15
ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 50 NĂM CHIẾN THẮNG KHE SANH, GIẢI PHÓNG HƯỚNG HÓA (09/7/1968-09/7/2018) *** Để phục vụ công tác tuyên truyền kỷ niệm 50 năm ngày chiến thắng Khe Sanh, giải phóng Hướng Hóa (09/7/1968- 09/7/2018), Ban Tuyên giáo Huyện uỷ biên soạn tài liệu tuyên truyền với những nội dung cơ bản nhất về quá trình chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ, quân và dân Hướng Hoá trong 50 năm qua. Ngoài tài liệu này, các địa phương, đơn vị cần lồng ghép tuyên truyền lịch sử, truyền thống của địa phương, đơn vị mình để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả thiết thực. I. CHIẾN THẮNG KHE SANH, GIẢI PHÓNG HƯỚNG HÓA (09/7/1968) 1. Vị trí chiến lược của Khe Sanh - Hướng Hoá, âm mưu của Mỹ - ngụy và chủ trương của Đảng ta 1.1. Vị trí chiến lược của Khe Sanh Hướng Hóa Hướng Hoá là huyện miền núi, vùng cao, biên giới nằm về phía Tây của tỉnh Quảng Trị, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam và Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, phía Đông giáp với huyện Gio Linh, Vĩnh Linh và Đakrông. Toàn huyện có 22 đơn vị hành chính trong đó 20 xã và 02 thị trấn (Khe Sanh và Lao Bảo) (trong đó có 13 xã đặc biệt khó khăn; 11 xã giáp biên với Lào), có cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo nằm trên trục đường Quốc lộ 9 nối liền với các nước trong khu vực: Lào, Thái Lan, Mianma và Khu vực Miền Trung Việt Nam. Có đường biên giới dài 156km tiếp giáp với 3 huyện của nước bạn Lào. Diện tích tự nhiên toàn huyện là:1150,86km 2 , dân số đến đầu năm 2018 là: 91.084 người, có 03 dân tộc sinh sống chủ yếu là: Pa Kô, Vân Kiều, Kinh. Nơi đây có một vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng - an ninh. Là huyện miền núi biên giới có bề dày lịch sử - văn hoá lâu đời được viết nên bởi cộng đồng các dân tộc Vân Kiều, Pa Cô, Kinh trong suốt chiều dài lịch sử, Nhân dân sinh sống nơi đây đã không tiếc máu xương, công sức trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tạo nên truyền thống yêu nước, yêu lao động, yêu giống nòi. 1.2. Âm mưu của Mỹ - ngụy Nhận thấy Khe Sanh có vị trí cực kỳ quan trọng trong chiến lược, Tổng thống Mỹ Giônxơn đã chỉ thị lập “Phòng tình hình đặc biệt”, làm sa bàn Khe Sanh tại nhà Trắng để theo dõi sát sao chiến sự Khe Sanh; yêu cầu tướng Oétmolen Tư lệnh Bộ chỉ huy cố vấn quân sự Mỹ miền Nam Việt Nam phải ký giấy cam đoan không được để mất Khe Sanh bằng mọi giá vì đó là danh dự của nước Mỹ. Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, Hướng Hoá trở thành vùng địa đầu của miền Nam tiếp giáp với miền Bắc xã hội chủ nghĩa và vùng giải phóng Hạ

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 50 NĂM CHIẾN THẮNG …huonghoa.quangtri.gov.vn/uploads/page/de-cuong-tuyen-truyen-50-na… ·

  • Upload
    others

  • View
    16

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 50 NĂM CHIẾN THẮNG …huonghoa.quangtri.gov.vn/uploads/page/de-cuong-tuyen-truyen-50-na… ·

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 50 NĂM CHIẾN THẮNG KHE SANH,

GIẢI PHÓNG HƯỚNG HÓA (09/7/1968-09/7/2018)

***

Để phục vụ công tác tuyên truyền kỷ niệm 50 năm ngày chiến thắng Khe

Sanh, giải phóng Hướng Hóa (09/7/1968- 09/7/2018), Ban Tuyên giáo Huyện uỷ

biên soạn tài liệu tuyên truyền với những nội dung cơ bản nhất về quá trình

chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ, quân và dân Hướng Hoá

trong 50 năm qua. Ngoài tài liệu này, các địa phương, đơn vị cần lồng ghép

tuyên truyền lịch sử, truyền thống của địa phương, đơn vị mình để công tác

tuyên truyền đạt hiệu quả thiết thực.

I. CHIẾN THẮNG KHE SANH, GIẢI PHÓNG HƯỚNG HÓA

(09/7/1968)

1. Vị trí chiến lược của Khe Sanh - Hướng Hoá, âm mưu của Mỹ -

ngụy và chủ trương của Đảng ta

1.1. Vị trí chiến lược của Khe Sanh – Hướng Hóa

Hướng Hoá là huyện miền núi, vùng cao, biên giới nằm về phía Tây của

tỉnh Quảng Trị, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam và Tây giáp nước

Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, phía Đông giáp với huyện Gio Linh, Vĩnh Linh

và Đakrông. Toàn huyện có 22 đơn vị hành chính trong đó 20 xã và 02 thị trấn

(Khe Sanh và Lao Bảo) (trong đó có 13 xã đặc biệt khó khăn; 11 xã giáp biên

với Lào), có cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo nằm trên trục đường Quốc lộ 9 nối liền

với các nước trong khu vực: Lào, Thái Lan, Mianma và Khu vực Miền Trung

Việt Nam. Có đường biên giới dài 156km tiếp giáp với 3 huyện của nước bạn

Lào. Diện tích tự nhiên toàn huyện là:1150,86km2, dân số đến đầu năm 2018 là:

91.084 người, có 03 dân tộc sinh sống chủ yếu là: Pa Kô, Vân Kiều, Kinh.

Nơi đây có một vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế, chính trị, xã hội,

quốc phòng - an ninh. Là huyện miền núi biên giới có bề dày lịch sử - văn hoá

lâu đời được viết nên bởi cộng đồng các dân tộc Vân Kiều, Pa Cô, Kinh trong

suốt chiều dài lịch sử, Nhân dân sinh sống nơi đây đã không tiếc máu xương,

công sức trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tạo nên truyền thống yêu

nước, yêu lao động, yêu giống nòi.

1.2. Âm mưu của Mỹ - ngụy

Nhận thấy Khe Sanh có vị trí cực kỳ quan trọng trong chiến lược, Tổng

thống Mỹ Giônxơn đã chỉ thị lập “Phòng tình hình đặc biệt”, làm sa bàn Khe

Sanh tại nhà Trắng để theo dõi sát sao chiến sự Khe Sanh; yêu cầu tướng

Oétmolen – Tư lệnh Bộ chỉ huy cố vấn quân sự Mỹ miền Nam Việt Nam phải

ký giấy cam đoan không được để mất Khe Sanh bằng mọi giá vì đó là danh dự

của nước Mỹ.

Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, Hướng Hoá trở thành vùng địa đầu

của miền Nam tiếp giáp với miền Bắc xã hội chủ nghĩa và vùng giải phóng Hạ

Page 2: ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 50 NĂM CHIẾN THẮNG …huonghoa.quangtri.gov.vn/uploads/page/de-cuong-tuyen-truyen-50-na… ·

2

Lào. Nhận thấy Hướng Hoá là cửa ngõ hành lang chiến lược của cả nước, Mỹ

nguỵ đã tập trung một lực lượng quân sự khá lớn tăng cường củng cố hệ thống

phòng thủ, lập hàng rào điện tử Mắcnamara, trang bị nhiều vũ khí hiện đại như

máy bay B52, pháo hạng nặng 175mm, chất độc màu da cam, thiết bị nghe nhìn

điện tử... cùng các loại vũ khí giết người kiểu mới. Chúng dồn vào Khe Sanh và

trên tuyến đường 9 một đội quân hùng hậu với trên 45.000 tên. Trong đó có

28.000 tên Mỹ, 3 trung đoàn thuỷ quân lục chiến, 10 tiểu đoàn bộ binh, 9 tiểu

đoàn pháo binh, 3 tiểu đoàn và một đại đội cơ giới nhằm tập trung hoả lực, ngăn

chặn lực lượng cách mạng từ miền Bắc, hòng cắt đứt giữa tiền tuyến với hậu

phương lớn miền Bắc XHCN.

Năm 1966, tại khu vực nam vĩ tuyến 17 đến đường 9 – Khe Sanh, Mỹ đã

cho xây dựng tuyến phòng thủ vô hình, lấy tên là hàng rào điện tử McNamara. Ở

vị trí “mỏ neo” khu vực ngã ba biên giới, Khe Sanh được định vị là một trong ba

mắt thần của hàng rào điện tử McNamara, nơi Mỹ tập trung xây dựng một tập

đoàn cử điểm mạnh gồm Chi khu quân sự Hướng Hóa, cụm cứ điểm Làng Vây

và sân bay Tà Cơn. Với tham vọng ngăn chặn quân ta xâm nhập từ miền Bắc

vào hoặc từ Lào sang, Mỹ coi đây là bàn đạp để cắt đứt tuyến đường mòn Hồ

Chí Minh của ta.

1.3. Chủ trương của Đảng ta

Cụm cứ điểm phòng ngự Khe Sanh là tập đoàn phòng ngự tam giác, bao

gồm căn cứ Làng Vây, Chi khu quân sự Hướng Hoá, cụm cứ điểm Tà Cơn và

Huội San (Lào)... Từ trên cao nhìn xuống, thung lũng Khe Sanh như một cái chảo

khổng lồ ngổn ngang những công sự, những trận địa pháo, những máy bay, những

trạm ra đa, những cần ăng ten.., cùng với đông đảo quân Mỹ - Nguỵ được ném

vào Khe Sanh, trong đó quân Mỹ chiếm 2/3. Nổi bật là cụm cứ điểm Tà Cơn với

chiều dài 2km và chiều rộng 1km, san sát những kho tàng, nhà ở và hệ thống công

trình phòng ngự dày đặc của 5 tiểu đoàn lính Mỹ, một số đơn vị quân nguỵ cùng

nhiều đơn vị pháo binh, công binh, thám báo... Giữa căn cứ là đường bằng sân

bay lát bằng kim loại dài 1 km. Có thể nói Khe Sanh là bộ máy chiến tranh thu

nhỏ của Mỹ ở Miền Nam. Chung quanh toàn là hệ thống công sự kiên cố được

xây dựng trên các điểm cao: 689, 682, 845, 832, 1009 (Động Tri). Ngoài ra, lực

lượng Mỹ còn tổ chức 3 ngọn đồi phía tây căn cứ là: đồi 881 Bắc, đồi 881 Nam

và đồi 861, hướng về đường 9 dẫn ra Đông Hà và cảng Cửa Việt.

Làng Vây là cụm cứ điểm phòng ngự trong hệ thống phòng thủ đường 9 –

Khe Sanh của Mỹ - ngụy, là cửa ngõ phía tây bảo vệ cụm cứ điểm Tà Cơn với

quân số 1.000 tên.

Căn cứ Khe Sanh là cao nguyên thuộc huyện Hướng Hoá, với diện tích

khoảng 10 km2. Nằm án ngữ trên đường Quốc lộ 9, Khe Sanh cách biên giới

Việt - Lào 20 km, cách “ khu phi quân sự nam” 26 km. Bao bọc giữa miền rừng

núi trường sơn hiểm trở, địa thế Khe Sanh được địch đánh giá là “cái mỏ neo”,

âm mưu làm bàn đạp cho các cuộc hành quân trên bộ để cắt tuyến chi viện chiến

lược Trường Sơn - đường mòn Hồ Chí Minh, ngăn chặn quân ta từ miền Bắc

vào, từ Lào sang, và đường tiến quân xuống vùng đồng bằng ven biển hai tỉnh

Page 3: ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 50 NĂM CHIẾN THẮNG …huonghoa.quangtri.gov.vn/uploads/page/de-cuong-tuyen-truyen-50-na… ·

3

Quảng Trị và Thừa - Thiên - Huế, nên được Nhà Trắng hết sức quan tâm, cam

đoan chi viện để giữ bằng được tập đoàn cứ điểm Khe Sanh.

Đặc biệt, cụm cứ điểm Tà Cơn được xây dựng với hệ thống công sự dày

đặc, gồm nhiều cứ điểm, hình thành thế trận phòng ngự kiên cố, liên hoàn do

Trung đoàn lính thuỷ đánh bộ Mỹ số 26 và một Tiểu đoàn pháo binh, một đại

đội xe tăng, 8 đại đội lực lượng bảo an đóng giữ quận lỵ hành chính và cứ điểm

Làng Vây nằm trên trục đường 9.

Dưới nhãn quan chiến lược của Mỹ “Khe sanh là thỏi nam châm hút

các đơn vị Cộng sản” là “Cái bẩy chiến lược được cài mồi bằng miếng phô

mát” để hoả lực mạnh mẽ của không quân và pháo binh Mỹ tiêu diệt đánh

đòn quyết định. Đây là khu vực phòng thủ mạnh nhất của địch nhằm ngăn chặn

sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam qua giới tuyến quân sự tạm thời, là bàn

đạp cho các cuộc hành quân càn quét, đánh phá tìm diệt đối phương, đồng thời là

tấm bình phong che chở cho khu vực phòng thủ phía đông đường 9 của địch.

Từ đầu năm 1966, thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” Mỹ - nguỵ đã

tập trung mọi lực lượng, thiết lập tuyến phòng thủ dọc đường 9 (từ Ca Lu đi Huội

San). Nhằm tạo thành một cái “chốt cứng” ở phía tây - bắc chiến trường Trị -

Thiên, Mỹ huy động cho hệ thống phòng ngự Khe Sanh một lực lượng đông và

tinh nhuệ với gần 10.000 tên, gồm 4 tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ, các lực lượng

pháo binh, thiết giáp với khối lượng binh khí kỹ thuật và hậu cần to lớn. Ngoài ra

lực lượng địch đóng ở đây còn được các lực lượng pháo binh, không quân, kể cả

máy bay ném bom chiến lược B52 từ căn cứ Gu -Am yểm trợ.

Trước sức mạnh tấn công liên tục của quân và dân ta, cuối năm 1967 Mỹ

tăng cường gần 7.000 lính thuỷ đánh bộ lên trấn giữ Khe Sanh, một bối cảnh

diễn ra giống như thực dân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ. Tập đoàn cứ

điểm Khe Sanh được quân giải phóng đặt trong kế hoạch tiêu diệt, đập tan toàn

bộ tuyến phòng ngự của địch trong cục diện chiến trường Trị - Thiên - Huế nói

riêng và trên toàn miền Nam nói chung vào năm 1968.

