34
1 Phương pháp đọc tài liệu 1. Nguyên tắc chung Để đọc tài liệu có hiệu quả, cần có sự tập trung và chú ý cao độ. Mục đích là: hiểu nội dung thông điệp của tác giả; nắm bắt các thông tin phù hợp trong phạm vi đề tài nghiên cứu; ghi nhớ các khái niệm và ý quan trọng để mở rộng hiểu biết, đào sâu kiến thức chuyên ngành. Trước khi đọc, luôn cần phải đánh giá tổng quát về tính phù hợp của tài liệu với đề tài nghiên cứu. Lao vào đọc chi tiết một tài liệu chưa được sàng lọc trước rất có thể sẽ làm mất nhiều thời gian và công sức cho những thông tin không có ý nghĩa khoa học cao. Đối các tài liệu bằng tiếng nước ngoài, hiệu quả đọc tài liệu phụ thuộc rất nhiều vào trình độ ngoại ngữ. Điều này liên quan đến năng khiếu ngoại ngữ cá nhân, vốn tiếng mẹ đẻ và quá trình rèn luyện lâu dài. Tuy nhiên, có một số kinh nghiệm là: không quá phụ thuộc vào từ điển: gặp từ nào lạ, mới cũng tra từ điển là một thói quen không tốt cho việc rèn luyện khả năng ngoại ngữ; không nên ghi chú nghĩa tất cả các từ mới ngay trong bài: điều này tưởng sẽ giúp dễ hiểu hơn khi đọc tài liệu, nhưng thực ra sẽ làm bài đọc trở nên rối rắm, khó nhìn, không giúp rèn luyện trí nhớ và khả năng ngoại ngữ (một kiểu lệ thuộc từ điển); chọn một số từ điển tốt: điều này không trái ngược với ý thứ nhất mà lại là một công cụ giúp định vị tốt trong quá trình đọc, o có rất nhiều loại từ điển khác nhau trên thị trường và không phải cuốn nào cũng tốt, o các từ điển dịch (Anh - Việt, Pháp - Việt,...) luôn chỉ có giá trị tương đối, vì không thể nào theo kịp đà tiến bộ khoa học, công nghệ, o các từ điển dịch có thể có những hạn chế về ngữ nghĩa của các thuật ngữ chuyên ngành hẹp mà các dịch giả không nắm rõ, o khai thác nhiều bộ từ điển nguyên ngữ, đặc biệt là các từ điển giải thích, từ điển thuật ngữ chuyên môn, bách khoa thư,... luôn được cập nhật thường xuyên trên Mạng, với rất nhiều chi tiết cặn kẽ, chính xác về các thuật ngữ, khái niệm chuyên biệt. Nói chung, đối với mọi loại tài liệu, dù bằng tiếng mẹ đẻ hay tiếng nước ngoài, điều tiên quyết trong xử lí thông tin khoa học mà tài liệu đó cung cấp là không sao chép/dịch một cách máy móc toàn bộ nội dung tài liệu, mà cần trích rút các thông tin cần thiết để tái cấu trúc và phát biểu lại bằng ngôn ngữ riêng của mình, với thông tin trích dẫn chính xác và đầy đủ. Có thể đề nghị một sơ đồ đọc tài liệu tổng quát gồm 5 bước sau đây:

9. Phương pháp đọc tài liệu (1)

Embed Size (px)

Citation preview

1

Phương pháp đọc tài liệu

1. Nguyên tắc chung

Để đọc tài liệu có hiệu quả, cần có sự tập trung và chú ý cao độ. Mục đích là:

hiểu nội dung thông điệp của tác giả; nắm bắt các thông tin phù hợp trong phạm vi đề tài nghiên cứu; ghi nhớ các khái niệm và ý quan trọng để mở rộng hiểu biết, đào sâu

kiến thức chuyên ngành.

Trước khi đọc, luôn cần phải đánh giá tổng quát về tính phù hợp của tài liệu với đề tài nghiên cứu. Lao vào đọc chi tiết một tài liệu chưa được sàng lọc trước

rất có thể sẽ làm mất nhiều thời gian và công sức cho những thông tin không có ý nghĩa khoa học cao.

Đối các tài liệu bằng tiếng nước ngoài, hiệu quả đọc tài liệu phụ thuộc rất nhiều

vào trình độ ngoại ngữ. Điều này liên quan đến năng khiếu ngoại ngữ cá nhân, vốn tiếng mẹ đẻ và quá trình rèn luyện lâu dài. Tuy nhiên, có một số kinh nghiệm là:

không quá phụ thuộc vào từ điển: gặp từ nào lạ, mới cũng tra từ điển là

một thói quen không tốt cho việc rèn luyện khả năng ngoại ngữ; không nên ghi chú nghĩa tất cả các từ mới ngay trong bài: điều này

tưởng sẽ giúp dễ hiểu hơn khi đọc tài liệu, nhưng thực ra sẽ làm bài đọc trở nên rối rắm, khó nhìn, không giúp rèn luyện trí nhớ và khả năng ngoại ngữ (một kiểu lệ thuộc từ điển);

chọn một số từ điển tốt: điều này không trái ngược với ý thứ nhất mà lại là một công cụ giúp định vị tốt trong quá trình đọc,

o có rất nhiều loại từ điển khác nhau trên thị trường và không phải cuốn nào cũng tốt,

o các từ điển dịch (Anh - Việt, Pháp - Việt,...) luôn chỉ có giá trị tương đối, vì không thể nào theo kịp đà tiến bộ khoa học, công nghệ,

o các từ điển dịch có thể có những hạn chế về ngữ nghĩa của các

thuật ngữ chuyên ngành hẹp mà các dịch giả không nắm rõ, o khai thác nhiều bộ từ điển nguyên ngữ, đặc biệt là các từ điển giải

thích, từ điển thuật ngữ chuyên môn, bách khoa thư,... luôn được cập nhật thường xuyên trên Mạng, với rất nhiều chi tiết cặn kẽ, chính xác về các thuật ngữ, khái niệm chuyên biệt.

Nói chung, đối với mọi loại tài liệu, dù bằng tiếng mẹ đẻ hay tiếng nước ngoài,

điều tiên quyết trong xử lí thông tin khoa học mà tài liệu đó cung cấp là không sao chép/dịch một cách máy móc toàn bộ nội dung tài liệu, mà cần trích rút

các thông tin cần thiết để tái cấu trúc và phát biểu lại bằng ngôn ngữ riêng của mình, với thông tin trích dẫn chính xác và đầy đủ.

Có thể đề nghị một sơ đồ đọc tài liệu tổng quát gồm 5 bước sau đây:

2

3

Các bước đọc tài liệu

Qua sơ đồ tổng quát nguyên tắc đọc tài liệu ở trên, có thể chia làm 3 bước đọc

tài liệu sau đây:

Trước khi đọc

Một đề tài nghiên cứu khoa học nghiêm túc đòi hỏi người nghiên cứu phải đọc nhiều tài liệu tham khảo liên quan đến chủ đề đang quan tâm, một

cách có chiến lược và hiệu quả. Do đó, điều cần làm đầu tiên khi có một tài liệu không phải là lao vào đọc chăm chú từ đầu tới cuối, mà là... một vài phút chuẩn bị (!).

Tự đặt những câu hỏi để xác định rõ ràng mục đích đọc tài liệu, đánh giá sơ

bộ tài liệu cần đọc trước khi đi vào từng chi tiết.

Động cơ đọc tài liệu? - Giải trí, tìm hiểu tổng quát, tìm hiểu chuyên sâu, tìm một định nghĩa, làm sáng tỏ một vấn đề,...

4

Vấn đề nào cần quan tâm? - Đó là những khía cạnh của vấn đề đã được xác định trong quá trình lựa chọn đề tài nghiên cứu, chủ đề

cần tìm hiểu. Những thắc mắc đang cần tìm câu trả lời?

Kiểu thông tin nào đang cần có? - Số liệu thống kê, kết quả nghiên cứu, hình ảnh minh hoạ, báo cáo tổng hợp,...

Nhớ rõ mục đích đọc tài liệu rồi, vẫn chưa đến lúc đọc ngay mọi chi tiết!

Nên đọc lướt qua toàn bộ tài liệu để đánh giá sơ bộ nội dung và đại ý tác giả muốn trình bày. Đôi khi, giai đoạn này còn giúp xác định mức độ phù hợp của tài liệu với nhu cầu đề tài, để quyết định đi vào chi tiết hay bỏ qua

tài liệu.

Ở thời điểm này, nên xem kĩ nội dung phần tóm tắt của tài liệu, đọc các đề mục chính và phụ trong bài để tạo một mối liên hệ chung giữa toàn

bộ các khái niệm quan trọng, các từ khoá mô tả phạm vi giới hạn và trọng tâm của tài liệu.

Trong khi đọc

Sau khi đã làm xong bước chuẩn bị và đánh giá sơ bộ, mới đến lúc bắt đầu

đọc thực sự. Hiệu quả đọc phụ thuộc vào phương pháp đọc (và phương pháp đọc phụ thuộc vào quá trình rèn luyện lâu dài), vào trình độ ngôn ngữ cả trong tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài, và vào khả năng lĩnh hội kiến

thức chuyên môn. Ngoài ra, một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến quá trình đọc tài liệu là mức độ yêu cầu của cá nhân đối với vấn đề đang

nghiên cứu.

Có các phương pháp đọc thường gặp nhất là:

đọc định vị: đọc lướt qua tài liệu để tìm các thông tin chính xác, một mẩu trích dẫn, khái quát các yếu tố liên quan,...

o đòi hỏi xác định rõ mục đích đọc ngay từ đầu; đọc gạn lọc: chỉ đọc những gì quan trọng, cốt lõi, mới mẻ, hấp dẫn

nhất,

o chỉ đọc tựa, các tựa phụ, đoạn đầu và đoạn cuối, câu đầu và câu cuối của các đoạn khác, ghi nhớ các ý chính,

o chú ý đặc biệt đến những từ nối quan trọng tạo mối liên hệ trong lập luận suốt toàn bài,

o không đọc các chi tiết nhỏ cụ thể;

đọc chéo: đọc nhanh qua tất cả các trang, đoạn văn bản mà không chú ý vào một điểm cụ thể nào trong bài,

o phù hợp với những tài liệu chỉ cung cấp các thông tin cơ bản, phổ thông, không đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn sâu;

đọc bình thường: mức độ đúng... bình thường như vẫn gọi là

"đọc", tức đọc lần lượt toàn bộ văn bản, có thể nhanh hay chậm tuỳ khả năng,

o tiếp nhận thông tin một cách bình thường trong quá trình đọc mà không đòi hỏi một sự tập trung cao độ với nhiều thao tác tư duy phức tạp,

5

o và thông thường không đủ để đáp ứng yêu cầu cao khi đọc tài liệu khoa học;

đọc tích cực: là phương pháp đọc hiểu quả nhất, bằng cách: o ghi chú, đánh dấu các ý chính,

o tóm tắt toàn bộ tài liệu hoặc các phần quan trọng, o biết lĩnh hội kiến thức, tiêu hoá thông tin một cách chủ

động, có chọn lọc,

o đánh giá, so sánh, liên hệ giữa các ý, các tài liệu, các tác giả khác nhau nhằm đưa ra một cái nhìn phân tích/tổng

hợp/phê bình đối với mọi tài liệu và thông tin khoa học.

Sau khi đọc

Sau khi đọc xong, cần kiểm tra, đối chiếu lại những gì thu được với các mục đích ban đầu.

Có đáp ứng các yêu cầu chuyên môn đặt ra chưa?

Có đạt được mục đích định ra ban đầu chưa? Có giải đáp được những thắc mắc cần tìm câu trả lời chưa?

Và từ đó, xác định là đã hoàn tất việc đọc tài liệu, hay cần phải đọc lại, hay

cần phải đọc mở rộng thêm trong các tài liệu khác...

Vài điều lưu ý

Có vài điều lưu ý sau đây khi đọc tài liệu:

bỏ qua ngay những tài liệu có khoảng cách rất xa với đề tài hoặc chủ đề quan tâm;

không nên đọc ngay những tài liệu có tính chuyên môn rất cao, đòi hỏi phải có trước những hiểu biết sâu sắc nhất định về các vấn đề được trình bày, mà cần chuẩn bị trước các kiến thức nền đó qua các

tài liệu cơ bản hơn.

Đọc một cuốn sách khoa học:

Ngoài các nguyên tắc chung và các bước đọc tài liệu đã trình bày ở các phần trên, đối với một số loại tài liệu khoa học phổ biến, có thể mô tả một số chi tiết

cụ thể hơn.

Đối với một cuốn sách khoa học, khi đánh giá sơ bộ cần chú ý các phần sau:

Trang bìa trước Cung cấp các thông tin nhận diện như tựa sách, tựa phụ (xác định hướng chuyên

sâu của sách), tên tác giả, nhà xuất bản.

Trang bìa sau Thường có tiểu sử tóm tắt của tác giả, có khi có tóm tắt nội dung sách hoặc các

lời bình luận.

Trang nhan đề

Đây là trang chính cung cấp thông tin xuất bản để trình bày tham khảo, chứ

không phải trang bìa trước.

Sau trang này, trong các sách nước ngoài, thường là phần giới thiệu các lần xuất

6

bản trước, thông tin bản quyền, lưu chiểu, số hiệu sách ISBN, số hiệu tái bản và

năm xuất bản.

Mục lục

Đây là việc quan trọng khi đọc sơ bộ một cuốn sách, vì trong đó thể hiện cấu

trúc ý tưởng, hướng lập luận và trình bày vấn đề của tác giả. Mục lục cho phép

xác định, với nhu cầu đang có, cần đọc toàn bộ nội dung hay chỉ lựa chọn vài

phần đáng quan tâm.

Mở đầu,

lời giới thiệu

Trong phần mở đầu, tác giả thường giới thiệu mục đích, đại ý, cách trình bày các

ý tưởng, các giả thuyết đưa ra và các phương pháp giải quyết vấn đề,...

Lời giới thiệu đôi khi có những lời bình luận, nhận xét, đánh giá tổng quát của

những người có uy tín, dựa vào đó có thể xác nhận giá trị khoa học của sách.

Kết luận Phần này cho phép hình dung trước một đích đến của việc đọc tài liệu, ước

lượng mức độ phù hợp của nội dung sách với nhu cầu của đề tài, v.v.

Trong quá trình đọc chi tiết từng phần, nên:

xác định nơi có câu trả lời các câu hỏi đặt ra thông qua các đề mục chính và tiểu mục, khái niệm cơ bản trong mỗi phần;

tóm tắt một cách có hệ thống nội dung của mỗi phần đã đọc: o đọc phần mở đầu và kết luận để xác định mục đích của tác giả và

trọng tâm bài,

o ghi chú ra giấy các ý tưởng chính, các phương pháp và những vấn đề được giải quyết trong bài.

Đọc một bài báo khoa học:

Các bài báo khoa học là những nguồn cung cấp thông tin có thể xem là phổ biến

nhất trong các nghiên cứu khoa học nói chung. Tuỳ mỗi chuyên ngành mà cấu trúc của một bài báo khoa học có sự khác biệt cụ thể, song một cách tổng quát,

luôn có những phần quan trọng sau:

mở đầu; đối tượng và phương pháp nghiên cứu; kết quả và thảo luận;

kết luận.

Riêng với các bài báo mang tính chất tổng hợp, cấu trúc các phần có thể được chia thành:

mở đầu; các nhóm chủ đề, khía cạnh được xử lí; kết luận, triển vọng.

Thông thường, để đọc một bài báo, nhà nghiên cứu sẽ xem trước nội dung tóm

tắt để quyết định đọc hay không đọc chi tiết tài liệu.

Ở đây xin giới thiệu một sơ đồ đọc tổng quát cho một bài báo kết quả nghiên cứu như sau:

7

Kĩ thuật ghi chú và lập phiếu đọc

Nguyên tắc chung

Trong suốt quá trình nghiên cứu, tìm và đọc tài liệu tham khảo là một việc lặp đi

lặp lại nhiều lần, nhằm củng cố, mở rộng, đào sâu những khía cạnh nhất định của vấn đề đang nghiên cứu. Thông tin và tài liệu sẽ tích luỹ ngày càng nhiều. Do đó, cần có phương pháp hữu hiệu để chọn lọc, sưu tập thông tin tham khảo.

Sẽ mất không ít thời gian, thậm chí mất cả những dữ liệu quan trọng, nếu các tài liệu tìm được không được tổ chức, sắp xếp khoa học, thống nhất ngay từ đầu.

Một trong những cách đó là lập phiếu đọc để ghi chú lại những nội dung quan

trọng nhất của từng tài liệu, với thông tin tham khảo rõ ràng, để về sau tiện sử dụng trong bài báo cáo và trình bày tham khảo.

Nói chung, phiếu đọc truyền thống thường làm bằng giấy bìa cứng để dễ sắp

xếp. Tuy nhiên, tuỳ điều kiện thực tế mà có thể linh động sử dụng các phương tiện phù hợp để thực hiện được cùng mục đích. Ngày nay có cả những phần mềm chuyên giúp quản lí trích dẫn tài liệu tham khảo (như ProCite, EndNote,...).

Các phiếu đọc không chỉ nhằm giúp dễ dàng tìm lại được các tài liệu trong kho

lưu trữ, mà còn rất hữu ích để ghi chú thông tin cần thiết nhằm mục tiêu viết bài báo cáo kết quả nghiên cứu (luận văn, luận án,...) về sau mà không cần phải

mất thời gian lục lọi lại trong tất cả những tài liệu đã lưu trữ.

Một phiếu đọc thường có một phần hay tất cả các thông tin sau:

thông tin tham khảo đầy đủ: o tên các tác giả,

o tựa tài liệu và tựa phụ nếu có, o nơi xuất bản, nhà xuất bản và thời gian xuất bản, o số trang

8

o tên tủ sách (collection) nếu có; trạng thái xử lí tài liệu: ghi chú để biết tài liệu đã được xử lí chưa, nếu

có đã xử lí đến đâu, và các thời điểm đọc/xử lí tài liệu; nơi lưu trữ tài liệu:

o thư viện (gồm cả số kí hiệu tài liệu để dễ tìm), o trên máy tính (gồm cả vị trí ổ đĩa, thư mục, tên tập tin), o kệ sách cá nhân,

o v.v.; chủ đề:

o mô tả ngắn gọn bằng thuật ngữ chuyên đề; các từ khoá:

o những khái niệm cơ bản, đặc trưng nhất để phản ánh nội dung

chính của tài liệu; bài tóm tắt: viết một bài tóm tắt hoặc liệt kê ngắn gọn:

o ý tưởng chính của tác giả, o các luận cứ, kết quả, o các giả thuyết nêu ra,

o các ý quan trọng, o kết luận;

các định nghĩa: o những khái niệm mới cần ghi lại định nghĩa;

các đoạn trích dẫn: o ghi lại những câu được cho là có giá trị thông tin cao, đặc sắc, có ý

nghĩa quan trọng đối với một khía cạnh, một vấn đề nào đó,

o các câu tái cấu trúc thông tin gốc cần trung thực với ý nghĩa gốc, không được làm sai lệch, méo mó,

o các câu nguyên văn phải chép lại hoàn toàn chính xác, đặt trong ngoặc kép,

o ghi chú số trang của mỗi câu, đoạn trích dẫn;

những nhận xét cá nhân: o bổ sung những nhận xét cá nhân về các nội dung tác giả đã trình

bày, o đánh giá những khía cạnh có ý nghĩa cho đề tài của mình

Các mẫu phiếu đọc

Một phiếu đọc thường phải có kích cỡ đủ rộng để ghi chú tất cả các thông tin cần

thiết của một tài liệu. Vật liệu làm phiếu đọc phải đủ độ cứng và bền để lưu trữ được lâu và dễ sắp xếp, di chuyển, sử dụng. Với các cỡ giấy thông dụng ở Việt Nam, có thể thiết kế các phiếu đọc khổ A5 hoặc A6 (bằng cách cắt đôi các tờ

giấy A4 hoặc A5, lần lượt) tuỳ loại phiếu.

Các phiếu này nên được quản lí theo một hệ thống nhất định, tốt nhất là áp dụng hệ thống phân loại chuyên đề như trong các thư viện (tham khảo các hệ

thập phân tổng quát hoặc thập phân Dewey).

Dưới đây xin giới thiệu một số mẫu phiếu cơ bản:

phiếu danh mục tham khảo:

9

o nhằm lữu trữ thông tin về các nguồn đã tham khảo và phục vụ việc lập danh mục tham khảo trong bài báo cáo kết quả nghiên cứu

khoa học, o khổ A6 là đủ;

phiếu tóm tắt: o nhằm tóm tắt đại ý tài liệu và ghi chú các ý quan trọng của tác giả

(bằng cách diễn đạt riêng, nhưng không làm sai lệch ý nghĩa thông tin gốc),

o nên chọn khổ A5;

phiếu trích dẫn: o trích dẫn ý: tái cấu trúc lại các thông tin gốc nhưng không làm sai

lệch ý nghĩa, o trích dẫn nguyên văn các câu, đoạn văn bản được cho là có ý nghĩa

quan trọng của tài liệu gốc, đòi hỏi chính xác tuyệt đối từng câu,

từng chữ,

10

o khổ A5 hoặc A6 tuỳ lượng thông tin có thể trích dẫn.

Kĩ thuật diễn ngữ

Trong tham khảo tài liệu khoa học, một kĩ thuật quan trọng để trích rút thông tin

và sử dụng hiệu quả trong bài viết, đó là kĩ thuật paraphrase, tạm dịch là "diễn ngữ".

Diễn ngữ là gì?

Diễn ngữ là cách diễn đạt lại các ý tưởng của một tác giả khác bằng

ngôn ngữ riêng của mình. Bằng diễn ngữ, nhà nghiên cứu có thể trình bày một vấn đề, một ý kiến khoa học của tác giả khác mà không cần phải

trích dẫn nguyên văn, không dùng lại từng câu từng chữ như chính tác giả gốc đã dùng, nhưng vẫn đảm bảo trung thành với nội dung nguyên bản.

Lợi ích của diễn ngữ

Nhờ thông tin gốc được tái cấu trúc và diễn đạt lại bằng ngôn ngữ của

chính người viết, bài viết có sử dụng diễn ngữ sẽ rõ ràng, dễ hiểu hơn, văn phong giữ được sự thống nhất.

Trong trường hợp tài liệu gốc có sử dụng các thuật ngữ khó hiểu hoặc không phù hợp với vấn đề cần trình bày, diễn ngữ cũng có thể giúp giải

quyết được vấn đề.

Dùng diễn ngữ giúp loại bỏ sự nặng nề nếu phải trích dẫn nguyên văn quá nhiều trong bài viết, đồng thời đảm bảo tính xác thực thông tin và tôn

trọng tác quyền trong bài viết khoa học.

Có thể dựa vào cách diễn ngữ để biết được mức độ thông hiểu vấn đề của người viết đối với các thông tin thu thập được sau khi đọc tài liệu. Và người

11

viết cũng có cơ hội trình bày phong cách viết cá nhân, dẫn dắt ý tưởng một cách chặt chẽ và hợp lí hơn.

Nguyên tắc diễn ngữ

Nguyên tắc đầu tiên trong diễn ngữ là phải chú dẫn nguồn gốc thông tin được diễn giải lại.

Khi dùng phương pháp diễn ngữ, không chỉ đơn giản là thay thế các từ trong nguyên bản bằng các từ đồng nghĩa, mà quan trọng hơn là phải thay

đổi toàn bộ cấu trúc câu cùng với việc sử dụng các từ thay thế.

Phải hiểu rõ nội dung thông tin gốc để đảm bảo khi diễn giải lại không bị sai lệch ngữ nghĩa.

Phương pháp diễn ngữ

Khả năng diễn ngữ đòi hỏi nhà nghiên cứu hai yếu tố quan trọng: nắm

vững tiếng mẹ đẻ và có trình độ ngoại ngữ tốt (để tham khảo tài liệu tiếng nước ngoài).

