9
Are there too many oil refineries in Vietnam? Thứ năm, Tháng 7 14, 2011. Vietnam has been warned that if it cannot well calculate pluses and minuses, it may face risk when developing oil refineries, especially when the crude oil price is on the rise, while the investment rates on oil refineries become big. According to the Ministry of Industry and Trade, about 10 petrochemical refinery projects with the total design capacity of 60 million tons a year have been developed, or have been waiting for investment licenses. Of these, the Vietnam National Oil and Gas Group (PetroVietnam) is the investor of three big projects, including Dung Quat in Quang Ngai, Nghi Son in Thanh Hoa and Long Son in Ba Ria-Vung Tau. The conglomerate is considering building the fourth oil refinery in Quang Ninh. If counting on the fourth project, the total capacity of PetroVietnam invested projects would be 40 million tons a year in total. Meanwhile, other investors are moving ahead with four other projects in other localities with the total designed capacity of over 20 million tons. Worries persisting To date, only the Dung Quat oil refinery has become operational with the capacity of 6.5 million tons a year, which is expected to increase to 10 million tons a year after the scheduled expansion. Meanwhile, other projects remain on paper. The Nghi Son project, a joint venture among PetroVietnam and Idemitsu (IKC), Mitsui (MCI) and KPI, capitalized at seven billion dollars, is now under the capital arrangement. The project is expected to be completed by 2015 which would have the capacity of 10 million tons a year. Especially, the Kuwait partner KPI has committed to provide crude oil to the oil refinery for its whole life. As for the Long Son project, Vietnamese PetroVietnam is seeking partners for the joint venture. It is estimated that the total investment capital of the oil refinery is 10 billion dollars, while the refinery would run with the oil sourced from Venezuela. Meanwhile, many questions remain unanswered at other oil refinery projects. The Can Tho 2 million ton project, developed by Vietnamese Vien Dong Trade and Investment Corporation and the US Semtech Limited B.V.I, is an example.

Are There Too Many Oil Refineries in Vietnam

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Refinery

Citation preview

Page 1: Are There Too Many Oil Refineries in Vietnam

Are there too many oil refineries in Vietnam? Thứ năm, Tháng 7 14, 2011.

Vietnam has been warned that if it cannot well calculate pluses and minuses, it may face risk when developing oil refineries, especially when the crude oil price is on the rise, while the investment rates on oil refineries become big.

 According to the Ministry of Industry and Trade, about 10 petrochemical refinery projects with the total design capacity of 60 million tons a year have been developed, or have been waiting for investment licenses.

Of these, the Vietnam National Oil and Gas Group (PetroVietnam) is the investor of three big projects, including Dung Quat in Quang Ngai, Nghi Son in Thanh Hoa and Long Son in Ba Ria-Vung Tau. The conglomerate is considering building the fourth oil refinery in Quang Ninh. If counting on the fourth project, the total capacity of PetroVietnam invested projects would be 40 million tons a year in total.

Meanwhile, other investors are moving ahead with four other projects in other localities with the total designed capacity of over 20 million tons.

Worries persisting

To date, only the Dung Quat oil refinery has become operational with the capacity of 6.5 million tons a year, which is expected to increase to 10 million tons a year after the scheduled expansion. Meanwhile, other projects remain on paper.

The Nghi Son project, a joint venture among PetroVietnam and Idemitsu (IKC), Mitsui (MCI) and KPI, capitalized at seven billion dollars, is now under the capital arrangement. The project is expected to be completed by 2015 which would have the capacity of 10 million tons a year. Especially, the Kuwait partner KPI has committed to provide crude oil to the oil refinery for its whole life.

As for the Long Son project, Vietnamese PetroVietnam is seeking partners for the joint venture. It is estimated that the total investment capital of the oil refinery is 10 billion dollars, while the refinery would run with the oil sourced from Venezuela.

Meanwhile, many questions remain unanswered at other oil refinery projects. The Can Tho 2 million ton project, developed by Vietnamese Vien Dong Trade and Investment Corporation and the US Semtech Limited B.V.I, is an example. The join venture got the nod from the Prime Minister in 2008 and got the investment license in the same year.

However, the investors have later changed the project’s scale, reasoning that they have chosen a new technology for the refinery. The land area of the project has reduced from 250 hectares to 50 hectares, while the estimated investment capital decreased from 538 million dollars to 350 million dollars. Especially, the foreign partner has withdrawn from the joint venture.

