15

Quản lý trong giáo dục

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Quản lý trong giáo dục
Page 2: Quản lý trong giáo dục

1.1. KHÁI NIỆM QUẢN LÍ- Quản lý là kế hoạch, tổ chức, chỉ huy và điều khiển

- QL được đ.nghĩa như việc đạt đến mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả thông qua lập kế hoạch, tổ chức, xếp đặt nhân sự, chỉ đạo và kiểm tra các nguồn lực của tổ chức

Page 3: Quản lý trong giáo dục

1.1. Quản lí là gì?

F. Taylor: Quản lí là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất (về thời gian, nhân lực, vật lực)

H- Fayol: Quản lí nghĩa là dự kiến, tổ chức, lãnh đạo, phối hợp và kiểm tra. (chỉ ra công việc cụ thể)

Page 4: Quản lý trong giáo dục

- Lãnh đạo sẽ:+ xây dựng được lòng nhiệt huyết và cam kết cần có giúp mọi người cùng phát huy tất cả tài năng của mình nhằm hoàn thành kế hoạch, + biết ứng phó thật tốt trong tất cả các khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ giữa các cá nhân;+ tạo nguồn động lực, thiết kế công việc, làm việc với tinh thần đồng đội và biết tạo sự thay đổi.

KHÁI NIỆM LÃNH ĐẠOKN: Sự lãnh đạo là quá trình khích lệ mọi người cùng cố gắng làm việc để hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng.Định hướng, vạch ra đường lối để đạt đến mục tiêu cuối cùng

Page 5: Quản lý trong giáo dục

So sánh lãnh đạo và quản lí trong năm lĩnh vực quan trọng của một tổ chức

Chức năng Lãnh đạo Quản lí

1. Chỉ đạo Xây dựng tầm nhìn và chiến lược Nhìn ra chân trời

Lập kế hoạch và ngân sách Nhìn vào hiện tại

2. Sắp xếp nhân sự

Xây dựng văn hóa và giá trị chung Giúp mọi người trưởng thành Giảm thiểu các giới hạn

Tổ chức và bố trí nhân sự Điều hành và kiểm tra Tạo ra các giới hạn

3. Quan hệ Tập trung vào con người, khích lệ và động viên nhân viên Dựa vào quyền lực nhân cách chính mình Tác nghiệp như người thầy, trợ giúp, phục vụ

Tập trung các đối tượng: Sản xuất, bán hàng, dịch vụ Dựa vào quyền lực chức vụ Tác nghiệp như ông chủ

4. Phẩm chất nhân cách

Gần gũi về tình cảm Tinh thần cởi mở Lắng nghe Không tuân thủ cứng nhắc Quan tâm đến con người

Ngăn cách tình cảm Tinh thần chuyên gia Yêu cầu, ra lệnh Tuân thủ Quan tâm đến tổ chức

5. Kết quả Tạo ra thay đổi, thường là thay đổi cơ bản

Duy trì ổn định

Phỏng theo Kotter, J. (1997): Nguồn lực thay đổi: Lãnh đạo khác quản lí như thế nào

Page 6: Quản lý trong giáo dục

Chương 4 TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

TRONG TRƯỜNG TCCN

1. Quản lý hoạt động dạy2. Quản lý hoạt động học3. Quản lý hoạt động dạy và học4. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá, xác định

trình độ và cấp văn bằng, chứng chỉ

Page 7: Quản lý trong giáo dục

Quản lý HĐ dạy của GV• Quản lý hoạt động dạy của giáo viên thực chất

là quản lý việc thực hiện các chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên và của từng giáo viên.

• Giáo viên trong các trường TCCN có các nhiệm vụ giảng dạy-giáo dục học sinh. Đồng thời, họ phải học tập, rèn luyện, bồi d ưỡng và tự bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ về mọi mặt nhằm nâng cao chất l ượng, hiệu quả hoạt động giảng dạy-giáo dục của mình. Trong quản lý quá trình đào tạo, giáo viên vừa là đối t ượng quản lý nhưng cũng vừa là chủ thể quản lý của quá trình đó.

Page 8: Quản lý trong giáo dục

Nhiệm vụ, nội dung quản lý hoạt động dạy của giáo viên

- Theo dõi, đôn đốc thực hiện, đánh giá được kết quả thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy-giáo dục của toàn thể đội ngũ giáo viên và của từng GV

- Theo dõi, chỉ đạo thực hiện và đánh giá được kết quả thực hiện việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và sư phạm của đội ngũ GV và từng GV

- Nắm được các ưu, khuyết, nhược điểm, đánh giá được sự tiến bộ về các mặt chính trị - tư tưởng, phẩm chất đạo đức của từng GV.

