132
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

Page 2: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

Chịu trách nhiệm xuất bản :Chủ tịch Hội đồng thành viên NGUYỄN ĐỨC THÁI

Tổng Giám đốc HOÀNG LÊ BÁCH

Chịu trách nhiệm nội dung :Tổng biên tập PHAN XUÂN THÀNH

Tổ chức và chịu trách nhiệm bản thảo :Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học VŨ ĐÌNH CHUẨN

Phó Tổng biên tập NGUYỄN HIỀN TRANGTổng Giám đốc CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội VŨ BÁ KHÁNH

Biên tập nội dung và sửa bản in :PHẠM THỊ THANH NAM

Trình bày bìa :ĐINH THANH LIÊM

Thiết kế sách :TẠ XUÂN PHƯƠNG

Chế bản :CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HÀ NỘI

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY HỌCMÔN TIN HỌC LỚP 9

Mã số : ...............-ĐTH

In ................... bản, (QĐ............), khổ 19 x 27 cm, tại .......In tại...................................................... Địa chỉ .................................................................Cơ sở in ............................................... Địa chỉ ..................................................................Số ĐKXB : ........................................................Số QĐXB : ....../QĐ-GD ngày .... tháng..... năm 2017In xong và nộp lưu chiểu tháng năm 2017.Mã ISBN: 978-604-0-...........-.........

Page 3: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

3

LỜI NÓI ĐẦU

Từ năm học 2012-2013 đến cuối năm 2016, được sự tài trợ của Quỹ hỗ trợ

giáo dục toàn cầu (GPE), uỷ thác qua Ngân hàng Thế giới (WB), Bộ Giáo dục và

Đào tạo đã nghiên cứu, thí điểm và triển khai Dự án "Mô hình Trường học mới

Việt Nam", viết tắt là GPE-VNEN. Sau triển khai thành công ở giáo dục tiểu học,

nhiều nơi đã nhân rộng mô hình lên cấp Trung học cơ sở. Từ 1447 trường tiểu

học (chủ yếu ở các vùng khó khăn) được Dự án hỗ trợ áp dụng, sau đó được

nhiều trường tiểu học và trung học cơ sở (chủ yếu ở các vùng có điều kiện kinh tế

- xã hội thuận lợi) tự nguyện áp dụng, số trường áp dụng tăng lên hằng năm. Đến

năm học 2016-2017 đã có 4437 trường tiểu học (tăng hơn năm học trước 822

trường) và 1180 trường trung học cơ sở (tăng hơn năm học trước 145 trường)

áp dụng Mô hình Trường học mới. Hiện nay nhiều địa phương đang xây dựng kế

hoạch triển khai mở rộng trong năm học 2017-2018.

Để thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, bắt buộc phải đổi

mới toàn diện nhà trường về tổ chức, hoạt động và cơ sở vật chất. Riêng về hoạt

động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng chương trình giáo dục phổ thông

mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tiếp tục thực nghiệm các giải pháp đổi mới

đã và đang triển khai có hiệu quả trong những năm qua, trong đó có việc đổi mới

phương pháp dạy học theo yêu cầu tối thiểu đảm bảo các mục tiêu về kiến thức,

kĩ năng, thái độ theo chương trình giáo dục hiện hành, đồng thời chú trọng định

hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh (HS), tiệm cận dần chương

trình giáo dục phổ thông mới.

Mô hình Trường học mới của Dự án GPE-VNEN đã thử nghiệm thành công

trên một số thành tố cần thiết cho đổi mới nhà trường phổ thông trong những

năm tiếp theo. Báo cáo tổng kết Dự án (chỉ xét trong 1447 trường tiểu học) của

Bộ Giáo dục và Đào tạo, có tham khảo kết quả đánh giá độc lập của Viện Nghiên

cứu phát triển Mekong (MDRI), đã khẳng định Mô hình Trường học mới của Dự

án đã đáp ứng đúng theo yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

theo yêu cầu Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng,

thể hiện ở chất lượng học các môn văn hoá của HS tốt hơn do giảm tỉ lệ điểm số

Page 4: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

4

thấp, tăng tỉ lệ điểm trung bình, HS phát triển hơn các kĩ năng cần thiết của công

dân thế kỉ XXI: làm việc nhóm, lãnh đạo, giao tiếp, tự học, tự chủ… Một số tỉnh

ở Đồng bằng Bắc Bộ và Đông Nam Bộ cũng đã khảo sát cả ở Tiểu học và Trung

học cơ sở cho thấy chất lượng các môn văn hoá của HS học theo mô hình dự án

đạt cao hơn HS các lớp học truyền thống.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gửi tới Uỷ ban nhân dân các tỉnh,

thành phố công văn số 4068/BGDĐT-GDTrH ngày 18/8/2016 Hướng dẫn việc

áp dụng tự nguyện từng phần hoặc toàn bộ Mô hình Trường học mới Việt Nam.

Theo đó, xét riêng về phương pháp dạy học, có thể áp dụng với sách giáo khoa

hiện hành nhưng có gia công của giáo viên (GV) hoặc từ sách giáo khoa hiện

hành có thể viết thành phiên bản mới.

Tài liệu này Hướng dẫn cách thức gia công sách giáo khoa hiện hành để dạy

theo phương pháp Mô hình Trường học mới đối với loại bài học kiến thức mới:

chuyển các bài học hiện nay (mỗi bài dạy học trong 1 tiết - 45 phút - thành bài

học theo chủ đề và quy trình hoạt động học thống nhất). GV cũng có thể sử dụng

trực tiếp các bài minh hoạ trong tài liệu này.

Page 5: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

5

Phần thứ nhấtGIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

1. Cấu trúc nội dung Sách hướng dẫn học Tin học 9

Sách Hướng dẫn học (HDH) Tin học 9 gồm bốn phần:

- Phần 1- Tìm kiếm thông tin: Tiếp theo nội dung tìm kiếm thông tin trên Internet mức đơn giản ở lớp 6, phần này được dạy vào đầu lớp 9 nhằm tiếp tục hoàn thiện các khái niệm cơ bản (như từ khoá, máy tìm kiếm) và nâng cao thêm kĩ năng tìm kiếm thông tin cho các em. Điều đáng lưu ý là cần làm cho HS nhận thức được tầm quan trọng, tính thiết yếu của năng lực tìm kiếm thông tin đối với mỗi công dân trong một xã hội hiện đại.

- Phần 2- Một số vấn đề xã hội của tin học: Hiện nay ở Việt Nam số lượng người sử dụng Facebook rất nhiều (thống kê vào 7/2017: 64 triệu người), trong đó có rất nhiều HS độ tuổi còn nhỏ (12 đến 15 tuổi). Bởi vậy, lập tức cần phải giáo dục HS về đạo đức và văn hoá, tránh những ảnh hưởng không lành mạnh khi tham gia mạng xã hội. So với sách giáo khoa (SGK) hiện hành, sách HDH Tin học 9 bổ sung hai tiết có nội dung nói về mạng xã hội Facebook. Nội dung này không nhằm để HS sử dụng thành thạo chức năng chính của Facebook mà trọng tâm là giáo dục đạo đức, văn hoá khi giao tiếp trên mạng (cụ thể ở đây là giao tiếp thông qua mạng xã hội).

- Phần 3- Phần mềm trình chiếu và kĩ năng trình bày: Trọng tâm của phần này là hướng dẫn HS sử dụng phần mềm trình chiếu để soạn thảo một tệp dùng cho trình bày, một số kĩ năng trình bày cũng được tích hợp vào đây. Thông thường, vấn đề trình bày là kết quả của một nhóm làm việc. HS thường làm bài tập (dự án) theo nhóm và báo cáo kết quả qua một bài trình bày. Bởi vậy sách HDH đã tích hợp một số nguyên tắc cơ bản khi làm việc nhóm trong nội dung này. Điều GV cần lưu ý cho HS là không nên sử dụng quá nhiều hiệu ứng động và màu sắc sặc sỡ trong trang chiếu, phải sử dụng hợp lí mới đạt hiệu quả cao.

Phần 4- Một số phần mềm ứng dụng: Về bản chất, phần này nhằm giới thiệu cho HS một số phần mềm đa phương tiện. Bước đầu HS được làm quen, khám phá, sử dụng những phần mềm đó để tạo được một vài sản phẩm thiết thực.

Page 6: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

6

Có hai phần mềm được giới thiệu, đó là phần mềm Movie Maker để tạo đoạn video từ tập các ảnh có sẵn và phần mềm xử lí ảnh GIMP. Ở phần này, GV cần khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo của HS, khuyến khích thiết kế, thi công và trình bày sản phẩm theo nhóm (Cho HS một không gian rộng hơn, tự do hơn). Sản phẩm nên phục vụ thiết thực cho đời sống, học tập. GV cũng có thể đóng vai trò đồng tìm hiểu, đồng học với HS (ở những lúc nào đó và không coi điều này là điểm yếu của GV). Chú ý không nên chê sản phẩm của HS, chỉ nên khéo léo phân tích, bình luận góp ý để các em rút kinh nghiệm, có động lực làm ra sản phẩm tốt hơn.

Như vậy, so với chương trình và SGK hiện hành, sách HDH có một số điểm khác chính như sau về nội dung: Thứ nhất, phần Mạng máy tính và Internet không dạy ở lớp 9 vì đã được đưa vào sớm hơn, dạy ở lớp 6. Thứ hai, mạng xã hội Facebook được giới thiệu trong phần Một số vấn đề xã hội của Tin học ở lớp 9 nhằm kịp thời giáo dục HS có thái độ đúng đắn, văn hoá lành mạnh trong giao tiếp qua kênh thông tin này. Thứ 3, nội dung sử dụng phần mềm trình chiếu đã được tích hợp với một số kĩ năng trình bày cơ bản và phương pháp làm việc nhóm. Cuối cùng, có hai phần mềm đa phương tiện được giới thiệu cho HS: phần mềm Movie Maker tạo đoạn video (từ tập hợp ảnh tĩnh) và phần mềm xử lí ảnh GIMP. Với những thao tác cơ bản và đơn giản, sử dụng hai phần mềm này, bước đầu HS có thể làm ra những sản phẩm thiết thực.

Trên thực tế, các nhà trường có quyền chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, đảm bảo sự phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương, nhà trường và năng lực của GV, HS. Chẳng hạn, để phù hợp với một điều kiện cụ thể, nhà trường có thể giảm bớt một vài chủ đề cuối của một phần để dành thời gian cho HS thực hành, hoặc có thể thay thế phần mềm học tập mà GV và nhà trường đã cân nhắc lựa chọn.

Sách HDH chỉ là một tài liệu làm chỗ dựa cho GV, HS và phụ huynh (PH) về một khung nội dung được hướng dẫn triển khai trong một chuỗi hoạt động theo mô hình của VNEN. GV không nên hiểu rằng cần máy móc lặp lại trên lớp đúng mọi chi tiết trong sách HDH, GV có quyền và có trách nhiệm sử dụng một cách linh hoạt sao cho phù hợp với điều kiện thực tế, để đạt hiệu quả trong dạy học theo đúng tinh thần VNEN. Thông qua việc dạy học, sử dụng tài liệu VNEN, chúng tôi mong GV có những ý kiến đóng góp để giúp nhóm tác giả chỉnh sửa sách HDH ngày càng tốt hơn.

Page 7: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

7

2. Chương trình chi tiết

Cấu trúc chương trình và dự kiến thời lượng tương ứng như trong bảng sau:

PHẦN 1 – TÌM KIẾM THÔNG TIN Số tiết

Bài 1 – Tìm kiếm thông tin trên Internet 2

Bài 2 – Thực hành tìm kiếm thông tin trên Internet 2

PHẦN 2 – MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA TIN HỌC

Bài 1 – Bảo vệ thông tin máy tính 2

Bài 2 – Thực hành sao lưu dự phòng và quét virus 2

Bài 3 – Mạng xã hội Facebook 2

Bài 4 – Ngôn ngữ giao tiếp và văn hoá ứng xử trên mạng 2

Bài 5 – Những ảnh hưởng và tác động xấu của Internet 2

PHẦN 3 – PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU VÀ KĨ NĂNG TRÌNH BÀY

Bài 1 – Giới thiệu phần mềm trình chiếu 2

Bài 2 – Bài trình chiếu 2

Bài 3 – Thực hành tạo bài trình chiếu đầu tiên của em 2

Bài 4 – Màu sắc trên trang chiếu 2

Bài 5 – Thực hành thêm màu sắc cho bài trình chiếu 2

Bài 6 – Thêm hình ảnh vào trang chiếu 2

Bài 7 – Thực hành trình bày thông tin bằng hình ảnh 2

Bài 8 – Tạo các hiệu ứng động 2

Bài 9 – Hoàn thiện bài trình chiếu với hiệu ứng động 2

Bài 10 – Thực hành tổng hợp về soạn bài trình chiếu 4

Bài 11 – Làm việc nhóm với bài trình chiếu 2

Bài 12 – Thực hành trình bày và làm việc nhóm với bài trình chiếu 4

Page 8: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

8

PHẦN 4 – MỘT SỐ PHẦN MỀM ỨNG DỤNG

Bài 1 – Làm việc với phần mềm biên tập phim 2

Bài 2 – Các công cụ biên tập phim 2

Bài 3 – Thực hành làm việc với phần mềm biên tập phim 4

Bài 4 – Giới thiệu phần mềm xử lí ảnh GIMP 2

Bài 5 – Thực hành xử lí ảnh với GIMP 4

Bài 6 – Hiệu chỉnh màu sắc và ghép ảnh trong GIMP 2

Bài 7 – Thực hành ghép ảnh và hiệu chỉnh màu sắc trong GIMP 4

Tổng số tiết = 62 tiết bài học và thực hành + 8 tiết ôn tập, kiểm tra đánh giá

70

Page 9: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

9

Phần thứ haiHƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC

PHẦN 1. TÌM KIẾM THÔNG TIN

1. GIỚI THIỆU CHUNG

Phần này cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản về máy tìm kiếm và vai trò của máy tìm kiếm trong việc tìm kiếm thông tin trên Internet. HS sử dụng sách HDH để thực hiện các hoạt động học tập dưới sự tổ chức, theo dõi, hỗ trợ và đánh giá của GV nhằm đạt được những mục đích sau đây:

Kiến thức

Biết vai trò của tìm kiếm thông tin trong việc nâng cao nhận thức, học hỏi hay giải quyết vấn đề. Biết tìm kiếm thông tin là nhu cầu rất cần thiết đối với con người.

Hiểu những lợi ích của tìm kiếm thông tin trên Internet.

Biết vai trò của máy tìm kiếm là công cụ hỗ trợ đắc lực trong tìm kiếm thông tin trên Internet.

Biết cách sử dụng máy tìm kiếm trong việc tìm kiếm thông tin.

Biết cách sử dụng tính năng tìm kiếm cơ bản và một số tính năng tìm kiếm nâng cao trên Google để tăng hiệu quả tìm kiếm.

Kĩ năng

Sử dụng được tính năng tìm kiếm cơ bản và một số tính năng tìm kiếm nâng cao trên máy tìm kiếm Google.

Thái độ

Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề.

Rèn luyện khả năng tự học, khả năng tìm kiếm thông tin mình mong muốn.

2. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI TỔ CHỨC DẠY HỌC

Nội dung phần Tìm kiếm thông tin cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản về máy tìm kiếm và kĩ năng thực hiện tìm kiếm thông tin nhằm nâng cao tinh thần

Page 10: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

10

tự học, tìm tòi, nâng cao nhận thức và hiểu biết trong mọi lĩnh vực học tập và đời sống.

a) Máy tìm kiếm

Hiện nay có nhiều máy tìm kiếm hỗ trợ tìm kiếm hiệu quả trên Internet như Google, Yahoo, Bing, AOL, Cốc cốc,... Các máy tìm kiếm đều có các đặc thù riêng, tuy nhiên chúng đều có những tính năng cơ bản chung. Kể từ khi ra đời năm 1997, Google search đã dần dần vươn lên và chiếm lĩnh gần như tuyệt đối thị phần tìm kiếm tại hầu hết các quốc gia trên thế giới nhờ có lượng máy chủ khổng lồ, công nghệ tốt. Cho đến nay, Google là một trong các máy tìm kiếm được ưa chuộng và phổ biến nhất.

Trong phần này, HS sẽ tìm hiểu về máy tìm kiếm Google. Google cung cấp rất nhiều tính năng tìm kiếm từ cơ bản đến nâng cao, nhằm tuỳ chỉnh các yêu cầu tìm kiếm để đưa ra những kết quả gần nhất với yêu cầu của người dùng. Mục đích của nội dung học tập này là trình bày một số kiến thức cơ bản về máy tìm kiếm và kĩ năng tìm kiếm trên Google. Trên cơ sở kiến thức chung được cung cấp, HS có khả năng thực hiện tìm kiếm thông tin một cách hiệu quả. Các em có kĩ năng điều chỉnh yêu cầu tìm kiếm, sử dụng các phép toán, các kí hiệu đặc biệt để thu hẹp kết quả tìm kiếm bằng từ khoá, tìm kiếm qua hình ảnh,...

b) Nội dung

Chủ đề tìm kiếm thông tin trên Internet hướng HS đến nhu cầu của tìm kiếm thông tin xuất hiện trong nhiều hoạt động của đời sống xã hội và ở khắp mọi nơi, cách thức để có thể tìm kiếm thông tin nhanh chóng và hiệu quả. Hoạt động “Khởi động” được thiết kế theo hướng đặt HS vào ngữ cảnh mà trong đó nảy sinh tình huống tìm kiếm thông tin mà HS cần học kiến thức mới về máy tìm kiếm để giải quyết vấn đề. Hoạt động “Hình thành kiến thức” và “Luyện tập” giúp HS giải quyết trọn vẹn vấn đề tìm kiếm thông tin đã đặt ra trong hoạt động “Khởi động”. Hoạt động "Vận dụng" và "Tìm tòi, mở rộng" là các hoạt động giao cho HS thực hiện ở nhà, GV không tổ chức dạy học hoàn toàn trên lớp. Nội dung của hai hoạt động này trong sách HDH chỉ gồm những yêu cầu định hướng và gợi ý về phương pháp thực hiện, mô tả sản phẩm HS phải hoàn thành,... để HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học được trong bài học và tìm tòi mở rộng thêm theo nhu cầu và sở thích của mình.

Page 11: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

11

Bài học giới thiệu các tình huống cần đến tìm kiếm thông tin trên Internet, thấy được lợi ích rõ ràng của tìm kiếm thông tin trên Internet. Giới thiệu các tính năng chung của máy tìm kiếm và cụ thể là máy tìm kiếm Google với các chức năng tìm kiếm thông tin cơ bản và một số chức năng tìm kiếm nâng cao. Bên cạnh đó, các ví dụ và bài tập đưa ra chú trọng các tình huống trong đời sống mà các em HS thường gặp (giới thiệu về bản thân, trường lớp, du lịch,...), các yêu cầu tìm kiếm đến từ các môn học khác. HS có thể sử dụng nhiều cách để thu hẹp kết quả tìm kiếm, tăng chất lượng của kết quả tìm kiếm và áp dụng trong học tập cũng như các lĩnh vực của đời sống. Trong bài học, GV cần nhấn mạnh việc lựa chọn các từ khoá tìm kiếm để có thể thu được kết quả mong muốn và lựa chọn các kết quả tìm kiếm phù hợp với yêu cầu tìm kiếm. Ngoài ra, phải có các điều chỉnh yêu cầu tìm kiếm một cách hợp lí, hỏi ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực tìm kiếm hoặc tìm các thông tin liên quan đến thông tin cần tìm.

c) Yêu cầu chuẩn bị

HS đã được học về mạng máy tính và Internet, soạn thảo văn bản đơn giản, cách lưu trữ tài liệu. Tuy nhiên, để hỗ trợ HS khởi động được máy tìm kiếm một cách dễ dàng, GV cần chuẩn bị một số công việc như sau:

Cài đặt sẵn trình duyệt, phần mềm gõ chữ Việt (chẳng hạn VietKey, UniKey) và tạo biểu tượng của chúng trên màn hình.

Kết nối Internet.

d) Một số tài liệu tham khảo về chủ đề

Tài liệu tham khảo chính của phần Tìm kiếm thông tin là SGK và sách GV Tin học dành cho THCS, cụ thể là Chương I. Mạng máy tính và Internet của sách Tin học dành cho THCS, quyển 4.

Một số trang web tham khảo:

https://support.google.com/websearch/answer/134479?hl=vi

https://www.google.com/intl/vi/insidesearch/features/images/searchbyimage.html

http://www.lib.ueh.edu.vn/?ArticleId=7f638057-f6bf-4d85-805b-65012249c109

https://blogchiasekienthuc.com/thu-thuat-internet/cach-dung-google-search-hieu-qua.html

Page 12: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

12

BÀI 1. TÌM KIẾM THÔNG TIN(2 tiết)

1. Mục tiêu

- Biết vai trò và lợi ích của máy tìm kiếm trong tìm kiếm thông tin trên Internet.

- Nhận biết được các máy tìm kiếm khác nhau.

- Thực hiện được các chức năng tìm kiếm cơ bản và một số chức năng tìm kiếm nâng cao trên Google.

2. Những kiến thức có liên quan đã biết

- Kiến thức về mạng máy tính và Internet.

3. Yêu cầu về phương tiện dạy học

- Tài liệu hướng dẫn GV (HDGV) Tin học 9.

- Sách HDH Tin học 9.

- Mỗi HS (hoặc mỗi nhóm) có một máy tính kết nối Internet để thực hành.

- Phòng máy có trang bị máy tính cho GV, mạng Internet và máy chiếu.

4. Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS

Hoạt động học của HSĐịnh hướng hoạt động của GV

Khi HS học với tài liệu Khi HS kết thúc hoạt động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Ý tưởng sư phạm: Đây là hoạt động mở đầu với mục đích làm HS hiểu được vai trò và lợi ích của việc tìm kiếm thông tin trên Internet. HS đã được làm quen với tìm kiếm thông tin trên Internet trong bài mạng máy tính ở lớp 6 và tìm kiếm thông tin là nhu cầu hằng ngày. Do vậy, HS có thể dễ dàng nêu ra những tình huống trong học tập cũng như đời sống cần sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin.

Kết quả mong đợi: HS nhận thức được nhu cầu tìm kiếm thông tin là rất cần thiết và lợi ích của tìm kiếm thông tin trên Internet, thực hiện được những kĩ năng tìm kiếm cơ bản trên Google.

Page 13: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

13

HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi:

- Tại sao chúng ta cần tìm kiếm thông tin trên Internet?

- Hãy kể ra những tình huống phải tìm kiếm thông tin trên Internet.

- Em có luôn hài lòng về kết quả tìm kiếm trên Internet không?

GV gợi ý cho HS nói về các cách tìm kiếm thông tin. Trong đó, tìm kiếm thông tin trên Internet có những ưu điểm gì nổi bật? Khuyến khích các bạn trong nhóm kể ra những tình huống phải tìm kiếm thông tin trên Internet, nói về những hiểu biết đã có của mình về việc sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin và nhận xét về kết quả nhận được.

GV đến từng nhóm để quan sát, lắng nghe và góp ý khi HS trả lời câu hỏi.

Tổ chức cho 1 đến 2 nhóm chia sẻ câu trả lời của nhóm mình.

Khái quát câu trả lời của các nhóm và dẫn dắt sang hoạt động hình thành kiến thức.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨCÝ tưởng sư phạm: HS đọc thông tin và giải quyết bài tập bằng cách sử dụng kiến thức để thực hiện tìm kiếm trên Google.

Kết quả mong đợi: HS biết được khái niệm máy tìm kiếm, lợi ích của máy tìm kiếm trong tìm kiếm thông tin trên Internet. HS hiểu quy trình tìm kiếm thông tin, thực hiện được các tính năng tìm kiếm cơ bản và một số tính năng tìm kiếm nâng cao trên Google và làm đúng các bài tập.

HS hoạt động theo nhóm và hoàn thành bài tập.

GV nên cho hai HS sử dụng chung một máy tính để thực hiện theo các thao tác tìm kiếm trong các tình huống đưa ra và được hướng dẫn trong hoạt động này. HS sẽ thảo luận theo nhóm về kết quả tìm được của các ví dụ và bài tập.

GV đến từng cặp HS để quan sát và hướng dẫn khi HS gặp khó khăn.

Tổ chức cho 1 đến 2 nhóm chia sẻ kết quả bài tập của nhóm mình.

Nhận xét về kết quả tìm kiếm của các nhóm, gợi ý các thông tin liên quan đến kết quả tìm kiếm để HS thực hiện tìm kiếm thêm. Khái quát các câu trả lời về lợi ích và khó khăn khi sử dụng máy tìm kiếm trong tìm kiếm thông tin, nhấn mạnh việc sử dụng các kí hiệu đặc biệt của Google trong tìm kiếm thông tin và dẫn dắt sang hoạt động luyện tập.

Page 14: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

14

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Ý tưởng sư phạm: HS dựa vào kiến thức học được để nhận biết các máy tìm kiếm và các hoạt động sử dụng máy tìm kiếm, thực hành rèn luyện các kĩ năng tìm kiếm thông tin bằng máy tìm kiếm.

Kết quả mong đợi: HS thực hiện được các bài tập.HS hoạt động cá nhân, sử dụng Google để hoàn thành các bài tập.

GV hướng dẫn HS tìm các trang web trong yêu cầu mà bài tập đưa ra và tìm kiếm thông tin trên các trang web này. HS phân biệt được tìm kiếm thông tin trên các trang web với tìm kiếm thông tin sử dụng máy tìm kiếm.

Trong quá trình thực hành lưu ý khuyến khích HS trao đổi giúp đỡ lẫn nhau.

GV có thể cho hai HS ngồi cạnh nhau kiểm tra chéo kết quả bài làm của nhau.

GV tổng kết nội dung học trên lớp, kết quả các bài tập và định hướng cho HS tự học với hoạt động Vận dụng và Tìm tòi, mở rộng.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Ý tưởng sư phạm: Từ những hiểu biết chung về máy tìm kiếm và tìm kiếm thông tin bằng việc sử dụng máy tìm kiếm, HS thực hiện tìm kiếm với các tình huống trong học tập và đời sống.

Kết quả mong đợi: HS sử dụng máy tìm kiếm và các chức năng tìm kiếm trong tìm kiếm thông tin một cách hiệu quả.

HS thực hiện tìm kiếm thông tin bằng việc sử dụng máy tìm kiếm dựa trên các gợi ý sau:

□ Yêu cầu của thông tin tìm kiếm là gì?

□ Các từ khoá nào được sử dụng để tìm kiếm?

□ Cần kết hợp sử dụng các phép toán hay kí hiệu đặc biệt nào trong câu lệnh tìm kiếm?

Dặn dò và hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu tìm kiếm này, lưu kết quả vào máy tính và chia sẻ với thầy/cô giáo và các bạn.

GV cần lưu ý tạo cơ hội cho HS chia sẻ kết quả của mình với GV và các HS khác qua email. Khen ngợi những HS tích cực và ghi nhận thành tích học tập của HS.

Page 15: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

15

□ Cần điều chỉnh câu lệnh tìm kiếm như thế nào?

□ Kết quả tìm kiếm có phải là kết quả mong muốn không?

□ Em sử dụng máy tìm kiếm nào để thực hiện tìm kiếm?

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Ý tưởng sư phạm: HS tìm hiểu về chức năng tìm kiếm thông tin của các website và so sánh được với tìm kiếm thông tin trên các máy tìm kiếm. HS tìm hiểu thêm về tính năng tìm kiếm thông tin bằng hình ảnh, từ đó có nhận thức rằng các máy tìm kiếm đều có nhiều tính năng tìm kiếm nâng cao nhằm đáp ứng tốt nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng.

Kết quả mong đợi: HS tìm hiểu thêm được về vai trò của máy tìm kiếm trong tìm kiếm thông tin trên Internet và chức năng tìm kiếm thông tin qua hình ảnh trên Google.

HS phải thực hiện tìm kiếm trên các website như vnexpress.net, dantri.com.vn,... và so sánh được sự khác nhau giữa tìm kiếm trên các website này và tìm kiếm trên máy tìm kiếm.

HS thực hiện tìm kiếm thông tin trên Google dựa vào ảnh đã được lưu sẵn trên máy tính.

Dặn dò và hướng dẫn HS tìm kiếm thông tin trên một số website phổ biến.

GV gợi ý cho HS cách tìm kiếm thông tin dựa vào hình ảnh hoặc tìm kiếm trên Google về hướng dẫn cách tìm kiếm này.

GV cần lưu ý tạo cơ hội cho HS chia sẻ kết quả của mình với GV và các HS khác. Khen ngợi những HS tích cực và ghi nhận thành tích học tập của HS.

5. Một số gợi ýGợi ý đáp án một số bài tập:

Bài tập phần hình thành kiến thức

- Các bước tìm kiếm thông tin: e→c→b→a→d.

- Bài tập số 5: 1-d; 2-a; 3-e; 4-b; 5-c.

Bài tập phần luyện tập

- Bài tập số 6: A, C, D.

Page 16: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

16

BÀI 2. THỰC HÀNH TÌM KIẾM THÔNG TIN

TRÊN INTERNET(2 tiết)

1. Mục tiêu

- Thực hiện tìm kiếm thông tin trên Internet bằng cách sử dụng các chức

năng tìm kiếm đơn giản và một số chức năng tìm kiếm nâng cao trên Google.

2. Những kiến thức có liên quan đã biết

- Kiến thức về mạng máy tính, Internet ở sách HDH Tin học 6.

3. Yêu cầu về phương tiện dạy học

- Tài liệu HDGV Tin học 9.

- Sách HDH Tin học 9.

- Mỗi HS (hoặc mỗi nhóm) có một máy tính kết nối Internet để thực hành.

- Phòng máy có trang bị máy tính cho GV và máy chiếu.

4. Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS

Hoạt động học của HSĐịnh hướng hoạt động của GV

Khi HS học với tài liệu Khi HS kết thúc hoạt động

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Ý tưởng sư phạm: Trong bài học này, HS vận dụng tất cả các kiến thức đã học để tìm

kiếm thông tin trên Internet một cách hiệu quả. Các ví dụ được lựa chọn nhằm thể

hiện việc ứng dụng tìm kiếm thông tin rất phong phú và đa dạng trong học tập các

môn học, sinh hoạt và đời sống. HS có thể tự đưa ra các tình huống để luyện tập và

vận dụng.

Kết quả mong đợi: HS thực hiện tìm kiếm được các thông tin theo yêu cầu đặt ra.

Page 17: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

17

HS hoạt động cá nhân để thực hành trên máy tính và hoạt động nhóm để chia sẻ sản phẩm.

Các tình huống sử dụng trong hoạt động này chỉ có tính chất minh hoạ, GV cần chuẩn bị thêm một số tình huống thực tế hoặc yêu cầu HS nêu các tình huống cần sử dụng máy tìm kiếm và thực hiện tìm kiếm thông tin, lựa chọn từ khoá tìm kiếm và đánh giá kết quả tìm kiếm.

GV có thể cho hai HS ngồi cạnh nhau kiểm tra chéo kết quả bài làm của nhau.Sau khi HS hoàn thành các bài thực hành, GV có thể tổ chức lớp thành các nhóm và HS chia sẻ kết quả tìm kiếm của mình trong nhóm theo yêu cầu trong sách HDH.

GV có thể yêu cầu các em nhận xét về kết quả tìm kiếm, nêu các tính năng của máy tìm kiếm đã sử dụng, gợi ý để HS tìm kiếm thêm các thông tin liên quan đến kết quả đã tìm kiếm được.

C. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Ý tưởng sư phạm: Trong nội dung của phần này, gợi ý cho HS thực hiện tìm kiếm

thông tin với một số kí hiệu đặc biệt như: dấu -, mốc thời gian, từ khoá site:tên miền,

và thực hiện cùng một yêu cầu tìm kiếm trên hai máy tính khác nhau và nhận xét về

kết quả nhận được.

Kết quả mong đợi: HS tìm hiểu và sử dụng được thêm một số chức năng tìm kiếm

nâng cao và đánh giá được các kết quả tìm kiếm trên các máy tính khác nhau.

HS đọc gợi ý hướng dẫn và thực hành tìm kiếm thông tin trên Google sử dụng dấu -, mốc thời gian, từ khoá site:tên miền.HS thực hiện yêu cầu tìm kiếm trên các máy tính khác nhau.

Nếu thực tế cho phép, GV có thể cho HS tiến hành nội dung này trên lớp. Trong trường hợp không có điều kiện như vậy, GV có thể yêu cầu HS thực hiện tìm kiếm thông tin ở nhà.

Tạo cơ hội cho HS chia sẻ kết quả của mình với GV.Khen ngợi những HS tích cực và ghi nhận thành tích học tập của HS.

