41
a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 25 tháng 6 năm 2018

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH …thutuchanhchinh.vn/noidung/tintuc/Lists/DiemBao/Attachments/1463/DB...của doanh nghiệp, của nền kinh tế

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

a

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

ĐIỂM BÁO

Ngày 25 tháng 6 năm 2018

Bộ, ngành

1. Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng đề nghị chỉnh sửa 9 luật

2. Gần 3.200 doanh nghiệp tham gia cơ chế một cửa quốc gia

3. Cải cách thủ tục hành chính: Thuế, Hải quan được DN đánh giá cao nhất

4. Bộ Công thương kết nối 6 dịch vụ công với Cổng thông tin một cửa quốc gia

5. Xã hội hóa kiểm tra chuyên ngành giúp giảm gánh nặng cho cơ quan hải quan

6. Chống tham nhũng: Thanh lọc bộ máy, cải thiện môi trường đầu tư

7. Mở rộng đối tượng đủ điều kiện ra nước ngoài thi sắc đẹp

8. Bãi bỏ quy định nhà phân phối phải có 100.000 bình gas

9. Thay đổi công nghệ, đề xuất xây dựng hành lang pháp lý phù hợp

10. EU đề nghị hoãn thực thi Nghị định 116, Bộ GTVT lên tiếng

Địa phương

11. Hà Nội và Munich thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực

12. Nhiều mô hình cải cách hành chính hiệu quả ở Đồng Nai

13. TPHCM: Gỡ các rào cản để kinh tế tăng trưởng bền vững

14. Xã, phường đặt biển cấm chụp ảnh, đúng không?

1. Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng đề nghị chỉnh sửa 9 luật Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng đã kiến nghị chỉnh sửa các quy

định tại 9 luật và các văn bản hướng dẫn nhằm bãi bỏ 37 rào cản

cho doanh nghiệp.

Trong tờ trình gửi đến Thủ tướng, Tổ tư vấn khẳng định 37 khó khăn,

vướng mắc trên đang gây nhiều phiền hà, tốn kém về thời gian và tiền

bạc, làm mất cơ hội kinh doanh và có thể giảm tiềm năng tăng trưởng

của doanh nghiệp, của nền kinh tế.

Cải cách làm một số bộ, ngành mất quyền lực

Thực hiện chương trình công tác năm 2018, Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ

tướng Chính phủ, hiện có 16 thành viên, đã tiến hành rà soát 9 luật.

Nhà máy sản xuất hàng điện tử ở Việt Nam (Ảnh: Tuổi trẻ)

Kết quả cho thấy, các quy định hiện hành trong 9 luật và các văn bản

dưới luật đang gây ra 37 vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình

chuẩn bị, thực hiện dự án đầu tư.

Cụ thể, có 6 vướng mắc do chồng chéo giữa các quy định, 16 vướng

mắc do những mâu thuẫn hoặc không tương thích giữa các quy định, 8

vướng mắc do quy định không rõ ràng, thiếu cụ thể, và 7 vướng mắc do

quy định bất hợp lý.

Theo Tổ tư vấn Kinh tế, có 3 nguyên nhân cơ bản gây ra 37 rào cản

trên.

Thứ nhất là thủ tục đầu tư, xây dựng đối với một dự án đầu tư được quy

định phân tán tại nhiều văn bản luật, được thực hiện bởi nhiều cơ quan

có thẩm quyền khác nhau từ trung ương đến địa phương.

Thứ hai, không có sự phối hợp, kết nối giữa các cơ quan có liên quan

trong thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến dự án đầu tư.

Do đó, không thể có sự phối hợp hay nỗ lực chung của các bộ, ngành

trong cải cách thủ tục hành chính, tháo bỏ rào cản đối với doanh nghiệp

trong lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường, đấu thầu, nhà ở,

trong nhiều năm qua.

Thứ ba, những vướng mắc, khó khăn trong lĩnh vực này liên quan đến

thẩm quyền của các cơ quan liên quan và các thủ tục hành chính do

chính họ thực hiện.

Chính vì thế, mỗi cải cách, thay đổi đều làm cho một hay một số cơ quan

có liên quan mất, hoặc giảm dần quyền lực, tác động bất lợi đến quyền

và lợi ích của các cơ quan đó.

Thậm chí những cơ quan, tổ chức bị mất quyền, mất lợi luôn chống lại

những cải cách cần thiết. Ngay cả những cơ quan không bị mất quyền

lợi cũng không muốn cải cách, thay đổi.

Đề nghị sửa đổi 9 luật liên quan

Hàng loạt các vướng mắc trong 9 luật đã được Tổ tư vấn Kinh tế của

Thủ tướng liệt kê trong tờ trình gửi đến Thủ tướng.

Chẳng hạn đó là thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại Luật

Đầu tư, Luật Nhà ở chồng chéo.

Bên cạnh đó, mâu thuẫn trong quy định về điều kiện vốn tối thiểu của

chủ đầu tư trong đấu giá quyền sử dụng đất giữa Luật kinh doanh bất

động sản và Luật đất đai.

Thêm nữa, xung đột về phạm vi quyền chuyển nhượng dự án bất động

sản giữa Luật Đầu tư và Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở và

Luật Đất đai.

Một điều nữa là sự không rõ ràng và có sự khác biệt lớn về trình tự thủ

tục đầu tư dự án quy mô trên 5.000 tỷ đồng giữa pháp luật về đầu tư và

pháp luật về quản lý vốn nhà nước…

Tổ tư vấn đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành rà soát các quy

định nói trên và xem xét đề xuất chỉnh sửa trong tháng 6/2018.

Bình luận về vấn đề này, ông Lê Đăng Doanh, nguyên thành viên Ban

nghiên cứu của Thủ tướng, đánh giá rằng việc rà soát, phát hiện 37 rào

cản, vướng mắc, thuộc 9 luật là bước khởi đầu quan trọng để tiếp tục cải

thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Theo ông Doanh, khi đã xác định rõ các rào cản thì không nên câu nệ,

ngại ngần, phải kiên chì, cầu thị để sửa đổi.

Hơn nữa, theo ông Doanh, Việt Nam đã tham gia Hiệp định Đối tác Toàn

diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), có rất nhiều cam kết

trong CPTPP không phù hợp với luật hiện hành, trước sau Việt Nam

cũng phải sửa.

Vị cựu Viện trưởng Viện CIEM cho rằng để bãi bỏ tất cả 37 rào cản này

cần phải làm rõ, chứng minh, và đưa ra nghị quyết của Chính phủ, hoặc

kiến nghị Quốc hội ra một Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

để bãi bỏ những điều này, sửa đổi điều kia.

Theo ông Doanh, Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cần tổ chức đối thoại

với các bộ đã dự thảo ra các luật đó.

Sau khi đối thoại, các bộ có thể đồng ý sửa đổi luật; còn trong trường

hợp không đồng ý, cần báo cáo trực tiếp Thủ tướng xem xét, giải quyết.

"Tôi thấy rằng, Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng hiện nay cũng có vai trò

tương tự như Tổ công tác của Thủ tướng về thực hiện Luật Doanh

nghiệp trước đây. Đó là điều thuận lợi để có thể hoạt động độc lập, hiệu

quả được. Mặt khác, tổ tư vấn nghiên cứu của Thủ tướng hiện nay hoạt

động hiệu quả hơn vì có một bộ máy nghiên cứu đứng sau. Nếu tổ tư

vấn chỉ đi công tác, nghe chỗ này, chỗ kia biết thế thôi, khó mà phát

hiện, quy trách nhiệm", ông Doanh nói./.

9 luật được đề nghị chỉnh sửa bao gồm: Luật đầu tư, Luật nhà ở, Luật

Bảo vệ môi trường, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Đất

đai, Luật Đấu thầu, Luật Dân sự, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước

đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng cũng đề nghị sửa đổi một số văn bản

dưới luật điều chỉnh công tác chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư.

Để phát hiện ra 37 vướng mắc, khó khăn trong thực hiện dự án đầu tư,

nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương

(CIEM) mất nhiều tháng rà soát, nghiên cứu các văn bản pháp luật liên

quan, khảo sát thực tiễn ở địa phương, khảo sát và tham vấn hàng trăm

doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, các chuyên gia.

Theo tuoitre.vn

2. Gần 3.200 doanh nghiệp tham gia cơ chế một cửa quốc gia Theo Tổng cục Hải quan, đồng thời với việc triển khai cơ chế một cửa

quốc gia, Việt Nam là thành viên tích cực trong khu vực tham gia cơ chế

một cửa ASEAN (ASW). Cụ thể, từ 1/1/2018, Việt Nam là một trong 5

quốc gia đầu tiên trong khu vực thực hiện chính thức ASW cùng với

Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan.

Cũng theo Tổng cục Hải quan, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về đẩy

mạnh kết nối thủ tục tham gia cơ chế một cửa quốc gia, một số bộ,

ngành đã tích cực vào cuộc, điển hình như Bộ Khoa học và Công nghệ.

Gần 3.200 doanh nghiệp tham gia cơ chế một cửa quốc gia

(Ảnh minh họa: KT)

Công bố của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học

và Công nghệ) cho thấy, từ 22/6/2018, đơn vị này thực hiện 3 thủ tục

hành chính qua cơ chế một cửa quốc gia, gồm: thủ tục kiểm tra về đo

lường đối với phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn khi nhập

khẩu; thủ tục phê duyệt phương tiện đo nhập khẩu; thủ tục cấp giấy

chứng nhận lưu hành tự do.

Trước đó, Bộ Khoa học và Công nghệ mới có 1 thủ tục thực hiện trên

NSW là kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm

quản lý của bộ này. Như vậy đến nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã

triển khai được 4 thủ tục tham gia NSW, qua đó góp phần tạo thuận lợi

cho doanh nghiệp, theo mục tiêu cải cách của Chính phủ đề ra./.

Theo vov.vn

3. Cải cách thủ tục hành chính: Thuế, Hải quan được DN đánh giá cao nhất "Thuế và Hải quan là hai ngành được doanh nghiệp (DN) đánh giá

cao nhất về sự đổi mới tích cực, công tác cải cách thủ tục hành

chính trong thời gian qua...", ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch

kiêm Tổng thư kí Hiệp hội DNNVV TP. Hà Nội nhấn mạnh.

Thuế và Hải quan được đánh giá cao nhất

Theo Báo cáo tình hình cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng

cao Chỉ số PCI (chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh) 6 tháng đầu năm 2018 của

Hiệp hội DN nhỏ và vừa (NVV) TP. Hà Nội, trong thời gian qua, các sở,

ban, ngành đã có nhiều chuyển biến trong thủ tục hành chính, luôn tạo

điều kiện cho thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

Theo đó, thời gian thành lập DN đã được rút ngắn xuống còn 3 ngày với

các thủ tục đơn giản, gọn nhẹ hơn. Bên cạnh đó, công tác cấp phép và

giấy chứng nhận của một số ngành như công thương đã có nhiều đổi

mới tạo thuận lợi cho DN. Thêm vào đó, giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất cũng đã được cải thiện rõ rệt.