Chủ trương chúng ta đặt ra là, xây dựng miền núi khu Trị - Thiên trở

thành căn cứ cách mạng của chiến trường miền Nam, trong đó Hướng Hoá là địa

bàn chiến lược quan trọng của mặt trận Trị - Thiên - Huế, đảm nhận nhiệm vụ:

đánh địch, giam chân địch tại chỗ để tạo điều kiện thuận lợi cho chiến trường

miền Nam tiêu diệt địch. Địa bàn Hướng Hoá nằm trong tổng thể chiến lược

cách mạng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng Hướng Hoá sẽ

giữ được nhịp cầu thông suốt trong hành lang chiến lược của cả nước, nối liền

hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam.

Tại chiến trường Quảng Trị, theo đề nghị của Bộ Tổng tham mưu, Bộ

Chính trị quyết định mở Chiến dịch tiến công đường 9 – Khe Sanh xuân hè năm

1968, nhằm thu hút lực lượng chủ lực của địch, chủ yếu là quân Mỹ ra đường 9

để giam chân chúng lại, trực tiếp phối hợp và tạo thuận lợi cho cuộc Tổng tiến

công và nổi dậy của quân và dân ta tại các đô thị lớn, đặc biệt là Sài Gòn, Huế,

đồng thời tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, chủ yếu là quân Mỹ,

phá vỡ một phần tuyến phòng ngự đường 9 của chúng.

Page 4: ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 50 NĂM CHIẾN THẮNG …huonghoa.quangtri.gov.vn/uploads/page/de-cuong-tuyen-truyen-50-na… ·

4

Bộ Tổng tư lệnh điều động cho chiến dịch một lực lượng mạnh, gồm 4 sư

đoàn (304, 320, 324 và 325), Trung đoàn 270 và 2 tiểu đoàn bộ đội địa phương

tỉnh Quảng Trị, 1 tiểu đoàn và 5 đại đội đặc công, 5 trung đoàn pháo binh (45,

84, 164, 204 và 675), 3 trung đoàn pháo phòng không (128, 282, 241), 1 tiểu

đoàn xe tăng (4 đại đội), 1 tiểu đoàn thông tin, 1 tiểu đoàn trinh sát, 1 tiểu đoàn

phòng hóa, 1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội súng phun lửa, 6

tiểu đoàn vận tải và lực lượng vũ trang địa phương các huyện Gio Linh, Cam

Lộ, Hướng Hóa.

Toàn bộ lực lượng trên được chỉ huy thống nhất của Bộ Tự lệnh Chiến

dịch, do Thiếu tướng Trần Quý Hợi – Phó Tổng tham mưu làm tư lệnh, Thiếu

tướng Lê Quang Đạo – Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị làm Chính ủy.

Tháng 6/1966, để tạo hướng tấn công mới ở Trị - Thiên - Huế, Quân uỷ Trung

ương ra quyết định thành lập “Mặt trận B5- đường 9”. Dưới sự lãnh đạo của

Đảng uỷ và Tư lệnh mặt trận, toàn bộ mặt trận chia thành 2 hướng chiến trường,

hướng phía Đông và hướng phía Tây. Hướng phía Tây, quân và dân ta tập trung

lực lượng, tiến công liên tiếp vào tập đoàn cứ điểm Khe Sanh, buộc Mỹ - nguỵ

phải tăng quân lên phòng thủ Khe Sanh, làm đảo lộn thế trận bố trí chiến lược

của địch ở mặt trận Trị - Thiên - Huế.

Chấp hành Nghị quyết của Bộ Chính trị, Bộ đội chủ lực đã xây dựng kế

hoạch tác chiến chiến lược xuân-hè 1968. Trong đó đường 9-Khe Sanh (đặc biệt

là Khe Sanh) được chọn làm chiến trường thu hút, kiềm chế tiêu diệt lực lượng

cơ động của Mỹ, để cho các trọng điểm thực hiện tổng tiến công và nổi dậy.

2. Diễn biến của chiến dịch Khe Sanh

Tuy mới trải qua nạn đói chưa từng có do chất độc hoá học của Mỹ gây

ra, được quán triệt chủ trương của cấp trên về ý nghĩa của chiến dịch xuân-hè

1968, Nhân dân các dân tộc và lực lượng vũ trang Hướng Hoá đã sẵn sàng đăng

ký tham gia trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở các mặt trận. Ngay

những ngày đầu đã có trên 3.000 người trong đó lực lượng dân quân du kích

chiếm một nữa tham gia phục vụ chiến dịch. Ngoài lực lượng đi phục vụ chiến

dịch Khe Sanh còn có một lực lượng 200 người gồm bộ đội địa phương, dân

quân du kích chủ lực mở đường phục vụ ở mặt trận Huế. Khí thế những ngày

đầu của chiến dịch náo nức lạ thường. Núi rừng và con người Hướng Hoá bừng

bừng khí thế, mọi người dân Hướng Hoá ai ai cũng xung phong được ghi tên

mình đầu tiên vào danh sách tham gia phục vụ chiến đấu. Bộ đội địa phương và

du kích ở cả 2 vùng Bắc và Nam Hướng Hoá vừa chuẩn bị đội hình, quân tư

trang, vũ khí, xây dựng phương án phối hợp chiến đấu với bộ đội chủ lực chiến

đấu độc lập; vừa tổ chức huấn luyện để nâng cao khả năng chiến đấu.

Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị Trung ương và mệnh lệnh của

quân uỷ Trung ương “về thực hiện cuộc tổng tấn công và nổi dậy đồng loạt trên

toàn miền Nam xuân hè 1968”, Đảng bộ và Nhân dân Hướng Hoá chung sức,

chung lòng sát cánh cùng với bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương Quảng Trị đã

anh dũng, chiến đấu kiên cường, lập nhiều chiến công xuất sắc mà tiêu biểu nhất

là chiến thắng Khe Sanh - giải phóng Hướng Hoá ngày 9/7/1968.

Page 5: ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 50 NĂM CHIẾN THẮNG …huonghoa.quangtri.gov.vn/uploads/page/de-cuong-tuyen-truyen-50-na… ·

5

Chiến dịch Khe Sanh diễn ra trong 4 đợt

- Đợt 1: từ 20/1 đến 07/02/1968.

Đêm 20/01/1968, quân ta bất ngờ tấn công vào tập đoàn cứ điểm Khe

Sanh và tuyến phòng thủ đường 9. Đêm ngày 06 rạng ngày 07/02/1968, quân ta

tấn công tiêu diệt cứ điểm Làng Vây, hàng ngàn tên biệt kích nguỵ cùng bộ chỉ

huy Mỹ bị tiêu diệt. Tập đoàn phòng ngự Khe sanh như kiềng bị mất hai chân,

cụm cứ điểm Tà Cơn còn lại hoàn toàn bị cô lập, nằm dưới tầm đạn của các lực

lượng vũ trang giải phóng.

- Đợt 2: từ ngày 08/02 đến 31/3/1968.

Để đi đến tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm Tà Cơn, quân ta thực hiện chiến

thuật tấn công vây hãm. Cuộc chiến đấu ở cụm cứ điểm Tà Cơn diễn ra hết sức

ác liệt. Tính trong 50 ngày đêm bị quân và dân ta vây hãm, trên mảnh đất rộng

khoảng 34 km2, địch đã sử dụng trung bình một ngày đêm có 300 lượt máy bay

các loại (kể cả B52), dội xuống 100 ngàn tấn bom và trên 100 ngàn quả đại bác

hạng nặng cỡ 175mm từ các căn cứ khác bắn đến yểm hộ. Nhưng các điểm vây

hãm của quân và dân ta từ 4 hướng đã áp chặt cụm cứ điểm Tà Cơn, buộc quân

địch không có đường tháo lui phải dồn xuống hầm cố thủ.

