42
1 Các nguyên lý của kinh tế học vi mô Review: principles of microeconomics Tóm tắt 10 nguyên lý kinh tế học Những bài học căn bản về cách thức ra quyết định cá nhân: Con người đối mặt với sự đánh đổi giữa các mục tiêu khác nhau Chi phí của bất kỳ hành động nào cũng được tính bằng những hội bị bỏ qua Con người duy lý đưa ra quyết định dựa trên sự so sánh giữa chi phí và ích lợi biên Con người thay đổi hành vi để đáp lại các động khuyến khích mà họ đối mặt.

1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

  • Upload
    vo-khoi

  • View
    172

  • Download
    7

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

1

Các nguyên lý của kinh tế học vi mô

Review: principles of microeconomics

Tóm tắt 10 nguyên lý kinh tế học

Những bài học căn bản về cách thức ra quyết định

cá nhân:

Con người đối mặt với sự đánh đổi giữa các mục tiêu

khác nhau

Chi phí của bất kỳ hành động nào cũng được tính bằng

những cơ hội bị bỏ qua

Con người duy lý đưa ra quyết định dựa trên sự so sánh

giữa chi phí và ích lợi biên

Con người thay đổi hành vi để đáp lại các động cơ

khuyến khích mà họ đối mặt.

Page 2: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

2

Tóm tắt 10 nguyên lý kinh tế học

Những bài học căn bản về sự tác động qua lại giữa

con người với nhau:

Thương mại (tức trao đổi) có thể đem lại ích lợi cho cả

hai bên

Thị trường thường là cách thức tốt để phối hợp các hoạt

động kinh tế của mọi người.

Chính phủ có thể cải thiện các kết cục thị trường bằng

cách khắc phục thất bại thị trường hoặc bằng cách thúc

đẩy mục tiêu bình đẳng kinh tế nhiều hơn.

Tóm tắt 10 nguyên lý kinh tế học

Những bài học căn bản về nền kinh tế với tư cách

một tổng thể:

Năng suất là nguồn gốc cơ bản của mức sống

Sự gia tăng lượng tiền là nguyên nhân lớn nhất gây ra

lạm phát

Xã hội đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát

và thất nghiệp.

Page 3: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

3

Cầu

Lượng cầu: lượng hàng mà người mua sẵn lòng

mua và có khả năng mua.

Quy luật cầu: phát biểu cho rằng với các yếu tố

khác không đổi, lượng cầu của một hàng hóa giảm

khi giá của nó tăng lên.

Biểu cầu: bảng biểu diễn mối quan hệ giữa giá và

lượng cầu của một hàng hóa.

Đường cầu: đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa giá

và lượng cầu của một hàng hóa.

Cầu thị trường: là tổng của tất cả cầu cá nhân về

một loại hàng hóa hay dịch vụ cụ thể.

Tóm lược: các biến tác động đến người mua

Đường cầu cho thấy điều gì sẽ xảy ra với lượng cầu của

một loại hàng hóa khi giá của nó thay đổi, giả định các yếu

tố khác có tác động tới người mua là không đổi. Khi một

trong những yếu tố này thay đổi, đường cầu dịch chuyển

Biến Thay đổi trong biến này …

Giá của hàng hóa … di chuyển dọc theo đường cầu

Thu nhập … dịch chuyển đường cầu

Giá hàng hóa liên quan … dịch chuyển đường cầu

Thị hiếu … dịch chuyển đường cầu

Kỳ vọng … dịch chuyển đường cầu

Số lượng người mua … dịch chuyển đường cầu

Page 4: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

4

Sự dịch chuyển của đường cầu

Hàng hóa thông thường: với những yếu tố khác

không đổi, sự gia tăng trong thu nhập sẽ dẫn đến gia

tăng về cầu, lượng cầu tăng lên tại mỗi mức giá,

dịch chuyển đường cầu sang phải.

Hàng hóa thứ cấp: với các yếu tố khác không đổi,

thu nhập tăng làm giảm lượng cầu, đường cầu dịch

chuyển sang trái.

Hàng hóa thay thế: khi giá của hàng hóa này tăng

sẽ làm tăng cầu của hàng hóa kia

Hàng hóa bổ sung: khi giá hàng hóa này tăng thì

cầu của hàng hóa kia giảm

Cung

Lượng cung: lượng hàng mà người bán có thể và

sẵn lòng bán.

Quy luật cung: phát biểu cho rằng với các yếu tố

khác không đổi, lượng cung của một hàng hóa tăng

khi giá của nó tăng lên.

Biểu cung: bảng thể hiện mối quan hệ giữa mức giá

và lượng cung của một hàng hóa.

Đường cung: đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa

mức giá và lượng cung của một hàng hóa.

Cung thị trường: tổng các nguồn cung của tất cả

các người bán.

Page 5: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

5

Tóm lược: các biến tác động đến người bán

Đường cung cho thấy điều gì sẽ xảy ra với lượng cung

của một loại hàng hóa khi giá của nó thay đổi, giả định

các yếu tố khác có tác động tới người bán là không đổi.

