32

32 - cbamekong.orgcbamekong.org/file_upload/file/TONG HOP TIN THUY SAN-ky1 T4(1).pdf · Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam http ... 2.7 Vướng mắc

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 32 - cbamekong.orgcbamekong.org/file_upload/file/TONG HOP TIN THUY SAN-ky1 T4(1).pdf · Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam http ... 2.7 Vướng mắc
Page 2: 32 - cbamekong.orgcbamekong.org/file_upload/file/TONG HOP TIN THUY SAN-ky1 T4(1).pdf · Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam http ... 2.7 Vướng mắc

Trang 2 / 32

Kính gởi Anh/Chị,

àng ngày có rất nhiều thông tin mới trong lĩnh vực thủy sản được xuất bản thông

qua cơ quan nhà nước, báo chí, tạp chí…về quy định mới trong lĩnh vực thủy sản,

công nghệ mới trong nuôi trồng và chế biến các sản phẩm thủy sản, biến động giá

cả thị trường, xu hướng tiêu dùng, diễn biến dịch hại… Cập nhật kịp thời các thông tin này

có ý nghĩa rất lớn trong việc quy hoạch sản xuất, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh… Tuy

nhiên, việc cập nhật đầy đủ các thông tin này không dễ dàng vì thông tin được cập nhật rời

rạc từ nhiều nguồn khác nhau và thời gian hạn hẹp của Anh/Chị.

Để Anh/Chị dễ dàng trong việc cập nhật các tin này, chúng tôi sẽ tổng hợp những tin

tức có giá trị lại và gởi đến Anh/Chị mỗi tháng hai lần. Chúng tôi hy vọng có thể góp một

phần sức xây dựng ngành thủy sản nước nhà ngày càng phát triển hơn. Anh/Chị vui lòng

góp ý thêm để chúng tôi có những tin tức hay hơn.

Chân thành cảm ơn Anh/Chị.

H

Page 3: 32 - cbamekong.orgcbamekong.org/file_upload/file/TONG HOP TIN THUY SAN-ky1 T4(1).pdf · Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam http ... 2.7 Vướng mắc

Trang 3 / 32

NGUỒN TIN

Báo Tin Tức Nông Nghiệp http://www.tintucnongnghiep.com/

Báo Tin Nông Nghiệp http://tinnongnghiep.vn/

Báo Nông Nghiệp Việt Nam http://nongnghiep.vn/

Cổng Thông Tin Điện Tử Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn

http://www.mard.gov.vn/Pages/home.aspx

Báo Người Chăn Nuôi http://nguoichannuoi.vn/

Tạp Chí http://agriviet.com/

Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam http://thuysanvietnam.com.vn/

Trang Tin Điện Tử Việt Linh http://www.vietlinh.vn/

Trang Tin Điện Tử http://tepbac.com/

Bản Tin Con Tôm http://contom.com.vn/

Trang Thông Tin Điện Tử Tổng Cục Thủy Sản http://www.fistenet.gov.vn/

Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam http://vasep.com.vn/

Công Ty Cổ Phần VCCORP. http://cafef.vn/

Viện Kinh Tế Và Quy Hoạch Thủy Sản http://www.vifep.com.vn/

Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản I http://www.ria1.org/

Công ty Cổ phần Thương mại Hội nhập Quốc tế GLOTEKCOM

http://www.thuongmai.vn/

Cục Xúc Tiến Thương Mại http://www.vietrade.gov.vn/

Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương

http://asemconnectvietnam.gov.vn/

Phòng Thương Mại Và Công Nghiệp Việt Nam http://www.vcci.com.vn/

Báo Công Thương Điện Tử http://baocongthuong.com.vn/

Cục Quản Lý Chất Lượng Nông Lâm Và Thủy Sản http://www.nafiqad.gov.vn/

Hội Lương Thực Việt Nam http://www.vietfood.org.vn/vn/

Kinh Tế Sài Gòn Online http://www.thesaigontimes.vn/

Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối http://www.chebien.gov.vn/

Việt Báo http://vietbao.vn/

Tạp chí thương mại thủy sản https://www.thuathienhue.gov.vn

Bộ khoa học và công nghệ http://www.most.gov.vn/

Báo công thương http://baocongthuong.com.vn/

Trang tin thủy sản http://tepbac.com/

Viện nghiên cứu rau quả http://www.favri.org.vn/

Hải quan Việt Nam http://www.customs.gov.vn/

Bộ công thương Việt Nam http://www.moit.gov.vn/

Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử http://vietnamexport.com/

Tin kinh tế Việt Nam và Thế Giới http://www.tinkinhte.com/

Page 4: 32 - cbamekong.orgcbamekong.org/file_upload/file/TONG HOP TIN THUY SAN-ky1 T4(1).pdf · Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam http ... 2.7 Vướng mắc

Trang 4 / 32

MỤC LỤC (Click vào tin cần xem)

1 QUY ĐỊNH MỚI .................................................................................................................. 5

1.1 Tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm ......................................................... 5

2 THỊ TRƯỜNG ...................................................................................................................... 6

2.1 Xuất khẩu nông thủy sản tăng trở lại .............................................................................. 6

2.2 Trung Quốc nhập khẩu trở lại tôm sú Việt Nam ............................................................ 8

2.3 Cá tra nguyên liệu bắt đầu sốt giá ................................................................................... 8

2.4 Tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các nước Châu Phi ......................... 9

2.5 Xuất Khẩu Tôm Khởi Sắc ............................................................................................. 10

2.6 Tháo gỡ khó khăn ngành cá tra ..................................................................................... 12

2.7 Vướng mắc kiểm dịch sản phẩm thủy sản do thiếu danh mục chi tiết ......................... 14

2.8 Cá tra với cảnh báo “thương lái” .................................................................................. 15

2.9 Vì sao chuỗi liên kết thất bại? ....................................................................................... 16

2.10 Giá tôm nhảy "tanh tách" vì nguồn cung giảm ........................................................... 18

3 NUÔI TRỒNG .................................................................................................................... 20

3.1 Kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất tôm thẻ chân trắng bố mẹ tại Thái Lan ..................... 20

3.2 “Vương quốc” tôm càng xanh ...................................................................................... 21

3.3 Cà Mau: Nhiều ao nuôi tôm bị bỏ hoang ...................................................................... 25

3.4 An Giang: Vực dậy con tôm càng xanh ........................................................................ 25

3.5 Nuôi sò huyết trong ao tôm ........................................................................................... 27

3.6 Hơn 8.000ha tôm thiệt hại do độ mặn cao .................................................................... 29

3.7 Virus mới xuất hiện đe dọa ngành công nghiệp cá rô phi ............................................ 30

4 SỰ KIỆN ............................................................................................................................. 32

4.1 Khóa đào tạo K.13.16 (01 ngày): “Kiểm soát Nhiễm chéo – Nhiễm bẩn trong XN

CBTS" ................................................................................................................................. 32

Page 5: 32 - cbamekong.orgcbamekong.org/file_upload/file/TONG HOP TIN THUY SAN-ky1 T4(1).pdf · Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam http ... 2.7 Vướng mắc

Trang 5 / 32

1 QUY ĐỊNH MỚI

1.1 Tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm

http://www.fistenet.gov.vn/b-tin-tuc-su-kien/a-tin-van/tang-cuong-kiem-tra-giam-sat-an-

toan-thuc-pham/

Vừa qua, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT)

đã gửi Công văn số 612/QLCL-CL2 đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm.

Ảnh minh họa

Nhằm tăng cường công tác kiểm soát an toàn thực phẩm, Cục Quản lý Chất lượng Nông

Lâm sản và Thủy sản đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh,

người dân tuân thủ đầy đủ các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm; tuyệt đối không sử

dụng nguồn nước không bảo đảm an toàn để rửa, sơ chế rau, quả; không sử dụng hóa chất,

phụ gia không được phép sử dụng trong thực phẩm để ngâm, tẩm, ướp sản phẩm ruốc, măng

và các loại thực phẩm khác.

Bên cạnh đó, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong việc tuân thủ

các quy định về an toàn thực phẩm. Trường hợp phát hiện cơ sở sản xuất kinh doanh sử

dụng nguồn nước không an toàn (nguồn nước ô nhiễm, bẩn…) để rửa, sơ chế, chế biến thực

phẩm nông lâm thủy sản; sử dụng hóa chất, phụ gia không được phép sử dụng trong thực

phẩm để ngâm, tẩm, ướp, bảo quản thực phẩm nông lâm thủy sản cần tiến hành xử lý

nghiêm theo quy định pháp luật.

Ngọc Hà

Page 6: 32 - cbamekong.orgcbamekong.org/file_upload/file/TONG HOP TIN THUY SAN-ky1 T4(1).pdf · Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam http ... 2.7 Vướng mắc

Trang 6 / 32

2 THỊ TRƯỜNG

2.1 Xuất khẩu nông thủy sản tăng trở lại

http://cafef.vn/xuat-khau-nong-thuy-san-tang-tro-lai-20160418211401768.chn

XK nông thủy sản trong những tháng đầu năm có tín hiệu đáng mừng khi XK được giá nhờ

cung cầu có sự thay đổi. Song hạn hán, xâm nhập mặn đang khiến nhiều người lo lắng cho

những tháng tiếp theo.

Giá tăng nhờ... hạn hán Năm 2014, 2015 chứng kiến sự suy giảm đáng kể của nhóm hàng nông thủy sản sau nhiều

năm tăng trưởng trên 10%. Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 2016, dù không tăng

chóng mặt nhưng nhiều mặt hàng nông thủy sản đã lấy lại đà hồi phục. Báo cáo của Bộ

Công Thương cho thấy, kim ngạch XK của nhóm hàng nông lâm thủy sản trong quý I đạt

6,73 tỷ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2015. Đây là xu hướng được cho là khá tích

cực trong xu thế XK của các nhóm hàng công nghiệp chế biến, nhiên liệu khoáng sản tăng

chậm lại so với cùng kỳ, thậm chí là sụt giảm.

Điển hình nhất là mặt hàng gạo có kim ngạch XK tăng "đột biến" cả về lượng lẫn giá trị.

Theo đó, XK gạo tháng 3 ước đạt 629.000 tấn với giá trị đạt 274 triệu USD, đưa khối lượng

XK gạo 3 tháng đầu năm 2016 ước đạt 1,59 triệu tấn với 692 triệu USD, tăng 41,6% về khối

lượng và tăng 40,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Mặt hàng thủy sản cũng được coi là động lực chính để thúc đẩy sự tăng trưởng XK của cả

nhóm hàng, trong đó phải kể đến mặt hàng tôm. XK thủy sản trong quý I-2016 ước đạt 1,36

tỷ USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2015. Song riêng mặt hàng tôm, chỉ tính đến tháng

2, giá trị XK tôm đạt 378,4 triệu USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, "giá

tôm XK đang tăng 4-5%", ông Trương Đình Hòe, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và XK

thủy sản Việt Nam nói. Tuy nhiên, do giá tôm tăng mạnh nên nhiều thị trường không hấp

thụ được dẫn tới có sự tăng trưởng không đồng đều ở các thị trường XK tôm, một số thị

trường tăng nhưng một số thị trường cũng sụt giảm.

