20
ĐẢNG Bộ TỈNH LÀO CAI HUYỆN ỦY MƯỜNG KHƯƠNG ĐÊ ÁN ĐẦU T ư NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÙNG LÚA ĐẶC SẢN SÉNG CÙ, GIAI ĐOẬN 2016 - 2020 Mường Khương, tháng 5 năm 2016

ĐÊ ÁNmuongkhuong.laocai.gov.vn/SiteFolders... · Với định hướng phát triển cơ cấu kinh tế của huyện, Nông lâm nghiệp 47,3 %; thương mại dịch vụ

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẢNG B ộ TỈNH LÀO CAI HUYỆN ỦY MƯỜNG KHƯƠNG

ĐÊ ÁNĐẦU T ư NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÙNG LÚA ĐẶC SẢN

SÉNG CÙ, GIAI ĐOẬN 2016 - 2020

Mường Khương, tháng 5 năm 2016

ĐẢNG Bộ TỈNH LÀO CAI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMHUYỆN ỦY MƯỜNG KHƯƠNG

* Mường Khương, ngày 12 tháng 5 năm 2016Số 04- ĐA/HU

ĐÈ ÁNĐÀU Tư NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÙNG LÚA ĐẶC SẢN

SÉNG CÙ, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Phần thử nhấtS ự CẦN THIẾT XÂY DựNG đ ề á n v à THựC t r ạ n g sả n

I. Sự cần thiết phải xây dựng Đe ánMường Khương là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai, diện tích đất

tự nhiên dồi dào, tuy nhiên diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ không cao. Với định hướng phát triển cơ cấu kinh tế của huyện, Nông lâm nghiệp 47,3 %; thương mại dịch vụ 33,9%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 18%. Trên 86% dân số sống ở nông thôn, thu nhập chủ yếu của nhân dân từ sản xuât nông, lâm nghiệp. Trong giai đoạn 2016 - 2020 phát triển sản xuất nông nghiệp vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp huyện tập trung chỉ đạo quy hoạch chi tiết vùng nguyên liệu hàng hóa tập trung găn với bảo quản chê biên nhăm nâng cao chất lượng và tiêu thụ sản phẩm.

Séng cù là cây lúa đặc sản của huyện. Sản phẩm gạo Séng cù có ưu thế hom các vùng khác bởi hương thơm đặc trưng, cơm ngon, dẻo, hạt bóng, sáng đẹp và hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Gạo Séng cù sản xuất ra chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng ừong huyện và tỉnh Lào Cai. Sản phẩm gạo Séng cù Mường Khương đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Việc phát triển cây lúa đặc sản Séng cù tại địa phương theo quy hoạch sẽ giải quyết được các vấn đề đó là: Nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác; nâng cao uy tín chất lượng thương hiệu gạo Séng cù Mường Khương; chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.

Trong những năm qua, huyện Mường Khương rất quan tâm đến việc phát triển sản xuất lúa Séng cù tập trung gắn với bảo quản chế biến nhằm nâng cao chất lượng và tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, sản xuất lúa Séng cù tại địa phương vẫn còn bộc lộ những vấn đề; diện tích trồng lúa Séng cù mở rộng phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của huyện; công tác chọn lọc, sản xuất giống chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất; sản phẩm gạo Séng cù hàng hóa của các cơ sở chế biến không đồng đều làm ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu sản phẩm; công tác xúc tiến thương mại và quảng bá giới thiệu sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện tốt “Đe án đầu tư nâng cao chất lượng vùng lúa đặc sản Séng cù” là rất cần thiết.

II. Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ1. Kết quả đạt đượcỉ. 1. Cóng tác quy hoạch:Đã định hình quy hoạch, hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất lúa Séng cù tại

121 thôn bản/9 xã, thị trấn: Thanh Binh, Nậm Chảy, Mường Khương, Tung Chung Phố, Tả Ngài Chồ, Pha Long, Dìn Chin, Nấm Lư, Lùng Khấu Nhin. Tổ chức quy hoạch chi tiết vùng sản xuất lúa Séng cù tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý sản xuất, chuyển giao áp dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng lúa; kêu gọi doanh nghiệp liên kết đầu tư và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm ổn định và bền vững.

1.2. Diện tích và năng xuất lúa Séng cù:Trong giai đoạn 2010-2015, mỗi năm trên địa bàn nhân dân trồng từ 450 -

550 ha, năng suất bình quân đạt khoảng 4 tấn/ha, sản lượng đạt 1.800 - 2.200 tấn thóc, giá trị đạt 23.400 - 28.600 triệu đồng.

Giống: Chủ yếu sử dụng giống từ các nguồn do Trung tâm nông lâm nghiệp Lào Cai sản xuất, nông dân tự chọn lọc và nhân giống tại hộ gia đình, từ thị trường do các đại lý, điểm bán giống cây ừồng trên địa bàn huyện.

1.3. Thu hoạch, bảo quản, chế biến:Nhân dân vẫn thu hoạch, bảo quản, chế biến theo phương pháp truyền thống

là chủ yếu; việc ứng dụng các tiến bộ KHKT còn hạn chế, đặc biệt là công tác bảo quản, chế biến, sản phẩm chưa được đóng gói theo quy cách mặc dù đã được đăng ký nhãn mác, lô gô hàng hóa.

1.4. Tiêu thụ sản phẩm:Sản phẩm gạo Séng cù Mường Khương đã được cấp bảo hộ nhãn hiệu hàng

hoá, đó là điều kiện quan trọng để đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến và tiêu thụ sản phẩm. Trong giai đoạn 2010 - 2015 huyện Mường Khương đã giao Hợp tác xã Kinh doanh tổng hợp Mường Khương làm đầu mối thu mua, tiêu thụ sản phẩm gạo Séng cù. Tuy nhiên, đơn vị này chưa triển khai các hoạt động đầu tư, ký kết hợp đồng sản xuất và bao tiêu sản phẩm với bà con nông dân trên địa bàn.

