60
Tên nước ngoài: Artichoke, Globe artichoke (Anh), Artichaut (Pháp). Tên khoa học: Cynara scolymus L.,1753, họ Cúc – Asteraceae. Dạng sống và sinh thái: Cây thảo cao 1 – 1,2 m . Lá to, dài, mọc so le, chia thùy lông chim hai ba lần. Cụm hoa hình đầu ở ngọn các nhánh, màu lam tím. Quả bế nhẵn với các tơ trắng dài hơn quả và dính nhau ở gốc. Hạt không co nội nhũ. Cây có nguồn gốc từ Địa Trung Hải được người Pháp đưa vào từ thế kỷ XIX, hiện nay cây được trồng nhiều nhất ở Sa Pa (Lào Cai) và Đà Lạt (Lâm Đồng). Bộ phận dùng: Lá thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng, có tài liệu cho biết nên thu hái vào thời kỳ chưa ra hoa. Dược điển Việt Nam III quy định dùng lá đã phơi khô hoặc sấy khô. Rễ và thân cũng được dùng làm thuốc. Thành phần hóa học: Lá Actisô chứa: acid hữu có gồm cynarin, acid hydroxymethylacrilic, acid malic, acid lactic , acid fumaric, acid succinic…; hợp chất flavonoid gồm cynarosid, scolymosid và các thành phần khác như Cynaropicrin, các enzym ( oxidase, peroxidase , oxigenase, catalase ) và nhiều chất vô cơ khác.

Cây thuốc nam

Embed Size (px)

Citation preview

Tên nước ngoài:Artichoke, Globe artichoke (Anh), Artichaut (Pháp).Tên khoa học:Cynara scolymus L.,1753, họ Cúc – Asteraceae.Dạng sống và sinh thái:Cây thảo cao 1 – 1,2m. Lá to, dài, mọc so le, chia thùy lông chim hai ba lần. Cụm hoa hình đầu ở ngọn các nhánh, màu lam tím. Quả bế nhẵn với các tơ trắng dài hơn quả và dính nhau ở gốc. Hạt không co nội nhũ.Cây có nguồn gốc từ Địa Trung Hải được người Pháp đưa vào từ thế kỷ XIX, hiện nay cây được trồng nhiều nhất ở Sa Pa (Lào Cai) và Đà Lạt (Lâm Đồng).Bộ phận dùng:Lá thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng, có tài liệu cho biết nên thu hái vào thời kỳ chưa ra hoa.Dược điển Việt Nam III quy định dùng lá đã phơi khô hoặc sấy khô.Rễ và thân cũng được dùng làm thuốc.Thành phần hóa học:Lá Actisô chứa: acid hữu có gồm cynarin, acid hydroxymethylacrilic, acid malic, acid lactic, acid fumaric, acid succinic…; hợp chất flavonoid gồm cynarosid, scolymosid và các thành phần khác như Cynaropicrin, các enzym ( oxidase, peroxidase, oxigenase, catalase ) và nhiều chất vô cơ khác.

Hoa chứa taraxasterol và faradiol.Công dụng và cách dùng:Cụm hoa được dùng trong chế độ ăn kiêng của bệnh nhân đái tháo đường vì chỉ chứa một lượng nhỏ tinh bột, phần cacbonhydrat gồm phần lớn là inulin.Lá Actisô có vị đắng, có tác dụng lợi tiểu, được dùng nhiều trong điều trị phù và thấpkhớp.Đế hoa và lá bắc ngoài việc được dùng để ăn còn được dùng làm thuốc thông tiểu tiện, thông mật, tăng sự tiết mật, kích thích tiêu hóa, chữa các bệnh suy gan, chống tăng cholesterol huyết, vữa xơ động mạch, thừa urê huyết, ngoài ra còn dùng để chữa các bệnh về thận như suy thận, viêm thận, sỏi niệu đạo, thủy thũng, sốt rét, sưng khớp xương.Thuốc có tác dụng nhuận tràng và lọc máu nhẹ đối với trẻ em. Dạng dùng là lá tươi hoặckhô đem sắc ( 5-10%), hoặc nấu cao lỏng, liều 2-10 gam lá khô một ngày.Thân và rễ thái mỏng, phơi khô có công dụng như lá.

Bá bệnh

Tên khác: Bách bệnh, Mật nhân, Mật nhơn.Tên khoa học: Eurycoma longifoliaHọ:SimaroubaceaePhân bố: Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Lào.Mô tả: Cây nhỏ, cao khoảng 15 m. Lá kép 13 – 41 lá kèm, dài khoảng 20-40 cm. Hoa đơn

tính khác gốc, mỗi hoa có 5-6 cánh rất nhỏ. Quả non màu xanh, khi chín màu đỏ sẫm. Quả1 hạt. Hạt có nhiều lông ngắn trên mặt.Bộ phận dùng: Rễ, vỏ thân, quả.Thành phần hóa học chính:Quassinoid, AlcaloidCông dụng:Kích thích cơ thể tiết testosteron, tăng cường sinh lý ở nam, điều trị rối loạn chức năng tình dục. Chống sốt rét.Chú ý: Dùng nhiều Bá bệnh có thể gây mất ngủ, làm giảm ham muốn tình dục.Ba Gạc

Tên khác:La phu mộc.Tên khoa học:Rauvolfia canescens L. (Ba gạc Cuba); Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill. = R. chinensis Hemsl. (Ba gạc); R. vomitoria Afz. (Ba gạc bốn lá); R. cambodiana Pierre. (Ba gạc lá to); R. serpentina (L.) Benth. ex Kurz. (Ba gạc Ấn độ), họ Trúc đào (Apocynaceae).

Những loài này mọc hoang hoặc được đưa từ các nước khác về trồng ở nước ta.Bộ phận dùng:Vỏ rễ và rễ (Cortex et Radix Rauvolfiae).Thành phần hoá học chính:Nhiều alcaloid (0,8%), trong đó quan trọng nhất là reserpin, serpentin, ajmalin.Công dụng:Chiết xuất các alcaloid (reserpin, ajmalin, alcaloid toàn phẩn) dùng dưới dạng viên nén chữa cao huyết áp. Ajmalin dùng chữa loạn nhịp tim dưới dạng thuốc viên và tiêm.

