9

A. M - ecovis.com · Hàng hóa, d ịch v ụ mua vào theo ph ươ ng th ức bù tr ừ gi ữa giá tr ị hàng hóa (d ịch vụ) mua vào v ới giá tr ị hàng hóa (d

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

A. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý VỀ HÓA ĐƠN

I. Đối với hóa đơn đầu vào

1. Các quy định về hóa đơn đủ điều kiện khấu trừ

Về quy định hóa đơn mua vào có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải chuyển tiền qua

ngân hàng thanh toán mới được khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Cần lưu ý:

� Hóa đơn mua cùng trong một ngày:

Nếu trong cùng một ngày mua liên tiếp hàng hóa của một đơn vị nhưng chia nhỏ ra

làm nhiều hóa đơn giá trị gia tăng giá trị dưới 20 triệu đồng để làm cơ sở thanh toán

tiền mặt thì vẫn bị loại thuế giá trị gia tăng. Do vậy cần phải để ý khi nhận hóa đơn

của một đơn vị trong một ngày xem số tiền mua bán có vượt quá 20 triệu đồng hay

không.

� Hóa đơn thanh toán làm nhiều lần:

Trường hợp thanh toán nhiều lần hóa đơn đó thì tất cả các lần đều phải chuyển khoản

qua Ngân hàng, kể cả lần đặt cọc đầu tiên để làm cơ sở cho việc mua bán. Còn trường

hợp nếu đã đặt cọc bằng tiền mặt và khấu trừ luôn vào tiền hàng thì yêu cầu nhà cung

cấp trả lại tiền đặt cọc đó và chuyển trả lại cho nhà cung cấp qua Ngân hàng. Nếu

không phần tiền mặt đó sẽ không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng trong hóa đơn

mua vào.

� Chuyển tiền qua ngân hàng:

Việc chuyển tiền qua Ngân hàng để thanh toán cho hóa đơn từ 20 triệu đồng trở lên có

nghĩa là phải chuyển từ tài khoản Ngân hàng mang tên công ty mình sang tài khoản

ngân hàng mang tên nhà cung cấp, do đó nếu chuyển tiền từ một tài khoản không

mang tên mình hoặc chuyển tiền sang một tài khoản không mang tên công ty người

bán trên hóa đơn thì đều không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng.

� Thời điểm thanh toán:

Tại thời điểm kê khai nếu chưa đến thời hạn thanh toán theo hợp đồng và người mua

hàng chưa trả tiền thì vẫn được kê khai thuế giá trị gia tăng khấu trừ bình thường,

nhưng nếu đến thời hạn quyết toán, thời hạn thanh toán đã hết mà vẫn chưa thanh toán

thì phần thuế giá trị gia tăng này bị loại ra và không được khấu trừ.

� Phương thức thanh toán bù trừ:

Hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ giữa giá trị hàng hóa (dịch vụ)

mua vào với giá trị hàng hóa (dịch vụ) bán ra cũng được coi là thanh toán qua Ngân

hàng; trường hợp sau khi bù trừ công nợ mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng

tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có

chứng từ thanh toán qua Ngân hàng.

Về quy định hóa đơn mua vào có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải chuyển tiền qua

ngân hàng thanh toán mới được khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Cần lưu ý:

� Hóa đơn mua cùng trong một ngày:

Nếu trong cùng một ngày mua liên tiếp hàng hóa của một đơn vị nhưng chia nhỏ ra

làm nhiều hóa đơn giá trị gia tăng giá trị dưới 20 triệu đồng để làm cơ sở thanh toán

tiền mặt thì vẫn bị loại thuế giá trị gia tăng. Do vậy cần phải để ý khi nhận hóa đơn

của một đơn vị trong một ngày xem số tiền mua bán có vượt quá 20 triệu đồng hay

không.

� Hóa đơn thanh toán làm nhiều lần:

Trường hợp thanh toán nhiều lần hóa đơn đó thì tất cả các lần đều phải chuyển khoản

qua Ngân hàng, kể cả lần đặt cọc đầu tiên để làm cơ sở cho việc mua bán. Còn trường

hợp nếu đã đặt cọc bằng tiền mặt và khấu trừ luôn vào tiền hàng thì yêu cầu nhà cung

cấp trả lại tiền đặt cọc đó và chuyển trả lại cho nhà cung cấp qua Ngân hàng. Nếu

không phần tiền mặt đó sẽ không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng trong hóa đơn

mua vào.

� Chuyển tiền qua ngân hàng:

Việc chuyển tiền qua Ngân hàng để thanh toán cho hóa đơn từ 20 triệu đồng trở lên có

nghĩa là phải chuyển từ tài khoản Ngân hàng mang tên công ty mình sang tài khoản

ngân hàng mang tên nhà cung cấp, do đó nếu chuyển tiền từ một tài khoản không

mang tên mình hoặc chuyển tiền sang một tài khoản không mang tên công ty người

bán trên hóa đơn thì đều không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng.

� Thời điểm thanh toán:

Tại thời điểm kê khai nếu chưa đến thời hạn thanh toán theo hợp đồng và người mua

hàng chưa trả tiền thì vẫn được kê khai thuế giá trị gia tăng khấu trừ bình thường,

nhưng nếu đến thời hạn quyết toán, thời hạn thanh toán đã hết mà vẫn chưa thanh toán

thì phần thuế giá trị gia tăng này bị loại ra và không được khấu trừ.

� Phương thức thanh toán bù trừ:

Hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ giữa giá trị hàng hóa (dịch vụ)

mua vào với giá trị hàng hóa (dịch vụ) bán ra cũng được coi là thanh toán qua Ngân

hàng; trường hợp sau khi bù trừ công nợ mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng

tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có

chứng từ thanh toán qua Ngân hàng.

2. Chú ý khấu trừ đối với tài sản cố định

Nếu tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống (trừ ô tô sử dụng cho vào

kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có giá

trị vượt trên 1,6 tỷ đồng thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào tương ứng với phần trị giá

vượt trên 1,6 tỷ đồng đó thì sẽ không được khấu trừ, nhưng nếu có ngành nghề là vận

tải thì lại được khấu trừ.

3. Hóa đơn đã kê khai năm trước năm sau hạch toán

Hóa đơn nếu đã kê khai trên tờ khai của năm nay nhưng lại không đưa vào hạch toán

của năm mà lại hạch toán sang năm sau thì giá trị gia tăng của hóa đơn của năm đó sẽ không được khấu trừ.

4. Các hóa đơn thuê văn phòng

Một số doanh nghiệp thuê văn phòng là các căn hộ của các cá nhân không phát hành

hóa đơn giá trị gia tăng, do vậy phải lên cơ quan thuế mua hóa đơn bán hàng để phát

hành hóa đơn cho doanh nghiệp và nộp các loại thuế bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Đặc biệt loại hóa đơn này không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng, tuy nhiên một số

kế toán ở một số đơn vị nhìn thấy trong bảng tính thuế của cơ quan thuế thì có phần

thuế giá trị gia tăng nên lập vào bảng kê chứng từ. Loại thuế này sẽ bị loại bỏ khi

quyết toán.

5. Hóa đơn đối với dự án

Thuế giá trị gia tăng của một số dự án trong doanh nghiệp nếu đến thời điểm quyết toán đã bị hủy bỏ thì sẽ không được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đó. Cho nên, cần

phải chuyển các chi phí đó sang các dự án đang hoạt động hoặc đã hoàn thành để tránh bị loại khoản thuế này.

6. Các hóa đơn bị mất thì phải làm thế nào?

Hóa đơn GTGT bị mất phải photo lại liên 1 và xin xác nhận sao y bản chính của công

ty xuất hóa đơn, gửi thông báo mất hóa đơn GTGT theo mẫu Mẫu số: BC21/AC (Ban

hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính), tiến hành nộp phạt theo quy định - thì mới được coi là hợp lệ và được khấu trừ thuế GTGT.

II. Đối với hóa đơn đầu ra

1. Viết nội dung trên hóa đơn

Cần phải chú ý đến câu chữ khi viết hóa đơn nếu không sẽ đang ở một mức thuế suất thấp bị bắt nâng lên một mức thuế rất cao. Ví dụ như ở một doanh nghiệp có ngành

nghề kinh doanh vận tải trong thời kỳ được giảm thuế giá trị gia tăng cho hoạt động

vận tải từ 10% xuống còn 5%. Nếu hóa đơn ghi là dịch vụ vận tải thì sẽ được hưởng

mức thuế suất là 5% nhưng nếu ghi là cho thuê xe thì mức thuế suất sẽ lại là 10%.

2. Kiểm tra có bỏ sót hóa đơn không

Phải rà soát lại toàn bộ hóa đơn xuất ra mỗi tháng, để chắc chắn không bỏ sót hóa đơn

nào, nếu bỏ sót thì ngay lập tức phải lập hóa đơn bổ sung và kê khai nộp thuế.

3. Các sản ph�m sử dụng nội bộ phải xuất hóa đơn

Trong trường hợp doanh nghiệp trả lương cho người lao động bằng sản phNm hàng

hóa thành phNm của mình, xuất hàng biếu tặng, làm từ thiện…. đều phải xuất hóa đơn

và kê khai nộp thuế giá trị gia tăng. Đặc biệt cần thống kê khoản này và xuất hóa đơn

bổ sung nếu chưa xuất tránh bị phát hiện lúc quyết toán sẽ bị phạt và cộng lãi phạt.

