195
CÁC NHÂN TTÁC ĐỘNG ĐẾN CHT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIP TI VIT NAM PHẠM QUỐC THUẦN June 10, 2016 TRƯỜNG ĐẠI HC KINH TTHÀNH PH. HCHÍ MINH

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ... - OSF

Embed Size (px)

Citation preview

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM PHẠM QUỐC THUẦN June 10, 2016 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ. HỒ CHÍ MINH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ. HỒ CHÍ MINH

PHẠM QUỐC THUẦN

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG

THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC

DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh- 2016

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ. HỒ CHÍ MINH

PHẠM QUỐC THUẦN

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG

TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH

NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán- Kiểm toán

Mã số: 62 34 03 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

1: PGS.TS NGUYỄN XUÂN HƯNG

2: TS NGUYỄN THỊ KIM CÚC

TP. Hồ Chí Minh- 2016

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu, dữ liệu và

kết quả được trình bày trong luận án là trung thực và nội dung luận án chưa từng được ai

công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào. Tất cả những nội dung được kế thừa, tham khảo từ

nguồn tài liệu khác đều được trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục các tài

liệu tham khảo.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2016

Nghiên cứu sinh

Phạm Quốc Thuần

iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan ------------------------------------------------------------------------------------------ ii

Mục lục ------------------------------------------------------------------------------------------------ iii

Danh mục các Sơ đồ, Bảng biểu và Phụ lục -------------------------------------------------------xi

Danh mục các từ viết tắt ---------------------------------------------------------------------------- xxi

Phần mở đầu ------------------------------------------------------------------------------------- xxiii

1. Lý do chọn đề tài -------------------------------------------------------------------------- xxiii

2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ---------------------------------------------------------xxvi

3. Phương pháp nghiên cứu----------------------------------------------------------------- xxvii

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu -------------------------------------------------------- xxviii

5. Các đóng góp mới của luận án -------------------------------------------------------- xxviii

6. Kết cấu của Luận án -----------------------------------------------------------------------xxix

Chƣơng 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu -------------------------------------------------- 1

1.1. Các nghiên cứu về chất lượng thông tin BCTC --------------------------------------------- 1

1.1.1. Các bước công việc ---------------------------------------------------------------------------- 1

1.1.2. Tổng quan các hướng nghiên cứu về CLTT BCTC -------------------------------------- 2

1.1.3. Đánh giá CLTT BCTC theo các thuộc tính chất lượng----------------------------------- 5

1.1.3.1. Tổng quan nghiên cứu về đánh giá CLTT BCTC theo các thuộc tính CL----------- 5

1.1.3.2. Các thuộc tính đánh giá CLTT từ các tổ chức nghề nghiệp KT----------------------- 6

1.1.3.3. Các thuộc tính CLTT từ phía quy định của Nhà nước --------------------------------- 9

1.1.3.4. Đánh giá CLTT BCTC từ phía các nhà nghiên cứu độc lập ------------------------- 11

1.1.4. Nhận xét xu hướng phát triển của nghiên cứu về đánh giá CLTT BCTC ------------ 13

1.2. Nghiên cứu liên quan đến nhân tố tác động đến CLTT BCTC -------------------------- 14

1.2.1. Các bước công việc -------------------------------------------------------------------------- 14

1.2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước----------------------------------------------------------- 15

iv

1.2.3. Nghiên cứu của các nhà nghiên cứu độc lập --------------------------------------------- 17

1.2.3.1. Nghiên cứu từ các tác giả nước ngoài --------------------------------------------------- 17

1.2.3.2. Nghiên cứu từ các tác giả trong nước --------------------------------------------------- 21

1.2.4. Nhận xét xu hướng phát triển của nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLTT

BCTC ------------------------------------------------------------------------------------------------- 23

1.3. Khe hổng nghiên cứu -------------------------------------------------------------------------- 24

1.3.1. Đóng góp của các nghiên cứu trước ------------------------------------------------------- 24

1.3.2. Hạn chế của các nghiên cứu trước --------------------------------------------------------- 25

1.3.3. Định hướng của nghiên cứu này ----------------------------------------------------------- 26

1.4. Kết luận chương 1 ------------------------------------------------------------------------------ 27

Chƣơng 2. Cơ sở lý thuyết ------------------------------------------------------------------------ 28

2.1. Các khái niệm ----------------------------------------------------------------------------------- 28

2.1.1. Khái niệm thông tin -------------------------------------------------------------------------- 28

2.1.2. Khái niệm chất lượng ------------------------------------------------------------------------ 29

2.1.3. Khái niệm chất lượng thông tin ------------------------------------------------------------ 30

2.1.4. Khái niệm chất lượng thông tin BCTC --------------------------------------------------- 31

2.2. Các lý thuyết nền và vận dụng cho nghiên cứu này --------------------------------------- 34

2.2.1. Lý thuyết Đại diện (Agency Theory) ------------------------------------------------------ 34

2.2.1.1. Khái quát nội dung và vận dụng lý thuyết của các nghiên cứu trước --------------- 34

2.2.1.2. Vận dụng lý thuyết cho nghiên cứu này ------------------------------------------------ 37

2.2.2. Lý thuyết xử lý thông tin (Information Processing Theory) --------------------------- 37

2.2.2.1. Khái quát nội dung và vận dụng lý thuyết của các nghiên cứu trước --------------- 37

2.2.2.2. Vận dụng lý thuyết cho nghiên cứu này ------------------------------------------------ 38

2.2.3. Lý thuyết sự khuếch tán kỹ thuật (Technology Diffusion Theory) ------------------- 38

2.2.3.1. Khái quát nội dung và vận dụng lý thuyết của các nghiên cứu trước --------------- 38

v

2.2.3.2. Vận dụng lý thuyết cho nghiên cứu này ------------------------------------------------ 40

2.2.4. Lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency theory of organizations) ------------------------- 40

2.2.4.1. Khái quát nội dung và vận dụng lý thuyết của các nghiên cứu trước --------------- 40

2.2.4.2. Vận dụng lý thuyết cho nghiên cứu này ------------------------------------------------ 40

2.2.5. Quan điểm quản trị CL toàn diện (Total Quality Management- TQM) -------------- 41

2.2.5.1. Khái quát nội dung và vận dụng của các nghiên cứu trước -------------------------- 41

2.2.5.2. Vận dụng cho nghiên cứu này ----------------------------------------------------------- 42

2.3. Các nhân tố tác động đến CLTT BCTC từ cơ sở lý thuyết ------------------------------ 42

2.4. Kết luận chương 2 ------------------------------------------------------------------------------ 43

Chƣơng 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ----------------------------------------------------------- 44

3.1. Phương pháp nghiên cứu ---------------------------------------------------------------------- 45

3.1.1. Xác định phương pháp nghiên cứu -------------------------------------------------------- 45

3.1.2. Quy trình nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------ 46

3.1.3. Biện luận sự phù hợp của phương pháp nghiên cứu ------------------------------------ 47

3.1.3.1. Nghiên cứu định tính ---------------------------------------------------------------------- 47

3.1.3.2. Nghiên cứu định lượng -------------------------------------------------------------------- 48

3.1.3.3. Thiết kế hỗn hợp khám phá -------------------------------------------------------------- 48

3.2. Nghiên cứu định tính -------------------------------------------------------------------------- 49

3.2.1. Quy trình chung ------------------------------------------------------------------------------ 49

3.2.2. Nội dung nghiên cứu định tính ------------------------------------------------------------- 50

3.2.3. Phương pháp nghiên cứu -------------------------------------------------------------------- 51

3.2.4. Chọn mẫu nghiên cứu ---------------------------------------------------------------------- 51

3.2.4.1. Phương pháp chọn mẫu ------------------------------------------------------------------- 51

3.2.4.2. Số lượng mẫu ------------------------------------------------------------------------------ 51

vi

3.2.4.3. Chọn lựa phần tử mẫu --------------------------------------------------------------------- 52

3.2.4.4. Đối tượng tham gia thảo luận ------------------------------------------------------------ 53

3.2.5. thu thập dữ liệu ------------------------------------------------------------------------------- 55

3.2.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ------------------------------------------------------------ 55

3.2.5.2. Kỹ thuật thu thập dữ liệu ----------------------------------------------------------------- 55

3.2.5.3. Công cụ và quy trình thu thập dữ liệu -------------------------------------------------- 55

3.3. Nghiên cứu định lượng ------------------------------------------------------------------------ 57

3.3.1. Quy trình chung ----------------------------------------------------------------------------- 57

3.3.2. Nội dung nghiên cứu định lượng ---------------------------------------------------------- 59

3.3.3. Phương pháp nghiên cứu ------------------------------------------------------------------- 60

3.3.4. Xây dựng thang đo -------------------------------------------------------------------------- 60

3.3.4.1. Nguyên tắc xây dựng thang đo ---------------------------------------------------------- 60

3.3.4.2. Thang đo đo lường CLTT BCTC ------------------------------------------------------- 60

3.3.4.3. Thang đo đo lường các nhân tố tác động đến CLTT BCTC ------------------------- 62

3.3.5. Chọn mẫu nghiên cứu ----------------------------------------------------------------------- 64

3.3.6. Thiết kế bảng câu hỏi------------------------------------------------------------------------ 67

3.3.6.1. Nguyên tắc chung ------------------------------------------------------------------------ 67

3.3.6.2. Thiết kế bảng câu hỏi nháp --------------------------------------------------------------- 68

3.3.6.3. Bảng câu hỏi nháp cuối cùng ------------------------------------------------------------ 68

3.3.6.4. Bảng câu hỏi hoàn chỉnh ----------------------------------------------------------------- 68

3.3.7. Thu thập và chuẩn bị dữ liệu --------------------------------------------------------------- 69

3.3.8. Đánh giá độ tin cậy của thang đo --------------------------------------------------------- 69

3.3.9. Kiểm định giá trị thang đo ----------------------------------------------------------------- 70

3.3.10. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu -------------------------------------------------------- 71

vii

3.4. Kết luận------------------------------------------------------------------------------------------ 72

Chƣơng 4. Kết quả nghiên cứu ------------------------------------------------------------------ 74

4.1. Kết quả nghiên cứu định tính ----------------------------------------------------------------- 75

4.1.1. Phương pháp và quy trình phân tích ------------------------------------------------------ 75

4.1.2. Phân tích đo lường CLTT BCTC ---------------------------------------------------------- 76

4.1.3. Phân tích khám phá các nhân tố tác động đến CLTT BCTC -------------------------- 76

4.1.3.1. Các tình huống khẳng định các nhân tố khám phá ------------------------------------ 76

4.1.3.2. Kết quả phân tích -------------------------------------------------------------------------- 78

4.1.4. Phân tích đo lường các nhân tố tác động đến CLTT BCTC --------------------------- 80

4.1.5. Xác định mô hình nghiên cứu lý thuyết --------------------------------------------------- 80

4.1.6. So sánh với các nghiên cứu trước --------------------------------------------------------- 81

4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng --------------------------------------------------------------- 82

4.2.1 Mô tả mẫu nghiên cứu ----------------------------------------------------------------------- 82

4.2.2. Phương pháp đo lường các biến trong mô hình ------------------------------------------ 84

4.2.3. Thực Trạng về CLTT BCTC và các nhân tố tác động đến CLTT BCTC tại các DN

Việt Nam ---------------------------------------------------------------------------------------------- 85

4.2.3.1. Thực trạng về CLTT BCTC -------------------------------------------------------------- 85

4.2.3.2. Thực trạng về các nhân tố tác động CLTT BCTC ------------------------------------ 87

4.2.4. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach ------------------------------------ 88

4.2.4.1. Nội dung đánh giá Cronbach ---------------------------------------------------------- 88

4.2.4.2. Thực hiện đánh giá Cronbach --------------------------------------------------------- 89

4.2.5. Kiểm định giá trị thang đo (phân tích nhân tố khám phá EFA) ----------------------- 92

4.2.5.1. Nội dung phân tích nhân tố khám phá EFA -------------------------------------------- 92

4.2.5.2. Kiểm định điều kiện để phân tích EFA ------------------------------------------------- 92

viii

4.2.5.3. Phân tích EFA cho thang đo thuộc biến độc lập --------------------------------------- 93

4.2.5.4. Phân tích EFA cho thang đo biến phụ thuộc ------------------------------------------- 96

4.2.6. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu -------------------------------------------------------- 101

4.2.6.1. Nguyên tắc chung ------------------------------------------------------------------------ 101

4.2.6.2. Kết quả kiểm định ----------------------------------------------------------------------- 101

4.2.6.3. Nhận xét kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ----------------------------- 107

4.2.7. Mô hình hồi qui tuyến tính --------------------------------------------------------------- 107

4.2.7.1. Mục tiêu xây dựng mô hình hồi qui tuyến tính ------------------------------------- 107

4.2.7.2. Kiểm định sự phù hợp các giả định trong hồi qui tuyến tính --------------------- 107

4.2.7.3. Xác định mô hình nghiên cứu chính thức -------------------------------------------- 114

4.2.7.4. Kết quả phân tích hồi qui -------------------------------------------------------------- 115

4.2.8. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ------------------------------ 123

4.3. Kết luận ---------------------------------------------------------------------------------------- 124

Chƣơng 5. Kết luận và kiến nghị ------------------------------------------------------------- 125

5.1. Kết luận ---------------------------------------------------------------------------------------- 126

5.1.1. CLTT BCTC trong các DN Việt Nam -------------------------------------------------- 126

5.1.2. Kết quả kiểm định và phân tích hồi qui ------------------------------------------------ 131

5.1.3. Những đóng góp của nghiên cứu --------------------------------------------------------- 134

5.2. Kiến nghị -------------------------------------------------------------------------------------- 136

5.2.1. Cần hạn chế tác động tiêu cực của hành vi quản trị lợi nhuận ----------------------- 136

5.2.1.1. Luận bàn về tác động của Hành vi quản trị lợi nhuận đến CLTT trên BCTC --- 137

5.2.1.2. Các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của Hành vi quản trị lợi nhuận -------- 138

5.2.2. Nhà quản lý cần thể hiện vai trò đối với HTTTKT ------------------------------------ 139

5.2.2.1. Luận bàn về tác động của Hỗ trợ từ phía nhà quản trị đến CLTT trên BCTC -- 139

ix

5.2.2.2. Giải pháp gia tăng CLTT BCTC từ phía các nhà quản trị DN --------------------- 140

5.2.3. Cần giảm áp lực thuế trong các DN Việt Nam ----------------------------------------- 141

5.2.3.1. Luận bàn về tác động của Áp lực từ thuế đến CLTT trên BCTC ----------------- 141

5.2.3.2. Giảm áp lực từ thuế để gia tăng CLTT BCTC --------------------------------------- 142

5.2.4. Đề cao trách nhiệm của DN đối với Đào tạo & bồi dưỡng -------------------------- 143

5.2.4.1. Luận bàn về Đào tạo, bồi dưỡng nhân viên và CLTT BCTC --------------------- 143

5.2.4.2. Giải pháp nâng cao Đào tạo & bồi dưỡng góp phần gia tăng CLTT BCTC ----- 144

5.2.5. Nâng cao CL nguồn nhân lực kế toán- kiểm toán ------------------------------------- 144

5.2.5.1. Luận bàn về tác động của Năng lực nhân viên KT đối với CLTT BCTC ------- 145

5.2.5.2. Các giải pháp gia tăng CL nguồn nhân lực KT và kiểm toán ---------------------- 145

5.2.6. Nâng cao hiệu quả của HTKSNB nhằm gia tăng CLTT BCTC ---------------------- 147

5.2.6.1. Luận bàn về tác động của HT KSNB lên CLTT BCTC ---------------------------- 147

5.2.6.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả của HT KSNB nhằm gia tăng CLTT BCTC ------ 148

5.2.7. Nâng cao CL kiểm toán nhằm góp phần gia tăng CLTT BCTC --------------------- 150

5.2.7.1. Luận bàn về tác động của kiểm toán đến CLTT trên BCTC ----------------------- 150

5.2.7.2. Các giải pháp nâng cao CL kiểm toán ------------------------------------------------- 150

5.2.8. Gia tăng CLTT BCTC từ phía đảm bảo CL PMKT ----------------------------------- 153

5.2.8.1. Luận bàn về tác động của CL PMKT lên CLTT BCTC ---------------------------- 153

5.2.8.2. Giải pháp gia tăng CL PMKT nhằm góp phần gia tăng CLTT BCTC ----------- 154

5.2.9. Đề cao vai trò giám sát CLTT BCTC từ phía UBCKNN ---------------------------- 155

5.2.9.1. Luận bàn về vai trò của UBCKNN và CLTT BCTC ------------------------------- 155

5.2.9.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát CLTT BCTC của các DN niêm yết ------ 156

5.3. Những hạn chế của quá trình nghiên cứu luận án ---------------------------------------- 157

5.4. Kết luận ---------------------------------------------------------------------------------------- 158

x

Danh mục công trình của tác giả đã công bố liên quan đến luận án ----------------------- 160

Danh mục tài liệu tham khảo --------------------------------------------------------------------- 161

Phụ lục ---------------------------------------------------------------------------------------------- 176

xi

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ Trang

SĐ 1.01: Phác thảo nghiên cứu chương 1 1

SĐ 1.02: Phác thảo các bước công việc tìm hiểu các nghiên cứu về CLTT BCTC 2

SĐ 1.03: Các thuộc tính đánh giá CLTT của FASB (1980) (Carmichael, 1980) 7

SĐ 1.04: các thuộc tính CLTT của IASB 2001 (IASB 2001) 8

SĐ 1.05: Các thuộc tính CLTT BCTC của FASB & IASB 2010 (IASB, 2010) 9

SĐ 1.06: Thuộc tính CLTT BCTC của Kế toán Pháp (Odile barbe- Dandon & ctg

(2008)

10

SĐ 1.07: Các thuộc tính CLTT theo Luật Kế toán Việt Nam 10

SĐ 1.08: các bước công việc tìm hiểu các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến

CLTT BCTC

15

SĐ 1.09: Các nhân tố tác động đến CLTT KT trên BCTC của Hongjiong Xu &

ctg (2003)

18

SĐ 1.10: Mô hình các nhân tố tác động đến CLTT kế toán của Céline

Michailesco (2010)

19

SĐ 1.11: Mô hình các nhân tố tác động đến CLTT kế toán Ahmad Al-Hiyari &

ctg (2013)

20

SĐ 1.12: Mô hình các nhân tố tác động đến CLTT BCTC (Nunuy Nur Afiah &

Dien Noviany Rahmatika, 2014)

21

SĐ 2.01: Phác thảo nghiên cứu chương 2 28

SĐ 3.01: phác thảo nghiên cứu chương 3 45

SĐ 3.02: Các bước thiết kế hỗn hợp khám phá (Nguyễn, 2011) 46

SĐ 3.03: Quy trình nghiên cứu 46

SĐ 3.04: Nội dung nghiên cứu hỗn hợp khám phá 48

SĐ 3.05: Quy trình nghiên cứu định tính 49

SĐ 3.06: Quy trình thu thập dữ liệu cho nghiên cứu tình huống 56

xii

SĐ 3.07: Quy trình nghiên cứu định lượng 58

SĐ 3.08: Mô hình thang đo CLTT BCTC 61

SĐ 3.09: Quy trình xây dựng Bảng câu hỏi 68

SĐ 3.10: Quy trình thu thập và chuẩn bị dữ liệu (DL) cho nghiên cứu định lượng 69

SĐ 3.11: Phương pháp đánh giá độ tin cậy thang đo 70

SĐ 3.12: Phương pháp kiểm định giá trị thang đo 71

SĐ 3.13: Phương pháp kiểm định giả thuyết nghiên cứu 72

SĐ 3.14: Phương pháp kiểm định mức độ tác động giữa các nhân tố trong mô

hình

72

SĐ 4.01: Phác thảo nghiên cứu chương 75

SĐ 4.02: Quy trình phân tích định tính 76

SĐ 4.03: Các tình huống khẳng định nhân tố khám phá 77

SĐ 4.04: các nhân tố tác động đến CLTT BCTC theo tỷ lệ tán thành 79

SĐ 4.05: Mô hình nghiên cứu 80

SĐ 4.06: So sánh kết quả của nghiên cứu tình huống với các nghiên cứu trước đó 81

SĐ 4.07: Trụ sở chính của các DN được khảo sát (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế

2015)

83

SĐ 4.08: Quy mô của các DN được khảo sát (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế

2015)

83

SĐ 4.09: Tỷ lệ các DN được kiểm toán (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015) 83

SĐ 4.10: Tỷ lệ các DN thực hiện niêm yết (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015) 83

SĐ 4.11: Đối tượng thu thập dữ liệu cho nghiên cứu định lượng 84

SĐ 4.12: Các phép kiểm định được sử dụng cho việc kiểm định giả thuyết nghiên

cứu

101

SĐ 4.13: Biểu đồ phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán của Mô hình hồi

qui tuyến tính được sử dụng cho nghiên cứu (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế

2015)

108

xiii

SĐ 4.14: Biểu đồ tần suất của các phần dư chuẩn hóa (Nguồn: số liệu khảo sát

thực tế 2015)

110

SĐ 4.15: Biểu đồ tần suất PP-Plot (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015) 110

SĐ 4.16: Mô hình nghiên cứu chính thức 115

SĐ 5.01: Phác thảo nghiên cứu chương 5 125

SĐ 5.02: Biểu đồ kết quả đo lường CLTT BCTC và 3 thành phần cấu thành nên

CLTT BCTC (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015)

126

SĐ 5.03: Kết quả đo lường giá trị thành phần Thích hợp và 2 yếu tố cấu thành

nên Thích hợp

127

SĐ 5.04: Kết quả đo lường yếu tố Giá trị xác nhận và 5 nội dung cấu thành giá trị

của nó

127

SĐ 5.05: Kết quả đo lường Giá trị dự đoán và 3 nội dung cấu thành giá trị của nó 127

SĐ 5.06: Kết quả đo lường thành phần Trình bày trung thực và 3 yếu tố cấu thành

giá trị của nó

128

SĐ 5.07: Kết quả đo lường yếu tố Trung lập và 2 nội dung cấu thành giá trị của

129

SĐ 5.08: Kết quả đo lường yếu tố Toàn vẹn và 4 nội dung cấu thành giá trị của nó 129

SĐ 5.09: Kết quả đo lường yếu tố Không sai sót và 3 nội dung cấu thành giá trị

của nó

129

SĐ 5.10: Kết quả đo lường thành phần Các thuộc tính gia tăng CLTT BCTC và 4

yếu tố cấu thành giá trị của nó

130

SĐ 5.11: Kết quả đo lường nhân tố Hành vi quản trị lợi nhuận và 4 nội dung cấu

thành giá trị của nó

137

SĐ 5.12: Kết quả đo lường nhân tố Hỗ trợ từ phía nhà quản trị và 4 nội dung cấu

thành giá trị của nó

140

SĐ 5.13: Kết quả đo lường nhân tố Áp lực từ thuế và 4 nội dung cấu thành giá trị

của nó

142

SĐ 5.14: Kết quả đo lường nhân tố Đào tạo & bồi dưỡng nhân viên và 4 nội dung 144

xiv

cấu thành giá trị của nó (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015)

SĐ 5.15: Kết quả đo lường nhân tố Năng lực nhân viên kế toán và 4 nội dung cấu

thành giá trị của nó

145

SĐ 5.16: Kết quả đo lường hiệu quả hoạt động của HTKSNB và 4 nội dung cấu

thành giá trị của nó

148

SĐ 5.17: Kết quả đo lường CL PMKT và 5 nội dung cấu thành giá trị của nó 154

xv

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng biểu Trang

Bảng 1.01: Căn cứ tổng hợp các thuộc tính đo lường CLTT BCTC cho nghiên

cứu

14

Bảng 2.01: Tổng kết các nhân tố tác động đến CLTT BCTC từ Cơ sở lý thuyết 42

Bảng 3.01 Phân loại tình huống theo quy mô doanh DN 52

Bảng 3.02: Phân loại tình huống theo khu vực kinh doanh 53

Bảng 3.03: Phân loại chi tiết đối tượng tham gia thảo luận nháp 54

Bảng 3.04: Phân loại chi tiết đối tượng tham gia thảo luận chính thức 55

Bảng 3.05: Mức độ cấu trúc của công cụ thu thập dữ liệu (Nguyễn, 2011) 56

Bảng 3.06: Các giả thuyết nghiên cứu và mối quan hệ với lý thuyết nền 59

Bảng 3.07: Cấp độ thang đo sử dụng cho nghiên cứu định lượng 60

Bảng 3.08: Cách mã dummy cho biến Quy mô doanh nghiệp 62

Bảng 3.09: Cách mã dummy cho biến Niêm yết chứng khoán 63

Bảng 3.10: Cách mã dummy cho biến kiểm toán độc lập 64

Bảng 3.11: Xác định kích thước mẫu dùng cho khảo sát 66

Bảng 3.12: Thuộc tính kiểm soát áp dụng cho chọn mẫu theo phương pháp định

mức

67

Bảng 3.13: Số lượng các phần tử thu thập theo phương pháp định mức 67

Bảng 4.01: Bảng thống kê quy mô DN, niêm yết và kiểm toán 83

Bảng 4.02: Phân tích thực trạng CLTT BCTC tại các DN 86

Bảng 4.03: Phân tích thực trạng các nhân tố tác động đến CLTT BCTC tại các

DN (Nguồn: khảo sát thực tế 2015)

87

Bảng 4.04: Kết quả phân tích Cronbach cho thang đo khái niệm CLTT BCTC

(Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015)

90

Bảng 4.05: Kết quả phân tích Cronbach cho thang đo khái niệm các nhân tố tác

động đến CLTT BCTC (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015)

91

xvi

Bảng 4.06: Kiểm định Bartlett và KMO cho thang đo CLTT BCTC 93

Bảng 4.07: Kiểm định Bartlett và KMO cho thang đo các nhân tố tác động đến

CLTT BCTC

93

Bảng 4.08: Nhân tố và phương sai trích của thang đo các nhân tố tác động đến

CLTT BCTC (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015)

94

Bảng 4.09: Ma trận trọng số nhân tố của thang đo các nhân tố tác động đến CLTT

BCTC (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015)

95

Bảng 4.10: Nhân tố và phương sai trích của thang đo CLTT BCTC (Nguồn: số

liệu khảo sát thực tế 2015)

97

Bảng 4.11: Ma trận trọng số nhân tố của thang đo CLTT BCTC 98

Bảng 4.12: Ma trận trọng số nhân tố của thang đo CLTT BCTC sau sắp xếp lại

các nhân tố (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015)

100

Bảng 4.13: Kết quả phân tích nhóm và kiểm định T-test giữa biến Niêm yết và

CLTT BCTC

102

Bảng 4.14: Kết quả phân tích nhóm giữa biến Kiểm toán và CLTT BCTC 103

Bảng 4.15: Kết quả kiểm định T-test giữa biến Kiểm toán và CLTT BCTC 103

Bảng 4.16: Kết quả phân tích nhóm giữa biến Quy mô DN và CLTT BCTC 103

Bảng 4.17: Bảng kiểm định đồng nhất phương sai 104

Bảng 4.18: Kết quả kiểm định ANOVA 104

Bảng 4.19: Kết quả so sánh cặp về CLTT BCTC giữa các nhóm quy mô DN 104

Bảng 4.20: Kiểm định quan hệ tương quan giữa Hành vi quản trị lợi nhuận và

CLTT BCTC

105

Bảng 4.21: Kiểm định quan hệ tương quan giữa Áp lực từ thuế và CLTT BCTC 105

Bảng 4. 22: Kiểm định quan hệ tương quan giữa Hỗ trợ từ phía nhà quản trị và

CLTT BCTC

105

Bảng 4. 23: Kiểm định tương quan giữa Đào tạo & bồi dưỡng nhân viên và CLTT

BCTC

106

Bảng 4.24: Kiểm định quan hệ tương quan giữa CL PMKT và CLTT BCTC 106

xvii

Bảng 4.25: Kiểm định quan hệ tương quan giữa Hiệu quả của HTKSNB và CLTT

BCTC

106

Bảng 4.26: Kiểm định quan hệ tương quan giữa Năng lực nhân viên kế toán và

CLTT BCTC

106

Bảng 4.27: Kiểm định Spearman cho giả định phương sai của sai số không đổi 109

Bảng 4.28: Kết quả kiểm định Durbin- Watson (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế

2015)

111

Bảng 4.29: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế

2015)

112

Bảng 4.30: Bảng phân tích tỷ lệ DN Niêm yết theo quy mô DN 112

Bảng 4.31: Kết quả kiểm định Chi- bình phương giữa Niêm yết và Quy mô DN 112

Bảng 4.32: Bảng phân tích tỷ lệ DN thực hiện Kiểm toán BCTC theo quy mô DN 113

Bảng 4.33: Kết quả kiểm định Chi- bình phương giữa Kiểm toán và Quy mô DN 113

Bảng 4.34: Bảng phân tích tỷ lệ DN thực hiện Kiểm toán BCTC theo DN Niêm

yết

113

Bảng 4.35: Kết quả kiểm định Chi- bình phương giữa Kiểm toán và Niêm yết 113

Bảng 4.36: Độ mạnh tác động của các biến định tính đến CLTT BCTC 114

Bảng 4.37: Bảng tóm tắt mô hình (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015) 115

Bảng 4.38: Kết quả kiểm định F (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015) 116

Bảng 4.39: Bảng trọng số hồi qui (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015) 116

Bảng 4.40: Mô hình hồi qui tuyến tính thể hiện tác động của các nhân tố đến

CLTT BCTC

117

Bảng 4.41: Bảng tóm tắt mô hình với Niêm yết là biến điều tiết 119

Bảng 4.42: Kết quả kiểm định F cho mô hình với Niêm yết là biến điều tiết 119

Bảng 4.43: Bảng trọng số hồi qui với Niêm yết là biến điều tiết 120

Bảng 4.44: Mô hình hồi qui tuyến tính (nhóm DN có niêm yết) 120

Bảng 4.45: Mô hình hồi qui tuyến tính (nhóm DN chưa niêm yết) 120

xviii

Bảng 4.46: Bảng tóm tắt mô hình với Quy mô DN là biến điều tiết 121

Bảng 4.47: Kết quả kiểm định F cho mô hình với Quy mô DN là biến điều tiết 121

Bảng 4.48: Bảng trọng số hồi qui Quy mô DN là biến điều tiết 122

Bảng 4.49: Mô hình hồi qui tuyến tính (nhóm DN nhỏ) 122

Bảng 4.50: Mô hình hồi qui tuyến tính (nhóm DN vừa và lớn) 122

Bảng 4.51: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nguyên cứu 123

Bảng 5.01. Bảng so sánh trọng số hồi quy giữa các mô hình theo các biến điều

tiết

133

xix

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục Trang

Phụ lục 1.01: Tổng hợp các thuộc tính đánh giá CLTT BCTC từ những năm 1980

đến 2016

176

Phụ lục 1.02: Các nhân tố tác động đến CLTT trên BCTC và chiều hướng tác

động (từ năm 1995 đến 2016)

179

Phụ Lục 1.03: Các nhân tố tác động đến CLTT BCTC đến năm 2016 (khám phá

riêng của nghiên cứu thuộc lĩnh vực kế toán) (nguồn: tác giả tổng hợp)

181

Phụ lục 3.01: Danh sách mô tả các tình huống và đối tượng tham gia thảo luận 182

Phụ lục 3.02: Bảng kê chi tiết kỹ thuật thu thập dữ liệu (Nguồn: tổng hợp từ

nghiên cứu)

184

Phụ lục 3.03: Dàn bài thảo luận nháp 185

Phụ lục 3.04: Dàn bày thảo luận chính thức 188

Phụ lục 3.05: Dàn bài trình bày kết quả thảo luận của từng chuyên gia 191

Phụ lục 3.06: Thư xác nhận ý kiến thảo luận của các đối tượng tham gia thảo luận 194

Phụ lục 3.07: Đo lường CLTT BCTC theo khuôn mẫu của FASB & IASB-2008

(Ferdy van Beest & ctg, 2009)

199

Phụ lục 3.08: Nội dung thang đo đo lường CLTT BCTC (Nguồn: tổng hợp từ kết

quả NC tình huống)

200

Phụ lục 3.09: phân loại quy mô doanh nghiệp theo Nghị Định 56/2009/NĐ-CP 203

Phụ lục 3.10: Tiêu chuẩn CL PMKT theo quy định Việt Nam (Nguồn: nhóm NC

lược trích từ Thông tư 103/ 2005 do BTC ban hành 24 tháng 11 năm 2005)

204

Phụ lục 3.11: Nội dung thang đo đo lường các nhân tố tác động đến CLTT trên

BCTC

205

Phụ lục 3.12- Bảng câu hỏi nháp 208

Phụ lục 3.13: Danh sách các chuyên gia góp ý lần 1 (α test) cho bảng câu hỏi

khảo sát

212

Phụ lục 3.14: Minh chứng phản hồi và góp ý Bảng câu hỏi (α test) 213

xx

Phụ lục 3.15- Bảng câu hỏi nháp cuối cùng 217

Phụ lục 3.16: Danh sách các công ty tham gia β test cho bảng câu hỏi khảo sát 221

Phụ lục 3.17- Bảng câu hỏi hoàn chinh 222

Phụ lục 3.18: Sổ mã (Code book) 226

Phụ lục 4.01: Phân tích đo lường CLTT BCTC (nguồn: tổng hợp và phân tích từ

NC tình huống)

231

Phụ lục 4.02: Phân tích khám phá các nhân tố tác động đến CLTT BCTC (nguồn:

tổng hợp và phân tích từ NC tình huống)

233

Phụ lục 4.03: Phân tích đo lường các nhân tố tác động đến CLTT BCTC (nguồn:

tổng hợp và phân tích từ NC tình huống)

237

Phụ lục 4.04: Ý kiến các chuyên gia về nhân tố mới tác động đến CLTT KT

(Nguồn: lược trích từ kết quả phân tích NC tình huống)

239

Phụ lục 4.05- Danh sách các doanh nghiệp khảo sát cho NC định lượng 240

Phụ lục 4.06: Công thức tính các biến dùng phân tích hồi quy 247

Phụ lục 4.07: Số liệu phân tích thống kê cho tiết cho từng biến quan sát của

CLTT BCTC

248

Phụ lục 4.08: Số liệu phân tích thống kê cho tiết cho từng biến quan sát của các

thành phần tác động đến CLTT BCTC

250

Phụ lục 4.09: Kiểm định Cronbach alpha của thang đo CLTT BCTC sau khi sắp

xếp lại các nhân tố

252

xxi

DANH MỤC VIẾT TẮT

AAA: Hiệp hội kế toán Hoa kỳ (American Association of Accountants)

AIA: Viện kế toán Hoa Kỳ (American Institute of Accountants)

AICPA: Viện kế toán công chứng Hoa Kỳ (American Institute of Certified Public

Accountants)

BCTC: Báo cáo tài chính

CL: Chất lượng

CLTT: Chất lượng thông tin

DN: Doanh nghiệp

FASB: Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ (The Financial Accounting

Standards Board)

HT: Hệ thống

HTKSNB: Hệ thống kiểm soát nội bộ

HTTT: Hệ thống thông tin

HTTTKT: Hệ thống thông tin kế toán

IASB: Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (The International Accounting Standard

Board)

IASC: Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (The International Accounting

Standards Committee)

IFAC: Liên đoàn kế toán quốc tế (International Federation of Accountants)

IT: Công nghệ thông tin (Information technology)

KSNB: Kiểm soát nội bộ

KT: Kế toán

KTNB: Kiểm toán nội bộ

xxii

KTQT: Kế toán quản trị

KTTC: Kế toán tài chính

MLR: Multiple linear regression

PL: Phụ lục

PMKT: Phần mềm kế toán

SĐ: Sơ đồ

TTCK : Thị trường tài chính

UBCKNN: Ủy ban chứng khoán Nhà Nước

xxiii

PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong thời đại được chi phối bởi thông tin, chất lượng thông tin (CLTT) là mối bận

tâm hàng đầu của phần lớn các tổ chức (Mouzhi Ge, 2009). Thông tin là nhân tố chính yếu

tạo ra sự thành công, gia tăng khả năng cạnh tranh, tạo ra giá trị gia tăng và cung cấp những

sản phẩm và dịch vụ có ích cho khách hàng (Laudon & Laudon, 2007). Ruzevicius

& Gedminaite (2007) đã chỉ ra hiệu quả của hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào CL (Chất

lượng) của thông tin và các tổ chức không chỉ xem xét thông tin là một yếu tố hỗ trợ, mà còn

là một sản phẩm hỗ trợ cho quá trình quản lý. Ruzevicius & Gedminaite (2007) cho rằng

quản trị CLTT trở thành một trong những nhân tố chính của quản trị tổ chức.

Thông tin kế toán (KT) được xem là thành phần chính yếu của thông tin quản lý, đảm

nhận vai trò quản lý nguồn lực thông tin tài chính cho các DN (Gelinas & ctg, 1999; James

A. Hall, 2011). Joseph & ctg (2002) cho rằng thông tin KT nghèo nàn sẽ là một đe dọa cho

khả năng cạnh tranh của các tổ chức. Gelinas (2012) cho biết thông tin KT được sử dụng

để giúp người dùng đưa ra quyết định có ích, vì vậy, CLTT BCTC, dĩ nhiên là cần thiết

để các nhà đầu tư tạo ra một thị trường hiệu quả (Kieso & ctg, 2007). CL thông tin do KT

cung cấp được coi như là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đảm bảo sự an toàn và

khả năng mang lại hiệu quả cho các quyết định kinh doanh (Nguyễn Thị Kim Cúc, 2014).

Về khía cạnh thực tiễn, đã có rất nhiều sự kiện liên quan đến BCTC kém CL và điều

này gây tác động nghiêm trọng đến thị trường tài chính và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh

tế thế giới. Năm 2002, Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) Hoa kỳ đã phạt Xerox-

một công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp quản lý tài liệu tại Hoa Kỳ vì

những sai lệch của thông tin trình bày trên BCTC. Cụ thể, doanh thu của Xerox đã bị khai

khống thêm hơn 3 tỷ USD, dẫn đến lợi nhuận trước thuế tăng thêm 1,5 tỷ USD. Trường hợp

kế tiếp là của công ty viễn thông đường dài lớn thứ hai Hoa Kỳ WorldCom. Cho đến tháng 6

năm 2002, ban kiểm toán nội bộ WorldCom phát hiện công ty này che giấu khoản chi phí

xxiv

3,8 tỷ USD kể từ năm 2001, đồng thời, lợi nhuận 1,4 tỷ USD năm 2001 và 130 triệu USD

trong quý 1 năm 2002 đều là báo cáo sai (Genk.vn, 2012). Health South Corporation- một tổ

chức cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Hoa Kỳ đã gặp phải vụ bê bối tài chính có

quy mô lớn, theo đó người sáng lập của công ty đã chỉ đạo các nhân viên dưới quyền, sửa

chữa thổi phồng các số liệu doanh thu, điều chỉnh các số liệu KT với mức độ phóng đại lãi

ròng lên tới 1,4 tỉ USD. Mới đây, các cơ quan chức năng tại Nhật Bản đã phát hiện liên tục

trong hàng chục năm gần đây, ban lãnh đạo của tập đoàn Toshiba đã chủ định sử dụng thủ

thuật KT để thổi phồng lợi nhuận bằng nhiều cách để làm đẹp BCTC nhằm mục đích che

giấu những khoản lỗ do hoạt động kinh doanh không hiệu quả, đồng thời đánh lạc hướng

nhà đầu tư. Chỉ tính trong khoản thời gian từ 2008-2014, tập đoàn Toshiba đã khai khống

doanh thu lên đến 1,2 tỷ đô la Mỹ (Ngọc Khuê, 2015).

Tại Việt Nam, rất nhiều các vụ việc xảy ra trong khoản thời gian gần đây gây ra tác

động không nhỏ đến nền kinh tế và ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng vào CLTT

BCTC của các DN, đặc biệt là các DN niêm yết (Trần, 2009). Các DN thường khai cao

doanh thu và thu nhập, ghi giảm chi phí trên BCTC. Việc ghi giảm chi phí thường thực hiện

thông qua vốn hóa chi phí, không trích lập đầy đủ dự phòng, đặc biệt là dự phòng giảm giá

đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi,…(Trần, 2009; Trần 2012). Điển hình là

trường hợp của công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết, báo cáo kiểm toán năm 2007 do Công ty

Kiểm toán và dịch vụ Tin học AISC thực hiện thông báo lãi 2,25 tỷ đồng, nhưng sau đó

cũng chính công ty này kiểm toán lại có kết quả lỗ 6,8 tỷ đồng (Hồng Sương, 2008). Trước

đó, công ty cổ phần Viglacera Từ Sơn đã nhầm lẫn về việc công bố kết quả kinh doanh quý

3-2007. Theo đó, sau khi trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội công bố thông tin tổng

lợi nhuận quý 3-2007 của Viglacera Từ Sơn gần 1,3 tỉ đồng thì nhà đầu tư phát hiện lợi

nhuận quý 3 chỉ ở mức 600 triệu đồng (Hồng Sương, 2008). Đối với công ty Bibica, việc che

dấu khoản lỗ trên BCTC năm 2002 được thực hiện bằng cách ghi nhận vào chi phí xây dựng

cơ bản dở dang phần chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ là 5,565 tỷ đồng và ghi nhận sai

doanh thu 1,337 tỷ đồng. Bibica công bố lỗ năm 2002 là 2,7 tỷ đồng rồi sửa thành 5,4 tỷ

xxv

đồng sau vài ngày và con số lỗ thực tế được công bố sau đó lên đến 12,7 tỷ đồng. BCTC

kém CL cũng được đề cập cho trường hợp công ty đồ hộp Hạ Long, theo kết quả điều tra,

hơn 100 tỷ đồng trong phần doanh thu của năm 2001 là con số ảo (Phạm & Vương, 2009).

BCTC không đảm bảo CL đã gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đối với thị trường

tài chính và nền kinh tế. Các nghiên cứu cho thấy gian lận về KT dẫn đến CLTT BCTC

không được đảm bảo là một trong những nguyên nhân chính yếu dẫn đến khủng hoảng tài

chính thế giới năm 2008-2009 (Nguyễn, 2010). Sự kiện Enron đã gây nhiều thiệt hại cho các

công ty tín dụng, bảo hiểm, năng lượng, ngân hàng trên thế giới (ít nhất 5 tỷ USD) do đã đầu

tư hoặc kinh doanh với Enron. Đối với các công ty tài chính ở Nhật Bản, vụ đổ bể của Enron

làm cho họ thiệt hại 8 tỷ USD. Ảnh hưởng của vụ Enron cũng lan sang các nước phía bờ kia

của Thái Bình Dương khi các công ty đại gia như Roll Royce của Anh và tập đoàn truyền

thông Kirch cũng như các đồng nghiệp Mỹ, đang phải đối diện với các vấn đề liên quan đến

giá trị thật của cổ phiếu (Trùng Quang, 2002). Tại Nhật Bản, việc trình bày thông tin sai lệch

trên BCTC đã làm tập đoàn Toshiba đang phải đối mặt với mức phạt từ 2,4 tỉ đến 3,2 tỉ USD

và quan trọng nhất là đã gây ảnh hưởng tiêu cực cho hình ảnh của một trong những thương

hiệu nổi tiếng của Nhật Bản. Giá trị cổ phiếu của Toshiba đã giảm khoảng 23% kể từ khi vụ

việc bắt đầu được kiểm tra hồi đầu tháng 4/2015. Sai lệch thông tin trên BCTC của

WorldCom là một trong những nguyên nhân làm giá trị cổ phiếu WorldCom từ đỉnh 63,5

USD/cổ phiếu vào ngày 18/6/1999 đã lao dốc xuống 6,74 USD/cổ phiếu và tiếp tục giảm chỉ

còn 20 cent/cổ phiếu cho đến khi tuyên bố phá sản vào đêm 21/7/2002 (Genk.vn, 2012). Tại

Việt Nam, BCTC không đảm bảo CL đã làm cho lòng tin của nhà đầu tư cũng như hình ảnh

của các DN bị ảnh hưởng. Sau khi gian lận BCTC bị phát hiện, cổ phiếu của các công ty

Bông Bạch Tuyết, đồ hộp Hạ Long đã bị đình chỉ giao dịch trên TTCK trong một khoản thời

gian nhất định. UBCKNN cũng đã đưa ra quyết định đình chỉ hoạt động kiểm toán của Công

ty dịch vụ tư vấn tài chính KT và kiểm toán AASC đối với các BCTC năm 2002 của Công ty

cổ phần Đồ hộp Hạ Long ,...

xxvi

Xem xét về vai trò và thực trạng của CLTT trong các tổ chức, tác giả kết luận rằng vấn

đề CLTT KT nói chung và CLTT BCTC nói riêng hiện diện rộng khắp các tổ chức và là một

trong những nhân tố quyết định sự sống còn của các tổ chức trong nền kinh tế tri thức hiện

nay. Nguyễn & Hoàng (2012) trong một nghiên cứu về mức độ công bố thông tin của các

công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM cho thấy hạng mục thông tin

được tự nguyện công bố khá ít, nội dung một số thông tin không cụ thể, không chi tiết; CL

tự nguyện công bố thông tin không cao, các hạng mục thông tin được tiết lộ chủ yếu mô tả

định tính như công bố về những thông tin chiến lược, còn những thông tin mang tính chất

định lượng rất ít,...Nguyễn (2014) trong một nghiên cứu khảo sát về CLTT KT tại các DN

Việt Nam cho thấy CLTT KT vẫn còn khá nhiều hạn chế thể hiện ở việc tổ chức thông tin

KT chưa được thực hiện có tính hệ thống; nội dung lạc hậu, trùng lắp; các phương pháp kỹ

thuật vận dụng rất đơn giản, chưa chú ý đến khai thác các phương tiện, kỹ thuật xử lý thông

tin hiện đại; chưa tạo được sự kết nối, tính ổn định; báo cáo KT phục vụ quản lý chưa đầy

đủ, nội dung còn đơn giản, mang tính rời rạc; chưa có sự thống nhất, phân tích sâu sắc về

tình hình kinh doanh cho các công ty, vì vậy, thông tin do các báo cáo KT mang lại cho nhà

quản lý còn hạn chế. Không khó để nhận thấy ở nhiều DN niêm yết, để làm đẹp những số

liệu trên BCTC, kế toán đã dùng nhiều thủ thuật kế toán để chế biến số liệu (An Hà, 2012).

Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả cho rằng nghiên cứu hướng đến việc tìm hiểu về

CLTT BCTC, xác định các nhân tố tác động đến CLTT BCTC, từ đó đưa ra các giải pháp

nhằm gia tăng CLTT BCTC trong các DN tại Việt Nam là một vấn đề cần thực hiện và có ý

nghĩa trong bối cảnh hiện nay.

2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Xuất phát từ vai trò, thực trạng về CLTT BCTC trên thế giới và tại Việt Nam, mục tiêu

nghiên cứu được tác giả xác định như sau:

Mục tiêu tổng quát: nghiên cứu về CLTT BCTC và các nhân tố tác động đến CLTT

BCTC.

xxvii

Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là:

Một: Xác định các nhân tố tác động đến CLTT BCTC trong các DN tại Việt Nam;

Hai: Xây dựng thang đo, đo lường CLTT BCTC và đo lường các nhân tố tác động đến

CLTT BCTC;

Ba: Tìm hiểu sự khác biệt về tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC giữa các nhóm

DN (nhóm DN đã niêm yết với chưa niêm yết; Nhóm DN nhỏ với nhóm DN vừa & lớn)

Câu hỏi nghiên cứu tương ứng với từng mục tiêu cụ thể được xác định như sau:

Mục tiêu nghiên cứu 1: Các nhân tố nào tác động đến CLTT BCTC? mức độ tác động

như thế nào?

Mục tiêu nghiên cứu 2: CLTT BCTC và các nhân tố tác động đến CLTT BCTC được đo

lường như thế nào? thực trạng CLTT BCTC trong các DN tại Việt Nam như thế nào?

Mục tiêu nghiên cứu 3: có sự khác biệt về mức độ tác động của các nhân tố đến CLTT

BCTC giữa nhóm các DN đã niêm yết và chưa niêm yết hay không? Quy mô DN có làm

thay đổi mức độ tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC hay không?

3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn

hợp ở dạng thiết kế hỗn hợp khám phá, cụ thể:

Phần nghiên cứu định tính: được tác giả sử dụng để xác định các nhân tố tác động

đến CLTT BCTC; xây dựng, hoàn thiện thang đo CLTT BCTC và thang đo các nhân tố tác

động đến CLTT BCTC. Nghiên cứu này được thực hiện bằng nghiên cứu tình huống với

công cụ được sử dụng là thảo luận tay đôi và thảo luận nhóm với đại diện của Vụ Chế Độ

KT-Kiểm toán Việt Nam; các đối tượng là nhà đầu tư đồng thời đảm trách công việc quản lý

KT, KSNB, quản lý công nghệ thông tin (IT), lãnh đạo, kiểm toán tại các DN; các giảng

viên đại học tại TP.HCM có kinh nghiệm nghiên cứu và chuyên môn về KT.

Phần nghiên cứu định lƣợng: giúp đo lường CLTT BCTC và các nhân tố tác động

đến CLTT BCTC; kiểm định tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC thông qua các phép

xxviii

kiểm định thích hợp; đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC bằng mô

hình hồi qui; tìm hiểu sự khác biệt về mức độ tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC

giữa các nhóm DN. Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp khảo sát với công cụ

được sử dụng là phỏng vấn trực tiếp, gửi thư, internet chủ yếu cho các đối tượng phụ trách

KT của các DN tại Việt Nam.

4. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tƣợng nghiên cứu: chất lượng thông tin BCTC và các nhân tố tác động đến CLTT

BCTC trong các DN tại Việt Nam.

Phạm vi: đề tài được giới hạn trong phạm vi các DN phi tài chính tại Việt Nam (không

nghiên cứu các doanh nghiệp tài chính như ngân hàng, tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư).

5. CÁC ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Luận án đã có những đóng góp như sau:

Về khía cạnh lý thuyết: hoàn thiện lý thuyết về CLTT KT nói chung và CLTT BCTC nói

riêng:

Xác định 10 nhân tố tác động đến CLTT BCTC phù hợp với các DN tại Việt Nam bằng

nghiên cứu định tính lẫn định lượng. Trong đó có 2 nhân tố mang đặc thù riêng của các

DN Việt Nam, chưa được đưa vào các nghiên cứu trước đó.

Xây dựng thang đo và đo lường CLTT BCTC trong các DN Việt Nam theo hướng tiếp

cận toàn diện quan điểm về thành phần và cấp bậc của khái niệm CLTT BCTC được ban

hành bởi FASB & IASB 2010

Qua phân tích hồi qui, tác giả đã xác định mô hình hồi qui tuyến tính tối ưu với 8 nhân

tố tác động đến CLTT BCTC, trong đó có hai nhân tố đặc thù riêng của nghiên cứu này

là Áp lực về thuế và CL phần mềm kế toán (PMKT). Bên cạnh đó, kết quả của luận án

giúp khẳng định kết quả của các nghiên cứu trước thông qua 6 nhân tố còn lại. Ngoài ra,

nghiên cứu cũng nêu rõ sự khác biệt về đặc điểm niêm yết và quy mô DN có làm thay

đổi mức độ tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC.

xxix

Về khía cạnh ứng dụng: nghiên cứu là một căn cứ có giá trị để giúp đánh giá thực trạng

CLTT BCTC trong các DN Việt Nam hiện nay bằng những con số định lượng. Bên cạnh đó,

thông qua kết quả từ kiểm định và mô hình hồi qui, nghiên cứu còn giúp xác định và điều

tiết các nhân tố góp phần làm gia tăng CLTT BCTC, cụ thể:

Đối với các nhân tố bên trong DN như Hỗ trợ từ phía nhà quản trị, Năng lực nhân viên

KT, Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên, Hiệu quả của HTKSNB (Hệ thống kiểm soát nội

bộ), Hành vi quản trị lợi nhuận, CL PMKT, nghiên cứu là một căn cứ để giúp các DN

nhận diện và thực hiện các giải pháp để gia tăng CLTT BCTC thông qua việc kiểm soát

các nhân tố này. Riêng đối với nhân tố Hành vi quản trị lợi nhuận, nghiên cứu còn là căn

cứ để Nhà Nước, các bên chủ sở hữu DN nhìn nhận hành vi của các nhà quản lý trong

các DN có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý và thấy được tác động của

nó đến CLTT BCTC từ đó đưa ra những quy định Pháp lý, những giải pháp quản lý phù

hợp nhằm gia tăng CLTT BCTC.

