260
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐÀ NẴNG BÁO CÁO KHOA HỌC ĐỀ TÀI XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020 Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS Bùi Quang Bình

ĐỀ TÀI XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH CHUYỂN DỊCH … cao Tong... · Web viewTrong các nhà kính này, các khâu trong quy trình trồng trọt đều được điều khiển

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐÀ NẴNG

BÁO CÁO KHOA HỌC

ĐỀ TÀI

XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ

ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS Bùi Quang Bình

Đà Nẵng, tháng 12 năm 2012

1

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNGVIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐÀ NẴNG

BÁO CÁO KHOA HỌC

Tên đề tài: XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH CHUYỂN

DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

ĐẾN NĂM 2020.

Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà NẵngChủ nhiệm đề tài: PGS.TS Bùi Quang Bình – Trưởng khoa Kinh tế, trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Thư ký đề tài: TH.S Hà Mai Linh Phùng - Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà NẵngThời gian thực hiện: Từ tháng 8/2011 đến tháng 12 /2012Kinh phí đầu tư: 250.542.000 VNĐ

Tổ chức phối hợp nghiên cứu:Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà NẵngSở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đà NẵngSở Công thương thành phố Đà NẵngHội Nông dân thành phố Đà NẵngCá nhân phối hợp nghiên cứu:TS. Hồ Kỳ MinhThS: Nguyễn Việt QuốcThS: Trần Như QuỳnhThS: Võ Thị Phương LyCN: Nguyễn Đàm Thanh TrangCN: Nguyễn Thế Anh Tuấn

Đà Nẵng, tháng 12 năm 2012

MỤC LỤCDANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU...........................................................................................VDANH MỤC BIỂU ĐỒ....................................................................................................VIIDANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................................VIIILỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP.....................................................................4

1.1. Một số khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp..................................41.1.1 Khái niệm kinh tế nông nghiệp............................................................................41.1.2 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp.................................................................................41.1.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.............................................................41.1.4 Các tiêu chí phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.....................5

1.2 Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.............................51.2.1 Chính sách nông nghiệp......................................................................................51.2.2 Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.....................6

1.3 Xây dựng chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.............61.3.1 Mục tiêu chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp........61.3.2 Nội dung chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp......71.3.3 Quy trình chính sách............................................................................................7

1.4 Vai trò của chính sách khuyến khích đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp......................................................................................................................11

1.4.1 Định hướng cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.................111.4.2 Cơ sở để phân bổ nguồn lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.......11

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp...................................................................................................11

1.5.1 Nhân tố khách quan...........................................................................................111.5.2. Nhân tố chủ quan..............................................................................................131.6 Kinh nghiệm của các địa phương khác trong xây dựng và thực hiện chính sách

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp..........................................................................131.6.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc............................................................................131.6.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản................................................................................141.6.3 Kinh nghiệm của Thái Lan.................................................................................161.6.4 Kinh nghiệm một số tỉnh, thành phố trong nước...............................................171.6.5 Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Đà Nẵng trong việc xây dựng và thực hiện chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.............19

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÁC CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG..................................................................................................................................22

2.1 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố Đà Nẵng.................222.1.1 Thực trạng phát triển nông nghiệp thành phố Đà Nẵng...................................22

2.1.1.1 Vị trí ngành nông nghiệp trong nền kinh tế của thành phố..................................222.1.1.2 Biến động diện tích đất nông nghiệp..........................................................222.1.1.3 Tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp thành phố Đà Nẵng..................23a. Trồng trọt...........................................................................................................24

i

b. Chăn nuôi..........................................................................................................27c. Thủy sản.............................................................................................................28d. Lâm nghiệp........................................................................................................32

2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua.....................................................................35

2.1.2.1 Đặc điểm tự nhiên......................................................................................35a. Về địa hình, đất đai...........................................................................................35b. Về khí hậu, thủy văn..........................................................................................36c. Sự biến đổi khí hậu và thiên tai, dịch bệnh........................................................372.1.2.2 Các yếu tố kinh tế - xã hội..........................................................................37a. Cơ cấu các ngành kinh tế..................................................................................38b. Tình hình đầu tư trong nông nghiệp..................................................................39c. Lao động và năng suất lao động trong nông nghiệp.........................................40d. Quá trình đô thị hóa..........................................................................................43e. Cơ sở hạ tầng.....................................................................................................43f. Tình hình ứng dụng KH-CN vào sản xuất nông nghiệp.....................................44g. Thị trường tiêu thụ.............................................................................................44

2.1.3 Đánh giá chung....................................................................................................452.1.3.1 Thuận lợi....................................................................................................452.1.3.2 Khó khăn....................................................................................................462.1.3.3 Cơ hội.........................................................................................................462.1.3.4 Thách thức..................................................................................................46

2.1.4 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997 – 2011.......................................................................................47

2.1.4.1 Chuyển dịch cơ cấu giữa các phân ngành trong nông nghiệp...................472.1.4.2 Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp.........................................482.1.4.3 Chuyển dịch cơ cấu trong lĩnh vực thuỷ sản..............................................51

2.1.5. Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố..................................................................................................53

2.1.5.1 Trình độ nhận thức còn thấp của người nông dân.....................................542.1.5.2 Nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp còn hạn chế.......................................542.1.5.3 Công tác quy hoạch và sử dụng đất nông nghiệp chưa hiệu quả..............552.1.5.4 Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực nông nghiệp...........552.1.5.5 Hạn chế trong khả năng tiếp cận, mở rộng thị trường..............................562.1.5.6 Mối liên kết yếu giữa nông dân và các chủ thể khác.................................562.1.5.7 Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp thành phố chưa hiệu quả........................................................................................56

2.2 Thực trạng chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng...........................................................................................................57

2.2.1 Chủ trương của Đảng và chính sách nhà nước Trung ương về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp..............................................................................................57

2.2.1.1 Chủ trương của Đảng................................................................................572.2.1.2 Chính sách của Nhà nước..........................................................................59

ii

2.2.1.3 Nhận định chung về các chính sách nhà nước về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp....................................................................................60

2.2.2. Thực trạng chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng..............................................................................................61

2.2.2.1 Giai đoạn 1997 – 2000...............................................................................612.2.2.2 Giai đoạn 2001 – 2005...............................................................................622.2.2.3 Giai đoạn 2006 – 2010...............................................................................63

2.2.3 Tình hình xây dựng, triển khai các chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.....................................................................................................70

2.2.3.1 Tình hình hoạch định chính sách nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng...702.2.3.2 Tình hình triển khai thực thi các chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.........................................................................................722.2.3.3 Nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn của thành phố Đà Nẵng trong những năm qua....................................................................................73

2.2.4 Những vấn đề còn tồn tại trong xây dựng và thực thi chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố Đà Nẵng....................................74

2.3 Tác động của các chính sách khuyến khích đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Đà Nẵng trong thời gian qua.......................................................................76

2.3.1 Mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố......................762.3.2 Tác động của các chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp..........................................................................................................................79

2.3.2.1 Tác động đến sự phát triển của các phân ngành trong nông nghiệp.........802.3.2.2 Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.............................842.3.2.3 Cải thiện và nâng cao đời sống của nông dân...........................................862.3.2.4 Đánh giá về mức độ tiếp cận của các chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp....................................................................................87

2.3.3 Những hạn chế cần cải thiện nhằm hoàn thiện chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.................................................................................892.3.4 Những đề xuất của các đối tượng chịu tác động của các chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố...................................932.3.5 Một số vấn đề rút ra từ kết quả điều tra tác động của các chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thành phố......................................................96

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN 2020....98

3.1 Cơ sở xây dựng chính sách........................................................................................983.1.1 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở các nền kinh tế hiện đại.983.1.2 Môi trường xây dựng chính sách.......................................................................99

3.1.2.1 Môi trường về chính sách...........................................................................993.1.2.2 Môi trường phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng.....................101

3.1.3 Định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020..........................................................................................................................1013.1.4. Quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn thành phố Đà Nẵng đến 2020..................................................................................................................................102

3.2 Quan điểm, mục tiêu, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố Đà Nẵng đến 2020...................................................................................................103

3.2.1 Quan điểm chuyển dịch...................................................................................103

iii

3.2.2 Mục tiêu của quá trình chuyển dịch.................................................................1033.2.3 Định hướng chuyển dịch.................................................................................104

3.2.3.1 Định hướng chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi.....................1043.2.3.2 Định hướng chuyển dịch cho các phân ngành........................................1043.2.3.3 Định hướng chuyển dịch theo lãnh thổ....................................................105

3.3 Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố Đà Nẵng đến năm 2020........................................................................................................105

3.3.1 Các chính sách đột phá....................................................................................1053.3.1.1 Chính sách khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của thành phố..............................................................................1053.3.1.2 Chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất rau an toàn, nấm và hoa tập trung...............................................................................................................1123.3.1.3 Chính sách khuyến khích chuyển đổi khai thác hải sản theo hướng phát triển bền vững.......................................................................................................1153.3.1.4 Chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sơ chế, chế biến và bảo quản rau quả và nấm..........118

3.3.2 Các chính sách hỗ trợ.....................................................................................1193.3.2.1 Chính sách về quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp................................1193.3.2.2 Chính sách về thu hút và đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp..............1213.3.2.3 Chính sách hỗ trợ xúc tiến thị trường tiêu thụ rau sạch và nấm.............1233.3.2.4 Chính sách tài chính phục vụ phát triển nông nghiệp.............................1253.3.2.5 Chính sách khuyến nông..........................................................................127

3.4 Các giải pháp thực hiện...........................................................................................1293.4.1 Hoàn thiện quy trình xây dựng và thực thi chính sách....................................129

3.4.1.1 Hoàn thiện quy trình xây dựng chính sách..............................................1293.4.1.2 Hoàn thiện công tác tổ chức, triển khai chính sách.................................130

3.4.2 Hoàn thiện các mô hình sản xuất nông nghiệp................................................1323.4.2.1 Hợp tác xã................................................................................................1323.4.2.2. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp............................133

3.4.3 Giải pháp về thúc đẩy liên kết hộ nông dân với các chủ thể khác...................1343.4.4 Giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nông dân............................1353.4.5 Điều kiện thực hiện giải pháp..........................................................................136

3.5 Các dự án trọng điểm...............................................................................................1383.5.1 Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hòa Vang...........1383.5.2 Dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp thành phố Đà Nẵng (QSEAP)..........................................................................................................1383.5.3 Dự án phát triển chương trình khí sinh học (QSEAP-BPD)............................1393.5.4 Dự án phát triển chuỗi giá trị rau an toàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng..........................................................................................................................1393.6.5 Dự án xây dựng Vùng sản xuất lúa giống tại xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng...................................................................................................1393.5.6 Dự án tăng cường năng lực khai thác hải sản cho ngư dân thành phố Đà Nẵng..................................................................................................................................140

KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ............................................................................................141PHỤ LỤC...........................................................................................................................148

iv

v

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 2.1: Biến động đất đai thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2000-2011...............................23Bảng 2.2: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2010.....................................................23Bảng 2.3: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản...............................24Bảng 2.4: Tình hình sản xuất của một số sản phẩm trồng trọt chủ lực.................................25Bảng 2.5: Tình hình sản xuất một số cây công nghiệp lâu năm...........................................27Bảng 2.6: Số lượng gia súc gia cầm của thành phố giai đoạn 2001-2011............................28Bảng 2.7: Giá trị sản xuất ngành thủy sản thành phố Đà Nẵng............................................29Bảng 2.8: Sản lượng khai thác hải sản của thành phố..........................................................31Bảng 2.9: Tình hình nuôi trồng thủy sản của thành phố.......................................................31Bảng 2.10: Hiện trạng đất lâm nghiệp phân theo địa phương năm 2008.............................32Bảng 2.11: Tình hình biến động tài nguyên rừng thời gian qua...........................................33Bảng 2.12: Hiện trạng đất lâm nghiệp phân theo chức năng................................................34Bảng 2.13: Tình hình khai thác bảo vệ rừng qua các năm....................................................35Bảng 2.14 : Tình hình dân số thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997-2011..............................41Bảng 2.15: Trình độ lao động khu vực nông nghiệp năm 2010...........................................42Bảng 2.16: Thay đổi giá trị sản xuất bình quân đầu người ngành nông nghiệp..................43 Bảng 2.17: Cơ cấu nghề khai thác hải sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng........................53Bảng 2.18: Nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn 2008 – 2011. .............................................................................................................................................74 Bảng 2.19: Cơ cấu GDP các phân ngành kinh tế nông nghiệp qua các năm........................76Bảng 4.1: Tình hình phân bố diện tích sản xuất.................................................................148Bảng 4.2: Lý do ngăn cản quá trình dồn điền đổi thửa.......................................................148Bảng 4.3: Thay đổi trong phương pháp canh tác trồng trọt................................................149Bảng 4.4: Khó khăn trong chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng...........................................149Bảng 4.5: Thay đổi trong phương pháp chăn nuôi.............................................................149Bảng 4.6: Khó khăn trong chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi.............................................149Bảng 4.7: Chuyển dịch trong phạm vi khai thác hải sản....................................................150Bảng 4.8: Chuyển dịch trong cơ cấu ngành, nghề khai thác hải sản.................................150 Bảng 4.9: Chính sách hỗ trợ khai thác hải sản....................................................................150Bảng 4.10: Khó khăn trong việc chuyển đổi cơ cấu tàu thuyền.........................................150Bảng 4.11: Khu vực nuôi trồng và hình thức nuôi trồng....................................................151Bảng 4.12: Những hỗ trợ nhận được từ thành phố của các hộ nuôi trồng thủy sản...........151Bảng 4.13: Chính sách hỗ trợ phát triển của nhà nước mà DN/HTX tiếp cận được..........151Bảng 4.14: Những khó khăn DN/HTX gặp phải khi thu mua nguồn đầu vào....................151Bảng 4.15: Những khó khăn DN/HTX gặp phải khi tiêu thụ đầu ra .................................152Bảng 4.16: Lý do Hộ nông dân đã chuyển đổi cơ cấu, ngành nghề nông, lâm, thủy sản...152Bảng 4.17: Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp...........................152Bảng 4.18: Nguyên nhân chương trình, dự án triển khai chưa hiệu quả............................153Bảng 4.19: Đánh giá tác động chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, ngành nghề.153Bảng 4.20: Mức độ hài lòng về tác động của các chương trình khuyến nông, lâm, ngư....153Bảng 4.21: Mức độ gia tăng hiệu quả kinh doanh của DN/HTX nông nghiệp do tác động triển khai các dự án khuyến nông – lâm – ngư...................................................................153Bảng 4.22: Các chính sách hỗ trợ cần phát huy được DN đề xuất.......................................87Bảng 4.23: Tình hình nắm bắt các chính sách khuyến khích chuyển dịch...........................89Bảng 4.24: Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp....154Bảng 4.25: Đánh giá về đặc điểm của các hộ nông dân.....................................................154Bảng 4.26: Yếu tố tác động đến hiệu quả triển khai các dự án khuyến nông, lâm, ngư.....154Bảng 4.27: Đánh giá về các khóa tập huấn kỹ thuật, kiến thức khuyến nông, lâm, ngư....154Bảng 4.28: Đánh giá về lực lượng cán bộ khuyến nông cấp cơ sở.....................................155Bảng 4.29: Vấn đề đặt ra với công tác khuyến nông – lâm – ngư thành phố Đà Nẵng......155

vi

Bảng 4.30: Đề xuất về chính sách khuyến khich chuyển dịch của các nhà quản lý và chuyên gia nông nghiệp...................................................................................................................155Bảng 4.31: Định hướng phát triển các phân ngành nông nghiệp..........................................93Bảng 4.32: Khó khăn của hộ nông dân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp....156Bảng 4.33: Ý kiến nông dân nhằm phát triển nông nghiệp thành phố................................156Bảng 4.34: Khó khăn khi tiếp cận vốn vay tổ chức tín dụng..............................................157Bảng 4.35: Khó khăn trong ứng dụng, chuyển giao công nghệ..........................................157Bảng 4.36: Chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước do DN/HTX đề xuất........157Bảng 4.37: Kiến nghị của DN/HTX nhằm tạo điều kiện cho DN/HTX nông nghiệp phát triển ....................................................................................................................................158

vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Hình 2.1: Cơ cấu GDP thành phố Đà Nẵng phân theo khu vực kinh tế giai đoạn từ 1997 đến 2011 ..................................................................................................................................38

Hình 2.2: Cơ cấu đầu tư của thành phố Đà Nẵng phân theo nhóm ngành kinh tế...................40Hình 2.3: Cơ cấu các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng...............................40Hình 2.4: Cơ cấu lao động thường xuyên phân theo nhóm ngành kinh tế..............................42Hình 2.5: Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2001 – 2011....45 Hình 2.6: Cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm - thủy sản giai đoạn 1997-2011........................47Hình 2.7: Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp giai đoạn 1997-2011.........................................48Hình 2.8: Cơ cấu trong lĩnh vực trồng trọt giai đoạn 1997-2011...........................................49Hình 2.9: Cơ cấu về giá trị giữa các loại cây lương thực giai đoạn 2007-2011......................50Hình 2.10: Cơ cấu về giá trị trong lĩnh vực chăn nuôi giai đoạn 1997-2011..........................51Hình 2.11: Cơ cấu giá trị trong ngành thủy sản giai đoạn 1997-2011.....................................52Hình 2.12: Tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế nông nghiệp giai đoạn 1997-2010..........

...........................................................................................................................................78Hình 2.13: Đóng góp vào 1% tăng trưởng khu vực kinh tế nông nghiệp...............................78

viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ADB Ngân hàng Phát triển Châu ÁBTCTW Ban tổ chức Trung ươngBVTV Bảo vệ thực vậtCNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóaDN Doanh nghiệpGCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtGDP Tổng sản phẩm quốc nộiHTX Hợp tác xãIBSA Trợ cấp của Ấn Độ - Braxin – Nam PhiIPM Quản lý dịch hại tổng hợpKH-ĐT Kế hoạch – Đầu tưKHKT Khoa học kỹ thuậtNN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thônODA Viện trợ Phát triển Chính thứcQSEAP Dự án Phát triển Chương trình Khí Sinh họcSXNN Sản xuất nông nghiệpSWOT Strength, Weakness, Opportunity, Threat THCS Trung học cơ sởUBND Ủy ban nhân dânVietGAP Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa

là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt NamWTO Tổ chức Thương mại Thế giới

ix

LỜI MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết nghiên cứu chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một bộ phận cấu thành quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, bởi lẽ, “Để triển khai công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, trước hết phải thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền nông nghiệp, mà trong đó nội dung cốt lõi của bước đi ban đầu là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn kiểu mới”.

Xã hội loài người ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người sẽ không chỉ dừng lại ở mặt số lượng mà về chất lượng cũng ngày càng trở nên khắt khe hơn. Để đáp ứng nhu cầu thị trường đòi hỏi sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại với chất lượng cao hơn thì việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp là yêu cầu cấp thiết và tất yếu.

Hơn nữa, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sẽ giúp khai thác tiềm năng và lợi thế riêng của mỗi vùng, mỗi địa phương trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là sử dụng ngày càng hợp lý hơn các tiềm năng, lợi thế hàng hoá phục vụ xuất khẩu. Với truyền thống là nền nông nghiệp lúa nước, sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam chưa đáp ứng được hết các nhu cầu thực phẩm của con người, do đó chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp sẽ tạo ra cơ cấu nông sản phù hợp với thực tiễn và phương hướng phát triển của nền nông nghiệp đô thị.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài2.1. Mục tiêu tổng quátPhân tích, đánh giá hiệu quả của các chính sách khuyến khích chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện có, làm rõ những tồn tại khó khăn và nguyên nhân hạn chế làm cơ sở đề xuất những chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến.

2.2. Mục tiêu cụ thểĐề tài tập trung làm rõ những nội dung sau:

- Trình bày một số lý luận cơ bản về chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

- Thực trạng phát triển của ngành nông nghiệp thành phố Đà Nẵng thời gian qua và các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

- Thực trạng nhóm chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

- Đánh giá tác động của các chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đối với sự thay đổi, phát triển của nông nghiệp, nông thôn thành phố.

x

- Dựa trên cơ sở đó, kết hợp với việc nhận diện những biến đổi các vấn đề kinh tế - xã hội trong và ngoài nước trong thời gian đến để đề ra định hướng, xây dựng các chính sách nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, hạn chế của đề tàiĐề tài tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển của ngành nông

nghiệp (gồm các phân ngành nông – lâm – ngư nghiệp) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, dưới sự tác động của các chính sách, cơ chế khuyến khích phát triển từ Trung ương đến địa phương, nhằm mục tiêu chuyển dịch cơ cấu hướng đến nâng cao hiệu quả hoạt động, phát triển ngành nông nghiệp đô thị. Các chính sách khuyến khích cần được phân tích trên các mặt tác động về kinh tế và xã hội, những thành tựu đạt được, cũng như các hạn chế, vướng mắc còn gặp phải. Từ kết quả phân tích, đề tài hướng đến bổ sung, hoàn thiện hoặc xây dựng mới các chính sách trọng tâm nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo định hướng đề ra.

- Phạm vi nghiên cứu: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (bao gồm nông – lâm – thủy sản)

- Không gian, thời gian nghiên cứu:

+ Phân tích, đánh giá tác động của chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997-2011.

+ Xây dựng chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cho thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013-2020.

4. Phương pháp nghiên cứuĐề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử;

- Phương pháp phân tích hệ thống thực trạng kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố;

- Phương pháp phân tích SWOT;

- Phương pháp điều tra khảo sát: hộ nông dân, các chuyên gia và nhà quản lý, các doanh nghiệp và Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản;

- Phương pháp phân tích thống kê các số liệu sơ cấp và thứ cấp;

- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến các chuyên gia và thảo luận;

Hạn chế nhất định của đề tài: Với mục tiêu phân tích tác động của chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, dựa trên cơ sở các số liệu thống kê, báo cáo quản lý và dữ liệu khảo sát được, kết quả phân tích được phần lớn dừng lại ở mức độ định tính chưa thể định lượng được kết quả tạo ra được từ các chính sách được thực hiện. Lý do cơ bản là do đối tượng khảo sát để phân tích phần lớn là hộ nông dân, có sự hạn chế về trình độ cùng với độ trễ của chính

xi

sách nông nghiệp gây nhiều khó khăn trong việc lượng hóa được kết quả của những chính sách khuyến khích tác động đối với chính họ và ngành kinh tế nông nghiệp thành phố.

xii

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN

KHÍCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

1.1. Một số khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp1.1.1 Khái niệm kinh tế nông nghiệpNông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và tổng hợp. Đó

là tổ hợp các ngành kinh tế - sinh học cụ thể trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Chúng được hình thành trên cơ sở phân công lao động xã hội trong quá trình phát triển sản xuất và công nghiệp hóa [15].

Nông nghiệp, nếu được hiểu theo nghĩa hẹp, thì chỉ đề cập đến ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ trong nông nghiệp. Nông nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng thì bao gồm cả ngành lâm nghiệp và thủy sản. Trong phạm vi đề tài, khái niệm kinh tế nông nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng.

1.1.2 Cơ cấu kinh tế nông nghiệpCác ngành và phân ngành sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp có quy mô

phát triển khác nhau, kết hợp hữu cơ với nhau hình thành nên một cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Qua đó có thể khái quát định nghĩa về cơ cấu kinh tế nông nghiệp như sau:

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tổng thể các mối quan hệ về chất lượng và số lượng tương đối ổn định của các bộ phận trong nông nghiệp theo điều kiện không gian và thời gian nhất định.

Nếu như khái niệm kinh tế nông nghiệp được hiểu theo hai nghĩa rộng và hẹp thì tương ứng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng được hiểu theo hai nghĩa:

- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng phản ánh số lượng và chất lượng cũng như tỷ lệ giữa các ngành và sản phẩm nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản và mối quan hệ nội ngành của các ngành đó.

- Cơ cấu ngành nông nghiệp hiểu theo nghĩa hẹp là cơ cấu giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi, và dịch vụ nông nghiệp. Đây là cơ cấu chủ yếu nhất trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta. Tuy nhiên, xét về vai trò quan trọng của ngành thủy sản trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố Đà Nẵng, đề tài sẽ tập trung hướng nghiên cứu về cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo nghĩa rộng.

1.1.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệpTheo H.Chenery (1988), khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung là

các thay đổi về cơ cấu kinh tế và thể chế cần thiết cho sự tăng trưởng liên tục của tổng sản phẩm quốc dân, bao gồm sự tích luỹ của vốn vật chất và con người, thay đổi nhu cầu, sản xuất, lưu thông và việc làm [60]. Ngoài ra còn các quá trình kinh tế xã hội kèm theo như đô thị hoá, biến động dân số, thay đổi trong thu nhập.

xiii

Về bản chất đó là sự thay đổi trong cơ cấu tỷ trọng và mối quan hệ hữu cơ giữa ba khu vực của nền kinh tế 1. Song song với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế chung có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và không thể tách rời hai quá trình này.

Như vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình làm thay đổi cấu trúc và mối quan hệ của hệ thống nông nghiệp theo một chủ định và định hướng nhất định, nghĩa là đưa hệ thống kinh tế nông nghiệp đến trạng thái phát triển tối ưu đạt hiệu quả như mong muốn, thông qua tác động điều khiển có ý thức, định hướng của con người, trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng các quy luật khách quan.

1.1.4 Các tiêu chí phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệpHệ thống chỉ tiêu nhằm đánh giá quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông

nghiệp [4] được đề xuất trong đề tài gồm:

- Các chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế: Các chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế theo ngành, phân ngành trong GDP trên địa bàn thành phố.

- Các chỉ tiêu về nguồn lực:

+ Các chỉ tiêu về cơ cấu lao động như tỷ lệ lao động nông – lâm - ngư nghiệp trong tổng số lao động, chất lượng lao động, sự di động của lao động.

+ Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp: Tình trạng đô thị hoá, quy mô hộ nông nghiệp, tình trạng manh mún ruộng đất, hộ nông dân không có đất.

+ Cơ cấu vốn đầu tư xã hội vào nông nghiệp, hiệu quả đầu tư trong nông nghiệp.

- Các chỉ tiêu đánh giá tác động của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp:

+ Tăng trưởng giá trị sản xuất và cơ cấu của các phân ngành trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp.

+ Năng suất đất đai và năng suất lao động nông nghiệp.

1.2 Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp1.2.1 Chính sách nông nghiệp

Cùng với các nghiên cứu của France Ellis, Tsaint Geouss, các nhà kinh tế học Việt Nam đã tiếp cận với định nghĩa về khái niệm chính sách “Như là kiểu phương pháp can thiệp của Nhà nước vào lĩnh vực nào đó theo những mục tiêu và sự can thiệp cần thiết cũng như mức độ can thiệp thích hợp” [11].

Qua đó có thể thấy một chính sách kinh tế có các đặc điểm sau:

- Là một phương pháp, biện pháp can thiệp;

- Chủ thể ban hành là Nhà nước;

1 : Fisher (1935) [61] đã phân biệt nền kinh tế ra làm 3 khu vực: Khu vực sơ cấp (nông nghiệp), cấp 2 (công nghiệp) và cấp 3 (dịch vụ).

xiv

- Tác động đến các đối tượng cụ thể dựa trên các cơ chế thực thi nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Theo cách tiếp cận đó, gắn với đối tượng là nông nghiệp, có khái niệm về chính sách kinh tế đối với nông nghiệp: Là các biện pháp tác động, can thiệp của Chính phủ vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đã lựa chọn [15].

Tuy nhiên, hoạt động nông nghiệp không chỉ là các hoạt động mang tính kinh tế mà còn gắn với những hoạt động mang tính xã hội hết sức đặc thù về vấn đề việc làm nông thôn, xóa đói giảm nghèo, nếp sống, thuần phong mỹ tục tồn tại lâu đời trong tư tưởng người nông dân [15]. Vấn đề nông nghiệp không thể tách rời vấn đề nông thôn - nông dân và cùng chịu tác động của chính sách nông nghiệp.

1.2.2 Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Với cách tiếp cận về chính sách nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã được trình bày, có thể thấy chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp không chỉ là một mà là một hệ thống các chính sách nông nghiệp có tác động qua lại với nhau với nhiều mục tiêu hướng đến nhưng đều có tác động thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đi đúng hướng, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân .

Căn cứ theo đối tượng chịu tác động là cơ cấu kinh tế nông nghiệp, hệ thống các chính sách có tác động khuyến khích quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gồm:

- Chính sách đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thể hiện hướng phát triển của các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế trong nông nghiệp;

- Chính sách tín dụng cho nông nghiệp;

- Chính sách chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp;

- Chính sách đào tạo lao động nông nghiệp, nông thôn;

- Chính sách đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn;

- Chính sách tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp;

- Chính sách khuyến nông – lâm – ngư;

- Chính sách thị trường trong nông nghiệp;

- Chính sách giá cả trong nông nghiệp...

1.3 Xây dựng chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp1.3.1 Mục tiêu chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông

nghiệp

Mục tiêu chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là nhằm vào thay đổi cấu trúc và các mối quan hệ của hệ thống sản xuất nông nghiệp,

xv

bao gồm mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thuộc khu vực kinh tế nông thôn. Sự thay đổi này đạt mục tiêu theo hướng gia tăng quy mô sản xuất, chất lượng nông sản, và hiệu quả kinh tế, đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa, cạnh tranh được trong nền kinh tế thị trường. Mục tiêu của các chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gồm các mục tiêu chính sau đây:

- Nâng cao nhận thức của các đối tượng của chính sách về các chủ trương, định hướng, chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của thành phố; nâng cao kiến thức, kỹ năng, trình độ về sản xuất, tiến bộ của khoa học kỹ thuật có thể ứng dụng vào sản xuất, và các kiến thức và kỹ năng về quản lý, kinh doanh cho người sản xuất, hợp tác xã, và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp;

- Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; nâng cao năng suất, quy mô, chất lượng, hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngành nghề khai thác. Từ đó, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, và tạo động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn;

- Huy động mọi nguồn lực từ cá nhân, tổ chức, trong và ngoài nước tham gia đóng góp cùng nguồn lực của nhà nước, từ Trung ương đến địa phương để tiến hành, triển khai các chương trình, dự án khuyến khích, hỗ trợ, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở địa phương.

1.3.2 Nội dung chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Nội dung chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp bao gồm những điều kiện tương ứng với các quy định, chế độ về ưu đãi cho các đối tượng thuộc phạm vi tác động của chính sách mà đáp ứng những điều kiện chính sách đưa ra. Các điều kiện hạn chế của chính sách thường là các yêu cầu đối với người sản xuất về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và ngành nghề khai thác, ứng dụng công nghệ cao, áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất an toàn mà thành phố ưu tiên, khuyến khích phát triển, nhằm định hướng phát triển nền nông nghiệp hiện đại, và bền vững.

1.3.3 Quy trình chính sách

Quy trình chính sách bao gồm các nội dung sau:

- Hoạch định chính sách;

- Tổ chức thực thi chính sách;

- Phân tích, đánh giá tác động chính sách.

1.3.3.1 Hoạch định chính sách:

Hoạch định chính sách hay là soạn thảo chính sách là giai đoạn đầu tiên để có thể hình thành và có được bản chính sách. Đây là kết quả quá trình làm việc của các

xvi

cơ quan hoạch định chính sách của nhà nước. Hoạch định chính sách kinh tế - xã hội là quá trình hình thành các mục tiêu của chính sách đáp ứng được yêu cầu đặt ra về kinh tế - xã hội và lựa chọn được giải pháp để thực hiện thành công chính sách với các công cụ hữu hiệu. Quá trình hoạch định bao gồm các giai đoạn:

* Giai đoạn 1: Xác định và lựa chọn vấn đề

a. Xác định và lựa chọn vấn đề: vấn đề là những vướng mắc, những mâu thuẫn xuất hiện trong đời sống kinh tế - xã hội (vấn đề bàn ở đây là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp) mà đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải giải quyết để ổn định hay thúc đẩy phát triển kinh tế.

b. Phân tích tiền chính sách: thu thập dữ liệu để xem xét nguyên nhân của vấn đề, khẳng định vấn đề rất cấp thiết, xác định các nguồn lực và tiềm năng có thể huy động cho thực thi chính sách.

* Giai đoạn 2: Xác định mục tiêu của chính sách

Mục tiêu của chính sách là cái đích phải đạt được, hay vấn đề đã được giải quyết. Mục tiêu phải quán triệt các yêu cầu:

- Đúng trọng tâm, trọng điểm và có sự ưu tiên để thực hiện.

- Phải xác đáng và cụ thể.

- Phải có tính khả thi.

* Giai đoạn 3: Xây dựng phương án chính sách và lựa chọn

Phương án chính sách được xác định sẽ trả lời (1) làm thế nào để đạt được mục tiêu đề ra; (2) các công cụ gì để thực hiện chính sách, hay thực hiện mục tiêu bằng cách nào?

* Giai đoạn 4: Ra quyết định

Xem xét tập hợp phương án đã được lập cùng với mục tiêu, nguồn lực và đánh giá tính khả thi, hợp lý, ưu tiên, có gắn với dự báo xu hướng, tình hình trong tương lai, để ra quyết định ban hành một phương án chính sách phù hợp nhất.

1.3.3.2 Tổ chức thực thi chính sách

Là quá trình đưa chính sách vào cuộc sống và đạt tới các mục tiêu đặt ra trên cơ sở triển khai các phương án chính sách đã lựa chọn với các công cụ đã có. Quá trình này gồm 2 bước.

* Bước 1: Xác định tổ chức bộ máy và công tác cán bộ thực thi chính sách

Trong nội dung này cần phải có lựa chọn một cơ quan nhận nhiệm vụ chính thức chủ trì thực thi và một số cơ quan khác tham gia. Do mỗi chính sách có liên quan tới nhiều ngành, nhiều cấp. Khi thực hiện như vậy mới xác định trách nhiệm cụ thể của mỗi cơ quan.

Cơ quan chủ trì thực hiện phải có các điều kiện:

(1) Đảm bảo về mặt chính trị và pháp luật;

xvii

(2) Có đủ nguồn lực;

(3) Bảo đảm về thông tin gián tiếp;

(4) Được quản lý và phân bổ ngân sách;

(5) Có cố vấn về kỹ thuật…

Trong nội dung này cần phải chú trọng công tác lựa chọn đào tạo bồi dưỡng cán bộ thực thi chính sách, đây có thể coi là khâu quyết định trong việc thực thi thành công chính sách. Cán bộ là những người trực tiếp tham gia hoạt động triển khai chính sách vào cuộc sống, thực thi các giải pháp chính sách. Họ là người nắm chắc nội dung chính sách, hiểu biết thực tế để triển khai và điều chỉnh. Từ thực tế thực thi chính sách, họ sẽ khuyến nghị điều chỉnh chính sách.

Nhân tố con người có vai trò quyết định trong việc tổ chức thực hiện các chính sách nông nghiệp. Cho dù chính sách có tốt đến mấy đi chăng nữa nhưng tổ chức thực hiện không tốt thì chính sách sẽ không đi vào cuộc sống, người dân vẫn không có cơ hội để tham gia vào các loại hình bảo hiểm và các chính sách trợ giúp. Do vậy, việc thiết lập hệ thống tổ chức quản lý với đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp để thực hiện các chính sách nông nghiệp cần đáp ứng được yêu cầu theo hướng phải bao phủ được tất cả các đối tượng có nhu cầu thực sự, cho dù đó là chính sách bảo hiểm hay chính sách trợ giúp. Về nguyên tắc, có thể thiết lập được tổ chức độc lập cho từng hợp phần nhưng cũng có thể sử dụng bộ máy chính quyền hiện có để thực hiện, tùy điều kiện cụ thể của các quốc gia. Thể chế chính sách mang tính phổ cập thì chi phí quản lý ít và bộ máy tổ chức quản lý gọn nhẹ và ngược lại, thể chế phức tạp thì chi phí quản lý tốn kém hơn.

Ngoài ra, cần cải cách thủ tục hành chính làm cho thủ tục đơn giản, nhất là khâu ban hành văn bản, hướng dẫn cụ thể hóa chính sách.

Bước 2: Triển khai chính sách

Việc triển khai chính sách có vai trò quyết định sự thành công của chính sách. Đây là nhiệm vụ mà bộ máy tổ chức thực hiện chính sách phải hoàn thành. Một bộ máy tốt thì phải tổ chức triển khai để đưa chính sách vào cuộc sống.

Muốn triển khai sâu rộng chính sách trước hết cần khai thác tốt các kênh truyền tải để triển khai chính sách. Vì những thông tin về chính sách như mục tiêu chính sách, đối tượng, phạm vi chính sách, những tiêu chuẩn điều kiện quy định của chính sách cũng như thời gian bắt đầu có hiệu lực và kết thúc… cần phải truyền tải tới các đối tượng chính sách hay diện bao phủ của chính sách. Do đó kênh truyền tải sẽ truyền dẫn thông tin tới nơi cần thiết. Có nhiều kênh khác nhau cần phải sử dụng tùy theo điều kiện cũng như nguồn lực. Các kênh này bao gồm:

(i) Chú trọng khai thác các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền giúp cho mọi người hiểu biết chính sách;

(ii) Hệ thống web trên internet hay thư điện tử cũng cần chú ý khai thác;

xviii

(iii) Kênh tuyên truyền trực tiếp thông qua phổ biến chính sách;

(iv) Thông qua các đoàn thể để tuyên truyền chính sách.

Chính sách nói chung thường được triển khai thông qua các dự án, và các dự án thường được triển khai để giải quyết khâu yếu nhất của chính sách. Chẳng hạn chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn thông qua dự án đào tạo và chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng thủy sản…Chất lượng và hiệu quả các dự án sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của chính sách, do đó muốn triển khai rộng và sâu chính sách thì phải chú trọng và nâng cao hiệu quả các dự án để thực hiện chính sách.

Việc triển khai chính sách liên quan đến nhiều cơ quan ban ngành do đó cần phải hoàn thiện việc phối hợp giữa các cơ quan và các ngành trong triển khai chính sách.

1.3.3.3 Phân tích, đánh giá tác động chính sách

Chính sách sau khi triển khai thực hiện sẽ tác động tới đối tượng chính sách và làm thay đổi để đạt tới mục tiêu đề ra. Tuy nhiên mức độ đạt được đến đâu không phải như kỳ vọng của các nhà hoạch định chính sách. Vì khi hoạch định chính sách dù đã dự kiến các kịch bản xảy ra nhưng không thể dự kiến hết và do đó khi thực thi chính sách trong thực tế nhiều tình huống với nhiều nhân tố mới phát sinh chúng sẽ làm chệch mục tiêu. Việc kiểm tra và đánh giá thực hiện chính sách sẽ giúp các cơ quan quản lý biết rõ chính sách đang được triển khai như thế nào, kết quả đến đâu và khả năng sẽ thế nào từ đó có những biện pháp để điều chỉnh kịp thời.

Kiểm tra và đánh giá thực thi chính sách phải bắt đầu từ tổ chức và vận hành tốt hệ thống thu thập thông tin về thực hiện chính sách. Hệ thống này bao gồm các kênh như báo cáo của cơ quan tổ chức thực thi chính sách, thông qua hoạt động kiểm tra của cán bộ tổ chức thực thi; thông qua hoạt động thanh tra; và cơ quan giám sát. Nhưng quan trọng nhất là phải xác định cơ chế phản hồi thông tin và xây dựng hệ thống tiếp nhận và xử lý thông tin.

Ngoài ra việc sử dụng nhiều hơn điều tra xã hội học ý kiến của nhiều tầng lớp dân cư cũng rất hữu ích. Các tầng lớp dân cư trong đó có nhiều người thuộc đối tượng tác động của chính sách nên họ sẽ quan tâm tới việc thực thi chính sách. Những thông tin từ điều tra xã hội học với các đối tượng này sẽ cho các nhà hoạch định và quản lý những thông tin hữu ích để kiểm tra và đánh giá thực thi chính sách.

Tổ chức đánh giá việc thực thi chính sách trên cơ sở đánh giá hiệu lực và hiệu quả của chính sách. Những điều chỉnh chính sách hợp lý sẽ bảo đảm cho sự thành công của chính sách. Nhưng quan trọng nhất là việc phân tích chính sách nên giao cho một cơ quan nghiên cứu hay tư vấn chính sách tiến hành phân tích theo dạng đơn đặt hàng từ cơ quan chủ trì chính sách. Như vậy sẽ bảo đảm tính khách quan hơn của các kết luận đánh giá và khuyến nghị sẽ có giá trị hơn.

1.4 Vai trò của chính sách khuyến khích đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

xix

1.4.1 Định hướng cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệpĐây là vai trò cơ bản nhất của chính sách khuyến khích với quá trình chuyển

dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Chính sách nông nghiệp nói riêng và chính sách nói chung đều là một trong những công cụ quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế, xã hội. Dựa trên công cụ chính sách, Nhà nước thể hiện chủ trương và định hướng của mình, giải quyết một vấn đề nhất định, tạo động lực phát triển. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của khu vực nông nghiệp và gắn bó chặt chẽ với các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể của từng vùng miền, do đó các chính sách khuyến khích được ban hành để thúc đẩy quá trình chuyển dịch đi đúng hướng với chủ trương, định hướng phát triển nông nghiệp của Nhà nước.

1.4.2 Cơ sở để phân bổ nguồn lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Hoạt động sản xuất nông nghiệp là hoạt động mang nhiều yếu tố rủi ro do chịu sự tác động lớn của yếu tố chu kỳ sinh học và điều kiện tự nhiên. Để lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp phát triển, gia tăng phân công lao động trong sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải có những tác động từ phía bên ngoài để phân phối lại các nguồn lực kinh tế - xã hội, tạo động lực thúc đẩy cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch nhanh hơn. Dựa trên cơ sở các chính sách khuyến khích được ban hành, các điều kiện ưu đãi khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ được tạo ra hoặc Nhà nước sẽ tạo cơ chế thích hợp, phân bổ các nguồn lực cơ bản về đất đai, vốn, nhân lực, công nghệ…hỗ trợ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn ra nhanh hơn.

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

1.5.1 Nhân tố khách quana. Bản chất của những vấn đề cần giải quyết:

Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đề ra nhằm tác động đến những yếu tố, điều kiện có liên quan đến quá trình sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và ngành nghề khai thác, ứng dụng công nghệ cao và các tiêu chuẩn chất lượng an toàn trong sản xuất…, giải quyết những vướng mắc và khó khăn trong sản xuất chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Vì vậy bản chất của vấn đề, lĩnh vực cần tác động có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình xây dựng chính sách khuyến khích. Trong đó, giai đoạn nghiên cứu, hoạch định chính sách cần xem xét các yếu tố trọng tâm và các yếu tố có liên quan. Tổ chức, triển khai chính sách cũng phải có sự phân công, phối hợp, lập kế hoạch của các bộ phận trực tiếp liên quan đến các yếu tố đó. Hay đánh giá tác động chính sách để điều chỉnh nếu cần thiết cũng phải xét đến bản chất của vấn đề chính sách

xx

đặt ra. Quá trình thực hiện chính sách thường gặp nhiều khó khăn, cần nhiều thời gian công sức, đòi hỏi phải phối hợp nhiều chính sách và thực hiện một loạt các quyết định có liên quan với nhau.

b. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội có tác động đến việc xây dựng, thực hiện chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp [14]:

Xã hội càng văn minh hiện đại, nhận thức của con người càng tiến bộ, trình độ dân trí càng cao thì càng thuận lợi cho việc thực hiện chính sách nhất là việc thực hiện chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, mà tác động phần lớn đến đối tượng nông dân. Các yếu tố về phát triển kinh tế - xã hội như ngân sách nhà nước, vốn đầu tư, thu nhập, thị trường… cũng là các yếu tố đầu vào, là điều kiện, môi trường của hoạt động kinh tế nông nghiệp, nên có ảnh hưởng quan trọng và cần nghiên cứu, xem xét trong quá trình xây dựng chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Ở vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí thấp sẽ khó khăn trong xây dựng, thực thi chính sách khuyến khích hơn nhiều so với vùng đồng bằng, vùng ven đô. Vùng có kinh tế tăng trưởng cao, kết cấu hạ tầng phát triển, chính quyền địa phương sẽ bớt khó khăn hơn trong việc xây dựng, thực thi chính sách khuyến khích ứng dụng khoa học kỹ thuật nông nghiệp, chính sách khuyến nông, chính sách giáo dục, là các chính sách khuyến khích quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

c. Bối cảnh chính trị trong nước:

Là một nhân tố tác động đến việc thực thi chính sách, những vùng nông thôn có chính trị không ổn định dễ bị các thế lực xúi giục gây bạo loạn chống đối chế độ, cán bộ tham nhũng tài chính thì tất yếu sẽ dẫn đến khó khăn trong thực thi chính sách. Chẳng hạn chính sách giao đất cho nông dân, chính sách đấu thầu ruộng công, chính sách kết hợp nhà nước và nhân dân cùng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, động viên sức đóng góp của dân để xây dựng các công trình công cộng… Nếu tài chính không minh bạch, người dân không ủng hộ sẽ gặp nhiều bất lợi.

d. Bối cảnh quốc tế:

Bối cảnh quốc tế cũng có tác động đến khả năng thực thi chính sách kinh tế nông nghiệp của Nhà nước. Xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa, các biến động kinh tế, chính trị, xã hội trong khu vực cũng như trên toàn thế giới, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ có tác động đến thị trường tiêu thụ nông sản như gạo, cà phê, chè, thủy hải sản… những biến động đó sẽ tác động đến xây dựng chính sách trong nông nghiệp ở nước ta trên hai phương diện tiêu thụ, xuất khẩu nông sản và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

1.5.2. Nhân tố chủ quana. Yếu tố giao tiếp truyền đạt chính sách:

Một chính sách ra đời mà các cơ quan liên quan và các nhà chức trách không nắm vững nội dung, yêu cầu đặt ra, người dân không được biết đến hoặc hiểu sai thì

xxi

sẽ hạn chế rất nhiều đến kết quả thực thi. Nếu thực hiện không trọn vẹn thì hoạt động thực thi sẽ đi chệch hướng mà các nhà hoạch định chính sách mong muốn.

b. Năng lực của bộ máy và cán bộ làm nhiệm vụ và thủ tục hành chính thực thi chính sách:

Cán bộ công chức thiếu năng lực, thiếu trong sạch sẽ tạo ra những hiệu ứng tiêu cực, ngăn chặn không cho chính sách phát huy tác dụng. Trên thực tế, sẽ bóp méo mục tiêu của chính sách hoặc làm ngược lại hoàn toàn ý đồ của chính sách đó. Việc thực thi chính sách cũng phụ thuộc vào sự phân công nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn, lợi ích của các cơ quan thực thi chính sách.

Bên cạnh cơ quan chủ quản có trách nhiệm chính trong việc thực thi chính sách cần xác định các cơ quan phối hợp thực hiện để tạo môi trường đồng bộ, ăn khớp cho việc thực thi chính sách. Đồng thời cần có những quy định, quy chế và bước đi cần thiết trong việc thực thi chính sách. Mỗi cơ quan cần đơn giản hóa quy trình thủ tục hành chính để tạo điều kiện thực thi chính sách kịp thời, linh hoạt và hiệu quả. Khi những thủ tục đã trở nên lỗi thời sẽ kìm hãm việc thực thi thì cần phải thay thế bằng những thủ tục mới hợp lý hơn.

c. Kinh phí thực hiện chính sách:

Kinh phí là điều kiện cần thiết để xây dựng và tổ chức triển khai chính sách, và càng có vai trò quan trọng hơn nữa đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Nguồn này thường lấy từ ngân sách các cấp, nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, hoặc huy động từ nguồn vốn do nhân dân đóng góp. Nếu không đủ kinh phí thì chính sách khó có thể hoàn thiện và được triển khai đến nơi đến chốn, hoặc không tạo ra được tác động như mong muốn. Vậy ngay từ khi xây dựng và thông qua chính sách phải dự toán được nguồn kinh phí về mặt số lượng và nguồn đầu tư, tài trợ cho chính sách.

1.6 Kinh nghiệm của các quốc gia, địa phương khác trong xây dựng và thực hiện chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

1.6.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc* Chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sinh thái

Ở Trung Quốc, chính sách chuyển dịch cơ cấu này không chỉ diễn ra mạnh mẽ ở các vùng ven đô thị mà còn ở các đô thị. Xu hướng chuyển đất canh tác thành vườn cây lâu năm và ao cá khá phát triển, ao chiếm khoảng 3,5% và vườn chiếm khoảng 4,5% diện tích đất nông nghiệp đô thị. Vai trò vườn và ao khá quan trọng trong nông nghiệp đô thị Trung Quốc vì khả năng cho thu nhập cao trên 1 đơn vị diện tích so với cây lương thực [57].

Rau trong nông nghiệp đô thị cũng sử dụng lao động thâm canh hơn và cho năng suất cao hơn so với các loại cây trồng khác. Trong vùng đô thị, hình thức nông hộ đóng vai trò quan trọng hơn, sử dụng lao động thâm canh hơn và có xen kẽ với

xxii

các hoạt động phi nông nghiệp nên kết quả là giá trị sản phẩm trên một ha của vùng đô thị cao hơn 60% so với vùng nông thôn [57].

Lợi thế so sánh trong nông nghiệp của Trung Quốc hiện nay là các sản phẩm cần nhiều lao động như rau xanh, nuôi trồng thủy sản và các hoạt động trong nhà lưới. Cây ăn quả cũng phát triển mạnh ở các vùng quanh đô thị, tạo những vành đai xanh cho các thành phố sinh thái.

* Chính sách đầu tư triển khai tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp

Nhờ ưu tiên phát triển mạnh công nghệ sinh học, tạo ra nhiều loại giống lúa lai như tạp giao “thế hệ 1”, “thế hệ 2”, “thế hệ 3”, dẫn đến bước nhảy vọt về năng suất lúa, sản lượng lương thực và năng suất lao động nông nghiệp, dẫn đến sản lượng lương thực của Trung Quốc và mức bình quân lương thực đầu người đứng vào loại cao nhất châu Á. Ngoài ra, do nhận thức được vai trò của tiến bộ khoa học – kỹ thuật đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (ước tính trong thập kỷ 90 của thế kỷ 20 tiến bộ khoa học – công nghệ đóng góp tới 30% tổng số giá trị gia tăng của nông nghiệp Trung Quốc) nên Nhà nước đã xem trọng chính sách khoa học - kỹ thuật phục vụ nông nghiệp, tập trung vào những vấn đề như giống, đào tạo cán bộ chuyên môn kỹ thuật cao, tổ chức tốt các mô hình triển khai công nghệ sản xuất nông nghiệp và gửi nhiều người đi du học ở những nước có nền nông nghiệp công nghiệp hoá cao nhằm tiếp thu tinh hoa khoa học – công nghệ hiện đại [59].

* Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Công nghệ trồng cây trong nhà kính [59]:

Trên thế giới, công nghệ trồng cây trong nhà kính đã được hoàn thiện với trình độ cao để canh tác rau và hoa. Ở Trung Quốc, hay Hàn Quốc và Đài Loan cũng phát triển mạnh mô hình sản xuất này, đặc biệt hệ thống nhà kính trồng cây phát triển khá nhanh ở Trung Quốc .

Trong các nhà kính này, các khâu trong quy trình trồng trọt đều được điều khiển tự động theo lập trình sẵn trong máy vi tính như: chế độ chiếu sáng, nhiệt độ, tưới nước, bón phân, phun thuốc BVTV… đã sản xuất lượng lớn hoa và rau phục vụ cho xuất khẩu. Những mẫu nhà kính và hệ thống điều khiển các yếu tố trong nhà kính cũng có sự thay đổi nhất định cho phù hợp với điều kiện khí hậu của từng vùng, trong đó hệ thống điều khiển có thể tự động hoặc bán tự động.

1.6.2 Kinh nghiệm của Nhật BảnNhật Bản là một trong những nền kinh tế lớn nhất toàn cầu. Trong quá trình

phát triển, nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại, tỷ trọng GDP nông nghiệp giảm từ 29% năm 1970 xuống 17,3% năm 1993 và đến năm 2004 còn 10%. Sản xuất nông nghiệp của Nhật Bản đặc trưng bởi nhiều nông trại có quy mô nhỏ [11].

Với đặc điểm diện tích canh tác rất ít lại nằm trên địa hình nhiều đồi núi, và lao động nông nghiệp tương đối già, nên quy mô sản xuất nông nghiệp quá nhỏ so

xxiii

với một nền kinh tế đô thị hiện đại. Tuy nhiên, Nhật Bản xem ngành nông nghiệp có vai trò đặc biệt về chính trị, kinh tế, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và chức năng văn hóa, xã hội… vì vậy, chính phủ Nhật Bản đã ban hành nhiều chính sách để duy trì và thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp trong nước.