Page 7: 32 - cbamekong.orgcbamekong.org/file_upload/file/TONG HOP TIN THUY SAN-ky1 T4(1).pdf · Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam http ... 2.7 Vướng mắc

Trang 7 / 32

Một số mặt hàng XK khác cũng tăng trưởng khá như: XK cà phê sau thời gian dài sụt giảm

cũng đã tăng trưởng trở lại với mức tăng 30,2% về khối lượng và tăng 5,7% về giá trị so với

cùng kỳ năm ngoái, ước đạt 479.000 tấn và 808 triệu USD; XK cao su 3 tháng đạt 233.000

tấn với 263 triệu USD, tăng 19,2% về khối lượng nhưng giảm 6,1% về giá trị so với cùng kỳ

năm 2015.

Chia sẻ với phóng viên Báo Hải quan về sự "đột biến" này, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện

trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT)

cho hay, XK nông thủy sản 3 tháng có tiến triển nhờ tín hiệu tăng giá do cung cầu có sự

thay đổi. Một số mặt hàng nói trên là những dẫn chứng điển hình nhất. Phân tích rõ hơn ông

Tuấn cho hay, trên thế giới một số nước cũng chịu tác động của hiện tượng El Nino, diễn

biến bất thường của thiên tai, hạn hán nên đã tác động đáng kể đến nguồn cung trong khi

nhu cầu tiêu dùng vẫn thế. Chưa kể đến, sau 1 năm bị giá thấp, nhiều người có tâm lý không

muốn trồng, nuôi loại nông sản đó đã làm giảm nguồn cung. Mặt khác, do tác động thiên tai

hạn hán, một số nước có tâm lý mua vào để tích trữ cũng tạo hiệu ứng cho việc tăng giá.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Hòe cho biết, giá tôm mấy tháng đầu năm tăng là do vấn

đề cung cầu thế giới và nhu cầu thị trường.

Lo nguồn cung Dù có đôi chút phấn khởi về tình hình XK nông thủy sản khi XK được giá, người nông dân

được hưởng lợi nhờ giá nhưng ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục XNK (Bộ Công

Thương) tỏ ra lo lắng: "Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn nhất là ở Đồng bằng sông Cửu

Long- vựa lúa của Việt Nam sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung lúa gạocũng như

thủy sản. Đây là việc chúng tôi rất lo ngại".

Trước tiên, do hạn hán, xâm nhập mặn nên lượng nông thủy sản cho XK cũng bị giảm, tác

động đáng kể đến mục tiêu XK của nhiều ngành, nhất là gạo, thủy sản. Có lẽ lo ngại này

xuất phát từ những con số báo cáo của các bộ, ngành. Ví dụ, theo Tổng cục Thủy sản, tình

trạng xâm nhập mặn diễn ra ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã ảnh hưởng nghiêm

trọng đến việc nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là con tôm. Đã có khoảng hơn 2.000 ha thuộc

vùng nuôi tôm quảng canh cải tiến bị thiệt hại, nhiều hộ sản xuất không dám thả nuôi theo

lịch mà chỉ thả nuôi ở mức độ thăm dò.

Bên cạnh đó, phía DN cũng cho rằng, tình trạng thiếu nguồn cung ảnh hưởng lớn đến tình

hình kinh doanh, XK của DN. Theo ông Lê Thanh Khiêm, Phó Giám đốc Công ty Lương

thực Tiền Giang, các công ty lương thực đang phải mua lúa gạo với giá rất cao. Điều này

ảnh hưởng không nhỏ đến các hợp đồng đã ký kết với đối tác nước ngoài thời điểm giá còn

thấp.

Như vậy, việc thiếu nguồn cung do hạn hán, xâm nhập mặn không chỉ gây khó khăn cho

DN XK mà còn ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sản xuất, XK nhóm mặt hàng nông thủy sản

trong năm 2016. Do vậy, việc cần làm trước mắt là phải chuyển đổi mô hình canh tác ở

vùng có hạn hán, xâm nhập mặn, tức là tìm cách “sống chung với lũ”. Theo khuyến cáo của

nhiều chuyên gia, ở những vùng hạn, mặn có thể chuyển sang trồng cây lúa trong môi

trường nước lợ, nuôi trồng thủy sản hoặc xen canh lúa với cá, lúa với tôm. Mô hình này đã

được nhiều địa phương áp dụng và thành công.

Tuy nhiên, muốn XK nông thủy sản có vị thế vững chắc thì còn phải khắc phục được những

điểm yếu cố hữu của ngành là XK chủ yếu ở dạng thô, nhằm vào những thị trường dễ tính,

Page 8: 32 - cbamekong.orgcbamekong.org/file_upload/file/TONG HOP TIN THUY SAN-ky1 T4(1).pdf · Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam http ... 2.7 Vướng mắc

Trang 8 / 32

dễ bị ép giá. Muốn làm được việc này cần đưa khoa học công nghệ vào, đẩy mạnh đầu tư

vào chế biến, công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ…

2.2 Trung Quốc nhập khẩu trở lại tôm sú Việt Nam

http://cafef.vn/trung-quoc-nhap-khau-tro-lai-tom-su-viet-nam-20160419070427192.chn

Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm và kiểm dịch quốc giaTrung Quốc (AQSIQ)

vừa công bố danh sách bốn doanh nghiệp, 27 cơ sở nuôitôm sú sống của Việt Nam đủ điều

kiện xuất khẩu vào thị trường này.

Danh sách trên cũng đã được AQSIQ thông báo tới các cửa khẩu phía Trung Quốc.

Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc vừa cho biết như trên.

Trước đó, kể từ ngày 5-2-2015, Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu tôm sú sống của Việt

Nam với lý do tiếp tục phát hiện virus gây bệnh trên tôm. Sau đó Bộ Công Thương đã phối

hợp cùng Bộ NN&PTNT, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc thúc đẩy Trung Quốc khẩn

trương gỡ bỏ lệnh cấm này. Cuối cùng, AQSIQ đã đồng ý khôi phục xuất khẩu tôm sú sống

sang Trung Quốc cho các doanh nghiệp đóng gói và cơ sở nuôi tôm sú của Việt Nam.

2.3 Cá tra nguyên liệu bắt đầu sốt giá

http://cafef.vn/hang-hoa-nguyen-lieu/ca-tra-nguyen-lieu-bat-dau-sot-gia-

20160316075029483.chn

Thị trường xuất khẩu hồi phục nhanh, xảy ra tình trạng cung không đủ cầu

Đúng như dự đoán, việc thiếu hụt sản lượng nghiêm trọng đã đẩy giá cá tra nguyên liệu tại

các tỉnh ĐBSCL đang tăng chóng mặt.

Nếu như đầu tuần trước, mặt bằng cá trong size xuất khẩu còn ở mức 20.500 đồng/kg thì

đến ngày 15/3, giá cá được thị trường đẩy lên 21.500 đồng. Những hợp đồng bắt cá đến đầu

tháng 4 tới đây được giao dịch ở mức 22.000 đồng/kg nhưng người dân vẫn chưa chịu ký

với doanh nghiệp do lo ngại không đủ nguyên liệu cung cấp. Trong khi đó, thị trường cá

giống cũng “nóng” không kém do nhu cầu tăng vọt. Giá cá giống tăng từ 20.000 đồng/kg

lên 34.000 đồng.

Như vậy, chỉ trong vòng hai tuần đầu tháng 3/2016, cá tra nguyên liệu tại các tỉnh miền Tây

tăng liên tiếp 3.000 đồng/kg, điều này giúp cho những người dân và doanh nghiệp còn cầm

cự nuôi cá đến bây giờ trúng lớn.

Theo khảo sát, hàng loạt nhà máy cá tra đã gặp khó khăn do tình hình nguyên liệu phục vụ

chế biến xuất khẩu đang hụt rất nhanh theo từng tháng. Hiện nay, các doanh nghiệp phải đẩy

mạnh tiến độ thu mua cá của dân từ 700-800 gram nhằm đảm bảo công suất chế biến, điều

này càng khiến nguyên liệu cạn nhanh hơn. Ngoài ra, thị trường xuất khẩu cá tra đang hồi

phục rất nhanh về sản lượng lẫn giá bán nên đã xảy ra tình trạng cung không đủ cầu, nhất là

với các đơn hàng đi những thị trường trọng điểm như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc.

Các doanh nghiệp dự báo, đỉnh điểm trong đợt thiếu hụt nguyên liệu cá tra năm 2016 sẽ rơi

vào giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 8, nghĩa là trùng vào mùa xuất khẩu cao nhất trong năm.

Do đó, tới đây giá cá tra sẽ còn tiếp tục “nóng” ở cả thị trường nội địa lẫn xuất khẩu.

Page 9: 32 - cbamekong.orgcbamekong.org/file_upload/file/TONG HOP TIN THUY SAN-ky1 T4(1).pdf · Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam http ... 2.7 Vướng mắc

Trang 9 / 32

Bảo Nhi

Theo Trí thức trẻ

2.4 Tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các nước Châu Phi

http://vietnamexport.com/tiem-nang-xuat-khau-thuy-san-cua-viet-nam-sang-cac-nuoc-chau-

phi/vn2526181.html

Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, trung bình hàng năm Việt Nam

xuất khẩu khoảng 130 triệu USD thủy sản sang các nước khu vực Châu Phi. Tuy con số này

chưa cao song với sự gia tăng trong nhu cầu sử dụng hàng thủy sản thời gian gần đây đã

khiến cho nhu cầu nhập khẩu thủy sản của khu vực Châu Phi ngày càng cao.

Tại hầu hết các quốc gia khu vực châu Phi, ngành nuôi trồng thuỷ sản, nhất là cá nước ngọt

không phát triển. Do đó các nước này phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Bên

cạnh đó, số lượng người nước ngoài đến làm việc cũng như du lịch ngày càng đông cũng

góp phần tăng cầu thủy sản. Mặt khác, cá da trơn ngày càng được ưa chuộng do được đánh

giá có chứa ít cholesteron. Thu nhập của nhiều quốc gia xuất khẩu dầu lửa, khoáng sản như

Nigeria, An-giê-ri, Libi… được cải thiện do giá thế giới tăng cao cũng góp phần làm tăng

nhu cầu nhập khẩu nhóm hàng thực phẩm trong đó có thủy hải sản.

Hiện nay, xu hướng dùng hàng thủy sản thay thế cho thịt trong bữa ăn của người dân châu

Phi đang mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này,

thậm chí có thể nghiên cứu phương án nuôi trồng thủy sản tại nước sở tại phục vụ nhu cầu

địa phương và xuất khẩu sang các nước lân cận. Trong khi đó nguồn cung cá tra, ba sa, tôm

sú trong nước dồi dào với mức giá ổn định sẽ là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp

nước ta đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực này.

