30
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- BÀI TẬP THẢO LUẬN Đề tài: Phân tích vai trò của đầu tư với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Liên hệ thực tiễn Việt Nam Nhóm thực hiện : Nhóm 8 Lớp : Kinh tế Đầu tư 1_1 Giảng viên : TS. Phạm Văn Hùng Hà Nội, tháng 10 năm 2015

KTDT [edited]

Embed Size (px)

Citation preview

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

----------------

BÀI TẬP THẢO LUẬN

Đề tài: Phân tích vai trò của đầu tư với chuyển dịch

cơ cấu kinh tế. Liên hệ thực tiễn Việt Nam

Nhóm thực hiện : Nhóm 8Lớp : Kinh tế Đầu tư 1_1Giảng viên : TS. Phạm Văn Hùng

Hà Nội, tháng 10 năm 2015

Danh sách thành viên:Bùi Thị Bình 11130451Trần Hương Giang 11130964Hoàng Thị Hồng 11131561Lê Trọng Khoa 11131971Nguyễn Thị Thanh Nhã 11132950Hoàng Thu Thảo 11134810Đỗ Thị Trang 11134088Vy Quốc Kiên CQ531976

Mục lục

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ………………...1

I. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế………………………………………….1

1. Cơ cấu kinh tế………………………………………………………...1

1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế…………………………………………...1

1.2. Phân loại cơ cấu kinh tế…………………………………………….1

1.2.1. Cơ cấu kinh tế ngành……………………………………………..1

1.2.2. Cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ……………………………………..1

1.2.3. Cơ cấu kinh tế thành phần kinh tế………………………………..2

2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế………………………………..................2

2.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế……………………………..2

2.2. Sự cần thiết khách quan của chuyển dịch cơ cấu kinh tế…………..2

2.3. Các nhân tố tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế………………3

II. Tác động của đầu tư trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế…….4

1. Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế………………..4

1.1. Đối với cơ cấu ngành………………………………………………4

1.2. Đối với cơ cấu vùng lãnh thổ………………………………………5

1.3. Đối với cơ cấu thành phần kinh tế…………………………………5

2. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế…………………………………………………………...6

2.1. Hệ số co dãn giữa việc thay đổi cơ cấu ngành với thay đổi DGP....6

2.2.Hệ số co dãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư với thay đổi cơ cấu kinh tế của ngành……………………………………………………....6

PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2015…………………………………………………………….7

I. Thực trạng tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế……………………………………………………………………...7

1. Thực trạng tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế…………………………………………………………..................7

1.1. Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông lâm ngư nghiệp…………………………………………………………...9

1.2. Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp và xây dựng…………………………………………………………….11

1.3. Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ…..12

2. Thực trạng tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế………………………………………………………….13

3. Thực trạng tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế……………………………………………………………………..15

II. Đánh giá hiệu quả của đầu tư với chuyển dịch cơ cấu kinh tế..15

1. Ưu điểm………………………………………………………….15

2. Nhược điểm và nguyên nhân……………………………………...17

2.1. Nhược điểm……………………………………………………17

2.1.1. Đối với cơ cấu ngành kinh tế………………………………..17

2.1.2 Đối với cơ cấu thành phần kinh tế…………………………...17

2.1.3. Đối với cơ cấu vùng kinh tế…………………………………18

2.2. Nguyên nhân…………………………………………………..18

2.2.1 Hạn chế trong hoạt động huy động vốn……………………...18

2.2.1.1. Huy động vốn……………………………………………..18

2.2.1.2. Vấn đề quản lý…………………………………………….19

2.2.1.3. Vấn đề sử dụng……………………………………………19

2.2.2 Môi trường đầu tư……………………………………………19

2.2.2.1. Thủ tục hành chính………………………………………..19

2.2.2.2. Cơ sở hạ tầng……………………………………………...19

2.2.2.3. Trình độ công nghệ kĩ thuật………………………………20

2.2.2.4. Chất lượng nguồn nhân lực……………………………….20

PHẦN III: GIẢI PHÁP VÀ XU HƯỚNG THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY……………………………………………………………….20

1. Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành………………………...21

2. Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ…………...22

3. Đối với cơ cấu theo thành phần kinh tế……………………………23

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

I. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế1. Cơ cấu kinh tế1.1. Khái niệmCơ cấu kinh tế là sự tương quan giữa các bộ phận trong tổng thể nền

kinh tế quốc dân; thể hiện sự tác động qua lại, mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cả về mặt số lượng và chất lượng.

1.2. Phân loại1.2.1. Cơ cấu kinh tế ngànhPhân loại dựa vào sự phân công lao động xã hội Nông, lâm nghiệp và thủy sản: Là một ngành cơ bản của nền kinh tế,

và cũng là một ngành đặc biệt vì đối tượng sản xuất là những cơ thể sổng. Công nghiệp – Xây dựng: Là một ngành quan trọng của nền kinh tế

bao gồm ngành công nghiệp nhẹ (chế biến nông, lâm, thuỷ sản, may mặc, da giầy, hàng tiêu dùng...), công nghiệp nặng (dầu khí, luyện kim, cơ khí chế tạo, hoá chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng,...).

Dịch vụ: Là một ngành kinh tế ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Dịch vụ bao gồm rất nhiều loại: Thương mại, vận tải, bưu chính - viễn thông, tài chính tiền tệ, dịch vụ tư vấn,...

1.2.2 Cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ- Nền kinh tể quốc dân là một không gian thống nhất, được tổ chức

chặt chẽ, là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ. Những khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tể - xã hội, lịch sử... đã dẫn đến sự phát triển không giống nhau giữa các vùng, ứng với mỗi cấp phân công lao động theo lãnh thổ có cơ cấu lãnh thổ nhất định: toàn cầu và khu vực, quốc gia, các vùng lãnh thổ trong phạm vi quốc gia.

- Các vùng kinh tế xã hội:+ Trung du, miền núi Bắc Bộ: Là vùng có vị trí địa lý đặc biệt, giáp

Trung Quốc, Lào, liền kề đồng bằng Sông Hồng. Tài nguyên khoáng sàn, thủy điện phong phú, có khả năng đa dạng hóa cơ cấu ngành kinh tế. Cơ sở vật chất kĩ thuật có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Việc phát huy các thế mạnh của vùng mang nhiều ý nghĩa về kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc.

+ Đồng bằng Bắc Bộ: Sông Hồng có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển nồng nghiệp và đời sống dân cư trong vùng. Là nơi tập trung đông dân cư, đất đai màu mỡ, nơi có những đô thị lớn của nước ta, đặc biệt là có thủ đô Hà Nội, là nơi giao thương lớn, quy tụ nhiều đầu mối giao thông, và cũng là nơi tập trung nguồn lao động dồi dào.

+ Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: Là vùng có khí hậu khắc nghiệt, địa hình cũng khá khó khăn. Cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực còn khá hạn chế, nhưng thay vào đó là lợi thế có bờ biển trải dài nên thuận tiện

1

cho việc khai thác thủy hải sản và cảng biển, phát triển thành nơi trung chuyển hàng hóa lớn.

+ Tây Nguyên: Là vùng đất bazan màu mỡ có khí hậu cao nguyên mát mẻ, tuy nhiên mùa khô kéo dài gây thiểu nước nghiêm trọng. Rừng nơi đây có trữ lượng lớn nhất nước (29,2%), có quặng bô-xit với trữ lượng hàng tỷ tấn và trữ năng thủy điện tương đối lớn. Đây cũng là vùng được nhà nước rất quan tâm đến đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.

+ Đồng bằng sông Cửu Long: Là vùng trọng điểm lúa của nước ta, giữ vai trò hàng đầu trong đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu của cả nước. Đây cũng là nơi có vùng biển rộng, ấm quanh năm, hệ thống kênh ngòi chằng chịt cung cấp nhiều loại thủy hải sản. Ngoài biển, vùng còn có nguồn thủy sản nước ngọt lớn. Ngoài ra còn có các ngành công nghiệp khác như luyện kim, sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng.., cũng đã và đang phát triển rất mạnh.

+ Đông Nam Bộ: Là vùng giáp Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, Campuchia và biển Đông, thuận lợi giao thương trong và ngoài nước. Biển ấm, ngư trường rộng, hải sàn phong phú, có thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng dầu khí, đánh bắt hải sản. Phát triển trồng nhiều cây công nghiệp và nông nghiệp có giá trị kinh tế lớn: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía...

1.2.3. Cơ cấu thành phần kinh tế- Là kết quả tổ chức kinh tế theo các hình thức sở hữu kinh tế, gồm

nhiều thành phần kinh tế tác động qua lại lẫn nhau.- Các thành phần kinh tể:+ Kinh tế nhà nước: Là thành phần kinh tể giữ vai trò chủ đạo trong nền

kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

+ Kinh tế tập thể: Là thành phần kinh tế phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt.

+ Kinh tế tư bản tư nhân: Là thành phần rất năng động nhạy bén với thị trường, nó có đóng góp không nhỏ vào quá trình tăng trưởng của đất nước.

+ Kinh tế cá thể: Là thành phần kinh tế có vị trí quan trọng trong ngành nghề ở nông thôn và thành thị, có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả về vốn sức lao động.

+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Là thành phần kinh tế có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta, luôn được khuyến khích phát triền, hướng mạnh vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ có công nghệ cao, xây dựng kết cấu hạ tầng.

2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế2.1. Khái niệm- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi tỷ trọng của các bộ phận

cấu thành nền kinh tế. Sự dịch chuyến cơ cấu kinh tế xảy ra khi có sự phát triển không đồng đều về quy mô, tốc độ giữa các ngành, vùng, lãnh thổ và thành phần kinh tế.

