7
Chương trình Dạy học của Intel® Khóa học Cơ bản Mẫu kế hoạch bài dạy Nháy chuột vào các ô trống và gõ nội dung của bạn. Người soạn Họ và tên Trương Thị Mỹ Linh Hoàng Lê Đông Phương Vũ Lê Thanh Xuân Nguyễn Thị Huyền Trân Ngô Tiểu Khanh Quận 5 Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh Tổng quan về bài dạy Tiêu đề bài dạy Nhà xây dựng tài ba Tóm tắt bài dạy Tại trường ĐH Sư Phạm TP HCM đang tiến hành xây dựng dãy B với dự án xây 1 tòa nhà cao 15 tầng. Đang trong quá trình lên kế hoạch, nhà thầu gặp phải vấn đề khó khăn về việc mang vật liệu xây dựng lên cao. Để giải quyết vấn đề này, họ đã tìm tới công ty xây dựng Super Student. Học sinh đóng vai trò là nhân viên của công ty đó, thiết kế ra dụng cụ có thể mang vật liệu lên cao an toàn, hiệu quả, giúp tiết kiệm được công sức của công nhân và chi phí cho nhà thầu. Để lựa chọn ra dụng cụ có hiệu suất cao nhất, các nhân viên phải làm mô hình cho dụng cụ của mình và kèm theo thuyết minh về sản phẩm. Mục đích (Goal): Thiết kế một mô hình dụng cụ để ứng dụng vào việc xây dựng dãy B trường ĐH Sư Phạm TP HCM Vai trò của học sinh (Role): Học sinh đóng vai trò là những nhà nghiên cứu nổi tiếng của Việt Nam. Người nghe (Audience): Chủ thầu và các nhân viên công ty Super Student Giải quyết (Solution): Dựa trên kiến thức chuyên môn, các nhân viên sẽ tính toán, sáng tạo và thiết kế ra dụng cụ thích hợp. Sản phẩm (Product): Các nhân viên sẽ có mô hình cụ thể và thuyết minh về chúng. Lĩnh vực bài dạy Chương trình vật lý lớp 10 © 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 1 of 6

Maukehoach baiday copy

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Maukehoach baiday   copy

Chương trình Dạy học của Intel®Khóa học Cơ bản

Mẫu kế hoạch bài dạy

Nháy chuột vào các ô trống và gõ nội dung của bạn.

Người soạn

Họ và tên

Trương Thị Mỹ Linh

Hoàng Lê Đông Phương

Vũ Lê Thanh Xuân

Nguyễn Thị Huyền Trân

Ngô Tiểu Khanh

Quận 5

Trường Đại học Sư Phạm

Thành phố Hồ Chí Minh

Tổng quan về bài dạy

Tiêu đề bài dạy

Nhà xây dựng tài baTóm tắt bài dạyTại trường ĐH Sư Phạm TP HCM đang tiến hành xây dựng dãy B với dự án xây 1 tòa nhà cao 15 tầng. Đang trong quá trình lên kế hoạch, nhà thầu gặp phải vấn đề khó khăn về việc mang vật liệu xây dựng lên cao. Để giải quyết vấn đề này, họ đã tìm tới công ty xây dựng Super Student. Học sinh đóng vai trò là nhân viên của công ty đó, thiết kế ra dụng cụ có thể mang vật liệu lên cao an toàn, hiệu quả, giúp tiết kiệm được công sức của công nhân và chi phí cho nhà thầu. Để lựa chọn ra dụng cụ có hiệu suất cao nhất, các nhân viên phải làm mô hình cho dụng cụ của mình và kèm theo thuyết minh về sản phẩm.

• Mục đích (Goal): Thiết kế một mô hình dụng cụ để ứng dụng vào việc xây dựng dãy B trường ĐH Sư

Phạm TP HCM

• Vai trò của học sinh (Role): Học sinh đóng vai trò là những nhà nghiên cứu nổi tiếng của Việt Nam.