- Từ năm 1961, Chính phủ đã ban hành “Luật nông nghiệp” với nội dung chính là cải tổ cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp có chọn lọc trên cơ sở vừa chuyên canh vừa đa dạng hóa nông nghiệp [11]:

+ Trong lĩnh vực chăn nuôi, thực hiện chính sách tăng cường chế biến thức ăn dưới dạng thô, mở rộng chế độ cho vay vốn

+ Trong lĩnh vực trồng trọt, đối với cây thực phẩm – rau, thực hiện chính sách trợ giá cho 14 mặt hàng rau; đối với các loại quả, trái cây, thực hiện chính sách hỗ trợ củng cố thiết bị thu hoạch, chế biến và trồng mới các loại cây ăn quả.

- Năm 2002, Chính phủ Nhật Bản ban hành “Luật lương thực, nông nghiệp và nông thôn” nhằm hỗ trợ thu hút lao động vào nông nghiệp và giảm tỷ lệ đất bỏ hoang” [11]. Để thực hiện chính sách này, Nhật Bản chọn HTX làm cơ sở trung gian để triển khai các chủ trương, chính sách của nhà nước tới người dân. Nhờ chính sách này, HTX nông nghiệp đã có những hoạt động và phát triển khá thành công.

- Thông qua chính sách bảo hộ qua giá nông sản, hàng loạt nông sản được Nhà nước bảo hộ về giá, với mức ước tính trợ cấp cho sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản thông qua rào cản thương mại hoặc trợ cấp lên tới gần 60% giá trị sản xuất nông nghiệp [11]. Mục tiêu của chính sách là nhằm ổn định khả năng cung ứng lương thực thực phẩm cho nhân dân, đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm quốc gia hơn là phát huy hiệu quả của sản xuất nông nghiệp.

- Chính sách bảo hộ nông nghiệp của Nhật Bản còn được thể hiện thông qua việc sử dụng hạn ngạch để bảo hộ một số ngành hàng nhạy cảm. Vào những năm 60, có tới 80 mặt hàng nông sản được nhà nước sử dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu. Những năm gần đây, con số đã giảm xuống còn 22 mặt hàng [11]. Các rào cản thương mại hỗ trợ rất lớn cho nông dân Nhật Bản, đặc biệt là các ngành lúa gạo, sữa, củ cải đường, mía đường và lúa mỳ.

Như vậy, chính phủ Nhật Bản chủ yếu sử dụng 2 nhóm biện pháp để thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp: nhóm chính sách cải tổ cơ cấu nông nghiệp, nâng cao năng suất và mở rộng sản xuất có chọn lọc; nhóm chính sách bảo hộ và can thiệp vào các công đoạn sản xuất, marketing, buôn bán hàng hóa liên quan đến kinh tế nông nghiệp.

1.6.3 Kinh nghiệm của Thái Lan* Chính sách đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

xxiv

Chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là chính sách lớn, thường chiếm tỷ trọng cao trong chi tiêu của nhà nước. Cũng giống như các nước khác trong khu vực Đông Nam Á và Đông Á, như Malaysia, Trung Quốc Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan có chính sách đầu tư mạnh cho phát triển kết cấu hạ tầng nhằm tạo điều kiện thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn [8]. Đầu tư kết cấu hạ tầng ở các vùng sản xuất hàng hóa được chính phủ tiến hành trước một bước, chủ yếu là đường sá, hệ thống đường bộ, điện, thông tin liên lạc. Trong đó, hệ thống các công trình thủy lợi được quan tâm đầu tư khá cao từ ngân sách nhà nước của Thái Lan, một số các công trình nhỏ nội đồng được tư nhân và nông dân đầu tư, nhưng chiếm tỷ lệ rất ít trong vốn đầu tư. Chính phủ Thái Lan cũng miễn giảm thủy lợi phí cho nông dân Thái Lan.

Trong số các nước đang phát triển, Thái Lan là một điển hình tốt thực hiện chính sách đầu tư nghiên cứu triển khai tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp [11]. Chính phủ Thái Lan đã đầu tư cho nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ, chuyên gia giỏi trong lĩnh vực nông nghiệp với đủ ngành nghề từ kỹ thuật đến quản lý, vận dụng các giải pháp công nghệ ở quy mô nhỏ, nhưng dễ phổ biến, sớm đem lại kết quả trong thâm canh, tăng năng suất cây trồng vật nuôi, tạo đà cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng có hiệu quả cao hơn.

* Chính sách đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp

Chính sách đa dạng hóa sản phẩm được chính phủ Thái Lan thực hiện nhằm giảm bớt rủi ro thị trường về giá, ổn định thị trường tiêu dùng trong nước, và khai thác hết nội lực về vốn và lao động trong nước. Quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Thái Lan đã phản ảnh rõ nét định hướng phát triển thương mại đa dạng hóa và phát huy lợi thế so sánh. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của Thái Lan có sự thay đổi gia tăng mạnh các sản phẩm chăn nuôi, cao su, cây ăn quả, và giảm đáng kể các sản phẩm lúa gạo, ngô, sắn, đậu tương [8]. Khối lượng xuất khẩu ngô của Thái Lan giảm hơn 80% trong vòng 10 năm qua, từ hơn 1 triệu tấn xuống còn hơn 100 ngàn tấn/năm. Nhập khẩu đậu tương tăng hơn gấp 10 lần từ 57 ngàn tấn lên 750 ngàn tấn để đáp ứng nhu cấu sản xuất thức ăn gia súc tăng nhanh trong nước. Những năm gần đây, khối lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan có xu hướng giảm. Trong khi đó, một số mặt hàng xuất khẩu khác tăng mạnh như thủy sản, hạt tiêu, rau quả, hoa. Hiện nay, Thái Lan đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu cao su, tôm sú, và đứng thứ ba về xuất khẩu đường.

Để tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp chế biến trên thị trường quốc tế, Thái Lan nhắm đến mục tiêu gia tăng chất lượng nông sản xuất khẩu thông qua thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư vào chế biến, nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm nông sản phù hợp với yêu cầu thị trường quốc tế. Chính phủ Thái Lan yêu cầu các nhà đầu tư phải thực hiện hệ thống tiêu chuẩn chất

xxv

lượng và quản lý môi trường ISO 14000 trong các nhà máy chế biến, tạo ra những sản phẩm nông sản chế biến đạt tiêu chuẩn quốc tế, vượt qua các rào cản kỹ thuật thâm nhập các thị trường khắt khe [8].

Chính phủ khuyến khích đầu tư tư nhân và liên doanh với nước ngoài tập trung vào công nghiệp chế biến cao su và thủy sản, làm gia tăng khối lượng sản phẩm xuất khẩu qua chế biến. Các nhà máy chế biến của các gia đình được khuyến khích đầu tư công nghệ hiện đại, càng tạo ra khối lượng lớn hơn sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến, đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt. Hiệp hội cao su Thái Lan ký hợp đồng đảm bảo cung cấp sản phẩm có chất lượng cao cho Nhật Bản, Thái Lan cũng chuyển từ xuất khẩu thịt gà sang xuất khẩu thịt gà đã qua chế biến sang các nước châu Âu và Nhật Bản [8].

Chính phủ Thái Lan còn cung cấp các ưu đãi đầu tư qua chính sách thuế và tín dụng ưu đãi, hỗ trợ các nhà đầu tư xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới như Ai Cập, Nam Phi. Chính phủ Thái Lan đã thực hiện chính sách thu thuế thấp, giảm hoặc miễn thuế cho nông dân và coi đó là khoản đầu tư cho nông nghiệp [11]. Chủ trương này nhằm tạo điều kiện nâng cao mức sống của nông dân, tăng tích lũy từ trong nông nghiệp, đẩy mạnh quá trình đưa sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hóa tạo nhiều việc làm tăng thu nhập, hạn chế thất nghiệp nông thôn và dòng người rời bỏ nông thôn ra thành thị.

1.6.4 Kinh nghiệm một số tỉnh, thành phố trong nước* Tỉnh Quảng Ngãi đẩy mạnh hoạt động khai thác thủy sản

Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc duyên hải miền Trung, có nghề cá tương đối phát triển, với số lượng tàu, công suất máy của tàu, và sản lượng đánh bắt không ngừng được cải thiện đáng kể: Tính đến cuối năm 2005 tỉnh có 4.230 tàu với tổng công suất 275.000CV, đạt công suất bình quân 65CV/tàu, trong đó 453 tàu có công suất máy từ 90CV trở lên; đến tháng 01/2012 tổng số tàu tăng lên 5.741 chiếc với tổng công suất 642.570CV, công suất bình quân 142CV/tàu, trong đó 1.998 tàu có công suất từ 90CV trở lên; Sản lượng đánh bắt năm 2005 là 87.000 tấn thì năm 2011 là 105.210 tấn. Ngư trường hoạt động của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi từ vùng vịnh Bắc Bộ đến vùng biển Tây Nam Bộ, Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển tiếp giáp với các nước trong khu vực [29].

Quyết định số 28/2005/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của tổ tự quản tàu thuyền, bến bãi an toàn đánh dấu sự ra đời của hình thức Tổ hợp tác khai thác hải sản ở tỉnh Quảng Ngãi [29]. Trên cơ sở Quyết định số 28 của UBND tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với các địa phương ven biển thành lập được 255 tổ tự quản tàu thuyền trên biển. Các tổ được thành lập theo quyết định của UBND huyện, trên cơ sở đề nghị của UBND xã và Bộ đội Biên phòng, mỗi tổ từ 3 đến 10 tàu.

xxvi

Trước những diễn biến ngày càng bất lợi cho ngư dân như: tình hình an ninh trên biển, giá cả nhiên liệu ngày càng tăng cao, tình hình thiên tai, bão lũ; UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá mô hình tổ hợp tác và ban hành Đề án xây dựng và phát triển Hợp tác xã dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ, giai đoạn 2011-2015 với mục tiêu xây dựng và phát triển 10 HTX tại các xã, mỗi HTX có tối thiểu 20 chủ tàu tham gia. Theo đó, hoạt động của HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ được tổ chức như sau [29]:

- Đối với khai thác hải sản trên biển: Đội tàu đánh cá thuộc HTX được tổ chức thành các tổ theo từng ngành nghề, gồm các tàu có công suất máy từ 90CV trở lên, tổ chức theo từng ngư trường khai thác để dễ dàng tương hỗ, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất trên biển.

- Đối với tổ chức dịch vụ hậu cần nghề cá trên bờ: thực hiện quản lý và khai thác tốt các cơ sở vật chất và tổ chức dịch vụ hậu cần nghề cá; dịch vụ tiêu thụ sản phẩm khai thác, phân loại sơ chế, bảo quản sản phẩm, tổ chức dịch vụ tín dụng nội bộ để hỗ trợ vốn cho các chủ tàu hoạt động sản xuất trên biển.

Mô hình đánh bắt hải sản theo tổ hợp tác ở tỉnh Quảng Ngãi được thành lập rất sớm, nhờ đó, tỉnh Quảng Ngãi là địa phương có số tổ hợp tác khai hải sản tương đối lớn trong toàn quốc và có hoạt động khai thác hải sản khá sôi nổi và đạt kết quả rất khả quan.

- Các tổ hợp tác khai thác hải sản có quyết định của cấp thẩm quyền về thành lập tổ hợp tác; tổ hợp tác có xây dựng Quy chế hoạt động, mà được bàn bạc trong tổ và đề nghị UBND huyện thông qua. Tỉnh Ủy và UBND Tỉnh cũng đặc biệt quan tâm, hỗ trợ ngư dân khi có những bất lợi về thiên nhiên, hoặc thị trường xảy ra.

Từ năm 2011, Chủ tịch UBND tỉnh vừa có văn bản kêu gọi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố và các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia hưởng ứng đóng góp, ủng hộ Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi. Tháng 8/2011, Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đã được thành lập và chính thức ra mắt, với mục đích chính là hỗ trợ ngư dân vượt qua khó khăn, khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất và đời sống, an tâm vươn khơi bám biển dài ngày, nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác hải sản.

* Thành phố Đà Lạt đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong mô hình sản xuất rau an toàn

Thành phố Đà Lạt có nhiều thành tựu trong thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, dẫn đến nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Đà Lạt rất mạnh trên thị trường trong cũng như ngoài nước.

Đà Lạt có thế mạnh với mô hình sản xuất rau an toàn, mô hình này gồm 2 dạng:

xxvii

- Công nghệ sản xuất cách ly trong nhà lưới không sử dụng phân bón, nông dược vô cơ

- Công nghệ sản xuất cách ly trong nhà lưới có sử dụng giới hạn nông dược vô cơ

* Huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc chú trọng phát triển vùng sản xuất tập trung

Tỉnh Vĩnh Phúc đã định hướng chuyển 3 xã Mê Linh, Tráng Việt, Tiền Phong (Mê Linh, Vĩnh Phúc) thành vùng chuyên canh sản xuất hoa, và có khoảng 1000ha được chuyển hẳn sang trồng hoa để cung cấp cho thị trường Hà Nội và các tỉnh trong toàn quốc.

Các xã này được nhà nước hỗ trợ ứng dụng công nghệ mới vào việc trồng hoa, từ khâu tạo giống tốt, đầu tư nhà lưới, vườn ươm, kho mát bảo quản, cho đến công nghệ đóng gói hoa trình độ cao.

Ngoài ra tỉnh Vĩnh Phúc còn thực hiện các dự án nhằm mở rộng mô hình sản xuất chuyên nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các loại cây thực phẩm cho giá trị kinh tế cao như nấm với dự án xây dựng 100 trang trại nấm, ở các xã Thanh Lãng, Hương Canh, Thanh Trù, Hợp Thịnh theo mô hình làng nấm, liên hợp trang trại sản xuất nấm; rau an toàn với dự án 130 ha rau an toàn ở 16 xã với 9000 hộ nông dân với sản lượng 2,5 vạn tấn/năm. Tiêu chuẩn rau an toàn được ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đưa ra với công thức “5 cấm trong rau sạch”: cấm sử dụng phân tưới, nước giải tưới; cấm sử dụng nước bẩn, cấm bón quá 200 kg N/ha; cấm dùng thuốc BVTV độc hại cao; cấm sử dụng hóa chất nông nghiệp trong vòng 10 ngày trước thu hoạch, và 3 chỉ tiêu an toàn: về dư lượng N03, thuốc sâu, vi sinh vật gây bệnh.

1.6.5 Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Đà Nẵng trong việc xây dựng và thực hiện chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Nghiên cứu các chính sách nhằm khuyến khích quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một số quốc gia trong khu vực và một số địa phương trong nước, chúng ta thấy việc lựa chọn bước đi và giải pháp cho tăng trưởng và phát triển ở mỗi quốc gia/địa phương rất phong phú, đa dạng. Thành công của các quốc gia, địa phương này trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp có thể giúp chúng ta rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho thành phố Đà Nẵng:

- Trong quá trình phát triển, vốn đầu tư là vấn đề then chốt. Chính phủ các nước có nhiều biện pháp hỗ trợ đầu tư cho nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Ngoài ra, các quốc gia còn áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ nông dân như miễn giảm thuế nông nghiệp, trợ giá nông sản cho nông dân. Khi nông sản ế thừa, Nhà nước dùng quỹ hỗ trợ sản xuất và cả ngân sách để thu mua cho nông dân. Không chỉ vậy, Chính phủ các nước còn can

xxviii

thiệp vào các thị trường bằng hệ thống công cụ quản lý vĩ mô. Hỗ trợ, đầu tư và can thiệp của các Chính phủ tạo ra những điều kiện thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ cấu kinh tế trên địa bàn nông thôn. Các nước đều ưu tiên vốn đầu tư phục vụ nông nghiệp, xây dựng các công trình công cộng phục vụ sản xuất. Tập trung vốn phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

- Chính phủ các nước đều quan tâm xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nông thôn, trong đó huyết mạch là các công trình thuỷ lợi, giao thông và điện. Phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn trước tiên là nhằm vào mục tiêu sản xuất nông sản hàng hoá, sau đó là bảo đảm tính cân đối trong nền kinh tế quốc dân. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng làm cho chi phí vận chuyển hàng hoá giảm, mở rộng thị trường nông sản cho nông dân, hoạt động dịch vụ ở nông thôn phát triển hơn, giao lưu hàng hoá nông thôn được thuận lợi. Đồng thời còn là động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp cơ khí, gia công, chế biến… hình thành và phát triển.

- Ngoài thành phần chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn là kinh tế hộ gia đình, Chính phủ các nước đều quan tâm và có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các thành phần kinh tế khác đầu tư cho ngành nông nghiệp, xây dựng mạng lưới các HTX dịch vụ để phục vụ các yếu tố đầu vào như vật tư nông nghiệp, dịch vụ kỹ thuật, tín dụng… và tiêu thụ các sản phẩm đầu ra cho các hộ gia đình, nông dân.

- Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, hầu hết các nước đã từng bước thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Các nước tập trung phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, tạo điều kiện để phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Tuỳ theo điều kiện của mỗi nước, các nước thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp với các chương trình cơ khí hoá, hoá học hoá, thuỷ lợi hoá và ứng dụng tiến bộ công nghệ sinh học vào sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản. Thành công trong bước đi này làm cho năng suất cây trồng, vật nuôi và năng suất lao động tăng lên.

- Kinh tế nông nghiệp, nông thôn chỉ có thể phát triển khi mọi thành phần kinh tế trong khu vực hướng vào sản xuất hàng hoá, trong đó nông dân là lực lượng chủ yếu tham gia sản xuất nông nghiệp. Qua nghiên cứu cho thấy, điều kiện cơ bản đầu tiên để nông dân sản xuất nông sản hàng hoá là được quyền sở hữu tư liệu sản xuất (trong đó có ruộng đất) và tổ chức sản xuất bằng hình thức tập trung hoá ruộng đất dưới nhiều hình thức khác nhau như chuyển nhượng, thuê thầu… Do tập trung chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp nên các hộ gia đình nông dân có điều kiện thâm canh tăng năng suất, tập trung sản xuất một khối lượng nông sản hàng hoá lớn đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp đã kéo theo các ngành công nghiệp cơ khí, hoá chất, điện, chế biến… có được thị trường nội địa và các ngành dịch vụ tiêu thụ hàng hoá, cung ứng vật tư – kỹ thuật, dịch vụ tài chính… trong khu vực nông thôn hình thành và phát triển. Kết quả của các hoạt

xxix

động trên đã tạo động lực thúc đẩy cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch theo hướng nông – công nghiệp, dịch vụ và làm cho bộ mặt kinh tế xã hội nông thôn chuyển dần theo hướng đô thị hoá.

xxx

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÁC CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố Đà Nẵng2.1.1 Thực trạng phát triển nông nghiệp thành phố Đà Nẵng

2.1.1.1 Vị trí ngành nông nghiệp trong nền kinh tế của thành phố

Cơ cấu kinh tế của thành phố giai đoạn 2001 – 2010 là Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong ổn định phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của thành phố:

- Trong tổng số 56 xã, phường thành phố thì có đến 31 xã, phường có sản xuất nông - lâm nghiệp, 20 phường có hoạt động nghề cá, tác động trực tiếp đời sống và việc làm cho trung bình 37.930 người mỗi năm [45]

- Hàng năm cung cấp một khối lượng đáng kể về lương thực, thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng xã hội (42.000 tấn hải sản, 45.000 tấn lương thực, 30.000 tấn rau quả) [45].

- Tham gia vào việc bảo vệ an ninh quốc phòng, chủ quyền vùng biển của Tổ quốc...

2.1.1.2 Biến động diện tích đất nông nghiệp

Tình hình sử dụng đất của thành phố có sự biến động khá lớn giữa các loại đất, do sức ép của tốc độ phát triển kinh tế xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị. Diện tích đất ở năm 2010 tăng từ 2.763,64 ha năm 2000 lên mức 10.572,53 ha, tăng gần gấp 4 lần so với năm 2000.

Đất nông nghiệp năm 2000 là 12.384,93 ha, chiếm 12,68% diện tích tự nhiên, đến năm 2010 giảm chỉ còn 8.701,45ha, chiếm 6,78% diện tích tự nhiên của thành phố, nguyên nhân chủ yếu là do chuyển diện tích đất để phát triển đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội, riêng giai đoạn 2001-2005 diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi là 1.836 ha, bình quân mỗi năm diện tích đất nông nghiệp giảm 367 ha, tổng số hộ nông dân bị ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp giai đoạn này là 29.147 hộ.

xxxi

Bảng 2.1: Biến động đất đai thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2000-2010

ĐVT: ha

STTMục đích

Sư dụng đấtDT năm

2010

So với năm 2005 So với năm 2000

DT năm 2005

Tăng (+)Giảm (-)

DT năm 2000

Tăng (+)Giảm (-)

(1) (2) (3) (4) (5)=(3)-(4) (6) (7)=(3)-(6)Tổng diện tích tự nhiên 128.342,24 125.654,37 2.687,87 125.624,46 2717,78

1 Đất nông nghiệp 8.701,45 9.235,56 -534,11 12.384,93 -3.683,482 Đất lâm nghiệp 68.021,00 60.989,75 7.031,25 51.853,86 16.167,143 Đất chuyên dùng 38.582,28 42.909,38 -4.327,10 37.436,54 1.145,744 Đất ở 10.572,53 5.561,35 5.011,18 2.763,64 7.808,895 Đất chưa sử dụng 2.464,98 6.958,33 -4.493,35 21.185,49 -18.720,51

Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng các năm 2000, 2005, 2010

Bảng 2.2: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp có đến 01/01/2011

ĐVT: ha

Địa phương Tổng sốĐất trồng cây hằng năm Đất trồng cây

lâu nămTổng số Tr.đó lúa

Tổng số 7362,05 5.844,49 3.994,41 1.517,56

1. Quận Hải Châu 18,47 - - 18,45

2. Quận Thanh Khê 20,74 6,34 - 14,40

3. Quận Sơn Trà 33,67 15,32 - 18,35

4. Quận Ngũ Hành Sơn 814,45 729,89 524,10 84,46

5. Quận Liên Chiểu 219,49 168,58 75,29 50,91

6. Quận Cẩm Lệ 265,11 244,15 140,67 20,99

7. Huyện Hòa Vang 5990,15 4680,13 3254,35 1.310,02

Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng năm 2011

Hiện nay đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu tập trung ở các quận, huyện ngoại thành và ven đô như Ngũ Hành Sơn (11,14%), Cẩm Lệ (8,82%) và Hòa Vang (74,76%). Trong đó chủ yếu là diện tích đất lúa, chiếm hơn 50% tổng diện tích đất nông nghiệp và cũng đang có xu hướng giảm để chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác có hiệu quả kinh tế hơn.

2.1.1.3 Tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp thành phố Đà Nẵng

Trong những năm qua, thành phố Đà Nẵng chịu nhiều khó khăn, bất lợi do thời tiết, dịch bệnh, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, giá cả hàng nông sản bấp bênh trong khi giá vật tư đầu vào không ổn định và có xu hướng tăng cao. Bên cạnh đó, diện tích đất nông nghiệp của thành phố cũng giảm đáng kể. Do đó, giá trị sản

xxxii

xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp của thành phố từ năm 2005 - 2011 bị giảm từ 668.187 triệu đồng xuống còn 601.101 triệu đồng.

Trong đó, ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng chiếm khoảng 60% giá trị của toàn ngành [45].

Bảng 2.3: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (theo giá cố định 1994)

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2005 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng số 668.187 654.269 605.74 565.825 575.514 601.101

1. Nông nghiệp 204.975 186.185 183.508 192.522 194.363 179.891

Trồng trọt 123.153 126.662 120.644 118.792 115.776 99.609

Chăn nuôi 79.157 56.831 60.151 71.105 75.940 77.928

Dịch vụ nông nghiệp 2.665 2.692 2.713 2.625 2.647 2.354

2. Lâm nghiệp 24.934 23.465 21.258 21.745 22.126 16.862

Trồng và nuôi rừng 3.988 4.569 2.716 2.895 3.104 1.961

Khai thác gỗ, lâm sản 19.346 17.832 17.577 17.760 17.917 14.367

Dịch vụ lâm nghiệp 1.600 1.064 965 1.090 1.105 534

3. Thủy sản 438.278 444.619 400.974 351.558 359.025 403.348

Nuôi trồng 42.478 25.214 26.744 25.186 19.137 11.449

Khai thác hải sản 381.825 406.376 363.834 322.886 336.544 389.789

Khai thác thủy sản nước ngọt 701 709 628 854 886 2.185

Dịch vụ thủy sản 13.274 12.320 9.768 2.632 2.440 2.110

(Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng các năm 2005, 2007, 2010, 2011)

a. Trông trot

Qua Bảng 2.3 có thể thấy giá trị sản xuất (GTSX) của ngành trồng trọt đạt trung bình khoảng 120 tỷ/năm trong giai đoạn 2005-2009 (theo giá cố định 1994) tuy nhiên từ năm 2010-2011, GTSX của ngành giảm đáng kể, nhất là năm 2011, GTSX chỉ còn dưới 100 tỷ đồng. GTSX giảm chủ yếu là do diện tích gieo trồng giảm đáng kể qua các năm (từ 13.368 ha năm 2005 xuống còn 10.804 ha năm 2011), trong khi đó năng suất một số loại cây trồng tăng đáng kể (Bảng 2.4)

Bảng 2.4: Tinh hinh san xuât cua môt sô san phâm trồng trot chu lưcxxxiii

Chỉ tiêu Lúa ĐX Lúa XH

Lúa HT Ngô Khoai

lang Săn Rau các loại

Đậu các loại

Năm 2001

Diện tích (ha) 5.434 412 5.279 414 1.545 878 1.613 410

Năng suất (Tạ/ha) 45,51 41,99 48,81 56,72 62,41 67,50 117,85 6,22

Sản lượng (Tấn) 24.734 173 25.77 2.35 9.645 5.924 19.010 255

Năm 2005

Diện tích (ha) 4.417 - 3.588 761 415 174 2.257 209

Năng suất (tạ/ha) 49,91 - 55,09 54,97 66,61 69,20 120,00 7,07

Sản lượng (tấn) 22.045 - 19.766 4.181 2.761 1.204 27.089 147

Năm 2010

Diện tích (ha) 3.997 - 3.301 835 474 306.5 1284 274

Năng suất (tạ/ha) 57,45 - 54,89 56,74 65,97 66,43 123,67 7,37

Sản lượng (tấn) 22.965 - 18.121 4.742 3.127 2.036 15.881 202

Năm 2011

Diện tích (ha) 3.470 - 2.955 786 429 276 1.005 253

Năng suất (tạ/ha) 52,43 - 54,97 56,28 60,91 66,63 124,01 7,20

Sản lượng (tấn) 18.194 - 16.246 4.424 2.613 1.839 12.463 182

(Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng các năm 2001, 2005, 2008, 2011)

Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tính trên 1ha đất sản xuất nông nghiệp tăng lên qua từng năm, năm 2010 là 24,424 triệu đồng/ha tăng 4,033 triệu đồng/ha so với năm 2006, tốc độ tăng bình quân là 4,62%, điều này chứng tỏ khả năng thâm canh và luân canh cây trồng của thành phố đạt trình độ khá và hiệu quả.

(1) Cây lương thực

Cây lương thực vẫn là cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp. Theo số liệu thống kê, năm 2001 diện tích gieo trồng khoảng 12.000 ha, đến năm 2011 còn 7.212 ha bình quân mỗi năm giảm gần 500 ha.

- Cây lúa: Tập trung chủ yếu ở huyện Hoà Vang, chiếm trên 80% diện tích toàn thành phố. Năm 2001 diện tích trồng lúa khoảng 11.125 ha, năng suất 45 tạ/ha; đến năm 2011 diện tích chỉ còn 7.212 ha, năng suất 53,6 tạ/ha. Mặc dù diện tích đất sản xuất lúa của thành phố ngày càng giảm, một số giống lúa cho năng suất cao và ổn định như: NX30, Xi23, ... nên năng suất lúa không ngừng tăng lên, do đó vẫn đảm bảo một phần sản lượng lương thực cho thành phố.

- Cây ngô: Nhìn chung từ năm 2005 – 2011, diện tích trồng ngô có tăng nhưng không đáng kể, từ 761 ha năm 2005 lên 786 ha năm 2011. Năng suất ngô có xu hướng tăng từ 55 tạ/ha năm 2005 lên 56,28 tạ/ha năm 2011.

(2) Cây màu và thực phẩmxxxiv

- Cây lấy bột

Diện tích khoai lang giảm từ 1.545 ha năm 2001 xuống còn 429 ha năm 2011, diện tích cây sắn cũng giảm từ 878 ha năm 2001 giảm xuống còn 306,5 ha năm 2011. Đó là do một phần diện tích chuyển sang trồng cây thực phẩm.

- Rau xanh

Tương tự các cây trồng khác, diện tích sản xuất rau cũng có xu hướng giảm dần qua các năm, năm 2001 diện tích 1.613 ha, đến năm 2011 chỉ còn 1.005 ha. Trên thực tế, có thể thấy rằng một số vùng rau ở quận Thanh Khê, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Liên Chiểu và Cẩm Lệ đã bị mất do quá trình đô thị hoá trong những năm qua. Tuy nhiên năng suất rau các loại tăng lên rõ rệt, từ trên 117 tạ/ha năm 2001 tăng lên trên 124 tạ/ha năm 2011 (Bảng 2.4).

- Cây đậu các loại

Được trồng luân canh trên các chân đất trồng màu và đất trồng rau, theo đó diện tích canh tác cũng có xu hướng giảm từ 401 ha năm 2001 xuống còn 253 ha năm 2011. Đồng thời, năng suất cũng tăng từ 6,22 tạ/ha lên 7,2 tạ/ha.

(3) Cây công nghiệp hằng năm

Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày sản xuất trên địa bàn chủ yếu là: Thuốc lá, lạc, mía và một số cây hằng năm khác (mè, đậu xanh). Tuy nhiên, do đầu ra của sản phẩm và lợi ích kinh tế đem lại của các loại cây này còn hạn chế nên diện tích từng bước cũng giảm dần: từ 2.112 ha trong năm 2001 xuống còn 1.412 ha năm 2009 và 1.355 ha vào năm 2011.

4) Cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm

Diện tích cây lâu năm của thành phố Đà Nẵng tương đối ít, chủ yếu tập trung tại các xã trung du, miền núi của huyện Hòa Vang [44]. Tình hình sản xuất các loại cây lâu năm khá ổn định, không có sự biến động qua các năm. Tổng diện tích gieo trồng năm 2010 là 541 ha, bao gồm các loại như: dừa, chè, hồ tiêu, điều.

Diện tích cây ăn quả khoảng 1.000 ha, trước đây cây ăn quả trồng trong vườn nông dân chủ yếu là cây bản địa và trồng tạp, gần đây chương trình cải tạo vườn tạp có sự hỗ trợ kỹ thuật về qui hoạch thiết kế vườn, hỗ trợ giống cây nên các vườn cây ăn quả bước đầu mang lại một số hiệu quả kinh tế, trong đó hiệu quả nhất là hình thức trang trại. Tuy nhiên năng suất quả, chất lượng của các loại cây du nhập như Xoài cát Hoà Lộc, Sầu riêng hạt lép, Chôm chôm Java và nhiều loại khác không bằng nơi xuất xứ, do điều kiện thời tiết khí hậu, tập quán chăm sóc… nên hiệu quả của việc trồng cây ăn quả đem lại không cao như mong muốn. Sản phẩm làm ra chỉ bán lẻ ở các chợ nông thôn, hầu như đa số trái cây tiêu dùng ở thành phố Đà Nẵng chủ yếu là do các nơi khác nhập vào [44].

Bảng 2.5: Tình hình sản xuất của một số cây công nghiệp lâu năm

Năm 2005 2007 2008 2009 2010 2011

xxxv

Diện tích (ha) 531 546 545 538 540 541Dừa 56 58 56 54 54 52Chè 123 105 101 96 94 92Hồ tiêu 38 67 70 71 73 75Điều 42 40 38 37 36 35Dứa 65 38 30 23 20 -

Năng suất (tạ/ha)        Dừa 173 172,50 172,96 172,96 173,15 173,65Chè 20 20,76 21,88 22,50 22,76 22,83Hồ tiêu 4,75 4,85 4,90 4,80 4,85 4,9Điều 33,58 35,64 35,79 35,68 35,69 36,29Dứa 98 98,16 98,67 99,57 101,00 -

Sản lượng (tấn)        Dừa 848 897 934 934 935 903Chè 246 218 221 216 214 210Hồ tiêu 13,78 20,37 27,93 28,32 31,52 32,85Điều 131 139 136 132 128,50 127Dứa 637 373 296 229 202 -

(Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng các năm 2005, 2008, 2011)

b. Chăn nuôi

Thực hiện Chỉ thị 12/2006/CT-UBND của UBND thành phố về việc cấm chăn nuôi gia súc, gia cầm tại các khu vực nội thành, đến nay chăn nuôi của thành phố chủ yếu tập trung ở huyện Hoà Vang và một số khu vực ngoại thành của quận Cẩm Lệ, quận Ngũ Hành Sơn. Bên cạnh đó, trong vài năm gần đây, dịch bệnh H5N1, heo tai xanh, lở mồm long móng… cũng gây ảnh hưởng không ít đến ngành chăn nuôi của thành phố:

- Đàn bò giảm từ 20.100 con năm 2001 xuống còn 12.194 con năm 2011. Chủ yếu tập trung ở huyện Hoà Vang, quy mô các hộ chăn nuôi bò cũng chuyển sang chăn nuôi trang trại từ 10 con trở lên, tỷ lệ đàn bò lai sind của thành phố đạt 32,5%.

- Đàn trâu: Số lượng đàn giảm dần qua các năm, 2.702 con năm 2001 xuống còn 2.040 con năm 2011. Chủ yếu làm sức kéo, tập trung ở vùng nông thôn, trung du, miền núi huyện Hoà Vang.

- Đàn lợn: phát triển khá mạnh trong giai đoạn 2001-2004, tăng từ 852.169 con (năm 2001) lên 111.014 con (năm 2004). Từ năm 2005 do ảnh hưởng của dịch bệnh lở mồm long móng và heo tai xanh nên tổng đàn heo giảm đáng kể, đến năm 2011 chỉ còn hơn 58.560 con

xxxvi

- Đàn gia cầm giảm từ 852.169 con (năm 2001) xuống còn 514.440 con (năm 2011). Nguyên nhân chủ yếu là do dịch bệnh cúm gia cầm diễn biến phức tạp, nhiều hộ, trang trại chăn nuôi phải thực hiện chuyển đổi nghề, không phát triển sản xuất. Sản xuất chăn nuôi gia cầm tập trung chủ yếu ở huyện Hoà Vang có chiều hướng phát triển tốt; tính đến nay toàn huyện có 120.800 gà chuyên đẻ trứng nuôi ở các trang trại; 63.159 con vịt, bên cạnh đó hiện nay toàn huyện có 43 hộ, cơ sở nuôi cút đẻ với 132.000 con; có 33 trang trại chăn nuôi gà [44].

Nhìn chung, tình hình chăn nuôi của thành phố gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, chủ trương của thành phố chỉ phát triển chăn nuôi ở khu vực nông thôn, khu vực ngoại thành, không phát triển chăn nuôi tại khu vực nội thành, tập trung quản lý vệ sinh an toàn và phòng chống dịch bệnh... nên số đàn gia súc, gia cầm giảm.

Bảng 2.6: Số lượng gia súc, gia cầm của thành phố giai đoạn 2001-2011 ĐVT: Con

Năm Trâu Bò HeoGia cầm

Tổng số Gà

2001 2.580 16.647 106.647 852.169 638.788

2002 2.554 16.167 108.753 934.190 694.509

2003 2.460 15.873 108.543 899.037 644.186

2004 2.318 15.940 111.014 730.448 518.446

2005 2.268 15.554 94.917 455.052 392.184

2006 2.361 14.921 76.584 341.470 274.286

2007 2.390 16.536 73.057 275.142 227.450

2008 2.253 15.767 56.510 313.543 232.846

2009 2.194 16.459 72.823 450.326 376.412

2010 2.053 17.594 63.986 456.085 389.341

2011 2.040 12.194 58.568 514.440 458.566

Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng các năm 2001-2011

c. Thủy san

Giá trị sản xuất của ngành thủy sản thành phố có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn 2005-2011, từ 572 tỷ năm 2005 lên 1.580 tỷ năm 2011, trong đó ngành khai thác hải sản chiếm đến 90% tổng giá trị sản xuất và đây cũng là ngành gia tăng giá trị sản xuất cao nhất.

Bảng 2.7: Giá trị sản xuất ngành thủy sản theo giá thực tế

ĐVT: Triệu đồng Năm 2005 2007 2008 2009 2010 2011

xxxvii

Tổng số 572.109 636.852 782.99 928.674 1.082.715 1.580.743

1. Khai thác thuỷ sản 500.896 583.352 723.721 882.206 1.041.153 1.515.862

Thủy sản nước ngọt 1.171 1.509 1.805 2.627 3.190 6.523

Hải sản biển 499.725 581.843 721.916 879.579 1.037.963 1.509.339

2. Nuôi trồng thủy sản 53.504 34.520 43.676 42.166 37.612 30.631

Nước ngọt 6.864 9.811 16.169 15.622 18.998 20.911

Nước lợ 46.000 24.709 27.507 26.544 18.614 9.720

Nước mặn 640 - - - - -

3. Dịch vụ thủy sản 17.709 18.980 15.593 4.302 3.950 34.250

(Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng các năm 2005 – 2011)

(1) Khai thác thủy sản

- Năng lực tàu thuyền khai thác

Khai thác hải sản của thành phố tập trung chủ yếu tại các quận: Sơn Trà, Thanh Khê. Qua các năm, năng lực khai thác được gia tăng theo hướng phát triển vươn khơi bám biển, công nghệ khai thác được đầu tư đổi mới, gắn khai thác với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, mạng lưới thông tin liên lạc được tăng cường, tính an toàn trong khai thác được cải thiện, tàu thuyền công suất nhỏ giảm dần.

Theo báo cáo thống kê hằng năm của Sở Nông nghiệp &PTNT, tổng số tàu thuyền hiện có tính đến 30/10/2012 là 1.371 tàu cá hoạt động khai thác thủy sản, với tổng công suất 81.737 CV, bình quân 60 CV/tàu, trong đó tàu công suất từ 90CV trở lên là 187 tàu, tổng công suất đạt 50.226CV, bình quân 268,6CV/tàu. Mặc dù tình hình khai thác của ngư dân gặp nhiều khó khăn do giá cả nhiên liệu xăng dầu tăng cao, tình hình biển Đông diễn biến phức tạp, đội ngũ tàu thuyền hư hại do bão lớn... nhưng nhờ tập trung phối hợp với các địa phương vận động ngư dân bám biển, hỗ trợ nhiều mô hình khuyến ngư để tổ chức tốt các khâu dịch vụ hậu cần tại Cảng cá Thọ Quang nên đã phần nào nâng cao năng lực khai thác của ngư dân qua các năm.

Về hoạt động tổ chức khai thác theo tổ đội: Thực hiện theo chính sách hỗ trợ khai thác hải sản theo tổ đội, tính đến 30/10/2012 toàn thành phố đã có 92 tổ hoạt động với 675 tàu thuyền (41.339,5CV, chiếm 54,2% tổng công suất của tổng số tàu thuyền). Trong đó: Vùng khơi: 42 tổ với 179 tàu; vùng lộng: 25 tổ với 213 tàu; vùng ven bờ: 25 tổ với 283 tàu.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi hoạt động trên biển, chủ động hướng dẫn phòng tránh bão, áp thấp nhiệt đới, Thành phố ban hành Quyết định số 30/2007/QĐ-UBND ngày 5/6/2007 về thực hiện kết nối thông tin liên lạc giữa biển - bờ, theo đó thành phố đã hỗ trợ mỗi tổ, đội 01 máy thông tin liên lạc tầm xa và hướng dẫn sử dụng nên đã góp phần hạn chế thiệt hại về người và tài sản của ngư dân. Năm 2012, Quyết định số 30/2007/QĐ-UBND trên được thay thế bởi

xxxviii

Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND ngày 5/8/2012 về Ban hành quy chế quản lý thông tin liên lạc đối với tàu cá. Đặc biệt, quy chế đưa ra những quy định cụ thể về trang thiết bị thông tin liên lạc bắt buộc đối với tàu cá hoạt động trên biển, chế độ thông tin liên lạc đối với tàu cá đang hoạt động trên biển, và quản lý thiết bị thông tin liên lạc được nhà nước hỗ trợ. Quyết định mới năm 2012 được ban hành nhằm tăng cường năng lực khai thác của tàu thuyền, nhất là khi có bất thường về thời tiết xảy ra, nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản, đảm bảo hiệu quả kinh tế của ngành khai thác hải sản của thành phố.

Hiện nay, do hậu quả của biến đổi khí hậu bất thường, do nguồn lợi thủy sản ven bờ suy giảm, chi phí đầu vào (xăng, dầu, nước đá, chi phí nhân công…) tăng cao, cùng với sự xâm nhập trái phép của tàu cá nước ngoài ảnh hưởng đến năng lực vươn khơi bám biển của ngư dân Đà Nẵng.

- Sản lượng khai thác

Sản lượng khai thác của thành phố có sự chuyển biến tích cực, sản lượng khai thác xa bờ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, chất lượng bảo quản từng bước được cải thiện, nhiều tàu đã áp dụng công nghệ mới trong bảo quản sản phẩm, vì vậy tỷ lệ nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chế biến xuất khẩu tăng lên.

Trong lĩnh vực khai thác hải sản, hoạt động khai thác cá có sản lượng khai thác chiếm tỷ trọng lớn nhất (hơn 75% sản lượng khai thác hải sản hàng năm). Đồng thời, giai đoạn 2005-2010, sản lượng khai thác cá nước mặn tăng, từ 26.404 tấn (năm 2005) lên 31.611 tấn (năm 2010), đến năm 2011 sản lượng khai thác giảm xuống chỉ còn 29.792 tấn, nhưng đến năm 2012 (theo tính toán sơ bộ) tăng lên 33.400 tấn do cuối năm 2011 và đầu năm 2012, trung ương cũng như thành phố đã có những chính sách hỗ trợ thiết thực, nhờ đó, số lượng tàu đánh bắt xa bờ tăng lên, dẫn đến sản lượng khai thác tăng.

Một số chủ tàu cá đã mạnh dạn đầu tư vốn chuyển đổi từ nghề lưới kéo, câu mực sang nghề lưới cản khơi, lưới vây nhờ đó đã có thu nhập ổn định, sản lượng đánh bắt cao hơn trước. Ngoài ra, một số phương tiện đánh bắt gần bờ với các nghề như mành điện, giã cào đã tự nguyện chuyển sang các nghề khác như lưới rê 3 lớp, rê cá chim, lờ mực, mành chụp, sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định hơn trước.

Đối với hoạt động khai thác tôm nước mặn, mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng sản lượng tăng liên tục từ năm 2005 – 2011, từ 356 tấn năm 2005 lên 531 tấn năm 2011. Sản lượng khai thác thủy sản nước ngọt chiếm tỷ trọng thấp nhưng sản lượng khai thác cá, tôm đều tăng hơn hai lần từ năm 2005 - 2011 (Bảng 2.8).

Bảng 2.8: Sản lượng khai thác hải sản của TP Đà Nẵng giai đoạn 2005 - 2011

Đơn vị tính: Tấn

Năm 2005 2008 2009 2010 2011

xxxix

SL khai thác 37.676 36.514 34.943 35.978 33.777

Nước mặn 37.591 36.427 34.852 35.887 33.632

Cá 26.404 26.636 31.113 31.611 29.792

Tôm 356 419 446 458 531

Nước ngọt 85 86,6 91,26 91 144,49

Cá 76 78,5 83,5 80 123,4

Tôm 5 8,1 7,76 11 11,47

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2005, 2008, 2011

(2) Nuôi trồng thủy sản

Bảng 2.9: Tình hình nuôi trồng thủy sản của TP Đà Nẵng giai đoạn 2005 - 2011

Năm ĐVT 2005 2007 2008 2009 2010 2011

Diện tích nuôi tôm Ha 212 142,5 118,5 124 112 38

Diện tích nuôi cá Ha 475 560,2 560,2 599 539 552

Sản lượng tôm thu hoạch Tấn 505 259 275,9 253 168 101

Sản lượng cá thu hoạch Tấn 528 672 703 720 745 606

Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng năm 2005, 2008, 2011

- Nuôi nước ngọt

Đối tượng nuôi đa dạng: Trắm, Trôi, Mè, Chép Rô phi đơn tính, Trê lai, cá Điêu hồng… Một số loài thuỷ đặc sản khác như ếch, ba ba cũng đã phát triển mạnh ở một số hộ nuôi. Hình thức nuôi phần lớn là quảng canh cải tiến, năng suất đạt 1-2 tấn/ha/năm. Thời gian nuôi từ 6-8 tháng/năm, những vùng không bị lũ có thể nuôi cá quanh năm. Tuy nhiên sản lượng cá nước ngọt còn nhỏ, chưa có khả năng tạo được nguồn sản lượng lớn cho chế biến xuất khẩu.

- Nuôi nước lợ

Dưới tác động của việc thu hồi diện tích phục vụ đô thị hóa và phát triển du lịch, hoạt động nuôi tôm thương phẩm, tôm giống ở Đà Nẵng không còn mạnh như giai đoạn trước 2005. Hiện nay nghề nuôi tôm sú từ 1 đến 2 vụ nuôi/năm tập trung ở một số trại nuôi thuộc thôn Trường Định- xã Hòa Liên, hình thức nuôi chủ yếu là bán thâm canh. Một số hộ dân đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đã áp dụng mô hình nuôi thâm canh cho năng suất cao từ 9-10 tấn/ha/vụ nuôi, tuy nhiên diện tích không đáng kể.

- Nuôi nước mặn

Nuôi biển ngày càng thu hẹp do chủ trương phát triển du lịch của thành phố, hiện còn một số hộ nuôi với qui mô nhỏ, nuôi nâng cấp giống tôm hùm, nuôi thương phẩm tôm hùm, cá Mú, cá Hồng…

xl

d. Lâm nghiệp

(1) Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp hiện có theo kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng năm 2008 là 57.620 ha, chiếm 46% diện tích tự nhiên của thành phố. Diện tích đất lâm nghiệp của thành phố chủ yếu tập trung ở huyện Hoà Vang với 52.736,7 ha, quận Sơn Trà 3.871 ha, quận Liên Chiểu 4.075,2 ha, còn lại một số diện tích phân bố tại các quận Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn.

Trong đó, rừng giàu là 10.419,1 ha, chiếm 26,9%, rừng trung bình 8.133,6 ha, chiếm 21%, rừng nghèo 10.588,9 ha, chiếm 27,3%, rừng phục hồi 9.639 ha, chiếm 24,8%. Diện tích rừng tự nhiên tập trung chủ yếu ở huyện Hoà Vang, ở nơi xa và dốc thuộc đối tượng rừng phòng hộ đầu nguồn. Từ năm 2000, Thành phố đã thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên để tập trung quản lý, bảo vệ nên diện tích rừng tự nhiên được bảo vệ và phát triển.

Bảng 2.10: Hiện trạng đất lâm nghiệp phân theo địa phương năm 2008

ĐVT: ha

TT Nội dung Tổng sốPhân theo quận, huyện

Hoà Vang

Sơn Trà

Liên Chiểu

Cẩm Lệ

Ngũ Hành Sơn

Đất lâm nghiệp 60.988,7 52.736,7 3.871,0 4.075,2 131,8 174,01 Đất có rừng 56.546,2 49.164,5 3.778,0 3.603,7 - -- Rừng tự nhiên 38.780,6 34.929,4 3.236,2 615,0 - -- Rừng trồng 17.765,6 13.929,3 541,8 2.988,7 131,8 174,02 Đất chưa có rừng 4.442,5 3.878,0 93,0 471,5 - -

Nguồn: Nội dung Quyết định số 6758/QĐ-UBND của TP Đà Nẵng.

Diện tích rừng trồng tăng từ 14.512,3 ha năm 2000 lên 17.765,6 ha năm 2007, tăng 3.253,3 ha, bình quân tăng 465 ha/năm. Rừng trồng được thực hiện theo 2 phương thức thuần loài và hỗn loài, với các tập đoàn cây khá phong phú, đa dạng như: bạch đàn, keo, thông, phi lao, dầu rái, chò xanh, sao đen, quế,...

Diện tích đất chưa có rừng giảm từ 15.224,6 ha năm 2000 xuống chỉ còn 4.442,5 ha năm 2007, chiếm 2,75% diện tích tự nhiên. Đất chưa có rừng của thành phố chủ yếu là đất có cây gỗ rải rác, chiếm gần 90%, diện tích đất này có khả năng phục hồi bằng khoanh nuôi tốt. Đất chưa có rừng chủ yếu tập trung ở huyện Hoà Vang đến 2.804,2 ha, quận Liên Chiểu 471,5 ha, Sơn Trà 93 ha.

Bảng 2.11: Tình hình biến động tài nguyên rừng qua các năm

ĐVT: ha

TT Nội dung Năm 2000 Năm 2005 Năm 2008So sánh

2008/2000Đất lâm nghiệp 66.802,1 64.651,1 60.988,7 (5.813)

1 Đất có rừng 51.577,5 53.310,1 56.546,2 4.968,7

xli

- Rừng tự nhiên 37.065,2 37.037,7 38.780,6 1.715,4- Rừng trồng 14.512,3 16.272,4 17.765,6 3.244,32 Đất chưa có rừng 15.224,6 11.341,0 4.442,5 (10.782,1)3 Độ che phủ rừng (%) 41,1 41,8 42,6 1,5

Nguồn: Số liệu diễn biến tài nguyên rừng của Sở NN&PTNT Đà Nẵng

- Rừng đặc dụng:

Gồm 24 tiểu khu, diện tích 21.434,7 ha, chiếm 35,2 % diện tích đất lâm nghiệp. Tập trung chủ yếu tại 3 khu lớn: Khu Bảo tồn thiên nhiên bán đảo Sơn Trà, Khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa, Khu rừng đặc dụng Nam Hải Vân. Diện tích này giao các Ban quản lý rừng thuộc Chi cục Kiểm lâm quản lý, bảo vệ khá tốt. Tuy nhiên, trong thời gian qua, do phát triển du lịch nên công tác quản lý bảo vệ rừng cũng còn nhiều tồn tại, chưa có sự thống nhất, quy chế bảo vệ đối với diện tích rừng phục vụ phát triển du lịch.

- Rừng phòng hộ:

Gồm 16 tiểu khu, diện tích 15.877,2 ha, chiếm 26% diện tích đất lâm nghiệp. Chủ yếu là rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Nam thuộc xã Hoà Bắc, diện tích rừng này do Ban quản lý rừng phòng hộ Đà Nẵng quản lý, bảo vệ khá tốt. Đối với rừng phòng hộ ven biển chạy dọc theo bờ biển từ đèo Hải Vân đến giáp thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam. Hiện nay chỉ mới triển khai thực hiện công tác quy hoạch, chưa thành lập ban quản lý để quản lý và bảo vệ.

Ngoài ra còn diện tích rừng phòng hộ phân tán ở một số hồ, đập Đồng Nghệ, Hoà Trung, Trước Đông,... tại các xã Hoà Khương, Hoà Nhơn, Hoà Ninh, Hoà Liên của huyện Hoà Vang. Dịên tích rừng phòng hộ này được giao cho Ban quản lý dự án 661 huyện Hoà Vang quản lý, bảo vệ.

- Rừng sản xuất:

Gồm 32 tiểu khu, diện tích 23.676,8 ha, chiếm 38,8% diện tích đất lâm nghiệp. Trong đó đất có rừng là 23,109,6ha, đất chưa có rừng 567,2 ha. Đất rừng sản xuất chủ yếu bao gồm các khu rừng trồng sản xuất tập trung do Ban quản lý rừng phòng hộ Đà Nẵng quản lý.

Bảng 2.12: Hiện trạng đất lâm nghiệp phân theo chức năng

TT Phân loại rừng Tổng sốPhân theo chức năng

Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất

Tổng diện tích 60.988,7 37.474,6 9.823,7 13.690,4

1 Đất có rừng 56.546,2 34.923,1 9.140,3 12.482,8

- Rừng tự nhiên 38.780,6 30.716,5 8.064,1 -

xlii

- Rừng trồng 17.765,6 4.206,5 1.076,2 12.482,8

2 Đất trống QH cho lâm nghiệp 4.442,5 2.551,5 683,4 1.207,6

Nguồn: Số liệu rà soát quy hoạch 3 loại rừng năm 2008 – Sở NN&PTNT Đà Nẵng

(2) Trồng rừng

Công tác trồng rừng đã được tập trung, chú trọng và có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Rừng trồng của thành phố được trồng từ nhiều nguồn khác nhau, trung bình mỗi năm trên địa bàn thành phố trồng khoảng 1.000 – 1.200 ha/năm. Bên cạnh rừng trồng từ chương trình 327 là 3.583ha (từ 1993 – 1998), dự án 5 triệu ha rừng, giai đoạn 1997- 2007 đã trồng được 1.877ha, rừng trồng do nhân dân tự bỏ ra đầu tư bình quân 600 -800 ha/năm, ... góp phần phủ xanh đất trống, tăng độ che phủ rừng và tăng thu nhập cho một bộ phận nhân dân.