Khi một trong những yếu tố này thay đổi, đường cung

dịch chuyển

Biến Thay đổi trong biến này …

Giá của hàng hóa … di chuyển dọc theo đường cung

Giá đầu vào … dịch chuyển đường cung

Công nghệ … dịch chuyển đường cung

Kỳ vọng … dịch chuyển đường cung

Số lượng người bán … dịch chuyển đường cung

Sự kết hợp của cung và cầu

Cân bằng: tình huống mà ở đó giá thị trường làm

cho lượng cung bằng lượng cầu

Giá cân bằng: mức giá làm cân bằng lượng cung và

lượng cầu

Sản lượng cân bằng: lượng cung và lượng cầu tại

mức giá cân bằng

Thặng dư: tình huống theo đó lượng cung lớn hơn

lượng cầu (hay còn gọi là thừa cung)

Thiếu hụt: tình huống mà trong đó lượng cầu cao

hơn lượng cung (hay còn gọi là dư cầu)

Page 6: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

6

Ba bước phân tích sự thay đổi của trạng thái

cân bằng

1. Xác định sự kiện làm dịch chuyển đường

cung/cầu hay cả hai

2. Xác định các đường dịch chuyển sang

trái hay phải

3. Dùng đồ thị cung cầu để xem sự thay đổi

mức giá và sản lượng cân bằng

Dịch chuyển và di chuyển dọc theo đường

cung/cầu

Thay đổi về cung: một sự dịch chuyển đường cung,

xảy ra khi một yếu tố ngoài giá có ảnh hưởng đến

cung thay đổi (như kỹ thuật, chi phí)

Thay đổi về lượng cung: một sự di chuyển dọc

theo đường cung cố định, xảy ra khi giá thay đổi.

Thay đổi về cầu: một sự dịch chuyển đường cầu,

xảy ra khi một yếu tố ngoài giá có ảnh hưởng đến

cầu thay đổi (như thu nhập, số lượng người mua,…)

Thay đổi về lượng cầu: một sự di chuyển dọc theo

đường cầu cố định, xảy ra khi giá thay đổi

Page 7: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

7

Giá cả phân bổ các nguồn lực như thế nào?

Một trong Mười Nguyên lý của Kinh tế học:

thị trường thường là một cách hiệu quả

để tổ chức các hoạt động kinh tế.

Cung và cầu cùng nhau xác định giá của nhiều loại

hàng hóa và dịch vụ khác nhau trong nền kinh tế, giá

cả đến lượt nó là những tín hiệu hướng dẫn quyết

định kinh tế và định hướng phân bổ các nguồn lực.

Độ co giãn

Độ co giãn là số đo mức độ phản ứng của lượng

cầu hoặc lượng cung đối với các yếu tố tác động

đến nó

Độ co giãn của cầu theo giá:

độ co giãn của cầutheo giá

= phần trăm thay đổi của lượng cầu

phần trăm thay đổi của giá

𝐸𝑑 =%∆𝑄

%∆𝑃=

∆𝑄/𝑄

∆𝑃/𝑃

Page 8: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

8

Độ co giãn của cầu theo giá phụ thuộc vào:

Sự sẵn có của các hàng hóa thay thế gần gũi: càng

có nhiều sản phẩm thay thế thì độ co giãn càng cao.

Hàng hóa thiết yếu và hàng hóa xa xỉ: hàng hóa

càng thiết yếu thì độ co giãn càng thấp.

Định nghĩa thị trường: độ co giãn theo định nghĩa

rộng thấp hơn so với định nghĩa hẹp.

Thời gian: độ co giãn trong dài hạn cao hơn so với

trong ngắn hạn.

Độ co giãn của cầu theo giá & Tổng doanh thu

P

Q

D

$200

12

$250

8

P

Q

D

$200

12

$250

10

Cầu co giãn

(độ co giãn = 1.8)

Cầu ít co giãn

(độ co giãn = 0.82)

Khi cầu co giãn

Tăng giá làm

giảm doanh thu

∆𝑇𝑅 = −400

Khi cầu ít co giãn

Tăng giá làm

tăng doanh thu

∆𝑇𝑅 = 100

Page 9: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

9

Độ co giãn của cầu

Và tổng doanh thu:

𝑇𝑅 = 𝑃 × 𝑄 → 𝑑𝑇𝑅 = 𝑄𝑑𝑃 + 𝑃𝑑𝑄

𝑑𝑇𝑅

𝑑𝑃= 𝑄 + 𝑃

𝑑𝑄

𝑑𝑃

𝑑𝑇𝑅

𝑑𝑃= 𝑄 1 +

𝑃

𝑞

𝑑𝑄

𝑑𝑃= 𝑄 1 + 𝜖𝑑 = 𝑄(1 − 𝜖𝑑 )

𝑑𝑇𝑅

𝑑𝑃> 0 → 𝜖𝑑 < 1

𝑀𝑅 =𝑑𝑇𝑅

𝑑𝑄= 𝑃 1 +

1

𝜖𝑑 = 𝑃(1 −1

𝜖𝑑 )

Cầu có độ co giãn không đổi

𝑄𝑑 = 𝐴 × 𝑃𝜖 ↔ 𝑙𝑛𝑄 = 𝑙𝑛𝐴 + 𝜖𝑙𝑛𝑃

Các độ co giãn khác của cầu

Độ co giãn của cầu theo thu nhập:

độ co giãn của cầutheo thu nhập

= % thay đổi của lượng cầu

% thay đổi của thu nhập

Hàng hóa thông thường & hàng hóa thứ cấp

Hàng hóa xa xỉ |𝜖𝐼𝑑| > 1

Độ co giãn của cầu theo giá chéo:

