10
171 cuc có nhiu người quen hay hc trò cũ ca tôi, điu này làm tôi tht bùi ngù. Nhng thng cnh khác ca Trà Vinh là nhng chùa Miên như chùa ông Mt, chùa Phướng, chùa Hang... tượng trưng nét kiến trúc Khmer. Trong nhng năm dy hc ti Trà Vinh, tôi tng cùng các đồng nghip tchc đi chơi chùa Hang (còn gi là chùa Dơi). Nơi đây ngoài cnh thanh tnh, thoát tc như các ngôi chùa Miên khác, đim đặc bit đây là nơi cư trú ca hàng ngàn con dơi tkhp nơi đến làm t. Mùi hôi ca dơi nng nc trong không khí và cnh phân dơi dy đặc trong sân chùa làm cho cnh trí ca chùa Hang càng thêm vthâm u, huyn bí. Nhng ông lc mc áo vàng thp thoáng đây đó làm cho khách viếng thăm tưởng mình lc vào mt thế gii khác. Trà Vinh vùng knim Hơn 40 năm đã trôi qua ktngày đầu tiên đặt chân lên tnh Trà Vinh làm nghdy hc, nhng knim xưa vn còn in mn mt trong ký c .Nhli lúc trình svlnh cho ông hiu trưởng trường công lp Vĩnh Bình để nhn nhim s, dù đã cn thn tht thêm cà vt vào ccho ra vtrnh trng nhưng tôi không khi rt rè như mt cu hc trò nhtrước mt ông thy vì ngày đó tôi còn quá trchmi 21 tui thôi . Tôi còn nghe krng có mt giáo sư trđến trình din hiu trưởng nhưng không mang cà vt nên khi thp thò trước ca văn phòng hiu trưởng bông này tưởng là hc sinh quát bo đi chkhác chơi . Trường Trung Hc Công Lp Vĩnh Bình Trong nhng bui lên lp đầu tiên tôi bngnhư cô dâu mi vnhà chng. Nhưng sau đó vì tui trháo thng, thay vì chdn cho hc sinh cách thc gii bài, tôi li đem nhng bài toán hóc búa ra đố hc sinh để chng tkhnăng toán hc ca mình. Hc sinh lp Đệ NhB2 chng hiu gì cnên làm đơn yêu cu Hiu trưởng thay đổi giáo sư khác.Ông hiu trưởng khéo léo giàn xếp bng cách trn an các hc sinh đang lo lng cho kthi Tú tài I cui năm hc và góp ý kiến ca mt thy giáo kinh nghim đi trước cho mt thy giáo trmi ra trường nên thy trò chúng tôi thông cm nhau và tđó tôi trli làm đúng thiên chc mô phm ca mình. Cui niên khoá 1965- 1966 tsthi đậu Tú Tài I ca lp Đệ NhB2 khá cao khiến tôi ly li ttin trong nghnghip. Lp Đệ Nht Trung Hc Công Lp Vĩnh Bình 1965 tnh nh, đồng nghip, thy trò khn khít bên nhau . Nhng ngày cui tun, giáo sư hướng dn bthì gira tchc các bui sinh hot hc tp để chdn thêm cho hc sinh. Thnh thong thy trò cùng nhau kéo ra Ao Bà Om cm tri hay đạp xe đi du ngon mt vùng ngoi ô nào đó ca thxã.Là nhng thy tr, chúng tôi yêu nghvà thương hc trò như em rut. Có nhng em gp hoàn cnh khó khăn, nếu không có sgiúp đỡ có thbhc. Như em T. trường công lp, ngoài gihc phi làm vic quét dn cho nhà bo sanh Bu Hòa để có tin ăn . Chúng tôi góp tin giúp em nghlàm để đầu tư toàn thi gian vào vic hc. Kết qurt khích l, cui năm hc em T. đậu Tú Tài I, sau này trthành mt phi công trong QLVNCH . Chúng tôi cũng đã giúp đỡ tài chánh cho em H., trường công lp, mt hc sinh xut sc nht trong lch sca trường công lp (lp nào em cũng đứng đầu tt ccác môn hc). Hin nay tôi được biết em H. là giáo sư ti đại hc Hawai . Riêng tôi là giáo sư hướng dn ca mt lp đệ nhbên trường bán công Trn Trung Tiên cũng giúp đặt may cho em T, trưởng lp, mt bcomplet khi em này được hc bng du hc.Tuy vic làm ca các thy giáo trchúng tôi rt khiêm nhường, nhưng khi biết được kết quvic làm rt khquan, chúng tôi không khi hãnh din là mình đã góp mt phn nào cho svinh quang ca tnh Trà Vinh. Bn năm sng và dy hc Trà Vinh đối vi mt đời người thì tht là ngn ngi nhưng nhng knim min quê ngoi ca tôi không bao giphai mtrong tâm khm. Knim vi đồng nghip. Knim vi hc trò. Ba thy giáo độc thân: D., H. và tôi cùng trmt căn phòng nhà chBa Hunh, giáo sư Pháp Văn ca trường công lp. Đến khi H. lp gia đình vi

ỷ niệm - aihuutravinh.comnhau kéo ra Ao Bà Om cắm trại hay đạp xe đi du ngoạn một vùng ngoại ô nào đó của thị xã.Là những thầy trẻ, chúng tôi

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ỷ niệm - aihuutravinh.comnhau kéo ra Ao Bà Om cắm trại hay đạp xe đi du ngoạn một vùng ngoại ô nào đó của thị xã.Là những thầy trẻ, chúng tôi

171

cuộc có nhiều người quen hay học trò cũ của tôi, điều này làm tôi thật bùi ngùị.

Những thắng cảnh khác của Trà Vinh là những chùa Miên như chùa ông Mẹt, chùa Phướng, chùa Hang... tượng trưng nét kiến trúc Khmer. Trong những năm dạy học tại Trà Vinh, tôi từng cùng các đồng nghiệp tổ chức đi chơi ở chùa Hang (còn gọi là chùa Dơi). Nơi đây ngoài cảnh thanh tịnh, thoát tục như các ngôi chùa Miên khác, điểm đặc biệt ở đây là nơi cư trú của hàng ngàn con dơi từ khắp nơi đến làm tổ . Mùi hôi của dơi nồng nặc trong không khí và cảnh phân dơi dầy đặc trong sân chùa làm cho cảnh trí của chùa Hang càng thêm vẻ thâm u, huyền bí. Những ông lục mặc áo vàng thấp thoáng đây đó làm cho khách viếng thăm tưởng mình lạc vào một thế giới khác. Trà Vinh vùng kỷ niệm

Hơn 40 năm đã trôi qua kể từ ngày đầu tiên đặt chân lên tỉnh Trà Vinh làm nghề dạy học, những kỷ niệm xưa vẫn còn in mồn một trong ký ức .Nhớ lại lúc trình sự vụ lệnh cho ông hiệu trưởng trường công lập Vĩnh Bình để nhận nhiệm sở, dù đã cẩn thận thắt thêm cà vạt vào cổ cho ra vẻ trịnh trọng nhưng tôi không khỏi rụt rè như một cậu học trò nhỏ trước mặt ông thầy vì ngày đó tôi còn quá trẻ chỉ mới 21 tuổi thôi . Tôi còn nghe kể rằng có một giáo sư trẻ đến trình diện hiệu trưởng nhưng không mang cà vạt nên khi thập thò ở trước cửa văn phòng hiệu trưởng bị ông này tưởng là học sinh quát bảo đi chỗ khác chơi .

Trường Trung Học Công Lập Vĩnh Bình

Trong những buổi lên lớp đầu tiên tôi bỡ ngỡ

như cô dâu mới về nhà chồng. Nhưng sau đó vì tuổi trẻ háo thắng, thay vì chỉ dẫn cho học sinh cách thức giải bài, tôi lại đem những bài toán hóc búa ra đố học sinh để chứng tỏ khả năng toán học của mình. Học sinh lớp Đệ Nhị B2 chẳng hiểu gì cả nên làm đơn yêu cầu Hiệu trưởng thay đổi giáo sư khác.Ông hiệu

trưởng khéo léo giàn xếp bằng cách trấn an các học sinh đang lo lắng cho kỳ thi Tú tài I cuối năm học và góp ý kiến của một thầy giáo kinh nghiệm đi trước cho một thầy giáo trẻ mới ra trường nên thầy trò chúng tôi thông cảm nhau và từ đó tôi trở lại làm đúng thiên chức mô phạm của mình. Cuối niên khoá 1965-1966 tỷ số thi đậu Tú Tài I của lớp Đệ Nhị B2 khá cao khiến tôi lấy lại tự tin trong nghề nghiệp.