Page 18: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

18

PHẦN 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA TIN HỌC

1. GIỚI THIỆU CHUNG

Phần này cung cấp cho HS kiến thức cơ bản về một số vấn đề xã hội của Tin học bao gồm: bảo vệ thông tin trong máy tính; mạng xã hội Facebook; ngôn ngữ giao tiếp và văn hoá ứng xử trên mạng; các ảnh hưởng và tác động xấu của Internet. HS sử dụng sách HDH để thực hiện các hoạt động học tập dưới sự tổ chức, theo dõi, hỗ trợ và đánh giá của GV nhằm đạt được những mục đích sau đây:

Kiến thức

Hiểu ý nghĩa của việc phải bảo vệ thông tin máy tính.

Biết virus máy tính là gì, tại sao virus là mối nguy hại cho an toàn thông tin máy tính.

Biết những việc cần làm để phòng tránh virus máy tính.

Biết mạng xã hội là một kênh giao lưu thông tin trên mạng, cho phép người dùng kết nối bạn bè để chia sẻ thông tin.

Biết cấu trúc một bức thư điện tử và nắm được những quy tắc giao tiếp cơ bản qua thư điện tử.

Hiểu được rằng nên sử dụng ngôn ngữ trong sáng và có văn hoá khi giao tiếp qua mạng, phân biệt và chỉ ra được tác hại của những ngôn từ lệch lạc thiếu văn hoá xuất hiện trên mạng.

Biết giao tiếp ứng xử trên mạng một cách hợp pháp và có văn hoá, biết cách nêu ý kiến hoặc tiếp thu ý kiến một cách lịch sự văn minh, tôn trọng quyền riêng tư và nhân cách của người khác đồng thời tuân thủ pháp luật.

Biết khái niệm và tác hại của bệnh nghiện Internet, từ đó có ý thức phòng tránh.

Phân biệt và nhận ra được những triệu chứng của bệnh nghiện Internet.

Biết một số thủ đoạn lừa đảo phổ biến trên mạng, nhận ra được những dấu hiệu của sự lừa đảo, qua đó rút ra kinh nghiệm và biết cách đề phòng.

Page 19: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

19

Kĩ năng

Thực hiện được các thao tác sao lưu dự phòng bằng cách sao chép dữ liệu thông thường.

Thực hiện được việc quét virus bằng phần mềm diệt virus.

Sử dụng được một số chức năng cơ bản của mạng xã hội Facebook.

Thái độ

Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề.

Rèn luyện khả năng tự học, khả năng tìm kiếm thông tin mình mong muốn.

2. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI TỔ CHỨC DẠY HỌC

Yêu cầu chuẩn bị

Cài đặt sẵn phần mềm diệt virus BKAV. GV có thể tải về và cài đặt bản miễn phí BkavHome từ địa chỉ: http://www.bkav.com.vn/home/Download.aspx.

Tạo nhóm học tập cho lớp trên Facebook để làm phương tiện giới thiệu về nhóm và có thể sử dụng như một kênh thông tin thêm cho các hoạt động nhóm sau này.

Thiết đặt sẵn kiểu gõ và bảng mã trong phần mềm gõ chữ Việt (VietKey hoặc Unikey). Thiết đặt phông chữ ngầm định phù hợp với bảng mã.

BÀI 1. BẢO VỆ THÔNG TIN MÁY TÍNH (2 tiết)

1. Mục tiêu

- Hiểu ý nghĩa của việc phải bảo vệ thông tin máy tính.

- Biết virus máy tính là gì. Tại sao virus là mối nguy hại cho an toàn thông tin máy tính.

- Biết những việc cần làm để phòng tránh virus máy tính.

2. Những kiến thức có liên quan đã biết

- HS đã có kiến thức và kĩ năng cơ bản về hệ điều hành, các thao tác với tệp tin và thư mục.

Page 20: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

20

- HS có kĩ năng sử dụng một số phần mềm ứng dụng đã được học trong chương trình.

3. Yêu cầu về phương tiện dạy học

- Tài liệu HDGV Tin học 9.

- Sách HDH Tin học 9.

4. Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS

Hoạt động học của HSĐịnh hướng hoạt động của GV

Khi HS học với tài liệu Khi HS kết thúc hoạt động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Ý tưởng sư phạm: Hoạt động này huy động kinh nghiệm sử dụng máy tính của HS trong việc nhận ra một số tình huống máy tính trục trặc và dự đoán nguyên nhân, từ đó dẫn tới hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập.

Kết quả mong đợi: HS đưa ra được lựa chọn của mình và trả lời được câu hỏi.

Trong quá trình sử dụng, có thể máy tính bị trục trặc. HS nhớ lại đã gặp những tình huống nào khi sử dụng máy tính.

Khuyến khích HS đưa ra ý kiến cá nhân và dự đoán nguyên nhân.

Một số khả năng trong câu trả lời dự đoán nguyên nhân của việc máy tính bị trục trặc: do sử dụng không đúng cách, do virus, do chất lượng máy tính kém,...

Tổ chức cho HS chia sẻ câu trả lời của mình với cả lớp.

Khái quát câu trả lời của các HS và dẫn dắt sang hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập.

B&C. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP

1. Hoạt động 1

Ý tưởng sư phạm: Thông qua việc cá nhân đã từng gặp tình huống máy tính bị trục trặc và tìm hiểu thông tin về một cuộc tấn công hệ thống mạng máy tính, HS nhận biết được tầm quan trọng của việc bảo vệ thông tin máy tính.

Kết quả mong đợi: HS trả lời được câu hỏi.

Page 21: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

21

HS hoạt động độc lập để đọc thông tin, sau đó có thể hoạt động cặp đôi hoặc theo nhóm để cùng thảo luận trả lời câu hỏi “Tại sao phải bảo vệ thông tin máy tính?”.

GV quan sát, lắng nghe và góp ý khi HS thảo luận để tìm câu trả lời.

Tổ chức cho HS chia sẻ câu trả lời của nhóm mình.

Gợi ý đáp án bài tập số 1:

a) Vì thông tin máy tính là tư liệu quan trọng của mỗi cá nhân và tổ chức.

b) Thông tin máy tính bị mất, hỏng gây hậu quả nghiêm trọng.

2. Hoạt động 2

Ý tưởng sư phạm: Trong hoạt động này, HS tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn thông tin máy tính. HS chủ động tìm hiểu kiến thức về virus máy tính và thực hiện bài tập. Nội dung bài tập rõ ràng, cơ bản, HS trung bình đọc bài cẩn thận có thể hoàn thành mà không gặp khó khăn.

Kết quả mong đợi: HS trả lời chính xác bài tập.

Có nhiều lí do khác nhau làm cho thông tin máy tính bị mất hoặc bị hỏng. Có thể chia các yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính thành ba nhóm chính: 1. Yếu tố công nghệ - vật lí, 2. Yếu tố bảo quản - sử dụng và 3. Virus máy tính.

GV có thể tổ chức cho HS hoạt động độc lập hoặc cặp đôi để thảo luận thực hiện bài tập.

GV đến từng cặp HS để quan sát và hướng dẫn khi HS gặp khó khăn.

Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả bài tập của nhóm mình. Kết luận câu trả lời đúng cho bài tập và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

Đáp án bài tập số 2:

1, 1, 2, 2, 2, 3.

3. Hoạt động 3

Ý tưởng sư phạm: Trong hoạt động này, HS tìm hiểu một số tác hại của virus máy tính và các biện pháp phòng tránh. HS chủ động tìm hiểu kiến thức thông qua việc thực hiện hai bài tập trắc nghiệm. Các phương án của câu hỏi trắc nghiệm là rõ ràng và thuận lợi cho HS tiếp thu kiến thức mới thông qua bài tập.

Kết quả mong đợi: HS hoàn thành bài tập.

Page 22: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

22

HS làm bài tập số 3 và 4. GV có thể tổ chức cho HS hoạt động độc lập hoặc cặp đôi để thảo luận thực hiện bài tập.

GV quan sát, lắng nghe và góp ý khi HS trả lời câu hỏi.

GV đến từng cặp HS để quan sát và hướng dẫn khi HS gặp khó khăn.

Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả bài tập của nhóm mình. Kết luận câu trả lời đúng cho bài tập và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

Đáp án bài tập số 3:

1b, 2c, 3d, 4e, 5a, 6f.

Đáp án bài tập số 4:

Đúng: 1, 3, 4, 5, 6, 7.

Sai: 2, 8.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Ý tưởng sư phạm: HS vận dụng kiến thức của bài học để giải quyết tình huống trong thực tế cuộc sống ở gia đình và cộng đồng.

Kết quả mong đợi: HS báo cáo kết quả thực hiện bằng cách ghi lại công việc đã làm vào tệp Word và chia sẻ với thầy cô và các bạn.

HS báo cáo kết quả thực hiện được bằng cách ghi lại công việc đã làm ra giấy hoặc soạn thảo vào tệp Word và chia sẻ với thầy cô và các bạn.

GV tạo cơ hội cho HS chia sẻ kết quả của mình với GV và các HS khác.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Ý tưởng sư phạm: Mục đích của nội dung học tập này là HS tìm hiểu về các chương trình diệt virus hiệu quả hiện nay. Từ đó HS có hiểu biết thực tế để giải quyết các tình huống máy tính bị trục trặc khi sử dụng.

Kết quả mong đợi: HS tìm hiểu được thông tin về một chương trình diệt virus.

GV hướng dẫn HS cách tìm hiểu thêm về các phần mềm diệt virus.

Một số từ khoá tìm kiếm: BKAV, Avira, Kapersky,...

HS chia sẻ kết quả hoạt động với GV và các bạn.

Page 23: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

23

BÀI 2. THỰC HÀNH SAO LƯU DỰ PHÒNG

VÀ QUÉT VIRUS(2 tiết)

1. Mục tiêu

- Biết thực hiện các thao tác sao lưu dự phòng bằng cách sao chép dữ liệu thông thường.

- Biết thực hiện quét virus bằng phần mềm diệt virus.

2. Những kiến thức có liên quan đã biết

- HS đã có kĩ năng cơ bản thao tác với tệp tin và thư mục.

- HS có kĩ năng cơ bản sử dụng một số phần mềm.

3. Yêu cầu về phương tiện dạy học

- Máy tính của HS được cài đặt phần mềm diệt virus BKAV. GV có thể tải về và cài đặt bản miễn phí BkavHome từ địa chỉ:

http://www.bkav.com.vn/home/Download.aspx

- Tài liệu HDGV Tin học 9.

- Sách HDH Tin học 9.

4. Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS

Hoạt động học của HSĐịnh hướng hoạt động của GV

Khi HS học với tài liệu Khi HS kết thúc hoạt động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Ý tưởng sư phạm: Hoạt động khởi động đặt HS vào tình huống phải cân nhắc lựa chọn ổ đĩa chứa thư mục sao lưu. Trong hoạt động này, HS trả lời theo ý kiến chủ quan của mình, sau đó HS sẽ được củng cố kiến thức trong hoạt động thực hành tiếp theo.

Kết quả mong đợi: HS đưa ra được lựa chọn ổ đĩa chứa thư mục sao lưu và giải thích được tại sao lại chọn như vậy.

Page 24: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

24

HS hoạt động cá nhân

hoặc cặp đôi.

Khuyến khích HS đưa ra ý

kiến cá nhân và giải thích.

GV có thể gợi ý, giải thích

cho HS để HS có được sự

lựa chọn đúng như sau:

Hệ điều hành và các phần

mềm ứng dụng thường

được cài đặt trên ổ đĩa C.

Các kết quả làm việc của

em cũng thường lưu trong

thư mục My Document và

cũng trên ổ đĩa C. Trong

quá trình máy tính hoạt

động, có thể xảy ra trục

trặc với hệ điều hành và

phần mềm ứng dụng, từ

đó có thể dẫn đến các tệp

trên ổ đĩa này bị hỏng, làm

mất thông tin. Các tệp trên

ổ đĩa khác ít bị hỏng hơn.

Vì vậy, em nên đặt thư

mục chứa dữ liệu sao lưu

ở một ổ đĩa khác ổ C.

Tổ chức HS chia sẻ câu trả

lời của mình với cả lớp.

Khái quát câu trả lời của HS

và dẫn dắt sang hoạt động

hình thành kiến thức và

luyện tập.

B&C. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP

1. Hoạt động 1

Ý tưởng sư phạm: HS thực hành sao lưu dự phòng bằng phương pháp thông thường.

Tiếp nối hoạt động khởi động, ở hoạt động này HS được tiếp tục lưu ý là thư mục

Sao_luu nên đặt ở ổ đĩa khác ổ đĩa cài hệ điều hành.

Kết quả mong đợi: HS thực hành được theo yêu cầu của bài tập.

Page 25: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

25

HS làm bài tập số 1. Ngoài việc HS thực hành

theo yêu cầu, nếu GV đã

quy định mỗi HS có một

thư mục riêng lưu trữ bài

tập thực hành của các buổi

học thì có thể yêu cầu HS

sao lưu tất cả các tệp trong

thư mục đó.

GV giúp đỡ khi HS có khó

khăn.

Tổ chức kiểm tra kết quả

thực hành của HS trước khi

sang hoạt động tiếp theo.

2. Hoạt động 2

Ý tưởng sư phạm: Trong hoạt động này, HS thực hành quét virus bằng chương trình

BKAV. Sở dĩ tài liệu hướng dẫn học chọn BKAV do đây là phần mềm diệt virus rất tốt

của Việt Nam. GV và HS đều có thể truy cập và tải bản dùng thử miễn phí trên Internet.

Kết quả mong đợi: HS thực hiện được yêu cầu của bài tập.

HS làm bài tập số 2. Sau khi HS thực hành theo

bài tập, GV có thể yêu cầu

HS thực hiện thêm việc

quét virus với các tuỳ chọn

khác.

GV quan sát, lắng nghe

và giúp đỡ HS khi có khó

khăn.

Kiểm tra kết quả thực hành

của HS và tổng kết bài học.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Ý tưởng sư phạm: HS vận dụng kiến thức của bài học để giải quyết tình huống trong

thực tế cuộc sống ở gia đình và cộng đồng.

Kết quả mong đợi: HS báo cáo được kết quả thực hiện bằng cách ghi lại công việc đã

làm vào tệp Word và chia sẻ với thầy cô và các bạn.

Page 26: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

26

HS thực hiện yêu cầu

trong sách HDH.

GV dặn dò và hướng dẫn

HS viết kết quả ra giấy

hoặc soạn thảo trên Word,

sau đó chia sẻ với thầy/cô

giáo và các bạn qua email.

Trong trường hợp không

có email, có thể cho HS

chia sẻ với nhau qua kết

quả ghi lại trên giấy.

GV cần lưu ý tạo cơ hội cho

HS chia sẻ kết quả của mình

với GV và các HS khác. Khen

ngợi những HS tích cực và

ghi nhận thành tích học tập

của HS.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Ý tưởng sư phạm: Mục đích của nội dung học tập này là HS tìm hiểu chức năng tự

động sao lưu Backup and Restore có sẵn của các hệ điều hành. Từ đó HS biết thêm

một công cụ giúp sao lưu tự động ngoài cách sao chép thông thường được hướng

dẫn trong bài học.

Kết quả mong đợi: HS tìm hiểu được chức năng Backup and Restore.

HS thực hiện yêu cầu trong sách HDH.

GV dặn dò và hướng dẫn HS cách tìm hiểu chức năng này.

GV gợi ý cho HS biết cách truy cập vào chức năng Backup and Restore trong Windows7: Control Panel→System and Security→Backup and Restore.

GV cần lưu ý tạo cơ hội cho HS chia sẻ kết quả của mình với GV và các HS khác. Khen ngợi những HS tích cực và ghi nhận thành tích học tập của HS.

BÀI 3. MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK(2 tiết)

1. Mục tiêu

- Biết mạng xã hội là một kênh giao lưu thông tin trên mạng, cho phép người dùng kết nối bạn bè để chia sẻ thông tin.

- Biết cách sử dụng một số chức năng cơ bản của mạng xã hội Facebook.

Page 27: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

27

2. Những kiến thức có liên quan đã biết

- Kiến thức về mạng Internet, kĩ năng sử dụng trình duyệt web.

3. Yêu cầu về phương tiện dạy học

- Máy tính và máy chiếu đa phương tiện.

- Tài liệu HDGV Tin học 9.

- Sách HDH Tin học 9.

4. Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS

Hướng dẫn chung

Mục đích của hoạt động khởi động là để cung cấp những thông tin thú vị về Facebook cho những HS đã từng sử dụng. Bên cạnh đó, có thể khơi gợi sự tò mò, muốn khám phá về Facebook với những HS chưa biết về mạng xã hội này.

Sau hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức giới thiệu về cách tạo tài khoản trên Facebook và cách khai thác các chức năng cơ bản của Facebook. Lí tưởng nhất là hai tiết học này nên dạy trên phòng máy. Với mỗi chức năng được giới thiệu trong sách HDH, HS có thể thực hành ngay trên máy tính để tự thực hiện các thao tác cần thiết. Nếu không có phòng máy thì sau mỗi chức năng được giới thiệu, GV tổ chức cho HS chia sẻ các câu trả lời cho những câu hỏi trong sách, hoặc hướng HS thảo luận về những mặt tốt và xấu của Facebook nói chung và từng chức năng nói riêng.

Trong hoạt động luyện tập, HS được thực hành tạo tài khoản Facebook cá nhân (nếu chưa có) và thực hiện khai thác các chức năng cơ bản của Facebook đã được giới thiệu trong phần hình thành kiến thức. Với mỗi chức năng, GV hướng dẫn HS so sánh đối chiếu từng bước làm với hình mẫu trong sách tự học để đảm bảo mình đã thực hiện đúng từng thao tác. Qua đó, HS có thể ghi nhớ và hình thành thói quen thao tác theo đúng quy trình.

Hoạt động vận dụng yêu cầu HS so sánh mạng xã hội với một trang web thông thường để nắm bắt được sự khác biệt cũng như những lợi ích và bất cập mà mạng xã hội mang lại.

Hoạt động tìm tòi, mở rộng khuyến khích HS tìm hiểu thêm về chức năng thiết lập quyền riêng tư cho các chia sẻ của một chủ tài khoản Facebook để tăng tính

riêng tư và độ bảo mật thông tin cá nhân trên mạng xã hội.

Page 28: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

28

Hướng dẫn cụ thể cho từng hoạt động

Hoạt động học của HSĐịnh hướng hoạt động của GV

Khi HS học với tài liệu Khi HS kết thúc hoạt động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Ý tưởng sư phạm: HS được gợi động cơ thông qua một số thông tin thú vị về Facebook để khơi gợi nhu cầu muốn tìm hiểu mạng xã hội này.

Kết quả mong đợi: HS có hứng thú với mạng xã hội Facebook và muốn được trải nghiệm các chức năng của Facebook.

HS đọc các thông tin và đưa ra các lựa chọn theo hiểu biết của mình.

GV quan sát, lắng nghe và góp ý khi HS thực hiện hoạt động.

Tổ chức cho HS chia sẻ câu trả lời của mình với cả lớp.

Khái quát câu trả lời của HS và dẫn dắt sang hoạt động hình thành kiến thức.

Đáp án: Tất cả các lựa chọn đều đúng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hoạt động 1 – Tạo tài khoản trên Facebook

Ý tưởng sư phạm: Trong hoạt động này HS cần biết cách tạo tài khoản Facebook cá nhân và nhận thức được tài khoản Facebook là đại diện cho từng cá nhân, không nên lập nhiều tài khoản để sử dụng với những mục đích sống ảo, hay trêu đùa, công kích người khác.

Kết quả mong đợi: HS hiểu và có thể tự xây dựng được một tài khoản Facebook cá nhân.

HS hoạt động độc lập hoặc hoạt động cặp đôi để đọc hiểu nội dung trong sách tự học. (Nếu học trên phòng máy HS có thể thực hiện từng bước theo hướng dẫn trong sách tự học để tạo tài khoản Facebook cá nhân).

GV đến từng cặp HS để quan sát và hướng dẫn khi HS gặp khó khăn.

Tổ chức cho HS chia sẻ câu trả lời của mình với cả lớp.

Đưa ra cho HS một số lời khuyên và nhấn mạnh về việc sử dụng Facebook chính là đại diện của cá nhân, không nên lập nhiều tài khoản Facebook khác nhau để thực hiện những mục đích không lành mạnh.

Page 29: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

29

2. Hoạt động 2 – Chức năng kết bạn

Ý tưởng sư phạm: Trong hoạt động này HS cần biết cách tìm kiếm bạn, gửi lời mời kết bạn, chấp nhận hoặc từ chối lời mời kết bạn của người khác. Đồng thời HS cần có ý thức về việc kết bạn trên Facebook, không kết bạn bừa bãi, không kết bạn với những người không quen biết để tránh những vấn đề đáng tiếc xảy ra.

Kết quả mong đợi: HS biết sử dụng chức năng kết bạn của Facebook, có ý thức về việc lựa chọn đối tượng để kết bạn.

HS hoạt động độc lập hoặc hoạt động cặp đôi để đọc hiểu nội dung trong sách HDH. (Nếu học trên phòng máy HS có thể thực hiện từng bước theo hướng dẫn trong sách HDH để tìm kiếm bạn, gửi lời mời kết bạn, chấp nhận hoặc từ chối lời mời kết bạn).

GV quan sát, lắng nghe và góp ý khi HS trả lời câu hỏi.

GV đến từng cặp HS để quan sát và hướng dẫn khi HS gặp khó khăn.

Tổ chức cho HS chia sẻ câu trả lời của mình với cả lớp và kết luận về đối tượng nên kết bạn là những người em biết trong cuộc sống thực hoặc những người có cùng sở thích (tham gia nhóm bạn ở phần sau, không nên kết bạn trực tiếp). Đặc biệt em không bao giờ nên kết bạn với người lạ.

3. Hoạt động 3 – Chức năng trò chuyện

Ý tưởng sư phạm: Trong hoạt động này HS cần biết cách sử dụng chức năng trò chuyện của Facebook, phân biệt được hai hình thức trò chuyện: trực tiếp và gửi tin nhắn.

Kết quả mong đợi: HS biết sử dụng tính năng trò chuyện của Facebook, có ý thức lịch sự trong trò chuyện như nhận được tin nhắn của bạn bè thì cần trả lời.

HS hoạt động độc lập hoặc hoạt động cặp đôi để đọc hiểu nội dung trong sách tự học. (Nếu học trên phòng máy HS có thể thực hiện trò chuyện trực tuyến hoặc gửi tin nhắn ngoại tuyến với bạn cùng lớp).

GV đến từng cặp HS để quan sát và hướng dẫn khi HS gặp khó khăn.

Đưa ra cho HS một số lời khuyên khi sử dụng tính năng trò chuyện: chỉ trò chuyện khi có thời gian rảnh rỗi, nhận được tin nhắn của bạn cần trả lời để xác nhận đã nhận được và khi có thời gian thì sẽ trò chuyện.

Page 30: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

30

4. Hoạt động 4 – Chức năng cập nhật trang cá nhân

Ý tưởng sư phạm: Trong hoạt động này HS cần biết cách sử dụng các chức năng cập nhật trang cá nhân bao gồm: cập nhật ảnh đại diện, cập nhật ảnh bìa và chia sẻ trạng thái/ảnh/video.

Kết quả mong đợi: HS biết sử dụng các chức năng cập nhật trạng thái cá nhân đồng thời HS cũng có ý thức về sử dụng hình ảnh đại diện là hình ảnh của mình để nhận diện, biết chọn lọc các thông tin, hình ảnh, video để chia sẻ vừa đảm bảo đó là các thông tin có ý nghĩa, vừa biết cách bảo vệ thông tin cá nhân của mình.

HS hoạt động độc lập hoặc hoạt động cặp đôi để đọc hiểu nội dung trong sách tự học. (Nếu học trên phòng máy HS có thể thực hiện các tính năng cập nhật trang cá nhân này).

GV đến từng cặp HS để quan sát và hướng dẫn khi HS gặp khó khăn.

Tổ chức cho HS chia sẻ câu trả lời của mình với cả lớp.

Đáp án bài tập số 2: A. Vì để người khác dễ nhận diện chủ nhân của Facebook.

Đáp án bài tập số 3: a, e. Nên là những thông tin về bản thân hay những thông tin có ích cho học tập, nâng cao ý thức cho cộng đồng. Không nên chia sẻ các thông tin chưa rõ nguồn gốc, các thông tin linh tinh, các thông tin có thể gây tổn hại đến uy tín của người khác.

Đáp án bài tập số 4: Nên là đáp án c vì HS không nên sử dụng Facebook quá nhiều, GV có thể cho HS thảo luận xem trung bình một ngày nên sử dụng mạng xã hội hay mạng Internet bao nhiêu thời gian là vừa.

Page 31: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

31

5. Hoạt động 5 – Chức năng tham gia nhóm/tạo nhóm

Ý tưởng sư phạm: Trong hoạt động này HS cần biết cách đăng kí tham gia vào các nhóm và tạo các nhóm cũng như mời bạn bè tham gia vào nhóm mình tạo ra.

Kết quả mong đợi: HS biết sử dụng chức năng tham gia nhóm và biết cách tạo nhóm. Đồng thời HS có ý thức về việc lựa chọn các nhóm để tham gia và lập các nhóm khi cần thiết.HS hoạt động độc lập hoặc hoạt động cặp đôi để đọc hiểu nội dung trong sách tự học. (Nếu học trên phòng máy HS có thể thực hiện tính năng tạo nhóm/tham gia nhóm).

GV quan sát, lắng nghe và góp ý khi HS trả lời câu hỏi.

GV đến từng cặp HS để quan sát và hướng dẫn khi HS gặp khó khăn.

Đặt câu hỏi phụ cho HS về việc lựa chọn nhóm để tham gia. Nên là các nhóm bạn có cùng sở thích, hoặc nhóm học tập, hay nhóm gia đình. Không nên tham gia các nhóm không rõ nguồn gốc thông tin trên mạng xã hội, không nên tham gia các nhóm có những hình ảnh, thông tin không lành mạnh.

Đáp án bài tập số 5: Tất cả các trang web đó đều là mạng xã hội.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Ý tưởng sư phạm: Trong hoạt động này, HS cần tự thực hiện được các thao tác đã được giới thiệu trong phần Hình thành kiến thức. HS tạo ra tài khoản Facebook cá nhân (nếu chưa có) và khai thác các chức năng cơ bản của Facebook.

Kết quả mong đợi: HS có trang cá nhân, tham gia cộng đồng Facebook và có ý thức về những việc nên và không nên làm trên một mạng xã hội.

HS hoạt động cá nhân để hoàn thành bài tập.

GV đến từng HS để quan sát và hướng dẫn khi HS gặp khó khăn.

GV tổng kết nội dung học trên lớp và định hướng cho HS tự học với hoạt động Vận dụng và Tìm tòi, mở rộng.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Ý tưởng sư phạm: Hiện nay, mạng xã hội Facebook được phổ biến rất rộng rãi. Rất nhiều người truy cập mạng là đăng nhập vào tài khoản Facebook và bị “nghiện”. Hoạt động này giúp HS so sánh sự khác biệt giữa mạng xã hội và một trang web thông thường để thấy được những đặc trưng của mạng xã hội, đồng thời cũng ý thức được sự quan trọng của việc chọn lọc nguồn thông tin, tri thức từ các website khác.

Kết quả mong đợi: HS biết được các đặc điểm của mạng xã hội, sự khác biệt với các website thông thường và biết khai thác tốt các nguồn thông tin này.

Page 32: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

32

HS hoạt động cá nhân để hoàn thành bài tập.

Dặn dò và hướng dẫn HS về tầm quan trọng của hoạt động này.

GV tạo cơ hội cho HS chia sẻ sự tìm hiểu, so sánh của mình và nhấn mạnh về độ tin cậy của nguồn thông tin trên mạng xã hội không chắc chắn bằng các trang web có uy tín khác. Đồng thời mạng xã hội thiên về tính giao lưu, chia sẻ, kết bạn và tương tác, do đó cần lựa chọn đối tượng và các thông tin khi đưa lên trang cá nhân của mình.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Ý tưởng sư phạm: Chia sẻ thông tin cá nhân không chọn lọc trên mạng xã hội có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Hoạt động này tạo cơ hội cho HS tìm hiểu về chức năng lựa chọn danh sách người xem cho các chia sẻ trên trang cá nhân của một chủ tài khoản Facebook để tăng tính bảo mật, bảo vệ quyền riêng tư cho người dùng.

Kết quả mong đợi: HS tìm hiểu được các đối tượng được chia sẻ khác nhau, biết trong những trường hợp nào thì nên chia sẻ với đối tượng nào để đảm bảo an toàn cho cá nhân và cho người thân, bạn bè.

HS sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin hoặc tự khám phá chức năng này bằng cách kết hợp với bạn hay người thân để kiểm tra sự khác biệt của từng nhóm đối tượng được chia sẻ.

Nhấn mạnh với HS về ý tưởng sư phạm của hoạt động này.

GV cần lưu ý tạo cơ hội cho HS chia sẻ sự tìm hiểu của mình với các HS khác vào giờ học sau.

Một số lưu ý và nguồn tài liệu tham khảo cho GV

1. GV có thể tham khảo một số thông tin thêm về Facebook (được đề cập trong phần khởi động) tại đây: http://dantri.com.vn/suc-manh-so/quoc-gia-su-dung-facebook-nhieu-nhat-the-gioi-viet-nam-dung-o-top-7-20170714152318442.htm hoặc: http://www.imgroup.vn/blog-img/20-thong-ke-facebook-moi-nhat.html

2. GV có thể lập nhóm các HS trong lớp trên Facebook và sử dụng nhóm để tăng tính tương tác trong các bài học sau khi cần có hoạt động nhóm trong bài học.

Page 33: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

33

BÀI 4. NGÔN NGỮ GIAO TIẾP

VÀ VĂN HOÁ ỨNG XỬ TRÊN MẠNG(2 tiết)

1. Mục tiêu bài học

- Biết cách cấu trúc một bức thư điện tử và nắm được những quy tắc giao tiếp cơ bản qua email.

- Hiểu được rằng nên sử dụng ngôn ngữ trong sáng và có văn hoá khi giao tiếp qua mạng, phân biệt và chỉ ra được tác hại của những ngôn từ lệch lạc thiếu văn hoá xuất hiện ở đôi chỗ trên mạng.

- Biết giao tiếp, ứng xử trên mạng một cách hợp pháp và có văn hoá, biết cách nêu ý kiến hoặc tiếp thu ý kiến một cách lịch sự văn minh, tôn trọng quyền riêng tư và nhân cách của người khác đồng thời tuân thủ pháp luật.

2. Những kiến thức có liên quan đã biết

Ở lớp 6 HS đã hiểu biết về các thao tác cơ bản với email như tạo tài khoản email, soạn thảo và gửi email, đọc email trong hòm thư,… tuy nhiên đã qua ba năm, nếu HS không thường xuyên sử dụng email thì có thể đã quên.

3. Yêu cầu về phương tiện dạy học

Như đã nêu ở đầu chương.

4. Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS

Hướng dẫn chung

Kiến thức về email được giới thiệu từ lớp 6, vì vậy mở đầu bài học GV nên tìm hiểu xem đến nay HS còn nhớ được bao nhiêu thông qua các câu hỏi như:

Các em có thường xuyên sử dụng email không? Sử dụng dịch vụ email nào (Gmail, Yahoo,…)?

Nếu muốn gửi email cho nhiều người cùng lúc em phải làm thế nào?

Nếu muốn gửi một bức ảnh kĩ thuật số cho bạn qua email thì phải làm thế nào?

Nếu HS đã quên do không sử dụng email thường xuyên thì GV nên thực hiện lại các thao tác cơ bản với email cho cả lớp quan sát trên màn chiếu. GV cũng nên chuẩn bị sẵn (ví dụ: tự gửi email cho mình từ một địa chỉ email khác) một số email với nội dung và các tệp đính kèm phù hợp với nội dung của bài học.

Page 34: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

34

Hướng dẫn cụ thể cho từng hoạt động

Hoạt động của HSĐịnh hướng hoạt động của GV

Khi HS học với tài liệu Khi HS kết thúc hoạt động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Ý tưởng sư phạm: Thông qua tình huống cụ thể để HS hiểu rằng nếu chúng ta sử dụng email một cách tuỳ tiện thì có thể sinh ra nhiều hậu quả như hiểu nhầm, lỡ việc,...

Kết quả mong đợi: Thông qua thảo luận, HS hiểu rằng nếu chúng ta sử dụng email một cách tuỳ tiện thì có thể sinh ra nhiều hậu quả như hiểu nhầm, lỡ việc. Từ đó HS mong muốn thực hiện các hoạt động tiếp theo để tìm hiểu xem phải viết email ra sao, đặt địa chỉ email thế nào mới là đúng quy cách và không gây ra hiểu nhầm.

Hoạt động nhóm:

Đọc tình huống trong sách, thảo luận xem lỗi thuộc về Nam hay An,...