The Can Tho City People’s Committee has many times extended the project. However, to date, there has been no information about how the project will be implemented.

The Vung Ro oil refinery project in Phu Yen province has not been kicked off, though it was licensed three years ago. Meanwhile, sources have said that the investors – the British Technostar Management Limited and Russian Tell Oil Group – have asked for the permission to raise the investment capital to 2.5 billion dollars from the previous level of 1.7 billion dollars.

The Nam Van Phong petrochemical refinery complex, capitalized at two billion dollars, registered by

Page 2: Are There Too Many Oil Refineries in Vietnam

Petrolimex and other partners, has also not been started yet, though the project has been expected to become operational since late 2013.

Experts have warned about the difficulties investors would have to face when developing oil refinery projects. The crude oil prices keep rising on the world market, while the profits from oil filtration are not high, just about 20 dollars per ton. Meanwhile, non-PetroVietnam investors will not get investment incentives from the State.

Oil refinery capacity redundant?

Opinions still vary about how many oil refineries Vietnam should have. Some believe that the total capacity of 60 million tons a year would much exceed the domestic demand. It is expected that the total demand for petroleum products would be 15-20 million tons in 2011-2015 and 27 million tons a year by 2025, which means that the supply would be double the demand.

However, according to Tran Ngoc Toan, former Head of the Oil and Gas Institute, the forecast demand of 27 million tons is too low, if comparing with the demand in other countries, including China and Thailand.

With the announced oil reserves, Vietnam is listed among the countries which are poor in oil natural resources. In general the countries choose to develop downstream industries, using the profits from oil refineries and distribution services to settle the problem of energy security.

(Source: Vitnamnet)

Việt Nam sẽ dư thừa nhà máy lọc dầu?

Tác giả: Trần Thủy. Bài đã được xuất bản.: 09/07/2011 06:00 GMT+7

(VEF.VN) - Cả nước hiện có gần 10 dự án lọc hóa dầu với tổng công suất trên 60 triệu tấn/năm. Hiện nay giá dầu thô đang tăng cao trong khi chi phí đầu tư các dự án lọc dầu lớn. Nếu không tính toán cẩn thận thì rủi ro sẽ khó tránh khỏi, nhất là với các dự án sinh sau đẻ muộn, dự án có công suất nhỏ, công nghệ lạc hậu.

Theo thông tin từ Bộ Công thương, cả nước hiện có gần 10 dự án lọc hóa dầu với tổng công suất trên 60 triệu tấn/năm đang được đầu tư và xin cấp phép đầu tư.

Trong số đó, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) là chủ đầu tư của 3 dự án lớn: Dung Quất (Quảng Ngãi), Nghi Sơn (Thanh Hoá), Long Sơn (Bà Rịa -Vũng Tàu) và đang nghiên cứu xây dựng dự án lọc dầu số 4 tại Quảng Ninh. Tổng công suất ước tính trong các dự án của PVN có thể lên tới 40 triệu tấn/năm.

Ngoài ra tại các địa phương khác cũng đang có 4 dự án với tổng công suất trên 20 triệu tấn đang được xúc tiến.

Băn khoăn những dự án

Hiện nay, mới có duy nhất Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đi vào hoạt động với công suất 6,5 triệu tấn/năm và đang nghiên cứu mở rộng, lên 10 triệu tấn/năm, còn tất cả hiện vẫn đang là các dự án. Các công trình lọc dầu của PVN đều đã được nghiên cứu nghiêm túc và hầu hết đã được các cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt.

Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn liên doanh giữa PVN với các đối tác là Công ty Idemitsu (IKC), Công ty hóa dầu Mitsui (MCI) và Công ty dầu mỏ quốc tế Cô Oét (KPI) có vốn đầu tư khoảng 7 tỷ USD, hiện đang trong quá trình thu xếp vốn, được tạo nhiều điều kiện thuận lợi, việc thực hiện đầu tư dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2015, công suất 10 triệu tấn/năm,

Page 3: Are There Too Many Oil Refineries in Vietnam

nguồn dầu thô được đối tác phía Cô Óet đảm bảo cung cấp trọn đời dự án.