- Đợt 3: Từ 01/4 đến 07/5/1968.

Quân ta chuyển trọng tâm sang tiêu diệt quân chi viện của địch, đồng thời

tiếp tục vây hãm Tà Cơn. Cuộc hành quân giải toả “Ngựa bay” của địch bị thất

bại nặng nề, vòng vây Khe Sanh ngày càng bị thắt chặt, quân đồn trú của Mỹ bị

hoang mang lo sợ, hoảng hốt kêu cứu.

Trước nguy cơ bị tiêu diệt, nhằm cứu vãn tình thế, ngày 01/4/1968, địch

điều động một Sư đoàn kỵ binh bay - lấy tên “Ngựa bay”, kết hợp cuộc hành

quân “Lam Sơn 270” của một chiến đoàn dù tổng dự bị chiến lược nguỵ và một

tiểu đoàn biệt động quân, gồm tất cả 17 tiểu đoàn (có 13 tiểu đoàn Mỹ) để tiến

hành cuộc hành quân giải toả Khe Sanh.

- Đợt 4: Từ 08/5 đến 09/7/1968.

Trước sức tấn công như vũ bão của các binh chủng, quân chủng hợp

thành, thế trận của quân và dân ta trên chiến trường được hoàn toàn làm chủ. Bị

thiệt hại nặng nề và trước tình thế bị bao vây cô lập, từ ngày 26/6 trong thế tuyệt

vọng, đế quốc Mỹ buộc phải hạ lệnh rút quân khỏi Khe Sanh trong sự thất bại

thảm hại. Tranh thủ thời cơ quân và dân ta bao vây chặn đánh quân địch tháo

chạy. Ngày 9/7/1968, sau khi đánh bại cuộc phản kích lớn của sư đoàn kỵ binh

bay Mỹ và chiến đoàn dù thuộc lực lượng dự bị chiến lược ngụy, đánh quân địch

rút chạy bằng đường bộ và đường không, quân ta chiếm cứ điểm Tà Cơn và

hoàn toàn giải phóng Khe Sanh. Hướng hoá hoàn toàn được giải phóng. Ngày

11/7/1968, Bộ tư lệnh mặt trận Khe Sanh ra thông báo “Sau 170 ngày chiến đấu

liên tục và vô cùng anh dũng, quyết liệt, quân giải phóng mặt trận Khe Sanh đã

chiến thắng oanh liệt, đập tan ý đồ ngông cuồng và ngoan cố của giặc Mỹ tại

chiến trường Bắc Quảng Trị, buộc chúng phải thất thủ ở Khe Sanh”.

Page 6: ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 50 NĂM CHIẾN THẮNG …huonghoa.quangtri.gov.vn/uploads/page/de-cuong-tuyen-truyen-50-na… ·

6

3. Kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm

3.1. Kết quả

Ta loại khỏi vòng chiến đấu 17.000 tên địch; bắn rơi, bắn cháy 400 máy

bay1. Thất bại thảm hại tại mặt trận Khe Sanh như hãng thông tin Anh “Roi tơ”

viết: “Khe Sanh đã được ghi vào lịch sử như là một nơi phải trả giá đắt nhất

bằng máu”. Ta giải phóng toàn bộ đất đai, quận lỵ Hướng Hoá với gần 10.000

dân, phá vỡ tuyến phòng thủ đường số 9 của Mỹ nguỵ.

3.2. Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm

Thắng lợi trên mặt trận đường 9 mà đỉnh cao là chiến thắng Khe Sanh -

Hướng Hoá có ý nghĩa vô cùng to lớn. Cùng với thắng lợi của cuộc tổng tiến

công và nổi dậy Tết Mậu Thân, ta đã làm đảo lộn thế chiến lược của địch, làm

phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ”, làm lung lay ý chí xâm lược của đế

quốc Mỹ, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, chấm dứt ném bom phá hoại

miền Bắc và ngồi vào đàm phán với ta tại Paris. Trong bức điện khen ngày

13/7/1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Cuộc thắng lợi của ta ở Khe Sanh tỏ

rõ mưu lược và sức mạnh vô địch của quân, dân và cán bộ ta, nó góp phần xứng

đáng vào thắng lợi to lớn của toàn miền Nam từ đầu năm đến nay. Cùng với

những thắng lợi của ta ở các chiến trường khác, nó mở đường cho những thắng

lợi to lớn hơn nữa”.

Thất bại ở Khe Sanh khiến điều “cam kết” của Hội đồng tham mưu

trưởng liên quân với Tổng thống Hoa Kỳ trở thành “trò cười”. Đài BBC, ngày

30/6/1968 nói: “Việc rút lui Khe Sanh không phải đơn giản bỏ rơi một điểm yếu,

mà là bỏ rơi một ảo tưởng và một chính sách. Tất cả nỗ lực của Hoa Kỳ dựng

lên đã tan ra tro như những pháo đài xi măng cốt sắt ở Khe Sanh”. Hãng tin Roi

– Tơ, ngày 02/7/1968 cho rằng: “Khe Sanh đã được ghi vào lịch sử cuộc chiến

tranh của Mỹ ở Việt Nam như một nơi phải trả giá đắt nhất bằng máu”.

Thất thủ ở Khe Sanh, Mỹ đã thất bại thảm hại cả về chính trị, quân sự,

chiến lược và chiến thuật. Thất bại này đánh dấu sự bất lực của chúng trong thế

phòng ngự chiến lược, làm tăng thêm mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm quyền

Mỹ và làm phát triển xu hướng chống lại cuộc chiến tranh xâm lược.

Chiến thắng đường 9 - Khe Sanh đã góp phần quan trọng vào thắng lợi to

lớn của quân và dân ta trong Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm

1968, tạo bước ngoặt có ý nghĩa quyết định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,

cứu nước. Chiến thắng Khe Sanh, giải phóng Hướng Hoá chứng tỏ sự đúng đắn,

sáng tạo của Đảng ta trong việc đấu trí, đấu lực với kẻ thù, không chỉ với Bộ Chỉ

huy Quân sự Mỹ mà còn cả với những nhà hoạch định chiến lược “sừng sỏ” ở

Nhà Trắng. Rút khỏi Khe Sanh, tuyến phòng ngự chiến lược của địch bị bỏ ngỏ

suốt từ Lao Bảo đến Cà Lu; đánh dấu sự đổ vỡ của chiến thuật phòng ngự hòng

ngăn chặn sự chi viện của chiến trường miền Bắc với miền Nam, gây ra tâm lý

thất bại chán chường cả về quân sự lẫn chính trị trong giới quân sự Mỹ.

1. Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập II

(1954-1975), Nxb Chính trị quốc gia, tr.407.

Page 7: ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 50 NĂM CHIẾN THẮNG …huonghoa.quangtri.gov.vn/uploads/page/de-cuong-tuyen-truyen-50-na… ·

7

Huyện Hướng Hoá, huyện đầu tiên của miền Nam được giải phóng hoàn

toàn, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân đế quốc xâm lược, chấm

dứt sự chia cắt của kẻ thù hơn 14 năm, mở ra một thời kỳ mới; hậu cứ và địa bàn

hành lang chiến lược Bắc - Nam được mở rộng, tuyến chi viện Bắc - Nam càng

được củng cố vững chắc; liên minh chiến đấu Việt - Lào thêm tăng cường; tạo

điều kiện để quân và dân ta tiến lên giành thắng lợi quyết định trong chiến dịch

đường 9 - Nam Lào năm 1971 và giải phóng đồng bằng Quảng Trị Xuân - Hè

1972, tạo đà, tạo thế cho thắng lợi cách mạng miền Nam, mà đỉnh cao là chiến

dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Chiến dịch đường 9 - Khe Sanh đã để lại cho chúng ta những bài học quý báu.

