Khuyen nong cay cao su

Preview:

Citation preview

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌCMÔN: KHUYẾN NÔNG

Bài báo cáo: Mô hình cao su tiểu điền ở xã Tân Hưng, huyện

Hớn Quản, tỉnh Bình Phước

Giảng viên: Th.S PHẠM HỮU NGUYÊN

Thành viên nhóm1.Đoàn Văn Khánh Linh 121131702.Lê Thị Ngọc Diệp 121140023.Hoàng Văn Kỳ 121131644.Tram 121132925.Vy 12113316

Nội Dung:

I GIỚI THIỆU

II VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

I GIỚI THIỆU

1. Đặt vấn đềMô hình cao su tiểu điền đang được triển khai và phát triển mạnh ở Bình Phước, đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế địa phương; góp phần làm tăng lượng sản phẩm cao su cho tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức, sản lượng chưa tương xứng với diện tích, năng suất và hiệu quả kinh tế chưa cao.

2. Mục đíchXuất phát từ đó, nhóm tiến hành nghiên cứu đánh giá tình hình phát triển mô hình CSTĐ ở Bình Phước về quy mô, hiệu quả kinh tế và năng suất từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bền vững mô hình này.

3. Yêu cầuThu thập và ghi nhận những thông tin về điều kiện tự nhiên – xã hội, kỹ thuật canh tác và những thuận lợi, khó khăn đối với sản xuất cao su tiểu điền hiện nay.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

1.Thời gian và địa điểmThời gian thực hiện: 28/09/2014Địa điểm: xã Tân Hưng, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước.

2. Vật liệu điều tra- Sáu phiếu điều tra hiện trạng sản xuất cao su tại xã Tân Hưng, huyện Hớn Quản.- Dụng cụ máy ảnh, bút, sách vở, phương tiện

3. Phương pháp nghiên cứu-Điều tra theo mẫu phiếu soạn sẵn-Phỏng vấn trực tiếp nông dân-Ghi chép và điền vào phiếu-Tổng hợp phân tích số liệu

III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN1. Kết quả1.1.Về đất đai-100% là đất đỏ bazan, địa hình cao, khá bằng phẳng. Phù hợp để trồng cây cao su.-Diện tích đất của mỗi hộ:16,66% (1 hộ) có 7 mẫu50% (3 hộ) có trên 3 mẫu33,34% (2 hộ) có dưới 3 mẫu

17%

33%

50%7 mẫudưới 3 mẫutrên 3 mẫu

1.2 Nguồn nước-100% hộ sử dụng nước giếng1.3 Giống-33,33% (2 hộ) trồng giống VM515-50% (3 hộ) trồng giống RRIV4-16,66% (1 hộ) trồng giống PB2601.4 Thời vụ trồngCao su thường được trồng vào các tháng đầu mùa mưa khi thời tiết tương đối thuận lợi. 

1.5 Khoảng cách trồng-16,66% (1 hộ) trồng khoảng cách 6m-3m-33,33% (2 hộ) trồng khoảng cách 5m-4m-33,33% (2 hộ) trồng khoảng cách 3m-5m-16,66% (1 hộ) trồng khoảng cách 2m-5m1.6 Bón phân*Phân hữu cơBón lót phân chuồng vào tất cả các thời kì của cây

*Phân vô cơThời kỳ kiến thiết cơ bản

Thời kỳ kinh doanh

1.7 Sâu bệnh-Nhện đỏ (Tetranychus urticae Koch).-Bệnh phấn trắng xuất hiện nhiều trên giống vô tính mẫn cảm RRIV 4-Bệnh rụng lá Corynespora-Bệnh héo đen đầu lá-Bệnh loét sọc mặt cạo-Bệnh rụng lá mùa mưa-Bệnh nứt vỏ, xì mủ-Bệnh thối thân, thối rễ, xì mủ do nấm Phytopthora sp-Bệnh nấm hồng

2. Thuận lợi và khó khăn*Thuận lợiĐầu ra ổn định, điều kiện địa hình phù hợp. Nông dân có nhiều kinh nghiệm.*Khó khănNhiều sâu bệnh hại, năng suất không cao, giá bán thay đổi thất thường gây ảnh hưởng đến kinh tế của người nông dân.

Bệnh nấm hồng Bệnh phấn trắng

IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1.Kết luận*Ưu điểmCây cao su phù hợp với thời tiết, địa hình và điều kiện sản xuất tại vùng Đông Nam Bộ, đặc biệt là với đất đỏ bazan. Đem lại lợi nhuận cao cho người nông dân.*Nhược điểmDo mô hình cao su tiểu điền có quy mô diện tích nhỏ, nên nông dân trồng khít. Dẫn đến năng suất không cao, sâu bệnh hại dễ tấn công và lây lan, khó kiểm soát, đặc biệt là bệnh nấm hồng.

2. Đề nghị

*Cán bộ kỹ thuật của các thuật của các trường đại học hoặc trạm khuyến nông nên tổ chức nhiều buổi tập huấn kỹ thuật cho nông dân.*Nông dân nên chọn những giống cao su chống chiu tốt với sâu bệnh, cho năng suất cao. Tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật. Đặc biệt các hộ nông dân phải trồng theo mô hình của cán bộ khuyến nông, để tránh lây lan và dễ kiểm soát sâu bệnh hại.

CÁM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE