28
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM TP. HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG GVHD: Trần Thị Thu Hương SVTH: Nhóm 08 Lưu Thị Kim Hằng 3006140038 Ngô Thị Ngọc Oanh 3005140259 Lương Nhã Uyên Tâm 3005140277  

dinh dưỡng cho người tiểu đường.pptx

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ CÔNG THƯƠNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THỰC

PHẨM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG

GVHD: Trần Thị Thu HươngSVTH: Nhóm 08Lưu Thị Kim Hằng 3006140038Ngô Thị Ngọc Oanh 3005140259Lương Nhã Uyên Tâm 3005140277 

LỜI NÓI ĐẦU• Bệnh tiểu đường cũng như một số bệnh biến dưỡng khác như bệnh

cao cholesterol, và ngay cả bệnh cao áp huyết, phần lớn không có triệu chứng, nếu có triệu chứng thì cũng không rõ ràng, hay chỉ do biến chứng (mật, thận, tim mạch, v.v..), lúc ấy chữa thì cũng trễ rồi.

• Tỷ lệ bệnh này ở Việt Nam là 1% dân số. Tỷ lệ mắc đái tháo đường ở nước ta sẽ gia tăng gấp đôi trong vòng 20 năm tới.

A. TỔNG QUAN1. Khái niệm bệnh tiểu đường.

• Tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể, là một bệnh lý nội tiết.

•Người bị tiểu đường thường có bốn triệu chứng gợi ý để nghĩ đến bệnh là: ăn nhiều - uống nhiều - tiểu nhiều và sút cân nhiều.

2. PHÂN LOẠI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Loại đầu tiên của bệnh tiểu đường là bệnh tiểu đường Type 1:

oMột bệnh tự miễn dịch mà tuyến tụy sản xuất rất ít insulin hoặc không sản xuất insulin. Những người bị bệnh tiểu đường Type 1 thường là dưới 20 tuổi.

oBởi vì các tế bào tuyến tụy sản xuất insulin bị phá hủy, những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 sẽ sống hầu như suốt đời với căn bệnh này và phải tiêm insulin thường xuyên.

Bệnh tiểu đường loại 2:

o Thường được tìm thấy ở những người thừa cân khi trưởng thành. Khoảng 90% của tất cả các trường hợp của bệnh tiểu đường là bệnh tiểu đường loại 2.

o Sự khác biệt giữa bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 là với bệnh tiểu đường loại 2, cơ thể không thể sản xuất đủ insulin hoặc nếu cơ thể không đáp ứng với insulin như bình thường.

2. PHÂN LOẠI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Loại thứ ba của bệnh tiểu đường là bệnh tiểu đường thai kỳ (type 3): o  Là một tình trạng mà phụ nữ có thể gặp phải được khi họ đang ở trong

giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ (ba tháng giữa thai kỳ). Khoảng 4% của tất cả các phụ nữ mang thai có thể mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

o Không giống như bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2, bệnh tiểu đường lúc mang thai sẽ biến mất sau khi em bé được sinh ra.

2. PHÂN LOẠI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

3. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh tiểu đường đều xuất phát từ thiếu insulin, tiểu đường tuýp 1 sẽ do chất insulin bị thiếu hụt, bệnh tiểu đường tuýp 2 do bài tiết không đủ nhu cầu của cơ thể.

Ngoài ra, một số yếu tố dưới đây cũng làm tăng nguy cơ bị tiểu đường:

o Gen di truyền.

o Béo phì.

o Người bị buồng trứng đa nang.

o Người hay bỏ bữa sáng.

o Giờ giấc công việc thất thường.

4. TẦM QUAN TRỌNG CỦA THỰC PHẨM ĐỐI VỚI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

•Để có thể tự kiểm soát, quản lý tốt bệnh đái tháo đường, người bệnh cần hiểu rõ nguồn thực phẩm để chọn lựa cho thích hợp.

•Ở người bệnh đái tháo đường, cơ thể không sản xuất insulin, hoặc sản xuất không đủ insulin, hoặc do tế bào không sử dụng được insulin, vì vậy cơ thể không có được năng lượng cần thiết từ đường. Đường không sử dụng sẽ bị ứ đọng trong máu gây tổn thương, biến chứng cho cơ thể.

B. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG

1. Mục tiêu dinh dưỡng• Nồng độ Glucose gần bình thường

• Huyết áp bình thường

• Lipide máu bình thường

• Cân nặng hợp lý

• Nâng cao toàn bộ sức khỏe

2. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG HỢP LÝ CỦA BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG NÓI CHUNG

Tiêu hao năng lượng

o Nhu cầu năng lượng tăng hay giảm và thay đổi khác nhau tuỳ thuộc tình trạng của mỗi người. Tuy nhiên cũng có những điểm chung như:

• Tùy theo tuổi, giới

• Tuỳ theo loại công việc (nặng hay nhẹ)

• Tuỳ theo thể trạng (gầy hay béo)

o Mức nhu cầu năng lượng chung cho bệnh nhân điều trị tại bệnh viện là 25Kcal/kg/ngày.

Nhu cầu các chất dinh dưỡng

o Tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng:

• Protein: Lượng protein lý tưởng là 0,8g/kg thể trọng/ngày đối với người lớn.

• Lipid: Tỷ lệ lipid không nên quá 25%-30% tổng số năng lượng.

• Glucid: Tỷ lệ glucid chấp nhận được là 50% - 60% tổng số năng lượng.

• Cần đảm bảo đủ các yếu tố vi lượng (sắt, iod...), vitamine.

• Nên ăn nhiều thức ăn có sợi xơ (cellulose).

• Không cần kiêng muối Na, nhưng không nên dùng quá 6g/ngày. Người tăng huyết áp không nên dùng quá 4g/ngày.

2. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG HỢP LÝ CỦA BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG NÓI CHUNG

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA CÁC NHÓM THỨC ĂN:

o Đối với thức ăn chứa tinh bột: ... lượng tinh bột đưa vào cơ thể người tiểu đường nên bằng khoảng 50-60% người thường.

o Đối với chất đạm: ... nên ưu tiên cá mòi và cá trích vì trong hai loại cá này có chứa chất béo có lợi cho việc chống lại bệnh tim mạch và ung thư.

o Đối với chất béo: lượng cholesteron đưa vào phải dưới 300mg mỗi ngày.

o Rau, trái cây tươi: nên ăn khoảng 400 gram rau và trái cây tươi, rau quả tươi.

o Chất ngọt: tránh xa tuyệt đối các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, rượu... Nên sử dụng các chất ngọt nhân tạo có thể thay đường trong nước uống như Aspartam và saccharine.

2. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG HỢP LÝ CỦA BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG NÓI CHUNG

Vi chất cho người mắc tiểu đường

o Vitamin C

o Vitamin E

o Biotin

o Crôm

o Mangan

o Magiê

o Vitamin B12

o Vitamin B6

2. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG HỢP LÝ CỦA BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG NÓI CHUNG

2.3 CHẾ ĐỘ ĂN (PHÂN BỔ BỮA ĂN TRONG NGÀY)

Một trong các vấn đề chính và khó khăn nhất về dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường là chế độ ăn.

Chế độ ăn của người tiểu đường buộc phải thỏa mãn hai điều kiện:

o Phải giữ ổn định đường huyết, không làm tăng glucose máu nhiều sau ăn; không làm hạ glucose máu lúc xa bữa ăn, không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận...

o Phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng cần thiết cho cơ thể.

Người bị tiểu đường phải phân phối năng lượng hợp lý bằng cách chia nhỏ các bữa ăn, ít ra là ba bữa chính và có thể từ hai đến ba bữa ăn phụ.

2.4 NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG KHẨU PHẦN CHO BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG

Sử dụng carbohydrat chiếm từ 60 – 70% năng lượng.

Thành phần chất béo nên gia giảm tùy theo tình trạng cân nặng của bệnh nhân.

Sẽ rất có lợi nếu ăn nhiều thức ăn có ít năng lượng như rau, nấm khô, dưa chuột…

Chất đạm chiếm khoảng 15– 20% nhu cầu năng lượng.

Không nên dùng trực tiếp những loại thức ăn có thành phần đường hấp thu nhanh.

Nên ăn theo đúng bữa trong ngày (sáng, trưa, chiều).

Đường trong trái cây là loại đường fructose làm tăng đường huyết chậm hơn đường sucrose (đường mía) và có thể dùng được.

Nên ăn những loại trái cây có màu đậm vì nó thường có nhiều loại vitamin và chất khoáng cần thiết cho tim mạch và sức khỏe nói chung.

Ngoài ra, vẫn có thể uống sữa và dùng các thực phẩm chế biến từ sữa. Tuy nhiên, nên dùng những loại sữa không đường, hay các loại sữa được chế biến đặc biệt cho bệnh nhân tiểu đường.

Người tiểu đường nên có chế độ ăn gần như bình thường, ăn đều đặn, không bỏ bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (4 - 6 bữa).

2.4 NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG KHẨU PHẦN CHO BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG

ĐẢM BẢO ĐỦ TỔNG NĂNG LƯỢNG ĐỂ GIỮ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG:

Đối tượng Kcal/cân nặng trung bình

Năng lượng K/cal/ngày cho người 50kg

Người béo cần sụt cân 20 1000

Bệnh nhân nội trú 25 1250

Người lao động nhẹ 30 1500

Người lao động trung bình 35 1750

Người lao động nặng 40-45 2000-2250

ĐẢM BẢO CUNG CẤP CÂN ĐỐI NĂNG LƯỢNG GIỮA PROTEIN, GLUCID VÀ LIPID THEO TỶ LỆ NHƯ SAU:

o Protein: 15% - 20%

o Cholesterol: 200-800mg/ngày.

o Glucid: 55 - 60%

o Lipid: 30%, trong đó acid béo bão hòa: 7~10%, acid béo không no 1 nối đôi 10-15%, acid béo không no nhiều nối đôi 6% năng lượng.

Nên dùng thức ăn giàu chất xơ

Dùng các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Đủ vitamin: đặc biệt là vitamin nhóm B (thiamin, riboflavin, niacin) để ngăn ngừa tạo thành thể centonic.

Phân chia khẩu phần thành nhiều bữa không gây tăng đường huyết quá mức sau ăn.

2.4 NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG KHẨU PHẦN CHO BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG

      Thể trạng  Lao động nhẹ Lao động vừa Lao động nặng

Gầy  35 Kcal/kg   40 Kcal/kg   45 Kcal/kg 

Trung bình   30 Kcal/kg   35 Kcal/kg   40 Kcal/kg 

Mập  25 Kcal/kg   30 Kcal/kg   35 Kcal/kg 

Bảng nhu cầu tính theo thể trạng và tính chất lao động:

* Tóm lại, chế độ ăn trên cơ cấu như sau: Tổng năng lượng 1500 Kcal/ngày - trong đó: Glucid 55%; Protein 20%; Lipid 25%

3. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO PHỤ NỮ MANG THAI MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) chiếm khoảng từ 2-3% các bà mẹ mang thai. Trong số đó, khoảng 90% những trường hợp là bệnh ĐTĐ thai kỳ.

Các biến chứng có thể gặp

o Người mẹ có nguy cơ phải mổ lấy thai; tiền sản giật, dễ bị tăng huyết áp, phù; trở thành bệnh nhân đái tháo đường typ 2, thai chết lưu. Trẻ sinh ra có thể bị dị tật bẩm sinh (cao gấp 8 lần bình thường), hoặc mắc các bệnh vàng da kéo dài, hạ canxi máu, suy hô hấp, nhiễm trùng huyết…

o Lượng đường huyết trong cơ thể một số phụ nữ có thể tăng lên trong thời kỳ mang thai.

o Khi bạn mang thai, cơ thể bạn sản xuất nhiều hoóc môn làm giảm hoạt động của insulin.

Cách kiểm soát bệnh tiểu đường khi mang thai

o Gặp chuyên gia dinh dưỡng để thiết lập một chế độ ăn hợp lý để đảm bảo rằng cơ thể bạn và thai nhi sẽ được cung cấp đủ dưỡng chất.

o Tránh ăn thực phẩm nhiều đường, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày và thường xuyên theo dõi lượng carbohydrate lấy vào cơ thể.

o Tăng cường rau quả tươi, ngũ cốc trong khẩu phần ăn hàng ngày.

3. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO PHỤ NỮ MANG THAI MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

o Đáp ứng đủ nhu cầu về nước ngày càng tăng của cơ thể trong suốt thời kỳ mang thai, bạn cần uống khoảng 3 lít nước (10 - 12 cốc nước). Thêm một ly nước sau khi tập luyện nhẹ nhàng.  

o Nếu là mùa hè thì cần uống thêm 1 - 2 ly nữa (11 - 13 cốc) để bù lại lượng nước bị thất thoát qua đường mồ hôi.  

o Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Tới gặp bác sĩ để biết loại hình tập luyện nào phù hợp với thể trạng của bạn.

o Kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên và ghi lại kết quả để theo dõi.

o Tuân thủ nghiêm ngặt các đơn thuốc điều trị tiểu đường mà bác sĩ kê cho bạn

3. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO PHỤ NỮ MANG THAI MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Chế độ ăn uống của người phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường

o Dùng các loại thức ăn có chỉ số glucose máu thấp mà vẫn cần ăn đủ calo, đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và cho thai phát triển (1.500 - 1.800Kcal/ngày).

o Chia làm nhiều bữa nhỏ, 3 bữa chính và 2 bữa phụ.

o Ngoài chế độ ăn uống ra thì vẫn phải dùng insulin để kiểm soát đường huyết, phải kiểm tra đường huyết thường xuyên, trước và sau khi ăn 2 giờ không được uống thuốc hạ đường huyết.

o Việc bổ sung thêm sắt, vitamin D, canxi là điều cần thiết.

3. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO PHỤ NỮ MANG THAI MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

4. PHÒNG CHỐNG BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Lời khuyên về chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường

o Chế độ ăn hợp lý: Người mắc bệnh tiểu đường cần giữ thói quen ăn đúng giờ; chỉ ăn nhiều thịt (trong khuôn khổ cho phép) trong 2 bữa; các bữa còn lại ăn rau và các sản phẩm ngũ cốc.

o Loại bỏ thức ăn chứa nhiều mỡ.

o Về cơ cấu bữa ăn, nên có nhiều thức ăn ít năng lượng (như rau, nấm khô, dưa chuột...).

o Không được bỏ bữa, ngay cả khi không muốn ăn.

o Làm mọi việc để gây cảm giác ngon miệng khi ăn.

oǍn chậm, nhai kỹ.

oKhông ăn nhiều, phải luôn nhắc nhủ rằng mình đang thưởng thức đồ ăn.

o Chế biến thức ăn dạng luộc và nấu là chính, không rán, rang với mỡ.

o Khi cần ăn kiêng và hạn chế số lượng, phải giảm dần thức ăn theo thời gian. Khi đạt mức yêu cầu, nên duy trì một cách kiên nhẫn, không bao giờ được tăng lên.

o Phải tôn trọng các nguyên tắc: Thức ăn đa dạng, nhiều thành phần; ăn đủ để có trọng lượng vừa phải; hạn chế chất béo, đặc biệt là mỡ động vật; có một lượng chất xơ vừa phải; hạn chế ăn mặn; tránh các đồ uống có rượu.

o Nên có bữa ăn phụ trước khi đi ngủ. 

o Nên uống nhiều nước rất tốt cho sức khoẻ.

4. PHÒNG CHỐNG BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Tiêm insulin để thay thế hoặc bổ sung thêm lượng insulin cho cơ thể.

Giám sát bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm vi rút, ký sinh trùng.

Luyện tập thể dục, thể thao.

o Việc luyện tập còn đem lại hiệu quả trong việc hạ thấp lượng đường và insulin trong máu.

o Mỗi ngày bạn nên luyện tập khoảng 30 phút.

4. PHÒNG CHỐNG BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE.