22
I. SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN VÀ ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC Câu 1: Anh chị hãy phân tích và lấy ví dụ cụ thể về định hướng ứng dụng CNTT đào tạo ra 1 công dân có khả năng sống, làm việc, giải trí 1 cách có hiệu quả và có văn hóa với các thiết bị ứng dụng Ngày nay, thế giới đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo trong mọi lĩnh vực: kinh tế - xã hội, giáo dục … nhờ những thành tựu của công nghệ thông tin (CNTT). CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Chính vì những lợi ích thiết thực của CNTT, ngày nay mọi ngành nghề đều sử dụng CNTT vào công việc. Từ việc quản lí dữ liệu, trao đổi thông tin, tìm kiếm thông tin, quảng cáo sản phẩm…. Trong quản lí giáo dục, chúng ta sử dụng CNTT để xử lí các tình huống giáo dục, ví dụ quản lí danh sách, quản lí điểm bằng điện tử, sử dụng cổng thông tin điện tử để triển khai công việc… Ngày nay, môt đứa trẻ sinh ra đã sống trong một môi trường bùng nổ CNTT. CNTT đi vào tất cả các cơ quan, trường học và gia đình. CNTT ngày càng phát huy những lợi ích to lớn, song bên cạnh đó cũng tồn tại những mặt trái. Do đó việc đào tạo và định hướng cho nó có khả năng sống, làm việc, giải trí một cách hiệu quả và có văn hóa là vô cùng cần thiết. Trước tiên chúng ta phải đào tạo ra một công dân có khả năng sử dụng CNTT và các thiết bị công nghệ trong làm việc một cách hiệu quả. Đây cũng là một trong các kỹ năng mà các cơ quan, doanh nghiệp đều yêu cầu. Bên cạnh đó, CNTT cũng mang lại cho con người như một phương tiện trao đổi, giao tiếp và giải trí. Tuy nhiên, sử dụng CNTT phải có văn hóa và đúng pháp luật. Hiện nay, các trang mạng xã hội ra đời đáp ứng nhu cầu trao đổi, giao tiếp của con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng nó có văn hóa. Thời gian gần đây chúng ta được chứng kiến những clip quay lại cảnh các nữ sinh đánh nhau, lăng mạ nhau… Nhiều em đã không chịu được áp lực từ người thân và xã hội nên có những suy nghĩ, hành động tiêu cực. Chúng ta cũng biết việc nhà chức trách triệt phá nhiều băng nhóm tội phạm công nghệ cao. Những đối tượng này rất giỏi về công nghệ, song họ không sử dụng công nghệ vì mục đích phát triển kinh tế, xã hội hay góp phần làm cuộc sống tốt hơn mà ngược lại họ sử dụng công nghệ để vi phạm pháp luật. Thậm chí, một số trường hợp chính người sử dụng CNTT không biết là mình đang vi phạm pháp luật, đang gây ra những nguy hiểm cho bản thân cũng như người khác. 1

Bai lam -nga

Embed Size (px)

Citation preview

I. SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN VÀ ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC

Câu 1: Anh chị hãy phân tích và lấy ví dụ cụ thể về định hướng ứng dụng CNTT đào tạo ra 1 công dân có khả năng sống, làm việc, giải trí 1 cách có hiệu quả và có văn hóa với các thiết bị ứng dụng

Ngày nay, thế giới đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo trong mọi lĩnh vực: kinh tế - xã hội, giáo dục … nhờ những thành tựu của công nghệ thông tin (CNTT). CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Chính vì những lợi ích thiết thực của CNTT, ngày nay mọi ngành nghề đều sử dụng CNTT vào công việc. Từ việc quản lí dữ liệu, trao đổi thông tin, tìm kiếm thông tin, quảng cáo sản phẩm…. Trong quản lí giáo dục, chúng ta sử dụng CNTT để xử lí các tình huống giáo dục, ví dụ quản lí danh sách, quản lí điểm bằng điện tử, sử dụng cổng thông tin điện tử để triển khai công việc…

Ngày nay, môt đứa trẻ sinh ra đã sống trong một môi trường bùng nổ CNTT. CNTT đi vào tất cả các cơ quan, trường học và gia đình. CNTT ngày càng phát huy những lợi ích to lớn, song bên cạnh đó cũng tồn tại những mặt trái. Do đó việc đào tạo và định hướng cho nó có khả năng sống, làm việc, giải trí một cách hiệu quả và có văn hóa là vô cùng cần thiết. Trước tiên chúng ta phải đào tạo ra một công dân có khả năng sử dụng CNTT và các thiết bị công nghệ trong làm việc một cách hiệu quả. Đây cũng là một trong các kỹ năng mà các cơ quan, doanh nghiệp đều yêu cầu.

Bên cạnh đó, CNTT cũng mang lại cho con người như một phương tiện trao đổi, giao tiếp và giải trí. Tuy nhiên, sử dụng CNTT phải có văn hóa và đúng pháp luật. Hiện nay, các trang mạng xã hội ra đời đáp ứng nhu cầu trao đổi, giao tiếp của con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng nó có văn hóa. Thời gian gần đây chúng ta được chứng kiến những clip quay lại cảnh các nữ sinh đánh nhau, lăng mạ nhau… Nhiều em đã không chịu được áp lực từ người thân và xã hội nên có những suy nghĩ, hành động tiêu cực. Chúng ta cũng biết việc nhà chức trách triệt phá nhiều băng nhóm tội phạm công nghệ cao. Những đối tượng này rất giỏi về công nghệ, song họ không sử dụng công nghệ vì mục đích phát triển kinh tế, xã hội hay góp phần làm cuộc sống tốt hơn mà ngược lại họ sử dụng công nghệ để vi phạm pháp luật. Thậm chí, một số trường hợp chính người sử dụng CNTT không biết là mình đang vi phạm pháp luật, đang gây ra những nguy hiểm cho bản thân cũng như người khác.

1

Do đó, việc đào tạo, hướng dẫn một người biết sử dụng CNTT một cách có hiệu quả ngày nay rất quan trọng, nhưng đồng thời cũng phải đào tạo cho họ biết sử dụng đúng pháp luật và có văn hóa cũng quan trọng.

Câu 2: Mô tả ứng dụng CNTT trong giảng dạy, công việc? Những khó khăn trong việc ứng dụng CNTT trong công tác giảng dạy

a. Mô tả ứng dụng CNTT trong giảng dạy, công việc?

