61
MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING FPT UNIVERSITY Business Administration Thesis Marketing xanh – Cơ hội và thách thức tại Việt Nam Ho Chi Minh, June, 2015

Marketing xanh – C h i và thách th c t i Vi t Nam

Embed Size (px)

Citation preview

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING

FPT UNIVERSITY

Business Administration Thesis

Marketing xanh – Cơ hội và thách thức tại Việt Nam

Ho Chi Minh, June, 2015

i

LỜI CẢM ƠNTrước hết, tôi xin chân thành cảm ơn tới giáo viên hướng dẫn của tôi là Tiến sĩ Hanh –

người đã trực tiếp hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ những vướng mắc khó khăn trong suốt

quá trình tôi viết luận án tốt nghiệp.

Tôi chân thành cảm ơn đến toàn bộ giảng viên trong trường Đại học University of Applied

Science and Art Northwestern Switzeland và Đại học FPT đặc biệt là giảng viên khoa Quản trị kinh

doanh là những người đã giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý giá trong quá trình

học tập.

Tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến cán bộ lãnh đạo, nhân viên marketing của các công ty

công ty TNHH Panasonic Việt Nam, công ty cổ phần Tập đoàn Mai Linh Bắc Trung bộ, siêu thị

CoopMart và công ty Tetra Pak đã hỗ trợ tôi trong việc thu thập dữ liệu và đưa ra những ý kiến quý

giá giúp tôi hoàn thiện luận án của mình.

Xin trân trọng cảm ơn.

ii

TÓM TẮTĐề tài nghiên cứu “Marketing xanh – Cơ hội và thách thức tại Việt Nam” nhằm các mục tiêu

nghiên cứu: (1) Phân tích thực trạng chiến lược marketing xanh tại Việt Nam; (2) Phân tích môi

trường vĩ mô, vi mô ảnh hưởng đến hoạt động marketing xanh của các doanh nghiệp Việt Nam; (3)

Phân tích cơ hội, thách thức của các doanh nghiệp Viêt Nam khi thực hiện chiến lược Marketing

xanh; (4) Gợi ý một số chính sách giúp các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện hiệu quả marketing

xanh. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: thống kê mô tả, so sánh và phân tích

PEST. Kết quả nghiên cứu cho thấy khái niệm Marketing xanh vẫn còn tương đối mới mẻ với các

doanh nghiệp Việt Nam. Một số doanh nghiệp bắt đầu thực hiện nhưng mới chỉ dừng lại ở những

hoạt động nhỏ lẻ, thiếu hệ thống và chưa đạt được hiệu quả cao. Phân tích các yếu tố bên ngoài môi

trường cho thấy, tình hình kinh tế khả quan với tốc độ tăng trưởng GDP ở mức ổn định trong những

năm gần đây, chính trị ổn định, pháp luật về bảo vệ môi trường đã có những bước tiến đáng kể

nhưng vẫn còn nhiều lỗ hổng. Yếu tố tự nhiên và các yếu tố công nghệ đã gây khó khăn không ít

cho các doanh nghiệp muốn thực hiện chiến lược marketing xanh. Trên cơ sở đó, tác giả đã chỉ ra

các cơ hội như được chính phủ tạo điều kiện về môi trường pháp lý và hỗ trợ đối với các doanh

nghiệp thực hiện Marketing xanh, được sư ủng hộ của người tiêu dùng, Marketing xanh đang là xu

thế toàn cầu, được sự hỗ trợ của nhiều tổ chức trên thế giới. Tuy nhiên, cũng có nhiều thách thức

cho các doanh nghiệp Việt Nam như chi phí đầu tư lớn, thách thức từ phía khác hàng, chưa có sự

phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng…Trên cơ sở đó, tác giả đã kiến

nghị một số chính sách đối với doanh nghiệp và Nhà nước.

iii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................. i

TÓM TẮT................................................................................................................................. ii

MỤC LỤC................................................................................................................................iii

DANH SÁCH CÁC HÌNH.........................................................................................................vi

CHƯƠNG 1...............................................................................................................................1

GIỚI THIỆU..............................................................................................................................1

1.1 Giới thiệu.............................................................................................................................1

1.2 Nền tảng nghiên cứu.............................................................................................................1

1.3 Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................................2

1.4 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................................3

1.4.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát............................................................................................3

1.4.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể.................................................................................................3

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................................3

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................................3

1.5.2 Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................3

1.6 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................3

1.6.1 Thu thập dữ liệu.................................................................................................................3

1.6.2 Xử lý dữ liệu......................................................................................................................3

1.6.2 Phương pháp phân tích.......................................................................................................3

1.7 Nội dung nghiên cứu.............................................................................................................4

CHƯƠNG 2...............................................................................................................................5

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU............................................................................................................5

2.1 Tổng quan nghiên cứu...........................................................................................................5

2.2 Những vấn đề cơ bản Marketing xanh....................................................................................7

2.2.1 Một số quan điểm về Marketing xanh trên thế giới...............................................................7

2.2.2 Khái niệm marketing xanh..................................................................................................8

2.2.3 Quá trình phát triển marketing xanh...................................................................................9

2.2.4 Nền tảng sự ra đời của marketing xanh..............................................................................10

2.3 Quy trình thực hiện marketing xanh.....................................................................................18

iv

2.3.1 Giai đoạn chuẩn bị xây dựng sản phẩm xanh......................................................................18

2.3.2 Giai đoạn đưa sản phẩm ra thị trường................................................................................20

CHƯƠNG 3.............................................................................................................................22

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................................................22

3.1 Quy trình nghiên cứu...........................................................................................................22

3.2 Thu thập dữ liệu..................................................................................................................23

3.2.1 Dữ liệu sơ cấp..................................................................................................................23

3.2.2 Dữ liệu thứ cấp.................................................................................................................23

3.3 Phân tích dữ liệu.................................................................................................................24

3.3.1 Phân tích thống kê mô tả...................................................................................................24

3.3.2 Phân tích so sánh..............................................................................................................24

3.3.3 Phân tích PEST................................................................................................................24

CHƯƠNG 4.............................................................................................................................25

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................................................25

4.1 Thực trạng thực hiện chiến lược marketing xanh tai các doanh nghiệp Việt Nam....................25

4.1.1 Thực trạng thực hiện chiến lược marketing chung tại các doanh nghiệp Việt Nam...............25

4.1.2 Thực trạng thực hiện chiến lược marketing xanh tại một số doanh nghiệp điển hình ở Việt

Nam.........................................................................................................................................26

4.1.3 Những kết quả đạt được và khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện Marketing

xanh.........................................................................................................................................39

4.2 Phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động Marketing xanh tại Việt Nam........40

4.2.1 Tình hình kinh tế..............................................................................................................40

4.2.2 Tình hình chính trị - pháp luật...........................................................................................42

4.2.3 Văn hóa – Xã hội.............................................................................................................44

4.2.4 Các yếu tố tự nhiên...........................................................................................................45

4.2.4 Yếu tố công nghệ.............................................................................................................46

4. 3 Phân tích cơ hội và các thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện Marketing

xanh.........................................................................................................................................46

4.3.1 Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam.............................................................................46

4.3.2 Thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam......................................................................48

v

CHƯƠNG 5.............................................................................................................................51

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................................51

5.1 Kết luận..............................................................................................................................51

5.2 Một số kiến nghị.................................................................................................................51

5.2.1 Kiến nghị với Nhà nước....................................................................................................51

5.2.2 Kiến nghị với doanh nghiệp..............................................................................................52

5.3 Hạn chế của đề tài...............................................................................................................52

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................53

vi

DANH SÁCH CÁC BẢNGBảng 2.1 Quá trình phát triển của Marketing xanh..................................................12

vii

DANH SÁCH CÁC HÌNHFigure 3.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài........................................................................................29

Figure 4.1 Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011- 2015................................................................53

Figure 4.2 GDP bình quân đầu người, tốc độ tăng GDP bình quân đầu người và tỷ lệ lạm phát giai

đoạn 2011 - 2015................................................................................................................................54

Figure 4.3 Dân số Việt Nam qua các năm..........................................................................................58

1

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU1.1 Giới thiệu

Trong chương 1 tác giả tiến hành chỉ ra nền tảng nghiên cứu đề tài, vấn đề lý thuyết và thực

tiễn của đề tài nghiên cứu từ đó chỉ ra được tính cấp thiết của nghiên cứu cơ hội và thách thức

Marketing xanh tại Việt Nam . Trong chương này, tác giả trình bày rõ về mục tiêu nghiên cứu tổng

quát và mục tiêu cứu cụ thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu được

sử dụng để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

1.2 Nền tảng nghiên cứu

Khái niệm marketing xanh (Green marketing) trở nên phổ biến trên thế giới từ cuối năm

1980, đầu những năm 1990. Tuy nhiên, marketing xanh đã được các nhà hoạch định chiến lược

marketingđề cập từ trước đó rất lâu. Hiệp hội marketing Mỹ (AMA) tổ chức hội thảo đầu tiên về

“marketing sinh thái” (Ecological Marketing) vào năm 1975. Từ hội nghị này, năm 1976, cuốn sách

về marketing xanh đầu tiên trên thế giới của đồng tác giả Henion và Kinear được xuất bản với tựa

đề “Ecological Marketing”.

Sống xanh, tiêu dùng xanh, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường…đang dần phổ

biến và được dự đoán sẽ trở thành một trào lưu, một làn sóng mới trong tương lai gần. Năm 1992,

một nghiên cứu ở 16 quốc gia cho thấy hơn 50% người tiêu dùng trong mỗi quốc gia quan tâm đến

môi trường (Ottman 1993). Năm 1994, một nghiên cứu ở Úc cho thấy 84,4% các cá nhân tin rằng,

họ nên có trách nhiệm với môi trường tự nhiên. Một nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương đồng,

80% khách hàng cam kết sẽ thay đổi các thói quen tiêu dùng có ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Mc Donald’s đã thay thế những bao bì sản phẩm bằng nylon sang nguyên liệu có thể phân

hủy trong môi trường nhằm gia tăng ý thức bảo vệ môi trường cho khách hàng. Còn tập đoàn Xerox

giới thiệu dòng máy photocopy sử dụng giấy tái chế để giúp khách hàng giảm thiểu những tác hại

đến môi trường tự nhiên. Ngoài ra, rất nhiều công ty nhận thức rằng, họ là thành viên của một cộng

đồng rộng lớn, vì vậy cần phải có trách nhiệm với môi trường. Điều này đồng nghĩa với việc đạt

được những mục tiêu về môi trường cũng quan trọng như việc tối đa hóa lợi nhuận và những vấn đề

môi trường đang ngày tích hợp với văn hóa doanh nghiệp.

Như vậy có thể nhận thấy, marketing xanh đang được người tiêu dùng, các doanh nghiệp và

các chính phủ trên toàn thế giới hết sức quan tâm và ủng hộ.

2

1.3 Tính cấp thiết của đề tài

Dưới góc độ kinh tế học, thì kinh tế học là bộ môn nghiên cứu việc sử dụng những nguồn

lực hữu hạn để thõa mãn những nhu cầu vô hạn của con người. Các doanh nghiệp đang hoạt động

trong một môi trường tự nhiên có hạn để thõa mãn những nhu cầu vô hạn cho khách hàng của mình,

do đó việc quan tâm đến Marketing xanh là điều tất yếu trong tương lai gần.

Việt Nam cũng giống như nhiều nước đang phát triển khác, hiện đang phải đối mặt với tình

trạng ô nhiễm mỗi trường ngày một gia tăng với mức độ nghiêm trọng và đáng báo động. Trong

những năm qua, công tác quản lý nhà nước và môi trường ở Việt Nam ngày càng trở nên chặt chẽ

và hoàn thiện hơn. Điển hình là vụ công ty Vedan xả nước thải ra sông Thị Vải năm 2008. Khi vụ

việc được phát hiện, ngay lập tức đã tạo nên một làn sóng bất bình trong dư luận. Số tiề mà Vedan

phải đền bù là không lớn nhưng điều đáng nói hơn cả là sự sụp đổ niềm tin về thương hiệu này

trong lòng người tiêu dùng. Đây là bài học đắt giá cho các công ty khác ở Việt nam.

Trên thực tế còn rất nhiều những công ty như Vedan đang ngày đêm xả nước thải gây ô

nhiễm nặng nề đến môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Bên cạnh đó, không ít

doanh nghiệp trong nước còn có thái độ phó với vấn dề này, họ vẫn giữ quan niệm rằng, “môi sinh”

là trách nhiệm và gánh nặng của doanh nghiệp nên không tự nguyện bảo vệ nó. Tuy nhiên, bên cạnh

những doanh nghiệp như Vedan thì có rất nhiều doanh nghiệp đã sử dụng marketing xanh một cách

hiệu quả. Một trong những ví dụ điển hình là chiến lược marketing xanh mang tính chủ động của

tập đoàn siêu thị Metro, khi quyết định bán túi cói cho khách hàng thay vì cung cấp miễn phí túi

nilon như trước. Đây có thể được coi là một quyết định “đi trước, đón đầu” của doanh nghiệp.

Chiến lược này được thực hiện nhằm mục đích đánh thức nhu cầu xanh của người tiêu dùng và cải

thiện hình ảnh doanh nghiệp với xã hội.

Nokia cũng là một ví dụ điển hình, công ty này luôn xứng đáng là người tiên phong trong tất

cả hoạt động của mình, từ những sản phẩm tích hợp công nghệ lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường

khiến mọi khách hàng phải chú ý đến những chương trình truyền thông tương tác trên internet khá

hiệu quả, thu hút sự tham gia bình chọn của nhiều khách hàng đặc biệt là nhóm khách hàng trẻ tuổi.

Mặt khác, Nokia đã thu gom những điện thoại cũ để tái chế, nhằm mục đích tạo ra một môi

truonwgf trong lành cho khách hàng của mình. Đây cũng là một trong những chiến lược marketing

xanh mà Nokia áp dụng.

Việc thực hiện chiến lược marketing xanh phù hợp với xu hướng phát triển của các doanh

nghiệp hiện nay và mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cho người tiêu dùng và cho môi

trường. Mặc dù đã có một số doanh nghiệp chủ động sử dụng chiến lược marketing xanh trong hoạt

động marketing của mình nhưng marketing xanh là hình thức còn khá mới mẻ, hầu hết các doanh

3

nghiệp Việt Nam vẫn còn e dè trong việc thực hiện chiến lược. Do đó, việc nghiên cứu về

Marketing xanh – cơ hội và thách thức tại Việt Nam là một vấn đề hết sức cấp thiết có ý nghĩa thực

tiễn trong giai đoạn hiện nay.

1.4 Mục tiêu nghiên cứu

1.4.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Phân tích những cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp khi thực hiện chiến lược

Marketing xanh tại Việt Nam

1.4.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

- Phân tích thực trạng chiến lược marketing xanh tại Việt Nam

- Phân tích môi trường vĩ mô, vi mô ảnh hưởng đến hoạt động marketing xanh của các

doanh nghiệp Việt Nam

- Phân tích cơ hội, thách thức của các doanh nghiệp Viêt Nam khi thực hiện chiến lược

Marketing xanh.

- Gợi ý một số chính sách giúp các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện hiệu quả marketing

xanh.

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Marketing xanh

1.5.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại một số doanh nghiệp ở Việt Nam như: Toyata Việt Nam,

Nokia, Metro, BigC…

1.6 Phương pháp nghiên cứu

1.6.1 Thu thập dữ liệu

Các dữ liệu thứ cấp (dữ liệu lấy qua các báo cáo) và dữ liệu sơ cấp (dữ liệu lấy qua hoạt

động phỏng vấn) sẽ được thu thập nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu

1.6.2 Xử lý dữ liệu

- Đối với dữ liệu định tính: phương pháp tổng hợp

- Đối với dữ liệu định lượng: Sử dụng phần mềm exel và phần mềm SPSS để mã hóa dữ

liệu, nhập vào phần mềm và thực hiện phân tích để đạt được mục tiêu nghiên cứu.

1.6.2 Phương pháp phân tích

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể

như sau:

- Thống kê mô tả

4

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp phân tích PEST

1.7 Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu bao gồm có 5 chương cụ thể như sau:

Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu:

Nội dung chương 1 trình bày những nội dung tổng quát nhất của đề tài nghiên cứ bao gồm:

nền tảng nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. Xác định rõ mục tiêu nghiên cứu, đối

tượng và các phương pháp nghiên cứu để đạt được mục tiêu nghiên cứu.

Chương 2: Lược khảo tài liệu

Nội dung chương 2 nhằm tổng quan các tài liệu bao gồm: sách, giáo trình, các bài báo, các

công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài trên cơ sở đó hình thành cơ sở lý luận của đề tài bao

gồm các quan điểm về marketing xanh, khái niệm về marketing xanh, lịch sử hình thành marketing

xanh, quy trình thực hiện marketing xanh. Đồng thời trong chương 2, tác giả cũng giới thiệu tình

hình và xu hướng thực hiện markeing xanh trên thế giới

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Trong chương 3 tác giả trình bày quy trình nghiên cứu, khung phân tích của đề tài. Đồng

thời nguồn cơ sở dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp, cách thức xử lý dữ liệu và các phương pháp

phân tích cũng được mô tả cụ thể và chi tiết

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Nội dung chương 4 đi sâu vào phần thực trạng thực hiện chiến lược marketing xanh tại các

doanh nghiệp của Việt Nam, nghiên cứu điển hình một số doanh nghệp tại Việt Nam để đánh giá

được những kết quả đạt được và những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi triển khai chiến

lược marketing xanh. Trên cơ sở phân tích các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến thực hiện

marketing xanh tại doanh nghiệp Việt, nghiên cứu thực hiện phân tích cơ hội và thách thức các cho

các doanh nghiệp.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Nội dung của chương 5 kết luận lại một số kết quả chính đạt được trong nghiên cứu và đề

xuất một số kiến nghị nhằm cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô tạo điều kiện thuận lợi cho các

doanh nghiệp Việt nam thực hiện Marketing xanh.

Kết luận chương 1

Trong chương 1 tác giả đã trình bày những vấn đề cơ bản nhất về nghiên cứu giúp người

đọc dễ dàng nắm bắt được mục tiêu và các phương pháp nghiên cứu của đề tài. Những tài liệu liên

quan đến đề tài sẽ được trình bạy cụ thể ở chương 2

5

CHƯƠNG 2

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU2.1 Tổng quan nghiên cứu

Nghiên cứu về maketing xanh được thực hiện bởi nhiều tác giả. Trong đó phải kể đến các

nghiên cứu cụ thể như sau

Nguyễn Thị Hương (2010) nghiên cứu marketing xanh tại các doanh nghiệp nước ngoài tại

Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt động marketing xanh đã và đang dần trở thành một

phần văn hóa doanh nghiệp. Trong tương lại không xa, marketing xanh chắc chắn sẽ trở thành

khuynh hướng marketing quốc tế chủ chốt. Ở Việt Nam, tuy bắt đầu khá muộn, nhưng cũng đã có

một số thành tự đáng kể trong hoạt động Marketing xanh. Điển hình là trường hợp của Toyota Việt

6

Nam và Ajinomoto Việt Nam. Ngoài ra còn rất nhiều các doah nghiệp khác trong nước cũng dần

chú trọng hơn tới vấn đề môi trường và phát triển kinh doanh bền vững. Bên cạnh những công ty

đạt danh hiệu “Doanh nghiệp xanh” hay “Thương hiệu xanh bền vững” vẫn còn nhiều doanh nghiệp

vi phạm luật bảo vệ môi trường nghiêm trọng.

Hoàng Đức Bình (2011) đã thực hiện nghiên cứu xu hướng phát triển marketing xanh hiện

nay. Trong nghiên cứu, tác giả đã khái quát lại cơ sở lý luận về marketing xanh và các chiến lược

marketing xanh ứng dụng trong doanh nghiệp bao gồm: Xanh phòng thủ, cực xanh, hơi xanh và

xanh nhạt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Việc khai thác sức mạnh của người tiêu dùng để tác động

tích cực tới thay đổi môi trường vẫn là“nói dễ hơn làm”; Thiếu tiêu chuẩn và chuẩn mực thế nào là

hoạt động xanh hoặc sản phẩm xanh; Thiếu sự đồng thuận của người tiêu dùng, nhà tiếp thị, các nhà

quản lý và người có ảnh hưởng, đã làm chậm lại sự tăng trưởng của sản phẩm xanh.

