91
 TRƯỜNG ĐẠI HC KINH TTP. HCHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIP BMÔN TÀI CHÍNH QUC T--- ---     --- ---  GVHD: Lê ThHng Minh GVHD: Lê ThHng Minh Nhóm thc hin – TCDN2 - K33: Nhóm thc hin – TCDN2 - K33: 1. Ng uy n Hn g Anh 2. Tr n Lo ng Châu 3. Ph m Th Ng c Hà 4. Tr n Hng Hnh 5. Tr ươ ng Th úy Hng 6. Tr n T hT hi ên H ươ ng 7. i Thch Loan 8. La MPh ng  9. Bùi Th Bích Phươn g 10.Nguyn ThThanh Tho 11.Phm ThNgc Trang 12.HBích Trâm 13.Ngô ThVân Tuyn 14.Phm ThKim Xinh TP. HChí Minh, 9/2010 TP. HChí Minh, 9/2010   Đề tài 

81680810-Vấn-đề-chuyển-gia-TCDN2-K33

Embed Size (px)

Citation preview

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 1/91

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPBỘ MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

------  ------

 GVHD: Lê Thị Hồng MinhGVHD: Lê Thị Hồng Minh

Nhóm thực hiện – TCDN2 - K33:Nhóm thực hiện – TCDN2 - K33:

1. Nguyễn Hồng Anh2. Trần Long Châu3. Phạm Thị Ngọc Hà4. Trần Hồng Hạnh5. Trương Thúy Hằng 

6. Trần Thị Thiên Hương 7. Bùi Thị Bích Loan

8. La Mỹ Phụng 9. Bùi Thị Bích Phương 10.Nguyễn Thị Thanh Thảo11.Phạm Thị Ngọc Trang 12.Hồ Bích Trâm

13.Ngô Thị Vân Tuyền14.Phạm Thị Kim Xinh

TP. Hồ Chí Minh, 9/2010TP. Hồ Chí Minh, 9/2010

 

 Đề tài 

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 2/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

MỤC LỤC

I/ Nhận thức về chuyển giá dưới gốc độ nhà đầu tư và chính phủ....................................2

1. Nhà đầu tư (MNCs)......................................................................................................22. Chính phủ.....................................................................................................................4

2.1. Quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư...................................................................................4

2.2. Quốc gia xuất khẩu đầu tư.........................................................................................6

II/ Nguyên tắc giá thị trường (ALP).................................................................................7

III/ Một số vấn đề về chuyển giá tài chính......................................................................17

1. Dự báo lãi suất cho khoản vay giữa các công ty liên kết............................................17

2. Hướng dẫn định giá chuyển giao cho các khoản vay giữa các bên liên kết................203. Lãi suất trên khoản vay trả chậm (Interest on certain deferred payments)..................21

4. Định giá bảo lãnh (Pricing Guarantees).....................................................................21

IV/ Xu hướng chuyển giá tại các lĩnh vực và các nước..................................................22

1. Xu hướng chuyển giá thông qua một nghiên.............................................................22

2. Chuyển giá trong ngành dược.....................................................................................24

3. Case study – Chuyển giá ở một số công ty.................................................................28

3.1. Công ty Alpha.........................................................................................................28

3.2. Công ty Delta...........................................................................................................36

3.3. Công ty Bravo.........................................................................................................47

V/ Chuyển giá ở Việt Nam.............................................................................................62

1. Một số trường hợp chuyển giá....................................................................................62

2. Khảo sát việc tuân thủ các quy định về định giá chuyển nhượng của các doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam..............................................................66

2. Phương thức trốn thuế qua chuyển giá - Việt Nam nhận diện và xử lý vấn đề này.....85

I/ Nhận thức chuyển giá dưới góc độ nhà đầu tư và chính phủ

1. Nhà đầu tư (MNCs) Nhóm TCDN2_K33 2

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 3/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

Hoạt động chuyển giá mang đến thuận lợi cho MNC trong thực hiện kế hoạch và

mục tiêu kinh doanh tuy nhiên chuyển giá cũng chứa đựng những nguy cơ khi MNC

 phải gánh chịu những hình phạt nặng nề của quốc gia sở tại và các quốc gia có liên

quan.

• Thuận lợi:

Dựa vào các lợi thế về tiềm lực tài chính, những ưu đãi mà các

quốc gia đặt cách cho các MNC khi kêu gọi thu hút đầu tư như thuế suất, hạn ngạch,

lĩnh vực đầu tư… thì các MNC có thể thực hiện việc chuyển giá nhằm giảm thiểu việc

thực hiện nghĩa vụ về thuế đối với quốc gia mà mình đặt trụ sở.

Đối với các quốc gia có chính sách tiền tệ thắt chặt thì thực hiện

việc chuyển giá sẽ giúp cho MNC dễ dàng chuyển lợi nhuận ra nước ngoài và thực hiệnnhững kế hoạch kinh doanh một cách nhanh chóng, không bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh.

Khi tiến vào một thị trường mới, MNC thông qua hoạt động

chuyển giá và dựa vào nguồn lực tài chính dồi dào để nhanh chóng chiếm lĩnh thị

trường, đánh bật và thâu tóm các công ty nhỏ lẻ trong nước. Các chi phí phát sinh trong

quá trình này sẽ được chia sẻ cho các công ty con khác và cả công ty mẹ. Vì vậy đứng

trên phương diện tài chính thì MNC sẽ không bị áp lực nhiều về tình trạng thua lỗ.

Các MNC sẽ xây dựng một kế hoạch về thuế trên qui mô tổng thểsao cho có lợi nhất và từ đó dựa vào sự chênh lệch về mức lãi suất giữa các quốc gia để

thực hiện việc mua bán nội bộ, chuyển giá nếu cần thiết nhằm đạt mục tiêu về thuế.

Thông qua việc bán các tài sản, thiết bị lỗi thời với giá cao thì một

mặt giúp các công ty tại chính quốc thay đổi được công nghệ với chi phí thấp, một mặt

lại thu hồi vốn đầu tư nhanh tại các quốc gia tiếp nhận đầu tư.

Thông qua việc mua bán qua lại thì các MNC có thể tránh được

các rủi ro trong hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm vì các hoạt động này

thường tốn nhiều chi phí và khả năng thành công cũng không cao. MNC sẽ giảm được

một số các rủi ro về tỷ giá, rủi ro về thị trường tiêu thụ sản phẩm, rủi ro về tính ổn định

của nhà cung cấp nguyên vật liệu và chất lượng nguyên vật liệu và một số rủi ro khác.

Chuyển giá không chỉ giúp công ty về vấn đề thuế mà còn:

1. Điều phối nhu cầu lương nhân viên bằng cách giảm lợi nhuận công bố. Nhóm TCDN2_K33 3

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 4/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

2. Giảm khoản chia lợi nhuận cho các cổ đông thiểu số giảm lợi nhuận cho các cổ đông

thiểu số.

3. Chống lại việc kiểm soát giá của chính phủ bằng cách tăng chi phí.

4. Tránh chi phí chống chuyển giá bằng cách giảm chi phí cơ bản.

5. Giảm tác động của hải quan khi nhập khẩu.

 Những động lực để công ty chuyển giá trên và dưới giá

 Nhóm TCDN2_K33 4

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 5/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

• Nguy cơ:

MNC sẽ phải gánh chịu những hình phạt rất nghiêm khắc từ cơ 

quan thuế nếu việc chuyển giá bị phát hiện. MNC có thể bị phạt một số tiền rất lớn hoặc

 bị rút giấy phép kinh doanh và chấm dứt mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tại quốc gia

đó.

Uy tín của MNC trên thương trường quốc tế cũng sẽ bị ảnh hưởng

nghiêm trọng.

Tâm điểm chú ý của các cơ quan thuế của các quốc gia khác mà

MNC có trụ sở.

2. Chính phủ

2.1. Quốc gia tiếp nhận dòng vốn đầu tư 

Về lâu dài, tình trạng chuyển giá có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với nềnsản xuất trong nước cũng như vị thế quốc gia trên thị trường thế giới.

Thông qua hoạt động chuyển giá, các MNC định giá cao các yếu

tố đầu vào từ đó các MNC này rút ngắn thời gian thu hồi vốn, vì vậy mà các luồng vốn

có xu hướng chảy ngược ra khỏi quốc gia tiếp nhận đầu tư. Các hành động chuyển giá

nhằm thu hồi vốn nhanh hơn so với kế hoạch đầu tư ban đầu sẽ làm cho thay đổi cơ cấu

 Nhóm TCDN2_K33 5

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 6/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

vốn của nền kinh tế quốc gia tiếp nhận đầu tư. Hậu quả là tạo ra sự phản ánh sai lệch kết

quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, tạo ra một bức tranh kinh tế không

trung thực.

Trong một số trường hợp, quốc gia tiếp nhận đầu tư có thuế suất thuế thu nhập

doanh nghiệp thấp hơn nên trở thành người được hưởng lợi từ hoạt động chuyển giá của

các MNC. Vì vậy mà các quốc gia này cố ý làm lơ để các MNC tha hồ thực hiện hành vi

chuyển giá và các quốc gia này không sẵn lòng hợp tác với chính quốc để ngăn chặn

hành vi chuyển giá. Về lâu dài, khi mà có sự chuyển biến của môi trường kinh doanh

quốc tế thì các quốc gia này từng được xem là “thiên đường về thuế” sẽ đến lượt gánh

chịu những hậu quả do việc thả lỏng và thờ ơ trong công tác quản lý trước đây gây ra.

Lúc này các quốc gia này sẽ phải đương đầu với khó khăn về tài chính do các nguồn thukhông bền vững đã phản ánh không chính xác sức mạnh của nền kinh tế và khủng hoảng

kinh tế sẽ xảy ra.

Thông qua hoạt động chuyển giá nhằm xâm chiếm thị phần khi

mới tham gia vào thị trường, các MNC sẽ tiến hành các chiêu thức quảng cáo và khuyến

mãi quá mức, và hậu quả là lũng đoạn thị trường. Các doanh nghiệp trong nước không

đủ tiềm lực tài chính để cạnh tranh vì vậy mà dần dần sẽ bị phá sản hoặc buộc phải

chuyển sang kinh doanh trong các ngành khác. Các MNC sẽ dần trở nên độc quyền vàthao túng thị trường trong nước, kiểm soát giá cả và mất dần tính tự do cạnh tranh của

thị trường tự do. Chính phủ của quốc gia này sẽ gặp khó khăn trong quá trình hoạch

định các chính sách kinh tế vĩ mô và không thể thúc đẩy ngành sản xuất trong nước phát

triển.

Thông qua hoạt động chuyển giá, các MNC sẽ thực hiện kế hoạch

thôn tính các doanh nghiệp trong nước. Với tiềm lực tài chính mạnh, các MNC sẽ tiến

hành liên doanh với các doanh nghiệp trong nước với tỷ lệ vốn góp cao để nắm quyền

quản lý. Khi đã nắm được quyền quản lý các MNC sẽ thực hiện hành vi chuyển giá

nhằm làm cho kết quả kinh doanh thua lỗ kéo dài. Khi kết quả hoạt động kinh doanh bị

thua lỗ thì bắt buộc phải tăng vốn góp lên, nếu các đối tác trong nước không đủ tiềm lực

tài chính sẽ phải bán lại phần vốn góp của mình và như vậy là từ công ty liên doanh

 Nhóm TCDN2_K33 6  

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 7/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

chuyển thành công ty 100% vốn nước ngoài. Kế hoạch thôn tính doanh nghiệp trong

nước đã thành công.

Chuyển giá sẽ tạo ra bất công trong cạnh tranh giữa MNC với

doanh nghiệp nội địa. Chẳng hạn, một MNC sử dụng công cụ chuyển giá để tối ưu hóa

lợi nhuận về công ty mẹ ở nước ngoài trong khi đó báo cáo thua lỗ tại quốc gia đang

kinh doanh để khỏi đóng thuế và nhiều trường hợp được hoàn thuế, như vậy MNC sẽ có

nhiều nguồn lực về tài chính hơn để đầu tư vào các hoạt động tiếp thị, quảng bá. Trong

khi đó, doanh nghiệp nội địa phải thực hiện nghĩa vụ thuế nghiêm túc hơn nên ít nhiều

sẽ thua thiệt với các MNC.

Các hoạt động chuyển giá sẽ làm phá sản kế hoạch phát triển nền

kinh tế quốc dân của các quốc gia tiếp nhận đầu tư. Nếu không bị ngăn chặn kịp thời thìvề lâu dài các quốc gia tiếp nhận đầu tư sẽ phải phụ thuộc về mặt kinh tế và tiếp theo sau

đó là sự chi phối về mặt chính trị. Hoạt động chuyển giá sẽ gây ra tình trạng mất cân đối

trong cán cân thanh toán quốc tế của quốc giá đó.

2.2. Quốc gia xuất khẩu đầu tư 

Xem xét toàn bộ quá trình thực hiện hành vi chuyển giá thì chúng ta có thể nhận

ra là các MNC là người được hưởng lợi nhiều nhất vì tối thiểu được khoản thuế phải

nộp. Quốc gia nào có thuế suất thấp hơn sẽ được hưởng lợi, trong ví dụ trên chính quốclà quốc gia bị thiệt thòi nhất và chính quốc cũng chính là quốc gia xuất khẩu đầu tư.

Chuyển giá làm thất thu thuế của quốc gia xuất khẩu đầu tư nếu thuế suất ở quốc gia này

cao hơn thuế suất của quốc gia tiếp nhận đầu tư, làm mất cân đối trong kế hoạch thuế

của quốc gia này. Trong một số trường hợp nghiệm trọng hơn thì các quốc gia này còn

 bị các MNC “móc túi” tiền thuế thu được từ các công ty làm ăn lương thiện khác đã nộp.

Hoạt động chuyển giá sẽ làm cho dòng vốn đầu tư dịch chuyển không theo ý

muốn quản lý của chính phủ của quốc gia xuất khẩu đầu tư, vì vậy mục tiêu quản lý kinh

tế vĩ mô sẽ gặp nhiều khó khăn.

Tuy hành vi chuyển giá của MNC mang lại những tác động không tốt cả cho nước tiếp

nhận đầu tư và nước xuất khẩu đầu tư nhưng có một số quốc gia vì lợi ích riêng của mình và tạo

điều kiện thuận lợi cho các MNC thực hiện hành vi chuyển giá nhằm chuyển lợi nhuận của

MNC tại các quốc gia khác về. Các quốc gia này xây dựng các mức thuế suất thật thấp, thậm

 Nhóm TCDN2_K33 7  

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 8/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

chí bằng không và tạo thành các “thiên đường về thuế” để các MNC thực hiện việc chuyển giá

thông qua việc thành lập chi nhánh tại những quốc gia này và mang những tài sản có giá trị như

 bí quyết công nghệ, bằng phát minh sáng chế, nghiên cứu phát minh sản phẩm mới, chi phí

quảng cáo và khai lợi nhuận phát sinh tại đây là cao nhất. Các quốc gia này với các mục tiêu

khác nhau như kêu gọi đầu tư, tạo công ăn việc làm cho dân cư trong nước… Các quốc gia với

việc thực hiện những chính sách này đã thu hút được các MNC đóng trụ sở chính tại các quốc

gia này và chuyển tài sản, lợi nhuận, các luồng vốn từ chính quốc về đã gây khó khăn trong

công tác quản lý các nguồn vốn, quản lý vĩ mô về kinh tế tại chính quốc.

II/ Nguyên tắc giá trị thị trường

 Nguyên tắc giá thị trường (ALP) là nguyên tắc xác định giá chuyển nhượng giữa

các bên liên kết tuân thủ theo điều kiện khách quan của thị trường cạnh tranh, như thể

các giao dịch này được thực hiện giữa các đơn vị độc lập.

Về nguyên tắc chung, hai công ty có quan hệ liên kết với nhau khi một công ty có

thể kiểm soát hay có ảnh hưởng trọng yếu lên những quyết định kinh doanh, và việc

điều hành hoạt động của công ty kia hoặc cả hai công ty đều dưới quyền kiểm soát của

một công ty khác. Thông thường, hai công ty được coi là có quan hệ liên kết với nhau

khi công ty này nắm giữ trực tiếp hay gián tiếp tối thiểu 20% quyền biểu quyết của công

ty kia.

Trong một số trường hợp, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc định giá chuyển

nhượng do không thống nhất được với cơ quan thuế về giá chuyển nhượng phù hợp. Vì

vậy, cơ quan thuế và doanh nghiệp sẽ thỏa thuận với nhau nhằm giải quyết những bất

đồng nêu trên. Sự thỏa thuận đó tạm dịch là “thỏa thuận xác định giá trước” (“Advance

Pricing Arrangements”). Theo định nghĩa của OECD về Hướng dẫn định giá chuyểnnhượng, thỏa thuận xác định giá trước là một thỏa thuận giữa bên nộp thuế, gồm một

hay một số doanh nghiệp liên kết, với một hay một số cơ quan thuế nhằm xác định trước

một loạt những tiêu chuẩn như phương pháp định giá, các giả định kinh tế, các dự báo

của các giao dịch về định giá chuyển nhượng trong một khoảng thời gian cố định.

 Nhóm TCDN2_K33 8

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 9/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

Khi xác định giá chuyển giao theo ALP, phải xem xét 5 nhân tố so sánh được:

Đặc điểm tài sản và dịch vụ (Characteristics of properties or services)

Sự khác nhau trong đặc điểm của tài sản và dịch vụ có thể dẫn đến những sai biệt

trong giá trị thị trường. Vì vậy, so sánh những đặc điểm này sẽ hữu ích trong việc quyết

định tính so sánh được giữa những giao dịch kiểm soát được và những giao dịch không

kiểm soát được. Những đặc điểm cần quan tâm là tính sẵn có và số lượng cung cấp, hình

thức giao dịch, loại hình tài sản và những đặc điểm kỹ thuật, lợi ích khi sử dụng sản

 phẩm..

Phân tích chức năng (Funtional analysis)

Phân tích chức năng sẽ thể hiện chức năng của các bên tham gia vào giao dịch, tài

sản nào được trao đổi và rủi ro có thể có. Nó nhận diện và so sánh những hoạt động kinhtế và trách nhiệm của các công ty độc lập và các công ty liên kết.

Các điều khoản hợp đồng (Contractual term)

Các điều khoản hợp đồng xác định trách nhiệm, rủi ro và những lợi ích rõ ràng và

tiềm ẩn giữa các bên tham gia giao dịch.

Môi trường kinh tế (Economic circumstances)

Việc xác định giá trị thị trường có thể rất khác nhau giữa các thị trường. Ngay cả

khi các giao dịch là có thể so sánh được, liên quan đến cùng loại tài sản hoặc dịch vụ,vẫn có thể xảy ra những tình huống mà những điều kiện của thị trường có thể ảnh hưởng

đến giá cả. Những nhân tố cần xem xét khi quyết định tính so sánh được giữa các thị

trường là: Vị trí địa lý, quy mô thị trường, sự cạnh tranh, tính sẵn có, sức mua, cung cầu.

Chiến lược kinh doanh (Business strategy)

 Nhân tố cuối cùng là chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh xem xét đến

quan điểm của công ty như sự đổi mới, phát triển sản phẩm, sự ngại rủi ro, mức độ đa

dạng hóa. Ví dụ một công ty đang muốn mở rộng thị phần có thể có xu hướng định giáchuyển giao thấp.

Những phương pháp xác định giá chuyển giao:

1. Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập

 Nhóm TCDN2_K33 9

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 10/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập dựa vào đơn giá sản phẩm trong giao

dịch độc lập để xác định đơn giá sản phẩm trong giao dịch liên kết khi các giao dịch này

có điều kiện giao dịch tương đương nhau.

Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập được áp dụng với điều kiện:

a) Không có sự khác biệt về điều kiện giao dịch khi so sánh giữa giao dịch độc lập và

giao dịch liên kết gây ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm; hoặc

 b) Trường hợp có các khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm nhưng các

khác biệt này đã được loại trừ.

Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập thường được áp dụng cho các trường hợp:

a) Các giao dịch riêng lẻ về từng chủng loại hàng hóa lưu thông trên thị trường;

 b) Các giao dịch riêng lẻ về từng loại hình dịch vụ, bản quyền, khế ước vay nợ;

c) Cơ sở kinh doanh thực hiện cả giao dịch độc lập và giao dịch liên kết về cùng một

chủng loại sản phẩm.

2. Phương pháp giá bán lại

Phương pháp xác định giá bán lại dựa vào giá bán lại (hay giá bán ra) của sản

 phẩm do cơ sở kinh doanh bán cho bên độc lập để xác định giá (chi phí) mua vào của

sản phẩm đó từ bên liên kết.

Giá mua vào của sản phẩm từ bên liên kết được xác định trên cơ sở giá của sản phẩm

được bán ra trong các giao dịch độc lập trừ (-) lợi nhuận gộp trừ (-) các chi phí khác

được tính trong giá sản phẩm mua vào (nếu có) (ví dụ: thuế nhập khẩu, phí hải quan, chi

 phí bảo hiểm, vận chuyển quốc tế).

Phương pháp giá bán lại được áp dụng với điều kiện:

 Nhóm TCDN2_K33 10

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 11/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

a) Không có sự khác biệt về điều kiện giao dịch khi so sánh giữa giao dịch độc lập và

giao dịch liên kết gây ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra

(doanh thu thuần); hoặc

 b) Trường hợp có các khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) nhưng các khác biệt này đã được loại trừ.

Phương pháp giá bán lại thường được áp dụng cho các trường hợp giao dịch đối với các

sản phẩm thuộc khâu cung cấp dịch vụ đơn giản và thương mại phân phối có thời gian

quay vòng từ khi mua vào đến khi bán ra ngắn, ít chịu biến động về tính thời vụ. Đồng

thời, sản phẩm trước khi được bán ra không qua khâu gia công, chế biến, lắp ráp, thay

đổi tính chất sản phẩm hoặc gắn với nhãn hiệu thương mại để làm gia tăng đáng kể giátrị sản phẩm.

 Những hoạt động, cam kết của người bán có thể ảnh hưởng rất lớn đến chi phí bán hàng

và chi phí hoạt động. Trong khi một số người bán chỉ thực hiện những dịch vụ rất giới

hạn, những người bán khác phải gánh chịu hầu hết rủi ro và trách nhiệm. Những nhân tố

khác ảnh hưởng đến lợi nhuận là sự thay đổi của thị trường, tỷ giá hối đoái và chi phí.

3. Phương pháp giá vốn cộng lãi

Phương pháp giá vốn cộng lãi dựa vào giá vốn (hoặc giá thành) của sản phẩm để xác

định giá bán ra của sản phẩm đó cho bên liên kết.

Giá bán ra của sản phẩm cho bên liên kết được xác định trên cơ sở lấy giá vốn (hoặc giá

thành) của sản phẩm cộng (+) lợi nhuận gộp.

Phương pháp giá vốn cộng lãi thường được áp dụng cho các trường hợp:

a) Giao dịch thuộc khâu sản xuất, lắp ráp, chế tạo, chế biến sản phẩm để bán cho các

 bên liên kết;

 Nhóm TCDN2_K33 11

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 12/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

 b) Giao dịch giữa các bên liên kết thực hiện hợp đồng liên danh, hợp đồng hợp tác

kinh doanh để sản xuất, lắp ráp, chế tạo, chế biến sản phẩm, hoặc thực hiện các thỏa

thuận về cung cấp các yếu tố sản xuất đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra;

c) Giao dịch về cung cấp dịch vụ cho các bên liên kết.

So với 2 phương pháp trước, phương pháp giá vốn cộng lãi có một số khó khăn khi xác

định chi phí. Trong một số trường hợp không thể xác định mối liên hệ giữa chi phí và

giá thị trường. Thị trường thường trả giá cao cho những sản phẩm có kiểu dáng hay

thương hiệu riêng. Trong nhiều trường hợp công ty có thể tạo ra những sản phẩm rất có

giá trị chỉ với chi phí rất thấp hoặc ngược lại, mặt khác, do áp lực từ phía đối thủ cạnh

tranh, các công ty có xu hướng hạ thấp giá bán. Và cũng giống như phương pháp giá bán lại, một số thay đổi có thể ảnh hưởng đến chi phí của bên cung ứng.

4. Phương pháp so sánh lợi nhuận

Phương pháp so sánh lợi nhuận dựa vào tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong các giao

dịch độc lập được chọn để so sánh làm cơ sở xác định tỷ suất sinh lời của sản phẩm

trong giao dịch liên kết khi các giao dịch này có điều kiện giao dịch tương đương

nhau.

Các tỷ suất sinh lời thường được sử dụng bao gồm

• Tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần từ

hoạt động sản xuất, kinh doanh.

• Tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên tổng chi phí từ hoạt

động sản xuất, kinh doanh• Tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên tài sản của hoạt

động sản xuất kinh doanh. Tỷ suất này được sử dụng trong trường hợp cơ sở kinh

doanh có tài sản cố định chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư (ví dụ: các

doanh nghiệp trong ngành công nghiệp sản xuất, ngành khai thác mỏ).

 Nhóm TCDN2_K33 12

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 13/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

Giá trị tài sản là giá trị trung bình của số dư đầu kỳ cộng (+) cuối kỳ, bao gồm tài sản cố

định và lưu động, không bao gồm các tài sản được sử dụng cho hoạt động đầu tư, góp

vốn liên doanh liên kết khác (ví dụ: mua công trái, mua cổ phần).

5. Phương pháp tách lợi nhuận

Phương pháp tách lợi nhuận dựa vào lợi nhuận thu được từ một giao dịch liên kết tổng

hợp do nhiều cơ sở kinh doanh (hoặc bên) liên kết thực hiện để xác định lợi nhuận thích

hợp cho từng cơ sở kinh doanh (hoặc bên) liên kết đó theo cách các bên độc lập thực

hiện phân chia lợi nhuận trong các giao dịch độc lập tương đương.