2. Khó khăn, hạn chế- Công tác quy hoạch chi tiết vùng sản xuất tại các xã vùng dự án chưa được

triển khai, người dân còn cấy nhiều giống lúa trong vùng sản xuất lúa Séng cù; diện tích trồng chưa được tập trung; sử dụng phân bón và thuốc BVTY chưa hợp lý; lựa chọn giống phục vụ sản xuất còn tự phát, thiếu chủ động; diện tích, năng suất, sản lượng lúa hàng năm không ổn định, chất lượng chưa cao; chưa hình thành vùng chuyên canh sản xuất lúa Séng cù và mối liên kết chưa chặt chẽ giữa doanh nghiệp đầu tư với hộ gia đình theo hợp đồng sản xuất; nguồn nước, các công trinh thủy lọi chưa đảm bảo chủ động tưới tiêu.

- Các hộ sản xuất thiếu kiến thức ừong việc thu hoạch, bảo quản sản phẩm; thiết bị, công nghệ chế biến sản phẩm thấp, sản phẩm gạo Séng cù thương phẩm bị pha trộn; mâu mã bao bì chưa được quan tâm đâu tư, quản lý; các hộ chế biến gạo

2

thiếu kiến thức và kinh nghiệm về xúc tiến và quảng bá, phân phối, tiêu thụ sản phẩm.

- Công tác tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật đã được thực hiện thông qua các chương trình dự án, mô hình và hệ thống khuyến nông cơ sở; tuy nhiên số lượng đào tạo còn ít và chưa thường xuyên; chất lượng lao động trong vùng dự án thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật về sản xuất và thâm canh lúa Séng cù.

3. Nguyên nhân của khó khăn, hạn chế- Với đậc thù là huyện vùng cao, điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt, trình

độ dân trí không đồng đều, đời song nhân dân các xã, thị trấn vùnp, dự án nói riêng và huyện Mường Khương nói chung còn gặp nhiều khó khăn, đa sô các hộ dân nằm trong vùng quy hoạch dự án đều là đồng bào dân tộc thiểu số trình độ nhận thức không đồng đều đã làm hạn chế đến việc đầu tư phát triển sản xuất.

- Sản lượng lúa Séng cù sản xuất ra không nhiều, thiếu tập trung, nên khó khăn cho việc thu mua, đầu tư công nghệ chế biến hiện đại với công suất lớn; việc thu mua, chế biến gạo chủ yếu do các hộ tư thương và nông dân do vậy việc quản lý chất lượng sản phẩm, nhãn hiệu hàng hoá gặp nhiều khó khăn.

- Doanh nghiệp được giao sử dụng nhãn hiệu hàng hóa và liên kết đầu tư sản xuất và bao tiêu sản phẩm với nhân dân trên địa bàn không triển khai thực hiện như cam kết ban đầu, năng lực yếu và không có tâm huyết.

- Việc đầu tư sản xuất lúa Séng cù tập trung, liền vùng, liền thửa theo mô hình cánh đồng một giống chưa được chỉ đạo thực hiện quyết liệt; công tác sản xuât giông chưa được quan tâm đúng mức.

3

Phần thử haiMỤC TIÊU, NHIỆM v ụ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. Dự báo tình hình1. Thuân loi • •

- Lúa Séng cù là cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với thổ nhưỡng khí hậu trên địa bàn huyện. Gạo có giá trị dinh dưỡng cao, an toàn được người tiêu dùng ưa chuộng, có thị trường tiêu thụ ổn định.

- Các xã nằm trong vùng quy hoạch sản xuất lúa Séng cù có cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuât tương đối thuận lợi; đường liên xã, liên thôn được đầu tư nâng câp; thủy lợi cơ bản đã được cứng hóa đáp ứng tương đối tốt nhu cầu tưới tiêu; dự kiến đến hết năm 2016, 100% thôn bản trên địa bàn được sử dụng điện lưới quốc gia.

- Lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn - nông dân được Nhà nước đặc biệt quan tâm và có nhiều chính sách đầu tư phát triển.

- Người nông dân trên địa bàn cần cù, chịu khó lao động sáng tạo, mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, dần hình thành ý thức sản xuất hàng hóa tập trung. Ngoài ra nông dân trong vùng đã có nhiều kinh nghiệm sản xuất lúa Séng cù trong thời gian qua.

2. Khó khăn, thách thức- Bình quân đất nông nghiệp/hộ thấp, hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa

cao; diện tích ruộng đất có xu hướng giảm do nhu cầu phát triển của xã hội, trên địa bàn không có nhiều cánh đồng lớn, chủ yếu là các cánh đồng nhỏ, ruộng bậc thang; ruộng sản xuất một vụ là chủ yếu, nhiều diện tích phụ thuộc vào nước lượng nước mưa tự nhiên, những diện tích chủ động nước tưới tiêu không nhiều.

- Đất canh tác, tính chất nông hoá thổ nhưỡng không đồng đều và chưa được nghiên cứu đầy đủ sẽ khó khăn cho việc bố trí cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ cho phù hợp với từng chân đất, từng vùng sản xuất.

- Diễn biến thời tiết ngày càng khó lường, nắng nóng, hạn hán, rét đậm, rét hại... kéo dài thiếu nước phục vụ sản xuất; ngoài ra địa hình trong khu vực bị chia cắt mạnh gây nhiều khó khăn trong phát triển sản xuất và vận chuyển hàng hóa tại các thôn bản vùng cao; hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng được yêu cầu tưới, tiêu; giao thông nội đồng nhiều nơi chưa thể đáp ứng được yêu cầu vận chuyển bằng phương tiện cơ giới.

- Việc chọn lọc và sản xuất lúa giống xác nhận của các cơ quan, doanh nghiệp và nông dân còn nhiều hạn chế, chưa chủ động được giống đảm bảo chất lượng, người dân sử dụng giống trong nhiều vụ dẫn đến giống bị thoái hóa làm giảm chất lượng sản phẩm; công tác chỉ đạo cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ chưa chặt chẽ, chất lượng sản phẩm thấp.

- Năng lực tiếp cận tiến bộ khoa học của cán bộ và nông dân còn nhiều hạn chế; trình độ sản xuất của các hộ trong vùng không đồng đều, đặc biệt là công tác liên kết theo nhóm sản xuất hànẹ hóa tập trung theo mô hình một giống để tạo ra sản phẩm đồng bộ, nâng cao chất lượng gắn với liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Các cơ sở chế biến nông sản, dịch vụ nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu; cơ giới hoá áp dụng trong sản xuất còn chậm, nhất là cơ giới hoá khâu làm đất, thu hoạch; công tác bảo quản nông sản sau thu hoạch còn hạn chế.