Các DN cũng cho biết, ngành Ngân hàng đã tháo gỡ nhiều nút thắt cho

DN về thủ tục vay vốn, đặc biệt có nhiều ngân hàng đã áp dụng nhiều

giải pháp đạt hiệu quả cao, như cùng DN xây dựng dự án và phương án

sản xuất kinh doanh.

Đặc biệt, DN đánh giá cao những kết quả cải cách của ngành Thuế và

Hải quan. Hai ngành này đã đổi mới nhiều trong thủ tục kê khai thuế, sử

dụng hóa đơn điện tử, giảm thiểu thủ tục kiểm tra chuyên ngành… làm

giảm nhiều thời gian, chi phí cho DN. “Đây là hai ngành được DN đánh

giá cao nhất về sự đổi mới tích cực, công tác cải cách thủ tục hành

chính trong thời gian qua” - ông Mạc Quốc Anh nhấn mạnh.

Doanh nghiệp được sự hỗ trợ, hướng dẫn tận tâm của cán bộ ngành Thuế.

Ảnh: T.U

Cũng theo ông Mạc Quốc Anh, cộng đồng DN cũng cho biết đã nhận

thấy sự chuyển biến rõ nét về thái độ phục vụ và ứng xử của cán bộ

công chức. “Nhiều DN chia sẻ đã không còn e ngại hay lo lắng khi tiếp

xúc và làm việc với cơ quan thuế như trước đây. Bởi lẽ DN đã hiểu biết

hơn về các thủ tục thuế để thực hiện đúng nhờ công tác tuyên truyền

chính sách tích cực, đồng thời được sự hỗ trợ, hướng dẫn tận tâm của

cán bộ ngành Thuế” - ông Mạc Quốc Anh cho hay.

Tồn tại nhiều bất cập cần thảo gỡ

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, vẫn còn tồn tại nhiều

bất cập. Nhiều DN cho biết vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong

việc tiếp cận các thủ tục đất đai, thủ tục cấp sổ đỏ còn chậm, chi phí

không chính thức vẫn còn, tính năng động của chính quyền ở cấp thành

phố thì chuyển biến tốt, nhưng ở cơ sở vẫn còn chậm.

Đại diện Hiệp hội DNNVV TP. Hà Nội cho biết, có một số DN phản ánh

là thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, DN đã có

Giấy chứng nhận đầu tư và quyết định giao đất của UBND TP. Hà Nội

nhưng nhiều năm vẫn chưa được cấp sổ đỏ, hợp đồng thuê đất hàng

năm. Do đó, DN phải nộp thuế ở dạng tạm tính, qua nhiều năm, gây khó

khăn cho việc hạch toán giá thành sản phẩm, hạch toán chưa đúng và

đủ của các chi phí.

“Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy như khi cơ quan thuế kiểm tra thì không

thanh toán được theo niên độ kế toán, gây ảnh hưởng đến cả hoạt động

của DN và tiến độ công việc của cơ quan Thuế” - ông Quốc Anh phân

tích.

Ở khía cạnh khác, khi không có chứng nhận quyền sử dụng đất và hợp

đồng thuê đất trả tiền hàng năm thì DN không được thế chấp đất đai để

vay vốn, gây khó khăn cho DN khi nguồn vốn hạn hẹp, không mở rộng

được sản xuất kinh doanh và đầu tư.

Thêm vào đó, DN phản ảnh về việc áp mã HS cho sản phẩm hàng hóa

xuất nhập khẩu chưa đầy đủ, gây khó cho DN trong nộp thuế hải quan.

Trong báo cáo, Hiệp hội DNNVV TP. Hà Nội cũng kiến nghị, chính quyền

thành phố nên khuyến khích đối với DN đầu tư vào những lĩnh vực có

đóng góp cho xã hội, như DN đầu tư sản xuất, vì hiện nay số DN gia

nhập thị trường chủ yếu là kinh doanh dịch vụ, rất ít các DN đầu tư sản

xuất hàng xuất khẩu.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu đồng bộ hoá cơ chế chính sách và giải

quyết các bất cập trong cơ sở pháp lý, thống nhất việc hướng dẫn thực

hiện của các cơ quan nhằm đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả của

các chương trình hỗ trợ DN, ví dụ như khuyến công, khuyến nông, xúc

tiến thương mại…

Thêm vào đó, các cơ quan chức năng cần bám sát, cập nhật, đưa ra các

thông tin dự báo thị trường trong nước cũng như xuất khẩu, góp phần

giúp DN có định hướng sản xuất phù hợp; cần có định hướng trong sản

xuất nông nghiệp, vì hiện nay DN sản xuất không theo quy hoạch, chủ

yếu theo vụ mùa nên gây lãng phí của cải cho xã hội.

Mặt khác, cần tăng cường hỗ trợ DN mới thành lập trong việc định

hướng chiến lược, tầm nhìn dài hạn, khuyến khích DN sản xuất các sản

phẩm có hàm lượng công nghệ giá trị gia tăng cao, hướng đến việc mở

rộng thị trường xuất khẩu./.

Theo thoibaotaichinhvietnam.vn

4. Bộ Công thương kết nối 6 dịch vụ công với Cổng thông tin một cửa quốc gia

Trong thời gian qua, cùng với Bộ Tài chính, Bộ Công thương được đánh

giá đi tiên phong trong việc thực hiện kết nối Cơ chế một cửa quốc gia

(NSW), Cơ chế một cửa ASEAN (ASW). Hiện, bộ này đã kết nối 6 dịch

vụ công lên Cổng thông tin NSW.

4/6 dịch vụ công đã thực hiện ở mức độ 4

Đánh giá về quá trình và tiến độ thực hiện NSW, Thứ trưởng Bộ Công

thương Đỗ Thắng Hải cho biết, trong những năm qua, Bộ Công thương

đã chỉ đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc vào cuộc mạnh mẽ, áp dụng

nhiều biện pháp nhằm đạt được kết quả cao nhất, tạo điều kiện thuận lợi

cho hoạt động của doanh nghiệp (DN).

Bên cạnh đó, Bộ Công thương đã nhanh chóng triển khai thí điểm và

phối kết hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính và Bộ Giao thông - Vận tải nhằm

hướng tới xây dựng và thực hiện NSW trở thành công cụ hỗ trợ và thực

thi chủ yếu của các cơ quan chính phủ và cộng đồng DN trong hoạt

động thương mại quốc tế.

Theo thống kê của Bộ Công thương, hiện đã triển khai kết nối 6 dịch vụ

công trực tuyến lên cổng thông tin NSW, bao gồm: dịch vụ cấp giấy

phép chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu D; cấp phép nhập khẩu tự động xe

mô tô phân khối lớn; cấp phép nhập khẩu chất làm suy giảm tầng ôzôn;

cấp giấy phép xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp; cấp giấy chứng

nhận xuất nhập khẩu kim cương thô, theo quy trình Kimberley; khai báo

hóa chất nhập khẩu.

Đặc biệt, trong đó có 4/6 dịch vụ công đã thực hiện ở mức độ 4. Như

vậy, với 4 dịch vụ công thực hiện ở mức độ 4, DN sẽ không phải đến cơ

quan hành chính để làm thủ tục, giấy phép như trước đây. Điều này đã

đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho DN.

Bên cạnh đó, đối với thủ tục cấp C/O mẫu D, Bộ Công thương đã tích

cực phối hợp với Tổng cục Hải quan, nâng cấp hạ tầng và hệ thống, kết

nối kỹ thuật thành công ASW với các nước như: Indonesia, Singapore,

Malaysia, Thái Lan.

Bộ Công thương đang phối hợp với Tổng cục Hải quan kết nối 5 thủ tục

mới đến NSW. Ảnh: TL

Đến 2020, tiếp tục bổ sung 6 thủ tục trên NSW

Từ đầu năm 2018, Việt Nam chính thức trao đổi C/O mẫu D điện tử với

các nước Indonesia, Malaysia và Thái Lan. C/O mẫu D do Bộ Công

Thương cấp phép là chứng từ thương mại đầu tiên của Việt Nam được

trao đổi dưới dạng điện tử đến ASW, tạo tiền đề để Việt Nam tiếp tục

trao đổi, xử lý trực tuyến các chứng từ thương mại khác dưới dạng điện

tử với các nước theo những thỏa thuận và cam kết quốc tế mà Việt Nam

là thành viên.

Từ đầu năm 2018 đến nay, Bộ Công thương đang phối hợp với Tổng

cục Hải quan triển khai kết nối 5 thủ tục mới với Cổng thông tin NSW.

Trong đó, thống nhất cơ chế phối hợp, phương án kỹ thuật cho 3 thủ tục,

hoàn thành xây dựng hệ thống tiếp nhận hồ sơ từ NSW, bao gồm: thủ

tục cấp giấy phép xuất nhập khẩu tiền chất vật liệu nổ công nghiệp; thủ

tục cấp giấy phép xuất nhập khẩu tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công

nghiệp; thủ tục đề nghị cấp văn bản chấp thuận tham gia thí điểm tự

chứng nhận xuất xứ trong ASEAN.

Được biết, hiện nay Bộ Công thương đã hoàn thành việc xây dựng hệ

thống dịch vụ công trực tuyến và gửi tài liệu, quy trình thủ tục thủ tục

nhập khẩu thuốc lá nhằm mục đích phi thương mại và thủ tục thông báo

chỉ tiêu nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá sang

Tổng cục Hải quan.

Bên cạnh đó, Bộ Công thương tiếp tục đề nghị bổ sung 6 thủ tục hành

chính triển khai mới trên NSW giai đoạn từ năm 2018 – 2020.

Thêm vào đó, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công thương đang

phối hợp với Tổng cục Hải quan và một số đơn vị liên quan cũng thực

hiện công tác chuẩn bị để triển khai trao đổi thí điểm tờ khai hải quan

ASEAN và trao đổi chứng nhận kiểm dịch điện tử eSPS; hỗ trợ Tổng cục

Hải quan hoàn thiện hồ sơ nghị định NSW, ASW và kiểm tra chuyên

ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để hoàn thiện khung pháp

lý./.

Theo thoibaotaichinhvietnam.vn

5. Xã hội hóa kiểm tra chuyên ngành giúp giảm gánh nặng cho cơ quan hải quan Thời gian qua, Tổng cục Hải quan (TCHQ) đã nỗ lực đẩy mạnh hoạt

động cải cách, hiện đại hóa và được cộng đồng doanh nghiệp (DN) đánh

giá cao.

Phát triển đại lý hải quan

Tại tọa đàm “Hải quan - DN: Kết nối - chia sẻ - đồng hành” diễn ra mới

đây, nhiều ý kiến của đại diện DN, hiệp hội DN đánh giá cao tinh thần cải

cách, tạo thuận lợi cho DN của ngành Hải quan.