2

2.2. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tếTừ khi đất nước đổi mới đến nay, cơ cấu kinh tế nước ta đã có những

chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ và nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, các ngành nghề chưa được phát triển đúng mức. Nhìn chung cơ cấu kinh tế nước ta còn nhiều bất hợp lý, dẫn tới sản xuất đạt hiệu quả thấp, chưa khai thác hết mọi tiềm năng của đất nước. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một tất yếu cần thiết để phát triển đất nước.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có vai trò quan trọng trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, để không ngừng tăng năng suất tao động làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nâng cao đời sống vật chất lẫn văn hóa tinh thần cho nhân dân. Từ đó thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.

2.3. Các nhân tố tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế2.3.1. Các nhân tố trong nước- Các lợi thế về tự nhiên của đất nước cho phép có thế phát triển ngành

sản xuất nào một cách thuận lợi; quy mô dân số của quốc gia; trình độ nguồn nhân lực; những điều kiện kinh tế, văn hóa của đất nước.

- Ngoài ra, nhu cầu của từng xã hội, thị trường ở mỗi giai đoạn lại là cơ sở để sản xuất phát triển đáp ứng nhu cầu không chỉ về số lượng mà cả chất lượng hàng hóa, từ đó dẫn đến những thay đổi về vị trí, tỷ trọng của các ngành nghề trong nền kinh tể.

- Mục tiêu, chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế của từng quốc gia có tác động quan trọng đến sự chuyến dịch của cơ cẩu kinh tế vì mặc dù cơ cấu kinh tế mang tính khách quan, tính lịch sử xã hội nhưng lại chịu tác động, chi phối rất lớn bởi mục tiêu của Nhà nước. Nhà nước có thể tác động gián tiếp lên tỷ lệ của cơ cấu ngành kinh tế bằng các định hướng phát triển, đầu tư, những chính sách khuyến khích hay hạn chế phát triển các ngành nghề nhằm bảo đảm sự cân đối của nền kinh tế theo mục đích đề ra trong từng giai đoạn nhất định.

- Cuối cùng, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong nước cho phép sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hay chậm, hiệu quả đến mức nào.

2.3.2.Những nhân tố tác động từ bên ngoàiXu hướng chính trị, kinh tế, xã hội của khu vực và thế giới: Sự biến

động của chính trị, kinh tế, xã hội của một nước, hay một số nước, nhất là các nước lớn sẽ tác động mạnh mẽ đến dòng hàng hóa trao đổi, từ đó ảnh hưởng đến nguồn thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ... buộc các quốc gia phải điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế của mình nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia và sự phát triển trong động thái chung của thị trường thế giới.

Xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tế hiện nay có tác động rất mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng nước, vì chính sự phân công lao động diễn ra trên phạm vi quốc tế ngày càng sâu sắc và cơ hội thị trường rộng lớn được mở ra trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế quốc tế, cho phép

3

các nước có khả năng khai thác những thế mạnh của nhau để trao đổi các nguồn lực, vốn, kỹ thuật, hàng hóa và dịch vụ một cách hiệu quả... Quá trình đó vừa bắt buộc, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các nước thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với sự phân công lao động trên quy mô toàn thế giới.

Những thành tựu của cách mạng khoa học, kỹ thuật, đặc biệt sự bùng nổ của công nghệ thông tin tạo nên những bước nhảy vọt trong mọi lĩnh vực sản xuất góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước vì thông tin nhanh chóng làm cho sản xuất, kinh doanh được điều chỉnh nhanh nhạy, hợp lý hơn, dẫn đến cơ cấu sản xuất được thay đổi phù hợp hơn với thị trường và lợi ích của từng nước.

Dưới tác động tống hợp của các nhân tố trên, các ngành kinh tế phát triển một cách không đồng đều, tạo nên những tỷ lệ khác nhau trong cơ cấu ngành kinh tế của các nước.

II. Tác động của đầu tư trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1. Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế1.1. Đối với cơ cấu ngànhChuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế là sự thay đổi có mục đích,

có định hướng và dựa trên phân tích đầy đủ có căn cứ lý luận và thực tiễn, cùng với việc áp dụng đồng bộ các giải pháp cần thiết để chuyển cơ cấu ngành từ trạng thái này qua trạng thải khác, hợp lý và hiệu quả hơn. Việc đầu tư vốn vào ngành nào, quy mô vốn là bao nhiêu, đồng vốn được sử dụng như thế nào đều tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến sự phát triển của ngành nói riêng và của cả nền kinh tể nói chung. Do vậy, hệ quả tất yếu của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành là làm thay đổi tỷ trọng đóng góp vào GDP của các ngành và thay đổi số lượng các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Sự thay đổi này lại đi liền với sự thay đổi cơ cấu sản xuất trong từng ngành hay nói cách khác, sự phân hóa cơ cấu sản xuất trong mỗi ngành kinh tế là do có tác động của đầu tư.

Đầu tư vào các ngành có tốc độ phát triển khác nhau sẽ tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuỳ mức độ chuyển đổi cơ cấu đầu tư và hiệu quả đầu tư khác nhau.

- Đối với các ngành nông lâm nghiệp và thủy sản:Đầu tư tác động nhằm đẩy nhanh công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông

nghiệp nông thôn bằng cách xây dựng kết cấu kinh tế xã hội nông nghiệp nông thôn, tăng cường khoa học công nghệ...

- Đối với khu vực công nghiệp:Đầu tư được thực hiện gắn liền với sự phát triến các ngành theo hướng

da dạng hóa, từng bước hình thành một sổ ngành trọng điểm và mũi nhọn, cỏ tốc độ phát triển cao, thuận lợi về thị trường, có khả năng suất khẩu. Tỷ trọng của khu vực công nghiệp trong GDP tăng dần thực sự trở thành động lực cho phát triển kinh tế quốc dân. Chuyển dịch của khu vực công nghiệp theo hướng hình thành, phát triển một số ngành và sản phẩm mới thay thế nhập khẩu, cung cấp cho thị trường nội địa nhiều mặt hàng có chất lượng cao…

4

- Đối với ngành dịch vụ:Đầu tư giúp phát triển các ngành thương mại, dịch vụ vận tải hàng hóa,

mở rộng thị trường trong nước và hội nhập quốc tế. Đầu tư còn tạo nhiều thuận lợi trong việc phát triển nhanh các ngành dịch vụ bưu chính viễn thông, phát triển du lịch, mở rộng các dịch vụ tài chính tiền tệ...

Đầu tư giúp tăng quy mô và năng lực sản xuất của các ngành. Vốn là nhân tố quan trọng trong việc mở rộng sản xuất, đổi mới sản phẩm, mua sắm máy móc, thiết bị,... Một ngành muốn tiêu thụ rộng rãi sản phẩm của mình thì phải đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã, kiểu dáng, nghiên cứu chế tạo các chức năng, công dụng mới cho sản phẩm. Do đó việc đầu tư để nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm là điều kiện không thể thiếu được nếu muốn sản phẩm đứng vững trên thị trường.

1.2. Đối với cơ cấu vùng lãnh thổĐối với cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết

những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn.

+ Nguồn vốn đầu tư thường tập trung vào những vùng kinh tế trọng điểm nhằm phát huy đươc thế mạnh và tiềm năng của vùng, góp phần vào sự phát triển chung của cả nước, làm đầu tàu kéo kinh tế chung của cả nước đi lên, khi đó các vùng kinh tế khác mới có điều kiện phát triển, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển.

+ Nguồn vốn đầu tư cũng thúc đẩy các vùng kinh tế khó khăn có khả năng phát triển, giúp họ có đủ điều kiện để khai thác, phát huy tiềm năng của họ, giải quyết những vướng mắc tài chính, cơ sở hạ tầng cũng như phương hướng phát triển, tạo đà cho nền kinh tế vùng, giảm bớt sự chênh lệch với các vùng khác.

Nếu xét cơ cấu lãnh thổ theo góc độ thành thị và nông thôn thì đầu tư là yếu tố bảo đảm cho chất lượng của đô thị hoá. Việc mở rộng các khu đô thị dựa trên các quyết định của chính phủ sẽ chỉ là hình thức nếu không đi kèm với các khoản đầu tư hợp lý. Đô thị hoá không thể gọi là thành công thậm chí còn cản trở sự phát triển nếu cơ sở hạ tầng không đáp ứng được các nhu cầu của người dân.

1.3. Đối với cơ cấu thành phần kinh tếĐối với mỗi quốc gia, việc tố chức các thành phần kinh tế chủ yếu phụ

thuộc vào chiến lược phát triển của chính phủ. Các chính sách kinh tế sẽ quyết định thành phần nào là chủ đạo, thành phần nào được ưu tiên phát triển, vai trò, nhiệm vụ của các thành phần trong nền kinh tế... Ở đây đầu tư đóng vai trò nhân tố thực hiện.

Đầu tư đã có tác động tạo ra những chuyển biến về tỷ trọng đóng góp vào GDP của các thành phần kinh tế. Trong những năm qua, cơ cấu thành phần kinh tế ở nước ta đã có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Bên cạnh khu vực kinh tế trong nước, khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước

5

ngoài FDI cũng ngày càng có những đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của cả nước.

Đầu tư tạo ra sự phong phú, đa dạng về nguồn vốn đầu tư. Cùng với sự xuất hiện của các thành phần kinh tế mới là sự bổ sung một lượng vốn không nhỏ vào tổng vốn đầu tư của toàn xã hội, tạo nên một nguồn lực mạnh mẽ hơn trước để nâng cao tăng trưởng và phát triển kinh tế. Việc có thêm các thành phần kinh tế đã huy động và tận dụng được các nguồn lực trong xã hội một cách hiệu quả hơn, khuyến khích mọi cá nhân tham gia đầu tư kinh tế.

Tóm lại, đầu tư là tác nhân chủ yếu dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Những quyết định đầu tư sẽ làm ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế trong tương lai. Nó làm thay đổi số lượng, tỷ trọng của từng bộ phận trong nền kinh tế. Kinh nghiệm và thực tiễn cho thấy rằng con đường tăng trưởng nhanh với tốc độ mong muốn (từ 9 đến 10%) là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là sự chuyển dịch cơ cấu ngành, vùng, lãnh thổ. Đầu tư góp phần làm chuyến dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với quy luật và chiến lược phát triên kinh tế xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ, tạo ra sự cân đối mới trên phạm vi nền kinh tế quốc dân và giữa các ngành, vùng.

2. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

2.1. Hệ số co dãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư với thay đổi cơ cấu kinh tế của ngành (H1):

H1¿

% thay đổi tỷ trọngđầu tư củangànhtrên tổng vốnđầu tư xã hội

giữakỳ nghiêncứu sovới kỳ trướcthay đổi tỷ trọngGDP của ngành

trong tổng vốn đầu tư xã hộigiữakỳ nghiêncứu sovới kỳ trước

Chỉ tiêu này cho biết để tăng 1% tỷ trọng GDP ngành trong tổng GDP (thay đổi cơ cấu kinh tế) thì phải đầu tư cho ngành tăng thêm bao nhiêu.

Bởi vậy, nó là thước đo đánh giá độ nhạy cảm giữa tỷ trọng GDP của mỗi ngành và tỷ trọng đầu tư của ngành đó. Qua đó có thể đánh giá mức độ ảnh hướng của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Nếu hệ sổ này mang giá giá trị dương tức là khi tỷ trọng đầu tư vào ngành tăng hoặc giảm thì tỷ trọng GDP cũng tăng giảm tương ứng. Nếu hệ số này âm, tức là trong giai đoạn đó đầu tư không tác động thuận chiều đến thay đổi tỷ trọng ngành.

2.2. Hệ số co dãn giữa việc thay đổi cơ cấu ngành với thay đổi GDP (H2)

H 2=

% thay đổ i t ỷ tr ọngc ủa ng ànhn ào đó tr ê nt ổ ng vố n đầ u t ư x ã hộ i

k ỳnghi ê ncứ u sov ớ ik ỳ tr ướ c% thay đổi tốc độ tăngtrưởng GDPgi ữ ak ỳ nghi ênc ứ u so v ớ i k ỳ tr ướ c

6

*) Ý nghĩa:Chỉ tiêu này cho biết để góp phần đưa vào tăng trưởng kinh tế (GDP)

lên 1% thì tỉ trọng đầu tư vào Imột ngành nào đó tăng bao nhiêu. Cũng giống như hệ số trên, hệ số này là thước đo độ nhạy cảm của tăng trưởng kinh tế nói chung với thay đối tỷ trọng đầu tư của mỗi ngành.

PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005-2015

I. Thực trạng tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ đổi mới nền kinh tế từ năm 1986. Sau gần 30 năm đổi mới, cơ cấu đầu tư nước ta đã có nhiều thay đổi theo hướng ngày càng hợp lý hơn, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước. Trong điều kiện hoàn cảnh của nước ta, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn khi tiến hành đổi mới, nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội còn nhiều hạn chế. Tiết kiệm trong nước chỉ phục vụ được khoảng 60% nhu cầu đầu tư trong nước. Nguồn vốn chủ đạo là nguồn vốn nhà nước, tuy còn ít nhưng bằng cách huy động các nguồn vốn trong xã hội và sử dụng ngày càng hiệu quả hơn thì cơ cấu nguồn vốn đầu tư nước ta đang thay đổi theo hướng tích cực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hợp lý, phát huy ngày càng tốt hơn các tiềm lực của nền kinh tế. Cơ cấu bao cấp trong nền kinh tế dần được thay thế bằng nền kinh tế thị trường định hướng CNH-HĐH. Cơ cấu đầu tư của nền kinh tế chuyển dịch theo hướng phục vụ yêu cầu phát triển toàn diện của nền kinh tế thúc đẩy việc hình thành một cơ cấu ngành hợp lý gồm cả sản xuất vật chất, dịch vụ và cả những ngành không vì mục đích lợi nhuận. Cơ cấu đầu tư theo vùng, địa phương có những chuyển biến tích cực, đầu tư góp phần hình thành những vùng chuyên môn hóa, những vùng kinh tế trọng điểm, phát huy lợi thế so sánh của từng vùng.

Bảng 1. Tình hình kinh tế nước ta giai đoạn 2005-2015Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014Tăng

trưởng 8,44 8,23 8,46 6,31 5,32 6,78 6,24 5,25 5,42 5,98Lạm phát 8,4 6,6 12,6 19,89 6,52 11,75 18,13 6,81 6,04 1,84

1. Thực trạng tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Xét trên khía cạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế, dạng cơ cấu ngành là quan trọng nhất vì nó phán ánh trình độ phát triển của một quốc gia. Cơ cấu đầu tư theo ngành là cơ cấu thực hiện đầu tư theo từng ngành và tiểu ngành.

7

Cơ cấu đầu tư theo nhóm ngành: Nông, lâm nghiệp và thủy sản; Công nghiệp - xây dựng; Dịch vụ.

Bảng 2. Tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế, giai đoạn 2005-2014. Đơn vị: nghìn tỷ đồng

TổngNông, lâm ngiệp và thủy sản

Công nghiệp - xây dựng

Dịch vụ

2005 914,0 176,4 348,5 389,12006 1061,6 198,8 409,6 453,22007 1246,8 232,6 480,2 534,02008 1616,0 329,9 599,2 686,92009 1809,1 346,8 676,4 785,92010 2157,8 407,6 824,9 925,32011 2779,9 558,2 1053,5 1168,22012 3245,4 638,3 1253,6 1353,52013 3584,3 658,8 1373,0 1552,52014 (sơ bộ) 3937,9 713,4 1516,2 1708,3

Bảng 3. Tỷ trọng đóng góp vào GDP tính theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2005-2014. Đơn vị %

Tổng N-L-TS CN-XD DV2005 100,00 19,30 38,13 42,572006 100,00 18,73 38,58 42,692007 100,00 18,66 38,51 42,832008 100,00 20,41 37,08 42,512009 100,00 19,17 37,39 43,442010 100,00 18,89 38,23 42,882011 100,00 20,08 37,90 42,022012 100,00 19,67 38,63 41,702013 100,00 18,38 38,31 43,312014 (sơ bộ) 100,00 18,12 38,50 43,38

Bảng 4. Cơ cấu vốn đầu tư phân theo ngành thời kỳ 2005-2014. Đơn vị: %

TổngNông, lâm ngiệp và thủy sản

Công nghiệp- xây

dựngDịch vụ

2005 100 7,49 43,13 49,382007 100 6,37 42,36 51,272008 100 6,44 40,93 52,632009 100 6,25 41,19 52,562010 100 6,15 42,81 51,042011 100 5,98 42,89 51,132012 100 5,24 43,9 50,862013 100 5,59 44,24 50,52

Cơ cấu đầu tư giai đoạn 2005-2014 theo ngành kinh tế cho thấy sự chuyển dịch từ khối ngành nông lâm ngư nghiệp và thủy sản sang các nhóm

8

ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ. Trong thời kỳ mở cửa và hội nhập, nước ta thực hiện đầu tư và thu hút vốn đầu tư, khoa học hỹ thuật vào các ngành công nghiệp hiện đại, thực hiện đầu tư, tái đầu tư và xây dựng cơ sở vật chất để phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Tỷ trọng đầu tư cho nông lâm ngư nghiệp và thủy sản giảm từ 7,49% năm 2005 xuống 5,59% năm 2013. Tỷ trọng đầu tư cho ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 43,13% năm 2005 lên 44,24% năm 2013. Tỷ trọng đầu tư cho ngành dịch vụ tăng từ 49,38-50,52% từ năm 2005 đến 2013. Đây được xem như sự thay đổi tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của nhà nước. Cơ cấu vốn đầu tư theo tỷ trọng như vậy đã tác động đến cơ cấu tăng trưởng kinh tế theo ngành: tỷ trọng GDP đóng góp vào tổng sản lượng trong nước cũng có xu hướng dịch chuyển theo xu hướng vốn đầu tư. Tỷ trọng đóng góp vào GDP của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 19,3% năm 2005 xuống còn 18,12% năm 2014. Tỷ trọng đóng góp vào GDP tính theo giá hiện hành của ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 38,13% năm 2005 lên 38,5% năm 2014; của ngành dịch vụ tăng từ 42,57% năm 2005 lên 43,38% năm 2014.

Ngành nông lâm nghiệp và thủy sản đóng góp khoảng 18%-20% vào GDP, tạo ra 46%-50% việc làm trong nền kinh tế nhưng đầu tư cho ngành này đa phần chỉ ở mức 5,2%-6,2% tổng đầu tư. Xét ở khía cạnh tạo việc làm và đóng góp vào GDP, có thể nói đầu tư cho lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp và thủy sản thời gian qua là tương đối hiệu quả. Đầu tư cho công nghiệp xây dựng chiếm tỉ trọng lớn (trên 40% trong những năm gần đây), tuy nhiên mức đóng góp vào GDP và tạo việc làm còn hạn chế.

1.1 Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông lâm nghiệp và thủy sản

Trước thời kỳ đổi mới nền kinh tế nước ta hết sức lạc hậu, đó là nền kinh tế sản xuất lúa gạo thô sơ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ là sự chuyển dịch từ ngành này sang ngành khác mà còn là sự chuyển dịch trong nội bộ ngành. Đường lối đổi mới kinh tế đất nước theo hướng CNH-HĐH đã làm thay đổi bộ mặt của nền nông nghiệp nước ta, nền nông nghiệp phát triển mạnh hơn, đa dạng hơn với nhiều ngành nghề mới, khai thác được những lợi thế so sánh của từng vùng. Đặc biệt, việc đầu tư đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất góp phần làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp được xây dựng hợp lý, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ nông thôn.