• Người nghe (Audience): Chủ thầu và các nhân viên công ty Super Student

• Giải quyết (Solution): Dựa trên kiến thức chuyên môn, các nhân viên sẽ tính toán, sáng tạo và thiết kế ra

dụng cụ thích hợp.

• Sản phẩm (Product): Các nhân viên sẽ có mô hình cụ thể và thuyết minh về chúng.

Lĩnh vực bài dạy

Chương trình vật lý lớp 10

© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 1 of 6

Page 2: Maukehoach baiday   copy

Chương trình Dạy học của Intel®Khóa học Cơ bản

Cấp / lớp

Cấp III, Lớp 10

Thời gian dự kiến

4 tuần

Tuần 1: Giới thiệu dự án. Tuần 2 + 3: Hướng dẫn,gợi ý cho các em trong việc chế tạo sản phẩm và thời gian cho các em thực hiện sản phẩm.Tuần 4: Các em trình bày và thuyết minh về sản phẩm của mình.

Chuẩn kiến thức cơ bảnChuẩn nội dung và quy chuẩn

• Phát biểu được định nghĩa và tính công của lực.

• Biết cách tính công của một lực trong trường hợp đơn giản (lực không đổi, chuyển dời thẳng)

• Phát biểu được định nghĩa và ý nghĩa của công suất.

• Hiểu được hiệu suất của các máy.

Mục tiêu đối với học sinh / kết quả học tập- Mục tiêu kiến thức:

• Phát biểu được định nghĩa của công trong trường hợp tổng quát.

• Viết công thức tính công và nêu rõ từng đại lượng trong công thức.

• Phân biệt và tính được các trường hợp vật sinh công âm, công dương hay không sinh công

• Phát biểu được định nghĩa và ý nghĩa của công suất

• Tính được hiệu suất của các máy.

- Mục tiêu kỹ năng:

• Cộng tác tốt với người khác.

• Các quyết định được đưa ra thông qua sự cân nhắc chín chắn

• Chủ động trong công việc được giao

• Quản lý và giải quyết tốt các vấn đề phát sinh trong quá trình nghiên cứu

• Giao tiếp tốt với mọi người, tăng khả năng phát biểu ý kiến trước đám đông.

- Mục tiêu thái độ:

© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 2 of 6

Page 3: Maukehoach baiday   copy

Chương trình Dạy học của Intel®Khóa học Cơ bản

• Gây hứng thú, tích cực trong việc suy nghĩ ý tưởng và thực hiện được sản phẩm.

• Thái độ hợp tác, giúp đỡ nhau trong quá trình hoàn thành sản phẩm.

Bộ câu hỏi định hướng

Câu hỏi khái quát

• Vật Lý không phát triển như ngày nay thì con người sẽ có cuộc sống như

thế nào?

• Môn Vật Lý có những ảnh hưởng như thế nào trong sự tiến bộ của Khoa

học kỹ thuật?

Câu hỏi bài học

• Với những kiến thức về công cơ học thì đã giúp ích gì cho đời sống của

con người?

• Cùng nâng một vật lên cao thì có phải máy nào cũng thực hiện được một

công giống nhau hay không? Giải thích tại sao?

• Một người muốn vận chuyển đồ lên lầu 2 của tòa nhà, nhưng không đủ

sức khiên vật vì vật quá nặng và người đó đã dùng ròng rọc và kéo vật lên một cách dễ dàng. Tại sao lại như vậy? Có phải ròng rọc đã làm cho khối lượng vật nhẹ đi nên mới có thể kéo dễ dàng như vậy?

Câu hỏi nội dung

• Nêu định nghĩa công cơ học trong trường hợp tổng quát?

• Nêu các trường hợp lực thực hiện công âm, công dương và không sinh

công?

• Nêu định nghĩa công suất?

• Ý nghĩa của đại lượng công suất

• Chứng minh công thức P = F.v.cosα?

• Ý nghĩa hiệu suất của các máy?

