28
THÂN THẾ - SỰ NGHIỆP C hế thắng Phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu tên thật là Nguyễn Cơ, tự Bích Châu, quê ở xã Bảo Lộc, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Bà là con gái của đại thần Nguyễn tướng công, một vị quan rất mực thanh liêm và bà Phạm phu nhân. Năm 40 tuổi mới sinh con, ông bà rất đỗi vui mừng coi con như ngọc, như châu, ngày đêm nâng niu, cho nên đặt tên là Bích Châu. Từ nhỏ cho đến khi trưởng thành, bà Bích Châu được cha mẹ săn sóc, dạy dỗ chu đáo về văn chương, đạo lý và được cậu là một võ tướng dạy võ thuật, cung kiếm. Vốn có nhan sắc, lại giỏi âm nhạc, nên bà sớm trở thành người văn võ toàn tài. Đến năm Long Khánh thứ nhất (1373) bà được Vua Trần Duệ Tông tuyển làm cung phi. Sách “Truyền kỳ tân phả” của bà Đoàn Thị Điểm có ghi chép lại câu chuyện: “Dịp rằm tháng 8 năm nọ, nhà vua thấy mọi người đi lại mua bán nhộn nhịp vui vẻ, cảnh trí thật là ngoạn mục, nhà vua liền nghĩ ra một vế đối rằng: “Thu thiên họa các quải ngân đăng nguyệt trung đan quế” (Tức: “Trời thu gác tía/Treo đàn bạc, quế đỏ trong trăng”). Trong lúc các quan lại đang suy nghĩ thì Bích Châu đã đối lại rằng: “Xuân sắc trang đài khai bảo kính, thủy đê phù dung” (Tức: “Sắc xuân đài trang mờ gương báu, phù dung đáy nước”). Nhà vua nghe được liền tấm tắc khen. PHẦN 1: CHẾ THẮNG PHU NHÂN NGUYỄN THỊ BÍCH CHÂU VỊ NỮ TRUNG HÀO KIỆT Quý phi Nguyễn Thị Bích Châu

CHẾ THẮNG PHU NHÂN NGUYỄN THỊ BÍCH CHÂU VỊ NỮ

Embed Size (px)

Citation preview

THÂN THẾ - SỰ NGHIỆP

C hế thắng Phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu tên thật là Nguyễn Cơ, tự Bích Châu, quê ở xã Bảo Lộc, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Bà là con gái của đại thần Nguyễn tướng công, một vị quan rất

mực thanh liêm và bà Phạm phu nhân. Năm 40 tuổi mới sinh con, ông bà rất đỗi vui mừng coi con như ngọc, như châu, ngày đêm nâng niu, cho nên đặt tên là Bích Châu. Từ nhỏ cho đến khi trưởng thành, bà Bích Châu được cha mẹ săn sóc, dạy dỗ chu đáo về văn chương, đạo lý và được cậu là một võ tướng dạy võ thuật, cung kiếm. Vốn có nhan sắc, lại giỏi âm nhạc, nên bà sớm trở thành người văn võ toàn tài. Đến năm Long Khánh thứ nhất (1373) bà được Vua Trần Duệ Tông tuyển làm cung phi.

Sách “Truyền kỳ tân phả” của bà Đoàn Thị Điểm có ghi chép lại câu chuyện: “Dịp rằm tháng 8 năm nọ, nhà vua thấy mọi người đi lại mua bán nhộn nhịp vui vẻ, cảnh trí thật là ngoạn mục, nhà vua liền nghĩ ra một vế đối rằng: “Thu thiên họa các quải ngân đăng nguyệt trung đan quế” (Tức: “Trời thu gác tía/Treo đàn bạc, quế đỏ trong trăng”). Trong lúc các quan lại đang suy nghĩ thì Bích Châu đã đối lại rằng: “Xuân sắc trang đài khai bảo kính, thủy đê phù dung” (Tức: “Sắc xuân đài trang mờ gương báu, phù dung đáy nước”). Nhà vua nghe được liền tấm tắc khen.

PHẦN 1:CHẾ THẮNG PHU NHÂN NGUYỄN THỊ BÍCH CHÂU

VỊ NỮ TRUNG HÀO KIỆT

Quý phi Nguyễn Thị Bích Châu

THỊ XÃ KỲ ANH - DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH

2

Và từ vế đối này, bà được vua kén vào cung, lấy hiệu là Phù Dung. Bà được vua rất mực yêu quý. Là phụ nữ, nhưng cái khí phách của bà lấn át và làm lu mờ các đấng tu mi nam tử.

Năm 1377, nhà vua đem quân đi đánh Chiêm Thành, khuyên ngăn vua không được, bà bèn xin đi theo để hộ giá. Trên đường chinh phạt do bị trúng kế của quân địch, các viên tướng của nhà vua lần lượt tử trận, khi đó bà đã thân chinh đứng ra chỉ huy đạo quân bảo vệ nhà vua, không may trúng mũi tên tẩm độc. Vì vết thương quá nặng, bà đã từ trần vào giờ Tý, ngày 11/2/1377 (Đinh Tỵ). Ba ngày sau, Vua Trần Duệ Tông băng hà. Lúc bấy giờ, vua Trần Phế Đế lên ngôi và lệnh đưa linh cữu vua theo đường bộ, còn linh cửu Quý phi Bích Châu theo đường biển về triều đình để mai táng, đến cửa biển Kỳ Hoa gặp phải mưa to gió lớn không thể đi tiếp được, vua Trần Phế Đế liền xuống chiếu cho quan quân an táng linh cửu của quý phi tại đây và lập miếu để nhân dân thờ phụng, hương khói.

Năm 1470, niên hiệu Hồng Đức thứ nhất, vua Lê Thánh Tông lại ngự giá thân chinh đi đánh Chiêm Thành, đến cửa biển

Tranh minh họa Trần Duệ Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành, nguồn: Thư viện lịch sử

THỊ XÃ KỲ ANH - DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH

3

Kỳ Hoa phát hiện ngôi miếu, vua liền dò hỏi dân chúng địa phương, vào dâng hương và viết bốn chữ “Nữ Trung Hào Kiệt” dán lên bài vị và nói: “Tiền triều, người là bậc cứu quốc anh hùng vì nước, vì vua mà bị vong thân, nay ta cũng vì nước bảo toàn bờ cõi mà đi dẹp giặc, có linh thiêng thì giúp trẫm kỳ khai đắc thắng, mã đáo thành công, khi bản sứ về triều trẫm sẽ khởi công lập miếu và phong tặng”.

Ngay đêm đó được mộng lành, vua Lê Thánh Tông liền cho xuất quân lên đường dẹp giặc, khi thắng trận trở về đến đất Kỳ Hoa, vua đã cho quân cùng nhân dân địa phương xây dựng lại với quy mô gồm ba tòa điện lớn (Trung điện, Hạ điện, Thượng điện) để ghi nhớ công ơn của liệt nữ Nguyễn Thị Bích Châu và đã ban chiếu sắc phong cho đền là Chế thắng Phu nhân. Trải qua các triều đại phong kiến, bà Nguyễn Thị Bích Châu được nhân dân tôn là Loan Nương Thánh Mẫu hay Mẫu Kỳ Anh. Bà đã được tôn lên hàng Mẫu vào khoảng thời gian khá sớm trong đời sống tâm linh của quần chúng nhân dân Việt Nam.

