243
i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRẦN XUÂN HIỆP QUAN HỆ CAMPUCHIA - VIỆT NAM (1993 - 2010) Chuyên ngành : LỊCH SỬ THẾ GIỚI Mã số : 62 22 03 11 Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Hoàng Thị Minh Hoa PGS.TS Hoàng Văn Hiển LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HUẾ, NĂM 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRẦN XUÂN HIỆP

QUAN HỆ CAMPUCHIA - VIỆT NAM

(1993 - 2010)

Chuyên ngành : LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Mã số : 62 22 03 11

Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Hoàng Thị Minh Hoa

PGS.TS Hoàng Văn Hiển

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HUẾ, NĂM 2013

Page 2: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số

liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, được các đồng

tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một

công trình nào khác.

Huế, tháng 12 năm 2013

Tác giả luận án

Page 3: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

iii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu nặng tới PGS.TS

Hoàng Thị Minh Hoa và PGS.TS Hoàng Văn Hiển. Người Cô và người Thầy không

chỉ trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và sẻ chia cùng tôi mọi khó khăn trong thời gian học

tập, mà còn là chỗ dựa tinh thần quan trọng để tôi có thể hoàn thành bản luận án này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý Thầy Cô giáo của Khoa Lịch sử

trường Đại học Khoa học và Đại học Sư phạm - Đại học Huế đã dành sự quan tâm

trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và có những ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá

trình học tập, nghiên cứu và viết luận án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Phòng Đào tạo Sau đại học trường Đại học Khoa

học, Ban Đào tạo Sau đại học - Đại học Huế, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Thông

tấn xã Việt Nam, Học viện Ngoại giao, Đại học Sư phạm I Hà Nội… Đặc biệt, tôi

xin được dành lời cảm ơn chân thành tới các Phòng ban, các Vụ trực thuộc các Bộ

ngành Trung ương đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi có thể tiếp cận và tham

khảo những tài liệu quý giúp tôi viết luận án tốt hơn.

Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu nặng tới Gia Đình cùng những người

thân, đặc biệt là Cha và Mẹ của tôi đã luôn động viên, ân cần và chăm lo để tôi có

được ngày hôm nay.

Huế, tháng 12 năm 2013

Tác giả luận án

Trần Xuân Hiệp

Page 4: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

iv

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa ................................................................................................................. i

Lời cam đoan ................................................................................................................ ii

Lời cảm ơn .................................................................................................................. iii

Mục lục ........................................................................................................................ iv

Những chữ viết tắt trong luận án .................................................................................. v

Danh mục bảng ............................................................................................................ vi

MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................... 3

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 12

4. Phạm vi nghiên cứu và nguồn tư liệu .................................................................. 13

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .................................................. 14

6. Đóng góp của đề tài ............................................................................................. 14

7. Bố cục luận án ..................................................................................................... 15

Chương 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ CAMPUCHIA -

VIỆT NAM (1993 - 2010) ......................................................................................... 16

1.1. Nhân tố lịch sử, văn hóa và địa chiến lược ...................................................... 16

1.1.1. Khái quát quan hệ Campuchia - Việt Nam trước năm 1993 ..................... 16

1.1.2. Nhân tố địa văn hóa và địa chiến lược ...................................................... 25

1.2. Bối cảnh quốc tế và khu vực ............................................................................ 35

1.3. Nhu cầu và chính sách đối ngoại của Campuchia và Việt Nam ...................... 39

1.3.1. Nhu cầu hợp tác của hai nước ................................................................... 39

1.3.2. Chính sách đối ngoại của Campuchia ....................................................... 42

1.3.3. Chính sách đối ngoại của Việt Nam .......................................................... 47

Chương 2. QUAN HỆ CAMPUCHIA - VIỆT NAM TRÊN CÁC LĨNH VỰC

(1993 - 2010) ............................................................................................................... 53

2.1. Trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao ................................................................... 53

2.2. Trên lĩnh vực an ninh ....................................................................................... 63

Page 5: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

v

2.2.1. Vấn đề biên giới lãnh thổ .......................................................................... 63

2.2.2. Hợp tác đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống .............. 71

2.3. Vấn đề người Việt tại Campuchia .................................................................... 76

2.4. Trên lĩnh vực kinh tế ........................................................................................ 81

2.4.1. Quan hệ thương mại .................................................................................. 81

2.4.2. Hợp tác đầu tư ........................................................................................... 93

2.4.3. Hợp tác giao thông vận tải ....................................................................... 108

2.5. Trên một số lĩnh vực khác .............................................................................. 117

2.5.1. Hợp tác về giáo dục và đào tạo ............................................................... 117

2.5.2. Hợp tác về du lịch .................................................................................... 125

2.5.3. Hợp tác về y tế ......................................................................................... 135

2.6. Trong khuôn khổ hợp tác đa phương ............................................................. 143

2.6.1. Trong tổ chức ASEAN ............................................................................ 143

2.6.2. Trong sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Tam giác Việt Nam -

Lào - Campuchia .............................................................................................. 150

2.6.3. Trong sự phát triển Tiểu vùng sông Mekong .......................................... 160

Chương 3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ QUAN HỆ CAMPUCHIA - VIỆT NAM

(1993 - 2010) ............................................................................................................... 168

3.1. Tổng quan về thành tựu và hạn chế trong quan hệ hai nước ......................... 168

3.2. Một vài đặc điểm trong quan hệ Campuchia - Việt Nam giai đoạn 1993 - 2010 ...... 172

3.3. Những tác động của quan hệ Campuchia - Việt Nam đến chủ thể hai nước và

khu vực .................................................................................................................. 176

3.3.1. Đối với Campuchia .................................................................................. 176

3.3.2 Đối với Việt Nam ..................................................................................... 182

3.3.3 Đối với khu vực ........................................................................................ 187

3.4. Triển vọng của quan hệ Campuchia - Việt Nam ............................................ 191

3.4.1. Những thuận lợi ....................................................................................... 191

3.4.2 Những khó khăn, thách thức ................................................................... 198

3.4.3. Dự báo triển vọng quan hệ ...................................................................... 200

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 207

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 211

PHỤ LỤC

Page 6: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

vi

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

Chữ viết tắt tiếng Anh

ACMECS

Ayeyarwady - Chao Praya - Mekong Economic Cooperation Strategy:

Tổ chức Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyarwady - Chao Phraya -

Mekong

ADB Asian Development Bank: Ngân hàng phát triển châu Á

AFTA ASEAN Free Trade Area: Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á

ASEAN

AIA ASEAN Investment Area: Khu vực đầu tư ASEAN

APEC Asia Pacific Economic Cooperation: Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái

Bình Dương

ARF ASEAN Regional Forum: Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN

ACMECS

Ayeyarwady - Chao Praya - Mekong Economic Cooperation Strategy:

Tổ chức Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyarwady - Chao Phraya -

Mekong

ADB Asian Development Bank: Ngân hàng phát triển châu Á

AFTA ASEAN Free Trade Area: Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á

ASEAN

AIA ASEAN Investment Area: Khu vực đầu tư ASEAN

APEC Asia Pacific Economic Cooperation: Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái

Bình Dương

ARF ASEAN Regional Forum: Diễn đàn khu vực ASEAN

ASEAN Association of Southeast Asian Nations: Hiệp hội các quốc gia Đông

Nam Á

ASEM The Asia-Europe Meeting: Diễn đàn hợp tác Á - Âu

BRICS Nhóm các nước Barazin - Nga - Ấn Độ - Trung Quốc - Nam Phi

CDC The Council for Development of Cambodia: Hội đồng Phát triển

Campuchia

CEPT Common Effective Preferential Tariff: Chương trình ưu đãi thuế quan

có hiệu lực chung

Page 7: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

vii

CIB Cambodian Investment Board: Ủy ban Đầu tư Campuchia

CLVM Cambodia - Laos - Myanmar - Vietnam Summit: Hợp tác Campuchia -

Lào - Myanmar - Việt Nam

CNRP Đảng Cứu quốc Campuchia

CPP Cambodia People’s Party: Đảng Nhân dân Campuchia

FUNCINPEC Đảng Mặt trận thống nhất dân tộc vì một nước Campuchia Độc lập,

Trung lập, Hòa bình và Thống nhất

GDP Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội

GMS Greater Mekong Subregion: Hợp tác tiểu vùng sông Mekong mở rộng

NAFTA The North American Free Trade Agreement: Hiệp định thương mại tự

do Bắc Mỹ

NAM Non-Aligned Movement: Phong trào Không liên kết

UN United Nations: Liên Hợp Quốc

UNTAC United Nations Transitional Authority in Cambodia: Cơ quan quyền

lực lâm thời Liên Hợp Quốc ở Campuchia.

USD United States dollar: Đồng đô la Mỹ

WTO World Trade Organization: Tổ chức Thương mại thế giới

Chữ viết tắt tiếng Việt

CA-TBD Châu Á - Thái Bình Dương

CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân

CHND Cộng hòa nhân dân

CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CNXH Chủ nghĩa xã hội

ĐBTQ Đại biểu toàn quốc

LHS Lưu học sinh

NDCM Nhân dân cách mạng

TBCN Tư bản chủ nghĩa

XHCN Xã hội chủ nghĩa

Page 8: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

viii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Xuất khẩu của Campuchia ............................................................................. 30

Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam qua biên giới

với Campuchia giai đoạn 1993 - 2000 ........................................................................ 86

Bảng 2.2. Thống kê kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương

mại hàng hóa giữa Việt Nam và Campuchia giai đoạn 2006 - 2010 .......................... 88

Bảng 2.3. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Campuchia (2000 - 2006) ... 91

Bảng 2.4. Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Campuchia (2000 - 2006) ...... 92

Bảng 2.5. Xuất khẩu của Campuchia .......................................................................... 93

Bảng 2.6. Nhập khẩu của Campuchia ......................................................................... 93

Bảng 2.7. Đầu tư của Việt Nam sang Campuchia tính đến năm 2010 ....................... 95

Bảng 2.8. Đầu tư của Việt Nam sang Campuchia tính đến 23/2/2011 theo lĩnh vực ...... 99

Bảng 2.9. Đầu tư trực tiếp của Campuchia vào Việt Nam tính đến 14/3/2011

phân theo ngành ....................................................................................................... 104

Bảng 2.10. Đầu tư trực tiếp của Campuchia vào Việt Nam tính đến 14/3/2011

phân theo hình thức.................................................................................................. 105

Bảng 2.11. Đầu tư trực tiếp của Campuchia vào Việt Nam tính đến 14/3/2011

phân theo địa phương .............................................................................................. 105

Bảng 2.12. Thống kê số lượng lưu học sinh Campuchia giai đoạn 1980 - 1992 ...... 118

Bảng 2.13. Học bổng đào tạo lưu học sinh Campuchia ............................................ 120

Bảng 2.14. Thống kê lưu học sinh Campuchia giai đoạn 1994 - 2003 ..................... 121

Bảng 2.15. Tổng lượng khách trong năm của Campuchia - Việt Nam (2003 - 2007) ....... 127

Bảng 2.16. Lượng khách từ các nước ASEAN sang Campuchia ............................. 134

Bảng 2.17. Lượng khách từ các nước ASEAN sang Việt Nam ................................ 134

Bảng 2.18. Lưu học sinh Campuchia đào tạo tại Trường Đại học Y Thái Bình ...... 141

Bảng 3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Campuchia giai đoạn 1995 - 2004 ............ 180

Page 9: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1 Campuchia và Việt Nam là hai nước có mối quan hệ lâu đời. Trải qua

nhiều thời kỳ lịch sử, vận mệnh của hai quốc gia luôn gắn kết với nhau chặt chẽ, điều

này đã được thực tế chứng minh: Nếu một giai đoạn nào đó, quan hệ hai nước trục

trặc thì đều tổn hại đến lợi ích của cả Campuchia và Việt Nam. Ngược lại, nếu quan

hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên.

Mặt khác, sự gần gũi về mặt địa lý và sự gắn bó, tương đồng về lịch sử khiến cho

nhân dân hai nước luôn có sự hiểu biết, thông cảm và chia sẻ, đồng thời là điều kiện

thuận lợi để thúc đẩy quan hệ hai nước trong tình hình mới.

Trong suốt quá trình phát triển của quốc gia, dân tộc, đặc biệt trong thời kỳ

hiện đại, Campuchia và Việt Nam luôn nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của hoà

bình, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực Đông Nam Á. Khu vực này có ý nghĩa

chiến lược đối với cả hai nước xét trên nhiều phương diện, là một bộ phận quan trọng

trong chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại và “láng giềng hữu

nghị” của mỗi nước. Vì vậy, việc củng cố, thúc đẩy các mối quan hệ song phương,

nhất là quan hệ với các nước láng giềng, khu vực cũng như giữa hai nước có ý nghĩa

cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội

nhập quốc tế của cả Campuchia và Việt Nam.

1.2 Từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, xu thế đối thoại, hợp tác trở thành dòng

mạch chủ đạo trong quan hệ quốc tế giữa các quốc gia trên thế giới. Điều này đã tạo ra

cơ hội rất lớn cho hợp tác khu vực Đông Nam Á nói chung và quan hệ giữa ba nước

Đông Dương nói riêng có bước phát triển tốt đẹp hơn. Trong bối cảnh mới đó, quan hệ

Campuchia - Việt Nam cũng được tăng cường và thúc đẩy theo hướng hợp tác tích cực.

Năm 1993, tình hình đất nước Campuchia dần đi vào ổn định đã tạo điều kiện cho quan

hệ hai nước ngày càng được củng cố và phát triển trên mọi lĩnh vực: chính trị, ngoại

giao, kinh tế, an ninh, khoa học - kỹ thuật, hợp tác trong đa phương.

Trong những năm gần đây, đứng trước những biến đổi sâu sắc, khó lường của

tình hình thế giới và khu vực, vì nhu cầu phát triển của mỗi nước, của Tiểu vùng

Mekong và cả khu vực Đông Nam Á, Campuchia và Việt Nam đều phải xác định

một chiến lược phát triển quốc gia thích hợp. Trong đó, từng mối quan hệ song

Page 10: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

2

phương hay đa phương đều có một vị trí, vai trò riêng và cần được xem trọng trong

chính sách đối ngoại của mỗi nước. Quan hệ hợp tác hai nước hiện nay đang đứng

trước những thuận lợi cơ bản cũng như những thách thức, khó khăn mới, nhưng nếu

biết khai thác tốt thuận lợi và hạn chế một cách hiệu quả những thách thức, khó

khăn, hợp tác Campuchia - Việt Nam sẽ có những bước phát triển có lợi cho mỗi

nước, góp phần vì hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực. Do đó, việc nghiên cứu quan

hệ Campuchia - Việt Nam ngày càng có ý nghĩa quan trọng.

1.3 Quan hệ Campuchia - Việt Nam không chỉ tồn tại và phát triển một cách

thuận chiều mà còn trải qua nhiều biến động, thăng trầm của lịch sử. Những mâu

thuẫn, tồn tại trong quan hệ hai nước cũng như sự tác động sâu sắc của nhân tố bên

ngoài, nhất là sức ép từ phía các nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc đã có ảnh hưởng

rất lớn đến mối quan hệ này. Tính thiếu ổn định trong hệ thống chính trị và những

mặt trái trong chính sách đối ngoại của Campuchia, hay nói cách khác tính đa diện

trong chính sách đối ngoại và sự tranh giành ảnh hưởng, đấu tranh phe phái trong nội

bộ Campuchia đã không ít lần gây tác động xấu đến quan hệ giữa hai nước. Đồng

thời, những tác động trái chiều của các nhân tố bên ngoài, nhất là từ phía Trung

Quốc đã ảnh hưởng trực tiếp lên đường lối đối ngoại của Campuchia và tác động sâu

sắc tới mối quan hệ Campuchia - Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài còn nhằm

góp phần hiểu thêm những biến động về chính trị, kinh tế và đường lối ngoại giao

của Campuchia, qua đó có thể gợi mở cho Việt Nam những đối sách phù hợp trong

quan hệ với nước láng giềng ở vùng biên giới Tây Nam của đất nước.

1.4. Đề tài quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010) là đề tài mới chưa

từng được công bố trước đó. Vì thế, qua nghiên cứu đề tài, chúng tôi mong muốn

đóng góp một tài liệu tham khảo quan trọng cho công tác giảng dạy và nghiên cứu

lịch sử (kể cả giảng dạy lịch sử quan hệ quốc tế) trong các trường đại học, cho các

nhà hoạt động chính trị, ngoại giao, nhất là những người hiện nay đang trực tiếp quan

hệ, giao dịch, tiếp xúc với Campuchia.

Từ thực tế nói trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề: “Quan hệ Campuchia

- Việt Nam (1993 - 2010)” làm đề tài luận án tiến sĩ với hy vọng góp phần nghiên

cứu quan hệ quốc tế của nội bộ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nói

chung và quan hệ Campuchia - Việt Nam nói riêng.

Page 11: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

3

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1. Việc nghiên cứu của các học giả Việt Nam

Campuchia là một nước láng giềng thân thuộc đối với nhân dân Việt Nam, do

vậy, từ lâu quan hệ hai nước đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học

giả, cơ quan nghiên cứu của Việt Nam. Đặc biệt, trong những năm gần đây, việc đẩy

mạnh nghiên cứu về đất nước Campuchia và mối quan hệ Campuchia - Việt Nam

được nhiều nhà nghiên cứu, nhà lãnh đạo, quản lý Việt Nam nhìn nhận, đánh giá trên

nhiều phương diện, phản ánh sự phát triển không ngừng mối quan hệ giữa hai quốc

gia, dân tộc.

2.1.1. Những công trình viết chung về lịch sử quan hệ giữa ba nước Đông Dương

Công trình “Về lịch sử văn hóa ba nước Đông Dương” (1983) do Phạm

Nguyên Long, Đặng Bích Hà chủ biên là một tác phẩm được xuất bản khá sớm. Đây

là công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, trong đó, tác giả Nguyễn Hào

Hùng với bài viết “Lịch sử một thế kỷ liên minh đoàn kết chiến đấu và toàn thắng

của nhân dân ba nước Đông Dương” đã dựng lại bức tranh toàn cảnh về mối quan

hệ giữa Việt Nam - Campuchia - Lào từ trong lịch sử đấu tranh cho đến đầu thập

niên 80 của thế kỷ XX. Tác giả nhìn nhận mối quan hệ khăng khít của ba nước Đông

Dương dựa trên nền tảng về văn hóa, lịch sử, xã hội từ thời kỳ thực dân Pháp xâm

lược cho đến kết thúc thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế

quốc Mỹ. Tác giả đã đi sâu phân tích cơ sở hình thành mối quan hệ thiết thân giữa

nhân dân ba nước Đông Dương, khẳng định đây không chỉ là mối quan hệ láng giềng

truyền thống mà còn là mối quan hệ của các quốc gia cùng chung nguồn cội văn hóa,

lịch sử và điều kiện phát triển trong một khu vực “thống nhất nhưng đa dạng”. Tuy

không đề cập riêng về quan hệ Campuchia - Việt Nam, nhưng qua đó vẫn thấy được

rất nhiều điểm tương đồng tạo nên nền tảng của mối quan hệ này.

Nguyễn Văn Cường trong luận văn thạc sĩ “Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam

với Lào và Campuchia (1991 - 2006)” (2007) trên cơ sở trình bày và phân tích

những nhân tố tác động đến quan hệ ba nước đã đề cập đến quan hệ hợp tác

Campuchia - Việt Nam trên các lĩnh vực đầu tư, thương mại và giao thông vận tải

cũng như dự báo triển vọng hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới. Tuy nhiên, do

đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là ba chủ thể Việt Nam - Lào -

Page 12: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

4

Campuchia trong hợp tác kinh tế, nên công trình chưa đi sâu tìm hiểu, khai thác và

phân tích cụ thể mối quan hệ Campuchia - Việt Nam trên các lĩnh vực khác và chỉ

dừng lại năm 2006.

Phạm Đức Thành và Vũ Công Quý trong công trình “Những khía cạnh dân

tộc, tôn giáo, văn hóa trong Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia”

(2009) đã đi vào nghiên cứu những điểm tương đồng nổi bật trên những khía cạnh

dân tộc, tôn giáo và văn hóa. Các tác giả đã chỉ ra rằng Việt Nam với Campuchia và

Lào đều có những điểm chung, tạo nền tảng vững chắc cho mối quan hệ trong lịch

sử. Những điểm chung đó không chỉ giúp ba nước Đông Dương đoàn kết đánh thắng

kẻ thù chung mà còn tạo lập vị thế để cả ba quốc gia cùng vươn lên phát triển trong

giai đoạn hiện nay.

Trong luận văn thạc sĩ “Hợp tác Việt Nam - Lào - Campuchia ở khu vực Tam

giác Phát triển (1999 - 2009)” (2011), Nguyễn Duy Hùng đã bước đầu nêu bật được

những thành tựu hợp tác giữa Việt Nam, Campuchia và Lào ở vùng giáp ranh biên

giới phía Tây. Tuy nhiên, do đối tượng và phạm vi nghiên cứu khá rộng nên tác giả

chưa đi sâu phân tích quan hệ Campuchia - Việt Nam.

2.1.2. Những công trình nghiên cứu về Campuchia hoặc Việt Nam

Phạm Đức Thành là người có nhiều công trình nghiên cứu về đất nước và con

người Campuchia, cũng như mối quan hệ giữa Campuchia với Việt Nam trong nhiều

giai đoạn lịch sử khác nhau. Tác phẩm “Lịch sử Campuchia” (1995) của tác giả là

một công trình biên soạn công phu, có tính khái quát về đất nước Khmer. Tuy nhiên,

do phạm vi và đối tượng nghiên cứu quá rộng nên tác giả ít đề cập đến mối quan hệ

Campuchia - Việt Nam và nếu có cũng chỉ dừng lại vào đầu những năm 90 của thế

kỷ XX. Mặc dù vậy, công trình này đã mô tả khái quát đất nước, con người, lịch sử,

văn hóa Campuchia từ thời kỳ khởi nguyên đến trước năm 1995, qua đó cho thấy

được những điểm tương đồng giữa hai quốc gia, dân tộc là cơ sở cho mối quan hệ

Campuchia - Việt Nam ngày nay.

Lê Thị Ái Lâm trong đề tài nghiên cứu “Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội

Campuchia từ thập kỷ 90 đến nay” (2006) đã trình bày thực tiễn phát triển kinh tế -

xã hội của Campuchia trong giai đoạn đầu cải cách và xây dựng kinh tế thị trường

(1994 - 2004), với các nội dung liên quan đến tăng trưởng kinh tế, vấn đề dân số,

Page 13: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

5

nguồn nhân lực, thị trường lao động, các vấn đề xã hội… ít nhiều có liên quan đến

hướng nghiên cứu của đề tài.

Vũ Dương Huân (chủ biên) trong “Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp

đổi mới (1975 - 2000)” (2002) đã khái quát chính sách đối ngoại của Việt Nam trong

thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội với bối cảnh mới trong nước và thế giới. Do đối

tượng nghiên cứu khá rộng, cho nên tác giả chỉ mới đề cập một vài nét cơ bản nhất

của quan hệ Việt Nam - Campuchia về chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa - khoa

học - kỹ thuật và một số vấn đề còn tồn tại trong quan hệ hai nước như vấn đề biên

giới lãnh thổ, vấn đề người Việt tại Campuchia.

2.1.3. Những công trình đề cập chung đến quan hệ Campuchia - Việt Nam

Viện Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam là cơ

quan chuyên trách nghiên cứu về các nước Đông Nam Á, cũng như quan hệ giữa

Việt Nam với các quốc gia trong khu vực. Viện đã cho xuất bản nhiều tài liệu liên

quan đến quan hệ Campuchia - Việt Nam, trong đó có nhiều bài nghiên cứu chuyên

sâu đi vào phân tích, lý giải thực trạng cũng như xu hướng của mối quan hệ hai nước.

Có thể dẫn ra một số công trình tiêu biểu như: Báo cáo chuyên đề “Quan hệ Việt

Nam - Campuchia: thực trạng và triển vọng”; Đề tài cấp Viện “Quan hệ Việt Nam -

Campuchia: Hiện trạng và giải pháp” (2006); Hội thảo Khoa học “Quan hệ Việt

Nam - Campuchia trong bối cảnh mới: Hợp tác toàn diện cùng phát triển” (2007)

quy tụ các nhà khoa học, các chuyên gia có thâm niên nghiên cứu về quan hệ

Campuchia - Việt Nam trong rất nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, giáo dục và đào

tạo, du lịch, y tế… Mặc dù góc độ nhìn nhận khác nhau, thể hiện trên nhiều lĩnh vực,

song các học giả đều cho rằng quan hệ Campuchia - Việt Nam đã đạt được rất nhiều

thành tựu lớn lao, ngày càng phát triển đi lên phù hợp với tình hình chung của khu

vực và thế giới, cũng như nguyện vọng chính đáng của nhân dân hai nước. Tuy

nhiên, nhiều tác giả cũng chỉ ra do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, quan

hệ Campuchia - Việt Nam trên nhiều lĩnh vực chưa tương xứng với tiềm năng của

hai nước, còn gặp nhiều khó khăn cần phải giải quyết, đồng thời cũng đưa ra một số

dự báo khá lạc quan về xu hướng phát triển giữa hai quốc gia trong vài năm.

Công trình “Những vấn đề chính trị, kinh tế nổi bật của Campuchia giai đoạn

2011 - 2020 và tác động chủ yếu đến Việt Nam”, Đề tài cấp Bộ - Viện Nghiên cứu

Page 14: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

6

Đông Nam Á (2010) của Nguyễn Thế Hà và cộng sự đã có những phân tích sâu sắc

về những biến động của nội tình đất nước Campuchia trên phương diện kinh tế,

chính trị. Qua việc biện giải một số vấn đề liên quan đến thể chế chính trị, tình hình

kinh tế của Campuchia cũng như sự gia tăng ảnh hưởng của các nước lớn, đặc biệt là

Trung Quốc và Mỹ đối với Campuchia, các tác giả đã cho thấy tính hai mặt (thuận và

trái chiều) trong mối quan hệ Campuchia - Việt Nam và bước đầu đưa ra những giải

pháp mang tính gợi mở cho mối quan hệ này. Tuy nhiên, do xuất phát từ đối tượng

nghiên cứu nên các tác giả chưa chú trọng đến phân tích, đánh giá những thành tựu

của mối quan hệ Campuchia - Việt Nam cũng như những tác động của vấn đề này

đến hai chủ thể và khu vực.

Công trình “Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại hàng hóa Việt Nam

- Campuchia qua biên giới trên bộ thời kỳ đến năm 2005” (2002) do Doãn Kế Bôn

làm chủ nhiệm cho rằng hoạt động thương mại hàng hóa qua biên giới trên bộ giữa

Việt Nam với Campuchia đã có những diễn biến rất phức tạp và tuy đạt được những

thành tựu nhất định, song trên thực tế còn nhiều điều bất cập, từ quản lý đến tổ chức

vận hành… Trên cơ sở phân tích, đánh giá những số liệu, sự kiện, các tác giả đưa ra

một số giải pháp nhằm phát triển tình hình thương mại giữa hai nước đến năm 2005.

Nguyễn Thanh Đức trong luận văn thạc sĩ “Nhân tố kinh tế trong phát triển

quan hệ đối tác chiến lược với Campuchia” (2008) đã trình bày tổng quan về quan

hệ kinh tế Việt Nam - Campuchia giai đoạn 1991 - 2008, trong đó tác giả đánh giá

cao nhân tố kinh tế trong mối quan hệ hai nước, khẳng định đây là nhân tố góp phần

rất lớn trong sự hình thành và phát triển đối tác chiến lược Việt Nam - Campuchia.

Tác giả cũng nêu lên những triển vọng và kiến nghị phương hướng, giải pháp trong

việc phát triển quan hệ hai nước dựa trên cơ sở thực tế đã phân tích, trong đó thấy

được tiềm năng và quá trình phát triển đi lên của quan hệ Việt Nam - Campuchia là

một tất yếu, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế.

Lâm Ngọc Uyên Trân trong luận văn thạc sĩ “Hợp tác du lịch giữa Việt Nam

và Campuchia: Thực trạng và giải pháp” (2008) nghiên cứu hợp tác du lịch giữa hai

nước trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở đó tập trung đề xuất các giải pháp phát

triển hợp tác du lịch giữa hai bên.

Page 15: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

7

Nguyễn Sĩ Tuấn trong đề tài cấp Nhà nước “Cơ sở lịch sử, chính trị, xã hội và

pháp lý của vùng biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia và đề xuất giải pháp ổn

định, phát triển vùng biên giới hai nước” (2006) đã nhìn nhận vấn đề từ khía cạnh

lịch sử, chính trị, xã hội và pháp luật trong quan hệ biên giới lãnh thổ Campuchia -

Việt Nam. Trên cơ sở phân tích và biện dẫn những tài liệu khoa học, tác giả đã đề

xuất một số giải pháp nhằm phát triển vùng biên giới đất liền giữa hai nước.

Lê Thị Trường An trong luận văn thạc sĩ “Quan hệ Việt Nam - Campuchia

trong giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ” (2006) khẳng định việc giải quyết biên

giới Việt Nam - Campuchia đã có những bước tiến tốt đẹp trong xu thế quan hệ hai

nước trên nhiều lĩnh vực ngày càng phát triển mạnh mẽ. Mặc dù còn nhiều khó khăn,

phức tạp do lịch sử để lại cùng với những biến động về chính trị, nội bộ của

Campuchia, nhưng tác giả vẫn tin tưởng vào triển vọng tốt đẹp của việc giải quyết

vấn đề này trong tương lai. Dưới góc độ Luật quốc tế, tác giả đã nhìn nhận, đánh giá

quan hệ biên giới Việt Nam - Campuchia trên góc độ pháp lý, với những dẫn chứng

cụ thể và xác thực để từ đó đi vào phân tích bản chất, triển vọng giải quyết vần đề

này trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, do giới hạn nghiên cứu, tác giả chỉ mới đề cập

đến hoạch định biên giới trên đất liền.

Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Vùng biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia:

Cơ sở lịch sử, chính trị, xã hội, pháp lý và các giải pháp phát triển bền vững, hài

hòa” (2009) của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đã quy tụ nhiều bài nghiên cứu của

các học giả uy tín trong nước. Nhìn chung, các tác giả đều đánh giá cao vai trò, vị thế

của vùng biên giới Việt Nam - Campuchia. Trên cơ sở phân tích, lý giải những khía

cạnh hợp tác, các tác giả tại hội thảo đã đề ra nhiều giải pháp phát triển bền vững khu

vực biên giới hai nước dưới nhiều góc độ khác nhau.

Công trình tập thể “Thực trạng việc phân định vùng biển giữa Việt Nam -

Campuchia” của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Mã TL1586) đã góp phần bổ sung

cho những nghiên cứu đi trước. Các tác giả đã chỉ rõ, hiện nay vấn đề biên giới trên

biển giữa hai nước còn gặp nhiều vướng mắc, chưa thể giải quyết, quan điểm hai bên

còn trái chiều nhau. Các tác giả chỉ rõ “diện tích chồng lấn trong vùng biển giữa hai

nước Việt Nam và Campuchia là không lớn nhưng do vị trí của vùng biển, yếu tố lịch

sử và nguồn lợi hải sản nên đây là vấn đề mà hai bên rất khó giải quyết” [176; 22].

Page 16: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

8

Ngoài ra, một số tạp chí chuyên ngành như Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu

quốc tế, Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Cộng sản… có những bài viết đề cập đến quan hệ

Campuchia - Việt Nam. Có thể kể đến như: Bùi Thị Thu Hà có bài “Cuộc khởi nghĩa

N’Trang Lơng - một biểu tượng liên minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân Việt Nam

và Campuchia”, Phạm Đức Thành có bài “Campuchia với Hành lang kinh tế Đông -

Tây”, Nguyễn Minh Ngọc có bài “Quan hệ Việt Nam - Campuchia và vấn đề phân định

biên giới biển tại Vịnh Thái Lan”, Trần Văn Tùng có bài “Quan hệ kinh tế biên giới Việt

Nam - Campuchia”… đã đề cập đến một vài khía cạnh nào đó trong một giai đoạn lịch sử

của quan hệ hai nước.

2.2. Việc nghiên cứu của các học giả Campuchia

Các học giả người Campuchia luôn quan tâm, xem xét quan hệ Campuchia -

Việt Nam trên nhiều lĩnh vực và đánh giá dưới nhiều góc độ.

Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia Kao Kim Hourn là một trong

những người có nhiều công trình nghiên cứu về Campuchia trong giai đoạn hiện nay

trên nhiều lĩnh vực, nhất là quan hệ quốc tế của Campuchia với khu vực, thế giới,

trong đó có Việt Nam, ông chú ý nêu lên những thách thức, triển vọng quan hệ

Campuchia với các nước khác trong tương lai không xa. Có thể kể đến một số công

trình như: Kao Kim Hourn (1998), “Cambodia - From Crisis to Promise: Building

the future”. Kao Kim Hourn (2004), “Cambodia's ASEAN policy: Cambodia's

contribution to Peace and Stability in region”… Những công trình của Kao Kim

Hourn tuy chủ yếu đề cập quan hệ của Campuchia trong cộng đồng ASEAN, quá

trình Campuchia trở thành thành viên chính thức của ASEAN vào năm 1999 và sự

thay đổi chính sách đối ngoại trong quá trình thực thi quan hệ quốc tế của

Campuchia nhưng đã góp phần phân tích những vấn đề liên quan đến quan hệ của

Campuchia với các nước khác, trong đó có Việt Nam. Việc nhìn nhận lại con đường

đi đầy gian khó của đất nước để tiến lên xây dựng một quốc gia phồn thịnh của các

nhà lãnh đạo và nhân dân Campuchia, từ bỏ “khủng hoảng” để “xây dựng tương

lai” chính là điều quan trọng nhất khi Campuchia trở thành thực thể mới trong cộng

đồng Đông Nam Á.

Tác giả Camaphon trong “Cambodia - Vietnam Political Relations 1979 -

1989” (2003) đã cho thấy một giai đoạn khá phức tạp trong quan hệ hai nước. Đề tài

Page 17: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

9

tập trung vào “các mối quan hệ giữa hai nước vào thời điểm đó chỉ để phục hồi của

nền kinh tế Campuchia, chính trị và tái thiết lập quan hệ Campuchia và Việt Nam

một lần nữa, sau khi mối quan hệ này bị cắt đứt, trong năm 1975 - 1979” cũng như

những vấn đề liên quan đến cuộc nội chiến tại Campuchia.

Roy Rasmey trong luận văn thạc sĩ “Mâu thuẫn giữa các đảng phái chính trị ở

Campuchia: Tác động đối với quan hệ Campuchia - Việt Nam” (2005) đã trình bày

một số vấn đề khó khăn, phức tạp do lịch sử để lại trong quan hệ hai nước như vấn đề

biên giới lãnh thổ, vấn đề người Việt tại Campuchia… Roy Rasmey cũng nói rõ thực

chất quan hệ Campuchia - Việt Nam theo xu hướng tốt đẹp hay xấu đi, một phần là do

sự tranh giành nắm quyền lãnh đạo tại Campuchia, chính mâu thuẫn giữa các đảng

phái, lực lượng chính trị trong nội bộ đất nước Campuchia đã gây ảnh hưởng sâu sắc

đến tình hình biên giới giữa hai nước. Tuy nhiên, trên bình diện sâu rộng của mối quan

hệ Campuchia - Việt Nam, tác giả khẳng định “những mâu thuẫn và những tác động

đó về lâu dài không thể làm thay đổi mối quan hệ truyền thống anh em giữa hai dân

tộc Việt Nam - Campuchia được. Đó ngoài là một quy luật ra thì nó cũng có những hệ

quả tích cực mà tất cả chúng ta cùng có thể cảm nhận được” [109;76].

Sok Dareth trong luận văn thạc sĩ “Chính sách của Vương quốc Campuchia

đối với Việt Nam từ 1993 đến nay” (2008) đã cho thấy được chính sách đối ngoại của

Campuchia đối với Việt Nam là nhằm đảm bảo quan hệ hòa bình, ổn định tạo môi

trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, hợp tác đôi bên cùng có lợi, đảm bảo an ninh

và lợi ích của hai dân tộc. Do nhận thức được tầm quan trọng về vai trò của Việt

Nam đối với môi trường hòa bình, thịnh vượng của đất nước cũng như của khu vực

nên Campuchia đã luôn đặt Việt Nam trong ưu tiên chính sách đối ngoại của mình.

Tác giả cũng đã nêu ra bốn nguyên tắc và ba phương châm trong quan hệ của

Campuchia đối với Việt Nam. Trong đó, Sok Dareth khẳng định Việt Nam là một

nước láng giềng vô cùng quan trọng, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử nhưng phương

châm của Campuchia đối với Việt Nam vẫn là “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền

thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”

Sun Sothiarat trong luận văn thạc sĩ “Đường lối phát triển quan hệ hữu nghị

truyền thống Campuchia - Việt Nam từ 1998 đến nay” (2010) đã khái quát quan hệ

Campuchia - Việt Nam (1991 - 1998) và phân tích sự phát triển của mối quan hệ hai

Page 18: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

10

nước từ năm 1998 đến nay. Qua đó đưa ra triển vọng hợp tác và kiến nghị, những

định hướng, mục tiêu cụ thể của Campuchia và Việt Nam trong quan hệ song

phương. Bên cạnh đó, Sun Sothiarat cũng chỉ ra quan hệ Campuchia - Việt Nam còn

những khó khăn thách thức cần phải vượt qua để thúc đẩy quan hệ hai nước ngày

càng phát triển vững chắc hơn trong tương lai.

Trên bình diện rộng hơn, Kong Sokea trong phân tích, đánh giá “Chính sách

đối ngoại Campuchia với ASEAN từ năm 1967 đến nay” (2005) đã cho thấy được

chính sách ngoại giao tổng thể của Campuchia đối với khu vực Đông Nam Á, bao

gồm cả Việt Nam. Theo tác giả, chính sách ngoại giao của Campuchia đã có nhiều

tác động sâu sắc tới hòa bình, ổn định, hợp tác của khu vực cũng như quan hệ song

phương Campuchia với mỗi nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam vì

Campuchia và Việt Nam là hai thực thể không tách rời của Đông Nam Á và đều là

thành viên của ASEAN.

IM.Reachany trong luận văn thạc sĩ “Quan hệ Mỹ - Campuchia sau Chiến

tranh lạnh” (2005) đã phân tích, đánh giá mối quan hệ Campuchia với các nước lớn,

qua đó cho thấy sự tác động của Mỹ đối với Campuchia trong hầu hết các lĩnh vực,

kể cả chính sách ngoại giao của Campuchia trong khoảng thời gian nói trên. Với góc

nhìn này, tác giả đã cho thấy được sự phức tạp trong quan hệ quốc tế liên quan đến

chính sách ngoại giao của Campuchia. Suy cho cùng, sự phụ thuộc vào kinh tế và

viện trợ nước ngoài đã làm cho Chính phủ Campuchia phải có những đường hướng

đối ngoại phù hợp, nhất là đối với các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc... Bên cạnh đó,

mâu thuẫn nội bộ, tranh giành quyền lực giữa các phe phái ở Campuchia đã làm sự lệ

thuộc vào bên ngoài càng tăng lên, do nhiều lực lượng chính trị muốn dựa vào sức

mạnh bên ngoài gia tăng sức ép lên chính phủ đối lập hiện thời. Điều này đã tác động

không nhỏ đến quan hệ Campuchia với các nước khác, kể cả Việt Nam.

2.3. Nghiên cứu quan hệ Campuchia - Việt Nam ở các nước khác

Quan hệ giữa Campuchia và Việt Nam được nhiều học giả nước ngoài quan

tâm nghiên cứu từ rất sớm với nhiều đánh giá nhìn nhận vấn đề khác nhau. Mối quan

hệ này đã một thời là tâm điểm chú ý khai thác của những nhà nghiên cứu quan tâm

đến cuộc chiến tại Đông Dương và quá trình hòa giải dân tộc ở Campuchia những

năm 50 đến đầu thập niên 90 của thế kỷ XX.

Page 19: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

11

Leiglton Marian Kirsh (1978) trong “Perspectives on the Vietnam - Cambodia

border conflict”, Asian Survey Vol XVIII, No 5 (p.448 - 457). Lau Teik Soon (1982)

“Asian and the Cambodia Problem”, Asian Survey Vol XXII, No 6 (p.548-561) và

“Cambodia - Vietnamese Relations” (1986), Asian Survey Vol XXII, No 6 (p.440 -

451)… Những bài viết này đã tập trung đi sâu vào các sự kiện, trên cơ sở đó phân

tích, đánh giá tình hình Campuchia từ thập niên 70 đến giữa thập niên 80 của thế kỷ

XX. Các tác giả nhận định Vấn đề Campuchia là một vấn đề phức tạp khó khăn trong

quan hệ quốc tế giai đoạn này. Đó là sự căng thẳng trong quan hệ giữa các nước

ASEAN và ba nước Đông Dương về Vấn đề Campuchia, cũng như sự can thiệp của

các thế lực bên ngoài. Các tác giả cũng đề cập đến quan hệ Campuchia - Việt Nam

những năm cuối thập niên 70 đến giữa thập niên 80 với những thăng trầm trong từng

thời kỳ lịch sử nhất định.

Năm 1989, Dike & Douglas trong bài “The Cambodia Peace Process:

Summer of 1989”, Asian Survey, 1989, Vol XXIX, No 9 (p.842 - 852) khẳng định

việc rút quân tình nguyện Việt Nam ra khỏi Campuchia đã mở đường cho bước

ngoặt quan hệ trong khu vực, giữa ASEAN với ba nước Đông Dương, mở ra trang

mới trong quan hệ Việt Nam - Campuchia. Tuy nhiên, do bị chi phối bởi hoàn cảnh

lịch sử nên quan điểm đánh giá Vấn đề Campuchia và quan hệ Việt Nam -

Campuchia, ASEAN - Đông Dương của tác giả có những điểm cần phải trao đổi, bàn

luận thêm.

Bên cạnh đó, có thể kể đến Hal Kosut trong “Cambodia and the Vietnam

war”, New York, 1971. Area Handbook Series, “Cambodia, A Country Study”, DA

pam 550-50, Washington, 1987… Những công trình này chủ yếu tập trung xem xét

mối quan hệ Campuchia - Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến tranh Đông Dương và

nội chiến ở Campuchia.

Một số học giả lại tiếp cận về mối quan hệ Campuchia - Việt Nam trong bối

cảnh lịch sử khu vực. Chang Pao Min trong công trình“Kampuchea between China

and Viet Nam”, Singapore University Presses, 1987 đã đề cập đến một thời điểm

nhạy cảm của lịch sử Campuchia và khu vực, qua đó cho thấy Campuchia trong quan

hệ quốc tế luôn chịu sự tác động từ bên ngoài, đặc biệt là sự ảnh hưởng của Trung

Quốc đối với chính sách ngoại giao của Campuchia.

Page 20: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

12

Trên bình diện rộng hơn, tác giả Cunha, Derk da (ed) trong “Southeast Asian

Perspectives on Security”, Insititute of Southeast Asian Studies, Singapore, 2000.

Tan, Andrew T.H and Boutin, J.D KenNeth (ed) trong “Non - Traditional Security

Issues in Southeast Asia”, Institute of Defence and Strategic Studies, Singapore,

2001… chủ yếu đề cập đến sự hợp tác đa phương của các nước trong khu vực Đông

Nam Á và ít nhiều có liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài.

Qua việc trình bày tình hình nghiên cứu về mối quan hệ Campuchia - Việt

Nam, có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Thứ nhất, số lượng công trình, bài viết nghiên cứu về mối quan hệ hai nước

khá phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, do mục đích, góc độ và thời điểm nghiên cứu

nên có thể thấy cho đến nay trong phạm vi Việt Nam vẫn chưa có một công trình

chuyên sâu nghiên cứu hệ thống và toàn diện về quan hệ Campuchia - Việt Nam

trong giai đoạn 1993 - 2010 dưới góc độ sử học.

- Thứ hai, do bối cảnh khu vực Đông Nam Á và Campuchia trong hai thập

niên cuối thế kỷ XX rất phức tạp nên có khá nhiều công trình, bài viết tập trung

nghiên cứu về quan hệ chính trị, ngoại giao Campuchia - Việt Nam; các lĩnh vực

quan hệ khác tuy có đề cập, nhất là trong những năm gần đây nhưng nhìn chung vẫn

chưa nhiều, chưa tương xứng với thực tiễn quan hệ giữa hai nước.

- Thứ ba, do bị chi phối bởi điều kiện lịch sử cả trong và sau Chiến tranh lạnh

nên các công trình nghiên cứu về quan hệ Campuchia - Việt Nam thể hiện rất nhiều

quan điểm khác nhau, thậm chí có phần khác biệt nên cần có sự phân tích, đánh giá

thêm để đưa ra những kết luận khách quan, khoa học và toàn diện hơn.

Trên cơ sở tham khảo, kế thừa có chọn lọc những công trình, bài viết đi trước,

trong việc thực hiện đề tài Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010) chúng

tôi mong muốn góp phần làm rõ hơn vấn đề này.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài sẽ tái hiện bức tranh toàn cảnh về quan hệ Campuchia - Việt Nam trong

những năm 1993 - 2010 đi từ cơ sở hình thành, thực trạng quan hệ đến tác động của

mối quan hệ này đối với hai chủ thể, khu vực và bước đầu dự báo xu hướng vận

động của quan hệ Campuchia - Việt Nam trong thời gian tới.

Page 21: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

13

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:

- Trình bày những nhân tố tác động đến mối quan hệ Campuchia - Việt Nam,

trong đó có cả những nhân tố khách quan và chủ quan.

- Tập trung nghiên cứu, phân tích quá trình phát triển quan hệ Campuchia -

Việt Nam (1993 - 2010) trên các mặt chính trị, ngoại giao, kinh tế, an ninh, khoa học

- kỹ thuật, hợp tác trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, để làm rõ quan hệ

Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010), chúng tôi có đề cập tới quan hệ này trước năm

1993, bởi đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ giữa hai nước giai

đoạn sau đó.

- Rút ra những đặc điểm, tính chất của quan hệ Campuchia - Việt Nam cũng

như phân tích, đánh giá tác động của mối quan hệ này đối với sự phát triển của mỗi

nước và đối với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực. Qua đó, nhìn

nhận, đánh giá về xu hướng vận động của mối quan hệ Campuchia - Việt Nam trong

thời gian sắp tới.

4. Phạm vi nghiên cứu và nguồn tư liệu

4.1. Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt không gian, đề tài nghiên cứu hai chủ thể chính trị ở khu vực Đông

Nam Á là Campuchia và Việt Nam - hai quốc gia có nhiều điểm tương đồng về lịch

sử, văn hóa, xã hội sau Chiến tranh lạnh.

- Về mặt thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu quan hệ Campuchia - Việt Nam

trong những năm 1993 - 2010. Đây là giai đoạn quan hệ hai nước có những chuyển

biến to lớn, toàn diện và đã có những tác động lẫn nhau, nhất là sau khi Vương quốc

Campuchia được tái lập vào năm 1993 và Chính phủ Liên hiệp dân tộc Campuchia đi

vào hoạt động, đã mở ra giai đoạn phát triển mạnh mẽ của quan hệ hai nước. Năm 2010

được chúng tôi chọn làm giới hạn nghiên cứu vì đây là một đề tài sử học, do đó cần có

một khoảng lùi nhất định về thời gian trong việc nhìn nhận và đánh giá vấn đề.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính logic của đề tài, các giai đoạn quan hệ giữa hai

nước trước năm 1993 và từ sau năm 2010 cũng được đề cập ở mức độ nhất định.

Page 22: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

14

- Về mặt nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu quan hệ Campuchia - Việt Nam

trên các lĩnh vực chủ yếu: chính trị, ngoại giao, kinh tế, an ninh, khoa học - kỹ thuật,

hợp tác trong khu vực Đông Nam Á.

4.2. Nguồn tài liệu

Nguồn tư liệu chủ yếu được khai thác phục vụ cho đề tài này bao gồm:

- Các văn kiện của Đảng, Nhà nước Việt Nam và của Nhà nước Campuchia,

các bài viết và tác phẩm của các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước, các báo cáo văn

kiện, Hiệp định, Hiệp ước, Tuyên bố chung, Nghị định thư… của các bộ, ban ngành

có quan hệ hợp tác, các văn kiện liên quan của tổ chức ASEAN.

- Các công trình chuyên khảo, bài viết, báo cáo khoa học tại các cuộc hội thảo

khoa học của các nhà nghiên cứu Campuchia và Việt Nam đã công bố.

- Các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài liên quan đến đề tài,

chủ yếu bằng tiếng Anh.

- Một số luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ ở Campuchia hoặc Việt Nam.

- Báo chí Campuchia, Việt Nam và của Thông tấn xã Việt Nam, của Bộ Ngoại

giao. Các thông tin khai thác có chọn lọc và xử lý các nguồn tư liệu cập nhật thường

xuyên trên mạng Internet bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: Quán triệt phương pháp luận sử học Mác-xít, tư tưởng

Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong nghiên cứu lịch sử

quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại.

- Phương pháp nghiên cứu: Vì đề tài thuộc về khoa học lịch sử nên việc sử dụng

phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong sự kết hợp được xem là phương pháp

chủ đạo trong nghiên cứu đề tài. Mặt khác, trong chừng mực nhất định, tác giả luận án

còn sử dụng các phương pháp khoa học liên ngành như phân tích, tổng hợp, đối chiếu,

so sánh, thống kê, dự báo… trong từng nội dung cụ thể của đề tài.

6. Đóng góp của đề tài

6.1 Về phương diện khoa học

- Trên cơ sở khái quát toàn bộ lịch sử quan hệ Campuchia - Việt Nam trước

năm 1993, luận án khôi phục lại bức tranh toàn cảnh về quá trình phát triển của mối

Page 23: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

15

quan hệ Campuchia - Việt Nam trên các mặt chính trị, ngoại giao, kinh tế, an ninh,

khoa học kỹ thuật, hợp tác trong khu vực Đông Nam Á từ năm 1993 đến năm 2010.

- Phân tích, luận giải những vấn đề liên quan trong từng lĩnh vực quan hệ hợp

tác Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010), từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá và

kết luận mang tính độc lập.

- Luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống đầu tiên về quan hệ song

phương Campuchia - Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, an ninh, kinh

tế thương mại và các lĩnh vực khác giai đoạn 1993 - 2010 từ góc nhìn của nhà nghiên

cứu Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận án làm rõ tính chất, đặc điểm cũng như xu thế

phát triển của mối quan hệ này.

- Luận án có thể là tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy

về quan hệ quốc tế, lịch sử Campuchia và Việt Nam thời hiện đại.

6.2. Về phương diện thực tiễn

- Nghiên cứu đề tài giúp hiểu sâu sắc hơn mối quan hệ Campuchia - Việt

Nam cùng những tác động nhiều chiều từ mối quan hệ này đối với chủ thể mỗi nước

cũng như tình hình chung của khu vực.

- Dựa vào kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả mong muốn góp phần cung

cấp thêm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chiến lược của Việt Nam vận

dụng vào lĩnh vực đối ngoại, nhất là trong quá trình mở rộng và phát triển quan hệ

hợp tác với các nước ở khu vực Đông Nam Á.

7. Bố cục luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được

kết cấu làm 3 chương:

Chương 1. Những nhân tố tác động tới quan hệ Campuchia - Việt Nam

(1993 - 2010)

Chương 2. Quan hệ Campuchia - Việt Nam trên các lĩnh vực (1993 - 2010)

Chương 3. Nhận xét, đánh giá về quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010)

Page 24: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

16

Chương 1

NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ CAMPUCHIA - VIỆT NAM

(1993 - 2010)

1.1. Nhân tố lịch sử, văn hóa và địa chiến lược

1.1.1. Khái quát quan hệ Campuchia - Việt Nam trước năm 1993

Quan hệ Campuchia - Việt Nam trước năm 1975

Từ lâu trong lịch sử, Campuchia đã có quan hệ với Việt Nam. Từ đầu thiên

niên kỷ thứ II trở đi, khuynh hướng tăng cường giao lưu với Đại Việt, Lạn Xạng và

các nước láng giềng Đông Nam Á khác ngày càng rõ nét. Trong những thế kỷ tiếp

theo, nhân dân Campuchia và Việt Nam cùng các dân tộc anh em trong khu vực đã

đoàn kết với nhau chống lại những cuộc xâm lăng của phong kiến phương Bắc. Đặc

biệt, chiến thắng đế chế Mông Nguyên (Trung Quốc) của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ

XIII không chỉ là sự kiện mang tầm vóc Á - Âu, mà còn thể hiện sức mạnh đoàn kết

đấu tranh của các dân tộc Đông Nam Á.

Vào thời điểm chế độ phong kiến ở Campuchia cũng như Việt Nam bước vào

giai đoạn khủng hoảng, suy yếu, giai cấp phong kiến từ chỗ chống lại chủ nghĩa thực

dân phương Tây xâm lược cuối cùng chấp nhận sự bảo hộ của ngoại bang và bước vào

con đường thỏa hiệp, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc, tạo điều kiện cho thực dân

Pháp đặt ách cai trị lên toàn cõi Đông Dương. Năm 1887, thực dân Pháp lập ra “Liên

bang Đông Dương” (Union Indochinoise) gồm hai nước Campuchia và Việt Nam, năm

1893 bao gồm cả Lào. Kết quả là thực dân Pháp đã khai sinh ra một thực thể chính trị

mới đầu tiên mang tên “Indochine française” (Đông Dương thuộc Pháp).

Đứng trước hoàn cảnh đó, nhân dân hai nước Campuchia và Việt Nam đã kề

vai sát cánh bên nhau cùng chống lại kẻ thù chung. Tiêu biểu cho mối quan hệ này là

liên minh chiến đấu của nghĩa quân Achar Soa (Campuchia) với nghĩa quân Đề đốc

Huân những năm 1864 - 1866; liên minh chiến đấu Trương Quyền - Pukumbor (1866

- 1867) trên địa bàn biên giới Campuchia - Việt Nam, là sự ủng hộ của nhân dân Việt

Nam đối với cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Shivotha (1855 - 1891), ngược lại

trong một số cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam có sự tham gia đông đảo của

nhân dân Khmer. Những hành động lịch sử trên đây mở đầu cho quá trình liên minh,

đoàn kết chiến đấu chặt chẽ và bền bỉ giữa hai dân tộc Campuchia và Việt Nam.

Page 25: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

17

Từ những năm 30 của thế kỷ XX, nhân dân Campuchia và Việt Nam đã đoàn

kết trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và thống trị. Tiêu biểu cho

sự liên minh này là cuộc khởi nghĩa của N’Trang Lơng (1909 - 1933) ở cao nguyên

Tây Nguyên Việt Nam đã có sự tham gia của các tộc người vùng Đông Bắc

Campuchia. Cuộc khởi nghĩa này có ý nghĩa quan trọng không chỉ “đóng góp cho sự

nghiệp đấu tranh chung giành độc lập, đưa lại chiến thắng vẻ vang trong cách mạng

tháng Tám 1945 và 30 năm gìn giữ độc lập thống nhất tổ quốc, cuộc khởi nghĩa

Trang Lơng còn là một biểu tượng của tinh thần đoàn kết chiến đấu (dân tộc và quốc

tế)” [41;63]. Tháng 11/1940, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ, thực dân Pháp âm

mưu đưa lính từ biên giới Campuchia - Thái Lan về đàn áp nhân dân Việt Nam.

Công nhân lái xe ở Phnom Penh đã tổ chức bãi công, không chịu chở binh lính về

đàn áp những người anh em Việt Nam của mình [59;40]. Hội nghị Trung ương VIII

của Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) còn giao nhiệm vụ cho Đảng bộ Nam Kỳ

(Việt Nam) phải giúp đỡ việc xây dựng cơ sở Đảng tại Campuchia, cách mạng Việt

Nam có nghĩa vụ giúp đỡ cách mạng Campuchia, ngược lại cách mạng Campuchia

phát triển sẽ là sự hỗ trợ to lớn và trực tiếp đối với cách mạng Việt Nam. Đây là một

biểu hiện mới của tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân hai nước dưới sự lãnh đạo

của Đảng Cộng sản Đông Dương và minh chứng sâu sắc rằng “Chủ nghĩa yêu nước

triệt để không thể nào tách rời khỏi Chủ nghĩa quốc tế vô sản” [74;125], “giúp bạn

là tự giúp mình” của nhân dân Campuchia và Việt Nam.

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Campuchia và

Việt Nam đã có sự đoàn kết và liên minh chiến đấu. Đáp ứng yêu cầu của cách

mạng, quân và dân thuộc các tỉnh giáp biên hai nước đã liên hệ, phối hợp và giúp đỡ

nhau đẩy mạnh đấu tranh. Vào đầu năm 1949, Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản

Đông Dương, quyết định “mở rộng Mặt trận Miên - Lào”, trong đó yêu cầu mở rộng

Mặt trận Kháng chiến Campuchia và Lào, củng cố lực lượng Việt Nam làm nhiệm vụ

quốc tế tại hai nước này, tăng cường thêm cán bộ, xây dựng và mở rộng căn cứ tại

Campuchia… Trong những năm 50 của thế kỷ XX, được sự giúp đỡ của Việt Nam,

nhân dân Campuchia đã không ngừng mở rộng phong trào kháng chiến chống Pháp

và tiến hành Hội nghị toàn quốc để thành lập Ủy ban Mặt trận dân tộc thống nhất

toàn quốc gọi là “Samakhum Khmer Issarak” do Sơn Ngọc Minh làm Chủ tịch

Page 26: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

18

(19/4/1950). Ông Nguyễn Thanh Sơn nguyên Xứ ủy Nam Kỳ (1939 - 1940) và

Trưởng ban quân sự kiêm ngoại giao thuộc Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam

Bộ (1947) được Trung ương cử sang Campuchia giúp xây dựng lực lượng kháng

chiến Issarak Khmer [114;2080]. Có thể nói, sự phối hợp, giúp đỡ, liên minh đoàn

kết chiến đấu giữa Campuchia và Việt Nam (cùng với Lào) đã góp phần đưa lại

những thắng lợi căn bản cho sự nghiệp cách mạng của hai nước, tạo tiền đề, điều

kiện quan trọng buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán và ký các hiệp định

về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), khi đế quốc

Mỹ dùng vũ trang xâm lược hòng đặt ách thống trị chủ nghĩa thực dân kiểu mới lên

bán đảo Đông Dương thì “nhân dân Campuchia lại một lần nữa kề vai, sát cánh với

nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào, được sự ủng hộ của các nước Xã hội chủ nghĩa

(XHCN) anh em và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, đã nhất tề đứng lên

kháng chiến” [128] nhằm mục đích đánh đuổi đế quốc Mỹ, giải phóng dân tộc.

Giai đoạn 1954 - 1970, Campuchia dưới sự dẫn dắt của cựu Quốc vương

N.Shihanouk đã thực hiện đường lối hòa bình, trung lập và thể hiện quan điểm ngoại

giao thân thiện trong quan hệ với cách mạng Việt Nam, “có thái độ tích cực trong sự

ủng hộ cách mạng Việt Nam, lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng

hòa, tuyên bố nhận đại diện của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam

(1966), công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam”

[166; 264]. Có thể thấy rằng, trong thời gian này, Campuchia đã tạo nhiều điều kiện

thuận lợi cho quân giải phóng Việt Nam, nhất là cho phép bộ đội giải phóng mượn

đường qua đất Campuchia để tiến công vào sào huyệt của chế độ Cộng hòa miền

Nam Việt Nam. Ngược lại, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ủng hộ

đường lối phát triển trung lập, độc lập và hòa bình của Campuchia. Có thể nói, ở thời

điểm này, nhân dân Campuchia và Việt Nam đều có chung một kẻ thù là đế quốc Mỹ

đang tìm mọi cách triệt phá chế độ trung lập của Campuchia, cũng như đang trực tiếp

xâm lược Việt Nam. Tuy nhiên, cần phải nhận thấy rằng, do điều kiện của bối cảnh

bên trong và ngoài nước, tổ chức Cộng đồng Xã hội Bình dân (Sangkum Reastr

Nlyum, thành lập năm 1955) do Cựu vương Shihanouk lãnh đạo vẫn chưa hoàn toàn

đoạn tuyệt với đế quốc Mỹ và chưa thực sự công khai chống Mỹ, tiếp tục “nhận viện

Page 27: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

19

trợ Mỹ và không kiên quyết trấn áp bọn thân Mỹ” [166; 265]. Điều này ít nhiều đã

ảnh hưởng tiêu cực tới công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước của nhân dân Việt

Nam, đồng thời dẫn đến nguy cơ đổ vỡ nhanh chóng nền hòa bình, độc lập và trung

lập của Campuchia.

Giai đoạn 1970 - 1975, tình bạn chiến đấu sắt son của hai dân tộc càng được

bồi đắp và trở nên gắn bó hơn, chính điều đó đã tạo nên những chiến thắng vang dội,

với hàng loạt chiến dịch giữa quân đội hai nước như “Chen La I”, “Chen La II”,

“Lam Sơn 719”… góp phần đập tan nhiều chiến lược quân sự quy mô của Mỹ như

“Việt Nam hóa chiến tranh”, “Khmer hóa chiến tranh” nói riêng và “Đông Dương

hóa chiến tranh” nói chung. Trên đà thắng lợi, với sự giúp đỡ hết mình của Việt

Nam, nhân dân Campuchia đã tấn công quyết liệt vào chế độ Lon Nol thân Mỹ, buộc

đế quốc Mỹ phải rút quân khỏi Campuchia, giành thắng lợi quyết định cuối cùng vào

năm 1975. Thắng lợi này, ngược lại đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho cách

mạng Việt Nam hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc.

Có thể khẳng định, tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa Campuchia và Việt

Nam trước năm 1975, đã tạo điều kiện cần thiết cho hai nước thoát khỏi những âm

mưa chia cắt và ý định chiếm đóng lâu dài của thực dân và đế quốc. Mặc dù vẫn còn

những trở ngại xuất phát từ điều kiện chủ quan và khách quan, nhưng quan hệ

Campuchia và Việt Nam ở thời kỳ này nhìn chung tốt đẹp. Đây chính là nền tảng

quan trọng góp phần làm nên thắng lợi đối với sự nghiệp cách mạng mỗi nước cũng

như của nhân dân trên toàn bán đảo Đông Dương. Hơn nữa, sự gắn bó tích cực về

mặt lịch sử giữa hai nước cũng được xem như là một tiền đề không thể thiếu để

Campuchia và Việt Nam tiếp tục tăng cường hơn nữa mối quan hệ trong giai đoạn

tiếp theo.

Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1975 - 1993)

Mùa xuân 1975, miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng, từ thời điểm này

trở đi, nhân dân Việt Nam được hưởng hòa bình, độc lập, tự do và thống nhất đi lên

xây dựng Chủ nghĩa xã hội (CNXH). Riêng Campuchia, con đường hòa bình và tự

do còn gặp nhiều chông gai trắc trở do sự phản bội lại dân tộc, nhân dân của tập đoàn

phản động Polpot - Ieng Sary (Khmer Đỏ), tập đoàn này tự xưng là “lực lượng cách

mạng theo chủ nghĩa Marx - Lenin” nhưng thực chất là những tên độc tài phát xít

Page 28: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

20

được che đậy dưới danh nghĩa “cách mạng chân chính”. Khmer Đỏ đã tiến hành

cuộc thanh trừng cách mạng và đẩy đất nước Campuchia vào vực thẳm của họa diệt

vong. Chỉ trong gần 4 năm cầm quyền (1975 - 1979), Khmer Đỏ “đã xóa sạch mọi

thành quả cách mạng, giết hại hàng triệu dân vô tội, xóa bỏ nền kinh tế, xã hội và

văn hóa của đất nước Campuchia tươi đẹp. Chúng còn cam tâm đem quân xâm lấn

Việt Nam, giết hại những người láng giềng anh em đã cùng nhân dân Campuchia

chung một chiến hào cùng làm nên chiến thắng vẻ vang chống đế quốc Mỹ” [128].

Đứng trước họa diệt chủng của dân tộc Khmer và để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc

gia trước hành động xâm lược của tập đoàn Polpot gây ra, quân đội tình nguyện Việt

Nam đã được cử sang giúp nhân dân Campuchia theo yêu cầu khẩn cấp của phía

cách mạng bạn, phối hợp toàn diện với quân và dân Campuchia tấn công tiêu diệt

hoàn toàn chế độ diệt chủng tàn bạo. Thắng lợi có tính quyết định đó đã tạo điều kiện

thuận lợi cho sự ra đời nhà nước Cộng hòa Nhân dân (CHND) Campuchia năm 1979.

Trên tinh thần quốc tế vô sản và thể theo nguyện vọng của phía bạn, quân tình

nguyện Việt Nam tiếp tục ở lại Campuchia trong 10 năm (1979 - 1989) làm nghĩa vụ

quốc tế. Trong thời gian này, theo đề nghị của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước và

Chính phủ cách mạng lâm thời Campuchia, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã cử hàng

ngàn cán bộ cao cấp, trung cấp, gồm đủ mọi ngành từ Trung ương đến địa phương

sang làm chuyên gia giúp Campuchia thực hiện công cuộc hồi sinh dân tộc (chuyên

gia kinh tế, quân sự, chính trị, chuyên gia Thành phố Phnom Penh dưới sự lãnh đạo

của Tổng đoàn chuyên gia Việt Nam giúp Campuchia trực thuộc Trung ương Đảng

và Chính phủ Việt Nam). Trong “10 năm giúp bạn (1979 - 1989), chuyên gia Việt

Nam giúp Campuchia đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử quốc tế trọng đại,

chưa có tiền lệ trên thế giới. Chuyên gia Việt Nam đã giúp bạn đi từ con số không

thực hiện một cuộc hồi sinh dân tộc kỳ diệu, xây dựng Campuchia thành một đất

nước hoàn chỉnh, có chính quyền đủ sức chăm lo đời sống nhân dân, bảo vệ độc lập,

chủ quyền, có nền kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế… ngày càng phát triển”

[3;13]. Trên cơ sở đó, cùng với sự nỗ lực cố gắng của mình, Chính phủ và Nhà nước

Campuchia được cộng đồng thế giới tin tưởng công nhận, từng bước được khẳng

định vai trò, vị thế trên trường quốc tế.

Page 29: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

21

Hiệp ước Hòa bình, hữu nghị và hợp tác Campuchia - Việt Nam được ký ngày

8/2/1979 (ngay sau khi Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng) đã mở ra một thời kỳ

mới, thời kỳ phát triển toàn diện mối quan hệ đoàn kết chiến đấu và hợp tác hữu nghị

đặc biệt Campuchia - Việt Nam. Sự kiện này đã được lãnh đạo cả hai nước Việt Nam

và Campuchia đánh giá rất cao. Thủ tướng Phạm Văn Đồng nêu rõ: “Đó là sự kiện

chính trị vô cùng trọng đại khẳng định quyết tâm của nhân dân và chính phủ hai

nước bảo vệ và phát triển mối quan hệ thắm thiết, tạo điều kiện cho nhân dân hai

nước từ thế hệ này sang thế hệ khác mãi mãi kề vai sát cánh trong hòa thuận quý

mến, và tôn trọng lẫn nhau” [127]. Chủ tịch Campuchia Heng Sam Rin cũng khẳng

định việc ký kết Hiệp định hòa bình và hữu nghị đã “đánh dấu một bước phát triển

mới vượt bậc, toàn diện trong quan hệ đoàn kết chiến đấu và sự hợp tác hữu nghị

Campuchia - Việt Nam vì lợi ích dân tộc chân chính của mỗi nước, vì hòa bình, hữu

nghị và ổn định ở Đông Nam Á và trên thế giới” [127].

Trong thời gian này, quan hệ Campuchia - Việt Nam được thể hiện rõ nét tình

cảm đồng chí, anh em nồng ấm. Nhân dân Việt Nam dù trong điều kiện hết sức khó

khăn nhưng vẫn ra sức giúp đỡ nhân dân Campuchia ổn định cuộc sống, xây dựng chế

độ mới. Trong giai đoạn đầu, Việt Nam đã hỗ trợ thiết thực cho Campuchia hàng chục

ngàn tấn hàng hóa, lương thực thực phẩm để cứu đói và nhiều công cụ lao động nhằm

góp phần vào việc nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân Campuchia.

Đi đôi với sự giúp đỡ về nông nghiệp, Việt Nam cũng tận tình giúp

Campuchia khôi phục và duy trì các hoạt động của thủ công nghiệp, công nghiệp.

Cùng với việc hỗ trợ vật tư, thiết bị, Việt Nam còn cử cán bộ, công nhân sang

Campuchia tập trung khôi phục lại hệ thống điện, nước ở Thủ đô Phnom Penh; nhiều

nhà máy, xí nghiệp đều được Việt Nam giúp khôi phục trở lại hoạt động bình

thường. Chỉ sau 2 năm (1979 - 1981), những cán bộ, công nhân Việt Nam đã sát

cánh, đồng cam cộng khổ với lao động Campuchia, cùng với sự giúp đỡ về nguyên

vật liệu, kỹ thuật, 80% nhà máy, xí nghiệp, hàng trăm cơ sở sản xuất thủ công nghiệp

bước đầu tái đi vào hoạt động. Về y tế, Việt Nam đã cử hơn 400 cán bộ y tế, trong đó

có hơn 100 bác sĩ, dược sĩ cùng nhiều dụng cụ y tế sang giúp đỡ Campuchia khám

chữa bệnh, đào tạo bồi dưỡng nhân viên y tế cho Campuchia. Việt Nam còn tạo điều

kiện giúp đỡ Campuchia trên nhiều lĩnh vực quan trọng khác như giáo dục, giao

Page 30: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

22

thông vận tải, quân sự; Việt Nam và Campuchia cũng đã ký Hiệp định viện trợ

không hoàn lại của Việt Nam cho Campuchia vào năm 1980 nhằm đẩy nhanh công

cuộc ổn định đời sống nhân dân nước bạn. Có thể khẳng định, sự giúp đỡ toàn diện

của Việt Nam cho Campuchia trong công cuộc khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội

giai đoạn này là một minh chứng mới của tình đoàn kết chiến đấu, tình hữu nghị anh

em thắm thiết giữa nhân dân hai nước.

Từ năm 1983, hợp tác giữa hai nước càng đi vào chiều sâu và có kế hoạch. Hai

nước đã thành lập Ủy ban Hợp tác kinh tế - văn hóa, các bộ, các tỉnh có phân ban hợp

tác, hàng năm triển khai nhiệm vụ và ký kết các chương trình hợp tác mới. Sự hợp tác

kinh tế, văn hóa Campuchia - Việt Nam trong nửa đầu thập niên 80 phát triển không

ngừng về quy mô, tăng nhanh nhịp độ, mở rộng phạm vi trong các lĩnh vực, bao quát

toàn diện trong các ngành kinh tế quốc dân. Hai nước đã ký kết khôi phục và xây dựng

thêm hàng trăm công trình công - nông, lâm nghiệp, trong đó rất nhiều công trình đã

được đưa vào sử dụng có hiệu quả. Bên cạnh đó, giữa các tỉnh Campuchia và Việt Nam

cũng đã thực hiện kết nghĩa, hợp tác chặt chẽ giúp đỡ lẫn nhau (21 tỉnh, thành phố kết

nghĩa giữa hai nước). Các tỉnh kết nghĩa của Việt Nam đã giúp đỡ Campuchia chống

nạn đói, cụ thể là 63.000 tấn gạo, bột mì, 4.000 tấn thực phẩm, 1000 tấn thuốc, 100.000

mét vải, 500.000 cuốn vở học trò, khoảng 60.000 tấn giống lúa, ngô, đỗ, lạc, gần

500.000 con giống gia súc, gia cầm [80]. Các công ty vận tải biển, vận tải sông, công ty

vận tải hàng hóa Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa hàng chục ngàn tấn phương tiện vận

tải các loại cùng với lực lượng vận tải của nước bạn tham gia các chiến dịch vận chuyển

hàng trăm tấn hàng hóa, lương thực, thực phẩm góp phần vào việc nhanh chóng ổn định

đời sống và sản xuất của nhân dân Campuchia. Đồng thời, các công ty giao thông vận

tải Đồng Tháp, Tây Ninh, Sông Bé… tập trung nhiều cán bộ, công nhân có tay nghề

cao, sử dụng nhiều loại thiết bị thi công và phương tiện vận chuyển tốt để chi viện cho

các công trường, đẩy nhanh tiến độ thi công của các công trình trọng điểm; bên cạnh đó

còn giúp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho hàng trăm cán bộ kỹ thuật, công nhân lái xe

Campuchia [126].

Sự giúp đỡ có hiệu quả của Việt Nam đã minh chứng rõ hơn về tình đoàn kết

của hai dân tộc Campuchia và Việt Nam, nhất là trong giai đoạn đầy gian nan thử

thách, phù hợp với lợi ích cách mạng của nhân dân hai nước và của cả khu vực. Như

Page 31: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

23

lời khẳng định của Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Campuchia

“Hợp tác toàn diện với Việt Nam là tư tưởng, chiến lược của Đảng, là yêu cầu tất

yếu của lịch sử, là vấn đề quyết định vận mệnh, tương lai của Campuchia, là tình

cảm cách mạng trong sáng, là lập trường kiên định của con người mới Campuchia”

[81]. Trên đà thắng lợi ấy, một sự kiện đặc biệt quan trọng đã được thực hiện, đó là

việc ký Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia hai nước năm 1985. Hiệp ước về

biên giới được ký kết không chỉ đánh dấu một bước phát triển cao hơn nữa mối quan

hệ hai nước, mà còn là biểu hiện sinh động quyết tâm của hai Đảng, hai Nhà nước về

giải quyết vấn đề biên giới trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn

lãnh thổ của nhau, hoàn toàn vì lợi ích thiết thực của mỗi quốc gia và phù hợp với

luật pháp quốc tế.

Năm 1986, Việt Nam bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện nhằm đưa đất

nước tiến nhanh hơn nữa trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Cũng chính từ thời điểm này,

quan hệ với Campuchia càng được đẩy mạnh và phát triển lên tầm cao mới. Việt Nam tích

cực ủng hộ lập trường của Campuchia, một mặt kêu gọi đối thoại giữa ASEAN và ba

nước Đông Dương, mặt khác ủng hộ một đất nước Campuchia hòa bình, độc lập, dân chủ.

Trả lời phỏng vấn báo chí ngày 1/10/1981, Vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí, Bộ Ngoại

giao Việt Nam Trịnh Xuân Lãng khẳng định lập trường trước sau như một về tình hình

đất nước Campuchia, “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn luôn cho rằng những

vẫn đề nội bộ Campuchia phải do nhân dân Campuchia tự giải quyết, các bên Campuchia

cần gặp nhau để bàn bạc giải quyết những vấn đề của đất nước mình” [82] và kêu gọi

cộng đồng quốc tế chung tay góp phần sớm xây dựng hòa bình, ổn định đất nước

Campuchia. Đánh giá những công lao to lớn của Việt Nam trong sự nghiệp hồi sinh đất

nước, dân tộc Campuchia, Tiến sĩ Chhay Yiheng, Cố vấn Chính phủ Hoàng gia

Campuchia, thành viên lực lượng đặc trách Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia khẳng

định: “Sau ngày giải phóng khỏi chế độ diệt chủng, Việt Nam là lực lượng tích cực giúp

Campuchia hồi sinh dân tộc, xây dựng lại cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, chống

lại sự tái diễn của nạn diệt chủng. Việt Nam cử các chuyên gia sang Campuchia trợ giúp

tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, quân sự, công tác giáo dục, văn hóa và y tế. Tất

cả những sự giúp đỡ ấy đều là cơ sở quan trọng cho cuộc sống hiện tại của chúng tôi.

Tình hữu nghị Campuchia - Việt Nam ngày càng được củng cố và phát triển vì lợi ích của

Page 32: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

24

nhân dân hai nước. Việc nhân dân, Chính phủ và Quân tình nguyện Việt Nam giúp đỡ

nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng Polpot và hồi sinh dân tộc là một sự

nghiệp cao cả sáng ngời chính nghĩa trong thế kỷ 20” [95]. Cũng với tình cảm chân thành

ấy, ngày 7/1/1989, trong buổi gặp gỡ chuyên gia Việt Nam chuẩn bị về nước, Chủ tịch

nước Campuchia Heng Sam Rin nhấn mạnh: “Tổ quốc và nhân dân Campuchia đã khắc

sâu vào trái tim mình, lịch sử đất nước Campuchia sẽ mãi mãi khắc bằng chữ vàng công

ơn to lớn của các đồng chí chuyên gia, cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đã

hoàn thành thắng lợi nghĩa vụ quốc tế cao cả trên đất nước Campuchia” [91].

Về an ninh - quốc phòng, Campuchia và Việt Nam tiếp tục phối hợp nhằm đối

phó với những khó khăn thách thức trước mắt. Dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM

Campuchia và sự giúp đỡ to lớn của quân đội Việt Nam, quân và dân Campuchia đã liên

tục tiến công, đập tan những căn cứ quan trọng cuối cùng của bọn phản cách mạng, tiêu

diệt hoàn toàn lực lượng tàn tích của Polpot, đánh tan nhiều đợt tiến công quấy rối của

lực lượng thù địch từ biên giới Thái Lan - Campuchia. Cho đến thời điểm năm 1989, khi

quân tình nguyện rút hết về nước, Việt Nam đã giúp Campuchia xây dựng được một lực

lượng quân sự đủ sức đảm đương vai trò bảo vệ thành quả cách mạng và hòa bình cho

nhân dân Campuchia, hoàn thành sứ mệnh quốc tế trên đất bạn.

Sau khi Hiệp định Paris về lập lại hòa bình tại Campuchia được ký kết (1991),

Campuchia tạm thời được điều hành bởi cơ quan quyền lực lâm thời của Liên Hợp

Quốc ở Campuchia (UNTAC) và Hội đồng Dân tộc tối cao Campuchia có đại diện

bốn phái ở Campuchia. Đây là thời gian khó khăn trong quan hệ Campuchia - Việt

Nam, Đảng NDCM Campuchia đổi tên thành Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) và

bước vào thời kỳ đấu tranh mới; nhiều đảng phái mới tại Campuchia được thành lập

và đi theo nhiều hướng với mục tiêu chính trị khác nhau. Do đó, quan hệ Campuchia

- Việt Nam thời kỳ này bị gián đoạn trên nhiều lĩnh vực, quan hệ kinh tế bị chững lại,

chỉ trừ một số buôn bán tiểu ngạch, nhiều chính sách quan hệ kinh tế bị bãi bỏ.

Tháng 1/1992, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm sang thăm

Campuchia theo lời mời của Quốc trưởng N.Shihanouk. Trong Thông cáo chung, hai

bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “xây dựng mối quan hệ láng giềng hữu nghị

giữa hai quốc gia trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của

nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe

Page 33: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

25

dọa dùng vũ lực, giải quyết mọi vấn đề trong quan hệ hai nước bằng con đường hòa

bình, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình” [11;240].

1.1.2. Nhân tố địa văn hóa và địa chiến lược

Sự gần gũi về mặt địa lý

Hai nước Campuchia và Việt Nam nằm trong một thực thể địa lý thống nhất

thuộc khu vực Đông Nam Á. Đây là mặt đông của bán đảo Trung Ấn và thềm lục địa

biển Đông tiếp cận nằm trọn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu với chế độ hoàn

lưu gió mùa Đông Nam Á. Trên bản đồ, cả hai quốc gia đều nằm trên bán đảo Đông

Dương, có mối quan hệ mật thiết về địa lý: núi liền núi, sông liền sông, cùng chung

dãy Trường Sơn và có dòng sông Mekong trải dài trên lãnh thổ hai quốc gia;

Campuchia và Việt Nam còn có vùng biển chung phía Nam giúp giao lưu, cùng khai

thác hải sản, phát triển ngư nghiệp. Mặt khác, cùng với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

(CHDCND) Lào, Campuchia và Việt Nam là ba quốc gia tạo thành khối thống nhất,

nằm án ngữ cửa ngõ Đông Nam Á và có vị trí trung tâm ở khu vực. Trên đất liền,

Campuchia giáp Việt Nam ở phía Tây Nam với đường biên giới 1.137 km. Chính sự

gắn bó mật thiết về địa lý cùng với vị trí chiến lược quan trọng như vậy mà từ lâu

quan hệ giao thương hai nước đã được hình thành, với hàng chục tuyến đường bộ và

nhiều cửa khẩu qua lại thuận lợi giữa hai nước. Không những thế, nằm ở khu vực

Đông Nam Á, một trong những khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế

giới hiện nay, lợi thế tiếp giáp với các quốc gia, vùng lãnh thổ có trình độ phát triển

cao như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan… tạo điều kiện vô cùng thuận

lợi cho việc hợp tác giao lưu, học hỏi giữa ba nước Đông Dương với các nước khác.

Bên cạnh những mặt tích cực do nhân tố địa lý mang lại thì sự phức tạp, khó

khăn do sự gần kề về biên giới trên bộ và trên biển giữa hai nước cũng cần được xem

xét. Việc có chung đường biên giới đã làm cho quan hệ hai nước từ trước đến nay

nhiều lần xảy ra tranh chấp, căng thẳng và hiểu lầm, nhiều phe phái chính trị ở

Campuchia và các thế lực bên ngoài thường dựa vào lý do lịch sử về biên giới để gây

sức ép lên hai chủ thể nhà nước, gây chia rẽ và hiểu lầm giữa hai dân tộc. Hơn nữa,

biên giới Campuchia - Việt Nam lại là nơi hội tụ nhiều tệ nạn xã hội, buôn lậu, nơi

trú ngụ của các tội phạm xuyên quốc gia, các phần tử thù địch với cách mạng Việt

Nam. Do đó, Campuchia và Việt Nam cần hợp tác với nhau để giải quyết những vấn

Page 34: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

26

đề còn tồn đọng cũng như thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước trong

thời kỳ mới.

Mặc dù còn những khó khăn phức tạp nêu trên, song cần khẳng định nhân tố

địa lý đóng vai trò quan trọng thúc đẩy mối quan hệ Campuchia - Việt Nam, cũng

như góp phần vào quá trình mở rộng hợp tác và liên kết giữa hai nước với các đối tác

bên ngoài.

Nét tương đồng về văn hóa

Như nhiều quốc gia Đông Nam Á khác, nền văn hóa của Campuchia và Việt

Nam đều mang đậm dấu ấn bản sắc phương Đông với những đặc trưng riêng. Trải

qua hàng ngàn năm từ khởi nguyên đến nay, những cộng đồng tộc người sống trên

đất Campuchia và những cư dân vùng đất Nam Bộ và Tây Nguyên của Việt Nam đã

có quan hệ gắn bó với nhau, cùng chung sống và có những đặc điểm chung về lối

sống, lối làm ăn, nếp nghĩ, phong cách ăn mặc… điều này đã tạo nên một nền văn

hóa với hai trung tâm chính là Tonlesap và Đồng Nai, mà nhiều nhà nghiên cứu gọi

đó là nền “Văn minh sông Mekong”. Từ khi thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược,

thống trị Đông Dương, Campuchia và Việt Nam đều có quá trình “tiếp biến” văn

hóa phương Tây ở những mức độ khác nhau.

Về mặt tôn giáo, Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân

Campuchia và Việt Nam. Có thể thấy được điều này qua hệ thống chùa chiền rất

nhiều ở mỗi nước. Cho đến ngày nay, Phật giáo vẫn luôn hiện diện sâu sắc trong đời

sống tâm linh của người dân hai nước, đồng thời là tôn giáo có nhiều tín đồ nhất ở

hai quốc gia này.

Về phương diện ngôn ngữ, Đông Dương là địa bàn cộng cư của nhiều dân tộc

người cổ ở Đông Nam Á. Cả Campuchia và Việt Nam đều thuộc ngữ hệ Nam Đảo

(Malayo Polinésien). Sự có mặt của các nhóm ngôn ngữ ở Đông Dương có chung

quan hệ nguồn gốc là ngôn ngữ Nam Á (Astroasiatie) và các quan hệ tiếp xúc giữa

các nhóm ngôn ngữ này với nhau phản ánh tính đồng nhất trong đa dạng của các

ngôn ngữ ở đây [59;15].

Về phương diện vật chất, từ rất sớm, cư dân Đông Dương đã là chủ nhân của các

nền văn minh sớm và phát triển liên tục trong lịch sử, đó là thời kỳ hội tụ của nền văn

hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, Đông Sơn. Canh tác lúa nước hay còn có tên gọi “nền văn hóa

Page 35: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

27

trồng lúa” là một nét đặc trưng cơ bản. Ngoài ra, cư dân Campuchia và Việt Nam còn

có nhiều điểm tương đồng văn hóa như nhà ở, phong tục, lễ hội, trang phục; sự tồn tại

của tín ngưỡng vạn vật hữu linh (animisme) và tục thờ cúng tổ tiên cũng như hệ thống tư

duy biện chứng nguyên thủy, sự bảo lưu rộng rãi các tập tục và sinh hoạt văn hóa dân

gian. Chẳng hạn, người dân Campuchia vẫn đón tết cổ truyền vào dịp tháng tư dương

lịch giống như người Khmer Nam Bộ, điều này tạo nên sự đan xen hòa quyện giữa nền

văn hóa hai nước trên cái nền chung của văn hóa khu vực.