Tổng Thư ký Diễn đàn kinh tế tư nhân (VPSF) Đào Huy Giám cho biết,

ngành Hải quan đã có nhiều chuyển chuyển biến tích cực, từ tư

duy quản lý sang phục vụ, đồng hành. Một trong những tiến bộ vượt bậc

theo vị này là 65% các lô hàng hóa nhập khẩu được phân vào luồng

xanh.

Ông Giám cho rằng, một số vướng mắc do chính DN tạo ra. Một số DN

theo ông là không hiểu về thủ tục, ít làm thủ tục hải quan thường xuyên

nên không quen công việc.

Xã hội hóa kiểm tra chuyên ngành giảm gánh nặng cho cơ quan hải quan.

Ảnh:T.L

“Một trong những vướng mắc lớn nhất hiện nay trong quá trình thông

quan hàng hóa nhập khẩu liên quan đến vấn đề quản lý, kiểm tra chuyên

ngành (KTCN). Do vậy, lãnh đạo các cấp cần đẩy mạnh xã hội hóa công

tác KTCN; đồng thời cần phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của

đại lý hải quan; hiệu quả công tác kiểm tra chất lượng, cấp chứng chỉ đối

với công tác KTCN” - ông Giám nói.

Ông Giám kiến nghị, cần phát triển thêm nhiều đại lý hải quan để phát

triển quan hệ đối tác với DN. Cơ quan hải quan có thể thiết lập cơ chế

trao đổi thường xuyên với các hiệp hội DN theo tháng, theo quý, kịp thời

xử lý những yêu cầu, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội

doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, cần xã hội hóa để có thêm

nhiều đại lý hải quan. Các đại lý này sẽ thực hiện các thủ tục một cách

chuyên nghiệp, như vậy sẽ giảm áp lực cho cơ quan hải quan.

Cải cách chính ở thủ tục KTCN

Đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, ngành dệt may có lưu

lượng xuất nhập khẩu (XNK) lớn. Đến nay, tất cả những kiến nghị của

DN gửi tới TCHQ đều được tiếp thu, trong đó một phần giải quyết ngay,

1 phần nghiên cứu và 1 phần giải thích lại cho DN hiểu.

Theo đại diện Hiệp hội DN Logistics Việt Nam, để thực hiện và chấp

hành tốt pháp luật về hải quan, cộng đồng DN cần nắm vững về quy

trình thủ tục hải quan, chính sách thuế, chính sách mặt hàng. Nhưng

thực tế, có không ít DN, cá nhân đi làm thủ tục không nắm được các quy

định nên thấy vướng mắc.

Vướng mắc không phải về quy trình thủ tục hải quan, mà chủ yếu là

chính sách thuế và chính sách mặt hàng. Đây là 2 vấn đề không thuộc

của cơ quan hải quan. "Nhiều lúc chúng ta giả định công chức hải quan

phải nắm hết khi xử lý thủ tục, nhưng nếu DN không thấu hiểu thực thi,

tuân thủ luật pháp sẽ rất khó cho cơ quan hải quan. Thời gian chiếm

nhiều nhất là KTCN (hơn 2/3 thời gian). Cơ quan hải quan cần kiến nghị

và làm việc với các bộ quản lý chuyên ngành để tạo thuận lợi cho DN,

giảm thời gian thông quan hàng hóa" - đại diện Hiệp hội DN Logistics

Việt Nam nói.

Để thực hiện tốt các giải pháp cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa

hải quan, cũng như chống tham nhũng, tiêu cực trong thực thi quản lý

nhà nước về hải quan, Phó Tổng cục trưởng TCHQ Mai Xuân Thành

cho rằng, cần có sự hợp tác, đồng hành của cộng đồng DN với cơ quan

hải quan; kết nối - chia sẻ - đồng hành cùng cơ quan hải quan qua các

kênh thông tin hiện có; tích cực đóng góp ý kiến, đề xuất các giải pháp

cho cơ quan hải quan trong xây dựng, thực thi, giám sát thi hành pháp

luật.

Đặc biệt, DN cần tuân thủ pháp luật; kiểm soát hiệu quả quá trình thực

hiện thủ tục hải quan; không chi các khoản ngoài quy định; kịp thời phản

ánh các hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu, tiêu cực của công chức hải

quan.

Bên cạnh đó các hiệp hội DN cần phát huy tốt vai trò là cầu nối giữa DN

với cơ quan hải quan; giúp DN hiểu hơn về công việc, vai trò, trách

nhiệm và những nỗ lực của cơ quan hải quan trong công cuộc cải cách,

hiện đại hóa./.

Theo thoibaotaichinhvietnam.vn

6. Chống tham nhũng: Thanh lọc bộ máy, cải thiện môi trường đầu tư “Chống tham nhũng theo đúng quy định của pháp luật không thể làm co

lại mà chỉ thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Chống tham nhũng cũng đồng

thời tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp phát triển, giảm các thủ

tục hành chính, chống tình trạng lót tay, bôi trơn…”, ông Lê Như Tiến

(ảnh), nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên,

Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội chia sẻ với Tiền Phong về vấn đề

phòng chống tham nhũng trong thời gian qua.

Bị cáo Vũ Đức Thuận, nguyên phó Tổng giám đốc PVC bị tuyên án tội

“Tham ô tài sản”. Ảnh nguồn: Dân Việt.

Ngăn chặn tẩu tán tài sản, cao chạy xa bay

Vốn được coi là “đại biểu chống tham nhũng”, ông nhìn nhận đánh giá gì

về kết quả phòng chống tham nhũng (PCTN) trong thời gian qua?

Có thể nói trong thời gian vừa qua, đặc biệt những năm gần đây công

cuộc PCTN đã có những chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả

đáng ghi nhận. Đó chính là sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính

trị, đặc biệt là quyết tâm của Đảng, Nhà nước, của các cơ quan trong bộ

máy Nhà nước.

Sau khi Ủy ban Kiểm tra T.Ư ra thông báo kết luận về vụ việc nào đó,

lập tức các cơ quan trong bộ máy Nhà nước đã vào cuộc. Quốc hội, các

cơ quan dân cử đã làm thủ tục bãi nhiệm những người có dấu hiệu tham

nhũng phải xem xét kỷ luật, hoặc truy tố. Rồi các cơ quan Chính phủ, cơ

quan hành pháp đã có những bước xử lý kỷ luật đối với cán bộ vi phạm.

Tuy nhiên cũng phải nói rằng, kết quả thu hồi tài sản tham nhũng trong

thời gian qua vẫn còn thấp. Trong báo cáo của Chính phủ, tiền thu hồi

được mới chỉ đạt hơn 8%, đất đai chưa đến 50%, như thế là rất thấp.

Trong khi đó, mục tiêu của chúng ta, ngoài xử lý đúng người, đúng tội

đối với quan chức “nhúng chàm”, điều quan trọng hơn là phải thu hồi

được tài sản về cho nhân dân, cho nhà nước. Bởi suy cho cùng, đó

cũng chính là tiền thuế của nhân dân và là tài sản của nhà nước. Lẽ ra

trong thời gian qua chúng ta phải có những biện pháp rốt ráo hơn, tích

cực hơn để thu hồi tài sản.

Theo ông vì sao kết quả này vẫn chưa đạt được như mong đợi và cần

phải làm gì để công tác PCTN đạt hiệu quả cao hơn?

Những kẻ tham nhũng thường rất mưu mô quỷ quyệt. Họ thường dịch

chuyển tài sản bằng nhiều con đường khác nhau, ví dụ như gửi ra các

nhà băng nước ngoài, rồi chuyển dịch tài sản cho con cháu, người thân.

Cho nên đến khi bị truy tố, dường như tài sản của họ không có bao

nhiêu. Cơ quan công quyền, cơ quan bảo vệ pháp luật cần phải tinh

thông hơn nữa về việc này, phải có những biện pháp ngăn chặn ngay từ

xa.

Quy trình tố tụng của chúng ta thường rất chặt chẽ, nhưng lại rất chậm.

Trong khi chỉ cần khởi tố vụ án thôi, chưa cần khởi tố bị can thì tài sản

đã bị phân tán, chuyển dịch qua rất nhiều con đường lắt léo khác nhau,

thậm chí đối tượng đã cao chạy xa bay như hàng loạt trường hợp trong

thời gian qua. Bên cạnh cái được trong thời gian qua thì biện pháp

phòng ngừa, ngăn chặn từ xa vẫn chưa được như mong muốn và việc

thu hồi tài sản cũng còn rất thấp. Đó là những điều cần phải rút kinh

nghiệm.

Cùng với đó, phải làm sao để phát huy vai trò của các tổ chức, công dân

cùng vào cuộc PCTN và có cơ chế bảo vệ họ. Tuy nhiên chúng ta lại

chưa có cơ chế bảo vệ người tố cáo, tố giác, phát hiện tham nhũng. Nếu

không có cơ chế tốt thì đôi khi người tố cáo tham nhũng lại trở thành nạn

nhân của những kẻ tham nhũng. Bởi những kẻ tham nhũng thường

không từ một âm mưu, thủ đoạn quỷ quyệt nào.

Ngoài ra cũng cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan bảo vệ

pháp luật, điều tra truy tố, xét xử, thi hành án, hạn chế tồn đọng án kéo

dài. Thực tế còn rất nhiều vụ trọng án tồn đọng nhiều năm, dẫn đến tài

sản bị thất thoát, mà đối tượng lại dễ tẩu thoát ra nước ngoài…

Chống tham nhũng không trói buộc DN

Bên cạnh đa số các ý kiến đồng tình, vẫn còn những băn khoăn rằng,

chống tham nhũng quá mạnh sẽ làm nảy sinh tâm lý sợ hãi mà co lại,

không dám bung ra, dẫn đến kìm hãm sự phát triển kinh tế?

Không phải vậy. PCTN theo đúng quy định của pháp luật không thể làm

co lại mà chỉ thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Tất cả các nước trong khu

vực và trên thế giới đều kiên quyết PCTN. Nếu không thì bao nhiêu tiền

của ngân sách nhà nước sẽ bị thâm thủng, rơi vào túi kẻ tham nhũng,

rơi vào tay lợi ích nhóm hết.

Chống tham nhũng cũng đồng thời tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh

nghiệp phát triển, giảm các thủ tục hành chính. Rồi chống tham nhũng

cũng chính là chống tình trạng lót tay, bôi trơn để làm cho các doanh

nghiệp được cởi mở hơn, không bị trói buộc, phát triển tốt hơn, doanh

nghiệp trong nước hay ngoài nước cũng thế.

Tại sao doanh nghiệp nước ngoài họ nói vào Việt Nam thường sợ nhất

hai việc: Thủ tục hành chính rườm rà, pháp luật không minh bạch và

hiện tượng lót tay, bôi trơn rất nhiều? Cứ phải có cái gì đó mới được ký

tá, phê duyệt, đó chính là cơ chế xin cho. PCTN chính là phòng chống

lợi ích nhóm, phòng chống cơ chế xin cho, bôi trơn, lót tay, gây phiền hà

doanh nghiệp.