Dự án lọc dầu Long Sơn sẽ xây dựng tại đảo Long Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu), PVN đang tìm kiếm đối tác liên doanh với tổng vốn đầu tư khoảng 10 tỷ USD. Nguồn dầu thô cung cấp dự kiến là từ Vênêzuêla nơi PVN đang đầu tư vốn khai thác.

Hiện nay duy nhất mới có Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đi vào hoạt động với công suất 6,5 triệu tấn/ năm. (Ảnh: Trần Thuỷ)

Còn các dự án khác vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra. Điển hình nhất là Dự án lọc dầu Cần Thơ do Công Ty cổ phần Đầu tư Thương mại Viễn Đông và Công ty Semtech Limited B.V.I (Mỹ) góp vốn đầu tư. Liên doanh này được Thủ tướng chấp thuận từ 17/4/2008 và đã được UBND TP Cần Thơ cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 21/5/2008, công suất 2 triệu tấn dầu thô/năm. Tổng vốn đầu tư khoảng 538 triệu USD.

Tuy nhiên sau khi dự án đã được thẩm định tính khả thi thì nhà đầu tư đã thay đổi quy mô dự án với lý do lựa chọn công nghệ mới, giảm diện tích đất của dự án từ 250 ha xuống còn 50 ha, vốn đầu tư từ 538 triệu USD xuống còn 350 triệu USD và mấy ngày sau đó Công ty Semtech Limited quyết định rút lui ra khỏi Liên Doanh. Đến nay dự án này vẫn chưa được triển khai. UBND TP Cần Thơ đã nhiều lần gia hạn cho dự án này, chẳng hạn như đến ngày 30.6.2010 là hạn chót, nếu không triển khai sẽ đề xuất Chính phủ thu hồi giấy phép, sau đó lại tiếp tục gia hạn cho chủ đầu tư dự án cơ hội cuối là đến ngày 30.6.2011. Đến nay đã qua thời điểm 30.6.2011, nhưng chưa thấy có thông tin dự án sẽ thực hiện như thế nào.

Dự án lọc dầu Vũng Rô (Phú Yên) có công suất giai đoạn đầu 4 triệu tấn/năm, giai đoạn 2 nâng lên 8 triệu tấn/năm, vốn đầu tư 1,7 tỷ USD , chủ đầu tư là Tập đoàn Technostar Management Limited (Anh quốc) và công ty TNHH Tell Oil (Nga). Nguồn dầu thô nhập khẩu từ Trung Đông. Dự kiến nhà máy đi vào hoạt động vào năm 2011. Dự án được cấp phép từ 2008, nhưng đến nay (7/2011) công trình này vẫn chưa khởi công và mới đây có thông tin nhà đầu tư vừa xin nâng công suất lên 8 triệu tấn/ năm ngay từ đầu và vốn đầu tư cũng nâng lên là 2,5 tỷ USD.

Tại Khánh Hòa, từ 2008, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và các đối tác đã đăng ký đầu tư dự án tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong với số vốn ban đầu 2 tỷ USD. Nhà máy sử dụng diện tích 300 ha mặt đất và 300 ha mặt biển. Công suất thiết kế của tổ hợp Nam Vân Phong đạt 200.000 thùng mỗi ngày, tương đương 10 triệu tấn/năm. Dự án dự kiến khởi công năm 2011và đi vào hoạt động từ cuối 2013 nhưng đến nay vẫn chưa thể khởi công.

Ngày 8/3/2011 vừa qua, sau khi tổ chức họp về phân kỳ dự án Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong, thì ngày 14/3/2011, Chính phủ có ý kiến chỉ đạo Petrolimex nghiên cứu tiếp thu ý kiến các Bộ, ngành, tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp Báo cáo đầu tư; có thể thuê tư vấn có đủ kinh nghiệm, năng lực để trợ giúp thẩm tra, lựa chọn

Page 4: Are There Too Many Oil Refineries in Vietnam

nguồn nguyên liệu, công nghệ, đặc biệt tập trung luận chứng xác định quy mô công suất tối ưu, phương án thu xếp vốn, phương thức thực hiện dự án và tính toán hiệu quả kinh tế; trình Bộ Công Thương thẩm định lại, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Năm 2006, Công ty cổ phần Hapaco (Hải Phòng) đã ký biên bản thỏa thuận với công ty Avagor GMBH (Đức) cùng nghiên cứu dự án xây dựng một nhà máy lọc dầu tại KCN Đình Vũ, Hải Phòng với công suất 1 triệu tấn/năm, tổng số vốn đầu tư 130 triệu USD. Dự kiến đến tháng 10/2006 sẽ kết thúc giai đoạn khảo sát, sau đó hai bên sẽ ký hợp đồng triển khai dự án. Thời gian xây dựng nhà máy dự kiến là 2 năm, phấn đấu đi vào hoạt động trước năm 2010.