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang

một số nước Châu Phi từ 2011 – 2015

Đơn vị: Triệu USD

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Ai Cập 62.9 79.6 56.1 72.1 65.3

Algeria 12.1 9.6 8.6 10 9.5

Reunion 4.4 8.8 9.4

Libya 1.8 6.5 9 4.7 6.9

Ca-mơ-run 4.5 7.1 3.2 4.2 6.3

Ma-rốc 4.3 4.2 4.8 5.6 3.5

Nam Phi 2.3 3.7 2.1 3.1 2.6

Nigeria 4.4 11 5.7 3.1 1.6

Tổng XK thủy

sản của VN sang

Châu Phi

107.9 149.1 126.5 147.7 118.1

Ai Cập là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam tại Châu Phi. Nhóm hàng

thủy sản xuất khẩu sang thị trường Ai Cập tập trung vào nhóm cá tra fillet (mã HS 03 &16)

chiếm 61-70% tổng giá trị kim ngạch; nhóm tôm chân trắng đông lạnh (mã HS 03&16) từ

27-35% tổng giá trị kim ngạch. Một lượng nhỏ cá ngừ đóng hộp và nhuyễn thể. Giá trị kim

ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2015 sang Ai Cập giảm 10,5% so với năm 2014 tập trung

Page 10: 32 - cbamekong.orgcbamekong.org/file_upload/file/TONG HOP TIN THUY SAN-ky1 T4(1).pdf · Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam http ... 2.7 Vướng mắc

Trang 10 / 32

vào một số nguyên nhân cơ bản: sự thiếu hụt ngoại tệ thanh toán của Ai Cập; sự phá giá của

đồng bảng Ai Cập; đồng tiền của một số nguồn cung lớn khác (đối với mặt hàng tôm) phá

giá mạnh. Ngoài ra, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu phi-lê cá basa đông lạnh và cá ngừ đông

lạnh, đóng hộp sang Algeria, Ma-rốc.

Việc xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các nước Châu Phi còn hạn chế do một vài khó

khăn về giao thông, thói quen ăn uống chủ yếu là ăn thịt, cạnh tranh với nguồn cung nội địa

của các nước, khả năng thanh toán của các doanh nghiệp nhập khẩu châu Phi tương đối

thấp, đôi khi vẫn xảy ra tình trạng lừa đảo thương mại qua mạng internet ở một số quốc gia

Tây Phi dẫn đến tâm lý lo ngại khi doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường này. Bên

cạnh đó, các quốc gia như Maroc, Ai Cập, An-giê-ri, Nigeria,... áp dụng mức thuế nhập

khẩu cao, đòi hỏi một số giấy tờ thủ tục như xác nhận lãnh sự (Ai Cập), giấy chứng nhận

của Tổ chức tiêu chuẩn Nigeria (SONCAP) đối với các loại thủy sản nhập khẩu.

Để khai thác hơn nữa tiềm năng của các thị trường Châu Phi, các doanh nghiệp cần đẩy

mạnh công tác nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, tổ chức hoặc tích cực tham gia các chương

trình xúc tiến thương mại sang các nước khu vực Châu Phi. Do thói quen ăn uống hàng

ngày, việc chế biến thủy sản của người dân các nước Châu Phi còn hạn chế, doanh nghiệp

Việt Nam có thể đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, có thể mở roongjt hêm sang các mặt

hàng chế biến, sản phẩm ăn liền bên cạnh các mặt hàng thủy sản đông lanh.

Ngoài ra, khi giao dịch với các doanh nghiệp Châu Phi, cần chú ý lập hợp đồng chặt chẽ khi

tiến hành giao dịch (có thể nêu rõ các tiêu chuẩn chất lượng và điều khoản xử lý tranh

chấp)./.

Lê Thu Quỳnh

Vụ Thị trường Châu Phi Tây Nam Á

2.5 Xuất Khẩu Tôm Khởi Sắc

http://www.thuongmai.vn/xuat-khau-tom-khoi-sac.html-0

Theo VASEP, trong 2 tháng đầu năm, giá trị XK tôm của nước ta đã đạt 378,4 triệu USD,

tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái. XK tôm tăng mạnh chủ yếu nhờ vào 2 thị trường hàng

đầu là Mỹ và Trung Quốc - Hồng Kông.

Quý 1 năm nay, xuất khẩu (XK) tôm tương đối thuận lợi, giá tôm nguyên liệu, nhất là giá

tôm thẻ chân trắng cũng tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Theo VASEP, trong 2 tháng

đầu năm, giá trị XK tôm của nước ta đã đạt 378,4 triệu USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm

ngoái. XK tôm tăng mạnh chủ yếu nhờ vào 2 thị trường hàng đầu là Mỹ và Trung Quốc -

Hồng Kông.

2 tháng đầu năm, XK tôm sang Mỹ tăng tới 24,8% so với cùng kỳ. Sự tăng trưởng này có

nguyên nhân quan trọng từ kết quả cuối cùng đợt xem xét hành chính lần 9 (POR9) thuế

chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh NK từ Việt Nam, do Bộ Thương mại Mỹ thực

hiện. Với mức thuế suất chỉ còn trung bình 0,91% (giảm mạnh so với 6,37% của POR8), các

doanh nghiệp đã đẩy mạnh XK tôm vào Mỹ.

Page 11: 32 - cbamekong.orgcbamekong.org/file_upload/file/TONG HOP TIN THUY SAN-ky1 T4(1).pdf · Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam http ... 2.7 Vướng mắc

Trang 11 / 32

Thị trường Trung Quốc - Hồng Kông còn tăng trưởng ấn tượng hơn nữa, tới 36,5% (đạt

64,8 triệu USD). Qua đó, thị trường này từ vị trí thứ 4 trong năm ngoái, đã nhảy lên vị trí

thứ 2 trong số những thị trường NK tôm Việt Nam. Chính nhờ sự tăng trưởng mạnh ở 2 thị

trường này nên dù một số thị trường NK khác có giảm sút (EU giảm 1,8%; Nhật Bản giảm

2,4%; Hàn Quốc giảm 0,6%; Canada giảm 17,3%) nhưng XK tôm nói chung vẫn tăng

trưởng khá.

Giá tôm XK cũng đã tăng nhẹ khoảng 4 - 5%. Việc giá tôm nguyên liệu tăng đang là một

động lực tốt để khuyến khích người nuôi mạnh dạn thả tôm trong thời gian tới, nhất là khi

có mưa xuống vào tháng 5, tháng 6, qua đó có thể bù lại việc giảm sản lượng do giảm diện

tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng và thiệt hại vì dịch bệnh trong những tháng đầu năm.

Nhu cầu XK tăng đang khiến cho các nhà máy thiếu tôm nguyên liệu ngay từ đầu năm và dự

báo XK tôm năm nay sẽ khởi sắc hơn so với năm 2015. Với người nuôi tôm, niềm vui lớn

nhất là giá tôm nguyên liệu, nhất là tôm thẻ chân trắng đã tăng nhiều so với đầu năm 2015.

Ông Võ Quang Huy (Hiệp hội tôm Mỹ Thanh, Sóc Trăng), cho biết nếu như đầu năm

ngoái, giá tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg chỉ ở mức 70.000 - 80.000 đ/kg, thì hiện đang

ở mức 100.000 đ/kg, tôm thẻ loại 50 con/kg có giá 150.000 đ/kg… Với giá này, người nuôi

tôm có mức lợi nhuận tốt, bởi giá thành (loại 100 con/kg) chỉ khoảng 70.000 - 80.000 đ/kg.

Theo ông Võ Quang Huy, giá tôm nguyên liệu tăng mạnh, phần lớn nhờ sức mua từ thị

trường Trung Quốc. Trung Quốc mua tôm theo mùa. Từ đầu năm đến tháng 6, bên họ chưa

vào vụ thu hoạch tôm nên cho phép thương nhân được nhập khẩu tôm Việt Nam qua đường

tiểu ngạch, không thuế má gì cả. Vì thế, các thương nhân Trung Quốc đang đẩy mạnh mua

tôm nguyên liệu ở Việt Nam. Nhưng một điều đáng lo ngại là, năm nay, thương nhân Trung

Quốc mua tôm mà không cần bận tâm xem tôm đó có dư lượng kháng sinh hay không. Điều

Page 12: 32 - cbamekong.orgcbamekong.org/file_upload/file/TONG HOP TIN THUY SAN-ky1 T4(1).pdf · Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam http ... 2.7 Vướng mắc

Trang 12 / 32

này sẽ làm cho nhiều hộ nuôi tôm lơ là khuyến cáo của cơ quan chức năng về việc không

lạm dụng kháng sinh trong nuôi tôm.

Mặt khác, việc thương nhân Trung Quốc đẩy mạnh NK tôm nguyên liệu từ Việt Nam, cũng

là nguyên nhân khiến cho các nhà máy tôm ở ĐBSCL gặp khó khăn hơn về nguyên liệu.

Như ở Cà Mau, đã có 17/33 nhà máy chế biến tôm bị thiếu nguyên liệu. Nhìn chung, các

nhà máy ở Cà Mau chỉ đang chạy chưa tới 40% công suất. Nhiều nhà máy chế biến tôm

khác ở Nam bộ đã buộc phải từ chối một số hợp đồng gía trị gia tăng vì lo không tìm được

nguồn nguyên liệu cần thiết....

Sơn Trang

Nguồn: Báo Nông Nghiệp Việt Nam

2.6 Tháo gỡ khó khăn ngành cá tra

http://www.fistenet.gov.vn/c-thuy-san-viet-nam/b-nuoi-trong/thao-go-kho-khan-nganh-ca-

tra/

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, năm 2015, diện tích thu hoạch cá tra khoảng 3.600ha, sản

lượng trên 1 triệu tấn (giảm 2% so với cùng kỳ năm 2014) với năng suất trung bình đạt 285

tấn/ha (so với năm 2014 là 279 tấn/ha). Kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2015 đạt trên 1,5 tỉ

USD, giảm 11,5%. Trong đó, kim ngạch thị trường Mỹ đạt 315 triệu USD (giảm 6,3% so

với cùng kỳ 2014); kim ngạch thị trường EU đạt 285 triệu USD (giảm 17,2% so với cùng kỳ

năm 2014); kim ngạch thị trường Trung Quốc và Hồng Kông đạt 161 triệu USD (tăng

42,7% so với cùng kỳ năm 2014).

Ảnh minh họa

Sản xuất cá tra khó khăn chồng chất Bên cạnh việc sụt giảm về diện tích và giá trị xuất khẩu, thị trường xuất khẩu cá tra trong

năm 2015 cũng có nhiều biến động dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu tỷ trọng của các thị trường

xuất khẩu. Đặc biệt, trong khối EU, dự báo trong những năm tới nguồn cung cá tuyết sẽ tiếp

tục tăng, điều này sẽ làm ảnh huởng đến vị trí của cá tra trên thị trường thế giới. Bên cạnh

đó, một số quốc gia đang khuyến khích phát triển nuôi cá da trơn như: Trung Quốc, Ấn Độ

Page 13: 32 - cbamekong.orgcbamekong.org/file_upload/file/TONG HOP TIN THUY SAN-ky1 T4(1).pdf · Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam http ... 2.7 Vướng mắc

Trang 13 / 32

và các nước ASEAN sẽ làm hạn chế nhu cầu nhập khẩu và khuyến khích tiêu dùng sản

phẩm nội địa.

Bước sang 2016, giá cá tra tại thị trường trong nước đã tăng nhẹ trở lại, tuy nhiên vẫn thấp

hơn giá thành sản xuất của nông dân ĐBSCL từ 1.000 - 2.000 đồng/kg. Nhiều nhà máy chế

biến cá tra phải làm gia công, người nuôi không dám mở rộng diện tích. Hơn bao giờ hết,

các nhà máy chế biến và người nuôi cá cần liên kết sản xuất để hạn chế rủi ro.

