2
Pagina 2 Ở Ba Lan, chiểu theo luật pháp, đôi vợ chồng là một mối quan hệ tự nguyện giữa một người phụ nữ và một người đàn ông. Sinh sống kết hôn với nhiều quá một người là chuyện bất hợp pháp và sẽ bị trừng phạt. Những người cùng giới tính cũng không được phép đăng ký kết hôn. eo nguyên tắc, mỗi một ai trên 18 tuổi đều có quyền đi đăng ký kết hôn. Điều này liên quan cả phụ nữ và nam giới. Pháp luật cũng chấp nhận chuyện kết hôn của những người phụ nữ trên 16 tuổi chỉ trong những trường hợp vì có những nguyên nhân quan trọng cho nên Tòa án Bảo hộ Gia đình cho phép (thường là khi mà người phụ nữ sắp sinh con). Phụ nữ trẻ tuổi hơn không được phép cưới. CHÚ Ý! Chuyện quan hệ tình dục với ngững người dưới 15 tuổi ở Ba Lan sẽ bị trừng phạt bằng cách cho đi tù, thậm chí trong trường hợp người 15 tuổi đó là vợ hoặc chồng theo như luật pháp hay truyền thống của nước xuất xứ. Cưới ở Ba Lan Những thủ tục trong lễ cưới, quyền lợi của người nước ngòai khi có vợ (chồng) là công dân Ba Lan người nước ngòai vì những nguyên nhân liên quan đến an tòan quốc gia và trong tình huống mà vợ chồng cưới nhau chỉ để lách luật (cưới giả). Trong khi làm thủ tục xem xét công việc hợp lý hóa cư trú cho người nước ngòai, Ủy ban có thể đi kiểm tra xem đội vợ chống đó có „sống với nhau thật” hay không. Người ta có quyền tự đi kiểm tra xem hai vợ chồng có chung sống cùng hay không, mà không cần báo trước. Sau 3 năm chung sống vợ chồng với công dân Ba Lan, người nước ngòai có khả năng xin thẻ định cư (tức là quyền sinh sống cố định ở Ba Lan). Khi có chung sống với nhau thâm niên ít nhất là 3 năm, trong đó đã đủ 2 năm sinh sống liên tục trong ba Lan, dựa trên cơ sở có giấy phép định cư, người nước ngòai có thể nộp đơn xin quốc tịch Ba Lan. Các thông tin về vấn đề giấy phép định cư có thể tìm trong trang web của Phòng Vụ việc Người nước ngòai thuộc Ủy ban Tỉnh Mazovia. http://bip.mazowieckie.pl/cmsws/page/?D;828 Tiêu chuẩn yêu càu có trong đó được tính ở trong lãnh thổ tòan quốc. Khi có vợ/chồng là công dân Ba Lan có thể lấy đó làm cở sở (không nhất thiết tự động nghiễm nhiên) để được cấp visa. Không được viết các số liệu của người nước ngòai đang là vợ/chồng của công dân Ba Lan vào Danh sách những người bị cấm không được vào Ba Lan. Người như vậy không thể bị trục xuất ra khỏi Ba lan chỉ vì không có giấy tờ cư trú hợp pháp. Khi cả hai vợ chồng sắp cưới đều là người nước ngòai Việc kết hôn cũng có thể cho người nước ngòai những khả năng mới để hợp lý hóa cư trú, khi người vợ/chồng kia là người nước ngòai đang sinh sống ở Ba Lan hợp pháp. Nếu một người trong hai vợ chồng có giấy phép định cư, giấy phép sinh sống lâu dài trong Cộng đồng chung Châu Âu, quyền được bảo hộ thêm, đang sinh sống ở Ba Lan trên cơ sở có giấy phép cư trú theo thời hạn xác định vì đang là nhà khoa học hay là đang làm công việc có trình độ tay nghề cao - thì người kia cũng được xin giấy phép cư trú theo thời hạn xác định ở Ba Lan, vì có cơ sở là đã kết hôn. Cũng có thể xin giấy phép cư trú theo thời hạn xác định, nếu một trong hai vợ chồng đang ở Ba Lan trên cơ sở có giấy phép như vậy, với hai điều kiện: người vợ/chồng đang ở Ba Lan trên 2 năm (liên tục); giấy phép cư trú mới của người vợ/chồng được cấp cho thời hạn ít nhất là 1 năm. Người vợ/chồng cũng có thể xin giấy phép cư trú theo thời hạn xác định trong những trường hợp khác, nhưng mà khi đó Ủy ban không nhất thiết có trách nhiệm cho ra quyết định đồng ý. Cương vị pháp lý của trẻ em eo luật pháp của Ba Lan, trẻ em của hai người mà ít nhất một người trong họ là công dân Ba Lan thì nó tự động có quốc tịch Ba Lan. Cha mẹ cũng có quyền chọn cho đứa bé quốc tịch của người thứ hai kia – nhưng yêu cầu là phải viết bản cam đoan trong Ủy ban Tỉnh ngay trong vòng 3 tháng khi đứa bé được sinh ra. Trong tình