Đối với khám phá từ các nhân tố như Áp lực từ thuế, Kiểm toán độc lập, Niêm yết,

nghiên cứu giúp ngành thuế nhìn nhận lại cách thức, vai trò của mình khi làm việc tại

các DN; khẳng định vai trò quan trọng của Kiểm toán độc lập đối với CLTT BCTC; của

UBCKNN khi quản lý và giám sát CLTT BCTC của các DN niêm yết.

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Luận án có kết cấu bao gồm 5 chương:

Phần mở đầu: trình bày thực trạng, vai trò của CLTT BCTC đối với sự tồn tại và phát triển

của các tổ chức trong thời đại thông tin hiện nay. Dựa trên nền tảng này, vấn đề nghiên cứu

của đề tài được tác giả xác định. Bên cạnh đó, thông qua việc trình bày những hạn chế trong

nghiên cứu về CLTT BCTC, tác giả xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. Chương này

cũng giới thiệu tổng quát phương pháp nghiên cứu được sử dụng.

Chƣơng 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: chương này trình bày các nghiên cứu có liên

quan đến đánh giá CLTT BCTC và các nhân tố tác động đến CLTT BCTC. Trên cơ sở đó,

xxx

tác giả đánh giá những thành quả và hạn chế của các nghiên cứu trước. Các nội dung được

trình bày ở chương này tạo một căn cứ vững chắc, giúp khẳng định khe hổng nghiên cứu; sự

cần thiết của nội dung nghiên cứu; sự phù hợp của phương pháp nghiên cứu được sử dụng.

Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết: chương này làm rõ các khái niệm chính yếu và cơ sở lý thuyết

có liên quan đến nghiên cứu tạo nền tảng giải thích mối quan hệ giữa các nhân tố và CLTT

BCTC.

Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu: trình bày phương pháp nghiên cứu và những luận cứ

thuyết phục vụ cho việc sử dụng các phương pháp này. Kế tiếp, luận án trình bày một cách

chi tiết, thông qua các lưu đồ, bảng biểu, các bước công việc cụ thể cho phần nghiên cứu

định tính và định lượng.

Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu: phân tích và trình bày kết quả của nghiên cứu định tính và

định lượng. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach alpha; kiểm

định giá trị thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA được xác định. Chương này

còn trình bày kết quả kiểm định tác động của các nhân tố đã được khám phá ở phần nghiên

cứu định tính đối với CLTT BCTC và đo lường tác động của các nhân tố này thông qua mô

hình hồi qui bội MLR .

Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị: trình bày những kết luận và kiến nghị chính yếu của

nghiên cứu. Từng câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu được giải quyết thông qua luận giải trên

cơ sở lý thuyết nền kết hợp với kết quả phân tích có được ở chương 4. Chương này còn trình

bày những đóng góp của nghiên cứu trên những khía cạnh: nghiên cứu và thực tiễn. Kết thúc

chương, những hạn chế và phương hướng nghiên cứu kế tiếp được xác định.

Phần Danh mục công trình của tác giả đã công bố liên quan đến luận án

Phần Danh mục tài liệu tham khảo

Phần Phụ

1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Nội dung chính yếu của chương là trình bày tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến

đánh giá CLTT BCTC, các mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLTT BCTC.

Mục tiêu chương giúp cung cấp những luận giải cần thiết của đề tài và tạo nền tảng để đề tài

có thể kế thừa về cơ sở lý thuyết, các phương pháp và kết quả nghiên cứu. Bên cạnh đó, tổng

quan các nghiên cứu còn giúp tác giả tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển các hướng

nghiên cứu, từ đó xác định khe hổng nghiên cứu và đưa ra định hướng cho nghiên cứu này.

Phác thảo nội dung nghiên cứu trình bày theo Sơ đồ (SĐ) 1.01.

SĐ 1.01: Phác thảo nghiên cứu chương 1

1.1. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN BCTC

1.1.1. CÁC BƢỚC CÔNG VIỆC

Nghiên cứu về CLTT đã được đề cập từ những năm 60 (Mouzhi Ge, 2009), được xem

2

là một nhánh của nghiên cứu về Hệ thống thông tin (HTTT) và được phân thành hai lĩnh vực

chủ yếu: thông tin quản lý và thông tin KT (Mouzhi Ge, 2009; Pamela & Jack, 2011). Xuất

phát từ phạm vi nghiên cứu, tác giả chỉ quan tâm đến lý thuyết về CLTT trong lĩnh vực KT,

cụ thể là trên BCTC.

Đầu tiên, tác giả sẽ trình bày tổng quan các hướng nghiên cứu về CLTT BCTC. Sau

đó, tác giả sẽ trình bày các khuôn mẫu, nghiên cứu về đánh giá CLTT BCTC. Phần tiếp theo,

tác giả rút ra xu hướng phát triển của nghiên cứu tạo nền tảng cho việc đề xuất khuôn mẫu

đánh giá CLTT BCTC ở chương 3.

SĐ 1.02: Phác thảo các bước công việc tìm hiểu các nghiên cứu về CLTT BCTC

1.1.2. TỔNG QUAN CÁC HƢỚNG NGHIÊN CỨU VỀ CLTT BCTC

Vấn đề cốt lõi của nghiên cứu về CLTT BCTC là tìm hiểu phương thức xác định và

đánh giá CLTT BCTC (Geert Braam & Ferdy van Beest, 2013 ;Andra Gajevszky, 2015).

Tùy thuộc vào đặc điểm, mục tiêu nghiên cứu, có nhiều cách thức khác nhau được sử dụng

để đánh giá CLTT BCTC (Yijiang Zhao, 2005; Andra Gajevszky, 2015), cụ thể:

PHƢƠNG PHÁP THỨ NHẤT

Nội dung: Phương pháp này sử dụng lợi nhuận (Reported Earnings) như là đại diện cho

CLTT BCTC, thông qua đánh giá CL của lợi nhuận trên BCTC để suy ra kết luận về CL của

BCTC. Các tác giả xem xét các Hành vi quản trị lợi nhuận (Earnings management) ảnh

hưởng tới CL của lợi nhuận trên BCTC như thế nào. Kết luận rút ra từ nghiên cứu là hành vi

này ảnh hưởng tiêu cực tới CL của lợi nhuận từ đó làm giảm CL của BCTC. Các nghiên cứu

tiêu biểu là Healy & Wahlen (1999); Dechow & ctg (1995), …

Ƣu điểm và hạn chế: phương pháp này có ưu điểm là có thể thu thập thông tin trực tiếp trên

các BCTC của các công ty niêm yết hay trên website của các công ty. Bên cạnh đó, hạn chế

3

của phương pháp này là khó có thể phân biệt giữa lợi nhuận mà giám đốc DN có thể chi phối

(Discretionary Earnings) và lợi nhuận mà giám đốc DN không thể chi phối (non-

Discretionary Earnings). Ngoài ra, cách thức đánh giá này chỉ tập trung vào một yếu tố duy

nhất là lợi nhuận để suy đoán CL của BCTC nên bỏ qua những yếu tố quan trọng khác trên

BCTC như các thuyết minh hay thông tin phi tài chính khác.

PHƢƠNG PHÁP THỨ HAI

Nội dung: đánh giá mối quan hệ giữa số liệu lợi nhuận trên BCTC với phản ứng của thị

trường chứng khoán, qua đó đo lường tính Thích hợp của thông tin trên BCTC. Dòng nghiên

cứu này gồm có các nghiên cứu của Barth, Beaver, Landsman (2001); Holthausen & Watts

(2001); Nichols & Wahlen (2004); Schipper & Vincent (2003). Cơ sở của các nghiên cứu

này là sử dụng giá cổ phiếu làm tiêu thức đại diện cho giá trị thị trường của DN, còn số liệu

trên BCTC phản ánh giá trị của DN theo các quy định của chuẩn mực KT. Khi lợi nhuận

trên BCTC thay đổi mà dẫn đến sự thay đổi tương ứng trong giá cổ phiếu của DN thì có

nghĩa con số lợi nhuận phản ánh được sự thích hợp của thông tin kế toán.

Ƣu điểm và hạn chế: phương pháp này có ưu điểm là đánh giá mối quan hệ giữa số liệu lợi

nhuận trên BCTC với phản ứng của thị trường chứng khoán, qua đó đo lường tính Thích hợp

của thông tin trên BCTC; có thể thu thập thông tin trực tiếp trên các BCTC của các công ty

niêm yết hay trên website của các công ty. Tuy nhiên hướng nghiên cứu này cũng có hạn chế

là dựa trên giá cổ phiếu trong khi đó giá cổ phiếu không phải luôn phản ánh chính xác giá trị

doanh nghiệp do những yếu tố khác của thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, hướng nghiên

cứu này cũng bỏ qua những nội dung quan trọng khác trên BCTC như các thuyết minh hay

các thông tin phi tài chính trong khi chính các thông tin này cũng có khả năng ảnh hưởng tới

phản ứng của thị trường chứng khoán.

PHƢƠNG PHÁP THỨ BA

Nội dung: phương pháp này không sử dụng lợi nhuận như là đại diện của BCTC mà tập

trung vào một hay một số yếu tố cụ thể của BCTC như: CL của các công bố thông tin trên

4

BCTC (với các nghiên cứu của Roudaki 2011; Billings 2011; Caramanolis-Cotelli & Birgul

1999; Daske & Gebhardt 2006; Beretta & Bozzolan, 2006); tính kịp thời của việc ghi nhận

các khoản lỗ (với các nghiên cứu của Leuz, Nanda & Wysocki, 2003; Barth, Landsman &

Lang 2008; Ball & Shivakumar 2005); số lần BCTC phải trình bày lại hay tổn thất giá trị thị

trường do BCTC phải trình bày lại (với các nghiên cứu của Wu 2001; Hirschey, Smith &

Wilson 2012); Hirst & ctg (2004) tập trung vào tính thiết thực của giá trị hợp lý; Beretta &

Bozzolan (2004) chú ý đến CL của KSNB và rủi ro công bố thông tin; Gaeremynck &

Willekens (2003) xem xét mối quan hệ giữa báo cáo kiểm toán và quyết định hữu ích của

thông tin trên BCTC.

Ƣu điểm và hạn chế: những nghiên cứu này tuy sử dụng những thông tin phi tài chính hay

các thuyết minh BCTC để thông qua đó đánh giá CL BCTC nhưng vẫn không khắc phục

được nhược điểm là dùng một yếu tố của BCTC để tổng quát hóa cho toàn bộ BCTC. Ngoài

ra, hai đặc điểm CL cơ bản của BCTC là tính Thích hợp và Trình bày trung thực chưa được

xem xét một cách cụ thể.

PHƢƠNG PHÁP THỨ TƢ

Nội dung: đánh giá CLTT BCTC dựa trên các thuộc tính về CLTT được quy định bởi các tổ

chức nghề nghiệp (IFRS Framework, FASB Conceptual Framework) hoặc của Nhà nước về

KT (Tổng hoạch đồ KT Pháp, Luật Thương mại Pháp). Vận dụng trong nghiên cứu, cách

thức này có hai hướng tiếp cận: đánh giá CLTT BCTC thông qua đo lường một số thuộc tính

đại diện cho CLTT hoặc theo hướng đo lường toàn bộ các thuộc tính về CLTT. Tiêu biểu

cho hướng nghiên cứu này bao gồm các nghiên cứu của Jonas Gregory J & Blanchet Jeannot

(2000); Ferdy van Beest & ctg (2009); Geert Braam & Ferdy van Beest (2013).

Ƣu điểm và hạn chế: Phương pháp này có ưu điểm là đo lường CLTT BCTC một cách trực

tiếp nhưng cũng có hạn chế là việc đo lường và đánh giá gặp nhiều khó khăn do dữ liệu

thường phải được thu thập một cách trực tiếp.

5

Tổng quan cho thấy phương pháp đánh giá CLTT BCTC đa dạng, mỗi phương pháp

đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn đánh giá

CLTT BCTC theo phương pháp dựa trên các thuộc tính về CLTT (phương pháp thứ tư) với

lý do sau đây:

Cả ba phương pháp đầu tiên đều có hạn chế là dùng một yếu tố của BCTC để tổng quát

hóa cho toàn bộ BCTC mà bỏ qua nhiều thuộc tính CLTT cơ bản khác. Phương pháp thứ

tư cho phép tiếp cận toàn diện các thuộc tính về CLTT, đảm bảo việc đánh giá và đo

lường CLTT BCTC được đầy đủ và thuyết phục hơn.

Các nghiên cứu theo ba phương pháp đầu tiên đều hướng đến đối tượng là các DN Niêm

yết. Trong khi đó, một trong những mục tiêu nghiên cứu của luận án là tìm hiểu tác động

của quy mô DN và nhân tố Niêm yết đến CLTT BCTC, vì vậy đối tượng khảo sát phải

đảm bảo có sự hiện diện của DN nhỏ, vừa, lớn; niêm yết và chưa niêm yết. Điều này cho

thấy đánh giá CLTT BCTC theo phương pháp thứ tư là phù hợp với đặc điểm và mục tiêu

nghiên cứu của luận án.

Ở nội dung kế tiếp, tác giả trình bày các phương pháp đánh giá CLTT BCTC thông qua

các thuộc tính về CLTT. Việc tìm hiểu và giải thích các mô hình đo lường CLTT theo các

phương pháp còn lại không thuộc nội dung nghiên cứu chuyên sâu của đề tài.

1.1.3. ĐÁNH GIÁ CLTT BCTC THEO CÁC THUỘC TÍNH CHẤT LƢỢNG

1.1.3.1. Tổng quan nghiên cứu về đánh giá CLTT BCTC theo các thuộc tính CL

Vào năm 1966, AAA đã công bố một báo cáo về nền tảng lý thuyết của KT- A

statement of Basic Accounting Theory (Paul E. Fertig, 1967) nhằm thiết lập những điều cơ

bản của lý thuyết KT. Trong báo cáo này, AAA cho rằng tính Hữu ích (Usefulness), được

xác định bởi người sử dụng là tiêu chí để đánh giá bao quát thông tin (AAA, 1966). AAA

(1966) cũng khuyến cáo rằng tính Thích hợp (Relevance), tính Có thể xác minh được

(Verifiability), Không sai lệch (Freedom from bias) và Khả năng xác định số lượng

(Quantifiability) được xem như là những tiêu chuẩn để đảm bảo thông tin KT hữu ích. Như

6

vậy, trong những năm 60, sự Hữu ích của thông tin KT được xem là tiếp cận đầu tiên của

nền tảng lý thuyết về CLTT BCTC. Công bố của AAA (1966) đã được ca ngợi là một bước

khởi điểm cho những nghiên cứu hướng về CLTT KT sau này (Hicks 1966). Tuy nhiên công

bố này vẫn còn nhiều hạn chế vì không cung cấp một danh sách đầy đủ các thuộc tính cần

thiết có liên quan đến tính Hữu ích của thông tin KT (Snavely, 1967).

Phải đến năm 1980, FASB mới đưa ra một công bố chi tiết về những thuộc tính cụ thể

nhằm đảm bảo tính Hữu ích của thông tin BCTC (FASB, 1980). Về phía IASC, tổ chức này

cũng ban hành khuôn mẫu trình bày các thuộc tính CLTT BCTC vào năm 1989 và khuôn

mẫu này được chỉnh sửa vào năm 2001 (IASB, 2001) khi tổ chức này được thay thế bởi

IASB vào cùng thời điểm trên.

Nghiên cứu về tính Hữu ích của thông tin BCTC tiếp tục được phát triển bởi FASB và

IASB theo thỏa thuận Norwalk được ký kết giữa hai tổ chức này vào năm 2002 bằng sự ban

hành các thuộc tính về CLTT BCTC vào các năm 2006 và 2010. Theo Laughlin (2007), tính

Hữu ích của thông tin BCTC vẫn tiếp tục là một chủ đề được đề cập và là một nội dung được

nhấn mạnh trong các công bố của FASB và IASB về khuôn mẫu khái niệm của mình.

Bên cạnh các tổ chức nghề nghiệp, các thuộc tính CLTT BCTC cũng được đề cập từ

phía các cơ quan Nhà Nước như Luật Thương Mại Pháp (Code de Commerce); Tổng hoạch

đồ Kế toán Pháp (PCG); Luật Kế toán Việt Nam (Quốc Hội 2003, 2015),…

Các thuộc tính về CLTT BCTC được ban hành bởi các tổ chức nghề nghiệp và các cơ

quan Nhà Nước đã tạo một nền tảng vững chắc về cơ sở lý thuyết cho các nghiên cứu cơ bản

có liên quan đến đánh giá, đo lường CLTT BCTC (Céline Michailesco, 2010).

1.1.3.2. Các thuộc tính đánh giá CLTT từ các tổ chức nghề nghiệp

KHUÔN MẪU CỦA FASB

Các thuộc tính về CLTT được FASB ban hành trong khuôn mẫu các khái niệm về KT

vào năm 1980 (Carmichael, 1980; Cheri L. Reither, 1997). Mặc dù các khuôn mẫu này đã

được FASB chỉnh sửa và bổ sung nhiều lần sau đó, các thuộc tính về CLTT vẫn không thay

7

đổi (Cheri L. Reither, 1997; Céline Michailesco, 2010). Khuôn mẫu của FASB thiết lập các

thuộc tính hữu ích thành một hệ thống các khái niệm hướng tới cung cấp thông tin chủ yếu

cho các nhóm đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin để ra các quyết định về đầu tư, cho

vay hoặc tương tự. Thông tin phải liên quan đến lĩnh vực và mục đích của người sử dụng,

cung cấp những tiên đoán và phản hồi của người sử dụng và luôn luôn sẵn sàng cun g cấp

cho người sử dụng thì được xem là thích hợp. Thông tin trình bày một cách trung thực, trung

lập nội dung của sự kiện và có đầy đủ bằng chứng để kiểm tra tính xác thực thì được xem là

đáng tin cậy. Tính Thích hợp và tính Đáng tin cậy có mối quan hệ với sự nhất quán của nó

trong việc đánh giá và trình bày và so sánh các kết quả của một DN theo thời gian và giữa

các DN với nhau. Cuối cùng thông tin cần đảm bảo người dùng có thể hiểu được. SĐ 1.03

trình bày các thuộc tính CLTT của FASB.

SĐ 1.03: Các thuộc tính đánh giá CLTT của FASB (1980) (Carmichael, 1980)

KHUÔN MẪU CỦA IASB

Vào tháng 4 năm 2001, IASB đã đưa ra khuôn mẫu các khái niệm làm nền tảng cho

việc lập và trình bày BCTC trên cơ sở chỉnh sửa khuôn mẫu được ban hành trước đó bởi

IASC. Theo đó, CL được hiểu như là những thuộc tính làm cho những thông tin trình bày

8

trên các BCTC trở nên hữu ích đối với những người sử dụng thông tin. IASB đã đưa ra bốn

đặc trưng chính có liên quan đến CL của thông tin BCTC: Có thể hiểu được; Thích hợp;

Đáng tin cậy; Có khả năng so sánh. Ngoài ra, IASB còn nêu lên những ràng buộc cần phải

tuân thủ để cho thông tin đạt được đặc trưng Thích hợp và Đáng tin cậy, đó là: Kịp thời; Sự

tương quan giữa chi phí và lợi ích; Sự cân bằng giữa những thuộc tính CL. Các thuộc tính

CLTT của IASB được trình bày theo SĐ 1.04.

SĐ 1.04: các thuộc tính CLTT của IASB 2001 (IASB 2001)

THEO QUAN ĐIỂM HÒA HỢP GIỮA FASB & IASB

Thỏa thuận Norwalk được ký ngày 18 tháng 11 năm 2002 giữa FASB & IASB đã đặt

nền móng của dự án hội tụ giữa hai cơ quan thiết lập tiêu chuẩn KT lớn nhất thế giới. Vào

tháng 10 năm 2004, hai tổ chức này đã thành lập một đề án nhằm thiết lập những tiêu chuẩn

cho việc trình bày thông tin trên BCTC nhằm hướng đến việc cải thiện tính hữu ích của

BCTC và phát triển một khuôn khổ khái niệm chung giữa hai tổ chức. Chương trình này bao

gồm 8 bước, trong đó, mục tiêu đưa ra khuôn mẫu chung về các tiêu chí thuộc CLTT BCTC

đã được công bố vào tháng 7 năm 2006. Theo đó, những thuộc tính có liên quan đến CLTT

bao gồm: Thích hợp, Trình bày trung thực, Có khả năng so sánh. Những đặc tính ràng buộc

đến CLTT bao gồm: Trọng yếu, Tương quan giữa chí phí và lợi ích.

Vào năm 2010, khuôn mẫu các khái niệm tiếp tục được sửa đổi, với tên là “Khuôn

mẫu các khái niệm cho BCTC 2010” nhằm tạo một nền tảng vững chắc cho các chuẩn mực

KT tương lai trên cơ sở dựa trên nguyên tắc thống nhất về bản chất, hội tụ quốc tế . Theo đó,

9

mục tiêu chung của việc lập BCTC là nhằm cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho những

nhà đầu tư, người cho vay, các chủ nợ khác hiện hữu và tiềm năng trong việc ra quyết định

về việc cung cấp nguồn lực cho một thực thể (IASB, 2010).

FASB & IASB 2010 khẳng định rằng Thích hợp và Trình bày trung thực là đặc tính

CL nền tảng của thông tin trên BCTC. Thông tin đảm bảo Thích hợp khi nó mang giá trị Dự

đoán, giá trị Xác nhận hay cả hai (IASB, 2010). Thông tin đảm bảo Trình bày trung thực khi

nó mang các giá trị Toàn vẹn, Trung lập, Không sai sót của thông tin. Bên cạnh đó, khuôn

mẫu cũng nêu rõ các thuộc tính làm gia tăng CL thông tin: bao gồm Có khả năng so sánh,

Có thể kiểm chứng, Kịp thời và Có thể hiểu được (IASB, 2010). Các thuộc tính CLTT của

FASB & IASB được trình bày ở SĐ 1.05.

SĐ 1.05: Các thuộc tính CLTT BCTC của FASB & IASB 2010 (IASB, 2010)

1.1.3.3. Các thuộc tính CLTT từ phía quy định của Nhà nƣớc.

THEO KẾ TOÁN PHÁP

Tại Pháp, CLTT BCTC được đề cập trong Luật Thương mại (Code de Commerce) và

Tổng hoạch đồ KT Pháp (PCG). Luật Thương mại Pháp nêu rõ các BCTC hàng năm phải

mang tính Hợp thức, Trung thực và Cung cấp một hình ảnh đúng sự thật về tình hình tài sản,

tình hình tài chính và kết quả hoạt động của DN (Odile Barbe & ctg, 2008). PCG cũng quy

định ba thuộc tính chi phối đến CLTT BCTC nêu trên và nhấn mạnh thuộc tính Cung cấp

10

hình ảnh đúng sự thật (Odile Barbe & ctg, 2008) và yêu cầu KT phải tuân thủ những quy tắc,

thủ tục đã được ban hành với sự trung thực nhằm cung cấp cho người sử dụng những thông

tin được xem là có thể ảnh hưởng đến việc đánh giá và ra quyết định của người sử

dụng (Odile Barbe & ctg, 2008). SĐ 1.06 trình bày các thuộc tính CLTT BCTC của Pháp.

SĐ 1.06: Thuộc tính CLTT BCTC của Kế toán Pháp (Odile barbe- Dandon & ctg (2008)

THEO KẾ TOÁN VIỆT NAM

Luật KT Việt Nam (2003, 2015) không có mục riêng để nêu các đặc tính có liên quan

đến CLTT BCTC, tuy nhiên khi so sánh nội dung trình bày trong chương “Những quy định

chung” với phần khuôn khổ khái niệm của AAA, FASB, IASB, PCG, có thể thấy rằng

những thuộc tính về CL được liệt kê tại mục “Yêu cầu KT” và tại chuẩn mực chung (Bộ Tài

chính, 2002). Theo đó, các thuộc tính thuộc về CLTT BCTC bao gồm: Trung thực, Khách

quan, Đầy đủ, Kịp thời, Có thể hiểu được, Có khả năng so sánh.

Chuẩn mực chung cũng nêu rõ là các thuộc tính nêu trên phải được thực hiện đồng

thời. Ví dụ: Trung thực phải bao hàm Khách quan; Kịp thời nhưng phải Đầy đủ, Có thể hiểu

được và Có khả năng so sánh. Các thuộc tính CLTT BCTC theo quy định của KT Việt Nam

được trình bày tại SĐ 1.07.

11

SĐ 1.07: Các thuộc tính CLTT theo Luật Kế toán Việt Nam

1.1.3.4. Đánh giá CLTT BCTC từ phía các nhà nghiên cứu độc lập

Nghiên cứu của Jonas & Blanchet (2000): trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá những ưu điểm,

hạn chế của các khuôn mẫu và các quy định về CLTT BCTC được ban hành bởi các tổ chức

(FASB; Ủy ban chứng khoán Hoa kỳ) kết hợp với nghiên cứu định tính thông qua việc thảo

luận với các các chuyên gia là các thành viên của Ủy ban kiểm toán, kiểm toán viên và nhà

quản lý DN, nhóm tác giả đã tiến hành xây dựng thang đo đo lường CLTT BCTC. Theo

nghiên cứu này, CLTT BCTC là một thang đo bậc 4, được đo lường bởi năm thành phần là:

Thích hợp; Đáng tin cậy; Có khả năng so sánh; Nhất quán và Rõ ràng, cụ thể:

Thích hợp là một thang đo bậc 3 được đo lường bởi hai thành phần bậc 2 là Giá trị dự

đoán, Giá trị phản hồi và thành phần bậc 1 (Kịp thời: 4 biến quan sát). Giá trị dự đoán

được đo lường bởi hai thành phần bậc 1 là Dự đoán từ lợi nhuận (3 biến quan sát) và Giá

trị phân biệt (3 biến quan sát).

Đáng tin cậy là một thang đo bậc 2, được đo lường bởi bốn thành phần bậc 1 là Có thể

xác định được (4 biến quan sát); Trình bày trung thực (4 biến quan sát); Trung lập (3 biến

quan sát) và Đầy đủ (3 biến quan sát).

Có khả năng so sánh là một thang đo bậc 1, được đo lường bởi 2 biến quan sát

Nhất quán: là một thang đo bậc 1, được đo lường bởi 2 biến quan sát

Rõ ràng: là một thang đo bậc 1, được đo lường bởi 5 biến quan sát

Nghiên cứu của Jonas & Blanchet (2000) mới chỉ dừng lại ở phần nghiên cứu định

tính, hai tác giả chưa tiến hành kiểm định thang đo và tiến hành phần nghiên cứu định lượng

giúp đo lường CLTT BCTC bằng con số cụ thể.

Nghiên cứu của Ferdy van Beest & ctg (2009): nghiên cứu hướng đến việc đo lường

CLTT BCTC trong các công ty niêm yết tại Hoa Kỳ, Anh và Hà Lan trong khoản thời gian

2005 và 2007. Dựa trên các tiêu chí về CLTT BCTC được công bố bởi FASB & IASB 2008,

nhóm tác giả đã tiến hành xây dựng thang đo CLTT BCTC. Thang đo này là một thang đo

12

bậc 2, bao gồm năm thành phần bậc 1 là: Thích hợp (4 biến quan sát); Trình bày trung thực

(5 biến quan sát); Có thể hiểu được (5 biến quan sát); Có khả năng so sánh (6 biến quan sát);

Kịp thời (1 biến quan sát). Kết quả cho thấy CLTT BCTC trong các DN Hoa Kỳ (KT theo

US GAAP) có điểm trung bình là 3,47 và 3,58 tương ứng với năm 2005 và 2007. CLTT

BCTC tương ứng trong các DN Anh và Hà Lan (KT theo IFRS) là 3,46 và 3,57.

Nghiên cứu của Geert Braam & Ferdy van Beest (2013): nghiên cứu này hướng đến việc

đo lường CLTT BCTC trong các DN niêm yết tại Hoa Kỳ, Anh. Phương pháp nghiên cứu

được sử dụng là thực nghiệm, dữ liệu thu thập là thông tin trên BCTC của năm 2010. Dựa

trên các tiêu chí về CLTT BCTC được công bố bởi FASB & IASB 2010, nhóm tác giả đã

tiến hành xây dựng thang đo đo lường CLTT BCTC. Thang đo này là một thang đo bậc 2,

bao gồm năm thành phần bậc 1 là: Thích hợp (13 biến quan sát); Trình bày trung thực (7

biến quan sát); Có thể hiểu được (6 biến quan sát); Có khả năng so sánh (6 biến quan sát);

Kịp thời (1 biến quan sát). Kết quả cho thấy CLTT BCTC trong các DN Hoa Kỳ (kế toán

theo US GAAP) và các DN Anh (kế toán theo IFRS) có điểm trung bình là 2,94 và 3,18.

Nghiên cứu của Nguyễn Phƣơng Hồng & Dƣơng Thị Khánh Linh (2014): nghiên cứu

này hướng đến mục tiêu đo lường CLTT BCTC trong các DN tại Việt Nam dựa trên cơ sở

tổng quát các đặc điểm về CLTT BCTC được ban hành bởi IASB & FASB. Thang đo CLTT

BCTC của nghiên cứu là thang đo bậc 2, bao gồm sáu thành phần: Thích hợp; Trình bày

trung thực; Có khả năng so sánh; Có thể kiểm chứng; Kịp thời; Có thể hiểu được. Để đo

lường CLTT BCTC, nhóm tác giả đã tiến hành thực hiện 137 mẫu khảo sát với ba nhóm đối

tượng là KT viên, kiểm toán viên và nhà đầu tư. Kết quả cho thấy các thành phần CLTT

BCTC trong các DN Việt Nam có giá trị trung bình từ 2,79 đến 3,45. Trong đó, thuộc tính

Có khả năng so sánh và Có thể hiểu được có giá trị trung bình cao nhất. Các đối tượng hầu

như đều nhận thấy rằng BCTC có sự nhất quán về chính sách KT và mức độ trình bày thông

tin trên BCTC khá rõ ràng, trong khi đó các thuộc tính còn lại được đánh giá ở mức độ trung

bình.

13

Nghiên cứu của Đoàn Thị Hồng Nhung & Vũ Thị Kim Lan (2014): nghiên cứu này

hướng đến mục tiêu xây dựng quy trình đánh giá CLTT BCTC trong các DN Việt Nam. Dựa

trên quan điểm của riêng mình, nhóm tác giả đã xây dựng quy trình gồm 3 bước để đánh giá

CLTT BCTC của DN, cụ thể: lựa chọn BCTC để phân tích trên cơ sở ưu tiên BCTC đã được

kiểm toán và được quyết toán thuế; kiểm tra tính trung thực và hợp lý của các chỉ tiêu trên

BCTC trên cơ sở kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa kỳ hiện hành với kỳ trước và kiểm tra

những bằng chứng xác minh thông tin; Đánh giá CL tài sản và nguồn vốn trên BCTC.

Nghiên cứu này dừng lại ở việc xây dựng quy trình chung, chưa xây dựng thang đo và chưa

tiến hành đo lường thực trạng CLTT BCTC trong các DN tại Việt Nam.

Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nguyên (2016): mục tiêu tổng quát của luận án là tập trung

vào nghiên cứu sự tác động của các đặc tính Quản trị công ty với CLTT BCTC của công ty

niêm yết tại Việt Nam. Tác giả đã tham khảo các thuộc tính đo lường CLTT BCTC của

FASB & IASB 2010 để xây dựng thang đo, theo đó thang đo CLTT BCTC là một thang đo

bậc hai, bao gồm 5 thành phần bậc 1 là: Thích hợp (5 biến quan sát); Trình bày trung thực (6

biến quan sát); Có thể hiểu được (3 biến quan sát); Có khả năng so sánh (4 biến quan sát);

Kịp thời (1 biến quan sát). Để đo lường CLTT BCTC, tác giả tham khảo các tài liệu liên

quan như Báo cáo thường niên và BCTC quý 4 của 195 công ty niêm yết trên TTCK Việt

Nam. Kết quả khảo sát CLTT BCTC cho thấy 18 DN đạt mức khá, 19 DN đạt mức trung

bình, còn lại 158 DN đạt mức yếu, kém.

1.1.4. NHẬN XÉT XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ

CLTT BCTC

Tác giả tổng hợp các thuộc tính đánh giá CLTT BCTC từ phía quy định của tổ chức

nghề nghiệp (AAA, FASB, IASB); cơ quan Nhà Nước và nghiên cứu độc lập (trong khoản

thời gian từ năm 1980 đến 2016) (Bảng 1.01). Kết quả tổng hợp được trình bày tại PL 1.01.

Bảng 1.01: Căn cứ tổng hợp các thuộc tính đo lường CLTT BCTC cho nghiên cứu

14

Kết quả tổng hợp theo PL 1.01 giúp tác giả đưa ra những kết luận sau về xu hướng phát

triển của nghiên cứu về đánh giá CLTT BCTC:

Các thuộc tính đánh giá CLTT BCTC khá đa dạng, tổng cộng đã có đến 15 thuộc tính

đánh giá CLTT BCTC được xác định.

Ở giai đoạn trước khi thỏa thuận Norwalk được ký kết giữa FASB & IASB vào năm

2002, quan điểm của các nhà nghiên cứu về các thuộc tính CLTT BCTC khá khác biệt,

cả về số lượng các thuộc tính lẫn tên gọi của nó. Kể từ khi FASB & IASB cùng ban

hành chung khuôn mẫu các khái niệm làm nền tảng cho việc lập và trình bày BCTC (lần

đầu vào năm 2006), quan điểm của các nhà nghiên cứu đã đi dần đến điểm hội tụ và

thống nhất. Các nghiên cứu trong giai đoạn này đã chú ý đến việc tham chiếu các thuộc

tính đo lường CLTT công bố bởi FASB & IASB (Ferdy van Beest & ctg, 2009; Geert

Braam & Ferdy van Beest, 2013; Masood Pour Kiani & ctg, 2014),…

Các nghiên cứu trong mọi giai đoạn phát triển đều xem các thuộc tính đánh giá CLTT

BCTC được công bố bởi các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp như AAA, IASB, FASB,…là

nền tảng chính yếu cho nghiên cứu. Trong đó, các thuộc tính đánh giá CLTT BCTC

được công bố bởi FASB & IASB (2010) là mang tính hội tụ cao nhất.

1.2. NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CLTT BCTC

1.2.1. CÁC BƢỚC CÔNG VIỆC

Trong mục này, tác giả sẽ trình bày tổng quan nghiên cứu liên quan đến các nhân tố

tác động đến CLTT BCTC. Kế tiếp, tác giả sẽ trình bày các mô hình nhân tố tiêu biểu đã

được các nhà nghiên cứu khám phá. Phần tiếp theo, tác giả rút ra những đặc điểm và hạn chế

15

của các nghiên cứu trước nhằm tạo nền tảng cho việc đề xuất phương pháp nghiên cứu thích

hợp giúp xác định các nhân tố cho nghiên cứu của mình ở chương 3. Trình tự các bước công

việc được trình bày theo SĐ 1.08.

SĐ 1.08: các bước công việc tìm hiểu các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLTT

BCTC

1.2.2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC

Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLTT đã được tiến hành từ những năm 70

và đa phần có nguồn gốc từ lĩnh vực thông tin quản lý (Hongjiang Xu & ctg 2003).

Trong lĩnh vực thông tin quản lý, nghiên cứu được cho là tiên phong được tiến hành

bởi Crosby (1979), ông đã nghiên cứu tác động của Hành vi và văn hóa đến CLTT. Juran

(1979) đã nêu lên các vấn đề có liên quan đến kiểm soát CL bao gồm: Thiết kế CL, Phù hợp,

Khả năng và Lĩnh vực dịch vụ. Deming (1982) đã tổng hợp những nghiên cứu của mình

thành “Hệ thống các kiến thức sâu sắc” và đưa ra 14 nguyên tắc để quản trị CL. Các lý

thuyết trên được đánh giá đã tạo ra một nền tảng quan trọng cho nghiên cứu về CL tổng thể

và Quản trị CL (Hongjiang Xu & ctg, 2003). Dựa trên nền tảng các lý thuyết đó, các nghiên

cứu trong lĩnh vực này tiếp tục hoàn thiện lý thuyết bằng việc khám phá thêm các nhân tố

như: Đào tạo (Snell & Dean 1992); Vai trò, kiến thức của nhân viên (Oliver Vidal 1988),…

Nghiên cứu tìm hiểu các nhân tố tác động đến CLTT trong lĩnh vực KT là một đề tài

thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và đang tiếp tục phát triển và hoàn thiện

(Hongjiang Xu & ctg, 2003). Thông thường, khi xác định các nhân tố tác động đến CLTT

BCTC, các nhà nghiên cứu tiếp cận theo các phương pháp:

16

Kế thừa các thành quả nghiên cứu trong lĩnh vực thông tin quản lý: các nhà nghiên

cứu tiến hành liệt kê các nhân tố tác động đến CLTT từ các nghiên cứu thuộc lĩnh vực

thông tin quản lý kết hợp với nghiên cứu định tính để xác định các nhân tố phù hợp

với đặc điểm và phạm vi nghiên cứu. Các nghiên cứu tiêu biểu bao gồm: Hongjiang

Xu & ctg (2003); Hongjiang Xu (2003b); Hongjiang Xu (2009); Nader Rezaei

(2013); Masood Pour Kiani & ctg (2014),...Theo cách thức này, các nhân tố trong mô

hình nghiên cứu có một sự trùng lắp rất rõ so với các nghiên cứu thuộc lĩnh vực thông

tin quản lý.

Nghiên cứu độc lập của riêng lĩnh vực CLTT BCTC: theo hướng tiếp cận này, các

nhà nghiên cứu tham khảo các cơ sở lý thuyết như lý thuyết Đại diện (Agency

theory), lý thuyết Xử lý thông tin (IP theory); lý thuyết Sự khuyếch tán kỹ thuật

(Technology Diffusion theory) kết hợp với nghiên cứu định tính đưa ra các nhân tố

tác động đến CLTT BCTC. Mô hình này sau đó sẽ được kiểm định bằng nghiên cứu

định lượng. Tiêu biểu bao gồm: Noor Azizi Ismail (2009); Céline Michailesco

(2010), Nunuy Nur Afiah & Dien Noviany Rahmatika (2014),…Môt số nhân tố trong

mô hình được xem là những khám phá riêng biệt của nghiên cứu thuộc lĩnh vực

CLTT BCTC.

Kế thừa các mô hình của các nghiên cứu trước đó về CLTT quản lý lẫn CLTT BCTC:

các nhà nghiên cứu tham khảo các mô hình nghiên cứu về CLTT trong lĩnh vực KT

lẫn thông tin quản lý, sau đó tiến hành lựa chọn các nhân tố được xem là phù hợp với

phạm vi và đặc điểm nghiên cứu của mình thông qua nghiên cứu định tính. Tiêu biểu

có các nghiên cứu của Ahmad Al-Hiyari & ctg (2013); Rapina (2014),…

Ở phần nội dung tiếp theo, tác giả trình bày các mô hình nghiên cứu, tổng hợp các nhân

tố đã khám phá từ các nghiên cứu trước nhằm tạo nền tảng giúp xác định phương pháp

nghiên cứu thích hợp nhằm xác định các nhân tố tác động đến CLTT BCTC.

17

1.2.3. NGHIÊN CỨU CỦA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU ĐỘC LẬP

1.2.3.1. Nghiên cứu từ các tác giả nƣớc ngoài.

Nghiên cứu của Hongjiang Xu & ctg (2003)

Nghiên cứu hướng đến mục tiêu tìm hiểu các nhân tố tác động đến CLTT KT công bố

trên BCTC trong các DN tại Australia. CLTT KT của nghiên cứu được xác định dựa trên các

thuộc tính CLTT của BCTC: Chính xác, Kịp thời, Đầy đủ và Nhất quán. Nghiên cứu này

được tiến hành thông qua nhiều bước. Cụ thể:

Dựa trên quá trình tổng hợp, tham chiếu cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đó

của các tác giả thuộc lĩnh vực thông tin quản lý, nhóm nghiên cứu đã tiến hành xác

định các nhân tố tác động đến CLTT trong lĩnh vực thông tin quản lý (PL 1.02) và rút

ra bốn nhóm nhân tố chính tác động đến CLTT đưa vào mô hình nghiên cứu: Con

người, Hệ thống, Tổ chức và nhân tố Bên ngoài.

Tiếp theo, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu định tính bằng phương pháp nghiên

cứu tình huống thông qua thảo luận tay đôi với các nhóm đối tượng bao gồm: đối

tượng sản xuất thông tin KT; đối tượng quản lý hệ thống; đối tượng sử dụng thông

tin; quản lý cấp cao cơ sở dữ liệu về vai trò của các nhóm nhân tố trên đối với CLTT.

Số lượng mẫu được lựa chọn cho nghiên cứu tình huống là 4 DN tại Australia. Sau

đó, bằng phương pháp thống kê và miêu tả tác giả tiến hành so sánh dữ liệu của các

tình huống với nhau để phân tích những điểm tương đồng và khác biệt từ các dữ liệu

được thu thập từ các tình huống.

Mô hình nghiên cứu của Hongjiang Xu & ctg (2003) gồm 4 biến độc lập và 1 biến

phụ thuộc (SĐ 1.09). Kết quả phân tích từ nghiên cứu tình huống cho thấy các nhóm nhân tố

về Con người, Hệ thống và Tổ chức được xem là tác động đến CLTT BCTC.

18

SĐ 1.09: Các nhân tố tác động đến CLTT KT trên BCTC của Hongjiong Xu & ctg (2003)

Nghiên cứu của Hongjiang Xu & ctg chỉ thực hiện phần nghiên cứu định tính với mục

tiêu khám phá các nhân tố tác động đến CLTT BCTC. Các tác giả chưa thiết kế thang đo cho

các nhân tố trong mô hình và chưa thực hiện kiểm định kết quả khám phá bằng phương pháp

định lượng. Mô hình của nghiên cứu này được nhiều nghiên cứu sau đó trong lĩnh vực CLTT

BCTC kế thừa (Ahmad Al-Hiyari & ctg, 2013; Rapina, 2014,…)

Nghiên cứu của Céline Michailesco (2010)

Nghiên cứu này hướng đến mục tiêu tìm hiểu các nhân tố tác động đến CLTT BCTC

của các DN Pháp trong khoản thời gian từ 1991- 1995. CLTT BCTC được xác định dựa trên

quy định của KT Pháp bao gồm: Giá trị của thông tin (la Valeur); Trung thực (la Sincérité)

và Có thể hiểu được (L’intelligibilité). Trên cơ sở tham khảo lý thuyết Đại diện, tác giả đưa

ra giả thuyết về mối quan hệ của các nhân tố sau đến CLTT: Sự phân bố quyền sở hữu vốn;

Mức độ nợ; Niêm yết trên TTCK trong nước; Niêm yết trên nhiều TTCK; Những thành quả

của DN.

Tác giả đã tiến hành nghiên cứu định lượng bằng phương pháp thực nghiệm trên 100

DN tại Pháp liên tục trong 5 năm. Dữ liệu được phân tích qua hai giai đoạn: phân tích kiểm

định và phân tích hồi quy.

Mô hình nghiên cứu của Céline Michailesco (2010) gồm 5 biến độc lập và 1 biến phụ

thuộc (SĐ 1.10). Kết quả phân tích hồi quy cho thấy mô hình có R2 giao động từ 10,82% đến

22,13% tùy theo các năm. Xét trên tổng thể thời gian nghiên cứu (1991-1995) chỉ có hai yếu

tố tác động đến CLTT BCTC là Niêm yết trên TTCK trong nước và Niêm yết trên nhiều

19

TTCK. Sự phân bố quyền sở hữu vốn tác động đến CLTT vào các năm 1993-1995.

SĐ 1.10: Mô hình các nhân tố tác động đến CLTT kế toán của Céline Michailesco (2010)

Nghiên cứu của Ahmad Al-Hiyari & ctg (2013)

Ahmad Al-Hiyari & ctg (2013) trong nghiên cứu hướng đến mục tiêu tìm hiểu các

nhân tố tác động đến CLTT KT tại Malaysia đã dựa vào mô hình nghiên cứu trước đó của

các tác giả nghiên cứu về CLTT trong lĩnh vực KT lẫn Thông tin quản lý như Hongjiang Xu

& ctg (2003); Zhou (2010),… để xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến CLTT KT bao

gồm: Nguồn lực con người, Sự cam kết từ phía các nhà quản lý, Vận hành HTTT KT và CL

dữ liệu. CLTT KT được xác định dựa trên các thuộc tính về CLTT BCTC, cụ thể: Chính

xác, Kịp thời, Đầy đủ và Nhất quán. Nghiên cứu định lượng bằng phương pháp khảo sát

được sử dụng, đối tượng thu thập dữ liệu là các học viên của trường Đại học Utara Malaysia,

đang công tác tại các DN và có kinh nghiệm nghề nghiệp: từ 1 đến 5 năm (72,2%); từ 5 đến

10 năm (17,4%) và trên 10 năm (10,4%). Số lượng mẫu thu thập là 119.

Mô hình nghiên cứu của Ahmad Al-Hiyari & ctg (2013) gồm 3 biến độc lập, 1 biến

trung gian và 1 biến phụ thuộc (SĐ 1.11). Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có mối quan

20

hệ có ý nghĩa giữa nhân tố Nguồn lực con người, CL HTTT KT với CLTT KT.

SĐ 1.11: Mô hình các nhân tố tác động đến CLTT kế toán Ahmad Al-Hiyari & ctg (2013)

Nghiên cứu của Nunuy Nur Afiah & Dien Noviany Rahmatika (2014)

Nghiên cứu hướng đến mục tiêu là tìm hiểu tác động của Năng lực của tổ chức

(Apparatus Competence) và HT KSNB đến CLTT BCTC và tác động của CLTT BCTC đến

hiệu quả quản lý tại các DN ở Indonesia. Nghiên cứu định lượng bằng phương pháp khảo sát

được sử dụng, phần tử mẫu được nghiên cứu lựa chọn là các Ban quản lý vùng (Regional

working Units) tại một số tỉnh thuộc Indonesia, số lượng mẫu khảo sát là 70.

Năng lực tổ chức: được khái niệm như là kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, CL của bộ

phận quản lý trong một tổ chức.

HTKSNB: được khái niệm là một quá trình bao gồm toàn bộ các hoạt động được thực

hiện một cách liên tục bởi ban quản lý và toàn thể nhân viên nhằm đảm bảo khả năng đạt

đến mục tiêu của tổ chức bao gồm hiệu quả, sự tin cậy của BCTC, bảo vệ tài sản và tuân thủ

pháp luật Nhà nước.

CLTT BCTC: được khái niệm theo khuôn mẫu các thuộc tính CLTT BCTC của

FASB 1980, bao gồm: Chính xác, Kịp thời, Thích hợp và đầy đủ.

Mô hình nghiên cứu của Nunuy & Dien (2014) gồm 2 biến độc lập, 1 biến trung gian

và 1 biến phụ thuộc (SĐ 1.12). Kết quả phân tích hồi quy cho thấy Năng lực tổ chức và

21

HTKSNB có tác động ở mức có ý nghĩa thống kê đến CLTT BCTC, mô hình hồi qui có hệ

số Hệ số xác định R2= 50,4%.

SĐ 1.12: Mô hình các nhân tố tác động đến CLTT BCTC (Nunuy Nur Afiah & Dien Noviany

Rahmatika, 2014)

1.2.3.2. Nghiên cứu từ các tác giả trong nƣớc.

Nghiên cứu của Trần Phƣớc (2007)

Nghiên cứu đã tìm hiểu thực trạng của việc ứng dụng PMKT trong các DN tại Việt

Nam và vai trò của nó trong việc nâng cao CL tổ chức trong các DN sử dụng PMKT.

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là thống kê, so sánh và tổng hợp. Trên cơ sở khảo sát

các nhân viên và các nhà quản lý của 250 DN tại Việt Nam, nghiên cứu đã chỉ ra rằng mặc

dù đa phần các DN được khảo sát đều nhận thức được tầm quan trọng của PMKT và đã thực

hiện công việc cơ giới hóa công tác KT, tuy nhiên việc triển khai ứng dụng PMKT chưa tuân

thủ đúng như các bước của quy trình. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy mức độ thỏa

mãn việc sử dụng PMKT đựa trên tiêu chí cung cấp thông tin hữu ích (chính xác, kịp thời,...)

được đánh giá ở mức độ rất tốt (9%); tốt (36%); trung bình (24%); không tốt (11%) và kém

(19%). Nghiên cứu này được thực hiện theo hướng ứng dụng. Những lý luận và kết quả

nghiên cứu là một căn cứ vững chắc để biện luận vai trò của CL PMKT đối với CL của tổ

chức, trong đó có CLTT KT.

Nghiên cứu của Nguyễn Bích Liên (2012)

Mục tiêu của đề tài là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT KT trong môi

trường ERP. Nghiên cứu đã sử dụng Bảng câu hỏi khảo sát gửi đến các đối tượng là các nhà

tư vấn triển khai ERP; các đối tượng nhà quản lý, nhân viên IT, KT, kiểm toán DN sử dụng

ERP, các nhà nghiên cứu hoặc giảng dạy ERP trên số lượng mẫu thu thập là 143. Với

22

phương pháp nghiên cứu được sử dụng là thống kê, so sánh và tổng hợp, nghiên cứu đã xác

định được 6 nhân tố tác động đến chất lượng thông tin KT trong môi trường ERP tại các DN

Việt Nam bao gồm: Chính sách nhân sự và quản lý thông tin cá nhân; Kinh nghiệm, phương

pháp tư vấn triển khai và chất lượng dữ liệu; Thử nghiệm hệ thống ERP và huấn luyện nhân

viên; Năng lực, cam kết của Ban quản lý và kiến thức của nhà tư vấn triển khai; Kiểm soát

đảm bảo hệ thống ERP tin cậy; Chất lượng phần mềm ERP.

Tuy chưa tiến hành đo lường CLTT KT cũng như chưa kiểm định mức độ tác động

của của các nhân tố này đến CLTT KT nhưng nghiên cứu đã tạo ra một nền tảng lý luận chặt

chẽ về tác động của một số nhân tố đến CLTT KT trong môi trường ERP.

Nghiên cứu của Ngô Thu Giang (2014)

Nghiên cứu hướng đến mục tiêu nêu ra các quy luật tác động giữa đặc điểm kinh

doanh của DN với hoạt động công bố thông tin và giữa hoạt động công bố thông tin tới biến

động của thị trường và ảnh hưởng ngược lại tới công ty niêm yết. Nghiên cứu định lượng

bằng phương pháp thực nghiệm được sử dụng với số lượng mẫu thu thập là 30 DN niêm yết

tại TPHCM lẫn Hà Nội.

Mô hình nghiên cứu bao gồm 5 biến độc lập (Ngành nghề; Vốn chủ sở hữu; Kết quả

kinh doanh; Quản trị công ty; đặc điểm niêm yết) và 1 biến phụ thuộc (Công bố thông tin).

Kết quả kiểm định cho thấy Đặc điểm nguồn vốn chủ sở hữu; Đặc điểm về quản trị công ty;

Đặc điểm niêm yết có tác động đến Mức độ công bố thông tin của các công ty niêm yết.

Mặc dù Công bố thông tin và CLTT BCTC là hai khái niệm khác biệt, nghiên cứu

này là một kênh tham khảo có giá trị về phương pháp nghiên cứu cũng như cơ sở lý luận

trong lĩnh vực có liên quan đến thông tin trên BCTC.

Nghiên cứu của Lê Thị Mỹ Hạnh (2015)

Nghiên cứu thực hiện việc đánh giá mức độ minh bạch thông tin tài chính để thông

qua đó xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của chúng đến sự minh bạch thông tin tài

chính của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Nghiên cứu định lượng bằng phương

23

pháp thực nghiệm được sử dụng trên số lượng mẫu thu thập là 178 công ty niêm yết trên sàn

giao dịch chứng khoán TP HCM. Kết quả phân tích hồi qui cho thấy các nhân tố Đòn bẩy tài

chính; Lợi nhuận; Kiểm toán; Sự kiêm nhiệm giữa Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc được

xem là tác động ở mức có ý nghĩa thống kê đến sự minh bạch của thông tin tài chính trong

các công ty Niêm yết.