Lớp Đệ Nhất Trung Học Công Lập Vĩnh Bình 1965

Ở tỉnh nhỏ, đồng nghiệp, thầy trò khắn khít

bên nhau . Những ngày cuối tuần, giáo sư hướng dẫn bỏ thì giờ ra tổ chức các buổi sinh hoạt học tập để chỉ dẫn thêm cho học sinh. Thỉnh thoảng thầy trò cùng nhau kéo ra Ao Bà Om cắm trại hay đạp xe đi du ngoạn một vùng ngoại ô nào đó của thị xã.Là những thầy trẻ, chúng tôi yêu nghề và thương học trò như em ruột. Có những em gặp hoàn cảnh khó khăn, nếu không có sự giúp đỡ có thể bỏ học. Như em T. trường công lập, ngoài giờ học phải làm việc quét dọn cho nhà bảo sanh Bửu Hòa để có tiền ăn ở. Chúng tôi góp tiền giúp em nghỉ làm để đầu tư toàn thời gian vào việc học. Kết quả rất khích lệ, cuối năm học em T. đậu Tú Tài I, sau này trở thành một phi công trong QLVNCH . Chúng tôi cũng đã giúp đỡ tài chánh cho em H., trường công lập, một học sinh xuất sắc nhất trong lịch sử của trường công lập (ở lớp nào em cũng đứng đầu tất cả các môn học). Hiện nay tôi được biết em H. là giáo sư tại đại học Hawai . Riêng tôi là giáo sư hướng dẫn của một lớp đệ nhị bên trường bán công Trần Trung Tiên cũng giúp đặt may cho em T, trưởng lớp, một bộ complet khi em này được học bổng du học.Tuy việc làm của các thầy giáo trẻ chúng tôi rất khiêm nhường, nhưng khi biết được kết quả việc làm rất khả quan, chúng tôi không khỏi hãnh diện là mình đã góp một phần nào cho sự vinh quang của tỉnh Trà Vinh.

Bốn năm sống và dạy học ở Trà Vinh đối với một đời người thì thật là ngắn ngủi nhưng những kỷ niệm ở miền quê ngoại của tôi không bao giờ phai mờ trong tâm khảm. Kỷ niệm với đồng nghiệp. Kỷ niệm với học trò. Ba thầy giáo độc thân: D., H. và tôi cùng trọ một căn phòng ở nhà chị Ba Huỳnh, giáo sư Pháp Văn của trường công lập. Đến khi H. lập gia đình với

Page 2: ỷ niệm - aihuutravinh.comnhau kéo ra Ao Bà Om cắm trại hay đạp xe đi du ngoạn một vùng ngoại ô nào đó của thị xã.Là những thầy trẻ, chúng tôi

172

một nữ đồng nghiệp dạy ở Vĩnh Long và cuối tuần thì bà xã của H. đáp xe đò từ Vĩnh Long xuống Trà Vinh để "muôn dặm tìm chồng" thì D. và tôi suốt ngày chủ nhật đèo nhau trên chiếc Honda của tôi chạy long nhong khắp thị xã "câu giờ" để vợ chồng H. tự do "tâm sự", đến tối mịt chúng tôi mới rón rén về ngủ.

Cảm động nhất là vào cuối năm 1967, lúc tôi, thầy Hoàng Oxygène, một số thầy khác của trường công lập và thầy Văn Tường của trường bán công nhận được lệnh nhập ngũ thì liên tiếp trong nhiều tuần lễ, học sinh các lớp thay phiên tổ chức các đêm lửa trại để tiễn chúng tôi lên đường. Thầy trò quyến luyến chia tay nhau không cầm được nước mắt vì biết rằng "cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi". Trà Vinh hẹn một ngày về

Khi đến Trà Vinh, miền quê ngoại (mẹ tôi sinh quán ở xã Phước Hưng, quận Trà Cú), năm 1965 với tuổi đời đôi mươi lẻ đến nay đã quá lục tuần, tôi vẫn mơ ngày nào đó sẽ trở lại chốn xưa để thấy lại những con đường số 1, số 2, số 3, Cây Dầu, Hàng Mẹ.., để thăm lại ấp Tri Tân A, nơi có vườn hoa rực rở, thơm ngát của bà Cai Yến, để đi ngang ấp Thanh Lệ sống lại giây phút hồi họp đạp xe rước em từ nhà chị Ba Michelle (xin tha thứ cho những thầy giáo trẻ độc thân thời đó nhé!), để xuống Đầu Bờ hứng gió hay để ra Sân Bay xem đua xe Hondạ.

Con đường từ Sài Gòn xuống Trà Vinh chỉ khoảng 200 km, nhưng trong thời chiến tranh, mỗi chuyến đi phải mất hết một ngày, vượt qua bao nhiêu đoạn đường bị đấp mô hay ngập nước. Tôi may mắn trong 4 năm dài lên xuống lộ trình này tôi chưa bị ngủ qua đêm dọc đường như một số đồng nghiệp của tôi . Nhưng nơi xa xôi, tỉnh mịch ấy vẫn là chốn quyến rủ vì sự ấm áp tình người: của đồng nghiệp, của học trò, của người dân sở tại . Nơi đó truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn còn được gìn giữ nên chúng tôi được mọi người trọng vọng. Nhà ai có đám giỗ cũng không quên mời ông thầy của con mình vì họ quan niệm "không thầy đố mầy làm nên".

Trà Vinh là một xứ cô liêu, u tịch ở một ngỏ cùng của đất nước, nhưng vẫn là nơi mà tôi hứa sẽ trở về trong một thời cơ thuận tiện.

“Trà Vinh thủ thỉ tiếng yêu đương, "Xin ở bên em khắp nẻo đưòng "Phút giây êm ấm trôi qua chóng "Dù cách xa rồi vẫn nhớ thương"

(Trích bài thơ "Tám nẻo Trà Vinh", cùng tác giả)

Sept-Îles, Québec, Canada mùa thu 2006 Huỳnh Công Ân

Taïm Vui Ñaát Khaùch

Hè ở đây, Xuân của Tết ta Tạm vui đất khách nhớ quê nhà Giao thừa không pháo không lân múa Không có chuông chùa ngân vọng xa ... Thuở ấy lâu rồi tuổi ấu thơ Dòng sông xuôi ngược tiếng hò lơ Ghe xuồng cập bến người chen chúc Chợ nhóm đông vui khách nhởn nhơ Nối bước theo dòng dạo khắp chơi Đó đây lảnh lót tiếng chào mời Chợ hoa Vạn Thọ, Mai, Lan, Cúc Hàng trái cây đầy dưới nắng phơi Buổi học tan về nối bước nhau Trên đường rợp mát bóng cây cao Kéo ra phố chợ rong hàng quán Xúm xít cùng ăn “bún nước lèo” Hương vị quê hương thật ngọt ngào Mùi thơm bốc khói “bún và rau” Trải bao năm tháng tôi còn nhớ Mỗi độ Xuân về vẫn ước ao ... Xa rồi thuở ấy tuổi thơ ngây Nay bốn phương trời khắp đó đây Các bạn nơi nào còn có nhớ Những buổi chiều Xuân kỷ niệm nầy ! ...

Chiêu Anh - Tháng 12,2006

Page 3: ỷ niệm - aihuutravinh.comnhau kéo ra Ao Bà Om cắm trại hay đạp xe đi du ngoạn một vùng ngoại ô nào đó của thị xã.Là những thầy trẻ, chúng tôi

173

25 năm sau, nhân ngày lễ tạ ơn

Từ một Réveillon năm cũ ________________________________________________Nghiêm Đức Thảo

Tôi nhận cú điện thoại thật bất ngờ. Và khi

nhận ra người bên kia đường dây là Thu thì một qúa khứ ùa về cũng bất ngờ không kém. Tôi nghe lại tiếng cười giọng nói của bạn hôm nay mà tưởng như tất cả còn vang rộn ở một góc trời xứ Huế năm xưa. Chúng tôi học chung một trường, gặp nhau mỗi ngày trên tuyến xe đò Tây Lộc-Đông Ba, cùng sánh vai nhau đi bộ qua cầu Trường Tiền để vào khuôn viên Trường Đại học Văn Khoa. Nhưng hơn hết, Thu với tôi có chung với nhau một kỷ niệm thật khó quên, đó là bữa tiệc Réveillon, đêm Noel năm 1964, tổ chức tại nhà Thu ở Tây Lộc, Thành Nội Huế.

Bạn bè chúng tôi ở Huế khá đông, nhưng nhóm thân nhất, dễ tụ tập lại thì chỉ có năm bảy trự rất hợp ý tâm đầu như Thắng, Song, Sung, Huề, Huy, Thu, Thọ và tôi. Cũng phải kể thêm Kim Cúc và Bích Liên là hai cô em gái của Thu vào nữa.