II. Mục tiêu của Đề án1. Mục tiêu chungXây dựng vùng sản xuất lúa Séng cù trên địa bàn huyện nhằm tạo bước đột

phá về phương thức, kỹ thuật trong sản xuất nâng cao hiệu quả và giá trị sản phẩm, tăng năng suất và sản lượng đảm bảo an ninh lương thực. Xây dựng mô hình sản xuất lúa chất lượng cao hiệu quả để phát triển, nhân rộng đưa sản xuất nông nghiệp huyện phát triển theo hướng hàng hóa có tính canh tranh cao. Nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích, chuỵển dịch cơ cấu cây trồng tạo ra sản phẩm gạo Séng cù chất lượng có giá trị kinh tể cao.

Chủ động sản xuất giống đáp ứng nhu cầu phát triển lúa Séng cù trên địa bàn; tăng cường sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp đầu tư với người sản xuất

4

thông qua họp đồng kinh tế từ việc cung ứng vật tư phục vụ sản xuất cho người dân (giống, vật tư) và bao tiêu chế biến sản phẩm.

2. Mục tiêu cụ thể- Quy hoạch chi tiết vùng sản xuất trên địa bàn huyện theo định hướng phát

triển cây lúa Séng cù tại 6 xã, thị trấn với diện tích 500 ha; quản lý sản xuất theo quy hoạch, chủ động điều chỉnh thòi vụ, luân canh chuyển đổi giống lúa phù hợp với từng địa phương và yếu cầu của thị trường.

- Đầu tư thâm canh cho sản xuất lúa, phấn đấu bình quân mỗi năm trồng 350 ha/500 ha diện tích quy hoạch; năng suất bình quân đạt 40 - 45 tạ/ha, giá trị đạt trên 21 tỷ đồng.

- Quy hoạch và tổ chức sản xuất lúa giống xác nhận 5 ha/năm, đáp ứng giống tại chỗ cho nhân dân.

- Tổ chức sản xuất lúa Séng cù theo mô hình cánh đồng một giống, từ 50 - 100 ha/năm.

- Xây dựng 6 mô hình, dự án khuyến nông chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nông dân trong vùng quy hoạch.

- Lựa chọn doanh nghiệp có đủ năng lực, cấp phép sử dụng thương hiệu gạo Séng cù Mường Khương đầu tư sản xuất, chế biến và kinh doanh.

- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực sản xuất lúa Séng cù cho nông dân trên địa bàn 6 xã, thị trân ừong vùng dự án.

III. Nhiệm vụ cụ thể1. Quỵ hoạch chỉ tiết vùng sản xuấtTrên cơ sở 6 xã, thị trấn đã được định hình quy hoạch, tổ chức khảo sát đánh

giá tổng hợp nhu cầu đầu tư và quy hoạch chi tiết và xây dựng bản đồ vùng phát triển sản xuất lúa Séng cù hàng hoá ổn định với diện tích 500 ha (Thanh Bình 90 ha, Nậm Chảỵ 70 ha, Mường Khương 90 ha, Tung Chung Phố 60 ha, Nấm Lư 110 ha, Lùng Khấu Nhin 80 ha). Quy hoạch tập trung thuận lợi trong quá trình sản xuất lúa Séng cù theo hướng sản xuất tập trung, liền vùng, liền thửa theo mô hình cánh đồng một giống để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

(Kèm theo phụ biểu 01)2. Quy hoạch vùng sản xuất giống lúa Séng cừ xác nhậnTổ chức khảo sát các xã, thị trấn trọng tâm về sản xuất lúa Séng cù như:

Nấm Lư, Mường Khương quy hoạch xây dựng vùng sản xuất giống lúa Séng cù xác nhận ổn định với quy mô 5 ha/năm.

(Kèm theo phụ biểu 02)3. Đầu tư sản xuất và thâm canh3.1. Phát triển sản xuất* Hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu: Hỗ trợ 01 lần giống Séng cù xác nhận,

vật tư đầu vào đảm bảo việc trồng 440 ha cho các xã trong vùng quy hoach sản xuất hàng hoá tập trung theo cơ chế của Chương trình 3 Oa.

5

* Phát triển vùng nguyên liệu:- Đầu tư hệ thống thuỷ lợi: Tổ chức khảo sát toàn bộ khu vực quy hoạch sản

xuất lúa Séng cù, từng bước đầu tư hỗ trợ sửa chữa, xây dựng công trình thuỷ lợi, đảm bảo các điều kiện tưới tiêu tốt nhất cho thâm canh cây lúa.

- Bảo vệ thực vật: Tăng cường công tác chỉ đạo cán bộ kỹ thuật bám sát cơ sở, thường xuyên kiểm ưa đồng ruộng, làm tốt công tác dự tính, dự báo tình hình phát sinh sâu bệnh hại và kịp thời có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Khuyến cáo và hướng dẫn kỹ thuật sử dụng các loại thuôc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép được sử dụng tại Việt Nam để phòng trừ cho lúa. Đẩy mạnh công tác kiểm tra các cơ sở bán thuốc bảo vệ thực vật, phát hiện xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.

- Vật tư phân bón: Chỉ đạo cung ứng đầy đủ, kịp thời các loại yật tư phân bón, đảm bảo chất lượng phục vụ sản xuất lúa; tổ chức phân phối tại các điểm đại lý, công bố giá phân bón trên địa bàn huyện, nhằm giúp người dân giảm bớt thời gian vận chuyển và yên tâm đầu tư.

- Tổ chức sản xuất lúa Séng cù theo hai hình thức:+ Những khu vực có điều kiện sản xuất thuận lợi như: cánh đồng tập trung,

chủ động nước tưới - tổ chức sản xuất theo mô hình cánh đồng một giống. Kêu gọi và khuyến khích doanh nghiệp hợp tác, ký kết hợp đồng đầu tư sản xuất và bao tiêu toàn bộ sản phẩm với nhân dân.