GV gợi ý, giải đáp thắc mắc nảy sinh và khuyến khích HS thực hiện các nhiệm vụ học tập.

GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết luận của nhóm mình, sau đó nhận xét.

Đáp án gợi ý:

Lỗi thuộc về người gửi (An). Nội dung email quá vắn tắt sơ sài, cuối email không kí tên, địa chỉ email không gợi nhớ chủ tài khoản khiến người nhận không hiểu, hiểu sai thậm chí là bỏ qua vì hiểu nhầm là thư rác. Người nhận (Nam) không có nghĩa vụ và không nên viết email hỏi lại khi nhận được những email không rõ nguồn gốc.

Tất nhiên Nam có lỗi là quên dự họp.

B&C. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP

1. Cách đặt địa chỉ email

Hoạt động cá nhân:

HS đọc nội dung trong sách để tìm hiểu cách đặt địa chỉ email đặc trưng cho bản thân và hợp lí.

GV quan sát, khi HS thắc mắc thì gợi ý để các em hiểu: các em có quyền tự chọn, nhưng nếu chọn những địa chỉ không nghiêm túc thì có thể bị người nhận bỏ qua vì tưởng là thư rác.

Ghi nhận những ý kiến mà nhiều em cùng thắc mắc để sau đó giải thích chung.

GV giải thích thêm: Địa chỉ email cũng là một loại tên, do đó phải không trùng lặp với địa chỉ email khác, đồng thời gợi nhớ tới chính người đó chứ không nhầm lẫn với người khác. Vì lí do đó, nên chọn địa chỉ email chứa họ tên mình.

Page 35: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

35

Bài tập số 1

Nên tổ chức hoạt động theo nhóm hoặc theo cặp đôi.

HS trao đổi với nhau để tìm các địa chỉ email không nghiêm túc, sau đó cử đại diện báo cáo.

Đây là bài tập không đòi hỏi tư duy nhưng HS có thể trả lời sai do hiện nay không ít thiếu niên và người lớn chọn địa chỉ email một cách tuỳ tiện, thiếu nghiêm túc và không phù hợp.

Đáp án: các địa chỉ email A, B, D, E không nghiêm túc và không gợi nhớ, không xác định duy nhất một người gửi.

2. Cấu trúc của email và cách giao tiếp qua email

Hoạt động cá nhân:

Đọc nội dung trong sách và quan sát hình để hiểu email nên cấu trúc ra sao.

GV lưu ý HS so sánh email trong hình vẽ với tình huống trong hoạt động khởi động.

Trả lời những thắc mắc mang tính kĩ thuật của HS (nếu có) như: làm sao để tạo chữ kí tự động, đính kèm tệp ra sao, được đính kèm tối đa bao nhiêu tệp,... Nếu nhiều HS thắc mắc thì làm mẫu cho cả lớp quan sát qua màn chiếu.

Bài tập số 2

Hoạt động theo nhóm:

HS trao đổi để tìm lời giải sau đó cử đại diện báo cáo.

GV gợi ý HS tham khảo hình kèm theo để làm bài tập. GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét.

Ý tưởng sư phạm: bài tập này giúp HS thực hành những kiến thức đã khám phá ở hoạt động trước.

Kết quả mong đợi: HS hiểu rõ nhiệm vụ và ý nghĩa thực tế của từng phần trong email.

Đáp án: B sai: Để trống tiêu đề gây mất thiện cảm của người nhận, có thể khiến email bị bỏ qua không đọc. Các ý còn lại đúng.

Bài tập số 3

Hoạt động theo nhóm:

HS trao đổi để tìm lời giải sau đó cử đại diện báo cáo.

GV giải thích bằng lời hoặc làm mẫu trực tiếp trên máy để giải đáp những thắc mắc của HS như: Cc, Bcc, Forward, Reply là gì, cơ chế hoạt động ra sao,...

Ý tưởng sư phạm: Bài tập này giúp HS hiểu rằng trong việc giao tiếp qua email có nhiều điều cần phải lưu ý.

Đáp án: Ngoại trừ ý E và F cần cân nhắc, các ý còn lại đều đúng.

Ý D và E là hai cách làm trái ngược và phải tuỳ trường hợp cụ thể mà vận dụng chứ không thể áp dụng trong mọi trường hợp. Nếu có thể thì nên làm như ý D: gửi lại email thông báo đã nhận được và sẽ trả lời sau.

Page 36: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

36

3. Ngôn ngữ giao tiếp trên mạng

Hoạt động cá nhân: đọc nội dung trong sách để hiểu về ngôn ngữ trên mạng, sau đó áp dụng để làm bài tập số 4.

Ý tưởng sư phạm: Hoạt động này để HS hiểu những hạn chế của ngôn ngữ mà giới trẻ hiện nay thường dùng trên mạng (ngôn ngữ @ hay ngôn ngữ tuổi teen) và những hậu quả nếu lạm dụng thứ ngôn ngữ này.

Kết quả mong đợi: HS hiểu được rằng nếu sử dụng thường xuyên thứ ngôn ngữ này sẽ khiến năng lực diễn đạt (nói và viết) tiếng Việt của bản thân trở nên lệch lạc và méo mó.

Bài tập số 4

Hoạt động theo nhóm:

HS trao đổi để tìm lời giải sau đó cử đại diện báo cáo.

GV quan sát, ghi nhận những ý kiến của HS để sau đó cho cả lớp thảo luận. Cuối cùng GV bình luận và tổng kết.

Đáp án: Ý B và C là đúng đắn. Ý A sai vì không phải đa số người trẻ, nhất là những người có học thức và có giáo dục, đều ưa thích thứ ngôn ngữ này. Ý D cũng sai.

4. Văn hoá ứng xử trên mạng

Hoạt động nhóm:

Đọc những vụ việc đáng tiếc nêu trong sách để hiểu những hậu quả nghiêm trọng của cách hành xử thiếu văn hoá trong thế giới ảo. Sau đó vận dụng để lựa chọn ý kiến đúng.

GV quan sát, ghi nhận những ý kiến của HS để sau đó cho cả lớp thảo luận. Cuối cùng GV bình luận và tổng kết.

Đáp án: Tất cả các ý đều đúng đắn và sáng suốt. Đây là những nhận xét và cảnh báo về tình trạng đáng báo động về văn hoá ứng xử của giới trẻ hiện nay trên mạng.

Bài tập số 5

Hoạt động theo nhóm:

HS trao đổi với nhau để trả lời câu hỏi, cử đại diện báo cáo kết quả.

GV yêu cầu HS báo cáo kết quả và nhận xét.

Đáp án gợi ý: Em nên làm gì khi

- bị bắt nạt trên mạng: Em nên bình tĩnh tự tin vào bản thân, bỏ qua những lời chê bai dèm pha của những người ác ý, tâm sự với người lớn (bố mẹ, thầy cô giáo) để có thêm sự động viên hỗ trợ.

- thấy bạn bè bị bắt nạt trên mạng: Động viên và khuyên bạn nên tự tin vào bản thân và nên tìm sự động viên hỗ trợ từ phía người lớn (bố mẹ, thầy cô giáo).

- thấy bạn bè hùa nhau bắt nạt người khác trên mạng: Không a dua theo những bạn đó, nếu thấy sự việc có thể trở nên nghiêm trọng thì nên báo cáo với thầy cô giáo.

Page 37: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

37

Bài tập số 6

Hoạt động cá nhân: HS trả

lời câu hỏi và báo cáo kết

quả.

Đáp án: Ý A và C là sai. GV yêu cầu HS báo cáo kết quả

và giải thích.

- Ý A: Nếu chúng ta hùa theo số đông để bắt nạt một người,

nếu xảy ra những hậu quả nghiêm trọng thì chúng ta sẽ

phải đối mặt với toà án lương tâm của mình.

- Ý C: Cơ quan an ninh sẽ phối hợp với nhà cung cấp dịch

vụ mạng (ví dụ Facebook, Google,… ) để tìm ra thủ phạm

dù những người đó che giấu tên thật trên mạng.

5. Quyền giữ bí mật đời tư

Hoạt động cá nhân:

HS đọc nội dung trong sách

để hiểu về quyền riêng tư,

quyền bí mật đời tư và vận

dụng để làm bài tập số 7.

Bài tập số 7

Hoạt động nhóm: HS thảo

luận để trả lời câu hỏi và

cử đại diện báo cáo kết

quả.

GV quan sát và ghi nhận những thắc mắc của HS để

giải đáp.

Đáp án gợi ý:

(A) Đưa ảnh chụp và các thông tin cá nhân của người

đó lên mạng xã hội mà chưa hỏi ý kiến người đó là hành

vi phạm pháp, bất kể là vì mục đích gì. Việc đó có thể

đem lại hậu quả xấu cho người bị công khai danh tính và

thông tin cá nhân.

(B) Chê bai công kích chuyện cá nhân riêng tư của người

khác trên mạng xã hội kèm theo ảnh và danh tính của

người đó cũng là hành vi phạm pháp.

(C) Bấm nút "like" để ủng hộ những hành động nông nổi,

thiếu suy nghĩ được đăng tải trên mạng là hành vi thiếu

đạo đức vì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng

cho người khác.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Đáp án gợi ý:

Nếu trong mục To hoặc Cc của email có địa chỉ của bạn A (tức là email gửi cho A theo

kiểu To hoặc Cc) thì A không biết danh sách những địa chỉ Bcc nhưng những người

trong danh sách Bcc sẽ nhìn thấy A. Do vậy nếu định che giấu danh sách người nhận

thì người gửi không được dùng To hay Cc mà chỉ dùng Bcc thôi. Đáp án là D.

Page 38: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

38

BÀI 5. NHỮNG ẢNH HƯỞNG

VÀ TÁC ĐỘNG XẤU CỦA INTERNET(2 tiết)

1. Mục tiêu bài học

- Biết khái niệm và tác hại của bệnh nghiện Internet, từ đó có ý thức phòng tránh.

- Phân biệt và nhận ra được những triệu chứng của bệnh nghiện Internet.

- Biết một số thủ đoạn lừa đảo phổ biến trên mạng, nhận ra được những dấu hiệu của sự lừa đảo, qua đó rút ra kinh nghiệm và biết cách đề phòng.

2. Những kiến thức có liên quan đã biết

HS ở thành thị được tiếp xúc nhiều với các kênh thông tin như báo chí, ti vi,... nên đã biết về những mặt trái và ảnh hưởng xấu của Internet. Tuy nhiên ở các vùng sâu vùng xa HS có thể còn bỡ ngỡ chưa nghe và biết nhiều về điều này.

3. Yêu cầu về phương tiện dạy học

Như đã nêu ở phần giới thiệu chung.

4. Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS

Hoạt động của HSĐịnh hướng hoạt động của GV

Khi HS học với tài liệu Khi HS kết thúc hoạt động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNGÝ tưởng sư phạm: Đầu tiên khẳng định lại điều mà HS đã biết là Internet đem đến rất nhiều lợi ích, sau đó lật ngược lại vấn đề. Bằng cách đưa ra số liệu cụ thể (về số trại cai nghiện Internet) ta chứng minh rằng tuy Internet hữu ích nhưng cũng có thể gây nghiện. Từ sự đối lập đó, HS có động cơ tìm hiểu xem nghiện Internet là bệnh gì.

Kết quả mong đợi: HS tò mò muốn tìm hiểu bệnh nghiện Internet.

B&C. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP

1. Bệnh nghiện Internet

Hoạt động cá nhân:

HS đọc nội dung trong sách để làm bài tập.

GV quan sát, khi HS thắc mắc thì gợi ý để các em hiểu.

Ghi nhận những ý kiến mà nhiều em cùng thắc mắc để sau đó giải thích chung.

Page 39: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

39

Bài tập số 1

Bài này đơn giản, nên tổ chức dưới hình thức hoạt động cá nhân để HS tự suy nghĩ.

HS lựa chọn ý đúng.

Đây là bài tập củng cố kiến thức vừa học. Đáp án: tất cả các ý đều đúng.

Tuỳ tình hình thực tế mà GV có thể mở rộng bằng cách đặt câu hỏi liên hệ thực tế:

- Em đã bắt gặp tình trạng nghiện Internet ở bạn bè/người quen chưa?

- Theo em bệnh nghiện Internet còn có dấu hiệu hay gây hậu quả gì khác ngoài những ý trong bài tập không?

Bài tập số 2

Bài này đòi hỏi kinh nghiệm xã hội, nên tổ chức dưới hình thức hoạt động nhóm.

Đáp án: tất cả các lựa chọn đều đúng và là những hành động hỗ trợ cho người đang cai nghiện Internet.

GV lưu ý HS rằng nên tiến hành tất cả các biện pháp đó cùng lúc sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn thay vì chỉ áp dụng một biện pháp đơn lẻ.

2. Lừa đảo qua mạng Hoạt động nhóm: HS đọc nội dung: "Tung thông tin quà tặng để chiếm đoạt tài khoản Facebook". Thảo luận theo các hướng dẫn và gợi ý của GV để trả lời các câu hỏi dẫn dắt của GV.

GV nêu câu hỏi dẫn dắt: Kẻ lừa đảo đăng bức ảnh chụp các đôi giày để làm gì? thông điệp lừa đảo được trình bày dưới dạng các bước có thuyết phục người xem hơn dạng trình bày thông thường hay không?

GV gợi ý: Thông điệp lừa đảo được trình bày dưới dạng các bước tương tự như những biểu mẫu mà chúng ta thường điền, từ đó tạo cảm giác an toàn cho người xem, khiến họ tưởng như đang đăng kí tham gia một trò chơi có thưởng nào đó mà lơ là cảnh giác.

GV lắng nghe và ghi nhận các ý kiến của HS để về sau giải đáp chung.

Đọc nội dung: "Lừa tặng quà trên Facebook để lấy số điện thoại và các thông tin cá nhân của người dùng". Thảo luận theo các hướng dẫn và gợi ý của GV.

GV nêu câu hỏi dẫn dắt: Thủ đoạn lừa đảo này giống và khác thủ đoạn nêu trên ở điểm nào?

GV gợi ý: Cả hai đều lợi dụng lòng tham "quà tặng" - những thứ không phải sức lao động của mình làm ra - của nạn nhân. Cả hai đều lợi dụng mạng xã hội Facebook để chiếm đoạt thông tin cá nhân.

GV lắng nghe và ghi nhận các ý kiến của HS để về sau giải đáp chung.

Page 40: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

40

Đọc nội dung: "Giả danh

nhà mạng nhắn tin trúng

thưởng". Thảo luận theo

các hướng dẫn và gợi ý

của GV.

GV nêu câu hỏi dẫn dắt: Thủ đoạn này có giống như thủ

đoạn "Tung thông tin quà tặng để chiếm đoạt tài khoản

Facebook" nêu trên hay không?

Đáp án gợi ý: Cả hai đều trưng ra những phần thưởng

ảo hấp dẫn (giày, xe máy,...) để gợi lòng tham của nạn

nhân nhằm chiếm đoạt một tài sản nào đó của nạn nhân

(thông tin tài khoản, tiền). Khác nhau ở chỗ loại thủ đoạn

đang xét là giả danh nhà mạng chứ không nhân danh cá

nhân như thủ đoạn trước đó.

GV lắng nghe và ghi nhận các ý kiến của HS để về sau

giải đáp chung.

Đọc nội dung: "Giả danh

nhà mạng tung tin siêu

khuyến mãi để lừa người

dùng nạp tiền". Thảo luận

theo các hướng dẫn và gợi

ý của GV.

GV nêu câu hỏi dẫn dắt: Vào thời điểm đó (năm 2015)

vụ lừa đảo này khá nổi tiếng trong xã hội dưới tên gọi

"cháu của ông chú VietTel". Chi tiết "có ông chú làm ở

Viettel" được kẻ lừa đảo tung ra nhằm mục đích gì? các

nạn nhân tưởng rằng họ sẽ thu được cái gì? Chính nạn

nhân có vi phạm pháp luật hay đạo đức không?

Đáp án gợi ý: Chi tiết "có ông chú làm ở Viettel" khiến

nạn nhân tin rằng VietTel có chương trình khuyến mãi nội

bộ cho nhân viên, thứ mà mình cũng có thể được hưởng

nếu làm theo chỉ dẫn của kẻ lừa đảo. Như vậy chính các

nạn nhân (vốn không phải nhân viên của VietTel) đã sai

khi bỏ tiền ra để mạo danh nhân viên của VietTel hòng

kiếm lợi từ chương trình khuyến mãi (ảo) chỉ dành cho

nhân viên của VietTel. Nếu mọi người tuân thủ đúng luật

pháp và đạo đức thì sẽ không bị lừa đảo theo hình thức

này.

GV lắng nghe và ghi nhận các ý kiến của HS để về sau

giải đáp chung.

Page 41: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

41

Đọc nội dung: "Trộm tài

khoản Facebook, mạo

nhận người thân nhờ nạp

tiền". Thảo luận theo các

hướng dẫn và gợi ý của

GV.

GV nêu câu hỏi dẫn dắt: Những nạn nhân của trò lừa

đảo này có làm sai điều gì về mặt luật pháp hay đạo đức

(như trò lừa đảo trước) hay không?

Đáp án gợi ý: Ở đây người bị hại không làm sai điều

gì về mặt luật pháp hay đạo đức, họ chỉ thiếu bình tĩnh

và nôn nóng tìm cách giúp đỡ người thân đang gặp khó

khăn.

GV lắng nghe và ghi nhận các ý kiến của HS để về sau

giải đáp chung.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Đoạn kết của câu chuyện (đã xảy ra trong thực tế, GV có thể tìm trên Internet) là: sau đó bà C chờ mãi mà không thấy ông Brown liên lạc. Bà gọi điện lại thì số điện thoại đã khoá, tìm hiểu thì ngân hàng Merchant Bank ở Tây Phi trả lời không thực hiện giao dịch nào như vậy. Bà C mất 250 USD.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Đáp án gợi ý: Ngoài những mặt trái đã nêu trong bài, Internet còn có thể gây nên những hậu quả khác, chẳng hạn do thiếu kinh nghiệm sống nên HS bị dụ dỗ tham gia vào những hoạt động xấu hay trái pháp luật như tụ tập lêu lổng, cờ bạc nghiện hút, đánh nhau, buôn bán chất cấm,... Thông tin trên Internet cũng có thể thiếu chính xác, lệch lạc thậm chí sai trái do những kẻ xấu cố tình đăng tải. Nếu HS không biết chọn lọc và cảnh giác thì có thể sẽ đọc, tin tưởng và làm những điều xấu.

Page 42: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

42

PHẦN 3. PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾUVÀ KĨ NĂNG TRÌNH BÀY

1. GIỚI THIỆU CHUNG

Phần này cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản về phần mềm trình chiếu và kĩ năng thuyết trình. HS sử dụng sách HDH để thực hiện các hoạt động học tập dưới sự tổ chức, theo dõi, hỗ trợ và đánh giá của GV nhằm đạt được những mục đích sau đây:

Kiến thức

Biết phần mềm trình chiếu là một công cụ hỗ trợ trình bày. Nhận biết được các đặc điểm và lợi ích của việc sử dụng phần mềm trình chiếu.

Biết các đối tượng chính trên trang chiếu. Biết một số mẫu bố trí cơ bản trình bày nội dung trang chiếu, từ đó sử dụng hợp lí mẫu bố trí nội dung cho các trang chiếu.

Biết vai trò và lợi ích của việc trình bày màu sắc trên các trang chiếu. Biết cách lựa chọn và phối hợp màu sắc một cách hợp lí trên các trang chiếu.

Biết được vai trò của hình ảnh và các đối tượng khác trên trang chiếu.

Biết tác dụng của các hiệu ứng động khi trình chiếu và phân biệt được hai dạng hiệu ứng động. Biết sử dụng các hiệu ứng động một cách hợp lí.

Kĩ năng

Thực hiện được một số kĩ năng bố cục nội dung cho bài trình chiếu.

Nhập nội dung văn bản. Chèn được hình ảnh, âm thanh và một số đối tượng khác vào trang chiếu.

Thực hiện được các thao tác thay đổi màu nền, màu văn bản và hình ảnh trên các trang chiếu.

Biết được một số thao tác cơ bản để xử lí các đối tượng được chèn vào trang chiếu như thay đổi vị trí, kích thước của đối tượng.

Biết làm việc với bài trình chiếu trong chế độ sắp xếp và thực hiện các thao tác sao chép và di chuyển trang chiếu.

Thực hiện được các thao tác tạo hiệu ứng động cho bài trình chiếu.

Thực hiện được kĩ năng trình bày bài trình chiếu.

Page 43: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

43

Thực hiện các kĩ năng làm việc nhóm để tạo ra sản phẩm báo cáo sử dụng trình chiếu.

Thái độ

Nhận thức đúng đắn về vai trò của việc sử dụng công nghệ thông tin nói chung và phần mềm trình chiếu nói riêng trong công việc và học tập.

Yêu thích môn học và có ý thức sử dụng công cụ CNTT hiệu quả.

2. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI TỔ CHỨC DẠY HỌC

Nội dung phần phần mềm trình chiếu và kĩ năng trình bày cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản về phần mềm trình chiếu và kĩ năng thực hiện việc trình bày sử dụng công cụ trình chiếu.

a) Phần mềm trình chiếu

Hiện nay có nhiều phần mềm trình chiếu khác nhau như PowerPoint của hãng Microsoft, phần mềm mã nguồn mở OpenOffice.org Impress, phần mềm Lotus Freelance của hãng IBM, Keynote của hãng Apple,... Bên cạnh đó, khi máy tính kết nối Internet, HS có thể tạo bài trình chiếu trực tuyến bằng các ứng dụng trình chiếu miễn phí như Prezi, Google Presentation,...

Trong phần này, sách HDH sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint 2010 để minh hoạ. Các phần mềm trình chiếu có thể khác nhau đôi chút về hình thức thể hiện nhưng về chức năng cơ bản là như nhau. Đối với phần mềm Microsoft PowerPoint, hiện nay cũng có nhiều phiên bản khác nhau được sử dụng. GV có thể linh hoạt lựa chọn phần mềm trình chiếu cụ thể để giảng dạy sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

b) Nội dung

Chủ đề phần mềm trình chiếu và kĩ năng trình bày hướng HS sử dụng hiệu quả phần mềm trình chiếu cho công việc trình bày một chủ đề nào đó trong học tập và đời sống. Trọng tâm của chủ đề nhấn mạnh yêu cầu tổ chức, bố trí các đối tượng thông tin trên bài trình chiếu, cũng như tính hợp lí và hiệu quả của việc sử dụng bài trình chiếu hỗ trợ trình bày. Bên cạnh kĩ năng trình bày, chủ đề này cũng rèn luyện cho HS kĩ năng làm việc nhóm thông qua các hoạt động học tập.

Chuỗi hoạt động học tập được thiết kế với hoạt động “Khởi động” đặt HS vào ngữ cảnh mà trong đó nảy sinh tình huống nên HS cần học kiến thức mới về phần mềm trình chiếu. Hoạt động “Hình thành kiến thức” và “Luyện tập” giúp HS giải quyết trọn vẹn vấn đề đã đặt ra trong hoạt động “Khởi động”. Hoạt động "Vận dụng" và "Tìm tòi,

Page 44: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

44

mở rộng" là các hoạt động giao cho HS thực hiện ở nhà, GV không tổ chức dạy học hoàn toàn trên lớp. Nội dung của hai hoạt động này trong sách HDH chỉ gồm những yêu cầu định hướng và gợi ý về phương pháp thực hiện, mô tả sản phẩm HS phải hoàn thành,... để HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học được trong bài học và tìm tòi mở rộng thêm theo nhu cầu và sở thích của mình.

c) Yêu cầu chuẩn bị

Để hỗ trợ HS thực hiện các hoạt động học tập một cách dễ dàng, GV cần chuẩn bị một số công việc như sau:

Cài đặt sẵn phần mềm trình chiếu, phần mềm gõ chữ Việt (chẳng hạn VietKey, UniKey) và tạo biểu tượng của chúng trên màn hình.

Ngoài những quy định chung, GV nên có quy định về việc lưu trữ kết quả bài làm của HS trên máy tính và thông báo cho HS về quy định này.

d) Một số tài liệu tham khảo về chủ đề

Tài liệu tham khảo chính của chủ đề Phần mềm trình chiếu và kĩ năng trình bày là SGK và sách GV Tin học dành cho Trung học cơ sở, quyển 4.

Một số tài liệu tham khảo khác được trình bày cụ thể trong từng bài học của sách HDH và tài liệu HDGV.

BÀI 1. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU (2 tiết)

1. Mục tiêu

- Biết phần mềm trình chiếu là một công cụ hỗ trợ trình bày.

- Nhận biết được các đặc điểm và lợi ích của việc sử dụng phần mềm trình chiếu.

2. Những kiến thức có liên quan đã biết

- Kĩ năng sử dụng một số phần mềm ứng dụng trong chương trình Tin học 6, 7, 8.

3. Yêu cầu về phương tiện dạy học

- Tài liệu HDGV Tin học 9.

- Sách HDH Tin học 9.

Page 45: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

45

4. Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS

Hoạt động học của HSĐịnh hướng hoạt động của GV

Khi HS học với tài liệu Khi HS kết thúc hoạt động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Ý tưởng sư phạm: Đây là hoạt động mở đầu với mục đích làm HS hiểu được ý nghĩa của các công cụ hỗ trợ trình bày, đặc biệt là phần mềm trình chiếu. Hoạt động bắt đầu bằng một tình huống trong học tập hằng ngày của các em dẫn đến nhu cầu cần tìm hiểu về phần mềm trình chiếu.

Kết quả mong đợi: HS biết lựa chọn phần mềm phù hợp cho mỗi loại hình công việc và chọn được phần mềm trình chiếu là phần mềm phù hợp cho việc trình bày bài tập môn Văn.

Trên cơ sở những hiểu biết

và kinh nghiệm của bản thân,

HS lựa chọn phần mềm mà

em cho là phù hợp trong

danh sách gợi ý để trình bày

kết quả bài tập môn Văn.

Có thể cho HS thảo luận

nhóm. Khuyến khích HS

nói với các bạn trong

nhóm những hiểu biết

của mình về mục đích của

việc sử dụng phần mềm

soạn thảo văn bản, phần

mềm bảng tính, phần

mềm trình chiếu để từ đó

tìm được câu trả lời phù

hợp.

GV quan sát, lắng nghe

và góp ý khi HS trả lời câu

hỏi.

Tổ chức cho HS chia sẻ

câu trả lời của mình với

cả lớp.

Khái quát câu trả lời của

các HS và dẫn dắt sang

hoạt động hình thành kiến

thức.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hoạt động 1

Ý tưởng sư phạm: Trong hoạt động này HS cần nhận ra hoạt động trình bày trong các hoạt động diễn ra hằng ngày và biết về một số công cụ hỗ trợ trình bày. Trên cơ sở mạch kiến thức đó, HS được dẫn dắt đến hoạt động tiếp theo về các đặc điểm của phần mềm trình chiếu.

Kết quả mong đợi: HS trả lời đúng câu hỏi.

Page 46: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

46

Học sinh hoạt động độc lập hoặc hoạt động cặp đôi để hoàn thành câu hỏi về hoạt động trình bày.

GV quan sát, lắng nghe và góp ý khi HS trả lời câu hỏi.

Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả bài tập của nhóm mình.

Kết luận câu trả lời đúng cho bài tập và dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo

Đáp án bài tập số 1: B, C, D.

Hoạt động trong câu A không phải là hoạt động trình bày thông tin vì câu chuyện tán gẫu thường lan man, không có chủ đề cụ thể, không có trọng tâm.

2. Hoạt động 2

Ý tưởng sư phạm: Học sinh tìm hiểu về phần mềm trình chiếu và các tính năng cơ bản của phần mềm trình chiếu. Câu hỏi trắc nghiệm và tự luận để kiểm tra kiến thức HS nắm được sau hoạt động đọc thông tin.

Kết quả mong đợi: HS trả lời đúng câu hỏi.

Học sinh hoạt động độc lập hoặc hoạt động cặp đôi để hoàn thành bài tập số 2 và 3.

GV quan sát, lắng nghe và góp ý khi HS trả lời câu hỏi.

GV gợi ý những tình huống cụ thể trong học tập mà HS phải trình bày. Trên cơ sở đó lựa chọn những tình huống có thể dùng phần mềm trình chiếu để hỗ trợ.

Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả bài tập của nhóm mình.

Kết luận câu trả lời đúng cho bài tập và dẫn dắt sang hoạt động luyện tập.

Đáp án bài tập số 2: Các ý 1, 4, 5 đúng.

Đáp án bài tập số 3:

- Các hoạt động trình bày: trình bày kết quả dự án của cá nhân hoặc nhóm, trình bày kết quả hoạt động câu lạc bộ trong buổi tổng kết,...

- Lợi ích của việc sử dụng phần mềm trình chiếu: trực quan, sinh động, hấp dẫn người nghe, tích hợp âm thanh, hình ảnh, video,...

Page 47: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

47

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Ý tưởng sư phạm: HS được luyện tập để hiểu về hoạt động trình bày và những lợi ích

của phần mềm trình chiếu khi hỗ trợ hoạt động trình bày.

Kết quả mong đợi: Học sinh làm đúng bài tập.

Học sinh hoạt động cá nhân

để hoàn thành bài tập số 4.

GV tổng kết nội dung học

trên lớp và định hướng

cho HS tự học với hoạt

động Vận dụng và Tìm tòi

mở rộng.

Đáp án bài tập số 4

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Ý tưởng sư phạm: Từ những hiểu biết chung về hoạt động trình bày và phần mềm trình chiếu, HS mô tả một chủ đề về địa phương để chuẩn bị nội dung trình bày. Ví dụ: danh lam thắng cảnh, nhân vật lịch sử, nghề thủ công,.. HS cũng có thể tự đề xuất chủ đề bài trình bày. Mô tả này sẽ được HS sử dụng để soạn thảo văn bản trong các bài học sau.

Kết quả mong đợi: HS mô tả rõ ràng về chủ đề mình muốn trình bày.

Page 48: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

48

HS mô tả dàn ý nội dung trình bày theo các gợi ý sau đây:

- Chủ đề trình bày là gì?

- Những nội dung chính sẽ trình bày.

- Các nguồn tư liệu cần có cho bài trình bày.

- Em sử dụng phần mềm nào để tạo bài trình chiếu?

HS viết những mô tả này ra giấy và chia sẻ với thầy cô và các bạn.

Dặn dò và hướng dẫn HS viết những mô tả này ra giấy và chia sẻ với thầy/cô giáo và các bạn.

GV cần lưu ý tạo cơ hội cho HS chia sẻ kết quả của mình với GV và các HS khác. Khen ngợi những HS tích cực và ghi nhận thành tích học tập của HS.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Ý tưởng sư phạm: Mục đích của nội dung học tập này là HS tìm hiểu thêm về lịch sử phát triển của các công cụ máy tính hỗ trợ trình bày.

Kết quả mong đợi: HS tìm hiểu được thông tin về ít nhất hai công cụ hỗ trợ trình bày

HS tự tìm hiểu bài tập ở nhà theo nhu cầu.

Dặn dò và hướng dẫn HS tra cứu lại kiến thức về tìm kiếm thông tin trên Internet.

Giáo viên có thể gợi ý thêm nguồn tư liệu trên Internet.

GV cần lưu ý tạo cơ hội cho HS chia sẻ kết quả của mình với GV và các HS khác. Khen ngợi những HS tích cực và ghi nhận thành tích học tập của HS.

BÀI 2. BÀI TRÌNH CHIẾU (2 tiết)

1. Mục tiêu

- Biết các các đối tượng chính trên trang chiếu.

- Biết một số mẫu bố trí cơ bản trình bày nội dung trang chiếu.

- Biết nhập nội dung văn bản cho trang chiếu.

2. Những kiến thức có liên quan đã biết

- Học sinh đã biết phần mềm trình chiếu là công cụ hỗ trợ trình bày, biết một

Page 49: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

49

số đặc điểm của phần mềm trình chiếu và màn hình làm việc của phần mềm trình chiếu PowerPoint.

- Học sinh đã biết sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản để tạo văn bản chứa chữ, hình ảnh, hình khối, bảng biểu,…

3. Yêu cầu về phương tiện dạy học

- Tài liệu HDGV Tin học 9.

- Sách HDH Tin học 9.

4. Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS

Hoạt động học của HSĐịnh hướng hoạt động của GV

Khi HS học với tài liệu Khi HS kết thúc hoạt động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Ý tưởng sư phạm: Kết nối kiến thức của bài học trước về phần mềm trình chiếu và kiến thức đã biết về sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản, HS cho ý kiến cá nhân về việc sẽ lựa chọn đối tượng nào đưa vào bài trình bày để bài trình bày hiệu quả. Đồng thời HS huy động kinh nghiệm đã biết khi sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản để trả lời câu hỏi “làm thế nào để nhập nội dung văn bản vào trang chiếu?”.