Mặc dù Minh bạch thông tin tài chính và CLTT BCTC là hai khái niệm khác biệt,

nghiên cứu này là một kênh tham khảo có giá trị về phương phương cũng như cách thức

thực hiện kiểm định và đo lường mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình hồi qui.

Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nguyên (2016)

Nghiên cứu này tập trung vào tìm hiểu sự tác động của các đặc tính Quản trị công ty

với CLTT BCTC của công ty niêm yết tại Việt Nam. Bằng nghiên cứu định lượng, tác giả đã

khảo sát các tài liệu liên quan như Báo cáo thường niên và BCTC quý 4 của 195 công ty

niêm yết trên TTCK Việt Nam để đo lường CLTT BCTC và các nhân tố tác động đến nó.

Mô hình nghiên cứu bao gồm biến độc lập là Quản trị công ty với 7 yếu tố (Thành

viên độc lập Hội đồng quản trị; Thành viên độc lập Hội đồng quản trị có chuyên môn

KTTC; Kiêm nhiệm hai chức danh; Tần suất cuộc họp; Thành viên độc lập ban kiểm soát;

Thành viên ban kiểm soát có chuyên môn KTTC; Sự hiện diện KTNB) và 1 biến phụ thuộc

là CLTT BCTC. Kết quả phân tích hình hồi qui cho thấy cả 7 yếu tố thuộc Quản trị công ty

có tác động đến CLTT BCTC của các DN Niêm yết.

1.2.4. NHẬN XÉT XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN

TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CLTT BCTC

Dựa trên việc tham khảo các nghiên cứu về chủ đề này tại Việt Nam và trên thế giới

trong khoản thời gian 1995-2016, tác giả lập bảng tổng hợp các nhân tố tác động đến CLTT

BCTC trong khoản thời gian từ năm 1995 đến 2016 và rút ra một số nhận xét:

24

- Các nhân tố tác động đến CLTT BCTC khá đa dạng, thay đổi tùy theo đặc điểm dữ

liệu thu thập (sơ cấp hoặc thứ cấp); căn cứ đánh giá CLTT (từ IASB; FASB; hoặc đơn thuần

chỉ là một hay một vài thuộc tính CLTT BCTC); cách thức tiếp cận nghiên cứu.

- Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLTT BCTC trên thế giới đã có những bước

phát triển khá dài, các nhà nghiên cứu đã xác định được 14 nhân tố tác động đến CLTT

BCTC. Các nhân tố khám phá khá đang dạng, cụ thể:

Các nhân tố bên trong DN: Quản trị công ty; Hành vi quản trị lợi nhuận; Công nghệ

thông tin; Kiểm soát- Kiểm toán nội bộ; Đặc điểm Hệ thống thông tin KT; Đào tạo

nhân viên; Tin học hóa công tác KT; Vai trò, sự hỗ trợ của nhà quản lý; Văn hóa, cơ

cấu tổ chức; Năng lực nhân viên KT.

Các nhân tố bên ngoài DN: Kiểm toán độc lập, các thực thể trung gian (tư vấn kế

toán; đơn vị cung cấp PMKT).

Các nhân tố thuộc đặc tính của DN: Niêm yết; Quy mô; Phân bố quyền sở hữu.

- Nghiên cứu về CLTT BCTC mặc dù có sự kế thừa nhưng không đồng nhất với nghiên

cứu của Thông tin quản lý thể hiện ở kết quả có 8 nhân tố được xem là khám phá riêng thuộc

lĩnh vực CLTT BCTC (PL 1.03).

PL 1.02 trình bày kết quả tổng hợp các nhân tố tác động đến CLTT BCTC từ các

nghiên cứu trước và chiều hướng tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC.

1.3. KHE HỔNG NGHIÊN CỨU

1.3.1. ĐÓNG GÓP CỦA CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC

Trên thế giới, nghiên cứu về CLTT BCTC đã có một quá trình kế thừa và phát triển

khá dài, được sự quan tâm của các tổ chức nghề nghiệp có uy tín trên thế giới (FASB,

IASB,...); các cơ quan Nhà Nước (Luật Thương Mại Pháp) và của các nhà nghiên cứu cơ

bản. Trong đó, các thuộc tính đo lường CLTT được ban hành bởi FASB & IASB 2010 là

mang tính hội tụ cao nhất, được nhiều nghiên cứu trước đó lựa chọn làm căn cứ đo lường

CLTT BCTC.

25

Đối với các nhân tố tác động đến CLTT BCTC, các nghiên cứu trước đã khám phá ra

nhiều nhân tố tác động đến CLTT BCTC (14 nhân tố) bao gồm các nhân tố thuộc bên trong,

bên ngoài DN, và các nhân tố phản ánh đặc tính của DN.

Tại Việt Nam, một số nghiên cứu trước đó hướng đến các đối tượng như CL tổ chức

sử dụng PMKT (Trần, 2007); CLTT KT trong môi trường ERP (Nguyễn 2012); Minh bạch

thông tin tài chính (Lê, 2015); Mức độ công bố thông tin (Ngô, 2014) ,... mặc dù tiếp cận ở

hướng nghiên cứu ứng dụng hoặc không liên quan trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu của

Luận án này là CLTT BCTC nhưng cũng là một kênh tham khảo có giá trị và là nền tảng

vững chắc về mặt cơ sở lý luận cũng như thực tiễn cho nghiên cứu về thông tin trên BCTC.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu về CLTT BCTC như (Nguyễn 2014; Nguyễn 2016,...) đã

tiếp cận, xây dựng thang đo và đo lường CLTT BCTC theo quan điểm của IASB & FASB

2010. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng đã tìm hiểu và phân tích tác động của nhóm nhân tố

Quản trị công ty đến CLTT BCTC (Nguyễn, 2016).

1.3.2. HẠN CHẾ CỦA CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC

Các nghiên cứu trước chủ yếu tập trung nghiên cứu CLTT BCTC của các công ty

niêm yết, vì vậy chưa có căn cứ so sánh CLTT BCTC giữa các DN đã và chưa niêm yết tạo

tiền đề cho việc đánh giá vai trò của UBCK Nhà Nước đối với việc kiểm tra và giám sát

CLTT BCTC trong các DN niêm yết.

Trên thế giới, các nghiên cứu thường hướng đến việc việc đo lường CLTT BCTC

bằng phương pháp thực nghiệm với dữ liệu thứ cấp, thông qua một hoặc một số chỉ tiêu như

CL lợi nhuận của DN- Earnings quality (Jones & CTG 1999; Healy &Wahlen 1999;

Dechow & ctg 1995, theo Ferdy van Beest & ctg 2009); Giá trị Thích hợp và Độ tin cậy

(Barth & ctg 2001; Choi & ctg 1997; Nichols & Wahlen 2004; Nelson 1996, theo Ferdy van

Beest & ctg 2009),… Còn rất ít nghiên cứu hướng đến việc khảo sát, đo lường CLTT BCTC

theo đầy đủ các thuộc tính đánh giá CLTT được công bố bởi FASB & IASB 2010.

26

Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào hướng đến đánh giá, đo lường CLTT BCTC

bằng phương pháp khảo sát với đầy đủ các thành phần, cấp bậc của CLTT BCTC theo quy

định của FASB & IASB 2010. Bên cạnh đó, thang đo CLTT BCTC của các nghiên cứu

trước được xây dựng trên cơ sở kế thừa các thang đo từ các nghiên cứu ở nước ngoài, chưa

thực hiện phần nghiên cứu định tính để chỉnh sửa thang đo cho phù hợp với các DN tại Việt

Nam. Bên cạnh đó, cấp bậc thang đo chỉ dừng ở bậc 2 (Nguyễn 2014; Nguyễn 2016,...) và

chưa tiếp cận hoàn toàn quan điểm của FASB & IASB, theo đó, CLTT BCTC là khái niệm

bậc 3, bao gồm ba thành phần bậc 2 và chín thành phần bậc 1.

Liên quan đến các nhân tố tác động đến CLTT BCTC, tổng kết các nghiên cứu trước

(PL 1.02) cho thấy rất đa dạng, bao gồm: các nhân tố bên trong DN; các nhân tố bên ngoài

DN; các nhân tố thuộc đặc tính của DN. Tuy nhiên rất ít các công trình nghiên cứu trước đây

kết hợp đầy đủ tất cả 3 nhóm nhân tố này đưa vào mô hình nghiên cứu nhằm so sánh mức độ

tác động của từng nhân tố đến CLTT BCTC. Tại Việt Nam đa phần các nghiên cứu trước

đây tiếp cận theo hướng ứng dụng; đối với nghiên cứu theo hướng cơ bản thì chỉ mới xem

xét các nhân tố thuộc đặc điểm nguồn vốn chủ sở hữu, đặc điểm niêm yết (Ngô, 2014);

thuộc Quản trị công ty (Ngô, 2014; Nguyễn 2016).

1.3.3. ĐỊNH HƢỚNG CỦA NGHIÊN CỨU NÀY

Trên cơ sở những đánh giá trên, tác giả thấy rằng việc thực hiện các công việc nghiên

cứu sau là cần thiết, góp phần tìm hiểu thực trạng CLTT BCTC và các nhân tố tác động đến

CLTT BCTC, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao CLTT BCTC trong các DN tại Việt

Nam:

Xây dựng thang đo, đo lường CLTT BCTC phù hợp với đặc điểm của các DN tại Việt

Nam trên cơ sở tiếp cận một cách toàn diện khuôn mẫu đo lường CLTT BCTC được

công bố bởi FASB&IASB 2010.

Xác định các nhân tố tác động đến CLTT BCTC phù hợp với các DN tại Việt Nam, bao

gồm các nhân tố bên trong; bên ngoài và các nhân tố phản ánh đặc tính của DN.

27

Kiểm định, đo lường và so sánh mức độ tác động của các nhân tố này đến CLTT BCTC

trong các DN tại Việt Nam.

1.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Nghiên cứu về CLTT BCTC có quá trình hình thành và phát triển từ những năm 60

(Paul E. Fertig, 1967) và từ đó đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu từ phía các

nhà nghiên cứu cơ bản, các tổ chức nghề nghiệp KT (AAA, FASB, IASB,…), các quy định

Pháp lý (Luật KT, các quy định về KT của các cơ quan Nhà Nước,…) tiếp tục bổ sung và

hoàn thiện cho lý thuyết về các thành phần đo lường CLTT BCTC. Xu hướng phát triển của

nghiên cứu về CLTT BCTC được đúc kết từ kết quả nghiên cứu tổng quan cho thấy các

thuộc tính đánh giá CLTT BCTC được ban hành bởi FASB & IASB 2010 được nhiều công

trình nghiên cứu tham chiếu và mang tính hội tụ cao nhất. Nghiên cứu tổng quan cũng cho

thấy là tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào hướng đến đánh giá, đo lường CLTT BCTC

bằng phương pháp khảo sát với đầy đủ các thành phần, cấp bậc của CLTT BCTC theo quy

định của FASB & IASB 2010. Bên cạnh đó, thang đo CLTT BCTC của các nghiên cứu

trước được xây dựng trên cơ sở kế thừa các thang đo từ các nghiên cứu ở nước ngoài, chưa

thực hiện phần nghiên cứu định tính để chỉnh sửa cho phù hợp với các DN tại Việt Nam.

Đối với nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLTT BCTC, các nhà nghiên cứu

trước đó đã khám phá được 14 nhân tố, bao gồm các nhân tố bên trong DN; các nhân tố bên

ngoài DN; các nhân tố thuộc đặc tính của DN. Riêng tại Việt Nam đa phần các nghiên cứu

trước đây tiếp cận theo hướng ứng dụng; đối với nghiên cứu theo hướng cơ bản thì chỉ mới

xem xét nhân tố thuộc Đặc điểm nguồn vốn chủ sở hữu, Đặc điểm niêm yết (Ngô, 2014);

nhóm Quản trị công ty (Ngô, 2014; Nguyễn 2016). Thực trạng trên cho thấy, nghiên cứu

theo hướng cơ bản về các nhân tố tác động đến CLTT BCTC tại Việt Nam cho đến nay vẫn

đang trong giai đoạn hoàn thiện và cần phải được tiếp tục nghiên cứu bổ sung và phát triển.

28

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Mục tiêu của chương này là trình bày các khái niệm chính yếu có liên quan đến

CLTT BCTC và tổng quan các cơ sở lý thuyết được sử dụng để biện giải mối quan hệ của

các nhân tố đến CLTT BCTC. Việc trình bày các khái niệm giúp làm rõ quan điểm về CLTT

BCTC của nghiên cứu, từ đó tạo tiền đề cho việc thiết kế, xây dựng thang đo đo lường

CLTT BCTC. Bên cạnh đó, cơ sở lý thuyết còn hướng đến thể hiện luận điểm về mối quan

hệ bản chất, lặp lại giữa các nhân tố với CLTT BCTC, tạo tiền đề giúp tác giả nhận dạng các

nhân tố này và đưa ra ý tưởng cho các bước nghiên cứu ở các chương sau. Phác thảo nghiên

cứu chương 2 theo SĐ 2.01.

SĐ 2.01: Phác thảo nghiên cứu chương 2

2.1. CÁC KHÁI NIỆM

2.1.1. KHÁI NIỆM THÔNG TIN

Chaker Haouet (2008) cho rằng không tồn tại một khái niệm duy nhất về thông tin,

các khái niệm thay đổi theo lĩnh vực được tham chiếu.

29

Trong lĩnh vực thông tin quản lý, Zmud (1978) cho rằng thông tin được thể hiện ở

dạng các báo cáo được in ở các định dạng khác nhau; Sylvanus (1999) xem thông tin như là

một nguồn lực được tạo ra từ dữ liệu nhằm phục vụ cho việc quản lý và ra các quyết định

cần thiết cho quá trình kinh doanh.

Trong lĩnh vực KT, thông tin được xác định rõ trong các khái niệm về KT. Một cách

tổng quát, thông tin KT bao hàm những thông tin tài chính nhằm đảm bảo cung cấp một

cách thường xuyên và kịp thời tình hình tài chính của DN (Compta-facile.com); theo AICPA

(1970), thông tin KT là những thông tin định lượng, căn bản là những thông tin tài chính, có

liên quan đến các thực thể kinh tế hướng đến việc sử dụng cho việc ra các quyết định kinh tế

(Needles & ctg, 1993); Luật KT Việt Nam (2003; 2015) cho rằng thông tin KT bao hàm

những thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.

Trên góc độ KTTC, thông tin KT bao hàm những thông tin kinh tế, tài chính bằng

BCTC cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị KT (Luật KT Việt Nam, 2003;

2015); thông tin KTTC là những thông tin KT ngoài việc được sử dụng bởi các nhà quản lý,

còn được công bố cho những người sử dụng bên ngoài DN (Needles & ctg, 2003),…

Trên góc độ KTQT, thông tin KT bao hàm những thông tin kinh tế, tài chính theo yêu

cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị KT (Luật KT Việt Nam,

2003; 2015); thông tin KT là một thành phần không thể tách biệt của thông tin quản trị của

DN, cho phép phân tích chi phí, xác định chi phí theo từng lĩnh vực hoạt động, trung tâm

trách nhiệm, đánh giá kết quả hoạt động của DN (Gérard Melyon, 2004),…

Trong nghiên cứu này, khi khái niệm thông tin, tác giả đứng trên khía cạnh của

KTTC. Từ đó, tác giả sử dụng khái niệm thông tin trên góc độ KTTC của Luật KT Việt Nam

(2003, 2015).

2.1.2. KHÁI NIỆM CHẤT LƢỢNG

Khái niệm CL thay đổi tùy thuộc lĩnh vực và đối tượng nghiên cứu (Sower & Fair,

2005; Crosby 2006; Mouzhi Ge, 2009).

30

Theo Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (International Organization for

Standardization) CL được khái niệm là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp các đặc

tính vốn có (ISO 9000:2005), đây cũng là quan điểm được thừa nhận ở phạm vi quốc tế

(Martin Burgi & Benedikt Brandmeier, 2014).

Dựa trên đối tượng nghiên cứu là sản phẩm, Garvin (1988) cho rằng CL được xác

định bằng số lượng hoặc mức độ của một hoặc nhiều thuộc tính sở hữu bởi sản phẩm đó.

Dựa trên đối tượng nghiên cứu là người sử dụng, Deming (1986) cho rằng CL nên

được nhằm vào nhu cầu của người tiêu dùng hiện tại và trong tương lai. Sahney & ctg

(2004) cho rằng CL là sự đáp ứng sự mong đợi của khách hàng và sự cần thiết để tạo ra sự

hài lòng về hàng hóa và dịch vụ sản xuất.

Trong lĩnh vực KT, đối với KTQT, CLTT được xem là khả năng đáp ứng các yêu cầu

của nhà quản lý nhằm đạt được sự hiểu biết sâu sắc về tình hình hoạt động của tổ chức giúp

họ đưa ra quyết định, giám sát, thưc hiện các mục tiêu chiến lược (Noor & Ibrahim, 2013);

đối với CLTT BCTC, FASB cho rằng người sử dụng thông tin được coi là người đưa ra

quyết định tổng thể về lợi ích của bất kỳ thông tin mà họ nhận được (FASB, 1993). Theo

quan điểm hòa hợp giữa IASB & FASB thì mục tiêu chung của việc lập BCTC là nhằm cung

cấp thông tin tài chính hữu ích cho những nhà đầu tư, người cho vay, các chủ nợ khác hiện

hữu và tiềm năng trong việc ra quyết định về việc cung cấp nguồn lực cho một thực thể

(IASB, 2010)

Trong nghiên cứu của mình, tác giả khái niệm CL dựa trên quan điểm của IASB &

FASB (2010).

2.1.3. KHÁI NIỆM CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN

Mouzhi Ge (2009) cho rằng CLTT được khái niệm dựa trên hai khía cạnh chủ yếu:

đặc điểm thông tin và người sử dụng thông tin.

Về khía cạnh đặc điểm thông tin, CLTT được định nghĩa như là sự đáp ứng những

đặc điểm kỹ thuật hay yêu cầu (Kahn & Strong, 1988); theo CobiT, CLTT được đánh giá

31

qua bảy tiêu chuẩn: hữu hiệu, hiệu quả, bảo mật, toàn vẹn, sẵn sàng, tuân thủ, đáng tin cậy

(IT Governance Institute, 2007; theo Eppler 2006)

Đối với người sử dụng, CLTT được định nghĩa là sự phù hợp để sử dụng đối với

người sử dụng (Wang & Strong, 1996). Theo Baltzan (2012), thông tin có CL tốt nếu nó

được xem là phù hợp với các yêu cầu của người sử dụng thông tin bao gồm: Chính xác

(Accuracy), Đầy đủ, Phù hợp, Kịp thời và Nhất quán. Gelinas & ctg (2012) cho rằng CLTT

đạt được khi mang lại lợi ích cho người ra quyết định. Người sử dụng phải có tiêu chí cụ thể

cho CL của thông tin thông thường bao gồm: Thích hợp, Kịp thời, Chính xác và Đầy đủ,…

Trong nghiên cứu của mình, tác giả kết hợp cả hai quan điểm: đặc điểm thông tin lẫn

người sử dụng thông tin để khái niệm CLTT, theo đó, CLTT được khái niệm bao gồm một

tập hợp các tiêu chuẩn theo quy định nhằm thỏa mãn yêu cầu của người sử dụng.

2.1.4. KHÁI NIỆM CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN BCTC

Trong lĩnh vực KT, CLTT được đề cập cụ thể trong các báo cáo của các tổ chức nghề

nghiệp KT quốc tế như AAA, FASB, IASB; các quy định của Nhà Nước (Luật KT Việt

Nam; Luật Thương mại Pháp,...); và trong nghiên cứu cơ bản về CLTT KT.

Về phía các tổ chức nghề nghiệp, theo FASB (1993), CLTT được xác định bao gồm

các thuộc tính Thích hợp, Đáng tin cậy và Có thể hiểu được cho người dùng; IASB cho rằng

CL được hiểu như là những thuộc tính làm cho những thông tin trình bày trên các BCTC trở

nên hữu ích đối với những người sử dụng thông tin, bao gồm: Có thể hiểu được; Thích hợp;

Đáng tin cậy; Có khả năng so sánh (IASB, 2001).

Về phía quy định Nhà Nước, Luật Thương mại Pháp yêu cầu BCTC phải mang tính

Hợp thức (Régularité), Trung thực (Sincérité) và Cung cấp một hình ảnh đúng sự thật

(Image fidèle) về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của DN (Odile Barbe & ctg,

2008); Luật KT Việt Nam quy định các thuộc tính như: Trung thực, Khách quan, Đầy đủ,

Kịp thời, Có thể hiểu được, Có khả năng so sánh (Luật KT, 2003; 2015).

32

Dựa trên khuôn mẫu khái niệm về các thuộc tính CLTT BCTC được ban hành bởi

IASB và FASB, các nhà nghiên cứu theo hướng cơ bản đã đưa ra những khái niệm đa dạng

về CLTT BCTC. Jonas và Blanchet (2000), cho rằng CL thể hiện ở việc BCTC cung cấp đầy

đủ và rõ ràng các thông tin tài chính, và mục đích cung cấp thông tin không hướng đến việc

gây nhầm lẫn hoặc thay đổi quyết định của người sử dụng. Tang & ctg (2008) cho rằng

CLTT BCTC được hiểu như là khả năng mà BCTC cung cấp một cách trung thực và thực tế

những thông tin liên quan đến hiệu quả hoạt động và tình hình tài chính của một thực thể.

Trong nghiên cứu này, tác giả khái niệm CLTT BCTC là khả năng mà BCTC cung cấp

thông tin tài chính hữu ích của một thực thể cho nhà đầu tư, người cho vay, các chủ nợ khác

hiện hữu và tiềm năng trong việc ra quyết định.

Tại nhóm tiểu mục 1.1.4 của luận án, tác giả đã xác định các thuộc tính CLTT BCTC

được ban hành bởi FASB & IASB 2010 là mang tính hội tụ cao, được nhiều nghiên cứu

trước đó tham chiếu. Vì vậy, nghiên cứu trình bày các khái niệm có liên quan đến các thuộc

tính CLTT BCTC được trích dẫn từ “Khuôn mẫu các khái niệm cho BCTC 2010” được

FASB & IASB ban hành vào năm 2010 (Proquest central, 2011).

Các thuộc tính về CLTT BCTC của FASB & IASB 2010: mục tiêu chung của việc lập

BCTC là nhằm cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho những nhà đầu tư, người cho vay,

các chủ nợ khác hiện hữu và tiềm năng trong việc ra quyết định về việc cung cấp nguồn lực

cho một thực thể (IASB, 2010). Khuôn mẫu nêu rõ Thích hợp và Trình bày trung thực là đặc

tính CL nền tảng. Bên cạnh đó, các thuộc tính làm gia tăng CLTT bao gồm: Có khả năng so

sánh, Có thể kiểm chứng, Kịp thời và Có thể hiểu được.

Thích hợp: khả năng tác động của thông tin đến việc ra quyết định của người sử dụng.

Thông tin có thể có khả năng ảnh hưởng đến việc ra quyết định khi nó mang Giá trị dự đoán,

Giá trị xác nhận hay cả hai (IASB, 2010).

Giá trị dự đoán: thông tin được sử dụng như là một thông tin đầu vào bởi người sử

dụng khi dự đoán các kết quả tương lai (IASB, 2010).

33

Giá trị xác nhận: thông tin cung cấp những phản hồi về việc thừa nhận hoặc những

sự thay đổi của các đánh giá trước đó (IASB, 2010).

Trình bày trung thực: bao gồm Toàn vẹn, Trung lập, Không sai sót của thông tin.

Toàn vẹn : bao hàm toàn bộ các thông tin cần thiết để người sử dụng hiểu được các hiện

tượng bao hàm mọi miêu tả và giải thích cần thiết. Đối với một số khoản mục, Toàn vẹn

còn bao hàm việc giải thích các mức ý nghĩa về bản chất của các khoản mục, các nhân tố

và các hoàn cảnh có thể tác động đến CL và bản chất đó cũng như quy trình được sử

dụng để xác định các giá trị đó (IASB, 2010).

Trung lập (Neutral): được xem như là không chứa đựng những định kiến, điều chỉnh,

nhấn mạnh, làm nhẹ hoặc là tìm mọi cách để chế biến thông tin làm gia tăng khả năng

người sử dụng đón nhận thông tin với một cái nhìn tốt đẹp hoặc ngược lại. Tuy nhiên

Trung lập không có nghĩa là việc trình bày thông tin không có mục tiêu hoặc là không

ảnh hướng đến hành vi. Bởi lẽ, đặc tính Thích hợp có nói rằng thông tin phải có ảnh

hưởng đến quyết định của người sử dụng (IASB, 2010).

Không sai sót (Free from error): không sai sót có nghĩa là không có lỗi hoặc là bỏ sót

trong việc miêu tả sự kiện và qui trình được sử dụng để sản xuất thông tin. Thí dụ như

việc ước lượng về mặt giá trị không thể được xác định là chính xác hay không chính xác.

Tuy nhiên, việc trình bày của ước lượng này cần phải đúng sự thật nếu giá trị được xác

định rõ ràng, việc ước lượng được xem là xác đáng, bản chất và giới hạn của việc ước

lượng cần phải được giải thích và không có sai sót trong việc lựa chọn và áp dụng quy

trình phù hợp trong quá trình ước lượng (IASB, 2010).

Các thuộc tính làm gia tăng CL thông tin: bao gồm Có khả năng so sánh, Có thể kiểm

chứng, Kịp thời và Có thể hiểu được (IASB, 2010).

Có khả năng so sánh: thông tin có liên quan đến một thực thể sẽ trở nên hữu ích hơn

nếu nó có thể được so sánh với những thông tin tương tự của các thực thể khác hoặc là

giữa các kỳ khác nhau trong cùng một thực thể thông tin. Nhất quán, mặc dù có liên

34

quan đến khả năng so sánh, nhưng không phải là một. Nhất quán có liên quan đến việc

sử dụng cùng một phương pháp cho cùng một khoản mục giữa các kỳ KT trong phạm vi

của thực thể hoặc trong cùng một kỳ KT giữa các thực thể. Có khả năng so sánh là mục

tiêu và tính nhất quán giúp đạt được mục tiêu đó (IASB, 2010).

Có thể kiểm chứng: giúp đảm bảo người sử dụng rằng thông tin phản ánh các hiện

tượng kinh tế một cách đúng sự thật. Có thể kiểm chứng có nghĩa là những người quan

tâm độc lập và có kiến thức đến thông tin đều đạt được sự đồng thuận, mặc dù sự đồng

thuận đó không phải là toàn vẹn, đó là một sự mô tả đặc thù của thông tin được trình bày

trung thực. Thông tin cần phải được kiểm chứng cả về số lượng lẫn giá trị. Việc kiểm

chứng có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp (IASB, 2010).

Kịp thời: thông tin luôn sẵn sàng cho việc ra quyết định. Một cách chung nhất, thông tin

càng lỗi thời thì tính hữu ích càng thấp (IASB, 2010).

Có thể hiểu đƣợc: việc phân loại, mô tả và trình bày thông tin rõ ràng và súc tích làm

cho thông tin trở nên có thể hiểu được. Có một số hiện tượng vốn đã phức tạp và không

dễ dàng để hiểu được. Việc loại bỏ các thông tin này ra khỏi BCTC có thể làm cho thông

tin được trình bày có thể hiểu được hơn, tuy nhiên, các báo cáo này sẽ không toàn vẹn

và có thể dẫn đến sai lầm cho việc ra quyết định (IASB, 2010). Đôi khi, mặc dù thông

tin được trình bày có thể hiểu được và người sử dụng có thiện chí, vẫn phải cần sự giúp

đỡ của những nhà tư vấn để có thể hiểu được những hiện tượng kinh tế phức tạp.

2.2. CÁC LÝ THUYẾT NỀN VÀ VẬN DỤNG CHO NGHIÊN CỨU NÀY

2.2.1. LÝ THUYẾT ĐẠI DIỆN (Agency Theory).

2.2.1.1. Khái quát nội dung và vận dụng lý thuyết của các nghiên cứu trƣớc

Nguồn gốc hình thành của lý thuyết Đại diện vẫn chưa có sự thống nhất từ phía các

nhà nghiên cứu.

Susan P. Sapiro (2005), Nhâm & Nguyễn (2013) cho rằng lý thuyết này có nguồn gốc

từ lý thuyết kinh tế, được hình thành từ những năm 70, sau đó được phát triển bởi Alchian &

Demchetz năm 1972, Jensen & Meckling năm 1976.

35

Stanley Baiman (1990) cho rằng nghiên cứu về lý thuyết Đại diện được phân thành

nhiều nhánh lý thuyết: lý thuyết về Người ủy quyền- Người đại diện (the Principal- Agent

literature), được xem là nền tảng cho phần lớn các nghiên cứu về KT; lý thuyết về Chi phí

giao dịch kinh tế (Transaction Cost Economics literature) và lý thuyết Rochester dựa trên

nghiên cứu của Jensen & Meckling năm 1976. Lý thuyết Đại diện giả định rằng các cá nhân

luôn dựa trên lý trí và không có giới hạn cho những toan tính của mình. Hơn nữa, họ có khả

năng dự đoán và đánh giá những tình huống có thể xảy ra trong tương lai. Bất kỳ sự kiện có

thể xảy ra đều được các bên xem như là một luận cứ đáng giá và được đưa vào hợp đồng.

Các hợp đồng được cho là được đảm bảo thực thi bởi các cơ quan pháp luật. Điều này dẫn

đến kết quả là việc nghiên cứu hợp đồng được cho là toàn diện và đầy đủ theo hướng mà đối

với mỗi sự kiện có thể được xác định, hợp đồng chỉ định rõ các hành động cần phải thực

hiện cụ thể bởi các bên tham gia ký hợp đồng. Lý thuyết cũng cho rằng mọi hành động của

các cá nhân đều có nguồn gốc nội sinh, dựa trên sở thích, niềm tin và kỳ vọng của mình. Giả

thuyết tiếp theo của lý thuyết là giả định thông tin bất tương xứng. Người đại diện được xem

là nắm được những thông tin riêng mà người ủy quyền không thể tiếp cận được. Những

thông tin này là cơ sở cho việc lựa chọn những hành động của người đại diện. Một giả thuyết

nữa là người đại diện không thích những rủi ro. Theo lý thuyết Đại diện, chính thông tin bất

tương xứng và lợi ích cá nhân đã ngăn cản sự hợp tác giữa người ủy quyền và người đại

diện. Để giải quyết mâu thuẫn này, cần thực hiện cơ chế thích hợp để hạn chế sự phân hóa

lợi ích giữa người ủy quyền và người đại diện như: thiết lập những cơ chế đãi ngộ thích hợp

cho người đại diện, thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế những hành vi không bình

thường, tư lợi của người đại diện.

Bell & Carcello (2000); Céline Michailesco (2010) cho rằng, trong các tổ chức có sự

tách biệt giữa quyền sở hữu và quản lý, sẽ nảy sinh những hành vi tư lợi của những người

đại diện. Vì vậy, việc phổ biến thông tin KT cho phép giảm thiểu chi phí đại diện (Leftwich

& ctg 1981; Ray & Gupta 1988, theo Céline Michailesco 2010). Yêu cầu cung cấp thông tin

từ người ủy quyền, từ các cổ đông cũng như từ thị trường chứng khoán đã tạo ra một áp lực

36

trong việc cung cấp thông tin có CL. Dựa trên nền tảng lý luận này, các tác giả cho rằng sự

phân bố quyền sở hữu; việc niêm yết chứng khoán có tác động đến CLTT BCTC.

Constant Djama (2010); George Emmanuel Iatridis (2011),… cho rằng thông tin KT

được xem là một đòn bẩy quyền lực đối với các nhà quản lý và có thể gây thiệt hại cho các

đối tác trong khuôn khổ các mối quan hệ trong hợp đồng. Thông qua các chính sách KT, các

nhà quản lý có thể tác động quá trình xử lý thông tin KT nhằm cung cấp một hình ảnh không

đúng với thực tế của DN, vì vậy, các nhà quản lý có thể khai thác thông tin KT để đáp ứng

những ràng buộc trong hợp đồng với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc khai thác công cụ KT

cho những hành vi tư lợi về phía nhà lãnh đạo sẽ bị hạn chế bởi việc thực hiện một cơ chế

giám sát từ phía bên trong lẫn bên ngoài DN. Dựa vào lập luận trên, các tác giả trên cho rằng

vai trò của HTKSNB có mối quan hệ với CLTT BCTC.

Những thỏa thuận hợp đồng ký kết với các DN như là tiền bồi thường của nhà quản

lý, các thỏa ước về nghĩa vụ, danh tiếng của nhà quản lý, sự cố gắng của nhà quản lý đối với

việc củng cố vị trí của mình đều tác động đến hành vi quản trị (Lambert, 2007). Điều này

cũng tác động đến nội dung của thông tin trình bày trên BCTC (Fields, Lys &Vincent,

2001). Nhà quản lý có thể tác động đến những con số trên BCTC hoặc tác động làm tăng lợi

nhuận hoặc giảm lỗ (Watts, 2003). Như vậy, nhà quản lý có một tác động rõ rệt đến việc

quản trị lợi nhuận của đơn vị (Beneish, 1999; Chen, 2005). Danh tiếng có thể làm cho nhà

quản lý của một DN làm hại đến tính khách quan của thông tin tài chính và lợi ích của các

bên có liên quan đến DN. Điều này hàm ý rằng danh tiếng và lợi ích của nhà quản lý có

thể tác động bất lợi đến lợi ích của DN (Smith & Watts, 1982). Dựa trên những luận này, các

tác giả trên đã đưa ra mối quan hệ giữa Hành vi quản trị lợi nhuận với CLTT BCTC.

Bell & Carcello (2000); Ambler & Neely (2007); Constant Djama (2010) cho rằng

việc giải quyết những mâu thuẫn về lợi ích của các bên liên quan trong DN đã dẫn đến việc

thiết lập hệ thống kiểm soát từ phía bên trong lẫn bên ngoài DN như là cơ chế nhằm khuôn

khổ hóa những hành động của các nhà quản lý và giảm thiểu những chi phí phát sinh từ

những mâu thuẫn này. Điều này thể hiện ở vai trò của các nhân tố giám sát từ bên ngoài như

37

kiểm toán trong việc đảm bảo sự trung thực của thông tin KT. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy

rằng các công ty kiểm toán bằng những phương pháp và nghiệp vụ của mình đã phát hiện ra

những gian lận cũng như việc không tuân thủ quy định của KT. Một số nghiên cứu cũng chỉ

ra rằng những nhà đầu tư có được một niềm tin lớn hơn đối với những BCTC đã được kiểm

toán bởi các công ty kiểm toán mang tính quốc tế (Teoh & Wong 1993). Dựa trên nền tảng

lý luận này, các nhà nghiên cứu trên cho rằng vai trò của kiểm toán độc lập, các cơ quan

bên ngoài như nhà cung cấp PMKT thực sự tác động đến CLTT BCTC.

2.2.1.2. Vận dụng lý thuyết cho nghiên cứu này

Lý thuyết Đại diện giúp tác giả hình thành nên ý tưởng về tác động của các nhân tố

Hành vi quản trị lợi nhuận; Niêm yết chứng khoán; Kiểm toán độc lập; Hiệu quả của

HTKSNB đến CLTT BCTC, tạo cơ sở cho việc thiết kế nội dung Dàn bải thảo luận cho phần

nghiên cứu định tính được trình bày tiếp ở chương 3.

2.2.2. LÝ THUYẾT XỬ LÝ THÔNG TIN (Information Processing Theory).

2.2.2.1. Khái quát nội dung và vận dụng lý thuyết của các nghiên cứu trƣớc

Lý thuyết Xử lý thông tin được xây dựng bởi Galbraith vào năm 1973 (Raldolph &

Richard, 2005). Lý thuyết này xem xét đến ba khái niệm sau: yêu cầu xử lý thông tin; khả

năng xử lý thông tin; sự tương thích giữa yêu cầu và khả năng xử lý thông tin nhằm đạt được

hiệu quả tối ưu của DN. Các tổ chức cần phải điều tiết thông tin nhằm khắc phục những cái

không chắc chắn của môi trường giúp cải tiến việc ra quyết định của họ. Sự không chắc chắn

của môi trường có nguồn gốc từ sự phức tạp và sự luôn thay đổi vốn dĩ của nó (Raldolph &

Richard, 2005; Premkumar & ctg, 2005). IP theory cho rằng sự thích hợp của khả năng xử lý

thông tin sẽ có một ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả của DN (Galbraith, 1973). Các tổ chức có

thể áp dụng hai chiến lược để đối phó với sự không chắc chắn của môi trường và gia tăng

yêu cầu của thông tin. Thứ nhất cần phải phát triển những nhân tố để giảm thiểu tác động

của sự không chắc chắn này; thứ hai gia tăng năng lực xử lý thông tin nhằm gia tăng hiệu

quả của thông tin và từ đó giảm thiểu tác động của sự không chắc chắn này (Premkumar &

ctg, 2005). Để đạt đến điều này, các tổ chức cần phải tạo ra sự kết nối giữa yêu cầu và khả

38

năng thông tin. Liên quan đến việc vận dụng lý thuyết này, Tan (1996) và Li & Yi (1999)

đã tìm ra được mối quan hệ tích cực giữa chiến lược của công ty và chiến lược công nghệ

thông tin. Sự tương thích giữa IT và chiến lược của DN sẽ có tác động tích cực đến hiệu quả

của DN (Cragg & ctg, 2002). Dorociak (2007) nghiên cứu về tác động của sự đồng bộ giữa

chiến lược của tổ chức và hiệu quả hoạt động của DN đã cho thấy có một sự tác động tích

cực giữa chiến lược của tổ chức, chiến lược IT và hiệu quả hoạt động của DN. Davenport

(1998) trình bày tầm quan trọng của việc đạt được một sự đồng bộ giữa yêu cầu của tổ chức

và khả năng về công nghệ. Một số nghiên cứu khác cho thấy tầm quan trọng của IT trong

việc hỗ trợ thông tin cho việc ra quyết định (El. Louadi, 1998; Temtime & ctg, 2003; Ismail

& King, 2005)

Vận dụng lý thuyết này, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực KT như Niels Dechow &

ctg (2007); Trần (2007); Nguyễn (2010); Zohreh Hajiha, Zo Alfagha Pour Azizi (2011);

Maziyar Ghasemi & ctg (2011),… đã đưa ra giả thuyết về mối quan hệ giữa nhân tố công

nghệ thông tin và CLTT BCTC.

2.2.2.2. Vận dụng lý thuyết cho nghiên cứu này

Lý thuyết Xử lý thông tin giúp tác giả hình thành ý tưởng về tác động nhân tố Công

nghệ thông tin đến CLTT BCTC, tạo cơ sở cho việc thiết kế nội dung Dàn bải thảo luận cho

phần nghiên cứu định tính được trình bày tiếp ở chương 3.

2.2.3. LÝ THUYẾT SỰ KHUẾCH TÁN KỸ THUẬT (Technology Diffusion Theory)

2.2.3.1. Khái quát nội dung và vận dụng lý thuyết của các nghiên cứu trƣớc

Nhà xã hội học người Pháp Tarde Gabriel được xem là người đầu tiên đề cập đến lý

thuyết này (Shalini S. Gopalkrishnan, 2013). Trong ấn phẩm với tựa đề “The laws of

Imitation” Tarde Gabriel và cộng sự đã giải thích tại sao một số đổi mới lại có tính lan tỏa

trong một nền văn hóa còn những sự đổi mới khác thì lại không. Tarde Gabriel đã xây dựng

mô hình đường cong chữ S và giới thiệu các đổi mới được chấp nhận dễ dàng bởi các cá

nhân trên diện rộng hoặc trên quan điểm quốc tế (Shalini S. Gopalkrishnan, 2013). Mô hình

chữ S của Tarde Gabriel & ctg được phát triển bởi Ryan & Gross vào năm 1943 (Roger,

39

1995 theo Shalini S. Gopalkrishnan, 2013). Ryan & Gross đưa ra năm bước cho việc áp

dụng thành công sự đổi mới, đó là: ý thức, sự quan tâm, đánh giá, thử nghiệm và tiếp nhận.

Rogers (1976, theo Shalini S. Gopalkrishnan, 2013) đưa ra khái niệm khuếch tán theo đó,

khuếch tán được cho là quá trình mà sự đổi mới được truyền đạt thông qua nhiều cách thức

giữa các thành viên của một hệ thống xã hội. Ông cũng khái niệm sự đổi mới là một ý

tưởng, thực hành hoặc một khách thể được cảm nhận là mới bởi cá nhân hay đơn vị.

Attawell (1992, theo Noor Azizi Ismail 2009) đóng góp thêm vào sự phát triển của lý

thuyết này và cho rằng các DN có xu hướng trì hoãn việc vận dụng công nghệ do sự thiếu

sót về kiến thức có liên quan đến HTTT KT. Ballantine & ctg (1998, theo Noor Azizi Ismail

2009) phát hiện ra sự thiếu sót về kỹ năng con người đã dẫn đến việc vắng mặt chiến lược

về thông tin KT trong các DN. Ismail & King (2007) cho rằng hạn chế về sự hiểu biết của

nhà quản lý về tầm quan trọng của thông tin KT đã làm giảm hiệu quả của HTTT KT trong

việc đáp ứng nhu cầu thông tin. De Guinea & ctg (2005, theo Noor Azizi Ismail 2009) cho

rằng những thực thể trung gian như nhà cung cấp phần mềm, các nhà tư vấn, cơ quan chính

phủ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc khuếch tán thông tin KT. Trong khi nhà

quản trị DN có thể cung cấp kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động của mình, một sự kết

hợp ý kiến của các chuyên gia đến từ bên ngoài có thể cung cấp thông tin hữu hiệu đối với

việc thực hiện hiệu quả của HTTT KT. Bên cạnh đó các công ty kiểm toán cũng đóng một

vai trò quan trọng đối với việc thực hiện và cung cấp thông tin KT (Breen & ctg 2004;

Berry & ctg 2006, theo Noor Azizi Ismail 2009) bởi vì các công ty kiểm toán có thể giúp

các DN thực hiện hiệu quả các chính sách về giá phí, chi phí, lưu chuyển tiền tệ; kiểm tra và

giám sát. Hơn nữa, các chuyên gia tư vấn và nhà cung cấp phần mềm có thể giúp công ty

lựa chọn công nghệ phù hợp với đặc điểm kinh doanh và tổ chức của đơn vị, vì vậy sự hỗ

trợ của của nhân tố bên ngoài này giúp làm giảm bớt sự thiếu sót về kiến thức và kỹ thuật có

liên quan đến xử lý công tác KT mà các DN thường gặp.

Vận dụng lý thuyết Sự khuếch tán kỹ thuật, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực KT

(Foong, 1999; Seyal & Abdul Rahman, 2003; Ismail & King, 2007; Noor Azizi Ismail,

40

2009,…) đã đưa ra giả thuyết rằng vai trò của nhà quản lý; vai trò của các chuyên gia, tổ

chức bên ngoài (kiểm toán, các đơn vị tư vấn, các công ty cung cấp phần mềm,…) có tác

động đến CLTT BCTC.

2.2.3.2. Vận dụng lý thuyết cho nghiên cứu này

Lý thuyết Sự khuếch tán kỹ thuật giúp tác giả hình thành nên ý tưởng về tác động của

các nhân tố như Hỗ trợ từ phía nhà quản trị; Năng lực nhân viên; Kiểm toán độc lập đến

CLTT BCTC, tạo cơ sở cho việc thiết kế nội dung Dàn bài thảo luận cho phần nghiên cứu

định tính được trình bày tiếp ở chương 3.

2.2.4. LÝ THUYẾT NGẪU NHIÊN (Contingency theory of Organizations)

2.2.4.1. Khái quát nội dung và vận dụng lý thuyết của các nghiên cứu trƣớc

Lý thuyết này dựa trên luận cứ cho rằng không có một hệ thống quản trị hiệu quả duy

nhất nào là phù hợp cho tất cả các tổ chức và phù hợp cho mọi hoàn cảnh bởi lẽ những đặc

điểm riêng biệt của hệ thống và hiệu quả của nó sẽ phụ thuộc vào những đặc thù riêng của tổ

chức và những tác nhân thuộc về ngữ cảnh (Otley, 1980; Ferreira và Otley, 2005). Vận dụng

lý thuyết này trong lĩnh vực quản lý, Ferreira & Otley (2005) đã chỉ rõ rằng những tác nhân

có liên quan đến môi trường bên ngoài, chiến lược, văn hóa, cơ cấu tổ chức, công nghệ, quy

mô, quyền sở hữu có tác động đến hiệu quả của tổ chức.

Lý thuyết này được nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực KT sử dụng làm nền tảng để lý

giải mối quan hệ giữa các nhân tố như Quy mô DN, hiệu quả của HTKSNB, Kiểm toán độc

lập, Trình độ của nhân viên, Hỗ trợ của nhà quản trị… đến hiệu quả của công tác KT trong

các DN (Philippe Chapellier & ctg, 2010; Ahmad & Mohamed Zabri, 2015).

2.2.4.2. Vận dụng lý thuyết cho nghiên cứu này

Lý thuyết Ngẫu nhiên giúp tác giả hình thành nên ý tưởng về tác động của các nhân

tố như: Quy mô DN, Hỗ trợ từ phía nhà quản trị; Năng lực nhân viên, Hiệu quả của

HTKSNB đến CLTT BCTC, tạo cơ sở cho việc thiết kế nội dung Dàn bài thảo luận cho phần

nghiên cứu định tính được trình bày tiếp ở chương 3.

41

2.2.5. QUAN ĐIỂM QUẢN TRỊ CL TOÀN DIỆN (Total Quality Management- TQM)

2.2.5.1. Khái quát nội dung và vận dụng của các nghiên cứu trƣớc

Quan điểm TQM được xuất hiện lần đầu tại Bộ tư lệnh kiểm soát hệ thống không

quân của Hải quân Hoa Kỳ (US Naval Air Systems Command) vào đầu những năm 1980s

dựa trên triết lý quản lý là trách nhiệm gia tăng CL sản phẩm và xử lý kinh doanh thuộc về

các nhóm người liên quan tới việc tạo ra và sử dụng sản phẩm do DN cung cấp nhằm đảm

bảo đạt được sự hài lòng của khách hàng một cách ổn định, lâu dài. Nhóm người này bao

gồm người quản lý, tất cả các nhân viên trong DN, nhà cung cấp nguyên liệu, dịch vụ cho

khách hàng và bản thân khách hàng (Nguyễn, 2012). Cốt lõi của TQM là mối quan hệ có

tính phụ thuộc lẫn nhau giữa 2 bên nhận và bên giao một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó.

Nó có thể là mối quan hệ của bộ phận này giao dịch vụ cho bộ phận khác trong cùng DN

hoặc nhà cung cấp giao sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng của mình. Mối quan hệ này phải

được đặt trên sự cam kết đối với CL, truyền thông điệp CL và văn hóa DN nhằm mục đích

tạo CL toàn bộ. Đó chính là nền tảng của TQM, được sự hỗ trợ của con người, hệ thống và

xử lý trong DN (Nguyễn, 2012).

Đã có rất nhiều nghiên cứu dựa trên triết lý và quan điểm của TQM để xác định các

nhân tố ảnh hưởng đến CLTT. Saraph & ctg (1989), trong một nghiên cứu nhằm tổng hợp

các lý thuyết về quản trị CL, đã tiến hành đo lường CL quản lý thông qua khảo sát các đối

tượng bao gồm các giám đốc và các nhà quản trị CL của 20 công ty. Nhóm nghiên cứu đã

chỉ ra tám nhân tố tác động đến quản trị CL, cụ thể: Vai trò của nhà quản trị cấp cao và chiến

lược CL; Vai trò của bộ phận CL; Đào tạo; Thiết kế sản phẩm, dịch vụ; Quản trị CL nhà

cung cấp; Quản trị quy trình; Dữ liệu CL và báo cáo; Quan hệ nhân viên. Wang (1998) trong

nghiên cứu nhằm đưa ra những giải pháp nhằm đóng góp cho những lý thuyết liên quan đến

việc quản trị CL dữ liệu toàn diện đã nêu rõ các nhân tố góp phần gia tăng CLTT bao gồm:

xác định rõ sản phẩm thông tin; sự tham của nhà quản trị cấp cao; vai trò của người sử dụng

thông tin; vai trò của đào tạo kỹ năng đánh giá CL và quản lý CL; thể chế hóa quá trình cải

tiến CL một cách liên tục.

42

2.2.5.2. Vận dụng cho nghiên cứu này

Quan điểm TQM giúp tác giả hình thành nên ý tưởng về tác động của các nhân tố Hỗ

trợ từ phía nhà quản trị; Đào tạo và bồi dưỡng đến CLTT BCTC, tạo cơ sở cho việc thiết kế

nội dung Dàn bải thảo luận cho phần nghiên cứu định tính được trình bày tiếp ở chương 3.

2.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CLTT BCTC TỪ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Thông qua nghiên cứu Cơ sở lý thuyết, tác giả tiến hành tổng kết các nhân tố tác động

đến CLTT BCTC và dự tính mối quan hệ của các nhân tố này đến CLTT BCTC. Cùng với

kết quả nghiên cứu được đúc kết từ Chương “Tổng quan các vấn đề nghiên cứu”, việc tổng

kết này giúp hình thành cơ sở vững chắc cho nội dung ở phần nghiên cứu định tính và hình

thành nên các giả thuyết nghiên cứu ở Chương 3.

Bảng 2.01: Tổng kết các nhân tố tác động đến CLTT BCTC từ Cơ sở lý thuyết

STT Nhân tố Cơ sở lý thuyết Chiều tác

động

1 Hành vi quản trị lợi nhuận Lý thuyết đại diện Ngược chiều

2 Niêm yết chứng khoán Lý thuyết đại diện Cùng chiều

3 Kiểm toán độc lập Lý thuyết đại diện; lý thuyết Sự khuếch

tán kỹ thuật

Cùng chiều

4 Hiệu quả của HTKSNB Lý thuyết đại diện; Lý thuyết Ngẫu

nhiên

Cùng chiều

5 Công nghệ thông tin Lý thuyết Xử lý thông tin Cùng chiều

6 Hỗ trợ từ phía nhà quản trị Lý thuyết Sự khuếch tán kỹ thuật; Quan

điểm TQM

Cùng chiều

7 Năng lực nhân viên Lý thuyết Sự khuếch tán kỹ thuật; Quan

điểm TQM

Cùng chiều

8 Đào tạo và bồi dưỡng Quan điểm TQM Cùng chiều

9 Quy mô DN Lý thuyết Ngẫu nhiên Cùng chiều

2.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Nghiên cứu về CLTT BCTC được tiến hành dựa trên nền tảng các lý thuyết kinh tế,

xã hội như lý thuyết Đại diện; Xử lý thông tin; Sự khuếch tán kỹ thuật; Quản trị CL toàn

43

diện, Ngẫu nhiên,…Thông qua nền tảng các cơ sở lý thuyết trên, các nhà nghiên cứu đã đưa

ra giả thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố đến CLTT BCTC như: Phân bố quyền sở hữu;

Niêm yết (Leftwich & ctg 1981; Céline Michailesco 2010,…); Hành vi quản trị lợi nhuận,

Vai trò của KSNB (Constant Djama, 2010; George Emmanuel Iatridis, 2011,…); của Kiểm

toán độc lập, các cơ quan bên ngoài (Pigé, 2000; Bell & Carcello, 2000, Constant Djama

2010, …).

Phần nghiên cứu cơ sở lý thuyết giúp tác giả hình thành nên rất nhiều ý niệm về các

nhân tố tác động đến CLTT BCTC, dự đoán chiều tác động của các nhân tố này đến CLTT

BCTC, tạo tiền đề vững chắc cho các bước công việc nghiên cứu được thực hiện ở chương

sau.

44

CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Ở chương này, tác giả sẽ trình bày phương pháp thiết kế, cách thức, quy trình cụ thể

khi thực hiện nghiên cứu, cụ thể:

Phương pháp nghiên cứu: xác định cụ thể cũng như biện luận sự phù hợp, cần thiết cho

từng phương pháp nghiên cứu được sử dụng.

Các bước công việc cho nghiên cứu: xây dựng quy trình các bước công việc cụ thể cho

nghiên cứu định tính lẫn định lượng.