THỊ XÃ KỲ ANH - DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH

4

KÊ MINH THẬP SÁCH - MINH TRIẾT TRỊ QUỐC AN DÂN

T heo sử sách, vua Trần Duệ Tông (1336 - 1377), tên thật là Trần Kính, là con thứ 11 của vua Trần Minh Tông. Năm 1371, ông được phong làm thái tử, đến năm 1372, Trần Duệ Tông lên ngôi vua lấy niên

hiệu là Long Khánh. Lên ngôi năm 37 tuổi, dù chỉ ở ngôi 4 năm nhưng thời gian trị vì ông đã để lại nhiều ấn tượng về tài năng, sự liêm khiết của đa số quan lại. Trần Duệ Tông còn là vị vua hiếm có của hậu kỳ nhà Trần có lòng quả cảm, ý thức tự lập tự cường, coi trọng thuần phong, chấn hưng Đại Việt. Sau khi lên ngôi vua, Trần Duệ Tông chủ trương chọn người thực tài phục vụ quốc gia, không đề cao yếu tố tôn thất. Những nho sĩ thời đó như Trạng nguyên Đào Sư Tích, Bảng nhãn Lê Hiến Phủ, Thám hoa Trần Đình Thám… đều xuất thân từ bình dân và rất được coi trọng.

Để đối phó với sự quấy rối từ quốc gia lân bang, quân đội dưới thời vua Trần Duệ Tông được tổ chức chặt chẽ. Đặc biệt, ý thức dân tộc ở thời kỳ này rất được chú trọng. Vua hạ lệnh cho quân dân không được mặc áo kiểu người phương Bắc và bắt chước tiếng nói của các nước Chiêm – Lào. Bên cạnh đó, ông còn quy định cụ thể về mẫu mã các loại thuyền, xe, kiệu, tán, nghi, trượng và y phục…Trên cương vị người lãnh đạo tối cao của dân tộc Đại Việt, vua Trần Duệ Tông luôn chứng tỏ mình là một con người có cá tính và đầy quyết đoán. Trong bối cảnh, nhà Trần vừa mới vực dậy từ sau những năm rối ren dưới đời Hôn Đức (Dương Nhật Lễ), lại thêm quân Chiêm Thành (Chăm Pa) luôn nhăm nhe nhòm ngó bờ cõi nước ta, chính sự chưa yên, lòng dân bất ổn. Được nhường ngôi giữa lúc đất nước gặp nhiều biến cố, vua Trần Duệ Tông rất lo lắng. Quý phi Nguyễn Thị Bích Châu nhận thấy nhà Vua quá nôn nóng đánh Chiêm Thành, trong khi Xã Tắc chưa mạnh, lòng dân ly tán, triều chính nguy cơ rạn nứt. Vì thế mà bà soạn thảo bản điều trần dâng vua gọi là “Kê minh thập sách”, nêu 10 kế sách trị nước an dân.

Vua Trần Duệ Tông

Quý phi Nguyễn Thị Bích Châu soạn bản tấu “Kê minh thập sách”

THỊ XÃ KỲ ANH - DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH

5

KÊ MINH THẬP SÁCH - GIÚP VUA TRỊ QUỐC

T oàn bài như sau: Trộm nghĩ, dời củi nâng mái bếp gây nền trị từ khi chưa loạn;

dùng dâu ràng cửa tổ, được ở yên cần lo tính lúc nguy. Vì dân tình dễ đắm đuối sự yên vui; mà thế vận khó giữ luôn thời bình trị. Cho nên dâng lời răn chớ chơi bời lười nhác, Cao Dao trước hãy ngợi khen, ở vào thời không máu chảy gươm khua, Giả Nghị vẫn tâu lời than thở. Chỉ vì yêu vua mà ngăn trước, không phải khác chúng để khoe tài. Tiện thiếp tên gọi Bích Châu, lúc nhỏ vốn nhà nghèo khó, lớn lên được tuyển vào cung, ân sủng chứa chan, thương yêu đằm thắm. Vả xiêm áo vua ngu, dám đâu sánh với người

nam tử; rút trâm cài Khương hậu, tiến lời can đứng trước đình thần. Mạo muội tỏ bày mười điều vụng nghĩ:

Khi bản tấu được dâng lên, vua Trần Duệ Tông đã phải thốt lên: Không ngờ một người đàn bà lại thông tuệ đến thế! Thật là một Từ phi (vợ Đường Thái Tông ở Trung Quốc) ở trong cung của trẫm vậy! Nói vậy, nhưng rồi vua vẫn không sửa chính sự theo lời khuyên của Nguyễn Thị Bích Châu. Hơn thế, Trần Duệ Tông còn đem quân đi đánh Chiêm Thành. Nhiều người khuyên can, song vua vẫn không nghe. Nguyễn Thị Bích Châu lại làm một bài biểu dâng lên. Bài biểu dâng lên vua vẫn không chịu nghe, bà buồn rầu nói: Nghĩa là vua tôi, ơn là vợ chồng, đã không giỏi can ngăn để giữ nền bình trị, lại không biết khéo lời để ngăn lòng hiếu chiến, thật là sống thừa trong cõi trời đất vậy. Đến lúc Trần Duệ Tông duyệt binh chinh phạt Chiêm Thành, bà xin vua đi theo quân đội và đã hy sinh nơi trận mạc.

Điều một: Bền gốc nước, trừ kẻ bạo thì dân chúng được yên.Điều hai: Giữ nếp xưa, phiền nhiễu nên bỏ thì triều cương không rối.Điều ba: Ngăn kẻ lạm quyền để trừ mọt nước.Điều bốn: Loại bọn quan tham nhũng để bớt vơ vét của dân.Điều năm: Mở lối nho phong để ngọn lửa đóm được soi cùng mặt trời mặt trăng.Điều sáu: Tìm những lời trực gián để đường ngôn luận được rộng mở như cửa thành.Điều bảy: Rèn luyện binh sĩ cần lất hạng có dũng lực hơn là hạng vóc vạc lớn.Điều tám: Chọn tướng trước nên lựa người thao lược sau mới đến là bậc thế gia.Điều chín: Khí giới cốt tinh nhuệ hơn là lòe loẹt.Điều mười: Tập trận pháp cần chỉnh tề không cần múa nhảy.

Bia đá khắc nội dung Kê minh thập sách đặt tại đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu. (Ảnh từ Địa chí Kỳ Anh)

THỊ XÃ KỲ ANH - DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH

6

”Kê minh thập sách” của Quý phi Nguyễn Thị Bích Châu đã đưa ra được những điểm trọng yếu nhất, thiết thực nhất về đường lối chính trị, văn hóa, quân sự để có thể giúp vua trị vì đất nước. Văn phong không hoa mỹ, lời lẽ đanh thép, nội dung bao hàm nhiều phương diện của quốc kế dân sinh, chứa đựng cả chiến lược lẫn sách lược của ba vẫn đề cốt lõi: chính trị, văn hóa, quân sự mà cho đến nay vẫn còn thiết thực với xã hội hiện đại. Trải qua dâu bể gần 700 năm, lời tiền nhân vẫn còn nguyên giá trị, tiếp tục là bài học cảnh tỉnh về an dân, trị quốc cho những ai nắm trong tay quyền lực… Đối với các thế hệ hôm nay, “Kê minh thập sách” chính là nền tảng của khái

niệm về một quốc gia “Hòa bình, độc lập, dân chủ và hùng cường”. 10 kế sách trị an dân ấy là áng văn chính trị bất hũ, với đến nay vẫn còn nguyên giá trị và tính thời sự. “Kê minh thập sách” là minh triết, là linh hồn của những đạo lý mới để góp vào hình thành một cộng đồng xã hội Việt hiện đại.

Câu chữ Nôm:Sống mong nước trị dân an, một lòng

tiết nghĩa,Thác hóa Phúc thần thánh mẫu muôn

thuở anh linhDịch nghĩa:

“Kê minh thập sách, trí tuệ thánh hiền truyền lưu phù nước Việt,

Chế thắng phu nhân, ơn mẹ dài lâu gìn giữ giúp Nam dân”

THỊ XÃ KỲ ANH - DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH

7

LINH THIÊNG LỄ GIỖ CHẾ THẮNG PHU NHÂN NGUYỄN THỊ BÍCH CHÂU

H àng năm cứ ngày 11, 12 tháng 2 âm lịch, giữa tiết trời ấm áp Nhân dân địa phương và du khách thập phương lại cùng hẹn nhau về thôn Tam Hải 2, xã

Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh để tế lễ giỗ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu với lòng tôn kính trang liệt nữ. Lễ hội đền Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu (còn gọi là đền Bà Hải, đền Thánh Mẫu) là sự kiện được bà con trong vùng chờ đợi nhất mỗi độ xuân về. Lòng thành và tâm linh của những người đi lễ đã làm cho huyền tích về vị Loan Nương Thánh Mẫu (như dân gian tôn thờ) ngày càng sáng đẹp trong lòng dân chúng và ngày giỗ Thánh Mẫu đã trở thành một lễ hội linh thiêng của bà con vùng biển cửa. Vào ngày giỗ Thánh Mẫu (11/2 âm lịch) hàng năm, tại đền đều có tế lễ, dâng bánh chưng ngày tết và mở hội.

Tối 11/2 (âm lịch), có lễ tiên thường, cáo tế. Cỗ tế là “cỗ thục” (cổ chín), có xôi, thịt lợn và gà luộc. Suốt đêm chức sắc, hào lão chia nhau túc trực hương đèn. Một số trai tráng cũng được cắt cử ở lại đền để phục dịch. Tế phẩm phải là con vật sống. Trước đây, dân làng thả một cặp bê trên rú Voong (Cao Vọng có nơi chép là Cao Vương - bên kia sông Vịnh ở xã Bình Lễ, nay thuộc xã Kỳ Lợi), lâu ngày đàn bò sinh sôi đông đúc, nhân dân coi đây là của Đức Thánh Mẫu nên không được ai bắt, giết, làm càn và cũng không thể đến gần vì bò sống hoang dã. Trước ngày tế, làng làm lễ xin một chén “nước thánh” sang núi bắt bò. Sau khi đổ chén nước thánh lên thân một con bò được coi là béo tốt nhất, bò ngoan ngoãn lội theo thuyền qua sông về đền. Bò vẫn đứng nguyên trên tấm ván trong suốt tế lễ cho đến khi tế xong làng mới đưa bò ra làm thịt.

THỊ XÃ KỲ ANH - DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH

8

Khi mâm cỗ đã bày biện xong xuôi, trong không khí ấm áp, giữa biển biếc, trời xanh, một đội thuyền chèo từ ngoài biển cập bờ, cũng đúng lúc ấy, đội hành lễ bắt đầu lễ rước hương án và kiệu vào phía bàn thờ. Phía trên bàn thờ là các lễ vật được dân làng bày biện rất đẹp. Lễ được tổ chức thiêng liêng và trang trọng theo đúng các nghi thức thời xưa, có vị chủ tế, bồi tế, đủ các nghi trượng và phường hiếu nhạc. Bước vào phần hành lễ, không khí bỗng trở nên trang nghiêm, những tiếng nói cười xôn xao không còn, ngay cả từng hơi thở người ta cũng cố cho thật khẽ khàng. Bài văn tế do vị bồi tế trịnh trọng đọc trước bàn thờ Thánh đã làm xúc động lòng người dự lễ vì tiết nghĩa của trang liệt nữ. Xong phần tế lễ và dâng hương ở trước cửa đền là phần rước hương án và vật lế lễ vào điện chính. Dường như đến đây lòng ai cũng trở nên hiền hoà nên dù rất đông nhưng không có cảnh chen lấn, xô đẩy nhau, họ cứ lần lượt, lần lượt đến điện thờ dâng hương lên Thánh Mẫu.

THỊ XÃ KỲ ANH - DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH

9

Sau buổi tế, làng rước linh vị ra bờ sông dự hội chèo bơi hầu Thánh Mẫu. Khi Thánh mẫu được rước ra đến nơi thì người dân đã ken kín cả bờ sông. Mỗi cuộc bơi thường có 3 thuyền dài, mỗi thuyền có 20 thủy thủ màu áo khác nhau và 2 người điều khiển (một ngồi đằng lái đánh mỏ, một đứng trước mũi phất cờ). Cờ mở, trống giong 3 hồi thì thuyền xuất phát, theo nhịp mỏ và mái chèo rắn chắc, thuyền cứ thế mà lao vút. Khi lễ hội kết thúc, làng lại rước linh vị Đức Thánh Mẫu trở về Đền.

Bên cạnh tục dâng bánh chưng thờ Thánh Mẫu, sau lễ tế Lục ngoạt, làng Hải Khẩu (nay là Kỳ Ninh) tổ chức các cuộc vui cho toàn dân với các trò “đập cù” hầu Thần. “Đập cù” hay “phất cù” thường lựa chọn trái cù (cầu) gỗ tròn như quả bóng nhỏ và cây gậy đầu hơi cong. Để làm được trái cù tròn trĩnh, người làm phải rất tỉ mĩ, công phu. Người ta chọn các bãi đất bằng phẳng trước đình, đào hai hố nhỏ vừa đủ để trái cù lọt xuống. Dùng cây gậy điều khiển làm sao để trái cù lọt xuống hố của đối phương. Để có được trận cù hấp dẫn, các khâu chuẩn bị từ lựa chọn giám cù (trọng tài), luật lệ thi đến chia phe đấu đều được tiến hành chu đáo. Vào hội, các làng lựa chọn trai tráng khỏe mạnh chia thành phe, cử trưởng phe, số quân không hạn định nhưng phải ngang nhau. Giám cù được chọn là người công tâm, thạo chơi để chỉ huy đấu. Ba hồi trống đại nổi lên cũng là lúc hai phe ra sân bắt đầu trận đấu trước sự chứng kiến, cổ vũ của khán giả. Khi một phe gạt được trái cù xuống hố của phe kia sẽ là phe chiến thắng và giám cù đánh trống hồi kết. Hai phe cùng dân làng đứng nghiêm chỉnh làm lễ tạ Thần và rước Thần về miếu kết thúc cuộc chơi.

Lễ giỗ Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu được tổ chức nhằm tưởng nhớ, tôn vinh công đức của Thánh Mẫu đối với dân tộc, góp phần bảo tồn, gìn giữ, kế thừa và phát huy giá trị văn hóa; giáo dục truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm cho thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn hóa tinh thần của nhân dân, là dịp để con cháu tưởng nhớ và ghi công người Liệt nữ hiền tài đã xả thân vì đất nước, giới thiệu, quảng bá danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa Đền thờ Nguyễn Thị Bích Châu. Nghi thức thả hoa đăng trên sông Vịnh là hoạt động thường niên

vầ rất quan trọng trong mỗi dịp tổ chức lễ giỗ tại Khu di tích Chế thắng phu nhân Nguyễn Thi Bích Châu

THỊ XÃ KỲ ANH - DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH

10

T rong dòng chảy của lịch sử văn hóa, thị xã Kỳ Anh một vùng đất phên dậu phía nam Hà Tĩnh, vùng đất của “ống gió, chảo lửa, túi mưa”, song trong sự khắc nghiệt của thiên nhiên đã hình thành nên cốt cách của con người nơi đây với những nét văn hóa riêng biệt của đất và người Kỳ Anh. Trong dòng chảy của

lịch sử dân tộc cũng như bao nhiều vùng đất khác, thị xã Kỳ Anh là vùng đất văn hiến, giàu truyền thống văn hóa lịch sử với phong cảnh sơn thủy hữu tình. Trên địa bàn thị xã Kỳ Anh hiện có 10 di tích lịch sử văn hóa, trong đó 2 di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia, 8 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Ngoài ra, thị xã Kỳ Anh còn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa phong phú như: lễ hội cầu ngư, lễ hội đua thuyền, lễ hội rước thánh và các làng nghề truyền thống.