Tóm lại, quá trình phát sinh, phát triển của mối quan hệ Campuchia - Việt

Nam được bắt nguồn từ cội nguồn văn hóa có những điểm tương đồng trên bán đảo

Đông Dương. Quan hệ đó được thể hiện sinh động, phong phú trong ngôn ngữ và

trong nhiều lĩnh vực văn hóa khác. Chính sự tương đồng về văn hóa, gần gũi về địa

lý đã tạo nên một tiềm năng to lớn, một bản lĩnh cần có cho Campuchia và Việt Nam

khi tiếp biến hai nền văn minh lớn của thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ và về sau là

phương Tây, tạo thêm cơ sở vững chắc và lâu bền trong quan hệ hợp tác giữa hai

quốc gia dân tộc.

Tác động từ một số nước lớn (Trung Quốc và Mỹ)

Trong điều kiện thế giới hiện nay, khi quá trình hội nhập ngày càng được xúc

tiến nhanh, ngoại giao đa phương ngày càng giữ một vị trí quan trọng, góp phần nâng

cao vị thế mỗi nước trên trường quốc tế. Ý thức được vấn đề này, Campuchia và Việt

Nam đều thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập tự chủ, hữu nghị với cộng

đồng các quốc gia dân tộc. Một mặt phát huy nội lực, mặt khác tận dụng lợi thế quốc

tế để đẩy nhanh quá trình đổi mới xây dựng đất nước. Bên cạnh đó, Campuchia và

Việt Nam đã tích cực tham gia vào các tổ chức khu vực và quốc tế: Liên Hợp Quốc

(UN), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Phong trào không liên kết (NAM),

ASEAN,… Ngoài ra, cùng với các nước Đông Nam Á khác, Campuchia và Việt

Nam còn tham gia đề xuất việc thành lập các tổ chức khu vực và là thành viên của

các tổ chức tiểu khu vực như: Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, Hợp

tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS), Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào -

Việt Nam - Myanmar (CLVM), Tổ chức Chiến lược hợp tác kinh tế giữa ba dòng

sông (ACMECS). Những hợp tác này một mặt củng cố, nâng cao vị thế quốc tế của

mỗi nước, tạo ra thế cơ động linh hoạt trong quan hệ quốc tế, có lợi cho việc bảo vệ

Page 36: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

28

độc lập tự chủ cũng như công cuộc xây dựng đất nước. Mặt khác, sự hợp tác đa

phương cũng tạo cơ hội cho Campuchia và Việt Nam có thêm tiếng nói và những

cam kết chung trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu và khu vực, qua đó tăng

cường hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia láng giềng, là một trong

những động lực thúc đẩy hợp tác toàn diện Campuchia với Việt Nam.

Hiện nay, việc tăng cường vai trò ảnh hưởng của các nước lớn trong khu vực

đang làm gia tăng những mối lo ngại cho quan hệ song phương giữa các quốc gia,

trong đó có quan hệ Campuchia - Việt Nam. Bên cạnh việc tạo ra “luồng gió mới”

thúc đẩy nền kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển mạnh hơn, thì mặt trái của vấn

đề đó là làm cho nhiều quốc gia trong khu vực buộc phải chịu sự chi phối rất lớn từ

các nước này. Campuchia, một trong những quốc gia chậm phát triển nhất khu vực

lại là nước chịu nhiều tác động chi phối từ bên ngoài, nhất là của Mỹ, Trung Quốc và

các nước phương Tây. Điều này lại tác động rất lớn đến việc hoạch định và thực thi

chiến lược ngoại giao của Campuchia, cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ

Campuchia với các nước trong khu vực.

Với Mỹ, châu Á - Thái Bình Dương (CA-TBD) từ lâu đã trở thành địa bàn

chiến lược quan trọng trong chính sách ngoại giao toàn cầu của Mỹ. Trong Báo cáo

chiến lược Đông Á năm 1998 nêu rõ chiến lược an ninh khu vực CA-TBD, Mỹ sẽ

tiếp tục duy trì sự hiện diện ở vùng tiền tuyến CA-TBD, coi đó như là “một nhân tố

cơ bản trong bố trí lực lượng của Mỹ”. Tiếp đó, vào năm 2010, Bộ trưởng Quốc

phòng Mỹ Robert Gates cũng đã từng phát biểu rằng “Hoa Kỳ muốn có một sự hiện

diện quân sự lớn hơn ở châu Á” [205]. Ngoài ra, để thực hiện chiến lược hướng về

châu Á, Mỹ đang và sẽ thực hiện các biện pháp quan tâm rộng rãi đến an ninh khu

vực, từ Đông Bắc Á, Đông Nam Á đến Ấn Độ Dương. Đây là một trong những yếu

tố giúp Mỹ có thể phản ứng nhanh đối với những khủng hoảng mang tính toàn cầu,

ngăn chặn sự phát sinh của chủ nghĩa bá quyền khu vực, tăng cường ảnh hưởng tại

khu vực, trong đó gồm cả mục tiêu ngăn ngừa ảnh hưởng của Trung Quốc, Iran. Từ

những mục tiêu đề ra, Mỹ tiếp tục duy trì những mối liên hệ chính thức và phi chính

thức đối với khu vực này. Riêng Đông Nam Á, “Lợi ích chiến lược của Mỹ ở Đông

Nam Á là tập trung vào việc phát triển các quan hệ kinh tế, an ninh song phương và

Page 37: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

29

khu vực, hỗ trợ ngăn chặn và giải quyết xung đột, tăng cường sự tham gia vào tiến

trình phát triển kinh tế của khu vực” [223].

Đối với Campuchia, “nếu nhìn nhận Campuchia như một thành viên đầy đủ

của ASEAN - một đối tác kinh tế lớn của Mỹ thì mối quan hệ song phương này giữ

một vai trò quan trọng trong việc giúp Mỹ duy trì sự dính líu toàn diện với ASEAN

nhằm đảm bảo tiếp cận với khu vực thị trường quan trọng này, một việc làm ngày

càng khó khăn đối với các quốc gia ngoài khu vực như Mỹ” [198;26]. Qua đó, có thể

nói Campuchia có tầm quan trọng trong chiến lược khu vực của Mỹ, đặc biệt là ý đồ

đưa ASEAN vào khu vực ảnh hưởng của Mỹ. Washington cũng đã thành lập nhóm

“Những người bạn của Campuchia” nhằm tạo ra sự ủng hộ quốc tế đối với chính

sách “can thiệp linh hoạt” của ASEAN. Một minh chứng cụ thể cho chiến lược này,

đó là sau sự kiện đảo chính tại Campuchia tháng 7/1997, chính quyền B.Clinton tuy

lên án việc loại trừ ông Ranarit (thuộc Đảng Mặt trận thống nhất dân tộc vì một nước

Campuchia Độc lập, Trung lập, Hòa bình và Thống nhất - FUNCINPEC) nhưng

không gọi đó là cuộc đảo chính, không công nhận Uong Hort là Thủ tướng thứ nhất

nhưng cũng không đòi trả lại chức vụ cũ cho Ranarit. Qua đó có thể thấy trọng tâm

chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Campuchia là tập trung vào việc giữ cho đất

nước này hòa bình, ổn định, dân chủ và phát triển trong khu vực. Quan trọng hơn là

không để Campuchia rơi vào “ốc đảo” của bất cứ một quốc gia nào trong khu vực.

Về kinh tế, Campuchia dựa nhiều vào viện trợ quốc tế, chiếm hơn một nửa

ngân sách nhà nước. Mỹ là nước viện trợ cho Campuchia lớn thứ ba sau Nhật Bản và

Australia. Năm 1992, Mỹ xóa bỏ lệnh cấm vận đối với Campuchia và thực hiện bình

thường hóa quan hệ với nước này. Đồng thời, Mỹ cho phép các công ty Mỹ ký hợp

đồng với Campuchia, mở văn phòng đại diện, ký Hiệp định thương mại với

Campuchia. Năm 1996, Tổng thống B.Clinton đã ký một đạo luật chính thức cho

Campuchia hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) [63;40-41], Mỹ cũng kêu gọi các tổ

chức tài chính quốc tế và Ngân hàng thế giới viện trợ cho Campuchia. Đồng thời,

Campuchia và Mỹ đã kí thỏa thuận song phương 3 năm về lĩnh vực công nghiệp dệt

may (ngày 21/1/1997), đem lại một hạn ngạch xuất khẩu cho Campuchia gồm 12 loại

sản phẩm trong lĩnh vực chủ lực này. Điều đó tạo ra động lực quan trọng cho sự phát

triển kinh tế - xã hội của Campuchia, đặc biệt là đối với ngành dệt may - một ngành

kinh tế mũi nhọn của Vương quốc Campuchia. Trong 10 nước và vùng lãnh thổ có

Page 38: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

30

vốn đầu tư lớn nhất vào Campuchia từ năm 1994 đến năm 1999 thì có đến 7 nước

châu Á, Mỹ là quốc gia đứng thứ hai về lượng vốn đầu tư vào Campuchia, chỉ sau

Malaysia, xếp trước Đài Loan, Singapore và Trung Quốc [201]. Theo báo cáo của

Ủy ban Tiếp nhận viện trợ quân sự nước ngoài trực thuộc Chính phủ Campuchia,

trong năm 1995, Mỹ là nước viện trợ quân sự nhiều nhất cho Campuchia, nhưng viện

trợ của Mỹ chỉ tập trung vào học thuật, hội thảo khoa học quân sự ở nước ngoài và

một số mặt hàng phục vụ hậu cần khoảng 12 triệu USD. Từ năm 1998 đến 2002, Mỹ

là thị trường lớn nhất đối với Campuchia và giá trị xuất khẩu hàng hóa từ Campuchia

sang Mỹ ngày càng tăng trong giai đoạn này

Bảng 1. Xuất khẩu của Campuchia (đơn vị tính: triệu USD)

Năm Tổng

XK

Hoa

Kỳ

Việt

Nam Singapore UK

CHLB

Đức

Thái

Lan

Trung

Quốc Pháp

Hồng

Kông

Lan

1998 933,5 292,9 175,9 133,0 24,9 71,8 77,0 42,2 12,2 26,8 6,7

1999 1040,2 235,8 106,8 181,7 53,4 40,4 18,5 8,9 20,7 38,3 9,5

2000 1222,6 739,7 19,4 18,0 81,6 66,0 22,9 23,8 27,7 7,3 20,5

2001 1295,8 832,2 24,5 28,0 126,3 98,7 7,6 16,7 35,0 4,5 25,7

2002 1697,7 1041,7 26,6 76,8 122,1 151,8 9,6 17,7 38,8 5,7 29,1

Nguồn: Key Indicators of Developing asian and Pacific Countries, ADB, 2003

Như vậy, quan hệ với Mỹ, Campuchia đã và đang được hưởng nhiều lợi ích,

đặc biệt mối quan hệ đó đã góp phần thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, nhận

được nhiều viện trợ từ bên ngoài, tạo điều kiện cho Campuchia mở rộng quan hệ đa

phương và song phương. Thế nhưng, quan hệ với Mỹ cũng sẽ đi liền với những áp

lực của việc đòi hỏi về cải cách chính trị, hoàn thiện hệ thống luật pháp, thực thi dân

chủ và đảm bảo nhân quyền ở trong nước. Hơn nữa, Mỹ cũng là nước thường xuyên

ủng hộ cho các đảng phái đối lập như Đảng Cứu quốc (CNRP), FUNCINPEC trong

cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đất nước với CPP. Do đó, dù muốn hay không,

Campuchia vẫn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào Mỹ trên cả hai phương diện kinh tế và

chính trị. Và hiện nay, mặc dù có những nước vượt Mỹ trong việc cải thiện quan hệ

với Campuchia, nhưng do có sự phụ thuộc nhất định hoặc có quan hệ chặt chẽ với

Mỹ nên mức độ quan hệ của các đối tác trên với Campuchia cũng phải dựa vào

những động thái của Mỹ. Chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến chính sách đối

nội cũng như đối ngoại của Campuchia, nhất là trong điều kiện đấu tranh giữa các

phe phái chính trị tại Campuchia vẫn chưa chấm dứt, họ thường lấy yếu tố bên ngoài

Page 39: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

31

để gây áp lực với Chính phủ lãnh đạo hiện tại, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ

ngoại giao của Campuchia với các nước trong khu vực, kể cả với Việt Nam.

Với Trung Quốc, sự phụ thuộc và chịu ảnh hưởng từ quốc gia này đối với

Campuchia lại càng lớn hơn trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy và thực thi

chính sách ngoại giao nước lớn tại khu vực. Trong chính sách đối ngoại của mình,

Trung Quốc tuyên bố đối với CA-TBD là tạo lập môi trường hòa bình, ổn định nhằm

tạo điều kiện thuận lợi cho những nỗ lực phát triển và củng cố nội lực Trung Quốc, bởi

môi trường bên ngoài là một trong hai yếu tố cơ bản để Trung Quốc thực hiện thành

công công cuộc cải cách mở cửa. Nói cách khác, sự phát triển của Trung Quốc không

thể tách rời thế giới, sự phồn vinh và ổn định của thế giới cũng không thể tách rời

Trung Quốc. Vì vậy, mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực có ý nghĩa lớn đối

với mục tiêu đối ngoại “nước lớn có trách nhiệm” của Trung Quốc, thông qua những

phản ứng với cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á 1997 - 1998, viện trợ và hợp

tác kinh tế, đề xuất sáng kiến về “an ninh mới” mà hạt nhân của khái niệm mới này

bao gồm sự tin tưởng lẫn nhau, các bên cùng có lợi, bình đẳng và hợp tác.

Hiện tại, Trung Quốc là nước có ảnh hưởng rất lớn ở Campuchia. Quốc gia

này liên tục duy trì ảnh hưởng tại đây bằng việc ủng hộ Chính phủ Liên hiệp và

tăng cường quan hệ với CPP do Thủ tướng S.Hunsen đứng đầu. Hành động này

chứng tỏ ý đồ của Trung Quốc là muốn lôi kéo Campuchia đi vào quỹ đạo của

mình, chi phối giới lãnh đạo Campuchia và buộc Campuchia phải phụ thuộc vào

Bắc Kinh trên mọi phương diện. Trong khi Mỹ đang cố gắng thực hiện nhiều biện

pháp nhằm lôi kéo Campuchia thì Trung Quốc đã triển khai các khoản viện trợ để

giành ảnh hưởng tại đây. Mặc dù chậm chân hơn Nhật Bản nhưng Trung Quốc với

những lợi thế khu vực và bằng sự khéo léo và linh hoạt trong các hoạt động ngoại

giao đã giúp nước này có chỗ đứng khá vững chắc tại một số nước trong khu vực

như Myanmar, Campuchia, Lào và kể cả Thái Lan... Cũng nằm trong chiến lược

thâm nhập Đông Nam Á thông qua sức hút kinh tế và gia tăng “quyền lực mềm”,

Bắc Kinh đã tuyên bố xóa khoản nợ 1 tỷ USD cho Phnom Penh, từ năm 2002,

Trung Quốc quyết định giảm hoặc miễn thuế cho 600 mặt hàng từ ba nước

Campuchia, Lào và Myanmar [164]. Quyết định này của Bắc Kinh nhằm mục tiêu

Page 40: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

32

cải thiện quan hệ song phương với Campuchia - một điều vốn không dễ dàng bởi

lâu nay Trung Quốc chẳng mặn mà gì với chính quyền Phnom Penh.

Tính đến năm 2006, Trung Quốc đã cấp khoảng 600 triệu USD viện trợ về kinh

tế cho Campuchia, chủ yếu là để xây dựng đường sá, cầu cống và đập thủy điện. Riêng

năm 2008, Chính phủ Trung Quốc cam kết giúp điện khí hóa khu vực nông thôn của

Campuchia với khoản đầu tư 1 tỷ USD vào dự án xây dựng hai nhà máy thủy điện, khai

thác quặng mỏ trị giá khoảng 2 tỷ USD. Giai đoạn 2003 - 2007, Trung Quốc liên tục là

nhà đầu tư số 1 vào Campuchia. Cho đến tháng 12/2006, đã có hơn 230 doanh nghiệp

Trung Quốc đầu tư vào Campuchia, tập trung trong các lĩnh vực may mặc, điện lực,

khoáng sản, khách sạn… Để xúc tiến thương mại, Chính phủ Trung Quốc có chính sách

khuyến khích xuất khẩu hàng hóa sang Campuchia và đồng thời cũng tạo điều kiện cho

Campuchia xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, đến nay Trung Quốc đã miễn giảm

với thuế suất bằng 0% cho 48 mặt hàng của Campuchia xuất khẩu sang Trung Quốc

[117]. Hiện nay, mối quan hệ giữa Campuchia với Trung Quốc được hai bên quan tâm

và đã nâng quan hệ từ “Đối tác tin cậy” lên “Đối tác chiến lược toàn diện”. Đầu tư của

Trung Quốc vào Camphuchia khoảng 8 tỷ USD, Trung Quốc đã cung cấp cho

Campuchia những khoản tài trợ không hoàn lại cùng với những khoản cho vay trị giá

hơn 2 tỷ USD và là nước tài trợ nhiều nhất cho Campuchia [17;13]. Có thể thấy, sự hiện

diện ảnh hưởng của Trung Quốc trong mọi lĩnh vực hoạt động từ kinh tế, văn hóa, xã

hội, quân sự... tại Campuchia là quá rõ ràng. Mặt khác, số lượng người nhập cư từ Trung

Quốc sang Campuchia ngày càng lớn. Theo ước tính, có khoảng 50 - 300.000 người mới

nhập cư vào Campuchia trong vai trò những người lao động, buôn bán nhỏ, chưa kể tới

con số không thể tính được ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa. Trung Quốc cũng hỗ trợ cho

Campuchia trong việc đào tạo giáo viên dạy tiếng Trung ở nước này mà theo báo cáo có

đến 75 trường ở Campuchia dạy tiếng Hoa với khoảng 40.000 học sinh. Các nhà quan

sát nước ngoài cho rằng, cùng với sự gia tăng đầu tư và viện trợ cho Campuchia, Trung

Quốc sẽ tiếp tục gia tăng ảnh hưởng về chính trị và tư tưởng [42;96-97]. Thực tế đó càng

chứng minh vai trò và sự tác động sâu sắc của nhân tố Trung Quốc đối với Campuchia

trên nhiều phương diện, kể cả trong đối nội lẫn đối ngoại.

Như vậy, quan hệ giữa Mỹ - Campuchia, Trung Quốc - Campuchia đã tác

động rất lớn đến nền ngoại giao của Campuchia. Sự cạnh tranh giữa các nước lớn tại

Page 41: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

33

địa bàn này là một thách thức không nhỏ đối với chính quyền Campuchia. Nhiều nhà

lãnh đạo cho rằng Trung Quốc có quan hệ chặt chẽ với Campuchia hơn Mỹ. Chẳng

hạn “sự hợp tác của Hunsen đối với những sáng kiến chống khủng bố của Mỹ lại phụ

thuộc vào nổ lực của Chính phủ Campuchia trong việc tăng cường đầu tư và thương

mại của Trung Quốc. Mặc dù Mỹ cố gắng làm chệch nền ngoại giao thương mại của

Trung Quốc, song Bắc Kinh liên tục vạch ra những biện pháp thống nhất về mặt kinh

tế và văn hóa với Campuchia, kể cả việc thông qua các nhà thầu có thế lực của

người Trung Quốc. Hiện nay tại Campuchia số người nói tiếng Anh giảm hơn so với

số người nói tiếng Trung Quốc. Campuchia là nước có trường dạy tiếng Trung Quốc

lớn nhất khu vực Đông Nam Á” [156]. Như vậy, sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung

Quốc cũng như chính sách ngoại giao toàn cầu và khu vực của hai nước lớn này đã

ảnh hưởng sâu sắc không chỉ đối với nền kinh tế Campuchia, mà còn tác động lớn

đến việc đưa ra chính sách đối ngoại của Campuchia.

Có thể thấy rằng “Hơn bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào, Campuchia tự thấy

mình đang bị kẹp giữa nước Mỹ đang cạnh tranh và những đề nghị ngoại giao của

Trung Quốc. Với việc Oasinhton đưa ra những sáng kiến chiến lược song phương và

sự giúp đỡ đầy hào phóng về tài chính của Bắc Kinh, Thủ tướng Campuchia Hunsen

đã khéo léo cân bằng nền ngoại giao của mình giữa hai siêu cường nhằm mang lại

lợi thế chính trị cho đất nước” [4]. Điều này thực sự ảnh hưởng đến nền ngoại giao

của Campuchia và ảnh hưởng đến mối quan hệ của Campuchia với các nước láng

giềng, trong đó có Việt Nam.

Trong những năm gần đây, Campuchia ưu tiên phát triển kinh tế đối ngoại với

Mỹ, Trung Quốc và các nước phương Tây, Nhật Bản nên cũng rất khó để thúc đẩy

quan hệ kinh tế với Việt Nam. Chẳng hạn, Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã tiếp cận

với Campuchia từ năm 2004 về khả năng hợp tác thăm dò khai thác dầu khí nhưng

Campuchia vẫn tỏ ra thờ ơ trong khi lại ký kết các hợp đồng hợp tác với các công ty

của Mỹ và Trung Quốc. Cụ thể, Công ty Dầu mỏ Thần Châu (Trung Quốc) đã giành

được quyền thăm dò khai thác dầu khí ở lô D với diện tích 360 km2 biển Campuchia

và theo kết quả thăm dò công bố tháng 4/2007 lô D có trữ lượng 226 triệu 880 nghìn

thùng dầu và 140,5 triệu m3 khí đốt. Thần Châu đã trở thành công ty sở hữu lô D kế

tiếp sau Công ty Chevron của Mỹ (lô A), Công ty Dầu khí Hải Dương (Trung Quốc)

Page 42: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

34

cũng giành được quyền thăm dò khai thác lô F. Một thực tế nữa là trong lúc ngoài

biển Đông, Trung Quốc làm cho các nước trong khu vực, đặc biệt là Philippines và

Việt Nam lo ngại về tấm hải đồ tự vẽ “hình chữ U” thì “trên bộ, sát biên giới phía

Tây của Việt Nam, Trung Quốc lại từng bước tiến hành chiến lược nắm chính quyền

chi phối các nước từng nằm trong vòng ảnh hưởng của Việt Nam là Lào và

Campuchia. Ngoài lợi ích trong thương mại và khai thác tài nguyên, Trung Quốc

đến Campuchia vì mục tiêu chiến lược. Do vì khi tranh chấp giữa Việt Nam và Trung

Quốc trên vùng biển Đông giàu dầu khí, Trung Quốc muốn Campuchia trở thành

một quốc gia phục tùng Trung Quốc, Trung Quốc coi Campuchia như một vành đai

an ninh trong vùng” [213].

Với những tuyên bố và hành động đang hiện hữu, thì xu hướng tiến xuống

Tây Nam của Trung Quốc dần rõ ràng hơn, quá trình “lấy lòng” nhiều nước trong

khu vực và “phô trương” sức mạnh khổng lồ đang thực sự trở thành “mối đe dọa”

đối với tất cả các nước, làm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các mối quan hệ

song phương, đa phương tại khu vực.

Từ thực tế trên cho thấy, CA-TBD nói chung và Đông Nam Á nói riêng sẽ tiếp

tục là địa bàn chiến lược tranh chấp ảnh hưởng giữa các nước lớn, đặc biệt là Trung

Quốc, và Mỹ. Ngoài ra, còn có những tác động của một số cường quốc khác như Ấn Độ,

EU… kể cả Thái Lan và ASEAN nhưng mức độ không đáng kể. Riêng đối với

Campuchia, mặc dù sự gia tăng ảnh hưởng của Mỹ, Nhật Bản đối với nước này có tăng

lên nhưng không đủ lớn để có thể áp đảo Trung Quốc do những thuận lợi mà Trung

Quốc có được về điều kiện địa lý, tiềm lực kinh tế, chiến lược ngoại giao… Dù muốn

hay không, Campuchia vẫn nằm trong vòng ảnh hưởng của Trung Quốc trên mọi

phương diện. Và như vậy, quan hệ giữa Campuchia với Việt Nam không thể tách rời

những ảnh hưởng của các nhân tố nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc và Mỹ.

Nói tóm lại, nhân tố Mỹ và Trung Quốc có ảnh hưởng trái chiều, cả tích cực

lẫn tiêu cực. Một mặt, có tác dụng thúc đẩy quan hệ Campuchia - Việt Nam phát

triển hơn nữa nhằm đối phó với sự áp đặt thách thức từ bên ngoài, mặt khác làm cho

mối quan hệ này trở nên khó khăn hơn từ những tác động không mong muốn. Những

chính sách đối nội hay đối ngoại của chính quyền Phnom Penh đều chịu một phần sự

chi phối của các nước lớn không chỉ đơn thuần về kinh tế mà cả chính trị, nhất là từ

Page 43: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

35

phía Mỹ và Trung Quốc. Điều này càng làm phức tạp thêm tình hình chính trị nội tại

và trở thành một thách thức không hề nhỏ trong quá trình hoạch định cũng như thực

thi chiến lược ngoại giao của Campuchia, trong đó có chính sách đối ngoại dành cho

Việt Nam.

1.2. Bối cảnh quốc tế và khu vực

Bối cảnh quốc tế: Chiến tranh lạnh kết thúc và sự sụp đổ trật tự hai cực Yalta

(1991) đã tác động to lớn đến quan hệ quốc tế, các cường quốc tìm kiếm con đường

để từng bước xác lập vị thế của mình. Mỹ - siêu cường duy nhất còn lại vẫn cố gắng

duy trì sức mạnh hàng đầu thế giới, các cường quốc còn lại muốn vươn lên nắm giữ

vai trò lớn hơn trong quan hệ quốc tế, một trật tự thế giới “nhất siêu đa cường” từng

bước được hình thành. Điều cần nhấn mạnh là trật tự này được xây dựng dựa trên cơ

sở kinh tế - chính trị chứ không phải dựa trên sự đối đầu về sức mạnh quân sự giữa

hai siêu cường Xô - Mỹ như trước đây, trong đó lấy phát triển kinh tế làm chiến lược

trọng tâm của mỗi quốc gia trở thành xu thế chủ đạo. Trong trật tự thế giới mới, các

nước đang và sẽ chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hòa hoãn, bình thường hóa, đa

dạng hóa và đa phương hóa quan hệ quốc tế phù hợp với xu thế mới trên thế giới.

Bên cạnh đó, xu thế liên kết quốc tế, khu vực hóa, toàn cầu hóa đang ngày càng trở

thành xu thế áp đảo trong quan hệ kinh tế quốc tế. Minh chứng cho điều này là quá

trình mở rộng và phát triển mạnh mẽ của hàng loạt tổ chức quốc tế, khu vực như:

Liên minh châu Âu (EU), Khu vực Mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA); Hiệp hội các

quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế CA-TBD (APEC), Nhóm

BRICS (Barazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi)… Tính liên kết chặt chẽ hơn,

phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng gia tăng về nhiều mặt.

Rõ ràng là với việc tham gia hàng loạt các thể chế hợp tác khu vực và quốc tế của

Campuchia và Việt Nam như ASEAN, APEC... đã có vai trò quan trọng thúc đẩy và mở

rộng quan hệ giữa hai nước. Hay nói cách khác, những cơ chế hợp tác trong đa phương

có khi lại mang tính ràng buộc lớn hơn những ký kết song phương, và như vậy, quan hệ

Campuchia - Việt Nam cũng được đặt trong những mối ràng buộc lợi ích của quan hệ

khu vực và liên khu vực và nằm trong chuỗi mắt xích của quan hệ đa chiều trong bối

cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa. Do đó, quan hệ Campuchia - Việt Nam đã và đang chịu

tác động sâu sắc bởi hàng loạt các nhân tố chính trị, kinh tế và quan hệ quốc tế.

Page 44: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

36

Mặt khác, thế giới ngày nay đang bước vào kỷ nguyên số, một “thế giới

phẳng” đang từng bước được hình thành và phát triển nhanh hơn, nơi mà các dịch vụ

điện tử viễn thông, công nghệ vũ trụ, sóng điện từ đã đưa loài người kết nối lại gần

nhau, các quốc gia trên thế giới liên kết với nhau bằng mạng lưới thông tin dày đặc

đã tạo nên tần suất quan hệ quốc tế rộng mở và không có giới hạn. Hoạt động mạnh

mẽ của các công ty xuyên quốc gia, công ty đa quốc gia đã làm cho quá trình luân

chuyển hàng hóa trên thế giới diễn ra một cách nhanh chóng, với quy mô và tốc độ

lớn đã làm cho các nền kinh tế dù lớn hay nhỏ đều phụ thuộc chặt chẽ vào nhau, quy

định, chi phối lẫn nhau trong các mối quan hệ đa chiều, phức tạp. Điều này đã mở ra

cơ hội to lớn cho quá trình hội nhập và phát triển của các quốc gia, dân tộc trên khắp

thế giới, nhất là các nước đang phát triển, tiến hành cải cách, đổi mới như

Campuchia và Việt Nam cũng như làm cho quan hệ hai nước được mở rộng dưới

nhiều hình thức, đa dạng trên các lĩnh vực hợp tác.

Tuy nhiên, bên cạnh những dấu hiệu lạc quan về một thế giới mới với nhiều

tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại, “các nhà tương lai học phân tích tình hình

toàn cầu không khỏi lo ngại về những về những bất ổn đang và sẽ xảy ra. Sự thiếu

hụt về thực phẩm, nước uống, ô nhiễm các xung đột chính trị gay gắt, nạn bùng nổ

dân số hoặc hiện tượng đô thị hóa một cách mất trật tự… là những mối lo hàng đầu

đối với nhiều chính phủ” [106;9]. Nền an ninh - chính trị thế giới vẫn diễn tiến trong

trạng thái phức tạp khó lường, nhiều điểm nóng trên thế giới ngày càng xuất hiện và

lan rộng. Sau chiến tranh Afghanistan, Iraq là cuộc cách mạng “Mùa xuân Ả rập”

diễn ra tại châu Phi đã kéo một loạt quốc gia tại lục địa đen vào vòng xoáy chiến

tranh đẫm máu như ở Lybia, Ai Cập,… Ở châu Âu, cuộc khủng hoảng nợ công của

nhiều quốc gia thuộc khu vực đồng tiền chung EURO (Hy Lạp, Bồ Đào Nha,…) đã

đẩy tình hình kinh tế “lục địa già” vào sự khủng hoảng, khó khăn và làm ảnh hưởng

sâu sắc đến tình hình kinh tế thế giới. Nước Mỹ, siêu cường duy nhất cũng có những

dấu hiệu của sự sụt giảm về kinh tế, theo sau đó là Nhật Bản, nền kinh tế được xem

là vững mạnh cũng gặp nhiều khó khăn sau động đất sóng thần, Trung Quốc đang

phát triển mạnh mẽ nhưng có những dấu hiệu không bền vững của nền kinh tế. Khu

vực Đông Nam Á đang trên đà phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những khu

vực năng động nhất thế giới. Tuy nhiên, sự bất ổn trong lòng các quốc gia tại khu

Page 45: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

37

vực này không phải là nhỏ, ví dụ các cuộc bạo động ở Philippines, sự bất ổn chính trị

tại Thái Lan, tranh chấp biên giới giữa các quốc gia… tất cả điều đó đã kéo theo

những nguy cơ bất ổn của nền kinh tế toàn cầu khó đoán định trước. Bên cạnh đó,

vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và quan hệ hai miền Nam - Bắc Triều vẫn

chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, căng thẳng xung quanh chương trình hạt nhân của Iran có

thể bùng lên thành cuộc chiến tranh giữa phương Tây với quốc gia Hồi giáo này. Vấn

nạn khủng bố hiện nay cũng được xem là một nguy cơ nghiêm trọng đối với nền an

ninh của nhân loại, mặc dù cộng đồng quốc tế đã ra sức loại bỏ các nhóm khủng bố

cực đoan, song con số đó là rất nhỏ bé so với thực tế tồn tại của mạng lưới này.

Ngoài ra, xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, liên minh quốc tế bên cạnh những

tác động tích cực cũng đã tạo ra những hệ quả tiêu cực cho cộng đồng thế giới, nhất

là các quốc gia chậm phát triển. Đói nghèo, bệnh tật, hủy hoại môi trường là những

tác hại to lớn mà loài người đang phải đối mặt trong tiến trình vừa đẩy mạnh phát

triển kinh tế - xã hội nhưng lại không tính đến việc cân đối hài hòa môi trường sống.

Vấn đề an ninh quốc gia càng trở nên khó khăn hơn khi việc ngăn chặn các luồng tội

phạm, hạn chế sự gia tăng của nguy cơ an ninh phi truyền thống trong một môi

trường mà ở đó những quyền cơ bản của con người và lợi ích số đông không được

tôn trọng và đảm bảo.

Như vậy, cục diện thế giới chủ yếu do các nước lớn chi phối, song các nước

đang phát triển vẫn tiếp tục tăng cường hợp tác trong nhiều diễn đàn để bảo vệ lợi ích

chung. Xu thế của một thế giới mà tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày

càng đậm nét, quá trình toàn cầu hóa đi đôi với khu vực hóa diễn biến với nhịp độ

ngày càng nhanh. Tình hình đó đặt ra cho các nước vừa cả cơ hội lẫn thách thức,

trong đó các nước đang phát triển và chậm phát triển phải chịu nhiều thách thức gay

gắt hơn. Rõ ràng sự phát triển của thế giới nằm trong một tổng thể với mối liên quan

chặt chẽ và sự tác động qua lại lẫn nhau giữa chủ thể này với chủ thể khác. Trong

điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ đạt được những thành tựu vượt bậc

“không ai có thể phủ nhận vai trò của các nước công nghiệp phát triển cao, nhưng

sự phát triển của nền kinh tế thế giới như một tổng thể có được nếu không có sự

tham gia tích cực của các nước đang phát triển chiếm số đông trong cộng đồng các

quốc gia dân tộc” [85].

Page 46: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

38

Trước những biến đổi sâu sắc của thế giới và khu vực, Campuchia và Việt

Nam cũng không nằm ngoài xu thế phát triển chung và cũng chịu những tác động

thuận chiều cũng như trái chiều của tình hình quốc tế. Vì vậy, phát triển quan hệ láng

giềng hữu nghị Campuchia - Việt Nam là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đáp ứng yêu cầu

đổi mới và xây dựng đất nước trong thời kỳ mới.

Bối cảnh khu vực: “Thế kỷ XXI là thế kỷ của CA-TBD” là nhận định của

nhiều nhà nghiên cứu chiến lược đã chứng tỏ rằng khu vực này trong thế kỷ XXI sẽ

trở thành đầu tàu trong phát triển kinh tế quốc tế. Sau Chiến tranh lạnh, các quốc

gia trong khu vực, kể cả nước lớn và nhỏ đều từng bước điều chỉnh chính sách đối

ngoại nhằm đem lại lợi ích cho bản thân mỗi nước. Cần thấy rằng, sau khi CNXH

Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, nước Nga bị rơi vào khủng hoảng và chưa thể cải

thiện một cách đầy đủ sức mạnh của mình. Điều này đã góp phần tạo nên một

“khoảng trống quyền lực” và sự tranh giành “ảnh hưởng” giữa các quốc gia. Sau

Mỹ, các cường quốc như Trung Quốc, Nhật Bản đã nhân cơ hội này muốn lấp vào

“lỗ hổng” đó để xây dựng vị thế và khẳng định sức mạnh của mình. Tuy nhiên, dù

ở mức độ tham gia như thế nào và có thể còn tồn tại những bất đồng, mâu thuẫn thì

các cường quốc ở khu vực CA-TBD vẫn phải tính đến lợi ích của quốc gia - dân

tộc, và như thế cần đảm bảo sự ổn định, hòa bình của khu vực để tạo đà cho phát

triển kinh tế. Chính những mối quan hệ song phương hay đa phương mang tính xây

dựng giữa các nước và giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình đã mang

lại cho CA-TBD điều kiện để phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Đối

với Đông Nam Á, trong thời gian gần đây, tốc độ tăng trường kinh tế và sự ổn định

về mọi mặt của các quốc gia thành viên đóng vai trò chủ đạo, tạo động lực quan

trọng thúc đẩy ASEAN trở thành một liên kết khu vực năng động và hiệu quả. Mặc dù

còn nhiều khó khăn phải giải quyết, song nhìn chung khu vực Đông Nam Á hiện nay

vẫn là khu vực có sự phát triển hài hòa, hữu nghị và ổn định.

Tuy nhiên, khu vực CA-TBD nói chung và Đông Nam Á nói riêng vẫn tiềm

ẩn nhiều nguy cơ có thể gây ra khủng hoảng chính trị và làm bất ổn định trong khu

vực. Sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc với việc phô trương sức mạnh ra bên

ngoài đã làm cho tình hình biển Đông trở nên căng thẳng, điều đó khiến các quốc gia

trong khu vực thực hiện biện pháp bảo vệ chủ quyền lãnh hải bằng quá trình hiện đại

Page 47: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

39

hóa nền an ninh quốc phòng, tăng cường tiềm lực quân sự, nhất là sức mạnh hải quân

nhằm đối phó với Trung Quốc ở biển Đông. Vấn đề Triều Tiên có xu hướng căng

thẳng và tiềm ẩn nguy cơ đe dọa an ninh, ổn định khu vực. Tại một số quốc gia Đông

Nam Á như Thái Lan, Philippines, Myanmar, Campuchia… nền chính trị cũng có

dấu hiệu không ổn định, nhiều phong trào đấu tranh giữa các phe phái chính trị diễn

ra liên tục đã dấy lên sự lo ngại cho toàn khu vực, làm gia tăng nguy cơ sụp đổ của

một số chính quyền. Không những thế, khu vực này đang ngày càng bộc lộ sự cạnh

tranh quyền lực hết sức gay gắt của các nước lớn, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.

Ngoài ra, sự đa dạng về thể chế chính trị, tôn giáo, văn hóa càng làm cho quan hệ

giữa các nước thêm phần phức tạp. Chính những nhân tố này có thể gây bất ổn tình

hình chính trị, an ninh tại khu vực trong tương lai gần.

Có thể khẳng định, Campuchia và Việt Nam là những quốc gia nằm trong khu

vực và với việc tham gia các diễn đàn đa phương ở khu vực, quan hệ hai nước phải

được xem xét trong mối quan hệ tác động nhiều chiều từ khu vực CA-TBD nói

chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng. Các xu hướng hợp tác và cạnh tranh quốc

tế, nhất là cạnh tranh Mỹ - Trung, Nhật - Trung... ở Đông Nam Á đã kéo theo nhiều

hệ lụy, trong đó Campuchia và Việt Nam là những điểm xoáy của những tranh chấp

này. Do đó, quan hệ Campuchia - Việt Nam không thể vượt ra ngoài sự tác động và

chi phối về mọi mặt của bối cảnh quốc tế và khu vực.

1.3. Nhu cầu và chính sách đối ngoại của Campuchia và Việt Nam

1.3.1. Nhu cầu hợp tác của hai nước

Thế giới đang đứng trước những thay đổi và thách thức khó lường. Xu thế hòa

bình hợp tác đang và sẽ trở thành xu hướng cơ bản của thời đại, song trong quan hệ

quốc tế vẫn không tránh khỏi những va chạm và căng thẳng giữa hai quốc gia hay

nhiều quốc gia, kể cả khu vực. Do đó, hợp tác song phương và đa phương không chỉ

đem lại lợi ích kinh tế thiết thực cho mỗi nước mà còn góp phần đảm bảo chắc chắn

hơn về an ninh - quốc phòng cho các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Thấu

hiểu được vấn đề này, Campuchia và Việt Nam luôn xem hợp tác toàn diện hai nước

là nhu cầu cấp thiết và quan trọng hàng đầu nhằm củng cố an ninh - chính trị, ổn định

để phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới.

Page 48: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

40

Nhu cầu quan hệ hợp tác Campuchia - Việt Nam được hình thành trong lịch

sử, nhất là trong các thời kỳ cả hai dân tộc bị ngoại bang xâm lược và cai trị, nhân

dân hai nước đã chủ động liên minh trong chiến đấu bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh

thổ. Có những thời kỳ Campuchia và Việt Nam đã bị các thế lực lợi dụng gây chia

rẽ. Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược Đông Dương thường sử dụng lãnh thổ

của nước này làm bàn đạp tấn công xâm lược nước kia, kích động nước này chống

lại nước khác. Chẳng hạn, ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ mà thực dân Pháp chiếm năm

1862 đã trở thành bàn đạp để Pháp tấn công xâm lược Campuchia (1863). Và từ

Campuchia, thực dân Pháp đã tiếp tục mở rộng xâm lược và hoàn thành thôn tính

Việt Nam (1884). Hoặc việc Mỹ lật đổ chính phủ trung lập ở Campuchia và đưa

quân đội Việt Nam Cộng hòa (miền Nam Việt Nam) sang đánh chiếm mở rộng chiến

tranh tại Campuchia và tiến tới thực hiện chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh”

cũng là một âm mưa nguy hiểm nhằm chia rẽ người Campuchia và Việt Nam.

Đến thời kỳ Khmer Đỏ, giới cầm quyền Bắc Kinh giật dây lực lượng này

chống lại người anh em Việt Nam trước đó đã đồng cam cộng khổ bằng việc “kích

động Campuchia và Lào chống lại Việt Nam, biến Campuchia thành một thuộc địa,

một bàn đạp để tấn công xâm lược Việt Nam, thực hiện kế hoạch dùng “người Đông

Dương đánh người Đông Dương” hơn thế nữa “đánh Việt Nam đến người Khơme

cuối cùng” [97;46-47]. Những sự kiện trên đã để lại tổn thất nặng nề cho nhân dân

hai nước, làm cho hai dân tộc có những hiểu lầm đáng tiếc. Nhưng cũng chính thời

kỳ này lại cho thấy nhu cầu hợp tác và đoàn kết chặt chẽ của hai dân tộc đã đem lại

những thắng lợi và thành quả lớn lao cho cách mạng mỗi nước và toàn bán đảo Đông

Dương. Chiến thắng thực dân Pháp xâm lược (1945 -1954), đánh bại hoàn toàn đế

quốc Mỹ (1954 - 1975) và xóa bỏ hoàn toàn chế độ diệt chủng Polpot - Ieng Sary là

biểu hiện cao đẹp của tình đoàn kết “giúp bạn là tự giúp mình” giữa hai nước

Campuchia - Việt Nam. Việc thành lập khối liên minh chiến đấu Campuchia - Việt

Nam - Lào có một ý nghĩa lớn lao, khẳng định sự “thất bại sâu cay của đế quốc xâm

lược trong chính sách lừa phỉnh, gây thù hằn dân tộc của chúng. Nhưng đó lại là

một thắng lợi chính trị trọng yếu của ba dân tộc, đẩy thêm một đà mới cho cuộc

kháng chiến Việt - Miên - Lào đến toàn thắng” [79].

Page 49: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

41

Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, đứng trước những thuận

lợi và khó khăn của tình hình khu vực và thế giới, nhu cầu hợp tác Campuchia - Việt Nam

càng trở nên thiết thực hơn nhằm bảo vệ và phát huy những thành quả đã đạt được.

Về phương diện kinh tế, là hai quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, có vị trí

địa lý liền kề, do đó, hợp tác kinh tế giữa hai nước đã đưa lại những lợi ích quan trọng.

Campuchia với dân số khoảng 14,31 triệu người, Việt Nam có gần 87,84 triệu dân (theo

WB năm 2011) với mức sống, phong tục tập quán khá tương đồng sẽ tạo điều kiện cho

việc mở rộng giao lưu buôn bán giữa hai nước. Trong mối quan hệ kinh tế này,

Campuchia rất cần sự hỗ trợ, hợp tác và kinh nghiệm của Việt Nam, nhất là tranh thủ

những lợi thế của Việt Nam về thị trường, vốn đầu tư, vận chuyển hàng quá

cảnh…Ngược lại, mặc dù không phải là đối tác kinh tế lớn của Việt Nam, song

Campuchia là thị trường giàu tiềm năng có thể khai thác, sự gần kề về mặt địa lý sẽ giúp

Việt Nam tận dụng những lợi thế của Campuchia về đất đai, khoáng sản, tài nguyên

thiên nhiên, thủy điện… Hơn nữa, nhu cầu hợp tác kinh tế giữa hai nước không chỉ bó

hẹp trong khuôn khổ song phương mà còn mở rộng ra trong đa phương, nhất là trong

khu vực ASEAN, GMS, Tam giác Phát triển ba nước Đông Dương… Vì vậy, sự cân

nhắc về lợi ích kinh tế không tể tách rời quan hệ Campuchia - Việt Nam.

Về phương diện an ninh - chính trị, lịch sử đã chứng minh Campuchia và Việt

Nam có lợi ích căn bản và sống còn trong việc duy trì và phát triển quan hệ với nhau.

Là hai quốc gia có biên giới liền kề, Campuchia và Việt Nam hiểu được giá trị “môi

hở răng lạnh”, nếu một nước bất ổn thì sẽ kéo theo nước kia không được ổn định và

ngược lại. Thêm vào đó, vấn đề hợp tác an ninh - chính trị có tác động trực tiếp đối

với mỗi nước, nhất là các địa phương giáp ranh. Trong quan hệ an ninh - chính trị

với Việt Nam, Campuchia nhận được rất nhiều lợi ích của việc chia sẻ, giúp đỡ từ

phía Việt Nam, đặc biệt đây là chỗ dựa quan trọng để Campuchia cân bằng chiến

lược trong quan hệ với các nước khác. Đối với Việt Nam, Campuchia là địa bàn

chiến lược quan trọng trên cả ba mặt chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế.

Campuchia là nơi tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn, cũng là nơi các thế lực

phản động thường lợi dụng để chống phá Việt Nam, vì vậy, xây dựng quan hệ tốt đẹp

về an ninh - chính trị với Campuchia góp phần to lớn vào sự nghiệp bảo vệ và xây

dựng tổ quốc. Mặt khác, việc tăng cường quan hệ hợp tác an ninh - chính trị là nhu

Page 50: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

42

cầu tất yếu để nâng cao vị thế của mỗi nước trên trường quốc tế cũng như duy trì môi

trường hòa bình, ổn định trong toàn khu vực.

Như vậy, cả Campuchia và Việt Nam đều có nhu cầu duy trì một môi trường

hòa bình, ổn định để tập trung xây dựng và phát triển kinh tế. Những yếu tố về địa lý,

lịch sử, văn hóa - xã hội và sự song trung về lợi ích đã thúc đẩy hai nước xích lại gần

nhau và cần có nhau trong một kỷ nguyên hội nhập và phát triển bền vững.

1.3.2. Chính sách đối ngoại của Campuchia

Giải pháp chính trị năm 1993 đã đưa lại cục diện tương đối ổn định cho đất

nước Campuchia sau một thời gian dài bị chia rẽ sâu sắc. Cuộc bầu cử Quốc hội

(1993) dưới sự giám sát của UNTAC và cộng đồng quốc tế đã mang lại kết quả khả

quan, FUNCINPEC và CPP giành thắng lợi đã dẫn tới việc Chính phủ Liên hiệp

Hoàng gia Campuchia nhiệm kỳ I (1993 - 1998) được thành lập và đi vào hoạt động .

Đây cũng chính là sự kiện đánh dấu việc khôi phục của nhà nước quân chủ lập hiến

Campuchia và một Hiến pháp mới được ra đời.

Về đối nội, Hiến pháp Campuchia quy định “Vương quốc Campuchia thực

hiện chế độ chính trị dân chủ, tự do, đa đảng”. Trong chiến lược đối ngoại, điều 53

của Hiến pháp mới ghi rõ: “Vương quốc Campuchia luôn giữ vững chính sách trung

lập, thường xuyên không liên kết, cùng chung sống hòa bình với các nước láng giềng

và với tất cả các nước trên thế giới, tuyệt đối không xâm lược bất cứ nước nào,

không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác bằng cách trực tiếp hoặc

gián tiếp, giải quyết mối bất đồng bằng con đường hòa bình và tôn trọng lợi ích lẫn

nhau” [56;53]. Như vậy, dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Liên hiệp Hoàng gia

Campuchia nhiệm kỳ I, trong giai đoạn đầu sau cuộc bầu cử, tình hình xã hội

Campuchia về cơ bản đã được ổn định. Chính điều này đã tạo nền tảng quan trọng

giúp Campuchia từng bước thực thi chính sách ngoại giao hòa bình, nâng cao vị thế

quốc gia trên trường quốc tế. Nói chung, sau nhiều năm phải chịu cảnh chiến tranh

và bất đồng sâu sắc, nhân dân Campuchia hiểu rõ cần phải làm gì để đưa đất nước

thoát khỏi sự bất ổn và đói nghèo, hội nhập vào đời sống quốc tế. Vì vậy “thực hiện

chính sách trung lập, không liên kết vĩnh viễn, không xâm lược hoặc không can thiệp

vào công việc nội bộ của các nước khác”, đồng thời “Campuchia chú trọng quan hệ

Page 51: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

43

với các nước lớn, các nhà tài trợ và các nước láng giềng” [222] là phù hợp với

mong muốn của nhân dân Campuchia.

Bước sang nhiệm kỳ II (1998 - 2003) của Chính phủ Hoàng gia Campuchia,

về cơ bản Campuchia vẫn duy trì, khẳng định và thực thi những nội dung chính sách

của Chính phủ nhiệm kỳ I. Trong nhiệm kỳ III (2003 - 2008), chính sách đối ngoại

của Chính phủ là tiếp tục nhiệm vụ thời kỳ trước đó và nâng cao một bước chính

sách đối ngoại hợp tác thân thiện của Campuchia với cộng đồng quốc tế. Trọng tâm

nhiệm vụ về đối nội của Campuchia là “ổn định chính trị, phát triển kinh tế, giữ

vững chính sách hòa bình, trung lập” [98;559 ]. Cũng trong chương trình hành động

73 điểm và “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội”, Hội đồng Bộ trưởng Campuchia

đã nêu lên nhiệm vụ chủ chốt của Campuchia trong thời gian tới là “Tăng trưởng,

việc làm, công bằng và hiệu quả” coi đây là “kim chỉ nam hành động trong nhiệm kỳ

III nhằm “xây dựng một nước Campuchia phát triển thịnh vượng, đem lại hòa hợp

dân tộc và hạnh phúc cho mọi người dân” [155]. Về đối ngoại, chiến lược ngoại giao

nhất quán của Campuchia là nâng cao hơn nữa uy tín quốc gia trên trường quốc tế,

tăng cường tham gia vào các công việc chung của khu vực và cộng đồng quốc tế.

Cương lĩnh chính trị của Chính phủ Hoàng gia Campuchia nhiệm kỳ III nhấn mạnh:

“phát huy ưu tiên trong yếu tố quốc tế để thúc đẩy việc phát triển kinh tế, xã hội và

nâng cao đời sống của nhân dân ngày càng phồn vinh, thịnh vượng, hiện đại và tăng

cường bảo vệ tổ quốc bằng việc ra sức củng cố, phát triển hợp tác quốc tế trên cơ sở

song phương và đa phương, đặc biệt là các nước trong Hiệp hội ASEAN. Chính phủ

giữ vững chính sách đối ngoại độc lập, trung lập, không liên kết và cố gắng củng cố

quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới, không can thiệp

vào công việc nội bộ, tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi bên, để

hai bên cùng có lợi và để phát triển kinh tế, kỹ thuật, khoa học của mỗi nước” [225].

Tiếp đó, trong chương trình hành động “Chiến lược tứ giác” phát triển của Chính

phủ Hoàng gia Campuchia nhiệm kỳ IV, giai đoạn II (từ năm 2008 đến năm 2013) đã

khẳng định: “Chính phủ Hoàng gia sẽ tiếp tục hợp tác hữu hảo với cộng đồng quốc

tế để bảo vệ và gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế, ngoài ra ngăn chặn và bắt giữ

khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia như buôn người và ma túy” [26;12]. Qua đó

cho thấy chính sách đối ngoại của Vương quốc Campuchia thời kỳ đổi mới đi lên

Page 52: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

44

mang dấu hiệu tích cực của một quốc gia đang trên đà phát triển, không ngừng hoàn

thiện để hội nhập với khu vực và quốc tế một cách toàn diện hơn.

Đối với Việt Nam, quốc gia láng giềng của Campuchia, đất nước đã từng giúp

đỡ Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng Khmer Đỏ, sau cuộc Tổng tuyển cử năm

1993, Nhà nước và nhân dân Campuchia luôn dành cho Việt Nam một vị trí quan

trọng trong chính sách đối ngoại của mình. Phát huy tình đoàn kết cách mạng trước

đây, trong giai đoạn mới, Campuchia hết sức coi trọng quan hệ với nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam, coi đó là một phần tất yếu nhằm giữ vững ổn

định và phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước. Mục tiêu của Campuchia trong chính

sách đối với Việt Nam là đảm bảo quan hệ hòa bình, ổn định tạo môi trường thuận

lợi cho phát triển kinh tế, hợp tác hữu nghị đôi bên cùng có lợi, giữ vững an ninh

quốc phòng vì lợi ích của mỗi nước và khu vực.

Trong phát biểu của Quốc vương Shihanouk ngày 8/8/1995 nhân chuyến thăm

hữu nghị chính thức của Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Lê Đức Anh, có

đoạn nhấn mạnh “Tình hữu nghị anh em và rất lâu đời gắn bó hai nước chúng ta

phục vụ lợi ích cao cả và sinh tử của nhân dân hai nước và là một nhân tố thiết yếu

của sự ổn định, hòa bình và thịnh vượng cho cả khu vực rộng lớn, nơi chúng ta vĩnh

viễn ở sát bên nhau” [84]. Lời phát biểu đó cho thấy quan hệ với Việt Nam trong

chính sách ngoại giao của Campuchia vô cùng quan trọng nếu không nói là một

trong những ưu tiên hàng đầu.

Mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức, nhất là khuynh hướng chính trị hai

bên khác nhau, đồng thời nhiều đảng phái tại Campuchia vẫn có thái độ thù địch với

Việt Nam, nhưng vượt lên trên tất cả vẫn là đường lối đối ngoại tích cực và hữu nghị

của lãnh đạo và nhân dân Campuchia dành cho Việt Nam. Trong Tuyên bố chung

Campuchia - Việt Nam (11/6/1999), đã nêu rõ: “Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn

vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ

lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, không cho phép bất cứ lực lượng chính trị - quân sự nào

dùng lãnh thổ của nước mình để chống nước kia và hợp tác bình đẳng cùng có lợi. Hai

bên thỏa thuận cùng nhau ngăn ngừa những mưu toan phá hoại quan hệ hữu nghị

truyền thống giữa hai dân tộc, và trực tiếp cùng nhau giải quyết mọi vấn đề nảy sinh

bằng thương lượng hòa bình vì lợi ích của nhân dân hai nước” [88]. Điều này một lần

Page 53: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

45

nữa khẳng định lập trường của chính sách ngoại giao của Campuchia đối với Việt

Nam là gắn bó, ủng hộ lẫn nhau và mong muốn thiết lập quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu

dài với Việt Nam. Trên đà thắng lợi của công cuộc đổi mới và phát triển của mỗi

nước, Campuchia tiếp tục đưa ra chiến lược quốc gia về đối ngoại, đó là quan hệ hợp

tác tốt với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. Các nhà lãnh đạo cấp cao

Campuchia như Chủ tịch Thượng viện Samdech Chea Sim, Chủ tịch Quốc hội

Samdech Samrin và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Samdech Hunsen đều khẳng

định quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước là tài sản vô giá

của hai dân tộc, cần phải gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp đã có từ trước đó,

thúc đẩy nâng tầm quan hệ hai nước từ “hợp tác nhiều mặt” lên “hợp tác toàn diện”

giữa hai nước trong thời gian tới.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã nêu, trong chính sách ngoại giao

của Campuchia đối với Việt Nam vẫn tồn tại tính hai mặt, không nhất quán. Hiện

nay, nội bộ Campuchia xảy ra nhiều bất ổn và tranh giành ảnh hưởng chính trị lẫn

nhau, cho nên trong chính sách đối ngoại của Campuchia đối với Việt Nam có nhiều

hạn chế, thậm chí là trái chiều. Mặc dù Đảng CPP nắm quyền chủ yếu lãnh đạo đất

nước, là đảng có quan hệ tốt với nhân dân Việt Nam từ lâu đời và mong muốn có

được sự hậu thuẫn từ Việt Nam, song trong đường lối chỉ đạo của CPP vẫn luôn tính

đến những lợi ích và các yêu cầu về đối nội và đối ngoại linh hoạt, trung lập và cân

bằng chiến lược trong quan hệ quốc tế. Trên thực tế, Campuchia dùng Việt Nam để

cân bằng với Thái Lan, dùng Trung Quốc để cân bằng với Việt Nam... Mặt khác,

CPP cũng nhiều lần tỏ ra thực dụng, muốn Việt Nam phải nhân nhượng một số vấn

đề để nâng cao uy tín cho CPP. Do đó, trong các cuộc đàm phán công khai về biên

giới, kiều dân, các vấn đề kinh tế, các thành viên thuộc CPP vẫn nhiều lần kiên quyết

đấu tranh với Việt Nam.

Một thực tế đặt ra nữa là hiện nay một số đảng phái đối lập tại Campuchia

đang ngày càng phát triển và nhận được sự hậu thuẫn rất lớn từ bên ngoài, nhất là từ

Mỹ và Trung Quốc. Trong đó, đáng chú ý là Đảng Cứu quốc của Sam Rainsy

(CNRP) dần thể hiện vai trò của mình trên chính trường Campuchia và được sự ủng

hộ mạnh mẽ của tầng lớp thị dân, trí thức và thanh niên Campuchia. CNRP trở thành

đảng đối lập lớn nhất trong quốc hội Campuchia và nhiều lần thể hiện quan điểm

Page 54: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

46

chống Việt Nam và từng tuyên bố nếu giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử quốc

hội, CNRP sẽ xem xét việc xóa bỏ các hiệp ước, hiệp định về biên giới đã ký với

Việt Nam trước đây... Có thể thấy rằng, nếu CPP nắm quyền lãnh đạo đất nước, quan

hệ Campuchia - Việt Nam trong vài năm tới vẫn sẽ theo chiều hướng thuận như thời

gian qua, nhưng nếu CNRP thay thế CPP, quan hệ Campuchia - Việt Nam có thể sẽ

diễn tiến theo chiều hướng ngược lại, nếu không muốn nói là xấu đi hơn trước rất

nhiều. Do đó, trong chính sách đối ngoại của Campuchia đưa ra thường xuyên có

mối liên hệ chặt chẽ với những biến động trên chính trường Campuchia. Nói đúng

hơn, những mặc cả chính trị giữa các phe phái không chỉ gây nên tình trạng thiếu ổn

định của đất nước, mà còn làm cho chính sách ngoại giao của Campuchia thiếu tính

nhất quán, đa diện và dễ thay đổi. Điều này tác động sâu sắc tới quan hệ giữa

Campuchia với các nước, kể cả với Việt Nam.

Tuy nhiên, nhìn trên tổng thể, nền ngoại giao của Campuchia trong thời kỳ

mới nói chung đều nhằm vào phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và giữ

vững an ninh - quốc phòng, ổn định đất nước. Đối với Việt Nam, Campuchia vẫn

dành cho nước này một vị trí ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mình. Năm

2007, kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Campuchia - Việt Nam (1967 -

2007), Thủ tướng Campuchia S.Hunsen đã một lần nữa tái khẳng định “cùng nhau

chúng ta sẽ hành động để thúc đẩy quan hệ giữa hai dân tộc lên mức cao hơn vì lợi

ích của nhân dân hai nước cũng như của đại gia đình ASEAN nói chung” [37;16].

Tóm lại, mặc dù trải qua nhiều biến cố, thăng trầm của lịch sử nhưng giữa

Campuchia và Việt Nam đã từng tồn tại mối quan hệ khá mật thiết, quan hệ đó ngày

càng trở nên quan trọng hơn trước những biến đổi phức tạp của tình hình thế giới và

khu vực. Hơn nữa, Campuchia không thể tự dựa vào sức mình để xây dựng đất nước

mà cần hướng tới hội nhập khu vực và quốc tế, nhằm tranh thủ tối đa nguồn lực bên

ngoài, kết hợp nội lực để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trong điều kiện và quá trình đó, Việt Nam trở thành người bạn không thể thiếu của

Campuchia, và do đó, Việt Nam luôn chiếm vai trò, vị trí vô cùng quan trọng trong

chính sách đối ngoại của Campuchia.

Page 55: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

47

1.3.3. Chính sách đối ngoại của Việt Nam

Trong quá khứ cũng như hiện tại, ngoại giao Việt Nam có nhiệm vụ góp phần

bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc, đồng thời tạo ra thế đứng ổn định lâu bền và có

lợi ích nhất cho đất nước trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, hợp tác và

đấu tranh đan xen nhau. Xuất phát từ mục tiêu đó, Việt Nam luôn thực thi chính sách

đối ngoại hòa bình, hòa hiếu, chính nghĩa và thủy chung, với quan điểm thêm bạn,

bớt thù của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả mọi nước dân

chủ và không thù oán với ai” [75;593]. Kế thừa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh,

ngày nay Việt Nam đang thực thi một đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, linh hoạt,

vì lợi ích dân tộc và cùng chung sống hòa bình với nhân dân thế giới. Năm 1975 đất

nước bước ra khỏi chiến tranh và đi lên CNXH từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu.

Sau 10 năm (1976 - 1986), Việt Nam lại rơi vào khủng hoảng do chậm đổi mới cơ

chế, chính sách, khó khăn chồng chất khó khăn. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ hai

(1976 - 1980), GDP tăng bình quân chỉ đạt 0,4%/năm, trong khi dân số gia tăng

2,3%/năm, lạm phát thường xuyên ở mức độ ba con số vào các năm 1981: 313,7%,

năm 1986: 774,7%; năm 1987: 223,1%; năm 1988: 393,8% [103;86]. Hàng hóa khan

hiếm, đời sống dân cư giảm sút, các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội xuống

cấp nghiêm trọng. Đặc biệt, về đối ngoại, Mỹ và các lực lượng thù địch đã thực hiện

chính sách bao vây, cấm vận và chống phá cách mạng Việt Nam.

Đối mặt trước những nguy cơ khủng hoảng nêu trên, Việt Nam đã có những

tìm tòi, thử nghiệm và đi đến quyết định đổi mới trên mọi lĩnh của đời sống đất nước,

nhất là trên lĩnh vực kinh tế - xã hội nhằm thay đổi căn bản và nâng cao một bước

đời sống nhân dân, tăng cường sức mạnh quốc gia trong bối cảnh quốc tế có nhiều

biến chuyển trái chiều, nhất là sự khủng hoảng rồi đi đến sụp đổ CNXH của Liên Xô

và các nước Đông Âu. Hơn nữa, Việt Nam nhận thấy rằng không thể tự độc lập xây

dựng phát triển đất nước mà cần phải mở rộng hợp tác quốc tế, kêu gọi sự hỗ trợ,

giúp đỡ của cộng đồng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để

đẩy nhanh công cuộc hiện đại hóa đất nước.

Ngay từ Đại hội đại biểu toàn quốc (ĐBTQ) lần thứ VI của Đảng (1986), Việt

Nam đã thi hành chính sách đối ngoại rộng mở: “Đa phương hóa, đa dạng hóa các

quan hệ quốc tế nhằm chủ động tạo ra những điều kiện thuận lợi để dần dần phá bỏ

Page 56: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

48

thế bị bao vây và cấm vận” [32]. Đồng thời, không ngừng mở rộng quan hệ hữu

nghị, hợp tác tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc XHCN. Tiếp nối phương châm đối ngoại từ Đại hội VI, Đại hội ĐBTQ lần thứ

VII của Đảng (6/1991) tiếp tục nhấn mạnh tư tưởng cơ bản và nhất quán, đó là: “Việt

Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa

bình, độc lập và phát triển” [33;147].

Như vậy, ngay từ giữa những năm 80, trước những biến đổi mau lẹ của bối

cảnh quốc tế và khu vực, Việt Nam đã từng bước điều chỉnh chính sách đối ngoại để

vượt qua khó khăn, thách thức. Đây là một quyết định hết sức táo bạo, góp phần

quan trọng giúp Việt Nam tiếp tục tồn tại và phát triển, đồng thời hội nhập nhanh

hơn vào đời sống quốc tế, khẳng định chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp

tác cùng phát triển với cộng đồng các dân tộc, quyết tâm xây dựng một thế giới thực

sự hòa bình và thịnh vượng.

Bước vào thế kỷ XXI, kế thừa chính sách ngoại giao đúng đắn đó, Đại hội

ĐBTQ lần thứ IX của Đảng (2001), một lần nữa nêu rõ: “Nhiệm vụ đối ngoại là tiếp

tục giữ vững môi trường hòa bình và tạo các điều kiện quốc tế để đẩy mạnh phát

triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [35;119-120]. Trước

những thay đổi có tính chất căn bản của thời cuộc, nhất là quá trình hình thành và

phát triển của các tổ chức đa phương và liên kết song phương, sự phát triển mạnh mẽ

của khoa học và công nghệ trên toàn thế giới, văn kiện ĐBTQ lần thứ X của Đảng

tiếp tục tái khẳng định và đưa hoạt động đối ngoại lên tầm cao mới nhằm đa dạng

hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế, đưa quan hệ quốc tế song phương và đa

phương đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy,

là thành viên tích cực và xây dựng của các nước trong cộng động quốc tế, phấn đấu

vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững; tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác

quốc tế và khu vực” [36;112]. Có thể nói, quan điểm này là sự kế tục chính sách căn

bản của đường lối đối ngoại ở những thời kỳ trước và được nâng lên một bước cao

hơn, đánh dấu sự chuyển hướng cơ bản trong đường lối đối ngoại của Việt Nam trên

con đường xây dựng CNXH. Điều đó một lần nữa nhấn mạnh Việt Nam luôn tha

thiết muốn chung sống hòa bình với các nước. Hay nói cách khác, hòa bình, ổn định

là một trong những yếu tố quyết định để tiến hành đổi mới thành công của Việt Nam.

Page 57: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

49

Để đưa đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước đi vào thực

tiễn đời sống, việc triển khai thực hiện các biện pháp đúng đắn, linh hoạt, kịp thời

được đặc biệt chú trọng. Tính đến tháng 4/2010, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại

giao với 178 nước ở tất cả các châu lục, có quan hệ bình thường với tất cả các nước

lớn, các Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Việt Nam tham

gia tích cực vào nhiều tổ chức quan trọng của khu vực và thế giới: UN, WTO, NAM,

APEC, ASEAN… điều đó chứng tỏ chính sách đối ngoại của Việt Nam đã đi đúng

hướng và gặt hái được nhiều thành tựu to lớn, khẳng định vai trò và vị thế quốc gia

ngày càng lớn trên trường quốc tế.

Trong triển khai đường lối đối ngoại, Việt Nam luôn coi trọng và ưu tiên thúc

đẩy quan hệ với các nước láng giềng, khu vực, chủ động, tích cực hợp tác hữu nghị đôi

bên cùng có lợi. Đối với Campuchia, Việt Nam thực hiện xây dựng mối quan hệ láng

giềng thân thiện giữa hai nước trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn

lãnh thổ của nhau, không dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực, giải quyết mọi vấn đề

trong quan hệ hai nước bằng con đường hòa bình, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi và

cùng tồn tại hòa bình [11;340-345]. Chính sách đối ngoại này được nêu rõ tại Đại hội

ĐBTQ lần thứ VI của Đảng (12/1986): “Không ngừng củng cố và phát triển liên minh

đặc biệt với hai nước Lào và Campuchia, coi đó là nghĩa vụ quốc tế thiêng liêng, là

nhiệm vụ có tầm quan trọng chiến lược gắn liền với lợi ích sống còn của độc lập, tự do

và Chủ nghĩa xã hội của ba nước anh em trên bán đảo Đông Dương” [32;214]. Chủ

trương này đã góp phần tăng cường mối quan hệ giữa ba dân tộc trên bán đảo Đông

Dương, tạo điều kiện gắn kết, nương tựa lẫn nhau giữa Việt Nam với Campuchia trong

bối cảnh quốc tế vô cùng phức tạp và nội tình đất nước còn nhiều khó khăn. Chủ trương

nhất quán “coi trọng các nước láng giềng, khu vực” vẫn luôn được giữ vững và quán

triệt trong mọi hành động ngoại giao của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Trong chính sách “coi trọng các nước láng giềng” này, Campuchia có một vị

trí đặc biệt quan trọng. Việt Nam và Campuchia cùng thuộc Đông Nam Á, nằm trong

khu vực phát triển kinh tế năng động. Ngoài sự tương đồng về văn hóa, phong tục, tập

quán… hai nước còn có những lợi thế so sánh có thể bổ sung cho nhau. Đặc biệt, sự

giúp đỡ thân tình, đoàn kết gắn bó giữa Việt Nam và Campuchia đã có từ rất sớm,

chính điều này là nền tảng quan trọng để hai nước tiếp tục nương tựa vào nhau cùng

Page 58: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

50

phát triển trong bối cảnh mới. Nhận thức rõ vai trò vị trí của Campuchia cũng như các

quốc gia lân bang, Nghị quyết Trung ương VIII (7/2003) một lần nữa nhấn mạnh “ưu

tiên hàng đầu cho việc củng cố quan hệ với các nước láng giềng”. Có thể nói, trong tất

cả các kỳ Đại hội Đảng, các văn kiện Đảng, Nhà nước Việt Nam đều coi trọng quan hệ

hợp tác với các nước láng giềng do xuất phát từ mối quan hệ lâu đời trong lịch sử cũng

như nhu cầu tất yếu trong xây dựng và củng cố hòa bình, phát triển đất nước. Chính

sách đối ngoại đó ngày càng được bổ sung và hoàn thiện với việc khẳng định mạnh mẽ

tính nhất quán, đó là “tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại, củng cố và hoàn thiện

khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với các nước, nhất là láng giềng khu vực”

[36;112]. Với Campuchia, chính sách ngoại giao tốt đẹp giữa hai nước được nâng lên

thành 16 chữ vàng “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền

vững lâu dài”. Đây chính là tâm điểm trong chính sách đối ngoại của Việt Nam đối

với Campuchia trong giai đoạn hiện nay cũng như về lâu dài.

Cùng với bản lĩnh chính trị vững vàng và nhạy bén với thời cuộc, Việt Nam

đã có nhiều thành công với nền ngoại giao của mình, trong đó chính sách đối ngoại

với các nước láng giềng, kể cả Campuchia luôn chiếm vị trí và vai trò đặc biệt. Với

những điều đã khẳng định và thực hiện trong thời gian qua, Việt Nam tiếp tục duy trì

và phát huy đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng quan hệ hữu nghị với tất cả

các quốc gia trên thế giới, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho hòa bình, ổn định

lâu dài và phát triển của dân tộc, đảm bảo cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại

hóa (CNH - HĐH) đất nước được tiến hành thông suốt, an ninh quốc phòng được giữ

vững. Trên nền tảng đó, Việt Nam sẽ tạo được cho mình vị thế xứng đáng trong cộng

đồng quốc tế và khu vực. Là một quốc gia láng giềng với nhiều điểm tương đồng về

lợi ích, do đó Campuchia luôn nhận được sự quan tâm và có vị trí quan trọng trong

chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Tiểu kết chương 1

Nhìn chung, quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010) được hình thành trên

cơ sở những điều kiện chủ quan và khách quan, từ những tiền đề làm nền tảng ban đầu

cho đến những nhân tố mới xuất hiện trong suốt quá trình của mối quan hệ hai nước.

Trong đó, nhân tố nội tại vẫn là nhân tố hàng đầu và có vai trò quyết định chi phối, nhân

tố khách quan đóng vai trò hỗ trợ, góp phần làm tăng thêm mối quan hệ này.

Page 59: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

51

Quan hệ Campuchia - Việt Nam được hình thành, củng cố và phát triển từ rất

sớm trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Thời kỳ đầu thực dân Pháp xâm lược,

nhân dân Campuchia và Việt Nam đã có những mối liên hệ tự phát trong các cuộc

khởi nghĩa chống lại kẻ thù chung, đến những năm 30 của thế kỷ XX, nhất là khi

Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của

nhân dân ba nước Đông Dương đã chuyển từ đấu tranh tự phát lên thành tự giác, từ

riêng lẻ lên thành liên minh chiến đấu Việt - Miên - Lào. Trong giai đoạn kháng

chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1975), nhân dân Campuchia và

Việt Nam đã có những phối hợp giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau để giành chiến thắng

trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

Năm 1975, Việt Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất và đi lên xây dựng Chủ

nghĩa xã hội. Trong khi đó, Campuchia rơi vào họa diệt chủng do sự phản bội cách

mạng của tập đoàn Pon Pot - Ieng Sary. Được sự giúp đỡ của quân đội tình nguyện Việt

Nam, quân và dân Campuchia đã tiêu diệt chế độ diệt chủng và thành lập nên nước

Cộng hòa Nhân dân Campuchia (1979). Trong 10 năm (1979 - 1989), Việt Nam với sứ

mệnh quốc tế của mình đã giúp nhân dân Campuchia từng bước ổn định đời sống, bảo

vệ vững chắc thành quả cách mạng của Campuchia. Đây là giai đoạn được đánh giá là

thực sự nồng ấm trong quan hệ hai nước của những người anh em vô sản.

Năm 1991, Hiệp định Paris về lập lại hòa bình tại Campuchia được ký kết,

nhân dân Campuchia bước vào thời kỳ hòa hợp và hòa giải dân tộc. Năm 1993, cùng

với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, cuộc tổng tuyển cử thành công cho ra đời

Chính phủ liên hiệp dân tộc Campuchia và Vương quốc Campuchia được chính thức

tái lập. Trong thời kỳ này, quan hệ Campuchia - Việt Nam gặp những khó khăn nhất

định, nếu không muốn nói là có những bước lùi so với thời kỳ trước đó do tình hình

chính trị bất ổn kéo dài của đất nước Campuchia.

Kể từ năm 1993 trở đi, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của đất nước cũng như

những tác động mới của bối cảnh quốc tế và khu vực theo xu thế hòa bình, hợp tác

đã tạo điều kiện cho quan hệ Campuchia - Việt Nam xích lại gần nhau và tiếp tục tạo

tiền đề cho quan hệ hai nước trong giai đoạn mới. Ngoài ra, quá trình phát sinh, phát

triển của mối quan hệ Campuchia - Việt Nam còn được bắt nguồn từ những nhân tố

về địa lý, lịch sử, văn hóa, xã hội và được tăng cường bởi chính sách đối ngoại láng

Page 60: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

52

giềng hữu nghị giữa hai dân tộc. Mặc dù vậy, những nhân tố này không chỉ mang

mang tính thuận chiều, tức là tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ hai nước phát triển,

mà còn gây ra những tác động tiêu cực, nhất là những vấn đề do lịch sử để lại, sự

tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc tại khu vực và thái độ không nhất quán

trong chính sách đối ngoại của Campuchia dành cho Việt Nam.

Có thể nói, quan hệ Campuchia - Việt Nam trước năm 1993 chưa thực sự toàn

diện và còn thể hiện tính chất một chiều, tức Việt Nam là nước hỗ trợ, còn

Campuchia là nước nhận viện trợ. Cũng trong thời kỳ này, quan hệ hai nước tập

trung chủ yếu vào lĩnh vực an ninh - chính trị, quan hệ kinh tế chưa có gì đáng kể,

nếu không nói là đang còn nằm ở vạch xuất phát cho đến đầu những năm 1990. Tuy

nhiên, không thể phủ nhận những thành quả đạt được trong quan hệ hai nước ở thời

kỳ này đã có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặt nền tảng cho quan hệ Campuchia - Việt

Nam trong những giai đoạn kế tiếp.

Page 61: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

53

Chương 2

QUAN HỆ CAMPUCHIA - VIỆT NAM TRÊN CÁC LĨNH VỰC

(1993 - 2010)

2.1. Trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao

Hiệp định Paris được ký kết ngày 23/10/1991 đã mở ra cơ hội cho nhân dân

Campuchia đi đến một giải pháp hòa bình, hòa hợp dân tộc. Tuy nhiên, sau sự kiện

chính trị quan trọng này, đất nước Campuchia vẫn rơi vào bế tắc do cuộc đấu tranh

phe phái, nhất là sự chống phá của lực lượng Khmer Đỏ và cuộc dàn xếp giữa các

nước lớn chưa ngã ngũ. Đầu năm 1992, Liên Hợp Quốc đã quyết định triển khai các

bước cần thiết để giải quyết dứt điểm Vấn đề Campuchia, nhiệm vụ hàng đầu lúc này

là chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tiến hành cuộc bầu cử vào tháng 5/1993

nhằm tái thiết Campuchia. Với sự hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ của các bên liên quan,

cuộc bầu cử đã diễn ra ngày 23-28/5/1993 trên toàn đất nước Campuchia với kết quả

90% cử tri tham gia đã bầu ra quốc hội lập hiến gồm 120 đại biểu. Trên cơ sở thắng

lợi của cuộc bầu cử, Hiến pháp mới của Campuchia được thông qua vào tháng

9/1993, khẳng định “Campuchia là một nước dân chủ tự do, một chế độ chính trị đa

nguyên, hoàn toàn tự do báo chí. Một hệ thống kinh tế “thị trường” và “tự do doanh

nghiệp”, hoàn toàn tôn trọng quyền con người và các công ước khác về quyền con

người, quyền phụ nữ và trẻ em”, trong đó nhấn mạnh đường lối đối ngoại

“Campuchia đang và sẽ là bạn của tất cả các nước và dân tộc nào trên thế giới

tôn trọng chủ quyền, nền độc lập nền trung lập, tính chất không liên kết và toàn vẹn

lãnh thổ của Campuchia” [104;22-23].

Thời gian đầu sau cuộc tổng tuyển cử, Chính phủ Liên hiệp dân tộc

Campuchia đã có những nỗ lực nhằm hàn gắn dân tộc và khôi phục kinh tế. Tuy

nhiên, lực lượng còn lại của Khmer Đỏ với sự hậu thuẫn của một số thế lực bên

ngoài đã ra sức chống phá và không chịu đi vào hòa hợp và hòa giải dân tộc. Khmer

Đỏ liên tiếp mở các đợt tiến công lấn chiếm, giết hại nhiều nhân viên của Liên Hợp

Quốc và Việt kiều đang sinh sống và làm nhiệm vụ tại Campuchia. Đứng trước tình

hình đó, nhằm phá vỡ thế bế tắc nội bộ, nhất là việc hướng dư luận ra bên ngoài và

tái thúc đẩy quan hệ với các quốc gia láng giềng, trước hết là với Việt Nam, ngày

23/8/1993, hai đồng Thủ tướng Chính phủ lâm thời Campuchia N.Ranarit và Hunsen

Page 62: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

54

đã thăm chính thức Việt Nam và đạt được thỏa thuận thành lập Ủy ban hỗn hợp

chuẩn bị thúc đẩy quan hệ và giải quyết các vấn đề tồn tại giữa hai nước. Đây là

chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị mới của hai nhà lãnh đạo đứng đầu

Campuchia sau tổng tuyển cử. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh tình hình

Campuchia còn nhiều bất ổn đã cho thấy được vị trí của Việt Nam trong nhãn quan

của các nhà lãnh đạo láng giềng.

Về phía Việt Nam, trước tình hình diễn biến theo chiều hướng phức tạp của

đất nước Campuchia, Việt Nam vẫn kiên định và luôn dành cho Campuchia sự ủng

hộ, giúp đỡ tích cực. Trong đó, tái thúc đẩy quan hệ hợp tác với Campuchia trong

điều kiện khó khăn này không chỉ bày tỏ thiện chí của Việt Nam mong muốn thực

hiện chính sách ngoại giao láng giềng hòa bình, hữu nghị, nhất là tạo được lòng tin

vào mối quan hệ đã có từ trước giữa hai dân tộc, mà nó còn là bước đi quan trọng để

khai thông trở lại quan hệ Việt Nam - Campuchia vốn không mấy hiệu quả trong thời

gian dài. Điều này không chỉ đem lại lợi ích tốt đẹp cho Việt Nam mà còn góp phần

giúp Campuchia sớm đi vào ổn định tình hình.

Với mong muốn đó, trong những năm 1993 - 1996, nhiều đoàn lãnh đạo cấp

cao Việt Nam đã sang thăm Campuchia, có thể kể đến đó là chuyến thăm của Thủ

tướng Võ Văn Kiệt, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm... Đặc biệt, trong buổi

chiêu đãi trọng thể Chủ tịch nước Lê Đức Anh tại Campuchia ngày 8/8/1995, Quốc

vương N.Shihanouk nhấn mạnh: “Tình hữu nghị anh em rất lâu đời gắn bó hai nước

chúng ta phục vụ lợi ích cao cả và sinh tử của nhân dân hai nước và là một nhân tố

thiết yếu của sự ổn định, hòa bình và thịnh vượng cho cả khu vực rộng lớn, nơi hai

nước chúng ta vĩnh viễn ở sát bên nhau” [84]. Về phía Campuchia, trong giai đoạn

này đáng ghi nhận là chuyến thăm Việt Nam của Quốc vương N.Shihanouk (14-

16/12/1996), đồng Thủ tướng Ung Huort và Hunsen dự Hội nghị Cấp cao các nước

có sử dụng tiếng Pháp tại Hà Nội tháng 11/1997.

Tiếp đó, chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đến

Campuchia vào ngày 26-28/2/1997 đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Trong các

cuộc tiếp xúc với lãnh đạo Campuchia, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Cầm khẳng định

đường lối trước sau như một của Việt Nam là củng cố tình hữu nghị truyền thống và

hợp tác láng giềng tốt đẹp với Campuchia. Hai bên cũng nhấn mạnh cố gắng giải

Page 63: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

55

quyết sớm vấn đề biên giới và Việt kiều, bày tỏ lòng tin vào mối quan hệ đang được

củng cố và phát triển giữa hai nước và mọi vấn đề tồn tại nảy sinh sẽ được giải quyết

thỏa đáng [129].

Sự kiện được đánh giá làm thay đổi sâu sắc diện mạo quan hệ Campuchia -

Việt Nam là chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng S.Hunsen vào ngày 13-

14/12/1998. Việc lựa chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên trên cương vị Thủ tướng

Chính phủ Liên hiệp mới của S.Hunsen đã tạo ra triển vọng mới trong quan hệ hai

nước vốn trước đó không mấy sáng sủa và tái khẳng định sự ưu tiên đối với Việt

Nam trong chính sách ngoại giao của Campuchia. Trong cuộc hội đàm tại Hà Nội,

Thủ tướng Phan Văn Khải và Thủ tướng Hunsen đã trao đổi nhiều vấn đề nhằm tăng

cường quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật,

nông nghiệp, giáo dục đào tạo, du lịch… Thủ tướng Hunsen cũng không quên cảm

ơn sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu của các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam về

việc ủng hộ Campuchia sớm gia nhập ASEAN [7]. Sự kiện chính trị này đã tạo ra

phản ứng dây chuyền tốt đẹp cho các cuộc viếng thăm Việt Nam sau đó như Bộ

trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Nam Hong, Chủ tịch Hạ viện Campuchia Ranarit,

Chủ tịch Thượng viện Chea Sim… Trong các cuộc hội kiến với những người đồng

cấp Việt Nam, các nhà lãnh đạo Campuchia đã cảm ơn Chính phủ Việt Nam về sự

ủng hộ tích cực, có ý nghĩa quyết định trong việc Campuchia trở thành thành viên

chính thức của ASEAN. Hai bên tập trung trao đổi một số vấn đề quan hệ hợp tác

song phương trong bối cảnh tình hình mới, đặc biệt là đẩy mạnh các cuộc thăm viếng

lẫn nhau giữa lãnh đạo cấp cao hai nước nhằm đưa quan hệ hai nước phát triển lên

tầm cao mới [133].

Có thể nói, thông qua những cuộc gặp gỡ, thăm viếng giữa lãnh đạo cấp cao

hai nước đã giúp tăng cường sự thông cảm, tin tưởng và hỗ trợ lẫn nhau, góp phần

củng cố khối đoàn kết hai nước và hai dân tộc Việt Nam - Campuchia trong tình hình

mới. Và đỉnh cao đánh dấu sự phát triển tốt đẹp quan hệ giữa hai nước chính là

chuyến thăm Campuchia của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu

vào tháng 6/1999 đã mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ. Đồng thời, đánh dấu

việc tăng cường trở lại các hoạt động ngoại giao hai bên sau một năm bị ngừng trệ do

phía Campuchia tập trung tiến hành tổng tuyển cử nhiệm kỳ II (1998 - 2003).