Ba Kích

Morinda officinalis HowTên khác:Ba kích thiên, Dây ruột gà.Tên khoa học:Radix MorindaeNguồn gốc:Rễ phơi hay sấy khô của cây Ba kích (Morinda officinalis How.), họ Cà phê (Rubiaceae).Cây mọc hoang và được trồng ở một số vùng đồi núi nước ta.Thành phần hoá học chính:Anthranoid, đường, nhựa, acid hữu cơ, vitamin C.Công dụng:

Chữa liệt dương, di tinh, phụ nữ có thai, kinh nguyệt chậm, bế kinh, đau lưng mỏi gối…Cách dùng, liều lượng:Ngày dùng 8-16g dưới dạng thuốc sắc hay rượu thuốc. Phối hợp trong các phương thuốc bổthận.Bạc Hà

Tên khoa học:Mentha avensis L. (Bạc hà Á), hoặc Mentha piperita L. (Bạc hà Âu), họ Bạc hà (Lamiaceae).Cây được trồng ở nhiều địa phương nước ta.Bộ phận dùng:Thân, cành mang lá (Herba Menthae)Thành phần hoá học chính:Tinh dầu, trong đó thành phần chủ yếu là menthol.Công dụng:

Chữa cảm cúm, nhức đầu, ngạt mũi, viêm họng, kích thích tiêu hoá, chữa đau bụng, đầy bụng.Cất tinh đầu bạc hà và chế menthol dùng để sản xuất dầu cao sao vàng, thuốc đánh răng,làm thơm thuốc và một số ngành kỹ nghệ.Cách dùng, liều lượng:Dùng dưới dạng thuốc xông, thuốc hãm 12-20g mỗi ngày.Bạc Thau

Argyreia acuta LourTên khác:Bạc sau, Bạch hạc đằng, Thau bạc, Chấp miên đằng.Tên khoa học:Argyreia acuta Lour., họ Bìm bìm (Convolvulaceae).Cây mọc hoang khắp nơi.Bộ phận dùng:Lá và cành.Công dụng:

Chữa ho, điều kinh, lợi tiểu.Cách dùng, liều lượng:Ngày dùng 6-12g cành, lá khô. Dùng ngoài: giã cành, lá tươi đắp lên mụn nhọt đã vỡ mủ để chóng lên da non.Bạch biển đậu

Semen LablabTên khác:Đậu ván trắng.Tên khoa học:Semen LablabNguồn gốc:Hạt già phơi khô của cây Đậu ván trắng (Lablab vulgaris Savi.), họ Đậu (Fabaceae).Cây được trồng ở nhiều địa phương nước ta.Thành phần hoá học chính:Carbohydrat (57%), protein (21%), lipid (2%), calci, sắt, vitamin B, vitamin C…Công dụng:Chữa ỉa chảy , lỵ, viêm ruột, cảm nắng, ngộ độc rượu, cá nóc…Cách dùng, liều lượng:Ngày dùng 8-16g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Bách bộ

Radix StemonaeTên khoa học:Radix StemonaeNguồn gốc:Rễ củ đăc chế biến khô của cây Bách bộ (Stemona tuberosa Lour.), họ Bách bộ (Stemonaceae).Cây mọc hoang ở các vùng núi nước ta và nhiều nước khác.Ở Trung Quốc vị thuốc Bách bộ còn được khai thác từ các loài S. japonica Miq., S. sessilifolia (Miq.) Fanch. et Savat.Thành phần hoá học chính:Các alcaloid (Tuberstemonin, stemonin, stemonidin), carbohydrat.Công dụng:Chữa ho, ghẻ lở, chữa giun, diệt sâu bọ.Cách dùng, liều lượng:Chữa ho: 3-15g một ngày.

Chữa giun:Ngày 7g dưới dạng thuốc sắc, uống sáng sớm vào lúc đói. Uống trong 5 ngày, sau đó tẩy.Dùng ngoài: Nấu nước để rửa hoặc nấu cao để bôi ghẻ lở.Bạch chỉ

Radix AngelicaeTên khoa học:Radix AngelicaeNguồn gốc:Rễ phơi gay sấy khô của cây Hàng bạch chỉ (Angelica dahurica (Fisch.) Benth. et Hook.)hoặc cây Xuyên bạch chỉ (Angelica anomala Ave-Lall.), họ Cần (Apiaceae).Cây Bạch chỉ có trồng ở nước ta. Dược liệu phải nhập một phần.Thành phần hoá học chính:Tinh dầu, coumarin, tinh bột.Công dụng:Làm thuốc giảm đau, nhức đầu phía trán, chữa cảm, đau răng, ngạt mũi, viêm mũi chảy nước hôi, khí hư, phong thấp, đau do viêm dây thần kinh.

Cách dùng, liều lượng:Ngày 4-12g dưới dạng thuốc sắc hay hoàn tán.Ghi chú:Bạch chỉ nam là rễ củ của cây Bạch chỉ nam (Milletia pulchra Kurz.), họ Đậu (Fabaceae). Cây mọc hoang tại các vùng núi nước ta, dùng để trị cam trẻ em (uống), chữa lở sơn, cầm máu, lên da non (dùng ngoài).Bạch cương tàm

Bombyx BotryticatusTên khác:Cương tàm, Tằm vôi.Tên khoa học:Bombyx BotryticatusNguồn gốc:Con tằm nuôi lấy tơ (Bombyx mori L.), họ Tằm tơ (Bombycidae), chết do nhiễm vi nấm Botrytis bassiana Bals.=Beauveria bassiana (Bals.) Vuill., họ Mucedinaceae, phơi hay sấy khôThành phần hoá học chính:Protid (67%), lipid (4%).Công dụng:Trị trúng phong mất tiếng, tai biến mạch máu não, méo miệng, chân tay co rút, tinh thần bất ổn, trẻ con dạ đề, lao hạch.

Cách dùng, liều lượng:Ngày dùng 6-12g, trẻ em dưới 15 tuổi dùng 1-6g.Bạch đàn

Eucalyptus spTên khác:Khuynh diệpTên khoa học:Eucalyptus sp., họ Sim (Myrtaceae). Loài thường dùng ở nước ta là Bạch đàn trắng (E. camaldulensis Dehnhardt), Bạch đàn liễu (E. exserta F.V.Muell), Bạch đàn chanh (E. citriodora Hook.f)Bộ phận dùng:Lá (Folium Eucalypti), ngọn mang lá, tinh dầu (Oleum Eucalypti).Thành phần hoá học chính:Tinh dầu (5-6%), chủ yếu là cineol, citronelal.Công dụng, cách dùng: Chữa ho, giúp tiêu hoá: nước sắc, siro. Chữa cảm sốt: nấu nước xông. Cất tinh dầu làm dầu xoa, cao xoa và làm hương liệu.

Bạch đồng nữ

Clerodendrum viscosumTên khác:Mò trắng, Bấn trắng.Tên khoa học:Clerodendrum viscosum Vent.=Clerodendrum canescens Wall., họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta.Bộ phận dùng:Thân, cành mang lá (Herba Clerodendri).Rễ (Radix Clerodendri).Thành phần hoá học chính:Alcaloid, flavonoid, muối calci.Công dụng:Chữa kinh nguyệt không đều, viêm loét tử cung, bệnh phụ nữ, mụn nhọt, viêm mật vàng da, huyết áp cao.Cách dùng, liều lượng:Dạng thuốc sắc uống riêng hay phối hợp với Ích mẫu, Hương phụ, Ngải cứu, mỗi ngày dùng15-20g.Ghi chú:Cao Hương ngải là cao lỏng chế từ lá Bạch đồng nữ, Ích mẫu, Hương phụ, Ngải cứu, chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng. Thuốc HA1 làm hạ huyết áp.