• Nêu công thức tính hiệu suất của máy và giải thích rõ từng đại lượng.

Kế hoạch đánh giá

Lịch trình đánh giá

© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 3 of 6

Page 4: Maukehoach baiday   copy

Chương trình Dạy học của Intel®Khóa học Cơ bản

Trước khi bắt đầu dự án Học sinh thực hiện dự án và hoàn tất công việc

Sau khi hoàn tất dự án

- Đặt câu hỏi- Kế hoạch nhóm- Đánh giá nhu cầu học

sinh

- Bảng tiêu chí đánh giá - Bảng tự đánh giá- Sổ ghi chép- Phản hồi của học sinh

- Đánh giá sản phẩm- Đánh giá bài thuyết

mình về sản phẩm- Đánh giá thái độ và kỹ

năng làm việc của các em

Tổng hợp đánh giá

* Trước khi bắt đầu dự án:

- Giáo viên cho học sinh lập kế hoạch dự án phù hợp, làm cho cho các em có hứng thú.

- Giáo viên soạn một bảng kiểm mục với danh sách câu hỏi. Học sinh trả lời các câu hỏi đó để giáo viên biết được khả năng cũng như như cầu của các em để định hướng dự án cho đúng.

- Giáo viên cũng đặt những câu hỏi định hướng tạo điều kiện cho học sinh tư duy bậc cao, định hướng hoạt động của các em

* Học sinh hoàn thành dự án và hoàn tất công việc:

- Bản thân học sinh cần phải tự đánh giá để thấy được sự tiến bộ của mình.

- Giáo viên định kì kiểm tra bảng kiểm mục để nhận xét bổ sung, đánh giá, góp ý.

- Sau đó giáo viên tiến hành điền ghi vào sổ ghi chép để theo dõi quan sát công việc nhóm.

- Giáo viên phải căn cứ vào những bảng dánh giá của nhóm trưởng, bảng tự đánh giá, phản hồi của học sinh, sản phẩm và bài thuyết trình sản phẩm để đánh giá toàn bộ.

Chi tiết bài dạy

Các bước tiến hành bài dạy

Khi tiến hành dự án:Tuần 1: Giới thiệu dự án

- Đưa cho học sinh xem, đồng thời giáo viên giới thiệu ấn phẩm với nội dung là dạy học dự án. Cùng trao đổi với học sinh để các em hiểu rõ hơn về dạy học dự án.

- Bắt đầu mô tả dự án, giải thích rõ cho các em biết, các em sẽ làm những gì trong dự án này, các em sẽ đóng vai trò là công ty xây dựng để thi công dãy B của trường ĐH Sư Phạm. Và sau khi có sản phẩm, các em sẽ

© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 4 of 6

Page 5: Maukehoach baiday   copy

Chương trình Dạy học của Intel®Khóa học Cơ bản

thuyết trình về sản phẩm của mình bằng một bài Power Point- Học sinh tiến hành phân nhóm.- Giáo viên trao đổi với học sinh để tìm hiểu ý kiến, nhu cầu và mức độ hiểu dự án của các em thông qua

bảng đánh giá bằng cách cho các em hoạt động nhóm trong 5 phút. Qua đó, giáo viên sẽ quan sát và đánh giá khả năng làm việc nhóm của các em.

- Giáo viên sẽ hướng dẫn sơ cho các em về các mẫu biểu, các văn bản hỗ trợ đánh giá, tài liệu tham khảo trong khi tiến hành dự án.