Nếu đã có thói quen diễn ngữ, chỉ cần đọc đi đọc lại văn bản, nhớ các ý

chính, rồi gấp tài liệu lại, viết ra những ý chính từ trí nhớ và sắp xếp lại thành câu, đoạn văn hoàn chỉnh.

Nếu chưa có thói quen này, ngoài việc rèn luyện thường xuyên vốn tiếng

mẹ đẻ và tiếng nước ngoài, có thể áp dụng các kĩ thuật sau:

thay thế một số từ bằng các từ đồng nghĩa: o tìm các từ đồng nghĩa với các từ của tác giả,

o dùng các từ mình quen thuộc, làm chủ được, o tra cứu từ điển để chắc chắn về những từ chưa rõ nghĩa, o lưu ý không thay thế tất cả các từ trong văn bản gốc, mà chỉ

là những từ quan trọng nhất; thay đổi cấu trúc câu:

o ngoài việc dùng từ thay thế, rất cần thiết thay đổi cấu trúc câu để diễn đạt cùng vấn đề bằng cách khác,

o kĩ thuật thay phụ thuộc nhiều vào khả năng sử dụng ngôn

ngữ của người viết; thay đổi từ loại: có thể sử dụng các từ loại khác nhau để diễn tả

cùng một đối tượng, o ví dụ: dùng danh từ thay thế cho động từ, một tính từ bằng

một danh từ, hoặc một động từ thay cho tính từ, v.v.,

o khi từ loại thay đổi, cấu trúc câu sẽ thay đổi theo đúng ngữ pháp;

thực hiện những thay đổi khác nếu phù hợp: tuỳ vào kinh nghiệm diễn ngữ, mọi sự thay đổi giúp phát biểu đúng nội dung gốc bằng một cách khác đều có thể chấp nhận được;

đối chiếu kết quả diễn ngữ với văn bản gốc: sự đối chiếu nghiêm túc sẽ giúp xác định diễn ngữ đã đạt yêu cầu chưa (cùng ý

nghĩa nội dung, khác cách phát biểu với nguyên bản);

12

khi trích dẫn trong bài viết, dùng cách phát biểu "Theo tác giả X...", "Tác giả Y đã...", "Trong nghiên cứu của Z...", v.v. để bắt

đầu cho đoạn diễn ngữ.

Sắp xếp và trình bày tham khảo

Mở đầu

Khi soạn thảo tài liệu khoa học, đặc biệt là trong bài bài báo cáo kết quả nghiên cứu, nhà nghiên cứu rất cần dựa trên các kết quả nghiên cứu, ý tưởng, học

thuyết đã biết để bảo vệ quan điểm của mình. Có nhiều chỗ trong bài viết cần trích lại thông tin một cách trực tiếp hoặc gián tiếp (trích dẫn nguyên văn hay

diễn ngữ).

Trong giới khoa học có một quy tắc quan trọng đối với việc này, đó là trích dẫn tham khảo khi sử dụng thông tin khoa học của người khác trong bài viết của

mình, vì nhiều lí do:

tôn trọng tác quyền của tác giả tài liệu gốc đã được sử dụng để dẫn ra thông tin;

hạn chế nạn "đạo văn";

giúp người đọc xác định dễ dàng các nguồn tài liệu đã sử dụng (thông qua danh mục tham khảo).

Khác với trích dẫn tham khảo, danh mục tham khảo của một tài liệu cung cấp

các thông tin chi tiết về các tài liệu đã tham khảo và có trích dẫn trong bài viết.

Danh mục tham khảo cùng với các trích dẫn tham khảo trong bài viết là những

yếu tố quan trọng để kiểm tra sự làm việc nghiêm túc, các luận cứ và luận chứng rõ ràng, chặt chẽ và có tính khoa học, và do đó kiểm chứng giá trị của công trình nghiên cứu được trình bày.

Trích dẫn tham khảo

Khái quát

Một mẩu trích dẫn tham khảo là một câu hay đoạn văn được rút ra từ một tài liệu khác để minh hoạ, bảo vệ quan điểm, ý kiến trong bài viết của mình. Và điều bắt buộc khi trích dẫn tham khảo một thông tin là phải dẫn

ra nguồn cung cấp thông tin đó. Điều bắt buộc này không có ngoại lệ cho bất cứ nguồn thông tin nào: sách, bài báo, bách khoa thư, tài liệu nghe

nhìn, các trang web, v.v. cũng như loại thông tin nào: ý kiến, nhận xét, thảo luận, kết luận, hình ảnh, bảng số liệu,...

Có hai hình thức trích dẫn tham khảo. Mẩu trích dẫn được gọi là nguyên

văn khi được sao chép lại như nguyên bản trong tài liệu gốc. Còn nếu nội dung trích dẫn dưới dạng diễn đạt lại thông tin gốc bằng một cách khác mà vẫn đảm bảo giữ nguyên ý nghĩa thì mẩu trích dẫn đó được gọi là diễn ngữ

(paraphrase). Cả trong trích dẫn nguyên văn hay trích dẫn diễn ngữ, tác

13

giả hoặc nguồn tài liệu gốc đều phải được ghi rõ ngay sau thông tin vừa dẫn.

Các lí do trích dẫn

Ngoài những lí do đã nêu trong phần mở đầu, trích dẫn tham khảo còn có ý nghĩa:

tăng giá trị đề tài nghiên cứu: nhờ có đối chiếu, tham khảo, so sánh,... với các nguồn tài liệu từ bên ngoài, và thể hiện rõ nguồn

gốc các thông tin thu thập được, các phương pháp được áp dụng, các ý tưởng giúp định hướng, bổ sung, điều chỉnh quá trình thực

hiện đề tài,...; phát triển năng lực nghiên cứu: nhờ quá trình tìm kiếm và chọn

lọc những thông tin có chất lượng, giúp làm tăng khả nặng tự học,

tự tìm kiếm thông tin và khai thác thông tin; bồi dưỡng ý thức đạo đức nghề nghiệp.

Các phương pháp trích dẫn

Có một số phương pháp trích dẫn sau đây:

gọi cước chú: các đoạn trích trong bài được đánh số "gọi cước

chú" (call to footnote/appel de note de bas de page), và biểu chú dẫn (footnote/note de bas de page) được ghi ngay dưới chân trang,

o thường dùng trích dẫn nguyên văn: số gọi chú dẫn nằm ngay sau dấu câu cuối cùng và trước dấu ngoặc kép đóng mẩu trích

dẫn, o số gọi chú dẫn được treo liền kề mẩu trích dẫn dưới dạng luỹ

thừa, không có ngoặc đơn,

o số gọi chú dẫn có thể được đánh theo thứ tự trong từng trang hay liên tục giữa các trang,

o biểu chú dẫn gọi lần đầu hoặc lần duy nhất được ghi theo

quy định trình bày danh mục tham khảo, có kèm theo số trang ở sau cùng,

o khi gọi chú dẫn về một tác giả đã dẫn liền trước đó, biểu chú dẫn chỉ ghi "ibid." (gốc Latin ibidem, nghĩa là "ở chỗ đã chỉ ra

trong mẩu trích dẫn trước") và số trang, cách nhau bằng dấu phẩy,

o khi gọi chú dẫn về một tác giả có một tài liệu đã dẫn rồi

(không liền trước), biểu chú dẫn ghi tên tác giả và "op. cit." (gốc Latin opere citato, nghĩa là "tài liệu đã dẫn"), dẫn số

trang sau cùng, o khi gọi chú dẫn về một tác giả có nhiều tài liệu đã dẫn rồi,

biểu chú dẫn ghi tên tác giả, tóm tắt nhan đề tài liệu được dẫn

(hoặc năm xuất bản, tuỳ kiểu danh mục tham khảo) và "op. cit.", dẫn số trang sau cùng,

14

o tất cả các tài liệu được trích dẫn đều có trong một danh mục tham khảo cuối bài;

gọi hậu chú: một kiểu khác của cách gọi cước chú, o tất cả các biểu chú dẫn được tập trung ở cuối bài,

o số thứ tự được đánh liên tục, o biểu chú dẫn được ghi theo quy định trình bày danh mục tham

khảo;

kiểu Vancouver (Vancouver style): đây là một kiểu truyền thống, đã sử dụng từ rất lâu trong các ấn bản khoa học, còn gọi là "hệ thống thứ tự trích dẫn",

o mẩu trích dẫn được đánh số theo thứ tự trích dẫn trong bài viết,

o số được đặt trong ngoặc đơn, liền sau mẩu trích dẫn,

o nếu có nhiều tài liệu được trích dẫn cho cùng một ý, dùng dấu phẩy (không có khoảng trắng) giữa các số,

o nếu có dãy 3 số liên tục trở lên thì dùng dấu gạch nối (không

có khoảng trắng) giữa số đầu và số cuối của dãy,

o các tài liệu có trích dẫn trong bài viết được xếp trong danh mục tham khảo cuối bài, theo đúng thứ tự trích dẫn,

o biểu tham khảo (bibliographic record/notice bibliographique) được ghi theo quy định riêng của kiểu Vancouver.

kiểu Harvard (Harvard style): đây là một kiểu trích dẫn đang

được sử dụng ngày càng phổ biến, còn được gọi là "hệ thống tác giả - năm"),

o danh mục tham khảo kiểu Harvard được xếp theo thứ tự chữ

cái tên tác giả (với các tác giả phương Tây là family name/nom de famille), không cần đánh số thứ tự,

o mẩu trích dẫn được chú thích liền phía sau bằng tên tác giả và

năm xuất bản tài liệu, trong ngoặc đơn, o nếu mẩu trích dẫn kiểu diễn ngữ với tên tác giả là một thành

phần trong câu, năm xuất bản của tài liệu đó sẽ được đặt

trong ngoặc đơn liền sau tên tác giả,

o nếu một tài liệu của một tác giả, ghi tên tác giả (không ghi phần tên viết tắt) trong ngoặc đơn và năm xuất bản, cách

nhau bằng khoảng trắng (không có dấu phẩy), nếu cần thì chỉ rõ số trang,

o nếu mẩu trích dẫn có nguồn gốc từ một tác giả A, nhưng

không đọc trực tiếp tác giả A mà biết thông qua tác giả B, ghi trong ngoặc đơn tên tác giả A và năm xuất bản tài liệu của tác giả A (không được đọc trực tiếp), đi kèm theo sau bằng "in: "

cùng với tên và năm xuất bản của tác giả B (được đọc trực tiếp),

15

o nếu một tài liệu của hai tác giả, ghi tên hai tác giả trong ngoặc đơn, nối bằng dấu "&", và năm xuất bản sau tên tác giả

thứ hai, không có dấu phẩy, o nếu một tài liệu của ba tác giả, lần đầu tiên trích dẫn ghi tên

ba tác giả, nối hai tác giả đầu bằng dấu phẩy, tác giả thứ ba bằng dấu "&", năm xuất bản sau tên tác giả cuối cùng, không có dấu phẩy,

o tài liệu của ba tác giả ở lần trích dẫn thứ hai, và tài liệu của bốn tác giả trở lên, ghi tên tác giả đầu và "et al." (gốc Latin et

alli, nghĩa là "và những người khác") và năm xuất bản;

o nếu một mẩu trích dẫn từ nhiều tài liệu của một người/nhóm, ghi tên người/nhóm đó trong ngoặc đơn, theo sau bằng năm

xuất bản của tất cả các tài liệu theo đúng thứ tự và cách ghi trong danh mục tham khảo, giữa các năm cách nhau bằng dấu phẩy (nhưng chỉ là khoảng trắng giữa năm đầu tiên và tác giả

sau cùng), o nếu mẩu trích dẫn có nguồn gốc từ nhiều tài liệu, tất cả các

tác giả tài liệu được ghi trong một cặp ngoặc đơn liền sau, giữa mỗi tác giả/nhóm tác giả của một tài liệu cách nhau bằng dấu chấm phẩy, cách ghi tên tác giả và năm xuất bản cho mỗi

người/nhóm giống như trên;

kiểu hỗn hợp thứ tự số - chữ cái: cũng là một biến thể của kiểu Harvard,

o danh mục tham khảo trình bày theo thứ tự chữ cái như kiểu Harvard, nhưng có đánh số thứ tự,

o khi trích dẫn, không ghi tên tác giả và năm, chỉ ghi (trong

ngoặc đơn hoặc ngoặc vuông) số thứ tự trong danh mục tham khảo, tương tự như kiểu Vancouver.