Bảng 5. Cơ cấu trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sảngiai đoạn 2005-2013. Đơn vị: %

Giá trị sản xuất toànngành nông

nghiệpNăm

Nông nghiệp thuần

Thủy sản

Lâm nghiệp

2005 71,5 24,84 3,72006 70,0 26,37 3,662007 69,9 26,49 3,582008 75,1 22,01 2,86

9

2009 75,6 21,56 2,832010 75,9 21,51 2,632011 77,5 20,26 2,272012 74,9 22,42 2,682013 73,55 23,59 2,86

Bảng 6. Cơ cấu trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2010-2013. Đơn vị: tỷ đồng

Năm Giá trị SX toàn ngành nông nghiệp

(Tỷ đồng)

Nông nghiệp thuần

Thủy sản Lâm nghiệp

2005 256388 183214 63678 94962006 282525 197701 74493 103312007 338553 236750 89694 121082008 502119 377239 110510 143702009 568993 430222 122666 161062010 712047 540163 153170 187152011 1016080 787197 205866 230172012 1000390 749325 224264 268002013 1017159 748139 239977 29043

Đầu tư góp phần làm tăng năng suất trong nội bộ ngành khá nhanh, từ 256388 tỷ đồng năm 2005 lên 1.017.159 tỷ đồng năm 2013. Trong vòng 9 năm đã tăng lên khoảng 4 lần. Số liệu thống kê cho thấy, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2005-2013 thể hiện tính không ổn định. Về cơ cấu, tỷ trọng nông nghiệp thuần vẫn duy trì ở mức cao (trên 70%), giảm một chút vào các năm 2006, 2007 sau đó tăng lên 77,5% vào năm 2011 và giảm còn 73,6% vào năm 2013; lâm nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ (trên dưới 3%) và có xu hướng giảm (thấp nhất là gần 2,3% vào năm 2011); thủy sản chiếm tỷ trọng từ 21% đến 24%, có xu hướng giảm, thấp nhất từ 2007 đến 2012, tăng nhẹ vào năm 2013 (23,6%). Tình hình trên cho thấy, ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn nặng về nông nghiệp thuần mà chưa khai thác được các lợi thế tự nhiên về rừng, đất rừng, mặt nước sông, hồ, biển để phát triển mạnh các chuyên ngành lâm nghiệp và thủy sản, đưa các chuyên ngành này trở thành sản xuất chính của nông nghiệp để tạo ra cơ cấu toàn ngành nông nghiệp hợp lý. Trong đó, chuyên ngành lâm nghiệp đang sử dụng quỹ đất lớn nhất, nhưng giá trị làm ra lại thấp nhất. Năm 2005 tăng trưởng nông nghiệp đạt 4,19%, sau đó giảm vào các năm 2006, 2007 và tăng lên đỉnh cao vào năm 2008 (đạt 4,69%) và giảm mạnh còn 1,9% vào năm 2009, phục hồi vào các năm 2010, 2011 và lại sụt giảm mạnh vào các năm 2012, 2013 (còn 2,67%). Xu thế biến đổi chung về tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp giai đoạn 2005-2013 là, sau khi gia nhập WTO vào năm 2007 và ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương (FTA) với một số quốc gia thì tăng trưởng ngành nông nghiệp Việt Nam đã giảm đi do tác động tiêu cực của giá cả thị trường thế giới về vật tư và sản phẩm (giá vật tư tăng nhanh, trong khi giá nông sản không tăng hoặc giảm, tạo ra giá cánh kéo bất lợi cho sản xuất nông nghiệp) và gia tăng các rào

10

cản thương mại về vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước đối với hàng hóa nông sản xuất khẩu của Việt Nam.

Trong ngành nông nghiệp thuần, cơ cấu giá trị giữa trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ giai đoạn 2005-2013 ít thay đổi, tỷ trọng trồng trọt vẫn duy trì ở mức cao từ 71%-73%, chăn nuôi từ 24%-26% và dịch vụ rất thấp, từ 1,3% đến 2,2%. Tỷ trọng dịch vụ thấp phản ánh tính chất sản xuất truyền thống, thủ công cao, chưa phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ cần thiết như: giống mới, khoa học kỹ thuật, khuyến nông, bảo vệ cây trồng, thú ý, tiếp thị, tín dụng…để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi và giá trị gia tăng của sản phẩm làm ra. Thực tế cho thấy, nông nghiệp thuần của Việt Nam vẫn nặng về sản xuất lúa gạo, cây công nghiệp như cà phê, chè, cao su, hồ tiêu, và một số cây ăn quả khác, chăn nuôi chưa trở thành ngành sản xuất chính, mức độ áp dụng khoa học công nghệ và các phương pháp sản xuất tiên tiến còn ít nên chưa khai thác đầy đủ tiềm năng đất đai, nguồn nước, khí hậu và các điều kiện tự nhiên tại các vùng sản xuất.

Cơ cấu giá trị sản xuất của chuyên ngành lâm nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trồng rừng và khai thác gỗ (từ 14,8% xuống còn 10,2%), tăng tỷ trọng khai thác lâm sản ngoài gỗ (từ 79,5% lên 84,5%), chiếm ưu thế gần tuyệt đối trong chuyên ngành này; tỷ trọng dịch vụ lâm nghiệp giảm từ 5,7% xuống 5,3%, phản ánh xu hướng tích cực là giảm khai thác gỗ để giữ rừng, tăng khai thác lâm sản ngoài gỗ là thế mạnh của nghề rừng, đặc biệt là đối với rừng nhiệt đới có nhiều loại lâm sản ngoài gỗ phong phú. Riêng tiểu ngành dịch vụ lâm nghiệp chiếm tỷ trọng thấp, giảm dần là xu hướng không tích cực, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả chung của chuyên ngành.

Trong nhóm ngành thủy sản: Tiểu ngành nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng cao hơn khai thác, dao động trong khoảng từ 59,3% đến 67,2% tổng giá trị chuyên ngành, nhưng có xu hướng giảm. Tiểu ngành khai thác chiếm tỷ trọng thấp hơn, nhưng có xu hướng tăng từ 35,8% lên 40,1%, nếu chương trình hỗ trợ ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ thành công thì khả năng khai thác sẽ ngang bằng với nuôi trồng trong những năm tới.

1.2 Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp và xây dựng

Khu vực công nghiệp và xây dựng có xu hướng đóng góp vào tổng GDP tăng lên (tỷ trọng đóng góp vào GDP tăng từ 38,23 lên 38,5) cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực và ngày càng hợp lý hơn. Tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước; đẩy mạnh xuất khẩu như chế biến nông lâm thủy sản, da giày, may mặc... các mặt hàng này ngày càng được đầu tư để nâng cao chất lượng, khẳng định vị thế trên trường thế giới. Ngành xây dựng đạt trình độ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế, cơ sở hạ tầng, hệ thống đường giao thông được chú trọng đầu tư nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Ngành khai khoáng, khai thác dầu thô, khí đốt có xu hướng giảm tỷ trọng, do ảnh hưởng của giá dầu thế giới thời gian qua. Ngành sản xuất trang phục, sản xuất chế biến thực phẩm, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hòa không khí cũng có xu hướng giảm tỷ

11

trọng đóng góp trong cơ cấu GDP của ngành. Thay vào đó là sự phát triển và gia tăng nhanh chóng của những ngành công nghệ như sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính, sản phẩm quang học (tăng từ 3,8% lên 11,6%) do tác động phần lớn của nguồn vốn FDI chảy vào.

Ngành công nghiệp, dịch đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp công nghiệp có hàm lượng vốn cao, giảm tỷ trọng các ngành công nghiệp có hàm lượng lao động cao.

Bảng 7. Tỷ lệ sản xuất công nghiệp (theo giá hiện hành) của một số lĩnh vực trong ngành công nghiệp giai đoạn 2010-2013. Đơn vị: %

2010 2011 2012 2013Khai khoáng 8,45 8,04 8,54 7,56

Khai thác dầu thô, khí đốt tự nhiên 5,37 4,97 5,96 5,26Sản xuất chế biến thực phẩm 17,87 17,87 17,44 17,28

Sản xuất trang phục 4,19 4,11 3,84 3,75Sản xuất sản phẩm điện tử,máy vi tính,

sản phẩm quang học 3,8 5,55 9,21 11,6

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hòa không khí 4,47 4,28 3,88 3,78

1.3.Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụTỷ trọng đóng góp vào tổng GDP của ngành dịch vụ có xu hướng tăng

trong giai đoạn 2005-2014, tăng từ 42,57% lên 43,38%. Cơ cấu ngành dịch vụ ngày càng hiện đại và hoàn thiện hơn. Dịch vụ bao gồm rất nhiều loại: Thương mại, dịch vụ vận tải hàng hoá, hành khách, dịch vụ bưu chính – viễn thông, dịch vụ tài chính tiền tệ như tín dụng, bảo hiểm, kiểm toán, chứng khoán…dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phục vụ đời sống. Đối với Việt Nam hiện nay, du lịch đang thực sự trở thành 1 ngành kinh tế mũi nhọn. Tỷ trọng đóng góp vào tổng GDP của ngành du lịch tăng từ 3,9% vào năm 2010 lên 4,6% năm 2014. Đây là dấu hiệu tích cực phát huy lợi thế ngành du lịch của nước ta.

Bảng 8. Xuất, Nhập khẩu dịch vụ. Đơn vị: triệu USDNăm 2010 2011 2012 2013 1014

XUẤT KHẨU 7460 8691 9620 10710 10970Dịch vụ vận tải 2306 2227 2070 2230 2320

Dịch vụ bưu chính viễn thông 137 145 138 140 145Dịch vụ du lịch 4450 5710 6850 7250 7330

Dịch vụ tài chính 192 208 150 160 175Dịch vụ bảo hiểm 70 81 64 60 58Dịch vụ chính phủ 105 110 110 125 137

Dịch vụ khác 200 210 238 745 805NHẬP KHẨU 9921 11859 12520 13820 14500Dịch vụ vận tải 6596 8226 8714 7340 7738

Dịch vụ bưu chỉnh viễn thông 7 67 57 85 82Dịch vụ du lịch 1470 1710 1856 2050 2150

Dịch vụ tài chính 195 217 175 460 48012

Dịch vụ bảo hiểm 481 567 583 911 1020Dịch vụ chính phủ 150 152 167 185 195

Dịch vụ khác 950 920 968 2789 2835

Từ bảng xuất nhập khẩu dịch vụ ta thấy các ngành dịch vụ vận tải, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ du lịch, dịch vụ chính phủ có xu hướng tăng cả trong xuất khẩu và nhập khẩu. Dịch vụ tài chính và bảo hiểm trong lĩnh vực xuất khẩu giảm dần còn trong nhập khẩu tăng lên nhanh chóng. Nguyên nhân ở đây do nước ta hội nhập với thị trường thế giới, chất lượng giao thông được cải thiện, công nghệ thông tin phát triển, đầu tư cho khoa học công nghệ và du lịch tăng nên dẫn đến tỷ trọng đóng góp vào GDP của các ngành này tăng.