Bùi Lan Phương (2010) đã nghiên cứu về Marketing xanh – xu hướng phát triển mới của

các doanh nghiệp. Trong nghiên cứu, tác giả nghiên cứu những lợi ích do Marketing xanh mang lại

như đem lại những cơ hội mới cho doanh nghiệp, tăng khả năng thực hiện những quy định của

chính phủ; giúp doanh nghiệp giảm chi phí hoạt động. Trên cơ sở những lợi ích đó đã có hiều doanh

nghiệp đã bắt đầu ứng dụng marketing xanh trong hoạt động của mình. Tuy nhiên, hoạt động

marketing xanh tại các doanh nghiệp vẫn còn nhiều bất cập và nhiều doanh nghiệp vẫn còn e dè

trong việc thực hiện chiến lược marketing xanh. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp

để nâng cao hiệu quả của marketing xanh tại các doanh nghiệp.

Nguyễn Minh Phương (2015) tiến hành nghiên cứu chiến lược marketing xanh tại hệ thống

siêu thị CoopMarrt. Trong nghiên cứu tác giả đã phân tích yếu tố môi trường tác động đến hoạt

động marketing xanh tại CoopMart. Nghiên cứu cũng khẳng định với môi trường kinh tế vĩ mô hiện

nay là cơ hội rất lớn giúp cho hệ thống siêu thị CoopMart phát triển thị trường và thực hiện chiến

lược marketing xanh. Tiếp đó, nghiên cứu phân tích môi trường ngành và yếu tố nội bộ của công ty

nhằm thực hiện đánh giá ma trận SWOT. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đề xuất chiến lược

marketing là “Chiến dịch xanh bao phủ” đó là chiến dịch Coop Mart thực hiện marketing xanh ngay

tư đầu vào của sản phẩm (quy trình) tới đầu ra, hành vi mua hàng của khách hàng cũng là xanh.

Trên thực tế đã có một số tác giả nghiên cứu về hoạt động marketing xanh. Trong đó, các

nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào đánh giá hoạt động marketing xanh của một doanh nghiệp cụ

thể hay của các doanh nghiệp Việt Nam. Cũng có nghiên cứu đến xu hướng sử dụng marketing

xanh trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về đánh giá,

phân tích yếu tố môi trường vĩ mô tác động đến hoạt động thực hiện marketing xanh của các doanh

nghiệp. Trên cơ sở đó phân tích cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện

7

chiến lược marketing xanh. Do đó, đề tài nghiên cứu “Marketing xanh – cơ hội và thách thức tại

Việt Nam” hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của lý thuyết và thực tiễn.

2.2 Những vấn đề cơ bản Marketing xanh

2.2.1 Một số quan điểm về Marketing xanh trên thế giới

Từ cuối những năm 1980 và đầu thập niên 90, mối quan ngại về vấn đề môi trường như tràn

dầu thủng tang ozone ô nhiễm và biến đổi khí hậu đã phần nào giảm bớt do các quốc gia sau những

năm vật lộn với tăng trưởng kinh tế đã dần ý thức được tầm quan trọng của sự phát triển bền vững

và bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp đang cố gắng tạo ra “hình ảnh xanh” bằng cách hạn chế tối

đa lượng phế thải ra môi trường, đi kèm với đó là tiết kiểm năng lượng. Theo đó, xu hướng

marketing xanh đã trở thành chủ đề nghiên cứu quan trọng (Coddington,1990; Fuller 1999; Ottman

1994). Vào cuối những năm 1975, hiệp hội Marketing Hoa Kỳ đã tổ chức buổi hội thảo đầu tiên về

marketing xanh. Đây chính là tiền đề cho những hướng tiếp cận đầu tiên nhằm xây dựng hệ thống

khái niệm về chiến lược marketing xanh.

Năm 1976, trong cuốn sách đầu tiên được xuất bản về marketing xanh, hai nhà nghiên cứu

nổi tiếng lúc bấy giờ là Henion và Kinnear đã đưa ra quan niệm rằng chiến lược marketing xanh cần

phải bao gồm sự phân tích tác động của các hoạt động đối với vấn đề ô nhiễm môi trường và sự

khan hiếm của các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hai ông cho rằng marketing xanh là một nhánh

của hoạt động marketing tổng thể và chỉ xem xét những ảnh hưởng đến môi trường trong phạm vi

hoạt động của doanh nghiệp. Nhà nghiên cứu Wagner cũng đồng tình với quan điểm này và cho

rằng chiến lược marketing xanh cần phản ánh mối quan ngại về những ảnh hưởng của hoạt động

sản xuất và tiêu dụng tới môi trường tự nhiên.

Một số tác giả khác cũng đưa ra nhiều hướng tiếp cận theo hoạt động của doanh nghiệp

trong chiến lược marketing xanh. Chẳng hạn như Pride và Ferrel cho rằng marketing xanh là quá

trình thiết kế, định giá, phân phối và xúc tiến sản phẩm mà không gây ảnh hưởng xấu đến môi

trường. Một số chỉ chủ yếu tập trung vào một khía cạnh nào đó của marketing mix, ví dụ như chiến

lược sản phẩm (Porter, 1991), chiến lược giá, chiến lược phân phối (Bohlen và cộng sự, 1993), hay

chiến lược xúc tiến (Kagun và cộng sự).

Thảo luận về vấn đề này cũng có một số tác giả theo khuynh hướng tiếp cận tổng thể. Đó là

Sheth và Parvatiyar, cho rằng hoạt động marketing xanh cần tạo ra sản phẩm và hệ thống sản xuất

khác; Welford (1995) chủ trương thay đổi toàn diện sản phẩm để sản phẩm được coi là sản phẩm

xanh ở tất cả các giai đoạn sản xuất; Shaha và Darton cũng cho rằng marketing xanh đòi hỏi doanh

nghiệp cần chú ý vấn đề môi trường trong mọi hoạt động và không chỉ tập trung vào mỗi sản phẩm

cuối cùng; Peatti (1999), Chamorro và Banegil (2006) đề cao tầm quan trọng của triết lý về trách

8

nhiệm của môi trường của tổ chức khi áp dụng chiến lược marketing. Peattie đã định nghĩa

marketing xanh là “một quá trình quản lý toàn diện nhằm xác định, dự đoán và đáp ứng các yêu cầu

của khách hàng và xã hội theo một cách có lợi và bền vững”.

Năm 1994, dự trên định nghĩa marketing của Stanton và Futrell (1987), nhà nghiên cữu

Polonsky đưa ra quan điểm “Marketing xanh hay marketing môi trường bao gồm tất cả các hoạt

động nhằm đáp ứng nhu cầu của con người và gây ra ít nhất ảnh hưởng xấu đến môi trường tự

nhiên”. Tác giả Fuller, mặc dù cũng tiếp cận chiến lược marketing xanh từ hoạt động của doanh

nghiệp, song khác với tác giả trên, ông còn đưa them một số nhân tố khác nữa là nhu cầu của người

tiêu dùng, mục tiêu của doanh nghiệp và mức độ tương thích với môi trường.

Cũng theo quan điểm này của Fuller, tác giả Ottman đưa ra khái niệm marketing xanh cần

phải tập trung vào phát triển các sản phẩm mà có thể làm cân bằng giữa nhu cầu người tiêu dùng

gồm chất lượng, giá cả hợp lý và khả năng sử dụng với sự tương hợp môi trường – tức là hạn chế

tối thiểu anh hưởng tiêu cực đến môi trường. Theo Ottman chiến lược marketing xanh phải làm

giảm tối đa tác động tiêu cực đến môi trường chứ không mang nghĩa là cần xóa bổ hoàn toàn tác

động này.

Cho đến thời điểm hiện nay, đa số các nhà nghiên cứu và các tổ chức khác đều đồng tình với

khái niệm mà Ottman đưa ra. Cơ quan bảo vệ môi trường (Environment Protection Agency –EPA),

bang Queensland, Australia, hoạt động marketing xanh là việc phát triển và xúc tiến sản phẩm và

dịch vụ mà đáp ứng nhu cầu của khách hàng bao gồm nhu cầu về chất lượng, hình thức, giá cả hợp

lý và sử dụng tiện lợi mà không gây ra tác động tiêu cực đến môi trường. Khái niệm này chủ yếu

dựa trên khái niệm do Ottman đưa ra. Còn theo hiệp hội marketing Hoa Kỳ (American Marketing

Asociation _AMA), Marketing xanh là quá trình marketing những dòng sản phẩm được cho là an

toàn đối với môi trường. Như vậy, Marketing xanh có thể được hiểu là bao gồm rất nhiều hoạt động

của doanh nghiệp từ cải tiến sản phẩm, thay đổi quy trình sản xuất, đóng gói cũng như thay đổi các

hình thức quảng cáo nhằm tạo ra sản phẩm than thiện với môi trưởng và đáp ứng nhu cầu của người

tiêu dùng.

2.2.2 Khái niệm marketing xanh

Có rất nhiều quan điểm khác nhau và chưa thống nhất về marketing xanh, tuy nhiên các nhà

nghiên cứu đều đồng tình rằng marketing xanh chỉ những phương pháp marketing đặc biệt dựa trên

cơ sở marketing truyền thống nhằm hướng đến tạo ra các “sản phẩm xanh”. Theo nghĩa rộng hơn,

marketing xanh bao gồm tất cả những ý tưởng, phương thức và quá trình đổi mới toàn diện hoạt

động của doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu xanh của người tiêu dụng và xã hội, thúc đẩy bảo tồn

9

tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường thông qua việc cắt giảm lượng khí CO2, tiết kiệm và sử

dụng nguyên liệu có hiệu quả, từ đó tạo ra nhiều hơn những cơ hội phát triển cho doanh nghiệp.

Trong bài viết này, người viết đồng tình với khái niệm về marketing xanh của Wikipedia

đưa ra, dựa trên quan điểm của hiệp hội marketing Hoa Kỳ (AMA). Theo đó, marketing xanh là quá

trình phát triển những dòng sản phẩm được cho là an toàn đối với môi trường. Quá trình này bao

gồm hàng loạt các hoạt động từ đổi mới sản phẩm, quy trình sản xuất, cách thức đóng gói, cho đến

phân phối, xúc tiến thương mại, quảng cáo,… để đưa sản phẩm xanh ra thị trường.

2.2.3 Quá trình phát triển marketing xanh

Theo Peattie, sự phát triển của marketing xanh gồm ba giai đoạn chính. Giai đoạn đầu tiên là

marketing xanh mang tính sinh thái học (“Ecological” green marketing). Trong suốt thời kỳ này,

các hoạt động marketing chủ yếu nhằm giải quyết các vấn đề môi trường và đưa ra những giải pháp

để cải thiện môi trường. Tiếp đó, giai đoạn marketing xanh vì môi trường (“Environmental” green

marketing) tập trung chủ yếu vào việc sử dụng công nghệ sạch để thiết kế những sản phẩm đột phá

mới, đồng thời chú trọng đến vấn đề ô nhiễm và rác thải công nghiệp ảnh hưởng đến môi trường.

Cuối những năm 1990 và đầu năm 2000, đây là thời kỳ mà các doanh nghiệp quan tâm đến xu thế

phát triển bền vững. Theo đó, “Giá trị xanh, hay nói cách khác là marketing xanh (“Sustainable”

green marketing) được xem là nền tảng cho tập đoàn bền vững”.

Bảng 2.1 Quá trình phát triển của Marketing xanh

Nhân tốMarketing vì môi trường

(1970s environmentalism)

Marketing xanh

(1990a green)

Trọng tâm Vấn đề về môi trường Vấn đề tiểm ẩn với kinh tế,

xã hội và môi trường

Khu vực địa lý Vấn đề địa phương (ô

nhiễm)

Vấn đề toàn cầu (biến đổi

khí hậu)

Cơ sở chiến lược Dự báo vấn đề môi trường

qua tiềm năng tăng trưởng

Sử dụng những bằng chứng

hiện tại về sự hủy hoại môi

trường

Quan điểm kinh doanh Chủ yếu là cạnh tranh Hợp tác lien kết tìm ra giải

pháp

Quan điểm phát triển Tăng trưởng bằng 0 Phát triển bền vững

Phản ứng của doanh nghiệp Tập trung vào ảnh hưởng

xấu của doanh nghiệp với

Tập trung mối quan hệ kinh

tế- xã hội – môi trường

10

môi trường

(Nguồn: Ken peattie và Martin Charter)

2.2.4 Nền tảng sự ra đời của marketing xanh

2.2.4.1 Nhận thức của doanh nghiệp về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Biến đổi khí hậu và hiện tượng nóng lên toàn cầu là một trong những thách thức lớn nhất

của nhân loại trong thế kỷ XXI. Để hiểu biết đầy đủ về khái niệm nóng lên toàn cầu và biến đổi khí

hậu, trước tiên chúng ta cần hiểu về hiệu ứng nhà kính. Hiệu ứng nhà kính là quá trình mà các bức

xạ mặt trời xuyên qua tầng khí quyển đến bề mặt trái đất và bị chuyển hóa thành nhiệt năng và được

phản xạ trở lại. Bề mặt trái đất hấp thụ phần lớn các bức xạ mặt trời, bị nóng lên, trong khi phần còn

lại của các bức xạ này được phản xạ lại ra ngoài không gian. Băng ở địa cực phản xạ tới 90% bức

xạ mặt trời ra ngoài vũ trụ, còn nước hấp thụ 90% năng lượng được truyền vào nó. Bên cạnh đó, bề

mặt trái đất khi bị nóng lên phát ra các bức xạ song dài (tia hồng ngoại), các bức xạ này được hấp

thụ bởi các khí nhà kính trong khí quyển và phát trở lại trái đất.

Trước thời kỳ cách mạng công nghiệp vào thế kỷ XVIII, có một sự cân bằng khá ổn định

giữa năng lượng mặt trời chiếu xuống trái đất và lượng bức xạ nhiệt của mặt đất vào vũ trụ. Sự cân

bằng này đã giữ cho nhiệt độ trung bình vào khoảng 14oc trong suốt 10.000 năm và duy trì sự sống

trên trái đất cho đến ngày nay. Với sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp, con người bắt đầu sử

dụng ngày càng nhiều lượng nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá, và các khí tự nhiên làm chất

đốt để cung cấp năng lượng cho vận tải, điện năng và đáp ứng các nhu cầu năng lượng khác. Đây

đã, đang và sẽ là vấn đề nan giải vì khí thải của chất đốt từ nhiên liệu hóa thạch là cacbon ddioxxit

CO2. CO2 tồn tại hàng thập kỉ cho tới hàng thế kỉ trong khí quyển. Một số lượng lớn và ngày càng

tăng của các khí nhà kính đã và đang bị bơm vào khí quyển. Các khí nhà kính mới có tác động cực

kì mạnh cũng đã được sản sinh ra chẳng hạn như chorofluorocarbons (CFCS).

Tất cả các yếu tố trên là nguyên nhân của việc tăng nồng độ khí nhà kính trong khí quyển.

Khi các nhà khoa hocj nghiên cứu về vòng than cây, san hô và lõi băng, họ có thể tính toán chính

xác tỉ lệ của các khí nhà kính trong khí quyển qua mọi thời ki. Các bằng chứng cho thấy rằng CO2 ,

loại khí nhà kính chủ yếu, đang tăng nhanh nhất trong vòng 20.000 năm qua. CO2 đã tăng từ 280

phần triệu nawmg 1750 lên 380 phần triệu ngày nay (trong đó, sự biến đổi mạnh mẽ nhất xảy ra

trong 50 năm trở lại đây) – tỷ lệ cao nhất trong vòng 650.000 năm qua. Nông độ của metan (CH4),

loại khí nhà kính nhiều thứ hai, cũng đã tăng 150% so với thời kì tiền công nghiệp. Nông độ của các

khí này càng cao, chúng càng có khả năng giữ nhiệu, và do đó hiệu ứng nhà kĩnh cũng mạnh hơn,

nguyên nhân làm cho nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên nhanh chóng.

11

Với xu hướng này, nhiệt độ trái đất sẽ tăng khoảng 2-3 độ trong vòng 50 năm tói. Trái đất

ấm lên sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng trên thế giới, cụ thể băng tan sẽ làm tăng nguy cơ bị lũ lụt và

giảm các nguồn cung cấp nước, đe dọa một phần sáu dân số thế giới, đa số các tiểu lưu vực của Ấn

Độ, một số bộ phận của Trung Quốc, Andes ở Nam Mỹ. Tại Châu Phi, năng suất mùa vụ sẽ giảm,

làm cho hàng triệu không thể sản xuất hoặc mua đủ lương thực. Ở mức 4oc, sản xuất lương thực

toàn cầu sẽ có khả năng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thêm vào đó, thay đổi khí hậu sẽ làm tăng tỷ

lệ tử vong do suy dinh dưỡng và nhiệt độ cao. Các bệnh truyền nhiễm như sốt rét, sốt xuất huyết sẽ

lan truyền rộng rãi nều không có sự kiểm soát hiệu quả. Mực nước biển dâng cao sẽ làm mười đến

hàng triệu người lâm vào cảnh lụt lỗi, điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là các vùng ven

biển ở Đông Nam Á, các đảo nhỏ ở Caribe và Thái Bình Dương cùng các thành phố lớn ven biển

như Tokyo, Newyork, Cairo và London. Theo ước tính, vào giữa thế kỷ 21, khoảng 200.000 người

sẽ hoàn toàn phải thay đổi chổ ở do mực nược biển dâng cao, lũ lụt lớn và khô hạn khắc nghiệt hơn.

Hệ sinh thái sẽ đặt biệt bị tổn thương do thay đổi khí hậu với khoảng 15-40% loại có khả năng bị

tuyệt chủng chỉ cần nhiệt độ nóng lên 2oc. Ngoài ra, độ axit trong đại dương, hậu quả trực tiếp của

tăng lượng Cacbon, sẽ là ảnh hưởng chính tới hệ sinh thái biển, với những ảnh hưởng bất lợi có thể

xảy ra với trữ lượng thủy sản. Như vậy, sẽ dàng nhận thấy rằng biến đổi khí hậu là hiểm họa chính

với các nước đang phát triển và là cản trở chính cho quá trình xóa đói giảm nghèo trên nhiều

phương diện. Còn với những nước phát triển, thay đổi khí hậu ban đầu có thể anh hưởng tích cực do

tăng năng suất mùa vụ, giảm chi phí sưởi ấn và thu hút khách du lịch, Tuy nhiên với kịch bản sản

xuất như hiện nay, sớm hay muôn cũng sẽ phải gánh chịu thiệt hại nghiêm trọng. Theo đánh giá của

Stern (một báo cáo 700 trang về vấn đề kinh tế cho việc thay đổi khi hậu được biên soạn bởi nhà

kinh tế học người Anh Sir Nicholas Stern), thay đổi khí hậu sẽ gây ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn

cầu và cái giá phải trả có thể lên tới 7000 tỉ USD. Kết luận cuối cùng của báo cáo này là nếu chúng

ta hành động ngay bây giờ nhằm giảm đáng kể lượng khí nhà kính để tránh khỏi những tác động tồi

tệ nhất của việc biến đổi khí hậu thì cần phải tiêu tốn 1%GDP toàn cầu mỗi năm. Nếu không GDP

toàn cầu sẽ giảm tới 20% so với giá trị mà nó có thể đạt được.

Tại Việt Nam, theo một nghiên cứu về các chỉ số môi trường ổn định do trường đại học

YALE (Mỹ) thực hiện trong năm 2006, Việt Nam đứng thức hạng thấp nhất trong số 8 nước Đông

Nam Á với 42,3 điểm. Báo cáo về thay đổi khí hậu của ngân hàng thế giới năm 2007 Việt Nam là

một trong hai quốc gia sẽ chịu ảnh hượng nặng nhất của biến đổi khí hậu, Việt Nam đang phải đối

mặt với những hâu quả khá nghiêm trọng, cụ thể như sau:

- Về môi trường đất: Thoái hóa đất là xu thế phổ biến trên toàn lãnh thổ Việt Nam từ

đồng bằng trung du, miền nùi do xói mòn, rửa troi, mất chất hữu cơ, khô hạn và sa mạc hóa, ngập

12

úng, lũ, sạt lở đất, phèn hóa dẫn đến nhiệu vùng đất bị cằn cỗi không còn khả năng canh tác và tăng

diện tích đất bị hoang mạc hóa.

Việc lạm dụng hóa chất và thuốc trừ sâu trong canh tác nông nghiệp, đang gây ô nhiễm và

suy thoái nhiều vùng đất trên phạm vi cả nước. Kết quả quan trắc môi trường cho thấy, một số vùng

đất nông nghiệp bị ô nhiễm như là vùng rau Thành phố Hồ Chí Minh, hàm lượng CO, Crom tầng

đất mặt, chì vượt ngưỡng cho phép, vùng Thanh Trì, Từ Liêm (Hà Nội) bị phú dưỡng Nito (NH4)

dao động từ 30,29-102,2 mgN/kg; NO3 6,49-7,7 mgN/kg.