Giao dịch liên kết tổng hợp do nhiều cơ sở kinh doanh (hoặc bên) liên kết tham gia là

giao dịch mang tính chất đặc thù, duy nhất bao gồm nhiều giao dịch liên kết có liên quan

chặt chẽ với nhau về các sản phẩm độc quyền hoặc các giao dịch liên kết khép kín giữa

các bên liên kết có liên quan.

Phương pháp tách lợi nhuận có 2 cách tính:

Cách tính thứ nhất : phân bổ lợi nhuận cho từng bên liên kết trên cơ sở đóng góp

vốn (chi phí); theo đó lợi nhuận của mỗi cơ sở kinh doanh (hoặc bên) tham giatrong giao dịch được xác định trên cơ sở phân bổ tổng lợi nhuận thu được từ giao

dịch liên kết tổng hợp theo tỷ lệ vốn (chi phí) sử dụng trong giao dịch liên kết của

cơ sở kinh doanh đó trong tổng vốn đầu tư để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

Cách tính thứ hai: phân chia lợi nhuận theo 2 bước như sau:

• Bước thứ nhất: phân chia lợi nhuận cơ bản : mỗi cơ sở kinh doanh (hoặc

 bên) tham gia giao dịch liên kết được nhận phần lợi nhuận cơ bản tương

ứng với các chức năng hoạt động của mình.

• Bước thứ hai: phân chia lợi nhuận phụ trội : mỗi cơ sở kinh doanh (hoặc

 bên) tham gia giao dịch liên kết được nhận tiếp phần lợi nhuận phụ trội

tương ứng với tỷ lệ đóng góp liên quan đến tổng lợi nhuận phụ trội (tức là

tổng lợi nhuận thu được trừ (-) tổng lợi nhuận cơ bản đã phân chia ở bước

thứ nhất) của giao dịch liên kết tổng hợp. Phần lợi nhuận phụ trội này

 Nhóm TCDN2_K33 13

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 14/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

 phản ánh lợi nhuận của giao dịch liên kết tổng hợp mà cơ sở kinh doanh

thu được ngoài phần lợi nhuận cơ bản nhờ các yếu tố đặc thù và duy nhất.

Phần lợi nhuận phụ trội của mỗi cơ sở kinh doanh được tính bằng tổng lợi nhuận phụ

trội thu được từ giao dịch liên kết tổng hợp nhân với (x) tỷ lệ đóng góp các chi phí hoặctài sản dưới đây của mỗi cơ sở kinh doanh:

a) chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm; hoặc

 b) giá trị (sau khi đã trừ khấu hao) của tài sản vô hình hoặc quyền sở hữu trí tuệ được

sử dụng để sản xuất, kinh doanh sản phẩm.

Các nhân tố tác động đến chuyển giá nội bộ:

Các quy định pháp lý:

Đây là nhân tố quan trọng nhất đối với các công ty đa quốc gia khi ra quyết định

về chuyển giá. Các MNC sẽ điều chỉnh chiến lược của mình sao cho tối đa hóa lợi ích

chung của toàn tập đoàn và tối thiểu hóa những thách thức từ cơ quan thuế. Những

MNC xem đây là nhân tố quan trọng khi định giá chuyển giao thường có xu hướng tuân

theo nguyên tắc giá thị trường (ALP) và định giá chuyển giao dựa trên thị trường.

Môi trường kinh tế bên ngoài

Đây là nhân tố quan trọng thứ 2 tác động đến chuyển giá. Những khác biệt trong

thuế suất và hàng rào thuế quan có thể xem như những ví dụ của môi trường kinh tế.

Các MNC sẽ định giá thấp hơn để chuyển lợi nhuận sang những quốc gia có thuế suất

thuế TNDN thấp cũng như giảm thuế phải nộp nếu quốc gia có thuế nhập khẩu cao.

 Ngược lại, MNC sẽ định giá cao trong các giao dịch mua để chuyển lợi nhuận ra khỏi 1

quốc gia để tránh rủi ro tỷ giá hoặc lạm phát cao.

Môi trường nội bộ

Môi trường bên trong bao gồm những chiến lược và mục đích trong nội bộ công ty.

Ví dụ nếu mục tiêu của MNC là gia tăng sức mạnh cạnh tranh của công ty con hoặc để

chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, MNC có thể định giá chuyển giao thấp để hạ giá bán Nhóm TCDN2_K33 14

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 15/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

lại. những chiến lược như thế sẽ làm giảm xu hướng sử dụng chuyển giao dựa trên giá

thị trường.

Vấn đề chính trị và những mối quan tâm xã hội:

 Những rủi ro chính trị có thể bao gồm sự thay đổi trong bộ máy nhà nước hoặc

những xung đột chính trị khác như những vấn đề về kinh tế và những lo âu về chính trị,

những quy định trì hoãn hoặc nghiêm cấm các giao dịch thanh toán qua biên giới.

 Những mối quan tâm xã hội bao gồm nhân quyền, lao động trẻ em, xung đột tôn giáo…

Để giảm bớt những rủi ro về chính trị và những vấn đề xã hội, các công ty con có thể

chuyển lợi nhuận ra khỏi quốc gia bằng cách định giá cao cho những giao dịch mua từ

công ty mẹ.

Vào 8/1/2009, the State Administration of Taxation ("SAT") ban hành

Implementation Rules for Special Tax. Luật hướng dẫn về định gía chuyển giao.

Những loại giao dịch mà luật chi phối:

• Mua, bán, chuyển nhượng và sử dụng tài sản hữu hình.

Chuyển nhượng và sử dụng tài sản vô hình.• Các hoạt động tài chính : Nợ, bảo lãnh, và tất cả khoản trả chịu lãi suất và trả

chậm (loans, guarantees, and all types of interest-bearing advance payments and

deferred payments)

• Cung ứng dịch vụ.

Các phương thức định giá chuyển giao (đã được đề cập đến trong ALP). Dưới

đây là ký hiệu và áp dụng phương pháp cho từng trường hợp

• The Comparable Uncontrolled Price Method ("CUP").

• The Resale Price Method ("RPM").

• The Cost Plus Method ("CPLM").

• The Transactional Net Margin Method ("TNMM").

• The Profit Split Method ("PSM").

 Nhóm TCDN2_K33 15

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 16/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

Phương pháp

Mua, bán,

chuyển giao

tài sản hữu

hình

Sử dụng tài

sản hữu hình

Chuyển giao

hoặc sử dụng

tài sản vô

hình

Tài chínhCung cấp dịc

vụ

CUP √ √ √ √ √

RPM * √

CPLM √ √ √ √

TNMM √ √ √ √

PSM Được áp dụng khi có giao dịch hợp nhất lớn khó phân biệt đánh giá riên

kết quả mỗi bên.

* RPM được áp dụng khi người bán lại không có quá trình tăng thêm giá trị cho sản

 phẩm như thay đổi hình dạng, tăng thêm tính năng, thương hiệu.

Thanh tra chuyển giá và điều chỉnh

• Doanh nghiệp có thị phần lớn và nhiều giao dịch có liên quan.

• Doanh nghiệp báo cáo lỗ, lợi nhuận biên hoặc biến động lợi nhuận lớn trong 1

thời kỳ.

• Doanh nghiệp mà lợi nhuận thấp hơn doanh nghiệp khác cùng ngành.• Doanh nghiệp mà lợi nhuận nó không tương xứng với chức năng và rủi ro của nó.

• Doanh nghiệp giao dịch với các bên thành lập ở nơi ưu đãi thuế (tax havens).

• Doanh nghiệp chưa tuân thủ các báo cáo hiện hành.

• Doanh nghiệp rõ ràng không tuân theo nguyên tắc giá thị trường.

Lập 1 database theo dõi tình hình các công ty trong nhiều năm.

III/ Một số vấn đề về chuyển giá tài chính.1. Dự báo lãi suất cho khoản vay giữa các công ty liên kết

Bài nghiên cứu của Oscar MONTERO C., 2009

Tóm lược

Bài nghiên cứu về cách định lãi suất cho khoản vay giữa các công ty có liên kết

dựa trên ALP.

 Nhóm TCDN2_K33 16  

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 17/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

Phân tích chuyển giá khoản vay giữa các công ty liên kết  thường dùng

Comparable Uncontrolled Price Method (CUP method). CUP so sánh lãi suất khoản vay

giữa các công ty liên kết với số liệu thống kê trên các giao dịch so sánh thị trường.

Interquartile Range (IQR) là chuỗi số liệu thông thường cho việc so sánh này. Theo

CUP, Plunkett và Mimura cho rằng“Thị trường trái phiếu doanh nghiệp là nguồn dữ 

liệu dồi dào cho việc nhận diện lãi suất và cung cấp dữ liệu đầy đủ cho việc so sánh”

(Plunkett & Mimura, 2005).

Plunkett and Powell đề nghị dùng dữ liệu lãi suất trái phiếu doanh nghiệp theo

mức tín nhiệm.

Phân tích định giá chuyển giao thông qua công cụ nợ doanh nghiệp Corporate

Debt Instruments (CDIs) với điều kiện thị trường và rủi ro của khoản vay giữa các côngty liên kết. Những điều kiện thị trường liên quan đến tiền tệ, ngành, thời gian và kỳ hạn

hợp đồng, rủi ro liên quan đến mức tín nhiệm. Để có kế hoạch về lãi suất tương lai cho

khoản vay giữa các công ty liên kết cần quan tâm công cụ nợ dài hạn của công ty, trái

 phiếu công ty, công cụ nợ trung hạn, thương phiếu ngắn hạn.

Phương pháp thực hành (A Practical Approach)

Công thức đề nghị (Proposed formula)

Plunkett và Mimura cho rằng “người nộp thuế có thể dùng dữ liệu trái phiếu

doanh nghiệp để định giá cho các khoản vay và bảo lãnh”.

Ví dụ minh họa (Practical example)Có 2 CDIs được chọn; trái phiếu 3 năm phát hành bởi 3M Company và trái phiếu

5 năm phát hành bởi Deutsche Telekom Int. Fin. Khoản vay giữa các công ty liên kết có

cùng điều kiện và rủi ro thị trường với 3M Company - trái phiếu 3 năm. 3M Company là

một công ty dựa vào khoa học tạo nhiều sản phẩm công nghệ mới cho thị trường. Khoản

vay giữa các công ty liên kết có cùng điều kiện và rủi ro thị trường với Deutsche

 Nhóm TCDN2_K33 17  

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 18/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

Telekom IF - trái phiếu 5 năm. Deutsche Telekom IF là một công ty con của Deutsche

Telekom AG, công ty dịch vụ viễn thông.

Bảng sau thể hiện chi tiết điều kiện thị trường và rủi ro của các CDI được chọn :

Hình 1

Hình 2

Hình 3

 Nhóm TCDN2_K33 18

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 19/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

Hình 4

Lãi suất tính trung bình cho các khoản vay giữa các công ty liên kết khoảng từ

3.98% đến 4.14%.

Vấn đề cần thảo luận

Hướng dẫn OECD đề cập: “Bất kỳ dự báo đáng tin cậy nào sẽ được dùng trong

APA” (OECD, 2001). Điều này có nghĩa là, phương pháp đề cập trên đáng tin cậy, có

thể thuyết phục cơ quan thuế chấp nhận mức lãi suất thỏa thuận giữa hai công ty liên

kết.

2. Hướng dẫn định giá chuyển giao cho các khoản vay giữa các bên liên kết

(Singapore)

Áp dụng nguyên tắc thị trường (Application of the Arm’s Length Principle)

cho các khoản nợ giữa các bên liên quan.

Lãi suất theo ALP tính giữa các bên độc lập trong cùng một môi trường. Hiện tại,

các tổ chức chưa buộc phải làm các khoản nợ tuân thủ theo ALP. Thay vào đó, IRAS Nhóm TCDN2_K33 19

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 20/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

(Inland Revenue Authority of Singapore) sẽ hạn chế tổng chi phí lãi suất bên cho vay đề

xuất.

Hướng dẫn xác định lãi suất theo ALP (Guidance on the Determination of 

the Arm’s Length Interest)

 Người nộp thuế sẽ dựa vào khung và phương pháp 3 bước để phân tích và xác

định lãi suất theo ALP.

Khi phân tích so sánh, tất cả các yếu tố và môi trường liên quan đến nợ được xem

xét. Gồm:

(i) Bản chất và mục đích của khoản vay;

(ii) Điều kiện thị trường tại thời điểm khoản nợ được cấp;

(iii) Tổng số, kỳ hạn và các điều khoản nợ.(iv) Loại tiền tệ định danh;

(v) Rủi ro ngoại hối giữa người cho vay và đi vay;

(vi) Chứng khoán cung cấp bởi người vay;

(vii) Khoản bảo đảm của nợ;

(viii) Mức tín nhiệm của người vay;

(ix) Lãi suất mà người cho vay hoặc vay với các bên không liên quan.

CUP là phương thức được ưu tiên xác định lãi suất trong ALP.Hướng dẫn thực hành, IRAS đề nghị người nộp thuế nên dựa vào lãi suất thích

hợp như SIBOR.

3. Lãi suất trên khoản vay trả chậm (Interest on certain deferred payments)

Vay trả chậm nghĩa là khoản trả bao gồm tất cả hoặc một phần của giá bán và đã

quá hạn 6 tháng từ ngày bán. Như vậy các công ty có thể dựa vào việc cho công ty liên

kết trả chậm để chuyển giá. Như vậy cần định mức lãi suất phù hợp với thị trường như

giao dịch độc lập để đảm bảo chuyển giá theo ALP.4. Định giá bảo lãnh (Pricing Guarantees)

Bảo lãnh khoản vay (a loan guarantee) làm cho người đi vay có mức tín nhiệm

cao hơn để vay với mức lãi suất thấp hơn.

 Phương pháp kinh tế để định giá vay bảo lãnh (Economic Approach to Pricing 

a Loan Guarantee)

 Nhóm TCDN2_K33 20

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 21/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

Bước đầu tiên là xác định giới hạn trên mà một ai đó phải trả khi dùng phương

 pháp khác để vay so với vay thông thường. Tỷ lệ đòn bẩy tài chính như nợ/vốn cổ phần,

có thể giúp ước lượng mức tín nhiệm. Đường cong lãi suất và dữ liệu khác giúp ta ước

lượng lãi suất cho vay không có bảo lãnh. Sự khác nhau giữa lãi suất có bảo lãnh và lãi

suất công ty vay không bảo lãnh thiết lập giới hạn trên của phí bảo lãnh.

Một phương pháp để tính giới hạn thấp hơn của phí bảo lãnh là công ty mẹ có thể

thay đổi mức tín nhiệm của công ty con bằng cách thêm vốn cổ phần. Ta có thể dùng mô

hình định giá tín nhiệm để xác định bao nhiêu vốn cổ phần để làm tương tự tác động của

 bảo lãnh. Nói chung người bảo lãnh tính giá phải đủ cover khoản thua lỗ kỳ vọng cộng

với lợi nhuận. Bằng việc dùng chênh lệch giữa lãi suất và phương pháp chi phí vốn cổ

 phần, ta sẽ có một cách để ước lượng một khoảng giá thị trường.Với bảo lãnh khoản vay, điểm bắt đầu của định giá là tính khoản lỗ kỳ vọng của

việc bảo lãnh cộng với lợi nhuận.

Ví dụ, trong 10 năm tới, công ty mẹ bắt buộc là thay đổi các thiết bị điện tử được

sản xuất bởi một chi nhánh. Để xác định giá bảo lãnh, đầu tiên chúng ta sẽ dùng lịch sử

sản xuất quá khứ để ước lượng xác suất thua lỗ.

Guarantee fee = (1 + R) * (probability of operational failure) * (net present cost

of failure)Tức là:

Phí bảo lãnh=(1+R)*(xác suất thất bại hoạt động)*( hiện giá của chi phí thua lỗ)

Định giá thị trường giữa các khoản nợ công ty liên quan đến ước lượng rủi ro tín

dụng của người vay.

IV/ Xu hướng chuyển giá tại các lĩnh vực và các nước

1. Xu hướng chuyển giá thông qua một nghiên cứu

Current Trends and Corporate Cases inTransfer Pricing của Roger Y. W.

Tang, giáo sư Lorraine Eden, Đại học TEXAS A&M

4 thay đổi của môi trường có thể tác động lên chính sách chuyển giá của công

ty:

1. Tốc độ toàn cầu hoá.

 Nhóm TCDN2_K33 21

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 22/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

2. Sự gia tăng những quy định của chính phủ về định giá chuyển giao cả chiều sâu

và sự phức tạp và số nước áp dụng những quy định này.

3. Sự thay đổi trong những hình thức tổ chức công ty ưu tiên liên minh chiến lược

và M&As.

4. Thay đổi trong công nghệ thông tin như thương mại điện tử.

Khảo sát:

• 90% công ty sử dụng chuyển giá. Những công ty không chuyển giá nói

rằng họ có chuyển giá nội bộ nhưng không đáng kể.

• Phương pháp hay sử dụng nhất để định giá chuyển giao cho chuyển giá

nội địa là giá thị trường, với chuyển giá quốc tế thì sử dụng phương pháp chi phí tăng

thêm.Tuy nhiên khi phân tích trong từng phương pháp thì:

Các phương pháp định giá chuyển giao trong nước được dựa trên:

1. Chi phí 53%

2. Thị trường 26%

3. Thương lượng 17%

Phương pháp định giá chuyển giao quốc tế:

1. Chi phí 43%2. Thị trường 36%

3. Thương lượng 14%

Vì thế phương pháp định giá chuyển giao trong nước có khả năng sử dụng giá dựa

trên chi phí nhiều hơn.

Trong cả 2 trường hợp, xác suất các công ty con một mình thương lượng giá

chuyển giao là nhỏ (14 – 17%) và có vẻ không thay đổi nhiều so với những khảo sát

trước đó.

Trong các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến giá chuyển giao, ba lý do hàng

đầu về trung bình và tỷ lệ phần trăm của các công ty cho thấy một nhân tố này là rất

hay và vô cùng quan trọng là:

1. Định giá chuyển giao của Mỹ và những thuế khác (75%).

2. Tổng lợi nhuận cho công ty (73%).

 Nhóm TCDN2_K33 22

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 23/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

3. Định giá chuyển giao ngoài nước và các quy định thuế (63%).

Các mục tiêu quan trọng nhất của hệ thống định giá chuyển giao của MNE

1. Tối đa hóa lợi nhuận sau thuế (42%).

2. Thành quả đánh giá phân chia (24%).

3. Giảm thiểu các khoản thuế khác (11%).

Chính sách chuyển giá cũng có xu hướng được đánh giá tập trung cao, 59% các

công ty nói rằng công ty mẹ đặt ra các chính sách sau khi tham vấn với các đơn vị, so

với 22% của các công ty nói rằng đơn vị định giá chuyển nhượng. Các công ty còn lại

nói rằng chính phủ quy định giá cả chuyển giao của họ.

2. Chuyển giá trong ngành dược

Nghiên cứu của Alexandre Siciliano Borges, 2002

SO SÁNH TRONG NGÀNH DƯỢC CHO MỤC ĐÍCH CHUYỂN GIÁ

Tóm lược

R&D rất cao và chứa nhiều rủi ro, kết quả của R&D cao là ngành dược có sự

cạnh tranh trên quy mô toàn cầu để dễ dàng khấu hao chi phí. Do đặc tính riêng của

ngành dược phản ánh chuyển giá ở phần lớn các giao dịch giữa các công ty cùng một tập

đoàn. Những loại thuốc mới là duy nhất và không có giá so sánh trên thị trường. Trongtrường hợp này rất khó và hầu như không thể so sánh trong và ngoài doanh nghiệp. Bất

kể phương pháp nào được áp dụng thì phân tích so sánh vẫn đóng một vai trò quan

trọng. Trong trường hợp này, sự cạnh tranh về đặc điểm chung của thuốc như một trận

đấu giữa các ngành riêng lẻ của dược. Đây có thể là công cụ chính trong phân tích so

sánh của ngành dược là phân tích chức năng. Khi xác định so sánh là tương tự hay là

không thì phân tích chức năng cho phép nhận diện những chức năng và rủi ro đối với

mỗi công ty. Những chức năng này sẽ phản ánh chính xác R&D, chức năng trung tâm,thông tin y học. Khi những chức năng và rủi ro là khác nhau, điều chỉnh sẽ được làm để

có thể so sánh được. Trong phân tích so sánh nó yêu cầu chú ý vào phần đặc biệt như

kiến thức chuyên môn. Còn phân tích chức năng thì không cần phải chú ý vào chuyên

môn của ngành.

 Nhóm TCDN2_K33 23

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 24/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

Tập đoàn dược có rất nhiều công ty con ở các nước. Điều này không chỉ cho phép

nó sử dụng nguồn lực địa phương tốt hơn mà nó còn với tới các thị trường rộng hơn. Chỉ

có cách này nó mới có đủ thu nhập để trang trải cho chi phí R&D cao.

Yếu tố phức tạp trong ngành dược là nó thâm dụng tài sản vô hình.

Đặc thù của công nghiệp dược phẩm

i. R&D cao. Khi R&D thành công dẫn đến bằng sáng chế, tuỳ theo mức độ bảo

hộ khác nhau tuỳ vào mỗi nước mà công ty có thể được bảo vệ khỏi đối thủ

cạnh tranh trong một khoảng thời gian.

ii. Sau khi bằng sáng chế hết thời hạn, có nhiều công ty cùng sản xuất ra loại

thuốc đó. Công ty gốc sẽ kinh doanh theo cách khác có thu nhập biên nhỏ

hơn, trong khi chi phí R&D cao đã được phân bổ một cách đáng kể.iii. Thành công R&D có thể giúp công ty dẫn đầu thị trường trong một thời gian.

iv. R&D cao, là điều kiện cho những lợi nhuận trong tương lai. Nếu công ty chi

R&D quá cao thì cổ tức cho các cổ đông thấp, R&D quá ít thì dẫn đến những

thu nhập trong tương lai cũng ít.

v. Thường thì R&D các công ty chiếm khoảng 15% lợi nhuận của công ty. Trích

từ lợi nhuận giữ lại cho quỹ đầu tư phát triển là lớn hơn nhiều so với những

ngành khác.vi. Cùng với R&D, công ty chấp nhận rủi ro cao khi R&D không thành công, có

thể là thuốc không đạt kết quả không mong muốn, hay không được bán ra thị

trường. Nếu R&D thành công, thuốc có thể bán nhưng mức giá có thể cao hơn

mức giá mà người tiêu dùng cuối cùng sẵn sàng trả.

vii. Nguy cơ kiện tụng cao, nguy cơ bồi thường lớn.

viii. Rủi ro cao và chi phí R&D cao được phản ánh trong giá thuốc cuối cùng. Đôi

khi giá rất cao so với thành phần của thuốc, có thể được gây ra khi tiếp thịthuốc đã đưa vào một số thành phần làm cho giá thuốc cao hơn nhiều so với

thành phần của nó.

ix. Chính quyền địa phương luôn áp đặt các hạn chế về hoạt động của ngành

dược phẩm như giá cả lợi nhuân, không phải đề cập đến nhãn hiệu, bao bì, các

 Nhóm TCDN2_K33 24

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 25/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

quy định phê duyệt... không ảnh hưởng đến giá cuối cùng của sản phẩm dược

 phẩm.

x. Chính phủ cũng quan tâm đến giá cả cuối cùng của thuốc, vì họ cũng là khách

hàng lớn của ngành công nghiệp dược phẩm, khi họ trực tiếp mua thuốc hay

là hoàn trả cuối cùng cho bệnh nhân. Vì vậy, việc giữ giá cuối cùng thấp thì

chính phủ sẽ tiết kiệm được một phần chi phí, để có thêm ngân sách chi tiêu

cho các lĩnh vực khác.

xi. Một công cụ mà chính quyền địa phương sử dụng để kiểm soát, có thể là xác

định giới hạn giá cuối cùng của ngành công nghiệp dược phẩm là tập trung

vào định giá chuyển giao.

Định giá chuyển giao trong ngành công nghiệp dược phẩmi. Chuyển giá nội bộ thường xảy ra ở các tập đoàn dược phẩm, chúng thường

chuyển giao những nguyên liệu thô, bán thành phẩm hay thành phẩm cho

những công ty khác trong tập đoàn, vì thế tập đoàn có thể hoạt động hiệu

quả hơn. Vì thế đây là một vấn đề mà cơ quan thuế rất chú ý.

ii. Cụ thể trong ngành công nghiệp dược phẩm, chuyển giao những sản phẩm

nội bộ thường kèm theo một gói dịch vụ như là thông tin sản phẩm hay kết

quả nghiên cứu R&D... Những dịch vụ này không được mua bán một cáchrõ ràng, nhưng nó bao gồm trong giá thuốc cuối cùng.

iii. Việc kiểm soát giá chuyển giao nội bộ không chỉ là của cơ quan thuế mà

còn là công cụ để cơ quan hải quan đánh giá giá trị hay là để chính phủ có

những biện pháp kiểm soát, nhưng cuối cùng là để xác định đúng thu nhập

chịu thuế.

iv. Gía cả để tính thuế là giá so sánh, được xác định theo nguyên tắc giá thị

trường.v. Khi hai công ty giao dịch với nhau sẽ bị tác động của những nhân tố thị

trường. Nhưng những giao dịch nội bộ tập đoàn không chịu tác động một

cách trực tiếp bởi những lực thị trường, vì thế giá cả có thể không theo

nguyên tắc giá thị trường. Như thế thì thu nhập chịu thuế có thể bị điều

chỉnh, bóp méo kết quả là thuế phải nộp ít hơn.