độ co giãn của cầutheo giá chéo

= % thay đổi lượng cầu hàng hóa 1

% thay đổi giá hàng hóa 2

Hàng hóa thay thế & hàng hóa bổ sung

Page 10: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

10

Độ co giãn của cầu theo thu nhập

𝑥𝑃𝑥 + 𝑦𝑃𝑦 = 𝐼

𝑑𝐼 = 𝑃𝑥𝑑𝑥 + 𝑃𝑦𝑑𝑦

𝑑𝐼

𝐼=

𝑥𝑃𝑥

𝐼

𝑑𝑥

𝑥+

𝑦𝑃𝑦

𝐼

𝑑𝑦

𝑦

𝑠𝑥 =𝑥𝑃𝑥

𝐼, 𝑠𝑦 =

𝑦𝑃𝑦

𝐼

𝑑𝐼

𝐼= 𝑠𝑥

𝑑𝑥

𝑥+ 𝑠𝑦

𝑑𝑦

𝑦

𝑠𝑥𝑑𝑥/𝑥

𝑑𝐼/𝐼+ 𝑠𝑦

𝑑𝑦/𝑦

𝑑𝐼/𝐼= 1

Co giãn của cầu theo thu nhập của 1 rổ hàng hóa có

xu hướng tiến về 1.

Độ co giãn của cung theo giá

Độ co giãn cung theo giá:

độ co giãn củacung theo giá

= phần trăm thay đổi của lượng cung

phần trăm thay đổi của giá

Nhân tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cung

Người bán càng dễ dàng thay đổi mức sản lượng, độ

co giãn của cung theo giá càng lớn

Đối với nhiều hàng hóa, độ co giãn của cung theo giá

trong dài hạn lớn hơn trong ngắn hạn

Page 11: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

11

Thặng dư tiêu dùng

Giá sẵn lòng trả: số tiền tối đa mà người mua sẵn

lòng trả để mua một hàng hóa.

Thặng dư tiêu dùng: mức sẵn lòng trả của người

tiêu dùng cho một hàng hóa trừ cho số tiền mà

người đó thực tế phải trả cho hàng hóa đó.

Phần diện tích dưới đường cầu và trên mức giá đo

lường thặng dư tiêu dùng trên một thị trường.

Thay đổi thặng dư tiêu dùng khi giá tăng

0

10

20

30

40

50

60

0 5 10 15 20 25 30

P

Q D

Khi giá tăng, có 2

lý do giải thích cho

sự sụt giảm thặng

dư tiêu dùng.

1. Người mua rời

khỏi thị trường

2. Những người

mua còn lại phải

trả giá bán cao

hơn

Page 12: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

12

Thặng dư sản xuất

Chi phí: giá trị của những thứ mà người bán phải bỏ

ra để sản xuất một hàng hóa

Thặng dư sản xuất: số tiền nhà sản xuất được trả

cho việc cung cấp một hàng hóa trừ cho tổng chi phí

sản xuất ra hàng hóa đó

Phần diện tích dưới mức giá và trên đường cung đo

lường thặng dư sản xuất trên một thị trường

Thay đổi thặng dư sản xuất khi giá giảm

0

10

20

30

40

50

60

0 5 10 15 20 25 30

P

Q

Khi giá giảm, có 2

lý do giải thích cho

sự sụt giảm thặng

dư sản xuất.

S

1. Người bán rời

khỏi thị trường

2. Những người

bán còn lại nhận

được giá bán

thấp hơn

Page 13: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

13

Hiệu quả thị trường

Thặng dư tiêu dùng (CS) = (Giá trị người tiêu dùng

nhận được) – (Khoản phí người tiêu dùng phải trả)

Thặng dư tiêu dùng đo lường lợi ích mà người mua nhận

được khi tham vào thị trường

Thặng dư sản xuất (PS) = (Khoản tiền người sản

xuất nhận được) – (Chi phí sản xuất họ phải chịu)

Thặng dư sản xuất đo lường lợi ích mà người bán nhận

được khi tham vào thị trường

Tổng thặng dư (TS) = CS + PS

Tổng thặng dư đo lường tổng lợi ích khi tham gia trao đổi

hàng hóa trên thị trường.

Hiệu quả thị trường

Tổng thặng dư = Giá trị người tiêu dùng nhận được -

Chi phí sản xuất của người bán

Hiệu quả: thuộc tính của sự phân bổ nguồn lực theo

đó các thành viên xã hội đạt được tổng thặng dư

cao nhất có thể từ những nguồn lực khan hiếm.

“Bàn tay vô hình” của thị trường sẽ dẫn dắt người

mua và người bán đạt đến sự phân bổ nguồn lực

hiệu quả.

Thị trường không phân bổ nguồn lực hiệu quả khi có

sự tồn tại của những thất bại thị trường, chẳng hạn

như quyền lực thị trường hay ngoại tác.

Page 14: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

14

Cung, Cầu và Chính sách Chính phủ

Kiểm soát giá

Giá trần: mức giá tối đa được phép bán ra theo luật định

của một hàng hóa.

Giá sàn: mức giá tối thiểu được phép bán ra theo luật

định của một hàng hóa.