- Về môi trường nước: Nhìn chung chất lượng nước ở thượng lưu các sông còn khá tốt

nhưng vùng hạ luuw phần lớn đã bị ô nhiễm, có nơi ở mức nghiêm trọng. Nguyên nhân là do nước

thải ở các cơ sở sản xuất kinh doanh, nước thải sinh hoạt không được xử lý đã và đang trực tiếp ra

các dòng sông. Chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiểu chỉ tiêu như BOD,COD,NH4, Tổng N, tổng

P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiểu lần điển hình như tại sông Cầu.

Chất lượng nước các sông thuộc lưu vực sông Cầu ngày càng xáu đi, nhiều đoạn sông đã bị

ô nhiễm tới mức báo động. Ô nhiễm cao nhất là đoạn sông Cầu Chảy qua địa phận thành phố Thái

Nguyên, đặc biệt là tại các điểm thải của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, khu gang thép Thái

Nguyên.. Chất lượng nước không đạt cả tiêu chuẩn A và B. Tiếp đến là đoạn sông Cà Lồ, hạ lưu

sông Công , chất lượng nược không đạt tiêu chuẩn A và một số yếu tố không đạt tiêu chuẩn B. Yếu

tố gây ô nhiễm cao nhất là các chất hữu cơ, NO2 và dầu..

Ngoài ra, ô nhiễm nước ở các sông hồ ở nội thành Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà

Nẵng đang ở mức trầm trọng, các chỉ tiêu quan trắc đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần,

thẩm chí hàng trăm lần.

Nước ngầm ở một số vùng, đặc biệt là các khu vực công nghiệp và đô thị có nguy cơ cạn

kiệt vào mùa khô và ở một số nơi đã có dấu hiệu bị ô nhiễm. Nguyên nhân là do khai thác bừa bãi

và không đúng kỹ thuật.

- Về môi trường không khí: Việc gia tăng các phương tiện giao thông cũn đang gây ô

nhiễm không khí ở nhiều nơi. Tại một số nút giao thông lớn, nông độ chì, khí CO khá cao, trực tiếp

gây ảnh hưởng đến sức khỏa của những người tham gia giao thông. Nông độ bụi trong các khu dân

cư ở bên cạnh các nhà máy, xí nghiệp hoặc gần các đường giao thông lớn đều vượt trị số TCCP từ

1,5 đến 3 lần, ở những nơi đang diễn ra xây dựng nhà cửa, đường sá vượt TCCP tới 10-20 lần.

- Về đa dạng sinh học: Việt Nam là một trong 10 quốc gia có da dạng sinh học thuộc loại

cao nhất trên thế giới với các hệ sinh thái đặc thù, nhiều giống, loại đặc hữu có giá trị khoa học và

kinh tế cao và nhiều nguồn gen quý hiếm. Một số loại động vật lần đầu tiên trên thế giới được phát

hiện ở Việt Nam như Sao La, Mang Lớn,...

13

Tuy nhiên, trong những năm gần đây đa dạng sinh học ở Việt Nam bị suy giảm mạnh.

Nguyên nhân chủ yếu là do cháy rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai dẫn tới làm thu hợp nơi

cư trú của các giống loài, khai thác đánh bắt quá mức, tình trạng buôn bán trái phép động vật, thực

vật quý hiếm, ô nhiễm môi trường. Trong gần 5 thập kỷ quả, diện tích rừng ngập mặng đã giảm

80% khoẳng 96% các rạn san hô đang bị đe họa hủy hoại nghiêm trọng, nhiều giống loại hoang dã

đã vĩnh viễn biến mất.

- Về môi trường đô thị và công nghiệp: Quá trình đô thị hóa tương đối nhanh ở các đô thị

Việt Nam đã có những ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đến sự cân

bằng sinh thái: tài nguyên đất bị khai thác triệt để để xây dựng đô thị, làm giảm diện tích cây xanh

và mặt nước, cùng với nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất ngày càng tăng làm suy

thoát nguồn tài nguyên nước và gây ra ngập úng, nhiều xí nghiệp, nhà máy gây ô nhiễm môi trường

lớn trước đây nằm ở ngoại thành, nay đã lọt vào giữa các khu dân cư đông đúc; mở rộng không gian

đô thị dẫn đến chiếm dụng đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến vấn đề an toàn lương thực quốc gia và

đến đời sống của nhân dân ngoại thành; sản xuất công nghiệp phát triển mạnh làm phát sinh một

lượng lớn chất thải, trong đó chất thải nguy hại ngày càng gia tăng; bùng nổ giao thông cơ giới gây

ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn nghiêm trọng; đo thị hóa làm tăng dòng người di dân từ

nông thôn ra thanhgf thị, gây nên áp lực đáng kể về nhà ở và vệ sinh môi trường hình thành các khu

nhà ổ chuột và khu nghèo đô thị.

Chính từ những con số đáng kinh ngạc này, nhiều doanh nghiệp đã và đang dần nhận ra rằng

họ là những thành viên của cộng đồng và vì thế họ cần phải có một phần trách nhiệm trong sự phát

triển bền vững của toàn thể nhân loại. Kế hoạch hành động cồng đồng văn hóa- xã hội ASEAN đã

xác định mục tiêu “ hướng tới một cộng đồng ASEAN bền vứng về môi trường”. Các nước trên thế

giới đã thừa nhận khái niệm về “ phát triển bền vững” như là nguyên tắc hướng dẫn nhằm đảm bảo

trái đất sẽ tiếp tục duy trì sự sống trong tương lai. Ủy ban Bruntlan 1987 đã định nghĩa phát triển

bền vững đó là “phát triển vẫn đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến nhu cầu của thế

hệ tương lại”. Theo đó, rất nhiều doanh nghiệp đã hưởng ứng xu hướng này và có những đổi mới

chính sách môi trường, quá trình sản xuất xanh như một cách để thể hiện trách nhiệm xã hội của

doanh nghiệp (CSR) với cộng đồng và đó là hành vi đạo đức đáng được thực hiện.

2.2.4.2 Áp lực từ chính phủ

Đối với những hoạt động liên quan đến Marketing, chính phủ muốn bảo vệ người tiêu dùng

và xã hội, và marketing xanh là một trong những công cụ như vậy. Việc bảo vệ này có thể được

thực hiện theo một vài cách sau:

Giảm thiểu những sản phẩm có hại đến người tiêu dùng

14

Điều chỉnh hành vi người tiêu dùng liên quan đến những sản phẩm có hại

Gia tăng nhận thức để đảm bảo rằng tất cả người tiêu dùng đều có khả năng tự bảo vệ mình

trước những sản phẩm có hại

Chính phủ ban hành các qui định để kiểm soát lượng chất thải ra môi trường, thông qua đó

điều chỉnh hành vi của tổ chức. Trong một vài trường hợp, chính phủ cố gắng điều chỉnh hành vi

của khách hàng cuối cùng trở nên có trách nhiệm hơn. Chẳng hạn một vài chính phủ thành lập các

câu lạc bộ tái chế sản phẩm mà đối tượng tham gia chủ yếu là người tiêu dùng tự nguyện.

- Hoa Kỳ:

Chính phủ đóng một vai trò rất quan trọng trong sự thành công hay thất bải của chiến lược

marketing xanh. Nếu như chính quyền Bush từng thất bại trong việc xử lý các vấn đề then chốt của

môi trường và biến đổi khí hậu thì sự cầm quyền của Obama lại mang đến nhiều thay đổi tiến bộ.

Ông đã nhanh chóng thay đổi luật môi trường và tạo ra nhiều công việc “xanh”, những nguồn năng

lượng xanh hơn và cả cơ sở hạ tầng theo hướng xanh cũng là điểm chủ yếu trong kế hoạch hành

động quốc gia. Đầu tiên phải kể đến gói kích thích kinh tế năm 2009, trong đó có hơn 30 tỷ USD

dành cho việc phát triển hiệu quả nguồn năng lượng, cải tạo hiện đại hóa các tòa nhà cho người thu

nhập thấp, đầu tư vào hệ thống dẫn điện thông minh cùng các dự án nhiên liệu sạch để giảm thiệu

lượng Cacbon. Một chương trình mang tên “Cash for Clunkers” được đưa ra vào tháng 7 năm 2009

nhằm loại bỏ những chiếc oto cũ có lượng phát thải cao và hỗ trợ, khuyến khích người dân mua

những chiếc xe mới, tiets kiệm nhiên liệu. Không những thế, đích thân đệ nhất phu nhân Michelle

Obama đã trồng một mảnh vườn tại nhà trằng để người dân Mỹ hiểu được lợi ích của sức khỏe, tự

tạo thêm nhiều công việc xanh như trồng râu và trái cây nhằm nâng cao nhận thức về môi trường.

- Hàn Quốc:

Hàn Quốc là một trong những con rồng ở Châu Á đã cam kết thực hiện phát triển theo

hướng xanh. Nhân dịp kỷ niệm 60 nawmg ngày thành lập đất nước vào tháng tám năm 2008, thủ

tướng Hàn Quốc đã tuyên bố những những thông điệp “Low Carbon/Green Growth” (giảm lượng

carbon, phát triển xanh) được xem như tầm nhìn phát triển quốc gia trong vòng 50 năm tiếp theo.

Để thực hiện tầm nhìn này, vào tháng 7 năm 2009 chính phủ đã tuyên bố “chiến lược quốc gia cho

phát triển xanh” đến năm 2050, trong đó bao gồm giảm nhẹ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tạo ra

những công nghệ mới để tăng trưởng kinh tế, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống.

- Việt Nam:

Tại Việt Nam, chính phủ cũng ban hành những văn bản pháp quy về môi trường có liên

quan đến hoạt động thương mại. Nhiều quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ và EU đã sử dụng công

cụ này như “rào cản xanh” nhằm hạn chế nhập khẩu những hàng hóa sản xuất không sạch hay gây

15

tổn hại nghiêm trọng đến môi trường sinh thái. Việt Nam chỉ mới áp dụng những công cụ này một

vài năm gần đây, trong đó có 502 tiêu chuẩn, ISO 14020, nhãn sinh thái và các tuyên bố môi

trường- nguyên tắc chung, theo quyết định 2596/2000/QĐ-KHCNMT.

Việt Nam là 1 trong những quốc gia đầu tiên thông qua kế hoạch quốc gia về môi trường và

xác định định hướng phát triển bền vững 1991-2000 ở tầm cỡ quốc gia. Trên cơ sở đó, Việt Nam đã

cố gắng tổ chức thực hiện việc tiếp cận giải quyết các vấn đề về môi trường và khuyến khích doanh

nghiệp, người dân tham gia bằng việc đưa ra và bổ sung các luật và nghị định hướng dẫn bảo vệ

môi trường, điển hình như luật bảo vệ môi trường năm 2005. Nghị định số 4/2009/NĐ-CP về ưu

đãi, hộ trợ hoạt động bảo vệ môi trường. Luật đa dạng sinh học có hiệu lực tháng 7 năm 2009.

Tháng 12 năm 2006 Bộ tài nguyên môi trường quyết định các doanh nghiệp

Cơ hội phát triển của doanh nghiệp bắt buộc phải áp dung TCVN về môi trường co Bộ khoa

học và công nghệ ban hành tại quyết định số 1696/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 7 năm 2006. Chiến

lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 đã đề ra mục tiêu 100% hàng hóa xuất khẩu và 50%

hàng hóa tiêu dùng nội địa trong nước được dán nhãn sinh thái ISO 14021. Để ứng phó với biến đổi

khí hậu, Việt Nam cũng tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, nghị định

thư Kyoto và triển khai nhiều chương trình của bộ như SP-RCC-hỗ trợ cho Việt Nam ứng phó với

biến đổi khí hâu, NTP-RCC- chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, thực

hiện dự án chương trình môi trường liên hợp quốc (UNEP) về khuyến khích sử dụng hiệu quả tài

nguyên trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các nước đang phát triển; dự án tăng cường năng lực

cho cơ quan đầu mối quốc gia về biến đổi khí hậu (CD4CCFP) do chính phủ Đan Mạch thông qua

cơ quan phát triển quốc tế (DANIDA) tài trợ. Ngày 25 tháng 2 năm 2011, tại diễn đàn kinh doanh

môi trường toàn cầu tại Việt Nam do thời báo NIKKEI của nhật phối hợp với VCCI, hai bên đã

cùng thảo luận và đề ra kế hoạch hợp tác công nghệ nhằm giảm thiệu tác động tới môi trường và

phát triển bền vững. Hiện tại, cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA) đã quyết định

giải ngân số vốn ODA lên tới 10 tỷ yên vào tháng 6 năm 2015 cho chương trình hỗ trợ chính sách

biến đổi khí hậu của Việt Nam trong vòng 3 năm. Đây là chương trình hỗ trợ về tài chính gồm ba

nội dung chính:

Giảm thiểu phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính gây hiện tượng BĐKH

Tăng cường khả năng thích ứng để chống lại các tác động xấu từ biến đổi khí hậu

Ứng phó với biến đổi khí hậu trong nhiều lĩnh vực.

2.2.4.3 Cơ hội phát triển của doanh nghiệp

16

Nhu cầu của người tiêu dùng với những sản phẩm và dịch vụ xanh đã tạo ra cơ hội không

nhỏ cho doanh nghiệp tăng lợi nhuận, nâng cao thị phần và lợi thế cạnh tranh, đồng thời cải thiện

hình ảnh “doanh nghiệp xanh”

Marketing xanh giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận:

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp, nhất là các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường

như hóa chất, dầu khí và năng lượng điện đều có hệ thóng quản lý chất lượng nhằm đảm bảo đáp

ứng các tiêu chuẩn về môi trường cũng như kỳ vong của người tiêu dụng. Ví dụ như đa phần các tập

đoàn lớn cở Hoa Kỳ đều có kiểm toán môi trường hàng năm và hệ thống tái chế chất thải hay công

nghệ tiết kiểm năng lượng. Về lầu dài chúng sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí hoạt động và tăng

lợi nhuận.

Các phiếu điều tra đều chỉ ra răng người tiêu dùng sẽ luôn sẵn sàng trả thêm tiền cho sản

phầm xanh. Tuy nhiên, những người tiêu dùng còn hoài nghi lại cần có những bằng chứng thực tế

về sự đầu tư của doanh nghiệp vào công nghệ mới, nguyên vật liệu đặc biệt và chi phí ban đầu kha

cao khi giới thiệu sản phẩm xanh. Nguyên tắc cơ bản của marketing xanh là một khi doanh nghiệp

đáp ứng được kỳ vọng và nhu cầu của khách hàng cả về việc thỏa mãn nhu cầu và đảm bảo sự

tương hợp với môi trường, họ sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm xanh, Điều này sẽ dẫn đến

doanh thu sản phẩm tăng (Huong 2010).

Sản xuất sản phẩm có hiệu quả với môi trường còn giúp giảm lượng phế thải, ít sử dụng

nguyên vật liệu thô hơn so với phương pháp sản xuất truyền thống và tiết kiểm năng lượng.

Interface- hãng sản xuất thảm lớn nhất thế giới đã tiế kiểm được hơn 35 triệu USD vào cuối năm

1997 nhờ áp dụng quá trình sản xuất cải tiến được đưa ra bởi những nhân viên được đào tạo về hệ

thống quản lý môi trường. Công ty này đã đưa ra những chương trình đào tạo về môi trường cho

nhân viên. Nhờ đó, công ty hiện nay đã sản xuất thảm nylon bằng một trăm phần trăm vật liệu công

nghiệp tái chế, giảm tiêu hao năng lượng giảm lượng phế phẩm của chỉ từ trụ sợi xuống 75%. Như

vậy có thể nói doanh nghiệp áp dụng quy trình marketing xanh trong sản xuất, chi phí sản xuất sẽ

giảm đi đáng kể.

Bên cạnh đó, những lợi ích tăng thêm từ marketing xanh còn giúp doanh nghiệp cải thiện

hình ảnh trong mắt khách hàng và đối tác. Nó cũng góp phần thu hút các nhà đầu tư, đẩy nhanh quá

trình quay vòng vốn để tái sản xuất.

Marketinh xanh giúp doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh:

Ngày nay, thời đại cạnh tranh với sự gia nhập không ngừng của các doanh nghiệp ví như

một đại dương đỏ. Do vậy, để thành công và tồn tại trên thương trường, doanh nghiệp cần có lợi thế

17

cạnh tranh riêng. Nguôn của lợi thế cạnh tranh có thể là sự khác biệt hóa sản phẩm hay sản xuất với

chi phí thấp và mục tiêu hướng đến có thể là quy trình sản xuất hoặc sản phẩm và dịch vụ.

Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp có thể đạt được nhờ hiệu quả kinh tế, tức là giảm chi

phí dựa trên việc tăng năng suất trong quá trình sản xuất và giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của hoạt

động kinh doanh đến môi trường. Còn với những doanh nghiệp dẫn đầu thị trường, họ luôn muốn

người tiêu dùng và công chúng nhận biết sụ nỗ lực của mình trong quá trình tạo ra sản phẩm xanh

dựa trên sự khác biệt hóa trong quá trình sản xuất, Theo đó, sự khác biệt hóa với sản phẩm và dịch

vụ nhờ cải tiến công nghệ giúp giảm thiểu tác động đến môi trường cũng khiến đổi thủ cạnh tranh

khó có thể bắt chước thương hiệu xanh của doanh nghiệp. Với những sản phẩm và dịch vụ thuộc thị

trường ngách, đây lại là lợi thế rất ưa chuộng mẫu mã hay sự cải tiến công nghệ của sản phẩm. Tóm

lại các công ty khác nhau hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau đều có thể đạt được lợi thế cạnh

tranh từ marketinh xanh.

Ví dụ bóng đèn Philip đã phát minh ra công nghệ đền chiếu sáng compact hoàn toàn khác

biệt với những bóng điện đỏ tiêu tốn nhiên liệu trước đây. Tập đoàn Wellman đã mở rộng hoạt động

kinh doanh sang tái chế chất dẻo để thống trị thị trường sợi polveste được làm từ vỏ chai coca nhựa.

Những nguyên liệu tái chế này giúp hãng Wellman giảm chi phí sử dụng những tấm nhựa thông

thường xuống 60%, đồng thời giảm bớt lượng khí CO2 và SO2 ra môi trường. Như vậy sản phẩm

sơi Ecospun của Wellman vừa có lợi thế về chi phí thấp do sử dụng nguyên liệu tái chế, vừa giảm

được các chi phí liên quan đến xử lý chất thải ra môi trường.

Marketing xanh giúp doanh nghiệp nâng cao thị phần:

Thị phần của doanh nghiệp là phần trăm tương đối thị trường mà sản phẩm của doanh

nghiệp chiếm giữ. Như vậy, nếu thị phần của doanh nghiệp càng lớn nghĩa là vị thế cạnh tranh của

nó càng cao, đồng nghĩa với doanh thu và lợi nhuận tăng đáng kể. Trong marketing xanh, một khi

sản phẩm của doanh nghiệp vừa thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, vừa đáp ứng các tiêu chuẩn

xanh, thì lòng trung thành của họ sẽ gắn chặt với thương hiệu. Những thương hiệu lớn trên thị

trường như Procter& Gamble, McDonald’s và Compaq đều không ngừng nỗ lực để tạo ra dòng sản

phẩm xanh nhất để phù hợp với hình ảnh của mình. Vì dụ điển hình như thương hiệu bột giặt Tide

không chứa phospate mà thay bằng công nghệ tẩy sinh học và được đóng trong những chiếc chai tái

chế. Thử quan sát những túi giấy đựng thức ăn và giấy lau của McDonald’s đều làm bằng vật liệu

tái chế hay chiếc máy tính có logo chứng nhận “Energy Star” do cục bảo vệ môi trường Mỹ công

nhận tính năng tiết kiệm năng lượng, đều đem lại thị phần cho các hãnh này. Như vậy, việc áp dụng

chiến lược marketing xanh sẽ góp phần đáng kể trong việc tạo dựng giá trị và nhân cách cho thương

hiệu của doanh nghiệp.

18

2.3 Quy trình thực hiện marketing xanh

2.3.1 Giai đoạn chuẩn bị xây dựng sản phẩm xanh

Khái quát về sản phẩm xanh

Theo trang web Enviro-neu.com, “sản phẩm xanh” là sản phẩm được sử dụng tương đương

với sản phầm truyền thống nhưng ít tác động đến môi trường hoặc ít có hại đến sức khỏe con người.

