4
20 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội Khoa Sinh học, TRường ĐHKHTN có tiền thân từ Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, PGS có thể giới thiệu vài nét về truyền thống vẻ vang của Khoa? Sáu mươi năm trước, ngày 4 tháng 6 năm 1956, Chính phủ ra quyết định số 2184/TC thành lập 5 trường đại học: Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Y - Dược, Đại học Bách khoa, Đại học Sư phạm, Đại học Nông lâm. Tại thời điểm ban đầu, do lực lượng cán bộ quá mỏng, Nhà nước cho thành lập Khoa Hóa-Vạn chung trong Trường Đại học Tổng hợp. Đây chính là tiền thân của Khoa Sinh vật, Trường ĐHTH Hà Nội, nay là Khoa Sinh học, Trường ĐH KHTN, ĐHQG HN. Đội ngũ cán bộ giảng dạy của Khoa trong những ngày đầu tiên ấy chỉ vẻn vẹn trên chục cán bộ, trong đó có những tên tuổi mà các thế hệ sau còn được biết qua các tạp chí khoa học, trong các giáo trình và sách chuyên khảo, như: GS. Lê Khả Kế, GS. Nguyễn Đình Ngỗi, GS. Trương Cam Bảo, GS. Dương Hữu Thời, GS. Đào Văn Tiến, GS. Võ Quý, GS. Mai Đình Yên, GS. Nguyễn Lân Dũng, PGS. Nguyễn Như Hiền.... Thời kỳ đầu bộn bề gian khó, song các thầy trong Khoa đã biên soạn và dịch được hàng chục giáo trình, phục vụ kịp thời cho giảng dạy. Nhiều giáo trình còn được lưu lại đến nay. Khoa cũng đã đạt được một số thành tựu nghiên cứu khoa học ngay trong những buổi đầu chập chững ấy. Đến năm 1976, từ 2 bộ môn, Khoa đã phát triển thành 11 bộ môn chuyên ngành cơ bản. Vào những năm 80, với đội ngũ cán bộ đủ mạnh, Khoa không chỉ đủ nguồn lực đảm nhiệm nhiệm vụ của một Khoa lớn trong một Trường Đại học Khoa học cơ bản hàng đầu đất nước mà còn là cơ sở để hình thành nên một số đơn vị mới đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục đại học và khoa học công nghệ của đất nước. Chặng đường 60 năm xây dựng và phát triển chưa phải là quá dài đối với lịch sử của một khoa nhưng giờ đây Khoa Sinh học đã trở thành một trong các trung tâm hàng đầu cả nước về đào tạo cán bộ từ trình độ đại học đến thạc sĩ và tiến sĩ cũng như về nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau của ngành Sinh học 60 NAÊM MOÄT CHAËNG ÑÖÔØNG VEÛ VANG Khoa Sinh học Trường ĐHKHTN được biết đến là một trong các trung tâm hàng đầu cả nước về đào tạo cán bộ từ trình độ đại học đến thạc sĩ, tiến sĩ cũng như về nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau của ngành Sinh học và Công nghệ Sinh học. Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, Khoa đã có nhiều đóng góp lớn không chỉ về nghiên cứu khoa học cơ bản mà cn cả về nghiên cứu khoa học ứng dụng và quy trình công nghệ. Nhân dịp kỉ niệm 60 năm, Bản tin ĐHQGHN đã có dịp trao đổi với PGS.TS. Nguyễn Quang Huy, Trưởng Khoa Sinh học Trường ĐHKHTN. VIỆT HÀ (thực hiện)

60 NAÊM - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/24757/1/TNS05086.pdf · tại Phòng thí nghiệm Trọng điểm công nghệ enzym và protein. Hàng năm,

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

20 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội 21 Số 307 - 2016

Khoa Sinh học, TRường ĐHKHTN có tiền thân từ Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, PGS có thể giới thiệu vài nét về truyền thống vẻ vang của Khoa?