 Nhóm TCDN2_K33 25

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 26/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

vi. Chuyển giá là một vấn đề trong hầu hết các lĩnh vực liên quan đến giao dịch

xuyên quốc giá, và đối với công nghiệp dược phẩm là hết sức phức tạp vì

hai nguyên nhân: giao dịch nội bộ tập đoàn rất nhiều và sử dụng tài sản vô

hình là chủ yếu.

Để có thể so sánh phải tiến hành so sánh :

• Đặc điểm sản phẩm hoặc dịch vụ.

• Phân tích chức năng.

• Điều khoản hợp đồng.

• Môi trường kinh tế.

Phân tích chức năng (Functional Analysis)

Chức năng cũng như rủi ro nó phản ánh vào thu nhập mỗi hợp đồng. Càng phứctạp càng nhiều chức năng thu nhập sẽ cao.

Chức năng kinh doanh gồm sản xuất, phân phối, marketing, sales và dịch vụ với

rủi ro đặc trưng ở từng khâu. Rủi ro kinh doanh gồm rủi ro thị trường, rủi ro ngoại hối,

rủi ro tín dụng và rủi ro hàng tồn kho.

• Phát triển sản phẩm;

• Mức độ đa dạng hóa;

• Ngại rủi ro;• Đánh giá thay đổi chính trị;

Case study

Ciba-Geigy bán thuốc diệt cỏ cho công ty mẹ ở Thụy sĩ, Ciba-Geigy Ltd.

(Geigy-Basle).

Trước 1951, Ciba-Geigy bán các sản phẩm hóa học nông nghiệp và sản phẩm

dược. Nghiên cứu ở cả Thụy Sĩ và Hoa Kỳ. Trước khi có bằng sáng chế ở Mỹ về thuốc

diệt cỏ triazine, Ciba-Basle được yêu vầu là đăng kí nhãn hiệu cho chính quyền Mỹ. Vàonăm 1959, bằng sáng chế ở Mỹ về thuốc diệt cỏ triazine được phát hành đến Geigy-

Basle.

1961, Geigy-Basle giao cho Ciba-Geigy một giấy phép sản xuất và bán vài hợp

chất về diệt cỏ ở Mỹ. Tiền bản quyền tính này tính 10% . Từ 1958 đến 1969, Ciba-

Geigy đã trả trên 55 triệu $ cho Geigy-Basle dựa trên doanh thu thuần với hai thuốc diệt

 Nhóm TCDN2_K33 26  

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 27/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

cỏ triazine ở Mỹ. Như vậy mức 10% đã hợp lý, bản quyền này có phải thuộc sở hữu

hoàn toàn của công ty mẹ. IRS cho rằng mức hợp lý là 6% vì có sự hợp tác của công ty

con trong việc nghiên cứu phát triển.

Vấn đề ở trên liên quan đến tài sản vô hình về bản quyền. Theo Ciba-Geigy, giao

dịch được tiến hành với bên thứ 3, Norddeutsche Affinerie của Đức và Orgachemia của

Hà Lan, có thể được so sánh với giao dịch giữa các bên liên quan để đánh giá mức giá

cho mỗi bên. Tóm lại, vấn đề ở đây là phải đánh giá lại với mức % sao cho hợp lý có

tính đến rủi ro giữa nội bộ công ty với bên không liên quan. Vì xét về rủi ro thì bên độc

lập có nhiều rủi ro hơn.

Du Pont

Trường hợp Du Pont áp dụng phương pháp bán lại (Resale Price method). IRS đãcho rằng công ty dùng phương pháp này là để trốn thuế và cách xử lý trong trường hợp

này là dùng phân tích chức năng xem xét đến rủi ro.

3. Case study - Chuyển giá ở một số công ty

3.1. Công ty ALPHA

Cái nhìn tổng quan về công ty

Alpha là nhà sản xuất toàn cầu và nhà phân phối hàng tiêu dùng hàng đầu. Công

ty bán sản phẩm trên 100 quốc gia và có uy tín về chất lượng, mẫu mã sáng tạo.Doanh số bán hàng trên toàn thế giới của Alpha cho kỳ nghiên cứu là 100tr USD

mỗi năm. Trong đó, trung bình khoảng 60tỷ USD đến từ Mỹ, 25tỷ USD đến từ Châu

Âu. Trong giai đoạn nghiên cứu, doanh thu hợp nhất theo hệ thống kế toán GAAP trung

 bình hàng năm của Alpha trước thuế thu nhập là 8tỷ USD.

Alpha báo cáo doanh thu không miễn giảm thuế của các công ty con ở nước ngoài là

trên 35tỷ USD vào cuối của kỳ nghiên cứu. Công ty báo cáo rằng mục đích là tái đầu tư

lâu dài các khoản lợi nhuận ở nước ngoài hoặc chuyển về nước các khoản lợi nhuận đó

chỉ khi mức chi phí thuế phụ trội là thấp nhất.

Alpha có nhiều nhân viên trên khắp thế giới. Nó có các xưởng chế tạo ở một vài quốc

gia, gồm có Mỹ, Mỹ Latin và châu Á. Thêm vào đó, các công ty dựa vào đối tác thứ 3.

Hầu hết các hoạt động R&D của Alpha đều thực hiện tại Mỹ, với ít hơn 5% nhân viên

R&D đóng tại Trung Quốc.

 Nhóm TCDN2_K33 27  

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 28/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

Cấu trúc thuế toàn cầu

Alpha và các chi nhánh trong nước (Alpha U.S) sắp xếp một bảng khai thuế hợp nhất

ở Mỹ. Alpha điều hành khắp thế giới, thông qua các CFCs, DREs và các chi nhánh ở 

nước ngoài. Alpha đã thay đổi cấu trúc pháp lý và hoạt động một cách thường xuyên,

vận hành các công ty thông qua các điều luật khác nhau để tận dụng lợi thế về thuế và

lợi nhuận hoạt động. Một số công ty chiếm tỷ trọng lớm trong cấu trúc thu nhập từ nước

ngoài của Alpha:

- Alpha Asia: là 1 CFC, 99% là thuộc sở hữu của Alpha U.S. CFC này quản lý các

hoạt động sản xuất của Alpha thông qua sử dụng các hợp đồng sản xuất - đối tác thứ 3.

- Alpha Netherlands: là 1 CFC, 100% thuộc sở hữu của Alpha U.S, Sở hữu một

vài Alpha China.- Alpha China: là 1 DRE Trung Quốc, thuộc sở hữu của Alpha Netherlands, đóng

góp phần lớn vào thu nhập của Alpha Netherlands.

Hình 1: Cấu trúc của Alpha toàn cầu

 Theo phương pháp check-the-box, Alpha China được xem xét cho mục đích thuế của

Alpha U.S, như một chi nhánh của Alpha Netherlands. Tuy nhiên thảo luận dưới đây tập

trung vào các chức năng thực sự thực hiện bởi mỗi CFC hay DRE.

ALPHA ASIA

Chịu trách nhiệm sản xuất và mua sản phẩm các Alpha khác trên toàn cầu cung cấp.

Hình 2: Mối quan hệ giữa Alpha U.S và Alpha Asia: Nhóm TCDN2_K33 28

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 29/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

 Nhân sự của Alpha Mỹ tiến hành các hoạt động R&D cho Alpha Châu Á. Những hoạt

động này tiến hành tại Hoa Kỳ, bao gồm phát triển sản phẩm mới, thiết kế công nghiệp,

đóng gói, kiểm tra chất lượng, và kỹ thuật phân tích giá trị. Alpha Mỹ đồng ý cung cấp

cho Alpha Châu Á thông tin kỹ thuật và tài sản vô hình khác và các nhà sản xuất theo

hợp đồng các thiết kế, phát triển và sản xuất các sản phẩm theo cách thức hiệu quả nhấtvề chi phí và hiệu quả. Thông tin kỹ thuật cũng bao gồm bí quyết công nghệ và thiết kế,

trong khi tài sản vô hình khác bao gồm các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng, thủ tục và

đào tạo. Trong trao đổi về việc sử dụng thông tin kỹ thuật và tài sản vô hình, Alpha

Châu Á nộp lệ phí cấp giấy phép bằng 3% của chi phí sản xuất tiêu chuẩn của sản phẩm

sản xuất hoặc của giá mua cho các sản phẩm đã mua. Việc định giá đã được phát triển

 bằng cách sử dụng phương pháp so sánh không kiểm soát được giao dịch. Alpha Á trả

tiền bản quyền bình quân hàng năm 480 tỷ USD cho Alpha Hoa Kỳ.Hình 3: Quá trính bán sản phẩm từ Alpha Asia sang khách hàng chính ở Mỹ và

Alpha U.S

 Nhóm TCDN2_K33 29

Quyền sử dụngthông tin kỹ thuật,sở hữu trí tuệ liênquan đến sản xuấtsản phẩm

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 30/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

Alpha Asia bán sản phẩm cho Alpha U.S, bán trực tiếp cho một số khách hàng chính

ở Mỹ và các Alpha CFCs khác để phân phối ra thị trường nước ngoài.

Alpha Asia có doanh thu là 21tỷ USD trong kỳ nghiên cứu. Trong đó:

- 65% doanh thu từ việc bán sang Alpha U.S

- 20% doanh thu từ việc bán cho các CFCs và dres ở nước ngoài.

Doanh thu bán cho dối tác liên doanh thì cộng thêm 6% chi phí cho những sản phẩm

mà Alpha Asia mua, và chi phí cộng thêm là 9% đối với sản phẩm tự sản xuất.

- 15% doanh thu còn lại được tạo ra trực tiếp từ bán sản phẩm cho các

khách hàng chính ở Mỹ. Các sản phẩm được bán ở mức chi phí cộng thêm 30%

tiền cộng vào giá vốn.

Alpha U.S cung cấp bán hàng và tiếp thị, hỗ trợ khách hàng, và dịch vụ hậu mãi choAlpha Asia. Đối với các dịch vụ đó, Alpha Asia trả 2% hoa hồng cho Alpha U.S.

Cuối cùng, Alpha Châu Á thu được 5% lợi nhuận trên doanh số bán hàng cho các đối tác liên

quan, và khoảng 28 % lợi nhuận trên doanh số bán hàng mà nó trực tiếp bán khách hàng Mỹ.

 Nó có lợi nhuận trung bình hàng năm trong giai đoạn nghiên cứu là 1,5 tỷ USD. Nó không phải

trả thuế ở nước sở tại và cũng không đóng thuế ở Hoa Kỳ về những lợi nhuận cho đến khi nó trả

cổ tức cho Alpha Mỹ. Vào cuối thời gian nghiên cứu, Alpha Châu Á báo cáo 6tỷ USD của các

khoản thu nhập tích lũy và lợi nhuận.

Hình 4: Mối quan hệ giữa Alpha Asia và các đối tác, khách hàng.

 Nhóm TCDN2_K33 30

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 31/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

 

Bước 1 : Alpha Asia mua sản phẩm X từ đối tác thứ 3- nhà sản xuất theo hợp

đồng.

Bước 2a : Alpha Asia bán sản phầm cho Alpha U.S với mức chi phí cộng thêm là

6% hay 9% số tiền cộng vào giá vốn.

Bước 2b : Alpha Asia bán sản phẩm X trực tiếp cho các khách hàng chính ở Mỹ với

chi phí cộng thêm là 30% số tiền cộng vào giá vốn.

Bước 2c : Alpha Asia bán sản phẩm X cho các Alpha CFCs khác tại mức phí cộngthêm là 6% hay 9% số tiền công vào giá vốn để các CFCs này phân phối sản phẩm ra

nước ngoài.

Bước 3 : quá trình bán lại sản phẩm X từ Alpha U.S cho các khách hàng chính tại

Mỹ và các khách hàng khác, và bán lại sản phẩm từ các Alpha CFCs cho các khách hàng

nước ngoài.

 Nhóm TCDN2_K33 31

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 32/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

Mặc dù sản phẩm X được di duyển qua 3 bước: nơi sản xuất-Alpha trung gian-người

sử dụng cuối cùng, tuy nhiên về thực chất thì nó chỉ đi từ nhà sản xuất theo hợp đồng-

đối tác thứ 3 đến khách hàng Mỹ và khách hàng ở nước ngoài.

Chung quy lại:

- Alpha U.S thừa nhận thu nhập cho mục đích thuế đến từ 3 nguồn:

oTổng doanh thu bán hàng thu được từ việc bán sản phẩm X cho khách

hàng Mỹ

oHoa hồng phí nhận được dựa trên doanh số bán bán hàng trực tiếp từ

Alpha Asia cho các khách hàng chính ở Mỹ.

oDoanh thu nhận được dựa trên phí bản quyền từ Alpha Asia cho quyền sở 

hữu trí tuệ có liên quan đến sản xuất sản phẩm X.Có 2 khoản chi phí hiện hành có thể trừ bớt mà sẽ làm giảm thuế thu nhập của

Alpha U.S: Chi phí cho việc R&D và chi phí bán sản phẩm cùng marketing.Do

đó, Alpha U.S có đủ điều kiện khấu trừ thuế cho một vài hoặc tất cả các chi phí

R&D.

- Alpha Asia thu được lợi nhuận từ việc bán sản phẩm, đồng thời lợi nhuân bị giảm

 bởi phí bản quyền và hoa hồng phí phải trả cho Alpha U.S. trong suốt kỳ nghiên cứu thì

Alpha Asia không đóng thuế thu nhập nước ngoài.

ALPHA NETHERLANDS

Không chỉ sử dụng các nhà sản xuất theo hợp đồng-đối tác thứ 3 mà Alpha

 Netherlands còn tự sản xuất sản phẩm tại một số công ty con ở Mỹ Latin và Trung

Quốc. Alpha China là một nhà sản xuất và chịu sự quản lý dưới quyền của Alpha

 Netherlands.

Alpha có lịch sử di chuyển cơ sở kinh doanh và thay đổi cấu trúc vốn hợp pháp bởi vì

cần thiết để hưởng lợi từ thuế phụ trội và lợi nhuận hoạt động từ các phạm vi quyền hạn

về thuế khác nhau. Cấu trúc của Alpha China và các DRE khác dưới quyền kiểm soát

 Nhóm TCDN2_K33 32

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 33/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

của Alpha Netherlands được phát triển và mở rộng không ngừng. Alpha duy chuyển một

vài hoạt động sản xuất từ Mỹ sang Trung quốc.

Công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ Alpha Mỹ bán cho Alpha China với giá 3% trên

doanh thu. Tiền bản quyền trung bình hàng năm phải trả cho Alpha U.S là 115 triệu

USD.

Hình 5: Mối quan hệ giữa Alpha China và các đối tác, khách hàng.

Bước 1: Alpha China trả tiền bản quyền 3% của doanh thu của nó, song song đó,

Alpha U.S cấp quyền sở hữu trí tuệ và kỹ thuật sản xuất cho Alpha China.

Bước 2: quá trính bán sản phẩm từ Alpha China cho Alpha U.S và các Alpha CFCs

khác.

Bước 3: quá trình bán lại sản phẩm từ các Alpha CFCs cho khách hàng nước ngoài vàtừ Alpha U.S cho các khách hàng Mỹ.

Chung quy lại:

- Alpha U.S: thu nhập cho mục đích thuế đến từ 2 nguồn:

o Tổng doanh thuu bàn hàng thu được dựa trên việc bán sản phẩm cho các khách

hàng Mỹ

 Nhóm TCDN2_K33 33

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 34/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

o Dựa trên tiền bản quyền nhận được từ Alpha Asia cho việc cấp quyền sở hữu tài

sản trí tuệ có liên quan đến sản xuất sản phẩm X.

Alpha U.S chịu 2 loại phí có thể giảm trừ thuế thu nhập, đó là: chi phí cho việc

R&D và phí bán-marketing sản phẩm đến khách hàng Mỹ. Do đó, Alpha U.S có đủ

điều kiện để khấu trừ thuế thu nhập.

- Alpha China: có doanh thu từ bản sản phẩm và có chi phí từ việc trả phí bản

quyền cho Alpha U.S.

- Alpha Netherlands: có lợi nhuận trung bình trước thuế là 1tỳ USD và báo cáo

trung bình chỉ dưới 50 triệu USD của thu nhập subpart F hàng năm trong lỳ nghiên

cứu. Thuế nước ngoài trung bình của Alpha Netherlands là 50 triệu USD mỗi năm.

Tóm tắt:Alpha sử dụng các cấu trúc sản xuất khác nhau bên ngoài của Hoa Kỳ để giữ lại lợi

nhuận trong luật thuế thấp. Phần lớn thu nhập hoãn lại liên quan đến hoạt động sản xuất

ở châu Á. Alpha châu Á chịu trách nhiệm sản xuất các sản phẩm thông qua việc sử dụng

hàng trăm nhà sản xuất hợp đồng của bên thứ ba. Alpha châu Á mang rủi ro liên quan

đến sản xuất và mua nguyên liệu và thành phẩm tồn kho. Cấu trúc này cho phép Alpha

tích lũy thêm thu nhập đáng kể, bao gồm thu nhập từ bán hàng cho khách hàng Hoa Kỳ,

trong một thẩm quyền nơi Alpha không trả thuế thu nhập. Alpha Mỹ nhận được 3% lệ phí cấp giấy phép cho việc cung cấp cho phát triển sản phẩm và đa số các kỹ thuật và

công nghệ sản xuất. Ngoài ra Alpha Mỹ kiếm được hai phần trăm hoa hồng trên doanh

số bán hàng trực tiếp cho khách hàng ở Mỹ dựa trên các sản phẩm mà đã được phát triển

và tiếp thị bởi tập đoàn Mỹ.

Alpha di chuyển một số hoạt động sản xuất của mình từ Hoa Kỳ sang Trung Quốc để

được 1 hưởng lợi từ thuế tính thêm và tiết kiệm tứ các hoạt động. Mỹ kiếm được một

3% phí bản quyền dựa trên các sản phẩm sản xuất bởi Alpha Trung Quốc và DREs.Phần lớn việc phát triển sản phẩm, marketing, và tài sản vô hình khác thì đặt ở Hoa Kỳ.

Hoạt động của Alpha Hà Lan có mức thuế suất trung bình chỉ hơn ba phần trăm.

Mặc dù gần 60 phần trăm doanh số bán hàng của Alpha là từ khách hàng Mỹ, trung

 bình ít hơn 30 phần trăm doanh thu trước thuế thu nhập được báo cáo như thu nhập của

Mỹ. Vào cuối của giai đoạn nghiên cứu, Alpha báo cáo các khoản thu nhập thường

 Nhóm TCDN2_K33 34

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 35/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

xuyên tái đầu tư vượt quá USD 35tỷ. thu nhập nước ngoài Alpha giúp nó đạt được mức

thuế suất trung bình trên thế giới là 19.5% thay vì 35% ở Mỹ.

3.2. Công ty DELTA

Tổng quan về công ty

Tổng công ty Delta ("Delta") là một tập đoàn thương mại công của Mỹ, là công ty đa

quốc gia có công nghệ sản xuất dựa trên các sản phẩm tiêu dùng - trong đó có nhiều

 bằng sáng chế được bảo hộ. Trong giai đoạn nghiên cứu, Delta có doanh thu trung bình

toàn cầu hàng năm là 100 tỷ $. Hoạt động tại Hoa Kỳ chiếm 45-55 % doanh thu.

Trong giai đoạn nghiên cứu, thu nhập trung bình của Delta được hợp nhất dựa vào

Hệ thống kế toán Mỹ (U.S. GAAP) (ví dụ, thu nhập báo cáo với các cổ đông) thu nhập

trước thuế khoảng 20 tỷ USD, trong đó khoảng $ 2 tỷ (hoặc 10 %) được quy cho hoạt

động tại Hoa Kỳ và $ 18 tỷ (hoặc 90 %) được quy cho các hoạt động nước ngoài. Tổng

số thuế trung bình trên toàn thế giới mà Hệ thống kế toán Mỹ cung cấp trong giai đoạn

này là 3 tỷ USD, bao gồm cả 0,5 tỷ USD chi phí thuế của Hoa Kỳ và 2,5 tỷ USD là kết

quả của chi phí thuế nước ngoài trong một thuế suất trung bình trên toàn thế giới từ 10

đến 15 %. Thuế suất trung bình trên toàn thế giới bao gồm lợi ích của việc không có dưthuế của Hoa Kỳ được tích luỹ trên các khoản thu nhập nước ngoài đã vượt quá 80 tỷ

USD mà công ty đã khẳng định tái đầu tư lâu dài ra nước ngoài.

Delta thuê rất nhiều người trên toàn thế giới. Các hoạt động điều hành của các nhân

viên của Delta bao gồm các hoạt động R&D, cũng như sản xuất, tiếp thị, bán hàng, và

 phân phối. Trong thời gian nghiên cứu, chi phí trung bình R&D toàn cầu của Delta

khoảng 15 tỷ USD. Về căn bản tất cả các R&D được thực hiện bởi các nhân viên tại

Hoa Kỳ. Một số công ty thành viên nước ngoài đã hoàn lại cho Delta một số các chi phí

R & D phát sinh trong giai đoạn sau khi phát triển sản phẩm; tuy nhiên, Delta chịu một

 phần đáng kể các chi phí phát triển tổng thể cho từng sản phẩm.

Cấu trúc thuế toàn cầu

 Nhóm TCDN2_K33 35

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 36/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

Delta và các chi nhánh trong nước của nó (gọi chung là "Delta Mỹ”) sắp đặt bản

khai thuế hợp nhất của nó. Delta hoạt động trên toàn cầu thông qua một loạt các tập

đoàn kiểm soát nước ngoài CFCs (công ty nước ngoài liên doanh với Delta và bị Delta

 Mỹ kiểm soát phần lớn vốn) , DREs (một dạng công ty con _ ban đầu có thể là công ty

nước ngoài, sau đó bị Delta kiểm soát và biến thành công ty con của Delta) , và các chi

nhánh nước ngoài. Bốn công ty có tầm quan trọng chủ yếu cho sự phát sinh phần lớn thu

nhập nước ngoài hoãn lại của Delta, bao gồm :

• Delta Hà Lan CV ("Delta Hà Lan"), một công ty hợp danh Hà Lan, được sở hữu

toàn bộ bởi CFC được nắm giữ trực tiếp bởi Delta của Mỹ . Delta Hà Lan là công

ty chính nắm giữ hoạt động sản xuất ở nước ngoài của Delta.

• Delta Delaware LLC ("Delta Delaware"), một công ty trách nhiệm hữu hạn

Delaware, là một sự hợp tác vì mục đích thuế. Nó là một công ty kinh doanh có

giấy phép về tài sản vô hình nhất định của Delta. Delta Delaware sản xuất sản

 phẩm bằng cách sử dụng tài sản vô hình ở Puerto Rico và bán các sản phẩm đã sản

xuất cho Delta Mỹ và các chi nhánh nước ngoài để cuối cùng bán cho các bên thứ

 ba.

• Delta Ireland Ltd ("Delta Ireland"), một công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân

Ireland, là một DRE thuộc sở hữu của Delta Hà Lan. Nó là một công ty kinh doanh

có giấy phép về tài sản vô hình nhất định của Delta. Delta Ireland sản xuất các sản

 phẩm bằng cách sử dụng tài sản vô hình ở Ireland và bán các sản phẩm đã sản xuất

cho Delta Mỹ và các chi nhánh nước ngoài để cuối cùng bán cho các bên thứ ba.

• Delta Singapore Pte. Ltd ("Delta Singapore"), một công ty trách nhiệm hữu hạn

tư nhân Singapore, là một DRE hoàn toàn thuộc sở hữu của Delta Hà Lan. Nó là

một công ty kinh doanh có giấy phép về tài sản vô hình nhất định của Delta. Delta

Singapore sản xuất sản phẩm bằng cách sử dụng tài sản vô hình ở Singapore và

 bán sản phẩm đã sản xuất cho Delta Mỹ và các chi nhánh nước ngoài để cuối cùng

 bán cho các bên thứ ba.

 Nhóm TCDN2_K33 36  

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 37/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

Delta Ireland và Delta Singapore là DREs, như là kết quả của việc check the-box

elections. Cơ cấu thuế ngắn gọn này được minh họa trong hình 15 dưới đây.

Hình 15

Vì Delta Ireland và Delta Singapore là DREs, cho mục đích thuế của Mỹ, Delta Hà

Lan thường được coi là thực hiện tất cả các hoạt động của Delta Ireland và Delta

Singapore. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận tập trung vào các chức năng thực tế được thực

hiện bởi mỗi DRE.

Quyền sở hữu và khai thác tài sản vô hình .

Kể từ khi hình thành, Delta Mỹ đã thừa nhận trách nhiệm chính cho các sản phẩm

liên quan đến R&D, bao gồm cả trách nhiệm mang đến và cải tiến sản phẩm mới cho thị

trường và nguy cơ R&D có thể không thành công. Do đó, Delta Mỹ sở hữu một tài sản

vô hình đáng kể gồm tất cả các sản phẩm liên quan đến tài sản vô hình (bao gồm cả

 bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật và nhãn hiệu). Tuy nhiên, Delta Mỹ đã ký kết nhiều

thỏa thuận cấp phép với Delta Hà Lan , cấp cho nó quyền khai thác tài sản vô hình khắp

thế giới. Các thỏa thuận cấp phép này bao gồm một tập hợp lớn các sản phẩm, bao gồm

nhiều sản phẩm, chúng đã trở thành những thành công thương mại lớn nhất cho Delta.