Thuế:

Các nhà hoạch định chính sách dùng thuế để tạo nguồn

thu cho mục đích công và để tác động đến kết quả của thị

trường. Chính phủ có thể đánh thuế vào người mua hoặc

người bán thông qua việc thu thuế trên mỗi đơn vị sản

phẩm mua/bán.

Ví dụ 1: Giá thuê căn hộ

Cân bằng khi

không có

kiểm soát giá

P

Q D

S Giá

thuê

$800

300

Số lượng

căn hộ

Page 15: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

15

Giá trần tác động đến kết cục thị trường ra

sao?

P

Q D

S

$800

300

Giá

trần $1000

Khi giá trần cao

hơn giá cân

bằng, giá trần

không có hiệu

lực – không có

tác động đến

kết cục thị

trường.

Giá trần tác động đến kết cục thị trường ra

sao?

P

Q D

S

$800

Giá

trần $500

250 400

thiếu hụt

Mức giá cân

bằng nằm trên

mức giá trần,

giá trần là một

ràng buộc có

hiệu lực đối với

thị trường, gây

ra sự thiệu hụt

hàng hóa

Page 16: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

16

Giá trần tác động đến kết cục thị trường ra

sao?

Trong dài hạn,

cung và cầu co

giãn theo giá

nhiều hơn, do

đó, sự thiếu hụt

sẽ càng lớn.

P

Q D

S

$800

150

Giá

trần $500

450

thiếu hụt

Sự thiếu hụt và cơ chế phân phối

Để đáp ứng với sự thiếu hụt, một số cơ chế hạn chế lượng mua sẽ phát triển một cách tự nhiên: những hàng chờ dài hay phân phối dựa vào sự lựa chọn thiên lệch theo thành kiến cá nhân.

Những cơ chế này thường không công bằng và không hiệu quả: hàng hóa không nhất thiết được phân phối cho người mua đánh giá nó cao nhất.

Ngược lại, cơ chế phân phối trong một thị trường tự do, cạnh tranh thì đạt hiệu quả và khách quan. Khi thị trường đạt đến trạng thái cân bằng của nó, bất cứ ai chấp nhận trả theo giá thị trường đều có thể mua được hàng hóa. Thị trường tự do phân phối hàng hóa theo giá.

Page 17: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

17

Ví dụ 2: Thị trường lao động phổ thông

Cân bằng khi

không có

kiểm soát giá

W

L D

S Tiền

công

$4

500

Số lượng lao

động phổ thông

Ví dụ 2: Thị trường lao động phổ thông

W

L D

S

$4

500

Giá

sàn $3

Mức giá cân

bằng cao hơn

giá sàn, mặt

bằng giá không

bị ràng buộc,

giá sàn không

có tác động đến

kết cục thị

trường

Page 18: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

18

Ví dụ 2: Thị trường lao động phổ thông

W

L D

S

$4

Giá

sàn $5

Mức giá cân bằng

dưới giá sàn, giá

sàn là một ràng

buộc có hiệu lực

trên thị trường tiền

công, cung vượt quá

cầu, gây ra sự dư

thừa lao động (thất

nghiệp)

400 550

dư thừa

lao động

Đánh giá việc kiểm soát giá

Một trong Mười Nguyên lý của Kinh tế học: thị

trường thường là một cách tốt để tổ chức hoạt

động kinh tế.

Giá cả là tín hiệu hướng dẫn sự phân bổ nguồn lực

của xã hội. Khi các nhà hoạch định chính sách xác

định giá bằng cách can thiệp, họ che khuất các tín

hiệu.

Kiểm soát giá thường nhằm mục đích giúp đỡ người

nghèo, nhưng thường làm tổn thương những người

mà họ đang cố gắng giúp đỡ

Cách giúp đỡ khác: trợ cấp, ưu đãi thuế thu nhập

Page 19: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

19

Thuế

Thuế đánh vào một hàng hóa tạo ra chênh lệch giữa

giá người mua phải trả và giá người bán nhận được,

làm giảm mức sản lượng cân bằng.

Người mua và người bán cùng chia sẻ gánh nặng

thuế. Sự phân chia gánh nặng thuế không phụ thuộc

vào việc thuế đánh vào người mua hay người bán.

Phạm vi ảnh hưởng của thuế phụ thuộc vào độ co

giãn của cung và cầu. Hầu hết gánh nặng thuế rơi

vào bên tham gia thị trường ít co giãn, vì bên tham

gia thị trường đó không dễ dàng phản ứng với thuế

bằng cách thay đổi lượng mua hoặc bán.

Ví dụ 3: thị trường bánh pizza

S1

Cân bằng

khi không

có thuế

P

Q

D1

$10.00

500

Page 20: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

20

Thuế đánh vào người mua

S1

D1

$10.00

500

Mức giá người bán

phải trả giờ đây cao

hơn mức giá thị

trường $1.50

Giá bán phải giảm

$1.50 để người mua

sẵn lòng mua cùng

mức sản lượng như

trước.