- Hướng dẫn cho học sinh thực hiện hoạt động phản hồi, báo cáo tiến độ bằng trang web cô đã tạo.- Tiến hành cho các em họp nhóm lần nữa để các em thảo luận rõ hơn về dự án, đồng thời để phân công công

việc cho phù hợp.- Giao nhiệm vụ về nhà cho các em là tiến hành tìm hiểu rõ, lên ý tưởng để thự hiện dự án

Tuần 2 + 3: Tiến hành vào thực hiện dự án:- Giáo viên mô tả sơ lược về dự án một lần nữa và nói rõ nhiệm vụ là chế tạo ra sản phẩm có thể mang vác

vật lên cao, và các em sẽ đóng vai trò là công ty xây dựng.- Tiến hành cho các em xem và thảo luận nhóm trả lời bộ câu hỏi định hướng để biết được các kiến thức cần

có để thực hiện dự án- Các học sinh sử dụng các tài liệu tham khảo để có kiến thức hơn trong việc chế tạo sản phẩm.- Cho các em tiến hành thảo luận nhóm để tìm hiểu cụ thể về vấn đề khó khăn được nêu ra trong dự án. Từ

đó, các em sẽ tìm kiếm được sản phẩm phù hợp để giải quyết khó khăn đó.- Sau thời gian 5 ngày, các học sinh sẽ tiến hành phản hồi về những điều chưa rõ về dự án lên trang web

chung và giáo viên hướng dẫn học sinh cụ thể để giúp các em.- Sau khi hiểu rõ, các em tiến hành tìm dụng cụ, vật liệu cần thiết để chế tạo sản phẩm- Học sinh tổng hợp lại các kiến thức, nguyên lý hoạt động của sản phẩm và tiến hành chế tạo sản phẩm- Nhóm sẽ tiến hành họp nhóm để biết được đặc điểm của sản phẩm để làm bài thuyết trình.- Nhóm trưởng sẽ viết báo cáo tiến độ làm việc của các thành viên trong nhóm, phản hồi những khó khăn

trong quá trình làm.- Giáo viên theo dõi và giúp các em giải quyết những khó khăn đó.- Giáo viên quan sát các làm việc của các em và đánh giá- Các em tiến hành hoàn thiện sản phẩm

Tuần 4: Trình bày và thuyết minh về sản phẩm- Mỗi nhóm sẽ trình bày sản phẩm của mình cùng với bài thuyết minh rõ về sản phẩm- Nêu rõ ưu – nhược điểm của sản phẩm và cách giải quyết khó khăn khi gắn với địa điểm cần thi công.- Cô giáo và các nhóm khác sẽ đóng vai trò là chủ thầu thi công có thể đặt những câu hỏi để tìm hiểu xem sự

hiểu biết của các em về sản phẩm.- Mỗi nhóm sẽ cho điểm các nhóm về mức độ hài lòng về sản phẩm.- Mỗi nhóm nộp cho giáo viên bản tự đánh giá và đánh giá nhóm khác. Cùng với biên bản làm việc nhóm,

các phản hồi nhận xét và tiến hành cho điểm các em.- Rút kinh nghiệm cho dự án lần sau.

Điều chỉnh phù hợp với đối tượng

Học sinh tiếp thu chậm

- Khi xem qua sự phản hồi và đánh giá của các nhóm trưởng, thì giáo viên sẽ biết được khả năng tiếp thu của các em.

- Cô sẽ khuyến khích các em học khá, giỏi giúp đỡ các em để cho các em hiểu dự án hơn, đóng góp nhiều ý tưởng hơn để dự án hoàn thiện hơn.

- Tiến hành đặt những câu hỏi cơ bản hướng các em tới dự án và cho các em trả lời, nếu các em không biết trả lời thì phải hướng dẫn rõ ràng và cụ thể hơn.

- Phần trình bày sản phẩm, cô sẽ đặt những câu hỏi đơn giản , dễ hiểu để tìm hiểu xem mức độ hiểu dự án của các em đến đâu, và tùy theo quá trình làm việc của các em, giáo viên sẽ phải điều chỉnh thang điểm phù hợp.

© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 5 of 6

Page 6: Maukehoach baiday   copy

Chương trình Dạy học của Intel®Khóa học Cơ bản

Học sinh năng khiếu

- Giáo viên đặt những câu hỏi nâng cao hơn so với bài học trong quá trình tìm hiểu dự án.- Trong quá trình phản hồi, nếu thấy nhóm có khả năng, giáo viên sẽ yêu cầu thêm những

ý tưởng sáng tạo, độc đáo để kích thích tư duy của các em.