Đó là bài học chọn đúng khu vực tác chiến, chiến lược nhằm hạn chế thế mạnh

của địch, phát huy sở trường của ta.

Đó là bài học phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng thế

trận chiến tranh nhân dân vững chắc; phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách

mạng, truyền thống yêu nước của nhân dân ta, tạo nên sức mạnh vô song đánh

bại mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù.

Đó là bài học về xây dựng niềm tin lý tưởng cách mạng, ý chí và quyết tâm

sắt đá vượt qua mọi gian khổ hy sinh để đi đến thắng lợi hoàn toàn. Niềm tin đó

phải được xây đắp vững chắc trong lòng Nhân dân, dân tin Đảng, Đảng tin dân,

tình đoàn kết quân - dân như “cá với nước” để Nhân dân hết lòng, hết sức tham

gia phục vụ kháng chiến, chiến đấu và phục vụ chiến đấu giành thắng lợi.

II. HƯỚNG HOÁ 50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN (1968 -

2018)

1. Thời kỳ 1968 đến 1975

Khe Sanh hoàn toàn giải phóng, Đảng bộ và nhân dân Hướng Hoá bước

vào giai đoạn cách mạng mới, giai đoạn hàn gắn vết thương chiến tranh, xây

dựng lại quê hương, tập trung sức người, sức của cho tiền tuyến, vượt lên mọi

khó khăn gian khổ, nhân dân Hướng Hoá đã góp sức mình cho sự toàn thắng của

chiến trường miền Nam nói chung, Trị - Thiên nói riêng. Đáp lời Đảng gọi, quân

và dân Hướng Hoá tiếp tục sát cánh cùng các lực lượng, toàn tỉnh nổi dậy đồng

loạt góp phần vào chiến dịch giải phóng Quảng Trị năm 1972, tiến tới chiến dịch

Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975).

2. Thời kỳ từ 1976 đến 1996

Sau ngày đất nước được độc lập thống nhất, Hướng Hoá cùng cả tỉnh Quảng Trị

và cả nước thực hiện nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt

Nam XHCN, cũng từ đây hai huyện Nam - Bắc Hướng Hoá tiếp nhận hàng

nghìn dân ở huyện Triệu Phong lên xây dựng vùng kinh tế mới đoàn kết, nhất trí

cùng cả nước đi lên xây dựng CNXH bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Bước ra khỏi chiến tranh trong cảnh hoang tàn đổ nát, ruộng vườn đầy hố

bom, đạn pháo, cơ sở vật chất nghèo nàn, cơ sở hạ tầng thấp kém, đời sống của

Nhân dân vô cùng khó khăn, bệnh tật, đói, nghèo thường xuyên hoành hành, tỷ

lệ nhân dân còn mù chữ khá cao. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, của tỉnh sự

quan tâm giúp đỡ của các ngành các cấp trong cả nước, với sự nỗ lực phấn đấu

Page 8: ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 50 NĂM CHIẾN THẮNG …huonghoa.quangtri.gov.vn/uploads/page/de-cuong-tuyen-truyen-50-na… ·

8

phát huy sức mạnh nội lực, huy động, tranh thủ sức mạnh ngoại lực Đảng bộ

nhân dân các dân tộc Hướng Hoá từng bước vượt qua khó khăn, kiến thiết, xây

dựng lại quê hương.

2.1. Về kinh tế

Thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp toàn diện gắn với cuộc vận

động định canh, định cư, tách hộ lập vườn, xây dựng quan hệ sản xuất mới

XHCN, đồng bào các xã từ tập quán du canh, du cư đã từng bước định canh,

định cư, trồng cây gây rừng phát triển chăn nuôi. Diện tích lúa nước qua các

năm tăng nhanh, năm 1976 chỉ có 104 ha, đến năm 1996 có 703 ha.

Nhờ thay đổi tập quán sản xuất, phát, đốt, cốt trỉa với các công cụ thô sơ

đồng bào đã biết dùng sức trâu bò để cày kéo, nhờ đó diện tích, năng suất đều

tăng mạnh. Từ chỗ một huyện nạn đói thường xuyên xảy ra đến năm 1996 tổng

sản lượng lương thực quy ra thóc là 10.000 tấn, bình quân đầu người 186kg/

người/năm.

Phong trào trồng cây công nghiệp, lâm nghiệp được đẩy mạnh cùng với

việc áp dụng khoa học, kỹ thuật vào canh tác nên các loại cây công nghiệp tăng

nhanh cả về diện tích và sản lượng. Đến năm 1996, cây cà phê toàn huyện có

hơn 2000 ha, trong đó 1.003 ha cà phê catimo, năng suất bình quân 19, 2 tạ/ha;

Hồ tiêu: 56,8ha, năng suất bình quân 4, 8 tạ/ha. Cây ăn quả các loại: 522,1 ha và

hàng ngàn ha cây cao su đại điền. Kết hợp trồng rừng tập trung với phân tán

toàn huyện đã trồng được 4.239,2 ha rừng tập trung và 684 cây phân tán.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng phát triển, sau ngày giải phóng toàn

huyện chỉ có vài chục con trâu, bò đến năm 1996 đã có 5.463 con trâu, 15.170

con bò; 3.798 con dê, ngựa và gia cầm các loại có 127.190 con. Diện tích mặt

nước hồ nuôi cá 45ha, sản lượng 35- 40tấn/ năm.

Địa hình của huyện khó khăn, hiểm trở, nhiều xã ở xa xôi, hẻo lánh,

nhưng nhờ sự quan tâm của Trung ương, tỉnh đến năm 1996 điện lưới quốc gia

đã đưa về 7/21 xã, thị trấn và một số thôn bản khác phục vụ sản xuất và sinh

hoạt. Ngoài ra, toàn huyện đã xây dựng được gần 200 máy thuỷ điện nhỏ để

phục vụ sinh hoạt cho nông thôn.

Từ một huyện sản xuất thuần nông, đến năm 1996 toàn huyện có 290 cơ

sở tiểu thủ công nghiệp giá trị sản lượng đạt gần 4 tỷ đồng. Khắc phục tình trạng

giao thông khó khăn, năm 1975 trên địa bàn huyện chưa có phương tiện vận tải

cơ giới, đến năm 1996 đã có 25/31 xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã

và có 20 xe chở khách, 91 xe vận tải. Hàng trăm công trình phục vụ sản xuất,

đời sống trong đó có nhiều trường học, bệnh viện, trạm xá xã, chợ phục vụ giao

lưu mua bán hàng hoá và các công trình thuỷ lợi nhỏ phục vụ sản xuất…

2.2. Văn hoá - xã hội

Giáo dục - đào tạo: Sau ngày giải phóng Hướng Hoá là huyện có tỷ lệ dân

số mù chữ là 98%, hầu hết trẻ em trong độ tuổi đến trường không được đi học.

Đến cuối năm 1996 huyện đã cơ bản phổ cập giáo dục tiểu học - xoá mù chữ. Số

học sinh của các cấp học, ngành học: 15.000 học sinh; huyện đã có 1 trường

Page 9: ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 50 NĂM CHIẾN THẮNG …huonghoa.quangtri.gov.vn/uploads/page/de-cuong-tuyen-truyen-50-na… ·

9

THPT, 32 trường tiểu học, 5 trường PTCS, 1 trường PT Dân tộc nội trú, 8

trường mầm non, 1 trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên.

Từ sau ngày giải phóng cơ sở y tế của huyện nghèo nàn, lạc hậu, không

đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân, đến năm 1996 toàn huyện có 17

cơ sở y tế , 01 trung tâm y tế huyện với 100 giường bệnh, 4 trạm xá khu vực, 12

trạm xá xã; với 166 cán bộ y, bác sĩ (trong đó có 13 bác sĩ).

Hướng Hoá là huyện có số hộ đói nghèo cao so với cả tỉnh, nạn đói

thường xuyên xảy ra vì vậy công tác xoá đói, giảm nghèo được đẩy mạnh nhờ

đó số hộ đói nghèo đã giảm từ 60% xuống còn 39%.

Công tác định canh, định cư được chú trọng, từ chỗ đồng bào các dân tộc

có cuộc sống chủ yếu du canh, du cư, đến năm 1996 trong toàn huyện có 7.782

hộ định canh, định cư ổn định đời sống.

2.3. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể

chính trị

Vai trò lãnh đạo của Đảng ngày càng được nâng cao, năng lực và sức

chiến đấu của các TCCS Đảng được nâng lên, công tác cán bộ, công tác quy

hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ nhất là cán bộ trẻ đã được coi trọng, từng

bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ. Toàn Đảng bộ huyện có 58 chi bộ, đảng bộ cơ sở

với 1.380 đảng viên trong đó có 26 TCCS Đảng trong sạch vững mạnh, tăng

9% so với năm 1995. Công tác phát triển đảng được coi trọng: riêng năm 1996

kết nạp được 89 đảng viên mới trong đó có 20 đảng viên nữ.

Bộ máy chính quyền từ huyện đến cơ sở được đổi mới, tăng cường về số

lượng và chất lượng, coi trọng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ về chính quyền cho

cán bộ cơ sở nhằm phát huy vài trò hoạt động của cơ sở.

Các tổ chức đoàn thể phát huy vai trò của mình trong việc vận động, tập

hợp quần chúng vào sinh hoạt trong các tổ chức ngày càng lớn. Đẩy mạnh công

tác tuyên truyền và thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,

pháp luật của nhà nước. Nhờ vậy, đã phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, tạo

ra nhiều phong trào hoạt động cách mạng có kết quả thiết thực.

3. Thời kỳ từ 1997 đến 2018

Trải qua hơn 20 năm bằng sự nỗ lực và ý chí phấn đấu Đảng bộ và Nhân

dân các dân tộc huyện nhà kinh tế - xã hội của huyện đã có những bước phát

triển vượt bậc, tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm đều đạt cao, cơ cấu kinh tế

có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Nhiều tiềm năng, lợi thế của huyện đã

và đang được khai thác phát huy hiệu quả. Sản xuất nông nghiệp từ phương thức

canh tác lạc hậu đã chuyển sang áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi

giống cây trồng vật nuôi cho năng suất giá trị cao. Huyện đã tiến hành quy

hoạch các vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến và tạo ra một số

sản phẩm mang tính đặc thù, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và

xuất khẩu như cà phê, hồ tiêu, tinh bột sắn… Việc đầu tư phát triển kinh tế trang

trại đã khai thác và sử dụng có hiệu quả về đất đai, giải quyết việc làm cho

người dân, góp phần quan trọng trong việc tăng tỷ lệ hộ giàu trên địa bàn. Công

tác bảo vệ rừng và phát triển rừng luôn được chú trọng, hạn chế được tình trạng

Page 10: ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 50 NĂM CHIẾN THẮNG …huonghoa.quangtri.gov.vn/uploads/page/de-cuong-tuyen-truyen-50-na… ·

10

đốt phát rừng làm nương rẫy trên địa bàn. Nhờ vậy, giá trị sản xuất nông lâm

nghiệp của huyện qua các năm đều tăng.

Tổng giá trị sản xuất năm 2017 toàn huyện đạt: 11.758,79 tỷ đồng (đạt

100,5% Kế hoạch). Trong đó:

- Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản đạt: 1.264,68 tỷ đồng (đạt

109,57% Kế hoạch); chiếm tỷ trọng 10,76%.

- Công nghiệp - Xây dựng đạt: 4.661,6 tỷ đồng (đạt 98,48% Kế hoạch);

chiếm tỷ trọng 39,64%.

- Thương mại - Dịch vụ đạt: 5.832,51 tỷ đồng (đạt 100,36% Kế hoạch);

đạt tỷ trọng 49,6%.

- Thu nhập bình quân đầu người: 32,3 triệu đồng/người/năm.

Các chỉ tiêu về xã hội:

+ Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2017: 28,36%, giảm 2,81% (kế hoạch giảm từ

2,5 - 3,0%/năm).

+ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cuối năm 2017: 1,8% (kế hoạch 1,8%).

+ Tỷ lệ trạm y tế xã, thị trấn có bác sỹ: 100% (kế hoạch 100%).

+ Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi huy động đến trường đạt 99,8% (kế hoạch

99,8%).

+ Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng theo cân nặng giảm còn: 17%

(giảm 0,87% so với năm 2016).

+ Phủ sóng truyền hình duy trì: 100% thôn, bản.

+ Tỷ lệ tham gia Bảo hiểm y tế đạt 91,7% (Kế hoạch 90,33%).

Các chỉ tiêu về môi trường

+ Tỷ lệ che phủ rừng đạt 44,66%, đạt 99,24% so với KH (Kế hoạch 45%).

+ Tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh đạt 73,5% (Kế hoạch 73,5%).

Nhờ chính sách ưu đãi cộng với sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ,

ngành Trung ương, tỉnh Quảng Trị và doanh nghiệp đã tập trung đầu tư xây

dựng Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo phát triển khá đồng bộ, từ

việc triển khai công tác quy hoạch, từng bước tạo dựng hệ thống cơ sở hạ tầng

đến việc hoàn thiện cơ chế chính sách, thu hút được một số lượng lớn doanh

nghiệp, dự án đầu tư và hộ kinh doanh vào tham gia hoạt động; Nhà máy điện

gió Hướng Linh với tổng mức đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng, là dự án điện gió đầu

tiên tại tỉnh Quảng Trị cũng là đầu tiên trong khu vực Bắc Miền Trung đã hòa

vào điện lưới quốc gia, tạo thêm một nguồn điện năng lớn cho quốc gia. Đồng

thời, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Đây là những kết quả rất quan trọng, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu

kinh tế, thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện miền núi Hướng

Hoá, tỉnh Quảng Trị và có tác động lan toả đến các khu vực thuộc các tỉnh, thành

phố khác ở trong và ngoài nước, được tỉnh đánh giá là vùng động lực của tỉnh.

Page 11: ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 50 NĂM CHIẾN THẮNG …huonghoa.quangtri.gov.vn/uploads/page/de-cuong-tuyen-truyen-50-na… ·

11

Đến nay hệ thống quy hoạch, cơ sở hạ tầng đã cơ bản hoàn thành tại các

khu vực tập trung; hoạt động thu hút đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh diễn

ra khá sôi động, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng về kim ngạch, số thu thuế

xuất nhập khẩu, số lượt người và phương tiện qua lại cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo;

dân cư phát triển, đô thị hoá được đẩy nhanh… đã đem lại hiệu quả thiết thực,

góp phần làm thay đổi diện mạo của vùng miền núi Hướng Hoá.