Sản phẩm xanh có thể được hình thành toàn phần hoặc từ một phần nguyên liệu tái chế, được sản

xuất theo phương thức tiết kiệm năng lượng, được cung cấp cho thị trường theo cách ít tốn bao bì.

Ngoài ra, theo các tiêu chuẩn hiện có như chương trình sản phẩm thân thiện môi trường của

chính phủ (Government environmentally Council –FSC), hội chợ thương mại và Energy Star để

phân loại sản phẩm và dịch vụ xanh, các hoạt động sản xuất bền vững các sản phẩm xanh sẽ bao

gồm các yếu tố:

- Tiêu thụ năng lượng hiệu quả, tiết kiệm, bền, chi phí bảo dưỡng thấp.

- Sử dụng nguyên liệu tái chế, tái sử dụng.

- Sử dụng các cách thức “thu hoạch bền vững”, ít ảnh hưởng thiên nhiên.

- Sản phẩm không chứa độc tố trong quá trình sử dụng hoặc phát thải chất độc trong quá

trình sản xuất.

- Khả năng tái sử dụng cao và dễ dàng.

- Có khả năng phân hủy sinh học

- Sản phẩm được làm bằng cách sử dụng nguyên liệu tự nhiên hoặc từ tài nguyên tái tạo.

- Không chứa các chất gây phá hủy tâng Ozone.

- Thu được từ nguồn tài nguyên địa phương và các nhà sản xuất.

Các bước chuẩn bị sản phẩm xanh

Cũng giống như marketing, quy trình marketing xanh cần được thực hiện từ giai đoạn

nghiên cứu thị trường và chuẩn bị sản phẩm. Giai đoạn chuẩn bị này bao gồm các hoạt động thu

thập thông tin dữ liệu, định vị và phát triển sản phẩm xanh. Đây là một quá trình phức tạp nhưng

đóng vai trò tiên quyết cho sự thành công của chiến lược marketing xanh, gồm ba khâu chính: thiết

kế, sản xuất và đóng gói sản phẩm.

Bước 1: Thiết kế

Trong khâu thiết kế sản phẩm doanh nghiệp cần chú ý tới nguyên tắc 3R (Reduction- giảm

thiểu vật liệu và nhiên liệu đầu vào. Reuse- tái sử dụng và Recyling- tái chế). Bên cạnh những đặc

điểm chính của sản phẩm, doanh nghiệp cần đổi mới sao cho sản phẩm có đặc điểm khác vừa thân

thiện với môi trường vừa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Vấn đề này đòi hỏi doanh

nghiệp phải tập trung nghiên cứu, sáng tạo ra sản phẩm thực sự xanh hơn các sản phẩm cùng loại.

19

Tuy nhiên, việc đặt ra các tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm xanh luôn thay đổi bởi lẽ vấn đề bảo

vệ môi trường là cả quá trình liên tục. Doanh nghiệp không thể chỉ tạo ra một vài thay đổi rồi dừng

lại mà phải liên tục đổi mới, sáng tạo và theo dõi những thay đổi trong kiến thức để có thể bắt kịp

với xu hướng của thị trường nói chung và khách hàng nói riêng. Doanh nghiệp cần phải tập trung

vào yếu tố xanh của sản phẩm. Đây có thể xem như công đoạn khá khó khăn với doanh nghiệp vì

phải đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) để tạo cho sản phẩm tính năng mới và thân

thiện với môi trường.

Bước 2: Sản xuất

Việc áp dụng công nghệ mới cho việc xử lý chất thải, khí thải, khí thải gây ô nhiễm môi

trường và lắp đặt trang thiết bị hiện đại là hướng đi có lợi lâu dài cho doanh nghiệp. Mục tiêu của

sản xuất sạch hơn là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng

một cách có hiệu quả.

Sử dụng hợp lý nguồn năng lượng là một phương thức kinh doanh thông minh với doanh

nghiệp. Đây là một trong những bước dễ dàng và hiệu quả nhất giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí,

tăng lợi nhuận và tọa ra giá trị gia tăng. Việc này có thể thực hiện bằng cách mua sắm các thiết bị

và vật dụng văn phòng tiết kiệm điện, cung cấp các gợi ý và hướng dẫn tiết kiệm năng lượng cho

nhân viên đông thời tìm kiếm và sử dụng các nguồn năng lượng xanh hoặc năng lượng tái chế.

Bên cạnh vấn đề sử dụng hiệu quả năng lượng thì doanh nghiệp cũng cần sử dụng tiết kiệm

nước. Hiện nay, nguồn tài nguyên nước đang dần trở nên khan hiếm nên việc sử dụng tiết kiệm

nước là rất cần thiết. Nó không chỉ giúp bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này mà còn giúp giảm

thiểu chi phí liên quan tới việc mua, làm nóng, sử dụng và xử lý nước. Doanh nghiệp có thể tiết

kiệm nước bằng cách sử dụng các công nghệ tốt nhất cũng các thiết bị tiết kiệm nước, thường xuyên

kiểm tra hệ thống dẫn nước và các thiết bị vệ sinh để tránh rò rỉ đồng thời giảm thiểu tối đa nước

thải ô nhiễm.

Hiện nay, đa phần các doanh nghiệp sản phẩm đều áp dụng” sản xuất sạch hơn”. Tuy nhiên,

sản xuất sạch hơn không phải giống như xử lý cuối đường ống, ví dụ như xử lý nước thải, khí thải,

chât thải rắn mà đồng nghĩa với việc giảm sử dụng nguyên liwwuj đầu vào, giảm thiểu chất thải và

phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Nó không chỉ giúp doanh ngiệp chủ động đáp ứng và tuân thủ các

quy định bảo vệ môi trường ngày càng cao của các cơ quan chức năng mà còn nâng cao năng suất,

giảm chi phí sản xuất, nhờ đó đem lại lợi ích cao hơn. Việc đánh giá và lượng hóa các tác động đến

môi trường trong từng khâu sản xuất bao gồm cả sử dụng nguyên nhiên liệu đầu vào, đầu ravaf sau

khi sản phẩm hết thời gian sử dụng hữu ích là cần thiết để doanh nghiệp lập kế hoạch cụ thể đồng

thời có số liệu làm bằng chứng.

20

Bước 3: Đóng gói

Với khâu đóng gói, doanh nghiệp cần sử dụng loại bao bì không gây độc hại và có thể tái

chế. Điều này về lâu dài còn có thể làm giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Không những vậy, bao bì sản phẩm nếu được chứng nhận và dán nhãn sinh thái sẽ chứng tỏ

được ưu điểm thân thiện với môi trường và thu hút với người tiêu dùng.

2.3.2 Giai đoạn đưa sản phẩm ra thị trường

Đây là giai đoạn rất quan trọng bởi vì nó trực tiếp liên quan đến người tiêu dùng. Sau khi

thực hiện cải tiến sản phẩm, dịch vụ xanh, một bài toán khó mà doanh nghiệp phải đối mặt lại là

làm thế nào khiến sản phẩm có sức hấp dẫn với người tiêu dùng chứ không phải đơn thuần là có giá

trị với môi trường. Do vậy, doanh nghiệp cần phải xây dựng chương trình quảng bá sản phẩm nhằm

vào thị trường mục tiêu đã được phân tích kỹ trước đó. Giai đoạn này bao gồm một loạt các bước ấn

định “mức giá xanh”, thiết lập các “kênh phân phối xanh”, xúc tiến thương mại xanh, xây dựng

“hình ảnh xanh”.

Ấn định mức giá xanh

Sau khi hoàn thành sản phẩm, điều mà doanh nghiệp cần lưu ý là vấn đề giá cả. Trong khi

một số khách hàng sẵn sàng trả thêm tiền cho sản phẩm xanh thì phần lớn lại cho răng giá cả chi

phối phần lớn đến quyết định mua hàng của họ. Nếu sản phẩm vừa tốt cho môi trường lại vừa phù

hợp với túi tiền sẽ được họ ưu tiên lựa chọn. Các nghiên cứu gần đây cho thấy khách hàng sẵn sàng

chi trả cao hơn 5-10% cho sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường. Vì vậy, trước khi đưa sản

phẩm ra thị trường, doanh nghiệp cần tham khảo đối thủ cạnh tranh và điểu chỉnh mức giá phù hợp

cho sản phẩm xanh của mình. Mặc dù về lâu dài, marketing xanh có thể giúp doanh nghiệp giảm chi

phí hoạt động nhưng ở những bước đầu tiên khi áp chiến lược marketing xanh, với việc sử dụng

công nghệ hiện đại, giá cả sản phẩm sẽ tăng lên so với trước. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần ấn

định mức giá hợp lý, đồng thời áp dụng chính sách xúc tiến bán hàng để khuyến khích người tiêu

dùng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

Thiết lập các kênh “phân phối xanh”

Việc lựa chọn hình thức phân phối hàng háo cũng có tác dụng đáng kể đến chiến lược

marketing xanh của doanh nghiệp. “Phân phối xanh” cũng đồng nghĩa với việc quản trị logictics để

cắt giảm phát thải trong quá trình vận chuyển, thông qua đó giảm dấu chân cacbon. Chi phí vận tải

và hậu cần là vấn đề nên được các doanh nghiệp chú trọng. Trong tình hình hiện nay, khi giá cả bất

ổn, lạm phát tăng cao, tình hình chiến sự tại các khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn dẫn đến chi phí

xăng dầu cho vận chuyển tăng đáng kể. Để khắc phục tình trạng đó, nhiều doanh nghiệp đã thiết kế

lại khâu đóng gói với trọng lượng nhẹ hơn và khả năng tái chế cao hơn nhằm giảm thiểu chất thaair

21

và giá thành. Ở một vài nước, chính phủ còn thông qua đạo luật cho các nhà sản xuất thu hồi lại sản

phẩm khi kết thúc vòng đời sử dụng hữu ích của nó hay còn gọi là “hậu cần ngược”. Trong đó, Đức

được coi là quốc gia đầu tiên áp dụng “hậu cần ngược” đối với hàng điện tử, oto và các ngành công

nghiệp đóng gói.

Để thực hiện một chiến lược marketing xanh hoàn hỏa, doanh nghiệp cần luawaj chon đúng

đắn thời gian và địa điểm để tạo ra sự ảnh hưởng với khách hàng mục tiêu của mình. Hiếm có

khách hàng nào muốn thay đổi thói quen tiêu dungfddeer mua sản phẩm xanh chỉ vì lợi ích xanh

của nó. Vì vậy, những người làm marketing xanh khi giời thiệu sản phẩm cần biết cách định vị nó

sao cho không chỉ thu hút khách hàng xanh ở thị trường “ngách”.

Một địa điểm phù hợp nên có sự thống nhất với hình ảnh của doanh nghiệp. Chính nhờ lợi

thế vị trí đó sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng được hình anh riêng. Không chỉ vậy, địa điểm phù hợp

cũng cần khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể đạt được bằng những hình thức xúc tiến

thương mại ngay tại cửa hàng trưng bày, hoặc tạo cách bài trí bắt mắt, la trên cơ sở sử dụng những

vaatj dụng tái chế nhấn mạnh vào tính thân thiên với môi trường và những lợi ích khác của sản

phẩm.

Xúc tiến thương mại

Hoạt động xúc tiến thương mại theo định hướng “xanh” bao gồm việc thiết lập các công cụ

như PR, quảng cáo, website, clop, hội thảo và diễn đàn.. Các nhà marketing xanh có thể thu hút

khách hàng dựa trên hiệu suất sản phẩm, chi phí tiết kiệm được, yếu tố sức khỏe và tiện dụng, thân

thiện với môi trường. Doanh nghiệp có thể tăng nhận thức của người tiêu dung dùng bằng cách

truyền bá rộng rãi thông điệp “xanh”của sản phẩm thông qua các kênh truyền thống hay các mạng

xã hội. Có ba loại quảng cáo xanh là:

- Những quảng cáo nhằm đến mối quan hệ giữa sản phẩm hay dịch vụ với môi trường lý

sinh.

- Những quảng cáo phong cách sống xanh thông qua việc nhấn mạnh một sản phẩm hay

dịch vụ nào đó.

- Những quảng cáo thể hiện hình ảnh có trách nhiệm với môi trường của doanh nghiệp

22

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1 Quy trình nghiên cứu

Figure 3.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài

Nguồn: Tác giả đề xuất

Quy trình nghiên cứu được diễn ra các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu:

Marketing xanh là một loại chiến lược đã được ra đời từ lâu và được thực hiện rộng rãi trên

thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam marketing xanh vẫn là khái niệm mới mẻ đối với các doanh

nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn e dè trong việc thực hiện chiến lược. Do đó,

Lược khảo tài liệuCơ sở lý thuyết về marketing xanh và tình hình thực hiện chiến

lược marketing xanh trên thế giới

Một số kiến nghị giúp các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội trong hoạt động marketing xanh

Phân tích cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện marketing xanh

Phân tích môi trường vĩ mô tác động đến hoạt động marketing xanh tại các DN ở Việt Nam

Phân tích thực trạng thực hiện chiến lược marketing xanh tại các doanh nnghiệp ở Việt Nam

Xác định vấn đề nghiên cứuCơ hội và thách thức của các doanh nghiệp khi thực hiện chiến lược

Marketing xanh tại Việt Nam

23

việc nghiên cứu về Marketing xanh – cơ hội và thách thức tại Việt Nam là một vấn đề hết sức cấp

thiết có ý nghĩa thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.

Bước 2: Lược khảo tài liệu

Tác giả tiến hành tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài để xác định được khoảng

trống nghiên cứu. Đồng thời lược khảo các tài liệu liên quan đến đề tài để xác định cơ sở lý thuyết

về marketing xanh và tình hình thực hiện marketing xanh trên thế giới

Bước 3: Tác giả tiến hành phân tích thực trạng thực hiện chiến lược marketing xanh tại các

doanh nghiệp Việt Nam. Đánh giá những kết quả đạt được và những khó khăn khi thực hiện chiến

lược marketing xanh tại doanh nghiệp đồng thời tiến hành phân tích môi trường vĩ mô ảnh hưởng

đến hoạt động marketing xanh tại các doanh nghiệp ở Việt Nam

Bước 4: Căn cứ kết quả phân tích ở bước 3, nghiên cứu xác định cơ hội, thách thức của các

doanh nghiệp khi thực hiện chiến lược marketing xanh.

Bước 5: Đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng chiến

lược marketing xanh.

3.2 Thu thập dữ liệu

3.2.1 Dữ liệu sơ cấp

Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua hình thức phỏng vấn một số doanh

nghiệp đã sử dụng chiến lược marketing xanh nhằm đánh giá được quan điểm của doanh nghiệp về

marketing xanh, những lợi ích thu được, nhưng kết quả đạt được, những khó khăn khi thực hiện

marketing xanh. Đối tượng phỏng vấn là trưởng phòng marketing, nhân viên marketing tại công ty.

Nội dung phỏng vấn bằng các câu hỏi như: (1) Công ty Ông/Bà đã sử dụng chiến lược marketing

xanh như thế nào? (2) Lợi ích chiến lược marketing xanh mang lại cho công ty? (3) Những khó

khăn gặp phải khi thực hiện chiến lược marketing xanh tại công ty?

3.2.2 Dữ liệu thứ cấp

Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp từ các sách, giáo trình, bài báo, các công trình

nghiên cứu có liên quan đến đề tài để hình thành cơ sở lý thuyết của đề tài. Ngoài ra, tác giả còn

tiến hành thu thập dữ liệu từ các báo cáo thị trường, báo cáo phòng kinh doanh tại một số doanh

nghiệp được lựa chọn làm điểm nghiên cứu, báo cáo nghiên cứu thị trường của các tổ chức đánh giá

và các báo cáo kinh tế vĩ mô của ngân hàng thế giới, tổng cục thống kê…nhằm mục đích đánh giá

những cơ hội và thách thức khi ứng dựng marketing xanh tại doanh nghiệp

24

3.3 Phân tích dữ liệu

3.3.1 Phân tích thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ

nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng phương

pháp thống kê mô tả nhằm mô tả quy trình thực hiện marketing xanh tại một số doanh nghiệp tại

Việt Nam, thống kê mô tả sự biến động của các chỉ số kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP,

thu nhập bình quân đầu người để phân tích môi trường vĩ mô tác động đến hoạt động marketing

xanh tại các doanh nghiệp ở Việt Nam

3.3.2 Phân tích so sánh

Phương pháp phân tích so sánh được tác giả sử dụng là phân tích so sánh theo chiều ngang

nhằm thực hiện so sánh đánh giá tình hình thực hiện marketing xanh tại các doanh nghiệp Việt Nam

so với trên thế giới, so sánh, đánh giá kết quả thực hiện marketing xanh ở các doanh nghiệp tại Việt

Nam.

3.3.3 Phân tích PEST

Phân tích PEST nhằm xác định được các yếu tố bên ngoài mà có khả năng là cơ hội hoặc

thách thức đối với doanh nghiệp 

P (Politics) – Các yếu tố chính trị và luật pháp có thể tác động tới ngành kinh doanh

E (Economics)- Các yếu tố kinh tế, ví dụ như thay đổi trong giá dầu, hoặc GPD tăng trưởng

cao

S (Social)- Các yếu tố xã hội như thay đổi về niềm tin hoặc thái độ từ việc tăng thu nhập

hoặc tiếp cận với các xu hướng quốc tế

T (Technology) – Các yếu tố về kỹ thuật như tăng việc sử dụng Internet hoặc có thêm nhiều

thông tin trên mạng về lĩnh vực kinh doanh của bạn.

PEST là công cụ phân tích liên quan đến những yếu tố vĩ mô, bên ngoài môi trường kinh

doanh của mỗi doanh nghiệp. Thường dùng trong các phân tích chiến lược kinh doanh, chiến lược

marketing

25

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU4.1 Thực trạng thực hiện chiến lược marketing xanh tai các doanh nghiệp Việt Nam

4.1.1 Thực trạng thực hiện chiến lược marketing chung tại các doanh nghiệp Việt Nam

Từ khi khái niệm marketing xanh được đưa ra và phát triển thành xu hướng trên toàn thế

giới , các tập đoàn lớn như Panasonic, Toyota, Unilever, P&G đều không bỏ lỡ cơ hội phát triển từ

việc đầu tư vào hoạt động marketing xanh. Tuy nhiên , với các doanh nghiệp Việt Nam đây vẫn còn

là khái niệm tương đối mới mẻ. Hiện nay chưa có nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được

tầm quan trọng của marketing xanh cũng như triển khai áp dụng nó một cách đồng bộ. Một số

doanh nghiệp bắt đầu thực hiện nhưng mới chỉ dừng lại ở những hoạt động nhỏ lẻ, thiếu hệ thống và

chưa đạt được hiệu quả cao. Đáng chú ý, hầu như chưa có doanh nghiệp Việt Nam nào đưa việc

xanh hóa trở thành một tầm nhìn chiến lược và áp lực marketing xanh như một chiến lược dài hạn

thay vì một chiến thuật trong ngắn hạn. Tuy nhiên, trước tình hình ô nhiễm môi trường nghiêm

trọng và sự thay đổi trong nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam, trong những năm gần đây, các

doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu áp dụng chiến lược này. Những doanh nghiệp đầu tiên áp dụng

marketing xanh chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở tai Việt Nam đáng

chú ý như Nokia. Công ty này đi tiên phong trong việc áp dụng khoa học công nghệ cũng như nắm

bắt được xu hướng của người tiêu dùng vào hoạt động kinh doanh của mình, từ những sản phẩm

tích hợp công nghệ lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường khiến mọi khách hàng phải chú ý, đến

những chương trình truyền thống tương tác trên internet khá hiệu quả , thu hút sự tham gia bình

chọn của rất nhiều khách hàng trẻ tuổi, đến gần đây nhất là hoạt động thu gom điện thoại cũ tái chế

nhằm mục đích tạo ra một môi trường sống trong lành cho khách hàng của mình. Lợi ích mà Nokia

danh cho khách hàng của mình không chỉ dừng lại ở những sản phẩm thân thiện với môi trường mà

còn thể hiện qua hành động có trách nhiệm với cộng đồng. Ví dụ khác như công ty Unilever Việt

Nam đã đưa ra thị trường sản phẩm comfort một lần xả. Đây là sản phẩm được áp dụng công thức

giúp vô hiệu hóa các thành phần tẩy rửa còn lại trong mẻ giặt. Thay vì phải xả nước 3-4 lần, sản

phẩm mới này của Unilever có thể tiết kiệm được hai lần xả cho một mẻ giặt. Tuy nhiên, để sản

phẩm xanh tiếp cận rộng rãi với số đông người tiêu dùng Unilever đửa ra giá bán chỉ cao hơn 10%

so với sản phẩm thông thường. Cùng với những công ty nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam , các

doanh nghiệp trong nước cũng đang hướng đến những sản phẩm xanh như:

- Công ty Hồng Hà chuyên sản xuất túi thân thiện với môi trường dành cho các bà nội trợ.