huống mà cha mẹ của đứa trẻ không là vợ chồng, cần phải làm thủ tục „nhận con”, người cha phải đến nhận trong vòng 1 năm khi đứa bé được sinh ra. Khi đó, nếu người cha là công dân CH Ba Lan, đứa trẻ cũng có quốc tịch Ba Lan. CHÚ Ý! Trong tình huống mà người mẹ đang có giấy đăng ký kết hôn với người đàn ông khác với người là cha đẻ thật của đứa bé, thì theo luật, người chồng của bà mẹ được coi như là cha của đứa trẻ. Khi cuộc sống vợ chồng bị trục trặc Cuộc đời vợ chồng của những người xuất xứ từ những nền văn hóa khác nhau thường hay bị khó khăn – hai vợ chồng phải đẩu tư vào mối quan hệ tốt khá nhiều sức lực, so với những người cùng một nền văn hóa. Cũng cần biết là ở Ba Lan có nghề nghiệp đàm phán giải hòa và các chuyên gia điều trị, những người này có thể giúp nhiều trong những xung đột giữa các nền văn hóa, kể cả trong gia đình. Có thể tìm họ trong các cơ quan trợ giúp xã hội hay là các tổ chức phi chính phủ. Luật pháp Ba Lan cho phép hai vợ chồng có khả năng được sống ly thân hay là ly dị hòan tòan – giải thể cuộc sống vợ chồng. Tòa án Gia đình cho ra tuyên án về việc ly thân hay là ly dị. eo quan điểm pháp lý, chỉ có quyết định của tòa về việc ly dị mới chính thức kết thúc cuộc sống chung của vợ chồng. Cả nam hay nữ đề có quyền viết đơn xin cho ly hôn. Sau khi ly hôn, người vợ/chồng là người nước ngòai bị mất hết mọi ưu đãi mà vẫn có khi đang còn là vợ/chồng của công dân Ba Lan. Chỉ được giữ những quyền lợi ưu đãi mà không phải trực Dựa theo các nguyên tắc: Bộ luật ra ngày 29.09.1986 – Bộ luật về giấy tờ nhân sự hộ tịch (Công báo ra ngày 24.07.2003) Bộ luật ra ngày 13.06.2003 – Bộ luật về người nước ngòai (Công báo năm 2006, số 234, phần 1694 cùng các sửa đổi sau này) Bộ luật ra ngày 15.02.1962 – Bộ luật về quốc tịch Ba Lan (Công báo năm 2000, số 28, phần 353 cùng các sửa đổi sau này) Bộ luật ra ngày 12.03.2004 – Bộ luật về trợ giúp xã hội (Công báo năm 2004, số 64, phần 593cùng các sửa đổi sau này) Bộ luật ra ngày 25.02.1964 – Bộ luật Gia đình và Bảo hộ Gia đình (Công báo năm 1964, số 9, phần 59) tiếp có được chỉ từ chuyện kết hôn. Vậy là khi còn có vợ/chồng, người nước ngòai đã xin được thẻ định cư – sau khi ly hôn sẽ không bị mất quyền sinh sống ở Ba Lan hay là những quyền lợi khác mà đang có khi có thẻ này. Nếu như người nước ngòai chỉ có thẻ tạm cư – sau khi ly hôn vẫn còn những quyền lợi đang có được về điều đó cho đến khi hết hạn thẻ. eo luật thì cũng có thể bị đòi lại thẻ trước khi nó hết hạn. Người nước ngòai có khả năng xin thẻ cư trú tiếp theo chỉ duy nhất trong trường hợp “đặc biệt có lợi”, như có ghi trong Bộ luật về người nước ngòai. Khả năng này cũng liên quan đến tình huống khi mà người vợ/chồng Ba Lan bị chết. Khi tuyên án cho ly hôn, Tòa quyết định về những quyền lợi và trách nhiệm của cả hai vợ chồng, đặc biệt là đối với con cái. Tòa xác định ai sẽ trực tiếp nuôi con. Tòa cũng xác định là người kia phải có những trách nhiệm tài chính như thế nào với con cái. Ở Ba Lan CHÚ Ý – vợ chổng giả vờ Ở Ba Lan có xảy ra những trường hợp các đôi vợ chồng đa văn hóa cưới nhau chỉ là giả vờ. Bình thường đó là những trường hợp tạo điều kiện cho người nước ngòai xin được hợp lý hóa cư trú, khi mà không có những khả năng khác để xin. Trong những năm gần đây, những chuyện kết hôn như vậy tăng rất nhiều –vậy làm cho các nhân viên Ủy ban hay nghi ngờ vể những đôi vợ chồng hỗn hợp. Luật pháp cơ quan hành chính Ba Lan rất quan tâm đến vần đề bài trừ những chuyện cưới xin giả dối. Rất tiếc là vì vậy mà có những đôi vợ chồng hỗn hợp cưới nhau thật, yêu thương nhau thật mà cũng thỉnh thỏang cũng bị tiếp đón theo một cách rất không mấy dễ chịu. Khi xin hợp thức hóa cư trú cho người nước ngòai, các nhân viên Ủy ban luôn cố gắng kiểm tra xem đó có phải là vợ chồng thật hay không. Phiên bản 2013