Nguồn và phương pháp thu thập dữ liệu: xác định phương pháp chọn mẫu, đối tượng

cung cấp thông tin, phương pháp và công cụ nghiên cứu, quy trình thu thập thông tin.

Xây dựng thang đo cho các nhân tố: nhằm mục tiêu kiểm định lý thuyết và xây dựng mô

hình, tác giả tiến hành xây dựng các thang đo để đo lường CLTT BCTC và các nhân tố

tác động đến CLTT BCTC.

Phương pháp kiểm định và phân tích dữ liệu: xác định phương pháp được sử dụng để

đánh giá độ tin cậy, kiểm định giá trị thang đo; phương pháp và phần mềm trợ giúp cho

phân tích dữ liệu.

Phác thảo nội dung nghiên cứu chương 3 được trình bày tại SĐ 3.01.

45

SĐ 3.01: Phác thảo nghiên cứu chương 3

3.1. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.1. XÁC ĐỊNH PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nguyễn (2011) cho rằng phương pháp nghiên cứu khoa học có thể được chia thành ba

trường phái, đó là định tính (qualitative approach); định lượng (quantitative approach) và

hỗn hợp. Mouzhi Ge (2009) cho rằng đối với nghiên cứu về thông tin, nghiên cứu định

lượng được sử dụng nhằm để phân loại tính năng, xây dựng mô hình thống kê và phân tích

một cách khách quan quan sát bằng các phương pháp khoa học; nghiên cứu định tính được

sử dụng để khám phá ý kiến, thái độ và nhận thức của con người. Loại nghiên cứu này

hướng đến việc mô tả tình huống hay hiện tượng thông qua diễn giải chủ quan.

46

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp, bởi lẽ

phương pháp này được xem là thích hợp cho việc giải quyết mục tiêu và các câu hỏi nghiên

cứu của luận án.

Nguyễn (2011) cho rằng việc thiết kế hỗn hợp giữa định tính và định lượng được thể

hiện ở nhiều dạng khác nhau. Trong nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng thiết kế hỗn hợp

khám phá. Cụ thể, định tính là phương pháp được sử dụng đầu tiên để xác định các nhân tố

tác động đến CLTT BCTC trong các DN tại Việt Nam; xây dựng thang đo đo lường CLTT

BCTC và các nhân tố tác động đến CLTT BCTC. Tiếp theo, định lượng dùng để khẳng định

kết quả định tính. Minh họa theo SĐ 3.02.

SĐ 3.02: Các bước thiết kế hỗn hợp khám phá (Nguyễn, 2011)

3.1.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu của tác giả được trình bày theo SĐ 3.03:

SĐ 3.03: Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được tác giả phác thảo gồm 3 phần với các nội dung sau:

Biện luận sự phù hợp của phương pháp nghiên cứu: tác giả giới thiệu tổng quan về vấn

đề, mục tiêu nghiên cứu và biện luận sự phù hợp của phương pháp nghiên cứu.

Nghiên cứu định tính: giới thiệu các bước công việc cho phần nghiên cứu định tính gồm:

giới thiệu nội dung nghiên cứu, xác định phương pháp và biện luận sự phù hợp của

phương pháp nghiên cứu đã lựa chọn. Thiết kế quy trình nghiên cứu định tính.

47

Nghiên cứu định lượng: giới thiệu các bước công việc cho phần nghiên cứu định lượng

gồm giới thiệu nội dung nghiên cứu, xác định phương pháp và biện luận sự phù hợp của

phương pháp nghiên cứu đã lựa chọn. Thiết kế quy trình nghiên cứu định lượng.

3.1.3. BIỆN LUẬN SỰ PHÙ HỢP CỦA PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.3.1. Nghiên cứu định tính

Theo Nguyễn (2013), nghiên cứu định tính có thể có các mục tiêu chính sau đây:

Giúp hiểu sâu hơn bản chất của vấn đề: có một số vấn đề nghiên cứu khó có thể biểu

hiện bằng con số đòi hỏi nhà nghiên cứu phải đi sâu tìm hiểu trực tiếp người trong cuộc.

Giúp kiểm định sơ bộ sự phù hợp của mô hình, thước đo: khi nhà nghiên cứu áp dụng

mô hình, thước đo dựa trên các lý thuyết và nghiên cứu được tiến hành ở các nước khác,

họ gặp phải một rủi ro là mô hình, thước đo này có thể không phù hợp với khung cảnh

nghiên cứu của mình. Vì vậy nghiên cứu định tính giúp xác định sự phù hợp và những

điều chỉnh cần thiết.

Mục tiêu chính yếu được xác định trong nghiên cứu của tác giả là xác định các nhân tố

tác động đến CLTT BCTC trong các DN tại Việt Nam; xây dựng thang đo giúp đo lường

CLTT BCTC và các nhân tố tác động đến CLTT BCTC. Xét thấy nghiên cứu về chủ đề này

tại Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn hoàn thiện. Cụ thể:

Đa phần các nghiên cứu về CLTT BCTC trước đây tiếp cận theo hướng ứng dụng; đối

với nghiên cứu cơ bản thì chỉ mới xem xét các nhân tố về đặc điểm nguồn vốn chủ sở

hữu, đặc điểm niêm yết ; nhóm Quản trị công ty,

Chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam hướng đến đo lường CLTT BCTC bằng phương

pháp khảo sát với đầy đủ các thành phần, cấp bậc đo lường CLTT BCTC được quy định

bởi FASB & IASB 2010. Các thang đo hiện nay được xây dựng trên cơ sở kế thừa các

thang đo đã có từ các nghiên cứu trước ở nước ngoài, chưa thực hiện phần nghiên cứu

định tính để chỉnh sửa các thang đo này cho phù hợp với các DN tại Việt Nam

(Xem nội dung cụ thể tại nhóm tiểu mục 1.3.2).

Điều kiện kinh tế và các yếu tố văn hóa, xã hội có sự ảnh hưởng đến lý thuyết KT

48

(Harry I. Wolk & ctg, 2004). Việt Nam, với những đặc thù riêng về văn hóa và xã hội, sẽ tạo

nên những nhân tố đặc thù tác động đến CLTT BCTC bên cạnh những nhân tố tương đồng

với các nghiên cứu ngoài nước. Từ đặc điểm nghiên cứu đã được phân tích, tác giả kết luận

rằng việc thực hiện nghiên cứu định tính là cần thiết để giúp đạt được các mục tiêu nghiên

cứu đã đề ra.

3.1.3.2. Nghiên cứu định lƣợng

Theo Nguyễn (2013), nghiên cứu định lượng là quá trình lượng hóa mối quan hệ giữa

các nhân tố thông qua việc sử dụng các công cụ thống kê toán, kinh tế lượng hoặc toán học.

Sau nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành đo lường CLTT BCTC và các nhân tố tác động

đến nó; kiểm định và lượng hóa mối quan hệ giữa các nhân tố này đến CLTT BCTC thông

qua các phép kiểm định thích hợp và mô hình hồi qui. Vì vậy, tác giả xác định rằng nghiên

cứu định lượng là cần thiết giúp tác giả đạt được mục tiêu nghiên cứu này.

3.1.3.3. Thiết kế hỗn hợp khám phá

Quy trình nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước chính là nghiên cứu định

tính và nghiên cứu định lượng. Nội dung nghiên cứu thiết kế hỗn hợp khám phá được trình

bày theo SĐ 3.04.

SĐ 3.04: Nội dung nghiên cứu hỗn hợp khám phá (tác giả thiết kế cho nghiên cứu)

49

3.2. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

3.2.1. QUY TRÌNH CHUNG

Quy trình chung của nghiên cứu định tính được tác giả thực hiện như sau (SĐ 3.05):

SĐ 3.05: Quy trình nghiên cứu định tính

Dựa trên Đặc điểm nghiên cứu, tác giả xác định nội dung nghiên cứu (bước 1), lựa

chọn phương pháp nghiên cứu (bước 2) và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu (bước 3).

Tiến hành thu thập dữ liệu (bước 4): được tiến hành thông qua nhiều giai đoạn bao

gồm: thảo luận nháp; thảo luận chính thức; mã hóa và xác nhận dữ liệu

Phân tích dữ liệu (bước 5): dựa trên dữ liệu đã được các chuyên gia xác nhận, tác giả

tiến hành phân tích sâu các dữ liệu của từng tình huống và so sánh dữ liệu của các tình

huống với nhau để xác định sự tương đồng và khác biệt.

Trình bày kết quả nghiên cứu định tính (bước 6): dựa trên kết quả phân tích từ nghiên

cứu tình huống tác giả tiến hành xác định mô hình nghiên cứu lý thuyết.

50

So sánh với lý thuyết đã có (bước 7): tác giả tiến hành so sánh lý thuyết của nghiên cứu

với các lý thuyết đã có trước đó, từ đó xác định điểm đặc thù của nghiên cứu.

3.2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

Nghiên cứu định tính hướng đến hai nội dung chính là xây dựng thang đo đo lường

CLTT BCTC và xác định các nhân tố tác động đến CLTT BCTC trong các DN tại Việt

Nam.

Xây dựng thang đo đo lƣờng CLTT BCTC

Để có căn cứ xây dựng thang đo đo lường CLTT BCTC, cần phải xác định các thuộc

tính dùng để đánh giá CLTT BCTC. Các tiêu chí dùng để xác định bao gồm:

Các thuộc tính đánh giá CLTT BCTC được lựa chọn phải mang tính hội tụ cao, đạt được

sự đồng thuận phần lớn của các nhà nghiên cứu,

Các thuộc tính đánh giá CLTT BCTC được lựa chọn phải phù hợp với xu hướng hòa

hợp và hội tụ quốc tế về KT theo hướng phát triển của KT Việt Nam.

Trên cơ sở tổng hợp các thuộc tính đánh giá CLTT BCTC từ các nghiên cứu trong

khoản thời gian từ năm 1980 đến 2016 (Xem PL 1.01), tác giả đã kết luận các thuộc tính

đánh giá CLTT BCTC được công bố bởi FASB & IASB (2010) là mang tính hội tụ cao nhất

(xem nhóm tiểu mục 1.1.4). Vì vậy, các thuộc tính đánh giá CLTT của FASB & IASB 2010

được lựa chọn để làm nền tảng cho việc đo lường CLTT BCTC của nghiên cứu.

Dựa trên các thuộc tính đo lường CLTT BCTC đã được xác định bao gồm: Thích hợp

(giá trị Dự đoán, giá trị Xác nhận), Trình bày trung thực (giá trị Toàn vẹn, Trung lập, Không

sai sót ), các thuộc tính làm gia tăng CL thông tin (Có khả năng so sánh, Có thể kiểm chứng,

Kịp thời, Có thể hiểu được) (xem SĐ 1.05) kết hợp với các khái niệm có liên quan đến các

thuộc tính này (xem nhóm tiểu mục 2.1.4), tác giả xây dựng những câu hỏi mở trong Dàn

bày thảo luận với các chuyên gia nhằm xác định các thang đo đo lường CLTT BCTC.

Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến CLTT BCTC

51

Tổng kết các nghiên cứu trước và từ phân tích Cơ sở lý thuyết cho thấy Hành vi quản

trị lợi nhuận; Niêm yết; Kiểm toán độc lập; Vai trò của HTKSNB; Công nghệ thông tin; Vai

trò của nhà quản trị; Trình độ của nhân viên; Đào tạo và bồi dưỡng,… là những nhân tố ảnh

hưởng đến CLTT BCTC. Kế thừa những kết quả nghiên cứu này, tác giả xây dựng những

câu hỏi mở trong Dàn bày thảo luận với các chuyên gia nhằm xác định các nhân tố tác động

CLTT BCTC.

Nội dung của Dàn bày thảo luận được trình bày tại PL 3.03 và 3.04.

3.2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nguyễn (2011) cho rằng nghiên cứu tình huống được sử dụng khi các nghiên cứu và

lý thuyết chỉ mới phát triển ở giai đoạn sơ khai (Benbasat & ctg 1987, theo Hongjiang Xu &

ctg 2003 2003). Thực trạng nghiên cứu về CLTT BCTC cho thấy các nghiên cứu tại Việt

Nam theo hướng cơ bản vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Do vậy, tác giả quyết định

lựa chọn nghiên cứu tình huống cho phần nghiên cứu định tính.

3.2.4. CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU

3.2.4.1. Phƣơng pháp chọn mẫu

Nghiên cứu định tính là một dạng của nghiên cứu khám phá và được thực hiện với

một nhóm nhỏ các đối tượng nghiên cứu, vì vậy, tác giả chọn mẫu theo mục đích xây dựng

lý thuyết, thường được gọi là chọn mẫu lý thuyết (Coyne 1997, theo Nguyễn 2011).

3.2.4.2. Số lƣợng mẫu

Về số lượng mẫu thu thập, không có một con số được xem là lý tưởng cho các tình

huống được lựa chọn và tồn tại khá nhiều quan điểm, cụ thể:

Số lượng mẫu chỉ nên từ 12 đến 15 tình huống bởi lẽ nếu mẫu lớn hơn con số này thì

số lượng thông tin thu thập sẽ khá nhiều và vượt quá khả năng theo dõi của nhà nghiên

cứu (Miles & Huberman 1994; Ellram 1996; theo Hongjiang Xu 2003b).

Gummesson (2000, theo Nguyễn 2011) cho rằng cần phải xác định mẫu mà ở đó thông

tin thu thập được hầu như không có gì khác biệt so với các mẫu trước đó, sau đó tiếp tục

52

chọn thêm một mẫu nhằm khẳng định điểm bảo hòa. Nếu không phát hiện thêm thông

tin gì mới thì sẽ ngừng lại.

Ở nghiên cứu này, các tình huống từ S1 đến S10 giúp tác giả xác định 14 nhân tố tác

động đến CLTT BCTC. S11 được xác định là điểm bảo hòa bởi lẽ không có nhân tố mới nào

được phát hiện thêm. Để khẳng định điểm bảo hòa, tình huống S12, S13 tiếp tục được xem

xét và hai tình huống này không giúp khám phá thêm được nhân tố mới. Theo kết quả trên,

số lượng mẫu cho nghiên cứu định tính là 13, điểm bảo hòa được xác định tại tình huống thứ

11 (nội dung phân tích chi tiết được trình bày tại chương 4, nhóm tiểu mục 4.1.3. “Phân tích

khám phá các nhân tố tác động đến CLTT BCTC).

3.2.4.3. Chọn lựa phần tử mẫu

Nguyễn (2011) cho rằng các phần tử của mẫu được chọn phải đảm bảo thỏa mãn một

số đặc tính của đám đông nghiên cứu. Hongjiang Xu (2003) trong nghiên cứu của mình về

CLTT BCTC đã chọn các phần tử của mẫu theo các tiêu chí sau: sự đa dạng về quy mô và

lĩnh vực kinh doanh. Trong nghiên cứu, tác giả kế thừa hai quan điểm trên, cụ thể:

Về quy mô DN, các tình huống được lựa chọn đa dạng về quy mô: nhỏ, vừa và lớn. Phân

loại tình huống theo quy mô DN của nghiên cứu được minh họa tại Bảng 3.01.

Bảng 3.01 Phân loại tình huống theo quy mô doanh DN (nguồn: hợp từ dữ liệu nghiên cứu)

Về khu vực kinh doanh, các tình huống được lựa chọn có mặt đầy đủ trong các khu vực

công nghiệp; thương mại, dịch vụ; Nông lâm nghiệp và thuỷ sản (Bảng 3.02).

53

Bảng 3.02: Phân loại tình huống theo khu vực kinh doanh

3.2.4.4. Đối tƣợng tham gia thảo luận

Để hạn chế mức độ biến đổi và gia tăng hiệu lực bên ngoài (external validity), nghiên

cứu cần phải xác định một nhóm người riêng biệt cho nghiên cứu tình huống (Wilson &

Vlosky 1997, theo Hongjiang Xu 2003b). Trong nghiên cứu định tính của mình, tác giả chọn

đối tượng tham gia thảo luận căn cứ trên các tiêu chí sau:

Có kiến thức, kinh nghiệm trong công việc KT; kiểm toán, được kỳ vọng giúp tác giả

xác định các nhân tố tác động đến CLTT BCTC, nắm bắt những đặc điểm về các nhân tố

này, các đặc điểm về CLTT BCTC trong chính DN mà họ đã và đang thực hiện các công

việc liên quan đến KT và kiểm toán.

Việc lựa chọn cần thể hiện sự kế thừa kinh nghiệm từ các nhà nghiên cứu trước đó về

CLTT BCTC. Nord &ctg (2005); Hongjiang Xu & ctg (2003),… đã xác định các nhóm

đối tượng chính có liên quan đến CLTT BCTC gồm: Phụ trách KT; Trưởng bộ phận IT;

Nhà quản lý cấp cao; KSNB.

Căn cứ vào các tiêu chí trên, tác giả chọn đối tượng tham gia thảo luận là các nhà đầu

tư đồng thời giữ các vị trí công việc sau: Phụ trách công tác KT (đối tượng cung cấp BCTC);

Trưởng bộ phận IT (đối tượng giám sát vận hành thông tin BCTC); Giám đốc DN (đối tượng

sử dụng thông tin BCTC); Trưởng phòng KSNB (đối tượng quản lý cấp cao CL BCTC).

Để gia tăng CL từ dữ liệu thu thập, tác giả chọn thêm các nhóm đối tượng:

54

Các giảng viên chuyên ngành KT- kiểm toán: Đây là các đối tượng được lựa chọn cho

bước thảo luận nháp với mục tiêu giúp tác giả hoàn thiện về cách thức tiến hành, cách

thức triển khai, nội dung phỏng vấn cho buổi thảo luận chính thức.

Các đối tượng là Kiểm toán độc lập (Trưởng phòng kiểm toán của các công ty kiểm

toán): một số nhân tố tác động đến CLTT BCTC được xem là khá nhạy cảm (Hành vi

quản trị lợi nhuận, Áp lực từ thuế,…), khó nhận được sự chia sẻ của các đối tượng từ

bên trong DN. Vì vậy, các đối tượng trên với kinh nghiệm đã từng trực tiếp thực hiện

công việc kiểm toán tại các DN, được kỳ vọng giúp tác giả xác định các nhân tố xảy ra

trong chính DN mà họ đã từng tham gia kiểm toán.

Đại diện của Vụ Chế độ Kế toán- Kiểm toán Việt Nam: đây là những đối tượng trực tiếp

tham gia, soạn thảo các chính sách KT tại Việt Nam. Sự am hiểu sâu và kinh nghiệm

trong lĩnh vực CLTT BCTC của các đối tượng này được kỳ vọng sẽ giúp xác định thêm

những nhân tố chưa được khám phá từ các tình huống và đưa ra những gợi ý về đo lường

CLTT BCTC và các nhân tố tác động đến nó.

Bảng phân loại đối tượng tham gia thảo luận được trình bày tại Bảng 3.03 và 3.04

Bảng 3.03: Phân loại chi tiết đối tượng tham gia thảo luận nháp

Bảng 3.04: Phân loại chi tiết đối tượng tham gia thảo luận chính thức

55

Danh sách mô tả các tình huống và đối tượng tham gia thảo luận được trình bày tại PL 3.01.

3.2.5. THU THẬP DỮ LIỆU

3.2.5.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

Trong nghiên cứu này, tác giả xây dựng lý thuyết từ dữ liệu đa tình huống bởi lẽ

phương pháp này giúp hạn chế sự thiên vị trong quan sát (Leonard-Barton 1990, theo

Hongjiang Xu 2003b) và giúp có được nhiều quan điểm trong xây dựng lý thuyết từ các dữ

liệu đã thu thập (Nguyễn 2011).

3.2.5.2. Kỹ thuật thu thập dữ liệu

Theo Nguyễn (2011), thảo luận nhóm và thảo luận tay đôi là hai kỹ thuật thu thập dữ

liệu thường được sử dụng trong nghiên cứu tình huống. Hạn chế của thảo luận tay đôi là tốn

nhiều thời gian và chi phí; dữ liệu thu thập không sâu và khó khăn trong việc diễn giải ý

nghĩa. Từ đó, tác giả xác định kỹ thuật thu thập dữ liệu cho nghiên cứu như sau:

Đối với những đối tượng sẵn sàng tham gia thảo luận nhóm (thuận lợi về thời gian, tính

cách, quan điểm của đối tượng,…) tác giả tiến hành thảo luận nhóm.

Những đối tượng còn lại, tác giả tiến hành thảo luận tay đôi.

Trong quá trình thu thập dữ liệu, tác giả đã tiến hành hai buổi thảo luận nhóm nhỏ với

số lượng mỗi nhóm là 4 thành viên; và tiến hành năm buổi thảo luận tay đôi (PL 3.02).

3.2.5.3. Công cụ và quy trình thu thập dữ liệu

56

Để thu thập dữ liệu, tác giả sử dụng Dàn bài thảo luận (Discussion guideline), gồm hai

phần chính: phần giới thiệu, gạn lọc; phần thảo luận. Phần thảo luận bao gồm các câu hỏi

gợi ý và dẫn hướng quá trình thảo luận (các câu hỏi này được tác giả đúc kết, kế thừa từ tổng

quan nghiên cứu trước và cơ sở lý thuyết). Tác giả chọn mức độ không cấu trúc cho bảng

câu hỏi theo gợi ý của Nguyễn (2013) (Bảng 3.05).

Bảng 3.05: Mức độ cấu trúc của công cụ thu thập dữ liệu (Nguyễn, 2011)

Quy trình thu thập dữ liệu được tiến hành qua các bước: thảo luận nháp; thảo luận

chính thức; trình bày dữ liệu thu thập; xác nhận dữ liệu theo SĐ 3.06.

SĐ 3.06: Quy trình thu thập dữ liệu cho nghiên cứu tình huống

Thảo luận nháp: được tiến hành với nhóm giảng viên khoa KT- Kiểm toán trường ĐH

Kinh Tế- Luật nhằm tham khảo các ý kiến đóng góp về nội dung, cách thức tiến hành,

57

chuẩn bị cho buổi thảo luận. Công cụ tiến hành là Dàn bày thảo luận nháp (PL 3.03).

Thông qua thảo luận nháp, tác giả đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp về nội dung,

cách thức tiến hành cho buổi thảo luận chính thức, cụ thể: thay đổi phương pháp thu

thập dữ liệu theo hướng chọn bảng câu hỏi từ bán cấu trúc sang không cấu trúc; loại bỏ

phần trình bày tổng quan các khám phá từ các nghiên cứu trước để có thể thu thập ý

kiến khách quan hơn; bổ sung thêm phần thảo luận về phương pháp đo lường CLTT

BCTC cho phù hợp với đặc thù của Việt Nam.

Thảo luận chính thức: trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp của các giảng viên từ buổi

thảo luận nháp, tác giả tiến hành chỉnh sửa Dàn bày thảo luận nháp để có được Dàn bày

thảo luận chính thức. Tiếp theo, tác giả tiến hành thảo luận chính thức. Dàn bày thảo

luận chính thức được trình bày tại PL 3.04.

Trình bày dữ liệu thu thập: sau buổi thảo luận chính thức, tác giả tiến hành phân tích và

trình bày kết quả thảo luận của từng đối tượng nhằm chuẩn bị cho bước xin ý kiến xác

nhận của các đối tượng tham gia thảo luận. Công cụ thực hiện là Dàn bài thảo luận của

từng đối tượng (PL 3.05).

Xác nhận dữ liệu (PL 3.06): Dàn bài thảo luận được gửi cho từng đối tượng đã tham gia

thảo luận thông qua thư điện tử để yêu cầu xác nhận ý kiến nhằm giúp tác giả chỉnh sửa

lại, xác nhận dữ liệu đã thu thập. Ngoài ra, bước công việc này còn giúp tác giả có được

dữ liệu dùng cho bước phân tích dữ liệu cho nghiên cứu định tính chính thức.

Các bước công việc tiếp theo có liên quan đến phân tích, trình bày kết quả nghiên cứu

định tính (bước 5 đến 7 theo SĐ 3.05) sẽ được giới thiệu ở chương 4, mục 4.1 “Kết quả

nghiên cứu định tính”.

3.3. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG

3.3.1. QUY TRÌNH CHUNG

Nghiên cứu định lượng được tiến hành theo các bước công việc sau: (SĐ 3.07)

58

SĐ 3.07: Quy trình nghiên cứu định lượng.

Dựa trên đặc điểm nghiên cứu, tác giả giới thiệu nội dung nghiên cứu (bước 1), lựa chọn

phương pháp nghiên cứu (bước 2) và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu (bước 3).

Xây dựng thang đo và thiết kế Bảng câu hỏi (bƣớc 4): để đo lường các khái niệm nghiên

cứu, tác giả tiến hành xây dựng thang đo. Để xây dựng thang đo, tác giả tham khảo các khái

niệm nghiên cứu được rút ra từ tổng quan lý thuyết kết hợp với kết quả có được từ nghiên

cứu tình huống. Quy trình thiết kế Bảng câu hỏi qua 3 bước: thiết lập Bảng câu hỏi nháp; sau

đó thực hiện pretest hay còn gọi là α test để có Bảng câu hỏi nháp cuối cùng. Tiếp tục qua

bước test để có Bảng câu hỏi hoàn chỉnh.

Thu thập dữ liệu (bƣớc 5): để thu thập dữ liệu phục vụ cho mục đích kiểm định giả thuyết

nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp khảo sát với công cụ là bảng câu hỏi khảo sát.

Đánh giá thang đo (bƣớc 6): dựa vào quy trình đánh giá thang đo của Nguyễn (2011), tác

giả tiến hành đánh giá thang đo thông qua hai bước: sơ bộ và chính thức.

Kiểm định giả thuyết nghiên cứu (bƣớc 7): các phép kiểm định thích hợp được lựa chọn

để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

59

Đo lƣờng tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC (bƣớc 8): được thực hiện thông qua

việc xây dựng mô hình hồi qui bội (Multiple linear regression).

3.3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG

Nghiên cứu định lượng hướng đến những nội dung sau: Đo lường CLTT BCTC và

các nhân tố tác động đến CLTT BCTC; Kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố này đối với

CLTT BCTC; Xác định mô hình đo lường tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC.

Kiểm định giả thuyết nghiên cứu: căn cứ vào kết quả phân tích khám phá các nhân tố

tác động đến CLTT BCTC từ nghiên cứu định tính, kết hợp với các kết quả rút ra từ các

nghiên cứu trước và Cơ sở lý thuyết, tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu như sau:

Bảng 3.06: Các giả thuyết nghiên cứu và mối quan hệ với lý thuyết nền

Giả thuyết Lý thuyết Tác động

H01: Niêm yết chứng khoán có tác động cùng

chiều đến CLTT BCTC

Lý thuyết đại diện Cùng chiều

H02: Kiểm toán độc lập có tác động cùng

chiều đến CLTT BCTC

Lý thuyết đại diện; lý thuyết Sự

khuếch tán kỹ thuật Cùng chiều

H03: Quy mô DN có tác động cùng chiều đến

CLTT BCTC

Lý thuyết Ngẫu nhiên Cùng chiều

H04: Hành vi quản trị lợi nhuận có tác động

ngược chiều đến CLTT BCTC

Lý thuyết đại diện Ngược chiều

H05: Áp lực từ thuế có tác động ngược chiều

đến CLTT BCTC

Lý thuyết Ngẫu nhiên Ngược chiều

H06: Hỗ trợ từ phía nhà quản trị có tác động

cùng chiều đến CLTT BCTC

Lý thuyết Sự khuếch tán kỹ thuật;

Quan điểm TQM

Cùng chiều

H07: Đào tạo & bồi dưỡng có tác động cùng

chiều đến CLTT BCTC

Quan điểm TQM Cùng chiều

H08: CL PMKT có tác động cùng chiều đến

CLTT BCTC

Lý thuyết Xử lý thông tin Cùng chiều

H09: Hiệu quả của HTKSNB có tác động cùng

chiều đến CLTT BCTC

Lý thuyết đại diện Cùng chiều

H10: Năng lực nhân viên KT có tác động cùng

chiều đến CLTT BCTC

Lý thuyết Sự khuếch tán kỹ thuật;

Quan điểm TQM

Cùng chiều

60

(Phân tích khám phá các nhân tố trên được trình bày chi tiết tại chương 4, mục 4.1 “Kết

quả nghiên cứu định tính”)

3.3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Theo Nguyễn (2011), nghiên cứu định lượng bao gồm hai phương pháp chính là Khảo

sát và Thực nghiệm. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp Khảo sát bởi lẽ

phương pháp này là dạng thiết kế để thu thập dữ liệu phổ biến nhất trong nghiên cứu định

lượng, đặc biệt là trong các thị trường chưa được phát triển, dữ liệu thứ cấp thường không có

hoặc không đầy đủ, độ tin cậy không cao (Nguyễn, 2011).

3.3.4. XÂY DỰNG THANG ĐO

3.3.4.1. Nguyên tắc xây dựng thang đo

Căn cứ xây dựng thang đo: Nguyễn (2011) cho rằng có ba cách thức để có thang đo: sử

dụng các thang đo sẵn có; sử dụng thang đo đã có nhưng điều chỉnh cho phù hợp với bối

cảnh nghiên cứu; xây dựng thang đo mới. Trong nghiên cứu này, đối với những khái niệm

trong mô hình lý thuyết là những khái niệm đã có, tác giả sử dụng thang đo đã có được điều

chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam thông qua các ý kiến rút ra nghiên

cứu tình huống. Đối với những khái niệm mới, tác giả xây dựng thang đo dựa trên ý kiến thu

thập từ nghiên cứu định tính.

Cấp độ thang đo: một trong những mục tiêu của nghiên cứu là phân tích tác động của các

nhân tố thông qua mô hình hồi qui, vì vậy các biến trong mô hình phải là biến định lượng.

Thang đo cấp quãng Likert với năm mức độ được xem là phù hợp để đo lường các khái niệm

nghiên cứu (Bảng 3.07).

Bảng 3.07: Cấp độ thang đo sử dụng cho nghiên cứu định lượng

Rất không đồng ý Không đồng ý Trung dung Đồng ý Rất đồng ý

1 2 3 4 5

3.3.4.2. Thang đo đo lƣờng CLTT BCTC

61

Căn cứ xây dựng: khái niệm có liên quan đến các thuộc tính CLTT BCTC là những khái

niệm đã có sẵn, được trình bày cụ thể trong khuôn mẫu các khái niệm cho BCTC 2010 của

FASB & IASB. Vì vậy, nghiên cứu này xây dựng thang đo CLTT BCTC dựa trên khuôn

mẫu các khái niệm này kết hợp với ý kiến của các đối tượng tham gia thảo luận từ nghiên

cứu tình huống. Bên cạnh đó, thang đo của Ferdy van Beest & ctg (2009) (PL 3.07) cũng

được tác giả tham khảo trên góc độ kỹ thuật thiết kế và cấp độ thang đo.

Mô hình và nội dung thang đo: thang đo CLTT BCTC là thang đo bậc ba gồm ba thành

phần (bậc hai), đó là Thích hợp; Trình bày trung thực và nhân tố Gia tăng CLTT. Thích hợp

bao gồm hai thành phần (bậc một): Giá trị dự đoán (được đo lường bằng 2 biến quan sát);

Giá trị xác nhận (được đo lường bằng 3 biến quan sát). Trình bày trung thực bao gồm ba

thành phần (bậc một): Toàn vẹn (được đo lường bằng 5 biến quan sát); Trung lập (được đo

lường bằng 4 biến quan sát); Không sai sót (được đo lường bằng 3 biến quan sát). Gia tăng

CLTT bao gồm bốn thành phần (bậc một): Có khả năng so sánh (được đo lường bằng 3 biến

quan sát); Có thể kiểm chứng (được đo lường bằng 3 biến quan sát); Kịp thời (được đo

lường bằng 3 biến quan sát) và Có thể hiểu được (được đo lường bằng 2 biến quan sát). Mô

hình và nội dung thang đo này được trình bày tại SĐ 3.08 và PL 3.08.

SĐ 3.08: Mô hình thang đo CLTT BCTC

62

3.3.4.3. Thang đo đo lƣờng các nhân tố tác động đến CLTT BCTC

Căn cứ xây dựng: thang đo đo lường các nhân tố này được xây dựng dựa trên thang đo của

các nghiên cứu trước và được tác giả điều chỉnh khi sử dụng cho nghiên cứu tại Việt Nam

thông qua ý kiến thu thập từ nghiên cứu tình huống (Xem PL 4.03).

Thang đo Hành vi quản trị lợi nhuận: khái niệm này đề cập đến khả năng của nhà quản trị

trong việc định hướng thông tin được công bố theo hướng có lợi cho bản thân hoặc vì lợi ích

của DN (Olivier Vidal, 2008). Hành vi được các nhà quản trị sử dụng nhiều nhất là vận dụng

cơ sở dồn tích của KT như khai tăng doanh thu; hoãn việc thực hiện những khoản chi liên

quan đến hoạt động đầu tư, phát triển hoặc sửa chữa, bảo trì,…(Olivier Vidal, 2008). Hành

vi quản trị lợi nhuận là thang đo bậc 1, được đo lường bởi 5 biến quan sát và được xây dựng

trên cơ sở dữ liệu từ nghiên cứu tình huống.

Thang đo Áp lực từ thuế: được xem là nhân tố đặc thù của nghiên cứu này, được khái niệm

như là sức ép từ thuế dẫn đến DN phải vận dụng các quy định của thuế khi xử lý thông tin

trìn bày trên BCTC. Đây là thang đo bậc 1, được đo lường bởi 5 biến quan sát, được xây

dựng dựa trên ý kiến từ nghiên cứu tình huống.

Thang đo Quy mô DN: Quy mô DN là cách thức phân loại DN dựa vào một số tiêu chí như

số lượng lao động, vốn chủ sở hữu, doanh số (Chambre de Commerce et d’Industrie de

Paris), trong đó, tiêu chí được các nước APEC sử dụng phổ biến nhất là số lao động

(voer.edu.vn). Trong nghiên cứu này, quy mô DN được xác định dựa trên tiêu chí về số

lượng lao động của Nghị Định 56/2009/NĐ-CP (PL 3.09) (Chính Phủ nước CHXHCN Việt

Nam, 2009). Quy mô DN là biến định tính với ba giá trị: nhỏ, vừa, lớn (Bảng 3.08).

Bảng 3.08: Cách mã dummy cho biến Quy mô doanh nghiệp

Mã dummy

Quy mô doanh nghiệp Định tính Q1 Q2

Nhỏ 1 0 0

Vừa 2 1 0

Lớn 3 0 1

63

Thang đo Niêm yết chứng khoán: Niêm yết là việc đưa các chứng khoán có đủ tiêu chuẩn

vào đăng ký và giao dịch tại thị trường giao dịch tập trung (Nguyễn & Trần, 2014). Đây là

biến dummy hai giá trị: có niêm yết và không niêm yết được cách mã theo như Bảng 3.09.

Bảng 3.09: Cách mã dummy cho biến Niêm yết chứng khoán

Mã dummy

Niêm yết chứng khoán Định tính N1

DN có niêm yết chứng khoán 1 1

DN không niêm yết chứng khoán 2 0

Thang đo Hỗ trợ từ phía nhà quản trị: Adeh Ratna Komala (2012) dựa trên quan điểm

của Jarvenpaa & Ives (1999); Guinea & ctg (2005) cho rằng Hỗ trợ từ phía nhà quản trị được

xem là cam kết của nhà quản trị trong việc gắn kết các mục tiêu của công ty và chiến lược

được thể hiện dưới hình thức tham gia hỗ trợ trong việc xây dựng một thái độ tích cực

hướng đến sự hiệu quả của thông tin và đảm bảo việc cung cấp các nguồn lực cần thiết cho

việc vận hành HTTT KT. Dựa theo quan điểm trên, thang đo Hỗ trợ từ phía nhà quản trị là

thang đo bậc 1, được đo lường bởi 5 biến quan sát. Thang đo này được tác giả chỉnh sửa lại

từ thang đo của Adeh Ratna Komala (2012).

Thang đo Đào tạo và bồi dƣỡng: Đào tạo và bồi dưỡng được khái niệm như là sự hiện hữu

hệ thống đào tạo và bồi dưỡng trong tổ chức và người sử dụng thật sự được tham gia vào các

khóa đào tạo và bồi dưỡng này (Jong-Min Choe, 1996). Trong nghiên cứu này thang đo Đào

tạo và bồi dưỡng là thang đo bậc 1, được đo lường bởi 4 biến quan sát. Thang đo này được

tác giả chỉnh sửa lại từ thang đo của Hongjiang Xu (2003b).

Thang đo CL PMKT: CL PMKT được xem là nhân tố đặc thù của nghiên cứu này. PMKT

được xem là đảm bảo CL khi nó thỏa mãn những quy định về tiêu chuẩn của một PMKT

(ICAEW, 2011). Các tiêu chuẩn có liên quan đến CL PMKT thông thường được quy định

bởi các cơ quan chức năng Nhà Nước hoặc bởi các tổ chức nghề nghiệp. Tại Việt Nam, tiêu

chuẩn về CL PMKT được Bộ Tài chính quy định tại Thông tư 103/2005 (PL 3.10) và cũng

64

là căn cứ giúp tác giả xây dựng thang đo CL PMKT kết hợp với các ý kiến từ nghiên cứu

tình huống. Đây là thang đo bậc 1, được đo lường bởi 5 biến quan sát.

Thang đo Kiểm toán độc lập: là biến Dummy nhận giá trị 1 nếu công ty được kiểm toán

độc lập và 0 cho trường hợp còn lại, được kế thừa từ thang đo của Nord & ctg (2005); Noor

Azizi Ismail (2009). Biến được cách mã theo Bảng 3.10.

Bảng 3.10: Cách mã dummy cho biến kiểm toán độc lập

Mã dummy

Kiểm toán độc lập Định tính N1

DN được kiểm toán 1 1

0 DN không được kiểm toán 2

Thang đo Hiệu quả của HTKSNB: theo VSA 315, KSNB là quy trình do Ban quản trị,

Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự

đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của

BCTC, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên

quan. Thang đo Hiệu quả của KSNB là thang đo bậc 1, được đo lường bởi 4 biến quan sát.

Thang đo này được tác giả chỉnh sửa từ thang đo của Jamal Adel Sharairi (2011).

Thang đo Năng lực nhân viên KT: được khái niệm là một nhóm các yếu tố có liên quan

đến kỹ năng, kiến thức của nhân viên trong lĩnh vực kỹ thuật và kinh doanh cho phép họ

hoàn thành trách nhiệm về công việc KT của mình (Hongjiang Xu, 2003b). Trong nghiên

cứu này, thang đo Năng lực nhân viên KT là thang đo bậc 1, được đo lường bởi 5 biến quan

sát. Thang đo này được chỉnh sửa từ thang đo của Hongjiang Xu (2003b).

PL 3.11 trình bày nội dung thang đo các nhân tố tác động đến CLTT BCTC.

3.3.5. CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU

XÁC ĐỊNH ĐÁM ĐÔNG NGHIÊN CỨU

Với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đã được xác định, nghiên cứu sử dụng mẫu là

các DN phi tài chính tại Việt Nam.

ĐỐI TƢỢNG THU THẬP DỮ LIỆU

65

Đối tượng thu thập dữ liệu cho nghiên cứu định lượng là Phụ trách KT; Giám đốc tài

chính; trưởng KSNB, KTNB tại các DN (trong đó, đối tượng chính yếu nhắm đến là Phụ

trách KT). Việc lựa chọn đối tượng thu thập dữ liệu dựa trên các tiêu chí sau:

Đo lường CLTT BCTC và các nhân tố tác động là một công việc không dễ dàng, đòi hỏi

đối tượng thực hiện phải có kiến thức về KT, nắm rất rõ đặc điểm CLTT BCTC và đặc

điểm xử lý BCTC tại chính DN cần được khảo sát.

Có rất nhiều thành phần đo lường CLTT BCTC và các nhân tố tác động đến nó như

Trình bày Trung thực; Hành vi quản trị lợi nhuận; Hỗ trợ từ phía nhà quản trị; Hiệu quả

của HTKSNB,… chỉ được đo lường bởi chính những người bên trong DN. Các đối

tƣợng bên ngoài rất khó tiếp cận những thông tin này vì vậy tác giả chưa tìm được

phương pháp hữu hiệu nhằm đo lường các nhân tố này từ phía các đối tượng bên ngoài.

Việc lựa chọn cũng cần mang tính kế thừa quan điểm từ các nghiên cứu trước. Để khảo

sát CLTT và các nhân tố tác động đến CLTT BCTC, các nhà nghiên cứu trước đã chọn

các đối tượng thu thập dữ liệu là phụ trách quản lý KT; các nhà điều hành DN (Hong

Jiang Xu, 2003; Hong Jiang Xu, 2009; Nader Rezaei, 2013;…).

KHUNG MẪU

Dựa vào đám đông nghiên cứu đã được xác định, khung mẫu của nghiên cứu này là

danh sách liệt kê tên của tất cả các DN phi tài chính tại Việt Nam cùng với các thông tin cần

thiết cho việc chọn mẫu: quy mô; đặc điểm niêm yết; địa chỉ,…Nguyễn (2011) cho rằng

trong chọn mẫu, khó khăn lớn nhất là có được khung mẫu. Việc có được khung mẫu không

phải là vấn đề dễ dàng, nhất là ở những nước mà dữ liệu thứ cấp còn hạn chế về số lượng và

độ tin cậy. Vì vậy, nghiên cứu hàn lâm thường phải sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác

xuất và hy sinh tính đại diện của mẫu trong kiểm định lý thuyết của mình (Nguyễn, 2011).

Trong nghiên cứu này, việc phỏng vấn toàn bộ các DN phi tài chính tại Việt Nam để

xây dựng khuôn mẫu gây tốn kém nhiều nguồn lực, thời gian. Vì vậy, tác giả chọn mẫu theo

66

phương pháp phi xác xuất. Tuy nhiên, việc áp dụng định mức khi chọn mẫu sẽ giúp nghiên

cứu khắc phục được những hạn chế vốn có của chọn mẫu phi xác xuất (Nguyễn, 2011).

KÍCH THƢỚC MẪU NGHIÊN CỨU

Để phân tích EFA, Hair & ctg (2006, theo Nguyễn 2011) cho rằng kích thước mẫu phải

gấp 5 lần số lượng biến quan sát; Hoàng & Chu (2008) cho rằng con số này từ 4 đến 5 lần.

Dung hòa hai quan điểm trên, tác giả xác định kích thước mẫu phải gấp 4,5 lần số lượng

biến quan sát. Nguyễn (2011) cũng đưa ra công thức kinh nghiệm thường được dùng để tính

kích thước mẫu cho MLR như sau: n >= 50 + 8 * Số lượng biến độc lập trong mô hình.

Bảng 3.11: Xác định kích thước mẫu dùng cho khảo sát

Mục tiêu SL biến quan sát SL biến độc lập Kích thƣớc mẫu

Kiểm định EFA 58 10 261

Kiểm định MLR 58 10 130

Sử dụng cho nghiên cứu 261

PHƢƠNG PHÁP CHỌN MẪU

Nguyễn (2011) cho rằng có hai nhóm phương pháp chọn mẫu là theo xác suất và phi

xác suất. Nghiên cứu này áp dụng chọn mẫu phi xác suất với lý do là dữ liệu thứ cấp tại Việt

Nam còn hạn chế và việc phỏng vấn toàn bộ các DN phi tài chính tại Việt Nam để xây dựng

khuôn mẫu sẽ gây tốn kém nhiều nguồn lực, thời gian.

Chọn mẫu phi xác suất bao gồm: chọn mẫu thuận tiện, phán đoán, phát triển mầm, theo

định mức. Tác giả chọn mẫu theo định mức vì phương pháp này sẽ giúp khắc phục được hạn

chế cố hữu của phương pháp chọn mẫu phi xác suất (Nguyễn, 2011). Căn cứ vào các nhân tố

thuộc về đặc điểm của DN tác động đến CLTT BCTC được rút ra từ nghiên cứu định tính,

tác giả xác định các thuộc tính cho chọn mẫu theo định mức là Quy mô DN, Niêm yết chứng

khoán và BCTC được kiểm toán độc lập (Bảng 3.12; 3.13).

67

Bảng 3.12: Thuộc tính kiểm soát áp dụng cho chọn mẫu theo phương pháp định mức

STT Thuộc tính kiểm soát Phân loại Tỷ lệ (%)

1 Quy mô DN Vừa & Nhỏ 50,0%

Lớn 50,0%

2 Niêm yết chứng khoán Có 25,0%

Không 75,0%

3 Kiểm toán độc lập Không kiểm toán 33,3%

Ngoài Big4 kiểm toán 33,3%

Big4 kiểm toán 33,4%

Bảng 3.13: Số lượng các phần tử thu thập theo phương pháp định mức

STT Thuộc tính kiểm soát Phân loại Tỷ lệ (%) Số lƣợng phần tử

1 Quy mô DN Vừa & Nhỏ 50,0% 131

Tổng mẫu: 262 Lớn 50,0% 131

2 Niêm yết chứng khoán Có 25,0% 65

Tổng mẫu: 262 Không 75,0% 197

3 Kiểm toán độc lập Không kiểm toán 33,3% 87

Tổng mẫu: 262 Ngoài Big4 kiểm toán 33,3% 87

Big4 kiểm toán 33,4% 88

3.3.6. THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI

3.3.6.1. Nguyên tắc chung

Lựa chọn bảng câu hỏi: công cụ thu thập dữ liệu được sử dụng là Bảng câu hỏi chi tiết bởi

lẽ loại bảng câu hỏi này được xem là phù hợp cho nghiên cứu định lượng Nguyễn (2011).

Xác định hình thức trả lời: nghiên cứu sử dụng hình thức trả lời dưới dạng câu hỏi đóng

với năm cấp độ (xem Bảng 3.07) và được xác định trước. Nguyễn (2011) cho rằng hình thức

trả lời này là thích hợp cho nghiên cứu định lượng.

Cấu trúc bảng câu hỏi: Bảng câu hỏi được xây dựng theo quy trình SĐ 3.09, bao gồm:

Phần gạn lọc: bao gồm các câu hỏi nhằm mục đích chọn người trả lời trong đám đông

nghiên cứu và giúp tác giả đo lường một số biến của mô hình có liên quan đến đặc điểm

về Quy mô DN, Kiểm toán độc lập và Niêm yết chứng khoán.

68

Phần chính: bao gồm các câu hỏi để thu thập dữ liệu (được tác giả thiết kế trong quá

trình xây dựng thang đo) cần cho mục đích kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu.

Phần dữ liệu về cá nhân: phần này giúp tác giả đánh giá mức độ am hiểu của đối tượng

phỏng vấn thông qua các thông tin về vị trí công việc, kinh nghiệm làm việc.

SĐ 3.09: Quy trình xây dựng Bảng câu hỏi

3.3.6.2. Thiết kế bảng câu hỏi nháp

Dựa trên các nguyên tắc thiết kế Bảng câu hỏi của Nguyễn (2011) và nội dung các

thang đo của các biến đã được xây dựng, tác giả tiến hành thiết kế Bảng câu hỏi nháp (PL

3.12).

3.3.6.3. Bảng câu hỏi nháp cuối cùng

Bảng câu hỏi nháp sẽ được chuyển cho bốn chuyên gia ngoài nhóm nghiên cứu (Danh

sách chuyên gia: PL 3.13) để thu thập ý kiến và tiến hành điều chỉnh lần 1 (α test). Qua bước

α test, tác giả đã nhận được những ý kiến đóng góp khuyến nghị điều chỉnh về từ ngữ; nội

dung của thang đo; loại bỏ một số biến được xem là trùng lắp hoặc không cần thiết,... (Minh

chứng phản hồi và nội dung góp ý α test được minh họa tại PL 3.14). Sau đó, tác giả tiến

hành sửa chữa Bảng câu hỏi nháp để có Bảng câu hỏi nháp cuối cùng (xem PL 3.15).

3.3.6.4. Bảng câu hỏi hoàn chỉnh

Bảng câu hỏi nháp cuối cùng được qua lần thử thứ hai ( test) thông qua việc thu thập

ý kiến của năm công ty đã được lựa chọn trong mẫu nghiên cứu (PL 3.16) với mục đích

đánh giá bảng câu hỏi. Ở lần thử này, các DN đều đánh giá là Bảng câu hỏi rõ ràng, nội dung

69

thích hợp và thời gian trả lời là hợp lý. Sau bước thử này, Bảng câu hỏi hoàn chỉnh được

thiết lập và sẵn sàng cho công việc khảo sát dữ liệu (PL 3.17).

3.3.7. THU THẬP VÀ CHUẨN BỊ DỮ LIỆU (SĐ 3.10)

Thu thập dữ liệu: Sau khi có Bảng câu hỏi hoàn chỉnh, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu tại

292 DN phi tài chính tại Việt Nam với đối tượng phỏng vấn chính là KT trưởng. Dữ liệu thu

thập được hiệu chỉnh nhằm để kiểm tra toàn bộ các lỗi như bỏ sót câu hỏi, tính hợp lý, tính

hoàn tất và sự rõ ràng của các trả lời.

Mã hóa dữ liệu: sau khi dữ liệu thu thập đã được kiểm tra, tác giả tiến hành mã hoá các

biến. Đối với thông tin thu thập bằng dữ liệu định tính, tác giả chuyển đổi các trả lời thành

dạng mã số để nhập và xử lý (PL 3.18).

Ma trận dữ liệu: Bảng câu hỏi sau khi đã được hiệu chỉnh và mã hóa sẽ được nhập vào máy

tính dưới dạng ma trận. Phần mềm xử lý dữ liệu được tác giả lựa chọn là SPSS.

Làm sạch dữ liệu: trước khi xử lý, dữ liệu sẽ được làm sạch nhằm phát hiện các sai sót như

các ô trống và trả lời không hợp lý.

SĐ 3.10: Quy trình thu thập và chuẩn bị dữ liệu (DL) cho nghiên cứu định lượng

3.3.8. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO

70

Theo Nguyễn (2011), độ tin cậy thang đo thường được dùng nhiều nhất là tính nhất

quán nội tại, nói lên mối quan hệ của các biến quan sát trong cùng một thang đo. Nghiên

cứu này sử dụng tính nhất quán nội tại để kiểm tra độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số

Cronbach alpha (Nguyễn 2011).

Việc kiểm định Cronbach α được tiến hành qua hai bước. Đầu tiên, khi kiểm định

Cronbach α lần thứ nhất, tác giả tiến hành loại bỏ các biến rác. Kết hợp với phân tích EFA,

tác giả có được thang đo chính thức. Sau đó, tác giả tiếp tục sử dụng Cronbach α lần thứ hai

để tiến hành kiểm định chính thức thang đo (SĐ 3.11).

SĐ 3.11: Phương pháp đánh giá độ tin cậy thang đo

3.3.9. KIỂM ĐỊNH GIÁ TRỊ THANG ĐO

Sau khi kiểm tra Cronbach α, công việc tiếp theo được tác giả tiến hành là kiểm định

giá trị thang đo. Giá trị thang đo nói lên khả năng thang đo đó có đo lường được những gì

chúng ta muốn nó đo lường (Litwin 1995; Hogan 2003, theo Mouzhi Ge 2009). Nội dung và

phương pháp kiểm định giá trị thang đo như sau:

Giá trị nội dung: là dạng giá trị mang tính định tính nhằm xác định thang đo có bao phủ đầy

đủ nội dung khái niệm hay không (Bollen 1989, theo Nguyễn 2012). Trong nghiên cứu này,

giá trị nội dung được đảm bảo thông qua nghiên cứu tổng quan và tập hợp các ý kiến phản

biện của các đối tượng tham gia thảo luận từ nghiên cứu tình huống.

Giá trị hội tụ và phân biệt: giá trị hội tụ nói lên mức độ hội tụ của một thang đo được sử

dụng để đo lường một khái niệm sau nhiều lần lặp lại (Nguyễn, 2011). Giá trị phân biệt nói

c|c biến quan s|t cùng đo lường một kh|i niệm nghiên cứu nên hệ số tương quan giữa chúng phải cao (Nguyễn, 2011)

71

lên hai thang đo đo lường hai khái niệm khác nhau phải khác biệt nhau. Giá trị hội tụ và giá

trị phân biệt thường được kiểm tra bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA

(Nguyễn 2011). Để đánh giá giá trị hội tụ, tác giả phân tích ma trận các trọng số nhân tố

(Pattern matrix). Đối với giá trị phân biệt, nghiên cứu xem xét phần tổng phương sai trích

TVE (Total variance explained).