Đối với rừng trồng, tỷ lệ thành rừng đạt từ 60 - 70%, đối với rừng trồng kinh tế với các loài cây như Bạch đàn, Keo lá tràm, Keo tai tượng, năng suất tăng trưởng bình quân hằng năm là 8 – 10m3/ha/năm, chất lượng rừng trung bình do thiếu đầu tư thâm canh và chất lượng giống không đảm bảo, chưa quản lý được chất lượng cây giống lâm nghiệp. Một số diện tích rừng trồng hỗn giao cây bản địa với các loài Keo, sau 7 – 8 năm cho thấy cơ cấu này không phù hợp do cây bản địa là các loài cây gỗ lớn (Sao đen, Chò, Chua, Ươi..) phát triển chậm, ưa bóng thời gian đầu, sau đó cần phải mở tán để phát triển nhưng đã bị cây phù trợ là các loài cây kinh tế (các loại Keo) phát triển nhanh, che bóng và tranh giành dinh dưỡng nên sau một thời gian khoảng 3 – 4 năm chậm phát triển, một số diện tích gần như thoái hóa và trở thành rừng Keo thuần, trong khi đó, mục tiêu là lấy cây phù trợ để chăm sóc cây bản địa nhưng không thành công.

(3) Khai thác gỗ

- Rừng tự nhiên: Do khai thác rừng hàng năm dẫn đến chất lượng rừng tự nhiên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tăng trưởng không đều và thiếu ổn định. Năm 2000 sản lượng gỗ khai thác tận thu rừng tự nhiên đạt 2.000 m3. Từ năm 2002, thành phố đã thực hiện chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, nghiêm cấm khai thác gỗ rừng tự nhiên. Năm 2007 tận thu gỗ rừng tự nhiên ngã đỗ do bão cơn bão số 6 (Sangxane) gây ra là 2.000 m3.

- Rừng trồng: Sản lượng gỗ khai thác rừng trồng tăng dần qua các năm, gỗ khai thác chủ yếu là Bạch đàn, Keo lá tràm làm nguyên liệu giấy, MDF... Sản lượng rừng trồng thuộc dự án PAM trước đây, rừng trồng VIJACHIP, VINAFOR, cây trồng phân tán trong nhân dân.

- Ngoài khai thác gỗ rừng tự nhiên và rừng trồng, còn có khai thác củi trung bình mỗi năm trên 30.000 Ster; khai thác song mây mỗi năm hơn 200 tấn; khai thác tre, nứa mỗi năm trên 200.000 cây và thu nhặt một số lâm sản khác như: măng, mật ong, đót, dầu rái...

xliii

Bảng 2.13: Tinh hinh khai thác, bao vệ rừng qua các năm

Hạng mục ĐVT 1997 2000 2005 2007 2009 2010 2011

1. Tái tạo rừng

Trồng rừng tập trung Ha 1.975 383 544 550 582 787,7 285

Trồng cây phân tán Ha 868 450 308 650 725 685 526

Chăm sóc rừng trồng Ha 1.874 636 730 800 615 333

2. Khai thác rừng

Gỗ

- Từ rừng tự nhiên m3 2.000 2.000 - 2.000 - - -

- Từ rừng trồng m3 10.880 19.025 17.755 23.189 23.799 24.185 19.100

Củi Ster 129.355 150.738 178.000 156.000 149.580 151.140 126.200

Song, mây Tấn 14,5 4,4 20 25 27 15 10

Tre, nứa (cây) 1.000 394 341 225 195 194 187 125

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997 – 2011

2.1.2 Các yếu tố anh hưởng tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua

2.1.2.1 Đặc điểm tự nhiên

a. Về địa hình, đất đai

Thành phố Đà Nẵng có tổng diện tích tự nhiên là 128.342,24 ha, trong đó huyện đảo Hoàng Sa chiếm 30.500 ha. Theo nguồn gốc phát sinh các loại đất (không kể huyện đảo Hoàng Sa), Thành phố có các nhóm đất chính:

- Nhóm đất cồn cát và nhóm đất cát biển: Có diện tích 9.446 ha, chiếm 9,65% tổng diện tích đất liền.

- Đất mặn: Có diện tích 1.149 ha, chiếm 1,17% tổng diện tích đất liền.

- Đất phèn mặn: Có diện tích 616 ha, chiến 0,05% diện tích đất liền.

- Đất phù sa: Có diện tích 15.543 ha, chiếm 15,89% tổng diện tích đất liền.

- Đất mùn vàng đỏ trên đá mác macnit: Có diện tích 256 ha chiếm 0,26% tổng diện tích đất liền.

- Đất Feralit đỏ vàng: Diện tích 69.067,3 ha, chiếm 71,17% tổng diện tích đất liền.

Địa hình thành phố Đà Nẵng tương đối đa dạng vừa có đồng bằng vừa có rừng núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc với nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ những đồng bằng hẹp. Nhìn chung dạng địa hình của Thành phố thấp dần từ Tây sang Đông và chia thành ba dạng địa hình chính:

xliv

- Địa hình đồi cao:

Đây là địa hình có độ dốc lớn từ 30-400 và bị chia cắt mạnh, được tập trung chủ yếu ở phía Tây-Tây Bắc chiếm phần lớn diện tích của thành phố Đà Nẵng với những thung lũng và dãy núi cao từ 500-1500m như đỉnh Bà Nà. Dạng địa hình này rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất lâm nghiệp kết hợp du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường.

- Địa hình đồi thấp:

Là dạng địa hình chuyển tiếp giữa vùng núi cao và đồng bằng, tập trung chủ yếu ở một số xã của huyện Hòa Vang như Hòa Phong, Hòa Sơn, Hòa Nhơn, Hòa Liên...Tuy diện tích không lớn nhưng đây là vùng rất thuận tiện cho phát triển nông-lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày và các loại cây ăn quả.

- Địa hình đồng bằng:

Tập trung chủ yếu ở Đông, Đông Nam Thành phố với hai dạng chính:

+ Đồng bằng ven biển: Là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển nhiễm mặn, lại là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự và các khu chức năng của Thành phố có dân cư đông đúc.

+ Đồng bằng ven sông: Đây là dạng địa hình được hình thành nhờ sự bồi đắp của các con sông lớn chảy ra biển như sông Hàn, sông Túy Loan, sông Cẩm Lệ... rất phù hợp sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Do đặc điểm địa hình nên đa phần các con sông đều ngắn và dốc, diện tích đồng bằng cũng không lớn.

b. Về khí hậu, thủy văn

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, có 2 mùa rõ rệt: mùa khô, từ tháng 01 đến tháng 7, và mùa mưa, từ tháng 8 đến tháng 12 (lượng mưa cao nhất là vào các tháng 10, 11 với mức trung bình từ 550- 1000mm/tháng). Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm. Mùa hè mưa ít, nhiệt độ cao gây hạn hán, ở một số cửa sông bị nước mặn thâm nhập (lượng mưa thấp nhất là vào các tháng 1,2,3,4 trung bình 20-40 mm/tháng); mùa mưa trùng với mùa bão lớn nên thường gây ra lũ lụt, ngập úng ở nhiều vùng.

Về điều kiện thủy văn, Đà Nẵng có hệ thống sông ngòi khá phong phú chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chế độ thủy văn của hai sông chính là sông Cu Đê và sông Hàn (hạ lưu của sông Vu Gia). Trong thời gian gần đây, nhằm mục tiêu phát triển du lịch và bảo vệ môi trường nên các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên sông Hàn dần bị hạn chế đến mức dừng hẳn.

xlv

Nguồn nước ngầm của Đà Nẵng đa dạng, phức tạp, có dấu hiệu nhiễm mặn theo sườn và chiều sâu. Các địa điểm có thể khai thác nước ngầm là tệp đá vôi ở Hòa Hải, Hòa Quý, chiều sâu tầng chứa từ 50-60m, có thể cung cấp từ 5.000-10.000m3/ngày-đêm cho khu vực Non Nước;khu vực Hòa Khánh có chiều sâu tầng chứa 30-90m, có thể cung cấp 10.000m3/ngày-đêm cho các Khu Công nghiệp Hòa Khánh và Liên Chiểu. Ngoài ra còn một số điểm khác đang thăm dò2.

c. Sự biến đổi khí hậu và thiên tai, dịch bệnh

Thành phố Đà Nẵng nằm trong khu vực miền Trung, là nơi chịu ảnh hưởng của thiên tai, thời tiết. Cùng với xu hướng ấm lên của khí hậu toàn cầu, đã làm tăng tần suất và mức độ tác động của một số dạng thời tiết nguy hiểm thường xảy ra ở Đà Nẵng như: Tình hình bão lớn và áp thấp nhiệt đới hình thành trên biển Đông (trung bình Đà Nẵng chịu ảnh hưởng từ 7-11 cơn bão/năm và bị tác động trực tiếp từ 1-2 cơn bão/năm), tình hình nắng nóng cục bộ (trung bình 8-13 đợt/năm), hoạt động của không khí lạnh và không khí lạnh tăng cường (trung bình 12-21 đợt hàng năm). Những tác động đó đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nông dân Đà Nẵng thời gian qua, dễ thấy nhất là làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi nhiều khi mất trắng mùa vụ hoặc mất đất sản xuất (cháy rừng, xói lở bờ sông, ngập lụt vào mùa mưa, hạn hán kéo dài, nhiễm mặn do triều cường xâm thực...).

Ngoài ra, sự bùng phát nhanh chóng diễn biến phức tạp của các dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi như hiện nay càng làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng bị chậm lại và trở nên kém hiệu quả.

Do đó, trong thời gian đến, khi xây dựng các chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố phải lường đến diễn biến phức tạp của thiên tai và dịch bệnh có thể xảy ra đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các vấn đề xử lý chất thải trong nông nghiệp, đảm bảo các tiêu chí về an toàn vệ sinh môi trường.

2.1.2.2 Các yếu tố kinh tế - xã hội

a. Cơ cấu các ngành kinh tế

Kể từ năm 1997 sau khi chia tách với tỉnh Quảng Nam, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 với mục tiêu đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng của cả khu vực miền Trung, Tây Nguyên.

2 Viện quy hoạch xây dựng Đà Nẵng (2012), “Báo cáo tổng hợp quy hoạch sản xuất rau an toàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”.

xlvi

Nhìn chung sự phát triển của kinh tế Đà Nẵng từ 1997 đến năm 2010 có thể chia ra làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1997 – 2000: Giai đoạn phát triển cơ sở hạ tầng cho quá trình đổi mới với tổng giá trị đầu tư hơn 100 tỷ đồng từ nguồn hỗ trợ của nhà nước và sự đóng góp sức người, sức của từ nhân dân địa phương.

- Giai đoạn 2001 – 2005: Đây là giai đoạn phát triển theo kế hoạch chỉ tiêu kinh tế xã hội 5 năm bước đầu chuyển dịch nền kinh tế lấy công nghiệp làm động lực phát triển, giảm dần tỷ lệ của nông nghiệp trong cơ cấu đóng góp vào GDP thành phố.

- Giai đoạn 2006 – 2010: Đây là giai đoạn phát triển mạnh với nhiều thành tựu về kinh tế- xã hội của thành phố Đà Nẵng. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đạt khá cao và ổn định 10,9%/năm. Trong đó, dịch vụ vẫn là khu vực có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất với 16,12%/năm; tiếp theo đó là ngành công nghiệp - xây dựng (6,37%/năm) và ngành nông nghiệp với tốc độ tăng trưởng bình quân giảm 2,14%/năm.

Hình 2.1: Cơ cấu GDP thành phố Đà Nẵng phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1997-2011 (theo giá thực tế)

Đơn vị tính: Tỷ lệ %

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997 – 2011.

Qua số liệu thể hiện ở Hình 2.1 cho thấy có xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng giữa hai giai đoạn 2001 - 2005 và 2006 - 2010.Trong giai đoạn 2001 – 2005, cơ cấu kinh tế Thành phố chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp từ 41,66% năm 2001 lên 51,61% năm 2005 với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn là 19,2%/năm. Xu hướng chuyển dịch giai đoạn này là tập trung vốn đầu tư phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, đưa nông

xlvii

nghiệp Thành phố phát triển theo hướng thâm canh, hạn chế các nguồn lực phát triển để tập trung cho các khu vực khác.

Đến giai đoạn 2006-2010 có sự tăng trưởng mạnh của nhóm ngành dịch vụ, đặc biệt là du lịch cả về giá trị và cơ cấu đóng góp cho GDP Thành phố. Tốc độ tăng trưởng bình quân của khu vực dịch vụ tăng từ 8,36%/ năm giai đoạn 2001 – 2005 lên gần gấp đôi là 16,12%/ năm. Cơ cấu kinh tế dần chuyển dịch từ công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp sang dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.

Năm 2011 không có sự thay đổi lớn trong cơ cấu kinh tế dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp tương ứng với 54,46 : 42,84 : 2,7; Trong đó GDP ngành nông nghiệp tiếp tục sụt giảm.

Nhìn chung trong cả giai đoạn phát triển vừa qua, quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng đã đi đúng hướng so với tinh thần Nghị quyết 33/2003/NQ-TW của Bộ chính trị về xây dựng thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên chất lượng chuyển dịch chưa cao và còn nhiều hạn chế trong quá trình chuyển dịch nội bộ của các ngành.

b. Tình hình đầu tư trong nông nghiệp

Đầu tư phát triển xã hội tăng nhanh cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng, tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế. Nếu năm 1997, tổng vốn đầu tư phát triển xã hội là 1.088,26 tỷ, thì đến năm 2010, tổng đầu tư phát triển xã hội là 18.936,498 tỷ, gấp17 lần, tăng bình quân 24,63%/năm trong giai đoạn 1997-2010, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng GDP thực tế của thành phố trong cùng giai đoạn là 18,52%/năm; đồng thời tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP cũng tăng mạnh qua các năm, từ mức 33,91% năm 1997 lên 61,98% năm 2009.

Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu vốn đầu tư phát triển cũng thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng dịch vụ, công nghiệp và nông - lâm- thủy sản.

Dựa vào hình 2.2 cho thấy trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào các ngành kinh tế thành phố Đà Nẵng, nguồn vốn đầu tư dành cho nông nghiệp ngày càng giảm và chiếm tỷ lệ rất nhỏ (tương ứng trong hai năm 2010, 2011 là 0,31% và 0,33% tổng nguồn vốn đầu tư). Chủ yếu là đầu tư cho các công trình thủy lợi, thiếu các dự án đầu tư lớn hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Hình 2.2: Cơ cấu đầu tư của TP Đà Nẵng phân theo nhóm ngành kinh tế

xlviii

Nguồn: Niên giám Thống kê thành phố Đà Nẵng (2000, 2006, 2010, 2011)

Cơ cấu vốn đầu tư có sự chuyển hướng, tập trung hơn vào đầu tư xây dựng kết

cấu hạ tầng, chú trọng đầu tư các công trình trọng điểm. Trong cơ cấu nguồn vốn

đầu tư có xu hướng giảm cơ cấu nguồn vốn ngân sách đầu tư, tăng cơ cấu nguồn

vốn tự có, vốn đầu tư nước ngoài.

Hình 2.3: Cơ cấu các nguồn vốn đầu tư tại TP Đà Nẵng

Nguồn: Niên giám Thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2000, 2004, 2008, 2011

c. Lao động và năng suất lao động trong nông nghiệp

Lao động nông nghiệp

Dân số trung bình của thành phố Đà Nẵng năm 1997 là 672.468 người, đến năm 2007 là 807.390 người, tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 1997-2007 là 1,94%/năm. Đến thời điểm ngày 31/12/2010 tổng dân số toàn thành phố là 942.132 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tuy có giảm nhưng rất ít, từ 1,615% năm 1997 giảm xuống còn 1,009% năm 2010, do đó dân số của thành phố nhìn chung vẫn tăng đều qua các năm tạo nên một thị trường rộng lớn tiêu thụ nông sản.

xlix

Bảng 2.14: Tình hình dân số của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997 – 2011

Chỉ tiêuDân số

trung bình (Người)

Cơ cấu dân sốMật độ dân số

(Người/Km2)

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%)

Thành thị Nông thôn

Qui mô (Người)

Tỷ trọng (%)

Qui mô (Người)

Tỷ trọng (%)

Năm 1997 672.468 531.330 79,01 141.138 20,99 545 1,615

Năm 2000 716.282 565.440 78,94 150.842 21,06 570 1,309

Năm 2005 779.019 672.640 79,53 106.379 20,47 622 1,180

Năm 2010 926.018 805.320 86,97 120.698 13,03 721,52 1,009

Năm 2011 951.684 828.660 87,07 123.024 12,30 740,36 1,209

Nguồn: Niên giám Thống kê thành phố Đà Nẵng các năm 2000, 2005, 2011

Dân cư phân bố không đều giữa các quận huyện, chủ yếu tập trung ở các quận trung tâm thành phố như: quận Thanh Khê có mật độ đông nhất là 19.064,85 người/km2, quận Hải Châu là 9.184,92 người/km2, trong khi đó, huyện ngoại thành Hòa Vang mật độ trung bình chỉ 163,79 người/km2.3 Mật độ dân cư phân bố không đồng đều giữa các vùng chủ yếu là do hiện tượng di dân của lực lượng lao động từ các huyện ngoại thành và các tỉnh lân cận vào các quận trung tâm thành phố tìm việc làm.

Dân số trong độ tuổi lao động đến cuối năm 2010 là 641.676 người chiếm 68,11% tổng dân số toàn Thành phố. Cơ cấu lao động đã có sự chuyển biến tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỷ trọng lao động bình quân năm làm việc trong các ngành dịch vụ so với tổng lao động có việc làm thường xuyên tăng từ 37,2% năm 1997 lên 43,45% (+6,25%) năm 2005; và 57,27% (+20,07%) năm 2010. Trong khi đó, lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng giảm từ 37,16% năm 2005 xuống còn 33,93% năm 2010 sau khi tăng từ lên từ mức 29% (+8,16%) năm 1997. Đáng chú ý là lao động trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm mạnh từ 33% năm 1997 xuống còn 19,39% (-13,61%) trong năm 2005 và 8,00% (-25,0%) năm 2011 (Xem hình 2.4).

Hình 2.4: Cơ cấu lao động thường xuyên phân theo nhóm ngành kinh tế của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2001-2011

3 : Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2010.l

0,0%

10,0%

20,0%

30,0%

40,0%

50,0%

60,0%

70,0%

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Nông lâm thủy sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ

Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng 2000, 2005, 2008, 2011

Nguồn nhân lực của Đà Nẵng khá dồi dào lại chủ yếu là lao động trẻ. Tuy vậy, do tác động của quá trình đô thị hóa và sức hút từ các ngành công nghiệp, dịch vụ đã làm cho cơ cấu lao động chuyển dịch mạnh từ khu vực nông nghiệp sang các khu vực dịch vụ, công nghiệp. Số lao động còn lại trong lĩnh vực nông nghiệp có trình độ không cao, lao động có kỹ thuật chỉ có 4.150 người chiếm (11,59%), còn lại chủ yếu là lao động giản đơn 31.650 người (chiếm 88,41%) chủ yếu lại là lao động nữ, lớn tuổi tạo nên vấn đề khó khăn trong việc thực hiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời gian đến.

Bảng 2.15: Trình độ lao động khu vực nông nghiệp năm 2010

ĐVT: NgườiNội dung Tổng số Nam Nữ

Tổng cộng 35.800 18.195 17.605

Lao động có kỹ thuật 4.150 3.765 385

Lao động giản đơn 31.650 14.430 17.220

Nguồn: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch sản xuất rau an toàn thành phố Đà Nẵng

Năng suất lao động nông nghiệp

Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản trên 1 lao động làm việc trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản bình quân một năm tăng đều qua các năm, thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.16: Thay đổi giá trị sản xuất bình quân đầu người trong ngành nông nghiệp Đà Nẵng giai đoạn 1997 – 2011

Năm 1997 2000 2005 2008 2011

li

Giá trị sản xuất Nông – lâm – thủy sản (triệu đồng)

437.809 604.826 897.090 1.370.886 2.616.802

Lao động bình quân trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản (người)

71.952 71.324 58.660 37.830 38.000

Giá trị sản xuất/lao động (triệu đồng) 6,08 8,48 15,29 36,23 68,86

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê thành phố Đà Nẵng 2000, 2005, 2008, 2011.

d. Quá trình đô thị hóa

Không nằm ngoài xu hướng phát triển của đô thị thế giới, trong những năm gần đây, diện tích đô thị của thành phố Đà Nẵng liên tục mở rộng với tốc độ đô thị hóa cao, diện mạo đô thị ngày một khang trang với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội được đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng, đem lại cho Đà Nẵng một tầm vóc mới cả về không gian lẫn chất lượng đô thị.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đô thị, Đà Nẵng đang đối mặt với khá nhiều vấn đề phát sinh: Ô nhiễm bụi, tiếng ồn ảnh hưởng đến đời sống người dân; vấn đề xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, chất thải rắn chưa hiệu quả… gây nên tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí.

Thêm vào đó, với tốc độ phát triển đô thị hóa nhanh đã khiến điện tích đất nông nghiệp Thành phố giảm hơn 29,74% so với năm 2001, đồng nghĩa với khoảng 1/3 dân cư toàn Thành phố thuộc diện giải tỏa, di dời, vùng nông thôn và hoạt động nông nghiệp bị thu hẹp4.

e. Cơ sở hạ tầng

- Đà Nẵng có hệ thống giao thông nông thôn với tổng chiều dài giao thông nông thôn là 807 km, trong đó liên huyện 94,5km, liên xã 63,46km; liên thôn 302,69km; kiệt hẻm 347km. Giao thông nội đồng đạt tổng chiều dài 60km. Toàn thành phố có 100% xã có đường ô tô đến nông thôn, tỷ lệ xã có đường liên thôn, nhựa hóa từ 80% trở lên đạt 100% 5

- Hệ thống kênh mương: Tổng hệ thống kênh mương của thành phố là 629,95km, trong đó kênh nội đồng 451,57km, kênh chính 23,32km và kênh cấp 1 là 155,06km. Hệ thống kênh chính, kênh cấp I cơ bản kiên cố được 139,08km, đạt 78,1%. Kênh nội đồng chỉ mới kiên cố được 29,05km, đạt 6,4%.

- Nguồn điện dùng cho sinh hoạt và sản xuất được đảm bảo cung cấp từ lưới điện quốc gia thông qua đường dây 500 KV Bắc-Nam. Ngoài ra, còn có 60 tổ máy phát điện Diezel độc lập cấp điện cho phụ tải.

4 : Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005-2010 và định hướng đến năm 2015.5 Ban quản lý Dự án QSEAP thành phố Đà Nẵng (2012), Báo cáo Tổng hợp “Quy hoạch sản xuất rau an toàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”, Đà Nẵng.

lii

- Có hệ thống thông tin truyền thông đã được hiện đại hóa và phát triển mạnh, là trung tâm thông tin lớn của cả nước cùng với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đưa công nghệ thông tin ứng dụng đến nông thôn, miền núi.

f. Tình hình ứng dụng KH-CN vào sản xuất nông nghiệp

Thành phố Đà Nẵng đã tạo điều kiện để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KH-KT vào sản xuất nông nghiệp, thể hiện qua việc hỗ trợ thành lập các cơ sở, trung tâm nghiên cứu theo hướng phát triển công nghệ cao cho Thành phố, đặc biệt thành lập Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố theo Quyết định số 8725/QĐ-UBND ngày 12/11/2010 với nhiệm vụ của Trung tâm là định hướng phát triển, xây dựng chương trình, mục tiêu nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ trong các lĩnh vực: nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến thực phẩm, y tế và môi trường, với các hoạt động nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao, thực hiện các dịch vụ, tư vấn và triển khai kỹ thuật hiện đại về công nghệ sinh học vào sản xuất.

g. Thị trường tiêu thụ

GDP bình quân đầu người của thành phố Đà Nẵng thời gian qua tăng khá, từ 25,30 triệu đồng năm 2008, đến năm 2010 đã tăng lên 35,87 triệu đồng, tăng bình quân 19,07%/năm. Năm 2011, GDP bình quân đầu người của thành phố Đà Nẵng ước đạt 41,32 triệu đồng, gấp đôi so với mức bình quân chung của cả nước. Như vậy, mức độ thu nhập khả dụng của người dân thành phố Đà Nẵng tăng khá, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ các loại thực phẩm nông sản có giá trị gia tăng cao.

Ngoài ra, hệ thống các kênh phân phối mặt hàng thực phẩm, rau quả trên địa bàn thành phố khá phát triển, tính đến cuối 2011, thành phố đã có 5 siêu thị kinh doanh tổng hợp, phân phối sản phẩm nông nghiệp: siêu thị Big C, 2 siêu thị Intimex, siêu thị Coop Mart, siêu thị Metro. Về hệ thống chợ, thành phố Đà Nẵng có 9 chợ hạng 1, và hơn 60 chợ hạng 2 và 3, là những nơi để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Quy mô, dung lượng thị trường tiêu thụ một phần được thể hiện qua tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ trên địa bàn thành phố tăng đều qua từng năm, đặc biệt những năm gần đây (từ năm 2007 đến nay) đạt tốc độ tăng trên 30%/năm, đặc biệt năm 2011 đạt tốc độ tăng 39,68% so với năm 2010.

Hình 2.5: Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ TP Đà Nẵng giai đoạn 2001 –

2011

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

liii

Nguồn: Niên giám thống kê TP Đà Nẵng năm 2000, 2005, 2008, 2011

Với nguồn thu nhập ngày càng tăng, người dân thành phố ngày càng có những đòi hỏi cao hơn trong nhu cầu ăn uống, đặc biệt là các sản phẩm lương thực thực phẩm chất lượng cao nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe, từ đó tạo nên một thị trường tiêu thụ nông sản an toàn rộng lớn cho nông nghiệp Thành phố.

Ngoài ra, với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang được mở rộng, sẽ tạo thời cơ cho nông sản Đà Nẵng tham gia vào chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu. Tuy vậy, năng lực cạnh tranh có hạn và những yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của thành phố. Cơ cấu cây trồng vật nuôi cũng cần chuyển dịch theo hướng tập trung cho các sản phẩm có lợi thế so sánh của vùng và thỏa các tiêu chuẩn nhất định về thực phẩm an toàn.

2.1.3 Đánh giá chung

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên và tình hình kinh tế xã hội nêu trên đã tạo cho sản xuất nông nghiệp của thành phố những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức sau:

2.1.3.1 Thuận lợi

- Thành phố Đà Nẵng với đường bở biển dài, có nhiều thế mạnh thúc đẩy phát triển kinh tế biển, nhất là khai thác hải sản.

- Điều kiện địa hình, đất đai, nguồn tài nguyên biển, rừng phong phú, đa dạng, đặc biệt là thành phố có biển, có núi, có sông nên thuận lợi trong việc phát triển toàn diện trên các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

- Có chủ trương, chính sách của Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố về đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực theo tinh thần Nghị quyết 33-NQ/BCT và Chương trình hành động thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; Chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp – nông thôn – nông dân.

liv

- Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và vị trí chiến lược nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây tạo thuận lợi trong việc phát huy lợi thế so sánh, khai thác nguồn tài nguyên để phát triển sản xuất hàng hoá.

- Có tiền đề cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất để tăng năng suất, chất lượng cây trồng, con vật nuôi.

2.1.3.2 Khó khăn

- Nằm trong vùng duyên hải Nam Trung bộ, là nơi chuyển tiếp giữa khí hậu hai miền và cao nguyên, vì vậy thường xuyên đối mặt với thiên tai như nắng hạn, bão, lũ lụt,... ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ, quá trình đô thị hoá đã ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững ngành.

- Mật độ dân số phân bố không đều, chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp còn thấp, khó khăn trong việc đào tạo, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất.

- Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế, chưa đảm bảo để phát triển sản xuất hàng hoá. Hệ thống thủy lợi mới chỉ phục vụ cho sản xuất lúa, chưa phục vụ cho các vùng chuyên canh rau, màu.

2.1.3.3 Cơ hội

- Hội nhập kinh tế quốc tế, nông nghiệp thành phố có điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, mặt khác, có một thị trường tiêu thụ nông sản phong phú về mặt chủng loại, chất lượng nhờ vào hàng hóa nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác. Nông nghiệp thành phố cũng có thêm cơ hội học hỏi, nâng cao năng lực sản xuất, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, nông thôn từ nông dân các nước trên thế giới.

- Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá diễn ra nhanh sẽ tác động đến sản xuất nông nghiệp và nông dân. Các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân trong việc giải quyết việc làm, gia tăng thu nhập.

- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ tạo điều kiện nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, nghiên cứu, khảo nghiệm những giống cây, con mới, chế tạo các loại máy móc, thiết bị hỗ trợ hiện đại, phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và ngành nghề khai thác một cách hiệu quả.

2.1.3.4 Thách thức

- Dân số tăng nhanh, quy mô diện tích sản xuất ngày càng bị thu hẹp, trong khi đó phải đảm bảo an ninh lương thực cho nhân dân và nguồn lương thực dự trữ để phòng ngừa thiên tai, phục vụ an ninh quốc phòng.

lv

- Quá trình hội nhập và sức ép cạnh tranh đòi hỏi sản phẩm nông lâm thuỷ sản phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng tốt, giá thành hạ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nhân dân và cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

- Quá trình đô thị hoá nhanh làm mất dần cơ sở hạ tầng kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, vấn đề giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho nông dân bị thu hồi đất sản xuất.

- Sức ép của vấn đề ô nhiễm môi trường, thiên tai, dịch bệnh đến sự phát triển bền vững của ngành.

- Yêu cầu phát triển nền nông nghiệp đô thị, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị trường.

2.1.4 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997 – 2011

2.1.4.1 Chuyển dịch cơ cấu giữa các phân ngành trong nông nghiệpHình 2.6: Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản giai đoạn 1997 – 2011

Nguồn: Tính toán số liệu Niên giám thống kê Đà Nẵng các năm 2000, 2005, 2008, 2011

Giai đoạn 1997 – 2011 chứng kiến sự chuyển dịch trong cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản của thành phố, từ ngành nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi sang ngành thủy sản. Kết quả là giá trị ngành nông nghiệp chiếm xấp xỉ 55% năm 1997, thì đã giảm xuống còn khoảng 33% năm 2010. Ngược lại, ngành thủy sản đã có bước phát triển đột phá, từ 40% năm 1997 tăng đều đặn lên đến xấp xỉ 67% năm 2005, sau đó tiếp tục duy trì và dừng lại ở khoảng 61% năm 2010. Xu hướng chuyển dịch này hoàn toàn ứng với xu hướng chuyển dịch chung trong ngành nông, lâm, thủy sản hiện nay.

Bắt đầu từ năm 2008 cho thấy hậu quả của tác động tiêu cực của thiên tai xảy đến thành phố Đà Nẵng, đó là 2 cơn bão Xangsane và Chanchu đã gây thiệt hại nặng nề cho thành phố, từ đó cũng tác động đến tâm lý của người đi biển. Tỉ trọng ngành thủy sản sụt giảm còn khoảng 60%, chủ yếu là do suy giảm trong hoạt động

lvi

khai thác hải sản. Vấn đề này đặt ra yêu cầu chính quyền thành phố cần có chính sách đầu tư, quản lý, khuyến khích phù hợp để khai thác tối đa tiềm năng của ngành.

2.1.4.2 Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp

Hình 2.7: Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp giai đoạn 1997 – 2011

Nguồn: Số liệu Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2000, 2004, 2008, 2011

Nhìn chung, cơ cấu giữa lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp trong giai đoạn qua không có nhiều thay đổi. Dịch vụ nông nghiệp, mặc dù có sự tăng trưởng nhưng vẫn chưa thể đột phá, chỉ chiếm xấp xỉ 2% trong tổng sản phẩm của nông nghiệp.

Lĩnh vực chăn nuôi cũng duy trì ở biên độ từ 32 – 40%, giảm thấp nhất vào năm 2007 chỉ chiếm khoảng 32%. 3 năm 2006 – 2008, lĩnh vực chăn nuôi bị thiệt hại nặng do các dịch bệnh. Năm 2010 chứng kiến sự tăng trở lại của bộ phận chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp, chiếm xấp xỉ 40%.

Lĩnh vực trồng trọt vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong cả giai đoạn, năm 2006 chứng kiến sự gia tăng từ 60 lên hơn 65%. Đây có thể được đánh giá là kết quả của bước chuyển hướng mới của sản xuất nông nghiệp sang sản xuất sản phẩm chất lượng cao chính là các loại cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao hơn.

Từ năm 2010, tỉ trọng trồng trọt có sự suy giảm trở lại xấp xỉ 60%, nguyên nhân là do chính sách quy hoạch đất những năm gần đây có nhiều biến động, tác động đến quỹ đất nông nghiệp của huyện Hòa Vang và các quận ven đô, ảnh hưởng đến các mô hình sản xuất, giảm diện tích, thiếu ổn định. Yêu cầu đặt ra đối với chính quyền thành phố là cần có một quy hoạch đất sản xuất nông nghiệp ổn định, lâu dài.

Chuyển dịch cơ cấu trong lĩnh vực trồng trọt

lvii

Trong lĩnh vực trồng trọt, cây lương thực luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị trồng trọt, mặc dù có sự chuyển dịch từ cây lương thực sang cây thực phẩm, nhưng tỉ lệ chưa đáng kể. Từ 1997 đến 2010, tỉ trọng cây lâu năm tăng dần từ 5% lên xấp xỉ 10%, đến năm 2011 giảm mạnh chỉ còn khoảng 2%. Cây thực phẩm tăng từ xấp xỉ 7% lên gần 15%. Trong khi đó cây lương thực năm 1997 chiếm gần 80%, biến động giảm qua các năm, đến năm 2011 có tăng nhẹ trở lại chiếm khoảng 73%. Tỉ trọng cây công nghiệp hằng năm tương đối ổn định trong giai đoạn 1997 – 2010.

Hình 2.7: Cơ cấu trong lĩnh vực trồng trọt giai đoạn 1997 – 2011

Nguồn: Số liệu Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2000, 2004, 2008, 2011

- Cây lương thựcTrong giai đoạn 1997-2011, diện tích trồng sắn và khoai lang giảm sút tương

đối, trong khi đó, diện tích trồng ngô tăng đáng kể. Do đó, tỉ trọng giá trị cây khoai lang và sắn giảm sút, trong khi có sự gia tăng mạnh của tỉ trọng giá trị cây ngô.

Hình 2.9: Cơ cấu về giá trị giữa các loại cây lương thực giai đoạn 1997 – 2011

lviii

Nguồn: Số liệu Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2000, 2004, 2008, 2011

Diện tích cây lúa đã bị giảm đáng kể nhưng năng suất được cải thiện khá nhiều, do đó, giá trị sản phẩm cây lúa vẫn chiếm tỉ trọng chủ yếu 80% trong cơ cấu giá trị cây lương thực.

Tập quán canh tác lúa nước của người dân được thay đổi đáng kể từ năm 2005 đến nay, đã chuyển hẳn từ chế độ 3 vụ lúa/năm sang chế độ 2 vụ lúa/năm. Mặc khác, nông dân cũng đã được trang bị các kiến thức kỹ thuật IPM, ICM, đã ứng dụng rộng rãi vào sản xuất nên đã hạn chế được sâu bệnh, chất lượng lúa gạo không ngừng được tăng lên.

NX30, Xi23 là những giống lúa dài ngày có thời gian canh tác kéo dài từ 90-115 ngày rất dễ chịu tác động từ thời tiết, mưa lũ cuối vụ nhất là vụ Hè Thu. Do đó trong giai đoạn từ năm 2009 – 2011, các giống lúa trồng khảo nghiệm được tập trung chuyển đổi sang giống trung và ngắn ngày nhằm ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu và thực tế thời tiết ở Đà Nẵng như HT1, TBR45, SH2.

Một phần diện tích trồng vụ Hè Thu được chuyển sang sử dụng để trồng ngô và các loại rau màu khác, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Cây thực phẩm: Từ năm 2003 với chính sách phát triển một số vùng chuyên canh sản xuất rau

an toàn theo Quyết định số 4113/QĐ-UB ngày 7-7-2003 áp dụng thí điểm trên địa bàn các xã Hòa Tiến, Hòa Phong và phường Bắc Mỹ An, tỷ trọng giá trị cây thực phẩm, rau quả tăng mạnh lên trong năm 2004, đạt đỉnh cao khoảng 21% trong năm 2005 và duy trì ở 15-16% những năm sau đó. Những năm gần đây tỉ trọng giá trị cây thực phẩm có sự giảm nhẹ, do tác động của sự biến động giảm quỹ đất nông nghiệp, phục vụ đô thị hóa.

Do nhu cầu rau xanh trên địa bàn thành phố ngày càng gia tăng về số lượng và chất lượng nên trong những năm qua thành phố đã tiến hành lựa chọn và hình thành các vùng sản xuất rau an toàn. UBND thành phố đã phê duyệt Dự án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, với mức kinh phí đầu tư lên đến 2.965 triệu đồng. Trong đó,

lix

chủ yếu tập trung phát triển các vùng rau tại huyện Hoà Vang, với diện tích gần 56 ha.

Trong nhiều năm qua, ngành nông nghiệp thành phố cũng đã du nhập nhiều tiến bộ khoa học, công nghệ như: Nhà lưới, giống mới, hệ thống tưới phun, giếng đóng…giúp cho nông dân áp dụng vào sản xuất cây thực phẩm, song năng suất và sản lượng vẫn chưa được cải thiện nhiều do quá trình áp dụng còn chưa đồng bộ, chưa phát huy được ưu thế của các công nghệ mới.

Chuyển dịch cơ cấu trong lĩnh vực chăn nuôi

Cơ cấu về giá trị chăn nuôi gia súc luôn chiếm tỉ trọng lớn, ổn định ở mức khoảng 88% tổng giá trị chăn nuôi và có sự tăng nhẹ từ 1997 đến 2005, nhưng sau đó giảm mạnh xuống còn 80%. Đó là do chính sách hạn chế chăn nuôi tại một số khu vực trong thành phố theo 12/2006/CT-UBND của UBND thành phố.

Tỉ trọng của giá trị gia cầm tăng mạnh trong những năm gần đây, từ xấp xỉ 10% năm 2006 lên gần 18% năm 2011. Tỉ trọng giá trị của các loài chăn nuôi khác có gia tăng nhưng còn chiếm tỉ lệ rất nhỏ.

Hình 2.10: Cơ cấu trong lĩnh vực chăn nuôi giai đoạn 1997 – 2011

Nguồn: Số liệu Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2000, 2004, 2008, 2011

2.1.4.3 Chuyển dịch cơ cấu trong lĩnh vực thuỷ san

Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản đã chuyển dần sang lĩnh vực thuỷ sản. Đồng thời, trong lĩnh vực này cũng có sự chuyển đổi khá lớn trong cơ cấu. Từ năm 2007, trên địa bàn thành phố đã không còn hình thức nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, giảm nuôi trồng nước lợ mà chỉ phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Đặc biệt, nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt phát triển khá mạnh ở các xã như Hoà Khương, Hoà Phong, Hoà Phú, Hoà Liên, Hoà Sơn, Hoà Nhơn (huyện Hoà Vang) ở những vùng đầu nguồn của các hồ chứa nước. Đồng thời, đa dạng hoá các đối tượng nuôi trồng, như đưa vào nuôi các loại cá có hiệu quả kinh tế như cá rô phi đơn tính,

lx

các diêu hồng, ếch, baba… và áp dụng các kỹ thuật mới trong nuôi trồng như nuôi thâm canh, bán thâm canh…

Cơ cấu giá trị khai thác hải sản (nước mặn) ngày càng chiếm tỉ trọng tuyệt đối, tiến đến mức xấp xỉ 95 – 96% trong tổng giá trị của ngành thủy sản thành phố. Kết quả cho thấy cơ chế khuyến khích đánh bắt xa bờ và chuyển dịch sang các ngành nghề có giá trị kinh tế cao hơn của thành phố đã bắt đầu có kết quả khả quan.

Hình 2.11: Cơ cấu về giá trị trong ngành thủy sản giai đoạn 1997 – 2011

Nguồn: Số liệu Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2000, 2004, 2008, 2011

Về khai thác hải sản, theo báo cáo thống kê hằng năm của Sở Nông nghiệp &PTNT, năm 2008 thành phố có 2.098 chiếc, tổng công suất 84.747CV, đến 30/6/2011 là 1.728 chiếc, tổng công suất 72.541 CV, trong đó tàu công suất từ 90 CV trở lên là 154 chiếc, chiếm 8,91%. Đến cuối tháng 10/2012, tổng số tàu giảm chỉ còn 1.371 chiếc, với tổng công suất hơn 81.737 CV, trong đó tàu công suất từ 90 CV trở lên tăng lên 187 tàu, chiếm 13,6%, với tổng công suất đạt 50.226CV, bình quân 268,6CV/tàu. Từ 2008 đến tháng 10/2012 tổng số lượng tàu giảm 727 chiếc, tương đương 34,7%, chủ yếu là tàu nhỏ và khai thác ven bờ. Nguyên nhân suy giảm là do nguồn lợi ven bờ ngày càng cạn kiệt, khai thác không hiệu quả. Ngoài ra, còn do ngày càng nhiều ngư dân lớn tuổi bỏ nghề, hay lên bờ tìm kiếm các công việc khác an toàn hơn. Nhưng số tàu công suất lớn trên 90CV tăng dần qua các năm, chứng tỏ các tàu thuyền có khả năng vươn khơi bám biển dài ngày ngày càng tăng lên.

Nhìn chung, cơ cấu tàu thuyền có sự chuyển dịch khá, nhưng còn chậm so với yêu cầu, tàu thuyền nhỏ còn lớn, tỷ lệ tàu dưới 90CV tập trung ở các địa phương như quận Sơn Trà 76,9%, Hải Châu 11,1%, Thanh Khê 6,0%; Liên Chiểu 4,2%, Ngũ Hành Sơn 1,8%.6

6 Tính toán của nhóm nghiên cứu từ số liệu báo cáo của Sở Nông nghiệp lxi

Về ngành nghề khai thác hải sản, thực hiện chủ trương của Nhà nước về chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác theo hướng bền vững, gắn khai thác với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Trong thời gian qua, cơ cấu nghề khai thác có sự chuyển biến đáng kể theo hướng tích cực, tăng các nghề khai thác tuyến lộng, tuyến khơi và có hiệu quả kinh tế cao như nghề lưới vây, lưới rê, câu. Ngược lại, các nghề lưới kéo, giã đôi, giã đơn có giá trị kinh tế thấp, hoặc gây hại đến nguồn lợi thủy hải sản bền vững đều giảm đáng kể qua các năm.

Bảng 2.17: Cơ cấu nghề khai thác thủy sản cua thành phô

Tên nhóm nghềNăm 2000 Năm 2008 30/10/2012

Số tàu (chiếc)

Tỷ lệ (%)

Số tàu (chiếc)

Tỷ lệ (%)

Số tàu (chiếc)

Tỷ lệ (%)

Tổng cộng 2.007 100,0 1.990 100,0 1.371 100,0Họ nghề lưới kéo 1.425 71,0 581 29,2 156 11,4Họ nghề lưới vây 30 1,5 41 2,1 89 6,5Họ nghề lưới rê 140 7,0 390 19,6 395 28,8Họ nghề câu 242 12,0 473 23,8 316 23,1Họ nghề khác 30 1,5 277 13,8 415 30,2

Nguồn: Đăng ký, đăng kiểm hằng năm, Thống kê của Sở NN&PTNT và báo cáo “Kết quả khai thác thủy sản vụ Nam năm 2012, kế hoạch triển khai vụ cá Bắc năm 2012 – 2013 và công tác triển khai thực hiện Quyết định 48/2010/QĐ-TTg tại thành phố Đà Nẵng

Qua số liệu điều tra từ năm 2000 đến 2012 thì nghề lưới kéo giảm khá mạnh với tỷ lệ tàu hoạt động giảm từ 71,0% xuống 11,4%; và tỷ lệ tàu hoạt động nghề lưới vây tăng cao hơn gấp 4 lần từ 1,5% lên 6,5%, tỷ lệ nghề lưới rê tăng từ 7,0% lên 28,8%, tỷ lệ nghề câu tăng từ 12% lên 23,1% năm, nghề lưới rê tăng từ 7% lên 19,3%. Các nghề mới mang lại giá trị kinh tế cao như lưới rê hỗn hợp, rê cá chim, chụp mực cũng đang được ngư dân thành phố lựa chọn chuyển đổi.

2.1.5. Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố

Với vai trò, vị thế là thành phố động lực của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, một trong ba trung tâm kinh tế lớn của cả nước, Đà Nẵng đã chủ động vận dụng linh hoạt những quy định, chủ trương phát triển của Đảng và Nhà nước và khai thác tối đa các nguồn lực tự có, Thành phố đã đưa ra những cơ chế, chính sách vừa táo bạo, vừa thực hiện dứt khoát tạo nên những bước chuyển mình mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế của Thành phố.Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại một số vấn đề gây cản trở đến sự phát triển của kinh tế nông nghiệp Thành phố:

2.1.5.1 Trình độ nhận thức còn thấp của người nông dân

Với xuất phát điểm đời sống nông dân còn thấp, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh nhưng mới chỉ ở bề rộng, nông dân chưa thể bắt kịp những tiến bộ mới của tri thức, văn hóa, văn minh xã hội đô thị hiện đại. Trình độ hiểu biết còn hạn hẹp

lxii

cùng lối canh tác còn chịu ảnh hưởng bởi truyền thống nên khi tiếp cận với các chính sách hỗ trợ của Thành phố, người nông dân còn nhiều lúng túng, thiếu cái nhìn lâu dài mà chăm chăm vào lợi ích trước mắt.

Để nông nghiệp hoàn toàn phát triển theo hình thức sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, đem lại hiệu quả kinh tế, lợi ích cho người nông dân, yêu cầu liên kết được xem là yếu tố thiết yếu. Tuy vậy, nhận thức về liên kết của nông dân hiện nay vẫn còn rất kém. Không những nông dân chưa hiểu rõ được vấn đề, nhiều nông dân còn phản đối nhu cầu này. Theo kết quả khảo sát trong khuôn khổ đề tài7, có 37% hộ nông dân không hề có quan hệ liên kết với bất kỳ chủ thể nào trong quá trình hoạt động sản xuất và tiêu thụ nông sản làm ra.

Lý do không liên kết được nông dân trả lời với 29,3% đồng ý là không cần thiết phải liên kết, tự mình làm cảm thấy có hiệu quả hơn, một số nông dân còn cho biết họ không thích sự ràng buộc trong liên kết, họ cho rằng liên kết không hiệu quả. Kết quả này cho thấy thực tế nhận thức của người nông dân còn khá kém, gây khó khăn, cản trở khi Nhà nước vận động, khuyến khích sự hợp tác của nông dân trong thực hiện chính sách, chủ trương của thành phố về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

2.1.5.2 Nguôn vốn đầu tư cho nông nghiệp còn hạn chế

Mặc dù trong giai đoạn vừa qua Thành phố đã thực hiện rất tốt chính sách thực hiện xã hội hóa nguồn vốn đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” đối với hạ tầng phục vụ trực tiếp cho nông thôn. Tuy nhiên, do nông nghiệp, nông thôn là khu vực có sức hấp dẫn đầu tư kém nên nguồn vốn ngân sách vẫn có vai trò hết sức quan trọng để phát triển nông nghiệp theo chiều sâu.

Thực tế ngành nông nghiệp của thành phố đang ở giai đoạn quan trọng cần phát triển định hướng chiều sâu, trong bối cảnh đô thị hóa và phát triển nông nghiệp đô thị, nhu cầu vốn lại càng cao hơn để thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn đầu tư phân bổ cho nông nghiệp ngày càng giảm (Hình 2.3), cùng những cam kết đầu tư hạn chế mang tính hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn sau khi gia nhập WTO đã khiến nguồn kinh phí thực hiện cho các chính sách hỗ trợ nông nghiệp Thành phố bị hạn chế, khó thực hiện được quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đúng theo mục tiêu thành phố đề ra.

2.1.5.3 Công tác quy hoạch và sử dụng đất nông nghiệp chưa hiệu qua

Mặc dù chính sách đất đai hiện tại triển khai trên địa bàn Đà Nẵng đã có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển nông nghiệp thành phố như thực hiện miễn giảm thuế sử dụng đất, đo đạc địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

7 Theo kết quả điều tra đối tượng hộ nông dân trong khuôn khổ đề tài của nhóm nghiên cứu, Xem thêm phần Phụ lục

lxiii

cho các hộ nông dân. Tuy vậy, nhiều vấn đề cốt lõi của chính sách đất đai nhằm hướng đến việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất vẫn còn nhiều hạn chế, chậm thực hiện:

- Công tác quy hoạch sử dụng đất của Thành phố còn kém hiệu quả, quỹ đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp hằng năm nhường cho các công trình phát triển cơ sở hạ tầng và phục vụ du lịch sinh thái. Tình hình biến động của quỹ đất khiến cho tính ổn định của các vùng sản xuất nông nghiệp không đảm bảo, gây khó khăn cho công tác đầu tư cơ sở vật chất trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Công tác quy hoạch không hiệu quả còn ảnh hưởng đến việc đẩy mạnh chủ trương dồn điền đổi thửa của các hộ nông dân được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất vì e ngại không được đền bù khi thuộc diện quy hoạch. Hơn nữa, hiện tại có đến 65,9% hộ nông dân canh tác với diện tích nhỏ lẻ, phân tán, theo kết quả khảo sát trong khuôn khổ đề tài, gây khó khăn cho việc tập trung đất đai, ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa.

Do đó, trong giai đoạn sắp tới, thành phố cần làm tốt công tác dự báo, quy hoạch sử dụng nguồn tài nguyên đất đai theo hướng ổn định lâu dài, đặc biệt là các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, tạo tâm lý yên tâm cho các hộ nông dân, nhà đầu tư. Ngoài ra cần xây dựng chính sách thúc đẩy công tác dồn điền đổi thửa, tạo môi trường pháp lý, kinh tế cho việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, từ đó tạo điều kiện tập trung đất, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất.

2.1.5.4 Thiếu nguôn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực nông nghiệp

Lao động trong nông nghiệp theo kết quả khảo sát trong khuôn khổ đề tài cho thấy hầu hết là dừng lại ở bậc đào tạo THCS, tỉ trọng đào tạo nghề và cao đẳng là rất thấp, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu các dự án khuyến nông, lâm, ngư và tiến hành sản xuất ở mức độ chuyên sâu.

Về đội ngũ quản lý, thành phố có các chính sách thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho đội ngũ quản lý của các cơ quan, ban ngành, mà hiện tại đang bổ sung nguồn nhân lực có trình độ cho nông nghiệp, tuy nhiên, thực sự chuyên sâu trong nông nghiệp thì vẫn còn thiếu. Hơn nữa, đội ngũ chuyên gia vừa có trình độ chuyên môn về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp lại vừa có kỹ năng quản lý, tư duy kinh tế thì thiếu trầm trọng, trong khi đó sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên về kỹ thuật và cán bộ hoạch định chính sách cho lĩnh vực nông nghiệp của thành phố thực tế chưa phù hợp, hiệu quả.

2.1.5.5 Hạn chế trong kha năng tiếp cận, mở rộng thị trường

Một thực tế của ngành nông nghiệp thành phố là nông dân lo sợ sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, còn doanh nghiệp vẫn than thở là thiếu nguồn cung ứng

lxiv

nông, thủy sản trầm trọng cho hoạt động thu mua, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu.8 Từ đó, hầu hết các siêu thị, các cửa hàng chuyên về thực phẩm trên địa bàn thành phố đều bán mặt hàng nông sản nhập về từ các tỉnh, thành phố khác hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Thực sự rất ít mặt hàng nông sản của Đà Nẵng nào có tên chính thức (chưa nói đến thương hiệu) và được biết đến một cách rộng rãi bởi người tiêu dùng địa phương.