P

Q D2

mức thuế $1.50 trên mỗi sản

phẩm đánh vào người mua

$8.50

Thuế đánh vào

người mua làm

đường cầu dịch

chuyển xuống dưới

1 khoảng bằng với

mức thuế Thuế

Thuế đánh vào người mua

S1

D1

$10.00

500

P

Q D2

$11.00 PB =

$9.50 PS =

Thuế

Cân bằng mới:

Q = 450

Người bán

nhận được:

PS = $9.50

Người mua trả

PB = $11.00

Chênh lệch

= $1.50 = thuế

450

Page 21: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

21

Phạm vi ảnh hưởng của thuế

450

S1

P

Q

D1

$10.00

500

D2

$11.00 PB =

$9.50 PS =

Thuế

Trong ví dụ

trên,

người mua trả

thêm $1.00

Người bán

nhận được ít

hơn $0.50

cách thức mà theo đó gánh

nặng thuế được chia sẻ giữa

các bên tham gia thị trường

Thuế đánh vào người bán

S1

P

Q

D1

$10.00

500

S2

Tác động tức thời của

thuế: tăng chi phí của

người bán thêm $1.50

mỗi bánh pizza.

Người bán chỉ cung

cấp 500 bánh pizza

nếu như giá bán tăng

lên $11.50, bù đắp

phần chi phí tăng thêm

$11.50

Thuế đánh vào người bán

làm đường cung dịch

chuyển lên trên 1 đoạn

bằng với mức thuế

Thuế

mức thuế $1.50 trên mỗi sản

phẩm đánh vào người bán

Page 22: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

22

Thuế đánh vào người bán

S1

P

Q

D1

$10.00

500

S2

450

$11.00 PB =

$9.50 PS =

Thuế

Cân bằng mới:

Q = 450

Người mua trả

PB = $11.00

Người bán nhận

PS = $9.50

Chênh lệch

= $1.50 = thuế

Kết quả như nhau trong cả 2 trường hợp

S1

P

Q

D1

$10.00

500 450

$9.50

$11.00 PB =

PS =

Thuế

Thuế tạo ra chênh lệch giữa mức giá mà người mua phải trả

và mức giá mà người bán nhận được.

Sự chênh lệch giữa giá của

người mua và giá của

người bán là như nhau, bất

kể thuế đánh vào người

mua hay người bán.

Page 23: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

23

Độ co giãn và phạm vi ảnh hưởng của thuế

Trường hợp 1: Cung co giãn hơn cầu

P

Q

D

S

Thuế

Gánh nặng của thuế

đ/v người mua

Gánh nặng của thuế

đ/v người bán

Giá khi không có thuế

PB

PS

Người bán dễ

dàng rời bỏ

thị trường

hơn người

mua, do đó,

người mua

chịu phần lớn

gánh nặng

của thuế.

Độ co giãn và phạm vi ảnh hưởng của thuế

Trường hợp 2: Cầu co giãn hơn cung

P

Q

D

S

Thuế

Gánh nặng của

thuế đ/v người mua

Gánh nặng của

thuế đ/v người bán

Giá khi không có thuế

PB

PS

Người mua dễ

dàng rời bỏ thị

trường hơn

người bán, do

đó, người bán

chịu phần lớn

gánh nặng

của thuế.

Page 24: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

24

Nghiên cứu tình huống:

Ai trả thuế hàng hóa xa xỉ?

Năm 1990, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua luật thuế

hàng hóa xa xỉ mới đánh vào các mặt hàng như du

thuyền, máy bay tư nhân, đồ trang sức, siêu xe…

Mục tiêu của thuế là nhằm tạo nguồn thu từ những

người có đủ khả năng trả thuế - người giàu.

Câu hỏi: ai là người thực sự trả khoản thuế này?

Ai trả thuế hàng hóa xa xỉ?

Thị trường du thuyền

P

Q

D

S

Thuế

Gánh nặng của

thuế đ/v người mua

Gánh nặng của

thuế đ/v người bán

PB

PS

Cầu co giãn

theo giá

Trong ngắn hạn,

cung ít co giãn

Do đó, doanh

nghiệp sản

xuất du

thuyền chịu

phần lớn thuế

Page 25: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

25

Bài toán đánh thuế

Khi không có thuế: 𝑄𝑑 𝑃𝐵 = 𝑄𝑠 𝑃𝑆 , 𝑃𝐵 = 𝑃𝑆

Khi có thuế (đơn vị): 𝑃𝐵 = 𝑃𝑆 + 𝑡

Ví dụ: 𝑄𝑑 = 𝑎 − 𝑏𝑃, 𝑄𝑠 = 𝑐 + 𝑑𝑃, 𝑡

Mức giá người bán phải trả, người mua nhận được,

gánh nặng của thuế lên người mua,người bán?

Tác động của thuế P

Q

D

S

Không có thuế,

PE

QE QT

A

B C

D E

F

CS = A + B + C

PS = D + E + F

Thu từ thuế = 0

Tổng thặng dư

= CS + PS

= A + B + C

+ D + E + F

Page 26: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

26

Tác động của thuế P

Q

D

S

PS

PB

QE QT

A

B C

D E

F

CS = A

PS = F

Thu từ thuế

= B + D

Tổng thặng dư

= A + B

+ D + F

Khi có thuế,

Thuế làm cho

tổng thặng dư

giảm: C + E

Tác động của thuế P

Q

D

S

PS

PB

QE QT

A

B C

D E

F

C + E được gọi là tổn

thất vô ích

(deadweight loss -

DWL) của thuế, phần

giảm đi trong tổng

thặng dư do sự biến

dạng của thị trường, ví

dụ như là thuế.