Để đổi lấy quyền cấp giấy phép đối với một sản phẩm cụ thể, Delta Hà Lan đồng ý

chi trả tiền bản quyền cho Delta Mỹ dựa trên doanh thu ròng của sản phẩm đó cho bên

thứ ba. Trong suốt thời gian nghiên cứu, tiền bản quyền phải trả cho Delta Mỹ theo

 Nhóm TCDN2_K33 37  

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 38/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

những giấy phép này trung bình là $ 6 tỷ / năm. Tiền bản quyền hiện đang chịu thuế bởi

Delta Mỹ tại Hoa Kỳ. Ngoài ra, tiền bản quyền hiện đang được khấu trừ bởi bên chi trả

trong thẩm quyền địa phương của mình (như mô tả dưới đây, có thể là Hà Lan, Ireland,

hoặc Singapore), Vì vậy, bất kỳ lợi ích thuế nào đến từ những khoản khấu trừ được thực

hiện theo tỷ giá hiệu quả của địa phương, mà trong mỗi trường hợp là thấp hơn thuế suất

của Mỹ. Các thỏa thuận cấp phép được minh họa trong hình 16 dưới đây.

 Nói chung, Delta Mỹ không cấp giấy phép cho bất kỳ sản phẩm nào liên quan đến tài

sản vô hình cho đến khi sản phẩm này ít nhất đã phát triển đầy đủ tức là nó đã sẵn sàng,

hoặc gần như đã sẵn sàng, để bán cho bên thứ ba. Tuy nhiên, một số R&D thêm thường

được thực hiện trước khi bắt đầu bán hàng cho bên thứ ba, và R&D vẫn tiếp tục sau khi

đã bắt đầu bán hàng cho bên thứ ba. Theo các thỏa thuận cấp phép, Delta Hà Lan đồng ý

hoàn trả cho Delta Mỹ đối với bất kỳ chi phí R&D tăng thêm nào (ví dụ, Delta Hà Lan

không phải trả bất kỳ số tiền cộng vào giá vốn (cộng kinh phí và lãi)). Bất kỳ sự hoàn trảnào là thu nhập chịu thuế ở Mỹ nhưng lại là bù đắp trực tiếp bởi một khấu trừ cho chi

 phí phát sinh bởi Delta Mỹ trong việc thực hiện R &D; do đó, không có sự tăng lên thực

số tiền thuế Delta Mỹ phải nộp. Sự hoàn trả hiện đang được khấu trừ bởi người thanh

toán trong thẩm quyền địa phương của mình (như mô tả bên dưới, có thể là Puerto Rico,

Ireland, hoặc Singapore), vì vậy, bất kỳ lợi ích thuế nào đến từ những khoản khấu trừ

 Nhóm TCDN2_K33 38

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 39/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

được thực hiện tại mức thuế suất thuế địa phương, trong mỗi trường hợp là thấp hơn

đáng kể so với thuế suất ở Mỹ. Chi phí R&D tăng thêm Delta Hà Lan chịu chỉ đại diện

cho một tỷ trọng nhỏ trong tổng thể chi phí R & D của Delta Mỹ. Trong một năm gần

đây, ví dụ, chi phí R & D của Delta Hà Lan bằng khoảng 1% tổng số chi phí R & D của

Delta Mỹ. Tuy nhiên, bằng cách cấp giấy phép sản phẩm liên quan đến tài sản vô hình

cho Delta Hà Lan trước khi tất cả các R & D được hoàn thành, Delta Mỹ xác định quan

điểm rằng mức tiền bản quyền này (R&D chưa hoàn thành ) nên thấp hơn sản phẩm liên

quan đến tài sản vô hình được cấp phép khi chi phí R&D đã hoàn thành.

Delta có nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau. Trong lịch sử, Delta và mỗi đối thủ cạnh

tranh thuộc sở hữu tập đoàn tại Puerto Rico đã đủ điều kiện nhận trợ cấp theo điều

khoản 936. Những lợi ích kèm theo điều khoản 936 được mô tả cụ thể hơn ở trên. Tiếp

theo Quốc hội quyết định loại bỏ lợi ích của điều khoản 936, Delta đã tái cơ cấu hoạt

động của Puerto Rico. Như một phần của tái cơ cấu đó, Delta Delaware được thành lập

để sở hữu và vận hành sản xuất của Puerto Rico, tài sản được kiểm soát bởi Delta, bao

gồm cả những công ty thuộc sở hữu của nó bởi điều khoản 936.

Các công ty khác nhau trong và ngoài nước được điều khiển bởi Delta đã chuyển giao

các nhà máy sản xuất và trang thiết bị và tài sản vô hình cho Delta Delaware để đổi lấyquyền góp vốn (lợi ích công ty). Delta Hà Lan đóng góp tài sản vô hình cho Delta

Delaware. Trong việc đưa ra những đóng góp này, Delta Hà Lan nhất trí tiếp tục chịu

trách nhiệm cho khoản nợ tiền bản quyền Delta Mỹ theo giấy cấp phép, nhưng không

cho biết thêm R&D cần thiết trong tương lai theo các thoả thuận cấp phép. Hiện nay,

Delta Hà Lan sở hữu hơn 85 % lợi ích tại Delta Delaware. Các lợi ích còn lại của Delta

Delaware được kiểm soát bởi Delta Mỹ.

Tương tự như vậy, Delta Hà Lan đã đóng góp quyền sở hữu tài sản vô hình khác mà

nó được cấp giấy phép từ Delta Mỹ cho Delta Ireland và Delta Singapore. Không giống

như những đóng góp của Delta Delaware, vì vậy, Delta Hà Lan đã không tiếp tục nhất

trí chịu trách nhiệm cho khoản nợ tiền bản quyền Delta Mỹ theo giấy cấp phép. Thay

vào đó, Delta Ireland và Delta Singapore có trách nhiệm trả tiền bản quyền. Tuy nhiên,

 Nhóm TCDN2_K33 39

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 40/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

vì mục đích thuế của Mỹ, Delta Hà Lan bị buộc phải trả tiền bản quyền khi Delta Ireland

và Delta Singapore là DREs. Ngoài ra, trong từng trường hợp, thực hiện theo các hiệp

định cấp giấy phép, chi nhánh sản xuất của Delta Hà Lan chịu trách nhiệm hoàn trả bất

kỳ chi phí R&D tăng thêm nào cho Delta Mỹ.

Hoạt động Sản xuất của Delta Puerto Rico được hưởng lợi từ các tài trợ khuyến

khích, được miễn một phần các hoạt động từ thuế của Puerto Rican. Hoạt động sản xuất

của Delta Ireland và Singapore hưởng lợi từ mức thuế suất ưu đãi.

Chuỗi giá trị

Delta Mỹ sở hữu đáng kể tất cả các sản phẩm dựa trên tài sản vô hình, bao gồm tất

cả các quyền khai thác tài sản trên toàn thế giới. Trong một số trường hợp, Delta Mỹ đã

cấp giấy phép Mỹ và quyền sở hữu tài sản vô hình nước ngoài cho Delta Hà Lan. Delta

Hà Lan đã đóng góp quyền cấp giấy phép cho các chi nhánh sản xuất của mình (Delta

Delaware, Delta Ireland, và Delta Singapore). Các chi nhánh sản xuất chế tạo các sản

 phẩm và bán chúng cho Delta Mỹ và các chi nhánh phân phối nước ngoài.

Trong nước

Delta Mỹ chịu trách nhiệm phân phối và bán thành phẩm cho các bên thứ ba ở Hoa

Kỳ. Delta Mỹ đáp ứng những trách nhiệm này bằng cách sử dụng các nhân viên của

mình. Delta Mỹ chịu những rủi ro đáng kể nhất gắn liền với các sản phẩm, bao gồm: (1)

rủi ro phát hiện và phát triển, bao gồm cả trách nhiệm mang lại và cải tiến sản phẩm mới

ra thị trường và nguy cơ R&D có thể không được thành công; (2) rủi ro tiếp thị; (3 ) rủi

ro về hiệu suất và lỗi thời của hàng tồn kho, và (4) rủi ro tín dụng đối với doanh số bán

hàng của khách hàng. Một khu vực, trong đó Delta Mỹ không chịu rủi ro là rủi ro sản

xuất trong suốt quá trình sản xuất, bao gồm cả rủi ro liên quan đến thị trường thời gian

tới, chất lượng sản phẩm, và độ tin cậy. Các chi nhánh sản xuất của Delta Hà Lan chịu

nguy cơ này.

 Nhóm TCDN2_K33 40

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 41/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

Để bù đắp cho rủi ro phát hiện và phát triển mà Delta Mỹ chịu, nó nhận được một

khoản tiền bản quyền theo thỏa thuận cấp phép được minh họa trong hình 2 ở trên.

Trong trường hợp các sản phẩm mà bằng sáng chế bảo vệ đã hết hạn tại thời điểm cấp

giấy phép, tỷ lệ tiền bản quyền thường là 1-5 % của doanh thu ròng từ các bên thứ ba.

Trong trường hợp các sản phẩm mà bằng sáng chế bảo vệ vẫn còn hiệu lực tại thời điểm

cấp giấy phép, tỷ lệ tiền bản quyền có thể dao động từ 10-20% của doanh thu ròng cho

các bên thứ ba.

Để bồi thường cho nhóm Hoa Kỳ (nhóm các công ty ở Mỹ) về những rủi ro khác mà

nó gánh chịu, Delta Mỹ mua các sản phẩm đã hoàn thành từ các chi nhánh của Delta Hà

Lan với một số tiền tương đương với một tỷ lệ phần trăm của giá bán dự kiến cho các

 bên thứ ba. Trong trường hợp các sản phẩm mà bằng sáng chế bảo vệ đã hết hạn, giá

mua của Delta Mỹ thường là 70-85 % của giá bán cuối cùng cho các bên thứ ba; một

mức giá như vậy cung cấp Delta Mỹ với tổng lợi nhuận từ 15-30 %. Trong trường hợp

các sản phẩm mà bằng sáng chế bảo vệ vẫn còn hiệu lực, giá mua của Delta Mỹ có thể

được từ 40 đến 50 % của giá bán cuối cùng cho các bên thứ ba; một mức giá như vậy

cung cấp cho Delta Mỹ với tổng lợi nhuận từ 50-60 %. Các tổng lợi nhuận khác nhau

cho các sản phẩm có bằng sáng chế bảo vệ và các sản phẩm không có bằng sáng chế bảo

vệ phản ánh thực tế là chi phí tiếp thị thấp hơn cho sản phẩm không có bằng sáng chế

 bảo vệ khi khách hàng đã trở nên quen thuộc với những sản phẩm này do thời gian bảo

vệ bằng sáng chế hết hạn.

 Nước ngoài

Các chi nhánh phân phối nước ngoài có trách nhiệm phân phối và bán các sản phẩm

thành phẩm cho bên thứ ba bên ngoài Mỹ, kể cả ở châu Âu và châu Á. Các chi nhánh phân phối nước ngoài thường là các CFCs điển hình được tổ chức bởi khu vực và quốc

gia đó sử dụng các nhân viên của mình để tạo ra doanh số bán hàng. Các chi nhánh phân

 phối nước ngoài chịu nhiều rủi ro tương tự như nhóm Hoa Kỳ, bao gồm: (1) rủi ro tiếp

thị; (2) rủi ro trong kiểm kê về hiệu suất và lỗi thời, và (3) rủi ro tín dụng đối với doanh

số bán hàng của khách hàng. Giống như Delta Mỹ, do đó, các chi nhánh phân phối nước

 Nhóm TCDN2_K33 41

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 42/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

ngoài được bù đắp cho những rủi ro này bằng cách mua thành phẩm từ các chi nhánh

sản xuất của Delta Hà Lan với một khoản tiền bằng một tỷ lệ phần trăm của giá bán dự

kiến cho các bên thứ ba. Trong trường hợp các sản phẩm mà bằng sáng chế bảo vệ đã

hết hạn, phân phối giá mua hàng của chi nhánh nước ngoài thường là 70-85 % của giá

 bán cuối cùng cho các bên thứ ba; như một mức giá cung cấp cho các chi nhánh phân

 phối nước ngoài với tổng lợi nhuận từ 15-30 % . Trong trường hợp các sản phẩm mà

 bằng sáng chế bảo vệ vẫn còn hiệu lực, giá mua của chi nhánh phân phối nước ngoài có

thể từ 40 đến 50 % giá bán cuối cùng cho các bên thứ ba; như một mức giá cung cấp các

chi nhánh phân phối nước ngoài với tổng lợi nhuận là 50-60 %. Các tổng lợi nhuận

khác nhau cho các sản phẩm có bằng sáng chế bảo vệ và các sản phẩm không có bắng

sáng chế bảo vệ phản ánh thực tế là chi phí tiếp thị thấp hơn cho sản phẩm không có bằng sáng chế bảo vệ vì khách hàng rất có thể đã quen thuộc với những sản phẩm do

thời gian bảo vệ bằng sáng chế hết hạn.

Chuỗi giá trị của Delta được minh họa trong hình 17 dưới đây.

Hình 17

Trong bước 1 của Hình 17, Delta Mỹ cấp giấy phép sản phẩm liên quan đến tài sản

vô hình cho Delta Singapore. Delta Singapore sản xuất sản phẩm X và trả tiền bản

quyền cho Delta Mỹ. Bước 2 minh họa việc bán sản phẩm X từ Delta Singapore cho

 Nhóm TCDN2_K33 42

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 43/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

Delta Mỹ và một chi nhánh phân phối nước ngoài CFC. Bước 3 minh họa bán lại sản

 phẩm X bởi Delta Mỹ và chi nhánh phân phối nước ngoài CFC đến khách hàng Mỹ và

khách hàng nước ngoài, tương ứng. Một minh hoạ liên quan đến một sản phẩm được sản

xuất bởi Delta Delaware hoặc Delta Ireland sẽ là tương tự, ngoại trừ Delta Delaware

hoặc Delta Ireland, như trường hợp có thể, sẽ được thay thế cho Delta Singapore trong

hình 17.

Các giao dịch minh họa trong hình 3 kết quả tại Delta Hoa Kỳ công nhận thu nhập

cho mục đích thuế của Mỹ từ hai nguồn, tiền bản quyền nhận được theo thỏa thuận cấp

 phép và tổng lợi nhuận kiếm được từ việc bán sản phẩm X cho các bên thứ ba. Tuy

nhiên, Delta Mỹ gánh chịu hai loại quan trọng, được khấu trừ chi phí hiện nay sẽ làm

hạn chế thu nhập ròng mà Delta Mỹ phải nộp cho cơ quan thuế của Mỹ. Các khoản chi

này dành cho R & D, có thể liên quan đến các sản phẩm khác với sản phẩm X mà chưa

sẵn sàng để bán cho các bên thứ ba, và chi phí bán hàng và tiếp thị phát sinh để bán sản

 phẩm X cho bên thứ ba.

Chi nhánh phân phối nước ngoài CFC của Delta Mỹ tương tự công nhận thu nhập của

thẩm quyền địa phương từ tổng lợi nhuận nó kiếm được từ việc bán sản phẩm X cho

 bên thứ ba, cũng đáng bù đắp bằng các khoản chi phí bán hàng và tiếp thị nó phải gánhchịu trong thực hiện doanh số bán hàng của bên thứ ba.

Delta Singapore công nhận thu nhập cho các mục đích thuế Singapore từ việc bán

sản phẩm X cho Delta Mỹ và các chi nhánh phân phối nước ngoài CFC. Đó là thu nhập

 bù đắp bằng tiền bản quyền mà Delta Singapore phải thanh toán cho Delta của Mỹ cũng

như các chi phí sản xuất sản phẩm khác của X. Tuy nhiên, chi phí sản xuất khác nói

chung là khá thấp, mà kết quả là Delta Singapore thu được lợi nhuận đáng kể.

Tóm tắt

 Nhóm TCDN2_K33 43

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 44/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

Delta Mỹ đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc trong việc thực hiện R&D để khám phá

và phát triển sản phẩm mới. Khi một sản phẩm mới được phát triển đầy đủ như vậy mà

nó đã sẵn sàng, hoặc gần như đã sẵn sàng, để bán cho bên thứ ba, Delta Mỹ thường cấp

giấy phép để khai thác nó cho Delta Hà Lan để đổi lấy một số tiền bản quyền dựa trên

doanh thu ròng của sản phẩm đến thứ bên ba. Sau cấp phép, Delta Hà Lan mang gánh

nặng tài chính cho một số mức tối thiểu của R&D tiếp tục thực hiện bởi Delta của Mỹ,

và gánh nặng này được trích dẫn để biện minh cho một tỷ lệ tiền bản quyền thấp hơn

nếu R&D cho sản phẩm đã được hoàn tất đầy đủ trước khi cấp giấy phép. Delta của Mỹ

đã cấp phép nhiều về những gì đã chứng minh được thương mại hóa thành công nhất sản

 phẩm theo cách này. Bởi vì chờ đợi để cấp giấy phép sản phẩm liên quan đến tài sản vô

hình cho đến khi quá trình R&D là gần hoàn thành và sản phẩm đã sẵn sàng, hoặc gầnnhư đã sẵn sàng, để bán cho bên thứ ba, Delta Mỹ đảm bảo rằng hầu như tất cả các chi

 phí R&D phát sinh tại Hoa Kỳ và khấu trừ nó vào lợi nhuận chịu thuế của Mỹ. Kết quả

là, Delta Mỹ giảm thiểu nguy cơ rằng nó sẽ phải chịu chi phí đáng kể trong kết nối với

một hữu hiệu đối với sản phẩm phi thương mại trong một thẩm quyền nước ngoài với

thuế suất hiệu quả thấp. Mặt khác, nếu sản phẩm được thương mại hóa thành công, một

 phần đáng kể thu nhập (tiền bản quyền ròng) sẽ được thu trong một thẩm quyền nước

ngoài với thuế suất hiệu quả thấp.

Sau khi cấp giấy phép, Delta Hà Lan, hoặc một trong các chi nhánh sản xuất của nó,

sản xuất các sản phẩm và bán nó cho Delta Mỹ và các chi nhánh phân phối nước ngoài.

Delta Hà Lan, chỉ chịu rủi ro sản xuất, giữ lại một phần đáng kể các khoản lợi thu được

từ sản phẩm. Lợi nhuận giữ lại của Delta Hà Lan được tái đầu tư vĩnh viễn ở Hà Lan..

Thuế suất bình quân của Hà Lan trên các khoản thu nhập ở Hà Lan đã được khoảng 5 %

qua thời kỳ nghiên cúư (193) Thu nhập mà Delta đã khẳng định tái đầu tư thường xuyênra nước ngoài phản chiếu của kỳ vọng Delta rằng họ sẽ không bao giờ phải chịu thuế

hiện nay vượt quá $ 80 tỷ đồng ở Mỹ. Khoảng 45-55 % doanh thu của Delta là từ hoạt

động của Mỹ, nhưng trung bình chỉ 10 % doanh thu trước khi trừ thuế thu nhập được

 báo cáo như các khoản thu nhập của Mỹ.

3.3. Công ty BRAVO

 Nhóm TCDN2_K33 44

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 45/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

Tổng quan về công ty

Công ty Bravo ("Bravo") là một công ty đa quốc gia của Mỹ, tập trung vào việc bán

các sản phẩm và dịch vụ công nghệ công nghiệp. Trong thời gian nghiên cứu, Bravo có

doanh thu trung bình toàn cầu là $ 100 tỷ, bao gồm doanh thu bán hàng ròng là $ 85 tỷ

và dịch vụ là $ 15tỷ. Trong doanh thu bán hàng, 50 % được bán tại Hoa Kỳ và Canada,

20-25% cho khách hàng châu Âu, 15% cho khách hàng châu Á Thái Bình Dương, và số

còn lại bán cho khách hàng tại các thị trường đang phát triển. Cũng trong thời gian này,

thu nhập hợp nhất trung bình theo hệ thống kế toán Mỹ (ví dụ, thu nhập được báo cáo

cho các cổ đông) trước thuế là 30 tỷ USD, trong đó $ 10 tỷ từ hoạt động kinh doanh Hoa

Kỳ và $ 20 tỷ từ hoạt động kinh doanh nước ngoài. Tổng chi phí thuế thu nhập trung

 bình toàn cầu trong thời gian này là $ 6 tỷ, bao gồm 5 tỷ $ cho Mỹ và 1 tỷ $ cho quốcgia khác, kết quả là tỷ lệ thuế trung bình trên toàn thế giới là 20%. Đáng kể tất cả hoạt

động sản xuất của Bravo được thực hiện bởi bên thứ ba, không phải do nhân công của

Bravo.Nhân viên của Bravo chủ yếu tham gia vào các hoạt động R&D như kỹ thuật thiết

kế, và các hoạt động khác bao gồm quản lý chuỗi cung ứng, tiếp thị, bán hàng, và phân

 phối. Trong thời gian nghiên cứu, chi phí R&D trên toàn cầu của Bravo khoảng 15 tỷ

USD. R&D được tài trợ bởi cả Bravo của Hoa Kỳ và hoạt động kinh doanh nước ngoài,

hầu như tất cả hoạt động R&D được thực hiện bởi nhân công Mỹ bên trong Mỹ. Cơ cấu thuế toàn cầu

Bravo và các chi nhánh trong nước của nó (gọi chung là "Bravo Mỹ") đã đưa ra bản

khai thuế hợp nhất. Bravo hoạt động trên toàn cầu thông qua CFCs (controlled foreign

corporations-"CFCs”), DREs (foreign disregarded entities) và các chi nhánh nước ngoài.

Giao dịch giữa ba loại hình này tạo ra phần lớn các thu nhập nước ngoài được hoãn thuế

của Bravo ở Mỹ. Các thực thể này bao gồm:

- Bravo Holdings (Bermuda) Ltd ("Bravo Bermuda") là một CFC thuộc sở hữuhoàn toàn và được nắm giữ trực tiếp bởi

 

Bravo Hoa Kỳ. Công ty Bravo SARL ("Bravo

Thụy Sĩ") là một DRE Thụy Sĩ thuộc sở hữu của Bravo Bermuda. Nó là chủ sở hữu kinh

tế và là người cấp phép sở hữu các tài sản vô hình của Bravo.

- Công ty Bravo BV ("Bravo Hà Lan") là một DRE Hà Lan thuộc sở hữu của

Bravo Bermuda. Nó là một công ty kinh doanh được cấp phép sử dụng tài sản vô hình

 Nhóm TCDN2_K33 45

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 46/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

được nắm giữ bởi Bravo Thụy Sĩ và có trách nhiệm sản xuất (thông qua việc thuê

ngoài), tiếp thị, bán và phân phối sản phẩm Bravo chính.

- Bravo Thụy Sĩ và Bravo Hà Lan là những DRE là kết quả của việc check-the-box

elections. Cơ cấu thuế viết tắt được minh họa trong Hình 1.

Hình 1

Bởi vì Bravo Thụy Sĩ và Bravo Hà Lan là DREs, nói chung bởi vì những mục đích

thuế ở Hoa Kỳ, Bravo Bermuda được coi như là thực hiện tất cả các hoạt động củaBravo Thụy Sĩ và Bravo Hà Lan. Tuy nhiên, bài nghiên cứu này tập trung vào các chức

năng thực sự được thực hiện bởi mỗi DRE.

Quyền sở hữu và khai thác tài sản vô hình

Trong năm 1990, Bravo đã quyết định rằng Bravo Mỹ sẽ giữ trách nhiệm chính cho

việc sản xuất và bán dòng sản phẩm chính hiện có và mới được phát triển trên toàn thế

giới và Bravo Thụy Sĩ sẽ có trách nhiệm chính cho việc sản xuất và bán các dòng sản

 phẩm khác hiện có và mới được phát triển trên toàn thế giới. Để thực hiện kế hoạch này,một hợp đồng chia sẻ chi phí giữa Bravo Mỹ và Bravo Thụy Sĩ đã được thực thi. Để

nhất quán với quyết định chiến lược sắp xếp theo các dòng sản phẩm, ban đầu hợp đồng

chia sẻ chi phí được cấu trúc dựa trên kỳ vọng rằng Bravo Mỹ sẽ duy trì quyền sở hữu

tài sản vô hình toàn cầu đối với dòng sản phẩm nhất định đã tồn tại từ trước, và Bravo

 Nhóm TCDN2_K33 46  

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 47/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

Thụy Sĩ sẽ giành được quyền sở hữu tài sản vô hình để sản xuất và bán các dòng sản

 phẩm nhất định khác đã tồn tại.1

Để cho phép Bravo Thụy Sĩ sử dụng tài sản vô hình đã tồn tại thông qua hợp đồng

chia sẻ chi phí, Bravo Thụy Sĩ đã thực hiện thanh toán buy-in cho Bravo Mỹ dưới dạng

từ chối tiền bản quyền trong thời gian quy định theo một thỏa thuận bản quyền. Thỏa

thuận bản quyền thiết lập tỷ lệ giá bản quyền (sử dụng phương pháp phân chia lợi nhuận

thặng dư) với tỷ lệ giá bản quyền từng bước được điều chỉnh xuống còn 0% theo đời

sống hữu dụng của tài sản vô hình đã tồn tại trước đó.(tức là, qua thời gian, tài sản vô

đã tồn tại từ trước trở nên lỗi thời và không phát triển hơn nữa). Bởi vì Bravo cạnh tranh

trong ngành công nghiệp công nghệ, Bravo đã tạo được vị thế trong suốt đời sống hữu

dụng của các tài sản vô hình đã tồn tại từ trước từ ba đến bốn năm. Trong thời gian này,Bravo Thụy Sĩ trả vài tỷ đô la trong tổng số tiền bản quyền theo thỏa thuận bản quyền.

Khoản tiền này bị đánh thuế ở Mỹ.Trong khi tiền bản quyền được khấu trừ ở Thụy Sĩ,

 bất kỳ lợi ích thuế khấu trừ như vậy đã được thực hiện theo thuế suất của Thụy Sĩ, mà

nói chung là thấp hơn nhiều hơn so với Mỹ2. Khoản đầu tư ban đầu này dưới dạng

thanh toán buy-in được hoàn vốn hoàn toàn cho Bravo Thụy Sĩ trong vòng ba năm.

Thanh toán buy-in của Bravo Thụy Sĩ được minh họa trong hình 2 dưới đây.