2.1.5.6 Mối liên kết yếu giữa nông dân và các chủ thể khác

Nông dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, qua kết quả điều tra bảng hỏi cho thấy, hầu hết họ chỉ có sự liên hệ với các cơ quan quản lý, như Sở NN&PTNT, các chi cục trực thuộc Sở, các trung tâm khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp; và sự liên kết khá chặt chẽ với các hợp tác xã mà họ là xã viên, liên kết các xã viên khác: trong số 63% hộ nông dân trả lời có liên kết, thì có đến 40,5% hộ nông dân liên kết với hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, 21,5% liên kết với hộ nông dân khác, chỉ có 4,2% liên kết với chủ thể doanh nghiệp, và hầu như thiếu sự liên kết với các tổ chức nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ (0,7%).9

Mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp là rất kém, thực tế là chỉ có một số hợp tác xã đứng ra đại diện cho xã viên, ký kết hợp đồng mua bán với một số doanh nghiệp chủ chốt, trong đó đáng kể là sản phẩm lúa giống, ngoài ra những sản phẩm còn lại thì hầu hết nông dân, hợp tác xã tự tìm cách mua nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản lượng đầu ra. Như vậy, vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị sản xuất hàng nông sản của thành phố là còn khá kém, không thể tạo động lực để đưa sản xuất nông nghiệp phát triển một bước cao hơn, chuyên môn hóa, với quy mô lớn, và tạo ra giá trị tăng thêm ngày càng cao.

2.1.5.7 Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa hoc công nghệ vào nông nghiệp thành phố chưa hiệu qua

Hiện tại, trên địa bàn Thành phố chủ yếu vẫn là các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ của nhà nước, yếu tố tư nhân vẫn chưa được hỗ trợ đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn vừa qua.

Với giai đoạn mới, sức ép từ việc đổi mới ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, tăng nhanh, bền vững năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm cường độ làm việc cho lao động nông nghiệp là những vấn đề cấp thiết cần đặt ra. Đặc biệt là tập trung phát triển cho các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các trung tâm, cơ sở trực tiếp nghiên cứu khoa học công nghệ, Khu công nghệ cao

Yêu cầu đặt ra là cần thiết phải xã hội hóa hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố. Cơ chế kinh

8 Theo kết quả điều tra đối tượng hộ nông dân trong khuôn khổ đề tài của nhóm nghiên cứu, Xem thêm phần Phụ lục9 Theo kết quả điều tra đối tượng nông dân trong khuôn khổ đề tài của nhóm nghiên cứu, Xem thêm phần Phụ lục

lxv

doanh vì lợi nhuận sẽ thúc đẩy hiệu quả đầu tư trong hoạt động nghiên cứu. Tuy nhiên, thành phố gặp phải thử thách là cần xây dựng một cơ chế khuyến khích, hỗ trợ phù hợp cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

2.2 Thực trạng chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng2.2.1 Chủ trương của Đảng và chính sách nhà nước Trung ương về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

2.2.1.1 Chủ trương của Đang

- Lấy trọng tâm trong định hướng phát triển trong giai đoạn đổi mới là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6 -1996) của Đảng đã đề ra nội dung cơ bản trong những năm còn lại của thập kỷ 90 là:

“Đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghệ chế biến nông, lâm, thủy sản, phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới bao gồm tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, xuất khẩu, các dịch vụ cho sản xuất và đời sống nông dân, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, tiến tới hình thành nông thôn mới văn minh, hiện đại”

- Đến hội nghị Trung ương lần thứ 4 (Khóa VIII) (29 -12-1997), Nghị quyết về “Tiếp tục công cuộc đổi mới và phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, cần kiệm để xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội đến năm 2000” đã được đề ra. Hội nghị tiếp tục bàn về phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đặc biệt là việc đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ sinh học, ưu tiên phát triển các cây trồng và vật nuôi có quy mô xuất khẩu tương đối lớn và thị trường ổn định, đặc biệt coi trọng các sản phẩm quý hiếm ta có lợi thế. Hết sức chú trọng phát triển công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến”.

- Tiếp đến Nghị quyết Trung ương lần thứ 6 (khóa VIII) của Đảng có nhiều nội dung mới thay đổi, trong đó quan trọng nhất là khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Lần đầu tiên, vấn đề kinh tế trang trại được thừa nhận trong Nghị quyết của Đảng. Nghị quyết thừa nhận trang trại như một hình thức phát triển kinh tế hộ sản xuất hàng hóa với quy mô lớn hơn, với trình độ cao hơn; chủ trương phát triển kinh tế hộ, đổi mới HTX, doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân; tăng đầu tư cho nông nghiệp; mở rộng quyền của người sử dụng đất, thừa nhận đất đai có giá. Nghị quyết khẳng định sự tồn tại tất yếu, lâu dài của nền kinh tế nhiều thành phần, chỉ rõ tầm quan trọng của các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế hộ, xác lập vị trí của kinh tế trang trại. Đồng thời vạch hướng cho

lxvi

đầu tư vào nông nghiệp về khoa học, công nghệ, mở rộng quyền sử dụng đất, phát triển thị trường.

- Đặc biệt, tháng 1-1998 Bộ Chính trị ra Nghị quyết 06 - NQ/TW về “Một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn” đề ra những cơ chế và chính sách mới, tạo sự thông thoáng hơn để giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, nhất là tiềm lực về đất đai, rừng biển và lao động nông thôn.

Trên cơ sở những mặt làm được, những mặt còn hạn chế, Nghị quyết nêu rõ quan điểm của Đảng về phát triển nông nghiệp và nông thôn trong thời gian tới:

+ Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, ngành nghề gắn sản xuất với thị trường để hình thành sự liên kết nông - công nghiệp - dịch vụ và thị trường ngay trên địa bàn nông thôn và trên phạm vi cả nước; gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới; gắn công nghiệp hóa với thực hiện dân chủ hóa và nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực ở nông thôn.

+ Phát huy lợi thế từng vùng và cả nước, áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học - công nghệ để phát triển nông nghiệp hàng hóa đa dạng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu nông sản thực phẩm và nguyên liệu công nghiệp, hướng mạnh ra xuất khẩu.

+ Phát triển nền nông nghiệp với nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo... Tạo điều kiện và khuyến khích mạnh mẽ hộ nông dân và những người có khả năng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn.

- Nhận thấy hiệu quả sử dụng đất nhiều nơi còn thấp, ngày 15-6-2000, Chính phủ ban hành Nghị quyết 09 “Về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp”. Điều đáng chú ý của Nghị quyết này là, Chính phủ cho phép chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Chuyển một phần diện tích lúa năng suất thấp sang trồng màu, cây công nghiệp, cây ăn quả... thực hiện đa dạng hóa cây trồng để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.

Nghị quyết 09/CP của Chính phủ đã thể hiện sự đổi mới tư duy theo xu hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, lấy hiệu quả làm mục tiêu, khác hẳn với tư duy tự túc lương thực bằng mọi giá, kể cả cấm chuyển đất lúa sang trồng cây trồng khác hoặc chạy theo năng suất cao, sản lượng nhiều mà không quan tâm đến chất lượng, giá cả nông sản và nhu cầu trên thị trường.

- Bước sang thế kỷ XXI, Đại hội IX của Đảng (4 - 2001) và Đại hội X của Đảng (4/2006), đường lối, chiến lược phát triển kinh tế, trong đó nông nghiệp, nông thôn được quan tâm đặc biệt. “Đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn, phù hợp với nhu cầu, thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động nông thôn. Đưa nhanh tiến bộ khoa

lxvii

học và công nghệ vào sản xuất, xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp... phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn”

- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X hội nghị lần thứ 7 ban hành chủ trương về “Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.

Dù là giai đoạn phát triển nào thì chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước về mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp luôn là đẩy mạnh chuyển dịch theo hướng sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng từng vùng. Tăng cường ứng dụng công nghệ đặc biệt là công nghệ sinh học trong chọn và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, năng suất ổn định và đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

2.2.1.2 Chính sách của Nhà nước

- Quyết định 61/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/5/2008 về “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Dải ven biển miền Trung Việt Nam đến năm 2020”.

- Quyết định số 13/2009 QĐ-TTg ngày 21/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về “Sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước để tiếp tục thực hiện các chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề nông thôn giai đoạn 2009 - 2015”.

- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”

- Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 của Thủ tướng chính phủ về “Phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020”.

- Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về “Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”.

- Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ về “Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn”.

- Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 4/6/2010 về “Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020”.

- Quyết định 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về “Một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa”

- Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản”.

lxviii

2.2.1.3 Nhận định chung về các chính sách nhà nước về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Mục tiêu, chính sách của nhà nước nhằm khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong cả nước nhìn chung là phù hợp với xu hướng phát triển chung của các ngành nông nghiệp các nước tiên tiến trên thế giới, và phù hợp với điều kiện cũng như yêu cầu, định hướng phát triển của ngành nông nghiệp nước nhà. Kết quả thực hiện các chính sách nông nghiệp nói chung và các chính sách nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng đã cơ bản tạo ra được những thay đổi tích cực theo định hướng đặt ra.

Phạm vi tác động ảnh hưởng của các chính sách nhà nước cần xem xét ở cấp độ ngành nông nghiệp của Việt Nam. Từ khi nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6 -1996) của Đảng đề ra là một trong những định hướng phát triển trọng tâm, ngành nông nghiệp Việt Nam đã có những bước tăng trưởng mạnh, cụ thể là GDP ngành nông – lâm – thủy sản (giá trị cố định 1994) năm 2000 tăng 18,33% so với năm 1997; trong giai đoạn 2000 – 2005, con số này tăng 43,6%, và giai đoạn 2005 – 2011 tăng 48,6%.

Xét góc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, về cơ cấu GDP các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, có sự chuyển dịch nhẹ từ nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ) sang lĩnh vực thủy sản, cụ thể: cơ cấu tỷ trọng GDP các ngành nông nghiệp : lâm nghiệp : thủy sản năm 2000 tương ứng là 80,8 : 5,5 : 13,7. Đến năm 2011, tỷ lệ trên có sự thay đổi tương ứng là 77,5 : 2,0 : 20,5. Đây cũng là xu hướng chuyển dịch tự nhiên ở nhiều nền kinh tế trên thế giới mà có tiềm năng khai thác về thủy sản, là một ngành đem lại giá trị kinh tế khá cao, và phục vụ xuất khẩu.

Về cơ cấu giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng trong lĩnh vực trồng trọt, có sự chuyển dịch nhẹ từ nhóm cây lương thực, thực phẩm sang nhóm cây công nghiệp, có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là xu hướng giảm các loại cây lương thực và tăng tỷ trọng các loại cây công nghiệp phục vụ xuất khẩu, thể hiện qua những con số sau đây: Năm 1997, tỷ trọng tương ứng của các nhóm cây lương thực, rau đậu, cây công nghiệp và cây ăn quả là 62,0 : 7,2 : 20,9 : 8,1; đến năm 2011, tỷ lệ trên tương ứng là 56,1 : 8,9 : 25,8 : 8,0. Các loại rau đậu có tăng nhưng chưa đáng kể.

Như vậy, tác động mang lại của các chính sách nhà nước đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cả nước còn khá khiêm tốn, quá trình chuyển dịch còn tương đối chậm, chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của ngành cũng như toàn bộ nguồn lực của quốc gia.

2.2.2. Thực trạng chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng

lxix

Xem xét quá trình phát triển của thành phố Đà Nẵng từ sau khi chia tách đến nay chia làm 3 giai đoạn ứng với nhiệm kỳ các khóa Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng XVII, XVIII, XIX, ngành nông nghiệp thành phố qua mỗi giai đoạn lại đặt ra những mục tiêu lớn hơn về giá trị sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Theo đó, trong mỗi giai đoạn phát triển thành phố đều ban hành những chính sách khuyến khích nhất định góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố theo hướng phù hợp hơn để đạt được những mục tiêu đề ra:

2.2.2.1 Giai đoạn 1997 – 2000

Đây là giai đoạn mang tính giao thời, kế thừa trọng trách của 16 kỳ Đại hội của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng đồng thời đặt cột mốc đầu tiên trên chặng đường phát triển mới cho thành phố Đà Nẵng với những thời cơ và thách thức mới. Nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra trong giai đoạn này là:

- Tập trung mọi nguồn lực cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ưu tiên công tác quy hoạch; đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới kết cấu hạ tầng và chỉnh trang đô thị.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, nông nghiệp (gồm cả lâm, ngư nghiệp). Trong đó lấy phát triển công nghiệp là trọng tâm đột phá trong giai đoạn.

- Mở rộng lưu thông hàng hóa và dịch vụ, đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng kinh tế đối ngoại; khai thác các tiềm năng và lợi thế về du lịch.

Tuy là một đơn vị hành chính tách ra từ một tỉnh chủ yếu sản xuất nông nghiệp, so với các thành phố lớn khác trực thuộc trung ương như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thì xuất phát điểm của Đà Nẵng còn thấp, cơ sở vật chất hạ tầng còn hạn chế so với yêu cầu phát triển.

Trước những khó khăn trên, chính sách phát triển nổi bật của Đà Nẵng trong giai đoạn này là về đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật đô thị, nông thôn. Với tinh thần “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, chỉ trong vòng 4 năm bộ mặt thành phố Đà Nẵng đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng trong những giai đoạn sau.

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn này bước đầu đã có chuyển dịch theo hướng tăng cây thực phẩm, cây ăn quả và tăng tỷ trọng của ngành chăn nuôi, chính sách chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi tuy đã được thực hiện nhưng hạn chế về nguồn vốn đầu tư cũng như điều kiện về khoa học kỹ thuật, nguồn nhân lực chưa đáp ứng kịp nên khó đẩy mạnh trong giai đoạn này.

Phát huy lợi thế về biển, Thành phố đã đẩy mạnh chính sách phát triển nghề cá nhân dân với việc xây dựng và đưa vào hoạt động cảng cá Thuận Phước, phát triển cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu, vận động hỗ trợ một phần chi phí nâng cấp công suất tàu, đặc biệt là các tàu có công suất lớn trên 90CV.

2.2.2.2 Giai đoạn 2001 – 2005 lxx

Đây là giai đoạn khẳng định hướng đi đúng đắn trong phát triển kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng sau khi được công nhận là thành phố loại 1 cấp quốc gia chỉ sau 6 năm chia tách. Giai đoạn này cũng đánh dấu một bước phát triển mới trong phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương theo Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP về “Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trược thuộc trung ương” tạo ra cơ chế chủ động, phát huy tính sách tạo trong việc đề ra chính sách phát triển kinh tế-xã hội của thành phố.

Giai đoạn 2001- 2005 đặt trọng tâm phát triển mạnh các ngành Công nghiệp - Xây dựng, Thương mại - Du lịch với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Mục tiêu cuối năm 2005 cơ cấu kinh tế của thành phố theo GDP công nghiệp chiếm tỷ trọng 45,7%; dịch vụ chiếm tỷ trọng 49,3% và nông nghiệp chiếm 5%.

Nông nghiệp trong giai đoạn này phát triển theo hướng nông nghiệp sạch, gắn với phát triển công nghiệp sơ chế, chế biến nâng cao hiệu quả sản xuất nông sản, lấy khâu dịch vụ cảng làm khâu đột phá trong phát triển kinh tế biển. Từng bước gắn phát triển nông nghiệp với đô thị hóa nông thôn, phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ nông thôn.

Đặc biệt với Nghị quyết 33-NQ/TW do tập thể Bộ Chính trị, Ban bí thư Trung ương Đảng ban hành ngày 16/10/2003 về việc “Xây dựng và phát triển Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đây là Nghị quyết quan trọng làm cơ sở pháp lý cho nhiều chính sách phát triển kinh tế- xã hội của Đà Nẵng sau này.

Để đạt được mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII đã đề ra, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã thực hiện một số chính sách có tác động khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn này như:

- Tiếp tục đẩy mạnh chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã quán triệt trong giai đoạn 1997-2000, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa nông thôn. Cùng với việc đầu tư và đưa vào sử dụng tuyến đường quốc lộ 14B đi ngang qua địa phận huyện Hòa Vang đã tạo tác động thay đổi nhiều mặt đối với bộ mặt nông thôn Thành phố.

- Ban hành chính sách phát triển một số vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn theo Quyết định số 4113/QĐ-UB ngày 7-7-2003 áp dụng thí điểm trên địa bàn các xã Hòa Tiến, Hòa Phong và phường Bắc Mỹ An. Điều này, đã đánh dấu bước chuyển hướng mới của sản xuất nông nghiệp sang sản xuất sản phẩm sạch, chất lượng cao phục vụ nhu cầu cuộc sống ngày càng cao của một bộ phận dân cư.

- Phát triển nuôi trồng thuỷ sản, cho phép người dân tận dụng các ao hồ sẵn có để phát triển các nghề nuôi trồng thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao như vùng

lxxi

nuôi tôm thôn Trường Định, vùng nuôi cá nước ngọt quanh khu vực hồ Đồng Nghệ, Hòa Trung. Hình thành các làng cá với các hộ gia đình vừa làm nghề cá kiêm dịch vụ du lịch và sản xuất nông nghiệp ven sông Hàn.

- Từ nguồn vốn hỗ trợ của Trung tâm khuyến nông Quốc gia, một số chính sách khuyến nông phát triển nông nghiệp, nông thôn các xã khó khăn của huyện Hòa Vang cũng được thực hiện như du nhập, mở rộng nuôi bò lai Sind, bò sữa, lợn nạc và nuôi gà theo phương pháp công nghiệp; Ứng dụng một số giống cây trồng lai tạo mới vào sản xuất nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng hiệu quả hơn.

- Xây dựng chính sách phát triển, bảo vệ, khôi phục rừng tự nhiên, phát triển trồng rừng trên đất trống đồi trọc thông qua xây dựng đề án quy hoạch 3 loại rừng.

2.2.2.3 Giai đoạn 2006 – 2010

Tuy đã đạt nhiều thành tựu nổi bật trong giai đoạn 2000 - 2005 nhưng nhìn chung quy mô kinh tế Thành phố còn nhỏ, các ngành kinh tế phát triển còn chưa bền vững, chưa xứng đáng với vai trò thành phố động lực10.

Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn còn gặp nhiều khó khăn trước đòi hỏi của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phương thức canh tác hiện đại theo hướng sản xuất hàng hóa đã được áp dụng nhưng còn chậm nhân rộng mô hình. Tiềm năng khai thác hải sản xa bờ chưa được quan tâm khai thác đủ, áp lực khai thác gần bờ đã làm nguồn lợi thủy sản sụt giảm, cần các chính sách để khôi phục và bảo vệ cân bằng hệ sinh thái biển.

Từ các thực tế đó, Thành phố đã rút ra những bài học quan trọng và đề ra phương hướng nhiệm vụ mới để phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn mới 2006 -2010 như sau:

- Thúc đẩy chuyển dịch và hoàn thiện cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp và chuyển sang cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp sau năm 2010. Phấn đấu để nhiệm kỳ 2006 - 2010 là nhiệm kỳ phát triển nhanh và bền vững.

- Tập trung phát triển du lịch với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố, tạo nền tảng phát triển mạnh các ngành dịch vụ sau năm 2010. Từng bước xây dựng Đà Nẵng thành đô thị du lịch ven biển chất lượng cao

- Phát triển công nghiệp có chọn lọc, tập trung vào ngành hàng, sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, tiến tiến có hàm lượng chất xám cao. Phát triển công nghệ thông tin thành ngành kinh tế quan trọng của Thành phố.

- Phát triển kinh tế nông nghiệp ngoại thành theo hướng nông nghiệp đô thị. Tăng tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ngành nghề trong cơ cấu kinh tế nông thôn. Đẩy mạnh phát triển thủy, hải sản.

10 : Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (2006), “Văn kiện đại hội lần thứ XIX Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng”.

lxxii

- Tập trung chỉ đạo, tổ chức các đề án phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể. Tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác và hợp tác xã với hình thức hoạt động đa dạng. Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại ở các khu vực ngoại thành.

- Đảm bảo để khoa học - công nghệ tham gia ngày càng sâu rộng vào quá trình phát triển của Thành phố với tư cách là lực lượng sản xuất trực tiếp. Tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng, đồng thời tạo điều kiện cho nghiên cứu khoa học cơ bản có định hướng ứng dụng cho giai đoạn sau.

Các mục tiêu, nội dung

Cùng với việc phát huy yếu tố tích cực và sửa đổi cho phù hợp với điều kiện phát triển mới của các chính sách đã ban hành trong giai đoạn 2000 - 2005, trong giai đoạn 2006 - 2010 Thành phố đã ban hành một số chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có tính quan trọng, đột phá. Một số chính sách tiêu biểu như sau:

a. Các chính sách khuyến khích phát triển khai thác, nuôi trông kết hợp bao vệ và phát triển nguôn lợi thủy san cho Thành phố

- Nhằm đẩy mạnh phát triển khai thác hải sản, tận dụng thế mạnh tự nhiên của mình, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã ban hành quyết định số 06/2005/QĐ-UB ngày 14/01/2005 về “Ban hành Quy chế Tổ chức đánh bắt hải sản trên biển theo tổ, áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” qua đó giúp các ngư dân tận dụng lợi thế khai thác theo tổ, nhóm để cùng nhau chia sẻ ngư trường hoạt động, giúp đỡ nhau khi khó khăn và vững tin hơn khi khai thác xa bờ.

- Thêm vào đó Thành phố còn hỗ trợ ngư dân yên tâm khai thác bằng việc thành lập Đài chỉ huy trên bờ, đặt tại Âu thuyền Thọ Quang; thông qua hệ thống thông tin liên lạc (ICOM, bộ đàm, GIS, GPS...) hỗ trợ, giúp đỡ các tổ khai thác hải sản trên biển trong phòng chống bão, tìm kiếm - cứu nạn, khai thác hải sản theo quyết định số 30/2007/QĐ-UBND ngày 5/6/2007 về “Quy chế thông tin liên lạc của các tổ, đội khai thác xa bờ”

- Mặc khác, Thành phố còn tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo theo chương trình phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn và Trường Đại học Thủy sản Nha Trang đào tạo và cấp bằng thuyền trưởng và máy trưởng hạng 4, 5 cho các ngư dân hoàn toàn miễn phí. Đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị kỹ thuật hỗ trợ cho các tổ khai thác hải sản trong khai thác hải sản, phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn trên biển theo khuôn khổ Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của thành phố Đà Nẵng về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 ban hành kèm theo quyết định số 9763/2007/QĐ-UBND ngày 10/12/2007.

- Về công tác bảo tồn và phục hồi nguồn lợi thủy sản, Thành phố đã ban hành chính sách tập trung các biện pháp khôi phục rạn san hô và các hệ sinh thái

lxxiii

đang bị phá hủy tại khu vực từ Hòn Chảo đến Nam đèo Hải Vân và khu vực bán đảo Sơn Trà theo Quyết định 54/2007/QĐ-UBND ngày 13/9/2007.

- Ban hành quyết định số 8329/QĐ-UBND vào ngày 19/10/2007 về “Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản Thành phố đến năm 2010, định hướng đến năm 2020” với giải pháp trọng tâm:

+ Đẩy mạnh khai thác xa bờ, phát triển nghề cá hiện đại, khuyến khích ngư dân thực hiện nâng cấp cải hoán tàu thuyền công suất nhỏ và đóng mới tàu công suất lớn 90 Cv trở lên để vươn khơi khai thác.

+ Hỗ trợ chi phí du nhập, cải tiến chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác phù hợp cho các hộ khai thác ven bờ, tập trung ứng dụng công nghệ, cải tiến kỹ thuật sản xuất theo hướng an toàn, hiệu quả, phát triển mạnh các nghề khai thác ít tác động đến nguồn lợi ven bờ: cản khơi, câu mực, giả khơi, câu cá ngừ đại dương …

+ Hạn chế khai thác nguồn lợi ven bờ, cấm các nghề khai thác có tính hủy diệt nguồn lực, phát triển du lịch biển, kinh tế biển gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hạn chế tác động xấu của các hoạt động kinh tế đến môi trường vùng biển Đà Nẵng, nhất là các hoạt động du lịch, quai đê lấn biển, …

+ Quy hoạch ổn định các vùng nuôi thuỷ sản nước ngọt tập trung để đẩy mạnh đầu tư thâm canh; tăng cuờng kiểm tra, kiểm soát an toàn dịch bệnh, nâng cao năng suất, hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản.

Một số kết qua đạt được:

- Thành phố Đà Nẵng là địa phương quan tâm đến việc hỗ trợ đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng cho ngư dân. Từ năm 2007, ngân sách thành phố đã thực hiện hỗ trợ đào tạo thuyền trưởng máy trưởng cho 813 người, trong đó thuyền trưởng hạng năm là 566 người, thuyền trưởng hạng tư là 49 người, máy trưởng hạng năm là 169 người, máy trưởng hạng tư là 20 người.

- Nhờ chính sách hỗ trợ của Trung ương và Thành phố, 6 chiếc tàu với công suất lớn, chủ yếu trên 400CV được đóng mới, trong đó có một tàu với công suất 948CV và 1 tàu dịch vụ hậu cần với công suất 1.160CV hoạt động với phạm vi ngoài khơi; Thành lập một tổ dịch vụ hậu cần nghề cá hoạt động ngoài khơi.

- Thành phố đã hỗ trợ lắp đặt 97 máy Icom M710 cho các tổ, đội khai thác, thành lập 48 tổ thông tin liên lạc tàu cá, lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc HF loại VX-1700 có kết hợp thiết bị định vị vệ tinh cho Trạm bờ tại Chi cục Thủy sản và 121 tàu cá đánh bắt hải sản phạm vi ngoài khơi, thực hiện kết nối thông tin liên lạc các tàu khai thác với Bộ đội Biên phòng thành phố - cơ quan thường trực về thông tin liên lạc tàu cá, thực hiện công tác kết nối liên lạc giữa tàu và tàu… đảm bảo hiệu quả hoạt động khai thác của ngư dân

- Hỗ trợ hầm PU bảo quản sản phẩm khai thác, nhằm đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong khai thác, sơ chế, bảo quản sản phẩm khai thác.

lxxiv

- Chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang đi vào hoạt động, góp phần đẩy mạnh phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, giải quyết tốt việc tiêu thụ sản phẩm cho ngư dân. Công trình này vẫn tiếp tục được đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá và quản lý tốt môi trường, nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng chợ đầu mối thuỷ sản Thọ Quang, đáp ứng tốt nhu cầu dịch vụ hậu cần nghề cá theo hướng hiện đại.

- Nhờ chính sách hỗ trợ của Thành phố, các doanh nghiệp chế biến tiêu thụ thủy sản đã đầu tư dây chuyền chế biến hiện đại, đặc biệt là dây chuyền chế biến chả cá, tạo điều kiện thuận lợi trong tiêu thụ các sản phẩm đã được chế biến có giá trị kinh tế cao hơn.

Nhìn chung, chính sách khuyến khích phát triển khai thác, nuôi trồng kết hợp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản có vai trò quan trọng trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng thủy sản, đem lại giá trị hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy xuất khẩu của thành phố.

b. Chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng đam bao vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm

- Chính sách này thể hiện khá rõ khi Thành phố đã ban hành Quyết định số 52/2006/QĐ-UBND ngày 26/5/2006 về “Ban hành chương trình hành động thực hiện Thập niên chất lượng 2006-2015 của thành phố Đà Nẵng”.

- Trước đó thành phố Đà Nẵng đã ban hành chỉ thị số 12/CT-UBND vào ngày 08/05/2006 về việc cấm chăn nuôi giết mổ, mua bán gia súc, gia cầm sống tại một số địa phương trong thành phố. Cụ thể là nghiêm cấm nuôi gia súc tại các quận Hải Châu, Sơn Trà, Thanh Khê và một số phường của quận Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ...với mục tiêu đảm bảo an toàn môi trường sinh thái khu vực đông dân cư trước tình hình diễn biến của các đại dịch trên gia súc, gia cầm liên tục xảy ra gây nguy hiểm đến tính mạng của con người.

- Để công tác phòng chống dịch bệnh được tốt, UBND Thành phố đã hỗ trợ kinh phí mua vacxin phòng ngừa dịch bệnh cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, khó khăn ở các vùng nguy cơ cao theo chính sách hỗ trợ tại Quyết định số 9251/QĐ-UBND ngày 22/11/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về “Mức chi và nguồn kinh phí sử dụng phục vụ công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh ở lợn và lở mồm long móng ở gia súc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, cấp kinh phí để xây dựng Trạm kiểm dịch động vật Hòa Phước và tiếp tục bổ sung thêm kinh phí đầu tư Trạm kiểm dịch Kim Liên.

Một số chương trình tiêu biểu:

Chương trình “chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học”: do trung tâm khuyến nông, lâm, ngư thực hiện tại xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang đã tạo ra hiệu quả về kinh tế và xã hội, và tiếp tục được nhân rộng mô hình, chuyển giao công nghệ cho các bà con nông dân vùng sâu, vùng xa. Chương trình đã góp phần tạo công ăn việc

lxxv

làm, tham gia giải quyết lao động nhàn rỗi của nông dân, cải thiện đời sống nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, đặc biệt ở vùng trung du và miền núi. Hơn nữa, chương trình còn giúp nông dân nâng cao kiến thức chăn nuôi, thông qua thực hiện tốt các nguyên tắc chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học giúp xã hội phòng ngừa, kiểm soát, và khống chế có hiệu quả các loại dịch bệnh trên vật nuôi, đặc biệt là các bệnh truyền lây nguy hiểm cho người chăn nuôi và cộng đồng. Dự án bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho người dân, cần được tiếp tục đầu tư nhân rộng và chuyển giao khoa học kỹ thuật mới cho nông dân vùng sâu, vùng xa.

Chương trình nuôi lợn hướng nạc và đảm bảo vệ sinh môi trường: được thực hiện trên nguồn kinh phí của trung ương và địa phương. Mô hình điểm trình diễn nuôi nái ngoại sinh sản có thể giúp đẩy nhanh tiến độ nạc hóa đàn heo của thành phố, ứng dụng giống mới, kỹ thuật, phương pháp nuôi mới. Tuy quá trình triển khai mô hình gặp không ít khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai, thực hiện, nhưng cơ bản cũng giúp nông dân thành phố nâng cao nhận thức về kỹ thuật chăn nuôi mới, từ đó chủ động đầu tư phổ biến theo phương thức nuôi tập trung, xử lý vệ sinh môi trường, giám sát dịch bệnh và đạt hiệu quả cao hơn.

Chương trình cải tạo đàn bò theo hướng chuyên thịt: đã đem lại hiệu quả, thu nhập cao hơn bò vàng giống địa phương 1,5 đến 2 lần. Qua kết quả thực hiện, con lai các giống Sind, Bradman đỏ có khả năng thích nghi tốt, sinh trưởng tăng trọng ổn định, thể trọng tăng, có giá bán gấp 2 lần bò địa phương. Nhờ chương trình, nông dân được mở rộng nhận thức mới về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế hơn, dần dần thay đổi hình thức chăn nuôi truyền thống sang nuôi bò lai.

c. Chính sách về hỗ trợ đầu tư nông nghiệp

- Với Quyết định số 59/2007/QĐ-UBND ban hành ngày 18/10/2007 Quy định về quản lý, sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện miễn thu thủy lợi phí cho hộ nông dân trên địa bàn Thành phố, Đà Nẵng đã trở thành một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện chủ trương khoan dân này trước khi Chính phủ quyết định. Đây là một chính sách lớn có tác động hỗ trợ trực tiếp, đến người dân, giảm bớt chi phí giá thành, tăng thu nhập cho nông dân.

- Thực hiện chương trình hỗ trợ cơ giới hóa hoạt động sản xuất nông nghiệp, đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, nâng cấp, sửa chữa, mở rộng, kiên cố hóa các công trình thủy lợi, đê kè, nâng cao chất lượng an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học theo chủ trương Xây dựng nông thôn mới và thực hiện Chương trình Tam nông.

Một số kết qua đạt được:

- Chính sách hỗ trợ miễn thu thủy lợi phí nông dân được nông dân Thành phố đánh giá cao. Năm 2010, tổng diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng được miễn thủy lợi phí là 7.771,02ha; năm 2011 miễn giảm cho 6.979,02 ha; và năm 2012

lxxvi

miễn giảm cho 6.600ha. Tuy nhiên, diện tích đất được miễn thuỷ lợi phí giảm qua các năm, theo Sở NN-PTNT Đà Nẵng, nguyên nhân là do diện tích đất nông nghiệp giảm trong quá trình phát triển đô thị của Thành phố.

- Kết quả đầu tư cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn:

Về giao thông:

+ Đường liên xã: đã kiên cố hoá 108/125 km tương ứng 86,4%.

+ Đường liên thôn: đã kiên cố hoá 161/185 km tương ứng 87,02%.

+ Đường kiệt hẻm: đã kiên cố hoá 699/817 km tương ứng 86,6%.

+ Đường nội đồng: đã kiên cố hoá 28/102 km tương ứng 27,5%.

Về thuỷ lợi: Đã xây dựng được 71 công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ với hệ thống kênh mương dài 356,27 km, trong đó đã kiên cố hoá 39,12 km; riêng kênh mương cấp 1 đã kiên cố đạt trên 82%.

Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật với 100% hộ dân được sử dụng điện.

Trường học, trạm y tế, khu văn hoá, thể thao và nhiều công trình phúc lợi xã hội đã được đầu tư nâng cấp hoặc xây dựng mới.11

Mặc dù có những khó khăn, hạn chế về ngân sách đầu tư của thành phố, chính sách hỗ trợ đầu tư nông nghiệp đã góp phần thay đổi tích cực và cơ bản những điều kiện về cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố.

d. Chính sách khuyến khích ứng dụng khoa hoc, công nghệ trong san xuất nông nghiệp

- Chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và triển khai các Chương trình, đề án, dự án khuyến nông ổn định 3 - 5 năm cho một số lĩnh vực khuyến nông trọng điểm như: chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu giống cây trồng vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, áp dụng kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp trên cây lúa, cây rau (IPM), áp dụng VietGAP trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, trồng rừng thâm canh, cơ giới hóa và giảm tổn thất sau thu hoạch.

- Áp dụng một số thành tựu công nghệ cao trong nông nghiệp như nhà lưới, màng phủ. Phát triển một số loại cây con, sản phẩm hàng hóa thế mạnh của địa phương, sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đào tạo phát triển nghề mới cho lao động nông thôn.... Bước đầu quản lý khuyến nông theo cơ chế mới phát huy hiệu quả, tập trung nguồn lực và sự chỉ đạo, tạo được sự chuyển biến rõ nét trên một số lĩnh vực cụ thể.

- Trên cơ sở chương trình phê duyệt của thành phố, năm 2008 Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Đà Nẵng đã xây dựng dự án “Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học” nhằm giải quyết liên hoàn

11 Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 26-NQ-TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, UBND thành phố Đà Nẵng, 2012.

lxxvii

chuỗi vấn đề nhân lực (Cán bộ quản lý, kỹ thuật, hộ nông dân); công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát sản phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh đến đưa sản phẩm ra thị trường.

- Ngoài ra Thành phố còn tạo điều kiện hỗ trợ thành lập các cơ sở, trung tâm nghiên cứu nhằm phục vụ phát triển công nghệ cao cho Thành phố như việc thành lập Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố theo Quyết định số 8725/QĐ-UBND ngày 12/11/2010 với nhiệm vụ của Trung tâm là định hướng phát triển, xây dựng chương trình, mục tiêu nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ trong các lĩnh vực: nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến thực phẩm, y tế và môi trường. Nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao, thực hiện các dịch vụ, tư vấn và triển khai kỹ thuật hiện đại về công nghệ sinh học vào sản xuất.

- Thêm vào đó Thành phố còn ban hành Quyết định số 8825/2007/QĐ-UBND ngày 5/11/2007 về “Kế hoạch đào tạo nhân lực công nghệ sinh học của thành phố Đà Nẵng” để triển khai Kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, đào tạo đội ngũ nhân lực có trình độ cao phục vụ mục tiêu gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Một số kết qua đạt được:

- Trung tâm khuyến nông – lâm – ngư đã phối hợp tổ chức gần 150 hội thảo, hội nghị triển khai các chương trình chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản và hội thảo đầu bờ cho nông, ngư dân và các tổ chức tham gia hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Thông qua các cuộc hội thảo, cán bộ kỹ thuật và các hộ nông dân đã học tập được những kỹ thuật canh tác, thâm canh mới, các giống cây con đạt năng suất và chất lượng cao, phù hợp với nông nghiệp đô thị. Ngoài ra, trung tâm còn in ấn, phát hành miễn phí số lượng lớn các tờ gấp quy trình kỹ thuật, đĩa VCD dùng làm tài liệu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.

- Sở NN&PTNT đã hỗ trợ những khoản kinh phí hữu ích cho Hội nông dân xây dựng mô hình làng nghề sản xuất nấm tại xã Hòa Tiến (Hòa Vang); hỗ trợ kinh phí cho Hội tổ chức tập huấn, tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới ở Hòa Vang; Phối hợp với Hội nông dân tổ chức các lớp dạy nghề trồng hoa, cây cảnh và sản xuất, chế biến nấm ăn cho các xã Hòa Liên, Hòa Tiến; vừa hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi cho nông dân phát triển sản xuất với các dự án trồng cây cảnh ở Hòa Liên, và sản xuất nấm ở Hòa Tiến.

- Mô hình ứng dụng hệ thống tưới phun sương trong điều kiện nhà lưới hở cũng đã được đưa vào ứng dụng tại một vài hộ dân trồng hoa ở Hòa Vang. Việc áp dụng công nghệ cao vào việc trồng hoa trên địa bàn thành phố hiện tại chỉ mới dừng lại ở những hộ nhỏ lẻ và chưa ổn định, chủ yếu là tận dụng đất vườn, đất đang chờ quy hoạch nên chưa khai thác hết tiềm năng của nghề trồng hoa. Tuy hiệu quả mang

lxxviii

lại nhờ ứng dụng công nghệ cao trong trồng hoa khá cao nhưng vẫn chưa tạo ra sự đột biến, thúc đẩy phát triển nghề trồng hoa do thiếu vùng sản xuất tập trung.

- Thông qua các chương trình khuyến nông, lâm, ngư được thực hiện bởi Trung tâm khuyến nông, lâm, ngư thành phố, chương trình sản xuất cây thực phẩm, chủ yếu là rau an toàn đã có bước chuyển biến tích cực, sản xuất theo hướng đầu tư thâm canh cao, bước đầu đã áp dụng một số công nghệ mới vào sản xuất như: Sử dụng màng phủ nông nghiệp, sản xuất trong nhà lưới; hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật độc hại cao; sử dụng hệ thống tưới phun, hạt giống lai F 1,

thuốc trừ sâu sinh họa... cho hiệu quả thu hoạch, và giá trị kinh tế cao. Song mô hình sản xuất này chỉ mới tập trung ở một số vùng chuyên canh ở xã Hòa Tiến và Hòa Phong, huyện Hòa Vang.

Mục tiêu và nội dung chính sách nhằm khuyến khích ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp là một điều kiện quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố, phù hợp với thực tiễn, yêu cầu phát triển của ngành và nhận thức, trình độ về sản xuất của nông dân và các tổ chức hoạt động sản xuất nông nghiệp.

2.2.3 Tình hình xây dựng, triển khai các chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

2.2.3.1 Tình hình hoạch định chính sách nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng

Về quy trình hoạch định chính sách nói chung hiện nay của thành phố Đà Nẵng được thực hiện theo quy trình chung về hoạch định văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Nghị định số 91/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 06/09/2006 với khung quy trình cơ bản:

- Nghiên cứu đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng nông nghiệp thành phố.

- Xây dựng dự thảo về chính sách.

- Lấy ý kiến về bản dự thảo.

+ Từ cơ quan, tổ chức hữu quan.

+ Từ đối tượng trực tiếp chịu tác động từ chính sách.

- Tổng hợp ý kiến đóng góp, chỉnh lý dự thảo trình Ủy ban nhân dân thành phố.

Trong đó, khâu khảo sát, đánh giá thực trạng nông nghiệp thành phố định kỳ được các trung tâm, chi cục trực thuộc Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn tổng hợp và qua đánh giá tổng kết định kỳ của phòng kinh tế các quận và phòng nông nghiệp huyện Hòa Vang.

- Lập dự thảo chính sách:

lxxix

Thông qua các báo cáo thống kê về thực trạng hoạt động sản xuất nông nghiệp ở các cơ sở, các cơ quan chủ quản (thường là Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố) dựa quan điểm định hướng phát triển và chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp đã được Đảng và Nhà nước ban hành trước đó tiến hành lập dự thảo về chính sách khuyến khích mới hoặc điều chỉnh các điểm không phù hợp của chính sách khuyến khích đã ban hành trước đó cho phù hợp với nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện tại.

Tuy vậy, các kiến nghị hoạch định chính sách của Đà Nẵng trong thời gian qua chủ yếu xuất phát từ phía các cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ có liên quan dựa trên khả năng phân tích và suy xét từ tình hình phát triển thực tế. Trong khi đó, với mức đánh giá chung về vai trò đóng góp ở mức "Rất quan trọng, cần chú ý lắng nghe" với 68,2% ý kiến nhà quản lý đồng ý, sự tham gia đóng góp ý kiến từ phía nông dân và các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn thành phố là các đối tượng chịu tác động chính từ các chính sách lại rất hạn chế, nhất là đối tượng nông dân, hạn chế sự phát huy tính tự giác của họ khi thực hiện chính sách.

Hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có lý do từ phía đội ngũ tiếp xúc thường xuyên với đối tượng nông dân. Hiện nay nhân viên của Trung tâm khuyến nông, lâm, ngư thành phố mặc dù được trang bị kiến thức chuyên môn khá tốt nhưng lực lượng lại mỏng, đặc biệt là đội ngũ khuyến nông cơ sở12, trong khi đây là kênh truyền dẫn thông tin phản hồi từ phía nông dân rất tốt với 38,49% đối tượng nông dân được khảo sát lựa chọn.

Hiện tại, trong khâu lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo chính sách được thu thập chủ yếu từ đại diện của các cơ quan hữu quan và một số đối tượng nông dân sản xuất giỏi, mặc dù tỷ lệ không lớn nhưng cũng góp phần giúp cho chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố sát thực với tình hình thực tiễn sản xuất hơn.

2.2.3.2 Tình hình triển khai thực thi các chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

- Lập kế hoạch thực hiện chính sách:

Sau khi đã có quyết định thông qua, việc lên kế hoạch thực thi chính sách khuyến khích sẽ được các cơ quan chủ trì phân công thực hiện và thông qua sự thẩm định tính khả thi của các cơ quan hữu quan. Theo đánh giá chung từ phía một bộ phận nông dân thụ hưởng chính sách và các chuyên gia, nhà quản lý thì công tác này hiện đang dần được cải thiện tốt hơn với mức độ cụ thể phân kỳ cho từng năm thực hiện hoặc theo giai đoạn phát triển với mục tiêu hướng đến cụ thể và kế hoạch điều chỉnh chia theo giai đoạn.

12 :Trong cơ cấu hiện tại của Trung tâm khuyến nông, lâm, ngư chỉ có bộ phận văn phòng và 11 nhân viên khuyến nông cơ sở ở 11 xã, không có lực lượng cấp quận, huyện.

lxxx

Tuy nhiên, với nguồn kinh phí cấp hằng năm cho phát triển nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư của thành phố - Theo kết quả khảo sát chỉ đạt 2,89 điểm trong thang đo 5 điểm về các nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố - Nên không chỉ tác động đến quá trình lập dự toán kinh phí trong kế hoạch thực hiện mà còn ảnh hưởng đến tốc độ triển khai các chương trình, đề án khuyến nông-lâm-ngư. Đây là những khó khăn ban đầu đối với việc đánh giá hiệu quả của công tác tổ chức thực thi chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố Đà Nẵng thời gian qua.

- Công tác tổ chức bộ máy thực thi chính sách:

Các chương trình, dự án được thực hiện theo khuôn khổ chính sách khuyến khích đã được ban hành thường lập ra các Ban chỉ đạo các cấp từ thành phố xuống cơ sở, và các ban quản lý ở địa phương để thực hiện chương trình, dự án.

Hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau từ phía các chuyên gia, nhà quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp ở các cấp, bộ phận khác nhau. Phần lớn đối tượng khảo sát cho rằng công tác thực thi chính sách thời gian qua của thành phố Đà Nẵng là tạm ổn, có cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm chính thi hành chính sách. Tuy vậy cũng có những ý kiến trái chiều khi đánh giá rằng trách nhiệm thực hiện vẫn còn dàn đều giữa các cơ quan phối hợp, cơ quan chủ trì vẫn chưa thể hiện rõ được vai trò tích cực của mình trong công tác thực thi chính sách.

- Công tác tuyên truyền nội dung chính sách đến đối tượng chịu tác động:

Hiện nay được thực hiện qua nhiều kênh thông tin khác nhau, trong đó qua hội nông dân các cấp, các Trung tâm, chi cục trực thuộc Sở NN&PTNT và các chương trình, dự án khuyến nông-lâm-ngư là chủ yếu. Sau khi một số chính sách được ban hành, các lớp tập huấn cho các nông, ngư dân ở các quận, huyện được tổ chức nhằm phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn các nội dung trong Quyết định được phê duyệt của Trung ương cũng như Thành phố. Các mẫu đơn, hồ sơ đề nghị hỗ trợ được phát và hướng dẫn cho nông, ngư dân để có thể đăng ký tiếp cận chính sách.

Kênh thông tin qua hệ thống website của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện tại vẫn trong quá trình xây dựng, chưa phát huy hết vai trò đầu mối cung cấp thông tin về nông nghiệp cho thành phố.

Mặt khác, như đã đề cập ở các phần trên, hiện nay hai khó khăn lớn của nông nghiệp thành phố là về con người làm việc và nguồn vốn hỗ trợ triển khai chính sách. Về yếu tố con người, cụ thể là các cán bộ Sở, ngành phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được đánh giá chung từ kết quả khảo sát có đóng góp về nhiều mặt cho sự phát triển nông nghiệp thành phố. Tuy nhiên với cơ chế phối hợp của các Sở, ngành hữu quan còn mang tính hành chính, thiếu sự linh hoạt nhất thời hơn nữa nguồn kinh phí cấp phát từ ngân sách hàng năm cho công tác thực hiện chính sách thường chậm, nguồn vốn đối ứng từ cơ sở còn hạn chế, phụ thuộc vào chu kỳ

lxxxi

sản xuất hàng năm nên đã ảnh hưởng nhiều đến tốc độ triển khai của các chương trình, dự án. Mặc dù những năm gần đây đã được cải thiện đáng kể nhưng theo đánh giá chung từ phía đối tượng nông dân và nhà quản lý thì tốc độ triển khai các chương trình, dự án khuyến nông-lâm-ngư vẫn còn chậm.

- Công tác đánh giá việc thực hiện chính sách:

Được tiến hành sơ kết theo giai đoạn bởi cơ quan chủ trì. Tuy nhiên về mặt số liệu thống kê ở các cấp công bố có khi không thống nhất, khiến công tác phân tích đánh giá hiệu quả của chính sách gặp khó khăn, nhất là trong công tác quy hoạch, điều chỉnh kế hoạch thực hiện chính sách.

2.2.3.3 Nguôn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn của thành phố Đà Nẵng trong những năm qua

Nguồn lực để đầu tư triển khai thực hiện các chương trình, dự án nhằm khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố chủ yếu là từ nguồn cân đối ngân sách của thành phố. Sự hỗ trợ, huy động từ ngân sách trung ương là rất hạn chế, theo bảng … cho thấy trong giai đoạn 2008 – 2011, chỉ năm 2011 ngân sách Trung ương có phân bổ thêm nguồn lực để đầu tư cho ngành nông nghiệp địa phương, tương đương với 18,76% tổng vốn đầu tư. Nguồn vốn phân bổ cho nông nghiệp đều tăng qua từng năm, và chủ yếu dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, xây dựng nông thôn mới, tạo nền tảng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và cải thiện bộ mặt nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống vật chất – tinh thần của nông dân nông thôn.

Bảng 2.18 : Nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn 2008 – 2011

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm Tổng số

Kết quả huy động Kết quả sử dụng

NSNNTổng số

Trong đó

Tổng số Tr. đó NSTWĐầu tư hạ tầng

2008 88.941 88.941 - 88.941 88.941

2009 139.362 139.362 - 139.362 139.362

2010 125.607 125.607 - 125.607 125.607

2011 170.841 170.841 32.050 170.841 170.841

Nguồn: Báo cáo Kết quả thực hiện Nghị quyết số 26 – NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, 2012.

* Đầu tư công tác khuyến ngư

Những năm gần đây, với định hướng tập trung khai thác phát triển mạnh đánh bắt hải sản xa bờ, thành phố đã ưu tiên dành những khoản hỗ trợ lớn cho công tác

lxxxii

khuyến ngư, hỗ trợ bà con ngư dân thành phố cải thiện điều kiện, năng lực khai thác, nâng cao hiệu quả kinh tế ngành khai thác hải sản:

- Hỗ trợ theo Quyết định 289/QĐ-CP với tổng số tiền đã hỗ trợ trong 3 năm 2008-2010 là 39.570 triệu đồng.

- Hỗ trợ kinh phí theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg: đến nay đã hỗ trợ và truy hỗ trợ năm 2010, 2011 cho 111 tàu, tổng kinh phí là 19.988,9 triệu đồng. Trong đó Hỗ trợ nhiên liệu, bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm thuyền viên cho 111 tàu cá là 15.526,4 triệu đồng. Hỗ trợ mua máy thông tin liên lạc có thiết bị định vị vệ tinh (mua tập trung) là 4.462,4 triệu đồng, gồm 01 trạm bờ tại Chi cục Thủy sản, 144 máy trạm trên các tàu.

- Hỗ trợ kinh phí cho các tàu cá bị ảnh hưởng bởi thiên tai, tai nạn trên biển trong 03 năm qua với kinh phí hơn 1 tỷ đồng. Năm 2008, 2009 thực hiện hỗ trợ lãi vay ngân hàng khắc phục bão Chan chu cho 24 trường hợp, số tiền 443.163.500 đồng.

2.2.4 Những vấn đề còn tồn tại trong xây dựng và thực thi chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố Đà Nẵng

Nhìn chung, mục tiêu được đặt ra trong các chính sách nhằm khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng là nhất quán với xu hướng phát triển chung và thống nhất với hệ thống cơ chế, chính sách của nhà nước trong việc tạo khuôn khổ, điều kiện nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói chung, đồng thời khá phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triển, trình độ sản xuất của lực lượng sản xuất và yêu cầu, định hướng phát triển bền vững của ngành nông nghiệp thành phố Đà Nẵng.

Từ mục tiêu được đặt ra, các chính sách khuyến khích được xây dựng với nội dung khá rõ ràng, bám sát mục tiêu đặt ra, và tương đối phù hợp với nguồn lực thành phố. Tuy vậy, vẫn có một số nội dung chính sách chưa thực sự sát với tình hình, điều kiện thực tế, cụ thể của từng vùng, địa phương, nên khiến công tác triển khai, thực hiện gặp một số khó khăn nhất định. Điều này cũng khó tránh khỏi vì chính sách thường được xây dựng, ban hành áp dụng trên diện rộng, nên thường chịu thách thức từ tính khác nhau của các khu vực khác nhau.

Qua đánh giá tình hình hoạch định và thực thi các chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố Đà Nẵng thời gian qua, đặc biệt về phương thức tổ chức, triển khai hoạt động, một số vấn đề đặt ra làm cơ sở đề xuất các giải pháp đổi mới và hoàn thiện quy trình hoạch định, thực thi chính sách như:

Việc khao sát nhu cầu ban đầu của nông dân chưa kỹ, vẫn còn thiếu về khảo sát về khả năng sản xuất và định hướng tiêu thụ cho người nông dân, dẫn đến

lxxxiii

khi triển khai mô hình thí điểm, tính tự giác của người nông dân chưa được phát huy dẫn đến khó nhân rộng mô hình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi13.

Lục lượng mỏng và thiếu cơ chế đãi ngộ thích hợp là những vấn đề đặt ra đối với đội ngũ cán bộ khuyến nông-lâm-ngư, đặc biệt là là đội ngũ khuyến nông cơ sở tạo nên khó khăn đối với việc tiếp thu phản hồi nông dân và đẩy mạnh tuyên truyền nội dung chính sách, vận động người nông dân phát triển sản xuất theo hướng bền vững.