Giá trị liên hệ lý thuyết: nói lên mối quan hệ của khái niệm với các khái niệm khác trong

hệ lý thuyết đang nghiên cứu (Campbell 1960, theo Nguyễn 2011). Giá trị này thường được

kiểm định cùng với kiểm định mô hình lý thuyết (Nguyễn 2011).

Giá trị tiêu chuẩn: thể hiện mức độ liên kết của khái niệm đang nghiên cứu với một khái

niệm khác đóng vai trò là biến tiêu chuẩn để đánh giá. Trong khoa học xã hội rất khó xác

định biến tiêu chuẩn (Bollen 1989, theo Nguyễn 2011). Bên cạnh đó đến nay vẫn chưa có

công cụ đo lường cổ điển có sẵn trong nghiên cứu CL thông tin nên rất khó tiến hành đánh

giá giá trị tiêu chuẩn trong lĩnh vực này (Mouzhi Ge, 2009).

SĐ 3.12: Phương pháp kiểm định giá trị thang đo

3.3.10. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Tác giả tiến hành kiểm định giả thuyết nghiên cứu thông qua các phép kiểm định T-

hệ số tương quan của hai kh|i niệm n{y phải kh|c với 1(Bogozzi 1994, theo Nguyễn 2011)

72

test (trường hợp biến độc lập là định tính- hai đám đông), Anova (trường hợp biến độc lập là

định tính- ba đám đông) và kiểm định Pearson (trường hợp biến độc lập là định lượng) (SĐ

3.13). Để kiểm định mức độ tác động của các nhân tố trong mô hình, tác giả dùng mô hình

hồi qui bội (MLR) thông qua phần mềm xử lý thống kê SPSS. Trong nghiên cứu này, các

mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc đều đã được suy diễn từ lý thuyết, các

giả thuyết nghiên cứu đều đã được xác lập, vì vậy tác giả lựa chọn phương pháp đồng thời

khi phân tích hồi qui theo đề nghị của Nguyễn (2011) (SĐ 3.14).

SĐ 3.13: Phương pháp kiểm định giả thuyết nghiên cứu

SĐ 3.14: Phương pháp kiểm định mức độ tác động giữa các nhân tố trong mô hình

3.4. KẾT LUẬN

Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng. Thông qua quá trình phân

tích và biện luận, tác giả khẳng định phương pháp nghiên cứu hỗn hợp được xem là thích

hợp cho việc giải quyết mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu.

Đối với mục tiêu chính yếu là xác định các nhân tố tác động đến CLTT BCTC, tác giả

sử dụng nghiên cứu định tính thông qua phương pháp tình huống với các đối tượng tham gia

thảo luận là các giảng viên đại học chuyên ngành KT- kiểm toán; các KT trưởng; giám đốc;

trưởng IT; trưởng bộ phận KSNB tại các DN; các trưởng phòng kiểm toán độc lập thuộc và

ngoài Big4. Với công cụ thu thập dữ liệu là Dàn bày thảo luận, số lượng mẫu là 13 (điểm

73

dừng tại S 11) tác giả đã thu thập đầy đủ dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu định tính. Kết quả

phân tích nghiên cứu định tính sẽ được trình bày ở chương 4.

Đối với mục tiêu đo lường CLTT BCTC và các nhân tố tác động đến nó; kiểm định

mối quan hệ giữa các nhân tố đến CLTT BCTC và xây dựng mô hình hồi qui, tác giả sử

dụng nghiên cứu định lượng với phương pháp khảo sát, mẫu được thu thập tại 292 DN phi

tài chính tại Việt Nam, đối tượng thu thập được xem là am hiểu rõ về KT và CLTT BCTC

tại DN, chủ yếu là KT trưởng. Công cụ giúp tác giả thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định

lượng là Bảng câu hỏi dưới dạng câu hỏi đóng với 5 cấp độ được xác định trước. Dữ liệu thu

thập sau khi qua các bước mã hóa, lập ma trận và làm sạch, được dùng để đánh giá độ tin

cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha. Sau khi kiểm tra Cronbach alpha, tác giả tiếp

tục kiểm định giá trị thang đo bao gồm: giá trị nội dung; giá trị hội tụ; giá trị phân biệt; giá

trị liên hệ lý thuyết thông qua nghiên cứu tổng quan, phân tích ý kiến từ nghiên cứu tình

huống, phân tích EFA. Sau khi đã kiểm định giá trị thang đo, tác giả tiến hành kiểm định các

giả thuyết nghiên cứu và lượng hóa tác động của các nhân tố trong mô hình bằng xây dựng

mô hình hồi qui bội (MLR).

Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày ở chương kế tiếp.

74

CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương này được thiết lập nhằm trình bày kết quả phân tích dữ liệu từ nghiên cứu định

tính và định lượng.

Đối với nghiên cứu định tính, dựa trên phương pháp và quy trình phân tích dữ liệu

được xác định, tác giả tiến hành phân tích đo lường CLTT BCTC, phân tích khám phá các

nhân tố tác động đến CLTT BCTC và phân tích đo lường các nhân tố tác động đến CLTT

BCTC. Tiếp theo, tác giả xác định mô hình nghiên cứu lý thuyết và tiến hành so sánh kết

quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước.

Đối với nghiên cứu định lượng, tác giả tiến hành phân tích kết quả dựa trên dữ liệu đã

khảo sát. Đầu tiên, mẫu nghiên cứu được mô tả về các khía cạnh số lượng; các đặc tính của

mẫu theo các điều kiện đã được đặt ra. Tiếp theo, tác giả trình bày tổng quát các số liệu

thống kê về CLTT BCTC cũng như các nhân tố tác động đến CLTT BCTC. Kết quả đánh

giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach và kiểm định giá trị thang đo bằng phân tích

EFA được trình bày sau đó. Kế tiếp, tác giả tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa các nhân

tố đến CLTT BCTC thông qua các phép kiểm định thích hợp (T-test; Anova, Pearson) và

xây dựng mô hình hồi qui tuyến tính tối ưu nhằm lượng hóa mức độ tác động của các nhân

tố đến CLTT BCTC. Sau cùng, nghiên cứu đánh giá sự ảnh hưởng của các biến điều tiết đến

mức độ tác động của các biến độc lập lên CLTT BCTC. Các bước công việc của chương 4

được trình bày theo SĐ 4.01.

75

SĐ 4.01: Phác thảo nghiên cứu chương 4

4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

4.1.1. PHƢƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH PHÂN TÍCH

Dựa trên dữ liệu đã được các đối tượng tham gia thảo luận xác nhận và tham khảo qui

trình phân tích dữ liệu định tính của Nguyễn (2011) theo SĐ 4.02, tác giả tiến hành phân tích

sâu các dữ liệu của từng tình huống và so sánh dữ liệu của các tình huống với nhau:

Đầu tiên, dựa trên dữ liệu thu thập từ nghiên cứu tình huống, tác giả tiến hành mô tả

hiện tượng cần được nghiên cứu, bước công việc này hướng đến các mục tiêu sau: xác

định các khái niệm có liên quan đến đo lường các thuộc tính CLTT BCTC; xác định các

nhân tố tác động đến CLTT BCTC và các khái niệm đo lường các nhân tố này.

Sau khi mô tả hiện tượng, tác giả tiến hành phân loại hiện tượng bằng cách sắp xếp các

khái niệm và các dữ liệu đã được xác định ở bước “mô tả hiện tượng” thành từng nhóm

có cùng những đặc tính chung để tạo thành từng nhóm khái niệm có liên quan đến đo

76

lường các thuộc tính CLTT BTCT; các nhóm khái niệm liên quan đến các nhân tố tác

động đến CLTT BCTC và liên quan đến đo lường các nhân tố này.

Sau khi mô tả và phân loại dữ liệu tác giả tiến hành liên kết các khái niệm nghiên cứu

giúp xác định các thành phần tác động đến CLTT BCTC; xây dựng các khái niệm đo

lường CLTT BCTC và đo lường các nhân tố tác động đến CLTT BCTC.

SĐ 4.02: Quy trình phân tích định tính

4.1.2. PHÂN TÍCH ĐO LƢỜNG CLTT BCTC

Dựa trên các thuộc tính CLTT đã được lựa chọn (FASB & IASB 2010) kết hợp với

các ý kiến thu thập từ nghiên cứu tình huống, tác giả tiến hành phân tích đo lường các thuộc

tính cấu thành CLTT BCTC. Đầu tiên, tác giả tiến hành phân tích dữ liệu của từng tình

huống để nhận diện các khái niệm có liên quan đến đo lường CLTT BCTC. Sau đó, các khái

niệm này sẽ được phân loại và sắp xếp theo từng nhóm tương ứng với 9 thuộc tính CLTT

BCTC được quy định bởi FASB & IASB 2010. Tiếp theo, tác giả liên kết các khái niệm

trong từng nhóm để hình thành khái niệm chung cho từng thuộc tính CLTT BCTC. Quy

trình và kết quả phân tích được trình bày theo PL 4.01.

4.1.3. PHÂN TÍCH KHÁM PHÁ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CLTT BCTC

4.1.3.1. Các tình huống khẳng định các nhân tố khám phá (SĐ 4.03)

77

SĐ 4.03: Các tình huống khẳng định nhân tố khám phá

Đầu tiên tác giả chọn tình huống nghiên thứ nhất S1 với đại diện là Nhà đầu tư-Giám

đốc DN. Thông qua thảo luận, tác giả xác định được 8 nhân tố tác động đến CLTT BCTC,

một số gợi ý về đặc điểm giúp đo lường các nhân tố này và đo lường CLTT BCTC.

Sau đó, tác giả nghiên cứu tình huống S2 đến S5 thông qua thảo luận nhóm với đại

diện của tình huống S2 là Nhà đầu tư- Phó phòng KT; S3, S4 là Nhà đầu tư-Trưởng KSNB;

S5: Kiểm toán độc lập. Qua đó, tác giả bổ sung thêm 2 nhân tố (thứ 9, 10) và có thêm nhiều

thông tin cần thiết cho việc đo lường các nhân tố.

Tiếp theo, việc nghiên cứu tình huống S6 với đại diện là Nhà đầu tư-Giám Đốc DN

giúp bổ sung thêm 3 nhân tố mới (thứ 11, 12, 13) và thu thập nhiều thông tin cần thiết cho

việc đo lường các nhân tố.

Tác giả lại nghiên cứu tình huống S7 đến S10 thông qua thảo luận nhóm với đại diện

của S7 là Nhà đầu tư - Trưởng IT; S8, S9: Nhà đầu tư- KT trưởng; S10: Kiểm toán độc lập.

Qua đó, tác giả bổ sung thêm 1 nhân tố (thứ 14) và thu thập thêm nhiều thông tin có ý nghĩa

cho việc đo lường các nhân tố.

Tiếp tục nghiên cứu tình huống S11 thông qua thảo luận tay đôi với đại diện S11 là

Nhà đầu tư- KT trưởng và không phát hiện thêm được nhân tố mới. Vì vậy, S11 được xác

định là điểm bảo hòa. Để khẳng định điểm bảo hòa, tác giả tiếp tục nghiên cứu tình huống

78

S12 với đại diện là Nhà đầu tư- Giám đốc DN; tình huống S13 với đại diện là Nhà đầu tư -

KT trưởng và không có nhân tố mới nào được phát hiện thêm.

Sau khi xác định các nhân tố có được từ nghiên cứu tình huống, tác giả tiến hành thảo

luận tay đôi với hai đại diện của Vụ Chế độ KT- Kiểm toán Việt Nam (Phó Vụ trưởng và

nguyên phó Vụ trưởng) và không phát hiện thêm bất kỳ nhân tố mới nào.

Thông qua quá trình thảo luận trên, tác giả nhận thấy rằng các dữ liệu thu thập được

đã đủ để xác định, đo lường CLTT BCTC và các nhân tố tác động đến nó. Tổng kết, tác giả

thu được các kết quả sau:

Kích thức mẫu cho nghiên cứu tình huống là 13. Điểm bảo hòa tại tình huống S11.

Qua nghiên cứu tình huống, tác giả xác định 14 nhân tố tác động đến CLTT BCTC.

Rất nhiều dữ liệu được thu thập giúp thiết kế thang đo đo lường CLTT và các nhân tố

tác động đến CLTT BCTC.

4.1.3.2. Kết quả phân tích

Theo quy trình phân tích định tính đã được xác định, đầu tiên, tác giả tiến hành phân

tích dữ liệu của từng tình huống để nhận diện và xác định các khái niệm có liên quan đến các

nhân tố tác động đến CLTT BCTC. Sau đó, các khái niệm này sẽ được phân loại và sắp xếp

theo từng nhóm có cùng những đặc tính chung. Tiếp theo, tác giả tiến hành liên kết các khái

niệm trong từng nhóm lại với nhau thành từng khái niệm có liên quan đến từng nhân tố được

khám phá. Kết quả có tổng cộng 14 nhóm khái niệm được liên kết thành 14 khái niệm biểu

thị cho 14 nhân tố tác động đến CLTT BCTC. Quy trình và kết quả phân tích được trình bày

theo PL 4.02.

PL 4.02 cho thấy nghiên cứu đã bước đầu xác định 14 nhân tố tác động đến CLTT

BCTC phù hợp với các DN tại Việt Nam: Hành vi quản trị lợi nhuận; Áp lực từ thuế; Quy

mô DN; Niêm yết chứng khoán; Hỗ trợ từ phía nhà quản trị; Đào tạo & bồi dưỡng; CL

PMKT; Kiểm toán độc lập; Hiệu quả của HTKSNB; Sự khác biệt về yếu tố chính trị; CL dữ

liệu đầu vào; Quy trình HTTT KT; Sự hoàn thiện của môi trường pháp lý; Năng lực nhân

79

viên KT. Để có căn cứ lựa chọn các nhân tố chính thức đưa vào mô hình lý thuyết, tác giả

trình bày các nhân tố này theo tỷ lệ tán thành từ nghiên cứu tình huống (SĐ 4.04).

SĐ 4.04: Các nhân tố tác động đến CLTT BCTC theo tỷ lệ tán thành (Nguồn: từ dữ

liệu nghiên cứu)

Kết quả phân tích ở SĐ 4.04 cho phép nghiên cứu không đưa các nhân tố Quy trình

HTTT; Sự khác biệt về yếu tố chính trị; Sự hoàn thiện của môi trường pháp lý; CL dữ liệu

vào mô hình nghiên cứu lý thuyết với lý do là các nhân tố này nhận được sự tán thành khá

thấp từ các tình huống nghiên cứu (dưới 40%). Việc không đưa các nhân tố này vào mô hình

nghiên cứu không phải do sự kém quan trọng của chúng đối với CLTT BCTC. Bên cạnh

nguyên nhân tỷ lệ tán thành thấp thì còn có những nguyên nhân khách quan sau:

Sự khác biệt về yếu tố chính trị: sự khác biệt về yếu tố chính trị là điều có thể khảo sát

được nếu xét trên phạm vi giữa các quốc gia. Tuy nhiên nếu xét trên phạm vi giữa các

DN cùng hoạt động tại Việt Nam thì rất khó khảo sát cũng như đo lường mức độ khác

biệt này.Vì vậy hiện nay tác giả chưa đủ điều kiện và khả năng để khảo sát, đo lường

mức độ khác biệt, so sánh sự khác biệt của nhân tố này cho từng DN được khảo sát.

80

Sự hoàn thiện của môi trường pháp lý: môi trường pháp lý là những quy định mang tính

pháp qui buộc DN phải thực hiện nhằm đảm bảo hoạt động đúng Luật pháp. Đây là khái

niệm rất rộng, bao hàm nhiều lĩnh vực như Luật DN, Luật KT, Luật thuế, Luật đầu

tư,...và rất khó để đo lường mức độ hoàn thiện cũng như so sánh sự khác biệt của nhân

tố này cho từng DN được khảo sát.

CL dữ liệu đầu vào, Quy trình HTTT: hai nhân tố này nhận được ý kiến tán thành khá

thấp từ các tình huống với lý do là hai nhân tố này sẽ phù hợp cho nghiên cứu về HTTT.

Đảm bảo tập trung về điều kiện, thời gian nghiên cứu nhằm hoàn thiện việc khảo sát,

thiết kế thang đo và đo lường cho 10 nhân tố còn lại bởi lẽ số lượng biến độc lập càng

nhiều thì số lượng mẫu khảo sát càng cao (Nguyễn, 2011).

4.1.4. PHÂN TÍCH ĐO LƢỜNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CLTT BCTC

Từ các nhân tố đã được lựa chọn đưa vào mô hình nghiên cứu, các bước phân tích dữ

liệu theo SĐ 4.02 tiếp tục được thực hiện nhằm xác định các khái niệm đo lường các nhân tố

tác động đến CLTT BCTC. Quy trình và kết quả phân tích được trình bày theo PL 4.03.

4.1.5. XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT

Các kết quả đạt được từ các bước công việc trước đó của nghiên cứu định tính giúp

tác giả trình bày kết quả nghiên cứu thông qua việc xác định mô hình lý thuyết (SĐ 4.05):

SĐ 4.05: Mô hình nghiên cứu (nguồn: nhóm TG xây dựng từ kết quả nghiên cứu)

81

4.1.6. SO SÁNH VỚI CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC

Dựa vào kết quả so sánh theo SĐ 4.06, tác giả rút ra nhận xét:

SĐ 4.06: So sánh kết quả của nghiên cứu tình huống với các nghiên cứu trước đó

Các nhân tố mới: là những nhân tố chưa được đưa vào mô hình nghiên cứu trước đó của các

nhà nghiên cứu về CLTT BCTC. SĐ 4.06 cho thấy Áp lực từ thuế; CL PMKT là 2 nhân tố

mới trong mô hình được xem là đặc thù riêng từ nghiên cứu này. Trong đó CL PMKT đã

được nghiên cứu trước đó của Trần (2007) tiếp cận dưới dạng nghiên cứu ứng dụng, trong

nghiên cứu này, tác giả khẳng định và minh chứng bằng nghiên cứu định tính. Các tình

huống đã khẳng định các nhân tố này được trình bày tại PL 4.04.

Các nhân tố từ lý thuyết trƣớc đó tiếp tục đƣợc khẳng định: có 8 nhân tố đã được khám

phá từ các nghiên cứu trước đó tiếp tục được khẳng định bởi nghiên cứu này.

Các nhân tố không đƣợc xác định bởi nghiên cứu này: tổng cộng có 6 nhân tố được các

tác giả nghiên cứu trước đó xác nhận nhưng không được tán thành bởi nghiên cứu này. Lý

82

do được lý giải là tác động của các nhân tố này chưa rõ ràng hoặc rất khó để đo lường bằng

thang đo likert (Đặc điểm HTTT); một số nhân tố đã được đề cập trong các nhân tố trước

(Công nghệ đã được đề cập trong nhân tố CL PMKT; Phân bố quyền sở hữu đã được đề cập

trong nhân tố Quy mô DN và Niêm yết chứng khoán); một số nhân tố có nguồn gốc từ các

nghiên cứu thuộc phạm vi Thông tin quản lý và không phù hợp với phạm vi nghiên cứu của

Luận án (Văn hóa, cơ cấu tổ chức).

4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG

4.2.1 MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU

Dữ liệu nghiên cứu được tác giả khảo sát thông qua phỏng vấn trực tiếp và thu thập

dữ liệu trên mạng thông qua công cụ Google Drive vào năm 2015. Tổng số mẫu thu thập

được là 292 mẫu, trong đó có 269 mẫu đạt yêu cầu cho nghiên cứu. Danh sách các DN khảo

sát được trình bày tại PL 4.05. Như vậy, số lượng mẫu thu thập đạt yêu cầu đã đề ra vì số

lượng mẫu đã vượt mức đề ra ban đầu (261 mẫu).

Trong số các mẫu đạt yêu cầu cho nghiên cứu, thống kê cho thấy trụ sở chính của các

DN phân bố đầy đủ tại các vùng, miền. Cụ thể tại các tỉnh, thành phố phía Nam (TPHCM;

Đồng Nai; Bình Dương; Long An; Bà Rịa- Vũng Tàu); miền Trung (Khánh Hòa) và phía

Bắc (Hà Nội) (SĐ 4.07). Về quy mô DN, số lượng DN lớn là 126; vừa và nhỏ là 143 (SĐ

4.08). Đối với đặc điểm kiểm toán độc lập, số lượng các DN được ngoài Big4 kiểm toán là

101; Big4 kiểm toán là 75, chưa được kiểm toán là 93 (SĐ 4.09). Về thông tin niêm yết, số

lượng các DN thực hiện niêm yết là 56; chưa niêm yết là 213 (SĐ 4.10).

Như vậy đặc điểm của mẫu thu thập được thỏa mãn các điều kiện đã được đề ra ban

đầu cho nghiên cứu. Trong số các DN được khảo sát, tình hình DN được kiểm toán và thực

hiện niêm yết được phân bổ đầy đủ ở tất cả quy mô DN (Bảng 4.01).

83

SĐ 4.07: Trụ sở chính của các DN được khảo sát (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015)

SĐ 4.08: Quy mô của các DN được khảo

sát (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015)

l'assemblée générale

SĐ 4.09: Tỷ lệ các DN được kiểm toán (Nguồn:

số liệu khảo sát thực tế 2015)

SĐ 4.10: Tỷ lệ các DN thực hiện niêm yết (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015)

Bảng 4.01: Bảng thống kê quy mô DN, niêm yết và kiểm toán (Nguồn: khảo sát thực tế 2015)

Quy mô DN

Không niêm yết Niêm yết

TC K. kiểm toán Kiểm toán TC K. kiểm toán Kiểm toán TC

SL SL SL SL SL

QMDN DN nhỏ 79 38 117 0 9 9 126

DN vừa 9 41 50 0 14 14 64

DN lớn 5 41 46 0 33 33 79

TC 93 120 213 0 56 56 269

84

Đối tƣợng thu thập dữ liệu: Phụ trách KT tại các DN (218); Phụ trách KSNB, KTNB (27),

Giám đốc- Phó giám đốc tài chính (24). Như vậy điều kiện am hiểu sâu về CLTT cũng như

đặc điểm xử lý và chế biến BCTC tại DN của đối tượng thu thập dữ liệu được thỏa mãn.

SĐ 4.11: Đối tượng thu thập dữ liệu cho nghiên cứu định lượng (Nguồn: khảo sát thực tế 2015)

4.2.2. PHƢƠNG PHÁP ĐO LƢỜNG CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH

Để kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu, chúng ta cần phải đo lường

chúng (Nguyễn, 2011). Mô hình của nghiên cứu này bao gồm 11 biến, trong đó có 3 biến

độc lập là biến Dummy (Quy mô DN; Niêm yết chứng khoán; Kiểm toán độc lập), 8 biến

còn lại đều được đo lường bằng thang đo Likert (xem nhóm tiểu mục 3.3.4. Xây dựng thang

đo). Để tiến hành phân tích nghiên cứu định lượng, giá trị của các biến được đo lường bằng

thang đo Likert cần phải được xác định. Các phương pháp thường được sử dụng gồm:

Lấy tổng giá trị các biến quan sát hoặc tổng giá trị các thành phần đo lường nên biến đó

(Nguyễn, 2011).

Lấy giá trị trung bình cộng các biến quan sát hoặc các thành phần đo lường nên biến đó

(Hair & ctg 2005, theo Pietro Evangelista 2012).

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp lấy giá trị trung bình cộng với các lý do sau:

85

Số lượng các biến quan sát dùng để đo lường các biến độc lập hoặc các thuộc tính CLTT

BCTC là không đồng nhất. Vì vậy, phương pháp này giúp hình thành giá trị trung bình,

tạo cơ sở so sánh giá trị giữa các biến và nhất là tạo căn cứ để đánh giá CLTT BCTC

trong các DN tại Việt Nam.

Phương pháp này được áp dụng khá phổ biến vì giá trị của các biến quan sát được giải

thích một cách dễ dàng (Hair & ctg, theo Pietro Evangelista 2012).

Phương pháp này được các nghiên cứu trước về đo lường CLTT BCTC bằng thang đo

Likert sử dụng (Ferdy van Beest & ctg 2009; Geert Braam & Ferdy van Beest 2013,…).

Theo cách đo lường này, các biến trong mô hình sẽ có giá trị từ 1 đến 5 điểm. Công

thức tính được minh họa tại PL 4.06.

Phương pháp trung bình cộng bên cạnh ưu điểm cũng có hạn chế là bỏ qua trọng số

giữa các biến quan sát hoặc giữa các thành phần. Hạn chế này sẽ được trình bày ở mục “5.3

Những hạn chế của quá trình nghiên cứu luận án”.

4.2.3. THỰC TRẠNG VỀ CLTT BCTC VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CLTT

BCTC TẠI CÁC DN VIỆT NAM

4.2.3.1. Thực trạng về CLTT BCTC

Tác giả tiến hành tính toán giá trị của CLTT BCTC trên cơ sở lấy giá trị trung bình của

các biến quan sát (để xác định giá trị các thuộc tính CLTT BCTC) và trung bình của các

thuộc tính CLTT BCTC (để xác định giá trị CLTT BCTC). Việc lượng hóa giá trị CLTT

BCTC theo cách thức này được nhiều tác giả trước đó sử dụng (Ferdy van Beest & ctg 2009;

Geert Braam & Ferdy van Beest 2013,…). Kết quả theo Bảng 4.02.

86

Bảng 4.02: Phân tích thực trạng CLTT BCTC tại các DN (Nguồn: khảo sát thực tế 2015)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CLTT BCTC

Ký hiệu biến

Tên biến Trung bình Trung vị

Độ lệch

chuẩn Phương sai

CLBCTC_PRE CLTT BCTC 3,7629 3,8889 ,61777 ,382

THICHHOP_PRE Thích hợp 3,7032 4,0000 ,84972 ,722

GTDĐ_PRE Giá trị dự đoán 3,7286 4,0000 ,79402 ,630

GTXN_PRE Giá trị xác nhận 3,6778 4,0000 1,06129 1,126

TRUNGTHUC_PRE T/bày trung thực 3,5590 3,6111 ,61261 ,375

KGSAISOT_PRE Không sai sót 3,7559 4,0000 ,73039 ,533

TOANVEN_PRE Toàn vẹn 3,9368 4,0000 ,72740 ,529

TRUNGLAP_PRE Trung lập 2,9842 3,0000 ,83643 ,700

GTGT_PRE Các thuộc tính

gia tăng CLTT 4,0265 4,0000 ,61257 ,375

SOSANH_PRE Có khả năng so sánh 4,0062 4,0000 ,64611 ,417

KIPTHOI_PRE Kịp thời 4,0050 4,0000 ,73976 ,547

KCHUNG_PRE Kiểm chứng 4,1041 4,0000 ,72492 ,526

DEHIEU_PRE Có thể hiểu được 3,9907 4,0000 ,72849 ,531

N= 269 Missing = 0

Số liệu phân tích ở Bảng 4.02 cho thấy thực trạng CLTT BCTC trong các DN tại Việt

Nam theo kết quả khảo sát được đánh giá với số điểm bình quân là 3,76/5 điểm.

Trong số 3 thành phần chính yếu cấu thành nên CLTT BCTC (Thích hợp, Trình bày

trung thực và Các thuộc tính gia tăng CLTT BCTC) thì thành phần Các thuộc tính gia tăng

CLTT BCTC được đánh giá khả quan nhất với số điểm bình quân là 4,03. Điều này cho thấy

BCTC trong các DN Việt Nam hiện nay đều đạt được mức độ khá tốt ở khía cạnh So sánh,

Kịp thời, Kiểm chứng và Có thể hiểu được.

Thành phần Thích hợp được đánh giá với số điểm bình quân là 3,70 cho thấy BCTC

trong các DN hiện nay chưa được đánh giá cao ở khía cạnh Giá trị dự đoán (3,73 điểm) và

Giá trị xác nhận (3,68 điểm). BCTC vẫn chưa cung cấp đầy đủ những cơ hội và rủi ro để các

đối tượng sử dụng ra quyết định và tiên đoán các kết quả tương lai của DN. Bên cạnh đó,

87

BCTC cũng phản ánh chưa thật xác đáng toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

của DN.

Thành phần Trình bày trung thực được đánh giá ở mức độ thấp nhất trong các thành

phần trên với số điểm bình quân là 3,56 điểm và thực sự là một kết quả đáng để suy ngẫm.

Sở dĩ thành phần này có giá trị thấp là bởi vì khía cạnh Trung lập của CLTT BCTC trong

các DN Việt Nam hiện nay được đánh giá ở mức thấp với số điểm là 2,98/5. Kết quả khảo

sát cho thấy việc lập BCTC trong các DN còn chịu nhiều sự tác động của việc khai báo thuế,

của định hướng từ phía nhà quản trị và sự độc lập của người làm công tác KT trong các DN

tại Việt Nam hiện nay là vấn đề cần phải được xem xét.

PL 4.07 trình bày số liệu phân tích chi tiết cho từng biến quan sát của CLTT BCTC.

4.2.3.2. Thực trạng về các nhân tố tác động CLTT BCTC

Trong nghiên cứu của mình, khái niệm các nhân tố tác động đến CLTT BCTC là

những khái niệm bậc nhất và mỗi khái niệm này được đo lường bằng từ 4 đến 5 biến quan

sát. Vì vậy, để xác định giá trị của các nhân tố này, tác giả tính giá trị bình quân của các biến

quan sát được sử dụng để đo lường mỗi nhân tố đó. Kết quả theo Bảng 4.03.

Bảng 4.03: Phân tích thực trạng các nhân tố tác động đến CLTT BCTC tại các DN (Nguồn:

khảo sát thực tế 2015)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CLTT BCTC

Ký hiệu biến Tên biến TB Trung vị Độ lệch chuẩn Phương sai

HVQTLN Hành vi quản trị lợi nhuận 3,1487 3,2500 ,94494 ,893

ALTHUE Áp lực từ thuế 3,1208 3,0000 ,81026 ,657

HTQUANTRI Hỗ trợ từ phía nhà quản trị 3,8736 4,0000 ,68418 ,468

ĐTBD Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên 3,8615 4,0000 ,86447 ,747

CLPMKT CL Phần mềm kế toán 3,9428 4,0000 ,82706 ,684

KSNB Hiệu quả của HTKSNB 3,6115 4,0000 ,93746 ,879

NLNVKT Năng lực nhân viên kế toán 3,7695 4,0000 ,84467 ,713

N= 269 Missing = 0

Kết quả phân tích ở Bảng 4.03 cho thấy tất cả các nhân tố được rút ra từ nghiên cứu

định tính đều được các đối tượng thu thập dữ liệu xác nhận là thực sự phát sinh tại DN mình.

88

Trong các nhân tố trên, nhân tố CL PMKT được đánh giá ở mức độ cao nhất (3,94), điều này

cho thấy CL PMKT hiện nay trong chừng mực nào đó đã đáp ứng được nhu cầu công tác KT

tại các DN về khía cạnh tuân thủ pháp luật KT cũng như phù hợp với đặc điểm hoạt động

sản xuất kinh doanh tại các DN. Tiếp theo, Hỗ trợ từ phía nhà quản trị; Đào tạo và bồi dưỡng

nhân viên được đánh giá khả quan (3,87 điểm), điều này cho thấy các nhà quản trị trong các

DN đã chú trọng đến vai trò của mình trong quá trình thiết kế, vận hành và giám sát hoạt

động của công tác KT và họ cũng đã tạo nhiều điều kiện về nguồn nhân lực và tài chính để

đảm bảo CL của công tác KT tại DN cũng như đảm bảo cho nhân viên KT được bồi dưỡng

thường xuyên về kiến thức KT và thuế. Hành vi quản trị lợi nhuận cũng là một vấn đề cần

nói đến bởi lẽ số điểm 3,15 cho thấy định hướng và chủ quan của nhà quản trị trong các DN

thực sự được đánh giá là có tác động đến quá trình KT tại các DN, tuy nhiên chiều tác động

như thế nào thì phải chờ đến phần kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Một điều đáng lưu ý là

trong số 2 nhân tố được xem là đặc thù của riêng của nghiên cứu này, ngoài nhân tố CL

PMKT đã được đề cập, nhân tố Áp lực về thuế (3,12 điểm) cũng được các DN đánh giá là

thực sự ảnh hưởng đến công tác lập và trình bày BCTC, liệu nhân tố này có tác động ngược

chiều hay không vào CLTT BCTC theo như giả thuyết ban đầu thì cũng phải chờ đến phân

tích kết quả kiểm định.

Số liệu phân tích thống kê chi tiết cho từng biến quan sát đo lường các nhân tố tác

động đến CLTT BCTC được trình bày tại PL 4.08.

4.2.4. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO BẰNG CRONBACH

4.2.4.1. Nội dung đánh giá cronbach

Hệ số Cronbach là hệ số được sử dụng phổ biến để đánh giá độ tin cậy (tính nhất

quán nội tại) (Nguyễn, 2011). Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng hiệu

chỉnh (corrected item-total correlation) >=0,3 thì biến đó đạt yêu cầu và một thang đo được

xem là có thể chấp nhận được về độ tin cậy nếu Cronbach >= 0,6 (Nunnally & Bernstein

1994, theo Nguyễn Đình Thọ 2011). Cronbach chỉ đo lường độ tin cậy của thang đo có từ

89

3 biến quan sát trở trên và về nguyên tắc, Cronbach càng cao thì thang đo càng đạt độ tin

cậy cao, tuy nhiên đối với thang đo có Cronbach quá cao (> 0,95) thì cần phải xem lại vì

đó là hiện tượng trùng lắp trong đo lường (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

4.2.4.2. Thực hiện đánh giá cronbach

CRONBACH CHO THANG ĐO KHÁI NIỆM CLTT BCTC (BIẾN PHỤ THUỘC)

Khái niệm CLTT BCTC là một khái niệm đa hướng bậc 3, gồm 3 thành phần bậc hai

và 9 thành phần bậc 1 (9 khái niệm đơn hướng). Giá trị Cronbach do SPSS xử lý cho các

khái niệm đơn hướng có từ 3 biến quan sát trở lên được trình bày tại Bảng 4.04.

Kết quả kiểm định cho thấy Cronbach của các thành phần đo lường khái niệm CLTT

BCTC đều có giá trị cao (từ 0,749 đến 0,914) và hệ số tương quan biến tổng của các biến

đều cao (0,375–0,869> 0,3) cho thấy các thành phần thang đo đo lường khái niệm CLTT

BCTC có độ tin cậy tốt và các biến quan sát đều đạt yêu cầu.

Đối với khái niệm Giá trị dự đoán, nếu loại biến thứ 3 thì về mặt thống kê, Cronbach

sẽ tăng từ 0,882 lên 0,884, tuy nhiên tác giả vẫn quyết định giữ lại biến này bởi lẽ hệ số

Cronbach = 0,882 đã là rất tốt và hệ số tương quan biến tổng cũng cao (=0,713), vì vậy

không cần phải tăng Cronbach mà bỏ qua một giá trị quan trọng hơn: giá trị nội dung.

Tương tự, đối với khái niệm Có khả năng so sánh, tác giả cũng giữ lại biến thứ 3 vì hệ số

Cronbach = 0,792 đã là rất tốt và hệ số tương quan biến tổng cũng cao (=0,542).

CRONBACH CHO THANG ĐO KHÁI NIỆM CÁC BIẾN ĐỘC LẬP

Kết quả từ nghiên cứu định tính cho thấy có tổng cộng 10 nhân tố tác động đến CLTT

BCTC, trong đó có 3 nhân tố (Quy mô DN, Niêm yết, Kiểm toán độc lập) là những biến

Dummy. Vì vậy, tác giả tiến hành kiểm định Cronbach cho 7 nhân tố còn lại. Khái niệm

của cả 7 nhân tố trên đều là khái niệm đơn hướng (bậc 1). Giá trị Cronbach do SPSS xử lý

cho 7 khái niệm đơn hướng (thành phần bậc 1) được trình bày tại Bảng 4.05.

90

Bảng 4.04: Kết quả phân tích Cronbach cho thang đo khái niệm CLTT BCTC (Nguồn: số

liệu khảo sát thực tế 2015) Biến quan sát Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phƣơng sai thang

đo nếu loại biến

Tƣơng quan

biến tổng

Cronbach's Alpha

nếu loại biến

Thành phần: Giá trị dự đoán (GTDĐ_PRE), Alpha = 0,882

DĐ1 7,43494 2,575 ,808 ,800

DĐ2 7,33829 2,620 ,796 ,811

DĐ3 7,59851 2,816 ,713 ,884

Thành phần: Giá trị xác nhận(GTXN_PRE), Alpha = 0,914

XN1MH 7,42379 4,775 ,801 ,897

XN2MH 7,25279 4,675 ,869 ,841

XN3MH 7,39033 4,649 ,811 ,889

Thành phần: Toàn vẹn (TOANVEN_PRE), Alpha = 0,851

TV1 11,61338 5,634 ,636 ,834

TV2 11,88848 4,599 ,697 ,810

TV3 11,84758 4,757 ,720 ,797

TV4 11,89219 5,007 ,726 ,796

Thành phần: Trung lập (TRUNGLAP_PRE), Alpha = 0,749

TL1MH 9,64684 7,767 ,375 ,778

TL2MH 9,33086 6,976 ,577 ,675

TL3MH 8,49071 6,072 ,667 ,616

TL4MH 8,34201 6,480 ,573 ,674

Thành phần: Không sai sót (KGSAISOT_PRE), Alpha = 0,761

KSS1 7,38290 2,439 ,637 ,635

KSS2 7,54275 2,189 ,588 ,691

KSS3 7,60967 2,537 ,561 ,715

Thành phần: Có khả năng so sánh (SOSANH_PRE), Alpha = 0,792

SS1 7,85502 1,886 ,694 ,659

SS2 7,78810 1,854 ,685 ,664

SS3 8,39405 1,792 ,542 ,832

Thành phần: Có thể kiểm chứng (KCHUNG_PRE), Alpha = 0,859

KC1 12,15242 5,525 ,680 ,835

KC2 12,20446 5,454 ,724 ,820

KC3 12,52788 4,392 ,718 ,821

KC4 12,36431 4,434 ,749 ,803

Thành phần: Kịp thời (KIPTHOI_PRE), Alpha = 0,862

KT1 7,79926 2,646 ,701 ,843

KT2 8,08922 2,171 ,787 ,758

KT3 8,14126 2,204 ,738 ,808

RELIABILITY ANALYSIS- SCALE (ALPHA) Số mẫu: 269

91

Bảng 4.05: Kết quả phân tích Cronbach cho thang đo khái niệm các nhân tố tác động đến

CLTT BCTC (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015) Biến quan sát Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phƣơng sai thang đo

nếu loại biến

Tƣơng quan

biến tổng

Cronbach

nếu loại biến

Thành phần: Hành vi quản trị lợi nhuận (HVQTLN) Alpha = 0,883

QTLN1 9,17100 8,224 ,774 ,840

QTLN2 9,15242 8,779 ,682 ,874

QTLN3 9,59851 8,144 ,777 ,838

QTLN4 9,86245 8,246 ,753 ,848

Thành phần: Áp lực từ thuế (ALTHUE) Alpha = 0,760

ALT1 8,56134 7,814 ,326 ,812

ALT2 9,64312 5,268 ,753 ,584

ALT3 9,76952 5,327 ,750 ,587

ALT4 9,47584 7,116 ,442 ,762

Thành phần: Hỗ trợ từ phía nhà quản trị (HTQUANTRI) Alpha = 0,824

HTQT1 11,49442 4,430 ,711 ,750

HTQT2 11,72491 4,640 ,586 ,806

HTQT3 11,62082 4,632 ,626 ,787

HTQT4 11,64312 4,141 ,675 ,765

Thành phần: Đào tạo và bồi dƣỡng nhân viên (ĐTBD) Alpha = 0,941

ĐTBD1 11,33457 7,776 ,772 ,949

ĐTBD2 11,58364 6,610 ,921 ,902

ĐTBD3 11,61338 6,768 ,895 ,911

ĐTBD4 11,80669 6,283 ,867 ,923

Thành phần: CL PMKT (CLPMKT) Alpha = 0,880

PMKT1 15,56877 12,545 ,676 ,866

PMKT2 15,82528 9,861 ,802 ,833

PMKT3 16,01487 9,634 ,747 ,854

PMKT4 15,77323 11,616 ,757 ,846

PMKT5 15,67286 12,706 ,671 ,868

Thành phần: Hiệu quả của HTKSNB (KSNB) Alpha = 0,943

KSNB1 10,78067 8,411 ,777 ,952

KSNB2 10,79554 8,163 ,868 ,924

KSNB3 10,86989 7,733 ,912 ,910

KSNB4 10,89219 7,932 ,900 ,914

Thành phần: Năng lực nhân viên kế toán (NLNVKT) Alpha = 0,917

NL1MH 11,40892 6,302 ,820 ,890

NL2MH 11,51301 6,407 ,819 ,890

NL3MH 11,17472 6,839 ,815 ,892

NL4MH 11,13755 6,843 ,794 ,899

RELIABILITY ANALYSIS- SCALE (ALPHA) Số mẫu: 269

92

Kết quả kiểm định cho thấy Cronbach của các thành phần trên đều có giá trị cao (từ

0,760 đến 0,943) và hệ số tương quan biến tổng của các biến đều lớn (0,326–0,921> 0,3) cho

thấy các thành phần thang đo có độ tin cậy tốt và các biến quan sát đều đạt yêu cầu.

Đối với khái niệm Áp lực từ thuế, nếu loại biến thứ 1 thì về mặt thống kê, Cronbach

sẽ tăng từ 0,760 lên 0,812, tuy nhiên tác giả vẫn quyết định giữ lại biến này bởi lẽ hệ số

Cronbach = 0,760 đã là rất tốt, vì vậy không cần phải tăng Cronbach mà bỏ qua một giá

trị quan trọng hơn, đó là giá trị nội dung.

4.2.5. KIỂM ĐỊNH GIÁ TRỊ THANG ĐO (PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA)

4.2.5.1. Nội dung phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi đánh giá độ tin cậy thang đo, tác giả tiếp tục kiểm định giá trị của thang đo.

Hai giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt, phương pháp phân

tích nhân tố khám phá EFA được tác giả sử dụng để đánh giá hai loại giá trị này:

Kiểm định giá trị phân biệt: đầu tiên, nghiên cứu xem xét số lượng nhân tố trích có phù

hợp với giả thuyết ban đầu về số lượng thành phần của thang đo hay không. Nếu đạt

được điều này, các thành phần của thang đo đạt giá trị phân biệt. Tiêu chí Eigenvalue

được sử dụng phổ biến trong xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA (Nguyễn

Đình Thọ, 2011). Bên cạnh đó, phương pháp khẳng định số lượng nhân tố trước cũng

thường được sử dụng khi chúng ta đã biết được số lượng nhân tố (Nguyễn Đình Thọ,

2011). Trong nghiên cứu này, tùy theo từng ngữ cảnh, tác giả áp dụng một trong hai

phương pháp trên để kiểm định giá trị phân biệt.

Kiểm định giá trị hội tụ: vấn đề xem xét tiếp theo trong sử dụng EFA là xem xét trọng số

nhân tố. Trọng số nhân tố của biến Xi trên nhân tố mà nó là một biến đo lường sau khi

quay phải cao và các trọng số trên các nhân tố khác nó không đo lường phải thấp. Đạt

được điều kiện này, thang đo đạt được giá trị hội tụ. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011),

trọng số nhân tố i>= 0,50 là đạt yêu cầu.

4.2.5.2. Kiểm định điều kiện để phân tích EFA

93

KÍCH THƢỚC MẪU

Để sử dụng EFA, chúng ta cần kích thước mẫu lớn. Ở Bảng 3.11, nhóm tiểu mục

3.3.5, tác giả đã xác định số lượng mẫu cho phân tích EFA là 261. Số mẫu đạt yêu cầu từ

nghiên cứu này là 269, vì vậy kích thước mẫu đã vượt mức yêu cầu cho phân tích EFA.

KIỂM ĐỊNH MỨC ĐỘ QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN ĐO LƢỜNG

Để có thể áp dụng được phân tích EFA thì các biến phải có liên hệ với nhau. Có nhiều

tiêu chí để đánh giá mối quan hệ giữa các biến (Nguyễn, 2011), cụ thể:

Kiểm định Bartlett: nếu phép kiểm định có p<5% thì các biến có quan hệ với nhau.

Kiểm định KMO: để sử dụng EFA, KMO phải lớn hơn 0,50.

Kết quả kiểm định Bartlett và KMO cho thang đo CLTT BCTC cho thấy p=0,000

<5% và KMO = 0,937> 0,50 (Bảng 4.06) như vậy thang đo CLTT BCTC được xem là phù

hợp để phân tích EFA.

Bảng 4.06: Kiểm định Bartlett và KMO cho thang đo CLTT BCTC (Nguồn: khảo sát thực tế 2015)

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,937

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 5711,018

df 406

Sig. ,000

Tương tự, kết quả kiểm định Bartlett và KMO cho thang đo các nhân tố tác động đến

CLTT BCTC cho thấy p=0,000 <5% và KMO = 0,904> 0,50 (Bảng 4.07) như vậy thang đo

các nhân tố tác động đến CLTT BCTC được xem là phù hợp để phân tích EFA.

Bảng 4.07: Kiểm định Bartlett và KMO cho thang đo các nhân tố tác động đến CLTT BCTC (Nguồn: khảo sát thực tế 2015)

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,904

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 6219,666

df 406

Sig. ,000

4.2.5.3. Phân tích EFA cho thang đo thuộc biến độc lập

Trong nghiên cứu này, tác giả giả thuyết ban đầu có 10 nhân tố tác động đến CLTT

94

BCTC, trong đó 3 nhân tố (Niêm yết chứng khoán; Quy mô DN; Kiểm toán độc lập) thuộc

biến Dummy. Vì vậy để phân tích EFA cho thang đo này, tác giả tiến hành xem xét nhân tố

trích cho 7 nhân tố còn lại: Hành vi quản trị lợi nhuận (QTLN1, QTLN2, QTLN3, QTLN4);

Áp lực từ thuế (ALT1-4); Hỗ trợ từ phía nhà quản trị (HTQT1-4); Đào tạo và bồi dưỡng

nhân viên (ĐTBD1-4); CL PMKT (PMKT1-5); Hiệu quả của HTKSNB (KSNB1-4); Năng

lực nhân viên KT (NLMH1-4). Kết quả kiểm định được trình bày tại Bảng 4.08.

Bảng 4.08: Nhân tố và phương sai trích của thang đo các nhân tố tác động đến CLTT

BCTC (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015)

Total Variance Explained

Compo-

nent

Initial Eigenvalues

Extraction Sums of Squared

Loadings Rotation Sums of Squared Loadings

Total

% of

Variance

Cumulative

% Total

% of

Variance

Cumulative

% Total

% of

Variance

Cumulative

%

1 10,803 37,253 37,253 10,803 37,253 37,253 3,722 12,835 12,835

2 3,677 12,679 49,933 3,677 12,679 49,933 3,524 12,150 24,985

3 2,009 6,928 56,861 2,009 6,928 56,861 3,424 11,808 36,793

4 1,832 6,317 63,179 1,832 6,317 63,179 3,331 11,487 48,279

5 1,295 4,467 67,645 1,295 4,467 67,645 2,972 10,247 58,526

6 1,196 4,125 71,770 1,196 4,125 71,770 2,528 8,716 67,242

7 1,150 3,966 75,737 1,150 3,966 75,737 2,463 8,495 75,737

8 ,944 3,255 78,991

… … … … … … … … … …

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Kết quả phân tích theo Bảng 4.08 cho thấy có 7 nhân tố trích được tại Eigenvalues là

1,150 với tổng phương sai trích TVE là 75,7%. Điều này hoàn toàn phù hợp với giả thuyết

ban đầu của nghiên cứu là có 7 nhân tố tác động đến CLTT BCTC (chưa kể 3 nhân tố thuộc

biến Dummy- đã trình bày trên). Bên cạnh đó tổng phương sai trích cũng khá cao (75,737%

> 50%) vì vậy thang đo này đạt giá trị phân biệt. Tiếp theo, tác giả kiểm định giá trị hội tụ

của thang đo này dựa vào phép trích PCA. Kết quả kiểm định được trình bày tại Bảng 4.09.

95

Bảng 4.09: Ma trận trọng số nhân tố của thang đo các nhân tố tác động đến CLTT

BCTC (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015)

MA TRẬN TRỌNG SỐ NHÂN TỐ (Rotated Component Matrixa)

Biến quan sát

Nhân tố

PMKT KSNB NLNVKT ĐT&BD HVQTLN HTQT AL thuế

QTLN1 -0,119 -0,103 -0,123 -0,07 0,85 -0,08 0,157

QTLN2 0,01 -0,083 -0,124 0,002 0,835 0,086 0,123

QTLN3 -0,175 -0,161 -0,17 -0,051 0,762 0,001 0,29

QTLN4 -0,131 -0,187 -0,28 -0,144 0,707 -0,157 0,296

ALT1 -0,007 -0,059 0,017 0,181 0,206 -0,056 0,544

ALT2 -0,094 -0,072 -0,178 -0,065 0,195 -0,045 0,852

ALT3 -0,113 -0,044 -0,187 -0,106 0,229 -0,009 0,841

ALT4 -0,012 -0,03 -0,35 -0,183 0,063 0,072 0,569

HTQT1 0,278 0,146 0,166 0,221 -0,09 0,739 -0,057

HTQT2 0,154 0,087 0,055 0,101 0,083 0,819 0,105

HTQT3 0,329 0,181 0,048 0,302 -0,002 0,595 -0,067

HTQT4 0,329 0,313 0,17 0,211 -0,192 0,596 -0,166

ĐTBD1 0,171 0,181 0,141 0,82 -0,045 0,136 -0,009

ĐTBD2 0,264 0,262 0,161 0,821 -0,093 0,234 -0,046

ĐTBD3 0,312 0,32 0,154 0,778 -0,095 0,202 -0,011

ĐTBD4 0,232 0,291 0,167 0,791 -0,035 0,211 -0,076

PMKT1 0,784 0,11 0,095 0,13 0,009 0,196 -0,057

PMKT2 0,707 0,223 0,108 0,222 -0,159 0,286 -0,155

PMKT3 0,703 0,163 0,045 0,186 -0,234 0,233 -0,089

PMKT4 0,778 0,197 0,16 0,16 -0,053 0,213 -0,024

PMKT5 0,795 0,129 0,127 0,185 -0,055 0,039 0,002

KSNB1 0,203 0,745 0,128 0,165 -0,168 0,306 -0,127

KSNB2 0,248 0,819 0,112 0,284 -0,125 0,132 -0,08

KSNB3 0,172 0,89 0,108 0,249 -0,107 0,105 -0,04

KSNB4 0,179 0,878 0,126 0,233 -0,159 0,088 -0,034

NL1MH 0,13 0,181 0,859 0,073 -0,099 0,041 -0,144

NL2MH 0,154 0,083 0,835 0,103 -0,187 0,056 -0,169

NL3MH 0,083 0,093 0,83 0,16 -0,16 0,163 -0,149

NL4MH 0,114 0,067 0,831 0,153 -0,157 0,108 -0,112

Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

a. Rotation converged in 7 iterations.

96

Kết quả phân tích theo Bảng 4.09 cho thấy trọng số nhân tố của biến QTLN1,

QTLN2, QTLN3, QTLN4 trên nhân tố Hành vi quản trị lợi nhuận mà nó đo lường đạt giá trị

cao nhất. Tương tự như vậy cho các trọng số nhân tố của các biến trên 6 nhân tố còn lại như

Áp lực từ thuế (ALT1-4); Hỗ trợ từ phía nhà quản trị (HTQT1-4); Đào tạo và bồi dưỡng

nhân viên (ĐTBD1-4); CL PMKT (PMKT1-5); Hiệu quả của HTKSNB (KSNB1-4); Năng

lực nhân viên KT (NL1-4MH). Bên cạnh đó, các trọng số nhân tố này đều > 0,50 cho thấy

các biến này thực sự đo lường khái niệm chúng ta cần đo lường. Các kết quả trên cho thấy

thang đo này đạt giá trị hội tụ.

4.2.5.4. Phân tích EFA cho thang đo biến phụ thuộc

Căn cứ vào khuôn mẫu của FASB & IASB 2010 và ý kiến của các đối tượng tham gia

thảo luận từ nghiên cứu tình huống, tác giả xây dựng thang đo CLTT BCTC có 9 thành

phần: Giá trị dự đoán (được đo lường bởi các biến DĐ1, DĐ2, DĐ3); Giá trị xác nhận

(XN1-3); Toàn vẹn (TV1-4); Trung lập (TL1-4); Không sai sót (KSS1-3); Có khả năng so

sánh (SS1-3); Có thể kiểm chứng (KC1-4); Kịp thời (KT1-3); Có thể hiểu được (DH1-2).