26

- Các siêu thị sắp tới định hướng sử dụng túi giấy cho khách hàng như Coop Mart hộ trợ túi

thân thiện khách hàng

- Các thiết bị tiêu dùng tiết kiệm điện (máy lạnh đảo chiều, đèn tiết kiệm điện Compact..)

- Siêu thị Big C ưu tiên các sản phẩm thực phẩm xanh, không dùng các hóa chất gây hại lên

môi trường và người sử dụng.

- Honda Việt Nam cho ra đời dòng xe tay ga PCX có tính năng tắt máy khi dừng lại trong

thời gian 3 giây giúp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, Honda xưa nay vốn nổi tiếng là

thương hiệu bền, đẹp và tiết kiệm năng luwowngjj nay cũng đã không ngừng cho ra đời các sản

phẩm mới có thêm các tính năng mới, giúp tiết kiệm nhiều năng lượng hơn nhằm bảo vệ môi

trường.

- Tập đoàn than khoảng sản Việt Nam với mục tiêu hướng tới “mỏ sạch- an toàn – hiện đại”

đã cải tiến, đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm môi trường tư khâu khai thác, vận chuyển cho đến

sàng tuyển. Tập đoàn này còn từng thành lập hẳn công ty truyền thông xanh có tên gọi là Green TV

để nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và sử dụng nguồn năng lượng có hiệu quả.

- Công ty cổ phần hóa chất xây dựng Viglacera cũng đã khánh thành nhà máy vữa kho

Mova đầu tiên của doanh nghiệp trong nước với mức vốn đầu tư 2 triệu USD có công suất 48.000

tấn /năm. Các sản phẩm của nhà máy bao gồm các loại keo dán gạch cao cấp, bột bã tường, vật liệu

phủ sàn, vữa khô. Tất cả đều không sử dụng polymer và các phụ gia đặc chủng, được sản xuất trên

dây chuyền công nghệ kho với hệ thống lọc bụi và không có nước xả công nghiệp, đặc biệt là tận

dụng 100% lượng bụi để tái sản xuất.

- Công ty Vinamilk cũng sử dụng toàn bộ bao bì hộp giấy cho các sản phẩm sữa nước và sữa

giải khát của tập đoàn Tetra Pak Việt Nam với trên 60% là giấy có thể tái chế thành nhiều thành

phẩm khác. Ngoài ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp làng nghề với sự hộ trợ của nhà

nước và các tổ chức quốc tế cũng đã nâng cao nhận thức về giảm thiểu ô nhiễm môi trường, từ đó

thay đổi phương thức sản xuất, đổi mới công nghệ.

4.1.2 Thực trạng thực hiện chiến lược marketing xanh tại một số doanh nghiệp điển hình ở Việt

Nam

4.1.2.1 Thực trạng thực hiện chiến lược marketing xanh tại công ty TNHH Panasonic Việt Nam

Giới thiệu về công ty TNHH Panasonic Việt Nam

Tên đăng kí chính thức: Công ty TNHH Panasocic Việt Nam

Địa chỉ: Lô J1- J2, KCN Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: +84 4 39550 111

Fax: +84 4 39550 144

27

Tổng giám đốc: Shinya Abe

Ngày thành lập: Tháng 07 – 2005

Vốn pháp định: 140 triệu USD

Hoạt động chính:

- Quản lý nguồn vốn của Nhóm Công ty Panasonic tại Vieeyj Nam

- Tiếp thị, kinh doanh, bảo hành các sản phẩm Panasonic

- Hỗ trợ tài chính và hành chính cho các công ty con

- Đại diện cho các công ty con trong các mối liên hệ với cơ quan quản lý nhà nước tại Việt

nam và tại nước ngoài

Mục tiêu marketing xanh

Tập đoàn panasonic đặt mục tiêu trở thành công ty Sáng tạo Xanh số 1 trong ngành công

nghiệp điện tuer vào năm 2018- nhân kỉ niệm 100 năm thành lập. Vấn đề môi trường sẽ trở thành

yếu tố trung tâm trong các hoạt động kinh doanh và dẫn đầu trong việc quảng bá cuộc Cách mạng

Xanh diễn ra trên toàn thế giới. Trong tuyên ngôn môi trường của mình, tập đoàn đã ‘’cam kết sử

dụng thận trọng và bền vững các tài nguyên trên Trái Đất và bảo vệ môi trường tự nhiên trong khi

cố gắng phấn đấu thực hiện mục tiêu đống góp cho sự thịnh vượng của toàn xã hội ‘’ (Panasonic

group, ‘’Eco Ideas’’ Report 2009).

Tầm nhìn xanh của Panasonic: Phấn đấu trở thành doanh nghiệp sáng tạo xanh với tầm nhìn

toàn cầu. Panasonic đưa ra tuyên ngôn ý tưởng sinh thái nhằm ngăn chặn sự nóng lên của Trái đát

và thể hiện nỗ lực đó trong việc áp dụng các ý tưởng sinh thái một cách đa dạng trong trong phong

cách sống và Phong cách kinh doanh

Ý tưởng sinh thái cho Phong cách sống: Nỗ lực thúc đẩy thực hiện phong cách sống gần như

không gây ra khí CO2 trên toàn cầu. Panasonijc đã tạo ra rất nhiều công nghệ hiện đại , tiết kiệm

năng lượng sử dụng trong gia đình như. Các công nghệ môi trường này được sử dụng trong nhiều

loại sản phẩm khác nhau.

Ý tướng sinh thái cho phong cách kinh doanh: Tạo ra và theo đuổi một phong cách kinh

doanh sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên cà năng lượng bằng các nguồn tái chế để giảm thiểu chất

thải kết hợp R&D nhằm tạo ra các sản phẩm tiết kiệm điện, nhiệt, và nước

Xuất phát từ tầm nhìn chiến lược đó marketing xanh cáng đống vai trò quan trọng hơn trong

việc xây dựng hình ảnh và định vị Panasonic như một ‘’ thương hiệu xanh” hàng đàu trong mắt

người tiêu dùng. Tháng 1 năm 2010, Panasonic đã tuyên bố chiến lược “ Những ý tưởng sinh thái”,

trong đó bao gồm ba chương trình: Ý tưởng sinh thái cho sản phấm, Ý tưởng sinh thái cho sản xuất,

28

Ý tưởng sinh thái cho mọi người mọi nơi. Chiến lược này nằm trong chiến lược xanh của cả tập

đoàn nhằm áp dụng những sáng kiến bảo vệ môi trường vào quá trình sản xuất kinh doanh với mục

tiêu lợi nhuận kinh doanh không gây tổn hại đến môi trường.

Không nằm ngoài mục tiêu chung của tập đoàn, Panasonic Việt Nam cũng đang từng bước

khẳng định mình trong dòng chảy “xanh hóa”. Bất chấp những tác động của suy thoái kinh tế và

thảm họa thiên tai đang diễn ra tại đất nước mặt trời mọc, Panasonic vẫn không ngừng cho ra đời

các model sản phẩm ứng dụng công nghệ tiên tiến, nhấn mạnh các tính năng thân thiện với môi

trường trên thị trường Việt Nam như máy giặt Inverter, điều hòa Envio và tủ lạnh Vegerator. Xuất

phát từ nhu cầu tiêu dùng sản phảm xanh ngày càng tăng và áp lực từ các đối thủ cạnh tranh trên thị

trường, marketing xanh trở thành điều kiện cần để Panasonic duy trì thị phần của mình tại Việt

Nam.

Phân tích quy trình thực hiện Marketing xanh

Thiết kế

Một trong những thế mạnh của Panasonic chính là khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm

(R&D). Gắn với tầm nhìn xanh, sản phẩm của Panasonic thể hiện mối quan tâm về mối trường trên

3 khía cạnh: ngăn ngừa sự nóng lên toàn cầu, tận dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và nhiên liệu

cũng như quản lí tốt các hóa chất phát sinh ra. đặc biệt, Panasonic tập trung cải tiến hiệu quả sản

xuất sử dụng năng lượng và phát triển các dòng sản phẩm có khả năng tiết kiệm năng lượng cao.

Panasonic đã sử dụng hệ thống đánh giá môi trường cho sản phẩm để đánh giá tác động môi

trường của sản phẩm ngay từ giai đoạn hoạch định và thiết kế. Dựa trên kết quả đánh giá, Panasonic

sẽ chính thức chứng nhận các sản phẩm và dịch vụ có hiệu suất môi trường cao là sản phảm xanh,

hệ thống tiêu chí đánh giá sản phẩm xanh được chia làm ba cấp bậc: Sản phẩm xanh, sản phẩm

xanh hơn và sản phẩm xanh tốt nhất.

Trong khâu thiết kế sản phẩm, yếu tố công nghệ đóng vai trò quan trọng hơn cả. Panasonic

đã cho ra đời rất nhiều công nghệ tiên tiến nhằm thể hiện tầm nhìn xanh như công nghệ biến tầng

Inverter, công nghệ cảm biến Econavi, công nghệ cảm biến EcoPatrol...

Công nghệ biến tầm Inverter: bậc thầy tiết kiệm năng lượng trong các thiết bị gia dụng

Công nghệ này giúp các thiết bị gia dụng làm việc hiệu quả hơn, cho phép thiết bị nhẹ hơn,

nhỏ hơn và thân thiện với môi trường sinh thái hơn. Công nghệ này tự động điều khiển tốc độ quay

của các thiết bị gia dụng hoạt động phù hợp hơn với điều kiện sử dụng. nó có thể được áp dụng với

các sản phẩm như tủ lạnh, máy điều hòa, hay máy giặt sấy lồng nghiêng.

Công nghệ cảm biến (sensor technology): được sử dụng trong các sản phẩm

29

Máy giặt:

Cảm biến đo lượng quần áo (cảm biến trọng lượng): Cho biết lượng quần áo để quyết định

thời gian giặt, lượng nước, lượng điện tiêu thụ.

Cảm biến đo vết bẩn do mồ hôi(cảm biến điện cực): Dựa vào độ bẩn của nước giặt để phán

đoán mức độ mồ hôi.

Cảm biến do bùn đấ(cảm biến quang học): Xác định mức độ của vết bẩn dựa vào dòng điện

đi qua nước giặt.

Điều hòa:

Cảm biến đồ vật trong phòng cho biết vị trí đồ vật trong phòng hoặc tường để điều chỉnh

hướng gió trực tiếp vào người.

Cảm biến trạng thái con người: Cho biết sự thay đổi của ánh sáng ban ngày để điều chỉnh

nhiệt độ, tráng lãng phí điện.

Ví dụ dòng sản phẩm điều hòa của Panasonic có sử dụng công nghệ cảm biến Eco Patrol.

Công nghệ này giúp theo dõi số lượng người và mức độ hoạt động trong phòng để điều chỉnh độ

lạnh nhằm mang lại cảm giác thoải mái và tiết kiệm tới 20% điện tiêu thụ (nghiên cứu được thực

hiện bằng so sánh giữa hai máy điều hòa thông thường và không có cảm biến Eco Patrol cùng chạy

trong phòng trống trong vòng 2 tiếng). Không chỉ vậy, hệ thống lọc khí e-ion Advanced + Plus với

cảm biến bụi khi thông báo cho người sử dụng những thay đổi về bụi bẩn của không khí trong

phòng và kích hoạt chức năng lọc khí bằng e-ion, nhờ đó bao vây các hạt bụi bẩn và đưa chúng về

màng lọc. Nhờ cơ chế hoạt động giống như một bu-mê-răng, không khí trong phòng được lọc sạch,

giúp đem lại bầu không khí trong lành, sạch sẽ. Chính bởi những ưu điểm vượt trội này mà

Panasonic đã được công nhận là thương hiệu máy Điều hòa không khí bán chạy nhất thị trường Việt

Nam

Bên cạnh cảm biến Eco Patrol, cảm biến ECONAVI cũng giúp người dùng tiết kiệm thêm

điện năng nhờ sự kết hợp giữa cảm biến con người và công nghệ lập trình điều khiển. Với

slogan”nột nút nhấn cho cuộc sống xanh”, chỉ cẩn một nút nhấn, hàng triệu người đã làm xanh cuộc

sống của chính mình và cho cả hành tinh.

Sản xuất

Không chỉ giới thiệu những sản phẩm xanh ra thị trường, Panasonic Việt Nam còn giảm

thiểu tác động có hại với môi trường ngay trong quá trình sản xuất và vận hành kinh doanh của

mình.

Năm 2009, công ty đã cắt giảm 35.12% lượng phát thải CO2, giảm 3.6% lượng tiêu thụ

nước, giảm 3.8% lượng chất thải sinh ra so với năm 2008, vượt xa mục tiêu ban đầu. Trong khu vực

30

sản xuất, Panasonic cũng đã áp dụng các biện pháp rất hiệu quả. Bằng việc thay thế toàn bộ các

thiết bị chiếu sáng thông thường sang bóng đèn HF( Sản phẩm xanh), Panasonic đã tiết kiệm được

30% lượng điện chiếu sáng cho toàn công ty, đồng thời giảm đnags kể lượng phát thải khí CO2. Đối

với việc quản trị năng lượng, công ty đã sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng cho hệ thống làm

lạnh. Ví dụ như sử dụng công nghệ biến tầng cho hệ thống nước làm mát đường ống cũng cải thiện

hiệu quả làm việc của đường ống đến 1.63 lần, tiết kiệm năng lượng 508,390kWh/ năm và giảm

215 tấn CO2 phát thải.

Giai đoạn đưa sản phẩm ra thị trường

a. Ấn định mức giá “xanh”

Theo kháo sát từ trung tâm điện máy lớn trên địa bàn Hà Nội như Nguyễn Kim, Pico Plaza

và Media Mart,... các sản phẩm điều hòa có tính năng tiết kiệm điện có giá cao gần gấp đôi so với

sản phảm điều hòa thông thường. Trong khi những chiếc điều hòa thông thường có giá giao động

trong mức 4 triệu đến 6 triệu/ chiếc thì các sản phẩm điều hòa áp dụng công nghệ tiên tiến giúp

giảm năng lượng điện tiêu thụ 50-60% lại có muwac giá 9-12 triệu/ chiếc

Nếu so sánh mức giá sản phảm điều hòa tiết kiệm điện năng của Panasonic với các sản

phảm tương tự của Sharp hay Daikin có thể thấy rằng mức giá của Panasonic đặt ra cao hơn nhưng

sự chênh lệch thì không quá lớn. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn sẵn sàng trả mức chênh lệch này

bới thương hiệu Panasonic đã khẳng định được giá trị và độ tin cậy trong tâm trí người tiêu dùng.

Nói cách khác , người tiêu dùng trung thành sẵn sàng trả giá cao hơn cho thương hiệu tốt cùng

chủng loại sản phảm. Như vậy, có thể thấy rằng chiến lược định giá mà Panasonic áp dugnj trong

marketing các sản phảm xanh không khác biệt so với chiến lược định giá truyền thống của hãng

này.

b. Thiết lập các kênh”phân phối xanh”

Dù trào lưu tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường đang gia tăng trên thị trường

Việt Nam nhưng cũng giống như nhiều nhà sản xuất khác, Panasonic vẫn gặp khó khăn trong việc

định vị nhóm:khách hàng xanh: Bộ phận người tiêu sùng có trách nhiệm với môi trường đang dần

hình thành trên thị trường nhưng vẫn cong tương đối nhỏ lẻ, rời rạc và chưa đủ lớn để tạo thành

phàn khúc thị trường riêng biệt. Mặt khác, có một nghịch lý rõ ràng là giớ trẻ hiện nay là dối tượng

có nhận thức về các vấn đề môi trường rõ rệt nhất nhưng đối với các mặt hàng điện tử, điện lạnh,

người thực hiện quyết định mua sắm lại đa phần ở lứa tuổi trung niên, cps công việc và thu nhập ổn

định. Đây có thể là lý do chính khiến Panasonic vẫn hướng vào đối tượng người tiêu dùng nói

chung, hay các đối tượng khách hàng truyền thống trên thị trường sản phảm điện tử, điện lạnh gia

dụng. Do đó, hai kênh phân phối truyền thống cấp 1 và cấp 2 vẫn được Panasonic ưu tiên áp dụng

31

c. Xúc tiến thương mại theo hướng xanh

Do nhắm đến đối tượng người tiêu dùng nói chung, Panasonic vẫn sử dụng các kênh truyền

thống như trên báo chí, gồm cả báo in và báo điện tử, tập trung vào các báo có lượng độc giả lớn

như Tuổi trẻ, Lao Động, v.v.. Ngoài ra, Panasonic còn đặt biển quảng cáo ngoài trời, pano cỡ lớm

thu hút sự chú ý của khách hàng như tại Trung tâm triển lãm Giảng Võ.Đáng chú ý, Panasonic

không thực hiện quảng cáo trên truyền hình –kênh truyền thông thu hút nhiều đối tượng người xem

nhất nhưng cũng tốn kém nhất. Có thể lí giải rằng thay vì tốn kém chi phí cho những kênh quảng

cáo đắt đỏ, Panasonic tập trung nhiều hơn vào hoạt động PR với hiệu quả cao hơn.

Thực vậy, kể từ cuối năm 2009, Panasonic không ngừng thúc đẩy các hoạt dộng PR nhằm

khẳng định vị thế thương hiệu xanh trong tâm trí người tiêu dùng. Trong chiến lược “Ý tưởng sinh

thái cho mọi người, mọi nơi”, Panasoniv-v còn thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mình

thông qua các hoạt động giáo dục môi trường dành cho học sinh nhằm nâng cao nhận thức của thế

hệ trẻ về các vấn đè môi trường toàn cầu. Tháng 1 năm 2010, Panasonic Việt Nam đã hợp tác với

Công ty sách Alpha xuất bản cuốn “ Sách xanh” của 2 tác giả Elizabeth Roger và Thomas kostigne.

Cuốn sách là tập hợp những mẹo nhỏ sinh thái trong các thói quen sống và sinh hoạt hàng ngày để

tiết kiệm tì nguyên, bảo vệ môi trường. Đồng thời, Panasonic, công ty sách Alpha còn hợp tác với

Trung tâm sống và học tập vì cộng đồng Live & Learn để tổ chức Toạ đàm sống xanh nhằm nâng

cao ý thức của thế hệ trẻ về việc thực hiện nếp sống xanh hàng ngày.

Một trong những hoạt động thể hiện trách nhiệm của Panasonic với cộng đồng và hoàn thiện

giải pháp Marketing xanh của công ty chính là showroom trưng bày Risupia tại tòa nhà Sunrise

Building, Hà Nội. Địa điểm này đã thu hút lượng không nhỏ người lớn và đặc biệt là trẻ em. Trung

tâm Risupia được chia làm hai khu vực. Khu vực I là nơi trẻ em được trải nghiệm sự hấp dẫn và

ngạc nhiên của khoa học, vẻ đẹp và sự bí ẩn của toán học. Khu vực II là showroom với những sản

phẩm hiện đại và công nghệ thân thiện với môi trường tiên tiến nhất của Panasonic. Hàng tuần,

showroom thường xuyên phối hợp với các trường Tiểu học tren địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức

những buổi tham quan tại Risupia. Các em học sinh không chỉ bị thu hút bởi những thử nghiệm

công nghệ môi trương mang tính xanh của Panasonic mà còn được xem nhứng đoạn clip nói vè

thực trạng môi trường hiện nay và ý tưởng sinh thái Eco Ideas cáu Panasonic được thể hiện như thế

nào. Hình thức giáo dục này của Panasonic đã thu hút sự chú ý và quan tâm của nhiều đối tượng.

Điều này góp phần không nhỏ vào hình ảnh “xanh” mà Panasonic đang hướng tới .

Những kết quả đạt được:

32

Hoạt động marketing xanh mà Panasonic áp dụng rất đồng bộ và toàn diện (so sánh với phụ

lục 1- Quy trình marketing xanh). Chính nhờ hệ thống đó mà Panasonic đã rất thành công và duy trì

được vị thế của một thương hiệu mạnh trên thị trường sản phảm điện tử trong và ngoài nước.

Trong khâu R&D, Panasonic được coi là một trong số ít những người tiên phong sáng tạo ra

những công nghệ mới điển hình như Inverter, EcoNavi, Eco Patrol,... Nhờ đố, hiệu quả marketing

xanh trong khâu chuẩn bị đưa sản phẩm ra thị trường của Panasonic rất cao và tạo tiền đề cho các

khâu kế tiếp trong quy trình.