Theo thông tin từ Hiệp hội Thủy sản An Giang (AFA), với mức giá 19.000 - 20.000

đồng/kg, nông dân ĐBSCL đang lỗ từ 1.500 - 3.000 đồng/kg. Đây cũng là nỗi lo của nhiều

nông dân nuôi cá ở ĐBSCL, khi giá cá khó có thể vượt qua ngưỡng 23.000 đồng/kg trong

vài tháng tới. Giữa tháng 3/2016, giá cá đã đạt ngưỡng 20.000 đồng/kg, tăng hơn hồi đầu

tháng 3/2016 khoảng 2.000 đồng/kg. Mặc dù tăng nhẹ nhưng vẫn thấp hơn giá thành sản

xuất, người nuôi cá tra vẫn tiếp tục thua lỗ.

Thực tế, những người nuôi cá ở Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp (3 địa phương có diện tích

nuôi lớn nhất, chủ yếu dọc theo triền sông Hậu và sông Tiền), còn bám trụ lại nghề nuôi cá

tra đến nay đều là những người giỏi tay nghề, có thâm niên và nuôi cá rất bài bản. Theo

nhận định của nhiều người nuôi cá tra, nghề nuôi cá tra hiện tại gần như bão hòa, số người

nuôi mới rất ít. Những người nuôi cá tra còn theo đuổi được đến nay đều hy vọng giá cá tra

tiếp tục tăng để có một cơ hội gỡ gạc lại thua lỗ. Thêm vào đó, nếu nghỉ nuôi, ngân hàng sẽ

siết nợ, lại càng thêm khó khăn. Vì đa số dân nuôi cá tra hiện nay có số nợ ở ngân

hàng hàng trăm triệu đồng.

Hiện nay, tỷ lệ tự nuôi cá nguyên liệu đã hình thành. Theo đó, các doanh nghiệp chế biến đã

tự lập vùng nuôi để cung cấp 70% nguyên liệu, phần còn lại do người dân cung cấp. Người

nuôi cá cũng đã ý thức được mức độ rủi ro nên liên kết khá chặt với các nhà máy để bán cá.

Với tình hình hiện nay, nông dân nuôi cá rất khó tái đầu tư mở rộng vùng nuôi, chủ yếu sản

xuất cầm cự để chờ thời cơ.

Tập trung cải thiện chất lượng và thương mại Hiệp hội Cá tra Việt Nam xác định, trong giai đoạn 2016-2019, ngành sẽ tập trung thúc đẩy

cải thiện chất lượng ngành cá. Trọng tâm là tập trung vào việc cải thiện chất lượng con

giống, chất lượng cá tra nguyên liệu ở khâu nuôi gắn liền với việc cải thiện chất lượng môi

trường để hoạt động cải thiện ngành hàng mang tính bền vững. Phát triển thị trường tiêu thụ

bao gồm thị trường trong và ngoài nước thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại. Đặc

biệt, chú trọng xây dựng thương hiệu thông qua việc cải thiện hệ thống sản xuất và chất

lượng sản phẩm hình ảnh cá tra Việt Nam đối với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đây

là điều mà các chuyên gia về cá tra đã khuyến cáo lâu nay.

Đồng thời, đã đến lúc người nuôi và doanh nghiệp phải tuân thủ “luật chơi”, áp dụng các kỹ

thuật tiên tiến trong nghề nuôi cá tra, để đáp ứng yêu cầu các thị trường. Trong khi áp lực từ

các rào cản thương mại được đặt ra và gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu như thuế

chống bán phá giá và Đạo luật Nông trại (Farm Bill) của Mỹ càng gia tăng.

Hiện nay, Hiệp hội Cá tra Việt Nam đang băn khoăn việc có nên sửa Nghị định

36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra hay không. Một lãnh đạo

trong Hiệp hội đánh giá: Việc sửa đổi Nghị định 36 đang gặp khó. Nếu sửa sẽ có điểm yếu

Page 14: 32 - cbamekong.orgcbamekong.org/file_upload/file/TONG HOP TIN THUY SAN-ky1 T4(1).pdf · Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam http ... 2.7 Vướng mắc

Trang 14 / 32

là thừa nhận bước lùi về chất lượng, bởi vì trong Nghị định 36 sửa đổi để trình Chính phủ là

sẽ lùi thời gian thực hiện tiêu chuẩn VietGAP cho vùng nuôi đến hết năm 2016. Có thể nói,

đây là vấn đề có tác động rất lớn đến vùng nuôi cá tra ở ĐBSCL.

2.7 Vướng mắc kiểm dịch sản phẩm thủy sản do thiếu danh mục chi tiết

http://tepbac.com/tin-tuc/full/Vuong-mac-kiem-dich-san-pham-thuy-san-do-thieu-danh-

muc-chi-tiet-17177.html

Để tránh những vướng mắc phát sinh trong quá trình làm thủ tục của cơ quan Hải quan và

DN, Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) đang đề nghị Cục Thú y (Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cần khẩn trương rà soát, ban hành danh mục chi tiết,

cụ thể kèm mã số HS hàng hóa phải kiểm dịch thủy sản.

Công chức Hải quan Hải Phòng kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu. Ảnh: T.Bình.

Thực tế, trong quá trình thực hiện công tác thông quan hàng hóa NK phải kiểm dịch thủy

sản, cơ quan Hải quan đã gặp một số vướng mắc, do văn bản về quản lý chuyên ngành

thiếu. Cụ thể như trường hợp Công ty CP hóa chất Á Châu (Công ty Á Châu) đăng ký mở tờ

khai hải quan NK mặt hàng “MEG-3 (TM) ‘15’ N-3 Emulsion LV- Hỗn hợp vi lượng-

Nguyên liệu thực phẩm (10lits/Pail)”. Căn cứ kết quả phân tích phân loại hàng hóa XNK

của cơ quan Hải quan thì mặt hàng trên thành phần chính có dầu cá ~25% và được phân vào

mã số HS 2106.90.91.

Theo quy định tại Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT và Thông tư 32/2012/TT-BNNPTNT

của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mặt hàng “bột cá, dầu cá, mỡ cá, bột tôm, bột

sò và các sản phẩm từ thủy sản khác dùng làm nguyên liệu” thuộc danh mục phải kiểm dịch

thủy sản.

Page 15: 32 - cbamekong.orgcbamekong.org/file_upload/file/TONG HOP TIN THUY SAN-ky1 T4(1).pdf · Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam http ... 2.7 Vướng mắc

Trang 15 / 32

Tuy nhiên, hiện tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa ban hành chi tiết tên hàng

kèm mã số HS đối với danh mục thủy sản, sản phẩm thủy sản phải kiểm dịch tại Thông tư

32/2012/TT-BNNPTNT; việc này gây khó khăn cho cơ quan Hải quan và DN trong quá

trình thực hiện thủ tục khi xác định mặt hàng trên có thuộc diện phải kiểm dịch thủy sản hay

không.

Đối với trường hợp của Công ty Á Châu, cơ quan kiểm dịch tại nước XK không yêu cầu

phải kiểm dịch hàng hóa khi XK, do vậy DN không thể thực hiện thủ tục kiểm dịch tại Việt

Nam.

Để giải quyết trường hợp này, Cục Giám sát quản lý về hải quan cho rằng, (Cục Thú y) Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có hướng dẫn cụ thể, trường hợp hàng hóa không

thuộc diện kiểm dịch thủy sản thì có thông báo để cơ quan Hải quan giải quyết thủ tục

thông quan cho DN.

Về lâu dài, để không phát sinh những vướng mắc tương tự, Cục Thú y cần sớm ban hành

danh mục chi tiết, cụ thể kèm mã số HS hàng hóa phải kiểm dịch thủy sản theo chỉ đạo của

Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 2026/QĐ-TTg phê duyệt Đề án giải pháp nâng cao

hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XK, NK.

Trong đó yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục chi tiết và

kèm bảng mã HS hàng hóa thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch. Thời

hạn yêu cầu phải ban hành danh mục này là quý IV năm 2015... nay đã sang quý II năm

2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn chưa ban hành.

19/04/2016

N.Linh

Báo Hải Quan, 18/04/2016

2.8 Cá tra với cảnh báo “thương lái”

http://thuysanvietnam.com.vn/ca-tra-voi-canh-bao-thuong-lai-article-14957.tsvn

(Thủy sản Việt Nam) - Giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL gần đây tăng khá nhanh, hiện đã

cao hơn giá thành và nhiều cơ quan lên tiếng cảnh báo “thương lái” Trung Quốc. Tổng cục

Thủy sản nói rõ, giá cá tra liên tục tăng và “xuất hiện nhiều thương lái Trung Quốc mua giá

cao”.

Tỉnh Đồng Tháp có diện tích nuôi cá tra lớn nhất ĐBSCL, những ngày đầu tháng 4, giá cá

tra thịt trắng loại một mức 22.500 - 24.000 đồng/kg; còn loại hai 20.500 - 22.500 đồng/kg.

Giá này cao hơn giá thành 500 - 1.000 đồng/kg, khiến người nuôi phấn khởi sau thời gian

dài bị lỗ, tín hiệu phấn khởi của thị trường và là cơ hội tốt cho người nuôi. Vậy tại sao cơ

quan quản lý e ngại?

Bởi yếu tố “thương lái” Trung Quốc vốn dễ dãi, thường đến ao “mua xô” đưa lên xe chở đi.

Trong lúc, vấn đề của cá tra nguyên liệu không hoàn toàn là giá thấp mà là chất lượng.

Những doanh nghiệp liên kết với nông dân nuôi cá tra cho biết, có một số ao phát hiện cá bị

nhiễm kháng sinh do chủ quan của người nuôi và môi trường ô nhiễm. Bên cạnh đó, chênh

Page 16: 32 - cbamekong.orgcbamekong.org/file_upload/file/TONG HOP TIN THUY SAN-ky1 T4(1).pdf · Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam http ... 2.7 Vướng mắc

Trang 16 / 32

lệch kích cỡ mỗi con cá trong một ao quá lớn, có khi 0,3 - 2 kg, rất khó chế biến đáp ứng

nhu cầu của khách hàng chỉ đặt 2 - 3 loại size khác nhau.

Nếu giá cá tăng và người dân lại đổ xô nuôi thì quy hoạch và quy trình kỹ thuật được nỗ lực

thực hiện trong mấy năm qua dễ bị vi phạm. Chất lượng cá tra nguyên liệu có thể rơi vào

tình trạng khó kiểm soát. Ông Phạm Khánh Ly, Phó vụ trưởng Vụ Nuôi trồng Thủy sản,

Tổng cục Thủy sản, cho biết: “Tổng cục Thủy sản đã cảnh báo ngành nông nghiệp các địa

phương không để người dân tự ý mở rộng diện tích, tránh tình trạng nuôi quá nhiều dẫn đến

nguồn cung vượt quá cầu”.