Sáu mươi năm trước, ngày 4 tháng 6 năm 1956, Chính phủ ra quyết định số 2184/TC thành lập 5 trường đại học: Đại

học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Y - Dược, Đại học Bách khoa, Đại học Sư phạm, Đại học Nông lâm. Tại thời điểm ban đầu, do lực lượng cán bộ quá mỏng, Nhà nước cho thành lập Khoa Hóa-Vạn chung trong Trường Đại học Tổng hợp. Đây chính là tiền thân của Khoa Sinh vật, Trường ĐHTH Hà Nội, nay là Khoa Sinh

học, Trường ĐH KHTN, ĐHQG HN. Đội ngũ cán bộ giảng dạy của Khoa trong những ngày đầu tiên ấy chỉ vẻn vẹn trên chục cán bộ, trong đó có những tên tuổi mà các thế hệ sau còn được biết qua các tạp chí khoa học, trong các giáo trình và sách chuyên khảo, như: GS. Lê Khả Kế, GS. Nguyễn Đình Ngỗi, GS. Trương Cam Bảo, GS. Dương Hữu Thời, GS. Đào Văn Tiến, GS. Võ Quý, GS. Mai Đình Yên, GS. Nguyễn Lân Dũng, PGS. Nguyễn Như Hiền.... Thời kỳ đầu bộn bề gian khó, song các thầy trong Khoa đã biên soạn và dịch được hàng chục giáo trình, phục vụ kịp thời cho giảng dạy. Nhiều giáo trình còn được lưu lại đến nay. Khoa cũng đã đạt được một số thành tựu nghiên cứu khoa học ngay trong những buổi đầu chập chững ấy.

Đến năm 1976, từ 2 bộ môn, Khoa đã phát triển thành 11 bộ môn chuyên ngành cơ bản. Vào những năm 80, với đội ngũ cán bộ đủ mạnh, Khoa không chỉ đủ nguồn lực đảm nhiệm nhiệm vụ của một Khoa lớn trong một Trường Đại học Khoa học cơ bản hàng đầu đất nước mà còn là cơ sở để hình thành nên một số đơn vị mới đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục đại học và khoa học công nghệ của đất nước. Chặng đường 60 năm xây dựng và phát triển chưa phải là quá dài đối với lịch sử của một khoa nhưng giờ đây Khoa Sinh học đã trở thành một trong các trung tâm hàng đầu cả nước về đào tạo cán bộ từ trình độ đại học đến thạc sĩ và tiến sĩ cũng như về nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau của ngành Sinh học

60 NAÊM – MOÄT CHAËNG ÑÖÔØNG VEÛ VANG

Khoa Sinh học Trường ĐHKHTN được biết đến là một trong các trung tâm hàng đầu cả nước về đào tạo cán bộ từ trình độ đại học đến thạc sĩ, tiến sĩ cũng như về nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau của ngành Sinh học và Công nghệ Sinh học. Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, Khoa đã có nhiều đóng góp lớn không chỉ về nghiên cứu khoa học cơ bản mà con cả về nghiên cứu khoa học ứng dụng và quy trình công nghệ. Nhân dịp kỉ niệm 60 năm, Bản tin ĐHQGHN đã có dịp trao đổi với PGS.TS. Nguyễn Quang Huy, Trưởng Khoa Sinh học Trường ĐHKHTN.

VIỆT HÀ (thực hiện)

20 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội 21 Số 307 - 2016

GIAÙO DUÏC

và Công nghệ sinh học.

Những năm đầu của thế kỷ 21 là giai đoạn chuyển giao thế hệ của Khoa. Tất cả lớp cán bộ đầu tiên và các lớp kế cận ban đầu đều nghỉ hưu. Vì vậy trong giai đoạn này Khoa đang dần trẻ hóa đội ngũ cán bộ. Cán bộ, giảng viên tuổi còn trẻ nhưng đều học giỏi, năng động, nhiệt tình hăng say với nghề nghiệp. Tôi hi vọng trong tương lai các bạn trẻ sẽ kế tục truyền thống vẻ vang mà thế hệ cha anh để lại, đưa Khoa Sinh học lên một tầm cao mới.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, Khoa được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng III (1995), Huân chương Lao động hạng II (2001) và Huân chương Lao động hạng I (2009); được tặng Cờ Thi đua của Chính phủ (2006), Bằng khen của Thủ tướng chính phủ (2007), Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo 2015, 2016 và Bằng khen của Đại học Quốc gia Hà Nội liên tục các năm 2005, 2007, 2009, 2011, 2013, 2015... 8

Giáo sư nguyên là cán bộ của Khoa được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân và 22 cán bộ khác đã và đang công tác ở Khoa được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú,...