Loài Mò mâm xôi (Clerodendrum fragrans (Vent.) Willd.), loài Xích đồng nam (Clerodendrum squanmatum Vahl.) cũng được dùng với công dụng tương tự.Bạch giới tử

Semen Sinapis albaeTên khác:Hạt cải trắng.Tên khoa học:Semen Sinapis albaeNguồn gốc:Hạt phơi hay sấy khô của cây Cải bẹ trắng (Brassica alba Boiss.), họ Cải (Brassicaceae).Cây được trồng ở nhiều địa phương nước ta lấy lá làm rau ăn, lấy hạt làm thuốc.Thành phần hoá học chính:Alcaloid, thioglycosid, enzym, tinh dầu.Công dụng:Chữa ho hen nhiều đờm, còn dùng chế bột mù tạc thay gia vị.Cách dùng, liều lượng:Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc.Ghi chú:Hắc giới tử là hạt của cây Brassica nigra Koch.; Giới tử là hạt của cây Cải (Brassica juncea L.) dùng chữa ho hen.

Bạch hạc

Rhinacanthus communis Nees.Tên khác:Kiến cò, Nam uy linh tiên.Tên khoa học:Rhinacanthus communis Nees., họ Ô rô (Acanthaceae).Cây mọc hoang và được trồng ở Việt Nam.Bộ phận dùng:Rễ (Radix Rhinacanthi).Thành phần hoá học chính:Anthranoid (rhinacanthin).Công dụng, cách dùng:Chữa huyết áp cao, trị phong thấp, nhức gân, tê bại. Ngày uống 10-15g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Rễ có thể rửa sạch, bóc lấy vỏ phơi khô ngâm trong rượu, dấm để uống.Trị hắc lào: ngâm rễ với dầu hoả, xoa lên vết hắc lào

Bạch hoa xà

Plumbago zeylanica L.Tên khác:Cây đuôi công.Tên khoa học:Plumbago zeylanica L., họ Đuôi công (Plumbaginaceae).Cây mọc hoang nhiều nơi ở Việt Nam, có ở các nước Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc…Bộ phận dùng:Rễ, lá.Thành phần hoá học chính:Plumbagin (metyl-2-hydroxy-5-naphtoquinon-1-4).Công dụng:Làm thuốc chữa bệnh ngoài da, mụn nhọt ghẻ lở.Cách dùng, liều lượng:Rễ, lá giã nhỏ đắp lên nơi sưng đau. Sắc rễ lấy nước bôi ghẻ.Ghi chú:Ở nước ta còn có cây mang tên Đuôi công hay Xích hoa xà (Plumbago rosea L.), cùng họ, mọc hoang ở nhiều nơi, nhân dân sử dụng như cây Bạch hoa xà.Cần phân biệt với cây Bạch hoa xà thiệt thảo – Cỏ lưỡi rắn hoa trắng (Hedyotis diffusaWilld.), họ Cà phê (Rubiaceae).

Bách hợp

Bulbus LiliiTên khoa học:Bulbus LiliiNguồn gốc:Vẩy đã chế biến khô của cây Bách hợp (Lilium brownii var. colchesteri Wils.), họ Loa kèn trắng (Liliaceae).Cây Bách hợp mọc hoang ở một số vùng núi cao của nước ta.Vị thuốc chủ yếu nhập từ Trung Quốc.Thành phần hoá học chính:Tinh bột (30%), protid (4%), lipid (0,1%), vitamin C, alcaloid.Công dụng:Chữa ho nhiều do lao, thổ huyết, mệt mỏi, hồi hộp.Cách dùng, liều lượng:Phối hợp trong các phương thuốc bổ phế chỉ khái, ho lao suy nhược. Dạng thuốc sắc hoặchoàn tán.

Bạch linh

Poria cocos WolfTên khác:Phục linh.Nguồn gốc:Quả thể nấm Poria cocos Wolf., họ Nấm lỗ (Polyporaceae).Một số rừng thông ở vùng khí hậu mát nước ta cũng có loại nấm này nhưng chưa được nuôitrồng và khai thác.Vị thuốc chủ yếu nhập từ Trung Quốc.Bộ phận dùng:Dược liệu chia thành 4 thứ: Phục linh bì là vỏ ngoài. Xích phục linh là lớp thứ hai sau vỏ ngoài. Bạch phục linh là phần bên trong màu trắng, thường được sơ chế thành phiến hình

khối vuông dẹt. Phục thần là những quả thể có lõi gỗ (rễ thông) ở giữa.

Thành phần hoá học chính:Đường (trong đó có pachymose là đường đặc hiệu), chất khoáng, các hợp chất triterpenoid.Công dụng: Phục linh bì: Lợi tiểu, trị phù thũng. Xích phục linh: Chữa thấp nhiệt (chướng bụng, viêm bàng quang, tiểu vàng, đái rắt). Bạch phục linh: Chữa ăn uống kém tiêu, đầy trướng, bí tiểu tiện, ho có đờm, ỉa

chảy. Phục thần: Trị yếu tim, hoảng sợ, hồi hộp, mất ngủ.Cách dùng liều lượng:Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc, hoàn tán. Phối hợp trong nhiều phương thuốc khác nhau.Bạch mao căn

Imperata cylindrica P. Beauv.Tên khoa học:Rhizoma Imperatae

Nguồn gốc:Dược liệu là thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Cỏ tranh (Imperata cylindrica P. Beauv.), họ Lúa (Poaceae).Cây mọc hoang ở nhiều nơi, lá dùng để lợp nhà, thân rễ làm thuốc.Thành phần hoá học chính:Glucose, fructose, acid hữu cơ, muối khoáng.Công dụng:Chữa sốt khát nước, hoàng đản, tiểu tiện ít, đái buốt, đái ra máu, ho ra máu, chảy máucam.Cách dùng, liều lượng:Ngày dùng 10-40g dưới dạng thuốc sắc.Ghi chú:Phụ nữ có thai không nên dùng.Bạch quả

Semen GinkgoTên khoa học:Semen GinkgoNguồn gốc:Hạt già đã phơi hay sấy khô của cây Ngân hạnh hay Bạch quả (Ginkgo biloba L.), họ Bạchquả (Ginkgoaceae)Cây này không có ở nước ta, vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.

Thành phần hoá học chính:Protein, lipid.Công dụng:Chữa ho hen, đờm suyễn, đái đục, đái nhiều, đái són, đái dầm.Cách dùng, liều lượng:Ngày dùng 4-9g dưới dạng thuốc sắc hay hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.Ghi chú:Không dùng hạt sống vì có độc.Lá cây Bạch quả được dùng trong nhiều phương thuốc làm tăng tuần hoàn máu trong động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Thuốc dùng cho những người có biểu hiện não suy; rối loạntrí nhớ, khả năng làm việc trí óc sút kém, mất tập trung tư tưởng. Trong lá có flavonoid và hợp chất diterpen.Cao chiết từ cây Bạch quả đã co trong biệt dược “Ginkogink”, “Tanakan”, “Usapha-Hemo”….

Bạch tật lê

Fructus Tribuli terrestrisTên khoa học:Fructus Tribuli terrestrisTên khác:Thích Tật lê, Gai ma vương, Gai trống.