Kết quả mong đợi: HS đưa ra được lựa chọn của mình và trả lời được câu hỏi.

Trên cơ sở những hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân, HS lựa chọn đối tượng đưa vào trang chiếu và trả lời câu hỏi “làm thế nào để nhập nội dung văn bản vào trang chiếu?”.

Có thể cho HS thảo luận nhóm. Khuyến khích HS đưa ra ý kiến cá nhân về việc lựa chọn đối tượng đưa vào trang chiếu để bài trình chiếu đạt hiệu quả.

GV quan sát, lắng nghe và góp ý khi HS trả lời câu hỏi.

Tổ chức cho HS chia sẻ câu trả lời của mình với cả lớp.

Khái quát câu trả lời của HS và dẫn dắt sang hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập.

B&C. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP

1. Hoạt động 1

Ý tưởng sư phạm: HS đọc thông tin về bài trình chiếu và nội dung trang chiếu sau đó trả lời câu hỏi để đánh giá kết quả thu nhận kiến thức.

Kết quả mong đợi: HS trả lời đúng bài tập số 1.

Page 50: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

50

Học sinh hoạt động độc lập hoặc hoạt động cặp đôi để đọc thông tin về bài trình chiếu, nội dung trang chiếu sau đó làm bài tập số 1.

GV quan sát, lắng nghe và góp ý khi HS trả lời câu hỏi.

GV đến từng cặp HS để quan sát và hướng dẫn khi HS gặp khó khăn.

Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả bài tập của nhóm mình.

Kết luận câu trả lời đúng cho bài tập và dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo

Đáp án bài tập số 1:

Phương án D.

2. Hoạt động 2

Ý tưởng sư phạm: Học sinh đọc thông tin về bố trí nội dung trang chiếu để từ đó lựa chọn mẫu bố trí nội dung phù hợp.

Kết quả mong đợi: HS hoàn thành bài tập số 2, 3.

Học sinh hoạt động độc lập hoặc hoạt động cặp đôi để đọc thông tin về cách bố trí nội dung trang chiếu sau đó hoàn thành bài tập số 2, 3.

GV quan sát, lắng nghe và góp ý khi HS trả lời câu hỏi.

GV đến từng cặp HS để quan sát và hướng dẫn khi HS gặp khó khăn về việc nhận dạng bố cục trang chiếu.

Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả bài tập của nhóm mình.

Kết luận câu trả lời đúng cho bài tập và dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo

Đáp án bài tập số 2:

Phương án C.

Đáp án bài tập số 3:

Trang chiếu 1: Title slide.

Trang chiếu 2: Title and Content.

Trang chiếu 3: Two Content.

3. Hoạt động 3

Ý tưởng sư phạm: Học sinh đọc thông tin về cách nhập văn bản và làm bài tập số 4. Các kĩ năng nhập nội dung văn bản HS sẽ được rèn luyện trong bài thực hành tiếp theo. Các câu hỏi trong nội dung này nhằm củng cố thêm kiến thức về các đối tượng trên trang chiếu và bố trí nội dung trang chiếu, trong đó nhấn mạnh tính đầy đủ và lôgic trong trình bày thông tin.

Kết quả mong đợi: HS hoàn thành được bài tập số 4.

Page 51: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

51

Học sinh hoạt động độc lập hoặc hoạt động cặp đôi để hoàn thành bài tập số 4.

GV quan sát, lắng nghe và góp ý khi HS trả lời câu hỏi.

GV đến từng cặp HS để quan sát và hướng dẫn khi HS gặp khó khăn.

Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả bài tập của nhóm mình.

Kết luận câu trả lời đúng cho bài tập và tổng kết bài học.

Đáp án bài tập số 4:

a) Trang chiếu trên giới thiệu về Văn Miếu.

b) Trang chiếu sử dụng mẫu bố trí Title and Content.

c) Cần bổ sung tiêu đề cho trang chiếu.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Ý tưởng sư phạm: Từ hoạt động vận dụng của bài học trước về lựa chọn một chủ đề

ở địa phương để thực hiện hoạt động trình bày, HS xây dựng nội dung cho các trang

chiếu. Như vậy hoạt động vận dụng được gắn kết với cộng đồng và xuyên suốt một

số bài học.

Kết quả mong đợi: HS xây dựng được dàn ý nội dung cho các trang chiếu và chia sẻ

kết quả với thầy cô và các bạn.

Trong bài học trước, HS đã chọn một chủ đề về địa phương của mình, ví dụ: danh lam thắng cảnh, nhân vật lịch sử, nghề thủ công,... để thực hiện hoạt động trình bày. HS phải lập dàn ý cho bài trình chiếu, trong đó chỉ rõ các ý chính của nội dung mỗi trang chiếu.

HS chia sẻ kết quả với thầy/cô và các bạn.

Dặn dò và hướng dẫn HS viết dàn ý ra giấy hoặc soạn thảo trên Word, sau đó chia sẻ với thầy/cô giáo và các bạn qua email.

GV cần lưu ý tạo cơ hội cho HS chia sẻ kết quả của mình với GV và các HS khác. Khen ngợi những HS tích cực và ghi nhận thành tích học tập của HS.

Page 52: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

52

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Ý tưởng sư phạm: Mục đích của nội dung học tập này là HS tìm hiểu thêm về các mẫu bố trí nội dung khác cho trang chiếu, để từ đó sử dụng các mẫu bố trí này trong bài trình chiếu của mình một cách hợp lí. Hoạt động này cũng là bước HS tự tìm tòi trước khi học bài thực hành tiếp theo.

Kết quả mong đợi: HS tìm hiểu được thông tin ít nhất về hai mẫu bố trí.

HS sử dụng phần mềm trình chiếu để tìm hiểu thêm các mẫu bố trí.

Dặn dò và hướng dẫn HS cách tìm hiểu thêm các mẫu bố trí trang chiếu dựa trên phần mềm trình chiếu.

GV cần lưu ý tạo cơ hội cho HS chia sẻ kết quả của mình với GV và các HS khác. Khen ngợi những HS tích cực và ghi nhận thành tích học tập của HS.

Bài 3. THỰC HÀNH TẠO BÀI TRÌNH CHIẾU

ĐẦU TIÊN CỦA EM (2 tiết)

1. Mục tiêu

- Tạo được bài trình chiếu với nội dung văn bản. Thực hiện được các kĩ năng cơ bản đối với trang chiếu.

- Sử dụng hợp lí mẫu bố trí nội dung cho các trang chiếu.

2. Những kiến thức có liên quan đã biết

- Học sinh đã biết phần mềm trình chiếu là công cụ hỗ trợ trình bày, biết một số đặc điểm của phần mềm trình chiếu, màn hình làm việc của phần mềm trình chiếu PowerPoint. Học sinh biết về bài trình chiếu và các đối tượng trên trang chiếu. Biết các mẫu bố trí trang chiếu.

- Học sinh đã biết sử dụng một số phần mềm để tạo văn bản chứa chữ, hình ảnh, hình khối, bảng biểu,…

3. Yêu cầu về phương tiện dạy học

- Máy tính được cài đặt phần mềm trình chiếu PowerPoint.

Page 53: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

53

- Tài liệu HDGV Tin học 9.

- Sách HDH Tin học 9.

4. Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS

Hoạt động học của HSĐịnh hướng hoạt động của GV

Khi HS học với tài liệu Khi HS kết thúc hoạt động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Ý tưởng sư phạm: Huy động kiến thức và kinh nghiệm đã có của HS về việc sử dụng phần mềm, HS hoàn toàn có thể chủ động tìm hiểu xem máy tính đã được cài phần mềm trình chiếu PowerPoint chưa và khởi động phần mềm.

Kết quả mong đợi: HS khởi động được phần mềm trình chiếu PowerPoint.

HS bật máy tính và tìm hiểu xem máy tính đã được cài đặt phần mềm trình chiếu PowerPoint chưa? Sau đó khởi động phần mềm trình chiếu.

GV quan sát, hướng dẫn HS khi có khó khăn.

Sau khi HS khởi động được phần mềm và chuyển sang, hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập.

B&C. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP

1. Hoạt động 1

Ý tưởng sư phạm: Trên cơ sở kinh nghiệm và kiến thức chung đã có về sử dụng phần mềm, trong hoạt động này HS thực hành các thao tác cơ bản, đặc thù của phần mềm trình chiếu: thêm và xoá slide, thay đổi mẫu bố trí trang chiếu, thay đổi chế độ hiển thị.

Kết quả mong đợi: HS thực hành được 5 yêu cầu của bài tập số 1.

Học sinh thực hành độc lập với máy tính để hoàn thành 5 yêu cầu thực hành trong bài tập số 1.

GV quan sát, giúp đỡ HS trong quá trình thực hành, lưu ý cho HS cần ghi kết quả của mỗi hoạt động thực hành vào vở.

GV chốt câu trả lời đúng cho 5 yêu cầu và dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo.

Page 54: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

54

Đáp án bài tập số 1:

a) Trang chiếu đầu tiên xuất hiện khi khởi động phần mềm ngầm định có mẫu bố trí là Title slide.

b) Các trang chiếu được chèn thêm bằng cách nháy lệnh New Slide thì ngầm định có mẫu bố trí là Title and Content.

c) Trang chiếu 3: HS phải chọn mẫu bố trí khác với mẫu Title and Content.

d) Nháy chọn biểu tượng trang chiếu thứ 2 ở ngăn bên trái và nhấn phím Delete thì trang chiếu bị xoá.

e) Chế độ soạn thảo: trang chiếu nằm ở vùng chính của màn hình làm việc, sẵn sàng để nhập nội dung.

Chế độ sắp xếp: hiển thị tất cả các trang chiếu của bài trình chiếu.

Chế độ trình chiếu: trang chiếu hiển thị toàn màn hình.

2. Hoạt động 2

Ý tưởng sư phạm: HS thực hành nhập nội dung văn bản đơn giản cho các trang chiếu để rèn luyện kĩ năng. Lưu ý trong hoạt động này, HS nhập nội dung vào các khung văn bản được tạo sẵn của các mẫu bố trí trang chiếu, không tự chèn Textbox vào slide khi không thực sự cần thiết.

Kết quả mong đợi: HS hoàn thành bài tập số 2, sử dụng đúng mẫu bố trí của các slide.

Học sinh thực hành độc lập để hoàn thành yêu cầu của bài tập số 2: tạo ba trang có nội dung cho trước.

GV quan sát, hỗ trợ khi HS gặp khó khăn. Lưu ý nhắc HS nhập nội dung vào các khung văn bản có sẵn trên slide theo mẫu bố trí đã chọn. Các khung này là Place holder, được PowerPoint định sẵn để đưa nội dung vào trang chiếu.

GV lưu ý HS lưu tệp vào thư mục được GV quy định trước.

GV kiểm soát kết quả thực hành của HS trước khi tiến hành hoạt động tiếp theo.

Page 55: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

55

3. Hoạt động 3

Ý tưởng sư phạm: Trên cơ sở hoạt động 1 và 2, ở hoạt động này HS tạo ra bài trình

chiếu của riêng các em để giới thiệu về nhóm bạn của mình. Qua hoạt động này, HS

được củng cố kĩ năng cơ bản tạo bài trình chiếu với nội dung văn bản, đồng thời HS

được rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

Kết quả mong đợi: HS tạo được bài trình chiếu giới thiệu về nhóm.

HS làm bài tập số 3. GV có thể tổ chức cho HS

hoạt động nhóm để tạo một

bài trình chiếu của nhóm

hoặc HS thực hiện độc lập

giới thiệu về nhóm bạn của

mình.

GV quan sát, giúp đỡ HS

trong quá trình thực hành,

góp ý cho HS về nội dung

bài trình chiếu: Bài trình

chiếu có thể gồm các nội

dung: tên nhóm, các thành

viên của nhóm, đặc điểm

chung của nhóm, thông

điệp của nhóm,...

GV có thể tổ chức cho HS

trình chiếu giới thiệu nhóm

của mình với cả lớp, sau đó

GV chốt kiến thức của bài

học và hướng dẫn việc tự

học ở hoạt động vận dụng

và tìm tòi, mở rộng.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Ý tưởng sư phạm: Từ hoạt động vận dụng của bài học trước, HS đã có dàn ý nội dung

bài trình bày về một chủ đề ở địa phương. Ở bài thực hành này, HS tạo bài trình chiếu

và chia sẻ với cả lớp. Như vậy hoạt động vận dụng được gắn kết với cộng đồng và

xuyên suốt một số bài học.

Kết quả mong đợi: HS tạo được bài trình chiếu và chia sẻ kết quả với thầy cô và

các bạn.

Page 56: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

56

Trong bài học trước, HS đã đã lập dàn ý cho bài trình chiếu về một chủ đề về địa phương của em, ví dụ: danh lam thắng cảnh, nhân vật lịch sử, nghề thủ công,...

HS tạo bài trình chiếu đó trên phần mềm PowerPoint và chia sẻ thầy cô và các bạn.

GV có thể chủ động đưa ra một số yêu cầu đối với bài trình chiếu về nội dung và hình thức của bài trình chiếu (bố cục, số slide,...). GV yêu cầu HS chia sẻ bài trình chiếu với thầy/cô giáo và các bạn qua email.

GV cần lưu ý tạo cơ hội cho HS chia sẻ kết quả của mình với GV và các HS khác. Khen ngợi những HS tích cực và ghi nhận thành tích học tập của HS.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Ý tưởng sư phạm: Mục đích của nội dung học tập này là HS tìm hiểu thêm về các tiêu chí đánh giá một bài trình chiếu để từ đó có ý thức tạo bài trình chiếu chuyên nghiệp hiệu quả.

Kết quả mong đợi: HS tìm hiểu được thông tin các tiêu chí đánh giá bài trình chiếu.

HS sử dụng Internet để tìm hiểu về tiêu chí đánh giá bài trình chiếu.

GV nên tìm kiếm trước một số tư liệu hoặc hướng dẫn HS tìm kiếm thông tin dựa trên một số từ khoá, ví dụ ”tiêu chí đánh giá bài trình chiếu”, “assignment presentation”,...

Một số trang web tham khảo:

1. http://www.uq.edu.au/economics/documents/studentguides/guidforassignpres.pdf

2. https://education.exeter.ac.uk/dll/studyskills/assignment_presentation.htm

GV cần lưu ý tạo cơ hội cho HS chia sẻ kết quả của mình với GV và các HS khác. Khen ngợi những HS tích cực và ghi nhận thành tích học tập của HS.

Page 57: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

57

BÀI 4. MÀU SẮC TRÊN TRANG CHIẾU(2 tiết)

1. Mục tiêu

- Biết vai trò và lợi ích của việc trình bày màu sắc trên các trang chiếu.

- Biết cách lựa chọn và phối hợp màu sắc một cách hợp lí trên các trang chiếu.

- Thực hiện được các thao tác thay đổi màu nền, màu văn bản và hình ảnh trên các trang chiếu.

2. Những kiến thức có liên quan đã biết

- Kiến thức về tạo, trình bày và định dạng trang chiếu.

- Kiến thức cơ bản về soạn thảo và định dạng văn bản trong Word.

3. Yêu cầu về phương tiện dạy học

- Tài liệu HDGV Tin học 9.

- Sách HDH Tin học 9.

- Mỗi HS (hoặc mỗi nhóm) có một máy tính cài đặt phần mềm PowerPoint để thực hành.

- Phòng máy có trang bị máy tính cho GV và máy chiếu.

4. Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS

Hoạt động học của HSĐịnh hướng hoạt động của GV

Khi HS học với tài liệu Khi HS kết thúc hoạt động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Ý tưởng sư phạm: HS hiểu được vai trò của việc trình bày màu sắc trên trang chiếu. Ví

dụ minh hoạ là hai trang chiếu có nội dung như nhau (giới thiệu về Hà Nội là nội dung

khá quen thuộc với HS) nhưng có màu sắc khác nhau. Các em sẽ bày tỏ được ý kiến

của mình về cách tổ chức màu sắc trên hai trang chiếu này.

Kết quả mong đợi: HS nhận thức được lợi ích của việc trình bày màu sắc trên trang

chiếu và điều này góp phần quyết định chất lượng của bài trình bày.

Page 58: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

58

Học sinh đọc thông tin và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi “Em thích màu sắc trên trang chiếu nào và giải thích tại sao?”.

Khuyến khích HS nói với các bạn trong nhóm những hiểu biết đã có của mình về kĩ năng trình bày bài trình chiếu để tìm ra câu trả lời.

GV đến từng nhóm để quan sát, lắng nghe và góp ý khi HS trả lời câu hỏi.

Tổ chức cho 1-2 nhóm chia sẻ câu trả lời của nhóm mình.

Khái quát câu trả lời của các nhóm, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trình bày màu sắc trên trang chiếu và dẫn dắt sang hoạt động hình thành kiến thức.

B&C. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP

Ý tưởng sư phạm: Học sinh đọc thông tin và giải bài tập bằng cách trả lời câu hỏi, sử dụng phần mềm PowerPoint trên máy tính hoặc những hình ảnh trực quan trong sách HDH. Học sinh được rèn luyện các kĩ năng trình bày màu sắc trên trang chiếu.

Kết quả mong đợi: HS biết được rằng màu sắc trên trang chiếu sẽ làm cho bài trình bày trở nên rõ ràng, sinh động và hấp dẫn. Học sinh có các kĩ năng lựa chọn và trình bày màu sắc hợp lí cho các trang chiếu, làm đúng bài tập và thực hiện được các bài thực hành.

Học sinh hoạt động cặp đôi và hoàn thành bài tập.

Học sinh hoạt động cá nhân, sử dụng phần mềm PowerPoint để hoàn thành các bài tập.

Nếu điều kiện cho phép, GV nên cho hai HS sử dụng chung một máy tính để thực hiện theo các thao tác được hướng dẫn trong hoạt động này.

GV đến từng cặp HS để quan sát và hướng dẫn khi HS gặp khó khăn.

Giáo viên cần tạo sẵn biểu tượng chương trình PowerPoint trên màn hình nền và thông báo cho HS thư mục lưu trữ tệp trình chiếu do các em tạo ra.

Trong quá trình thực hành lưu ý khuyến khích HS trao đổi giúp đỡ lẫn nhau.

Tổ chức cho 1-2 nhóm chia sẻ kết quả bài tập của nhóm mình.

Nhận xét về câu trả lời, bài làm của các nhóm về việc lựa chọn màu nền, màu văn bản, màu hình ảnh cho các trang chiếu, lựa chọn màu sắc dựa vào mẫu của bài trình chiếu.

GV tổng kết nội dung học trên lớp và định hướng cho HS tự học với hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng.

Page 59: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

59

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Ý tưởng sư phạm: Từ những hiểu biết về trình bày màu sắc trên trang chiếu, HS trình

bày một bài trình chiếu giới thiệu về nội dung mà mình muốn (bản thân, lớp học hay

một phong cảnh quen thuộc). Kĩ năng này sẽ được HS sử dụng để trình bày màu sắc

cho các bài trình chiếu trong các bài học sau.

Kết quả mong đợi: HS tạo được bài trình chiếu về nội dung mà mình muốn giới thiệu,

thay đổi màu sắc trình bày trên bài trình chiếu.

HS tạo bài trình chiếu

giới thiệu về phong cảnh

hoặc món ăn nổi tiếng mà

mình biết nhờ phần mềm

PowerPoint dựa trên các

gợi ý sau:

- Nội dung bài trình chiếu

từ 2-3 trang sẽ gồm

những thông tin gì?

- Bài trình chiếu sẽ được

trình bày với màu nền,

màu văn bản và hình ảnh

như thế nào?

- Lựa chọn các phương

án thay đổi màu sắc như

các gợi ý đưa ra.

HS tạo bài trình chiếu

theo nội dung và mẫu có

sẵn, sau đó thay đổi màu

sắc theo ý muốn.

HS đưa ra nhận xét về

các màu sắc mình đã lựa

chọn.

Dặn dò và hướng dẫn HS

thực hiện việc trình bày

màu sắc trên bài trình chiếu

và chia sẻ với thầy/cô giáo

và các bạn.

GV có thể yêu cầu HS lưu

bài và gửi qua email cho

GV.

GV cần lưu ý tạo cơ hội

cho HS chia sẻ kết quả của

mình với GV và các HS

khác. Khen ngợi những HS

tích cực và ghi nhận thành

tích học tập của HS.

Page 60: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

60

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Ý tưởng sư phạm: Mục đích của nội dung học tập này là HS so sánh được cách định dạng và trình bày màu sắc trên trang chiếu của PowerPoint và văn bản của Word. Từ đó HS có nhận thức rằng việc trình bày bài trình chiếu khác với trình bày văn bản nói chung và các phần mềm như PowerPoint và Word mặc dù có những cách định dạng tương tự nhau nhưng lại có các thế mạnh khác nhau về trình bày.

Kết quả mong đợi: HS tìm hiểu và so sánh được việc định dạng và trình bày văn bản trong PowerPoint và Word.

HS phải ôn tập lại phần định dạng và trình bày văn bản trong Word, có thể sử dụng Internet để tìm kiếm thêm thông tin.

Dặn dò và hướng dẫn HS tra cứu lại kiến thức về định dạng và trình bày văn bản trong Word. Hướng dẫn HS tìm kiếm thông tin trên Internet.

GV cần lưu ý tạo cơ hội cho HS chia sẻ kết quả của mình với GV và các HS khác. Khen ngợi những HS tích cực và ghi nhận thành tích học tập của HS.

BÀI 5. THỰC HÀNH THÊM MÀU SẮC

CHO BÀI TRÌNH CHIẾU(2 tiết)

1. Mục tiêu

- Thành thạo các thao tác thay đổi màu nền, màu văn bản, hình ảnh trên trang chiếu.

- Biết cách chọn màu hợp lí cho bài trình chiếu.

2. Những kiến thức có liên quan đã biết

- Kiến thức về định dạng, trình bày trang chiếu trong các bài học trước.

3. Yêu cầu về phương tiện dạy học

- Tài liệu HDGV Tin học 9.

- Sách HDH Tin học 9.

- Mỗi HS (hoặc mỗi nhóm) có một máy tính để thực hành.

- Phòng máy có trang bị máy tính cho GV và máy chiếu.

Page 61: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

61

4. Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS

Hoạt động học của HSĐịnh hướng hoạt động của GV

Khi HS học với tài liệu Khi HS kết thúc hoạt động

A. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Ý tưởng sư phạm: Trong bài học này, HS vận dụng tất cả các kiến thức đã học để trình bày màu sắc cho bài trình chiếu. Các ví dụ được lựa chọn nhằm thể hiện việc lựa chọn màu sắc để trình bày cho các trang chiếu là rất quan trọng, nó góp phần quyết định thành công của bài trình bày. Học sinh có thể lựa chọn một ví dụ trong số đó hoặc tự đưa ra nội dung bài trình chiếu của riêng mình để luyện tập lựa chọn màu sắc cho phù hợp.

Kết quả mong đợi: HS thực hiện được sản phẩm của mình theo yêu cầu đặt ra.

HS hoạt động cá nhân để thực hành trên máy tính và hoạt động nhóm để chia sẻ sản phẩm.

Các chủ đề và nội dung đưa ra chỉ có tính chất minh hoạ, GV cần chuẩn bị thêm một số chủ đề quen thuộc với HS để các em có thể tự đề xuất nội dung, lựa chọn mẫu trang chiếu và trình bày màu sắc phù hợp. Nếu điều kiện về Internet cho phép, GV có thể yêu cầu HS tự tìm kiếm hình ảnh minh hoạ cho nội dung trình bày của bài trình chiếu sao cho phù hợp.

GV có thể cho hai HS ngồi cạnh nhau kiểm tra chéo kết quả bài làm của nhau.

Sau khi HS hoàn thành văn bản, GV có thể tổ chức lớp thành các nhóm và HS chia sẻ sản phẩm của mình trong nhóm theo nội dung gợi ý của sách HDH.

B&C. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP

Ý tưởng sư phạm: Trong hoạt động này, HS chủ động soạn thảo nội dung bổ sung cho bài trình chiếu giới thiệu về lớp học và lựa chọn mẫu, màu sắc phù hợp cho các trang chiếu.

Kết quả mong đợi: HS tạo được các trang chiếu và trình bày màu sắc cho các trang chiếu, trao đổi kết quả với GV và các bạn.

Page 62: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

62

HS tạo các trang chiếu mới bổ sung vào bài trình chiếu đã được lưu trong máy tính, trình bày màu sắc cho các trang chiếu này sao cho phù hợp với nội dung.

Dặn dò và hướng dẫn HS làm bài và có thể gửi bài qua email cho GV.

GV có thể yêu cầu HS gửi bài trình chiếu đã soạn qua email cho GV như một cách nhắc nhở các em hoàn thành việc tự học.

Khen ngợi những HS tích cực và ghi nhận thành tích học tập của HS.

D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Ý tưởng sư phạm: Trong phần này, các em sẽ tìm hiểu bảng màu (Theme colors) có

sẵn ở dải lệnh Design, mỗi bảng màu là sự kết hợp hài hoà của màu nền, màu văn

bản trên trang chiếu. Học sinh cần tìm hiểu các bảng màu để lựa chọn bảng màu phù

hợp với nội dung bài trình chiếu.

Kết quả mong đợi: HS sử dụng các bảng màu sẵn một cách hợp lí cho trang chiếu

của mình.

HS đọc hướng dẫn và thực hành việc lựa chọn các bảng màu Theme Colors và đưa ra bộ màu phù hợp với nội dung bài trình chiếu.

Nếu điều kiện cho phép, GV có thể cho HS tiến hành nội dung này trên lớp. Trong trường hợp không có điều kiện như vậy, GV có thể yêu cầu HS thực hiện việc chọn các bảng màu cho bài trình chiếu và yêu cầu HS gửi bài cho GV qua email.

Tạo cơ hội cho HS chia sẻ kết quả của mình với GV.

Khen ngợi những HS tích cực và ghi nhận thành tích học tập của HS.

BÀI 6. THÊM HÌNH ẢNH VÀO TRANG CHIẾU(2 tiết)

1. Mục tiêu

- Biết được vai trò của hình ảnh và các đối tượng khác trên trang chiếu và cách chèn các đối tượng đó vào trang chiếu.

Page 63: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

63

- Biết được một số thao tác cơ bản để xử lí các đối tượng được chèn vào trang chiếu như thay đổi vị trí, kích thước của đối tượng.

- Biết làm việc với bài trình chiếu trong chế độ sắp xếp và thực hiện các thao tác sao chép và di chuyển trang chiếu.

Năng lực hướng đến:

- HS có khả năng lựa chọn hình ảnh phù hợp với nội dung trình bày và biết cách chèn các đối tượng vào trang chiếu.

2. Những kiến thức có liên quan đã biết

Khi học bài này HS có thể vận dụng một số kiến thức đã học như sau.

Những kiến thức đã biết Mục đích vận dụng vào bài này

Vai trò của hình ảnh trong văn bản Vận dụng vào trang chiếu

Biết cách chèn hình ảnh vào văn bản Thực hiện chèn hình ảnh vào trang chiếu

3. Yêu cầu về phương tiện dạy học

- Máy chiếu để cả lớp quan sát quá trình GV thực hiện chèn hình ảnh và các đối tượng khác vào trang chiếu.

4. Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS

Hoạt động của HSĐịnh hướng hoạt động của GV

Khi HS học với tài liệu Khi HS kết thúc hoạt động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Ý tưởng sư phạm: Thông qua quan sát hai trang chiếu, HS nhận ra được tầm quan trọng của hình ảnh trong các bài trình chiếu.

Kết quả mong đợi: Nhận ra được tầm quan trọng của hình ảnh trong bài trình chiếu và mong muốn được học cách chèn hình ảnh vào bài trình chiếu

Học sinh làm việc cá nhân với sách HDH và trao đổi với bạn để trả lời các câu hỏi.

Hướng dẫn, tạo cơ hội để HS trả lời các câu hỏi.

Giáo viên dẫn dắt sang hoạt động hình thành kiến thức.

Page 64: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

64

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Chèn hình ảnh vào trang chiếu

Ý tưởng sư phạm: Từ hoạt động khởi động, HS có nhu cầu muốn biết cách chèn hình ảnh vào trang chiếu, HS sẽ làm việc với tài liệu để biết cách chèn hình ảnh vào trang chiếu.

Kết quả mong đợi: HS bước đầu có kĩ năng chèn hình ảnh vào trang chiếu.- Đọc nội dung trong mục 1 để biết cách chèn hình ảnh vào trang chiếu.

- Ngoài ra HS cũng có thể đọc để thực hiện chèn hình ảnh từ Clip Art.

HS có thể thực hành ngay trên máy tính dưới sự hướng dẫn của GV. Trong trường hợp lớp không có máy tính, GV có thể cho HS tóm tắt lại.

Học sinh biết cách chèn hình ảnh vào trang chiếu và biết chèn hình ảnh từ Clip Art.

2. Thay đổi kích thước hình ảnh

Ý tưởng sư phạm: Sau khi biết chèn hình ảnh vào trang chiếu thì nhu cầu biết thay đổi vị trí, kích thước hình ảnh sẽ xuất hiện, HS làm việc với tài liệu để biết cách làm được các việc trên.

Kết quả mong đợi: HS bước đầu có kĩ năng thay đổi vị trí, kích thước hình ảnh.

Học sinh đọc nội dung trong sách HDH để biết được cách thay đổi kích thước, vị trí của hình ảnh.

Giáo viên có thể yêu cầu HS nhắc lại các bước để thay đổi kích thước và vị trí của hình ảnh trong phần mềm Microsoft Word.

GV hướng dẫn HS quan sát hình dạng con trỏ để biết được khi nào thì thay đổi kích thước, khi nào thì thay đổi vị trí của hình ảnh.

GV quan sát và hướng dẫn HS gặp khó khăn.

GV lưu ý hình dạng của con trỏ khi thực hiện các thao tác.

Biết cách thay đổi vị trí và thay đổi kích thước của hình ảnh trong trang chiếu.

GV tóm tắt và kết luận để học sinh ghi nhớ.

Page 65: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

65

3. Thay đổi thứ tự các lớp của hình ảnh

Ý tưởng sư phạm: Thông qua việc quan sát hình 3.29 trong sách HDH, HS có được

nhu cầu cần thay đổi thứ tự xuất hiện của các lớp hình ảnh.

Kết quả mong đợi: HS bước đầu có kĩ năng về việc thay đổi thứ tự các lớp của

hình ảnh.

HS làm việc cá nhân với sách

HDH sau đó trao đổi kết quả

với bạn trong nhóm, lớp.

GV theo dõi và hướng

dẫn những HS gặp khó

khăn và tạo cơ hội để HS

thảo luận và chia sẻ kết

quả.

HS biết cách chọn lớp

hình ảnh để thay đổi thứ

tự.

HS biết cách sử dụng

các lệnh Bring to Front

và Send to Back.

4. Sao chép và di chuyển nội dung trên trang chiếu

Ý tưởng sư phạm: Việc thay đổi thứ tự các trang chiếu là nhu cầu cần thiết của HS, do

vậy HS có thể sử dụng lệnh sao chép và di chuyển.

Kết quả mong đợi: HS bước đầu có kĩ năng về việc sao chép và di chuyển trang chiếu.

HS làm việc cá nhân với sách

HDH sau đó trao đổi kết quả

với bạn.

GV có thể đề nghị HS

nhắc lại cách sao chép và

di chuyển hình ảnh trong

phần mềm Word.

GV theo dõi và hướng

dẫn những HS gặp khó

khăn.

HS biết cách chọn hình

ảnh.

HS biết cách sử dụng

các lệnh Copy/Cut và

Paste trong dải lệnh

Home.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Ý tưởng sư phạm: Hoạt động này nhằm tạo cơ hội để giúp HS thực hành với các lệnh

đã học trong bài.

Kết quả mong đợi: HS thực hiện được nội dung các bài.

Page 66: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

66

HS làm việc cá nhân với sách

HDH sau đó trao đổi kết quả

với bạn.

GV có thể đề nghị HS

nhắc lại cách sao chép và

di chuyển hình ảnh trong

phần mềm Word.

GV theo dõi và hướng

dẫn những HS gặp khó

khăn.

GV có thể đưa ra một số

yêu cầu để HS thực hiện

được các lệnh chèn đối

tượng, di chuyển, sao

chép hình ảnh trong trang

chiếu cũng như thay đổi

kích thước.

HS biết cách chọn hình

ảnh.

HS biết cách sử dụng

các lệnh Copy/Cut và

Paste trong dải lệnh

Home.

D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Ý tưởng sư phạm: Giúp HS biết PowerPoint còn có các tính năng chèn âm thanh.

Kết quả mong đợi: HS thực hiện được nội dung các bài.

HS làm việc cá nhân với sách

HDH sau đó trao đổi kết quả

với bạn.

GV có thể đề nghị HS

nhắc lại cách sao chép và

di chuyển hình ảnh trong

phần mềm Word.