Như vậy chống tham nhũng chỉ kích thích sự phát triển chứ không phải

hạn chế, kìm hãm như một số ý kiến băn khoăn lo ngại. Thực tế cho

thấy, tăng trưởng kinh tế quý I/2018 đã có bước đột phá, cao nhất trong

10 năm qua theo báo cáo của Chính phủ. Nhìn chung, chống tham

nhũng quyết liệt, mạnh mẽ và sự tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua

không hề có sự mâu thuẫn.

Thi cử cạnh tranh, ngăn ngừa “tham nhũng quyền lực”

Một trong những mục tiêu quan trọng trong PCTN là chống chạy chức,

chạy quyền. Theo ông, chống “tham nhũng quyền lực” có phải là vấn đề

cấp thiết hiện nay?

Ngay nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, XIII, tôi cũng đã nói rằng, trong nhiều

loại tham nhũng thì có tham nhũng quyền lực. Đó là tình trạng bỏ tiền ra

mua chức mua quyền, chạy chức chạy quyền. Ở đây có đối tượng chạy

và đối tượng nhận chạy. Như vậy phải có đối tượng có chức quyền thì

mới ban phát được chức quyền cho người khác.

Vậy thì chạy chức, chạy quyền phải chống ngay từ những cơ quan có

thể dễ dàng tạo điều kiện để chạy chức, chạy quyền. Đó là các cơ quan

có trách nhiệm trong việc gác gôn trong tổ chức cán bộ của các bộ,

ngành, địa phương.

Điều quan trọng khác phải kể đến là vai trò và trách nhiệm của người

đứng đầu các cơ quan tổ chức. Tôi vẫn nhắc lại điều này, bởi người

đứng đầu mà trong sáng, vô tư thì họ sẽ lựa chọn được người xứng

đáng, vừa có tâm vừa có tầm. Chính vì thế, thay vì tiến cử, giới thiệu

phải thực hiện bằng thi cử và tranh cử cạnh tranh. Hội đồng thi cử cũng

phải là những người có uy tín, trong sạch, không liên quan gì đến những

người sẽ đưa vào chức vụ đó.

Thực tế trong thời gian qua, một số bộ, ngành, tỉnh thành đã làm rất tốt

việc thi cử, bổ nhiệm chứ không phải chỉ giới thiệu một người, rồi bổ

nhiệm luôn người đó. Nếu công tác cán bộ mà vô tư trong sáng, không

vụ lợi thì công tác cán bộ sẽ ngày càng tốt hơn.

Còn công tác xử lý cán bộ vi phạm trong thời gian qua, theo ông như vậy

đã thực sự nghiêm minh, đảm bảo tính răn đe, ngăn ngừa?

Có thể nói việc xử lý cán bộ vi phạm thời gian qua cũng đã khá nghiêm

rồi. Nhưng phần lớn số vụ việc lại chỉ xử lý chính người được đề bạt, bổ

nhiệm không đúng, còn người ký quyết định đề bạt bổ nhiệm đó lại còn

đang để trống.

Tôi ví dụ ở một tỉnh miền Trung, một giám đốc sở bị xử lý, không cho giữ

chức giám đốc sở đó nữa. Thế nhưng cái quan trọng hơn là cả cấp ủy

đó, rồi những người đứng đầu tỉnh trong việc ký quyết định ấy lại xử lý ở

mức chưa đảm bảo tính răn đe. Hoặc như bộ trưởng bổ nhiệm lãnh đạo

cấp cục, vụ, cấp phòng chưa đúng, chưa chuẩn thì mới chỉ dừng lại ở

việc thu hồi quyết định đó.

Thu hồi quyết định thì đúng rồi, nhưng lẽ ra phải xem xét xử lý kỷ luật

nghiêm đối với những người ra quyết định, đó là người đứng đầu bộ

ngành đó. Như vậy mới đảm bảo tính răn đe cao hơn, để sau này không

còn ai dám lạm dụng, làm không đúng quy trình, không đúng quy định

trong việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.

Cảm ơn ông.

Theo tienphong.vn

7. Mở rộng đối tượng đủ điều kiện ra nước ngoài thi sắc đẹp Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch khẳng định, phải quy định điều

kiện, thủ tục cấp phép dự thi người đẹp, người mẫu quốc tế và mở

rộng đối tượng đủ điều kiện ra nước ngoài dự thi là 10 thí sinh (top

10) có điểm số cao nhất trong các cuộc thi người đẹp, người mẫu

trong nước. Đồng thời tiếp tục quy định thủ tục cấp phép phổ biến

tác phẩm âm nhạc, sân khấu sáng tác trước năm 1975.

Vương Thanh Tuyền đại diện chính thức của Việt Nam tham dự cuộc thi

Hoa hậu Châu Á Thái Bình Dương năm 2017 (Ảnh minh hoạ).

Theo tờ trình đề nghị xây dựng Nghị định quy định về hoạt động nghệ

thuật biểu diễn mới được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch gửi tới Bộ Tư

pháp thẩm định, công tác quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực nghệ thuật

biểu diễn từ Trung ương đến địa phương được tăng cường chặt chẽ

trong việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, duyệt chương trình trước khi cấp

phép, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các sai phạm theo quy định

của pháp luật.

Hoạt động nghệ thuật biểu diễn, trình diễn thời trang, thi người đẹp đã

có những chuyển biến tích cực, các sai phạm thường xảy ra trong

những năm trước như: Đơn vị tổ chức, nghệ sĩ sử dụng các phương tiện

kỹ thuật để thay cho giọng hát thật của người biểu diễn (hát nhép), lừa

dối khán giả trong biểu diễn nghệ thuật; nghệ sĩ, người mẫu sử dụng

trang phục, hóa trang không phù hợp với thuần phong mỹ tục dân tộc

(trang phục, hóa trang phản cảm); nghệ sĩ, người mẫu có những phát

ngôn, hành động không phù hợp phong tục, tập quán, truyền thống tốt

đẹp của người Việt; một số đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ quảng cáo

không đúng nội dung chương trình biểu diễn, vi phạm các quy định của

pháp luật về quảng cáo đã giảm đáng kể.

Một số vụ việc vi phạm đã bị xử lý nghiêm khắc trong thời gian qua như:

Thu hồi Quyết định cho phép tổ chức cuộc thi Nữ hoàng Biển Việt Nam

2013 do Công ty TNHH Quảng cáo Truyền thông Rồng Việt tổ chức;

Tạm dừng cấp phép biểu diễn nghệ thuật trên toàn quốc đối với ca sĩ

Phương Trinh trong thời gian chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm

hành chính của cơ quan có thẩm quyền.

Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xử phạt đối với một số trang

web trực tuyến như Nhaccuatui, Mp3.zing, Nhacso, nhacvui, chacha,

nhacvietplus, omuzik; phối hợp, kiểm tra xử lý vi phạm đối với: 24 trường

hợp biểu diễn, tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; 15 đơn

vị tổ chức thi người đẹp, người mẫu không có giấy phép; 14 cá nhân ra

nước ngoài dự thi người đẹp, người mẫu không có giấy phép…

Cấp phép phổ biến tác phẩm âm nhạc, sân khấu sáng tác trước

năm 1975

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho biết, hiện nay điều kiện và thủ tục

cấp phép cho thí sinh Việt Nam ra nước ngoài dự thi người đẹp, người

mẫu quốc tế chưa phù hợp với thực tiễn đất nước trong bối cảnh phát

triển và hội nhập quốc tế.

Trong thực tiễn quản lý hoạt động này, hằng năm có rất nhiều trường

hợp thí sinh không tuân thủ quy định pháp luật ra nước ngoài tham dự

các cuộc thi sắc đẹp quốc tế và sau đó nộp phạt vi phạm hành chính. Vì

vậy, phải quy định điều kiện, thủ tục cấp phép dự thi người đẹp, người

mẫu quốc tế và mở rộng đối tượng đủ điều kiện ra nước ngoài dự thi là

10 thí sinh (top 10) có điểm số cao nhất trong các cuộc thi người đẹp,

người mẫu trong nước

Đồng thời có cơ chế không công nhận đối với các danh hiệu đạt được

do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, không có tính chất đại diện Việt

Nam để làm cơ sở quy định trong các văn bản pháp luật về xử lý vi

phạm hành chính.

(Ảnh minh hoạ)

Nghị định cũng hướng tới việc quản lý các tác phẩm âm nhạc, sân khấu

được sáng tác trước năm 1975 tại các tỉnh phía Nam đảm bảo phù hợp

với chủ trương, chính sách của Nhà nước về văn hóa, nghệ thuật.

Theo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, quy định về việc quản lý, cấp

phép đối với tác phẩm âm nhạc, sân khấu sáng tác trước năm 1975 là

vấn đề phức tạp, trong đó có yếu tố lịch sử để lại. Trong thời gian trước

đây, việc cấp phép, phổ biến tác phẩm sáng tác trước năm 1975 được

thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Toàn bộ các bài hát được cấp

phép phổ biến đều của các tác giả phía Nam hoặc tác giả miền Bắc di

chuyển vào phía Nam định cư.

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua đã nảy sinh một số vấn đề phức tạp

đối với công tác quản lý trong hoạt động này. Vì vậy đặt ra yêu cầu

nghiên cứu, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc phổ biến tác

phẩm âm nhạc, sân khấu sáng tác trước năm 1975. Giải quyết các vấn

đề phức tạp đối với công tác quản lý tác phẩm âm nhạc, sân khấu.

“Đảm bảo biện pháp quản lý đối với các tác phẩm âm nhạc, sân khấu,

ngăn chặn những tác phẩm có nội dung, ca từ trái với thuần phong mỹ

tục, đi ngược lại chính sách của Đảng, trái với pháp luật Nhà nước”- tờ

trình của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho hay.

Khẳng định, tiếp tục quy định thủ tục cấp phép phổ biến tác phẩm âm

nhạc, sân khấu sáng tác trước năm 1975 và tác phẩm do người Việt

Nam định cư ở nước ngoài sáng tác nhưng Bộ này cho biết cần xác định

rõ những tác phẩm nào thuộc phạm vi thẩm định, cho phép phổ biến và

những tác phẩm nào không là đối tượng phải thẩm định, cho phép phổ

biến.

Cắt giảm thủ tục hành chính

Theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ, các biện pháp bảo vệ đối với những

hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan dựa trên yêu cầu tác

giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan (biện pháp dân sự, hải

quan, hành chính, hình sự). Việc quy định thẩm quyền của cơ quan nhà

nước trong quá trình cấp phép biểu diễn, trước khi tác giả, chủ sở hữu

quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ không phù hợp với quy định của

pháp luật Sở hữu trí tuệ.