Nguồn gốc:Quả chín phơi hay sấy khô của cây Tật lê (Tribulus terrestris L.), họ Tật lê(Zygophyllaceae)Cây mọc hoang ở ven sông, biển một số tỉnh miền Nam nước ta.Thành phần hoá học chính:Alcaloid, chất béo, tinh dầu.Công dụng:Chữa đau mắt, nhức vùng mắt, làm thuốc bổ thận, trị đau lưng, gầy yếu, súc miệng chữaloét miệng.Cách dùng, liều lượng:Ngày dùng 12-16g dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc.

Bạch thược

Radix Paeoniae lactifloraeTên khác:Thược dược.Tên khoa học:Radix Paeoniae lactifloraeNguồn gốc:Vị thuốc là rễ đã cạo bỏ lớp bần và chế biến khô của cây Thược dược (Paeonialactiflora Pall.), họ Hoàng liên(Ranunculaceae).Vị thuốc nhập từ Trung Quốc.

Thành phần hoá học chính:Tinh bột, tanin, calci oxalat, tinh dầu, chất béo, chất nhầy, acid benzoicCông dụng:Trị đau ngực sườn, mồ hôi trộm, huyết hư, thai nhiệt, kinh nguyệt không đều.Cách dùng, liều lượng:Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc.Ghi chú:Xích thược (Radix Paeoniae rubra) là rễ cây mọc hoang của các loài Thược dược Paeonialactiflora Pall., P. obovata Maxim, P. veitchii Lynch. Công dụng tương tự Bạch thược.Cần phân biệt với cây hoa Thược dược (Dahlia variabilis Desf.), họ Cúc (Asteraceae).

Bạch truật

Rhizoma Atractylodes macrocephalaeTên khoa học:Rhizoma Atractylodes macrocephalaeNguồn gốc:

Thân rễ phơi khô của cây Bạch truật (Atractylodes macrocephala Koidz.), họ Cúc(Asteraceae).Cây có di thực vào nước ta.Dược liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc.Thành phần hoá học chính:Tinh dầu (1%), trong đó chủ yếu là atractylol và atractylon.Công dụng:Giúp tiêu hoá, trị đau dạ dày, bụng đầy hơi, nôn mửa, ỉa chảy, phân sống, viêm ruộtmãn tính, phù thũng.Cách dùng, liều lượng:Ngày dùng 10-20g dưới dạng thuốc sắc.Ghi chú:Trên thị trường nước ta có vị thuốc mang tên Bạch truật nam hay Truật nam thường đãthái phiến màu trắng, đó là thân rễ của cây Gynura pseudochina DC., họ Cúc(Asteraceae). Vị thuốc này để nguyên còn gọi là Thổtam thất.

Bán hạ

Typhonium trilobatum (L.) Schott.Tên khoa học:Rhizoma Typhonii trilobatiNguồn gốc

Dược liệu là thân rễ đã chế biến khô của cây Củ chóc (Typhonium trilobatum (L.)Schott.), họ Ráy (Araceae).Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta và một số nước khác.Thành phần hoá học chính:Tinh bột, saponin, alcaloid.Công dụng:Thuốc chống nôn, trừ đờm, chữa ho nhiều đờm, tiêu hoá kém, ngực bụng đầy chướng.Cách dùng, liều lượng:Ngày dùng 6-16g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.Trước khi dùng phải chế biến cho gần hết ngứa. Có nhiều quy trình khác nhau, phụ liệuthường là nước vo gạo, nước vôi trong, gừng, cam thảo….Ghi chú:Vị thuốc bán hạ của Trung Quốc là thân rễ cây Bán hạ (Pinellita ternata (Thunb.)Brett), họ Ráy (Araceae).

Bảy lá một hoa

Paris polyphilla Sm.

Tên khác:Thất diệp nhất chi hoa, Tảo hưu.Tên khoa học:Paris polyphilla Sm. = Daiswa polyphylla (Sm.) Raf. và một số loài khác thuộc chiParis như P. delavayiFranch., P. hainannensis Merr., họ Loa kèn trắng (Liliaceae).Cây mọc hoang ở một số vùng núi cao trong nước ta.Bộ phận dùng:Thân rễ.Thành phần hoá học chính:Saponin.Công dụng:Chữa sốt, rắn độc cắn, chữa ho lâu ngày, hen suyễn.Cách dùng, liều lượng:Ngày dùng 4-12g dưới dạng thuốc sắc, dùng ngoài (giã đắp lên nơi sưng đau) không kểliều lượng.Ghi chú:Có tài liệu tách thành họ Bảy lá một hoa (Trilliaceae).

Bí kỳ nam

Hydnophytum formicarium JackTên khác:Kiến kỳ nam, Kỳ nam kiến.

Tên khoa học:Hydnophytum formicarium Jack = Hydnophytum montanum Blume, họ Cà phê (Rubiaceae)Bộ phận dùng:Phần thân phình thành củ thái thành miếng mỏng, phơi khôCây mọc hoang ở một số tỉnh miền Nam nước ta.Thành phần hoá học chính:Chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy trong phần thânphình thành củ có muối vô cơ, vết alcaloid.Công dụng:Chữa các bệnh về gan, vàng da, ăn uống kém, đau nhức xương,khớp.Cách dùng, liều lượng:Ngày dùng 12-16g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu uống

Bí ngô

Cucurbita pepo L. Cucurbita pepo L.Tên khác:Bí đỏ, Bí rợ, Bù rợ.Tên khoa học:Cucurbita pepo L. , họ Bí (Curcubitacea).Cây được trồng nhiều nơi làm thực phẩm.Bộ phận dùng:Hạt (Semen Cucurbitae).Thành phần hoá học chính:Dầu béo (50%), chất nhựa, acid hữu cơ, vitamin.

Công dụng:Chữa sán.Cách dùng, liều lượng:Bóc hết vỏ cứng, để nguyên màng xanh ở trong, giã nhỏ trộn với đường hoặc mật để ănvào lúc đói, sau khoảng 3 giờ uống thuốc tẩy muối, đi ngoài trong một chậu nước ấm.Người lớn dùng khoảng 100g nhân hạt. Trẻ con 3-4 tuổi dùng 30g, 5-10 tuổi dùng 75g.

Binh lang

Tên khoa học:Semen ArecaeNguồn gốc:Vị thuốc là hạt già phơi hay sấy khô của cây Cau (Areca catechu l.), họ Cau(Arecaceae).Cây được trồng khắp các miền nước ta.Thành phần hoá học chính:Tanin (50%), dầu béo (10%), alcaloid (3%).Công dụng:Chữa sán, giúp tiêu hóa, chữa viêm ruột, lỵ, ngực bụng chướng đau, thuỷ thũng, sốtrét, cước khí sưng đau.Cách dùng, liều lượng:Ngày dùng 4-6g dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, để trị sán thường phối hợp vớihạt Bí ngô, để trị sốt rét phối hợp với Thường sơn.

Ghi chú:Vỏ quả Cau già là vị thuốc có tên Đại phúc bì là thuốc lợi tiểu, chữa phù thũng toànthân, nhất là bụng.