Trong khâu sản xuất. Panasonic cũng như những doanh nghiệp Nhật Bản khác đều được cả

thế giớ ngưỡng mộ vì nhiều biện pháp tiết kiệm trong sản xuất ví dụ như 5S, đèn LED hay đào tạo

cho nhân viên,... Chính vì vậy, mục tiêu tiết kiệm điện, nhiệt và nước của Panaasonic đã được cắt

giảm đáng kể.

Kế hoạch truyền thông để xúc tiến thương mại và tạo dựng hình ảnh xanh của Panasonic

cũng rất ấn tượng . trong thời đại cạnh tranh như ngày nay, Panasonic đã rất thông minh khi làm

tăng thêm giá trị của tài sản hữu hình bằng chính thương hiệu Panasonic gắn liền với ý tưởng sinh

thái – Eco Ideas

Những khó khăn, hạn chế

Khâu định giá sản phẩm của Panasonic chính là một trong những điểm hạn chế mức tiêu thụ

sản phẩm. Quy luạt khi áp dụng công nghệ “xanh” là phải tốn nhiều chi phí hơn. Chính vì vậy,

Panasonic đồng thời phải cân nhắc mức giá trên thị trương sao cho bù đắp được những chi phí dành

cho R&D của mình. Một số nhóm người tiêu sùng có thể hiểu rõ được lợi ích của sản phảm xanh

hoặc không thể mua những sản phẩm này sẽ khiến doanh thu của Panasonic khó tăng cao.

Kênh phân phối mà panasonic áp dụng chưa thực sự phong phú và hiệu qủa. Công ty này đa

phàn chỉ áp dụng 2 kênh chính đã nêu ở trên nên khó có thể tăng doanh thu một cách đột phá. Hơn

nữa, sản phẩm của Panasonic chỉ được bày bán ở showroom và hệ thống siêu thị điện máy, điều này

làm hạn chế khả năng sắp đặt, bài trí và nghệ thuật trưng bày để tạo được phong cách riêng và thông

điệp xanh tới khách hàng.

Các kênh truyền thông mà Panasonic sử dụng rất ít, đa phần là các kênh truyền thống như

quảng cáo ngoài trời, showroo, giới thiệu sản phẩm trực tiếp, tài trợ và giáo dục khách hàng,... Đặt

trong thời đại phát triển không nghừng của công nghệ thông tin và Internet ở Việt Nam hiện nay thì

Panasonic nên áp dụng những hình thức truyền thông khác, điển hình như mạng xã hội và tương tác

với khách hàng thông qua các kênh trên Internet

4.1.2.2 Thực trạng thực hiện chiến lược marketing xanh tại công ty cổ phần Tập đoàn Mai Linh Bắc

Trung bộ

33

Giới thiệu chung

Tên tổ chức: Công ty cổ phần Tập Đoàn Mai Linh Bắc trung bộ

Tên giao dịch quốc tế: MAILINH CORPORATION, IN NORTHERN CEN TRAL

Trụ sở chính: 92 Đường 2/9 – Q. hải Châu- TP. Đà Nẵng

Lĩnh vực kinh doanh

Vận tải hành khách bằng taxi, anjtair hành khách theo hợp đồng và vận tải khách theo tuyến

cố định bằng xe chất lượng cao Express. Du lịch lữ hành nội địa và Quốc tế, các dịch vụ phục vụ

khách du lịch. Dịch vụ quảng cáo.

Đại lý vẽ máy bay trong nước và quốc tế. Sửa chữa và đóng mới phương tiện vận tải thủy,

bộ. Đại lý vé tàu hỏa, tàu cánh ngầm, taxi nước. Đại lý bán ô tô, phụ tùng ô tô và các phương tiện

vận tải khác.

Phân tích quy trình marketing xanh

Marketing xanh không chỉ được ứng dụng cho hàng hóa tiêu dùng, hàng hóa công nghiệp

mà còn cả với dịch vụ. Một trong những hoạt động đóng vai trò quan trọng cho thành công của

marketing xanh là các marketer cần phải tạo dựng được hình ảnh xanh cả về sản phẩm và doanh

nghiệp. Một trong những thương hiệu xanh được chú ý nhất trong lĩnh vực dịch vụ chính là taxi

Mai Linh.

Nếu phân chia quy trình marketing xanh thành 2 giai đoạn bao gồm giai đoạn chuẩn bị sản

phẩm và giai đoạn đưa sản phẩm ra thị trường thì chiến lược xanh của Taxi Mai Linh nằm ở giai

đoạn thứ 2. Trong giai đoạn này, hãng chủ yếu áp dụng Marketing xanh thông qua chiến lược giá,

xúc tiến thương mại hay tạo dựng hình ảnh xanh.

Xây dựng hình ảnh xanh

Tạo điểm khác biệt cho sản phẩm vật chất: Sử dụng các loại xe tiết kiệm nhiên liệu, xe chạy

bằng gas. Ngoài ra, Mai Linh còn sử dụng các ứng dụng công nghệ để tiết kiệm năng lượng, nhiêu

liệu

Tạo điểm khác biệt cho dịch vụ: Trên web của mình, Mai linh cần đưa ra những lời khuyên

về cách sử dụng xe sao cho hiệu quả, các loại tiết nhiên liệu, chu kỳ bảo dưỡng của các loại xe để

khách hàng có thể hiểu rõ hơn về cách thức làm ôn nhiễm môi trường.

Tạo điểm khác biệt về nhân sự: Tổ chức các cuộc thi viết ý tưởng cho việc làm thế nào để

tiết kiệm năng lượng giữa các phòng ban. Tổ chức các cuộc thi trao đổi về môi trường ba tháng một

lần, trong đó cần thảo luận về tình trạng môi trường hiện nay, các biện pháp bảo vệ môi trường, các

chiknhs sách về môi trường mà công ty thực hiện.

34

Tạo sự khác biệt về hình ảnh: Việc định vị dịch vụ taxi phải nhất quán với việc xây dựng

hình ảnh một thương hiệu xanh bền vững. Công ty phải luôn có các chương trình bảo vệ môi

truường tại Đà Nẵng. Tài trợ hoặc tự thiết kế một dự án về bảo vệ môi trường. Có thể thành lập một

đội vệ sinh bãi biển Đội này phải có trách nhiệm vệ sinh với các bãi biển công cộng để đảm bảo

không có rác thải.

Việc quan trọng nhất khi định vị sản phẩm xanh là làm cho người tiêu dùng tin tưởng vào

tính xanh thực sự của sản phẩm và doanh nghiệp, sau đó mới tiến hành thông qua thông điệp về môi

trường của sản phẩm. Cách truyền thông tốt nhất của doanh nghiệp xanh chính là những hành động

của doanh nghiệp. Với mai linh là một hàng đã có sự định vị rõ ràng sản phẩm, dịch vụ xanh của

mình. Công ty đã tạo dựng được thương hiệu chính từ màu xanh của những chiếc xe Mai Linh,

đồng thời đồng phục nhân viên cho đến kiến thức bảo vệ môi trường cho toàn bộ nhân viên. Điểm

khác biệt có ý nghĩa nhất đó là sản phẩm dịch vụ taxi của Mai Linh sử dụng công nghệ và nhiên liệu

ít khí thải. Có thể nói, công ty Mai Linh hướng tới sự phát triển bền vững bằng hình thức hành động

bảo vệ cấp trường và cấp khoa.

Những kết quả đạt được

Mai linh từ lâu được bến đến là một trong những hãng taxe nổi tiếng trong cả nước. Với

biểu tượng “Màu xanh lá cây” thương hiệu Mai Linh đã xây dựng được niềm tin của đối với khách

hàng. hình ảnh đó của Mai Linh được định vị một cách khá đồng bộ, với màu xanh là tông chủ đạo.

Do vậy, độ nhận diện thowng hiệu của công ty rất cao. Mục tiêu định vị thương hiệu và các giải

pháp định vị do Mai Linh đưa ra và thực hiện đã tạo được hiệu quả đáng kể trong quá trình đưa tên

tuổi của Mai Linh đến với khách hàng.

Phân tích trên đã bước đầu tim ra những nhân tố tác động đến việc nhận diện dịch vụ taxi

xanh của người tiêu dùng trên thị trường Đà Nẵng. Đó có thể xem như cách nhìn chung nhất về tiêu

chuẩn của một dịch vụ xanh. Đây sẽ là tiền đề để đưa ra mộ chiến lược định vị marketing xanh toàn

thiện cho Mai Linh trong tương lai gần.

Một số hạn chế

Quy trình marketing của công ty Mai Linh Bắc Trung Bộ đa phần chỉ tập trung ỏ giai đoạn

đưa sản phẩm ra thị trường chứ chưa chủ động trong khâu chuẩn bị sản pẩm. Trên thực tế, những

loại xe của Mai Linh đa phần là xe Toyota nhập khẩu từ nước ngoài hoặc lắp ráp trong nước. do

vậy, công ty rất khó trong việc quản lý chất lượng, tiêu chuẩn môi trường hay chủ động để tạo ra

các công nghệ thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, Mai Linh vẫn khuyến khích các xe sử dụng

nguyên liệu gas thay thế cho xăng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường hơn mặc dù đây chỉ là giải

pháp cuối đường ốn.

35

Về giá cả: so với các hãng khác trên cùng địa bàn giá của Mai Linh thuộc ở mức khá cao.

Chính vì vậy, số lượng khách của công ty cũng sẽ bị hạn chế. Về lâu dài, công ty nên thêm nhiều

hình thức ưu đãi và biện pháp Marketing hiệu quả giúp người tiêu dùng hiểu được giá trị đích thực

của một thương hiệu xanh đang định vị trên thị trường.

4.1.2.3 Thực trạng thực hiện chiến lược marketing xanh tại CoopMart

Coopmart là một hệ thống siêu thị bán lẻ của Việt Nam trực thuộc Liên hiệp các Hợp tác xã

Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op). Coopmart hiện là doanh nghiệp có nhiều siêu

thị nhất Việt Nam, với 81 siêu thị phủ khắp nước này

Tình hình thực hiện chiến lược marketin xanh cụ thể như sau:

Xanh trong dịch vụ

Mở các quầy căn tin phục vụ món ăn chế biến từ những rau củ, thực phẩm sạch mà hệ thống

có sẵn hoặc hợp tác sản xuất để phục vụ cho người tiêu dùng không có thời gian theo tiêu chuẩn an

toàn vệ sinh thực phẩm, và có giám sát chặt chẽ để bảo vệ sức khoẻ cho người tiêu dùng.

Xanh trong chất lượng sản phẩm

Theo một quy trình chọn lọc và kiểm soát hàng hóa chặt chẽ trong toàn hệ thống xuyên suốt

từ trước, trong và sau khi bán hàng, tất cả sản phẩm của Coopmart sẽ được nhân viên tiến hành

kiểm tra, kiểm soát theo các quy định của Saigon Co.op về nhập hàng, bảo quản, trưng bày , bán

hàng… Bên cạnh đó, Coopmart còn ký hợp đồng tư vấn và dịch vụ với Chi cục Tiêu chuẩn đo

lường chất lượng, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm… Nếu phát

hiện mẫu hàng không đạt sẽ lập tức ngừng kinh doanh, và yêu cầu nhà sản xuất, nhà cung cấp có

hướng khắc phục. Ngoài ra, Coopmart còn hợp tác với cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, kiểm

soát vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo hàng hóa chất lượng.

Riêng về những mặt hàng rau củ quả, Co.opmart ưu tiên chọn hàng của những hợp tác xã có

chứng nhận Vietgap, Global Gap về quy trình sản xuất rau an toàn, kí hợp đồng bao tiêu nông sản

và tiến hành ứng vốn cho các hợp tác xã này để đầu tư nâng cao kỹ thuật, trang thiết bị cũng như

giống và phân bón.

Saigon Co.op tham gia các dự án: “Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi và an

toàn thực phẩm”, “Nâng cao chất lượng và an toàn sản phẩm Nông nghiệp và phát triển chương

trình khí sinh học”, “Chương trình phát triển rau an toàn tại TPHCM”… hỗ trợ các nhà sản xuất,

các nông dân trong việc đóng gói bao bì, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Coopmart ưu tiên chọn các nhà cung cấp có uy tin, thương hiệu mạnh, các doanh nghiệp có

hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, các doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao.

Xanh trong tổ chức:

36

Tổ chức nhiều hơn các khoá học nâng cao tính hiểu biết của nhân viên các chứng chỉ ISO

9001:2008 cho nhân viên để giúp cho họ thực hiện tốt tiêu chuẩn quản lý khoa học, tiêu chuẩn chặt

chẽ, làm phát triển hơn cho hệ thống

Tuyển dụng thêm bộ phận quản lý có kiến thức chuyên môn cao hiểu rõ quy trình sản xuất,

các chứng chỉ ISO để dễ dàng quản lý chất lượng đầu vào sản phẩm

Bên cạnh đó tổ chức thi đua khen thưởng đối với siêu thị nào đạt hiệu quả trong việc tiết

kiệm điện năng tiêu thụ, giảm bớt, tắt đi những hệ thống chạy không cần thiết, giảm điều hoà khi có

khách ít, sử dụng đèn tiết kiệm năng lượng,…. Việc làm như vậy giúp cho hệ thống Co.op mart

giảm đi những chi phí không cần thiết, tránh gây lãng phí.

Xanh tiêu dùng:

Ngày 09/06/2015, Saigon Co.op và Công ty P&G Việt Nam triển khai chương trình hỗ trợ

Quản lý tài chính gia đình dành cho phụ nữ mang tên "Khéo vun vén, lợi cả nhà". Chương trình bao

gồm 2 hoạt động chính là Hỗ trợ tài chính không hoàn trả dành cho những phụ nữ đã lập gia đình

có hoàn cảnh khó khăn và Tư vấn, hỗ trợ cung cấp kiến thức - kỹ năng quản lý tài chính gia đình

thông qua việc kiểm soát chi tiêu. Chương trình sẽ diễn ra trong vòng 1 năm kể từ tháng 6/2015 -

6/2016, được chia thành nhiều đợt theo khu vực trên phạm vi cả nước

Ngày 27/3/2010, các siêu thị coopmart không cung cấp túi giấy nion mà khuyến khích dùng

túi giấy bảo vệ mội trường

Từ 30-3 đến 3-4/2015, hệ thống Co.opmart và Co.opXtra sẽ thực hiện chương trình “7 ngày

mua sắm xanh, nhanh tay tiết kiệm” tặng hơn 420.000 phần quà gồm 350.000 túi môi trường xanh

và hơn 70.000 các sản phẩm nhu yếu như đường trắng, dầu nành, mì tôm chua cay, bột giặt… khi

khách hàng chọn mua các sản phẩm của doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường như

P&G, Unilever, Dutch Lady và Miliket Colusa.

Chiến dịch tiêu dùng xanh:

Chiến dịch bao gồm 5 dự án: Cộng đồng xanh; Khu phố xanh hạt nhân; Tiếp sức cùng người

tiêu dùng xanh; Tôi yêu sản phẩm xanh; Vũ điệu hành động xanh.

Dự án trọng điểm của chiến dịch là mô hình “Khu Phố Xanh” thực hiện phân loại chất thải

rắn tại nguồn (phân loại rác tại hộ gia đình), nay đã nhân rộng ra toàn địa bàn quận Tân Phú.

Qua 4 lần tổ chức (từ năm 2010 đến 2014), ngày chiến lược tiêu dùng xanh khép lại với hơn

30.000 lượt tı̀nh nguyện viên tham gia chie n dịch; 3,7 triệu lượt người dân cam kết mức tiêu thụ

hưởng ứng chiến lược tiêu dùng xanh.

37

Thành công của dự án với hơn 90% các hộ gia đình đồng ý tham gia và phân loại đúng cách

trong gia đoạn thí điểm.

Đến năm 2015: Chiến dịch tiêu dùng sản phẩm xanh năm 2015 có nhiều dự án môi trường

xanh gắn liền với đời sống của người dân thành phố như: Dự án mầm xanh Giờ trái đất; Dự án xây

dựng trường học sinh thái tại trường tiểu học Nguyễn Du quận 12; Dự án 20 giây cho giờ trái đất;

Dự án khu phố xanh; Dự án năng lượng xanh; Dự án chuyển động xanh… đã được thực hiện xuyên

suốt, góp phần đáng kể vào việc nâng cao nhận thức cộng đồng, cải thiện hiện trạng môi trường của

thành phố.

Qua đó Hệ thống siêu thị Coopmart và Co.opXtra của Saigon Co.op tổ chức thực hiện

chương trình khuyến mãi Tháng Tiêu Dùng Xanh 2015 nhằm lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường đến

người tiêu dùng, ủng hộ sản phẩm của các doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách môi trường của

thành phố.

Hưởng ứng giờ trái đất:

Nhằm thiết thực hưởng ứng chiến dịch Giờ trái đất xanh, hằng năm thống siêu thịCo.opmart

sẽ tổ chức thực hiện "Tắt đèn 1 giờ" đồng thời phối hợp các nhãn hàng tổ chức giảm giá mạnh đến

50% cho hàng nghìn sản phẩm tiết kiệm điện, tặng hơn nhiều phần quà và tích điểm thưởng mức

cao, giảm trung bình 15% đến 20% cho các mặt hàng thực phẩm tươi sống, công nghệ, đồ dùng và

may mặc.

Coop Mart đầu tư chi phí, tài lực vào quy trình kiểm soát đầu vào của sản phẩm đảm bảo từ

khâu nhập nguyên vật liệu tới khâu sản xuất phải đạt tiêu chuẩn chất lượng xanh, an toàn vệ sinh

thực phẩm, đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng, và loại bỏ những doanh nghiệp có sản phẩm

không đạt tiêu chuẩn. Đây là một chiến lược có tính hệ thống và dài hạn.

Coop Mart không đánh mạnh vào truyền thông PR, quảng cáo là doanh nghiệp kinh doanh

những mặt sản phẩm xanh. Mà thông qua những chương trình thiết thực kêu gọi người tiêu dùng

thực hiện ý thức tiêu dùng xanh. Vì thế khi những người mua hàng ở CoopMart tự họ sẽ nhận thức

được xanh ở chổ nào và tin dùng vào những sản phẩm của hệ thống.

Những kết quả đạt được

- Đặt sức khoẻ của người tiêu dùng lên hàng đầu (thực phẩm, hàng hoá luôn đạt sức khoẻ

cho người tiêu) Luôn đảm bảo có hệ thống kiểm soát chất lượng đầu vào sản phẩm tốt.

- Hướng hành vi tiêu dùng của khách hàng là xanh

- Tạo điều thuận lợi cho nhiều nhà cung cấp cung ứng sản phẩm xanh Tham gia các chương

trình bảo vệ môi trường.

- Đẩy mạnh cho nhà nông/ nhà cung ứng sản xuất các phẩm xanh.

38

- Có những chương trình đào tạo nâng cao ý thức của nhân viên về sản phẩm xanh trong

doanh nghiệp. Có nguồn tài chính mạnh, nên dễ dàng thực hiện các chiến lược đã đề ra.

- Giúp cho người tiêu dùng quản lý tài chính, và hỗ trợ tài chính

- Luôn có nhiều chương trình giảm giá, đánh mạnh vào tâm lý thích mua hàng giảm giá của

khách hàng

Một số hạn chế:

- Marketing của Coop Mart cũng chưa thể hiện cho người tiêu dùng biết sản phẩm họ xanh

như thế nào. Nói đến Big C, họ đánh mạnh vào việc sử dụng túi bảo vệ môi trường, chỉ rõ cho

khách hàng thấy cái xanh trước mắt, mang lại lợi thế hơn so với CoopMart. Vì chính hệ thống

không nhấn mạnh điểm này cho người tiêu dùng biết.

- Hệ thống thông tin đến cho khách hàng vẫn còn chưa hoàn thiện, chính vì vậy chỉ khách

hàng mua hàng ở Coopmart mới biết được những thông tin ấy.

4.1.2.4 Thực trạng thực hiện chiến lược marketing xanh tại công ty Tetra Pak

Tetra Pak Việt Nam là công ty sản xuất và phân phối bao bì. Bao bì của Tetra Pak được sử

dụng rất nhiều như các bao bì của Nestle, Dutch Lady, Nutifood… Do đó, khi Tetra Pak tiến hành

làm “xanh” sản phẩm của mình thì cũng làm “xanh” sản phẩm của các đối tác.

Chính sách sản phẩm xanh:

Tetra Pak tiến hành sản xuất với 3 nguyên tắc 3R: Renewing – Tái sing, Reducing – Giảm

thiểu, Recycling – Tái chế.