- Soạn giáo trình, bài giảng, hồ sơ giảng viên

- Quản lí danh sách sinh viên, điểm

- Tìm kiếm tài liệu trên mạng

- Sử dụng các phần mềm chuyên ngành

- Dùng trao đổi tài liệu, triển khai công việc với đồng nghiệp, sinh viên

b. Khó khăn

- Tuy máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng trong một mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ giáo viên hoàn toàn trong các bài giảng của họ. Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với một số bài giảng chứ không phải toàn bộ chương trình. Cụ thể, với những bài học có nội dung ngắn, không nhiều kiến thức mới, thì việc dạy theo phương pháp truyền thống sẽ thuận lợi hơn cho học sinh, vì giáo viên sẽ ghi tất cả nội dung bài học đó đủ trên một mặt bảng và như vậy sẽ dễ dàng củng cố bài học từ đầu đến cuối mà không cần phải lật lại từng “slide” như khi dạy trên máy tính điện tử. Những mạch kiến thức “ vận dụng” đòi hỏi giáo viên phải kết hợp với phấn trắng bảng đen và các phương pháp dạy học truyền thống mới rèn luyện được kĩ năng cho học sinh. - Bên cạnh đó, kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số giáo viên vẫn còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh. Mặc khác, phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mòn khó thay đổi, sự uy quyền, áp đặt vẫn chưa thể xoá được trong một thời gian tới. Việc dạy học tương tác giữa người - máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư duy sáng tạo cho học sinh, cũng như dạy học sinh cách biết, cách làm, cách chung sống và cách tự khẳng định mình vẫn còn mới mẻ đối với giáo viên và đòi hỏi giáo viên phải kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học đồng thời phát huy ưu điểm của phương pháp dạy học này làm hạn chế những nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống. Điều đó làm cho công nghệ thông tin, dù đã được đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể phát huy tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó. - Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó. - Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin còn lúng túng, chưa xác

2

định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Chính sách, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự đồng bộ trong thực hiện. Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học bằng phương tiện chiếu projector, … còn thiếu và chưa đồng bộ và chưa hướng dẫn sử dụng nên chưa triển khai rộng khắp và hiệu quả. - Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu; sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền. Công tác đào tạo, Công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chỉ mới dừng lại ở việc xoá mù tin học nên giáo viên chưa đủ kiến thức, mất nhiều thời gian và công sức để sử dụng công nghệ thông tin trong lớp học một cách có hiệu quả 

* Bài học kinh nghiệm và đề xuất:

- Giáo viên cần mạnh dạn, không ngại khó, tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình sẽ giúp cho giáo viên rèn luyện được nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác; 

- Khi thiết kế Bài giảng điện tử cần chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu (Vedeo, hình ảnh, bảng đồ, ….), chọn giải pháp cho sử dụng công nghệ, sau đó mới bắt tay vào soạn giảng. Nếu sử dụng MS PowerPiont làm công cụ chính cần lưu ý về Font chữ, màu chữ (Xanh(đen)- trắng, vàng/đỏ) và hiệu ứng thích hợp (hiệu ứng đơn giản, nhẹ nhàn tránh gây mất tập trung vào nội dung bài giảng).

- Nội dung bài giảng điện tử cần cô động, xúc tích, hình ảnh, các mô phỏng cần xác chủ đề (trong 1 slide không nên có nhiều hình hay nhiều chữ), những nội dung học sinh ghi bài cần có qui ước (có thể dùng khung hay màu nền) sẽ khắc phục được việc ghi bài của học sinh; Nội dung bài giảng chứa nhiều liên kết nhất là liên kết đến hệ thống câu hỏi để khắc phục những tình huống sư phạm phát sinh (như nhắc lại kiến thức, dàn bài, hết giờ, … các liên kết nầy có thể đặt trong slide chủ), cần khai thác thế mạnh của CNTT trong kiểm tra đánh giá và kiểm chứng kết quả. (Cũng cố bài cần hướng đến các câu hỏi mang tính vận dụng hay các hình thức trắc nghiệm).

- Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học và sự phát triển của học sinh, công nghệ mô phỏng nếu không phản ánh đúng nội dung, giá trị nghệ thuật và thực tế thì không nên sử dụng, Chuẩn kiến thức ở mức độ vận dụng cần kết hợp bảng và sử dụng các phương pháp dạy học khác mới có hiệu quả; - Giáo viên cần học, tập huấn các lớp soạn, giảng bài giảng điện tử, thường xuyên truy vào các trang web và thành viên của diễn đàn: bachkim.vn, dayhocintel.org, giaovien.net, moet.edu.vn, … mỗi trường cần có câu lạc bộ “Giáo án điện tử” để trao đổi và rút kinh nghiệm, tiếp thu những công nghệ mới trao đổi những cách làm hay. 

3

II. TÂM LÍ HỌC DẠY HỌC ĐẠI HỌC

Câu hỏi (60’): Chia sẻ kinh nghiệm vận dụng cơ sở tâm lí vào trong dạy học.

Mục đích của quá trình dạy học là hình thành tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và một số thuộc tính nhân cách của người học. Đồng thời, chính những thay đổi đó lại thúc đẩy quá trình dạy học diễn ra có hiệu quả hơn. Quá trình dạy học diễn ra ở các cấp độ khác nhau phụ thuộc vào việc giới thiệu thông tin, vào kinh nghiệm sẵn có và năng lực trí tuệ của người học. Quá trình dạy học ở các cấp độ khác nhau này có ảnh hưởng rất khác nhau đến việc tích cực hóa quá trình nhận thức của sinh viên.

Hoạt động của sinh viên bao gồm nhiều hành động nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập. Tùy theo quan điểm giảng dạy và cách tác động sư phạm của người giảng mà sinh viên có thái độ phàn ứng khác nhau. Tùy theo cách giảng dạy mà có cách học khác nhau của sinh viên trong quá trình đào tạo người chuyên gia tương lai.

Do vậy, để hoạt động học đạt kết quả chính là đạt được mục đích của hoạt động dạy thì người giảng viên phải hiểu được đối tác (hiểu được người học), từ đó tạo ra môi trường học tập tích cực, hiệu quả. Để tổ chức môi trường tích cực, người giảng viên phải sử dụng các phương pháp tác động có sử dụng yếu tố tâm lí và hình thức giảng day cũng phải phù hợp.