+ Những khu vực có điều kiện sản xuất không thuận lợi, không chủ động nước tưới tiêu, giao thông đi lại khó khăn cho công tác tuyên truyền và hướng dẫn nhân dân tự tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

(Kèm theo phụ biểu 05,06)3.2. Xây dựng 06 mô hình, dự án chuyển giao KHKT phục vụ vùng sản xuất

theo hướng cánh đồng một giống, sản xuất tăng vụ, kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến theo phương pháp SRI... quy mô 60 ha.

( Kèm theo phụ biểu 06)3.3. Đào tạo, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuậtĐào tạo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng và thâm canh sản xuất lúa

Séng cù gắn với quy hoạch phát triển vùng sản xuất tập trung; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư về giống, phân bón và bao tiêu toàn bộ sản phẩm; trực tiếp tham gia đào tạo tập huấn theo phương pháp cầm tay chỉ việc để gắn kết quả chuyên giao khoa học với sản xuất. Căn cứ vào diện tích quy hoạch vùng sản xuất, Nhà nước hỗ trợ kinh phí tổ chức đào tạo tập huấn kỹ thuật sản xuất và thâm canh lúa Séng cù cho 1 người/ha. Tổng số lao động hỗ trợ tập huấn 500 người. Cơ quan chuyên môn của huyện thẩm định quy trình kỹ thuật và giám sát toàn bộ quá trình đào tạo tập huân, chuyên giao khoa học kỹ thuật.

( Kèm theo phụ biểu 04)3.4. Xây dựng hình thức tổ chức sản xuất3.4.1. Xây dựng các tổ nhỏm sản xuất lúa Séng cù

6

Tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân tự nguyện tham gia xây dựng tổ nhóm sản xuất lúa Séng cù trong vùng quy hoạch tại những khu trọng điểm có diện tích rộng, để tập trung sản xuất lúa Séng cù theo mô hình cánh đồng một giống, theo hướng mỗi thôn bản lập một nhóm. Việc xây dựng nhóm sản xuất sẽ giải quyết tốt các vấn đề sau: Trao đổi công, chủ động nhân lực cho sản xuất hàng hoá tập trung, thuận tiện trao đổi kinh nghiệm sản xuất; ký hợp đồng với doanh nghiệp đầu tư và bao tiêu sản phấm; xây dựng quy chế, quy ước nhóm về sản xuất, sản phẩm lúa Séng cù chất lượng cao.

3.4.2. Liên kết đầu tưDoanh nghiệp đầu tư vào vùng quy hoạch bắt buộc phải ký kết hợp đồng

kinh tế với nhóm hộ sản xuất, trong đó doanh nghiệp ứng tnrớc giống, vật tư và bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho các nhóm hộ trên địa bàn; ƯBND các xã, thị trấn chỉ đạo, giám sát việc thực hiện hợp đồng và giải quyết các tranh chấp hợp đồng sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Các nhóm hộ phải thống nhất đưa ra quy định chung trong nhóm về thực hiện hợp đồng sản xuất đã ký kết với doanh nghiệp đầu tư. Cơ quan chuyên môn của huyện hướng dẫn ƯBND các xã, thị trấn trong việc giám sát, chỉ đạo thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp.

4. Thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm4.1. Thu hoạch, bảo quản sản phẩmTổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân trong vùng dự án thu hoạch lúa

Séng cù tập trung, đúng độ chín; đối với diện tích dân tự sản xuất không liên kết với doanh nghiệp, hướng dẫn nhân dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong phơi sây, bảo quản thóc, gạo giảm tổn thất sau thu hoạch. Không sử dụng các loạỉ hoá chất thuộc danh mục cấm để bảo quản thóc, gạo Séng cù.

4.2. Chế biến, tiêu thụ sản phẩmLựa chọn dây truyền xay xát đồng bộ phù họp với quy mô sản xuất của địa

phương; bổ sung thiết bị phân loại gạo, tấm vào dây truyền chế biến, nâng cao chât lượng chế biến gạo Séng cù thương phẩm.

Phê duyệt Dự án liên kết đầu tư làm cơ sở cho các đom vị vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp, thu mua, dự trữ gạo Séng cù thương phẩm.

4.3. Phục hồi và quản lý nhãn hiệu sản phẩm gạo Séng cùRà soát, lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng nhãn hiệu gạo Séng cù

Mường Khương cho doanh nghiệp có đủ năng lực đầu tư sản xuất và bao tiêu sản phẩm, có cam kết thực hiện theo lộ trình với UBND huyện làm cơ sở giám sát trong quá trình triên khai thực hiện.

Chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các đơn vị bán sản phẩm Séng cù giả, gạo Séng cù bị pha trộn với các loại gạo khác đảm bảo uy tín, thương hiệu gạo Séng cù Mường Khương. Đồng thời hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, thuận lợi trong quá trình sản xuât và kinh doanh gạo Séng cù.

IV. Những giải pháp trọng tâm1. về sản xuất giống

7

Trên cơ sở vùng quy hoạch sản xuất giống, giao doanh nghiệp chủ động sản xuất giống theo hình thức nhập giống lúa thuần nguyên chủng về sản xuất giống, xác nhận cung ứng cho nông dân trong vùng quy hoạch và khấu trừ vào sản phẩm khi thu mua sản phẩm. Diện tích sản xuât 5 ha/năm, sản lượng thóc giông 20 tân, đảm bảo đủ nhu cầu giống tại chỗ.

về giá giống: Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn huyện khảo sát giá giống trên thị trường làm căn cứ định giá giống phục vụ hỗ trợ sản xuất giống cho nhân dân.

2. Mùa vụ và kỹ thuật thâm canh- Vụ lúa xuân: Chủ yếu gieo cấỵ ừà xuân muộn (thời gian từ tháng 2 đến

tháng 7) băng các giống thuần năng xuât, chất lượng tốt.- Vụ lúa mùa: Chủ yếu gieo cấy trà mùa sớm (thời gian từ tháng 5 đến tháng

10), bằng các giống lúa thuần năng xuất chất lượng khá.- Xây dựng quy trình kỹ thuật chuẩn thâm canh cây lúa Séng cù, đảm bảo

giảm chi phí đầu tư (ẹiống, phân bón, thuốc BVTV...), nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật tại hiện trường, kiểm tra, dự tính, dự báo dịch bệnh gây hại kịp thời. Hướng dẫn nông dân thâm canh theo hướng bền vững, an toàn.