Bởi lẽ số lượng các thuộc tính CLTT BCTC đã được FASB & IASB 2010 khẳng định,

phương pháp chọn trước số lượng nhân tố sẽ được áp dụng cho trường hợp này (Nguyễn,

2011). Kết quả phân tích theo Bảng 4.10 cho thấy có 9 nhân tố trích được với tổng phương

sai trích TVE là 79,1%. Điều này cho thấy thang đo đạt giá trị phân biệt. Tác giả tiếp tục

xem xét ma trận trọng số nhân tố để xem xét các biến sẽ được nhóm vào nhân tố nào. Ma

trận trọng số nhân tố dựa vào phép trích PCA của thang đo CLTT BCTC được trình bày ở

Bảng 4.11.

97

Bảng 4.10: Nhân tố và phương sai trích của thang đo CLTT BCTC (Nguồn: số liệu khảo sát thực

tế 2015)

Total Variance Explained

Component

Initial Eigenvalues

Extraction Sums of Squared

Loadings

Rotation Sums of Squared

Loadings

Total

% of

Variance

Cumulative

% Total

% of

Variance

Cumulative

% Total

% of

Variance

Cumulative

%

1 13,071 45,072 45,072 13,071 45,072 45,072 4,255 14,674 14,674

2 2,443 8,425 53,498 2,443 8,425 53,498 3,405 11,743 26,417

3 1,682 5,800 59,297 1,682 5,800 59,297 2,813 9,699 36,116

4 1,263 4,355 63,653 1,263 4,355 63,653 2,543 8,768 44,884

5 1,127 3,888 67,540 1,127 3,888 67,540 2,380 8,206 53,090

6 1,029 3,547 71,087 1,029 3,547 71,087 2,371 8,174 61,265

7 ,874 3,013 74,100 ,874 3,013 74,100 1,831 6,314 67,579

8 ,814 2,808 76,907 ,814 2,808 76,907 1,677 5,784 73,363

9 ,635 2,191 79,099 ,635 2,191 79,099 1,663 5,736 79,099

10 ,544 1,876 80,975

… … … … … … … … … …

Extraction Method: Principal Component Analysis.

98

Bảng 4.11: Ma trận trọng số nhân tố của thang đo CLTT BCTC (Nguồn: khảo sát thực tế 2015)

MA TRẬN TRỌNG SỐ NHÂN TỐ (Rotated Component Matrixa)

Biến quan sát

Xác

nhận

Kịp thời

& Có thể

hiểu đƣợc Toàn vẹn

Kiểm

chứng 3-4

Dự

đoán

Kiểm

chứng 1-2

Không sai

sót

Trung

lập

Có khả

năng so

sánh

DĐ1 0,32 0,14 0,23 0,13 0,75 0,11 0,19 0,06 0,11

DĐ2 0,35 0,15 0,26 0,29 0,68 0,11 0,21 0,07 0,07

DĐ3 0,28 0,30 0,29 0,07 0,67 0,15 0,01 0,06 0,15

XN1MH 0,76 0,14 0,11 0,07 0,35 0,15 0,11 0,01 - 0,04

XN2MH 0,81 0,14 0,08 0,06 0,37 0,17 0,06 0,01 0,05

XN3MH 0,79 0,12 0,12 0,18 0,32 0,16 0,02 0,03 0,04

TV1 0,04 0,09 0,77 - 0,01 0,15 0,37 0,18 0,01 -0,03

TV2 0,25 0,10 0,56 0,44 0,25 0,27 0,07 -0,04 0,19

TV3 0,32 0,17 0,68 0,26 0,23 0,01 0,11 -0,02 0,09

TV4 0,27 0,30 0,74 0,09 0,23 0,04 -0,00 0,02 0,17

TL1MH 0,01 -0,06 -0,10 0,02 0,11 0,06 0,18 0,87 -0,06

TL2MH 0,28 0,07 0,09 0,08 -0,01 0,01 -0,10 0,82 0,08

TL3MH 0,73 0,10 0,23 0,27 0,00 0,07 0,14 0,32 0,14

TL4MH 0,72 0,11 0,28 0,18 -0,06 0,02 0,13 0,23 0,21

KSS1 0,44 0,26 0,26 0,27 0,15 0,20 0,48 0,10 0,19

KSS2 0,08 0,24 0,06 0,15 0,17 0,17 0,80 0,11 0,08

KSS3 0,28 0,47 0,25 0,12 0,14 - 0,06 0,50 -0,06 0,14

SS1 0,16 0,37 0,26 0,08 0,03 0,36 0,42 -0,03 0,52

SS2 0,27 0,11 0,31 0,15 0,04 0,36 0,35 -0,02 0,60

SS3 0,04 0,30 0,03 0,31 0,22 0,06 0,02 0,04 0,77

KC1 0,14 0,30 0,16 0,26 0,20 0,73 0,06 0,08 0,11

KC2 0,21 0,28 0,19 0,30 0,12 0,70 0,17 0,01 0,14

KC3 0,20 0,20 0,11 0,76 0,16 0,21 0,13 0,06 0,18

KC4 0,23 0,16 0,14 0,76 0,13 0,31 0,15 0,08 0,16

KT1 0,20 0,34 0,23 0,42 0,03 0,55 0,13 0,07 0,17

KT2 0,25 0,56 0,18 0,38 0,18 0,32 0,18 0,13 0,16

KT3 0,29 0,63 0,13 0,38 0,22 0,21 0,08 0,06 0,07

DH1 0,11 0,85 0,14 0,10 0,10 0,20 0,17 -0,01 0,17

DH2 0,06 0,83 0,16 0,07 0,15 0,21 0,18 -0,04 0,14

99

Theo kết quả phân tích từ Bảng 4.11, tác giả tiến hành phân nhóm lại các nhân tố đo

lường CLTT BCTC như sau:

Các thang đo Giá trị dự đoán, Toàn vẹn, Không sai sót và Có khả năng so sánh được giữ

nguyên bởi lẽ các biến được nhóm vào đúng các nhân tố như tiên đoán ban đầu.

Giá trị xác nhận: được đo lường bởi các biến XN1MH; XN2MH; XN3MH và bổ sung

thêm hai biến TL3MH và TL4MH.

Trung lập: được đo lường bởi hai biến TL1MH, TL2MH. Hai biến TL3MH và TL4MH

được gộp chung với nhân tố Giá trị xác nhận.

Hai nhân tố Kịp thời và Có thể hiểu được được gộp chung lại với tên mới là Kịp thời và

Có thể hiểu được và được đo lường bởi các biến KT1, KT2, KT3, DH1, DH2.

Có thể kiểm chứng được tách ra làm hai nhân tố. Kiểm chứng (về khía cạnh chứng từ)

được đo lường bởi các biến KC1 và KC2. Kiểm chứng (về khía cạnh kiểm kê) được đo

lường bởi các biến KC3 và KC4.

Việc sắp xếp lại các nhân tố của thang đo CLTT BCTC là hoàn toàn hợp lý bởi lẽ trọng

số nhân tố của các biến trên nhân tố mà nó đo lường đạt giá trị cao nhất. Bên cạnh đó, các

trọng số nhân tố này đều > 0,50 cho thấy các biến này thực sự đo lường khái niệm chúng ta

cần đo lường.

Trọng số nhân tố của KSS1= 0,48 được tác giả quyết định giữ lại do giá trị không quá

nhỏ và nội dung của nó đóng vai trò quan trọng trong thang đo nên không nên bỏ qua giá trị

nội dung của thang đo (Nguyễn, 2011).

Đối với biến KT1, tác giả kỳ vọng nhóm vào nhân tố Kịp thời, tuy nhiên trọng số nhân

tố của biến này trên nhân tố Kiểm chứng lại đạt giá trị cao nhất. Sau khi xem xét lại nội dung

của biến, khái niệm của các nhân tố có liên quan và tham khảo ý kiến của các chuyên gia,

tác giả quyết định giữ lại biến KT1 cho nhân tố Kịp thời.

Sau khi sắp xếp lại các nhân tố, tác giả tiến hành kiểm định lại, kết quả cho thấy là

thang đo đo lường CLTT BCTC đạt giá trị hội tụ (xem Bảng 4.12).

100

Việc sắp xếp lại các nhân tố của thang đo CLTT BCTC đã làm thay đổi các thành

phần đo lường của các biến. Vì vậy, đối với các thành phần có sự thay đổi về biến đo lường

(Kịp thời & Có thể hiểu được; Kiểm chứng- kiểm kê; Kiểm chứng- chứng từ; Trung lập; Giá

trị xác nhận), tác giả tiến hành kiểm định lại độ tin cậy của thang đo (Cronbach . Kết quả

kiểm định cho thấy các thang đo trên đều đạt yêu cầu về độ tin cậy (xem PL 4.09).

Bảng 4.12: Ma trận trọng số nhân tố của thang đo CLTT BCTC sau sắp xếp lại các nhân tố (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015)

MA TRẬN TRỌNG SỐ NHÂN TỐ (Rotated Component Matrixa)

Biến quan sát

Xác

nhận

Kịp thời & Có thể

hiểu đƣợc

Toàn

vẹn

Kiểm chứng-kiểm

Dự

đoán

Kiểm chứng-

chứng từ

Không

sai sót

Trung

lập

Có khả

năng so

sánh

DĐ1-DĐ3 …

TV1- TV4 …

KSS1- KSS3 …

SS1-SS3 …

XN1MH 0,76 0,14 0,11 0,07 0,35 0,15 0,11 0,01 -0,04

XN2MH 0,81 0,14 0,08 0,06 0,37 0,17 0,06 0,01 0,05

XN3MH 0,79 0,12 0,12 0,18 0,32 0,16 0,02 0,03 0,04

TL3MH 0,73 0,10 0,23 0,27 0,00 0,07 0,14 0,32 0,14

TL4MH 0,72 0,11 0,28 0,18 -0,06 0,02 0,13 0,23 0,21

TL1MH 0,01 -0,06 -0,10 0,02 0,11 0,06 0,18 0,87 -0,06

TL2MH 0,28 0,07 0,09 0,08 -0,01 0,01 -0,10 0,82 0,08

KT1 0,20 0,34 0,23 0,42 0,03 0,55 0,13 0,07 0,17

KT2 0,25 0,56 0,18 0,38 0,18 0,32 0,18 0,13 0,16

KT3 0,29 0,63 0,13 0,38 0,22 0,21 0,08 0,06 0,07

DH1 0,11 0,85 0,14 0,10 0,10 0,20 0,17 -0,01 0,17

DH2 0,06 0,83 0,16 0,07 0,15 0,21 0,18 -0,04 0,14

KC1 0,14 0,30 0,16 0,26 0,20 0,73 0,06 0,08 0,11

KC2 0,21 0,28 0,19 0,30 0,12 0,70 0,17 0,01 0,14

KC3 0,20 0,20 0,11 0,76 0,16 0,21 0,13 0,06 0,18

KC4 0,23 0,16 0,14 0,76 0,13 0,31 0,15 0,08 0,16

Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

a. Rotation converged in 9 iterations.

101

4.2.6. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

4.2.6.1. Nguyên tắc chung

Theo Hoàng & Chu (2008), kiểm định mối quan hệ tương quan giữa từng cặp biến

(độc lập- phụ thuộc) là công việc được tiến hành trước khi lượng hóa mối quan hệ nhân quả

giữa các biến bằng mô hình hồi qui.

Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành kiểm định giả thuyết nghiên cứu thông qua

các phép kiểm định T-test (trường hợp biến độc lập là định tính- hai đám đông), Anova

(trường hợp biến độc lập là định tính- ba đám đông) và Pearson (trường hợp biến độc lập là

định lượng). Xuất phát từ bản chất các biến độc lập của nghiên cứu này, các phép kiểm định

cụ thể được sử dụng cho từng biến độc lập được minh họa theo SĐ 4.12.

SĐ 4.12: Các phép kiểm định được sử dụng cho việc kiểm định giả thuyết nghiên cứu

4.2.6.2. Kết quả kiểm định

NIÊM YẾT VÀ CLTT BCTC (giả thuyết H01)

Biến Niêm yết là biến định tính nhận hai giá trị (có và không niêm yết); biến CLTT

BCTC là biến định lượng, vì vậy phép kiểm định thích hợp là T-test (Hoàng & Chu, 2008).

Giả thuyết H0: không có sự khác biệt có ý nghĩa về CLTT BCTC giữa nhóm các DN có

niêm yết và nhóm các DN không niêm yết.

102

Bảng 4.13: Kết quả phân tích nhóm giữa biến Niêm yết và CLTT BCTC

Niêm yết (PP1) N Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn TB

Chất lượng thông tin

BCTC

Có niêm yết 56 3,9285 ,49626 ,06632

Không niêm yết 213 3,6422 ,60315 ,04133

Bảng 4.13: Kết quả kiểm định T-test giữa biến Niêm yết và CLTT BCTC

Kiểm định đồng nhất phương sai T-test kiểm định đồng nhất của hai nhóm mẫu

F

Giá trị

Sig. t Bậc tự do

Giá trị Sig. (2-

tailed)

Khác biệt của hai

giá trị trung bình

Sai lệch

chuẩn

CLTT BCTC T/hợp phương sai

của hai nhóm mẫu đồng nhất

4,925 ,027 3,272 267 ,001 ,286 ,087

T/hợp phƣơng sai

của hai nhóm mẫu không đồng nhất

3,664 102,023 ,000 ,286 ,078

Kết quả kiểm định đồng nhất phƣơng sai: (Levene’s Test): kiểm định T-test (Bảng 4.13)

cho thấy p= 0,027<0,05 cho phép bác bỏ giả thuyết H0 tức là phương sai hai nhóm mẫu

không đồng nhất.

Kết quả kiểm định khác biệt trung bình: kiểm định T-test (Bảng 4.13) cho thấy giá trị Sig.

ứng với dòng phương sai giữa hai nhóm mẫu không đồng nhất = 0 <0,05 cho phép bác bỏ

giả thuyết H0, hay nói khác đi, có sự khác biệt có ý nghĩa giữa CLTT BCTC giữa DN đã

niêm yết và chưa niêm yết. Kết quả phân tích nhóm cho thấy giá trị trung bình của CLTT

BCTC trong DN niêm yết đạt 3,93 điểm, của DN chưa niêm yết là 3,64 điểm. Kết luận cuối

cùng là yếu tố Niêm yết có tác động và góp phần làm gia tăng CLTT BCTC.

KIỂM TOÁN VÀ CLTT BCTC (giả thuyết H02)

Biến Kiểm toán là biến định tính nhận hai giá trị (BCTC được và không được kiểm

toán), vì vậy phép kiểm định được sử dụng là kiểm định T-test (Hoàng & Chu, 2008).

Giả thuyết H0: không có sự khác biệt có ý nghĩa về CLTT BCTC giữa nhóm các DN có

thực hiện kiểm toán BCTC và nhóm các DN không thực hiện kiểm toán BCTC.

103

Bảng 4.14: Kết quả phân tích nhóm giữa biến Kiểm toán và CLTT BCTC

BCTC được kiểm toán N Giá trị TB Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn TB

Chất lượng thông tin BCTC BCTC được kiểm toán 176 3,9127 ,47608 ,03589

BCTC không được kiểm toán 93 3,3027 ,58975 ,06115

Bảng 4.15: Kết quả kiểm định T-test giữa biến Kiểm toán và CLTT BCTC

Kiểm định đồng nhất phương sai T-test kiểm định đồng nhất của hai nhóm mẫu

F Giá trị Sig. t Bậc tự do

Giá trị Sig. (2-tailed)

Khác biệt của hai giá trị trung bình

Sai lệch chuẩn

Chất

lượng thông tin

BCTC

T/hợp phương sai của hai

nhóm mẫu đồng nhất 9,618 ,002 9,184 267 ,000 ,60998 ,06642

T/hợp phƣơng sai của hai

nhóm mẫu không đồng nhất 8,603 156,512 ,000 ,60998 ,07091

Kết quả kiểm định đồng nhất phƣơng sai: (Levene’s Test): Bảng 4.15 cho thấy p=

0,002<0,05 cho phép bác bỏ giả thuyết H0 tức là phương sai hai nhóm mẫu không đồng nhất.

Kết quả kiểm định khác biệt trung bình: Bảng 4.15 cho thấy giá trị Sig. ứng với dòng

phương sai giữa hai nhóm mẫu không đồng nhất = 0 <0,05 cho phép bác bỏ giả thuyết H0:

có sự khác biệt có ý nghĩa giữa CLTT BCTC giữa DN có kiểm toán và chưa kiểm toán

BCTC. Bảng Thống kê nhóm (Bảng 4.14) cho thấy giá trị trung bình của CLTT BCTC trong

DN có thực hiện kiểm toán đạt 3,91 điểm, của DN chưa kiểm toán là 3,30 điểm. Kết luận

cuối cùng là yếu tố Kiểm toán có tác động và góp phần làm gia tăng CLTT BCTC.

QUY MÔ DN VÀ CLTT BCTC (giả thuyết H03)

Biến Quy mô DN là một biến định tính nhận ba giá trị (nhỏ, vừa, lớn), vì vậy phép

kiểm định thích hợp được sử dụng là phân tích Anova 1 chiều (Hoàng & Chu, 2008).

Giả thuyết H0: không có sự khác biệt có ý nghĩa về CLTT BCTC giữa nhóm các DN có quy

mô khác nhau.

Bảng 4.16: Kết quả phân tích nhóm giữa biến Quy mô DN và CLTT BCTC

Chất lượng thông tin BCTC

Biến N Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn

DN nhỏ 126 3,4910 ,62050 ,05528

DN vừa 64 3,8064 ,53212 ,06652

DN lớn 79 3,9532 ,46744 ,05259

Total 269 3,7018 ,59319 ,03617

104

Bảng 4.17: Bảng kiểm định đồng nhất phương sai

Levene Statistic Bậc tự do 1 Bậc tự do 2 Giá trị Sig.

6,438 2 266 ,002

Bảng 4.18: Kết quả kiểm định ANOVA

Loại biến thiên Tổng biến thiên Bậc tự do df Trung bình biến thiên F Giá trị Sig.

Giữa nhóm 11,293 2 5,646 18,093 ,000

Trong nhóm 83,010 266 ,312

Total 94,303 268

Kết quả kiểm định phƣơng sai: Bảng 4.17 cho thấy giá trị Sig. = 0,002<0,05, điều này cho

phép bác bỏ giả thuyết H0, phương sai giữa các nhóm mẫu là không đồng nhất.

Kết quả phân tích Anova: Bảng 4.18 cho thấy giá trị Sig. = 0,000 <0,05, điều này cho phép

bác bỏ giả thuyết H0, hay nói khác đi, CLTT BCTC giữa các DN có quy mô khác nhau là

khác nhau. Bảng miêu tả CLTT BCTC (Bảng 4.16) cho thấy CLTT BCTC có xu hướng tăng

theo quy mô DN (3,49 đối với DN nhỏ; 3,81 đối với DN vừa và 3,95 đối với DN lớn). Điều

này cho phép kết luận là Quy mô doanh nghiệp có tác động đến CLTT BCTC.

Kiểm định sâu Anova: tác giả tiếp tục xem xét sự khác biệt trung bình về CLTT BCTC xảy

ra như thế nào giữa các nhóm quy mô DN thông qua kiểm định Post Hoc với phép kiểm định

Tamhane (tương ứng với trường hợp phương sai giữa các nhóm không đồng nhất).

Bảng 4.19: Kết quả so sánh cặp về CLTT BCTC giữa các nhóm quy mô DN Kiểm định Tamhane Biến phụ thuộc: Chất lượng thông tin BCTC

(I) Quy mô DN (J) Quy mô DN

Khác biệt giữa hai giá trị

trung bình (I-J) Sai số chuẩn Giá trị Sig.

Khoản tin cậy

Lower Bound Upper Bound

DN nhỏ DN vừa -,31542* ,08649 ,001 -,5243 -,1065

DN lớn -,46221* ,07630 ,000 -,6460 -,2785

DN vừa DN nhỏ ,31542* ,08649 ,001 ,1065 ,5243

DN lớn -,14679 ,08479 ,236 -,3520 ,0584

DN lớn DN nhỏ ,46221* ,07630 ,000 ,2785 ,6460

DN vừa ,14679 ,08479 ,236 -,0584 ,3520

*The mean difference is significant at the 0,05 level.

Bảng 4.19 trình bày kết quả kiểm định Anova cho từng cặp 2 nhóm DN (Nhỏ với

Vừa và Lớn; Vừa với Nhỏ và Lớn; Lớn với Nhỏ và Vừa) cho thấy CLTT BCTC thật sự khác

105

biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm DN nhỏ với DN vừa và lớn; cụ thể giá trị trung bình

CLTT BCTC của DN nhỏ kém DN vừa 0,315 điểm và kém DN lớn 0,462 điểm.

CÁC BIẾN ĐỘC LẬP ĐỊNH LƢỢNG VÀ CLTT BCTC (giả thuyết H04;H05; H06; H07;

H08; H09; H10)

Trong nghiên cứu này, các biến độc lập còn lại là các biến định lượng, vì vậy phép

kiểm định thích hợp được sử dụng là kiểm định Pearson (Hoàng & Chu, 2008). Kết quả

kiểm định được trình bày từ Bảng 4.20 đến 4.26.

Kiểm định giả thuyết H04: Hành vi quản trị lợi nhuận và CLTT BCTC (Bảng 4.20)

Bảng 4.20: Kiểm định quan hệ tương quan giữa Hành vi quản trị lợi nhuận và CLTT BCTC

CLTT BCTC Hành vi quản trị LN

Chất lượng thông tin BCTC Pearson Correlation 1 -,580**

Sig. (2-tailed) ,000

** Correlation is significant at the 0,01 level (2-tailed) N= 269

Kiểm định giả thuyết H05: Áp lực từ thuế và CLTT BCTC (Bảng 4.21)

Bảng 4.21: Kiểm định quan hệ tương quan giữa Áp lực từ thuế và CLTT BCTC

Phân tích tƣơng quan

CLTT BCTC Áp lực từ thuế

Chất lượng thông tin BCTC Pearson Correlation 1 -,466**

Sig. (2-tailed) ,000

** Correlation is significant at the 0,01 level (2-tailed), N= 269

Kiểm định giả thuyết H06: Hỗ trợ từ phía nhà quản trị và CLTT BCTC (Bảng 4. 22)

Bảng 4. 22: Kiểm định quan hệ tương quan giữa Hỗ trợ từ phía nhà quản trị và CLTT BCTC

Phân tích tƣơng quan

CLTT BCTC Hỗ trợ từ phía nhà quản trị

Chất lượng thông tin BCTC Pearson

Correlation 1 ,653**

Sig. (2-tailed) ,000

** Correlation is significant at the 0,01 level (2-tailed), N= 269

Kiểm định giả thuyết H07: Đào tạo & bồi dưỡng nhân viên và CLTT BCTC (Bảng 4.23)

106

Bảng 4. 23: Kiểm định tương quan giữa Đào tạo & bồi dưỡng nhân viên và CLTT BCTC

Phân tích tƣơng quan

CLTT BCTC Đào tạo và bồi dƣỡng nhân viên

Chất lượng thông tin BCTC Pearson Correlation 1 ,613**

Sig. (2-tailed) ,000

** Correlation is significant at the 0,01 level (2-tailed), N= 269

Kiểm định giả thuyết H08: CL PMKT và CLTT BCTC (Bảng 4.24)

Bảng 4.24: Kiểm định quan hệ tương quan giữa CL PMKT và CLTT BCTC

Phân tích tƣơng quan

CLTT BCTC CL PMKT

Chất lượng thông tin BCTC Pearson Correlation 1 ,616**

Sig,(2-tailed) ,000

** Correlation is significant at the 0,01 level (2-tailed), N= 269

Kiểm định giả thuyết H09: Hiệu quả của HTKSNB và CLTT BCTC (Bảng 4.25)

Bảng 4.25: Kiểm định quan hệ tương quan giữa Hiệu quả của HTKSNB và CLTT BCTC

Phân tích tƣơng quan

CLTT BCTC Hiệu quả của HTKSNB

Chất lượng thông tin BCTC Pearson Correlation 1 ,624**

Sig. (2-tailed) ,000

** Correlation is significant at the 0,01 level (2-tailed), N= 269

Kiểm định giả thuyết H10: Năng lực nhân viên kế toán và CLTT BCTC (Bảng 4.26)

Bảng 4.26: Kiểm định quan hệ tương quan giữa Năng lực nhân viên kế toán và CLTT BCTC

Phân tích tƣơng quan

CLTT BCTC Năng lực nhân viên kế toán

Chất lượng thông tin BCTC Pearson Correlation 1 ,547**

Sig. (2-tailed) ,000

** Correlation is significant at the 0,01 level (2-tailed), N= 269

Bảng 4.20 đến 4.26 cho thấy giá trị Sig đều bằng 0, vì vậy tất cả các giả thuyết H0 đều

bị bác bỏ. Điều này dẫn đến kết luận là các nhân tố Hành vi quản trị lợi nhuận; Áp lực từ

thuế; Hỗ trợ từ phía nhà quản trị; Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên; CL PMKT; Hiệu quả của

HTKSNB; Năng lực nhân viên kế toán đều tác động ở mức có ý nghĩa đến CLTT BCTC.

Trong 7 nhân tố này, nhân tố Hành vi quản trị lợi nhuận và Áp lực từ thuế tác động ngƣợc

107

chiều đến CLTT BCTC (giá trị tương quan Pearson là số âm); các nhân tố còn lại đều tác

động cùng chiều đến CLTT BCTC.

4.2.6.3. Nhận xét kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Kết quả kiểm định cho thấy tất cả các giả thuyết nghiên cứu được xây dựng từ kết quả

nghiên cứu định tính (xem Bảng 3.06) đều được khẳng định ở phần nghiên cứu định lượng,

xét trên góc độ đặc điểm lẫn chiều tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC .

4.2.7. MÔ HÌNH HỒI QUI TUYẾN TÍNH

4.2.7.1. Mục tiêu xây dựng mô hình hồi qui tuyến tính

Sau khi đã kết luận 10 biến độc lập có liên hệ tương quan tuyến tính với biến phụ

thuộc qua các phép kiểm định thích hợp và xác định hướng của mối quan hệ nhân quả giữa

chúng, bước công việc kế tiếp là tiến hành mô hình hóa mối quan hệ nhân quả giữa các biến

bằng mô hình hồi qui tuyến tính (Hoàng & Chu, 2008).

4.2.7.2. Kiểm định sự phù hợp các giả định trong hồi qui tuyến tính

KIỂM TRA SỰ PHÙ HỢP CỦA MÔ HÌNH VÀ BIẾN

Để sử dụng mô hình hồi qui bội, mô hình phải có một biến phụ thuộc định lượng và

nhiều biến độc lập có thể là định lượng hay định tính. Đối với trường hợp biến độc lập là

biến định tính, cần chuyển chúng sang biến định lượng (biến giả, biến dummy). Trong mô

hình nghiên cứu này, biến phụ thuộc là biến định lượng. Trong số các biến độc lập, có 7 biến

là biến định lượng (Hành vi quản trị lợi nhuận, Áp lực từ thuế, Hỗ trợ từ phía nhà quản trị,

Đào tạo và bồi dưỡng, CL PMKT, Hiệu quả của HTKSNB, Năng lực nhân viên KT) và 3

biến còn lại (Quy mô DN, Niêm yết chứng khoán, Kiểm toán độc lập) là các biến dummy.

Như vậy, mô hình và biến được xem là phù hợp để sử dụng mô hình hồi qui bội.

KIỂM TRA KÍCH THƢỚC MẪU

Trong nghiên cứu này, số mẫu tối thiểu dùng cho phân tích hồi qui là 130 (xem Bảng

3.11). Nghiên cứu đã thu thập tổng cộng 269 mẫu đạt yêu cầu sử dụng, vì vậy điều kiện về

kích thước mẫu đã được thỏa mãn.

108

KIỂM TRA GIẢ ĐỊNH LIÊN HỆ TUYẾN TÍNH

Khi sử dụng Mô hình hồi qui bội, cần phải kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa biến

phụ thuộc Yi và các biến độc lập Xk. Biểu đồ phân tán Scatter giữa các phần dư và giá trị dự

đoán mà mô hình hồi qui tuyến tính cho ra là một phương tiện tốt để đánh giá giả định này

(Hoàng & Chu, 2008). Kết quả Biểu đồ Scatter được trình bày theo SĐ 4.13.

SĐ 4.13: Biểu đồ phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán của Mô hình hồi qui tuyến tính

được sử dụng cho nghiên cứu (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015)

SĐ 4.13 cho thấy giá trị các phần dư đã được chuẩn hóa (Standardized Residual) được

hiển thị trên trục tung và giá trị dự đoán đã được chuẩn hóa (Standardized Predicted Value)

được hiển thị trên trục hoành. Rõ ràng là phần dư được phân tán ngẫu nhiên trong một vùng

xung quanh đường đi qua tung độ 0 chứ không tạo thành một hình dạng nào như đường cong

dạng bậc 2 parapol, cong dạng bậc 3 cubic, ... Điều này cho thấy phần dư và giá trị dự đoán

đã được chuẩn hóa là độc lập nhau, vì vậy, giả định liên hệ tuyến tính được thỏa mãn.

KIỂM TRA GIẢ ĐỊNH PHƢƠNG SAI CỦA SAI SỐ KHÔNG ĐỔI

109

Hiện tượng phương sai thay đổi làm cho việc kiểm định các giả thuyết mất hiệu lực

khiến nhà nghiên cứu có thể đánh giá nhầm về CL của Mô hình hồi qui tuyến tính (Hoàng &

Chu, 2008). Hiện tượng này có thể được kiểm định bằng Biểu đồ phân tán (Scatter) giữa các

phần dư và giá trị dự đoán mà mô hình hồi qui tuyến tính cho ra hoặc kiểm định tương quan

hạng Spearman. Kết quả kiểm định tương quan hạng Spearman của nghiên cứu được trình

bày tại Bảng 4.27.

Bảng 4.27: Kiểm định Spearman cho giả định phương sai của sai số không đổi

Correlations

Chất lượng thông tin BCTC ABScuare

Spearman's rho Chất lượng

thông tin

BCTC

Correlation Coefficient 1,000 -,020

Sig. (2-tailed) . ,750

N 269 269

ABScuare Correlation Coefficient -,020 1,000

Sig. (2-tailed) ,750 .

N 269 269

Kết quả kiểm định Spearman cho mối quan hệ tương quan giữa giá trị tuyệt đối của

phần dư (biến ABScuare) và biến CLTT BCTC theo cho thấy giá trị Sig khá cao

(=0,750>5%). Như vậy giả thuyết H0 (hệ số tương quan hạng của tổng thể bằng 0) không thể

bị bác bỏ. Như vậy giả thuyết phương sai của sai số không đổi được chấp nhận.

KIỂM TRA GIẢ ĐỊNH VỀ PHÂN PHỐI CHUẨN PHẦN DƢ

Một trong những điều kiện cần thỏa mãn khi sử dụng Mô hình hồi qui tuyến tính là

phần dư phải tuân theo phân phối chuẩn. Một phương pháp khảo sát đơn giản nhất là xây

dựng Biểu đồ tần suất của các phần dư hoặc Biểu đồ tần suất PP-Plot (Hoàng & Chu 2008).

110

SĐ 4.14: Biểu đồ tần suất của các phần dư chuẩn hóa (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015)

SĐ 4.14 cho thấy một đường cong phân phối chuẩn được đặt chồng lên biểu đồ tần số

với phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn (trung bình Mean = 0 và độ lệch chuẩn Std. Dev. =

0,979 tức là gần bằng 1). Điều này cho thấy giả thuyết phân phối chuẩn không bị vi phạm.

SĐ 4.15: Biểu đồ tần suất PP-Plot (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015)

Biểu đồ PP-Plot cho thấy mức độ các điểm thực tế phân tán xung quanh đường thẳng

kỳ vọng, vì vậy tác giả kết luận là giả thuyết phân phối chuẩn không bị vi phạm.

111

KIỂM TRA GIẢ ĐỊNH VỀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA SAI SỐ

Giả định về sai số thực yêu cầu giữa các phần dư không có mối quan hệ tương quan

(Hoàng & Chu 2008) và đại lượng thống kê Durbin- Watson (giá trị d) được xem là thích

hợp cho phép kiểm định này. Nếu các phần dư không có tương quan chuỗi bậc nhất với

nhau, giá trị d sẽ gần bằng 2. Bảng 4.28 trình bày kết quả kiểm định Durbin- Watson.

Bảng 4.28: Kết quả kiểm định Durbin- Watson (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015)

Model Summaryb

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson

1 ,857a ,735 ,724 ,31175 1,930

a. Predictors: (Constant), Doanh nghiệp lớn, Doanh nghiệp vừa, Áp lực từ thuế, Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên, Niêm

yết (PP1), Năng lực nhân viên kế toán, Hành vi quản trị lợi nhuận, Hỗ trợ từ phía nhà quản trị, BCTC được kiểm toán,

CL PMKT, Hiệu quả của HTKSNB

b. Dependent Variable: Chất lượng thông tin BCTC

Kết quả kiểm định Durbin- Watson cho thấy giá trị d = 1,930 (gần bằng 2). Như vậy,

giả định về tính độc lập của sai số được thỏa mãn.

KIỂM TRA GIẢ ĐỊNH ĐA CỘNG TUYẾN

Đa cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau.

Đối với các biến độc lập định lƣợng, giả thuyết này được kiểm định thông qua kiểm tra

hiện tượng đa cộng tuyến với hệ số phóng đại phương sai VIF. Hair & ctg (2006, theo

Nguyễn 2011) cho rằng VIF không nên >10. Đối với các biến độc lập định tính, tác giả

dùng phép kiểm định Chi- bình phương theo đề nghị của (Hoàng & Chu 2008).

112

Kiểm định VIF (Bảng 4.29)

Bảng 4.29: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015)

Coefficientsa

Model

Unstandardized Coefficients

Standardized

Coefficients Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) 2,129 ,200

Hành vi quản trị lợi nhuận -,154 ,026 -,246 ,629 1,589

Áp lực từ thuế -,103 ,029 -,141 ,678 1,476

Hỗ trợ từ phía nhà quản trị ,253 ,039 ,292 ,517 1,935

Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên ,097 ,032 ,142 ,490 2,039

CL PMKT ,076 ,033 ,106 ,511 1,956

Hiệu quả của HTKSNB ,102 ,028 ,161 ,541 1,848

Năng lực nhân viên kế toán ,095 ,028 ,135 ,671 1,490

a. Dependent Variable: Chất lượng thông tin BCTC

Bảng 4.29 cho thấy VIF của các biến độc lập là định lượng đều rất thấp (đa phần

=<2), vì vậy hiện tượng đa cộng tuyến không xảy ra giữa các biến này.

Kiểm định Chi- bình phƣơng

Bảng 4.30: Bảng phân tích tỷ lệ DN Niêm yết theo quy mô DN Niêm yết (PP1) * QMDN2 Crosstabulation

QMDN2

Total DN nhỏ DN vừa DN lớn

Có niêm yết Count 9 14 33 56

% within QMDN2 7,1% 21,9% 41,8% 20,8%

Bảng 4.31: Kết quả kiểm định Chi- bình phương giữa Niêm yết và Quy mô DN

Chi-Square Tests Niêm yết (PP1) * QMDN2

Value df Asymp. Sig. (2-sided)

Pearson Chi-Square 35,381a 2 ,000

N of Valid Cases 269

a. 0 cells (0,0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 13,32.

113

Bảng 4.32: Bảng phân tích tỷ lệ DN thực hiện Kiểm toán BCTC theo quy mô DN

BCTC đƣợc kiểm toán * QMDN2 Crosstabulation

QMDN2

Total DN nhỏ DN vừa DN lớn

BCTC được kiểm

toán

Count 47 55 74 176

% within QMDN2 37,3% 85,9% 93,7% 65,4%

Bảng 4.33: Kết quả kiểm định Chi- bình phương giữa Kiểm toán và Quy mô DN

Chi-Square Tests BCTC đƣợc kiểm toán * QMDN2

Value df Asymp. Sig. (2-sided)

Pearson Chi-Square 83,826a 2 ,000

N of Valid Cases 269

a. 0 cells (0,0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 22,13.

Bảng 4.34: Bảng phân tích tỷ lệ DN thực hiện Kiểm toán BCTC theo DN Niêm yết

BCTC đƣợc kiểm toán * Niêm yết (PP1) Crosstabulation

Niêm yết (PP1)

Total Không niêm yết Có niêm yết

BCTC được kiểm

toán

Count 120 56 176

% within Niêm yết (PP1) 56,3% 100,0% 65,4%

Bảng 4.35: Kết quả kiểm định Chi- bình phương giữa Kiểm toán và Niêm yết

Chi-Square Tests BCTC đƣợc kiểm toán * Niêm yết

Value df Asymp. Sig. (2-sided) Exact Sig. (2-sided) Exact Sig. (1-sided)

Pearson Chi-Square 37,371a 1 ,000

N of Valid Cases 269

a. 0 cells (0,0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 19,36.

Kết quả kiểm định Chi- bình phương cho thấy giá trị Sig ở cả 3 Bảng 4.31, 4.33, 4.35

đều bằng 0 <0,05, điều này là căn cứ để kết luận rằng ba biến độc lập định tính của mô hình

lý thuyết ban đầu là Niêm yết, Quy mô DN và Kiểm toán có mối quan hệ tương quan với

nhau. Thực vậy, kết quả phân tích cho thấy Quy mô DN càng lớn thì tỷ lệ DN thực hiện

Niêm yết càng cao (Bảng 4.30); Quy mô DN càng lớn thì tỷ lệ DN thực hiện Kiểm toán

BCTC càng cao (Bảng 4.32); Tỷ lệ DN có Kiểm toán ở DN Niêm yết cao hơn so với DN

chưa Niêm yết (Bảng 4.34).

114

Xử lý hiện tƣợng đa cộng tuyến

Khi các biến độc lập có tương quan chặt với nhau được đưa vào phương trình hồi qui

thì kết quả có thể bất thường: thổi phồng phương sai của các ước lượng, làm cho các hệ số

hồi qui đơn không tin cậy được, không làm cho mô hình phù hợp hơn (Hoàng & Chu 2008).

Đa cộng tuyến là một hiện tượng bình thường trong nghiên cứu khoa học vì nó không vi

phạm các giả định, một trong những cách thức giải quyết là bỏ bớt một trong những biến

cộng tuyến (Damodar N. Gujarati, theo Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright 2013).

Căn cứ vào kết quả kiểm định Chi- bình phương, để tránh những kết quả bất thường,

nghiên cứu chỉ giữ lại 1 biến độc lập định tính cho mô hình hồi qui. Kết quả phân tích từ

nghiên cứu định tính cho thấy trong 3 biến độc lập định tính, biến Kiểm toán được đánh giá

là có tác động mạnh nhất đến CLTT BCTC (Bảng 4.36). Vì vậy, nghiên cứu giữ lại biến

Kiểm toán cho mô hình hồi qui; hai biến Niêm yết và Quy mô DN sẽ tiếp tục được phân tích

sau đó với vai trò là biến điều tiết (moderator).

Bảng 4.36: Độ mạnh tác động của các biến định tính đến CLTT BCTC

4.2.7.3. Xác định mô hình nghiên cứu chính thức

Sau khi chuyển hai biến định tính Niêm yết và Quy mô DN ra khỏi mô hình lý thuyết

để phân tích với vai trò là biến điều tiết, mô hình nghiên cứu chính thức được xác định theo

SĐ 4.16.

115

SĐ 4.16: Mô hình nghiên cứu chính thức (nguồn: xây dựng từ kết quả nghiên cứu)

4.2.7.4. Kết quả phân tích hồi qui

PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HỒI QUI

Dựa trên mục tiêu chính của phần nghiên cứu định lượng là kiểm định và lượng hóa

các mối quan hệ giữa các biến trong mô hình kết hợp với đặc điểm của mô hình nghiên cứu,

tác giả dùng mô hình hồi qui bội thông qua phần mềm xử lý thống kê SPSS để lượng hóa tác

động của các biến trong mô hình. Trong nghiên cứu này, các mối quan hệ giữa các biến độc

lập và biến phụ thuộc đều đã được suy diễn từ lý thuyết, các giả thuyết nghiên cứu đều đã

được xác lập thông qua các bước kiểm định, vì vậy tác giả quyết định lựa chọn phƣơng

pháp đồng thời khi phân tích hồi qui. Để ước lượng các trọng số hồi qui k, tác giả sử dụng

phương pháp bình phương bé nhất OLS (Ordinary Least Squares) theo kiến nghị của

Nguyễn (2011).

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUI

Kết quả phân tích hồi qui trên SPSS được trình bày từ Bảng 4.37 đến 4.39.

Bảng 4.37: Bảng tóm tắt mô hình (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015)

Bảng tóm tắt mô hình Model Summaryb

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate

1 ,857a ,734 ,726 ,31050

a. Predictors: (Constant), BCTC được kiểm toán, Áp lực từ thuế, Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên, Năng lực nhân viên

kế toán, Hành vi quản trị lợi nhuận, CL PMKT, Hiệu quả của HTKSNB, Hỗ trợ từ phía nhà quản trị

116

Bảng 4.38: Kết quả kiểm định F (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015)

Bảng ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 69,237 8 8,655 89,771 ,000b

Residual 25,066 260 ,096

Total 94,303 268

a. Dependent Variable: Chất lượng thông tin BCTC

b. Predictors: (Constant), BCTC được kiểm toán, Áp lực từ thuế, Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên, Năng lực nhân viên

kế toán, Hành vi quản trị lợi nhuận, CL PMKT, Hiệu quả của HTKSNB, Hỗ trợ từ phía nhà quản trị.

Bảng 4.39: Bảng trọng số hồi qui (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015)

Bảng trọng số hồi qui Coefficientsa

Model

Unstandardized Coefficients

Standardized

Coefficients

t Sig. B Std. Error Beta

1 (Constant) 2,167 ,198 10,950 ,000

Hành vi quản trị lợi nhuận -,144 ,026 -,229 -5,619 ,000

Áp lực từ thuế -,105 ,028 -,143 -3,692 ,000

Hỗ trợ từ phía nhà quản trị ,236 ,039 ,273 6,064 ,000

Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên ,096 ,031 ,139 3,054 ,002

CL PMKT ,072 ,032 ,100 2,228 ,027

Hiệu quả của HTKSNB ,082 ,028 ,130 2,897 ,004

Năng lực nhân viên kế toán ,096 ,027 ,137 3,500 ,001

BCTC được kiểm toán ,138 ,047 ,111 2,957 ,003

a. Dependent Variable: Chất lượng thông tin BCTC

Mức độ phù hợp của mô hình

Kết quả phân tích hồi qui cho thấy hệ số xác định R2= 0,734 và R

2adj= 0,726 (Bảng

4.37). Kiểm định F (Bảng 4.38) cho thấy mức ý nghĩa Sig = 0,000. Như vậy, mô hình hồi

qui phù hợp. Các biến độc lập giải thích được đến 72,6% biến thiên của biến phụ thuộc.

Mô hình hồi qui tuyến tính và diễn giải, phân tích mô hình hồi qui.

Xem xét Bảng trọng số hồi qui (Bảng 4.39) ta thấy giá trị Sig. của tất cả các biến đều

< mức ý nghĩa thống kê = 5%. Đều này chứng tỏ tất cả các giả thuyết H0 đều bị bác bỏ và tất

117

cả các biến độc lập được lựa chọn đưa vào mô hình đều có tác động ở mức có ý nghĩa đến

CLTT BCTC. Tiếp theo, tác giả dựa vào hằng số hồi qui (B constant) và trọng số hồi qui

chuẩn hóa (β ) từ Bảng trọng số hồi qui (Bảng 4.39) để xây dựng Mô hình hồi qui. Mô hình

hồi qui tuyến tính được rút ra như sau (Bảng 4.40):

Bảng 4.40: Mô hình hồi qui tuyến tính thể hiện tác động của các nhân tố đến CLTT

BCTC

CLBCTC

=

2,167– 0,229HVQTLN–0,143ALTHUE+ 0,273HTQUANTRI+ 0,139ĐTBD

+ 0,100CLPMKT+ 0,130KSNB + 0,137NLNVKT + 0,111AUDIT01

Với:

STT Ký hiệu biến Tên biến Giá trị Độ mạnh tác động

1 CLBCTC Chất lượng thông tin BCTC Từ 1 đến 5 -

2 HVQTLN Hành vi quản trị lợi nhuận Từ 1 đến 5 2

3 ALTHUE Áp lực từ thuế Từ 1 đến 5 3

4 HTQUANTRI Hỗ trợ từ phía nhà quản trị Từ 1 đến 5 1

5 ĐTBD Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên Từ 1 đến 5 4

6 CLPMKT Chất lượng phần mềm kế toán Từ 1 đến 5 8

7 KSNB Hiệu quả của HTKSNB Từ 1 đến 5 6

8 NLNVKT Năng lực nhân viên kế toán Từ 1 đến 5 5

9 AUDIT01 BCTC được kiểm toán 1 7

Mô hình hồi qui cho thấy có tổng cộng 8 nhân tố tác động đến CLTT BCTC, cụ thể:

Hành vi quản trị lợi nhuận với β= -0,229; Áp lực về thuế với β= -0,143; Hỗ trợ từ phía nhà

quản trị với β= 0,273; Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên với β= 0,139; CL PMKT với β=

0,100; Hiệu quả của HTKSNB với β= 0,130; Năng lực nhân viên KT với β=0,137; Kiểm

toán độc lập với β=0,111. Tác động của các nhân tố trên đến CLTT BCTC được giải thích

như sau:

Khi Hành vi quản trị lợi nhuận tăng thêm 1 điểm thì CLTT BCTC giảm đi 0,229 điểm;

Khi Áp lực về thuế tăng thêm 1 điểm thì CLTT BCTC giảm đi 0,143 điểm;

Khi Hỗ trợ từ phía nhà quản trị tăng thêm 1 điểm thì CLTT BCTC tăng thêm 0,273

điểm;

118

Khi Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên tăng thêm 1 điểm thì CLTT BCTC tăng thêm 0,139

điểm;

Khi CL PMKT tăng thêm 1 điểm thì CLTT BCTC tăng thêm 0,100 điểm;

Khi Hiệu quả của HTKSNB tăng thêm 1 điểm thì CLTT BCTC tăng thêm 0,130 điểm;

Khi Năng lực nhân viên KT tăng thêm 1 điểm thì CLTT BCTC tăng thêm 0,137 điểm;

CLTT BCTC trong các DN có kiểm toán cao hơn 0,111 điểm so với DN chưa kiểm toán.

Trong số các nhân tố tác động đến CLTT BCTC, nhân tố Hỗ trợ từ phía nhà quản trị

có tác động mạnh nhất (β= 0,273), kế tiếp là nhân tố Hành vi quản trị lợi nhuận (β= -0,229);

Áp lực từ thuế (β= -0,143); Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên (β= 0,139); Năng lực nhân viên

KT (β=0,137). Thứ tự tác động của các nhân tố còn lại bao gồm Hiệu quả của HTKSNB (β=

0,130); BCTC được kiểm toán (β=0,111) và CL PMKT ( β= 0,100).

Có hai nhân tố tác động ngược chiều đến CLTT BCTC là Hành vi quản trị lợi nhuận

(β = -0,229); Áp lực từ thuế (β= -0,143). Các nhân tố còn lại đều tác động cùng chiều đến

CLTT BCTC.

Trong số các nhân tố của mô hình, có hai nhân tố được xem là khẳng định riêng của

nghiên cứu này, chưa được đề cập trong các nghiên cứu theo hướng cơ bản trước đó trong

lĩnh vực CLTT BCTC là nhân tố Áp lực từ thuế và CL PMKT (nhân tố CL PMKT đã được

nghiên cứu trước đó của Trần (2007) tiếp cận dưới dạng nghiên cứu ứng dụng, trong nghiên

cứu này, tác giả khẳng định và minh chứng bằng nghiên cứu định tính lẫn kiểm định bằng

định lượng).

PHÂN TÍCH VAI TRÕ ĐIỀU TIẾT CỦA NHÂN TỐ NIÊM YẾT

Sau khi đã xây dựng mô hình hồi qui phản ánh mức độ tác động của 8 nhân tố đến

CLTT BCTC, tác giả tiếp tục phân tích mô hình theo nhóm nhằm tìm hiểu xem nhân tố

Niêm yết và Quy mô DN có làm thay đổi các mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến

phụ thuộc đã được xác định trong mô hình hay không.

119

Để phân tích mô hình với biến điều tiết là nhân tố Niêm yết, tác giả chia mẫu ra làm

hai nhóm: nhóm các DN đã và chưa thực hiện niêm yết BCTC trên Sở giao dịch chứng

khoán. Kết quả phân tích được trình bày theo Bảng 4.41 đến 4.45.

Bảng 4.41: Bảng tóm tắt mô hình với Niêm yết là biến điều tiết

(Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015)

Bảng tóm tắt mô hình Model Summaryb

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate

1. DN có niêm yết ,867a ,753 ,716 ,26411

2. DN chưa niêm yết ,852a ,727 ,716 ,32119

a. Predictors: (Constant), BCTC được kiểm toán, Áp lực từ thuế, Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên, Năng lực nhân viên

kế toán, Hành vi quản trị lợi nhuận, CL PMKT, Hiệu quả của HTKSNB, Hỗ trợ từ phía nhà quản trị

Bảng 4.42: Kết quả kiểm định F cho mô hình với Niêm yết là biến điều tiết (Nguồn: số liệu

khảo sát thực tế 2015)

Bảng ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

DN có

niêm yết

Regression 10,182 7 1,455 20,853 ,000b

Residual 3,348 48 ,070

Total 13,530 55

DN chưa

niêm yết

Regression 55,968 8 6,996 67,815 ,000b

Residual 21,045 204 ,103

Total 77,013 212

a. Dependent Variable: Chất lượng thông tin BCTC

b. Predictors: (Constant), BCTC được kiểm toán, Áp lực từ thuế, Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên, Năng lực nhân viên

kế toán, Hành vi quản trị lợi nhuận, CL PMKT, Hiệu quả của HTKSNB, Hỗ trợ từ phía nhà quản trị

120

Bảng 4.43: Bảng trọng số hồi qui với Niêm yết là biến điều tiết (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế

2015)

Bảng trọng số hồi qui Coefficientsa

Nhân tố Unstandardized

Coefficients B

Standardized Coefficients

Beta Sig.

Mô hình 1b Mô hình 2c Mô hình 1b Mô hình 2c Mô hình 1b Mô hình 2c

(Constant) 2,045 2,290 ,000 ,000

Hành vi quản trị lợi nhuận -,042 -,169 -,081 -,264 ,393 ,000

Áp lực từ thuế -,152 -,101 -,272 -,132 ,006 ,003

Hỗ trợ từ phía nhà quản trị ,313 ,212 ,406 ,241 ,000 ,000

Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên ,050 ,111 ,086 ,159 ,400 ,003

CL PMKT ,063 ,074 ,093 ,104 ,339 ,045

Hiệu quả của HTKSNB ,124 ,070 ,206 ,112 ,053 ,029

Năng lực nhân viên kế toán ,062 ,099 ,115 ,134 ,185 ,004

BCTC được kiểm toán - ,130 - ,107 - ,015

a. Dependent Variable: Chất lượng thông tin BCTC

b. Mô hình 1: DN có niêm yết

c. Mô hình 2: DN chưa niêm yết

Bảng 4.44: Mô hình hồi qui tuyến tính (nhóm DN có niêm yết)

CLBCTC = 2,045– 0,272ALTHUE+ 0,406HTQUANTRI+ 0,206KSNB

Với: CLBCTC: Chất lượng thông tin BCTC; ALTHUE: Áp lực từ thuế; HTQUANTRI: Hỗ trợ từ

phía nhà quản trị; KSNB: Hiệu quả của HTKSNB. Mức ý nghĩa thống kê của KSNB = 10%; các

nhân tố còn lại = 5%.