Ở Ba Lan Pagina 2 Cưới ở Ba Lan slub w polsce_wiet-ok.pdfvợ chồng là một mối quan hệ tự nguyện giữa một người phụ nữ và một người đàn ông

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Pagina 2

Ở Ba Lan, chiểu theo luật pháp, đôi vợ chồng là một mối quan hệ tự nguyện giữa một người phụ nữ và một người đàn ông. Sinh sống kết hôn với nhiều quá một người là chuyện bất hợp pháp và sẽ bị trừng phạt. Những người cùng giới tính cũng không được phép đăng ký kết hôn.

Theo nguyên tắc, mỗi một ai trên 18 tuổi đều có quyền đi đăng ký

kết hôn. Điều này liên quan cả phụ nữ và nam giới. Pháp luật cũng chấp nhận chuyện kết hôn của những người phụ nữ trên 16 tuổi chỉ trong những trường hợp vì có những nguyên nhân quan trọng cho nên Tòa án Bảo hộ Gia đình cho phép (thường là khi mà người phụ nữ sắp sinh con). Phụ nữ trẻ tuổi hơn không được phép cưới.CHÚ Ý! Chuyện quan hệ tình dục với ngững người dưới 15 tuổi ở Ba Lan sẽ bị trừng phạt bằng cách cho đi tù, thậm chí trong trường hợp người 15 tuổi đó là vợ hoặc chồng theo như luật pháp hay truyền thống của nước xuất xứ.

Cưới ở Ba LanNhững thủ tục trong lễ cưới, quyền lợi của người nước ngòai khi có vợ (chồng) là công dân Ba Lanngười nước ngòai vì những nguyên nhân liên

quan đến an tòan quốc gia và trong tình huống mà vợ chồng cưới nhau chỉ để lách luật (cưới giả). Trong khi làm thủ tục xem xét công việc hợp lý hóa cư trú cho người nước ngòai, Ủy ban có thể đi kiểm tra xem đội vợ chống đó có „sống với nhau thật” hay không. Người ta có quyền tự đi kiểm tra xem hai vợ chồng có chung sống cùng hay không, mà không cần báo trước.

Sau 3 năm chung sống vợ chồng với công dân Ba Lan, người nước ngòai có khả năng xin thẻ định cư (tức là quyền sinh sống cố định ở Ba Lan).

Khi có chung sống với nhau thâm niên ít nhất là 3 năm, trong đó đã đủ 2 năm sinh sống liên tục trong ba Lan, dựa trên cơ sở có giấy phép định cư, người nước ngòai có thể nộp đơn xin quốc tịch Ba Lan.