Vai trò của Hội nông dân các cấp chưa được đề cao, cần có cơ chế phù hợp để Hội nông dân các cấp chủ động tham gia vào quá trình hoạch định chính sách ngay từ đầu với vai trò là tổ chức chính trị kết nối giữa người nông dân và nhà quản lý. Đây cũng là ý kiến thống nhất theo kết quả khảo sát từ 68,18% đối tượng chuyên gia, nhà quản lý và 58,49% số nông dân được khảo sát trong đợt 2 của đề tài. Vai trò của Hội nông dân cần phát huy hơn nữa lợi thế về lực lượng được tổ chức, xây dựng đầy đủ, rộng khắp ở các cấp, và có mối quan hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ với nông dân để kết nối hiệu quả giữa nông dân và nhà quản lý, và các tổ chức liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Cơ quan chủ trì cần làm tốt hơn vai trò địa chỉ tra cứu thông tin chi tiết về các chính sách phát triển nông nghiệp, báo cáo triển khai và đánh giá hiệu quả của các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ngành nghề khai thác hải sản cho các đối tượng nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp làm cơ sở định hướng quá trình sản xuất.

Cần đa dạng hóa các kênh thông tin phan hôi về nhu cầu hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp của người nông dân, và ý kiến của họ về dự thảo các chính sách khuyến khích dự kiến triển khai, trên cơ sở đó xác định các vấn đề mâu thuẫn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện tại của thành phố để đề ra giải pháp, chính sách phù hợp.

Hạn chế về nguôn lực tài chính thực hiện chính sách chủ yếu dựa trên nguồn ngân sách thành phố là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự kém ổn định trong kế hoạch thực hiện chính sách và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố trong thời gian qua.

Cơ chế còn mang nặng tính hành chính của các cơ quan hữu quan phối hợp thực hiện chính sách là một cản trở lớn đối với việc vận động đối tượng chính sách tham gia hưởng ứng chính sách mà cần phải nhanh chóng khắc phục, giải quyết. Cơ chế này đặt ra vấn đề đối với công tác cải cách hành chính nhằm tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn.

Còn hạn chế báo cáo đánh giá tác động của các chính sách khuyến khích cụ thể đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố.

13 4,52% số nông dân được khảo sát có ý kiến trực tiếp về việc chính sách khuyến khích đưa ra chưa sát với tình hình cụ thể ở địa phương.

lxxxiv

2.3 Tác động của các chính sách khuyến khích đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Đà Nẵng trong thời gian qua.

2.3.1 Mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố

Như đã phân tích ở phần 2.1.6 cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố Đà Nẵng qua các năm đã có nhiều thay đổi, cả trong cơ cấu nội bộ của từng phân ngành.

Bảng 2.19: Cơ cấu GDP các phân ngành kinh tế nông nghiệp qua các năm

Ngành Năm1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003

Tổng 100,00% 100,00% 100,00% 100,00% 100,00% 100,00% 100,00%Nông nghiệp 55,90% 53,56% 51,95% 44,37% 41,89% 39,52% 37,50%Lâm nghiệp 6,13% 5,36% 4,94% 5,72% 5,37% 5,24% 4,76%Thủy sản 37,98% 41,08% 43,11% 49,91% 52,74% 55,24% 57,74%

Ngành Năm2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng 100,00% 100,00% 100,00% 100,00% 100,00% 100,00% 100,00%Nông nghiệp 35,64% 30,10% 31,48% 29,36% 31,20% 34,61% 34,96%Lâm nghiệp 4,81% 4,76% 5,05% 4,81% 4,78% 5,35% 5,17%Thủy sản 59,56% 65,13% 63,47% 65,83% 64,02% 60,04% 59,88%

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng các năm 2000, 2004, 2008, 2011

Tuy vậy, để đo lường mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố trong thời gian qua lại là một vấn đề khác. Các chuyên gia Ngân hàng thế giới –WB – đã tiến hành đo lường dựa vào sự thay đổi mức tiêu hao các yếu tố đầu vào để tạo ra một đơn vị giá trị,14 từ đó lượng hoá mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa hai thời điểm t1 và t2 bằng hệ số chuyển dịch cos φ. Cosφ càng gần 1 thể hiện mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế càng chậm. Sử dụng số liệu niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng từ năm 1997-2010:

Thời kỳ 1997-2000 2001-2005 2006-2010Cos φ 0,9698 0,9572 0,9954

φ 14,1197 16,8161 5,4756Tỷ lệ chuyển dịch 15,69% 18,68% 6,08%

Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứuTheo kết quả tính toán, giai đoạn 2001-2005 có mức độ chuyển dịch cơ cấu

kinh tế nông nghiệp lớn nhất trong 3 giai đoạn phát triển kinh tế của thành phố (thay đổi 18,68% so với giai đoạn 1997-2000) trong đó có sự chuyển dịch cơ cấu mạnh từ ngành nông nghiệp (-14,26%) sang ngành thủy sản (+15,22%); Nhìn chung quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố trong hai giai đoạn phát triển 1997-2000 và 2001-2005 có mức độ thay đổi nhanh, đây cũng là giai đoạn có nhiều thay đổi trong cơ chế phân cấp của Trung ương với Thành phố, gia tăng quyền tự chủ của lãnh đạo thành phố trong việc bố trí nguồn vốn ngân sách đầu tư, ban hành chính sách phát triển kinh tế địa phương. Giai đoạn 2006-2010, trước sức ép của đô thị hóa, cơ cấu đất thay đổi, đất sản xuất nông nghiệp thu hẹp dần, lại chịu

14 : Công Văn Dị, Nghiên cứu kinh tế,số 361-Tháng 6/2008lxxxv

sự tàn phá mạnh của thiên tai dịch bệnh khiến cho hoạt động sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn, khó đột phá, mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn này giảm xuống thấp chỉ còn thay đổi 6,08% so với gian đoạn phát triển trước đó.

Tính chung trong cả giai đoạn phát triển 1997-2010, cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố Đà Nẵng có mức độ chuyển dịch tương đối cao với hệ số φ = 25,4598, tỷ lệ chuyển dịch là 28,29%. Đây là kết quả tác động do nhiều yếu tố, trong đó có một phần không nhỏ từ chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp do lãnh đạo thành phố ban hành. Tuy nhiên với số liệu phân tích trong giai đoạn 2006-2010 cho thấy còn cần nhiều yếu tố đóng vai trò động lực thúc đẩy để cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố chuyển dịch nhanh hơn, phù hợp với quá trình phát triển của thành phố.

Tuy vậy, sự thay đổi này chỉ mới thể hiện một khía cạnh kết quả đóng góp của các phân ngành trong nông nghiệp mà chưa phản ảnh được chất lượng và hiệu quả. Do đó cần phải xem xét sự thay đổi tỷ trọng của mỗi phân ngành trong 1% tăng trưởng của khu vực kinh tế nông nghiệp và trong cơ cấu các nhóm nội bộ của ngành. Quan hệ này theo thời gian phản ánh chất lượng tăng trưởng kinh tế nông nghiệp.

Hình 2.12: Tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế nông nghiệp giai đoạn 1997-2010

Khu vực nông nghiệp

2,95%3,40%3,20%2,69%

6,39%4,33%5,52%4,76%

10,17%

-10,68%

4,03%

-7,26%-6,51%

2,42%

-15,00%

-10,00%

-5,00%

0,00%

5,00%

10,00%

15,00%

1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Khu vực nông nghiệp

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng các năm 2000,2004,2008,2011

Tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế nông nghiệp thành phố Đà Nẵng được duy trì khá ổn định trên 2,69%/năm trong giai đoạn 1997-2005 và có xu hướng gia tăng qua mỗi năm. Sang giai đoạn phát triển 2005-2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp thành phố lại có mức biến động khá lớn với biên độ từ +10,17% đến -10,68%, điều này giải thích một phần cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh

lxxxvi

tế nông nghiệp thành phố chậm lại trong giai đoạn 2005-2010. Trong 1% giá trị tăng trưởng đó, mức đóng góp của các ngành kinh tế nông nghiệp có sự khác nhau.

Hình 2.12: Đóng góp vào 1% tăng trưởng khu vực kinh tế nông nghiệp

2,95%3,40%3,20%2,69%6,39%

4,33%5,52%4,76%

10,17%

-10,68%

4,03%

-7,26%-6,51%

2,42%

-15,00%

-10,00%

-5,00%

0,00%

5,00%

10,00%

15,00%

20,00%

25,00%

1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Khu vực nông nghiệp Nông nghiệpLâm nghiệp Thủy sản

Nguồn: Tính toán từ số liệu Niên giám thống kê các năm 2000, 2004, 2008, 2011.

Trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp đóng góp vào 1% tăng trưởng kinh tế của khu vực nông nghiệp, ngành thủy sản (khai thác hải sản có tỷ lệ đóng góp gần như tuyệt đối trong cơ cấu đóng góp vào 1% giá trị tăng trưởng của ngành) có mức đóng góp cao nhất trên 90% tăng trưởng hàng năm của khu vực nông nghiệp trong giai đoạn 1997-2005 và duy trì trên 50% trong giai đoạn 2006 - 2010, tuy nhiên đây cũng là ngành có mức biến động mạnh nhất với mức đóng góp dao động từ 53,13% đến 132,46%. Ngành nông nghiệp lại có mức đóng góp vào 1% tăng trưởng chung ổn định hơn (Trong đó, chăn nuôi heo và trồng cây rau, đậu các loại là các nghề có mức đóng góp lớn, tuy vậy chăn nuôi heo lại có mức đóng góp kém ổn định trong giai đoạn 2006 - 2010).

Qua đó cho thấy trong giai đoạn phát triển vừa qua, ngành thủy sản giữ vai trò động lực cho sự tăng trưởng của khu vực kinh tế nông nghiệp trong khi ngành nông nghiệp lại chứa đựng tiềm năng phát triển của kinh tế nông nghiệp thành phố trong tương lai. Đây là điều đáng lưu ý để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông ngiệp thành phố nhanh và bền vững.

2.3.2 Tác động của các chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Để đánh giá tác động của các nhóm chính sách đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành điề u tra khảo sát trên địa bàn thành phố Đà Nẵng:

- Đối tượng khảo sát: 3 đối tượng: Hộ nông dân trực tiếp sản xuất; nhà quản lý và các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp; các doanh nghiệp và tổ chức hoạt

lxxxvii

động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn thành phố.

- Thời gian khảo sát: Cuộc khảo sát được tiến hành 2 đợt với sự tham gia của các điều tra viên thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng: Đợt 1: 03/2012, Đợt 2: 07/2012, và đợt bổ sung: tháng 9/2012

- Quy mô khảo sát: Cuộc khảo sát được tiến hành với tổng số phiếu yêu cầu là 1.619 phiếu, số phiếu thu hồi điền đầy đủ thông tin cần thiết là 1619 phiếu đạt 100% yêu cầu đặt ra. Trong đó:

+ 1.253 phiếu điều tra với đối tượng hộ nông dân trực tiếp sản xuất được lựa chọn ngẫu nhiên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Trong đó đợt 1 gồm 526 phiếu, đợt 2 gồm 727 phiếu (bao gồm 262 phiếu điều tra bổ sung thực trạng và 465 phiếu điều tra phục vụ nghiên cứu xây dựng chính sách).

+ 156 phiếu điều tra với đối tượng là các doanh nghiệp và hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có trụ sở hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, chia thành 2 đợt, 78 phiếu/đợt.

+ 210 phiếu điều tra với đối tượng là các chuyên gia kinh tế (60 phiếu), nhà quản lý (150 phiếu) trong lĩnh vực nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng. Trong đó đợt 1 tiến hành với 83 phiếu, đợt 2 khảo sát 127 phiếu.

- Phương pháp khảo sát: Theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp lựa chọn ngẫu nhiên với đối tượng hộ nông dân và có chọn lọc với đối tượng doanh nghiệp, HTX nông nghiệp và chuyên gia, nhà quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp.

2.3.2.1 Tác động đến sự phát triển của các phân ngành trong nông nghiệp

a. Trồng trọt

Tình hình phân bố diện tích sản xuất hiện nay (Xem Phụ lục, bảng 4.1)

Kết quả khảo sát 327 hộ có tham gia sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chỉ có 57 hộ, tương ứng với 17,42%, là canh tác trên những mảnh đất tập trung, còn lại 82,58% hộ sản xuất trên những mảnh đất nhỏ lẻ, manh mún.

Kết quả điều tra cho thấy lý do ngăn cản quá trình tập trung đất, hay “dồn điền đổi thửa” đối với các hộ sản xuất trồng trọt như sau:

63,04% hộ cho biết “chưa từng biết đến hoạt động này”; 14,13% hộ “có biết về hoạt động này nhưng chưa thấy triển khai thực hiện”; 9,78% hộ “không quan tâm vì đất được HTX phân cho”. Như vậy, tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún chủ yếu do Thành phố chưa đẩy mạnh quá trình “dồn điền đổi thửa” trên diện rộng và một cách kiên quyết. (Phụ lục, bảng 4.2)

Sự thay đổi trong phương pháp canh tác (Phụ lục, bảng 4.3):

- Mô hình sản xuất lúa, tỉ lệ cơ giới hóa, và bán cơ giới hóa tăng tương ứng từ 0% lên 23,5% và 20,8% lên 48,1%. Tỉ lệ cơ giới hóa còn quá thấp, nguyên nhân được người nông dân phản ảnh là sự thiếu hụt về máy móc, và các mảnh ruộng nhỏ

lxxxviii

lẻ không thể áp dụng cơ giới hóa hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp truyền thống đã giảm từ 79,2% xuống còn 28,4%, là một bước cải thiện khá, cho thấy sự chuyển dịch dần từ phương pháp sử dụng phần lớn sức người sang thay thế dần bởi máy móc, công nghệ. Giai đoạn bán cơ giới hóa là bước trung gian để đạt được sự chuyển dịch cơ bản này.

- Tương tự, mô hình sản xuất hoa cũng cho thấy sự chuyển đổi từ phương pháp truyền thống sang bán cơ giới hóa, tỉ lệ hộ sử dụng phương pháp bán cơ giới tăng mạnh chiếm 92,2% và tỉ lệ hộ còn sử dụng phương pháp truyền thống giảm chỉ còn 5,9%. Tỉ lệ cơ giới hóa vẫn chiếm tỉ lệ khiêm tốn là 2,0%.

- Ở mô hình sản xuất nấm, tỉ lệ hộ sản xuất cơ giới hóa đạt đến 80,0%, chuyển dịch từ 96,0% hộ sản xuất truyền thống trước đây. Hiện tại chỉ còn 14,0% hộ sản xuất nấm với phương pháp truyền thống.

- Với rau an toàn, một đại diện của nhóm cây thực phẩm, tỉ lệ sức lao động trong quá trình sản xuất vẫn chiếm rất cao: 73,7% hộ sản xuất truyền thống, có giảm từ 86,8% trước đây. Tỉ lệ hộ sản xuất bán cơ giới hóa tăng hơn gấp đôi lên 26,3% so với trước đây.

Nhìn chung, chỉ có sản phẩm nấm là được cơ giới hóa mạnh trong thời gian qua. Hầu hết các nông sản khác vẫn chưa tận dụng tối đa được lợi thế của khoa học kỹ thuật, một phần do các mảnh ruộng còn nhỏ lẻ, quy mô sản xuất còn hạn chế, nên khó khăn trong việc sử dụng các máy móc, công nghệ.

Những khó khăn còn tồn tại của hộ nông dân để chuyển đổi sang cây trồng khác (Phụ lục, bảng 4.4):

Vấn đề khó khăn nhất của các hộ sản xuất trồng trọt để chuyển đổi sang cây trồng khác đó là vốn với 63,1% hộ chọn trả lời; tiếp theo là tình trạng thiếu diện tích sản xuất, được 55,9% hộ đề cập đến; khó khăn về thị trường tiêu thụ không ổn định, giá cả nông sản bấp bênh được 41,5% hộ nông dân đưa ra; và thiếu hụt lao động nông thôn cũng là một thử thách không kém quan trọng (41,5%), và vấn đề thiếu giống (20,5%) phản ánh thực trạng những nghiên cứu ứng dụng KH-KT vào nông nghiệp còn nhiều hạn chế.

b. Chăn nuôi

Sự thay đổi trong phương pháp chăn nuôi (Phụ lục, bảng 4.5):

- Mô hình chủ yếu từ trước đến nay đều là kiểu nuôi tập trung đối với cả gia súc (heo) và gia cầm (gà, chim cút); kiểu nuôi thả tự nhiên đối với gia cầm có giảm so với trước đây từ 35,0% xuống còn 20,0%, và chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi công nghiệp tăng từ 20% trước đây lên 30% hiện nay. Mô hình chăn nuôi công nghiệp hạn chế là do không được thành phố khuyến khích phát triển với chính sách hạn chế chăn nuôi tại một số khu vực trong thành phố theo chỉ thị số 12/2006/CT-UBND của UBND thành phố.

lxxxix

- Khó khăn về thay đổi cơ cấu giống vật nuôi đối với các hộ nông dân chăn nuôi (Phụ lục, bảng 4.6):

Đến 74,07% hộ nông dân chăn nuôi trả lời cho biết gặp khó khăn về chi phí con giống cao so với khả năng về vốn sản xuất của hộ; 42,59% hộ gặp khó khăn do thiếu con giống có chất lượng đảm bảo; chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ các hộ cho rằng thiếu công nghệ lai giống (3,70%) và giá cả giống thiếu ổn định (1,85%).

c. Khai thác hải sản

Sự chuyển dịch trong nội bộ hoạt động khai thác hải sản:

- Về phạm vi khai thác hải sản (Phụ lục, bảng 4.7):

Kết quả khảo sát 112 hộ ngư dân ở hai khu vực quận Sơn Trà, Thanh Khê cho thấy: Chủ yếu ngư dân ở quận Sơn Trà hoạt động khai thác gần bờ, tỉ lệ hộ hoạt động khai thác gần bờ còn tăng lên những năm gần đây, tăng từ 89,1% lên 94,5%, do khá nhiều chủ tàu khai thác xa bờ bỏ nghề do những thiên tai thời tiết dữ dội những năm qua. Chủ yếu ngư dân ở quận Thanh Khê hoạt động khai thác xa bờ, tăng từ 61,1% lên 69,4% trước đây. Tỷ lệ khai thác gần bờ của tổng mẫu khảo sát là 68,1% và xa bờ 29,7%.

- Về ngành nghề khai thác hải sản (Phụ lục, bảng 4.8) :

Kết quả khảo sát cho thấy, nghề lưới kéo có tác động tiêu cực đến nguồn lợi thủy sản gần bờ nên không được khuyến khích phát triển, vì vậy, tỷ lệ hộ hoạt động có sụt giảm từ 28,3% xuống còn 23,5% (cả gần bờ và xa bờ); trong khi đó, các nghề như nghề lưới rê, lưới vây là các nghề được khuyến khích chuyển đổi, nên tỉ lệ hộ hoạt động tăng lên so với trước đây: nghề lưới vây tăng từ 23,8% lên 55,4% (cả gần bờ và xa bờ); nghề lưới rê tăng từ 53,9% lên 76,2%.

Đánh bắt xa bờ cũng được thành phố khuyến khích phát triển trong những năm gần đây nên số liệu điều tra cho thấy sự gia tăng trong tỉ trọng hộ khai thác xa bờ, nghề lưới vây với phạm vi đánh bắt xa bờ tăng lên 29,6%, nghề lưới rê phạm vi xa bờ tăng từ 26,9% lên 40,7%.

Tác động của các chính sách khuyến khích chuyển đổi khai thác xa bờ, và chuyển đổi ngành nghề khai thác hiệu quả (Phụ lục, bảng 4.9):

Điều tra về những hỗ trợ mà hộ ngư dân nhận được từ thành phố, kết quả phản hồi như sau: Hầu hết các hỗ trợ của thành phố tập trung các tàu thuyền đánh bắt xa bờ, đúng theo tinh thần khuyến khích đánh bắt xa bờ, nhất là các chương trình bảo hiểm thuyền viên (81,5% hộ trả lời nhận được), hỗ trợ nhiên liệu đánh bắt xa bờ (77,78% hộ trả lời nhận được), trang bị các loại máy liên lạc, khai thác (74,1% hộ trả lời nhận được), đào tạo tập huấn cho thuyền viên (62,9% hộ trả lời nhận được), cho vay vốn ưu đãi (11,1% hộ trả lời nhận được). Trong khi đó, có 10,42% hộ trả lời chưa tiếp cận được cơ chế hỗ trợ của Thành phố.

xc

Với chính sách khuyến khích chuyển dịch sang đánh bắt xa bờ của Thành phố, khi được hỏi về nhu cầu nâng cấp công suất của các hộ có tàu nhỏ hơn 90CV, chỉ có 23,04% số hộ có tàu nhỏ hơn 90CV được khảo sát trả lời “có” nhu cầu nâng cấp tàu thuyền để có điều kiện đánh bắt xa bờ; 66,67% hộ ngư dân/ chủ tàu chưa hoặc không có nhu cầu nâng cấp tàu thuyền, hoặc họ không dám nghĩ đến vì số tiền cần đầu tư là rất lớn.

Những khó khăn còn tồn tại của ngư dân để chuyển đổi cơ cấu tàu, thuyền (Phụ lục, bảng 4.10)

Đến 83,3% của 70,6% phiếu trả lời đồng ý cản trở lớn nhất đó là thiếu vốn đầu tư nâng cấp tàu thuyền khai thác, hoặc vốn chuyển đổi ngành nghề khai thác khác. Thực vậy để có được một chiếc tàu lớn công suất trên 90CV người chủ tàu cần đầu tư đến tiền tỉ đồng. Với đặc tính rủi ro cao của nghề này, ít ai dám thế chấp vay tiền mua tàu lớn trước điều kiện khắc nghiệt bất thường khi vươn khơi.

62,5% của 62,7% phiếu trả lời câu này đồng ý cản trở tiếp theo là thiếu lao động sẵn sàng theo tàu vươn khơi bám biển dài ngày. Lao động đi biển của Đà Nẵng hiện nay đã bỏ nghề rất nhiều, hầu hết họ chuyển sang các nghề lao động chân tay trên đất liền, thu nhập khá mà an toàn và cuộc sống gia đình được đảm bảo thời gian. Những người thực sự tâm huyết với nghề, yêu nghề thì không còn nhiều. Mặt khác, lớp người lão luyện, gắn bó với nghề lâu năm thì tuổi ngày càng cao, cũng làm giảm bớt lực lượng lao động đi biển.

Hai cản trở khác cũng khá quan trọng đó là chi phí vật tư cao và thiếu thị trường tiêu thụ. Chi phí vật tư cao do chi phí các nguyên vật liệu đầu vào tăng cao do lạm phát, giá xăng dầu tăng cao. Thiếu thị trường tiêu thụ ở đây phần lớn là do thiếu cơ chế quản lý nguồn hải sản đánh bắt vào, cơ chế tiêu thụ cho chủ tàu/ ngư dân, khiến thu nhập, lợi nhuận của họ bấp bênh, không ổn định, có khi bị chèn ép bởi đầu nậu. Đây thực sự là hai vấn đề lớn về cơ chế, chính sách, mà chính quyền thành phố cần chủ động trong việc điều tiết giá cả, quản lý các đối tượng, doanh nghiệp, thương nhân hoạt động thu mua hải sản trên địa bàn.

Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản

52 hộ nuôi trồng thủy sản được điều tra đều hoạt động ở môi trường nước ngọt, với thủy sản nuôi trồng chính là cá rô đơn tính, cá diêu hồng.

Tỷ lệ hộ nuôi trồng ở các ao, hồ, mặt nước có sẵn là 7,69%, còn lại 92,31% là chuyển đổi đất ruộng bạc màu thành các ao, hồ nhân tạo.

Hình thức nuôi trồng: đến 47 hộ, chiếm 90,38% hộ với hình thức nhỏ lẻ, chỉ có 5 hộ có trang trại nuôi trồng với quy mô khá hơn. (Phụ lục, Bảng 4.11)

Những hỗ trợ mà các hộ sản xuất trong lĩnh vực nuôi trồng nhận được từ chính sách hỗ trợ khuyến khích của thành phố (Phụ lục, Bảng 4.12)

81,0% hộ nhận được những hỗ trợ về đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất mới. Đây là loại hỗ trợ mang ý nghĩa quan trọng đối với việc chuyển đổi cơ cấu

xci

giống nuôi trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn. Qua kết quả điều tra, có thể thấy chính sách hỗ trợ này của thành phố được triển khai khá tốt, tiếp cận được đa số nông dân có nhu cầu.

71,4% hộ được miễn giảm thủy lợi phí, đây cũng là cơ chế hỗ trợ phổ biến của thành phố cũng như trung ương đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp

66,70% hộ được hỗ trợ về con giống, là những hỗ trợ ban đầu rất thiết thực, giảm chi phí đầu vào cho nông dân. Tuy nhiên, số lượng hỗ trợ khá hạn chế, chủ yếu là hỗ trợ trong công đoạn thử nghiệm ban đầu, không dành cho sản xuất đại trà.

Có 31,0% hộ nuôi trồng tiếp cận được với vốn vay có lãi suất ưu đãi của thành phố, và 19,0% hộ được hỗ trợ về phòng trị dịch bệnh cho thủy sản nuôi trồng.

Doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp

Tác động của các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, qua cuộc khảo sát (Phụ lục, bảng 4.13):

Khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản đối với các hỗ trợ từ chính sách của thành phố là khá thấp, đặc biệt những hỗ trợ về quảng bá, xúc tiến thị trường, đặc biệt đối với thị trường xuất khẩu thủy sản khá kém, chỉ có 15,4% DN và HTX tiếp cận được. Các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp về ứng dụng, chuyển giao công nghệ cũng rất hạn chế (10,26%). Hỗ trợ lãi suất vay của năm 2009, thực hiện trong thời gian ngắn và chỉ có 6,41% DN/HTX trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản tiếp cận được.

Những khó khăn của DN/HTX trong hoạt động sản xuất, kinh doanh:

- Khi thu mua đầu vào: (Phụ lục, Bảng 4.14)

61,54% DN/HTX cho biết khó khăn lớn nhất đó là sự biến động của giá cả nguồn đầu vào, mà biến động ngày càng tăng, ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến hiệu quả kinh doanh, có thể làm giảm năng lực cạnh tranh của DN/HTX; Tương tự, chi phí vận chuyến cùng ngày càng bị đẩy lên cao với 43,59% DN/HTX trả lời.

38,46% DN/HTX đưa ra khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung và đánh giá nguồn cung quy mô còn nhỏ và thiếu ổn định, ảnh hưởng đến kế hoạch cũng như kết quả HĐKD của DN/HTX.

Tiếp theo là khó khăn trong việc kiểm soát được chất lượng của sản phẩm với 25,64% DN/HTX trả lời. Ngoài ra còn có một số khó khăn khác: ảnh hưởng của dịch bệnh (3,85%), thiếu vốn thu mua nguyên liệu (2,56%), và thị trường cạnh tranh gay gắt (1,28%).

- Khi tiêu thụ đầu ra: (Phụ lục, Bảng 4.15)

Một lần nữa, kết quả điều tra cho thấy giá cả thị trường không ổn định luôn là một trong những trở ngại lớn nhất đối với HĐKD của DN/HTX, với 50,0%

xcii

DN/HTX cho rằng giá cả sản phẩm đầu ra luôn bất ổn, đây là đặc tính phổ biến đối với sản phẩm từ nông nghiệp, chịu ảnh hưởng nhiều bởi tác động thiên tai.

32,05% DN/HTX gặp khó khăn trong việc xúc tiến thị trường, mở rộng tiêu thụ, một phần do thiếu thông tin thị trường. 17,95% DN/HTX cho rằng nhu cầu hàng hóa, dịch vụ ngày càng giảm, thiếu ổn định, điều này cũng dễ hiểu vì tình hình kinh tế trong nước cũng như thế giới đang biến động và có xu hướng xấu đi. Một khó khăn cũng không kém quan trọng đó là chất lượng sản phẩm đầu ra của DN/HTX, với 14,1% DN/HTX cho biết khả năng cạnh tranh của sản phẩm DN/HTX còn khá hạn chế.

2.3.2.2 Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Các chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có tác động đến quyết định về thay đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi và ngành nghề khai thác của nông dân. Tuy nhiên, mức độ tác động chỉ ở cấp độ tương đối. Kết quả này có được từ việc khảo sát về nguyên nhân chuyển đổi cơ cấu, ngành nghề nông – lâm – thủy sản của nông, ngư dân.

Khảo sát 465 hộ nông, kết quả cho thấy: tổng số 155/465 đã có chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hoặc ngành nghề khai thác. Trong đó có 65 hộ trồng trọt, 14 hộ chăn nuôi, 79 hộ khai thác và nuôi trồng thủy sản, và 10 hộ lâm nghiệp. (Phụ lục, bảng 4.16)

Trồng trọt:

Có 28,50% số hộ nông dân trong lĩnh vực trồng trọt cho biết họ có thay đổi giống cây trồng, hoặc cơ cấu cây trồng trong thời gian gần đây, trong đó chiếm đến 40,0% hộ nông dân thay đổi trên cơ sở khuyến khích phát triển của thành phố thông qua các chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp; 22% hộ thay đổi do tác động của quá trình đô thị hóa, và 26,15% là do nhu cầu bản thân muốn chuyển đổi để cải thiện hiệu quả kinh tế hơn.

Chăn nuôi:

Qua khảo sát, 100% hộ có chuyển đổi cơ cấu vật nuôi là do xuất phát từ nhu cần bản thân và khả năng của hộ nông dân.

Lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản: Sự chuyển đổi trong cơ cấu giống vật nuôi, ngành nghề khai thác là mạnh nhất (47,02% số hộ khảo sát cùng lĩnh vực), trong đó 25,3% chuyển đổi dưới tác động của chính sách nhà nước, còn lại 74,68 % do nhu cầu cá nhân hộ. Trong nuôi trồng thủy sản, con giống được chuyển đổi phần lớn từ cá lóc, cá rô phi sang cá điêu hồng, trắm cỏ… Trong khai thác hải sản, ngành nghề được chuyển đổi chủ yếu từ câu mực, lưới cản sang lưới vây, lưới bạc liêu…

Lâm Nghiệp: trên cơ sở các chính sách khuyến khích trồng cây có giá trị kinh tế cao hơn, 100% các hộ được khảo sát chuyển đổi từ loại bạch đàn sang loại keo lai.

xciii

Đánh giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố (Phụ lục, bảng 4.17):

Nhà quản lý và chuyên gia

Đánh giá chung của các nhà quản lý, chuyên gia về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở thành phố Đà Nẵng không được khả quan lắm qua kết quả khảo sát: có đến 70,45% nhận định “Còn chậm, chưa đạt mục tiêu nhưng đúng định hướng” còn lại 29,55% đánh giá “Rất tốt, đi đúng hướng và hoàn thành mục tiêu”. Tuy nhiên, khá đông chuyên gia, nhà quản lý (40,91%) đánh giá về tốc độ triển khai các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp sử dụng vốn ngân sách nhà nước là “Đang dần được cải thiện tốt hơn”, 36,36% đánh giá “bình thường” và 22,72% phê bình “còn chậm”.

Các nguyên nhân triển khai chưa hiệu quả các chương trình khuyến nông, lâm, ngư, khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố

Nguyên nhân tình trạng “chậm chạp” trong triển khai các dự án khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố được nhà quản lý, chuyên gia đưa ra, chủ yếu do: “Tính hành chính trong sự phối hợp của Sở, ngành” – 43,18%; “Thiếu kinh phí thực hiện” – 40,91%; “Cơ chế thanh toán kinh phí thực hiện còn bị động” – 27,27%.

Theo ý kiến của các doanh nghiệp trong cuộc khảo sát (Phụ lục, bảng 4.18):

33,33% DN/HTX trả lời câu hỏi này cho rằng thách thức của những dự án là thiếu vốn, 28,21% là thiếu cơ sở vật chất, và 23,08% cho là phương thức triển khai chưa phù hợp. Nguyên nhân thứ ba là một trong những vấn đề cần sự quan tâm, nhìn nhận và cải thiện nhất của đội ngũ cơ quan quản lý thuộc ngành nông nghiệp của thành phố.

2.3.2.3 Cai thiện và nâng cao đời sống của nông dân

Hiệu quả sau khi thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và ngành nghề khai thác (Phụ lục, bảng 4.19):

Khảo sát 465 hộ nông, ngư dân về hiệu quả sản xuất đạt được sau khi thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và ngành nghề khai thác, kết quả cho thấy:

Trồng trọt: có đến 84,61% hộ sản xuất (65 hộ) cho rằng cơ cấu cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, với 29,23% hộ nhận xét kỹ thuật sản xuất mới đơn giản hơn, và 10,76% hộ đề cập đến ưu thế tiết kiệm sức lao động. 32,72% hộ có thu nhập tăng hơn gấp đôi, 30,9% tăng từ 70 – 100%, 9,09% tăng từ 50 -70%, 29,09% tăng từ 20-50%, và 10,9% tăng khoảng 20%.

Với các hộ chă n nuôi tự chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, có đến 73,33% hộ đánh giá giống vật nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao, phần lớn chuyển đổi từ heo móng cái sang heo nuôi lấy thịt, 50% hộ cho biết thu nhập có tăng lên 20 – 50%, 28,57% tăng từ 50-70%; 50,63% hộ sản xuất trong lĩnh vực thủy sản cho rằng sau khi

xciv

chuyển đổi mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, thu nhập phần lớn hộ ngư dân (35%) tăng từ 20 – 50%; 100% các hộ sản xuất lâm nghiệp cũng cho rằng với loại sản phẩm keo lai mang lại giá trị kinh tế cao hơn so với trồng cây bạch đàn, làm thu nhập của hộ tăng xấp xỉ 50%.

Hiệu quả mang lại của các chương trình khuyến nông, lâm, ngư :

Hộ sản xuất (Phụ lục, bảng 4.20)

Với những dự án khuyến nông, lâm, ngư đã được triển khai trong thời gian qua, tác động của chúng đối với việc cải thiện đời sống người nông dân thành phố phần lớn được đánh giá mang lại kết quả khả quan, và cải thiện thu nhập của hộ nông dân. Kết quả khảo sát nông dân cho biết đến 53,33% nông dân trả lời là “Thu nhập tăng”, 6,67% nông dân cho biết “thu nhập không đổi”, và chỉ có 1,03% cho biết “thu nhập giảm”. Từ đó, mức độ hài lòng của đối tượng thụ hưởng này đối với các chương trình khuyến nông qua cuộc khảo sát cho biết 53,50% hộ nông dân hài lòng với kết quả tác động từ các chương trình, trong đó có 11,45% hộ “rất hài lòng”. Tỷ lệ nhận xét tích cực này chiếm khá khiêm tốn, tuy nhiên tỷ lệ “không trả lời câu hỏi này” cũng khá cao, chiếm đến xấp xỉ 38,9%. Chỉ có 6,32% hộ cho rằng “bình thường”, và một tỷ lệ rất nhỏ 1,2% hộ “không hài lòng”.

Khảo sát các nhà quản lý, chuyên gia trong nông nghiệp cũng cho thấy kết quả tác động của các chương trình khuyến nông tương tự trên, với 62,65% người trả lời rằng thu nhập được cải thiện tốt, trong đó 4,82% nhận xét mức độ cải thiện nhanh, 32,53% trả lời rằng thu nhập không đổi và thu nhập giảm chỉ có 2,41% người lựa chọn.

Từ đó, mức độ hài lòng của các nhà quản lý và chuyên gia nông nghiệp đối với các dự án khuyến nông, lâm, ngư đã được triển khai, áp dụng trong lĩnh vực của họ được đánh giá khá cao: 71,09% đánh giá rất hài lòng và hài lòng, 27,71% đánh giá mức độ bình thường và không ai trả lời rằng không hài lòng với kết quả triển khai các dự án đó.

Doanh nghiệp, HTX nông nghiệp

Các chương trình khuyến nông – lâm – ngư là một trong những tác nhân có động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố. Quá trình này lại tác động đến hiệu quả HĐKD của DN/HTX có thể thông qua chất lượng nguồn đầu vào, quy mô đầu vào và hình thành các sản phẩm chế biến mới, có giá trị kinh tế cao. Đánh giá về các chương trình khuyến nông – lâm – ngư của Thành phố đối với hiệu quả HĐKD của DN/HTX như sau:

Với tỷ lệ trả lời câu hỏi này là 47,44%, trong đó có 59,46% DN/HTX cho biết hiệu quả HĐKD của DN/HTX tăng, 37,84% cho rằng hiệu quả không đổi, và 2,7% hiệu quả giảm. Tỷ lệ DN/HTX không trả lời chiếm đến 52,56% DN/HTX được khảo sát, có lẽ cũng do hiệu quả các dự án mang lại chưa rõ ràng hoặc DN/HTX có cảm giác khó trả lời. (Phụ lục, bảng 4.21)

xcv

2.3.2.4 Đánh giá về mức độ tiếp cận của các chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Qua điều tra, khảo sát, một số chính sách của thành phố được các DN/HTX trả lời rằng có tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là:

Bảng 4.22: Các chính sách hỗ trợ cần phát huy được DN/HTX đề xuâtTên chính sách Tỷ lệ (%)

Chính sách phát triển công nghệ sinh học 13,6Chính sách hỗ trợ lãi suất vay 13,6Chính sách đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp 13,6Chính sách phát triển công nghệ sinh học 13,6Chính sách hỗ trợ tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân 9,1An toàn thực phẩm; tập trung trong giết mổ; 9,1Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường 4,5Chính sách hỗ trợ ứng dụng chyển giao công nghệ 4,5Chính sách hỗ trợ sau thiên tai, bão lụt 4,5Chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề, đánh bắt xa bờ 4,5Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác 4,5

Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát của nhóm nghiên cứu.

Từ đó, mức độ hài lòng của các doanh nghiệp đối với các chương trình, dự án khuyến nông, lâm, ngư đang được triển khai ở thành phố Đà Nẵng, qua kết quả thu thập được từ các doanh nghiệp được khảo sát, là khá khả quan, cụ thể là: 19,23% DN/HTX rất hài lòng và hài lòng, 32,05% DN/HTX cho rằng bình thường, chỉ có 2,56% DN/HTX (2 DN) là không hài lòng với kết quả triển khai các dự án khuyến nông của thành phố.

Khảo sát các chuyên gia, nhà quản lý về tình hình nắm bắt các chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đang được triển khai ở thành phố Đà Nẵng, kết quả như sau:

Chính sách khuyến khích ứng dụng KH-CN vào sản xuất nông nghiệp được phổ biến, tuyên truyền và triển khai rộng nhất, được các cơ quan quản lý nhà nước và các chuyên gia trong cuộc khảo sát nắm bắt nhiều nhất, đây cũng là một trong những chính sách trọng tâm, có tác động mạnh đến khuyến khích, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Tiếp theo là các chương trình, dự án khuyến nông, nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngành nghề khai thác mới có hiệu quả hơn được nhà nước khuyến khích, thông qua các chương trình khuyến nông, ngư, lâm thực hiện hỗ trợ tập huấn, đào tạo, thí điểm mô hình, tạo điều kiện cho người nông dân tiếp cận và khuyến khích nông dân chuyển đổi sản xuất. Các dự án khuyến nông chủ yếu do Trung tâm khuyến ngư, nông, lâm thành phố chủ đạo triển khai, và phối hợp các

xcvi

trung tâm, chi cục liên quan và các cơ quan, tổ chức cấp cơ sở, địa phương hỗ trợ thực hiện.

Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, mà trọng tâm là quyết định 7303/QĐ-UBND ngày 09/9/2008 của UBND thành phố Đà Nẵng, được các đối tượng khảo sát biết đến nhiều (với 18,1% các quản lý, chuyên gia trong nông nghiệp), nhằm củng cố, phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2008 – 2015.

Chính sách hỗ trợ đầu tư trong nông nghiệp và chính sách về xây dựng nông thôn mới cùng nhận được 12,1% nhà quản lý, chuyên gia trong nông nghiệp lựa chọn. Qua đó cho thấy chính sách xây dựng nông thôn mới chưa được tác động mạnh mẽ tương ứng với sự đầu tư triển khai trong những năm gần đây. Và chính sách hỗ trợ đầu tư trong nông nghiệp cũng chưa nhận được nhiều sự quan tâm, dẫn đến chưa có nhiều công tác kêu gọi, thu hút đầu tư cho nông nghiệp thành phố trong thời gian qua.

Chính sách hỗ trợ tín dụng trong nông nghiệp qua khảo sát cũng cho thấy phạm vi nắm bắt cũng khá hẹp, với 10,8% các nhà quản lý, chuyên gia trả lời. Hỗ trợ tín dụng cho nông dân và doanh nghiệp hoạt động trong nông nghiệp được xem là vai trò quan trọng của nhà nước đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, qua kết quả cho thấy tình hình hỗ trợ tín dụng cho các đối tượng này trên địa bàn thành phố chưa tiếp cận rộng rãi, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng, đặc biệt là với nông dân.

Một số chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp khác cũng góp phần giải quyết các vướng mắc, cản trở trong chuyển dịch như chính sách đào tạo nghề giải quyết việc làm, chính sách đất nông nghiệp, về an toàn vệ sinh thực phẩm, hỗ trợ khai thác xa bờ, và hỗ trợ xúc tiến thị trường tiêu thụ nông phẩm, có tỷ lệ nắm bắt chưa khả quan lắm.

Bảng 4.23: Tình hình năm băt các chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Các chính sách đang thực hiện Tỷ lệ biết đến (%)Chính sách khuyến khích ứng dụng KH-CN trong sản xuất NN 22,9Chính sách đẩy mạnh triển khai dự án khuyến nông 21,7Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể 18,1Chính sách hỗ trợ đầu tư cho nông nghiệp 12,1Chính sách về xây dựng nông thôn mới 12,1Chính sách hỗ trợ tín dụng trong nông nghiệp 10,8Chính sách đào tạo nghề giải quyết việc làm 7,2Chính sách đất nông nghiệp 6,0Chính sách về an toàn vệ sinh thực phẩm 4,8Chính sách hỗ trợ khai thác xa bờ 3,6Chính sách hỗ trợ phát triển thị trường 3,6

xcvii

Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát của nhóm nghiên cứu

2.3.3 Những hạn chế cần cai thiện nhằm hoàn thiện chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

a. Các nguồn lực để thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Khảo sát ý kiến của các chuyên gia và nhà quản lý về các nguồn lực địa phương đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố, kết quả như sau: (Phụ lục, bảng 4.24)

Hầu hết các chuyên gia, nhà quản lý đồng ý rằng Cơ sở hạ tầng của thành phố Đà Nẵng đang có lợi thế, thuận lợi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu KTNN của thành phố, trong khi đó, vốn đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng nhất lại đang gặp khó khăn nhất của ngành nông nghiệp thành phố (như đã phân tích ở mục 2.1.2.2b).

Chính sách phát triển của thành phố được đa số các chuyên gia đánh giá là khá tốt, được triển khai thực hiện khá hiệu quả, và tạo điều kiện thuận lợi cho sự chuyển dịch cơ cấu KTNN theo hướng hiện đại và bền vững.

Như vậy, theo đánh giá của các chuyên gia, thể hiện qua kết quả điều tra, thì các điều kiện đầu vào quan trọng hàng đầu là đất đai, mặt nước và vốn, thì đều gặp khó khăn, thách thức. Thực vậy, quỹ đất nông nghiệp đang giảm đáng kể, yêu cầu phát triển nông nghiệp đô thị đặt ra nhiều thách thức. Nguồn khai thác hải sản cũng đầy rủi ro, nguy hiểm, do tình hình bất ổn về an ninh trên biển, nhất là ở các vùng biển tranh chấp. Trong khi đó, suy thoái kinh tế do khủng hoảng tài chính của các nước phát triển đã gây những hiệu ứng tiêu cực lan đến các nước đang phát triển, khiến nhiệm vụ tăng trưởng phát triển kinh tế của đất nước ta trở nên khó khăn, ngân sách nhà nước không đảm bảo đáp ứng nhu cầu đầu tư chiến lược cho ngành nông nghiệp trong những năm qua, đặt ra bài toán hóc búa cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo điều kiện phát triển bền vững nông nghiệp thành phố.

Đánh giá về nguồn lực con người – người nông dân đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu KTNN của thành phố, kết quả như sau (Phụ lục, bảng 4.25):

Theo đánh giá của các chuyên gia, vấn đề lao động trong nông nghiệp vừa có thuận lợi vừa có khó khăn, thể hiện ở hai mặt: thuận lợi là ở lớp nông dân có kinh nghiệm sản xuất, có tâm huyết với nghề và cũng cần cù, sáng tạo học hỏi, tuy nhiên lớp nông dân này đa phần đã lớn tuổi, trung niên trở lên, lớp người trẻ có sức khỏe thiếu trầm trọng đối với ngành nông nghiệp của thành phố.

Hộ nông dân thành phố Đà Nẵng được đánh giá có thế mạnh ở số lượng lao động, có ứng dụng KH-CN, là những điều kiện cần phát huy hơn nữa. Ngược lại, các mặt yếu kém được đề cập đến, đó là: yếu kém nhất là nhận thức về liên kết, sau đó là Quy mô sản xuất, tiếp theo là Trình độ lao động, thái độ chấp nhận rủi ro và

xcviii

phương thức sản xuất, trong đó đặc biệt rào cản về nhận thức như “không cần liên kết” cần nhanh chóng vận động, tuyên truyền loại bỏ, thay đổi để phù hợp với điều kiện sản xuất mới.

Qua đó cho thấy các điều kiện quan trọng nhất của hộ nông dân cần thiết cho sự chuyển dịch cơ cấu KTNN, đó là Trình độ lao động, Phương thức sản xuất và Quy mô sản xuất, đều bị đánh giá là yếu kém ở nông dân thành phố.

Đánh giá về các nguồn lực ảnh hưởng đến quá trình triển khai, thực hiện các chương trình, dự án khuyến nông, lâm, ngư: (Phụ lục, bảng 4.26):

Trình độ cán bộ khuyến nông được đánh giá là một trong những điều kiện quan trọng nhất và cũng là điểm thuận lợi đối với quá trình triển khai các dự án khuyến nông, lâm, ngư. Trong khi đó, trình độ người nông dân là một điều kiện quan trọng không kém nhưng được đánh giá là một trong những yếu điểm lớn nhất ảnh hưởng đến quá trình triển khai các dự án khuyến nông, lâm, ngư ở thành phố Đà Nẵng.

b. Chương trình, dự án khuyến nông – lâm – ngư

Chính sách khuyến nông, lâm, ngư là một trong những chính sách có tác động khuyến khích mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, và ngành nghề khai thác, phát triển kinh tế nông nghiệp. Thông qua việc triển khai tổ chức, thực hiện chính sách khuyến nông, lâm, ngư, sự đánh giá, phản hồi về hiệu quả, tác động của các chương trình, dự án khuyến nông – lâm – ngư có ý nghĩa quan trọng trong việc chỉnh sửa và hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp của thành phố

- Khi được yêu cầu về đánh giá các khóa tập huấn kỹ thuật, và lợi ích của các kiến thức được đào tạo từ các chương trình khuyến nông – lâm – ngư, đa số hộ nông dân đánh giá là: Tương đối dễ hiểu và có khả năng áp dụng vào thực tế (35,05%), Đơn giản, dễ hiểu và có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao (31,4%), có ích lợi cho nông dân (7,1%); ngoài ra 10,9% hộ nông dân đánh giá “bình thường”, 7,1% đánh giá “Khó ứng dụng, còn nặng về lý thuyết”, và 8,6% “Không tiếp cận được” (Phụ lục, bảng 4.27)

Qua đó, các nông dân có đưa ra cảm nhận của bản thân về cán bộ khuyến nông – lâm – ngư qua các chương trình khuyến nông tiếp cận được với nông dân, đa số ý kiến mang ý nghĩa tích cực: 27,31% hộ nông dân cho rằng cán bộ khuyến nông được “trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết”; 17,63% cho rằng “Có quy mô và kỹ năng chuyên môn tốt”; bên cạnh đó vẫn có 23,01% hộ nông dân đánh giá cán bộ khuyến nông “Còn thiếu kỹ năng tuyên truyền, đào tạo”; 14,41% cho rằng “lực lượng khuyến nông còn mỏng”; 8,39% đánh giá “bình thường”. (Phụ lục, bảng 4.28)

xcix

Khi được hỏi về những vấn đề còn kém, cần được cải thiện trong công tác khuyến nông của thành phố, các chuyên gia và nhà quản lý có ý kiến đa số đồng ý ở những điểm sau (Phụ lục, bảng 4.29) :

Chương trình khuyến nông là một bộ phận quan trọng quyết định đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố, vì vậy việc thúc đẩy, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện các chương trình này là vấn đề trọng tâm của thành phố hiện nay.

Để các mô hình khuyến nông được triển khai một cách có lợi nhất thì cần phải có trọng tâm, không nên dàn trải, nhỏ lẻ, và theo nhiều chuyên gia cho rằng, các mô hình khuyến nông cần được kéo dài thời gian thực hiện hơn, nhằm đánh giá được toàn vẹn tác động cũng như kết quả của nó, hơn nữa, có thời gian đủ để chuyển giao kỹ thuật, kinh nghiệm cho nông dân tốt hơn.

Vấn đề nhân lực cho công tác khuyến nông cũng được các chuyên gia, nhà quản lý quan tâm, đề xuất, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng, chuyên môn trong đội ngũ khuyến nông hiện nay được đánh giá là chưa đủ.

Để công tác khuyến nông được phát huy tối đa hiệu quả, đối tượng người nông dân cần được đề cao xem xét đến khi thực hiện các chương trình, dự án khuyến nông. Một số chuyên gia cho rằng, cơ quan thực hiện nên có sự liên kết, thông tin với người nông dân ở khu vực thực hiện dự án trước và sau khi triển khai dự án, nên thu nhận phản hồi cũng như đánh giá, đề xuất của họ để cân nhắc, điều chỉnh dự án ngày càng tốt hơn.

Ngoài ra, còn có các ý kiến: Thường xuyên đánh giá, nhận xét để có thể phát huy mạnh các chương trình, dự án có hiệu quả, kết hợp giữa chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất mới và dự báo thị trường tiêu thụ, tạo cơ chế khuyến khích cho nông dân khi đi tập huấn đào tạo kỹ năng sản xuất mới…

- Đánh giá về đội ngũ cán bộ khuyến nông cấp cơ sở, đa số các nhà quản lý, chuyên gia (41,9%) cho rằng “Thiếu kỹ năng tuyên truyền, đào tạo”, 27,9% đánh giá “Trình độ chuyên môn ổn định nhưng lực lượng còn mỏng” và 9,3% “Yếu kém về năng lực chuyên môn”; tuy vậy, cũng có 20,9% ý kiến rằng “Được trang bị kiến thức , kỹ năng tốt” và “Có quy mô và kỹ năng tốt”.

Đề xuất của các chuyên gia, nhà quản lý về các chính sách cần thực hiện, đẩy mạnh hơn nữa nhằm khuyến khích quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Đà Nẵng trong thời gian đến: (Phụ lục, bảng 4.30)

Biện pháp ưu tiên nhất được các chuyên gia, nhà quản lý đề xuất nhằm tạo điều kiện tối đa hỗ trợ đắc lực cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng, đó là: dồn điền đổi thửa và xây dựng các vùng sản xuất tập trung theo từng loại sản phẩm nông sản. Nông nghiệp thành phố cần phải khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tự phát mà hạn chế khả năng áp dụng khoa học công nghệ, tối đa hóa năng suất sản xuất, tạo điều kiện chuyên môn hóa, sản

c

xuất quy mô lớn, cung cấp hàng hóa nông sản cho thị trường ổn định về số lượng cũng như chất lượng. Hơn nữa, tập trung quy mô lớn gia tăng hiệu quả quản lý nhà nước, hiệu quả thực hiện các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ của nhà nước.

Sau đó, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất là đề xuất được các chuyên gia, nhà quản lý lựa chọn. Chỉ có tăng cường sự đóng góp của máy móc, thiết bị, phương pháp sản xuất tiên tiến mới có thể gia tăng được năng suất trên diện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp, nguồn lợi tự nhiên cũng dần cạn kiệt, để đảm bảo được nhu cầu lương thực, thực phẩm tăng với quy mô dân số con người ngày càng tăng

Một trong những nguồn đầu vào quan trọng đó là nguồn vốn. Với ngành nông nghiệp ít hấp dẫn đầu tư, nguồn vốn luôn là vấn đề thách thức, hơn nữa, người làm nông thì đa phần vẫn còn nghèo. Do đó, đề xuất về hỗ trợ tín dụng, vốn đầu tư để mở rộng sản xuất, ứng dụng các phương pháp mới, cải tiến trong nông nghiệp được các chuyên gia, nhà quản lý cho là một trong những chính sách quan trọng của thành phố.