Page 64: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

56

Sự kiện Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tới Campuchia là biểu hiện cơ bản nâng

tầm quan hệ hợp tác ngoại giao giữa hai nước sau cuộc tổng tuyển cử tháng 7/1998

tại Campuchia. Trong Tuyên bố chung, hai bên khẳng định đưa quan hệ hai nước

phát triển theo phương châm “Hợp tác láng giềng tốt đẹp, đoàn kết hữu nghị truyền

thống, ổn định lâu dài”, trên cơ sở đẩy mạnh hơn nữa “Mối quan hệ tốt đẹp sẵn có

giữa hai nước và khẳng định quyết tâm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác láng

giềng tốt đẹp, đoàn kết hữu nghị truyền thống, ổn định lâu dài trên cơ sở các nguyên

tắc đã được nêu rõ trong các Thông cáo chung Campuchia - Việt Nam năm 1992 và

1995 là tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp

vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, không

cho phép bất cứ lực lượng chính trị quân sự nào dùng lãnh thổ nước này để chống

nước kia, hợp tác bình đẳng cùng có lợi...” [88].

Trong tình hình nền chính trị đa đảng ở Campuchia, Việt Nam chủ trương duy

trì, củng cố quan hệ Nhà nước, Chính phủ và với hai đảng cầm quyền là Đảng CPP

và Đảng FUNCINPEC. Với CPP, Việt Nam xác định mối quan hệ giữa hai Đảng là

nền tảng cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai Chính phủ và nhân dân hai nước. Sự kiện

nổi bật có thể kể đến là ngày 16/1/2005, đoàn Đại biểu cấp cao Đảng CPP do ông Sai

Chum - Trưởng ban Thường trực Ban Thường vụ Trung ương dẫn đầu đã có chuyến

đi thăm Việt Nam và hội kiến với Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, CPP bày tỏ mong

muốn không ngừng củng cố và phát triển mối quan hệ đoàn kết hữu nghị, hợp tác

truyền thống giữa hai Đảng và giữa hai nước Campuchia và Việt Nam [139]. Với

FUNCINPEC, Việt Nam đã có quan hệ chính thức với đảng này từ tháng 6/1995.

Mối quan hệ này ngày càng có những bước phát triển thông qua các chuyến viếng

thăm của những người đứng đầu hai đảng, trong đó Đoàn Đại biểu Đảng Cộng sản

Việt Nam do ông Vũ Mão - Ủy viên Trung ương Đảng dẫn đầu đã tham dự Đại hội

Đảng FUNCINPEC ngày 20-21/3/2001 và được đánh giá là sự kiện quan trọng trong

quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Đảng FUNCINPEC và Đảng Cộng sản Việt Nam, góp

phần thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị giữa nhân dân hai nước [134]. Tiếp đó,

ngày 5-9/9/2005, đoàn Đại biểu Đảng FUNCINPEC do Hoàng thân Norodom

Shirivut dẫn đầu đã sang thăm Việt Nam. Trong lời phát biểu, Hoàng thân khẳng

định Đảng FUNCINPEC sẽ làm hết sức mình để không ngừng củng cố tăng cường

Page 65: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

57

mối quan hệ đoàn kết hữu nghị, hợp tác truyền thống giữa nhân dân hai nước [141].

Còn đối với Đảng Cứu quốc là đảng đối lập lớn ở Campuchia, có đường lối không

thân thiện với Việt Nam, song tháng 7/2001, Chủ tịch Đảng Sam Rainsy cũng đã

sang sang thăm Việt Nam với tư cách là Nghị sĩ Quốc hội, khách mời của Quốc hội

Việt Nam. Sau khi về nước, S.Rainsy cũng đã cam kết không chống Việt Nam, tạo

điều kiện cho quan hệ hai nước phát triển hơn nữa. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng mở

rộng tìm hiểu quan hệ với các tổ chức quần chúng, xã hội khác của Campuchia, đặc

biệt với các phe phái lực lượng chính trị nhằm thể hiện rõ thiện chí của Việt Nam,

góp phần đẩy lùi các thế lực thù địch chống Việt Nam.

Bước sang thế kỷ XXI, những chuyến viếng thăm lẫn nhau giữa Campuchia

và Việt Nam ngày càng được tăng cường. Một loạt chuyến công du của các nhà lãnh

đạo Việt Nam đến đất nước Campuchia đã gây nhiều chú ý và có tác động sâu sắc

đến quan hệ hai nước. Đáng chú ý nhất có thể nhắc đến là chuyến đi của Chủ tịch

Quốc hội Việt Nam Nguyễn Văn An vào ngày 23-26/12/2002. Trong các cuộc tiếp

xúc với các vị lãnh đạo cấp cao Campuchia, Chủ tịch Nguyễn Văn An khẳng định

chính sách nhất quán của Việt Nam không ngừng củng cố và tăng cường quan hệ với

Campuchia theo phương châm mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã thỏa thuận trước đó

và tái nhấn mạnh mối quan hệ này được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc tôn

trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công

việc nội bộ của nhau, giải quyết các vấn đề giữa hai nước bằng thương lượng hòa

bình, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi, không cho phép bất cứ lực lượng chính trị,

quân sự nào dùng lãnh thổ của nước này chống nước kia và chia rẽ tình hữu nghị,

hợp tác giữa nhân dân hai nước [137]. Chuyến viếng thăm Campuchia lần này không

chỉ thúc đẩy sự hợp tác hữu nghị truyền thống giữa hai nước mà còn là sự gia tăng

hợp tác, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa hai Quốc hội. Nhiều nhà nghiên

cứu cho rằng, việc mở rộng quan hệ giữa hai cơ quan lập pháp sẽ là cơ sở cho Chính

phủ Việt Nam và Chính phủ Campuchia giải quyết tốt hơn một số vấn đề mà hai bên

cùng quan tâm.

Với nhận định Campuchia là nước có vị trí đặc biệt quan trọng trong chính

sách đối ngoại của Việt Nam không chỉ tại thời điểm hiện tại mà còn mang tính chất

chiến lược lâu dài, vì vậy, trong đường lối ngoại giao, Việt Nam luôn dành cho

Page 66: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

58

Campuchia sự quan tâm đặc biệt. Trong bài trả lời phỏng vấn báo “Tia sáng

Campuchia” về quan hệ của Việt Nam với Campuchia ngày 18-19/12/2006, Thủ

tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ chính sách nhất quán của Việt Nam là luôn coi trọng

việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng trong đó có Campuchia, vì lợi ích

của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và

trên thế giới [148]. Điều đó tiếp tục được khẳng định trong cuộc hội kiến giữa Chủ

tịch nước Nguyễn Minh Triết cùng các nhà lãnh đạo cấp cao Vương quốc

Campuchia vào ngày 1/3/2007 với quan điểm bày tỏ mong muốn nâng quan hệ lên

tầm cao mới, toàn diện hơn. Chủ tịch Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh:“Quan hệ

chính trị giữa Việt Nam và Campuchia được duy trì qua các chuyến thăm trao đổi

thường xuyên giữa lãnh đạo hai nước, quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại cũng

đang có những bước phát triển khả quan dù chưa tương xứng với quan hệ chính trị.

Thời gian tới, hai nước sẽ tập trung đưa quan hệ kinh tế, thương mại phát triển

mạnh mẽ hơn nữa. Tình đoàn kết hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện làm

cho hai nước tin nhau hơn, chân tình với nhau hơn. Những vấn đề khó khăn, vướng

mắc sẽ được trao đổi một cách thẳng thắn, cởi mở và nhờ vậy sự hợp tác phát triển

sẽ hiệu quả hơn” [149]. Trong lời đáp từ, Thủ tướng Campuchia S.Hunsen cho rằng

không có sự giúp đỡ của Việt Nam thì sẽ không có đất nước Campuchia ngày hôm

nay, Việt Nam đã giúp đất nước Campuchia hồi sinh [71;7].

Những cuộc viếng thăm dồn dập sau đó của quan chức Việt Nam sang

Campuchia đã đánh dấu sự khởi sắc trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Trong

năm 2009, Campuchia đã đón tiếp rất nhiều đoàn lãnh đạo cấp cao Việt Nam sang

thăm chính thức, có thể ghi nhận là chuyến thăm của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh

Trọng vào tháng 7/2009, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 12/2009... Những cuộc

tiếp kiến đã diễn ra trong bầu không khí thân mật và cởi mở, nhiều vấn đề về quan hệ

hai nước đã được quan tâm xem xét. Tại cuộc hội đàm diễn ra vào ngày 17/12/2009,

hai bên đều hài lòng trước sự phát triển tốt đẹp của mối quan hệ hai nước và khẳng

định quyết tâm củng cố và tăng cường hơn nữa mối quan hệ láng giềng hữu nghị

truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài Campuchia - Việt Nam, xem đây là

tài sản vô giá của hai dân tộc, là một trong những nhân tố tạo nên sức mạnh của hai

nước và là sự bảo đảm vững chắc cho hai dân tộc mãi mãi được sống thái bình và

Page 67: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

59

hạnh phúc. Trong không khí của tình hữu nghị, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh bày tỏ

“cảm ơn sâu sắc về sự ủng hộ và giúp đỡ đầy nghĩa tình của Campuchia dành cho

Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước

đây cũng như trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày nay” [92].

Ngay sau đó, hai bên đã ra Tuyên bố chung, trong đó nhấn mạnh việc thúc

đẩy “các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc cấp cao nhằm tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn

nhau; thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng sự hợp tác năng động

giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, các tổ chức nhân dân và chính quyền địa

phương, nhất là các địa phương có chung biên giới của hai nước, thúc đẩy quan hệ

hữu nghị, đoàn kết giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là thế hệ trẻ, và tăng cường sự

hiểu biết về mối quan hệ truyền thống hữu nghị và đoàn kết giữa Việt Nam và

Campuchia” [93].

Có thể nói, chuyến thăm của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam mang ý

nghĩa chính trị quan trọng, góp phần đưa quan hệ hai nước lên một giai đoạn phát

triển cao hơn và đóng góp tích cực trong việc củng cố hòa bình, ổn định, hợp tác và

phát triển của Đông Nam Á và trên thế giới.

Năm 2006 là năm bản lề cho những hoạt động ngoại giao hai nước tiến đến

chào mừng 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Campuchia - Việt Nam (1967 -

2007) đã chứng kiến nhiều chuyến thăm hữu nghị của lãnh đạo cấp cao Campuchia

đến Việt Nam trong bối cảnh đi lên của quan hệ hai nước. Có thể kể đến hàng loạt

chuyến thăm chính thức Việt Nam như Quốc vương N.Shihamoni (3/2006), Chủ tịch

Đảng CPP - Chủ tịch Thượng viện Chea Sim (11/2008), Chủ tịch Quốc hội Heng

Sam Rin (1/2009). Trong số đó, nổi bật nhất là chuyến thăm của người đứng đầu

Vương quốc Campuchia - Quốc vương N.Shihamoni ngày 16-18/3/2006, đây là

chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của Quốc vương N.Shihamoni kể từ khi

đăng quang (10/2004). Trong lời phát biểu, Quốc vương nhấn mạnh tình đoàn kết

hữu nghị lâu đời bền vững giữa Campuchia với Việt Nam, bày tỏ mong muốn và

quyết tâm của Campuchia không ngừng vun đắp quan hệ láng giềng tốt đẹp, hợp tác

toàn diện, bền vững lâu dài giữa nhân dân hai nước Campuchia - Việt Nam. Qua đó,

khẳng định mong muốn và quyết tâm của lãnh đạo và nhân dân Campuchia đưa mối

Page 68: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

60

quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện với Việt Nam sang trang mới,

phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu, đáp ứng lợi ích của hai dân tộc [143].

Tiếp nối sự kiện trên, chuyến thăm đặc biệt của Hoàng tộc Campuchia (Thái

Thượng hoàng N.Shihanouk và Hoàng Thái hậu N.Moniniet Shihanouk, Quốc vương

N.Shihamoni) đến Việt Nam ngày 22-25/6/2010 như một hành động nhằm tái khẳng

định những quyết tâm đã nêu. Kể từ khi Quốc vương N.Shihamoni lên nối ngôi, đây

là lần đầu tiên Hoàng gia Campuchia thực hiện chuyến viếng thăm nước ngoài với sự

góp mặt đầy đủ những người đứng đầu Hoàng tộc, do đó chuyến đi lần này nhận

được sự quan tâm sâu sắc của hai nước và thực sự gây nhiều chú ý đến dư luận trong

và ngoài nước. Trong các cuộc hội kiến, hai bên đã dành cho nhau những tình cảm

nồng thắm và trân trọng những tình cảm sâu sắc vốn có giữa hai dân tộc. Trong buổi

tiếp Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Quốc vương N.Shihamoni đã khẳng định:

“sẽ tiếp nối Cựu Quốc Vương N.Shihanouk trong tiếp tục củng cố và phát triển hơn

nữa tình hữu nghị và sự hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa hai nước láng

giềng anh em Campuchia và Việt Nam” [94].

Việc Đại gia đình Hoàng gia Campuchia lần đầu tiên đến thăm Việt Nam

cùng với những chuyến thăm cấp cao trước đó của nhiều nhà lãnh đạo lãnh đạo

chứng tỏ chính sách ngoại giao ưu tiên của Campuchia dành cho Việt Nam. Sự kiện

này một lần nữa tái khẳng định chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị giữa các dân

tộc trên bán đảo Đông Dương, là biểu hiện cụ thể của sự nâng tầm quan hệ

Campuchia - Việt Nam trong thời kỳ mới.

Như vậy, trong quan hệ chính trị, hai nước không chỉ dừng lại ở những cuộc

gặp xã giao thông thường mà thực sự đã tiến tới các thỏa thuận mang tính chiến lược

ở cấp quốc gia, tăng cường trao đổi, phối hợp trong các vấn đề liên quan giữa hai

nước vốn có nhiều khía cạnh phức tạp và nhạy cảm. Thông qua các chuyến viếng

thăm, giới lãnh đạo Campuchia và Việt Nam đã có những trao đổi, học hỏi kinh

nghiệm lẫn nhau, từng bước nâng cao năng lực đối ngoại “đa phương hóa và đa

dạng hóa” trong quan hệ quốc tế và khu vực.

Song song với quan hệ chính thức giữa hai Chính phủ, kênh “ngoại giao nhân

dân” giữa hai nước thời kỳ này cũng tiếp tục được tăng cường. Giao lưu hợp tác giữa

các tổ chức hữu nghị của nhân dân hai nước cũng có những bước phát triển như sự ra

Page 69: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

61

đời của Liên minh xã hội dân sự vì an ninh con người, đoàn kết nhân dân hai nước vì sự

phát triển của đất nước Campuchia… Đáng chú ý là những hoạt động tích cực của Hội

Hữu nghị Việt Nam - Campuchia đã góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa

nhân dân hai nước và thúc đẩy sự gắn kết giữa hai dân tộc láng giềng. Các hoạt động

ngoại giao này rất phong phú, đa dạng, nhiều loại hình. Riêng trong năm 2006, hai nước

đã trao đổi 106 đoàn, trong đó Việt Nam có 62 đoàn và Campuchia có 44 đoàn các cấp

sang thăm viếng lẫn nhau. Những cuộc gặp mặt này không chỉ giúp tăng cường sự hiểu

biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, mà còn góp phần củng cố vững chắc mối quan hệ

truyền thống vốn có từ trước đến nay giữa Campuchia và Việt Nam.

Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 40 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai

nước (1967 - 2007), ngày 22-26/6/2007, Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam

do Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia Vũ Mão dẫn đầu đã sang thăm

Campuchia. Chuyến đi này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm khẳng định giá trị

của mối quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa nhân dân hai nước, quyết tâm

tiếp tục tăng cường và phát huy mối quan hệ quý báu này trong thời gian tới [54].

Tiếp nối sự kiện trên, hàng loạt các sự kiện sau đó được diễn ra, có thể nhắc đến

chuyến thăm Campuchia của Đoàn đại biểu Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt

Nam, đoàn Hội Hữu nghị Campuchia - Việt Nam sang thăm và là việc tại Việt Nam

vào năm 2009.

Đáng chú ý, ngày 4/1/2010, Hội nghị lần thứ V của Ban Chấp hành Trung

ương Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia đã được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí

Minh. Tham dự Hội nghị, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nhấn mạnh tầm quan

trọng của Hội và nêu rõ: “Hội các cấp cần phải được củng cố và phát triển, trước

hết ở các tỉnh biên giới Campuchia và các thành phố lớn. Hoạt động của Hội cần tập

trung vào việc góp phần giáo dục tình đoàn kết hữu nghị và truyền thống giữa hai

dân tộc Việt Nam - Campuchia”. Chủ tịch nước cũng nhắc các doanh nghiệp Việt

Nam mà trước hết là những doanh nghiệp là thành viên của câu lạc bộ doanh nghiệp

Việt Nam - Campuchia, khi đầu tư hợp tác với doanh nghiệp bạn phải hết sức giữ

chữ tín, mất tín nhiệm là mất lòng tin mà mất lòng tin là mất hết [55].

Các hoạt động thiết thực nêu trên không những đánh dấu sự khôi phục quan

hệ giữa các tổ chức hữu nghị của hai nước sau gần 15 năm gián đoạn, tác động tích

Page 70: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

62

cực đối với dư luận và nhiều tổ chức của Campuchia, mà còn minh chứng tầm quan

trọng và sự hợp tác đầy ý nghĩa sâu rộng mà nhân dân hai nước là chủ thể của cả quá

trình hoạt động.

Bên cạnh đó, các địa phương giáp giới giữa hai nước cũng tăng cường trao

đổi, giao lưu hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực. Hội nghị về phát triển các tỉnh

giáp biên giới chung thường xuyên được tổ chức đã tạo ra sự hợp tác toàn diện và

hiệu quả, nhất là trên lĩnh vực kinh tế, đầu tư và giữ gìn an ninh ổn định biên giới vì

lợi ích các địa phương liên quan cũng như sự phồn vinh của hai nước. Trong Thông

cáo chung Hội nghị lần thứ 2 về Hợp tác và Phát triển giữa các tỉnh biên giới Việt

Nam - Campuchia ngày 29/9/2005, có đoạn viết: “Hội nghị về hợp tác và phát triển

giữa các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia đã chứng tỏ là một cơ chế hợp tác cần

thiết và có hiệu quả, góp phần tăng cường và củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác mọi

mặt giữa hai nước. Hai bên nhất trí các tỉnh biên giới hai nước cần tổ chức các cuộc

họp định kỳ giữa lãnh đạo chính quyền và lãnh đạo các ngành ở cấp tỉnh, huyện và

xã để kiểm tra, đánh giá về kết quả hợp tác, tìm kiếm những lĩnh vực hợp tác mới,

thảo luận, thống nhất nội dung kế hoạch hợp tác cho thời gian tiếp theo và báo cáo

lên Chính phủ hai nước” [124]. Tuy nhiên, trên thực tế, do hệ thống chính trị của

Campuchia là hệ thống đa đảng phái, thường xuyên kiềm chế và đấu tranh để giành

ưu thế và quyền lực trong chính giới cũng như trong công luận, nên những cuộc giao

lưu với nhân dân Việt Nam đa phần nằm trong nội bộ Đảng CPP, mà chưa được sự

hưởng ứng nhiệt thành của đông đảo các thành phần chính trị xã hội khác tại đất

nước Chùa Tháp. Vì vậy, sự lan tỏa và diện tiếp xúc của các hoạt động ngoại giao

quần chúng phần nào bị hạn chế, gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình trao đổi,

giao lưu giữa nhân dân Campuchia - Việt Nam.

Tóm lại, với các hoạt động phong phú theo các kênh chính phủ và phi chính

phủ, Campuchia đã triển khai tối đa việc đa dạng hóa các mối quan hệ với Việt Nam

nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để cùng nhau bảo vệ và xây dựng đất nước. Mặc dù

còn những trở ngại do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhất là thể chế và

xu hướng chính trị khác biệt giữa hai quốc gia, nhưng với những nỗ lực từ hai phía

đã góp phần vào quá trình mở rộng giao lưu hợp tác trên lĩnh vực chính trị, ngoại

Page 71: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

63

giao hai nước phát triển đi vào chiều sâu, mang lại lợi ích thiết thực cho mỗi nước

cũng như toàn khu vực.

2.2. Trên lĩnh vực an ninh

2.2.1. Vấn đề biên giới lãnh thổ

Campuchia và Việt Nam có chung đường biên giới trên đất liền dài 1.137 km

đi qua 10 tỉnh biên giới của Việt Nam và 9 tỉnh biên giới của Campuchia, toàn tuyến

biên giới có 10 cửa khẩu quốc tế, 12 cửa khẩu chính và nhiều cửa khẩu phụ khác tạo

điều kiện cho việc thông thương hàng hóa, qua lại giữa nhân dân hai nước. Do đó,

vấn đề biên giới luôn được hai bên quan tâm và tạo mọi điều kiện để giải quyết ổn

thỏa, nhằm phát triển kinh tế - xã hội mỗi nước và của cả khu vực.

Sau khi Nhà nước CHND Campuchia ra đời, ngày 18/2/1979, Chính phủ

CHND Campuchia và Chính phủ CHXHCN Việt Nam đã ký Hiệp ước hòa bình, hữu

nghị và hợp tác giữa hai nước, tại Điều 4 đã thỏa thuận: “Hai bên cam kết sẽ giải

quyết bằng thương lượng hòa bình tất cả những bất đồng có thể nảy sinh trong quan

hệ hai nước. Hai Bên sẽ đàm phán để ký một hiệp định hoạch định biên giới quốc gia

giữa hai nước trên cơ sở đường biên giới hiện tại; quyết tâm xây dựng biên giới này

thành biên giới hòa bình, hữu nghị lâu dài giữa hai nước” [50]. Đây là mốc mở đầu

đánh dấu sự tiếp xúc trực tiếp giữa hai bên về việc giải quyết vấn đề biên giới dựa

trên nguyên tắc cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của

nhau. Trên cơ sở đó, Campuchia và Việt Nam tiến hành những cuộc gặp gỡ, trao đổi

về vấn đề biên giới và ngày 20/7/1983 tại Phnom Penh, Chính phủ hai nước đã chính

thức ký Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa nước CHXHCN Việt

Nam và nước CHND Campuchia và Hiệp định về quy chế biên giới nhằm duy trì sự

ổn định ở vùng biên giới. Tại Điều 1 Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên

giới nêu rõ: “Trên đất liền, hai bên coi đường biên giới hiện tại giữa hai nước được

thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương, thông dụng trước

năm 1954 hoặc gần năm 1954 nhất (kèm theo 26 mảnh bản đồ đã được hai bên xác

nhận), là đường biên giới quốc gia giữa hai nước” [51]. Bên cạnh Hiệp ước này,

Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước

CHND Campuchia cũng đã tái khẳng định lập trường, quan điểm của hai nhà nước

về việc giải quyết vấn đề biên giới bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc

Page 72: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

64

lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tăng cường tình đoàn kết chiến đấu và

sự giúp đỡ lẫn nhau. Đặc biệt, hai bên thống nhất nguyên tắc “Khi xảy ra những

tranh chấp biên giới, chính quyền địa phương hai bên tùy theo mức độ, cần kịp thời

gặp nhau bàn bạc giải quyết trên tinh thần hữu nghị và quan hệ đặc biệt giữa hai

nước. Trường hợp tranh chấp về lãnh thổ thì chính quyền địa phương mỗi bên phải

báo cáo lên Chính phủ nước mình giải quyết. Trong khi chờ đợi, hai bên đều cố gắng

giữ quan hệ bình thường không làm cho tình hình phức tạp thêm” [44].

Với những kết quả đạt được, ngày 27/12/1985, Campuchia và Việt Nam đã ký

Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước

CHND Campuchia gồm 5 điều khoản chính liên quan đến biên giới hai nước, trong

đó có các quy định chi tiết về tỷ lệ, các vấn đề liên quan đến sông suối, rạch biên

giới, thỏa thuận thành lập Ủy ban Liên hợp phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc

giới giữa hai nước, điều khoản thi hành Hiệp ước. Việc ký Hiệp định biên giới năm

1985 đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc hoạch định và cắm mốc biên giới

giữa Việt Nam và Campuchia trên cơ sở thực sự bình đẳng, hữu nghị, tôn trọng lẫn

nhau và có tinh thần xây dựng. Dựa vào Hiệp ước, từ năm 1986 đến năm 1988,

Campuchia và Việt Nam đã tiến hành phân giới được hơn 200km trong tổng số

1.137km đường biên giới và cắm được 72 mốc trong tổng số 322 mốc giới dự kiến

[5;63]. Tuy nhiên, từ năm 1989 đến năm 1993, do tình hình nội bộ Campuchia có sự

chia rẽ, nhiều lực lượng ở Campuchia còn đặt vấn đề xét lại hiệu lực của Hiệp ước

hoạch định biên giới năm 1985, do đó về quá trình phân giới cắm mốc trên bộ giữa

hai nước không tiếp tục tiến triển được.

Bước sang năm 1994, cùng với sự ổn định tương đối của nền chính trị và việc

tái lập Vương quốc Campuchia sau tổng tuyển cử năm 1993, vấn đề biên giới hai

nước được tái đề cập trong các chuyến thăm của lãnh đạo hai nước, hai bên đã từng

bước đặt vấn đề cải thiện mối quan hệ về biên giới lãnh thổ. Trong Thông cáo chung

ngày 3/4/1994, Campuchia và Việt Nam đã “thỏa thuận thành lập một nhóm làm

việc cấp chuyên viên để thảo luận và giải quyết vấn đề phân giới đường biên giới

giữa hai nước và thảo luận những biện pháp cần thiết để duy trì an ninh và ổn định

trong khu vực biên giới hòa bình và hữu nghị lâu dài giữa hai nước” [83]. Tiếp đó,

ngày 17/1/1995, Thủ tướng thứ nhất Chính phủ Hoàng gia Campuchia Ranarit thăm

Page 73: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

65

hữu nghị chính thức Việt Nam. Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ hai nước đã ký

Thông cáo báo chí Việt Nam - Campuchia, tại Điều 8 ghi rõ: “Hai bên thỏa thuận

trong khi chờ đợi giải quyết những vấn đề còn tồn tại về biên giới thì duy trì sự quản

lý hiện nay... không thay đổi, xê dịch các cột mốc biên giới, giáo dục không để nhân

dân xâm canh, xâm cư và hợp tác giữ gìn trất tự an ninh biên giới” [113;9].

Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong việc giải quyết vấn đề biên giới hai nước đó

là việc ký Tuyên bố chung ngày 1/6/1998, nhân dịp Thủ tướng thứ nhất Chính phủ

Hoàng gia Campuchia Ung Hourt thăm hữu nghị chính thức Việt Nam. Tuyên bố nêu

rõ: “Về biên giới, hai bên bày tỏ lòng mong muốn xây dựng đường biên giới chung hòa

bình, hữu nghị và hợp tác. Hai bên khẳng định tiếp tục tôn trọng các Hiệp ước, Hiệp

định về biên giới trên bộ và trên biển mà hai bên đã ký vào các năm 1982, 1983 và

1985” và “nhất trí tiến hành các cuộc họp giữa hai bên để tiếp tục giải quyết các vấn đề

tồn tại về biên giới giữa hai nước” [169;3]. Mặc dù chưa phải là văn bản cuối cùng về

giải quyết biên giới hai nước, song Tuyên bố chung đã đặt nền tảng quan trọng để

Campuchia và Việt Nam nối lại đàm phán về biên giới bị gián đoạn thời kỳ trước đó.

Căn cứ vào những thỏa thuận nêu trên, kể từ năm 1999, Ủy ban Liên hợp về

biên giới Campuchia - Việt Nam được hai bên thống nhất thành lập đã xúc tiến các

đàm phán song phương. Qua các cuộc họp, hai bên thống nhất các nguyên tắc chung

giải quyết các vấn đề biên giới giữa hai nước dựa trên cơ sở những Hiệp ước, Hiệp

định về biên giới lãnh thổ đã được ký kết vào các năm 1982, 1983, 1985 và theo các

tiêu chuẩn và nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Đồng thời, hai bên đồng ý giải quyết

6 điểm do phía Campuchia nêu ra (trong đó có 3 điểm do sai sót kỹ thuật bản đồ và 3

điểm do Hiệp ước hoạch định năm 1985 khác với thực tế quản lý), thống nhất áp

dụng nguyên tắc luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế để điều chỉnh đường biên giới

trên sông suối khác với quy định của Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985. Hai

bên cũng thống nhất xem xét việc rà soát chuyển đường biên giới từ bản đồ Bonne tỷ

lệ 1/100.000 sang bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 đính kèm Hiệp ước 1985 và thỏa thuận

một số vấn đề khác liên quan đến quản lý biên giới [6;54].

Như vậy, với những cơ sở pháp lý nêu trên và trong bối cảnh mới của hai

nước đã tạo điều kiện cho quan hệ Campuchia - Việt Nam không ngừng phát triển

trên tinh thần hợp tác hữu nghị. Những thành tựu khả quan mà Campuchia và Việt

Page 74: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

66

Nam đạt được trên nhiều lĩnh vực trong khuôn khổ hợp tác của Ủy ban Hỗn hợp

(thành lập năm 1995) đã góp phần mở đường thúc đẩy cho tiến trình đàm phán, phân

giới cắm mốc biên giới lãnh thổ hai nước từng bước đi vào thực chất. Căn cứ vào kết

quả đàm phán giữa hai bên từ các năm 1999 - 2002, nhất là sau chuyến thăm

Campuchia của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 3/2005, hai bên đã thường xuyên

gặp nhau để hoàn thiện văn bản để bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới 1985. Kết

quả sau những nỗ lực của cả hai bên, ngày 10/10/2005, tại Hà Nội, Thủ tướng

Hunsen và Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký kết Hiệp ước giữa nước CHXHCN Việt

Nam và Vương quốc Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia

năm 1985. Hiệp ước gồm 6 điều khoản, với 3 nội dung chính: thống nhất điều chỉnh

6 điểm trên tuyến biên giới ở các tỉnh Kon Tum, Gia Lai giáp với tỉnh Rattanakiri,

Đắc Lăk giáp với Mondunkiri, An Giang giáp Kandan và Tà Keo; điều chỉnh đường

biên giới trên sông suối biên giới theo nguyên tắc pháp luật quốc tế và thực tiễn quốc

tế; cam kết hoàn thành công việc phân giới cắm mốc trước tháng 12/2008. Tại Điều 1

của Hiệp ước còn khẳng định:“Trong trường hợp nảy sinh khó khăn trong việc áp

dụng các quy định nêu trên, hai bên sẽ trao đổi hữu nghị nhằm tìm ra một giải pháp

mà hai bên có thể chấp nhận được” [53].

Sau khi ký Hiệp ước bổ sung, trong bài diễn văn của mình, Thủ tướng

S.Hunsen đã phát biểu: “Hiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia là

một thắng lợi lớn của cả hai nước. Hiệp ước khẳng định giá trị hiệu lực của Hiệp

ước hoạch định biên giới năm 1985, cho thấy sự thuỷ chung, vô tư của Việt Nam

không ép buộc Campuchia ký kết các Hiệp ước bất bình đẳng. Việc làm của Việt

Nam là đáng khâm phục. Việc ký Hiệp ước bổ sung đã làm thất bại âm mưu của các

thế lực thù địch đòi xoá bỏ các Hiệp ước, Hiệp định biên giới hai nước đã ký trong

những năm 80 của thế kỷ trước” [122;69]. Hiệp ước bổ sung hoạch định biên giới

Việt Nam - Campuchia ký ngày 10/10/2005 đặt mục tiêu sẽ hoàn thành công tác

phân giới cắm mốc trước cuối năm 2008, đây là lần đầu tiên hai bên đặt ra một mục

tiêu cụ thể như vậy. Ý nghĩa lớn nhất của Hiệp ước bổ sung là hai bên cùng tái khẳng

định giá trị hiệu lực của Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985, nối lại tiến trình

phân giới cắm mốc, nhằm xây dựng đường biên giới hữu nghị, hòa bình, ổn định và

hợp tác cùng phát triển giữa hai dân tộc. Việc ký Hiệp ước bổ sung đã một lần nữa

Page 75: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

67

khẳng định giá trị pháp lý của các Hiệp định biên giới hai nước đã ký trong những

năm 80 của thế kỷ trước, đáp ứng mối quan tâm của chính quyền và nhân dân các địa

phương hai bên biên giới [90]. Theo đánh giá của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Nguyễn Văn An thì đây là sự kiện quan trọng, làm cơ sở pháp lý để hai nước cùng

nhau xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị.

Sau khi ký Hiệp ước, hai bên đã nhanh chóng thông qua kế hoạch tổng thể

phân giới cắm mốc gồm ba giai đoạn: Từ ngày 1/8/2006 tiến hành công tác tổ chức

chính trị song phương và đơn phương; từ tháng 9/2006 đến tháng 6/2008 triển khai

công tác phân giới cắm mốc trên thực địa và từ ngày 6/12/2008 hoàn thiện hồ sơ văn

bản và xây dựng Nghị định thư phân giới cắm mốc.

Ngày 27/9/2006, cột mốc 171 - cột mốc đầu tiên được cắm tại cửa khẩu quốc

tế Mộc Bài - Bà Vẹt trước sự chứng kiến của Thủ tướng Hunsen và Thủ tướng

Nguyễn Tấn Dũng. Đây là sự kiện đặc biệt quan trọng mở ra thời kỳ hợp tác mới về

biên giới lãnh thổ giữa hai nước. Phát biểu tại buổi lễ khánh thành, Thủ tướng

Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Việc khánh thành cột mốc cửa khẩu quốc tế Mộc

Bài - Bà Vẹt sau chưa đầy một năm kể từ khi Việt Nam và Campuchia ký Hiệp ước

bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985 thể hiện nỗ lực của hai bên trong

việc cụ thể hóa Hiệp ước bổ sung...” [209]. Đài truyền hình Apsara Campuchia ngày

28/9/2006 cũng đã bình luận: “...Việc cắm cột mốc biên giới là một minh chứng hùng

hồn cho thành quả hợp tác to lớn giữa hai Chính phủ Việt Nam và Campuchia trong

việc giải quyết vấn đề biên giới chung chung và được dư luận trong và ngoài nước

đánh giá cao” [204].

Với sự nỗ lực lớn của hai nước, đến tháng 12/2006, hai bên đã đàm phán và

giải quyết cơ bản vị trí mốc tại 6 cửa khẩu quốc tế, tạo điều kiện để cùng thỏa thuận

mở rộng, nâng cấp một số cửa khẩu quốc tế ở Xà Xía (Kiên Giang), Hoa Lư (Bình

Phước), Lệ Thanh (Gia Lai), Dinh Bà (Đồng Tháp)... Về tổng thể, công tác phân giới

cấm mốc năm 2006 đã đạt được các mục tiêu đề ra nhưng vẫn còn một số khó khăn

về cả khách quan và chủ quan. Năm 2007 là năm bản lề để thực hiện mục tiêu hoàn

thành công tác phân giới cắm mốc trước cuối năm 2008. Trong cuộc họp của Ủy ban

Liên hợp phân giới cắm mốc tại Phnom Penh ngày 3-6/4, hai bên đã thống nhất tiến

độ phân giới cắm mốc năm 2007: Từ đầu tháng 5 đồng loạt phân giới cắm mốc từ

Page 76: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

68

Bắc xuống Nam; ưu tiên cắm xong mốc ở nơi có đường giao thông và các của khẩu

để phục vụ phát triển kinh tế, cắm thí điểm một số mốc vùng ngập lụt để rút kinh

nghiệm, quyết tâm hoàn thành việc cắm 100 cột mốc trong năm 2007. Từ năm 2007

đến năm 2010, Chính phủ Campuchia và Việt Nam đã giao cho các địa phương giáp

giới thực hiện phân giới cắm mốc trên thực địa phù hợp với tinh thần của Hiệp ước

được ký năm 2005 giữa hai bên. Đáng chú ý là Campuchia và Việt Nam đã triển khai

nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy tiến độ phân giới cắm mốc với Campuchia như lập

Ủy ban đặc biệt nghiên cứu giải pháp, lập thêm nhóm phân giới cắm mốc, tăng

cường các tổ công tác hỗ trợ trực tiếp xuống các đội phân giới cắm mốc tại thực

địa… Với hàng loạt các hoạt động tích cực nêu trên, hai bên đã đạt được những kết

quả đáng khâm phục. Năm 2009, hai bên xác định được 49 vị trí mốc và năm 2010 là

83 vị trí, hai bên cũng đã giải quyết dứt điểm được một số vị trí mốc tồn đọng [115].

Tính đến thời điểm hiện nay, Campuchia và Việt Nam đã cắm được 238 vị trí tương

ứng với 287 cột mốc (đạt khoảng 76% khối lượng công việc) phân giới được khoảng

653 km đường biên giới (đạt khoảng 51% khối lượng công việc), đặc biệt các cột

mốc có tính chất quan trọng đã được ưu tiên hoàn thành [211].

Hai nước cũng đã tiến hành nhiều Hội nghị quốc tế như Hội nghị quốc tế

“Xây dựng đường biên giới Campuchia - Việt Nam 2009” được tổ chức tại Svay

Rieng (Campuchia) ngày 9/4/2009, và “Hội nghị quốc tế xây dựng đường biên giới

hòa bình, hữu nghị Việt Nam - Campuchia 2010” tại tỉnh Tây Ninh (Việt Nam) ngày

31/7/2010, giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Mặt trận Đoàn kết phát triển Tổ quốc

Campuchia và 10 tỉnh của Việt Nam và 9 tỉnh của Campuchia có chung đường biên

giới. Thông qua các Hội nghị và Thông cáo chung được đưa ra, Campuchia và Việt

Nam đã thống nhất tiến hành phân giới cắm mốc đúng theo lộ trình đã ký kết, chỉ đạo

các địa phương giáp giới phải hoàn thành phân giới cắm mốc vào năm 2012 theo tinh

thần thỏa thuận giữa Chính phủ hai nước.

Riêng về đường biên giới biển giữa Campuchia và Việt Nam là vùng nước

lịch sử còn chưa được phân định. Cả hai bên rất quan tâm vấn đề này và đã cố gắng

đưa ra nhiều phương thức giải quyết. Trong những năm 1995 - 1999, phía Việt Nam

đã đề nghị giải quyết qua hai vòng đàm phán nhưng phía Campuchia chưa đồng ý.

Có thể thấy lịch sử của vấn đề này như sau:

Page 77: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

69

Phía Campuchia muốn lấy đường do Toàn quyền Brévié vạch ra tháng 1/1939

làm đường biên giới biển của hai nước. Phía Việt Nam không chấp nhận vì việc

chuyển đường Brévié không phù hợp với luật pháp quốc tế, thực tiễn quốc tế, bất lợi

cho Việt Nam và không thể giải quyết được vấn đề phân định lãnh hải theo quan

điểm hiện nay và phân định vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa. Do vậy, Việt

Nam đề nghị hai bên thỏa thuận áp dụng luật biển quốc tế, tham khảo thực tiễn quốc

tế, tính đến mọi hoàn cảnh hữu quan trên vùng biển hai nước để đi đến giải pháp

công bằng trong việc phân định vùng nước lịch sử, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế,

thềm lục địa của hai bên.

Năm 1982, Hiệp định về vùng nước lịch sử giữa CHXHCN Việt Nam và

CHND Campuchia được ký kết ngày 7/7/1982 tại Thành phố Hồ Chí Minh và là một

giải pháp tạm thời cho những vấn đề tồn tại về đường biên giới trên biển giữa hai

nước. Trong đó, thỏa thuận “lấy đường gọi là đường Brévié được vạch ra năm 1939

làm đường phân chia các đảo trong khu vực này” (Điều 3) và "sẽ thương lượng vào

thời gian thích hợp trên tinh thần bình đẳng, hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền

và toàn vẹn lãnh thổ của nhau để hoạch định đường biên giới trên biển giữa hai

nước trong vùng nước lịch sử” [43]. Trên tinh thần đó, Hiệp ước về nguyên tắc giải

quyết vấn đề biên giới giữa nước CHND Campuchia và CHXHCN Việt Nam ký

ngày 20/7/1983 tiếp tục nhấn mạnh “Hai bên sẽ thương lượng vào thời gian thích

hợp để hoạch định đường biên giới trên biển giữa hai nước trong vùng nước lịch sử

đã được hai bên thỏa thuận theo tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, vì lợi ích

của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Campuchia, phù hợp với luật pháp quốc tế và

thực tiễn quốc tế”(Điều 2) [51]. Để giải quyết vấn đề này, tại Điều 3 của Hiệp ước

hoạch định biên giới quốc gia giữa nước CHND Campuchia và CHXHCN Việt Nam

ký ngày 27/12/1985 đề cập đến một số nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới biển

hai nước căn cứ vào những điều khoản quy định đã nêu tại Hiệp định 1983 và Hiệp

ước 1983, trong đó khẳng định “Đường biên giới quốc gia trên biển tiếp tục đi theo

một đường mà hai bên sẽ thỏa thuận bảo đảm việc chia đảo đúng như Hiệp định về

vùng nước lịch sử của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng

hòa Nhân dân Campuchia đã quy định” và giao cho “Ủy ban liên hợp tiến hành

càng sớm càng tốt việc khảo sát thực địa, hoạch định biên giới quốc gia trên biển và

Page 78: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

70

soạn thảo Hiệp ước về hoạch định biên giới quốc gia trên biển giữa nước Cộng hòa

Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia” [52]. Tuy

nhiên, do những yếu tố chủ quan và khách quan, nhất là sự bất ổn về chính trị - xã

hội tại Campuchia đã làm cho vấn đề phân định biên giới vùng biển giữa hai bên

không được đề cập trong những năm sau đó.

Trong chuyến thăm Việt Nam tháng 1/1995 của Thủ tướng thứ nhất Vương

quốc Campuchia N.Ranarit, phía Campuchia đưa ra đề nghị bàn về hợp tác khai thác

chung vùng chồng lấn giữa hai nước. Mặc dù vậy, trong đàm phán giải quyết vấn đề

nêu trên Campuchia vẫn giữ lập trường cứng rắn về phương án phân định biên giới

biển theo đường Brévié, coi đây là lập trường chính thức của lãnh đạo cao nhất

Campuchia. Tại cuộc đàm phán cấp chuyên viên tháng 6/1998 và cuộc đàm phán của

Ủy ban Liên hiệp, Việt Nam thể hiện rõ quan điểm của mình là phải phân định biên

giới biển theo nguyên tắc công bằng, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế,

trong đó có Công ước về Luật biển năm 1982. Việt Nam chính thức đề nghị áp dụng

phương pháp phân định theo đường trung tuyến có tính tới các hoàn cảnh địa lý và

các yếu tố có liên quan khác để điều chỉnh thích hợp đi tới một giải pháp phân định

công bằng cho cả hai bên. Phía Campuchia vẫn đề nghị lấy đường Brévié làm đường

biên giới biển, nhưng Việt Nam không chấp nhận nên Campuchia đề nghị Việt Nam

vạch đường trung tuyến trong vùng nước lịch sử để nghiên cứu và xem xét.

Tháng 3/1999, tại cuộc họp vòng 1 của Ủy ban Liên hiệp, Việt Nam đã đưa ra

sơ đồ đường trung tuyến trong vùng nước lịch sử để hai bên lấy đường này làm cơ sở

đàm phán, điều chỉnh làm đường phân định biển giữa hai nước. Tuy vậy, đến vòng 2

cuộc họp của Ủy ban Liên hiệp (8/1999) về phía Campuchia vẫn chưa có câu trả lời

về đường trung tuyến mà Việt Nam đã vạch ra ở vòng 1. Việt Nam vẫn kiên trì giải

thích rõ hơn về tính hợp lý của việc sử dụng đường trung tuyến trong phân định, coi

đây là điểm khởi đầu khách quan nhất để hai bên cùng bàn bạc điều chỉnh hợp lý, hy

vọng đi tới một con đường phân định công bằng cho cả hai bên [78;69]. Từ đó tới

nay, phía Campuchia vẫn chưa có một động thái cụ thể nào để đi tới kết quả phân

định biên giới biển giữa hai nước. Ngay cả Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định

biên giới quốc gia năm 1985 ký ngày 10/10/2005 giữa Vương quốc Campuchia và

CHXHCN Việt Nam cũng không có nội dung nào liên quan đến việc giải quyết việc

Page 79: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

71

phân định vùng biển giữa hai quốc gia láng giềng. Chính điều này đã gây khó khăn

không nhỏ tới quá trình hợp tác khai thác tài nguyên thiên nhiên biển, đặc biệt là khai

thác nguồn thủy sản, trữ lượng dầu khí cũng như công tác tuần tra phòng chống tội

phạm giữa nhân dân cũng như các lực lượng chức năng của hai nước.

Như vậy, công việc hoạch định và phân định biên giới giữa Campuchia và Việt

Nam đã tiến một bước rất dài. Tuy nhiên, công việc còn lại vẫn không ít. Tình hình

chính trị nội bộ của Campuchia vẫn tiếp tục đặt ra nhiều thách thức cho vấn đề hoạch

định và phân định đường biên giới trên biển giữa hai nước. Trong bối cảnh hợp tác an

ninh - chính trị giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, Campuchia và Việt Nam đang

cố gắng giải quyết đầy đủ và hợp lý, công bằng và khách quan về vấn đề hoạch định và

phân định đường biên giới, đặc biệt là phân định đường biên giới trên biển, trên cơ sở

bình đẳng, hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau, vì hòa bình và phát triển.

2.2.2. Hợp tác đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống

Kế thừa truyền thống và những thành tựu của các thời kỳ trước, những năm

cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, Campuchia và Việt Nam đã tích cực đẩy mạnh việc

hỗ trợ, tìm kiếm hình thức hợp tác giữa hai nước phù hợp với tình hình mới, đó là

bảo vệ đi đôi với xây dựng đất nước, liên kết trong hội nhập và phát triển với khu

vực, quốc tế. Cơ sở của quá trình hợp tác trên lĩnh vực này được tiếp cận theo quan

điểm an ninh tương hỗ. Sự ổn định an ninh ở nước này là điều kiện quan trọng để

đảm bảo ổn định an ninh ở nước kia và ngược lại.

Trong giai đoạn 1993 - 2010, Việt Nam và Campuchia đã có những hợp tác

chặt chẽ nhằm đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng xuất

hiện nổi trội với những khái niệm an ninh toàn diện như an ninh kinh tế, an ninh

lương thực, an ninh môi trường, an ninh con người, an ninh tiền tệ, an ninh thông

tin... Hai nước tiếp tục tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực trao đổi thông tin, kinh

nghiệm, đào tạo phối hợp bảo vệ biên giới, ngăn chặn sự xâm nhập và phá hoại của

các thế lực thù địch, chống âm mưu diễn biến hoà bình, phòng chống tội phạm…

Kể từ những năm 90 của thế kỷ XX trở đi, nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em và

buôn lậu qua biên giới Campuchia - Việt Nam ngày càng gia tăng, mỗi năm có

khoảng 10.000 người bị buôn bán qua biên giới hai nước. Một thực tế đặt ra là tuyến

biên giới giữa hai nước dài 1.137km, tiếp giáp 10 tỉnh của Việt Nam với 9 tỉnh của

Page 80: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

72

Campuchia, toàn tuyến có 114 chợ biên giới và 8 khu kinh tế cửa khẩu, với đặc điểm

địa hình sông ngòi chằng chịt, giao thông qua lại giữa hai nước thuận tiện, đặc biệt

quan hệ họ tộc giữa hai bên có từ lâu đời nên bọn tội phạm thường lợi dụng việc đi

lại làm ăn, buôn bán lao động, sản xuất, thăm thân, du lịch để lừa đảo đưa phụ nữ, trẻ

em qua Campuchia ép buộc làm nhiều việc phi pháp, đặc biệt là hoạt động mại dâm,

cưỡng bức lao động, lấy chồng trái phép… Đứng trước tình hình diễn biến phức tạp,

Việt Nam và Campuchia đã có nhiều biện pháp phối hợp chống tội phạm buôn

người. Ngày 14/3/1997, Hiệp định giữa Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia và Bộ

Nội vụ CHXHCN Việt Nam về hợp tác phòng chống tội phạm đã được ký kết, nội

dung của Hiệp định chủ yếu tập trung vào các vấn đề phòng, chống tội phạm xuyên

quốc gia, đặc biệt là sự phối hợp giữa lực lượng an ninh hai bên trong quá trình điều

tra, bắt giữ và tiêu diệt các phần tử phạm pháp, gây nguy hiểm tới sự ổn định nền

kinh tế - xã hội, an ninh - chính trị của mỗi nước. Đây là sự kiện đánh dấu sự mở đầu

trong quan hệ an ninh giữa hai nước.

Sau nhiều biện pháp tích cực của cả hai bên trong giải quyết vấn đề thách thức

an ninh phi truyền thống, ngày 10/10/2005, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và

chính phủ Hoàng gia Campuchia đã ký Hiệp định hợp tác song phương nhằm loại trừ

tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em và giúp đỡ nạn nhân bị buôn bán. Trong những

năm 2004 - 2008, Chính phủ hai nước ban hành nhiều văn bản pháp lý phê duyệt,

triển khai thực hiện có hiệu quả Hiệp định song phương. Ngày 22/2/2007, Ban Chỉ

đạo phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em của Việt Nam đã xây dựng kế hoạch thực

hiện Hiệp định song phương. Hai nước cũng đã tổ chức các cuộc họp xây dựng kế

hoạch hành động chung về phòng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em. Đại biểu hai

nước thống nhất công tác phòng ngừa, thực hiện Điều 4 và Điều 15 trong Hiệp định

song phương và một số hoạt động như: Thành lập Tiểu ban tham vấn là đầu mối liên

lạc giữa hai nước mà đại diện là Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Bộ phụ nữ

Campuchia; tiến hành điều tra khảo sát để thu thập thông tin về buôn bán phụ nữ, trẻ

em; xây dựng kế hoạch truyền thông, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ các tỉnh

chung biên giới; họp sơ kết điểm lại kết quả thực hiện, chia sẻ kinh nghiệm, bàn

kế hoạch thực hiện thời gian tới (Hội thảo bàn triển khai Hiệp định song phương

Page 81: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

73

Việt Nam - Campuchia về phòng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em được tổ chức

tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 13/1/2007) [208].

Sau 3 năm thực hiện Hiệp định song phương Campuchia - Việt Nam (2005 -

2007), hai bên đã phát hiện 95 vụ với hơn 300 đối tượng có hành vi lừa bán 331 phụ

nữ, trẻ em qua 10 tỉnh biên giới phía Nam. Qua hợp tác điều tra, các cơ quan chức

năng Campuchia - Việt Nam khám phá 75 vụ, bắt 240 đối tượng, giải cứu 38 nạn

nhân, tiếp nhận hỗ trợ, tái hoà nhập cộng đồng 215 phụ nữ, trẻ em bị buôn bán trở về

Việt Nam [219]. Ban Chỉ đạo 130/CP của Việt Nam đã phối hợp với cơ quan chức

năng Campuchia đi đến việc xây dựng thống nhất quy trình chuẩn về xác minh, tiếp

nhận và hồi hương nạn nhân bị buôn bán trở về. Theo đó, hai bên xúc tiến thành lập

nhóm công tác chung Việt Nam - Campuchia để thúc đẩy và thực hiện quy trình hồi

hương các nạn nhân. Từ năm 2006 đến năm 2007, Campuchia và Việt Nam đã nhiều

lần phối hợp ngăn chặn nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em, giải cứu được 1.092 nạn

nhân, khám phá 639 vụ do 1.287 đối tượng thực hiện, trong đó nhiều vụ được phát

hiện tại các tỉnh biên giới hai nước. Các lực lượng an ninh Campuchia đã phối hợp

chặt chẽ với lực lượng an ninh các tỉnh của Việt Nam. Chẳng hạn, lực lượng biên

phòng Campuchia đã phối hợp với tỉnh Kiên Giang điều tra khám phá 1 vụ đã buôn

bán 11 phụ nữ sang Campuchia làm mại dâm, giải cứu 3 nạn nhân; tỉnh Tây Ninh

phát hiện, điều tra 3 vụ, bắt 5 đối tượng vận chuyển 48 trẻ em bán sang Campuchia,

giải cứu 11 em, tiếp nhận 4 phụ nữ bị bán do Campuchia trao trả.

Ở Campuchia, tình hình phụ nữ, trẻ em vượt biên sang Việt Nam ăn xin, làm

thuê, sống lang thang cũng khá phổ biến. Trong hai năm 2005 và 2006, Thành phố

Hồ Chí Minh đã kiểm tra, tiếp nhận 1.997 trẻ em Campuchia, trao trả 21 đợt về quê,

nhưng vẫn có tới 40 - 50% em vẫn trở lại Việt Nam [220]. Phía Việt Nam đã thực

hiện đối xử nhân đạo và từng bước trao trả cho Campuchia những đối tượng vi phạm.

Campuchia và Việt Nam cũng đã tiến hành tổ chức các hội nghị quan trọng có sự

tham dự của nhiều cấp bộ ngành của hai nước. Đặc biệt, Hội nghị Hợp tác - Phát

triển, Xây dựng và Bảo vệ an ninh giữa các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia

được hai nước phối hợp tổ chức hàng năm, tại các hội nghị này hai nước đã cùng

nhau trao đổi, tham khảo ý kiến nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ an ninh - quốc

phòng trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Hai bên đánh giá cao những kết quả đạt được

Page 82: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

74

trong thời gian qua, những thành tựu đạt được góp phần quan trọng đưa kinh tế - xã

hội phát triển, nâng cao đời sống cho cộng đồng các dân tộc, nhất là đảm bảo ổn định

an ninh - xã hội các tỉnh dọc biên giới hai nước. Trên cơ sở đó, hai bên nhất trí tăng

cường hơn nữa sự hợp tác toàn diện giữa các bộ, ban ngành, các cơ quan, đoàn thể và

các địa phương liên quan, nhất là trên các địa bàn trọng yếu và có tính nhạy cảm cao,

nhằm bảo đảm an ninh - quốc phòng chung cho khu vực biên giới, tạo điều kiện thúc

đẩy quan hệ hợp tác hành lang phía Tây ngày càng mở rộng, nhân dân hai bên thuận

lợi trao đổi buôn bán [70;2].

Một thách thức, khó khăn mà Campuchia và Việt Nam phải đối mặt nữa là

tình trạng sản xuất, buôn bán, vận chuyển, lạm dụng ma tuý kéo theo nhiều loại tội

phạm khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định an ninh - chính trị, kinh tế -

xã hội, cũng như sự phát triển bền vững của từng quốc gia. Để giải quyết vấn đề này,

hai bên luôn có các cuộc tiếp xúc gặp mặt, ngoài việc thông báo tình hình tội phạm

ma tuý của mỗi nước, trao đổi kinh nghiệm về kiểm soát ma tuý, nhất là công tác cai

nghiện, thống nhất tăng cường hơn nữa việc phối hợp phòng, chống ma tuý giữa hai

nước, đồng thời tăng cường khả năng hợp tác đào tạo, huấn luyện cho các lực lượng

phòng chống ma tuý.

Ngoài ra, Campuchia và Việt Nam tích cực hỗ trợ lẫn nhau trong việc điều tra,

bắt giữ, xác minh tội phạm ma tuý liên quan đến hai nước, đặc biệt là phối hợp đấu

tranh chống mua bán, vận chuyển ma tuý qua đường bộ, đường biển và đường hàng

không. Hai nước phối hợp với Lào đã tổ chức các hội nghị về hợp tác phòng chống

ma tuý giữa ba nước (giai đoạn 2001 - 2010, Việt Nam với Campuchia và Lào đã tổ

chức 10 lần Hội nghị về hợp tác phòng, chống ma tuý). Tại Hội nghị lần thứ V

(2005), ba nước đã ra Thông cáo chung, trong đó nhấn mạnh cần tăng cường hơn nữa

hoạt động hợp tác phòng chống ma tuý từ cấp trung ương đến cấp tỉnh và huyện có

chung đường biên giới. Hội nghị khẳng định lại các cam kết chính trị mạnh mẽ và rõ

ràng của ba chính phủ về việc giải quyết vấn đề ma tuý cũng như những nỗ lực lớn

lao và sự đóng góp tích cực đã đạt được trong hoạt động kiểm soát chất kích thích

Amphetamin (ATS) thông qua các cơ chế hợp tác song phương, tiểu vùng, khu vực

và quốc tế phòng chống ma tuý [221]. Tại Hội nghị lần thứ VIII diễn ra ngày

25/12/2008, các đại biểu tiếp tục thông báo cho nhau về tình hình kiểm soát ma túy ở

Page 83: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

75

mỗi nước; đánh giá kết quả hợp tác kiểm soát ma túy giữa ba nước; tập trung tìm

kiếm các biện pháp hữu hiệu nhằm tăng cường hơn nữa sự hợp tác kiểm soát ma túy

dọc biên giới ba nước; nhất trí tăng cường hợp tác và trao đổi thông tin giữa các cơ

quan thực thi pháp luật dọc biên giới ba nước nhằm ngăn chặn và kiểm soát tình

trạng vận chuyển trái phép các chất gây nghiện qua khu vực biên giới ba nước. Hội

nghị cũng nhất trí sẽ thực hiện một cách hiệu quả thỏa thuận hợp tác trong các khuôn

khổ song phương, đa phương, khu vực và quốc tế nhằm biến ASEAN và Trung Quốc

thành một khu vực không ma túy vào năm 2015 [157]. Bên cạnh đó, Campuchia và

Việt Nam chủ động phối hợp ngăn chặn các tệ nạn buôn lậu qua biên giới, nhất là nạn

buôn lậu thuốc lá từ Campuchia sang Việt Nam và buôn lậu xăng dầu từ Việt Nam

sang Campuchia.

Hai nước cũng có nhiều hoạt động hợp tác an ninh thông qua các diễn đàn khu

vực như ASEAN, ARF, GMS, Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia…

nhằm tạo điều kiện cho nhau phát triển, đặc biệt là việc thống nhất đẩy mạnh tuyên

truyền và ngăn chặn những âm mưu phá hoại sự nghiệp xây dựng đất nước của mỗi

bên, đập tan âm mưu “diễn biến hoà bình”, “bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù

địch trong và ngoài nước. Trong đó, Campuchia và Việt Nam khẳng định nguyên tắc

không cho phép lực lượng phản động sử dụng lãnh thổ của nước này để chống phá

nước kia và ngược lại. Về vấn đề người Tây Nguyên vượt biên trái phép sang

Campuchia, hai bên đã rất tích cực phối hợp để cùng giải quyết. Phía Campuchia đã

thực hiện tốt các cam kết với Việt Nam, đó là không cho Cao uỷ về người tị nạn của

Liên Hiệp Quốc (UNHCR) thành lập trại tị nạn để đón người Tây Nguyên vượt biên

trái phép sang Campuchia, mặt khác Campuchia tuyên bố sẽ trả về Việt Nam những

người Tây Nguyên vượt biên trái phép nếu không có nước thứ ba nào chấp nhận họ

đến tị nạn, đồng thời Campuchia không công nhận người Tây Nguyên vượt biên trái

phép sang Campuchia là tị nạn, vì ở Việt Nam không có chiến tranh. Ngoài ra,

Campuchia còn tiếp tục ủng hộ các hoạt động của Hội Việt kiều ở Campuchia, bác

bỏ các đề nghị của “Liên minh dân chủ” về việc mở chi hội ở 19 tỉnh thành; bác bỏ

việc đòi xóa bỏ các Hiệp định biên giới với Việt Nam do FUNCINPEC đưa ra và bác

bỏ đề nghị của “Cộng đồng Khmer Campuchia Krom” về việc nhập quốc tịch cho

người dân Khmer Nam Bộ sang Campuchia sinh sống [70;3-4]. Những việc làm này

Page 84: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

76

của phía Campuchia đã góp phần quan trọng vào việc gìn giữ hòa bình, ổn định nền

an ninh - chính trị mỗi nước, củng cố niềm tin của nhân dân hai nước và mối quan hệ

truyền thống Campuchia - Việt Nam.

Nhìn chung, trong vấn đề hợp tác đối phó với những thách thức an ninh phi

truyền thống, Campuchia và Việt Nam đều nhận thức rằng đây là vấn đề cực kỳ phức

tạp và nhạy cảm. Vì vậy, giải quyết vấn đề này cần phải có sự chỉ đạo sát sao của

lãnh đạo hai nước và sự nỗ lực kề vai, sát cánh hỗ trợ nhau mới giải quyết thành

công. Đặc biệt, sau Chiến tranh lạnh, cả Campuchia và Việt Nam đều là đối tượng

chống phá của các thế lực phản động trong và ngoài nước thông qua “diễn biến hoà

bình”. Sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước đã từng bước đập tan được những âm mưu

toan tính ngày càng thâm hiểm của các lực lượng này. Những thách thức an ninh phi

truyền thống cũng đặt ra yêu cầu hai nước cần phải thắt chặt hơn nữa công tác phòng

chống tội phạm, triển khai hệ thống an ninh - chính trị vững chắc vì hai nước có

đường biên giới khá dài với địa hình phức tạp. Rõ ràng, hợp tác đối phó với những

thách thức an ninh phi truyền thống giữa Campuchia và Việt Nam trong khoảng hai

thập niên qua kể từ khi đất nước Campuchia đi vào hòa hợp dân tộc đến nay đã đạt

những thành tựu khả quan, tạo điều kiện tiền đề vững chắc cho cả hai nước hợp tác

sâu rộng hơn nữa trong thời gian tới.

2.3. Vấn đề người Việt tại Campuchia

Người Việt sinh sống ở Campuchia từ rất sớm, nhất là trong thời kỳ thuộc

Pháp và đã trở thành những công dân Campuchia thực sự, đóng góp tích cực vào xây

dựng đất nước như bao nhiêu người dân Khmer khác. Tuy nhiên, hiện nay, ở một số

nơi, trong một số trường hợp Việt kiều vẫn bị cấm đoán, chèn ép, là mục tiêu của

một số phần tử có thái độ thù hằn dân tộc và trở thành chủ đề “nóng bỏng” trong các

cuộc mặc cả chính trị tại Campuchia. Mâu thuẫn giữa các đảng phái chính trị có ảnh

hưởng không nhỏ đến cuộc sống của những người Việt Nam tại Campuchia và tác

động rất lớn đến mối quan hệ toàn diện Campuchia - Việt Nam.

Người Việt Nam nhập cư vào Campuchia có thể được chia thành một số nhóm.

Nhóm thứ nhất gồm những người đã sinh sống tại Campuchia từ nhiều thế hệ, nhưng

bị trục xuất về Việt Nam trong những năm 70 của thế kỷ XX. Trong những năm 80,

nhiều người dần dần trở lại Campuchia. Nhóm thứ hai, gồm những người nhập cư từ

Page 85: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

77

Việt Nam là người Khmer Campuchia Krom - những người gốc Khmer đã sống nhiều

thế hệ tại Việt Nam. Vào đầu những năm 90, một nhóm người Việt Nam thứ ba bắt

đầu tới Campuchia nhằm tìm kiếm cơ hội làm giàu và phát triển kinh tế.

Số lượng người Việt di cư sang Campuchia chưa có con số chính xác. Theo số

liệu của Bộ Nội vụ Campuchia, có hơn 100.000 người Việt hầu hết chưa được cấp

quốc tịch Campuchia. Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia, có khoảng

160.000 người Việt Nam đang sinh sống làm ăn tại Campuchia, Tổng hội người

Campuchia gốc Việt đưa ra con số khoảng 300.000 người. Phần lớn là người dân

nghèo trong nước sang Campuchia tìm kế sinh nhai, đa số sống dọc sông Mekong và

trên Biển Hồ, sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh cá, thợ nề, thợ mộc, một số ít buôn

bán nhỏ, trình độ văn hóa người Việt rất thấp và mù chữ Khmer [2;2]. Hầu hết đa số

người Việt ở Campuchia là những người làm ăn lương thiện, tôn trọng luật pháp

nước sở tại, đã có những đóng góp nhất định vào sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất

nước Campuchia. Tuy nhiên, cộng đồng người Việt phải đối diện với nhiều khó

khăn, thách thức. Một trong những khó khăn đó là việc hội nhập vào đời sống chính

trị, kinh tế, xã hội Campuchia nhìn từ góc độ địa vị pháp lý sau khi Chính phủ

Vương quốc Campuchia công bố các luật và sắc lệnh về ngoại kiều và luật quốc tịch

[168;48]. Chính vấn đề Việt kiều là một trong những vấn đề quan trọng ảnh hưởng

đến quan hệ chính trị giữa hai nước, vì vấn đề Việt kiều thường được một số đảng

phái Campuchia sử dụng vào mục đích chính trị. Điều này tác động lớn đến mối

quan hệ hai nước vì mỗi khi nói đến quan hệ Campuchia - Việt Nam, các đảng phái

lại đưa vấn đề Việt kiều ra tranh luận, đặc biệt là các đảng phái đối lập, không mong

muốn xây dựng quan hệ thân thiện với Việt Nam. Hay nói cách khác, kiều dân trở

thành một vấn đề khá nhạy cảm trong quan hệ giữa hai nước.

Xung đột đảng phái, cùng với những hệ lụy của nó đã đẩy đất nước

Campuchia trong thời gian dài rơi vào tình trạng bất ổn, làm gia tăng sự thù hằn và

phân biệt chủng tộc. Một số đảng phái chính trị ở Campuchia thường lấy thái độ

chính trị phức tạp của mình để đối xử với những người Việt đang làm ăn sinh sống

trên đất nước này. Trong vài năm gần đây, lãnh đạo cao nhất của đảng đối lập CNRP,

chủ tịch Đảng Sam Rainsy cho rằng “cần phải chặn đứng việc để người Việt nhập cư

bất hợp pháp tham gia bầu cử, ngăn chặn việc cho những người Việt quyết định vận

Page 86: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

78

mệnh của người Khmer”, trong khi đó, Hoàng thân Norodom Chakrapong - Chủ tịch

Đảng Norodom Chakrapong - Linh hồn Khmer nói rằng: “thật là một điều vô lý và

bất công khi hàng vạn, hàng triệu người Việt nhập cư bất hợp pháp được đảng cầm

quyền CPP cấp đầy đủ mọi thứ giấy hợp pháp để đi bầu cử...” [109;64]. Theo Báo

cáo mang tựa đề Những sắc tộc thiểu số nằm trong vòng nguy hiểm do Trung tâm

Phát triển quốc tế và hạn chế xung đột phát hành thì “Chính phủ Campuchia đã do

dự trước sự công nhận người Việt với tư cách là những công dân. Điều này có nghĩa

là họ bị loại trừ khỏi dòng chính trong đời sống xã hội, chính trị và kinh tế ở

Campuchia” [144]. Trước thềm các cuộc bầu cử, những vấn đề nêu trên càng được

các đảng phái đối lập triệt để sử dụng như một công cụ chính trị phục vụ đắc lực cho

mục đích của họ. Đặc biệt nghiêm trọng hơn là việc giết hại kiều dân Việt Nam tại

Campuchia vẫn diễn ra bắt nguồn từ việc kỳ thị, phân biệt thù hằn của một số lực

lượng phản động, đối lập. Chẳng hạn, ngày 17-18/4/1998, tàn quân Khmer Đỏ đã sát

hại 15 thường dân vào hai làng Chnôk Tru và Cro Nhăng (tỉnh Kampong Chhnang),

trong đó đa số là người Việt [130]. Ngày 8/9/1998, một số phần tử quá khích ở

Campuchia đã gây những tội ác nghiêm trọng đối với kiều dân Việt Nam, đánh đập

chết 3 người, làm bị thương nặng 5 người và bắt giữ vô căn cứ 10 người khác, đồng

thời ra sức kích động hằn thù dân tộc chống Việt Nam [132]. Điều này đã không ít

lần gây quan ngại cho mối quan hệ giữa hai nước, làm phương hại đến tình đoàn kết

giữa hai dân tộc láng giềng.

Trước tình hình trên, trong những năm 1995 - 1996, Việt Nam và Campuchia

đã tiến hành ba vòng đàm phán cấp chuyên viên về vấn đề Việt kiều. Lần thứ nhất tại

Phnom Penh (29-30/3/1995), lần thứ 2 tại Hà Nội (28-29/7/1995), lần thứ 3 tại

Phnom Penh (9-11/7/1996). Phía Việt Nam nhiều lần đề nghị hai bên ký Hiệp định

về kiều dân nhưng phía Campuchia cho là không cần thiết. Cho đến thời điểm hiện

nay, đa phần Việt kiều ở Campuchia có địa vị pháp lý rất bấp bênh (khoảng 5-10%

có giấy tờ hợp pháp, chủ yếu sử dụng sổ tạm trú do chính quyền địa phương cấp

hoặc Thẻ Ngoại kiều do Công an cấp). Theo pháp luật Campuchia, người nước ngoài

muốn được nhập quốc tịch Campuchia phải hội đủ các điều kiện và phải được Quốc

vương ký công nhận thì mới có giá trị pháp lý. Chính phủ Campuchia chưa có chủ

trương cấp chứng minh thư cho người nước ngoài, trong đó có người Việt Nam [2;2].

Page 87: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

79

Việt kiều trở thành mục tiêu của những chính sách thù hận và phân biệt đối xử của

một số lực lượng đối lập ở Campuchia, chính vì vậy mà nhiều người còn coi đây như

“hàn thử biểu” trong quan hệ hai nước.

Do tình hình phát triển của mỗi nước và quan hệ Campuchia - Việt Nam đang

diễn ra một cách tốt đẹp, đặc biệt là sau những chuyến thăm viếng lẫn nhau của lãnh

đạo cấp cao hai nước, cuộc sống của cộng đồng Việt kiều đã có nhiều thay đổi theo

chiều hướng tích cực. Chính quyền Campuchia đã tạo một số điều kiện cho cộng

đồng người Việt. Người Việt dần được tôn trọng, an ninh tuơng đối đảm bảo, những

người Việt đã tìm được công ăn việc làm ở Campuchia và công việc chính đáng của

đại đa số người Việt được chính quyền Campuchia thừa nhận và ủng hộ. Ngày

24/3/2003, Bộ Nội vụ Campuchia đã công nhận và cấp phép hoạt động cho Hội Việt

kiều ở Campuchia, cho phép thành lập 19 chi hội tại 19/24 tỉnh thành trong cả nước.

Đây là điều kiện pháp lý thuận lợi để Việt kiều hoạt động hợp pháp và sinh sống, tạo

không gian cởi mở cho mối quan hệ hai nước khi tiếp tục đi sâu giải quyết vấn đề

này. Theo Chính phủ Campuchia, có khoảng ¾ người Việt sẽ được xem xét, giải

quyết giấy tờ một cách cơ bản, riêng đối với người có thẻ cử tri chiếm khoảng 40%

người Việt tại Campuchia hiện nay sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhập quốc tịch

Campuchia, số còn lại chiếm khoảng ¼ là những người mới sang không đủ điều kiện

sẽ tiếp tục phân loại để xử lý phù hợp [2;4]. Đồng thời, Campuchia khẳng định sẽ

vận dụng một cách linh hoạt các quy định của luật pháp để từng bước giải quyết vấn

đề cư trú hợp pháp cho người Việt tại đây, Campuchia không gây khó khăn, dồn ép

đẩy họ vào thế phải chạy về Việt Nam. Ngoài ra, Thủ tướng Hunsen chỉ đạo các

ngành chức năng xem xét sớm giải quyết vấn đề cư trú của người Việt ở Campuchia,

yêu cầu các cơ quan chức năng giảm mức lệ phí để tạo điều kiện cho bà con có khả

năng nộp tiền để được cấp thẻ ngoại kiều và sau một thời gian nếu hội đủ tiêu chuẩn

sẽ được xem xét cấp quốc tịch Campuchia. Tổng Cục Công an Quốc gia Campuchia

cũng đã nhiều lần họp chấn chỉnh quan chức cấp dưới sách nhiễu, có hành vi sai trái

đối với người Việt [2;2]. Mặc dù còn có nhiều biểu hiện phân biệt đối xử kỳ thị, bất

bình đẳng, nhưng chính quyền hiện nay ở Campuchia nhìn chung đều tỏ thái độ thiện

chí đánh giá khách quan về cộng đồng người Việt, không chủ trương xua đuổi, ép

Page 88: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

80

người Việt phải chạy về nước và khẳng định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng

Việt kiều làm ăn sinh sống ổn định lâu dài, phù hợp với pháp luật của Campuchia.

Có thể nói, Việt kiều ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân

tộc Việt Nam, trong đó có Việt kiều tại Campuchia. Ngày 16/7/1998, trong tuyên bố

của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phan Thúy Thanh nêu rõ: “Chính phủ

và nhân dân Việt Nam luôn luôn quan tâm sâu sắc đến vấn đề Việt kiều ở Campuchia.

Những người Việt Nam sinh sống ở Campuchia luôn luôn tôn trọng luật pháp, truyền

thống của Campuchia, có quan hệ hữu nghi với nhân dân Campuchia và đã có đóng

góp vào sự phồn vinh của Campuchia. Họ cần phải được tôn trọng và đối xử bình

đẳng như mọi ngoại kiều khác, phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như những thỏa

thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia” [131].

Nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho Việt kiều tại Campuchia, Diễn đàn doanh

nghiệp Việt Nam - Campuchia đã tăng cường nhiều chương trình hỗ trợ cộng đồng

người Việt tại đây, nhất là xúc tiến tạo nhiều việc làm cho Việt kiều sau chuyến thăm

Campuchia của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vào tháng 2/2007. Từ ngày 20-

24/6/2007, Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài cùng với Trung tâm phổ biến tri

thức và hỗ trợ cộng đồng tổ chức chương trình giao lưu văn hoá nghệ thuật phục vụ

Kiều bào nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Những

hoạt động này giúp người Việt Nam đang sinh sống ở Campuchia có tinh thần hướng

về cội nguồn, đồng thời thắt chặt thêm tình đoàn kết hữu nghị với nước bạn. Phó Chủ

nhiệm Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài Trần Quang Hoan cho rằng: “Điều

quan trọng nhất là bản thân cộng đồng của chúng ta ở Campuchia tăng cường tinh

thần tự lập vươn lên, gắn bó hỗ trợ lẫn nhau, thực sự hoà nhập với cư dân và tôn

trọng pháp luật nước sở tại và đặc biệt luôn hướng về quê huơng” [37;43]. Trước

đó, Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng

sản Việt Nam về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã khẳng định chính

sách đại đoàn kết dân tộc, xác định rõ người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận

không thể tách rời và là một trong những nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt

Nam. Đây là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa

nước ta và các nước, đồng thời cũng là nhân tố góp phần to lớn vào công cuộc phát

Page 89: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

81

triển đất nước [138]. Điều này đã củng cố thêm lòng tin của cộng đồng người Việt

Nam ở nước ngoài, trong đó có Việt kiều tại Campuchia.

Tóm lại, chưa lúc nào vấn đề kiều dân lại bị “chính trị hoá” cao độ như vào cuối

những năm 90 của thế kỷ XX. Kiều dân Việt Nam chịu nhiều tác động tiêu cực từ các

diễn biến chính trị trên chính trường Campuchia, gây ra hệ quả xấu đến quan hệ hữu

nghị hai nước. Vấn đề Việt kiều được coi là một trong những “con át chủ bài” trong lập

luận chính trị của các đảng phái tại Campuchia để phục vụ ý đồ chính trị của mình, mục

đích là nhằm lôi kéo người dân Campuchia vào con đường mà theo đó họ sẽ đánh mất

lòng tin vào người láng giềng Việt Nam. Trên thực tế, Chính phủ của Thủ tướng

S.Hunsen nói nhiều mà không làm được bao nhiêu để cải thiện thân phận của Việt kiều.

Do đó, vấn đề người Việt tại Campuchia trở thành một đề tài thường trực và nhạy cảm

trong các vòng đàm phán ngoại giao giữa hai nước.

2.4. Trên lĩnh vực kinh tế

2.4.1. Quan hệ thương mại

Quan hệ thương mại Campuchia - Việt Nam đóng vai trò đặc biệt quan trọng,

một mặt góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, mặt khác tạo cơ

sở nâng cao một bước đời sống của nhân dân hai nước. Trong bối cảnh hội nhập kinh

tế thế giới, đồng thời xuất phát từ yêu cầu đổi mới và xây dựng đất nước, cả

Campuchia và Việt Nam đều coi trọng và tập trung ưu tiên phát triển quan hệ kinh tế

nhằm đem lại lợi ích thiết thân cho mỗi dân tộc, góp phần củng cố mối quan hệ lâu

dài giữa hai nước. Hơn nữa, Campuchia và Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á -

một khu vực có tốc độ phát triển kinh tế nhanh và năng động của thế giới, mặt khác

hai nước còn có nhiều tiềm năng có thể hợp tác thương mại và đầu tư. Chính những

nhân tố này đã góp phần rất lớn làm cho tình hình giao thương giữa Campuchia và

Việt Nam diễn ra thường xuyên và ngày càng mạnh mẽ.

* Về tình hình xuất nhập khẩu, Từ năm 1993 đến nay, kim ngạch xuất nhập

khẩu giữa Campuchia và Việt Nam phát triển rất nhanh, nhìn chung tốc độ tăng trưởng

bình quân của những năm sau cao hơn những năm trước và mang lại hiệu quả tích cực

cho cả hai phía. Trong giai đoạn 1990 - 2000, tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu

chính ngạch hai chiều vào Campuchia đạt trên 1.021,1 triệu USD, trong đó tổng kim

ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia đạt 808,4 triệu USD và tổng kim

Page 90: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

82

ngạch nhập khẩu là 212,7 triệu USD. Tuy nhiên, những kết quả đạt được trong quan hệ

thương mại thời kỳ này còn rất khiêm tốn. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, song do trong

thập niên 90 của thế kỷ XX, cả Campuchia và Việt Nam đều gặp phải những khó khăn

cả bên trong lẫn bên ngoài. Campuchia sau giải phóng tiến hành hồi sinh đất nước

trong điều kiện quốc tế phức tạp, nội bộ đất nước vẫn còn nhiều bất ổn, hệ lụy nghèo

đói vẫn chưa chấm dứt sau những năm nội chiến, các phe phái tranh giành quyền lãnh

đạo đất nước gây ra tình trạng mất đoàn kết dân tộc. Tính đến trước thời điểm năm

1998, đất nước Campuchia vẫn nằm trong tình trạng khủng hoảng chính trị, khó khăn

về kinh tế. Campuchia hầu như chủ yếu phải dựa vào nguồn viện trợ từ bên ngoài để

đảm bảo đời sống của người dân trong nước. Tháng 7/1997, cuộc đảo chính bất thành

của Đảng FUNCINPEC đã đưa Hunsen lên làm Thủ tướng tại Campuchia, đất nước đi

vào thời kỳ ổn định hơn với sự lãnh đạo của Chính phủ Hoàng gia nhiệm kỳ II (1998 -

2003). Tuy nhiên, cuộc đảo chính tháng Bảy đã “tác động xấu đến tình hình chính trị -

xã hội ở Campuchia. Cũng từ đây bắt đầu một giai đoạn suy thoái về kinh tế của đất

nước” [98;558]. Vì vậy, việc phát triển quan hệ kinh tế bên ngoài lãnh thổ là điều rất

khó khăn. Với Việt Nam, sau 15 năm tiến hành đổi mới đất nước (bắt đầu từ năm

1986), mặc dù đã có những bước phát triển về cơ bản ban đầu, song nhìn chung đất

nước vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu. Tính đến năm 1995, Việt Nam đứng trước những

thách thức lớn, chỗ dựa Liên Xô và các nước XHCN của Việt Nam bị sụp đổ kéo theo

việc mất đi những nguồn viện trợ, Mỹ thực hiện bao vây cấm vận trong thời gian dài,

cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á năm 1997 - 1998 đã gây rất nhiều khó

khăn và thiệt hại cho nền kinh tế quốc gia. Mặt khác, thời gian tiến hành đổi mới chưa

được lâu cho nên nền kinh tế còn gặp không ít trở ngại thách thức, nhất là trong việc

phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, giai đoạn 1993 -

1998, quan hệ kinh tế giữa Campuchia và Việt Nam còn rất hạn chế, chủ yếu là Việt

Nam xuất sang Campuchia song số lượng và chất lượng hàng hóa còn khá nhỏ bé so

với tiềm năng thực tế hai nước.

Bước sang năm 1998, việc Campuchia và Việt Nam ký Hiệp định thương mại

đã tạo “luồng gió mới” thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại hai nước tăng lên

nhanh chóng. Việc Việt Nam và Campuchia cùng là thành viên ASEAN cũng đã góp

phần tạo điều kiện cho hai nước mở rộng hợp tác trên lĩnh vực kinh tế. Nếu kim

Page 91: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

83

ngạch xuất nhập khẩu vào thời điểm ký kết Hiệp định năm 1998 chỉ đạt 117 triệu

USD thì đến năm 2000, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chính ngạch giữa hai nước

đã đạt 170 triệu USD. Trong đó, Việt Nam xuất 133 triệu USD tăng 46% và nhập 13

triệu USD tăng 148%. [28]. Trong giai đoạn 2001 - 2007, xuất nhập khẩu của Việt

Nam với Campuchia liên tục tăng, tốc độ tăng trưởng luôn đạt và duy trì ở mức khá

cao. Năm 2001, tổng kim ngạch đạt 184 triệu USD, năm 2006 đạt 934 triệu USD,

tăng hơn 5 lần so với năm 2001 [12;2]. Chỉ tính riêng năm 2007, tròn 40 năm thiết

lập quan hệ ngoại giao Campuchia - Việt Nam (1967 - 2007), tổng kim ngạch thương

mại giữa hai nước đã đạt con số ấn tượng, với 1.181 tỷ USD, trong số này Việt Nam

xuất sang Campuchia trị giá 1 tỷ USD và Campuchia xuất sang Việt Nam khoảng

200 triệu USD [181].

Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu đều đặn và có phần gia tăng giữa

Campuchia và Việt Nam là biểu hiện của bước phát triển nhảy vọt trong hợp tác về

lĩnh vực kinh tế giữa hai nước. Có được điều này, ngoài những tác động tích cực của

điều kiện khách quan, còn có sự chủ động của cả hai bên trong việc xây dựng được

hành lang pháp lý như: Chương trình hỗ trợ cắt giảm thuế nhập khẩu cho hàng hóa

xuất xứ từ mỗi nước, một số chính sách mậu dịch. Chẳng hạn, tháng 11/2007 Bộ

Công thương Việt Nam và Bộ Thương mại Campuchia đã ký Thỏa thuận bổ sung

sửa đổi chương trình thuế ưu đãi cho nhau (CEPT), theo đó Việt Nam cho phép nhập

khẩu với thuế suất 0% cho 25 nhóm mặt hàng nông sản có xuất xứ từ Campuchia,

phía Campuchia cấp giấy chứng nhận miễn giảm thuế cho 4 nhóm mặt hàng của Việt

Nam xuất sang Campuchia là thuốc lá, hạt điều, măng cụt, sầu riêng và đang tiếp tục

xem xét, hai bên tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển thương mại và

tổ chức đều đặn Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao tại Campuchia (2lần/năm)

thu hút được sự quan tâm của chính quyền và đông đảo người dân sở tại… Trong

Biên bản Ghi nhớ giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Hội đồng Phát triển

Vương quốc Campuchia ký kết vào tháng 12/2009 đã nêu rõ: “Hai bên cam kết sẽ

xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế cung cấp, trao đổi thông tin thường xuyên về

tình hình tiếp nhận, cấp phép đầu tư cho các nhà đầu tư của Việt Nam sang

Campuchia và của Campuchia sang Việt Nam từ phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng

như từ phía Hội đồng phát triển Campuchia. Hai bên cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ

Page 92: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

84

để cùng tháo gỡ các khó khăn liên quan tới cơ chế chính sách và thủ tục hành chính

nhằm thúc đẩy nhanh quá trình cấp phép đầu tư cho các doanh nghiệp Việt Nam vào

Campuchia và các dự án của Campuchia vào Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện cho

các dự án đã được cấp phép triển khai thuận lợi” [15;2]. Cũng theo đánh giá của

Thứ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Nguyễn Thành Biên thì giao thương hai nước

có những bước khởi sắc trong thời gian gần đây là nhờ Chính phủ và ngành công

thương của hai nước có những nỗ lực cải thiện điều kiện giao thương như: Ưu đãi

thuế quan, phối hợp thực hiện hai dự án “Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ biên

giới đến năm 2020” và “Xây dựng chợ biên giới thí điểm Việt Nam - Campuchia”,

soạn thảo Hiệp định quy chế quản lý chợ biên giới chung… cùng với sự nỗ lực của

hai Chính phủ, các địa phương hai nước có chung đường biên ngày càng quan hệ

khăng khít, tạo nhiều cơ hội giao thương, thúc đẩy phát triển kinh tế hai bên [68].