Tích cực hóa hoạt động nhận thức của sinh viên là một hướng giảng dạy của người giảng viên trong soạn thảo và sử dụng những nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học nhằm nâng cao hứng thú, tính tích cực sáng tạo của sinh viên trong lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo và vận dụng chúng trong thực tiễn.Ví dụ, để tạo động lực học, giảng viên có thể đặt vấn đề nội dung bài học là yêu cầu thực tế trong xã hội. Ví dụ, chuẩn bị bài học về cài Win cho máy tính, giảng viên có thể đặt vấn đề: máy tính ở nhà các em hoặc ở xưởng thực hành bị lỗi phần mềm, các em làm thế nào? Sau đó cho sinh viên thảo luận và trình bày ý kiến của bản thân. Sau đó, giảng viên kết luận và định hướng một trong các phương pháp là cài lại win.a. Dạy học hình thành khái niệm

Hình thành khái niệm là quá trình nắm bắt những nét khái quát hoặc những mối quan hệ bản chất của sự vật và hiện tượng. Quá trình này diễn ra trên cơ sở các mối liên tưởng đã có khi người thầy trình bày tỉ mỉ một khái niệm, một quan điểm thì việc tiếp thu chúng chỉ dừng lại ở việc hình thành các mối liên tưởng. Điều có giá trị hơn khi người thầy giúp sinh viên tự phân tích, nắm bắt những nét chung, những mối quan hệ trong sự

4

t

VAM(t)

Vmax

Vmin

-Vmax

-Vmin

vật và hiện tượng để hình thành khái niệm bằng chính khả năng của họ. Hiểu được những khác biệt về giá trị của dạy học liên tưởng vô hình thành khái niệm, người thầy sẽ sản sàng chuẩn bị trợ giúp SV hình thành và phát triển cấu trúc nhận thức của họ. Khái niệm cũng như liên tưởng được hình thành dưới tác động của hai quá trình: nhận thức và xúc cảm.

Thay vì việc giáo viên trình bày khái niệm tỉ mỉ thì người giáo viên đưa ra vấn đề, yêu cầu sinh viên phân tích, gợi ý, hướng dẫn để sinh viên có thể phân tích mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng. Từ đó hình thành khái niệm bằng chính nhận thức của họ.

Ví dụ, để đưa ra khái niệm điều chế AM, trước tiên cho sv quan sát hình vẽ sau:

Từ đó, yêu cầu sinh viên phát biểu các nhận xét:- Biên của tín hiệu này chính là tín hiệu gốc - Tần số của tín hiệu này chính là tần số của tín hiệu sóng mang - Giá trị Vmin = (Vc-Vm)/2; Vmax = (Vc+Vm)/2

Từ đó khái quát lên thành khái niệm tín hiệu điều chế AM. Điều này vừa giúp sinh viên có khả năng nhận dạng và thể hiện khái niệm, vừa tạo điều kiện cho sinh viên hoạt động ngôn ngữ và thể hiện ý kiến của mình.b. Quá trình dạy học ở cấp độ nhận thức sáng tạo

Đặc điểm của cấp độ này là tính độc lập của sinh viên trong đặt mục đích, tìm kiếm nội dung và phương pháp học tập có vai trò rõ rệt. Sự tự do tương đối của người học là yếu tố đặc trưng của cấp độ dạy học này. Người giảng viên tác động vào người học để ở họ xuất hiện nhu càu tự củng cố, tự thỏa mãn bằng những kết quả học tập sáng tạo và những dự định tương lai. Sinh viên tự vận động, vượt ra khỏi khuôn khổ nội dung sách giáo khoa và bài giảng đi đến những tri thức mới bằng chính sức lực và phương pháp của họ. Lẽ dĩ nhiên tự do đến một chừng mực nào đó là vừa phải ? Tăng thêm tự do phải đi liền với việc rèn luyện kĩ năng làm việc độc lập. Người sinh viên trở nên có trách nhiệm hơn, không khí trong lớp học ấm cúng hơn, mọi người có ý thức xây dựng hơn và điều đó khích lệ cả thầy và trò phát triển và thoả mãn nhu cầu phát triển tự do này. Trong quá

5

trình hoạt động cùng nhau, không những diễn ra sự "trao đổi hành động" cho nhau, mà còn xảy ra sự vận động của động cơ hoạt động cùng nhau, kinh nghiệm các thành viên trong nhóm được tích hợp lại tạo ra một tiềm năng sáng tạo to lớn hơn.

Ý nghĩa giáo dục của hoạt động nhận thức cùng nhau là ở chỗ trong quá trình tác động qua lại ở mỗi sinh viên xuất hiện nhu cầu hiểu mình và hiểu người cộng sự của mình chính xác hơn, điều đó kích thích sự phát triển tự đánh giá và tự điều chỉnh. Tự điều khiển và tự kiểm tra hành vi là cơ chế tâm lí học quan trong để hình thành uy tín, lòng tin vào bàn thân vào khả năng và năng lực của mình.

Ví dụ có thể tổ chức thảo luận nhóm, mỗi thành viên trong nhóm đều phải đưa ra ít nhất 2 ý kiến, sau đó cả nhóm sẽ thảo luận thống nhất ý kiến chung của nhóm. Khi nhóm này trình bày ý kiến, nhóm khác có trách nhiệm phải nhận xét được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của nhóm này.c. Hoạt động học của sinh viên là một hoạt động đặc thù nhằm lĩnh hội các tri thức, kỹ năng kỹ xảo để chuẩn bị trở thành người lao động phát triển toàn diện, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao với phương thức chủ yếu là tự nghiên cứu và nội dung chủ yếu là phương pháp học.

Hoạt động học của sinh viên được tiến hành dưới hai hình thức tổ chức cơ bản là: hoạt động học tập trên lớp và hoạt động tự học. Hoạt động học trên lớp được qui định bởi kế hoạch và chương trình học tập. Nó được cụ thể hóa bằng thời khóa biểu, kế hoạch học tập của cá nhân và được thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng viên trên các giảng đường, trong các phòng thí nghiệm, các phòng học chuyên dùng có trang bị những phương tiện, thiết bị học tập phù hợp với chuyên ngành đào tạo.