Tôi nhớ năm đó, mới vào tháng 12 dương lịch mà trời xứ Huế đã lạnh lắm. Càng gần ngày lễ Giáng sinh, cơn lạnh trong veo lại như thủy tinh, chích buốt da thịt và làm ngập ngờ tiếng nói, bỡi mỗi lần muốn mở miệng thì hai môi đã run cầm cập! Thế nhưng trời càng lạnh thì bạn bè càng muốn tụ tập lại với nhau, nhất là vào dịp lễ Giáng Sinh có lễ nửa đêm, có tiệc Réveillon. Hôm đó Thu là người đứng ra mời bạn bè, nhưng nhân vật lo phần tổ chức, ẩm thực, liên hoan chính là Bích Liên. Tôi thấy nàng rất đỗi linh hoạt mỗi khi có công việc thích hợp để làm. Bích Liên đã từng đóng vai Trưng Trắc của trường Trung học Đồng Khánh, cho nên tôi không thể có lời phụ đề về sắc đẹp của nàng ở đây. Chỉ thấy Bích Liên có dáng người thanh tú, nghiêm trang và ít nói nên mỗi lần nghe nàng lên tiếng là y như có vấn đề khá quan trọng đi kèm. Thành ra nói chuyện với Bích Liên phải cẩn thận, nếu người nào hơi yếu bóng vía thì rất dễ bị lạc đề.

Tan lễ Giáng Sinh nửa đêm thì đã gần 2 giờ sáng. “Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời”, bài thánh ca từ trong nhà thờ Tây Lộc còn âm vang theo từng bước chân người giáo dân trên đường trở về nhà. Trời giá lạnh, nhưng những vì sao trên trời tỏa sáng lung linh thật đẹp. Thu đứng ngay cổng nhà thờ để chờ

gom bạn cùng về nhà một lượt, còn Kim Cúc và Bích Liên thì một thoáng đã biến mất. Vừa bước vào nhà, chúng tôi đã ngửi thấy mùi thơm của thức ăn và hơi ấm của nồi than hồng lan tỏa khắp nơi. Bà Cụ, mẹ của Thu đã chu đáo lo cho bữa tiệc Réveillon thật ấm cúng.

Đêm Noel. Trời lạnh. Tiệc Réveillon có rượu vang hâm nóng. Thưởng thức thịt bồ câu chiên giòn với món dưa hành, củ kiệu cắt tỉa thật khéo. Xôi gấc, chả rán ăn kèm với bánh phồng tôm. Chẳng mấy chốc những món thực phẩm khá ngon miệng đã vơi dần theo từng câu chuyện nổ giòn như bắp rang. Đang trên đà say với lửa ấm, với rượu thơm, với những nụ cười rất xinh của hai người đẹp, thì rất bất ngờ, Bích Liên đề nghị nghỉ demi temps để cùng chở nhau đi xem đèn nến đêm Noel đang rực rỡ khắp nơi trong thành phố Huế. Theo Bích Liên, đêm nay lạnh nhưng trời đêm

xứ Huế lại rất tuyệt vời.Nếu bỏ mất cơ hội cùng đi thưởng ngoạn cảnh đêm Giáng sinh hôm nay thì thật qúa uổng.

Có lẽ chỉ lúc tuổi trẻ còn nguyên nồng độ tươi mát, chúng tôi mới lẹ làng tán thành sáng kiến rất hào hứng của Bích Liên. Thế là từng hai người lên một chiếc xe, chúng tôi khởi hành từ con đường Cường Để, Tây Lộc thẳng ra cửa Thượng Tứ. Đoàn xe theo nhau dọc đường Trần Hưng Đạo, qua chợ Đông Ba, rẻ trái vào đường Phan Bội Châu, quẹo phải ra bờ sông rồi qua cầu Gia Hội để vào xem cho được Hang đá-Máng cỏ của trường Trung Học Mai Khôi. Trở lại đường Trần Hưng Đạo, chúng tôi chờ nhau để cùng qua cầu Trường Tiền một lượt. Nước sông Hương phản ánh sao trời và đèn phố sáng ngời trong đêm Giáng Sinh, trông như một phong cảnh diễm ảo chỉ

có trong cổ tích! Thẳng đường Duy Tân, chúng vào nhà thờ Nhà Nước, qua trường Trung Học Jeanne D’Arc. Các Soeurs áo trắng đã sớm bế môn tỏa cảng làm chúng tôi phải ngẩn ngơ đứng nhìn ánh sáng từ ngôi sao lạ đang tỏa xuống hang đá được trang hoàng rất đẹp ở giữa sân trường. Vòng lại đường Duy Tân, chúng tôi tiến về khuôn viên Dòng Chúa Cứu Thế.Nếu bạn đã có một thời ở Huế trước năm 1975, chắc bạn không quên một thú vui rất hào hứng của từng đoàn từng lớp thanh thiếu niên nam nữ nối nhau, chen vai

Page 4: ỷ niệm - aihuutravinh.comnhau kéo ra Ao Bà Om cắm trại hay đạp xe đi du ngoạn một vùng ngoại ô nào đó của thị xã.Là những thầy trẻ, chúng tôi

174

bên nhau đạp xe qua mọi ngả đường trong thành phố để thưởng ngoạn hoa đèn giăng kết rất lộng lẫy ở mỗi mùa Giáng Sinh. Nhưng tụ điểm lộng lẫy nhất của thành phố Huế phải kể là nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế ở An Cựu. Từ ngoại thành phía nam đổ vào, từ Phủ Cam xuống, từ bên phố tả ngạn sang, trên Kim Long, Phường Đúc qua nhà ga tiến về. Con đường Khải Định vốn khá rộng mà vẫn không đủ chỗ cho hai chiều xe đạp xuôi ngược tấp nập. Cùng với dòng ngưới đi thưởng ngoạn cảnh hoa dèn đêm Giáng Sinh, chúng tôi từ giả Dòng Chúa Cứu Thế để ngược lên nhà thờ Phủ Cam. Ở vào một vị trí khá cao, nên từ xa, hoa đèn trang trí mặt tiền nhà thờ Phủ Cam đã thu hút sự chú ý của mọi người. Không khí ở đây thật trang nghiêm. Muốn đến sát nhà thờ, bạn phải dừng lại, xuống xe và bước lên từng bậc cấp cao hơn để thấy đoạn đường Ngô Quyền, ngay trước nhà thờ đổ ra sông Bến Ngự có độ dốc khá chóng mặt. Càng về khuya, con đường Phan Chu Trinh dọc theo sông Bến Ngự đi về nhà ga càng yên lắng, tĩnh mịch. Bỏ lại sau lưng thành phố hữu ngạn, chúng tôi qua cầu Bạch Hổ, ngược lên cửa Chánh Tây, về Tây Lộc để nối kín một vòng tròn du ngoạn cảnh lễ đêm Giáng Sinh của thành phố Huế.

Lại Demi Temps! Tội nghiệp bà mẹ Thu còn thức, hâm nóng thực phẩm để chờ đám trẻ đi chơi trở về. Chúng tôi tiếp tục trận đấu demi temps còn lại. Khi Bích Liên và Kim Cúc cắt chiếc bánh Buche de Noel thì đã gần 4 giờ sáng, và Thu cũng vui vẻ chuẩn bị cho những đứa bạn lạc lối về. Rồi bài hát “Vui một đêm nay, rồi mai lên đường, vui buốn ai hay, sầu thương khôn lường” được lặp đi rồi lặp lại, tưởng như không có phấn kết thúc.

Nhưng năm tháng thì qua mau. Cuộc đời chia nhánh rẻ. Thu đi dạy ở Tam Kỳ, tôi nhận nhiệm sở ở Đà Nẵng. Thắng đang nội trú ở bệnh viện Huế. Huề mãn khóa phi công. Huy tốt nghiệp trường Võ bị Đà Lạt. Song trở thành Biên Tập Viên Cảnh Sát. Thọ theo giúp cha gìa hưu trí ở Quảng Trị. Sung vẫn là đứa con chí hiếu bên mẹ gìa ở Tây Lộc. Bích Liên đi làm cho USAID. Kim Cúc vẫn bên cạnh mẹ, chờ Thắng chính thức ra trường và thông báo lễ thành hôn của hai người để bạn bè trở về chung vui. Rồi ra, cảnh sum họp chẳng còn bao nhiêu. Chúng tôi mất hút nhau giữa dòng đời muôn ngả. Họa hoằn lắm mới có những buổi gặp mặt thật bất ngờ. Bởi vì Huế đã có Mậu Thân 1968, chung quanh Huế

đã có những hố chôn sống tập thể! Và Huế đã phải chia sẻ với Quảng Trị mùa hè đỏ lửa 1972 bằng một đại lộ kinh hoàng có hàng ngàn sinh linh phải chịu cảnh thịt nát xương tan chưa từng thấy trong lịch sử! Huế của chúng tôi đã phân ly, tan tác!

Nếu biến cố bức tử Việt Nam Cọng Hòa xảy ra ở Sài Gòn ngày 30 tháng Tư năm 1975, thì chúng tôi ở Huế, ở Đằ Nẵng thật sự đã chìm tàu từ đầu tháng 3, 1975. Cộng quân tràn ngập thành phố Đà Nẵng ngày 29 tháng Ba, 1975. Tôi mất liên lạc bằng hữu và thật sự mất hẳn một số bạn thân, mất những tiếng cười giòn tan, những nắm tay đầy nhiệt tình, thương mến khi tôi bị tống vào trại cải tạo giữa tháng 6, 1975.

Từ bên kia đường dây, cách nhau ở hai đầu nước Mỹ, Thu hỏi tôi:”Mầy đi đâu từ đó đến nay để hôm nay tao mới được nghe lại tiếng nói của mầy?”. Bạn ơi! Biết nói làm sao đây? Mừng cho Thu đã thoát hiểm ở giờ thứ 25! Còn tôi, như người học trò qúa thuộc bài, luận cuộc chiến tương tàn theo công thức biến thông, bỉ thái như lẽ tuần hoàn thường có ở đời! Bên cạnh tôi, còn có người anh mang hàm trung tá Quân nhu, bình tỉnh ngồi tính vùng trái độn, giải pháp ba phe, coi Hải Vân sơn là chốt phòng thủ thiên nhiên có thể chận đứng mọi cuộc đổ quân ào ạt từ Bắc vào Nam. Tin vào tướng Ngô Quang Trưởng có thể là một Tôn Thất Thuyết khi hữu sự. Với kho binh lương hậu cần còn đó, anh muốn tìm đường lên Tân Sở thời đại như vua Hàm Nghi, lặn lội từ Huế ra Cùa với đôi chân

cứng cùng tâm nguyện trên đầu còn có linh thiêng xã tắc độ trì!

Thu ơi! bấy nhiêu ảo vọng đã đánh lừa anh em chúng tôi trong một lúc qúa đỗi hoang mang. Cuối cùng, lời trấn an của kẻ chiến thắng là chuẩn bị cơm gạo đi học tập 10 ngày rồi được trở về để cùng nhau xây dựng một tổ quốc độc lập, thống nhất trong cảnh hòa bình, sạch bóng quân thù! Ác hiểm thay, núi rừng Trường Sơn từ ngày ấy đã trở thành mộ chôn biết bao nhiêu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Chúng tôi đã

thật sự trở thành nạn nhân của một chủ trương tận diệt cực kỳ tàn bạo.

Từ một Réveillon năm cũ, tôi đã nói với Thu qua nhiều chặng đường trắc trở. Nhưng thật là thiếu sót, nếu tôi bỏ quên không kể cho Thu nghe làm cách nào tôi có thể đến bên gót chân tượng Nữ Thần Tự Do ở xứ Hoa Kỳ nầy? Tôi ra đi vì hai chữ Tự Do như hàng trăm ngàn con dân nước Việt đã phải liều mạng với biển cả bao la, với núi rừng nguy hiểm. Ra đi để

Page 5: ỷ niệm - aihuutravinh.comnhau kéo ra Ao Bà Om cắm trại hay đạp xe đi du ngoạn một vùng ngoại ô nào đó của thị xã.Là những thầy trẻ, chúng tôi

175

hy vọng tìm được một chút ánh sáng đàng sau đường chân trời xa thẳm, một thứ ánh sáng hiếm hoi không còn nữa trên quê hương! Ngày 20 tháng 10, 1980 tôi cầm được miếng giấy ra trại mà không tin rằng mình đang có cái may mắn hơn nhiều anh em khác. Tôi trúng số chăng? Chính ông trại trưởng trại Cải tạo An Điềm tên là Phan Niên, người Quảng Nam, khi phát giấy Ra Trại cho chúng tôi, đã nói ra một điều khá lý thú:” Tôi biết có giam các anh đến 10 năm hay hơn nữa, thì cũng không thể cải tạo các anh tốt hơn bây giờ”. Đôi khi, vô tình hay hữu ý, người cán bộ Cộng sản cũng phải tự thú nhận họ đã sai lầm trong chính sách bỏ tù người Miền Nam Việt Nam. Cũng vậy, một cán bộ văn hóa, khi được chúng tôi cho đi tham quan thành phố Đà Nẵng bằng xe hơi, trong tháng 5, 1975, đã nhìn nhận sự mất văn hóa khi thấy trên các cao ốc ở Ngả Năm, ở đường Bặch Đằng có vô số quần đen phụ nữ, nón cối, áo Trường sơn phơi đầy trên các lan can. Chính người cán bộ văn hóa tháp tùng Thứ trưởng Văn hóa Cù Huy Cận vào tiếp thu Đà Nẵng đã đưa ra một nhận xét:”Kéo một người từ trên lầu cao tuột xuống dưới đất thì rất dễ, nhưng đem một người từ dưới đất lên trên lầu cao thì khó vô cùng”.

Một chuyện khó tin, nhưng đã xảy ra cho tôi như sự đãi ngộ của số phận. Sau khi về nhà ở gần ngả Năm Bình Hòa, môt hôm tôi vào chợ Bà Chiểu, không có ý định mua sắm thứ gì cả, tình cờ đến trước một sạp vải, thì chị chủ sạp chăm chăm nhìn tôi rồi vào đề ngay một việc mà tôi chưa hề thổ lộ với ai. “Anh phải tìm đường đi ngay, nếu chần chờ là sẽ bị bắt trở lại. Tin em hay không là tùy anh”. Tôi đang phân vân thì chị nói tiếp:” Chồng em là Đại úy Cảnh sát đang ở tù ngoài miền Bắc. Em muốn giúp Anh để sau nầy sẽ có người giúp chồng em”. Tôi nhớ ra rồi, chị Phượng, người hàng xóm đối diện với nhà tôi. Lòng muốn tin ngay, nhưng biết lấy gì để làm bằng đây. Không đợi tôi nói gì thêm nữa, chị dặn: “Đúng 3giờ chiều ngày mai anh phải có mặt tại bến xe trước lăng Lê Văn Duyệt, sẽ có người đón về xa cảng miền Tây để xuống Rạch Giá, dấu hiệu là người đàn bà xách chiếc giỏ màu đỏ, chỉ cần đến bên cạnh nói một câu thông thường: Chào chị Sáu, có phải chị cần về xa cảng Miền Tây không?”. Đúng như vậy, tôi được chị Sáu lôi vào một chiếc taxi đã có sẵn 2 người ngồi trong đó.

Sáu ngày tá túc ở Rạch Giá, tôi ở nhà ông Phường trưởng Phường Vĩnh Lạc. Ban đêm ông bảo

cứ nằm im trong nhà, nếu có du kích đi tuần tra, thì đã có ông ra trả lời. Ban ngày ông cho tôi ra nghỉ trên chiếc ghe neo trên sông gần nhà. Lần đầu tiên tôi biết ăn cơm với dưa hấu và nước đá. Có hai chị em người Sài Gòn cùng đi vượt biên, chị là dược sĩ, em là y tá, do chờ lâu ngày đã bỏ về. Tôi nói như một lời tiên đoán vu vơ: “Không khéo tối nay tôi sẽ đi được”. Và đó là chuyện đã xảy ra. Thế là vào khoảng 7giờ tối ngày 12 tháng 2 năm 1981, tôi xuống ghe taxi tại bến Cầu Đúc, Rạch Giá lúc màn đêm vừa phủ xuống một màu xám nhạt trên mặt nước. Bờ biển miền tây của tổ quốc bắt đầu xa dần…xa dần trong tầm nhìn vĩnh biệt. Tôi không khóc, mà nước mắt cứ trào ra, như môt sự thú nhận tự đáy lòng, mình đã thật sự rời bỏ quê hương! Chiếc ghe, đúng hơn là một con thuyền nhỏ bé, đang cố vượt sóng để tìm đường cho 36 mạng người lênh đênh vào một đại dương đầy bí hiểm! Đây quả là một thách đố lạ lùng mà chỉ khi cùng đường, con người mới dám liều lĩnh đánh đổi chính mạng sống của mình!