Bình vôi

Tên khoa học:Tuber Stephaniae glabraeNguồn gốc:Phần gốc thân phình thành củ của cây Bình vôi (Stephania glabra (Roxb.) Miers) hoặcmột số loài Bình vôi khác có chứa L-tetrahydropalmatin, họ Tiết dê (Menispermaceae).Cây mọc hoang tại nhiều vùng rừng núi nước ta và một số nước khác, thường gặp trên cácnúi đá vôi.Thành phần hoá học chính:Nhiều alcaloid (1%), trong đó quan trọng nhất là L-tetrahydropalmatin và roemerin.Công dụng:

Y học cổ truyền: Làm thuốc trấn kinh, an thần, chữa mất ngủ, sốt nóng, nhức đầu, khóthở, chữa đau dạ dày.Y học hiện đại: Dùng toàn cây, cao hoặc alcaloid bào chế thành dạng thuốc thích hợp đểlàm thuốc an thần.Cách dùng, liều lượng:Ngày dùng 3-6g dưới dạng bột củ hoặc 10-15ml rượu thuốc 10%.Ghi chú:Alcaloid của Bình vôi có trong các chế phẩm Rotunda, Stilux-60…

Bọ cạp

Tên khác:Toàn yết, Toàn trùng, Yết tử, Yết vĩ.Tên khoa học:Buthus sp. , họ Bọ cạp (Buthidae).Nước ta có nhiều loài bọ cạp, vị thuốc phải nhập từ nước ngoài.Bộ phận dùng:Dùng cả con làm thuốc gọi là Toàn yết, nếu chỉ dùng đuôi gọi là Yết vĩ.Thành phần hoá học chính:Trong bọ cạp có chất độc katsutoxin có bản chất protein giống như nọc rắn hay nọc độccủa một số con vật khác.Công dụng:Làm thuốc trấn kinh, chữa trẻ em kinh phong, làm thuốc kích thích thần kinh, chữa bánthân bất toại.

Cách dùng, liều lượng:Ngày uống 3-5g dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Bồ công anh

Lactuca indica L.Tên khác:Rau bồ cóc, Diếp dại, Mũi mác.Tên khoa học:Lactuca indica L. , họ Cúc (Asteraceae).Cây mọc hoang và được trồng làm thuốc ở nhiều nơi trong nước ta và nhiều nước khác.Bộ phận dùng:Lá, cành (Folia et Caulis lactucae).Thành phần hoá học chính:Flavonoid, chất nhựa.Công dụng:Trị nhọt độc, sưng vú do tắc tia sữa, tràng nhạc.

Cách dùng, liều lượng:Ngày dùng 8-30g dưới dạng nước sắc. Lá tươi giã nát đắp ngoài.Chú ý:Ung nhọt đã vỡ mủ không nên dùng.Rễ, lá Bồ công anh Trung Quốc (Taraxacum officinale Wigg. ), họ Cúc (Asteraceae) được dùng với công dụng tương tự Bồ công anh Việt Nam.

Bồ cốt chi

Tên khác:Bổ cốt chỉ, Hạt đậu miêu, Phá cố chỉ.Tên khoa học:Semen PsoralaeNguồn gốc:Hạt đã phơi hay sấy khô của cây Phá cố chỉ (Psoralea corylifolia L.), họ Đậu (Fabaceae).Nước ta có trồng cây này, dược liệu chủ yếu nhập từ Trưng Quốc.

Thành phần hoá học chính:Dầu béo, coumarin.Công dụng:Thuốc bổ cho người già yếu, đau lưng, phụ nữ kinh nguyệt không đều, khí hư.Hạt ngâm rượu dùng ngoài chữa bệnh bạch biến (da bị trắng từng chỗ).Các nước châu Âu thường dùng để chiết xuất coumarin làm thuốc trị các bệnh ngoài da như nấm tóc.Cách dùng, liều lượng:Ngày uống 6-15g dưới dạng thuốc sắc, bột, viên.

Bồ cu vẽ

Tên khác:Sâu vẽ.Tên khoa họcBreynia fruticosa Hook. f. họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)Cây mọc hoang và được trồng làm thuốc ở nhiều nơi trong nước ta và nhiều nước khác.

Bộ phận dùng:Lá (Folium Breyniae fruticosae), vỏ thân (Cortex Breyniae fruticosae).Thành phần hoá học chính:Acid hữu cơ.Công dụng:Chữa rắn cắn, chữa bệnh giun chỉ, làm thuốc cầm máu, chữa mụn nhọt, chữa các vết lởloét.Cách dùng, liều lượng:Dùng 30-40g lá tươi, giã nát vắt lấy nước uống, bã đắp ngoài. Vỏ cây cạo lấy bột rắclên mụn nhọt, vết lở loét.

Bọ mẩy

Tên khác:Đại thanh.Tên khoa học:

Clerodendrom cytophyllum Turcz. , họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).Cây mọc hoang ở nhiều địa phương trong nước ta.Bộ phận dùng:Lá (Đại thanh diệp), rễ tươi hoặc khô (Radix et Folium Clerodendri).Vỏ rễ được dùng dưới tên Địa cốt bì nam.Thành phần hoá học chính:Alcaloid.Công dụng:Chữa sởi, viêm họng, chảy máu chân răng, trị lỵ cấp tính và viêm đại tràng mãn tính.Dùng uống sau khi đẻ để chữa ho, thông huyết.Cách dùng, liều lượng:Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.Chú ý:Tránh nhầm lẫn lá cây Bọ mẩy với vị thuốc Đại thanh diệp (nhập từ Trung Quốc) (FoliumIsatidis) là lá của cây Isatis tinctoria L.

Bối mẫu

Tên khoa học:Bulbus FritillariaeNguồn gốc:Thân hành đã phơi hay sấy khô của cây Triết bối mẫu (Fritillaria thunbergii Miq.), câyXuyên bối mẫu (Fritillaria cirrhosa D. Don.), và một số loài Bối mẫu khác (Fritillaria

spp.), họ Loa kèn trắng (Liliaceae).Cây ưa khí hậu mát, vùng ôn đới. Vị thuốc nhập từ Trung Quốc.Thành phần hoá học chính:Alcaloid, tinh bột.Công dụng:Chữa ho, ung nhọt ở phổi, teo phổi, nhọt vú, tràng nhạc, bướu cổ, thổ huyết.Cách dùng, liều lượng:Ngày uống 6-12g dưới dạng thuốc sắc.Ghi chú:Có tài liệu quy định cây Fritillaira vertillata Willd. – Triết bối mẫu; câyFritillaria roylei Hook. – Xuyên bối mẫu.