PHẦN 2:THỊ XÃ KỲ ANH - DANH THẮNG VÀ DI TÍCH

THỊ XÃ KỲ ANH - DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH

11

DANH THẮNG LỊCH SỬ VĂN HÓA QUỐC GIA - ĐỀN THỜ DANH THẮNG LỊCH SỬ VĂN HÓA QUỐC GIA - ĐỀN THỜ NGUYỄN THỊ BÍCH CHÂU ĐỀN THIÊNG NƠI CỬA BIỂNNGUYỄN THỊ BÍCH CHÂU ĐỀN THIÊNG NƠI CỬA BIỂN

Đ ền thờ Nguyễn Thị Bích Châu được xây dựng vào thế kỷ thứ XIV, tọa lạc trên một cồn cát cao và khá rộng với diện tích 26.370m2. Tưởng nhớ vị

“nữ trung hào kiệt” trải qua các triều đại phong kiến Việt Nam đều có sắc phong đền thờ Chế thắng Phu nhân và trùng tu xây dựng đền. Đền thờ Thánh mẫu Nguyễn Thị Bích Châu, còn có nhiều tên gọi khác là: Đền Hải Khẩu, Đền Bà Hải, hay Đền Chế Thắng phu nhân. Tồn tại đã gần 700 năm, trải qua sự biến thiên của thời gian và lịch sử, “Đền thiêng nơi cửa biển” vẫn giữ được vẻ cổ kính, linh thiêng. Đây không chỉ là nơi để người dân tới dâng hương cầu lễ mà đã trở thành địa chỉ du lịch tâm linh của du khách thập phương.

Trải qua bao biến cố của lịch sử, chiến tranh và thiên tai, song ngôi đền vẫn là một di tích lịch sử đồ sộ mang nhiều ý nghĩa to lớn. Ngày nay, Đền thờ chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu được trùng tu, tôn tạo với nhiều công trình kiến trúc phù hợp với di tích. Theo lộ trình từ Bắc vào Nam, đền thờ Chế thắng Phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu tọa lạc tại thôn Tam Hải 2, xã Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh, cách quốc lộ 1A 8km về phía Đông. Ngay từ cổng chính, du khách sẽ nhìn thấy 2 câu đối bằng chữ Hán:

Kê Minh Thập Sách thánh trí truyền lưu phù Việt QuốcChế thắng Phu nhân Mẫu ân vĩnh bảo hộ Nam dân

Dịch nghĩa:Kê Minh Thập Sách trí tuệ thánh hiền truyền lưu phù nước ViệtChế thắng Phu nhân ơn mẹ dài lâu gìn giữ giúp dân Nam

THỊ XÃ KỲ ANH - DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH

12

Đền thờ bao gồm khu cổng chính với đền miếu Ông Quan Tả, Nhà Quan Tả và Tam Quan. Khu điện thờ chính Quý phi Bích Châu gồm Hạ điện, Trung điện và Thượng điện được kết nối với nhau theo kiểu chữ công. Phía sau Thượng điện tương truyền có mộ của bà Quý phi Nguyễn Thị Bích Châu. Phía bên trái Thượng điện là nhà Sắc - nơi thờ và cất giữ các sắc phong qua các triều đại. Bên trái Nhà sắc còn có một cổng phụ nằm ở phía Tây Nam, ngay bên trái của cổng phụ là nhà Văn bia được xây dựng vào năm 2009, đây là nơi để tấm bia đá khắc “Kê minh thập sách”. Bên cạnh ngôi đền cổ, nhân dân và các nhà hảo tâm công đức, xây dựng thêm các hạng mục khác như lầu chuông, lầu khánh, bia dẫn tích....tạo nên cảnh quan đẹp đẽ, trang nghiêm.

Nhờ làm tốt công tác quản lý, phát huy giá trị các di tích lịch sử gắn với phát triển du lịch văn hóa tâm linh, những năm qua, Di tích đền thờ Nguyễn Thị Bích Châu đã trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch văn hóa tâm linh của thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng, của cả nước nói chung bởi sự linh thiêng. Ngày 03/8/1991, Bộ Văn hóa - Thông tin đã có Quyết định công nhận đền thờ Chế thắng Phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu là Di tích lịch sử và Danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia. Ngày nay, du khách thập phương tìm đến di tích vừa dâng hương, tế lễ tưởng nhớ ngày mất của bà và cầu mong sức khỏe, bình an dành cho gia đình. Bên cạnh đó, đến đây du khách sẽ được cảm nhận không khí an yên, tĩnh lặng và vãn cảnh chùa tuyệt đẹp.

THỊ XÃ KỲ ANH - DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH

13

“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà.Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.Lom khom dưới núi tiều vài chú.Lác đác bên sông chợ mấy nhà...”Đèo Ngang nằm ở ranh giới của hai tỉnh Hà Tĩnh, Quảng

Bình và là một danh thắng vốn đã nổi tiếng từ xưa. Quả đúng như trong lời bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà huyện Thanh quan. Dù bạn có ở đây lúc sáng sớm khi những tia nắng đầu tiên trong ngày vừa le lói hay chiều tà khi mà những mây mờ đã lảng bảng, thì bạn cũng sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một Hoành Sơn Quan cổ kính trên đỉnh Đèo Ngang đẹp mơ màng như chốn bồng lai tiên cảnh. Đèo Ngang có khe Đá Bàn (Bàn Thạch) chảy về sườn núi phía nam vào đất Quảng Bình. Từ 150 năm trước, Cao Bá Quát đến tắm ở đây và đã ngâm mấy câu thơ (dịch):

“Sáng lên đứng Hoành Sơn,Chiều xuống tắm Bàn Thạch,Nhặt đá cầm trong tay,Non sông chưa đầy vốc”.Nằm trên dãy Hoành Sơn, Đèo Ngang như một thanh kiếm

lớn vắt từ dãy Trường Sơn hùng vĩ đâm thẳng ra biển lớn theo hướng Tây Đông, và cắt ngang con đường thiên lý Bắc Nam. Dẫu không thể so sánh về độ hùng vĩ của Hoành Sơn Quan với những tường thành khác trên dọc dài Bắc Nam ví như đèo Hải Vân, đèo Cả... nhưng địa danh này lại là nguồn cảm xúc bất tận cho các thi sĩ tài hoa như Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Cao Bá Quát, Bà huyện Thanh Quan...

DANH THẮNG ĐÈO NGANG VÀ HOÀNH SƠN QUAN DANH THẮNG ĐÈO NGANG VÀ HOÀNH SƠN QUAN

THỊ XÃ KỲ ANH - DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH

14

Từ khi người Chămpa lập quốc vào thế kỷ thứ II, Hoành Sơn trở thành biên giới tự nhiên Việt - Chàm và Đèo Ngang là cửa quan hiểm yếu. Người Lâm Ấp lập đồn đắp lũy dọc theo đỉnh núi dài tới 30km từ Xuân Sơn (Kỳ Lạc) qua Thần Đầu đến Ngưu Sơn (Kỳ Nam bây giờ). Theo các sách xưa thì “lũy cổ Lâm Ấp” có thể do chúa Chiêm là Phạm Văn xây dựng vào khoảng những năm 345-357. Về sau, người Chàm, người Việt đều sửa chữa lại, đến nay vẫn còn nhiều đoạn thành đá cao. Suốt trong một thời gian dài, người Lâm Ấp - Chiêm Thành thường ra cướp bóc, bắt người ở vùng Bắc Hoành Sơn. Năm 803, quân Hoàn vương tràn sang đánh đuổi quân đô hộ nhà Đường, chiếm hai châu Ái Hoan (Thanh Nghệ Tĩnh bây giờ). Đến năm 808, tướng nhà Đường là Trương Chu làm Đô hộ Giao Châu mới đánh đuổi quân Hoàn vương lùi sâu vào vùng Nam - Ngãi bây giờ. Một thế kỷ sau, khoảng 907-910, người Chiêm Thành lại lấn sang chiếm đóng từ Đèo Ngang ra đến Nam Giới - Thành Sơn, đặt quan cai

trị ngót 70 năm, cho đến năm 981, vua Lê Đại Hành mới đem quân vào giải phóng.