Khi người thủy thủ trên hàng không mẫu hạm còn mong được nhìn thấy đất liền, huống chi sau 5 ngày trôi dạt, 36 con người tuyệt vọng đã bị hải tặc cướp sạch, phụ nữ bị hãm hiếp, thanh niên bị đánh đập, thuyền bị trục mất động cơ, không mảnh buồm, không một tay chèo, không thức ăn, nước uống, đang trông chờ biết mấy một chấm

đen hiện lên ở bất cứ phương hướng nào trên đại dương! Cuối cùng, như một phép lạ ! Chúng tôi thấy từng hàng cây xanh trên bờ biển, nghe rõ tiếng còi ô tô, thấy chiếc trực thăng lượn vòng trên con thuyền tơi tả của mình. Mọi hy vọng vụt bùng lên trong niềm vui khôn tả! Nhưng than ôi! Chỉ là khoảnh khắc! Không biết hai tàu hải tặc từ đâu lại vụt tới, kèm sát, thả dây, buộc nùi con thuyền chúng tôi lại rồi mở hết tốc lực phăng phăng chạy ra ngoài hải phận quốc tế, ném chúng tôi vào giữa đại dương để chúng tràn vào, tiếp tục đánh đập thanh niên, hãm hiếp phụ nữ, trẻ thơ và không tha những bà già trên 60 tuổi!

Cuối cùng, chẳng biết do đâu mà điểm tấp dạt của chúng tôi trên biển Thái Lan là đảo Ko Kra! Đây là một địa ngục của thuyền nhân bất hạnh Việt Nam, một hoang đảo phơi bày lòng dâm thú của hải tặc, một địa danh làm sỉ nhục nền văn minh Phật giáo mà đất nước Thái Lan vốn rất tự hào. Chỉ qua một đêm ở đây thôi, ai là nạn nhân sẽ thấy hết nỗi điếm nhục mà hải tặc dành cho người phụ nữ! Chắc chắn trong nhật ký

Page 6: ỷ niệm - aihuutravinh.comnhau kéo ra Ao Bà Om cắm trại hay đạp xe đi du ngoạn một vùng ngoại ô nào đó của thị xã.Là những thầy trẻ, chúng tôi

176

cứu trợ, nữ bác sĩ Christine thuộc Hội Médecins Sans Frontières, đã có ghi tìm thấy 36 thuyền nhân Việt Nam thoi thóp trên hoang đảo Ko Kra ngày 23 tháng 2 năm 1981. Quả thật, bác sĩ Christine là vị cứu tinh của chúng tôi. Miếng giấy là mặt trong của bao thuốc lá lượm được trên bờ biển, tôi ghi vội một địa chỉ của Hội Hồng Thập Tự trên xứ Thái lan, năn nỉ người lính hải quân trên chiếc tuần duyên mang về đất liền trong ngày 20-2-1981, không ngờ đã trở thành một điện thư S.O.S. Tôi đã nói với tất cả bà con, sống một đời để tạ ơn bác sĩ Christine và Hội Médecins Sans Frontières, chúng tôi cũng nên ghi sâu lòng cảm tạ!

Không biết đã có bao nhiêu thuyền nhân Việt Nam thoát khỏi cái chết tủi nhục khi bị hải tặc Thái Lan vất lên đó để chúng tiếp tục trò chơi tàn ác cho mỗi chuyến ra khơi, cho mỗi lần từ biển về đất liền? Nhưng từ những lời trăn trối viết bằng máu, bằng gạch trên từng tảng đá, trên từng gốc cây, đã làm chúng tôi lạnh mình ngồi chờ chết giữa mõm đất đá hoang vu nặng múi tử khí nầy. “Đây là bước đường cùng! “Vĩnh biệt đời oan khổ!” Vô phúc cho ai tới đây”.”Chào tất cả, chết ơi, đến mau đi”. Ngoài những lời ghê rợn trên đây, chúng tôi còn thấy rải rác trên các lối đi vào hang hốc có áo quần, đồ lót phụ nữ, chăn mền, túi xách vất vưởng trên bụi cây, trong đám cỏ, giữa lau lách. Thật khó tưởng tượng về những lời kêu than trầm thống của kẻ cùng đường trước giờ phút lâm chung! Dù là sinh vật vô hồn còn biết nỗi đau của sự chết, huống chi con người phải bó tay chịu bức tử thì tiếng kêu gào sẽ thảm thiết biết chừng nào! Khủng khiếp thay hoảng đảo Ko Kra!

Khi con tàu của bác sĩ Christine đưa chúng tôi về tới quận Husai phía đông nam Thái Lan thì đã 8giờ tối ngày 23 tháng 2 năm 1981. Đặt chân lên được đất liền, tôi biết mình đã sống sót sau đúng 11 ngày vượt biển từ Rạch Giá! Sáu ngày trên biển cả, năm ngày trên hoang đảo Ko Kra, đối với chúng tôi dài như một thế kỷ! Sau Cọng sản Việt Nam, bọn hải tặc Thái Lan là những tên đáng khinh bỉ! Tiếc thay những con qủi dữ trước khi ra hành nghề cướp biển đã núp bóng dưới nhiều chùa chiền của các bậc chân tu! Liệu những chiếc áo vàng trong sạch và những ngôi chùa lộng lẫy của đất nước Thái Lan có bị làm hoen ố bởi kẻ dâm tục từ ven biển đổ về không?

Sau gần 2 tuần Hội Médecins Sans Frontières cho lưu lại Huasai để tiếp tục được săn sóc sức khỏe, chúng tôi đi về phía Nam để nhập trại tị nạn Songkla. Tại đây, chúng tôi gặp được linh muc Joe Devlin, giáo sư Đại học San Francisco là một đại ân nhân khác của

thuyền nhân Việt Nam. Chính ngài đã tìm chỗ ăn ở và cho tôi có cơ hội cọng tác với ngài trong Trung Tâm Trẻ Em không thân nhân (Unaccompanied Children Center). Khi tôi nhìn vào bảng danh sách cập nhật đầu tháng 3,1981, thì đã có 193 em, tuổi từ 5 đến 19 đang được Cha Joe nuôi ăn, dạy học và chăm sóc sức khỏe trước khi lên đường đi định cư từng đợt ở một đệ tam quốc gia. Ngoài các em không thân nhân, cha Joe Devlin còn tổ chức một lớp huấn nghệ, đặc biệt là ngành may mặc, dành cho chị em phụ nữ trong trại tị nạn. Điều đáng ghi ơn đối với linh mục Joe Devlin là ngài đã thương mến cúi xuống bên những nạn nhân của hải tặc Thái Lan, để chia sẻ, an ủi và động viên tinh thần, tạo điều kiện cho một cuộc sống mới ở tương lai trên xứ người. Những chị em nầy, được cha cho ăn ở và giúp việc nuôi các em nhỏ trong Trung Tâm. Cha thường nói với các chị:” Các con hãy vui vẻ sống và phú thác ngày mai cho Thiên Chúa an bài”.

Bốn tháng sau, tôi từ giã cha Joe Devlin, từ giã anh Vũ Hữu San, từ giã các anh chị trong Ban

Điều Hành, từ giã các em ở Trung Tâm Trẻ Em Không Thân Nhân. Tôi lên đường sang trại GaLăng ll, trước khi đi định cư tại Hoa Kỳ ngày 30 tháng 9 năm 1981. Chuyến bay từ Singapore đi San Francisco đã kết thúc thời gian khởi đầu cuộc đời tị nạn của tôi. Đến dất nước Hoa Kỳ, đêm Réveillon Noel đầu tiên, tôi ngồi bên cạnh một số bạn mới ở thành phố Chcago. Nhưng lòng tôi vẫn nhớ về đêm Noel năm 1964 ở Tây Lộc Thành Nội Huế như một kỷ

niệm thân yêu cuối cùng do chúng tôi tổ chức thoải mái trên quê hương. Bởi vì sau năm 1964, đối với chúng tôi là tan tác chia ly!

Thì ra cuộc đời mỗi người, ví như con thuyền trôi lênh đênh. Con thuyền sẽ bình yên khi có bến an toàn để trú thân. Nếu chẳng may gặp giông bão hay rơi vào tay bọn cướp thì số phận ắt phải gian truân! Trên đường đi tìm Tự Do, chúng tôi đã chứng kiến nhiều tai ương do người khác cố tình tạo nên, nhưng bên cạnh đó, tình đồng hương, lòng nhân đạo vẫn không thiếu. Nhân ngày lễ Tạ Ơn năm 2006, tôi ghi lại trang ký sự nầy như một sự biết ơn đối với gia đình chị Phượng, nhớ ơn ông Phường trưởng phường Vĩnh Lạc ở Rạch Giá năm 1981, nhớ ơn cứu mạng của bác sĩ Christine, nhớ ơn nâng đỡ và khích lệ của linh mục Joe Devlin và tất cả những tấm lòng cao cả khác đã dành cho chúng tôi, những thuyền nhân Việt Nam, có cơ hội được cập bến Tự Do bình yên từ sau năm 1975.