2. Thực trạng đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế

2.1 Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành phân theo thành phần kinh tế

Bảng 9. Vốn đầu tư theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn 2005-2014.

Năm Tổng số Kinh tế nhà nước

Kinh tế ngoài nhà

nước

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Nghìn tỉ đồng2005 343,1 161,6 130,4 51,12006 404,7 185,1 154,0 65,62007 532,1 198,0 204,7 129,42008 616,7 209,0 217,0 190,72009 708,8 287,5 240,1 181,22010 830,3 316,3 299,5 214,52011 924,5 341,6 356,0 226,92012 1010,1 406,5 385,0 218,62013 1094,5 441,9 412,5 240,12014 1220,7 486,8 468,5 265,4

Qua bảng số liệu ta thấy :Với thành phần kinh tế nhà nước: tổng vốn đầu tư qua các năm đều tăng.Kinh tế ngoài nhà nước: tổng vốn đầu tư qua các năm đều tăng.Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: tổng vốn đầu tư qua các năm đều

tăng, đặc biệt năm 2007 tăng mạnh, tăng xấp xỉ gấp đôi 2006. Do Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức WTO, giai đoạn này, chính phủ cũng đang mở cửa, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài. Theo báo cáo của tập đoàn tư vấn kinh doanh lớn nhất thế giới Pricewaterhouse Coopers công bố tháng 7/2007 xếp Việt Nam ở vị trí số 1 trong số 20 nền kinh tế mới nổi về hấp dẫn đầu tư trong lĩnh vực sản xuất. Việt Nam lọt vào Top 10 nền kinh tế hấp dẫn nhất về đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia trong giai đoạn 2007-2009. Theo Báo cáo Môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới công bố cuối tháng 9/2007, Việt Nam xếp hạng 91 về mức độ thuận lợi kinh doanh, tăng 13 bậc so với năm trước.

13

2.2.Xét trên góc độ cơ cấu

Bảng 10. Cơ cấu GDP và vốn đầu tư theo thành phần kinh tế

Năm

Tỷ trọng vốn đầu tư theo thành phần kinh tế (%)

Tỷ trọng GDP theo thành phần kinh tế (năm 2005 đến 2009 theo giá thực tế, năm

2010 đến 2014 theo giá hiện hành (%))

Kinh tế nhà nước

Kinh tế ngoài nhà

nước

Kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài

Kinh tế

nhà nước

Kinh tế ngoài

nhà nước

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

2005 47,1 38,0 14,9 38,40 45,61 15,992006 45,7 38,1 16,2 37,39 45,63 16,982007 37,2 38,5 24,3 35,93 46,11 17,962008 33,9 35,2 30,9 35,54 46,03 18,432009 40,5 33,9 25,6 35,14 46,53 18,722010 38,1 36,1 25,8 33,46 48,85 17,692011 37,0 38,5 24,5 32,68 49,27 18,052012 40,3 38,1 21,6 32,57 49,34 18,092013 40,4 37,7 21,9 32,20 48,25 19,552014 39,9 38,4 21,7 31,87 48,04 20,09

Qua bảng số liệu ta có thể thấy rõ tỷ trọng vốn đầu tư của thành phần kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất, trong tổng vốn đầu tư cao nhất là năm 2005 (47,1%). Qua các năm tỷ trọng có dấu hiệu giảm xuống tuy nhiên vẫn ở mức cao. Chiếm tỷ trọng vốn cao nhất trong các các thành phần kinh tế nhưng tỷ trọng đóng góp GDP chỉ đứng thứ hai. Từ 2005 đến 2009 cao nhất là năm 2005 chiếm 38,40 %, giai đoạn 2010 đến 2014 cao nhất là năm 2010 (33,46%). Ở cả hai gia đoạn thì tỷ trọng đóng góp GDP đều giảm xuống, thấp nhất là 2014 chỉ còn 31,87 %. Từ trên ta có thấy hiệu quả vốn đầu tư của thành phần kinh tế nhà nước thấp.

Tỷ trọng vốn đầu tư của thành phần kinh tế ngoài nhà nước đứng thứ hai từ năm 2006 đến 2009 có giảm, sau đó từ 2010 đến 2014 có xu hướng tăng lên, thường chiếm hơn 38%, năm 2014 chiếm 38,4%. Tuy đứng thứ hai về tỷ trọng vốn nhưng lại đóng góp tỷ trọng GDP cao nhất. Từ 2005 đến 2009 luôn tăng và chiếm trên 45%, từ 2010 đến 2014 luôn dao động trong mức 48% đến trên 49%.

Tỷ trọng vốn đầu tư của thành phần kinh tế nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ nhất thường, từ 2008 đến 2011 chiếm tỷ trong từ 24,5 % đến 30,9 %, sau đó từ 2012 đến 2014 giảm xuống chỉ còn gần 22% . Tỷ trọng đóng góp GDP ngày càng tăng luôn ở mức 17% đến 20%, từ 2010 đến 2014 cao nhất là năm 2014 (20,09%).

14

Cơ cấu đầu tư theo thành phần kinh tế của nước ta đã chuyển biến đúng hướng: khuyến khích các thành phần kinh tế, động viên các nguồn lực tham gia phát triển kinh tế xã hội, tỷ trọng thành phần kinh tế nhà nước giảm, đồng thời tỷ trọng của thành phần kinh tế ngoài nhà nước, nước ngoài tăng. Tuy nhiên sự chuyển dịch này còn chậm, chưa tương xứng với tiềm lực và nhu cầu phát triển của đất nước.

3. Thực trạng tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế

Trong các năm qua, nước ta đã hình thành 6 vùng kinh tế: Vùng trung du và miền núi phiá Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long . Trong đó có 3 vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm 8 tỉnh: tp Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 5 tỉnh TP trực thuộc trung ương là Đà nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước và Long An.

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: thu hút lượng vốn đầu tư lớn đặc biệt là vốn nước ngoài. Nguồn vốn ODA đã giúp ta xây dựng nhiều dự án cơ sở hạ tầng tốt như các tuyến đường cao tốc Hà Nội – Quảng Ninh – Hải Phòng, các cảng lớn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế vùng. Đặc biệt vốn đầu tư nước ngoài lớn đã xây dựng các khu công nghiệp như khu công nghiệp Bắc Ninh chuyên sản xuất các sản phẩm về công nghệ thiết bị cao, điện tử như: công ty Samsung, công ty Canon. Vốn nhà nước đầu tư nhiều vào khu công nghiệp đóng tàu ở cảng Hải Phòng, khu khai thác than ở Quảng Ninh. Nhờ có sự đầu tư lớn, mà vùng kinh tế này đã phát triển. Tỷ trọng đóng góp vào GDP cả nước tăng từ 21% (năm 2005) lên 23-24% (năm 2010) và 28-29% (năm 2020)

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: có lượng đầu tư lớn chủ yếu vào lĩnh vực du lịch đặc biệt ở Đà Nẵng, Huế, nhà nước đầu tư chủ yếu vào khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) sẽ phát triển thành một khu kinh tế tổng hợp đa ngành với các chính sách ưu đãi, khuyến khích ổn định lâu dài. Tại đây sẽ tập trung phát triển công nghiệp lọc dầu - hoá dầu - hoá chất, từng bước phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, đóng sữa chữa tàu biển, luyện cán thép, sản xuất xi măng, sản xuất container…. Nhờ có đầu tư mà vùng này đã có những chuyển biến tích cực về phát triển kinh tế, giúp lan tỏa ra các tỉnh miền trung khác

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng phát triển mạnh với lượng đầu tư lớn, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, hình thành nhiều khu công nghiệp Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Vũng Tàu. Vùng này đã phát triển mạnh mẽ đóng góp GDP cao nhất. Tỷ lệ đóng góp trong GDP cả nước tăng từ 36% (năm 2004) lên 40-41% vào năm 2010 và trong tương lai có thể lên đến 43- -44% vào năm 2020.

II. Đánh giá1. Ưu điểm

15

- Đầu tư theo ngành kinh tế có trọng tâm, trọng điểm. Đảng và Nhà nước ta luôn coi chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là giải pháp để tăng trưởng và phát triển đất nước. Phục vụ thiết thực cho chủ trương đó, trong thời gian qua, cơ cấu vốn đầu tư đã thay đổi theo hướng đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Trong đó tỷ trọng đầu tư cho ngành dịch vụ là cao nhất, và thấp nhất là tỷ trọng đầu tư cho ngành nông nghiệp, dẫn đến tỷ trọng của khu vực nông nghiệp liên tục giảm qua các năm từ gần 20% (2005) xuống còn 18,1% (2014), tương đương với đó là sự tăng lên không ngừng của khu vực phi nông nghiệp. Đó là những hiệu ứng tích cực, đem lại diện mạo mới cho nền kinh tế.

- Tiến bộ đáng kể trong đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn, thể hiện ở việc sản lượng nông nghiệp sau 10 năm liên tục tăng cao, năm 2014 đạt mức sản lượng gấp 4 lần sản lượng của năm 2005. Cùng với đó là sự phát triển đời sống, mức sống của người dân ở nông thôn đi đôi với quá trình xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

- Đầu tư cho công nghiệp gia tăng và chiếm tỷ trọng lớn, quy mô, sản lượng của nền công nghiệp năm 2014 tăng gấp 4,5 lần so với năm 2005.