3. Công tác dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất và đầu tư Ctf giớiTạo điều kiện các hộ dồn điền đổi thửa, khuyến khích các hộ ít hoặc không

có lao động, không có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp hoặc đã chuyển sang nghề khác có thu nhập ổn định cho các hộ khác thuê lại hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các hộ có nhu cầu tích tụ đất để mở rộng sản xuất lúa Séng cù, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để đưa máy móc cơ giới vào phục vụ sản xuất, nâng cao năng suất lao động ữong nông nghiệp.

4. Xây dựng mô hình cánh đồng một giốngRà soát những cánh đồng có đủ điều kiện sản xuất cánh đồng một giống, tổ

chức tuyên truyền, vận động nông dân liên kết với doanh nghiệp đầu tư thực hiện trồng lúa Séng cù theo mô hình cánh đồng một giống trên cơ sở doanh nghiệp ứng trước giống và một số vật tư đầu vào cho nông dân và nông dân cam kết bán sán phẩm cho doanh nghiệp theo giá đã thỏa thuận. Tổ chức theo phương châm “vết dầu loang” dễ làm trước, khó làm sau. Xây dựng được các mô hĩnh điểm để tổ chức cho nông dân học tập nhân rộng trên địa bàn.

5. về cơ chế chính sáchTổ chức điều tra, khảo sát lập quy hoạch chi tiết vùng sản xuất lúa Séng cù

hàng hóa tập trung làm cơ sở cho việc kêu gọi đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư lâu dài vào vùng nguyên liệu, bảo quản chế biến, quảng bá giới thiệu sản phẩm ra thị trường tiêu thụ.

Tổ chức lồng nghép các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là chương trình hỗ trợ theo Nghị quyết 3 Oa của Chính phủ để tạo nguồn lực phát triển.

8

Tập trung các nguồn lực ưu tiên đầu tư, hỗ trợ ạiống, vật tư, công nghệ bảo quản chế biến và hỗ trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển vùng sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho nông dân theo Quyết định số 44/2015/QĐ-UBND ngày 25/9/2015 của ƯBND tỉnh Lào Cai về ban hành Quy định về chính sách đặc thù khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2015-2020.

6. Giải pháp về vốn đầu tưĐầu tư xây dựng phát triển vùng nguyên liệu gắn với bảo quản chế biến gạo

Séng cù ừên tinh thần phát huy nội lực của nhân dân là chính, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư như Chương trình 30a, Chương trình 135 giai đoạn III, Chương trình xây dựng nông thôn mới hỗ trợ ban đầu cho nhân dân về giống, phân bón và đào tạo, tập huân chuyển giao kỹ thuật thâm canh, bảo quản chế biến và xúc tiên tiêu thụ sản phẩm.

Đe nghị tỉnh và các ngành chức năng tỉnh ưu tiên bố trí nguồn lực hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, chế biến kinh doanh gạo Séng cù Mường Khương theo cơ chế khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư sản xuất trong lĩnh vực nông lâm nghiệp của Chính phủ, tỉnh Lào Cai.

7. Đào tạo nguồn nhân lựcTổ chức mở các lớp đào tạo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật về thâm canh, bảo

quản lúa Séng cù, từng bước nâng cao nhận thức về sản xuất hàng hóa cho người dân tại thôn bản, hướng tới sản xuất ra các sản phẩm an toàn, chất lượng cao.

Họp thôn bản, tuỵên truyền, vận động nhân dân liên kết hình thành các tổ nhóm, câu lạc bộ sản xuất lúa Séng cù, đây là điều kiện cần thiết để nhân dân được trao đổi kinh nghiệm, trao đổi nhân công, sản xuất ra các sản phẩm có độ đồng đều về chất lượng.

8. Phát triển hệ thống dịch vụ nông nghiệp, xúc tiến thương mại- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển cơ giới hoá, trước

mắt là khâu làm đất, thu hoạch, xây dựng các cụm chế biến, tiêu thụ lúa gạo vùng thâm canh.

- Nâng cao hiệu qủa hoạt động của các HTX dịch vụ nhà nước để làm tốt các khâu dịch vụ cơ giới hoá khâu làm đất, gieo cấy, thu hoạch, cung ứng giống, phân bón, thuôc bảo vệ thực vật, tưới tiêu và từng bước tổ chức thu mua lúa gạo hàng hoá cho nông dân.

- Tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường, tiêu thu nông sản cho nông dân, xây dựng và phát triển mô hình liên kết giữa "4 nhà": Nhà nước - nhà khoa học - doanh nghiệp - nông dân để phát triển sản xuất ngày càng có hiệu quả.

9. Thu mua, chế biến, quản lý thương hiệuTổ chức đầu tư, thu mua sản phẩm giữa doanh nghiệp và người nông dân

thông qua hợp đồng kinh tế, chính quyền địa phương là người giám sát việc tuân thủ thực hiện hợp đồng giữa các bên.

9

Tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm, nhằm giữ vững uy tín thương hiệu của gạo Séng cù Mường Khương.

Hỗ trợ trực tiếp hoặc thông qua doanh nghiệp xây dựng các chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm gạo Séng cù Mường Khương, tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

V. Nhu cầu vốn đầu tư1. Nhu cầu vốn thực hiệnTổng kinh phí thực hiện Đề án 16.204.750.000 đồng.Trong đỏ:- Hỗ trợ quy hoạch vùng lúa Séng cù 200 triệu đồng.- Hỗ trợ sản xuất giống Séng cù xác nhận 498.750.000 đồng.- Hỗ trợ phát triển sản xuất 14.018 triệu đồng.- Xây dựng mô hình, dự án 300 triệu đồng.- Đào tạo nguồn nhân lực 250 triệu đồng.- Chỉ đạo kỹ thuật: 688 triệu đồng.- Hỗ trợ xúc tiến, quảng bá tiêu thụ sản phẩm 250 triệu đồng.2. Cơ cấu vốn thực hiện- Nhà nước hỗ trợ: 4.586 triệu đồng, gồm kinh phí quy hoạch, hỗ trợ giống

và vật tư đâu vào vụ đầu trong vùng quy hoạch; đào tạo nguồn nhân lực; xây dựng mô hình, dự án; xúc tiến, quảng bá tiêu thụ sản phẩm.