Thuế gây ra tổn thất vô

ích vì chúng làm người

bán và người mua không

nhận thấy được những

lợi ích từ thương mại.

Page 27: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

27

Các yếu tố ảnh hưởng đến tổn thất vô ích

DWL của thuế nhỏ.

Khi cung ít co giãn, P

Q

D

S

Thuế

Các yếu tố ảnh hưởng đến tổn thất vô ích

DWL càng lớn

Cung càng co giãn

P

Q

D

S

Thuế

Page 28: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

28

Các yếu tố ảnh hưởng đến tổn thất vô ích

DWL của thuế nhỏ.

Khi cầu ít co giãn, P

Q

D

S

Thuế

Các yếu tố ảnh hưởng đến tổn thất vô ích

DWL càng lớn

P

Q

D

S

Thuế Cầu càng co giãn

Page 29: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

29

Các yếu tố ảnh hưởng đến tổn thất vô ích

Thuế tạo ra khoản tổn thất vô ích bởi vì thuế làm cho

người mua tiêu dùng ít đi và người bán sản xuất ít

hơn, và những thay đổi hành vi này làm quy mô thị

trường thu hẹp lại dưới mức tối đa hóa của tổng

thặng dư.

Vì độ co giãn cung cầu đo lường mức độ phản ứng

của các thành phần tham gia thị trường trước các

điều kiện thị trường nên độ co giãn càng lớn tạo ra

khoản tổn thất vô ích càng lớn.

Độ lớn của thuế và tổn thất vô ích

Q2 Q1

P

Q

D

S

DWL tăng hơn gấp

đôi

Thuế tăng gấp đôi

2T T

Ban đầu, thuế trên

1 đơn vị sản phẩm

là T

DWL1

DWL2

Page 30: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

30

Độ lớn của thuế và tổn thất vô ích

DWL

Độ lớn của thuế

Khi tăng thuế,

DWL tăng nhiều hơn.

Khi thuế suất thấp,

tăng thuế không

gây ra nhiều tổn

thất, giảm thuế

không đem lại

nhiều lợi ích.

Khi thuế suất cao,

tăng thuế sẽ gây

ra tổn thất rất lớn,

giảm thuế sẽ đem

lại nhiều phúc lợi.

Độ lớn của thuế và doanh thu từ thuế

Q2

P

Q

D

S

Q1

PB

PS

PB

PS

2T T

Khi mức thuế

thấp, tăng thuế sẽ

làm tăng doanh

thu từ thuế.

Page 31: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

31

Độ lớn của thuế và doanh thu từ thuế

Q3

P

Q

D

S

Q2

PB

PS

PB

PS

3T 2T Khi mức thuế cao,

tăng thuế sẽ làm giảm

doanh thu từ thuế.

Độ lớn của thuế và doanh thu từ thuế

Đường cong

Laffer thể hiện mối

quan hệ giữa độ

lớn của thuế và

doanh thu từ thuế.

Độ lớn của thuế

Doanh

thu từ

thuế

Đường cong

Laffer

Page 32: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

32

Thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế tác động đến phúc lợi kinh tế

như thế nào? Ai được lợi và ai bị thiệt từ thương mại

tự do giữa các nước trên thế giới, và lợi ích có lớn

hơn thiệt hại không?

Một quốc gia có lợi thế so sánh về một hàng hóa

nào đó nếu như có thể sản xuất ra hàng hóa đó với

chi phí cơ hội thấp hơn các quốc gia khác.

Tất cả các quốc gia đều có lợi từ việc giao thương

với quốc gia khác vì thương mại cho phép mỗi quốc

gia chuyên môn hóa vào việc sản xuất những gì mà

quốc gia đó có thể làm tốt nhất.

Giá thế giới và lợi thế so sánh

Giá thế giới (PW): mức giá phổ biến của một hàng

hóa trên thị trường thế giới

Giá trong nước khi không có thương mại: PD

Nếu PD<PW:

Quốc gia này có lợi thế so sánh về hàng hóa đó

Khi có sự tự do thương mại, quốc gia này sẽ xuất khẩu

hàng hóa đó.

Nếu PD>PW:

Quốc gia này không có lợi thế so sánh về hàng hóa đó

Khi có sự tự do thương mại, quốc gia này sẽ nhập khẩu

hàng hóa đó.

Page 33: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

33

Giả định về nền kinh tế nhỏ

Một nền kinh tế nhỏ là người chấp nhận giá trên thị

trường thế giới: hành động của họ không ảnh hưởng

đến PW.

Khi một nền kinh tế nhỏ tham gia tự do thương mại

Không có người bán nào chấp nhận mức giá bán thấp

hơn giá thế giới PW,

Không có người mua nào chịu trả cao hơn mức giá thế

giới PW.

Ví dụ: Một quốc gia xuất khẩu đậu nành

Không có thương mại,

PD = $4

Q = 500

PW = $6

Khi có tự do thương mại,

Cầu nội địa: 300

Cung nội địa: 750

Xuất khẩu = 450

P

Q

D

S

$6

$4

500 300

Đậu nành

Xuất khẩu

750

Page 34: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

34

Ví dụ: Một quốc gia xuất khẩu đậu nành

Không có thương mại,

CS = A + B

PS = C

Tổng thặng dư

= A + B + C

Khi có tự do thương mại,

CS = A

PS = B + C + D

Tổng thặng dư

= A + B + C + D

P

Q

D

S

$6

$4

Đậu nành

Xuất khẩu A

B D

C Lợi ích từ

thương mại

Ví dụ: Một quốc gia nhập khẩu TV Plasma

Không có thương mại,

PD = $3000, Q = 400

Trên thị trường thế

giới, PW = $1500

Khi có tự do thương

mại, quốc gia này sẽ

nhập khẩu hay xuất

khẩu bao nhiêu TV

Plasma?