Phân tích thị trường xuất khẩu cho thấy, nếu kiểm soát được chất lượng từ ao nuôi thì cá tra

hoàn toàn có khả năng vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay. Số liệu hải quan, từ 1/1 đến

15/3, xuất khẩu cá tra hơn 297,7 triệu USD, tăng 4,2% so cùng kỳ năm 2015. Trong đó, xuất

khẩu sang thị trường lớn nhất là Mỹ tăng 9,7%, đạt gần 68,7 triệu USD; Tây Ban Nha tăng

14,2%, hơn 9,6 triệu USD; Đức tăng 19,3%, hơn 6,7 triệu USD; Trung Quốc và Hồng Kông

tăng 39%, hơn 34 triệu USD; ASEAN tăng 3,1%, gần 27,3 triệu USD. Đặc biệt, xuất sang

Brazil tăng ngoạn mục tới 761,5%, tương ứng gần 17,3 triệu USD.

Trong lúc, sản lượng cá tra thu hoạch trong 3 tháng đầu năm 2016 ước 189.875 tấn, giảm

2% so cùng kỳ năm trước. Theo nhiều chuyên gia, giảm sản lượng về mặt nào đó là tín hiệu

tốt vì tất yếu của quá trình sàng lọc nâng cao chất lượng, nuôi ít thu lợi nhiều hoàn toàn có

lợi hơn nuôi nhiều mà lỗ. Cho nên, các khuyến cáo không mở rộng vùng nuôi lúc này thực

sự hợp lý.

Một số doanh nghiệp đang liên kết với hộ nuôi cá tra cũng đề nghị các hộ không mở rộng

vùng nuôi khi chưa có hợp đồng. Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia ở tỉnh Đồng

Tháp, một trong 45 doanh nghiệp được phép xuất khẩu cá tra sang Mỹ, nhận định triển vọng

cá tra sẽ tốt hơn. Công ty đang đầu tư cho 51 hộ nuôi diện tích 142 ha, mấy năm nay đảm

bảo các hộ nuôi có lời 900 - 1.500 đồng/kg, hiện khuyến cáo: “Các hộ nuôi chỉ nên mở rộng

diện tích nuôi trồng khi được Công ty ký hợp đồng đầu tư”.

Sáu Nghệ

2.9 Vì sao chuỗi liên kết thất bại?

http://thuysanvietnam.com.vn/vi-sao-chuoi-lien-ket-that-bai-article-14955.tsvn

(Thủy sản Việt Nam) - Lợi ích không tương xứng, thiếu chữ tín giữa doanh nghiệp và người

nông dân là nguyên nhân chính khiến chuỗi liên kết giá trị trong thủy sản không mang lại

kết quả như mong muốn. Vì đâu nên nỗi?

Vỡ mộng Trong thủy sản, liên kết “bốn nhà” trong nuôi tôm được hình thành muộn nhất và thông tin

mới nhất đã có doanh nghiệp tuyên bố là liên kết này thất bại.

Là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu cả nước trong xuất khẩu thủy sản, cụ thể là mặt

hàng tôm các lại, Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, Cà Mau đạt doanh thu về xuất

khẩu thủy sản có thời điểm ở mức trên 755 triệu USD (năm 2014). Một con số khổng lồ và

bằng doanh thu của nhiều doanh nghiệp khác cộng lại. Do đó, chuyện Minh Phú trở thành

một trong những doanh nghiệp thủy sản đi tiên phong trong mối liên kết sản xuất theo chuỗi

Page 17: 32 - cbamekong.orgcbamekong.org/file_upload/file/TONG HOP TIN THUY SAN-ky1 T4(1).pdf · Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam http ... 2.7 Vướng mắc

Trang 17 / 32

không có gì là lạ và sau khi Minh Phú tham gia vào chuỗi liên kết nuôi tôm, các doanh

nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm khác cũng áp dụng mô hình của “ông vua” tôm này.

Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú - Ảnh: MPC

Tuy nhiên, hiệu quả của việc liên kết giữa người dân và doanh nghiệp không thuận buồm

xuôi gió như những dự định trước đó của doanh nghiệp. Trong một cuộc họp bàn về giải

pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tại ĐBSCL vào cuối tháng 3, tại đây, ông Lê Văn

Quang, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú thừa nhận, mô

hình chuỗi giá trị mà ở đó nông dân liên kết với doanh nghiệp đã thất bại. Thất bại này, là

do nông dân không nhìn thấy lợi ích gì khi tham gia vào chuỗi giá trị; bởi họ cho rằng, tham

gia chuỗi này chỉ có lợi cho doanh nghiệp nhiều hơn mà thôi.

Bất cập lợi ích Nhìn lại những thất bại trong mô hình liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong lĩnh

vực nông nghiệp sẽ thấy, sự thất bại của mô hình đều xuất phát từ căn nguyên cơ bản - đó là

sự phân chia lợi nhuận không đều.

Thường trước mỗi vụ, doanh nghiệp và nông dân cùng nhau ký kết hợp đồng mua bán liên

quan đến việc ràng buộc các bên trong việc phải mua vật tư nông nghiệp, ứng dụng kỹ thuật

và kèm theo đó là ấn định giá bán của sản phẩm. Nhưng, sau khi đến mùa vụ thu hoạch,

hợp đồng đã ký kết giữa hai bên đã bị phá vỡ hoàn toàn. Đi liền với đó là việc bên này “chỉ

trích”, “tố cáo” bên kia.

Nguyên nhân của mối rạn nứt là do giá bán. Theo một quy ước chung, đầu vụ sản xuất,

doanh nghiệp và nông dân cùng ấn định một mức giá mua bán cho sản phẩm khi đến thời

điểm thu hoạch. Tuy nhiên, đến thời điểm đó, nếu giá trong hợp đồng cao hơn giá thị trường

thì doanh nghiệp là bên thoái thác và tìm cách kéo dài thời gian thu mua. Dĩ nhiên, lúc này,

nông dân vốn được lợi vì giá bán theo hợp đồng cao hơn giá thị trường nên mừng nhưng

không thấy doanh nghiệp đến mua hàng. Ngược lại, khi giá trong hợp đồng thấp hơn giá thị

Page 18: 32 - cbamekong.orgcbamekong.org/file_upload/file/TONG HOP TIN THUY SAN-ky1 T4(1).pdf · Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam http ... 2.7 Vướng mắc

Trang 18 / 32

trường, doanh nghiệp là bên hưởng lợi, còn nông dân, thấy bất lợi vì giá thấp nên mang sản

phẩm của mình bán cho doanh nghiệp khác chấp nhận mua theo giá thị trường. Lúc này,

chẳng ai còn nhớ cái ôm hôn thắm thiệt, cái bắt tay chặt vào đầu vụ khi hai bên mới ký hợp

đồng. Các bên chỉ còn chăm chú vào lợi ích của mình.

Quay lại câu chuyện của ông Quang chia sẻ ở trên sẽ thấy, nông dân chưa muốn tham gia

vào chuỗi giá trị vì họ thấy mình bị thua thiệt. Như vậy, chuyện chuỗi sản xuất của con tôm

đang đi lại vết xe đổ của lĩnh vực cá tra, lúa trước đây. Vì thế, nếu một khi lợi nhuận - lợi

ích giữa các bên chưa được chia đều thì chuỗi giá trị trong sản xuất và chế biến tôm mà Bộ

NN&PTNT đặt ra và mong muốn áp dụng sẽ chỉ dừng lại ở những phát biểu tại các hội

nghị, chỉ dừng lại ở những giải pháp (trên giấy) hơn là áp dụng thực tế.

2.10 Giá tôm nhảy "tanh tách" vì nguồn cung giảm

http://thuysanvietnam.com.vn/gia-tom-nhay-tanh-tach-vi-nguon-cung-giam-article-

14940.tsvn

Giá tôm thẻ chân trắng, tôm sú ở chợ đã tăng 20.000 - 30.000 đồng/kg so với 1 tháng trước.

Trong khi đó, nguồn cung cho thị trường không còn dồi dào. Để ngăn chặn khả năng người

dân tranh thủ lúc giá cao, thả nuôi ồ ạt dẫn đến rủi ro về sau, Chi cục Nuôi trồng thủy sản đã

đưa ra nhưng khuyến cáo cần thiết.

Khảo sát tại chợ Vũng Tàu, giá tôm thẻ chân trắng hiện đang dao động từ 130.000 - 180.000

đồng/kg tùy loại, tăng từ 20.000 - 30.000 đồng/kg so với thời điểm 1 tháng trước; tôm sú

loại 30 con/kg có giá từ 260.000 - 280.000 đồng/kg. Chị Nguyễn Thị Út, tiểu thương bán

tôm tại chợ Vũng Tàu cho biết, giá tôm tăng là do nguồn cung tại thời điểm này không đủ

cho thị trường. Nguyên nhân là tại các vùng nuôi tôm ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

bị ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn. Vùng nuôi trong tỉnh, chủ yếu là tại huyện

Xuyên Mộc, Đất Đỏ cũng chưa vào mùa thu hoạch. “Chuẩn bị đến những ngày lễ dài ngày,

giá tôm còn có thể tăng thêm từ 30.000 - 40.000 đồng/kg do khan hiếm nguồn cung”, chị Út

cho biết thêm.

Page 19: 32 - cbamekong.orgcbamekong.org/file_upload/file/TONG HOP TIN THUY SAN-ky1 T4(1).pdf · Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam http ... 2.7 Vướng mắc

Trang 19 / 32

Thu hoạch tôm thẻ chân trắng tại phường 12 (TP Vũng Tàu)

Đến những vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh như xã Lộc An (huyện Đất Đỏ), xã Phước

Thuận (huyện Xuyên Mộc) những ngày này, người nuôi tôm đều tiếc nuối tôm từ miền Tây

đang khan hàng mà các hộ nuôi tôm địa phương cũng không có nhiều để bán. Ông Trần Văn

Nghĩa (nông dân nuôi tôm ở xã Lộc An) cho biết thêm, đầu tháng 4, giá tôm đã tăng từ

15.000 - 20.000 đồng/kg so với thời điểm tháng 3/2016. Hiện giá tôm thẻ chân trắng loại

100 con/kg được thương lái thu mua với giá từ 110.000 - 120.000 đồng; tôm thẻ chân trắng

loại 50 con/kg có giá từ 130.000 - 135.000 đồng; tôm sú loại 40 con/kg có giá từ 220.000 -

230.000 đồng. Ông Nghĩa cho biết, đây là mức giá khá cao so với những năm gần đây

nhưng nhiều hộ nuôi tôm như gia đình ông không có tôm để bán. Do thời điểm này, tình

hình thời tiết phức tạp, nhiều hộ hạn chế trong việc nuôi thả, chỉ rải rác cầm chừng. Đa phần

đều cải tạo ao, chờ mưa xuống mới bắt đầu mùa vụ. “Hiện gia đình tôi vừa thả tôm giống

trên diện tích gần 1ha, tuy nhiên cũng rất lo lắng. Tôi sẽ liên tục theo dõi, chăm sóc các điều

kiện về thức ăn, nguồn nước để con tôm mạnh khỏe, mau lớn”, ông Nghĩa chia sẻ.

Ông Vũ Đức Chính, Trạm phó Trạm Khuyến ngư huyện Xuyên Mộc cũng thông tin, ngoài

nguyên nhân của việc giá tôm tăng như hiện nay do ảnh hưởng từ tình hình hạn mặn của các

tỉnh miền Tây, còn do diện tích nuôi tôm tại một số địa phương trong tỉnh giảm xuống khá

nhiều. Tại vùng nuôi tôm xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc), những lúc cao điểm diện

tích nuôi trồng lên đến gần 200 ha, còn hiện tại chỉ khoảng 40 - 50 ha. Hơn nữa, về điều

kiện nuôi trồng thì do thời điểm này nắng nóng kéo dài, chênh lệch ngày đêm quá lớn, làm

cho tôm rất dễ mắc các bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy rất dễ dẫn đến chết hàng loạt nên

người nông dân không dám mạnh tay trong việc đầu tư thả giống.