Hình 2

1 Theo thỏa thuận bản quyền, quyền lợi đối với tài sản vô hình bao gồm quyền sản xuất, đã sản xuất, làm, đã làm,sử dụng, bán, thuê, bản quyền và quyền khai thác thương mại khác đối với sản phẩm theo hợp đồng chia sẻ chi phí.

2 Hiện nay tiền bản quyền cũng được khấu trừ ở Bravo Thụy Sĩ vì mục đích thu nhập và lợi nhuận ở Mỹ hơn là tạora khoản thuế cho tài sản vô hình; vì vậy, phần tài sản vô hình trên thế giới đã tồn tại từ trước phân phối cho Mỹkhông dẫn đến kết quả mang lại thu nhập cho việc đầu tư của CFC đối với tài sản ở Mỹ. Nhóm TCDN2_K33 47  

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 48/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

Các điều khoản thanh toán buy-in và hợp đồng chia sẻ chi phí ban đầu dựa trên kỳ

vọng sản phẩm của Bravo Thụy Sĩ được bảo đảm bằng hợp đồng chia sẻ chi phí sẽchiếm gần 1/3 tổng doanh số bán hàng toàn cấu của Bravo, và những sản phẩm của

Bravo Mỹ được bảo đảm theo hợp đồng chia sẻ chi phí sẽ chiếm hơn 2/3 doanh số bán

hàng của Bravo trên toàn cầu. Do đó, tỷ lệ của chi phí R &D mỗi bên được chia theo tỷ

lệ tương tự. Tuy nhiên, qua thời gian, vì doanh số bán hàng toàn cầu thay đổi, phần trăm

doanh số của Bravo Thụy Sĩ trên doanh số toàn cầu của Bravo tăng lên một cách đáng

kể, trong khi doanh số của Bravo Mỹ lại giảm đi một lượng tương ứng. Để phản ánh

thay đổi này, các khoản thanh toán theo hợp đồng chia sẻ chi phí được điều chỉnh hàng

năm để cập nhật tỷ lệ phần trăm của tổng số kinh phí R& D do Bravo Mỹ và Bravo

Thụy Sĩ chịu trách nhiệm theo quy định trong nguồn vốn về chia sẻ chi phí.

Mặc dù tỷ lệ phần trăm R & D được tài trợ bởi Bravo Thụy Sĩ theo hợp đồng chia sẻ

chi phí đã tăng lên để phản ánh sự gia tăng tổng doanh số do các dòng sản phẩm của

Bravo Thụy Sĩ, đáng kể là tất cả các hoạt động R & D tiếp tục được thực hiện tại Mỹ bởi

nhân công của Bravo Mỹ. Bravo Thụy Sĩ hoàn lại chi phí R & D của nó cho Bravo Mỹ.

Trong thời kỳ nghiên cứu,hợp đồng chia sẻ chi phí trung bình hàng năm của Bravo Thụy

Sĩ cho Bravo Mỹ vượt quá 9 tỷ$. Những khoản thanh toán chia sẻ chi phí hàng năm này

là thu nhập chịu thuế ở Mỹ. Kết quả là, nó bù đắp cho lợi ích từ bất kỳ khoản khấu trừ

chi phí R&D của Mỹ. Tuy nhiên, Bravo Mỹ có thể hội đủ điều kiện cho một tín dụng

R&D ngay cả khi chi tiêu vốn được hoàn lại bởi Bravo Thụy Sĩ theo hợp đồng chia sẻ

chi phí. Trong khi đó, nó cũng đư

 

ợc khấu trừ tại Thụy Sĩ, bất kỳ lợi ích của các khoản Nhóm TCDN2_K33 48

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 49/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

khấu trừ thuế như vậy được thực hiện theo thuế suất của Thụy Sĩ, mà nói chung là thấp

hơn nhiều so với Hoa Kỳ. Hình 3 dưới đây miêu tả khoản thanh toán được thực hiện bởi

Bravo Thụy Sĩ cho Bravo Mỹ để thực hiện hợp đồng R & D theo hợp đồng chia sẻ chi

 phí.

Hình 3

 Ngoài mức tăng trưởng thực chất, phần lớn sự tăng trưởng lịch sử của Bravo đã đến

từ việc mua lại công ty khác. Trong nhiều trường hợp, tài sản chủ yếu của công ty được

mua lại bởi Bravo là tài sản vô hình thuộc sở hữu bởi Hoa Kỳ. Để mở rộng Bravo cần

thực hiện các quyết định chiến lược để gắn kết một dòng sản phẩm mới được mua lại(và tài sản vô hình được liên kết của nó) với Bravo Thụy Sĩ, các thỏa thuận cấp phép

hiện hành và hợp đồng chia sẻ chi phí giữa Bravo Mỹ và Bravo Thụy Sĩ đã được sửa đổi

khi cần thiết, và Bravo Thụy Sĩ đã thực hiện thanh toán buy-in đối với những tài sản vô

hình tồn tại từ trước và chi phí phát triển trong tương lai của chi phí được chia sẻ. Việc

thanh toán buy-in của Bravo Thụy Sĩ đối với những tài sản vô hình tồn tại từ trước được

mua lại hoặc phát triển bởi Bravo Mỹ và việc tiếp tục tài trợ theo tỷ lệ R&D của nó được

thực hiện bởi nhân viên Bravo Mỹ nói chung được cho phép bởi Bravo Thụy Sĩ đối vớitất cả lợi nhuận trong tương lai (thu nhập vượt quá chi phí thanh toán chia sẻ hàng năm)

được quy cho các dòng sản phẩm mà nó chi tiêu cho phần đóng góp của mình. Ngược

lại, Bravo Thụy Sĩ cũng chịu rủi ro và chi phí của bất kỳ thiệt hại trong tương lai.

Chuỗi giá trị nội địa

 Nhóm TCDN2_K33 49

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 50/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

Trong mối liên hệ với tài sản vô hình thuộc sở hữu Hoa Kỳ, Bravo Mỹ chịu trách

nhiệm sản xuất và phân phối của tất cả sản phẩm liên quan. Bravo Mỹ gánh chịu tất cả

những rủi ro trực tiếp liên quan đến việc sản xuất và bán các sản phẩm này bao gồm: (1)

sản phẩm và rủi ro chất lượng, trong đó có trách nhiệm tung ra sản phẩm mới và cải

thiện sản phẩm để mua bán và rủi ro R&D có thể không thành công; (2) rủi ro sản xuất

trong suốt quá trình sản xuất, với sự lưu tâm đến thời gian giao dịch, chất lượng sản

 phẩm và độ tin cậy; (3) rủi ro tiếp thị, bao gồm cả rủi ro đối với độ tin cậy của các đối

tác cụ thể; (4) rủi ro hàng tồn kho về hiệu suất và lỗi thời, và (5) rủi ro tín dụng đối với

việc bán hàng cho khách hàng. Bravo Mỹ thực hiện tất cả hoạt động sản xuất sản phẩm

thông qua hợp đồng với các nhà sản xuất bên thứ ba ở Hoa Kỳ được bù trừ với một

khoản thanh toán bằng chi phí cộng với 5%.Bravo Mỹ bán sản phẩm của mình cho khách hàng không liên quan thông qua nhiều

kênh khác nhau. Ở Châu Mỹ và Châu Á, Bravo Mỹ thường bán sản phẩm của mình trực

tiếp cho khách hàng bên thứ ba. Trong một số lượng bị hạn chế của thị trường, Bravo

Mỹ bán thông qua CFCs do nó sở hữu phục vụ như là nhà phân phối rủi ro hữu hạn cho

 bên thứ ba không liên quan. Do đó, Bravo Mỹ được thừa hưởng bất kỳ kết quả thu nhập

cho việc nới rộng vượt giá bán (cho dù vào việc bán hàng trực tiếp cho bên khách hàng

thứ ba hoặc những nhà phân phối rủi ro hữu hạn có liên quan) của các sản phẩm nàyvượt qua khoản chi phí có thể quy cho phí sản xuất theo hợp đồng được trả cho nhà sản

xuất của bên thứ ba. Đó là thu nhập chịu thuế tại Hoa Kỳ. Đối với doanh số bán hàng

trên toàn châu Âu, Bravo Mỹ bán sản phẩm của mình cho khách hàng của bên thứ ba

thông qua Bravo Hà Lan. Mặc dù Bravo Hà Lan cũng là một nhà phân phối rủi ro hữu

hạn, nó phân phối các sản phẩm này với sự hỗ trợ của các chi nhánh DRE nước ngoài

khác hoàn toàn thuộc sở hữu của Bravo Bermuda. Các chi nhánh DRE giống như là đại

lý hoa hồng thực hiện tiếp thị và dịch vụ hỗ trợ bán hàng khác ở các nước, nơi mà kháchhàng của Bravo Hà Lan cư trú. Nói chung, mỗi chi nhánh phân phối được bù trừ theo

cách thức đảm bảo rằng họ nhận được lợi nhuận hai phần trăm trên doanh số bán hàng

không phụ thuộc vào lợi nhuận hay thua lỗ cuối cùng quy cho sản phẩm. Do đó, Bravo

Hà Lan được hưởng bất kỳ thu nhập do hoạt động phân phố rủi ro hữu hạn nó thực hiện

đối với các sản phẩm này để mở rộng doanh thu bán hàng vượt mức nó nhận được vượt

 Nhóm TCDN2_K33 50

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 51/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

quá (1) số tiền nó trả để mua sản phẩm để bán lại, và (2) số tiền Bravo Hà Lan trả cho

các chi nhánh DRE khác làm đại lý hoa hồng. Như vậy thu nhập chịu thuế ở Hà Lan là

25,5% - thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của Hà Lan.

Để minh họa lợi nhuận 2% được xác định như thế nào, giả sử vào đầu của một năm

tài chính mà Bravo Mỹ dự kiến các nhà phân phối rủi ro hữu hạn CFC của nó bán sản

 phẩm cho khách hàng ở mức 100$. Giả sử thêm rằng Bravo Hoa Kỳ hy vọng các nhà

 phân phối sẽ gánh chịu 30$ trong chi phí của họ cho mỗi sản phẩm: $ 4 lợi nhuận bán

hàng và trợ cấp, $ 2 bổ sung giá vốn hàng bán, và 24 $ cho chi phí kinh doanh bao gồm

 bán hàng, chi phí quản lý và chi phí nói chung. Để cung cấp cho các nhà phân phối rủi

ro hữu hạn $ 2 hoặc 2% lợi nhuận trên doanh số bán, Bravo Mỹ tiến hành chuyển giá

dựa trên giá bán sản phẩm là $ 68 (tổng doanh số là 100 đô trừ $ 30 chi phí trừ $ 2 lợinhuận cho nhà phân phối). Nếu sau này xác định chi phí thực tế phát sinh của các nhà

 phân phối được lớn hơn hay nhỏ hơn những gì đã được dự kiến vào đầu năm, do đó

chiến lược chuyển giá được điều chỉnh lên hoặc xuống để đảm bảo một lợi nhuận $ 2

hoặc 2% lợi nhuận cho nhà phân phối. Ví dụ, nếu chi phí thực tế cho các nhà phân phối

là 32 $ chứ không phải $ 30, giá chuyển giao nội bộ khi bán hàng giữa Bravo Mỹ và các

nhà phân phối sẽ được điều chỉnh thành $ 66 (tổng doanh số bán hàng là 100 đô trừ $ 32

chi phí trừ $ 2 lợi nhuận cho nhà phân phối) tạo ra một mức tương ứng tăng hoặc giảmtrong lợi nhuận chịu thuế của Bravo Mỹ. Chuỗi giá trị nội địa của Bravo Mỹ được minh

họa trong hình 4 dưới đây.

Hình 4

 Nhóm TCDN2_K33 51

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 52/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

Trong bước 1 của Hình 4, Bravo Mỹ ký kết hợp đồng với nhà sản xuất của bên thứ ba

để sản xuất sản phẩm X. Bước 2 minh họa doanh số sản phẩm X từ Bravo Mỹ bán trực

tiếp cho khách hàng Mỹ, cho Bravo Hà Lan, hoặc cho nhà phân phối rủi ro hữu hạn

CFCs của Bravo (phụ thuộc vào địa phương của các khách hàng cuối cùng). Bước 3

minh họa việc bán lại sản phẩm X của Bravo Hà Lan và nhà phân phối rủi ro hữu hạn

CFCs cho khách hàng nước ngoài. Bước 4 cho thấy việc thanh toán hoa hồng cho đại lý

hoa hồng DRE theo doanh số bán hàng của họ cho Bravo Hà Lan. Mặc dù việc chuyểngiao sản phẩm X theo các bước 1-3, thực chất sản phẩm X đã chuyển giao trực tiếp từ

nhà sản xuất theo hợp đồng của bên thứ ba sang Mỹ và khách hàng nước ngoài. Trong

thời kỳ nghiên cứu, Bravo Hoa Kỳ báo cáo tổng thu nhập nội địa hợp nhất là 60 tỷ đô và

giá vốn hàng bán là 35 tỷ đô (bao gồm 15 tỷ đô mua hàng từ Bravo Hà Lan như được

thảo luận thêm dưới đây). Đối với cùng một thời kỳ, thu nhập trung bình chịu thuế hợp

nhất khoảng 15 tỷ đô và nợ thuế Hoa Kỳ hợp nhất trung bình 4 tỷ đô.

Giá trị từ nước ngoài Ngược lại với giá trị nội địa của Bravo Mỹ, trong đó quyền sở hữu và khai thác tài

sản vô hình được thực hiện bởi cùng một người nộp thuế ở Mỹ, giá trị của các công ty

con ở nước ngoài liên quan đến nhiều khu vực pháp lý được thảo luận thêm dưới đây.

Quy trình sản xuất

 Nhóm TCDN2_K33 52

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 53/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

Trong mối liên hệ với tài sản vô hình thuộc sở hữu của Bravo Thụy Sĩ, Bravo Hà Lan

chịu trách nhiệm sản xuất và phân phối của tất cả các sản phẩm liên quan. Đổi lại việc

sử dụng tài sản vô hình, Bravo Hà Lan sẽ trả cho Bravo Thụy Sĩ thông qua tiền bản

quyền, một tỷ lệ phần trăm trong doanh số bán hàng của Bravo Hà Lan. Tỷ lệ phần trăm

tiền bản quyền này được tính theo phương pháp phân chia lợi nhuận thặng dư và được

xem xét lại hàng năm, một phần của việc phân tích bản chất chuyển giá được thực hiện

 bởi một bên thứ ba. Trong thời gian nghiên cứu, tiền bản quyền trung bình hàng năm

khoảng 30 tỷ đô. Dưới góc độ thuế của Thụy Sĩ, 30 tỷ đô thu nhập từ tiền bản quyền của

Bravo Thụy Sĩ sẽ giảm 10 tỷ đô do hợp đồng chia sẻ chi phí với Bravo Mỹ. Trong giai

đoạn nghiên cứu, Bravo Thụy Sĩ trả thuế trung bình hàng năm 200 triệu đô. Bravo Hà

Lan theo hợp đồng chịu mọi rủi ro thực sự liên quan đến sản xuất và bán các sản phẩmnày bao gồm: (1) rủi ro về chất lượng và sản phẩm, bao gồm cả trách nhiệm của tung ra

sản phẩm mới và cải tiến sản phẩm và rủi ro R & D có thể không thành công; (2) rủi ro

sản xuất trong suốt quá trình sản xuất, với sự lưu tâm đến thời gian giao dịch, chất lượng

sản phẩm và độ tin cậy; (3) rủi ro tiếp thị, bao gồm cả rủi ro đối với độ tin cậy của các

đối tác cụ thể; (4) rủi ro hàng tồn kho về hiệu suất và lỗi thời, và (5) rủi ro tín dụng đối

với việc bán hàng cho khách hàng.

Giống như Bravo Mỹ, Bravo Hà Lan sản xuất tất cả các sản phẩm của mình thông

qua việc sử dụng nhà sản xuất nước ngoài theo hợp đồng bên thứ ba dưới thoả thuận

trong đó Bravo Hà Lan xác định nó quản lý và hoạt động như là công ty chính. Nói

chung, Bravo Hà Lan đặt hàng với một nhà sản xuất theo hợp đồng bên thứ ba cho các

dịch vụ sản xuất. Sử dụng vật liệu mà Bravo Hà Lan sở hữu, công ty đã giành được vị

thế, với sự hỗ trợ từ nhà sản xuất theo hợp đồng bên thứ ba, nơi sản xuất các sản phẩm,

thực hiện việc lắp ráp cuối cùng,

 

thử nghiệm và vận chuyển các sản phẩm trực tiếp chonhà phân phối, khách hàng cuối cùng, các nhà cung cấp dịch vụ hoặc các bên liên quan.

Các nhà sản xuất theo hợp đồng được bù trừ với một khoản thanh toán bằng chi phí lao

động và vật liệu cộng với 5%. Như được thảo luận trong " các dịch vụ hỗ trợ," dưới đây,

Bravo Mỹ cung cấp các dịch vụ hỗ trợ đáng kể cho Bravo Hà Lan bao gồm cả việc cung

cấp các dịch vụ như một phần của quá trình sản xuất của Bravo Hà Lan.

 Nhóm TCDN2_K33 53

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 54/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

Phân phối

Bravo Hà Lan bán sản phẩm của mình cho khách hàng không liên quan thông qua

nhiều kênh khác nhau theo cách tương tự như Bravo Mỹ. Đối với doanh số bán hàng ở 

Châu Âu, nói chung Bravo Hà Lan bán cho khách hàng bên thứ ba với sự hỗ trợ của các

chi nhánh châu Âu DRE trong thẩm quyền xác định, cũng thuộc sở hữu của Bravo

Bermuda. Trong khi một số trong các chi nhánh DRE hoạt động như một nhà phân phối

rủi ro giới hạn thì những chi nhánh khác hoạt động như các đại lý hoa hồng thực hiện

việc tiếp thị và bán các dịch vụ hỗ trợ khác tại những quốc gia có khách hàng của Bravo

Hà Lan. Trong những thị

 

trường giới hạn, Bravo Hà Lan bán sản phẩm của mình thông

qua toàn bộ sở hữu CFCs của

 

Bravo Mỹ mà nó hoạt động như một nhà phân phối rủi ro

giới hạn cho các bên thứ ba không liên quan. Đối với doanh số bán hàng Châu Mỹ,Bravo Hà Lan bán sản phẩm của mình thông qua Bravo Mỹ, mà nó cũng hoạt động như

là một nhà phân phối rủi ro giới hạn. Do đó, Bravo Hà Lan được hưởng những khoản

thu nhập dẫn đến mức độ vượt quá giá bán của các sản phẩm này trên những chi phí

 phát sinh có thể được quy cho (1) khoản thanh toán tiền bản quyền được thực hiện cho

Bravo Thụy Sĩ, (2) phí sản xuất hợp đồng trả cho nhà sản xuất theo hợp đồng bên thứ

 ba, và (3) tiền hoa hồng trả cho các chi nhánh DRE. Khoản thu nhập như vậy tùy thuộc

vào thuế thu nhập doanh nghiệp của Hà Lan ở mức 25,5% được giới hạn theo quyết địnhcủa thuế Bravo Hà Lan đàm phán với thuế của chính quyền Hà Lan. Bất kể dưới hình

thức sắp xếp quy phạm pháp luật nào, từng loại hình phân phối công ty con được bồi

thường để đảm bảo các hoạt động phân phối được bù trừ với tỷ lệ 2% lợi nhuận/ doanh

thu. Trong thời gian nghiên cứu, Bravo Hà Lan đã có tổng trung bình các khoản thu là

$60 tỷ, trong đó bao gồm $ 15 tỷ liên quan đến việc bán hàng cho Bravo Mỹ để bán lại

vào thị trường Châu Mỹ.

Bravo đã có lịch sử duy trì các hoạt động phân phối của nó mà không tạo ra phần phụF nước ngoài dựa trên thu nhập bán hàng. Đối với doanh số bán hàng liên quan đến các

chi nhánh thuộc sở hữu của DRE Bravo Bermuda, các doanh thu này đều được bỏ qua

và không tạo ra thu nhập phần phụ F. Ngược lại, Bravo Hà Lan duy trì đối tác bán hàng

liên quan thông qua Bravo Mỹ và các nhà phân phối CFCs rủi ro giới hạn có đủ điều

kiện cho các trường hợp ngoại lệ đối với nước ngoài dựa trên thu nhập bán hàng của

 Nhóm TCDN2_K33 54

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 55/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

công ty, bởi vì các hoạt động của nhà sàn xuất theo hợp đồng bên thứ ba phải được quy

cho Bravo Hà Lan.

Các dịch vụ hỗ trợ.

Bravo Hà Lan sử dụng nhân công ít hơn 1% lực lượng lao động trên toàn thế giới của

Bravo. Mặc dù thông tin không có sẵn như bản chất của tất cả các dịch vụ được thực

hiện bởi nhân công của Bravo Hà Lan nhưng hầu hết các nhân viên được tham gia vào

các hoạt động như quy trình của các đơn đặt hàng và phát hành đơn đặt hàng cho các

nhà sản xuất theo hợp đồng bên thứ ba. Bravo Hà Lan phụ thuộc vào nhân viên của

Bravo Mỹ để thực hiện các dịch vụ khác thay mặt nó bao gồm: (1) hỗ trợ tiếp thị và dịch

vụ tiếp thị khác; (2) các dịch vụ hỗ trợ bán hàng nói chung (3) nhà máy sản xuất, thu

mua, kiểm soát chất lượng và tương tự như các dịch vụ liên quan đến sản xuất hàng hóa(4) đào tạo, hỗ trợ và các dịch vụ chuyên nghiệp (5) kho bạc, thuế ,các dịch vụ hành

chính và các dịch vụ chung khác có thể được hai bên thoả thuận. Đối với các dịch vụ,

Bravo Hà Lan đền bù cho Bravo Mỹ một mức chi phí cộng với 5%. Trong thời gian

nghiên cứu, khoản bồi thường trung bình được Bravo Hà Lan trả cho Bravo Hoa Kỳ

trong việc thực hiện các dịch vụ hỗ trợ là 6 tỉ USD. Khoản thanh toán này bị đánh thuế ở 

Mỹ cho Bravo Mỹ đến mức nó vượt quá khoản khấu trừ có liên quan trong bản khai

thuế của Mỹ. Trong khi các thanh toán này cũng được khấu trừ tại Hà Lan, bất kỳ lợi íchcủa các khoản khấu trừ thuế như vậy sẽ được thực hiện theo thuế suất của Hà Lan, nó ít

hơn 3/4 của Mỹ. Thanh toán được Bravo Hà Lan trả cho Bravo Mỹ cho việc thực hiện

các dịch vụ hỗ trợ được minh họa trong hình 5 dưới đây.

Hình 5

 Nhóm TCDN2_K33 55

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 56/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

 Như đã nói ở trên, chức năng của Bravo Bermuda là hoạt động như một công ty nắmgiữ Bravo Thụy Sĩ, Bravo Hà Lan và nhiều Bravo DREs mà nó là các nhà phân phối rủi

ro giới hạn và là các đại lý hoa hồng. Vì mỗi công ty con thường bỏ qua sự tách biệt từ

Bravo Bermuda từ góc độ thuế của Hoa Kỳ, tất cả các hoạt động điều hành và dòng thuế

của họ chảy đến Bravo Bermuda. Trong thời gian nghiên cứu, Bravo Bermuda báo cáo

tổng trung bình các khoản thu là $ 65 tỷ, trung bình năm hiện hành E&P là $ 20 tỷ và

khoản thuế tiền mặt trung bình năm hiện hành là $ 700 triệu, là khoản đại diện chung

cho các hoạt động của Bravo Thụy Sĩ, Bravo Hà Lan và các đại lý hoa hồng DRE khác. Nó có khoảng $ 70 tỷ khoản thu nhập và lợi nhuận không bị đánh thuế được tích lũy

trước đây. Chuỗi giá trị nước ngoài của Bravo được minh họa trong hình 6 dưới đây.

Hình 6

 Nhóm TCDN2_K33 56  

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 57/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

Trong bước 1 của Hình 6, Bravo Hà Lan tham gia vào nhà sản xuất theo hợp đồng

 bên thứ ba

để hỗ trợ sản xuất sản phẩm X.

Bước 2 minh họa việc bán sản phẩm X từ Bravo Hà Lan trực tiếp cho khách hàng

nước ngoài cũng như để Bravo Mỹ và các nhà phân phối rủi ro giới hạn CFCs.

Bước 3 minh họa việc Bravo Mỹ và các nhà phân phối rủi ro giới hạn CFCs bán lại

sản phẩm X cho khách hàng nước ngoài.Bước 4 cho thấy các khoản thanh toán hoa hồng cho đại lý hoa hồng DRE dựa trên

doanh số bán hàng của các đại lý hoa hồng DRE. Mặc dù nội dung chuyển giao cho sản

 phẩm X theo bước 1-3 nhưng sản phẩm X được chuyển trực tiếp từ các nhà sản xuất

theo hợp đồng bên thứ ba sang Mỹ và khách hàng nước ngoài.

