách, luật lệ đã ban hành. Trong tiêu chí này, sự thành công hay những nội dung còn bất cập trong các luật lệ đã ban hành sẽ được bàn luận.

4

Page 7: Quản lý nguồn nước

Chương IITỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC

1. QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC (QLTHTNN)

4 nguyên tắc của Dublin là:

- Nước ngọt là nguồn tài nguyên có hạn và dễ bị tổn thương và cần thiết cho sự sống, phát triển và môi trường.

- Phát triển và quản lý nước phải dựa trên cơ sở tiếp cận với sự tham gia của các bên có liên quan, từ người sử dụng đến người lập kế hoạch, người lập chính sách, ở mọi cấp độ.

- Phụ nữ đóng vai trò trung tâm trong việc cung cấp, quản lý và đảm bảo an toàn về nước.

- Nước có giá tri kinh tế ở nhu cầu cạnh tranh sử dụng và phải được xem như hàng hóa có giá trị kinh tế.

Định nghĩa về QLTHTNN

Thực tiễn QLTHTNN tùy thuộc vào từng tình huống. Ở mức độ vận hành thì thách thức là chuyển nguyên tắc đã được thỏa thuận thành hành động cụ thể. Để đáp ứng yêu cầu này thường phải dựa vào QLTHTNN với “Quản lý” bao hàm cả phát triển và quản lý. Tuy nhiên khái niệm của định nghĩa QLTHTNN có nghĩa rộng hơn, rõ ràng hơn. Khi đó các tổ chức vùng hay quốc gia phải triển khai thực tiễn QLTHTNN và sử dụng khuôn khổ hợp tác toàn cầu và vùng.

Quản lý sử dụng hiệu quả nguồn nước là hoạt động nằm trong chiến lược QLTHTNN. Khái niệm này được hiểu theo nhiều cách khác nhau, nhưng để thống nhất chung, khái niệm này dựa theo định nghĩa của tổ chức “Cộng tác vì nước toàn cầu“ (GWP) như sau: “QLTHTNN là một quá trình đẩy mạnh phối hợp phát triển và quản lý tài nguyên nước, đất đai và các tài nguyên khác có liên quan, sao cho tối đa hóa các lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng mà không phương hại đến tính bền vững của các hệ sinh thái thiết yếu”.

Tổng hợp là cần thiết nhưng chưa đủ. Theo từ điển của Webster, sự cần thiết phải tổng hợp nổi lên khi có liên quan tới tình hình “quan hệ tương hỗ thường xuyên của các nhóm phụ thuộc lẫn nhau của các hạng mục hình thành nên một tổng thể thống nhất.

Tổng hợp khi đó là “ nghệ thuật và khoa học” của sự hài hòa tỷ lệ các thành phần trong một thể thống nhất. Tuy nhiên những vấn đề này trong quản lý tài nguyên nước được biết là tổng hợp, tự nó không thể đảm bảo phát triển chiến lược tối ưu, kế hoạch và sơ đồ quản lý tối ưu.

5

Page 8: Quản lý nguồn nước

1.1. Quan hệ tương hỗ giữa hệ thống tự nhiên và nhân tạo

Khái niệm QLTHTNN tương phản với “truyền thống”, quản lý tài nguyên nước theo ngành (fragmented) ở mức nền tảng nhất có liên quan tới quản lý yêu cầu với cấp nước (quản lý cung-cầu về nước). Như vậy tổng hợp có thể được xem dưới 2 hệ cơ bản:

- Hệ thống tự nhiên với tầm quan trọng cực kỳ của nó là có tài nguyên nước và chất lượng của nó,

- Hệ thống nhân tạo (Human System) và được xác định một cách cơ bản là sử dụng tài nguyên, tạo ra chất thải và gây ô nhiễm tài nguyên và hệ thống đó cũng phải tạo dựng những ưu tiên phát triển.

Tổng hợp phải diễn ra ở cả hai hệ và giữa hai hệ và có tính tới sự biến động về thời gian và không gian. Về mặt lịch sử, những người quản lý nước đã hướng tới tự xem xét mình trong vai trò trung lập quản lý hệ thống tự nhiên để đảm bảo cung cấp thỏa mãn những nhu cầu xác định của chính họ. Rõ ràng rằng, người tiêu thụ chỉ cụ thể “yêu cầu” sản phẩm được cung cấp, nhưng nước có thể được cung cấp với các tính chất rất khác nhau, chẳng hạn về chất lượng và lưu lượng lại nhỏ ở những giai đoạn yêu cầu cao điểm. Giá và xác định đơn giá sẽ ảnh hưởng đến tiêu thụ nước cũng như sẽ đầu tư hạ tầng để chuyển tải tiềm năng thành tiêu thụ hiệu quả.

1.2. Tổng hợp giữa quản lý nguồn nước ngọt với quản lý vùng biển ven bờ

Quản lý nguồn nước ngọt với quản lý vùng biển ven bờ sẽ phải được nhất thể hóa, phản ảnh tính liên lục giữa nước ngọt và nước biển ven bờ. Hệ nước ngọt là vật thể rất quan trọng xác định những điều kiện của vùng biển ven bờ và do đó người quản lý hệ nước ngọt sẽ phải xem xét những yêu cầu của vùng biển ven bờ khi quản lý tài nguyên nước. Đây là trường hợp đặc biệt của vấn đề quan hệ giữa thượng lưu và hạ lưu, mà vấn đề này càng ngày càng được chú ý đối với tất cả các nước. Điều này có xuất xứ từ các tuyên bố của Liên Hợp Quốc trên cơ sở các nguồn ô nhiễm từ lục địa, đòi hỏi phải xây dựng các chương trình hành động toàn cầu (GPA) và đánh giá nước quốc tế toàn cầu (GIWA).

1.3. Tổng hợp giữa quản lý đất và quản lý nước

Cách tiếp cận tổng hợp giữa quản lý đất và nước là một sự khởi đầu của chu trình thủy văn, tuần hoàn vận chuyển nước giữa các quyển hay thành phần: không khí, đất, cây trồng và nguồn nước mặt, nước dưới đất. Kết quả phát triển sử dụng đất và lớp phủ trồng trọt (bao gồm cả lựa chọn cây trồng) sẽ ảnh hưởng tới sự phân bố vật lý cũng như chất lượng nước và điều này phải được xem xét cẩn thận trong quy hoạch tổng thể và quản lý các nguồn tài nguyên nước. Một vấn đề khác, nước là yếu tố mấu chốt xác định đặc điểm và sức khỏe của tất cả các hệ sinh thái (trên cạn cũng như dưới nước) và do đó những yêu cầu về số lượng, chất lượng nước của các hệ sinh thái đó cần được xem xét toàn bộ trên các khía cạnh về tiềm năng tài nguyên nước. Việc tăng cường quản lý lưu vực nói chung và lưu vực sông cần được quan tâm và phải là các vấn đề quy hoạch khung logic để QLTHTNN theo các hệ thống tự nhiên. Lưu vực và quản lý ở cấp lưu vực không chỉ quan trọng ở nghĩa tổng hợp các vấn đề sử dụng đất và nước, mà còn rất bức thiết trong quản lý các mối quan hệ giữa lượng và chất, giữa các quyền lợi ở thượng lưu và hạ lưu.

6

Page 9: Quản lý nguồn nước

1.4. Tổng hợp về quản lý nước mặt và nước dưới đất

Chu trình thủy văn cũng kêu gọi tổng hợp giữa quản lý nước mặt với nước dưới đất. Sự suy giảm nước được giữ lại trên bề mặt một lưu vực có thể xuất hiện nghịch đảo (xoay chiều) giữa nước mặt và nước dưới đất theo cách từ hạ lưu đến toàn lưu vực. Phần tỷ lệ lớn của dân số thế giới phụ thuộc vào nước dưới đất để được cung cấp nước. Việc sử dụng rộng rãi hóa chất trong nông nghiệp và sự ô nhiễm từ các nguồn không điểm (theo diện) đã tạo ra một sự đe dọa lớn đối với chất lượng nước dưới đất và người quản lý phải xem xét các mối quan hệ giữa nước mặt và nước dưới đất. Ô nhiễm nước dưới đất rất không đồng đều trên toàn lưu vực và phải tính tới các chi phí giảm thiểu ô nhiễm nước dưới đất.

1.5. Tổng hợp giữa quản lý số lượng và chất lượng tài nguyên nước

Quản lý tài nguyên nước bao hàm sự phát triển số lượng nước phù hợp với chất lượng an toàn. Như vậy quản lý chất lượng nước là hợp phần cần thiết của QLTHTNN. Sự xuống cấp, suy thoái chất lượng nước làm gỉam tính sử dụng tài nguyên đối với các bên liên quan ở vùng hạ lưu. Rõ ràng rằng, các tổ chức, thể chế có khả năng tổng hợp, nhất thể hóa các khía cạnh về số lượng và chất lượng phải được đẩy mạnh. Hệ thống nhân tạo vận hành sẽ sản sinh ra ô nhiễm, gây nhiều tác động đối với môi trường-tài nguyên nước. Do đó phải phấn đấu để giảm thiểu các sản phẩm phế thải.

1.6. Tổng hợp giữa các quyền lợi liên quan đến thượng lưu và hạ lưu

Việc tiếp cận tổng hợp quản lý tài nguyên nước hàm ý nhận dạng các xung đột về quyền lợi giữa các bên có liên quan ở vùng thượng lưu và hạ lưu. Những “tổn thất” về tiêu thụ (nhu cầu) ở thượng lưu sẽ làm giảm lưu lượng nước sông. Các thải lượng ô nhiễm xả ra ở thượng lưu sẽ làm suy thoái chất lượng nước sông.Việc sử dụng đất làm thay đổi ở vùng thượng lưu cũng sẽ làm thay đổi việc bổ cập nước dưới đất và lưu lượng theo mùa của nước sông. Các giải pháp kiểm soát lũ ở vùng thượng lưu có thể đe dọa về lũ đối với các bên liên quan ở vùng hạ lưu. Những xung đột về quyền lợi cần được xem xét trong QLTHTNN với toàn bộ sự hiểu biết về hàng loạt mối quan hệ vật lý-tự nhiên và xã hội, những quan hệ đó tồn tại trong một hệ thống tổ hợp. Sự am hiểu về tính tổn thương gây ra bởi những hoạt động ở vùng thượng lưu đối với những bên có liên quan ở vùng hạ lưu là rất cần thiết. Nhấn mạnh lại một lần nữa, quản lý sẽ tham gia vào cả hai hệ thống tự nhiên và nhân tạo.

1.7. Tổng hợp trong hệ thống nhân tạo

1 .7.1. Xác định dòng chính của tài nguyên nước

Khi phải phân tích các hoạt động của con người hay hệ thống dịch vụ, rõ ràng là tất cả các vấn đề-khía cạnh của tổng hợp sẽ phải được tham gia cùng với sự hiểu biết về hệ sinh thái tự nhiên, năng lực, tính dễ bị tổn thương và những giới hạn của nó. Sự tổng hợp dó là nhiệm vụ tổng hợp, sự tổng hợp hoàn toàn là chưa rõ ràng và chưa hiện thực. Điều đó bao gồm:

7

Page 10: Quản lý nguồn nước

- Đảm bảo chắc chắn rằng các chính sách của chính quyền, tính ưu tiên tài chính và quy hoạch (vật chất, kinh tế, xã hội) sẽ phải tính tới những trong các nội dung của phát triển tài nguyên nước, nước có liên quan tới rủi ro và sử dụng nước.

- Ảnh hưởng của các ngành, các lĩnh vực: Khi quyết định lựa chọn công nghệ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phải dựa trên cơ sở các giá trị thực của nước và nhu cầu giữ cho tài nguyên thiên nhiên tồn tại mãi mãi theo thời gian.

- Cung cấp, tạo dựng nền- phông, cơ chế, để đảm bảo rằng, tất cả các bên có liên quan đều có thể tham gia vào các quyết định về lĩnh vực tài nguyên nước, giải quyết các xung đột và lựa chọn giải pháp cuối cùng.

Các giải pháp tổng hợp là cần thiết ở mọi cấp từ hộ gia đình đến quốc gia, rồi đến thị trường quốc tế.

1.7.2.Tổng hợp liên ngành trong phát triển chính sách quốc gia

Tiếp cận QLTHTNN ám chỉ rằng, những phát triển liên quan đến nước, với tất cả các ngành kinh tế, xã hội, sẽ phải được tính đến trong quản lý tổng thể tài nguyên nước. Như vậy chính sách tài nguyên nước sẽ phải tổng hợp/ nhất thể hóa với chính sách kinh tế quốc gia cũng như các chính sách của các Bộ, ngành. Ngược lại, các chính sách kinh tế xã hội (của các Bộ/ ngành) cần phải tính tới các nhiệm vụ của tài nguyên nước, chẳng hạn, các chính sách năng lượng quốc gia, chính sách thực phẩm quốc gia cũng có thể tác động sâu sắc tới tài nguyên nước và ngược lại. Khi đó các phát triển phải được đánh giá đối với các tác động có thể có đối với tài nguyên nước và các đánh giá đó phải được xem xét khi thiết kế và xác định các dự án phát triển ưu tiên. Sự phát triển và quản lý tài nguyên nước có tác động đối với kinh tế-xã hội thông qua nhiều con đường khác nhau, như di dân, gia tăng định cư hay những thay đổi trong thành phần cơ cấu công nghiệp. Hậu quả là, hệ thống quản lý tài nguyên nước phải bao gồm sự trao đổi thông tin liên ngành và quy trình hợp tác cũng như kỹ thuật để đánh giá các dự án riêng biệt với mong đợi là bao hàm nội dung đối với tài nguyên nước trong những trường hợp đặc biệt nói riêng và trong xã hội nói chung.

1.7.3. Các tác động kinh tế vĩ mô của sự phát triển nước

Ở những tình huống khi mà một lượng lớn vốn được dồn cho việc đầu tư ngành nước thì các tác động kinh tế vĩ mô thường rất lớn và rất tai hại đối với toàn bộ sự phát triển kinh tế. Yêu cầu ngày càng gia tăng đối với hàng hóa và dịch vụ ở các ngành không cần nước là do dòng vồn đầu vào làm tăng giá hàng hóa và dịch vụ sẽ dẫn đến sự lạm phát. Như vậy thường kéo theo những tác động kinh tế vĩ mô dài hạn và là những điều không mong muốn.

1.7.4. Những nguyên tắc cơ bản để xây dựng chính sách tổng hợp

Việc xây dựng chính sách liên ngành và tổng hợp là rất nặng nề và khó khăn để có thể đạt được trong thực tế. Tuy nhiên có những nguyên tắc chung là:

- Những nhà lập kế hoạch kinh tế phải rất thận trọng đánh giá lạm phát, sự cân bằng chi trả và tác động kinh tế vĩ mô trước khi bắt đầu một chương trình đầu tư vốn trên quy mô lớn trong ngành nước.

8

Page 11: Quản lý nguồn nước

- Người lập chính sách sử dụng đất phải được cung cấp các thông tin về những hậu quả về nước ở vùng hạ lưu và chi phí ngoại biên những lợi ích đối với hệ thống nước tự nhiên (nghĩa là việc phá rừng hay đô thị hóa có thể làm thay đổi chế độ về dòng chảy nước và gây nguy cơ lũ lụt). Điều này không có nghĩa là những chi phí ngoại biên bị thiệt hại, mà những điều đó sẽ giúp người lập chính sách phải cân nhắc giữa những chi phí với những lợi ích thu được từ những chính sách và kế hoạch do họ lập ra.

- Những chính sách gây tác động làm tăng nhu cầu tiêu thụ nước bao gồm cả việc loại bỏ các sản phẩm lãng phí sẽ được phát triển với sự hiểu biết về chi phí gia tăng tổng thể.

- Những chính sách phân phối nước hiệu quả giữa các nhu cầu sử dụng khác nhau phải tính tới các giá trị tương đối trong sử dụng và được đo lường bằng các điều khoản kinh tế xã hội.

- Những người hoạch định chính sách cần biết cân bằng giữa những lợi ích ngắn hạn/ trước mắt và chi phí lâu dài tại các tình huống áp dụng những nguyên tắc phòng ngừa có thể giảm chi phí trong suốt thời gian dài.

- Những người hoạch định chính sách phải biết rằng bao cấp trong quản lý tài nguyên nước là tất yếu, sao cho những nhiệm vụ khác nhau được thực hiện ở mức phù hợp và thấp nhất.

1.7.5. Ảnh hưởng các quyết định của các ngành kinh tế

Những quyết định của những nhà phát triển kinh tế (từ quy mô xuyên quốc gia hay các công ty sở hữu nhà nước đến những trang trại hay hộ riêng biệt) trong đa số các nước sẽ có tác động lớn đối với nhu cầu về nước, những nguy cơ liên quan đến nước và khả năng có nguồn nước với chất lượng nước đảm bảo. Những quyết định này sẽ không gây tổn thương đối với tài nguyên nước nếu có thông tin rõ ràng, minh bạch về tổng chi phí của các hành động, khuyến khích lớn đối với các chi phí bên ngoài của các quyết định cần biết.

1.7.6. Tổng hợp tất cả các bên có liên quan trong quá trình lập kế hoạch và ra quyết định

Việc tham gia của các bên có liên quan trong việc quản lý và lập kế hoạch về tài nguyên nước được biết là đa năng, tổng hợp như một yếu tố cốt lõi để đạt tới sự sử dụng nước một cách cân bằng và bền vững. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp các bên có liên quan thường có quyền lợi xung đột và mục tiêu của họ liên quan đến quản lý tài nguyên nước có thể tức thì tách riêng. Để giải quyết vấn đề này, QLTHTNN phải phát triển các công cụ vận hành để quản lý xung đột và giải quyết, dung hòa những xung đột và dính líu giữa những mục tiêu, kế hoạch và hành động. Vấn đề quan trọng ở đây là cần nhận dạng và thiết kế các chức năng quản lý tài nguyên nước theo mức độ thực hiện phù hợp ở cấp thấp nhất; ở từng cấp độ thực hiện, những bên có liên quan cần được nhân dạng và động viên.

9

Page 12: Quản lý nguồn nước

1.7.7. Tổng hợp giữa quản lý nước và nước thải

Nước là tài nguyên tái tạo và có thể tái sử dụng. Ở những nơi mà không có nhu cầu và nước được quay vòng sau khi sử dụng, cần phải có cơ chế để đảm bảo rằng dòng nước thải được xả vào nguồn nước phục vụ cấp nước thì sẽ rất có lợi. Nếu không quản lý điều phối, thì dòng thải sẽ làm giảm hiệu quả cung cấp nước do sự suy giảm chất lượng nước và tăng chi phí về cấp nước sau đó. Những khuyến khích để tái sử dụng có thể được tạo dựng đối với những người sử dụng riêng biệt, nhưng để có cơ hội sử dụng hiệu quả, phải thiết kế lồng ghép các hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội và hành chính.

Tổng hợp liên ngành giữa các tiểu ngành sử dụng nước và vai trò của QLTHTNN trong liên kết giữa các tiểu ngành được thể hiện như sau:

Những tiêu chí quan trọng nhất

Để tiếp tục QLTHTNN, cần phải biết một số tiêu chí quan trọng nhất cần phải tính tới trong các điều kiện xã hội, kinh tế và tự nhiên:

Hiệu suất kinh tế trong sử dụng nước: Vì sự khan hiếm nước ngày càng trầm trọng và thiếu nguồn tài chính, bản chất xác định và dễ bị tổn thương của nước, như một tài nguyên và nhu cầu về nước ngày càng tăng. Vì vậy nước cần được sử dụng có hiệu quả cao nhất.

Bình đẳng: Quyền lợi cơ bản đối với mọi người là có nước dủ về số lượng và an toàn về chất lượng để duy trì sự sống của loài người. Điều đó cần được ghi nhớ.

Tính bền vững về môi trường và sinh thái: Việc sử dụng tài nguyên hiện tại phải được quản lý theo cách không làm suy yếu hệ thống hỗ trợ duy trì sự sống, bằng cách dung hòa sử dụng chính nguồn tài nguyên đó cho hôm nay và cho cả thế hệ mai sau.

Các yếu tố quan trọng

Khung QLTHTNN và tiếp cận hiểu biết rằng các yếu tố bổ sung cho hệ thống quản lý hiệu quả tài nguyên nước cần được triển khai và tăng cường cạnh tranh:

- Tạo dựng môi trường: Khung tổng quát của các chính sách quốc gia, luật lệ, quy định, các thông tin đối với các bên có liên quan về quản lý tài nguyên nước;

Tổng hợp liên ngành

Tạo môi trường

Vai trò thể chế

Công cụ quản lý

Nước cho sinh hoạt dân cư

Nước cho thực phẩm

Nước cho thiên nhiên

Nước cho công nghiệp và những nhu cầu khác

10

Page 13: Quản lý nguồn nước

- Vai trò thể chế và các chức năng của các cấp hành chính khác nhau và những bên có liên quan khác nhau;

- Những công cụ quản lý, bao gồm công cụ vận hành đối với các quy định có hiệu quả, quan trắc và tăng cường, tạo khả năng cho những người ra quyết định được thông tin lựa chọn phương án hợp lý giữa những phương án hành động Những lựa chọn này cần phải dựa trên cơ sở các chính sách đồng thuận, các nguồn tài nguyên có thể có, các tác động môi trường và những hậu quả kinh tế, xã hội.

Hình 1. Tính bền vững sinh thái

2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC

Tổ chức cộng tác vì nước toàn cầu (GWP) được thành lập từ năm 1996, là một mạng lưới mở cho mọi tổ chức có liên quan đến quản lý tài nguyên nước như: các cơ quan của chính phủ ở các nước phát triển và đang phát triển, các cơ quan thuộc Liên hợp quốc, các ngân hàng phát triển song phương và đa phương, các hội nghề nghiệp, viện nghiên cứu, tổ chức phi chính phủ và tổ chức cá nhân. Tổ chức này nhằm thúc đẩy quản lý tổng hợp tài nguyên nước với mục tiêu đảm bảo liên kết phát triển và quản lý nước, đất và những tài nguyên liên quan bằng cách tăng tối đa lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội mà không làm ảnh hưởng xấu đến tính bền vững của những hệ thống thiết yếu.

Ủy ban tư vấn kỹ thuật của GWP đã đưa ra những tiền đề cho QLTHTNN như sau:

- Tài nguyên nước ngọt thế giới đang chịu một sức ép ngày càng tăng, tăng trưởng dân số, tăng các hoạt động kinh tế, mức sống cải thiện dẫ tới sự cạnh tranh và mâu thuẫn về nguồn nước ngọt. Việc thiếu những biện pháp chống ô nhiễm cũng làm cho tài nguyên nước suy thoái trầm trọng hơn.