- Vốn doanh nghiệp: 1.186.750.000 đồng, gồm sản xuất lúa giống xác nhận; chỉ đạo kỹ thuật vùng sản xuất.

- Nhân dân đầu tư: 10.432 triệu đồng, gồm giống, vật tư đầu.3. Phân kỳ đầu tư- Năm 2016: 2.615.500.000 đồng;- Năm 2017: 2.977.750.000 đồng;- Năm 2018: 3.490.750.000 đồng;- Năm 2019: 3.655.250.000 đồng;- Năm 2020: 3.954.500.000 đồng;

(Có biểu chỉ tiết số 06 kèm theo)VI. Hiệu quả của Đề án1. Hiệu quả kỉnh tế- Sản xuất ổn định 300 - 450 ha lúa Sénp cù/năm tại 6 xã, thị trấn vùng dự

án, dự kiến năng suất thu hoạch bình quân 4 tấn/ha, sản lượng 1.200 - 1.800 tấn; giá thóc bán bình quân 16.000 đồng/kg; sau khi trừ chi phí sản xuất (vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khoảng 30% giá trị) không tính công lao động, bình quân 1 ha Séng cù cho thu nhập 55 triệu đồng/vụ.

- Việc thu gom lúa, chế biến gạo Séng cù tạo việc làm cho một lực lượng lớn lao động trên địa bàn huyện, góp phần thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển.

- Nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên môn trực tiếp chỉ đạo, theo dõi dự án và chính quyền cơ sở, tổ nhóm nông dân trong liên kết với doanh nghiệp về sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị góp phẩn xây dựng nông thôn mới hiệu quả. Là cơ sờ nhân rộng liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp về phát triển sản xuất hàng hóa trên địa bàn.

- Nâng cao nhận thức của nhân dân về sử dụng giống lúa xác nhận trong sản xuât lúa tại địa phương; bảo tôn được nguôn gen quý hiêm của giống gạo séng cù.

2. Hiệu quả xã hội- Tác động làm thay đổi phong tục, tập quán canh tác truyền thống của

người dân vê sử dụng giông đảm bảo chât lượng trong sản xuất lúa gạo tại địa phương. Từ đó từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, phát huy được lợi thế địa phương, thu hút và giải quyết việc làm cho nguồn nhân lực tại chỗ của các hộ gia đình.

- Tăng cường mối liên kết sản xuất giữa 4 nhà: Nhà nước - nhà khoa học- doanh nghiệp - nông dân.

- Tạo công ăn việc làm ổn định cho lao động nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập, thúc đẩy tốc độ giảm nghèo nhanh và bền vững của huyện Mường Khương nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung.

- Giữ gìn và phát triển được thương hiệu gạo đặc sản Mường Khương, làm cơ sở giữ vững ổn định phát triển sản xuất bền vững, khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế về điều kiện tự nhiên của huyện Mường Khương.

Phần thứ ba TỔ CHỨC THựC HIỆN ĐỀ ÁN

I. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠOBan Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy trực tiếp lãnh

đạo, chỉ đạo thực hiện đê án đảm bảo hiệu quả.II. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN1. UBND huyệnTrên cơ sở đề án được phê duyệt, ƯBND huyện chỉ đạo cụ thể hóa bằng kế

hoạch chỉ đạo tô chức thực hiện trong từng năm (2016-2020)2. Các cơ quan tham mưu giúp việc Huyện ủyPhối hợp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác quán triệt và triển khai thực

hiện kế hoạch, báo cáo kết quả thực hiện với Ban Thường vụ Huyện ủy phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Tham mưu tổ chức sơ kết, tổng kết đanh giá kết quả thực hiện theo quy định.

3. UBMT Tổ quốc và các đoàn thể

11

12

Chỉ đạo các tổ chức, thành viên tích cực tuyên truyền các chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển, nâng cao chất lượng vùng chè để các tổ chức, cá nhân biết và tham gia thực hiện có hiệu quả các nội dung của đề án.

4. Các chi, Đảng bộ Ctf sởCó trách nhiệm quán triệt, phổ biến nội dung của đề án tới toàn thể cán bộ

và nhân dân, cụ thể hóa bằng kế hoạch thực hiện cụ thể, đưa nội dung đề án vào Nghị quyết và chương trình hành động của chi, đảng bộ hàng năm.

III. CHÉ Đ ộ BÁO CÁOĐịnh kỳ 6 tháng, một năm, giữa nhiệm kỳ, cuối nhiệm kỳ cơ quan chủ trì

tham mưu xây dựng đề án tổng hợp tình hình thực hiện Đề án, báo cáo Thường trực, Ban Thường vụ Huyện ủy (qua Văn phòng Huyện ủy).

Trong quá trình thực hiện Đề án nếu có phát sinh khó khăn vướng mắc, cơ quan chủ trì tham mưu đề án kịp thời tổng hợp tình hình, báo cáo Huyện ủy để có chỉ đạo sát với yêu cầu thực tiễn.

Trên đây là Đề án “Đầu tư nâng cao chất lượng vùng lúa đặc sản Séng cù, giai đoạn 2016-2020” của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Mường Khương./.

Nơi nhận: T/M BAN CHẤP HÀNH- TT. Tỉnh ủy, UBND tỉnh (B/c); B Ị T H Ư- Các Ban xây dựng Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy;- Sở NN&PTNT;- TT. Huyện ủy, UBND huyện;- Các đồng chí Huyện ủy viên;- Các chi, đảng bộ trực thuộc;- Các cơ quan, ban ngành, đoàn thể huyện;- Lãnh đạo VPHU;- Lưu: VT-VPHU.

Biểu số 01: QUY MÔ, ĐỊA ĐIÉM ĐÀU Tư Dự ÁN SẢN XUẤT LÚA SÉNG c ù HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2015-2020

(kềm theo Đe án số 01-ĐA/HU ngày 12/5/2016 của Huyện uỷ Mường Khương)

TT Địa điểm tham gia: Xã/thôn Số hộ

Diện tích quy hoạch

Tổng diện tích sản xuất

Diện tích trồng hàn g năm (ha)2016 2017 2018 2019 2020

Tổng số 3.019 500 1780,0 265,0 300,0 360,0 410,0 445,01 Thanh Bình 375 90 300,0 45,0 50,0 60,0 70,0 75,01 SínChải 48 10 32,0 4,0 4,0 7,0 8,0 9,02 Văng Đẹt 53 12 36,0 4,0 5,0 8,0 9,0 10,03 Nậm Rúp 85 20 64,0 9,0 10,0 15,0 15,0 15,05 Lao Hầu 48 10 31,0 5,0 5,0 5,0 7,0 9,07 Thính Chéng 68 20 52,0 5,0 8,0 10,0 14,0 15,08 NâmPản 73 18 85,0 18,0 18,0 15,0 17,0 17,02 Nậm Chẫy 269 70 200,0 25,0 30,0 40,0 50,0 55,03 CocRâm A 29 8 19,0 0,0 2,0 5,0 5,0 7,04 Nậm Chẩy 49 12 32,0 4,0 5,0 7,0 8,0 8,05 Cum Ré 25 10 31,0 5,0 5,0 5,0 8,0 8,07 Sảng Lùng Phin 27 10 29,0 4,0 5,0 5,0 7,0 8,08 Côc Ngù 49 10 30,0 5,0 5,0 5,0 7,0 8,09 SânPản 30 5 18,0 2,0 3,0 3,0 5,0 5,011 Lùng Phin A 60 15 41,0 5,0 5,0 10,0 10,0 11,03 Mường Khương 1.371 90 330,0 50,0 50,0 65,0 80,0 85,03 Xóm Mới 1 165 5 15,0 2,0 2,0 3,0 4,0 4,010 Xóm Chơ 1 94 5 15,0 2,0 2,0 2,0 4,0 5,011 Xóm Chợ 2 78 5 17,0 3,0 3,0 3,0 4,0 4,012 Xóm Mơi 2 85 5 18,0 3,0 3,0 3,0 4,0 5,013 Mã Tuyên 2 80 5 17,0 3,0 3,0 3,0 3,0 5,014 Mã Tuyển 1 118 7 25,0 4,0 4,0 5,0 6,0 6,015 Na Pên 44 5 22,0 4,0 4,0 4,0 5,0 5,017 Nhân Giống 32 3 9,0 0,0 0,0 3,0 3,0 3,018 Sàng Chải 91 6 21,0 3,0 3,0 4,0 5,0 6,020 NA Khui 46 5 19,0 3,0 3,0 3,0 5,0 5,021 Phô Cũ 1 46 4 13,0 2,0 2,0 3,0 3,0 3,0

T

TTĐịa điêm tham gia:

Xã/thôn Số hộDiện tích quy hoạch

Tông diện tích sản xuất

Diện tích trống hàng năm (ha)2016 2017 2018 2019 2020

22 Phố Cũ 2 62 4 13,0 2,0 2,0 3,0 3,0 3,023 Tùng Lâu 1 80 5 20,0 3,0 3,0 4,0 5,0 5,024 Naản 29 5 21,0 3,0 3,0 5,0 5,0 5,025 Na Đẩy 65 6 24,0 4,0 4,0 4,0 6,0 6,026 Tùng Lâu 2 75 _ 6 24,0 4,0 4,0 4,0 6,0 6,027 Na Bù 120 5 21,0 3,0 3,0 5,0 5,0 5,028 Hàm Rồng 61 4 16,0 2,0 2,0 4,0 4,0 4,04 Tung Chung Phố 258 60 225,0 35,0 40,0 45,0 50,0 55,01 Dì Thàng 24 6 24,0 4,0 4,0 5,0 5,0 6,03 Lũng Pâu 1 65 15 56,0 10,0 10,0 12,0 12,0 12,04 Lũng Pâu 2 22 6 22,0 3,0 3,0 5,0 5,0 6,05 Páo Tủng 42 8 26,0 4,0 4,0 4,0 6,0 8,06 Văng Leng 66 18 76,0 10,0 15,0 15,0 18,0 18,08 Nàn Tiêu Hô 39 7 21,0 4,0 4,0 4,0 4,0 5,05 Nấm Lv 417 110 435,0 70,0 80,0 90,0 95,0 100,01 Pac Trà 40 8 29 6,0 6,0 5,0 5,0 7,02 Côc Mạc 42 10 34 5,0 5,0 8,0 8,0 8,03 Nâmọc 44 15 56 10,0 11,0 11,0 12,0 12,04 Pạc Ngam 70 18 68 10,0 14,0 14,0 15,0 15,05 Lủng Phạc 47 10 41 6,0 6,0 9,0 10,0 10,06 Cốc Chứ 52 18 76 10,0 15,0 15,0 18,0 18,07 Na Pạc Đông 36 10 50 10,0 10,0 10,0 10,0 10,08 Lây Lùng 46 10 36 5,0 5,0 8,0 8,0 10,09 Ngam Lâm 40 11 45 8,0 8,0 10,0 9,0 10,06 Lung Khấu Nhin 329 80 290,0 40,0 50,0 60,0 65,0 75,01 Lùng Khâu Nhin 2 37 8 30 4,0 6,0 6,0 6,0 8,02 Lùng Khâu Nhin 1 58 12 50 8,0 10,0 10,0 10,0 12,03 Sín Lùng Chải B 49 10 29 4,0 5,0 5,0 6,0 9,04 Sin Lùng Chải A 46 10 34 5,0 5,0 8,0 8,0 8,05 Chu LÙI Phô 40 8 25 4,0 5,0 5,0 5,0 6,09 NâmĐó 42 12 46 5,0 9,0 10,0 10,0 12,010 Na Cạp 57 20 76 10,0 10,0 16,0 20,0 20,0