Tóm lại

Với sự trợ giúp đáng kể từ Bravo Hoa Kỳ thông qua việc thực hiện các dịch vụ hỗ

trợ, Bravo Hà Lan sử dụng các nhà sản xuất theo hợp đồng bên thứ ba và các nhà phân phối có rủi ro giới hạn - mang ít rủi ro và có chức năng trong khả năng của các nhà

cung cấp dịch vụ - cho kết quả là số lượng lớn thu nhập bán hàng và sản xuất nước

ngoài tích lũy cho Bravo Hà Lan. Điều này bao gồm các khoản thu nhập bán hàng cho

khách hàng Bravo Mỹ mà công ty này nhận lại được 2% trên doanh số bán hàng chỉ từ

một nhà phân phối rủi ro giới hạn. Mặc dù thu nhập chịu thuế của Bravo Hà Lan tại Hà

 Nhóm TCDN2_K33 57  

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 58/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

Lan chịu một mức thuế suất thuế 25,5 % nhưng cơ sở thuế Hà Lan của Bravo Hà Lan bị

giảm đáng kể bởi khoản tiền bản quyền hàng năm mà Bravo Hà Lan trả cho Bravo Thụy

Sĩ để đổi lại việc sử dụng tài sản vô hình kết hợp với chi phí sản phẩm của Bravo Thụy

Sĩ. Kết quả của Bravo Thụy Sĩ tạo ra những thanh toán chia sẻ chi phí chịu thuế cho

Bravo Mỹ đối với R & D được thực hiện bởi nhân công Bravo Mỹ, quyền sở hữu các tài

sản vô hình của Bravo Thụy Sĩ cho phép nó giữ lại các khoản lợi nhuận lớn ra nước

ngoài, nơi họ tái đầu tư vĩnh viễn. Tỷ lệ thuế trung bình Thụy Sĩ trên các khoản thu nhập

ở Thụy Sĩ ít hơn 5% trong giai đoạn nghiên cứu có thể do bởi sự thuận lợi của luật thuế

Thụy Sĩ. Những khoản thu nhập mà Bravo đã xác định tái đầu tư ra ra nước ngoài - phản

ánh kỳ vọng của công ty rằng họ sẽ không bao giờ chịu thua bởi hệ thống thuế Mỹ-

khoảng 60 tỉ USD. Mặc dù gần 3% lực lượng lao động toàn cầu của Bravo là ở nướcngoài, cấu trúc này cho phép Bravo kiếm được và giữ hơn một nửa khoản thu nhập chịu

thuế ra nước ngoài, nơi mà nó sẽ tùy thuộc vào mức thuế rất thấp. Gần một nửa khoản

thu nhập chịu thuế được tạo ra ở Hoa Kỳ, nơi nó phải chịu một mức thuế liên bang là

35%. Kết quả là, Bravo đã có một mức thuế suất trung bình toàn cầu cho giai đoạn

nghiên cứu là 20% so với tỷ lệ thuế liên bang Mỹ là 35%.

Chú thích:1-CFC: một CFC được định nghĩa như là một công ty nước ngoài mà các cổ đông Mỹ

nắm trên 50%quyền biểu quyết hoặc trên 50% tổng giá trị cổ phiếu của công ty.

2-Subpart F: là quy tắc “chống trì hoãn”, có nghĩa là vẫn tính thuế trên một số nguồn

thu nhập từ nước ngoài mặc dù lợi nhuận đó không được chuyển về cho công ty mẹ tại

Mỹ.

3-GAAP (General Accepted Accounting Principles):

GAAP được coi như một khuôn mẫu kế toán tiêu chuẩn nhằm định hướng cho hoạtđộng kế toán tài chính, được áp dụng nhiều tại các quốc gia như Mỹ, Canada, Anh.

GAAP bao gồm các tiêu chuẩn, các quy ước và quy tắc kế toán sử dụng trong ghi chép

và tóm tắt các giao dịch hoặc chuẩn bị các báo cáo tài chính.

Các nguyên tắc này đều xuất phát từ thực tiễn. Trong bất cứ báo cáo tài chính

nào, người chuẩn bị báo cáo, kế toán viên hay kế toán trưởng cũng đều cần chỉ rõ

 Nhóm TCDN2_K33 58

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 59/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

cho người đọc biết liệu các thông tin trong các bản báo cáo này có tuân theo tiêu

chuẩn GAAP hay không. Nội dung của tiêu chuẩn GAAP bao gồm 7 nguyên tắc

sau:

•  Nguyên tắc hợp thức

•  Nguyên tắc hoạt động liên tục

•  Nguyên tắc trung thực

•  Nguyên tắc nhất quán.

•  Nguyên tắc không bù trừ

•  Nguyên tắc thận trọng

•  Nguyên tắc định kì

4- Tỷ lệ thuế trung bình ( Average tax rate ) – hệ số của chi phí thuế trên thế giới củacông ty chia cho thu nhập của nó trên toàn cầu được tính toán cho mục đích báo cáo tài

chính. Thông thường nó được thể hiện dưới dạng thuế suất thuế hiệu lực của công ty.

Thuế suất thuế hiệu lực của công ty có thể được tìm thấy ở phần ghi chú của báo cáo tài

chính hàng năm và hàng quý được thống kê bởi Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC).

5- Thanh toán buy-in ( Buy-in payment  ): là số tiền mà người tham gia chia sẻ chi phí trả

để có được quyền lợi nhất định đối với tài sản vô hình trong hợp đồng chia sẻ chi phí.

Đôi khi những quyề

 

n này được mua lại để đổi lấy khoản tiền trả trước một lần. Trongtrường hợp khác, người tham gia chia sẻ chi phí mua quyền lợi dưới dạng tạo ra / bán

giấy phép, vì vậy thanh toán buy-in được cấu trúc như là một khoản thanh toán tiền bản

quyền định kỳ. Những quy định 2008 giới thiệu thuật ngữ mới đã định nghĩa lại "thanh

toán buy - in" là "các khoản thanh toán PCT," (nghĩa là, các khoản thanh toán cho các

giao dịch đóng góp nền tảng) .Tài liệu này thông sử dụng thuật ngữ quen thuộc “thanh

toán buy – in”.

6- Chia sẻ chi phí / Hợp đồng chia sẻ chi phí (Cost Sharing / cost-sharing arrangement )- Thỏa thuận chia sẻ chi phí và rủi ro R & D phát sinh trong khi trao đổi

cho một lợi ích xác định trong bất kỳ tài sản nào được phát triển. Bởi vì mỗi bên tham

gia có lợi ích sở hữu kinh tế đối với quyền lợi vô hình nhất định, không có tiền bản

quyền được chi trả bởi các bên khi các quyền lợi vô hình đó được khai thác. Thông

thường, ban đầu những người tham gia sở hữu tài sản vô hình hiện đưa ra một số quyền

 Nhóm TCDN2_K33 59

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 60/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

lợi đối với tài sản vô hình có sẵn để những người tham gia khác trao đổi theo thanh toán

 buy-in.

V/ Chuyển giá ở Việt Nam

1.Một số trường hợp chuyển giá

 Ngày nay với sự xuất hiện và tham gia ngày càng nhiều thương hiệu đa quốc gia

vào thị trường VN đã tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt giữa các thương hiệu nhằm chiếm

lĩnh được thị trường. Thực tế trong cuộc chiến giữa các thương hiệu kem đánh răng Dạ

Lan & Colgate, P/S , bột giặt Viso được Unilever mua lại , bia Larue/BGI sát nhập bia

Foster’s Beer, Tribeco, Chương Dương đương đầu với Coca cola, Pepsi, Kidos mua lại

kem Wall’s, nuớc tăng lực Number 1 đột kích thành công Redbull, Sting, tấn công chiến

lược café hoà tan G7 và Nescafé, Xmen với Romano, Diana và Kotex,Vinamilk vớiDutch Lady, giấy Sài gòn với giấy luạ Pulppy …có thành có bại đã mang niềm cảm

hứng sinh động, kinh nghiệm đầy thách thức quá trình tiếp thị và xây dựng thương hiệu

Việt khiến thị trường VN hấp dẫn và thú vị hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên phải nhìn nhận rằng sức ảnh hưởng của các tập đoàn lớn này đang dần

một khoảng thị phần rất lớn của chúng ta. Thông thường,Các MNC khi đi vào đầu tư

kinh doanh tại Việt Nam thì họ thường sẽ thích liên doanh với một công ty nội địa hơn

là vào đầu tư thẳng là công ty 100% vốn nước ngoài. Nguyên nhân là các MNC này

muốn sử dụng hệ thống phân phối và thị phần có sẵn của các công ty nội địa. Sau một

thời gian liên doanh thì các MNC này sẽ dùng các thủ thuật khác nhau, trong đó có thủ

thuật chuyển giá để đẩy công ty nội địa ra và chuyển công ty liên doanh thành công ty

100% vốn nước ngoài. Dưới đây chúng ta sẽ theo dõi ví dụ đã xảy ra tại công ty P&G

Việt Nam

* Trường hợp P&G Việt Nam

P&G Việt Nam là một công ty liên doanh giữa Công ty Proter & Gamble Far 

Earst với Công ty Phương Đông, được thành lập vào ngày 23 tháng 11 năm 1994. Tổng

số vốn đầu tư ban đầu của liên doanh này là 14,3 triệu USD và đến năm 1996 tăng lên là

367 triệu USD. Trong đó Việt Nam góp 30% và phía đối tác chiếm 70% (tương đương

28 triệu USD).

 Nhóm TCDN2_K33 60

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 61/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

Sau hai năm hoạt động (năm 1995 và 1996) liên doanh này đã lỗ đến một con số

khổng lồ là 311 tỷ đồng. Số tiền lỗ này tương đương với ¾ giá trị vốn góp của cả liên

doanh. Trong con số thua lỗ 311 tỷ này thì năm 1995 lỗ 123,7 tỷ đồng và năm 1996 lỗ

187,5 tỷ đồng. Để giải thích cho số tiền thua lỗ này thì chúng ta sẽ phân tích các nguyên

nhân và chi phí sau:

Do thời điểm năm 1995 và 1996 đây là giai đoạn mới vào Việt Nam nên P&G

muốn xây dựng thương hiệu tại Việt Nam và muốn các sản phẩm của mình đều được

người tiêu dùng biết đến và sử dụng. Với mục đích chiếm lĩnh thị trường, trong hai năm

1995 và 1996, P&G đã chi cho quảng cáo một số tiền rất lớn lên đến 65,8 tỷ đồng. Đây

là một con số quá lớn đối với quảng cáo tại Việt Nam vào thời điểm đó. Trong thời điểm

này hầu như các kênh truyền hình. đài phát thanh và báo chí đều có sự xuất hiện quảngcáo của các sản phẩm của công ty P&G như Safeguard, Lux, Pantene, Header &

Shouder, Rejoice… Vào thời điểm này, mọi người đều nghe các khẩu hiệu quảng cáo

như “Rejoice tạo mái tóc mượt và không có gàu”, “Pantene giúp tóc bạn khỏe hơn”,

“Header & Shoulder khám phá bí quyết trị gàu”, “bột giặt Tide thách thức mọi vết

 bẩn”… Tổng các chi phí quảng cáo này chiếm đến 35% doanh thu thuần của công ty và

đã vượt xa mức cho phép của luật thuế là không quá 5% trên tổng chi phí và nó cũng đã

gấp 7 lần so với chi phí trong luận chứng kinh tế ban đầu

 Ngoài các khoản quảng cáo này thì các khoản chi phí khác cũng vượt xa so với

luận chứng kinh tế ban đầu. Quỹ lương năm đầu tiên xây dựng trong luận chứng kinh tế

là 1 triệu USD nhưng thực tế đã chi đến 3,4 triệu USD, tức là gấp 3,4 lần. Nguyên nhân

chủ yếu là do P&G đã sử dụng đến 16 chuyên gia là người nước ngoài trong khi trong

luận chứng kinh tế chỉ đưa ra từ 5 đến 6 người.

 Ngoài hai chi phí trên thì các chi phí khác cũng phát sinh lớn hơn nhiều so vớiluận chứng kinh tế ban đầu như chi phí cho chuyên gia xây dựng cơ bản ban đầu là 7 tỷ

đồng, chi phí tư vấn pháp lý hết 7,6 tỷ và chi phí thanh lý hết 20 tỷ… Ngoài ra một

nguyên nhân khác dẫn đến việc thua lỗ nặng nề trong năm đầu tiên là do doanh số thực

tế năm chỉ đạt 54% kế hoạch và phải gánh chịu chi phí tăng cao, dẫn đến kết quả là năm

đầu tiên hoạt động thua lỗ 123,7 tỷ đồng.

 Nhóm TCDN2_K33 61

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 62/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

Tình hình này lại tiếp tục lặp lại vào năm thứ hai và kết quả là năm thứ hai lại

tiếp tục thua lỗ thêm 187,5 tỷ đồng với con số thua lỗ lũy kế hai năm đến 311,2 tỷ đồng;

chiếm ¾ tổng số vốn của liên doanh, và đến tháng 7 năm 1997 thì tổng giám đốc của

P&G đã đầu tư quá giấy phép là 6 triệu USD, công ty phải vay tiền mặt để trả tiền lương

cho nhân viên. Đứng trước tình thế thua lỗ nặng nề và để tiếp tục kinh doanh thì bên

 phía đối tác nước ngoài đề nghị tăng vốn thêm 60 triệu USD. Như vậy phía Việt Nam

cần phải tăng theo tỷ lệ vốn góp 30% (18 triệu USD). Vì bên phía Việt Nam không có

đủ tiềm lực tài chính nên cuối cùng đã phải bán lại toàn bộ số cổ phần của mình cho đối

tác nước ngoài. Như vậy công ty P&G Việt Nam từ hình thức là công ty liên doanh đã

trở thành công ty 100% vốn nước ngoài.

Quyết định chịu lỗ liên tiếp trong 2 năm liền liệu có xứng đáng? Hiện nay P&Gđã có được những vị trí như thế tại Việt Nam?

Sau 10 năm, P&G đã đầu tư khoảng 82 triệu USD vớiba nhà máy ở KCN Đồng

An- Bình Dương cho ra đời các sản phẩm như : Dầu gội Pantene, Rejoice, Heat &

Shoulders, bột giặt Tide, nước xả Downy, xà bông Camay, Safeguard..., được thị trường

tin tưởng, tiếp nhận. Cty đã liên tục có tốc độ tăng trưởng 30%/năm. Doanh số trong 10

năm qua của Cty đã đạt khoảng 5.000 tỷ đồng, nộp ngân sách 450 tỷ đồng, thu hút 500

lao động trực tiếp và 2.000 lao động gián tiếp... điều này càng chứng tỏ bước đi khôn

ngoan của các nhà lãnh đạo P&G trong kế hoạch chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, ngày

nay đi đến đâu bạn cũng có thể dễ dàng nhận ra hàng hóa của họ đang tràn ngập thị

trường với mẫu mã đa dạng, chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh, có thể khẳng định công

ty đa quốc gia và cơn lốc “Việt Nam hóa” sản phẩm đang là mối lo ngại đối với các

doanh nghiệp trong nước. trong khi đối thủ mà P&G phải “chạy đua” lại là Unilever,

một công đa quốc gia chứ không phải doang nghiệp nội địa..

Theo báo cáo của Unilever Việt Nam, những năm qua doanh nghiệp này luôn đạt

tốc độ tăng trưởng bình quân 2 con số mỗi năm và đạt tổng doanh thu gần bằng 1%

GDP của Việt nam năm 2009, với hơn 100 doanh nghiệp vệ tinh, cung cấp nguyên vật

liệu và phân phối sản phẩm… Hiện nay Unilever có 1.500 nhân viên và gián tiếp tạo

việc làm cho 7.000 lao động. Sở hữu các nhãn hiệu nổi tiếng và chiếm thị phần lớn trên

 Nhóm TCDN2_K33 62

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 63/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

thị trường Việt Nam, như OMO, Sunsilk, P/S, Lipton, Sunlight ... mỗi ngày trung bình

có tới gần 5 triệu sản phẩm của công ty được tiêu thụ.

Từ năm 1995 tới năm 2009, Công ty đã phát triển và đưa ra thị trường hơn 540

sản phẩm mới dựa trên nghiên cứu thị trường và nhu cầu người tiêu dùng.Mạng lưới phân phối và bán hàng của Công ty được nhiều doanh nghiệp đối tác

đánh giá cao, bởi mạng lưới bán lẻ đến 100% tại các thôn xã, thị trấn và thành phố thông

qua gần 180 nhà phân phối trong cả nước và sự hợp tác kinh doanh với tất cả các chuỗi

kênh phân phối hiện đại đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam, sản phẩm đa dạng

nhằm đáp ứng mọi nhu cầu, thu nhập khác nhau của người tiêu dùng Việt Nam.

2. Khảo sát việc tuân thủ các quy định về định giá chuyển nhượng của các

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Tác giả: TS. Hà Nam Khánh và PGS.TS. Bùi Lê Hà Đăng trên Tạp chí phát

triển kinh tế số 225, tháng 7, 2009.

Việt Nam gia nhập WTO năm 2006 đã mở ra nhiều cơ hội mới cho việc hội nhập

vào kinh tế quốc tế, đồng thời cũng đem đến một số những thách thức nhất định trong

quản lý kinh tế; trong đó có việc định giá chuyển nhượng giữa các bên liên kết trong cácdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Việc khảo sát 50 doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, và phỏng vấn một số chuyên gia định giá chuyển

nhượng về thực trạng thực thi Thông tư 117/2005/TT-BTC cho thấy rằng các doanh

nghiệp, nhìn chung, đã thực hiện việc kê khai các giao dịch liên kết với cơ quan thuế

theo quy định. Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp còn chưa chủ động trong việc chuẩn bị

trước hồ sơ chứng minh giá thị trường của giao dịch liên kết, một số khác vẫn trong

trạng thái “chờ và rút kinh nghiệm”.

 Nhóm TCDN2_K33 63

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 64/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

1. Phần mở đầu

Trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng cao, hoạt động kinh doanh của các

công ty đa quốc gia cũng ngày càng mở rộng, các giao dịch xuyên biên giới có giá trị

lớn giữa các công ty thành viên diễn ra thường xuyên. Việc hoạch định thuế và tuân thủtheo các quy định hiện hành tùy thuộc rất lớn vào mức độ chính xác của việc định giá

các “giao dịch được kiểm soát” này. Để đánh giá và quản trị các rủi ro về thuế, các công

ty phải xác định giá chuyển nhượng (“transfer price”) trong năm dựa trên những chính

sách rõ ràng và thống nhất với những quy định hiện hành về định giá chuyển nhượng.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác lập và thực thi một chính sách định giá chuyển nhượng

thỏa mãn cả hai mục tiêu thuế và kinh doanh là một điều hoàn toàn không dễ dàng.

 Ngày 19/12/2005, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 117/2005/TT-BTC (“Thông tư”)

hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các

 bên có quan hệ liên kết. Đối tượng áp dụng là các cơ sở kinh doanh hoạt động tại Việt

 Nam có thực hiện giao dịch với bên liên kết. Thông tư sử dụng bốn tiêu chuẩn phân tích

để phân tích so sánh, chấp nhận năm phương pháp để định giá thị trường và nêu ra một

số yêu cầu vềlưu trữ hồ sơ. Các quy định trong Thông tư, nhìn chung, tương đồng với

các hướng dẫn của OECD về định giá chuyển nhượng.

 Nhằm vào việc có một cái nhìn khái quát và khách quan về việc tuân thủ các quy định

về định giá chuyển nhượng nêu trong Thông tư, các tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế

50 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, phỏng vấn một số

chuyên gia trong lãnh vực định giá chuyển nhượng, kết hợp với sử dụng các tư liệu thứ

cấp, sau đó sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tiến hành phân tích việc tuân thủ

các quy định vềđịnh giá chuyển nhượng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài tại Việt Nam.

2. Một số lý luận cơ bản về định giá chuyển nhượng

 Nhóm TCDN2_K33 64

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 65/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

2.1 Các khái niệm cơ bản về giá chuyển nhượng 

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (“Organisation of Economic Co-operation and

Development- OECD”) hướng dẫn về việc xác định giá chuyển nhượng: “Giá chuyển

nhượng là giá áp dụng cho mục đích ghi sổ, dùng để định giá giao dịch giữa các công ty thành viên, được thống nhất quản lý với mức giá ảo cao hay thấp nhằm tác động vào

các khoản phải trả cho thu nhập hoặc chuyển vốn giữa các công ty thành viên này”.

Trong vài thập niên gần đây, nhiều quốc gia cũng đã xác lập nhiều quy định nhằm kiểm

soát hoạt động định giá chuyển nhượng. Hầu hết các quốc gia đều đặt ra “nguyên tắc giá

thị trường” (“arm’s length principle”) cho việc định giá chuyển nhượng. Nói một cách

đơn giản, nguyên tắc giá thị trường là nguyên tắc xác định giá chuyển nhượng tuân thủtheo điều kiện khách quan của thị trường cạnh tranh, như thể các giao dịch này được

thực hiện giữa các đơn vị độc lập. Các quy định về định giá chuyển nhượng trên thế giới

đều hướng đến việc kiểm soát giá giao dịch của các doanh nghiệp có quan hệ liên kết

với nhau. Về nguyên tắc chung, hai công ty có quan hệ liên kết với nhau khi một công ty

có thể kiểm soát hay có ảnh hưởng trọng yếu lên những quyết định kinh doanh, và việc

điều hành hoạt động của công ty kia hoặc cả hai công ty đều dưới quyền kiểm soát của

một công ty khác. Thông thường, hai công ty được coi là có quan hệ liên kết với nhaukhi công ty này nắm giữ trực tiếp hay gián tiếp tối thiểu 20% quyền biểu quyết của công

ty kia.

Trong một số trường hợp, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc định giá chuyển

nhượng do không thống nhất được với cơ quan thuế về giá chuyển nhượng phù hợp. Vì

vậy, cơ quan thuế và doanh nghiệp sẽ thỏa thuận với nhau nhằm giải quyết những bất

đồng nêu trên. Sự thỏa thuận đó tạm dịch là “thỏa thuận xác định giá trước” (“AdvancePricing Arrangements”). Theo định nghĩa của OECD về Hướng dẫn định giá chuyển

nhượng, thỏa thuận xác định giá trước là một thỏa thuận giữa bên nộp thuế, gồm một

hay một số doanh nghiệp liên kết, với một hay một số cơ quan thuế nhằm xác định trước

một loạt những tiêu chuẩn như phương pháp định giá, các giả định kinh tế, các dự báo

của các giao dịch về định giá chuyển nhượng trong một khoảng thời gian cố định.

 Nhóm TCDN2_K33 65

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 66/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

2.2. Cơ chế kiểm soát việc định giá chuyển nhượng trong hoạt động đầu tư của Bộ

Tài chính

Cơ chế kiểm soát việc định giá chuyển nhượng trong hoạt động đầu tư của Bộ Tài chính

được thể hiện trong Thông tư số 117/2005/TT-BTC (“Thông tư”) ban hành ngày 19tháng 12 năm 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 26 tháng 1 năm 2006, Thông tư số

37/QD-BTC ban hành ngày 4 tháng 1 năm 2006, Thông tư 115/2005/TT-BTC

(16/12/2005), và Thông tư 119/2003/TT-BTC (12/12/2003).

Đối tượng áp dụng của Thông tư là các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa,

dịch vụ (sau đây được gọi chung là các cơ sở kinh doanh) thực hiện một phần hoặc toàn

 bộ hoạt động kinh doanh tại Việt Nam có giao dịch kinh doanh với các bên có quan hệliên kết có nghĩa vụ kê khai, xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt

 Nam.

Phạm vi áp dụng của Thông tư là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê,

chuyển giao hoặc chuyển nhượng hàng hóa, dịch vụ trong quá trình kinh doanh (được

gọi chung là giao dịch kinh doanh) giữa các bên có quan hệ liên kết. Bên có quan hệ liên

kết được định nghĩa trong Thông tư được áp dụng luật 20% quyền sở hữu, nghĩa là mộtcơ sở kinh doanh nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 20% vốn cổ phần hoặc tổng tài

sản của cơ sở kinh doanh kia.

Yêu cầu chung của các văn bản này là các giao dịch liên kết phải được so sánh với giá

thị trường. Việc này thực hiện thông qua so sánh giá, hoặc gián tiếp thông qua so sánh

lợi nhuận. Doanh nghiệp có trách nhiệm chứng minh các giao dịch liên kết của mình

được thực hiện theo giá thị trường. Để đáp ứng yêu cầu này, doanh nghiệp phải lập lưu

trữ hồ sơ xác định giá tại thời điểm giao dịch. Hồ sơ này khác với hồ sơ tạo lập trong

giao dịch thông thường, được sử dụng nhằm xác định giá của giao dịch như hóa đơn,

hợp đồng,… Trường hợp doanh nghiệp không cung cấp hồ sơ xác định giá, cơ quan thuế

có quyền ấn định giá và việc này có thể gây ra những hậu quả xấu ngoài dự kiến, liên

quan đến nghĩa vụ thuế và lợi nhuận của doanh nghiệp.

 Nhóm TCDN2_K33 66  

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 67/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

3. Khảo sát tình hình tuân thủ các quy định về định giá chuyển nhượng của các

doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ năm 2006 đến

giữa năm 2008

3.1. Khảo sát qua bảng câu hỏi 

Để tìm hiểu thực trạng tuân thủ các quy định trên của các doanh nghiệp có vốn đầu tư

trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, các tác giả đã thực hiện một khảo sát các doanh

nghiệp thông qua bảng câu hỏi và bảng phỏng vấn các chuyên gia tư vấn về giá chuyển

nhượng.

§ Phạm vi và quy mô của mẫu khảo sát

 Bảng câu hỏi khảo sát được thực hiện trên 50 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài hoạt động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, tỉnh Đồng Nai, và

 Bình Dương. Quốc gia đầu tư của các doanh nghiệp trong mẫu bao gồm một số nước

Châu Á như Đài Loan, Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái

 Lan, …, Châu Âu gồm Đức, Anh, Pháp, Châu Mỹ có Hoa Kỳ và một số cùng ưu đãi thuế 

quan như các quần đảo British Virgin, Cayman, và Samoa. Lĩnh vực đầu tư của mẫu

khảo sát bao gồm cả hàng tiêu dùng, điện tử, thực phẩm và thức uống, hàng công 

nghiệp, ôtô xe máy, dịch vụ và đầu tư – kinh doanh bất động sản. Phạm vi khảo sát là

hoạt động tuân thủ các quy định về định giá chuyển nhượng từ năm 2006 đến giữa năm

2008.