Một số đề xuất được các chuyên gia, nhà quản lý quan tâm đó là: Thúc đẩy tốc độ xây dựng nông thôn mới Hòa Vang, Đào tạo, hỗ trợ phát triển lực lượng cán bộ khuyến nông, có chính sách khuyến khích liên kết đầu tư bao gồm cả nhà nước- doanh nghiệp - nông dân…

Định hướng phát triển nông – lâm – thủy sản trong thời gian đến của thành phố Đà Nẵng, theo nhận định của các chuyên gia, nhà quản lý qua cuộc khảo sát như sau:Bảng 4.31: Định hướng phát triển các phân ngành nông nghiệp của thành phố

Định hướng phát triểnTỷ lệ lựa

chọnTrồng trọt  Ứng dụng VietGap cho tất cả các loại cây trồng 40.91%Tập trung chuyển đổi 1 số cây trồng chính có giá trị kinh tế cao 65.91%Chăn nuôi  Hạn chế phát triển 11.36%Phát triển thành vùng tập trung 50.00%Phát triển theo hình thức gia trại 25.00%Khai thác hải sản  Tập trung chuyển đổi cơ cấu tàu thuyền vươn khơi 61.36%Kết hợp khai thác với hình thành làng chài ven biển 11.36%Nuôi trồng thủy sản  Ứng dụng công nghệ cao nuôi thâm canh các giống thủy sản phổ biến 59.09%Khảo nghiệm các giống thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao 29.55%

Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát của nhóm nghiên cứu.

ci

2.3.4 Những đề xuất của các đối tượng chịu tác động của các chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố

Nhằm tập trung giải quyết đầu ra của nông sản cho nông dân, các khó khăn trong quá trình tiêu thụ nông sản của nông dân qua cuộc khảo sát được phản ánh như sau (Phụ lục, bảng 4.32):

Khó khăn lớn nhất đó là giá cả của thị trường nông sản thường xuyên lên xuống, bất ổn, đây cũng là một trong những đặc điểm dễ nhận thấy của mặt hàng nông sản với 55,7% hộ nông dân lựa chọn.

Tiếp theo là vấn đề tiếp cận thị trường của nông dân thường khá kém, 14,62% hộ nông dân cho rằng họ gặp khó khăn do thiếu khâu tổ chức, tìm kiếm thị trường mong muốn, nếu vấn đề này được giải quyết thì đầu ra của nông sản sẽ được đảm bảo ổn định về cả số lượng lẫn giá cả.

13,55% hộ nông dân cho biết họ thường xuyên bị các tư thương chèn ép, đây cũng là một kết quả từ việc nông dân thiếu năng lực tiếp cận thị trường.

5,16% đưa ra bất lợi về công đoạn bảo quản, sơ chế, do đó sản phẩm thu hoạch được bị thất thoát với tỉ lệ lớn trước khi được tiêu thụ.

Ngoài ra, một số khó khăn khác với tỷ lệ lựa chọn khiêm tốn: nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng nông sản (0,87%), quy mô sản xuất nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường (0,65%)

Đề xuất của nông dân đối với thành phố (Phụ lục, bảng 4.33)

- Khi được hỏi về những khó khăn, thử thách trong quá trình hoạt động sản xuất của người nông dân tại địa phương và những đề xuất đối với thành phố để hỗ trợ giải quyết những vướng mắc đó, trả lời của nông dân được thống kê theo bảng kết quả sau:

Đối với nông dân qua cuộc khảo sát, vấn đề về vốn để mở rộng quy mô sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nghề nghiệp là ưu tiên hàng đầu với 17,52% hộ nông dân có trả lời câu hỏi này.

Vấn đề đất đai, điều kiện sản xuất quan trọng, là khó khăn thứ hai của 16,85% hộ nông dân phản ánh qua cuộc khảo sát, nông dân cần một quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp ổn định, lâu dài để họ yên tâm sản xuất, và đề xuất nhà nước có hỗ trợ trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp xấu để tận dụng tối đa điều kiện đất đai eo hẹp hiện tại. Ngoài ra, trong đó 2,02% hộ nông dân đề xuất phát triển vùng chuyên canh cây trồng sử dụng công nghệ cao để tập trung vốn, lao động cũng như khoa học công nghệ một cách hiệu quả.

13,37% hộ nông dân đề xuất về chính sách hỗ trợ của thành phố đối với vấn đề tiêu thụ đầu ra nông sản, nhằm giúp nông dân chủ động tăng quy mô sản lượng sản xuất, nông dân cần một thị trường tiêu thụ ổn định cả về số lượng lẫn giá cả.

cii

Ngoài ra, nông dân cần hỗ trợ về thông tin thị trường để sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu, và tiến đến hỗ trợ tư vấn, xây dựng thương hiệu nông sản.

13,25% hộ nông dân đề xuất hỗ trợ về giống mới, có chất lượng tốt, và giá cả ổn định, cũng như các yếu tố đầu vào khác như: phân bón. Thành phố cần có chính sách hỗ trợ, quản lý giá nguyên vật liệu đầu vào, tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất.

Thử thách tiếp theo đó là kết cấu hạ tầng nông thôn vẫn chưa được hoàn thiện, gây nhiều trở ngại trong quá trình sản xuất ở các vùng sản xuất theo chính sách chuyển đổi cây trồng có giá trị, 6,62% hộ nông dân có đề xuất về cải thiện hệ thống giao thông nội đồng khỏi ngập lụt nặng trong mùa mưa, hệ thống đường dây điện, hệ thống giếng bơm và cải tạo lại bề mặt ruộng cho bằng phẳng…

Theo 4,83% hộ nông dân cho rằng thành phố cần đẩy mạnh hơn nữa các chương trình, dự án khuyến nông, lâm, ngư, hỗ trợ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cũng như ngành nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Ngoài ra, thành phố cần có hỗ trợ thêm cho HTX mua thêm máy cày, máy bung lúa để chủ động hơn trong mùa gặt (2,69%), đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.

Đối với DN/HTX trong cuộc điều tra:

Trong quá trình vay vốn, các DN/HTX cho biết những khó khăn họ thường gặp phải, cụ thể: 67,44% DN/HTX phải thế chấp tài sản cho các khoản vay, 62,79% DN/HTX chịu lãi suất vay cao, 32,56% DN/HTX cho rằng thời hạn vay là quá ngắn cho hoạt động sinh lợi trả nợ vay, 23,26% DN/HTX trả lời những khoản vay thường không đủ để họ mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh theo mong muốn, 20,93% DN/HTX gặp phải những cản trở do thủ tục rườm rà, tuy nhiên, chỉ có 2,33% DN/HTX bị yêu cầu “chi phí không chính thức”. (Phụ lục, bảng 4.34)

Khó khăn tồn tại trong vấn đề ứng dụng KH-CN, chuyển giao công nghệ vào quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: (Phụ lục, bảng 4.35):

Lý do đáng chú ý đó là “thiếu cơ chế khuyến khích của nhà nước” được 21,79% DN/HTX phản ánh qua cuộc khảo sát. Nếu có chính sách khuyến khích đầu tư đổi mới, ứng dụng KH-CN vào sản xuất ở các doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản, thì sẽ có một số vướng mắc của doanh nghiệp được tháo gỡ, như giải pháp cho vấn đề chi phí của các dây chuyền công nghệ thường rất cao (29,49% DN/HTX trả lời), trình độ lao động trên địa bàn thành phố có thể đáp ứng được những yêu cầu cơ bản khi đổi mới dây chuyền sản xuất hiện đại (vấn đề về trình độ lao động được 16,67% DN/HTX chọn trả lời), cũng như khả năng tiếp cận những công nghệ phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề hoạt động của DN/HTX (11,5% DN/HTX gặp khó khăn trong tìm kiếm công nghệ phù hợp). Ngoài ra, một số DN/HTX có biết họ gặp khó khăn để mở rộng quy mô, diện tích sản xuất, và ngành công nghiệp phụ trợ ở địa phương còn khá hạn chế.

ciii

Các doanh nghiệp được khảo sát có đề xuất những giải pháp chính sách nhằm tạo điều kiện thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố (Phụ lục, bảng 4.36)

Vốn luôn là yếu tố quan trọng và đang là một trong những thách thức lớn của nhà nước, tổ chức và cá nhân đầu tư trong năm nay. Chính sách hỗ trợ vay vốn phát triển nông nghiệp, hiển nhiên, được đánh giá là một trong những chính sách hàng đầu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố, có 12,8% DN/HTX quan tâm – đứng đầu trong các chính sách DN/HTX đề xuất. Thực tế này đặt ra thách thức to lớn về huy động nguồn vốn làm sao để rót vào lĩnh vực đầu tư nông nghiệp vốn là một lĩnh vực kém hấp dẫn nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực của thành phố nói riêng trong điều kiện bất ổn định hiện tại.

Chính sách quy hoạch và sử dụng đất được DN/HTX lựa chọn ưu tiên thứ hai, với 6,41% DN/HTX quan tâm, cho thấy tầm quan trọng của một quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ổn định và hiệu quả. Tương tự, vấn đề về cơ giới hóa nông nghiệp cũng nhận được sự quan tâm của 6,41% DN/HTX, chứng tỏ vai trò và sự tất yếu của việc áp dụng các tiến bộ KH-CN vào sản xuất nông nghiệp.

Ngoài ra, một số chính sách được doanh nghiệp đề xuất như là: Chính sách hỗ trợ mở rộng thị trường (5,13%), Chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp (3,85%), Chính sách phát triển các thành phần kinh tế (2,56%), chính sách hỗ trợ đào tạo nông dân (2,56%), Chính sách hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật (2,56%), Chính sách hỗ trợ đánh bắt xa bờ (2,56%)…

Cuối cùng, các doanh nghiệp khảo sát có đề xuất một số kiến nghị đối với thành phố nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nông nghiệp phát triển trong giai đoạn hiện tại (Phụ lục, bảng 4.37):

Vấn đề đầu tiên được các doanh nghiệp, tổ chức trả lời khảo sát đề cập đến là chính sách hỗ trợ vốn được 19,23% doanh nghiệp phản hồi.

Khó khăn thứ hai mà doanh nghiệp đang đối mặt đó là thiếu diện tích mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh, hay cơ sở chế biến, vì thế 5,13% DN/HTX đề xuất được cấp lại quỹ đất mà trước đây đã thu hồi, hoặc có giải pháp cho thuê đất với chế độ ưu đãi cho các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Đề xuất tiếp theo của 3,85% doanh nghiệp được khảo sát là đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp và đào tạo, nâng cao trình độ, nhận thức và năng lực sản xuất cho nông dân, tạo tiền đề để có thể đáp ứng được nhu cầu liên kết với các chủ thể kinh tế khác, đặc biệt đó là doanh nghiệp.

Các giải pháp khác cũng được doanh nghiệp đề xuất, đó là: Hỗ trợ xúc tiến mở rộng thị trường (2,56%), Đẩy mạnh thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa

civ

(2,56%), Cung cấp điện sản xuất ổn định cho các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản quy mô lớn (2,56%)…

2.3.5 Một số vấn đề rút ra từ kết qua điều tra tác động của các chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thành phố

- Về trồng trọt:

+ Tỉ lệ cơ giới hóa sản xuất trồng trọt còn rất thấp, mức độ cơ giới hóa cao nhất thể hiện ở một số mô hình trồng nấm ở hợp tác xã, đa số hộ nông dân canh tác, sản xuất bằng phương pháp truyền thống

+ Diện tích trồng trọt thuộc tình trạng manh mún, quy mô nhỏ, đất tốt đất xấu lẫn vào nhau, là những thách thức cho bài toán dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất

- Về thủy sản:

+ Lĩnh vực khai thác hải sản, thành phố còn tồn tại số lượng rất lớn các phương tiện đánh bắt gần bờ công suất máy nhỏ hơn 90CV, là phạm vi khai thác đang cần hạn chế.

- Những khó khăn lớn nhất của nông ngư dân để chuyển đổi ngành nghề:

+ Khai thác hải sản: chuyển đổi sang máy có công suất lớn, hay đóng mới tàu tạo điều kiện chuyển đổi đánh bắt đánh bắt xa bờ, đó là: vấn đề vốn đầu tư, lao động đi biển, vốn mua vật tư đi biển dài ngày.

+ Chuyển đổi sang lĩnh vực trồng trọt loại cây có giá trị kinh tế cao (rau an toàn, hoa, nấm): thiếu vốn, hạn chế mở rộng diện tích sản xuất, khó khăn về thị trường tiêu thụ và giá cả nông sản.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn vẫn chưa đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt là vùng sản xuất rau tập trung, hệ thống giao thông nội đồng chưa được nâng cấp, đường bị ngập lụt nặng vào mùa mưa; hệ thống đường dây cung cấp điện vẫn chưa được sử dụng, lãng phí đầu tư; giá bán điện ở nông thôn (dùng chạy máy bơm nước tưới rau) còn cao so với khả năng thu nhập của người dân; giếng bơm nước vẫn chưa được đầu tư đồng bộ, có vùng sản xuất phải đưa nước sông vào tưới rau…

- Hiệu quả của các chương trình khuyến nông lâm ngư cũng như các chính sách khuyến khích, hỗ trợ của thành phố tiếp cận được với nông dân còn khá hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu đó là: thiếu vốn và cơ sở vật chất, khâu tuyên truyền chương trình, chính sách chưa đạt; chất lượng triển khai chương trình, chính sách còn kém do một phần về năng lực con người, một phần do nguồn lực hạn chế dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa đối tượng được hưởng lợi.

- Hiệu quả của các khóa tập huấn kỹ thuật thuộc các chương trình khuyến nông, lâm, ngư vẫn còn một số hạn chế như: “Khó ứng dụng, còn nặng về lý thuyết”

cv

(7,1%), “Không tiếp cận được” (8,6%); Cán bộ khuyến nông “còn thiếu kỹ năng tuyên truyền, đào tạo” (23,01%); “Lực lượng khuyến nông còn mỏng” (14,41%). 15

- Các đề xuất về chính sách của các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp và tổ chức, cũng như được đề xuất bởi nông dân, ưu tiên hàng đầu đó là: quy hoạch đất đai ổn định, thực hiện dồn điền đổi thửa, từ đó áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất, chính sách tín dụng, vốn phát triển nông nghiệp, hỗ trợ nông dân tiếp cận vốn vay lãi suất thấp, hỗ trợ doanh nghiệp và hợp tác xã, hỗ trợ giải quyết vấn đề thị trường đầu ra cho nông sản, bình ổn giá cả nông sản, kết nối nông dân – doanh nghiệp trong vấn đề chế biến, tiêu thụ, gia tăng giá trị tăng thêm cho nông sản.

15 Kết quả khảo sát hộ nông dân, xem Phụ lục, Bảng 4.23cvi

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ

ĐÀ NẴNG ĐẾN 2020

3.1 Cơ sở xây dựng chính sách3.1.1 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở các nền kinh tế

hiện đại

Ở các nền kinh tế phát triển có nền sản xuất nông nghiệp hiện đại diễn ra xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo những hướng sau:

Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành trồng trọt [8]:

- Trong trồng trọt, xu hướng chuyển dịch là giảm dần diện tích trồng cây lương thực vốn có giá trị thu nhập thấp, tăng diện tích và giá trị cây ăn quả, cây rau màu và cây công nghiệp.

- Chuyển dịch theo hướng tăng vụ, tức là bên cạnh trồng cây chính có thể tăng vụ để trồng thêm cây khác, hoặc xen canh cây trồng chính với một số loài cây khác. Thực chất đây là đa dạng hóa sản xuất trồng trọt thông qua đa dạng hóa cây trồng, thông qua tăng hệ số sử dụng đất.

- Chuyển đổi theo chiều sâu: thực hiện thâm canh và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất tiên tiến, tìm kiếm giống mới có chất lượng… vào trong canh tác và sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng nguồn đất hạn hữu. Mặc dù diện tích trồng cây lương thực giảm, nhưng năng suất, sản lượng lương thực trên một đơn vị diện tích canh tác không ngừng được gia tăng, từ đó, cho phép chuyển đổi một phần diện tích trồng cây lương thực sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn.

Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành chăn nuôi [8]:

- Theo hướng thay đổi đối tượng con vật nuôi, cơ cấu được chuyển dịch theo hướng đưa các giống mới vào sản xuất có giá trị kinh tế cao như: lai tạo, du nhập giống mới, đồng thời chuyển dịch sang vật nuôi có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ ổn định.

- Đầu tư thâm canh, ứng dụng công nghệ tiên tiến, nhất là tiến bộ về giống và thức ăn chăn nuôi, chuyển đổi từ chăn nuôi tận dụng sang chăn nuôi hàng hóa theo phương thức công nghiệp. Đây là xu hướng chuyển từ hình thức sản xuất nhỏ lẻ, tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường.

Chuyển dịch cơ cấu sản xuất giữa trồng trọt và chăn nuôi [8]:

Thực hiện đồng thời chuyển dịch cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu con vật nuôi trong cùng một đơn vị sản xuất. Bản chất của xu hướng chuyển dịch này là việc bố trí lại và sử dụng nguồn lực đầu vào của sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng hiệu quả tổng thể. Hai ngành trồng trọt và chăn nuôi hỗ trợ nhau, trồng trọt có

cvii

thể được chuyển theo hướng tạo tiền đề và phục vụ cho chăn nuôi phát triển để trở thành ngành sản xuất chính hoặc ngược lại.

Chuyển dịch cơ cấu ngành khai thác thủy sản

Ngành khai thác thủy sản không chỉ hướng đến khai thác hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia, mà còn phải vươn ra khai thác nguồn lợi thuộc các vùng biển cả, nơi được coi là tài sản chung của cả nhân loại. Xu hướng chuyển dịch chung của ngành khai thác thủy sản của các nước tiên tiến có tài nguyên biển đó là chuyển đổi các nghề khai thác ở gần bờ sang các nghề khai thác ở tuyến lộng, tuyến khơi, hạn chế và tiến đến nghiêm cấm các nghề khai thác làm tổn hại nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản ven bờ như nghề lưới kéo.

Hệ thống hậu cần cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá cũng có xu hướng phát triển mạnh với đội tàu lớn được trang bị máy móc thiết bị hiện đại, để đảm bảo cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các tàu lớn khai thác dài ngày ở ngư trường ngoài khơi.

3.1.2 Môi trường xây dựng chính sách

3.1.2.1 Môi trường về chính sách

a. Cấp Trung ương

Các chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn và các nghị định, quyết định liên quan của chính phủ là một trong những điều kiện về môi trường rất quan trọng, tạo khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng:

- Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đến năm 2020

- “Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020” được phê duyệt thông qua Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/09/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

- “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020” được phê duyệt thông qua Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 4/6/2010

- Đề án mới về thúc đẩy tiêu thụ nông sản qua hợp đồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng

- Đề án “Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020” được phê duyệt thông qua Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 của Thủ tướng chính phủ

- Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” được phê duyệt thông qua Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng chính phủ

cviii

- Quyết định 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về “Một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa”.

- Quyết định số 65/2011QĐ-TTg ngày 02/12/2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 63/2010/QĐ-TTg trong đó có sự thay đổi về điều khoản hỗ trợ thuế thu nhập doanh nghiệp

- Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 9/1/2012 cuả Thủ tướng Chính phủ về “Một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước”.

b. Cấp địa phương

Các quy hoạch, chương trình phát triển, các nghị định, quyết định của UBND thành phố Đà Nẵng liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố là môi trường tác động đến việc điều chỉnh hay xây dựng mới chính sách nhằm khuyến khích quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố trong thời gian đến:

- Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XX Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2010-2015 ngày 30/9/2010.

- Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

- Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản thành phố đến năm 2010 định hướng đến 2020 của thành phố Đà Nẵng

- Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của thành phố Đà Nẵng về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020

- Đề án chuyển đổi cơ cấu nghề, cơ cấu tàu thuyền trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo hướng phát triển bền vững

- Đề án xây dựng vùng sản xuất lúa giống chất lượng cao thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015”.

- Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2020.

- Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2015 và quy hoạch nghiên cứu mở rộng đến năm 2020

- Quyết định số 08/2012/QĐ-UBND ngày 02/3/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về “Ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đối với công nghệ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”.

- Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND ngày 25/4/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về “Quy định chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào khu công nghệ cao Đà Nẵng”.

cix

- Quyết định số 8551/2012/QĐ-UBND ngày 18/10/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt đề án “Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và kích cầu nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2020”.

3.1.2.2 Môi trường phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định;

- Đẩy mạnh quá trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa nền kinh tế, đặc biệt là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiêp, nông thôn;

- Môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, hấp dẫn các nhà đầu tư từ bên ngoài;

- Thu nhập người dân tăng ổn định, mức sống ngày càng được cải thiện, nhu cầu ngày càng tăng cao;

- Các loại thị trường hàng hóa, dịch vụ (bán lẻ, dịch vụ tài chính….), hệ thống phân phối, tăng trưởng tốt, với mạng lưới rộng khắp, phục vụ ổn định…

3.1.3 Định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XX Đảng bộ thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2010 – 2015 đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2015 tầm nhìn đến năm 2020 là: Xây dựng Đà Nẵng trở thành một đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế- xã hội của miền Trung, là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của miền Trung và cả nước, tạo nền tảng để xây dựng thành phố trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020.

Về định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp hướng đến năm 2020, Nghị quyết Đại hội đã chỉ rõ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, hiện đại, giá trị gia tăng lớn, đạt yêu cầu về hiệu quả - chất lượng - sạch, theo hướng phục vụ cho đô thị, du lịch, khu công nghiệp và gắn với các ngành nghề khác, góp phần bảo vệ môi trường với các nhiệm vụ trọng tâm:

- Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành. Đa dạng hóa ngành nghề, gắn với mục tiêu phát triển đô thị sinh thái, môi trường bền vững.

- Quy hoạch xác định vành đai xanh, xây dựng các vùng rau an toàn, rau cao cấp, vùng hoa, cây cảnh, cây ăn quả. Xây dựng mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ với các địa phương trong vùng.

- Thực hiện có hiệu quả chương trình “tam nông”: Bố trí lại lao động ở nông thôn, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế nông thôn.

- Đẩy mạnh hoạt động khuyến công, nhằm hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn.

cx

- Lập quy hoạch quản lý xây dựng, phát triển nông thôn về cơ sở hạ tầng, hướng đến cải thiện mức sống, điều kiện sống của dân cư khu vực nông thôn. Xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, kết hợp hài hòa các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường.

- Phát huy lợi thế biển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tạo tiền đề để đến năm 2020 xây dựng Đà Nẵng trở thành một trung tâm hậu cần nghề cá, phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển của vùng.

- Phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ tài nguyên biển, an ninh và chủ quyền biển đảo của tổ quốc.

3.1.4. Quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn thành phố Đà Nẵng đến 2020

Ngày 18/11/2010 Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã ban hành quyết định số 8918/2010/QĐ-UBND về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020” với nội dung chính:

- Phát triển khai thác hải sản theo hướng xa bờ công suất lớn, trang thiết bị hỗ trợ đầy đủ, cơ giới hóa một số thao tác như thả lưới, thu lưới, phân loại, bảo quản sản phẩm. Giảm mạnh số tàu có tổng công suất máy chính dưới 90CV.

- Xây dựng một số vùng nuôi nước ngọt tập trung theo hướng thâm canh tại khu vực Hóc Khế và hạ lưu hồ Đồng Nghệ. Đồng thời phát triển các đối tượng sinh vật cảnh phục vụ nhu cầu tiêu khiển cá cảnh ở khu vực đô thị.

- Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản theo hướng đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường xuất khẩu, giảm dần các sản phẩm sơ chế, tăng dần tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con vật nuôi theo hướng tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Hình thành một số vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Quy hoạch bố trí cây trồng theo 3 vùng:

+ Vùng cận và ven đô thị: Trồng hoa, sinh vật cảnh tại các xã Hòa Phước, Hòa Thọ Đông, Hòa Châu.

+ Vùng đồng bằng nông thôn: Trồng lúa thâm canh, lúa giống, cây rau thực phẩm, hoa chuyên canh. Trên địa bàn huyện Hoà Vang, tập trung tại cụm Hòa Châu, Hòa Phước, Hòa Tiến (600 ha); và cụm Hòa Khương, Hòa Nhơn, Hòa Phong (800 ha).

+ Vùng trung du miền núi: Phát triển kinh tế trang trại đa dạng, theo hướng kết hợp tạo sản phẩm cho du lịch sinh thái tại các xã: Hòa Ninh, Hòa Phú, Hòa Bắc, Hòa Liên, Hòa Khương.

- Tổ chức lại chăn nuôi theo hướng công nghiệp, an toàn sinh học, gắn với phòng chống dịch bệnh, phát triển bền vững. Tập trung chủ yếu ở huyện Hòa Vang

cxi

(heo thịt, bò thịt, gà hướng trứng và hướng thịt), không khuyến khích phát triển và tiến đến chấm dứt hẳn tại các khu vực ven đô vào năm 2015. Phát triển thêm lò giết mổ tập trung quy mô lớn ở Hòa Phước và Hòa Khánh Nam.

- Quản lý, bảo vệ diện tích 3 loại rừng đã quy hoạch, chú trọng diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng tại các khu vực đầu nguồn hồ Hòa Trung, Đồng Nghệ, sông Cu Đê, khu vực ven biển. Hỗ trợ định canh, định cư ổn định và cải thiện đời sống nhân dân miền núi. Ngăn chặn nạn đốt, phá rừng.

- Phát triển ngành nghề nông thôn gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm.

3.2 Quan điểm, mục tiêu, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố Đà Nẵng đến 2020

3.2.1 Quan điểm chuyển dịch

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu hình thành nền nông nghiệp đô thị phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố, gắn với điều kiện thực tiễn của ngành nông nghiệp thành phố Đà Nẵng

- Khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về nguồn lợi hải sản, tập trung đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.

- Quá trình chuyển dịch dựa trên nguyên tắc phát huy nội lực từ phía người nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã; được tạo điều kiện từ chính sách khuyến khích của nhà nước và sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị tư vấn, nghiên cứu khoa học.

- Từng bước phát triển nền nông nghiệp đa thành phần, trong đó đề cao vai trò quan trọng của kinh tế tập thể..

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đi đôi với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, lao động nông nghiệp, phát triển nông thôn mới, nâng cao năng suất và thu nhập cho nông dân.

3.2.2 Mục tiêu của quá trình chuyển dịch

- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố chuyển dịch đến năm 2020 là thủy sản 69%, nông nghiệp 28%, lâm nghiệp 3%.

- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bình quân giai đoạn 2010-2020 đạt 4,9%/năm.16

- Nâng giá trị sử dụng đất ngành nông nghiệp tăng từ mức 90 triệu/ha năm 2010 lên trên 140 triệu/ha năm 202017.

16 : Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng đến 2020.17 :Theo tính toán từ niên giám thống kê năm 2010 và mục tiêu quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn thành phố Đà Nẵng đến 2020.

cxii

- Tăng tỷ lệ sinh lời trên vốn đầu tư cho nông dân từ 20-30%18.

- Nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp Đà Nẵng trước sức ép cạnh tranh trong và ngoài nước.

3.2.3 Định hướng chuyển dịch

3.2.3.1 Định hướng chuyển dịch cơ cấu giống cây trông, vật nuôi

- Tăng cường tích tụ đất nông nghiệp, đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên quy mô lớn, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.

- Trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp cần đẩy mạnh chuyển dịch sang các sản phẩm sạch, giá trị gia tăng cao như rau an toàn; các loài thủy sản có giá trị kinh tế nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGap; các chủng loại lúa giống trung và ngắn ngày có khả năng chịu hạn cao; các sản phẩm nông nghiệp phục vụ nhu cầu đô thị như nấm, hoa cao cấp, cây kiểng, cá cảnh.

- Tiếp tục thực hiện chuyển đổi diện tích đất trồng lúa bạc màu, kém hiệu quả sang luân canh các loại cây trồng ngắn hạn khác phù hợp hơn và tăng độ màu mỡ cho đất như Lạc, Mè, Ngô….

- Chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng ở một số khu vực có địa thế cao, thổ nhưỡng phù hợp, ứng dụng một số kỹ thuật, công nghệ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp vụ Đông, nhất là các sản phẩm rau an toàn có thời gian thu hoạch nhanh trong vòng một tháng.

3.2.3.2 Định hướng chuyển dịch cho các phân ngành

- Ngành thủy sản:

Tập trung nâng cao năng lực khai thác hải sản: Hỗ trợ đóng mới, cải hoán chuyển đổi cơ cấu nghề, cơ cấu tàu thuyền theo hướng đẩy mạnh khai thác tuyến lộng, tuyến khơi. Tổ chức lại hình thức khai thác theo tổ đội, phát triển đội tàu hậu cần nghề cá, cung ứng dịch vụ trực tiếp trên biển. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng nghề cá chú trọng ứng dụng công nghệ trong bảo quản và chế biến sản phẩm phục vụ xuất khẩu.

Đẩy mạnh chuyển đổi các ngành nghề khai thác có hiệu quả, không ảnh hưởng đến môi trường phát triển của các loài thủy sản. Tăng cường kiểm tra, giám sát, ngăn chặn hoạt động của các nghề cấm khai thác; hạn chế tối đa nghề lưới kéo.

- Ngành nông nghiệp:

Tập trung đầu tư phát triển hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm đưa giống cây trồng, vật nuôi mới, năng suất cao vào sản xuất. Đẩy mạnh cơ giới hóa các khâu sản xuất, bảo quản sản phẩm, dần phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Hình thành các vùng sản xuất chuyên canh gắn với nhu cầu thị trường, phát triển sản xuất ổn định.

18 : Theo khả năng tăng năng suất, giá trị kinh tế của công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp.cxiii

Triển khai tổ chức lại việc chăn nuôi, xây dựng và di chuyển các khu vực chăn nuôi xa dần và tập trung có sự quản lý của nhà nước. Khuyến khích các hộ chăn nuôi phát triển theo hướng chăn nuôi công nghiệp, ứng dụng công nghệ xử lý chất thải trong chăn nuôi, chú trọng kiểm soát tốt dịch bệnh và bảo vệ môi trường.

- Ngành lâm nghiệp:

Tăng cường bảo vệ và phát triển vốn rừng, nhất là rừng phòng hộ ven biển, rừng đặc dụng. Đẩy mạnh trồng mới và chăm sóc phục hồi rừng, nâng cao chất lượng và độ che phủ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố, phục vụ phát triển du lịch.

3.2.3.3 Định hướng chuyển dịch theo lãnh thổ

- Vùng khu vực đô thị (gồm các quận Hải Châu, Sơn Trà, Thanh Khê): Tập trung phát triển khai thác thủy sản, chuyển đổi cơ cấu tàu thuyền khai thác theo hướng vươn khơi, bám biển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ. Đầu tư nâng cấp khu dịch vụ hậu cần nghề cá Thọ Quang đáp ứng ngày càng tốt hơn cho hoạt động khai thác - tiêu thụ hải sản.

- Vùng ven nội thành (gồm các quận Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn): Phát triển sản xuất nông nghiệp đô thị ứng dụng khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất rau an toàn, nấm ăn, nấm dược liệu, hoa, sinh vật cảnh phục vụ nhu cầu đô thị.

- Vùng đồng bằng khu vực huyện Hòa Vang: Tập trung đẩy mạnh phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Không khuyến khích phát triển chăn nuôi trong vùng, tạo điều kiện di dời lên vùng trung du, miền núi huyện Hòa Vang.

- Vùng trung du, miền núi của huyện Hòa Vang: cải tạo vườn tạp, phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, hoa cây cảnh. Phát triển mô hình chăn nuôi gia trại, trang trại tập trung theo tiêu chí mới19, kết hợp phục vụ du lịch sinh thái.

3.3 Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

3.3.1 Các chính sách đột phá

3.3.1.1 Chính sách khuyến khích đầu tư mở rộng san xuất các san phẩm nông nghiệp chủ lực của thành phố

Mục đích của chính sách

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ giới hóa các khâu sản xuất, sơ chế, bảo quản nông sản trên địa bàn thành phố

- Ưu tiên các tổ chức, cá nhân đầu tư áp dụng Thực hành sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGap, ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn, tạo giống trong sản xuất nấm và rau thực phẩm và hoa;

19 : Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn.cxiv

- Các tổ chức ký kết hợp đồng tiêu thụ dài hạn nông phẩm sau thu hoạch với nông dân.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn hiện đại phục vụ sản xuất nông nghiệp phù hợp yêu cầu sản xuất nông nghiệp sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Phạm vi điều chỉnh

Chính sách này có phạm vi áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, ưu tiên trước mắt: Nghiên cứu, ứng dụng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho sản phẩm nấm, hoa và rau thực phẩm; Tạo sản phẩm sạch: cây thực phẩm, đặc biệt rau theo hướng nông nghiệp đô thị; Phát triển các ngành nghề nông thôn trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp; Sơ chế và tiêu thụ nông, sản phẩm.

Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng của chính sách này là các doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, các hộ gia đình, các gia trại, trang trại trực tiếp sử dụng đất nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng sản xuất theo tiêu chí thực hành nông nghiệp tốt - GAP (gọi tắt là tổ chức, cá nhân) hoặc có phương án, đề án, dự án (gọi tắt là phương án) thực hiện một trong các hoạt động sau:

- Đầu tư phát triển cơ giới hóa, cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn thành phố trước khi thu hoạch hoặc có phương án đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu tại thành phố.

- Đầu tư, nghiên cứu sản xuất, ứng dụng giống rau, và hoa có năng suất, chất lượng cao đã được kiểm định, phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố.

- Đầu tư công nghệ chế biến, bảo quản nấm, đặc biệt các loại nấm có giá trị kinh tế như nấm rơm, nấm linh chi

Nội dung của chính sách

1) Các tổ chức, cá nhân có phương án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với định hướng chuyển dịch nông nghiệp của thành phố gồm: Đưa các giống mới (rau, hoa) vào sản xuất; Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau, hoa, nấm; Đầu tư chuồng trại, xây dựng hầm biogas; Đầu tư cơ sở sơ chế, bảo quản sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn VietGap sẽ nhận được ưu đãi hỗ trợ sau:

- Các tổ chức, cá nhân khi vay vốn tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất vay thực tế20

trong suốt thời hạn ghi trên hợp đồng tín dụng được duyệt nhưng không quá 5 năm trên một phương án.20 : Bằng lãi suất huy động bình quân kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng Agribank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV cộng với 2% chi phí quản lý (Phần vượt quá do đối tượng vay vốn tự trả)

cxv

- Các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư các dự án xây dựng kho dự trữ lúa, kho lạnh bảo quản rau quả, thủy sản theo quy hoạch sẽ nhận được các ưu đãi theo Điều 3 quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ban hành ngày 15/3/201021.

- Đối với các cá nhân thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định hiện hành sẽ được ưu tiên hỗ trợ vốn từ Quỹ vì người nghèo thành phố Đà Nẵng và Quỹ hỗ trợ Nông dân thành phố Đà Nẵng.

Các loại máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, sơ chế, bảo quản nông sản phải cung cấp đầy đủ các thông tin về nguồn gốc xuất xứ, tình trạng hiện tại.

Các tổ chức, cá nhân vay vốn và tổ chức tín dụng cho vay tự thỏa thuận các điều kiện cụ thể của phương án vay vốn. Việc chuyển trả cấp bù lãi suất sẽ do cơ quan hữu quan của thành phố Đà Nẵng thực hiện với phía tổ chức tín dụng.

Các quy định khác về cho vay không cần tài sản đảm bảo và trách nhiệm của các cơ quan phối hợp được thực hiện theo quy định tại Điều 8 và Điều 20 của Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

2) Các tổ chức, cá nhân vay vốn đầu tư phát triển sản xuất nông sản theo tiêu chí thực hành nông nghiệp tốt (Gap) hoặc ký kết hợp đồng thu mua nông sản trước thu hoạch được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau:

- Với đối tượng tổ chức, cá nhân vay vốn các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để đầu tư mua giống cây trồng, vật nuôi; vật tư, phân bón, thức ăn chăn nuôi;thuốc; nhiên liệu; vật liệu phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp theo tiêu chí Gap, ngân sách nhà nước chi hỗ trợ 40% lãi suất vay thực tế phù hợp với chu kỳ sản xuất cây trồng, vật nuôi nhưng không quá thời hạn 3 năm trên một phương án.

- Đối với các tổ chức hoạt động theo luật Doanh nghiệp 2005, thực hiện ký kết hợp đồng thu mua sản phẩm nông nghiệp theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg, trực tiếp hoặc gián tiếp với người nông dân thông qua các hợp tác xã, tổ hợp tác trước thời kỳ thu hoạch, có trụ sở hoặc chi nhánh đặt tại Đà Nẵng sẽ được hỗ trợ 20% số thuế thu nhập doanh nghiệp22 phải nộp tương ứng với quy mô hợp đồng nông sản ký kết trong vòng 5 năm đầu thực hiện.

Trong trường hợp doanh nghiệp không tuân thủ các điều khoản đã quy định trong hợp đồng ký kết phải chịu trách nhiệm hoàn trả toàn bộ số thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi đã được hưởng và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp bất khả kháng23.

21 : Đã có điều chỉnh theo Quyết định số 65/2011QĐ-TTg ngày 02/12/2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 63/2010/QĐ-TTg trong đó có sự thay đổi về điều khoản hỗ trợ thuế thu nhập doanh nghiệp22 Tương ứng mức hỗ trợ của Đề án mới về thúc đẩy tiêu thụ nông sản quan hợp đồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng.23 Được quy định trong Luật thương mại Việt Nam năm 2005.

cxvi

- Đối với các cá nhân thuộc diện nghèo, cận nghèo sẽ được ưu tiên hỗ trợ vốn từ Quỹ vì người nghèo thành phố Đà Nẵng hoặc Quỹ hỗ trợ Nông dân thành phố Đà Nẵng .

Các tổ chức, cá nhân vay vốn và tổ chức tín dụng cho vay tự thỏa thuận các điều kiện cụ thể của phương án vay vốn. Việc chuyển trả cấp bù lãi suất sẽ do cơ quan có liên quan của thành phố Đà Nẵng thực hiện với phía tổ chức tín dụng.

Các quy định khác về cho vay không cần tài sản đảm bảo và trách nhiệm của các cơ quan phối hợp được thực hiện theo quy định tại Điều 8 và Điều 20 của Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

3) Các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong sản xuất và thử nghiệm giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất và giá trị kinh tế cao được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sẽ nhận được các ưu đãi:

- Hỗ trợ 70% chi phí lãi vay thực tế từ ngân sách nhà nước theo thời hạn được quy định trong hợp đồng tín dụng được duyệt nhưng không quá 3 năm trên một phương án.

- Hỗ trợ kinh phí nghiên cứu hoặc kinh phí đầu tư sản xuất thử nghiệm theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ban hành ngày 4/6/2010.

- Tư vấn thiết kế, xây dựng, quảng bá, chứng nhận thương hiệu giống.

- Xem xét đưa vào cơ cấu giống của thành phố.

- Nhận các chính sách ưu đãi và hỗ trợ khác theo Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND khi đầu tư vào khu công nghệ cao thành phố Đà Nẵng.

Các tổ chức, cá nhân vay vốn và tổ chức tín dụng cho vay tự thỏa thuận các điều kiện cụ thể của phương án vay vốn. Việc chuyển trả cấp bù lãi suất sẽ do cơ quan có liên quan của thành phố Đà Nẵng thực hiện với phía tổ chức tín dụng.

Tổ chức thực hiện

1) Phân công thực hiện

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ngành, đoàn thể liên quan, Ủy ban nhân dân các quận - huyện tổ chức hướng dẫn kiểm tra thực hiện chính sách này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có sự không phù hợp với thực tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp tham khảo ý kiến đóng góp từ Sở Tài chính; Sở Khoa học và Công nghệ; Phòng Kinh tế, Phòng Nông nghiệp các quận, huyện thực hiện chính sách; trình Ủy ban nhân dân thành phố để xem xét bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.

2) Quy trình vay vốn

cxvii

a) Đối với các Tổ chức, Cá nhân có nhu cầu vay vốn có hỗ trợ lãi vay để đầu tư sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và ngành nghề nông thôn (trừ khoản mục vay vốn đầu tư giống) có tổng vốn vay dưới 3 tỷ đồng thực hiện theo các bước:

- Các hộ gia đình, cá nhân vay vốn dưới 100 triệu đồng, đăng ký với Hội nông dân xã, phường để được hướng dẫn các bước lập phương án và xác nhận địa điểm đầu tư; Sau đó gửi về tổ chức tín dụng cho vay vốn, Phòng Kinh tế, Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn quận - huyện thẩm định24, trình Ủy ban nhân dân quận - huyện ra quyết định phê duyệt đối với các Phương án đủ điều kiện hỗ trợ lãi suất vay vốn.

- Các Tổ chức, Cá nhân vay vốn trên 100 triệu đồng, tự xây dựng phương án gửi về Ủy ban nhân dân xã - phường để xác nhận địa điểm đầu tư; gửi về tổ chức tín dụng cho vay vốn, Phòng Kinh tế, Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn quận - huyện thẩm định, trình Ủy ban nhân dân quận - huyện ra quyết định phê duyệt đối với các Phương án đủ điều kiện

- Ủy ban nhân dân các quận, huyện căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để quy định rõ thời gian giải quyết hồ sơ ở mỗi bước.

b) Đối với các Tổ chức, Cá nhân có nhu cầu vay vốn có hỗ trợ lãi vay (trừ khoản mục đi vay sản xuất nông nghiệp theo tiêu chí GAP) có tổng vốn vay từ 3 tỷ trở lên thực hiện theo các bước:

- Các tổ chức, cá nhân tự xây dựng Phương án, gửi về Ủy ban nhân dân xã, phường để xác nhận địa điểm đầu tư; sau đó chủ đầu tư gửi về tổ chức tín dụng cho vay vốn, Phòng Kinh tế, Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn quận, huyện thẩm định để xem xét, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt phương án hỗ trợ lãi suất vay vốn cho đối tượng.

- Trong trường hợp đi vay đầu tư giống, tổ chức, cá nhân phải gửi qua Sở Khoa học - Công nghệ để thẩm định về công nghệ ứng dụng trước khi gửi đi Phòng Kinh tế, Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn quận, huyện.

c) Đối với các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ vay vốn từ các Quỹ tài chính sự nghiệp khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thực hiện theo quy trình quy định tại Điều lệ Quỹ tương ứng.

(4): Phương án vay vốn + Đơn đề nghị chấp thuận hỗ trợ lãi vay

(3) : Giấy xác (1): Phương án nhận địa điểm vay vốn

(7)Giải ngân vốn vay (5): Bản tổng hợp (2): Đơn xin xác đề nghị xét duyệt nhận địa điểm đầu tư

24 : Thẩm định về nội dung đầu tư có phù hợp định hướng chuyển dịch của thành phố trên từng địa bàn cụ thể, tính khả thi của phương án đầu tư.

cxviii

Phòng kinh tế quận, huyện

Đối tượng đi vay

Tổ chức tín dụng cho vay

UBND các cấp

UBND xã, phường

(6): Công văn chấp thuận hỗ trợ lãi vay

3) Thẩm quyền thanh toán lãi vay

- Căn cứ theo phương thức hoàn trả lãi vay của phương án và thỏa thuận với tổ chức tín dụng, Phòng kinh tế, Phòng Nông nghiệp của các quận, huyện gửi hồ sơ cấp phát kinh phí hỗ trợ lãi vay của các phương án cho Phòng Tài chính - kế hoạch quận, huyện chuyển trả phần lãi vay được hỗ trợ cho phía tổ chức tín dụng theo định kỳ.

- Trường hợp phương án do Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, sau khi nhận Quyết định hỗ trợ vay vốn, chủ đầu tư phương án gửi hồ sơ đến Sở Tài chính để tổng hợp và ra quyết định cho Kho bạc Nhà nước Thành phố chuyển trả phần lãi vay được hỗ trợ cho phía tổ chức tín dụng theo định kỳ.

- Hàng năm, Ủy ban nhân dân các quận - huyện có sản xuất nông nghiệp chịu trách nhiệm tổng hợp kinh phí hỗ trợ lãi vay gửi về Sở Tài chính để tổng hợp và trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt. Sau khi có quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Tài chính chủ trì phân khai nguồn vốn hỗ trợ lãi vay cho các quận, huyện.

- Căn cứ kế hoạch hàng năm và báo cáo tiến độ thực hiện hỗ trợ lãi vay các Phương án, Ủy ban nhân dân các quận, huyện có trách nhiệm thanh toán kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng theo đúng quy định và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện hỗ trợ lãi vay theo định kỳ.

4) Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khác:

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng:

Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay theo chính sách . Có văn bản thông báo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính và các quận, huyện mỗi lần điều chỉnh về mức lãi suất huy động tiết kiệm bằng tiền đồng kỳ hạn 12 tháng (lãi trả cuối kỳ) của 4 ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố.

- Kho bạc Nhà nước thành phố:

Hướng dẫn và thực hiện việc chuyển trả phần kinh phí hỗ trợ lãi vay cho các Phương án theo quy định. Báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm về tình hình chuyển trả lãi vay đã thực hiện.

- Các tổ chức tín dụng chấp thuận thực hiện chính sách:

Phối hợp với Phòng kinh tế quận, Phòng Nông nghiệp huyện thẩm định phương án vay vốn của các tổ chức, cá nhân. Tự chịu trách nhiệm về việc xét duyệt, quyết định cho vay và lập thủ tục cho vay trực tiếp đối với các tổ chức, cá nhân do Ủy ban nhân dân quận - huyện phê duyệt theo quy định và có trách nhiệm giải ngân

cxix

vốn vay trong vòng 3 tháng kể từ ngày phương án được cấp thẩm quyền phê duyệt (trừ trường hợp có thỏa thuận cụ thể với tổ chức, cá nhân vay vốn).

- Các tổ chức, cá nhân thực hiện phương án vay vốn:

+ Thực hiện đăng ký hoặc xây dựng Phương án vay vốn có hỗ trợ lãi vay theo đúng quy định.

+ Sử dụng vốn vay đúng mục đích theo các Phương án do các cấp thẩm quyền đã phê duyệt.

+ Thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi vay cho các tổ chức tín dụng theo đúng quy định.

5)  Kiểm tra và xử lý vi phạm

- Phòng kinh tế, phòng nông nghiệp các quận, huyện chịu trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng vốn vay của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn và định kỳ hàng quý tổng hợp báo cáo cho Ủy ban nhân dân quận, huyện.

- Định kỳ hàng quý hoặc 6 tháng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan kiểm tra việc thực hiện tại các quận, huyện.

Xử lý các tổ chức, cá nhân sử dụng vốn vay không đúng mục đích như sau:

- Phương án do UBND cấp nào phê duyệt thì do tự UBND cấp đó chịu trách nhiệm ra quyết định thu hồi kinh phí hỗ trợ lãi vay.

 - Các tổ chức, cá nhân đã vi phạm sử dụng vốn vay không đúng mục đích sẽ không được tiếp tục xem xét giải quyết hỗ trợ lãi vay cho các Phương án khác.

- Trường hợp phát sinh rủi ro trên diện rộng do các nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh), việc thực hiện xử lý rủi ro áp dụng theo các quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Trường hợp thực hiện phương án sản xuất kéo dài, không phải do thiên tai, bệnh dịch, ngân sách thành phố sẽ không xem xét để tiếp tục hỗ trợ lãi vay, tổ chức, cá nhân vay vốn tự chịu trách nhiệm thanh toán phần lãi do nợ quá hạn.

3.3.1.2 Chính sách khuyến khích phát triển vùng san xuất rau an toàn, nấm và hoa tập trung

Mục đích của chính sách:

Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, điều kiện, trình độ sản xuất của nông dân tại các vùng được quy hoạch sản xuất rau an toàn, nấm và hoa trên địa bàn thành phố. Tạo ra các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, hình thành ý thức sản xuất hàng hóa lớn với các nông phẩm có năng suất và chất lượng cao, phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp đô thị của thành phố.

Phạm vi áp dụng:

cxx

Chính sách này được áp dụng đối với các vùng sản xuất rau an toàn, nấm và hoa tập trung trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, được Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phê duyệt.

Để được xem xét là vùng sản xuất nông nghiệp tập trung phải đảm bảo ổn định về sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thông qua các tiêu chí sau:

- Là vùng sản xuất có quy mô diện tích lớn nhất định tùy thuộc đối tượng sản xuất, không bị phân tán nhiều bởi các dự án qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội khác của Thành phố.

- Các chủ thể tham gia sản xuất trong vùng đã được trang bị kiến thức, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch... các loại rau thực phẩm, hoa và nấm để có đủ khả năng ứng dụng công nghệ vào sản xuất.

- Việc liên kết của các hộ nông dân sản xuất trong vùng đã được hình thành, thông qua hợp tác xã, tổ hợp tác hoặc liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp.

- Ưu tiên cho những vùng được hỗ trợ từ các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp do các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ hoặc phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị có đề tài, đề án đã và đang triển khai.

Nội dung của chính sách:

Đối với vùng được lựa chon để phát triển thành vùng san xuất tập trung

- Hỗ trợ khuyến khích công tác dồn điền đổi thửa với đối tượng là ban chỉ đạo cấp xã, hợp tác xã nhận hỗ trợ, xây dựng phương án chuyển đổi25, vận động công tác dồn điền đổi thửa là 3 triệu với khu vực thực hiện có diện tích chuyển đổi tập trung từ 10ha trở lên26, diện tích tối thiểu sau dồn điền đổi thửa là 5 sào/hộ27.

- Hỗ trợ 100% chi phí đo đạc và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau biến động dồn điền đổi thửa.

- Tùy theo điều kiện cụ thể tại vùng sản xuất, ngân sách thành phố sẽ hỗ trợ tối đa 60% chi phí san phẳng đồng ruộng.

- Ưu tiên giải quyết các hồ sơ thủ tục liên quan đến quyền sử dụng đất, hỗ trợ đầu tư cho diện tích sản xuất của vùng

- Hỗ trợ tối đa 50% tổng vốn đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất tại các vùng sản xuất tập trung phù hợp với tiêu chuẩn VietGap bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước28.

Đối với vùng đã phát triển thành vùng san xuất chuyên môn hóa

25 : Xác định phân chia lại đất theo hệ số chuyển đổi diện tích phù hợp cho từng khu vực, vùng sản xuất.26 : Tham khảo quyết định số 23/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam về “Thực hiện cơ chế khuyến khích thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 2011-2015”.27 : Tổng diện tích đất sản xuất trung bình của một hộ tại vùng lúa giống Hòa Tiến.28 : Theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ban hành ngày 09/01/2012 về Một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

cxxi

- Ưu tiên thí điểm các loại giống mới đưa vào nuôi, trồng khảo nghiệm hoặc đã cải tiến năng suất, đặc tính phù hợp với điều kiện sinh trưởng của từng vùng.

- Hỗ trợ tư vấn, chuyển giao quy trình công nghệ, mô hình sản xuất tiên tiến từ nguồn vốn ngân sách nhà nước phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển nông nghiệp, nông thôn và từ nguồn Ngân sách thành phố.

- Hỗ trợ không quá 60% kinh phí ứng dụng và chuyển giao công nghệ cho nông dân và hợp tác xã tùy theo điều kiện cụ thể tại mỗi vùng và đối tượng sản xuất tương ứng trong thời gian 3 năm đầu phát triển.

- Nông sản (rau, nấm, hoa) thuộc vùng sản xuất có kế hoạch xây dựng thương hiệu sẽ được ưu tiên bố trí mặt bằng xây dựng gian trưng bày nông sản an toàn tại các địa điểm phù hợp.

- Các vùng sản xuất rau, nấm, hoa chuyên môn hóa có hợp đồng tiêu thụ nông sản, được ưu tiên triển khai và hỗ trợ về công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.

Tổ chức thực hiện

1) Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn thành phố

- Là cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc các Sở, ngành liên quan cùng phối hợp triển khai chính sách, đồng thời chịu trách nhiệm sơ kết, tổng kết chương trình chuyển dịch cơ cấu và đầu tư phát triển cho các vùng theo giai đoạn 2013 – 2015; 2016 – 2020.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc ưu tiên hỗ trợ về công tác khuyến nông, khuyến ngư, công tác giống và ứng dụng công nghệ cao vào mô hình sản xuất rau, nấm, hoa ở các vùng sản xuất tập trung tương ứng đã được chọn.

- Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng các sản phẩm cho các vùng, hướng dẫn các thủ tục cần thiết để cấp giấy chứng nhận an toàn cho các sản phẩm của vùng.

- Xúc tiến tiến độ triển khai của các dự án do các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư tại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung được lựa chọn.

2) Sở Khoa học - Công nghệ

- Nghiên cứu, đề xuất, lựa chọn các giải pháp về công nghệ, thiết bị công nghệ cao để ứng dụng vào phương thức, mô hình sản xuất rau, nấm, hoa tại các vùng.