Trong hai cuộc nội chiến dưới triều Lê, Đèo Ngang vẫn là nơi hiểm yếu, lúc quân Mạc hoặc quân Lê, lúc quân Nguyễn hoặc quân Trịnh chiếm giữ. Từ tháng 5/1648 đến tháng 5/1655, nhà Trịnh lập đồn Hữu trấn dinh (trấn Nghệ An) ở Đèo Ngang, sai Đông Quận công Lê Hữu Đức và Vũ Lương lĩnh một vạn quân đóng giữ. Đợt thứ 5 cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn kéo dài 4 năm (1655-1658), Đèo Ngang là nơi tranh chấp quyết liệt, có lúc trở thành chiến địa đẫm máu. Mãi đến năm 1661, Dương Quận công Đào Quang Nhiêu làm Trấn thủ Nghệ An đóng ở Dinh Cầu, trên Đèo Ngang có đồn binh án ngự bảo vệ trấn lỵ từ phía Nam. Đời Tây Sơn, ở Đèo Ngang có đội quân của Đô đốc Dương Văn Tào đóng giữ. Triều Nguyễn vẫn đặt đồn phòng thủ kiểm soát người qua lại đường đèo.

THỊ XÃ KỲ ANH - DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH

15

Năm Quý Tỵ (1833), vua Minh Mạng cho xây dựng cửa quan trên đỉnh đèo, gọi là “Hoành Sơn Quan”. Theo sách “Hà Tĩnh địa dư” thì cổng cao 10 thước (4m) hai bên có tường trụ dài 75 thước (30m). Nhưng sách “Đại Nam nhất thống chí” lại chép cửa quan xây dựng bằng đá dài 11 trượng 8 thước (47,2m), cao 5 thước (2m), khoảng giữa là cửa quan, phía tả và hữu đắp tường dài 75 trượng (300m), cao 4 thước (1,6m), về mặt tả mặt hữu và mặt hậu tường dài 12 trượng 2 thước (48,8m). Hiện nay chỉ còn lại cổng chính cao khoảng 4m, còn các bức tường đã bị sụp đổ. Đường thiên lý đi qua dưới cổng, hai phía ghép đá, phía ngoài vào 980 bậc, phía trong ra 900 bậc, nay đã bị cây cỏ, đất đá phủ lấp. Đường quốc lộ bây giờ đi vòng phía dưới, cách Hà Nội 423km. Năm Mậu Tuất, Minh Mạng thứ 19 (1838) đúc 9 đỉnh đồng lớn đặt ở nội thành Huế, hình tượng Hoành Sơn - Đèo Ngang được chọn khắc vào “Huyền đỉnh”. Năm Nhâm Dần, Thiệu Trị thứ 2 (1842), vua ngự giá Bắc tuần, có bài thơ khắc trên đá ca ngợi đỉnh Hoành Sơn Quan; có câu (dịch):

“Gìn nam giữ bắc chia nghiêm cửa

Suốt cổ về kim chốt chặt đàng”.Trên đỉnh đèo Ngang hiện còn “Cổng Trời” di tích của cửa

ải Hoành Sơn Quan bằng gạch đá được xây vào năm 1833, thời vua Minh Mạng để kiểm soát việc qua đèo. Hoành Sơn Quan, tức cửa Hoành Sơn ở đỉnh Đèo Ngang, cao hơn 4m, hai bên có thành đăng dài hơn 30m, ở trên cửa đắp nổi ba chữ Hoành Sơn Quan, hai phía đào núi thành 1.000 bậc. Sau khi vượt hàng trăm bậc đá uốn lượn theo sườn núi, du khách có thể chạm tới “cổng trời”. Hoành Sơn Quan được xem như một chứng tích lịch sử đặc biệt, một điểm nhấn cho vẻ đẹp của dãy núi Hoành Sơn. Hôm nay, những âm thanh của cuộc sống hiện đại vẫn hòa với âm hưởng nghìn xưa, tiếng bước chân đi mở đất, tiếng sắt thép của cuộc giao tranh, tiếng chim hót, thông reo, tiếng thi ca của mọi thời đại. Dừng chân nơi Hoành Sơn Quan, giữa núi non bao la hùng vĩ, với không gian thoáng đãng, làm cho lòng người dạt dào cảm xúc. Nơi đây thực sự là điểm dừng chân lý tưởng cho các du khách trên con đường thiên lý từ Bắc vào Nam.

THỊ XÃ KỲ ANH - DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH

16

N ằm ngay cạnh Quốc lộ 1A, đền thờ và mộ Lê Quảng Chí - Lê Quảng Ý, thuộc tổ dân phố Hồng Sơn, phường Kỳ Phương, thị xã

Kỳ Anh. Đền được nhân dân và con cháu lập nên để thờ Lê Quảng Chí (1451-1533) và Lê Quảng Ý (1453-1526) - là hai anh em ruột quê làng Sơn Đầu sau đổi thành Thần Đầu, phủ Hà Hoa, nay là phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Cách đây hơn 500 năm về trước, hai anh em họ Lê đã làm sáng danh cho quê hương xứ sở bằng truyền thống hiếu học và đức tính cần cù.

Đền thờ tọa lạc trên tổng diện tích 6000 m2, gồm các

công trình nhà thượng điện, 2 ngôi mộ của hai ông. Hiện, đền thờ còn lưu giữ 16 đạo sắc thời Nhà Nguyễn sắc phong cho hai anh em Lê Quảng Chí và Lê Quảng Ý. Xưa có câu đối ngợi ca hai ông:

“Nhất ngôn khoa giáp nam huynh đệ“Song miếu anh linh tự cổ kim”Thái Kim Đỉnh dịch:Khoa giáp một nhà ai bác, chú?Anh linh hai miếu tự xưa nay.”

DI TÍCH LỊCH SỬ CẤP QUỐC GIA - ĐỀN THỜ LÊ QUẢNG CHÍ - LÊ QUẢNG Ý

THỊ XÃ KỲ ANH - DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH

17

Lê Quảng Chí (1451-1533) đỗ Nhất giáp Tiến sĩ đệ nhị danh Đình Nguyên khoa Mậu Tuất (1478) ông làm quan đến Tả Thị lang bộ Lễ kiêm đông các Đại học sĩ. Năm 60 tuổi, ông về quê trí sĩ, mở trường dạy học, ông mất năm 82 tuổi, mộ chôn dưới chân núi Hoành Sơn.

Lê Quảng Ý (1453-1526) đỗ đồng Tiến sĩ khoa Kỷ Vị đời Lê Hiến Tôn làm quan đến Hà Lâm viện thị chế, đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu, Hiến sứ kiêm đề lĩnh tư thành quân vụ, tước Bảng Quận công, ông mất năm 73 tuổi, mộ táng dưới chân núi Hoành Sơn.

Hiện nay, phần mộ của Lê Quang Chí và Lê Quảng Ý đều nằm trong khuôn viên Khu di tích Đền thờ hai ông, xung quanh ngôi mộ được trang trí hoa văn, đảm bảo tính thẩm mỹ.

