7
Giới thiệu bài toán TÍNH KHỐI LƯỢNG, LẬP DỰ TOÁN THI CÔNG ĐÀO RÃNH ĐƯỜNG ỐNG ThS. Nguyễn Thế Anh Trung tâm thông tin - Viện Kinh tế xây dựng Đề bài : Tính khối lượng, lập dự toán đào rãnh đặt đường ống BTCT đường kính 1m, độ dài rãnh 700m, đáy rãnh rộng 2m, độ sâu rãnh tùy theo trắc dọc (hình dưới), khảo sát cho số liệu đất cấp II, mặt bằng rộng có thể thi công bằng máy đào. 0 1 2 3 4 5 6 7 100 100 40 60 100 100 100 100 33.3 33.4 33.5 33.54 33.6 33.7 33.8 33.9 34.0 35.3 35.6 36.7 37.38 36.6 37.9 38.5 38.4 38.7 4.7 4.5 4.7 4.2 3.0 3.84 3.2 2.2 2.0 Ðáy rãnh Cao trình thiên nhiên Cao trình dáy rãnh 2.00 3.60 6.80 33.8 1. Chuẩn bị Để giải quyết bài toán đặt ra, chúng ta cần trang bị cho mình các kiến thức sau: + Đọc hiểu bản vẽ và các tài liệu chỉ dẫn kèm theo để xác định khối lượng + Kiến thức về định mức, đơn giá (đưa ra các đầu việc có định mức, đơn giá đã có sẵn để áp dụng là tốt nhất) + Kiến thức tổ chức thi công, xác định được trình tự thi công + Phần mềm Dự toán GXD và Excel. 2. Giải quyết vấn đề a. Tính khối lượng đất đào của từng đoạn rãnh đường ống theo công thức gần đúng:

100 100 40 60 100 100 100 100 · Trong hộp thoại hiện ra điền vào là 6 và bấm Đồng ý Sau khi bấm đồng ý, ô K13 sẽ được nhân 6,

Embed Size (px)

Citation preview

Giới thiệu bài toán TÍNH KHỐI LƯỢNG, LẬP DỰ TOÁN THI CÔNG ĐÀO RÃNH ĐƯỜNG ỐNG

ThS. Nguyễn Thế Anh Trung tâm thông tin - Viện Kinh tế xây dựng

Đề bài: Tính khối lượng, lập dự toán đào rãnh đặt đường ống BTCT đường kính 1m, độ dài rãnh 700m, đáy rãnh rộng 2m, độ sâu rãnh tùy theo trắc dọc (hình dưới), khảo sát cho số liệu đất cấp II, mặt bằng rộng có thể thi công bằng máy đào.

0 1 2 3 4 5 6 7

100 100 40 60 100 100 100 100

33.3

33.4

33.5

33.5

4

33.6

33.7

33.8

33.9

34.0

35.3

35.6

36.7

37.3

8

36.6

37.9

38.5

38.4

38.7

4.7

4.54.7

4.2

3.0

3.84

3.2

2.2

2.0

Ðáy rãnh

Cao trình thiên nhiên

Cao trình dáy rãnh

2.00

3.60

6.80

33.8

1. Chuẩn bị Để giải quyết bài toán đặt ra, chúng ta cần trang bị cho mình các kiến thức sau: + Đọc hiểu bản vẽ và các tài liệu chỉ dẫn kèm theo để xác định khối lượng + Kiến thức về định mức, đơn giá (đưa ra các đầu việc có định mức, đơn giá đã có sẵn để áp dụng là tốt nhất) + Kiến thức tổ chức thi công, xác định được trình tự thi công + Phần mềm Dự toán GXD và Excel. 2. Giải quyết vấn đề a. Tính khối lượng đất đào của từng đoạn rãnh đường ống theo công thức gần đúng:

V = (S1 + S2)*L/2 S1, S2 là diện tích hai mặt cắt ngang một đoạn rãnh. L là khoản cách giữa hai mặt cắt trên. b. Lập bảng tính toán khối lượng đất đào