Thiết bị và nguồn tài liệu tham khảo

Công nghệ - Phần cứng (Đánh dấu vào những thiết bị cần thiết)

Máy tính

Máy ảnh kỹ thuật số

Kết nối Internet

Máy in

Máy chiếu

TiVi

Công nghệ - Phần mềm (Đánh dấu vào những phần mềm cần thiết)

Ấn phẩm

Phần mềm thư điện tử

Bách khoa toàn thư trên đĩa CD

Trình duyệt Web Hệ soạn thảo văn bản

Tư liệu in

1. Sách Vật Lý 10 Nâng Cao, NXB Giáo Dục Việt Nam.

2. Sách giáo viên Vật Lý 10 Nâng Cao, NXB Giáo Dục Việt Nam.

3. Vật Lý Vui, IA.Perenman, NXB Giáo Dục Việt Nam.

4. Máy móc thật đơn giản – Ròng rọc, Felicia Law, Gerry Bailey, NXB Trẻ.

Nguồn Internet Google.com, wikipedia.org, thuvienvatly

Chương trình giáo dục của Intel ® được quỹ Intel và tập đoàn Intel tài trợ.Bản quyền © 2007 của Tập đoàn Intel. Tất cả các quyền đã được đăng ký. Intel, logo của Intel, sáng kiến giáo dục của Intel và chương trình Intel Teach là các nhãn hiệu thương mại đã được đăng ký của Tập đoàn Intel tại Hoa Kỳ và các nước khác. Các tên hiệu và nhãn mác khác có thể được xem là thuộc sở hữu của công ty khác

© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 6 of 6

Page 7: Maukehoach baiday   copy

Chương trình Dạy học của Intel®Khóa học Cơ bản

Học sinh năng khiếu

- Giáo viên đặt những câu hỏi nâng cao hơn so với bài học trong quá trình tìm hiểu dự án.- Trong quá trình phản hồi, nếu thấy nhóm có khả năng, giáo viên sẽ yêu cầu thêm những

ý tưởng sáng tạo, độc đáo để kích thích tư duy của các em.

Thiết bị và nguồn tài liệu tham khảo

Công nghệ - Phần cứng (Đánh dấu vào những thiết bị cần thiết)

Máy tính

Máy ảnh kỹ thuật số

Kết nối Internet

Máy in

Máy chiếu

TiVi

Công nghệ - Phần mềm (Đánh dấu vào những phần mềm cần thiết)

Ấn phẩm

Phần mềm thư điện tử

Bách khoa toàn thư trên đĩa CD

Trình duyệt Web Hệ soạn thảo văn bản

Tư liệu in

1. Sách Vật Lý 10 Nâng Cao, NXB Giáo Dục Việt Nam.

2. Sách giáo viên Vật Lý 10 Nâng Cao, NXB Giáo Dục Việt Nam.

3. Vật Lý Vui, IA.Perenman, NXB Giáo Dục Việt Nam.

4. Máy móc thật đơn giản – Ròng rọc, Felicia Law, Gerry Bailey, NXB Trẻ.

Nguồn Internet Google.com, wikipedia.org, thuvienvatly

Chương trình giáo dục của Intel ® được quỹ Intel và tập đoàn Intel tài trợ.Bản quyền © 2007 của Tập đoàn Intel. Tất cả các quyền đã được đăng ký. Intel, logo của Intel, sáng kiến giáo dục của Intel và chương trình Intel Teach là các nhãn hiệu thương mại đã được đăng ký của Tập đoàn Intel tại Hoa Kỳ và các nước khác. Các tên hiệu và nhãn mác khác có thể được xem là thuộc sở hữu của công ty khác

© 2000-2007 Intel Corporation. All Rights Reserved. Page 6 of 6