Khi nào trích dẫn và khi nào không trích dẫn?

Dù có quy định chi tiết, nhưng không phải luôn trích dẫn bất kì thế nào. Nên

trích dẫn để:

bảo vệ quan điểm, luận cứ khoa học; nêu ví dụ, kết quả đã được kiểm chứng, thừa nhận;

tóm tắt các ý kiến, giả thuyết, kết luận của các tác giả khác.

Không nên trích dẫn:

những chi tiết nhỏ; nguyên văn các đoạn dài vốn có thể tóm tắt ngắn gọn hoặc lược bỏ

các ý không cần thiết; những ý có thể tự diễn đạt mà không lấy từ ý tưởng của người khác; những kinh nghiệm, ghi nhận, ý kiến của bản thân (trừ khi từ các tài

liệu đã công bố); những kiến thức đã trở thành phổ thông.

Danh mục tham khảo tài liệu in

16

Các quy tắc chung

Danh mục tham khảo (reference list/liste de référence) là một danh sách tất cả các tài liệu có trích dẫn tham khảo trong bài viết khoa học. Cần phân

biệt với "Thư mục" (bibliography/bibliographie) là một danh sách các tài liệu dùng làm nền tảng để viết bài nhưng không có trích dẫn trong bài

viết.

Chỉ có các tài liệu được trích dẫn trong bài viết mới có mặt trong danh mục tham khảo, và ngược lại tất cả tài liệu có trong danh mục tham khảo phải

có trích dẫn trong bài viết.

Danh mục tham khảo (và trích dẫn tham khảo) trong tài liệu khoa học phải tuân theo những quy tắc hết sức nghiêm ngặt, chi tiết, để đảm bảo tính chính xác và trung thực về mặt khoa học.

Mỗi loại tài liệu có cách trình bày tham khảo khác nhau, tuỳ mỗi hệ thống (cùng với các quy định trích dẫn tham khảo). Cần tham khảo chi tiết các quy định mà cấp quản lí trực tiếp đang áp dụng cho đề tài của mình.

Cấu trúc chung của biểu tham khảo

Dù có nhiều hệ thống quy định khác nhau, nhưng biểu tham khảo

(bibliographic record/notice bibliographique) của mỗi hệ thống đều có những cấu trúc chung như sau:

thành phần dẫn tố: mỗi biểu tham khảo phải có đủ các dẫn tố

(reference element/élément de référence) cơ bản, ít nhất là để nhận diện được rõ ràng nguồn gốc tài liệu:

o tác giả: là cá nhân hoặc tổ chức chịu trách nhiệm chính về nội dung phần bài được sử dụng,

o tựa bài/nhan đề: tựa bài báo hoặc chương/phần sách, nhan

đề sách/báo cáo/luận án, o cơ quan xuất bản: tựa báo, tên nhà xuất bản (thường đi kèm

với nơi xuất bản), tên hội nghị và đơn vị tổ chức (hội nghị khoa học), đơn vị đào tạo/nghiên cứu (đối với báo cáo kĩ thuật, luận văn/luận án),

o năm xuất bản: năm chính thức xuất bản tài liệu (có lưu chiểu), đối với hội nghị (không công cố) hoặc luận văn/luận

án/báo cáo kĩ thuật là năm tổ chức báo cáo, o thông tin ấn loát: nếu là báo/tạp chí thì có tập (volume), số

(number (issue)/numéro), trang đầu và trang cuối, nếu là

sách thì là tổng số trang hoặc các trang được tham khảo, o các thông tin khác: như tên tủ sách chuyên đề hoặc ấn bản

liên tục, số hiệu ISBN (sách), tên chuyên ngành và cấp độ của luận văn/luận án, số hiệu nhận diện báo cáo kĩ thuật;

dấu phân cách: các dẫn tố của một biểu tham khảo được phân

cách bằng một dấu hiệu thống nhất: o kiểu Vancouver: dấu chấm và một khoảng trắng,

o kiểu Harvard: dấu phẩy và một khoảng trắng, o chuẩn ISO: dấu chấm và một khoảng trắng,

17

o một biểu tham khảo kết thúc với chỉ duy nhất một dấu chấm (nếu có dấu chấm của chữ viết tắt sau cùng thì đó cũng là

dấu kết thúc biểu tham khảo); ngôn ngữ trình bày:

o tài liệu sử dụng chữ viết Latin thường giữ nguyên ngôn ngữ gốc của tài liệu để trình bày các dẫn tố trong biểu tham khảo,

o các tài liệu bằng các ngôn ngữ không dùng chữ viết Latin thì

dùng cách chuyển ngữ tựa/nhan đề tài liệu theo quy định cụ thể, và chú thích trong ngoặc vuông (bằng ngôn ngữ trình

bày bài viết) về ngôn ngữ dùng trong tài liệu gốc.

Các kiểu danh mục tham khảo

Có rất nhiều kiểu trình bày danh mục tham khảo khác nhau, tuỳ mỗi nước, mỗi lĩnh vực, thậm chí mỗi cơ quan có trách nhiệm quản lí khoa học trong

phạm vi của mình. Tuy nhiên, có thể liệt kê ba hệ thống lớn: kiểu Vancouver, kiểu Harvard (hay hệ tác giả - năm), hệ ISO. Các kiểu khác hầu hết là phái sinh từ ba hệ này.

Kiểu Vancouver: kiểu trình bày này đi kèm với cách trích dẫn theo

thứ tự trích dẫn, các đặc điểm chính là: o danh mục trình bày theo thứ tự trích dẫn trong bài viết;

o số thứ tự trong danh mục tương ứng với thứ tự trích dẫn; o các nhóm thông tin theo thứ tự: tác giả, tựa/nhan đề, nơi xuất

bản và cơ quan xuất bản (hoặc tựa báo), năm xuất bản, thông tin ấn loát, phân cách giữa các nhóm bằng "một dấu chấm và một khoảng trắng";

o tên chính của tác giả viết trước, các tên còn lại viết tắt ngay

sau, cách bằng "một khoảng trắng", không có dấu chấm trong tên tắt;

o phân cách giữa các tác giả bằng "một dấu phẩy và một khoảng trắng";

o với sách, nơi xuất bản nằm trước cơ quan xuất bản, theo sau là năm xuất bản, cách bằng "một dấu chấm phẩy và một

khoảng trắng"; o với báo/tạp chí, tựa báo cùng nhóm với năm xuất bản và

thông tin ấn loát: tựa báo cách năm xuất bản bằng một khoảng trắng, năm xuất bản cách thông tin ấn loát bằng một

dấu chấm phẩy (từ dấu này trở đi, giữa các dẫn tố đều không có khoảng trắng), sau đó là tập xuất bản, nếu có số xuất bản thì đặt trong ngoặc đơn liền sau, tiếp theo là trang đầu, dấu

gạch nối và trang cuối).

Kiểu Harvard: kiểu này đi kèm với cách trích dẫn theo tác giả - năm, với các đặc điểm chính:

o danh mục tham khảo được xếp theo thứ tự chữ cái tên tác giả (với các tác giả phương Tây là family name/nom de famille), không cần đánh số thứ tự;

18

o thứ tự các dẫn tố trong biểu tham khảo: tác giả, năm, tựa/nhan đề và tựa phụ (nếu có với sách), cơ quan xuất bản

và nơi xuất bản (sách) hoặc tựa báo, thông tin ấn loát;

o giữa tên chính của tác giả và tên tắt cách nhau bằng "một dấu phẩy và một khoảng trắng", không có dấu chấm trong tên tắt,

o giữa tên tác giả và năm cách nhau bằng "một khoảng trắng", phân cách giữa tất cả các dẫn tố còn lại bằng "một dấu phẩy

và một khoảng trắng";

o dùng chữ in nghiêng hoặc gạch chân với tựa sách, tên hội nghị, tựa báo;

o tựa bài báo, luận án, bài báo cáo, phần/chương sách được đặt

trong một cặp dấu nháy ('tựa bài'); o với sách, nơi xuất bản nằm sau nhà xuất bản;

o các chữ viết tắt thường dùng: (eds) cho các chủ biên, (ed.)

cho chủ biên, edn cho lần xuất bản, vol. cho tập, no. cho số, p. cho trang, pp. cho các trang;

o với ấn bản tập thể, mỗi tác giả/nhóm chịu trách nhiệm một

phần/chương, nếu tham khảo toàn bộ thì tác giả tài liệu ghi trong biểu tham khảo chính là (những) người chủ biên,

o nếu chỉ tham khảo một phần/chương của ấn bản tập thể, thì tác giả của tài liệu ghi trong biểu tham khảo là (những) người

viết bài đó, tựa bài là nhan đề phần/chương đó, theo sau là một dẫn tố bổ sung "in: người chủ biên (ed.)," (nếu nhiều

người thì dùng (eds)) trước khi trích các dẫn tố tương ứng còn lại của tài liệu.

Chuẩn ISO 690:1987: chuẩn này do Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế

(ISO) đưa ra năm 1987, bao gồm cả những quy định theo hệ tác giả - năm hay thứ tự trích dẫn, với các yêu cầu cơ bản sau:

o thông tin về tài liệu được trình bày trong danh mục tham khảo

được lấy chủ yếu từ trang nhan đề (hoặc tương đương) của tài liệu, và chỉ khi tài liệu không có trang này thì lấy thông tin từ

các phần khác như bìa tài liệu; o phần tên phụ của tác giả có thể được viết tắt bằng chữ cái đầu

với điều kiện không gây nhầm lẫn khi nhận diện;

o các dẫn tố trong biểu tham khảo phải được phân chia bằng các dấu phân cách thống nhất, rõ ràng, giúp phân biệt được các

giữa nhóm dẫn tố và các dẫn tố trong cùng nhóm; o các kiểu định dạng như in nghiêng, in đậm, gạch chân có thể

được dùng để làm nổi bật những dẫn tố quan trọng;

o có thể bổ sung vài yếu tố khác trong biểu tham khảo để chú thích, minh hoạ khi thông tin gốc mù mờ hoặc có thể gây hiểu

nhầm, thường là đặt dẫn tố bổ sung trong ngoặc vuông hay ngoặc đơn ngay sau dẫn tố được sửa.

Theo đó, các ví dụ do bộ chuẩn này đưa ra có đặc điểm:

19

o danh mục tham khảo trình bày hoặc theo thứ tự chữ cái như kiểu Harvard, hoặc theo thứ tự trích dẫn như kiểu Vancouver;

o khi trình bày danh mục theo kiểu nào thì trích dẫn theo kiểu đó;

o cách trình bày thông tin tham khảo cả trong trích dẫn và danh mục phải thống nhất với nhau.

Danh mục tham khảo tài liệu điện tử

Thế nào là tài liệu điện tử?

Hiện nay khái niệm "tài liệu điện tử" ở Việt Nam còn rất mơ hồ, chưa có một định nghĩa rõ ràng.

Tạm thời, có thể xem tài liệu điện tử là tài liệu tồn tại dưới dạng điện tử

và truy cập được bằng công nghệ tin học mà không phải in ra (dù vẫn luôn có thể in được). Như vậy, một bài báo hay một cuốn sách được xuất

bản bình thường, nhưng có tập tin PDF hoặc HTML đăng trên một website nào đó, sẽ không được xem là tài liệu điện tử.

Định nghĩa các thành phần của tài liệu điện tử

Để đảm bảo yêu cầu khoa học khi trích dẫn các tài liệu điện tử trong

nghiên cứu khoa học, cần thống nhất một số định nghĩa cơ bản sau (dựa theo bộ tiêu chuẩn ISO690-2):

ấn bản: toàn bộ các bản tài liệu có nội dung hoàn toàn giống với một bản gốc duy nhất;

ấn bản liên tục: ấn bản được xuất bản thành bộ hay tập liên tục nhau theo thứ tự số hay trình tự thời gian, trong một khoảng thời

gian không giới hạn trước; chủ nhiệm xuất bản: cá nhân hay tập thể chịu trách nhiệm xuất

bản và phân phối tài liệu; nhan đề: tên gọi xuất hiện ở đầu tài liệu, được dùng để trích dẫn,

nhận diện tài liệu, và rất thường dùng để phân biệt với các tài liệu

khác; phần: đơn vị độc lập cấu thành một bộ phận của tài liệu;

phiên bản: dạng tài liệu đã được chỉnh sửa nội dung mà không thay đổi các thông tin nhận diện;

tác giả: là cá nhân hay tập thể chịu trách nhiệm về nội dung khoa

học của tài liệu; tài liệu: một đơn vị thông tin được dùng trong quá trình xử lí tài

liệu, không phụ thuộc vào hình thức vật lí hay các đặc điểm riêng của nó;

tài liệu chủ: tài liệu bao gồm nhiều phần hay bộ phận phân biệt rõ

ràng với nhau, nhưng không tách rời về mặt vật lí hay tài liệu tham khảo;

Biểu tham khảo của một số loại tài liệu điện tử phổ biến

20

Có rất nhiều loại tài liệu điện tử khác nhau có thể được sử dụng trong tài liệu khoa học. Tuy nhiên, trong phạm vi giáo trình này, chúng tôi chỉ liệt kê

những dạng tài liệu thường gặp nhất.

Toàn bộ chuyên khảo: khi tham khảo toàn bộ các phần trong một tài liệu chuyên khảo (ví dụ: một website) thì trình bày biểu tham khảo theo

dạng này: o kiểu Vancouver:

công thức: Tác giả (chấm sau tên tác giả cuối cùng, khoảng trắng) Nhan đề (chấm, khoảng trắng) [Trực tuyến] (chấm, khoảng trắng) năm xuất bản (khoảng trắng) [trích

dẫn năm tháng (viết tắt) ngày] (chấm phẩy) Truy cập được tại (hai chấm, khoảng trắng) URL: (không khoảng

trắng) địa chỉ mạng gạch chân, ví dụ: National Organization for Rare Diseases [Online].

1999 Aug 16 [cited 1999 Aug 21];

Available from: URL:http://www.rarediseases.org/; o chuẩn ISO:

bắt buộc có các thành phần sau, theo thứ tự: Tác giả chính, Nhan đề, Phương tiện, Ấn bản, Nơi xuất bản, Chủ nhiệm xuất bản, Ngày xuất bản, Ngày cập nhật, Ngày tham khảo (đối với

tài liệu trực tuyến), Địa chỉ truy cập (đối với tài liệu trực tuyến), Số chuẩn hoá (với các tài liệu có số này),

các thành phần chú thích đặt trong ngoặc vuông, bằng bản ngữ của bài viết có tham khảo tài liệu được dẫn,

ví dụ: Carroll L. Alice's Adventures in Wonderland [trực

tuyến]. Texinfo ed. 2.1. [Dortmund, Đức]: WindSpiel, November 1994 [tham khảo 10/02/1995]. Truy cập được

trên World Wide Web: <http://www.germany.eu.net/books/carroll/alice.html>.

Một bộ phận chuyên khảo: khi chỉ tham khảo một bộ phận của chuyên khảo điện tử, mà bộ phận này là không thể tách biệt một cách độc lập

khỏi tài liệu chủ, thì chuẩn ISO quy định trình bày biểu tham khảo theo cách sau:

o bắt buộc có các thành phần: Tác giả chính (của tài liệu chủ), Nhan đề (của tài liệu chủ), Phương tiện, Ấn bản, Nơi xuất bản, Chủ nhiệm

xuất bản, Ngày xuất bản, Ngày cập nhật, Ngày tham khảo (đối với tài liệu trực tuyến), Số chương hay cách gọi tương đương (của bộ phận được tham khảo), Nhan đề (của bộ phận được tham khảo), Vị

trí trong tài liệu chủ, Địa chỉ truy cập (đối với tài liệu trực tuyến), Số chuẩn hoá (với các tài liệu có số này);

o ví dụ: Carroll L. Alice's Adventures in Wonderland [trực tuyến]. Texinfo ed. 2.1. [Dortmund, Đức]: WindSpiel, November 1994 [tham khảo 10/02/1995]. Chapter VII. A Mad Tea-Party. Truy cập

được trên World Wide Web: <http://www.germany.eu.net/books/carroll/alice_10.html#SEC13>

. Một phần:

o kiểu Harvard:

công thức: tên (các) tác giả, ngày xuất bản (nếu không có thì đề "n.d.", nghĩa là "no date"), nhan đề, chủ nhiệm xuất

21

bản, ấn bản (nếu không phải lần đầu), phương tiện, ngày tham khảo, tên hoặc địa chỉ trên Internet,

ví dụ 1: Weibel, S 1995, „Metadata: the foundations of resource description‟, D-lib Magazine, viewed 7 January

1997, <http://www.dlib.org/dlib/July95/07weibel.html>, ví dụ 2: ASTEC 1994, The networked nation, Australian

Science, Technology and Engineering Council, Canberra,

viewed 7 May 1997, <http://astec.gov.au/astec/net_nation/contents.html>;

o theo chuẩn ISO: bắt buộc có các thành phần sau: Tác giả chính (của phần),

Nhan đề (của phần), Tác giả chính (của tài liệu chủ), Nhan đề

(của tài liệu chủ), Phương tiện, Ấn bản, Nơi xuất bản, Chủ nhiệm xuất bản, Ngày xuất bản, Ngày cập nhật, Ngày tham

khảo (đối với tài liệu trực tuyến), Vị trí trong tài liệu chủ, Địa chỉ truy cập (đối với tài liệu trực tuyến), Số chuẩn hoá (với các tài liệu có số này)

ví dụ 1: MCCONNELL, WH. Constitutional History. The Canadian Encyclopedia [CD-ROM]. Macintosh version 1.1.

Toronto: McClelland & Stewart, c1993. ISBN 0-7710-1932-7. ví dụ 2: Belle de Jour. Magill's Survey of Cinema [trực

tuyến]. Pasadena (Calif.): Salem Press, 1985 [tham khảo 1994-08-04]. Accession no. 0050053. Truy cập được tại DIALOG Information Services, Palo Alto (Calif.).

Một bài báo trên tạp chí điện tử định kì: có một số tạp chí chuyên

ngành được phát hành định kì và chỉ xuất bản trực tuyến, biểu tham khảo của các bài báo dạng này được quy định như sau:

o kiểu Vancouver: công thức: Tác giả (chấm sau tên tác giả cuối cùng, khoảng

trắng) Tựa bài (chấm, khoảng trắng) Tựa báo viết tắt [ấn

bản liên tục trực tuyến] (chấm, khoảng trắng) Năm xuất bản (khoảng trắng) Tháng xuất bản nếu có (khoảng trắng)

[trích dẫn năm tháng (viết tắt) ngày] (chấm phẩy) Tập (không khoảng trắng) Số nếu có đặt trong ngoặc đơn (hai chấm) Số trang hay Số màn hình đặt trong ngoặc vuông

(chấm, khoảng trắng) Truy cập được tại (hai chấm, khoảng trắng) URL: (không khoảng trắng) địa chỉ mạng gạch chân,

ví dụ 1: Garfinkel PE, Lin E, Goering P. Should amenorrhoea be necessary for the diagnosis of anorexia nervosa? Br J Psych [serial online] 1996 [cited 1999 Aug 17]; 168(4):500-

6. Available from: URL:http://biomed.niss.ac.uk,

ví dụ 2: Morse SS. Factors in the emergence of infectious disease. Emerg Infect Dis [serial online] 1995 Jan-Mar [cited

1999 Dec 25]; 1(1):[24 screens]. Available from: URL:http://www/cdc/gov/ncidoc/EID/eid.htm;

o chuẩn ISO:

bắt buộc có các thành phần sau: Tác giả chính (của bài báo), Nhan đề (của bài báo), Tựa báo, Phương tiện, Tập, Số,

Ngày cập nhật, Ngày tham khảo (đối với tài liệu trực tuyến),

22

Vị trí trong tài liệu chủ, Địa chỉ truy cập (đối với tài liệu trực tuyến), Số chuẩn hoá (với các tài liệu có số này)

ví dụ 1: STONE N. The Globalization of Europe. Harvard Business Review [trực tuyến]. May-June 1989 [tham khảo

ngày 03/09/1990]. Truy cập được tại BRS Information Technologies, McLean (Virginia).,

ví dụ 2: PRICE-WILKIN J. Using the World-Wide Web to

Deliver Complex Electronic Documents: Implications for Libraries. The Public-Access Computer Systems Review [trực

tuyến]. 1994, vol. 5, no. 3 [tham khảo 1994-07-28], pp. 5-21. Truy cập được trên Internet: <gopher://info.lib.uh.edu:70/00/

articles/e-journals/uhlibrary/pacsreview/v5/n3/pricewil.5n3>.

ISSN 1048-6542.

Vấn đề chuẩn hoá các quy tắc trình bày tham khảo của Việt Nam

Mở đầu

Hiện nay, ở Việt Nam còn chưa có một hệ thống quy định tương đối hoàn chỉnh về việc trình bày tham khảo trong tài liệu khoa học. Văn bản có giá trị hiệu lực thuộc loại cao là hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chỉ quy định một

cách khá chung chung những trường hợp phổ biến nhất, trong một phụ lục của một tài liệu... lưu hành nội bộ (?!). Dựa vào đó, các trường đại học cũng có

những hướng dẫn cách trình bày luận văn thạc sĩ với nhiều chi tiết hơn, nhưng dường như vẫn chưa có tính hệ thống rõ ràng. Thậm chí ngay trong các văn bản hướng dẫn đó, vẫn có rất nhiều lỗi sơ đẳng về nhập liệu và kĩ thuật trình bày

khiến làm giảm giá trị của chính những quy định được mô tả. Một số tạp chí khoa học cũng có những quy định trình bày riêng, nhưng cũng không thống nhất

với hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Và nhìn chung, mỗi nhà nghiên cứu, mỗi sinh viên, trong mỗi lĩnh vực, mỗi chuyên ngành, đều có cách trình bày tham khảo trong tài liệu của mình một cách... không ai giống ai, đôi khi tuỳ ý.

Điều đó cũng dễ hiểu, khi không ai biết phải dựa vào đâu để lấy làm chuẩn!

Vấn đề được đặt ra là: phải chăng nên có một hệ thống quy định chung cho việc trình bày tham khảo trong cả nước, một cách hợp lí để sử dụng được trong tất cả

các lĩnh vực và chuyên ngành, đồng thời cũng thuận tiện khi tiếp cận với các tiêu chuẩn phổ biến trên thế giới?

Trong phạm vi giáo trình này, chúng tôi không có tham vọng, cũng không đủ

quyền hạn để đưa ra những quy tắc thống nhất. Tuy nhiên, dựa trên những vấn đề đã trình bày trong các phần trước, ở đây chỉ xin gợi ra một số vấn đề mà mỗi nhà nghiên cứu, mỗi sinh viên có thể lưu tâm, trong khi chờ đợi sự ra đời của

một bộ chuẩn như mong muốn.

Danh mục tham khảo

Cấu trúc chung

23

Hiện nay các quy định hiện hành ở Việt Nam đa số đều có xu hướng trình bày theo hệ thống tác giả-năm. Tuy nhiên, hầu như chưa có bản quy định

nào quy định đủ chi tiết hoặc làm rõ một cấu trúc chung mà một biểu tham khảo cần có trong tài liệu khoa học (mà không phải trong biểu ghi thư

viện).

Một biểu tham khảo được trình bày nhằm giúp người đọc trả lời được các câu hỏi vắn tắt sau về tài liệu được dẫn: Ai? Khi nào? Cái gì? Ở đâu?

Mỗi biểu tham khảo luôn có nhiều dẫn tố, trong đó có một số dẫn tố gom

với nhau thành từng nhóm. Ví dụ: các tác giả; tựa và tựa phụ; nhà xuất bản và nơi xuất bản; các thông tin ấn loát (tập, số, trang).