THỊ XÃ KỲ ANH - DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH

18

Vào những ngày hội Tao đàn, hai anh em ông thường xuất hiện như ngôi sao sáng trong làng thơ văn. Sự nghiệp văn chương Lê Quảng Chí - Lê Quảng Ý đã để lại cho nền văn học đương thời nhiều tác phẩm văn học có giá trị, đặc biệt là 5 bài thơ nổi tiếng ở cung thành. Bên cạnh đó, tài thi họa của hai ông đã được các danh sĩ đương thời mến mộ, ý thơ viết đẹp trong sáng, lời lẽ trau chuốt, giàu tính nhân văn. Để tỏ lòng biết ơn và ghi tạc sự đóng góp của hai vị tiền bối có công lớn với quê hương đất nước, khi hai ông mất, nhân dân và con cháu trong làng Thần Đầu đã lập đền thờ hai ông gọi là đền thờ Lê Quảng Chí - Lê Quảng Ý, nhân dân vẫn thường quen gọi là đền Thánh Trạng hay Đền Thần Đầu.

Hàng năm, cứ đến ngày 13/12 âm lịch, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và bà con nhân dân trong vùng tổ chức lễ giỗ nhằm giáo dục truyền thống cần cù, hiếu học cho Nhân dân các xã phía nam nói riêng và thị xã Kỳ Anh nói chung. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, Đền thờ Lê Quảng Chí và Lê Quảng Ý được nhân dân tôn tạo, hương khói phụng thờ. Năm 1996, đền thờ Lê Quảng Chí – Lê Quảng Ý được Bộ Văn hóa công nhận, xếp hạng là di tích danh nhân Lịch sử-Văn hóa cấp quốc gia. Đó là niềm tự hào của mảnh đất Kỳ Phương nói riêng, thị xã Kỳ Anh nói chung đã sinh ra hai tiến sĩ có công lớn với quê hương đất nước, là tấm gương cho con cháu muôn đời học tập.

THỊ XÃ KỲ ANH - DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH

19

ĐỀN LIỄU HẠNH CÔNG CHÚA - GẮN VỚI TRUYỀN THUYẾT LY KỲ Ở ĐÈO NGANG

Ở dưới chân núi đèo Ngang thuộc địa phận xã Kỳ Nam có một ngôi miếu nhỏ thờ Liễu Hạnh công chúa. Đền thờ vừa có sự tích riêng,vừa là hình

tượng Mẫu Liễu Hạnh chung trong đời sống tâm linh của nhân dân ta. Liễu Hạnh công chúa cùng Sơn Tinh, Thánh Gióng và Chữ Đồng Tử là bốn vị thánh được nhân dân tôn kính, gọi là “Tứ bất tử”. Ngoài ba vị nam thần đầu tiên có từ thời Hùng Vương và được thờ nhiều nơi từ rất lâu thì Mẫu Liễu Hạnh là hình mẫu người phụ nữ duy nhất được đưa vào hệ thống thần thánh từ đời hậu Lê.

Toàn bộ khuôn viên Đền có diện tích gần 6.000 m2, gồm 03 tòa thờ Đệ nhất, Đệ nhị, Đệ tam, trong đó 01 miếu thờ chính ngay vị trí là quán bà chúa Liễu” hay “miếu bà chúa Sơn”. Nhìn tổng thể đây là một công trình kiến trúc tuy nhỏ, xây dựng bằng đá, gạch, vôi nhưng vẫn mang truyền thống mỹ quan Á Đông và bảo lưu được bản sắc văn hóa dân tộc. Điều này được thể hiện qua kết cấu cổng tam quan được bố trí một cách đối xứng, cân đối và hài hòa thể hiện sự trung chính, ngay thẳng và cũng là ước mơ của con người. Chủ đề trang trí của Đền là các hình tượng như Tứ Linh (long, lân, quy, phụng), tứ thủ (cầm, kỳ, thi, họa), tứ quý (tùng, trúc, mai, sen) và nhiều biểu tượng cúc hóa long, mai hóa long, tùng hóa long…Đặc biệt, nhìn vào bố cục kiến trúc của Đền được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao theo một trục dọc, cân đối và đăng đối, chính bố cục này đã làm thêm phần trang nghiêm của đền Liễu Hạnh công chúa.

THỊ XÃ KỲ ANH - DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH

20

Trong tiềm thức của người dân, Liễu Hạnh là một vị thần, một biểu tượng về khát vọng tự giải phóng của người phụ nữ muốn thoát khỏi sự ràng buộc của xã hội, của lễ giáo phong kiến; khát vọng đạt được những ước mơ về hạnh phúc gia đình. Đó cũng là ý thức hệ nhân sinh của người dân Việt Nam được ký thác vào biểu tượng người mẹ gắn với một truyền thuyết về bà chúa Liễu: Truyền tích rằng: “Liễu Hạnh là con Ngọc Hoàng, tính tình phóng túng, không chịu theo khuôn phép nhà trời. Ngọc hoàng phạt dày nàng xuống trần ba năm…Liễu Hạnh hóa thân thành cô gái đẹp cùng vài nữ tỳ dựng quán hàng ở chân đèo Ngang, bên đường thiên lý. Ngày nào quán cũng đông khách. Bất cứ ai lên xuống đèo đều phải ghé lại cái quán duy nhất ở ven rừng có cô chủ quán xinh đẹp. Nhưng, hễ ai vào nghỉ ngơi, ăn bánh, uống nước rồi tiếp tục lên đường thì không sao, còn ai giở trò cợt nhã, làm điều bất chính thì khi trở về, không lăn ra chết cũng hóa điên dại…Tiếng đồn đại về cô chủ quán đèo Ngang lan nhanh ra đến Thăng Long.

Một hoàng tử con vua Lê Thánh Tông. Vốn ham mê sắc dục, liền cùng một số kẻ hầu người hạ, cải trang vào tận nơi để thỏa mãn tính hiếu kỳ…Liễu Hạnh đã biết trước chuyện này, hóa phép thành cây đào tiên ven đường, có một quả chín mọng. Hoàng tử hái định ăn, thì quả đào nhỏ dần rồi biến mất. Chàng trai trẻ không hiểu việc Liễu Hạnh cảnh cáo mình, nên vào quán, nấn ná đến chiều rồi xin nghỉ lại…Đêm đến, cô chủ quán vẫn ngồi trò chuyện với Hoàng tử đến khuya. Chàng liền buông lời chòng ghẹo…bị cô từ chối, bỏ vào nhà trong. Chàng theo vào thì không thấy cô chủ đâu mà chỉ thấy một cô gái xinh đẹp khác. Chàng vừa đụng đến cô ta thì hóa ra đó là một con khỉ cái già. Chàng hoảng quá, rú lên. Bọn lính hầu nằm ngoài sân xông vào, con khỉ lại hóa thành con rắn mang hoa bò qua người hoàng tử rồi leo lên xà nhà, miệng phun lửa phì phì…

Hoàng tử được cấp tốc đưa về kinh kỳ và trở thành điên dại. Các thầy thuốc giỏi đều bó tay. Cuối cùng, nhà vua hỏi ra ngọn ngành, và có người mách cho, bèn sai người vào Thanh nhờ tám vị Kim Cương, bộ hạ của Phật bà, đánh nhau với Liễu Hạnh ba ngày ba đêm liền. Rừng núi đèo Ngang thành bãi chiến trường tan hoang…Tám vị Kim Cương không làm được gì Liễu Hạnh bèn về xin Phật bà giúp đỡ, mới bắt được Liễu Hạnh đưa về kinh…Liễu Hạnh xưng mình là con Trời, và việc nàng trừng trị bọn đàn ông hay chòng ghẹo đàn bà con gái là hợp phép nước. Nhà vua nghe xong, đổi giận làm lành, thả nàng về núi, khuyên không nên tàn hại dân lành…Ít lâu sau, Liễu Hạnh sinh một con trai, mỗi bàn tay đều có 6 ngón. Lúc ấy cũng là ngày hết hạn bị đày, nàng đem con đến gửi cho một vị sư ở chùa trên ngàn Hống nhờ nuôi hộ và giúp cho con mình về sau được lừng danh, rồi về trời…”.