Do đó, người giảng viên không phải chỉ là người hướng dẫn, tổ chức hoạt động học cho sinh viên trên lớp mà còn hướng dẫn cho sinh viên tự học. Ví dụ, trong bài “ Mạch chỉnh lưu” , trên lớp giáo viên chỉ hướng dẫn sinh viên mạch chỉnh lưu không điều khiển. Sau đó giáo viên yêu cầu sinh viên về nhà tìm hiểu mạch chỉnh lưu có điều khiển (sơ đồ, nguyên lí hoạt động, ứng dụng…). Kèm theo đó, giáo viên có thể hướng dẫn sinh viên địa chỉ tài liệu, cách tìm hiểu, kiến thức bổ trợ…

d. Quan hệ giữa phương pháp giảng dạy và hoạt động học tập của sinh viên Hoạt động của sinh viên bao gồm nhiều hành động nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập. Tùy theo quan điểm giảng dạy và cách tác động sư phạm của người giảng mà sinh

6

viên có thái độ phàn ứng khác nhau. Tùy theo cách giảng dạy mà có cách học khác nhau của sinh viên trong quá trình đào tạo người chuyên gia tương lai .Cần làm cho người sinh viên thề hiện mình vừa là chủ thề và vừa là khách thể của hoạt động học tập. Họ thực hiện việc tìm tòi và vận dụng các thông tin một cách có phương hướng. Ở đây, GV tổ chức các hành động của sinh viên xuất phát từ các yêu cầu bên ngoài từ các khả năng và mục đích của xã hội. Do đó, các phương pháp được vận dụng và đặt ra các vấn đề, các nhiệm vụ, là việc thảo luận, tranh luận.e. Dạy học nêu vấn đề Dạy học nêu vấn đề là hình thức dạy học ở đó tạo ra hoặc tổ chức những tình huống có vấn đề, giúp người học nhận thức nó, chấp nhận giải quyết và tìm kiếm lời giải trong quá trình hoạt động hợp tác giữa thầy và trò, phát huy tối đa tính độc lập của sinh viên kết hợp với sự hướng dẫn của thầy giáo.

(1) Xây dựng tình huống có vấn đề - bước quan trọng quyết định toàn bộ quá trình tổ chức hoạt động dạy - học. Nhiệm vụ của giai đoạn này là kích thích não bộ người học hoạt động có mục đích, tạo cho người học trạng thái tâm lý hưng phấn, xuất hiện nhu cầu nhận thức và thái độ sẵn sàng khám phá tri thức mới. Khi tạo ra được mâu thuẫn giữa cái đã biết với cái chưa biết, người thầy cần đưa mâu thuẫn này vào quá trình nhận thức của sinh viên để họ thấy được sự tồn tại hiển nhiên của mâu thuẫn trong bài toán nhận thức.THCVĐ gồm nhiều dạng khác nhau, song dù dạng nào cũng có cấu trúc: Cái cần tìm và cái đã biết. Để xây dựng được THCVĐ, người thầy phải quán triệt được mục tiêu của từng bài dạy, xác định rõ từng đơn vị kiến thức, phân tích cấu trúc nội dung bài giảng và sắp xếp theo một trật tự. Khi những vấn đề học tập biến thành nhu cầu nhận thức của người học thì họ là chủ thể của quá trình nhận thức. Do đó, người thầy cần tạo sự chuyển hóa mâu thuẫn của quá trình dạy thành mâu thuẫn của quá trình học.(2). Giải quyết vấn đề - giai đoạn cơ bản, cần đầu tư nhiều thời gian nhất. Mục đích của giai đoạn này là làm sáng tỏ bản chất của vấn đề đặt ra trong bài toán nhận thức. Dưới sự định hướng của thầy, sinh viên phải đưa ra được các phương án, biện pháp để giải quyết THCVĐ trong tư duy một cách trọn vẹn. Giai đoạn này diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau: Tổ chức tranh luận cả lớp; Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ; Bản thân cá nhân mỗi sinh viên độc lập suy nghĩ, tự giải quyết vấn đề.(3). Hệ thống hóa và tổng hợp tri thức - giai đoạn cuối của quy trình áp dụng PPDHNVĐ. Mục đích của giai đoạn này là củng cố, khắc sâu những tri thức khoa học mà sinh viên đã

7

lĩnh hội. Đồng thời, hướng dẫn sinh viên vận dụng những kiến thức đó vào thực tế cuộc sống, lý giải được các vấn đề xẩy ra trong thực tiễn.

8

III. LÍ LUẬN DẠY HỌC ĐẠI HỌC

Câu 1: Anh chị hiểu như thế nào về những kỹ thuật dạy học KWML, XYZ và 321. Lấy ví dụ phân tích và chỉ ra mối liên hệ cả các kỹ thuật dạy học này.

a. Kỹ thuật dạy học KWML

K- W – L - H là kĩ thuật tổ chức DH, do Donna Ogle đưa ra năm 1986:

1). Đầu tiên, người học sẽ bắt đầu bằng việc công não tất cả những gì mình đã biết về nộidung/ chủ đề chuẩn bị sẽ học. Thông tin này sẽ được ghi vào cột K.

2). Người học viết ra câu hỏi, những điều mình mong muốn tìm hiểu thêm liên quan đến chủ đề. Thông tin này sẽ được ghi vào cột W.

3).Trong qúa trình học hoặc sau khi học xong, HS được yêu cầu điền câu trả lời vào cột L (những kiến thức được mở rộng thêm).

4). GV khuyến khích HS mở rộng, vận dụng vào thực tiễn. Các em sĩ ghi thông tin bổ sung vào cột H.

K (Know) : Đã biết những gì về chủ đề, nội dung đang học?

W (Want) : Mong muốn biết/tìm hiểu thêm những gì về ….?

L (Learned) : Đã được học thêm những gì về ….?

H (How): Những kiến thức nào có thể vận dụng….?

Các câu hỏi và câu trả lời của HS đưa ra sẽ giúp củng cố quá trình học tập của các em. GV cũng thấy được HS hiểu vấn đề như thế nào để điều chỉnh việc DH. Kĩ thuật DH hướng dẫn HS liên hệ các kiến thức đã biết liên quan đến bài học, các kiến thức muốn biết và các kiến thức học được sau bài học.

Ví dụ:

Áp dụng kỹ thuật KWMH cho môn học Tiếng Anh chuyên ngành điện tử.

Trong buổi học đầu tiên của môn học, giáo viên yêu cầu sinh viên suy nghĩ và viết tất cả những gì đã biết về môn học vào cột K. Đồng thời, yêu cầu sinh viên viết ra những mong muốn đạt được về môn học này (Ví dụ mong muốn có khả năng đọc hiểu, dịch được tài liệu chuyên ngành điện tử, viết được báo cáo chuyên ngành bằng tiếng Anh, có thể trao đổi giao tiếp các vấn đề chuyên ngành bằng tiếng Anh …). Sau đó GV thu lại bản KWLH

9

này để tìm hiểu kiến thức sinh viên đã có cũng như nhu cầu, mong muốn của sinh viên, từ đó xây dựng, điều chỉnh bài giảng, phương pháp giảng cho phù hợp.