Theo xu hướng chung, hệ thống tác giả-năm ngày càng trở nên phổ biến, trên nền tảng các quy định của kiểu Harvard. Tuy nhiên, nhược điểm lớn

nhất của kiểu Harvard là dấu ngăn cách giữa các nhóm dẫn tố rất "yếu" và không rõ ràng: tất cả các dẫn tố đều được ngăn cách bằng dấu phẩy, kể

cả trong cùng một nhóm hay giữa các nhóm khác nhau, thậm chí ngay bên trong một dẫn tố (tên nhận diện và tên tắt).

Trong khi đó, chuẩn ISO 690 quy định rất rõ là cần có một sự ngăn cách

"mạnh" (dấu chấm và khoảng trắng) và rõ ràng giữa các nhóm dẫn tố khác nhau, để phân biệt với các dẫn tố thuộc cùng nhóm.

Một vấn đề khác là có quy định đặt năm xuất bản trong dấu ngoặc đơn. Đây không phải là quy định của kiểu Harvard. Việc sử dụng dấu ngoặc đơn

cho năm xuất bản không gây ra vấn đề gì lớn, nhưng chỉ làm giảm độ đồng nhất của biểu tham khảo và tăng sự phức tạp trong khâu kĩ thuật.

Căn cứ các yêu cầu theo chuẩn ISO 690, có thể trình bày một biểu tham

khảo theo cấu trúc chung, với ít nhất các thành phần cơ bản theo thứ tự như sau:

Số thứ tự (chấm, khoảng trắng) Tác giả (chấm, khoảng trắng) Năm (chấm, khoảng

trắng) Nhan đề (chấm khoảng trắng) Cơ quan xuất bản (phẩy, khoảng trắng) Thông tin

ấn loát (chấm)

Giữa các dẫn tố trong cùng nhóm sẽ có những quy định riêng về cách viết và dấu ngăn cách (sử dụng các dấu "nhẹ hơn" như phẩy, chấm phẩy,

hai chấm, gạch nối, ngoặc đơn), tuỳ loại tài liệu cụ thể.

Đối với các dẫn tố cần chú thích thêm cho rõ thông tin gốc thì có thể bổ sung nội dung chú thích trong ngoặc vuông, ngay sau dẫn tố đó. Xem

thêm trong quy định của chuẩn ISO.

Số thứ tự

24

Đánh số thứ tự tăng dần từ 1, và liên tục cho đến hết danh mục, dù danh mục có thể được chia thành nhiều phần khác nhau. Số thứ tự nên được in

đậm.

Có xu hướng đặt số thứ tự trong dấu ngoặc vuông, hoặc thụt biên các dòng từ thứ hai trở đi vào trong. Tuy nhiên, cách đơn giản nhất về kĩ thuật, và

đồng nhất trong toàn bộ biểu tham khảo, đó là:

dùng dấu chấm sau số thứ tự; sau dấu chấm, thụt vào nửa tab (0,63 cm) khi tổng số tài liệu nhỏ hơn

100, thụt vào một tab (1,27 cm) khi tổng số tài liệu từ 100 trở lên; sau dấu tab, cả dòng đầu và phần còn lại của đoạn (paragraph/

paragraphe) được canh biên trái bằng với vị trí tab.

Nhóm dẫn tố tác giả

Tác giả ở đây là người chịu trách nhiệm chính về nội dung của phần tài liệu được tham khảo (nếu tham khảo toàn bộ một ấn bản, ví dụ sách, chuyên khảo, luận án, thì cũng chính là tác giả của tài liệu). Với tác giả Việt Nam,

họ và tên được viết đầy đủ, không viết tắt. Với tác giả nước ngoài, giữa các phần tên nhận diện (họ - family name/nom de famille) và tên tắt chỉ dùng

một khoảng trắng để ngăn cách. Tên nhận diện viết trước, tên tắt viết sau (không có dấu chấm sau mỗi chữ viết tắt).

Trường hợp tên tắt có thể gây nhầm lẫn với tác giả khác thì ngay sau mỗi chữ tắt bổ sung phần chú thích đầy đủ đặt trong ngoặc vuông (không

có khoảng trắng). Ví dụ: Pierre V[éronique], Crane R[onald]S,...

Nếu có từ hai tác giả trở lên, giữa hai tác giả liền nhau cách nhau bằng dấu phẩy và khoảng trắng. Dù tài liệu có nhiều tác giả, phải ghi đầy đủ tất cả

các tác giả được liệt kê trong tài liệu gốc.

Có xu hướng sử dụng liên từ "và" giữa hai tác giả sau cùng. Tuy nhiên, cách dùng này có thể gặp nhiều rắc rối khi sử dụng các tài liệu tiếng nước

ngoài: giữ nguyên hay dịch "and" (tiếng Anh), "et" (tiếng Pháp) thành "và" trong mẩu trích dẫn (bài viết) và trong danh mục tham khảo?

Nếu tác giả là một cơ quan/tổ chức, xếp tên cơ quan/tổ chức đó theo chữ cái đầu tiên. Nếu tài liệu không có tên tác giả thì lấy nhan đề phần tài liệu được tham

khảo lên đầu, trước năm xuất bản. Có thể in đậm tên tác giả nhằm làm nổi bật từng biểu tham khảo.

Dẫn tố năm xuất bản

Năm xuất bản được viết bình thường với đầy đủ các chữ số, tốt nhất là

không có dấu ngoặc đơn để đồng bộ với các nhóm dẫn tố khác, và đơn giản hoá vấn đề kĩ thuật nhập liệu.

Nếu cùng một tác giả hay nhóm tác giả có nhiều tài liệu trong một

năm, liền sau năm xuất bản sẽ thêm các số thứ tự a, b, c,... (chữ thường, đứng), theo trình tự thời gian tăng dần giữa các tài liệu (nếu phân biệt

25

được), hoặc theo thứ tự trích dẫn trong bài viết, hoặc theo thứ tự chữ cái của nhan đề.

Một tác giả hoặc cùng một nhóm tác giả:

Một tác giả đứng đầu với các (nhóm) tác giả khác nhau:

Nhóm dẫn tố nhan đề

Nhan đề ở đây là tựa của phần tài liệu được tham khảo.

Nếu tài liệu là ấn bản không liên tục (sách, chuyên khảo, báo cáo kĩ thuật, luận án,...) mà những ý được trích dẫn lấy từ toàn bộ tài liệu thì

dẫn tố này gồm tựa tài liệu (chữ nghiêng) và các thông tin ấn bản đi kèm:

o nếu có tựa phụ, viết cách với tựa chính bằng (khoảng trắng, hai

chấm, khoảng trắng);

o nếu là tài liệu tái bản lần thứ n, viết "Ấn bản thứ n+1" sau tựa tài liệu tiếng Việt (cách bằng dấu chấm, khoảng trắng);

o với tài liệu tiếng nước ngoài, viết tắt số ấn bản bằng "Edn" (nguyên ngữ của tài liệu gốc);

o nếu sách có đánh số bộ, tập thì cũng ghi tương tự, với chữ viết tắt

"T." cho "tập" và "Vol." cho "volume"; o với luận văn, luận án, báo cáo kĩ thuật,... viết kèm sau nhan đề tên

cấp độ đề tài và số kí hiệu nếu có (cách trước bằng dấu chấm,

khoảng trắng).

Nếu phần tham khảo là một phần riêng biệt trong sách, chuyên khảo, báo cáo hội nghị... thì nhóm dẫn tố bày bao gồm hai phần: tựa của phần

được tham khảo và tựa của tài liệu (đi kèm với các thông tin ấn bản). o Sau tựa của phần được tham khảo là một dấu chấm và một

khoảng trắng.

o Tiếp theo đó là "In" (chữ nghiêng, tài liệu tiếng nước ngoài) "Trong" (chữ đứng, tài liệu tiếng Việt) (hai chấm, khoảng trắng).

o Tiếp theo, nếu tài liệu có người chủ biên, thì viết tên chủ biên hoặc

các chủ biên (phẩy, khoảng trắng). Viết tắt: "(chb.)" cho chủ biên của tài liệu tiếng Việt, "(ed.)"

cho một người chủ biên của tài liệu tiếng nước ngoài, "(eds)" cho từ hai chủ biên trở lên, sau tên người chủ biên sau cùng.

o Tiếp theo là nhan đề của tài liệu chính (chữ nghiêng).

Nếu phần tham khảo là sách, chuyên khảo thì nhan đề tài liệu chính là tựa sách (chữ nghiêng).

Nếu phần tham khảo là một bài báo cáo hội nghị, nhan đề

tài liệu chính là tên hội nghị (chữ nghiêng), nơi và thời gian diễn ra hội nghị.

Nếu phần tham khảo là một bài báo, dẫn tố này chính là tựa bài báo.

26

Kết thúc nhóm này bằng một dấu chấm và một khoảng trắng.

Nhóm dẫn tố cơ quan xuất bản

Đây là cơ quan chịu trách nhiệm xuất bản nội dung tài liệu được tham

khảo.

Nếu tài liệu là sách, chuyên khảo hay báo cáo hội nghị (được xuất bản): nhóm dẫn tố này gồm Nơi xuất bản (hai chấm, khoảng trắng) Tên nhà xuất bản (bỏ hết các cụm từ "nhà xuất bản", "Inc.", "Ltd.",...).

Nếu tài liệu là báo cáo kĩ thuật, luận án,... thì nơi chịu trách nhiệm xuất bản chính là trường hoặc cơ quan chủ quản của tài liệu. Cách viết cũng tương tự: Nơi xuất bản (hai chấm, khoảng trắng) Cơ quan chủ quản.

Nếu tài liệu là ấn bản liên tục (định kì), nhóm dẫn tố này chỉ có một dẫn

tố duy nhất là tựa báo (chữ nghiêng, viết đầy đủ tựa gốc, không nên viết tắt).

Kết thúc nhóm này bằng:

o một dấu chấm (và kết thúc biểu tham khảo) nếu phần được tham khảo là toàn bộ nội dung một ấn bản không liên tục (sách, chuyên khảo, luận văn, luận án, báo cáo kĩ thuật,...)

o một dấu phẩy và một khoảng trắng trong các trường hợp còn lại.

Nhóm dẫn tố thông tin ấn loát

Nhóm này chỉ có mặt khi phần được tham khảo là một "bài" cụ thể trong một ấn bản khoa học mà không phải toàn bộ nội dung ấn bản đó.

Nếu tài liệu là ấn bản không liên tục, tiếp sau nhóm dẫn tố cơ quan xuất bản (cách bằng dấu phẩy, khoảng trắng):

với tài liệu bằng tiếng Việt, có thể viết tắt "trang" thành "tr."; với tài liệu tiếng nước ngoài (biễu diễn bằng chữ Latin), viết tắt bằng

"p." (không viết "pp.") và một khoảng trắng, tiếp theo là các số trang của phần được tham khảo,

o nếu các trang không liên tục, liệt kê số của các trang, cách nhau bằng dấu phẩy và khoảng trắng,

o nếu các trang liên tục, dùng dấu gạch nối (không có

khoảng trắng nào) giữa trang đầu và trang cuối.

Nếu tài liệu là ấn bản liên tục, tiếp sau nhóm dẫn tố cơ quan xuất bản (tức tựa báo), cách bằng dấu phẩy và khoảng trắng:

viết số (bỏ tất cả các phần "volume", "number", "issue", "p.",,...) của tập,

số và trang theo cấu trúc: tập (ngoặc đơn mở, không khoảng trắng cả trước lẫn sau) số (nếu có) (ngoặc đơn đóng, hai chấm, khoảng trắng)

trang đầu (gạch nối, không khoảng trắng cả trước lẫn sau) trang cuối (chấm hết biểu tham khảo);

27

nếu ấn bản không đánh số "tập", chỉ có "số" thì cũng để "số" trong ngoặc đơn, bỏ dẫn tố "tập" đi;

nếu ấn bản không đánh số "tập", "số", thay hai dẫn tố này bằng ngày và tháng phát hành (bằng nguyên ngữ của tài liệu gốc);

nếu là bài báo trong số chuyên đề, không thuộc hệ thống phát hành định kì thông thường, cũng viết tương tự, với số hiệu chuyên đề thay cho vị trí "tập" hoặc "số" tương ứng, và số trang phải ghi theo đúng kí hiệu của

chuyên đề.