§ Kết quả khảo sát:

Bảng 1: Mức độ can thiệp của Ban Giám đốc vào việc tuân thủ Thông tư

Tham gia vào quá trình hoạch định và triển khai các bước tuân thủ

Mức độ Số lượng

Tỷ trọng so với mẫu

50 DN

 Nhóm TCDN2_K33 67  

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 68/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

Chỉ nắm những nội dung tóm

tắt của Thông tư32 64%

Trực tiếp tìm hiểu hay tham

gia các buổi hội thảo của cơ 

quan Thuế/công ty tư vấn

18 36%

Tham gia vào quá trình hoạch

định và triển khai các bước

tuân thủ

8 16%

Kiểm tra định kỳ việc tuân thủ1 2%Tổng cộng 59*

*: Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều nội dung trong câu hỏi này

 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát 

Bảng 1 cho thấy, mặc dù Thông tư về giá chuyển nhượng là một trong những nội dung

quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến nghĩa vụ thuế và các khoản phạt thuế của doanh

nghiệp lẫn của cả tập đoàn, nhưng có đến 64% doanh nghiệp được khảo sát cho biết Ban

Giám đốc chỉ nắm những nội dung chính của Thông tư do người dưới quyền báo cáo lại,

36% Ban Giám đốc trực tiếp tìm hiểu hoặc tham gia các buổi hội thảo của cơ quan Thuếhay công ty tư vấn.

Mẫu khảo sát cũng cho thấy chỉ có 16% Ban Giám đốc thực sự tham gia vào quá trình

hoạch định và triển khai các bước để tuân thủ luật, và 2% doanh nghiệp được khảo sát

có Ban Giám đốc trực tiếp kiểm tra quá trình tuân thủ.

Bảng 2: Đơn vị đảm trách về giá chuyển nhượng tại Việt Nam

Đơn vị đảm trách Số lượng Tỷ trọngLập phòng/bổ nhiệm chuyên

gia định giá chuyển nhượng1 2%

Phòng kế toán/tài chính kiêm

nhiệm45 90%

Phòng kế toán/tài chính kiêm 4 8%

 Nhóm TCDN2_K33 68

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 69/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

nhiệm và sử dụng một số dịch

vụ hỗ trợ của các công ty tư

vấnTổng cộng 50 100%

 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát 

Theo bảng 2, trong hai năm đầu thực hiện các quy định của Thông tư, xét về cơ 

cấu tổ chức, 90% doanh nghiệp trong mẫu khảo sát cử phòng kế toán/tài chính kiêm

nhiệm việc tuân thủ các quy định về giá chuyển nêu trong Thông tư. Vì không có phòng

 ban chuyên trách, hạn chế về kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, các phòng kế

toán/tài chính này chỉ mới dừng lại ở việc kê khai theo quy định các giao dịch với bên

liên kết.

Để khắc phục tình trạng trên, có 8% doanh nghiệp được khảo sát đã thuê dịch vụ

của các công ty tư vấn để hỗ trợ quá trình thực hiện. Chỉ có một doanh nghiệp có chuyên

gia giá chuyển nhượng nội bộ được điều từ công ty mẹ sang; tuy nhiên, cần xem xét đến

mức độ am hiểu địa phương của chuyên gia nước ngoài.

Bảng 3: Thời điểm doanh nghiệp quan tâm đến giá chuyển nhượng trong vòng đời dự án

Giai đoạn Số lượng Tỷ trọngGiai đoạn đưa ra ý tưởng về dự

án10 20%

Giai đoạn hoạch định dự án 16 32%Giai đoạn thực hiện dự án 18 36%Giai đoạn hoàn tất dự án 6 12%

Tổng cộng 50 100%

 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát  

Xét về thời điểm doanh nghiệp bắt đầu quan tâm đến vấn đề giá chuyển nhượng,

cũng như hồ sơ liên quan, bảng 3 cho thấy, phần lớn doanh nghiệp tập trung vào giai

đoạn hoạch định và thực hiện dự án (chiếm 68% doanh nghiệp trong mẫu). Chỉ có 20%

 Nhóm TCDN2_K33 69

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 70/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

doanh nghiệp được khảo sát quan tâm đến vấn đề giá chuyển nhượng ngay từ khi mới

đưa ra ý tưởng về dự án. Việc tính toán giá chuyển nhượng càng sớm sẽ giúp doanh

nghiệp hoạch định và tuân thủ tốt hơn các quy định của luật.

Bảng 4: Mức độ hiểu biết của doanh nghiệp về các nội dung của Thông tư

 

 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát 

Theo bảng 4, phần lớn doanh nghiệp cho rằng họ thông hiểu Thông tư ở mức trên

trung bình; chỉ có phương pháp xác định giá thị trường và những yêu cầu về lập và lưu

trữ hồ sơ xác định giá thị trường thì nhiều doanh nghiệp còn gặp lúng túng. Cho đến

nay, do nguồn dữ liệu được cơ quan thuế chấp nhận làm cơ sở so sánh giá còn rất hạn

chế, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc chứng minh các giao dịch thực hiện

theo giá thị trường. Thêm vào đó, số lượng hồ sơ cần thiết lưu trữ cho mỗi giao dịch

cũng là một vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm, vì đa phần các hồ sơ liên quan

đều được công ty mẹ hay tập đoàn lưu trữ ở nước ngoài.

 Nhóm TCDN2_K33 70

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 71/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

Bảng 5: Những công việc mà doanh nghiệp đã thực hiện để tuân thủ theo thông tư

Công việc đã thực hiện Số lượng Tỷ trọngKê khai và nộp mẫu 01-2006 cho cơ quan

thuế về giao dịch với bên liên kết thực hiện

trong năm theo quy định

50 100%

Tìm hiểu thông tin về các quy định định giá

chuyển nhượng và so sánh với các quy định

tương tự tại các quốc gia của bên liên kết

4 8%

Đánh giá các rủi ro có thể có của các giao

dịch với bên liên kết.2 4%

Thực hiện các phân tích về chức năng của

doanh nghiệp và các vấn đề liên quan đến

thuế

4 8%

 Nghiên cứu, soát xét lại quy trình định giá

chuyển nhượng của doanh nghiệp.

3 6%

Xem xét lại toàn bộ giao dịch liên kết và

xác định lại các quan hệ liên kết theo luật

định

4 8%

Xây dựng chính sách định giá rõ ràng cho

mỗi giao dịch và kiểm tra tính nhất quán

giữa việc định giá trên cơ sở thuế và cơ sở 

hoạt động kinh doanh.

2 4%

Lựa chọn phương pháp định giá chuyển

nhượng phù hợp3 6%

Chuẩn bị và lưu trữ hồ sơ định giá chuyển

nhượng của từng giao dịch với bên liên kết5 10%

Lập và lưu trữ thỏa thuận tổng quát với bên

liên kết để xác định vai trò, trách nhiệm

10 20%

 Nhóm TCDN2_K33 71

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 72/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

mỗi bên và cơ sở định giá chuyển nhượngBổ nhiệm chuyên viên kiểm tra quá trình

xây dựng và thực hiện những chính sách

trên để kịp thời giải quyết khó khăn và bất

cập

1 2%

Kiểm tra định kỳ hoạt động chuyển giá 1 2%Tổng cộng 89*

*: Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều nội dung trong câu hỏi này

 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát 

Kết quả ở bảng 5 cho thấy, mặc dù toàn bộ doanh nghiệp trong mẫu khảo sát đều đã kêkhai các giao dịch liên kết trong năm theo quy định, tuy nhiên, lại có rất ít doanh nghiệp

(ít hơn 10%) thực hiện những bước cần thiết để có một kê khai xác đáng như phân tích

chức năng doanh nghiệp, lựa chọn phương pháp xác định giá thị trường phù hợp, soát

xét lại quy trình định giá và lưu trữ hồ sơ liên quan, v.v… Việc làm này có thể dẫn đến

những rủi ro phạt thuế sau này khi cơ quan thuế thực sự kiểm tra mức độ tuân thủ của

doanh nghiệp về giá chuyển nhượng, đặc biệt đối với những trường hợp chưa có chuẩn

 bị về hồ sơ xác định giá thị trường cũng như hồ sơ về hợp đồng với bên liên kết.

Bên cạnh đó, chỉ có một doanh nghiệp trong mẫu khảo sát (tức 2%) có bổ nhiệm chuyên

gia định giá chuyển nhượng để đề xuất, xây dựng và thực hiện các chính sách tuân thủ.

Cũng chỉ duy nhất một doanh nghiệp có soát xét, kiểm tra định kỳ việc tuân thủ các quy

định về định giá chuyển nhượng, nhằm kịp thời xác định và khắc phục những hạn

chế/khó khăn khi thực hiện. Đây là con số quá khiêm tốn, trong khi quy định về định giá

chuyển nhượng đã chính thức có hiệu lực thi hành trong hai năm và rủi ro sai sót về xácđịnh giá chuyển nhượng là khá cao.

Bảng 6: Thời điểm và cách thức chuẩn bị hồ sơ xác định giá thị trường

Thời điểm và cách thức chuẩn bị Số lượng Tỷ trọngChuẩn bị cùng lúc trên phạm vi toàn cầu3 6%

 Nhóm TCDN2_K33 72

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 73/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

cho toàn tập đoànChuẩn bị riêng lẻ theo từng quốc gia và

điều chỉnh theo luật địa phương

2 4%

Chỉ chuẩn bị khi cần thiết, riêng lẻ theo

từng quốc gia

16 32%

Không chuẩn bị trước 29 58%Tổng cộng 50 100%

 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát 

 Nếu xét về thời điểm và cách thức chuẩn bị hồ sơ xác định giá thị trường, bảng 6 cho

thấy 58% doanh nghiệp trong mẫu khảo sát không chuẩn bị trước hồ sơ xác định giá thị

trường. Điều này một phần là do cho tới nay, cơ quan thuế chưa có hướng dẫn chi tiết vềcách thức xác định giá thị trường cũng như các nguồn dữ liệu dùng so sánh còn rất hạn

chế.

32% doanh nghiệp trong mẫu khảo sát cho rằng họ sẽ chuẩn bị hồ sơ định giá khi cần

thiết và chuẩn bị riêng lẻ cho thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, vào thời điểm khảo sát,

doanh nghiệp vẫn chưa chuẩn bị bất kỳ hồ sơ gì liên quan đến các giao dịch liên kết và

cho rằng công ty mẹ sẽ hỗ trợ khi cần thiết. Cách làm này thực sự rủi ro vì doanh nghiệpchỉ có 30 ngày để chuẩn bị thông tin khi được cơ quan thuế yêu cầu, mà theo kinh

nghiệm của các chuyên gia tư vấn thì 30 ngày sẽ không đủ nếu doanh nghiệp cần tìm

kiếm dữ liệu ở những nguồn khác nhau, đặc biệt đối với những giao dịch diễn ra từ

nhiều năm về trước.

Tuy nhiên, trong mẫu khảo sát cũng có 6% doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ cùng lúc

trên phạm vi toàn cầu cho cả tập đoàn. Đây là một cách làm hiệu quả, nhất quán và giúp

giảm chi phí, thời gian nhưng vấn đề quan trọng là doanh nghiệp cần tìm hiểu những

khác biệt trong các quy định về định giá chuyển nhượng trên phạm vi quốc tế và Việt

 Nam để có những điều chỉnh thích hợp.

Bên cạnh đó, có 4%, tức 2 trong số 50 doanh nghiệp trong mẫu cho biết họ đã

chuẩn bị hồ sơ riêng lẻ tại Việt Nam và cũng đã có những điều chỉnh về giá cho phù hợp

 Nhóm TCDN2_K33 73

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 74/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

với những quy định hiện hành. Đây là hai doanh nghiệp lớn và hoạt động tại nhiều nước

trên thế giới nên đã có kinh nghiệm về xác định giá chuyển nhượng một cách hợp lý. Để

đảm bảo mức độ tuân thủ, hai doanh nghiệp này đã thuê dịch vụ tư vấn để hỗ trợ trong

 buổi đầu áp dụng các quy định trên.

Bảng 7: Đánh giá về chính sách định giá chuyển nhượng

Thời điểm và cách thức chuẩn bị Số lượng Tỷ trọngChuẩn bị cùng lúc trên phạm vi toàn cầu

cho toàn tập đoàn

3 6%

Chuẩn bị riêng lẻ theo từng quốc gia và

điều chỉnh theo luật địa phương

2 4%

Chỉ chuẩn bị khi cần thiết, riêng lẻ theo

từng quốc gia

16 32%

Không chuẩn bị trước 29 58%Tổng cộng 50 100%

*: Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều nội dung trong câu hỏi này.

 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát 

Theo kết quả khảo sát trình bày ở bảng 7, tất cả các giao dịch trong mẫu đều có

thỏa thuận bằng văn bản. Tuy nhiên, đa số văn bản được lập khá sơ sài, chủ yếu tập

trung vào quy cách hàng hóa/bản chất của dịch vụ, giá, số lượng, và thời gian giao hàng.

Theo các chuyên gia về định giá chuyển nhượng, điều khoản quyền và trách nhiệm là

căn cứ để phân tích chức năng của mỗi bên trong giao dịch liên kết, từ đó xác định giá

thị trường hợp lý của giao dịch.

Chỉ có 1 doanh nghiệp (2%) trong mẫu có chính sách rõ ràng nhằm tính toán giá giao

dịch liên kết, trong khi đây được xem là một trong những tài liệu quan trọng trong hồ sơ 

xác định giá thị trường. Chỉ có 12% trong mẫu khảo sát tổ chức soát xét lại quá trình

định giá chuyển nhượng và ghi nhận những khác biệt về cơ sở tính thuế và cơ sở định

 Nhóm TCDN2_K33 74

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 75/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

giá trong kinh doanh, từ đó ghi nhận những khác biệt cần điều chỉnh vào sổ sách kế

toán.

Điều đáng chú ý là có đến 58% doanh nghiệp trong mẫu khảo sát cho biết giá chuyển

nhượng do công ty mẹ quy định. Đa số doanh nghiệp chỉ áp dụng mức giá trên và hoàntoàn không biết đến cơ sở định giá cũng như những hồ sơ liên quan. Hạn chế này dễ dẫn

đến hậu quả là giá được định tuân theo những quy định về định giá chuyển nhượng nơi

công ty mẹ đặt trụ sở và không phù hợp với luật Việt Nam.

3.2 Khảo sát bằng phỏng vấn chuyên gia

§ Phạm vi và quy mô phỏng vấn

Phỏng vấn được thực hiện với một số trưởng phòng cao cấp, trưởng nhóm chuyên trách

về dịch vụ tư vấn định giá chuyển nhượng và một số trưởng phòng, trưởng nhóm kiểm

toán của một trong những công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam có cung cấp dịch vụ

tư vấn về định giá chuyển nhượng. Phạm vi khảo sát là hoạt động thực thi các quy định

về định giá chuyển nhượng từ năm 2006 đến giữa năm 2008, căn cứ trên số hợp đồng.

Số liệu phần trăm trong các bảng 8, 9, 10 là trung bình cộng của ý kiến các chuyên gia.

§ Nhận định về mức độ tuân thủ theo Thông tư của các doanh nghiệp

Việc kê khai các giao dịch liên kết là cơ sở để cơ quan thuế đánh giá rủi ro về định giá

chuyển nhượng không hợp lý của doanh nghiệp. Do đó, việc kê khai đầy đủ, xác đáng

có thể giảm bớt rủi ro nghi vấn từ phía cơ quan thuế. Các công ty đa quốc gia thường

tiến hành phân tích xác định giá thị trường toàn cầu, và áp dụng cho các doanh nghiệp

thành viên. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cần lưuý rằng những việc này không thay thế công việc tuân thủ về xác định giá thị trường

trong giao dịch liên kết tại Việt Nam.

Các kiểm toán viên cho biết có chưa đến 10% doanh nghiệp thực sự chú trọng việc tuân

thủ các quy định của Thông tư bằng cách lập hồ sơ giá thị trường, đánh giá rủi ro giá

chuyển nhượng, thực hiện phân tích chức năng doanh nghiệp, cũng như nghiên cứu, soát Nhóm TCDN2_K33 75

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 76/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

xét lại quy trình xác định giá chuyển nhượng. Đa số doanh nghiệp thuê dịch vụ của các

công ty tư vấn để thực hiện những công việc trên.

Bảng 8: Một số dịch vụ chính mà công ty tư vấn đã cung cấp 2006 – 2008

Dịch vụ Tỷ trọngLập hồ sơ xác định giá thị trường của các giao dịch liên

kết35%

Đánh giá rủi ro liên quan đến hoạt động định giá

chuyển nhượng của doanh nghiệp28%

  Nghiên cứu/soát xét lại quy trình định giá chuyển

nhượng15%

Kê khai mẫu 01-2006 cho cơ quan thuế về các giao

dịch với bên liên kết trong năm11%

Tư vấn các quy định về định giá chuyển nhượng tại

Việt Nam và các vấn đề liên quan3%

Phân tích chức năng và tư vấn các vấn đề thuế liên

quan2%

Tư vấn các quy định về bên liên kết 2%Quản lý thuế toàn cầu 2%Tìm hiểu thông tin chung 2%Tổng cộng 100%

 Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu của các chuyên gia được phỏng vấn

Bảng 8 cho thấy, hơn một phần ba trong số các doanh nghiệp tìm đến chuyên gia tư vấn

để thuê dịch vụ lập hồ sơ xác định giá thị trường, đây là một hồ sơ quan trọng và là bằng

chứng của giao dịch theo giá thị trường. Do Thông tư mới có hiệu lực thi hành, các

hướng dẫn thực hiện của cơ quan thuế chưa rõ ràng, vì vậy, dù đã có kinh nghiệm về giá

chuyển nhượng ở những thị trường khác, nhiều doanh nghiệp vẫn tỏ ra thận trọng và tìm

đến sự hỗ trợ của các chuyên gia.

Bên cạnh đó, việc đánh giá rủi ro liên quan đến giá chuyển nhượng cũng được chú trọng

và chiếm 28% trong tổng số các “đơn đặt hàng”. Theo các chuyên gia, đánh giá rủi ro

 Nhóm TCDN2_K33 76  

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 77/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

cũng là một việc quan trọng giúp doanh nghiệp xác định mức độ rủi ro mà doanh nghiệp

có thể chấp nhận, từ đó xây dựng chiến lược hồ sơ định giá thị trường hiệu quả.

Bảng 9: Quốc gia đầu tư của các dự án có thuê tư vấn về định giá chuyển nhượng

Quốc gia Tỷ trọngHoa Kỳ 44% Nhật 33%Đài Loan 7%Đức 4%Hàn Quốc 4%Thụy Sĩ 4%Việt Nam 4%Tổng cộng 100%Quốc gia Tỷ trọngHoa Kỳ 44%

 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phỏng vấn

Mức độ tuân thủ Thông tư về xác định giá chuyển nhượng tại Việt Nam của doanh

nghiệp còn tùy thuộc vào kinh nghiệm tuân thủ những quy định tương tự của tập đoàn.

 Những doanh nghiệp xuất xứ từ những quốc gia mà các quy định về xác định giá chuyểnnhượng đã đi vào khuôn khổ có xu hướng chú trọng nhiều hơn đến việc tuân thủ các quy

định mới tại Việt Nam. Cụ thể, trong số các doanh nghiệp thuê dịch vụ của chuyên gia,

có đến 44% đến từ Mỹ, quốc gia xây dựng và phát triển những quy định về định giá

chuyển nhượng sớm nhất trên thế giới, mặc dù đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam giai đoạn

1988-2007 chỉ đứng thứ 8; tiếp đó là Nhật Bản (33%) (bảng 9).

Bảng 10: Tỷ trọng theo ngành đầu tư của các dự án có thuê chuyên gia tư vấn

Quốc gia Tỷ trọngHoa Kỳ 44% Nhật 33%Đài Loan 7%Đức 4%

 Nhóm TCDN2_K33 77  

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 78/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

Hàn Quốc 4%Thụy Sĩ 4%Việt Nam 4%Tổng cộng 100%

Quốc gia Tỷ trọngHoa Kỳ 44%

 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phỏng vấn

Ở những quốc gia mà các quy định về giá chuyển nhượng đã được thực thi trong một

thời gian dài, cơ quan thuế có xu hướng tập trung kiểm soát những giao dịch phức tạp và

các giao dịch vô hình. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Việt Nam sẽ tập trung kiểm tra

trước tiên những giao dịch hữu hình như giá chuyển nhượng tài sản cố định, nguyên vậtliệu và thành phẩm ở giai đoạn đầu áp dụng các quy định này (Bảng 10). Tuy nhiên, ta

cũng có thể thấy các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ thực sự chưa quan tâm nhiều

đến những quy định trên, dù tồn tại rủi ro về định giá chuyển nhượng trong ngành này

dưới dạng các hợp đồng tư vấn, giám sát, hay quản lý, v.v…

4. Kết luận và kiến nghị

4.1. Kiến nghị

Qua kết quả khảo sát, các tác giả đưa ra một số kiến nghị sau:

- Doanh nghiệp cần nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy định

về định giá chuyển nhượng là tiền đề để xây dựng một chính sách định giá hiệu quả

- Doanh nghiệp cần xác định, tìm hiểu sự khác biệt giữa việc định giá theo cơ sở thuế

với việc định giá cho mục đích quản lý hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

- Cơ quan thực thi cũng như doanh nghiệp cần nắm rõ những khác biệt giữa các quy

định về định giá chuyển nhượng của Việt Nam với một số quy định hiện hành trên thế

giới, và có giải pháp giải quyết các khác biệt

 Nhóm TCDN2_K33 78

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 79/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

- Cơ quan thực thi cũng như doanh nghiệp cần hiểu thấu đáo các mối quan hệ liên kết

trong tập đoàn theo quy định hiện hành, và xác định rõ cách thức ghi nhận và định giá

của các giao dịch liên kết

- Doanh nghiệp cần xác lập chính sách định giá cho mỗi giao dịch và kiểm tra tính nhấtquán giữa mục đích thuế và mục đích kinh doanh

- Doanh nghiệp cần lập và lưu trữ hồ sơ về hợp đồng với bên liên kết một cách linh hoạt

4.2. Kết luận

Định giá chuyển nhượng là một hoạt động phổ biến trong các tập đoàn đa quốc gia, là

một công cụ để các tập đoàn đa quốc gia tính toán lợi nhuận, kiểm soát vốn ở từng quốc

gia, tối thiểu hóa thuế phải nộp cho Nhà nước và giảm thiểu rủi ro trong đầu tư. Thực

chất, hoạt động định giá chuyển nhượng là một “con sóng ngầm” trong các dự án có vốn

đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam, có tác động mạnh mẽ đến nguồn thu ngân

sách của nước nhận đầu tư, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường cạnh tranh.

Thông tư 117/2005/TT-BTC ban hành vào cuối năm 2005, và có hiệu lực thi hành từ

ngày 26 tháng 1 năm 2006 thể hiện nỗ lực của Bộ Tài chính trong việc kiểm soát hoạtđộng định giá chuyển nhượng, chống thất thu thuế. Trong giai đoạn đầu áp dụng, các

quy định này còn một số tồn tại gây khó khăn cho doanh nghiệp lẫn cơ quan thuế trong

quá trình tuân thủ và kiểm soát. Việc thực thi chỉ dừng ở mức đối phó, kê khai những

giao dịch với bên liên kết, và rất ít doanh nghiệp chuẩn bị một hồ sơ toàn diện chứng

minh giá thị trường của giao dịch.

Để giảm thiểu rủi ro về giá chuyển nhượng, cả các cơ quan thực thi thông tư và cácdoanh nghiệp cần nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc định giá chuyển nhượng

 phù hợp, tìm hiểu những khác biệt về luật giữa các nước và cơ sở tính thuế với cơ sở 

hoạt động kinh doanh. Thêm vào đó, việc xác định chiến lược hồ sơ giá thị trường hợp

lý, và có kiểm tra định kỳ quá trình thực thi, và giải quyết kịp thời những khó khăn gặp

 phải là những giải pháp doanh nghiệp cần thực hiện trong giai đoạn hiện nay.

 Nhóm TCDN2_K33 79

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 80/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

3. Phương thức trốn thuế qua chuyển giá – Việt Nam nhận diện và xủ lý vấn

đề này

Trốn thuế qua chuyển giá có thể được thực hiện một cách bài bản ngay từ giai

đoạn đầu tư thông qua việc tính giá trị công nghệ, thương hiệu... (vốn vô hình) cao. Phầnvốn góp cao lên cùng tỉ lệ góp vốn cao, làm cho tỷ lệ lợi nhuận được chia cao hơn nhiều

so với vốn thực. Chuyển giá còn được thực hiện bằng cách tăng chi phí khấu hao (nghĩa

là lợi nhuận giảm).

Ví dụ: Khi doanh nghiệp nâng giá trị lên 1.000 USD với thời gian khấu hao 10

năm thì mỗi năm sẽ đưa vào chi phí 100 USD và như thế có nghĩa là thu nhập chịu thuế

giảm 100 USD; và với mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% như hiện nay, Nhà nước sẽ thấp thu 25 USD. Đến giai đoạn hoạt động, việc nâng giá vật tư, phụ tùng

đầu vào cũng kéo theo ngân sách bị thấp thu rất nhiều loại thuế. Chẳng hạn, khi doanh

nghiệp nâng giá lên 100.000 USD thì công ty mẹ không phải nộp một đồng thuế GTGT

nào (vì là hàng xuất khẩu), đồng thời được khấu trừ thuế đầu vào. Còn công ty con, phải

nộp thuế với hàng nhập khẩu nhưng bù lại, được khấu trừ khi bán sản phẩm.

Với thuế nhập khẩu:

• Hàng nằm trong diện miễn giảm: số tiền được miễn giảm = số thấp thu của Nhà

nước.