2

Biểu số 02: D ự TOÁN SẢN XUẤT LÚA SÉNG c ù XÁC NHẬN GIAI ĐOẠN 2015-2020(kèm theo Đề án số 01 -ĐA/HU ngày 12/5/2016 của Hiẹyện vỷ Mường Khương)

______________________________________________________________________Đơn vị tính: lOOOđ

TT Hạng mục chi ĐVT Đơn giá Khối lượngThành tiền

Tổng số Nhà nước hỗ trợ Doanh nghiệp Nhân dân đầu tư

I Dự toán cho 1 ha

1 Giống thuần chủng Kg 150,0 40,0 6.000,0 6.000,0

2 Phân bón Kg 5.950,0

- Đạm Kg 9,0 250,0 2.250,0 2.250,0

- Lân Kg 3,8 500,0 1.900,0 1.900,0

- Kali Kg 12,0 150,0 1.800,0 1.800,0

3 Thuốc BVTV 1.000,0 1.000,0 1.000,0

4 Chỉ đạo kỹ thuật 1.000,0 1.000,0

Cộng 13.950,0 13.950,0

Dự toán cho 25 ha 348.750,0 348.750,0

Biểu số 03: D ự TOÁN SẢN XUẤT LÚA SÉNG c ù THƯƠNG PHẨM GIAI ĐOẠN 2015-2020(kèm theo Đề án sổ 01-ĐA/HƯ ngày 12/5/2016 của Huyện uỷ Mường Khương)

Đơn vị tính: lOOOđ

TT Hạng mục chi ĐVT Đon giá Khốilirựng

Thành tiền

Tổng số Nhà nước hỗ trợ Doanh nghiệp Nhân dân đầu tư

I Dự toán cho 1 ha 8.550,0ĩ 400,0

1 Giống xác nhận Kg 30,0 40,0 1.200,0

2 Phân bón Kg 5.950,0- Đam Kr 9,0 250,0 2.250,0- Lân Kg 3,8 500,0 1.900,0- Kali Kg 12,0 150,0 1.800,0

3 Thuốc BVTV 1.000,0 1.000,0

4 Chỉ đạo kỹ thuật 400,0 400,0

II Dự toán cho 1.780 ha Ha 8.550 1.780 15.219.000,0 4.275.000,00 512.000,0 10.432.000,0

Biểu số 04: Dự TOÁN KINH PHÍ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN L ực SẢN XUẤT LỬA SÉNG c ù GIAI ĐOẠN 2015-2020

(kèm theo Đề ản số 01-ĐA/HU ngày 12/5/2016 của Huyện uỷ Mường Khương)

TT Tên xã Diện tích (ha)

SỐ lượng lao động đào tạo Hỗ trợ kỉnh phí (1.000 đồng)

Tổng số (người)

Chia ra Tổng kỉnh phí hỗ trợ (đồng)

Chia ra

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2017 Năm 2018

1 Thanh Bình 90 90 45 45 45.000 22.500 22.500

2 Nậm Chảy 70 70 35 35 35.000 17.500 17.500

3 Mường Khương 90 90 45 45 45.000 22.500 22.500

4 Tung Chung Phố 60 60 30 30 30.000 15.000 15.000

5 Nấm Lư 110 110 55 55 55.000 27.500 27.500

6 Lùng Khấu Nhin 80 80 40 40 40.000 20.000 20.000

Cộng 500 500 250 250 250.000 125.000 125.000

Biểu số 05: HỖ TRỢ PHÁT TRIỀN SẢN XUẤT LÚA SÉNG CÙ HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2015-2020

(kèm theo Đe án số OỈ-ĐA/HU ngày 12/5/2016 của Huyện uỷ Mường Khương)

Đơn vị tinh: IQOOđ

TT Tên xã ĐVT Số lượng Đơn giá

Thành tiền

Tổng số Nhà nước hễ trợ

Nhân dân đầu tư 2016 2017 2018

1 Thanh Bình Ha 80 8.550 684.000 684.000 684.000

2 Nậm Chảy Ha 60 8.550 513.000 513.000 513.000

3 Mường Khương Ha 80 8.550 684.000 684.000 684.000

4 Tung Chung Phố Ha 50 8.550 427.500 427.500 427.500

5 Nấm Lư Ha 100 8.550 855.000 855.000 855.000

6 Lùng Khấu Nhin Ha 70 8.550 598.500 598.500 598.500

Cộng 440 3.762.000 3.762.000 1.453.500 1.111.500 1.197.000

Biểu 06: TỎNG D ự TOÁN KINH PHÍ HỎ TRỢ THựC HIỆN ĐÈ ÁN

(kèm theo Đe án sổ 01-ĐA/HU ngày 12/5/2016 của Huyện uỷ Mường Khương)Đơn vi tính: 1.000 đồng

TT Hạng mục hễ trợĐơn

vị tínhSố lượng

Tổng kỉnh phí Chia ra các năm

Tổng sốNhà nước

hỗ trựDoanhnghiệp

Nhân dân đầu tư

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1 Quy hoạch vùng lúa Séng cù QH 1 200.000 200.000 200.000

2 Sản xuất lúa giống xác nhận Ha 25 348.750 348.750 69.750 69.750 69.750 69.750 69.750

4 Phát triển sản xuất Ha 1.720 14.018.000 3.586.000 10.432.000 2.159.750 2.445.000 2.934.000 3.341.500 3.626.750

- Nhà nước hỗ trợ vụ đầu Ha 440 3.586.000 1.548.500 1.222.500 1.304.000

- Nhân dân đầu tư Ha 1.280 10.432.000 10.432.000 611.250 1.222.500 1.630.000 3.341.500 3.626.750

5 Xây dựng 06 mô hình, dự án Ha 60 300.000 300.000 150.000 150.000

6 Đào tạo nguồn nhân lực Người 500 250.000 250.000 125.000 125.000

7 Chỉ đạo kỹ thuật Ha 1.720 688.000 688.000f

106.000 108.000 132.000 164.000 178.000

8 Xúc tiến tiêu thụ sản phẩm 250.000 250.000 50.000 50.000 50.000 50.000 50.000

Cộng 16.054.750 4.586.000 1.036.750 10.432.000 2.585.500 2.947.750 3.460.750 3.625.250 3.924.500