Nói chung, đây chỉ là những gợi ý có tính chất tổng quát, giúp nhận diện dễ dàng các nhóm dẫn tố trong biểu tham khảo của một tài liệu.

Để áp dụng, nhà nghiên cứu cần tham khảo trước tiên các quy định của cấp

quản lí trực tiếp. Khi gặp những trường hợp mà các quy định đó không cho phép biết chính xác quy tắc, thì có thể áp dụng các quy tắc ở đây (có tính đồng nhất

cao), để phân tích và có một lựa chọn hợp lí.

Tên tác giả

Trong trích dẫn và trình bày danh mục tham khảo, thể hiện chính xác tên gọi tác giả là một việc quan trọng, không chỉ về mặt quyền sở hữu trí tuệ mà còn liên quan đến các vấn đề tham chiếu, thống kê trích dẫn,...

Tên gọi của tác giả trong các tài liệu khoa học phụ thuộc vào yếu tố xã hội.

Có hai nhóm dùng tên gọi khác nhau: dùng họ (family name/nom de famille) chính và tên (first name/prénom) phụ ở các nước phương Tây; và

họ phụ và tên chính (như ở nhiều nước châu Á, châu Phi). Để khỏi nhập nhằng, từ đây sẽ dùng khái niệm "tên nhận diện" để chỉ phần tên được dùng làm chính so với phần còn lại.

Các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,... đã từ lâu chấp nhận

cách gọi tên nhận diện trong tài liệu khoa học như các nước phương Tây (gọi bằng "họ"). Riêng ở Việt Nam, đây là một vấn đề khó giải quyết, vì cả

nước trên có trên 100 họ, cho gần 90 triệu dân, trong đó một vài họ chiếm đa số như Nguyễn, Trần, Lê,... Cả trong giao tiếp hàng ngày lẫn trong lễ nghi, từ lâu ở Việt Nam đã không còn phổ biến thói quen dùng "họ" để gọi

tên một cách trân trọng (như "Thủ tướng Nguyễn", "Bộ trưởng Lê", "ngài giám đốc Trần",...) Và cách xếp tên gọi theo thứ tự chữ cái luôn dùng "tên"

làm chuẩn. Và nếu phải viết tắt, thường là giữ nguyên phần "tên" và viết tắt phần còn lại (họ và tên đệm). Nghĩa là, "tên nhận diện" của Việt Nam là phần "tên", ngược lại với các nước phương Tây.

Với các tài liệu khoa học ở Việt Nam, thường phần tài liệu tham khảo được chia thành hai mục: tài liệu tiếng Việt và tài liệu tiếng nước ngoài, với cách xếp thứ tự khác nhau.

Tài liệu tiếng Việt: xếp theo "tên", theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt,

viết đầy đủ, không đảo lộn thứ tự họ và tên. Tài liệu tiếng nước ngoài: xếp theo "họ" và viết tắt phần còn lại ở phía

sau.

28

Cách này nói chung là giải pháp hợp lí cho các bài viết khoa học trong nước, vì người đọc là người Việt nên dễ dàng hiểu được cách phân loại này.

Có một số bản quy định yêu cầu phân chia thành từng nhóm tài liệu bằng mỗi thứ tiếng khác nhau: Anh, Pháp, Nga, Đức, Hoa,..., song dường như

điều này không cần thiết lắm!

Riêng với các bài viết đăng ở nước ngoài, hoặc các tài liệu song ngữ, thì cách chia theo hai nhóm ngôn ngữ có một số hạn chế nhất định. Song vấn

đề này lại không nằm trong phạm vi đề cập của giáo trình này.

Nhận diện tên tác giả nước ngoài

Có rất nhiều bài báo khoa học đăng tên tác giả với nhiều phần tên khác nhau: họ, tên, tên kép,... Và không ít người lúng túng khi không biết phần nào là tên nhận diện, phần nào là tên có thể viết tắt. Nếu không chịu khó kiểm tra kĩ lưỡng,

rất dễ mắc sai lầm là cứ xếp theo phần tên xuất hiện đầu tiên (có khi đúng, và nhiều khi sai).

Có một số cách để kiểm tra lại tên nhận diện của tác giả một tài liệu như sau:

phán đoán: hai cách phán đoán thường gặp nhất là:

o dựa vào hiểu biết cá nhân về tên gọi các nước phương Tây để phân biệt,

o lấy phần tên sau cùng làm tên nhận diện, các phần còn lại viết tắt toàn bộ,

tuy nhiên cách phán đoán này không phải bao giờ cũng chính xác, mà luôn cần

được kiểm tra lại, nhất là với những nước có tên nhận diện là tên ghép (Hà Lan,

Bồ Đào Nha, Pháp, Ý,...);

địa chỉ thư điện tử: nếu bài báo có đăng địa chỉ thư điện tử liên lạc của

tác giả, rất có khả năng trong địa chỉ có tên nhận diện của tác giả (được viết đầy đủ) và phần còn lại được viết tắt,

o cách này cũng không được hoàn toàn chính xác, và luôn cần kiểm

tra lại; danh mục tham khảo của chính tài liệu đó: một số tác giả khi viết tài

liệu có tham khảo lại các bài của mình đã đăng trước đó, nên khi tra và đối chiếu lại với các phần tên ở đầu bài có thể tìm được đúng tên nhận diện của tác giả;

danh bạ nhân viên của cơ quan: các trường đại học, viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm lớn thường có website giới thiệu lí lịch tóm tắt và/hoặc

các công trình nghiên cứu của nhân viên, hoặc có các danh bạ nhân viên, qua đó có thể xác định được tên nhận diện của một tác giả (cần phải tìm đến đúng cơ quan của tác giả);

tìm các thông tin trích dẫn: đây là cách an toàn nhất, o dùng các từ khoá chính trong tựa tài liệu, năm xuất bản, các từ

chính trong nhan đề để tìm chính xác các tài liệu có trích dẫn về tác giả đang cần tìm tên nhận diện,

o đối chiếu các mẩu trích dẫn, nếu các thông tin khác (nhan đề, tựa

bài, số trang, đồng tác giả, phần tên tắt,...) là trùng khớp với các

29

dẫn tố trong tài liệu đang dùng, thì có thể xác định được tên nhận diện của tác giả.

Nói chung, có nhiều kĩ thuật, phương pháp để tìm các thông tin này. Quan trọng

nhất là biết sử dụng một công cụ tìm kiếm (trong trường hợp này là thông tin

chính xác, tức dùng bộ máy tìm kiếm) để truy ra được các thông tin cần thiết.

Tài liệu điện tử

Dựa trên các nội dung trong phần Danh mục tài liệu tham khảo cho tài liệu điện tử và cấu trúc chung cho một biểu tham khảo ở Việt Nam, có thể thiết kế một mẫu chung cho biểu tham khảo của các tài liệu điện tử như sau:

Số thứ tự (chấm, khoảng trắng) Tác giả (chấm, khoảng trắng) Năm (chấm,

khoảng trắng) Nhan đề (khoảng trắng) [phương tiện] (chấm, khoảng trắng)

Ngày tháng đăng và/hoặc ngày tháng năm cập nhật (nguyên ngữ của tài

liệu gốc) (khoảng trắng) [tham khảo ngày tháng năm] (chấm, khoảng

trắng) Chủ nhiệm xuất bản (chấm, khoảng trắng). Địa chỉ truy cập (hai

chấm, khoảng trắng) <tên hoặc địa chỉ truy cập đến tài liệu> (chấm hết

biểu tham khảo)

Trong đó:

xếp chung và đánh số thứ tự liên tục với các tài liệu khác;

các quy định cho các dẫn tố tương đương trong các tài liệu khác được áp dụng tương tự;

phương tiện phát hành có thể là "CD-ROM", "DVD", "trực tuyến"... đặt

trong ngoặc vuông, viết bằng tiếng Việt; ngày tham khảo bắt buộc phải có, bằng tiếng Việt, ghi theo quy định hiện

hành, o đây là vấn đề quan trọng, vì có thể có những thay đổi sau thời điểm

tham khảo, dẫn đến việc không tìm thấy thông tin chính xác khi đối

chiếu, kiểm chứng; địa chỉ truy cập thể hiện được đường truy cập đến đúng vị trí bắt đầu của

phần tài liệu được tham khảo (trang tiếp đón nếu là toàn bộ website), đặt trong cặp dấu <>, không gạch chân,

o có dấu gạch chân sẽ dẫn đến không phân biệt được khi trong địa chỉ

có dùng dấu gạch dưới.

Như vậy về căn bản, một biểu tham khảo cho tài liệu điện tử chỉ khác so với tài liệu in ở ba điểm:

có chú thích phương tiện phát hành ngay sau nhan đề phần tài liệu được

tham khảo, trong ngoặc vuông; có ghi chú ngày tham khảo để đối chiếu khi tài liệu được cập nhật, hoặc

kiểm tra khi tài liệu không còn tồn tại nữa; thay cho thông tin ấn loát là thông tin về địa chỉ truy cập đến đúng vị trí

bắt đầu phần tài liệu được tham khảo.

30

Cả ba dẫn tố này đều là bắt buộc, nhằm đảm bảo các yêu cầu kiểm tra, đối

chiếu về tính xác thực của thông tin được trích dẫn.

Các ví dụ đối với tài liệu điện tử trực tuyến

Có nhiều loại tài liệu điện tử khoa học khác nhau. Nhưng dù là loại nào, khi trích dẫn khoa học đều tuân theo những quy định cơ bản như các loại tài liệu khác, để

trả lời các câu hỏi nhận diện tài liệu tham khảo: Ai? Khi nào? Cái gì? Ở đâu?

Đối với các tài liệu trực tuyến, nếu đó là tài liệu xuất bản chính thức dạng in, và chỉ dùng Mạng như một phương tiện phân phối mới, thì tài liệu vẫn được trình

bày trích dẫn như bình thường. Còn đối với các tài liệu "thuần tuý" điện tử trực tuyến, có những dạng chủ yếu qua các ví dụ sau:

phần tham khảo là toàn bộ website:

o Encyclopedia of Life Sciences [trực tuyến]. 2006. Last updated 16 Apr 2007 [tham khảo 11/06/2007]. John Wiley & Sons. Địa chỉ truy cập:

<http://www.mrw.interscience.wiley.com/emrw/047001590X/ home/SampleContent.html>.

o Fridlund AJ. 2007. Introduction to Psychology [trực tuyến]. Spring quarter [tham khảo 11/06/2007]. Life Sciences Computing Facility, University of California, Santa Barbara. Địa chỉ truy cập:

<http://mentor.lscf.ucsb.edu/course/spring/psyc001/>. o Service des bibliothèques de l'Université de Québec à Montréal.

2006. InfoSphère [trực tuyến]. Version 2, mise à jour le 9 mai 2006 [tham khảo 08/05/2007]. Université de Québec à Montréal. Địa chỉ truy cập:

<http://www.bibliotheques.uqam.ca/InfoSphere/index.html>.

phần tham khảo là một phần của website: o nếu một phần đó không tách biệt, chỉ cần bổ sung tựa của phần

được tham khảo ngay sau nhan đề hay tên của website: Fridlund AJ. 2007. Introduction to Psychology [trực tuyến].

Spring quarter [tham khảo 11/06/2007]. Sleep and dreaming. Life Sciences Computing Facility, University of California, Santa Barbara. Địa chỉ truy cập:

<http://mentor.lscf.ucsb.edu/course/spring/psyc001/>. o nếu một phần đó là một đơn vị nội dung tương đối độc lập, của

một hoặc một nhóm tác giả khác với tài liệu chủ, hoặc là một bài báo của tạp chí trực tuyến, cách trình bày tương tự như tài liệu in, bổ sung thêm ba dẫn tố chuyên biệt cho tài liệu điện tử:

Koornneef M, Scheres S. 2001. Arabidopsis thaiana as an experimental organism [trực tuyến]. In: Encyclopedia of Life

Sciences. Article Online Posting Date: April 19 [tham khảo 11/06/2007]. John Wiley & Sons. Địa chỉ truy cập: <http://www.mrw.interscience.wiley.com/emrw/047001590X

/ els/article/a0002031/current/html>.