Sau khi kết thúc môn học, trong buổi cuối cùng, phát lại phiếu KWLH yêu cầu sinh viên điền câu trả lời đã học được những gì từ môn học Tiếng Anh chuyên ngành Điện tử vào cột L và điền những kiến thức nào có thể vận dụng vào thực tiễn vào cột H. Sau khi thu lại, GV sẽ đọc để tìm hiểu rút kinh nghiệm cho bài giảng được tốt hơn, đạt hiệu quả và đáp ứng mong đợi của người học.

b. Kỹ thuật XYZ

Đây là một kĩ thuật làm việc nhóm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của mỗi thành viên trong nhóm10. Trong đó, X là số thành viên trong mỗi nhóm, mỗi thành viên cần đưa ra Y ý kiến, mỗi nhóm hoạt động trong vòng Z thời gian. Kỹ thuật XYZ còn gọi là kỹ thuật 635 bởi thông thường mỗi nhóm có 6 thành viên, mỗi thành viên cần đưa ra 3 ý kiến trong khoảng thời gian 5 phút. Tuy nhiên, giáo viên không nên máy móc theo 635 mà nên linh ho t theo hoàn cảnh cụ thể (có thể là 525, 626,… tùy theo nội dung hoạt động và số lượng học sinh trong lớp học)

Ví dụ : Câu hỏi : Trình bày đặc điểm của chất bán dẫn. Sử dụng kỹ thuật XYZ, áp dụng cho lớp 30 sv là 625. Chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm 6 sv, mỗi thành viên đưa ra 2 ý kiến, mỗi nhóm hoạt động trong 5 phút.

c. Kỹ thuật 321

Đây là một kĩ thuật tổ chức dạy học lấy thông tin phản hồi của nhóm báo cáohoặc của từng cá nhân, nhằm huy động sự tham gia tích cực của học sinh (giáo viênnên vận dụng kĩ thuật 321 sau khi đã tổ chức hoạt động nhóm). Các con số trong kĩthuật 321 có nghĩa là 3 điều tâm đắc nhất, 2 điều chưa thỏa mãn hoặc hài lòng và 1đề xuất cho giáo viên.

Ví dụ: Trong môn học vi điều khiển, giáo viên yêu cầu lớp chia thành 3 nhóm sv, mỗi nhóm tìm hiểu về một học vi điều khiển (Một nhóm tìm hiểu về 8051, một nhóm về AVR, một nhóm về PIC). Các nhóm chuẩn bị bài trình bày trong thời gian một tuần.

- GV yêu cầu từng nhóm trình bày bài chuẩn bị . Đồng thời yêu cầu SV lắng nghe để ghi nhận thông tin về những điểm thích thú, những góp ý và kiến nghị.

- Các nhóm còn lại được giáo viên yêu cầu chuẩn bị các ý kiến phản hồi về bài trình bày của nhóm kia về nội dung, cách trình bày, phương pháp báo cáo

10

- Mỗi nhóm cần đưa ra: 3 điều tốt mà nhóm tâm đắc nhất, 2 điều góp ý về điểm chưa tốt và 1 đề nghị để lần sau cải tiến tốt hơn, hoặc câu hỏi, thắc mắc về vấn đề ch a hiểu (liên quan đến phần báo cáo)..

- Sau khi thu thập ý kiến, giáo viên và học sinh cùng tổng hợp và thảo luận về các ý kiến phản hồi.

d. Mối quan hệ của các kĩ thuật KWLH, XYZ và 321: Qua quá trình nghiên cứu, nhóm kĩ thuật dạy học “KWLH, XYZ và 321” có mối quan hệ logic, chặt chẽ với nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong suốt quá trình dạy học từ khâu mở đầu chủ đề/bài học hoặc mở đầu ch ơng mới, trong quá trình truyền d y – tiếp thu kiến thức mới đến khâu củng cố. Trong ba kĩ thuật này, kĩ thuật KWLH sẽ “mở đầu”, tạo động cơ học tập cho học sinh, kĩ thuật XYZ “triển khai khai động nhóm” để hướng dẫn học sinh hoạt động tìm ra kiến thức mới và kĩ thuật 321 để lấy nhận xét về kết quả làm việc của các nhóm, hoặc hướng dẫn người học tự củng cố, hệ thống kiến thức đã học.

Câu 2: Anh chị đã thu hoạch được gì khi kết thúc môn học “Lí luận dạy học đại học”. Nêu kế hoạch vận dụng những thu hoạch này trong công tác chuyên môn

a. Những thu hoạch sau khi kết thúc môn học “ Lý luận dạy học đại học”

- Hiểu về kỹ thuật KWLH, XYZ, 321; các trường hợp nên áp dụng và các bước tiến hành.

- Học được cách tổ chức lớp học của giáo viên

- Cách tạo không khí trong lớp học và cách thu hút người học

- Học được cách trình bày slide bài giảng của giáo viên

b. Kế hoạch vận dụng những thu hoạch này trong công tác giảng dạy chuyên môn.

- Triển khai thực hiện kỹ thuật KWLH, XYZ, 321 vào một số môn học và chủ đề trong một số môn học trong năm học tới.

- Xây dựng, chỉnh sửa lại các slide bài giảng cho hiệu quả

-

11

IV. GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Dựa trên các xu hướng phát triển đại học trên thế giới, chúng ta hãy liên hệ thực tiễn giáo dục đại học của chúng ta hiện nay

Các xu hướng phát triển giáo dục đại học trên thế giới1. Xu hướng đại chúng hóa: Chuyển từ giáo dục tinh hoa (Elite) sang giáo dục

đại chúng và phổ cập (Massification & Univerzalization). Qui mô giáo dục đại học tăng nhanh. Ở nhiều nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn quốc tỷ lệ sinh viên đại học trong độ tuổi 18-26 lên đến 40-60% .

Thực tế ở Việt Nam thời gian qua, số lượng các trường đại học tăng lên rất nhanh, phủ rộng trong phạm vi cả nước và quy mô cũng mở rộng, số sinh viên tăng lên nhanh. Các trường đã đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.

2. Xu hướng đa dạng hoá (Diversification): Phát triển nhiều loại hình trường với cơ cấu đào tạo đa dạng về trình độ và ngành nghề theo huớng hàn lâm (Academy) hoặc nghề nghiệp&công nghệ nặng về thực hành (proffessional)

Ở Việt Nam, rất nhiều trường có mô hình đào tạo đa ngành, đa nghề, đa bậc học để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Ví dụ, trường ĐHTB đào tạo các ngành kỹ thuật, kinh tế, luật… với các bậc học: trung cấp, cao đẳng nghề, cao đẳng, đại học, liên thông…

3. Xã hội hóa và Tư nhân hoá (Privatization): Để tăng hiệu quả đào tạo và thu hút nhiều nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học nhiều nước như Mỹ, Nhật Bản, Philipin..v.v. Phần lớn các trường đại học là đại học tư.

Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều các trường đại học dân lập. Bên cạnh đó cũng có nhiều trường công lập nhưng đã được giao quyền tự chủ về tài chính, tuyển sinh, đào tạo …Nhà nước chỉ giám sát chất lượng đào tạo.

4. Bảo đảm chất lượng (Quality Assurance) và nâng cao khả năng cạnh tranh. Tập đoàn hoá và công nghiệp hoá (Corporatization and Indutrialization) hệ thống giáo dục đại học.

12

Có thể nói chưa bao giờ người ta nhắc nhiều đến chất lượng đào tạo như hiện nay. Các trường đại học hiện nay rất coi trọng chất lượng đào tạo, xây dựng thương hiệu. Bên cạnh việc đào tạo bồi dưỡng giảng viên, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, các trường còn liên kết hợp tác, tổ chức hội thảo, xin góp ý từ các doanh nghiệp, lấy ý kiến từ sinh viên, cựu sinh viên để có thể cải tiến, điều chỉnh nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Nhưng thực tế, chất lượng đào tạo còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế-xh, đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Giáo dục còn nặng bệnh thành tích, công tác kiểm tra đánh giá còn nhiều bất cập.

5. Phát triển mạng lưới các đại học nghiên cứu để trở thành các Trung tâm sản xuất, sử dụng, phân phối, xuất khẩu tri thức và chuyển giáo công nghệ mới, hiện đại. Thông qua đào tạo và nghiên cứu để phát hiện và thu hút nhân tài khoa học &công nghệ

Tuy vậy, ở nhiều trường chương trình đào tạo còn coi nhẹ thực hành, vận dụng kiến thức. Thiếu gắn kết giữa đào tạo với nghiện cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh.

6. Đẩy mạnh các loại hình dịch vụ đào tạo nhân lực quốc tế và khu vực. Các trường đại học trở thành các cơ sở dịch vụ đào tạo nhân lực thu hút vốn đầu tư vào đào tạo từ nhiều nước đặc biệt là các nước đang phát triển có nhu cầu tiếp cận với công nghệ hiện đại.

2. Với những thực trạng GD ĐH hiện nay, anh chị sẽ thay đổi những gì? Với những thay đổi đó, anh/chị hãy đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng GD ĐH ở VN?Anh/chị hãy đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng đào tạo ở trường các anh/chị đang giảng dạy?

Giải pháp:

1) Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên:

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giảng viên nhằm nâng cao chất lượng giảng viên về kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.

13

- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học

- Tạo cơ chế, chính sách để thu hút chuyên gia, người có năng lực chuyên môn. Bên cạnh đó, cần có chế độ đãi ngộ phù hợp để giảng viên yên tâm công tác và gắn bó lâu dài với nhà trường.

- Tạo điều kiện cho giảng viên có kiến thức thực tế

2) Cải cách chương trình đào tạo:

- Cần xây dựng chương trình đào tạo phù hợp: xây dựng mục tiêu, chuẩn đầu ra, kiến thức, đề cương chi tiết từng môn cho phù hợp.

- Thường xuyên rà soát, điều chỉnh chương trình cho phù hợp nhu cầu XH.

- Liên hệ chặt chẽ với nhà sử dụng lao động để có thể xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu.

3) Cải cách phương pháp dạy và học- Tùy đối tượng sinh viên, giảng viên cần đầu tư cải cách phương pháp giảng

dạy cho phù hợp.- Tăng cường học chủ động tích cực- Tăng cường học thực tập trải nghiệm- Tạo môi trường học tập để sinh viên rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập, làm

việc nhóm, kỹ năng giao tiếp…4) Cải cách khâu kiểm tra, đánh giá kết quả người học

14

6. Sáng tạo

5. Đánh giá4. Phân tích

3. Vận dụng

2. Hiểu

1. Nhớ (Biết)

V. ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Câu 1: hãy phân tích 6 thang đánh giá Bloom?Giải thích?Cho ví dụ minh họa

Theo Benjamin S. Bloom (1956), thang nhận thức gồm có 6 cấp độ (Bloom’s Taxonomy).

1. Biết (Knowledge):

• Định nghĩa: Biết là năng lực nhớ lại các thông tin, sự kiện mà không nhất thiết phải hiểu chúng.

• Các động từ khởi đầu thường dùng: nhắc lại, kể lại, tái tạo, định nghĩa, mô tả, nhận biết, nhận diện, xác định, gọi tên, ghi chép, phác thảo, trình bày, tường thuật, trích dẫn, liệt kê, khẳng định, kiểm tra, bố trí, thu thập,…

• Ví dụ: - Mô tả hoạt động của động cơ điện một chiều.

- Hãy trình bày các đặc tính của chất bán dẫn

- Phát biểu định luật Ohm

2. Hiểu (Comprehention):

• Định nghĩa: Hiểu là năng lực hiểu ý nghĩa của thông tin và giải thích các thông tin được học.

• Các động từ khởi đầu thường dùng: liên kết, thay đổi, phân loại, làm rõ, kiến tạo, phân biệt, so sánh, sắp xếp, tương phản, giải mã, làm khác, thảo luận, lượng giá, giải thích, thể hiện, mở rộng, khái quát hóa, cho ví dụ minh họa, nhận định, suy luận, báo cáo, giải quyết, xem xét, thay đổi,…

• Ví dụ: - Phân biệt giữa chất bán dẫn loại P và chất bán dẫn loại N.

15

- Giải thích hoạt động của sơ đồ mạch điện.

- Giải thích các đại lượng trong công thức định luật Ohm.

3. Vận dụng (Application):

• Định nghĩa: Ứng dụng là năng lực vận dụng các thông tin hiểu biết được vào những hoàn cảnh mới, tình huống mới, điều kiện mới, giải quyết các vấn đề đặt ra.

• Các động từ khởi đầu thường dùng: áp dụng, vận dụng, đánh giá, tính toán, thay đổi, chọn, hoàn tất, kiến tạo, chứng minh, phát triển, phát hiện, khai thác, kiểm tra, nhận biết, minh họa, giải nghĩa, điều chỉnh, điều khiển, vận hành, tổ chức, tạo ra, lập kế hoạch, trình diễn, phác thảo, phác họa…

• Ví dụ: - Áp dụng lý thuyết lượng tử để giải thích hiện tượng quang điện.