- Nguyên vật liệu được sử dụng từ các nguồn rừng tái sinh được kiểm soát chặt chẽ. Tất cả

gỗ được sử dụng đều phải rõ nguồn gốc và khai thác với mức ảnh hưởng môi trường thấp nhất.

Tetra Pak yêu cầu các nhà cung cấp phải có chứng chỉ quản lý lâm nghiệp, đạt ISO 14001. Sử dụng

vật liệu bao bì tái sinh có thể tái sử dụng, giảm thiểu lượng rác thải và CO2 thải ra môi trường.

- Nhà máy Tetra Pak với chủ trương cắt giảm năng lượng tiêu thụ. Ngoài ra, công ty còn chú

ý đến cắt giảm lượng nước được sử dụng.

Chính sách giá:

Với việc đi sâu vào tiết kiệm các nguồn nguyên liệu, năng lượng sử dụng, các hình thức tái

chế… chi phí dành cho bao bì được giảm xuống nên giảm được giá thành. Giá cả của sản phẩm cuối

cùng đến tay người tiêu dùng được giảm xuống, hạn chế được chênh lệch giá cả giữa sản phẩm thân

thiện với môi trường và sản phẩm không thân thiện. Do đó, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng

sản phẩm xanh.

Chính sách phân phối

39

Tetra Pak chú trọng đến khâu chọn phương tiện vận tải giảm thiểu CO2, sử dụng phương

tiện vận tải đường biển. Tiến hành tối ưu hóa quá trình vận chuyển để chuyên chở nhiều hơn. Hình

thức bao bì được nén thành hình cuộn giấy để tiết kiệm không gian chuyên chở.

Bao bì của Tetra Pak được thiết kế đáp ứng nhu cầu khách hàng, và người tiêu dùng, Tetra

Pak liên kết để hình thành hệ thống thu gom bao bì để tái chế qua việc đặt thùng rác tại các trường

học, hệ thống phân phối, nơi công cộng, đồng thời thúc đẩy người tiêu dùng bảo vệ môi trường.

Marketing xanh của Tetra Pak đã đem lại lợi ích cho hãng với các danh hiệu về doanh

nghiệp “xanh” cũng như mở rộng hoạt động kinh doanh với nhiều đối tác khách hàng. Đồng thời

mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường trong các sản phẩm của mình.

4.1.3 Những kết quả đạt được và khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện

Marketing xanh

4.1.3.1 Những kết quả đạt được

Các doanh nghiệp được lựa chọn để đánh giá thực trạng thực hiện marketing xanh tại các

doanh nghiệp đều là những doanh nghiệp lớn, đại diện cho nhiều ngành nghề khá nhau. Một trong

những nguyên nhân thành công của các doanh nghiệp là nằm ở sản phẩm và trách nhiệm xã hội của

doanh nghiệp. Nếu sản phẩm xanh được định nghĩa là những sản phẩm vừa đáp ứng nhu cầu của

người tiêu dùng lại vừa giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường thì các sản phẩm và dịch vụ của

các công ty đều đáp ứng đồng thời các tiêu chí đó.

Nằm trong xu hướng phát triển của marketing xanh trên thế giới, các doanh nghiệp Việt

Nam đã nhận thức được những lợi ích xu hướng này mang lại. Bằng chứng là họ đã nghiên cứu và

phát triển rất nhiều công nghệ thân thiện với môi trường, tiết kiệm nhiên liệu hay định vị sản phẩm

của mình trở thành sản phẩm xanh

Marketing xanh cùng với mục tiêu phát triển bền vững đã trở thành chiến lược kinh doanh,

sứ mệnh, tầm nhìn của nhiều doanh nghiệp. Đây là cơ hội vô cùng lớn cho tiềm năng phát triển

marketing xanh tại Việt Nam

4.1.3.2 Những hạn chế

Hạn chế lớn nhất của việc ứng dụng marketing xanh là các doanh nghiệp chưa tuân thủ theo

toàn bộ quy trình marketing xanh cũng như có một chiến lược phù hợp riêng cho doanh nghiệp.

Trong các doanh nghiệp điển hình được lựa chọn việc ứng dụng quy trình marketing xanh cũng rất

khác nhau. So sánh giữa Panasonic cho thấy, Panasonic có sự áp dụng marketing xanh rất đồng bộ

và hệ thống thống không chỉ từ khâu chuẩn bị sản phẩm mà còn cả giai đoạn đưa sản phẩm ra thị

trường. Lý do ở đây có thể bởi Panasonic là một trong những thương hiệu mạnh nhất thế giới. Do

vậy, họ đã sớm nhận thức được trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đặc biệt là những tác động

40

đến môi trường và xu hướng phát triển bền vững. Hơn nữa, Panasonic là tập đoàn với nguồn lực tài

chính mạnh, công gnheej và nhân lực dồi dào nên việc đầu tư cho quy trình Marketing xanh tổng

thể là vấn đề đơn giản. Còn tại Việt Nam, Marketing xanh mới chỉ bắt đầu du nhập và trở thành xu

hướng mạnh mẽ trong những năm gần ddaaya. Các doanh nghiệp của ta đã vận dụng bài học kinh

nghiệm của các nước phát triển để xây dựng và áp dụng marketing xanh theo cách riêng. Tuy nhiên,

do còn nhiều hạn chế khi ứng dụng nên các doanh nghiệp mới chỉ thành công ở giai đoạn chuẩn bị

sản phẩm hoặc giai đoạn đưa sản phẩm ra thị trường.

4.2 Phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động Marketing xanh tại Việt Nam

4.2.1 Tình hình kinh tế

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 được thực hiện trong bối cảnh tình

hình quốc tế có những diễn biến phức tạp, tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn. Năm

2015 - năm cuối của kế hoạch kinh tế 5 năm 20112015 khép lại với tăng trưởng kinh tế phục hồi ở

mức cao nhất trong vòng 5 năm qua, lạm phát thấp, tỷ lệ nợ xấu giảm, nhập siêu nằm trong mức

mục tiêu đề ra.

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Bình quân giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt khoảng 5,91%, mặc dù

thấp hơn so với giai đoạn 2006 - 2010, nhưng đặt trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với

nhiều khó khăn, thách thức và kinh tế thế giới thường xuyên xuất hiện nhiều nhân tố bất lợi thì đây

vẫn là mức tăng tương đối tốt. Hơn thế nữa, xu hướng phục hồi kinh tế ngày càng rõ nét kể từ năm

2013, tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Tăng trưởng năm 2015 đạt 6,68%, vượt mục

tiêu đề ra là 6,2% và là mức cao nhất trong cả giai đoạn 2011-2015; trong đó, công nghiệp và xây

dựng với tốc độ tăng 9,64% là ngành đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng năm 2015.

2011 2012 2013 2014 2015.000%

1.000%

2.000%

3.000%

4.000%

5.000%

6.000%

7.000%

8.000%

5.790%

5.050% 5.420%5.980%

6.680%

Figure 4.1 Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011- 2015

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011 - 2015

41

Thu nhập bình quân đầu người và tỷ lệ lạm phát

Cùng với sự gia tăng về tổng sản phẩm quốc nội là sự gia tăng nhanh chóng về thu nhập

bình quân trên đầu người. Điều này cho thấy, mức sống trung bình của người dân đang có xu hướng

tăng lên. Năm 2011, thu nhập bình quân đạt 1.532 USD/người tăng lên 2.171 USD/người năm 2015

với tốc độ tăng GDP bình quân/đầu người hơn 40% trong bối cảnh lạm phát được duy trì ở mức

thấp đã góp phần nâng cao mức sống thực tế của người dân.

Lạm phát được kiểm soát nhờ thực hiện tốt, đồng bộ các giải pháp về tiền tệ tín dụng và tài

khóa cũng như cơ chế phối hợp linh hoạt giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Chỉ số CPI

giảm từ 18,13% năm 2011 xuống 1,84% năm 2014 và 0,6% năm 2015 - thấp nhất trong vòng 14

năm qua.

2011 2012 2013 2014 2015.000%

5.000%

10.000%

15.000%

20.000%

25.000%

30.000%

35.000%

-

500

1,000

1,500

2,000

2,500

1,532

1,749

1,960 2,114 2,171 31.164%

14.164%12.064%

7.857%

2.696%

21.280%

6.850%6.040%

1.840% 1.640%GDP bình quân đầu người Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân/người

Tỷ lệ lạm phát

Figure 4.2 GDP bình quân đầu người, tốc độ tăng GDP bình quân đầu người và tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2011 - 2015

Quan hình 4.2 cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người có xu hướng giảm qua

các năm. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người đạt 31.16% đến năm 2015, tốc

độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người chỉ đạt 2.7%. Cùng với xu hướng đó, tỷ lệ lạm phát có xu

hướng giảm rất mạnh trong giai đoạn này từ 21.28% xuống còn 1.64%. Mặc dù vậy, tốc độ tăng

trưởng GDP bình quân đầu người vẫn cao hơn tốc độ tăng của lạm phát, cho thấy GDP bình quân

đầu người gia tăng cả về giá trị danh nghĩa và giá trị thực tế. Đây là điều kiện thuận lợi tác động

tích cực đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

42

4.2.2 Tình hình chính trị - pháp luật

Giống như nhiều nước đang phát triển khác, Việt Nam hiện đang phải đối mặt với tình trạng

ô nhiễm môi trường tương đói nặng nề và hơn lúc nào hết, vấn đề trách nhiệm xã hội của các nhà

sẳn xuất, các hãng kinh doanh đang được bàn luận rất nhiều trên các phương tiện truyền thông trong

nước.

Bảo vệ môi trường bằng pháp luật là một định hướng cơ bản của hoạt động bảo vệ môi

trường ở mỗi quốc gia. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Nhà nước đã rất chú trọng

công tác xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường. Hoạt động bảo vệ

môi trường ở nước ta tuy bắt đầu khá muộn so với nhiều nước tiên tiến khác nhưng đã đạt được một

số kết quả đáng kể trong lĩnh vực pháp luật về bảo vệ môi trường. Cụ thể, trước năm 1993, hầu như

không có các văn bản quy phạm pháp luật riêng về bảo vệ môi trường. Sự gắn kết giữa các công

ước quốc tế liên quan còn mờ nhạt. Tính hiệu lực của văn bản chưa cao. Sau năm 1993 có nhiều văn

bản pháp luật liên quan đến môi trường được ban hành, bao gồm: Luật đất đai, Luật bảo vệ sức

khỏe nhân dân, Luật bảo về và phát triển rừng, Luật sản, luật dầu khí, luật tài nguyên nước và Luật

bảo vệ môi trường.

Nhà nước thắt chặt các quy định về bảo vệ môi trường, hệ thống luật pháp trở nên hoàn

thiện hơn : nhà nước sửa đổi bổ sung luật bảo vệ môi trường 2005: bộ Luật Bảo vệ môi trường số

55/2014/QH13 đã được thông qua và thay thế cho Luật bảo vệ môi trường. Nghị định 04/2009/NĐ-

CP quy định những ưu đãi và hỗ trợ đối với các hoạt động bảo vệ môi trường. Thông tư số

25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của bộ Tài nguyên và môi trường ban hành 8 kỹ thuật quốc

gia về môi trường…Do đó, doanh nghiệp sẽ phải chịu áp lực “làm xanh” và đồng thời cũng được

hưởng nhiều ưu đãi khi áp dụng các chính sách này. Ngày 15 tháng 11 năm 2010, Quốc hội ban

hành luật thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 và Nghị quyết số 1269/2011/UBTVQH12 ngày

14/7/2011, với chỉ 8 đối tượng phải chịu thuế môi trường. Như vậy, việc đánh thuế ô nhiễm tại

nước ta cũng còn một số hạn chế như: chưa bao phủ các đối tượng gây ô nhiễm, mức thuế áp đặt

chưa được nghiên cứu theo hướng hiệu quả.

Việt Nam là 1 trong những quốc gia đầu tiên thông qua kế hoạch quốc gia về môi trường và

xác định định hướng phát triển bền vững 1991-2000 ở tầm cỡ quốc gia. Trên cơ sở đó, Việt Nam đã

cố gắng tổ chức thực hiện việc tiếp cận giải quyết các vấn đề về môi trường và khuyến khích doanh

nghiệp, người dân tham gia bằng việc đưa ra và bổ sung các luật và nghị định hướng dẫn bảo vệ

môi trường, điển hình như luật bảo vệ môi trường năm 2005. Nghị định số 4/2009/NĐ-CP về ưu

đãi, hộ trợ hoạt động bảo vệ môi trường. Luật đa dạng sinh học có hiệu lực tháng 7 năm 2009.

Tháng 12 năm 2006 Bộ tài nguyên môi trường quyết định các doanh nghiệp

43

Cơ hội phát triển của doanh nghiệp bắt buộc phải áp dung TCVN về môi trường co Bộ khoa học và

công nghệ ban hành tại quyết định số 1696/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 7 năm 2006. Chiến lược

bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 đã đề ra mục tiêu 100% hàng hóa xuất khẩu và 50%

hàng hóa tiêu dùng nội địa trong nước được dán nhãn sinh thái ISO 14021. Để ứng phó với biến đổi

khí hậu, Việt Nam cũng tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, nghị định

thư Kyoto và triển khai nhiều chương trình của bộ như SP-RCC-hỗ trợ cho Việt Nam ứng phó với

biến đổi khí hâu, NTP-RCC- chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, thực

hiện dự án chương trình môi trường liên hợp quốc (UNEP) về khuyến khích sử dụng hiệu quả tài

nguyên trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các nước đang phát triển; dự án tăng cường năng lực

cho cơ quan đầu mối quốc gia về biến đổi khí hậu (CD4CCFP) do chính phủ Đan Mạch thông qua

cơ quan phát triển quốc tế (DANIDA) tài trợ. Ngày 25 tháng 2 năm 2011, tại diễn đàn kinh doanh

môi trường toàn cầu tại Việt Nam do thời báo NIKKEI của nhật phối hợp với VCCI, hai bên đã

cùng thảo luận và đề ra kế hoạch hợp tác công nghệ nhằm giảm thiệu tác động tới môi trường và

phát triển bền vững. Hiện tại, cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA) đã quyết định

giải ngân số vốn ODA lên tới 10 tỷ yên vào tháng 6 năm 2015 cho chương trình hỗ trợ chính sách

biến đổi khí hậu của Việt Nam trong vòng 3 năm. Đây là chương trình hỗ trợ về tài chính gồm ba

nội dung chính:

(1) Giảm thiểu phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính gây hiện tượng BĐKH

(2) Tăng cường khả năng thích ứng để chống lại các tác động xấu từ biến đổi khí hậu

(3) Ứng phó với biến đổi khí hậu trong nhiều lĩnh vực.

Tuy số lượng văn bản pháp luật khá nhiều, nhưng hiện nay vẫn còn thiếu các quy định quan

trọng hoặc một số vấn đề chưa được quy định cụ thể như: chưa ban hành cụ thể như Về thuế bảo vệ

môi trường: Hiện tại, các loại thuế bảo vệ môi trường chỉ tập trung đánh vào đối tượng là người tiêu

dùng, trong khi còn nhiều đối tượng thải ô nhiễm là các DN sản xuất thì chưa được chú trọng. Về

trợ cấp cho người gây ô nhiễm: Việt Nam đang áp dụng nhiều chính sách trợ cấp nhằm làm giảm ô

nhiễm nói riêng và giảm thiệt hại do tác nhân bên ngoài tiêu cực gây ra nói chung. Điển hình như

trợ giá xe buýt, hỗ trợ tín dụng, miễn giảm thuế cho các DN chuyển đổi sang sản xuất tại các khu

công nghiệp tập trung. Nhìn chung các chính sách đã tạo ra những hiệu ứng tích cực cho xã hội. Về

các quy định hạn chế ô nhiễm: 

Hiện nay, Việt Nam cũng có nhiều quy định trong hạn chế ô nhiễm nhưng nhiều quy định

mang nặng tính hành chính, trong khi các quy định mang tính kỹ thuật chưa nhiều. Về bán hạn

ngạch ô nhiễm: Với thị trường vốn và các nhà đầu tư chưa đa dạng hiện nay, nên việc bán hạn

ngạch ô nhiễm tại nước ta cũng mới chỉ đang trong quá trình nghiên cứu chưa triển. Luật bảo vệ

44

môi trường có quy định 16 hành vi vi phạm môi trường bị nhà nước nghiêm cấm. Tuy nhiên, đến

nay khái niệm về tội phạm môi trường vãn chưa được luật hóa mà mới chỉ được định nghĩa trong

một số công trình nghiên cứu. Những vụ sai phạm như trường hợp củ công ty Vedan, Công ty

huynhdai – Vinashu, vụ nhà máy Miwwon ở Phú Thọ đều không bị xử ý hình sự.

Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đối với các trường hợp này thực tế đã bộc lộ

nhiều bất cập của chính sách hình sự hóa vi phạm môi trường, cũng như sự yếu kém của bộ máy cơ

quan nhà nước về quản lý môi trường ở Trung ương và địa phương. Trong số 10 danh về phạm tôi

môi trường, đến nay Việt Nam chỉ có 2 tôi danh bị khởi tố điều tra và đưa ra xét xử là phá hoại

rừngvà vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm. Quan điểm của Việt Nam

trong vấn đề phạm tội là hạn chế hình sự hóa, lấy giáo dục, phòng ngừa là chính. Các chế mới chỉ

đòi hỏi “Trách nhiệm tinh thần tự giác” của doanh nghiệp với môi trường. Điều này đã và đang tạo

nên những lỗ hổng lớn trong hệ thống quản lý và bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ tài nguyên

thiên nhiên, làm hạn chế tính răn đe và thực thi của pháp luật.

4.2.3 Văn hóa – Xã hội

Giai đoạn 2011 – 2015, dân số của Việt Nam phát triển ở mức ổn định với tốc độ tăng

trưởng dân số giữ vững ở mức dưới 1 %. Năm 2011, dân số Việt Nam chỉ đạt mức 87.860 nghìn

người, đến năm 2015, dân số Việt Nam đạt 90.928 nghì người. Như vậy Việt Nam là nước đông

dân thứ ba ở Đông Nam Á sau Indonexia và Philippin và đứng thứ 13 trong số những nước đông

dân nhất thế giới. Dân số Việt Nam tập trung nhiều trên hai địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố

Hồ Chí Minh với mật độ dân số tương ứng là 2.134 người/km2 và 3.809 người/km2, cao hơn rất

nhiều mật độ dân số trung bình trên cả nước là 274 người/m2

2011 2012 2013 2014 20150

10000

20000

30000

40000

50000

60000

70000

80000

90000

100000 87860 88809 89759 90728 91700

6761 6865 6977 7095 72097498 7660

7820 7982 8132

Cả nước Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh

Figure 4.3 Dân số Việt Nam qua các năm

45

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011 - 2015

Dân số Việt Nam qua các năm đang duy trì ở mức ổn định với mức tăng trung bình trong

giai đoạn này là 1.1%, trong đó dân số được tập trung chủ yếu ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ

Chí Minh. Việt Nam với lượng dân số cao, cơ cấu dân số trẻ chiếm tỷ lệ cao, thu nhập bình quân

đầu người có xu hướng gia tăng nhanh chóng qua các năm đã tác động đến xu hướng tiêu dùng của

người dân.

Ý thức bảo vệ môi trường của người dân so với các nước khác vẫn còn thấp, vẫn còn nhiều

người dân vất rác khắp nơi thay vì vất rác vào thùng rác công cộng. Không những vậy, nhiều người

dân còn thích sử dụng các bộ phận của các loại động vật quý hiếm như sừng tê giác, ngà voi…để

thể hiện đẳng cấp củ mình. Không những vậy người Việt Nam có tính cần cù, tiết kiệm vì vậy nhiều

người dân thích những sản phẩm rẻ, tiết kiệm thay vì những sản phẩm hướng tới môi trường nhưng

giá cả cao hơn.

Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay ý thức bảo vệ môi trường củ người dân Việt Nam đã có

xu hướng gia tăng. Người tiêu dùng đang dần hiểu được tác động của khí hậu thời tiết đối với đời

sống và ngày một có nhiều hành động rõ rệt để bảo vệ môi trường tự nhiên. Những năm gần đây xu

hướng tiêu dùng những sản phẩm “xanh” – thân thiện với môi trường an toàn cho người sử dụng

đang ngày tăng cao. Các chương trình, phong trào về chương trình xanh được đông đảo người dân

tham gia và ủng hộ. Đơn cử như Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức thành công chiến dịch tiêu

dùng xanh hàng năm. Qua bốn lần tổ chức (từ năm 2010-2014) với hơn 30.000 lượt tình nguyện

viên tham gia chiến dịch; 3,7 triệu lượt người dân cam kết hưởng ứng, mức tiêu thụ sản phẩm của

các doanh nghiệp xanh tăng lên từ 40-60% trong tháng diễn ra chiến dịch. Hay như tại Hà Nội đã ra

mắt chương trình Mạng lưới điểm đến xanh hướng đến mục tiêu nâng cao nhận thức của doanh

nghiệp và người tiêu dùng về việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường; đồng thời

thúc đẩy việc sản xuất những sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường. Chương trình là cầu nối

hai chiều giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, hứa hẹn trở thành một mạng lưới xanh đáng tin cậy

của cộng đồng có trách nhiệm với môi trường.