Tương tự, tại huyện Đất Đỏ diện tích nuôi trồng cũng bị giảm mạnh. Hiện chỉ sử dụng có

hơn 600 ha để nuôi, trong khi tổng diện tích mặt nước gần 860ha. Việc giảm diện tích này

do những năm qua, giá tôm diễn biến thất thường, đa phần các hộ nuôi trồng đều lỗ, nhiều

người từ nuôi tôm chuyển sang nuôi cá để tăng thu nhập giảm bớt thiệt hại.

Theo kết quả quan trắc và cảnh báo môi trường của Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh đến

hết tháng 3/2016, tại các địa phương: phường 12 (TP.Vũng Tàu), phường Long Hương (TP.

Bà Rịa), xã An Ngãi (huyện Long Điền), xã Lộc An (huyện Đất Đỏ) đều có độ mặn cao trên

25‰. Trước tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đến sớm, trên diện rộng và kéo dài ảnh

hưởng đến sản xuất thủy sản, giá tôm lại tăng nên nông dân cần thận trọng trong việc nuôi

thả tránh gặp nhiều rủi ro.

Để kết quả nuôi trồng được hiệu quả, ngành nuôi trồng thủy sản khuyến cáo người nuôi tôm

không nên thả giống trong thời gian này vì độ mặn cao trên 25‰ không phù hợp cho sự

phát triển của tôm và dễ xảy ra dịch bệnh. Nếu người dân thả nuôi cần chú trọng cải tạo môi

trường ao nuôi, phải chủ động bổ sung nguồn nước ngọt để có độ mặn phù hợp trước khi thả

giống và điều chỉnh trong quá trình nuôi khi nắng nóng, độ mặn tăng. Đồng thời, thường

xuyên theo dõi, cập nhật thông tin quan trắc và cảnh báo môi trường vùng nuôi của Chi cục

Nuôi trồng Thủy sản tỉnh để kịp thời ứng phó, tránh dẫn đến tổn thất nghiêm trọng.

Bài, ảnh: Ngô Thanh

Theo Báo Bà Rịa - Vũng Tàu

Page 20: 32 - cbamekong.orgcbamekong.org/file_upload/file/TONG HOP TIN THUY SAN-ky1 T4(1).pdf · Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam http ... 2.7 Vướng mắc

Trang 20 / 32

3 NUÔI TRỒNG

3.1 Kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất tôm thẻ chân trắng bố mẹ tại Thái Lan

http://www.fistenet.gov.vn/e-nuoi-trong-thuy-san/a-san-xuat-giong/ket-qua-kiem-tra-co-so-

san-xuat-tom-the-chan-trang-bo-me-tai-thai-lan/

Để đáp ứng yêu cầu kiểm soát chất lượng tôm giống nhập khẩu, từ ngày 15/12/2015 đến

19/12/2015, đoàn công tác của Tổng cục Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tiến hành

kiểm tra cơ sở sản xuất tôm thẻ chân trắng bố mẹ tại Thái Lan.

Tại Thái Lan, đoàn đã làm việc với ban Lãnh đạo của Công ty CP tại Bangkok; tiến

hành kiểm tra cơ sở chọn tạo, sản xuất tôm thẻ chân trắng bố mẹ của Công ty CP tại 6/3

Moo, 1.T.Noen Kho, A.Klang, Rayong, Thailan; làm việc với ban Lãnh đạo của Công ty

SyAqua. Các nội dung cơ bản đoàn kiểm tra thực hiện gồm: việc truy xuất nguồn gốc tôm

thẻ chân trắng bố mẹ nhập khẩu theo quy định tại Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT;

Kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất và quy trình chọn tạo tôm thẻ chân trắng bố mẹ của các

công ty xuất khẩu từ Thái Lan vào Việt Nam.

Qua kiểm tra, từ năm 2014 đến 2015, tại Thái Lan có 4 Công ty xuất khẩu tôm thẻ chân

trắng bố mẹ vào Việt Nam bao gồm: (1) Công ty CP Merchandising Co., Ltd; (2) Công ty

Aquaculture Promotion Co., Ltd; (3) Công ty SyAqua Co., Ltd; (4) Công ty Aromnat Co.,

Ltd.

Trong đó Công ty CP Merchandising Co., Ltd và Công ty Aquaculture Promotion Co., Ltd

là thành viên của Công ty CP. Công ty Merchandising thực hiện việc cung cấp cho hệ thống

trại sản xuất của Công ty CP tại các nước. Công ty Aquaculture Promotion thực hiện cung

cấp tôm bố mẹ cho các cơ sở có nhu cầu nhập khẩu tại các nước. Hai công ty cùng sử dụng

cùng nguồn tôm bố mẹ được chọn tạo của Công ty CP.

Điều kiện sản xuất và quy trình chọn tạo của Công ty CP và Công ty SyAqua có quy

trình nghiên cứu chọn tạo, lưu giữ các gia đình và sản xuất tôm thẻ chân trắng bố mẹ đảm

bảo chất lượng. Trước ngày 30/01/2016 Công ty CP sẽ bổ sung công bố chất lượng tôm thẻ

Page 21: 32 - cbamekong.orgcbamekong.org/file_upload/file/TONG HOP TIN THUY SAN-ky1 T4(1).pdf · Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam http ... 2.7 Vướng mắc

Trang 21 / 32

chân trắng bố mẹ có sự xác nhận của DoF Thái Lan.Qua quá trình làm việc với các cơ sở

xuất khẩu tôm thẻ chân trắng vào Việt Nam, đoàn công tác yêu cầu và được Công ty CP và

Công ty SyAqua đồng ý hàng tháng sẽ thông báo danh sách các Doanh nghiệp, số lượng

tôm thẻ chân trắng bố mẹ xuất khẩu vào Việt Nam. Riêng Công ty Aromnat Co., Ltd qua

kiểm tra cho thấy không đủ điều kiện xuất khẩu tôm thẻ chân trắng bố mẹ vào Việt Nam.

Với kết quả kiểm tra, để ngăn chặn các doanh nghiệp xuất khẩu tôm thẻ chân trắng bố mẹ

không đảm bảo chất lượng vào Việt Nam gây ảnh hưởng đến sản xuất, đoàn công tác kiến

nghị Tổng cục Thuỷ sản xem xét để ban hành văn bản cho phép 03 cơ sở xuất khẩu tôm thẻ

chân trắng bố mẹ từ Thái Lan vào Việt Nam là 1) Công ty CP Merchandising Co., Ltd; 2)

Công ty Aquaculture Promotion Co., Ltd và 3) Công ty SyAqua Co., Ltd gửi cho Tổng

cục Hải quan, Cục Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh ven biển và

Thông báo cho DoF Thái Lan.

FICen

3.2 “Vương quốc” tôm càng xanh

http://thuysanvietnam.com.vn/vuong-quoc-tom-cang-xanh-article-14845.tsvn

(Thủy sản Việt Nam) - Nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa được phát triển từ đầu những

năm 2010, do hiệu quả nên mô hình này có diện tích nuôi mỗi ngày một "nở hoa". Cụ thể,

năm 2010 chỉ có 3 ha thì năm 2015 là 7.029 ha. Không những trúng cả tôm mà trúng luôn

cả lúa và tôm sú sau vụ tôm càng xanh. Hiện, người dân huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

đang xây dựng mô hình một vụ tôm càng xanh kết hợp một vụ lúa và một vụ tôm sú, phát

triển ngày càng bền vững.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thới Bình Nguyễn Hoàng Lâm nhận định: "Do hiệu quả

cao từ vài chục triệu đồng từ tôm càng xanh, tôm sú và lúa/năm nay tăng lên 100 triệu

đồng/năm/ha; nhiều hộ có diện tích lớn cho thu nhập 200 triệu đồng/năm. Dự kiến trong

năm 2016 mô hình này sẽ tăng thêm".

Page 22: 32 - cbamekong.orgcbamekong.org/file_upload/file/TONG HOP TIN THUY SAN-ky1 T4(1).pdf · Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam http ... 2.7 Vướng mắc

Trang 22 / 32

Năng suất tăng, thu nhập tăng từ mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa

Thu hoạch tôm

Page 23: 32 - cbamekong.orgcbamekong.org/file_upload/file/TONG HOP TIN THUY SAN-ky1 T4(1).pdf · Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam http ... 2.7 Vướng mắc

Trang 23 / 32

Page 24: 32 - cbamekong.orgcbamekong.org/file_upload/file/TONG HOP TIN THUY SAN-ky1 T4(1).pdf · Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam http ... 2.7 Vướng mắc

Trang 24 / 32

Năng suất tôm càng xanh tăng từng năm

Vận chuyển tôm

Cung cấp ôxy cho tôm trong lưới gièo tôm chuẩn bị bán cho thương lái Hoàng Diệu - Thanh Quang

Page 25: 32 - cbamekong.orgcbamekong.org/file_upload/file/TONG HOP TIN THUY SAN-ky1 T4(1).pdf · Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam http ... 2.7 Vướng mắc

Trang 25 / 32

3.3 Cà Mau: Nhiều ao nuôi tôm bị bỏ hoang

http://thuysanvietnam.com.vn/ca-mau-nhieu-ao-nuoi-tom-bi-bo-hoang-article-14950.tsvn

(Thủy sản Việt Nam) - Sở NN&PTNT Cà Mau cho biết, toàn tỉnh hiện có khoảng 45% diện

tích ao, đầm nuôi tôm công nghiệp đang ngừng sử dụng hoặc bỏ hoang.

Nguyên nhân là do các hộ dân ngừng thả tôm giống để tránh thiệt hại do độ mặn ngày càng

tăng cao. Nhiều hộ nuôi cho biết, nếu thả giống thời điểm này, nguy cơ tôm bị sốc, nhiễm

bệnh gây thiệt hại nặng. Do vậy, các hộ dân chờ mưa xuống, độ mặn giảm mới thả con

giống.

Nhiều ao tôm ĐBSCL hiện đang bị bỏ hoang - Ảnh: Diệu Lữ

Sở NN&PTNT Cà Mau khuyến cáo người nuôi nên nhân rộng mô hình nuôi thủy sản thích

ứng với biến đổi khí hậu, nhất là mô hình kết hợp như tôm - rừng, tôm - lúa, tôm - cua, tôm

- cá để thu lợi nhuận kép. Đồng thời, Sở NN&PTNT cũng phối hợp chính quyền địa phương

rà soát lại quy hoạch nuôi trồng thủy sản phù hợp với điều kiện khí hậu, điều chỉnh lịch thời

vụ phù hợp với tình hình nắng hạn và xâm nhập mặn…

Cùng đó, theo cơ quan chức năng địa phương, dịch bệnh trên tôm nuôi tại Cà Mau còn

nhiều diễn biến phức tạp, không chỉ xuất hiện trên tôm nuôi công nghiệp mà có chiều hướng

tăng ở ao, đầm nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến. Từ đầu năm đến nay, đã có trên

3.000 ha tôm nuôi bị bệnh, thiệt hại 30 - 70% về năng suất.

Hương Ly

3.4 An Giang: Vực dậy con tôm càng xanh

http://thuysanvietnam.com.vn/an-giang-vuc-day-con-tom-cang-xanh-article-14941.tsvn

Page 26: 32 - cbamekong.orgcbamekong.org/file_upload/file/TONG HOP TIN THUY SAN-ky1 T4(1).pdf · Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam http ... 2.7 Vướng mắc

Trang 26 / 32

Từ một địa phương đi đầu vùng ĐBSCL về phong trào nuôi tôm càng xanh với diện tích thả

nuôi có thời điểm lên đến 650 héc-ta (năm 2007) nhưng sau đó cứ sụt giảm liên tục. Dù biết

loài thủy sản này có giá trị rất lớn nhưng người dân không dám đầu tư thả nuôi nhiều bởi

năng suất không đạt, dễ thua lỗ. Nếu được hỗ trợ đúng hướng, tôm càng xanh hoàn toàn có

thể trở thành mặt hàng chiến lược của tỉnh An Giang trong xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

Nhớ thời hoàng kim Cách nay khoảng 10 năm, nhiều nông dân ở một số xã vùng trong của huyện Châu Phú xem

con tôm càng xanh là hướng đi “đổi đời”. Họ thành lập hẳn Chi hội tôm càng xanh Thạnh

Lợi, tập hợp được 35 hội viên cùng nhau thả nuôi hơn 100 héc-ta tôm càng xanh trên ruộng

lúa. “Sau khi kết thúc vụ lúa đông xuân, thay vì canh tác tiếp vụ hè thu thì các hội viên bơm

nước vào ruộng để nuôi tôm. Thời điểm đó, người nuôi tôm vùng này đặt mua tôm giống

của Trung tâm Giống thủy sản An Giang (TTGTS AG), bình quân thả 100.000 con giống/ha

có thể thu hoạch đạt trên 2 tấn tôm thịt, hiệu quả gấp nhiều lần lúa. Sau này, con giống thiếu

hụt, nông dân phải tự tìm đến các trại giống ngoài tỉnh nhưng do con giống không đạt chất

lượng nên năng suất tôm rớt dưới 1 tấn/héc-ta. Thấy nuôi không có lời nên lần lượt các hộ

bỏ nghề, chuyển qua làm lúa như cũ” - ông Lê Công Danh, Chi hội trưởng Chi hội tôm càng

xanh Thạnh Lợi, nhớ lại.

Tương tự, thời điểm 2006 - 2007 được coi là thời hoàng kim của vùng tôm Phú Thuận

(Thoại Sơn) khi diện tích được mở rộng lên 615 ha, thu hút rất nhiều người về đây thuê đất

ruộng để nuôi tôm. UBND huyện Thoại Sơn đã xây dựng Đề án nuôi tôm càng xanh và

được Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn (NN-PTNT) phê duyệt với kinh phí hỗ trợ 60 tỷ

đồng, dự kiến mở rộng lên 1.500 ha sang các xã Vĩnh Khánh và Vĩnh Chánh. Tuy nhiên, chỉ

vài năm sau đó, do giá tôm liên tục biến động, chi phí đầu tư cao, việc tiếp cận vốn vay gặp

khó, trong khi con giống không đảm bảo chất lượng, năng suất giảm khiến diện tích nuôi

tôm bị thu hẹp dần.

Tìm giải pháp Qua nghiên cứu của các ngành chuyên môn, viện, trường, điều kiện ở An Giang rất thích

hợp với nghề nuôi tôm càng xanh. Vấn đề cần giải quyết là cải tạo chất lượng con giống,

cung ứng nguồn thức ăn đạt chuẩn, ứng dụng kỹ thuật nuôi mới, hỗ trợ vốn vay, xử lý vấn

đề nguồn nước ô nhiễm… Đây cũng là những nội dung được đề cập đến tại hội thảo đánh

giá thực trạng nghề sản xuất giống và nuôi tôm càng xanh ở An Giang, do Sở NN-PTNT

phối hợp các chuyên gia của Trường đại học Nông lâm (ĐHNL) TP. Hồ Chí Minh và

Trường đại học Cần Thơ (ĐHCT) đồng chủ trì tổ chức.

Là một chuyên gia đến từ Israel, đất nước nổi tiếng về phát triển nông nghiệp ứng dụng

công nghệ cao, trong đó có công nghệ tôm càng xanh toàn đực, ông Eyal Avioz (Tập đoàn

Tiran) cảm thấy lo lắng trước tình trạng ô nhiễm môi trường. “Các bạn được thiên nhiên ưu

đãi nguồn nước ngọt dồi dào, thích hợp nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, ý thức bảo vệ nguồn

tài nguyên này của người dân vẫn còn kém. Tôi đi dọc theo các con sông, thấy rác nổi lềnh

bềnh. Trong các ao nuôi tôm hoặc cá, nguồn nước cũng ô nhiễm” - ông Eyal Avioz chia sẻ.

Vị chuyên gia Israel đã thành lập Công ty TNHH New Horizon Việt Nam (thuộc Tập đoàn

Tiran) để hỗ trợ giải quyết vấn đề này. “Tại Israel, công nghệ xử lý nước NBS được sử dụng

rất phổ biến. Nguyên lý của công nghệ này là sử dụng một loại cây tự nhiên có khả năng lọc

Page 27: 32 - cbamekong.orgcbamekong.org/file_upload/file/TONG HOP TIN THUY SAN-ky1 T4(1).pdf · Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam http ... 2.7 Vướng mắc

Trang 27 / 32

nguồn nước ô nhiễm thành nước sạch. Chi phí đầu tư cho công nghệ NBS tuy hơi lớn nhưng

có thể sử dụng liên tục trong 30 năm. So với các giải pháp lọc nước chỉ dùng được một vài

lần, công nghệ NBS cho hiệu quả cao hơn rất nhiều” - ông Eyal Avioz nhấn mạnh.

Theo Chi cục Thủy sản An Giang, đến cuối năm 2006, thời điểm nghề nuôi tôm càng xanh

đang phát triển mạnh thì trên địa bàn tỉnh có 19 cơ sở sản xuất giống, năng lực sản xuất

khoảng 30 - 40 triệu con post/năm. Tuy nhiên, số lượng này chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu

con giống của người nuôi tôm trong tỉnh, 50% còn lại mua trôi nổi trên thị trường, giống

chưa qua kiểm dịch, chất lượng không ổn định. Đến nay, toàn tỉnh chỉ còn duy nhất 1 cơ sở

đang hoạt động là Trại sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực của TTGTS AG, hợp tác sản

xuất với Công ty TNHH New Horizon Việt Nam. Tuy nhiên, năng lực cung cấp của Trại

sản xuất giống chỉ đạt 20 triệu post/năm, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người nuôi. Theo

ông Trần Phùng Hoàng Tuấn, Phó Giám đốc TTGTS AG, để giải quyết bài toán con giống,

đơn vị đề xuất Bộ Khoa học - Công nghệ (KH-CN) hỗ trợ thực hiện đề tài nghiên cứu lựa

chọn giống tôm càng xanh bố mẹ có chất lượng tốt cung cấp cho các trại giống sản xuất tôm

của tỉnh An Giang để nâng cao chất lượng con giống. “Về lâu dài, chúng tôi đề xuất Sở NN-

PTNT, Sở KH-CN hỗ trợ TTGTS AG thực hiện xã hội hóa sản xuất con giống tôm càng

xanh toàn đực theo hình thức trại giống tôm cành xanh 2 cấp. Trong đó, cấp 1 là TTGTS

AG, nơi cung cấp ấu trùng, tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sản xuất tôm càng

xanh toàn đực và hỗ trợ tiêu thụ tôm giống cho các trại cấp 2 (trại vệ tinh). Trại giống tôm

cấp 2 là các cơ sở sản xuất giống tôm trong tỉnh, có đủ cơ sở vật chất và nguồn nhân lực để

tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ TTGTS AG. Thông qua cách làm này, TTGTS AG có

thể đảm bảo cung cấp đủ 100% nhu cầu giống tôm càng xanh toàn đực cho tỉnh” – ông Tuấn

nhấn mạnh.

3.5 Nuôi sò huyết trong ao tôm

http://thuysanvietnam.com.vn/nuoi-so-huyet-trong-ao-tom-article-14938.tsvn

(Thủy sản Việt Nam) - Mô hình này nhiều năm qua được triển khai tại tỉnh Bạc Liêu và đã

khẳng định hiệu quả, đem lại thu nhập ổn định cho người dân. Để giúp người nuôi chủ động

hơn trong sản xuất, xin khuyến cáo một số giải pháp kỹ thuật sau.

1. Chuẩn bị ao nuôi Cải tạo đáy ao: Trước mỗi vụ nuôi, người dân tập trung cải tạo ao vào thời điểm từ tháng 9 -

10 dương lịch, thời gian cải tạo 15 - 30 ngày. Sau đó, tiến hành bón vôi CaCO3 từ 100 - 150

kg/ha, đảm bảo ao nuôi duy trì mực nước trên trảng 0,4 - 0,6 m, mương bao có độ sâu 1,2 -

1,5 m, các yếu tố môi trường nằm trong ngưỡng thích hợp (pH, nhiệt độ, độ mặn...) tạo điều

kiện cho sò huyết, tôm, cá phát triển ổn định.

Lưu ý: Đối với những ao nuôi còn sò huyết trên mặt trảng của vụ trước thì chỉ cải tạo, sên vét

loại bỏ sình, chất bùn quanh mương bao.

Lấy và xử lý nước: Sau khi cải tạo, sên vét ao nuôi, mương bao, tiến hành lấy nước vào ao

nuôi thông qua túi lọc để hạn chế trứng các sinh vật gây hại sò huyết xâm nhập vào ao nuôi.

Nên theo dõi chất lượng nước ngoài kênh rạch trước khi cấp để đảm bảo các điều kiện tốt

nhất cho sò huyết, tôm, cá phát triển.

Page 28: 32 - cbamekong.orgcbamekong.org/file_upload/file/TONG HOP TIN THUY SAN-ky1 T4(1).pdf · Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam http ... 2.7 Vướng mắc

Trang 28 / 32

Sau 2 - 3 ngày tiến hành diệt tạp, diệt khuẩn và 3 - 5 ngày tiếp theo tiến hành gây màu cho

ao nuôi tạo nguồn thức ăn tự nhiên (tảo) giai đoạn đầu cho sò khi mới thả giống. Một số hóa

chất thông thường có thể sử dụng để diệt tạp như dây thuốc cá (10 - 15 kg/1.000 m3),

Saponin (10 - 15 kg/1.000 m3); gây màu dùng phân vô cơ DAP, Ure (3 - 5 kg/1.000 m3)

nhằm tạo môi trường tốt cho thủy sản nuôi phát triển.

Kiểm tra môi trường ao nuôi (pH, độ mặn, độ, độ kiềm, độ trong...) trước khi thả nhằm đối

chiếu các thông số môi trường trong ao nuôi với giới hạn cho phép xem có nằm trong

ngưỡng thích hợp hay không để kịp thời điều chỉnh.