Chính vì vậy, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch khẳng định sẽ bãi bỏ quy

định “bản sao hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với tác giả hoặc chủ

sở hữu quyền tác giả” trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tổ

chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, phê duyệt nội dung bản

ghi âm, ghi hình ca múa nhạc sân khấu.

Quy định trong đơn đề nghị nội dung cam kết của đơn vị đề nghị với cơ

quan cấp giấy phép về việc tuân thủ quy định về thực thi quyền tác giả,

quyền liên quan để làm cơ sở xây dựng quy định xử phạt hành chính,

trong đó áp dụng biện pháp đình chỉ hoạt động tổ chức biểu diễn của

các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Theo dantri.com.vn

8. Bãi bỏ quy định nhà phân phối phải có 100.000 bình gas Nhiều điều kiện kinh doanh khí, đặc biệt là những yêu cầu về quy

mô kinh doanh tối thiểu, đã được bãi bỏ theo Nghị định vừa được

Chính phủ ban hành.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 87/2018/NĐ-CP về kinh doanh khí,

có hiệu lực thi hành từ 1/8/2018, thay thế Nghị định số 19/2016/NĐ-CP.

Điểm nổi bật nhất của Nghị định này là đã đơn giản hóa và bãi bỏ các

điều kiện kinh doanh về quy mô tối thiểu, quy định về sở hữu cơ sở vật

chất, quy định bắt buộc phải thiết lập hệ thống phân phối; các thủ tục

hành chính còn nhiều và rườm rà.

Theo Nghị định 19/2016, các doanh nghiệp muốn được tham gia kinh

doanh trong lĩnh vực khí hóa lỏng phải đáp ứng các điều kiện về quy mô

kinh doanh, khiến các doanh nghiệp nhỏ khó đáp ứng.

Ví dụ, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có kho tổng dung tích các

bồn chứa tối thiểu 3.000 m3 gas, có số lượng chai gas với với tổng dung

tích chứa tối thiểu hơn 3,93 triệu lít; thương nhân phân phối khí có các

bồn chứa với tổng dung tích tối thiểu 300 m3, có số lượng chai với tổng

dung tích chứa tối thiểu 2,62 triệu lít…

Để đáp ứng các yêu cầu này, thương nhân xuất nhập khẩu phải sở hữu

ít nhất 150.000 vỏ bình gas 12 lít, thương nhân phân phối phải có ít nhất

100.000 vỏ bình…

Nay các điều kiện như vậy đã được bãi bỏ theo Nghị định 87. Thay vào

đó, Nghị định nhấn mạnh các yêu cầu về an toàn, phòng cháy, chữa

cháy.

Cụ thể, điều kiện đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí gồm: Là

doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật; có cầu cảng

hoặc có hợp đồng thuê tối thiểu 5 năm cầu cảng thuộc hệ thống cảng

Việt Nam đã được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng; có bồn chứa

khí hoặc hợp đồng thuê bồn chứa khí đáp ứng các quy định về an toàn;

đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của

pháp luật; có chai LPG hoặc hợp đồng thuê chai LPG đáp ứng đủ điều

kiện lưu thông trên thị trường đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu

LPG kinh doanh LPG chai.

Điều kiện đối với thương nhân sản xuất, chế biến khí gồm: Là doanh

nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật; cơ sở sản xuất, chế

biến khí được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng;

dây chuyền, máy, thiết bị đã được kiểm định theo quy định; có phòng

thử nghiệm chất lượng khí hoặc có hợp đồng thuê tối thiểu 1 năm của

thương nhân, tổ chức có phòng thử nghiệm đủ năng lực thử nghiệm các

chỉ tiêu theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; đáp ứng các điều

kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.

Nghị định nêu rõ, điều kiện đối với thương nhân kinh doanh mua bán khí

gồm: Là thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật; có

bồn chứa khí đáp ứng các quy định về an toàn hoặc có chai LPG đáp

ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường hoặc có hợp đồng thuê bồn,

thuê chai LPG; đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo

quy định của pháp luật.

Điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ LPG chai như sau: Là thương nhân

được thành lập theo quy định của pháp luật; có hợp đồng tối thiểu 1 năm

bán LPG chai với thương nhân có giấy chứng nhận đủ điều kiện còn

hiệu lực theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp cửa hàng trực

thuộc của thương nhân; đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa

cháy theo quy định của pháp luật.

Theo chinhphu.vn

9. Thay đổi công nghệ, đề xuất xây dựng hành lang pháp lý phù hợp Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đang tác động ngày càng lớn tới

ngành ngân hàng. Để chủ động thích ứng, chớp cơ hội, tránh các rủi ro

từ CMCN 4.0, ngành ngân hàng không chỉ thay đổi công nghệ mà còn

cần đề xuất nghiên cứu, xây dựng hành lang pháp lý phù hợp.

Những yêu cầu mới buộc ngân hàng phải thích ứng

Theo Giáo sư Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới, khái

niệm công nghiệp 4.0 (industry 4.0) hay CMCN 4.0 là một thuật ngữ bao

trùm, chỉ một loạt công nghệ tự động hóa hiện đại, xu hướng trao đổi dữ

liệu, công nghiệp chế tạo và sản xuất thông minh... Điều khiến CMCN

4.0 trở nên khác biệt với các cuộc cách mạng trước đó chính là sự dung

hợp của các công nghệ và sự tương tác của chúng trên các lĩnh vực vật

lý, số hóa và sinh học. Trong cuộc cách mạng này, các công nghệ mới

nổi và sự đổi mới sáng tạo trên diện rộng được khuếch tán nhanh hơn

và rộng rãi hơn so với những cuộc cách mạng trước, làm thay đổi căn

bản, toàn diện cách thức chúng ta sản xuất, sinh sống, làm việc và

tương tác lẫn nhau.

Cách mạng công nghiệp 4.0 giúp ngành ngân hàng thay đổi mối quan hệ

với khách hàng. Trong ảnh: Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) rất tích

cực thích ứng với công nghệ mới.

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Kim Anh

nhấn mạnh, ngành ngân hàng Việt Nam không nằm ngoài vòng ảnh

hưởng của cuộc CMCN 4.0. Thời gian qua, các ngân hàng Việt Nam đã

chủ động nghiên cứu, đầu tư mạnh mẽ vào một số công nghệ trong sản

phẩm, dịch vụ, hoạt động và quản trị. Nổi bật nhất là việc triển khai thực

tế các công nghệ số nền tảng, như: Điện toán đám mây, phân tích dữ

liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, các ứng dụng, giải pháp như xác thực sinh trắc

học, trao đổi dữ liệu mở qua giao diện chương trình ứng dụng (open

API)… nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, gia tăng trải nghiệm khách

hàng. Đồng thời, các ngân hàng sử dụng nhiều kênh phân phối, tiếp cận

người dùng trên nền tảng số, các điểm tương tác với khách hàng qua

ứng dụng điện thoại thông minh, mạng xã hội… qua đó ứng dụng công

nghệ số trong cải thiện hiệu quả vận hành hệ thống nội bộ, tối ưu hóa

quy trình nghiệp vụ. Các ngân hàng có thể nâng cao khả năng quản trị

quan hệ khách hàng, hiểu biết sâu sắc hơn về thói quen, sở thích của

khách hàng để cung ứng sản phẩm, dịch vụ phù hợp, hỗ trợ quản lý

danh mục rủi ro.

Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Tiên Phong cho

rằng, đã có sự thay đổi lớn trong mối quan hệ giữa ngân hàng và khách

hàng. Sự phát triển như vũ bão của công nghệ đã hoàn toàn lật ngược

tình thế, trao quyền cho khách hàng với khả năng tìm kiếm, tiếp cận

thông tin, phá bỏ rào cản địa lý để lựa chọn dịch vụ ngân hàng phù hợp

nhất. Khách hàng dần trở thành trung tâm, là cơ sở để xây dựng các sản

phẩm, dịch vụ, phương thức bán và tiếp cận của ngân hàng. Yêu cầu

của khách hàng về tốc độ và sự tiện lợi trong dịch vụ ngân hàng ngày

càng cao, đòi hỏi các ngân hàng phải nhanh chóng thích ứng, cải cách

không chỉ sản phẩm, dịch vụ mà cả kênh tiếp cận, quy trình, hạ tầng và

nhân sự.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Đại Dương khẳng định,

ngân hàng được đánh giá là một trong những ngành chủ động và đi đầu

ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ trong quản lý, kinh doanh. Sự chủ

động này đã tạo ra một nền tảng vững chắc và những lợi thế cạnh tranh

trong bối cảnh mới, khi kinh tế số phát triển, xu thế thanh toán điện tử

tăng nhanh. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế thì cũng có không ít rủi

ro và thách thức khi sự phát triển của các công nghệ mới như

blockchain, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo… đòi hỏi ngành ngân hàng phải

có những sự thay đổi về mô hình quản lý, cấu trúc sản phẩm… hay

những nguy cơ đến từ các vấn đề về an toàn, an ninh mạng.

TS Nguyễn Viết Lợi, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài

chính nhận định, để tận dụng những cơ hội do CMCN 4.0 mang lại, đòi

hỏi hệ thống ngân hàng Việt Nam phải khắc phục được những hạn chế

hiện nay. Trong đó nổi bật là việc sắp xếp hệ thống, lành mạnh hóa hoạt

động kinh doanh, giúp hệ thống ngân hàng thực hiện đúng chức trách

của một trung gian tài chính trong nền kinh tế. Ngoài ra, việc thực hiện

đổi mới và áp dụng công nghệ đối với ngành ngân hàng phải dựa trên

nền tảng một thị trường tài chính ổn định và lành mạnh, gắn chặt giữa

đổi mới và duy trì sự ổn định của thị trường. Trong đó không thể thiếu

vai trò của sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô. Đặc biệt là những thách

thức từ khoảng trống chính sách để quản lý, giám sát những yếu tố mới

của ngành ngân hàng như tiền thuật toán (crypto currency), tiền điện tử

(e-money), tài chính công nghệ (fintech)… Thêm vào đó là những thách

thức về rủi ro công nghệ thông tin, nhân sự chất lượng cao…

Theo ông Phạm Anh Tuấn, thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Ngoại

thương Việt Nam, có nhiều thách thức để hoàn thiện hành lang pháp lý

trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng. Trong bối cảnh CMCN 4.0, ngành

ngân hàng sẽ phải đối mặt với những rủi ro khi có nhiều quyết định được

đưa ra không phải do con người mà là do máy móc, trí tuệ nhân tạo, và

các căn cứ đưa ra quyết định không hoàn toàn dựa trên văn bản, giấy tờ

mà có thể là dữ liệu của người dùng. Đây là những vấn đề mới, phức

tạp, cần được xem xét, sửa đổi, bổ sung trong việc quản lý để đáp ứng

yêu cầu thực tế. Hành lang pháp lý trong việc sử dụng thông tin người

dùng, chia sẻ thông tin giữa ngân hàng và các đối tác cũng như giữa

ngân hàng và các đơn vị, cơ quan nhà nước cũng cần được xem xét.