- Ưu tiên đầu tư cho một số ngành sản xuất cơ bản, tạo đà cho sự tăng trưởng kinh tế.

- Tạo điều kiện cho các chủ thể trong nền kinh tế phát huy các tiềm năng vốn có.

- Đầu tư đã có tác dụng trong việc giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, khoảng cách về trình độ phát triển và tăng trưởng của mỗi vùng không còn xa nhau như trước. Nguồn vốn đầu tư thúc đẩy các vùng kinh tế khó khăn có khả năng phát triển, giúp họ có đủ điều kiện để khai thác, phát huy tiềm năng của họ, giải quyết những vướng mắc tài chính, cơ sở hạ tầng cũng như phương hướng phát triển, tạo đà cho nền kinh tế vùng, giảm bớt sự chênh lệch kinh tế với các vùng khác. Đầu tư đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn.

- Nguồn vốn đầu tư thường được tập trung tại những vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. 3 vùng kinh tế trọng điểm đó là Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Các vùng kinh tế trọng điểm được đầu tư nên có thể phát huy thế mạnh của mình, góp phần lớn vào sự phát triển chung của cả nước, làm đầu tàu kéo kinh tế chung của đất nước đi lên.

- Nguồn vốn đầu tư đã được đa dạng hóa. Nếu trước đây trong tổng số vốn đầu tư trong toàn xã hội, thành phần kinh tế Nhà nước luôn chiếm vị trí độc tôn thì đến nay, vốn đầu tư cho các khu vực kinh tế ngoài nhà nước và vốn đầu tư nước ngoài cũng đã có sự gia tăng, xấp xỉ với kinh tế nhà nước. Về tốc độ tăng trưởng, khu vực ngoài nhà nước và vốn đầu tư nước ngoài đều tăng, trong đó khu vực ngoài nhà nước tăng trưởng với mức nhanh hơn.

- Vốn nhà nước chủ yếu tập trung vào các mục tiêu chủ yếu của kế hoạch.

- Cơ chế bao cấp, xin-cho trong đầu tư phát triển từng bước được hạn chế và xóa bỏ.

16

- Bảo đảm cho chất lượng của đô thị hoá. Việc mở rộng các khu đô thị dựa trên các quyết định của chính phủ sẽ chỉ là hình thức nếu không đi kèm với các khoản đầu tư hợp lý. Các điều kiện về giao thông, nhà ở đô thị được đầu tư nhiều và mạnh, giúp đô thị có bộ mặt mới mẻ và hiện đại, điển hình như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Đô thị hoá không thể gọi là thành công thậm chí còn cản trở sự phát triển nếu cơ sớ hạ tầng không đáp ứng được các nhu cầu của người dân.

- Giải quyết tốt hơn vấn đề việc làm, đồng thời nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.

2. Nhược điểm và nguyên nhân2.1. Nhược điểm2.1.1. Đối với cơ cấu ngành kinh tế- Đầu tư cho nông nghiệp còn chưa thoả đáng cụ thể tỷ trọng đầu tư

trong nông nghiệp có sự chênh lệch lớn: Nông nghiệp thuần tuý vẫn là cơ bản: 83,2%; Thuỷ sản chỉ chiếm: 10,5%; Lâm nghiệp: 6,3%.

- Cơ cấu ngành công nghiệp và cơ cấu sản phẩn công nghiệp chậm chuyển dịch theo hướng hiệu quả, tăng sức cạnh tranh và phát huy lợi thế của từng ngành sản xuất công nghiệp. Chúng ta mới chỉ chú trọng đầu tư phát triển về chiều rộng chứ chưa đầu tư về chiều sâu để nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ hiện đại, đồng thời cũng là do công tác dự báo, xây dựng và quản lý quy hoạch công nghiệp còn chưa tốt, dẫn tới việc đầu tư dàn trải, theo phong trào và phát triển quá mức trong một số ngành như xi măng, mía đường, lắp ráp xe mô tô, ô tô, rượu bia, gây nên lãng phí, kém hiệu quả và mất cân bằng cung – cầu trên thị trường.

- Đầu tư ở các khu công nghiệp thiếu sự phối hợp giữa các địa phương nên có những khu công nghiệp có chức năng tương tự nhau, dẫn đến tình trạng cạnh tranh không cần thiết, chèn ép lẫn nhau để thu hút vốn đầu tư.

- Đầu tư cho dịch vụ chưa chú trọng và phát huy các ngành có giá trị gia tăng cao, chưa đáp ứng được như cầu hội nhập, toàn cầu hóa. Đầu tư cho khoa học công nghệ, giáo dục & đào tạo, y tế vẫn chưa thỏa đáng, đồng thờ cũng là ở mức thấp nếu so với các nước trong khu vực.

- Vốn đầu tư vào giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, y tế còn ở mức thấp so với nhu cầu và so với mức đầu tư của các nước trong khu vực. Điều này ảnh hưởng không ít đến việc phát triển và nâng cao chất lượng phục vụ của các ngành này.

2.1.2 Đối với cơ cấu thành phần kinh tế- Khu vực kinh tế nhà nước chiếm đại bộ phận trong cách ngành kinh tế

quan trọng, được hưởng ưu đãi của nhà nước nhưng hoạt động không hiệu quả, làm ăn thua lỗ mặc dù lượng đầu tư là khá nhiều; tiến độ thực hiện cổ phần hóa còn chậm chạp, chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ chế huy động vốn của doanh nghiệp nhà nước.

- Kinh tế tập thể về số lượng gần đây tăng lên, nhưng tỷ trọng về nhiều chỉ tiêu còn thấp và giảm. tỷ trọng GDP còn thấp, quy mô hợp tác xã còn nhở, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa đáp ứng được yêu cầu xã viên và đòi hỏi của thị trường, cơ sở hạ tầng còn lạc hậu

17

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn tăng trưởng qua các năm nhưng xu hướng chậm lại so với các năm trước đây. Việc chênh lệch vốn đăng ký và vốn thực hiện là còn rất lớn. Tính minh bạch trong các dự án sử dụng nguồn vốn vay ODA cũng còn chưa cao gây nên sự mất lòng tin đối với các nước viện trợ.

2.1.3. Đối với cơ cấu vùng kinh tế- Đầu tư phát triển trong các vùng kinh tế trọng điểm chưa đạt được hiệu

quả cao. Đầu tư chưa thực sự gắn với quy hoạch ngành, vùng nên có sự chồng chéo, lãng phí. Nhiều dự án đầu tư hiệu quả thấp, nhất là trong việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở nhiều nơi chưa được phát huy. Việc đầu tư ở các khu công nghiệp thiếu sự phối hợp giữa các địa phương trong vùng nên nhiều địa phương có những khu công nghiệp với chức năng tương tự nhau dẫn đến tình trạng cạnh tranh không cần thiết, chèn ép lẫn nhau để thu hút vốn đầu tư trong khi các kết cấu hạ tầng lại chưa được quan tâm đúng mức

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể làm gia tăng khoảng cách giữa các vùng: Tuy những năm gần đấy vốn đầu tư đã được chú trọng hơn chó các vùng miền núi, những vùng kém phát triển song thực tế còn chưa cao. Vốn tập trung quá nhiều cho những vùng có điều kiện tự nhiên ưu đãi đôi khi trở thành phong trào và dần dần sẽ không thu được hiệu quả kinh tế cao. Nguồn lực ở mỗi địa phương là có hạn, vì thế phải biết mở rộng ra những vùng khác tận dụng thế mạnh của từng vùng.

- Ở một số vùng đặc biệt khó khăn như miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ có nền kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo cao nhưng chưa được được đầu tư đúng mức để tạo ra những chuyển biến rõ nét về phát triển kinh tế của vùng.

- Đầu tư cho các vùng kinh tế phát triển quá cao trong khi các vùng như miền núi phía Bắc, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên vẫn còn ở mức khiêm tốn, dẫn đến việc đô thị hóa quá nóng. Những khu đô thị mọc lên và nhiều vấn đề phát sinh. Dân cư nông thôn có hướng chuyển tới đô thị, làm cho dân số tập trung quá đông, trong khi ở nông thôn và miền núi thì lại quá thưa thớt, thiếu lao động. Đồng thời là các vấn đề về trật tự, an ninh đô thị.

- Ở các địa phương, đầu tư và quy hoạch vùng kinh tế còn rập khuôn, mang nặng tính phong trào, do họ còn lúng túng trong việc xác định thế mạnh của mình để đầu tư một cách đúng đắn. Có thể lấy ví dụ về điều này qua việc xây dựng tràn lan nhà máy đường, nhà máy xi măng lò đứng, cảng biển, khu công nghiệp ở các tỉnh, dẫn đến hiệu quả đầu tư rất thấp. Nhiều vùng sản xuất hình thành một cách tự phát, hoặc quy hoạch phát triển thiếu khoa học, như phát triển tràn lan cây cà phê ở Tây Nguyên, xây dựng nhiều nhà máy đường ở các địa phương khác trong cả nước.

2.2. Nguyên nhân2.2.1. Hạn chế trong hoạt động huy động vốn2.2.1.1. Huy động vốnViệc huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp gặp rất nhiều trở ngại.

Huy động vốn bằng xây dựng các dự án khả thi hoặc hoạt động sản xuất

18

kinh doanh thực tế của DN đều khó thực hiện. Ngoài ra, việc huy động vốn bằng hình thức liên doanh, liên kết hay huy động vốn từ người thân, bạn bè đều không bền vững nên hiệu quả hạn chế. Nguyên nhân là do mức trần lãi suất huy động là 14-15%/năm, dẫn tới việc lãi suất cho vay ở các ngân hàng thương mại là khoảng 17-19%, là mức cao so với các doanh nghiệp, làm họ khó tiếp cận được nguồn vốn, giảm khả năng sinh lợi của các dự án.