B. CHẾ ĐỘ THAI SẢN 2016

1. Đối tượng áp dụng

(i) Người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, HĐLĐ

xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn

từ đủ 03 đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa người sử dụng lao động

(NSDLĐ) với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của

pháp luật về LĐ.

(ii) Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.

(iii) Cán bộ, công chức, viên chức.

(iv) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ

chức cơ yếu.

(v) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp

vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ

yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

(vi) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền

lương.

2. Điều kiện hưởng

(i) Người lao động (NLĐ) được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường

hợp sau đây:

• LĐ nữ mang thai.

• LĐ nữ sinh con.

• LĐ nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.

• NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.

• LĐ nữ đặt vòng tránh thai, NLĐ thực hiện biện pháp triệt sản.

• LĐ nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.

(ii) Và thỏa các điều kiện tại Khoản 2, 3, 4 Điều 31 Luật BHXH 2014

3. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai

(i) Trong thời gian mang thai, LĐ nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần (mỗi lần

01 ngày); trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh

lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

(ii) Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính theo ngày làm việc không kể ngày

nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

4. Thời gian hưởng chế độ khi s�y thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai

bệnh lý

(i) Khi sNy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì LĐ nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thNm

quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

• 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi.

• 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi.

• 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi.

• 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

(ii) Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày

nghỉ hằng tuần.

5. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

(i) LĐ nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là

06 tháng. Trường hợp LĐ nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con,

người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

(ii) LĐ nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản

như sau:

• 05 ngày làm việc.

• 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

• Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ

thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc.

• Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm

việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính trong khoảng thời gian 30 ngày

đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Xem thêm tại Khoản 3, 4, 5, 6, 7 Điều 34 Luật BHXH 2014.

6. Chế độ thai sản của LĐ nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ

(i) LĐ nữ mang thai hộ được hưởng chế độ khi khám thai, sNy thai, nạo, hút thai, thai

chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và chế độ khi sinh con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1

Điều 34 của Luật BHXH 2014. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao

đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ

vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

(ii) Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con

cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

7. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi

(i) NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai

sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

(ii) Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng chế độ thai

sản quy định tại Khoản 2 Điều 31 của Luật BHXH 2014 thì chỉ cha hoặc mẹ được

nghỉ việc hưởng chế độ.

8. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai

(i) Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì NLĐ được hưởng chế độ thai sản theo

chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thNm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa

được quy định như sau:

• 07 ngày đối với LĐ nữ đặt vòng tránh thai.

• 15 ngày đối với NLĐ thực hiện biện pháp triệt sản.

(ii) Thời gian hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng

tuần.

9. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

LĐ nữ sinh con hoặc NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một

lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng LĐ nữ sinh con hoặc tháng

NLĐ nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần

bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

10. Mức hưởng chế độ thai sản

Được quy định cụ thể tại Điều 39 của Luật BHXH 2014.

11. LĐ nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con

(i) LĐ nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại Khoản 1

hoặc Khoản 3 Điều 34 của Luật BHXH 2014 khi có đủ các điều kiện sau đây:

� Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng.

� Phải báo trước và được NSDLĐ đồng ý.

(ii) Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, LĐ nữ đi làm trước khi hết thời hạn

nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 3 Điều 34 của Luật BHXH 2014.

12. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

(i) LĐ nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, Khoản 1

hoặc Khoản 3 Điều 34 của Luật BHXH 2014, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm

việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05

ngày đến 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày

nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối

năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm

trước.

(ii) Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do

NSDLĐ và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng

LĐ chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do NSDLĐ quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng

sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

• Tối đa 10 ngày đối với LĐ nữ sinh một lần từ hai con trở lên.

• Tối đa 07 ngày đối với LĐ nữ sinh con phải phẫu thuật.

• Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

(iii) Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30%

mức lương cơ sở.

Nội dung nêu trên được quy định tại Luật BHXH 2014.

C. CÁC KHOẢN TÍNH ĐÓNG & KHÔNG TÍNH ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI (BHXH)

Theo Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH các khoản tính đóng và không tính đóng

BHXH được quy định như sau:

1. Các khoản tính đóng BHXH

Phụ cấp lương (là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động,

tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức

lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ)

• Phụ cấp chức vụ, chức danh

• Phụ cấp trách nhiệm

• Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

• Phụ cấp thâm niên

• Phụ cấp khu vực

• Phụ cấp lưu động

• Phụ cấp thu hút

• Các phụ cấp có tính chất tương tự

2. Các khoản không tính đóng BHXH

• Khoản chế độ và phúc lợi

• Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng

kiến.

• Tiền ăn giữa ca

• Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ

• Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết

hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó

khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

• Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác

This publication has been prepared for general guidance on matters of interest only, and does not constitute professional

advice. For further information, please contact Ecovis VSBC, Huong Ngo Thu at [email protected]