Những nỗ lực của Campuchia và Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc

đẩy mạnh hợp tác thương mại giữa hai nước ngày càng phát triển và đạt hiệu quả cao

hơn. Hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước đã có nhiều chuyển biến tích cực,

mang lại kết quả khả quan cho nền kinh tế mỗi quốc gia. Theo Hội đồng Phát triển

Vương quốc Campuchia, hiện nay Campuchia là thị trường xuất khẩu lớn thứ 16 của

Việt Nam và Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 4 vào Campuchia sau Trung Quốc,

Thái Lan, Hồng Kông. Ngược lại, Campuchia là nước xuất khẩu lớn thứ 25 vào Việt

Nam và Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Campuchia sau Hoa Kỳ và

EU [12;2-3].

Như vậy, bước vào thế kỷ XXI, quan hệ thương mại Campuchia - Việt Nam

có những bước đột phá, phát triển rất nhanh với con số ngày càng lớn. Hai nước đã

tạo mọi điều kiện có thể để cho các doanh nghiệp hai bên trao đổi, tiếp xúc trực tiếp

để tìm hiểu và triển khai nhiều kế hoạch hợp tác kinh doanh, buôn bán. Mặc dù gặp

nhiều thách thức do sự tác động từ những nhân tố khách quan như sự bất ổn của thị

trường tài chính thế giới, sự canh tranh gay gắt của các quốc gia bên ngoài cũng như

những khó khăn nội tại mà bản thân mỗi nước trong thời gian ngắn chưa thể khắc

phục, nhưng kim ngạch thương mại hai chiều Campuchia - Việt Nam vẫn liên tục

tăng cao đều đặn qua các năm, với tỷ lệ 30%/năm, từ mức 146 triệu USD năm 2001

lên khoảng 1,33 tỷ USD năm 2009. Riêng kim ngạch hai chiều tính đến 6 tháng đầu

Page 93: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

85

năm 2010 đạt 862 triệu USD, tăng 34,2% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó Việt

Nam nhập từ Campuchia là 134 triệu USD, tăng tương ứng là 42,1% [72;4]. Điều

này càng chứng tỏ Campuchia và Việt Nam đã thực thi và triển khai có hiệu quả

chính sách kinh tế đối ngoại dành cho mỗi bên, đặc biệt việc Chính phủ hai nước đã

tập trung ưu tiên phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước, dành nhiều ưu

đãi cho quá trình xuất nhập khẩu các mặt hàng của nhau. Đồng thời, các doanh

nghiệp đã chú ý nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu của

người tiêu dùng, do đó hàng hóa hai nước dễ dàng thâm nhập sâu rộng vào thị trường

mỗi bên. Tuy nhiên, một thực tế là các mặt hàng của Việt Nam ngày càng được

khẳng định và có chỗ đứng tại thị trường Campuchia, có sức cạnh tranh mạnh mẽ với

hàng hóa có xuất xứ từ Thái Lan, Trung Quốc, trong khi đó đa số các mặt hàng có

xuất xứ từ Campuchia xuất hiện tại thị trường Việt Nam với số lượng rất ít, không

chiếm được thị phần tương đối tại đây, trừ một số mặt hàng về nông sản. Trong khi

đó, nhìn chung các Hiệp định, biên bản thỏa thuận mặc dù được ký kết khá nhiều

song chưa được thực hiện triệt để, hai bên còn chậm trong việc cải tiến các thủ tục

hành chính xuất nhập khẩu, thương mại gây khó khăn cho việc phát triển giao

thương giữa hai nước.

* Về cán cân thương mại, theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam và số

liệu chính thức của Phòng Thương mại Campuchia công bố, từ năm 1993 đến năm

2010, trao đổi thương mại hàng hóa giữa Campuchia và Việt Nam ngày càng tăng, trong

đó Việt Nam luôn đứng ở thế xuất siêu với giá trị thặng dư thương mại ngày càng lớn.

Cụ thể, trong giai đoạn 1993 - 2000, tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu chính ngạch

hai chiều vào Campuchia đạt 954,8 triệu USD, trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu là

767,6 triệu USD và tổng kim ngạch nhập khẩu là 187,2 triệu USD. Việt Nam đã thực

hiện xuất siêu sang Campuchia với tổng giá trị hàng hóa là 580,4 triệu USD.

Page 94: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

86

Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam qua

biên giới với Campuchia giai đoạn 1993 - 2000

Năm

Chỉ tiêu 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng cộng

Tổng kim ngạch

XNK chính ngạch

(triệu USD)

103,8 91,0 118,2 116,9 133,6 117,2 103,9 170,2 954,8

1.XK chính ngạch 76,2 73,3 94,6 89,0 98,9 85,2 91,1 132,6 740,9

2.NK chính ngạch 27,6 17,7 23,6 27,9 34,7 32,0 12,8 37,5 213,8

3.Cán cân thương

mại giữa Việt Nam

với Campuchia

48,6 55,6 71,0 61,1 64,2 53,2 78,3 95,1 527,1

Nguồn: Số liệu thống kê chính thức của Tổng Cục thống kê Việt Nam (1990 - 2000)

Theo bảng 2.1, cho thấy tình trạng xuất siêu của Việt Nam là rất lớn với tổng

kim ngạch xuất khẩu gấp 4 lần so với tổng kim ngạch nhập khẩu trong cả thời kỳ này.

Riêng về xuất khẩu năm 2000 so với năm 1993 gấp 1,7 lần, năm có tốc độ tăng trưởng

nhanh như năm 1993 so với năm 1992 tăng 3 lần, năm 2000 so với năm 1999 tăng

0,63 lần. Lý do chính khiến năm sau 1993 và năm 1999 có sự tăng trưởng rõ rệt trong

quá trình xuất nhập khẩu giữa Campuchia và Việt Nam là do tình hình chính trị - xã

hội Campuchia sau những năm bất ổn đã từng bước ổn định trở lại đã tạo thuận lợi

thúc đẩy quan hệ thương mại hai nước phát triển hơn những năm trước đó. Về nhập

khẩu, tốc độ tăng trưởng có chậm hơn so với xuất khẩu, năm 2000 so với năm 1993

chỉ tăng 1,3 lần, trong khi số liệu tương ứng là 1,8 lần (tính toán dựa trên Bảng số liệu

Tổng cục thống kê Việt Nam), tổng giá trị hàng xuất khẩu qua các năm có tăng nhưng

không đáng kể, với những con số nêu trên chứng tỏ kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai

nước còn rất nhỏ bé và chưa có sự phát triển đột biến. Có thể lý giải điều này là do một

phần khó khăn của nền kinh tế của cả hai nước, nhất là nền kinh tế còn yếu kém nhiều

mặt của Campuchia đã gây cản trở rất lớn cho việc xuất nhập khẩu giữa hai bên, cộng

với tình hình chính trị bất ổn, phức tạp kéo dài của Campuchia đã kéo theo những hệ

lụy không sáng sủa cho việc hợp tác thương mại. Mặt khác, hàng hóa xuất khẩu sang

Campuchia thời gian này chủ yếu nhằm phần lớn giải quyết khó khăn trước mắt của

Page 95: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

87

nước bạn mà chưa mang lại nhiều lợi nhuận, các mặt hàng chủ yếu là lương thực thực

phẩm thiết yếu. Nhìn chung, trong thập niên 90 của thế kỷ XX, quan hệ hợp tác

thương mại Campuchia - Việt Nam chưa thực sự tương xứng với quan hệ truyền thống

của hai nước cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mà mỗi nước đặt ra trong

việc mở rộng giao lưu, buôn bán với bên ngoài.

Để đẩy nhanh và phát triển bền vững quan hệ thương mại hai chiều, Chính

phủ và các bộ ban ngành của Campuchia lẫn Việt Nam đã tích cực tiến hành nhiều

biện pháp thiết thực và hiệu quả như tăng cường trao đổi tiếp xúc giữa các đoàn lãnh

đạo cấp cao nhằm đề ra phương hướng, cách thức thúc đẩy hợp tác thương mại song

phương. Bên cạnh việc đẩy mạnh quan hệ chính trị, hai bên tiếp tục ưu tiên phát triển

hợp tác kinh tế nhằm đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.

Nhiều Hiệp định, Nghị định thư, Tuyên bố chung, Biên bản ghi nhớ về kinh tế,

thương mại giữa hai nước đã được ký kết và từng bước được áp dụng vào thực tiễn

cuộc sống, mang lại dấu hiệu khả thi. Chẳng hạn, Hiệp định Thương mại (ký ngày

24/3/1998), Hiệp định thanh toán (ký ngày 21/2/2005) và Hiệp định vận chuyển hàng

hóa và dịch vụ thương mại tại khu vực biên giới (ký ngày 26/11/2011), đặc biệt,

Hiệp định Quá cảnh hàng hóa giữa Chính phủ Hoàng gia Campuchia và Chính phủ

nước CHXHCN Việt Nam được ký kết ngày 4/11/2008. Điều 1 của Hiệp định nêu

rõ: “Hai bên ký kết cho phép hàng hóa xuất khẩu đi nước thứ ba, hoặc nhập khẩu từ

nước thứ ba về, hoặc hàng hóa vận chuyển từ một địa phương này sang một địa

phương khác của một Bên ký kết, được quá cảnh qua lãnh thổ Bên ký kết dưới sự

giám sát của hải quan và các cơ quan có thẩm quyền khác của Bên ký kết kia. Hai

bên ký kết tạo điều kiện thuận lợi cho việc quá cảnh hàng hóa bằng đường bộ, đường

thủy, đường sắt giữa hai nước, không gây trở ngại về mặt thời gian, không ban hành

những quy định gây cản trở không cần thiết trong quá trình quá cảnh hoặc thu các

khoản phí không cần thiết” [48]. Với việc ký Hiệp định này đã tạo điều kiện dễ dàng

cho việc vận chuyển và lưu thông hàng hóa giữa hai nước thuận lợi, hàng hóa hai bên

sẽ đến tay người tiêu dùng nhanh hơn và đảm bảo chất lượng. Cũng theo Hiệp định,

việc mở cửa các cửa khẩu cho phép hàng hóa quá cảnh là một thuận lợi rất lớn không

chỉ đối với quan hệ thương mại mà kể cả hợp tác về đầu tư.

Page 96: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

88

Ngoài ra, Campuchia và Việt Nam còn tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật

chất hạ tầng phục vụ thương mại như cầu đường, cửa khẩu, khu kinh tế… tạo mọi

điều kiện làm cho tình hình xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia có nhiều chuyển biến

tích cực, hiệu quả kinh tế mang lại rất rõ rệt. Nhờ vậy, những năm tiếp theo kim

ngạch thương mại hai chiều liên tục tăng trưởng với tỷ lệ 40%, năm giai đoạn 2001 -

2009, thặng dư thương mại của Việt Nam với Campuchia liên tục tăng qua các năm,

từ 108 triệu USD trong năm 2001 lên tới 600 triệu USD năm 2006, năm 2007 đạt con

số 789 triệu USD, năm 2008 đạt 1.280 triệu USD [12;2], năm 2009 đạt 961 triệu

USD, năm 2010 đạt 1.275 triệu USD. Quá trình tăng trưởng này góp phần làm cho

tình hình quan hệ kinh tế hai nước trở nên sôi động, các doanh nghiệp nhà nước và tư

nhân Việt Nam ngày càng chú ý nhiều hơn đến thị trường gần gũi và đầy tiềm năng

Campuchia. Trong đó, rất nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã có chỗ đứng trên

thị trường Campuchia như Công ty Viễn thông quân đội Viettel, Tập đoàn Than

Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt

Nam, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Sữa Vinamilk,…

Trong những năm gần đây, quan hệ mậu dịch hai chiều Campuchia - Việt

Nam có sự thay đổi theo chiều hướng gia tăng nhanh chóng, trong đó Việt Nam luôn

chiếm ưu thế trong cán cân thương mại với Campuchia.

Bảng 2.2. Thống kê kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân

thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Campuchia giai đoạn 2006 - 2010

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam (2006 - 2010)

Page 97: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

89

Nguyên nhân của sự tăng trưởng các con số liên tục qua các năm một phần là

do sự tác động khách quan từ nền kinh tế khu vực đã có những khởi sắc, cũng như

những bước phát triển mới nội tại của nền kinh tế Campuchia và Việt Nam. Mặc dù

cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra năm 2007 để lại nhiều hệ lụy cho nền

kinh tế thế giới những năm sau đó, nhưng với sự cố gắng từ hai phía, quan hệ thương

mại Campuchia - Việt Nam đã lấy lại được đà tăng trưởng và phục hồi ngay sau đó.

Quan trọng hơn, hai nước đã biết tận dụng lợi thế so sánh của mỗi bên để tăng cường

hợp tác thương mại. Ngoài ra, quan hệ chính trị, ngoại giao giữa hai nước ngày càng

tốt đẹp đã góp phần không nhỏ vào quá trình mở rộng giao thương giữa Campuchia

và Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, quan hệ thương mại

Campuchia - Việt Nam với các con số báo cáo hàng năm chưa thể hiện được chất

lượng hợp tác cũng như quá trình trao đổi, làm ăn giữa doanh nghiệp hai nước. Mặc

dù có sự tăng trưởng đều đặn qua các năm nhưng hai bên vẫn chưa thể khai thác hết

khả năng và tiềm lực sẵn có của của mỗi nước, cán cân thương mại chủ yếu nghiêng

về Việt Nam trong khi Campuchia còn gặp khó khăn nhiều mặt. Xuất siêu sẽ mang

lại những lợi ích thực sự cho nền kinh tế, đặc biệt thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của

nền kinh tế nước xuất siêu (Việt Nam), song kim ngạch xuất nhập khẩu chênh lệch

quá lớn trong một thời gian dài như vậy sẽ không có động lực kích thích đối tác

(Campuchia) có những chính sách hữu hiệu để phát triển thương mại hai chiều với

Việt Nam, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển quan hệ thương mại

Campuchia - Việt Nam trong tương lai.

*Về cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu, so với các quốc gia trong khu vực,

Campuchia và Việt Nam là hai nước có sức sản xuất và tiêu thụ ở mức tương đối.

Tuy nhiên, trong phạm vi có thể, Campuchia và Việt Nam vẫn luôn tìm mọi biện

pháp đẩy mạnh quá trình trao đổi hàng hóa giữa hai bên được thuận lợi.

Hàng xuất khẩu Việt Nam sang Campuchia rất đa dạng về chủng loại, đủ các

loại sản phẩm như nhóm hàng lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, xăng dầu,

dược phẩm, rau hoa quả tươi, máy móc thiết bị, sản phẩm dệt may, vật liệu dụng cụ

ngành tẩy rửa, phân bón, giống cây trồng, dụng cụ ngành giáo dục… Mặt hàng của

Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là gỗ nguyên liệu đã chế biến, cao su, hạt nông sản như

Page 98: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

90

thóc gạo, mè, đậu, điều… Đặc biệt, mặt hàng thép và sản phẩm sắt thép có kim

ngạch xuất khẩu sang Campuchia lớn nhất, sau đó là các mặt hàng vải sợi các loại,

vật liệu xây dựng, mì ăn liền. Đây là những mặt hàng truyền thống mà Việt Nam có

thế mạnh và Campuchia đang rất cần để xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà cửa, tiêu dùng

hàng ngày, phù hợp với thị hiếu và giá cả phải chăng nên dễ dàng thâm nhập vào thị

trường Campuchia trong thời gian qua.

Trong giai đoạn 1992 - 1998 và năm 2000, hàng bách hóa là mặt hàng có kim

ngạch xuất nhập khẩu lớn, chiếm tỷ trọng khoảng 19,5% tổng kim ngạch xuất khẩu

sang thị trường Campuchia gồm các mặt hàng Việt Nam sản xuất dùng trong tiêu

dùng hàng ngày như: bột giặt xà phòng, đồ nhựa gia dụng, hàng kim loại, hàng văn

phòng phẩm, đồ sứ, thủy tinh, sản phẩm giống… Hàng thực phẩm chế biến chiếm tỷ

trọng 18,5% tổng kim ngạch bao gồm các sản phẩm chế biến từ tinh bột ngũ cốc,

trong đó mì ăn liền chiếm thị phần cao nhất. Hàng thủy sản chiếm 12,6%, nhóm hàng

vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11,3%, chủ yếu là sắt thép, xi măng tấm lợp, nhóm

hàng rau quả chiếm 11,1%. Riêng các mặt hàng còn lại chiếm tỷ trọng khiêm tốn

như: Hàng dệt may sẵn và giày dép chiếm tỷ trọng 3,4%; các mặt hàng như sản phẩm

gỗ chiếm 2,6%; cao su chiếm 1,2%, gạo chiếm 1,1%, than đá chiếm 1,1%, máy vi

tính và linh kiện chiếm 1%. Những mặt hàng này chiếm tỷ trọng không cao, một

phần do Campuchia có thể tự sản xuất trong nước, phần còn lại chủ yếu nhập khẩu từ

các nước tiên tiến, nhất là mặt hàng có hàm lượng chất xám cao. Các mặt hàng khác

như xăng dầu, phân bón, thiết bị máy móc chiếm tỷ trọng 23,3%. Về cơ cấu hàng hóa

xuất khẩu theo đường tiểu ngạch chủ yếu là hàng tiêu dùng, hàng vật liệu xây dựng

và một số mặt hàng thiết yếu khác, trong đó hàng tiêu dùng bao gồm thực phẩm và

hàng công nghệ chiếm tỷ trọng từ 60-65%, tiếp đến là hàng vật liệu xây dựng và các

hàng khác [25;52-53].

Sau cuộc tổng tuyển cử vào năm 1998, Campuchia bước vào giai đoạn ổn

định phát triển mới. Chỉ một năm sau, tức năm 1999, Campuchia trở thành thành

viên chính thức của ASEAN. Những kết quả đạt được đã góp phần quan trọng vào

quá trình mở cửa hội nhập của Campuchia tại khu vực, tác động không nhỏ đối với

quan hệ thương mại Campuchia - Việt Nam. Vì vậy, trong những năm tiếp theo, nhất

là giai đoạn năm 2001 - 2010, các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang

Page 99: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

91

Campuchia có xu hướng tăng nhanh. Nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản chiếm 41,5%

và hàng công nghiệp chiếm 50,3% tập trung vào các sản phẩm mì ăn liền, sữa, nhựa,

thép, hàng may mặc…Nhóm hàng có tính ổn định là thủy sản, rau củ quả. Hàng hóa

Việt Nam xuất sang Campuchia theo con đường chính ngạch và tiểu ngạch ngày

càng phong phú đa dạng và quy mô ngày càng lớn. Chẳng hạn, mì ăn liền (Miliket,

An Thái, Vissan, Vifon, Acecook…) trung bình mỗi năm xuất sang Campuchia

khoảng 62%, sữa và sản phẩm sữa chiếm 40% tổng kim ngạch nhập khẩu của

Campuchia (đạt 1,86 triệu USD năm 2005, và 3 triệu USD năm 2006), hóa mỹ phẩm

và chất rửa tay tăng trưởng 30% nhưng bị cạnh tranh gay gắt với hàng Thái Lan,

dược phẩm xuất khẩu trên 0,5 triệu USD/năm, nhựa và hàng nhựa chiếm khoảng

64,6% thị phần tại Campuchia nhờ giá cả cạnh tranh mặc dù chất lượng không bằng

hàng nhựa Thái Lan. Mặt hàng săm lốp chiếm từ 3-4 triệu USD/năm, thiết bị điện,

máy móc chiếm 21% thị phần (ít hơn Thái Lan là 31% và Trung Quốc là 25%), sắt

thép và nhiên liệu chiếm thị phần rất lớn tại Campuchia, cụ thể lần lượt là 27%, 56%

và ngày càng tăng vì nhu cầu Campuchia tăng 13%/năm. Ngoài ra, nhiều mặt hàng

nông sản, thủy sản, công nghiệp nhẹ, hàng công nghệ cao của Việt Nam cũng đang

từng bước xuất khẩu mạnh sang Campuchia.

Bảng 2.3. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Campuchia

(2000 - 2006)

Mặt hàng Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Sản phẩm chất dẻo 1000

USD - 102 191 520 1.646 30.687

Sản phẩm dệt may 1000

USD 1.358 432 431 317643 323 18.516

Sản phẩm nhựa 1000

USD 3.578 3.890 5.429 19.534 20.506 22.949

Sắt thép Tấn 48.060 10.343 19.443 31.148 63.482

Mỳ ăn liền 1000

USD - - - - - 23.083 16.430

Sữa, SP sữa 1000

USD - 9 50 166 410 1.863 3.197

Nguồn: Thống kê của Tổng cục Hải quan hàng năm (2000 - 2006)

Page 100: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

92

Về nhập khẩu, Việt Nam là nước nhập khẩu hàng hóa từ Campuchia với tổng

giá trị tương đối lớn, trong đó cao su và gỗ nguyên liệu là hai mặt hàng được Việt

Nam nhập khẩu nhiều nhất, chiếm hơn 75% tổng kim ngạch nhập khẩu. Giai đoạn

2001 - 2006, trung bình Việt Nam nhập từ Campuchia khoảng 28,7%/năm giá trị tất

cả các mặt hàng.

Bảng 2.4. Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Campuchia

(2000 - 2006)

Mặt hàng Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Cao su Tấn 31.601 3.600 43.161 59.570 46.150 38.814

Cao su và sản phẩm

cao su

1000

USD - 20 185 446

Gỗ và sản phẩm gỗ 1000

USD 11.897 17.580 34.246 44.251 57.680 57.259

Máy móc, thiết bị

dụng cụ & phụ tùng

1000

USD 2.003 1.418 1.626 853 3.337 7.463

Nguyên phụ liệu

dệt, da, giày

1000

USD 365 201 803 617 1.599 2.226

Vải 1000

USD 223 290 573 880 2.573 1.444

Nguồn: Thống kê Tổng cục Hải quan hàng năm (2000 - 2006)

So với Việt Nam, Campuchia vẫn là nước có trình độ phát triển thấp hơn, vì

vậy trong quan hệ buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa hai bên, Campuchia vẫn luôn ở

tình trạng thiếu cân xứng. Mặc dù vậy, Campuchia cũng tăng cường xuất khẩu sang

Việt Nam, trong đó chủ yếu là mặt hàng nông - lâm - thủy sản thô và sơ chế nhưng

còn nhỏ bé và thông qua con đường tiểu ngạch. Hiện nay, Việt Nam đã áp dụng thuế

suất ưu đãi 0% đối với 40 mặt hàng nông sản của Campuchia gồm sắn, khoai lang,

hạt điều, gạo, hạt tiêu, ngô, sắn, đậu tương, lạc nhân, hạt thầu dầu, hạt vừng, rong và

các loại tảo biển, mía, xơ dính hạt bông, lá thuốc lá, cao su nguyên liệu, và trong năm

2011 là 60 mặt hàng được xuất khẩu sang Việt Nam với thuế suất 0%. Điều này đã

tạo ra động lực giúp Campuchia đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam. Gạo

và cao su là mặt hàng chính được Campuchia chú trọng xuất sang Việt Nam và được

tái xuất sang nước thứ ba, đây là hai mặt hàng mà Campuchia có tiềm năng lớn.

Lượng gỗ cao su xuất khẩu từ Campuchia sang thị trường Việt Nam thường chiếm

Page 101: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

93

77% lượng gỗ cao su của cả nước. So với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác, Việt

Nam luôn là thị trường xuất khẩu lớn các mặt hàng của Campuchia.

Bảng 2.5. Xuất khẩu của Campuchia

Đơn vị tính: triệu USD

Năm Tổng

XK

Hoa

Kỳ

Việt

Nam Singapore

VQ

Anh

CHLB

Đức

Thái

Lan

Trung

Quốc Pháp

1998 933,5 292,9 175,9 133,0 24,9 71,8 77,0 42,2 12,2

1999 1040,2 235,8 106,8 181,7 53,4 40,4 18,5 8,9 20,7

2000 1222,6 739,7 19,4 18,0 81,6 66,0 22,9 23,8 27,7

2001 1295,8 832,2 24,5 28,0 126,3 98,7 7,6 16,7 35,0

2002 1697,7 1041,7 26,6 76,8 122,1 151,8 9,6 17,7 38,8

Nguồn: Key Indicators of Developing asian and Pacific Countries, ADB, 2003

Bảng 2.6. Nhập khẩu của Campuchia

Đơn vị tính: triệu USD

Năm Tổng

NK

Thái

Lan

Hồng

Kông Singapore

Việt

Nam

Trung

Quốc

Hàn

Quốc

Nhật

Bản

Thụy

Sỹ

1998 1128,9 168,5 129,8 3,3 90,7 95,7 95,8 5,7 5,7

1999 1243,0 195,2 185,7 99,0 85,6 85,9 79,9 73,9 15,7

2000 1424,2 221,8 254,3 106,0 91,5 112,9 76,8 58,4 21,0

2001 1455,6 503,9 116,9 399,5 109,5 86,9 49,6 19,7 2,9

2002 1801,4 544,0 183,0 387,7 118,9 139,6 53,9 74,7 2,9

Nguồn: Key Indicators of Developing asian and Pacific Countries, ADB, 2003

Nhìn chung, có thể thấy kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Campuchia và

Việt Nam ngày càng tiến triển và thu được những kết quả khả quan. Điều đáng lưu ý

là các công ty không chỉ đơn thuần thực hiện những liên kết thương mại thuần túy,

mà còn tham gia rất nhiều vào các dự án đầu tư ở mỗi nước. Việt Nam coi trọng phát

triển thương mại với Campuchia và ngược lại đã tạo điều kiện đảm bảo cho quá trình

giao thương hai nước được thông suốt và mang lại lợi ích to lớn trong quá trình hội nhập

kinh tế quốc tế.

2.4.2. Hợp tác đầu tư

Quan hệ hợp tác đầu tư giữa Campuchia và Việt Nam ngày càng có dấu hiệu

khởi sắc, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, cũng như

tăng cường hơn nữa mối quan hệ truyền thống hai nước trong thời kỳ hội nhập.

Trong giai đoạn hiện nay, nhất là khi đất nước Campuchia dần đi vào thế ổn định sau

Page 102: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

94

cuộc bầu cử Quốc hội năm 1993 và Vương quốc Campuchia được tái lập thì quan hệ

đầu tư giữa hai nước được gia tăng mạnh mẽ.

Bên cạnh những lợi thế có được về mặt địa lý tự nhiên, nguồn tài nguyên

thiên nhiên phong phú của mỗi nước, Campuchia và Việt Nam đã và đang từng bước

thực hiện chính sách ưu tiên và tăng cường quan hệ hợp tác đầu tư đối với nhau, tập

trung khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh sẵn

có của mỗi quốc gia, góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH.

Trong những năm gần đây, Campuchia và Việt Nam đã thực hiện có hiệu quả

chiến lược đầu tư, kể cả ngắn hạn và dài hạn của các tập đoàn kinh tế, các doanh

nghiệp thuộc nhà nước lẫn tư nhân. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ

Công thương, đến nay Việt Nam đã có tổng số 29 dự án đầu tư sang Campuchia với

số vốn là 89 triệu USD, con số này còn cao hơn theo báo cáo của Đại sứ quán Việt

Nam tại Campuchia là 160 triệu USD. Trong đó, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực

lớn như viễn thông (Viettel - 20 triệu USD), y tế (Bệnh viện Chợ Rẫy hơn 10 triệu

USD) và một số dự án khác về giao thông vận tải như hàng không - Vietnam

Airlines, đường thủy - GEMADEP, đường bộ - Mai Linh, khai khoáng, xây dựng nhà

máy thủy điện, công trình giao thông, công trình dịch vụ…[181;2]. Tuy nhiên, các

con số và những dự án về đầu tư của Việt Nam tại Campuchia có thể còn lớn hơn vì

có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay đang trong giai đoạn tìm kiếm cơ hội và

ký kết hợp tác đầu tư tại Campuchia.

Một thuận lợi cơ bản cho quá trình hợp tác đầu tư giữa Campuchia và Việt

Nam trong giai đoạn hiện nay là việc Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Campuchia đã

được thành lập từ năm 1994 và đi vào hoạt động mang lại cơ hội hiểu biết, hợp tác

sâu rộng giữa doanh nghiệp hai nước. Kể từ năm 1994 đến năm 2008, Ủy ban Hỗn

hợp quốc gia hai nước đã tổ chức các cuộc họp đều đặn và có 9 kỳ họp giữa hai bên

diễn ra thành công. Thông qua cơ chế này, Campuchia và Việt Nam đã ký được

khoảng hơn 50 Hiệp định và thỏa thuận hợp tác song phương, trong đó có nhiều Hiệp

định, biên bản thỏa thuận, biên bản ghi nhớ về hợp tác và bảo hộ đầu tư. Cũng chính

vì vậy, hiệu quả kinh tế mang lại từ những dự án giữa hai nước liên tục gia tăng qua

các năm với những con số đáng khích lệ. Tính đến hết năm 2010, Việt Nam đã đầu

tư tại Campuchia với tổng số vốn đạt trên 1,2 tỷ USD, quy mô trung bình đạt 14,3

triệu USD/dự án. Nếu kể cả vốn đầu tư ra nước ngoài tăng thêm của một số dự án, thì

Page 103: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

95

tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia lên

đến gần 2,15 tỷ USD [18;1].

Trong giai đoạn 1999 - 2010, nhiều dự án đầu tư của các tập đoàn, doanh

nghiệp nhà nước cũng như tư nhân Việt Nam tại Campuchia tăng nhanh cả về số

lượng lẫn quy mô. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp mang quốc tịch Việt Nam đã

mạnh dạn thành lập công ty, mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện và đi sâu tìm

hiểu để tiến tới hiện thực hóa việc đầu tư tại đất nước hơn 14 triệu dân này. Chỉ trong

một thời gian ngắn từ năm 2006 đến năm 2010, nhất là sau sự kiện Campuchia chính

thức gia nhập WTO (10/2004) đã tạo động lực mới thu hút vốn nước ngoài vào

Campuchia. Trong giai đoạn nói trên, Việt Nam đã có hàng trăm dự án, chương trình

đầu tư vào Campuchia với số vốn lên tới hàng tỷ USD.

Bảng 2.7. Đầu tư của Việt Nam sang Campuchia tính đến năm 2010

Năm Số dự án Tổng vốn dự án

(USD)

Vốn Việt Nam

(USD)

Vốn Việt Nam đã

thực hiện (USD)

Doanh thu dự án

(USD)

1999 4 11,247,793 6,003,182 0 0

2002 2 5,288,000 2,595,700 0 0

2005 4 5,937,288 4,097,288 100,000 0

2006 6 29,078,366 29,828,366 1,344,458 2,800,787

2007 13 183,788,026 183,788,026 40,791,071 781,292

2008 13 150,343,014 149,902,014 48,261,425 0

2009 15 460,835,562 431,215,562 172,230,473 8,318,992

2010 27 402,272,228 386,514,228 49,674,858 249,158

Tổng 84 1,203,763,277 1,193,974,366 312,402,312 12,159,229

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch & Đầu tư, 2010

Theo bảng 2.7, có thể thấy đầu tư của Việt Nam tăng lên rất nhanh, đặc biệt là

giai đoạn 2007 - 2010, số dự án của Việt Nam tại Campuchia tăng từ 13 dự án (năm

2007) lên 27 dự án (năm 2010) với tổng số vốn tương ứng là 183,78 triệu USD lên

808,484 triệu USD. Đây là dấu hiệu cho thấy quan hệ hợp tác đầu tư giữa hai nước

vẫn phát triển theo chiều hướng tốt đẹp mặc dù trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang

gặp rất nhiều khó khăn, nhất là do tác động của khủng hoảng toàn cầu (từ năm 2007).

Các con số nêu trên cũng cho thấy thực trạng trong quan hệ đầu tư giữa hai nước.

Việc tăng trưởng của vốn đầu tư Việt Nam vào Campuchia trong các năm và ở

những giai đoạn khác nhau là không đồng đều, thậm chí có sự tăng giảm thất thường

cả về số lượng dự án lẫn tổng vốn FDI. Chẳng hạn, năm 1999 có 4 dự án đầu tư với

số vốn tương ứng là 11,247 triệu USD thì đến năm 2002 - 2005 con số đầu tư chỉ

Page 104: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

96

dừng lại ở mốc hơn 5 triệu USD, so với năm 1999 giảm gần 6 triệu USD. Một thực

tế khác là mặc dù tổng số vốn điều lệ trong các dự án chương trình hợp tác rất lớn,

tuy nhiên con số thực hiện được trên thực tế lại quá nhỏ bé, có nhiều năm số vốn đầu

tư của Việt Nam đã thực hiện ở Campuchia chỉ nằm ở con số 0. Ví dụ, giai đoạn

1999 - 2002 tổng vốn dự án trên 16,500 triệu USD với 6 dự án hợp tác đầu tư, tương

tự năm 1999 là 4 dự án, năm 2002 là 2 dự án; song trên thực tế trong cả giai đoạn

này số vốn đầu tư của Việt Nam thực hiện tại Campuchia tính theo tỉ giá USD lại

nằm ở con số 0. Có trường hợp, năm 2005, số dự án là 4 với tổng vốn trên 5,937 triệu

USD, vốn đã được thực hiện là 100.000 USD, nhưng doanh thu lại bằng 0 USD.

Như vậy, mặc dù đầu tư của Việt Nam sang Campuchia có bước phát triển

khả quan nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định. Có thể lý giải nguyên nhân dẫn

đến sự khó khăn và bất ổn định này là do một phần tác động của yếu tố khách quan,

nhất là sự khó khăn chung của nền kinh tế thế giới sau nhiều cuộc khủng hoảng tài

chính nghiêm trọng. Mặt khác, nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả và doanh thu

thấp hoặc tăng giảm thất thường chủ yếu xuất phát từ yếu tố nội tại của mỗi nước.

Trước hết phải kể đến là chính sách kinh tế của mỗi bên còn nhiều yếu kém, chưa

thực sự đồng bộ, còn nhiều hạn chế, chồng chéo, do đó chưa phát huy hết khả năng

và tiềm năng sẵn có của mỗi nước. Chẳng hạn, trong dự án đầu tư 100.000 ha cây

cao su ở Campuchia, Tập đoàn Cao su Việt Nam đã được Campuchia cấp phép cho 5

công ty thực hiện và các công ty này đã triển khai khai hoang trồng cây nhưng chưa

đơn vị nào được Chính phủ Việt Nam cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài gây rất

nhiều khó khăn. Hay dự án lập Ngân hàng Cổ phần Agribank tại Thủ đô Phnom Penh

được phía Campuchia rất ủng hộ trong khi đến nay Chính phủ Việt Nam vẫn chưa có

ý kiến trả lời [181;6]. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư vào

Campuchia trong giai đoạn đầu vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, thiếu thông tin và ít hiểu biết

về pháp luật đầu tư ở Campuchia, có nhiều doanh nghiệp còn đang mang tư tưởng

đầu tư thời vụ, chộp giật, không giữ chữ tín, cạnh tranh không lành mạnh và cố tình

làm sai luật của nhà nước sở tại và bị rút giấy phép đầu tư khi đang tiến hành dở

dang. Theo Báo cáo Thực trạng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Campuchia của Vụ

Kinh tế đối ngoại Việt Nam ngày 6/5/2008: Công ty Cienco 5 và Cienco 1 trong giai

đoạn đấu thầu thì cố xin cho bằng được gói thầu nhưng khi tiến hành thực hiện các

Page 105: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

97

gói thầu xây dựng đường giao thông đã phải giãn tiến độ do thiếu vốn và phải xin trợ

giúp từ Chính phủ, điều này đã làm mất lòng tin từ phía Campuchia [181;4-5]. Một

số công ty vi phạm luật Campuchia dẫn đến bị tịch thu giấy phép đầu tư như Công ty

Cao su Tây Nam và Tây Nam BMP. Trong khi đó, nhiều dự án của Việt Nam tại

Campuchia được đầu tư rất lớn nhưng vốn thu hồi chậm, dẫn đến nhiều năm liền

chưa có doanh thu.

Một vấn đề khó khăn khác là chương trình dự án đầu tư của Việt Nam tại

Campuchia gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của nhiều quốc gia. Trong đó có nhiều dự

án lớn có Việt Nam tham gia đấu thầu nhưng Campuchia lại không lựa chọn các

doanh nghiệp có quốc tịch Việt Nam mà ưu tiên cho các nước và lãnh thổ khác như

Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hồng Kông, Malaysia, Thái Lan. Chẳng hạn, về lĩnh

vực dầu khí, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam vẫn chưa chen chân được vào thị

trường Campuchia trong khi nhiều công ty dầu khí của Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Hàn

Quốc… đã giành được giấy phép thăm dò. Về lĩnh vực xây dựng, trong khi các công

ty của Hàn Quốc đã rất thành công trong lĩnh vực này, các công ty của Pháp dẫn đầu

trong lĩnh vực xây dựng sân bay và cơ sở hàng không; các công ty Thái Lan dẫn đầu

trong lĩnh vực sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng; các công ty Trung Quốc và Nhật

Bản dẫn đầu trong lĩnh vực xây dựng các khu công nghiệp và đặc khu kinh tế (tại

khu vực Cảng Sihanoukville), xây dựng đường sá; các công ty của Thái Lan,

Malaysia, Pháp được cấp phép xây dựng hệ thống đường sắt, nhiều công ty Trung

Quốc cũng đạt được các hợp đồng trồng cây cao su và khai khoáng ở Đông Bắc

Campuchia [181;4] thì các tập đoàn và công ty của Việt Nam vẫn phải đứng ngoài

cuộc. Rõ ràng, Việt Nam vẫn chưa có nhiều khả năng cạnh tranh tại những thị trường

có tính chất mở như Campuchia, năng lực về vốn và kỹ thuật công nghệ còn chưa đủ

mạnh để có thể cạnh tranh ngang hàng với các tập đoàn kinh tế lớn đến từ các quốc

gia tầm cỡ. Cũng theo Báo cáo của Hội đồng Phát triển Campuchia (CDC) và Ủy ban

Đầu tư Campuchia (CIB), trong giai đoạn 1994 - 2007, Malaysia là nhà đầu tư nước

ngoài lớn nhất vào Campuchia, với tổng số vốn là 2,197 tỷ USD; theo sát là Trung

Quốc với 1,761 tỷ USD; Hàn Quốc đứng thứ ba với 1,509 tỷ USD…Tổng số vốn đầu

tư mà CDC và CIB đã thông qua trong thời gian từ năm 1994 đến 1997 là 14,831 tỷ

USD [154]. Đặc biệt, giai đoạn 2003 - 2007, Trung Quốc liên tục là nhà đầu tư số

Page 106: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

98

một vào Campuchia. Tính đến hết tháng 12/2006, đã có hơn 230 doanh nghiệp Trung

Quốc đầu tư vào Campuchia, tập trung vào các lĩnh vực may mặc, điện lực, khoáng

sản, khách sạn [117].

Qua những chỉ số nêu trên, cho thấy quá trình đầu tư giữa Campuchia và Việt

Nam vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, khó khăn, do vậy Chính phủ hai nước cần phải có

những chiến lược khả thi để thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác đầu tư nhằm khai thác

lợi thế so sánh của mỗi nước, nhất là phát huy được ưu thế láng giềng gần kề về biên

giới, thuận lợi về giao thông vận tải. Một vấn đề cần tính đến là việc Nhà nước và

Chính phủ Campuchia trong quá trình phát triển đất nước có những tính toán về lợi

ích kinh tế, chính trị và những tương tác trong quan hệ quốc tế, do đó, Campuchia

thường ưu tiên quan hệ hợp tác với các nước lớn, các tổ chức có tiếng nói về chính

trị lẫn sức mạnh kinh tế nhằm đưa lại lợi ích trong đối nội và đối ngoại, nâng cao vị

thế Campuchia trên trường quốc tế. Vì vậy, Việt Nam cần phải quan tâm vấn đề này

và có những chiến lược đầu tư thích hợp, không chỉ vì lợi ích trước mắt mà cả về lâu

dài, lợi ích kinh tế gắn liền với an ninh, chính trị quốc gia. Trọng điểm của chiến

lược hợp tác với Campuchia là phải gia tăng sự có mặt của các tập đoàn kinh tế lớn

của Việt Nam tại Campuchia, tham gia đấu thầu và thực hiện những dự án mang tầm

quốc tế trên đất nước có vị trí chiến lược đặc biệt này. Đồng thời phát huy lợi thế về

mối quan hệ chính trị đang theo chiều hướng tốt đẹp giữa hai nước để đẩy mạnh ký

kết các hiệp định mang tính ràng buộc pháp lý cao hơn trong quan hệ thương mại,

đầu tư và thực hiện bằng được các dự án đã ký kết để giữ uy tín cho các doanh

nghiệp Việt Nam và niềm tin với các đối tác tại thị trường giàu tiềm năng như

Campuchia.

Bên cạnh số dự án và tổng số vốn đầu tư ngày càng tăng thì các dự án đầu tư

theo lĩnh vực của Việt Nam tại Campuchia cũng ngày một phong phú, đa dạng và tập

trung nhiều vào các lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh như sản xuất, phân phối điện,

nông lâm thủy sản, viễn thông, công nghiệp chế biến chế tạo, tài chính ngân hàng, y

tế, xây dựng, giao thông vận tải, dịch vụ khách sạn, nhà hàng.

Page 107: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

99

Bảng 2.8. Đầu tư của Việt Nam sang Campuchia tính đến 23/ 2/2011 theo lĩnh vực

STT Lĩnh vực đầu tư

Số

dự

án

Tổng vốn đầu

tư của dự án

(USD)

Vốn đầu tư

của phía Việt

Nam (USD)

Vốn Việt

Nam đã thực

hiện (USD)

Doanh

thu dự án

(USD)

1 Sản xuất, phân phối điện, khí,

nước, điều hoà 2 807,284,283 807,284,283 600,000 426,326

2 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 25 646,615,444 646,615,444 103,857,880 0

3 Thông tin và truyền thông 7 175,582,245 175,582,245 52,991,676 11,472,984

4 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 4 146,100,000 146,100,000 139,988,600 0

5 Công nghiệp chế biến chế tạo 12 130,899,777 110,387,477 4,435,000 0

6 Khai khoáng 9 69,183,403 69,183,403 8,286,956 0

7 Y tế và trợ giúp xã hội 2 30,879,615 30,879,615 0 0

8 Bán buôn lẻ và sửa chữa 12 38,230,000 16,230,000 1,885,200 0

9 Xây dựng 6 12,555,793 12,555,793 0 0

10 Vận tải kho bãi 1 930,000 930,000 0 0

11 Kinh doanh bất động sản 1 900,000 900,000 0 0

12 Dịch vụ khác 1 900,000 630,000 0 0

13 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 1 800,000 440,000 0 0

14 Hành chinh và dịch vụ hỗ trợ 2 310,000 310,000 230,000 0

15 Hoạt động chuyên môn,

KHCN 2 158,000 158,000 117,000 1,762

Tổng 87 2,016,274,560 2,002,458,649 312,402,312 12,195,230

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011

Theo bảng 2.8, lĩnh vực đầu tư chiếm nhiều dự án nhất là nông lâm ngư nghiệp,

thủy sản với 25 dự án đầu tư, tiếp đến là công nghiệp chế biến chế tạo, bán buôn bán lẻ

và sửa chữa với 12 dự án. Về tổng số vốn đầu tư của các dự án là 2.061.274.560 USD,

dẫn đầu là lĩnh vực đầu tư sản xuất, phân phối điện khí, nước, điều hòa với tổng số vốn

là 807.284.283 USD. Đặc biệt, đầu tư của Việt Nam trong lĩnh vực thông tin và truyền

thông chỉ có 7 dự án với số vốn hơn 175,5 triệu USD nhưng bước đầu đã thu được lợi

nhuận khá lớn với 11,4 triệu USD; trong khi các lĩnh vực đầu tư khác vẫn còn rất khiêm

tốn. Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Võ Hồng Phúc thì

“các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, khoáng sản,

Page 108: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

100

viễn thông, hàng không, ngân hàng… đã triển khai thực hiện đúng tiến độ, trong đó

nhiều dự án đầu tư đã đi vào hoạt động đạt được kết quả tốt và đã có những đóng góp

bước đầu cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Campuchia, góp phần củng cố thúc đẩy

quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước. Hiện các dự án đầu tư của các doanh nghiệp

Việt Nam đã tạo ra trên 6000 việc làm ổn định cho người dân Campuchia” [100;2]. Có

thể nói, hợp tác đầu tư giữa Campuchia và Việt Nam đã đạt được những hiệu quả đáng

khích lệ, góp phần vào sự phát triển kinh tế của mỗi nước, cũng như tăng cường hơn nữa

mối quan hệ toàn diện giữa hai quốc gia. Nếu so sánh với những hợp tác đầu tư ra nước

ngoài của Việt Nam thì Campuchia hiện đứng vị trí thứ hai trên tổng số hơn 55 quốc gia

và vùng lãnh thổ có đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Điều đó cũng

khẳng định Việt Nam đang có những bước đi thích hợp và cần thiết tại thị trường có tính

chất mở như Campuchia.

Trong giai đoạn 1993 - 2010, nhiều tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam đã

chính thức đầu tư trực tiếp vào Campuchia và bước đầu thu được một số thành công

nhất định. Trong hơn 100 công ty Nhà nước và tư nhân của Việt Nam đang làm ăn

tại Campuchia, phải kể đến một số tập đoàn và doanh nghiệp có tên tuổi như Tập

đoàn Viễn thông quân đội Viettel, Tổng Công ty hàng không Việt Nam, Công ty Mai

Linh, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Tập đoàn Dầu khí Việt

Nam (Petro Vietnam), Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam… Tại Hội nghị xúc

tiến đầu tư Việt Nam - Campuchia diễn ra vào năm 2009, Tổng Giám đốc Công ty cổ

phần đầu tư quốc tế Viettel (thuộc Tập đoàn Viettel) - đơn vị chịu trách nhiệm xúc

tiến dầu tư triển khai và quản lý mạng viễn thông Metfone tại Campuchia cho biết:

“Chỉ sau 2 năm thâm nhập thị trường Campuchia, Metfone đã góp phần nâng mật

độ thâm nhập di động tăng 3 lần, từ 14% lên 42%; điện thoại cố định từ gần như

chưa có gì tăng lên 20%; thuê bao internet tăng hơn 10 lần” [217]. Tập đoàn Viettel

đang thực sự chiếm lĩnh thị trường viễn thông nội địa Campuchia và đang làm ăn có

lãi. Hiện tại, công ty Viettel đã thực hiện dự án thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ

VoIP và dự án mạng di động có tổng số vốn đầu tư là 28,9 triệu USD. Với dự án

thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ VoIP, công ty đã hoàn thành thiết lập mạng và

cung cấp dịch vụ từ tháng 12/2006, với dự án thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ di

động, công ty đã cung cấp dịch vụ vào tháng 11/2008. Năm 2009, Viettel đã tăng

Page 109: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

101

vốn dự án lên 156 triệu USD để mở rộng quy mô đầu tư tại Campuchia [18;2]. Với

tình hình hiện nay tại Campuchia thì mạng viễn thông Metfone đã góp phần đưa đất

nước Campuchia trở thành quốc gia băng thông rộng với hạ tầng 16.000 km cáp

quang phủ tới 100% số huyện, 95% dân số, kể cả khu vực hải đảo bằng mạng lưới

hơn 4.500 trạm phát sóng 2G và 3G. Hiện nay, 100% tỉnh thành và 70% dân số

Campuchia được tiếp cận với dịch vụ Internet. Năm 2010, Metfone là một trong

những doanh nghiệp hàng đầu góp cho ngân sách Chính phủ Hoàng gia Campuchia

với hơn 30 triệu USD [217].

Như vậy, trong bối cảnh nhiều khó khăn của kinh tế khu vực, đặc biệt tình

trạng kém phát triển của nền kinh tế Campuchia, việc triển khai đầu tư và sớm có kết

quả tốt của Tập đoàn Viettel là điều không dễ dàng. Điều này khẳng định Viettel đã

có những chiến lược và hướng đi thích hợp, từng bước chiếm lĩnh thị trường viễn

thông Campuchia. Cùng với Viettel, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cũng

là đơn vị chủ lực thực hiện mục tiêu phát triển trồng 100.000 ha cây cao su dọc tuyến

biên giới hai nước, thuộc bốn tỉnh là Rattanakiri, Stung Treng, Mondulkiri và Kong

Pong Cham của Campuchia. Đến nay phía Campuchia đã giao cho Tập đoàn khoảng

72.000 ha, tính đến tháng 5/2009 đã trồng được 10.000 ha [17;12]. Tuy nhiên, việc

triển khai thực hiện các dự án phải được tính toán cụ thể và gấp rút thực hiện vì hiện

nay có rất nhiều quốc gia đang tăng cường đầu tư cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam

trong lĩnh vực này tại Campuchia, nhất là việc nhiều công ty của Trung Quốc đã đạt

được các hợp đồng trồng cây cao su và khai khoáng ở vùng Đông Bắc Campuchia.

Ngoài ra, một số tập đoàn, công ty khác như Tập đoàn Điện lực Việt Nam

(EVN) đã đầu tư số vốn gần 1 tỷ USD xây dựng các đập thủy điện Hạ Sê San 1, Hạ

Sê San 2 và Hạ Sê San 5. Công ty Mai Linh đầu tư sang Campuchia với tổng số vốn

là 930.000 USD vào cuối năm 2007. Công ty Greenfeed Cambodia đầu tư sản xuất

và kinh doanh thức ăn gia súc, gia cầm với tổng vốn lên tới 5 triệu USD từ năm

2007, tổng số vốn đầu tư đã thực hiện được trên 1,5 triệu USD và từ năm 2009 làm

ăn có lợi nhuận. Bên cạnh đó, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam đã được cấp 2

giấy phép đầu tư sang Campuchia với tổng số vốn 15,7 triệu USD. Tập đoàn Hoàng

Anh Gia Lai đầu tư 73 triệu USD trồng 10.000 ha cây cao su [18;2]. Ngoài ra còn

phải kể đến Ngân hàng Agribank, Sacombank, Petrolimex, Công ty cổ phần phân

Page 110: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

102

bón Quốc tế Năm Sao… Đáng chú ý là ngày 15/5/2010, Ngân hàng Đầu tư và Phát

triển Việt Nam (BIDV) đã tổ chức lễ ra mắt Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Campuchia (BIDC) - chi nhánh đầu tiên của BIDV tại đất nước Chùa Tháp. BIDC đi

vào hoạt động từ tháng 9/2009 với vốn điều lệ 70 triệu USD, là ngân hàng thương

mại cổ phần lớn thứ hai tại Campuchia. Sau 8 tháng hoạt động, BIDC đã kinh doanh

có lãi và hiện nay, tổng vốn tài sản của BIDC đã lên tới 150 triệu USD, tăng hơn

100% so với vốn ban đầu. Với uy tín và thương hiệu sẵn có, BIDC đã nhanh chóng

được thị trường tài chính - ngân hàng Campuchia biết đến và bước đầu đã thực hiện

được mục tiêu đề ra là kết nối thị trường tài chính giữa hai nước Việt Nam và

Campuchia, cung cấp các gói dịch vụ tài chính đầy đủ và hoàn hảo cho các doanh

nghiệp Việt Nam đầu tư vào Campuchia và cho các thành phần kinh tế tại thị trường

nước sở tại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của Campuchia [126].

Có thể thấy, việc Việt Nam đầu tư sang Campuchia sẽ mang về nhiều lợi

nhuận và gặp nhiều thuận lợi vì “với lợi thế là nước láng giềng, việc vận chuyển

hàng hóa sẽ ít tốn kém, doanh nghiệp Việt Nam có thể sản xuất các phần chính yếu

của sản phẩm Việt Nam rồi liên kết doanh nghiệp Campuchia lắp ráp thành phẩm

xuất khẩu “Made in Cambodia” nhằm tận dụng thị trường xuất khẩu mà các nước

ưu đãi cho Campuchia. Doanh nghiệp Việt Nam có thể mở công ty hay liên kết với

doanh nghiệp Campuchia đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế Campuchia

rồi xuất khẩu qua các cảng Quy Nhơn, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Hà Tiên… Campuchia

cho thuê đất dài hạn, cao nhất tới 99 năm, miễn thuế 100% khi xây dựng nhà xưởng

và được miễn thuế lợi nhuận trong 8 năm, mức thuế thu nhập doanh nghiệp chung là

20% (cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước) [89]. Mặc dù vậy, để làm được điều

đó, cần phải có sự hỗ trợ và quản lý vĩ mô của Nhà nước Việt Nam, đồng thời các

doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu kỹ về pháp luật cũng như cơ chế đầu tư của

Campuchia để tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Cũng cần nhấn mạnh rằng là thị trường Campuchia có sức mua không lớn, số

dân ít, thu nhập thấp, phần đông là người nghèo sống ở khu vực nông thôn. Do đó,

các doanh nghiệp Việt Nam cần tính toán đầu tư vào ngành nào có lợi, đạt được cả

hai mục đích: tiêu thụ tại thị trường nội địa và xuất khẩu sang nước khác. Đồng thời,

các doanh nghiệp Việt Nam cần cân nhắc trong đầu tư, làm thế nào để có thể thu hồi

và quay vòng vốn nhanh vì đa số các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế về khả

Page 111: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

103

năng tài chính, nếu không tính toán kỹ lưỡng thì thiệt thòi sẽ rất lớn. Từ việc nghiên

cứu sâu rộng về thị trường Campuchia và tiềm năng của quốc gia này “Việt Nam có

thể đầu tư vào một số lĩnh vực có lợi thế như sản xuất các loại hàng hóa tiêu dùng

giá rẻ, phục vụ cho tầng lớp dân nghèo sống ở nông thôn như giày dép, đồ dùng gia

đình, công cụ sản xuất; đầu tư công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản xuất khẩu;

các dự án khai thác tài nguyên như khai thác gỗ vì diện tích rừng của Campuchia

chiếm tới 36% tổng diện tích đất đai; các dự án nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, phát

triển cây công nghiệp như cao su, cà phê trên các vùng đất hoang hóa…” [171;107].

Là hai nước láng giềng có những điểm tương đồng về truyền thống văn hóa, phong

tục tập quán, đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, quan hệ hợp tác giữa hai nước được

nâng lên một bước, toàn diện và tốt đẹp về mặt chính trị - ngoại giao… sẽ là nền tảng

và động lực quan trọng thúc đẩy mạnh mẽ mối quan hệ trên lĩnh vực kinh tế, nhất là

hợp tác thương mại và đầu tư. Theo Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: “Các doanh

nghiệp Việt Nam hãy đến Campuchia tìm hiểu, khai thác cơ hội hợp tác kinh tế đầu

tư. Việt Nam cũng có những lĩnh vực hấp dẫn các nhà đầu tư Campuchia. Hãy khơi

dậy những tiềm năng để đưa nền kinh tế, cuộc sống của nhân dân hai nước Việt Nam

và Campuchia phát triển theo kịp các nước tiên tiến” [222].

Ngoài nguồn vốn FDI, Việt Nam còn tăng cường hợp tác đầu tư với

Campuchia bằng vốn viện trợ chính thức (ODA) và vốn tín dụng ưu đãi của Chính

phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Campuchia. Mặc dù số vốn của hai chương trình

đầu tư này không lớn nhưng cũng góp phần giúp Campuchia thực hiện một số dự án

cơ bản, đồng thời nâng cao uy tín và hình ảnh tốt đẹp về Việt Nam trong lòng nhân

dân Campuchia. Chỉ tính riêng trong năm 2010, Việt Nam đã dành cho Campuchia

110 tỷ đồng, trong đó dành 86 tỷ đồng chi cho đào tạo học sinh Campuchia tại Việt

Nam, 24 tỷ đồng còn lại để thực hiện các dự án [16;1].

Đối với hợp tác sử dụng vốn tín dụng ưu đãi, hai bên đã ký Hiệp định Tín

dụng giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Vương quốc

Campuchia ngày 10/10/2005 về việc Việt Nam dành cho Campuchia một khoản tín

dụng ưu đãi trị giá không quá 25,8 triệu USD để đầu tư xây dựng, nâng cấp Quốc lộ

78 (đoạn từ Banlung km 126 đi O Yadav km 195 + 577) [46]. Hiệp định cho vay ưu

đãi để xây dựng cầu Long Bình - Chrey Thom với tổng mức đầu tư của dự án là

36,86 triệu USD.

Page 112: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

104

Đáng chú ý là một số dự án sử dụng vốn ODA của Việt Nam tại Campuchia

đã từng bước được thực hiện và đi vào hoạt động. Ví như: Dự án khôi phục và hoàn

thiện hệ thống lưới độ cao quốc gia Campuchia với tổng mức đầu tư là 59,235 tỷ

đồng, Dự án giúp Campuchia 5 máy phát FM tại các tỉnh cũng đã được bố trí 5 tỷ

đồng để tiến hành triển khai thực hiện. Riêng về dự án Nâng cao năng lực mạng lưới

thủy văn và hệ thống thông tin khí tượng thủy văn Campuchia đã được Bộ Tài

nguyên và Môi trường hoàn thành việc lập báo cáo dự án đầu tư, hiện đang chờ ý

kiến từ phía Campuchia để trình Chính phủ Việt Nam xem xét quyết định [16;8].

Về phía Campuchia, mặc dù còn nhiều khó khăn, hạn chế về tiềm lực kinh tế,

song Chính phủ và các doanh nghiệp Campuchia vẫn có những nỗ lực xúc tiến đầu tư

một số dự án tại Việt Nam, nhất là trong những năm gần đây số dự án và vốn đầu tư

có sự gia tăng đáng kể. Tính đến tháng 4/2006, Campuchia là nước có vốn đầu tư vào

Việt Nam đứng thứ 58 trong tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ có vốn đầu tư vào

Việt Nam với 4 dự án đang hoạt động và tổng số vốn đăng ký 4 triệu USD [180;7].

Đến năm 2010, số dự án của Campuchia lên tới 8 dự án với tổng số vốn đầu tư hơn

51 triệu USD. Các dự án đầu tư của Campuchia vào Việt Nam tập trung chủ yếu một

số ngành như nông lâm nghiệp, thủy sản, vận tải kho bãi, công nghiệp chế biến chế

tạo; dịch vụ lưu trú và ăn uống, bán buôn, bán lẻ; sữa chữa, hoạt động chuyên môn

và khoa học công nghệ.

Bảng 2.9. Đầu tư trực tiếp của Campuchia vào Việt Nam tính đến 14/3/2011

phân theo ngành

TT Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu

tư (USD)

Vốn điều lệ

(USD)

1 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 1 45000000 15000000

2 Vận tải kho bãi 1 3000000 2200000

3 Công nghiệp chế biến,chế tạo 2 1050000 250000

4 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 1 1000000 1000000

5 Hoạt động chuyên môn, KHCN 1 400000 400000

6 Bán buôn,bán lẻ,sửa chữa 1 300000 300000

7 Y tế và trợ giúp xã hội 1 300000 90000

Tổng cộng 8 51,050,000 19,240,000

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011

Page 113: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

105

Theo bảng 2.9, trong tổng số 51.050.000 USD vốn đầu tư của Campuchia vào

Việt Nam ở con số 8 dự án thì các dự án đầu tư về nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt

mức cao nhất là 45.000.000 USD, thứ hai là ngành công ngiệp chế biến chế tạo với

1.050.000 USD và hai ngành có mức vốn đầu tư thấp nhất là buôn bán, bán lẻ, sữa

chữa, y tế và trợ giúp xã hội đồng tương ưng với con số 300.000 USD. So với Việt

Nam đầu tư tại Campuchia, thì số sự án và số vốn của Campuchia đầu tư vào Việt

Nam còn quá khiêm tốn.

Bảng 2.10. Đầu tư trực tiếp của Campuchia vào Việt Nam

tính đến 14/3/2011 phân theo hình thức

TT Hình thức đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu

tư (USD)

Vốn điều lệ

(USD)

1 100% vốn nước ngoài 5 46050000 15840000

2 Liên doanh 3 5000000 3400000

Tổng cộng 8 51,050,000 19,240,000

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011

Bảng 2.11. Đầu tư trực tiếp của Campuchia vào Việt Nam

tính đến 14/3/2011 phân theo địa phương

TT Địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư

(USD)

Vốn điều lệ

(USD)

1 Quảng Ninh 1 45000000 15000000

2 Tây Ninh 2 3300000 2500000

3 Tp. Hồ Chí Minh 3 1350000 340000

4 Hà Giang 1 1000000 1000000

5 Hà Nội 1 400000 400000

Tổng cộng 8 51,050,000 19,240,000

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011

Trên thực tế, nếu xét về khả năng hiện tại của Campuchia thì việc đầu tư của

Campuchia vào Việt Nam là một sự nỗ lực vượt bậc trong bối cảnh nền kinh tế còn

rất nhiều khó khăn. Theo báo cáo Chiến lược Tứ giác phát triển của Chính phủ

Hoàng gia Campuchia giai đoạn II (2008 - 2013) ký ngày 26/9/2008, chỉ số về thu

nhập bình quân đầu người dân Campuchia năm 2004 là 394 USD và năm 2007 là

594 USD, đây là mức thu nhập vào loại thấp nhất Đông Nam Á. Tỷ lệ người nghèo

Page 114: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

106

của Campuchia vẫn còn rất cao: chiếm 35% (2004) và 32% (2007) và tỷ lệ nghèo ở

khu vực nông thôn của Campuchia còn cao hơn nhiều lần [26;4, 15]. Campuchia đã

có nhiều nỗ lực để vực dậy nền kinh tế, theo đánh giá của Thủ tướng S.Hunsen,

Campuchia có mức tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm tăng 11,1%/năm. Dự trữ

ngoại tệ cũng tăng gấp đôi và đạt khoảng 2 tỷ USD vào đầu năm 2008. Nguồn vốn

FDI vào Campuchia đã tăng hơn 7 lần từ 121 triệu USD năm 2004 lên 867 USD năm

2007 và kể từ khi thực hiện chương trình cải cách quản lý tài chính công, thì nguồn

thu ngân sách đã tăng trung bình 26% năm [99;2].

Những con số nêu trên đã thể hiện sự phát triển của nền kinh tế - xã hội

Campuchia trong những năm vừa qua. Cùng với việc đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài,

Campuchia từng bước khẳng định vị thế và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế

đất nước trong khu vực. Những kết quả đạt được trong hợp tác đầu tư giữa

Campuchia và Việt Nam đã tạo “tiền đề để hai nước thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp

tác kinh tế, đầu tư, thương mại, khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của cả

hai phía... các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp hai nước đã có sự phối

hợp chặt chẽ trong việc tăng cường hợp tác tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi

thúc đẩy đầu tư, kinh doanh… các cơ quan quản lý nhà nước về hợp tác đầu tư của

cả hai nước đã thiết lập được đầu mối trao đổi thông tin, tăng cường công tác quản

lý nhà nước, xúc tiến đầu tư và hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp” [101;2]

Nhìn chung, quan hệ hợp tác đầu tư Campuchia - Việt Nam đã đạt được kết quả

đáng kể và ngày càng khởi sắc. Điều này đã được nhấn mạnh trong Bản ghi nhớ giữa

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nước CHXHCN Việt Nam và Hội đồng Phát triển Vương

quốc Campuchia về xúc tiến đầu tư của Việt Nam vào Campuchia ngày 25-

26/12/2009: Hai bên cùng ghi nhận và đánh giá cao về sự gia tăng các dự án đầu tư

của các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia và các nhà đầu tư Campuchia sang Việt

Nam; với quyết tâm chung là tăng cường hợp tác trên cơ sở bình đẳng và hữu nghị, vì

lợi ích cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân hai nước. Hai bên nhất trí sẽ tăng cường

hợp tác và trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong việc xây dựng và hoàn thiện các cơ

chế, chính sách liên quan đến đầu tư, thường xuyên thông báo cho nhau những thay

đổi mới nhất đặc biệt là các nội dung liên quan như thủ tục đầu tư, chính sách khuyến

khích đầu tư và danh mục các dự án kêu gọi đầu tư nhằm tạo điều kiện cho các nhà

Page 115: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

107

đầu tư trong việc tìm hiểu thông tin về môi trường và cơ hội đầu tư. Đồng thời, cam

kết sẽ phối hợp chặt chẽ để cùng tháo gỡ các khó khăn liên quan tới cơ chế chính sách

và thủ tục hành chính của cả hai nước nhằm thúc đẩy nhanh quá trình cấp phép đầu tư

một cách thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam vào Campuchia và các dự án của

Campuchia vào Việt Nam [15;1-2]. Đây là một trong những cơ sở ban đầu để các

doanh nghiệp hai bên an tâm làm ăn và tạo điều kiện cho “Nhiều dự án được triển

khai khá thuận lợi ở cả hai nước, một số dự án đã đi vào hoạt động và có những đồng

góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế và quan hệ hữu nghị giữa hai nước” [101;1].

Tuy nhiên, số dự án cũng như lượng vốn đầu tư của Campuchia vào Việt Nam và

ngược lại đến thời điểm hiện tại vẫn còn quá nhỏ bé so với tiềm năng thực tế rất lớn

của cả hai nước và so với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác như Trung Quốc, Hàn

Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Malaysia, Hồng Kông, Đài Loan…

Để khắc phục điều này, ngoài những thuận lợi nêu trên, Campuchia và Việt

Nam cần phải tăng cường hơn nữa các loại hình hợp tác đầu tư cả về chất lượng và

quy mô. Đặc biệt là việc đẩy mạnh quá trình đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam

sang Campuchia trong đó tập trung vào các ngành có tiềm năng và thực lực. Bởi lẽ

hiện nay “Chính phủ Campuchia đã có chính sách cụ thể để khuyến khích đầu tư vào

6 lĩnh vực: sản xuất nông nghiệp, giao thông và viễn thông, năng lượng và điện lực,

những ngành sử dụng nhiều lao động phục vụ xuất khẩu, du lịch và phát triển nguồn

nhân lực” [37;51]

Ngoài ra, Campuchia dự kiến sẽ thành lập 19 đặc khu kinh tế giáp biên giới

với Thái Lan, Việt Nam và xung quanh Thủ đô Phnom Penh là cơ hội thuận lợi cho

các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào

Campuchia. Cũng theo ông Kep Chuk Tema - Đô trưởng Thủ đô Phnom Penh:

“Hàng Việt Nam đã qua mặt được hàng Thái Lan tại thị trường Campuchia, Việt

Nam nên đầu tư vào Campuchia vì có sẵn thị trường và các doanh nghiệp Việt Nam

được đưa vào danh sách “nhà đầu tư VIP” được hưởng những ưu tiên hỗ trợ về mặt

thủ tục, được tư vấn cho khu vực và lĩnh vực đầu tư” [37;50]. Phó Thủ tướng

Campuchia Sok An thì khuyên doanh nghiệp Việt Nam nên tham gia đầu tư vào các

khu chế xuất, nơi hàng hóa Việt Nam có thể xuất khẩu đi các nước và hưởng những

ưu đãi thuế khi có xuất xứ từ Campuchia. Chẳng hạn, chỉ tính riêng thị trường Mỹ,

Page 116: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

108

đến nay có 60.000 mặt hàng của Campuchia được miễn thuế khi nhập khẩu vào Mỹ

[37;50] và có 418 mặt hàng của Campuchia xuất khẩu sang Trung Quốc được miễn

giảm với thuế suất bằng 0% [117]. Bên cạnh đó, Chính phủ hai nước Campuchia và

Việt Nam cần tích cực đưa ra những chính sách hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp,

nâng cao năng lực cạnh tranh và chủ động, linh hoạt trong các cơ hội làm ăn ở cả hai

phía. Cuối cùng, hai nước cần có những chiến lược dài hạn, thực hiện ký kết các biên

bản có tính pháp lý cao như hiệp định, trong đó phải có chính sách về kinh tế để tạo

sự đan xen lợi ích và hỗ trợ lẫn nhau trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

2.4.3. Hợp tác giao thông vận tải

Để phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện liên kết hội nhập, giao thông vận

tải được cả Campuchia và Việt Nam quan tâm đầu tư xây dựng. Hiện nay, hợp tác

giao thông vận tải hai nước đã có những thành tựu khả quan, góp phần mang lại lợi

ích đối với công cuộc cải cách, đổi mới của mỗi nước. Trong những năm qua,

Campuchia và Việt Nam đã có sự hợp tác ngày càng chặt chẽ trong các lĩnh vực giao

thông đường bộ, đường thủy và đường hàng không, trong đó giao thông đường bộ

được đặc biệt chú trọng.

Ngày 1/6/1998, Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ CHXHCN Việt

Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã được ký kết là cơ sở đánh dấu bước

phát triển mới trong hợp tác giao thông vận tải của hai nước. Hiệp định bao gồm 19

điều khoản liên quan đã tạo có sở pháp lý cho hai nước thực hiện “thúc đẩy việc vận

chuyển hàng hóa và hành khách (kể cả khách du lịch) bằng đường bộ giữa hai

nước”. Nội dung của Hiệp định tập trung vào quy định cụ thể về các thủ tục hành

chính trong quá trình lưu thông như cấp phép, giấy tờ, xuất trình giấy tờ, đường lưu

thông, xử lý sự cố, những quy định pháp luật sở tại khi các phương tiện tham gia

giao thông đi lại trong lãnh thổ ở mỗi nước, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc

trao đổi, giao lưu giữa nhân dân hai nước. Điều 1 của Hiệp định này nêu rõ: “Hai

Bên kết kết đồng ý tiến hành vận chuyển hàng hóa và hành khách (kể cả khách du

lịch) qua lại giữa hai nước theo đường bộ qua các cửa khẩu biên giới được hai Bên

thỏa thuận. Hai Bên ký kết có quyền và cơ hội ngang nhau trong việc vận chuyển

hàng hóa và hành khách (kể cả khách du lịch) song phương giữa hai nước. Những

vấn đề khác liên quan đến vận tải đường bộ giữa hai nước như tổ chức và hình thức

Page 117: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

109

vận tải, tuyến đường, giao nhận, kho bãi, phí giao thông và các thứ phí khác sẽ do cơ

quan có thẩm quyền của hai Bên ký kết thỏa thuận” [45]. Những điều khoản của

Hiệp định đã góp phần giúp Campuchia và Việt Nam hướng tới sự hợp tác lâu dài

giữa hai bên và đều có “quyền lợi ngang nhau” trong quá trình hợp tác giao thông

đường bộ. Theo Hiệp định, số lượng phương tiện thương mại (cả hành khách và hàng

hóa) được phép qua lại hai nước mỗi bên là 300 xe thông qua 7 cặp của khẩu. Tuy

nhiên, hiện nay do điều kiện cơ sở vật chất tại một số cửa khẩu không đảm bảo,

phương tiện thương mại liên vận chỉ mới qua lại được tại 4 cặp cửa khẩu gồm: Mộc

Bài (Tây Ninh) - Bà Vẹt (Svarieng); Xa Mát (Tây Ninh) - Trapeang Phlong

(Kongpong Cham); Tịnh Biên (An Giang) - Phnom Den (Takeo); Hà Tiên (Kiên

Giang) - Prek Chak (Kampot). Những năm tiếp theo sẽ cho phép phương tiện qua lại

các cặp cửa khẩu còn lại là Lệ Thanh (Gia Lai) - OYadav (Rattanakiri); Bon Nuê

(Bình Phước) - Trapeang Sre (Kratie); Bu Prang (Đắk Nông) - O Raing

(Mundulkiri). Sau khi thông xe, các phương tiện vận tải hành khách và hàng hóa

bằng đường bộ của hai nước có thể đi sâu vào lãnh thổ của nhau mà không phải dừng

lại ở biên giới để chuyển tải như trước đây [17;8]. Có thể nói, với những nội dung cụ

thể, Hiệp định là văn bản pháp quy cao nhất thể hiện được ý chí thống nhất giữa hai

nhà nước trong những nỗ lực nhằm củng cố và phát triển mối quan hệ bền vững trên

lĩnh vực giao thông vận tải.

Bên cạnh đó, Campuchia và Việt Nam đã triển khai nhiều chương trình, dự án

giao thông trọng điểm, trong đó Việt Nam là nước hỗ trợ, giúp đỡ cho Campuchia

xây dựng và hoàn thiện nhiều công trình giao thông quan trọng. Đặc biệt, dự án cải

tạo, nâng cấp Quốc lộ 78 tại Campuchia bằng vốn vay của Việt Nam theo Hiệp định

tín dụng VC-01 ngày 10/10/2005, có tổng trị giá 25,8 triệu USD. Dự án được khởi

công vào ngày 4/2/2007 với liên danh nhà thầu gồm Tổng công ty xây dựng công

trình giao thông 1 của Bộ Giao thông vận tải (CIENCO1), Tổng công ty xây dựng

Trường Sơn của Bộ Quốc phòng (TSC) và Công ty Sok Sokha của Campuchia (SSK)

[14;2-3]. Đây là công trình trọng điểm có ý nghĩa hết sức thiết yếu đối với

Campuchia và cả trong quan hệ hai nước. Phát biểu tại buổi lễ khởi công đường 78,

Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng khẳng định: “Việc hai nước tổ chức lễ khởi công

dự án này có ý nghĩa hết sức sâu sắc, đánh dấu nỗ lực, quyết tâm cao của chính phủ

Page 118: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

110

và nhân dân hai nước, thể hiện tình cảm và truyền thống hợp tác hữu nghị vốn có

giữa hai nước…tuyến đường sau khi hoàn thành sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nhân

dân Campuchia và cho khu vực tam giác phát triển (Lào - Việt Nam - Campuchia),

bởi lẽ sau khi hoàn thành tuyến đường này sẽ tạo ra thêm một tuyến hành lang kinh

tế Đông - Tây, liên kết tỉnh Rattanakiri của Campuchia với các tỉnh thuộc khu vực

Tây Nguyên và các cảng biển ở duyên hải miền Trung Việt Nam” [203].

Ngày 18/3/2010, dự án nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 78 đã được hoàn thành và

đưa vào hoạt động nối liền thành phố Banlung (Rattanakiri, Campuchia) tới Cửa

khẩu quốc tế O Yadav (Campuchia) - Lệ Thanh (Việt Nam) với tổng chiều dài

69,569km [20]. Công trình đi vào hoạt động không chỉ góp phần tạo điều kiện thuận

lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Campuchia mà còn mở ra cơ hội trong hợp

tác thương mại, dịch vụ… tăng cường vận chuyển người, hàng hóa và phương tiện

qua lại giữa hai nước. Đồng thời, Quốc lộ 78 là điểm kết nối miền Trung của Thái

Lan, Đông Bắc Campuchia với vùng Tây Nguyên của Việt Nam, đóng góp vào phát

triển giao thông vận tải, tạo tiền đề cho việc xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế

của các tỉnh nằm trong khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.

Ngoài ra, Campuchia và Việt Nam còn hợp tác triển khai đầu tư xây dựng cầu

Long Bình - Chrey Thom dưới dạng Hiệp định cho vay ưu đãi. Ngay từ đầu tháng

7/2006, Bộ Giao thông vận tải hai nước đã thành lập Nhóm nghiên cứu tiến hành

khảo sát và thiết kế kỹ thuật cho dự án. Theo Hiệp định, tổng mức đầu tư của dự án

được duyệt là 36,82 triệu USD. Trong đó, tổng mức đầu tư phía bờ Việt Nam là

16,23 triệu USD, tổng mức đầu tư phía bờ Campuchia là 20,59 triệu USD [14;3].

Như vậy, việc vay vốn và hỗ trợ vốn giữa Campuchia và Việt Nam ngày càng được

Chính phủ hai nước quan tâm đã góp phần thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giao

thông vận tải.

Hai nước cũng thống nhất về mặt kỹ thuật việc xây dựng cầu biên giới Đắk

Đăng trên tuyến đường nối tỉnh Đắk Nông (Việt Nam) và Mondulkiri (Campuchia),

xây dựng cầu vượt Sở Hạ nối Cửa khẩu quốc tế Dinh Bà (Đồng Tháp) với

Bontiachak Cray (Prey Veng). Cùng với sự hỗ trợ từ Chính phủ, các tỉnh biên giới

hai nước cũng đã quan tâm, hỗ trợ lẫn nhau trong việc xây dựng hệ thống cầu,

đường, đặc biệt là các tuyến đường nối liền đến cửa khẩu biên giới Campuchia - Việt

Page 119: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

111

Nam nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho việc lưu thông hàng hóa, trao đổi và giao lưu

của nhân dân. Có thể kể đến các dự án tiêu biểu như xây dựng tuyến đường trải đá,

tráng nhựa liên tỉnh số 312 kết nối với tuyến đường DT-101 của Việt Nam với tổng

chiều dài 28,7km từ Cửa khẩu quốc tế Bontiachak Crey (Prey Veng) - Dinh Bà

(Đồng Tháp) nối liền Quốc lộ 1 tại khu dân cư Phơsa Lơvia, huyện Preah Sdach

(Prey Veng, Campuchia). Tuy còn nhiều khó khăn, song các địa phương hai bên biên

giới đã có nhiều cố gắng để thúc đẩy hợp tác giao thông vận tải. Chẳng hạn, tỉnh

Bình Phước đã giúp phía Campuchia làm đường, nâng cấp đoạn đường rộng 9m, dài

31km và xây dựng cầu sắt dài 49m từ cửa khẩu Tonlecham, huyện Mê Mốt, tỉnh

Kongpongcham đến Quốc lộ 7 (Campuchia). Tỉnh Kandan (Campuchia) và tỉnh An

Giang đã phối hợp xây dựng đê bao chống sạt lở sông khu vực Cửa khẩu quốc tế

Komxomno - Vĩnh Xương; tỉnh Long An giúp xây cầu hữu nghị qua sông Tano, xã

Krua, huyện Svay Chrum, tỉnh Svay Rieng (Campuchia) dài 62,60m, rộng 9m nhằm

tạo điều kiện, giúp nhân dân đi lại thuận tiện [20]. Mặt khác, Việt Nam cũng tích cực

giúp đỡ Campuchia đẩy mạnh tiến độ xây dựng tuyến đường bộ xuyên Á đoạn từ

Phnom Penh đi Thành phố Hồ Chí Minh. Một số công ty Việt Nam cũng sang thực

hiện các công trình giao thông ở Campuchia như Công ty xây dựng dầu khí (Bộ Xây

dựng), Tổng Công ty xây dựng Công trình giao thông số 5 và 6 thi công Quốc lộ 3,

Công ty phát triển kinh doanh nhà Cửu Long thi công Quốc lộ 33 [119].

Mặc dù các công trình hợp tác giao thông vận tải giữa Campuchia và Việt

Nam chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong phát triển kinh tế - xã hội của

hai nước nhưng với những thành tựu đã nêu ở trên đã chứng minh được năng lực

thực tế và hiệu quả của quá trình hợp tác này. Chính vì vậy, tại Hội nghị Hợp tác và

Phát triển các tỉnh biên giới Campuchia - Việt Nam từ ngày 2-3/8/2010, Chính phủ

hai nước đã “đánh giá cao kết quả hợp tác trong lĩnh vực giao thông, xây dựng và

cải tạo cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi cho nhân dân qua lại, trao đổi hàng hóa, vận

chuyển và hoạt động thương mại biên giới; nhất trí tiếp tục thực hiện dự án xây dựng

và cải tạo đường, cầu và các công trình hạ tầng khác trong khả năng của các tỉnh

liên quan của hai nước. Hai bên khuyến khích các tỉnh biên giới hai nước tiếp tục hỗ

trợ nhau trong việc xây dựng và sửa chữa đường, cầu kết nối khu vực biên giới hai

Page 120: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

112

nước. Hai bên tiếp tục xây dựng Quy hoạch tổng thể về xây dựng và kết nối mạng

lưới giao thông giữa các tỉnh biên giới Campuchia - Việt Nam” [125].

Trước đó, Campuchia và Việt Nam cũng đã ký Nghị định thư thực hiện Hiệp

định vận tải đường bộ giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia

Campuchia vào ngày 10/10/2005. Đây là văn bản được hai bên ban hành nhằm cụ thể

hóa những vấn đề liên quan đã được nêu trong Hiệp định Vận tải đường bộ ngày

1/6/1998. Nội dung Nghị định thư gồm 93 điều quy định về việc đăng ký và loại

phương tiện cơ giới; Yêu cầu đối với phương tiện cơ giới; Tạm nhập và tái xuất

phương tiện cơ giới; Bảo hiểm bắt buộc đối với phương tiện cơ giới; Vận chuyển

người qua biên giới; Chế độ trách nhiệm của người vận tải trong vận tải hành khách

qua biên giới; Vận tải hàng hóa biên giới; Chế độ trách nhiệm của người vận tải

trong vận tải hàng hóa qua biên giới; Tiêu chí cấp phép cho Người kinh doanh vận

tải thực hiện vận tải qua biên giới; Thủ tục hải quan, Kiểm dịch động, thực vật; Quy

định các cặp cửa khẩu biên giới; Các loại phí và lệ phí liên quan đến vận tải qua biên

giới; Những điều khoản cuối cùng [200;1]. Như vậy, Hiệp định Vận tải đường bộ

1998 và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ 2005 giữa hai Chính

phủ đi vào thực thi đã mở ra cơ hội và triển vọng hợp tác sâu rộng trên lĩnh vực giao

thông vận tải giữa hai nước. Trên cơ sở những nội dung được ký kết, Campuchia và

Việt Nam có thể cùng chia sẻ những vấn đề cùng quan tâm, đồng thời giải quyết

những vướng mắc bằng văn bản có giá trị pháp lý cao nhất là hiệp định, đảm bảo sự

công bằng và thuận lợi cho hoạt động của phương tiện vận tải và nhân dân giữa hai

nước trong quá trình trao đổi, giao lưu và buôn bán.

Hợp tác giao thông đường hàng không giữa hai nước cũng không ngừng mở

rộng và thu được những tín hiệu khả quan. Hiệp định giữa Chính phủ nước

CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia về vận tải hàng không

ký ngày 19/4/1996 tại Hà Nội đã mở ra cơ hội hợp tác trong lĩnh vực hàng không dân

dụng và đã được bổ sung, sửa đổi theo các nguyên tắc hợp tác tự do hóa ghi nhận

trong Thỏa thuận thành lập Tiểu vùng hợp tác vận tải hàng không giữa Campuchia,

Lào, Myanmar và Việt Nam ký ngày 14/1/1998 [14;2]. Hiệp định này đã tạo thuận

lợi cơ bản cho Campuchia và Việt Nam thực hiện tổ chức các chuyến bay thường

nhật nối liền lãnh thổ hai nước. Trong đó, Tổng công ty Hàng không Việt Nam -

Page 121: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

113

Vietnam Airlines là hãng có số chuyến bay đến Campuchia nhiều nhất. Hiện nay,

trên các tuyến từ Campuchia sang Việt Nam có ba hãng hàng không đang khai thác

thường xuyên, đó là hai hãng Progress Multitrade Air và Royal Khmer Airlines Ltd

của Campuchia và Vietnam Airlines của Hàng không Việt Nam. Các hãng Hàng

không Campuchia thực hiện 17 chuyến bay/tuần từ Siem Reap đi Hà Nội và Thành

phố Hồ Chí Minh [27;44]. Ngược lại, Tổng công ty Hàng không Việt Nam thực hiện

77 chuyến bay/tuần giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Siem Reap, Phnom

Penh trên tổng số 85 chuyến bay đi Lào và Campuchia; trong đó có 7 chuyến bay nối

Đông Dương từ Hà Nội - Viêng Chăn - Phnom Penh - Thành phố Hồ Chí Minh

[16;10]. Hàng ngày có 10 chuyến bay kết nối giữa hai nước, gồm 6 chuyến bay từ Hà

Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đi Siem Reap và 4 chuyến bay đi Phnom Penh, trong

đó có 2 chuyến của Royal Khmer Airlines. Vào thời gian cao điểm, mỗi ngày có 14

chuyến bay của hãng Hàng không Việt Nam qua Campuchia chuyên chở hành khách

và hàng hóa giữa hai nước. Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân, Tổng

công ty Hàng không Việt Nam đang có phương án tăng tần suất chuyến bay, nâng

cao chất lượng phục vụ và mở thêm tuyến bay mới để phát triển du lịch ba nước

Đông Dương và Tiểu vùng sông Mekong.