Bảng 4.45: Mô hình hồi qui tuyến tính (nhóm DN chưa niêm yết)

CLBCTC

=

2,290– 0,264HVQTLN–0,132ALTHUE+ 0,241HTQUANTRI+ 0,159ĐTBD

+ 0,104CLPMKT+ 0,112KSNB + 0,134NLNVKT + 0,107AUDIT01

Với: CLBCTC: Chất lượng thông tin BCTC; HVQTLN: Hành vi quản trị lợi nhuận; ALTHUE: Áp

lực từ thuế; HTQUANTRI: Hỗ trợ từ phía nhà quản trị; ĐTBD: Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên;

CLPMKT: Chất lượng phần mềm kế toán; KSNB: Hiệu quả của HTKSNB; NLNVKT: Năng lực

nhân viên kế toán; AUDIT01: BCTC được kiểm toán. Mức ý nghĩa thống kê = 5%.

Kết quả phân tích cho thấy cả hai mô hình đều có hệ số xác định R2

adj= 0,716. Kiểm

định F cho thấy mức ý nghĩa Sig = 0,000. Như vậy cả hai mô hình hồi qui đều phù hợp.

Bảng trọng số và mô hình hồi qui cho thấy các nhân tố tác động và mức độ tác động của các

nhân tố này đến CLTT BCTC giữa nhóm DN có niêm yết và chưa niêm yết là không đồng

121

nhất. Điều này cho thấy việc Niêm yết thực sự làm thay đổi mối quan hệ của các biến độc

lập đến CLTT BCTC. Vì vậy, biến Niêm yết được xem là biến điều tiết theo nhóm. Việc lý

giải và đánh giá tác động của biến điều tiết đến mô hình sẽ được thực hiện ở chương 5.

PHÂN TÍCH VAI TRÕ ĐIỀU TIẾT CỦA NHÂN TỐ QUY MÔ DN

Để phân tích mô hình có biến điều tiết là Quy mô DN, tác giả chia mẫu ra làm hai

nhóm: nhóm các DN nhỏ và nhóm các DN vừa & lớn. Tiêu chí phân nhóm được căn cứ trên

kết quả phân tích Anova trước đó (tiểu mục 4.2.6.2), theo đó, CLTT BCTC thật sự khác biệt

giữa nhóm DN nhỏ với DN vừa & lớn. Kết quả được trình bày theo Bảng 4.46 đến 4.50.

Bảng 4.46: Bảng tóm tắt mô hình với Quy mô DN là biến điều tiết

(Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015)

Bảng tóm tắt mô hình Model Summaryb

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate

1. DN nhỏ ,870a ,757 ,741 ,31563

2. DN vừa và lớn ,810a ,657 ,636 ,30206

a. Predictors: (Constant), BCTC được kiểm toán, Áp lực từ thuế, Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên, Năng lực nhân viên

kế toán, Hành vi quản trị lợi nhuận, CL PMKT, Hiệu quả của HTKSNB, Hỗ trợ từ phía nhà quản trị

Bảng 4.47: Kết quả kiểm định F cho mô hình với Quy mô DN là biến điều tiết (Nguồn: số liệu

khảo sát thực tế 2015)

Bảng ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

DN nhỏ Regression 36,375 8 4,547 45,640 ,000b

Residual 11,656 117 ,100

Total 48,031 125

DN vừa

và lớn

Regression 23,377 8 2,922 32,027 ,000b

Residual 12,226 134 ,091

Total 35,603 142

a. Dependent Variable: Chất lượng thông tin BCTC

b. Predictors: (Constant), BCTC được kiểm toán, Áp lực từ thuế, Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên, Năng lực nhân viên

kế toán, Hành vi quản trị lợi nhuận, CL PMKT, Hiệu quả của HTKSNB, Hỗ trợ từ phía nhà quản trị

122

Bảng 4.48: Bảng trọng số hồi qui Quy mô DN là biến điều tiết (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế

2015)

Bảng trọng số hồi qui Coefficientsa

Nhân tố Unstandardized

Coefficients B

Standardized Coefficients

Beta Sig.

Mô hình 1b Mô hình 2c Mô hình 1b Mô hình 2c Mô hình 1b Mô hình 2c

(Constant) 2,152 2,198 ,000 ,000

Hành vi quản trị lợi nhuận -,151 -,125 -,216 -,241 ,001 ,000

Áp lực từ thuế -,107 -,114 -,144 -,174 ,010 ,005

Hỗ trợ từ phía nhà quản trị ,271 ,203 ,306 ,245 ,000 ,000

Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên ,135 ,053 ,204 ,077 ,004 ,232

CL PMKT ,024 ,113 ,035 ,156 ,610 ,017

Hiệu quả của HTKSNB ,032 ,155 ,051 ,234 ,418 ,000

Năng lực nhân viên kế toán ,122 ,066 ,170 ,105 ,005 ,082

BCTC được kiểm toán ,233 ,025 ,183 ,015 ,001 ,780

a. Dependent Variable: Chất lượng thông tin BCTC

b. Mô hình 1: DN nhỏ

c. Mô hình 2: DN vừa và lớn

Bảng 4.49: Mô hình hồi qui tuyến tính (nhóm DN nhỏ)

CLBCTC

=

2,152– 0,216HVQTLN–0,144ALTHUE+ 0,306HTQUANTRI+ 0,204ĐTBD

+ 0,170NLNVKT + 0,183AUDIT01

Với: CLBCTC: Chất lượng thông tin BCTC; HVQTLN: Hành vi quản trị lợi nhuận; ALTHUE: Áp

lực từ thuế; HTQUANTRI: Hỗ trợ từ phía nhà quản trị; ĐTBD: Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên;

NLNVKT: Năng lực nhân viên kế toán; AUDIT01: BCTC được kiểm toán. Mức ý nghĩa thống kê =

5%.

Bảng 4.50: Mô hình hồi qui tuyến tính (nhóm DN vừa và lớn)

CLBCTC

=

2,198–0,241HVQTLN–0,174ALTHUE+0,245HTQUANTRI

0,156CLPMKT+ 0,234KSNB + 0,105NLNVKT

Với: CLBCTC: Chất lượng thông tin BCTC; HVQTLN: Hành vi quản trị lợi nhuận; ALTHUE: Áp

lực từ thuế; HTQUANTRI: Hỗ trợ từ phía nhà quản trị; CLPMKT: Chất lượng phần mềm kế toán;

KSNB: Hiệu quả của HTKSNB; NLNVKT: Năng lực nhân viên kế toán. Mức ý nghĩa thống kê của

nhân tố NLNVKT= 10%; các nhân tố còn lại = 5%.

Kết quả phân tích cho thấy hệ số xác định R2

adj= 0,741 (nhóm DN nhỏ) và bằng 0,636

(nhóm DN vừa & lớn). Kiểm định F cho thấy mức ý nghĩa Sig = 0,000. Như vậy cả hai mô

hình hồi qui đều phù hợp. Bảng trọng số và mô hình hồi qui cho thấy các nhân tố tác động

123

và mức độ tác động của các nhân tố này đến CLTT BCTC giữa nhóm DN nhỏ và nhóm DN

vừa & lớn là không đồng nhất. Điều này cho thấy sự khác biệt về quy mô DN thực sự làm

thay đổi mối quan hệ của các biến độc lập đến CLTT BCTC. Vì vậy, biến Quy mô DN được

xem là biến điều tiết theo nhóm. Việc lý giải và đánh giá tác động của biến điều tiết đến mô

hình sẽ được thực hiện ở chương 5.

4.2.8. TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Các giả thuyết nghiên cứu được xây dựng tại Chương 3 (xem Bảng 3.06) được kiểm

định bằng các phép kiểm định thích hợp và phân tích hồi qui (nhóm tiểu mục 4.2.6; 4.2.7).

Tổng hợp các kết quả kiểm định được trình bày tại Bảng 4.51.

Bảng 4.51: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nguyên cứu.

Giả thuyết Phép kiểm định T-test, Anova,

Pearson (*) Hồi qui Ghi chú

H01: Niêm yết chứng khoán có tác động cùng chiều đến CLTT BCTC

Chấp nhận (T-test)

Chấp nhận Biến điều tiết khi

phân tích hồi qui

H02: Kiểm toán độc lập có tác động cùng

chiều đến CLTT BCTC

Chấp nhận

(T-test)

Chấp nhận Biến độc lập khi

phân tích hồi qui

H03: Quy mô DN có tác động cùng chiều đến

CLTT BCTC

Chấp nhận

(Anova)

Chấp nhận Biến điều tiết khi

phân tích hồi qui

H04: Hành vi quản trị lợi nhuận có tác động

ngược chiều đến CLTT BCTC

Chấp nhận

(Pearson)

Chấp nhận Biến độc lập khi

phân tích hồi qui

H05: Áp lực từ thuế có tác động ngược chiều

đến CLTT BCTC

Chấp nhận

(Pearson)

Chấp nhận Biến độc lập khi

phân tích hồi qui

H06: Hỗ trợ từ phía nhà quản trị có tác động

cùng chiều đến CLTT BCTC

Chấp nhận

(Pearson)

Chấp nhận Biến độc lập khi

phân tích hồi qui

H07: Đào tạo & bồi dưỡng có tác động cùng

chiều đến CLTT BCTC

Chấp nhận

(Pearson)

Chấp nhận Biến độc lập khi

phân tích hồi qui

H08: CL PMKT có tác động cùng chiều đến

CLTT BCTC

Chấp nhận

(Pearson)

Chấp nhận Biến độc lập khi

phân tích hồi qui

H09: Hiệu quả của HTKSNB có tác động cùng

chiều đến CLTT BCTC

Chấp nhận

(Pearson)

Chấp nhận Biến độc lập khi

phân tích hồi qui

H10: Năng lực nhân viên KT có tác động cùng chiều đến CLTT BCTC

Chấp nhận (Pearson)

Chấp nhận Biến độc lập khi phân tích hồi qui

(*): Phép kiểm định phụ thuộc vào đặc điểm của biến độc lập (SĐ 4.12)

124

4.3. KẾT LUẬN

Thông qua dữ liệu nghiên cứu định tính, luận án đã tiến hành phân tích đo lường

CLTT BCTC và các nhân tố tác động đến CLTT BCTC. Với số lượng tình huống được

nghiên cứu là 13 (điểm bảo hòa là 11), tác giả đã phân tích và đưa vào mô hình lý thuyết 10

nhân tố thuộc biến độc lập, trong đó, có 2 nhân tố được xác định là đặc thù riêng của nghiên

cứu này (CL PMKT và Áp lực từ thuế).

Đối với kết quả nghiên cứu định lượng, mô tả mẫu khảo sát cho thấy số lượng và các

đặc tính mẫu thu thập đều thỏa mãn các điều kiện đặt ra ban đầu. Kết quả kiểm định

Cronbach cho từng thang đo đơn hướng cho thấy hệ số này khá lớn, giao động trong

khoản giá trị từ 0,749 đến 0,943, điều này cho thấy các thang đo đều đạt độ tin cậy. Kiểm

định giá trị thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy các điều kiện quy định

để đánh giá EFA đều thỏa mãn, các thang đo đều đạt được giá trị phân biệt lẫn giá trị hội tụ.

Các thang đo đo lường các biến phụ thuộc lẫn độc lập đều nhóm vào các nhân tố đúng như

giả định. Kết quả kiểm định cho thấy cả 10 giả thuyết nghiên cứu được đúc kết từ nghiên

cứu định tính tiếp tục được khẳng định bởi nghiên cứu định lượng. Phân tích hồi qui cho

phép tác giả xây dựng mô hình hồi qui bội với 8 nhân tố tác động đến CLTT BCTC: Hành vi

quản trị lợi nhuận; Áp lực về thuế; Hỗ trợ từ phía nhà quản trị; Đào tạo và bồi dưỡng nhân

viên; CL PMKT; Hiệu quả của HTKSNB; Năng lực nhân viên KT; Kiểm toán độc lập. Phân

tích sự ảnh hưởng của các biến điều tiết cho thấy Niêm yết và Quy mô DN đóng vai trò là

biến điều tiết của mô hình hồi qui và thực sự làm thay đổi mối quan hệ của các biến độc lập

đến CLTT BCTC.

125

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kế thừa những thành quả đạt được từ các chương trước, nhất là từ chương Kết quả

nghiên cứu, chương này tác giả sẽ tóm tắt những kết quả đã đạt được của nghiên cứu, nêu rõ

những đóng góp của đề tài và đưa ra các kết luận dựa trên các số liệu phân tích đã trình bày

ở chương 4. Bước kế tiếp, dựa trên mối quan hệ đã được khám phá của các nhân tố đến

CLTT BCTC, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện CLTT BCTC trong các DN Việt

Nam. Sau cùng là những hạn chế của nghiên cứu này và các gợi ý liên quan đến các chủ đề

cho những nghiên cứu kế tiếp. Các bước công việc của chương được trình bày theo SĐ 5.01.

SĐ 5.01: Phác thảo nghiên cứu chương 5

126

5.1. KẾT LUẬN

5.1.1. CLTT BCTC TRONG CÁC DN VIỆT NAM

Chất lƣợng thông tin BCTC

Dựa trên kết quả phân tích EFA cho thang đo CLTT BCTC (tiểu mục 4.2.5.4), tác giả

tiến hành sắp xếp lại các nhân tố của thang đo này và xác định lại giá trị trung bình của

CLTT BCTC. Kết quả nghiên cứu cho thấy CLTT BCTC trong các DN Việt Nam hiện nay

được đánh giá ở mức độ chấp nhận được được với số điểm là 3,702/5. Trong 3 thành phần

cấu thành nên CLTT BCTC, chỉ có thành phần Các thuộc tính gia tăng CLTT được đánh giá

ở mức cao, hai thành phần còn lại là Thích hợp và Trình bày trung thực chỉ được đánh giá ở

mức độ trung bình. Điều này cho thấy yêu cầu Thích hợp và Trình bày trung thực của BCTC

cần phải được xem xét và cải thiện. (SĐ 5.02)

SĐ 5.02: Biểu đồ kết quả đo lường CLTT BCTC và 3 thành phần cấu thành nên CLTT

BCTC (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015)

Đặc điểm Thích hợp của BCTC

Thành phần Thích hợp được đo lường bằng hai yếu tố là Giá trị dự đoán và Giá trị

xác nhận. Điểm của hai yếu tố này cũng như của các nội dung đo lường chúng được trình

bày từ SĐ 5.03 đến 5.05.

127

SĐ 5.03: Kết quả đo lường giá trị thành phần Thích hợp và 2 yếu tố cấu thành nên Thích hợp

(Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015)

Ghi chú:

XN1MH: TT trên BCTC đủ tin cậy để đánh giá

tình hình thực hiện kế hoạch của đơn vị

XN2MH: TT trên BCTC đủ tin cậy để đánh giá

hiệu quả hoạt động của đơn vị

XN3MH: TT trên BCTC phản ánh xác đáng thực

trạng kinh tế, tài chính của đơn vị

TL3MH: Việc lập và trình bày BCTC chưa đảm

bảo cung cấp thông tin khách quan.

TL4MH: KT của đơn vị không có đủ sự độc lập

khi xử lý và trình bày TT BCTC đúng như thực

tế.

SĐ 5.04: Kết quả đo lường yếu tố Giá trị xác nhận và 5 nội dung cấu thành giá trị của nó

(Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015)

Ghi chú:

DĐ1: TT trên BCTC của đơn vị đủ tin cậy để

nhà đầu tư ra quyết định

DĐ2: TT trên BCTC của đơn vị đủ tin cậy để

người cho vay, chủ nợ ra quyết định

DĐ3: TT trên BCTC của đơn vị đủ tin cậy để

tiên đoán các kết quả tương lai

SĐ 5.05: Kết quả đo lường Giá trị dự đoán và 3 nội dung cấu thành giá trị của nó

(Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015)

128

Số liệu ở SĐ 5.03 đến 5.05 cho thấy sở dĩ giá trị thành phần Thích hợp không cao là

bởi vì có nhiều giá trị nội dung đo lường nó chỉ được đánh giá ở mức độ trung bình. SĐ 5.04

cho thấy sự thích hợp của BCTC chỉ được đánh giá ở số điểm trong khoản 3,6-3,7 và rõ ràng

là BCTC không đảm bảo độ an toàn cao khi sử dụng nó để đánh giá tình hình thực hiện kế

hoạch, hiệu quả hoạt động cũng như chưa phản ánh xác đáng quá trình hoạt động sản xuất

kinh doanh của DN. Về khía cạnh ra quyết định, số điểm của Giá trị dự đoán (SĐ 5.05) cũng

không khả quan với sổ điểm trong khoản 3,5-3,8. Điều này cho thấy người sử dụng thông tin

không thể hoàn toàn tin tưởng vào BCTC của các DN để ra quyết định và tiên đoán các kết

quả tương lai của DN.

Đặc điểm Trình bày trung thực của BCTC

Thành phần Trình bày trung thực được đo lường bằng 3 yếu tố Toàn vẹn, Trung lập

và Không sai sót. Điểm của 3 yếu tố này cũng như của các nội dung đo lường chúng được

trình bày từ SĐ 5.06 đến 5.09.

SĐ 5.06: Kết quả đo lường thành phần Trình bày trung thực và 3 yếu tố cấu thành giá

trị của nó (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015)

129

Ghi chú:

TL1: TT BCTC được trình bày không nhằm đạt sự thuận

lợi cho đơn vị khi khai báo thuế

TL2: Định hướng của nhà quản lý không tác động đến việc

lập, trình bày BCTC

SĐ 5.07: Kết quả đo lường yếu tố Trung lập và 2 nội dung cấu thành giá trị của nó

(Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015)

Ghi chú:

TV1: Các phương pháp, nguyên tắc của kế toán được giải

trình đầy đủ trên BCTC

TV2: Quy trình kế toán được lập đầy đủ và rõ ràng

TV3: TT trên BCTC phản ánh đầy đủ mọi hoạt động

SXKD của đơn vị

TV4: TT trên BCTC được diễn giải, miêu tả đầy đủ về bản

chất và con số

SĐ 5.08: Kết quả đo lường yếu tố Toàn vẹn và 4 nội dung cấu thành giá trị của nó

(Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015)

Ghi chú:

KSS1: TT trên BCTC được xem là

trung thực và hợp lý

KSS2: TT trên BCTC thường không tồn

tại những sai sót trọng yếu

KSS3: Các giá trị và ước tính của kế

toán luôn phù hợp với thực tế

SĐ 5.09: Kết quả đo lường yếu tố Không sai sót và 3 nội dung cấu thành giá trị của

nó (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015)

130

Số liệu ở SĐ 5.06 đến 5.09 cho thấy sở dĩ giá trị thành phần Trình bày trung thực

chưa được đánh giá ở mức khả quan (chỉ đạt được 3,380/5 điểm) là bởi vì có nhiều giá trị

nội dung đo lường nó chỉ được đánh giá ở mức độ hạn chế. SĐ 5.08 cho thấy các nội dung

đo lường yếu tố Toàn vẹn được đánh giá khá cao với thang điểm bình quân gần 4. Điều này

cho thấy là thuộc tính này của BCTC là đảm bảo (các nguyên tắc, phương pháp KT được

giải trình đầy đủ trên BCTC; quy trình KT được lập đầy đủ và rõ ràng,…). Đối với yếu tố

Không sai sót, kết quả đạt được cũng chấp nhận được tuy nhiên phần nội dung KSS3 còn

hạn chế (3,658/5) cho thấy các giá trị và ước tính của thông tin trên BCTC chưa có căn cứ và

phù hợp với thực tế (SĐ 5.09). Yếu tố đáng bàn nhất ở đây là Trung lập bởi lẽ kết quả quá

thấp (2,448/5, theo SĐ 5.07) và chính yếu tố này đã làm cho thành phần Trình bày trung

thực của BCTC không được đánh giá cao. Số liệu định lượng cho thấy BCTC trong các DN

Việt Nam hiện nay còn chịu sự tác động nặng nề của việc khai báo thuế. Với mục tiêu nhằm

đạt được thuận lợi cho mục đích khai báo thuế mà các DN đã bỏ qua giá trị Trình bày trung

thực của BCTC. Bên cạnh đó, định hướng của nhà quản trị cũng tác động lớn đến công tác

lập và trình bày BCTC tại các DN.

Đặc điểm Các thuộc tính gia tăng CLTT BCTC

Thành phần này được đo lường bằng 4 yếu tố: Có khả năng so sánh, Kịp thời và Có

thể hiểu được, Kiểm chứng về khía cạnh chứng từ, Kiểm chứng về khía cạnh Kiểm kê. Điểm

của 3 yếu tố này cũng như của các nội dung đo lường chúng được trình bày ở SĐ 5.10.

131

SĐ 5.10: Kết quả đo lường thành phần Các thuộc tính gia tăng CLTT BCTC và 4 yếu

tố cấu thành giá trị của nó (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015)

Số điểm của thành phần này được đánh giá khả quan nhất trong ba thành phần cấu

thành nên CLTT BCTC với số điểm bình quân là 4,05 điểm; trong đó yếu tố Có khả năng so

sánh đạt 4,01 điểm, Kiểm chứng về khía cạnh kiểm kê đạt 3,97 điểm, Kiểm chứng về khía

cạnh chứng từ đạt 4,24 điểm, Kịp thời và Có thể hiểu được đạt 4,00 điểm. Điều này được lý

giải là đa phần các DN tại Việt Nam đều đã sử dụng PMKT giúp thông tin BCTC đảm bảo

yêu cầu Kịp thời và Có thể hiểu được. Bên cạnh đó, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại DN

đều được lập chứng từ đầy đủ; Tài sản trong DN được thực hiện kiểm kê thường xuyên giúp

thông tin BCTC đảm bảo yêu cầu của giá trị Kiểm chứng. Ngoài ra, việc xử lý, ghi nhận và

trình bày TT BCTC đều được thực hiện dựa trên nguyên tắc nhất quán, giúp BCTC đảm bảo

yêu cầu về So sánh.

5.1.2. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH HỒI QUI

Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu cho thấy có 10 nhân tố tác động đến CLTT

BCTC (Niêm yết chứng khoán; Kiểm toán độc lập; Quy mô DN; Hành vi quản trị lợi nhuận;

Áp lực từ thuế; Hỗ trợ từ phía nhà quản trị; Đào tạo & bồi dưỡng; CL PMKT; Hiệu quả của

HTKSNB; Năng lực nhân viên KT). Điều này hoàn toàn trùng khớp với kết quả nghiên cứu

định tính và cho thấy việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu và thực hiện các bước nghiên

cứu là phù hợp với mục tiêu và đặc điểm của nghiên cứu.

Kết quả phân tích hồi qui

Trong số 8 nhân tố thuộc biến độc lập, có 2 nhân tố có tác động ngược chiều đến

CLTT BCTC là Hành vi quản trị lợi nhuận và Áp lực về thuế, điều này được lý giải như sau:

Hành vi quản trị lợi nhuận được các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực KT khái niệm như là

khả năng của nhà quản trị trong việc định hướng thông tin KT được công bố theo hướng

có lợi cho bản thân hoặc vì lợi ích của DN (Olivier Vidal, 2008) thông qua hành vi được

132

sử dụng nhiều nhất là vận dụng cơ sở dồn tích của KT. Hành vi này làm cho các nghiệp

vụ kinh tế tại DN không được xử lý một cách khách quan đúng như bản chất của nó; KT

không có sự độc lập trong công việc dẫn đến các chuẩn mực và nguyên tắc KT không

được vận dụng một cách thích hợp, vì vậy BCTC sẽ không đảm bảo được CL.

Áp lực về thuế được xem là một nhân tố mới của nghiên cứu này. Điều này cho thấy

mặc dù sự khác biệt giữa thuế và KT đã được khẳng định qua VAS 17, các DN Việt

Nam khi xử lý công việc KT vẫn đang chịu nhiều áp lực từ phía cán bộ quản lý thuế và

điều này làm cản trở việc tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực KT của các DN và làm

cho BCTC bị kém CL.

Đối với các nhân tố còn lại, CL PMKT được xem là một nhân tố mới của nghiên cứu về

CLTT BCTC. Điều này cho thấy rằng PMKT không chỉ đơn thuần là công cụ ghi nhận, xử

lý các nghiệp vụ kinh tế tại DN mà còn giúp cho việc xử lý công việc KT được nhanh chóng,

kịp thời. Bên cạnh đó các bút toán tự động trong quá trình ghi nhận nghiệp vụ và xử lý các

công việc cuối kỳ giúp giảm thiểu sai sót trong quá trình ghi nhận, xử lý và chế biến dữ liệu

góp phần làm cho BCTC được lập kịp thời, gia tăng sự chính xác của BCTC. Ngoài ra, việc

phần mềm có khả năng lưu lại các vết tích xử lý nghiệp vụ KT hay không cũng sẽ ảnh hưởng

đến thuộc tính Trình bày trung thực của CLTT BCTC. Luận án cũng tiếp tục khẳng định các

nghiên cứu trước khi xác định tầm quan trọng của các nhân tố còn lại như Hỗ trợ từ phía nhà

quản trị, Năng lực nhân viên KT, Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên, Hiệu quả của HTKSNB,

vai trò của Kiểm toán độc lập đối với CLTT BCTC.

Sự ảnh hƣởng của các biến điều tiết

Để phân tích mô hình hồi qui có biến điều tiết, tác giả đã tiến hành chia mẫu ra làm

nhiều nhóm (DN niêm yết, DN chưa niêm yết; DN nhỏ; DN vừa & lớn) và tiến hành xây

dựng mô hình hồi qui cho từng nhóm mẫu (xem tiểu mục 4.2.7.4). Kế tiếp, để lý giải sự khác

biệt về kết quả hồi qui giữa các nhóm mẫu, tác giả tiến hành lập Bảng so sánh trọng số hồi

qui giữa các mô hình với nhau (Bảng 5.01).

133

Bảng 5.01. Bảng so sánh trọng số hồi quy giữa các mô hình theo các biến điều tiết

Bảng trọng số hồi qui Coefficientsa

Tác động của biến độc lập đến

CLTT BCTC

Niêm yết (NY) Quy mô DN

B Beta B Beta

NY Chưa NY NY Chưa NY Nhỏ Vừa&lớn Nhỏ Vừa&lớn

Hành vi quản trị lợi nhuận K -,169 K -,264 -,151 -,125 -,216 -,241

Áp lực từ thuế -,152 -,101 -,272 -,132 -,107 -,114 -,144 -,174

Hỗ trợ từ phía nhà quản trị ,313 ,212 ,406 ,241 ,271 ,203 ,306 ,245

Đào tạo & bồi dưỡng nhân viên K ,111 K ,159 ,135 K ,204 K

CL PMKT K ,074 K ,104 K ,113 K ,156

Hiệu quả của HTKSNB ,124b ,070 ,206b ,112 K ,155 K ,234

Năng lực nhân viên kế toán K ,099 K ,134 ,122 ,066b ,170 ,105b

BCTC được kiểm toán K ,130 K ,107 ,233 K ,183 K

a. Dependent Variable: Chất lượng thông tin BCTC

b. Có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Các trường hợp còn lại là 5%.

K. Không tác động

Mô hình hồi quy với tác động của biến điều tiết Niêm yết cho thấy các nhân tố Hành

vi quản trị lợi nhuận; Đào tạo & bồi dưỡng nhân viên; CL PMKT; Năng lực nhân viên KT;

Kiểm toán có tác động đến nhóm DN chưa niêm yết, nhưng lại không tác động đến nhóm

DN đã niêm yết, điều này được lý giải như sau:

Trong các DN niêm yết, cơ chế kiểm tra, giám sát từ bên trong lẫn bên ngoài DN được

vận hành một cách có hiệu quả, vì vậy Hành vi quản trị lợi nhuận được phát hiện và hạn

chế một cách hữu hiệu.

Phân tích hồi qui tuyến tính là một dạng của kiểm định ANOVA, dựa trên khác biệt trung

bình giữa các đám đông (Nguyễn, 2011). Vì vậy, việc nhân tố Năng lực nhân viên kế toán

không tác động đến CLTT BCTC trong nhóm các DN Niêm yết không phải là do nhân tố

này không ảnh hưởng đến CLTT BCTC (kết quả kiểm định ở tiểu mục 4.2.6.2 đã chứng

minh điều này), mà là do trình độ và mức độ đáp ứng công việc của nhân viên KT trong

nhóm các DN này được đánh giá cao, vì vậy, không có sự chênh lệch ở mức có ý nghĩa

thống kê về năng lực của nhân viên KT giữa các phần tử trong nhóm các DN niêm yết.

134

Tương tự như nhân tố Năng lực nhân viên kế toán, nhân tố Đào tạo & bồi dưỡng nhân

viên không tác động đến CLTT BCTC trong nhóm các DN niêm yết được lý giải là các

DN này đều luôn chú trọng đến việc đào tạo và cập nhật kiến thức thường xuyên cho nhân

viên KT, vì vậy, không có sự chênh lệch ở mức có ý nghĩa thống kê về mức độ đáp ứng

yêu cầu đào tạo & bồi dưỡng nhân viên giữa các phần tử trong nhóm các DN này. Đối với

nhân tố Kiểm toán, do quy định hiện hành yêu cầu các DN niêm yết đều phải thực hiện

kiểm toán, vì vậy không có sự khác biệt về yếu tố kiểm toán giữa các phần tử trong nhóm

các DN niêm yết.

Mô hình hồi quy với tác động của biến điều tiết Quy mô DN cho thấy các nhân tố CL

PMKT; Hiệu quả của HTKSNB có tác động đến nhóm DN Vừa & lớn, nhưng lại không tác

động đến nhóm DN nhỏ. Đào tạo & bồi dưỡng nhân viên; Kiểm toán có tác động đến DN

nhỏ nhưng không tác động đến DN vừa và lớn, điều này được lý giải như sau:

Tương tự như các DN niêm yết, các DN vừa và lớn luôn đáp ứng khá tốt cho việc đào tạo

và bồi dưỡng kiến thức một cách thường xuyên cho nhân viên, vì vậy, không có sự chênh

lệch ở mức có ý nghĩa thống kê về mức độ đáp ứng yêu cầu đào tạo & bồi dưỡng nhân

viên giữa các phần tử trong nhóm các DN vừa & lớn. Đối với nhân tố Kiểm toán, phần

lớn các DN vừa & lớn tại các DN Việt Nam hiện nay đều đã thực kiểm toán độc lập đối

với BCTC, vì vậy không có sự khác biệt về nhân tố này giữa các phần tử trong nhóm các

DN vừa & lớn.

PMKT và Hiệu quả của HTKSNB không tác động đến CLTT BCTC trong các DN nhỏ

theo kết quả phân tích hồi qui được lý giải là CL PMKT trong các DN này hiện nay đều

được đánh giá ở mức độ còn hạn chế (3,68 điểm); Hiệu quả của HTKSNB trong các DN

này đều được đánh giá khá thấp (3,25 điểm) và không có sự chênh lệch ở mức có ý nghĩa

thống kê về giá trị của 2 nhân tố này giữa các phần tử trong nhóm các DN nhỏ.

5.1.3. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU.

Về khía cạnh nghiên cứu: đề tài đã đóng góp vào việc hoàn thiện lý thuyết về CLTT nói

135

chung và CLTT BCTC nói riêng, cụ thể:

Xây dựng thang đo, đo lường CLTT BCTC phù hợp với đặc điểm của các DN tại Việt

Nam trên cơ sở tiếp cận một cách toàn diện khuôn mẫu đo lường CLTT BCTC được

công bố bởi FASB & IASB 2010. Thông qua các phép kiểm định tương ứng, thang đo

này được đánh giá là có độ tin cậy cao và đạt các giá trị yêu cầu của thang đo.

Thông qua nghiên cứu tình huống, đề tài đã xác định 10 nhân tố tác động đến CLTT

BCTC phù hợp với các DN tại Việt Nam, bao gồm nhân tố bên trong; bên ngoài và

nhóm nhân tố phản ánh đặc tính của DN. Trong số 10 nhân tố này, có 2 nhân tố là đặc

thù riêng của nghiên cứu này, chưa được đưa vào các nghiên cứu trước đó trong lĩnh vực

CLTT BCTC (CL PMKT, Áp lực từ thuế). Riêng đối với nhân tố CL PMKT, nhân tố

này đã được nghiên cứu trước đó của Trần (2007) tiếp cận dưới dạng nghiên cứu ứng

dụng, trong nghiên cứu này, tác giả khẳng định và minh chứng bằng nghiên cứu định

tính lẫn kiểm định bằng định lượng. Đối với nghiên cứu về CLTT BCTC tại Việt Nam,

ngoại trừ nhân tố Niêm yết, 9 nhân tố còn lại được xem là được tiếp cận lần đầu tiên

theo hướng nghiên cứu cơ bản.

Thông qua khảo sát, đề tài đã đo lường, phản ánh thực trạng CLTT BCTC trong các DN

tại Việt Nam trên cơ sở tiếp cận một cách toàn diện các thuộc tính đo lường CLTT

BCTC được công bố bởi FASB & IASB 2010.

Bằng các phép kiểm định thích hợp, đề tài đã khẳng định mối quan hệ của 10 nhân tố

đến CLTT BCTC bao gồm nhân tố bên trong DN (Hành vi quản trị lợi nhuận; Hỗ trợ từ

phía nhà quản trị; Đào tạo và bồi dưỡng; CL PMKT; Hiệu quả của HTKSNB, Năng lực

nhân viên KT); bên ngoài DN (Áp lực từ thuế; Kiểm toán độc lập) và nhóm nhân tố

phản ánh thuộc tính của DN (Niêm yết chứng khoán; Quy mô doanh nghiệp).

Thông qua phân tích hồi qui, nghiên cứu đã xác định được mô hình hồi qui tối ưu đo

lường tác động của 8 nhân tố đến CLTT BCTC. Trong mô hình hồi qui này, mặc dù có 6

nhân tố đã xuất hiện trong các công trình nghiên cứu trước đó (xem SĐ 4.06), tuy nhiên

136

các nhân tố này xuất hiện dưới hình thức nhiều riêng cứu riêng lẽ, chưa có nghiên cứu

nào kết hợp đo lường cùng lúc cả 6 nhân tố này vào chung một mô hình.

Trên cơ sở phân tích tác động của các biến điều tiết, nghiên cứu đã khẳng định rõ nhân

tố Niêm yết và Quy mô DN thực sự có ảnh hưởng và làm thay đổi tác động của các nhân

tố độc lập trong mô hình hồi qui đến CLTT BCTC.

Về khía cạnh ứng dụng: nghiên cứu đã có những đóng góp cụ thể như sau:

Nghiên cứu là một căn cứ có giá trị để giúp đánh giá thực trạng CLTT BCTC trong các

DN Việt Nam hiện nay bằng những con số định lượng, cụ thể.

Kết quả kiểm định và phân tích hồi qui giúp xác định và điều tiết các nhân tố tác động

đến CLTT đến BCTC, từ đó góp phần làm gia tăng CLTT BCTC.

Đối với các nhân tố bên trong DN (Hỗ trợ từ phía nhà quản trị, Năng lực nhân viên KT,

Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên, Hiệu quả của HTKSNB, Hành vi quản trị lợi nhuận,

CL PMKT), nghiên cứu là một căn cứ để giúp các DN nhận diện và thực hiện các giải

pháp để gia tăng CLTT BCTC thông qua việc kiểm soát các nhân tố này. Riêng đối với

nhân tố Hành vi quản trị lợi nhuận, nghiên cứu còn là căn cứ để Nhà Nước, các bên chủ

sở hữu DN nhìn nhận hành vi của các nhà quản lý DN trong các DN có sự tách bạch

giữa quyền sở hữu và quyền quản lý và thấy được tác động của hành vi này đến CLTT

BCTC từ đó đưa ra những quy định Pháp lý, những giải pháp quản lý phù hợp nhằm gia

tăng CLTT BCTC.

Đối với các nhân tố còn lại (Áp lực từ thuế, Kiểm toán độc lập, Niêm yết, Quy mô DN),

nghiên cứu giúp ngành thuế nhìn nhận lại cách thức, vai trò của mình khi làm việc tại

các DN, khẳng định vai trò quan trọng của kiểm toán độc lập đối với CLTT BCTC và

của UBCKNN hiện nay trong việc quản lý, giám sát CLTT BCTC của các DN niêm yết.

5.2. KIẾN NGHỊ

5.2.1. CẦN HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA HÀNH VI QUẢN TRỊ LỢI

NHUẬN

137

5.2.1.1. Luận bàn về tác động của Hành vi quản trị lợi nhuận đến CLTT trên BCTC

Kết quả phân tích thống kê (SĐ 5.11) cho thấy ý muốn và định hướng của nhà quản

trị thực sự tồn tại và tác động đến việc xử lý và trình bày BCTC trong các DN Việt Nam

hiện nay. Phân tích hồi qui cho thấy hành vi này là nhân tố tác động mạnh thứ hai gây ra tác

dụng tiêu cực, làm giảm CLTT BCTC với β= - 0,229. Khi xét tác động của biến điều tiết,

nhân tố này thực sự ảnh hưởng đến CLTT BCTC của tất cả các nhóm DN, ngoại trừ DN đã

thực hiện niêm yết.

Ghi chú:

QTLN1: Ý muốn của nhà quản trị có ảnh hưởng đến

việc xử lý và trình bày BCTC

QTLN2: Định hướng của nhà quản trị có tác động

đến việc lựa chọn phương pháp kế toán

QTLN3: Nhà quản trị thường xuyên tác động đến

công việc KT tại đơn vị

QTLN4: Nhà quản trị thường yêu cầu xử lý TT kế

toán theo ý của mình

SĐ 5.11: Kết quả đo lường nhân tố Hành vi quản trị lợi nhuận và 4 nội dung cấu

thành giá trị của nó (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015)

Nguồn gốc làm phát sinh hành vi này được giải thích rất rõ bởi lý thuyết Đại diện, đó

chính là sự tách biệt giữa quyền quản lý và quyền sở hữu trong các tổ chức, DN. Điều này

làm nảy sinh khuynh hướng cá nhân, tư lợi và cơ hội của người ủy quyền (cổ đông) và người

đại diện (giám đốc) trong DN. Cụ thể là, mặc dù cùng tồn tại trong cùng một công ty, nhưng

vì bản chất sở hữu vốn là khác nhau nên bên ủy quyền và bên đại diện tuy về hình thức là

cùng hướng đến lợi ích cho công ty, nhưng về bản chất thì lại thường có đối kháng lợi ích .

Lý thuyết Đại diện cũng cho rằng khi người đại diện không sở hữu cổ phiếu hoặc sở hữu

không đáng kể cổ phiếu của công ty thì người đại diện thường không cố gắng làm gia tăng

lợi ích của cổ đông mà ngược lại, họ sẵn sàng đeo đuổi những phương án, cách thức kinh

doanh, đầu tư, quản lý,… không mang đến hiệu quả cao nhất, hay thậm chí không hiệu quả

nếu các phương án này là có lợi cho họ về lợi ích vật chất (Lê Vinh Triển, 2006) và lúc này,

138

KT được xem là một công cụ hữu hiệu được người đại diện sử dụng để đạt được các lợi ích

này (Céline Michailesco, 2010; Constant Djama, 2010,…).

5.2.1.2. Các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của Hành vi quản trị lợi nhuận

Trong KT, Hành vi quản trị lợi nhuận xuất phát từ việc sử dụng các thủ thuật, phương

pháp KT và mặc dù hành vi này không vi phạm pháp luật, nhưng đây là một trong những

nguyên nhân làm phát sinh khuynh hướng cá nhân, tư lợi và cơ hội của nhà quản lý. Vì vậy

thẳng thắn nhìn nhận sự tồn tại tất yếu của hành vi này cũng là một tiền đề để tìm ra các giải

pháp hạn chế tác động tiêu cực của nó. Muốn vậy, cần sử dụng song song hai giải pháp: thực

hiện một cơ chế giám sát từ phía bên trong lẫn bên ngoài DN (Constant Djama, 2010; Lê

Vinh Triển, 2006); cần có một cơ chế động viên khen thưởng hợp lý (Lê Vinh Triển, 2006).

Cần thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát bên trong lẫn bên ngoài DN

Thực hiện kiểm tra, giám sát từ bên trong DN thông qua thiết lập, vận hành hiệu quả

và phát huy vai trò của HTKSNB.

Thực hiện kiểm tra, giám sát thông tin KT của DN từ các đối tượng bên ngoài như

ngân hàng, kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập, Sở giao dịch chứng khoán.

Tăng cường kiểm soát, giám sát, đánh giá chi tiêu, đầu tư của giám đốc; sử dụng triệt

để bên thứ ba là ngân hàng, các định chế tài chính, nhà đầu tư để kiểm soát hoạt động của

giám đốc.

Cần thực hiện cơ chế động viên khen thƣởng hợp lý cho nhà quản lý

Thực tế cho thấy cơ chế đãi ngộ nhà quản lý trong các DN Nhà Nước còn hạn chế, dẫn

đến nhu cầu tìm kiếm lợi ích cho cá nhân bất chấp lợi ích của DN và là một trong những

nguyên nhân làm gia tăng Hành vi quản trị lợi nhuận trong các DN Nhà Nước. Vì vậy, tác

giả kiến nghị Nhà Nước cần thấy rõ và chấp nhận tính tư lợi của người đại diện, từ đó tiến

hành điều chỉnh chính sách tiền lương, thưởng hợp lý, Cụ thể:

Cần có chế độ khuyến khích tạo điều kiện cho người đại diện tham gia làm chủ, sở hữu

vốn của tổ chức. DN thông qua các ưu tiên, ưu đãi về quyền mua cổ phiếu, khen thưởng

139

bằng cổ phiếu, Các nghiên cứu ở các nước kinh tế thị trường cho thấy, mức độ sở hữu

vốn (cổ phiếu và hoặc các quyền mua cổ phiếu) của giám đốc công ty cổ phần sẽ tỷ lệ

nghịch với Hành vi quản trị lợi nhuận (Lê Vinh Triển, 2006).

Cần xây dựng tiêu chí khen thưởng cho đội ngũ quản lý dựa trên đánh giá hiệu quả công

việc cho cả một thời kỳ. Hiện nay, các DN thường dựa vào tiêu chí tỷ suất lợi nhuận trên

vốn hàng năm để làm căn cứ đánh giá hiệu quả của nhà quản lý từ đó quyết định các

hình thức khen thưởng. Chẳng hạn như quy chế trả thưởng cho đội ngũ quản lý trong các

DN Nhà Nước hiện nay quy định tiền thưởng của viên chức quản lý được xác định theo

năm tương ứng với hiệu quả sản xuất, kinh doanh, kết quả quản lý, điều hành hoặc kiểm

soát, được trả một phần vào cuối năm (90% quỹ tiền thưởng hàng năm), phần còn lại

(10%) được trả sau khi kết thúc nhiệm kỳ (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, 2013).

Quy định trên sẽ dẫn đến các cán bộ quản lý trong nhiệm kỳ của mình sẽ sử dụng nhiều

cách thức, trong đó có công cụ KT để xử lý, trình bày BCTC theo hướng làm gia tăng

lợi nhuận như hoãn việc mua sắm, sửa chữa tài sản, kéo dài thời gian khấu hao,….

5.2.2. NHÀ QUẢN LÝ CẦN THỂ HIỆN VAI TRÕ ĐỐI VỚI HTTTKT

5.2.2.1. Luận bàn về tác động của Hỗ trợ từ phía nhà quản trị đến CLTT trên BCTC

Kết quả phân tích hồi qui cho cho thấy hành vi này là nhân tố tác động mạnh nhất góp

phần làm gia tăng CLTT BCTC với β= 0,273. Khi xét tác động của biến điều tiết, nhân tố

này tác động đến CLTT BCTC của tất cả các nhóm DN. Điều này cũng cho thấy việc gia

tăng giá trị nhân tố này được xem là giải pháp hiệu quả nhất cho sự gia tăng CLTT BCTC.

Mối quan hệ giữa nhân tố này đến CLTT BCTC được lý giải bởi lý thuyết Sự khuyết tác kỹ

thuật; lý thuyết Ngẫu nhiên, theo đó chính hạn chế về sự hiểu biết của nhà quản lý về tầm

quan trọng của thông tin KT đã làm giảm hiệu quả của HTTT KT trong việc đáp ứng nhu

cầu thông tin, trong đó có thông tin trên BCTC (Ismail & King, 2007). Kết quả phân tích

thống kê (SĐ 5.12) cho thấy mặc dù các nhà quản trị trong DN Việt Nam đã không đứng

ngoài đối với quá trình thiết kế, vận hành, kiểm tra, giám sát thông tin BCTC tuy nhiên vai

trò của họ cũng còn hạn chế với số điểm còn dưới 4.

140

Ghi chú:

HTQT 1: Nhà QT luôn đánh giá cao tầm quan trọng

của chất lượng TT kế toán

HTQT2: Thiết kế & vận hành HTTT KT luôn có sự

tham gia của nhà QT

HTQT3: Nhà QT luôn c/cấp đủ nguồn lực cho tổ

chức và vận hành HT TTKT

HTQT4: Nhà QT luôn yêu cầu việc trình bày TT kế

toán phải trung thực, hợp lý

SĐ 5.12: Kết quả đo lường nhân tố Hỗ trợ từ phía nhà quản trị và 4 nội dung cấu

thành giá trị của nó (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015)

5.2.2.2. Giải pháp gia tăng CLTT BCTC từ phía các nhà quản trị DN.

Từ vai trò đặc biệt quan trọng của nhà quản trị, tác giả kiến nghị các giải pháp từ phía

nhà quản trị đối với việc gia tăng CLTT BCTC như sau:

DN cần xây dựng chiến lược phát triển HTTT phù hợp với chiến lược kinh doanh của

toàn DN; phổ biến và truyền thông một cách đầy đủ và hiệu quả chiến lược này cho tất

cả các bộ phận trong DN. Việc xây dựng chiến lược này phải có sự tham gia của nhà

quản trị cấp cao cùng với các bộ phận có liên quan như IT, KT,…

Cần xây dựng các kế hoạch phát triển HTTT và ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến

vào trong quá trình vận hành, kiểm tra, giám sát HTTT.

Việc triển khai, ứng dụng công nghệ thông tin cần phải được thực hiện dưới sự chỉ đạo

của Ban quản lý dự án (dự án ERP, dự án triển khai phần mềm quản lý, dự án triển khai

phần mềm KT tại DN,…). Người đứng đầu Ban quản lý dự án này phải là một thành

viên quản lý cấp cao trong DN cùng với dự tham gia của các bộ phận, phòng ban chức

năng có liên quan. Nhà quản lý cấp cao cũng cần phải tham gia xây dựng các tiêu chuẩn

lựa chọn nhà tư vấn triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin; giám sát qui trình mời

và đánh giá nhà tư vấn triển khai,…Cần tuân thủ triệt để qui trình phát triển hệ thống,

không bỏ bớt để rút ngắn giai đoạn phát triển.

141

Nhà quản trị cần đề cao và khuyến khích việc đảm bảo CLTT BCTC tại DN.

5.2.3. CẦN GIẢM ÁP LỰC THUẾ TRONG CÁC DN VIỆT NAM

5.2.3.1. Luận bàn về tác động của Áp lực từ thuế đến CLTT trên BCTC

Đây là 1 trong 3 nhân tố tác động mạnh nhất đến CLTT BCTC với β= -0,143. Khi xét

tác động của biến điều tiết, nhân tố này tác động đến CLTT BCTC của tất cả các nhóm DN.

Thực trạng trong các DN Việt Nam (SĐ 5.13) cho thấy nhân tố này thực sự tồn tại và tác

động tiêu cực đến CLTT BCTC. Mối quan hệ của nhân tố này đến CLTT BCTC được lý giải

là tại các quốc gia mà cơ quan thuế được xem là đối tượng chính sử dụng BCTC thì việc

cung cấp thông tin kế toán đảm bảo CL sẽ không được đặt nặng (Alexandra bagaeva, 2008).

Thực tế tại Việt Nam cho thấy cơ quan thuế vẫn được xem là đối tượng chính yếu sử dụng

BCTC. Mặc dù sự khác biệt giữa thuế và kế toán đã được khẳng định qua VAS 17- Chuẩn

mực thuế thu nhập doanh nghiệp, kết quả phỏng vấn các chuyên gia, và khảo sát dữ liệu tại

các DN cho thấy phần lớn các DN đều thừa nhận rằng ưu tiên áp dụng quy định thuế trong

công tác KT giúp sẽ giúp khai báo, quyết toán thuế được thuận lợi. Bên cạnh đó, một số cán

bộ thuế vẫn còn can thiệp vào công tác KT tại các DN. Ngoài ra, khi ban hành các hướng

dẫn về các nghiệp vụ liên quan đến thuế, các quy định của kế toán thường tham chiếu những

văn bản của thuế hiện có. Trong khi đó, các quy định của thuế thường xuyên thay đổi và vì

vậy làm cho các hướng dẫn của kế toán nhanh chóng không còn phù hợp với thực tế, gây

tranh cãi và khó khăn khi áp dụng những quy định của kế toán vào trong thực tế (Phạm,

2015). Khảo sát gần đây về mức độ hài lòng của DN về ngành thuế năm 2014 do Phòng

Thương mại và Công nghiệp Việt Nam -VCCI thực hiện cho thấy tới gần một nửa số DN

từng gặp phiền hà khi thực hiện thủ tục thuế, trong đó, một trong những nhóm thủ tục “bị

kêu” nhất là khai thuế (Phan Sáng &Nam Khánh, 2014). Những lập luận trên cho thấy giảm

Áp lực từ thuế sẽ góp phần làm gia tăng CLTT BCTC.

142

Ghi chú:

ALT1 Ưu tiên áp dụng quy định thuế trong công tác kế

toán giúp sẽ giúp khai báo, quyết toán thuế được thuận lợi

ALT2 Đơn vị thường phải chỉnh sửa số liệu KT theo

kiến nghị của thuế

ALT3 Cơ quan thuế thường gây áp lực đến việc xử lý,

trình bày TT KT của đơn vị

ALT4 Năng lực của cán bộ thuế chưa đáp ứng được yêu

cầu công việc

SĐ 5.13: Kết quả đo lường nhân tố Áp lực từ thuế và 4 nội dung cấu thành giá trị của

nó (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015)

5.2.3.2. Giảm áp lực từ thuế để gia tăng CLTT BCTC

Ở Việt Nam, mặc dù VAS 17 và các quy định về thuế thu nhập DN đã khẳng định rõ

sự khác biệt giữa nguyên tắc KT và kê khai thuế, quan điểm làm KT dựa trên quy định của

thuế vẫn còn ăn sâu vào tư tưởng của nhiều người và cả cán bộ quản lý thuế. Nhiều nhân

viên quản lý thuế, trực tiếp hoặc gián tiếp, lại đảm nhận vai trò xử lý công tác KT tại các

DN; thường yêu cầu các DN phải xử lý số liệu KT theo kết quả kê khai thuế. Điều này đã

gây áp lực rất lớn đến việc tuân thủ chuẩn mực và quy định KT của các DN và làm giảm

CLTT BCTC. Vì vậy, tác giả kiến nghị cán bộ quản lý thuế cần thay đổi quan điểm làm

việc, tránh gây áp lực lên DN trong quá trình xử lý và trình bày thông tin BCTC, cụ thể:

Bộ Tài Chính cần có quy định rõ cán bộ thuế không được can thiệp vào công việc KT tại

các DN và không có trách nhiệm hướng dẫn công tác KT cho các DN.

Cần có quy định nghiêm cấm việc cán bộ thuế thông qua hình thức trực tiếp, hay gián

tiếp đảm nhận cung cấp dịch vụ KT tại các DN.

Tăng cường bồi dưỡng và nâng cao thường xuyên kiến thức và quy định về KT cho nhân

viên thuế.

Lãnh đạo Bộ Tài chính và ngành Thuế công khai số điện thoại cá nhân và đường dây

nóng để các đối tượng kê khai và nộp thuế có có thể nhắn tin hay phản ảnh trực tiếp về

phong cách làm việc của nhân viên thuế.

143

Cần xem lại và sửa đổi Điều 37, Luật quản lý thuế và Điều 25 Thông tư 156/2013/TT-

BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế. Quy định như hiện nay trao

quyền cho cơ quan thuế kiểm tra và phán xét cả việc tuân thủ những quy định về KT, về

sự chính xác, trung thực của số liệu KT, và điều này rõ ràng là không hợp lý bởi lẽ nhân

viên kiểm tra và quyết toán thuế không phải ai cũng am hiểu rõ về chuẩn mực và nguyên

tắc KT và vì vậy họ thường yêu cầu xử lý và trình bày thông tin KT trên cơ sở các quy

định của thuế.