- Từ các thành phần điện tử đã học, Phác họa sơ đồ khối mạch đếm

- Cho mạch điện, cho U, R. Tính I

- Chọn kỹ thuật hiện đại thiết kế hệ thống bảo vệ quá tải trong nhà máy

4. Phân tích (Analysis):

• Định nghĩa: Phân tích là năng lực chia thông tin thành nhiều thành tố để biết được các mối quan hệ nội tại và cấu trúc của chúng. Đồng thời, tổng hợp các thông tin lại với nhau để tạo ra ý tưởng mới, khái quát hóa các thông tin suy ra các hệ quả.

• Các động từ khởi đầu thường dùng: phân tích, lý giải, thẩm định, bố trí, bóc tách, phân loại, tính toán, kết nối, so sánh, xác định, phân biệt, điều tra, khảo sát, đặt câu hỏi, suy luận,… biện luận, sắp đặt, phân loại, thu thập, phối hợp, kiến tạo, tạo ra, thiết kế, phát triển, giải thích, thiết lập, tích hợp, tổ chức, tái cấu trúc, tóm tắt, lập kế hoạch,…

• Ví dụ: - Từ các hoạt động thực tế của đời sống, cho biết trong trường hợp nào lực ma sát là có lợi, trường hợp nào lực ma sát là có hại- Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc sử dụng năng lượng điện hạt

nhân.

- Xác định nguyên nhân và lượng hóa những sai lệch trong thiết bị đo lường

- Khảo sát tình hình thực tập của sinh viên năm cuối.

16

5. Đánh giá (Evaluation):

• Định nghĩa: Đánh giá là năng lực đưa ra nhận định, phán quyết về giá trị thông tin, vấn đề, sự vật, hiện tượng theo một mục đích cụ thể.

• Các động từ khởi đầu thường dùng: thẩm định, khẳng định, liên hệ, đánh giá, so sánh, giải thích, giải nghĩa, quyết định, phán quyết, khuyến cáo, chỉnh sửa, tóm lược, phê chuẩn, xếp hạng, hỗ trợ, dự đoán,…

• Ví dụ: - Tóm lược những đóng góp quan trọng của Farađây trong lĩnh vực cảm ứng điện từ.

- Đánh giá vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc ra đời Đảng Cộng sản Việt nam.

- Đánh giá hiệu quả thay đổi nhiệt ở động cơ với các phương pháp làm mát khác nhau…

6. Sáng tạo (Creation)

Xác lập thông tin, sự vật mới trên cơ sở những thông tin, sự vật đã có

Từ khóa: Thiết lập, tổng hợp, xây dựng, thiết kế, sáng tác, đề xuất

Ví dụ: Thiết kế một mẫu nhà mới, xây dựng một công thức mới, sáng tác một bài hát; xây dựng hệ thống các tiêu chí để đánh giá một hoạt động; đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế; xây dựng cơ sở lý luận cho một quan điểm; lập kế hoạch tổ chức một sự kiện mới

Câu 2: Lựa chọn 1 bài học. Xác định mục tiêu bài học đó. Dựa trên mục tiêu thiết kế một bài kiểm tra 1 tiết.

Bài học: Mạch dao động đa hài phi ổn dùng BJT

Mục tiêu:

- Sinh viên biết sơ đồ nguyên lí mạch, hiểu và giải thích được nguyên lí hoạt động mạch.

- Xây dựng được các công thức tính toán các thông số của mạch.- Tính toán được thông số tín hiệu ra dựa vào các thông số linh kiện cho trước- Thiết kế được mạch tạo dao động đa hài phi ổn dùng BJT với các yêu cầu

thông số kỹ thuật cho trước: Vcc, T, Vo.

17

Bài kiểm tra:

Câu 1 (3 điểm): Vẽ sơ đồ và trình bày nguyên lí hoạt động của mạch dao động đa hài phi ổn dùng BJT.

Câu 2 (3 điểm): Cho các thông số: Vcc=12V, RC=10K, RB =100K, C=1µ. Hãy xác định V0=?

Câu 3 (4 điểm): Thiết kế mạch tạo dao động đa hài phi ổn dùng BJT với các yêu cầu thông số kỹ thuật : Vcc= 15V, T=1ms, V0=2V.

18

VI. PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH VÀ TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

Câu 1: Phân tích vị trí, vai trò của các thành tố cơ bản trong chương trình đào tạo và mối quan hệ giữa chúng. Lấy VD

Chương trình đào tạo thể hiện mục tiêu đào tạo của một ngành hoặc một vài ngành (song ngành, ngành chính – phụ), quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi học phần, ngành học, trình độ đào tạo người học sau khi học xong chương trình.

a. Mục tiêu

Mục tiêu đào tạo là đích mà người học đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo

Để xây dựng một chương trình đào tạo, trước tiên phải khảo sát, xác định nhu cầu nhân lực theo trình độ và ngành/chuyên ngành đào tạo, khảo sát nhu cầu của người sử dụng lao động đối với người tốt nghiệp ngành/chuyên ngành này kết hợp với yêu cầu về khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp. Từ đó xây dựng được mục tiêu đào tạo.

Ví dụ: Mục tiêu của chương trình đào tạo Tin học văn phòng: Người học sử dụng thành thạo tin học văn phòng trên hệ thống Microsoft Office.

b. Chuẩn đầu ra

Từ mục tiêu đào tạo, chúng ta phải cụ thể hóa bằng chuẩn đầu ra. Chuẩn đầu ra chính là những yêu cầu cụ thể tối thiểu và căn bản nhất để đáp ứng được mục tiêu đào tạo.

Chuẩn đầu ra là sự khẳng định người học làm được những gì và kiến thức, kỹnăng, thái độ, hành vi mà học sinh phải đạt được khi tốt nghiệp ở một ngành đàotạo hoặc ở một chương trình đào tạo.

Mục đích xây dựng và công bố chuẩn đầu ra

a) Giúp các cơ sở đào tạo tự rà soát và xác định lại mục tiêu đào tạo của chươngtrình giáo dục theo các chuẩn đầu ra và làm căn cứ đổi mới nội dung, kết cấuchương trình, phương pháp dạy-học, thi kiểm tra đánh giá và chuẩn bị các điềukiện đảm bảo chất lượng khác.

b) Nhằm cung cấp thông tin cho học sinh, giảng viên, doanh nghiệp và toàn xã hộibiết khả năng học sinh làm được gì sau khi tốt nghiệp một chương trình đào tạo và

19

những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà học sinh cần phải có để có thể cóviệc làm, thu nhập, phát triển bản thân và xây dựng cộng đồng.