GV theo dõi và hướng

dẫn những HS gặp khó

khăn.

GV có thể đưa ra một số

yêu cầu để HS thực hiện

các lệnh chèn đối tượng,

di chuyển, sao chép hình

ảnh trong trang chiếu

cũng như thay đổi kích

thước.

HS biết cách chọn hình

ảnh, âm thanh và các

đối tượng khác.

HS biết cách sử dụng

các lệnh Copy/Cut và

Paste trong dải lệnh

Home.

Page 67: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

67

BÀI 7. THỰC HÀNH TRÌNH BÀY THÔNG TIN

BẰNG HÌNH ẢNH(2 tiết)

1. Mục tiêu

- Thực hiện được việc chèn hình ảnh vào trang chiếu.

- Biết cách sắp xếp lại trang chiếu như mong muốn.

Năng lực hướng đến:

- HS có khả năng lựa chọn hình ảnh phù hợp với nội dung trình bày.

- Thành thạo việc chèn các đối tượng vào trang chiếu.

2. Những kiến thức có liên quan đã biết

Khi học bài này HS có thể vận dụng một số kiến thức đã học như sau.

Những kiến thức đã biết Mục đích vận dụng vào bài này

Vai trò của hình ảnh trong văn bản Vận dụng vào trang chiếu

Biết cách chèn hình ảnh vào văn bản Thực hiện chèn hình ảnh vào trang chiếu

3. Yêu cầu về phương tiện dạy học

- Máy chiếu để cả lớp quan sát quá trình GV thực hiện chèn hình ảnh và các đối tượng khác vào trang chiếu.

4. Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS

Hoạt động của HSĐịnh hướng hoạt động của GV

Khi HS học với tài liệu Khi HS kết thúc hoạt động

Ý tưởng sư phạm: Thông qua việc quan sát bài trình chiếu về tiềm năng du lịch Hà Nội, HS bước đầu biết cách và mong muốn xây dựng bài trình chiếu về tiềm năng du lịch của địa phương.

Kết quả mong đợi: Bài trình chiếu về tiềm năng du lịch của địa phương.

HS làm việc cá nhân với sách HDH, máy tính và trao đổi với bạn.

GV hướng dẫn, tạo cơ hội để HS trả lời các câu hỏi.

GV dẫn dắt sang hoạt động hình thành kiến thức.

Page 68: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

68

5. Một số gợi ý

- GV nên tổ chức dạy học bài này ở phòng máy để HS kết hợp việc đọc sách

HDH với thực hành trực tiếp trên máy. Trong trường hợp không đủ máy tính để

thực hành GV có thể giao cho HS thực hiện nội dung này ở nhà và sử dụng máy

tính của mình để trình chiếu, giảng giải, hỗ trợ HS khi cần thiết.

- Để tăng hiệu quả của bài thực hành, GV cần xem lại toàn bộ quá trình học

tập của lớp để xác định nội dung thực hành. GV có thể thay đổi nội dung của bài

thực hành để phù hợp với điều kiện dạy học và đối tượng HS.

BÀI 8. TẠO CÁC HIỆU ỨNG ĐỘNG(2 tiết)

1. Mục tiêu

- Biết tác dụng của các hiệu ứng động khi trình chiếu và phân biệt được hai dạng hiệu ứng động.

- Biết tạo các hiệu ứng động có sẵn cho bài trình chiếu.

- Biết sử dụng các hiệu ứng động một cách hợp lí.

Năng lực hướng đến:

- HS có khả năng lựa chọn các hiệu ứng phù hợp với nội dung trình bày trang chiếu.

- HS có khả năng chèn và sử dụng các đối tượng này vào trang chiếu.

2. Những kiến thức có liên quan đã biết

Khi học bài này HS có thể vận dụng một số kiến thức đã học như sau.

Những kiến thức đã biết Mục đích vận dụng vào bài này

Vai trò của hình ảnh trong văn bản Vận dụng vào trang chiếu

Biết cách chèn hình ảnh vào văn bản Thực hiện chèn hình ảnh vào trang chiếu

Page 69: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

69

3. Yêu cầu về phương tiện dạy học

- Máy chiếu để cả lớp quan sát quá trình GV thực hiện chèn hình ảnh và các đối tượng khác vào trang chiếu.

4. Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS

Hoạt động của HSĐịnh hướng hoạt động của GV

Khi HS học với tài liệu Khi HS kết thúc hoạt động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Ý tưởng sư phạm: Tổ chức hoạt động cho HS thông qua việc trao đổi với bạn để trả lời

câu hỏi. Câu hỏi nhằm giúp HS nhớ lại việc bắt đầu trình chiếu; hai câu hỏi sau chính

là những hiệu ứng động mà HS mong muốn được biết.

Kết quả mong đợi: HS nảy sinh mong muốn được biết và sử dụng hiệu ứng động.

HS làm việc cá nhân với

sách HDH và sau đó trao đổi

với bạn.

GV hướng dẫn, tạo cơ hội

để HS thảo luận và trả lời

các câu hỏi.

GV dẫn dắt sang hoạt

động hình thành kiến

thức.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hiệu ứng chuyển trang chiếu

HS làm việc cá nhân với sách HDH và sau đó trao đổi với bạn.

GV hướng dẫn, tạo cơ hội

để HS thảo luận và trả lời

các câu hỏi.

GV dẫn dắt để HS nắm

được cách tạo hiệu ứng

chuyển trang chiếu.

2. Hiệu ứng động cho đối tượng

HS làm việc cá nhân với

sách HDH và sau đó trao đổi

với bạn.

GV hướng dẫn, tạo cơ hội

để HS làm việc. GV quan

sát và giúp đỡ HS gặp khó

khăn.

GV dẫn dắt để HS biết

được các chức năng

trong dải lệnh Animation.

Page 70: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

70

3. Lưu ý khi sử dụng các hiệu ứng trong bài trình chiếu

HS làm việc cá nhân với sách HDH và sau đó trao đổi với bạn.

GV hướng dẫn, tạo cơ hội để HS làm việc. GV quan sát và giúp đỡ HS gặp khó khăn.

GV dẫn dắt để HS biết được các lưu ý:

- Không nên sử dụng quá nhiều hiệu ứng trong bài trình chiếu.

- Trước khi sử dụng một hiệu ứng nên cân nhắc xem hiệu ứng đó có giúp cho nội dung trang chiếu trở lên rõ ràng và hiệu quả hơn không.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

HS làm việc trên máy tính; mở bài thực hành trước và vận dụng các chức năng của hiệu ứng động.

GV gợi ý để HS tập trung thảo luận những nội dung có liên quan.

GV nhận xét sau khi mỗi nhóm trình bày xong.

Mỗi nhóm sẽ thay nhau trình bày trước lớp kết quả vận dụng kiến thức của bài.

D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Ý tưởng sư phạm: HS có điều kiện tìm hiểu thêm các chức năng của hiệu ứng động.

Kết quả mong đợi: HS biết thêm một số chức năng của phần mềm PowerPoint.

HS có thể trao đổi với bạn, người thân để hoàn thiện thêm các nút lệnh theo bảng trên.

GV gợi ý cách tìm hiểu và ghi chép, cách làm báo cáo.

BÀI 9. HOÀN THIỆN

BÀI TRÌNH CHIẾU VỚI HIỆU ỨNG ĐỘNG(2 tiết)

1. Mục tiêu

- Tạo được các hiệu ứng động cho các trang chiếu.

Page 71: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

71

2. Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS

Hoạt động của HSĐịnh hướng hoạt động của GV

Khi HS học với tài liệu Khi HS kết thúc hoạt động

Bài tập số 1. Thêm các hiệu ứng cho trình chiếu

HS làm việc cá nhân với sách HDH, máy tính và trao đổi với bạn.

GV hướng dẫn, tạo cơ hội để HS thực hành.

GV dẫn dắt để HS thực hiện được các yêu cầu trong sách HDH.

Bài tập số 2. Tạo bộ sưu tập ảnh các loài hoa

HS làm việc cá nhân với sách HDH, máy tính và trao đổi với bạn.

GV hướng dẫn, tạo cơ hội để HS thực hành.

GV dẫn dắt để HS thực hiện được các yêu cầu trong sách HDH.

3. Một số gợi ý

- GV nên tổ chức dạy bài này ở phòng máy để HS kết hợp việc đọc sách HDH với thực hành trực tiếp trên máy. Trong trường hợp không đủ máy tính để thực hành GV có thể giao cho HS thực hiện nội dung này ở nhà và sử dụng máy tính của mình để trình chiếu, giảng giải, hỗ trợ HS khi cần thiết.

- Để tăng hiệu quả của bài thực hành, GV cần xem lại toàn bộ quá trình học tập của lớp để xác định nội dung thực hành. GV hoàn toàn có thể thay đổi nội dung của bài thực hành để phù hợp với điều kiện dạy học và đối tượng HS.

BÀI 10. THỰC HÀNH TỔNG HỢP

VỀ SOẠN BÀI TRÌNH CHIẾU(4 tiết)

1. Mục tiêu

- Học sinh có khả năng tạo được một bài trình chiếu hoàn chỉnh dựa trên nội dung có sẵn.

2. Nội dung

Tạo một bài trình chiếu hoàn chỉnh.

Page 72: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

72

3. Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS

Hoạt động của HSĐịnh hướng hoạt động của GV

Khi HS học với tài liệu Khi HS kết thúc hoạt động

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Bài tập số 1.

Các lưu ý cần nhắc lại với HS.

- Nên xây dựng dàn ý của bài trình chiếu.

- Cần lựa chọn nội dung văn bản, hình ảnh và các đối tượng một cách thích hợp.

- Nội dung của mỗi trang chiếu chỉ nên tập trung vào một ý chính.

- Nội dung văn bản trên mỗi trang chiếu càng ngắn gọn càng tốt. Không nên có quá nhiều mục liệt kê trên một trang chiếu (tối đa là 6).

- Màu nền và định dạng văn bản, kể cả vị trí các khung văn bản cần được sử dụng thống nhất trên trang chiếu.

- Khi tạo nội dung cho các trang chiếu cần tránh:

• Các lỗi chính tả;

• Sử dụng cỡ chữ quá nhỏ;

• Quá nhiều nội dung văn bản trên một trang chiếu;

• Màu nền và màu chữ khó phân biệt.

Ngoài ra, để ngắn gọn, nội dung văn bản trong các mục liệt kê thường không nhất thiết phải là các câu hoàn chỉnh. Do vậy không sử dụng các dấu chấm câu cuối các mục liệt kê đó.

HS làm việc với sách HDH, máy tính và trao đổi với bạn bè.

GV hướng dẫn HS làm từng bước theo gợi ý của sách HDH.

GV dẫn dắt để HS thực hiện được toàn bộ các yêu cầu trong bài thực hành.

4. Một số gợi ý

- GV nên tổ chức dạy học bài này ở phòng máy để HS kết hợp việc đọc sách HDH với thực hành trực tiếp trên máy. Trong trường hợp không đủ máy tính để thực hành GV có thể giao cho HS thực hiện nội dung này ở nhà và sử dụng máy tính của mình để trình chiếu, giảng giải, hỗ trợ HS khi cần thiết.

- Để tăng hiệu quả của bài thực hành, GV cần xem lại toàn bộ quá trình học tập của lớp để xác định nội dung thực hành. GV hoàn toàn có thể thay đổi nội dung của bài thực hành để phù hợp với điều kiện dạy học và đối tượng HS.

Page 73: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

73

BÀI 11. LÀM VIỆC NHÓM VỚI BÀI TRÌNH CHIẾU(2 tiết)

1. Mục tiêu

- Thực hiện được một số kĩ năng bố cục nội dung cho bài trình chiếu.

- Thực hiện được kĩ năng thuyết trình bài trình chiếu.

- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm để tạo ra sản phẩm báo cáo sử dụng trình chiếu.

2. Những kiến thức liên quan đã biết

Về kiến thức, kĩ năng của môn học: HS đã biết tất cả các thao tác cơ bản để làm việc với phần mềm trình chiếu qua các bài học trước đó, từ việc tạo bài trình chiếu mới đến việc nhập nội dung và trình bày, định dạng trang chiếu.

Về hiểu biết xã hội: Ở chừng mực nhất định, HS nhận thức được tầm quan trọng của việc thuyết trình và ứng dụng của bài trình chiếu trong nhiều tình huống khác nhau. Ví dụ như:

- Báo cáo kết quả một sản phẩm hoạt động của nhóm về kinh nghiệm học tập một vấn đề hay một môn học cụ thể, về một dự án học tập, về trải nghiệm sáng tạo.

- Thuyết trình để thuyết phục hay tuyên truyền người nghe về một về một vấn đề nào đó được xã hội quan tâm, như bảo vệ môi trường, chấp hành luật giao thông, giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ bản quyền và thông tin cá nhân.

- Thuyết trình để chứng minh một quan điểm hay một ý kiến nào đó, ví dụ như quan điểm về tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng thay vì sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, nên học các môn khoa học tự nhiên vào khoảng thời gian từ 4 đến 5 giờ chiều thay vì hoạt động ngoài trời.

3. Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS

Hướng dẫn chung

Để tạo bầu không khí lớp học sôi nổi và đồng thời gợi động cơ trung gian cho bài học, hoạt động khởi động đưa ra tình huống hai bạn HS tóm tắt về một bộ phim. HS sẽ thảo luận và bình chọn xem cách tóm tắt của bạn nào tốt hơn. Mục đích của tình huống này là để HS thấy được khi trình bày một vấn đề nào đó, người thuyết trình phải diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn, xúc tích, nhưng có khả năng tổng hợp và thể hiện được đầy đủ các nội dung chính. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng đối với việc thuyết trình và tạo bài trình chiếu mà các em sẽ được tiếp tục tìm hiểu và làm rõ ở các hoạt động tiếp theo trong bài học.

Hoạt động hình thành kiến thức gồm ba hoạt động thành phần tương ứng tập trung vào ba nội dung chính: Cách bố cục nội dung cho bài trình chiếu; Kĩ

Page 74: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

74

năng thuyết trình sử dụng bài trình chiếu; Kĩ năng làm việc nhóm tạo sản phẩm thuyết trình và bài trình chiếu. Với mỗi hoạt động thành phần này, HS sẽ tìm hiểu lí thuyết (được viết ngắn gọn) và sau đó thực hiện các yêu cầu vận dụng ngay sau đó.

Hoạt động luyện tập tập trung vào hai hoạt động sau: Hoạt động 1 giúp HS luyện tập, củng cố về cách thiết kế bố cục bài trình chiếu; Hoạt động 2 tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức, kĩ năng vừa học để tập thuyết trình và thiết kế nội dung cho bài trình chiếu.

Hoạt động tìm tòi, mở rộng giới thiệu cho HS các phím tắt rất hữu ích được sử dụng khi trình chiếu.

Hướng dẫn cụ thể cho mỗi hoạt động

Hoạt động của HSĐịnh hướng hoạt động của GV

Khi HS học với tài liệu Khi HS kết thúc hoạt động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Ý tưởng sư phạm: GV đưa một tình huống hai bạn HS giới thiệu về bộ phim “Tây du kí” để HS trao đổi, thảo luận và bình chọn xem bạn nào trình bày tốt hơn. Qua tình huống này, HS nhận thức được việc trình bày một vấn đề nào đó phải đảm bảo ngắn gọn, rõ ràng nhưng thể hiện được đầy đủ nội dung chính của vấn đề. Từ đó, HS thấy được ý nghĩa của việc thiết kế bố cục nội dung cho bài trình chiếu và sẵn sàng, hứng thú chuyển sang hoạt động hình thành kiến thức.

- Kết quả mong đợi: Các em bình chọn cách trình bày tốt hơn và quan trọng là lí giải được tại sao lại chọn cách đó.

HS đọc kĩ nội dung giới thiệu phim Tây du kí của hai bạn Hồng và Hạnh. Sau đó, HS thảo luận, nhận xét và so sánh hai cách trình bày này, để bình chọn cách trình bày tốt hơn và giải thích tại sao lại có lựa chọn đó.

GV khuyến khích HS trao đổi, thảo luận.

Dù HS chọn bạn Hồng hay bạn Hạnh, GV nhấn mạnh cho HS hai vấn đề sau:

- Tiêu chí để lựa chọn là gì?

- Lựa chọn đó có thoả mãn các tiêu chí trên hay không?

GV có thể giải thích như sau:

- Với tiêu chí bài giới thiệu có văn phong chuẩn mực và có bài bản (gồm ba phần rõ ràng: mở đầu, nội dung chi tiết và kết luận) thì bạn Hồng có cách giới thiệu tốt hơn.

- Với tiêu chí bài giới thiệu phải sinh động, tổng hợp được các nội dung chính của vấn đề để diễn đạt theo cách hiểu của bản thân thì bạn Hạnh có cách giới thiệu tốt hơn.

Page 75: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

75

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Ý tưởng sư phạm: Một bài trình chiếu cụ thể được chọn lựa làm ví dụ minh hoạ cho suốt hoạt động hình thành kiến thức (bài trình chiếu báo cáo kết quả hoạt động hè của các câu lạc bộ). Thông qua ví dụ này, HS sẽ hiểu rõ hơn về: Cách bố cục nội dung cho bài trình chiếu; Kĩ năng thuyết trình sử dụng bài trình chiếu; Kĩ năng làm việc nhóm tạo sản phẩm thuyết trình và bài trình chiếu. Quan trọng hơn, sau mỗi nội dung kiến thức này, có các câu hỏi hoặc yêu cầu ngắn để tạo điều kiện cho HS được trao đổi, thảo luận để vận dụng kiến thức ngay tại lớp.

- Kết quả mong đợi: HS thực hiện được cách bố cục nội dung cho bài trình chiếu; thể hiện được ở mức độ nhất định kĩ năng thuyết trình sử dụng bài trình chiếu và kĩ năng làm việc nhóm tạo sản phẩm thuyết trình và bài trình chiếu.

Hoạt động 1: Bài trình chiếu được cấu trúc nội dung như thế nào?

- HS đọc sách HDH để biết:

+ Bài trình chiếu có bố cục nội dung gồm ba phần: Mở đầu, nội dung và kết luận.

+ Nội dung của từng phần.

- HS trao đổi, thảo luận để trả lời câu hỏi thảo luận.

GV nêu mục tiêu của hoạt động, có thể bằng cách đặt ra câu hỏi sau đây:

- Bài trình chiếu có những phần nào?

- Trang tiêu đề trình bày thông tin gì?

- Tại sao cần có trang khái quát nội dung?

- Tại sao nên có trang cảm ơn?

GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi đã được đặt ra khi HS bắt đầu hoạt động.

GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong sách HDH.

GV có thể yêu cầu HS nêu các phần nội dung trong lời giới thiệu bộ phim Tây Du Kí của bạn Hồng và bạn Hạnh.

GV chốt lại các câu trả lời cho HS và dẫn dắt chuyển tiếp sang hoạt động 2.

Gợi ý đáp án bài tập số 1:

Slide thứ ba của bài trình chiếu chứa một liên kết để mở tư liệu bên ngoài, đó là một tệp chứa danh sách các thành viên tham gia các CLB.

Gợi ý đáp án bài tập số 2:

Với mỗi CLB, nên bổ sung thêm một số hình ảnh hoạt động của CLB; có thể có thêm hình ảnh hoặc thông tin giới thiệu các thành viên trong CLB. Số lượng trang chiếu phụ thuộc vào số lượng ảnh và thời gian sẽ trình bày về CLB tương ứng.

Page 76: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

76

Hoạt động 2: Bài trình chiếu

nên được thiết kế và thuyết

trình như thế nào?

- HS đọc sách HDH để tìm

hiểu các nguyên tắc thiết kế

bài trình chiếu.

- HS hoạt động theo cặp để trả

lời phần câu hỏi, thảo luận thứ

nhất.

- HS đọc sách HDH để tìm

hiểu cách thiết kế bài thuyết

trình.

- HS hoạt động theo nhóm

để trả lời phần câu hỏi, thảo

luận thứ hai. Ở hoạt động này,

HS nên được hoạt động theo

phiếu học tập được GV thiết

kế dựa trên các câu hỏi trong

sách HDH.

GV lưu ý những điểm sau

đây:

- sách HDH không nêu

đầy đủ hết các nguyên

tắc thiết kế bài trình chiếu

và các kĩ năng thuyết

trình. Tuỳ tình hình cụ thể,

GV có thể bổ sung hoặc

khuyến khích HS đề xuất

nội dung cho những vấn

đề này.

- GV dành nhiều thời gian

cho HS hoạt động với

phần câu hỏi thảo luận

được nêu trong tài liệu,

đặc biệt là ở nội dung thiết

kế bài thuyết trình.

GV gọi đại diện các

nhóm trả lời các câu hỏi

thảo luận ở các bài tập

số 3, 4, 5, 6 và chính xác

hoá các câu trả lời theo

hướng sau đây:

Bài tập số 3:

Hướng HS đồng ý với

tất cả các nguyên tắc

thiết kế bài trình chiếu

đã nêu, và chú trọng vào

lời giải thích.

Bài tập số 4:

Nhấn mạnh tính xúc tích,

cô đọng của nội dung đề

mục nhưng không nên

chỉ viết nguyên tên của

đề mục.

Bài tập số 5:

Hướng HS đồng ý với

tất cả các cách đã nêu,

đặc biệt là các phương

án A, B, và D.

Bài tập số 6:

Chú ý vào phần giải

thích tại sao “nên”.

Page 77: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

77

Gợi ý nội dung trả lời các bài tập

Bài tập số 3:

- Không viết vào trang chiếu tất cả những gì sẽ nói lúc thuyết trình, chỉ viết dưới dạng dàn ý bằng cách liệt kê các đề mục. (Đồng ý. Khi nói sẽ có nhiều thông tin hơn, sẽ có những giải thích hoặc ví dụ bổ sung. Nội dung trên trang chiếu do đó chỉ là dàn ý để khán giả nắm được các mạch nội dung chính và để người thuyết trình dựa vào đó mà trình bày đầy đủ các nội dung).

- Nội dung trong các đề mục phải được viết rõ ràng nhưng cô đọng, súc tích, và thường liệt kê một số từ chọn lọc (gọi là từ khoá), phản ánh những điểm trọng tâm của đề mục đó. (Đồng ý. Dàn ý nội dung trên trang chiếu cũng có thể dài, do đó cần viết ở dạng tóm tắt, cô đọng nhất có thể được. Trong đó, các từ khoá là những từ quan trọng phản ánh được nội dung cốt lõi cần trình bày, đồng thời gợi ý cho người thuyết trình chú ý tập trung nói trúng vào những vấn đề xung quanh từ khoá đó).

- Trong cùng một trang chiếu, không nên có quá 6 đề mục cùng cấp và mỗi đề mục không nên có quá hai dòng nội dung. (Đồng ý. Hạn chế số lượng đề mục trên trang chiếu vừa đảm bảo tính thẩm mĩ, vừa giúp khán giả dễ đọc, dễ nắm bắt được những vấn đề chính của bài thuyết trình).

Bài tập số 4:

- Trang thứ nhất liệt kê quá nhiều nội dung chi tiết của đề mục. Cách liệt kê này có thể vừa thừa vừa thiếu thông tin. Thừa thông tin vì có những tiểu tiết không quan trọng; thiếu thông tin vì có những chi tiết vẫn chưa được chỉ ra hết.

- Trang thứ hai chỉ liệt kê tên các đề mục mà thiếu nội dung đề mục. Cách trình bày này khiến cho khán giả không hiểu được nội dung trọng tâm của từng đề mục là gì.

Bài tập số 5:

Các cách đã nêu đều có thể vận dụng để mở đầu bài thuyết trình. Tùy vào từng hoàn cảnh, tuỳ vào từng đối tượng khán giả mà ta có thể chọn cách phù hợp.

Bài tập số 6:

Phần kết luận nên chú ý vào những nội dung chính và nội dung quan trọng của bài thuyết trình. Nếu còn thời gian, phần bổ sung cũng có thể được nêu ra.

Page 78: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

78

Hoạt động 3. Làm việc nhóm như thế nào để xây dựng bài trình chiếu và thuyết trình?- HS đọc sách HDH và cùng nhau thảo luận để nhận thức được các vấn đề sau đây:+ Kết quả làm việc của một nhóm được đánh giá bởi sản phẩm mà nhóm tạo ra.+ Sản phẩm nhóm ở đây bao gồm bài trình chiếu và kịch bản thuyết trình.+ Nhóm được hình thành và hoạt động dựa trên ba bước: (1) Xác định mục tiêu và phân công nhiệm vụ; (2) Tạo sản phẩm nhóm; (3) Báo cáo thử và chỉnh sửa sản phẩm nhóm.- HS nắm được công việc cần thực hiện trong ba bước trên đây.- HS trả lời câu hỏi thảo luận trong sách HDH.

Để HS có định hướng khi đọc tài liệu và giúp các em tiếp cận nhanh vấn đề, GV nên đưa ra mục tiêu dưới dạng các câu hỏi, ví dụ như:1) Hiệu quả làm việc của nhóm được đánh giá dựa vào đâu?2) Sản phẩm nhóm của các CLB hè là gì?3) Tại sao cần xác định mục tiêu làm việc của nhóm?4) Tại sao cần phân công nhiệm vụ rõ ràng trước khi nhóm bắt tay vào làm việc?5) Theo em, điều gì là quan trọng nhất trong quá trình nhóm tiến hành tạo ra sản phẩm của mình?6) Tại sao nên báo cáo thử sản phẩm trước khi trình bày chính thức.

- GV nên yêu cầu HS trả lời các câu hỏi định hướng đã nêu trước khi cho HS hoạt động.- GV chú trọng vào phần câu hỏi thảo luận nêu trong tài liệu để rèn luyện cho HS kĩ năng làm việc nhóm. Để đạt được điều này, GV yêu cầu đại diện các nhóm lần lượt trả lời từng câu hỏi, các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến; GV chính xác câu trả lời cho HS, bổ sung các ví dụ để tăng tính dễ hiểu và tính thuyết phục cho HS.

Gợi ý nội dung trả lời các bài tậpBài tập số 7:Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác là nguyên tắc, kĩ năng quan trọng khi làm việc nhóm. Nó giúp cho mọi người trong nhóm:- Tận dụng tối đa khả năng của từng thành viên trong nhóm.- Học hỏi nhau về kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm.- Nhanh chóng tiến bộ vì có tinh thần xây dựng và tinh thần cầu tiến.Bài tập số 8:Mọi người phải đoàn kết, hướng vào mục tiêu chung và sẵn sàng trợ giúp nhau để:- Tạo ra sức mạnh của tập thể (được đóng góp bởi tất cả mọi người trong nhóm).- Tập trung đóng góp vào lợi ích chung của nhóm, trong đó có bản thân mình.- Giúp nhau đảm bảo tiến độ công việc chung của nhóm, tạo bầu không khí thân thiện và tình cảm tốt giữa các thành viên trong nhóm.Bài tập số 9: Trưởng nhóm sẽ có vai trò:- Xác định các công việc cần giải quyết.- Vạch ra kế hoạch thực hiện.- Phân công nhiệm vụ phù hợp với từng thành viên.- Theo dõi tiến độ công việc của từng người để điều phối khi cần thiết.- Tổng hợp các sản phẩm và phác thảo cũng như hoàn thiện báo cáo.

Page 79: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

79

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Ý tưởng sư phạm: Tạo cơ hội cho HS luyện tập kiến thức của bài học thông qua hai hoạt động sau: (1) Tập phác thảo cấu trúc nội dung cho bài trình chiếu dựa trên chủ đề gắn liền với lợi ích của HS, (2) Tập thuyết trình và thiết kế nội dung cho bài trình chiếu dựa trên một số trang chiếu gợi ý ban đầu.

- Kết quả mong đợi: HS phác thảo được cấu trúc nội dung cho bài trình chiếu về chủ đề cho trước và gần gũi với HS; HS có kĩ năng nhất định trong việc thuyết trình và thiết kế nội dung cho bài trình chiếu với chủ đề cho trước.

Hoạt động 1. Tập phác thảo cấu trúc nội dung cho bài trình chiếu

HS trao đổi, thảo luận để viết dàn ý (các đề mục và nội dung đề mục) sẽ được đưa vào trang chiếu.

- Đây là một yêu cầu có tính mở, do đó GV khuyến khích HS phát huy ý tưởng riêng.

Bên cạnh đó, GV nên định hướng, gợi ý cho HS, thậm chí nêu ra ví dụ vài tên đề mục và nội dung đề mục để các em bắt chước theo.

GV đề nghị một số đại diện nhóm phát biểu dàn ý cho các trang chiếu của bài trình chiếu.

GV chỉnh sửa lại các nội dung này sao cho phù hợp hơn để rút kinh nghiệm cho HS.

Hoạt động 2. Tập thuyết trình và thiết kế nội dung cho bài trình chiếu

HS dựa vào các đề mục đã được chỉ ra trên các trang chiếu để lập dàn ý cho bài thuyết trình tương ứng.

Lưu ý: Hoạt động này rất cần sự sáng tạo và kinh nghiệm của HS, do đó GV nên hỗ trợ cho các em lập dàn ý cho từng phần, từng loại trang chiếu của bài trình chiếu. Thậm chí GV có thể làm mẫu để HS ghi chép lại.

- GV cần đưa ra một số kinh nghiệm lập dàn ý cho bài thuyết trình cho HS. Ví dụ như:

- Trang tiêu đề: Dàn ý bỏ trống.

- Trang nội dung khái quát: Dàn ý viết như trên trang chiếu; Đối với từng nội dung, có thể viết thêm các đề mục nhỏ hơn nếu có.

- Các trang nội dung: Dàn ý ban đầu viết như trang chiếu; Sau đó, đối với từng đề mục: viết tóm tắt hoặc sử dụng kí kiệu để nêu các vấn đề cụ thể, trọng tâm, hoặc quan trọng, hoặc các giải thích cần thiết; gạch chân hoặc tô màu những chỗ cần chú ý.

GV đề nghị một số đại diện nhóm phát biểu dàn ý cho bài thuyết trình và uốn nắn chỉnh sửa, giúp các em hoàn thiện bài thuyết trình tốt hơn.

Page 80: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

80

D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Ý tưởng sư phạm: Gợi ý để HS nhận thấy ngoài việc chuẩn bị tốt bài trình chiếu, còn cần phải chú ý học hỏi và rèn luyện kĩ năng trình bày để bài thuyết trình đạt hiệu quả mong muốn.

- Kết quả mong đợi: HS bước đầu biết được một số nguyên tắc cơ bản trong thuyết trình.

Đáp án:

STT Người thuyết trình làm gì? Không nên

1 Chỉ nhìn trang chiếu và đọc □2 Đứng một chỗ để thuyết trình từ đầu đến cuối □3 Không nhìn vào khán giả mà hướng ánh mắt vào màn hình □4 Có lời dẫn nhập để chuyển tiếp từ phần này sang phần khác □5 Đặt ra câu hỏi cho một nội dung cần làm rõ □

BÀI 12. THỰC HÀNH TRÌNH BÀY

VÀ LÀM VIỆC NHÓM VỚI BÀI TRÌNH CHIẾU(4 tiết)

1. Mục tiêu

- Thực hiện được một số kĩ năng bố cục nội dung cho bài trình chiếu.

- Thực hiện được kĩ năng thuyết trình bài trình chiếu.

- Rèn luyện được kĩ năng làm việc nhóm để tạo ra sản phẩm báo cáo sử dụng trình chiếu.

2. Những kiến thức có liên quan đã biết

HS đã biết cách thiết kế bố cục nội dung cho bài trình chiếu; nắm được các kĩ năng trình bày và kĩ năng làm việc nhóm để tạo sản phẩm bao gồm bài trình chiếu và bài thuyết trình.

Page 81: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

81

3. Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS

Hướng dẫn chung

- Hoạt động khởi động đưa ra một danh sách các kĩ năng thuyết trình và đề nghị HS lựa chọn những kĩ năng lôi cuốn được sự chú ý của khán giả. Nội dung của hoạt động này một mặt cung cấp cho HS những kĩ năng thuyết trình mới, mặt khác lưu ý cho HS nguyên tắc của thuyết trình đó là phải thoát li câu chữ trên trang chiếu, tìm cách diễn đạt linh hoạt những nội dung cần trình bày, cùng với sự kết hợp ngôn ngữ cơ thể hoặc thể hiện ngữ điệu và hướng đến khán giả. Như vậy, hoạt động khởi động nhấn mạnh vào kĩ năng thuyết trình mà các em đã được học ở bài học trước.

Hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập tạo cho HS cơ hội thực hành tạo và hoàn thiện các bài trình chiếu và thuyết trình với các chủ đề đã được đề cập trong bài học trước: chủ đề “Các câu lạc bộ hè của lớp em” và chủ đề “Chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm học tập”. Đây là những chủ đề gần gũi và thiết thực đối với HS. Hơn nữa, trong hoạt động này, HS được dành một khoảng thời gian nhất định để tạo bài trình chiếu và thuyết trình cho chủ đề tự do, tuỳ theo ý thích của các em.