•  Ngay cả khi không nằm trong diện miễn giảm: số tiền nộp thuế cũng đã được đưa

vào chi phí và làm giảm thu nhập chịu thuế = một lượng tương đương.

Giả sử:

• Với trị giá hàng hóa được nâng lên là 100.000 USD và thuế suất thuế nhập khẩu

là 30% .

• Thuế nhập khẩu phải nộp là 30.000 USD (nghĩa là thu nhập chịu thuế giảm

30.000 USD). Nhóm TCDN2_K33 80

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 81/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

• Thuế thu nhập doanh nghiệp bị mất là: 30.000 x 25% = 7.500 USD

Thuế suất ở trong nước = nước ngoài:

Công ty mẹ ở nước ngoài tăng thu nhập chịu thuế lên 100.000 USD sẽ phải nộp thuếlà 25.000 USD, phần còn lại được coi như thu nhập là 75.000 USD. Công ty con giảm

thu nhập chịu thuế 100.000 USD sẽ giảm thuế thu nhập 25.000 USD.

Đây chính là khoản mà Nhà nước ta bị thất thu.

Thuế suất nước ngoài < Việt Nam:

Thuế thu nhập DN ở Đài Loan là 20%• Thuế thu nhập DN ở Việt Nam là 28% (trước đây)

Chi nhánh ở Đài Loan sẽ có thể tăng giá chuyển giao hàng hoá và dịch vụ cho chi nhánh

ở Việt Nam.

 Nếu khoản nâng giá là 100.000 USD lợi nhuận báo cáo ở Đài Loan sẽ tăng 100.000

USD & thuế nộp cho nước này tăng thêm 20.000 USD. Đồng thời lợi nhuận ở Việt Nam

giảm đi 100.000 USD.

Tức số thuế phải đóng ở đây giảm đi 28.000 USD. Như vậy thông qua chuyển giá quốc

tế công ty này đã "tiết kiệm" được 8.000 USD.

Chống chuyển giá

Hơn 60% hoạt động thương mại toàn cầu là giao dịch có khả năng chuyển giá.

Chống chuyển giá hiệu quả sẽ ngăn chặn được thất thoát thuế thu nhập và làm giảm

giá thành sản phẩm, mang lợi ích cho người tiêu dùng, tăng thu nhập cho ngân sách.

 Biểu hiện của chuyển giá ở Việt Nam:

Các doanh nghiệp có vốn FDI thường báo cáo chưa có lãi hoặc lỗ vốn. Theo Cục thuế

TP.HCM, 60% trong 3.500 doanh nghiệp FDI hoạt động trên địa bàn Thành phố báo lỗ Nhóm TCDN2_K33 81

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 82/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

trong năm 2009, năm 2008 là 50% và năm 2007 là 70%. Mới đây, Cục Thuế TP.HCM

đã tiến hành thanh tra thuế tại Khách sạn Equatorial (liên doanh giữa Công ty Dịch vụ

tổng hợp Hoàng Việt và Công ty Planego – Hồng Kông) và Khách sạn Metropolitan

(liên doanh giữa Công ty Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng và Công ty Saigon

Metropolitan Ltd. Thuộc Tập đoàn British Virgin Island – Vương quốc Anh). Tại các

cuộc thanh tra này, đã xác định được các khoản trốn thuế và lỗ lên tới hàng chục triệu

USD.

Còn theo thống kê của tỉnh Lâm Đồng, tình trạng báo lỗ của các doanh nghiệp

FDI trên địa bàn tỉnh này rất tồi tệ, khi có đến 104/111 doanh nghiệp có báo cáo lỗ trong

năm 2009. (Báo Đầu tư, số báo 83, ra ngày 12/7/2010).

 Nguyên nhân:

Về khách quan:

• Các chi phí liên quan đến công tác quản lý, tiền lương, các hợp đồng dịch vụ và

quản lý với nước ngoài đều ở mức cao.• Bên phía Việt Nam không có khả năng tài chính để “gánh chịu” khoản lỗ lớn để

tiếp tục liên doanh nên phải chuyển sang mô hình doanh nghiệp 100% vốn nước

ngoài cho phía đối tác.

• Sau đó, DN lại tiếp tục tồn tại, phát triển và kinh doanh có lãi.

Về chủ quan:

Trong quá trình sản xuất - kinh doanh dành chi phí quá lớn cho các chương trình:

khuếch trương thương hiệu, các chi phí thuê tư vấn, quản lý và bảo hộ quyền sở 

hữu…và bất chấp thua lỗ nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường cho công ty mẹ tại

Việt Nam bán với giá thấp hơn giá thành và tăng cường các công tác khuyến mại,

quảng cáo để thu hút khách hàng.

 Nhóm TCDN2_K33 82

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 83/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

Các giải pháp chống chuyển giá:

Thứ nhất:

Định giá trong các giao dịch liên kết theo giá thị trường (ALP).• Thông tư về chống chuyển giá được ban hành.

• Đưa ra định nghĩa rất rộng về các nước bên ngoài có quan hệ liên kết (mối quan

hệ về vốn, quyền kiểm soát chủ yếu hoặc tỷ lệ về các giao dịch bằng 20% hoặc

hơn); được áp dụng cả với giao dịch trong và ngoài nước.

•  Nghĩa vụ chuẩn bị các tài liệu chứng minh của doanh nghiệp: phải cung cấp các

tài liệu chứng minh trong vòng 30 ngày kể từ ngày cơ quan chức năng yêu cầu;

không qui định về thoả thuận xác định giá trước…

Thứ hai:

• Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp sửa đổi trong đó có riêng một phần quy định về

chuyển giá quốc tế.

• Quy định các cơ sở kinh doanh có trách nhiệm ''mua, bán, trao đổi và hạch toán

giá trị hàng hoá, dịch vụ theo giá thị trường''.

Thứ ba:

Cơ quan thuế được ấn định thuế để chống chuyển giá. Bộ Tài chính đã đồng ý cho cơ 

quan thuế được:

• Ấn định mức giá sử dụng để kê khai tính thuế.

• Ấn định thu nhập chịu thuế hoặc số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. (Trong

trường hợp cơ sở kinh doanh dựa vào tài liệu, dữ liệu và chứng từ không hợp

 pháp, không hợp lệ hoặc không nêu rõ nguồn gốc xuất xứ hàng hoá để xác định

mức giá, tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc các tỷ suất sinh lợi áp dụng trong giao dịch

liên kết).

Thứ tư:

 Nhóm TCDN2_K33 83

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 84/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

Thành lập tình báo hải quan. Tình báo hải quan được thành lập trên cơ sở lực lượng

trinh sát hải quan, nằm trong Cục điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan.

Cơ quan này sẽ có nhiệm vụ thu thập, phân tích, đánh giá thông tin làm cơ sở cho hải

quan chống buôn lậu, quyết định kiểm tra thực tế hàng hoá.

Thứ năm:

Tổng cục Thuế đề nghị:

• Xây dựng khung pháp lý về quyền quản lý thuế đối với các doanh nghiệp FDI 

nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan liên kết với các doanh nghiệp FDI. thuế

có thẩm quyền xử lý các thông tin liên quan đến các công ty

• Xây dựng và áp dụng các biện pháp chống chuyển giá có hiệu quả.

• Tiếp theo: Đề nghị nhà nước xóa bỏ cơ chế góp vốn của bên Việt Nam vào liên

doanh bằng quyền sử dụng đất và bất động sản.

•  Nâng cao trình độ quản lý- kinh doanh của những người có chức trách của phía

Việt Nam trong liên doanh.

• Gắn trách nhiệm quản lý vốn của nhà nước tại doanh nghiệp cho từng cá nhân

một cách rõ ràng hơn.

Quy định mới về xác định giá thị trường trong giao dịch liên kết

 Ngày 22/4/2010, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 66/2010/TT-BTC quy định

việc xác định giá thị trường trong giao dịch liên kết, thay thế Thông tư 117/2005/TT-

BTC (có hiệu lực từ 6/6/2010). Quy định mới chủ yếu phục vụ xác định nghĩa vụ thuế

thu nhập doanh nghiệp. Thông tư này hướng dẫn nội dung cụ thể, như nguyên tắc giá thị

trường; phương pháp xác định giá thị trường; phân tích, so sánh và các vấn đề liên quan

việc xác định giá thị trường trong giao dịch liên kết...

So với Thông tư 117/2005/TT-BTC, Thông tư 66/2010/TT-BTC có một số sửa

đổi quan trọng về kỹ thuật theo hướng thắt chặt quy định. Đơn cử, mức “khác biệt trọng

yếu” đã được quy định cụ thể là tăng hoặc giảm ít nhất 1% đơn giá sản phẩm giao dịch

 Nhóm TCDN2_K33 84

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 85/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

hoặc tăng, giảm ít nhất 0,5% tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất sinh lời. Việc lượng hóa

“khác biệt trọng yếu” có ý nghĩa quan trọng khi xác định giá thị trường...

Về cơ bản, các doanh nghiệp có giao dịch liên kết đều phải tuân thủ các nghĩa vụ sau:

Trước hết, doanh nghiệp phải lập và lưu trữ hồ sơ xác định giá thị trường làm bằng

chứng cho việc tuân thủ nguyên tắc giá thị trường. Hồ sơ phải tại thời điểm diễn ra giao

dịch và được cập nhật trong suốt quá trình diễn ra giao dịch. Như vậy, doanh nghiệp có

nghĩa vụ chủ động cung cấp bằng chứng chứng minh việc tuân thủ nguyên tắc giá thị

trường trong các giao dịch của mình với bên liên kết. Theo quy định, cơ quan thuế có

thể ấn định thuế thu nhập doanh nghiệp và áp dụng các chế tài phạt trong trường hợp

doanh nghiệp không có hoặc không thể xuất trình bộ chứng từ trong khung thời gian quy

định.Doanh nghiệp phải nộp tờ khai giao dịch liên kết và các phương pháp xác định

giá thị trường hàng năm theo Mẫu số 01/GCN-01/QLT, cùng tờ khai quyết toán thuế thu

nhập doanh nghiệp. Thông tư 66/2010/TT-BTC có đưa ra một số thay đổi trong biểu

mẫu, yêu cầu phải kê khai các giao dịch liên kết của mình chi tiết theo bên liên kết, tiêu

chí xác định quan hệ liên kết và phương pháp định giá giao dịch liên kết.

Một số vấn đề thực tiễn

Qua thực tế áp dụng quy định xác định giá thị trường của Việt Nam từ năm 2006tới nay có thể rút ra một số vấn đề sau:

• Lỗ kéo dài trong các trường hợp: mở rộng sản xuất - kinh doanh; giá chuyển

nhượng bị nghi ngờ là không tuân thủ nguyên tắc giá thị trường trong giao dịch

liên quan đến nguyên vật liệu, tài sản cố định, thành phẩm.

Lỗ từ hoạt động sản xuất - kinh doanh ở những công ty thực hiện các chức năng thông

thường, chịu rủi ro thấp theo dạng sản xuất theo hợp đồng hoặc gia công xuất khẩu. Các

công ty hoạt động trong lĩnh vực này nên áp dụng chính sách định giá chuyển nhượngnội bộ hợp lý để có mức lợi nhuận phù hợp cho hoạt động của họ trong giao dịch với các

 bên liên kết.

• Một số khoản chi phí kinh doanh có thể không được khấu trừ khi tính thuế thu

nhập doanh nghiệp, trên cơ sở phân chia lại rủi ro hợp lý giữa công ty Việt Nam

và các bên liên kết nước ngoài.

 Nhóm TCDN2_K33 85

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 86/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

• Không tính vào chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản trả

cho bên liên kết về phí dịch vụ, trong trường hợp các khoản chi này không có đủ

chứng cứ chứng minh tính hợp lý của dịch vụ và việc xây dựng giá dịch vụ.

Hiện quy định trong nước còn thiếu cụ thể về việc xác định giá thị trường cho dịch

vụ giữa các bên liên kết. Điều này đặt ra thách thức đối với các doanh nghiệp khi phải

chứng minh tính hợp lý của các khoản phí phải trả cho dịch vụ cung cấp nội bộ hoặc các

khoản hoàn trả phí dịch vụ cho hoạt động quản lý vùng. Thông lệ quốc tế cho thấy, việc

có hồ sơ chứng minh lợi ích thu được, các hoạt động cung cấp dịch vụ thực tế được thực

hiện, cùng với phương pháp tính phí là cơ sở hỗ trợ việc khấu trừ chi phí đối với các

khoản phí dịch vụ trả cho bên liên kết khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Việc sử dụng tài sản vô hình và lợi nhuận kinh doanh còn chưa nhất quán. Doanhnghiệp nên chú ý việc lý giải mức lợi nhuận đạt được với chi phí trả cho bên liên

kết, liên quan đến các khoản thanh toán chi phí như tiền bản quyền cho việc sử

dụng bí quyết kỹ thuật hoặc nhãn hiệu. Ví dụ, trong giao dịch giữa các bên liên

kết tại các nước đang phát triển, cơ quan thuế đặc biệt quan ngại việc doanh

nghiệp thanh toán quá nhiều tiền phí bản quyền, nhãn hiệu, trong khi doanh

nghiệp cũng chi trả nhiều cho marketing trong nước.

• Sự không nhất quán giữa chính sách xác định giá nội bộ đã được ghi chép tronghồ sơ với kết quả kinh doanh thực tế (sau khi đã loại bỏ tác động của những yếu

tố bên ngoài đến lợi nhuận). Bên cạnh đó, là tình trạng chính sách định giá không

được áp dụng đúng, mặc dù được ghi chép đầy đủ vào hồ sơ. Ví dụ, trường hợp

giá chuyển nhượng không được xác định theo các chính sách định giá nội bộ

hoặc doanh nghiệp không điều chỉnh để đạt được mức lợi nhuận đã được hoạch

định theo chính sách từ trước đó.

Để tránh hiểu lầm, cần phân biệt rõ trường hợp trên với trường hợp kết quả lợi nhuận

của doanh nghiệp không đạt được theo định hướng trong chính sách định giá nội bộ, dù

đã tuân thủ chính sách định giá nội bộ một các nghiêm ngặt. Khi đó, các yếu tố về kinh

tế và ngành kinh doanh cũng nên được xem xét trong bộ hồ sơ xác định giá thị trường.

Trong trường hợp đó, việc lập hồ sơ xác định giá thị trường đặc biệt hữu ích khi lợi

nhuận doanh nghiệp bị sụt giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu.

 Nhóm TCDN2_K33 86  

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 87/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

Chứng minh giá chuyển nhượng trong giao dịch liên kết

Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp sửa đổi ngày 17/06/2003 có hiệu lực từ ngày

01/01/2004 tại Điều 11 Chương III quy định: “các cơ sở kinh doanh có trách nhiệm mua

 bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ theo giá thị trường”. Mới đây, Bộ Tàichính đã có Thông tư số 117/2005/TT- BTC hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị

trường. Nhưng điều quan trọng đặt ra là chứng minh cho được đó là giá giao dịch theo

nguyên tắc độc lập. Vì thế, việc các công ty lập và lưu trữ hồ sơ liên quan đến xác định

giá chuyển nhượng trong các giao dịch liên kết sẽ rất cần thiết, làm giảm rủi ro bị thanh

tra. Rõ ràng, điều này đem lại lợi ích cho cả cơ quan thuế và đối tượng nộp thuế

(ĐTNT).

Liên quan đến xác định giá chuyển nhượng của từng giao dịch liên kết phụ thuộc vàodữ liệu thực tế và từng tình huống. Mặc dù các quy định quá cụ thể về các tài liệu cần

thiết để chứng minh giá chuyển nhượng theo nguyên tắc giao dịch độc lập có thể không

 phù hợp cho tất cả các trường hợp phát sinh, nhưng thực tế cho thấy, việc ban hành quy

định hướng dẫn ĐTNT về các tài liệu cần chuẩn bị để chứng minh, buộc ĐTNT phải

luôn cân nhắc và rà soát giá chuyển nhượng của mình có được xác định theo nguyên tắc

giao dịch giữa các bên độc lập hay không, nếu xem xét từ giác độ thuế. Đồng thời, yêu

cầu này cũng tạo thuận lợi hơn cho các công ty trong việc thực thi luật thuế, vì biết chắc

cơ quan thuế sẽ yêu cầu họ xuất trình những loại thông tin nào. Suy cho cùng, đây cũng

chính là điều mà cơ quan thuế mong đợi nhất trong quản lý thuế.

Tiêu thức để xác định “các doanh nghiệp có quan hệ liên kết” được đề cập rất cụ thể và

chi tiết, điều này được coi là nền tảng để trên cơ sở đó doanh nghiệp dễ dàng tham chiếu

và cơ quan thuế sẽ xác lập và khoanh vùng đối tượng chịu tác động, nhằm xem xét,

kiểm tra khi cần thiết. Thông thường, hai cơ sở kinh doanh (CSKD) sẽ được coi là cóquan hệ liên kết trong một kỳ tính thuế nếu trong kỳ đó:

- Một CSKD nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 20% vốn cổ phần hoặc tổng tài

sản của CSKD kia;

- Cả hai CSKD đều có ít nhất 20% vốn cổ phần hoặc tổng tài sản do một CSKD hoặc

 bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;

 Nhóm TCDN2_K33 87  

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 88/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

- Một CSKD là cổ đông lớn nhất nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp cổ phần có giá trị ít

nhất 10% vốn cổ phần hoặc tổng tài sản của một CSKD khác;

- Một CSKD bảo lãnh hoặc cho một CSKD khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào

với điều kiện khoản vay chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn củaCSKD đi vay;

- Một CSKD chỉ định thành viên lãnh đạo điều hành hoặc kiểm soát của một CSKD

khác với điều kiện số lượng các thành viên được CSKD thứ nhất chỉ định chiếm trên

50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành, hoặc kiểm soát của CSKD thứ hai; hoặc

một thành viên được CSKD thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài

chính hoặc hoạt động kinh doanh của CSKD thứ hai;

- Hai CSKD cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên

 ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động KD được chỉ

định bởi một bên thứ ba; hoặc

- Hai CSKD được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động

kinh doanh bởi các cá nhân cùng là thành viên của một gia đình trong các mối quan hệ

giữa vợ và chồng; bố, mẹ và các con (không phân biệt con đẻ, con nuôi hoặc con dâu,

con rể); anh, chị, em có cùng cha, mẹ (không phân biệt cha, mẹ đẻ, cha, mẹ nuôi); ông, bà và cháu có quan hệ huyết thống; cô, chú, bác, cậu, dì và cháu có quan hệ huyết thống

với nhau;

- Hai CSKD có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở 

thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài;

- Một CSKD sản xuất, kinh doanh sản phẩm sử dụng tài sản vô hình và/hoặc quyền sở 

hữu trí tuệ của một CSKD khác với điều kiện chi phí phải trả cho việc sử dụng tài sản vô

hình và/hoặc quyền sở hữu trí tuệ đó chiếm trên 50% giá vốn (hoặc giá thành) sản phẩm;

- Một CSKD cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp trên 50% tổng giá trị nguyên vật liệu,

vật tư hoặc sản phẩm đầu vào (không bao gồm chi phí khấu hao đối với tài sản cố định)

để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm đầu ra có liên quan của một

CSKD khác;

 Nhóm TCDN2_K33 88

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 89/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

- Một CSKD kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp trên 50% sản lượng tiêu thụ (tính theo

từng chủng loại sản phẩm) của một CSKD khác;

- Hai CSKD có thỏa thuận hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng.

Kinh nghiệm thế giới

 Nguyên tắc xem xét trên cơ sở không quen biết (Arm’s Length Consideration) là

nguyên tắc cơ bản nhất và là nguyên tắc mở đầu trong hệ thống các quy định về nguyên

tắc xác định giá thị trường của các nước. Có thể thấy rõ điều này qua quy định của một

số quốc gia sau.

 Điều 136AA(3)(d) Luật thuế Thu nhập của Australia:

Tham chiếu giá thị trường tự do đối với việc nhận được tài sản là tham chiếu những kếtquả hợp lý được mong đợi hay đã được thực hiện nếu tài sản này được trao đổi theo một

thỏa thuận giữa các bên độc lập giao dịch với nhau trên cơ sở không quen biết.

 Điều 13 Luật thuế Thu nhập đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của

Trung Quốc:

Việc nhận hay trả các khoản tiền và phí trong các nghiệp vụ giao dịch của các doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập hay cư trú tại Trung Quốc và các doanh

nghiệp liên kết khác phải được thực hiện theo cách thức mà các doanh nghiệp độc lập

khác thu hay chi trả. Nếu việc thu hay chi trả các khoản tiền và phí này không được thực

hiện theo đúng cách thức mà các doanh nghiệp độc lập thực hiện và dẫn đến kết quả là

làm giảm thu nhập chịu thuế, cơ quan thuế có quyền thực hiện các điều chỉnh hợp lý.

 Điều 18(3) Luật thuế Thu nhập số 10/1994 của Indonesia:

 Nhằm mục đích tính toán thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp có mối quan hệ đặc

 biệt với một doanh nghiệp khác, cơ quan thuế được quyền xác định trước tổng số thunhập và các khoản giảm trừ nợ phù hợp với các thông lệ kinh doanh hợp lý thông

thường không bị tác động bởi các mối quan hệ đặc biệt.

 Điều 65(4) trong mẫu Hiệp định tránh đánh thuế trùng của Thái Lan:

Trong trường hợp chuyển giao tài sản, cung cấp dịch vụ mà không có các cơ sở 

 pháp lý; hoặc tiền vay mà không trả lãi, hay các phí dịch vụ, hoặc có trả nhưng ở mức Nhóm TCDN2_K33 89

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 90/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

thấp hơn giá trị thị trường thì cơ quan chức năng có quyền áp đặt các khoản chi trả theo

giá thị trường vào ngày tài sản được chuyển giao, dịch vụ được thực hiện và tiền được

cho vay.

Các cơ quan thuế hàng đầu trên thế giới thậm chí còn tiến xa hơn. Không chỉdừng lại ở quy định đơn lẻ của từng nước, tháng 3/2003, các thành viên của PATA

(Hiệp hội các nhà quản lý thuế Thái Bình Dương), bao gồm úc, Canada, Nhật Bản và

Hoa Kỳ hoàn thành Bộ hồ sơ chứng minh giá chuyển nhượng, trong đó thống nhất các

nguyên tắc cho ĐTNT khi lập hồ sơ, nhằm giảm bớt gánh nặng về quy định pháp lý, chi

 phí cho các công ty đa quốc gia và tạo nên tính chắc chắn về việc ĐTNT sẽ không bị

 phạt, nếu lập được hồ sơ đáp ứng các nguyên tắc của bộ hồ sơ này khi thực hiện các giao

dịch qua biên giới và các bên liên kết.Cơ quan thuế của các nước có nhiệm vụ kiểm tra, điều chỉnh và đưa ra các phán

quyết cuối cùng sau khi đã tranh luận với công ty trả thuế. Tại điểm này, yêu cầu về việc

lưu trữ và xuất trình tài liệu chứng minh của công ty trả thuế một lần nữa cho thấy có vai

trò rất quan trọng. Trong trường hợp công ty trả thuế bị phát hiện sử dụng giá chuyển

nhượng nhằm giảm số thuế phải nộp, cơ quan thuế sẽ tiến hành truy thu số thuế chênh

lệch (là kết quả của việc lấy số thuế thực tế phải nộp do cơ quan thuế tính toán trừ số

thuế do công ty trả thuế khai báo). Bên cạnh đó, công ty trả thuế sẽ còn phải chịu các

khoản nộp phạt sau đây (Quy định về xử phạt đối với vấn đề giá chuyển nhượng tại các

nước Châu á - Thái Bình Dương):

 Australia: Số tiền phạt sẽ là 50% số thuế tránh được nếu công ty trả thuế sử dụng giá

chuyển nhượng với mục đích chính hay duy nhất là giảm thiểu số thuế phải nộp. Số tiền

 phạt là 25% số thuế tránh được nếu công ty trả thuế sử dụng giá chuyển nhượng nhằm

các mục đích khác.Trung Quốc: Trường hợp công ty trả thuế không khai báo về giá chuyển nhượng đúng

hạn, thì cơ quan thuế sẽ ấn định khoản tiền phạt lên đến 2.000RMB và có thể lên đến

10.000RMB trong trường hợp nghiêm trọng.

 Nhóm TCDN2_K33 90

5/14/2018 81680810-Vâ ́n-đê ̀-chuyê ̉n-gia-TCDN2-K33 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/81680810-van-de-chuyen-gia-tcdn2-k33 91/91

 

Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia GVHD: Lê Thị Hồng Minh

 Ấn Độ: Cơ quan thuế địa phương có thể ấn định mức phạt lên đến 300% so với mức

chênh lệch về số thuế phải nộp (giữa số thuế do công ty trả thuế khai báo và số thuế do

cơ quan thuế tính lại).

Các công ty trả thuế được yêu cầu tính trước thu nhập chịu thuế trong một năm và cónghĩa vụ phải nộp thuế trước. Trường hợp không hoàn thành nghĩa vụ này thì khoản

chậm nộp phải chịu lãi suất 18%/năm.

 Hàn Quốc: Số tiền phạt sẽ được ấn định từ 10% đến 30% đối với số chênh lệch thuế

thu nhập, ngoài ra công ty còn phải chịu lãi suất đối với khoản nộp bổ sung (được coi

như chậm nộp) là 18,25%/năm.

 Nếu công ty trả thuế không trình ra được các tài liệu chứng minh theo yêu cầu thì có

thể bị phạt đến 30 triệu Won (23.000USD).

 Philippines: Công ty trả thuế sẽ bị phạt với số tiền tương đương 25% - 50% so với số

thuế chênh lệch. Ngoài ra, số thuế chênh lệch này bị coi như là một khoản chậm nộp và

 phải chịu lãi suất 20%/năm.

 Nhóm TCDN2_K33 91