Đặc biệt, ngày 26/7/2009, Hiệp định thành lập hãng Hàng không Quốc gia

Campuchia (Cambodia Angkor Air) giữa Việt Nam và Campuchia được ký kết. Theo

những thỏa thuận đạt được, Vietnam Airlines sẽ hợp tác toàn diện và hỗ trợ tối đa

cho Cambodia Angkor Air trong quá trình triển khai hoạt động, mở rộng và phát

triển, trong đó, Vietnam Airlines nắm giữ tỷ lệ 49% vốn điều lệ ban đầu [17;7]. Có

thể nói sự giúp đỡ của Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển ngành hàng

không Campuchia là một nỗ lực lớn lao của cả hai phía, tạo tiền đề quan trọng để

Campuchia có thể hội nhập sâu hơn vào đời sống kinh tế - xã hội khu vực và thế giới.

Tính đến hết năm 2010, Vietnam Airlines đã chuyển giao cho Cambodia Angkor Air

8 máy bay gồm 4 Airbus A321-200 và 4 ATR 72-500. Theo kế hoạch, đến năm

2015, Cambodia Angkor Air sẽ khai thác một đội bay gồm 12 chiếc với độ tuổi máy

bay trung bình trẻ nhất trong khu vực [17;7]. Vietnam Airlines cũng cam kết hỗ trợ

Campuchia Angkor Air trong việc bảo dưỡng, sửa chữa, hợp tác thương mại với

nhiều ưu đãi. Thời gian đầu, Việt Nam sẽ giúp Campuchia về nguồn lực cán bộ quản

Page 122: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

114

lý, phi công, tiếp viên, kỹ sư, thợ kỹ thuật giàu kinh nghiệm để Campuchia Angkor

Air hoạt động có hiệu quả, đảm bảo an toàn. Mặt khác, Vietnam Airlines sẽ giúp

phía Campuchia đào tạo đội ngũ cán bộ hàng không đủ năng lực làm chủ công nghệ,

quản lý một hãng hàng không hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế.

Theo đánh giá của lãnh đạo hai nước, việc thành lập hãng Hàng không liên

doanh giữa hai quốc gia sẽ mở đường cho sự phát triển mới trong mối quan hệ hợp

tác giữa Campuchia và Việt Nam, đặc biệt là các lĩnh vực hàng không, đầu tư tài

chính, ngân hàng... Đây là mốc quan trọng trong sự hợp tác về kinh tế, chính trị giữa

hai nước. Thủ tướng S.Hunsen cho rằng, sự hợp tác này đúng vào thời điểm đang

đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước. Campuchia và Việt Nam đã và đang

cùng nhau hành động, đảm bảo thời cơ này phải được sử dụng để phục vụ sự phát

triển của đất nước và nhân dân hai quốc gia. “Cambodia Angkor Air, với sự đóng

góp của Vietnam Airlines, sẽ góp phần mở rộng chính sách mở cửa chân trời của

Campuchia để phục vụ nhân dân, khách du lịch của chúng tôi. Sự thành công của

các chuyến bay sẽ góp phần mang lại niềm tự hào dân tộc cho Campuchia” [212].

Về hợp tác giao thông đường thủy, Campuchia và Việt Nam đã ký Hiệp định

vận tải đường thủy đầu tiên vào năm 1998. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu hội nhập

và phát triển giữa hai nước, ngày 17/12/2009, Hiệp định giữa Chính phủ nước

CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia về vận tải đường thủy

được ký kết thay thế cho Hiệp định năm 1998, với 5 chương gồm 39 điều khoản quy

định. Hiệp định là văn bản pháp quy cao nhất giữa hai nước về hợp tác giao thông

vận tải bằng đường thủy trong thời kỳ mới, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình

đi lại, giao lưu của các phương tiện và nhân dân hai bên, nhất là sự di chuyển trên

dòng sông Mekong nối liền biên giới hai quốc gia. Trong 39 điều khoản của Hiệp

định, Campuchia và Việt Nam đã thống nhất quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên

tham gia giao thông đường thủy, tập trung quy định các khoản: Tự do giao thông

thủy (các tuyến đường, cửa khẩu, cảng bến); Quản lý kỹ thuật đường thủy; thực hiện

tự do giao thông thủy; phí, lệ phí và thuế; Nhóm tạo điều kiện thuận lợi cho giao

thông thủy trên sông Mekong; Giải quyết tranh chấp và một số điều khoản chung,

các phụ lục đính kèm. Tại Điều 9 của Hiệp định quy định rõ “Các bên ký kết có

quyền và các cơ hội ngang nhau về tự do giao thông thủy; Mỗi bên ký kết không đưa

Page 123: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

115

ra bất cứ biện pháp nào phân biệt đối xử với tàu của bên ký kết kia trong việc tham

gia vận tải giữa hai nước; Các bên ký kết cùng áp dụng chế độ đãi ngộ tối huệ quốc

cho tàu thuyền của kên ký kết kia trong các thủ tục đến và rời cảng, thủ tục hải quan

và các thủ tục khác, sử dụng cầu tàu để xếp, dỡ hàng, sử dụng các ụ tàu, bến và nhà

kho cũng như các trang thiết bị khác của cảng, kể cả các nguồn cung ứng nguyên vật

liệu” [49]. Nội dung này đáp ứng nhu cầu vận chuyển của tàu thuyền qua lại hai

nước, đồng thời thể hiện được tính công bằng, bình đẳng giữa hai bên trong tham gia

giao thông vận tải bằng đường thủy. Hiệp định nêu rõ: “Các tàu sử dụng quyền tự do

giao thông thủy với mục đích quá cảnh và vận tải thủy qua biên giới phải đi qua cửa

khẩu Vĩnh Xương - Thường Phước (Việt Nam) - Cam Samno (Campuchia)” [49].

Bộ trưởng Giao thông và vận tải Campuchia Tram Im Tek cho rằng Hiệp định

này khi được thi hành sẽ giúp giảm bớt cước phí vận chuyển và rút ngắn thời gian

giao hàng giữa hai nước. Với Hiệp định này, các tàu vận tải hàng hóa của hai nước

theo đường sông Mekong và Tonle Bassac sẽ chỉ xin giấy phép và làm thủ tục hải

quan ngay tại các trạm kiểm soát trên biên giới hai nước, thay vì phải xin giấy phép

Bộ Thương mại mỗi nước như trước đây với thời gian từ 4-5 ngày [158]. Cũng theo

Hiệp định, tàu thuyền của Campuchia có thể đi thẳng tới Cảng Cái Mép của Việt

Nam. Trong đó, Việt Nam đặc biệt ưu tiên cho các tàu thuyền từ Cảng Phnom Penh

và từ năm 2010, Cảng Phnom Penh đã phục vụ vận tải hơn một triệu tấn hàng hóa

qua lại Việt Nam. Hai bên cũng tạo mọi điều kiện và biện pháp để nâng cao hiệu quả

hoạt động và đảm bảo an toàn cho tàu thuyền sử dụng các cảng của Campuchia và

Việt Nam [17;7]. Sự kiện đánh dấu hiện thực hóa Hiệp định vận tải đường thủy giữa

Việt Nam và Campuchia là tháng 9/2010, tàu du lịch đường sông RV La Marguerite

đã khởi hành chuyến đầu tiên tại cảng Sài Gòn (Việt Nam) đưa khách du lịch đi trên

tuyến đường sông đến Siem Reap (Campuchia).

Có thể khẳng định, Hiệp định đã tạo ra khung pháp lý chặt chẽ điều chỉnh hoạt

động vận tải thủy giữa hai nước, tạo cho các doanh nghiệp vận tải thủy của Việt Nam

(chiếm trên 90% tàu chở hàng giữa hai nước) thuận lợi trong quá trình vận chuyển

hàng hóa, bốc dỡ nguyên vật liệu, đẩy mạnh buôn bán và phát triển quan hệ thương

mại với Campuchia. Theo đánh giá của Tổng thư ký Bộ Giao thông Công chính

Campuchia Mom Sibon: Hiệp định vận tải đường thủy sẽ gia tăng hoạt động thương

Page 124: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

116

mại và giao thông đường thủy, thay cho các tuyến vận chuyển đường bộ đã quá tải.

Hiệp định này hứa hẹn gia tăng quyền tiếp cận của Campuchia đối với cảng Cái

Mép, một cảng nước sâu nằm gần Thành phố Hồ Chí Minh. Một cơ sở mới khánh

thành trong năm nay ở cảng này đã giúp rút ngắn nhiều ngày của thời gian vận

chuyển hàng hóa sang Hoa Kỳ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Campuchia [218].

Như vậy, lợi ích của cả Campuchia và Việt Nam thông qua ký hiệp định vận tải

đường thủy là rất lớn, không chỉ tạo điều kiện cho hai nước xích lại gần nhau trong

quan hệ kinh tế mà còn đẩy mạnh sự hợp tác, hội nhập thương mại giữa hai nước với

cộng đồng các nước trong khu vực và quốc tế.

Về hợp tác đa phương, Campuchia và Việt Nam phối hợp thực hiện việc thỏa

thuận về địa điểm nối ray đường sắt giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và

Chính phủ Hoàng gia Campuchia (ký ngày 4/11/2008). Theo thỏa thuận, địa điểm

nối tuyến đường sắt hai nước sẽ đi qua khu vực cửa khẩu quốc tế Hoa Lư (Bình

Phước, Việt Nam) và cửa khẩu Trapeang Srea (Kratie, Campuchia). Đây sẽ là cơ sở

để hai nước tiến hành nghiên cứu, xây dựng đường sắt từ Phnom Penh đi Thành phố

Hồ Chí Minh nằm trong khuôn khổ dự án đường sắt Singapore - Côn Minh [14;1].

Cũng theo dự kiến của hai phía, hợp tác trên lĩnh vực giao thông vận tải Campuchia -

Việt Nam sẽ được đẩy mạnh vào các vấn đề liên quan đến giao thông đường bộ,

đường sắt, đường sông và đường hàng không. Trong đó, tập trung xây dựng, nâng

cấp các tuyến đường bộ nằm trong mạng đường bộ châu Á, ASEAN và Tiểu vùng

Mekong nối với Campuchia, cụ thể: Nâng cấp tuyến đường Vũng Tàu - Thành phố

Hồ Chí Minh - Cửa khẩu Mộc Bài - Phnom Penh đạt tiêu chuẩn đường cấp I; Nâng

cấp tuyến đường Hành lang ven biển phía Nam: Năm Căn - Cà Mau - Hà Tiên -

Kampot - Koh Kong tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III; Nâng cấp tuyến cảng

Quy Nhơn - Quốc lộ 19 - Playku - Lệ Thanh - Oyadav - Rattanakiri - Stung Treng -

Siem Reap đạt tiêu chuẩn đường cấp III... [14;5]. Hai nước cũng tích cực phối hợp

với các quốc gia trong khu vực để triển khai có hiệu quả các dự án giao thông vận tải

như dự án xuyên Á, Hành lang kinh tế phía Nam, Tam giác phát triển, chủ động

tham gia thực hiện Hiệp định GMS, Hiệp định tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh

ASEAN, Hiệp định tạo thuận lợi cho vận tải đường sắt trong Tiểu vùng và ASEAN.

Page 125: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

117

Tóm lại, hợp tác giao thông vận tải Campuchia - Việt Nam trong thời gian qua

đã đạt được nhiều thành tựu khả quan, đáp ứng được một số yêu cầu phát triển kinh

tế - xã hội và hội nhập quốc tế của mỗi nước. Tuy nhiên, trên thực tế hợp tác giao

thông vận tải giữa hai nước còn mang tính chất một chiều, chủ yếu là Việt Nam hỗ

trợ, giúp đỡ về vốn và kỹ thuật cho Campuchia. Do đó, mức độ đầu tư xây dựng các

công trình chưa lớn, nhiều dự án chỉ dừng lại trên các biên bản thỏa thuận, mang tính

hành chính giấy tờ và không được triển khai thật triệt để hoặc chậm tiến độ. Điều này

gây ảnh hưởng không nhỏ tới lợi ích mỗi nước cũng như tạo ra nhiều trở ngại cho cả

hai nước trong quá trình mở rộng hợp tác giao thông vận tải.

2.5. Trên một số lĩnh vực khác

2.5.1. Hợp tác về giáo dục và đào tạo

Giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực quan trọng không chỉ đối với

Campuchia và Việt Nam mà còn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Do đó, từ

rất sớm hai nước đã có những hợp tác trên lĩnh vực đặc biệt này nhằm đào tạo và

phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi

mới đất nước. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, khu vực cùng với sự phát triển mạnh

mẽ của khoa học và công nghệ hiện nay, hợp tác giáo dục và đào tạo giữa

Campuchia và Việt Nam càng được tạo điều kiện quan tâm và đẩy mạnh nhằm đáp

ứng ngày càng cao công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, cũng như tăng cường

mối quan hệ truyền thống giữa hai dân tộc.

Ngay từ trước khi Vấn đề Campuchia được giải quyết (1991), hai nước đã có

những hợp tác hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Những năm 70 của thế kỷ

XX, Việt Nam đã có những giúp đỡ cho Campuchia trong lĩnh vực giáo dục. Đặc

biệt là sau khi chế độ diệt chủng Polpot - Ieng Sary bị xóa bỏ và Hiệp ước Hòa bình

hữu nghị và Hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia được ký kết ngày 18/2/1979, Việt

Nam đã tích cực hỗ trợ công tác đào tạo nguồn nhân lực và viện trợ giáo dục cho

Campuchia, góp phần to lớn vào công cuộc hồi sinh đất nước trong những ngày cực

kỳ khó khăn của dân tộc Khmer. Việt Nam tập trung giúp Campuchia đào tạo cấp tốc

cán bộ, chuyên gia giảng dạy từ bậc tiểu học đến đại học, chuyên gia xây dựng và

quản lý hệ thống giáo dục từ trung ương đến địa phương. Trong vòng gần 10 năm

(1979 - 1988), Việt Nam đã giúp Campuchia đào tạo hơn 5.000 cán bộ trong mọi

Page 126: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

118

ngành nghề, lĩnh vực; cử hàng vạn lượt chuyên gia sang giảng dạy tại Campuchia

trong thời hạn từ 1 đến 5 năm để giúp bạn đào tạo tại chỗ hơn 10.000 cán bộ kỹ

thuật, gần 6.000 cán bộ có trình độ từ sơ cấp đến đại học [71;2].

Trong những năm 1980 - 1992, quan hệ hợp tác giáo dục và đào tạo

Campuchia - Việt Nam vẫn tiếp tục đạt được nhiều thành tựu. Sự hợp tác trên lĩnh

vực này đã tạo cơ sở để Campuchia hình thành một đội ngũ giáo viên có trình độ,

khôi phục từng bước hệ thống giáo dục mà việc đầu tiên là đào tạo giáo viên, chuyên

viên, mở các trường học bao gồm trường đại học chính quy và trường bổ túc. Có thể

khẳng định, trong giai đoạn này Việt Nam là một trong những quốc gia được

Campuchia tin tưởng gửi con em sang đào tạo đông đảo, chỉ đứng sau Liên Xô và

Cộng hòa Liên bang Đức.

Bảng 2.12. Thống kê số lượng lưu học sinh Campuchia giai đoạn 1980 - 1992

STT Tên nước 1980 - 1992

Nữ Nam

1 Liên Xô 870 4414

2 CH Liên bang Đức 318 1327

3 Việt Nam 173 1108

Nguồn: Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục, Thanh niên, Thể thao Vương quốc

Campuchia (27/5/1999)

Có thể nói, sự giúp đỡ của Việt Nam cho Campuchia thời kỳ trước đó đã tạo

nền tảng quan trọng để hai nước có thể đẩy mạnh giao lưu hợp tác trên lĩnh vực giáo

dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Trước bối cảnh hội nhập quốc tế, hợp tác

giáo dục và đào tạo giữa hai nước ngày càng được củng cố sâu rộng, mang tính chất

thiết thực, hiệu quả và toàn diện hơn. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính

phủ Vương quốc Campuchia đã ký kết Hiệp định về đào tạo cán bộ Campuchia tại

Việt Nam vào năm 1994 và được bổ sung hàng năm theo tình hình và điều kiện thực

tế mỗi nước. Văn bản Hiệp định là cơ sở quan trọng để lưu học sinh (LHS)

Campuchia theo học các hệ chính quy dài hạn tại Việt Nam.

Từ năm 1995 trở đi, hợp tác giáo dục và đào tạo Campuchia - Việt Nam có

những bước phát triển mới, đặc biệt Việt Nam đã giúp đào tạo cho Campuchia hàng

ngàn học sinh, cán bộ bậc cao đẳng, đại học, nghiên cứu sinh trong hầu hết các

Page 127: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

119

ngành kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, y tế… Chẳng hạn, năm 1995,

Campuchia đã gửi sang Việt Nam đào tạo 105 LHS, trong đó có 15 LHS sau đại học;

năm 1997 có 115 LHS, trong đó có 20 LHS sau đại học [154].

Kể từ năm 1998, trung bình hàng năm Việt Nam nhận đào tạo cho Campuchia

100 LHS, trong đó có 20 LHS sau đại học. Nhưng vào cuối thập niên 90 của thế kỷ

XX, nhất là khi Campuchia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN thì số lượng

LHS Campuchia được gửi đi đào tạo tại các nước như Pháp, Thái Lan, Trung Quốc,

Singapore, Philippines, Italy tăng lên nhiều, do đó số lượng LHS được gửi sang Việt

Nam có giảm đi so với những năm trước đó. Bước sang năm 2000, tình hình hợp tác

trong lĩnh vực giáo dục giữa hai nước có sự chuyển biến đáng kể, số lượng LHS

Campuchia được gửi sang đào tạo tại Việt Nam có xu hướng tăng trở lại. Đặc biệt,

Việt Nam đã tiếp nhận đào tạo ngắn hạn 250 LHS Campuchia/năm trong các ngành

quân sự, an ninh, du lịch [105;6]. Nguyên nhân chính của vấn đề này trước hết xuất

phát từ nhận định của Chính phủ Campuchia vẫn xem Việt Nam là địa chỉ đào tạo

đáng tin cậy và tiếp tục đề nghị Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện giúp đỡ, thứ hai là

Campuchia và Việt Nam đã ký Hiệp đinh sửa đổi về Hiệp định đào tạo cán bộ

Campuchia tại Việt Nam (ký năm 1994). Theo đó, Việt Nam sẽ tiếp tục giúp

Campuchia trong công tác đào tạo cán bộ, nhân viên trong các lĩnh vực và tăng thêm

nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo.

Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho LHS Campuchia theo học các trường tại

Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách ưu đãi và cấp học bổng cho

LHS Campuchia theo tinh thần đã ký kết tại Hiệp định, Nghị định thư về giáo dục và

đào tạo. Ngày 4/11/1996, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư số

68TC-KH&ĐT quy định suất đào tạo cho LHS Campuchia. Cũng trong quy chế công

tác người nước ngoài học tại Việt Nam ban hành theo quyết định số 33/1999/QĐ-

BGD&ĐT ngày 25/8/1999 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tại điều 23, ghi rõ: “Lưu học

sinh theo Hiệp định được cấp học bổng bằng tiền Việt Nam, học bổng được cấp hàng

tháng tính từ ngày đến Việt Nam, kể cả thời gian nghỉ hè và một tháng sau tốt nghiệp

(tính từ ngày bảo vệ đồ án, khóa luận, luận văn, luận án hoặc thi cuối khóa), được bố trí

chỗ ở trong kí túc xá theo thỏa thuận đã ký kết giữa Việt Nam với phía gửi đào tạo”

[107]. Đây là một thuận lợi cơ bản cho tất cả LHS các nước theo học tại Việt Nam,

Page 128: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

120

trong đó có LHS Campuchia. Hơn nữa, tại Thông tư liên Bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo

với Bộ Tài chính) số 91-2001TC-KH&ĐT ký ngày 09/11/2001, Chính phủ Việt Nam đã

nâng mức học bổng cho LHS Campuchia tăng 17-18% so với trước. Bắt đầu từ năm học

2006 - 2007, Chính phủ Việt Nam nâng mức chi đào tạo LHS, theo đó “Học sinh

Campuchia sang học tập tại Việt Nam theo Hiệp định hợp tác hàng năm của hai Chính

phủ được nhận trực tiếp học bổng hàng tháng bằng tiền Đồng Việt Nam kể từ tháng có

mặt tại Việt Nam đến hết tháng tốt nghiệp kết thúc khóa học về nước để chi ăn, mặc và

tiêu vặt theo định mức đã quy định.

Bảng 2.13. Học bổng đào tạo lưu học sinh Campuchia (Đơn vị: Đồng)

Trung học Đại học Sau đại học Ngắn hạn

1.320.000 1.570.000 1.820.000 2.150.000

Nguồn: Bộ Tài chính, số 16/2006/TT-BTC: Thông tư quy định chế độ suất cho đào

tạo học sinh Lào và Campuchia học tập tại Việt Nam (7/3/2006)

Bên cạnh đó, tất cả LHS đến học tập, nghiên cứu và thực tập tại Việt Nam đều

bình đẳng về nhiệm vụ và quyền lợi “Được cơ sở giáo dục, quản lý, phục vụ lưu học

sinh tôn trọng và đối xử bình đẳng như đối với công dân Việt Nam, được cung cấp

đầy đủ thông tin phục vụ cho học tập phù hợp với điều kiện của cơ sở giáo dục, được

sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục

thể thao của các cơ sở giáo dục, quản lý, phục vụ lưu học sinh; Được khen thưởng

nếu có kết quả xuất sắc trong học tập và nghiên cứu khoa học, được phụ cấp ngành

nghề theo quy định hiện hành của Việt Nam” (Điều 23) [107]. Đồng thời, cơ sở vật

chất phục vụ công tác dạy và học cho LHS cũng được quan tâm, nhiều ký túc xá cho

sinh viên được cải tạo, nâng cấp, nhiều thiết bị phục vụ học tập giảng dạy được đầu

tư tại các trường với kinh phí năm 2010 là 12 tỷ đồng [16;1].

Ngoài hợp tác song phương, Việt Nam và Campuchia còn tăng cường hợp tác

đa phương trong giáo dục và đào tạo, hai nước đã phối hợp với Lào ký Hiệp định

tương đương bằng cấp, học hàm, học vị vào ngày 16/3/1989 tại Viêng Chăn (Lào).

Hiệp định này tạo điều kiện hết sức thuận lợi và rộng mở cho LHS Campuchia và

Việt Nam nói riêng cũng như ba nước nói chung được học tập, nghiên cứu và sau khi

tốt nghiệp đều được đối xử công bằng, bình đẳng và quan trọng nhất là mở rộng cơ

hội về hợp tác giáo dục và đào tạo giữa ba quốc gia trên bán đảo Đông Dương.

Trên cơ sở những thành quả đạt được trong hợp tác toàn diện Campuchia -

Việt Nam, Chính phủ hai nước đã tạo mọi điều kiện có thể để cho LHS hai bên được

học tập, giao lưu và phát triển, tạo động lực xây dựng nguồn nhân lực chất lượng

Page 129: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

121

cao. Nếu như những năm trước đây, hợp tác giáo dục và đào tạo giữa Campuchia và

Việt Nam là hợp tác một chiều, chủ yếu Việt Nam nhận đào tạo giúp cho

Campuchia, thì từ năm 1994 trở lại đây là hợp tác hai chiều và nhiều chiều. Trên tinh

thần đó, ngày 10/10/2005, Nghị định thư về Hợp tác giáo dục và đào tạo giai đoạn

2006 - 2010 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Giáo dục

Thanh niên và Thể thao Vương quốc Campuchia đã được ký. Tại Điều 1 ghi rõ:

“Phía Việt Nam tiếp tục giúp đào tạo lưu học sinh Campuchia bằng kinh phí viện trợ

không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho chính phủ Hoàng Gia Campuchia. Số

lưu học sinh nhận mới hàng năm là: 100 người bình quân/năm (kể từ niên học 2005 -

2006 tính tại thời điểm tháng 9 năm 2005). Số lượng trên có thể được thay đổi tăng,

giảm hàng năm tùy theo yêu cầu của phía Campuchia và tùy theo khả năng tiếp nhận

cụ thể của phía Việt Nam và sẽ được điều chỉnh vào năm tiếp theo, bao gồm các đối

tượng: học sinh đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh và đào tạo bồi dưỡng

ngắn hạn trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và lý luận nghiệp

vụ” [77]. Nhờ những nỗ lực từ hai phía, số LHS Campuchia được sang theo học tại

Việt Nam ngày càng tăng lên và Việt Nam là nước tiếp nhận LHS Campuchia đông

nhất trong số các nước có LHS Campuchia đang theo học. Nếu không tính số học

sinh theo diện tự túc 25 người và số học sinh thuộc lĩnh vực an ninh - quốc phòng,

thì kinh phí năm 2010 dành cho đào tạo LHS Campuchia học tập tại Việt Nam là

83,5 tỷ đồng [16;1]. Đây là một con số rất lớn trong hợp tác giáo dục và đào tạo

Campuchia - Việt Nam khi đưa ra so sánh với các nước khác.

Bảng 2.14. Thống kê lưu học sinh Campuchia giai đoạn 1994 - 2003

STT Tên nước 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003

1 Việt Nam 51 56 55 66 50 11 100 100 100 100

2 Cu Ba 0 0 0 0 0 7 0 11 8 7

3 Lào 0 0 0 0 0 0 6 6 6 6

5 Nhật Bản 16 15 19 23 29 0 27 66 47 52

6 Indonesia 10 2 6 2 0 25 16 0 0 2

7 Thái Lan 0 7 9 10 6 0 3 5 7 2

8 Australia 0 29 27 20 20 5 17 21 21 21

9 Mỹ 8 5 5 4 4 0 7 0 0 0

10 Trung Quốc 0 0 0 0 5 4 8 9 8 8

Nguồn: Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục, Thanh niên, Thể thao Vương quốc

Campuchia (1994-2003)

Page 130: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

122

Cũng theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thực hiện những cam kết kỳ

họp Ủy ban liên Chính phủ hàng năm, viện trợ của Việt Nam giành cho Campuchia

giai đoạn 2001 - 2010 là 618,897 tỷ đồng, trong đó riêng giai đoạn 2006 - 2010 là

464,397 tỷ đồng, gấp 3 lần so với giai đoạn 2001 - 2005 và 12,67 lần so với giai đoạn

1996 - 2000. Số viện trợ không hoàn lại trên giành cho đào tạo cán bộ, học sinh

Campuchia tại Việt Nam là 479,247 tỷ đồng, chiếm 77,44% tổng vốn viện trợ. Số

còn lại (22,56%) dành cho các chương trình, dự án hợp tác và các yêu cầu đột xuất

khác [17;6]. Nếu trước năm 2000, Việt Nam chỉ tiếp nhận hàng năm 100 học sinh

Campuchia học tại các bậc học đại học và trên đại học ở các ngành kinh tế, văn hóa,

khoa học - kỹ thuật, thì sau năm 2000, các hình thức đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn

được mở rộng cả về quy mô và đa dạng hóa cả về hình thức, lĩnh vực đào tạo.

Trong vòng 5 năm (2006 - 2010), các cơ sở giáo dục Việt Nam đã tiếp nhận

tổng số 1.167 LHS Campuchia vào học, trong đó học tiếng Việt, dự bị đại học là 519,

còn lại là 648 LHS chuyên ngành. Số lượng LHS sau đại học chiếm khoảng 20 - 25%

tổng số sinh viên. Các chuyên ngành thu hút nhiều sinh viên Campuchia là y - dược,

nông nghiệp, kinh tế, kiến trúc, kỹ thuật công nghệ. Trong đó, ngành y - dược chiếm

tới 47%, nông nghiệp khoảng 11%, kinh tế 10,8%, kỹ thuật chiếm 8,8%, kiến trúc và

xây dựng là 6,7%, còn lại là các chuyên ngành khác [179;2]. Đặc biệt, “Năm 2010,

phía Việt Nam tiếp nhận 130 lưu học sinh Campuchia sang học trình độ đại học, sau

đại học, thực tập, nghiên cứu và bồi dưỡng ngắn hạn ở các lĩnh vực khoa học kỹ

thuật, dự bị tiếng Việt vào đại học và một số lĩnh vực khác” [65;1].

Về phía các trường, theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong 10 năm

(1994 - 2003), Campuchia đã gửi sang Việt Nam đào tạo 2.091 LHS, trong đó tốt

nghiệp 1.667; và 136 nghiên cứu sinh, trong đó tốt nghiệp 50 nghiên cứu sinh. Tất cả

số này sau khi tốt nghiệp đều được bổ dụng làm việc tại các cơ quan nhà nước

Campuchia và đã phát huy tốt trong thực tế. Ông Sok Sopho An, Công sứ thứ 2, Đại

sứ quán Campuchia tại Việt Nam đã khẳng định: “Việt Nam đóng vai trò rất quan

trọng trong việc đào tạo nhân lực cho Campuchia. Hai nước có nhiều điểm tương

đồng, do vậy có nhiều thuận lợi trong đào tạo để các sinh viên khi về nước là có thể

ứng dụng trong công việc và phục vụ tổ quốc” [37;67]. Hiện nay, hầu hết các trường

trọng điểm của Việt Nam đều có LHS Campuchia theo học. Trong giai đoạn 2006 -

Page 131: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

123

2010, số lượng LHS Campuchia tại các trường có thể kể đến: Đại học Bách khoa Hà

Nội: tốt nghiệp 78, nhập học 32; Đại học Y Hà Nội có 20 sinh viên; Đại học Kiến

trúc Hà Nội có 30 sinh viên, Đại học Y Thái Bình có 230 sinh viên; Đại học Thủy lợi

Hà Nội có 5 sinh viên; Đại học dự bị Thành phố Hồ Chí Minh có 13 học sinh; Đại

học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh có 77 sinh viên; Đại học Nông Lâm Thành phố

Hồ Chí Minh có 51 sinh viên; Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh có 30 sinh

viên; Đại học An Giang có 7 sinh viên [13].

Về phía Campuchia, mặc dù còn nhiều khó khăn hơn so với Việt Nam nhưng

Chính phủ Campuchia vẫn ưu tiên nhiều suất học bổng dành cho LHS Việt Nam

sang học tại Campuchia theo diện Hiệp định, Nghị định thư đã ký kết giữa hai Chính

phủ. Từ năm 1992, Việt Nam đã bắt đầu gửi LHS sang Campuchia, chủ yếu để đào

tạo ngôn ngữ Khmer và văn hóa, xã hội Campuchia nhằm phục vụ công tác đối

ngoại, mở rộng quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước. Trong giai đoạn 1992 -

2005, có khoảng 80 LHS Việt Nam được đào tạo tại Campuchia.

Hiện nay, cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội và sự ổn định về an ninh -

chính trị, Chính phủ Campuchia tiếp tục cung cấp học bổng cho LHS Việt Nam, chủ

yếu tập trung tại trường Đại học Hoàng gia Campuchia. Theo số liệu của Đại sứ quán

Việt Nam tại Campuchia, trong 5 năm (2006 - 2010) đã có 13 khóa sinh viên theo

học tại trường Đại học Tổng hợp Hoàng gia Phnom Penh - Khoa Văn học Khmer và

lớp phiên dịch hai năm dành cho cán bộ. Tổng số sinh viên trong 5 năm là 167 sinh

viên, trong đó sinh viên hoàn tất khóa học về nước là 76 sinh viên, đang học tập tại

Campuchia là 91 sinh viên [31;1-2].

Điều kiện sinh hoạt của LHS Việt Nam cũng được phía Campuchia quan tâm

bố trí nơi ăn, ở sinh hoạt trong ký túc xá và được cung cấp khá đầy đủ các vật dụng

cần thiết. Bên cạnh đó, thực hiện Nghị định thư về hợp tác giáo dục và đào tạo giữa

hai nước, hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục, Thanh niên

và Thể thao Campuchia thường xuyên phân bổ các chỉ tiêu theo đúng chế độ học

bổng như hai bên đã cam kết. Campuchia đã có những nỗ lực đáng kể, cụ thể là

“tăng số lượng học sinh du học (lớp cử nhân văn học, Khmer từ 10 sinh viên hàng

năm lên 15 sinh viên hàng năm; lớp cán bộ học tiếng Khmer 02 năm tăng lên đến 30

sinh viên hàng năm; tăng tiền sinh hoạt phí hàng tháng cho sinh viên từ 70$ lên 100$

Page 132: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

124

và 120$ do Bộ Giáo dục Campuchia cấp” [31;7]. Tính đến thời điểm năm 2010, Việt

Nam có 75 LHS hệ đại học và 40 cán bộ đang học tiếng Khmer hệ 2 năm tại

Campuchia [38;2]. Chỉ tính riêng năm 2010, Campuchia đã cấp 10 suất học bổng dài

hạn cho các lĩnh vực mà phía Việt Nam có nhu cầu và 20 học bổng ngắn hạn học

tiếng Khmer 2 năm cho cán bộ Việt Nam [9;2].

Bên cạnh việc đào tạo LHS, chuyên viên và cán bộ, hợp tác giáo dục và đào

tạo Campuchia - Việt Nam còn được mở rộng dưới nhiều hình thức khác như xây

dựng chương trình khung ở bậc đại học dành cho LHS, hợp tác cùng xuất bản cuốn

Từ điển Việt - Khmer, in ấn sách giáo khoa phục vụ giảng dạy học tập, trao đổi đoàn

các cấp, giao lưu và chuyển giao các đề tài nghiên cứu khoa học, trao đổi chuyên gia

giáo dục và giảng viên, khuyến khích du học tự túc giữa hai nước… Đặc biệt, trong

quá trình hợp tác toàn diện về giáo dục giữa hai nước, trên tinh thần hỗ trợ, giúp đỡ

lẫn nhau xây dựng và đổi mới nền giáo dục, Việt Nam đã viện trợ không hoàn lại cho

Campuchia 16,870 tỷ đồng để xây dựng Trường Phổ thông nội trú Mondulkiri và

14,997 tỷ đồng xây dựng Trường Phổ thông nội trú Banlung tỉnh Rattanakiri có khả

năng tiếp nhận đào tạo hàng năm khoảng 300 học sinh [17;6]. Ngoài ra, các tỉnh giáp

biên giới với Campuchia cũng có những biện pháp hỗ trợ tích cực về giáo dục cho

Campuchia. Chẳng hạn, tỉnh Gia Lai giúp tỉnh Preach Vihear 7 tỷ đồng để xây dựng

12 phòng học tại Làng Thiên nhiên Hunsen [20].

Như vậy, hợp tác giáo dục và đào tạo giữa Campuchia và Việt Nam đã có

những bước đi phù hợp, mang dấu hiệu tích cực, tăng cả về quy mô lẫn chất lượng

đào tạo. Tuy nhiên, cần phải nhận thấy rằng LHS Campuchia học tập tại Việt Nam

và LHS Việt Nam học tại Campuchia còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là việc đào

tạo tiếng Việt hoặc tiếng Campuchia cho LHS trước khi sang học tập tại nước láng

giềng chưa thực sự đạt yêu cầu. Mặt khác, do hạn chế về cơ sở hạ tầng và nguồn vốn

nên số lượng và chất lượng đào tạo giữa hai bên còn khá khiêm tốn, nhất là đào tạo

trình độ sau đại học. Do vậy, hai nước cần hợp tác ký nhiều hiệp định, nghị định thư

mang giá trị pháp lý cao trong hợp tác giáo dục và đào tạo nhằm thay thế cho các

thỏa thuận, biên bản ghi nhớ, có như vậy hiệu quả và chất lượng LHS mới được đảm

bảo. Mặt khác, nhằm phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện về giáo dục và

đào tạo, hai nước cần “thống nhất thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra đánh giá toàn

Page 133: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

125

diện về hợp tác giáo dục giữa hai nước, đề xuất các biện pháp giải quyết nâng cao

chất lượng đào tạo” [65;3]. Đây là điều kiện tiên quyết để Campuchia và Việt Nam

tiếp tục triển khai tốt hợp tác giáo dục và đào tạo, góp phần quan trọng vào quá trình

bồi dưỡng nhân tố con người làm động lực cho sự phát triển đất nước, nhất là tạo

điều kiện thuận lợi để hai bên tiến tới việc ký Nghị định thư về hợp tác giáo dục giai

đoạn 2011 - 2015 giữa hai Bộ chủ quản.

2.5.2. Hợp tác về du lịch

Campuchia và Việt Nam được biết đến là những quốc gia có nhiều di sản văn

hóa và thiên nhiên hấp dẫn, đặc biệt có nhiều di sản lớn được UNESCO công nhận.

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Campuchia và Việt Nam đều chú trọng đến hiệu quả

và lợi ích mà ngành du lịch mang lại, vì vậy hợp tác du lịch giữa hai nước cũng được

đẩy mạnh trên nhiều phương diện từ hợp tác về khai thác, quảng bá các sản phẩm du

lịch đến hợp tác hỗ trợ đào tạo và huấn luyện nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển

đổi mới của mỗi nước. Đặc biệt, việc quan hệ hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực này

nhằm khai thác triệt để lợi thế so sánh ngành, nhất là lợi thế về mặt địa lý gần kề, mở

rộng giao lưu kết nối văn hóa, phục vụ sự nghiệp bảo vệ an ninh, ổn định chính trị

mỗi nước, của khu vực cũng được hai nước đặc biệt chú ý.

Đối với Campuchia, du lịch là ngành kinh tế đem lại lợi nhuận khá lớn cho đất

nước, ước tính số lợi nhuận đóng góp vào thu nhập quốc dân luôn đạt mức trên 10%.

Năm 2004, sự phát triển của ngành du lịch đã đưa lại cho Campuchia trên 500 triệu

USD, đóng góp 12% GDP và tạo ra hơn 100.000 công ăn việc làm cho người dân địa

phương. Tương tự, năm 2005 lượng du khách là 1,4 triệu người, tăng 35% so với

năm 2004; năm 2006, có 1,7 triệu lượt khách đạt doanh thu 1,4 tỷ USD và đóng góp

khoảng 12% GDP; năm 2007, đón 2 triệu lượt khách, tăng 300.000 lượt so với năm

2006, đưa lại doanh tu 1,5 tỷ USD [165;58]. Những số liệu nêu trên chứng tỏ vai trò

vị trí của ngành du lịch trong tổng thể nền kinh tế Campuchia. Trên thực tế, bên cạnh

các ngành công nghiệp xuất khẩu như dệt, khoáng sản, nông lâm nghiệp, du lịch là

một trong những ngành trọng tâm của Campuchia, đóng góp một phần rất lớn vào

GDP của đất nước và nâng cao đời sống người dân địa phương.

Đối với Việt Nam, tốc độ tăng trưởng và phát triển của ngành du lịch trong

những năm qua đã mang lại nguồn thu lớn cho quốc gia. Thu nhập xã hội từ du lịch

Page 134: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

126

tăng trung bình mỗi năm 25%, năm 1991 là 2.240 tỷ đồng, năm 2002 đạt 23.000 tỷ

đồng, tương đương 1,5 tỷ USD. Thu nhập xã hội từ du lịch đạt tốc độ tăng trưởng

bình quân hằng năm trên 20%, tỷ lệ đóng góp GDP tăng từ 1,76% năm 1994 lên

6,5% năm 2008. Du lịch là một trong 5 ngành có thu nhập ngoại tệ lớn nhất đất nước

với 4,05 tỷ USD năm 2009, chiếm trên 55% cơ cấu xuất khẩu dịch vụ [206]. Hiện

nay, sự phát triển du lịch đã thực sự góp phần thay đổi diện mạo đô thị và nông thôn,

các hoạt động du lịch đã thu hút trên 1 triệu lao động trực tiếp hoặc gián tiếp, góp

phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo và tăng cường tính cạnh tranh

và hội nhập của Việt Nam trên trường quốc tế [214].

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch mỗi nước, Campuchia và Việt

Nam một mặt tiếp tục hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng khai thác triệt để những điểm du

lịch hiện có, mặt khác trao đổi phối hợp khai thác lợi thế so sánh trong ngành, những

tiềm năng du lịch có sức hút lớn đối với du khách nhưng chưa được khai thác hay

khai thác chưa triệt để. Trong đó, tập trung vào những nội dung chính của hợp tác

như phối hợp bảo vệ, khai thác các di sản du lịch, đẩy mạnh công tác đào tạo huấn

luyện đội ngũ cán bộ công nhân viên, khai thác các tuyến điểm du lịch, quảng bá

hình ảnh và liên kết du lịch với các nước khác trong khu vực…

Những hoạt động tích cực của ngành du lịch hai nước cùng với những thuận

lợi do điều kiện khách quan mang lại, nhất là sau năm 1993, đất nước Campuchia

dần đi vào thế ổn định, nền kinh tế, chính trị được củng cố phát triển và tạo được chỗ

đứng trong cộng đồng quốc tế đã góp phần đưa hợp tác du lịch Campuchia - Việt

Nam ngày càng khởi sắc, thu được nhiều kết quả khả quan, góp phần đưa lại thu

nhập cho đất nước và cải thiện rõ rệt đời sống nhân dân. Ngày 9/9/1995, Hiệp định

Hợp tác du lịch giữa hai nước được ký kết với định hướng cơ bản là tăng cường trao

đổi và thắt chặt hơn nữa ngành du lịch hai bên. Đồng thời, Nghị định thư về Hợp tác

du lịch giai đoạn 1999 - 2000 cũng được hai nước ký kết vào ngày 13/12/1998 đã tạo

điều kiện rộng mở cho hợp tác du lịch. Nội dung của Nghị định thư tập trung vào

việc trao đổi đoàn nghiên cứu học tập kinh nghiệm quản lý và phát triển du lịch, phối

hợp xúc tiến quảng bá tại thị trường trọng điểm; trao đổi thông tin, chuyên gia, đào

tạo cán bộ; tạo điều kiện thiết lập văn phòng đại diện du lịch ở mỗi nước [76]. Đây là

Page 135: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

127

những văn bản đầu tiên ghi nhận sự hợp tác du lịch của hai bên, đánh dấu bước phát

triển mới của quá trình hợp tác du lịch giữa Campuchia và Việt Nam.

Trong những năm qua, hợp tác du lịch Campuchia - Việt Nam đã có nhiều

chuyển biến tích cực. Lượng khách du lịch Campuchia sang Việt Nam và ngược lại

đều có sự gia tăng đáng kể, nhất là từ năm 2000 trở đi.

Bảng 2.15. Tổng lượng khách trong năm của Campuchia - Việt Nam

(2003 - 2007)

Đơn vị: Nghìn người/năm

Số lượng khách 2003 2004 2005 2006 2007

Lượng khách từ Campuchia

sang Việt Nam 81.836 90.838 186.543 154.956 150.655

Lượng khách từ Việt Nam

sang Campuchia 28.610 36.511 49.642 77.524 125.442

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam và Bộ Du lịch Campuchia (2003-2007)

Theo bảng 2.14, chỉ trong khoảng thời gian ngắn (2003 - 2007), lượng khách

giữa Campuchia và Việt Nam có sự gia tăng mạnh mẽ. Nếu những năm 90, cụ thể là

năm 1999 có khoảng 8 vạn lượt khách Campuchia sang Việt Nam và 7 vạn lượt

khách Việt Nam sang Campuchia thì từ năm 2000 trở đi, số lượng đó có sự xê dịch

rất lớn. Nếu năm 2003, lượng khách du lịch từ Việt Nam sang Campuchia mới chỉ

dừng lại ở con số 28.610 người thì chỉ sau 4 năm, năm 2007 con số đó tăng lên là

125.442 người, tăng gấp hơn 4 lần so với năm 2005. Tuy nhiên, đây mới chỉ là

những con số thống kê được theo con đường chính ngạch, nếu tính cả số lượng khách

thăm quan bằng nhiều con đường khác, chắc chắn con số thực tế còn cao hơn rất

nhiều lần. Lượng khách từ Việt Nam sang Campuchia đều có sự tăng lên rõ rệt theo

từng năm, cụ thể năm 2003 là 28.610, 2004: 36.511, 2005: 49.642, 2006: 77.542.

Đặc biệt, năm 2007, kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Campuchia - Việt

Nam (1967 - 2007) lượng khách tăng đột biến lên sáu con số là 125.442 lượt người.

Về phía Campuchia, số liệu cho thấy lượng khách từ Campuchia sang Việt

Nam cũng có sự gia tăng đáng kể qua các năm. Nếu năm 2003 là 81.836, 2004:

90.838, thì đến năm 2005: 186.543; tuy nhiên từ năm 2006 - 2007 đã có sự giảm sút

song không đáng kể, năm 2006 là 154.956 và năm 2007: 150.655. Theo bảng thống

Page 136: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

128

kê trên thì lượng khách du lịch từ Campuchia sang Việt Nam có phần cao hơn lượng

khách từ chiều ngược lại. Chẳng hạn, năm 2005, lượng khách từ Campuchia sang

Việt Nam là 186.543 lượt người, trong khi lượng khách từ Việt Nam sang

Campuchia chỉ đạt con số khiêm tốn là 49.642 lượt người. Tương tự, năm 2006:

154.956 lượt người - so với 77.524 lượt người. Nguyên nhân chính là do việc gia

tăng lượng khách “du lịch kết hợp” từ Campuchia sang Việt Nam ngày càng lớn.

Theo các công ty lữ hành thì số lượng khách du lịch Campuchia thuần túy sang Việt

Nam là rất nhỏ, đa phần trong số đó là khách sang Việt Nam chữa bệnh, buôn bán, đi

thăm thân hoặc các doanh nhân sang tìm kiếm cơ hội hợp tác giữa hai bên. Trong khi

đó, tuy lượng khách Việt Nam sang Campuchia ít hơn song chủ yếu là khách du lịch

thuần túy, họ cho rằng Campuchia là điểm dừng chân thú vị vì ở đây có nhiều di sản

nổi tiếng Đông Nam Á, nhất là Quần thể di tích Angkor. Đồng thời, việc đi lại giữa

hai bên bằng đường bộ, đường thủy và đường hàng không là rất thuận tiện và ít tốn

kém, do đó tạo điều kiện dễ dàng cho các tour du lịch hình thành ngày càng nhiều.

Mặt khác, tình hình chính trị an ninh của đất nước Campuchia ngày càng đi vào ổn

định, có sự phát triển về mọi mặt, đây là điều quan trọng để du khách an tâm đến

tham quan và nghỉ dưỡng tại Campuchia ngày một nhiều hơn.

Bên cạnh đó, Campuchia và Việt Nam cũng đã thực hiện nhiều biện pháp

nhằm đẩy mạnh hơn nữa hợp tác du lịch trong tình hình và điều kiện mới của quốc tế

và mỗi nước. Hai bên thỏa thuận thiết lập các văn phòng đại diện ở mỗi nước, tăng

cường trao đổi thông tin, mở rộng hợp tác, cải thiện những khó khăn vướng mắc về

môi trường du lịch, thúc đẩy quảng bá hình ảnh du lịch đến người dân mỗi nước và

cộng đồng thế giới. Năm 2008, Hiệp định Miễn thị thực cho người mang hộ chiếu

phổ thông giữa hai nước bắt đầu có hiệu lực đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho

nhân dân hai bên có thể dễ dàng đi du lịch đến mỗi nước. Ngoài hình thức du lịch

truyền thống, sản phẩm du lịch kết hợp khám chữa bệnh tại Việt Nam ngày càng thu

hút sự quan tâm của người dân Campuchia. Du khách từ Campuchia sang Việt Nam

trong 6 tháng đầu năm 2008 đạt khoảng 50.000 lượt người, tăng 80% so với cùng kỳ

năm 2007 [8]. Trong khi đó, lượng khách Việt Nam sang thăm Campuchia cũng có

những dấu hiệu khởi sắc. Trong 4 tháng đầu năm 2008, Campuchia đã đón 80.000 du

khách Việt Nam, tăng tới 97% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ vị trí thứ 6 vào năm

Page 137: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

129

2006, quý I/2008 Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 3 về lượng khách tới Campuchia,

chỉ sau Hàn Quốc, Nhật Bản [8]. Năm 2010, tình hình du khách có sự biến chuyển

rất lớn. Việt Nam là quốc gia có nguồn khách lớn nhất đến Campuchia với con số là

424.013 khách, chiếm 18% so với tổng số 2.258.587 du khách đã đến thăm

Campuchia, tăng 49,83% so với 11 tháng đầu năm 2009. Trong khi đó, Hàn Quốc,

Trung Quốc và Nhật Bản là ba nước có lượng khách đến Campuchia vào hàng lớn

nhất trước đó lại có sự giảm sút rất lớn, tương ứng là 11%, 7% và 6% [17;9].

Trong thời gian tới, khi điều kiện về giao thông vận tải, kinh tế - xã hội hai

nước có sự phát triển sẽ kéo theo dịch vụ du lịch phát triển và ngày càng có nhiều du

khách hai nước ghé thăm lẫn nhau, trong đó kể cả lượng khách quốc tế. Tuy nhiên,

để làm được điều này cần có sự nỗ lực không ngừng của cả hai phía, nhất là điều

kiện phục vụ du khách của cả hai quốc gia còn nhiều yếu kém cần được quan tâm

giải quyết. Đồng thời, nguồn nhân lực phục vụ trong ngành còn khá khiêm tốn và

chưa có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng. Một thực tế cho thấy là việc thiếu hướng

dẫn viên giỏi cả hai thứ tiếng Khmer - Việt để có thể tham gia phục vụ du khách tại

hai nước còn rất ít, nhất là trong mùa du lịch cao điểm vào tháng 6, 7 hàng năm.

Những năm gần đây, hợp tác du lịch Campuchia - Việt Nam tập trung vào bốn

lĩnh vực chủ yếu như: Lữ hành và xúc tiến du lịch; thiết lập cơ chế và điều kiện thuận

lợi cho khách du lịch đến hai nước; đầu tư và phát triển nguồn nhân lực du lịch. Tuy

nhiên, trên thực tế những thành tựu đạt được trong bốn lĩnh vực trên còn hạn chế và

chưa khai thác hết được những giá trị mà ngành du lịch hai nước đã cam kết cùng

nhau. Tính đến thời điểm năm 2008, Campuchia mới chỉ 7 công ty lữ hành ký hợp

đồng trao đổi khách với 12 doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam [38;5].

Hợp tác du lịch giữa hai nước còn được gia tăng mạnh ở các địa phương, nhất

là các tỉnh giáp biên giới phía Tây Nam. Có thể nói, hợp tác giữa các địa phương là

kênh quan trọng không chỉ góp phần thúc đẩy hợp tác du lịch ngày càng phát triển

mà còn góp phần củng cố toàn diện mối quan hệ và thắt chặt tình đoàn kết giữa hai

nhà nước, hai dân tộc láng giềng. Trong đó, Thủ đô Phnom Penh và các tỉnh

Mundunkiri - Preah Sihanouk - Kampot - Kep (Campuchia) kết hợp với Đăk Lăk -

Nha Trang - Đà Lạt - Kiên Giang (Việt Nam) tiếp tục phối hợp quảng bá tiềm năng

du lịch của các địa phương và thúc đẩy hợp tác về du lịch, trao đổi kinh nghiệm

Page 138: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

130

nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và giáo dục nhân dân tích cực tham gia quá

trình phát triển lĩnh vực du lịch tại địa phương [20;9-10]. Các tỉnh biên giới cũng tiến

hành nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật, thi đấu thể thao trong dịp lễ, tết

cổ truyền hai nước nhằm góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hiểu biết lẫn

nhau cũng như mở ra cơ hội hợp tác du lịch giữa hai bên. Hai địa phương có nhiều

hoạt động tích cực đưa lại hiệu quả thiết thực trong phát triển du lịch đó là Thành

phố Hồ Chí Minh và Thành phố Phnom Penh. Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh

đã tổ chức phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành đánh giá rút kinh nghiệm

khảo sát tuyến du lịch đường bộ Caravan Bangkok - Phnom Penh - Thành phố Hồ

Chí Minh và nêu ra một số vấn đề cần tháo gỡ để thúc đẩy phát triển sản phẩm này.

Nhờ đó, chương trình du lịch bằng đường bộ Thành phố Hồ Chí Minh - Phnom Penh

có chiều hướng phát triển mạnh. Nhiều công ty du lịch đã đẩy mạnh khai thác tour du

lịch này, trong đó có Công ty SAPACO thuộc Công ty xe khách Sài Gòn đã tăng

cường chuyến xe buýt Thành phố Hồ Chí Minh - Phnom Penh - Siem Riep, Công ty

Du lịch Thanh niên Xung phong (VYC) đã tổ chức thành công nhiều đoàn du lịch

theo hình thức Caravan [112].

Campuchia và Việt Nam cũng đã tăng cường đầu tư nâng cấp và xây mới

nhiều cửa khẩu quốc tế, xây dựng tuyến đường bộ, mở rộng đường hàng không,

đường thủy. Hiện nay, các tour du lịch đường bộ giữa hai nước chủ yếu thông qua

các cặp cửa khẩu quốc tế như Mộc Bài (Tây Ninh) - Ba Vet (Svay Rieng), Xa Xia

(Kiên Giang) - Pert Chak (Kampot), Dinh Bà (Đồng Tháp) - Bontia Chak Cray (Prey

Veng), Tịnh Biên (An Giang), Lệ Thanh (Gia Lai) - An Dong Pech (Ratanakiri). Về

đường thủy, đưa vào hoạt động tàu cao tốc Cawaco đi Cần Thơ đến cảng Phnom

Penh theo dọc sông Mekong, về hàng không có các chuyến bay từ Thành phố Hồ Chí

Minh, Hà Nội đi Phnom Penh, Siem Reap. Đây là những dấu hiệu rất tích cực đối với

quá trình hợp tác phát triển ngành du lịch giữa các địa phương hai bên cũng như sự

hợp tác du lịch ngày càng rộng mở giữa Campuchia và Việt Nam.

Bên cạnh đó, hai nước đã tổ chức nhiều chương trình hợp tác về du lịch với

các hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm, diễn đàn về du lịch để quảng bá sản phẩm

du lịch và tăng cường kết nối khai thác có hiệu quả các sản phẩm du lịch đặc sắc vốn

có của mỗi nước. Ngày 14/1/2005, Hội thảo “Cơ hội đầu tư - thương mại - du lịch ở

Page 139: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

131

Campuchia” do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Tòa Đô chính Kinh

đô Phnom Penh lần đầu tiên phối hợp tổ chức đã thu hút gần 300 doanh nghiệp Việt

Nam và Campuchia tham gia. Tại Hội thảo, 7 hợp đồng, bản ghi nhớ đã được ký kết

trị giá hơn 55 triệu USD giữa các tổng công ty, trong đó có Công ty Du lịch Sài Gòn

với các đối tác làm du lịch phía Campuchia [146].

Tiếp đó, ngày 24-28/5/2007, Hội chợ triển lãm thương mại - du lịch cửa khẩu

quốc tế Tịnh Biên - An Giang đã diễn ra tại huyện Tịnh Biên (An Giang) với sự tham

gia của 13 cơ quan đơn vị và doanh nghiệp trong và ngoài nước với 308 gian hàng.

Trong đó có 4 doanh nghiệp đến từ Vương quốc Campuchia tham gia 21 gian hàng,

107 doanh nghiệp Việt Nam với 213 gian hàng nhằm giới thiệu, quảng bá về tiềm

năng du lịch, cũng như sản phẩm du lịch của hai nước [224]. Ngoài ra, thông qua các

diễn đàn Du lịch Mekong 2010 tại Siem Reap, hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại,

dịch vụ, du lịch Campuchia - Việt Nam 2010 cũng đã được tổ chức nhằm quảng bá

rộng rãi tiềm năng du lịch của hai nước tới nhân dân và bạn bè quốc tế [17;9].

Bằng những biện pháp tích cực, lượng khách du lịch giữa hai nước tăng lên

không ngừng. Năm 2006, khi tour du lịch liên hoàn Campuchia - Việt Nam bằng đường

bộ với một số điểm tham quan chính giữa Thành phố Hồ Chí Minh - Phnom Penh -

Siem Reap đi vào hoạt động đã thu hút đông đảo du khách, kết hợp với du lịch đường

sông Mekong khai thông năm 1999 đã tạo được sức hút đối với tuyến điểm nối liền hai

quốc gia. Trong năm 2006, có khoảng 150.000 lượt khách Campuchia sang Việt Nam và

trên 36.000 lượt khách theo chiều ngược lại [37;73], chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2008,

Việt Nam đã đón 78.772 lượt khách Campuchia [22;2], nhất là lượng khách đi du lịch

kết hợp với việc khám chữa bệnh tại Việt Nam. Hiện nay, Campuchia là một trong 10

thị trường gửi khách của du lịch Việt Nam [17;9].

Đặc biệt, thông qua Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Campuchia, Hội nghị Hợp

tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia, hai bên đã có những trao

đổi, đánh giá tình hình và đi đến thống nhất nhiều vấn đề, trong đó hợp tác du lịch

Campuchia - Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm của hai nhà nước. Trong Biên

bản thỏa thuận kỳ họp lần thứ 11 Ủy ban Hỗn hợp Campuchia - Việt Nam ngày

4/12/2009, hai bên “khuyến khích hợp tác giữa các địa phương hai nước có di sản

thế giới đã được UNESCO công nhận, phía Campuchia đánh giá cao lượng khách

Page 140: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

132

du lịch Việt Nam thăm Campuchia, và hiện hay Việt Nam đứng đầu trong danh sách

du lịch đến thăm Campuchia; Hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác kết nối tour du lịch

qua đường hàng không, đường bộ, đường thủy và thiết lập một cơ chế nhằm tạo

thuận lợi cho việc đi lại của khách du lịch để đáp ứng nhu cầu của công dân mỗi

nước cũng như từ nước thứ ba” [9;7]. Tại Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh

biên giới Campuchia - Việt Nam lần thứ 6 ngày 2-3/8/2010, tái khẳng định việc tiếp

tục thúc đẩy quảng bá tiềm năng du lịch hai nước, tổ chức các diễn đàn du lịch, triển

lãm du lịch và các tuyến du lịch chung để thu hút du khách đến nghỉ và tham quan ở

các tỉnh biên giới…

Bên cạnh hợp tác song phương, Campuchia và Việt Nam còn tích cực hợp tác đa

phương để phát triển du lịch của mỗi nước cũng như toàn khu vực. Đặc biệt, hai nước đã

tăng cường phối hợp với Lào trong khuôn khổ hợp tác “Ba quốc gia - một điểm đến”,

đây là chương trình du lịch trọng điểm nhằm khai thác thế mạnh giữa ba nước trên bán

đảo Đông Dương. Ngoài việc tạo điều kiện khai thác triệt để các di sản du lịch của mỗi

nước, còn nhằm liên kết đẩy mạnh phối hợp chặt chẽ sản phẩm du lịch ba nước trong

bối cảnh hội nhập và phát triển khu vực. Campuchia và Việt Nam còn thống nhất với

Lào, Thái Lan mở các tuyến du lịch kết hợp bằng đường bộ và đường biển. Cụ thể, tỉnh

Kratié, StungTreng (Campuchia), Bình Phước (Việt Nam) và Champasak (Lào) đã liên

kết mở tuyến du lịch Việt Nam - Campuchia - Lào - Thái Lan bằng đường bộ [20;10].

Trước đó, nằm trong chương trình mở rộng hợp tác du lịch, Campuchia và Việt Nam

cùng với Thái Lan đã tiến hành Hội nghị lần thứ nhất (24/8/2007) để bàn về kế hoạch

tăng cường hợp tác phát triển du lịch tại vùng biển chung giữa ba nước. Tại Hội nghị

này, ba nước đã “nhất trí thông qua các phương hướng tăng cường sự hợp tác giữa ba

quốc gia nhằm phát triển vùng biển chung để trở thành một điểm thu hút khách du lịch,

xứng với tiềm năng to lớn của nó. Hội nghị đã tập trung vào vấn đề đào tạo nguồn nhân

lực cho hoạt động du lịch biển, chường trình du lịch giữa các điểm du lịch của ba nước,

trao đổi kinh nghiệm và phương cách hoạt động du lịch” [152]. Các chương trình cụ thể

được ba nước thống nhất triển khai như: Việt Nam và Thái Lan sẽ giúp Campuchia xây

dựng trường đào tạo chuyên ngành du lịch với tổng diện tích 7ha tại Thành phố

Sihanoukville; mở các tuyến du lịch với khu du lịch Angkor, tỉnh Siem Reap với vùng

biển Sihanoukville, Koh Kong (Campuchia) tới Khu du lịch Trat (Thái Lan); thiết lập

Page 141: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

133

cửa khẩu giữa Thành phố Kep (Campuchia) với đảo Phú Quốc (Việt Nam) để phục vụ

du khách, xây dựng cơ chế thiết lập tuyến du lịch và vận chuyển du khách bằng đường

biển giữa các địa điểm của ba nước. Như vậy, Hội nghị lần này góp phần tăng cường

quảng bá hình ảnh du lịch ba nước với cộng đồng quốc tế, đồng thời tạo điều kiện tăng

thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, nhất là các tỉnh phía Nam của Việt Nam,

Campuchia và Thái Lan. Với những kết quả đạt được, cả ba nước nhất trí sẽ tổ chức hội

nghị hàng năm bàn về hợp tác phát triển du lịch tại vùng biển chung.

Ngoài ra, Campuchia và Việt Nam còn liên kết với Lào tăng cường mở rộng

hợp tác du lịch trong khuôn khổ ASEAN, GMS, EWEC, ACMECS… Với sự tài trợ

của ADB và ESCAP tổ chức khảo sát, quy hoạch du lịch trong khuôn khổ dự án Quy

hoạch du lịch sông Mekong. Đặc biệt, ngày 5/10/2007, Triển lãm du lịch Quốc tế

Thành phố Hồ Chí Minh (ITEHCMC 2007) đã khai mạc với chủ đề “Khám phá

những viên ngọc quý của vùng đất Mekong - Việt Nam, Lào, Campuchia - ba quốc

gia một điểm đến (TCOD)” được khởi động với chương trình “người mua quốc tế”

và triển lãm du lịch với sự tham gia 120 doanh nghiệp đến từ 22 nước và vùng lãnh

thổ trên thế giới [207]. Tại triển lãm lần này, Tuyên bố chung giữa ba nước đã được

ký kết về phát triển du lịch, thống nhất xây dựng logo và khẩu hiệu (Slogan), liên kết

chặt chẽ hơn trong khai thác sản phẩm du lịch, chú trọng giá trị di sản văn hóa thiên

nhiên, liên kết du lịch về đường bộ, đường thủy, đường hàng không… và có rất nhiều

cuộc gặp gỡ, trao đổi, liên kết giữa các đối tác trong ngành. Đây là những hoạt động

thiết thực đem lại hiệu quả cao trong hợp tác du lịch đa phương giữa Campuchia và

Việt Nam với các quốc gia láng giềng khu vực và trên thế giới.

Trên cơ sở những kết quả đạt được, chính phủ cùng với các địa phương có di

sản văn hóa thế giới của ba nước tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong việc xây dựng cơ

chế, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho sự liên kết chung giữa các di sản văn hóa thế

giới. Để hiện thực hóa ý tưởng này, ngày 28/6/2007, Hội thảo quốc tế “Hợp tác phát

triển du lịch giữa các địa phương có di sản văn hóa thế giới” gồm Thừa Thiên Huế,

Quảng Nam, Kon Tum, Đăk Lăk (Việt Nam), Siem Riep (Campuchia), Champasak,

Luang Prapang (Lào) đã được tổ chức tại Quảng Nam. Hội thảo đã tái khẳng định

việc thúc đẩy hợp tác trao đổi văn hóa và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch

ba nước và đi đến thống nhất thường xuyên tổ chức các cuộc trao đổi gặp gỡ để bàn

Page 142: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

134

về các chủ đề hợp tác và phương cách phát triển du lịch giữa các di sản văn hóa thế

giới của Đông Dương nói riêng và các di sản văn hóa thế giới nói chung. Đồng thời,

ba nước cũng thống nhất phối hợp thúc đẩy và hỗ trợ các tỉnh thuộc khu vực Tam

giác Phát triển xây dựng tuyến du lịch liên hoàn [22]. Có thể nói, những liên kết chủ

động trên đây không chỉ tạo điều kiện gia tăng lượng khách du lịch qua lại giữa hai

nước mà còn thúc đẩy lượng khách du lịch trong nội khối ASEAN tăng lên đột biến.

Bảng 2.16. Lượng khách từ các nước ASEAN sang Campuchia

STT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Thái Lan 35.718 55.086 63.631 76.953 101.590

Malaysia 26.285 32.864 36.876 77.028 84.039

Singapore 14.407 17.830 18.966 30.639 35.803

Việt Nam 28.610 36.511 49.642 77.524 125.442

Philippines 23.953 32.910 40.261 49.707 29.534

Indonesia 3.625 4.710 5.611 7.372 8.543

Laos 1.716 1.658 2.780 7.082 23.060

Myanmar 1.575 1.544 1.586 1.766 1.781

Brunei 210 249 226 388 340

Nguồn: Bộ Du lịch Campuchia, 2008

Bảng 2.17. Lượng khách từ các nước ASEAN sang Việt Nam

STT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Thái Lan 40.123 53.682 84.100 123.804 160.747

Malaysia 48.662 55.717 76.755 105.558 145.535

Singapore 36.870 50.942 77.676 104.947 127.040

Campuchia 84.256 90.838 186.543 154.956 150.655

Philippines 22.983 24.542 31.675 27.355 31.820

Indonesia 16.799 18.500 21.830 21.315 22.941

Laos 75.396 34.215 44.462 33.980 31.374

Myanmar 1.369 1.441 2.423

Brunei 592 532

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2008

Bên cạnh những thành tựu rất khả quan đã đề cập, hợp tác du lịch Campuchia

- Việt Nam giai đoạn 1993 - 2010 vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế. Trước

Page 143: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

135

hết xuất phát từ điều kiện chủ quan của mỗi nước, nhất là sự khó khăn về điều kiện

cơ sở vật chất để phát triển ngành du lịch, chưa đủ năng lực để khai thác hết tiềm

năng hiện có của mỗi nước. Mặc dù đã triển khai nhiều chương trình hành động hợp

tác song phương và đa phương, nhưng thực tế chưa mang lại nhiều kết quả như mong

muốn, nhất là vùng Tam giác phát triển. Hiện tại, giữa hai nước chủ yếu chỉ dừng lại

ở việc ký các thỏa thuận, biên bản ghi nhớ giữa các cấp các ngành liên quan, rất ít

cấp quốc gia. Các cửa khẩu hai nước có nhiều song chủ yếu tập trung vào việc xuất

nhập khẩu hàng hóa, thương mại mà thiếu chú trọng đến phát triển dịch vụ cửa khẩu

du lịch, các địa phương vùng biên giới phía Tây hai nước còn nhiều khó khăn trong

quá trình đầu tư cho phát triển du lịch.

Tóm lại, để đẩy mạnh và tăng cường ngành du lịch phát triển đúng tầm,

Campuchia và Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ với nhau, liên kết và mở rộng với các

nước trong và ngoài khu vực nhằm khai thác tiềm năng du lịch. Hai bên phải thúc

đẩy các hoạt động trong khuôn khổ tiểu vùng và tổ chức quốc tế cũng như phối hợp

với Lào nhằm đẩy nhanh chương trình “Ba Quốc gia - Một điểm đến”, tiếp tục chủ

động trao đổi cán bộ cấp cao và cán bộ kỹ thuật, kết nối du lịch và phát triển hạ tầng

du lịch, tạo thuận lợi cho việc đi lại, phối hợp quảng bá và tiếp thị và khảo sát chung

các tuyến du lịch. Đồng thời, Campuchia và Việt Nam phải hợp tác tổ chức các diễn

đàn du lịch, khảo sát chung xây dựng các sản phẩm du lịch mới, đẩy mạnh hợp tác

kết nối các tuyến du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân hai nước cũng như

việc đi lại thuận tiện của khách du lịch quốc tế [10]. Nếu những vấn đề trên được

thực hiện đồng bộ, ngành du lịch Campuchia và Việt Nam có thể có bước phát triển

đưa lại hiệu quả hợp tác bền vững giữa hai nước trong quá trình tạo dựng thương

hiệu du lịch quốc gia và liên khu vực.

2.5.3. Hợp tác về y tế

Hợp tác y tế giữa Campuchia và Việt Nam là một trong những lĩnh vực quan

trọng, được Chính phủ và nhân dân hai nước đặc biệt quan tâm, nhất là trong giai

đoạn hiện nay.

Thời kỳ trước năm 1991, mặc dù còn nhiều khó khăn, song Việt Nam đã có

những sự giúp đỡ lớn lao đối với Campuchia trong lĩnh vực y tế, Việt Nam đã viện

trợ không hoàn lại hàng trăm tấn thuốc chữa bệnh cho nhân dân Campuchia. Giai

Page 144: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

136

đoạn 1991 - 1998, những bất ổn chính trị tại đất nước Campuchia đã gây ra nhiều

khó khăn trong hợp tác y tế hai bên. Sau khi đất nước Campuchia bước vào thời kỳ

ổn định xây dựng và phát triển, hợp tác y tế giữa Campuchia và Việt Nam đã có

những bước chuyển biến tích cực. Trọng tâm của quá trình quan hệ hợp tác y tế giữa

hai nước là tăng cường trao đổi thông tin, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong việc nâng cao

năng lực ngành y tế của mỗi nước, đào tạo cán bộ y bác sỹ, chuyển giao công nghệ

và một số vấn đề khác liên quan về sức khỏe cộng đồng.

Đặc biệt, Việt Nam luôn tạo mọi điều kiện giúp đỡ Campuchia trong lĩnh vực

y tế, việc tiếp nhận thường xuyên và khám chữa bệnh cho người dân Campuchia tại

các trung tâm y tế tuyến huyện, tỉnh giáp biên giới và bệnh viện trung ương của Việt

Nam là minh chứng thiết thực cho quá trình hợp tác này. Hàng năm có 15 - 20 ngàn

lượt người bệnh Campuchia được khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế các tuyến của

Việt Nam. Để tạo điều kiện thuận lợi, nhất là ở hoàn cảnh còn nhiều khó khăn của

nhân dân Campuchia, Việt Nam đã áp dụng mức phí khám chữa bệnh cho đối tượng

người Campuchia đến chữa bệnh tại các bệnh viện Việt Nam với mức thu phí như

đối với người bệnh Việt Nam. Ngoài ra, các bệnh viện tuyến trên như Bệnh viện

Thống Nhất, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh

viện Răng Hàm Mặt Trung Ương… cũng tiếp nhận nhiều người bệnh Campuchia

đến khám và điều trị chuyên sâu [24].

Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam: “Trung bình hàng năm

khoảng 3.500 lượt bệnh nhân Campuchia sang chữa bệnh tại các cơ sở y tế của Việt

Nam với mức phí như đối với bệnh nhân Việt Nam. Nhân dân Campuchia ngày càng

tín nhiệm, tin tưởng các cơ sở y tế của Việt Nam, số lượng sang khám chữa bệnh

ngày càng tăng. Chỉ tính riêng Thành phố Hồ Chí Minh, ước tính mỗi ngày có

khoảng 200 người dân Campuchia đến khám, chữa bệnh với nhu cầu khá đa dạng.

Các bệnh viện như Chợ Rẫy, Y học cổ truyền dân tộc… đã trở nên quen thuộc với

bệnh nhân Campuchia” [17;8-9]. Riêng những năm 2008 - 2009, Việt Nam đã thu

hút khá đông khách đến từ Campuchia sang thăm khám bệnh. Theo thống kê từ năm

2009, Bệnh viện Chợ Rẫy đã có 1.234 bệnh nhân Campuchia, Bệnh viện Y Dược

đón 1.800 bệnh nhân. Đó là chưa kể số lượng bệnh nhân sang các bệnh viện khác

như Phạm Ngọc Thạch, Nhiệt Đới… [57;31]. Tuy nhiên, một thực tế tồn tại trong

Page 145: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

137

quá trình khám, chữa bệnh đó là người Campuchia tới Việt Nam khám bệnh chủ yếu

tự phát, việc quản lý rất khó khăn; nguồn kinh phí thực hiện miễn giảm viện phí cho

người dân Campuchia còn hạn hẹp và do bất đồng về ngôn ngữ nên việc phối kết hợp

giữa người bệnh và cán bộ y tế chưa được như ý muốn.

Bên cạnh đó, nhận thấy được tầm quan trọng của hợp tác y tế trong mối quan hệ

toàn diện Campuchia - Việt Nam, Chính phủ hai nước luôn tạo mọi điều kiện giúp đỡ

lẫn nhau để đẩy mạnh hợp tác trên tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ và tin tưởng.

Thông cáo chung về Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Campuchia - Việt

Nam lần thứ 6 diễn ra tại Phnom Penh, ngày 2-3/8/2010, đã chỉ rõ “Phía Việt Nam nhất

trí tiếp tục nhận khám, chữa bệnh cho nhân dân Campuchia ở các cơ sở y tế của Việt

Nam với mức thu phí như người dân Việt Nam và cử đoàn thầy thuốc tình nguyện Việt

Nam sang khám, chữa bệnh cho nhân dân Campuchia ở các tỉnh biên giới của

Campuchia; tiếp tục hỗ trợ cung cấp thuốc men, trang thiết bị y tế và đào tạo cán bộ y

tế cho các tỉnh biên giới Campuchia. Phía Campuchia hoan nghênh doanh nghiệp tư

nhân Việt Nam hợp tác với doanh nghiệp tư nhân Campuchia đầu tư xây dựng Bệnh

viện Chợ Rẫy - Phnom Penh tại Thủ đô Phnom Penh” [125].

Những chuyến thăm lẫn nhau giữa bộ ngành hai bên được tiến hành thường

xuyên đã góp phần củng cố, tăng cường và mở rộng hợp tác truyền thống giữa hai

nước Campuchia - Việt Nam trên lĩnh vực y tế. Đặc biệt, chuyến công tác do Bộ

trưởng Bộ Y tế Việt Nam Nguyễn Quốc Triệu dẫn đầu kéo dài trong 5 ngày (1-

5/8/2010) đã đánh dấu sự phát triển hơn nữa quá trình hợp tác y tế hai nước. Trong

thời gian làm việc với Bộ Y tế Campuchia, hai bên đã tập trung trao đổi các vấn đề

quan trọng như cập nhật tình hình y tế của hai nước và thảo luận về một số nội dung

hợp tác chính như công tác khám chữa bệnh, y tế dự phòng, khoa học đào tạo, y học

cổ truyền, dược phẩm, đặc biệt là công tác chuyển giao công nghệ và đào tạo chuyên

ngành cho các sinh viên Campuchia tại các trường đại học chuyên ngành y dược của

Việt Nam… đồng thời mở ra hình thức mới về trao đổi hợp tác song phương giữa các

đơn vị và cơ sở y tế Việt Nam với các đơn vị và cơ sở y tế của Campuchia [23;1].

Hai bên cũng nhất trí đẩy mạnh phối hợp trong phòng, chống kinh doanh mỹ phẩm

giả, bất hợp pháp tại địa bàn khu vực kinh tế cửa khẩu hai nước và tăng cường chia

sẻ kinh nghiệm về kiểm soát chất lượng thuốc chữa bệnh, phát hiện ngăn chặn thuốc

Page 146: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

138

giả, thuốc kém chất lượng gây nguy hại tới sức khỏe cho người dân hai nước [161].

Theo đánh giá của Bộ Y tế Campuchia, chuyến thăm lần này của Bộ trưởng Nguyễn

Quốc Triệu đã góp phần thúc đẩy và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực y tế lên một

tầm cao mới [23;1,3].

Trên tinh thần những thỏa thuận tốt đẹp giữa hai Chính phủ, Bộ Y tế hai nước,

Campuchia đã được Việt Nam hỗ trợ xây dựng một số cơ sở hạ tấng y tế quan trọng.

Trong năm 2004, Thành phố Hồ Chí Minh đã tài trợ kinh phí xây dựng một bệnh

viện tại Phnom Penh trị giá 20 triệu USD [142]. Đặc biệt, năm 2010, dự án Bệnh

viện Chợ Rẫy - Phnom Penh được khởi công là một trong những công trình quan

trọng nhất có ý nghĩa xã hội rất to lớn, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ khám chữa

bệnh cho nhân dân Phnom Penh nói riêng và nhân dân Campuchia nói chung, góp

phần to lớn thúc đẩy mối quan hệ láng giềng hữu nghị giữa hai quốc gia. Bệnh viện

Chợ Rẫy - Phnom Penh được xây dựng trên diện tích 50.000m2

, tại quận Meanchey,

cách trung tâm Thủ đô Phnom Penh khoảng 10km. Được sự đồng ý của hai Chính

phủ, công trình được đầu tư xây dựng qua hai giai đoạn, giai đoạn 1 (thời gian hai

năm, tính từ tháng 5/2010) với quy mô 200 giường bệnh, tổng đầu tư trên 27.300.000

USD. Giai đoạn hai với phương án mở rộng quy mô thêm 300 giường, nâng tổng

cộng 500 giường, vốn đầu tư giai đoạn 2 là 15.000.000 USD, nâng tổng số vốn đầu

tư cho toàn dự án là 42.370.000 USD. Nguồn cung ứng do Công ty Liên doanh

(Công ty Cổ phần Đầu tư Y tế Sài Gòn và Công ty Sokimex - Phnom Penh) góp vốn,

riêng về nguồn vốn vay được Ngân hàng Phát triển Campuchia BIDC và Ngân hàng

Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV tài trợ [24].

Có thể khẳng định, công trình Bệnh viện Chợ Rẫy - Phnom Penh là điểm nhấn

đặc biệt trong hợp tác y tế giữa hai nước, thể hiện sự lớn mạnh của ngành chăm sóc

sức khỏe của cả hai bên, đánh dấu bước đột phá trong mối quan hệ hợp tác y tế giữa

Campuchia và Việt Nam. Phát biểu tại buổi lễ động thổ Bệnh viện Chợ Rẫy - Phnom

Penh ngày 15/5/2010, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đánh giá cao việc xây

dựng Bệnh viện đa khoa Chợ Rẫy - Phnom Penh và coi đây là kết quả cụ thể của Hội

nghị đầu tư giữa hai Chính phủ Việt Nam và Campuchia (12/2009), một bằng chứng

mới sinh động về quan hệ láng giềng tốt đẹp và tình hữu nghị truyền thống lâu đời

giữa hai nước. Thủ tướng Campuchia Hunsen cũng đánh giá cao sự hợp tác của

Page 147: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

139

Chính phủ Việt Nam và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh trong dự án y tế này,

coi đây là minh chứng cho sự hợp tác và phát triển giữa Campuchia và Việt Nam.

Thủ tướng Hunsen nhấn mạnh: “Bệnh viện này sẽ không chỉ giúp người dân

Campuchia cải thiện sức khỏe, tiết kiệm tài chính và thời gian, mà còn tạo điều kiện

cho đội ngũ thầy thuốc Campuchia nâng cao tay nghề và học hỏi chuyên môn của

các bác sĩ Việt Nam” [159].

Không chỉ tạo điều kiện khám, chữa bệnh cho người dân Campuchia trên lãnh

thổ Việt Nam mà Chính phủ Việt Nam và các cơ quan liên quan còn tích cực giúp đỡ

Campuchia bằng cách tổ chức các đợt khám chữa bệnh và phẫu thuật miễn phí cho

bệnh nhân nghèo ở các tỉnh vùng biên giới Campuchia, đặc biệt là mổ thủy tinh thể,

phẫu thuật môi hở hàm ếch… Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo Thành phố Hồ Chí Minh

đã thực hiện khám và mổ chữa mắt miễn phí cho hơn 1.000 bệnh nhân nghèo

Campuchia tại hai Thành phố Phnom Penh và Shihanouk. Đoàn phẫu thuật Việt Nam

còn truyền đạt những kỹ thuật và kinh nghiệm chuyên môn cho các nhân viên y tế

Campuchia để họ có thể thực hiện các ca phẫu thuật trong tương lai. Riêng tổng chi

phí đợt khám chữa bệnh lần thứ hai này có trị giá 800 triệu đồng. Trong 4 ngày (5-

9/7/2005) đã có 535 bệnh nhân nghèo Campuchia được phẫu thuật thành công. Đồng

thời mỗi bệnh nhân Campuchia sau khi mổ mắt còn được hỗ trợ thêm tiền thuốc là

25.000 riên (6,25 USD) để phục hồi sức khỏe [140]. Tiếp đó, ngày 21-23/6/2007,

Viện Quân y 175 và Viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện chương trình

khám và mổ mắt miễn phí cho bệnh nhân nghèo tại Phnom Penh và một số tỉnh lân

cận. Đoàn bác sĩ mắt gồm 36 người đã tiến hành phẫu thuật mắt miễn phí cho 100-

200 bệnh nhân nghèo Campuchia và cung cấp thuốc miễn phí cho hàng trăm bệnh

nhân mắt khác. Cũng trong dịp này, Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh khẳng

định sẵn sàng giúp đỡ đào tạo, chuyển giao kỹ thuật về khám và chữa bệnh về mắt

cho bác sĩ tại Bệnh viện Quân y Pret Ket Melia, cũng như đội ngũ y bác sĩ của

Campuchia. Ngoài ra, Viện Quân y 175 cũng trao tặng cho Bệnh viện Quân y Prét

Két Mêlia một bộ máy nội soi hiện đại cùng các trang thiết bị đi kèm [151].

Có thể nói, những đợt khám và mổ mắt miễn phí đã tạo điều kiện cho người

dân nghèo Campuchia được tiếp cận với kỹ thuật chữa bệnh hiện đại, góp phần đưa

lại ánh sáng cho hàng trăm người dân bị đục thủy tinh thể không đủ điều kiện để mổ

Page 148: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

140

mắt. Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Tài chính Xum Xong Nang cho rằng đây là một

chương trình mang ý nghĩa nhân đạo rất lớn, góp phần thiết thực vào việc củng cố và

phát triển tình đoàn kết hữu nghị giữa quân đội và nhân dân hai nước và hy vọng

trong tương lai, ngành y tế Campuchia sẽ tiếp tục nhận được sự giúp đỡ về chuyên

môn, kỹ thuật của các bác sĩ Việt Nam để theo kịp với yêu cầu ngày càng cao về

khám, chữa bệnh của người dân Campuchia [151].

Trong năm 2010, Bộ Y tế Việt Nam cũng đã cử hai đoàn bác sĩ của Bệnh viện

Mắt Thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh viện Mắt Trung ương Thành phố Hồ Chí

Minh sang Campuchia thực hiện phẫu thuật miễn phí cho các bệnh nhân bị đục thủy

tinh thể và sứt môi hở hàm ếch tại Bệnh viện Quân y Hoàng gia Campuchia và Bệnh

viện Hữu nghị Khmer - Sô Viết (Campuchia). Chỉ trong 4 ngày làm việc tích cực,

đội ngũ bác sĩ Việt Nam phối hợp với y bác sĩ Campuchia đã mổ cho 100 bệnh nhân

bị đục thủy tinh thể và 95 bệnh nhân bị sứt môi hở hàm ếch [23]. Bên cạnh đó, một

số tỉnh biên giới Việt Nam cũng đã cử nhiều đoàn bác sĩ tình nguyện sang khám và

điều trị bệnh sốt rét, bệnh về mắt, răng hàm mặt, tai mũi họng, phụ khoa, phẫu thuật

đục thủy tinh thể và một số bệnh khác cho 10.664 người Campuchia tại các vùng

biên giới, giúp đỡ đào tạo cán bộ y tế cho các tỉnh biên giới Campuchia [20;9]

Về hợp tác đào tạo trong lĩnh vực y tế, hiện nay đã có 4 trường Đại học Y

dược của Việt Nam bao gồm Trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội, Đại

học Y Thái Bình và Đại học Dược Thành phố Hồ Chí Minh tham gia đào tạo nguồn

nhân lực y tế cho phía Campuchia. Trong đó, chủ yếu tập trung đào tạo trình độ Bác

sĩ đa khoa, Dược sĩ đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ y khoa. Trường Đại học Y Thái Bình

là một trong những địa chỉ đào tạo phần lớn đội ngũ y bác sĩ cho phía Campuchia.

Ngay từ năm 1982, trường đã bắt đầu tiếp nhận đào tạo bác sĩ cho Campuchia. Trong

giai đoạn 2000 - 2010, số lượng bác sĩ được nhà trường cấp bằng là 88 bác sĩ, đội

ngũ này sau khi tốt nghiệp về nước đã đáp ứng được yêu cầu chăm sóc sức khỏe của

nhân dân, nhiều người tiếp tục học lên tiến sĩ, thạc sĩ hay bác sĩ chuyên khoa và đang

phục vụ có hiệu quả tại các cơ sở y tế Campuchia [24]. Chỉ tính riêng giai đoạn 2006

- 2010, số lượng LHS Campuchia đang học tập tại Đại học Y Thái Bình là 566

người. Đây là con số không hề nhỏ mà Việt Nam dành cho Campuchia trong điều

kiện ngành y tế Campuchia còn rất nhiều khó khăn và hạn chế.