4.2.4 Các yếu tố tự nhiên

Giới chuyên gia thể hiện bày tỏ lo ngại về việc nền kinh tế Việt Nam. Trong thực tế việc sản

xuất canh tác người nông dân còn dựa quá nhiều vào các loại phân bón hóa học và lượng thuốc bảo

vệ thực vật, điều này về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất đất canh tác bị nhiễm

độc, mất dần độ màu mỡ, làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng. Các vấn đề trong chăn nuôi

như sử dụng thuốc tăng trọng, chất thải, vệ sinh chuồng trại cũng là một thực trạng đáng lo ngại khi

tình hình dịch bệnh trên con vật nuôi đang ngày càng diễn biến phức tạp. Điều này không chỉ ảnh

46

hưởng đến tình hình sản xuất mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Mặc dù vậy các mô

hình ứng dụng nông nghiệp xanh, cải tiến nông học thân thiện với môi trường như quản lý dịch

bệnh, cây trồng, biogas, đệm sinh học vẫn còn ở quy mô nhỏ, khó nhân ra diện rộng

Biến đổi khí hậu ngày càng tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp. Mưa bão, lũ lụt, nước

biển dâng cao, hạn hán làm thiệt hại tới sản lượng nông nghiệp. Suy thoái môi trường nước cùng sự

khắc nghiệt của thời tiết khí hậu bùng phát nhiều dịch bệnh thủy sản gây tác động xấu đến môi

trường tăng mức độ ô nhiễm và suy yếu cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên

4.2.4 Yếu tố công nghệ

Yếu tố công nghệ là yếu tố quan trọng trong hoạt động marketing xanh. Đối với các doanh

nghiệp muốn sử dụng chiến lược marketing xanh thì cần phải thay đổi công nghệ thân thiện với môi

trường, đồng thời phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải an toàn…Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta

đã khuyến khích rất nhiều trong hoạt động sáng chế những công nghệ và nhâp khẩu những công

nghệ thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, do chi phí của những công nghệ này tương đối cao nên

là vấn đề khó khăn đối với các doanh nghiệp hiện nay.

4. 3 Phân tích cơ hội và các thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện

Marketing xanh

4.3.1 Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam

Thứ nhất, Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, kinh tế đạt

được mức tăng trưởng tương đối cao, kéo theo mức tiêu dùng của người dân đã được cải thiện. Hơn

nữa, quá trình tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều

sâu, dựa trên các yếu tố năng suất và công nghệ đang được Đảng và Chính phủ ưu tiên thực hiện là

thời cơ thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện chiến lược marketing xanh. Chiến lược

phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã khẳng định yêu cầu cấp thiết của

việc chuyển đổi phương thức tiêu dùng theo hướng bền vững nhằm bảo vệ và cải thiện chất lượng

môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu với nội dung: "Nâng cao ý thức bảo

vệ môi trường, gắn nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế-xã hội; Chú trọng

phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; Từng

bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch." Tiếp đến Chiến lược phát triển bền

vững giai đoạn 2011-2020 trong các định hướng kinh tế cần ưu tiên trong giai đoạn 2011-2020 cũng

đã nêu rõ, để thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững, cần phải đẩy mạnh áp dụng rộng rãi sản

xuất sạch hơn để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên vật liệu, năng lượng,

nước, đồng thời giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ chất lượng môi

trường, sức khỏe con người, đảm bảo phát triển bền vững. Mặt khác, Nhà nước thắt chặt các quy

47

định về bảo vệ môi trường, hệ thống luật pháp trở nên hoàn thiện hơn : nhà nước sửa đổi bổ sung

luật bảo vệ môi trường 2005: bộ Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã được thông qua và

thay thế cho Luật bảo vệ môi trường. Nghị định 04/2009/NĐ-CP quy định những ưu đãi và hỗ trợ

đối với các hoạt động bảo vệ môi trường. Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của

bộ Tài nguyên và môi trường ban hành 8 kỹ thuật quốc gia về môi trường…Do đó, doanh nghiệp sẽ

phải chịu áp lực “làm xanh” và đồng thời cũng được hưởng nhiều ưu đãi khi áp dụng các chính sách

này.

Thứ hai, Năm 2015, thu nhập GDP đầu người ở Việt Nam đạt 2.171 USD /người/năm và có

xu hướng tiếp tục gia tăng qua các năm cùng với sự ổn định về mức độ lạm phát. Ý thức tiêu dùng

ngày càng tăng, thì những yêu cầu về các sản phẩm xanh, sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn chất

lượng và thân thiện với môi trường là một đòi hỏi thiết yếu của người dân. Đây chính là thị trường

tiềm năng của Marketing xanh để giúp các doanh nghiệp khai thác.

Thứ ba, được sự ủng hộ của người tiêu dùng. Marketing xanh là lĩnh vực đầy tiềm năng

(được sự ủng hộ của người tiêu dùng). Ngày nay, ngày càng có nhiều khách hàng, cá nhân và tổ

chức quan tâm hơn đến Marketing xanh và ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên. Theo điều tra của tạp

chí Thành Đạt tháng 9 năm 2009 về ý thức bảo vệ môi trường thì có đến 33% số người rất quan tâm

đến môi trường và có đến 53% người quan tâm nhưng chưa làm gì. Con số đã phản ánh người dân

Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề môi trường. Chính nhờ sự nâng cao ý thức này mà các

sản phẩm thân thiện môi trường và các doanh nghiệp Marketing xanh càng được quan tâm chú ý

nhiều hơn, tạo động lực cho việc phát triển.

Thứ tư, sự tự ý thức của doanh nghiệp về Marketing xanh ngày càng cao. Vấn đề bảo vệ môi

trường càng ngày càng được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông trong nước và

ngoài nước, được giảng dạy trong trường học, bình luận trong tất cả các hội nghị từ trung ương đến

địa phương. Nhiều doanh nghiệp đưa Marketing xanh vào áp dụng vì có thể thu hút sự chú ý của

giới truyền thông, xây dựng một hình ảnh đẹp trong mắt người tiêu dùng, thu hút vốn đầu tư trong

nước và quốc tế đồng thời đây chính là cách để doanh nghiệp phát triển bền vững, thực hiện mục

tiêu tăng trưởng lâu dài.

Thứ năm, chiến lược marketing xanh hiện đang là xu thế toàn cầu, đó là cơ hội để sản phẩm

xanh chiếm lĩnh thị trường của người tiêu dùng. Trong cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các

doanh nghiệp, các quốc gia trong thương mại quốc tế, các sản phẩm xanh, sản phẩm sinh thái, thân

thiện với môi trường sẽ thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng. Nhiều quốc gia trên thế giới đã

và đang có xu hướng triển khai chương trình sử dụng các sản phẩm xanh, việc cam kết thực hiện

chương trình này đã dần trở thành xu hướng của các quốc gia phát triển và đang phát triển. Thực tế

48

cũng cho thấy có nhiều mặt hàng và nhiều thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đã có yêu cầu về

tiêu chuẩn môi trường đối với các sản phẩm xuất khẩu. Tiêu chí về "nhãn sinh thái" cũng đã được

EU áp dụng đối với các sản phẩm dệt may.

Thứ sáu, hoạt động marketing xanh trong các doanh nghiệp nhận được nhiều sự hỗ trợ từ

các cơ quan chức năng. Cụ thể

Sự hỗ trợ từ quốc tế: các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB) và ngân hàng phát

triển châu Á (ADB) luôn sẵn sàng hỗ trợ tài chính cho các dự án sản xuất sạch để đối phó với các

biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra, các dự án góp phần làm giảm lượng chất thải nhà kính Việt Nam có thể thông

qua cơ chế phát triển sạch để thu hút vốn và công nghệ từ các nước phát triển (điều 12 của nghị

định Kyoto).

Sự hỗ trợ từ các bên hữu quan: Sự xuất hiện của Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam giúp

doanh nghiệp đánh giá chất lượng sản xuất sạch hơn, kĩ thuật tài chính, tư vấn công nghệ, đào tạo

và thông tin.

Thị trường tự do: doanh nghiệp tự do tham gia vào thị trường sản xuất “xanh” mà không

gặp bất cứ trở ngại nào như độc quyền…

4.3.2 Thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam

Bên cạnh những cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thực hiện chiến lược

marketing xanh tại Việt Nam gặp nhiều thách thức

Thứ nhất, những nghiên cứu marketing hiện đại đã chỉ ra rằng người tiêu dùng,và đặc biệt là

người dân tại các nước phát triển đang ngày càng có ý thức hơn về vấn đề bảo vệ môi trường. Đồng

thời đáp ứng “nhu cầu xanh” của người tiêu dùng và đảm bảo được lợi ích của xã hội là mục tiêu

lớn nhất mà Marketing xanh hướng tới. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất với các

marketer là làm sao kết hợp được giữa nhu cầu “bảo vệ môi trường” với những nhu cầu cơ bản khác

của người tiêu dùng như tương quan chi phí – hiệu quả, an toàn khi sử dụng, hiệu suất, giá trị biểu

tượng và tiện nghi. Để thấy được tầm quan trọng của sự kết hợp này, có thể sử dụng một trong

những ví dụ kinh điển của marketing xanh – trường hợp bóng đèn huỳnh quang Philips. Năm 1994,

Philips tung ra thị trường EarthLight loại bóng đèn huỳnh quang CFL sử dụng năng lượng hiệu quả

nhằm thay thế các loại bóng truyền thống. Tuy nhiên, hình dáng “cồng kềnh” của EarthLight khiến

nó không thể thích nghi với các loại đèn hiện hành, điều này khiến doanh số bán của nó trên các thị

trường nhanh chóng sụt giảm. Sau một thời gian nghiên cứu thị trường, năm 2000 Philips lại tung ra

sản phẩm với tên gọi mới Marathon. Nhà sản xuất đã sử dụng kiểu dáng thiết kế mới khiến bóng

Marathon có khả năng thích nghi cao với các loại đèn truyền thống, đồng thời cam kết rằng sản

49

phẩm này tiết kiệm năng lượng hơn 20USD so với loại bóng truyền thống. Kèm theo đó, Marathon

đã được dán nhãn Energy Star – chứng nhận của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA). Từ ví dụ

trên, các doanh nhiệp Việt Nam cần có chiến lược đúng đắn để vừa đảm bảo nhu cầu của người tiêu

dùng và mục đích bảo vệ môi trường.

Thứ hai, việc thực hiện chiến lược marketing xanh sẽ khiến cho chi phí đầu tư lớn và giá

thành sản phẩm cao. Marketing xanh là sự kết hợp một loạt các hoạt động, bao gồm việc điều chỉnh

sản phẩm, thay đổi quá trình sản xuất, thay đổi bao bì, cũng như thay đổi quảng cáo. Để thực hiện

toàn bộ các khâu của marketing xanh đòi hỏi doanh nghiệp phải mạnh tay chi ra một khoản đầu tư

lớn ngay từ ban đầu. Chính vì sự đầu tư trong công nghệ dây chuyền đó kéo theo sự tăng lên về chi

phí và một điều tất yếu là giá cả thành phẩm cũng tăng theo. Một quy luật tất yếu là sản phẩm của

họ sẽ kém tính cạnh tranh hơn trên thị trường. Theo nghiên cứu của Ginsberg và Bloom năm 2004,

31% số người được khảo sát sẽ không mua sản phẩm xanh nếu phải trả giá cao hơn (nhóm Sprout),

19% không được giáo dục về môi trường và cho rằng sản phẩm xanh quá tốn kém (nhóm Grouse),

33% hoàn toàn không quan tâm đến vấn đề môi trường (nhóm Basic Brown). Các doanh nghiệp

Việt Nam với quy mô vừa và nhỏ thì kinh nghiệm cũng như quy mô và việc cắt giảm được những

chi phí có liên quan như chi phí quản lý hiện đang là bài toán gây đau đầu.

Thứ ba, chưa có sự phối hợp chặt chẽ cao giữa các doanh nghiệp cũng như các cơ quan chức

năng. Để thay đổi được ý thức cộng đồng nói chung và ý thức người tiêu dùng nói riêng thì việc

điều cần thiết mà chúng ta cần thực hiện là có cần biết kết hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp , nhà

nước cũng như sức mạnh của các tổ chức phi lợi nhuận khác. Ở Việt Nam hệ thống pháp lý quy

định về các vấn đề môi trường là chưa hoàn chỉnh, các tiêu chuẩn đặt ra được lấy theo tiêu chuẩn

quốc tế, không thực tiễn ở Việt Nam. Hơn nữa, chúng ta cũng chưa kết hợp được sức mạnh của các

tổ chức phi lợi nhuận để tạo ra một trào lưu đánh mạnh vào tâm lý người tiêu dùng hoặc nếu có thì

trào lưu đó hoạt động chưa liên tục và tất yếu là chưa có nhiều kết quả.

Thứ tư, người Việt Nam ham dùng sản phẩm rẻ, không đánh giá đúng chất lượng của sản

phẩm (nguyên nhân chủ yếu đến từ việc xuất hiện ồ ạt của sản phẩm Trung Quốc trên thị trường).

Mặt khác, họ nghi ngờ trước những quảng cáo về sản phẩm “xanh” bởi vì có quá nhiều doanh

nghiệp lừa dối, làm ăn không minh bạch…Do đó, đây là khó khăn lớn cho các doanh nghiệp Việt

Nam khi triển khai chiến lược marketing xanh

Thứ năm, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô

vốn hạn chế trong khi đó để thực hiện quy trình Marketing xanh đòi hỏi phải sử dụng khoa học

công nghệ hện đại, tốn kém. Ngoài ra chi phí dành cho nguyên vật liệu, marketing quảng cáo sản

phẩm cũng không nhỏ chút nào. Với Essoil Vina để có được một sản phẩm tinh dầu đòi hỏi rất

50

nhiều nguyên liệu như để có được một giọt tinh dầu nguyên chất phải mất 30 bông hồng. Tinh dầu

là sản phẩm thân thiện với môi trường tuy nhiên nếu sản xuất theo hướng như vậy thì chi phí lại quá

tốn kém điều này dẫn đến giá cả rất đắt đỏ. Đây là một trong những thách thức rất lớn của các

doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện chiến lược marketing xanh

51

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ5.1 Kết luận

Đề tài nghiên cứu “Marketing xanh tại Việt Nam – cơ hội và thách thức” đã đạt được các kết

quả sau:

Thứ nhất, nghiên cứu đã tổng qua các công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động

marketing xanh nói chung để tìm ra những điểm mới cần nghiên cứu trong đề tài nghiên cứu của tác

giả.

Thứ hai, tác giả tổng hợp cơ sở lý luận liên quan đến đề tài bao gồm những vấn đề cơ bản về

marketing xanh và quy trình thực hiện marketing xanh tại các doanh nghiệp.

Thứ ba, tác giả nghiên cứu thực trạng thực hiện chiến lược marketing xanh tại Việt Nam

thông qua 4 doanh nghiệp điển hình là Panasonic, CoopMart, Tetra Pak và Mai Linh. Kết quả phân

tích thực trạng đã chỉ ra được những kết quả đạt được và những hạn chế khó khăn mà các công ty

gặp phải trong quá trình thực hiện Marketing xanh.

Thứ tư, tác giả đã tiến hành phân tích các yếu tố môi trường vĩ mô tác động đến hoạt động

ứng dụng marketing xanh tại các doanh nghiệp ở Việt Nam. Các nhân tố cụ thể bao gồm tình hình

kinh tế, tình hình chính trị - Pháp luật, Văn hóa – xã hội, các yếu tố tự nhiên và các yếu tố cơ hội.

Thứ năm, trên cơ sở phân tích các yếu tố môi trường tác động đến thực trạng ứng dụng

Marketing xanh vào các doanh nghiệp, nghiên cứu đã phân tích cơ hội và thách thức mà các doanh

nghiệp Việt Nam gặp phải khi thực hiện chiến lược marketing xanh.

5.2 Một số kiến nghị

5.2.1 Kiến nghị với Nhà nước

Hoàn thiện môi trường pháp lý: hiên nay các vấn đề về môi trường và thương mại ở Việt

Nam chưa được hoàn chỉnh, không cập nhật và không đồng bộ. Có những tiêu chuẩn của môi

trường theo chuẩn của thế giới trong khi các doanh nghiệp Việt thì không đủ khả năng để thưc hiện.

Do đó hoàn thiện hệ thống pháp lý sẽ là một bước quan trọng để giúp các doanh nghiệp Việt Nam

thực hiện tốt Markeing xanh.

Chính phủ có thể dùng các biện pháp để khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện

Marketing xanh như là hỗ trợ một phần vốn và công nghệ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát

triển

52

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường và cách thức thực hiện, nâng cao

nhận thức của người dân.

Tiếp thu ứng dụng mới trong bảo vệ môi trường và đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ

môi trường.

Liên kết với các quốc gia, tổ chức quốc tế chung tay bảo vệ môi trường, khuyến khích, thu

hút vốn nước ngoài đầu tư vào các doanh nghiệp thực thi chiến lược Marketing xanh.

5.2.2 Kiến nghị với doanh nghiệp

Xây dựng đội ngũ nhân lực, đăc biệt là nguồn lực cho phòng Marketing: Marketing xanh rất

mới mẻ ở Việt Nam do vậy đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao, sáng tạo. Doanh nghiệp nên

tập trung trai thác ở ba khía cạnh: quy trình lên kế hoạch marketing, ngân sách và đào tạo con người

Quảng bá sản phẩm, nâng cao nhận thức về môi trường và phá vỡ những mâu thuẫn về hành

vi của người tiêu dùng : Các doanh nghiệp cần quảng bá đúng mực và trung thực sản phẩm của

mình để tạo ra lòng tin đối với khách hàng, giúp họ dễ dàng lựa chọn những sản phẩm xanh. Tạo ra

những nhân tố thúc đẩy ý thức mua hàng của người tiêu dùng bao gồm cả nhân tố lợi ích hay đạo

đức. Lưu ý, phải có sự liên kết giữa sản phẩm xanh với lợi ích người tiêu dùng: chú trọng yếu tố

môi trường nhưng không thể đặt yếu tố môi trường lên hàng đầu mà quên đi lợi ích của người tiêu

dùng.

5.3 Hạn chế của đề tài

Tác giả đánh giá thực trạng thực hiện marketing xanh trên 4 doanh nghiệp được lựa chọn.

Số lượng doanh nghiệp được lựa chọn để đánh giá còn ít, chưa đủ tính đại diện cho các ngành tại

Việt Nam, điều này đã ảnh hưởng một phần đến kết quả nghiên cứu

53

TÀI LIỆU THAM KHẢOBùi Lan Phương (2010), Marketing xanh – Xu hướng phát triển mới của các doanh nghiệp.

Tạp chí kinh tế và dự báo, số 2, tháng 5 năm 2010

Hải Bình (2008), Marketing xanh: Tuyệt chiêu thời ô nhiễm, Tạp chí Marketing số 47

Hoàng Đức Bình (2011), Xu hướng phát triển marketing xanh hiện nay, Luận văn tốt

nghiệp, trường Đại học Hoa Sen

Nguyễn Hữu Khải (2005), Nhãn sinh thái đối với hàng hóa xuất khẩu và tiêu dùng nội địa,

Nhà xuất bản Lý luận Chính trị

Nguyễn Minh Phương (2015), Chiến lược marketing xanh tại CoopMart, luận văn thạc sỹ,

trường Đại học Đà Nẵng

Nguyễn Thị Hương (2010), Marketing xanh tại các doanh nghiệp nước ngoài và giải pháp

đẩy mạnh việc áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam. Luận văn tốt nghiệp, trường Đại học Ngoại

thương

Trần Kim Hằng (2010), Thực tiễn áp dụng chiến lược Marketing xanh tại một số công ty đa

quốc gia trên thế giới và bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp, Trường đại

học Ngoại thương cơ sở 2 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Wasik, JF (1996), Green Marketing and Management : A Global perspective, Blackwell,

Cambridge, Massachusetts