Hoạt động vận dụng gợi ý chủ đề mới cho HS về nhà tạo bài trình chiếu và luyện tập thuyết trình.

Hướng dẫn cụ thể cho mỗi hoạt động

Hoạt động học của HSĐịnh hướng hoạt động của GV

Khi HS học với tài liệu Khi HS kết thúc hoạt động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Ý tưởng sư phạm: HS được khắc sâu hơn kĩ năng thuyết trình thông qua hoạt động

trao đổi, thảo luận để đáp ứng yêu cầu lựa chọn các kĩ năng thuyết trình gây cuốn hút

khán giả từ một danh sách các kĩ năng cho trước.

- Kết quả mong đợi: HS lựa chọn tất cả các kĩ năng đã nêu ra và giải thích được tại

sao kĩ năng đó là cần thiết.

Page 82: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

82

HS trao đổi, thảo luận để lựa

chọn tất cả các kĩ năng đã

nêu và cùng nhau lí giải tại

sao kĩ năng đó có thể gây

được sự chú ý của khán giả.

GV khuyến khích HS thảo

luận và có thể gợi mở

cho các em cách lí giải

tại sao mình chọn một kĩ

năng thuyết trình, chẳng

hạn như đặt câu câu hỏi:

Nếu chỉ nhìn chằm chằm

vào trang chiếu để đọc

nguyên văn từ trang chiếu

thì khán giả sẽ cảm thấy

như thế nào?

Với mỗi kĩ năng đã chọn,

GV đề nghị một HS đưa ra

giải thích tại sao kĩ năng đó

có thể lôi cuốn được khán

giả.

GV có thể yêu cầu các HS

khác bổ sung cho câu trả

lời của bạn và GV tiếp tục

góp ý nếu cần thiết.

B&C. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP

- Ý tưởng sư phạm: Để tạo cho HS cơ hội ôn luyện và vận dụng những nội dung đã

học về thiết kế bố cục bài trình chiếu, kĩ năng thuyết trình và làm việc nhóm, HS được

hướng dẫn thực hành về các nội dung này theo hai chủ đề quen thuộc (“Các câu lạc

bộ hè của lớp em” và “Chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm học tập”). Ngoài ra, các em có thể

lựa chọn một chủ đề tự do (có gợi ý tên loại chủ đề).

- Kết quả mong đợi: HS thực hiện được việc thiết kế bài trình chiếu và thuyết trình báo

cáo thành công ở các mức độ nhất định.

Hoạt động 1. Tạo bài trình

chiếu với chủ đề “Các câu

lạc bộ hè của lớp em”

- HS dựa vào bài trình chiếu

“Các câu lạc bộ hoạt động

hè của lớp 9A” để cùng

nhau thiết kế bài trình chiếu

“Các câu lạc bộ hoạt động

hè của lớp em”.

- HS tập thuyết trình thử

trước nhóm để sẵn sàng

trình bày trước lớp khi được

thầy, cô chỉ định.

GV khuyến khích HS trao

đổi thảo luận và tự thiết

kế bài trình chiếu và tập

thuyết trình.

Khi HS lúng túng ở một

khâu nào đó, GV gợi ý

cho HS bằng cách nhắc

lại phần nội dung lí thuyết

liên quan trực tiếp đến

chỗ mà HS lúng túng.

- GV yêu cầu một số HS đại

diện nhóm lên trình chiếu

và thuyết trình thử.

- GV đề nghị các nhóm

khác nhận xét và đóng góp

ý kiến.

Page 83: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

83

Hoạt động 2. Tạo bài trình

chiếu với chủ đề “Chia sẻ,

trao đổi kinh nghiệm học

tập” theo nhóm

HS tham khảo bài trình

chiếu gồm 10 trang chiếu có

trong sách HDH, để tạo bài

trình chiếu của nhóm mình

theo bốn bước được nêu

trong tài liệu.

GV tiếp tục khuyến khích

HS trao đổi thảo luận và

tự thiết kế bài trình chiếu

và tập thuyết trình.

Ở hoạt động 2 này GV chú

trọng rèn cho HS kĩ năng

làm việc theo nhóm, bằng

cách điều khiển, nhắc nhở

các em thực hiện theo

đúng bốn bước đã nêu

trong sách HDH.

- Tương tự như hoạt động 1,

GV yêu cầu một số HS đại

diện nhóm lên trình chiếu

và thuyết trình thử. Sau

đó, GV đề nghị các nhóm

khác nhận xét và đóng góp

ý kiến.

- GV nhận xét hiệu quả

hoạt động của các nhóm.

Hoạt động 3. Tạo bài trình

chiếu và tập thuyết trình với

chủ đề tự do

HS tham khảo và lựa chọn

một chủ đề trong danh

sách các chủ đề cho trong

sách HDH hoặc tự đưa ra

một chủ đề mới và tạo bài

trình chiếu của nhóm mình;

sau đó tập thuyết trình

trong nhóm.

GV lưu ý những điểm sau đây:

- Khuyến khích HS trao đổi và thảo luận.

- Gợi ý cho HS cách thiết kế bố cục nội dung cho bài

trình chiếu nếu cần thiết.

- Lưu ý HS về kĩ năng thuyết trình nếu các em lúng

túng.

- Giám sát hoạt động của các nhóm để các em có

những kĩ năng làm việc nhóm hiệu quả.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Ý tưởng sư phạm: Khuyến khích HS tiếp tục tạo bài trình chiếu và thuyết trình cá nhân

với chủ đề về “chuyến tham quan mình được tham gia”.

Chú ý: GV nên hướng dẫn HS thực hiện công việc này ở nhà.

Page 84: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

84

PHẦN 4. MỘT SỐ PHẦN MỀM ỨNG DỤNG1. GIỚI THIỆU CHUNG

Phần 4 nhằm khơi dậy cho HS sự tò mò, hứng thú và sáng tạo thông qua việc tìm hiểu và sử dụng các phần mềm đa phương tiện để tạo ra các sản phẩm thiết thực, đáp ứng được nhu cầu, sở thích của các em. Mỗi phần mềm đa phương tiện thường tập trung tạo ra một loại sản phẩm nhất định, ví dụ như nhạc, phim,

ảnh, hoặc trang web. Sách HDH Tin học 9 lựa chọn hai phần mềm đa phương tiện: một phần mềm tạo phim và một phần mềm xử lí ảnh. Với ý định này, hai phần mềm miễn phí Windows Movie Maker và GIMP được đề xuất để hướng dẫn HS tìm hiểu và khám phá.

HS sử dụng sách HDH để thực hiện các hoạt động học tập dưới sự tổ chức, theo dõi, hỗ trợ và đánh giá của GV nhằm đạt được những mục đích sau đây:

Đối với phần mềm tạo sản phẩm phim Windows Movie Maker

Kiến thức

Biết phần mềm tạo sản phẩm phim cung cấp các công cụ để thực hiện được ba chức năng chính sau: (1) Nhập tư liệu để làm phim (các ảnh, các đoạn âm thanh và các đoạn phim có sẵn); (2) Biên tập phim (sắp xếp, điều chỉnh hình ảnh, âm thanh, đoạn phim, tạo phụ đề, tạo hiệu ứng chuyển cảnh); (3) Xuất bản phim (lưu phim đã được biên tập sang một định dạng có thể thực hiện độc lập với phần mềm tạo phim).

Biết các bước để tạo một dự án phim, bao gồm: (1) Khởi tạo một dự án phim mới; (2) Nhập tư liệu làm phim; (3) Biên tập phim; (4) Xuất bản phim,

Kĩ năng

Sử dụng được phần mềm Windows Movie Maker để tạo ra một dự án phim theo ba bước: Tạo tệp dự án phim mới, nhập các tệp tư liệu và lưu thành một tệp video độc lập. Thực hiện được việc mở tệp dự án phim đã có để chỉnh sửa và xuất bản phim.

Sử dụng được một số công cụ biên tập phim của phần mềm Windows Movie Maker, gồm: chỉnh sửa hình ảnh, âm thanh, tạo phụ đề, tạo các hiệu ứng chuyển cảnh.

Page 85: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

85

Tạo dựng được các dự án phim từ ảnh và video có sẵn để phục vụ cho việc học tập và giải trí.

Thái độ

Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề.

Rèn luyện tư duy trực quan, trí tưởng tượng và khả năng phát kiến những ý tưởng sáng tạo trong việc tạo ra những thước phim sinh động, hấp dẫn, phục vụ giải trí và học tập của bản thân.

Đối với phần mềm xử lí ảnh GIMP

Kiến thức

Biết giao diện chung của phần mềm xử lí ảnh GIMP bao gồm: bảng chọn, vùng chứa ảnh, các bảng công cụ, bảng điều khiển lớp (layer) và bảng quản lí tác vụ (history).

Biết phần mềm xử lí ảnh cung cấp các công cụ để thực hiện được các

công việc xử lí ảnh trên máy tính. Biết bốn công việc (chức năng) xử lí ảnh sau

đây: (1) Làm việc với ảnh tổng thể (di chuyển, phóng to, thu nhỏ, thay đổi kích

thước, cắt ảnh và ghi ảnh với các định dạng khác nhau); (2) Chỉnh sửa, tẩy xoá,

phục hồi ảnh bị hỏng; (3) Điều chỉnh ánh sáng và màu sắc của ảnh; (4) Ghép

ảnh.

Biết các bước để thực hiện từng chức năng trong bốn chức năng xử lí

ảnh nêu trên đây.

Kĩ năng

Sử dụng các nhóm công cụ thích hợp trong phần mềm GIMP để thực hiện

được các thao tác sau:

Di chuyển, phóng to, thu nhỏ, thay đổi kích thước, cắt ảnh, làm nghiêng, xoay, lật ảnh và ghi ảnh với các định dạng khác nhau.

Chọn đối tượng trên ảnh, cắt, sao chép và ghép ảnh.

Tẩy xoá và khôi phục ảnh đơn giản.

Điều chỉnh ánh sáng màu sắc ảnh, nhằm làm cho ảnh rõ hơn và màu sắc phù hợp hơn.

Page 86: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

86

Thái độ

Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề.

Rèn luyện tư duy trực quan, óc phán đoán, trí tưởng tượng, khả năng thẩm mĩ và khả năng sáng tạo trong việc tạo ra những bức ảnh chất lượng hoặc những tấm ảnh được chỉnh sửa hoặc được ghép theo nhu cầu người dùng.

2. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI TỔ CHỨC DẠY HỌC

a) Tên gọi của các phần mềm

Thực ra, chức năng chính của hai phần mềm đa phương tiện Windows Movie Maker và GIMP được thể hiện ngay trong chính tên gọi của chúng.

- Phần mềm thứ nhất: “Windows Movie Maker” nghĩa là “Tạo phim trong Windows”. Một cách cụ thể hơn, phần mềm này giúp biên tập các đoạn video từ những ảnh hoặc đoạn phim có sẵn.

- Phần mềm thứ hai: “GIMP” là viết tắt của cụm từ “GNU Image Manipulation Program”, nghĩa là “Chương trình xử lí ảnh GNU”. Từ “GNU”1 cho biết GIMP là phần mềm miễn phí. Nhờ có phần mềm miễn phí GIMP, HS có thể ghép ảnh hoặc chỉnh sửa ảnh để nhận được những tấm ảnh mới mà các em mong đợi.

b) Định hướng dạy học chủ đề về phần mềm ứng dụng

- Dạy học phần mềm ứng dụng hướng đến rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề: Mục đích của việc dạy học các phần mềm ứng dụng nói chung, phần mềm đa phương tiện nói riêng, không phải chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn HS sử dụng phần mềm một cách đơn thuần. GV phải giúp các em nhận ra được rằng để thực hiện một công việc nào đó với sự hỗ trợ của máy tính, ta cần tiến hành theo đúng các bước giải quyết vấn đề: (1) Hiểu nhiệm vụ, (2) lựa chọn công cụ, (3) sử dụng công cụ để thực hiện thao tác theo đúng quy trình (các bước) xác định, (4) đánh giá kết quả thực hiện và có thể rút kinh nghiệm để tạo ra được kết quả tốt hơn.

1 GNU là viết tắt của cụm từ “GNU is Not Unix”. Đây là cách viết tắt đệ quy, giống như từ NINJA nghĩa là “NINJA is Not Just Air”, hoặc trong cụm từ “Don’t forget WINE”, từ WINE là viết tắt của “WINE Is Not an Emulator”. Cụm từ GNU xuất phát từ ý tưởng của Richard Stallman (đại học MIT) khi thực hiện dự án GNU trong giai đoạn đầu phát triển hệ điều hành UNIX. Theo Richard Stallman, GNU là một tập hợp các phần mềm tự do được nhiều kĩ sư và chuyên gia lập trình chia sẻ, để đóng góp vào việc xây dựng UNIX. Do đó, GNU thể hiện ý tưởng khắc phục hạn chế của những phần mềm có bản quyền, nghĩa là cần phải có những phần mềm miễn phí, để mở rộng sự hợp tác giữa những người phát triển phần mềm để xây dựng một phần mềm hệ thống như UNIX hoặc LINUX.

Page 87: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

87

- Dạy học phần mềm ứng dụng hướng đến rèn luyện khả năng tự học của HS: Đặc điểm của dạy học phần mềm ứng dụng nói chung, phần mềm đa

phương tiện nói riêng, là cung cấp cho HS các quy trình bao gồm các bước xác

định để thực hiện các thao tác hoặc từng chức năng cụ thể của phần mềm. Do

đó, GV cần khuyến khích HS liên hệ với các quy trình tương tự trên phần mềm

mà các em đã được học, từ đó tự tìm hiểu và thực hiện trên phần mềm mới. Mặt

khác, sau khi HS được xem sản phẩm mẫu (sản phẩm được GV hướng dẫn thực

hiện), GV nên yêu cầu HS tạo ra các sản phẩm tương tự. Thêm vào đó, GV nên

gợi động cơ để các em phát hiện những hạn chế của sản phẩm và tiến thêm

bước nữa là tìm cách khắc phục nó. Hơn nữa, GV nên khuyến khích các em có

những ý tưởng mới để tạo ra sản phẩm chất lượng hơn. “Làm tương tự”, “phát

hiện hạn chế”, “khắc phục hạn chế”, “tạo sản phẩm mới” là những hoạt động rèn

luyện cho HS khả năng tự học dựa trên khả năng suy luận tương tự, óc phán

đoán, trí tưởng tượng và ý tưởng sáng tạo.

- Cách đánh giá trong dạy học định hướng sản phẩm: Việc giới thiệu cho

HS những phần mềm đa phương tiện nhằm mục đích khuyến khích các em khám

phá phần mềm để tạo ra các sản phẩm thiết thực mà các em thích. Vì thế, khi

dạy học những phần mềm này, GV cần tạo cho HS sự hứng thú, tò mò, muốn tìm

hiểu, sử dụng các công cụ của phần mềm để sáng tạo các sản phẩm mới. Những

sản phẩm do các em tạo ra ban đầu có thể còn chưa hoàn thiện, nhưng GV vẫn

nên khen ngợi, động viên các em và bình tĩnh phân tích, góp ý để các em rút kinh

nghiệm, có động lực làm ra các sản phẩm tốt hơn. Hơn nữa, GV cần dành cho

các em những khoảng thời gian nhất định để các em có thể trao đổi, thiết kế sản

phẩm theo nhóm và tập trình bày sản phẩm của nhóm mình.

c) Yêu cầu chuẩn bị

Các phương tiện dạy học cần thiết để tiến hành hoạt động dạy học phần mềm Windows Movie Maker và GIMP bao gồm:

- Tài liệu HDGV môn Tin học 9 – Mô hình trường học mới.

- Sách HDH Tin học 9 – Mô hình trường học mới.

- Mỗi HS (hoặc mỗi nhóm) có một máy tính để thực hành.

- Phòng máy có trang bị máy tính cho GV và máy chiếu.

Page 88: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

88

GV cần chuẩn bị trước các công việc sau:

- Cài đặt sẵn phần mềm Windows Movie Maker và GIMP.

- Chuẩn bị sẵn học liệu bao gồm các hình ảnh như đã đề cập tới trong các bài học về Windows Movie Maker và GIMP.

- Thiết đặt sẵn kiểu gõ và bảng mã trong phần mềm gõ chữ Việt (VietKey hoặc Unikey). Thiết đặt phông chữ ngầm định phù hợp với bảng mã.

- Quy định thư mục trên ổ đĩa để lưu bài tập thực hành và các tệp tư liệu phục vụ hoạt động học tập.

3. MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ CHỦ ĐỀ

Windows Movie Maker và GIMP là hai phần mềm miễn phí tiêu biểu, đại

diện cho loại phần mềm biên tập phim và xử lí ảnh, thay thế cho các phần

mềm ứng dụng đã lạc hậu được giới thiệu trong SGK và sách GV hiện hành

(SGK và sách GV Tin học dành cho THCS quyển 4). Hiện nay không có tài

liệu tiếng Việt được công bố chính thức về hướng dẫn sử dụng các phần mềm

này.

GV có thể tham khảo, tìm hiểu thêm trong các trang web sau:

1. Phần mềm Windows Movie Maker

- How to use Windows Movie Make

Link https://www.digitaltrends.com/computing/how-to-use-windows-movie-maker/

- Edit movies in Movie Maker

Link: https://support.microsoft.com/en-us/help/

2. Phần mềm GIMP

- GNU Image Manipulation Program – User Manual

Link: https://docs.gimp.org/2.8/en/

- GIMP: Tutorials

Link: https://www.gimp.org/tutorials/

Page 89: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

89

BÀI 1. LÀM VIỆC VỚI

PHẦN MỀM BIÊN TẬP PHIM(2 tiết)

1. Mục tiêu

- Biết các bước xây dựng một bộ phim trong Windows Movie Maker (WMM).

- Biết cách sử dụng WMM để: tạo ra một dự án phim, nhập tư liệu và xuất

bản phim.

2. Những kiến thức có liên quan đã biết

- Kĩ năng sử dụng một số phần mềm ứng dụng trong chương trình Tin học

6, 7, 8.

3. Yêu cầu về phương tiện dạy học

- Máy tính và máy chiếu đa phương tiện.

- Tài liệu HDGV Tin học 9.

- Sách HDH Tin học 9.

4. Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS

Hướng dẫn chung

Mục đích của hoạt động khởi động là để tạo ra sự hứng thú, kích thích nhu

cầu khám phá phần mềm mới của HS. Ở hoạt động này, nếu có máy tính và máy

chiếu, GV có thể chiếu đoạn video về “Mùa thu Hà Nội” (download video tham

khảo tại: https://youtu.be/DXEOAktYS1Y) để phần khởi động thêm sinh động.

Sau đó GV yêu cầu HS lựa chọn những chủ đề phim mà các em yêu thích và

muốn thực hiện.

Sau hoạt động khởi động, hoạt động Hình thành kiến thức tập trung giới thiệu

về cách chuẩn bị ý tưởng và tư liệu cho phim cũng như quy trình dựng một bộ

phim trong WMM. GV nhấn mạnh ý nghĩa của sự cần thiết của khâu chuẩn bị ý

Page 90: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

90

tưởng và tư liệu và liên hệ một số phần đã quen thuộc với HS ở các phần mềm

ứng dụng khác như Soạn thảo văn bản, Bảng tính hay phần mềm trình chiếu để

các em tiếp tục khám phá phần mềm biên tập phim.

Trong hoạt động Luyện tập, HS cần nhận biết được những thành phần quan trọng trên màn hình làm việc của WMM. Tiếp sau đó, HS được thực hành tạo dựng bộ phim đầu tiên của em về Mùa thu Hà Nội tương tự như bộ phim mẫu trong phần Khởi động. Hoạt động này sẽ giúp các em có thể đối chiếu so sánh từng bước làm với hình mẫu trong sách để đảm bảo mình đã thực hiện đúng từng thao tác. Qua đó, HS có thể ghi nhớ và hình thành thói quen thao tác theo đúng quy trình.

Hoạt động Vận dụng tạo cho HS cơ hội để phát triển khả năng sáng tạo của

bản thân từ lựa chọn chủ đề, xây dựng kịch bản, chuẩn bị tư liệu và xây dựng

bộ phim.

Hoạt động Tìm tòi, mở rộng khuyến khích HS tự tìm phương án khắc phục một

lỗi thường gặp trong WMM là xử lí các tệp tin với định dạng không được phần

mềm hỗ trợ. Bên cạnh đó, HS cũng được tìm hiểu thêm một phần mềm hữu ích

để sử dụng cho các mục đích chuyển đổi định dạng tệp tin âm thanh, video khác.

Hướng dẫn cụ thể cho từng hoạt động

Hoạt động học của HSĐịnh hướng hoạt động của GV

Khi HS học với tài liệu Khi HS kết thúc hoạt động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Ý tưởng sư phạm: HS được gợi động cơ thông qua một sản phẩm phim mới lạ của

những bạn cùng trang lứa, qua đó thúc đẩy nhu cầu muốn được khám phá phần mềm

mới để có thể tự thực hiện được.

Kết quả mong đợi: HS có hứng thú với phần mềm biên tập phim sắp được học và đưa

ra được các chủ đề phim mà bản thân muốn tạo dựng.

Page 91: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

91

HS xem các hình minh hoạ

trong sách, hoặc xem video

GV chiếu để có hứng thú

khám phá phần mềm biên

tập phim. Sau đó HS tự lựa

chọn những chủ đề phim

yêu thích của mình.

GV quan sát, lắng nghe

và góp ý khi HS trả lời câu

hỏi.

Tổ chức cho HS chia sẻ

câu trả lời của mình với

cả lớp.

Khái quát câu trả lời của

các HS và dẫn dắt sang

hoạt động hình thành

kiến thức.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hoạt động 1: Xây dựng kịch bản và chuẩn bị tư liệu

Ý tưởng sư phạm: Trong hoạt động này HS cần nhận thức được tầm quan trọng của

khâu chuẩn bị ý tưởng và tư liệu trước khi dựng phim. HS hiểu khái niệm cơ bản về

chuẩn bị ý tưởng và tư liệu, biết cách tìm kiếm ý tưởng và tư liệu dựa trên những gợi

ý có sẵn.

Kết quả mong đợi: HS hiểu và có thể tự xây dựng được ý tưởng bộ phim của bản thân.

HS hoạt động độc lập hoặc

hoạt động cặp đôi để đọc

hiểu nội dung trong sách

tự học.

GV quan sát, lắng nghe

và giải đáp khi HS có thắc

mắc.

GV đến từng cặp HS để

quan sát và hướng dẫn khi

HS gặp khó khăn.

Đặt câu hỏi phụ cho HS:

- Chuẩn bị ý tưởng và tư

liệu cho bộ phim là gì?

- Em hãy chia sẻ một ý

tưởng về bộ phim đầu tiên

mà em dự định làm?

Tổ chức cho HS chia sẻ

câu trả lời của mình với

cả lớp.

Page 92: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

92

2. Hoạt động 2: Quy trình dựng phim tổng quát

Ý tưởng sư phạm: HS đọc thông tin giới thiệu về quy trình dựng phim tổng quát. Với bước tạo mới và lưu dự án phim, HS cần dựa vào những kiến thức đã biết của mình để làm bài tập ở phần này.

Kết quả mong đợi: HS làm được bài tập, từ đó biết những điểm giống và khác của WMM với các phần mềm ứng dụng đã được học.

HS hoạt động độc lập hoặc hoạt động cặp đôi để hoàn thành hai bài tập.

GV đến từng cặp HS để quan sát và hướng dẫn khi HS gặp khó khăn.

Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả bài tập của nhóm mình.

Kết luận câu trả lời đúng cho bài tập và dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo.

Đáp án bài tập số 3: 1-b, 2-c, 3-d, 4-a.

Đáp án bài tập số 4: Cách tạo tệp dự án mới: Vào File/New Project (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+N).

Lưu dự án với tên là ThuHN: Vào File/Save (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+S), chọn thư mục chứa tệp dự án, nhập tên ThuHN và chọn Save.

3. Hoạt động 3: Các giai đoạn thực hiện nhập đối tượng cho phim

Ý tưởng sư phạm: HS đọc thông tin giới thiệu về các giai đoạn thực hiện nhập đối

tượng cho phim. GV nên kết hợp với sử dụng máy chiếu hoặc HS thao tác trực tiếp

trên máy tính cá nhân để theo dõi các bước theo như sách HDH.

Kết quả mong đợi: HS trả lời đúng câu hỏi.

Page 93: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

93

HS hoạt động độc lập, đọc sách HDH kết hợp với quan sát máy chiếu của GV hoặc máy tính cá nhân của mình.

GV thực hiện các bước như trong sách HDH để minh hoạ cho HS các thao tác thực hiện. Hoặc GV có thể chuẩn bị các ảnh chụp phóng to màn hình cho HS dễ quan sát.

Tổ chức cho HS chia sẻ câu trả lời của mình.

Kết luận câu trả lời đúng cho bài tập và dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo.

Đáp án bài tập số 5: jpg, jpeg, jpe, jfif, gif, png, bmp, dib, tif, tiff, wmf, emf. Những định dạng này có trong ô Files of type của hộp thoại Import File.

Đáp án bài tập số 6: Đáp án đúng: (A), (B), (C). Những định dạng này có trong ô Files of type của hộp thoại Import File.

Đáp án bài tập số 7: Có vì có thể biết những định dạng tệp tin sử dụng được trong WMM ở trong ô Files of type của hộp thoại Import File.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Ý tưởng sư phạm: HS đã bước đầu được làm quen với WMM thông qua một quy trình dựng phim đơn giản. Trong hoạt động này, HS cần nhận biết được những thành phần quan trọng của màn hình làm việc và dựng được bộ phim Mùa thu Hà Nội như hướng dẫn ở phần Hình thành kiến thức.

Kết quả mong đợi: HS trả lời đúng câu hỏi và dựng được phim như phim mẫu.

Học sinh hoạt động cá nhân để hoàn thành bài tập.

GV quan sát, lắng nghe và góp ý khi HS trả lời câu hỏi.

GV đến từng HS để quan sát và hướng dẫn khi HS gặp khó khăn.

GV tổng kết nội dung học trên lớp và định hướng cho HS tự học với hoạt động Vận dụng và Tìm tòi, mở rộng.

Page 94: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

94

Đáp án bài tập số 8 và 9:

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Ý tưởng sư phạm: Từ những chủ đề yêu thích của bản thân ở hoạt động Khởi động, HS chủ động xây dựng ý tưởng, tìm tư liệu và thực hiện các bước trong quy trình dựng phim để tạo ra một bộ phim đơn giản.

Kết quả mong đợi: HS dựng được bộ phim theo ý tưởng sáng tạo của bản thân.

HS chuẩn bị ý tưởng và tư liệu theo những gợi ý sau:

Tên phim:

Độ dài phim:

Số lượng hình ảnh xuất hiện trong phim:

Thời gian xuất hiện của từng ảnh:

Nhạc nền cho phim:

Nguồn của hình ảnh và nhạc nền:

HS viết những mô tả này ra giấy, dựng phim bằng máy tính và chia sẻ sản phẩm với bố mẹ, bạn bè.

GV dặn dò và hướng dẫn HS xây dựng ý tưởng, nhắc lại các bước trong quy trình dựng phim.

GV tạo cơ hội cho HS chia sẻ ý tưởng phim của mình với GV và các HS khác. Khen ngợi những HS tích cực và ghi nhận thành tích học tập của HS.

Vùng cho phép nhập tư liệu

Khung dựng phim

Page 95: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

95

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Ý tưởng sư phạm: Một trong những lỗi thường gặp ở WMM là định dạng tệp tin âm thanh, video không được hỗ trợ. Hoạt động này sẽ giúp HS tự khắc phục được lỗi đó thông qua tìm hiểu và sử dụng phần mềm chuyển đổi định dạng tệp tin.

Kết quả mong đợi: HS tìm hiểu được về công cụ chuyển đổi định dạng tệp tin và có khả năng sử dụng được công cụ này.

HS sử dụng Internet để tìm kiếm các công cụ chuyển đổi định dạng tệp tin.

GV dặn dò và hướng dẫn HS cách tìm kiếm công cụ bằng từ khoá “video converter”.

GV cần lưu ý tạo cơ hội cho HS chia sẻ kết quả của mình với GV và các HS khác.

GV gợi ý cho HS phần mềm chuyển đổi định dạng phổ biến và dễ sử dụng: Total Video Converter.

5. Một số lưu ý và nguồn tài liệu tham khảo cho GV

1. WMM được tích hợp sẵn trong hệ điều hành từ Windows XP trở xuống.

2. Đối với các hệ điều hành từ Windows 7 trở lên, cần cài đặt WMM for Win 7 hoặc WMM for Win 8. Phiên bản WMM được sử dụng trong sách này là Windows Movie Maker 2.6.

3. Hướng dẫn chi tiết sử dụng WMM và so sánh WMM với các phần mềm biên tập phim phổ biến khác có thể xem ở đây: https://forum.bkav.com.vn/forum/bkav-forum/bkav-contest/35185-huong-dan-lam-clip-bang-windows-movie-maker

BÀI 2. CÁC CÔNG CỤ BIÊN TẬP PHIM(2 tiết)

1. Mục tiêu

- Biết và sử dụng được một số công cụ biên tập phim của phần mềm, gồm: chỉnh sửa hình ảnh, âm thanh, tạo phụ đề, tạo các hiệu ứng chuyển cảnh.

Page 96: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

96

2. Những kiến thức có liên quan đã biết

- Kĩ năng sử dụng một số phần mềm ứng dụng trong chương trình Tin học 6, 7, 8.

- Cách dựng phim trong WMM.

3. Yêu cầu về phương tiện dạy học

- Máy tính và máy chiếu đa phương tiện.

- Tài liệu HDGV Tin học 9.

- Sách HDH Tin học 9.

4. Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS

Hướng dẫn chung

Mục đích của hoạt động khởi động là để tạo ra nhu cầu khám phá những chức năng mới của phần mềm biên tập phim nhằm tạo ra những bộ phim sinh động, hấp dẫn và phù hợp với nhu cầu thực tế hơn. Ở hoạt động này, nếu có máy tính và máy chiếu, GV có thể chiếu đoạn video đã được biên tập về “Mùa thu Hà Nội” (download video tham khảo tại: https://youtu.be/MIVZMbcoWfk) để minh hoạ rõ hơn.

Sau hoạt động Khởi động, hoạt động Hình thành kiến thức tập trung giới thiệu về các thao tác đơn giản để biên tập một bộ phim. Lí tưởng nhất khi học tiết học này là trên phòng máy, HS vừa đọc vừa thực hiện các thao tác trên máy tính theo như sách HDH. Việc thực hiện từng bước sẽ giúp các em có thể đối chiếu so sánh với hình mẫu trong sách để đảm bảo mình đã thực hiện đúng từng thao tác. Qua đó, HS có thể ghi nhớ và hình thành thói quen thao tác theo đúng quy trình. Nếu không có điều kiện học trên phòng máy thì GV có thể chiếu trên máy chiếu hoặc sao chép lại các đoạn video để trình chiếu cho HS quan sát và đặt các câu hỏi phụ để kiểm tra sự nhận thức của HS.

Trong hoạt động Luyện tập, HS cần phát hiện lỗi sai trong một vài thao tác để biên tập phim. Việc phát hiện ra lỗi sai và sửa lại cho đúng thể hiện sự thông hiểu của HS với các thao tác này.

Hoạt động Vận dụng tạo cho HS cơ hội để phát triển khả năng sáng tạo của bản thân từ lựa chọn chủ đề, xây dựng kịch bản, chuẩn bị tư liệu và xây dựng bộ phim. GV có thể gợi ý cho HS thêm các chủ đề hoặc đưa ra một số yêu cầu nâng cao với những HS khá, giỏi (như căn chỉnh thời gian, chú thích cho phù hợp với lời bài hát, ghép hai bản nhạc khác nhau hay cắt đoạn nhạc dạo đầu và cuối của bài hát).

Page 97: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

97

Hoạt động Tìm tòi, mở rộng khuyến khích HS tìm hiểu một chức năng biên tập phim nâng cao đó là chức năng lồng tiếng. Đây là chức năng giúp các em có thể cá nhân hoá những bộ phim của mình bằng cách thu giọng hát của mình làm nhạc nền hay thu tiếng của mình để thuyết minh cho lời thoại nhân vật.

Hướng dẫn cụ thể cho từng hoạt động

Hoạt động học của HSĐịnh hướng hoạt động của GV

Khi HS học với tài liệu Khi HS kết thúc hoạt động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Ý tưởng sư phạm: HS được gợi động cơ thông qua một sản phẩm phim đã được biên tập, gồm chú thích phù hợp với lời bài hát, thời gian của từng bức ảnh minh hoạ phù hợp với thời gian của câu hát cùng với những hiệu ứng chuyển cảnh sinh động. Từ đó thúc đẩy nhu cầu muốn được khám phá những chức năng mới để có thể tự thực hiện biên tập phim.