Sau thời gian nuôi 7 - 8 tháng, sò huyết có thể thu hoạch - Ảnh: Trần Thanh Thiện

2. Chọn và thả giống Sau khi cải tạo hoàn tất, tiến hành thả tôm giống với các đợt trong năm như sau (đợt 1:

tháng 11, đợt 2: tháng 2, đợt 3: tháng 6, đợt 4: tháng 8). Đến tháng 4 - 7 dương lịch, tiến

hành thả sò huyết giống vào ao, nuôi kết hợp với tôm, cá. Khuyến cáo bà con thả sò huyết

giống vào thời điểm này nhằm mục đích chủ động nguồn giống ngoài tự nhiên.

Cùng đó, nuôi kết hợp 3 đối tượng (tôm sú, sò huyết, cá) để mang lại hiệu quả tối ưu nhất,

vừa phù hợp với điều kiện sản xuất của hộ dân, điều kiện tự nhiên vừa tăng hiệu quả kinh tế:

sò huyết nuôi với mật độ 80 - 100 con/m2, cỡ giống sò 500 - 1.000 con/kg (1 - 2 đợt/năm);

tôm sú mật độ 1 - 1,5 con/m2, cỡ giống từ PL12 - 15 (có thể thả 3 - 4 đợt/vụ/năm, mỗi đợt

cách nhau 1,5 - 2 tháng); cá rô phi mật độ 0,6 - 1 con/m2 (1 đợt/năm).

Page 29: 32 - cbamekong.orgcbamekong.org/file_upload/file/TONG HOP TIN THUY SAN-ky1 T4(1).pdf · Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam http ... 2.7 Vướng mắc

Trang 29 / 32

Thời điểm thả giống có thể vào buổi sáng hoặc buổi chiều, trời mát, không mưa bão. Thả

tôm giống (đợt 4) sau khi thả sò huyết 1 tháng. Nếu có điều kiện nên xét nghiệm tôm giống

trước khi thả nuôi nhằm đảm bảo chất lượng.

3. Chăm sóc, quản lý

Khi nuôi sò huyết kết hợp, cần san thưa định kỳ 2 - 3 tháng/lần để tạo môi trường cho sò huyết sinh trưởng và phát triển tốt.

Trong quá trình nuôi, hạn chế việc sử dụng hóa chất. Tuy nhiên, vào những ngày mưa lớn

kéo dài, nên bón vôi CaCO3 liều lượng 10 - 15 kg/1.000 m3. Kiểm tra các yếu tố môi trường

ngoài kênh cấp trước khi cấp và thay nước để ổn định chất lượng nước ao nuôi.

Định kỳ kiểm tra mức tăng trưởng của sò huyết, các đối tượng nuôi trong ao và các yếu tố

môi trường pH, độ mặn, độ kiềm, độ trong... để có hướng xử lý kịp thời.

4. Thu hoạch Cỡ sò huyết giống thả 500 - 800 con/kg, sau thời gian nuôi 7 - 8 tháng thu hoạch, sò huyết

đạt kích cỡ thương phẩm 60 - 70 con/kg. Cỡ sò huyết giống thả 1.000 - 1.200 con/kg thời

gian nuôi 12 - 18 tháng thu hoạch, sò huyết đạt kích cỡ thương phẩm 60 - 70 con/kg. Thông

thường nông dân áp dụng hai hình thức thu hoạch là thu tỉa và thu dứt điểm, áp dụng

phương pháp thủ công khi thu hoạch sò huyết nuôi, rút nước trong ao còn khoảng 1/3, sau

đó mò bắt. Riêng đối với tôm sú thì thu tỉa bằng lưới, đăng, đục… kết thúc vụ thì tát cạn ao

thu dứt điểm số lượng còn lại cùng với cá nuôi.

Trần Thanh Thiện - Chi cục NTTS Bạc Liêu

3.6 Hơn 8.000ha tôm thiệt hại do độ mặn cao

http://www.tintucnongnghiep.com/2016/04/hon-8000ha-tom-thiet-hai-do-o-man-cao.html

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, tình hình nắng hạn tiếp tục kéo dài, nước bốc hơi

nhanh làm độ mặn tăng cao ở các khu vực ven biển khiến từ đầu năm đến nay đã có

hơn 8.000ha tôm bị thiệt hại.

Ảnh minh họa

Kết quả quan trắc mới đây của Chi cục Thủy sản Kiên Giang cho thấy các khu vực ven biển

vùng U Minh Thượng (giáp ranh tỉnh Cà Mau) và vùng tứ giác Long Xuyên độ mặn có nơi

lên đến 30%, ảnh hưởng xấu đến tôm nuôi.

Page 30: 32 - cbamekong.orgcbamekong.org/file_upload/file/TONG HOP TIN THUY SAN-ky1 T4(1).pdf · Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam http ... 2.7 Vướng mắc

Trang 30 / 32

Do đó, Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang khuyến cáo người dân ngưng thả giống nuôi mới tại

các khu vực có độ mặn cao vượt mức 25‰, nhất là các vùng ven biển thuộc hai huyện An

Minh, An Biên, để chờ thời điểm thuận lợi hơn.

Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang cho biết đến nay toàn tỉnh đã thả nuôi tôm giống trên diện

tích 100.933ha, trong đó có gần 800ha tôm công nghiệp. Sản lượng thu hoạch trong tháng

ước đạt 8.500 tấn, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm 2015.

N.Triều (Báo Tuổi Trẻ)

3.7 Virus mới xuất hiện đe dọa ngành công nghiệp cá rô phi

http://vasep.com.vn/Tin-Tuc/1206_43887/Virus-moi-xuat-hien-de-doa-nganh-cong-nghiep-

ca-ro-phi.htm

(vasep.com.vn) Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã xác định một loại virus mới tấn công cá rô

phi tự nhiên và cá rô phi nuôi.

Trong phần nghiên cứu được công bố tuần trước trên mBio, tạp chí trực tuyến của Hội Vi

sinh vật học Hoa Kỳ (the American Society for Microbiology), nhóm nghiên cứu chỉ rõ loại

virus Tilapia Lake Virus (TiLV) là thủ phạm làm cá rô phi chết sớm ở Ecuador và Israel

những năm gần đây. Nghiên cứu này cũng cung cấp thông tin và kiến thức khoa học cho

việc phát triển loại vắc-xin chống lại virus TiLV.

Năm 2009, loài cá rô phi tự nhiên ở Hồ Kinneret (còn được gọi Biển hồ Galilee) và cá rô

phi nuôi trong ao tại Israel bắt đầu bị bệnh lạ với tỷ lệ tử vong lên đến 70%.

Năm 2011, cá rô phi nuôi trong ao tại Ecuador cũng bị chết hàng loạt. Thoạt đầu, tưởng như

hai bệnh không liên quan vì cá rô phi ở Israel cho thấy triệu chứng bệnh về hệ thống thần

kinh trung ương trong khi cá rô phi ở Ecuador có triệu chứng bệnh về gan.

Cuối năm 2012, các nhà nghiên cứu làm việc trên cả 2 mẫu cá nhiễm dịch được gửi đến

phòng thí nghiệm của chuyên gia W. Ian Lipkin.

Nhóm nghiên cứu tìm thấy 10 trình tự gen RNA ngắn. Lipkin cho biết: "Chúng tôi càng

nghiên cứu sâu hơn, sự chắc chắn về việc một loại virus mới xuất hiện càng rõ hơn."

Page 31: 32 - cbamekong.orgcbamekong.org/file_upload/file/TONG HOP TIN THUY SAN-ky1 T4(1).pdf · Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam http ... 2.7 Vướng mắc

Trang 31 / 32

Và bởi vì hai mẫu cá nhiễm bệnh cho thấy các nhóm virus này đều có trình tự gen gần như

giống hệt nhau, nhóm nghiên cứu tin rằng chúng đến từ cùng một nguồn. Tuy nhiên, loại

virus này lan truyền giữa Israel và Ecuador như thế nào vẫn còn là một bí ẩn.

Theo Eran Bacharach tại Đại học Tel Aviv: "Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp phương

pháp phát hiện đầu tiên, mà nhận biết trình tự gen của loại virus này là bước đầu tiên để xét

nghiệm chẩn đoán". Những xét nghiệm như vậy sẽ giúp người nuôi cá phát hiện khi virus có

trong ao nuôi và hạn chế sự lây lan.

Lipkin cho biết: "Phát triển loại vắc-xin chống lại virus TiLV sẽ tiết kiệm hàng tỷ đô la và

bảo tồn ngành công nghiệp mang lại công ăn việc làm trong thời buổi kinh tế hiện nay và

bảo đảm an toàn thực phẩm."

Diệu Thúy

Page 32: 32 - cbamekong.orgcbamekong.org/file_upload/file/TONG HOP TIN THUY SAN-ky1 T4(1).pdf · Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam http ... 2.7 Vướng mắc

Trang 32 / 32

4 SỰ KIỆN

4.1 Khóa đào tạo K.13.16 (01 ngày): “Kiểm soát Nhiễm chéo – Nhiễm bẩn

trong XN CBTS"

http://vasep.com.vn/Tin-Tuc/54_43885/Khoa-dao-tao-K1316-01-ngay-Kiem-soat-Nhiem-

cheo-Nhiem-ban-trong-XN-CBTS.htm

Khóa học nhằm nâng cao nhận thức về vị trí và tầm quan trọng của nhiễm chéo, nhiễm bẩn

trong phân xưởng CB thủy sản; Nâng cao các kỹ năng nhận diện và biện pháp xử lý kịp thời

các hiểm họa do nhiễm chéo-nhiễm bẩn gây ra, đồng thời đáp ứng Quy phạm vệ sinh

(SSOP) của HACCP.

Thời gian & địa điểm:

Ngày 14/5/2016, Văn phòng VASEP, KĐT An Khánh, Quận 2, TP. HCM.

Ngày 15/5/2016, KS Cửu Long, 52 Quang Trung, Q.Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

Nội dung chính:

- Tại sao phải ngăn ngừa nhiễm chéo, nhiễm bẩn trong XNCBTS?

- Vị trí của công tác kiểm soát nhiễm chéo, nhiễm bẩn trong hệ thống HACCP.

- Kiểm soát nhiễm chéo, nhiễm bẩn trong DN CBTS theo nguyên tắc HACCP.

- Các sai lỗi thường gặp trong kiểm soát nhiễm chéo, nhiễm bẩn tại DN.

3. Đối tượng tham dự: Lãnh đạo và Quản lý các cấp liên quan đến Chất lượng, SX, Quản

đốc, Giám sát SX; Đội ngũ cán bộ kỹ thuật, QA/QC, QLSX; tổ sản xuất, vật tư, vệ sinh,

giám sát vệ sinh, cơ điện, kho lạnh, xử lý nước thải...

4. Phí tham dự:

- Đăng ký trước ngày 07/5/2016: HV VASEP: 800.000 đ/người/khóa; Ngoài HV VASEP:

1.000.000 đ/người/khóa

- Giảm 10 % cho DN đăng ký từ 03 học viên/1 khóa và thanh toán muộn nhất vào ngày

khai giảng khóa học

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: Chị Nguyễn Thanh, tel: 043.8354496 - 205; Mobile:

0973.168.611; Email: [email protected] hoặc xem tại xem

tại WWW.DAOTAO.VASEP.COM.VN.