Công nghệ thay đổi, sản phẩm dịch vụ đa dạng, tích hợp thanh toán

thuận tiện... nhưng đi liền với đó là những rủi ro cũng sẽ gia tăng. Nếu

hành lang pháp lý cho vấn đề này chưa rõ ràng thì ngân hàng chưa thể

sẵn sàng cung cấp các dịch vụ cho khách hàng và khách hàng cũng sẽ

khó có thể sẵn lòng trải nghiệm.

Phó thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh nhấn mạnh, thích ứng với cuộc

CMCN 4.0 đang là xu hướng chủ đạo hiện nay, đòi hỏi các ngân hàng

Việt Nam phải chủ động chuẩn bị những nền tảng cần thiết để tiếp cận

những thành tựu công nghệ mới, tránh bị tụt hậu. Để tiếp cận thành

công và tận dụng được những lợi thế mà CMCN 4.0 mang lại thì cần có

thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu về những tác động của CMCN 4.0

đến ngành ngân hàng, trong đó cần phải chỉ ra được những điều kiện

triển khai và thích ứng với CMCN 4.0 của ngành.

Theo qdnd.vn

10. EU đề nghị hoãn thực thi Nghị định 116, Bộ GTVT lên tiếng Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản gửi Tổng cục Tiêu chuẩn Đo

lường Chất lượng trả lời một số ý kiến về quan ngại liên quan tới

Nghị định số 116/2017/NĐ-CP và Thông tư số 03/2018/TT-BGTVT.

EU đề nghị hoãn thực thi Nghị định 116, Bộ GTVT lên tiếng trả lời.

(Ảnh minh họa)

Cụ thể, ngày 14/5/2018 Bộ Giao thông vận tải nhận được văn bản số

1071/TĐC-TBT ngày 26/4/2018 từ phía Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường

Chất lượng về góp ý của EU liên quan tới dự thảo Nghị định 116 quy

định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo

hành, bảo dưỡng ô tô.

Theo đó, EU đề nghị hoãn thời thời gian thực thi với lý do Nghị định 116

có thể gây ra sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và

nước ngoài. Đồng thời, EU tiếp tục đề nghị phía Việt Nam thừa nhận

tương đương giấy chứng nhận kiểu loại ô tô…Ngoài ra, EU cho rằng

Nghị định 116 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018 nhưng đến tận ngày

7/3/2018 mới được công bố. Điều này không phù hợp với thông lệ quốc

tế.

Trả lời về vấn đề này, đại diện Bộ Giao thông vận tải cho rằng Nghị định

116 và Thông tư 03 hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và không

ảnh hưởng đáng kể đến giao thương. Bộ Giao thông vận tải khẳng định:

“Thông tư 03/2018/TT-BGTVT không bắt buộc phải thông báo cho các

bên liên quan theo quy định của Hiệp định TBT”.

Liên quan đến quy định về trách nhiệm bảo đảm an toàn kỹ thuật và môi

trường đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và nhập khẩu tại Điều 6,

Nghị định 116, EU cũng cho rằng cần xem xét lại.

Trước đó, phía EU cũng từng đề xuất các cơ quan chức năng của Việt

Nam xem xét bổ sung các điều khoản liên quan đến việc tạm dừng hiệu

lực và thu hồi giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô. Trả lời về vấn đề

này, Bộ Giao thông Vận tải khẳng định 4 tháng kể từ khi Nghị định 116

có hiệu lực thi hành đã có cả chục đơn vị được cấp giấy phép nhập khẩu

xe hơi vào Việt Nam, điều đó chứng tỏ không có nhiều khó khăn.

“Đến nay ô tô nhập khẩu từ các nước Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, từ EU

và Hoa Kỳ, Mexico… đã nhập khẩu và được đưa ra thị trường”, đại diện

Bộ GTVT lấy dẫn chứng.

Nhìn nhận từ thực tế cho thấy, thị trường ô tô trong nước đang có sự

chuyển biến rõ rệt khi có khá nhiều doanh nghiệp nội địa hóa chuyển từ

nhập khẩu sang lắp ráp ngay trong nước và không ngừng mở rộng quy

mô hoạt động. Đơn cử là Trường Hải - Thaco đã khánh thành tổ hợp

sản xuất, lắp ráp xe Mazda với công suất 50.000 xe/năm, Tập đoàn

Thành Công và Hyundai (Hàn Quốc) tuyên bố mở rộng nhà máy thứ hai

tại Ninh Bình có công suất 60.000 xe/năm hay thương hiệu xe Nhật Bản

Mitsubishi cũng chuyển sang lắp ráp đối với mẫu xe Outlander.

Với những dẫn chứng thực tế trên, có thể khẳng định Việt Nam đang là

nơi có nhiều cơ hội để các hãng ô tô thực tâm muốn phát triển lâu dài,

nội địa hóa thay vì chỉ lợi dụng để vừa sản xuất, lắp ráp nhưng lại tăng

cường nhập khẩu để hưởng lợi.

Theo vietnamfinance.vn

11. Hà Nội và Munich thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực Tiếp tục chuyến công tác tại TP Munich, ngày 22-6 (theo giờ địa

phương), Đoàn lãnh đạo cấp cao của TP Hà Nội do Ủy viên Trung

ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố

Nguyễn Đức Chung dẫn đầu đã có buổi gặp ông Josef Schmid - Thị

trưởng Thứ hai tại tòa Thị chính TP Munich.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung và Đoàn công tác cùng

ông Armin Wittmann Giám đốc Công ty Triển lãm.

Bày tỏ sự vui mừng được tiếp đón Đoàn công tác của TP Hà Nội đến

thăm và làm việc tại TP Munich, ngài Josef Schmid giới thiệu TP Munich

có 1,5 triệu dân trong khu vực nội thành, 3,5 triệu dân tại các vùng lân

cận, mức GDP vượt trên 100 tỷ euro năm 2017, là nơi đặt trụ sở nhiều

tập đoàn lớn của Đức và Châu Âu. Tuy nhiên, với mức tăng dân số từ

25.000 đến 30.000 người mỗi năm, hằng năm Munich phải chi 850 triệu

euro để xây các căn hộ mới; khoảng 300 triệu euro cho xây dựng trường

học và 9 tỷ euro để phát triển hạ tầng giao thông, đường sắt đô thị…

Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung cũng thông tin một số nét

nổi bật về tình hình kinh tế - xã hội của Hà Nội, đặc biệt là những định

hướng trong lĩnh vực an sinh xã hội, giải pháp đào tạo nguồn nhân lực,

bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch, phát triển kết cấu hạ tầng giao

thông... Trao đổi cụ thể về những thách thức của TP Hà Nội, đồng chí

Chủ tịch khẳng định 3 khâu đột phá mà thành phố đang hướng tới là:

Đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, cải cách hành chính, đào tạo nguồn

nhân lực chất lượng cao, từ đó Chủ tịch UBND thành phố đề nghị hai

bên tăng cường hợp tác trao đổi đoàn các cấp, nhằm học hỏi kinh

nghiệm, nhất là trên các lĩnh vực quy hoạch đô thị; hệ thống giao thông

công cộng, đường sắt đô thị; phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; đầu tư

cho giáo dục; cách thức tổ chức các hội chợ quy mô lớn…

Thị trưởng Thứ hai của Munich Josef Schmid khẳng định hai bên còn rất

nhiều tiềm năng và cơ hội hợp tác; đồng thời hoàn toàn đồng tình và

thống nhất sẽ giao các cơ quan đối ngoại của cả hai bên nhanh chóng

tiếp xúc, nghiên cứu xây dựng và sớm hiện thực hóa những nội dung

hợp tác cụ thể.

* Chiều cùng ngày, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung đã

khảo sát Trung tâm nghiên cứu phát triển các loại vật liệu mới và các

trang thiết bị đèn tín hiệu giao thông, trung tâm điều hành giao thông và

nghiên cứu đưa ra các giải pháp quản lý giao thông thông minh đồng bộ

cho cả một thành phố của Tập đoàn Siemens tại Munich.

Ông Markus Schlitt - Giám đốc Trung tâm đã giới thiệu với đoàn về hệ

thống thiết bị đèn tín hiệu giao thông thế hệ mới nhất do Tập đoàn

Siemens phát triển, có công suất tiêu hao năng lượng điện tiết kiệm nhất

hiện nay, đồng thời tích hợp các công nghệ cảm biến, đếm lưu lượng xe,

nhận dạng các loại phương tiện, tích hợp với cảm biến đo mức độ ô

nhiễm không khí. Đồng thời, Đoàn đã được phía bạn giới thiệu về các

giải pháp quản lý giao thông thông minh cho toàn bộ thành phố...

Chủ tịch UBND thành phố bày tỏ ấn tượng trước sự phát triển đột phá

của những công nghệ mà Tập đoàn Siemens mang lại trong lĩnh vực

giao thông thông minh và cho rằng, đây là những thông tin rất có ý

nghĩa, có khả năng ứng dụng cao đối với TP Hà Nội.

Tiếp đó, Đoàn đã có buổi làm việc tại trụ sở chính của Tập đoàn

Siemens tại Munich. Chúc mừng những thành tựu và sự phát triển vượt

bậc của Siemens trên thế giới cũng như tại Việt Nam, Chủ tịch UBND

thành phố trao đổi việc ưu tiên hợp tác với Tập đoàn Siemens trong 5

lĩnh vực: Quản lý các phương tiện giao thông và giảm ùn tắc; Giải pháp

trong lĩnh vực y tế; Xây dựng chính phủ điện tử và thành phố thông

minh; Hợp tác trong tiết kiệm điện, năng lượng trong xây dựng khu đô thị

và các tòa nhà; Hợp tác trong lĩnh vực quản lý đường sắt đô thị tích hợp

đồng bộ với quản lý các phương tiện giao thông công cộng khác.

Ngài Tiến sĩ Roland Busch - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn

Siemens, Tổng Giám đốc kỹ thuật của Tập đoàn Siemens AG đồng tình

cao với tầm nhìn và định hướng phát triển của Hà Nội mà Chủ tịch

UBND thành phố đã trao đổi; đồng thời bày tỏ mong muốn sẽ được cộng

tác, tham gia vào tiến trình xây dựng và phát triển TP Hà Nội lâu dài, bền

vững, tập trung vào các lĩnh vực: Điện, năng lượng, giao thông, xây

dựng thành phố thông minh, xử lý ô nhiễm không khí.

Chủ tịch UBND thành phố cho biết, Hà Nội đã được Chính phủ Việt Nam

lựa chọn là một trong 3 thành phố tham gia Mạng lưới các thành phố

thông minh ASEAN, hiện đang nghiên cứu xây dựng khung kiến trúc

điện tử cho thành phố, gồm nhiều nội dung phù hợp với chương trình

nghiên cứu của Siemens.