Các thông tin về vấn đề giấy phép định cư có thể tìm trong trang web của Phòng Vụ việc Người nước ngòai thuộc Ủy ban Tỉnh Mazovia.

http://bip.mazowieckie.pl/cmsws/page/?D;828

Tiêu chuẩn yêu càu có trong đó được tính ở trong lãnh thổ tòan quốc.

Khi có vợ/chồng là công dân Ba Lan có thể lấy đó làm cở sở (không nhất thiết tự động nghiễm nhiên) để được cấp visa.

Không được viết các số liệu của người nước ngòai đang là vợ/chồng của công dân Ba Lan vào Danh sách những người bị cấm không được vào Ba Lan. Người như vậy không thể bị trục xuất ra khỏi Ba lan chỉ vì không có giấy tờ cư trú hợp pháp.

Khi cả hai vợ chồng sắp cưới đều là người nước ngòaiViệc kết hôn cũng có thể cho người nước ngòai những khả năng mới để hợp lý hóa cư trú, khi người vợ/chồng kia là người nước ngòai đang sinh sống ở Ba Lan hợp pháp. Nếu một người trong hai vợ chồng có giấy phép định cư, giấy phép sinh sống lâu dài trong Cộng đồng chung

Châu Âu, quyền được bảo hộ thêm, đang sinh sống ở Ba Lan trên cơ sở có giấy phép cư trú theo thời hạn xác định vì đang là nhà khoa học hay là đang làm công việc có trình độ tay nghề cao - thì người kia cũng được xin giấy phép cư trú theo thời hạn xác định ở Ba Lan, vì có cơ sở là đã kết hôn.

Cũng có thể xin giấy phép cư trú theo thời hạn xác định, nếu một trong hai vợ chồng đang ở Ba Lan trên cơ sở có giấy phép như vậy, với hai điều kiện:

● người vợ/chồng đang ở Ba Lan trên 2 năm (liên tục);

● giấy phép cư trú mới của người vợ/chồng được cấp cho thời hạn ít nhất là 1 năm.

Người vợ/chồng cũng có thể xin giấy phép cư trú theo thời hạn xác định trong những trường hợp khác, nhưng mà khi đó Ủy ban không nhất thiết có trách nhiệm cho ra quyết định đồng ý.

Cương vị pháp lý của trẻ emTheo luật pháp của Ba Lan, trẻ em của hai người mà ít nhất một người trong họ là công dân Ba Lan thì nó tự động có quốc tịch Ba Lan. Cha mẹ cũng có quyền chọn cho đứa bé quốc tịch của người thứ hai kia – nhưng yêu cầu là phải viết bản cam đoan trong Ủy ban Tỉnh ngay trong vòng 3 tháng khi đứa bé được sinh ra.

Trong tình huống mà cha mẹ của đứa trẻ không là vợ chồng, cần phải làm thủ tục „nhận con”, người cha phải đến nhận trong vòng 1 năm khi đứa bé được sinh ra. Khi đó, nếu người cha là công dân CH Ba Lan, đứa trẻ cũng có quốc tịch Ba Lan.

CHÚ Ý! Trong tình huống mà người mẹ đang có giấy đăng ký kết hôn với người đàn ông khác với người là cha đẻ thật của đứa bé, thì theo luật, người chồng của bà mẹ được coi như là cha của đứa trẻ.

Khi cuộc sống vợ chồng bị trục trặcCuộc đời vợ chồng của những người xuất xứ từ những nền văn hóa khác nhau thường hay bị khó khăn – hai vợ chồng phải đẩu tư vào mối quan hệ tốt khá nhiều sức lực, so với những người cùng một nền văn hóa. Cũng cần biết là ở Ba Lan có nghề nghiệp đàm phán giải hòa và các chuyên gia điều trị, những người này có thể giúp nhiều trong những xung đột giữa các nền văn hóa, kể cả trong gia đình. Có thể tìm họ trong các cơ quan trợ giúp xã hội hay là các tổ chức phi chính phủ.