2.2.1.2. Vấn đề quản lýQuản lý vốn đầu tư, nhất là nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước còn quá

phức tạp, rườm rà do có quá nhiều cấp, nhiều ngành cùng tham gia quản lý đầu tư. Sự chồng chéo đó không đảm bảo hiệu quả và chặt chẽ trong quản lý do hiện tượng dàn trải về trách nhiệm, không có cấp nào chịu trách nhiệm toàn điện và đầy đủ. Đồng thời cơ chế quản lý còn nhiều điểm chưa rõ ràng, thiếu tính minh bạch, thông tin không đầy đủ. Vẫn tồn tại cơ chế “xin-cho”, cùng với đó là vấn đề tham nhũng còn khá nhức nhối.

2.2.1.3. Vấn đề sử dụng.Việc sử dụng vốn đầu tư còn chưa hiệu quả, dàn trải, phân tán và gây

lãng phí, đặc biệt vẫn là từ các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Kế hoạch đầu tư bị cắt khúc ra từng năm, hiệu quả đầu tư kém. Tình trạng triển khai quá nhiều dự án vượt quá vốn kế hoạch được giao, gây nợ đọng xây dựng cơ bản quá mức, gây áp lực lớn đến cân đối ngân sách Nhà nước các cấp, đẩy Ngân sách Trung ương vào thế bị động diễn ra trong nhiều năm qua. Trong khi đó hiệu quả và chất lượng còn chưa tương xứng và đạt yêu cầu đề ra. Các dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng như nhà ở, giao thông chưa đạt yêu cầu, nhanh xuống cấp và có nhiều bất cập. Nguyên nhân là do hệ thống pháp luật quản lý đầu tư công chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, quy định rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, thiếu các chế tài và biện pháp quản lý, giám sát.

2.2.2 Môi trường đầu tư2.2.2.1. Thủ tục hành chính.Thủ tục hành chính rườm rà và phức tạp tại nước ta là một rào cản cho

đầu tư. Sự phiền hà dẫn tới việc phải tốn nhiều thời gian, sức lực và tiền của mới giải quyết được. Tiến độ cải cách thủ tục hành chính còn chậm, nhất là trong lĩnh vực đất đai, nhà ở, xây dựng. Tính công khai, minh bạch chưa được đảm bảo. Công tác tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính của các cơ quan đơn vị còn hạn chế, dẫn đến nhiều thủ tục không phù hợp chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời. Tình trạng cán bộ, công chức giải quyết công việc chậm trễ, cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, tiêu cực, tham nhũng trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính vẫn còn phổ biến. Tính bình quân, DN phải bỏ ra tới 876 giờ/năm chỉ để làm các thủ tục về thuế, trong khi so sánh với các nước ASEAN: thời gian nộp thuế của DN ở Indonesia chỉ là 259 giờ, Thái Lan 264 giờ, Philippines 193 giờ, Malaysia 133 giờ, Brunei 96 giờ, Singapore 82 giờ. Bình quân tại 6 nước ASEAN này, DN chỉ mất 171 giờ/năm cho thủ tục về thuế.

2.2.2.2. Cơ sở hạ tầng

19

Cơ sở hạ tầng còn yếu kém cũng là điểm trừ trong thu hút đầu tư nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Giao thông vận tải và điện, hai hoạt động hạ tầng thiết yếu nhất, lại tỏ ra là hai lĩnh vực cơ sở hạ tầng yếu kém nhất ở Việt Nam khi các vụ cúp điện và tắt nghẽn giao thông ngày càng xảy ra thường xuyên hơn. Trong giao thông vận tải, nhiều dự án đường sắt, cảng biển và sân bay qui mô lớn đang được hoạch định mà hầu như không chú trọng đến sự xuất hiện của các cụm công nghiệp đang phát triển nhanh chóng. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam trong thập kỷ vừa qua đã làm thay đổi diện mạo các thành phố của đất nước này với số lượng ô tô và xe máy ngày càng nhiều, cùng sự gia tăng di cư từ nông thôn ra thành thị và các công trình xây dựng mọc lên như nấm, dẫn đến nhiều vấn đề đô thị phát sinh như ô nhiễm hay tắc nghẽn giao thông. Sự phát triển cơ sở hạ tầng công cộng và hệ thống quy hoạch đô thị hiện đang rất cần thiết nếu Hà nội và TP HCM không muốn dẫm lên vết xe đổ của các thành phố đầy rẫy tắc nghẽn giao thông và các ổ chuột như Jakarta hay Manila.

2.2.2.3. Trình độ công nghệ kĩ thuậtTrình độ về công nghệ kĩ thuật cũng chưa cao. Việt Nam đứng thứ 68

trong 144 quốc gia được khảo sát về 12 tiêu chí cạnh tranh bao gồm thể chế pháp luật, cơ sở hạ tầng, y tế và giáo dục, quy mô thị trường, môi trường kinh tế vĩ mô, mức độ phát triển của thị trường tài chính, hiệu quả thị trường lao động. Đầu tư của xã hội cho KH&CN còn rất thấp, đặc biệt là đầu tư từ khu vực doanh nghiệp. Trang thiết bị của các viện nghiên cứu, trường đại học nhìn chung còn rất thiếu, không đồng bộ, lạc hậu so với những cơ sở sản xuất tiên tiến cùng ngành. Hệ thống giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao, đặc biệt đối với những lĩnh vực KH&CN tiên tiến; chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KH&CN cũng như sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Hệ thống dịch vụ KH&CN, bao gồm thông tin KH&CN, tư vấn chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng còn yếu kém cả về cơ sở vật chất và năng lực cung cấp dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế. Hệ thống tài chính và ngân hàng của Việt Nam được đánh giá là dễ bị tổn thương; mức độ phát triển trong hoạt động của doanh nghiệp cũng còn kém.

2.2.2.4. Chất lượng nguồn nhân lựcTrình độ nguồn nhân lực còn non kém. Việt Nam được thế giới đánh giá

là có lợi thế về dân số đông, đang trong thời kỳ “dân số vàng” nên lực lượng trong độ tuổi lao động khá dồi dào. Tuy nhiên, nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm số đông, trong khi đó, tỷ lệ nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Cái thiếu của Việt Nam hiện nay không phải là nhân lực phổ thông, mà là nhân lực chất lượng cao. Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa lượng và chất. Số người từ 15 tuổi trở lên được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật rất thấp, chiếm khoảng 40%. Cơ cấu đào tạo hiện còn bất hợp lý được thể hiện qua các tỷ lệ: Đại học và trên Đại học là 1, trung học chuyên nghiệp là 1,3 và công nhân kỹ thuật là 0,92; trong khi trên thế giới, tỷ lệ này là 1-4-10. Sự kết hợp, bổ sung, đan xen giữa nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức,… chưa tốt, còn chia cắt, thiếu sự cộng lực để cùng phối hợp thực hiện

20

sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nguyên nhân là vì chưa được sự quan tâm đúng mức; chưa được quy hoạch, khai thác; chưa được nâng cấp; chưa được đào tạo đến nơi đến chốn.

PHẦN III. GIẢI PHÁP VÀ XU HƯỚNG ĐẦU TƯ THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Trên cơ sở đánh giá thực trạng tác động của đầu tư với chuyển dịch cơ cấu tại Việt Nam hiện nay, có thể thấy rõ được những ưu điểm đã đạt được và những mặt yếu kém còn tồn tại. Để nền kinh tế Việt Nam phát triển một cách bền vững, toàn diện, nhất là với mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, thì cơ cấu kinh tế nước ta cần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Ở đây, chúng ta cần đề ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao tác động của đầu tư với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

1. Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành* Cân đối đầu tư cho từng ngành một cách phù hợp với định hướng

CNH – HĐH- Tiếp tục chú trọng đầu tư các ngành công nghiệp, dịch vụ; nhất là các

ngành sản xuất mũi nhọn, các ngành công nghiệp công nghệ cao. Đồng thời tăng đầu tư cho các ngành công nghiệp phụ trợ, nhằm tạo sự bền vững trong phát triển.

- Trong nội bộ ngành nông nghiệp, cần tăng lượng đầu tư cho thủy sản và lâm nghiệp

- Với nhu cầu hội nhập trước mắt, cần chú trọng đầu tư vào các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Tăng lượng vốn đầu tư vào các ngành khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế, nhằm chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại hóa.

Để đạt được những điều này, Nhà nước cần có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào các ngành trên, bao gồm:

Áp dụng các chính sách ưu tiên như chính sách thuế, hải quan… một cách hiệu quả. Cần có những đổi mới trong công tác hành chính, giải quyết các vấn đề hành chính nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn đầu tư một cách dễ dàng bằng việc mở rộng và đa dạng hóa các kênh huy động vốn; khuyến khích tư nhân và kêu gọi đầu tư nước ngoài một cách có kiểm soát vào các ngành mũi nhọn.

Đưa các dự án đầu tư của các ngành trọng điểm vào danh sách ưu tiên phê duyệt.

Ví dụ với các ngành cụ thể, như giáo dục đào tạo: cần thường xuyên cập nhật kiến thực mới, sát với thực tế, cử cán bộ giáo viên, giảng viên, cán bộ trong ngành đi tu nghiệp nước ngoài để nâng cao trình độ chuyên môn;

21

với khoa học công nghệ: cần tăng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển kĩ thuật, tích cực đón nhận chuyển giao công nghệ sao cho phù hợp với năng lực và mang lại hiệu quả cao.

* Chú trọng đến chất lượng đầu tư- Đầu tư cần tiếp tục duy trì có trọng tâm, trọng điểm, nhất là với các

ngành như: giao thông vận tải, bưu điện, sản xuất xi măng, bia rượu… vốn đang bị đầu tư một cách dàn trải.

- Cần có công tác dự báo, xây dựng và quản lý quy hoạch một cách chính xác, nhanh chóng, hiệu quả.