Được biết đến là Khoa có thế mạnh về NCKH, PGS cho biết cụ thể hơn?

Do có tiềm lực mạnh về đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất nên Khoa Sinh học luôn được Nhà nước, các cấp, các ngành tin tưởng giao chủ trì triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học. Tính từ năm 2007 đến nay, Khoa Sinh học đã và đang chủ trì thực hiện trên 60 đề tài từ cấp cơ sở đến cấp Nhà nước. Các đề tài nghiên cứu khoa học của Khoa tập trung chủ yếu vào hai hướng chính: Đa dạng sinh học và Sinh học môi trường; Sinh học phân tử và Công nghệ Sinh học. Nhiều kết quả nghiên cứu được ứng dụng thực tế. Khoa có các phòng thí nghiệm để thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu tại Trung tâm Nghiên cứu khoa học sự sống và Bảo

PGS.TS. Nguyễn Quang Huy

VIỆT HÀ (thực hiện)

22 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội 23 Số 307 - 2016

tàng Sinh học, hoặc phối hợp thực hiện tại Phòng thí nghiệm Trọng điểm công nghệ enzym và protein. Hàng năm, Khoa công bố gần 120 bài báo trên các tạp chí uy tín trên thế giới, trên 60 báo cáo khoa học tại các hội nghị khoa học quốc tế và trong nước. Một số báo cáo khoa học của sinh viên Khoa Sinh học tham gia hội nghị khoa học sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã đạt giải nhất, nhì và được đề nghị tham gia hội nghị khoa học sinh viên cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo đều đạt giải cao. Khoa Sinh luôn là đơn vị tích cực tham gia trưng bày và chào bán các quy trình và sản phẩm công nghệ khác nhau tại Hội chợ hàng năm về Khoa học, Công nghệ và Thiết bị, do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức.

Có thể thấy rằng, nhiều năm qua, Khoa cũng đã hợp tác nghiên cứu khoa học với nhiều vụ, cục của các bộ ngành có liên quan ở trong nước. Khoa có quan hệ hợp tác quốc tế rộng rãi với nhiều nước trên thế giới trong nhiều lĩnh vực về đào tạo và nghiên cứu khoa học Sinh học và Công nghệ sinh học, như: Mỹ, Anh, Hà Lan, Thái Lan, Nhật Bản, Nga Pháp, Bỉ, Đức, Thuỵ sĩ, Thuỵ Điển,

Canada,... Đây là sự kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ thực tiễn.

Điểm lại những công trình nghiên cứu khoa học thể hiện chất của Khoa Sinh học như: Nghiên cứu công nghệ sản xuất protein tái tổ hợp, protein bất hoạt riboxom có giá trị sử dụng trong Y, Dược và Nông nghiệp; Đánh giá ảnh hưởng của chất độc hóa học đối với đa dạng sinh học và quá trình biến đổi các hệ sinh thái khu vực Mã Đà (Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương) và hồ Biên Hùng (thành phố Biên Hòa); Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tế bào gốc vật nuôi phục vụ phát triển CNSH trong chăn nuôi và thú y; ứng dụng công nghệ chuyển tạo ra động vật sản xuất protein dược liệu; Quy hoạch định hướng cho một số hệ sinh thái đất ngập nước ven biển bắc bộ phục vụ cho phát triển bền vững; Đặc trưng sinh lý, sinh hoá của một số nhóm thực vật có ý nghĩa kinh tế và y dược; Nghiên cứu sản xuất một số bộ kit đa năng để phát hiện một số vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm và đánh giá thể trạng miễn dịch của người bệnh,...