Nhưng đến 2009 Hapaco lại đưa ra dự án lọc dầu công suất 5 triệu tấn/năm, trên diện tích 170 ha địa điểm KCN Nam Đình Vũ, vốn đầu tư 1,8 tỷ USD, Hapaco góp 20%, số còn lại kêu gọi các đối tác nước ngoài tham gia. Theo Hapaco thì  phía đối tác từ Cộng hòa liên bang Đức đã hoàn thành việc lập dự án, đang trình các Bộ, ngành và thành phố để đưa vào quy hoạch tổng thể, kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia sau khi có sự phê chuẩn của Bộ Công thương và Chính phủ.

Hiện nay giá dầu thô đang tăng cao, chi phí đầu tư các dự án lọc dầu lớn, trong khi lợi nhuận từ lọc dầu không cao, hiện chưa tới 20 USD/tấn dầu thô, vì vậy không ít ý kiến lo lắng cho các dự án lọc dầu, nhất là những dự án ngoài PVN. Những dự án không thuộc PVN như nêu trên đều không nằm trong nhóm dự án quan trọng quốc gia, ngân sách Nhà nước không hỗ trợ, không được ưu đãi trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp cho nhà máy...

Ngoài việc phải huy động nguồn vốn lớn lên tới hàng tỷ USD, thì việc lựa chọn mục tiêu, công nghệ cho từng dự án cụ thể, lựa chọn phương thức tổ chức, quản lý, đào tạo nhân lực có trình độ... đều là những vấn đề nan giải mà các dự án phải giải quyết lâu dài.

Dư thừa công suất?

Việt Nam sẽ dư thừa nhà máy lọc dầu? (Ảnh: Trần Thuỷ)

Với tổng công suất lọc dầu từ các dự án trên cả nước đã lên tới trên 60 triệu tấn/năm, một số ý kiến quan ngại là đã quá dư thừa so với nhu cầu trong nước, cần có quy hoạch cụ thể để tránh bị dư thừa và lãng phí đầu tư. Trong chiến lược dầu khí VN, dự báo nhu cầu các sản phẩm lọc dầu trong nước, giai đoạn 2011-2015 dao động trong khoảng từ 15 đến 20 triệu tấn/năm, tổng nhu cầu dự báo đến năm 2025 chỉ là 27 triệu tấn/năm. Tổng công suất như trên đã cao gấp hơn 2 lần nhu cầu.

Tuy nhiên, theo ông Trần Ngọc Toản, nguyên Viên trưởng Viện dầu khí Việt Nam, dẫn số liệu thống kê của Cơ

Page 5: Are There Too Many Oil Refineries in Vietnam

quan thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, nhu cầu dầu thô trung bình của thế giới năm 2005 là 5 thùng/người/ năm. Năm 2005, nhu cầu dầu của Trung Quốc là 1,5 thùng/ người /năm và Thái Lan là 4,6 thùng/ người/ năm.

Giả thiết đến năm 2015 kinh tế Việt Nam phát triển bằng với Trung Quốc năm 2005 và dân số 100 triệu người thì nhu cầu của ta lúc đó sẽ là 21 triệu tấn/ năm, còn nếu bằng với Thái Lan (2005) thì nhu cầu sẽ là 65 triệu tấn/năm. Dự báo trong chiến lược 27 triệu tấn/năm cho năm 2025, tức là bằng khoảng hơn một nửa mức tiêu thụ của Thái Lan năm 2005, là quá thấp.

Hơn nữa, với trữ lượng dầu được công bố đến thời điểm hiện nay, Việt Nam có thể xếp vào nhóm nước nghèo về tài nguyên dầu mỏ, thậm chí đến sau năm 2020 còn có thể xếp vào loại rất nghèo về tài nguyên dầu mỏ. Nhóm nước nghèo này thường chọn chiến lược phát triển hạ nguồn, dùng nguồn lợi từ lọc hóa dầu và dịch vụ phân phối các sản phẩm lọc hóa dầu để giải quyết vấn đề an ninh năng lượng.