Yêu cầu xây dựng chuẩn đầu ra

Chuẩn đầu ra cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Chuẩn đầu ra phải cụ thể không diễn đạt chung chung;

- Chuẩn đầu ra phải đo lường, đánh giá được;

- Chuẩn đầu ra phải thể hiện hành động (dùng các động từ hành động);

- Chuẩn đầu ra phải phù hợp (với trình độ), khả thi và phân biệt được giữa các

trình độ trong cùng ngành đào tạo;

- Chuẩn đầu ra phải đơn giản, dễ hiểu;

- Kết cấu và hình thức văn bản đảm bảo tính thống nhất giữa các khoa chuyênmôn.

Ví dụ: Chuẩn đầu ra cho chương trình đào tạo Tin học văn phòng.

- Soạn thảo được văn bản word hoàn chỉnh

- Soạn thảo được văn bản Excel hoàn chỉnh, sử dụng thành thạo các chức năng: sắp xếp, tính toán, lọc trên các biểu mẫu.

- Soạn thảo được PowerPoint hoàn chỉnh.

c. Cấu trúc, khối lượng kiến thức

Xây dựng cấu trúc, khối lượng kiến thức cần thiết của chương trình đào tạo để đảm bảo đạt mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra.

Cấu trúc, khối lượng kiến thức (nội dung đào tạo) là toàn bộ những cái người học học để đạt được mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra. Nghĩa là, để đạt được mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra ở trên thì người học phải học những gì.

d. Đề cương chi tiết các học phần

Dựa vào chương trình đào tạo đã xác định ở trên, thiết kế đề cương chi tiết các học phần. Mỗi học phần có mục tiêu học phần và nội dung học phần phải đáp ứng được mục tiêu học phần đó.

20

Ví dụ: Tin học văn phòng

- Học phần 1: Word: 30 tiết

- Học phần 2: Excel: 30 tiết

- Học phần 3: PowerPoint: 30 tiết

e. Phương pháp giảng dạy:

Là cách để người học học được nội dung đào tạo để đạt được mục tiêu và chuẩn đầu ra

Ví dụ: Chương trình tin học văn phòng

Tiếp cận phương pháp học mới

Thực hành: Học viên vừa học vừa thực hành trên hệ thống Microsoft Office mới nhất.

Chủ động: Các học viên có thể chủ động thời gian học thêm ngoài giờ trên lớp dựa trên tài liệu lý thuyết và thực hành được cung cấp đầy đủ và khóa học.

-  Đảm bảo kỹ năng:

Học viên được hướng dẫn cách thực hiện công việc một cách tối ưu nhất dựa trên cơ sở nắm vững nhưng kỹ năng cần thiết khi sử dụng phần mềm tin học văn phòng.

Trải nghiệm với các phần luyện tập thực tế.

f. Kiểm tra, đánh giá

- Kiểm tra, đánh giá nhằm nhận ra kết quả người học đạt được.

- Từ đó so sánh, đối chiếu với mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra.

- Nếu chưa đáp ứng được, cần rà soát điều chỉnh chương trình đào tạo.

Trên thực tế mục tiêu đào tạo cũng phải điều chỉnh cập nhật cho phù hợp với những tiến bộ mới của lĩnh vực chuyên ngành và yêu cầu của xã hội. Từ đó, điều chỉnh cập nhật chuẩn đầu ra, nội dung đào tạo , phương pháp giảng dạy.. cho phù hợp.

Ví dụ: Yêu cầu học viên soạn một văn bản word và một văn bản exel, một văn bản powerpoint.

Câu 2: Phân tích vai trò, vị trí của các mục tiêu trong chương trình đào tạo?

21

Chất lượng đào tạo là sự hội tụ thông qua nhiều yếu tố, nhiều hoạt động xâu chuỗi có liên quan. Trong đó, việc xây dựng chương trình đào tạo, mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra có vai trò rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. 

Mục tiêu đào tạo là đích mà người học đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo

Để xây dựng một chương trình đào tạo, trước tiên phải khảo sát, xác định nhu cầu nhân lực theo trình độ và ngành/chuyên ngành đào tạo, khảo sát nhu cầu của người sử dụng lao động đối với người tốt nghiệp ngành/chuyên ngành này kết hợp với yêu cầu về khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp. Từ đó xây dựng được mục tiêu đào tạo. Có thể nói mục tiêu đào tạo có vị trí quan trọng nhất, nó quyết định đến toàn bộ các thành tố còn lại trong một chương trình đào tạo. Chuẩn đầu ra chính là cụ thể hóa các yêu cầu của mục tiêu đào tạo. Nội dung đào tạo, phương pháp giảng dạy đề phải được xây dựng đáp ứng mục tiêu đào tạo. Sau đó, để đánh giá chương trình đào tạo đó có đảm bảo chất lượng là ta đối chiếu kết quả của người học với mục tiêu đào tạo đặt ra. Nếu không đáp ứng được, chúng ta phải điều chỉnh nội dung đào tạo (kiến thức) và phương pháp giảng dạy.

Mục tiêu của chương trình đào tạo phải gắn kết chặt chẽ với tầm nhìn và sứ mệnh phát triển của tổ chức đào tạo. Đồng thời, mục tiêu của chương trình đào tạo phải hướng đến sự phát triển toàn diện của người học - nguồn nhân lực tương lai. Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện ở chuẩn đầu ra cần phải đạt được những chuẩn về kiến thức lẫn kỹ năng cần thiết, không chỉ đáp ứng cho một công việc cụ thể nhất định mà cần phải phát triển cho người học khả năng tự học và tự định hướng phát triển tương lai cho bản thân, thích ứng với các điều kiện thay đổi và yêu cầu mới của thị trường lao động, của nghề nghiệp tương lai.Do đó, một chương trình đào tạo cần phải lồng ghép phát triển các kỹ năng trong quá trình học tập, tích lũy kiến thức chuyên môn và biến những kỹ năng này thành những kỹ năng ứng dụng quan trọng vào môi trường nghề nghiệp sau này, giúp người học sẵn sàng và dễ dàng tiếp nhận các kỹ năng, kiến thức mới theo yêu cầu của môi trường làm việc thực tế. Cuối cùng, việc xây dựng chương đào tạo cần phải được xem xét tổng thể và làm hài lòng các bên liên quan. Nhà trường cần xây dựng mối liên kết với các bên liên quan một cách thường xuyên, chặt chẽ như mối liên kết với cơ quan quản lý, nhà sử dụng lao động, lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, sinh viên và cựu sinh viên của Trường. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong công tác đảm bảo chất lượng đào tạo.

22