Bòng bong

Tên khác:Thòng bong.Tên khoa học:

Lygodium sp. , họ Bòng bong (Schizeaceae).Cây mọc hoang leo trên các cây khác ở bờ bụi.Bộ phận dùng:Cả cây mang lá (Herba Lygodii).Thành phần hoá học chính:Flavonoid, acid hữu cơ.Công dụng:Chữa đái rắt, đái buốt, đái ra máu, đái ra sỏi. Trị chấn thương, ứ huyết, sưng đau.Cách dùng, liều lượng:Ngày dùng 6-12g dạng nước sắc (thường kết hợp với Thổ phục linh).Ghi chú:Người ta dùng bào tử của loài Lygodium japonicum (Thunb.) Sw. gọi là Hải kim sa (SporaLygodii) trị đái buốt, đái rắt.

Bồng hồng

Tên khác:

Nam tì bà diệp, cây Lá hen.Tên khoa học:Calotropis gigantea R. Br. , họ Thiên lý (Asclepiadaceae).Bộ phận dùng:Lá.Thành phần hoá học chính:Calotropin.Công dụng:Làm thuốc chữa hen.Cách dùng, liều lượng:Ngày dùng 6-12g dưới dạng nước sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.Ghi chú:Không nhầm với cây Bồng bồng thuộc họ Hành (Liliaceae).Lá khô của cây Nhót tây hay Nhót Nhật Bản (Eryobotrya japonica Lindl.) gọi là tỳ bà diệp, cần chú ý tránh nhầm lẫn.

Bỏng nổ

Tên khác:Cây nổ, Bỏng nẻ.Tên khoa học:Fluggea virosa (Roxb. ex Willd.) Voigt, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta và nhiều nước khác.Bộ phận dùng:

Lá, vỏ thân, rễ.Thành phần hoá học chính:Alcaloid (securinin), tanin.Công dụng:Chữa sốt, sốt rét, chóng mặt, chân tay run rẩy.Cách dùng, liều lượng:Rễ thái mỏng, phơi sấy khô sao vàng. Ngày uống 6-12g dạng nước sắc.

Bông ổi

Tên khác:Cây ngũ sắc.Tên khoa học:Lantana camara l. , họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).Cây mọc hoang và được trồng làm cảnh.Bộ phận dùng:Lá, hoa và rễ (Folium, Flos et Radix Lantanae).Thành phần hoá học chính:Tinh dầu (cameren, isocameren…), alcaloid (lantanin).Công dụng, cách dùngRễ chữa sốt lâu không khỏi, phong thấp, đau xương, chấn thương, bầm dập, Mỗi ngày dùng30-60g dưới dạng thuốc sắc.Hoa chữa ho lâu ngày, ho ra máu – ngày:10-12g dạng thuốc sắc.

Lá cây giã nát đắp lên vết thương, vết loét; xông chữa cảm mạo, sốt. Dùng ngoài không kể liều lượng.Ghi chú:Tránh nhầm lẫn với cây Hoa cứt lợn (Ageratum conzyoides l.) cũng gọi là Hoa ngũ sắc.

Bướm bạc

Mussaenda pubescens Ait. f.Tên khác:Bươm bướm, Hoa bướm.Tên khoa học:Mussaenda pubescens Ait. f. , họ Cà phê (Rubiaceae).Cây mọc hoang ở các vùng đồi núi nước ta.Bộ phận dùng:Hoa, rễ, cành, lá.Thành phần hoá học chính:Acid amin, acid hữu cơ (Arjunolic).

Công dụng:Lợi tiểu, chữa ho, hen, gãy xương, chữa tê thấp.Cách dùng, liều lượng:Hoa làm thuốc lợi tiểu chữa ho, hen, ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng giã nát đắp lên nơi viêm tấy, gãy xương.Rễ làm thuốc giảm đau, chữa tê thấp, ngày dùng 10-20g dưới dạng thuốc sắc. Cành, thân,lá cũng dùng như rễ, ngày dùng 6-12g.

Bụp giấm

Hibiscus subdaiffla L.Tên khoa học:Hibiscus subdaiffla L. , họ Dâm bụt (Malvaceae).Cây có nguồn gốc ở Tây phi, nay trồng ở nước ta.Bộ phận dùng:Đài hoa, quả, lá.Thành phần hoá học chính:Flavonoid (hibiscitrin, gossypitrin…), acid hibiscic, acid amin, a,b-caroten…

Công dụng:Kích thích tiêu hoá, tăng tiết mật, lợi tiểu, hạ huyết áp.Là nguồn nguyên liệu có triển vọng để chiết xuất các chất màu thực phẩm.Cách dùng , liều lượng:Sử dụng dưới dạng rượu, trà.Chú ý:Lá cây Bụp giấm thường được sử dụng để nấu canh chua, chế nước giải khát. Nước ta cósản xuất rượuvang Hibiscus phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Cà đinh

Solanum surattenseTên khoa học:Solanum surattense Burm. f. , họ Cà (Solanaceae).Cây mọc hoang nhiều nơi trong nước ta.Bộ phận dùng:Dùng toàn cây tuơi hoặc phơi khô.Thành phần hoá học chính:Saponin (solanin, solasonin…).Công dụng:Chữa đau dạ dày, viêm khoang miệng, trị mụn nhọt lở loét.Cách dùng, liều lượng:

Rễ phơi khô tán thành bột, uống mỗi ngày 1g. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốckhác.Dùng ngoài đắp lên vết loét.Chú ý:Thuốc có độc, cẩn thận khi dùng.Tránh nhầm lẫn với cây Cà độc dược (Datura metel L.)

Cà độc dược

Datura metel L.Tên khác:Mạn đà la hoa.Tên khoa học:Datura metel L., họ Cà (Solanaceae).Cây mọc hoang khắp nơi trong nước ta.Bộ phận dùng:Lá, hoa (Folium, Flos Daturae)Thành phần hoá học chính:

Alcaloid (scopolamin, hyoscyamin, atropin)Công dụng:Chữa ho hen, chống co thắt trong bệnh loét dạ dày và ruột, chữa các cơn đau, chống saynóng.Cách dùng, liều lượng:Thuốc độc bảng A. Dạng cao, bột, cồn để uống. Bột, cao lỏng 1/1- liều trung bình: 0,1gx 3 lần trong một ngày; Cồn 1/10 – 0,5g x 4lần trong một ngày.Hoa thái nhỏ phơi khô cuốn vào giấy hút như thuốc lá chữa hen, liều 1-1,5g/ngày.

Cà gai leo

Solanum hainanenseTên khác:Cà vạnh, Cà cườm, Cà quánh, Cà quýnh.Tên khoa học:Solanum hainanense hoặc Solanum procumbens Lour., họ Cà (Solanaceae).Cây mọc hoang nhiều nơi trong nước ta.Bộ phận dùng:Rễ (Thích gia căn), dây (Thích gia đằng)Thành phần hoá học chính:Rễ có alcaloid, tinh bột, flavonoid.Dây có alcaloid.Công dụng:Cây được dùng trị hong thấp, sâu răng, đau nhức các đầu gân xương, cảm cúm, ho, ho gà,dị ứng. Còn dùng trị rắn độc cắn, giải độc rượu, bia, chống say tàu xe. Hiện nay Cà

gai leo đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng điều trị viêm gan do virus, xơgan và ung thư gan.Cách dùng, liều lượng:Ngày dùng 16-20g dưới dạng thuốc sắc.