Phát triển lọc hóa dầu để đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới mục tiêu biến nước ta thành "trung tâm cung ứng và dịch vụ xăng dầu cho thị trường khu vực (Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia, Đài Loan, Hàn Quốc...) là điều cần hướng tới bởi Việt Nam rất có lợi thế về vị trí địa lý. Thái Lan, một nước rất ít tài nguyên dầu mỏ đã xây dựng chiến lược dầu khí của mình theo hướng này. Bởi vậy công suất bao nhiêu không thành vấn đề.

Vấn đề chính là tính hiệu quả của các dự án. Việt Nam nằm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương  hiện có nhiều nhà máy lọc dầu và đang dư thừa công suất. Nếu các dự án không tính toán cẩn thận về hiệu quả, thì rủi ro sẽ khó tránh khỏi, nhất là với các dự án sinh sau đẻ muộn, dự án có công suất nhỏ, công nghệ lạc hậu, ông Toản nói.

Ngành lọc dầu đứng trước nhiều thách thức nghiêm trọng

Written by Thu Hà - VIT (Theo JRJ)

Hôm 21/7, Cơ quan đánh giá tín dụng Fitch Ratings đã công bố một bản báo cáo nghiên cứu, do trạng thái mất cân bằng cung cầu các sản phầm lọc dầu toàn cầu ngày càng nổi bật, ngành lọc dầu toàn cầu sẽ đứng trước những thách thức nghiêm trọng trong thời gian trung và ngắn hạn.

Theo dự đoán của bản báo cáo, dòng chảy vốn kinh doanh và chỉ tiêu tài chính của các doanh nghiệp lọc dầu trên thế giới trong năm nay và hai năm tới sẽ giảm mạnh. So sánh với giai đoạn chậm lại của ngành lọc dầu lần trước từ năm 2005 đến năm 2008, công suất sử dụng của các nhà máy lọc dầu trên toàn cầu hiện nay khá thấp, hơn nữa lợi nhuận từ lọc dầu cũng giảm đáng kể.

Một chuyên viên cấp cao của Fitch Ratings cho biết, năm 2008, ngành lọc dầu Mỹ bắt đầu bước vào suy thoái, năm 2009, chiều hướng này lan rộng sang khu vực châu Âu, châu Á và vẫn kéo dài cho đến tận nay. Đồng thời ông này cũng dự đoán, cuộc suy thoái lần này có thể sẽ nghiêm trọng hơn so với cuộc suy thoái lần trước xảy ra năm 2002.

Theo Giám đốc cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch Ratings, đối với nhiều nhà máy lọc dầu, sự suy yếu và dòng chảy vốn kinh doanh có ảnh hưởng mang tính chu kỳ sẽ có thể chậm lại trên một mức độ nhất định, bởi vì các doanh nghiệp đã thi hành các chính sách tài chính khá bảo thủ như cắt giảm vốn và phân chia hoa hồng cho các cổ đông. Ông cảnh báo, nếu có chứng cớ khiến Fitch Ratings tin rằng, sự u ám của ngành lọc dầu hiện tại sẽ càng kéo dài hơn, thì dòng chảy vốn kinh doanh của các công ty lọc dầu sẽ xấu hơn, sẽ có thể khiến cho một số

Page 6: Are There Too Many Oil Refineries in Vietnam

nhà máy lọc dầu bị hạ thấp xếp hạng tín dụng.

Thu Hà - VIT (Theo JRJ)

Page 7: Are There Too Many Oil Refineries in Vietnam

Daelim to invest in Vietnamese oil refinery

QĐND - Wednesday, October 26, 2011, 19:19 (GMT+7)

Daelim Industrial, a South Korean large group, is negotiating with its local partner of Petrolimex to invest in the Nam Van Phong oil refinery and petrochemistry project.

The oil refinery and petrochemistry project, which project costs US$ 3 billion in aggregate and has total production capacity of 10 million tones per year, is planned to be built in the central province of Khanh Hoa, Vietnam.

Earlier, the South Korean group signed a memorandum of understanding on the investment for the project with representatives

of the Vietnamese Ministry of Investment and Planning.

At this point, representatives of the South Korean group have not yet announced the specific amount that it will invest in the project.

“We are in the negotiation process and the exact figure of investment will only be released after the negotiations with our partner has finished,” said one of them.

Source: DVT