Page 9: Quản lý trong giáo dục

Quản lý hoạt động học của HS

• Quản lý hoạt động học của học sinh, sinh viên là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, rèn luyện của HS, SV trong quá trình đào tạo.

• Mặc dù được tuyển chọn vào học ở trường theo những tiêu chuẩn nhất định như nhau nhưng các học sinh, sinh viên cùng khoá, cùng lớp vẫn có những khác biệt về khía cạnh này hay khía cạnh khác trong nhân cách. Những khác biệt đó trong chủ thể của HS, SV làm cho quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện của HS, SV cũng nh ư kết quả học tập, rèn luyện đạt được của họ khác nhau. Hơn nữa, chính mặt chủ thể của từng HS, SV biến đổi do tác động của đào tạo lại làm cho sự cải biến nhân cách của họ trở nên đa dạng và phức tạp. HS, SV cũng vừa là đối t ượng vùa là chủ thể của quá trình đào tạo.

Page 10: Quản lý trong giáo dục

Nhiệm vụ, nội dung quản lý hoạt động học của học sinh

- Theo dõi, tìm hiểu để nắm được những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện cũng như những biến đổi nhân cách của HS, SV nói chung và của từng HS, SV ( Hồ sơ học tập/Sổ điểm danh….)

- Theo dõi, thúc đẩy, khuyến khích HS, SV phát huy các yếu tố tích cực, khắc phục các yếu tố tiêu cực, phấn đấu vươn lên đạt kết quả học tập, rèn luyện ngày càng cao

Page 11: Quản lý trong giáo dục

Quản lý hoạt động dạy và học

Quản lý hoạt động dạy và học là quản lý việc chấp hành các quy định (điều lệ, chế độ, nội quy,...) về hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học tập của HS, SV đảm bảo cho các hoạt động đó được tiến hành có nền nếp ổn định một cách nghiêm chỉnh, tự giác, có hiệu suất và chất l ượng cao.

Page 12: Quản lý trong giáo dục

Các nhiệm vụ, nội dung quản lý nền nếp dạy và học

- Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch và chương trình dạy học theo thời khoá biểu và các quy định hiện hành về dạy và học

- Theo dõi, chỉ đạo việc hoàn thiện các hồ sơ sổ sách, giấy tờ chuyên môn, nghiệp vụ

- Tổ chức, chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn và công tác phương pháp.

Page 13: Quản lý trong giáo dục

QUẢN LÝ VIỆC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ, XÁC NHẬN TRÌNH ĐỘ VÀ CẤP VĂN

BẰNG, CHỨNG CHỈ• ở cấp độ nhà trường, có hai loại đánh giá đặc thù: thứ

nhất là đánh giá kết quả, chất l ượng học sinh sau khi học xong một nội dung nào đó hoặc sau khi học xong một khoá học tức là đánh giá trong quá trình đào tạo; thứ hai là đánh giá một chư ơng trình, kế hoạch đào tạo nào đó đã được xây dựng và thực hiện.

• Trong quá trình đào tạo có hai loại hình kiểm tra, đánh giá là: Kiểm tra, đánh giá hình thành (sơ bộ, định kỳ và th ường xuyên) và kiểm tra, đánh giá tổng kết. Việc đánh giá kết quả học tập của HS, SV bao giờ cũng đi liền với thi và kiểm tra.

• Kiểm tra, đánh giá có những chức năng khác nhau, trong đó có chức năng quản lý chất l ượng, chức năng xác nhận trình độ hay xếp loại HS, SV.

Page 14: Quản lý trong giáo dục

xác nhận trình độ và cấp chứng chỉ, văn bằng

Xác nhận trình độ hay công nhận trình độ được thực hiện sau khi và trên cơ sở kiểm tra, đánh giá để ra kết luận rằng kết quả đã đạt được theo yêu cầu xác định trong tiêu chuẩn hay mục tiêu dạy học.

Page 15: Quản lý trong giáo dục

Nhiệm vụ, nội dung của quản lý việc kiểm tra, đánh giá, xác nhận trình độ và cấp chứng chỉ,

văn bằng• Tổ chức và quản lý việc xây dựng mục tiêu đào

tạo và chuẩn nói chung cũng như mục tiêu dạy học-giáo dục và chuẩn cụ thể ở từng môn học nói riêng

• Tổ chức và quản lý việc xác định các hình thức, phương pháp và công cụ kiểm tra, đánh giá phù hợp

• Tổ chức và quản lý việc ghi chép, lập hồ sơ, sổ sách về kết quả học tập của HS, SV và về việc cấp chứng chỉ, văn bằng