Luật pháp Ba Lan cho phép hai vợ chồng có khả năng được sống ly thân hay là ly dị hòan tòan – giải thể cuộc sống vợ chồng. Tòa án Gia đình cho ra tuyên án về việc ly thân hay là ly dị. Theo quan điểm pháp lý, chỉ có quyết định của tòa về việc ly dị mới chính thức kết thúc cuộc sống chung của vợ chồng. Cả nam hay nữ đề có quyền viết đơn xin cho ly hôn.

Sau khi ly hôn, người vợ/chồng là người nước ngòai bị mất hết mọi ưu đãi mà vẫn có khi đang còn là vợ/chồng của công dân Ba Lan. Chỉ được giữ những quyền lợi ưu đãi mà không phải trực

Dựa theo các nguyên tắc:Bộ luật ra ngày 29.09.1986 – Bộ luật về giấy tờ nhân sự hộ tịch (Công báo ra ngày 24.07.2003)Bộ luật ra ngày 13.06.2003 – Bộ luật về người nước ngòai (Công báo năm 2006, số 234, phần 1694 cùng các sửa đổi sau này)Bộ luật ra ngày 15.02.1962 – Bộ luật về quốc tịch Ba Lan (Công báo năm 2000, số 28, phần 353 cùng các sửa đổi sau này)Bộ luật ra ngày 12.03.2004 – Bộ luật về trợ giúp xã hội (Công báo năm 2004, số 64, phần 593cùng các sửa đổi sau này)Bộ luật ra ngày 25.02.1964 – Bộ luật Gia đình và Bảo hộ Gia đình (Công báo năm 1964, số 9, phần 59)

tiếp có được chỉ từ chuyện kết hôn. Vậy là khi còn có vợ/chồng, người nước ngòai đã xin được thẻ định cư – sau khi ly hôn sẽ không bị mất quyền sinh sống ở Ba Lan hay là những quyền lợi khác mà đang có khi có thẻ này.

Nếu như người nước ngòai chỉ có thẻ tạm cư – sau khi ly hôn vẫn còn những quyền lợi đang có được về điều đó cho đến khi hết hạn thẻ. Theo luật thì cũng có thể bị đòi lại thẻ trước khi nó hết hạn. Người nước ngòai có khả năng xin thẻ cư trú tiếp theo chỉ duy nhất trong trường hợp “đặc biệt có lợi”, như có ghi trong Bộ luật về người nước ngòai. Khả năng này cũng liên quan đến tình huống khi mà người vợ/chồng Ba Lan bị chết.

Khi tuyên án cho ly hôn, Tòa quyết định về những quyền lợi và trách nhiệm của cả hai vợ chồng, đặc biệt là đối với con cái. Tòa xác định ai sẽ trực tiếp nuôi con. Tòa cũng xác định là người kia phải có những trách nhiệm tài chính như thế nào với con cái.

Ở Ba Lan

CHÚ Ý – vợ chổng giả vờ

Ở Ba Lan có xảy ra những trường hợp các đôi vợ chồng đa văn hóa cưới nhau chỉ là giả vờ. Bình thường đó là những trường hợp tạo điều kiện cho người nước ngòai xin được hợp lý hóa cư trú, khi mà không có những khả năng khác để xin. Trong những năm gần đây, những chuyện kết hôn như vậy tăng rất nhiều –vậy làm cho các nhân viên Ủy ban hay nghi ngờ vể những đôi vợ chồng hỗn hợp.

Luật pháp cơ quan hành chính Ba Lan rất quan tâm đến vần đề bài trừ những chuyện cưới xin giả dối. Rất tiếc là vì vậy mà có những đôi vợ chồng hỗn hợp cưới nhau thật, yêu thương nhau thật mà cũng thỉnh thỏang cũng bị tiếp đón theo một cách rất không mấy dễ chịu. Khi xin hợp thức hóa cư trú cho người nước ngòai, các nhân viên Ủy ban luôn cố gắng kiểm tra xem đó có phải là vợ chồng thật hay không.

Phiên bản 2013

Pagina 2

Giấy tờ cần thiết để đăng ký kết hônỞ Ba Lan, người nước ngòai cần phải có 3 lọai giấy tờ để được đăng ký kết hôn:

● Giấy tờ tùy thân có ảnh,

● Bản sao giấy khai sinh (cùng bản dịch tuyên thệ sang tiếng Ba Lan)

● Giấy chứng nhận của quốc gia xuất xứ về khả năng được phép cưới (cùng bản dịch tuyên thệ giấy tờ này sang tiếng Ba Lan).