Dưới sự chứng kiến của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, hai bên đã ký 2 Bản

thỏa thuận hợp tác ghi nhớ giữa: Sở Y tế và Tập đoàn Siemens trong

phát triển y tế; giữa Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại du lịch thành

phố và Tập đoàn Siemens trong việc xây dựng thành phố thông minh và

hệ thống giao thông thông minh.

* Trước đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung và Đoàn

công tác đã có buổi làm việc với Siemens Healthineers tại trụ sở chính ở

Forcheim (Đức). Chủ tịch UBND thành phố đánh giá cao hiệu quả mà

các sản phẩm từ Siemens Healthineers đem lại đối với công tác chăm

sóc sức khỏe người dân. Từ đó, đồng chí Nguyễn Đức Chung đề nghị 8

nội dung hợp tác với Siemens Healthineers; từ việc hợp tác đánh giá,

kháo sát toàn bộ các bệnh viện từ cấp huyện đến thành phố, hoạch định,

xây dựng lại chiến lược phát triển y tế; Hoạch định và phân cấp đầu tư

theo thế mạnh, đặc thù của từng cơ sở điều trị để bố trí máy móc, phòng

mổ đặc biệt đi theo chuyên ngành, chuyên khoa của từng lĩnh vực; đào

tạo nguồn nhân lực gắn với cung cấp thiết bị; Triển khai hợp tác số hóa

dữ liệu và phân tích số liệu nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả nhất cho

khám, chữa bệnh; đến phát triển trí tuệ nhân tạo AI, ứng dụng công

nghệ thông tin trong chăm sóc bệnh nhân… Bên cạnh đó, đồng chí Chủ

tịch cũng đề nghị Siemens Healthineers sớm đặt văn phòng và trung tâm

bảo dưỡng, bảo hành kèm cung cấp nguyên vật liệu, trang thiết bị quy

mô lớn tại TP Hà Nội.

* Đoàn công tác TP Hà Nội cũng đã thăm Triển lãm Automatica 2018

(Munich - Đức) - một trong những triển lãm hàng đầu thế giới về công

nghệ.

Với sự tham gia của 891 doanh nghiệp đứng đầu thế giới về công nghệ,

sự kiện này gồm 3 xu hướng chính: Tương tác giữa người và máy; Xu

thế số hóa dữ liệu; Xu thế phát triển trong tương lai, dự kiến mỗi ngày sẽ

thu hút khoảng 45.000 người tham quan và trao đổi.

Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh đây là cơ hội

tốt để đoàn học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm tổ chức các hội nghị, triển

lãm lớn, quy mô quốc tế; đồng thời, các doanh nghiệp thành phố có thể

kết nối, tìm kiếm cơ hội hợp tác trên các lĩnh vực năng lượng tái tạo,

năng lượng xanh, bảo quản thực phẩm…

Ngay tại hội chợ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội và các thành viên trong

đoàn đã chứng kiến nhiều lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa các doanh

nghiệp Việt Nam và Đức trên nhiều lĩnh vực liên quan mật thiết đến đời

sống của người dân.

Theo hanoimoi.com.vn

12. Nhiều mô hình cải cách hành chính hiệu quả ở Đồng Nai Đồng Nai là tỉnh đứng thứ ba cả nước về cải cách hành chính

(CCHC) nhờ đơn giản hóa các thủ tục hành chính (TTHC), tạo thuận

lợi cho người dân và thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư kinh

doanh. Để đạt được kết quả đó, Đồng Nai đã triển khai nhiều cách

làm sáng tạo, hiệu quả.

Đã hết giờ làm việc buổi chiều nhưng ông Trần Công Nghị, Chủ tịch

UBND xã Bảo Quang (thị xã Long Khánh) cùng một số cán bộ của xã

vẫn ngồi đợi ở phòng "một cửa" để chờ người dân đến làm việc. Ai nấy

đều cười nói vui vẻ, không hề tỏ ra sốt ruột khi phải chờ đợi quá giờ.

Ông Nghị cho biết: “Vừa lúc hết giờ làm việc thì có một hộ dân gọi điện

liên hệ đề nghị UBND xã chứng thực hợp đồng mua bán nhà đất. Do

khác địa bàn, đường sá xa xôi nên họ xin đến trễ. Thông cảm cho bà

con, mình ngồi đợi một chút cũng không sao”. Đó là kết quả của mô hình

“Phi địa giới hành chính” trong giải quyết thủ tục, giấy tờ, văn bản liên

quan đến đất đai, y tế, tư pháp ở một số địa phương trong tỉnh Đồng

Nai, trong đó có thị xã Long Khánh. Theo Phó giám đốc Sở Nội vụ tỉnh

Đồng Nai Tạ Quang Trường, mô hình “Phi địa giới hành chính” được

triển khai đầu tiên trong cả nước, thực sự trở thành bước đột phá lớn

trong giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp bởi họ được lựa

chọn nơi nộp hồ sơ thuận tiện, hạn chế sự phiền hà, đỡ tốn thời gian,

công sức đi lại. Mô hình này đòi hỏi cán bộ phải nhiệt tình, mẫn cán, tận

tụy với dân.

Trung tâm hành chính công tỉnh Đồng Nai mang lại thuận lợi và sự hài

lòng cho người dân.

Tại huyện Long Thành, mấy năm trước đây, chỉ số CCHC của huyện rất

thấp có nguyên nhân từ quan niệm đưa cán bộ không làm được việc ở

các phòng, ban chuyên môn ra bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nên

chất lượng giải quyết TTHC không cao. Từ đầu năm 2017 đến nay,

huyện bố trí đội ngũ tiếp nhận và trả kết quả là các cán bộ, công chức có

chuyên môn, có khả năng giao tiếp, ứng xử; đồng thời mở rộng khu vực

tiếp đón người dân và ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết

TTHC… Đến nay, huyện Long Thành được công nhận là một trong

những điểm sáng của tỉnh Đồng Nai tích cực CCHC hướng tới lợi ích

của người dân và doanh nghiệp. Ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND

huyện Long Thành, chia sẻ: “Đây là mô hình đột phá vào đội ngũ cán bộ,

công chức, chấn chỉnh thái độ, tác phong, phương pháp tiếp dân của

cán bộ làm công tác hành chính theo phương châm “Nụ cười trao gửi

niềm tin”. Người dân đến làm TTHC mà vui vẻ ra về sau khi đã hoàn

thành công việc chứng tỏ họ tin tưởng vào cán bộ, công chức. Chính

nhờ mô hình này mà sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với

cán bộ, công chức trong huyện nâng lên rõ rệt”.

Đặc biệt, mô hình Trung tâm hành chính công tỉnh Đồng Nai đưa vào

vận hành từ tháng 5-2017 với phương châm phục vụ người dân

“Chuyên nghiệp-thân thiện-trách nhiệm”; cơ sở vật chất tiện nghi, hiện

đại và ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ trong kiểm soát đồng bộ

quy trình giải quyết TTHC, nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC cho

người dân, doanh nghiệp; tích hợp các dịch vụ tiện ích hỗ trợ như: Ngân

hàng thu hộ các khoản nộp thuế, bưu điện chuyển phát kết quả TTHC

tận nhà, tiếp nhận hồ sơ đăng ký điện nước... Đến nay, cá nhân, tổ chức

có nhu cầu làm TTHC chỉ cần gọi điện qua hệ thống Tổng đài dịch vụ

công 1022, nhắn tin qua mạng zalo, livechat, gọi điện thoại hoặc yêu cầu

trên trang thông tin CCHC của tỉnh… bộ phận chức năng sẽ tiếp nhận,

hướng dẫn khai hồ sơ và trả hồ sơ tại nhà theo yêu cầu, hoặc chờ đợi

xử lý TTHC khi cần thiết…

Tùy theo đặc điểm địa bàn, đối tượng dân cư, các địa phương khác và

từng sở, ngành trong tỉnh cũng triển khai những mô hình CCHC phù

hợp. Chẳng hạn, TP Biên Hòa áp dụng mô hình “Cải cách hành chính và

cuộc sống”; Công an tỉnh thực hiện “Nói đúng cách, nhận cái sai, lắng

nghe sự thật”; Sở Tư pháp triển khai phương châm “Một cửa liên thông”;

Sở Kế hoạch và Đầu tư áp dụng mô hình “Công khai, minh bạch, trách

nhiệm cao”… Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh,

mọi nỗ lực của chính quyền các cấp trong tỉnh đều hướng tới mục tiêu

xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu quả, gần dân, sát dân. Do

vậy, ngoài ứng dụng công nghệ thông tin và triển khai các mô hình sáng

tạo, thiết thực, UBND tỉnh còn chỉ đạo đổi mới công tác nhân sự, bởi đây

là khâu then chốt quyết định thành công trong CCHC ở địa phương.

Trên cơ sở đó, UBND tỉnh và các sở, ngành, địa phương kiên quyết

sàng lọc, thay thế, miễn nhiệm những cán bộ làm việc kém hiệu quả,

yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức, tín nhiệm thấp mà không

chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và

người đứng đầu. Mục tiêu cao nhất là lựa chọn, sử dụng những cán bộ

vừa "hồng", vừa "chuyên", được việc, được nhân dân tin tưởng để nâng

cao chất lượng CCHC trên địa bàn, phục vụ tốt nhất cho nhân dân.

Theo qdnd.vn

13. TPHCM: Gỡ các rào cản để kinh tế tăng trưởng bền vững

TP.HCM hiện có tốc độ tăng trưởng cao, môi trường đầu tư được cải

thiện, tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng chưa bền vững, năng lực cạnh

tranh còn thấp.

Giai đoạn 2015– 2017, tăng trưởng kinh tế bình quân của thành phố Hồ

Chí Minh (TP.HCM) đạt 8,2%/năm, năm sau cao hơn năm trước. Thế

nhưng, trong cơ cấu kinh tế thành phố, công nghiệp phát triển vẫn còn

dựa trên cơ sở tăng vốn và lao động chứ không phải do năng suất lao

động, công nghệ, tri thức… Các doanh nghiệp trong nước chưa liên kết

mạnh để chuyển giao công nghệ, nội địa hóa sản phẩm hay hỗ trợ nhau

về nhiều mặt.

GS. TS. Nguyễn Trọng Hoài, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế

TP.HCM cho rằng, thành phố cần chuyển từ mô hình nền kinh tế chú

trọng yếu tố đầu vào sang chú trọng đến hiệu quả, đổi mới, sáng tạo trên

cơ sở phát triển công nghệ, cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực,

cơ chế chính sách. Bên cạnh đó, cần sớm đầu tư phát triển Trung tâm

điều hành đô thị thông minh và kho dữ liệu dùng chung theo cơ chế mở

và đảm bảo khâu thực thi hiệu quả hơn trên cơ sở hạ tầng hiện đại.