Để đạt được mục tiêu này, Nhà nước cần: Chuyên môn hóa năng lực đầu tư, tránh chồng chéo gây lãng phí mà

hiệu quả thấp. Ví dụ với đầu tư cho cơ sở hạ tầng do Nhà nước quản lí, cung cấp đầy đủ phương tiện cần thiết, điện nước; còn trang thiết bị hiện đại, khoa học công nghệ… sẽ được kêu gọi đầu tư từ tư nhân và nước ngoài.

Nguồn vốn đầu tư phải được phân phối một cách hợp lí, có định hướng.

* Phát triển từng ngành phải hướng tới thị trường- Với thị trường trong nước: cần đa dạng hóa số lượng sản phẩm, đáp

ứng nhu cầu sử dụng, đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh hàng trong nước, nhất là trong điều kiện nền kinh tế hội nhập như hiện nay.

- Với thị trường quốc tế: tiếp tục phát huy thế mạnh của các mặt hàng xuất khẩu trọng điểm như thủy hải sản, nông sản, đồ thủ công mỹ nghệ, chú trọng vào chất lượng sản phẩm, đồng thời phải nâng cao hàm lượng tri thức trong sản phẩm, tăng xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến.

Để đạt được những điều trên, cần có các chính sách định hướng phù hợp:

Chú trọng đầu tư cho dây chuyền sản xuất, trang thiết bị. Tăng cường khâu kiểm soát chất lượng sản phẩm, quản lí chặt chẽ

việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Tăng cường giáo dục nâng cao trình độ lao động, cần quan tâm hơn

đến lao động tay nghề cao.

2. Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ* Tiếp tục phát huy vai trò trọng tâm của các vùng kinh tế trọng điểmTiêu biểu: Vùng KTTĐ Bắc Bộ, vùng KTTĐ miền Trung, vùng KTTĐ

phía Nam- Kiểm soát chặt chẽ số lượng và chất lượng các dự án, nâng cao hiệu

quả đầu tư.- Chú trọng đầu tư vào phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là công

nghệ cao, nâng cao trình độ kĩ thuật; ưu tiên đối với các ngành sản xuất mới, đáp ứng quá trình CNH.

- Đầu tư phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao như bưu chính viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm… nhằm chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa

- Tăng tính chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội một cách hợp lí, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

22

- Tập trung đầu tư nâng cao chất lượng các đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, chế xuất, đồng thời tiếp tục mở rộng quy mô đầu tư bằng việc xây dựng các cơ sở mới.

Để đạt được những điều trên, cần có sự hỗ trợ từ Nhà nước: Gắn đầu tư với định hướng quy hoạch của vùng, tránh chồng chéo

gây lãng phí. Tăng cường quản lí và kiểm soát đối với các vấn đề nóng của xã hội

như: môi trường, an sinh xã hội. Tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống giao thông vận

tải trong nước và ra thế giới, nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất.

* Tìm kiếm lợi thế, tăng cường đầu tư cho các vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa

Tiêu biểu: vùng núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên.- Tập trung đầu tư hơn nữa cho các khu vực này, đẩy nhanh xóa đói

giảm nghèo, nhằm tăng tốc độ phát triển, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo với các vùng khác trong cả nước.

- Tránh đầu tư ở mức bình quân, dàn trải hay đầu tư tập trung ở một vài khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn. Cần nắm được điểm mạnh và khó khăn của mỗi vùng, mở rộng đầu tư, phối hợp để tận dụng nguồn lực của từng khu vực. Phân phối lượng vốn đầu tư một cách hợp lí.

- Chú ý sử dụng tài nguyên một cách có hiệu quả, tránh gây lãng phí, ô nhiễm môi trường.

Để đạt được những điều trên, Nhà nước cần: Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp nước sạch,

điện; đầu tư cho các công trình giao thông liên vùng, liên tỉnh. Phát triển giáo dục đào tạo, tăng cường dạy nghề, bước đầu nâng

cao dân trí, nâng cao tay nghề lao động. Tiếp tục phát huy các chính sách ưu tiên đối với thanh thiếu niên vùng khó khăn trong việc tiếp cận với tri thức mới, hiện đại.

Khi đưa ra chính sách riêng của từng địa phương phải đảm bảo thống nhất, có sự liên kết với các khu vực lân cận và theo sát định hướng phát triển của quốc gia.

Quản lý, kiểm soát những vấn đề an sinh xã hội phát sinh trong giai đoạn đầu của quá trình đô thị hóa hiện nay tại khu vực này, tạo đà cho sự phát triển bền vững.

* Chú trọng đầu tư với vùng kinh tế biểnCần tận dụng lợi thế địa lý Việt Nam, phát huy tiềm năng của biển đảo

trong điều kiện thực tế hiện nay nước ta chưa thực sự chú trọng phát triển kinh tế biển:

- Đầu tư cho các ngành khai thác và nuôi trồng thủy hải sản, vận tải biển- Đầu tư xây dựng các khu du lịch, bảo tồn các khu di tích, danh lam

thắng cảnh, lễ hội truyền thống nhằm phát triển ngành du lịch biển, các ngành dịch vụ.

- Đầu tư cho các ngành khai thác và chế biến khoáng sản, đặc biệt là dầu khí

Để đạt được những điều trên, cần có các định hướng đầu tư phù hợp:

23

Xây dựng hệ thống giao thông trên biển và nối liền với đường bộ, xây dựng các hải cảng, đặc biệt là các cảng nước sâu với quy mô lớn mang lại lợi ích lớn.

Tăng cường đầu tư vào hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ biển, đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế biển; các cơ sở quan trắc, dự báo, cảnh báo thiên tai biển, các trung tâm tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn,... ở ven biển.

Đẩy mạnh đầu tư trên cơ sở quan tâm bảo vệ môi trường sinh thái. Chú trọng vào đảm bảo an ninh vùng biển, giữ vững chủ quyền biển

đảo.

3. Đối với cơ cấu theo thành phần kinh tế.Dễ thấy nguyên nhân chính khiến cho các thành phần kinh tế chưa phát

triển, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có là chính sách đối với các thành phần kinh tế. Do vậy giải pháp đầu tiên là phải phân định rõ lĩnh vực đầu tư của nhà nước và khu vực đầu tư ngoài nhà nước.

* Với thành phần kinh tế nhà nước:- Thành phần kinh tế nhà nước nên đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng

và dịch vụ công, như cầu, đường, điện nước, viễn thông, bến bãi,…- Cần thu hẹp phạm vi cũng như quy mô của kinh tế nhà nước. Nhà

nước nên rút vốn từ những lĩnh vực đầu tư không cần thiết, thay vì đầu tư theo chiều rộng, dàn trải thì nên tập trung vào hiệu quả thực chất.

+ Đối với vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước: chỉ nên tập trung vào các lĩnh vực then chốt nhất mà không thành phần kinh tế nào có quyền làm (do yêu cầu đảm bảo an ninh chủ quyền lãnh thổ) và muốn làm (do không đem lại lợi nhuận). Ví dụ: quốc phòng, an sinh xã hội, các dịch vụ công,…

Rút vốn đầu tư khỏi lĩnh vực không cần thiết sẽ giúp chính phủ có điều kiện tập trung hoạch định những vấn đề kinh tế vĩ mô. Nhà nước sẽ tập trung vào nhiệm vụ quy hoạch còn đầu tư là quyền của các chủ thể kinh tế.

+ Đối với doanh nghiệp nhà nước đặc biệt là các tập đoàn kinh tế nhà nước: cần tập trung vào các việc chính. Hiện nay, các tập đoàn kinh tế nhà nước đều vươn ra kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực: tài chính ngân hàng, chứng khoán, bất động sản… - là các lĩnh vực sinh lời rất cao nhưng cũng chứa rủi ro lớn. Nếu các tập đoàn kinh tế nhà nước tham gia quá sâu sẽ không tránh khỏi việc sao nhãng các lĩnh vực chính, đặc biệt là đầu tư cho công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh; mặt khác còn chiếm nguồn lực và cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

*Với thành phần kinh tế ngoài nhà nước- Kinh tế ngoài nhà nước được đầu tư vào tất cả các lĩnh vực nhà nước

không cấm, ngoài ra nên mở rộng các lĩnh vực hoạt động của khu vực này, ví dụ nên tư nhân hóa một số lĩnh vực mà đến nay nhà nước vẫn nắm giữ như điện, đường sắt…

- Khuyến khích hợp tác liên doanh giữa các doanh nghiệp tư nhân với nhau và giữa các doanh nghiệp nhà nước.

Để đạt được những điều trên, Nhà nước cần:

24

Thực hiện và đẩy mạnh xã hội hóa nhằm thu hút vốn đầu tư của khu vực dân doanh.

Công khai quy hoạch phát triển các lĩnh vực và vùng kinh tế cho từng giai đoạn trong các năm tới, làm cơ sở để các doanh nghiệp xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp

Bên cạnh đó, nhà nước nên tạo môi trường thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế phát triển. Để thực hiện được điều này cần phải có những giải pháp mang tính chiến lược lâu dài.

Nhà nước cần chú trọng phát triển kinh tế ngoài nhà nước đặc biệt là khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Tích cực trong công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhưng đồng thời cần có sự kiểm soát chặt chẽ.

Minh bạch trong các dự án sử dụng nguồn vốn vay ODA, cải thiện niềm tin từ các nước cho vay.

Trên đây là một số giải pháp cụ thể cũng như phương hướng cơ bản được đề ra sau khi phân tích thực trạng và đánh giá tác động của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Tóm lại, chúng ta cần tiếp tục phát huy những tiềm năng, thế mạnh đã đạt được, đồng thời nhanh chóng khắc phục những yếu kém còn tồn tại, trên cơ sở đó từng bước nâng cao hiệu quả đầu tư, cân đối đầu tư hợp lí để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH – HĐH, góp phần phát triển kinh tế Việt Nam một cách bền vững, phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp như Đảng và Nhà nước đã đặt ra.

25