- Trong bảng tính Excel ở trên chúng ta phải nhập dữ liệu từ bản vẽ vào cột A, B, E. Sau đó nhập công thức (phần in đậm) như sau: Ô C2 =(6,8+2)*B2/2 Ô D3 =(C2+C4)/2 Ô F3 =D3*E3 - Tiếp theo đánh dấu vùng từ ô C2 đến ô F3, chọn Copy (Ctrl + C), lần lượt chọn các ô C4, C6, C8, C10, C12, C14, C16 và dán (Ctrl + V) dữ liệu vừa copy vào đó. - Copy công thức ở ô C16 sang ô C18. - Nhập công thức sau vào ô F19 =SUM(F3:F17) c. Tính toán khối lượng thi công Khối lượng đào đắp rãnh, đường thường rất lớn nên cần sử dụng máy đào. Tuy nhiên, máy không thể tạo được đúng hố đào theo kích thước thiết kế. Khi thi công phải để lại lớp đất sát đáy, đào bằng thủ

công để khỏi hỏng đáy hố đào và sửa được kích thước như ý. Thường lớp đất để lại dày 20cm, khi đó khối lượng đào thủ công là: 700 x 2 x 0,2 = 280 m3 Như vậy khối lượng đào bằng máy là: 11.224 – 280 = 10.944 m3 Thể tích chiếm bởi ống bê tông cốt thép đường kính 1m là: (3,14 * 1^2)/4 * 700 = 550m3 Khối lượng đất để lấp rãnh với hệ số đầm lèn K = 1,2 (11.224 – 550) / 1,2 = 8.895 m3 Khối lượng đất thừa phải vận chuyển đổ đi là: 11.224 – 8.895 = 2.329 m3 d. Tóm tắt các khối lượng công tác đất Khối lượng đất đào bằng máy: 10.944 m3 Khối lượng đất bảo vệ nền đào bằng thủ công: 280 m3 Khối lượng đất lấp trở lại: 8.895 m3 Khối lượng đất vận chuyển đổ đi 2.329 m3 c. Lựa chọn đơn giá, đưa vào bản dự toán Giả sử công trình thi công tại Hà Nội, ta sử dụng đơn giá xây dựng công trình thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 56/2008/QĐ-UBND ngày 22-12-2008 của UBND TP.Hà Nội: Chọn các mã hiệu, chú ý đơn vị tính của các công tác theo đơn giá: AB.11612 Đào đất đặt đường ống có mở mái taluy AB.27222 Đào kênh mương, chiều rộng < 10m bằng máy đào < 1,25m3 AB.65120 Đắp đất công trình bằng đầm cóc, độ chặt yêu cầu K = 0,90 AB.41422 Vận chuyển đất bằng ô tô tự đổ 7tấn, 1km đầu, đất cấp II AB.42322 Vận chuyển 6km tiếp theo, đất cấp II AB.42422 Vận chuyển tiếp 8km (15 – 7 – 1 = 8km) còn lại Lưu ý các ghi chú trong đơn giá: Đơn giá vận chuyển đất bằng ô tô 7 tấn ứng với máy đào < 1,25m3. Sử dụng phần mềm Dự toán GXD, ta đưa số liệu vào Bảng Dự toán chi phí xây dựng như hình dưới:

Chú ý:

- Các công việc được sắp xếp thể hiện trình tự thi công.

- Công tác có mã hiệu AB.42322 và AB.42422 có đơn vị tính là vận chuyển đi xa 1km. Cần phải nhân thêm số km vào đơn giá cho phù hợp.

- Hướng dẫn về việc chia cự ly áp dụng các mã hiệu AB.41422, AB.42322 và AB.42422 xem đầu chương 2 định mức phần xây dựng công bố kèm theo văn bản số 1776/BXD-VP của Bộ Xây dựng.

Đầu tiên chọ ô E13, trên menu Tiện ích chọn lệnh Thêm hệ số cho công việc như hình sau:

Trong hộp thoại hiện ra điền vào là 6 và bấm Đồng ý

Sau khi bấm đồng ý, ô K13 sẽ được nhân 6, khi phân tích vật tư hoặc tính đơn giá chi tiết sẽ được tự động nhân 6 với hao phí.

Tiếp tục chọn ô E14 và thực hiện lệnh Thêm hệ số cho công việc tương tự như trên, nhưng với hệ số nhập vào là 8:

Sau khi bấm Đồng ý, ô K14 sẽ được tự động nhân 8:

Lưu ý là bạn có thể bấm F2 và nhập nhân 6 và nhân 8 vào các ô K13 và K14 nhưng nếu thực hiện lệnh Thêm hệ số cho công việc như trên thì phần mềm sẽ tự động thêm hệ số khi phân tích vật tư, tổng hợp và chênh lệch vật tư, tính đơn giá chi tiết. Ví dụ như sheet PTVT trong hình sau:

Cuối cùng kết nối các giá trị chi phí trực tiếp nói trên vào bảng tổng hợp dự toán chi phí xây dựng, dùng các hệ số điều chỉnh tiền lương và giá ca máy theo quy định hiện hành chúng ta sẽ xác định được dự toán chi phí xây dựng hạng mục đào rãnh đặt đường ống bê tông cốt thép theo bài toán đặt ra.