Thân mến tặng Hoàng Xuân Thu Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) 2006

Nghiêm Đức Thảo

Page 7: ỷ niệm - aihuutravinh.comnhau kéo ra Ao Bà Om cắm trại hay đạp xe đi du ngoạn một vùng ngoại ô nào đó của thị xã.Là những thầy trẻ, chúng tôi

177

Traø Vinh Trong Noãi Nhôù Tiền Anh Thơ

Trà Vinh, quê ngoại thân yêu nằm trong miền phù sa sông Cửu Long, mỗi khi nhắc đến thì liền tưởng đến xe lôi, bánh tét cốm dẹp, bánh óng, bún nước lèo, mắm bồ hóc, đường thốt nốt, Ao Bò Om, Chùa Ông Mẹt, Cây Dầu Lớn trên đường vào thị xã, những sóc Miên với những con người chất phác ... và nhất là thay vì nói chữ “nhiều” thì dùng chữ “nhóc”. Biết bao hình ảnh chợt hiện về, những tháng năm khói lửa, mỗi khi về thăm quê ngoại thì bị “kẹt” Bắc Mỹ Thuận, tuổi ngây thơ bắt đầu thấy những vất vả khó nhọc trong cuộc mưu sinh của những người bán hàng rong trên cầu bắc, những anh lơ xe đò leo lên leo xuống mui với những thúng hàng nặng trĩu...

Bây giờ trên bước ly hương, mỗi khi gặp đồng hương nói tiếng Việt, nghe chữ “nhóc” nơi xứ lạ quê người, bỗng nghe lòng ấm lại và liền nhận ra nhau là đồng hương Trà Vinh, lại càng thấm thía câu nói của người xưa: “Vạn lý tha hương ngộ cố tri”...

Trà Vinh quê ngoại, Trà Vinh còn là đất Phật, với hình ảnh những ông Lục đắp y vàng trong hàng cây xanh, những mái cong của những ngôi chùa Miên đặc sắc. Trong những tháng năm đầu thế kỷ trước, trong phong trào chấn hưng Phật Giáo, Trà Vinh được nhắc đến qua Hội Lưỡng Xuyên Phật Học, những vị

chân tu thật học như Tổ Khánh Anh, Tổ Huệ Quang, Tổ Tuyên Linh ...và những ngôi chùa Long Phước, Long Khánh, Phước Hòa, ... Bên Ni thì có một vị vẫn được thân

kính gọi là Bà Cô Trà Vinh (Pháp hiệu thượng Diệu hạ Tài)..và sau này có những chùa Ni như Phổ Minh, Liên Quang ngay thị xã.

Trà Vinh đất lành người hiền, quê ngoại thân yêu trong nỗi nhớ không nguôi.

Tiền Anh Thơ Bakewell cuối năm 2006

60 Laêm Le Sáu chục lăm-le chửa gọi già! Văn thì hơ-hớ mới tài-hoa, Tình xuân lai-láng, nào đã cạn! Nét bút sỏi đời. . . ý chứa chan (tràn ra)! Văn-đoàn, thi-hứng, miệt-mài - cố ! Phải ráng sức già, thè lưỡi than! Ôi!... sao văn-bút còn phơi-phới! Gà đá nước khuya, sánh bằng trai...

Tructhanhan

Kieáp Soâng Hoà Đem bán gian nan khắp chợ đời, Nỗi đường thăm thẳm bạn lòng ôi! Trót mang lấy kiếp sông hồ ấy, Thấm nhạt, vàng phai mấy độ rồi! Tiếng ai bên ấy gọi ta chi? (Tai nghe, vẳng gọi khách muôn phươmg?) Mà ghé vào ư! biết nói gì? Có hiểu nhau chăng… ngoài vạn lý Rượu đời, nhấp cạn chén tương tri! Và tiễn nhau ra tận bến đò; Sông chiều, sóng nước, lạnh màu tro Có đôi chim đỗ, trên cành liễu Gió thoảng lay lay, mặt nước đùa Xin giúp tay chèo, đôi giây phút Cho thuyền qua trọn khúc sông nầy, Mai kia có thuở rồi phiêu bạt! Một chuyến ngơi chèo ghé lại đây!

Tructhanhan

Ñôïi Chôø Anh đã chọn tên em làm Password. Và tên chúng mình làm địa chỉ, ghép chung . Mà sao anh hẹn em cuối tuần… Yahoo Messenger em đợi hoài chẳng gặp ? Em click trăm lần vào Message . Chỉ duy nhất tên anh đau cả hai tay . Em sign out ra rồi log in hoài Tên anh vẫn im lìm trên line, lạnh ngắt. Em nhìn hoài lên Webcam trước mặt. Hi vọng thấy anh cho thoả nhớ mong . Đâu nụ cười , đâu ánh mắt mênh mông ? Em chỉ thấy một màu đen , khung ảnh Em khắc khoải đợi chờ Icon bên nick name anh rựcsáng Là mỗi lần anh bất chợt online . Nhưng một giờ, một tuần rồi một tháng trôi nhanh , Em vẫn mãi một mình trên Internet. Có lẽ đường truyền dài xa lăng lắc, Chẳng thể nào tải kịp đến anh, Những khắc khoải chờ mong, nhung nhớ chân thành , Để anh vẫn vô tình …appear to be off …

CAHACHE (Tặng T.H.N , Queenlands)

Page 8: ỷ niệm - aihuutravinh.comnhau kéo ra Ao Bà Om cắm trại hay đạp xe đi du ngoạn một vùng ngoại ô nào đó của thị xã.Là những thầy trẻ, chúng tôi

178

KYÛ NIEÄM VEÀ THAÀY Trân trọng kính tặng Thầy cô cũ với tất cả lòng kính yêu và biết ơn - Bùi Kim Hồng

Tôi gặp lại một vài bạn cũ sau nhiều năm xa cách. Nhóm chúng tôi hẹn nhau ở quán Sông Trăng, một quán ăn nằm cạnh bờ sông Thanh Đa, rất mát mẻ, khung cảnh đẹp và thơ mộng, tạo cho chúng tôi cảm giác thoải mái, thư thái khi trò chuyện. Thật ra buổi hợp mặt lần này, chúng tôi chỉ có vài người.Ở Sài Gòn có tôi, chị Ngọc Linh, Kim Huệ, Quang Khải, đặc biệt lần này là sự có mặt của Ngọc Điệp, em chị Linh, từ Úc về sau 15 năm xa cách…Hồng Vân nghe tin Điệp về cũng từ Vĩnh Long bỏ cả công việc làm để lên họp mặt. Ngoài ra còn có sự hiện diện bất ngờ của anh Kim Trường, cũng là hoc sinh ngày xưa ở Trà Vinh . Chúng tôi gặp nhau như cá gặp nước.Thật là vui! Biết bao nhiêu là điều để kể cho nhau nghe về cuộc sống, để chia sẻ, để quan tâm nhau và cũng có biết bao kỷ niệm được nhắc đến…..mà nhiều nhất và đáng kể nhất vẫn là những kỷ niệm thời cắp sách ở Trà Vinh….Nhắc đền hai chữ Trà Vinh, lòng ai cũng nao nao bởi nơi đó chất chứa biết bao là kỷ niệm với gia đình, với những ngưòi thân yêu, với mái trường, thầy cô và bè bạn... Mỗi lần ai đó kể xong một câu chuyện hầu như người nào cũng buột miệng nói một câu giống nhau “ nhớ hồi đó vui ghê!” Một câu nói thật đơn giản nhưng chất chứa biết bao tình cảm, cảm xúc của mỗi người.