- Dân số dưới sức ép về nước: trong thế kỷ 20, dân số thế giới tăng khoảng ba lần trong khi lượng nước khai thác để sử dụng tăng khoảng bảy lần. Theo tính toán hiện nay có khoảng một phần ba dân số thế giới đang chịu sức ép mức trung bình và mức cao về nước. Theo ước tính tỷ lệ này còn có thể tăng đến hai phần ba vào năm 2025.

11

Page 14: Quản lý nguồn nước

- Tác động của ô nhiễm nước có liên quan chặt chẽ đến các hoạt động của con người. Ngoài các chức năng phục vụ những nhu cầu cơ bản của đời sống và các quy trình công nghiệp, nước còn có vai trò như một tác nhân truyền tải chất thải sinh họat, nông nghiệp và công nghiệp gây ô nhiễm. Nguồn nước suy thoái do ô nhiễm ảnh hưởng đến khả năng sử dụng nguồn nước ở hạ lưu đe dọa sức khỏe con người và chức năng của hệ sinh thái nước.

- Sự khủng hoảng trong quản lý Nhà nước về tài nguyên nước: cách tiếp cận quản lý tài nguyên nước theo ngành đã và đang có vái trò lấn át. Điều này dẫn đến việc phân mảng và thiếu phối hợp trong phát triển và quản lý nguồn tài nguyên nước. Thêm vào đó, việc thực hiện công tác quản lý thường được thực hiện theo hướng từ các cơ quan cấp trên xuống, mà tính hiệu quả của phương pháp này vẫn còn là vấn đề cần phải xem xét.

- Đảm bảo nước cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất lương thực: những tác động này trước hết ảnh hưởng đến những thành phần nghèo đói nhất của dân số các nước đang phát triển về nhu cầu nước sạch và vệ sinh. Theo số liệu phát triển dân số. Trong khoảng thời gian 25 năm, cần có lương thực cấp thêm cho 2-3 tỷ người. Nước được xem là một trở ngại chính đối với sản xuất lương thực (nông nghiệp sử dụng 70% lượng nước khai thác)

Trên cơ sở những vấn đề được nêu ở trên, khái niệm QLTHTNN khác với khái niệm Quản lý tài nguyên nước trước kia ở điểm phải xem xét Tài nguyên nước trong mối quan hệ tương quan giữa con người và nguồn tài nguyên tức là phải xem xét hai cấp độ: hệ tự nhiên được coi là tầm quan trọng sống còn đối với khả năng và chất lượng tài nguyên; hệ con người/ nhân tạo/ là cơ bản xác định việc sử dụng tài nguyên, phát thải và làm ô nhiễm tài nguyên, đồng thời là nguồn động lực cho những ưu tiên phát triển. Trước kia, các nhà quản lý nước có xu hướng coi mình có vai trò trung lập đáp ứng các nhu cầu từ phía bên ngoài tức là thiếu sự tương quan qua lại. Sự phát triển mới của khái niệm đòi hỏi phải có những nghiên cứu nghiêm túc về vấn đề QLTHTNN nhằm một cơ chế phát triển kinh tế - xã hội bền vững không chỉ ở nước ta mà còn là nhiệm vụ của các tổ chức có liên quan đến lĩnh vực này trên toàn cầu.

3. VIỆT NAM TIỆM CẬN VỚI QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC

Việt Nam đã tham gia là thành viên của Mạng lưới Cộng tác vì Nước toàn cầu và mạng lưới cộng tác vì nước khu vực Đông Nam Á (SEATAC – nay là SEARWP) từ những năm 1997-1998.

Mạng lưới nước Cộng tác vì Nước của Việt Nam (VNWP) đã được thành lập từ năm 2000 và từ đó đến nay đã có nhiều hội thảo quốc gia và quốc tế được tổ chức (Hội thảo Quản lý điều hành hiệu quả ngành nước-6/2002, hội thảo QLTHTNN với dịch vụ nước-12/2003, hội nghị thành viên lần thứ II mạng lưới cộng tác vì nước của Việt Nam-4/2004…) Các tham luận tại hội thảo tạo cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách của từng ngành hoặc liên ngành cho việc QLTHTNN. Sự tăng trưởng bền vững của

12

Page 15: Quản lý nguồn nước

các ngành kinh tế có sự đóng góp quan trọng của việc cân bằng giữa nhu cầu khai thác, sử dụng và khả năng chịu tải, sự phân bố hợp lý của nguồn tài nguyên nước dồi dào nhưng không phải là vô tận. Các nghiên cứu nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách quốc gia về QLTHTNN không chỉ cần cho một quốc gia đơn lẻ mà còn mang ý nghĩa toàn cầu, phù hợp với những thông lệ quốc tế.

Ngày 20 tháng 5 năm 1998 Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua luật Tài Nguyên Nước để quy định việc quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng TNN, phòng chống và khắc phục hậu quả tai hại do nước gây ra.

Khoản 2 điều 63 quy định" Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước gồm Chủ tịch Hội đồng là một Phó Thủ tướng, uỷ viên thường trực là Bộ trưởng Bộ NN&PTNT"

Ngày 15 tháng 6 năm 2000 Thủ tướng Chíng Phủ đã quyết định thành lập Hội đồng Quốc gia tài nguyên nước và ngày 28 tháng 6 năm 2001 Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng Quốc gia về TNN và có văn phòng tại Bộ NNvà PTNT. Hội Đồng Quốc Gia về TNN đã họp được 3 lần bàn các vấn đề lớn về TNN theo chức năng của hội đồng. Năm 2003 Hội đồng cũng đã họp để bàn về việc xây dựng kế hoạch phát triển và quản lý TNN.

Khác với đất đai, khoáng sản, những tài nguyên được định vị trong một địa bàn nhất định, tài nguyên nước có đặc tính là vận động theo lưu vực mang tính hệ thống. Việc quản lý tài nguyên nước và công trình thủy lợi là một khối thống nhất, rất khó có thể chia sẻ trong việc quản lý. Tính hệ thống và sự vận động của nước theo lưu vực thể hiện ở các điểm sau:

- Mối quan hệ mật thiết qua lại giữa thượng nguồn và hạ nguồn tức là mọi biến động ở thượng nguồn như lấy nước, thải nước, ngăn giữ nước, cải tạo dòng chảy, biến động chất lượng nước đều liên quan đến sự thay đổi tích cực hoặc tiêu cực ở hạ lưu.

- Mối quan hệ giữa bề mặt lưu vực và nguồn nước: mỗi tác động bề mặt lưu vực như việc chặt phá rừng, việc mở rộng canh tác trên sườn dốc, việc đô thị hóa, việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp… đều làm thay đổi chế độ dòng chảy và chất lượng nước trong phạm vi lưu vực.

- Mối quan hệ giữa nước mặt và nước dưới đất: nước mặt và nước dưới đất trong phạm vi lưu vực quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau. Mùa lũ nước mặt cung cấp thêm trữ lượng cho nước dưới đất, còn mùa khô nước dưới đất bổ sung lại cho nguồn nước mùa nước kiệt. Vì vậy, các biện pháp trồng rừng, làm hồ chứa là biện pháp tích cực điều hòa lượng nước cho cả hai cấu thành.

Tính hệ thống của nước đòi hỏi phải có những chính sách, qui định, thể chế mang tính liên ngành trong QLTHTNN.

13

Page 16: Quản lý nguồn nước

4. TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở VIỆT NAM

4.1. Tài nguyên nước mặt

Trên lãnh thổ Việt Nam có 2360 sông dài trên 10 km có dòng chảy thường xuyên. 9 hệ thống sông có diện tích lưu vực trên 1000 km2 đó là: Mê Kông, Hồng, cả , Mã, Đồng Nai, Ba, Bằng Giang, Kỳ Cùng và Vũ Gia-Thu Bồn. Sông ngòi Việt Nam có thể chia làm 3 nhóm.

Bảng 1. Trữ lượng nước mặt ở các sông

Nhóm sông Diện tích lưu vực (km2) Tổng lượng nước (km3/năm)

Toàn bộ Trong nước

Ngoài nước

Toàn bộ Trong nước

Ngoài nước

Nhóm 1. Thượng nguồn nằm trong lãnh thổ

45.705 43.725 1.980 38,75 37,17 1,68

Nhóm 2. Trung và hạ lưu nằm trong lãnh thổ

1.060.400 199.230 861.170 761,90 189,62 524,28

Nhóm 3. Các sông nằm trong lãnh thổ

55.602 55.602 66,50 66,50

Tổng cộng 298.557 822,15 293,29 535,96

Cả nước 330.000 853,80 317,90 535,96

Sơ lược các nguồn tài nguyên nước các vùng8 vùng kinh tế ở nước ta phần lớn đều nằm trong các lưu vực sông chính. Tuy nhiên,

trữ lượng và chất lượng tài nguyên nước, tính đa dạng sinh học và khả năng có nước và tính dễ bị tổn thương của mỗi vùng có khác nhau. Các vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc và nguồn tài nguyên nước mặt dồi dào. Ở các vùng này, gia tăng dân số, đô thị hoá và công nghiệp hoá một cách nhanh chóng, thâm canh nông nghiệp và vận tải đường thuỷ làm cho chất lượng nước xấu đi và giảm mực nước dưới đất. Trong khi các vùng ven biển với mật độ dân số ngày càng tăng, càng dễ bị tổn thương trước do sự biến đổi khí hậu toàn cầu và nạn phá rừng diễn ra ở các vùng thượng lưu, thì ở các vùng núi cao (Tây Bắc và Tây Nguyên) hạn hán và lũ quét lại xảy ra ngày càng nghiêm trọng. Tính đa dạng sinh học trên đất liền và thuỷ sản nước ngọt giảm ở hầu hết các vùng. Các nguồn tài nguyên biển và ven biển từng mang lại các lợi ích cho các vùng ven biển và nền kinh tế nước nhà, nhưng khai thác quá mức là một nguy cơ rõ nhất.

4.2. Tài nguyên nước dưới đất

Tổng hợp trữ lượng nước dưới đất đã được đánh giá và xét duyệt trên toàn lãnh thổ đến cuối năm 1998 và các năm 2002, 2004 được thể hiện trong bảng 2.

14

Page 17: Quản lý nguồn nước

Bảng 2. Trữ lượng nước trên toàn lãnh thổ Việt Nam (m3/ngày)

TT Nguồn nước 1998 2002 2004

1 Nước mặt 2,27 tỷ 2,27 tỷ

2 Nước dưới đất 14.457.446 130.017.000 130.017.000

Nguồn: Báo cáo Hiện trạng môi trường Bộ NN&PTNT

Nguồn nước ngầm được phân bố theo lãnh thổ như sau:

* Hà nội – Hải phòng – Quảng Ninh: 5.058.915 m3/ngày

* Huế - Đà Nẵng: 944.834 m3/ngày

* TP Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Vũng tầu 1.591.182 m3/ngày

* Các vùng khác 6.979.515 m3/ngày

4.3. Tài nguyên nước ven bờ

Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3260 km và hơn 3500 đảo lớn và nhỏ. Vùng bờ biển và vùng nước ven bờ biển Việt Nam có thể chia thành 9 vùng với các đặc trưng địa mạo sau:

- Vùng bờ từ Móng Cái đến Đồ Sơn: đây là vùng bờ động lực sông và thủy triều chiếm ưu thế. Hình thái đường bờ khúc khuỷu và phân cách mạnh có nhiều vũng, vịnh và đảo ven bờ cùng với rừng ngập mặn.

- Vùng bờ từ Nam Đồ Sơn đến Nga Sơn (Thanh hóa): đây là vùng bờ biển phát triển trên nền lục địa kế thừa vùng trũng sông Hồng bao gồm các cửa sông chính của hệ thống sông Hồng. Đặc trưng hình thái đường bờ là lồi ra biển, trước các cửa sông đều có các cồn cát.

- Vùng bờ từ Nga Sơn (Thanh Hóa) đến Đèo Ngang (Quảng Bình): vùng này có cấu tạo đất đá theo nền của đới tạo núi Việt – Lào.

- Vùng bờ từ Đèo Ngang (Quảng Bình) đến đèo Hải Vân (Đà Nẵng): thuộc vùng Bắc Trường Sơn bao gồm phức nếp lõm sông Cả và lồi Trường sơn. Đặc điểm bờ biển là đồng bằng hẹp tích tụ mài mòn ven biển có nhiều cồn, đụn cát nằm dọc phía ngoài, phía trong là đầm phá.

- Vùng bờ từ bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) đến Sa Huỳnh (Quảng Ngãi): vùng phát triển trên nền uốn nếp Việt – Lào, dải đồng bằng ven biển và vùng bờ biển hiện đại đều tương đối rộng. Trong vùng này có Cù Lao Chàm.

- Vùng ven bờ từ Cà Ná đến Vũng Tàu: vùng này thuộc đới cấu trúc Đà Lạt. Địa hình bờ biển tương đối bằng phẳng, vùng đáy sát bờ có nhiều bùn cát và đá ngầm.

15

Page 18: Quản lý nguồn nước

- Vùng bờ từ Vũng Tàu đến Rạch Giá: thuộc châu thổ sông Cửu Long có nhiều cửa sông lớn, bờ biển thoai thoải, hệ thống kênh rạch dày đặc. Các cửa sông thường rất rộng với các bãi triều ngầm và cồn cát.

Việt Nam có 28/64 tỉnh thành phố có biển. Nhìn chung, dân số thành thị của các tỉnh ven biển đều tăng trong 3 năm gần đây (2,5% năm 2002 và 3,2% năm 2003). Năm 2003, các tỉnh ven biển có 308 quận, huyện với dân số khoảng 41,7 triệu người trong đó có 126 quận, huyện với trên 17,7 triệu người sinh sống.

Hơn hai thập niên qua, một số lượng lớn tầu, thuyền mới đóng đã tham gia khai thác. Số tàu thuyền này chủ yếu hoạt động ở vùng biển có đậu sâu trên dưới 50 m, gây áp lực lớn cho việc khai thác hải sản ở vùng nước ven bờ. So sánh với kết quả nghiên cứu những năm 90, trữ lượng cá biển đến nay (2004) đã giảm sút khá rõ rệt (3,1/4,1 triệu tấn).

4.4. Đặc điểm khí hậu thủy văn

Hệ thống dòng chảy với một mạng lưới tiêu nước ra biển khá dày. Tổng số các con sông lớn nhỏ ở Việt Nam lên tới 2.500, trong đó có 2360 con sông dài từ 10km trở lên. Việt Nam có chín hệ thống sông lớn nhất là Cửu Long, Hồng, Thái Bình, Kỳ Cùng - Bằng, Mã, Cả, Thu Bồn, Ba và Đồng Nai. Theo số liệu tính toán cho thấy hệ thống sông Cửu Long có nguồn nước chảy vào Việt Nam là lớn nhất, chiếm 61,4% tổng lượng dòng chảy sông ngòi của cả nước. Các dòng sông chảy ra biển đã tạo thành hệ thống cửa sông là một trong những loại hình ĐNN quan trọng của Việt Nam. Hiện nay, cả nước có trên 3.500 hồ chứa nước nhỏ và 650 hồ chứa nước vừa và lớn, các hồ chứa nước lớn như hồ Thác Bà có diện tích mặt nước 23.400 ha, hồ Hòa Bình 218 km2, hồ Dầu Tiếng 35.000 ha, hồ Trị An 27.000 ha (Nguyễn Viết Phổ, Vũ Văn Tuấn, Trần Thanh Xuân, 2003).

Khí hậu nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm khá cao (hơn 200C/năm), độ ẩm tương đối lớn (hơn 80%/năm), lượng mưa dồi dào (1500mm/năm). Sự khác nhau về chế độ khí hậu giữa các vùng, đặc biệt là chế độ nhiệt - ẩm có ảnh hưởng đến chế độ thủy văn của từng vùng như thời gian ngập nước, độ sâu ngập nước, chế độ nhiệt của nước, dẫn đến sự khác nhau giữa các loại hình ĐNN.

4.5. Tình hình khai thác và sử dụng nước ở Việt Nam

Dân số tăng nhanh và lượng nước sử dụng nhiều lên sẽ làm cho lượng nước bình quân đầu người ngày càng giảm. Theo số liệu thống kê hàng năm ở Việt Nam, tổng lượng nước được tạo ra trung bình hàng năm là khoảng 835 tỷ m3, lượng nước sản sinh trên lãnh thổ khoảng 325 tỷ m3. Lượng nước bình quân đầu người hàng năm từ 4.000 m3/năm cho vùng thiếu nước đến 10.720 m3/năm cho các vùng có trữ lượng lớn.

Sử dụng nước có tiêu hao

- Sử dụng nước cho nông nghiệp: kết quả tính đến năm 1998 đã có 75 hệ thống thủy lợi vừa và lớn với nhiều hệ thống thủy lợi nhỏ gồm 3.500 hồ chứa vừa và lớn (dung tích trên 1 triệu m3 chiều cao đập trên 10 m); 1017 đập dâng và hàng ngàn hồ chứa nhỏ, hơn 5.000 công tưới/tiêu lớn; trên 10.000 trạm bơm điện lớn và vừa với tổng công suất 24,8 triệu m3/h và hàng vạn công trình thủy lợi vừa và nhỏ. Các hệ thống thủy lợi có tổng năng lực tưới trực tiếp 3,45 triệu ha, tạo nguồn cấp nước

16

Page 19: Quản lý nguồn nước

cho 1,13 triệu ha, tiêu 1,4 triệu ha, ngăn mặn 0,87 triệu ha và cải tạo chua phèn 1,6 triệu ha đất canh tác nông nghiệp. Khoảng trên 8000 km bờ bao ngăn lũ vụ hè thu ở đồng bằng sông Cửu Long với hàng vạn km kênh mương và công trình trên kênh. Tổng tài sản cố định phần nhà nước đầu tư khoảng trên 60.000 tỷ đồng (giá năm 1998) chưa kể tài sản cố định cho đê điều, công trình thủy điện… Lượng nước cung cấp hàng năm cho nông nghiệp rất lớn và tăng lên hàng năm: 1985 sử dụng 40,65 tỷ m3 chiếm 89,8% tổng lượng nước tiêu thụ, 1990 là 51 tỷ m3 chiếm 91% tổng lượng nước tiêu thụ, năm 2000 là 76,6 tỷ m3, chiếm 84% tổng nhu cầu về nước. Từ năm 1998, diện tích được tưới tăng trung bình mỗi năm khoảng 3,4%, nhưng các hệ thống tưới chỉ có thể đáp ứng cho 7,4 triệu ha (hay 80% tổng diện tích đất trồng trọt). Chính phủ mong muốn đến năm 2010 thì nhu cầu tưới sẽ tăng đến 88,8 tỷ m3 (ứng với diện tích được tưới là 12 triệu ha).

- Sử dụng nước cho công nghiệp: 1980 là 1,50 tỷ m3 (chiếm 4,0%); 1985 là 1,86 tỷ m3 (chiếm 6,3%); năm 1990 là 5,33 (chiếm 9,8%); năm 2002 là 14 tỷ (chiếm 18,5%).

- Sử dụng cho sinh hoạt: tổng lượng nước cấp cho các đô thị 2,6 triệu m3/ngày (năm 1998); 2,7 triệu m3/ngày (năm 2002), khoảng 3 triệu m3/ngày (vào tháng 12-2005) và dự kiến 3,3 triệu m3/ngày năm 2010.

Hiện nay chỉ khoảng 70% dân số Việt Nam được cung cấp nước sạch dùng cho sinh hoạt. Theo chiến lược của Chính phủ, đến năm 2010 sẽ tăng tỷ lệ này 95% dân cư đô thị. Ngư nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp và các ngành dịch vụ cũng làm tăng nhu cầu sử dụng các nguồn tài nguyên nước của đất nước.

- Ngoài mục đích tưới tiêu cho nông nghiệp, hệ thống thuỷ lợi còn phục vụ cấp nước cho sinh hoạt và tiêu nước cho các vùng dân cư. Một số hệ thống còn được kết hợp khai thác sử dụng nước cho giao thông, du lịch, thủy sản

- Sử dụng nước cho thủy điện: Các hồ chứa thủy điện là nguồn dự trữ nước quan trọng để điều hòa, phân phối, cấp nước cho các mục đích khác. Tổng dung tích trữ nước của 11 hồ chứa nước thủy điện lớn đã và đang xây dựng (dung tích mỗi hồ trên 1 tỷ m3) và hơn 35 hồ chứa dung tích trên 100 triệu m3/hồ là trên 25 tỷ m3. Theo kế hoạch đến 2010 sẽ đưa vào hoạt động 21 hồ chứa thủy điện vừa và lớn. Đến hết năm 2020 sẽ xây dựng thêm nhiều hồ chứa với tổng công suất điện là 11.137 MW.

Đánh giá chung

a. Về chất lượng:

Chất lượng nước ở thượng lưu các con sông còn khá tốt, nhưng ở vùng hạ lưu nước ở phần lớn các con sông đã bị ô nhiễm, có nơi ở mức nghiêm trọng. Nguyên nhân do nước thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh, nước thải sinh hoạt không được xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép thải trực tiếp vào các dòng sông. Chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như BOD, COD, NH4, tổng N, tổng P và vi sinh có hàm lượng cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ và đời sống nhân dân, nhất là ở những nơi người dân sử dụng nước sông làm nguồn nước phục vụ sinh hoạt.

17

Page 20: Quản lý nguồn nước

Nước ở vùng ven biển cũng đã có dấu hiệu bị ô nhiễm. Hàm lượng các chất hữu cơ, kim loại nặng, hoá chất bảo vệ thực vật ở một số nơi vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng dầu trong nước biển có xu hướng tăng nhanh do xảy ra nhiều sự cố tràn dầu. Hàng năm ước tính nước ta có khoảng trên 1 tỷ m3 nước thải mà hầu hết chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu đổ ra môi trường đã và đang gây ô nhiễm nghiêm trọng một số nguồn nước. Tỷ lệ số người được sử dụng nước hợp vệ sinh còn thấp (khoảng 85% ở thành phố và khoảng 45% ở vùng nông thôn).

b. Khả năng bảo đảm về nước:

Sẽ gặp khó khăn, đặc biệt là trong mùa khô. Theo báo cáo của Viện Quy hoạch thuỷ lợi, trữ lượng nước ngầm ở nước ta có khoảng 50 - 60 tỷ m3, trong đó trữ lượng khai thác khoảng 10 - 12 tỷ m3/năm. Hàng năm chúng ta khai thác khoảng 20% trữ lượng nước ngầm phục vụ cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Nước ngầm ở một số vùng, đặc biệt là các khu công nghiệp, đô thị có nguy cơ cạn kiệt vào mùa khô và có dấu hiệu ô nhiễm ở một số nơi. Nguyên nhân do khai thác bừa bãi và không đúng quy trình kỹ thuật.

c. Quan trắc môi trường nước:

Nhằm phục vụ công tác đánh giá diễn biến chất lượng môi trường, định kỳ xây dựng Báo cáo hiện trạng môi trường, hệ thống quan trắc và phân tích môi trường quốc gia đã được xây dựng, từng bước bổ sung và hoàn thiện. Tính đến nay, trên phạm vi cả nước có 20 trạm quan trắc và phân tích môi trường thực hiện quan trắc thường xuyên các thành phần môi trường nước, không khí, đất, mưa axít, phóng xạ và môi trường lao động với hơn 250 điểm quan trắc, phân bố trên địa bàn của 45 tỉnh, thành phố với tần suất quan trắc là 4 lần trong năm. Bên cạnh đó, hệ thống quan trắc và phân tích môi trường quốc gia cũng phối hợp chặt chẽ với hệ thống quan trắc môi trường không khí của Trung tâm Khí tượng thuỷ văn quốc gia và hệ thống quan trắc nước lục địa của Cục quản lý tài nguyên nước.

d. Đáp ứng các vấn đề về tài nguyên nước của Việt Nam:

Chính phủ Việt Nam cũng đã đạt được những kết quả rất ấn tượng trong việc giải quyết những vấn đề về quản lý tài nguyên nước của đất nước. Những kết quả này là do tăng đầu tư của Nhà nước cho ngành nước từ 5.682 tỷ đồng trong năm 1996 lên đến 8.621 tỷ đồng trong năm 2001, mới có thể đạt được.