Khỏan giấy tờ cuối cùng này có chứng nhận là đương sự, theo như luật của quốc gia mình, có thể được đăng ký kết hôn. Trong một số trường hợp, Đại sứ quán của quốc gia đó cấp giấy chứng nhận như vậy, một số quốc gia khác có Phòng Hộ tịch tương ứng như Urząd Stanu Cywilnego (USC) của Ba Lan cấp cho. Một vài quốc gia nói chung không cấp những giấy chứng nhận như vậy. Nếu không xin được những giấy chứng nhận như vậy, người nước ngòai có thể viết đơn lên Tòa án Gia đình ở Ba Lan đề nghị cho ra bản quyết định là được miễn không phải nộp giấy tờ này cho Phòng USC. Khi vậy, thay cho giấy chứng nhận kia, có thể nộp cho Phòng USC bản quyết định của Tòa về việc này.

Khi đi đăng ký kết hôn, theo pháp luật, không nhất thiết phải có giấy tờ cư trú – nhưng Phòng USC có quyền báo cho Công an hay là Biên phòng về chuyện mà người nước ngòai dự định sẽ cưới, nếu người đó chưa có giấy tờ cư trú hợp pháp ở Ba Lan.

Có thể cưới ở đâu?Có thể đăng ký kết hôn ở Urząd Stanu Cywilnego (USC) hay là cưới ở trong nhà thờ. Chiểu theo luật, những lễ kết hôn trong những nhà thờ như sau đây được công nhận là hợp pháp và có giá trị pháp lý: nhà thờ Catolic, Cơ đốc giáo, Evangelia-Augburg, Evangelia Cải cách, Evangelia Metodist, Thiên chúa Baptist, Những cầu nguyện Ngà thứ Bảy, nhà thờ công giáo Ba Lan, công giáo cổ điển Mariavit, nhà

Nếu muốn cưới trong USC, cần đặt ra một ngày để làm lễ cưới. Theo luật, có thể làm ngày lễ cưới sau hơn một tháng và một ngày tính từ hôm nộp giấy tờ (mặc dù Trưởng phòng USC cũng có thể đồng ý cho cưới sớm hơn, nếu có những nguyên nhân quan trọng). Nếu trong thời điểm đặt ngày cưới, người yêu không có mặt ở Ba Lan, người đó có thể ký cam đoan trước mặt Lãnh sự của CH Ba Lan ở nước khác, ngay từ trước khi sang Ba Lan.

Nếu muốn cưới trong nhà thờ, Trưởng phòng USC có thể cấp cho một giấy chứng nhận là không hề tồn tại bối cảnh gì mà không cho phép cưới. Nếu không có giấy chứng nhận này thì lễ cưới trong nhà thợ không có giá trị.

Nếu ai đó trong đôi bạn đời sắp cưới là người nước ngòai không hiểu tiếng Ba Lan, thì khi đi cam kết và khi làm lễ cưới đều phải có phiên dịch tuyên thệ đi cùng (phiên dịch tiếng mẹ đẻ của người nước ngòai hay là ngôn ngữ khác mà người nước ngòai hiểu thông thạo).

Phiên dịch tuyên thệ cũng cần phải có mặt, nếu như người làm chứng không nói tiếng Ba Lan (ở Ba Lan cần có hai người làm chứng khi cưới).

Khi làm lễ kết hôn, Giấy đăng ký kết hôn sẽ được sọan ra. Sau đó đôi vợ chồng trẻ được nhận 3 bản sao ngắn gọn Giấy đăng ký kết hôn. Giấy này khẳng định sự kiện đã làm lễ cưới. Nó được cần nộp để giải quyết nhiều hình thức liên quan đến tình hình cư trú của người vợ/chồng là người nước ngòai ở Ba Lan, thường cũng dùng để xác định tình trạng pháp lý cho con cái.

Nếu như ai đó trong đôi bạn đời sắp cưới đang ở nước ngòai, có thể cứ cưới mà nhờ người được ủy quyền đến thay thế. Muốn cưới bằng hình thức này, phải có sự đồng ý của Tòa án Gia đình.