Xác định CS, PS, và

TS khi không có và khi

có thương mại

P

Q

D

S

$1500

200

$3000

400 600

Plasma TVs

Page 35: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

35

Tác động phúc lợi từ thương mại

Tổng thặng dư

Thặng dư

sản xuất

Thặng dư

tiêu dùng

Chiều hướng

thương mại

tăng

giảm

tăng

Nhập khẩu

PD > PW

tăng

tăng

giảm

Xuất khẩu

PD < PW

Cho dù là xuất khẩu hay nhập khẩu,

có người được lợi và có người bị thiệt từ thương mại

Nhưng phần lợi lớn hơn phần thiệt

Thuế quan: Một ví dụ về hạn chế thương mại

Thuế quan: thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu

Ví dụ: Áo cotton

PW = $20/áo

Thuế quan: T = $10/áo

Người tiêu dùng phải trả $30 cho mỗi chiếc áo nhập khẩu

Nhà sản xuất nội địa cũng bán mỗi chiếc áo như vậy với

giá $30.

Một cách tổng quát, giá đối với người tiêu dùng và

nhà sản xuất nội địa được tính bằng PW+T

Page 36: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

36

Phân tích tác động của thuế quan

$30

PW = $20

Tự do thương mại:

Cầu: 80

Cung: 25

Nhập khẩu = 55

T = $10/áo

Giá tăng lên $30

Cầu: 70

Cung: 40

Nhập khẩu = 30

P

Q

D

S

$20

25

Áo cotton

40 70 80

Nhập khẩu Nhập khẩu

Phân tích tác động của thuế quan

$30

Tự do thương mại

CS = A + B + C

+ D + E + F

PS = G

Tổng thặng dư = A + B

+ C + D + E + F + G

Có thuế quan

CS = A + B

PS = C + G

Thu thuế = E

Tổng thặng dư = A + B

+ C + E + G

P

Q

D

S

$20

25

Áo cotton

40

A

B

D E

G

F C

70 80

Tổn thất vô ích

= D + F

Page 37: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

37

Phân tích tác động của thuế quan

$30

D = tổn thất vô ích do

sản xuất quá mức

F = tổn thất vô ích do

tiêu dùng dưới mức

P

Q

D

S

$20

25

Áo cotton

40

A

B

D E

G

F C

70 80

Tổn thất vô ích

= D + F

Hạn ngạch nhập khẩu: Một cách hạn chế

thương mại khác

Hạn ngạch nhập khẩu: hạn chế số lượng nhập

khẩu một loại hàng hóa nào đó.

Trong hầu hết các trường hợp, hạn ngạch có tác

động giống như thuế quan.

Giá tăng, số lượng nhập khẩu giảm.

Giảm phúc lợi người mua

Tăng phúc lợi người bán

Thuế quan tạo ra nguồn thu cho chính phủ. Hạn ngạch tạo

ra lợi nhuận cho doanh nghiệp có giấy phép nhập khẩu.

Chính phủ có thể đấu giá giấy phép nhập khẩu để thu phần

lợi nhuận đó làm nguồn thu. Nhưng ít khi thực hiện.

Page 38: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

38

Phân tích tác động của hạn ngạch

A

E' C

B

G

D E" F

Giá

thép

0 Sản lượng thép

Cung nội địa

Cung nội địa

+

Nhập khẩu

Cầu nội địa

Giá bán

khi có

hạn ngạch

Nhập khẩu khi không có hạn ngạch

Cân bằng khi có hạn ngạch

Cân bằng khi không

có thương mại

Quota

Nhập khẩu khi có hạn ngạch

Q D

Giá thế giới

Giá

thế

giới

Giá bán

khi không có

hạn ngạch

=

Q S

Q D

Q S

Thặng dư tiêu dùng sau hạn ngạch

Thặng dư sản xuất

khi có hạn ngạch

Thặng dư của

doanh nghiệp

có giấy phép

Những ích lợi khác từ thương mại quốc tế

Người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn

Người sản xuất bán hàng hóa ra thị trường lớn hơn

và có thể giảm được chi phí nhờ lợi thế kinh tế theo

quy mô.

Cạnh tranh từ nước ngoài có thể làm giảm quyền

lực thị trường của một số doanh nghiệp, làm tăng

tổng phúc lợi.

Thương mại tăng cường dòng chảy của ý tưởng, tạo

điều kiện cho sự lây lan của công nghệ trên toàn thế

giới.

Page 39: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

39

Thế nhưng tại sao lại có những người phản

đối tự do thương mại?

Một trong Mười Nguyên lý của Kinh tế học: Thương mại có thể làm cho mọi người tốt hơn.

Người được lợi có thể bù đắp cho người bị thiệt và vẫn có được lợi ích.

Nhưng điều đó khó xảy ra

Những người bị thiệt thường phần lớn tập trung ở một nhóm nhỏ, và họ thấy rõ sự thiệt hại.

Phần lợi thường được dàn trải rất nhỏ cho rất nhiều người, và có khi họ chẳng thấy được lợi ích đó.

Do đó, những người bị thiệt có động cơ hơn để kết nối lại và vận động hành lang cho các công cụ hạn chế thương mại

Những lập luận cho sự hạn chế thương mại

Lập luận về việc làm: thương mại sẽ làm giảm khối

lượng công việc ở những ngành có cạnh tranh từ

nhập khẩu.

Phản hồi của các nhà kinh tế:

Tự do thương mại cũng đồng thời tạo ra thêm việc làm ở

những ngành xuất khẩu cùng thời điểm mà nó làm cho

việc làm mất đi ở những ngành nhập khẩu.

Lợi ích từ thương mại dựa trên lợi thế so sánh tương đối

chứ không phải tuyệt đối. Người lao động ở mỗi quốc gia

cuối cùng cũng sẽ tìm được việc làm ở ngành công

nghiệp mà quốc gia đó có lợi thế so sánh.

Page 40: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

40

Những lập luận cho sự hạn chế thương mại

Lập luận về an ninh quốc gia: Một ngành công

nghiệp quan trọng đối với an ninh quốc gia cần

được bảo vệ khỏi cạnh tranh nước ngoài, để hạn

chế sự phụ thuộc vào nhập khẩu có thể bị gián đoạn

trong thời chiến.

Phản hồi của các nhà kinh tế:

Tốt thôi, miễn là chính sách được đưa ra dựa trên căn cứ

đảm bảo nhu cầu thực sự.

Nhưng các nhà sản xuất có thể thổi phồng tầm quan

trọng của họ đối với an ninh quốc gia để được bảo vệ

khỏi cạnh tranh nước ngoài.

Những lập luận cho sự hạn chế thương mại

Lập luận bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ: Một

ngành công nghiệp mới cần phải được bảo hộ tạm

thời cho đến khi trưởng thành và có thể cạnh tranh

với các doanh nghiệp nước ngoài.

Phản hồi của các nhà kinh tế:

Rất khó cho chính phủ xác định ngành nào cuối cùng sẽ

có thể cạnh tranh được, và liệu thiết lập các ngành này

có đem lại lợi ích lớn hơn phần tổn thất của người tiêu

dùng do bị hạn chế nhập khẩu hay không?

Bên cạnh đó, nếu một doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận

trong dài hạn thì cũng phải sẵn sàng chịu lỗ tạm thời chứ.

Page 41: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

41

Những lập luận cho sự hạn chế thương mại

Lập luận về cạnh tranh không công bằng: Nhà

sản xuất cho rằng đối thủ cạnh tranh của họ ở một

quốc gia khác có lợi thế cạnh tranh không công

bằng (ví dụ: được chính phủ trợ cấp)

Phản hồi của các nhà kinh tế:

Tuyệt vời! Khi đó chúng ta có thể nhập khẩu các sản

phẩm ngoại với giá rẻ được trợ cấp bởi người nộp thuế

của nước khác.

Lợi ích cho người tiêu dùng sẽ nhiều hơn tổn thất của các

nhà sản xuất.

Những lập luận cho sự hạn chế thương mại

Bảo hộ như là một chiến lược đàm phán: ví dụ,

Hoa Kỳ có thể đe dọa sẽ hạn chế nhập khẩu đối với

rượu vang Pháp, trừ phi Pháp gỡ bỏ hạn ngạch đối

với thịt bò Mỹ.

Phản hồi của các nhà kinh tế:

Giả sử Pháp từ chối lời đề nghị đó, Hoa Kỳ phải chọn 1

trong 2 sự lựa chọn tệ hơn:

A. Hạn chế nhập khẩu từ Pháp: làm giảm phúc lợi của

Hoa Kỳ

B. Không hạn chế nhập khẩu: mất mặt trên thương

trường quốc tế

Page 42: 1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo

42

Hiệp định thương mại

Một quốc gia có thể thực hiện một trong hai phương

cách để đạt được thương mại tự do

Thực hiện hiệp ước đơn phương và gỡ bỏ các rào cản

thương mại quốc gia mình đang áp dụng

Thực hiện hiệp ước đa phương và gỡ bỏ các rào cản

thương mại cùng lúc với các quốc gia khác

Ví dụ về hiệp định thương mại:

Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA)

Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại (GATT).

Hiện nay, các nguyên tắc được hình thành từ GATT được

thực thi bởi tổ chức quốc tế được gọi là Tổ chức Thương

mại Thế giới (WTO)

Bài tập thực hành tại lớp

Giả sử đường cầu của căn hộ cho thuê ở TP.HCM là

𝑄𝑑 = 100 − 2𝑝. Nếu trên thị trường chỉ có 60 căn hộ

cho thuê, mức giá & sản lượng cân bằng là bao

nhiêu? Nếu bạn là người duy nhất sở hữu 60 căn hộ

này, bạn sẽ áp mức giá cho thuê là bao nhiêu?

Giả sử chỉ có 2 người tiêu dùng trên thị trường với 2

đường cầu 𝑄1𝑑 = 20 − 𝑝, 𝑄2

𝑑 = 10 − 2𝑝 . Hãy biểu

diễn đường cầu thị trường.