Cùng với việc tăng đầu tư và tăng cường năng lực, Chính phủ Việt Nam cũng đã xây dựng và thực thi nhiều chính sách, chương trình đặc biệt chú trọng vào giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý tài nguyên nước, bao gồm tăng tỷ lệ được sử dụng nước sạch và vệ sinh, hạn chế ô nhiễm, bảo tồn tính đa dạng sinh học và bảo vệ các hệ sinh thái, nâng cao tính bền vững của ngành thuỷ sản, giải quyết tính dễ bị tổn thương trước các thiên tai có liên quan đến nước và tăng cường quản lý các lưu vực sông.

e. Các vấn đề về môi trường nước:

Vấn đề ô nhiễm nguồn nước:

Ô nhiễm nguồn nước là một trong các thách thức thực tế phải đối mặt trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Đôi lúc sự tăng trưởng kinh tế phiến diện đã dẫn đến

18

Page 21: Quản lý nguồn nước

những hậu quả môi trường không kiểm soát được. Các nghiên cứu về các lưu vực sông đã cho những kết quả đáng báo động. Sự ô nhiễm do nước thải từ các khu đô thị và các khu công nghiệp trên hầu hết các lưu vực từ bắc đến nam đều có biểu hiện rõ rệt.

Đa dạng sinh học:

Đa dạng sinh học biển và nước ngọt của Việt Nam tương đối cao, nhưng đang bị đe doạ bởi tình trạng ô nhiễm nước công nghiệp và sinh hoạt, các hoạt động xây dựng đường sá và đập, nạo vét, đánh bắt quá mức và các kỹ thuật đánh bắt có tính huỷ diệt cũng như nuôi trồng thuỷ sản đại trà.

Các vùng nước ngọt của Việt Nam giàu tính đa dạng sinh học về thực vật và động vật, bao gồm 544 loài cá, 52 loài tôm, cua, 782 loài động vật không xương sống (ốc, vẹm, động vật lưỡng cư, côn trùng) và các loài thực vật (20 loài rong và 1402 loài tảo). Các vùng biển Việt Nam là nơi cư trú của hơn 2000 loài cá, trong đó có 130 loài có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, còn có hơn 1.600 loài giáp xác và 2.500 loài thân mềm. Trong số này, có 101 loài nước ngọt và 131 loài biển được xem là quý hiếm và đang bị đe doạ và đã được đưa vào sách đỏ năm 2002. Các hệ sinh thái của Việt Nam cũng rất phong phú như các vùng ĐNN, rừng ngập mặn, rạn san hô và các bãi cỏ biển.

Chất lượng nước :

Tình trạng ô nhiễm nước mặt, ngầm và các vùng nước ven bờ ở Việt Nam ngày càng trở nên rõ rệt hơn. Mặc dù chất lượng nước ở các vùng thượng lưu còn khá tốt, nhưng các đoạn sông hạ lưu của các con sông chính thì chất lượng nước lại kém và hầu hết các hồ, ao, kênh mương trong các khu đô thị đang nhanh chóng trở thành các bể chứa nước thải. Nước dưới đất cũng đã có hiện tượng ô nhiễm và nhiễm mặn ở một số nơi. Đô thị hoá và công nghiệp hoá diễn ra nhanh chóng ở các vùng ven biển, các hoạt động xây dựng cảng và phát triển hàng hải, phát triển du lịch ven biển và sự gia tăng các sự cố tràn dầu đã góp phần làm suy giảm chất lượng nước ven biển.

Tính dễ bị tổn thương :

Việt Nam rất dễ bị tổn thương trước thiên tai do các điều kiện về địa lý và địa hình của đất nước. Các vùng bị ô nhiễm nặng như Hà nội thuộc đồng bằng sông Hồng, thành phố Hồ Chí Minh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, các vùng ven biển miền Trung là những vùng rất dễ bị thiên tai. Hàng năm, thiên tai như bão nhiệt đới, mưa dông, lũ lụt hay hạn hán đã gây ảnh hưởng rất lớn đến người dân, sinh kế, đất nông nghiệp, chăn nuôi và cơ sở hạ tầng của họ.

Tốn kém về kinh tế :

Trong các năm qua, Việt Nam đã có khoảng 6 triệu trường hợp bị nhiễm 6 loại bệnh lây lan theo đường nước và đã phải chi ít nhất là 400 tỷ đồng để trực tiếp chữa chạy các bệnh tả, thương hàn, lỵ và sốt rét. Ngoài chi phí về y tế, các khoản chi có liên quan đến xử lý các nguồn tài nguyên nước và các hoạt động làm sạch sau các sự cố dầu tràn cũng rất lớn. Tổng thiệt hại về mặt tài chính do một vụ dầu tràn lớn gây ra trong năm 2001 ước tính khoảng 250 tỷ đồng (17 triệu đô la Mỹ) trong khi đó thì chi phí cho việc làm sạch nước và

19

Page 22: Quản lý nguồn nước

các vùng bãi biển bị ô nhiễm lên tới 60 tỷ đồng (4 triệu đô la Mỹ). Chi phí thiệt hại do thiên tai như lũ lụt trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2002 gây ra ước tính 18.700 tỷ đồng (hay 1,25 tỷ đô la Mỹ).

Ô nhiễm môi trường lưu vực do nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp

Nước thải từ 44 KCN, KCX của các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM và Bà Rịa- Vũng Tàu thải ra hệ thống sông Sài Gòn- Đồng Nai mỗi ngày lờn đến 111.605m3 nước thải, trong đó có khoảng 15 tấn TSS, 76,93 tấn COD, 19,68 tấn BOD5, 1,6 tấn Nitơ và 542 kg P tổng làm cho nguồn nước vượt TCCP nhiều lần. Tuy nhiên, tính đến đầu năm 2005, mới chỉ có 16 KCN là có nhà máy xử lý nước thải tập trung.

(Nguồn: Báo cáo tổng kết nhiệm vụ "Điều tra, thống kê và lập danh sách các nguồn thải gây ô nhiễm

đối với lưu vực hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai", Viện Môi trường và tài nguyên)

Ô nhiễm môi trường lưu vực do nước thải sinh hoạt từ các khu đô thị

Mức độ ô nhiễm từ sinh hoạt cũng không kém từ hoạt động sản xuất công nghiệp, trên LVS Sài Gòn- Đồng Nai hiện nay có đến 116 khu đô thị mỗi ngày thải vào sông khoảng gần 1 triệu m 3

nước có chứa 375 tấn TSS, 244 tấn BOD5, 456 tấn COD, 46 tấn dầu mỡ động thực vật. cùng nhiều vi khuẩn và vi trùng gây bệnh.

Ngoài ra, lưu vực sông Sài Gòn- Đồng Nai có đến 75 khu bãi rác thải, hàng ngàn khu chăn nuôi. Hầu hết rác thải ở các tỉnh chưa có hệ thống xử lý và chủ yếu chôn lấp là chính, sự chôn lấp không bảo đảm kỹ thuật làm cho các chất độc hại ngấm vào nước ngầm, hay hòa lẫn cùng nước mưa chảy ra sông suối hòa cùng các chất hóa học từ thuốc trừ sâu, phân bón từ sản xuất nông nghiệp mà cây trồng hấp thu chưa hết đổ ra sông chảy về xuôi...

(Nguồn: Báo cáo tổng kết nhiệm vụ "Điều tra, thống kê và lập danh sách các nguồn thải gây ô nhiễm đối với

lưu vực hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai", Viện Môi trường và Tài nguyên)

20

Page 23: Quản lý nguồn nước

Ví dụ về sự ô nhiễm trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy

Hiện nay, về mùa khô sau khi tiếp nhận nước sông Tô Lịch, lưu lượng nước sông Nhuệ tăng lên, nồng độ các chất ô nhiễm nước sông tăng vọt, sau đó giảm dần do khả năng tự làm sạch của sông nhưng không đáng kể. Nồng độ các chất ô nhiễm ở khoảng cách 20 km về phía hạ lưu vẫn cao hơn giá trị ban đầu trong sông Nhuệ (trước điểm nhập lưu ở Đập Thanh Liệt) đến 1,2-1,5 lần theo BOD5, 2-2,5 lần theo NH3, NO3 và NO2. Fecal Coliform cao hơn ban đầu 1,2-1,5 lần.

Ô nhiễm độ đục, DO, COD và BOD5 tại các điểm đo ở hạ lưu cao hơn ở thượng lưu.

Độ đục ở thượng nguồn sông Đáy nhìn chung đạt tiêu chuẩn cho phép đối với nước mặt loại A, chỉ có một vài điểm đo có giá trị vượt quá tiêu chuẩn A từ 1,2-1,5 lần. Đoạn từ Phủ Lý đến hạ lưu sông Đáy có độ đục khá cao. Tại điểm đo ở Đò Mười, độ đục đạt 178,91 mg/l, vượt quá tiêu chuẩn A tới 9 lần, vượt quá tiêu chuẩn B tới 2,5 lần.

Hàm lượng DO đoạn đầu từ Liên Mạc đến Cầu Diễn là trên 6,5 mg/l, từ Cầu Diễn về hạ lưu hàm lượng DO giảm dần, về đến Tó thì lượng DO lại càng giảm mạnh, chỉ khoảng 4,5 mg/l. Đặc biệt tại khu vực gần cửa xả sông Tô Lịch DO có giá trị nhỏ hơn 1 mg/l.

Đoạn đầu của sông Nhuệ, hàm lượng BOD5 và COD đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép loại A (lớn hơn và bằng 4 mg/l). Nhưng đoạn từ Cầu Diễn trở về hạ lưu, các chỉ tiêu này đều vượt quá tiêu chuẩn nguồn nước loại A. Đặc biệt là tại Cầu Tó sau điểm xả nước thải từ sông Tô Lịch, nồng dộ BOD5 và COD vượt quá từ 5 đến 7 lần so với tiêu chuẩn nguồn nước loại A và cao hơn tiêu chuẩn nguồn nước loại B.

Ô nhiễm nước mặt tại đoạn sông Cầu qua thành phố Thái Nguyên

Đoạn sông Cầu qua Tp Thái Nguyên có COD trung bình từ 20200mg/l vượt TCCP từ 210 lần đối với nguồn loại A (<10mg/l) vượt đế́n gầ̀n 6 lầ̀n đối với nguồn loại B (<35mg/l). Tại khu vực này, tại nhiề̀u vị trí hàm lượng COD đạt đế́n mức độ ô nhiễm rấ́t cao từ 5501.576mg/l vượt TCCP đối với nguồn loại B tới 1645 lầ̀n. Hàm lượng BOD5 trung bình từ 6200mg/l, vượt TCCP từ 1,5 50 lần đối với nguồn loại A (<4mg/l) và đến 8 lầ̀n khi so sánh ở mức B (25mg/l). Tại khu vực này, ô nhiễ̃m hữu cơ có thể̉ đạt đế́n mức cao với BOD5 từ 310490mg/l, vượt TCCP đối với nguồn loại B tới 1220 lầ̀n.

Tại các điểm thải của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ; khu gang thép Thái Nguyên có mức độ ô nhiễm cao. Các hợp chất hữu cơ: COD, BOD5, hàm lượng quỏ cao vượt quá tiêu chuẩn A trung bình từ 2-5 lần (Cam Giá, cống thải Hoàng Văn Thụ, Cầu Loàng, Hương Canh..). Hàm lượng NO2 đó bị ô nhiễm với diện khá rộng và nồng độ cao, trung bình vượt quá tiêu chuẩn A từ 20 - 40 lần, vượt quá tiêu chuẩn B từ 10 - 20 lần, rất nhiều nơi vượt quá tiêu chuẩn A từ 200 - 250 lần, thậm chớ tới 300 lần và vượt quá tiêu chuẩn B tới 50 lần. Dầu cũng là một trong những yếu tố ô nhiễm cao, hầu như không đạt tiêu chuẩn A, rất nhiều nơi không đạt tiêu chuẩn B, thậm chí ở một số nơi vượt qua tiêu chuẩn B tới vài chục lần.

21

Page 24: Quản lý nguồn nước

Hàm lượng cặn lơ lửng khá cao, có sự biến động mạnh giữa các vùng và các tầng.

Tại các điểm lấy mẫu trên sông Nhuệ, hàm lượng cặn lơ lửng đều đạt từ 40-60 mg/l, vượt quá tiêu chuẩn A từ 2-3 lần mặc dù tại thời điểm khảo sát, cống Liên Mạc liên tục mở nên nồng độ các yếu tố trên sông Nhuệ đã được pha loãng.

Tại các vị trí đo trên sông Đáy, hàm lượng cặn trung bình đạt từ 30-40 mg/l, vượt quá tiêu chuẩn A từ 1,5-2 lần. Hàm lượng cặn lơ lửng lớn nhất tại các điểm đo ở cầu, bến đò, cửa sông đạt từ 44-70 mg/l, vượt quá tiêu chuẩn A từ 2-3,5 lần, có nơi như Đò Mười - Trực Ninh cao gấp 9 lần tiêu chuẩn cho phép.

Ở các sông nội thành Hà Nội, độ cặn lơ lửng rất cao, trung bình từ 50-100 mg/l, vượt quá tiêu chuẩn A nhiều lần và vượt quá tiêu chuẩn B từ 2,5 - 5 lần.

Ô nhiễm amoni (NH4+) diễn ra trên diện khá rộng trong lưu vực.

Tại các vị trí lấy mẫu trên sông Nhuệ, hàm lượng NH4+ trung bình đạt từ 1,2-1,7 mg/l,

vượt tiêu chuẩn A từ 25-33 lần và vượt quá tiêu chuẩn B từ 1,2-1,7 lần.

Trên sông Đáy, hàm lượng NH4+ tại các vị trí đo đạt từ 0,06-1,5 mg/l, vượt quá tiêu

chuẩn A từ 1,2-30 lần, một số nơi vượt quá tiêu chuẩn B 1,5 lần.

Mức độ ô nhiễm NO2 đã đến mức đáng báo động

Hầu hết các điểm đo trong lưu vực có giá trị vượt tiêu chuẩn A gấp 4-5 lần thậm chí có nơi đến hàng chục, hàng trăm lần.

Tại các vị trí trên sông Nhuệ, hàm lượng NO2- đạt từ 0,05-1,5 mg/l, cao hơn tiêu chuẩn

cho phép nhiều lần. Tại các vị trí trên sông Đáy, hàm lượng NO2- tuy có thấp hơn so với

sông Nhuệ song vẫn không đạt tiêu chuẩn A và rất nhiều nơi không đạt tiêu chuẩn B.

4.6. Những tồn tại và thách thức

- Vấn đề đánh giá tài nguyên nước

- Sự xem xét mối quan hệ đất – nước – hệ sinh thái

- Chính sách và chiến lược nước

- Pháp chế và tiêu chuẩn nước

- Khung thể chế

- Sự tham gia vào kế hoạch quản lý

- Phân phối nước và giải quyết tranh chấp

22

Page 25: Quản lý nguồn nước

Chương IIIĐÁNH GIÁ CÁC CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT

1. CÁC CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHUNG

1.1. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội bền vững

Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/06/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác vảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước đã đặt việc “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng toàn dân và toàn quân” lên vị trí hàng đầu, Nghị quyết số 41-NQ/TW (ngày 15/11/2004) về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết đánh giá tình hình môi trường, nêu lên các nguyên nhân của thành công và yếu kém, đề ra 5 quan điểm chỉ đạo, 3 mục tiêu, 5 nhiệm vụ chung, 2 nhiệm vụ cụ thể và 7 giải pháp bảo vệ môi trường. Một trong các nhiệm vụ được đề cập đến trong nghị quyết này là “điều tra nắm chắc các nguồn tài nguyên thiên nhiên và có kế hoạch bảo vệ, khai thác hợp lý, bảo vệ đa dạng sinh học”. Các quan điểm về phương hướng chiến lược nêu trong nghị quyết này nhằm mục đích điều chỉnh các hoạt động của xã hội trong giai đoạn quá độ tiến tới một nền sản xuất công nghiệp và xa hơn nữa là kinh tế tri thức. Đây là giai đoạn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất cân bằng giữa phát triển kinh tế và duy trì bảo vệ nguồn tài nguyên nói chung, tài nguyên nước nối riêng. Cho nên, xét một cách toàn diện thì đây là một dạng văn bản định hướng, chiến lược, không phải là một văn bản hướng dẫn nên không đưa ra các hoạt động cụ thể cần thực hiện để đạt được các mục tiêu đề ra.

Mục II/phần 4 của Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam đã đề ra 4 hoạt động ưu tiên đối với tài nguyên nước ở Việt Nam: hoàn thiện chính sách và pháp luật; hoạt động về kinh tế; hoạt động kỹ thuật; nâng cao nhận thức.

Theo tiêu chí thực tiễn, bất cứ một chính sách nào cũng phải dựa trên sự đòi hỏi khách quan trong quá trình phát triển của xã hội, định hướng phát triển bền vững không nằm ngoài quy luật đó. Sự phát triển và quản lý tài nguyên nước được gắn liền với mỗi mục tiêu và chiến lược quốc gia trong từng thời kỳ. Thành công của chủ trương phát triển bền vững sẽ đóng góp quan trọng vào việc nâng cao đời sống nhân dân và mỗi ngành kinh tế - xã hội. Điều này đã được khẳng định bằng các kết quả được ghi nhận qua việc cung cấp nước, tích cực trong hoạt động thủy lợi, phòng chống lũ, lụt tạo thuận lợi để:

- Đạt được những thành quả chiến lược trong tăng trưởng lương thực một cách ổn định. Khẳng định các sản phẩm lương thực không chỉ bảo đảm dự trữ quốc gia mà còn tăng nhanh giá trị xuất khẩu (5,2 triệu tấn gạo/năm 2005). Sản lượng gạo qua các năm được trình bày trên bảng 3.

23

Page 26: Quản lý nguồn nước

Bảng 3. Sản lượng lúa cả năm

NămSản lượng (nghìn tấn)

Tổng sốChia ra

Lúa đông xuân

Lúa hè thu Lúa mùa

1990 19225.1 7865.6 4090.5 7269.01991 19621.9 6788.3 4715.8 8117.81992 21590.4 9156.3 4907.2 7526.91993 22836.5 9035.6 5633.1 8167.81994 23528.2 10508.5 5679.4 7340.31995 24963.7 10736.6 6500.8 7726.31996 26396.7 12209.5 6878.5 7308.71997 27523.9 13310.3 6637.8 7575.81998 29145.5 13559.5 7522.6 8063.41999 31393.8 14103.0 8758.3 8532.52000 32529.5 15571.2 8625.0 8333.32001 32108.4 15474.4 8328.4 8305.62002 34447.2 16719.6 9188.7 8538.92003 34568.8 16822.7 9400.8 8345.32004 35867.8 17078.0 10299.9 8489.9

Nguồn: Báo cáo thống kê năm 2004 Bộ NN và PTNT

- Tăng vụ, phát triển gieo trồng không chính vụ, cây ăn quả, cây công nghiệp và tăng năng suất cây trồng trên mỗi hecta

- Đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển giao loại hình canh tác từ các vùng. Đặc biệt đáp ứng ngày càng nhiều về nhu cầu nước cho sự phát triển đô thị và các vùng công nghiệp, dịch vụ du lịch và thủy sản, cải thiện giao thông nội địa.

- Khai thác hiệu quả thủy điện: một số các công trình thủy điện vừa và nhỏ trên các sông nhánh cúng như các công trình thủy điện lớn trên các sông chính như sông Đà, sông Chảy, sông Sê san, sông Ba… đã được xây dựng và cung cấp hơn 12 tỷ kWh điện mỗi năm.

1.2. Chiến lược ngăn ngừa và giảm thiểu thảm họa tự nhiên

Mục tiêu phát triển kết hợp với bảo vệ môi trường (trong đó có tài nguyên nước) theo phương châm “lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đến môi trường là chính” được thể hiện rõ trong chủ trương của Đảng được đề ra trong nghị quyết 41-NQ/TW. Nhiệm vụ này vừa phức tạp, cấp bách và mang tính đa ngành, liên vùng rất cao.

Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa có lượng mưa lớn và có nhiều biến cố bất thường của thời tiết. Việc xảy ra lũ, lụt, trượt lở đất là không thể tránh khỏi. Để giảm thiểu tối đa tác hại của các thảm họa này, cần phải nắm vững những quy luật, diễn biến, các tác động của thời tiết, điều kiện tự nhiên của từng vùng. Những hiểu biết về thảm họa thiên

24

Page 27: Quản lý nguồn nước

nhiên cần được nâng cao, đặc biệt đối với các nhà hoạch định chính sách ở cấp trung ương và địa phương. Các phương án phòng ngừa, khắc phục hiệu quả bão, lụt, lũ quét đã được đề cập đến trong các bộ luật hiện hành như luật bảo vệ môi trường, luật tài nguyên nước…Hiện nay, kế hoạch phòng chống lũ, lụt tại đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Mê Kông, trung bộ và cao nguyên Tây nguyên đã từng bước được soạn thảo và hoàn chỉnh. Mạng lưới chống lụt lớn đã được xây dựng và tăng cường hàng năm như: hệ thống đê sông Hồng – Thái Bình, sông Mã, sông Cả…; hệ thống đê biển, cống ngăn mặn ở phía Bắc và bắc Trung bộ; hệ thống đê bao, kênh tiêu lụt ở đồng bằng sông Mê Kông; các hồ chứa lớn như hồ Hòa Bình, thác Bà, Trị An, Dầu Tiếng, Phù Ninh, Thác Mơ, Vĩnh Sơn, hồ Bình Điền – Tả Trạch (đang xây dựng) … để cắt lụt bảo vệ đời sống nhân dân, hạ tầng cơ sở, và sản xuất tại những đồng bằng quan trọng của quốc gia suốt trong mùa mưa, lụt. Hiệu quả của chiến lược phòng chống và giảm thiểu tác hại do nước gây ra được thể hiện bằng: khống chế, điều hòa được lượng nước trong lưu vực sông Hồng – Thái Bình trong mùa mưa, tránh được lụt cho vùng đồng bằng bắc bộ; bảo đảm cuộc sống, duy trì mức độ tăng trưởng nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long theo phương châm “chung sống với lũ”, bằng biện pháp chủ động kiểm soát lũ để hạn chế tối đa thiệt hại do lũ gây ra, đồng thời khai thác các mặt lợi của lũ, vùng ngập lũ đã đóng góp 75% GDP nông lâm thủy sản và 80% sản lượng gạo xuất khẩu của quốc gia; cảnh báo các vùng có nguy cơ bị sụt lở, lũ quét có kế hoạch di dân khỏi các vùng nguy hiểm bảo đảm tính mạng cho nhân dân.

1.3. Chính sách xã hội hóa trong quản lý tài nguyên nước

Xã hội hóa công tác quản lý tài nguyên nước theo phương châm: nhà nước và nhân dân cùng làm chú trọng phát huy nội lực và sức mạnh của toàn xã hội đồng thời khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng và khai thác có hiệu quả tài nguyên nước. Tiến tới dân chủ hoá và thực hiện công bằng xã hội trong hưởng lợi từ công trình thuỷ lợi. Trong bối cảnh đó việc tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục cho tất cả các tầng lớp nhân dân trên mọi phương diện để họ nhận thức được việc xây dựng các công trình khai thác tài nguyên nước phục vụ cho các mục đích phát triển phải đi đôi với việc quản lý sao cho tương xứng với nguồn vốn đầu tư to lớn của nhà nước, của nhân dân và giá trị của nguồn tài nguyên quí giá này là việc làm cần thiết, đồng thời phải khẳng định rõ: việc quản lý tài nguyên nước là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người dân.

Nguyên tắc Dublin thứ 3 là “phụ nữ đóng vai trò trung tâm trong việc cung cấp, quản lý và bảo đảm an toàn về nước” đã phần nào nói lên tính chất xã hội hóa của việc sử dụng và quản lý nguồn nước, nhất là nước phục vụ cho sinh hoạt và nông nghiệp. Các cơ quan chức năng không thể kiểm soát được hoàn toàn lượng nước sử dụng và chất lượng nước của từng vùng do sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở nước ta tập trung theo kiểu làng nghề, nuôi trồng thủy sản theo kiểu tự phát, nông nghiệp là kinh tế hộ gia đình. Theo đánh giá của ngành thủy sản, nghề khai thác cá biển và nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam được gọi là nghề cá nhân dân. Sự phát triển của nghề cá mang tính chất tự phát và trong suốt một thời gian dài chúng ta đã không kiểm soát được sự phát triển này. Theo số liệu của Bộ Thủy sản, năm 1981 cả nước mới chỉ có 29.584 tàu gắn máy thì đến cuối năm 2004 chúng ta đã có 85.430 chiếc tàu gắn máy (Hình 2).

25

Page 28: Quản lý nguồn nước

Hình 2. Sự tăng trưởng về số lượng thuyền gắn máy thời kỳ 1981 – 2003.

Hằng năm, số lượng tàu thuyền tăng lên liên tục với tốc độ bình quân 2.929 chiếc/năm. Sự phát triển này hoàn toàn không dựa trên một căn cứ khoa học về khả năng chịu tải của ngư trường đánh bắt. Về nuôi trồng thủy sản, hiện nay cả nước có 904.9 nghìn ha mặt nước được dùng để nuôi trồng thủy sản, trong đó có: nuôi nước ngọt là 268,6 nghìn ha (chiếm 30%) và nuôi nước lợ, nước mặn là 636,3 nghìn ha (chiếm 70%). Với định mức sử dụng khoảng 10.000 m3/ha/năm thì lượng nước để nuôi trồng thủy sản hàng năm ước tính 9 tỷ m3 (bao gồm cả nước ngọt dùng để pha loãng trong nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ) chỉ đứng sau nhu cầu sử dụng nước trong nông nghiệp. Việc nuôi tôm nước lợ, nuôi tôm trên cát ven biển đang phát triển rất mạnh, tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh ven biên miền Trung. Nước dưới đất bị khai thác để nuôi trồng thủy sản và các dịch vụ đi kèm thường dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, gia tăng xâm nhập mặn, suy giảm nguồn nước ở vùng xung quanh gây giảm nguồn nước cấp cho sinh hoạt và một số nhu cầu khác. Trong khi đó, ý thức về tính hữu hạn, tính dễ bị tổn thương của tài nguyên nước của từng người sử dụng hầu như chưa được trang bị. Công việc bảo vệ, sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước là một nhu cầu cần thiết trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội ở nước ta.

1.4. Sử dụng hiệu quả năng lực và tiềm năng nước mặt và nước ngầm

Nhận thức được nguyên tắc Dublin thứ nhất “nước ngọt là nguồn tài nguyên có hạn và dễ bị tổn thương”, trong nghị quyết 41-NQ/TW đã đưa ra chủ trương “khuyến khích sử dụng tiết kiệm tài nguyên” và “khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phải bảo đảm hiệu quả, bền vững và phải gắn với bảo vệ môi trường trước mắt và lâu dài”. Chương trình phát triển bền vững (Nghị sự 21 của Việt Nam) đã đề ra việc bảo vệ môi trường nước và sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước, khai thác và bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo là nhiệm vụ ưu tiên trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Như đã phân tích trong mục 2.3, tài nguyên nước ở Việt Nam tuy là tương đối phong phú nhưng không phải là vô hạn. Mặt khác lượng nước phân phối không đều theo không gian và thời gian trong năm. Trong mùa mưa, lượng nước chiếm 70 – 80% tổng lượng nước hàng năm. Lưu lượng hàng năm chỉ tập trung vào 3-4 tháng mùa mưa, trong khi 4 tháng giữa mùa khô chỉ chiếm 5 – 8%. Bên cạnh đó, lưu lượng tài nguyên nước ngầm có tiềm

26

Page 29: Quản lý nguồn nước

năng khoảng 1.500 m3/giây. Tuy nhiên, sự phân bố tài nguyên nước này không đồng đều. Chủ trương sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước theo cơ cấu kết hợp đa ngành, liên tỉnh là cần thiết.

Lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai là một thí dụ cho sự sử dụng đa chức năng:

- Nguồn tiếp nhận và pha loãng nước thải: Tính đến cuối năm 2004, trên toàn lưu vực có 116 khu đô thị với các quy mô khác nhau. Trung bình mỗi ngày các đô thị trên lưu vực thải vào nguồn nước sông Sài Gòn - Đồng Nai và vùng phụ cận ven biển khoảng 992.356 m3 nước thải sinh hoạt, trong đó sông Sài Gòn tiếp nhận 756.240 m3 nước thải sinh hoạt.

- Vận tải: Hiện tại trên hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai đã khai thác và đưa vào sử dụng nhiều cụm cảng nước sâu, đồng thời còn quy hoạch phát triển một số cụm cảng trọng điểm phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng trong khu vực, đặc biệt là vùng KTTĐ phía Nam.

- Công trình thủy điện: Việc xây dựng các công trình thủy điện - thủy lợi như công trình hồ thủy lợi Dầu Tiếng, hồ thủy điện Trị An, Thác Mơ, Đa Mi và hàng chục hồ chứa nước nhỏ có nhiều mặt tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội song cũng phát sinh nhiều vấn đề môi trường và sinh thái cần đặc biệt quan tâm.

- Nông nghiệp: cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp bằng lượng nước mặt và khai thác nước ngầm. Sự điều tiết lưu lượng nước trong các mùa tạo điều kiện phát triển nông nghiệp ổn định (75% lượng nước mặt sử dụng cho nông nghiệp). Sự liên kết giữa các ngành như điện lực – nông nghiệp – giao thông thủy – du lịch đã hạn chế tổn thất do lũ lụt trong mùa nước, tiết kiệm nước trong mùa khô.

Lưu vực sông Nhuệ - Đáy

Lưu vực sông Nhụê - sông Đáy thuộc các tỉnh và thành phố: Hoà Bình, Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, có diện tích khoảng 8.000 km2, dân số trên 9 triệu người, trong đó có khoảng 3,5 triệu sống ven sông. Đây là vùng lãnh thổ có điều kiện tự nhiên, môi trường phong phú đa dạng, có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng trong đó có Thủ Đô Hà Nội.

- Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực lao động của toàn lưu vực tăng nhanh, đặc biệt là ở thành thị. Giai đoạn 1998 - 2002 tốc độ tăng của lực lượng lao động đạt 2,5%/năm, ở thành thị tốc độ tăng của lực lượng lao động là 5,2%, trong khi đó vùng nông thôn chỉ đạt 1,75%. Hà Nội là nơi có tốc độ tăng của lực lượng lao động cao nhất (tăng 7,1%, khu vực thành thị là 8,4 %, nông thôn là 5,4%).

- Công nghiệp: Năm 2002 toàn bộ khu vực có 128.581 cơ sở công nghiệp (trong đó Hà Nội có 16.395 cơ sở, Hà Tây có 54.509 cơ sở, Hà Nam có 12.813 cơ sở, Nam Định có 27.212 cơ sở, Ninh Bình có 16.837 cơ sở và 3 huyện của tỉnh Hoà Bình có 797 cơ sở). Giá trị sản xuất công nghiệp là 20.893.900 triệu đồng

27

Page 30: Quản lý nguồn nước

- Tiểu thủ công nghiệp: 286 làng nghề bao gồm các ngành cơ khí, dệt may, chế biến nông sản, thủ công mỹ nghệ...

- Chức năng tiêu thoát nước thải: lưu vực Nhuệ - Đáy là nơi tiếp nhận nước thải của các tỉnh Hà Tây, Hà Nội, Hà Nam được pha loãng bằng nước sông Hồng qua cống Liên Mạc

- Chức năng thủy lợi: cung cấp nước tưới cho hệ thống thủy nông Đan – Hoài cung cấp nước cho canh tác nông nghiệp thuộc Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định

- Cung cấp nước sạch: nguồn cung cấp nước sạch sinh hoạt dân cư cho tỉnh Hà Nam.

- Chức năng giao thông vận tải: mạng lưới sông trong lưu vực Nhuệ - Đáy phục vụ cho giao thông vận tải chuyên chở vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho công nghiệp, nhiên liệu.

1.5. Đầu tư và tài chính

Tài chính là cơ sở cho mọi hoạt động của nền kinh tế quốc dân. Chính sách đầu tư cho QLTHTNN đã được khẳng định trong chiến lược phát triển bền vững (Chương trình nghị sự 21) đã đề ra “sử dụng công cụ tài chính cho phục vụ cho phát triển bền vững”, huy động tất cả các nguồn tài chính có thể để bảo vệ và phát triển môi trường theo hướng cân bằng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đầu tư và tài chính là một khâu trọng yếu trong toàn bộ sự phát triển của quốc gia. Việc đầu tư cho quản lý và sử dụng hợp lý Tài nguyên nước đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đến từ những thập kỷ 60 của thế kỷ trước bằng việc đầu tư xây dựng các công trình thủy nông (đại thủy nông Bắc – Hưng – Hải) bằng nguồn vốn trong nước. Sự đầu tư các công trình hạ tầng trị thủy như đê điều, kênh mương, các hồ đa chức năng vẫn được xem xét và mở rộng bằng mọi nguồn vốn dưới nhiều hình thức. Theo báo cáo của Bộ Tài chính tỷ trọng đầu tư cho ngành nước được tăng lên trong những năm gần đây (hình 3, bảng 4).

Nguồn: Bộ Tài chính

Hình 3. Tổng chi tiêu cho ngành nước

Bảng 4. Chi tiêu cho ngành nước so với tổng chi ngân sách (tỷ đồng)

28

Page 31: Quản lý nguồn nước

1996 1997 1998 1999 2000 2001

A. Đầu tư từ ngân sách nhà nước

16.989 19.482 20.514 29.697 29.624 40.236

A1. Đầu tư từ nhà nước cho ngành nước

5.637 6.433 6.829 6.939 7.305 8.559

A2. % so với tổng đầu tư từ ngân sách

33.2 33.0 33.3 23.4 24.7 21.3

B. Chi thường xuyên từ ngân sách

42.414 49.270 50.885 52.077 61.823 71.562

B1. Chi thường xuyên cho ngành nước

44.9 46.2 45.1 50.5 58.0 62.2

B2. % so với tổng chi phí thường xuyên

0.10 0.09 0.08 0.09 0.09 0.09

C. Tổng chi từ ngân sách 70.539 78.057 81.995 84.817 104.715 126.741

C1. Tổng chi cho ngành nước (A1+B1)

5681,9 6479,2 6874,1 6989,5 7363,0 8621,2

C2. % so với tổng chi từ ngân sách

8,0 8,3 8,4 8,2 7,0 6,8

Nguồn: Bộ TC, Tổng cục thống kê 2002; và Bộ KH&ĐT

Đầu tư thực tế của nhà nước chiếm một tỷ trọng đáng kể trong ngân sách nhà nước. Nhưng từ năm 1999 tỷ trọng này giảm xuống do đầu tư cho ngành nước chủ yếu tập trung vào thủy lợi và cấp thoát nước. Trong giai đoạn 1996 – 2001, ước tính khoảng 64% tổng đầu tư cho ngành nước là từ nguồn vốn ODA, còn 36% là đầu tư trực tiếp trong nước. Tổng số vốn đầu tư cho ngành thủy lợi trong 10 năm từ 1991-2000 ước tính khoảng 2,5 tỉ US$ trong đó đóng góp của nhân dân chiếm khoảng 1/3, ngân sách Nhà nước (cả trung ương và địa phương) khoảng 1,7 tỉ US$ trong đó thời kỳ 1996-2000 tăng gấp 2,4 lần thời kỳ 1991-1995. Ngoài ra, các ban quản lý các lưu vực sông còn được hỗ trợ bằng các nguồn vốn của Ngân hang Á Châu (ADB), AusAID trong việc lập quy hoạch và xác định các vấn đề ưu tiên cho từng lưu vực.

1.6. Chủ trương quy hoạch tài nguyên nước theo lưu vực

Việt Nam nằm trong khu vực châu Á nhiệt đới gió mùa, nên thường xuyên xảy ra lũ lụt và hạn hán, việc quản lý tài nguyên nước theo lưu vực là một biện pháp cần thiết để giải quyết vấn đề mất cân bằng về nước theo không gian và thời gian. Đã từ lâu, nước ta đã hình thành các nguyên tắc và quy luật về sử dụng nước tưới, điều này cũng trở thành văn hóa vùng trong nhiều trường hợp như ở Tây Nguyên, vùng núi phía Bắc…

Từ khi Luật Tài nguyên nước ban hành, nhiều chương trình phục vụ cho công tác quản lý tài nguyên nước đã được thực hiện cho các lưu vực với cách tiếp cận quy hoạch sử dụng tài nguyên nước. Nhiều tổ chức quản lý tài nguyên nước đã được thành lập: Hội đồng

29

Page 32: Quản lý nguồn nước

tài nguyên nước quốc gia và tổ chức quản lý quy hoạch 3 sông lớn sông Hồng – Thái Bình, sông Đồng Nai và sông Cửu Long.

Theo kết quả đánh giá của Cục Thủy lợi – Bộ NN&PTNT, Chủ trương quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực đã được thực tiễn chứng minh là đúng đắn với các kết quả sau:

- Các dự án quy hoạch thủy lợi trước kia đã được thực hiện theo lưu vực và nội dung theo hướng sử dụng tổng hợp tài nguyên nước và bảo vệ sinh thái các dòng sông. Các công trình đề xuất trong các dự án mang tính phục vụ tổng hợp đa ngành, đa mục tiêu.

- Ba tổ chức lưu vực sông: tổ chức sông Hồng – Thái Bình, sông Đồng Nai và sông Cửu Long đã được thành lập theo quyết định số 37, 38, 39 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đến nay đã được hơn 3 năm nhưng ba tổ chức này mới đi vào hoạt động. Các ban quản lý đã xác định được các vấn đề ưu tiên cho từng lưu vực.

- Ngoài ra đại diện các tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ- Đáy cũng đã được nhóm họp một số lần trong những năm 2003- 2004 để tiến tới thành lập tổ chức quản lý theo lưu vực sông nhưng chưa đạt kết quả cuối cùng.

2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Các văn bản pháp luật đặc trưng liên quan đến QLTHTNN, trong đó có những chi tiết đề cập đến việc quản lý các vùng ĐNN, được trình bày trong bảng 5.

Bảng 5. Các văn bản

TT Tên văn bản ĐNN được đề cập

Có Không

1 Luật Tài nguyên nước (TNN) (số 08/1998/QH10) ×

2 Nghị định của Chính phủ (số 179/1998/NĐ-CP) quy định chi tiết thi hành luật Tài nguyên nước

×

3 Nghị định của Chính phủ (số 149/2004/NĐ-CP) hướng dẫn thi hành luật TNN về việc cấp phép khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn

×

4 Nghị định của Chính phủ (số 34/2005/NĐ-CP) quy định về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước

×

5 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (số 67/TTg) thành lập Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước

×

6 Nghị định của Chính phủ (số 91/2002/NĐ-CP) quy định chức năng, ×

30

Page 33: Quản lý nguồn nước

TT Tên văn bản ĐNN được đề cập

Có Không

nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TN và MT

7 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (số 63/2002/QĐ-TTg) về công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai

×

8 Nghị định của Chính phủ (số 27/2005/NĐ-CP) quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thủy sản

×

9 Quyết định của Bộ trưởng Bộ NNvà PTNT (số 55/2004/QĐ-BNN) về việc ban hành quy định việc cấp phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

×

10 Quyết định số 19/2002/QĐ-BTS quy định quy chế quản lý môi trường chế biến thủy sản

×

11 Thông tư liên tịch Bộ Tài chính – Bộ TN-MT (số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT) hướng dẫn thực hiện nghị định số 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

×

12 Dự thảo nghị định /2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý lưu vực sông

×

2.1. Các luật và văn bản dưới luật có liên quan trực tiếp đến quản lý tổng hợp tài nguyên nước

2.1.1. Luật Tài nguyên nước

Luật gồm 9 chương 71 điều bao gồm các nội dung:

- Những qui định chung: quy định hình thức sở hữu, đối tượng sử dụng, cơ quan quản lý và các mối quan hệ về tài nguyên nước đồng thời quy định các hành vi bị nghiêm cấm

- Bảo vệ tài nguyên nước: quy định trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, chính quyền. Tất cả các vấn đề liên quan đến bảo vệ chất lượng nước trong khai thác sử dụng, sản xuất, sinh hoạt bao gồm cả vấn đề xả nước thải vào nguồn được đề cập đến trong chương này.

- Khai thác sử dụng tài nguyên nước: quy định quyền của chính phủ trong việc điều hòa, phân phối tài nguyên nước; quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân khai thác và sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích khác nhau.

- Phòng chống, khắc phục hậu quả lũ lụt và tác hại khác do nước gây ra (chương IV): bao gồm 11 điều (điều 36 – 46) liên quan đến các vùng ĐNN do lũ lụt, lưu vực sông, ao, hồ. Chương này quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của các cơ

31

Page 34: Quản lý nguồn nước

quan thuộc chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp trong việc tổ chức, lập phương án, quy hoạch dân cư, phân lũ, huy động lực lượng. Phần này cũng xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của các tổ chức, cơ quan nhà nước và toàn dân trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả lũ lụt và các tác hại khác do nước gây nên. Khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi: xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân quản lý khai thác, bảo vệ. Nội dung này quy định rõ các tổ chức, cá nhân được giao quản lý phải xây dựng phương án bảo vệ, phạm vi bảo vệ các công trình thủy lợi, đê điều; các điều nghiêm cấm trong quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi cũng được nêu ra.

- Quan hệ quốc tế về tài nguyên nước: quy định nguyên tắc ứng xử, trách nhiệm bảo vệ quyền lợi đất nước, hợp tác quốc tế trong quản lý và phát triển tài nguyên, và giải quyết tranh chấp về nguồn nước quốc tế.

- Quản lý nhà nước về tài nguyên nước: quy định nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên nước (xây dựng chiến lược, quy hoạch, ban hành văn bản pháp luật, cấp và thu hồi giấy phép…); thẩm quyền quản lý, phê duyệt quy hoạch và chức năng của hội đồng quốc gia về tài nguyên nước.

- Quy định về thể chế thanh tra chuyên ngành nước

Tới nay mới chỉ thực thi được một phần những cải cách mà luật này đem lại. Hệ thống các văn bản dưới luật hướng dẫn chi tiết việc thực thi luật còn đang trong quá trình xây dưng (cấp phép khai thác tài nguyên nước dưới đất, các giới hạn thải, v.v.)

Điểm đặc biệt của luật tài nguyên nước là cách tiếp cận quản lý tài nguyên nước mang tính liên ngành và phối hợp. Cách tiếp cận này đã được triển khai thông qua việc thành lập Hội đồng Quốc gia về Tài nguyên nước ở cấp quốc gia và các Ban quản lý và quy hoạch lưu vực ở cấp địa phương. Các cơ quan này là các đơn vị trực thuộc Chính phủ và có nhiệm vụ tư vấn, điều phối và quy hoạch giúp Chính phủ.

Về cơ bản Luật Tài nguyên nước được xây dựng làm khung pháp lý linh hoạt và sẽ được bổ sung một số Nghị định tiếp theo. Các Nghị định này sẽ quy định trách nhiệm và nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan thực hiện Luật Tài nguyên nước.

2.1.2. Nghị định của Chính phủ số 179/1999/NĐ-CP

Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/5/1998 và Chủ tịch nước ra lệnh công bố số 05 L/CTN ngày 1/6/1998. Nghị định này bao gồm 5 chương 63 điều. Nội dung của nghị định nhằm giải thích rõ các yêu cầu khi thực hiện Luật tài nguyên nước, quy định việc quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước; xả nước thải vào nguồn nước; cấp giấy phép về tài nguyên nước và phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. Nghị định này cũng được quy định đối với các hoạt động gây ô nhiễm nước biển; quy định quy hoạch xây dựng công trình trên biển như các công trình giao thông, thủy lợi, thủy sản và các công trình khác; các hoạt động liên quan đến quai đê lấn biển, thoát lũ; phòng, chống xâm nhập mặn, nước biển dâng, tràn, làm muối, nuôi trồng thủy, hải sản và các hoạt động khác có liên quan.