Page 149: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

141

Bảng 2.18. Lưu học sinh Campuchia đào tạo tại Trường Đại học Y Thái Bình

Năm học Tổng số Số mới

nhập

Số tốt

nghiệp

Ngành đào

tạo

Theo Hiệp

định

Tự túc kinh

phí

2006-2007 107 26 12 BSĐK 106 0

2007-2008 118 34 11 BSĐK 113 5

2008-2009 148 42 10 BSĐK 128 20

2009-2010 193 57 16 BSĐK 176 17

Tổng 566 159 49 523 42

Nguồn: Trường Đại học Y Thái Bình, 2010

Ngoài trường Đại học Y Thái Bình, có thể kể đến Đại học Y Hà Nội: 20 LHS,

Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh: 77 LHS bao gồm cả trình độ đại học và

sau đại học [13;21,37]. Các trường luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để LHS sinh sống

và học tập tại cơ sở đào tạo, ngoài nguồn học bổng và kinh phí tự túc, các LHS

Campuchia còn được nhà trường quan tâm giúp đỡ nhiều mặt như bố trí chỗ ở kí túc

xá, các điều kiện về ăn ở, học tập, xét học bổng... Tuy nhiên, theo nhận định của các

trường tiếp nhận, việc đào tạo LHS Campuchia còn gặp nhiều khó khăn do bất đồng

ngôn ngữ, hầu hết các LHS còn hạn chế về tiếng Việt, do đó việc tiếp thu kiến thức

chuyên môn chưa được như ý muốn. Có thể khẳng định, công tác đào tạo LHS là một

phần quan trọng trong quá trình hợp tác y tế Campuchia - Việt Nam, đảm bảo cho

mối quan hệ hợp tác được chặt chẽ và mang tính bền vững lâu dài giữa hai bộ ngành.

Về y tế dự phòng, hai bên đã tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới, phối

hợp tốt các hoạt động phòng chống dịch qua biên giới tại các cặp cửa khẩu tỉnh Tây

Ninh, An Giang và Kiên Giang. Đồng thời phối hợp với các nước trong khu vực Tam

giác Phát triển, nhất là các nước GMS triển khai thực hiện nội dung về kiểm dịch y tế

biên giới tại cặp cửa khẩu quốc tế Ba Vet (Campuchia) - Mộc Bài (Việt Nam) theo dự

án được triển khai từ năm 2000. Cũng nằm trong khuôn khổ hợp tác phòng chống dịch

bệnh lây lan qua biên giới, ngày 6/3/2006, Hiệp định giữa Chính phủ Hoàng gia Vương

quốc Campuchia và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về Kiểm dịch y tế biên giới

đã được ký kết. Hiệp định gồm 16 điều khoản “nhằm thực hiện tốt công tác kiểm dịch y

tế biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc qua lại biên giới, bảo vệ sức khỏe nhân

dân, phòng ngừa dịch bệnh lan truyền từ nước này qua nước khác”. Tại Điều 6 quy

Page 150: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

142

định rõ “Đối tượng kiểm dịch y tế biên giới là người, phương tiện vận tải, hàng hóa,

hành lý, công te nơ, bưu phẩm, thi hài và những vật thể khác có khả năng mang bệnh,

mang véc tơ truyền bệnh khi nhập cảnh, xuất cảnh, nhập khẩu, xuất khẩu qua các cửa

khẩu theo quy định của pháp luật và quy định về kiểm dịch y tế của mỗi nước và phù

hợp với Điều lệ y tế quốc tế (2005)” [47]. Trên cơ sở các quy định này, cơ quan kiểm

dịch y tế biên giới của hai nước sẽ thường xuyên trao đổi thông tin bao gồm cả các văn

bản pháp luật hiện hành hoặc mới ban hành có liên quan đến công tác kiểm dịch y tế.

Hai cơ quan cũng sẽ thông báo cho nhau tình hình các bệnh phải kiểm dịch y tế và các

bệnh truyền nhiễm khác của mỗi nước theo quy định của Điều lệ y tế quốc tế (2005)

nhằm tăng cường hỗ trợ, giao lưu và hợp tác trong công tác kiểm dịch y tế biên giới.

Mặt khác, Campuchia và Việt Nam cũng hợp tác trong việc giám sát và đưa ra những

phương án nhằm ngăn chặn, phòng ngừa bệnh lây nhiễm và một số bệnh truyền nhiễm

khác, đặc biệt đã ngăn chặn triệt để bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, bệnh tả, cúm H5N1 và

cúm A/H1N1 [20;9].

Như vậy, với những điều khoản quy định chặt chẽ của Hiệp định, hai bên có

thể thực hiện các biện pháp và phương thức để ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm,

góp phần đẩy lùi nguy cơ của dịch bệnh trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.

Đây là bản Hiệp định y tế chính thức đầu tiên giữa Campuchia và Việt Nam, đặt cơ

sở quan trọng để hợp tác y tế giữa hai nước ngày càng tiến triển, đi vào chiều sâu,

hiệu quả và thực chất, mang lại lợi ích cho mỗi nước cũng như góp phần tăng cường

tình đoàn kết, láng giềng hữu nghị giữa hai dân tộc. Đánh giá những thành quả đạt

được trong hợp tác y tế, tại buổi tiếp Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu ngày

2/8/2010, Thủ tướng S.Hunsen đã đánh giá cao và ghi nhận những đóng góp và hỗ

trợ tích cực hiệu quả của ngành y tế Việt Nam đối với công tác chăm sóc và bảo vệ

sức khỏe nhân dân Campuchia. Thủ tướng nhấn mạnh hợp tác giữa hai nước trong

lĩnh vực y tế được đánh giá là hợp tác mang lại hiệu quả nhất thể hiện tinh thần nhân

văn cao cả và được nhân dân Campuchia đánh giá cao [23;2].

Tóm lại, hợp tác y tế Campuchia - Việt Nam ngày càng đạt được nhiều thành

tựu to lớn, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe của nhân dân mỗi nước,

cũng như hội nhập sâu rộng vào nền y tế tiên tiến của khu vực và thế giới.

Page 151: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

143

2.6. Trong khuôn khổ hợp tác đa phương

2.6.1. Trong tổ chức ASEAN

Campuchia và Việt Nam đều là thành viên của tổ chức ASEAN, những hợp

tác song phương hay đa phương trong khu vực đều có những tác động nhiều mặt tới

mỗi nước. Do vậy, hai nước đã có sự chủ động hợp tác với nhau trong các vấn đề nội

khối nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc củng cố và phát triển quan hệ hai nước

cũng như trong nội bộ ASEAN.

Vào cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, Campuchia cùng với Việt Nam và Lào

phối hợp đối thoại với các nước ASEAN giải quyết Vấn đề Campuchia, đồng thời

Việt Nam đã thực hiện rút quân khỏi Campuchia vào năm 1989. Với việc giải quyết

dứt điểm Vấn đề Campuchia, Việt Nam từng bước cải thiện quan hệ với các nước

ASEAN, tham gia Hiệp ước Bali, trở thành quan sát viên của tổ chức này vào năm

1992 và chính thức gia nhập ASEAN năm 1995, mở ra thời kỳ mới trong quan hệ

giữa Việt Nam với các nước khu vực.

Việc Việt Nam gia nhập ASEAN chấm dứt thời kỳ đối đầu giữa hai nhóm

nước đối lập nhau ở Đông Nam Á, mở ra một khuôn khổ hữu nghị và hợp tác toàn

khu vực. Đây là tiền đề quan trọng để cho Campuchia gia nhập ASEAN sau đó. Với

vị thế ngày càng cao ở khu vực và trên trường quốc tế của Việt Nam đã có tác động

cổ vũ, khích lệ mạnh mẽ đối với các nước trong khu vực, nhất là các nước chưa

chính thức tham gia vào ASEAN, trong đó có Campuchia. Có thể nói “Việt Nam đã

là nước ủng hộ vận động tích cực nhất để Campuchia được gia nhập ASEAN”

[62;6]. Cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Phan Văn Khải với Thủ tướng S.Hunsen vào

năm 1998 đã khẳng định Việt Nam tích cực ủng hộ việc kết nạp Campuchia tại Hội

nghị Cấp cao ASEAN VI tại Hà Nội nhằm thực hiện ý tưởng một ASEAN gồm tất cả

10 nước trong khu vực, góp phần thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển ở

Đông Nam Á [86]. Sự ủng hộ chân thành này còn được thể hiện trong bài phát biểu

của nước chủ nhà Việt Nam tại buổi lễ kết nạp Campuchia vào ASEAN ngày

30/4/1999 tại Thủ đô Hà Nội. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm nhấn

mạnh: “Hôm nay, chúng ta rất phấn khởi được chứng kiến thêm một sự kiện có ý

nghĩa quan trọng trong lịch sử của ASEAN cũng như của cả khu vực Đông Nam Á -

lễ kết nạp Vương quốc Campuchia, thành viên đầy đủ thứ mười của Hiệp hội chúng

Page 152: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

144

ta theo Quyết định của Hội nghị Cấp cao VI họp tại Hà Nội tháng 12 năm ngoái,

hoàn thành ý tưởng nảy sinh hơn 30 năm trước về một ASEAN bao gồm tất cả các

nước Đông Nam Á, sống trong hòa hợp và cùng phấn đấu vì một Đông Nam Á hòa

bình, ổn định và phát triển phồn vinh. Thay mặt nhân dân và Chính phủ nước Cộng

hòa XHCN Việt Nam, tôi xin gửi tới Ngài Hô Nam Hông, Bộ trưởng Ngoại giao và

Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia cùng toàn thể các thành viên trong Đoàn

đại biểu Vương quốc Campuchia những lời chúc mừng anh em chân thành và nhiệt

liệt nhất” [87]. Việc Campuchia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN đánh dấu

một mốc mới của sự phát triển của Hiệp hội, khẳng định sự đoàn kết, hợp tác chặt

chẽ cùng chung sống hòa bình giữa các nước láng giềng trong khu vực.

Bên cạnh đó, tiến trình hội nhập của Việt Nam, Campuchia vào ASEAN đã có

tác động điều chỉnh tích cực đến các cặp quan hệ Việt Nam - Campuchia - Thái Lan,

Việt Nam - Campuchia - Trung Quốc. Đồng thời, góp phần hình thành các cặp quan

hệ mới giữa ASEAN - 4 (Myanmar, Campuchia, Việt Nam, Lào) và ASEAN - 6

(Singapore, Thái Lan, Malaisia, Indonesia, Philippines, Brunei), Tiểu vùng Mekong

mở rộng (GMS), Tổ chức chiến lược hợp tác kinh tế giữa ba dòng sông Ayeyawady -

Chao Phraya - Mekong (ACMECS) và đặc biệt là sự ra đời của Tam giác phát triển

Việt Nam - Lào - Campuchia. Mặt khác, Việt Nam cho rằng trong bối cảnh quốc tế

và khu vực hiện nay, việc Campuchia gia nhập ASEAN có ý nghĩa đặc biệt quan

trọng, tạo tiền đề để các nước trong khu vực gia tăng hợp tác cùng phát triển một

cách đồng đều, cùng nhau khắc phục khó khăn, vững bước vào thế kỷ XXI [86].

Trong các vấn đề nội khối, Campuchia và Việt Nam đã góp phần tăng cường

đoàn kết và hợp tác cũng như nâng cao vai trò và vị thế của ASEAN. Hai nước cùng

phối hợp giải quyết một số vấn đề do lịch sử để lại trong quan hệ với các nước trong

khu vực như phân định vùng biển chồng lấn giữa ba nước Việt Nam - Thái Lan -

Campuchia và các nước ASEAN khác. Campuchia và Việt Nam cũng có nhiều đóng

góp quan trọng và cụ thể trên bốn lĩnh vực hợp tác chính của ASEAN: chính trị - an

ninh, kinh tế, chuyên ngành và quan hệ đối thoại. Campuchia thường ủng hộ những

đề xuất của Việt Nam về việc tăng cường hợp tác khu vực trên ba hướng chính là: 1.

Tranh thủ các nước bên ngoài tham gia Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á

(TAC) và Hiệp định khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWF2);

Page 153: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

145

2. Tăng cường hợp tác cụ thể về chống khủng bố theo các tuyên bố chống khủng bố

ASEAN đã ký; 3. Tăng cường xây dựng lòng tin, trong đó có việc thực hiện tốt tuyên

bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), tiến tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử

(COC). Phnom Penh và Hà Nội là hai Thủ đô của các nước thành viên mới đã thực

hiện đầy đủ các nghĩa vụ chính trị bình đẳng trong việc tổ chức thành công các Hội

nghị Thượng đỉnh ASEAN. Campuchia đã cùng các nước ASEAN hoan nghênh và

chúc mừng Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Ủy ban Thường trực ASEAN và

đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 34 (AMM-34).

Ngược lại, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN VI tại Hà Nội (12/1998) với chủ đề

“Đoàn kết, hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển đồng đều”, Việt

Nam cùng các nước trong khu vực hoan nghênh việc kết nạp Vương quốc

Campuchia là thành viên thứ 10 của Hiệp hội và thông qua Chương trình Hành động

Hà Nội (HPA) nhằm cụ thể hóa Tầm nhìn ASEAN 2020.

Trong các hoạt động đối ngoại trên đây, hợp tác giữa hai ngành ngoại giao của

hai nước đã có những đóng góp to lớn trong việc chuẩn bị, phối hợp, tham khảo và

hỗ trợ nhau từ kinh nghiệm, tổ chức cho đến phương tiện, tài chính và kỹ thuật. Hai

nước cùng các thành viên khác của Hiệp hội đã ký kết Tuyên bố hòa hợp ASEAN II

(Hiệp ước Bali II) tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN IX ngày 7/10/2003, khẳng định

cam kết xây dựng một Cộng đồng ASEAN đến năm 2020 dựa trên ba trụ cột chính là

Cộng đồng An ninh (ASC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã

hội (ASSC). Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN XIII tổ chức tại Singapore (năm

2007), Campuchia và Việt Nam đã nhất trí cùng với các nước thành viên thông qua

Hiến chương ASEAN - bản Hiến chương đầu tiên của Hiệp hội. Hiến chương ra đời

không chỉ đánh dấu sự phát triển về chất của ASEAN, góp phần nâng quan hệ hợp

tác giữa các nước thành viên lên một bước mới, mà còn chính thức đánh dấu địa vị

pháp lý của ASEAN trong cộng đồng quốc tế. Để có được những thay đổi về lượng

và chất trong tiến trình xây dựng và phát triển ASEAN không thể không nhắc đến sự

đóng góp của các nước thành viên, trong đó sự thống nhất phối hợp giữa Campuchia

và Việt Nam trong các diễn đàn khu vực đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực, góp

phần đưa ASEAN ngày một trưởng thành và vững mạnh. Tuyên bố chung

Campuchia - Việt Nam tại Phnom Penh ngày 30/3/2005 nhấn mạnh: “Hai bên đã

Page 154: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

146

khẳng định tích cực đóng góp cho sự hợp tác giữa các nước ASEAN, xây dựng Đông

Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển và thịnh vượng” [172].

Về phương diện kinh tế, những hợp tác giữa Campuchia và Việt Nam đã tạo

điều kiện cho hợp tác kinh tế nội khối diễn ra theo hướng tích cực. Đặc biệt, với mục

tiêu biến ASEAN thành một khu vực sản xuất cạnh tranh trên thị trường thế giới,

Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đã chính thức được thành lập tại Hội nghị

Thượng đỉnh ASEAN lần thứ IV (1992). Là những nước gia nhập ASEAN muộn

hơn, Campuchia và Việt Nam đã có những nỗ lực cùng với các nước thành viên khác

đẩy nhanh quá trình thực hiện AFTA, cụ thể Việt Nam kết thúc lộ trình vào năm

2006 và Campuchia vào năm 2010. Tuy nhiên, Campuchia và Việt Nam cùng với

Lào và Myanmar là những nước có trình độ phát triển kinh tế thấp hơn so với các

nước thành viên khác. Vì vậy, Campuchia và Việt Nam có thể giúp đỡ, trao đổi kinh

nghiệm lẫn nhau để thực hiện tốt hơn cam kết này. Trọng tâm của vấn đề nêu trên là

tạo thuận lợi cho thương mại nội khối thông qua việc xóa bỏ các hàng rào thuế quan

và phi thuế quan giữa các nước thành viên với hạt nhân là “Chương trình ưu đãi thuế

quan có hiệu lực chung” (CEPT). Việc thực hiện AFTA cũng như Khu vực đầu tư

ASEAN (AIA), trong đó có sự tham gia tích cực của Campuchia và Việt Nam có ý

nghĩa vô cùng quan trọng, là một khâu chủ đạo nhằm tăng cường sự hợp tác kinh tế

giữa các nước. Nó còn có ý nghĩa đặc biệt trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng cho nền

kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước ASEAN - 4 với các nước

ASEAN - 6. Chỉ tính riêng trong năm 2005 và 2006, tổng kim ngạch xuất khẩu nội

khối đạt 164 tỷ USD và 170 tỷ USD, chiếm khoảng gần 25% tổng kim ngạch xuất

khẩu của cả khối với giá trị tuyệt đối tuần tự là 648 tỷ USD và 765 tỷ USD cùng kỳ.

Những con số này cho thấy được những thành công đầu tiên của quá trình tự do hóa

thương mại hàng hóa và dịch vụ, tự do hóa dòng vốn và di chuyển lao động có tay

nghề. Nói cách khác, hợp tác kinh tế nội bộ ASEAN đã và đang chuyển biến một

cách tích cực, theo chiều hướng có trọng tâm và ngày càng chặt chẽ. Có thể khẳng

định, việc xây dựng và đẩy mạnh những liên kết hiện có của ASEAN như AFTA,

Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS), AIA, Hiệp định Khung về hợp tác

công nghiệp ASEAN (AICO)… đã góp phần quan trọng đảm bảo cho ASEAN trở

thành thực thể thống nhất với “thị trường chung” nhằm phát triển nhanh và bền

Page 155: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

147

vững. Một điều quan trọng hơn là với những đóng góp ngày càng thiết thực của

Campuchia và Việt Nam với các nước thành viên khác sẽ giúp hiện thực hóa

ASEAN thành một cộng đồng kinh tế vào năm 2015. “Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ

đưa ASEAN trở thành thị trường và khu vực sản xuất thống nhất, biến sự đa dạng

đặc thù của khu vực thành những cơ hội hỗ trợ kinh doanh, biến ASEAN thành một

bộ phận năng động và vững chắc hơn trong hệ thống cung cấp toàn cầu” [202].

Hợp tác Campuchia - Việt Nam trong ASEAN còn được thể hiện ở sự tham

gia có hiệu quả của hai nước trong các vấn đề hợp tác kinh tế ngoài khối, tức là việc

tham gia vào ASEAN + 1 hay ASEAN + 3 (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), kể

cả hợp tác giữa ASEAN - EU, ASEAN - Mỹ… Điều này đã góp phần cải thiện tiến

trình hợp tác kinh tế khu vực không chỉ trên phạm vi không gian, mà còn đảm bảo

tính kết nối toàn diện, chất lượng và hiệu quả với những mục tiêu cụ thể, thực chất và

tiến bộ đã được ghi nhận, nhất là việc tiếp cận với các nguồn vốn lớn ngoài khu vực.

Trong đó, phải kể đến những bạn hàng truyền thống của ASEAN như Mỹ, Nhật Bản,

EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia… Tổng kim ngạch thương mại quốc tế của

ASEAN có những bước phát triển nhanh chóng từ 10 tỷ năm 1967 lúc mới thành lập

lên 1.442,6 tỷ USD năm 2006. Những thành công đó có thể kể đến những đóng góp

không ngừng của các nước thành viên, trong đó có một phần không nhỏ của hợp tác

giữa Campuchia và Việt Nam trong ASEAN.

Trong khuôn khổ hợp tác kinh tế ASEAN, Campuchia và Việt Nam còn tham

gia tích cực vào những hợp tác tiểu khu vực. Tiêu biểu của quá trình hợp tác này là

GMS, Tam giác Phát triển, Hành lang kinh tế Đông - Tây, ACMECS… đã tạo cơ hội

cho các nước thành viên, nhất là bốn nước có trình độ phát triển thấp hơn: Việt Nam,

Campuchia, Lào, Myanmar có cơ hội phát triển và hội nhập kinh tế khu vực.

Campuchia và Việt Nam luôn có sự phối hợp nhằm tạo điều kiện cho nhau trong

khuôn khổ Hành lang kinh tế Đông - Tây, thúc đẩy nhanh chóng việc đưa hành lang

Đông - Tây trở thành khu vực động lực gắn kết các nước trong tiểu vùng, đóng góp

quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế không chỉ cho các quốc gia nằm trong

chương trình hợp tác mà còn đối với cả hai nước.

Thêm vào đó, kể từ năm 1998, Campuchia và Việt Nam đã phối hợp với Lào

tổ chức hội nghị thỏa thuận phương hướng, biện pháp cụ thể xây dựng “Tam giác

Page 156: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

148

phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia”, trong đó các lĩnh vực ưu tiên là giao thông,

thương mại, du lịch, năng lượng điện, đào tạo và y tế, đồng thời gắn kết việc xây

dựng Tam giác phát triển với hợp tác các tiểu vùng trong ASEAN để tranh thủ hơn

nữa sự hợp tác, giúp đỡ của khu vực. Minh chứng cụ thể cho quá trình vận động này

là Tuyên bố Viêng Chăn 12/2006 về “Tam giác phát triển” cùng hợp tác giữa các

nước liên quan trong tiểu vùng Mekong thực hiện dự án Hành lang kinh tế Đông -

Tây. Như vậy, Campuchia và Việt Nam đều coi trọng vấn đề hợp tác đối ngoại, nó

thể hiện tinh thần đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung của khu vực và của mỗi nước.

Về phương diện an ninh, sự thúc đẩy hợp tác giữa Campuchia và Việt Nam là

điều kiện quan trọng góp phần cùng các nước thành viên ASEAN tạo dựng khu vực

hòa bình, ổn định và phát triển. Trước hết là việc tham gia đầy đủ của hai nước vào

kế hoạch triển khai chiến lược xây dựng Cộng đồng an ninh ASEAN (ASC) vào năm

2015. Để thực hiện điều này, ASEAN đã đề ra “Kế hoạch hành động Cộng đồng An

ninh ASEAN” (ASCPoA) và “Chương trình Hành động Viêng Chăn” (VAP). Đây là

những hướng đi đầu tiên để từng bước hiện thực hóa ASC, trong đó có những nỗ lực

đóng góp của Campuchia và Việt Nam. Trước đó, ARF được thành lập (1994) và đi

vào hoạt động đã nhận được sự ủng hộ, tham gia tích cực từ phía các nước thành viên

trong khu vực, kể cả Campuchia và Việt Nam. Những văn kiện căn bản, những

nguyên tắc, chuẩn mực điều chỉnh hành vi được các nước ASEAN tôn trọng và cam

kết thực thi như: không sử dụng vũ lực và đe dọa vũ lực trong giải quyết các tranh

chấp, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, nguyên tắc “đồng

thuận” đã trở thành chuẩn mực ứng xử của ASEAN. Có thể nói “Hợp tác chính trị,

an ninh trong ASEAN là lĩnh vực hoạt động nổi trội, gặt hái được nhiều thành tựu

nhất, đóng vai trò then chốt trong đoàn kết, thống nhất khu vực và mở rộng hợp tác

quốc tế” [66;156]. Việc tiến tới hình thành ASC không chỉ giúp gắn kết các mối

quan hệ chặt chẽ giữa các nước thành viên mà còn tạo ra sự tác động tương hỗ lẫn

nhau, làm tăng tính trách nhiệm và chia sẻ về an ninh, nhưng không ảnh hưởng tới

tính tự chủ trong đường lối đối ngoại của mỗi nước. Đồng thời, khi ARF, ASC đi vào

hoạt động sẽ giúp nâng cao uy tín của ASEAN trong các vấn đề đối thoại an ninh đa

phương khu vực, tạo cơ sở hướng ra bên ngoài, liên kết quốc tế, đặc biệt là việc giữ

vững vai trò trung tâm của ASEAN trong ARF. Campuchia và Việt Nam còn phối

Page 157: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

149

hợp với các nước thành viên khác thúc đẩy nhanh việc hình thành quy chế Hội nghị

quan chức cấp cao để trở thành cơ sở cho việc giải quyết những vấn đề mâu thuẫn

giữa các nước thành viên ASEAN theo TAC (1976).

Về phương diện văn hóa - xã hội, Campuchia và Việt Nam đã có những đóng

góp đáng kể trong việc thúc đẩy quá trình phát triển hợp tác trong lĩnh vực văn hóa - xã

hội giữa các nước thành viên ASEAN. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 10

(11/2004) tại Viêng Chăn, cùng với các quốc gia thành viên, Campuchia và Việt Nam

đã nhất trí thông qua Chương trình hành động về văn hóa - xã hội ASEAN. Mục tiêu

của chương trình này là tiến hành phối hợp có hiệu quả giữa các nước về phòng chống

ma túy, phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, văn hóa giáo dục,

sức khỏe cộng đồng… Hơn nữa, Campuchia và Việt Nam là hai nước chủ động tham

gia vào các diễn đàn giao lưu văn hóa được tổ chức trong khu vực như các hội nghị đa

phương về biến đổi khí hậu, môi trường sông Mekong, hội nghị về phòng chống ma túy,

dịch bệnh… và tích cực ủng hộ chủ trương một ASEAN trở thành khu vực phi ma túy

vào năm 2015. Riêng Campuchia và Việt Nam cũng có những hành động thiết thực

trong hợp tác song phương, triển khai nhiều chương trình hành động hỗ trợ, giúp đỡ lẫn

nhau trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, nhất là những chương trình hợp tác về giáo dục,

đào tạo, tuần văn hóa luân phiên giữa hai nước, phòng chống ma túy, dịch bệnh, chống

tội phạm xuyên quốc gia… nhất là tại khu vực giáp biên hai nước và khu vực Tam giác

phát triển ba nước Đông Dương.

Đặc biệt, hợp tác Campuchia - Việt Nam về lĩnh vực văn hóa - xã hội trong

ASEAN được thể hiện bằng nỗ lực củng cố và khẳng định việc thành lập Cộng đồng

Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC), một trong ba trụ cột chính của Cộng đồng

ASEAN theo Tuyên bố Cebu được các nhà lãnh đạo ASEAN thông qua tại Hội nghị

Thượng đỉnh ASEAN XII tổ chức ngày 13/1/2007. Trọng tâm của ASCC là thúc đẩy

phát triển nguồn nhân lực, văn hóa và nguồn tài nguyên thiên nhiên hướng tới phát

triển bền vững trong một Cộng đồng ASEAN hài hòa và hướng tới con người. Kể từ

khi được hình thành, ASCC đã nhận được sự hưởng ứng và đóng góp nhiệt tình của

các nước thành viên ASEAN, trong đó có Campuchia và Việt Nam. ASCC đã thực

hiện các nội dung cơ bản như: phát triển nguồn nhân lực thông qua tăng cường tiến

bộ và ưu tiên trong giáo dục, thúc đẩy việc làm bền vững; xây dựng và phát triển

Page 158: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

150

mạng lưới an sinh xã hội và bảo trợ xã hội; xây dựng các hoạt động có khả năng

thích ứng trước những thiên tai và xây dựng cộng đồng an toàn hơn, thúc đẩy bình

đẳng xã hội và lồng ghép quyền của người dân vào chính sách của mình và mọi mặt

của đời sống; xây dựng bản sắc ASEAN là một trong những lĩnh vực trọng tâm của

ASEAN nhằm xây dựng ASCC với một ASEAN thống nhất trong đa dạng, tăng cường

hợp tác để giảm khoảng cách phát triển, nhất là về khía cạnh xã hội giữa nhóm sáu

nước ASEAN ban đầu và các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam)

và trong ASEAN tại những vùng bị tách biệt và kém phát triển [96].

Có thể nói hợp tác văn hóa - xã hội giữa Campuchia và Việt Nam cũng như

với các quốc gia khác trong ASEAN đã thu được nhiều thành tựu khả quan, góp phần

đưa lại môi trường hợp tác thân thiện, rộng mở giữa các nước trong khu vực, nâng

cao uy tín của ASEAN trên các diễn đàn quốc tế. Hơn nữa, những kết quả tốt đẹp đạt

được trong lĩnh vực văn hóa - xã hội đã có tác động tích cực đến quan hệ kinh tế và

an ninh - chính trị. Hợp tác văn hóa - xã hội lôi cuốn được nhiều tầng lớp nhân dân

tham gia, tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội, góp phần củng cố,

tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân các nước ASEAN, tiến tới hiện thực

hóa một cộng đồng thịnh vượng về kinh tế, đa dạng về văn hóa, ổn định về xã hội.

2.6.2. Trong sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Tam giác Việt Nam -

Lào - Campuchia

Cùng với những thành tựu đạt được trong quan hệ đa phương, đặc biệt là

trong khuôn khổ ASEAN, Campuchia và Việt Nam cũng tăng cường hợp tác trong

sự phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực Tam giác Việt Nam - Lào - Campuchia. Đây

là một chương trình quan trọng, thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác giữa ba nước Đông

Dương nói chung và quan hệ hai nước Campuchia - Việt Nam nói riêng.

Được thành lập từ năm 1999 theo sáng kiến của Thủ tướng Chính phủ Hoàng

Gia Campuchia S.Hunsen, Tam giác phát triển chỉ mới hơn 10 năm, thời gian chưa

dài nhưng đã thể hiện được vai trò và vị trí đối với quá trình phát triển của mỗi nước

cũng như của các địa phương nằm trong chương trình. Tại cuộc họp cấp cao lần thứ

hai giữa thủ tướng ba nước tại Thành phố Hồ Chí Minh (1/2002) đã thống nhất xác

định vị trí địa lý của Tam giác phát triển gồm 7 tỉnh: Ratanakiri và Stung Treng của

Campuchia, Attapeu và Sekong của Lào, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk của Việt Nam.

Page 159: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

151

Cuộc họp lần thứ ba tại Siem Reap (7/2004) tiếp tục xác định khu vực Tam giác phát

triển gồm 8 tỉnh, trong đó các tỉnh của nước bạn Lào và Campuchia giữ nguyên,

riêng Việt Nam có tỉnh Đăk Lăk chia thành hai tỉnh là Đăk Lăk và Đăk Nông. Như

vậy, riêng Campuchia và Việt Nam có đến 6 tỉnh nằm trong khu vực Tam giác phát

triển về phía Tây Nam, đây là cơ sở để hai nước thúc đẩy quan hệ hợp tác hai bên

cũng như ba bên với nước bạn Lào.

Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia là khu vực có tổng diện tích

tự nhiên 111.021 km2, dân số hơn 4,265 triệu người và là khu vực kém phát triển

nhất so với mặt bằng chung các vùng khác của cả ba nước. Tuy nhiên, đây lại là nơi

có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, chưa được khai thác, đặc biệt

khu vực này có vị trí chiến lược về an ninh, chính trị, kinh tế - xã hội, môi trường

sinh thái đối với cả ba quốc gia. Vì vậy, việc phối hợp nhằm thực hiện hiệu quả các

dự án trong vùng là vấn đề trọng tâm nhằm xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống

dân sinh, giữ vững sự ổn định quốc phòng an ninh, đóng góp có hiệu quả vào việc

thắt chặt tình đoàn kết giữa ba quốc gia láng giềng.

Đối với Campuchia và Việt Nam, Tam giác phát triển đóng một vai trò quan

trọng, không chỉ giúp cải thiện cuộc sống của nhân dân ở các tỉnh dọc biên giới hai

nước, mà thông qua đó góp phần nâng cao vị thế và uy tín của hai nước trong bối

cảnh hợp tác khu vực và quốc tế. Do đó, Chính phủ và nhân dân hai nước luôn quan

tâm sâu sắc tới chương trình hợp tác và có những sáng kiến nhằm đưa lại lợi ích thiết

thực cho mỗi nước cũng như cho cả khu vực. Campuchia và Việt Nam đang nỗ lực

cùng nhau và cùng với Lào đẩy mạnh hợp tác nhằm hiện thực hóa mục tiêu đã được

thủ tướng ba nước nhất trí thông qua đó là: Đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế; xóa đói

giảm nghèo; thúc đẩy những tiến bộ về văn hóa, xã hội trên cơ sở khai thác những

tiềm năng và lợi thế của mỗi nước [108]. Trải qua 6 lần Hội nghị Cấp cao, bắt đầu từ

năm 1999 đến năm 2010, Tam giác Phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia từng

bước được hình thành, củng cố và phát triển, đưa lại lợi ích to lớn cho cả ba quốc gia

trong quá trình hợp tác và hội nhập. Cũng trong những Hội nghị này, Campuchia và

Việt Nam đã có nhiều đóng góp thiết thực nhằm thúc đẩy tiến trình xây dựng tổng

thể chiến lược kinh tế - xã hội của Tam giác Phát triển, cùng với Lào khẳng định

Page 160: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

152

quyết tâm đưa mối quan hệ hợp tác lên cao hơn dựa trên mối quan hệ truyền thống

và tình hữu nghị, hợp tác toàn diện, hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau.

Tháng 10/1999, cuộc gặp giữa thủ tướng ba nước tại Thủ đô Viêng Chăn, Thủ

tướng S.Hunsen đã đưa ra ý tưởng về một Tam giác phát triển ba nước, cùng với

Lào, Việt Nam đã tỏ rõ lập trường ủng hộ sáng kiến này, phối hợp tích cực cùng với

hai nước bạn tham gia sáng lập ra Tam giác phát triển. Đây là bước đi đầu tiên thể

hiện ý tưởng táo bạo của ba nước nhằm vực dậy khu vực giáp giới đầy tiềm năng và

triển vọng, hướng tới mục tiêu “đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo và tiến

bộ về văn hóa - xã hội trong khu vực Tam giác Phát triển, dựa trên cơ sở tận dụng

(phát huy) tối đa tiềm năng và lợi thế bổ sung của mỗi nước” [121;259]. Thông qua

các hội nghị, diễn đàn cấp cao, đến các cuộc họp, trao đổi, thảo luận giữa các địa

phương trong khu vực Tam giác Phát triển đã giúp ba nước khảo sát, tìm hiểu và đi

đến thống nhất nhiều vấn đề quan trọng, trong đó tập trung vào việc thúc đẩy sự phát

triển kinh tế - xã hội, đảm bảo ổn định về an ninh - chính trị tại khu vực biên giới có

tính phức tạp và vô cùng nhạy cảm này. Tại Hội nghị lần thứ hai về xây dựng Tam

giác Phát triển diễn ra ngày 26/1/2002 tại Thành phố Hồ Chí Minh, thủ tướng

Campuchia, Việt Nam và Lào đặc biệt quan tâm tới việc xác định những biện pháp

và phương cách thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giữa ba nước nhằm xây dựng “Tam

giác Phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia”. Lãnh đạo ba nước đã bày tỏ quyết tâm

sớm triển khai chương trình xây dựng Tam giác Phát triển nhằm đẩy mạnh quá trình

phát triển kinh tế - xã hội của khu vực biên giới ba nước, phù hợp với Chương trình

Hành động Hà Nội năm 1998 về xóa đói giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát

triển giữa các thành viên ASEAN. Thủ tướng ba nước tập trung trao đổi về những

biện pháp cụ thể, ưu tiên hợp tác trong một số lĩnh vực như: xây dựng và nâng cấp hệ

thống giao thông kết nối các tỉnh trong Tam giác Phát triển; thực hiện các dự án

nhằm phát triển quan hệ thương mại; thúc đẩy hợp tác du lịch, thực hiện ý tưởng “Ba

quốc gia - một điểm đến” và xây dựng mạng lưới liên hoàn giữa ba nước để cung cấp

điện năng cho nhau [135]. Thành công của Hội nghị lần thứ hai đã tạo điều kiện

thuận lợi cho việc hình thành một “Tam giác Phát triển” với 7 tỉnh ban đầu là

Rattanakiri, Stung Treng (Campuchia), Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk (Việt Nam),

Attapu, Sekong (Lào). Đồng thời, việc tăng cường hợp tác và xây dựng một Tam

Page 161: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

153

giác Phát triển giữa ba nước, không chỉ phù hợp với các mục tiêu ưu tiên phát triển

kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo ở mỗi nước, mà còn thể hiện nỗ lực của cả ba

nước trong công cuộc hội nhập và phát triển. Theo đánh giá của Thủ tướng Phan Văn

Khải: “Việc triển khai những thỏa thuận đạt được tại cuộc họp lần này rất nặng nề,

đòi hỏi nỗ lực cao của các Bộ, ngành hữu quan của cả ba nước… với sự quan tâm

chỉ đạo sát sao và thường xuyên của Chính phủ mỗi nước, chắc chắn những quyết

tâm của chúng ta sẽ trở thành hiện thực, đưa hợp tác xây dựng “Tam giác Phát

triển” nói riêng và hợp tác ba nước nói chung đi vào chiều sâu và có hiệu quả thiết

thực trên nhiều lĩnh vực” [136]. Sự thành công của Tam giác Phát triển có sự đóng

góp to lớn của lãnh đạo và nhân dân ba nước, trong đó có sự phối hợp hiệu quả giữa

Campuchia và Việt Nam trong quá trình tiến hành triển khai các chương trình cụ thể

nằm trong dự án.

Tiếp đó, tại Hội nghị Cấp cao lần thứ ba được tổ chức tại Siem Reap

(Campuchia) ngày 20/7/2004, Campuchia và Việt Nam cùng với Lào đã khẳng định vai

trò hết sức quan trọng của Tam giác Phát triển trong việc hợp tác xây dựng cơ sở hạ

tầng, thương mại, nông nghiệp, du lịch, y tế, giáo dục, môi trường. Trong Hội nghị lần

này, Thủ tướng ba nước đã ký Tuyên bố Viêng Chăn về xây dựng Tam giác Phát triển

và thông qua Quy hoạch tổng thể Tam giác Phát triển với mục tiêu và quan điểm:

Thứ nhất, Khơi dậy và phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, các nguồn nội lực

của từng tỉnh trong khu vực vào phát triển nền kinh tế sản xuất hang hóa. Phát huy và

sử dụng có hiệu quả (trước mắt và lâu dài) mọi tiềm năng và nguồn lực vào mục tiêu

tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững.

Thứ hai,Tăng cường mối liên kết kinh tế trong nội bộ vùng, thông qua các

chương trình hợp tác phát triển giữa các tỉnh trong vùng; Hợp tác mở rộng và nâng cao

hiệu quả kinh tế đối ngoại; Thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút nguồn lực từ

bên ngoài; Gắn quá trình phát triển của mỗi nước với sự phát triển của từng địa phương

trong khu vực Tam giác Phát triển biên giới ba nước nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế

theo hướng nâng cao hiệu quả trên từng ngành, từng tỉnh của khu vực.

Thứ ba, Hợp tác phát triển giữa các địa phương trong khu vực được coi là

biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển tốt Tam giác Phát triển khu vực biên

Page 162: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

154

giới ba nước có tính tới thu hút sự tham gia của nước thứ ba. Việt Nam đóng vai trò

trong việc hỗ trợ kỹ thuật và vốn đầu tư.

Thứ tư, Phát huy ưu thế đầu mối cửa ngõ ra biển của Việt Nam tạo ra sức hấp

dẫn, lôi cuốn giao lưu kinh tế, thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế đẩy mạnh hợp tác

phát triển để hỗ trợ lẫn nhau cùng lợi thế bổ sung và phối hợp để có sự phát triển tốt

hơn cho khu vực và đảm bảo cho cả khu vực có được sự an ninh và phát triển [215].

Để thực hiện tốt những mục tiêu và nhiệm vụ nêu trên cần có sự phối hợp chặt

chẽ giữa ba quốc gia trên bán đảo Đông Dương, trong đó hợp tác giữa Campuchia và

Việt Nam trong Tam giác phát triển cần được đẩy mạnh và đi vào chiều sâu, cùng

với Lào triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án đã đặt ra. Với mong muốn đạt

được những mục tiêu đã nêu, Hội nghị Cấp cao lần thứ tư diễn ra ngày 4-5/12/2006

tại Thành phố Đà Lạt đã tập trung vào nội dung chính là cùng thảo luận các biện

pháp thúc đẩy khu vực Tam giác Phát triển. Trong Tuyên bố chung, thủ tướng ba

nước nhấn mạnh “phương hướng hợp tác trong khuôn khổ Tam giác Phát triển giữa

ba nước trong thời gian tới là thúc đẩy việc thành lập Ủy ban Điều phối chung, xây

dựng cơ chế chính sách ưu đãi chung đối với khu vực Tam giác Phát triển và phối

hợp giữa ba nước trong việc vận động các nước và các tổ chức quốc tế hỗ trợ và đầu

tư vào khu vực Tam giác Phát triển” [145]. Đặc biệt, sáng kiến của Việt Nam về việc

thành lập Ủy ban Điều phối chung về Tam giác Phát triển đã được hai nước

Campuchia và Lào tán thành. “Ủy ban Điều phối chung về Tam giác Phát triển (mỗi

nước cử một Bộ trưởng là đồng chủ tịch ủy ban) gồm bốn tiểu ban: kinh tế, xã hội -

môi trường, địa phương và an ninh - đối ngoại. Ủy ban này sẽ sớm họp phiên đầu

tiên vào quý 1 năm 2007 tại Việt Nam. Giao Ủy ban Điều phối sớm nghiên cứu, đề

xuất chính sách ưu đãi cho Tam giác Phát triển và báo cáo ba Thủ tướng quyết

định” [110]. Việc Ủy ban Điều phối chung được thành lập đã tạo điều kiện hết sức

thuận lợi cho Tam giác Phát triển đi vào hoạt động có chiều sâu và mang lại hiệu quả

cao hơn. Điều này khẳng định sự đóng góp không nhỏ của Việt Nam nỗ lực phối hợp

với Campuchia và Lào trong tiến trình hình thành và từng bước xây dựng Tam giác

Phát triển ngày một bền vững.

Tại Hội nghị Cấp cao lần thứ năm được tổ chức vào tháng 11/2008 tại Viêng

Chăn, Thủ tướng ba nước Việt Nam, Campuchia và Lào đã nhấn mạnh việc đẩy

Page 163: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

155

nhanh sự phát triển trong khu vực Tam giác phát triển là nhiệm vụ trọng tâm, cấp

bách, khẳng định quan điểm tăng cường hợp tác hơn nữa để đẩy nhanh việc xây dựng

Tam giác Phát triển, sớm đưa khu vực này ra khỏi tình trạng kém phát triển vì lợi ích

chung của nhân dân ba nước. Campuchia, Việt Nam và Lào đã thống nhất về chính

sách ưu đãi với 12 nội dung ,đó là thủ tục qua lại biên giới và lưu trú của công nhân

và nhà đầu tư; vận chuyển phương tiện vận tải, vật tư, máy móc, thiết bị tái nhập và

tái xuất qua biên giới; trao đổi hàng hóa qua biên giới; quá cảnh hàng hóa; phí và lệ

phí; cơ chế thanh toán; kiểm tra biên giới; chính sách đầu tư; hợp tác phát triển du

lịch; hợp tác phát triển viễn thông, hợp tác năng lượng; hợp tác hạ tầng giao thông và

hợp tác về môi trường [19;101]. Thủ tướng ba nước cũng đã ủng hộ sáng kiến về

diễn đàn doanh nghiệp và diễn đàn thanh niên Tam giác Phát triển, thống nhất việc

hoàn thành Quy hoạch tổng thể Tam giác Phát triển đến năm 2020. Sau thành công

của những Hội nghị đã nêu ở trên, Hội nghị Cấp cao lần thứ sáu diễn ra vào tháng

11/2010 đã khẳng định quyết tâm xây dựng một Tam giác Phát triển vững mạnh,

trong đó ba nước đã tái nhất trí thông qua Bản Quy hoạch khu vực Tam giác Phát

triển đến năm 2020 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam chủ trì xây dựng thay thế

cho Bản Quy hoạch trước đó.

Sự hợp tác giữa Campuchia Việt Nam trong Tam giác phát triển còn thể hiện

cụ thể bằng sự hỗ trợ, giúp đỡ và phối hợp có hiệu quả trong nhiều lĩnh vực để cùng

nhau phát triển đồng đều. Campuchia đã được Việt Nam tích cực phối hợp, hỗ trợ

hoàn thành các dự án quan trọng nằm trong khu vực Tam giác Phát triển, nhất là trên

lĩnh vực giáo thông vận tải, thủy điện, cơ sở hạ tầng, thương mại dịch vụ, nông lâm

nghiệp… Tiêu biểu có thể kể đến các dự án trục giao thông mà Việt Nam là quốc gia

có đóng góp, hỗ trợ nhiều nhất về công sức cũng như về vốn như Quốc lộ 78, xây

dựng cầu Long Bình - Chrey Thom ở Campuchia (xem phần 2.4.3), xây dựng nhà

máy thủy điện Sekaman 1 và 3 tại Lào, thủy điện trên sông Sê San ở Campuchia; mở

nhiều cặp cửa khẩu giữa hai nước trong khu vực Tam giác Phát triển gồm: Mộc Bài

(Tây Ninh) - Ba Vet (Svarieng); Xa Mát (Tây Ninh) - Trapeang Phlong (Kongpong

Cham); Tịnh Biên (An Giang) - Phnom Den (Takeo); Hà Tiên (Kiên Giang) - Prek

Chak (Kampot). Những năm tiếp theo, cho phép phương tiện qua lại các cặp cửa

Page 164: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

156

khẩu còn lại, đó là Lệ Thanh (Gia Lai) - OYadav (Rattanakiri); Bon Nuê (Bình

Phước) - Trapeang Sre (Kratie); Bu Prang (Đắk Nông) - O Raing (Mundulkiri).

Mặt khác, thực hiện chiến lược hướng biển, Việt Nam luôn tạo mọi điều kiện

cho các nước thành viên, trong đó có Campuchia quá cảnh hàng hóa qua các cảng

biển Việt Nam, thông qua các Quốc lộ 14, 19, 24, 49 của Việt Nam nối toàn bộ khu

vực này với cảng biển Việt Nam, trong đó có Quốc lộ 14B , nối từ Quốc lộ 14 ra

cảng biển Tiên Sa, Đà Nẵng (Việt Nam), trùng với đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ

19 xuất phát từ biên giới Campuchia - Việt Nam dài 247km mà hiện đang là trục

đường tốt nhất từ Tây Nguyên ra các cảng biển miền Trung. Ngoài ra, Campuchia và

Việt Nam tích cực phối hợp với Lào để xây dựng các trục đường chính nối liền khu

vực, như trục Quốc lộ 7 của Campuchia và Quốc lộ 13 của Lào nối khu vực này với

Phnom Penh và Viêng Chăn, dự án phát triển đường bộ và đường sắt nối liền Thái

Lan - Campuchia - Việt Nam. Đồng thời mở rộng và xây dựng các con đường như

Quốc lộ 78 của Campuchia nối với Quốc lộ 19 ra cảng Quy Nhơn; Quốc lộ 25 ra

cảng Vũng Rô; Quốc lộ 18B của Lào nối với Quốc lộ 40, đường Hồ Chí Minh, Quốc

lộ 14B, Quốc lộ 24 ra cảng Đà Nẵng và Dung Quất. Như vậy, việc nối liền các trục

đường chính ra các cảng biển của Việt Nam đã thực sự tạo ra thuận lợi lớn để các

nước trong Tam giác phát triển đẩy mạnh giao lưu trao đổi và xuất khẩu hàng hóa

sang các nước thành viên cũng như các nước ngoài khu vực thông qua các cảng biển

miền Trung Việt Nam.

Hơn nữa, Việt Nam cũng tăng cường đầu tư xây dựng và hỗ trợ Campuchia

và Lào nâng cấp một số khu kinh tế cửa khẩu như khu kinh tế Cửa khẩu Bờ Y -

Ngọc Hồi, Cửa khẩu Đức Cơ, Lệ Thanh - O Ya Dav nối với Campuchia, Khu kinh

tế Cửa khẩu Bờ Y - Phù Cưa nối với Lào tạo điều kiện thuận lợi cho việc quá

cảnh hàng hóa giữa ba nước, khai thác hiệu quả các tiềm năng thương mại, du

lịch, phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ, giải trí nhằm nâng cao đời sống

nhân dân vùng bên giới và bảo vệ vững chắc an ninh chính trị toàn khu vực. Đặc

biệt, Cửa khẩu Bờ Y có vị trí rất quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh biên giới

đối với vùng Tam giác phát triển của ba nước. Có vị trí thuận lợi, cửa khẩu này

được xác định là cửa ngõ của ba nước Đông Dương nằm trong Tam giác phát

triển. Từ Cửa khẩu Bờ Y có thể kết nối với vùng Đông Bắc Thái Lan, Đông Bắc

Page 165: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

157

Campuchia, Nam Lào, Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ của Việt Nam.

Hơn nữa, đây còn là “điểm nhấn trong chiến lược liên kết tiểu vùng Mê Công,

giao điểm quan trọng trên hành lang kinh tế Đông - Tây” [30;26.]. Chính do tầm

quan trọng của cửa khẩu này, ngày 5/9/2005, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt

xây dựng thành khu kinh tế cửa khẩu quốc tế. Việc xây dựng các trục giao thông

lớn cũng như các cặp cửa khẩu nói trên góp phần thúc đẩy quá trình phát triển các

mạng lưới đường nông thôn, đường dân sinh nối liền các trung tâm kinh tế, văn

hóa trong vùng Tam giác phát triển, hình thành cầu nối giữa hành lang kinh tế

phía Nam với hành lang kinh tế Đông - Tây. Đặc biệt, Việt Nam luôn khuyến

khích các tập đoàn, doanh nhân gia tăng cường độ vốn đầu tư vào khu vực Tam

giác phát triển, trong đó có rất nhiều doanh nghiệp đã và đang đầu tư tại

Campuchia nhằm đẩy mạnh việc khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên trong

vùng. Đồng thời, cải thiện hệ thống viễn thông cung cấp dịch vụ kết nối, thúc đẩy

doanh nghiệp tư nhân vào đầu tư kinh doanh tại tiểu vùng. Trong những năm gần

đây, Việt Nam đã tập trung nhiều nguồn vốn để xây dựng một số nhà máy thủy

điện ở vùng Tây Nguyên và vùng giáp ranh biên giới Campuchia và Lào. Việt

Nam hỗ trợ Campuchia tiến hành khảo sát và xây dựng nhà máy thủy điện trên

sông Sê San và sông Srêpok với công suất 800 MW. Dự án xây dựng Nhà máy

thủy điện Xêkmanr 3 tại tỉnh Sê Kông (Lào) đã được Việt Nam đầu tư xây dựng

với công suất 230 MW, trị giá 273 triệu USD, Nhà máy Xêkmanr 1 với công suất

420 MW, với số vốn 535 triệu USD. Đây là những dự án có tầm quy mô lớn và

quan trọng, góp phần điện khí hóa khu vực Tam giác phát triển ba nước, tạo động

lực phát triển kinh tế - xã hội trong toàn vùng.

Trong lĩnh vực đầu tư thương mại và xuất nhập khẩu, Chính phủ Việt Nam và

các doanh nghiệp Việt Nam luôn có sự ưu tiên hàng đầu đối với khu vực Tam giác

phát triển. Trong đó, lượng vốn của Việt Nam đầu tư sang Campuchia và Lào rất lớn

tập trung vào các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, giao thông, thủy điện,… Riêng với

Campuchia, hiện nay có 11 công ty của Việt Nam đầu tư trồng cao su tại tỉnh

Mondul Kiri, 7 công ty tại tỉnh Rattanak Kiri, và 12 công ty tại tỉnh Stung Treng với

tổng diện tích trên 300.000 ha, và còn nhiều tập đoàn, tổng công ty khác đang trong

quá trình khởi động đầu tư (xem phần 2.4.2). Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế, song

Page 166: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

158

đầu tư của Việt Nam đã khẳng định được vai trò, vị trí trong việc phát triển đời sống

kinh tế - xã hội của cả ba nước nói chung và các địa phương trong khu vực Tam giác

nói riêng. Mặt khác, Campuchia và Việt Nam cùng với Lào luôn chủ động phát triển

quan hệ giữa chương trình Tam giác phát triển với các tổ chức, các quốc gia trên thế

giới nhằm kêu gọi sự hỗ trợ, giúp đỡ đầu tư của nguồn lực bên ngoài vào thúc đẩy

quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, Campuchia và Việt Nam chủ động tổ

chức hợp tác, liên kết với Nhật Bản, Trung Quốc, ADB đăng cai các hội nghị tài trợ

cho khu vực Tam giác phát triển trong suốt thời gian qua. Hiện Nhật Bản đã cam kết

hỗ trợ khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia số tiền 20 triệu

USD trong tổng ngân sách 40 triệu USD đầu tư cho Việt Nam, Lào, Campuchia,

Myanmar. Chính phủ Nhật Bản mong muốn đóng góp một phần vào khu vực Tam

giác phát triển, nhất là công tác xóa đói, giảm nghèo. Khoản viện trợ của Nhật Bản

chủ yếu đầu tư vào các dự án phát triển giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe và xây

dựng đường sá, điện nhằm nâng cao mức sống người dân khu vực này.

Để có được sự liên kết, hợp tác hiệu quả giữa các nhà đầu tư nước ngoài với Tam

giác phát triển, đặc biệt là của Nhật Bản, phải kể đến sự nỗ lực của cả ba nước Đông

Dương trong quá trình đàm phán, cải thiện mối quan hệ song phương và đa phương.

Trong đó sự đóng góp, hợp tác có hiệu quả giữa Campuchia và Việt Nam đối với quá

trình hợp tác, liên kết này là rất lớn. Chính phủ và nhân dân hai nước cũng luôn đóng vai

trò chủ đạo trong quá trình kết nối Tam giác phát triển với các tổ chức khu vực và tiểu

khu vực như ASEAN, Tiểu vùng Mekong, ACMECS… nhằm tăng cường quan hệ hợp

tác có hiệu quả giữa các tổ chức, phát huy lợi thế và tận dụng các nguồn lực để thúc đẩy

phát triển kinh tế - xã hội trong toàn vùng. Trong Thông cáo chung đưa ra tại Hội nghị

Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Campuchia - Việt Nam lần thứ 6 ngày 2-

3/8/2010, hai nước đã “đánh giá cao kết quả của Kỳ họp lần thứ 11 Ủy ban Hỗn hợp

Việt Nam - Campuchia về hợp tác Kinh tế, Văn hóa, Khoa học kỹ thuật được tổ chức tại

tỉnh Preah Sihanouk, Vương quốc Campuchia ngày 3-4/12/2009 và kết quả Cuộc họp

lần thứ 5 Ủy ban điều phối chung về Khu vực Tam giác Phát triển Campuchia - Lào -

Việt Nam tổ chức tại Rattanakiri, Vương quốc Campuchia vào ngày 12-18/3/2010. Hai

bên hài lòng nhận thấy các cơ chế hợp tác giữa các Bộ, Ngành và tỉnh, thành của hai

nước hoạt động ngày càng nhịp nhàng và hiệu quả” [125]. Trên cơ sở đó, khu vực Tam

Page 167: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

159

giác phát triển đã có bước tăng trưởng nhanh chóng so với quy hoạch năm 2004, một số

tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao hơn bình quân cả nước. Giai đoạn 2002 - 2009, tăng

trưởng kinh tế khu vực Tam giác Phát triển trung bình khoảng 10,2%/năm. Trong đó,

các tỉnh Tây Nguyên của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất là 13,5%/năm, tương

ứng là các tỉnh của Lào 12,9% và các tỉnh Campuchia là 9,4%/năm [19;5]. Kết quả đơn

cử này chưa đánh giá hết được những lợi ích thiết thực mà khu vực Tam giác phát triển

đưa lại nhưng cũng thể hiện được vai trò, vị trí vô cùng quan trọng của Tam giác trong

tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và liên kết kinh tế quốc tế của mỗi nước và khu vực.

Trên lĩnh vực an ninh quốc phòng, Campuchia thường xuyên đưa ra nhiều

biện pháp đối thoại, chia sẻ với Việt Nam và Lào nhằm bảo vệ hòa bình, ổn định của

mỗi quốc gia và khu vực. Trong đó, cả Campuchia và Việt Nam luôn nhấn mạnh vai

trò, vị trí của mỗi nước trong hợp tác, liên kết Tam giác phát triển. Việt Nam,

Campuchia kiên trì chủ động phối hợp với Lào trong vấn đề về biên giới, phòng

chống tội phạm, tệ nạn xã hội, buôn lậu, ngăn chặn lực lượng khủng bố, phản

động,… trên cơ sở đồng thuận, tự nguyện, không can thiệp vào công việc nội bộ, tôn

trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Đối với vấn đề biên giới -

một vấn đề an ninh phức tạp và nhạy cảm, Việt Nam thường xuyên chủ động kiềm

chế, bày tỏ rõ lập trường nhất quán cùng với Campuchia và Lào tiến tới giải quyết

thông qua hoạt động ngoại giao, đàm phán hòa bình, thực hiện nghiêm chỉnh các

nguyên tắc, quy định đã ký kết trong các văn bản hiệp định, thỏa thuận song phương

và đa phương giữa ba nước, phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế. Minh chứng

cho vấn đề này là ba nước đã hợp tác thành công trong việc cắm mốc hoạch định

biên giới giữa Campuchia - Việt Nam - Lào vào năm 2007. “Cột mốc là di sản cho

con cháu đời sau của ba nước, là động lực hợp tác lâu dài trên nhiều lĩnh vực giữa

ba nước” [210] Đó là những nỗ lực và quyết tâm chung của cả ba nước, thể hiện sự

tin tưởng lẫn nhau, tinh thần đoàn kết truyền thống lâu đời giữa ba dân tộc, trong đó

có sự đóng góp quan trọng, tích cực của hai nước Campuchia và Việt Nam. Mặt

khác, Campuchia cũng đã ký với Việt Nam Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia

năm 1985, Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới 1985 (vào năm 2005);

chủ động ký với Lào Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1977, Hiệp định

về quy chế biên giới năm 1990, Nghị định thư bổ sung Hiệp định về quy chế biên

Page 168: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

160

giới Việt Nam - Lào năm 1991... Những việc làm này đã tạo sự gắn kết giữa Chính

phủ và nhân dân ba nước, là cơ sở cần thiết thúc đẩy mối quan hệ Campuchia - Việt

Nam - Lào đi vào chiều sâu và thực chất hơn, đem lại lợi ích thiết thân cho cả ba dân

tộc có biên giới liền kề. Đối với những vấn đề phát sinh giữa ba nước, Campuchia tỏ

rõ thái độ trách nhiệm cao trước những cố gắng của Việt Nam và Lào nhằm đưa ra

những ứng xử hợp lý giữa các bên hữu quan, hướng tới duy trì và củng cố môi

trường hòa bình, an ninh tại khu vực vì mục tiêu ổn định và phát triển bền vững.

Có thể nói, hợp tác, liên kết tiểu vùng đã được Campuchia, Việt Nam và Lào

chú trọng và đặt ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại, trong đó Tam giác phát

triển luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của chính phủ và các bộ ngành ba

nước. Với những thành tựu đạt được trong nỗ lực xây dựng và phát triển Tam giác ba

nước Đông Dương, sự phối hợp thường xuyên giữa Campuchia và Việt Nam ngày

càng tỏ rõ được tính hiệu quả, sự chủ động tích cực hội nhập trong các tổ chức khu

vực, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tình đoàn kết láng giềng hữu nghị Campuchia -

Việt Nam - Lào ngày càng phát triển.

2.6.3. Trong sự phát triển Tiểu vùng sông Mekong

Campuchia và Việt Nam là hai nước nằm ở vùng hạ lưu sông Mekong, do đó

lợi ích cũng như những khó khăn, thách thức mà sông Mekong mang lại là rất lớn.

Trong quá trình hội nhập và phát triển, cả hai nước đều tích cực tham gia vào tổ chức

GMS với nhiều kỳ vọng về một chương trình hợp tác “nhiều quốc gia - một điểm

đến”, vì lợi ích phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước và góp phần vào hòa bình, ổn

định trong khu vực.

Hợp tác Campuchia - Việt Nam trong GMS trước hết phải kể đến là việc liên

kết đa phương và song phương trong các dự án phát triển các hành lang kinh tế, nhất

là ba hành lang kinh tế lớn hiện nay: Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC), Hành

lang kinh tế Bắc - Nam (NSEC) và Hành lang kinh tế phía Nam (SEC). Mỗi hành

lang kinh tế giữ một vai trò, vị trí riêng song đều tác động rất lớn đến sự phát triển

kinh tế của mỗi nước cũng như tăng cường gắn kết giữa các quốc gia trong khu vực.

Campuchia và Việt Nam là hai nước được hưởng lợi rất lớn từ các dự án có quy mô

lớn của các hành lang kinh tế, nhất là nối liền huyết mạch các con đường kinh tế, dân

sinh, quốc phòng giữa hai nước với các nước trong tiểu vùng. Campuchia và Việt

Page 169: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

161

Nam đã tích cực phối hợp tham gia cùng Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Myanmar xây

dựng các tuyến đường giao thông (xem phần 2.4.3).

Trong thực tế, việc nối liền các trục đường chính ra các cảng biển của Việt

Nam đã thực sự tạo ra thuận lợi lớn để các nước đẩy mạnh giao lưu trao đổi và xuất

khẩu hàng hóa giữa các nước GMS. Campuchia và Việt Nam cũng đầu tư xây dựng

và nâng cấp các khu kinh tế cửa khẩu như khu kinh tế Cửa khẩu Bờ Y - Ngọc Hồi,

cửa khẩu Đức Cơ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quá cảnh hàng hóa giữa hai nước,

khai thác hiệu quả các tiềm năng thương mại, du lịch, các khu công nghiệp, dịch vụ,

giải trí nhằm nâng cao đời sống nhân dân vùng biên giới và bảo vệ an ninh chính trị

khu vực. Đặc biệt, việc xây dựng các trục giao thông lớn như trên đã góp phần thúc

đẩy quá trình phát triển của các mạng lưới đường nông thôn, đường dân sinh nối liền

các trung tâm kinh tế, văn hóa trong vùng Tam giác phát triển, hình thành cầu nối

giữa hành lang kinh tế phía Nam với hành lang kinh tế Đông - Tây.

Thêm vào đó, để hợp tác có hiệu quả trong các dự án, Campuchia và Việt

Nam đã phối hợp và tham gia nhiều Nhóm công tác Tiểu vùng được thành lập như

Nhóm công tác đầu tư tiểu vùng, Nhóm công tác về nông nghiệp, về phát triển nguồn

nhân lực, về môi trường, về du lịch, về thuận lợi hóa thương mại tiểu vùng, Diễn đàn

viễn thông tiểu khu vực, Diễn đàn giao thông vận tải tiểu khu vực. Đây là những

nhóm công tác mang tính chuyên biệt mà các nước thành viên đều tham gia, thông

qua đó, Campuchia và Việt Nam đã trao đổi hỗ trợ thúc đẩy phát triển các dự án liên

quan đến Tiểu vùng. Đặc biệt là khuyến khích đầu tư, hoạt động của Diễn đàn doanh

nghiệp GMS (GMS-BF), cải thiện hệ thống viễn thông cung cấp dịch vụ kết nối, thúc

đẩy doanh nghiệp tư nhân vào đầu tư kinh doanh trong tiểu vùng. Mặt khác, để hiện

thực hóa Hành lang kinh tế trong GMS, Campuchia và Việt Nam đã chủ động tham

gia vào các dự án vận tải và thuận lợi hóa thương mại qua biên giới. Chẳng hạn, hai

bên đã tham gia vào các dự án trọng điểm như Hiệp định vận tải xuyên biên giới

GMS, xây dựng Chiến lược hoạt động về Thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, Hiệp

định Liên chính phủ về trao đổi năng lượng khu vực… những hoạt động này không

chỉ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các nước tiểu vùng mà còn đẩy mạnh quá

trình kết nối tiểu khu vực và liên khu vực. Vì vậy, mặc dù hành lang kinh tế Đông -

Tây không chạy qua lãnh thổ Campuchia, song nước này lại được hưởng lợi rất nhiều

Page 170: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

162

từ các dự án phát triển của chương trình hợp tác và thúc đẩy quan hệ giao lưu giữa

Campuchia với các nước trong khu vực.

Ngoài ra, Campuchia phối hợp với Việt Nam cùng các nước thành viên tổ

chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh Mekong - Nhật Bản lần thứ nhất được tổ

chức tại Tokyo tháng 11/2009, cũng như cam kết của Nhật Bản về việc mở rộng

nguồn vốn viện trợ chính thức (ODA) lên 500 tỷ Yên Nhật trong 3 năm tiếp theo cho

ba nước Campuchia, Lào, Việt Nam (CLV) và cho sự phát triển của toàn khu vực

sông Mekong. Tiếp đó “Hai bên đánh giá cao kết quả Hội nghị Thượng đỉnh Mekong

- Nhật Bản lần thứ hai được tổ chức tại Hà Nội tháng 10 năm 2010, khẳng định quyết

tâm thực hiện Tuyên bố chung và Chương trình hành động Sáng kiến “Thập kỷ

hướng tới Mekong xanh” và Chương trình hành động của “Sáng kiến Hợp tác kinh

tế Công nghiệp Mekong - Nhật Bản” [10]. Đồng thời, Campuchia và Việt Nam cũng

đánh giá cao kết quả cuộc họp cấp Ngoại trưởng lần thứ nhất giữa các nước hạ nguồn

sông Mekong - Mỹ được tổ chức tại Phuket, Thái Lan ngày 23/7/2009 và nhất trí hợp

tác chặt chẽ nhằm đảm bảo tổ chức thành công cuộc họp cấp ngoại trưởng các nước

hạ nguồn sông Mekong - Mỹ lần thứ hai [9].

Bên cạnh hợp tác phát triển kinh tế - xã hội, Campuchia và Việt Nam còn tích

cực phối hợp với nhau trong việc bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái của

khu vực. Là hai nước nằm ở vùng hạ lưu, những lợi ích sông Mêkong mang lại là rất

lớn, song khó khăn thách thức do ảnh hưởng của dòng chảy không hề nhỏ, vì vậy

Campuchia và Việt Nam cần phải có những cơ chế hợp tác đa phương lẫn song phương

để phát huy lợi thế đồng thời hạn chế những tiêu cực do thiên nhiên mang lại.

Hiện nay, với những biến đổi phức tạp của khí hậu toàn cầu, tình trạng dòng

chảy của sông Mekong diễn biến ngày càng thất thường, hạn hạn và lũ lụt xảy ra

thường xuyên và nghiêm trọng hơn so với các năm trước đó. Mặt khác, sự gia tăng

các hoạt động khai thác trên lưu vực sông Mekong của cư dân vùng ven đã làm cho

tình hình nguồn nước thêm phức tạp, nhất là việc sử dụng và tận dụng nguồn tài

nguyên của các quốc gia vùng thượng nguồn như Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái

Lan đã gây ra nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng không nhỏ đến các nước nằm ở khu vực

hạ lưu. Để hạn chế những vấn đề nêu trên, Campuchia và Việt Nam đã và đang làm

hết sức mình nhằm bảo vệ những lợi ích chính đáng của mỗi nước, đặc biệt là tăng

Page 171: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

163

cường cơ chế hợp tác với các nước trong GMS song song với việc thúc đẩy quan hệ

song phương trong giải quyết vấn đề liên quan. Ngay từ năm 1992, Campuchia và

Việt Nam đã tích cực ủng hộ sáng kiến về một khu vực chung và trở thành thành

viên đầy đủ của chương trình hợp tác GMS do ADB cùng các nước Trung Quốc,

Myanmar, Lào, Thái Lan sáng lập. Mục tiêu chung của GMS là thúc đẩy tăng trưởng

kinh tế, phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân khu

vực sông Mekong. Tầm nhìn được lãnh đạo các nước đưa ra là xây dựng Tiểu vùng

sông Mekong “Kết nối, cạnh tranh và cộng đồng” tầm nhìn “3C” (Connectivity,

Competitiveness, Community). Hiện nay, Campuchia và Việt Nam cũng đang tích

cực tham gia vào Ủy hội sông Mekong (MRC), đóng góp ý kiến và tham gia hiện

thực hóa Hiệp định Mekong ký năm 1995 giữa các nước thành viên Việt Nam, Lào,

Campuchia và Thái Lan. Hiệp định đề ra hàng loạt chương trình, dự án phát triển bền

vững: Chương trình môi trường, chương trình giao thông vận tải, chương trình thủy

sản, chương trình du lịch… trên tinh thần xây dựng, hợp tác, hòa bình và cùng có lợi

trong việc phát triển chung [102]. Thông qua hiệp định này, hai nước đã có những

hành động cụ thể, vừa tham gia xây dựng chương trình, các dự án mang tính liên

vùng, liên quốc gia, đẩy mạnh hợp tác đảm bảo các quy tắc ứng xử thân thiện với

môi trường, các quy chế bảo vệ dòng chảy và chất lượng dòng chảy với mục tiêu vì

“Một lưu vực sông Mekong kinh tế thịnh vượng, xã hội công bằng và môi trường

lành mạnh”. Đặc biệt, do nằm ở vùng hạ lưu nên Campuchia và Việt Nam luôn chủ

động phối hợp bàn bạc với các nước vùng thượng nguồn, nhất là với Trung Quốc,

Myanmar để cùng chia sẻ, gắn kết các chương trình, dự án trong Kế hoạch Phát triển

lưu vực sông Mekong, thúc đẩy liên kết hành động của chương trình GMS với các

hoạt động của Ủy hội sông Mekong (MRC), kêu gọi Trung Quốc và Myanmar tham

gia MRC với tư cách là thành viên đầy đủ.

Nhằm phối hợp tốt hơn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, Campuchia và

Việt Nam khẳng định quyết tâm thực hiện chương trình Môi trường trọng điểm của

GMS (CEP), thông qua việc tham gia tích cực vào hoạt động của Trung tâm Hoạt

động môi trường GMS, Chương trình sử dụng nước (WUP), Kế hoạch Phát triển lưu

vực (BDP), Chương trình Môi trường (EP), Chương trình Quản lý và Giảm nhẹ lũ lụt

(FMMP). Đồng thời, “Để bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và bảo đảm an ninh

Page 172: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

164

khu vực biên giới giữa ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam, hai nước sẽ phối hợp

với CHDCND Lào thực hiện các dự án sau: Bảo vệ động thực vật hoang dã và tài

nguyên rừng ở khu vực biên giới và xuyên biên giới, quản lý vận chuyển chất thải,

hóa chất độc hại qua biên giới và quản lý ô nhiễm nguồn nước xuyên biên giới” [9].

Có thể khẳng định, thông qua những chương trình hành động cụ thể nêu trên,

Campuchia và Việt Nam đã cùng các nước thành viên có thể chia sẻ việc khai thác

hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái thực sự hài hòa, bền

vững của Tiểu vùng cũng như toàn khu vực.

Ngoài ra, hai nước còn tích cực tham gia các diễn đàn đa phương khác như

ASEAN, ACMECS, ARF, Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia… trong

mỗi diễn đàn này đều có những nội dung liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy

những lợi ích của sông Mekong, đồng thời thảo luận các biện pháp nhằm hạn chế tối

đa những tiêu cực, nhất là việc khai thác không có quy hoạch (xây dựng hàng chục

đập thủy điện) ở vùng thượng lưu của các quốc gia đầu nguồn. “Hai bên nhất trí

tăng cường phối hợp trong các chương trình hợp tác Tiểu vùng sông Mekong, đặc

biệt là chương trình hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) và Ủy hội sông

Mekong (MRC) nhằm bảo vệ môi trường ở lưu vực, khai thác và sử dụng bền vững

nguồn nước Mekong. Hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ nhằm đảm bảo thành lập và

hoạt động thành công của Nhóm làm việc về hợp tác môi trường theo như Chiến

lược hợp tác Kinh tế Ayeyawadi - Chao Phraya - Mekong (ACMECS)” [10].

Riêng về hợp tác song phương trong tiểu vùng, Campuchia và Việt Nam đã và

đang triển khai nhiều chương trình để cùng nhau khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên

nhiên ở vùng hạ lưu sông Mekong. Hàng năm, Ủy ban hỗn hợp liên Chính phủ hai

nước đã có hàng trăm cuộc họp, trao đổi về các lĩnh vực hợp tác kinh tế, văn hóa,

khoa học và công nghệ, trong đó có nhiều chương trình hợp tác liên quan đến lĩnh

vực tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan như nông - lâm - ngư nghiệp, giao

thông vận tải, thủy lợi, thủy điện… Trong đó, Việt Nam đã giúp Campuchia lập quy

hoạch phát triển thủy điện phần hạ lưu sông Sê San, Srêpôk thuộc Campuchia, tổ

chức các cuộc hội thảo trao đổi tác động của việc xây dựng đập thủy điện đến môi

trường sinh thái khu vực. Cũng trong khuôn khổ hợp tác giữa hai Chính phủ, nhiều

phân ban đã được thành lập như Tiểu ban điều tiết nước sông Sê San, Srêpôk, Nhóm

Page 173: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

165

chuyên viên hỗn hợp soạn thảo Quy chế sử dụng nước biên giới, Nhóm chuyên viên

soạn thảo Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải thủy Campuchia - Việt Nam.

Những cơ chế hợp tác song phương này đi vào hoạt động đã góp phần tích cực tham

mưu cho Chính phủ hai nước trong việc hoạch định chính sách bảo vệ và phát triển

nguồn lợi của dòng sông Mekong. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn, Ủy ban

Mekong quốc gia hai nước cũng đã ký Biên bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác trong

công tác quản lý và sử dụng nước trong lưu vực sông Mekong và đang tiến hành thực

hiện các chương trình đã thỏa thuận.

Thêm vào đó, Hiệp định về hợp tác khoa học - kỹ thuật nông - lâm - ngư

nghiệp đã được Việt Nam và Campuchia ký kết vào tháng 8/2000 nhằm tăng cường

trao đổi kinh nghiệm và hợp tác trên tất cả các lĩnh vực liên quan. Đặc biệt Hiệp định

nhấn mạnh việc phối hợp bảo vệ rừng và môi trường, sinh thái vùng biên, ngăn chặn

tình trạng khai thác và xuất nhập khẩu gỗ trái phép, quy hoạch và cùng nhau sử dụng

bền vững nguồn lợi thủy sản, khuyến khích hợp tác phát triển nông nghiệp, nông

thôn giữa các địa phương sát biên giới. Ngoài ra, hai nước tích cực phối hợp khảo sát

đánh giá nhằm quản lý và sử dụng nguồn nước trên sông suối biên giới giữa hai

nước. Đây là những hoạt động cụ thể trên tinh thần hữu nghị, tin tưởng hướng tới

mục tiêu phát triển xanh và bền vững của hai quốc gia nằm ở cuối vùng hạ lưu

Mekong trong điều kiện khó khăn của biến đổi khí hậu toàn cầu.

Campuchia và Việt Nam còn tích cực tăng cường phối hợp có hiệu quả trong

các dự án kinh tế - xã hội, tăng cường giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa, giao lưu

văn hóa và bảo vệ an ninh - chính trị trong Tiểu vùng sông Mekong. Việt Nam là

nước hỗ trợ tích cực cho Campuchia về nhiều mặt như nguồn vốn, khoa học kỹ thuật,

nhân lực để hoàn thành các công trình mang tính trọng điểm trong phát triển kinh tế -

xã hội. Việt Nam cũng là quốc gia có nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đang đầu tư tại

Campuchia và quan hệ hợp tác kinh tế thương mại, trao đổi hàng hóa, xuất nhập

khẩu giữa hai nước ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Phải thừa nhận rằng, những nỗ lực của Campuchia và Việt Nam trong mối

quan hệ hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mang nhiều dấu hiệu khả quan. Cùng với

sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, hợp tác tiểu vùng đã mang lại cho hai

nước nhiều lợi ích thiết thực, trong đó phải kể đến sự chuyển biến mau lẹ của quá

Page 174: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

166

trình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nằm trong chương trình hợp tác

tiểu vùng, nâng cao đời sống nhân dân, tăng cường sự ổn định về mặt an ninh - chính

trị, quốc phòng tại khu vực giáp biên. Tuy nhiên, để có được những kết quả tốt đẹp

đó, hai nước cần tích cực hơn nữa trong quá trình xây dựng chương trình hành động

cụ thể, góp phần cùng các nước đưa hợp tác Tiểu vùng sông Mekong trở thành một

điểm đến lý tưởng cho toàn khu vực. Bên cạnh đó, Campuchia và Việt Nam cần hợp

tác chặt chẽ nhằm phát huy những thế mạnh sẵn có, đồng thời hạn chế tối đa những

tác động tiêu cực, cùng nhau và cùng các nước tiểu vùng phát triển phồn thịnh.

Tiểu kết chương 2

Nhìn chung, quan hệ Campuchia - Việt Nam sau hơn 15 năm kể từ khi Vương

quốc Campuchia được tái lập (1993 - 2010) đã phát triển một cách toàn diện trên tất

cả các lĩnh vực, tăng cả về quy mô lẫn chất lượng hợp tác.

Những chuyển biến tích cực trong quan hệ hai nước giai đoạn 1993 - 2010 có

được trước hết là kết quả của công cuộc cải cách, mở cửa của Campuchia và Việt Nam

nói chung và đổi mới chính sách đối ngoại nói riêng. Trong mối quan hệ này, sự khai

thông và mở rộng quan hệ chính trị, an ninh đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác

kinh tế, khoa học - kỹ thuật và ngược lại sự phát triển của quan hệ hợp tác kinh tế,

khoa học kỹ thuật đã góp phần củng cố và tạo động lực thúc đẩy quan hệ chính trị hai

nước trong thời kỳ mới. Nói cách khác, quan hệ chính trị, an ninh và quan hệ kinh tế

trở thành hai yếu tố gắn chặt với nhau không thể tách rời, mang tính biện chứng và

ràng buộc lẫn nhau. Nếu như trước năm 1993, quan hệ Campuchia - Việt Nam vẫn chủ

yếu mang tính một chiều và đặt trọng tâm vào quan hệ chính trị, an ninh, thì trong giai

đoạn này là quan hệ hai chiều và ngày càng phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực

từ chính trị, an ninh, kinh tế, khoa học - kỹ thuật đến hợp tác trong đa phương… trong

đó, Campuchia và Việt Nam đã biết tận dụng và phát huy những lợi thế so sánh của

mỗi nước, hỗ trợ và bổ sung cho nhau để cùng phát triển.

Tuy nhiên, quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010) cũng phải đối diện

với nhiều khó khăn bắt nguồn từ những vấn đề do lịch sử để lại giữa hai nước như

vấn đề biên giới, Việt kiều… và những nảy sinh trong quá trình mở rộng quan hệ hợp

tác giữa hai bên, nhất là sự khác biệt về thể chế chính trị cũng như tính thiếu ổn định

trong nội bộ Campuchia đã kéo theo nhiều hệ lụy phức tạp. Bên cạnh đó, những

Page 175: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

167

nguy cơ do sự biến đổi khó lường của thế giới và khu vực cùng với sự cạnh tranh gay

gắt của các cường quốc tại khu vực Đông Nam Á cũng góp phần làm gia tăng những

thách thức đối với mỗi nước và tác động trực tiếp lên quan hệ hai nước.

Mặc dù vậy, vượt lên trên tất cả những khó khăn, trở ngại, quan hệ

Campuchia - Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển và không ngừng mang lại những lợi

ích thiết thực cho nhân dân hai nước, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của mỗi nước

trong khu vực và trên trường quốc tế.

Page 176: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

168

Chương 3

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ

QUAN HỆ CAMPUCHIA - VIỆT NAM (1993 - 2010)

Quan hệ Campuchia - Việt Nam, nằm trong bối cảnh chung của mối quan hệ

chằng chéo, lệ thuộc lẫn nhau giữa các nước trong khu vực và thế giới nói chung.

Gần 45 năm tăng cường quan hệ truyền thống (1967 - 2010), cả hai nước đã mở rộng

hợp tác, xây dựng quan hệ hữu nghị cùng phát triển và coi đó là nhân tố quan trọng

góp phần vào hòa bình và ổn định không chỉ đối với hai nước mà cả khu vực và thế

giới. Những bước tiến vượt bậc trong quan hệ giữa Campuchia và Việt Nam trên mọi

lĩnh vực trong giai đoạn nói trên đã chứng minh cho điều đó. Tuy nhiên, chỉ từ sau

khi Vương quốc Campuchia tái lập (1993), quan hệ hai nước mới thực sự đi vào

chiều sâu. Nhìn trên toàn cảnh quan hệ hai nước giai đoạn 1993 - 2010, chúng ta có

thể rút ra một số nhận xét, đánh giá sau đây.

3.1. Tổng quan về thành tựu và hạn chế trong quan hệ hai nước

Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010) là mối quan hệ không hề dễ

dàng và đơn giản khi xem xét trên mọi khía cạnh của nó. Trải qua hơn 15 năm trong

quan hệ giữa hai nước, có thể nhận thấy những thành tựu đạt được là rất lớn, nhưng

những khó khăn, tồn tại trong quan hệ Campuchia - Việt Nam cũng không phải là ít.

Mối quan hệ này nhìn chung vẫn diễn tiến theo chiều hướng đi lên song chứa đựng

trong đó rất nhiều ẩn số mà hai bên cần phải phòng ngừa.

Giai đoạn 1993 - 2010, chứng kiến sự biến đổi mau lẹ của tình hình quốc tế và

khu vực, quan hệ Campuchia - Việt Nam cũng chịu sự chi phối và tác động từ nhiều

phía, cả tích cực lẫn tiêu cực, bên trong và bên ngoài. Trước bối cảnh đó, quan hệ

giữa hai nước tiếp tục được củng cố và mở rộng, tăng cả về quy mô và chất lượng

hợp tác. Nếu trước năm 1993, quan hệ Campuchia - Việt Nam chủ yếu tập trung sự

quan tâm vào lĩnh vực an ninh - chính trị, quân sự thì kể từ sau năm 1993, mối quan

hệ này bắt đầu có sự chuyển hướng mạnh mẽ, trong đó hợp tác kinh tế - xã hội giữa

hai bên ngày càng phát triển và thu được nhiều kết quả khả quan. Nói đúng hơn, hợp

tác an ninh - chính trị tiếp tục phát huy vai trò ảnh hưởng của nó, vừa tạo ra chất keo

gắn kết, vừa làm đòn bẩy cho sự phát triển hợp tác kinh tế - xã hội giữa hai nước.

Page 177: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

169

Nhìn ở khía cạnh rộng ra, quan hệ hai nước được thúc đẩy mở rộng trên hầu hết các

lĩnh vực từ chính trị, an ninh, kinh tế, khoa học - kỹ thuật và hợp tác trong đa

phương. Có thể nói, trên tất cả các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước đều đạt được

những dấu hiệu tích cực, các chỉ số quan hệ được gia tăng liên tục qua các năm, đặc

biệt là sự nâng cao về chất lượng cũng như tính hiệu quả của hợp tác ngày càng rõ

nét. Và nếu như quan hệ Campuchia - Việt Nam trước đây chủ yếu gần như là quan

hệ một chiều, tức là Việt Nam hỗ trợ, giúp đỡ Campuchia đa phần trên tất cả các lĩnh

vực, thì giai đoạn 1993 - 2010, hợp tác giữa hai nước đã mang tính chất hai chiều, có

đi có lại. Campuchia và Việt Nam ngày càng chú trọng việc đẩy mạnh quan hệ song

phương trên cả bề rộng lẫn chiều sâu.

Trong hầu hết các lĩnh vực hợp tác, Campuchia và Việt Nam đã tiến hành

hàng loạt cuộc gặp các cấp, từ trung ương đến địa phương với nhiều chính sách, biện

pháp và cách thức hết sức đa dạng, phong phú và linh hoạt. Đa dạng thể hiện qua rất

nhiều chuyến thăm lãnh đạo từ cấp Trung ương đến địa phương, các cuộc trao đổi

giao lưu giữa các tổ chức hữu nghị của nhân dân hai nước được thực hiện hàng năm.

Phong phú bởi vì những lĩnh vực hợp tác được đề cập giải quyết, thực hiện trong

quan hệ hai nước bao gồm hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội như: chính trị,

ngoại giao, kinh tế (thương mại, đầu tư); an ninh (biên giới lãnh thổ, những thách

thức an ninh phi truyền thống,...); trên các lĩnh vực khác (giáo dục đào tạo, du lịch,

năng lượng điện, y tế…); trong khuôn khổ hợp tác đa phương (ở cấp khu vực và tiểu

khu vực). Linh hoạt thể hiện ở việc tổ chức và thực hiện các cuộc trao đổi, gặp gỡ

thường xuyên để giải quyết các vấn đề nảy sinh đột xuất, hay tổ chức nhiều cuộc hội

nghị, hội thảo và đặc biệt nhiều Hiệp định, Nghị định thư, Tuyên bố chung, Biên bản

ghi nhớ, Thông cáo báo chí… đã được ký kết giữa hai bên. Tất cả những điều đó đã

minh chứng cho sự hợp tác hữu nghị và phát triển của mối quan hệ này. Về vấn đề

người Việt tại Campuchia cũng được tiến hành thảo luận trên tinh thần cố gắng giải

quyết những trường hợp cụ thể phù hợp với luật pháp của nước sở tại.