THỊ XÃ KỲ ANH - DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH

21

Về sau, nhân dân địa phương lập miếu thờ Liễu Hạnh công chúa trên vùng đất tương truyền là chợ Ba Đồng, nơi chúa Liễu Hạnh mở quán ngày xưa (?); người vùng này thường gọi là “quán bà chúa Liễu” hay “miếu bà chúa Sơn”. Trong miếu có 3 pho tượng (Tam tòa Thánh mẫu) và câu đối:

“Lục quý linh thông thần tự lạiTam thừa diệu ứng phật như lai”Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, thiên tai

khắc nhiệt của vùng đất phía nam Hà Tĩnh, di tích đền thờ Liễu Hạnh vừa có giá trị lịch sử văn hóa, đồng thời là nơi lưu giữ các tài liệu hiện vật gốc giúp chúng ta tìm hiểu nghiên cứu về sự tích, nguồn gốc và những truyền thuyết liên quan đến tục thờ thánh mẫu Liễu Hạnh trong hệ thống tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Năm 2011, Miếu thờ công chúa Liễu Hạnh được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh. Đền thờ trở thành điểm du lịch tâm linh thu hút người dân địa phương và du khách thập phương về đây dâng hương cầu may, cầu phúc, cầu cho Quốc thái dân an, nhất là ngày giỗ của bà 3/3 âm lịch, đó không chỉ là một sinh hoạt mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là một nét đẹp văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay.

Vì vậy, di tích đền Liễu Hạnh công chúa, xét về quy mô, phong cách và vị trí của nó trong lịch sử phát triển của dòng tín ngưỡng dân gian Việt rất xứng đáng để chúng ta trân trọng, bảo tồn. Hằng năm, ngôi đền được du khách thập phương và chính quyền địa phương hương khói phụng thờ và tôn tạo. Đền Liễu Hạnh công chúa ở Đèo Ngang nằm trong cụm di tích-danh thắng Đèo Ngang với nhiều tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh góp phần phát triển kinh tế-xã hội của thị xã Kỳ Anh nói riêng và Hà Tĩnh nói chung.

THỊ XÃ KỲ ANH - DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH

22

Đ ền Eo Bạch có từ cách đây hơn 640 năm, tiền thân chỉ là một miếu nhỏ thờ vọng Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu. Tương

truyền, năm 1377, vua Trần Duệ Tông có ý định đem quân đi đánh giặc Chiêm Thành, nhiều người khuyên can, song vua không nghe. Khi quan quân nhà Trần đến cửa Thị Nại (Quy Nhơn), vua Chiêm là Chế Bồng Nga cho sứ giả đem vàng ngọc tới quan quân ta để trá hàng, nhưng sau đó lại bất ngờ tiến đánh vào lúc nửa đêm. Nguyễn Thị Bích Châu cưỡi ngựa tả xung hữu đột, cầm quân xung trận và bị trúng tên độc, bà từ trần. Ba ngày sau, vì bệnh nặng lại thương tiếc quý phi, nhà vua phiền não nên cũng băng hà. Quân nhà Trần đưa thi thể đức vua và quý phi rút về kinh, khi tới Châu Hoan gặp sóng to gió lớn phải ghé vào vũng Ô Tôn (cảng Vũng Áng ngày nay).

Lúc này, triều đình lập vua mới, Trần Phế Đế lên ngôi. Nhà vua lệnh cho quần thần rước linh cữu vua Trần Duệ Tông về bằng đường bộ, còn linh cữu của quý phi Bích Châu đi đường biển bằng tàu. Chờ lâu ngày biển vẫn không lặng, triều đình đành xuống chiếu cho quan quân an táng linh cữu và lập miếu thờ quý phi tại bản núi Ô Tôn, vùng Eo Bạch, huyện Kỳ Hoa, thuộc Châu Hoan.

Trải qua nhiều lần tôn tạo, trùng tu, nâng cấp, hiện nay, đền có quy mô khang trang hơn. Từ khi lập miếu thờ cho đến nay, nhân dân địa phương cũng như đạo hữu gần xa cứ đến ngày 10 tháng 2 Âm lịch lại về đền Eo Bạch hành hương tưởng nhớ công ơn của Thánh mẫu Nguyễn Thị Bích Châu. Đây còn được biết đến là một địa chỉ “du lịch tâm linh” nổi tiếng chính vì sự linh thiêng của ngôi đền. Năm 2005, Đền Eo Bạch được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP TỈNH - ĐỀN EO BẠCH

THỊ XÃ KỲ ANH - DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH

23

Đ ền Bản Thổ ở thôn Đồng Tân, xã Kỳ Ninh, là nơi thờ nhiều vị nhân thần, thiên thần như Tam Tòa Đại Vương, Đặc Tiến phụ quốc

Thượng tướng quân đô đốc Điện quận công (Phạm Hoành), Bản Thổ thành hoàng, thần Bản Cảnh Thái giám và thần Nam Hải cự tộc ngọc lân (thờ cá voi). Những vị thần này đều được các triều vua phong làm Thượng đẳng thần, Trung đẳng thần. Hiện nay, đền còn lưu giữ 13 sắc phong của các triều vua Nguyễn và nhiều cổ vật có giá trị khác.

Thần Bản Thổ là vị thần được thờ chính tại Đền, là vị thần gắn bó với đời sống tinh thần của người dân nơi đây ngay từ những ngày đầu lập làng. Đền Bản Thổ tọa lạc trên diện tích 1.025,8 m2, kiến trúc đền hình chữ Tam bao gồm nghi môn ngoài, nghi môn trong, nhà tiền bái, tiền tế và hậu cung. Tuy nhiên, trải qua thời gian, bom đạn của chiến tranh, ngôi đền bị xuống cấp nghiêm trọng. Bằng các nguồn kinh phí đóng góp của bà con nhân dân địa phương, di tích được đầu tư làm mới khang trang, vững chắc.

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP TỈNH - ĐỀN BẢN THỔ

THỊ XÃ KỲ ANH - DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH

24

Đ ền Thờ và mộ Phạm Tiêm hay còn gọi là quận công, thuộc làng Hưng nhân xưa, tổ dân phố Trung Thượng, phường Hưng Trí

ngày nay. Phạm Tiêm là quan võ thời Lê Mạc - ông sinh trưởng trong dòng họ Phạm có nhiều người học hành đỗ đạt, làm quan dưới các triều đại phong kiến. Vào khoảng thế kỷ XVI thời điểm bối cảnh đất nước có nhiều biến động do cuộc chiến nam bắc triều, cuộc nội chiến Lê Mạc kéo dài hơn 50 năm. Điều đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến con người và sự nghiệp của ông. Phạm Tiêm làm quan trấn thủ Nghệ An, đóng ở Dinh Cầu.

Đền thờ và mộ xưa của Phạm Tiêm đều nằm trong quần thể di tích làng Hưng Nhân gồm: Đền thờ Thọ quân Công Phạm Tiêm, nhà thờ điện quận công Phạm Hoành, miếu thờ tam tòa thánh mẫu, đền thờ đức Thánh Hoàng, miếu thờ tam tọa Đại Vương, Văn chỉ thờ Khổng tử, miếu Thần Nông… Di tích đền thờ và mộ Phạm Tiêm là một di tích lịch sử văn hóa gắn liền với danh nhân có công trong sự nghiệp khai cỏ lập ấp được nhân dân phụng làm thánh tổ. Đền thờ cùng với các tài liệu hiện vật gốc có giá trị lịch sử được lưu giữ từ thế hệ này qua thế hệ khác. Đền thờ và mộ Phạm Tiêm được công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh vào tháng 8 năm 2005.