Nhiệm vụ xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc được coi trọng và

đạt kết quả cao. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các đoàn thể nhân

dân các cấp làm tốt công tác vận động Nhân dân làm tốt phong trào đoàn kết các

dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn đạt kết quả tốt.

Hiệu lực, hiệu quả và kinh nghiệm điều hành, chỉ đạo của các cấp chính

quyền từ huyện đến cơ sở được nâng cao.

Đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ và Nhân dân Hướng Hoá

rất coi trọng công tác quốc phòng - an ninh. Tích cực giáo dục toàn Đảng, toàn

quân, toàn dân nêu cao tinh thần giáo dục cách mạng, xây dựng lực lượng vũ

trang, dân quân tự vệ luôn đề cao cảnh giác sẵn sàng đập tan âm mưu thủ đoạn

của địch. Hoạt động đối ngoại giữ vững và tiếp tục phát huy truyền thống đoàn

kết, hữu nghị đặc biệt với các huyện bạn Lào.

Đảng bộ huyện luôn xác định nhiệm vụ xây dựng Đảng là then chốt, do đó

công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân được coi

trọng và tiến hành thường xuyên tạo sự ổn định vững chắc về chính trị. Năm

2017, Ban Thường vụ Huyện ủy tập trung phổ biến, quán triệt, học tập và triển

khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, Trung ương 5, Trung ương 6 khoá XII;

các nghị quyết, kết luận, chương trình hành động của Tỉnh ủy khóa XVI và Chỉ

thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo

đức, phong cách Hồ Chí Minh” cho toàn thể cán bộ, đảng viên. Chỉ đạo cán bộ,

đảng viên viết thu hoạch, liên hệ trách nhiệm cá nhân sau tiếp thu các Nghị quyết,

xây dựng kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí

Minh gắn với trách nhiệm được giao. Chỉ đạo sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị

quyết của Đảng các cấp; đánh giá sơ kết việc tổ chức diễn đàn phát huy vai trò

của Chi bộ trong giáo dục, quản lý cán bộ, đảng viên nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự

suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”,

“tự chuyển hoá” trong nội bộ theo Kế hoạch 47-KH/TU, ngày 22/3/2017 của Ban

Thường vụ Tỉnh uỷ gắn với sơ kết việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị.

Tiếp tục phân công các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ về tham gia sinh hoạt

tại các chi, Đảng bộ cơ sở. Công tác giáo dục lý luận chính trị được các Chi, Đảng

bộ thực hiện qua các buổi sinh hoạt tư tưởng dưới cờ tuần đầu tháng.

Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ được quan tâm để từng bước chuẩn

hoá về trình độ theo yêu cầu.Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ hàng năm,

công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên gắn với công tác quy hoạch. Phong

trào vừa học vừa làm trong cán bộ, công chức được triển khai tích cực, hầu hết

các cơ quan đơn vị từ huyện đến xã, thị trấn đều có cán bộ, công chức tham gia

học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị bằng nhiều

loại hình: Tập trung, Tại chức, từ xa hướng tới đạt chuẩn và vượt chuẩn theo

Page 12: ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 50 NĂM CHIẾN THẮNG …huonghoa.quangtri.gov.vn/uploads/page/de-cuong-tuyen-truyen-50-na… ·

12

quy định của Trung ương và Chính phủ. Đến nay Đảng bộ huyện có 47 tổ chức

cơ sở Đảng với 4002 đồng chí; có 313 Chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở,

không có chi bộ sinh hoạt ghép. Năm 2017, đã kết nạp 329 đảng viên mới,

trong đó đã kết nạp được 07 đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà

nước, đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.

Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng có nề nếp, hệ thống cơ

quan kiểm tra đảng từ huyện đến cơ sở được kiện toàn, góp phần giữ gìn kỷ luật

đảng, xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh.

Chủ động xây dựng chương trình công tác kiểm tra, giám sát toàn khoá,

hàng năm và tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ theo kế hoạch đã đề ra. Triển khai

quán triệt và tổ chức thực hiện các quyết định, quy định, hướng dẫn của cấp trên

về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng. Lãnh đạo, chỉ đạo

xây dựng và ban hành Quy chế phối hợp giữa UBKT Huyện uỷ với các cơ quan

liên quan trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong

đảng. Kịp thời chỉ đạo xử lý những trường hợp đảng viên vi phạm; rà soát, thẩm

tra xác minh các đơn tố cáo mạo danh, nặc danh; thẩm tra, xác minh, kết luận

các đơn thư tố cáo cán bộ, đảng viên là đối tượng thuộc diện Ban Thường vụ

Huyện uỷ quản lý, phục vụ tốt cho công tác bổ nhiệm, điều động cán bộ.

Công tác dân vận: thường xuyên bám sát cơ sở, kịp thời tháo gỡ vướng

mắc tại cơ sở, nhất là vấn đề về tranh chấp đất đai và tôn giáo, tiếp tục củng cố

khối đại đoàn kết toàn dân; nâng cao ý thức cảnh giác trước những âm mưu thủ

đoạn của các thế lực thù địch, không để xảy ra điểm nóng trên địa bàn. Đẩy

mạnh, nâng cao nhận thức trong cấp uỷ, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, cán

bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện có hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy

chế dân chủ ở cơ sở. Công tác tôn giáo thường xuyên được quan tâm chỉ đạo,

phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành và chính quyền địa phương giải

quyết các vương mắc liên quan đến tôn giáo ngay tại cơ sở.

Công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng: Xây dựng và ban hành

Quy định chức năng, nhiệm vụ, chế độ làm việc của Tổ giúp việc Ban Thường

vụ Huyện uỷ về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng. Tổ chức giao

ban với các cơ quan nội chính, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc giải

quyết các vụ việc còn tồn đọng và mới phát sinh.

Trải qua 11 kỳ đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VI (1977- 1980); lần VII

(1980-1982), lần thứ VIII (1982-1986), lần thứ IX ( 1986 -1989) lần thứ X

(1989 -1991), lần thứ XI ( 1991- 1996), lần thứ XII ( 1996 - 2000) lần thứ XIII

(2000- 2005) lần thứ XIV (2005- 2010), lần thứ XV (2010- 2015) và lần thứ

XVI (2015- 2020) với những kết quả đã đạt được Đảng bộ và nhân dân các dân

tộc Hướng Hoá đã được nhà nước tặng thưởng danh hiệu “Anh hùng lao động

thời kỳ đổi mới” trong dịp kỷ niệm 40 năm ngày chiến thắng Khe Sanh- giải

phóng Hướng Hoá (09/7/1968- 09/7/2008).

Đảng bộ huyện Hướng Hoá ngày càng được rèn luyện, trưởng thành và

vững bước trên con đường hội nhập quốc tế.

Page 13: ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 50 NĂM CHIẾN THẮNG …huonghoa.quangtri.gov.vn/uploads/page/de-cuong-tuyen-truyen-50-na… ·

13

Dưới ánh sáng nghị quyết các Đại hội Đảng, các nghị quyết của Tỉnh uỷ,

Huyện uỷ. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hướng Hoá đã không ngừng phấn

đấu xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Nền kinh tế tăng trưởng khá qua

từng năm, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt mức kế hoạch, đời sống

của nhân dân ngày càng chuyển biến tích cực bộ mặt nông thôn mới miền núi

được khởi sắc. Quốc phòng - an ninh được tăng cường và ổn định công tác xây

dựng Đảng ngày càng phát huy, hệ thống chính quyền ngày càng được củng cố

và kiện toàn, mặt trận, đoàn thể ngày càng phát huy vai trò của mình.