Thế nhưng, nhìn ở khía cạnh ngược lại, quan hệ Campuchia - Việt Nam trên

lĩnh vực chính trị, ngoại giao và an ninh thực tế vẫn còn rất nhiều hạn chế, khó khăn

và thậm chí còn tồn tại những mâu thuẫn chưa thể giải quyết. Quan hệ chính trị, an

ninh giữa hai nước giai đoạn 1993 - 2010 đạt được nhiều thành tựu nhưng đi kèm với

Page 178: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

170

nó là những vấn đề mà hai bên khó có thể giải quyết trong vòng vài năm tới. Đặc

biệt, sự phụ thuộc quá nhiều vào nhân tố bên ngoài cũng như tính thiếu ổn định của

nền chính trị Campuchia sẽ tạo ra nguy cơ cao và ẩn chứa yếu tố khó lường trong

quan hệ hai nước. Mặc dù CPP vẫn nắm quyền chi phối Quốc hội và lãnh đạo đất

nước, nhưng tính độc đoán và thực dụng của CPP có thể gây nên những xáo trộn

trong quan hệ với các nước, kể cả với Việt Nam. Trong khi đó, CNRP - đảng đối lập

lớn nhất tại Campuchia đang ngày càng giành được vị trí cao hơn trong Quốc hội và

nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của tầng lớp thanh niên, tri thức và thị dân và cũng có

thể là dấu hiệu của một cục diện mới xuất hiện trong nền chính trị Campuchia. Và

như vậy, nếu CNRP thắng thế trong bầu cử hay giành được một số lượng ghế khá lớn

trong Quốc hội trong những năm sắp tới cũng sẽ làm cho quan hệ Campuchia - Việt

Nam bị tác động sâu sắc và chắc chắn sẽ đi theo chiều hướng xấu hơn.

Trên lĩnh vực kinh tế, có thể khẳng định đây là lĩnh vực thu được nhiều thành tựu

nhất trong giai đoạn 1993 -2010, góp phần rất lớn vào sự nghiệp đổi mới và phát triển

của mỗi nước. Trong đó, quan hệ thương mại có những dấu ấn nổi bật khi các chỉ số hợp

tác ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước và được mở rộng ra nhiều lĩnh vực kinh

doanh, ở cả cấp độ nhà nước lẫn tư nhân. Hợp tác đầu tư giữa Campuchia với Việt Nam

không ngừng được đẩy mạnh, đầu tư hai chiều tăng trưởng liên tục và đạt được một số

kết quả đáng kể. Thêm vào đó, một số lĩnh vực hợp tác như giao thông vận tải, giáo dục

và đào tạo, du lịch, y tế đều được cải thiện và nâng cao.

Mặc dù vậy, quan hệ Campuchia - Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế nhìn chung

còn nhiều hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi nước. Đối với

Campuchia, một nước dựa phần lớn vào sự viện trợ và đầu tư của nước ngoài, ưu tiên

phát triển quan hệ với các nước lớn, trong đó Mỹ, Trung Quốc là những đối tác luôn

chiếm tỷ trọng lớn cùng với Nhật Bản và Tây Âu, nên họ xem trọng mối quan hệ gắn

bó với các cường quốc này và coi đó là nhân tố đảm bảo thịnh vượng kinh tế quốc

gia. Vì vậy, trong hợp tác thương mại với Việt Nam, Campuchia vẫn chưa thực sự

đặt nặng lợi ích từ quá trình làm ăn song phương với nước này. Nói cách khác, trong

quan hệ kinh tế, Campuchia có thể vẫn coi Việt Nam là một đối tác nằm trong chính

sách ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa nhằm cân bằng lực lượng, lấy Việt Nam

để đối trọng với Thái Lan, lấy Việt Nam để đối trọng với Trung Quốc... và là chỗ

Page 179: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

171

dựa cần có để góp một phần vào việc cải thiện nền kinh tế Campuchia vốn đang gặp

rất nhiều khó khăn chứ không phải là một đối tác kinh tế trọng tâm.

Trong khuôn khổ hợp tác đa phương, Campuchia và Việt Nam đều tham gia

và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế và khu vực, trong đó đáng chú ý là

ASEAN, Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia và GMS. Với việc tham

gia những cơ chế hợp tác đa phương này đã tạo điều kiện cho hai nước phát triển mối

quan hệ không chỉ bó hẹp trong quan hệ hai nước như trước đây mà đã mở rộng ra

theo cấp độ khu vực và trên thế giới. Mặc dù vậy, về kinh tế, Campuchia chú trọng

hợp tác song phương với từng nước, nhất là Mỹ, Trung Quốc, EU và các nước láng

giềng hơn là dựa vào hợp tác trong đa phương. Bởi lẽ, những cơ chế hợp tác đa

phương dường như không mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Campuchia như các mối

quan hệ song phương. Và dù thay đổi theo chiều hướng nào thì thúc đẩy quan hệ

kinh tế thông qua thể chế khu vực không được định hình rõ nét ở Campuchia. Trái

lại, thúc đẩy quan hệ hợp tác trên các phương diện chính trị, an ninh thông qua các

thể chế hợp tác khu vực lại là xu hướng phát triển và là chỗ dựa cần thiết cho

Campuchia trong thập kỷ tới [42;100]. Do đó, trong nhận thức, đánh giá các vấn đề

thời sự, chính trị quốc tế và khu vực, giữa Campuchia và Việt Nam có thể sẽ có

nhiều điểm bất đồng, thậm chí mâu thuẫn nhau.

Xét cho cùng, cả Campuchia và Việt Nam đều có đủ lý do để duy trì một mối

quan hệ hữu hảo với nhau, dù cho xu thế toàn cầu và tính tùy thuộc lẫn nhau trong

quan hệ quốc tế ngày càng vượt trội thì quan hệ giữa hai nước vẫn tiếp tục phát triển

theo chiều hướng tăng cường sự có lợi cho cả hai bên. Trong cặp quan hệ này, vấn đề

an ninh - chính trị vẫn luôn đóng vai trò then chốt và là động lực cho hợp tác kinh tế

và các lĩnh vực quan hệ khác. Thế nhưng, quan hệ Campuchia - Việt Nam không

giống như trước năm 1993, nhất là sau khi Campuchia đã có sự thay đổi lớn về thể

chế chính trị và tính thực dụng trong chính sách đối ngoại cũng như nhu cầu lợi ích

được đặt nặng thì quan hệ hai bên cũng nảy sinh những khó khăn, trở ngại thực sự.

Do đó, khi xem xét mối quan hệ này cần suy tính cụ thể trên tất cả các mặt, đặc biệt

phải phân tích kỹ lưỡng nội tình của đất nước Campuchia.

Page 180: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

172

3.2. Một vài đặc điểm trong quan hệ Campuchia - Việt Nam giai đoạn

1993 - 2010

Thứ nhất, quan hệ Campuchia - Việt Nam trải qua nhiều thăng trầm và tính

ổn định chưa cao, mối quan hệ này chịu sự tác động mạnh mẽ của tình hình chính trị

tại Campuchia và những nhân tố bên ngoài, nhất là từ phía Trung Quốc.

Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, quan hệ Campuchia - Việt Nam nhìn chung là

hữu hảo, tuy nhiên mối quan hệ này cũng đã đôi lần xảy ra những mâu thuẫn không

dễ điều hòa, nhất là thời kỳ Khmer Đỏ nắm quyền chi phối đất nước Campuchia đã

dẫn đến sự rạn nứt nghiêm trọng quan hệ hai nước. Mặt khác, những vấn đề do lịch

sử để lại như vấn đề biên giới, vấn đề người Việt tại Campuchia... cũng không thể

một sớm một chiều có thể giải quyết ổn thỏa. Điều này gây quan ngại tới quan hệ

Campuchia - Việt Nam, nhất là việc các phe phái chính trị Campuchia thường dùng

những vấn đề nhạy cảm này để gây sức ép đối với chính phủ hiện thời và gây sức ép

lên quan hệ hai nước. Bên cạnh đó, có thể nhận thấy rằng, quan hệ Campuchia - Việt

Nam chưa bao giờ thực sự ổn định một cách chắc chắn, nếu không muốn nói mối

quan hệ này không thể trở thành mối quan hệ đặc biệt như trường hợp quan hệ Lào -

Việt Nam. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do sự thiếu ổn định có tính

chu kỳ của thể chế chính trị Campuchia, hay nói đúng hơn là sự tranh đấu, bất hợp

tác giữa các đảng phái chính trị tại Campuchia đã gây ra cho đất nước này nhiều xáo

trộn và mang lại hệ lụy trong quan hệ Campuchia với các nước, kể cả với Việt Nam.

Cần nói thêm rằng, chính sách đối ngoại của Campuchia trong giai đoạn nắm quyền

của bất cứ đảng phái, lực lượng chính trị nào đều chịu sự chi phối mạnh mẽ của

những nhân tố nước lớn và dù muốn hay không, Campuchia vẫn nằm trong vòng ảnh

hưởng của Trung Quốc trên mọi phương diện. Do đó, việc kết hợp giữa đấu tranh

phe phái nhằm giành quyền lãnh đạo đất nước cũng như ảnh hưởng của yếu tố bên

ngoài đã làm cho tình hình Campuchia chưa bao giờ ổn định một cách chắc chắn.

Điều này không những làm cho Campuchia mất đi nhiều cơ hội để phát triển đất

nước, mà còn tác động sâu sắc đến quan hệ Campuchia - Việt Nam, và làm cho mối

quan hệ này không thực sự bền chặt.

Page 181: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

173

Thứ hai, quan hệ Campuchia - Việt Nam có tính bổ sung cho nhau không cao

và còn nhiều hạn chế.

So với các nước phát triển cao trong khu vực, Campuchia và Việt Nam có

trình độ phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ thấp hơn khoảng vài thập niên. Hai

nước tiến hành cải cách, đổi mới trong hoàn cảnh khó khăn vì xuất phát điểm thấp,

lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Mặt khác, do bối cảnh phức tạp của khu vực và thế

giới, cả hai nước đều bị cấm vận, bao vây và bị chống phá từ nhiều phía bởi các lực

lượng thù địch trong và ngoài nước trong nhiều năm. Xuất phát từ điều kiện thực tế

đó, quá trình mở rộng quan hệ và triển khai các chương trình hợp tác, nhất là trên

lĩnh vực thương mại và đầu tư giữa hai nước chưa mang lại nhiều hiệu quả và bị hạn

chế nhiều mặt.

Trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, hợp tác Campuchia và Việt Nam

vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, mối quan hệ này chủ yếu mang tính chất

một chiều, tức là Việt Nam vẫn là nước vượt trội hơn trong quan hệ kinh tế với

Campuchia. Trên nhiều lĩnh vực hợp tác, Campuchia vẫn chủ yếu dựa vào nguồn hỗ

trợ trực tiếp về vốn, nhân lực, khoa học - kỹ thuật của Việt Nam, nhất là những

ngành Campuchia có nhu cầu cấp thiết và là thế mạnh của Việt Nam. Tất nhiên, yếu

tố quyết định đối với sự phát triển vẫn là do sự lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế

thích hợp và yếu tố tự thân của mỗi nước. Trong khi hai nước chưa thể bổ sung cho

nhau về nguồn vốn, khoa học và công nghệ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, thì

Campuchia lại chú trọng tăng cường quan hệ song phương với các quốc gia có tiềm

lực về kinh tế, mạnh về ảnh hưởng ngoại giao, nhất là Mỹ và Trung Quốc. Do đó,

dường như quan hệ kinh tế giữa Campuchia với Việt Nam vẫn còn rất nhiều giới hạn

và chưa thực sự phát triển xứng tầm với hợp tác chính trị, ngoại giao. Hay nói đúng

hơn, quan hệ kinh tế Campuchia - Việt Nam chưa tương xứng với quan hệ chính trị,

ngoại giao do tính bổ sung cho nhau không cao và còn nhiều hạn chế. Điều này đã

tạo ra nhiều lỗ hổng trong quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước, là cơ hội để các

nước lớn “lấp chỗ trống” và tìm mọi cách lôi kéo Campuchia vào vòng quỹ đạo ảnh

hưởng của họ. Như vậy, vô hình dung đã làm cho vị trí của Việt Nam bị hạ thấp hơn

rất nhiều trong chính sách ngoại giao của Campuchia, tính ưu tiên trong quan hệ với

nước láng giềng Việt Nam có thể trở nên mờ nhạt.

Page 182: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

174

Thứ ba, nếu như trước năm 1993 quan hệ Campuchia - Việt Nam chủ yếu tập

trung vào lĩnh vực an ninh - chính trị và quân sự thì giai đoạn 1993 - 2010, đã chứng

kiến sự chuyển biến mạnh mẽ trong quan hệ hai nước, trong đó hợp tác kinh tế nổi

lên và trở thành tâm điểm chú ý của cả hai bên và quan hệ hai nước ngày càng

mang tính toàn diện hơn.

Trong giai đoạn trước năm 1993, quan hệ Campuchia - Việt Nam nằm trong

vòng ảnh hưởng và sự chi phối của Chiến tranh lạnh, do đó mối quan hệ giữa hai

nước thời kỳ này chủ yếu tập trung vào lĩnh vực anh ninh - chính trị và quân sự nhằm

phục vụ những mục tiêu chung và riêng của hai nước. Tuy nhiên, sự biến đổi mau lẹ

của tình hình thế giới, khu vực và của mỗi nước sau năm 1993 đã tác động mạnh mẽ

đến quan hệ Campuchia - Việt Nam, đặc biệt, quá trình hòa hợp, hòa giải dân tộc ở

Campuchia đạt được những kết quả khả quan đã tạo tiền đề cho sự phát triển đi lên

của quốc gia này. Thêm vào đó, sự sụp đổ của trật tự hai cực Yalta đã mở ra thời kỳ

hợp tác hòa bình trên nhiều mặt của quan hệ quốc tế. Trước bối cảnh mới của nền

chính trị đương đại và xuất phát từ nhu cầu cải cách, đổi mới của mỗi nước buộc

Campuchia và Việt Nam phải đẩy mạnh hợp tác trên tất cả các lĩnh vực nhằm đem

lại lợi ích tối đa cho mỗi nước. Giai đoạn 1993 - 2010 đã chứng kiến sự thay đổi sâu

sắc và phát triển một cách toàn diện trong quan hệ Campuchia - Việt Nam, trong đó

quan hệ kinh tế được hai nước chú trọng và thu được nhiều kết quả nổi bật. Quá trình

gia tăng hợp tác thương mại và đẩy mạnh đầu tư giữa Campuchia và Việt Nam

không ngừng được củng cố và phát triển, các chỉ số quan hệ trong lĩnh vực kinh tế

diễn tiến theo hướng tăng dần lên và thu hút ngày càng nhiều tập đoàn, doanh nghiệp

của hai bên cùng tham gia. Hơn nữa, quan hệ giữa hai nước được triển khai trên hầu

hết các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, an ninh, khoa học - kỹ thuật đến hợp tác trong

đa phương và đều thu được những kết quả đáng khích lệ.

Tuy nhiên, khi xem xét mối quan hệ này trên mọi khía cạnh của nó, có thể

nhận thấy rằng, dù ở mỗi thời kỳ khác nhau và trong những hoàn cảnh không giống

nhau thì quan hệ an ninh - chính trị vẫn là điểm nhấn quan trọng nhất trong quan hệ

Campuchia - Việt Nam và là trụ cột thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển một cách

toàn diện, kể cả hợp tác kinh tế. Ngược lại, chính những thành tựu đạt được trong

Page 183: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

175

hợp tác kinh tế giữa hai nước sẽ góp phần tạo môi trường thuận lợi để củng cố và mở

rộng quan hệ chính trị ngày càng vững chắc.

Thứ tư, quan hệ Campuchia - Việt Nam là quan hệ rất phức tạp và chứa đựng

nhiều yếu tố khó lường.

Quan hệ Campuchia - Việt Nam là mối quan hệ giữa hai quốc gia có chế độ

chính trị - xã hội khác nhau. Việt Nam có Đảng Cộng sản lãnh đạo dựa trên nền tảng

chủ nghĩa Marx - Lenin, phát triển theo định hướng XHCN. Ngược lại, Campuchia là

nước theo chế độ quân chủ lập hiến (TBCN), thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng.

Vì vậy, quan hệ giữa hai nước thực chất là mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt

Nam với các đảng phái chính trị của Campuchia, đặc biệt là với hai đảng CPP,

FUNCINPEC và với Chính phủ Liên hiệp Hoàng gia Campuchia. Sự khác biệt này

đã tạo nên sự phức tạp, chằng chéo và nhiều biến động theo từng giai đoạn trong

quan hệ hai nước, nhất là khi có những vấn đề nhạy cảm nảy sinh.

Bên cạnh đó, quan hệ Campuchia - Việt Nam còn chứa đựng những yếu tố

khó lường. Điểm khó lường nhất được đề cập tới trong mối quan hệ này đó chính là

sự vận động không thể đoán định trước của tình hình nội bộ đất nước Campuchia.

Một thực tế cho thấy, nếu CPP tiếp tục giữ được vai trò chủ đạo trong Quốc hội và

nắm quyền chi phối tình hình chính trị tại Campuchia thì mối quan hệ giữa

Campuchia với Việt Nam vẫn đi theo chiều hướng ổn định, hữu nghị và có thể có

những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Tuy nhiên, nếu CNRP lên thay

thế thì cục diện quan hệ hai nước rất có thể trở nên xấu đi và chắc chắn xuất hiện

nhiều vấn đề khó khăn, trở ngại so với thời kỳ khi mà CPP còn nắm quyền. Như đã

đề cập ở phần nội dung trước, đảng đối lập CNRP luôn có thái độ thù địch với Việt

Nam và thiếu thiện chí trong mối quan hệ này, và hiện nay CNRP ngày càng trở

thành một lực lượng chính trị mạnh trên chính trường Campuchia. Vì vậy, nếu CNRP

giành thắng lợi đa số trong Quốc hội, hay chí ít CNRP giành được một phần lớn ghế

đại biểu Quốc hội cũng sẽ là một dấu hỏi lớn đối với quan hệ Campuchia - Việt

Nam. Và đây sẽ là điểm khó đoán định nhất trong quan hệ giữa hai nước, điều mà

Việt Nam không hề mong muốn và cần phải đề phòng.

Page 184: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

176

3.3. Những tác động của quan hệ Campuchia - Việt Nam đến chủ thể hai nước

và khu vực

3.3.1. Đối với Campuchia

Vốn là một trong những nước kém phát triển nhất khu vực, tình hình chính trị

xã hội lại bất ổn trong nhiều năm liền, do đó, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,

giữ vững an ninh - chính trị luôn được các nhà lãnh đạo Campuchia đặt lên hàng

đầu. Trong bối cảnh liên kết quốc gia, khu vực đang trở thành trào lưu không thể

cưỡng lại, Campuchia đã từng bước thực hiện chính sách ngoại giao mở cửa, tăng

cường hợp tác quốc tế nhằm đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo và khẳng định vị thế

của mình trên trường quốc tế. Trong đó, đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Việt Nam -

một quốc gia láng giềng phía Đông không chỉ mang lại những lợi ích thiết thân cho

Campuchia mà còn tạo lập nền tảng hòa bình vững chắc đối với mỗi nước cũng như

toàn khu vực.

Thứ nhất, về an ninh - chính trị, hợp tác với Việt Nam, Campuchia đã tự tạo cho

mình một môi trường an ninh vững chắc trong bối cảnh hội nhập và phát triển khu vực.

Hợp tác với Việt Nam, Campuchia có thể thực hiện các hoạt động, hành động phối hợp

với Việt Nam trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, nhất là quá trình hợp tác đấu tranh

chống tội phạm xuyên quốc gia, đặc biệt là vùng biên giới nhạy cảm giữa hai nước.

Đồng thời, tăng cường quan hệ với Việt Nam, Chính phủ và nhân dân Campuchia hiểu

sâu hơn về những chính sách đối ngoại của Việt Nam, tăng thêm sự tin tưởng, hiểu biết

lẫn nhau giữa hai dân tộc để cùng nhau xây dựng đất nước, chung sống hòa bình với

nhau. Bên cạnh đó, hiện nay cuộc đấu tranh trong nội bộ các phe phái tại đất nước

Campuchia vẫn âm thầm diễn ra, mặc dù CPP là đảng nắm quyền lãnh đạo cao nhất,

song để giữ vững vị trí của mình, CPP cần có sự hậu thuẫn, ủng hộ từ bên ngoài và Việt

Nam là một trong những quốc gia mà CPP cần hướng tới.

Thứ hai, hợp tác với Việt Nam, Campuchia đã và đang tạo ra cho mình những

lợi thế nhất định để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trước hết là về mặt kinh

tế - xã hội, sau khi Vương quốc Campuchia được tái lập, đứng trước muôn vàn khó

khăn, Campuchia hầu như phải dựa vào những nguồn lực bên ngoài để có thể duy trì

sự ổn định có tính chất tạm thời của nền kinh tế sau nhiều năm bất ổn, nhất là dựa

vào nguồn viện trợ của các nước phương Tây. Tuy nhiên, nguồn viện trợ có giới hạn

Page 185: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

177

này vốn dĩ không thể là cứu cánh lâu dài cho đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa,

khu vực hóa đang diễn ra mạnh mẽ, con đường duy nhất mà Campuchia có thể lựa

chọn để “tự cứu lấy bản thân” không thể khác ngoài mở rộng quá trình hợp tác quốc

tế, trước mắt là với các quốc gia láng giềng như Việt Nam.

Thời kỳ phát triển mạnh mẽ quan hệ Campuchia - Việt Nam là từ sau năm

1998, tức là sau cuộc Tổng tuyển cử lần thứ hai tại Campuchia thành công và khi

Campuchia chính thức trở thành thành viên của ASEAN. Những thành tựu trong hợp

tác kinh tế với Việt Nam đã góp phần quan trọng thúc đẩy nền kinh tế Campuchia

tiến thêm những bước mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng trên rất nhiều lĩnh vực như giao

thông vận tải, bưu chính viễn thông, nông lâm nghiệp, xây dựng đô thị, điện lực, dịch

vụ hàng hóa, y tế và du lịch… Đặc biệt, bộ mặt các tỉnh biên giới giáp ranh với Việt

Nam có những biến đổi quan trọng nhờ việc thông qua trao đổi hàng hóa cửa khẩu,

buôn bán giữa nhân dân hai nước đã thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển

không ngừng. Đồng thời, hợp tác kinh tế với Việt Nam góp phần nâng cao mức sống

của người dân Campuchia và từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa

Campuchia với các nước trong khu vực cũng như thúc đẩy quá trình hội nhập của

Campuchia vào đời sống kinh tế quốc tế. Việt Nam là bạn hàng lớn thứ 3 của

Campuchia và đứng thứ 6 trong số các nước có quan hệ thương mại với Campuchia.

Nếu như năm 1998 - thời điểm hai nước ký Hiệp định thương mại, kim ngạch xuất

nhập khẩu chỉ đạt 117 triệu USD, thì tới năm 2004 con số này đã tăng lên 517 triệu

USD và năm 2005 đạt gần 700 triệu USD, tăng 34% so với năm 2004 [147]. Hàng

năm Campuchia xuất sang Việt Nam đạt 19 triệu USD, đạt 65% so với kế hoạch

[28]. Mặt khác, theo Hiệp định quá cảnh hàng hóa đã ký kết năm 1994, trên tinh thần

giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho Campuchia, Việt Nam đã mở 6/8 cửa khẩu cho

phép vận chuyển hàng hóa quá cảnh của Campuchia qua Việt Nam. Năm 1999, Việt

Nam đã cấp quá cảnh số hàng hóa trị giá 26,5 triệu USD, trong đó, gỗ - mặt hàng chủ

lực của Campuchia được quá cảnh chiếm 82,9%. Riêng 6 tháng đầu năm 2000 đã cấp

87 bộ giấy phép trị giá 16 triệu USD cho hàng Campuchia quá cảnh. Mặc dù con số

còn khá khiêm tốn, nhưng sự hỗ trợ và giúp đỡ như trên đã giúp cho Campuchia có

thể tăng cường hoạt động xuất khẩu thông qua các cảng biển Việt Nam, đồng thời kết

nối thương mại với các quốc gia trên toàn thế giới.

Page 186: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

178

Qua những con số nêu trên, có thể thấy hợp tác kinh tế Campuchia - Việt

Nam có sự gia tăng không ngừng và thực sự đem lại những lợi ích kinh tế to lớn cho

cả hai nước, tạo điều kiện nâng cao đời sống của người dân, nhất là một quốc gia có

tỷ lệ khá đông dân số sống dưới mức nghèo khổ như Campuchia. Theo thống kê của

Chính phủ Hoàng gia Campuchia, nhờ những thành quả đạt được trong phát triển

kinh tế xã hội trong thời gian qua đã giúp Campuchia giảm tỷ lệ nghèo nàn từ 47%

năm 1993 xuống 35% năm 2004, năm 2007 đã giảm tiếp xuống còn 32% [26;5]. Đạt

được kết quả khả quan này là nhờ những chính sách kinh tế hợp lý của Chính phủ

với việc đẩy mạnh mối quan hệ rộng mở ra cộng động quốc tế, trong đó tăng cường

khả năng hợp tác với Việt Nam luôn đem lại hiệu quả kinh tế tốt đẹp.

Ngoài ra, Việt Nam là quốc gia có lượng vốn đầu tư khá lớn vào Campuchia,

những nguồn vốn đầu tư này đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế Campuchia phát triển.

Thêm nữa, trong quá trình hợp tác kinh tế giữa hai nước, Campuchia đã được sự giúp

đỡ, hỗ trợ từ phía Việt Nam để xây dựng các tuyến đường giao thông quan trọng,

nhất là các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ ở những địa phương gần kề biên giới hai nước.

Trong đó, quan trọng nhất phải kể đến các dự án huyết mạch như cải tạo, nâng cấp

Quốc lộ 78, đầu tư xây dựng cầu Long Bình - Chrey Thom, xây dựng cầu vượt Sở

Hạ nối Cửa khẩu quốc tế Dinh Bà (Đồng Tháp) với Bontiachak Cray (Prey Veng).

Đây là những tuyến đường được sử dụng bằng nguồn vốn vay ưu đãi dành cho

Campuchia của Chính phủ Việt Nam, quan trọng hơn những tuyến đường này không

những giúp Campuchia thông thương hàng hóa qua các cảng biển của Việt Nam mà

còn kết nối với các nước trong khu vực, nhất là các nước thuộc Tiểu vùng sông

Mekong. Thông qua đó, góp phần giúp Campuchia đạt được nhiều mục tiêu kinh tế -

xã hội quan trọng.

Để tạo điều kiện thuận lợi và phát triển hơn nữa việc hợp tác kinh tế thương

mại, Việt Nam cũng ưu tiên xây dựng và mở rộng các khu kinh tế cửa khẩu trên

tuyến biên giới dài 1.137 km với Campuchia. Cho đến nay, hai nước đã hợp tác mở

được 7 khu kinh tế cửa khẩu, 43 của khẩu và hơn 23 chợ biên giới, tạo điều kiện hết

sức thuận lợi cho trao đổi hàng hóa hai bên. Đây là những tiền đề vô cùng quan trọng

giúp Campuchia có thể mở rộng hợp tác quốc tế, phát triển kinh tế và nâng cao vị thế

đất nước trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới. Thêm vào đó, Campuchia còn

Page 187: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

179

nhận được sự giúp đỡ có hiệu quả từ phía Việt Nam trên các lĩnh vực như văn hóa

giáo dục, y tế, thủy điện, nông - lâm - ngư nghiệp, du lịch và các dịch vụ khác.

Những hợp tác này phần lớn có sự hỗ trợ rất lớn từ phía Việt Nam cả về nguồn nhân

lực, nguồn vốn ưu đãi dành cho Campuchia trong phát triển kinh tế và an sinh xã hội.

Thứ ba, hợp tác với Việt Nam đã góp phần giúp Campuchia thoát ra khỏi tình

trạng bị cô lập, từng bước hội nhập vào đời sống khu vực và thế giới trên tất cả các

lĩnh vực. Trước hết, Campuchia là quốc gia được Việt Nam ủng hộ tích cực nhất

trong quá trình đàm phán để gia nhập ASEAN. Trong quá trình này, Việt Nam đã

tiến hành vận động và thuyết phục những nước có quan điểm trái chiều về việc

Campuchia gia nhập vào ASEAN. Việt Nam đã chuẩn bị trước tài liệu “Lễ kết nạp

Campuchia vào ASEAN” và phân phát tài liệu này tại Hội nghị quan chức cấp cao

ASEAN (SOM) vào ngày 8/12/1998. Đồng thời, để tạo điều kiện thuận lợi cho

Campuchia, phía Việt Nam đã mời Thủ tướng Campuchia S.Hunsen thăm chính thức

Việt Nam vào ngày 13/12/1998, hai ngày trước Hội nghị Thượng đỉnh khai mạc,

nhằm giúp Campuchia vận động và thuyết phục những nước “thận trọng” (gồm Thái

Lan, Singapore, Philippines) còn khá dè dặt về việc kết nạp Campuchia vào ASEAN.

Mặc dù chưa đạt được sự nhất trí của các nước ASEAN về việc kết nạp Campuchia,

nhưng Tuyên bố Hà Nội khẳng định việc kết nạp Campuchia là thành viên thứ 10

của ASEAN đã được các nước thành viên ủng hộ, song chưa xác định được ngày kết

nạp cụ thể. Đây chính là cơ sở ngoại giao cần thiết mở cánh cửa giúp Campchia được

kết nạp chính thức vào ASEAN ngay năm sau (1999). Việc trở thành thành viên

chính thức của ASEAN đã mở ra một giai đoạn phát triển mới của Campuchia, nhất

là trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa như hiện nay. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

Campuchia Kao Kim Hourn đã từng khẳng định rằng: “Chính vì lý do kinh tế mà

ASEAN là tổ chức quan trọng nhất mà Campuchia cần gia nhập” [185;201]. Gia

nhập ASEAN đã đưa lại cho Campuchia sự tăng trưởng không ngừng, nếu trước năm

1999 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Campuchia luôn nằm ở một con số, thì từ năm

2000 trở đi, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức hai con số và được duy trì gần như

đồng đều qua các năm.

Page 188: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

180

Bảng 3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Campuchia giai đoạn 1995 - 2004

Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004

Tăng trưởng 5% 6% 1% 1% 4% 5,5% 5,3% 6,1% 5% 5,5%

Nguồn: CRS Report for Congress 2004

Về trao đổi thương mại, trước khi gia nhập ASEAN, buôn bán hai chiều giữa

Campuchia và ASEAN rất thấp, tuy nhiên sau khi trở thành thành viên chính thức, xuất

nhập khẩu hai bên đã đạt được những con số ngoạn mục. Nếu năm 1985, xuất khẩu của

Campuchia và ASEAN chỉ đạt 9 triệu USD - nhập 16 triệu USD, thì đến năm 1999, xuất

khẩu đạt 209 triệu USD - nhập là 398 triệu USD (theo IMF, DOTS 1999) [67;33-34],

năm 2003 xuất khẩu đạt 1.394 triệu USD - nhập là 1.844 triệu USD.

Ngoài ra, để phát triển nguồn nhân lực, Campuchia cũng nhận được nhiều học

bổng từ các nước ASEAN, tiêu biểu nhất là từ Việt Nam với số sinh viên hàng năm

thuộc hàng cao nhất. Rõ ràng, việc mở rộng trao đổi buôn bán với các nước trong khu

vực và sự gia tăng đầu tư vào Campuchia đã tạo tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế - xã

hội còn nhiều khó khăn của Campuchia, đặc biệt là quá trình tự điều tiết, cải tổ nội bộ

nền kinh tế yếu kém của Campuchia để đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi mới của phát

triển kinh tế. Bên cạnh đó, là thành viên của ASEAN, Campuchia có thêm nhiều cơ

hội mở rộng giao lưu hợp tác với các quốc gia trên thế giới, tạo lập được một vị thế

xứng đáng trong khu vực cũng như trong bàn cờ chính trị quốc tế. Đánh giá ý nghĩa và

tầm quan trọng của việc Campuchia tham gia vào ASEAN, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

và Hợp tác Campuchia một lần nữa nhấn mạnh: “ASEAN là cửa sổ chiến lược để

Campuchia có thể nhìn ra và hội nhập kinh tế vào thế giới bên ngoài” [64;207].

Mặt khác, hợp tác với Việt Nam, không chỉ giúp Campuchia từng bước hội

nhập vào khu vực mà còn tạo điều kiện để Campuchia tham gia vào các chương trình

tiểu khu vực như GMS, Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, ACMECS

(trong đó có sự tham gia của Campuchia và Việt Nam)… đã đem lại cơ hội lớn để

phát triển kinh tế, giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các nước thành viên trong Hiệp

hội. Đặc biệt, hợp tác Campuchia - Việt Nam trong Tam giác phát triển đã tạo điều

kiện giúp Campuchia thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước, trong đó việc tăng

cường đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam và của các quốc gia ngoài khu vực vào

các địa phương của Campuchia nằm trong Tam giác phát triển đã làm thay đổi diện

Page 189: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

181

mạo kinh tế - xã hội của khu vực này. Giai đoạn 2002 - 2009, tăng trưởng kinh tế

khu vực Tam giác phát triển trung bình 10,2%/năm, các tỉnh Tây Nguyên của Việt

Nam trong Tam giác Phát triển có tốc độ tăng trưởng bình quân 13,5%/năm và các

tỉnh Campuchia là 9,4%/năm, đạt và vượt mức so với quy hoạch năm 2004 tương

ứng là 8,3-9%/năm và 7,4-8,1%/năm [19]. Năm 2009, GDP đầu người khu vực Tam

giác phát triển là 757 USD, bằng khoảng 74,6% mức bình quân chung của ba nước,

trong đó các tỉnh của Campuchia đạt khoảng 625 USD, các tỉnh Việt Nam đạt 792

USD và đang có xu hương tăng lên. Có được những kết quả này, ngoài những nỗ lực

nội tại của Chính phủ và nhân dân Campuchia còn phải kể đến sự hợp tác có hiệu

quả giữa Campuchia với các quốc gia trong khu vực, trong đó hợp tác với Việt Nam

đã đem lại những lợi ích không nhỏ.

Thứ tư, hợp tác với Việt Nam góp phần tạo điều kiện cần thiết cho Campuchia

thực hiện chiến lược ngoại giao cân bằng lực lượng của các bên có lợi ích tại đất

nước này.

Trong bối cảnh liên kết quốc tế và tranh giành ảnh hưởng giữa các quốc gia

trong và ngoài khu vực, đặc biệt là sự hiện diện ngày càng mạnh mẽ của các cường

quốc tại Đông Nam Á nói chung và ở Campuchia nói riêng, nhất là Mỹ, Trung Quốc

và Tây Âu, kể cả Thái Lan đã làm cho tình hình thêm phần phức tạp. Một mặt, việc

mở rộng và tăng cường quan hệ kinh tế thương mại với những cường quốc nói trên

thông qua những khoản viện trợ “hào phóng” đã giúp Campuchia từng bước hội

nhập vào đời sống quốc tế và phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước, nhưng đi

kèm với những khoản viện trợ này lại là sự đòi hỏi nhiều hơn những ràng buộc trong

lĩnh vực an ninh - chính trị. Điều này không chỉ gây nên những áp lực nhất định đối

với chính quyền Phnom Penh mà còn khiến Campuchia gặp rất nhiều rào cản trong

quá trình thực thi chính sách ngoại giao quốc gia. Là một nước nhỏ và yếu về nhiều

mặt, vì vậy trong chiến lược ngoại giao, Campuchia chủ trương thực hiện đường lối

đối ngoại trung lập, đa phương hóa, đa dạng hóa nhằm tranh thủ tối đa mọi nguồn

lực cũng như giảm thiểu ở mức thấp nhất sự phụ thuộc vào bên ngoài. Do đó, chính

sách của Campuchia với các nước láng giềng trong thập kỷ tới cũng chỉ là một bộ

phận trong chính sách đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Trong đó, thúc đẩy quan hệ

với Việt Nam - một quốc gia láng giềng phía Đông có thể được coi là xu hướng phát

Page 190: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

182

triển và là chỗ dựa cần thiết để Campuchia thực thi chiến lược ngoại giao thực dụng,

cân bằng, linh hoạt và đa chiều của mình.

Có thể nói, tăng cường mối quan hệ hợp tác với Việt Nam, Campuchia đã và

đang nhận được nhiều lợi ích thiết thực, nhất là việc tận dụng lợi thế so sánh hai

nước trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vai trò vị thế của đất nước trên

trường quốc tế. Bên cạnh đó, hợp tác với Việt Nam đã góp phần giúp Campuchia

từng bước hội nhập vào đời sống khu vực và quốc tế, trước hết là tham gia vào tổ

chức ASEAN và các chương trình hợp tác tiểu khu vực. Đồng thời, tăng cường mối

quan hệ vốn có với Việt Nam, Campuchia đã và đang thực thi chính sách ngoại giao

đa phương của mình, thực hiện chiến lược tận dụng và cân bằng lực lượng quốc tế

đang hiện diện ngày càng lớn tại đất nước này.

3.3.2 Đối với Việt Nam

Xuất phát từ những yêu cầu nội tại và trước những biến đổi nhanh chóng của

tình hình thế giới, khu vực, Việt Nam đã thực thi chính sách đa phương hóa, đa dạng

hóa trong quan hệ quốc tế nhằm tận dụng thời cơ để phát triển, tiến hành thắng lợi sự

nghiệp CNH - HĐH đất nước. Trong đó, tăng cường hợp tác với các quốc gia Đông

Nam Á và các nước láng giềng là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu nhằm bảo vệ và phát

huy những thành quả cách mạng vốn có. Campuchia - quốc gia có biên giới phía Tây

liền kề với Việt Nam, do đó, đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác với quốc gia láng giềng

này càng trở nên quan trọng và tối cần thiết nếu muốn duy trì sự ổn định về an ninh -

chính trị cũng như góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thứ nhất, về an ninh - chính trị, việc hợp tác chặt chẽ với Campuchia đã góp

phần không nhỏ giúp Việt Nam giữ vững ổn định an ninh - chính trị trong nước, nhất

là tại khu vực biên giới phía Tây còn nhiều vấn đề phức tạp và nhạy cảm.

Có thể khẳng định, nhân tố chủ đạo và chi phối lâu dài mối quan hệ Việt Nam

- Campuchia là nhân tố an ninh - chính trị. Trong lịch sử, Việt Nam và Campuchia đã

thường xuyên phải liên kết với nhau, nương tựa vào nhau để cùng tồn tại. Trong cuộc

chiến tranh giải phóng dân tộc, vận mệnh sinh tồn của Việt Nam không tách rời vận

mệnh sinh tồn của Campuchia. Việc ra đời khối liên minh chiến đấu Việt - Miên -

Lào chống kẻ thù chung dười thời Chiến tranh lạnh xuất phát từ đòi hỏi khách quan

Page 191: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

183

sống còn: dân tộc này không thể tồn tại và phát triển nếu dân tộc láng giềng kia

không có môi trường an ninh ổn định và ngược lại.

Ngày nay, nhân tố an ninh - chính trị vẫn tiếp tục chi phối quan hệ Campuchia

- Việt Nam nhưng trong những điều kiện và hoàn cảnh mới. Môi trường an ninh -

chính trị của hai nước không còn bị bó hẹp trong môi trường an ninh - chính trị ở

Đông Dương mà mở rộng ra toàn khu vực Đông Nam Á và thế giới. Sự cải thiện môi

trường an ninh, cũng như sự ổn định chính trị của Việt Nam và Campuchia trước hết

xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân mỗi nước muốn có một môi trường hòa bình,

ổn định để phát triển bền vững. Nguyện vọng này lại trùng hợp với nguyện vọng

chung của các nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó, những thành tựu an ninh -

chính trị của riêng mỗi nước, cũng như những thành tựu có được hết sức lớn lao của

sự hợp tác an ninh - chính trị mà hai nước tạo ra trong thời gian qua đã củng cố thêm

tình đoàn kết truyền thống của hai dân tộc, góp phần đánh bại mọi âm mưu phá hoại

sự nghiệp xây dựng đất nước của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, nâng cao

uy tín và vị thế của mỗi quốc gia trên trường quốc tế. Lịch sử quan hệ quốc tế toàn

cầu, khu vực đã chứng minh rằng: khi quan hệ song phương an ninh - chính trị phát

triển ổn định, bền vững thì các lĩnh vực quan hệ khác, nhất là kinh tế được đẩy mạnh

và mỗi nước sẽ có điều kiện phát triển nhanh hơn. Ngược lại, khi quan hệ giữa hai

nước về an ninh - chính trị gặp trở ngại, thì các lĩnh vực quan hệ khác sẽ bị đình trệ,

thậm chí “đóng băng” và mỗi nước sẽ không có điều kiện phát triển thuận lợi, thậm

chí có thể rơi vào tình thế cực kỳ khó khăn. Thực hiện tốt quan hệ an ninh - chính trị

giữa Việt Nam với Campuchia có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả hai quốc gia, vì

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước, cũng như góp phần củng cố

hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Đông Nam Á và toàn cầu.

Thứ hai, về mặt kinh tế - xã hội, việc tăng cường quan hệ với Campuchia đã

mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích thiết thực, nhất là trong lĩnh vực thương mại

xuất nhập khẩu. Campuchia là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam trong

khối ASEAN, chỉ đứng sau Thái Lan và là đối tác thương mại lớn thứ tư của

Campuchia trên thế giới, sau Trung Quốc, Hồng Kông và Thái Lan. Với lộ trình thực

hiện CEPT/AFTA trong thời gian tới sẽ tạo những điều kiện thuận lợi để phát triển

thương mại khu vực, đặc biệt là thương mại hàng hóa giữa Campuchia và Việt Nam.

Page 192: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

184

Hiện tại, Việt Nam đã có gần 200 văn phòng đại diện, chi nhánh công ty hoặc đại lý

phân phối tại Campuchia. Nếu như trước năm 1999, hàng Việt Nam chỉ chiếm 4-

10% thị phần Campuchia, thì hiện nay theo đánh giá của Tổng lãnh sự quán Việt

Nam tại Campuchia, hàng Việt Nam đã chiếm 45-50% thị phần, có khả năng cạnh

tranh với hàng hóa Thái Lan, Trung Quốc.

Trên thực tế, theo một số doanh nghiệp, như đại diện ban lãnh đạo Công ty

Sản xuất thương mại Độc lập - đơn vị có 10 năm xâm nhập thị trường Campuchia

cho biết: “Có gần 100% mặt hàng của Việt Nam chiếm 80% thị phần tại Campuchia

như ống nước chiếm khoảng 60-70%, hàng nhôm (đồ gia dụng, đồ dùng nhà bếp…)

chiếm tới 70-80% thị phần. Đặc biệt là hàng nhựa Việt Nam gần như không có đối

thủ” [175;45]. Điều này cho thấy tầm quan trọng của thị trường Campuchia đối với

các doanh nghiệp Việt Nam, đây là một thị trường mới giàu tiềm năng, mức sống

người dân tương đối thấp nên hàng hóa Việt Nam dễ dàng xâm nhập và tạo chỗ đứng

lâu dài. Đồng thời, hợp tác kinh tế Việt Nam - Campuchia đã mở ra một hướng đi

mới cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư Việt Nam trong quá trình mở rộng hợp tác

kinh tế quốc tế. Đó là việc tập trung vào các thị trường vừa sức, không yêu cầu công

nghệ cao, có lợi thế so sánh nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam ở

thị trường nước ngoài.

Mặt khác, trong quan hệ thương mại với Campuchia, Việt Nam luôn là nước

xuất siêu với thặng dư ngày càng lớn. Chỉ tính riêng giai đoạn 2006 - 2010, xuất siêu

luôn nghiêng về Việt Nam với thặng dư lần lượt qua các năm: năm 2006 đạt 596

triệu USD, năm 2007 đạt 789 triệu USD, năm 2008 đạt 1.221 triệu USD, năm 2009

đạt 961 triệu USD, năm 2010 đạt 1.275 triệu USD. Với con số xuất siêu ngày càng

tăng qua các năm đã khẳng định thị trường Campuchia ngày càng chiếm vị trí quan

trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa

các nền kinh tế lớn trên thế giới. Thêm vào đó, Việt Nam còn nhập từ Campuchia rất

nhiều mặt hàng có giá trị để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các mặt hàng

về nông - lâm nghiệp, khoáng sản, nguyên vật liệu chưa qua chế biến. Số lượng các

mặt hàng nhập khẩu từ Campuchia của Việt Nam liên tục tăng nhanh qua các năm.

Chẳng hạn, năm 2000, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Campuchia là 37,5

triệu USD, năm 2002 là 65,4 triệu USD và năm 2003 là 94,45 triệu USD, tăng 44,4%

Page 193: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

185

so với năm 2002, năm 2005 đạt 160 triệu USD và năm 2007 đạt 202,3 triệu USD,

năm 2008 đạt 210 triệu USD [123;45-46].

Ngoài ra, hợp tác với Campuchia, Việt Nam không những khai thác được thị

trường gần gũi đầy tiềm năng, mà còn có thể tận dụng lợi thế so sánh, khai thác nhập

khẩu những nguyên vật liệu cần thiết để phục vụ cho quá trình CNH, HĐH đất nước.

Trên cơ sở đó, góp phần nhất định vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,

nâng cao đời sống người dân. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng lên hàng năm, chẳng

hạn năm 2001 tăng 6,9%; năm 2002 tăng 7%; năm 2003 tăng 7,3%; năm 2004 tăng

7,7%; năm 2005 tăng 8,4%. Riêng năm 2006 đạt mức tăng trưởng 8,17%, thu nhập

bình quân đầu người đạt 729 USD/người/năm [19;60]. Đây là con số ấn tượng đạt

được kể từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, trong đó không thể không tính

đến tác động tích cực của quan hệ Campuchia - Việt Nam.

Thứ ba, mở rộng quan hệ hợp tác với Campuchia và các quốc gia Đông Nam

Á, Việt Nam đã từng bước khẳng định được vai trò vị trí của mình tại khu vực, duy

trì và phát triển quan hệ đối ngoại rộng mở ra bên ngoài.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa đang diễn tiến mau lẹ, Việt Nam

không thể tự riêng mình có thể đối phó với nhiều vấn đề này sinh trong quá trình đổi

mới đất nước. Thực hiện chính sách đối ngoại theo hướng tiếp tục “Tăng cường quan

hệ với các nước láng giềng và các nước trong khu vực tổ chức ASEAN” [34;21] của

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, Việt Nam đã và đang có những

phương thức hợp tác chú trọng hiệu quả theo nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập,

chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau. Trong mối quan hệ với Campuchia, Đảng,

Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn xem đây là mối quan hệ có tính chất sống còn,

là nhân tố quan trọng đảm bảo sự ổn định an ninh chính trị trong nước, thúc đẩy nền

kinh tế phát triển. Trước hết, Việt Nam và Campuchia có đường biên giới dài 1.137

km, trên dọc tuyến biên giới này có hàng loạt của khẩu, nhiều khu kinh tế quốc tế

trọng điểm hoạt động sôi nổi, nằm trong dự án hành lang kinh tế Đông - Tây và Tiểu

vùng sông Mekong, điều này càng khiến khu vực biên giới Tây Nam thêm phần quan

trọng. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực giáp ranh cũng mang lại

nhiều khó khăn phức tạp, nhất là trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên

biên giới và ngăn chặn lực lượng phản động lợi dụng thời cơ thực hiện những âm mưu

Page 194: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

186

phá hoại, lật đổ chính quyền. Vì vậy, quá trình hợp tác Việt Nam - Campuchia được

tiến hành thường xuyên, đặc biệt là sự phối hợp có hiệu quả của các lực lượng chức

năng hai bên đã mang lại sự yên bình cho các địa phương biên giới, cũng như tác động

tích cực đến tổng thể nền an ninh - chính trị của mỗi nước.

Cần nói thêm rằng, chính sự hợp tác có hiệu quả của hai nước trong Tam giác

phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, không chỉ góp phần thúc đẩy nền kinh tế

phát triển mà còn tăng cường được quan hệ an ninh quốc phòng hai bên, tạo được

niềm tin và tuyên truyền, giáo dục nhân dân thực hiện các đường lối, chính sách của

mỗi nước. Nhờ chương trình hợp tác Tam giác phát triển, Việt Nam đã thực hiện tốt

công tác xóa đói giảm nghèo với nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm

xuống nhanh chóng. Nếu như năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo tại các tỉnh Tây Nguyên trong

Tam giác phát triển chiếm 29% thì đến năm 2009 chỉ còn lại 15% [19;60]. Điều này

đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống nhân dân, ổn định an sinh xã hội tạo tiền đề

đảm bảo giữ vững an ninh quốc phòng trong toàn vùng.

Mặt khác, trong khuôn khổ khu vực và trên các diễn đàn quốc tế, hợp tác Việt

Nam - Campuchia đã đưa lại nhiều lợi ích, quan trọng hơn cả là sự ủng hộ, giúp đỡ

lẫn nhau nhằm nâng cao vai trò và vị trí của mỗi nước. Vai trò của Việt Nam được

thể hiện rõ hơn khi là nước tích cực nhất ủng hộ Campuchia gia nhập ASEAN, giúp

đỡ, chia sẻ những kinh nghiệm cho Campuchia hoàn thành những nhiệm vụ quốc tế

được giao, nhất là việc tổ chức các hội nghị cấp cao mang tầm quốc tế và khu vực.

Những việc làm này của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao và khẳng

định được vị trí quốc gia trên trường quốc tế. Ngoài ra, hợp tác Việt Nam -

Campuchia trên các diễn đàn quốc tế cũng diễn ra tốt đẹp, Campuchia dành cho Việt

Nam sự ủng hộ tích cực, đặc biệt là việc ủng hộ Việt Nam vào cương vị Ủy viên

không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Những thành quả đạt được

trong quan hệ quốc tế nói chung cũng như trong hợp tác Việt Nam - Campuchia nói

riêng góp phần nâng cao một cách vững chắc uy tín của Việt Nam trong khu vực và

trên trường quốc tế, thúc đẩy sự hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế thế

giới và tham gia đóng góp tích cực vào các tổ chức quốc tế quan trọng như ASEAN,

ASEM, APEC, WTO…

Page 195: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

187

Như vậy, tăng cường mối quan hệ với Campuchia, không chỉ đưa lại những

lợi ích kinh tế cho Việt Nam mà còn góp phần quan trọng vào việc ổn định an ninh

- chính trị, xã hội của đất nước, nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Nói

cách khác, Việt Nam thấu hiểu được tầm quan trọng trong mối quan hệ với

Campuchia và luôn dành cho đất nước láng giềng này một vị trí đặc biệt trong

chính sách ngoại giao của mình.

3.3.3 Đối với khu vực

Bên cạnh những tác động tới chủ thể mỗi nước, quan hệ hợp tác Campuchia -

Việt Nam cũng có những tác động không nhỏ đối với khu vực ASEAN. Sự tham gia

tích cực của Campuchia và Việt Nam như “luồng gió mới” tạo động lực cho ASEAN

không ngừng phát triển. Trên cơ sở những nội dung đã đề đề cập trong luận án, có

thể đưa ra một số tác động chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, có thể khẳng định những thành quả đạt được trong quan hệ

Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010) đã có sự tác động tích cực đến sự phát triển hòa

bình và thịnh vượng chung của cả khu vực Đông Nam Á trên hầu hết các lĩnh vực từ

kinh tế, chính trị đến an ninh, quốc phòng, văn hóa, giáo dục, …trên cơ sở đó góp

phần vào việc phát triển kinh tế, xã hội của khu vực, nâng cao đời sống nhân dân, từng

bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước (kể cả Campuchia và Việt Nam)

với các quốc gia trong khu vực. Qua đó, thực hiện mục tiêu xây dựng một ASEAN

phát triển đồng đều, hòa hợp và thịnh vượng. Đồng thời, Campuchia phối hợp với Việt

Nam cùng các nước ASEAN đề ra nhiều biện pháp, sáng kiến mới, nhằm khắc phục

những yếu kém, trì trệ trong ASEAN. Chẳng hạn, tham gia ký kết thực hiện Tầm nhìn

2020 (1997), thông qua Chương trình hành động Hà Nội (12/1998) đề ra những mục

tiêu phát triển bền vững và rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các nước thành viên,

Tuyên bố Bali II (2003) xây dựng ASEAN thành một cộng đồng về chính trị - an ninh,

kinh tế và văn hóa xã hội, tiến tới xây dựng Hiến chương ASEAN… Điều này góp

phần quan trọng vào việc “giữ vững hướng đi, các nguyên tắc của ASEAN, các giá trị

ASEAN; giữ được cách tiếp cận năng động, tỉnh táo và cân bằng, tiếp tục quan tâm

thích đáng đến việc thực hiện các mục tiêu ưu tiên của ASEAN, nhất là về tăng cường

liên kết và thu hẹp khoảng cách phát triển” [73;107]. Mặt khác, sự tham gia của

Campuchia và Việt Nam với những thể chế chính trị và nền kinh tế khác nhau đã để lại

Page 196: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

188

cho ASEAN những bài học kinh nghiệm bổ ích. Nhất là việc vận dụng một cách khéo

léo và hài hòa những nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội như: tôn trọng năm nguyên tắc

cùng tồn tại hòa bình nhưng trong nguyên tắc ứng xử có sự mềm dẻo, uyển chuyển,

nguyên tắc đồng thuận/nhất trí (Consensus), nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ

của nhau. Vì vậy đã góp phần xây dựng ASEAN thành một tổ chức có cơ chế hợp tác

ngày càng chặt chẽ và hiệu quả hơn.

Thứ hai, sự phát triển quan hệ Campuchia - Việt Nam góp phần tạo nên một

khu Đông Nam Á hòa bình, ổn định và cùng phát triển bền vững. Có thể khẳng định,

trong thời kỳ đầu (1993 - 1999) chính sự đoàn kết, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau giữa

nhân dân hai nước Campuchia và Việt Nam đã làm cho các nước trong khu vực hiểu

rõ hơn về thiện chí “xích lại gần nhau” giữa các quốc gia láng giềng. Đồng thời, sự

ủng hộ lẫn nhau trên lĩnh vực đối ngoại đã tạo điều kiện thuận lợi cho hai nước tham

gia vào đời sống khu vực. Năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của

ASEAN, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quan hệ quốc tế không chỉ đối với

Việt Nam mà còn có ý nghĩa lớn lao đối với các nước trong khu vực, là sự kiện mở

đầu cho việc mở rộng ASEAN về sau. Trong lễ kết nạp Việt Nam vào tổ chức này,

Bộ trưởng Ngoại giao nước chủ nhà Brunei nhấn mạnh rằng việc kết nạp Việt Nam

vào ASEAN có ý nghĩa đặc biệt, là sự mở đầu cho một Đông Nam Á thống nhất và

hùng mạnh trong tương lai. Sau thời điểm này, Việt Nam đã ra sức ủng hộ và giúp đỡ

Campuchia trong tiến trình gia nhập ASEAN và trở thành thành viên chính thức của

ASEAN vào ngày 30/4/1999. Có thể nói, Việt Nam là quốc gia “ủng hộ và vận động

tích cực nhất để Campuchia được gia nhập ASEAN” [40;6]. Điều này không những

góp phần giúp Campuchia hội nhập và phát triển mà còn tạo ra thế và lực mới cho

một Đông Nam Á hòa bình thịnh vượng, nhằm chống lại mọi sự can thiệp, nô dịch,

kiềm tỏa của các thế lực bên ngoài cả trên thực tế và cả nguy cơ về sau. Đánh giá ý

nghĩa của sự kiện này, trong cuộc Hội thảo quốc tế tổ chức tại Phnom Penh vào

tháng 2/1998, Thủ tướng thứ nhất Vương quốc Campuchia Ung Hort đã nhấn mạnh:

“Campuchia gia nhập ASEAN là nguồn sức mạnh và là một nhân tố ổn định khu

vực” [191;28], còn Bộ trưởng Tài chính Campuchia Keat Chonn cho rằng:

“Campuchia gia nhập ASEAN sẽ biến hoài bão của ASEAN về một Đông Nam Á

thống nhất, hòa bình thịnh vượng thành hiện thực” [188;21]. Tái khẳng định sức

Page 197: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

189

mạnh đại đoàn kết và ý nghĩa to lớn của việc Campuchia trở thành thành viên thứ

mười của ASEAN, Nguyên Tổng thống Philippines Fidel Ramos cũng khẳng định:

“Việc thống nhất Đông Nam Á sẽ ngăn khu vực này khỏi một lần nữa trở thành đấu

trường cho cuộc cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn” [62;63].

Như vậy, để đạt được thành tựu to lớn này, ngoài sự nỗ lực của mỗi quốc gia

thành viên là sự hợp tác chặt chẽ về mọi mặt giữa các nước trong khu vực nhằm duy

trì ổn định về an ninh, chính trị, xã hội và phát triển kinh tế từng nước, nâng cao vị

thế của mỗi nước cũng như toàn Hiệp hội. Có thể nói, ASEAN giữ vai trò quan trọng

trong quá trình hợp tác kinh tế - chính trị khu vực, trong đó có hợp tác giữa

Campuchia và Việt Nam. Tuy nhiên, cũng chính từ những tác động tích cực của

những thành tựu hợp tác song phương giữa các quốc gia khu vực nói chung và mối

quan hệ toàn diện Campuchia - Việt Nam nói riêng đã góp phần không nhỏ vào sự

mở rộng, phát triển mạnh mẽ của ASEAN. Cần nói thêm rằng, việc gia nhập của Việt

Nam và Campuchia vào ASEAN không những đưa lại hòa bình, thịnh vượng cho

khu vực, mà còn chứng tỏ cho thế giới thấy được sự thay đổi tích cực khu vực Đông

Nam Á từng là chiến trường trước đó đã và đang chuyển mình sang thị trường trong

hòa bình, hợp tác và phát triển. Đặc biệt, sự tham gia của Việt Nam và Campuchia

vào ASEAN có thể phần nào làm cho cán cân của tổ chức này trở nên thăng bằng

hơn trong quan hệ với các nước lớn, nhất là với Mỹ và Trung Quốc.

Thứ ba, những thành tựu đạt được trong mối quan hệ Campuchia - Việt Nam

trong giai đoạn này đã góp phần cùng với các quốc gia trong khu vực tạo ra môi

trường ổn định và phát triển chung, từng bước đưa Đông Nam Á trở thành “mái nhà

chung” với đầy đủ ý nghĩa của nó. Nói cách khác, quá trình củng cố và mở rộng

quan hệ hợp tác giữa Campuchia với Việt Nam là động lực thúc đẩy mục tiêu xây

dựng Cộng đồng ASEAN 2015 với ba trụ cột chính là kinh tế, an ninh - chính trị và

văn hóa - xã hội đã được các nước thành viên trong khu vực thống nhất hành động.

Thành tựu đạt được trong quan hệ giữa Campuchia với Việt Nam nói riêng và giữa

các thành viên ASEAN nói chung đã tạo nền tảng sức mạnh toàn diện cho Hiệp hội

cũng như từng thành viên.

Ngoài ra, thế giới đang dần dần hình thành một trật tự mới đa trung tâm, trong

đó vai trò của siêu cường Mỹ đang từng bước bị thách thức bởi các nhân tố mới,

Page 198: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

190

trước hết là Trung Quốc. Xu thế đa cực hóa chính trị và toàn cầu hóa kinh tế đang

ngày càng phát triển, chủ nghĩa cường quyền vẫn hoành hành, thì điều mà ASEAN

cần làm là phải tạo dựng được cho mình một vị thế và vai trò nhất định trên trường

quốc tế. Nguyên Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong đã từng nhấn mạnh: “Để

kinh tế phát triển bền vững trong tương lai, ASEAN không nên để một cường quốc

bất kể là Nhật Bản, Mỹ hay Trung Quốc chiếm ưu thế trong khu vực” [163;5]. Muốn

làm được điều này, không gì quan trọng hơn là tạo nên sự ổn định về an ninh - chính

trị, phát triển kinh tế - xã hội vững chắc của toàn bộ Hiệp hội cũng như các nước

thành viên, đồng thời, tăng cường đẩy mạnh mối quan hệ giữa các nước thành viên,

trong đó có quan hệ Campuchia - Việt Nam trước mắt cũng như về lâu dài.

Thông qua ARF, Campuchia và Việt Nam tỏ rõ sự chủ động cùng với các

nước trong khu vực tìm kiếm những hình thức phù hợp, tăng cường xây dựng lòng

tin, tiến tới các biện pháp ngoại giao phòng ngừa, ngăn chặn xung đột, chống tội

phạm xuyên quốc gia, chủ nghĩa khủng bố quốc tế… nhằm tạo nền hòa bình, an ninh

bền vững ở khu vực Đông Nam Á cũng như ở CA-TBD. Về kinh tế, Campuchia và

Việt Nam chủ động phối hợp với nhau và hợp tác với các quốc gia thành viên nhằm

triển khai có hiệu quả các phương thức hợp tác trong AFTA nhằm tiến tới xây dựng

một thị trường chung an toàn, năng động và tạo điều kiện để biến Đông Nam Á thành

thị trường hấp dẫn, đồng đều cho toàn bộ các nước thành viên. Qua đó sẽ thúc đẩy

mối quan tâm chú ý của các nước ngoài khu vực đối với ASEAN. Bên cạnh đó, sự

tham gia của Campuchia và Việt Nam vào quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư

khu vực đã tạo ra những cơ hội làm ăn cho chính các nước thành viên cũng như khả

năng hợp tác nội khối vì đây là những thị trường mới đầy hấp dẫn và giàu tiềm năng.

Đặc biệt, ý tưởng về việc hình thành Tam giác phát triển Việt Nam - Lào -

Campuchia (ra đời từ năm 1999) trong Hội nghị Cấp cao ba nước lần đầu tiên hiện

đã đi vào hoạt động. Với việc hình thành Tam giác phát triển ba nước Đông Dương,

trong đó có sự tham gia tích cực của hai nước Campuchia và Việt Nam đã, đang và

sẽ tạo ra những xung lực mới thúc đẩy quá trình hợp tác và liên kết khu vực, liên kết

quốc tế. Tam giác phát triển không chỉ là điểm gặp gỡ lý tưởng của các nhà đầu tư

trên khắp thế giới, mà còn là nơi thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư trong

nước, cũng như tăng cường mở rộng quá trình hợp tác giữa ba nước với các nước

Page 199: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

191

trong khu vực, tạo ra điểm mới kết nối tiểu khu vực và toàn bộ khu vực Đông Nam

Á. Biểu hiện của quá trình hội tụ kết nối và phát triển này là việc hình thành các

chương trình, dự án hợp tác tiểu vùng như Tứ giác phát triển CLMV, ACMECS,

GMS… trên cơ sở đó tạo ra những nền tảng quan trọng gắn kết chặt chẽ các quốc gia

trong khu vực lại với nhau, tạo tiền đề cho việc hình thành Cộng đồng ASEAN trong

thời gian sắp tới.

3.4. Triển vọng của quan hệ Campuchia - Việt Nam

Trong tương lai, quan hệ hợp tác toàn diện Campuchia - Việt Nam không chỉ

phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng đáp ứng của hai nước, mà còn chịu sự chi phối

của rất nhiều nhân tố chủ quan và khách quan, thuận lợi và bất lợi. Trên cơ sở những

nội dung đã được đề cập, có thể nêu lên một số thuận lợi và khó khăn cơ bản, qua đó

đưa ra dự báo triển vọng quan hệ hai nước trong thời gian sắp tới.

3.4.1. Những thuận lợi

Trước hết, Campuchia và Việt Nam là hai nước có mối quan hệ truyền thống

với những điểm gần gũi, tương đồng về địa lý, lịch sử và văn hóa. Trải qua hai cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, người dân hai nước đã đoàn kết,

ủng hộ và phối hợp với nhau chống giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc. Sự ra đời và

lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương lần đầu tiên thống nhất được các lực

lượng yêu nước của các dân tộc trên bán đảo Đông Dương, trong đó có Campuchia

và Việt Nam. Liên minh chiến đấu Miên - Việt được hình thành một cách tự nguyện

và phối hợp chiến đấu trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ là một biểu

hiện cao độ cho mối quan hệ đoàn kết gắn bó của nhân dân hai nước trong lịch sử

dựng nước và giữ nước. Chiến thắng của nhân dân mỗi nước là chiến thắng chung

của sự nghiệp giải phóng dân tộc của hai nước, góp phần vào thắng lợi cuối cùng của

nhân dân Đông Dương. Đặc biệt, quân đội Việt Nam đã giúp nhân dân Campuchia

đánh đổ chế độ diệt chủng Polpot - Ieng Sary, đưa lại sự hồi sinh cho dân tộc Khmer.

Chính truyền thống đoàn kết chiến đấu, đồng cam cộng khổ của nhân dân hai nước

đã tạo ra nền tảng cho quan hệ hợp tác giữa Campuchia - Việt Nam trong giai đoạn

hiện nay, là tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội mỗi nước.

Sau khi Vấn đề Campuchia được giải quyết triệt để năm 1991, quan hệ Campuchia -

Việt Nam đã từng bước được cải thiện và ngày càng phát triển đi vào chiều sâu.

Page 200: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

192

Thứ hai, hiện nay, cả Campuchia và Việt Nam đều có độc lập, chủ quyền, xây

dựng và phát triển đất nước trong điều kiện hòa bình. Tại đất nước Campuchia,

Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã có những nỗ lực trong việc điều hành và ổn

định đất nước, sau hơn 15 năm (1993 - 2010) tiến hành cải cách, mở cửa đã đưa

Campuchia ngày một ổn định và phát triển. Sau cuộc tổng tuyển cử năm 1993, Chính

phủ Liên hiệp được thành lập với sự tham gia của hai Đảng CPP và FUNCINPEC,

trải qua các cuộc tổng tuyển cử lần II năm 1998, lần III năm 2003, lần IV năm 2008,

Chính phủ Liên hiệp hai đảng đã đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là “ổn định chính trị,

phát triển kinh tế, giữ vững chính sách hòa bình, trung lập” [98;559]. Với những

biện pháp hữu hiệu đề ra, Campuchia đã có những bước phát triển tích cực. Tất cả

các ngành kinh tế từ nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, thương mại, đầu tư đều có

bước tăng trưởng rõ rệt.

Theo báo cáo Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) công bố ngày

12/7/1999 cho thấy, nếu năm 1995 xếp hạng phát triển con người của Campuchia

đứng thứ 140/174 quốc gia trên thế giới, thì đến năm 1999 đã vươn lên thứ 137/174

nước trong danh sách xếp hạng. Một nghiên cứu khác cho thấy trong những năm

1993 - 1998, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Campuchia đạt trung bình 4,1%

trong đó giai đoạn 1995 - 1998, kinh tế Campuchia tăng trưởng rất nhanh, đạt mục

tiêu tương ứng là 7% - 8%/năm [174;60]. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1993

- 2008 đạt trung bình 8,2%/năm - đứng ở mức cao so với tốc độ tăng trưởng chung

của các nước khu vực và quốc tế. Đáng chú ý, năm 2005, tốc độ tăng trưởng của nền

kinh tế Campuchia đạt mức kỷ lục là 13,5%. Kết quả đưa thu nhập bình quân đầu

người tăng từ 394 USD năm 2004 lên 594 USD năm 2007. Dự trữ ngoại tệ tăng gấp

đôi và đạt khoảng 2 tỷ USD vào đầu năm 2008, nguồn thu ngân sách tăng trung bình

26%/năm [26;14]. Những kết quả này đã góp phần thay đổi bộ mặt nền kinh tế

Campuchia. Đặc biệt, với mức tăng trưởng đều đặn qua các năm, tốc độ xuất nhập

khẩu có chiều hướng phát triển đã tạo điều kiện để Campuchia hội nhập nhanh hơn

vào đời sống kinh tế quốc tế, đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các quốc gia trong khu

vực, trong đó có Việt Nam.

Tình hình chính trị của Campuchia về cơ bản tương đối ổn định. Chính phủ

Liên hiệp Hoàng gia Campuchia do Đảng CPP liên minh cầm quyền với Đảng

Page 201: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

193

FUNCINPEC cùng lãnh đạo đất nước. Mặc dù có nhiều thay đổi về tương quan lực

lượng, nhưng nhìn chung CPP vẫn giữ vai trò chủ chốt trong toàn hệ thống chính trị,

nắm vai trò đứng đầu Chính phủ, Thượng viện, Quốc hội kể từ năm 1993 thông qua

sửa đổi Hiến pháp theo công thức quá bán (50+1) để Đảng thắng cử có thể đứng ra

thành lập chính phủ. Năm 2008 đánh dấu sự thắng lợi của CPP trong cuộc bầu cử

Quốc hội với số phiếu gần như tuyệt đối. Với chiều hướng chính trị như hiện nay đã

tạo môi trường tốt cho Chính phủ Hoàng gia Campuchia thực hiện việc củng cố đoàn

kết nội bộ, tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội, triển khai đồng bộ chính sách hội

nhập khu vực và thế giới.

Có thể khẳng định những thành tựu đạt được trên lĩnh vực chính trị đã tạo

điều kiện thuận lợi cho Campuchia duy trì chính sách đối ngoại hướng tới mục tiêu

xây dựng và bảo vệ đất nước, từng bước nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Mặt

khác, với sự lãnh đạo của CPP - Đảng có mối quan hệ truyền thống hữu nghị và gần

gũi với Việt Nam đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự gắn kết quan hệ Campuchia -

Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực.

Đối với Việt Nam, sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới (1986 - 2010), mặc dù

vẫn còn những khó khăn thách thức không hề nhỏ, song những thành quả đạt được

trong phát triển đất nước là vô cùng to lớn. Về an ninh - chính trị, Việt Nam được

đánh giá là một trong những quốc gia có nền chính trị ổn định nhất thế giới. Với mục

tiêu hướng tới xây dựng đất nước của dân, do dân và vì dân, Việt Nam đã ra sức

củng cố sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, phấn đấu vì lý tưởng dân giàu nước mạnh, xã

hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đánh giá những thành tựu phát triển kinh tế - xã

hội của Việt Nam mấy năm qua, thế giới đều công nhận: “Sự ổn định chính trị là nền

tảng của tiến bộ và thịnh vượng ở Việt Nam” [60;27].

Trên lĩnh vực kinh tế, Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế, đạt được tốc

độ tăng trưởng nhanh, tăng cường cơ sở vật chất và tạo tiền đề cho giai đoạn phát

triển mới công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, sớm đưa nước ta ra khỏi tình

trạng kém phát triển, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp

theo hướng hiện đại. Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục đạt được nhịp độ tăng

trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1990 - 2000 đạt 7,5%; năm

2000 so với năm 1990, GDP tăng hơn 2 lần; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đáng

Page 202: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

194

kể, nguồn lực phát triển trong các thành phần kinh tế đã được huy động khá hơn;

nhiều lợi thế so sánh trong từng ngành, từng vùng được phát huy. Đến năm 2005,

nước ta đã có quan hệ thương mại với 221 nước và vùng lãnh thổ, ký 90 hiệp định

thương mại song phương, trong đó, nổi bật là Hiệp định Thương mại với Mỹ, tạo

điều kiện mở rộng giao lưu hàng hóa với nước ngoài [216].

Với những thành tựu khả quan đó, Việt Nam đã và đang từng bước khẳng

định được vai trò vị trí của mình trên bản đồ khu vực và thế giới, tạo nền tảng vững

chắc đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn tiếp theo và hội nhập sâu rộng

vào đời sống khu vực. Như vậy, có thể nói sự phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ

trọng tâm, ưu tiên số một của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nói cách khác,

“phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sức mạnh tổng hợp

mỗi nước, đồng thời phát triển kinh tế sẽ tạo ra sự ổn định chính trị và mở rộng hợp

tác quốc tế” [40;46-47]. Đây chính là cơ sở quan trọng để Việt Nam tiếp tục thực

hiện đường lối đối ngoại rộng mở cũng như chính sách hữu nghị tốt đẹp đối với các

quốc gia láng giềng, trong đó có Campuchia.

Thứ ba, lãnh đạo nhân dân hai nước đều hiểu và thấy rõ tầm quan trọng của

việc tăng cường và củng cố mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Campuchia và Việt

Nam vì mục tiêu chung là xây dựng và phát triển đất nước hòa bình, phồn vinh. Trong

chính sách đối ngoại của mình, Campuchia khẳng định đường lối độc lập, hòa bình và

không liên kết, đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ quốc tế, có quan hệ hữu

nghị với tất cả các nước, nhất là các nước láng giềng. Tăng cường và củng cố hơn nữa

quan hệ hợp tác với Việt Nam luôn chiếm vị trí ưu tiên trong chính sách đối ngoại của

Campuchia từ rất sớm. Báo cáo chính trị của Đại hội Đại biểu Đảng Nhân dân Cách

mạng Campuchia lần thứ V (1985) nêu rõ: “Cộng hòa Nhân dân Campuchia sẵn sàng

phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước láng giềng trong khu vực

Đông Nam Á và các nước khác trên thế giới…Cùng với Việt Nam và Lào, Campuchia

sẵn sang đối thoại và thương lượng để giải quyết những vấn đề có liên quan đến hai

nhóm nước Đông Dương và ASEAN, góp phần biến Đông Nam Á thành khu vực hòa

bình, ổn định và hợp tác hữu nghị, đóng góp vào hòa bình thế giới” [118;383-384].

Đặc biệt, Campuchia phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác với tất cả các

nước, trong đó có Việt Nam nhằm tận dụng lợi thế của từng nước, tạo ra điều kiện đảm

Page 203: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

195

bảo an ninh - chính trị và phát triển kinh tế - xã hội cho mỗi nước, thiết lập sự ổn định,

hòa bình trên bán đảo Đông Dương và khu vực.

Tại Đại hội toàn quốc của CPP (Đảng nắm vị trí lãnh đạo chủ chốt tại đất

nước Campuchia từ năm 1998) ngày 12-13/1/2008, CPP đã thông qua Chủ trương 11

điểm cụ thể hóa cương lĩnh chính trị của Đảng trong giai đoạn trược mắt, khẳng

định: “Theo đuổi chính sách ngoại giao trung lập, chung sống hòa bình, không liên

kết. Xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước trên nguyên tắc bình

đẳng, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp

vào nội bộ của nhau. Củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác với các nước và đối

tác quốc tế. Nỗ lực thúc đẩy quá trình hội nhập ASEAN để phát triển kinh tế, xã hội

đât nước. Giải quyết mọi vấn đề nảy sinh với các nước láng giềng thông qua đàm

phán trên cơ sở của Hiến pháp, luật pháp Quốc gia và luật pháp Quốc tế cùng các

tài liệu các liên quan khác” [153]. Đặc biệt, Cương lĩnh chính trị của Chính phủ

Hoàng gia nhiệm kỳ III (2003 - 2008), chỉ rõ: “Chính sách ngoại giao chiến lược

của Chính phủ Campuchia nhằm nâng cao uy tín quốc gia trên trường quốc tế, tăng

cường việc tham gia của Campuchia vào công việc của khu vực và trên thế giới.

Đồng thời, phát huy tính ưu tiên trong yếu tố quốc tế để thúc đẩy việc phát triển kinh

tế, xã hội và nâng cao đời sống nhân dân ngày càng phồn vinh, thịnh vượng, hiện đại

và tăng cường bảo vệ tổ quốc bằng việc ra sức củng cố, phát triển hợp tác quốc tế

trên cơ sở song phương và đa phương, đặc biệt là các nước trong Hiệp hội ASEAN”

[225]. Cũng trong “Chiến lược tứ giác” phát triển của Chính phủ Hoàng gia

Campuchia giai đoạn II (từ năm 2008 đến năm 2013) xác định nhiệm vụ thông qua

khẩu hiệu “Tăng trưởng, việc làm, công bằng và hiệu quả”, để làm được nhiệm vụ

này, Campuchia “sẽ dành quyền ưu tiên để đưa Campuchia hòa nhập sâu hơn nữa

vào khu vực và cộng đồng quốc tế, bằng cách đẩy nhanh tiến trình để Campuchia trở

thành thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế CA-TBD (APEC) và tham gia xây

dựng Cộng đồng ASEAN” [26;13].

Nói cách khác, trong chính sách đối ngoại quốc gia, Campuchia luôn tạo mọi

điều kiện thuận lợi có thể để phát triển nhanh nền kinh tế xã hội, đồng thời giữ vững

độc lập chủ quyền dân tộc. Do đó, tăng cường hợp tác với các nước láng giềng, nhất

là với Việt Nam luôn được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân Campuchia coi trọng.

Page 204: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

196

Chính sách đối ngoại của Việt Nam cũng đã tỏ rõ quan điểm: “Tôn trọng độc

lập, chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau. Phấn đấu góp phần sớm đạt được

giải pháp chính trị toàn bộ về Vấn đề Campuchia, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền

của Campuchia và Hiến chương Liên Hợp Quốc” [33;89]. Chính sách đối ngoại hữu

nghị này được cụ thể hóa trong các Thông cáo chung Việt Nam - Campuchia năm

1992 và năm 1995 là “tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau,

không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng

vũ lực; không cho phép bất cứ lực lượng chính trị, quân sự nào dùng lãnh thổ của

nước mình để chống nước kia; hợp tác bình đẳng cùng có lợi…Hai bên thỏa thuận

cùng nhau ngăn ngừa những mưu toan phá hoại quan hệ hữu nghị truyền thống giữa

hai dân tộc, và trực tiếp cùng nhau giải quyết mọi vấn đề nảy sinh giữa hai nước

bằng thương lượng hòa bình, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước” [88]. Bước sang thế

kỉ XXI, trên cơ sở những thành quả đạt được, Việt Nam tái khẳng định đường lối đối

ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế.

Tiếp tục bổ sung và phát triển quan điểm của các kỳ đại hội trước đó, Văn kiện Đại

biểu Toàn quốc lần thứ IX nhấn mạnh: “Việt Nam sẵn sang là bạn, là đối tác tin cậy

của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”

[35;119]. Ngày nay, đứng trước những thực tiễn trong quá trình hội nhập quốc tế của

đất nước, nền ngoại giao Việt Nam vẫn tiếp tục kế thừa và phát huy một cách xứng

đáng truyền thống ngoại giao của những thời kỳ trước. Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ X (4/2006) đã nhấn mạnh quan điểm: “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, là

thành viên tích cực và xây dựng của các nước trong cộng đồng quốc tế” [36;112].

Như vậy, có thể nói đường lối đối ngoại của Việt Nam đã, đang và sẽ phục vụ đắc

lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo quá trình đổi mới

và hội nhập của đất nước đi đến thành công. Và để làm được điều này, chính sách

đối ngoại của Việt Nam không thể hoàn thiện nếu không có những lợi ích gắn liền

với các quốc gia láng giềng, nếu không nói là điểm mấu chốt để tiến hành thắng lợi

việc hội nhập vào đời sống cộng đồng quốc tế. Trong đó, tăng cường quan hệ hợp tác

với quốc gia láng giềng Campuchia luôn là vấn đề mang tính trọng tâm trong chiến

lược ngoại giao của Việt Nam.

Page 205: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

197

Có thể thấy, xuất phát từ các yếu tố địa - chính trị, địa - kinh tế… của cả hai

nước, Campuchia với Việt Nam chủ trương chính sách đối ngoại mềm mại, uyển

chuyển, xây dựng và triển khai chiến lược bảo vệ đất nước, bảo vệ an ninh quốc gia

trong tình hình mới gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững, là một

nhu cầu vô cùng bức thiết đối với hai dân tộc trong thời kỳ mới. Chủ trương của lãnh

đạo hai bên là nâng tầm quan hệ Campuchia - Việt Nam từ “hợp tác nhiều mặt” lên

“hợp tác toàn diện” với phương châm “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống,

hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” làm định hướng phát triển hợp tác hai nước

trong thời gian tới. Để triển khai sự nghiệp đó, Campuchia và Việt Nam rất cần sự

phối hợp với nhau, đây là điều tối cần thiết cho hai quốc gia láng giềng này.

Thứ tư, môi trường quốc tế và khu vực có những khó khăn và phức tạp về sự

diễn biến và tương quan lực lượng so sánh, song xu thế hòa bình, hợp tác vẫn là xu

thế chủ đạo và ngày càng được phát huy. Chính môi trường hợp tác thân thiện đã tạo

điều kiện rất tốt cho sự phát triển quan hệ Campuchia - Việt Nam. Bên cạnh các hoạt

động song phương, hợp tác đa phương cũng là hoạt động rất quan trọng cho sự phát

triển của quan hệ hai nước trong bối cảnh liên kết quốc tế diễn ra mạnh mẽ. Cùng là

thành viên của ASEAN, Campuchia và Việt Nam có cơ hội tham gia các chương

trình hợp tác của Hiệp hội. Cho đến nay, hai nước đã cùng nhau tham gia hàng loạt

các chương trình, dự án, hiệp định của ASEAN như AFTA, AIA, ARF, các dự án

phát triển GMS, Hành lang kinh tế Đông - Tây… Những chương trình hợp tác đa

phương này có những khi lại có tính ràng buộc mạnh mẽ hơn các hiệp định song

phương, tạo điều kiện thuận lợi cho hai nước giải quyết những vấn đề do lịch sử để

lại, đưa quan hệ hai nước tiếp tục tiến lên phù hợp với nguyên vọng và lợi ích của

nhân dân hai nước, góp phần rất lớn trong việc củng cố, duy trì và phát triển mối

quan hệ Campuchia - Việt Nam ngày càng tốt đẹp. Đặc biệt, cuộc cách mạng khoa

học công nghệ đang diễn ra đã gắn kết các quốc gia và “thúc đẩy quá trình toàn cầu

hóa và khu vực hóa, làm tăng nhu cầu hợp tác quốc tế và đối thoại để khai thác và

cùng đối phó với những vấn đề của quá trình này” [98;517]. Vốn là những nước đi

sau về trình độ khoa học - kỹ thuật và công nghệ, Campuchia và Việt Nam thực sự

cần có sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, để hiện thực hóa quá

trình CNH - HĐH đất nước, trước hết Campuchia và Việt Nam cần có những chia sẻ,

Page 206: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

198

hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển và thu hút sự chú ý của các quốc gia và

khu vực trên thế giới.

3.4.2 Những khó khăn, thách thức

Bên cạnh những thuận lợi đã nêu, quan hệ Campuchia - Việt Nam cũng gặp

những khó khăn, thách thức bắt nguồn từ nội tại mỗi nước cũng như sự biến đổi của

tình hình thế giới. Có thể nêu lên một số khó khăn, thách thức chủ yếu như sau:

Thứ nhất, Campuchia và Việt Nam bắt tay xây dựng đất nước trong điều kiện

thiếu thốn về nhiều mặt, cả hai nước đều là những nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, cơ sở

hạ tầng, dịch vụ còn nhiều yếu kém, nhất là phía Campuchia. Những nhân tố khó khăn

thuộc về khách quan đó là ở điểm xuất phát của Campuchia và Việt Nam rất thấp so với

các nước trong khu vực, mặc dù những năm qua cả hai nước đều đạt tốc độ phát triển

tương đối cao, nhưng vẫn đang tồn tại nguy cơ tụt hậu so với thế giới. Là hai nước có

mức độ phát triển không quá chênh lệch, do đó cả Campuchia và Việt Nam đều khó

khăn trong việc bổ sung cho nhau những lợi thế so sánh trong phát triển. Chính điều này

đã có tác động không thuận chiều đến mối quan hệ toàn diện giữa hai nước trong bối

cảnh hội nhập quốc tế. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, một khi triển khai các chương

trình, dự án hợp tác giữa hai nước phải cần tới nguồn vốn lớn và nguồn nhân lực có trình

độ cao không phải là thế mạnh sẵn có của cả hai nước, đã gây ra những trở ngại cho

những liên kết mang tính song phương và đa phương, kể cả những khu vực, địa phương

được xem là phát triển nhất của cả hai nước.

Thứ hai, sự khác biệt về một số yếu tố văn hóa cùng những vấn đề do lịch sử

để lại giữa hai nước vẫn có thể là rào cản cho sự phát triển quan hệ hợp tác

Campuchia - Việt Nam. Trong quan hệ hai nước, một số vấn đề do lịch sử hoặc chưa

giải quyết triệt để như vấn đề biên giới trên bộ và trên biển, Việt kiều, cộng đồng

Khmer Nam Bộ… đã nhiều lần làm căng thẳng trong quan hệ Campuchia - Việt

Nam. Đặc biệt nguy hiểm hơn khi các lực lượng phản động và một số đảng phái đối

lập không mong muốn có quan hệ thân thiết với Việt Nam luôn lợi dụng những vấn

đề nhạy cảm này để kích động chống phá sự nghiệp xây dựng và phát triển mỗi nước

cũng như hợp tác giữa hai bên, làm cho tình hình an ninh - chính trị, kinh tế - xã hội

gặp nhiều khó khăn bất ổn, tác động gây chia rẽ quan hệ Campuchia - Việt Nam.