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP TỈNH - ĐỀN THỜ VÀ MỘ QUẬN CÔNG PHẠM TIÊM

THỊ XÃ KỲ ANH - DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH

25

Khu mộ Quận công Phạm Hoành là di tích Lịch sử - Văn hóa ghi nhận công lao của Điện Quân công Phạm Hoành là một vị tướng thời Hậu Lê có công

lớn trong công cuộc phò Lê diệt Mạc. Phạm Hoành là con trai của Khuê quận công Phạm Định, cháu 4 đời của Thọ quận công Phạm Tiêm. Gia đình ông có bốn anh em, Phạm Hoành là con trai cả. Ông sinh trưởng trong dòng họ Phạm - một dòng họ có nhiều người học hành và đỗ đạt làm quan phục vụ dưới các triều đại, như: Trịnh Quốc công Phạm Đốc, Thọ quận Công Phạm Tiêm, Hoa quận công Phạm Trịnh, Khuê quận công Phạm Định.

Vốn xuất thân từ gia đình dòng võ tộc, có nhiều người học hành đỗ đạt làm quan nên từ nhỏ ông đã tỏ ra là một người thông minh, ham luyện cung tên, võ nghệ. Lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị loạn giặc, với tài sử dụng binh khí, võ nghệ điêu luyện, ông đã trở thành một vị tướng lĩnh trung thành, giúp triều đình nhà Lê dẹp Mạc. Trong trận chiến với nhà Mạc ở Hoan Châu (Nghệ An), sau khi giao tranh ông đang truy kích bị địch đánh tập hậu, ông bị thương, sau trận này ông đã định ra khỏi đất Châu Hoan, ông về quê điều trị rồi từ trần vào mùa xuân năm Quý Tỵ (1593) vào ngày mồng 6 tháng Giêng. Được tin ông mất, nhà vua rất thương tiếc bèn phong sắc cho ông là Điện quận công Hổ oai Đại tướng quân Thần võ liên tiên đại vương Phạm Hoành. Khu mộ Phạm Hoành hiện tọa lạc tại TDP Hoàng Trinh, phường Kỳ Trinh. Năm… được công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP TỈNH - KHU MỘ ĐIỆN QUẬN CÔNG PHẠM HOÀNH

THỊ XÃ KỲ ANH - DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH

26

C ăn cứ theo các tư liệu như gia phả dòng họ Lê Huy, Lịch sử Đảng bộ phường Kỳ Phương và đặc biệt là bộ quốc sử Đại Nam thực lục thì

nhân vật lịch sử Lê Huy Tích (không rõ năm sinh, năm mất) làm quan của mình dưới thời Minh Mệnh (1821 – 1840). Suốt cả cuộc đời làm quan - Trấn thủ ở một vùng đất xa kinh kỳ, địa hình đồi núi, rừng rậm đi lại khó khăn, đời sống còn rất nhiều khó khăn là Tuyên Quang, Lê Huy Tích đã không quản khó nhọc, gắng công thực thi nhiệm vụ, chăm lo đến cuộc sống người dân. Ông được đánh giá là vị quan thanh liêm, chính trực, cần mẫn. Ghi nhớ công lao của Lê Huy Tích, sau khi ông mất, triều đình đã cử Bộ Lễ đứng ra tổ chức đám tang, ban cho quan tài bằng gỗ tốt, cho quân lính vừa đi đường bộ, vừa dùng thuyền chở từ thi hài kinh thành Huế về quê nhà mai táng; mộ được xây theo lối trong quan ngoài quách,

được xây dựng đền thờ để nhân dân ngày đêm hương khói. Mộ và Đền thờ Lê Huy Tích trước đây nằm trên một ngọn đồi, thuộc làng Bến, xã Kỳ Phương (huyện Kỳ Anh cũ). Năm 1968, đền thờ được làm kho cất giữ vũ khí, đạn dược của dân quân trong xã. Năm 1970, bị hư hại do chủ trương hợp tự các di tích trong vùng, đến năm 1976, dân làng đã đóng góp kinh phí xây dựng lại nguyên bản, đúng tại vị trí cũ trước đây.

Trải qua các quá trình trùng tu, tôn tạo, đến năm 2010, thực hiện chủ trương di dời dân để xây dựng Khu kinh tế Vũng Áng, mộ và Đền thờ Lê Huy Tích được di dời lên khu tái định cư tổ dân phố Nhân Hòa, phường Kỳ Phương hiện nay. Hàng năm, cứ đến ngày 1/12 âm lịch, anh em dòng họ lại tổ chức lễ giỗ cho cụ Lê Huy Tích. Đền thờ Lê Huy Tích được công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh vào năm 2020.

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP TỈNH - ĐỀN THỜ LÊ HUY TÍCH

THỊ XÃ KỲ ANH - DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH

27

N hà thờ Nguyễn Văn Khoa do nhân dân và con cháu dòng họ Nguyễn Văn lập ra thờ danh thần Nguyễn Văn Khoa, một võ tướng dưới triều

vua Gia Long (1802-1819) và Ming Mạng (1820-1840). Ông làm đến chức Tổng trấn quan, trấn thủ phủ Hà Hoa, trấn Nghệ An dưới triều Nguyễn trong những năm đầu thế kỷ XIX. Ông là người có công trong việc thành lập và phát triển các đội thủy binh hùng hậu dưới vương triều Nguyễn nhằm bảo vệ bờ cõi, giúp nhân dân những vùng ven biển làm ăn và sinh sống bởi sự quấy nhiễu của các thế lực thù địch. Ông được triều đình nhà Nguyễn cử và đảm đương nhiều chức vụ quan trọng chỉ huy 10 đội thủy binh tuần tra các vùng ven biển và quần đảo Trường Sa trong những năm đầu thế kỷ XIX. Di tích nhà thờ Nguyễn Văn Khoa còn lưu giữ một số văn bản bằng chữ Hán tự cổ, bao gồm các sắc phong và chỉ dụ dưới triều vua Gia Long và Minh Mạnh thời Nguyễn. Trải qua 2 lần trùng tu, tôn tạo năm 1879

thời Nguyễn và năm 1976 do con cháu dòng tộc quyên góp sửa chữa. Hiện nay, di tích tọa lạc ở TDP 2, phường Hưng Trí, thị xã Kỳ Anh. Hàng năm Lễ hội được tổ chức vào rằm tháng Giêng, tháng 7 và ngày 25 tháng Giêng âm lịch nhân ngày giỗ của danh nhân Nguyễn Văn Khoa. Với những đóng góp to lớn của ông, ngày 06/01/2011, đền thờ Nguyễn Văn Khoa đã được UBND tỉnh công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

Từ những giá trị văn hóa truyền thống được trao truyền từ đời này qua đời khác đã được các thế hệ con người Kỳ Anh bồi đắp thêm. Đó không chỉ là tình yêu quê hương, đất nước, tinh thần hiến đất, hiến công trình, nhường đất đai, nhà cửa để kiến thiết nên những công trình, nhà máy, xây dựng thị xã trở thành thành phố vào năm 2025. Thời gian không ngừng trôi đi như dòng sông chở nặng phù sa, những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh càng thêm rêu phong, cổ kính,song những giá trị văn hóa ấy vẫn trường tồn cùng thời gian.

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP TỈNH- ĐỀN THỜ NGUYỄN VĂN KHOA

THỊ XÃ KỲ ANH - DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH

28

THỰC HIỆNPhòng Văn hóa và Thông tin thị xã

Công trình mã Qr-code giới thiệu thông tin Danh thắng, Di tích lịch sử văn hóa. Trong nội dung có sử dụng tư liệu, hình ảnh từ các Ban quản lý di tích văn hóa lịch sử,

các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân cung cấp. Rất cảm ơn sự chia sẻ của các tác giả.

Quý khách vui lòng quyét mã Qr–code trong ứng dụng zalo(MÃ QR-CODE THÔNG TIN )

ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ KỲ ANHĐịa chỉ: Số 06, đường Nguyễn Trung Thiên, phường Hưng Trí

Thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà TĩnhWebsite:thixakyanh.hatinh.gov.vn

TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