- Đề xuất, thực hiện các đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng cao cho sản phẩm chủ lực được khuyến khích là nấm, hoa, rau an toàn để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố, chú trọng phát triển công nghệ sinh học trong chọn tạo giống thông qua Trung tâm công nghệ sinh học.

3) Sở Công thương

cxxii

- Hỗ trợ các HTX và các câu lạc bộ tại các vùng sản xuất được lựa chọn trong việc xây dựng thương hiệu và đăng ký nhãn hiệu. Đồng thời, tạo điều kiện cho các HTX và Câu lạc bộ được tham gia vào các hội chợ triển lãm tổ chức trong thành phố hoặc tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh để tăng cường quảng bá sản phẩm của vùng.

- Xúc tiến các hoạt động thương mại nhằm hỗ trợ công tác tiêu thụ các sản phẩm do các vùng sản xuất vào các siêu thị như Big C, Metro, Intimex...

- Hàng năm, ưu tiên cho cán bộ quản lý của các HTX, Câu lạc bộ tại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung tham gia các lớp tập huấn nâng cao trình độ quản lý, marketing thương mại.

4) Sở Tài nguyên và Môi trường

- Có nhiệm vụ rà soát quỹ đất phục vụ cho việc lập quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.

- Tập trung đẩy mạnh công tác quy hoạch diện tích sử dụng của các Vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, phối hợp với Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải quyết các vướng mắc gặp phải để đẩy nhanh tốc độ cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân trong vùng.

- Chỉ đạo Phòng tài nguyên môi trường quận, huyện có vùng sản xuất tập trung đẩy nhanh thực hiện công tác trích đo địa chính và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân sau khi tiến hành dồn điền đổi thửa.

- Triển khai thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại các vùng sản xuất được lựa chọn trong giai đoạn 2013 - 2020. Đồng thời, tư vấn cho các HTX trong việc thu gom và công nghệ xử lý chất thải, nước thải tại các vùng sản xuất

5) Sở Kế hoạch đầu tư và Sở Tài chính

Phối hợp với các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện đề xuất bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển, kinh phí sự nghiệp từ ngân sách Nhà nước cho cả giai đoạn và cụ thể từng năm để thực hiện các nội dung kế hoạch.

6) Ủy ban nhân dân các quận, huyện

- Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện có trách nhiệm đề xuất tờ trình cho Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng xem xét và quyết định phê duyệt quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Ủy ban nhân dân quận, huyện phụ trách, có đặc điểm thuận lợi và phù hợp với mỗi loại sản phẩm: rau, nấm, hoa.

- Chỉ đạo các phòng, ban trực thuộc xây dựng kế hoạch cụ thể của địa phương gắn với kế hoạch hàng năm.

- Triển khai thực hiện chương trình, dự án, quy hoạch, thu hút đầu tư, tạo điều kiện phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung tại địa phương.

cxxiii

- Cân đối nguồn ngân sách địa phương và lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn để thực hiện tốt nội dung kế hoạch

7) Trung tâm khuyến nông lâm ngư

Phối hợp với các cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức triển khai thực hiện các mô hình trình diễn, tập huấn, giới thiệu cho nhân dân trong vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cơ sở lựa chọn công nghệ phù hợp tương ứng.

8) Hội nông dân các cấp

Hội Nông dân các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong hội viên nông dân, tích cực vận động và giúp nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất; phát động thi đua, phong trào nông dân sản xuất giỏi, giúp nhau làm giàu, xây dựng và nhân rộng những điển hình tiên tiến trong sản xuất.

3.3.1.3 Chính sách khuyến khích chuyển đổi khai thác hai san theo hướng phát triển bền vững

Mục đích của chính sách

- Khuyến khích ngư dân đầu tư đóng mới, cải hoán tàu thuyền với công suất từ 90CV29 trở lên. Tạo điều kiện xả bản tàu có công suất máy dưới 20CV, hạn chế phát sinh đóng mới tàu có công suất máy dưới 90CV.

- Hỗ trợ ngư dân chuyển đổi từ nghề lưới kéo, nghề cấm khai thác sang các nghề khai thác khác có hiệu quả và ít tác động đến hệ sinh thái biển: nghề lưới vây, lưới rê, câu và phạm vi khai thác xa bờ.

Đối tượng của chính sách

- Các phương tiện khai thác từ 20CV trở xuống chưa tiến hành xả bản.

- Các đối tượng có hộ khẩu thường trú tại Đà Nẵng, có nhu cầu đóng mới, cải hoán phương tiện khai thác cũ nâng công suất từ 90CV trở lên.

- Khai thác các ngành nghề hiệu quả theo định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nghề khai thác của Thành phố: lưới vây, lưới rê, câu, và chuyển đổi sang phạm vi khai thác xa bờ

Nội dung của chính sách

- Với phương tiện khai thác từ 20CV trở xuống (kể cả thuyền thúng có gắn máy) khi tiến hành xả bản có đăng ký với Chi cục thủy sản sẽ được hỗ trợ 100% chi phí đào tạo nghề, kỹ năng thực hành trong lĩnh vực công nghiệp - thương mại hoặc cung cấp thông tin về các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông, ưu tiên hỗ trợ vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội thành phố để phát triển ngành nghề tối đa 10 triệu đồng/hộ trong thời hạn 3 năm với mức lãi suất 4%30.29 : Tính theo công suất máy chính của tàu.30 : Tương đương với mức hỗ trợ cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo Quyết định số 1592/QĐ-TTg ngày 12/10/2009.

cxxiv

- Với đối tượng cải hoán, đóng mới phương tiện khai thác có công suất từ 90CV đến dưới 400CV được khuyến khích hỗ trợ vay vốn với mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị phương tiện khai thác, trả góp nợ gốc và lãi hàng kỳ, thời hạn vay trên 3 năm.

- Với đối tượng tàu trên 400 CV trở lên được hưởng hỗ trợ về chi phí đóng mới và phí đăng kiểm tàu theo quyết định số 7068/QĐ-UBND ngày 29/8/2012 về một số chính sách hỗ trợ ngư dân thành phố Đà Nẵng đóng mới tàu đánh bắt hải sản và tàu làm dịch vụ khai thác hải sản xa bờ31.

- Ưu tiên triển khai các mô hình trình diễn về công nghệ hỗ trợ trong khai thác, thông tin liên lạc, bảo quản sản phẩm đối với các phương tiện khai thác có công suất máy từ 800 CV trở lên hoặc phương tiện làm chức năng hậu cần trên biển.

- Nhận các hỗ trợ và ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.

Tổ chức thực hiện

1) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì, có trách nhiệm phối hợp, hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu tàu thuyền và ngành nghề khai thác hải sản trên địa bàn.

- Kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng xây dựng bộ chế tài phù hợp xử lý nghiêm khắc các hành vi khai thác gây hại cho môi trường sinh thái biển.

- Giám sát, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện nội dung các chính sách hỗ trợ khai thác xa bờ, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề khai thác của thành phố.

- Theo dõi, sơ kết tình hình thực hiện chuyển đổi báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, đề ra phương hướng và biện pháp khắc phục.

2) Sở Lao động - Thương binh & xã hội

Phối hợp với Sở NN&PTNT triển khai công tác đào tạo nghề cho ngư dân tự nguyện xả bản. Hỗ trợ các thông tin cần thiết về nhu cầu lao động của các doanh nghiệp phù hợp với đối tượng đào tạo.

3) Ủy ban nhân dân các phường ven biển

- Tăng cường trách nhiệm trong công tác hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản theo mô hình tổ hợp tác. Thường xuyên trao đổi, tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc để kịp thời đề xuất ý kiến tháo gỡ, giúp đỡ mô hình phát triển.

- Kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn không cho phát sinh đóng mới các phương tiện khai thác có công suất dưới 90CV.

- Thông qua nguồn cán bộ tổ dân phố, tổ chức các buổi nói chuyện tại tổ dân phố hoặc cho vay hỗ trợ vốn phát triển mô hình khuyến ngư, tuyên truyền chủ

31 Hỗ trợ trực tiếp một phần chi phí đóng mới tùy theo công suất tàu và miễn phí chi phí đăng kiểm tàu cá.cxxv

trương chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề khai thác của Trung ương và Thành phố.

- Chỉ đạo Hội nông dân cấp phường thu thập danh sách thông tin về nhu cầu lao động đi biển của các chủ phương tiện khai thác từ 90 CV trở lên và nhu cầu đi biển của các hộ ngư dân trên địa bàn.

4) Hội nông dân các cấp

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho ngư dân về lợi ích của các mô hình khai thác theo tổ đội.Vận động ngư dân chấp hành các quy định về pháp luật biển, thực hiện xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường, nguồn lợi hải sản ven bờ.

- Phối hợp trao đổi thông tin về cung cầu lao động đi biển giữa hội nông dân các phường.

- Hướng dẫn, tư vấn cho ngư dân hoàn thiện bộ hồ sơ phương án vay vốn hoàn chỉnh, thể hiện rõ về mục đích vay vốn, phương án trả nợ, cam kết bổ sung bảo hiểm đầy đủ cho phương tiện khai thác theo định kỳ.

5) Ban chỉ huy bộ đội Biên phòng, Đài thông tin Duyên hải miền Trung

Đảm bảo mạng thông tin liên lạc thông suốt, phối hợp hỗ trợ khi ngư dân liên lạc đề nghị hỗ trợ giúp đỡ khi gặp sự cố ở biển khơi.

- Tổ chức kiểm tra, xử lý các hoạt động khai thác gây nguy hại đến môi trường hải sinh theo định hướng của thành phố.

3.3.1.4 Chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sơ chế, chế biến và bao quan rau qua và nấm

Mục đích của chính sách

- Hỗ trợ những điều kiện cơ bản để khuyến khích hình thành loại hình doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sơ chế, chế biến và bảo quản rau sạch và nấm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hình thành và củng cố phát triển;

- Phát huy mối liên kết giữa nông dân và các doanh nghiệp nông nghiệp trên cùng địa bàn trong công đoạn sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ rau quả sạch và nấm, tăng tỷ lệ thu nhập cho người nông dân và kích thích nông nghiệp thành phố phát triển ổn định.

Đối tượng của chính sách

- Các doanh nghiệp nông nghiệp hiện đang đăng ký kinh doanh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hoạt động trong lĩnh vực sơ chế, chế biến, bảo quản rau sạch và nấm, và có nhu cầu mở rộng quy mô phát triển.

- Các cá nhân có nhu cầu phát triển mô hình doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sơ chế, chế biến và bảo quản rau sạch và nấm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp.

Nội dung chính sách

cxxvi

- Hỗ trợ vốn kinh doanh mạo hiểm từ Quỹ đầu tư phát triển thành phố cho các doanh nghiệp có dự án sản xuất, kinh doanh khả thi được Hội đồng Quỹ thông qua, với thời hạn vay vốn từ 3-5 năm/dự án, lãi suất cho vay không quá 1,2 lần lãi suất thị trường với kỳ hạn tương ứng.

- Hỗ trợ tư vấn các thủ tục pháp lý cần thiết về đăng ký kinh doanh thông thường hoặc đăng ký diện tích đầu tư trong Khu công nghệ cao Đà Nẵng và hưởng các ưu đãi khác theo quy định tại Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND32.

- Bố trí mặt bằng sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp dưới hình thức tài sản góp vốn của nhà nước không chia quyền quản lý doanh nghiệp, giá trị tài sản góp vốn được định giá theo quy định hiện hành.

- Đối với các doanh nghiệp có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư quy định tại Phụ lục quyết định số 61/2010/QĐ-CP được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Thông tư hướng dẫn số 84/2011/TT-BTC sẽ được nhận các hỗ trợ tương ứng về đất đai và hỗ trợ đầu tư từ ngân sách thành phố theo quy định.

- Đối với doanh nghiệp đạt các tiêu chuẩn về doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Quyết định 69/2010/QĐ-TTg ngày 3/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ sẽ được nhận các hỗ trợ sau:

+ Tư vấn, hỗ trợ các thủ tục cần thiết để được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

+ Chuyển giao hoặc phối hợp thực hiện các dự án nghiên cứu, phát triển các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

+ Hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi thực hiện các dự án nghiên cứu với mức lãi suất hỗ trợ tối đa là 50%.

+ Ưu tiên bố trí mặt bằng theo nhu cầu doanh nghiệp trong Khu công nghệ cao của thành phố Đà Nẵng (nếu chưa đăng ký hoạt động) hoặc giảm 50% tiền sử dụng đất trong thời gian 3 năm đầu kể từ khi được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Nếu đang hoạt động)

Tổ chức thực hiện

1) Sở Tài nguyên – Môi trường

Căn cứ theo quy hoạch sử dụng đất của thành phố đến 2020, xem xét, rà soát trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt quyết định hỗ trợ.

2) Sở Tài chính

Căn cứ vào quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân thành phố, thực hiện chức năng quản lý tình hình sử dụng mặt bằng của các doanh nghiệp được hỗ trợ.

32 : Do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành ngày 25/04/2012 về quy định chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào khu công nghệ cao Đà Nẵng.

cxxvii

Định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để có biện pháp xử lý.

3) Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng

- Tiếp nhận và xét duyệt phương án sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo Quy chế cho vay của Quỹ.

- Hỗ trợ các thủ tục pháp lý cần thiết để hoàn chỉnh bộ hồ sơ vay vốn cho doanh nghiệp.

- Tổng hợp tình hình thực hiện cho vay và thu nợ vốn vay định kỳ thường niên, báo cáo với Ủy ban nhân dân thành phố để có phương hướng điều chỉnh thích hợp.

3.3.2 Các chính sách hỗ trợ

3.3.2.1 Chính sách về quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp

Mục đích của chính sách

- Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, khắc phục tình trạng bỏ hoang đất sản xuất, quy hoạch phân chia vùng theo mục đích sử dụng hợp lý, mang lại hiệu quả và có tính ổn định, bền vững, phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai.

- Tạo điều kiện nông dân và các tổ chức nông nghiệp chủ động có kế hoạch đầu tư sản xuất phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển nông nghiệp của thành phố.

- Tạo điều kiện thúc đẩy hình thành vùng sản xuất tập trung, vùng sản xuất chuyên môn hóa

Đối tượng tác động của chính sách

- Sở NN&PTNT, phòng nông nghiệp huyện Hòa Vang, phòng kinh tế quận, dựa trên cơ sở này quy hoạch vùng tập trung sản xuất cho mỗi sản phẩm nông sản

- Hộ nông dân chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Hộ nông dân có đất sản xuất trong khu vực đất đai cần “dồn điền đổi thửa”, tạo những mảnh đất có diện tích đủ lớn để cơ giới hóa, chuyên môn hóa sản xuất

Nội dung chính sách

- Xem xét đưa các vùng đất còn bỏ hoang vào diện quy hoạch phát triển ngành nghề nông nghiệp, rà soát lại các diện tích đất đã phân cho dự án nhưng không được triển khai xây dựng, sử dụng từ 1 năm trở lên, bãi bỏ dự án đã cấp nếu không còn phù hợp.

- Quy hoạch diện tích các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung với thời gian duy trì tối thiểu là 20 năm.

- Thực hiện cải tạo đất, cải tạo đặc điểm địa hình cao/ thấp, lồi/ lõm, đặc điểm cơ sở vật chất (giếng, trụ điện không sử dụng, giao thông nội đồng…) để phục vụ mục đích sử dụng phù hợp theo quy hoạch.

cxxviii

- Tiến hành đo đạc, tính toán, vẽ bản đồ để có được bản đồ đất đai chi tiết, và cập nhật nhất điều kiện thực tại, làm cơ sở quy hoạch sử dụng đất chính xác, khả thi và hiệu quả.

- Hoàn thiện quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân các vùng ven đô thị và khu vực nông thôn trong thời gian sớm nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác “dồn điền đổi thửa”, chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, và chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tối đa hóa hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

- Đầu tư nghiên cứu, đánh giá tiềm năng sử dụng của các loại đất thuộc các khu vực khác nhau, để làm cơ sở quy hoạch các vùng sản xuất tập trung cho từng loại sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế được ưu tiên của thành phố, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế và ổn định, lâu dài

- Công tác quy hoạch đi đôi với công tác bố trí lại đất sản xuất cho người sản xuất mất đất do quy hoạch

- Công khai, minh bạch quy hoạch sử dụng đất cho mọi người dân, tổ chức, doanh nghiệp có khả năng tiếp cận để chủ động, định hướng trong đầu tư, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngành nghề và tham gia quản lý thực hiện quy hoạch.

Tổ chức thực hiện

- Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên – Môi trường

- Cơ quan phối hợp: Sở NN&PTNT, Sở Kế hoạch – Đầu tư, UBND các quận, huyện, phòng Nông nghiệp huyện Hòa Vang, hội nông dân các cấp, và các cơ quan, ban ngành hữu quan khác.

3.3.2.2 Chính sách về thu hút và đào tạo nguôn nhân lực nông nghiệp

Mục tiêu của chính sách

- Xây dựng đội ngũ quản lý nông nghiệp có trình độ chuyên môn cao, tăng cường năng lực quản lý trong các cơ quan, ban ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp của thành phố; thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao cho đội ngũ nhà khoa học nông nghiệp của thành phố vào làm việc tại Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng.

- Cải thiện trình độ, nhận thức, nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn và nông dân thành thị

Phạm vi áp dụng

- Nông dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và lãnh đạo các doanh nghiệp nông nghiệp.

- Đối tượng Kỹ sư hạng giỏi, Thạc sỹ, Tiến sỹ trong các lĩnh vực sản xuất và công nghệ sinh học trong nông nghiệp, nông thôn

Nội dung của chính sách

cxxix

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ chuyên gia về kỹ thuật nông nghiệp

- Mở rộng danh mục ngành nghề tiếp nhận, bố trí công tác đối với những người tự nguyện đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Đà Nẵng: nông nghiệp, đặc biệt về trồng trọt, thủy hải sản, công nghiệp sinh học phục vụ nông nghiệp, nhằm thu hút những người giỏi, có chuyên môn, có kỹ năng phục vụ trong đội ngũ quản lý, chuyên môn ở các sở, ban ngành, các đơn vị trực thuộc liên quan ngành nông nghiệp. Chính sách ưu đãi cho những đối tượng thu hút thuộc ngành nghề mở rộng được áp dụng theo Quyết định số 17/2010/QĐ-UBND của thành phố Đà Nẵng.

- Dành một khoản kinh phí cho ngân sách đào tạo nguồn nhân lực là cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp và các lĩnh vực liên quan:

+ Khuyến khích cán bộ ở các cơ quan quản lý liên quan trong lĩnh vực nông nghiệp nâng cao trình độ chuyên môn của mình: tham gia chương trình thạc sỹ, tiến sỹ về lĩnh vực nông nghiệp trong khuôn khổ đề án: đề án 165 của BTCTW, đề án 911 của Bộ Giáo dục & Đào tạo, đề án 922 của thành phố; tạo điều kiện cho cán bộ tiếp cận được các chương trình học bổng bên ngoài ngân sách nhà nước.

+ Tạo điều kiện tiếp cận và kinh phí tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn của các tổ chức trong và ngoài nước, nâng cao cả về trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng quản lý.

Đẩy mạnh nâng cao trình độ văn hóa, đào tạo nghề cho lực lượng lao động nông dân ở nông thôn.

- Đẩy mạnh chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân ở các khu vực nông thôn theo Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, kèm Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009, tùy thuộc vào nhu cầu và phù hợp với ngành nghề đối với người dân và điều kiện thực tế của mỗi vùng.

Trước khi đi vào thực hiện, cơ quan tổ chức đào tạo cần thu thập ý kiến nhu cầu người nông dân, các nhà quản lý cấp cơ sở có sự hiểu biết thực tiễn, và có kế hoạch tuyên truyền, vận động nhận thức của người dân về sự cần thiết đào tạo, để tích cực tham gia đào tạo, đảm bảo việc đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế cũng như đạt được mục tiêu đề ra.

+ Đào tạo nông dân tiếp cận, sử dụng các loại máy móc, thiết bị tiên tiến trong sản xuất, kỹ thuật thu hoạch, bảo quản, sơ chế, và chế biến nông sản/thủy sản).

+ Từng bước đưa nông dân tiếp cận với công nghệ thông tin, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin, thị trường, cũng như chính sách của nhà nước

+ Tiến đến xây dựng cho nông dân khả năng ứng dụng công nghệ thông tin để hoàn thiện quy trình sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn theo

cxxx

VietGap.

- Tổ chức các chương trình đào tạo nghề giải quyết thời gian nông nhàn của nông dân tùy theo điều kiện, đặc điểm khu vực để cải thiện thu nhập và đời sống nông dân

Tổ chức thực hiện

Sở Nội vụ

- Thực hiện mở rộng ngành nghề tiếp nhận, bố trí công tác đối với những người tự nguyện đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Đà Nẵng; chỉ đạo công tác bố trí các đối tượng thu hút có chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và liên quan đến đúng cơ quan, đơn vị có nhu cầu.

Trung tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

- Triển khai có định hướng, tìm kiếm các học bổng, chương trình đào tạo trong lĩnh vực nông nghiệp cho các cán bộ chuyên môn, quản lý trong lĩnh vực tương ứng

Sở Lao động – Thương binh & Xã hội

- Là cơ quan chỉ đạo và chủ trì các dự án, chương trình đào tạo dạy nghề đối với đối tượng lao động nông thôn hay lao động chuyển đổi nghề từ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.

- Phối hợp với Sở Tài chính trình UBND thành phố quy định mức hỗ trợ kinh phí các khóa đào tạo cho lao động nông thôn, lao động chuyển đổi nghề từ nông nghiệp của các cơ sở dạy nghề ngoài công lập.

- Phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan, Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị trực thuộc sở, UBND quận, huyện, Hội nông dân các cấp, Liên minh HTX để thực hiện triển khai dự án, hỗ trợ tuyên truyền thông tin, tổ chức, cung cấp thông tin, báo cáo, tổng kết kết quả dự án.

3.3.2.3 Chính sách hỗ trợ xúc tiến thị trường tiêu thụ rau sạch và nấm

Mục tiêu của chính sách

Đưa mặt hàng nông sản các loại thực phẩm rau quả, và nấm được sản xuất trên địa bàn thành phố vào kênh phân phối hiện đại trên địa bàn thành phố, dần dần đưa sản phẩm nông nghiệp của thành phố vươn ra khu vực miền Trung và cả nước

Nâng cao nhận biết của người tiêu dùng thành phố về 2 loại nông phẩm chủ lực: rau quả sạch và nấm của thành phố, xây dựng thương hiệu của các loại nông sản này để có thể cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu từ các tỉnh và nước ngoài.

Đối tượng của chính sách

Nông dân sản xuất rau quả sạch, nấm trên địa bàn thành phố

Doanh nghiệp, tổ chức hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau quả sạch, nấm trên địa bàn thành phố

cxxxi

Nội dung của chính sách

- Phân công cán bộ quản lý có trách nhiệm về chuyên môn xúc tiến thị trường rau quả sạch và nấm, chuyên trách về hai loại nông sản chủ lực này, theo dõi, cập nhật tình hình sản xuất, chế biến, có kế hoạch phân phối, bình ổn giá cả, giới thiệu thị trường tiêu thụ cho hai nông sản trên.

- Đào tạo, tập huấn ngắn hạn trong và ngoài nước nhằm nâng cao nghiệp vụ xúc tiến thương mại, kỹ năng phát triển thị trường cho các đối tượng

+ Đơn vị chủ trì, Trung tâm xúc tiến thương mại, Trung tâm khuyến công của thành phố với kinh phí được thành phố hỗ trợ 100%.

+ Các cán bộ xúc tiến thương mại của các HTX, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Mức hỗ trợ của thành phố là 70%.

Và hợp tác với các tổ chức, cá nhân nghiên cứu xây dựng chương trình phát triển thị trường trên địa bàn thành phố, trong và ngoài nước (tùy thuộc vào mỗi loại nông sản trên).

- Tổ chức giới thiệu sản phẩm rau quả sạch và nấm ăn của thành phố trong và ngoài thành phố. Nếu cuộc trưng bày, giới thiệu sản phẩm có quy mô không đủ lớn, ít sản phẩm nông nghiệp được sản xuất ra của thành phố, thì việc mở một cửa hàng giới thiệu sản phẩm nông sản của thành phố, tổng hợp các sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản của thành phố sẽ là phương án thích hợp; hay ưu tiên một khu vực trong một triển lãm, hội chợ hàng tiêu dùng tổng hợp.

+ Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo, Hợp tác xã có sản phẩm tiêu biểu, Hội nông dân thành phố, liên minh HTX hỗ trợ lập kế hoạch về chủng loại, số lượng, giá mặt hàng nông sản được giới thiệu, trưng bày, bán, nhân sự bán hàng;

+ Sở Công thương sắp xếp, bài trí gian hàng, bố trí địa điểm, triển khai quảng cáo, truyền thông về cuộc triển lãm đến với mọi người dân thành phố, các doanh nghiệp có tiềm năng tiêu thụ, triển khai tổ chức thực hiện, điều phối trong suốt thời gian triển lãm diễn ra. Sở Công thương chủ trì, và có thể yêu cầu sự phối hợp, hỗ trợ của các Sở, ban ngành liên quan trong thành phố;

+ Sở Tài chính phối hợp dự toán kinh phí, trình UBND xét duyệt, cấp hỗ trợ 70% cho dự án được duyệt

- Tổ chức hoạt động bán hàng: thực hiện chương trình đưa nông sản vùng nông thôn thành phố đến các điểm tiêu thụ tiếp cận người dân thành phố, các khu công nghiệp, đô thị mới, thông qua các cửa hàng chuyên biệt, các HTX,…; phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản Đà Nẵng từ khu vực sản xuất đến khắp địa bàn trong thành phố. Ngân sách thành phố hỗ trợ 70% kinh phí hoạt động.

cxxxii

- Điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường trong và ngoài thành phố; xây dựng cơ sở dữ liệu các mặt hàng nông sản quan trọng, thiết yếu; Triển khai phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản phù hợp với Quy hoạch phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

- Tuyên truyền, nâng cao nhận biết của người dân thành phố về sản phẩm nông nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố, chất lượng, thương hiệu nông sản của thành phố qua các hoạt động truyền thông trên báo chí, báo điện tử, truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm quảng cáo… Kinh phí hoạt động được tài trợ 100% từ ngân sách thành phố.

- Hỗ trợ 70% kinh phí công tác quy hoạch, quản lý, vận hành các cơ sở thương mại của mặt hàng nông sản thành phố.

- Hỗ trợ 70% kinh phí hoạt động đào tạo, tập huấn ngắn hạn về kỹ năng kinh doanh, tổ chức mạng lưới bán lẻ; hỗ trợ tham gia các khóa đào tạo chuyên ngành ngắn hạn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản của thành phố.

Thành phố yêu cầu doanh nghiệp luôn chủ động, chia sẻ thông tin với các cơ quan tổ chức của nhà nước trong trường hợp gặp khó khăn, hoạt động kinh doanh phải kết hợp bám sát nhu cầu thị trường, luôn lấy chất lượng sản phẩm, uy tín doanh nghiệp làm phương châm hàng đầu trong kinh doanh.

Hỗ trợ xúc tiến mở rộng thị trường từ cơ quan nhà nước là hoạt động chuẩn bị về năng lực, tư vấn, hỗ trợ nghiệp vụ để doanh nghiệp, HTX có thể tự tổ chức xúc tiến thương mại cho sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường tiềm năng và trọng điểm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp/ HTX đổi mới, sáng tạo, linh hoạt với sự thay đổi của thị trường. Qua một tổ chức trung gian của nhà nước lâu dài sẽ làm kiềm hãm khả năng cải tiến, chủ động mang lại hiệu quả của doanh nghiệp/ HTX.

Tổ chức thực hiện

Sở Công thương chủ trì tổ chức thực hiện các chương trình, dự án thuộc khuôn khổ chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ cho các mặt hàng nông sản của thành phố.

Phối hợp với các Sở, ban ngành hữu quan, các cấp triển khai, thực hiện, yêu cầu sự hỗ trợ về cung cấp thông tin, khảo sát, tuyên truyền, báo cáo kết quả thực hiện.

3.3.2.4 Chính sách tài chính phục vụ phát triển nông nghiệp

Mục tiêu của chính sách

Tăng nguồn ngân sách dành cho phát triển nông nghiệp, và nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với các loại nông phẩm chủ lực của thành phố

cxxxiii

Thu hút, kích thích tích lũy đầu tư cho nông nghiệp từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong ngành nông nghiệp

Đối tượng của chính sách

Nông/ngư dân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố

HTX, doanh nghiệp và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn thành phố

Nội dung của chính sách

Ngân hàng thương mại đảm bảo nguồn vốn vay trung và dài hạn cho nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp

- Khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các chi nhánh ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố tăng cường huy động vốn tín dụng cho các dự án vay của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố thuộc ngành nghề khuyến khích liên quan đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản trên địa bàn thành phố, với lãi suất hợp lý, phù hợp với từng dự án, ngành nghề:

+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang loại cây thực phẩm, cây có giá trị kinh tế cao: rau quả, nấm, hoa

+ Chuyển đổi đánh bắt xa bờ

+ Chuyển đổi từ các ngành nghề khai thác thành phố hạn chế/ cấm sang các ngành nghề khai thác được thành phố khuyến khích: lưới vây, lưới rê, câu

+ Đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, phục vụ mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp

+ Đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao vào sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ các loại nông sản chủ lực: rau quả, nấm, và thủy sản.

- Khuyến khích các tổ chức tín dụng trong thành phố huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, tài chính tín dụng, từ các cá nhân trong nước và ngoài nước theo các chương trình tài trợ cho nông nghiệp. Đây là nguồn vốn để đầu tư trung và dài hạn với lãi suất hấp dẫn, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng, đổi mới cơ cấu đầu tư.

Tranh thủ các chương trình tài trợ phát triển nông nghiệp của các cá nhân, tổ chức nước ngoài, tổ chức phi chính phủ, các viện trợ của chính phủ các nước

- Đẩy mạnh công tác đối ngoại, khả năng thương lượng, đàm phán, tìm kiếm, thiết lập mối quan hệ, để thu hút các nguồn vốn ODA, nguồn vốn phi chính phủ, đầu tư của các tổ chức quốc tế, các kiều bào, cá nhân nước ngoài, tài trợ cho lĩnh vực nông nghiệp, các nước đang phát triển.

cxxxiv

Khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp bán trả góp vật tư, thiết bị nông nghiệp cho nông, ngư dân, ứng vốn cho nông, ngư dân vay sản xuất nguyên liệu, thông qua hợp đồng thu mua nông sản có ứng trước vốn hoặc vật tư, nguyên vật liệu sản xuất.

Kêu gọi sự hỗ trợ, góp sức của các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia vào các chương trình, dự án khuyến nông, lâm, ngư, xã hội hóa nhằm giảm áp lực đối với nguồn ngân sách khuyến nông của thành phố, vào các giai đoạn: tổ chức, xây dựng mô hình trình diễn tại hiện trường, cung ứng nguyên liệu cho nông dân giai đoạn đầu…

Tổ chức thực hiện

Sở Tài chính, phối hợp với Ngân hàng nhà nước chi nhánh Đà Nẵng, các chi nhánh các ngân hàng thương mại, thực hiện lập kế hoạch bảo đảm nguồn vốn vay trung và dài hạn của hệ thống ngân hàng trên địa bàn thành phố dành cho các dự án vay vốn cho cá nhân và tổ chức trong lĩnh vực nông nghiệp

Sở KH-ĐT chủ trì, phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Sở Ngoại vụ, xúc tiến các dự án đầu tư, kêu gọi sự trợ giúp của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước cho lĩnh vực nông nghiệp thành phố nói riêng, cả nước nói chung.

3.3.2.5 Chính sách khuyến nông

Mục tiêu của chính sách

- Nâng cao nhận thức của nông dân về các chủ trương, định hướng, chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của thành phố; nâng cao kiến thức, kỹ năng, trình độ về sản xuất, khoa học kỹ thuật, quản lý, kinh doanh cho người sản xuất;

- Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngành nghề khai thác; tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn;

- Huy động mọi nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hoạt động khuyến nông, lâm, ngư.

Đối tượng của chính sách

- Cá nhân và tổ chức trên địa bàn thành phố có hoạt động khuyến nông – ngư – lâm,

- Nông, ngư dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và tổ chức hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố

Nội dung của chính sách

Thông tin, tuyên truyền

- Tuyên truyền về pháp luật, chủ trương, đường lối, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng, Trung ương và thành phố; các tiến bộ khoa học,

cxxxv

công nghệ cao được ứng dụng trong nông nghiệp ở các địa phương, quốc gia khác; thông tin về thị trường, giá cả các mặt hàng nông sản; các mô hình sản xuất mới, tiên tiến; các kiến thức về tổ chức, quản lý, và hoạt động kinh doanh.

- Thông tin, tuyên truyền đầy đủ, chính xác, kịp thời và được thực hiện hai chiều giữa người sản xuất với cán bộ khuyến nông và các cơ quan, tổ chức hữu quan, đảm bảo chất lượng các thông tin, hiệu quả tiếp nhận thông tin. Trước và sau mỗi chương trình, dự án, tổ chức thực hiện chương trình liên kết chặt chẽ với nông dân và các đối tượng liên quan khác, kết hợp để thu nhận ý kiến, đánh giá để điều chỉnh phương thức, hay bổ sung nguồn lực,… nhằm phát huy hiệu quả các chương trình khuyến nông.

Bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo

- Tập huấn và truyền những nghề nông: trồng hoa, trồng nấm, cách thức bảo quản, chế biến sau thu hoạch, cách thức sử dụng các loại máy móc cơ giới hóa sản xuất, thiết bị hỗ trợ nuôi trồng, khai thác thủy sản… cho nông/ ngư dân để nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất và quản lý trong sản xuất nông nghiệp

- Tăng cường năng lực khuyến nông thôn qua đào tạo, nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ cho người tham gia hoạt động khuyến nông các cấp, các khu vực; có thể tổ chức đào tạo, hoặc gửi đi đào tạo tùy theo trình độ, yêu cầu và khả năng.

- Cải tiến tài liệu tập huấn, phương tiện tập huấn theo hướng hiện đại, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng lĩnh vực, vùng, miền, nâng cao hiệu quả tiếp nhận và ứng dụng kiến thức vào thực hành, thực tiễn

- Tăng cường tổ chức tham quan, khảo sát, học tập và trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ quản lý, các chuyên gia, các cơ quan, ban ngành trong, ngoài thành phố, trong nước và nước ngoài.

- Nâng cao số lượng và chất lượng các lớp học được tổ chức, số lượng nông dân và cán bộ khuyến nông tham gia, số lượng và chất lượng các loại tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng, tập huấn, nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật, kỹ năng sản xuất cho nông/ ngư dân.

Xây dựng mô hình trình diễn và chuyển giao công nghệ

- Mô hình trình diễn phải đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với những điều kiện cụ thể của từng vùng sản xuất, địa phương và trình độ của nông dân địa phương.

- Xây dựng các mô hình trình diễn và chuyển giao công nghệ phục vụ công tác chuyển đổi cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả sang nuôi trồng cây con mới có hiệu quả hơn, phát huy thế mạnh của từng vùng. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng thủy sản, so với nông, lâm nghiệp; trong cơ cấu nông nghiệp nghĩa hẹp, tăng dần tỷ trọng trồng trọt, giảm tỷ trọng chăn nuôi, trong cơ cấu cây trồng tăng tỷ trọng các loại cây thực phẩm, cây có giá trị kinh tế cao như

cxxxvi

rau quả, nấm, và hoa. Xây dựng các mô hình công nghệ cao trong lĩnh vực trồng trọt nhằm tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm cây trồng. Các mô hình chăn nuôi nên tập trung theo hướng tăng sản lượng, chất lượng con giống, đồng thời có biện pháp xử lý, đảm bảo vệ sinh môi trường. Các mô hình nuôi trồng thủy sản phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao, hỗ trợ nuôi thâm canh một số giống thủy sản có giá trị kinh tế cao, đồng thời có biện pháp xử lý, bảo vệ môi trường.

- Kết hợp chuyển giao kỹ thuật, công nghệ sản xuất mới với dự báo thị trường tiêu thụ để giúp người sản xuất lập kế hoạch triển khai sản xuất phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Đẩy mạnh công tác khuyến công: Khuyến khích việc áp dụng cơ giới hóa và công nghệ vào quá trình từ khâu sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, chế biến nông thủy sản, giảm tổn thất sau thu hoạch, tăng giá trị tăng thêm, tạo khả năng cạnh tranh cho nông sản của thành phố.

- Thường xuyên đánh giá, nhận xét về hiệu quả thực hiện chương trình để phát huy các chương trình, dự án có hiệu quả, và điều chỉnh, rút kinh nghiệp triển khai trong các chương trình tiếp theo.

- Cải thiện phương pháp thực hiện mô hình, đảm bảo theo hướng tập trung và dài hạn, phát huy tác động, hiệu quả tối đa của mô hình.

Tư vấn và dịch vụ khuyến nông

Đội ngũ khuyến nông cấp cơ sở cần hỗ trợ thường xuyên người sản xuất về:

- Tư vấn, hỗ trợ phát triển, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông lâm thủy sản

- Tư vấn, hỗ trợ quản lý, xử lý, bảo đảm vệ sinh môi trường nông thôn

- Hướng tới phát triển các dịch vụ tư vấn trong các lĩnh vực: pháp luật, đào tạo, cung cấp thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, giá cả, tín dụng…

Tổ chức thực hiện

- Sở Kế hoạch – Đầu tư và sở Tài chính lập kế hoạch phân bổ kinh phí hằng năm cho hoạt động khuyến nông – lâm – ngư, trình Ủy ban nhân dân thành phố xét duyệt

- Trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, Sở NN&PTNT lập kế hoạch nhân sự cho các chương trình, dự án, trình UBND, Sở Nội vụ đề nghị bổ sung các cán bộ có chuyên môn phù hợp, có trình độ, khả năng tốt, nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình.

- Sở NN&PTNT là đơn vị đầu mối chỉ đạo, và chủ trì, các đơn vị trực thuộc sở là trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật, chi cục thủy sản, là đơn vị thực hiện các chương trình, dự án.

cxxxvii

- Các Sở Khoa học – Công nghệ, Lao động – Thương binh và Xã hội, và các Sở, ngành liên quan, và các UBND huyện, quận phối hợp thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động khuyến nông, lâm, ngư

3.4 Các giải pháp thực hiện3.4.1 Hoàn thiện quy trình xây dựng và thực thi chính sách

3.4.1.1 Hoàn thiện quy trình xây dựng chính sách

Khao sát, đánh giá thực trạng nông nghiệp thành phố:

- UBND phường, xã phối hợp với Hội nông dân cấp phường, xã: Định kỳ hàng tháng lập báo cáo chi tiết về tình hình sản xuất nông nghiệp, vướng mắc, nhu cầu hỗ trợ thuộc địa bàn quản lý lên UBND cấp quận, huyện.

+ UBND cấp quận, huyện phối hợp với Hội nông dân cấp quận, huyện: Tổng hợp lập báo cáo tình hình SXNN của quận, huyện, định kỳ hằng quý gửi báo cáo qua Sở NN&PTNT.

+ Sở NN&PTNT thành phố: Tổng hợp báo cáo do UBND quận, huyện gửi lên làm cơ sở xây dựng báo cáo tổng hợp tình hình SXNN và các đề xuất, kiến nghị báo cáo UBND thành phố.

- Các Trung tâm, chi cục trực thuộc Sở NN&PTNT thành phố Đà Nẵng:

+ Định kỳ hằng năm lập báo cáo phản ánh tình hình thực hiện các chính sách, chương trình khảo nghiệm khuyến nông – lâm – ngư.

+ Có trách nhiệm phối hợp cung cấp các thông tin cần thiết cho các tổ chức nghiên cứu thực hiện đề tài, đề án khoa học.

Xây dựng dự thao chính sách:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố:

Chịu trách nhiệm lập dự thảo các chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với từng ngành nghề, vùng sản xuất nhất định trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố chờ phê duyệt, triển khai, trong đó vai trò chính thuộc về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tùy điều kiện cho phép, có thể thí điểm triển khai dự thảo chính sách lên một nhóm nhỏ đối tượng thụ hưởng. Qua theo dõi đánh giá việc thí điểm từ 6 tháng đến 1 năm để hoàn thiện các hạn chế của chính sách, đưa vào triển khai trên diện rộng.

- Các Sở, ban ngành và UBND quận, huyện:

Có trách nhiệm đóng góp ý kiến, bổ sung hoàn thiện dự thảo chính sách.

- Hội nông dân:

Tổ chức lấy ý kiến. một số hộ nông dân khá giỏi, có kinh nghiệm sản xuất lâu năm làm cơ sở xem xét điều chỉnh dự thảo chính sách.

3.4.1.2 Hoàn thiện công tác tổ chức, triển khai chính sách

cxxxviii

Lên kế hoạch thực hiện chính sách

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Giữ vai trò là cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính trong việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện chính sách. Nhận thông tin phản hồi từ các bên liên quan để điều chỉnh điều kiện thực thi chính sách cho phù hợp.

- Các đơn vị phối hợp thực hiện:

Có trách nhiệm lập kế hoạch phân công cụ thể theo kế hoạch triển khai chính sách. Phản hồi cho đơn vị chủ trì những vướng mắc gặp phải trong quá trình triển khai chính sách.

Triển khai chính sách

- UBND các cấp huyện (quận), xã (phường):

+ Đảm nhiệm vai trò chính trong việc tuyên truyền các nội dung chính về mục tiêu, đối tượng, phạm vi, những tiêu chuẩn, điều kiện quy định của chính sách đến các đối tượng thuộc diện bao phủ của chính sách.

+ Chủ động giúp nông dân xây dựng phương án tổ chức sản xuất có hiệu quả, theo định hướng chung của thành phố. Hỗ trợ giúp nông dân về trình tự thủ tục tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ theo quy định.

- Các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Triển khai hướng dẫn, thực hiện các mô hình, dự án mang tính chất định hướng cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố.

- Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn:

Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách ở các đơn vị trực thuộc. Hạn chế can thiệp quá mức gây cản trở công việc thực hiện chính sách thông qua các quy định, văn bản cứng mà cần đi vào thực tiễn triển khai qua nhiều góc độ, nhất là từ đối tượng thụ hưởng chính sách.

Thu thập thông tin phan hôi, điều chỉnh chính sách

Cơ quan đầu mối: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng.

- Ngoài kênh thông tin thu thập ý kiến đóng góp của nông dân thông qua UBND cấp huyện (quận), xã (phường), hội nông dân các cấp và các đơn vị trực thuộc, Sở cần phát triển hệ thống website đầy đủ hơn làm địa chỉ tiếp nhận ý kiến đóng góp về các dự thảo các chính sách dự định ban hành hoặc vướng mắc của các đơn vị phối hợp trong quá trình thực hiện chính sách để có giải pháp giải quyết phù hợp. Đây cũng là đầu mối cung cấp các thông tin cụ thể về các chính sách mới được ban hành hoặc điều chỉnh về lĩnh vực nông nghiệp của thành phố.

- Hệ thống dữ liệu về thực trạng sản xuất nông nghiệp và tình hình triển khai các chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố cần được công khai định kỳ theo năm, làm cơ sở để các tổ chức nghiên cứu, chuyên

cxxxix

gia, nhà quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp đóng góp ý kiến xây dựng hoặc chỉnh sửa chính sách được tốt hơn.

Phân tích, đánh giá tác động của chính sách

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Tiến hành sơ kết cuối mỗi giai đoạn thực hiện chính sách hoặc sau một thời gian nhất định từ lúc triển khai chính sách nhưng không quá 5 năm để đánh giá những mặt được và hạn chế của chính sách, phân tích tương quan chi phí bỏ ra và lợi ích thu được từ chính sách, từ đó có phương án điều chỉnh thích hợp.

3.4.2 Hoàn thiện các mô hình san xuất nông nghiệp

3.4.2.1 Hợp tác xã

HTX tập hợp các xã viên cùng một mục tiêu, chí hướng, hoạt động theo nguyên tắc: tự nguyện, dân chủ, bình đẳng và công khai; tự chủ, tự chịu trách nhiệm và có lợi; hợp tác và phát triển cộng đồng. HTX là cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ.

Hình thức hoạt động của HTX nên là đại diện cho xã viên, thực hiện hợp đồng mua nông sản của xã viên, sau đó tìm kiếm khách hàng, bán lại theo hợp đồng tiêu thụ. Để hợp đồng được thực hiện tốt, xã viên và HTX có tinh thần hợp tác, hỗ trợ, hướng dẫn và tuân theo những quy định, cam kết thỏa thuận.

HTX cần tăng cường chức năng cung cấp dịch vụ nông nghiệp bằng cách tổ chức cung ứng nguyên liệu, vật tư sản xuất, các dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tín dụng, dịch vụ thủy lợi, làm đất, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, thu hoạch,…) cho các hộ xã viên cũng như bất kỳ một khách hàng bên ngoài nào. Cơ chế trao đổi buôn bán có sự khác biệt nhau giữa khách hàng là xã viên và khách hàng bên ngoài HTX.

Để định hướng, hỗ trợ HTX nông nghiệp trên địa bàn thành phố phát triển lâu dài, thành phố cần có cơ chế, chính sách phù hợp hỗ trợ cho HTX:

+ Cho vay tín dụng ưu đãi, cho thuê mặt bằng với giá ưu đãi…: ưu tiên các hợp tác xã nấm ở các quận trong thành phố, không có mặt bằng để tổ chức hoạt động sơ chế, chế biến, bảo quản, và tiêu thụ nấm, nhưng có kế hoạch chi tiết và hiệu quả về sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm; ưu tiên tạo điều kiện HTX rau sạch mở rộng quy mô sản xuất, có vốn đầu tư các công đoạn sơ chế tốt, đóng bao bì, nhãn mác, có địa điểm tiêu thụ tập trung để tạo sự khác biệt so với rau thường; Cần tạo điều kiện cho HTX ở khu vực đô thị thiếu mặt bằng kinh doanh hợp tác, liên kết với các HTX, hộ nông dân có đất sản xuất, góp phần giải quyết bài toán thiếu đất của các HTX ở đô thị.

+ Hỗ trợ HTX mua sắm máy móc tiên tiến, cơ giới hóa sản xuất, trang thiết bị máy móc trong công đoạn sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm. Ưu tiên hỗ trợ một phần vốn cho HTX rau sạch đầu tư nhà sơ chế, thiết bị sơ chế rau sạch, giảm

cxl

thất thoát sau thu hoạch; hỗ trợ HTX nấm mở rộng đầu tư nhà trồng nấm đạt điều kiện về đảm bảo độ ẩm, ánh sáng… cho hiệu quả trồng cao, đầu tư công nghệ sơ chế, bảo quản nấm, và công nghệ xử lý phế thải sau thu hoạch làm phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất hoa và rau an toàn.

+ Quảng bá sản phẩm nông nghiệp của nông dân thành phố (chung cho nhiều nông sản của nhiều HTX một lúc, giống như tổ chức hội chợ, triển lãm, hay chào hàng qua mạng, hoặc các chuyến tham quan các DN thương mại, siêu thị…): vấn đề cấp bách hiện tại là giải quyết vấn đề tiêu thụ của hợp tác xã rau sạch ở Hòa Phong, giảm tình trạng xã viên tự tiêu thụ rau ở các chợ bán lẻ mà người tiêu dùng không nhận thức và phân biệt giữa rau thường và rau sạch, tổ chức kết nối doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ rau với HTX rau sạch này để HTX có thể nâng cao quy mô sản xuất, chất lượng nông sản, và không ngừng cải thiện hiệu quả sản xuất của HTX.

+ Tư vấn về các điều kiện, tiêu chuẩn cần đạt để mở rộng thị trường tiêu thụ, xâm nhập vào các kênh phân phối hiện đại như Metro, BigC, Coopmart,…, hỗ trợ đăng ký thương hiệu, thiết kế bao bì, nhãn mác,…, tạo sự nhận biết của người tiêu dùng về nông sản địa phương, tìm kiếm chỗ đứng trong thị trường thành phố.

+ Miễn giảm thuế các dịch vụ và hoạt động kinh doanh của HTX, đặc biệt là các HTX rau, nấm và hoa mà hoạt động hiệu quả theo đúng định hướng phát triển của Thành phố, đã tạo điều kiện cho xã viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị cao, liên kết sản xuất, và tiêu thụ mang lại hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống nông dân xã viên.

Ngoài ra, đối với các HTX cam kết sản xuất hàng nông sản có chất lượng, tiêu chuẩn theo chính sách khuyến khích của thành phố như rau an toàn, thành phố nên có chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất theo quy định của pháp luật, hỗ trợ tiền điện cho máy bơm nước tưới, hỗ trợ các giống tốt có chất lượng, phân bón và các yếu tố đầu vào, nhất là trong mùa mưa bão khó khăn trong sản xuất, thu nhập của người dân giảm.

3.4.2.2. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp

Để khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp vốn có tỉ suất lợi nhuận không cao bằng các ngành công nghiệp, hay dịch vụ, thành phố cần có chính sách hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp gia tăng hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ các mặt hàng nông sản của thành phố, ở các mặt:

- Tăng cường thông tin về thị trường sản phẩm nông nghiệp, thông tin về nhu cầu ở địa phương và thị trường bên ngoài, yêu cầu, tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm,… tạo điều kiện cho DN/HTX chủ động trong kế hoạch sản xuất, chế biến và tiêu thụ đầu ra sản phẩm một cách ổn định và hiệu quả.

- Hỗ trợ vốn, cho vay tín dụng ưu đãi cho khoản đầu tư các trang thiết bị khoa học - công nghệ tiên tiến phục vụ chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp, tạo sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường, hoặc nâng cao năng suất hoạt động,

cxli

gia tăng giá trị tăng thêm cho nông sản địa phương, tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu.

Các cơ quan quản lý nhà nước (như phòng kinh tế quận, phòng nông nghiệp, phòng công thương huyện Hòa Vang…) đóng vai trò là cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp và HTX, nông dân. Ở đây không chỉ muốn nói đến vai trò giới thiệu, kết nối mà còn là vai trò đảm bảo của nhà nước về lợi ích hợp lý giữa hai bên. Thành phố cần ban hành thể chế hợp đồng kinh tế ký kết giữa nông dân với doanh nghiệp, nhà khoa học và tổ chức khoa học, đảm bảo tính pháp lý cao, quy định trách nhiệm, nghĩa vụ gắn với lợi ích cụ thể của từng chủ thể. Khi có sự tham gia của nhà nước, người nông dân sẽ cảm thấy an tâm, tin tưởng đối với các điều khoản hợp đồng liên kết, và tập trung vào sản xuất, chủ động, sáng tạo nâng cao sản lượng, chất lượng.

3.4.3 Giai pháp về thúc đẩy liên kết hộ nông dân với các chủ thể khác

Hợp tác xã đóng vai trò quan trọng trong việc tập hợp, liên kết tầng lớp nông dân thành một tập thể sản xuất có kế hoạch, nâng cao năng lực và quan trọng là khắc phục được yếu điểm nhỏ lẻ, manh mún và tự phát trong sản xuất của nông dân riêng lẻ. Vì thế, từ vai trò ban đầu đó, hợp tác xã là tổ chức có thể thúc đẩy nhận thức về liên kết của nông dân lên một cấp độ cao hơn, để sẵn sàng liên kết với các chủ thể khác là doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, các tổ chức nghiên cứu khoa học, chuyển giao máy móc công nghệ chế biến, bảo quản... Liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp trong công đoạn chế biến, tiêu thụ gia tăng giá trị tăng thêm của hàng nông sản. Liên kết giữa nông dân và nhà khoa học tạo ra những sản phẩm nghiên cứu có giá trị thực tiễn, có khả năng ứng dụng, tạo ra hiệu quả kinh tế cao hơn.

Để tạo nền tảng, cơ sở của mối liên kết sâu rộng giữa nông dân hay HTX với các chủ thể kinh tế khác trong chuỗi hoạt động từ sản xuất, chế biến, bảo quản, và tiêu thụ nông sản, trước tiên, hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên môn hóa, đặc biệt ưu tiên ở đây là các vùng sản xuất rau sạch, nấm, và hoa. Củng cố và hình thành các HTX trên cơ sở khuyến khích, vận động và tự nguyện của nông dân ở các vùng sản xuất tập trung, liên kết nông dân với nông dân, tạo tiền đề cho các mối liên kết kinh tế giữa nông dân và các chủ thể khác. Ưu tiên giải quyết tình trạng nhỏ lẻ của người sản xuất hoa, Thành phố sớm có biện pháp hình thành vùng sản xuất hoa tập trung, tổ chức thành lập HTX hoa và tạo điều kiện mặt bằng tiêu thụ hoa tập trung cho HTX.