"Khoa học vị nhân sinh" là tôn chỉ là

mục đích hướng tới của khoa học, vậy Khoa đã có giải pháp gì để khoa học thực sự "vị nhân sinh" ?

Với đặc điểm là Khoa nghiên cứu những vấn đề về sự sống do vậy các kết quả nghiên cứu của Khoa luôn hướng đến việc giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống, mang lại lợi ích cho người dân và góp phần bảo vệ môi trường.

Những thành tựu nghiên cứu nổi bật của Khoa được xã hội đánh giá cao không chỉ về khoa học cơ bản mà còn cả về nghiên cứu ứng dụng và quy trình công nghệ. Bản chất nghiên cứu khoa học là phục vụ con người, hướng nghiên cứu chính của Khoa cũng luôn là những bài toán của cuộc sống cần có lời giải như: Đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học; Sinh học, sinh thái học, quản lý và bảo vệ các loài sinh vật có giá trị kinh tế và các loài quý hiếm; Sinh thái học và Sinh học môi trường; Quy hoạch sinh thái học; Quản lý nguồn lợi vùng ven bờ; Sinh học nghề cá; Sử dụng hợp lý tài nguyên sinh vật và phát triển bền vững; Đánh giá và quan trắc chất lượng môi trường bằng sinh vật chỉ thị; Ứng dụng các biện pháp và chế phẩm

22 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội 23 Số 307 - 2016

sinh học trong việc phòng, chống các bệnh cho cây trồng, vật nuôi và nuôi trồng thuỷ sản; Sinh học phân tử; Công nghệ protein-enzym và tìm kiếm, phát hiện các protein, enzym có nhiều ứng dụng trong Y học, công nghiệp thực phẩm và phát triển công nghệ sinh học;...

Để đạt được những thành tựu đó Khoa đã gặp những khó khăn và thuận lợi gì?

Kể từ khi thành lập Khoa Sinh học luôn được các bộ, ngành quan tâm đặc biệt là Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên luôn tạo điều kiện, giúp đỡ Khoa thực hiện nhiệm vụ trong đào tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực sinh học và công nghệ sinh học.

Khoa Sinh học đã xây dựng và thiết lập được mối quan hệ hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo với các trường đại học, viện nghiên cứu trong nước, nước ngoài ở mọi hình thức trong cả đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học.

Khoa có được đội ngũ các thầy cô giảng viên, nghiên cứu viên, kỹ thuật viên được đào tạo cơ bản ở các nước phát triển, có trình độ, nhiệt huyết, yêu nghề và có trách nhiệm với công việc.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện Khoa cũng gặp nhiều khó khăn về trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện còn thiếu, chưa đồng bộ do

các nghiên cứu trong sinh học, công nghệ sinh học đều đòi hỏi thiết bị cao cấp, có độ chính xác cao,... hệ thống nhà lưới, phòng nuôi động vật thực nghiệm hiện nay chưa được xây dựng. Các sản phẩm nghiên cứu ứng dụng khó cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại về giá thành, mẫu mã.

Từ những khó khăn đó, chiến lược và giải pháp trong chặng đường tiếp theo của Khoa như thế nào?

Một chặng đường đã qua, thành tích vẻ vang là dấu ấn quan trọng minh chứng cho sự nỗ lực phấn đấu, cống hiến của thầy trò Khoa Sinh học. Chặng đường tiếp theo, chặng đường của thế hệ trẻ nối tiếp cha anh giữ gìn và phát huy truyền thống, nền tảng tốt đẹp đó. Tôi tin tưởng rằng, với bề dày lịch sử, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, cán bộ Khoa Sinh học sẽ luôn nhận thức sâu sắc nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp dạy - học, nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển khoa học - công nghệ và giải quyết các vấn đề thực tiễn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Xin cảm ơn PGS!

GIAÙO DUÏC