Ngoài ra, sự khác biệt trong hệ thống chính trị, luật pháp và hành chính giữa hai

Page 207: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

199

nước cũng phần nào tác động đến quá trình hợp tác toàn diện Campuchia - Việt Nam,

kể cả việc giải quyết các vấn đề tồn tại trong quan hệ hai nước. Trong khi,

Campuchia là quốc gia theo chế độ quân chủ lập hiến (TBCN), Chính phủ Liên hiệp

Hoàng gia Campuchia được thành lập dựa trên liên minh hai đảng lớn là CPP và

FUNCINPEC, còn ở Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo theo định hướng XHCN.

Do đó, về góc độ đảng chính trị, quan hệ giữa Campuchia và Việt Nam không phải là

mối quan hệ giữa hai Đảng cầm quyền mà là mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt

Nam với các đảng phái chính trị của Campuchia, nhất là với hai đảng lớn nắm quyền

lãnh đạo là CPP và FUNCINPEC. Việt Nam tuyên bố tiến lên XHCN, Campuchia

theo con đường TBCN. Mặt khác, nội bộ đất nước Campuchia nhìn chung tương đối

ổn định, tuy nhiên ẩn đằng sau đó là những mâu thuẫn, bất ổn, chính quyền đất nước

này luôn chịu sự tác động của đấu tranh nội bộ phe phái trong nước, cũng như chịu

sự chi phối rất lớn từ bên ngoài. Vì thế, quan hệ Campuchia - Việt Nam cũng chịu

tác động từ nhiều phía bắt nguồn từ những điều kiện chủ quan và khách quan này.

Thứ ba, dựa vào những đặc điểm về vị trí địa lý, vùng biên giới giữa hai nước có

sự phức tạp khó khăn, các thế lực thù địch đã dùng để hoạt động, hành động trái pháp

luật và dựa vào đó để thực hiện chiến lược biến đổi chế độ, lật đổ chính quyền ở Việt

Nam, kích động làm bất ổn tình hình nội bộ Campuchia. Một số thế lực bên ngoài đã lợi

dụng tình hình đó để thực hiện những toan tính chính trị nguy hiểm của chúng. Đồng

thời, thông qua chiến lược “diễn biến hòa bình”, viện trợ kinh tế nhằm làm biến đổi thể

chế chính trị tại Việt Nam và làm sụp đổ chính quyền đương nhiệm tại Campuchia. Điều

này làm cho quan hệ hai nước đứng trước nhiều thách thức và nguy cơ khó lường. Thêm

nữa, mặc dù quan hệ Campuchia - Việt Nam những năm qua là tốt đẹp, nhưng trước tình

hình mới của thế giới quan và thời kỳ kinh tế tri thức đã lan rộng rất nhanh chóng, sự

cạnh tranh ngày càng gay gắt trong quan hệ quốc tế, có thể dẫn đến những nguyên tắc

truyền thống của tình hữu nghị và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước có thể bị bỏ qua

một số vấn đề và một số nhóm người, chủ yếu là thế hệ trẻ.

Thứ tư, sự tranh giành ảnh hưởng, lợi ích của các nước lớn trong khu vực bên

cạnh mặt tích cực đối với mỗi nước cũng có thể là nhân tố tiêu cực, phá hoại quan hệ

tốt đẹp vốn có giữa Campuchia và Việt Nam. Tuy không phải là một thách thức trực

tiếp, nhưng thái độ của các nước lớn đối với khu vực có tác động mạnh đến mối quan

Page 208: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

200

hệ hữu nghị giữa hai nước và có khả năng dẫn đến những hệ quả tiêu cực. Chẳng

hạn, lợi dụng một số diễn biến phức tạp tại Tây Nguyên (Việt Nam), Mỹ và phương

Tây thông qua Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn và một số tổ chức quốc tế, tổ

chức phi chính phủ đã kích động đồng bào Tây Nguyên ở Việt Nam chạy sang

Campuchia, gây nên tình trạng lộn xộn, làm mất ổn định tại khu vực biên giới, xáo

trộn đời sống người dân và gây chia rẽ quan hệ hai nước. Mặt khác, cuộc cạnh tranh

khốc liệt đang ngấm ngầm diễn ra giữa các nước lớn, đặc biệt là sự nổi lên của Trung

Quốc tại khu vực, một phần tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng làm

gia tăng thêm những khó khăn, trở ngại trong quan hệ giữa các quốc gia trong khu

vực, trong đó có quan hệ Campuchia - Việt Nam, vì sự phát triển của nền kinh tế

luôn đi kèm với những thách thức về an ninh - chính trị cần phải giải quyết.

3.4.3. Dự báo triển vọng quan hệ

Thực hiện phương châm 16 chữ “Hợp tác láng giềng tốt đẹp, đoàn kết hữu

nghị truyền thống, ổn định lâu dài”, quan hệ hợp tác Việt Nam với Campuchia đã

được triển khai trên nhiều lĩnh vực và được thực hiện ở các cấp độ khác nhau như cấp

độ nhà nước và cấp độ địa phương. Trong đó, quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội giữa

hai nước đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, góp phần đáng kể đưa quan hệ toàn diện hai

nước ngày càng đi vào chiều sâu. Đáp ứng nhu cầu mới trong quan hệ Campuchia -

Việt Nam, hai bên tập trung ưu tiên hợp tác trong một số lĩnh vực liên quan tới các tỉnh

biên giới, như: Tăng cường xúc tiến đầu tư thương mại; thực hiện các cơ chế ưu đãi về

thuế và hải quan; tăng cường các biện pháp kiểm soát và chống buôn lậu hàng giả qua

biên giới; nâng cấp các cửa khẩu biên giới; xây dựng các tuyến đường nối giữa các

tỉnh hai nước; tăng cường trao đổi các đoàn văn hoá, nghệ thuật và giao lưu quần

chúng giữa các tỉnh biên giới… Tuy nhiên, để làm được những điều này, Campuchia

và Việt Nam cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa hai bên vì trên thực tế giữa hai nước còn

có nhiều vướng mắc do những vấn đề lịch sử để lại, nếu không giải quyết tốt những

vấn đề này, có thể sẽ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước trong

thời gian tới. Việc ổn định tình hình an ninh - chính trị là điều kiện tiên quyết đảm bảo

sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của mỗi nước, vì vậy, dù trong mọi hoàn cảnh

thì việc tăng cường quan hệ an ninh - chính trị giữa Campuchia với Việt Nam là điều

tối cần thiết liên quan đến vận mệnh của cả hai dân tộc.

Page 209: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

201

Trong thời gian tới, để tiếp tục thúc đẩy quan hệ láng giềng Campuchia - Việt

Nam lên một bước phát triển mới, lãnh đạo cấp cao hai nước đã thoả thuận sẽ phối

hợp chặt chẽ làm tốt những vấn đề trọng tâm, trong đó tiếp tục duy trì thường xuyên

các cuộc tiếp xúc và trao đổi đoàn cấp cao giữa hai nước dưới mọi hình thức nhằm

tạo sự gần gũi, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, đồng thời kịp thời giải quyết những vấn

đề nảy sinh trong quan hệ hai nước. Mặt khác, tiếp tục đẩy mạnh giao lưu toàn diện

giữa các cấp, các ngành và các địa phương, nhất là các tỉnh có chung biên giới. Tăng

cường hợp tác và hỗ trợ nhau trong lĩnh vực đối ngoại, chia sẻ thông tin và tham

khảo ý kiến lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất là trong khuôn khổ

các tổ chức mà hai bên cùng là thành viên.

Bên cạnh đó, Campuchia và Việt Nam cần tiếp tục thực hiện việc phân giới

cắm mốc đường biên giới vì đây là vấn đề quan trọng trong quan hệ hai nước, đã có

thời gian dài vấn đề này gây nhiều tranh cãi, giải quyết tốt vấn đề biên giới là một

khâu đột phá trong quan hệ hợp tác giữa hai bên. Hai nước khẳng định quyết tâm hoàn

thành kế hoạch phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Campuchia và Việt Nam

trong một vài năm tới tại sáu cặp cửa khẩu quốc tế: Xa Mát (Tây Ninh) - Tra Ping

(Kampong Cham); Bo Nuy (Bình Phước) - Tra Ping Xre (Kratié); Lệ Thanh (Gia Lai)

- O Xa Da (Rattanakiri); Thường Phước và Vĩnh Xương (Đồng Tháp, An Giang) - Cốc

Rô Ka, Ka Oam Xam No (Prey Veng, Kandal); Tịnh Biên (An Giang) - Phuôm Đin

(Takeo) và Xà Xía (Kiên Giang) - Prếch Chắc (Kampot) nhằm tiến tới ổn định tình

hình an ninh - chính trị tại khu vực biên giới của hai nước, tạo điều kiện thuận lợi cho

nhân dân an cư lạc nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội. Hai bên cũng tiếp tục trao đổi,

đàm phán để thực hiện việc phân định chủ quyền trên vùng biển Tây Nam.

Ngoài ra, Campuchia và Việt Nam còn nhất trí tăng cường phối hợp về an ninh

- quốc phòng, thường xuyên trao đổi thông tin cho nhau, phối hợp chặt chẽ trong việc

duy trì an ninh khu vực biên giới. Việt Nam nhận đào tạo cán bộ an ninh cho

Campuchia trong thời gian tới, đồng thời mở rộng công tác tuần tra chung cả trên bộ

và trên biển, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm khủng bố ở khu vực biên

giới, giáo dục tuyên truyền cho nhân dân hai nước, đặc biệt là nhân dân ở hai bên khu

vực biên giới hiểu rõ được chính sách của nhà nước về mối quan hệ hữu nghị giữa

Campuchia với Việt Nam. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tham gia

Page 210: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

202

vào công tác bảo vệ an ninh biên giới, cùng các lực lượng an ninh quốc gia hai nước

thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Hai nước phối hợp cùng với Lào triển khai các cam

kết liên quan nhằm thực hiện Tuyên bố Viêng Chăn và thoả thuận giữa ba thủ tướng

Việt Nam - Lào - Campuchia tại Đà Lạt (12/2006) về “Tam giác phát triển”; cùng

nhau hợp tác và liên kết với các nước liên quan trong GMS thực hiện các dự án Hành

lang Đông - Tây, hợp tác phát triển và sử dụng sông Mekong theo tinh thần đã thoả

thuận. Từng bước xoá đói giảm nghèo cho các tỉnh nằm trong dự án, nâng cao đời

sống của nhân dân, từ đó góp phần rất lớn vào việc giữ vững ổn định an ninh - chính

trị, phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực này, nhất là tại khu “Tam giác phát triển Việt

Nam - Lào - Campuchia” đang còn nhiều khó khăn, phức tạp.

Trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức, tác giả

luận án thử nêu ra các kịch bản đối với mối quan hệ Campuchia - Việt Nam trong tương

lai, qua đó hy vọng góp phần gợi mở những hướng đi tốt hơn cho mối quan hệ này.

Kịch bản thứ nhất: Quan hệ hai nước sẽ xấu đi trong thời gian tới, dẫn đến

không thể duy trì quan hệ hữu nghị vốn có hoặc những hợp tác giữa hai bên sẽ gặp

khó khăn, trở ngại và chậm phát triển. Kịch bản này trên thực tế khó xảy ra trong

một vài năm tới nhưng cũng không thể loại bỏ. Để lý giải điều này, tác giả đưa ra

một số nguyên nhân cơ bản:

Thứ nhất, quan hệ Campuchia - Việt Nam trong giai đoạn hiện nay tương đối

tốt đẹp. Trên nhiều lĩnh vực, nhất là những vấn đề do lịch sử để lại cũng đã được hai

nước quan tâm từng bước giải quyết. Tuy nhiên, phải nhìn nhận một thực tế là mối

quan hệ này đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong bối cảnh diễn

biến phức tạp khó lường trên chính trường Campuchia. Trong vài năm tới, khi Đảng

CPP vẫn còn nắm quyền lãnh đạo chủ chốt tại đất nước Campuchia thì mối quan hệ

với Việt Nam có thể vẫn đi theo chiều hướng tích cực và ít có biến động so với thời

điểm hiện tại. Mặc dù vậy, những mâu thuẫn, tranh giành ảnh hưởng của các đảng

phái chính trị tại Campuchia đã không ít lần gây ra những xáo trộn phức tạp, thậm

chí là trái chiều trong quan hệ Campuchia - Việt Nam. Như đã đề cập ở phần nội

dung trước, nguy cơ tiềm ẩn sẽ rất cao nếu như CPP không còn nắm quyền chi phối

tình hình chính trị tại đất nước Campuchia. Mặt khác, thế hệ lãnh đạo cầm quyền ở

Campuchia hiện nay hầu hết thuộc về thế hệ trước và họ có mối quan hệ khá chặt chẽ

Page 211: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

203

và mật thiết với Việt Nam, do đó luôn có mong muốn giữ nguyên hiện trạng quan hệ

hữu nghị với Việt Nam. Tuy nhiên, trong tương lai thế hệ thay thế liệu có kế thừa

những truyền thống này hay không? Điều này rất khó đoán định. Nhất là lực lượng

trẻ được đào tạo chủ yếu ở các nước phương Tây hoặc Mỹ và Trung Quốc rất dễ chịu

ảnh hưởng của những khuynh hướng mới, theo đó có thể đánh mất vị trí láng giềng

Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Campuchia.

Thứ hai, quan hệ Campuchia - Việt Nam nằm trong bối cảnh quan hệ quốc tế vừa

hợp tác vừa đấu tranh loại trừ lẫn nhau. Điều này khiến khu vực CA-TBD nói chung,

Đông Nam Á nói riêng trở thành nơi tranh chấp và tranh giành ảnh hưởng của các nước

lớn và đã lôi kéo rất nhiều quốc gia trong khu vực tham gia, vì vậy quan hệ Campuchia -

Việt Nam cũng có khả năng rơi vào vòng xoáy gay gắt này. Campuchia và Việt Nam là

hai quốc gia có vai trò, vị trí rất quan trọng ở khu vực, là tâm điểm để nhiều nước lớn lôi

kéo vào vòng ảnh hưởng của mình, đặc biệt là Trung Quốc và Mỹ là hai cường quốc có

tham vọng chiến lược đối với khu vực. Như đã đề cập ở chương 1, Campchia là nước

tiếp nhận viện trợ và đầu tư cực kỳ lớn từ Trung Quốc, theo sau là một loạt nước khác

như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia… đều có quan hệ khá mật thiết với

chính quyền Phnom Pênh. Vì vậy, trong những chính sách và đường lối đối ngoại của

Campuchia đưa ra trước hết phải tính toán đến lợi ích cao nhất cho đất nước, kể cả việc

hy sinh một phần lợi ích trong quan hệ với một số quốc gia để đổi lấy viện trợ kinh tế.

Điều này dẫn đến việc không nhất quán trong chính sách ngoại giao của Campuchia và

có thể có những thay đổi lớn không thuận chiều trong đường lối quan hệ với Việt Nam

nhằm phục vụ chiến lược và lợi ích đặt ra trước mắt. Điều này vô hình dung làm giảm

sút mối quan hệ vốn có giữa Campuchia và Việt Nam.

Thứ ba, sự “chưa cân xứng” trong quan hệ Campuchia - Việt Nam cũng có

thể là một nguyên nhân ảnh hưởng đến mối quan hệ hai nước. Mặc dù không phải là

nguy cơ trực tiếp nhưng những mâu thuẫn về lợi ích, nhất là trong lĩnh vực kinh tế về

lâu dài sẽ gây ra tình trạng đối kháng hoặc tìm kiếm những đối tác khác nhằm cân

bằng chiến lược trong hợp tác kinh tế - chính trị của Campuchia đối với Việt Nam.

Điều này sẽ gây ra những khó khăn và có thể là cơ hội cho những thế lực bên ngoài

tìm cách xâm nhập vào Campuchia với những mục tiêu toan tính chính trị khó lường,

nhất là tìm cách chia rẽ quan hệ truyền thống Campuchia - Việt Nam.

Page 212: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

204

Kịch bản thứ hai: Quan hệ hai nước tiếp tục phát triển tốt đẹp, từng bước

trở thành đối tác hợp tác toàn diện. Khả năng này chiếm ưu thế và có thể trở thành

hiện thực trong nền tảng quan hệ hợp tác Campuchia - Việt Nam. Có thể đưa ra

những lý giải về khả năng này:

Thứ nhất, Campuchia và Việt Nam là hai nước đang phát triển, bằng sự nỗ lực

và cố gắng của mình, mỗi nước đã và đang phát huy được sức mạnh nội tại. Tuy

nhiên, để phát triển và phát triển bền vững thì mỗi nước cần phải mở rộng mối quan

hệ hợp tác với các quốc gia, khu vực trên thế giới để tận dụng và phát huy lợi thế của

mình. Là hai nước láng giềng, Campuchia và Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến

tranh, hai nước đều có những kẻ thù chung trong quá khứ và đã nhiều lần hai nước

liên kết thành một khối thống nhất trong đấu tranh giải phóng dân tộc. Chính những

lý do này đã gắn kết hai quốc gia trong quãng thời gian rất dài, tạo được sự hiểu biết

lẫn nhau và chia sẻ, giúp đỡ nhau. Đây là cơ sở quan trọng để xác lập mối quan hệ

hữu nghị truyền thống giữa hai quốc gia, dân tộc trong giai đoạn hiện nay.

Thứ hai, hiện nay, Campuchia và Việt Nam đều ưu tiên phát triển kinh tế - xã

hội, nhiệm vụ chính của hai nước là giữ vững an ninh - chính trị, xây dựng đời sống

nhân dân ấm no, hạnh phúc. Để làm được điều này, hai nước đều mong muốn có

quan hệ tốt đẹp với các nước, tăng cường hợp tác lẫn nhau, nhất là với các nước láng

giềng xung quanh. Do đó, cả Campuchia và Việt Nam cần có sự hợp tác chặt chẽ

nhằm đưa lại những lợi ích thiết thân cho mỗi dân tộc. Qua các cuộc tiếp xúc lãnh

đạo cấp cao của hai nước đều xác định chính sách đối ngoại ưu tiên dành cho nhau

nhằm đưa lại lợi ích cao nhất cho mỗi nước cũng như đáp ứng nguyện vọng của nhân

dân hai nước. Việt Nam nhấn mạnh mối quan hệ láng giềng hai nước là “tài sản

chung vô giá của hai dân tộc” [37;8]. Ngược lại, Campuchia sẽ làm hết mình để

“thúc đẩy quan hệ giữa hai dân tộc lên mức cao hơn vì lợi ích của nhân dân hai

nước cũng như của đại gia đình ASEAN nói chung” [37;11]. Với những biểu hiện tốt

đẹp của hai bên dành cho nhau, trong thời gian tới quan hệ Campuchia - Việt Nam sẽ

được đẩy lên một mức độ cao hơn nữa.

Thứ ba, mặc dù còn nhiều vướng mắc tồn tại do lịch sử để lại như vấn đề biên

giới, kiều dân nhưng những vấn đề này vẫn đang được giải quyết theo chiều hướng

khả thi, có khả năng giải quyết cơ bản thông qua thương lượng hòa bình. Vì vậy, hai

Page 213: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

205

nước vẫn tin tưởng và hợp tác cùng tiến hành trao đổi, đàm phán đi đến thống nhất

phương thức theo hướng thật sự bình đẳng, cùng có lợi.

Thứ tư, về phía Campuchia hiện tại vẫn còn một số lực lượng, phe phái chính

trị không muốn có quan hệ thân thiết với Việt Nam. Tuy nhiên, trên tổng thể các nhà

lãnh đạo và các đảng lớn của Campuchia như CPP, FUNCINPEC và Hoàng gia

Campuchia đều có thái độ thân thiện với Việt Nam, luôn coi trọng và mong muốn có

mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với Việt Nam. Do đó, xu hướng tích cực trong chính

sách đối ngoại của Campuchia đối với Việt Nam vẫn là láng giềng truyền thống hữu

nghị. Hiện nay và trong thời gian tới, với những đường lối đối nội và đối ngoại hợp

lý, Đảng CPP vẫn được người dân Campuchia tin tưởng và ủng hộ. Dù có nhiều xáo

trộn trong hàng ngũ lãnh đạo, nhất là lớp trẻ hiện nay, nhưng nhìn chung đa phần

đảng viên CPP vẫn ý thức được tầm quan trọng trong quan hệ với Đảng Cộng sản và

Nhà nước Việt Nam, đều xem Việt Nam là chỗ dựa quan trọng để tiếp tục ổn định

nền chính trị trong nước và mở rộng hợp tác quốc tế. Vì thế, trong thời gian tới, dưới

sự lãnh đạo của CPP, Campuchia chắc chắn sẽ thi hành chính sách đối ngoại tăng

cường hơn nữa sự hợp tác trên nhiều mặt với Việt Nam.

Thứ năm, xu thế hòa bình, hợp tác cùng phát triển vẫn là xu thế chủ đạo trong

quan hệ quốc tế trong thời đại ngày nay. Các quốc gia và vùng lãnh thổ ngày càng

xích lại gần nhau vì lợi ích chung là phát triển kinh tế và ổn định đất nước. Không

loại trừ khả năng xuất hiện những cuộc chiến cục bộ, quy mô vừa ở một số khu vực,

nhưng điều này hầu như không ảnh hưởng đến quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa

đang diễn ra mạnh mẽ. Mặt khác, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang diễn

ra trên phạm vi toàn cầu đã kết nối hầu hết các quốc gia thông qua những hệ thống

tinh vi rộng khắp. Đặc biệt, Campuchia và Việt Nam đều trở thành thành viên của

các tổ chức quốc tế, khu vực như UN, WTO, APEC, ASEAN… đã tạo điều kiện cho

hai nước có những liên kết chặt chẽ trong hợp tác đa phương. Nói cách khác, những

điều khoản cam kết trong quá trình hợp tác đa phương khu vực và thế giới nhiều khi

mang tính ràng buộc cao hơn những ký kết mang tính song phương. Vì vậy, trong

bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới, Campuchia và Việt Nam cần quan hệ hợp tác

gắn bó hơn để cùng nhau phát triển và hội nhập thành công.

Page 214: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

206

Tiểu kết chương 3

Lịch sử đã chứng minh mối quan hệ Campuchia - Việt Nam dù trải qua những

thăng trầm vẫn phát triển theo chiều hướng tốt đẹp. Những kết quả hợp tác đạt được

giữa hai nước trong giai đoạn 1993 - 2010 đã cho thấy tính cần thiết và cần có của mối

quan hệ láng giềng hữu nghị này. Những thành tựu và trở ngại trong quan hệ hai nước

đã có tác động sâu sắc đến tình hình chung của mỗi nước cũng như đối với khu vực.

Đối với Campuchia, quá trình triển khai mối quan hệ hợp tác với Việt Nam đã

tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nước này có thể khai thác những lợi thế so sánh do

gần kề về mặt địa lý, đặc biệt thông qua các cảng biển của Việt Nam, Campuchia có

thể đẩy mạnh chương trình xuất khẩu, trao đổi buôn bán với các quốc gia ngoài khu

vực. Hơn nữa, bên cạnh những lợi ích về kinh tế, Việt Nam còn trở thành một đối tác

quan trọng để Campuchia thực hiện chính sách cân bằng sức mạnh chiến lược, dùng

Việt Nam để cân bằng với Thái Lan, dùng Việt Nam để cân bằng với Trung Quốc…

Ngược lại, Campuchia có vị trí đặc biệt quan trọng trong chính sách đối ngoại của

Việt Nam bởi những nhu cầu kinh tế gắn liền với những lợi ích về an ninh - chính trị

và hợp tác khu vực. Nói đúng hơn, Campuchia có vai trò là một trong những cửa ngõ

nối dài về phía Tây giúp Việt Nam tiến sâu vào lục địa bằng tuyến đường xuyên Á,

trong khi đó Việt Nam trở thành cầu nối giúp Campuhchia hướng về phía Đông, mở

rộng quan hệ quốc tế thông qua tuyến giao thương hàng hải. Do đó, dù muốn hay

không và trong bất cứ hoàn cảnh nào, Campuchia và Việt Nam vẫn không thể tách

rời nhau và thường xuyên có mối quan hệ tương hỗ.

Thế giới và khu vực còn nhiều biến đổi trái chiều, trong tương lai, quan hệ quốc

tế có thể nảy sinh những vấn đề khó khăn, thách thức. Nhưng có thể khẳng định trong

những năm sắp tới, quan hệ hợp tác toàn diện Campuchia - Việt Nam vẫn đi theo xu

hướng tích cực, ngày càng xích lại gần nhau và đạt được nhiều thành tựu hơn nữa.

Page 215: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

207

KẾT LUẬN

1. Dưới tác động thuận chiều của những nhân tố quốc tế và khu vực sau

Chiến tranh lạnh và tình hình hòa bình, ổn định tại khu vực Đông Nam Á sau Hiệp

định Paris về giải quyết Vấn đề Campuchia (23/10/1991) đã đưa quan hệ

Campuchia - Việt Nam bước sang một trang mới trong lịch sử quan hệ hai nước.

Nếu như trước đây, quan hệ Campuchia - Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, thách

thức bởi ảnh hưởng của những yếu tố chủ quan và khách quan, thì sau năm 1993,

quan hệ Campuchia - Việt Nam diễn tiến theo chiều hướng tích cực và được xây

dựng trên tinh thần hợp tác hữu nghị, tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ

của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Mối quan hệ này nhìn

chung là tốt đẹp, hai nước luôn dành cho nhau một vị trí xứng đáng trong chính

sách đối ngoại của mỗi nước, thường dành nhiều điều kiện ưu đãi cho nhau và

mang tính chiến lược.

2. Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010) phát triển trên cơ sở kế thừa

những thành tựu của thời kỳ đi trước nhưng thay vì trước đây chủ yếu quan hệ hợp

tác trên lĩnh vực an ninh - chính trị, thì từ những năm 1993 - 2010 đã phát triển toàn

diện, khởi sắc và đổi mới trên nhiều mặt cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Trong quan hệ

hai nước đều tuân thủ theo những thông lệ quốc tế. Giữ gìn và đổi mới quan hệ quý

báu sẵn đó không có nghĩa là xóa bỏ hay hạ thấp mối quan hệ ấy. Trái lại, về nội

dung vẫn được giữ vững và nâng lên một tầm cao hơn nhằm đảm bảo yêu cầu mới,

nhưng thể hiện nó đúng nguyên tắc quan hệ truyền thống giữa hai quốc gia. Tuy

nhiên, trong các vấn đề quan hệ cụ thể, ngoài việc vận dụng các thể thức phổ biến

trong quan hệ quốc tế, hai nước có chiếu cố hoàn cảnh của nhau nhưng vẫn đảm bảo

nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng.

3. Trong quan hệ Campuchia với Việt Nam, an ninh - chính trị là cốt lõi, là

trục quan hệ chủ đạo, còn kinh tế là động, là trục thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ này

phát triển một cách toàn diện, đa dạng trên các lĩnh vực khác. Đặc biệt, trong thời kỳ

hội nhập khu vực và quốc tế thì mối quan hệ an ninh - chính trị vừa phải có tác dụng

gắn kết, vừa phải làm đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế - xã hội và phát triển con

người, là cơ sở tiền đề vững chắc cho mối quan hệ truyền thống giữa hai dân tộc.

Mặc dù còn nhiều khác biệt nhưng hai nước đã biết khai thác có hiệu quả lợi thế so

Page 216: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

208

sánh của hai bên, tận dụng hợp tác trong đa phương để tạo điều kiện cho nhau hội

nhập quốc tế thành công.

4. Quan hệ Campuchia - Việt Nam bên cạnh những yếu tố tích cực còn có một

số hạn chế, khó khăn nhất định. Tích cực nằm ở chỗ hai nước đã biết hỗ trợ, giúp đỡ

lẫn nhau để cùng phát triển, nhất là việc dành cho nhau vị trí ưu tiên trong chính sách

đối ngoại của mỗi nước. Bên cạnh đó, xu thế hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển

đang trở thành xu thế chủ đạo ở khu vực cũng như trên toàn thế giới, cũng là nhân tố

tích cực góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian tới. Tuy nhiên, những

vấn đề do lịch sử để lại, đặc biệt là vấn đề biên giới, Việt kiều và tình hình nội bộ của

Campuchia đã thực sự gây nhiều trở ngại trong mối quan hệ Campuchia - Việt Nam.

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, mặc dù xu thế hòa

bình và ổn định đóng vai trò chủ đạo nhưng vẫn xuất hiện ngày càng nhiều những

cuộc chiến tranh cục bộ, nhiều quốc gia, khu vực đang rơi vào vòng xoáy khủng

hoảng chưa có lối thoát. Sự hiện diện của các cường quốc với những mưu đồ và tham

vọng tại khu vực CA-TBD đã kéo theo nhiều vấn đề an ninh - chính trị cực kỳ phức

tạp. Tất cả những điều này đã trực tiếp hay gián tiếp tác động sâu sắc đến sự phát

triển của mỗi nước cũng như mối quan hệ Campuchia - Việt Nam.

5. Trong quan hệ giữa hai nước hiện nay, Campuchia và Việt Nam đã và đang

thực thi một chính sách ngoại giao đúng đắn, biết tận dụng và khai thác lợi thế của

nhau nhằm đưa lại vị thế ngày một tăng của mỗi nước trong khu vực và trên trường

quốc tế. Sự phát triển mạnh mẽ toàn diện và những thành tựu đạt được trên mọi lĩnh

vực của quan hệ Campuchia - Việt Nam hơn 15 năm qua (1993 - 2010) cũng đã

chứng minh cho điều đó. Tuy nhiên, mối quan hệ này vẫn chịu nhiều tác động sâu

sắc của những nhân tố ở trong nước lẫn ngoài nước và có thể còn chứa đựng những

ẩn số nhất định mà cả hai bên phải phòng ngừa. Dù sao đi nữa, Campuchia và Việt

Nam đều cần phải nỗ lực nhiều hơn để phát huy hết tiềm lực vốn có của mỗi nước,

đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực nhằm đưa lại lợi ích

tối đa cho mỗi dân tộc.

Page 217: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

209

DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Trần Xuân Hiệp (2010), “Quan hệ an ninh - chính trị Việt Nam với Lào và

Campuchia giai đoạn 1991 đến nay”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 6 (410).

2. Hoàng Thị Minh Hoa, Trần Xuân Hiệp (2011), “Quan hệ Việt Nam -

Campuchia (1993 - 2008)”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Quan hệ Việt Nam - Asean -

Taiwan. Đại học Huế - Đại học Chinan (Đài Loan) - Đại học Khoa học Huế - Viện

nghiên cứu Đông Nam Á.

3. Trần Xuân Hiệp (2011), Quan hệ an ninh - chính trị, kinh tế giữa Việt Nam với

Campuchia (1993 - 2007), Đề tài cấp cơ sở, Đại học Duy Tân, Đà Nẵng.

4. Trần Xuân Hiệp (2011), “Hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam - Campuchia

(1998 - 2010)”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế: Hội nhập: Hợp tác và cạnh tranh, Nxb

Thống Kê.

5. Tran Xuan Hiep (2012), “Vietnam - Cambodia cooperation in Greater Mekong

Sub-Region”, The Fifth SNRU International Conference on Cooperation for

Development on the East - West Economic Corridor: Cooperation Networks for

Sustainable Development towards ASEAN Community, Sakon Nakhon Rajabhat

University, Thailand.

6. Hoàng Thị Minh Hoa, Trần Xuân Hiệp (2012), “Việt Nam với hợp tác, liên kết

trong Tam giác phát triển”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 10 (151).

7. Trần Xuân Hiệp (2012), “Hợp tác an ninh - quốc phòng Việt Nam - Campuchia

đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, số 3 (3).

8. Trần Xuân Hiệp (2013), “Hợp tác Giao thông vận tải Việt Nam - Campuchia

trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 1 (2).

9. Trần Xuân Hiệp (2013), “Hợp tác du lịch Campuchia - Việt Nam trong giai đoạn

hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2 (155).

10. Trần Xuân Hiệp (2013), Mĩ - Cambodia - Trung Quốc và những tác động từ

mối quan hệ này, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh, số 46 (80).

11. Trần Xuân Hiệp (2013), “Campuchia trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc”,

Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, số 5(6).

Page 218: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

210

12. Hiep Xuan Tran (2013), “Education and training cooperation Vietnam -

Cambodia in the current period”, The Journal of Interdisciplinary Networks, Volume

2 (Special Issue), No.1, The Royal Institute of Thailand.

13. Trần Xuân Hiệp (2013), “Hợp tác Việt Nam - Campuchia trong tiểu vùng sông

Mekong mở rộng”, Tạp chí Khoa học và Giáo dục Đại học Sư phạm Đà Nẵng, số 8(03).

14. Trần Xuân Hiệp (2013), “Hợp tác giáo dục và đào tạo Việt Nam - Campuchia

(1993 - 2010)”, Tạp chí Đại học Sài Gòn, số 17 (11/2013).

Page 219: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

211

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Lê Thị Trường An (2006), Quan hệ Việt Nam - Campuchia trong giải quyết vấn

đề biên giới lãnh thổ, Luận văn Thạc sĩ Học viện Ngoại giao, Hà Nội.

2. Ban chấp hành Trung ương - Ban đối ngoại (Vụ Châu Á 2 - Bộ Ngoại giao), Báo

cáo kết quả đi công tác Campuchia, Hà Nội ngày 8/6/2011.

3. Ban Liên lạc cựu Chuyên gia Việt Nam giúp Campuchia (2007), Kỷ yếu 8 năm

hoạt động của Ban Liên lạc cựu chuyên gia Việt Nam giúp Campuchia (1998 -

2006), Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.

4. Bản tin trực tuyến Asia Times, “Kampuchia between Chine and US”, New Delhi

ngày 24/7/2008.

5. Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương - Ban Biên giới, Bộ Ngoại giao (2006), Hỏi,

đáp về biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia, Nxb Thế giới, Hà Nội.

6. Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương - Ban biên giới, Bộ Ngoại giao (2006), Các

văn bản pháp lý về việc giải quyết biên giới Việt Nam - Campuchia, Nxb Thế giới,

Hà Nội.

7. Báo Quốc tế, Việt Nam - Campuchia: tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực,

ngày 21/12/1998.

8. Báo Thế giới và Việt Nam, Việt Nam - Campuchia ký 5 văn kiện hợp tác, ngày

14/11/2008.

9. Biên bản Thỏa thuận kỳ họp lần thứ 11 Ủy ban Hỗn hợp Campuchia - Việt Nam

về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ Vương quốc

Campuchia và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam tại Prẹxihanúc, ngày 4/12/2009.

10. Biên bản Thỏa thuận kỳ họp lần thứ 12 Ủy ban Hỗn hợp Campuchia - Việt

Nam về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ giữa Chính phủ Vương quốc

Campuchia và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam tại Hà Nội, ngày 23/8/2011.

11. Nguyễn Đình Bin (cb,2002), Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

12. Bộ Công thương số 7562/BCT-TMMN, V/v Báo cáo tình hình thương mại biên

giới Việt Nam - Campuchia thời kỳ 2001-6/2008, Hà Nội ngày 26/8/2008.

Page 220: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

212

13. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội nghị Tổng kết hợp tác Giáo dục Việt Nam -

Campuchia, Hà Nội ngày 17/12/2010.

14. Bộ Giao thông vận tải, V/v: Đề án Chiến lược hợp tác Việt Nam - Campuchia

giai đoạn 2011- 2020, Hà Nội tháng 2/2011.

15. Bộ Kế hoạch và Đầu tư nước CHXHCN Việt Nam - Hội đồng Phát triển Vương

quốc Campuchia: Bản ghi nhớ giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư nước CHXHCN Việt

Nam và Hội đồng Phát triển Vương quốc Campuchia về xúc tiến đầu tư tại Thành

phố Hồ Chí Minh ngày 25-26/12/2009.

16. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Báo cáo tình hình thực hiện các thỏa thuận về

hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật với Campuchia năm 2010 và kế hoạch

hợp tác năm 2011, Hà Nội.

17. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Báo cáo tình hình hợp tác giữa Việt Nam và

Campuchia giai đoạn 2001 - 2010 và những vấn đề đặt ra trong giai đoạn 2011 -

2020, Hà Nội.

18. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Tình hình đầu tư của các doanh nghiệp Việt

Nam tại Campuchia, Hà Nội.

19. Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Viện Chiến lược (2010), Báo cáo tổng hợp rà soát,

điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Tam giác Phát

triển Campuchia - Lào - Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội.

20. Bộ Ngoại giao - số 1237/BC-BNG-ĐNA-m, Hội nghị Hợp tác và phát triển các

tỉnh biên giới Campuchia - Việt Nam lần thứ 6, Thủ đô Phom Penh, ngày 2-

3/8/2010: Báo cáo chung về tình hình hợp tác các tỉnh biên giới Campuchia - Việt

Nam từ Hội nghị lần thứ 5 đến nay, Hà Nội ngày 11/8/2010.

21. Bộ Tài chính, số 16/2006/TT-BTC, Thông tư ban quy định chế độ suất cho đào

tạo học sinh Lào và Campuchia học tập tại Việt Nam, Hà Nội ngày 7/3/2006.

22. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Cục Hợp tác quốc tế, Báo cáo tóm tắt Hợp

tác về Văn hóa, Thể thao và Du lịch giữa Việt Nam - Campuchia năm 2009, Hà Nội

tháng 2/2010.

23. Bộ Y tế, số 5551/BYT-QT, V/v báo cáo kết quả chuyến thăm chính thức ngành

y tế Campuchia, Hà Nội ngày 19/8/2010.

Page 221: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

213

24. Bộ Y tế, số 7295/BYT-QT, Báo cáo kết quả hợp tác từ kỳ họp lần thứ 11 đến

nay để chuẩn bị cho kỳ họp lần thứ 12 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Campuchia tại

Hà Nội ngày 26/10/2010.

25. Doãn Kế Bôn và cộng sự (2002), Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại

hàng hóa Việt Nam - Campuchia qua biên giới trên bộ thời kỳ đến năm 2005, Đề tài

cấp Bộ (Mã số: 2001-78-055) - Đại học Thương mại Hà Nội.

26. “Chiến lược tứ giác” phát triển của Chính phủ Hoàng gia giai đoạn II (từ năm

2008 đến năm 2013), Bản dịch từ tiếng Khmer của Thương vụ Việt Nam tại

Campuchia, PhnomPenh ngày 26/9/2008.

27. Chhouet Sopeak (2009), Hợp tác Campuchia - Việt Nam từ năm 1993 đến nay,

Luận văn Thạc sĩ Học viện Ngoại giao, Hà Nội.

28. Công văn của Bộ Thương mại Việt Nam, Báo cáo quan hệ thương mại giữa

Việt Nam và Campuchia, số 3463 TM/CA-TB ngày 31/8/2001.

29. Nguyễn Văn Cường (2007), Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Lào và

Campuchia (1991 - 2006), Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Huế.

30. Nguyễn Duy Dũng (2009), “Cửa khẩu Bờ Y - Khu kinh tế động lực trong Tam

giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số

(4), tr.25-31.

31. Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia, Báo cáo tình hình học tập sinh hoạt của

LHS Việt Nam tại Campuchia; kết quả hợp tác về giáo dục với Campuchia, Hà Nội

ngày 17/12/2010.

32. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ

VI, Nxb Sự Thật, Hà Nội.

33. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ

VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

34. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ

VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ

IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ

X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 222: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

214

37. Đặc san của Báo Thế giới và Việt Nam - Bộ Ngoại giao (2007), 40 năm quan hệ

ngoại giao Việt Nam – Campuchia, Hà Nội.

38. Đinh Ngọc Đức (2004), Hợp tác phát triển du lịch Việt Nam - Campuchia: Hiện

trạng và triển vọng, Các báo cáo chuyên đề về quan hệ Việt Nam - Campuchia: thực

trạng và triển vọng, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Hà Nội.

39. Nguyễn Thanh Đức (2008), Nhân tố kinh tế trong phát triển quan hệ đối tác

chiến lược với Campuchia, Luận văn Thạc sĩ Học viện Ngoại giao, Hà Nội.

40. Nguyễn Thị Hồng Hà (2003), Tác động của việc Việt Nam gia nhập ASEAN đối

với hợp tác ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, Luận văn Thạc sĩ Học viện Ngoại

giao, Hà Nội.

41. Bùi Thị Thu Hà (2006), “Cuộc khởi nghĩa N’ Trang Lơng - một biểu tượng liên

minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân Việt Nam và Campuchia”, Tạp chí Nghiên

cứu Đông Nam Á (6), tr.60-63.

42. Nguyễn Văn Hà và cộng sự (2010), Những vấn đề chính trị, kinh tế nổi bật của

Campuchia giai đoạn 2011 - 2020 và tác động của yếu đến Việt Nam, Đề tài cấp Bộ

- Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Hà Nội.

43. Hiệp định về vùng nước lịch sử của nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND

Campuchia ký ngày 7/7/1982.

44. Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và

nước CHND Campuchia ký ngày 20/7/1983.

45. Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và

Chính phủ Hoàng gia Campuchi ký ngày 1/6/1998.

46. Hiệp định Tín dụng giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam với Chính phủ

Vương quốc Campuchia VC-01 ký ngày 10/10/2005.

47. Hiệp định giữa Chính phủ Hoàng gia Vương quốc Campuchia và Chính phủ

nước CHXHCN Việt Nam về Kiểm dịch Y tế biên giới ký ngày 6/3/2006.

48. Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Chính phủ Hoàng gia Campuchia và Chính

phủ nước CHXHCN Việt Nam ký ngày 4/11/2008.

49. Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia

Campuchia về vận tải đường thủy ký ngày 17/12/2009.

Page 223: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

215

50. Hiệp ước hòa bình hữu nghị và hợp tác giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước

CHND Campuchia ký ngày 18/2/1979.

51. Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa nước CHXHCN Việt

Nam và nước CHND Campuchia ký ngày 20/7/1983.

52. Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và

nước CHND Campuchia ký ngày 27/12/1985.

53. Hiệp ước giữa nước CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia bổ sung

Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 ký ngày 10/10/2005.

54. Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia, Báo cáo kết quả Đoàn đại biểu Nhân

dân Việt Nam đi dự các hoạt động kỷ niệm và giao lưu hữu nghị tại Campuchia từ

ngày 22-26/6/2007, Hà Nội.

55. Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia, Báo cáo hoạt động 6 tháng đầu năm và

chương trình công tác 6 tháng cuối năm 2010, Hà Nội.

56. Hội Liên hiệp ADHOC (1999), Hiến pháp của Vương quốc Campuchia năm

1993 (Bản dịch từ tiếng Khmer), Nxb Hội liên hiệp ADHOC, Phnom Penh.

57. Hợp tác y tế Việt Nam - Campuchia: Tiềm năng còn bỏ ngỏ, Hồ sơ Sự kiện số

224 (chuyên san Tạp chí Cộng sản ngày 14/6/2012), tr.30-32.

58. Vũ Dương Huân (cb,2002), Ngoại giao Việt Nam vì sự nghiệp đổi mới (1975-

2000), Học viện Quan hệ Quốc tế.

59. Nguyễn Hào Hùng (1983), “Lịch sử một thế kỷ liên minh đoàn kết chiến đấu và

toàn thắng của nhân dân ba nước Đông Dương”, đăng trong Về lịch sử, văn hóa ba

nước Đông Dương (Phạm Nguyên Long, Đặng Bích Hà cb), Viện Đông Nam Á, tr.7-68.

60. Nguyễn Hào Hùng (2004), Về những nhân tố thuận lợi và khó khăn trong quan

hệ Việt Nam - Lào hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số (3), tr.25-28.

61. Nguyễn Duy Hùng (2011), Hợp tác Việt Nam - Lào - Campuchia ở khu vực

Tam giác Phát triển (1999 - 2009), Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Huế.

62. IM.Didotevi (2005), Tác động của việc mở rộng ASEAN đến chính sách đối

ngoại của Campuchia, Luận văn Thạc sĩ Học viện Ngoại giao, Hà Nội.

63. IM.Reachany (2005), Quan hệ Mỹ - Campuchia sau Chiến tranh lạnh, Luận văn

Thạc sĩ Học viện Ngoại giao, Hà Nội.

Page 224: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

216

64. Kao Kim Hourn & Samrang Komsan (2004), Campuchia trong thiên niên kỷ

mới, học hỏi kinh nghiệm quá khứ và xây dựng tương lai (Bản dịch từ tiếng Khmer),

Nxb-CICP, Phnom Penh.

65. Kế hoạch hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo nước CHXHCN Việt Nam và Bộ

Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Vương quốc Campuchia ký ngày 31/8/2010 tại Hà Nội.

66. Trần Khánh (2007), “Những thách thức đối với xây dựng cộng đồng an ninh

ASEAN”, đăng trong ASEAN: 40 năm nhìn lại và hướng tới, Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội, tr.154-164.

67. Kong Sokea (2005), Chính sách đối ngoại Campuchia với ASEAN từ năm 1967

đến nay, Luận văn Thạc sĩ Học viện Ngoại giao, Hà Nội.

68. Lao động, Hội nghị hợp tác phát triển thương mại biên giới Việt Nam -

Campuchia: Giao thương giữa hai nước tăng tốc, ngày 7/5/2010.

69. Lê Thị Ái Lâm (2006), Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội Campuchia từ thập

kỷ 90 đến nay, Đề tài cấp Viện, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Hà Nội.

70. Nguyễn Kim Lân (28/5/2007), Hợp tác quốc phòng Việt Nam - Campuchia,

Viện Chiến lược - Bộ Quốc phòng, Hà Nội.

71. Vũ Tuyết Loan (5/2007), “40 năm quan hệ Việt Nam - Campuchia: Nhìn lại và

triển vọng”, Hội thảo khoa học quan hệ Việt Nam - Campuchia trong bối cảnh mới:

Hợp tác toàn diện cùng phát triển, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

72. Trần Long, Thời báo Kinh tế Việt Nam và Thế giới số 6/8/2010, tr.4.

73. Đinh Xuân Lý (2001), Tiến trình hội nhập Việt Nam - ASEAN, Nxb Đại học

Quốc gia, Hà Nội.

74. Hồ Chí Minh (1976), Kết hợp chặt chẽ lòng yêu nước với tinh thần quốc tế vô

sản, Nxb Sự thật, Hà Nội.

75. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), tập 10, Trả lời phỏng vấn Nhà báo Mỹ Ely Maysi

(9/1947), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

76. Nghị định thư về Hợp tác Du lịch giai đoạn 1999 - 2000 giữa Bộ Văn hóa, Thể

thao và Du lịch Việt Nam với Bộ Du lịch Campuchia ký ngày 13/12/1998.

77. Nghị định thư về Hợp tác giáo dục và đào tạo giai đoạn 2006 - 2010 giữa Bộ

Giáo dục và Đào tạo nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Giáo dục Thanh niên và Thể

thao Vương quốc Campuchia ký ngày 10/10/2005 tại Hà Nội.

Page 225: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

217

78. Nguyễn Minh Ngọc (9/2009), “Quan hệ Việt Nam - Campuchia và vấn đề phân

định biên giới biển tại Vịnh Thái Lan”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 3(78), tr.61-74.

79. Nhân dân, Ba dân tộc Việt - Miên - Lào đoàn kết đấu tranh đến cùng, ngày

7/4/1951.

80. Nhân dân, Các thành phố, tỉnh Việt Nam kết nghĩa với các thành phố, tỉnh

Campuchia, ngày 15/02/1984.

81. Nhân dân, Sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia đang phát triển tốt đẹp,

ngày 11/10/1985.

82. Nhân dân, Việt Nam ủng hộ lập trường đúng đắn và thái độ thiện chí của Cộng

hòa Nhân dân Campuchia, ngày 2/10/1987.

83. Nhân dân, Thông cáo chung Việt Nam - Campuchia, ngày 3/4/1994.

84. Nhân dân, Chủ tịch nước Lê Đức Anh thăm hữu nghị chính thức Campuchia,

ngày 10/8/1995.

85. Nhân dân, Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực đóng góp cho các hoạt động của Liên

Hợp Quốc vì hòa bình và phát triển, ngày 21/9/1998.

86. Nhân dân, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Hun Xen thăm hữu nghị

chính thức Việt Nam, hội đàm với Thủ tướng Phan Văn Khải, ngày 14/12/1998.

87. Nhân dân, Lễ kết nạp Vương quốc Campuchia vào ASEAN, ngày 1/5/1999.

88. Nhân dân, Tuyên bố chung Việt Nam - Campuchia nhân chuyến thăm hữu nghị

chính thức sang Campuchia của Tổng Bí thư Ban chấp hành Đảng Cộng sản Việt

Nam Lê Khả Phiêu, ngày 11/6/1999.

89. Nhân dân, Tìm kiếm thị trường mới, ngày 4/2/2005.

90. Nhân dân, Thắng lợi mới của quan hệ Việt Nam - Campuchia, ngày 7/12/2005.

91. Nhân dân, Ngày 7/1/1979, một ngày đẹp nhất về tình hữu nghị Việt Nam -

Campuchia, ngày 6/1/2009.

92. Nhân dân, Quốc vương Campuchia Nô - rô - đôm Xi - ha - mu - ni đón, hội đàm

với Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, ngày 18/12/2009.

93. Nhân dân, Tuyên bố chung Việt Nam - Campuchia ngày 19/12/2009 tại

Phnompenh, ngày 20/12/2009.

94. Nhân dân, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp Quốc vương Campuchia Nô-

rô-đôm Xi-ha-mô-ni, ngày 24/6/2010.

Page 226: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

218

95. Nhân dân, Việt Nam giúp Campuchia xóa bỏ chế độ diệt chủng, hồi sinh đất

nước - một sự nghiệp cao cả, sáng ngời chính nghĩa, ngày 6/2/2011.

96. Nhân dân, Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN - 45 năm hợp tác và phát triển,

ngày 9/8/2012.

97. Nguyễn Văn Nhật (1981), “Tình đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung của nhân

dân ba nước Đông Dương từ 1945 tới nay”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 1, tr45-56.

98. Lương Ninh (cb,2008), Lịch sử Đông Nam Á, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

99. Phát biểu của Samdech Akka Mohasena Padei Techo Hunsen, Thủ tướng Chính

phủ Hoàng gia Campuchia tại diễn đàn kinh tế Campuchia lần thứ 3 với chủ đề

“Tăng cường tính cạnh tranh của Campuchia đối với vấn đề tăng trưởng và giảm

đói nghèo trong việc đối mặt với khủng hoảng kinh tế toàn cầu” tại Khách sạn Le

Royal ngày 5/2/2009, Phnom Penh, Vương quốc Campuchia.

100. Phát biểu của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Võ Hồng Phúc tại

Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam - Campuchia lần thứ 2, Phnom Penh ngày

24/4/2011.

101. Phát biểu của Ngài Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tướng Chính phủ nước

CHXHCN Việt Nam tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam - Campuchia lần thứ 2,

Phnom Penh ngày 24/4/2011.

102. Phụ nữ Việt Nam số 119, Chiến lược hợp tác phát triển lưu vực sông Mê

Công, ngày 1/10/2004.

103. Mai Thị Phú Phương (1996), Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản từ 1973 đến nay,

Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội.

104. Phạm Thị Phương (1999), Tình hình Campuchia từ 1991 - 1999, Khóa luận

tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử thế giới cận hiện đại, Đại học Quốc gia Hà Nội.

105. Nguyễn Ngọc Quang (2004), “Hợp tác giáo dục - đào tạo Việt Nam -

Campuchia”, Các báo cáo chuyên đề về quan hệ Việt Nam - Campuchia: thực trạng

và triển vọng, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

106. Nguyễn Trần Quế (1999), Những vấn đề toàn cầu ngày nay, Nxb Khoa học

Xã hội, Hà Nội.

Page 227: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

219

107. Quy chế công tác người nước ngoài học tại Việt Nam (Ban hành theo quyết

định số 33/1999/QĐ - BGD&ĐT ngày 25/8/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào

tạo), Chương V: Nhiệm vụ và quyền hạn của lưu học sinh.

108. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Tam giác phát triển Việt Nam -

Lào - Campuchia, Tài liệu Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

109. Roy Rasmey (2005), Mâu thuẫn giữa các đảng phái chính trị ở Campuchia:

Tác động đối với quan hệ Campuchia - Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Học viện Ngoại

giao, Hà Nội.

110. Sài Gòn giải phóng, Cuộc họp cấp cao Thủ tướng ba nước Việt Nam - Lào -

Campuchia: Lập Ủy ban Điều phối chung về Tam giác Phát triển, ngày 6/12/2006.

111. Sok Dareth (2008), Chính sách của Vương quốc Campuchia đối với Việt Nam

từ 1993 đến nay, Luận văn Thạc sĩ Học viện Ngoại giao, Hà Nội.

112. Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (2005), Báo cáo “chuyến nghiên cứu,

khảo sát tuyến du lịch Caravan Bangkok - Siem Riep - Phnom Penh - Thành phố

Hồ Chí Minh”.

113. Hoàng Ngọc Sơn (2003), Lịch sử đàm phán giải quyết biên giới Việt Nam -

Campuchia (1954 - 2001), Tạp chí Biên giới và Lãnh thổ, số 14, tr.9-10.

114. Nguyễn Thanh Sơn (2005), Trọn đời theo Bác Hồ, Nxb Trẻ.

115. Hồ Xuân Sơn, Công tác biên giới lãnh thổ: Năm kết quả nổi bật, Báo Thế giới

và Việt Nam ngày 2/2/2011.

116. Sun Sothiarat (2010), Đường lối phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống

Campuchia - Việt Nam từ 1998 đến nay, Luận văn Thạc sĩ Học viện Ngoại giao, Hà Nội.

117. Tạp chí Dọc ngang Đông Nam Á - tháng 2/2008.

118. Phạm Đức Thành (1995), Lịch sử Campuchia, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

119. Phạm Đức Thành (2004), Quan hệ Việt Nam - Campuchia, Báo cáo chuyên

đề về quan hệ Việt Nam - Campuchia: thực trạng và triển vọng, Viện Nghiên cứu

Đông Nam Á.

120. Phạm Đức Thành (2008), “Campuchia với Hành lang kinh tế Đông – Tây”,

Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 11, tr.41-46.

Page 228: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

220

121. Phạm Đức Thành, Vũ Công Quý (cb,2009), Những khía cạnh dân tộc, tôn

giáo, văn hóa trong Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, Nxb Khoa học

Xã hội, Hà Nội.

122. Nguyễn Hồng Thao (2006), “Các khía cạnh pháp lý của Hiệp ước bổ sung

Hiệp ước hoạch định biên giới Việt Nam - Campuchia 1985”, Tạp chí Nhà nước và

Pháp luật, số 8, tr.65-69.

123. Nguyễn Xuân Thiên, Trần Văn Tùng (2009), “Quan hệ thương mại Việt Nam -

Campuchia”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 9 (161), tr.42-50.

124. Thông cáo chung Hội nghị về Hợp tác và Phát triển giữa các tỉnh biên giới

Việt Nam - Campuchia lần thứ 2, ngày 29/9/2005.

125. Thông cáo chung Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam -

Campuchia lần thứ 6 tại Phnom Penh, ngày 2-3/8/2010.

126. Thông tấn xã Việt Nam, Các tỉnh và thành phố phía Nam tích cực giúp đỡ

nhân dân Campuchia khôi phục lại mạng lưới giao thông vận tải, ngày 10/11/1979.

127. Thông tấn xã Việt Nam, Phát biểu của Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhân

chuyến thăm hữu nghị chính thức Campuchia ngày 18/2/1979, Tin Thế giới ngày

4/1/1981.

128. Thông tấn xã Việt Nam, Nội dung Dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân

dân Campuchia, Hội đồng Nhân dân Campuchia công bố ngày 10/3/1981, TTG số

073, ngày 14/3/1981.

129. Thông tấn xã Việt Nam, Các lãnh đạo Campuchia tiếp Bộ trưởng Ngoại giao

Nguyễn Mạnh Cầm, ngày 1/3/1997.

130. Thông tấn xã Việt Nam, Lên án hành động khủng bố dã man nhằm vào Việt

kiều tại Campuchia, ngày 20/4/1998.

131. Thông tấn xã Việt Nam, Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn quan tâm sâu

sắc đến vấn đề Việt kiều ở Campuchia, ngày 16/7/1998.

132. Thông tấn xã Việt Nam, Tuyên bố của Ủy ban về người Việt Nam ở nước

ngoài về những hành động tội ác chống kiều dân Việt Nam ở Campuchia, ngày

8/9/1998.

Page 229: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

221

133. Thông tấn xã Việt Nam, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn

Mạnh Cầm tiếp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Lào và Bộ trưởng cao

cấp, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia, ngày 29/4/1999.

134. Thông tấn xã Việt Nam, Đoàn Đại biểu Đảng ta dự Đại hội Đảng

FUNCINPEC Campuchia, ngày 22/3/2001.

135. Thông tấn xã Việt Nam, Hội nghị lần thứ hai giữa Thủ tướng ba nước Việt

Nam, Campuchia và Lào về xây dựng Tam giác Phát triển, ngày 26/1/2002.

136. Thông tấn xã Việt Nam, Nhân kết thúc Hội nghị lần thứ II giữa Thủ tướng

Việt Nam - Campuchia và Lào chương trình Tam giác phát triển - từ ý tưởng đến

hiện thực, ngày 26/1/2002.

137. Thông tấn xã Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An thăm hữu nghị

chính thức Vương quốc Campuchia, ngày 23/12/2002.

138. Thông tấn xã Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam và đại diện Việt kiều tại

Campuchia trao đổi Nghị quyết của Đảng về vấn đề người Việt Nam ở nước ngoài,

ngày 19/5/2004.

139. Thông tấn xã Việt Nam, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tiếp đoàn Đại biểu cấp

cao Đảng Nhân dân Campuchia, ngày 16/1/2005.

140. Thông tấn xã Việt Nam, Các bác sĩ Việt Nam mổ mắt miễn phí cho nhiều bệnh

nhân nghèo Campuchia, ngày 12/7/2005.

141. Thông tấn xã Việt Nam, Đoàn đại biểu Đảng FUNCINPEC thăm Việt Nam,

ngày 6/9/2005.

142. Thông tấn xã Việt Nam, Thông tin tư liệu - 120 (660), ngày 8/10/2005.

143. Thông tấn xã Việt Nam, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh hội kiến với Quốc

vương Nô Rô Đôm Xi Ha Mô Ni, ngày 16/3/2006.

144. Thông tấn xã Việt Nam, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 31/3/2006.

145. Thông tấn xã Việt Nam, Tuyên bố chung cuộc họp cấp cao lần thứ tư giữa

Thủ tướng ba nước Campuchia, Lào và Việt Nam về Tam giác Phát triển, ngày

5/12/2006.

146. Thông tấn xã Việt Nam, Thông tin Tư liệu -150 (846) ngày 16/12/2006.

147. Thông tấn xã Việt Nam, Quan hệ hữu nghị hợp tác Campuchia - Việt Nam,

Thông tin tư liệu ngày 16/12/2006.

Page 230: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

222

148. Thông tấn xã Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việt Nam luôn coi

trọng việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng, ngày 20/12/2006.

149. Thông tấn xã Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết kết thúc tốt đẹp

chuyến thăm chính thức cấp nhà nước Vương quốc Campuchia, ngày 2/3/2007.

150. Thông tấn xã Việt Nam, Hợp tác quân y giữa Việt Nam và Campuchia, ngày

29/5/2007.

151. Thông tấn xã Việt Nam, Viện quân y 175 và viện mắt Thành phố Hồ Chí Minh

tổ chức mổ mắt từ thiện tại Campuchia, Tin thế giới ngày 22/6/2007.

152. Thông tấn xã Việt Nam, Campuchia, Việt Nam và Thái Lan cùng hợp tác phát

triển du lịch tại vùng biển chung, ngày 26/8/2007.

153. Thông tấn xã Việt Nam, Tài liệu tham khảo đặc biệt số 014, ngày 17/1/2008.

154. Thông tấn xã Việt Nam, theo Tân Hoa Xã ngày 27/2/2008.

155. Thông tấn xã Việt Nam, Tình hình Campuchia, Tài liệu tham khảo đặc biệt

ngày 27/6/2008.

156. Thông tấn xã Việt Nam, Campuchia và vai trò tung hứng ngoại giao giữa các

nước lớn, Tài liệu Tham khảo đặc biệt ngày 28/7/2008.

157. Thông tấn xã Việt Nam, Hội nghị cấp Bộ trưởng Việt Nam - Lào - Campuchia

về phòng chống ma túy, ngày 26/12/2008.

158. Thông tấn xã Việt Nam, Kim ngạch thương mại Việt Nam - Campuchia tăng

mạnh - Quốc hội Campuchia phê chuẩn Hiệp định vận tải đường thủy với Việt Nam,

ngày 11/5/2010.

159. Thông tấn xã Việt Nam, Khởi công xây dựng Bệnh viện đa khoa Chợ Rẫy -

Phnom Penh tại Campuchia, ngày 15/5/2010.

160. Thông tấn xã Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển khai trương chi

nhánh đầu tiên tại Campuchia, Tin thế giới ngày 17/5/2010.

161. Thông tấn xã Việt Nam,Việt Nam và Campuchia tăng cường hợp tác trong

lĩnh vực y tế, Tin thế giới ngày 4/8/2010.

162. Thông tấn xã Việt Nam, Thông tin tư liệu - 46 (1523), ngày 24/4/2011.

163. Tin A Văn phòng Bộ Ngoại giao (4/12/2003), “Theo báo Yomiru ngày

2/12/2000”.

Page 231: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

223

164. Tổng hợp từ WWF-World Wide Fund for Nature - Ngân hàng phát triển

châu Á - ADB.

165. Lâm Ngọc Uyên Trân (2008), Hợp tác du lịch giữa Việt Nam và

Campuchia: Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ Đại học Khoa học

XH&NV Tp.Hồ Chí Minh.

166. Phạm Việt Trung, Nguyễn Xuân Kỳ, Đỗ Văn Nhung (1982), Lịch sử

Campuchia (từ nguồn gốc đến ngày nay), Nxb Đại học và Trung học chuyên

nghiệp, Hà Nội.

167. Nguyễn Sỹ Tuấn và cộng sự (2006), Quan hệ Việt Nam - Campuchia: Hiện

trạng và giải pháp, Đề tài cấp Viện - Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Hà Nội.

168. Nguyễn Sỹ Tuấn (2007), Cộng đồng người Việt ở Campuchia, Tạp chí Nghiên

cứu Đông Nam Á số 2/2007, tr.45-51.

169. Đặng Quốc Tuấn (5/2007), “Hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia về biên

giới lãnh thổ”, Hội thảo khoa học quan hệ Việt Nam - Campuchia trong bối cảnh

mới: Hợp tác toàn diện cùng phát triển, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

170. Nguyễn Sỹ Tuấn (2010), Cơ sở lịch sử, chính trị, xã hội và pháp lý của vùng

biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia và đề xuất giải pháp ổn định, phát triển

vùng biên giới hai nước, Đề tài cấp Nhà nước độc lập.

171. Trần Văn Tùng (2006), Quan hệ kinh tế biên giới Việt Nam - Campuchia, Tạp

chí Cộng sản, số 2+3, tr.106-110.

172. Tuyên bố chung Việt Nam - Campuchia tại Phnom Penh ngày 30/3/2005.

173. Văn phòng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam - Văn bản số 1264/VPCP-

QHQT ngày 27/2/2010 về việc Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Campuchia vay

tín dụng xây dựng cầu Long Bình - Chrey Thom phần cầu phía Campuchia.

174. Nguyễn Thành Văn (2006), Tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế của

Campuchia từ 1993 đến nay, Luận văn Thạc sĩ Đại học Khoa học XH&NV Hà Nội.

175. Nguyễn Thị Vân (2010), “Thực trạng và triển vọng hợp tác kinh tế Việt Nam -

Campuchia”,Tạp chí Khoa học xã hội, số 4 (140), tr.43-52.

176. Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Thực trạng việc phân định vùng biển giữa

Việt Nam - Campuchia (Mã TL1586), Hà Nội.

Page 232: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

224

177. Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (2009), Hội thảo khoa học “Vùng biên giới

đất liền Việt Nam - Campuchia: Cơ sở lịch sử, chính trị, xã hội, pháp lý và các giải

pháp phát triển bền vững, hài hòa”, Hà Nội.

178. Vụ đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Tình hình đầu tư của

các doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia, Hà Nội.

179. Vụ hợp tác quốc tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hợp tác về giáo dục và đào tạo

giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao

Campuchia giai đoạn 2006 - 2010, Hà Nội ngày 17/12/2010.

180. Vụ kinh tế đối ngoại - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo về quan hệ hợp tác

kinh tế giữa Việt Nam và Campuchia, Hà Nội ngày 24/4/2006.

181. Vụ kinh tế đối ngoại - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo thực trạng hợp tác

kinh tế giữa Việt Nam - Campuchia, Hà Nội ngày 6/5/2008.

182. Nôrôđôm Xihanúc (2003), Từ cuộc chiến chống CIA đến người tù của

Khơ Me Đỏ, (người dịch: Lê Kim), Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

183. Area Handbook Series. (1987). Cambodia: A country study. DA pam 550-50.

Washington.

184. Asian Development Bank. (1996). Key Indicators of Developing Asian and

Pacific Countries, 26.

185. Asia Yearbook: Asia 1997 Yearbook. Far Eastern Economic Review.

Hong Kong.

186. Asia Andrew T.H. Tan., & J.D. Kenneth Boutin. (Eds.). (2001). Non-

Traditional Security Issues in Southeast Asia. Institute of Defence and Strategic

Studies. Singapore.

187. Camaphon. (2003), Cambodia - Vietnam Political Relations 1979 - 1989.

Master Thesis of Royal Academy of Cambodia. Phnom Penh.

188. Chhonn, K. (1999), Cambodia’s future role in ASEAN in Hourn, K.K., &

Jeffrey A. Kaplan. Cambodia’s Future in ASEAN: Dynamo or Dynamite?, 233.

ASEAN Academic Press. London.

189. Cunha, Derk da. (2000). Southeast Asian Perspectives on Security.

Insititute of Southeast Asian Studies. Singapore.

Page 233: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

225

190. Dike & Douglas. (1989). The Cambodia peace process: Summer of 1989.

Asian Survey, 29 (9), 842 - 852.

191. Hort, U. (1999). Cambodia: An Emerging Dynamo for ASEAN. In Hourn,

K.K., & Jeffrey A. Kaplan (Ed.), Cambodia’s Future in ASEAN: Dynamo or

Dynamite?, 233. ASEAN Academic Press. London.

192. Hourn, K.K. (1998). Cambodia - From Crisis to Promise: Building the future,

CICP. Phnom Penh.

193. Hourn, K.K. (2004). Cambodia's ASEAN policy: Cambodia's contribution to

Peace and Stability in Region , CICP. Phnom Penh.

194. Kosut, H. (1971). Cambodia and the Vietnam war. New York.

195. Krish, L.M. (1978). Perspectives on the Vietnam - Cambodia border conflict.

Asian Survey, 18(5), 448-457.

196. Lau, T.S. (1982). Asian and the Cambodia problem. Asian Survey, 22 (6),

548-561.

197. Lau, T.S. (1986). Cambodia - Vietnamese Relations. Asian Survey, 22(6),

440-451.

198. Melvin E. Richmond, Jr. (1996). United States interests in the Socialist

Republic of Vietnam. US Army War College.

199. Pao-Min Chang. (1987). Kampuchea between China and Vietnam. Singapore

University Press. Singapore.

200. Protocol for Implementation of the Agreement between The Government of

The Socialist Republic of Vietnam and The Royal Government of Cambodia on

Road Transportation.

201. Thoxary, H. (1999). Investment in Cambodia. Cambodian Institute for

Cooperation and Peace. Phnom Penh.

TÀI LIỆU INTERNET

202. ASEAN (2006): Declaration of ASEAN Concord II (Bali Concord II).

www.aseansec.org.

203. “Campuchia khởi công cải tạo nâng cấp quốc lộ 78 nối với biên giới Việt Nam”.

http://vietbao.vn/Xa-hoi/Campuchia-khoi-cong-cai-tao-nang-cap-quoc-lo-78-noi-

voi-bien-gioi VietNam/45226430/157/.

Page 234: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

226

204. “Cắm mốc biên giới Việt Nam - Campuchia là sự kiện lịch sử”.

http://www.mofa.gov.vn/vi/nr

205. “Chiến lược quốc phòng 10 năm của Mỹ”.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/01/120105_us_military_review_asia.shtml

206. Du lịch Quảng Nam. http://www.quangnamtourism.com.vn/vn/tin271.asp.

207. Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh.

http://www.tourism.hochiminhcity.gov.vn/www.dulichvn.org.vn

208. “Hợp tác ngăn chặn nạn buôn bán phụ nữ trẻ em”.

http://www.hoilhpn.org.vn/NewsDetail.asp?Catid=156&NewsId=7432&lang=VN

209. “Khánh thành cột mốc quốc tế Mộc Bài - Bà Vẹt”.

http://vietnamnet.vn/chinhtri/2006/12/647504/

210. “Khánh thành cột mốc ngã ba biên giới Việt - Lào - Campuchia”.

http://vietbao.vn

211. “Khánh thành cột mốc 314 trên biên giới Việt Nam – Campuchia”.

http://www.phapluatvn.vn/thoi-su/201206/Khanh-thanh-cot-moc-314-tren-bien-

gioi-Viet-Nam-Campuchia-2068221/.

212. Niềm tin vào tương lai. http://niemtin.free.fr/angkorair.htm

213. “Quan hệ Trung Quốc-Campuchia và tác động đến Việt Nam”.

http://nghiencuubiendong.vn/tin-ncbd/2005

214. “Thu nhập xã hội từ du lịch ở Việt Nam tăng 20 % mỗi năm”.

http://www.baomoi.com/Thu-nhap-xa-hoi-tu-du-lich-o-Viet-Nam-tang-20-moi-

nam/137/4263189.epi

215. “Tiến trình hình thành và phát triển Tam giác Phát triển Việt Nam - Lào -

Campuchia”. http://www.mpi.gov.vn

216. “Tổng quát thành tựu kinh tế Việt Nam sau 20 năm đổi mới”, Theo Báo cáo

Tổng kết một số vấn đề lý luận thực tiễn qua 20 năm đổi mới.

http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=0&cn_id=148494

217. Trang thông tin điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.

http://www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewDetail.aspx?co_id=30094&cn_

id=456523.

Page 235: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

227

218. “Việt Nam, Campuchia ký hiệp định vận tải đường thủy”.

http://www.voatiengviet.com/content/a-19-2009-12-18-voa12-

82744522/837049.html

219. “Việt Nam - Campuchia hợp tác chống buôn người”.

http://www.tin247.com/Vietnam - Campuchia - hop-tac-chong-buon-nguoi-

621348865.html

220. “Việt Nam - Campuchia hợp tác ngăn chặn nạn buôn bán phụ nữ trẻ em”.

http://www.hoilhpn.org.vn/NewsDetail.áp?Catid=156&NewsId=7414&lang=V

221. “Việt Nam - Lào - Campuchia thắt chặt hợp tác chống ma túy”.

http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr04087105001/ns05082414494/view

222. Website Bộ Ngoại giao Việt Nam - http://www.mofa.gov.vn

223. Wibsite Bộ Quốc phòng Mỹ - http://usembassy .gove/vietnam.

224. http://www.sothuongmai.angiang.gov.vn

225. http://www.mfaic.gov.kh/foreignpolicy.php

Page 236: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

PHỤ LỤC 1

NIÊN BIỂU CÁC SỰ KIỆN QUAN TRỌNG

TRONG QUAN HỆ CAMPUCHIA - VIỆT NAM (1993 - 2010)

Thời

gian Từ Campuchia sang thăm Việt Nam

8/1993 Hai đồng Thủ tướng Ranarith và Hunsen

1/1995 Thủ tướng Ranarith thăm Việt Nam

12/1995 Quốc vương N.Sihanouk thăm chính thức Việt Nam

6/1998 Thủ tướng thứ nhất Ung Hout thăm Việt Nam

12/1998 Thủ tướng Hunsen thăm Việt Nam

7/1999 Chủ tịch Thượng viện Chia Sim thăm Việt Nam

10/2000 Phó Chủ tịch Thượng viện Nhiek Bun Chhay thăm Việt Nam

2/2002 Thủ tướng Hunsen dự Hội nghị ba Thủ tướng Việt Nam - Lào -Campuchia tại

Thành phố Hồ Chí Minh

4/2004 Phó Thủ tướng Sar Kheng thăm và làm việ tại Việt Nam

7/2004 Hội nghị Thủ tướng ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia tại Siem Reap

9/2004 Phó Thủ tướng Sar Kheng đồng chủ trì Hội nghị hợp tác biên giới Việt Nam -

Campuchia tại Thành phố Hồ Chí Minh

10/2004 Thủ tướng Hunsen dự Hội nghị Cấp cao ASEAM 5 tại Hà Nội

1/2005 Phó Thủ tướng Sok An dự Hội thảo xúc tiến đầu tư vào Campuchia năm 2005

tại Thành phố Hồ Chí Minh

2/2005 Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Quốc hội Vũ Mão thăm Campuchia

5/2005 Phó Chủ tịch thứ nhất Thượng viện Campuchia Sisowath Chivan Monirath

thăm và làm việc tại Việt Nam

5/2005 Đô trưởng Phnom Penh thăm và làm việc tại Việt Nam, ký chương trình hợp

tác giữa Phnom Penh và Hà Nội 2005 - 2006

10/2005 Thủ tướng Hunsen thăm chính thức Việt Nam

3/2006 Quốc vương N.Sihamoni thăm chính thức Việt Nam

10/2006 Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Campuchia Hor Nam Hong thăm chính thức Việt

Nam và dự kỳ họp lần thứ 8 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Campuchia

Page 237: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

6/2008 Quốc vương N.Sihamoni thăm chính thức Việt Nam

7/2008 Bộ trưởng Ngoại giao Hor Nam Hong thăm chính thức Việt Nam và dự kỳ họp

lần thứ 10 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Campuchia

11/2008 Thủ tướng Hunsen thăm chính thức Việt Nam và dự Hội nghị ASEM

1/2009 Chủ tịch Thượng viện Chea Sim thăm chính thức Việt Nam

1/2009 Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin thăm chính thức Việt Nam

6/2010 Quốc vương N. Sihamoni thăm chính thức Việt Nam

Thời

gian Từ Việt Nam sang thăm Campuchia

2/1994 Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm thăm Campuchia

8/1995 Chủ tịch nước Lê Đức Anh thăm chính thức Campuchia.

4/1996 Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm Campuchia

6 /1999 Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thăm Campuchia

2/2000 Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh thăm Campuchia

3/2000 Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm Campuchia

8/2000 Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng thăm Campuchia

11/2001 Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Campuchia, ký Tuyên bố chung về khuôn

khổ hợp tác song phương Việt Nam - Campuchia trong thế kỷ 21

11/2002

Thủ tướng Phan Văn Khải dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 8 tại Phnom Penh và

các Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 (với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) tại

Phnom Penh

12/2002 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An thăm Campuchia

6/2004 Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm và làm việc tại Campuchia

2/2005 Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên dự kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban Hỗn hợp

hai nước tại Phnom Penh

2/2005 Trưởng ban đối ngoại Trung ương Nguyễn Văn Son thăm Campuchia

3/2005 Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm chính thức Campuchia

4/2005 Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh thăm Campuchia

4/2005 Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt thăm Campuchia

3/2006 Thủ tướng Phan Văn Khải thăm chính thức Campuchia

Page 238: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

8/2006 Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng thăm chính thức Campuchia

12/2006 Hội nghị Thủ tướng ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 4 tại Đà Lạt

12/2006 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Campuchia

3/2007 Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt thăm Campuchia

4/2007 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Campuchia

4/2007 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Campuchia

8/2007 Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm thăm chính thức Campuchia và dự kỳ

họp thứ 9 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Campuchia

3/2008 Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng dự Hội nghị lần thứ 4 về hợp tác phát triển

giữa các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia

2/2009 Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh thăm Campuchia.

12/2009 Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm thăm Campuchia và tham dự kỳ họp

lần thứ 11 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Campuchia

12/2009 Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm chính thức Campuchia

8/2010 Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm chính thức Campuchia

(Tác giả tổng hợp)

Page 239: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC CÁC HIỆP ĐỊNH, THỎA THUẬN KÝ KẾT GIỮA

CAMPUCHIA - VIỆT NAM (1994 - 2009)

Thời gian Tên văn kiện

17/2/1994 Bản ghi nhớ về Hợp tác hai Bộ Ngoại giao

3/4/1994 Hiệp định về Hợp tác kinh tế thương mại

3/4/1994 Hiệp định về thành lập Ủy ban Hỗn hợp về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật

3/4/1999 Hiệp định về Quá cảnh hàng hóa

3/4/1994 Hiệp định Hợp tác văn hóa, giáo dục và khoa học kỹ thuật

9/9/1995 Hiệp định Hợp tác du lịch

19/4/1996 Hiệp đinh Hợp tác vận tải hàng không

Nghị định thư về Hợp tác giáo dục 1996 - 2000

24/5/1996 Nghị định thư vè hợp tác văn hóa

30/1/1997 Nghị định thư Hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt

Nam với Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia

22/2/1997 Hiệp định Lãnh sự, hai nước trao đổi thư phê chuẩn (25/6/2006)

3/1997 Hiệp đinh Hợp tác giữa hai Bộ Nội vụ về phòng chống tội phạm

6/1997 Nghị định thư về chương trình Hợp tác văn hóa, nghệ thuật giữa hai nước

1997 - 1998

24/3/1998 Hiệp đinh mới về thương mại

1/6/1998 Hiệp định Hợp tác vận tải đường bộ

1/6/1998 Nghị định thư về Hợp tác thông tin văn hóa

1/6/1998 Bản Hợp tác chống tội phạm ma túy

13/12/1998 Hiệp định Hợp tác Du du lịch

13/12/1998 Hiệp định Hợp tác vận tải đường thủy

10/6/1999 Hiệp định Hợp tác năng lượng điện

3/7/2000 Nghị định thư về bán điện cho Campuchia

28/8/2000 Hiệp định về Hợp tác khoa học, kỹ thuật trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp

28/8/2000 Bản ghi nhớ về Hợp tác và Phát triển y tế

7/9/2000 Hiệp định mới về Quá cảnh hàng hóa

Page 240: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

10/2000 Bản Thỏa thuận về Hợp tác lao động 2000 - 2002

26/11/2001 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ về đầu tư

26/11/2001 Hiệp đinh mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại khu vực

biên giới Việt Nam - Campuchia

8/2002 Thỏa thuận Hợp tác giữa hai Bộ Quốc phòng

12/2003 Thỏa thuận tăng cường hợp tác trên lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp

5/2004 Thỏa thuận kế hoạch hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam với Bộ Nội vụ

Campuchia

21/2/2005 Hiệp đinh thanh toán giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng

Quốc gia Campuchia

10/10/2005

Bản ghi nhớ giữa Ủy ban sông Mekong Việt Nam và Ủy ban sông

Mekong Campuchia về tăng cường hợp tác và điều phối công tác quản lý

và phát triển tài nguyên nước vùng biên giới Việt Nam - Campuchia thuộc

lưu vực sông Mekong

10/10/2005

Nghị định thư hợp tác giáo dục và đào tạo giai đoạn 2006 - 2010 giữa Bộ

giáo dục va đào tạo nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Giáo dục thanh niên

và Thể thao Vương quốc Campuchia

10/10/2005

Hiệp định cung cấp tín dụng đầu tư xây dựng đường 78 ở Campuchia giữa

Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Vương quốc

Campuchia

10/10/2005

Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ

Vương quốc về hợp tác song phương chống buôn bán phụ nữ và trẻ em và

hỗ trợ nạn nhân buôn bán

10/10/2005

Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ

Vương quốc Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia

năm 1985

6/3/2006 Kế hoạch hợp tác giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính

phủ Hoàng gia Campuchia về thông tin

6/3/2006 Hiệp định về kiểm dịch y tế biên giới Việt Nam - Campuchia

25/10/2006 Biên bản thỏa thuận của kỳ họp lần thứ 8 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam -

Page 241: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

Campuchia về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật tại thành phố Huế

7/7/2008 Biên bản thỏa thuận của kỳ họp lần thứ 10 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam -

Campuchia về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật tại thành phố Đà Nẵng

4/12/2008 Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông giữa nhân

dân Campuchia - Việt Nam

4/12/2008 Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam

và Chính phủ Hoàng gia Campuchia

16/3/2009 Bản ghi nhớ về hợp tác phát triển thương mại biên giới

4/12/2009

Biên bản thỏa thuận của kỳ họp lần thứ 11 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam -

Campuchia về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật tại thành phố Preah

Sihanuok Ville

(Tác giả tổng hợp)

Page 242: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

PHỤ LỤC 11

KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA

Năm Xuất khẩu sang Campuchia Nhập khẩu từ Campuchia Tổng XNK

Kim ngạch Tăng giảm Kim ngạch Tăng giảm Kim ngạch Tăng giảm

2004 384 - 130 - 514 -

2005 536 39,5% 157 20,7% 693 34%

2006 765 42,7% 170 8,2% 935 35%

2007 991 29,5% 202 19% 1.193 28%

2008 1.431 44,4% 210 3,9% 1.641 38%

2009 1.147 -19,8% 186 -11,4% 1.333 -19%

2010 1.551 34,2% 276 41% 1.827 36%

Nguồn: Bộ Công thương Việt Nam

PHỤ LỤC 12

VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI

CỦA VIỆT NAM DÀNH CHO CAMPUCHIA GIAI ĐOẠN 2001 - 2005

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Tổng số 2001 2002 2003 2004 2005

Tổng số 154,500 11 13,5 30 40 60

Dành cho đào tạo 111,25 11 13 25 27,250 35

Tỷ lệ % đào tạo trên tổng số (%) 72,00% 100% 96,29% 83,33% 68,13% 58,33%

Các chương trình dụ án 43,250 - 0,5 5,0 12,750 25

Tỷ lệ % chương trình dự án trên

tổng số (%)

28,00% - 3,71% 16,67% 31,87% 41,67%

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

PHỤ LỤC 13

VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI

CỦA VIỆT NAM DÀNH CHO CAMPUCHIA GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Tổng số 2001 2002 2003 2004 2005

Tổng số 464,397 80 80 90 104,397 110

Dành cho đào tạo 367,997 61 65 73 82,997 86

Tỷ lệ % đào tạo trên tổng số (%) 79,24% 76,25% 81,25% 81,11% 79,50% 78,18%

Các chương trình dự án 96,40 19 15 17 21,400 24

Tỷ lệ % chương trình dự án trên tổng

số (%)

20,76% 23,75% 18,75% 18,89% 20,50% 21,82%

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Page 243: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - hueuni.edu.vn · hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác,

PHỤ LỤC 14

DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI

CỦA VIỆT NAM DÀNH CHO CAMPUCHIA (2001 - 2010)

TT DANH MỤC TỔNG MỤC

ĐẦU TƯ GHI CHÚ

A THEO THỎA THUẬN 120,033

1 Trường Phổ thông dạy nghề Mondulkiri 16,87 Hoàn thành năm 2008

2 Chợ biên giới Oyadao tỉnh Ratanakiri 4,997 Hoàn thành năm 2006

3 Trường dân tộc nội trú Ban Lung tỉnh

Ratanakiri 14,991 Hoàn thành năm 2006

4 Lập bản đồ địa chất 1/250.000 vùng Đông

Bắc Campuchia 0,3 Chuẩn bị dự án

5 Lập báo cáo khả thi đường 78 4,75 Hoàn thành năm 2004

6 Lập báo cáo khả thi cầu Long Bình –

Chraython 1

7 Hỗ trợ tăng cường năng lực Trạm và Hệ

thống thông tin khí tượng thủy văn 3,8 Hoàn thành năm 2008

8 Khôi phục hệ thống thủy chuẩn quốc gia 2,3

9 Hỗ trợ đài phát sóng Campuchia 1,79 Hoàn thành năm 2004

10 Trường tiểu học Phnom Penh 10 Quà tặng của Tổng Bí thư

11 Khôi phục và hoàn thiện hệ thống độ cao

quốc gia Campuchia 59,235

Thực hiện 2001 – 2010 là

35,935 tỷ

B THEO YÊU CẦU ĐỘT XUẤT 32,923

1 Xây dựng 3 đài phát sóng FM 8,95

2 Xây dựng nhà cảnh vệ Hun Sen 19

3 Một số trang thiết bị giúp Bộ Văn hóa

Thông tin 2,555

4 Hỗ trợ cơ sở vật chất khác 2,418

TỔNG SỐ 152,956

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư