BÀI THUYẾT TRÌNH CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÝ

Preview:

DESCRIPTION

BÀI THUYẾT TRÌNH CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÝ. TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC VÕ THỊ SÁU. CAO PHƯƠNG THY NGUYỄN TRẦN LAN VY PHẠM NGỌC KHUÊ LÊ CÁT PHỤNG. CHUYÊN ĐỀ : ĐỊA LÝ THIÊN TAI VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI. KHÍ HẬU HẠN HÁN. CHUYÊN ĐỀ: THIÊN TAI VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI. HẠN HÁN. - PowerPoint PPT Presentation

Citation preview

TR Ư Ờ N G PH Ổ TH Ô N G TR U N G H Ọ C V Õ T HỊ SÁ U

BÀI THUYẾT TRÌNH CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÝ

CAO PHƯƠNG THY

NGUYỄN TRẦN LAN VY

PHẠM NGỌC KHUÊ

LÊ CÁT PHỤNG

KHÍ HẬU HẠN HÁN

HẠN HÁN

CHUYÊN ĐỀ: THIÊN TAI VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm giảm hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất, gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng, làm môi trường suy thoái gây đói nghèo, dịch bệnh...

Nguyên nhân gây ra hạn hán có nhiều song tập

trung chủ yếu là 2 nguyên nhân chính:

• Nguyên nhân khách quan

• Nguyên nhân chủ quan

NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân khách quan

 Mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể trong thời gian dài hầu như quanh năm, đây là tình trạng phổ biến trên các vùng khô hạn và bán khô hạn.

Nguyên nhân khách quan

Lượng mưa trong khoảng thời gian dài đáng kể thấp hơn rõ rệt mức trung bình nhiều năm cùng kỳ. Tình trạng này có thể xảy ra trên hầu khắp các vùng, kể cả vùng mưa nhiều.

Nguyên nhân khách quan Mưa không ít lắm, nhưng trong một thời

gian nhất định trước đó không mưa hoặc mưa chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của sản xuất và môi trường xung quanh. Đây là tình trạng phổ biến trên các vùng khí hậu gió mùa, có sự khác biệt rõ rệt về mưa giữa mùa mưa và mùa khô. Bản chất và tác động của hạn hán gắn liền với định loại về hạn hán.

Nguyên nhân chủ quanDo con người gây ra, trước hết là do tình

trạng phá rừng bừa bãi làm mất nguồn nước ngầm dẫn đến cạn kiệt nguồn nước

Nguyên nhân chủ quan

Việc trồng cây không phù hợp, vùng ít nước cũng trồng cây cần nhiều nước (như lúa) làm cho việc sử dụng nước quá nhiều, dẫn đến việc cạn kiệt nguồn nước

Thêm vào đó công tác quy hoạch sử dụng nước, bố trí công trình không phù hợp, làm cho nhiều công trình không phát huy được tác dụng... Vùng cần nhiều nước lại bố trí công trình nhỏ, còn vùng thiếu nước (nguồn nước tự nhiên) lại bố trí xây dựng công trình lớn. Cạnh đó, chất lượng thiết kế, thi công công trình chưa được hiện đại hóa và không phù hợp.

Nguyên nhân chủ quan

Mức độ nghiêm trọng của hạn hán thiếu nước càng tăng cao do nguồn nước dễ bị tổn thương, suy thoái lại chịu tác động mạnh của con người.

Phân loại hạn hánTheo tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) hạn hán được phân ra 4 loại: hạn khí tượng, hạn nông nghiệp, hạn thuỷ văn và hạn kinh tế xã hội.

BIỂU HIỆNĐất đai khô cằn, nứt nẻ do thiếu nước trầm trọng

BIỂU HIỆNAo, hồ, sông, suối : cạn nước, mực nước xuống rất thấp, có khi không còn nước trong các ao nhỏ ….

BIỂU HIỆNThực vật và động vật chết do thiếu nước và thời tiết nóng

TÁC HẠI CỦA HẠN HÁN

!!!

Hạn hán có tác động to lớn đến môi trường, kinh tế, chính trị xã hội và sức khoẻ con người. Hạn hán là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, bệnh tật thậm chí là chiến tranh do xung đột nguồn nước.

Hạn hán tác động đến môi trường như huỷ hoại các loài thực vật, các loài động vật, quần cư hoang dã, làm giảm chất lượng không khí, nước, làm cháy rừng, xói lở đất. Các tác động này có thể kéo dài và không khôi phục được.

Hạn hán tác động đến kinh tế xã hội như giảm năng suất cây trồng, giảm diện tích gieo trồng, giảm sản lượng cây trồng, chủ yếu là sản lượng cây lương thực. Tăng chi phí sản xuất nông nghiệp, giảm thu nhập của lao động nông nghiệp. Tăng giá thành và giá cả các lương thực. Giảm tổng giá trị sản phẩm chăn nuôi. Các nhà máy thuỷ điện gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận hành.

Ở Việt Nam trong vòng 40 năm qua, có không ít những năm hạn nặng và hạn nghiêm trọng. Ở Bắc Bộ những năm xảy ra hạn nặng vào vụ đông xuân và vào vụ hè. Trung Bộ và Nam Bộ có hạn đặc biệt hạn rất nghiêm trọng vào năm 1993 và năm 1998.

MỘT SỐ ĐỢT HẠN HÁN ĐIỂN HÌNH Ở

NƯỚC TA

Thiên tai hạn hán thiếu nước năm 1992-1993

Hạn hán thiếu nước nghiêm trọng trong vụ đông xuân 1992-1993, hè thu 1993, ở hầu hết các vùng. Tổng diện tích lúa đông xuân bị hạn trên 176.000ha (bị chết trên 22.000ha).

Hạn hán tác động mạnh nhất đến nông nghiệp các tỉnh Thanh Hoá - Bình Thuận (gần 1/2 diện tích lúa vụ hè thu năm 1993 bị hạn, bị chết 24.093 ha. Đồng bằng sông Cửu Long, hạn hán ít gay gắt hơn.

Thiên tai hạn hán thiếu nước năm 1997-1998

Hạn hán, thiếu nước mùa khô 1997-1998 nghiêm trọng nhất, hầu như bao trùm cả nước, gây thiệt hại nghiêm trọng: Lúa đông xuân, hè thu, lúa mùa bị hạn trên 750.000ha (mất trắng trên 120.000ha); cây công nghiệp và cây ăn quả bị hạn trên 236.000ha (bị chết gần 51.000ha); 3,1 triệu người thiếu nước sinh hoạt. Tổng số thiệt hại về kinh tế khoảng 5.000 tỷ đồng.

Hạn hán thiếu nước năm 2004-2005 xảy ra trên diện rộng nhưng không nghiêm trọng như năm 1997-1998. Ở Bắc Bộ, mực nước sông Hồng tại Hà Nội vào đầu tháng 3 xuống mức 1,72 m thấp nhất kể từ năm 1963 đến năm 2005. Ở Miền Trung và Tây Nguyên, nắng nóng kéo dài, dòng chảy trên các sông suối ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ, một số suối cạn kiệt hoàn toàn; nhiều hồ, đập dâng hết khả năng cấp nước.

NGOÀI RAHẠN HÁN CÒN XẢY

RA Ở NHIỀU NƠI KHÁC NHƯ CHÂU

PHI…

Lượng mưa đã giảm mạnh trong 2 năm qua đã khiến mùa màng thất bát và vật nuôi bị chết, làm người dân bị thiếu lương thực trầm trọng.Liên hiệp quốc cho hay hơn 9 triệu người ở vùng Sừng châu Phi đã bị ảnh hưởng bởi nạn hạn hán này. Những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Ethiopia, Somalia, Gibuti và Kenya.Tổ chức từ thiện Save the Children đã kêu gọi tài trợ 64 triệu USD cho khu vực này.

Không những thế, những khu vực bị nạn “hạn hán thế kỷ” tác hại nặng nề nhất lại là những khu vực nghèo nhất. Chưa chịu tác động của hạn hán, người dân ở đây đã lâm vào cảnh bần cùng, chật vật kiếm kế sinh nhai. Nhiều người dân trong khu vực sống nhờ chăn nuôi gia súc. Thế nhưng, “nạn hạn hán thế kỷ” đã khiến cho hàng nghìn con bò bị chết và những con còn sống sót thì chỉ có da bọc xương.

Năm 2011 vấn đề lương thực ở châu Phi bị khủng hoảng trầm trọng, đặc biệt là Ethiopia, Kenya và Somali. Theo thống kê của Oxfam, khoảng 12 triệu người đang bị đói. Ít nhất 500 người Somali đã chết vì các căn bệnh liên quan đến hạn hán. Tuy nhiên trên thực tế con số này còn có thể cao hơn.Hàng trăm người chết vì đói trong đó đa phần là trẻ em. Có nhiều em nhỏ khi đến được với các trại tị nạn thì đang ở trong tình trạng cận kề cái chết trong vòng tay của cha mẹ sau nhiều ngày chỉ được uống nước suông

… TRUNG QUỐC …

Đợt hạn hán, nắng nóng kinh hoàng nhất trong suốt 52 năm qua ở Quý Châu, Trung Quốc đã khiến 146.000 người và 51.000 gia súc sống trong tình trạng thiếu nước trầm trọng.Ước tính có khoảng 16.000 hecta đất nông nghiệp bị khô hạn, thiệt hại kinh tế vào khoảng 17 triệu USD. Chính quyền địa phương tỉnh Quý Châu đã nâng mức báo động hạn hán lên cấp 3 và đang có những biện pháp để giúp người dân vượt qua được giai đoạn nắng nóng này.

HỌ ĐỀU HY

VỌNG …

ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG

HẠN HÁN

Việc xây dựng, nâng cấp các công trình khai thác, sử dụng nước phải bảo đảm nguyên tắc sử dụng tổng hợp, tuân theo quy hoạch chung của toàn lưu vực và của từng tiểu lưu vực để bảo đảm công bằng và nâng cao hiệu quả trong sử dụng nước, góp phần phát triển bền vững tài nguyên nước trên lưu vực sông

Việc xây dựng công trình trữ, giữ nước, điều hoà phân phối hợp lý nguồn nước khi kết hợp chống lũ và cấp nước phục vụ sử dụng tổng hợp, cho nhiều mục đích và bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, phát triển rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn,.. là những giải pháp cần ưu tiên trong thực hiện. Phải gắn kết chặt chẽ việc phát triển kinh tế-xã hội với bảo đảm an ninh về nước, đồng bộ với phát triển nguồn nước

Đập chứa nước ở Bản Mồng, tỉnh Nghệ An

Đập chứa nước ở Cửa Đạt

• Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất cho các vùng có nguy cơ hạn hán thiếu nước ở mức cao để khai thác nước dưới đất làm phương án dự phòng cấp nước trong thời kỳ hạn hán thiếu nước;• Nghiên cứu giải pháp bổ sung nhân tạo nguồn nước dưới đất và gây mưa nhân tạo trong những vùng hạn hán thường xuyên;• Khuyến khích các kỹ thuật và công nghệ thúc đẩy việc dùng nước tiết kiệm, sử dụng tuần hoàn, tái sử dụng và giảm thiểu ô nhiễm nước

HÃY BẢO VỆ THIÊN NHIÊN, BẢO VỆ

MÔI TRƯỜNG CŨNG NHƯ CHÍNH ĐỜI SỐNG CHÚNG TA.

CẢM ƠN THẦY CÔ VÀ CÁC

BẠN ĐÃ LẮNG NGHE

Recommended