Lớp Đệ Nhất Công Lập Vĩnh Bình 1965

Hồng Vân và Kim Huệ kể về kỷ niệm những ngày đi trại hè tại trường với quý Thầy Cô và bạn bè thật vui và thú vị…và cũng không khỏi ngậm ngùi nhớ tiếc về một người thầy đáng kính đã ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, thầy Lương Văn Kiệt….Kim Huệ nhắc đến công việc làm đầu bếp nấu ăn cho cả lớp khi tham gia trại hè rất vui. Tôi còn nhớ lúc đó, tôi không tham gia trại hè cùng các bạn nhưng chắc không ai trong những người có mặt hôm nay nghĩ rằng tôi lại có

trong tay những tấm hình chụp thầy và các bạn trong trại hè đó… kể cả tấm hình chụp lớp tôi cùng thầy chủ nhiệm Nguyễn Quang Hiền…mà tôi vẫn nâng niu gìn giữ 40 năm qua.Đó là những kỷ vật nhỏ nhưng tôi vô cùng trân trọng, các bạn có biết không?? Nhắc đến đây thêm một lần nữa chúng tôi lại nao nao , bùi ngùi nhớ tới Thầy Hiền, nhớ ngày xưa thầy dạy Pháp văn rất hay, rất hấp dẫn , giờ học của thầy luôn sinh động với những bài học thầy cho chúng tôi tự tìm hiểu và tự thuyết trình bài học của mình, chúng tôi rất thích, nhờ vậy mà môn học của thầy luôn đạt kết quả tốt.Tôi cũng là một trong những học sinh khá giỏi với môn học của thầy, vì vậy thầy rất thương tôi.Thầy cũng thật hiền từ, nhân hậu, đúng như cái tên của thầy, chứ không quá nghiêm khắc nhưng chúng tôi vẫn luôn kính trọng, gần gủi và yêu mến thầy từ đó cho đến bây giờ, dù thầy không còn trên cõi đời này…nhưng chúng tôi vẫn luôn tưởng nhớ đến thầy với tất cả lòng kính yêu và trân trọng. Ngọc Điệp nhắc về kỷ niệm học Pháp Văn với cô Thành.Cô cũng dạy rất hay, chữ cô rất đẹp như dáng người cao ráo và đẹp của cô,và cô cũng hơi..điệu nữa. Mỗi khi có học sinh nào nói nịnh cô, khen cô đẹp thì cô mắc cỡ và liếc yêu học sinh một cái..Có lần, tôi, Điệp và Huệ đến nhà thăm cô và nấu chè tại nhà cô, thầy trò chúng tôi một bữa chè thật ngọt ngào tình nghĩa… Các bạn nhắc tới cô Thành làm ai cũng nhớ tới một vị thầy nữa rất dễ thương. Đó là thầy Vinh, cũng dạy Pháp văn , đám học trò ngày xưa tinh nghịch cứ ghép đôi Thầy và cô Thành bởi cả hai đều dạy cùng ngoại ngữ nhưng có điều éo le ….cả hai thầy và cô có chiều cao hơi chênh lệch nhau .Điều này tạo cho đám học trò có thêm đề tài để trêu ghẹo…làm cho thầy cô phải dở khóc, dở cười…. . Nhưng cả thầy và cô đều rất nhân hậu và luôn tha thứ cho lũ học trò tinh nghịch .Giờ nghĩ lại thì phải đổi vị trí học trò lúc ấy lên hàng đầu “ nhứt học trò, nhì ma, ba quỷ “ mới đúng ! Đã mấy chục năm qua rồi,chúng tôi không ai găp lại cô, nghe cô đã có một mái ấm gia đình, có lẻ giờ này cô cũng đã làm bà nội hay bà ngoại rồi chăng? Dù không gặp lại nhưng tất cả chúng tôi ai cũng nhớ về cô với một tình cảm thật đẹp, hình ảnh cô, một người thầy tận tụy lúc nào cũng in sâu trong lòng chúng tôi. Tôi và Điệp nhắc về kỷ niệm học môn việt văn với thầy Dương Độc Lập.Tuy tôi không nhớ rõ đó là năm đệ lục hay đệ ngũ ,nhưng tôi nhớ năm đó trong lớp tôi có hai bài luận văn xuất sắc nhất mà theo thầy Lập đó

Page 9: ỷ niệm - aihuutravinh.comnhau kéo ra Ao Bà Om cắm trại hay đạp xe đi du ngoạn một vùng ngoại ô nào đó của thị xã.Là những thầy trẻ, chúng tôi

179

là hai bài thầy tâm đắc nhất đến nỗi thầy mời các thầy khác về nhà uống trà và đọc cho các thầy nghe để cùng thưởng thức cái hay của hai bài luận văn ấy.Lúc trả bài cho học sinh, hai bài luận văn ấy thầy giữ lại sau cùng để đọc cho cả lớp nghe .Cả tôi và Điệp nhìn nhau , không ai nói với nhau nhưng cả hai chúng tôi đều thầm hiểu đó là hai bài văn của tôi và nó vì các bạn ai cũng có bài trả lại, còn tôi với nó thì chưa…Trong lòng cả hai chúng tôi vừa sung sướng, vừa hồi hộp, trái tim như đánh lôtô vì không ngờ bài văn của mình được như vậy…Cuối cùng thì cả hai bài chúng tôi đều được đọc cho cả lớp nghe. Hai đứa tôi lên nhận lại bài kèm theo lời khen và ánh mắt trìu mến của thầy .Có lẽ đó là giây phút hạnh phúc nhất của tôi và Điệp…Không biết giờ này thầy Lập đang ở đâu? thầy còn khoẻ mạnh không ? thầy có đọc được những dòng này và nhận ra em không ? Dù thầy đang ở đâu , chắc thầy cũng đã già, tóc bạc hoa râm , nếu như gặp lại chắc em không còn nhận ra thầy nhưng có điều em biết chắc là chẳng bao giờ em quên những gì thầy đã truyền đạt cho chúng em, những gì thầy đã dành cho chúng em trong những ngày thầy đứng trên bục giảng ở Trung học Vĩnh Bình , và thầy ơi , chắc thầy đâu biết rằng đứa học trò có bài luận văn mà thầy tâm đắc nhất ngày xưa , sau này cũng nối nghiệp đi theo con đường của thầy và cũng dạy cái môn học mà ngày xưa thầy đã dạy cho nó .Chỉ có điều là sau hơn hai mươi năm đứng trên bục gỉang , nó vẫn chưa đọc được một bài luận nào của học trò mà nó tâm đắc như thầy đã từng đọc ngày xưa, thậm chí có những bài luận văn lớp chín rồi mà cô giáo vẫn còn sửa hàng chục lỗi chính tả trong bài văn của học trò….Thầy có tự hào về học trò của mình ngày xưa không hở thầy ? Em nghĩ là có, và em tin như vậy.Em cám ơn thầy , dù em không biết thầy có đọc được những dòng này hay không, nhưng không hề gì thầy ạ, vì hình ảnh của tất cả quý thầy cô luôn ở trong trái tim em , với tất cả lòng biết ơn và tôn kính ……. Biết bao kỷ niệm về những người thầy, cô của chúng tôi dưới mái trường Trung học Vĩnh Bình .Ai cũng có và ai cũng nhớ, cũng muốn kể cho nhau nghe. Cuộc đời như một dòng nước chảy cứ cuốn ta đi, đi hoài , đi mãi …và thời gian cũng sẽ làm phai mờ dần nhiều thứ trong ký ức, trong cuộc sống nhưng những kỷ niệm về mái trường, về thầy cô, về bạn bè vẫn luôn ở trong lòng chúng tôi cho dù thời gian có trôi qua, cho dù tóc chúng tôi giờ đã bạc….Mấy mươi năm trôi qua , giờ đây ngồi nhắc lại ,chúng tôi tưởng chừng như mới hôm qua… Tôi cũng có một kỷ niệm vui vui về một người thầy cũ…Sau năm 1975, tất cả những giáo viên ở Sài Gòn đều phải tham gia lớp tập huấn để trở thành giáo viên Bình dân học vụ, xóa mù chữ cho người nghèo,

những người lao động trước đây không có điều kiện đi học.Tôi cũng không ngoại lệ.Sau khi học xong lớp huấn luyện , chúng tôi phải thay phiên nhau đi thực tập đứng lớp. Khi có một người lên dạy thì nhưng giáo viên còn lại sẽ đóng vai làm học trò cho đồng nghiệp thực tập. Nghĩa là học trò sẽ là những người lớn tuổi, đủ mọi thành phần trong xã hội. Vì vậy , người giáo viên phải thật tế nhị, mềm mỏng , dịu dàng, khéo léo..để học viên vui vẻ đến lớp học. Một điều bất ngờ và thú vị là trong nhóm thực tập của tôi có một đồng nghiệp đặc biệt, và đồng nghiệp này cũng sẽ trở thành học trò khi ngồi dưới lớp. Các bạn ơi, chắc các bạn không ngờ đâu nhỉ ? Đúng là quả đất tròn thiệt ! Mười năm trôi qua rồi, tôi đâu có ngờ một ngày như hôm ấy tôi đã gặp lại…thầy cũ của tôi. Đó chính là vị đồng nghiệp đặc biệt mà tôi vừa nói. Khi gặp nhau , thầy trò mừng nhau khôn xiết , tôi rất mừng khi gặp lại thầy cũ, còn thầy chắc vui vì thấy học trò cũ cũng nối gót theo thầy. Niềm vui hội ngộ cũng qua nhanh , chúng tôi phải vào lớp vì đã đến giờ thực tập. Rồi cũng đến phiên tôi lên dạy. Một ý nghĩ tinh nghịch vừa thoáng qua trong