Jones R. 2007. Learning to Pay Attention [trực tuyến]. Published: May 8 [tham khảo 11/06/2007]. PLoS Biology,

31

5(6). Địa chỉ truy cập: <http://biology.plosjournals.org/perlserv/? request=forward-

links&doi=10.1371/journal.pbio.0050166>.

Những điều cần tránh

Hiện nay có không ít người vẫn có thói quen liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo một mục riêng với tên gọi "Tài liệu Internet" hoặc tương tự.

Ví dụ:

" [...]

TÀI LIỆU INTERNET

11. http://www.khoahocphothong.com.vn

12. http://www.vndgkhktnn.vietnamgateway.org/

13. http://www.skhcn.vinhlong.gov.vn/ThongTin/tabid/59/categoryId/53/

itemId/114/Default.aspx

14. http://www.vietlinh.com.vn/dbase/LVTLNDShowContent.asp?ID=50"

Khi diễn giải ra, trình bày một biểu tham khảo "tài liệu Internet" theo kiểu này cũng giống như trình bày biểu tham khảo của một tài liệu in (ví dụ: sách) như

sau:

"Số thứ tự. Địa chỉ thư viện. Vị trí kệ sách. Số hiệu cuốn sách."

Thậm chí, như trong ví dụ này, các tài liệu số 11 và 12 chỉ dừng lại ở "Địa chỉ thư viện".

Như vậy, với đặc thù của tài liệu trực tuyến, cách trình bày này chỉ giúp trả lời

được câu hỏi duy nhất: Ở đâu? Tất cả các dẫn tố cơ bản còn lại giúp biết được Ai, Cái gì, Khi nào đều bị thiếu, chưa kể đến những dẫn tố đặc thù (phương

tiện, ngày cập nhật, ngày tham khảo,) như đã trình bày ở trên.

Trích dẫn tham khảo

Những vấn đề liên quan đến trích dẫn tham khảo đã được đề cập khá chi tiết trong phần Sắp xếp và trình bày tham khảo, ở đây chỉ lược lại các quy tắc chủ yếu nhất, thường gặp trong khi viết bài báo cáo khoa học.

Để trích dẫn, cần phân biệt "danh mục tham khảo" (reference/référence) và "thư

mục" (bibilography/bibliographie). Thư mục dùng để liệt kê các tài liệu đã tham khảo và dùng để xây dựng cơ sở, nền tảng cho việc trình bày tài liệu khoa học

mà không nhất thiết phải trích dẫn một cách chặt chẽ trong bài viết (thường gặp ở dạng sách, giáo trình). Các quy tắc dưới đây chỉ áp dụng cho "danh mục tham khảo", tức những tài liệu được tham khảo và có trích dẫn chặt chẽ (thường gặp

trong luận văn, luận án, bài báo khoa học).

Quy tắc nền tảng

32

Tài liệu được trích dẫn trong bài viết phải có trong danh mục tài liệu tham khảo (trừ những thông báo cá nhân và kết quả nghiên cứu chưa công bố).

Tài liệu liệt kê trong danh mục tham khảo phải có trích dẫn trong bài viết. Chỉ trích dẫn và liệt kê trong danh mục tham khảo những tài liệu đọc

được trực tiếp toàn văn. Không trích dẫn cũng như liệt kê trong danh mục những tài liệu không

được đọc trực tiếp toàn văn.

Cách trích dẫn phải có tính thống nhất trong toàn bộ bài viết và phù hợp với cách trình bày danh mục tham khảo.

Các kiểu trích dẫn

Trích dẫn nguyên văn: trích lại nguyên vẹn văn bản gốc, tôn trọng từng

câu, từng chữ, từng dấu câu được sử dụng trong văn bản gốc o mẩu trích dẫn nguyên văn được đặt trong ngoặc kép, chữ nghiêng;

o thường dùng với cách gọi cước chú hay hậu chú; o nếu dùng quá nhiều dễ dẫn đến tình trạng nặng nề và đơn điệu cho

bài viết.

Trích dẫn diễn ngữ (paraphrase): trích dẫn thông tin từ một tác giả có

tài liệu được tham khảo trực tiếp cho bài viết, nhưng đã dùng kĩ thuật diễn ngữ để tái cấu trúc lại thông tin gốc để có cách diễn đạt khác (đảm bảo

trung thành về nội dung) o mẩu trích dẫn được đánh dấu gọi tham khảo theo số thứ tự hay

theo tên tác giả và năm, thường đặt trong ngoặc đơn; o là cách phổ biến trong tài liệu khoa học; o khi dùng cần cẩn trọng và chính xác để tránh diễn dịch sai, đảm

bảo trung thành với nội dung văn bản gốc. Trích dẫn gián tiếp: khi thông tin có nguồn gốc từ tác giả A, nhưng

người viết không đọc trực tiếp tác giả A, mà thông qua một tài liệu của tác giả B

o mẩu trích dẫn được quy định riêng về cách đánh dấu gọi tham

khảo; o không liệt kê tài liệu trích dẫn gián tiếp trong danh mục tham

khảo; o một tài liệu có yêu cầu khoa học càng cao thì càng hạn chế trích

dẫn gián tiếp mà phải tiếp cận càng nhiều càng tốt đến các tài

liệu gốc; o trong thực tế rất thường xuyên bị vi phạm, vì nhiều người tự cho

phép lấy tác giả/tài liệu (A) trong danh mục tham khảo của một tài liệu đọc được (B) để đưa vào danh mục tham khảo của mình, dù không đọc được toàn văn tài liệu đó (A).

Cách ghi trích dẫn và gọi tham khảo

Cách ghi trích dẫn và đánh dấu gọi tham khảo phải thống nhất trong toàn bộ bài viết và phù hợp với cách trình bày danh mục tham khảo.

Kiểu đánh số thứ tự: là biến thể từ kiểu Vancouver, với cách sử dụng dấu của Việt Nam

33

o ngay sau mẩu trích dẫn (kể cả văn bản, bảng biểu, hình ảnh), số gọi tham khảo được đặt trong ngoặc đơn;

o số gọi tham khảo của tài liệu tương ứng với số trong danh mục tham khảo;

o khi một ý dẫn từ nhiều tài liệu, tất cả các số gọi tham khảo được đặt trong một cặp ngoặc đơn, giữa các số cách nhau bằng một dấu chấm phẩy và một khoảng trắng, nếu có dãy 3 số liên tục

trở lên thì dùng dấu gạch nối giữa số đầu và số cuối; o nếu một tài liệu cần dẫn số trang cụ thể thì bổ sung số trang đó

ngay sau số gọi tham khảo, cách bằng dấu phẩy và khoảng trắng.

Ví dụ:

o Smith (10) đã cho rằng… o Đã có nhiều cố gắng thay thế thí nghiệm ủ trên chuột bằng các thí

nghiệm in vitro, như các kĩ thuật ELISA (57; 60) hay PCR (20-22) nhưng tất cả vẫn chỉ mới dừng lại ở mức độ thể nghiệm.

o Moir và Jessel bảo lưu quan điểm rằng “giới tính có thể hoán chuyển được” (1).

Kiểu tác giả - năm: là cách được sử dụng ngày càng phổ biến khi trích dẫn tham khảo trong bài viết khoa học, với nhiều quy định chi tiết như

dưới đây, trong đó quy tắc trước sẽ có giá trị áp dụng bên trong các quy tắc sau:

o ngay sau mẩu trích dẫn (kể cả văn bản, bảng biểu, hình ảnh), gọi tham khảo bằng tên tác giả và năm xuất bản đặt trong ngoặc đơn, cách nhau bằng một dấu phẩy và một khoảng trắng,

tác giả Việt Nam ghi họ tên đầy đủ, tác giả nước ngoài chỉ ghi phần tên nhận diện, không ghi tên

tắt, không cần dẫn lại số thứ tự trong danh mục tham khảo, nếu cần chú thích rõ số trang thì thêm "p." (tiếng nước

ngoài) hoặc "tr." (tiếng Việt) và số trang; o nếu một tài liệu của nhiều tác giả, giữa các tác giả cách nhau bằng

dấu phẩy, khoảng trắng; o nếu tên tác giả đã được xen trong đoạn/câu văn bản có mẩu trích

dẫn, chỉ cần ghi năm trong ngoặc đơn, ngay sau tên tác giả;

o khi một ý dẫn từ nhiều tài liệu, tất cả các "cặp tác giả - năm" được đặt trong một cặp ngoặc đơn, giữa các "cặp tác giả -năm"

cách nhau bằng một dấu chấm phẩy và một khoảng trắng, không dùng liên từ "và" để nối hai tác giả sau cùng, cả trong

trích dẫn lẫn trong danh mục tham khảo, trong một tài liệu (tức "cặp tác giả - năm") nếu có nhiều tác

giả thì áp dụng quy tắc dấu phẩy cách giữa các tác giả;

o nếu nhiều tài liệu của cùng một (nhóm) tác giả, chỉ liệt kê tên (nhóm) tác giả đó một lần, các năm xuất bản được liệt kê (cách

nhau dấu phẩy, khoảng trắng) trước dấu chấm phẩy kết thúc tác giả;

34

o nếu nhiều tài liệu cùng năm của một (nhóm) tác giả, các năm được kèm kí hiệu a, b, c,... theo đúng như trong danh mục tham

khảo; o nếu một tác giả đứng đầu nhiều tài liệu với nhiều nhóm tác giả khác

nhau, hai người: ghi đủ hai người, với các quy tắc như trên, ba người: lần đầu trích dẫn ghi tên cả ba người cùng với năm

xuất bản, từ lần trích dẫn thứ hai trở đi, chỉ ghi tác giả đầu kèm với "và cộng sự" (tiếng Việt, có thể viết tắt "và cs.")

hoặc "et al." (tiếng nước ngoài, gốc Latin, chữ nghiêng), bốn người trở lên: chỉ ghi tác giả đầu kèm với "và cộng sự"

(hoặc "và cs.", "et al.") trong mọi mẩu trích dẫn;

o nếu trích dẫn gián tiếp: ghi tên và năm tác giả gốc (A) giống như quy định ở trên, nhưng ngay sau "năm" đó, thêm "trong" hoặc "in"

(hai chấm, khoảng trắng) rồi đến tên và năm của tác giả được đọc trực tiếp (B);

o nếu tài liệu tham khảo là thông báo cá nhân hay kết quả chưa công

bố thì thay cho năm xuất bản chỉ ghi rõ "thông báo cá nhân" hay "kết quả chưa công bố".

Ví dụ:

o Mô nuôi cấy có thể trực tiếp tạo phôi thể hệ, gọi là “sinh phôi trực tiếp”

(Bùi Trang Việt, 2000). o Theo Zimmerman (1993), mô nuôi cấy tương đối trẻ có khả năng tạo

phôi cao nhất. o [...] liên quan đến sự biểu hiện của một số gen đáp ứng stress (Fehér,

Pasternak, Dudits, 2003).

o Quang hô hấp làm giảm mạnh hiệu suất quang hợp, có thể đến 40 % (Bùi Trang Việt, 2002, 2003; Albert, 2002; Heller, Esnault, Lance, 1998;

Karp, 2004). o Nhà ở công cộng vẫn là một khu vực bị lãng quên (ACOSS, 1997a,

1997b).

o [...] đã được ghi nhận bởi Choi và cộng sự (1998), cũng như khi có mặt của các PGR khác (Sagare et al., 2000).

o [...] phát sinh hình thái một cách bình thường (Schiavone, Cooke, 1987, in: Zimmerman, 1993; Liu, Xu, Chua, 1993).

o [...] phôi cầu phình to mà không chuyển sang giai đoạn kế tiếp (Schiavone, Cooke, 1987, trong Zimmerman, 1993).