Quyền lợi của người vợ/chồng là công dân CH Ba LanKhi là vợ/chồng của công dân Ba Lan, người nước ngòai có những quyền lợi và sự ưu đãi như sau:

thờ Lá cây xanh và ở trong những Xã Do Thái. Đăng ký kết hôn trong các nhà thờ Hồi giáo ở Ba Lan chỉ có tính chất đó là một tục lệ tôn giáo, nhưng không có giá trị pháp lý. Do vậy các đôi vợ chồng là người Hồi giáo có trách nhiệm phải làm thêm thủ tục „đăng ký dân sự”, làm trong USC, để cho đôi vợ chồng được pháp luật Ba Lan công nhận là hợp pháp.

Thủ tụcBước đầu tiên trong công việc đăng ký kết hôn là đôi bạn đời sắp cưới phải đến gặp Trưởng phòng USC để ký vào bản cam đoan là họ không hề biết là có tồn tại bất kỳ bối cảnh nào mà không cho phép đăng ký kết hôn. Khi đó đôi bạn đời sắp cưới cũng nộp luôn cả một bộ giấy tờ cần thiết.

● Có khả năng hợp pháp hóa cư trú trong CH Ba Lan

● Có quyền đi làm việc mà không cần phải xin giấy phép lao động, đối với những người mà đã xin được giấy phép cư trú theo thời hạn xác định, trên cơ sở khi có kết hôn với công dân CH Ba Lan;

● Có quyền đăng ký kinh doanh theo như các nguyên tắc y như các công dân Ba Lan, nếu như vợ/chồng mới cưới đã có giấy phép cư trú theo thời hạn xác định;

● Có sự dễ dàng khi mua bất động sản, sau 5 năm cư trú ở CH Ba Lan, dựa trên cơ sở có thẻ định cư;

● Có quyền xin và có thể sẽ được cấp quốc tịch Ba Lan.

Người nước ngòai là vợ/chồng mới cưới với công dân Ba Lan sẽ có quyền xin trợ cấp xã hội chỉ khi mà người đó có giấy phép định cư, giấy phép cư trú lâu dài trong Liên Âu, có sự bảo hộ quốc tế hay là khi xin được quốc tịch Ba Lan.

Người nước ngòai là vợ/chồng mới cưới có sự bảo hộ quốc tế (cương vị tỵ nạn hay là bảo hộ thêm) không có quyền xin trợ cấp hòa nhập.

Chiểu theo pháp luật Ba Lan, cả hai vợ chồng đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau trong gia đình.

Hợp lý hóa cư trú trên cơ sở khi có kết hônSau khi kết hôn với công dân Ba Lan, người nước ngòai có quyền xin giấy phép cư trú theo thời hạn xác định. Giấy phép này thường được cấp cho khỏang thời gian dưới 2 năm (có khả năng gia hạn thêm). Đơn xin thẻ cư trú này cần nộp tại ủy ban Tỉnh, theo đúng thẩm quyền địa lý nơi sinh sống.

Ủy ban không thể từ chối không cấp giấy phép cư trú chỉ vì có lý do là người vơ/chồng đang không có cư trú hợp pháp. Nhưng có thể từ chối không cấp hợp lý hóa cư trú cho

Sau khi cướiThủ tục

Thông tin này được chuẩn bị bởi Quỹ Diễn đàn Nhập cư Ba Lan, theo khuôn khổ của dự án „Trung tâm Thông tin cho Người nước ngòai 2”,

sau khi có thảo luận cùng với những người cùng làm dự án.

Dự án được tài trợ tài chính từ nguồn ngân sách của Quỹ „Dành cho các Công dân các nước thứ ba trên con đường hòa nhập” của Châu Âu và từ

ngân sách Nhà nước.

Những người cùng làm dự án:

Hiệp hội Trợ giúp Pháp lýwww.interwencjaprawna.pl

Tỉnh trưởng tỉnh Mazovia (Vác sa va)www.mazowieckie.pl

Diễn đàn Nhập cư Ba Lanwww.forummigracyjne.org

Quỹ Diễn đàn Nhập cư Ba Lan chịu trách nhiệm về nội dung in trong các xuất bản. Do vậy tất nhiên là những quan điểm đưa ra trong đó không thể là cương vị hay đường lối

chính thức của Liên minh Châu Âu.

Dự án thiết kế và thực hiện: Arianpol Sp. z o.o. | www.arianpol.eu