Bên cạnh đó Hướng Hoá vẫn còn nhiều khó khăn nền kinh tế có bước

tăng trưởng nhưng còn thiếu bền vững, một số mặt hàng nông sản chủ lực của

huyện còn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài nên giá cả không ổn định.

Trung tâm thương mại Lao Bảo hoạt động thiếu hiệu quả do năng lực cạnh

tranh thấp; thị trường bán buôn giảm do nhiều chính sách ưu đãi thuế bị cắt giảm.

Trình độ dân trí có sự chênh lệch giữa các vùng, cơ sở vật chất kỹ thuật

chưa đáp ứng với tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế. Tình hình đó đòi hỏi

Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hướng Hoá phát huy hơn nữa truyền thống

đoàn kết, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, năng động, sáng tạo tiếp cận ứng dụng

khoa học - công nghệ vào sản xuất, quản lý để tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội,

hội nhập kinh tế quốc tế.

Để tạo thế và lực nhằm thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của

huyện nhà trong những năm tới Đảng bộ và Nhân dân huyện Hướng Hóa xác

định mục tiêu, nhiêm vụ trọng tâm là:

Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực

lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân; huy động mọi nguồn

lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế của huyện nhằm đẩy nhanh tốc độ

tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch theo cơ cấu thương mại - dịch vụ, công nghiệp -

xây dựng, nông - lâm nghiệp. Thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc

gia xây dựng nông thôn mới. Phát triển kinh tế gắn với văn hoá - xã hội, bảo vệ và

cải thiện môi trường. Đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm,

kiềm chế và đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội. Đảm bảo an sinh xã hội, quốc

phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị.

Phấn đấu tổng giá trị sản xuất đến năm 2020 đạt 7.000 - 8.000 tỷ đồng;

tăng thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 35 - 38 triệu đồng; tỷ lệ huy

động học sinh trong độ tuổi đến trường hàng năm đạt 99,8%; 100% Trạm Y tế

đạt chuẩn quốc gia; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi theo cân nặng

dưới 15%, theo chiều cao dưới 20%; phủ sóng phát thanh - truyền hình đến

100% thôn, bản; 100% số làng, đơn vị được công nhận làng văn hoá, đơn vị văn

hoá lần đầu; 70% số xã phát động xây dựng đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới;

80% gia đình văn hoá; có 09/20 xã đạt 19 tiêu chí, 07/20 xã đạt từ 15 - 18 tiêu

chí, 04/20 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí xây dựng nông thôn mới; giảm tỷ lệ hộ

nghèo bình quân hàng năm từ 2,5 - 3,0%; 90% hộ dùng nước hợp vệ sinh; tỷ lệ

rác thải được thu gom ở khu vực đô thị 90 - 95%; tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 47 -

Page 14: ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 50 NĂM CHIẾN THẮNG …huonghoa.quangtri.gov.vn/uploads/page/de-cuong-tuyen-truyen-50-na… ·

14

48%; 100% thôn, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị đều có tổ chức đảng, đến năm

2020 đạt 3,5% dân số; 50% tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch vững mạnh; 3,5 -

4,5% cán bộ, công chức cấp huyện có trình độ trên đại học, 75 - 80%, cán bộ,

công chức xã, thị trấn có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên môn trở lên; 60 - 70%

có trình độ trung cấp chính trị trở lên.

Nhiệm vụ và giải pháp

Đẩy nhanh tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm phát

triển bền vững, khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý, phát triển kinh tế đi đôi

với bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và môi trường.

Phát triển ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản toàn diện, bền vững, khai

thác hiệu quả lợi thế của địa phương, giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp, nông dân

và xây dựng nông thôn mới.

Tiếp tục thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công

nghiệp, xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, tạo ra sản phẩm có giá trị,

góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng

trưởng kinh tế, đưa giá trị sản xuất ngày càng cao.

Tập trung huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển, đặc biệt là phát triển

hạ tầng kinh tế - xã hội một cách đồng bộ.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả ngành thương mại - dịch vụ, giá trị sản xuất

bình quân hàng năm đạt 3.890 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt

9 - 10%, chiếm tỷ trọng 54 - 55% trong cơ cấu kinh tế.

Tăng cường công tác quản lý tài chính, giá cả thị trường, nâng cao dịch vụ

ngân hàng.

Thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý đất đai, bảo vệ môi trường.

Phát triển văn hoá - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân và

bảo đảm an sinh xã hội.

Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Nâng cao công tác chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, thực hiện tốt chính

sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.

Chăm lo phát triển sự nghiệp văn hoá, thông tin và xây dựng con người mới.

Nâng cao chất lượng phát thanh và truyền hình.

Phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao toàn dân.

Nâng cao chất lượng nguồn lực và chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc

làm, góp phần xoá đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội.

Thực hiện tốt công tác dân tộc và tôn giáo.

Tiếp tục áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, kinh doanh và đời

sống văn hoá tinh thần của nhân dân.

Tăng cường nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, thực hiện tốt công tác nội

chính; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh công tác

đối ngoại, đảm bảo an ninh biên giới.

Page 15: ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 50 NĂM CHIẾN THẮNG …huonghoa.quangtri.gov.vn/uploads/page/de-cuong-tuyen-truyen-50-na… ·

15

Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác chính trị tư tưởng.

Tập trung nâng cao chất lượng công tác tổ chức và cán bộ.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng.

Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác dân vận.

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác nội chính

và phòng, chống tham nhũng.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền, đẩy mạnh cải

cách hành chính.

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận và các

đoàn thể; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết

toàn dân tộc.

Kỷ niệm 50 năm chiến thắng khe Sanh - giải phóng Hướng Hoá hôm nay

trên con đường hội nhập, mở cửa phát triển kinh tế chúng ta càng tự hào về

mảnh đất và con người đã làm nên những chiến công phi thường của thời đại Hồ

Chí Minh. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hướng Hoá ghi lòng, tạc dạ nhớ

đến công lao to lớn của Đảng, Bác Hồ kính yêu và các anh hùng liệt sỹ- những

người con ưu tú ở khắp mọi miền của Tổ quốc đã vĩnh viễn nằm lại nơi đây để

mảnh đất Hướng Hoá mãi mãi xanh tươi. Với niềm tự hào về truyền thống hào

hùng, bất khuất, oanh liệt của quê hương, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc

Hướng Hoá quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu mà Đại hội Đảng

các cấp đã đề ra, phấn đấu phát triển kinh tế xã hội như lời đồng chí Cố Tổng bí

thư Lê Duẩn đã căn dặn: xây dựng Hướng Hoá trở thành huyện miền núi kiểu

mẫu xứng đáng với niềm tin yêu của của đồng bào cả nước.

Khẩu hiệu tuyên truyền

- Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày chiến thắng Khe Sanh,

giải phóng Hướng Hoá (09/7/1968 - 09/7/2018)!

- Phát huy truyền thống Hướng Hoá anh hùng, quyết tâm xây dựng quê

hương giàu đẹp!

- Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tích cực thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW

của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong

cách Hồ Chí Minh!

- Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại!

- Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm!

- Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm!

- Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!

BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN ỦY