TPHCM: Gỡ các rào cản để kinh tế tăng trưởng bền vững

(Ảnh minh họa: KT)

“Khâu giải quyết là thực thi ở các sở, ban ngành, các khâu thực hiện

nhiệm vụ công. Đề xuất cho ứng dụng công nghệ thông tin ở mức độ 4

cho các dịch vụ công là điều tiên quyết”, GS Nguyễn Trọng Hoài cho

biết.

Theo PGS. TS. Đỗ Phú Trần Tình, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc

gia TP.HCM, trên thực tế, TP.HCM không còn nhiều không gian phát

triển, nên việc hợp tác, liên kết vùng để mở rộng dư địa phát triển là đặc

biệt cần thiết. Trong đó, TP.HCM cần xác định trở thành trung tâm tài

chính, công nghệ cao, tiêu thụ của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Chuyển dần các ngành, lĩnh vực thâm dụng lao động sang các địa

phương lân cận, các vùng nông thôn và xây dựng các đô thị vệ tinh xung

quanh thay vì tập trung và thu hút quá nhiều người nhập cư.

“Không nên tập trung quá nhiều chức năng mà chia sẻ cho các địa

phương trong vùng. Cần phải có chiếc áo pháp lý tương xứng về thể chế

liên kết, phát triển vùng thì nó sẽ tháo gỡ được việc nâng cao chất lượng

tăng trưởng”, PGS Đỗ Phú Trần Tình nêu ý kiến.

Nhiều chuyên gia, nhà khoa học khác đề nghị TP.HCM thu hút các

nguồn vốn và đầu tư có hiệu quả, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh

tế thông qua đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công nghệ.

Trên phương diện quản lý nhà nước, TP.HCM cần một mô hình kinh tế

có cơ cấu ngành dịch chuyển theo hướng thúc đẩy tăng trưởng bền

vững, phân bổ nguồn lực hợp lý. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ vốn

hữu hiệu hơn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

GS. TS. Nguyễn Thị Cành, Trung tâm Nghiên cứu Tài chính, Đại học

Kinh tế - Luật cho biết, hiện nay vẫn còn có nhiều yếu tố tiềm ẩn hạn chế

tăng trưởng như: tăng trưởng vẫn đang dựa vào vốn và lao động, yếu tố

năng suất tổng nhân tố (TFP) còn thấp và chưa bền vững. Vì thế, thành

phố cần cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính, giảm bớt thủ

tục, phân cấp chức năng tránh chồng chéo giữa các cấp.

“Hiện thành phố đã được quyền tự chủ cải cách về lĩnh vực này. Tôi

nghĩ thành phố phải làm sao để giảm đầu mối ở quận, sở. Theo kết quả

điều tra, so với Đà Nẵng và một số thành phố khác thì tiếp cận của

doanh nghiệp để nhận kết quả kinh doanh, nhận các quyết định ở

TP.HCM lâu hơn”, GS Nguyễn Thị Cành cho biết thêm.

Hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại đều không thể đứng ngoài

cuộc cuộc cách mạng 4.0. Doanh nghiệp mong TP.HCM tháo gỡ không

chỉ về vốn, thủ tục hành chính, nguồn nhân lực… mà còn là vấn đề định

hướng vùng phát triển. Ông Kiều Huỳnh Sơn, Giám đốc Công ty Trách

nhiệm hữu hạn Máy và sản phẩm thép Việt cho biết, hiện nay việc phát

triển các ngành theo hướng nào đang rất mờ nhạt và làm cho doanh

nghiệp bối rối trong đầu tư.

“Về hạ tầng, TP.HCM phải phân ra vùng nào phát triển dịch vụ, tài chính,

IT, sản xuất công nghiệp. Ví dụ, trong công nghiệp thì Củ Chi, hay Quận

9, 12... nếu loạn cả lên thì không thể đầu tư có trọng điểm”, ông Kiều

Huỳnh Sơn nói.

Thông điệp của TP.HCM là luôn lắng nghe và cam kết nỗ lực thực hiện

mọi giải pháp để chuyển các đóng góp của chuyên gia, nhà khoa học,

doanh nghiệp thành hiện thực. Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch

UBND TP.HCM cho biết, sẽ giao Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM đề

xuất quy chế phối hợp giữa các nhà khoa học, chuyên gia với các đơn vị

của thành phố.

Sắp tới, TP.HCM sẽ nghiên cứu thành lập Tổ tư vấn kinh tế để giúp

thành phố phát triển kinh tế trong dài hạn.

“Thành phố sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất và làm hết sức để các chuyên

gia, nhà khoa học đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của thành

phố. Mong các chuyên gia, nhà khoa học đồng hành, cùng chia sẻ các

kết quả nghiên cứu, góp ý kiến để các cơ chế chính sách ban hành gắn

liền với thực tiễn, có cơ sở lí luận”, ông Nguyễn Thành Phong nhấn

mạnh.

Rõ ràng, để giữ vững sự tăng trưởng kinh tế, hướng đến bền vững,

TP.HCM cần phải chủ động nhìn ra những rào cản để từng bước gỡ bỏ.

Phát triển nền kinh tế theo hướng bền vững, dựa vào nội lực, trọng tâm

là phát triển kinh tế tri thức, tăng trưởng xanh, áp dụng khoa học kỹ

thuật, đổi mới sáng tạo, tăng năng suất lao động là hướng đi đúng và thể

hiện vị thế đầu tàu của mình./.

Theo vov.vn

14. Xã, phường đặt biển cấm chụp ảnh, đúng không? Người dân thấy lạ vì trụ sở hành chính địa phương lại đặt biển cấm

quay phim, chụp ảnh, ghi âm.

Nhiều xã, phường trên địa bàn hai thị xã Dĩ An và Thuận An (Bình

Dương) đặt biển cấm quay phim, chụp ảnh và ghi âm.

Đi ngược với mô hình chính quyền thân thiện

Thời gian gần đây, Pháp Luật TP.HCM nhận được nhiều thông tin phản

ánh của người dân trên địa bàn thị xã Dĩ An và thị xã Thuận An về việc

các trụ sở hành chính cấp xã, phường trên địa bàn đặt biển cấm quay

phim, chụp ảnh, ghi âm ngay cổng ra vào.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, cổng trụ sở các phường như Đông Hòa, Dĩ

An, trụ sở UBND thị xã Dĩ An (thị xã Dĩ An), phường Lái Thiêu, Bình

Nhâm, Bình Hòa, ngay cả trụ sở UBND thị xã Thuận An cũng đều có

biển cấm quay phim, chụp ảnh, ghi âm ghi bằng cả tiếng Việt và tiếng

Anh được đặt ngay cổng. Mỗi khi người dân đến đây cầm điện thoại hay

máy chụp ảnh để chụp ảnh sẽ bị nhân viên tại đây nhắc nhở.

Tỉnh Bình Dương đang nỗ lực cải cách thủ tục hành chính nhằm giúp

người dân thuận lợi trong công tác tiếp cận thông tin. Bên cạnh đó, các

địa phương đều mở nhiều kênh tiếp nhận thông tin như mạng xã hội, số

điện thoại đường dây nóng tới lãnh đạo, cổng thông tin điện tử… để

nhận phản ánh của người dân cùng xây dựng mô hình “chính quyền,

công sở thân thiện”.

Tuy nhiên, trụ sở UBND xã, phường là nơi người dân thường ra vào để

gặp gỡ lãnh đạo địa phương và làm thủ tục hành chính lại cấm ghi hình,

chụp ảnh và ghi âm.

Ông Lê Đức Thành (ngụ thị xã Dĩ An) thắc mắc: “Trụ sở UBND phường

không phải là cơ quan trọng yếu về bí mật quốc gia, không nằm trong

khu vực cấm ghi âm, chụp ảnh và ghi hình thì tại sao lại phải cấm?”.

Sẽ bỏ biển cấm đặt sai quy định

Nói về việc đặt biển cấm quay phim, chụp ảnh, ghi âm tại trụ sở

UBND phường Lái Thiêu (thị xã Thuận An), ông Phạm Phú Nam, Chủ

tịch UBND phường Lái Thiêu, cho biết việc đặt biển cấm này đã có từ

lâu. Nếu có thông tin phản ánh thì địa phương sẽ rà soát lại các quy định

về khu vực đặt biển cấm để điều chỉnh cho phù hợp.

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Thanh Tâm, Phó Chủ tịch

UBND thị xã Thuận An, giải thích: Trước kia công an các xã, phường

trên địa bàn nằm trong trụ sở UBND, vì vậy việc có biển cấm quay phim,

chụp ảnh là có yếu tố lịch sử để lại. Hiện nay có 9/10 xã, phường trên

địa bàn công an đã có trụ sở riêng. Tuy đặt biển cấm như vậy nhưng

thực tế người dân đến trụ sở vẫn có thể quay phim, chụp ảnh bình

thường.

Trụ sở UBND phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An. Trụ sở UBND phường Bình

Hòa, thị xã Thuận An. Trụ sở UBND thị xã Thuận An. Trụ sở UBND thị xã Dĩ An.

Ảnh: VŨ HỘI

“Còn về tính pháp lý, Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND ngày 2-6-2016

của UBND tỉnh Bình Dương cũng không ghi UBND thị xã, phường là nơi

cấm ghi hình, ghi âm nên việc đặt biển cấm như vậy là không phù hợp.

Do đó, trong thời gian tới UBND thị xã sẽ rà soát lại và chỉ đạo cơ quan

thực hiện đúng theo quy định. Chủ trương của chúng tôi luôn tạo môi

trường thân thiện giữa chính quyền và người dân, tạo điều kiện để

người dân giám sát cán bộ được tốt hơn…” - ông Tâm nói.

Phó Chủ tịch UBND thị xã Dĩ An Phạm Văn Bảy thì giải thích rằng việc

đặt biển cấm quay phim, chụp ảnh, ghi âm ở các trụ sở xã, phường trên

địa bàn với mục đích để phòng ngừa kẻ xấu lợi dụng vào trụ sở công

quyền gây chuyện rồi quay phim, chụp ảnh đưa lên mạng với mục đích

gây rối. Tuy nhiên, qua phản ánh của người dân thì lãnh đạo thị xã lắng

nghe, cầu thị và sẽ chấn chỉnh, khắc phục.

Ông Bảy khẳng định: “Sẽ nhanh chóng đề nghị các đơn vị rà soát quy

định, nếu thấy sai sẽ khắc phục ngay để người dân đến công sở cảm

thấy an tâm và thoải mái, tạo sự thân thiện giữa chính quyền với người

dân”.

Trụ sở UBND xã, phường không phải là địa điểm cấm quay phim,

chụp ảnh

Theo Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND ngày 2-6-2016 của UBND tỉnh

Bình Dương thì trụ sở UBND xã, phường và cả trụ sở UBND huyện,

thị, TP đều không nằm trong địa điểm cấm chụp ảnh, ghi hình và ghi

âm. Vì vậy, việc các trụ sở UBND cấp xã, phường và cấp huyện, thị,

TP đặt biển cấm là sai quy định.

Theo plo.vn