Cá ngựa

Tên khác:Hải mã, Thuỷ mã.Tên khoa học:HippocampusNguồn gốc:Vị thuốc là toàn thân bỏ ruột phơi khô của một số loài Cá ngựa: Hippocampuskelloggi Jordan et Snyder (Khắc thị hải mã), Hippocampus histrix Knaup (Cá ngựa gai =Thích hải mã), Hippocampus kuda Bleeker(Đại hải mã), Hippocampus trimaculatus Leach(Cá ngựa chấm = Tam ban hải mã)…, họ Hải long(Syngnathidae).Vùng biển nước ta có một số loài Cá ngựa đang được khai thác và sử dụng.Thành phần hoá học chính:

Protid, lipid.Công dụng:Thuốc bổ, kích thích sinh dục, chữa liệt dương, phụ nữ khó mang thai, đau lưng mỏigối, báng bụng. Dùng ngoài chữa đinh độc, u nhọt.Cách dùng, liều lượng:Dùng 4-10g một ngày dưới dạng thuốc sắc, bột, rượu, hoàn.Chú ý:Phụ nữ có thai dùng thận trọng.

Cam thảo dây

Abrus precatorius L.Tên khác:Dây cườm cườm, Dây chi chi.Tên khoa học:Abrus precatorius L., họ Đậu (Fabaceae).Cây mọc hoang và được trồng làm cảnh, làm thuốc ở nhiều nơi.Bộ phận dùng:Phần trên mặt đất (Herba Abri Precatorii).Thành phần hoá học chính:Chất ngọt tương tự glycyrrhizin.Công dụng:Dùng thay cảm thảo bắc chữa cảm, ho.

Cách dùng, liều lượng:Ngày dùng 8-16g, sắc uống, dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Cam toại

Euphorbia sieblodianaeTên khoa học:Euphorbia sieblodianaeNguồn gốc:Dược liệu là rễ cây Cam toại (Euphobia sieblodiana Morren et Decaisne hay Euphorbiakansui Liou.), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).Vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.Thành phần hoá học chính:γ-euphorbol, euphadienol.Công dụng:Dùng làm thuốc xổ, tẩy mạnh.Cách dùng, liều lượng:

Cam toại dùng sống (Sinh cam toại) có tác dụng mạnh và độc tính mạnh (liều mỗi ngày0,3-1g).Cam toại nướng, xào dấm làm chậm tác dụng xổ tẩy và làm giảm độc tính (liều mỗi ngày1,5-3g). Dùng dạng bột hay dạng viên.Chú ý:Dược liệu độc, không dùng cho phụ nữ có thai, không dùng chung với Cam thảo.

Cánh kiến đỏ

Tên khoa học:LaccaNguồn gốc:Vị thuốc là sản phẩm do Sâu cánh kiến (Laccifer lacca Kerr.), họ Sâu cánh kiến(Lacciferideae) tạo ra. Sâu cánh kiến có ở nước ta có trên 200 loài cây chủ, trên đóSâu cánh kiến có thể sinh sống và tạo Cánh kiến đỏ.Thành phần hoá học chính:Chất màu (các dẫn chất anthraquinon), chất nhựa (hỗn hợp polyester giữa acid béo cónhóm OH và các nhóm sesquiterpen).Công dụng, cách dùng:Thuốc hạ sốt: Ngày dùng 4-6 g;Cồn gôm lac 5% chấm răng để phòng sâu răng.Làm hương liệu, bao viên thuốc chống ẩm, làm chất màu, chất tạo màng (vecni, chất cáchđiện, keo dán).

Cánh kiến trắng

Tên khác:An tức hương.Tên khoa học:BenzoinumNguồn gốc:Nhựa thơm để khô lấy từ cây Bồ đề (Styrax tonkinensis Pierre), họ Bồ đề (Styraceae).Cây mọc hoang và được trồng ở một số vùng rừng núi, trung du nước ta để lấy gỗ làm quediêm, làm giấy và lấy nhựa.Thành phần hoá học chính:Acid thơm (acid benzoic 36%, acid cinamic 3%), vanilin.Công dụng:Chữa ho, làm lành vết thương, chữa nẻ vú,… Dùng trong kỹ nghệ hương liệu.Cách dùng, liều lượng:Dùng 0,5-2g mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc, hoàn tán.Dung dịch 20% trong cồn làm thuốc bôi chữa nẻ vú.

Canhkina

Tên khoa học:Cortex CinchonaeNguồn gốc:Vỏ thân, vỏ cành, vỏ rễ phơi, sấy khô của nhiều loài Canhkina như: Canhkina đỏ(Cinchona succirubra Pavon), Canhkina vàng (Cinchona calisaya Weddell), Canhkina xám(Cinchona officinalis L.), họ Cà phê (Rubiacea).Cây được trồng ở một số vùng ở nước ta (Ba Vì, Lâm Đồng).Thành phần hoá học chính:Các alcaloid (quinin, quinidin, cinchonin, cincholidin…), glucosid đắng, nhựa…Công dụng:Chiết quinin và các alcaloid khác làm thuốc điều trị sốt rét.Thuốc hạ sốt, thuốc bổ kích thích tiêu hoá, điều trị các vết thương, vết loét.Cách dùng, liều lượng:Uống dạng bột, cao, siro, rượu bổ. Dạng bột: 4-12g, cồn: 2-15g, siro:20-100ml mỗingày. Quinin chữa sốt rét 0,5g/lần, 1-1,5g/ngày.Chú ý:Cây Ô môi (Cassia fistula L. = Cassia grandis L. f.) được trồng ở đồng bằng sôngCửu long và một số tỉnh ở miền Bắc cũng gọi là Canhkina Việt Nam, cơm quả làm thuốcnhuận, tẩy, cần phân biệt, tránh nhầm lẫn.

Cao bản

Tên khác:Ligusticum root.Tên khoa học:Rhizoma LigusticiNguồn gốc:Thân rễ của cây Bắc cảo bản (Ligusticum jeholense Nak. et Kitaga), hay loài Ligusticumsinense Oliv., họ Cần (Apiaceae).Vị thuốc nhập từ Trung Quốc.Thành phần hoá học chính:Tinh dầu.Công dụng:Giải cảm, giảm đau.Chữa nhức đầu, đau đỉnh đầu, đau nửa đầu, do cảm lạnh.Cách dùng, liều lượng:Ngày dùng 2-10g, thường dùng kết hợp với các vị thuốc khác.Chú ý:Không dùng khi nhức đầu do thiếu máu.

Cát căn

Tên khác:Sắn dây.Tên khoa học:Radix PuerarieNguồn gốc:Vị thuốc là rễ củ đã chế biến của cây Sắn dây (Pueraria thomsoni Benth.), họ Đậu (Fabaceae).Cây được trồng ở nhiều nơi làm thực phẩm và làm thuốc.Thành phần hoá học chính:Tinh bột 12-15% (rễ tươi), flavonoid (puerarin, daizin, daizein).Công dụng:Chữa sốt, cảm nóng, khát nước, ban sởi mới phát, giải nhiệt.Chế tinh bột làm thực phẩm và làm thuốc.Cách dùng, liều lượng:Mỗi ngày dùng 8-12g, dạng thuốc sắc. Cũng có thể chế bột Sắn dây (tinh bột) pha nướcuống.