32

Page 35: Quản lý nguồn nước

Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước, hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước Chính phủ có quy định riêng.

Các vấn đề được đặt ra và quy định trong nghị định này được tóm tắt như sau:

- Bảo vệ tài nguyên nước, quản lý cấp phép xả nước thải: Bộ NN&PTNT là cơ quan chủ trì phối hợp với các Bộ ngành khác có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện công việc này.

- Khai thác, sử dụng tài nguyên nước: chương này gồm 6 điều (từ điều 7 đến điều 12) quy định việc điều hòa, phân phối tài nguyên nước; quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân khi được phép sử dụng tài nguyên nước; trách nhiệm của các cơ quan cấp và thu hồi giấy phép sử dụng tài nguyên nước.

- Chương IV bao gồm 7 điều quy định cụ thể trách nhiệm quản lý tài nguyên nước cho Bộ NN&PTNT, Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương và hệ thống thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước. Trong đó điều 16 và điều 17 hướng dẫn nhiệm vụ của Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước là tư vấn cho Chính phủ về xét duyệt quy hoạch lưu vực sông lớn; Các dự án về bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước do Chính phủ quyết định; phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ, lụt và các tác hại khác do nước gây ra.

Không có điều khoản riêng nào quy định cho việc bảo vệ tài nguyên nước liên quan đến các vùng ĐNN. Tuy nhiên nội dung này được đề cập gián tiếp trong điều 17.

2.1.3. Nghị định của chính phủ số 149/2004/NĐ-CP

Nội dung của nghị định quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước bao gồm 4 chương 25 điều. Nghị định này quy định việc cấp, gia hạn, thay đổi, đình chỉ, thu hồi giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. Đối tượng thực hiện là mọi tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có các hoạt động liên quan đến việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. Nghị định cũng xác định rõ trong trường hợp phát sinh mâu thuẫn trong các điều khoản quốc tế đã được Việt Nam ký kết với nội dung của Nghị định sẽ được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.

- Chương II quy định việc cấp, gia hạn, thay đổi… giấy phép khi sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước. Điều 6 của nghị định xác định các trường hợp không phải thực hiện các thủ tục xin phép này như đối với các vùng ĐNN (nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối…) của các quy mô sản xuất nhỏ phục vụ sinh hoạt trong phạm vi gia đình; khai thác sử dụng nước mưa, nước mặt trong phạm vi đất được giao.

- Trình tự xin cấp phép, gia hạn giấy phép sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước được quy định trong chương III và chương IV. Nội dung này liên quan đến các thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về nguồn nước để đảm

33

Page 36: Quản lý nguồn nước

bảo tính pháp lý và sức chịu đựng của nguồn nước tại nơi khai thác hoặc tiếp nhận nước thải.

- Nghị định cũng bãi bỏ một số điều chưa thỏa đáng trong nghị định 179/1999/NĐ-CP như điều 5, 9, 10 và 12.

2.1.3. Nghị đinh của Chính phủ số 34/2005/NĐ-CP

Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước. Nghị định gồm 5 chương 28 điều quy định cụ thể về các trường hợp và các mức bị xử phạt. Đây là một công cụ pháp chế nhằm xử lý các hành vi xâm hại đến chất lượng và dự trữ tài nguyên nước. Chương II của Nghị định quy định các hình thức xử phạt cụ thể cho từng trường hợp gây tổn hại cho tài nguyên nước như phạt tiền với các mức khác nhau, khôi phục lại trạng thái ban đầu, tước giấy phép hành nghề khai thác nước mặt, nước dưới đất… Liên quan đến các vùng ĐNN, điều 16 quy định xử phạt đối với các hành vi thu hẹp vùng ĐNN như ao, hồ, đầm lầy bởi các phế thải, đất, đá.

2.1.4. Nghị định của Chính phủ số 91/2002/NĐ-CP

Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TN&MT:

- Điều 1 quy định vị trí và chức năng của Bộ TN&MT: Bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật.

- Điều 2 xác định nhiệm vụ quyền hạn của Bộ TN&MT trong đó các nhiệm vụ liên quan đến QLTHTNN như:

o Trình Chính phủ các dự án Luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác về tài nguyên đất, tài nguyên nước, môi trường…

o Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về các lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường…

o Ban hành các văn bản các quy phạm pháp luật và các tiêu chuẩn quy trình, quy phạm, các định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường…

o Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt và các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, các định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường

34

Page 37: Quản lý nguồn nước

o Trình Chính phủ quy định việc phân công, phân cấp điều tra cơ bản và thẩm quyền cấp, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước; chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt;

o Tổng hợp số liệu, quản lý kết quả điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước;

o Quy định và chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước;

o Thường trực Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước.

o Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật

o Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường…

o Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường…

o Quản lý nhà nước đối với các hoạt động của hội và tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường

o Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường

o Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong lĩnh vực tài nguyên tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường

2.1.5. Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 67/TTg ngày 15/6/2000 về việc thành lập Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước.

Theo điều 2 của Quyết định, Hội đồng quốc gia có nhiệm vụ tư vấn cho Chính phủ trong các lĩnh vực như: chiến lươc, chính sách tài nguyên nước Quốc gia; quy hoạch lưu vực các sông lớn (bao gồm cả các vùng ĐNN ven sông); các dự án về bảo vệ, khai thác và sử dụng các nguồn nước; phòng chống và khắc phục hậu quả lũ lụt và các tác hại khác do nước gây ra; Quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng các nguồn nước quốc tế và giải quyết các tranh chấp phát sinh; Giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước giữa các Bộ, ngành với nhau

35

Page 38: Quản lý nguồn nước

và giữa các Bộ, ngành với ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2.1.6. Quyết định số 63/2002/QĐ-TTg ngày 20/5/2001 về công tác phòng, chống lụt, bão, và giảm nhẹ thiên tai.

Quyết định đưa ra các giải pháp, trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhằm chủ động phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai hàng năm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Điều 2 của Quyết định xác định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm tính mạng con người, công trình thủy lợi (như hồ chứa nước, đê điều) bảo đảm an toàn cho dân cư hạ lưu sông.

Điều 3 xác định trách nhiệm của các Bộ ngành như Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão Trung ương, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Tổng cục Khí tượng thủy văn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công An, Tổng cục Bưu điện (này là Bộ Bưu chính và Viễn thông), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Thủy sản, Bộ Công nghiệp, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thương mại, Bộ Văn hóa và Thông tin… được xác định cụ thể trong công tác phòng, chống lụt, bão và khắc phục hậu quả do lụt, bão thiên tai. Bộ Tài chính, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội theo dõi chặt chẽ công tác phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai của các địa phương, các Bộ, ngành; đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các biện pháp hỗ trợ kịp thời về tài chính và vật chất cho các địa phương và các ngành để khắc phục hậu quả lũ, bão, thiên tai.

2.1.7. Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT về việc ban hành quy định việc cấp phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

Điều 1 của quy định này xác định phạm vi đối tượng phải có giấy phép hoạt động như: khoan, điều tra, thi công các công trình khai thác nước dưới đất; xây dựng các công trình ngầm (đường ống cấp thoát nước); nuôi trồng thủy sản

Điều 5 quy định các trường hợp đình chỉ hiệu lực sử dụng của giấy phép: các hoạt động gây hư hại cho công trình thủy lợi

2.2. Các luật và nghị định khác có liên quan

2.2.1. Luật Thủy sản

Luật thủy sản được quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004. Bộ luật gồm 10 chương 62 điều quy định khung pháp lý cho các hoạt động thủy sản trong lãnh thổ và lãnh hải nước ta. Các hoạt động thủy sản không tách rời với môi trường nước, chất lượng cũng như diện tích mặt nước của nguồn tài nguyên nước. Do đó, hầu hết các nội dung trong các chương (từ chương II đến chương VIII) đều có các điều khoản liên quan đến việc bảo vệ, phát triển môi trường nước ngọt và nước biển, xử lý và thanh tra các hành động gây nguy hại cho môi sinh đối với các loài thủy sinh.

2.2.2. Nghị định số 27/2005/NĐ-CP

36

Page 39: Quản lý nguồn nước

Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thủy sản. Nghị định gồm 17 điều có nội dung liên quan đến việc việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sản xuất, nuôi trồng thủy hải sản.

- Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Thủy sản về bảo tồn biển, sử dụng và cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản.

- Điều 5 của Nghị định quy định khu bảo tồn vùng nước nội địa: Khu bảo tồn vùng nước nội địa là nơi được khoanh vùng thuộc các vùng ĐNN để bảo vệ nghiêm ngặt các hệ sinh thái đặc thù, có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế, có giá trị đa dạng sinh học cao nhằm cân bằng sinh thái, bảo vệ các giống, loài đang sinh sống, cư trú; Khu bảo tồn vùng nước nội địa được quản lý theo quy định của Nghị định số 109/2003/NÐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về bảo tồn và khai thác bền vững các vùng ĐNN.

- Điều 10, 11, 12 hướng dẫn chi tiết việc cho thuê, giao, thời hạn cho thuê, giao sử dụng và trách nhiệm của người, tổ chức được thuê, giao sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản, kinh doanh khai thác nguồn lợi thủy sản.

2.2.3. Nghị định 128/2005/NĐ-CP ban hành ngày 11/10/2005

Nghị định quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Trong điều 1 khoản 3 xác định việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản bao gồm cả việc vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản và nuôi trồng thủy sản. Hình thức phạt tiền sẽ được thực hiện đối với các hành vi làm ảnh hưởng đến môi trường sống của các loại thủy sản như: các hành vi xả nước thải, dầu mỡ vào môi trường sinh sản, sinh trưởng tự nhiên của các loại thủy sản; phá dỡ hoặc xây dựng các công trình nổi, ngầm ở các vùng nước làm thay đổi nơi cư trú, sinh trưởng, sinh sản của các loại thủy sản; đổ thải thức ăn chăn nuôi, nước rửa, xác các loài thủy sản đã nhiễm bệnh vào các vùng nước tự nhiên, vùng nước nuôi thủy sản khác.

2.2.4. Luật bảo vệ môi trường Quốc hội nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 25/11/2005

Luật gồm 15 chương 135 điều. Luật dành chương VII đề cập đến bảo vệ nguồn nước bao gồm môi trường nước biển, nước sông và các nguồn nước khác. Để bảo vệ môi trường nước biển (quy định từ điều 55 đến điều 58), luật đưa ra các nguyên tắc bảo vệ, các hành vi nhằm bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên nước biển, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường biển, các hoạt động tổ chức và ứng phó với sự cố môi trường biển. Đối với môi trường nước sông, ngoài các quy định tương tự như đối với môi trường Biển, luật còn quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với bảo vệ nguồn nước trong các lưu vực sông (điều 61). Đối với các nguồn nước khác như phục vụ cho thủy điện, sinh hoạt đô thị, nước dưới đất, nước trong các kênh, rạch, hồ, ao… được quy định trong mục 3 chương VII. Với mục đích ngăn ngừa sự ô nhiễm nguồn nước từ các nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, việc quản lý chất thải được quy định trong chương VIII của Luật này.

2.2.5. Luật Du lịch do Quốc hội nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 14/6/2005.

37

Page 40: Quản lý nguồn nước

Luật quy định về tài nguyên du lịch và hoạt động du lịch trên lãnh thổ Việt Nam. Chương II của Luật xác định tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên như các yếu tố địa chất, địa mạo, địa hình… tức là hàm chứa những yếu tố liên quan đến tài nguyên nước mặt, nước ngầm và các vùng nước ven biển. Các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, các tổ chức hoạt động du lịch có trách nhiệm điều tra tài nguyên du lịch, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch.

2.2.6. Luật Bảo vệ và phát triển rừng được Quốc hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 03/12/2004

Luật xác định quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân được giao quyển sử dụng đất rừng và quy định phân loại rừng theo chức năng sử dụng bao gồm rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng đặc dụng; rừng sản xuất. Trong đó các quy định về rừng phòng hộ đầu nguồn được xác định là một nhân tố quan trọng bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất và chống xói mòn, chống sa mạc hóa, điều hòa khí hậu, hạn chế thiên tai, bảo vệ môi trường. Luật có các quy định về bảo vệ và phát triển rừng (chương II) nhằm bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên và hạn chế các tác động xấu đến môi trường tài nguyên nước.

2.3. Phân tích, đánh giá hệ thống luật pháp về quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam

2.3.1. Tác động tích cực

a) Xây dựng hệ thống văn bản khá hoàn chỉnh

Thời gian qua, hệ thống luật pháp về quản lý tài nguyên nước dần được bổ sung, hoàn thiện theo hướng lồng ghép hữu cơ với quản lý nhà nước về tài nguyên thiên nhiên và hài hoà với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần không nhỏ vào công tác quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường nước. Luật Tài nguyên nước là công cụ pháp lý cơ bản thể hiện rõ chính sách, chủ trương của Nhà nước trong quản lý tài nguyên nước. Các đối tượng, phạm vi quan hệ đến tài nguyên nước đã được nêu trong Luật như một định chế pháp lý cơ bản. Để thể hiện rõ tiến trình, biện pháp tiếp cận, và phương pháp thực hiện, các nghị định của Chính phủ hướng dẫn cụ thể từng vấn đề cần được làm rõ:

- Chống suy thoái và cạn kiệt nguồn nước trong đó phải tổ chức điều tra, đánh giá năng lực cung cấp tài nguyên nước, lập kế hoạch khôi phục, nâng cấp các công trình thủy lợi.

- Bảo vệ chất lượng nước mặt, nước ngầm, nước ven biển bằng các biện pháp kiểm tra, giám sát xả nước thải vào nguồn nước, phòng chống ô nhiễm nước.

- Điều hòa việc sử dụng nước thông qua cơ quan quản lý nhà nước.

- Quy định trách nhiệm của các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Hướng dẫn việc cấp, gia hạn, thay đổi, đình chỉ, thu hồi giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước (cụ thể hóa điều 5, điều 9, điều 12 – 16 trong Luật Tài nguyên nước).

38

Page 41: Quản lý nguồn nước

Các hướng dẫn trong nghị định của Chính phủ được áp dụng vào các điều kiện cụ thể của từng địa phương bằng các quyết định của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như quyết định số 190/2004/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc thực hiện thu phí nước thải, quyết định số 48/2004/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt.

b) Sự kế thừa

Từ những năm 60 của thế kỷ trước, Đảng và Nhà nước đã có các chính sách bảo đảm nước cho an ninh lương thực quốc gia trong giai đoạn vừa sản xuất vừa chiến đấu như các chính sách về phát triển thủy lợi (xây dựng các công trình thủy nông như Bắc - Hưng - Hải, củng cố đê điều thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ…)

“Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn 2001-2010” trình bày khái quát nhất việc xây dựng chiến lược và chính sách quốc gia. Có rất nhiều mục tiêu, chiến lược liên quan đến nước được nêu trong chiến lược này. Các kế hoạch hành động và chiến lược cho các phân ngành liên quan như:

- Kế hoạch phát triển tài nguyên nước đến năm 2000 và Dự kiến kế hoạch phát triển tài nguyên nước đến năm 2010 (Bộ NN&PTNT, 6/1998).

- Phương hướng và nhiệm vụ phát triển tài nguyên nước đến năm 2010 (Bộ NN&PTNT, 9/1999).

- Chỉ thị 36/CT-TW năm 1998 của Trung ương Đảng về ‘Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước”.

- Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm 2010 (Bộ NN&PTNT, 7/2000).

- Kế hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 2001-2005 (Bộ NN&PTNT, 8/2000).

- Chiến lược quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Chiến lược quốc gia và Kế hoạch hành động về quản lý và giảm nhẹ thiên tai ở Việt Nam giai đoạn 2001-2020 (Bộ NN&PTNT và Uỷ ban phòng chống lụt bão Trung ương, 12/2001).

c) Sự thống nhất giữa các cấp

Thực thi những chính sách đã được thể chế hóa trong các văn bản nghị định của Chính phủ, các cơ quan quản lý nước của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã ban hành các quyết định, thông tư liên Bộ hướng dẫn, đề ra biện pháp thực hiện. Ví dụ như quyết định số 14/2004/QĐ-BNN ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của các ban quản lý quy hoạch các lưu vực sông. Nội dung của quyết định đã cụ thể hóa những điểm được đề cập tới trong điều 64 của luật Tài nguyên nước và điều 17 của Nghị định 179/2005/NĐ-CP. Các quyết định 190/2004/QĐ-UB của UBND Thành phố Hồ Chí Minh và 48/2004/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội đã xây dựng một công cụ pháp

39

Page 42: Quản lý nguồn nước

lý, hành chính trong việc quản lý chất lượng nước. Các quyết định này nhằm thể chế hóa điều 15 của Nghị định 179/1999/NĐ-CP và điều 17 của Luật Tài nguyên nước.

d) Sự phối hợp liên ngành

Quan hệ giữa Bộ NN&PTNT với các Bộ, Ngành có liên quan là quan hệ phối hợp, được quy định tại điều 13 Nghị định 179/1999/NĐ-CP như sau:

- Cục Khí tượng-Thủy văn phối hợp với Bộ, Ngành liên quan xây dựng kế hoạch hàng năm và dài hạn, tổ chức việc điều tra cơ bản tài nguyên nước mặt.

- Bộ TN&MT phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan xây dựng tiêu chuẩn chất lượng nước, kiểm soát và hạn chế mưa axít.

- Bộ Công nghiệp phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan lập kế hoạch hàng năm và dài hạn, tổ chức thực hiện việc điều tra cơ bản tài nguyên nước dưới đất, xây dựng quy trình vận hành hồ chứa thủy điện, xây dựng phương án bảo đảm an toàn công trình thủy công của công trình thủy điện, khai thác tổng hợp nguồn nước và an toàn công trình trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ NN&PTNT xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch mạng lưới giao thông thủy và việc xây dựng các công trình giao thông thủy.

- Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ NN&PTNT xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch cấp, thoát nước đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư tập trung.

- Bộ Thủy sản phối hợp với Bộ NN&PTNT xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ, khai thác sử dụng nguồn nước cho việc phát triển nghề cá nội địa

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan tổng hợp kế hoạch đàu tư kinh phí cho các dự án về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trình Chính phủ phê duyệt.

- Bộ Tài chính phối hợp với Bộ NN&PTNT xây dựng các chính sách về thuế tài nguyên nước, phí, lệ phí quản lý tài nguyên nước.

e) Thành lập hội đồng quốc gia ngành nước và các ban quản lý lưu vực sông

Ở cấp trung ương, hội đồng quốc gia về tài nguyên nước để tư vấn giúp chính phủ thực hiện quản lý và bảo vệ tài nguyên nước thống nhất trên phạm vi cả nước đã được thành lập theo quyết định số 67/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thực chất hội đồng Quốc gia là một cơ quan tư vấn cho Chính phủ trong lĩnh vực điều tiết, cân đối trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước, bảo vệ và phát triển Tài nguyên nước bao gồm cả các quan hệ quốc tế.

Ở cấp lưu vực hiện nay các tổ chức quản lý quy hoạch lưu vực sông đã được thành lập tại 3 lưu vực sông lớn: sông Hồng - Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Mê Kông thuộc lãnh thổ việt nam để quản lý thống nhất quy hoạch sử dụng và bảo vệ nguồn nước của lưu vực. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các ban quản lý quy hoạch lưu vực sông được quy định tại quyết định số 14/2004/QĐ-BNN. Quy hoạch thuỷ lợi vừa là cơ sở kỹ thuật để phân

40

Page 43: Quản lý nguồn nước

phối cân bằng nước đáp ứng các nhu cầu dùng nước khác nhau, đồng thời quy hoạch lưu vực sông còn là cơ sở pháp lý để quản lý lưu vực. Trong gần 50 năm qua, các quy hoạch lưu vực sông Hồng, Hệ thống sông miền Trung, lưu vực của hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn cũng như quy hoạch chi tiết nhiều sông nhánh và vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Mê Kông. Một số quy hoạch đã được cập nhật nâng cao khi nhà nước lập các dự án đầu tư công trình đầu mối như các công trình đa chức năng: thủy điện, điều hòa nguồn nước, du lịch, thủy sản (Hòa Bình, Sơn la…). Nhìn chung, phương hướng quy hoạch được thực tế chứng minh là hợp lý.

2.3.2. Các tồn tại trong hệ thống chính sách

a) Sự chồng chéo trong hệ thống văn bản pháp luật:

Điều 6 của nghị định 179/1999/NĐ-CP quy định việc nộp lệ phí cấp phép, phí xả nước thải vào nguồn nước do Bộ NN&PTNT chủ trì trình Thủ tướng, điều 8 của nghị định 34/2005/NĐ-CP quy định mức phạt khi xả nước thải vào nguồn nước, nghị định số 67/2003/NĐ-CP cũng đưa ra phí bảo vệ môi trường đối với nước thải quy định các loại nước thải phải nộp lệ phí bảo vệ môi trường. Các văn bản này rất khó phân biệt giữa các loại nước thải (nguyên nhân gây nên ô nhiễm, suy thoái chất lượng nước) là đối tượng của quyết định nào.

b) Sự song hành của các văn bản thuộc các Bộ:

Luật Tài nguyên nước đã quy định Bộ NN&PTNT thay mặt chính phủ quản lý tài nguyên nước trên phạm vi toàn quốc trừ nước khoáng và nước nóng thiên nhiên. Song, Nghị định 91 của Chính phủ giao cho Bộ TN&MT thực hiện chức năng này. Cho đến năm 2004, các văn bản hướng dẫn cơ chế chuyển giao chức năng quản lý Tài nguyên nước giữa Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT vẫn chưa được ban hành. Do đó, Bộ NN&PTNT vẫn ban hành các quyết định về quản lý quy hoạch lưu vực sông (quyết định 14/2004/QĐ-BNN). Các văn bản về quản lý lưu vực sông đúng ra phải thuộc về chức trách của cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ TN&MT.

c) Sự chưa đầy đủ các văn bản:

Một số các văn bản cần thiết để đưa Luật vào cuộc sống cần phải tiếp tục hoàn thiện, bổ xung: nghị định hướng dẫn về cơ chế, tổ chức, quyền hạn của thanh tra chuyên ngành nước còn thiếu cho nên thực tế, hoạt động của bộ máy thanh tra chuyên ngành nước đang còn bị hạn chế; hiện nay, mới chỉ có một số tỉnh, thành phố (như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Lạng Sơn…) ban hành các quyết định về mức thu phí nước thải và cấp phép xả nước thải vào nguồn nước. Còn khá nhiều tỉnh chưa có các quyết định về việc này.

d) Sự liên quan của các văn bản trong QLTHTNN liên quan đến ĐNN

Các vùng ĐNN có liên quan chặt chẽ với nguồn nước được duy trì trên các vùng diện tích cụ thể như các lưu vực sông, các hồ, ao, đầm lầy, bãi triều… Luật Tài nguyên nước và các văn bản pháp quy trong lĩnh vực tài nguyên nước chủ yếu nhắm vào đối tượng điều chỉnh là nguồn nước. Do đó, không thể quy định cụ thể cho công tác quản lý ĐNN. Tuy nhiên, cũng như Luật tài nguyên nước, các văn bản này cũng có những quy định góp phần cho công tác quản lý ĐNN.

41

Page 44: Quản lý nguồn nước

e) Sự thiếu cập nhật của các văn bản pháp quy

- Quyết định số 67/TTg của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập hội đồng quốc gia về tài nguyên nước là cần thiết nhằm điều chỉnh các quan hệ về tài nguyên nước cấp độ quốc gia. Danh sách các thành viên của hội đồng được ban hành kèm theo quyết định được chỉ định rõ. Điều này có lẽ không được phù hợp bởi vì phần lớn các thành viên đều là kiêm nhiệm và các chức vụ đảm nhận theo nhiệm kỳ. Khi kết thúc nhiệm kỳ, các chức trách công chức sẽ được chuyển giao cho người khác. Do đó, nghị định sẽ không còn hiệu lực.

- Điều 3 của Nghị định 179/1999/NĐ-CP chỉ định Bộ NN&PTNT chủ trì phối hợp với các Bộ ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức điều tra đánh giá tình trạng tài nguyên nước, quy hoạch, phát triển lưu vực sông. Điều này không phù hợp khi chức năng quản lý tài nguyên nước đã được chuyển giao cho Bộ TN&MT. Đây là một trong các nguyên nhân gây nên sự không tương thích trong ban hành văn bản chính sách về quản lý lưu vực sông.

Chương IVĐÁNH GIÁ THỂ CHẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

42

Page 45: Quản lý nguồn nước

1. CƠ CẤU TỔ CHỨC1.1. Bộ máy quản lý Nhà nước trước và sau khi thành lập Bộ TN&MTTrước đây, trong cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Cục

Môi trường cùng với các đơn vị chức năng của các bộ, ngành Trung ương và các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã hình thành nên hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về môi trường từ Trung ương đến địa phương. Trong thời gian gần 10 năm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, hệ thống tổ chức trên đã đóng vai trò quyết định đưa các quy định của Luật Bảo vệ môi trường đi vào cuộc sống, triển khai các chủ trương về môi trường của Đảng và Nhà nước góp phần hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, cải thiện một bước chất lượng môi trường.

Luật Tài nguyên nước quy định Bộ NN&PTNT thay mặt Chính phủ, chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên nước. Trách nhiệm quản lý này đã được chuyển giao cho Bộ TN&MT, nhưng các chức năng liên quan đến dịch vụ như thủy lợi, cung cấp nước sạch cho nông thôn vẫn do Bộ NN&PTNT tiếp tục thực hiện. Ủy ban Nhân dân các tỉnh trực tiếp chịu sự quản lý của Chính phủ, sẽ chịu trách nhiệm thực thi các chức năng quản lý này ở cấp tỉnh và huyện trong phạm vi quyền hạn của mình. Các chức năng cụ thể hơn liên quan đến sử dụng và quản lý tài nguyên nước được phân theo Bộ/ Ngành liên quan.

Bảng 6. Chức năng quản lý có liên quan đến tài nguyên nước của một số Bộ chính

Cơ quan Trách nhiệm

Bộ Tài nguyên và Môi trường Quản lý chung về tài nguyên nước

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quản lý các hệ thống phòng chống lụt bão, các công trình thuỷ lợi, các vùng ĐNN, công tác cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Bộ Công nghiệp Xây dựng, vận hành và quản lý các cơ sở thuỷ điện

Bộ Xây dựng Quy hoạch không gian và xây dựng các công trình cấp thoát nước và vệ sinh

Bộ Giao thông Quy hoạch, xây dựng và quản lý các hệ thống giao thông thuỷ

Bộ Thuỷ sản Bảo vệ bà khai thác các nguồn lợi thuỷ sản

Bộ Y tế Quản lý chất lượng nước dùng cho ăn uống

Bộ Kế hoạch và Đầu tư Xây dựng kế hoạch và đầu tư cho ngành nước

Bộ Tài chính Xây dựng các chính sách về thuế và phí tài nguyên nước

Luật Tài nguyên nước là một bước chuyển biến quan trọng nhằm tiến tới quản lý tổng hợp tài nguyên nước, nhưng mới chỉ thực thi được một phần những cải cách được đưa ra trong luật. Những văn bản pháp quy dưới luật cần thiết để thực thi nhiều mục tiêu của luật

43

Page 46: Quản lý nguồn nước

vẫn chưa được xây dựng. Các văn bản này phải nên có những điều khoản quy định việc xả thải nước thải bị ô nhiễm vào các hệ thống nước đưới đất và nước mặt, các quy định về khai thác tài nguyên nước dưới đất, các quy định về sử dụng tài nguyên nước mặt.

Thay đổi chiến lược vận hành và duy tu các hệ thống tưới và tiêu

Cơ cấu thể chế vận hành cho công tác vận hành và duy tu các hệ thống tưới tiêu không tạo nên được một khung thể chế đâyd đủ có thể nâng cao chất lượng hoạt động của toàn bộ hệ thống. Hiện nay người sử dụng nước ít có vai trò trong hệ thống quản lý chung và có rất ít các cơ chế khuyến khích để các công ty quản lý có thể cải thiện việc cung cấp các dịch vụ. Chính phủ đã thay đổi về chiến lược và đang thúc đẩy việc giao quyền tự chủ cho các công ty thủy nông và tăng cường các nhóm sử dụng nước. Một số tỉnh đã bắt đầu chuyển giao chức năng vận hành và duy tu các hệ thống thủy lợi nhỏ cho các nhóm sử dụng nước và các cơ quan chức năng địa phương. Tuy nhiên các tiến bộ đạt được trong quá trình thực thi các chính sách mới này vẫn còn hạn chế

Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XI đã thông qua Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 5 tháng 8 năm 2002 quy định danh sách các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ. Theo Nghị quyết này, trong cơ cấu tổ chức của Chính phủ có Bộ TN&MT được thành lập trên cơ sở Tổng cục Địa chính, Tổng cục Khí tượng thuỷ văn, Cục Môi trường (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường), Cục quản lý tài nguyên nước (Bộ NN&PTNT) và Cục Địa chất khoáng sản Việt Nam (Bộ Công Nghiệp).

Năm 2002, Bộ TN&MT được thành lập theo Nghị định 91/2002/NĐ-CP của Chính phủ. Sau đó, chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên nướccũng được giao cho Cục Quản lý tài nguyên nước trực thuộc Bộ TN&MT. Sự chuyển đổi này có vai trò quan trọng đối với việc phân định chức năng quản lý và các chức năng về sử dụng tài nguyên nước. Trước đây, chức năng về quản lý và sử dụng tài nguyên nước đều do Cục Quản lý Tài nguyên nước và Công trình thủy lợi trực thuộc Bộ NN&PTNT đảm nhiệm. Các bộ khác chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề cụ thể có liên quan đến tài nguyên nước

Tuy nhiên, khung pháp lý còn đang được hoàn thiện. Các thông tư hướng dẫn về thủ tục cấp phép khai thác và sử dụng tài nguyên nước mặt, cấp phép về xả thải nước thải vào hệ thống nước tự nhiên đang trong quá trình soạn thảo. Theo Nghị định 91/2002/NĐ-CP, trong cơ cấu tổ chức của Bộ TN&MT có các đơn vị chức năng quản lý nhà nước về môi trường là: Vụ Môi trường, Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường và Cục Bảo vệ môi trường.

- Vụ Môi trường: Xây dựng các chiến lược, kế hoạch và tiêu chuẩn về môi trường, và xây dựng báo cáo hiẹn trạng môi trường hàng năm.

- Cục Bảo vệ Môi trường: thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. 3 chi cục vùng hiện đang trong quá trình chuẩn bị thành lập.

- Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường chịu trách nhiệm xây dựng và ban hành các chính sách, khung pháp lý cho hoạt động đánh giá tác động môi trường và SEA, bao gồm đánh giá sau thẩm định ĐTM và đánh giá về mặt môi trường các kế hoạch phát triển lưu vực sông.

44

Page 47: Quản lý nguồn nước

- Cục Quản lý Tài nguyên Nước: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước, bao gồm cả Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước, tiến hành kiểm kê, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước

- Cục Địa chất và Khoáng sản: Quản lý nhà nước và tiến hành khảo sát về địa chất, tài nguyên khoáng sản, bao gồm cả nước khoáng.

- Vụ Khí tượng Thuỷ văn: Quản lý nhà nước về các hoạt động khí tượng thuỷ văn, bao gồm xây dựng các chính sách, tiêu chuẩn và quy trình, tiến hành khảo sát các thông số nền và quản lý dữ liệu

- Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia: Phân tích dữ liệu và cung cấp thông tin về khí tượng thuỷ văn , thực hiện dự báo thời tiết

- Viện Nghiên cứu Địa chất và Tài nguyên khoáng sản

- Viện Khí tượng Thuỷ văn

Cùng với việc sắp xếp lại chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các Bộ, ngành, bộ phận quản lý nhà nước về môi trường theo ngành, lĩnh vực ở các bộ, ngành cũng được điều chỉnh, bổ sung theo hướng phù hợp với tình hình và tổ chức mới. ở địa phương, theo Quyết định số 45/2003/QĐ-TTg ngày 2 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Sở Tài nguyên và Môi trường, đổi tên Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường thành Sở Khoa học và Công nghệ thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thông tư số 01/2003/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15 tháng 7 năm 2003 của liên Bộ TN&MT và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý nhà nước về tài nguyên và Môi trường ở địa phương. Sở TN&MT ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng quản lý TN&MT ở các quận, huyện và tương đương và cán bộ địa chính kiêm thực hiện trách nhiệm quản lý môi trường ở các xã, phường và cấp tương đương đang được hình thành và ổn định hoạt động. Trong cơ cấu tổ chức của các đơn vị quản lý TN&MT ở địa phương có bộ phận chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn. Các cán bộ quản lý môi trường trong các sở tại địa phương có chức trách quản lý các thành phần môi trường chung: đất, nước, không khí tức là không chuyên nhiệm về tài nguyên nước.

- Tính hệ thống: về tổng thể hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về môi trường nói chung và tài nguyên nước nói riêng từ Trung ương đến địa phương dần từng bước được tăng cường theo hướng gắn kết hữu cơ với quản lý nhà nước về tài nguyên thiên nhiên. Điều này cũng có nghĩa là những khoảng trống trong quản lý Tài nguyên nước ở địa phương, đặc biệt là từ cấp tỉnh trở xuống trước đây sẽ không còn khi đã có Sở TN&MT ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị quản lý tài nguyên và môi trường ở cấp quận huyện và cán bộ địa chính ở cấp phường, xã. Thời gian tới, nếu thực hiện tốt theo hướng này, năng lực của hệ thống cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường chắc chắn sẽ được tăng cường.

- Tính thực tiễn: Như đã phân tích ở chương 3, việc khai thác và sử dụng nước có một phạm vi rộng lớn với yếu tố đa ngành, đa mục đích. Cơ cấu tổ chức quản lý tài nguyên nước sẽ được tổng hợp từ cấp cơ sở, sát với nhu cầu sử dụng nước nhất và sẽ được điều hành từ các cấp theo hướng điều hòa lợi ích chung thông

45

Page 48: Quản lý nguồn nước

qua cơ quan trung tâm là sở TN&MT (hoặc Sở TNMT và Nhà đất) của các tỉnh trong một lưu vực sông.

- Tính khả thi: cơ cấu tổ chức chung cho QLTHTNN hiện nay đã và đang hoạt động. Tuy nhiên, sự phân công trách nhiệm trong quản lý tài nguyên nước ở cấp sở, huyện thường là kiêm nhiệm và năng lực còn hạn chế. Mặt khác, trong ngành nước (cũng như các thành phần môi trường khác) rất cần những thiết bị theo dõi, kiểm soát chất lượng nước, số lượng để có thể điều chỉnh, phân phối hợp lý tài nguyên nước, nhưng điều này không phải là có thể đối với các sở do kinh phí hạn hẹp hoặc chưa được chú trọng đầu tư.

1.2. Quản lý theo lưu vực

Tháng 4/2001, Bộ NN&PTNT đã quyết định thành lập ba Ban quản lý quy hoạch lưu vực sông: lưu vực sông Cửu Long; lưu vực sông Đồng Nai; lưu vực sông Hồng – Thái Bình. Hiện nay cả ban quản lý lưu vực sông mới bắt đầu đi vào hoạt động. Hai sông khác là sông Cả và Srepok cũng có tài trợ của DANIDA để tiến hành thành lập tổ chức quản lý lưu vực. Trước đó, do yêu cầu khẩn thiết về việc quản lý ô nhiễm nước trên sông Cầu, ban quản lý lưu vực sông Cầu đã được sáu tỉnh ven sông nhất trí thành lập, đi vào hoạt động.

Hiện nay, Cục Quản lý tài nguyên nước - Bộ TN&MT đã Dự thảo nghị định Chính phủ về quản lý tổng hợp lưu vực sông (LVS). Hy vọng rằng sau khi luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi có hiệu lực từ 1/7/2006 thì văn bản này sẽ được chính thức ban hành.

Theo nhận định của Cục Quản lý tài nguyên nước, lợi ích của quản lý lưu vực sông do các chương trình quản lý tổng hợp LVS có thể tác động toàn diện đến các mặt kinh tế, xã hội và đem lại nhiều lợi ích cho lưu vực như:

- Cấp nước: Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của con người và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, cả ba nguồn nước (nước mưa, nước mặt và nước ngầm) ở LVS đều được khai thác sử dụng.

- Chất lượng nước: Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến chất lượng nước bao gồm địa chất, đất, địa hình, thảm thực vật, quần thể động thực vật hoang dã và khí hậu. Nhưng yếu tố quan trọng hơn gây ra các vấn đề về chất lượng nước chính là các hoạt động của con người và vấn đề sử dụng đất trong lưu vực. Quản lý LVS sẽ phải kiểm soát chặt chẽ các yếu tố này.

- Kiểm soát lũ: Việc cấp nước đồng thời đảm bảo chống lũ có thể là lý do quan trọng nhất của các nỗ lực quản lý LVS. Cách tiếp cận quản lý tổng hợp LVS quan tâm đến các vùng đầu nguồn và bảo vệ các vùng ĐNN.

- Kiểm soát bồi lắng: Sự bồi lắng có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước, sinh cảnh, giao thông thuỷ, kiểm soát lũ và các dịch vụ du lịch, giải trí. Nó còn ảnh hưởng đến các loài cá do bùn lắng trên lòng sông - nơi cần thiết cho chúng đẻ trứng, và che phủ các sinh vật đáy quan trọng trong chuỗi thức ăn.

- Giao thông thuỷ: Các hoạt động giao thông thuỷ và dịch vụ cảng thường gây ô nhiễm môi trường nước do việc xả dầu cặn và các chất thải có nguồn gốc dầu mỡ

46

Page 49: Quản lý nguồn nước

khoáng cũng như chất thải sinh hoạt. Ngoài ra, vấn đề quan trọng nhất về mặt môi trường với các hoạt động giao thông thuỷ là sự cố tràn dầu.

- Phát triển kinh tế với các công trình thuỷ điện-thuỷ lợi: Có thể thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế bằng việc quản lý LVS. Ở Việt Nam ngay từ những năm 80, Nhà nước đã đầu tư kinh phí xây dựng các hồ chứa để tích nước trong mùa mưa lũ và xả nước trong mùa kiệt kết hợp với phát điện, điều tiết lưu lượng dòng chảy ở hạ lưu và đẩy lùi ranh giới nhiễm mặn, đảm bảo nhu cầu cấp nước, nuôi cá, cải tạo môi trường.

- Đa dạng sinh học: LVS, đặc biệt là những nơi cư trú ven sông là nơi cư trú cần thiết và đa dạng cho nhiều quá trình và nhiều loài sinh vật, đây còn là nơi cung cấp mối liên kết giữa hệ sinh thái thuỷ sinh với hệ sinh thái vùng cao. Chẳng hạn như, thảm thực vật ven sông sẽ kiểm soát nhiều cơ chế môi trường của hệ sinh thái sông, và đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định lưu lượng, điều chỉnh dòng chảy cũng như nhiệt độ sông. Các vùng ĐNN cũng đóng vai trò quan trọng tương tự trong việc duy trì đa dạng sinh học và các quá trình trong LVS. Quản lý LVS có thể là công cụ được sử dụng để làm tăng số lượng động thực vật hoang dã, một nhân tố của sự đa dạng sinh thái. Mặc dù không phải là thích hợp với mọi trường hợp nhưng việc lập kế hoạch quản lý LVS có thể bao gồm những nỗ lực tránh sự suy thoái nơi cư trú của các loài động thực vật hoang dã nguy cấp.

- Bảo tồn sinh cảnh: các LVS khi được bảo vệ tốt sẽ phục vụ cho nhiều mục đích như giải trí, bảo vệ sinh cảnh hoang dã, lọc nước và lưu giữ nước

- Giải trí-du lịch: Nước cấp cho các hoạt động giải trí-du lịch có thể được tăng cường bằng việc quản lý LVS. Chẳng hạn như, các hoạt động quản lý LVS ở phía hạ lưu sẽ giúp đảm bảo cấp nước đầy đủ và bảo vệ chất lượng nước, ngoài ra còn có thể đem lại lợi ích cho các hồ chứa, làm tăng giá trị của chúng đối với các hoạt động giải trí như bơi thuyền và câu cá.

Lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn

Đặc điểm:

Lưu vực sông Đông Nai - Sài Gòn và vùng phụ cận ven biển nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lưu vực tích thủy từ vùng cao nguyên Tây Nguyên đến hết đồng bằng miền Đông Nam Bộ với tổng diện tích tự nhiên là 48.268 km2 (không kể phần diện tích thuộc lãnh thổ Campuchia) nằm rải ra trên toàn bộ địa giới hành chính của các tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, tây Ninh, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và một phần địa giới hành chính tỉnh Đăk Lăk, Ninh Thuận, Bình Thuận và Long An. Tổng cộng có tất cả 11 tỉnh nằm trong lưu vực.

Rừng:

Hệ thống rừng đầu nguồn đóng vai trò rất quan trọng đối với nguồn nước ở lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn. Tổng diện tích rừng đầu nguồn ở lưu vực sông Đồng Nai Sài Gòn hiện còn khoảng 947.799ha, chiếm 18,66% tổng diện tích đất tự nhiên của 9 tỉnh Miền Đông

47

Page 50: Quản lý nguồn nước

Nam Bộ. Trong 947.799ha rừng đầu nguồn có 278.438ha rừng đặc dụngcó ý nghĩa lớn trong việc duy trì nguồn nước hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn vào mùa khô và chống lũ quét vào mùa mưa, đồng thời có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ nguồn gen quý và là nơi bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học của các hệ sinh thái nhiệt đới.

Các vấn đề kinh tế - xã hội:

- Vùng Đông Nam bộ có tổng diện tích 34.733 km2 dân số 12,4 triệu người. Trong đó có 6,5 triệu dân sống ở các vùng đô thị.

- Lưu vực và vùng phụ cận bao gồm địa bàn của 11 tỉnh là Dak Nông, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. Chiếm 15% sản lượng nông nghiệp, 51% sản lượng công nghiệp và 39% nguồn thu dịch vụ. Tổng lượng nước chảy trung bình hàng năm là 34 tỷ m3 nước.

- Các công trình thuỷ điện trên các dòng chính đã và đang xây dựng gồm Đa Nhim, trị An, Đại Ninh (Dòng chính Đồng Nai), Hàm Thuận-Đa Mi (Sông La Ngà), Thác Mơ, Cần Đơn, Srok Phumieng (sông Bé). Các công trình tưới nước chính đã xây dựng gồm :Dầu Tiếng (sông Sài Gòn). Các công trình thuỷ điện dự kiến gồm: Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Đồng Nai 8, Đồng Nai 6 (sông Đồng Nai), Phước Hoà (sông Bé).

- Cung cấp nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp với 1.842.576 ha đất canh tác trên toàn lưu vực, trong đó tưới trực tiếp cho 205.000 ha diện tích đất cây trồng với lượng nước tưới hàng năm lên đến 2.878 triệu m3. Dự báo đến năm 2025 , diện tích cây trồng đựoc tưới bằng nguồn nước sông Đồng Nai lên đến 324.000 ha với lượng nước tưới hàng năm lên đến 4.823 triệu m3.

- Nước cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt ở các đô thị, khu công nghiệp tập trung của một số tỉnh/TP trên lưu vực và vùng KTTĐPN trong hiện tại và dự báo đến năm 2020 được thể hiện trong bảng 7.

Bảng 7. Lượng cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt ở các khu đô thị, khu công nghiệp tập trung của một số tỉnh/ thành phố trên lưu vực

STT Tỉnh/TP 2005 (m3/ngđ)

2020 (m3/ngđ) Ghi chú

1 TP.Hồ Chí Minh 1.000.000 320.000 Lượng nước ngầm khai thác tối đa là 500.000 m3/ngđ

2 Đồng Nai 300.000 1.000.000

3 Bình Dương 200.000 1.000.000

4 Bà Rịa – Vũng Tàu 70.000 800.000

5 Tây Ninh 25.000 50.000 Thị xã Tây Ninh

6 Long An 70.000 200.000

48

Page 51: Quản lý nguồn nước

STT Tỉnh/TP 2005 (m3/ngđ)

2020 (m3/ngđ) Ghi chú

7 (*)

(*): Số tỉnh còn lại chưa kịp cập nhật số liệu

- Khai thác mặt nước cho giao thông vận tải thủy, đặc biệt là trên tuyến luồng hàng hải Sài Gòn-Vũng Tàu với tổng lượng hàng hóa khô thông qua cụm cảng Sài Gòn lên tới 20,5-21,5 triệu tấn/năm (năm 2000) và dự báo sẽ tăng lên 30,5 triệu tấn/năm đến năm 2010. Nếu xét trên toàn bộ vùng Đông Nam Bộ, khối lượng vận tải hàng hóa bằng đường thủy dự báo sẽ đạt mức 90 triệu tấn/năm vào năm 2010.Các con số này cho thấy rằng, nguồn nước ở vùng họ lưu sông Đồng Nai có tiềm năng kinh tế rất lớn

- Tiềm năng kinh tế của nguồn nước ở lưu vực sông Đồng Nai còn được thể hiện qua việc khai thác sử dụng mặt nước để nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Tổng diện tích nuôi cá nước ngọt của 4 tỉnh vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai (TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và Bình Dương) là 27.394 ha với sản lượng cá nước ngọt nuôi đạt 12.997 tấn/năm; diện tích nuôi tôm là 2.828 ha với sản lượng nuôi tôm đạt 1.079 tấn/năm. Trong đó nổi bật nhất là việc sử dụng mặt nước để nuôi cá bè (hiện nay ở hồ Trị An có 867 bè, hồ Dầu Tiếng – 20 bè, hồ Thác Mơ - 50 bè, trên kênh Tây có 150 bè, khu Bến Gỗ- Biên Hòa có 50 bè).

Nhận xét:

Lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn là một trong ba lưu vực sông đã thành lập ban quản lý theo quyết định của Chính Phủ, chức năng và nhiệm vụ của ban quản lý quy hoạch lưu vực sông đã được xác lập bằng quyết định 14/2004/QĐ-BNN của Bộ NN&PTNT. Cơ cấu tổ chức quản lý quy hoạch lưu vực đã điều tiết nhằm tạo sự cân bằng giữa khai thác và sử dụng nước cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời bảo đảm nguồn nước trong lưu vực. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng kèm theo nhu cầu tăng trưởng kinh tế đã gây nên những vấn đề bức xúc cần giải quyết của lưu vực:

- Ô nhiễm nguồn nước: phần hạ lưu, gần các đô thị, khu công nghiệp

- Thiếu nước trong mùa khô

- Lũ lụt trong mùa mưa

- Khai thác quá khả năng lưu lượng nước ngầm

2. THỂ CHẾ TÀI CHÍNH

2.1. Nguồn chi tài chính

49

Page 52: Quản lý nguồn nước

Chi tiêu liên quan đến quản lý tài nguyên nước từ ngân sách Nhà nước không được phân bổ thành một mục chi riêng, nhưng nằm trong ngân sách của một số bộ khác nhau là Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT. Do sự phân định chức năng chức năng quản lý và chức năng dịch vụ trong ngành nước chưa thực sự rõ ràng, các nghiên cứu về chi tiêu cho ngành nước dựa trên các chi phí cho quản lý tài nguyên và quản lý các dịch vụ của ngành nước. Bên cạnh các khoản chi thường xuyên như lương cán bộ, hoạt động nghiên cứu… còn có các khoản đầu tư lớn cho ngành nước dành cho các công trình thủy lợi, tưới tiêu, bảo vệ chất lượng tài nguyên nước.

Kinh phí quản lý tổng hợp lưu vực sông được quy định trong điều 16 trong dự thảo nghị định của Chính Phủ về quản lý tổng hợp lưu vực sông. Kinh phí lập và thực hiện quy hoạch lưu vực sông do Bộ TN&MT bố trí trong dự toán hàng năm. Kinh phí thực hiện quy hoạch lưu vực sông được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ. Kinh phí hoạt động của Hội đồng lưu vực sông và Ban quản lý lưu vực sông (điều 17) ngoài kinh phí do Bộ TN&MT phân bổ hàng năm, còn được đóng góp của các tỉnh, thành phố, nguồn đóng góp tự nguyện của các đơn vị quản lý công trình khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. Ngoài ra còn nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế.

2.2. Định giá nước hợp lý

Theo nguyên tắc Dublin (1992) về định giá tài nguyên nước, phục hồi chi phí, giá cả dịch vụ nước là đối tượng điều chỉnh của văn bản dưới luật và có tính chất chuyên ngành. Giá cả dịch vụ nước hợp lý có ý nghĩa rất lớn đối với các tổ chức dịch vụ nước công ích bao gồm cả nước đô thị, nước nông thôn và thủy nông. Các dịch vụ nước công ích hiện còn được ngân sách nhà nước bao cấp ở những mức độ khác nhau và do chính quyền các thành phố, tỉnh quy định. Để thực hiện thành công Định hướng phát triển cấp nước đô thị đến 2020, dịch vụ nước đô thị sẽ từng bước xóa bỏ bao cấp, giá nước sẽ được tính đúng, tính đủ tiến tới trang trải chi phí đầu tư. Các tổ chức cấp nước đô thị sẽ tiến tới phải tự chủ về tài chính, thực hiện nghĩa vụ công ích và chính sách xã hội, trang trải chi phí thoát nước thải sinh hoạt. Theo nghị định 34/2005/NĐ-CP, nước được quan niệm là hàng hóa kinh tế - xã hội. Đối với thủy nông, Nhà nước chỉ cấp kinh phí cho 5 trường hợp trong đó có bơm chống úng (vùng ĐNN ngoài ý muốn), chống hạn vượt định mức, thất thu thủy lợi phí do thiên tai.

Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định số 190/2004/QĐ-UB về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trên địa bản thành phố Hồ Chí Minh. Trong quyết định này quy định các đối tượng phải chịu thu phí là các hộ dân không phân biệt nguồn nước sử dụng, các cơ sở công nghiệp, các cơ sở dịch vụ. Các mức phí cũng được qui định cụ thể (250đ/m3 cho nước sinh hoạt và 400đ/m3 cho các loại khác)

Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nôi ra quyết định số 48/2004/QĐ-UB về việc thu phí nước thải đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Khác với quyết định của Thành phố Hồ Chí Minh, Hà nội không thu phí nước thải đối với các hộ gia đình chưa có hệ thống cấp nước sạch, tức là chế độ thu phí nước thải đối với nguồn nước tự khai thác chưa phải thực hiện quyết định này. Đối với các cơ sở công nghiệp phí này sẽ được tính

50

Page 53: Quản lý nguồn nước

trong phí bảo vệ môi trường cho các cơ sở sản xuất. Giá phí nước thải cụ thể không được nêu trong quyết định này.

3. CƠ CHẾ PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH

Hội đồng quốc gia tài nguyên nước sau khi ra đời vào tháng 6/2000 đã có ba lần hội nghị. Hội đồng là hiện thân của yêu cầu và khả năng phối hợp liên ngành. Văn phòng hội đồng đã được tài trợ bởi dự án tăng cường năng lực của ADB.

Phối hợp quy hoạch thủy điện với quy hoạch tổng hợp lưu vực sông. Đây là hai việc không thể tách rời nhau, trong đó hồ chứa nước đa năng là một yếu tố quan trọng.

Theo đánh giá của ngành giao thông đường thủy, kể từ sau khi Luật Tài nguyên nước và sau đó là nghị định 179/1999/NĐ-CP được ban hành thì phạm vi, chức năng và quyền hạn quản lý của ngành Đường thủy nội địa trên sông đã được xác định rõ ràng hơn. Ngành giao thông đường thủy nội địa vừa là vừa là tổ chức tham gia bảo vệ nguồn tài nguyên nước phục vụ cho giao thông đường thủy, nhưng chính trong các hoạt động của mình lại có tác động đến nguồn tài nguyên nước như khi tiến hành nạo vét, thông luồng, lạch, xây dựng các kè chỉnh trị làm thay đổi dòng chảy…Với tính chất và đặc điểm sử dụng nước cho giao thông thủy, ngành giao thông đường thủy nội địa tham gia vào việc quản lý tài nguyên nước theo ba khia cạnh: (i) dưới hình thức bảo vệ luồng lạch; (ii) tham gia gián tiếp bảo vệ chất lượng nước; (iii) tự điều chỉnh trong các hoạt động đầu tư cải tạo luồng lạch, giao thông của chính minh.

Mạng lưới cộng tác vì tài nguyên nước: mạng lưới cộng tác vì nước quốc gia (Country Water Partnership - CWP) là một mạng lưới của các bên liên quan được các chuyên gia quốc tế sáng kiến đề ra nhằm đưa nội dung quản lý tổng hợp tài nguyên nước vào thực tiễn. Mạng lưới này trước hết tập hợp các tổ chức chuyên nghiệp, chính phủ và phi chính phủ, hoạt động chủ yếu về các vấn đề chính sách chiến lược liên ngành và chuyên ngành để không trùng lặp với các dự án chuyên ngành. Mạng lưới này là kênh thích hợp để khuyến khích các tổ chức về nước của Việt Nam mau chóng hội nhập hơn với khu vực và thế giới.

4. THỂ CHẾ THANH TRA TÀI NGUYÊN NƯỚC

Thể chế, nhiệm vụ và thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước được quy định trong chương 8 của Luật Tài nguyên nước.

Thanh tra chuyên ngành nước là nằm trong hệ thống thanh tra của các Bộ, ngành có chức năng nhiệm vụ bảo vệ sự ổn định, và sử dụng hợp lý tài nguyên nước hữu hạn ở nước ta. Tổ chức này có nhiệm vụ xem xét việc lập và thực hiện các kế hoạch, quy hoạch, thực hiện quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Thanh tra ngành nước có nhiệm vụ phối hợp với thanh tra nhà nước và thanh tra chuyên ngành các Bộ, ngành theo cơ chế hợp tác.

51

Page 54: Quản lý nguồn nước

Tính khả thi của thể chế thanh tra: hiện nay, việc thanh tra quá trình thực thi các quy định của Luật Tài nguyên nước chưa được thực sự có hiệu lực và đi vào cuộc sống thực tế như mong muốn [26].

5. XÂY DỰNG THÔNG TIN, DỮ LIỆU VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC

Điều tra cơ bản, đánh giá tài nguyên nước là nhiệm vụ kỹ thuật đầu tiên của quản lý tài nguyên nước. Theo luật Tài nguyên nước, trên cơ sở kết quả điều tra cơ bản nước mặt của Tổng cục Khí tượng Thủy văn và kết quả điều tra cơ bản nước dưới đất của Cục Địa chất, Bộ NN&PTNT sẽ tổng hợp và quản lý kết quả điều tra cơ bản, đánh giá tài nguyên nước và xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước. Thực tế, nguồn thông tin tư liệu tài nguyên nước là khá phong phú tuy rằng chưa thật sự đầy đủ.

Chương VĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP

52

Page 55: Quản lý nguồn nước

1. ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH

1.1. Hoàn thiện các văn bản pháp luật cho chuyên ngành nước

Xây dựng văn bản hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quyền hạn của thanh tra ngành nước dưới dạng quyết định của Bộ chủ quản.

Sửa đổi quyết định số 67/TTg của Thủ tướng Chính phủ theo hướng xác định các thành viên là cán bộ thuộc một cơ quan nào, chức vụ do một phó Thủ tướng phụ trách. Ví dụ như: Chủ Tịch hội đồng phó thủ tướng phụ trách kinh tế; Bộ trưởng Bộ TN&MT ủy viên thường trực; Thứ trưởng Bộ NN&PTNT ủy viên... mà không nên nêu rõ tên.

Sửa đổi Luật Tài nguyên nước và nghị định 179/1999/NĐ-CP cho phù hợp với cơ cấu quản lý tài nguyên nước theo nghị định 91/2002/NĐ-CP về phân quyền quản lý tài nguyên nước, ủy viên thường trực Hội đồng nước quốc gia cho Bộ TN&MT.

1.2. Bổ xung và tăng cường các chính sách về tài nguyên nước

- Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực: tăng cường năng lực là giải pháp xuyên ngành mà dự án nào cũng đề cập. Trong tăng cường năng lực về lĩnh vực nước, do có yêu cầu trực tiệp, công tác đào tạo được thực hiện nhiều hơn công tác giáo dục. Công tác phát triển con người lâu này nhằm vào các tổ chức nước, giới chuyên nghiệp và quản lý. Trong những năm vừa qua, việc nâng cao nhận thức đã hướng đồng bộ vào các đối tượng thuộc các cấp và các giới bao gồm quản lý, quyết định chính sách, chuyên nghiệp và cộng đồng.

- Truyền thông cộng đồng: huy động sự tham gia của cộng đồng hay nói cách khác là công tác xã hội hoá bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên nước.

- Chính sách tài chính: Xây dựng thể chế tài chính nhằm huy động mọi nguồn vốn kể cả trong nước và quốc tế cho điều tra tài nguyên nước mặt, nước dưới đất, nước ven bờ, xây dựng các công trình thủy lợi đa mục tiêu dưới dạng phát hành trái phiếu Chính phủ hoặc hình thức huy động khác. Cũng như các ngành khác, trong ngân sách nhà nước nên phân định một tỷ lệ chi thích hợp cho ngành nước bao gồm cả quản lý lưu vực và thủy lợi.

2. THỂ CHẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

2.1. Tổ chức bộ máy

2.1.1. Quản lý nhà nước:

Hoàn tất thủ tục chuyển quyền quản lý tài nguyên nước từ Bộ NN&PTNT sang Bộ TN&MT và thay đổi hệ thống cơ cấu tổ chức: thể chế để quản lý tài nguyên nước từ trước đến nay được phản ảnh theo chiều dọc, tính manh mún của các tiểu ngành, không tập hợp được sự hợp tác và phân công, phân nhiệm giữa các Bộ, ngành và cơ quan địa phương.

53

Page 56: Quản lý nguồn nước

Chức năng quản lý tài nguyên nước, trước tiên, được giao cho Bộ NN&PTNT nhưng việc tổ chức thực hiện vẫn còn chậm, việc phân công, phân cấp quản lý chưa rõ ràng giữa trung ương và địa phương đang từng bước phải kiện toàn, thì nay chức năng trên phải chuyển sang Bộ TN&MT vì vậy lại càng kéo dài tình trạng không ổn định nên chưa phát huy hết vai trò của địa phương trong công tác quản lý tài nguyên nước. Với sự hợp tác theo chiều ngang giữa các bên trong quản lý tài nguyên nước ở cấp quốc gia và giữa các tỉnh trong lưu vực sông là yếu tố quan trọng trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam.

Việc thuyên chuyển cán bộ quản lý tài nguyên nước từ Bộ NN&PTNT sang Bộ TN&MT đã được thực hiện trong tháng 6-2003. Cục Quản lý Tài nguyên nước cũng đã đảm nhiệm trách nhiệm nghiên cứu sửa đổi Luật Tài nguyên nước. Cần xác định rõ hơn một số sắp xếp về tổ chức dưới đây:

- Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước và các Ban Quy hoạch và Quản lý lưu vực các sông Hồng- Thái Bình, Đồng Nai và Cửu Long, đã được thành lập. Tuy nhiên các cơ quan này đang hoạt động dưới sự bảo trợ của Bộ NN&PTNT. Kiện toàn các Ban Quản lý và Quy hoạch của các lưu vực sông đã có, đồng thời thành lập các Ban Quản lý và Quy hoạch của các lưu vực sông còn lại: Hiện nay đã có ba Ban quản lý Quy hoạch lưu vực sông được thành lập tập trung ở hai vùng nông nghiệp lớn của nước ta là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Từ những kinh nghiệm đã được rút ra qua 3 năm thực hiện, cần kiện toàn và thành lập các ban quản lý quy hoạch lưu vực sông trên các vùng còn lại như: lưu vực sông Cả - sông Mã, lưu vực sông Hương, lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn... Cơ sở khoa học để thành lập các ban quản lý lưu vực sông nên theo các tiêu chí về độ lớn (diện tích bị ảnh hưởng, dân số trong lưu vực, số lượng các chi lưu), về tính phức tạp theo thời gian, tính đa dạng của việc sử dụng và bảo tồn tài nguyên nước.

- Những cải cách về hành chính liên quan đến quản lý tổng hợp tài nguyên nước đã thực hiện ở cấp trung ương, nhưng chưa được triển khai ở cấp tỉnh. Ở cấp tỉnh chưa có động thái nào được triển khai để tiến tới quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Ngoài ra còn thiếu sự chỉ đạo và yếu về năng lực

Tăng cường quản lý tổng hợp và có hiệu quả nguồn tài nguyên nước. Ở đây, quản lý tài nguyên nước phải được thực hiện theo Luật Tài nguyên Nước, tức là thực hiện theo nguyên tắc quản lý tổng hợp theo lưu vực sông. Để việc quản lý có hiệu quả, có thể nghiên cứu thực hiện theo 4 nội dung của khung hành động được kiến nghị tại Diễn đàn Nước Thế giới lần thứ hai và Hội nghị Bộ trưởng tháng 3-2000 tại Hugue (Hà Lan). Sự ưu tiên về nước phải được phản ảnh trong kế hoạch phát triển bền vững Quốc gia thông qua việc thực hiện chiến lược và kế hoạch của các ngành, đảm bảo cho người dân đều được tiếp cận nước sạch và các điều kiện vệ sinh môi trường.

2.1.2. Sự phối hợp trong việc quản lý tài nguyên nước giữa các tỉnh:

54

Page 57: Quản lý nguồn nước

Mặc dầu công tác quản lý tài nguyên nước trên toàn quốc nói chung, cụ thể là lưu vực sông Hồng đều được xuyên suốt từ trung ương đến địa phương. Những tỉnh thuộc các lưu vực sông đều có quan hệ với nhau trong quản lý sử dụng tài nguyên nước. Nhiều hệ thống công trình thuỷ lợi liên tỉnh như hệ thống sông Nhuệ, hệ thống An - Kim - Hải, hệ thống Bắc - Nam - Hà, hệ thống Bắc - Hưng - Hải…đã có hội đồng điều hành hệ thống dành riêng trong đó có đại diện của các tỉnh liên quan để giải quyết các vấn đề liên quan đến điều hành để tránh có những đối đầu trong việc điều hành và sử dụng nước. Có những công trình như hồ Núi Cốc nằm trên đất tỉnh Thái Nguyên nhưng lại phục vụ tưới cho tỉnh Bắc Giang vì vậy hàng năm Sở NN&PTNT Bắc Giang phải ký kết hợp đồng mua nước của Sở NN&PTNT Thái Nguyên…Nhưng việc điều hành và giải quyết mối quan hệ giữa các tỉnh lại do UBND các tỉnh giải quyết là chính, do đó còn những bất đồng lớn mà phải do Bộ hoặc có khi cấp cao hơn đứng ra can thiệp. Tuy vậy trong quá trình phát triển kinh tế, mỗi tỉnh lại vì lợi ích riêng của mình dẫn đến còn có những bất cập gây ảnh hưởng lẫn nhau như: các tỉnh nằm ở thượng và trung lưu như Phú Thọ, Thái Nguyên trong quá trình sử dụng nước cho công nghiệp đã thải các chất độc hại và nước thải không qua xử lý làm ảnh hưởng tới chất lượng nước của các tỉnh nằm dưới hạ lưu. Các tỉnh miền núi đã không kiểm soát được việc khai thác rừng, khai thác khoáng sản bừa bải đã gây ô nhiễm cạn kiệt nguồn nước và bồi lắng sông, hồ ở hạ lưu. Các tỉnh đồng bằng các sông suối, kênh mương liên quan đến nhiều tỉnh cũng có sự quá tải khi tiếp nhận nguồn nước thải của các đô thị lớn và khu công nghiệp không qua xử lý gây ô nhiễm nguồn nước của các địa phương lân cận. Điển hình như hệ thống sông nhuệ, nguồn nước thải của thành phố Hà Nội dồn về đã gây ô nhiễm trầm trọng nguồn nước ảnh hưởng đến chất lượng nước tưới trong mùa khô và khả năng tiêu nước trong mùa mưa lũ phục vụ sản xuất của các tỉnh Hà Tây, Hà Nam…những vấn đề này chưa được giải quyết triệt để vì chúng ta còn thiếu nhiều chế tài xử phạt hành chính, cấp phép sử dụng nước và xả nước thải để điều chỉnh có tính chất vĩ mô giải quyết mâu thuẫn trong việc quản lý nước theo ranh giới hành chính và ranh giới thuỷ văn của hệ thống nguồn nước.

Việc xây dựng mô hình phối hợp quản lý tài nguyên nước và quản lý môi trường cần tuân thủ 3 nguyên tắc cơ bản là:

- Phối hợp đa dạng ở các cấp quản lý

- Phù hợp với các đối tượng điều chỉnh của hệ thống quản lý.

- Các công cụ quản lý tổng hợp đáp ứng được yêu cầu quản lý và điều kiện phát triển kinh tế xã hội.

2.2. Hoạt động triển khai tiếp theo

2.2.1. Điều tra, đánh giá hiện trạng tài nguyên nước

Để có thể lập quy hoạch, kế hoạch khai thác sử dụng nguồn tài nguyên nước hợp lý, hiệu quả, cần thiết phải tổ chức đánh giá hiện trạng tài nguyên nước và chất lượng nước của nước mặt, nước dưới đất, nước ven bờ. Kết quả đánh giá này là một cơ sở cho việc xây dựng chiến lược phát triển tài nguyên nước và hoàn thiện mạng lưới điều tra cơ bản về tài nguyên nước. Ví dụ như đối với nước ven bờ: nước ta có đường bờ biển dài trên 3000 km. Rất nhiều vùng nước có sự đa dạng sinh học cao, có tiềm năng khai thác, nuôi trồng thủy

55

Page 58: Quản lý nguồn nước

hải sản. Cho đến nay, chưa có một kết quả điều tra, đánh giá tổng thể hiện trạng nguồn tài nguyên nước ven bờ và tiềm năng kinh tế của nó.

2.2.2. Phòng chống suy thoái nguồn nước

- Bảo vệ rừng, khôi phục rừng tự nhiên, trồng rừng mới và phát triển nông lâm kết hợp tại các vùng đồi núi, vùng rừng ngập mặn, phát triển mạnh trồng cây phân tán ở vùng đồng bằng và nông nghiệp, quy hoạch vùng cây xanh bắt buộc phải có tại tất cả các đô thị và khu công nghiệp.

- Kết hợp một cách hài hoà các biện pháp công trình và phi công trình trong việc khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai về nước gây ra. Các biện pháp này phải được đề ra trong chiến lược cũng như quy hoạch phát triển tài nguyên nước quốc gia, các địa phương và các lưu vực sông.

- Xem kiểm soát, xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường đô thị và khu công nghiệp là một trọng tâm công tác trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phòng ngừa các hiểm hoạ ô nhiễm do khai thác dầu khí và công nghiệp hoá dầu. Chuẩn bị đầy đủ các phương án về khoa học, công nghệ, pháp chế trong xử lý các sự cố.

2.2.3. Thể chế tài chính

Thực chất, ngân sách cho dành cho công tác QLTHTNN chưa được phân bổ riêng trong chương mục chi phí quốc gia. Bên cạnh các khoản chi thường xuyên như lương cán bộ, hoạt động nghiên cứu…còn có các khoản đầu tư lớn cho ngành nước dành cho các công trình thủy lợi, tưới tiêu, bảo vệ chất lượng tài nguyên nước. Để tài nguyên nước được quản lý một cách hiệu quả và với mức đầu tư hiệu quả cao nhất, ngân sách Nhà nước nên tập trung vào phát triển hạ tầng cơ sở thủy lợi, kênh mương; các dự án điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng tài nguyên nước cần huy động các nguồn tài trợ - tức là phối hợp có hiệu quả giữa các cơ quan tài trợ nước ngoài, trong nước trong sự phát triển, thực hiện các dự án và các trợ giúp khác; các công trình thủy lợi đa mục đích như hồ chứa nước của các dự án thủy điện (tất nhiên mục đích chính là kinh doanh điện) cần huy động nguồn vốn tín dụng hoặc vay vốn ưu đãi hoặc phát hành trái phiếu có kỳ hạn. Các phương thức sử dụng tài chính hợp lý là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội bền vững kết hợp bảo vệ môi trường nói chung, môi trường nước nói riêng.

2.2.4. Quan hệ quốc tế

Ba tổ chức LVS hiện nay được thành lập theo quyết định số 37, 38, 39 của Bộ NN&PTNT và bắt đầu đi vào hoạt động. Với sự trợ giúp của ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), AusAID, các ban quản lý LVS đã xác định được những vấn đề ưu tiên và thành lập các nhóm công tác và tổ chức các buổi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng về quản lý lưu vực cho các thành viên. Trong thời gian tới, cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước phải đánh giá được hiệu quả của các chương trình này đồng thời vận động sự hợp tác giữa các quốc gia với tư cách là một thành viên trong tổ chức nước toàn cầu và tổ chức các quốc gia Châu Á vì nước. Đây là một nhiệm vụ quan trọng trong khi nguồn nhân lực có kinh nghiệm chuyên sâu của ta còn rất mỏng.

56

Page 59: Quản lý nguồn nước

2.2.5. Thành lập ngân hàng dữ liệu về tài nguyên nước

Cho đến nay, nguồn thông tin, tư liệu về tài nguyên nước khá phong phú nhưng chưa được đầy đủ và phân mảng. Hầu hết các cơ quan có tham gia các dự án liên quan đến tài nguyên nước đều có một “kho” dữ liệu riêng cho một đối tượng nào đó ví dụ như: ngành Nông nghiệp chủ yếu tập trung vào các dữ liệu về nước mặt, ngành thủy sản tập trung vào số lượng và chất lượng nước cho nuôi trồng thủy sản, ngành giao thông là luồng lạch, ngành môi trường là chất lượng của môi trường nước... Mặc dù nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước đã được giao cho Bộ TN&MT (cụ thể là Cục Tài nguyên nước) và đã có một số dự án về thông tin môi trường đã được thực hiện, nhưng các số liệu chủ yếu tập trung vào khía cạnh môi trường. Vì vậy cần phải có một ngân hàng dữ liệu chung về tài nguyên nước, tình trạng khai thác và sử dụng, quy hoạch lưu vực, chất lượng nước... do Bộ TN&MT quản lý, chuẩn hóa và chia sẻ khi có yêu cầu.

3. ĐỀ XUẤT LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

3.1. Lộ trình thực hiện sửa đổi về chính sách

a. Hoàn thiện các văn bản pháp luật cho chuyên ngành nước cần thực hiện trong 2 năm. Năm thứ nhất, lập dự thảo sửa đổi Luật Tài nguyên nước quy định cơ quan quản lý tài nguyên nước cho Bộ TN&MT để chính phủ trình Quốc hội thông qua. Năm thứ hai, Chính phủ ban hành các Nghị định, quyết định hướng dẫn thi hành các điều khoản của Luật Tài nguyên nước.

b. Đưa các kiến thức về sự hữu hạn của tài nguyên nước, ý thức sử dụng tiết kiệm nước vào các giờ ngoại khóa trong trường học. Hàng năm mở các buổi hội thảo chuyên đề về nước trong các cơ quan quản lý, doanh nghiệp sử dụng lượng nước lớn để nâng cao nhận thức về tài nguyên nước, quy hoạch nước hợp lý. Đây là một việc làm thường xuyên và có thể thực hiện được ngay.

c. Chính sách tài chính: Bộ Tài chính và Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT tổ chức họp bàn và đưa ra một dự toán chi cụ thể cho ngành nước, trình quốc hội xem xét để có thể thực hiện được vào năm tiếp theo.

3.2. Lộ trình thực hiện thay đổi về tổ chức bộ máy

3.2.1. Cơ quan quản lý tài nguyên nước:

Việc chuyển quyền quản lý tài nguyên nước, quản lý lưu vực sông từ Bộ NN&PTNT sang Bộ TN&MT có thể thực hiện được ngay trong năm đề đề xuất. Các đơn vị sự nghiệp thủy lợi của Bộ NN&PTNT hoặc Bộ Thủy sản sẽ trở thành đơn vị khai thác sử dụng tài nguyên. Chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước đã được giao cho Cục Quản lý Tài nguyên Nước trực thuộc Bộ TN&MT. Thay đổi quan trọng này đã cho thấy có sự phân tách giữa các chức năng về quản lý và các chức năng về dịch vụ liên quan đến tài nguyên nước.

3.2.2. Phòng chống suy thoái nguồn nước:

57

Page 60: Quản lý nguồn nước

- Tiếp tục thực hiện các chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, trồng cây phân tán ở vùng đồng bằng.

- Các dự án có tác động đến tài nguyên nước, khi xét duyệt phải có đánh giá tác động đến nguồn nước.

3.3.3. Thể chế tài chính:

Thực hiện theo thời gian cấp ngân sách hàng năm và có thể thực hiện được ngay bởi vì những công trình lớn (như hồ chứa nước cho thủy điện) đều đã thực hiện theo phương thức gọi vốn từ các nguồn.

3.3.4. Thành lập ngân hàng dữ liệu: Nên phân kỳ thành hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Thu thập, phân tích, đánh giá số liệu hiện có; xác định các thông số cần thiết lưu trữ trong kho dữ liệu; xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu để thuận tiện tham chiếu và cập nhật định kỳ.

- Giai đoạn 2: Cập nhật, tổng hợp, khai thác sử dụng dữ liệu

KẾT LUẬN

58

Page 61: Quản lý nguồn nước

Tài nguyên nước của Việt Nam là hữu hạn và phần lớn bắt nguồn từ các nước xung quanh. Do sự biến đổi của tự nhiên và tác động tiêu cực của các hoạt động kinh tế thiếu quản lý, xu hướng suy giảm tài nguyên nước cả về chất lượng và số lượng đã xuất hiện. Nhu cầu sử dụng nước cho các ngành kinh tế ngày một tăng nhanh. Để phát triển các ngành kinh tế xã hội một cách hiệu quả trong thời gian tới, cần phải thực hiện sự phát triển tài nguyên nước và chiến lược quản lý nước thông qua quản lý lưu vực sông. Điều này có thể bảo đảm sự phát triển bền vững không chỉ đối với ngành nước mà còn cho các ngành kinh tế - xã hội khác nữa. Tuy nhiên, trong một vài thập kỷ tới, dân số nước ta sẽ tăng lên, nền kinh tế bước sang giai đoạn mới theo hướng đa dạng hóa sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhu cầu nước cho các ngành kinh tế sẽ cao hơn nhiều. Việc quản lý tổng hợp tài nguyên nước sẽ phải được hoàn thiện hơn cả về chủ trương chính sách cũng như thể chế, tổ chức. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, các chính sách về quản lý tài nguyên nước dường như độc lập với hoạt động quản lý các vùng ĐNN. Các nghiên cứu đánh giá trong báo cáo sẽ đóng góp một phần vào việc nâng cao hiệu lực của hệ thống chính sách và cơ cấu tổ chức QLTHTNN phù hợp với giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

59

Page 62: Quản lý nguồn nước

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thượng Hùng, Quan điểm bền vững trong sự nghiệp khai thác và sử dụng tài nguyên nước, Tạp chí Địa chất thủy văn, 241 (1997)

2. Phạm Xuân Sử. Tăng cường pháp lý trong quản lý tài nguyên nước. Hội thảo “quản lý điều hành hiệu quả ngành nước”

3. Nguyễn Viết Phổ, Vũ Văn Tuấn, Trần Thanh Xuân. Tài nguyên nước Việt Nam. NXB Nông Nghiệp, 2003.

4. Luật Tài nguyên nước (1998)

5. Luật Bảo vệ môi trường (2004)

6. Luật Bảo vệ và phát triển rừng (2004)

7. Nghị định 179/1999/NĐ-CP

8. Nghị định số 149/2004/NĐ-CP

9. Nghị định số 34/2005/NĐ-CP

10. Quyết định số 67/TTg của Thủ tướng Chính phủ

11. Nghị định của số 91/2002/NĐ-CP

12. Quyết định số 63/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

13. Nghị định số 27/2005/NĐ-CP

14. Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ NNvà PTNT

15. Nghị quyết số 41-NQ/T.Ư của Bộ Chính trị

16. Thông tư liên tịch Bộ Tài chính – Bộ TN&MT số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT

17. Nghị định 162/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành qui chế thu thập khai thác sử dụng dữ liệu thông tin về tài nguyên nước

18. Thông tư 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Bộ TN&MT hướng dẫn thực hiện Nghị định 149/2004/NĐ-CP

19. Thông tư 05/2005/TT-BTNMT ngày 22/7/2005 của Bộ TN&MT hướng dẫn thực hiện nghị định 34/2005/NĐ-CP

20. Quyết định 05/2003/QĐ-BTNMT về việc cấp phép thăm dò khoan nước dưới đất

21. Trần Thanh Xuân, Thảo luận về những giải pháp QLTHTNN ở nước ta, Tài nguyên và môi trường số 2, 12/2003.

22. Lê Trình, Lê Quốc Hùng. Môi trường lưu vực sông Đồng Nai-Sài Gòn. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2004.

60

Page 63: Quản lý nguồn nước

23. Nguyễn Xuân Nguyên, Trần Đức Hạ. Chất lượng nước sông hồ và bảo vệ môi trường nước. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2004.

24. Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam– 2003, Môi trường nước.

25. Báo cáo hiện trang môi trường quốc gia - Phần tổng quan năm 2005.

26. Lê Đức Năm. Báo cáo cập nhật các chính sách lưu vực sông 2004

27. Dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)

28. Vietnam Water Resources Sector Review. Report No 15041. WB, ADB, FAO, UNDP, NGO, Water Resources Group in Vietnam and the Government of Vietnam. May 13, 1996.

29. TAC Background Papers No4. Integrated Water Resources Management. Global Water Partnership. Technical Advisory Committee (TAC).

61

Page 64: Quản lý nguồn nước

DANH SÁCHCÁC CHUYÊN GIA TRỰC TIẾP TRAO ĐỔI CUNG CẤP THÔNG TIN

TT Họ và tên Học hàm/ Học vị

Lĩnh vực chuyên môn/ Chức vụ /Cơ quan

1 Trần Hiếu Nhuệ GS.TS Kỹ thuật nước - công nghệ môi trường/ Phó GĐ Trung tâm kỹ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp, ĐH Xây dựng Hà Nội, 55 Giải Phóng, Hà Nội; ĐT: 0913378098/ 04-8691604/04-7844968

Email: [email protected]

2 Trần Đức Hạ PGS.TS Kỹ thuật nước - Công nghệ Môi trường/ Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp, ĐHXD Hà nội, 55 Giải phóng, Hà Nội; Tel: 0903235078/ 8693405 Email: tranduchư[email protected]

3 Nguyễn Việt Anh PGS.TS Kỹ thuật nước - Công nghệ Môi trường/ Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp, ĐHXD Hà Nội, 55 Giải Phóng, Hà Nội; ĐT: 0913209689/ 04-8698317 Email: [email protected]

4 Lều Thọ Bách TS Kỹ thuật nước - Công nghệ Môi trường/ Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp, ĐHXD Hà nội, 55 Giải Phóng, Hà Nội; Tel: 04-8693405

5 Nguyễn Đức Toàn ThS Kỹ thuật nước - Công nghệ Môi trường/ Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp, ĐHXD Hà Nội, 55 Giải Phóng, Hà Nội; Tel: 04-8693405

6 Nguyễn Quốc Công ThS. Kỹ thuật nước - Công nghệ Môi trường/ Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp, ĐHXD Hà Nội, 55 Giải Phóng, Hà Nội; Tel: 0989347250

Email:[email protected]/ [email protected]

7 Trần Hiền Hoa ThS. Nghiên cứu sinh TS

Kỹ thuật nước - Công nghệ Môi trường/ Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp, ĐHXD Hà Nội, 55 Giải Phóng, Hà Nội; Tel: 04-8693405

8 Phạm Tuấn Hùng TS Kỹ thuật nước - Môi trường/ Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp, ĐHXD Hà Nội, 55 Giải Phóng, Hà Nội; Tel: 04-8693405

9 Lê Hiền Thảo TS Sinh học - Hóa học Môi trường/ Trung tâm Kỹ thuật Môi

62

Page 65: Quản lý nguồn nước

TT Họ và tên Học hàm/ Học vị

Lĩnh vực chuyên môn/ Chức vụ /Cơ quan

trường Đô thị và Khu công nghiệp, ĐHXD Hà nội, 55 Giải phóng, Hà Nội; Tel: 04-8693405

10 Phạm Văn Ninh GS. TSKH Môi trường biển/ GĐ Trung tâm, Trung tâm nghiên cứu và khảo sát môi trường biển; 264 Đội Cấn, Hà Nội; Tel (VP): 8326136 Tel (NR): 8325276

Email: [email protected]

11 Đặng Huy Huỳnh GS. TSKH Đa dạng sinh học – tài ngyên sinh vật/ Viện sinh thái tài nguyên sinh vật

18 Hoàng Quốc Việt- Nghĩa Đô- Cõ̀u Giấy; Tel :8360169; Fax :8361196

12 Hồ Thanh Hải Tiến sỹ Đa dạng sinh học/ Viện sinh thái tài nguyên sinh vật

18 Hoàng Quốc Việt- Nghĩa Đô- Cõ̀u Giấy; Tel :8360169; Fax :8361196

13 Lê Thạc Cán GS Tiến sỹ Viện trưởng Viện môi trường và phát triển bền vững

Tel: 2511282; Fax: 2511283; Email: [email protected]; [email protected]

P311 Nhà 18 T2 Khu đô thị mới Trung Hoà - Nhân Chính, đường Láng Hạ mới, Thanh Xuân Hà Nội

14 Nguyễn Chu Hồi PGS. Tiến sỹ

Sinh vật biển - Hải dương học/ Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản; Tel: 7716578/ 7716056/ 0903436841 Fax: 7716054 Email: [email protected] or [email protected];

Đ/c:10 Nguyễn Công Hoan, Hà Nội

15 Trịnh Thị Thanh PGS. Tiến sỹ

Công nghệ Môi trường – sinh học/–Khoa Môi trường, ĐH Khoa học tự nhiên/ĐHQGHN

Đ/c: 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: 5583306/0913361070 Email: [email protected]

16 Phạm Xuân Sử TS. Cục trưởng Cục quản lý nước và công trình thủy lợi, Bộ NN&PTNT

17 Trần Hồng Hà TS Cục Trưởng cục Bảo vệ Môi trường – Bộ TN&MT

18 Hà Lương Thuần PGS.TS Viện Khoa học thủy lợi

63

Page 66: Quản lý nguồn nước

TT Họ và tên Học hàm/ Học vị

Lĩnh vực chuyên môn/ Chức vụ /Cơ quan

19 Huỳnh Lê Khoa Phó Trưởng phòng/ Hợp tác quốc tế- Cục Bảo vệ Môi trường

20 Phạm Trung Lương PGS.TS Viện nghiên cứu phát triển du lịch – Tổng cục du lịch

21 Tô Trung Nghĩa TS Viện Quy hoạch thủy lợi

22 Phạm Văn Mạnh Bộ NN&PTNT

23 Hứa Chiên Thắng Phòng Lưu vực sông và đới bờ - Cục Bảo vệ Môi trường

24 Phùng Văn Vui Cục Phó Cục Môi trường (VEPA)

25 Huỳnh Thế Phiên GĐ Vườn Quốc gia Tràm chim – Đồng Tháp

26 Huỳnh Thị Phép Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An

27 Nguyên Xuân Lý PGS.TS Vụ Khoa học công nghệ - Bộ Thủy sản

28 Phạm Bình Quyền PGS.TS Trung tâm nghiên cứu TN&MT – Đại học quốc gia Hà Nội

29 Mai Trọng Nhuận GS Đại học Quốc gia Hà Nội

30 Lê Minh Đức Bộ Kế hoạch và Đầu tư

31 Nguyễn Chí Thành Phân viện trưởng phân viện Điều tra quy hoạch rừng Nam Bộ

32 Phạm Khôi Nguyên TS Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

33 Chu Mạnh Hùng Bộ Giao thông Vận tải

34 Nguyễn Hòa Bình Th.S Chánh văn phòng – Cục Bảo vệ môi trường

35 Nguyễn Văn Tài TS Bộ Tài nguyên và Môi trường

64

Page 67: Quản lý nguồn nước

DANH SÁCH CHUYÊN GIA ĐÃ GỬI BẢN CÂU HỎI VÀ ĐÃ NHẬN ĐƯỢC TRẢ LỜI

TT Họ và tên Lĩnh vực chuyên môn/ Cơ quan

Cán bộ khoa học

Cán bộ quản lý

Có trả lời

Ghi chú

1 Nguyễn Hoàng Yến Quản lý môi trường/ Hội Bảo vệ TN&MT VN

2 Phạm Bình Quyền Sinh học nông nghiệp

3 Trần Đức Hải Khí hậu – khí tượng thuỷ văn

4 Đằng Trần Duy Môi trường đất

5 Phạm Ngọc Đăng Môi trường không khí

6 Phạm Văn Ninh Môi trường biển

7 Nguyễn Thị Kim Thái Chất thải rắn

8 Lê Thái Bạt Môi trường đất

9 Võ Trí Trung Rừng và tài nguyên rừng

10 Đặng Huy Huỳnh Đa dạng sinh học – tài nguyên sinh vật

11 Hồ Thanh Hải Đa dạng sinh học

12 Nguyễn Thị Hồng Tú

13 Lê Bích Thắng Kỹ sư ô nhiễm

14 Nguyễn Quỳnh Hương

SXSH – môi trường không khí

15 Phùng Chí Sỹ Hoá và công nghệ môi trường

16 Đặng Trung Thuận Môi trường địa lý

17 Hứa Chiến Thắng Đới bờ và thẩm định Quản lý Nhà nước

18 Nguyễn Khắc Kinh Vụ trưởng Vụ thẩm định Quản lý Nhà nước

65

Page 68: Quản lý nguồn nước

TT Họ và tên Lĩnh vực chuyên môn/ Cơ quan

Cán bộ khoa học

Cán bộ quản lý

Có trả lời

Ghi chú

19 Dương Văn Khanh GĐ sở TN và MT tỉnh Thái Nguyên

Quản lý Nhà nước

21 Hoàng Thị Liên Trưởng phòng Quản lý môi trường tỉnh Thái Nguyên

Quản lý Nhà nước

22 Đỗ Quang Cừ GĐ Sở TN&MT tỉnh Hà Nam

Quản lý Nhà nước

23 Trần Xuân Đoàn TP quản lý môi trường tỉnh Hà Nam

Quản lý Nhà nước

24 GĐ sở TN và MT TP Đà Nẵng

25 TP quản lý môi trường TP Đà Nẵng

26 Trần Văn Quang ĐHBK Đà Nẵng

27 Nguyễn Ngọc Dũng Phó GĐ Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam

28 Dương Chí Công GĐ Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam

29 Nguyễn Quốc Tuấn Phó GĐ Sở TNMT và Nhà đất Hà Nội

30 Đặng Dương Bình TP Quản lý Môi trường Hà Nội

31 Nguyễn Chu Hồi Sinh vật biển - hải dương học

32 Hà Chu Chử Tài nguyên rừng

33 Trương Mạnh Tiến Vụ trưởng Vụ môi trường

34 Nguyễn Văn Trương Phó Chủ tịch Hội đồng KH hội BVMT&TN VN

35 Đặng Kim Chi Hoá môi trường

36 Trịnh Thị Thanh Công nghệ môi trường – sinh học

66

Page 69: Quản lý nguồn nước

TT Họ và tên Lĩnh vực chuyên môn/ Cơ quan

Cán bộ khoa học

Cán bộ quản lý

Có trả lời

Ghi chú

37 Nguyễn Hữu Dũng Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ - Bộ Xây dựng

Quản lý Nhà nước

38 Nguyễn Gia Đễ Vụ phó Vụ Khoa học công nghệ - Bộ Công nghiệp

Quản lý Nhà nước

39 Trần Anh Tấn Vụ KHCN - Bộ Công nghiệp

Quản lý Nhà nước

40 Lê Minh Đức Viện Chiến lược - Bộ Công nghiệp

Quản lý Nhà nước

41 Nguyễn Bính Thìn Vụ phó Vụ Khoa học công nghệ - Bộ NN&PTNT

Quản lý Nhà nước

42 Lê Văn Tản Bộ NN&PTNT Quản lý Nhà nước

43 Nguyễn Văn Gián Vụ Khoa học công nghệ - Bộ Giao thông vận tải

Quản lý Nhà nước

44 Trần Thị Minh Hương GĐ TT quan trắc MT và BVMT Thái Nguyên

Quản lý Nhà nước

45 Đặng Khánh Vụ Khoa học công nghệ - Bộ Thủy sản

Quản lý Nhà nước

46 Ban Công nghệ và An toàn môi trường – Tổng công ty dầu khí VN

Quản lý Nhà nước

47 Trung tâm Môi trường – Bộ Quốc phòng

Quản lý Nhà nước

48 Võ Trí Chung Viện Môi trường và PT bền vững (VESDI)

49 Lâm Minh Triết Giáo sư

50 Phan Thị Hiền

67

Page 70: Quản lý nguồn nước

TT Họ và tên Lĩnh vực chuyên môn/ Cơ quan

Cán bộ khoa học

Cán bộ quản lý

Có trả lời

Ghi chú

51 Hoàng Minh Khiên Tiến sỹ

52 Lê Thạc Cán Giáo sư

68

Page 71: Quản lý nguồn nước

PHỤ LỤC 10 hệ thống sông có diện tích lưu vực trên 10.000 km 2

69

Page 72: Quản lý nguồn nước

1. Sông Bằng Giang- Kỳ Cùng,

2. Sông Hồng - Thái Bình,

3. Sông Mã,

4. Sông Cả,

5. Sông Vũ Gia - Thu Bồn,

6. Sông Ba,

7. Sông Srepok,

8. Sông Sê San,

9. Sông Đồng Nai,

10. Sông Cửu Long.

5 hệ thống sông có diện tích lưu vực từ 2.500 km 2 đến 10.000 km 2 1. Sông Gianh,

2. Sông Thạch Hãn,

3. Sông Hương,

4. Sông Trà Khúc

5. Sông Côn.

70