Nhà nước – cơ quan quản lý giá hướng dẫn nguyên tắc định giá sàn nông sản, tạo cơ chế liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, đảm bảo người sản xuất có lợi, doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra thành phố cũng cần dành ra kinh phí hằng năm để hỗ trợ doanh nghiệp và người sản xuất áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư cơ sở hạ tầng, gia tăng hàm lượng chế biến để xuất khẩu.

cxlii

Giữa nông dân hay hợp tác xã và doanh nghiệp thực hiện “hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa” có thể theo các hình thức: Ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và mua lại nông sản hàng hóa; Bán vật tư mua lại nông sản hàng hóa; Trực tiếp tiêu thụ nông sản hàng hóa. Hộ nông dân có thể sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp, nông dân được sản xuất trên phần đất đã góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết và bán nông sản lại cho doanh nghiệp, tạo sự liên kết lâu dài giữa nông dân và doanh nghiệp.

Khi liên kết hợp đồng với tổ chức, doanh nghiệp, nông dân còn có thể hưởng lợi không chỉ từ hoạt động chế biến, bảo quản hiệu quả mà còn đảm bảo không bị mất mát nhiều do biến động giá cả nông sản tại thời điểm thu hoạch, vì chế biến, bảo quản có thể giúp doanh nghiệp lưu kho sản phẩm một thời gian để qua đi thời điểm thị trường xuống giá.

Thành phố cần có một số chính sách hỗ trợ các bên tham gia, để củng cố mối liên kết giữa nông dân và các chủ thể kinh tế khác:

+ Đối với hộ nông dân chủ yếu là đào tạo nâng cao trình độ sản xuất, ý thức kỷ luật, thị trường, hỗ trợ các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất trong thời kỳ đầu;

+ Chính sách hỗ trợ củng cố, phát triển các HTX (như đã đề cập ở trên);

+ Tổ chức, tạo điều kiện cho nhà khoa học nghiên cứu đi vào thực tiễn: ưu tiên các mô hình, kỹ thuật trồng rau sạch, an toàn, với giống rau không ngừng được cải tiến cho năng suất cao; sơ chế, bảo quản hiệu quả rau sau thu hoạch; chế biến nấm cho các thực phẩm có giá trị kinh tế cao, sử dụng thời gian dài; giống hoa, cây cảnh có chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường,…

+ Chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được sản xuất trên địa bàn thành phố, ưu tiên các sản phẩm rau quả, nấm, và thủy sản, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào chế biến, bảo quản các sản phẩm chủ lực trên.

Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ không bị biến dạng thành bao cấp. Chính sách hỗ trợ được thực hiện đảm bảo được nỗ lực tự vươn lên của bản thân nông dân, nhà khoa học và doanh nghiệp.

Thành phố nên đề cao trách nhiệm tạo những điều kiện tốt nhất để các chủ thể liên kết hoàn thành trách nhiệm của mình; thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện hợp đồng để kịp thời động viên, biểu dương những mặt làm tốt, khắc phục những mặt còn hạn chế, và là trọng tài trong xử lý các vướng mắc của các bên tham gia.

3.4.4 Giai pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nông dân

Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức đến các cấp, các ngành cần xác định thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng,

cxliii

ngành nghề là nhiệm vụ chiến lược, trọng tâm của ngành nông nghiệp thành phố, tiến đến xây dựng nền nông nghiệp đô thị hiện đại, phát triển bền vững.

Tuyên truyền, phổ biến tri thức về kỹ thuật, khoa học, công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp, và năng lực, kỹ năng quản lý đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa. Thường xuyên tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề về các vấn đề…., phù hợp cho từng lĩnh vực sản phẩm, vùng sản xuất để tạo điều kiện cho doanh nghiệp quan tâm có cơ hội tiếp cận, gặp gỡ, trao đổi với các HTX, các hộ sản xuất, hộ kinh tế trên địa bàn, thúc đẩy cơ hội liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản.

Nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của chính sách và tiếp cận chính sách của người sản xuất, đặc biệt là các vùng sản xuất tập trung, chuyên môn hóa như rau, nấm, hoa, các vùng chăn nuôi cần hạn chế và giải quyết các vấn đề môi trường trong chăn nuôi, vùng nuôi trồng tập trung, vùng ngư dân khai thác hải sản… Kiên quyết loại bỏ tình trạng tiêu cực như người sản xuất phải dựa vào quen biết mới có thông tin và tiếp cận được chính sách hỗ trợ của thành phố.

Tuyên truyền, vận động người nông dân thay đổi thói quen, nếp nghĩ giữ đất, lo sợ mất đất, và tập quán canh tác, trồng trọt lâu đời riêng lẻ, tự túc; vận động nâng cao ý thức chủ động, tiên phong, sáng tạo của nông dân trong sản xuất, cải thiện năng suất lao động, tăng quy mô, chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp, tạo sản lượng hàng hóa lớn, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Các chương trình, phong trào tuyên truyền cần được tổ chức nhắm đúng mục tiêu là nông, ngư dân, đi sát thực tế hoạt động sản xuất của người dân ở từng khu vực, có gắn với thực tiễn thì hiệu quả tuyên truyền mới phát huy được, mới mở mang được nhận thức, hiểu biết của nông, ngư dân thành phố.

Nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục cần thay đổi được những lối sống, nếp nghĩ cổ hủ của người nông dân, như tâm lý lo ngại sự thay đổi, ỷ lại trông chờ vào hỗ trợ của nhà nước, thiếu tinh thần hợp tác, liên kết… Lưu ý rằng khi vùng mới phát triển thành vùng sản xuất tập trung, hay sản xuất chuyên môn hóa thì được Thành phố hỗ trợ đầu tư mạnh giai đoạn ban đầu sẽ tạo tâm lý ỷ lại của người sản xuất.

Dưới sự hỗ trợ, khuyến khích chuyển đổi của nhà nước, người nông dân cần có thêm sự chủ động, quyết tâm, sáng tạo trong sản xuất, trước hết tự mình cải thiện cuộc sống của bản thân, sau là góp phần phát triển kinh tế của thành phố.

3.4.5 Điều kiện thực hiện giai pháp

Các giải pháp trên cần có sự phối hợp đồng bộ các sở, ban ngành, đoàn thể có liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, nông dân, nông thôn và các tổ chức nông nghiệp khác. Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị liên quan đến công tác tổ chức, thực hiện cần được phân công, xác định rõ ràng về vai trò, vị trí trong chuỗi các hoạt động triển khai. Tuy nhiên, sự hỗ trợ, chủ động hợp tác giữa các cơ quan

cxliv

quản lý nhà nước với nhau, và với tổ chức, nông dân và các tổ chức liên quan là rất quan trọng và quyết định đến hiệu quả thực hiện.

3.4.5.1 Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Đà Nẵng

- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn dài hạn, trung hạn và hằng năm và tổ chức thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch sau khi đã được phê duyệt.

- Là đơn vị chỉ đạo, chủ trì, và đầu mối tổ chức, triển khai các hoạt động, chương trình, dự án; tiếp nhận các thông tin phản hồi, điều chỉnh trong quá trình thực hiện; tổng hợp đề xuất, báo cáo UBND thành phố cho chủ trương, ý kiến chỉ đạo khi cần thiết.

- Thực hiện công tác khuyến nông - lâm - ngư, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho nông ngư dân.

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân kỹ thuật phục vụ cho ngành.

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp thuộc ngành, hướng dẫn tạo điều kiện hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế trang trại, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Ngành Nông Lâm Thuỷ sản.

- Thực hiện công tác thanh tra nhà nước và thanh tra chuyên ngành: xem xét giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân, của tổ chức kinh tế - xã hội, hoạt động có liên quan đến ngành nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố

- Phối hợp với các ngành, các địa phương tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện những nội dung liên quan đến phát triển nông thôn.

- Các đơn vị trực thuộc Sở là trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật, chi cục thủy sản… là đơn vị trực tiếp thực hiện các chương trình, dự án, báo cáo kết quả hoạt động, có thể đề xuất ý kiến bổ sung, chỉnh sửa phù hợp điều kiện thực tiễn triển khai chương trình, dự án.

3.4.5.2 Sở, ngành liên quan

- Sở Công thương chủ trì hướng dẫn và tổ chức thực hiện theo các quy định xúc tiến thương mại cho hàng hóa nông sản trên địa bàn thành phố; Phối hợp với Sở NN & PTNT và các sở ngành liên quan trong quá trình triển khai các chương trình hỗ trợ xúc tiến thương mại cho hàng hóa nông sản thành phố;

- Sở KH-ĐT, Sở Tài chính phối hợp lập kế hoạch phân bổ kinh phí cho các chương trình, dự án xúc tiến thương mại, hỗ trợ HTX, doanh nghiệp, tuyên truyền, vận động… thúc đẩy thực hiện các chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

- Sở KH-CN, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các Sở, ngành liên quan khác sẵn sàng phối hợp hành động để thực thi các chính sách do thành phố ban hành.

cxlv

3.4.5.3 UBND các cấp huyện (quận), xã (phường)

- Theo dõi, báo cáo tình hình hoạt động sản xuất nông nghiệp, nông thôn và các hoạt động liên quan từ chủ trương, chính sách của thành phố trên địa bàn quản lý; Hỗ trợ các đơn vị chủ trì dự án tổ chức, triển khai dự án trên địa bàn quản lý;

- Đảm nhiệm vai trò tuyên truyền, thông tin các chính sách, quy định, chương trình, chế độ ưu đãi, hỗ trợ của thành phố đến các đối tượng nông dân, HTX, doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn quản lý;

- Hỗ trợ các đối tượng trong chính sách, chương trình về thông tin pháp lý, trình tự thủ tục, để có thể tiếp cận được các hỗ trợ ưu đãi của thành phố;

- Tuyên truyền, khuyến khích nông dân, HTX, doanh nghiệp nông nghiệp tiếp cận các kiến thức, nhận thức mới, kỹ thuật, phương thức sản xuất hiện đại, công nghệ mới, ứng dụng vào sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố.

3.4.5.4. Hội nông dân các cấp

- Tuyên truyền, vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt; Tổ chức tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện các chủ trương, chính sách của thành phố.

- Chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nông dân để kịp thời phản ánh, kiến nghị, đề xuất với thành phố những chủ trương chính sách và các biện pháp giải quyết khó khăn trong quá trình sản xuất và đời sống của nông dân.

3.5 Các dự án trọng điểmĐây là các dự án cần khẩn trương triển khai thực hiện hoặc đưa vào xây

dựng và triển khai trên địa bàn thành phố nhằm tạo sự tác động đồng bộ đối với sự phát triển nông nghiệp và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

3.5.1 Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hòa Vang

Đây là một trong những nội dung, nhiệm vụ quan trọng trong việc thực thi Nghị quyết 26/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Phát triển nông nghiệp - nông thôn - nông dân, thuộc khuôn khổ của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

Thông qua Chỉ thị 18-CT/TU của Thành ủy về “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, các Sở ban ngành của Thành phố đã tiến hành đăng ký triển khai, thực hiện một số dự án hỗ trợ về quy hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện Hòa Vang, góp phần tạo cơ sở hạ tầng phù hợp để quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố được diễn ra nhanh hơn.

cxlvi

3.5.2 Dự án nâng cao chất lượng, an toàn san phẩm nông nghiệp thành phố Đà Nẵng (QSEAP)

Đây là một phần trong dự án tổng thể “Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học“ là dự án quy mô lớn nhất kể từ trước đến nay của ngành nông nghiệp Đà Nẵng, triển khai trong thời hạn 5 năm (2010-2015). Trong đó cơ cấu vốn cho tiểu dự án QSEAP chiếm hơn 90% tổng nguồn vốn của dự án.

Hiện tại, tiến độ thực hiện của dự án QSEAP-Thành phố Đà Nẵng vẫn phải phụ thuộc vào tiến độ chung của tổng dự án được triển khai trên phạm vi 10 tỉnh, thành khác của cả nước, do Bộ NN&PTNT làm chủ đầu tư và chịu sự giám sát, hướng dẫn của ADB. Với những nội dung đã triển khai trong 3 năm qua thì các vùng sản xuất rau an toàn của huyện Hòa Vang đã thực hiện khá tốt.

Năm 2013 dự án sẽ chuyển qua giai đoạn đầu tư cho cơ sở hạ tầng vùng sản xuất rau an toàn (trong đó có vùng rau Túy Loan Tây- xã Hòa Phong với diện tích 20ha) do đó thành phố cần tranh thủ hoàn tất sớm và giải quyết các hạn chế trong công tác đào tạo cho người lao động kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap.

3.5.3 Dự án phát triển chương trình khí sinh hoc (QSEAP-BPD)

Đây là hợp phần thứ hai trong dự án tổng thể “Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học“ được gọi là dự án QSEAP-BPD. Hiện tại các nội dung của dự án vẫn chưa được triển khai trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nhưng đây là dự án rất quan trọng đối với ngành chăn nuôi thành phố Đà Nẵng, góp phần phát triển ngành chăn nuôi bền vững.

3.5.4 Dự án phát triển chuỗi giá trị rau an toàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

Đề án “Phát triển chuỗi giá trị rau an toàn huyện Hòa Vang“ là kết quả do Phòng Công thương huyện Hòa Vang đặt hàng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế-Xã hội Đà Nẵng thực hiện với mục tiêu hướng đến là:

- Cung cấp những thông tin cần thiết về hoạt động của các tác nhân trong chuỗi giá trị sản xuất rau an toàn, cơ chế phân phối lợi ích trong chuỗi.

- Đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường năng lực của các tác nhân trong chuỗi nhằm mang lại lợi ích hợp lý theo sự đóng góp của các tác nhân.

Chỉ có giải quyết tốt các vấn đề tồn tại trong chuỗi giá trị sản xuất mới có thể tạo ra mối liên kết bền vững từ khâu đầu vào cho đến đầu ra. Thông qua quá trình triển khai, đánh giá kết quả mang lại khi đưa đề án vào thực tiễn sản xuất, Huyện sẽ rút ra những kinh nghiệm thực tiễn, đưa những kết quả đó áp dụng lên chuỗi giá trị nông sản tại các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gia tăng hiệu quả và phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp thành phố.

cxlvii

3.6.5 Dự án xây dựng Vùng san xuất lúa giống tại xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

Đây là dự án có tổng thời gian thực hiện là 2 năm (2 vụ sản xuất/năm) với tổng nguồn vốn dự trù là gần 9.898 triệu đồng do Quỹ Ấn Độ-Braxin-Nam Phi (Quỹ IBSA) hỗ trợ và triển khai dự án thông qua tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hiệp quốc (FAO). Dự án đã được Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phê duyệt theo Quyết định 10068/QĐ-UBND ngày 23/11/2011. Đây là một dự án quan trọng khi kết quả dự án mang lại sẽ giúp cho vùng sản xuất lúa giống Hòa Tiến:

- Chủ động về quy trình sản xuất bảo quản và duy trì chất lượng giống của xã.

- Thiết lập được hệ thống kiểm định và chứng nhận chất lượng giống đạt chuẩn quốc gia.

- Từng bước nâng cao năng lực thương mại, tiếp thị. Xây dựng và phát triển thương hiệu “Lúa giống Hòa Tiến”.

3.5.6 Dự án tăng cường năng lực khai thác hai san cho ngư dân thành phố Đà Nẵng

Đây là dự án do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện theo đề án được giao từ Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng. Mục tiêu hướng đến của dự án là tạo điều kiện hỗ trợ, triển khai các giải pháp phù hợp để giải quyết các vướng mắc trong quá trình khai thác hải sản của ngư dân thành phố Đà Nẵng. Phát triển đội tàu đánh bắt với công suất máy chính từ 90CV trở lên, khai thác những ngành nghề phù hợp với công nghệ khai thác hiện đại. Qua đó góp phần phát huy năng lực khai thác, gia tăng tỷ trọng đóng góp của ngành thủy sản trong cơ cấu nông nghiệp của thành phố.

cxlviii

KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ

Quá trình đô thị hóa lan nhanh, làm thu hẹp diện tích đất sản xuất, bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước gặp khó khăn không ổn định; tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún chậm đổi mới cùng những tác động khó lường của tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, tất cả những vấn đề đó đều tạo nên những thách thức không nhỏ đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Mặc dù không phải là ngành kinh tế chủ lực, đóng góp nhiều vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố nhưng nông nghiệp lại có vai trò quan trọng nhất định đối với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng, đặc biệt là mục tiêu phát triển thành phố môi trường và thành phố du lịch. Những yếu tố đó đã làm bật lên đòi hỏi cần thiết phải có những giải pháp, chính sách thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố chú trọng vào chất lượng và hiệu quả sử dụng đất, năng lực khai thác trên biển. Cụ thể hóa các nội dung trên, đề tài đã tập trung làm rõ 5 nội dung cơ bản:

- Trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản về chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

- Thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thời gian qua và các yếu tố tác động đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố.

- Tổng hợp tình hình thực hiện các chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

- Đánh giá tác động của các chính sách khuyến khích đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố thời gian qua. Phân tích mức độ chuyển dịch và tác động của quá trình chuyển dịch lên thu nhập người nông dân.

- Dựa trên cơ sở đó, kết hợp với việc nhận diện các vấn đề biến đổi khí hậu, kinh tế - xã hội trong và ngoài nước trong thời gian đến, đề tài đã nêu lên quan điểm, định hướng và xây dựng các chính sách đề xuất nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiệu quả trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.

Từ các chính sách và giải pháp được đề xuất trong đề tài, nhóm nghiên cứu xin được kiến nghị một số vấn đề sau:

- Đối với Trung ương:

+ Tăng cường nguồn lực từ ngân sách trung ương đầu tư phát triển cho nông nghiệp, nông thôn của Thành phố, đặc biệt hỗ trợ nguồn lực tài chính để thành phố có thể hỗ trợ nông dân, HTX và DN nông nghiệp theo chính sách hỗ trợ từ trung ương đề ra;

cxlix

+ Tăng cường hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước, các quốc gia trên thế giới, kêu gọi hỗ trợ, đầu tư cho ngành nông nghiệp quốc gia; hợp tác trong học tập kinh nghiệm và chuyển giao các tiến bộ KHKT vào hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông phẩm cho các địa phương;

+ Thúc đẩy thực hiện chương trình Xây dựng Nông thôn mới đúng tiến độ, đảm bảo đáp ứng các tiêu chí về Nông thôn mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cho cả nước nói chung, và từng địa phương nói riêng;

+ Chỉ đạo các tổ chức nghiên cứu cấp Bộ, cấp quốc gia tích cực, chủ động nghiên cứu và chuyển giao KHKT, công nghệ cao có thể ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, để hỗ trợ cho các địa phương mà công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học còn yếu

- Đối với thành phố Đà Nẵng:

+ Dành một phần kinh phí nhất định để đầu tư, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt hỗ trợ cho hộ sản xuất, HTX, doanh nghiệp nông nghiệp trong điều kiện kinh tế khó khăn, thị trường nông sản bất ổn, và khuyến khích duy trì, mở rộng sản xuất nông nghiệp, nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho thành phố nói riêng và quốc gia nói chung

+ Chỉ đạo thực hiện, yêu cầu sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan Sở, ban ngành, các hội, đoàn thể liên quan nông dân, nông nghiệp để triển khai, thực hiện các chính sách một cách hiệu quả nhất

Chủ nhiệm đề tài

PGS.TS. Bùi Quang Bình

Cơ quan chủ trìViện trưởng

TS. Hồ Kỳ Minh

cl

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách, tạp chí, báo cáo khoa học1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Báo cáo tổng kết 5 năm

(2006-2010) phát triển tổ hợp tác khai thác hải sản.

2. Bùi Quang Bình (2010), Giáo trình kinh tế phát triển, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

3. Dương Bạch Long (2007), Quy trình xây dựng ban hành và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

4. Đào Thế Anh, GS.VS. Đào Thế Tuấn, TS. Lê Quốc Doanh, Nghiên cứu luận cứ khoa học của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

5. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp nông dân nông thôn Việt Nam – Hôm nay và mai sau, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

6. Đinh Thị Nga (2011), Chính sách kinh tế và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội

7. Hồ Kỳ Minh (2012), “Phát triển một số vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Hòa Vang”, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng, Đà Nẵng.

8. Lưu Đức Khải (2004), Các cơ chế, chính sách thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ và ứng dụng công nghệ cao, Đề tài khoa học cấp bộ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Hà Nội

9. Nguyễn Điền (1996), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Đài Loan trong quá trình công nghiệp hóa”, Nghiên cứu kinh tế, số 213

10. Nguyễn Đình Liêm (2006), Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Đài Loan, NXB Khoa họa Xã hội, Hà Nội

11. Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang (1996), Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nôi.

12. Nguyễn Thị Bích Hồng (2005), Nghiên cứu mô hình thu nhập 50 triệu đồng/ha/năm trong sản xuất nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài khoa học, Viện Kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh

13. Phạm Đức Nghiệm, Quách Ngọc Ân, Vũ Ngọa Hiếu (2011), Đổi mới phương thức chuyển giao công nghệ phát triển nông, lâm nghiệp vùng tây nguyên, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

14. Phạm Quang Diệu (2006), Nghiên cứu quá trình hình thành một số chính sách đổi mới đột phá trong nông nghiệp nông thôn, Đề tài khoa học, Viện

cli

chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Hà Nội

15. Phạm Văn Khôi (2007), Giáo trình phân tích chính sách nông nghiệp, nông thôn, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội

16. Phan Thanh Khôi (2006), Hoạt động khuyến nông Việt Nam Ý nghĩa chính trị xã hội, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội

17. Research and Policy in Development (2011), Sổ tay công cụ hỗ trợ kết nối nghiên cứu với quá trình hoạch định chính sách, Hà Nội

18. Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp, thủy sản huyện Hòa Vang năm 2011, Chi cục thống kê huyện Hòa Vang.

19. Trần Danh Thìn và Nguyễn Hữu Trí (2011), Hệ thống trong phát triển nông nghiệp bền vững, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

20. Trần Hồng Minh (2010), Giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác hải sản tỉnh Khánh Hòa, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Nha Trang, Nha Trang

21. Trần Thị Minh Châu (2007), Về chính sách đất nông nghiệp của nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2011), Báo cáo Hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005-2010 và định hướng đến năm 2015.

23. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Viện Kinh tế (2005), Đề tài khoa học cấp thành phố Một số giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn ngoại thành TP. Hồ Chí Minh trên cơ sở khoa học – công nghệ cao và phù hợp sinh thái.

24. Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (2006), Nghiên cứu quá trình hình thành của một số chính sách đổi mới đột phá trong nông nghiệp nông thôn, Đề tài khoa học

25. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2006), Ảnh hưởng của việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tới thu nhập của hộ nông dân, Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội.

26. Viện quy hoạch xây dựng Đà Nẵng (2012), “Báo cáo tổng hợp quy hoạch sản xuất rau an toàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”.

27. Vũ Đình Thắng (2004), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội

28. Vũ Trọng Bình (2007), Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất chính sách phát triển nông thôn Việt Nam, Đề tài khoa học, Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Hà Nội.

Văn bản chính sách

clii

29. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/04/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về “Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại”.

30. Chính phủ Việt Nam (2002), Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg  của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng”.

31. Chính phủ Việt Nam (2008), Quyết định số 289/QĐ-TTg, ngày 18 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về “Ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân”. 

32. Chính phủ Việt Nam (2008), Quyết định 61/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/5/2008 về “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Dải ven biển miền Trung Việt Nam đến năm 2020”.

33. Chính phủ Việt Nam (2009), Quyết định số 13/2009 QĐ-TTg ngày 21/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về “Sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước để tiếp tục thực hiện các chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề nông thôn giai đoạn 2009-2015”

34. Chính phủ Việt Nam (2009), Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/09/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020”.

35. Chính phủ Việt Nam (2009), Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

36. Chính phủ Việt Nam (2010), Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 của Thủ tướng chính phủ về “Phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020”.

37. Chính phủ Việt Nam (2010), Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/3/2010 của Thủ tướng chính phủ về “Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản”.

38. Chính phủ Việt Nam (2010), Quyết định 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về “Một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa”. 

39. Chính phủ Việt Nam (2010), Quyết định 72/2010/QĐ-TTg ngày 15/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia”.

40. Chính phủ Việt Nam (2011), Quyết định số 65/2011QĐ-TTg ngày 02/12 /2011 về “Sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 63/2010/QĐ-TTg”.

cliii

41. Chính phủ Việt Nam (2010), Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về “Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”.

42. Chính phủ Việt Nam (2010), Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ về “Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn”.

43. Chính phủ Việt Nam (2010), Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 4/6/2010 về “Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020”.

44. Chính phủ Việt Nam (2012), Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 9/1/2012 cuả Thủ tướng Chính phủ về “Một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước”.

45. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng (2010), Quy hoạch ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, Đà Nẵng.

46. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2005), Quyết định số 06/2005/QĐ-UBND ngày 14/01/2005 về “Ban hành Quy chế Tổ chức đánh bắt hải sản trên biển theo tổ, áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”

47. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2006), Quyết định số 52/2006/QĐ-UBND ngày 26/5/2006 về “Ban hành chương trình hành động thực hiện Thập niên chất lượng 2006-2015 của thành phố Đà Nẵng”.

48. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2007), Quyết định 8329/QĐ-UBND ngày 19/10/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về “Ban hành chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản thành phố đến năm 2010 định hướng đến 2020”.

49. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2007), Quyết định số 8825/2007/QĐ-UBND ngày 5/11/2007 về “Kế hoạch đào tạo nhân lực công nghệ sinh học của thành phố Đà Nẵng”

50. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2007), Quyết định số 9763/2007/QĐ-UBND ngày 10/12/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về “Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của thành phố Đà Nẵng về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”.

51. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2010), Quyết định số 8918/2010/QĐ-UBND ngày 18/11/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”.

cliv

52. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2010), Quyết định số 2493/QĐ-UBND ngày 18/11/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về “Phê duyệt đề án chuyển đổi cơ cấu nghề, cơ cấu tàu thuyền trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo hướng phát triển bền vững”.

53. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2011), Quyết định số 10068/2011/QĐ-UBND ngày 23/11/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc “Phê duyệt Đề án xây dựng vùng sản xuất lúa giống chất lượng cao thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015”.

54. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2011), Quyết định số 10499/2011/QĐ-UBND ngày 08/12/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, giai đoạn 2011-2020.

55. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2012), Quyết định số 2765/2012/QĐ-UBND ngày 12/04/2012 “Về việc phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2015 và quy hoạch nghiên cứu mở rộng đến năm 2020”.

56. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2012), Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND ngày 25/4/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về “Quy định chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào khu công nghệ cao Đà Nẵng”.

57. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2012), Quyết định số 7068/QĐ-UBND ngày 29/8/2012 về “Một số chính sách hỗ trợ ngư dân thành phố Đà Nẵng đóng mới tàu đánh bắt hải sản và tàu làm dịch vụ khai thác hải sản xa bờ”.

58. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2012), Quyết định số 7982/QĐ-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2012 UBND thành phố Đà Nẵng về phê duyệt đề án “Nâng cao hoạt động đánh bắt hải sản của ngư dân thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”

TÀI LIỆU TIẾNG ANH59. Bo Q.Lin (1994). Rural reforms, structural change and agricultural growth in

the People’s Republic of China. The economics and Development Resource Center. Asian Development Bank at www.adb.org.

60. Chernery H. (1998). “Structural transformation, Handbook of development Economics”. Volume 1. North-Holland (197-202).

61. Fisher, R.A. (1971). The Design of Experiments. 9th Edition. Macmillan.

clv

PHỤ LỤC

Danh sách bảng biểu trích dẫn trực tiếp trong phần 2.3.2, 2.3.3, và 2.3.4.

Đây là kết quả xử lý từ số liệu điều tra, khảo sát hộ nông dân, doanh nghiệp và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nhà quản lý và các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Bang 4.1: Tinh hinh phân bô diện tích san xuâtNgành Số hộ tham

gia sản xuấtSố hộ sản xuất

tập trung Tỷ trọng

Trồng trọt 327 57 17,42%Chăn nuôi 80 80 100,00%Thủy sản (nuôi trồng) 52 44 85,71%Lâm nghiệp 14 9 63,64%

Tổng 473 190 40,21%

Bảng 4.2: Lý do ngăn cản quá trình dồn điền đổi thưa

Nguyên nhân Số hộ lựa chọn Tỷ lệ lựa chọn

Chưa từng biết đến hoạt động này 58 63,04%Chưa có hoặc khó khăn trong việc cấp GCNQSDĐ 1 1,09%Ngại khó khăn trong khâu đo đạc, kê khai ruộng đất 0 0,00%Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp khác nhau 0 0,00%Sợ bị trúng diện quy hoạch sau khi dồn điền đổi thửa 0 0,00%Đất ruộng chỗ tốt, chỗ xấu không đều nhau 4 4,35%

Nguyên nhân khác

Có phổ biến nhưng chưa thực hiện 13 14,13%Đất do hợp tác xã phân nên không quan tâm 9 9,78%Đất đã tập trung một chỗ 2 2,17%Gần chuyển đổi 1 1,09%Không cần thiết 3 3,26%Mỗi loại đất phù hợp mỗi loại rau khác nhau 1 1,09%

Tổng số hộ chưa dồn điền đổi thửa 92 100,00%

clvi

Bảng 4.3: Thay đổi trong phương pháp canh tác

Nông phẩm chính

Số hộ tham gia sản xuất

Tỷ trọng số hộ tham gia tương ứng so với số hộ canh tác trong từng nông phẩm

Phương pháp trồng trọt trước đây

Phương pháp trồng trọt hiện nay

Bán cơ giới hóa

Truyền thống

Cơ giới hóa

Bán cơ giới hóa

Truyền thống

Lúa 226 20,8% 79,2% 23,5% 48,1% 28,4% - Lúa giống 107 37,9% 62,1% 2,3% 70,1% 27,6%Hoa 61 3,9% 96,1% 2,0% 92,2% 5,9%Nấm 63 4,0% 96,0% 80,0% 6,0% 14,0%Cây thực phẩm 73 11,9% 88,1% 1,7% 27,1% 71,2% - Rau an toàn 47 13,2% 86,8% 0,0% 26,3% 73,7%Toàn ngành 327 16,3% 83,7% 16,7% 50,4% 33,3%

Bảng 4.4: Khó khăn trong chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng

Khó khăn Tần suất

Số hộ trả lời (hộ) 241/337Thiếu vốn 63,1%Thiếu diện tích sản xuất 55,9%Thiếu thị trường tiêu thụ 41,5%Thiếu lao động 41,5%Thiếu giống 20,5%Khó khăn khác 5,6%

Bảng 4.5: Thay đổi trong phương pháp chăn nuôi

Nông phẩm chính

Số hộ tham

gia sản xuất

Phương pháp chăn nuôi trước đây

Phương pháp chăn nuôi hiện nay

Nuôi tập trung

Nuôi thả tự nhiên

Nuôi công nghiệp

Nuôi tập trung

Nuôi thả tự nhiên

Nuôi công nghiệp

Heo 40 90,9% 6,1% 3,0% 90,9% 6,1% 3,0%Gà 24 45,0% 35,0% 20,0% 50,0% 20,0% 30,0%Chim cút 30 100,0% 0,0% 0,0% 96,0% 0,0% 4,0%Toàn ngành 80 83,1% 10,8% 6,2% 83,1% 6,2% 10,8%

Bảng 4.6: Khó khăn trong chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi

Khó khăn Số hộ lựa chọn Tỷ lệ lựa chọnThiếu con giống bố, mẹ có chất lượng 23 42,59%Chi phí con giống cao 40 74,07%Thiếu công nghệ lai giống 2 3,70%Khó khăn khác - Giá cả không ổn định 1 1,85%

Tổng số hộ khảo sát 54 100,00%

clvii

Bảng 4.7: Chuyển dịch trong phạm vi khai thác hải sản

Khu vựcSố hộ

tham gia khai thác

Phạm vi khai thác trước đây

Phạm vi khai thác hiện tại

Trên sông Gần bờ Xa bờ Trên sông Gần bờ Xa bờSơn Trà 68 3,6% 89,1% 7,3% 3,6% 94,5% 3,6%Thanh Khê 44 0,0% 38,9% 61,1% 0,0% 30,6% 69,4%Toàn ngành 112 2,2% 69,2% 28,6% 2,2% 68,1% 29,7%

Bảng 4.8: Chuyển dịch trong cơ cấu ngành nghề khai thác hải sản

Chỉ tiêu Trước đây Hiện nayGần bờ Xa bờ Gần bờ Xa bờ

Số hộ 78 32 76 34Lưới kéo 20,6% 7,7% 16,1% 7,4%Lưới vây 23,8% 0,0% 25,8% 29,6%Lưới rê 27,0% 26,9% 35,5% 40,7%Mành vó 6,3% 0,0% 3,2% 0,0%Câu 11,2% 61,6% 8,1% 14,9%Khác 11,1% 3,8% 11,3% 7,4%Tổng 100% 100% 100% 100%

Phạm vi Số hộ

Tỷ trọng số hộ được nhận hỗ trợ tương ứng với từng phạm vi khai thác

Cho vay vốn ưu

đãi

Bảo hiểm cho

thuyền viên

Hỗ trợ nhiên liệu đánh bắt

xa bờ

Trang bị máy liên lạc,khai

thác

Tiêu thụ sảm

phẩm

Đào tạo, tập huấn cho

thuyền viên

Trên sông 2 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00%Gần bờ 76 1,61% 20,97% 6,45% 32,26% 1,61% 12,90%Xa bờ 34 11,11% 81,48% 77,78% 74,07% 0,00% 62,96%Toàn ngành 112 4,40% 38,46% 27,47% 43,96% 1,10% 27,47%

Bảng 4.10: Khó khăn trong việc chuyển đổi cơ cấu tàu, thuyền

Khó khăn khi nâng cấp Số hộ trả lời Tỷ lệ trả lời Số hộ đồng ý Tỷ lệ đồng ý

Thiếu vốn 55 70,60% 45 83,30%Thiếu lao động 48 62,70% 30 62,50%Chi phí vật tư cao 47 60,80% 25 54,80%Thiếu thị trường tiêu thụ 47 60,80% 12 25,80%Công nghệ bảo quản lạc hậu 44 56,90% 4 10,30%Thiếu kỹ thuật đánh bắt 42 54,90% 6 14,30%

Bảng 4.11: Khu vực nuôi trồng và hình thức nuôi trồng thủy sảnSố hộ Tỷ trọng

Nơi nuôi trồngAo, hồ, mặt nước có sẵn 4 7,69%

clviii

Số hộ Tỷ trọngAo, hồ, mặt nước chuyển đổi 48 92,31%Hình thức nuôi trồngTrang trại 5 9,62%Nhỏ lẻ 47 90,38%Tổng 52 100.00%

Bảng 4.12: Những hỗ trợ nhận được từ thành phố trong hoạt động sản xuất

Loại hình hỗ trợ Số hộ được nhận Tỷ lệ so với số hộ trong ngành

Giao, cho thuê mặt nước 1 2,40%Miễn, giảm thủy lợi phí 37 71,40%Kỹ thuật nuôi trồng 42 81,00%Tiêu thụ sản phẩm 0 0,00%Con giống 34 66,70%Phòng trị dịch bệnh 9 19,00%Cho vay vốn ưu đãi 16 31,00%

Tổng 52 100%

Bảng 4.13: Chính sách hỗ trợ phát triển của nhà nước đối với doanh nghiệpHỗ trợ từ thành phố Tỷ lệ (%)

Hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thị trường 15,38Hỗ trợ ứng dụng,chuyển giao công nghệ 10,26Hỗ trợ lãi suất vay 6,41Hỗ trợ tiêu thụ đầu ra 6,41Hỗ trợ giá cả 5,13Khác 15,38 - Hỗ trợ thuế thu nhập doanh nghiệp 1,28 - Hỗ trợ thủy lợi phí 1,28 - Hỗ trợ mặt bằng, vốn sản xuất 1,28

Bảng 4.14: Những khó khăn DN/HTX gặp phải khi thu mua nguồn đầu vào

Khó khăn Số doanh nghiệp trả lời Tỷ lệGiá cả biến động tăng 48 61.54%Không kiểm soát được chất lượng 20 25.64%Quy mô cung cấp nhỏ, thiếu ổn định 19 24.36%Chi phí vận chuyển cao 34 43.59%Ít nhà cung cấp 11 14.10%Khác 11 14.10% - Ảnh hưởng của dịch bệnh 3 3.85% - Cạnh tranh của tư thương 1 1.28% - Thiếu vốn 2 2.56% - Tỷ giá bất ổn 1 1.28%Tổng số doanh nghiệp 78 100.00%

clix

Bảng 4.15: Những khó khăn DN/HTX gặp phải khi tiêu thụ đầu ra Khó khăn Số doanh nghiệp trả lời Tỷ lệ

Cầu sản phẩm thấp, thiếu ổn định 14 17.95%Giá cả không ổn định 39 50.00%Khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp 11 14.10%Khó mở rộng tiêu thụ 25 32.05%Khác 7 8.97% - Chịu thuế xuất khẩu cao 1 1.28% - Rào cản thương mại từ EU 1 1.28% - Khả năng sản xuất còn hạn chế 3 3.85%Tổng số doanh nghiệp khảo sát 78 100.00%

Bảng 4.16: Lý do Hộ nông dân đã chuyển đổi cơ cấu, ngành nghề nông, lâm, thủy sản

Lý do chuyển đổiNgành nghề

Tỷ lệ lựa chọn (%)Trồng

trọtChăn nuôi

Thủy sản

Lâm nghiệp

Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu 26 0 45 10 52,26

Quá trình đô thị hóa 22 0 0 0 14,19

Nhu cầu bản thân muốn chuyển đổi 17 14 34 0 41,94

Tổng hộ chuyển đổi 65 14 79 10 168

Tỷ lệ chuyển đổi (%) 28,50 23,72 47,02 100 36,12

Tổng số hộ khảo sát 228 59 168 10 465

Bảng 4.17: Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua

Ý kiến đánh giá Văn phòng Sở, Ủy Ban

Phòng kinh tế quận, huyện

Trung tâm, chi

cục

Hội nông dân các cấp

Tỷ lệ lựa chọn

Còn yếu, không theo định hướng ban đầu 0 0 0 0 0,00%

Còn chậm, chưa đạt mục tiêu nhưng đúng định hướng

5 3 12 11 70,45%

Rất tốt, đi đúng hướng và hoàn thành mục tiêu 1 0 4 8 29,55%

Tổng số người trả lời 6 3 16 19 44

Bảng 4.18: Nguyên nhân triển khai chương trình dự án chưa hiệu quảNguyên nhân Tỷ lệ (%)

Thiếu vốn 33,33Thiếu cơ sở vật chất 28,21Phương thức triển khai chưa phù hợp 23,08

clx

Chương trình không phù hợp với điều kiện phát triển 5,13Khác 5,13 - Thiếu tâm huyết từ người dân 1,28 - Quy hoạch đầu tư không ổn định 1,28 - Nhận thức từ người dân kém 1,28 - Thiếu cán bộ khuyến nông hỗ trợ 1,28Số doanh nghiệp không trả lời câu này 5,13

Bảng 4.19: Đánh giá tác động sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và ngành nghề khai thác

Đánh giáNgành nghề Tỷ lệ

(%)Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản Lâm nghiệpHiệu quả kinh tế cao 55 11 40 10 74,84Kỹ thuật đơn giản 19 1 0 10 19,35Tiết kiệm sức lao động 7 4 0 0 7,10Tổng số hộ chuyển đổi 55 11 79 10 155Tổng số hộ khảo sát 228 59 168 10 465

Bảng 4.20: Mức độ hài lòng về tác động của các chương trình khuyến nông, lâm, ngưMức độ đánh giá khi tham gia các

chương trình

NgànhTrồng trọt Chăn nuôi Thủy sản Lâm nghiệp

Số hộ Tỷ trọng Số hộ Tỷ trọng Số hộ Tỷ trọng Số hộ Tỷ trọngRất hài lòng 43 17,8% 5 23,5% 15 18,2% 4 33,3%Hài lòng 180 73,6% 15 70,6% 44 54,5% 7 66,7%Bình thường 21 8,6% 1 5,9% 15 18,2% 0 0,0%Không hài lòng 0 0,0% 0 0,0% 7 9,1% 0 0,0%

Tổng 244 100,0% 21 100,0% 81 100,0% 11 100,0%

Bảng 4.21: Mức độ gia tăng hiệu quả kinh doanh của DN và HTX nông nghiệp do tác động triển khai các chương trình khuyến nông – lâm – ngư

Mức gia tăng Tần suất Tỷ lệ Tỷ lệ trả lời

Hiệu quả giảm 1 1.28% 2.70% Hiệu quả không đổi 14 17.95% 37.84% Hiệu quả tăng 22 28.21% 59.46%Tổng số DN trả lời 37 47.44% 100.00%Tổng số DN không trả lời 41 52.56% -Tổng số DN khảo sát 78 100.00% -

Bang 4.24: Nhân tô anh hưởng đến quá trinh chuyển dịch cơ câu kinh tế nông nghiệp

Yếu tố có tính thuận lợi Tần suất Yếu tố có

tính khó khăn Tần suất

Cơ sở hạ tầng 57,83 Vốn 56,63

clxi

Chính sách 54,22 Đất đai, mặt nước 50,60Thị trường 39,76 Lao động 48,19KH-CN 39,76 Thị trường 44,58Lao động 38,55 KH-CN 37,35Môi trường pháp lý 38,55 Môi trường pháp lý 31,33Đất đai, mặt nước 37,35 Chính sách 27,71Vốn 26,51 Cơ sở hạ tầng 16,87

Bảng 4.25: Đánh giá về điểm mạnh và điểm yếu của hộ nông dân sản xuất Đà Nẵng

Đặc điểm Điểm mạnh Đặc điểm Điểm yếu

Số lượng lao động 53,62 Nhận thức liên kết 76,81Ứng dụng KH-CN 50,72 Quy mô sản xuất 73,91Phương thức sản xuất 40,58 Trình độ lao động 69,57Trình độ lao động 24,64 Chấp nhận rủi ro 68,12Nhận thức liên kết 23,19 Phương thức sản xuất 49,28Chấp nhận rủi ro 21,74 Số lượng lao động 43,48Quy mô sản xuất 17,39 Ứng dụng KH-CN 42,03

Bảng 4.26: Yếu tố tác động đến hiệu quả triển khai các dự án khuyến nông, lâm, ngư

Yếu tố ảnh hưởng Thuận lợi Yếu tố ảnh hưởng Khó khăn

Trình độ cán bộ khuyến nông 88,24 Trình đô của người nông dân 79,41Mô hình triển khai 61,76 Cơ sở vật chất 63,24Cơ sở vật chất 47,06 Phương thức thực hiện 42,65Phương thức thực hiện 41,18 Mô hình triển khai 29,41Trình độ của người nông dân 26,47 Trình độ cán bộ khuyến nông 11,76

Bảng 4.27: Đánh giá các khóa tập huấn kỹ thuật, kiến thức khuyến nông, lâm, ngư

Đánh giáNgành nghề Tỷ lệ lựa

chọnTrồng trọt

Chăn nuôi

Thủy sản

Lâm nghiệp

Không tiếp cận được nên không biết 8 29 3 0 8.60Khó ứng dụng, còn nặng về lý thuyết 15 2 14 2 7.10Bình thường 26 3 21 1 10.97Tương đối dễ hiểu, có khả năng áp dụng được 65 22 69 7 35.05

Đơn giản, dễ hiểu, có khả năng đem lại hiệu quả cao 94 5 47 0 31.40

Có ích 20 0 13 0 7.10Tận tình, giúp đỡ 2 0 0 0 0.43

Số hộ khảo sát 228 59 168 10 465

Bảng 4.28: Đánh giá về lực lượng cán bộ khuyến nông cấp cơ sởĐánh giá Số người lựa chọn Tỷ lệ lựa chọn

Yếu kém về năng lực chuyên môn 4 9,3%

clxii

Đánh giá Số người lựa chọn Tỷ lệ lựa chọnTrình độ chuyên môn ổn định nhưng lực lượng còn mỏng 12 27,9%Thiếu kỹ năng tuyên truyền, đào tạo 18 41,9%Được trang bị kiến thức , kỹ năng tốt 8 18,6%Có quy mô và kỹ năng tốt 1 2,3%

Số người trả lời 43 100,0%

Bang 4.29: Vân đề đặt ra với công tác khuyến nông – lâm - ngư thành phô Đà Nẵng

Các vấn đề cần được cải thiện Tỷ lệ (%)Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng của các chương trình khuyến nông 16,9Cải thiện phương pháp thực hiện các mô hình khuyến nông theo hướng tập trung và dài hạn hơn 20,0Bổ sung thêm nhân sự có chất lượng cho hoạt động khuyến nông, xã hội hóa công tác khuyến nông 16,9Cần có sự kết hợp với nông dân trước và sau khi triển khai các chương trình, dự án khuyến nông 12,3Tạo cơ chế khuyến khích cho nông dân khi đi tập huấn đào tạo kỹ năng sản xuất mới 7,6Kết hợp giữa chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất mới và dự báo thị trường tiêu thụ 6,2Thường xuyên đánh giá, nhận xét để có thể phát huy mạnh các chương trình, dự án có hiệu quả 6,2Còn bị động về nguồn vốn triển khai nên không theo sát được quá trình của nông dân 4,6Chú trọng vấn đề đưa khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất và đầu tư cho cơ sở hạ tầng phù hợp 4,6Cần có các chương trình khuyến khép kín từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra cho nông dân 1,5Cần đơn giản hơn nữa các thủ tục, trình tự khi ứng dụng các chủ trương chính sách của địa phương 1,5

Bảng 4.30: Ý kiến đề xuất về chính sách khuyến khích chuyển dịch

Những nội dung cần đẩy mạnh Tỷ lệ (%)

Đẩy mạnh chính sách dồn điền đổi thửa một hộ chuyên canh phải được trên 10 sào để tạo tiền đề cơ khí hóa hoạt động sản xuất nông nghiệp

28,2

Có chiến lược quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung phù hợp với định hướng phát triển chung của thành phố

28,2

Đẩy mạnh ứng dụng chính sách hỗ trợ khoa học công nghệ vào sản xuất

19,7

Tạo điều kiện tiếp cận chính sách về hỗ trợ vốn, tín dụng 15,5Thúc đẩy tốc độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố 11,3Đào tạo, hỗ trợ phát triển lực lượng cán bộ khuyến nông 11,3Chính sách khuyến khích liên kết đầu tư bao gồm cả nhà nước- doanh 7,1

clxiii

nghiệp- nông dânCó chính sách hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ có thể bám biển lâu hơn 7,1Cho phép chuyển diện tích đất sản xuất không hiệu quả sang các mô hình khác

5,6

Có chính sách dự báo nhu cầu của thị trường tiêu thụ nông sản 4,2Chính sách hỗ trợ ưu đãi cho đối tượng hợp tác xã 2,8Có chính sách đẩy mạnh phát triển dịch vụ nông nghiệp 1,4Có chính sách tháo gỡ rào cản lợi ích giữa doanh nghiệp và nông dân 1,4

Bảng 4.32: Khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm NN của hộ nông dân

Nguyên nhânNgành nghề Tỷ lệ lựa

chọnTrồng trọt

Chăn nuôi

Thủy sản

Lâm nghiệp

Giá cả thị trường không ổn định 121 43 85 10 55.70%

Bị tư thương chèn ép 22 14 27 0 13.55%Thiếu khâu tổ chức tìm kiếm nơi tiêu thụ 37 0 31 0 14.62%

Thất thoát lớn do thiếu bảo quản, sơ chế 1 0 23 0 5.16%

Ngộ nhận của người tiêu dùng về chất lượng nông sản 4 0 0 0 0.87%

Quy mô sản xuất nhỏ, không đáp ứng được nguồn cầu thị trường 3 0 1 0 0.87%

Số hộ khảo sát 228 59 168 10 465

Bảng 4.33: Ý kiến của nông dân nhằm phát triển nông nghiệp thành phốĐề xuất của nông dân về phát triển nông nghiệp Tần suất Tỉ lệ (%)

- Cho vay thế chấp lãi suất thấp với quy mô vốn vay phù hợp 171 17,52- Quy hoạch ổn định, công khai; tiến hành dồn điền đổi thửa cho nông dân thuận tiện hơn trong sản xuất; Hỗ trợ chuyển đổi đất nông nghiệp bạc màu thành đất nuôi trồng thủy sản để đạt hiệu quả cao hơn

169 16,85

- Hỗ trợ đầu ra của nông sản, hỗ trợ tiếp cận thị trường, khuyến khích doanh nghiệp liên kết thu mua nông sản của nông dân; ổn định giá nông sản, tránh tình trạng nông dân bị tư thương ép giá;

132 13,37

- Nghiên cứu giống mới có giá trị kinh tế cao, hỗ trợ giống có chất lượng, ổn định giá vật tư đầu vào: giống, phân bón…

131 13,25

- Hỗ trợ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn: giao thông nội đồng, cải tạo lại đường dây điện truyền tải phục vụ sản xuất, hỗ trợ khoan giếng phục vụ cho vùng đất cao, cải tạo mặt ruộng bằng phẳng tạo điều kiện tăng năng suất; hỗ trợ khoan giếng phục vụ cho vùng đất cao

64 6,62

- Tăng cường thực hiện các mô hình khuyến nông mới, có hiệu quả 45 4,83- Hỗ trợ cho HTX mua thêm máy cày, máy bung lúa để chủ động hơn trong 26 2,69

clxiv

mùa gặt- Phát triển vùng chuyên canh công nghệ cao 20 2,02- Không có ý kiến 242 25,50- Tổng số hộ khảo sát 991 100

Bảng 4.34: Khó khăn khi tiếp cận vốn vay tổ chức tín dụngKhó khăn Tỷ lệ (%)

Phải thế chấp tài sản 67.44Lãi suất cao 62.79Thời hạn cho vay ngắn 32.56Khoản vay nhỏ 23.26Thủ tục rườm rà 20.93Chi phí phi chính thức 2.33

Bảng 4.35: Khó khăn trong ứng dụng, chuyển giao công nghệKhó khăn Tỷ lệ (%)

Chi phí quá cao 29.49Thiếu cơ chế khuyến khích của nhà nước 21.79Trình độ lao động không đáp ứng 16.67Thiếu công nghệ phù hợp 11.54Khác 7.69 - Không có khả năng mở rộng diện tích sản xuất 1.28 - Thiếu các ngành công nghiệp phụ trợ 1.28Số DN có ứng dụng công nghệ vào san xuất 52.56

Bảng 4.36: Chính sách khuyến khích phát triển của NN do DN/HTX đề xuấtChính sách Tỷ lệ (%)

Chính sách hỗ trợ vay vốn phát triển nông nghiệp 12.82Chính sách ổn định quy hoạch vùng phát triển 6.41Chính sách hỗ trợ ơ giới hóa sản xuất 6.41Chính sách hỗ trợ mở rộng thị trường 5.13Chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp 3.85Chính sách hỗ trợ xây dựng mô hình điểm 3.85Chính sach phát triển các thành phần kinh tế 2.56Chính sách hỗ trợ đào tạo nông dân 2.56Chính sách hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật 2.56Chính sách hỗ trợ đánh bắt xa bờ 2.56Chính sách quản lý đội ngũ thương lái 1.28Chính sách phát triển nông nghiệp đô thị 1.28Không có ý kiến 44.87

Bảng 4.37: Kiến nghị của DN/HTX nhằm tạo điều kiện cho DN/HTX nông nghiệp phát triển

clxv

Kiến nghị Tỷ lệ (%)Hỗ trợ tiếp cận vốn vay với lãi suất đúng 19.23Đẩy nhanh tốc độ cấp đất tái sản xuất cho doanh nghiệp 5.13Hỗ trợ cơ giới hóa nông nghiệp 3.85Đào tạo cho nông dân 3.85Hỗ trợ xúc tiến mở rộng thị trường 2.56Cung cấp điện sản xuất ổn định 2.56Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao công nghệ 2.56Đẩy mạnh thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa 2.56Công tác quy hoạch đi kèm hỗ trợ tái sản xuất cho nông dân, doanh nghiệp 2.56Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp ổn định 2.56Rút ngắn thời gian các thủ tục hành chính 1.28Có trung gian pháp lý trong phân chia lợi ích giữa nông dân và doanh nghiệp 1.28Phát triển công nghệ sinh học 1.28Ban hành mức thu thủy lợi phí phù hợp 1.28

clxvi