đầu tôi.Tôi muốn cười nhưng không dám, phải làm nghiêm vì tôi đang làm nhiệm vụ của một cô giáo trẻ, chuẩn bị tiết học cho những học trò lớn tuổi đang ngồi trước mặt .Tôi đưa mắt nhìn bao quát lớp học …rồi ánh mắt tôi dừng lại ở

một “ học trò “. Vừa đưa tay hướng về người “ học tró “ ấy tôi vừa dịu dàng nói : - Chào bác! Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại bài cũ nhe! Xin mời bác vui lòng đánh vần giúp cháu một từ trên bảng ạ ! Tôi vừa dứt lời, chợt thấy một bàn tay của bác …học trò nám lại , đưa lên ngang ngực và dí dí nhè nhẹ về hướng tôi như sắp cho tôi một cú… Knock out vào mặt. Tôi rán nín cười ….nhưng rồi bác học trò cũng hạ cánh tay xuống và …ngoan ngoãn đánh vần theo yêu cầu của …cô giáo : - I – đờ –i- đi , o – cờ –óc , hờ – óc –hóc nặng học, ĐI HOC. Khi bác học trò đánh vần xong , tôi cảm ơn ,mời bác ngồi xuống và không quên kèm theo một cái cúi đầu và một nụ cười…. Xong tiết dạy thực tập , mọi người ra về. Vừa ra khỏi lớp , tôi biết thế nào cũng bị..“học trò”..tính sổ. Bác học trò khi nảy ký nhẹ lên đầu tôi một cái , tuy không đau nhưng tôi cũng giả vờ kêu lên “Ui da ! Đau em thầy ơi !” ,Lúc đó bác học trò không còn là học trò của tôi nữa mà trở lại là người thầy của tôi , người thầy sau hàng chục năm mới gặp lại…Sau khi ký đầu

Page 10: ỷ niệm - aihuutravinh.comnhau kéo ra Ao Bà Om cắm trại hay đạp xe đi du ngoạn một vùng ngoại ô nào đó của thị xã.Là những thầy trẻ, chúng tôi

180

tôi , thầy mới nói “ Con nhỏ này ! Hôm nay mi dám..chơi ta phải không ? Dám bắt ta làm học trò của nhà ngươi hả ?”.Thầy vừa nói vừa cười , nụ cười không còn trẻ như ngày xưa nhưng vẫn là nụ cười đôn hậu, hiền từ, tôi biết thầy trách yêu đứa học trò cũ chứ không giận.Vì vậy tôi nói với thầy: “Em xin lỗi Thầy ! Hồi xưa em là học trò của thầy, hôm nay thầy…giả bộ làm học trò của em cho em “oai” một chút mà, thầy ! Nghe tôi nói, thầy chỉ bíết cười .Cả hai thầy trò lại cười vui vẻ… Và kể từ đó đến nay ,tôi không gặp lại thầy nữa, tôi nghe thầy đã xuất cảnh… Khi tôi viết bài này, nhắc lại kỷ niệm với thầy thì tôi cũng được biết là thầy sắp cùng thân mẫu và con trai sẽ về thăm quê hương vào tháng 12/06 này. Như vậy tôi lại được gặp thầy nữa rồi …Tưởng tượng đến lúc được gặp thầy, tôi vui quá ! Bây giờ đến phiên tôi, sau hai mươi năm tôi sắp được gặp lại …học trò cũ trong lớp Bình dân học vụ ngày nào của tôi, dù chỉ là học trò …bất đắc dĩ , người học trò chỉ học với tôi một chữ “ ĐI HỌC “…..Nhưng mà thầy ơi , Thầy còn nhớ câu “ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư “chứ phải không thầy ? ( Em biết khi đọc đến đây thế nào thầy cũng hăm he…” Gặp lại mi sẽ biết tay ta , một cái cốc trên đầu nữa, liệu hồn nghe nhỏ ! “, phải vậy không thầy ? Nhưng thầy ơi không sao đâu ! Em sẵn sàng đón nhận cái cốc đầu của thầy lần nữa nhưng lần này mà thầy cốc em không đau thì em sẽ…khóc đấy ! Em hi vọng thầy vẫn còn khoẻ mạnh để đủ sức cốc em một cái trên đầu thật đau, thầy nhe ! Tôi kể nảy giờ chắc không ai đoán được “ học trò”của tôi là ai.Tôi xin bật mí một chút thôi để cá bạn đoán xem nhé !Tên thầy và tên tôi gần giống nhau , chỉ cần thêm chữ “A” và kèm theo biệt danh học trò đặt cho thầy là các bạn nhận ra ngay thôi .Biệt danh đó là…OXIGEN đấy ! ( Nghe xong các bạn có thấy ……dễ thở không ? ) . Ôi ! Biết bao là kỷ niệm thân thương với thầy cô, với bạn bè ngày xưa .Kỷ niệm nào cũng đáng yêu, kỷ niệm nào cũng đẹp dù đó là vui hay buồn, cái nào cũng đáng cho ta nâng niu, kể hoài thì vẫn còn hoài, không thể nào hết được phải không? Hãy giữ tất cả trong lòng mọi người như một cái gì thiêng liêng, đáng trân trọng và sống mãi theo thời gian nhé các bạn ! Tàn buổi họp mặt, trời đã khuya nhưng đường phố vẫn còn muôn ánh đèn giăng mắc và trên bầu trời đêm vẫn lấp lánh muôn ngàn vì sao, gió sông ThanhĐa nhè nhẹ thổi, trong lòng mọi người vẫn còn quyến luyến không muốn chia tay .nhưng cũng đành vậy thôi …Huệ, Vân , Trường ra về trước .Tôi chợt buột miệng đọc mấy câu thơ thuộc lòng nhưng không biết của ai :

“ Còn gặp nhau thì hãy cứ vui,

Cuộc đời như nước chảy , hoa trôi Lợi danh như bóng mây chìm nỗi Chỉ có tình thương để lại đời “

Ừ thì thôi hãy cứ vui…Tôi, Chị Linh, Điệp và Khải lại tiếp tục ghé vào một quán nước gần đấy và hát Karaoke. Những bài hát ngày xưa thời đi học được chọn. Chúng tôi hát say sưa mà quên mình ai cũng đã …ngũ tuần. Tôi hát bài “ Đường xưa lối cũ “, vừa hát vừa rưng nước mắt khi nhớ đến Thạch Ngọc Hoài , ngày xưa có lần tôi về Trà Vinh vào dịp hè , Hoài vừa đàn vừa hát cho tôi và Điệp nghe tại nhà của Điệp. Hoài hát hay và đàn cũng giỏi , Hoài có đôi mắt của một ngươi Khmer lai Việt nên rất đẹp .Tôi luôn nhớ đôi mắt ấy. Hoài là một người bạn tốt và rất hiền từ nên nhắc đến anh , chúng tôi ai cũng ngậm ngùi …. Chúng tôi chẳng ai là ca sĩ mà cũng chẳng thường xuyên hát Karaoke nhưng sao hôm nay ai cũng hát hay đến thế !.Giọng ai cũng ngọt ngào cảm xúc…có lẽ

vì lâu ngày mới gặp nhau bạn bè lại có chung nhiều kỷ niệm đáng nhớ nên ai cũng rạt rào tình cảm và diễn đạt bài hát thật hay ! Khải hát nhiều bài được máy chấm điểm tối đa 100 điểm , ba đứa tôi nói

đùa “ có lẽ hôm nay ở đây chỉ có mình Khải là đấng mày râu “gươm lạc giữa rừng hoa “ nên máy thấy tội nghiệp mà cho điểm cao như vậy, chúng tôi lại cười vui vẻ . Rồi cũng đến lúc phải chia tay .Chúng tôi lại nói lời tạm biệt nhưng thật ra trong lòng ai cũng muốn kéo dài thời gian ở bên nhau để được kể lể , hàn huyên, tâm sự… Kỷ niệm về thầy thì có rất nhiều , tình cảm của chúng tôi với những người thầy cũ cũng sâu đậm không thể lấy gì so sánh được… Tôi nhớ một bài hát mà có lần học trò của tôi đã hát cho tôi nghe vào ngày lễ nhà giáo Việt Nam 20/11“mà tôi rất thích và dù nhiều năm qua rồi tôi vẫn luôn xúc động mỗi khi được nghe:

“ Em yêu phút giây này, thầy em tóc như bạc thêm, bạc thêm vì bụi phấn, cho em bài học hay. Mai sau lớn lên người làm sao có thể nào quên, ngày xưa thầy dạy dỗ khi em tuổi còn thơ…”

Vâng! Chúng em bây giờ đã thành nhân và cũng lắm người đã thành danh , cũng có rất nhiều người đã chọn con đường mà quý thầy cô đã đi …và cho tới cuối đường hay đi hết quãng đời của mình , tất cả chúng em cũng sẽ KHÔNG THỂ NÀO QUÊN NGÀY XƯA THẦY DẠY DỖ KHI EM TUỔI CÒN THƠ , thây cô ơi !

[email protected]