Cát cánh

Tên khoa học:Radix PlatycodiNguồn gốc:Dược liệu là rễ đã cạo vỏ ngoài phơi hoặc sấy khô của cây Cát cánh (Platycodon grandiflorum (Jacq.) A. DC.), họ Hoa chuông (Campanulaceae).Cây ưa khí hậu vùng ôn đới, một số vùng cao nước ta có thể trồng được.Dược liệu phải nhập hoàn toàn từ Trung Quốc.Thành phần hoá học chính:Saponin triterpenoid.Công dụng:Chữa ho, ho có đờm hôi tanh, viêm họng, khản tiếng, tức ngực, khó thở.Cách dùng, liều lượng:Mỗi ngày dùng 4-16g, dạng thuốc sắc, hoàn tán, siro, dùng kết hợp với các vị thuốckhác.

Câu đằng

Tên khoa học:Ramulus Uncariae cumunsisNguồn gốc:Dược liệu là những đoạn thân có gai hình móc câu đã phơi khô của một số loài Câu đằng (Uncaria sp.), họ Cà phê (Rubiaceae).Cây Câu đằng thường mọc hoang tại nhiều vùng rừng núi nước ta.Hiện nay trên thị trường có cả Câu đằng thu hái trong nước và nhập từ Trung Quốc.Thành phần hoá học chính:Các alcaloid (rhynchophylin, isorhynchophylin).Công dụng:Trấn kinh, chữa chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, cao huyết áp, trẻ em kinh giản (cogiật), động kinh…Cách dùng, liều lượng:Ngày dùng 6-15g, dạng thuốc sắc.Ghi chú:Vị Câu đằng của Trung Quốc được lấy từ cây Uncaria rhynchophylla (Miq) Jacks., vị nàykích thước nhỏ hơn Câu đằng Việt Nam, nhiều móc câu, đều đặn, màu đỏ tía.

Câu kỳ tử

Tên khác:Khởi tử.Tên khoa học:Fructus LyciiNguồn gốc:Quả chín phơi khô của cây Câu kỷ hay Khủ khởi (Lycium sinense Mill.), họ Cà (Solanaceae).Cây này có trồng ở nước ta, vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.Thành phần hoá học chính:Caroten, vitamin C, acid amin.Công dụng:Thuốc bổ, chữa ho lao, đau lưng mỏi gối, di tinh, ra nhiều nước mắt, mắt mờ, đáiđường.Cách dùng, liều lượng:Ngày dùng 4-10g, dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.Chú ý:Vỏ rễ của cây Khủ khởi được gọi là Địa cốt bì (Cortex Lycii sinensis) dùng chữa sốt,ho khan, ho ra máu, đi tiểu ra máu…

Cẩu tích

Tên khoa học:Rhizoma CibotiiNguồn gốc:Thân rễ đã cạo sạch lông, phơi hay sấy khô của cây Lông culi (Cibotium barometz J. Sm.= Dicksonia barometz L.), họ Kim mao (Dicksoniaceae).Cây này mọc hoang ở nhiều vùng rừng núi nước ta.Thành phần hoá học chính:Tinh bột.Công dụng:Chữa đau khớp, đau lưng phong thấp, tay chân nhức mỏi, đau dây thần kinh toạ, ngườigià yếu đi tiểu nhiều.Cách dùng, liều lượng:Ngày dùng 10-18g, dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.

Cây chổi xể

Tên khác:Chổi sể, Thanh cao, Cây chổi trện.Tên khoa học:Baeckea frutescens L., họ Sim (Myrtaceae).Cây mọc hoang ở nhiều vùng đồi trong nước ta.Bộ phận dùng:Lá, phần trên mặt đất.Thành phần hoá học chính:Tinh dầu.Công dụng:Chữa cảm cúm, đau nhức, ăn không tiêu, đau bụng, dùng cho phụ nữ uống sau khi để, cấttinh dầu.Cách dùng, liều lượng:Sắc lá và hoa làm nước uống (6-8g). Đốt cây khô để xông, dùng tinh dầu xoa bóp.

Cây cứt lợn

Tên khác:Cây ngũ sắc, Cây ngũ vị, Cỏ hôi.Tên khoa học:Ageratum conyzoides L., họ Cúc (Asteraceae).Cây mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta.Bộ phận dùng:Phần trên mặt đất.Thành phần hoá học chính:Tinh dầu, alcaloid, saponin.Công dụng, cách dùng:Chữa viêm xoang mũi dị ứng: cây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông,dùng bông nhét vào lỗ mũi.Chữa rong huyết sau khi sinh nở: 30-50g cây tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uốngtrong ngày.

Phối hợp với nước bồ kết để gội đầu.Chú ý:Tránh nhầm với cây Ngũ sắc (Lantana camara L.) và cây Cỏ lào (Eupatorium odoratum L.)cũng được gọi là cây Cứt lợn, cỏ hôi.

Cây đại

Tên khác:Cây sứ, Bông sứ.Tên khoa học:Plumeria rubra L. var. acutifolia (Poir.) Bailey, họ Trúc đào (Apocynaceae).Cây mọc hoang và được trồng ở các đình chùa, các vườn hoa.Bộ phận dùng:Vỏ thân, hoa (Cortex et Flos Plumeriae).Lá tươi, nhựa tươi.Thành phần hoá học chính:Các chất thuộc nhóm Iridoid, alcaloid, trong hoa có tinh dầu.

Công dụng:Vỏ thân dùng để nhuận tràng, xổ ra giun và trị thuỷ thũng.Hoa trị sốt, chữa ho tiêu đờm.Lá giã nấu thành cao, đắp vào chỗ sầy da, chảy máu.Nhựa: bôi trị vết ghẻ lở, viêm tấy.Cách dùng:Vỏ thân cạo bỏ lớp bần, thái mỏng, sao thơm, sắc uống dùng để nhuận tràng: 3-6g, dùngđể xổ: 8-16g.Hoa: 12-20g.Chú ý:Người đang tiêu chảy, có thai không được dùng

Cây gạo

Tên khác:Mộc miên.Tên khoa học:Bombax malabaricum DC. = Gossampinus malabarica (DC.) Merr. = Bombax heptaphylla Cav.,họ Gạo (Bombacaceae).Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta.Bộ phận dùng:Vỏ cây, hoa.Thành phần hoá học chính:

Chất nhầy.Công dụng:Dùng bó chữa gãy xương, làm thuốc cầm máu, thông tiểu, chữa ỉa chảy, kiết lỵ.Cách dùng, liều lượng:Vỏ tươi giã nát bó vào nơi gãy, vỏ khô sắc uống, ngày dùng 15-20g làm thuốc cầm máu,thông tiểu.Hoa sao vàng, sắc uống, ngày dùng 20-30g chữa ỉa chảy, kiết lỵ.