5.2.4. ĐỀ CAO TRÁCH NHIỆM CỦA DN ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO & BỒI DƢỠNG

5.2.4.1. Luận bàn về Đào tạo, bồi dƣỡng nhân viên và CLTT BCTC

Tác động của nhân tố này đến CLTT BCTC được giải thích dựa vào lý thuyết Quản

trị CL toàn diện, trong đó nhân tố Đào tạo được xem là đóng vai trò quan trọng cho quản trị

CL toàn diện trong các DN, góp phần làm gia tăng CLTT của DN (Saraph & ctg , 1989; Xu

Hongjiang & ctg, 1998). Thực tế từ kết quả khảo sát cho thấy ở các DN có thực hiện đầy đủ

chính sách đào tạo, bồi dưỡng và cập nhật kịp thời chính sách về KT, thuế, kỹ năng vi tính

cho nhân viên thì ở đó CLTT BCTC được nâng cao. Kết quả phân tích hồi qui cho cho thấy

nhân tố này tác động cùng chiều vào CLTT BCTC với β= 0,139. Khi xét tác động của biến

điều tiết, nhân tố này tác động đến CLTT BCTC của nhóm DN chưa niêm yết và DN nhỏ.

Kết quả phân tích thống kê (SĐ 5.14) cũng như tác động của các biến điều tiết cho thấy mặc

dù các nhà quản trị trong DN Việt Nam đã chú trọng đến việc đôn đốc, hỗ trợ nâng cao kiến

thức về thuế và KT cho nhân viên, tuy nhiên mức độ thực hiện chỉ mới đáp ứng được yêu

cầu cho các nhóm DN đã niêm yết; DN vừa và lớn và chưa đồng đều giữa các nhóm DN.

144

Ghi chú:

ĐTBD1 Đơn vị luôn y/cầu NV phải luôn nâng

cao trình độ về KT và thuế

ĐTBD2 Đơn vị luôn hỗ trợ việc ĐT & BD kiến

thức về KT, thuế cho NV

ĐTBD3 Đơn vị luôn có chế độ ĐT & BD NV khi

cập nhật, nâng cấp HT TTKT

ĐTBD4 Đơn vị có kế hoạch và thực hiện ĐT &

BD liên tục NV và nhà QL

SĐ 5.14: Kết quả đo lường nhân tố Đào tạo & bồi dưỡng nhân viên và 4 nội dung cấu

thành giá trị của nó (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015)

5.2.4.2. Giải pháp nâng cao Đào tạo & bồi dƣỡng góp phần gia tăng CLTT BCTC

Tác giả đề ra các giải pháp nhằm nâng cao việc đào tạo và bồi dưỡng nhân viên từ

phía các DN, góp phần gia tăng CLTT BCTC:

Các DN cần thấy rõ vai trò và trách nhiệm của mình đối với việc đào tạo nguồn nhân

lực: DN không chỉ là nơi thụ hưởng sản phẩm giáo dục của nhà trường mà còn có trách

nhiệm trong việc kết hợp với nhà trường cung cấp kiến thức thực tế cho người học. Các

DN cần hỗ trợ trong việc nhận người học đến kiến tập, thực tập, tìm hiểu thực tế cũng

như tạo điều kiện cho người làm việc có thể thích nghi vào công việc tại DN, phản hồi

những ý kiến chính xác về yêu cầu công việc, CL đào tạo của nhà trường, giúp nhà

trường hoàn thiện nội dung và chương trình đào tạo.

Cần nhận thức rõ vai trò của đào tạo và bồi dưỡng nhân viên đối với chiến lược phát

triển của DN: trong lĩnh vực KT và kiểm toán, các DN cần có chính sách hỗ trợ, khuyến

khích nhân viên của mình thường xuyên cập nhật các quy định, chính sách về KT, thuế.

Cần có cơ chế hỗ trợ học phí và chế độ thăng tiến cho các nhân viên tham gia học tập và

đạt được các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế giúp gia tăng kiến thức và khả năng về KT,

tài chính, quản lý như ACCA, CPA, CMA,…

5.2.5. NÂNG CAO CL NGUỒN NHÂN LỰC KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN.

145

5.2.5.1. Luận bàn về tác động của Năng lực nhân viên KT đối với CLTT BCTC

Kết quả phân tích hồi qui cho cho thấy nhân tố này tác động đến CLTT BCTC với

β=0,137. Khi xét tác động của biến điều tiết, nhân tố này tác động đến CLTT BCTC của

nhóm DN chưa niêm yết và DN nhỏ. Điều này cho thấy năng lực nhân viên kế toán hiện nay

tuy đã đáp ứng được nhu cầu trong các DN niêm yết; các DN vừa và lớn nhưng vẫn còn

nhiều hạn chế trong nhóm các DN còn lại. Mối quan hệ giữa nhân tố này và CLTT BCTC

được lý giải thông qua lý thuyết Sự khuếch tán kỹ thuật, quan điểm TQM. Theo đó, chính sự

thiếu sót về kỹ năng con người đã dẫn đến việc vắng mặt chiến lược về thông tin KT trong

các DN và điều này làm ảnh hưởng đến CLTT BCTC được cung cấp đó (Ballantine & ctg,

1998, theo Noor Azizi Ismail 2009). Kết quả khảo sát cho thấy nếu nhân viên KT có sự am

hiểu về chuẩn mực, chế độ kế toán và có khả năng vận dụng các quy định này vào trong thực

tiễn thì sẽ góp phần gia tăng CLTT BCTC. Kết quả phân tích thống kê (SĐ 5.15) cũng như

tác động của các biến điều tiết cho thấy năng lực nhân viên KT nhìn chung chưa cao, chỉ đáp

ứng được yêu cầu công việc đối với các DN niêm yết; vừa và lớn và cần phải được hoàn

thiện đối với các nhóm DN còn lại.

Ghi chú:

NL1MH: NV KT am hiểu rõ chuẩn mực & chế độ KT

NL2MH: NVKT có năng hiểu & vận dụng quy định

KT vào thực tế

NL3MH : NV KT am hiểu rõ quy trình, đặc điểm

SXKD của đơn vị

NL4MH: NV KT am hiểu rõ bản chất nghiệp vụ kinh

tế của đơn vị

SĐ 5.15: Kết quả đo lường nhân tố Năng lực nhân viên kế toán và 4 nội dung cấu

thành giá trị của nó (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015)

5.2.5.2. Các giải pháp gia tăng CL nguồn nhân lực KT và kiểm toán

Xuất phát từ vai trò và thực trạng của năng lực nhân viên KT hiện nay, tác giả đề ra

các giải pháp sau:

146

Nâng cao CL đào tạo chuyên ngành KT & kiểm toán: cần nhìn nhận một thực tế là CL

đào tạo Ngành KT- kiểm toán từ các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam hiện nay chưa

thỏa mãn nhu cầu sử dụng lao động của các DN, chủ yếu là về khía cạnh CL (La, 2011).

Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải nâng cao CL giảng dạy đối với chuyên ngành KT-

kiểm toán tại các tổ chức đào tạo Việt Nam hiện nay thông qua các giải pháp sau:

Xây dựng chương trình đào tạo đạt chuẩn: theo Bộ Tiêu chuẩn AUN-QA của mạng lưới

các trường đại học Đông Nam Á, chương trình đào tạo phải được thiết kế bởi nhóm

người: đại diện của bộ phận CL, hội đồng khoa học, đội ngũ làm chương trình, sinh viên

và các đối tượng có liên quan trong các lĩnh vực đào tạo, chính phủ, và các tổ chức nghề

nghiệp. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo cần được thẩm định và đánh giá tính hiệu quả

định kỳ, cần được điều chỉnh sau khi đã được sử dụng trong một thời gian hợp lý.

Nâng cao CL đội ngũ giảng viên: giảng viên phải là người có khả năng nghiên cứu, phát

triển ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, bảo đảm CL đào tạo; có khả năng

học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và phương

pháp giảng dạy (Quốc Hội, 2012). Đối với đội ngũ giảng viên chuyên ngành KT- kiểm

toán, nhằm đạt được các tiêu chí về CL nêu trên, tác giả kiến nghị quy định của Nhà

Nước, của nhà trường cần khuyến khích, tạo điều kiện cho các giảng viên tham gia vào

công việc thực tế tại các DN để nâng cao kỹ năng và tiếp cận thực tế nghề nghiệp. Nhà

Nước cần cho phép các giảng viên tham gia hành nghề Kiểm toán viên độc lập. Bên

cạnh đó cần xem xét nguồn gốc bằng cấp của giảng viên và “nói không” đối với những

bằng cấp được cấp từ những cơ sở đào tạo không có CL, uy tín.

Cần đề cao vai trò, trách nhiệm của Hiệp hội nghề nghiệp: Hội KT và kiểm toán

Việt Nam (VAA) cần thể hiện vai trò và trách nhiệm của mình trong việc cải thiện CL

nguồn nhân lực KT, cụ thể:

Cần tăng cường kiểm soát CL thông qua việc trợ giúp, tư vấn cho KT các DN làm đúng

theo chế độ, chuẩn mực. Cần lập đường dây liên lạc hiệu quả nhằm giải đáp các thắc

mắc của các DN gặp khó khăn trong vấn đề xử lý công tác KT.

147

Cần đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá về nghề nghiệp và hành nghề KT giúp họ nhận

thức đúng về hành nghề, lợi ích và xu hướng phát triển, khuyến khích nâng cao trình độ

và tham gia thi lấy chứng chỉ hành nghề. VAA cần khuyến nghị với Bộ Tài chính tổ

chức nhiều kỳ thi trong năm, mở thêm điểm thi ở các thành phố lớn nhằm tạo điều kiện

thuận lợi để nhiều người được tham gia kỳ thi.

Nâng cao ý thức, trách nhiệm của ngƣời học và ngƣời hành nghề: việc cố gắng có

được bằng tốt nghiệp đại học ở mọi loại hình đào tạo (chính quy, tại chức, đào tạo từ xa)

đang là xu hướng của nhiều người hiện nay. Một số lượng người học chỉ chú ý đến mục tiêu

đạt được bằng cấp mà không chú ý đến khả năng tiếp thu, điều kiện học tập của mình. Từ

thực trạng trên, tác giả kiến nghị về phía người học như sau:

Cần xác định rõ điều kiện học và khả năng tiếp thu của mình để lựa chọn cấp bậc phù

hợp. Không nên quan điểm học chỉ cần bằng cấp mà không chú ý đến CL đạt được.

Cần tham khảo nghiêm túc mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra của chương trình học. Đối

với những đối tượng học bị hạn chế về khả năng tiếp thu và điều kiện học, chỉ chọn

chương trình học theo hướng thực hành hoặc chọn những cấp bậc học thấp hơn như

trung cấp, cao đẳng.

5.2.6. NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HTKSNB NHẰM GIA TĂNG CLTT BCTC.

5.2.6.1. Luận bàn về tác động của HT KSNB lên CLTT BCTC

Mô hình hồi qui cho thấy nếu hiệu quả của HTKSNB tăng thêm 1 điểm thì CL BCTC

tăng lên 0,130 điểm. Khi xét tác động của biến điều tiết, nhân tố này tác động đến CLTT

BCTC của tất cả các nhóm DN, ngoại trừ nhóm các DN nhỏ (điều này được ý giải là đa phần

các DN nhỏ tại Việt Nam hiện nay chưa chú trọng đến vai trò của HT KSNB tại DN mình).

Mối quan hệ này được nhiều nhà nghiên cứu trước đó giải thích trên cơ sở lý thuyết Đại

diện. Chính thông tin bất tương xứng và lợi ích cá nhân đã ngăn cản sự hợp tác giữa người

ủy quyền và người đại diện. Constant Djama (2010); George Emmanuel Iatridis (2011),…

cho rằng KT được xem là một đòn bẩy quyền lực để thực hiện Hành vi tư lợi của nhà quản

148

lý. Để giải quyết mâu thuẫn này, cần thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế những

hành vi không bình thường, tư lợi của người đại diện. Phân tích thống kê về hiệu quả hoạt

động của HTKSNB trong các DN Việt Nam (SĐ 5.16) cho thấy các nội dung đo lường đều

được đánh giá ở mức độ chưa cao, hiệu quả giám sát các hoạt động của HTTT KT từ phía

KSNB giúp ngăn ngừa hiệu quả các gian lận và sai sót cũng như đảm bảo CLTT BCTC vẫn

còn hạn chế.

Ghi chú:

KSNB1: Đơn vị có thiết lập các quy định và thủ tục

kiểm soát nhằm đảm bảo DN tuân thủ pháp luật

KSNB2: KSNB tại đơn vị giúp ngăn ngừa hiệu quả

các gian lận và sai sót

KSNB3: KSNB tại đơn vị giám sát thường xuyên

hoạt động của HTTT kế toán

KSNB4: KSNB luôn kiểm tra và giám sát việc đảm

bảo chất lượng TT kế toán

SĐ 5.16: Kết quả đo lường hiệu quả hoạt động của HTKSNB và 4 nội dung cấu thành

giá trị của nó (Nguồn: số liệu khảo sát thực tế 2015)

5.2.6.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả của HT KSNB nhằm gia tăng CLTT BCTC

Giải pháp từ phía DN: theo COSO (1992), bất kỳ HT KSNB nào cũng bao gồm những bộ

phận cơ bản: môi trường kiểm soát; đánh giá rủi ro; hoạt động kiểm soát; thông tin và truyền

thông; giám sát. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả HTKSNB cần thực hiện các giải pháp:

Hoàn thiện môi trường kiểm soát: Các nhà quản trị bao gồm các nhà điều hành hoạt

động DN cần định hướng rõ vai trò và quan điểm của mình đối với CLTT BCTC; am

hiểu và kiểm soát được thông tin tài chính của đơn vị mình; xác định rõ tầm quan trọng

trong việc nâng cao CLTT BCTC và xây dựng một môi trường văn hóa chú trọng đến sự

liêm chính, đạo đức nghề nghiệp, thực hiện nghiêm túc việc tuân thủ các qui định chế độ

hiện hành về KT.

Thực hiện đánh giá rủi ro: các DN cần thường xuyên xác định rủi ro hiện hữu và tiềm

tàng làm phương hại đến CLTT BCTC. Phân tích ảnh hưởng của chúng, xác định tần

149

suất xuất hiện và đề ra các biện pháp để quản lý và giảm thiểu tác hại của chúng bằng

cách tăng cường việc sử dụng HTKSNB nhằm làm giảm khả năng xuất hiện hoặc tác

động của rủi ro đến CLTT BCTC.

Thực hiện hoạt động kiểm soát: những hoạt động kiểm soát có thể được gộp thành hai

nhóm chính đó là kiểm soát phòng ngừa và kiểm soát phát hiện. Kiểm soát phòng ngừa

được thể hiện ở việc thiết lập những chính sách và thủ tục mang tính chuẩn mực, phân

công trách nhiệm hợp lý và ủy quyền, phê duyệt. Kiểm soát phát hiện được thể hiện

dưới dạng thực hiện báo cáo đặc biệt, đối chiếu hay kiểm tra định kỳ.

Thiết lập HTTT và truyền thông: HTTT của DN cần đảm bảo cho nhân viên ở mọi cấp

độ đều có thể hiểu và nắm rõ các nội quy, chuẩn mực của tổ chức, đảm bảo thông tin

được cung cấp kịp thời, chính xác đến các cấp có thẩm quyền theo quy định. Cần phải

thiết lập các kênh thông tin hiệu quả cho phép nhân viên báo cáo về các hành vi, sự kiện

bất thường có khả năng gây thiệt hại cho DN. Thực hiện lắp đặt hệ thống bảo vệ, theo

dõi, giám sát truy cập dữ liệu nhằm phòng ngừa những rủi ro ảnh hưởng đến đảm bảo an

toàn thông tin, dữ liệu nhất là thông tin KT.

Thực hiện giám sát: đây là quá trình theo dõi và đánh giá CL KSNB để đảm bảo việc

kiểm soát được triển khai, điều chỉnh và cải thiện liên tục. Để việc giám sát có hiệu quả,

DN cần có có hệ thống báo cáo cho phép phát hiện các sai lệch so với chỉ tiêu, kế hoạch

đã định. Bên cạnh đó, những khiếm khuyết của HTKSNB; gian lận; nghi ngờ gian lận;

các vi phạm nội quy, quy định của DN cũng như quy định của luật pháp hiện hành cần

được báo cáo trực tiếp và kịp thời với cấp phụ trách cao hơn, kể cả ban lãnh đạo để điều

chỉnh đúng lúc, kịp thời. Việc giám sát, đánh giá hiệu quả HTKSNB thường được thực

hiện bởi KTNB (Nguyễn, 2010). Bộ phận KTNB hữu hiệu sẽ giúp cho DN có được

những thông tin kịp thời và và xác thực về các hoạt động trong DN, CL của hoạt động

KSNB nhằm kịp thời điều chỉnh và bổ sung các qui chế kiểm soát thích hợp và hiệu quả

(Nguyễn, 2010). Để hoạt động hiệu quả, KTNB là bộ phận trực thuộc nhà quản lý giúp

150

cho nhà quản lý điều hành công ty mình và có sự độc lập với các bộ phận khác trong

đơn vị, chỉ chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về công việc của mình.

Giải pháp từ phía cơ quan Nhà Nƣớc: Bộ Tài chính cần quy định rõ trách nhiệm của bộ

phận quản lý trong các công ty niêm yết trong việc thiết lập và duy trì hoạt động hữu hiệu

của hệ thống KSNB; trách nhiệm đánh giá và giải trình hiệu quả hoạt động của KSNB vào

cuối mỗi niên độ KT.

5.2.7. NÂNG CAO CL KIỂM TOÁN NHẰM GÓP PHẦN GIA TĂNG CLTT BCTC

5.2.7.1. Luận bàn về tác động của kiểm toán đến CLTT trên BCTC

Mối quan hệ giữa nhân tố này và CLTT BCTC được luận giải dựa trên lý thuyết Đại

diện. Cụ thể là việc giải quyết những mâu thuẫn về lợi ích của các bên liên quan trong DN

đã dẫn đến việc thiết lập hệ thống kiểm soát từ phía bên trong lẫn bên ngoài DN và điều này

thể hiện ở vai trò của các nhân tố giám sát từ bên ngoài như kiểm toán trong việc đảm bảo sự

trung thực của thông tin KT (Pigé, 2000; Ambler & Neely, 2007) . Đối với nghiên cứu này,

vai trò của kiểm toán độc lập đối với CLTT BCTC đã được khẳng định ở khía cạnh nghiên

cứu định tính lẫn định lượng. Kết quả phân tích hồi qui cho thấy trong các DN được kiểm

toán thì CLTT BCTC tăng thêm được 0,111 điểm. Mối quan hệ này đã được các nghiên cứu

trước lý giải thông qua lý thuyết Đại diện. Theo đó, việc giải quyết những mâu thuẫn về lợi

ích của các bên liên quan trong DN đã dẫn đến việc thiết lập hệ thống kiểm soát từ phía bên

trong lẫn bên ngoài DN như là cơ chế nhằm khuôn khổ hóa những hành động của các nhà

quản lý và giảm thiểu những chi phí phát sinh từ những mâu thuẫn này trong đó nổi bậc là

vai trò của Kiểm toán độc lập. Kết quả nghiên cứu là căn cứ để tác giả kết luận rằng nâng

cao CL kiểm toán sẽ tác động cải thiện CLTT BCTC.

5.2.7.2. Các giải pháp nâng cao CL kiểm toán

Cần hoàn thiện khuôn khổ pháp luật kiểm toán

Để đảm bảo lợi nhuận trong kinh doanh, một số công ty kiểm toán bắt buộc phải cắt

giảm thời gian kiểm toán, cắt giảm thủ tục kiểm toán, số lượng các bằng chứng kiểm toán bị

151

thu hẹp... và ảnh hưởng nghiêm trọng đến CL kiểm toán. Các nghiên cứu trên thế giới cho

thấy phí kiểm toán có tác động thuận chiều đối với CL kiểm toán (Defond & ctg, 2000;

Ghosh &Lustgarten, 2006;…). Vì vậy, cần hạn chế tình trạng cạnh tranh chỉ dựa vào việc

giảm giá phí kiểm toán như hiện nay. Các ý kiến đề xuất:

BCTC được kiểm toán cần có mục giải trình giá phí kiểm toán: Luật Kiểm toán cần yêu

cầu các BCTC được kiểm toán phải công bố giá phí kiểm toán và các mức phí khác mà

công ty phải trả cho kiểm toán độc lập. Điều này sẽ giúp cho người đọc BCTC có thể

đánh giá được mức độ và CL kiểm toán qua mức độ phí.

Bộ Tài chính cần nghiên cứu, ban hành khung giá phí kiểm toán: khung giá phí kiểm

toán sẽ là căn cứ định lượng cụ thể để đánh giá và thực hiện việc kiểm soát dịch vụ kiểm

toán của Hiệp hội và các cơ quan quản lý nhà nước và ngăn chặn việc cạnh tranh không

lành mạnh bằng việc giảm giá phí kiểm toán dẫn đến giảm CL kiểm toán như hiện nay.

Cần tăng cƣờng kiểm soát từ bên ngoài đối với CL kiểm toán

Để bảo đảm CL kiểm toán, một giải pháp quan trọng bắt buộc phải thực hiện là kiểm

soát CL, điều này sẽ làm tăng độ tin cậy của các kết quả kiểm toán, do đó làm tăng CL của

BCTC đã được kiểm toán (Trần, 2009). Tại các quốc gia có nền kiểm toán phát triển, Nhà

nước thường giao nhiều quyền hơn cho chính các công ty kiểm toán trong kiểm soát CL

kiểm toán, hoặc thực hiện các cuộc kiểm soát chéo nhau giữa các công ty kiểm toán (Mạn,

2011). Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc trao quyền tự kiểm soát khó có thể đạt được mục tiêu

bởi uy tín chưa được coi là vấn đề hàng đầu đối với các công ty kiểm toán. Điều này dẫn đến

CL các cuộc kiểm toán có thể không được bảo đảm, gây rủi ro cho người sử dụng thông tin.

Vì vậy gia tăng kiểm soát CL kiểm toán từ bên ngoài, chính là giải pháp căn cơ để nâng cao

CL kiểm toán BCTC, từ đó góp phần làm gia tăng CLTT BCTC được kiểm toán. Việc kiểm

soát từ bên ngoài không chỉ nhằm phục vụ cho người bên ngoài mà còn cho cả công ty kiểm

toán, giúp công ty kiểm toán hoàn thiện quy trình kiểm toán, giảm thiểu rủi ro trong quá

trình thực hiện kiểm toán (Trần, 2009).

152

Nâng cao CL kiểm toán từ phía các công ty kiểm toán độc lập

Hoạt động duy trì, đảm bảo và kiểm soát CL chưa được quan tâm đúng mức ở nhiều

công ty. Việc gia tăng CL kiểm toán phải xuất phát từ sự ý thức và trách nhiệm của chính

các công ty kiểm toán độc lập. Tác giả đề ra các ý kiến sau:

Xây dựng đội ngũ kiểm toán viên có năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và có

khả năng tiếp cận với các các chuẩn mực nghề nghiệp, tài liệu và chứng chỉ nghề nghiệp

trong nước và quốc tế. Cần thực hiện thường xuyên công tác đánh giá và đánh giá lại

trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên.

Cần xem đảm bảo CL là một vấn đề mang tính chiến lược của công ty, là yếu tố chính

yếu đảm bảo sự thành công và phát triển của công ty. Cần xây dựng hệ thống kiểm soát

CL trên toàn công ty với quy trình và sự tuân thủ chặt chẽ.

Phát huy vai trò của Hiệp hội nghề nghiệp

Thông tư số 157/2014 của Bộ Tài chính quy định về kiểm soát CL dịch vụ kiểm toán

đã trao trách nhiệm cho Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán (VACPA) trong việc kiểm soát

CL các dịch vụ do hội viên của mình cung cấp, đồng thời thực hiện các hoạt động theo dõi,

giám sát cũng như hỗ trợ các hội viên khắc phục, sửa chữa các sai sót, kiến nghị sau khi

kiểm tra. Để đảm nhận nhiệm vụ này, VACPA cần thực hiện các công việc sau:

Cần thành lập Ủy ban kiểm soát CL: kinh nghiệm của các nước trên thế giới như Mỹ,

Pháp,… cho thấy muốn kiểm soát CL, phải thành lập Ủy ban phụ trách có liên quan trực

thuộc Hiệp hội nghề nghiệp (Ủy ban kiểm soát chéo thuộc AICPA- Hoa Kỳ) hoặc vừa là

Hiệp hội nghề nghiệp, vừa đóng vai trò là cơ quan Nhà Nước (Ủy ban tối cao về kiểm

toán- Pháp) (Trần, 2009). Tại Việt Nam, Ủy ban kiểm soát CL kiểm toán cần trực thuộc

Hội nghề nghiệp (VACPA) và chịu sự giám sát của Nhà nước.

Xây dựng hệ thống tiêu chí và quy trình kiểm soát CL: Ủy ban kiểm soát CL cần xây

dựng tiêu chí cụ thể trên cơ sở tham khảo và kế thừa kinh nghiệm của các Hiệp hội nghề

nghiệp trên thế giới như tiêu chí đánh giá CL kiểm toán được ban hành bởi Ủy ban giám

153

sát KT công ty đại chúng của Hoa Kỳ (PCAOB),… Bên cạnh đó, cần xây dựng cụ thể

quy trình kiểm soát CL theo từng giai đoạn: chuẩn bị kiểm soát, thực hiện kiểm soát và

theo dõi sau kiểm soát.

5.2.8. GIA TĂNG CLTT BCTC TỪ PHÍA ĐẢM BẢO CL PMKT

5.2.8.1. Luận bàn về tác động của CL PMKT lên CLTT BCTC

Lý thuyết xử lý Thông tin cho rằng sự thích hợp của khả năng xử lý thông tin sẽ có

một ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả của DN (Galbraith, 1973). Để vậy, một trong những cách

thức cần phải thực hiện là gia tăng năng lực xử lý thông tin nhằm gia tăng hiệu quả của

thông tin (Premkumar & ctg, 2005). Khi PMKT được thiết lập trên cơ sở tuân thủ các quy

định của chuẩn mực và chế độ KT sẽ gia tăng tính Thích hợp của BCTC; PMKT được thiết

lập trên cơ sở lưu lại đầy đủ các vết tích của quá trình ghi nhận và xử lý các nghiệp vụ kinh

tế phát sinh sẽ giúp đảm bảo việc Trình bày trung thực của BCTC. Bên cạnh đó, PMKT có

CL còn giúp giảm thiểu các sai sót thông qua việc xử lý công tác KT bằng các bút toán tự

động; đảm bảo các thuộc tính gia tăng CL BCTC như tính Kịp thời, Toàn vẹn,…Phân tích

hồi qui của nghiên cứu cho thấy khi CL PMKT tăng lên 1 điểm thì CLTT BCTC tăng thêm

0,100 điểm. Kết quả phân tích theo SĐ 5.17 cho thấy nhìn chung, PMKT trong các DN Việt

Nam hiện nay đã đảm bảo CL, tuy nhiên một số nội dung vẫn còn được đánh giá chưa cao

cho thấy yếu tố an toàn truy cập và việc lưu lại các bằng chứng xử lý trên PMKT chưa thực

sự được các nhà cung cấp PMKT quan tâm. Xuất phát từ các lập luận trên, tác giả kiến nghị

cần phải gia tăng CL PMKT để đảm bảo gia tăng CLTT BCTC.

154

Ghi chú:

PMKT1: PMKT đảm bảo tuân thủ đúng chuẩn mực & quy định

của KT

PMKT2: PMKT có lưu trữ đủ thông tin cho phép theo dõi người

truy cập

PMKT3: Mọi chỉnh sửa sổ sách KT đều được lưu lại vết tích trên

PMKT

PMKT4: PMKT luôn đảm bảo cung cấp TTKT trung thực & hợp

PMKT5: PMKT phù hợp với đặc điểm SXKD tại đơn vị

SĐ 5.17: Kết quả đo lường CL PMKT và 5 nội dung cấu thành giá trị của nó (Nguồn:

số liệu khảo sát thực tế 2015)

5.2.8.2. Giải pháp gia tăng CL PMKT nhằm góp phần gia tăng CLTT BCTC

Cần thực hiện việc kiểm tra CL PMKT

Tại một số quốc gia trên thế giới, việc kiểm tra PMKT thường được thực hiện bởi cơ

quan thuế thông qua quá trình kiểm tra và quyết toán thuế tại các DN. Tại Đức, Bộ Luật

thuế- German Tax code 1977 (Bộ Tài Chính CHLB Đức, 1995) quy định quyền hạn và trách

nhiệm của cơ quan thuế trong việc kiểm tra PMKT khi thực hiện quyết toán thuế tại các DN;

Tại Singapore, kiểm tra PMKT được hướng dẫn tại quy định về Hướng dẫn PMKT do Cơ

quan thuế ban hành (IRAS, 2009). Tại Pháp, việc kiểm tra thuế tại các đơn vị tổ chức công

tác KT bằng máy tính được quy định tại Luật BO-13L-1-06 “Kiểm tra công tác KT trên máy

tính” do Tổng Cục Thuế Pháp ban hành (Direction Générale des Impôts, 2006) và tại tài liệu

hướng dẫn quy trình thuế (Livre Procédures Fiscales, 2015). Nội dung chính của các quy

định này thường hướng đến những nội dung chính như: phạm vi kiểm tra; yêu cầu về điều

kiện của PMKT; cách thức kiểm tra; xử phạt (Livre procédures Fiscales, 2015):

Tại Việt Nam, mặc dù Bộ tài Chính đã đưa ra các quy định về tiêu chí CL của PMKT

(Bộ Tài Chính, 2005), tuy nhiên vẫn chưa có quy định nào hướng dẫn cụ thể cơ quan có

trách nhiệm kiểm tra việc tuân thủ những quy định này. Luật Quản lý thuế hiện nay cũng

vậy, chưa có quy định nào về việc kiểm tra công tác KT trong các đơn vị sử dụng PMKT

cũng như hướng dẫn cụ thể quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan thuế về việc kiểm tra

155

PMKT trong quá trình kiểm tra, quyết toán thuế tại các DN. Vì vậy, tác giả kiến nghị Nhà

Nước cần nghiên cứu và ban hành quy định cụ thể về kiểm tra việc tuân thủ các tiêu chí về

CL PMKT tại các DN; triển khai những quy định về kiểm định CL PMKT trên cơ sở tham

khảo và học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới.

Cần thực hiện kiểm định CL PMKT

Hiện nay trên thị trường Việt Nam, có rất nhiều PMKT đã và đang được sử dụng tại

các DN. Việc tồn tại nhiều nhà cung cấp PMKT như hiện nay bên cạnh việc tạo điều kiện

cho các DN có quyền lực chọn PMKT phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và điều

kiện kinh tế của đơn vị mình thì cũng gây ra những hậu quả không tốt làm ảnh hưởng đến

CLTT trên BCTC. Có rất nhiều PMKT hiện nay chưa đảm bảo yêu cầu về CL được quy định

bởi Bộ Tài Chính và người tiêu dùng rất có ít thông tin để lựa chọn PMKT có CL. Vì vậy,

tác giả kiến nghị đối với những PMKT đóng gói (là các phần mềm được nhà cung cấp thiết

kế sẵn, đóng gói thành các hộp sản phẩm), Bộ Tài Chính cần yêu cầu những PMKT này cần

phải được kiểm định CL trước khi được lưu thông trên thị trường. Bên cạnh đó, các DN

trước khi lựa chọn PMKT cho DN mình cần phải tìm hiểu uy tín và CL của PMKT, cần lựa

chọn PMKT đã được kiểm định CL.

5.2.9. ĐỀ CAO VAI TRÒ GIÁM SÁT CLTT BCTC TỪ PHÍA UBCKNN.

5.2.9.1. Luận bàn về vai trò của UBCKNN và CLTT BCTC

Dựa trên Lý thuyết đại diện, Bell & Carcello (2000); Céline Michailesco (2010) cho

rằng, trong các tổ chức có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quản lý, sẽ nảy sinh những hành

vi tư lợi của những người đại diện. Vì vậy, việc phổ biến thông tin KT cho phép giảm thiểu

chi phí đại diện (Leftwich & ctg 1981; Ray & Gupta 1988, theo Céline Michailesco 2010).

Kết quả phân tích hồi quy với Niêm yết là biến điều tiết cho thấy trong các DN đã niêm yết,

Hành vi quản trị lợi nhuận được phát hiện và ngăn ngừa; các nhân tố khác có tác động tích

cực đến CLTT BCTC đều được đánh giá cao hơn nhóm các DN còn lại. Điều này cho thấy

yêu cầu cung cấp thông tin từ người ủy quyền, từ các cổ đông cũng như từ UBCKNN đã tạo

156

ra một áp lực trong việc cung cấp thông tin có CL. Vì vậy, nâng cao hiệu quả giám sát của

UBCKNN sẽ góp phần gia tăng CLTT BCTC.

5.2.9.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát CLTT BCTC của các DN niêm yết

Tại Pháp, tài liệu tham khảo (Document de référence) là một những báo cáo quan

trọng mà UBCKNN Pháp (COB) yêu cầu các DN có niêm yết phải công bố. Trong báo cáo

này, phải có những thông tin tổng quan về DN; thông tin kèm theo phân tích về kết quả hoạt

động và tình hình tài chính của DN; thông tin về quản trị DN. Bên cạnh đó, Luật đảm bảo an

toàn về tài chính của Pháp (Loi de Sécurité Financière- LSF) còn yêu cầu trong các công ty

cổ phần (Société anonyme), Chủ tịch hội đồng quản trị hoặc hội đồng giám sát phải trình

bày dưới dạng văn bản những quy trình và thủ tục KSNB được áp dụng tại đơn vị. Ủy viên

kiểm tra báo cáo tài chính (Commissaire aux comptes) phải trình bày trong báo cáo của

mình ý kiến về quy trình KSNB của đơn vị có liên quan đến việc xử lý và trình bày thông tin

KT và tài chính. Tại Mỹ, đạo luật Sarbanes-Oxley (SOX) yêu cầu các công ty cổ phần phải

chú ý xác đáng đến việc công khai thông tin tài chính, nêu rõ trách nhiệm của bộ phận quản

lý công ty trong việc thiết lập và duy trì hoạt động hữu hiệu của hệ thống KSNB và và chịu

trách nhiệm đối với CL của BCTC. Từ đó cho thấy vấn đề cốt lõi của các quy định trên là

nhằm cải tiến về CLTT BCTC.

Tại Việt Nam, ngoài BCTC đã được kiểm toán, UBCKNN yêu cầu các công ty đại

chúng có trách nhiệm công bố Báo cáo thường niên; Báo cáo tình hình quản trị công ty;

thông tin họp Hội đồng cổ đông (Bộ Tài chính, 2012). Mặc dù vậy, các thông tin cung cấp

của các công ty niêm yết phần đông vẫn khá nghèo nàn, chưa đáp ứng được như cầu của

người sử dụng thông tin. Tác giả đề ra các kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của UBCK trong

việc giám sát và nâng cao CLTT BCTC, cụ thể:

Cần quy định Báo cáo thường niên của các công ty niêm yết phải đính kèm một số thông

tin phân tích về kết quả hoạt động và tình hình tài chính của DN;

157

Cần quy định rõ trách nhiệm của bộ phận quản lý và mức xử phại đối với việc không

đảm bảo CLTT BCTC.

5.3. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN

Khám phá, đo lường, kiểm định và xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến CLTT

BCTC là chủ đề được tác giả nghiên cứu và thực hiện trong một khoản thời gian dài với

mong muốn nghiên cứu của mình sẽ đóp góp vào việc hoàn thiện lý thuyết về CLTT trong

lĩnh vực CLTT BCTC, cụ thể là trong điều kiện và tình hình các DN tại Việt Nam. Với kết

quả nghiên cứu đạt được, tác giả hy vọng cung cấp những thông tin về thực trạng CLTT

BCTC của các DN Việt Nam cũng như đề ra những giải pháp nhằm nâng cao CLTT BCTC.

Mặc dù đề tài đã được thực hiện với sự nỗ lực hết mình của tác giả, sự hỗ trợ nhiệt tình từ

phía các Thầy, Cô, chuyên gia, đồng nghiệp đang công tác trong lĩnh vực giáo dục và thực tế

tại bên ngoài DN, nhưng do khả năng và kiến thức có hạn nên đề tài không tránh khỏi những

hạn chế, cụ thể:

Đo lường và đánh giá CLTT BCTC không phải là một công việc dễ dàng, cả về việc

thiết kế thang đo đo lường lẫn việc lựa chọn đối tượng để khảo sát. Trong nghiên cứu

này, đối tượng thu thập dữ liệu cho nghiên cứu định lượng chủ yếu là những người quản

lý công tác KT tại các DN với lý do là những đối tượng này là người rất am hiểu về các

nhân tố tác động cũng như điều kiện ghi nhận, xử lý, trình bày thông tin BCTC của

chính DN mình. Hơn nữa, có rất nhiều khái niệm đo lường của nghiên cứu này (Trình

bày trung thực của BCTC; Hành vi quản trị lợi nhuận; Năng lực nhân viên KT; Hỗ trợ từ

phía nhà quản trị,…) chỉ có thể đo lường được bằng chính những đối tượng bên trong

DN. Trong các nghiên cứu tiếp theo, các tác giả cần tìm phương pháp tiếp cận, đo lường,

đánh giá CLTT BCTC từ các đối tượng khác như nhà đầu tư- những người trực tiếp sử

dụng thông tin BCTC.

Để xác định giá trị các biến trong mô hình, nghiên cứu lấy giá trị trung bình cộng.

Phương pháp này bên cạnh ưu điểm cũng có hạn chế là bỏ qua trọng số giữa các biến

158

quan sát hoặc giữa các thành phần dùng để đo lường. Vì vậy nghiên cứu tiếp theo cần có

phương pháp xác định trọng số thích hợp giữa các thành phần đo lường CLTT BCTC.

Đối với mẫu thu thập cho nghiên cứu định lượng, các DN có trụ sở chính tại TP HCM

chiếm tỷ trọng lớn so với các DN có trụ sở chính tại các tỉnh, thành phố khác. Mặc dù

phạm vi hoạt động của các DN được khảo sát là không có giới hạn về không gian (ngoài

trụ sở chính tại TP HCM, các DN còn có các trụ sở tại các tỉnh, thành phố khác trên cả

nước), tuy nhiên, nghiên cứu kế tiếp cần gia tăng tỷ trọng của các DN có trụ sở chính tại

các tỉnh, thành phố khác.

Mô hình hồi qui tuyến tính của nghiên cứu có hệ số xác định R2

adj= 0,726 cho thấy các

biến độc lập giải thích được đến 72,6% biến thiên của biến phụ thuộc. Phần còn lại chưa

giải thích được (27,4%) có thể là sai số phát sinh từ những rủi ro trong quá trình khảo sát

hoặc là phần nghiên cứu định tính chưa phát hiện hết các nhân tố của mô hình. Vì vậy,

các nghiên cứu kế tiếp cần khám phá, bổ sung thêm các nhân tố.

5.4. KẾT LUẬN

Vấn đề về CLTT KT nói chung và CLTT BCTC nói riêng hiện diện rộng khắp các tổ

chức và là một trong những nhân tố quyết định sự sống còn của các tổ chức trong nền kinh

tế tri thức hiện nay. Mặc dù nghiên cứu cơ bản về vấn đề này trên thế giới đã có bước phát

triển khá dài, nghiên cứu cơ bản tại Việt Nam hướng đến việc xác định, đo lường và xây

dựng mô hình các nhân tố tác động đến CLTT BCTC vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn

thiện.

Luận án đã học tập kinh nghiệm và kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó trên thế

giới và tại Việt Nam về CLTT trong lĩnh vực KT, cụ thể là CLTT BCTC; kết hợp với các dữ

liệu thu thập từ phần nghiên cứu tình huống để xác định các nhân tố tác động đến CLTT

BCTC phù hợp với các DN tại Việt Nam, xây dựng thang đo đo lường CLTT BCTC và các

nhân tố tác động đến CLTT BCTC. Bên cạnh đó, Luận án cũng đã tham khảo các cơ sở lý

thuyết để lý giải và đưa ra giả thuyết cho các mối quan hệ này.

159

Để kiểm định các kết quả rút được từ nghiên cứu định tính, Luận án đã dùng phương

pháp khảo sát trên số lượng mẫu thu thập đạt yêu cầu sử dụng là 269 tại các DN có trụ sở

chính tại TPHCM và một số tỉnh, thành phố như Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa-

Vũng Tàu, Hà Nội, Khánh Hòa. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach và

kiểm định giá trị thang đo qua phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy thang đo có độ tin

cậy cao và đảm bảo giá trị. Sau khi kiểm định các điều kiện cần thiết cho phân tích hồi qui

và thấy tất cả đều thỏa mãn, tác giả tiến hành kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Kết quả cho

thấy 10 nhân tố rút ra từ nghiên cứu định tính được tiếp tục khẳng định qua mối quan hệ có ý

nghĩa thống kê đến CLTT BCTC. Kết quả kiểm định hồi qui cho thấy có 8 nhân tố tác động

ở mức có ý nghĩa thống kê. Trong các nhân tố tác động đến CLTT BCTC, có hai nhân tố

được xem là đặc thù riêng của nghiên cứu này (Áp lực từ thuế và CL PMKT). Bên cạnh đó,

nghiên cứu cũng khẳng định hai nhân tố Niêm yết và Quy mô DN thực sự đóng vai trò là

biến điều tiết của mô hình, có tác dụng làm thay đổi mức độ tác động của các nhân tố lên

CLTT BCTC.

Dựa trên kết quả phân tích hồi qui và phân tích thống kê từ mẫu khảo sát, Luận án đã

phân tích thực trạng về CLTT BCTC, các nhân tố tác động đến CLTT BCTC trong các DN

Việt Nam. Dựa trên căn cứ này, Luận án đã phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố đối với

CLTT BCTC và đề ra 9 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện CLTT BCTC trong các DN Việt

Nam.

160

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN

1 Phạm Quốc Thuần, 2014. Xác định mô hình đo lường chất lượng thông tin kế toán tài chính.

Hội Thảo cấp quốc gia: Kế toán tài chính, những thay đổi và phương hướng phát triển trong

tiến trình hội nhập, Đại học Kinh Tế TPHCM, tháng 12/2014, ISBN 978-604-922-115-6.

2 Phạm Quốc Thuần, 2015. Bàn về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thông tin kế toán. Tạp chí

Phát triển khoa học & công nghệ, ĐHQG TPHCM, Tập 18, số Q1-2015, trang 68-74.

3 Phạm Quốc Thuần, La Xuân Đào, 2015. Chất lượng thông tin báo cáo tài chính xét từ tác động

của các nhân tố bên ngoài: phân tích nghiên cứu tình huống tại Việt Nam. Hội Thảo cấp quốc

gia: Hội nhập thị trường tài chính Asean 2015, Đại học Kinh Tế- Luật, tháng 10/2015, ISBN

978-604-73-3618-0.

4 Nguyễn Xuân Hưng, Phạm Quốc Thuần, 2015. Bàn về tính thích đáng của chất lượng thông tin

báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam. Hội Thảo cấp quốc gia: Hội nhập thị

trường tài chính Asean 2015, Đại học Kinh Tế- Luật, tháng 10/2015, ISBN 978-604-73-3618-

0.

5 Phạm Quốc Thuần & ctg, 2015. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp tác động đến tính Thích

đáng của chất lượng thông tin Báo cáo tài chính. Công trình NCKH cấp trường ĐH Kinh tế

Luật, tháng 10 năm 2015.

6 Phạm Quốc Thuần, La Xuân Đào, 2016. Chất lượng thông tin báo cáo tài chính- tác động của

các nhân tố bên ngoài: phân tích nghiên cứu tình huống tại Việt Nam. Tạp chí Phát triển khoa

học & công nghệ, ĐHQG TPHCM, Tập 19, số Q1-2016, trang 61-70.

7 Nguyễn Xuân Hưng, Phạm Quốc Thuần, 2016. Tác động của các nhân tố bên ngoài doanh

nghiệp đến tính thích đáng của chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính. Tạp chí

Phát triển kinh tế, Tháng 2/2016, trang 53-75.

161

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1 Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, 2013. Thông tư 19/2013/TT-BLĐTBXH.

2 Bộ Tài chính, 2002. Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC.

3 Bộ Tài chính, 2005. Thông tư số 103/2005/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 24 tháng

11 năm 2005.

4 Bộ Tài Chính, 2012. Thông tư 52/2012/TT-BTC.

5 Chính Phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2009. Nghị định số 56/2009/NĐ-CP do Chính Phủ

ban hành ngày 30 tháng 6 năm 2009

6 Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright, 2013. Kinh tế lượng cơ sở 4rd ed.

http://www.fetp.edu.vn/vn/mpp5/hoc-ky-xuan-2013/kinh-te-luong-ung-dung/bai-doc/ truy

cập ngày 6/12/2015

7 Đoàn Thị Hồng Nhung & Vũ Thị Kim Lan, 2014. Phương pháp đánh giá chất lượng thông

tin trên BCTC của DN. Tạp chí KT & Kiểm toán, số tháng 11/2014.

8 Genk.vn, 2012. Những vụ bê bối làm rung chuyển nền tài chính thế giới.

http://genk.vn/kham-pha/nhung-vu-be-boi-lam-rung-chuyen-nen-tai-chinh-the-gioi-phan-i

2012100710576149.chn truy cậpngày 5/2/2016

9 Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu với SPSS. NXB Hồng

Đức

10 Hồng Sương (2008) (Hồng Sương, 2008. Từ chuyện bông Bạch Tuyết: Báo cáo tài chính bẫy

nhà đầu tư!. Tuổi trẻ Online http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/tai-chinh/20080715/tu-chuyen bong-

bach-tuyet-bao-cao-tai-chinh-bay-nha-dau-tu/268804.html truy cập ngày 31/1/16

11 La Xuân Đào, 2011. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc cung cấp nhân lực chất lượng cao cho

ngành kế toán kiểm toán. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Đổi mới công tác đào tạo kế toán, kiểm

toán ở bậc đại học tại Việt Nam. TP Hồ Chí Minh, Việt Nam, tháng 4 năm 2011. Hiệp hội

Kế toán Công chứng Anh (ACCA) phối hợp với Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam

(VAA).

12 Lê Thị Mỹ Hạnh, 2015. Minh bạch thông tin tài chính của các công ty niêm yết trên thị

trường chứng khoán Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Kinh Tế, ĐH Kinh Tế TPHCM, 2015.

13 Lê Vinh Triển, 2006. Chấp nhận quy luật thị trường để chống tham nhũng. Thời báo Kinh Tế

Sài Gòn, số 27/2006.

162

14 Liên đoàn Kế toán Quốc tế, 2002. Các Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế, NXB Thống kê.

15 Mạn Đình Học, 2011. Kiểm soát từ ngoài, giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán. Tạp chí

Khoa học và Đào tạo ngân hàng, số 104+105 năm 2011, pp 75-81.

16 Ngọc Khuê, 2015. Toshiba và vụ gian lận tài chính lớn nhất lịch sử. An ninh thế giới Online

http://antg.cand.com.vn/Vu-an-noi-tieng/Toshiba-va-vu-gian-lan-tai-chinh-lon-nhat-lich-su-

359797/ Truy cập ngày 31/1/2016

17 Ngô Thu Giang, 2014. Tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm công ty niêm yết tới mức độ

công bố thông tin và hệ quả của nó. Luận án Tiến sĩ Kinh tế, ĐH Kinh tế Quốc dân.

18 Nguyễn Bích Liên, 2012. Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin

kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn nhân lực doanh nghiệp

(ERP) tại các doanh nghiệp Việt Nam. Luận Án Tiến sĩ, trường ĐH Kinh Tế TPHCM.

19 Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. NXB Lao

động- Xã hội.

20 Nguyễn Thị Cành, Trần Viết Hoàng, 2014. Thị trường chứng khoán, cấu trúc và cơ chế hoạt

động. NXB ĐH Quốc Gia TPHCM, 2014.

21 Nguyễn Thị Kim Cúc, 2014. Kế toán tài chính doanh nghiệp Việt Nam- nhìn từ khung pháp

lý về kế toán. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kế toán tài chính, những thay đổi và phát triển

trong tiến trình hội nhập. TPHCM, Việt Nam, tháng 12/2014. Trường ĐH Kinh Tế TPHCM

22 Nguyễn Thị Phương Thảo 2014. Xây dựng hệ thống thông tin kế toán doanh nghiệp tại Việt

Nam hiện nay. Tạp chí Tài chính số 4 - 2014

23 Nguyễn Văn Thắng, 2013. Thực hành nghiên cứu trong kinh tế và quản trị kinh doanh. NXB

ĐH Kinh Tế Quốc Dân.

24 Nguyễn Xuân Hưng, 2010. Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng thương

mại Việt Nam. Tạp chí Phát triển kinh tế, số tháng 6/2010

25 Nguyễn Trương Nam-Thongke.info, 2015. Ứng dụng phân tích hồi qui.

http://thongke.info.vn/Download.aspx/782A4C2002924D68B4A5FD0746C1BF60/1/ISMS_

Regression_VIE.pdf Truy cập ngày 6/12/2015

26 Nguyễn Thị Phương Hồng & Dương Thị Khánh Linh, 2014. Quan điểm về đặc điểm chất

lượng BCTC của các DN Việt Nam hiện nay. Tạp chí KT & Kiểm toán, số 6/2014.

27 Nguyễn trọng Nguyên, 2016. Tác động của QTCT đến CLTT BCTC tại các công ty niêm yết

ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Kinh Tế, ĐH Kinh Tế TPHCM, 2016.

28 Nhâm Phong Tuân & Nguyễn Anh Tuấn, 2013. Quản trị công ty vấn đề đại diện của các

163

công ty đại chúng tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQG HN, Kinh tế & Kinh doanh, Tập

29, Số 1 (2013) 1-10.

29 Phạm Minh Chính, Vương Quân Hoàng, 2009. Kinh tế Việt Nam, thăng trầm và đột phá. Nhà

xuất bản Chính trị Quốc gia - Hà Nội tháng 5/2009.

30 Phạm Quốc Thuần, 2015. Về phương pháp xác định và ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh

nghiệp. Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, tháng 1+2/2015

31 Phan Sáng &Nam Khánh, 2014. Chi phí “bôi trơn” cán bộ thuế còn cao. Diễn đàn đầu tư,

http://bizlive.vn/kinh-doanh/chi-phi-boi-tron-can-bo-thue-con-cao-1216227.html truy cập

ngày 10/8/2015.

32 Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam, 2012. Luật Giáo dục Đại học.

33 Quốc hội, 2003. Luật số 03/2003/QH- Ban hành Luật Kế toán. Quốc hội Khóa XI, Hà Nội.

34 Quốc hội, 2015. Luật số 88/2015/QH- Ban hành Luật Kế toán. Quốc hội Khóa XIII, Hà Nội.

35 Trần Ngọc Báu (2012) (Trần Ngọc Báu, 2012. Những gian lận báo cáo tài chính phổ biến và

thực trạng tại Việt Nam. http://vfpress.vn/threads/nhung-gian-lan-bao-cao-tai-chinh-pho-

bien-nhat-va-thuc-trang-tai-viet-nam.4333/, truy cập ngày 31/1/2016

36 Trần Phước (2007). Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức sử dụng phần mềm kế

toán doanh nghiệp Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Kinh Tế, ĐH Kinh Tế TPHCM.

37 Trần Thị Giang Tân & ctg, 2014. Kiểm toán. NXB Kinh Tế TPHCM

38 Trần Thị Giang tân, 2009. Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài đối với hoạt động kiểm toán

độc lập. NXB Tài Chính.

39 Trần Thị Giang Tân, 2009. Gian lận trên báo cáo tài chính và các công trình nghiên cứu về

gian lận.

40 https://luattaichinh.wordpress.com/2009/09/10/gian-l%E1%BA%ADn-trn-bo-co-ti-chnh-v-

cc-cng-trnh-nghin-c%E1%BB%A9u-v%E1%BB%81-gian-l%E1%BA%ADn/ truy cập ngày

15/1/2016

41 Trùng Quang, 2002.Tác động của vụ bê bối Enron ngày càng lan rộng. Báo Người Lao động

online http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/tac-dong-cua-vu-be-boi-enron-ngay-cang-lan-rong-

64723.htm truy cập ngày 1/2/2016

L'ASSEMBLÉE GÉNÉRALE