Kết quả mong đợi: HS có hứng thú với những chức năng biên tập phim sắp được học.

HS xem các hình minh hoạ trong sách, hoặc xem video GV chiếu để có hứng thú với các chức năng biên tập phim.

GV quan sát và giải đáp thắc mắc cho HS (nếu có).

GV dẫn dắt sang hoạt động hình thành kiến thức.

B&C. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP

1. Hoạt động 1: Biên tập hình ảnh

Ý tưởng sư phạm: Các hình ảnh khi được đưa vào khung dựng phim sẽ có thời gian

xuất hiện là như nhau và bằng thời gian ngầm định. Tuỳ theo nhu cầu của người dựng

phim mà thời gian xuất hiện của các hình ảnh có thể khác nhau, cũng như thứ tự sắp

xếp các hình ảnh có thể thay đổi. Hoạt động này sẽ giúp HS thực hiện được các thao

tác biên tập với hình ảnh.

Kết quả mong đợi: HS biết các thao tác biên tập hình ảnh và thực hiện được các thao

tác đó.

Page 98: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

98

HS hoạt động độc lập hoặc hoạt động cặp đôi để đọc hiểu nội dung trong sách HDH và thực hiện theo các bước trong sách.

GV quan sát, lắng nghe và giải đáp khi HS có thắc mắc.

GV đến từng cặp HS để quan sát và hướng dẫn khi HS gặp khó khăn.

GV đặt câu hỏi phụ cho HS (trong trường hợp không có máy tính để HS thực hiện theo):

Câu hỏi 1: Để xoá hình ảnh không cần sử dụng, nháy nút phải chuột vào hình ảnh cần xoá và chọn lệnh gì?

(A) Cut.

(B) Copy.

(C) Paste.

(D) Delete.

(Đáp án đúng: D).

Câu hỏi 2: Hình ảnh dưới đây xuất hiện trong bao nhiêu giây? Em hãy trình bày thao tác để kéo dài thời gian xuất hiện của hình ảnh này?

Đáp án: 20s. Đặt con trỏ chuột vào cạnh phải của hình ảnh và kéo chuột sang bên phải.

2. Hoạt động 2: Biên tập âm thanh/đoạn phim

Ý tưởng sư phạm: HS đọc thông tin giới thiệu về các thao tác biên tập âm thanh/ đoạn

phim, thực hiện trên máy theo từng bước (nếu có thể) hoặc quan sát máy chiếu của

GV (nếu có). Trong trường hợp không có máy tính, máy chiếu, HS đọc sách HDH và

trả lời câu hỏi phụ của GV sau khi đọc.

Kết quả mong đợi: HS thực hiện được đúng các thao tác hoặc trả lời đúng các câu

hỏi phụ.

Page 99: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

99

HS hoạt động độc lập hoặc

hoạt động cặp đôi để đọc

hiểu nội dung trong sách

HDH và thực hiện theo các

bước trong sách.

GV quan sát, lắng nghe

và giải đáp khi HS có thắc

mắc.

GV đến từng cặp HS để

quan sát và hướng dẫn khi

HS gặp khó khăn.

3. Hoạt động 3: Biên tập tiêu đề và chú thích

Ý tưởng sư phạm: HS đọc thông tin giới thiệu về các thao tác biên tập tiêu đề và chú

thích, thực hiện trên máy theo từng bước (nếu có thể) hoặc quan sát máy chiếu của

GV (nếu có). Trong trường hợp không có máy tính, máy chiếu, HS đọc sách tự học và

trả lời câu hỏi phụ của GV sau khi đọc.

Kết quả mong đợi: HS thực hiện đúng các thao tác hoặc trả lời đúng các câu hỏi phụ.

HS hoạt động độc lập hoặc hoạt động cặp đôi để đọc hiểu nội dung trong sách tự học và thực hiện theo các bước trong sách.

GV quan sát, lắng nghe và giải đáp khi HS có thắc mắc.

GV đến từng cặp HS để quan sát và hướng dẫn khi HS gặp khó khăn.

Đặt câu hỏi phụ cho HS (trong trường hợp không có máy tính để HS thực hiện theo):

Câu hỏi 1: Để tạo tiêu đề đầu phim em cần lựa chọn:

(A) Add title at the beginning of the movie.

(B) Add title before the selected clip.

(C) Add title on the selected clip.

(D) Add title after the selected clip.

(E) Add credits at the end of the movie.

Đáp án đúng: A.

Câu hỏi 2: Em hãy sắp xếp các bước sau để có quy trình tạo tiêu đề/chú thích đúng:

Page 100: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

100

a) Nhập nội dung tiêu đề/chú thích.

b) Tại khung Movie Tasks, trong mục 2. Edit Movie, chọn Make titles or credits.

c) Nháy chuột để chọn ảnh cần tạo tiêu đề/chú thích.

d) Chọn loại tiêu đề/chú thích.

e) Chọn Done.

f) Hiệu chỉnh tiêu đề/chú thích.

Đáp án:

c→b→d→a→f→e.

4. Hoạt động 4: Thêm hiệu ứng chuyển cảnh

Ý tưởng sư phạm: HS đọc thông tin giới thiệu về các thao tác thêm hiệu ứng chuyển

cảnh, thực hiện trên máy theo từng bước (nếu có thể) hoặc quan sát máy chiếu của

GV (nếu có). Trong trường hợp không có máy tính, máy chiếu, HS đọc sách HDH và

trả lời câu hỏi phụ của GV sau khi đọc.

Kết quả mong đợi: HS thực hiện đúng các thao tác hoặc trả lời đúng các câu hỏi phụ.

HS hoạt động độc lập hoặc hoạt động cặp đôi để đọc hiểu nội dung trong sách HDH và thực hiện theo các bước trong sách.

GV quan sát, lắng nghe và giải đáp khi HS có thắc mắc.

GV đến từng cặp HS để quan sát và hướng dẫn khi HS gặp khó khăn.

Đặt câu hỏi phụ cho HS (trong trường hợp không có máy tính để HS thực hiện theo):

Câu hỏi 1: Để tạo hiệu ứng chuyển cảnh em nên chọn khung dựng phim nào?

(A) Timeline.

(B) Storyboard.

Đáp án đúng: B.

Câu hỏi 2: Để tạo hiệu ứng chuyển cảnh, em cần chọn mục nào tại nhóm 2. Edit Movie trong khung Movie Tasks?

Page 101: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

101

(A) Show collection.

(B) View video effects.

(C) View video transitions.

(D) Make titles or credits.

(E) Make an AutoMovie.

Đáp án đúng: C.

Đáp án bài tập số 5:

Thao tác Sửa lại

1. Chuẩn bị kịch bản và tư liệu cho bộ phim.

2. Khởi động Windows Movie Maker.

3. Tạo mới dự án phim bằng tổ hợp phím Ctrl + O. Ctrl+N

4. Lưu lại dự án phim bằng cách nháy chuột vào bảng chọn File

chọn lệnh Save.

5. Nhập hình ảnh cho phim bằng cách nháy chọn lệnh Import Video trong khung Movie Tasks.

Import Pictures

6. Nhập âm thanh cho phim bằng cách nháy chọn lệnh Import Audio or Music tại nhóm 2. Edit Movie trong khung Movie Tasks.

7. Tạo tiêu đề đầu phim bằng cách nháy chọn lệnh Add credits at the end of the Movie.

Add title at the beginning of the movie

8. Tạo chú thích cho từng hình ảnh bằng cách nháy chọn lệnh

Add title at the beginning of the movie.

Add title on the

selected clip

9. Thêm hiệu ứng chuyển cảnh bằng cách nháy chọn View video transitions tại nhóm 2. Edit Movie trong khung Movie Tasks.

10. Xuất phim bằng cách nháy chọn Save to My Computer tại

nhóm 2. Edit Movie trong khung Movie Tasks.3. Finish Movie

Page 102: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

102

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Ý tưởng sư phạm: HS đã biết dựng và biên tập phim. Trong hoạt động này, HS được

tự do sáng tạo xây dựng và biên tập phim theo sở thích và nhu cầu cá nhân. GV có thể

đưa ra các gợi ý thêm về chủ đề cho HS hoặc các yêu cầu nâng cao cho HS khá giỏi.

Kết quả mong đợi: HS dựng và biên tập được bộ phim theo ý tưởng sáng tạo của

bản thân.

HS xây dựng kịch bản,

thực hiện dựng và biên tập

phim.

Dặn dò và hướng dẫn HS

xây dựng kịch bản, nhắc

lại các bước trong quy

trình dựng phim.

GV tạo cơ hội cho HS chia

sẻ phim của mình với GV

và các HS khác. Khen ngợi

những HS tích cực và ghi

nhận thành tích học tập

của HS.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Ý tưởng sư phạm: Ngoài những chức năng cơ bản được giới thiệu trong chương

trình, WMM còn một số chức năng nâng cao khác để hỗ trợ người dùng biên tập được

những bộ phim phù hợp với nhu cầu hơn. Một trong những chức năng đó là lồng tiếng.

Kết quả mong đợi: HS tìm hiểu được về chức năng Narrate Timeline và có khả năng

sử dụng được chức năng này.

HS sử dụng Internet để tìm

hiểu thêm về chức năng

lồng tiếng Narrate Timeline.

Dặn dò và gợi động cơ

cho HS về nhu cầu sử

dụng chức năng lồng tiếng

cho phim: thu âm bài hát

làm quà tặng, thuyết minh

phim, làm nhạc khác cho

bài hát, lồng tiếng cho nhân

vật để làm phim vui,...

GV cần lưu ý tạo cơ hội

cho HS chia sẻ kết quả

của mình với GV và các

HS khác.

Page 103: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

103

BÀI 3. THỰC HÀNH LÀM VIỆC VỚI PHẦN MỀM

BIÊN TẬP PHIM(4 tiết)

1. Mục tiêu

- Tạo dựng được các dự án phim từ ảnh và video có sẵn để phục vụ cho việc học tập và giải trí.

2. Những kiến thức có liên quan đã biết

- Kĩ năng sử dụng một số phần mềm ứng dụng trong chương trình Tin học 6, 7, 8.

- Cách dựng phim và biên tập phim trong WMM.

3. Yêu cầu về phương tiện dạy học

- Máy tính và máy chiếu đa phương tiện.

- Tài liệu HDGV Tin học 9.

- Sách HDH Tin học 9.

4. Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS

Hướng dẫn chung

Mục đích của hoạt động Khởi động là ôn lại những kiến thức, kĩ năng về tìm kiếm thông tin trên Internet, nhằm giúp HS chuẩn bị tư liệu cho bài thực hành. GV nên hướng HS tìm kiếm những hình ảnh và bài hát phù hợp với chủ đề phim mà mình muốn dựng.

Sau hoạt động Khởi động, hoạt động Luyện tập và vận dụng nhắc lại một lần nữa về quy trình dựng và biên tập phim thông qua một bài tập sắp xếp. Sau đó HS được tự thực hiện các dự án phim của mình theo yêu cầu trong sách HDH. Việc yêu cầu HS thực hiện các dự án phim theo mẫu sẽ giúp HS luyện tập để hình thành kĩ năng và giúp GV cũng như HS dễ dàng so sánh các sản phẩm phim.

Hoạt động Tìm tòi, mở rộng khuyến khích HS tìm hiểu thêm về chức năng biên tập phim nâng cao là chức năng tạo hiệu ứng cho hình ảnh/cảnh phim.

Page 104: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

104

Hướng dẫn cụ thể cho từng hoạt động

Hoạt động học của HSĐịnh hướng hoạt động của GV

Khi HS học với tài liệu Khi HS kết thúc hoạt động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Ý tưởng sư phạm: HS được gợi động cơ thông qua hoạt động nhắc lại những kiến

thức đã biết về tìm kiếm thông tin trên Internet. Từ đó HS sẽ có sự chuẩn bị tư liệu cho

những dự án phim trong phần Luyện tập và vận dụng.

Kết quả mong đợi: HS nhắc lại được cách tìm kiếm hình ảnh, bài hát, bộ phim theo

chủ đề nhất định trên Internet.

HS hoạt động theo cặp đôi

để ôn lại những kiến thức

đã biết.

GV quan sát và giải đáp

thắc mắc cho HS (nếu có).

GV dẫn dắt sang hoạt động

luyện tập và vận dụng.

B&C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

1. Hoạt động 1

Ý tưởng sư phạm: Hoạt động này nhằm mục đích nhắc lại quy trình chuẩn bị tư liệu,

dựng và biên tập phim để HS chuẩn bị cho các hoạt động thực hành tiếp theo.

Kết quả mong đợi: HS sắp xếp đúng quy trình.

HS hoạt động độc lập để

hoàn thành bài tập sắp xếp

quy trình.

GV giải đáp khi HS có

thắc mắc.

Cho HS chia sẻ câu trả lời

với GV và các HS khác.

Khen ngợi những HS tích

cực và ghi nhận thành tích

học tập của HS.

Đáp án bài tập số 1:

d→f→c→a→g→b→e hoặc

d→c→f→a→g→b→e.

Page 105: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

105

2. Hoạt động 2

Ý tưởng sư phạm: Hoạt động này tạo cơ hội cho HS được thể hiện những hiểu biết về

trường THPT mong ước của các em và chia sẻ những hiểu biết đó với GV và các bạn

qua dự án phim các em tự xây dựng.

Kết quả mong đợi: HS thực hiện được bộ phim như yêu cầu.

HS hoạt động độc lập để thực hiện dự án phim của mình.

GV quan sát và hướng dẫn khi HS gặp khó khăn.

GV cho một vài HS thực hiện tốt chia sẻ bộ phim của mình với cả lớp. Khen ngợi những HS tích cực và ghi nhận thành tích học tập của HS.

3. Hoạt động 3

Ý tưởng sư phạm: Đây là thời điểm gần cuối kì II của năm học. Thời điểm này HS chuẩn bị thi tốt nghiệp, làm lễ ra trường và chia tay thầy cô, bạn bè. Xây dựng một dự án phim về kỉ niệm dưới mái trường THCS là một chủ đề rất gần gũi và tạo được hứng thú cho HS.

Kết quả mong đợi: HS thực hiện được bộ phim như yêu cầu.

HS hoạt động độc lập để thực hiện dự án phim của mình.

GV hướng dẫn khi HS gặp khó khăn.

GV cho một vài HS thực hiện tốt chia sẻ bộ phim của mình với cả lớp. Khen ngợi những HS tích cực và ghi nhận thành tích học tập của HS.

4. Hoạt động 4

Ý tưởng sư phạm: Xuất phát từ nhu cầu làm các video tặng bạn bè, người thân của HS, hoạt động này giúp các em thêm ý tưởng về làm các bộ phim ca nhạc có phần chú thích là lời bài hát.

Kết quả mong đợi: HS thực hiện đúng các thao tác hoặc trả lời đúng các câu hỏi phụ.

HS hoạt động độc lập để thực hiện dự án phim của mình.

GV quan sát và hướng dẫn khi HS gặp khó khăn.

GV cho một vài HS thực hiện tốt chia sẻ bộ phim của mình với cả lớp. Khen ngợi những HS tích cực và ghi nhận thành tích học tập của HS.

Page 106: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

106

D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Ý tưởng sư phạm: Ngoài những chức năng cơ bản được giới thiệu trong chương trình, WMM còn có một số chức năng nâng cao khác để hỗ trợ người dùng biên tập được những bộ phim phù hợp với nhu cầu hơn. Một trong những chức năng đó là tạo hiệu ứng cho từng hình ảnh hay đoạn phim.

Kết quả mong đợi: HS tìm hiểu được về chức năng View video effects và có khả năng sử dụng được chức năng này.

HS sử dụng Internet để

tìm hiểu thêm về chức

năng lồng tiếng View video

effects.

GV dặn dò và gợi động cơ

cho HS về nhu cầu sử dụng

chức năng View video

effects: có thể đổi màu cho

các hình ảnh, làm giả ảnh

phim cũ, tăng hay giảm tốc

độ của cảnh phim,...

GV cần lưu ý tạo cơ hội

cho HS chia sẻ kết quả

của mình với GV và các

HS khác.

BÀI 4. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM XỬ LÍ ẢNH GIMP(2 tiết)

1. Mục tiêu bài học

- Nhận biết được các thành phần chính trong màn hình làm việc của phần mềm GIMP.

- Thực hiện được các thao tác làm việc với ảnh, bao gồm: cắt ảnh, phóng to, thu nhỏ, di chuyển ảnh.

- Thực hiện được việc tẩy xoá và phục hồi ảnh.

2. Những kiến thức có liên quan đã biết

Khi học chủ đề này, HS đã hiểu biết về:

Những kĩ năng về quản lí tệp trong một số phần mềm ứng dụng như Word, PowerPoint, Paint,... Đó là những kĩ năng: Mở tệp đã có, mở tệp mới, ghi tệp, ghi tệp với định dạng phù hợp,...

Học sinh có thể đã biết sử dụng phần mềm đồ hoạ Paint để vẽ và tô màu cho hình vẽ.

Page 107: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

107

3. Yêu cầu về phương tiện dạy học

Máy chiếu để chiếu các hình ảnh trong bài lên cho cả lớp xem.

Các hình ảnh trong sách về nội dung của bài học.

Các tệp hình ảnh trong sách được sao chép vào các máy của HS.

Mỗi HS hoặc mỗi nhóm HS có một máy tính cài đặt phần mềm GIMP phiên bản 2.0.

4. Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS

Hướng dẫn chung

Hoạt động khởi động đưa ra một tình huống xử lí ảnh mà nó sẽ được giải

quyết trong suốt bài học. Ở hoạt động này, HS được yêu cầu quan sát và tìm

cách giải quyết dựa trên phần mềm Paint. Các em sẽ phát hiện ra rằng phần

mềm Paint khó có thể thực hiện được tình huống đã nêu. Điều này khiến các

em tò mò và hứng thú muốn biết làm thế nào để thực hiện được các yêu cầu đã

cho, do đó các em có động cơ muốn tìm hiểu kiến thức mới trong hoạt động Hình

thành kiến thức tiếp theo.

Hoạt động hình thành kiến thức được chia thành năm hoạt động thành phần

nhằm hướng dẫn HS tìm hiểu ba nội dung chính sau đây:

- Giao diện và các thành phần chính của màn hình làm việc của phần mềm

GIMP.

- Các thao tác cơ bản trên ảnh tổng thể: phóng to và thu nhỏ ảnh, di chuyển

ảnh, chọn và sao chép hoặc cắt hình ảnh, thay đổi kích thước ảnh và xoay ảnh.

- Tẩy xoá dấu vết trên ảnh và khôi phục ảnh.

Hoạt động luyện tập và vận dụng đưa ra một số tình huống xử lí ảnh trong

thực tiễn. Qua đó tạo cho HS cơ hội thực hiện các thao tác xử lí ảnh, nhờ vận

dụng các kiến thức, kĩ năng vừa thu nhận được trong hoạt động Hình thành kiến

thức.

Hoạt động tìm tòi, mở rộng gợi ý cho HS, đặc biệt là các HS khá, tự tìm hiểu

các thao tác quản lí tệp ảnh trong GIMP. Trong đó phân biệt tác dụng giữa hai

lệnh Save As và Export As.

Page 108: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

108

Hướng dẫn cụ thể cho mỗi hoạt động

Hoạt động của HSĐịnh hướng hoạt động của GV

Khi HS học với tài liệu Khi HS kết thúc hoạt động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Ý tưởng sư phạm: HS được yêu cầu quan sát và tìm kiếm cách cắt một vùng ảnh và

cách tẩy xoá các chữ số trong ảnh dựa trên phần mềm Paint. Khi thấy rằng phần mềm

Paint khó có thể thực hiện được yêu cầu đã nêu, HS sẽ tò mò và hứng thú muốn tìm

hiểu cách giải quyết trong hoạt động Hình thành kiến thức tiếp theo.

- Kết quả mong đợi: HS biết được phần mềm Paint không thể thực hiện được các

công việc xử lí ảnh chuyên nghiệp như tẩy xoá và khôi phục ảnh. HS hứng thú với việc

tìm hiểu và sử dụng phần mềm đồ hoạ mới.

HS quan sát các hình ảnh trước và sau khi xử lí, cùng thảo luận để đưa ra kết luận:

- Phần mềm Paint có thể thực hiện được việc cắt ảnh.

- Phần mềm Paint không thể thực hiện việc tẩy xoá và khôi phục ảnh.

- Cần phải sử dụng phần mềm đồ hoạ mới để làm được những công việc xử lí ảnh cao cấp.

GV khuyết khích HS trao đổi, thảo luận và tự tìm câu trả lời.

Một số câu hỏi gợi mở có thể đưa ra, ví dụ như:

- Nếu em sử dụng phần mềm Paint em có thể chọn và cắt được một vùng ảnh không?

- Công cụ cái tẩy trong Paint có xoá được chữ số màu đỏ trong ảnh không? Nếu xoá được thì chỗ bị xoá trong ảnh sẽ như thế nào?

- GV gọi một số HS phát biểu câu trả lời và cho HS biết cần phải có những phần mềm xử lí ảnh chuyên nghiệp mới có thể thực hiện được yêu cầu thứ hai đã nêu (tẩy xoá và khôi phục ảnh).

- Từ đó, GV giới thiệu một số phần mềm xử lí ảnh cao cấp như Photoshop, FastStone Image Viewers, Picasa, Photo Pos Pro, GIMP.

- GV nhấn mạnh ưu điểm miễn phí của GIMP, khả năng của GIMP, và cuối cùng đề nghị các em chuyển sang hoạt động Hình thành kiến thức để tìm hiểu về phần mềm GIMP.

Page 109: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

109

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Ý tưởng sư phạm: Trước hết, HS được tìm hiểu về các thành phần chính trên màn hình làm việc của GIMP. Tiếp theo, các em sẽ được hướng dẫn giải quyết yêu cầu cắt ảnh và tẩy xoá, khôi phục ảnh như đã nêu trong hoạt động khởi động. Bên cạnh đó, một số thao tác hỗ trợ để thực hiện việc xử lí ảnh cũng được hướng dẫn cho HS biết cách thực hiện.

- Kết quả mong đợi: HS nhận biết được các thành phần chính trên màn hình làm việc của GIMP; Biết các thao tác: Chọn để copy hoặc cắt ảnh; Phóng to và thu nhỏ ảnh; Di chuyển ảnh; Tẩy xoá và khôi phục ảnh.

1. Hoạt động 1. Giới thiệu phần mềm GIMP

HS tự đọc sách HDH để biết vai trò của phần mềm GIMP và nhận biết các thành phần chính trong màn hình làm việc của phần mềm GIMP và sau cùng trả lời 2 câu hỏi trong bài tập số 1.

Dựa trên kinh nghiệm về các lệnh quản lí tệp trong các ứng dụng đã học, HS có thể trả lời được câu a (trình bày thao tác mở tệp ảnh mới và lưu tệp ảnh vào máy tính trong phần mềm GIMP) nhưng không trả lời được đúng câu b (dự đoán tác dụng của lệnh Export As trong bảng chọn File của phần mềm GIMP).

Trong quá trình HS đọc tài liệu, có khá nhiều thành phần trên màn hình làm việc của GIMP không được giới thiệu trong tài liệu. Do đó, dù HS có thể chủ động thắc mắc hoặc không thắc mắc, GV nên giới thiệu bổ sung một số công cụ và các hộp lệnh, đặc biệt là chỉ ra mối liên quan giữa chúng. GV có thể minh hoạ nhanh điều này thông qua các ví dụ cụ thể nhưng đơn giản nhất có thể được.

GV nên gọi một số HS đứng lên nhắc lại tên và chức năng của ba thành phần chính của GIMP. GV sẽ bổ sung cho đầy đủ khi HS phát biểu.

Hộp công cụ: Chứa các nhóm công cụ như: Chọn; Di chuyển; Thay đổi kích thước và biến dạng hình; Tô màu theo mẫu,...

Bảng điều khiển lớp: Chứa các lớp, các lệnh làm việc với lớp và các chế độ kết hợp màu giữa các lớp.

Cửa sổ hình ảnh: Chứa hình ảnh và bảng chọn chính của GIMP.

Bảng chọn chính: Gồm các nhóm lệnh như: Làm việc với tệp, Copy và Cắt; Hình ảnh, Các lớp; Tô màu.

Gợi ý trả lời câu b: Em hãy dự đoán tác dụng của lệnh Export As trong bảng chọn File của phần mềm GIMP?

- GV nêu tác dụng của lệnh Export As đó là để ghi ảnh sang các định dạng mà các phần mềm xem ảnh thông thường “hiểu được”, ví dụ như định dạng JPG, PNG,...

- GV giải thích cho HS phân biệt được giữa hai lệnh File\Save As và File\Export As đúng như phần chú ý được nêu trong hoạt động Tìm tòi, mở rộng trong sách HDH.

Page 110: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

110

2. Hoạt động 2. Cắt ảnh

HS có thể độc lập đọc hiểu ba bước thực hiện cắt ảnh trong sách HDH và sau đó cùng nhau thảo luận để làm bài tập số 2.

Trong quá trình HS tìm hiểu cách thực hiện cắt ảnh, GV có thể yêu cầu ít nhất hai HS trả lời ý thứ nhất của câu hỏi (Theo em, cắt ảnh nên được thực hiện trong những tình huống nào?).

Trả lời: Nên thực hiện khi muốn loại bỏ một số vùng ảnh không mong muốn hoặc trích chọn một vùng ảnh theo ý thích hoặc để sau này sẽ lồng ghép ảnh vào ảnh khác.

Đối với ý thứ hai của câu hỏi (Em có bức ảnh nào trong máy tính cần cắt không, hãy nêu các bước thức hiện cắt bức ảnh đó), nếu HS không có ảnh trong máy tính, GV chọn một bức ảnh khác của mình và yêu cầu HS nêu cách thực hiện (hoặc thực hiện) để cắt một phần bức ảnh theo yêu cầu.

3. Hoạt động 3. Phóng to, thu nhỏ ảnh và di chuyển ảnh

HS nên được tổ chức hoạt động theo cặp hoặc theo nhóm vì các thao tác phóng to, thu nhỏ và di chuyển ảnh liên quan đến “nhiều” kiến thức, các em sẽ nhắc cho nhau các cách thực hiện:

- Cách sử dụng kết hợp bàn phím.

- Cách sử dụng công cụ move và zoom.

- Cách khắc phục hiện tượng ảnh bị lệnh ra khỏi khung hình khi di chuyển ảnh.

HS nên được tổ chức theo nhóm để thao tác trực tiếp trên máy tính về các cách trên.

- GV nên tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm để HS có thể chỉ ra hoặc giải thích cho nhau các công cụ và các lệnh được sử dụng trong các thao tác phóng to, thu nhỏ và di chuyển ảnh.

- GV nên minh hoạ trực tiếp các thao tác này trên máy tính qua một ví dụ cụ thể. Qua đó HS thấy được hiện tượng ảnh bị lệnh khỏi khung hình (canvas) hoặc thậm chí lệch ra khỏi lớp chứa nó (layer) và cách khắc phục. Thời điểm minh hoạ có thể diễn ra ngay từ đầu hoặc sau khi HS đã hoạt động sau một số phút nào đó phù hợp.

GV có thể đặt một số câu hỏi dưới đây để HS được củng cố kiến thức, kĩ năng ngay tại chỗ:

- Có những cách nào để di chuyển ảnh?

- Khi nào ta dùng Zoom, khi nào ta dùng nút cuộn chuột và phím Ctrl để phóng to di chuyển ảnh?

- Lệnh Fit Canvas To Layers có tác dụng gì? Tìm ở đâu?

Page 111: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

111

Hoạt động 4. Tẩy xoá và khôi phục ảnh

HS ban đầu hoạt động cá nhân, đọc nguyên tắc tẩy xoá và khôi phục ảnh. Sau đó các em có thể trao đổi với bạn bên cạnh về những chỗ mình chưa rõ, hoặc ngược lại, giải thích cho bạn những chỗ mình đã hiểu.

HS nên được tổ chức theo nhóm để làm thử trực tiếp trên máy tính cách tẩy xoá, khôi phục ảnh. Những tệp ảnh này có sẵn trong máy, do GV chuẩn bị từ trước.

Sau cùng, HS trả lời câu hỏi trong tài liệu.

- Ngay từ đầu, GV nên giải thích thuật ngữ “khôi phục ảnh”: Tẩy xoá luôn đi cùng với khôi phục ảnh. Khôi phục ở đây ngầm hiểu là vùng ảnh sau khi tẩy xoá thể hiện như chưa từng có dấu vết đã xoá đó trong ảnh. Vùng ảnh đó thường là ảnh nền tự nhiên như những vùng ảnh ở xung quanh.

- Sau một số phút nhất định, GV nên giải thích sự giống và khác nhau giữa hai công cụ Clone và Healing, minh hoạ trực tiếp trên một hình ảnh tương tự như trong tài liệu.

Cách tốt nhất, GV nên gọi một số HS thực hiện các bước tẩy xoá và khôi phục một bức ảnh nào đó tương tự như trong tài liệu. Mỗi HS được gọi lên thực hiện hoàn chỉnh một bước.

Nếu HS khá thành thạo cách thực hiện tẩy xoá và khôi phục ảnh, GV nên chọn một tấm ảnh khác đòi hỏi sự kết hợp khéo léo hơn hai công cụ Clone và Healing và yêu cầu HS thực hiện.

Gợi ý trả lời bài tập số 3:

- Nên dùng công cụ Clone với kích thước của công cụ đủ rộng để có thể lấy nguyên vùng mẫu của viên gạch phía sau.

- GV làm mẫu và HS được yêu cầu nêu lại (hoặc thực hiện lại) các bước mà GV đã làm.

C&D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

- Ý tưởng sư phạm: HS được trải nghiệm thực hành tất cả các yêu cầu xử lí ảnh đã được nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Kết quả mong đợi: HS thực hiện được các thao tác cắt ảnh, phóng to, thu nhỏ ảnh, di chuyển ảnh. Hơn nữa, các em thực hiện được việc tẩy xoá những dấu vết trên các ảnh đơn giản, dễ phục hồi.

Page 112: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

112

HS được tổ chức hoạt động theo nhóm từ hai đến ba em. Các em sẽ thay phiên nhau, mỗi em thực hiện một bước hoặc một công việc nhỏ trong quá trình cắt một bức ảnh và tẩy xoá, khôi phục các dấu vết ở trên ảnh mà GV đã chuẩn bị.

Nếu HS thắc mắc hoặc lúng túng tại một khâu nào đó trong quá trình thực hành, GV sẽ chỉ cho HS phần lí thuyết trong sách HDH cần vận dụng để giải quyết vướng mắc đó.

Tuỳ vào khả năng của từng nhóm, GV có thể hướng dẫn bằng cách thao tác trực tiếp trên máy tính những chỗ các em lúng túng.

GV yêu cầu đại diện một số nhóm báo cáo kết quả thực hành.

GV nhận xét, khen ngợi các nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ.

GV nêu lưu ý và rút kinh nghiệm cho những nhóm còn có những sai sót trong quá trình thực hiện.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Ý tưởng sư phạm: Vì phần mềm GIMP lưu tệp ảnh trong định dạng riêng (.XCF), do đó HS nên biết cách xuất tệp ảnh ra những định dạng thường dùng (JPG, PNG,...). Vì thế hoạt động tìm tòi, mở rộng trình bày cách lưu tệp ảnh với các định dạng khác nhau và nói chung sẽ hướng đến tất cả các đối tượng HS trong lớp.

- Kết quả mong đợi: HS biết cách lưu tệp ảnh ra các định dạng khác nhau và phân biệt được tác dụng của hai lệnh File\Save As và File\Export As.

HS đọc tài liệu để biết cách sử dụng hai lệnh File\Save As và File\Export As; biết cách chọn lựa các định dạng tệp ảnh cần xuất trong hộp thoại Export Image.

GV nên giới thiệu nhanh về hai lệnh File\Save As và File\Export As; So sánh những điểm giống và khác nhau giữa hai lệnh này.

Tuỳ theo tình hình, GV có thể hướng hoạt động này đến tất cả các HS trong lớp, hoặc chỉ cho đối tượng HS khá; có thể cho HS tìm hiểu ngay tại lớp hoặc ở nhà.

BÀI 5: THỰC HÀNH XỬ LÍ ẢNH VỚI GIMP(4 tiết)

1. Mục tiêu

- Tìm hiểu và thực hiện được các thao tác thường làm việc với ảnh, bao gồm: thay đổi kích thước ảnh, xoay ảnh, làm nghiêng và lật ảnh.

- Thực hiện được việc tẩy xoá, phục hồi ảnh trong các tình huống đơn giản.

2. Những kiến thức có liên quan đã biết

Về kiến thức, kĩ năng của môn học: HS đã biết cách thực hiện và có thể đã được thực hành một số thao tác ban đầu với ảnh (cắt ảnh, phóng to, thu nhỏ và di chuyển ảnh) và thao tác tẩy xoá-khôi phục ảnh.

Page 113: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

113

Về hiểu biết xã hội: HS có khả năng cảm thụ nhất định hoặc có cách nhìn nhất định về những bức ảnh chụp phong cảnh, cuộc sống thực tiễn xung quanh mình và muốn chỉnh sửa chúng theo ý muốn của mình.

3. Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS

Hướng dẫn chung

Mục tiêu trọng tâm của bài học này là cho HS tập luyện cách thay đổi kích thước ảnh, xoay ảnh, sửa ảnh bị nghiêng và lật ảnh. Ngoài ra, HS được thực hành tẩy xoá – phục hồi một số dấu vết nhỏ trên ảnh.

Hoạt động khởi động đưa ra một tình huống bức ảnh chụp bị lẫn một đối tượng không mong muốn. HS được yêu cầu loại bỏ phần ảnh chứa đối tượng đó và giữ lại phần ảnh phù hợp để đưa vào một trang blog. Đây là một trong rất nhiều trường hợp người dùng có nhu cầu cắt ảnh theo mục tiêu định trước. Hoạt động khởi động này vừa ôn lại bài cũ, vừa gợi động cơ học tập cho HS.

Hoạt động luyện tập và vận dụng đưa ra các tình huống thực hành gắn liền với thực tiễn tương ứng tạo cơ hội cho HS luyện tập các thao tác cơ bản thường thực hiện đối với xử lí ảnh, cụ thể là các thao tác: Thay đổi kích thước ảnh, xoay ảnh, lật ảnh, chỉnh ảnh bị nghiêng và tẩy xoá – phục hồi ảnh.

Hướng dẫn cụ thể cho mỗi hoạt động

Hoạt động của HSĐịnh hướng hoạt động của GV

Khi HS học với tài liệu Khi HS kết thúc hoạt động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Ý tưởng sư phạm: Một tình huống thường hay gặp phải trong thực tế đó là ảnh chụp bị lẫn chi tiết không mong đợi. HS được yêu cầu nêu cách xử lí sao cho nhận được vùng ảnh phù hợp để đưa vào trang blog cá nhân.

- Kết quả mong đợi: HS nêu được cách cắt lấy vùng ảnh phù hợp để đưa vào trang blog cá nhân.

HS có thể hoạt động cá nhân hoặc theo cặp để thực hiện các công việc sau:- Xem xét tình huống ảnh chụp bị lẫn chi tiết thừa. - Nêu cách cắt vùng ảnh hình chữ nhật bên phải.- Nêu cách lưu ảnh kết quả sau khi cắt.- Có thể nêu cách chèn tệp ảnh vào trang blog.

GV khuyến khích HS tự giải quyết tình huống đã đặt ra.

GV yêu cầu một HS phát biểu cách thực hiện, yêu cầu các HS khác bổ sung nếu có những chỗ HS đó mô tả thiếu hoặc chưa chính xác.

Page 114: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

114

B&C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

- Ý tưởng sư phạm: Đưa ra ba tình huống cần chỉnh sửa ảnh bằng cách sử dụng các thao tác cắt xén ảnh, chỉnh ảnh bị nghiêng và tẩy xoá – phục hồi ảnh. HS được gợi ý thực hành giải quyết các tình huống này.

- Kết quả mong đợi: HS thực hiện được tương đối thành thạo các thao tác: cắt xén ảnh, chỉnh ảnh bị nghiêng và tẩy xoá – phục hồi ảnh.

1. Hoạt động 1. Thay đổi kích thước ảnh

HS đọc tài liệu để hiểu được yêu cầu cần phải cắt phần trên của bức ảnh cảnh người lội suối để đưa vào trang web.

HS đọc gợi ý và thực hành theo gợi ý.

Yêu cầu nêu trong bài tập này là yêu cầu dễ. Do đó, GV khuyến khích HS tự giải quyết.

GV nên nhắc HS cắt phần trên bức ảnh cho phù hợp để khi đưa vào trang web nó sẽ trở thành một banner đẹp của trang web.

GV yêu cầu một số HS báo cáo kết quả thực hành và đưa ra nhận xét, khen ngợi kịp thời.

2. Hoạt động 2. Quay ảnh

HS nên được tổ chức theo nhóm và nên được làm thử trực tiếp trên máy tính về các thao tác chỉnh lại kích thước ảnh và xoay ảnh.

- Đối với thao tác chỉnh sửa kích thước ảnh, trong quá trình HS đọc tài liệu và làm thử trên máy tính (nếu có), GV nên sử dụng máy tính để chỉ cho HS hai nút kết nối giữa hai ô kích thước ảnh và minh hoạ tác dụng của nút này.

- Đối với cả hai thao tác thay đổi kích thước ảnh và xoay ảnh, GV nên di chuyển con trỏ chuột vào các công cụ Sacle và Rotate để HS tìm thấy ngay. GV cũng có thể thực hiện trực tiếp các thao tác này ở trên ảnh (không dùng hộp thoại) để HS nhìn thấy các nút điều khiển xung quanh ảnh và cách tương tác với chúng.

GV sử dụng một vài ảnh khác nhau và đặt ra các yêu cầu thay đổi kích thước ảnh hoặc xoay ảnh cụ thể. Với mỗi yêu cầu GV sẽ gọi HS lên thực hiện trực tiếp trên máy tính của mình.

GV nhấn mạnh cho HS lưu ý dùng tổ hợp phím Ctrl+Z để hủy bỏ thao tác sai vừa thực hiện và trở lại kết quả của thao tác trước đó.

Page 115: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

115

3. Hoạt động 3: Làm nghiêng ảnh

Học sinh liên hệ cách sử dụng công cụ Rotate đã biết để xoay ảnh, từ đó suy ra cách sử dụng các công cụ Shear để làm nghiêng ảnh theo chiều ngang, công cụ Perspective để làm nghiêng ảnh theo chiều sâu và công cụ Flip để lật ảnh.

Thực hành chỉnh lại ảnh bị nghiêng:

HS đọc tài liệu để hiểu được yêu cầu cần phải chỉnh lại bức ảnh sao cho các cột treo cáp của chiếc cầu không bị nghiêng.

HS đọc gợi ý và thực hành theo gợi ý.

GV có thể làm mẫu một trong ba công cụ mới để HS tự khám phá hai công cụ còn lại.

GV nên có những tấm ảnh bị nghiêng và chỉnh sửa cho hết nghiêng để HS thấy được ý nghĩa của các công cụ làm nghiêng ảnh.

Thực hành chỉnh lại ảnh bị nghiêng:

Đối với việc chỉnh ảnh theo chiều sâu, thao tác di chuyển chuột phải khéo léo. GV nên làm mẫu cho HS quan sát trước khi thực hiện và nhấn mạnh hướng di chuyển của chuột ngược với hướng nghiêng. Di chuyển chuột trên mặt phẳng nhưng lại có tác dụng kéo ảnh ra phía sau hoặc ra phía trước.

GV nên yêu cầu một số HS thực hành thử trên máy của GV để cả lớp theo dõi cách làm nghiêng và lật ảnh. Từ đó, GV đưa ra các chú ý (nếu cần thiết).

Thực hành chỉnh lại ảnh bị nghiêng:

GV nên mời một số HS lên máy của GV để chỉnh sửa các bức ảnh khác bị nghiêng tương tự. Từ đó cho các em rút ra nhận xét về độ khó hay dễ của việc chỉnh độ nghiêng hoặc nêu kinh nghiệm thực hiện.

4. Hoạt động 4: Lật ảnh

HS liên hệ cách sử dụng công cụ Rotate đã biết để xoay ảnh, từ đó suy ra cách sử dụng công cụ Flip để lật ảnh.

HS trình bày các bước lật bức ảnh bến phà Cần Thơ – Phan Thiết.

GV khuyến khích HS vận dụng cách lật ảnh vào trong một tình huống cụ thể.

GV khích lệ HS xung phong lên máy của GV để thực hiện lật một bức ảnh nào đó được chọn sẵn.

Page 116: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

116

5. Hoạt động 5: Thực hiện tẩy xoá và phục hồi ảnh

Cũng tương tự như hai bài tập thực hành trên đây, trước tiên HS đọc tài liệu để hiểu được yêu cầu cần phải xoá cành cây khô ngả xuống sông sao cho để lại nền bầu trời xanh.

HS đọc gợi ý và thực hành theo gợi ý.

GV nên tổ chức cho HS thực hành theo nhóm hoặc gọi một HS thực hiện trực tiếp trên máy GV.

GV chú ý hướng dẫn HS sử dụng kết hợp khéo léo hai công cụ Clone và Healing:

- Đầu tiên dùng Clone để tẩy màu của cành cây.

- Tiếp theo sử dụng công cụ Healing để làm chỗ tẩy xoá trở nên tự nhiên hơn.

GV nên giới thiệu và khen ngợi những nhóm hoàn thành tốt việc chỉnh sửa ảnh.

GV yêu cầu đại diện một số nhóm nêu cách thực hiện và chia sẻ kinh nghiệm thực hiện tẩy xoá-khôi phục ảnh.

BÀI 6. HIỆU CHỈNH MÀU SẮC

VÀ GHÉP ẢNH TRONG GIMP(2 tiết)

1. Mục tiêu

- Biết được chất lượng ảnh phụ thuộc vào ánh sáng, màu sắc và những yếu tố này được điều chỉnh dựa trên khoảng tông màu.

- Thực hiện được lệnh Levels để điều chỉnh ánh sáng và màu sắc cho ảnh.

- Thực hiện được các bước ghép ảnh đơn giản trong phần mềm GIMP.

2. Những kiến thức có liên quan đã biết

Về kiến thức, kĩ năng của môn học: HS đã biết thao tác cơ bản làm biến đổi tổng thể ảnh như thay đổi kích thước, xoay, lật, và làm nghiêng ảnh. HS cũng biết các cách tẩy xoá – khôi phục các chi tiết nhỏ ở trong ảnh.

Về hiểu biết xã hội: HS có thể nhận xét hoặc cảm nhận được về độ sáng, tối và màu sắc của ảnh. HS có thể biết được trong thực tế có những phần mềm và công cụ có khả năng điều chỉnh ánh sáng và màu sắc của ảnh; có thể ghép các ảnh để tạo thành ảnh mới theo các nhu cầu khác nhau.

Page 117: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

117

3. Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS

Hướng dẫn chung

Hoạt động khởi động đưa ra một tình huống học tập gợi động cơ mở đầu hướng đích trực tiếp vào nội dung đầu tiên của bài học. Cụ thể, HS được quan sát ba bức ảnh để từ đó tìm các tiêu chí đánh giá chất lượng của một bức ảnh. Các tiêu chí này được gợi ý từ dãy các lựa chọn có sẵn. Ngoài những lựa chọn đó, HS có thể nêu thêm các tiêu chí đánh giá khác (nếu có).

Ở hoạt động hình thành kiến thức, đầu tiên HS được giải thích rằng ánh sáng và màu sắc là hai yếu tố quyết định chất lượng của ảnh và chúng được quyết định bởi khoảng tông màu. HS sẽ được giải thích về khoảng tông màu và biểu đồ điểm ảnh (histogram) thông qua các ví dụ trực quan. Các biểu đồ này giúp HS có hiểu biết ban đầu về cách đánh giá một ảnh là thừa sáng hay thiếu sáng, có độ tương phản cao hay thấp.

Trên đây cũng là những kiến thức bắt buộc các em phải biết, vì ở hoạt động thành phần thứ hai tiếp theo, HS sẽ phải tìm hiểu lệnh Levels để điều chỉnh ánh sáng và màu sắc cho ảnh bằng cách thao tác trực tiếp trên khoảng tông màu, và đồng thời quan sát biểu đồ điểm ảnh.

Ở hoạt động thành phần thứ ba, HS sẽ được hướng dẫn cách ghép ảnh, tức là chọn và sao chép một đối tượng từ ảnh này (ảnh nguồn) sang một ảnh khác (ảnh đích).

Hoạt động luyện tập và vận dụng trước hết cho HS thảo luận xem liệu có nên điều chỉnh ánh sáng và màu sắc cho các ảnh trước khi thực hiện ghép ảnh không. Câu hỏi này giúp HS thấy được mối liên quan giữa việc hiệu chỉnh ánh sáng và màu sắc của ảnh với việc ghép ảnh. Thời gian còn lại của hoạt động luyện tập dành cho HS thực hành ghép ảnh để luyện tập và vận dụng cách ghép ảnh đã học trong một tình huống cụ thể.

Ở hoạt động tìm tòi, mở rộng, một tình huống ghép ảnh có bóng đổ được nêu ra để HS thấy rằng: Những kiến thức về ghép ảnh mà các em đã biết vẫn chưa đủ để có thể ghép được ảnh trong những tình huống đặc biệt, ví dụ như ảnh có bóng đổ (shadow), ảnh được ghép có một phần bị che khuất bởi các chi tiết của ảnh đích (hidden by mask). Điều này gợi cho HS trí tò mò và có thể muốn được tìm hiểu sâu hơn nữa.

Page 118: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

118

Hướng dẫn cụ thể cho mỗi hoạt động

Hoạt động của HSĐịnh hướng hoạt động của GV

Khi HS học với tài liệu Khi HS kết thúc hoạt động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Ý tưởng sư phạm: Một tình huống trong đó có ba bức ảnh với chất lượng kém khác nhau được đưa ra để HS lựa chọn các tiêu chí đánh giá một bức ảnh. Tình huống này gợi cho HS thấy việc đánh giá chất lượng của ảnh phải có những tiêu chí xác định và đoán rằng phần mềm xử lí ảnh có thể giúp nâng cao chất lượng ảnh.

- Kết quả mong đợi: HS trao đổi, thảo luận để đưa ra các tiêu chí đánh giá chất lượng của một bức ảnh. HS mong đợi được hiểu rõ hơn vấn đề này và có thể muốn biết cách cải thiện chất lượng của một bức ảnh.

HS quan sát ba bức ảnh: rất tối, rất sáng, tương đối rõ.

HS cân nhắc các yếu tố đã cho để lựa chọn một số yếu tố để đánh giá chất lượng của một bức ảnh.

GV khuyến khích HS trao đổi thảo luận.

Nếu cần, GV sẽ giải thích các thuật ngữ như độ tương phản, “đúng màu”, “đủ màu”. GV nên giải thích các thuật ngữ này thông qua các ảnh ví dụ.

GV yêu cầu một số HS trả lời câu hỏi và sử dụng ba bức ảnh đã cho để minh hoạ.

Đáp án: Tất cả các yếu tố đã nêu đều ảnh hưởng/quyết định chất lượng của bức ảnh.

“Đúng màu” ngược với “Sai màu”. Một ảnh bị sai màu nếu một chi tiết nào đó trong ảnh có màu sắc không đúng như bản thân nó vốn như thế. Ví dụ lá cây có màu nước biển là không đúng.

“Đủ màu” ngược với “thiếu màu”. Một ảnh thiếu màu nếu một chi tiết nào đó trong ảnh không có màu hoặc có màu nhợt nhạt so với bình thường.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Ý tưởng sư phạm: Trước hết HS được biết hai yếu tố quyết định ảnh hưởng đến chất lượng ảnh là ánh sáng và màu sắc của ảnh. Chúng được thể hiện trên biểu đồ điểm ảnh và khoảng tông màu. HS được giải thích về biểu đồ điểm ảnh và khoảng tông màu. Trên cơ sở những hiểu biết này, các em được khám phá cách điều chỉnh ánh sáng và màu sắc của ảnh thông qua lệnh Levels. Cuối cùng, HS sẽ được tìm hiểu về cách ghép ảnh đơn giản trong GIMP.

- Kết quả mong đợi: HS có hiểu biết nhất định về ánh sáng, màu sắc của ảnh, về biểu đồ điểm ảnh và khoảng tông màu. HS biết cách điều chỉnh ánh sáng và màu sắc của ảnh bằng lệnh Levels. HS biết cách thực hiện thao tác ghép ảnh đơn giản trong phần mềm GIMP.

Page 119: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

119

Hoạt động 1. Ánh sáng và màu sắc trong ảnh

HS độc lập đọc tài liệu sau đó có thể trao đổi với bạn theo từng cặp để hiểu về:

- Hai yếu tố ảnh hướng quyết định đến chất lượng ảnh là ánh sáng và màu sắc của ảnh.

- Khoảng tông màu biểu thị các cấp cường độ màu.

- Biểu đồ điểm ảnh, thường gọi là histogram, biểu thị ánh sáng và màu sắc của ảnh.

- Khi HS sẽ quan sát các biểu đồ điểm ảnh trong các hình minh hoạ, một số câu hỏi về cách đọc biểu đồ có thể nảy sinh. GV nên hướng dẫn HS cách quan sát và cách đọc thông tin từ biểu đồ này.

- GV cũng lưu ý HS có những biểu đồ phức tạp hơn, ví dụ biểu đồ gồm các hình ngọn đồi, lồi lõm từng vùng không đều nhau, biểu đồ sắc nhọn rời rạc từng mảnh,... GV chỉ yêu cầu HS nhớ ba loại biểu đồ như đã nêu trong sách HDH.

- GV nên đưa các hình ảnh tương tự như trong sách HDH, tức là tương ứng với ba loại biểu đồ: thừa sáng, thiếu sáng và hơi mờ. Các loại ảnh kém chất lượng này dễ hiệu chỉnh hơn so với các ảnh khác.

- GV có thể minh hoạ về khoảng tông màu, biểu đồ điểm ảnh bằng cách kéo các hình tam giác điều chỉnh các vùng sáng, tối, trung tính để HS hiểu được ý nghĩa của khoảng tông màu. Cho HS xem kết quả hình ảnh cùng với biểu đồ điểm ảnh tương ứng để HS hiểu được cách thể hiện các điểm ảnh. Đây là kiến thức của hoạt động 2, song GV có thể thực hiện trước để HS thuận lợi hơn khi tìm hiểu nội dung trong cả 2 hoạt động 1 và 2.

2. Hoạt động 2. Hiệu chỉnh ánh sáng và màu sắc cho ảnh

HS nên được tổ chức hoạt động theo cặp để cùng nhau tìm hiều ba bước thực hiện điều chỉnh ánh sáng và màu sắc của ảnh. Sau đó cùng trả lời câu hỏi cho bên dưới.

HS có thể nảy sinh các thắc mắc về một số thành phần trên cửa sổ lệnh Levels.

HS có thể đề nghị GV minh hoạ trên máy.

- Ở bước 2 và bước 3 của việc điều chỉnh ánh sáng và màu sắc cho ảnh, GV nhắc HS quan sát kết quả của thao tác điều chỉnh trên thanh khoảng tông màu với biểu đồ điểm ảnh, đặc biệt là với hình ảnh tương ứng.

- GV có thể giải thích bổ sung các thành phần trong của sổ lệnh Levels, đó là các thành phần không được đề cập trong tài liệu. Tuy nhiên không yêu cầu HS phải nhớ hoặc sử dụng các thành phần này.

GV đề nghị HS nêu tóm tắt lại các bước thực hiện điều chỉnh ánh sáng và màu sắc của ảnh, GV sẽ nhắc lại từng bước đó chính xác để HS dễ hiểu và dễ nhớ, chẳng hạn như:

B1: Mở hộp thoại lệnh Levels.

B2: Điều chỉnh ánh sáng và màu sắc tự động.

B3: Điều chỉnh ánh sáng và màu sắc “bằng tay”.

Page 120: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

120

3. Hoạt động 3. Ghép ảnh

- HS quan sát GV thực hiện

ghép ảnh theo năm bước

trong tài liệu.

- HS làm việc theo nhóm:

Từ tài liệu đối chứng, kiểm

nghiệm lại những thao tác

GV đã làm mẫu, từ đó hiểu

được các thuật ngữ và

cách ghép ảnh.

- HS sẵn sàng trả lời hoặc

thực hiện theo các câu hỏi

hoặc phiếu học tập của GV.

GV rất nên làm mẫu việc

ghép ảnh theo năm bước

đã nêu trong sách HDH

bằng hai ảnh tương tự.

Trong quá trình thao tác,

GV sẽ giải thích tác dụng

của các công cụ và các

lệnh được sử dụng.

Sau đó, GV tổ chức HS

hoạt động theo nhóm: Đọc

sách HDH để nắm được các

bước ghép ảnh và từ đó trả

lời câu hỏi hoặc điền phiếu

học tập. Các câu hỏi/phiếu

này đề cập trực tiếp vào các

bước thực hiện được nêu

trong sách HDH.

GV yêu cầu HS trả lời câu

hỏi hoặc phiếu học tập.

Phiếu học tập có thể được

thiết kế bao gồm những

câu hỏi dạng điền khuyết,

hoặc ghép cặp giữa công

cụ/lệnh với tác dụng tương

ứng. Dưới đây là ví dụ một

số câu hỏi:

1) Sắp xếp lại các công

việc sau đây để nhận

được các bước ghép ảnh:

- Chọn đối tượng cần ghép

từ ảnh nguồn.

- Mở các tệp ảnh và hiệu

chỉnh lại kích thước.

- Thêm lớp mới chứa đối

tượng vừa được ghép.

- Sao chép đối tượng từ

ảnh nguồn sang ảnh đích.

- Khoá lớp hoặc trộn các lớp.

2. Công cụ hoặc lệnh được

sử dụng trong

a) bước 1 là.....

b) bước 2 là.....

c) bước 3 là.....

d) bước 4 là.....

e) bước 5 là.....

Page 121: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

121

C&D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

- Ý tưởng sư phạm: HS được đặt câu hỏi về mối liên quan giữa việc điều chỉnh ánh

sáng và màu sắc của ảnh với việc ghép ảnh, sau đó thực hành ghép ảnh theo các

bước vừa được hướng dẫn.

- Kết quả mong đợi: HS biết được rằng khi một ảnh đã được điều chỉnh ánh sáng và

màu sắc tốt nhất có thể được thì các đối tượng trong ảnh có thể dễ dàng trích chọn để

ghép vào ảnh khác. HS thực hiện được việc ghép ảnh đơn giản theo năm bước như

đã nêu trong sách HDH.

1. Hoạt động 1. Câu hỏi

thảo luận

HS cùng nhau trao đổi thảo

luận và có thể suy ra những

kết luận sau:

- Việc điều chỉnh ánh sáng

và màu sắc của ảnh và việc

ghép ảnh là hai công việc

độc lập với nhau.

- Nếu ảnh đủ ánh sáng và

màu sắc, do đó rõ nét, có

độ tương phản cao thì dễ

tách đối tượng và dễ ghép

ảnh hơn.

GV khuyến khích HS tự

trao đổi thảo luận.

GV yêu cầu một số HS trả

lời câu hỏi và sau đó đưa

ra kết luận: Sau khi ảnh đã

được điều chỉnh ánh sáng

và màu sắc tốt nhất có thể

thì các đối tượng trong ảnh

có thể dễ dàng trích chọn

và ghép vào ảnh khác.

2. Hoạt động 2. Tập ghép

ảnh

HS nên được tổ chức theo

cặp hoặc theo nhóm từ 3

đến 4 em, thay phiên nhau

thực hiện từng bước ghép

ảnh.

GV theo dõi các nhóm

thực hành ghép ảnh và hỗ

trợ các em nếu cần thiết.

GV nên làm mẫu việc sử

dụng công cụ Healing.

GV khen ngợi và giới thiệu

kết quả ghép ảnh của các

nhóm làm tốt. Đồng thời,

GV nêu nguyên nhân và

rút kinh nghiệm cho những

nhóm thực hiện ghép ảnh

còn lúng túng hoặc chưa

đạt yêu cầu.

Page 122: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

122

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Ý tưởng sư phạm: Hai kết quả ghép ảnh trong đó ảnh đích có nguồn sáng giúp HS

thấy rằng việc ghép ảnh cần tính đến những yếu tố hợp lí như bóng đỏ, độ tương

quan,... và từ đó kích thích HS muốn tìm tòi, khám phá những cách ghép ảnh thoả

mãn các tình huống tương tự.

- Kết quả mong đợi: HS phát hiện được đối tượng được ghép vào ảnh có nguồn sáng

phải có bóng đổ. HS thấy được cần phải biết hơn nữa ngoài những kiến thức đã học

về ghép ảnh để có thể tạo được các tấm ảnh ghép hợp lí, tự nhiên hơn.

HS trao đổi với bạn về tình huống đã nêu tại lớp hoặc ở nhà.

GV chỉ nên khuyến khích HS tìm hiểu vấn đề này ở nhà.

4. Một số gợi ý

Kiến thức bổ trợ: Cách ghép ảnh có tạo bóng đổ

Thực hiện từ bước 1 đến bước 4 như trong sách HDH, sau đó thực hiện tiếp các bước sau đây:

Bước 5. Tạo một kênh Alpha chứa vùng chọn đối tượng

Để ý thấy sau bước 4, vùng chọn đối tượng biến mất. Do vùng chọn này sẽ được sử dụng cho việc tạo bóng đổ, nên cần phải lấy lại vùng chọn này bằng cách nháy nút phải chuột lên lớp Pasted Layer, rồi chọn lệnh Alpha To Selection. Lệnh này sẽ tạo ra một kênh đặc biệt, tên là kênh Alpha, có tác dụng chứa vùng chọn đã xác định ở bước 2. Sau khi thực hiện lệnh, vùng chọn đối tượng sẽ xuất hiện trở lại.

Bước 6. Thêm một lớp mới để tạo bóng đổ

- Thực hiện lệnh Layer→New Layer để thêm một lớp mới. Trong hộp thoại thêm lớp mới (New Layer), đặt tên lớp là BongDo và chọn kiểu lớp là trong suốt bằng cách nháy chọn nút Transparency.

- Trong Bảng điều khiển lớp, lớp BongDo ở vị trí trên cùng.

- Tắt các “con mắt” hiển thị các lớp ảnh bên dưới bằng cách nháy vào các nút hình “con mắt” bên trái các lớp đó. Khi đó cửa sổ ảnh chỉ hiện ra lớp BongDo trong suốt với vùng chọn đối tượng nhấp nháy.

Page 123: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

123

Bước 7. Tạo bóng đổ cho đối tượng

- Nháy nút phải chuột vào vùng chọn đối tượng và nháy lệnh Edit→Fill with FG Color để tô màu cho bóng đổ bằng màu đã lưu ở ô màu bề mặt.

- Sau khi thực hiện lệnh, vùng chọn sẽ có màu bóng đổ.

Page 124: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

124

- Dùng công cụ Scale để co ngắn bóng đổ.

- Dùng công cụ Perspective để làm cho bóng đổ đổ về phía trước và nằm trên mặt phẳng.

- Có thể sử dụng tiếp các công cụ Move, Scale và Rotate để di chuyển, tăng hay giảm kích thước hoặc quay để nhận được bóng đổ hợp lí.

Dùng công cụ Scale

để co ngắn bóng đổ.

Dùng công cụ

Perspective lần 1 để

kéo phía thứ nhất của

bóng đổi xuống dưới

mặt phẳng.

Tiếp tục với công cụ

Perspective lần 2

để kéo phía thứ hai

của bóng đổi xuống

dưới mặt phẳng.

Bóng đổ được

tạo thành.

Bước 8. Ghép bóng đổ với đối tượng

- Bật các con mắt của các lớp Pasted Layer (hình ảnh cậu bé) và Biet thu

Santorini để hiển thị các lớp này.

- Chọn lớp trên cùng và thực hiện lệnh Layer→To New Layer để xác nhận

một lớp mới chứa bóng đổ. Lớp này sẽ có tên là Transformation.

- Dùng chuột kéo thả lớp Pasted Layer lên trên lớp Transformation để bóng

của cậu bé đổ xuống bên dưới cậu bé.

- Mở danh sách chọn chế độ hoà trộn ảnh và chọn chế độ Multiply.

Page 125: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

125

Page 126: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

126

BÀI 7: THỰC HÀNH GHÉP ẢNH

VÀ HIỆU CHỈNH MÀU SẮC TRONG GIMP(4 tiết)

1. Mục tiêu

- Thực hiện được việc ghép ảnh đơn giản trong phần mềm GIMP.

- Thực hiện được hai lệnh cơ bản để điều chỉnh ánh sáng và màu sắc cho ảnh.

2. Những kiến thức có liên quan đã biết

Về kiến thức, kĩ năng của môn học: HS đã biết về khoảng tông màu, đồ thị điểm ảnh và biết cách thực hiện điều chỉnh ánh sáng và màu sắc của ảnh dựa trên điều chỉnh trên khoảng tông màu. HS thực hiện được việc ghép ảnh đơn giản trong phần mềm GIMP.

Về hiểu biết xã hội: HS có thể được gặp trên Internet hoặc ở ngoài đời những tấm ảnh là kết quả của việc hiệu chỉnh ánh sáng hoặc ghép ảnh.

3. Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS

Hướng dẫn chung

Hoạt động khởi động đưa ra một tình huống trong đó HS cần lựa chọn ảnh đích để ghép đối tượng. Qua đó HS thấy được việc chọn ảnh để ghép phải dựa trên tính tương đồng cao. Điều này HS sẽ được trải nghiệm ngay trong hoạt động luyện tập, vận dụng tiếp theo. Do đó, đây là tình huống gợi động cơ hướng đích và tạo cho HS sự hứng thú nhất định.

Hoạt động luyện tập và vận dụng đưa ra hai trường hợp thường gặp trong thực tế để HS được thực hành, trải nghiệm. Trường hợp thứ nhất, HS thực hành ghép ảnh đối tượng vào ảnh khung cảnh có độ tương đồng cao. Trường hợp thứ hai, HS thực hành điều chỉnh một tấm ảnh hơi mờ để nó trở nên rực rỡ hơn. Qua hoạt động trải nghiệm này, HS được ôn luyện kiến thức, kĩ năng đã học về ghép ảnh và hiệu chỉnh ánh sang, màu sắc cho ảnh.

Hoạt động tìm tòi, mở rộng hướng dẫn HS cách tô màu cho các bộ phận phân biệt trên đối tượng. Kiến thức này hướng đến đối tượng HS khá hoặc những HS hứng thú với lĩnh vực xử lí ảnh.

Page 127: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

127

Hướng dẫn cụ thể cho mỗi hoạt động

Hoạt động của HSĐịnh hướng hoạt động của GV

Khi HS học với tài liệu Khi HS kết thúc hoạt động

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Ý tưởng sư phạm: Đưa bức ảnh chứa đối tượng (cậu bé) cần ghép và hai bức ảnh

đích (ảnh có con suối và ảnh có ngọn thác). Qua việc quan sát, HS nhận ra được ảnh

đích nào nên được chọn để ghép và từ đó hiểu được cần phải chọn các ảnh có tính

tương đồng cao để dễ dàng ghép ảnh.

- Kết quả mong đợi: HS chọn được ảnh đích là ảnh có con suối để dễ dàng ghép ảnh

cậu bé. HS giải thích được hai ảnh này có tính tương đồng cao về màu sắc và bối

cảnh. HS trình bày tóm tắt được các bước ghép ảnh.

HS quan sát ba bức ảnh, hình dung những gì mình cần xử lí sau khi ghép ảnh, từ đó quyết định chọn bức ảnh có con suối, là cảnh phù hợp về màu sắc và bối cảnh để ghép.

HS nêu được tóm tắt cách ghép ảnh cậu bé vào ảnh con suối.

GV khuyến khích HS quan sát và đưa ra các câu trả lời.

GV có thể đưa ra khái niệm: Các ảnh có tính tương đồng cao là phù hợp về ánh sáng, màu sắc và bối cảnh.

GV yêu cầu một số HS trả lời câu hỏi về lựa chọn ảnh đích và gọi một số HS khác nhận xét hoặc góp ý bổ sung.

GV yêu cầu một HS khác nêu tóm tắt cách ghép ảnh trong tình huống đã nêu và chính xác lại cách diễn đạt cho HS đó nếu cần thiết.

B&C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

- Ý tưởng sư phạm: Gồm hai tình huống thường gặp trong thực tế. Trong tình huống 1,

HS được trải nghiệm ghép ảnh sau khi đã chọn được các ảnh tương đồng với nhau.

Trong tình huống hai, HS được trải nghiệm tăng độ rực rỡ cho một bức ảnh mờ. Các

hoạt động thực hành trải nghiệm này giúp HS ôn luyện được kiến thức đã học và hứng

thú hơn với lĩnh vực xử lí ảnh.

- Kết quả mong đợi: HS khá thành thạo trong việc thực hiện ghép ảnh đơn giản và

trong việc điều chỉnh ánh sáng và màu sắc cho ảnh.

Page 128: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

128

1. Hoạt động 1. Ghép đối tượng từ ảnh này vào ảnh khác

Trên cơ sở lựa chọn được ảnh ở hoạt động khởi động, HS nên được tổ chức theo nhóm từ 2 đến 3 em để cùng nhau từng bước thực hiện ghép đối tượng chọn từ ảnh nguồn sang ảnh đích.

HS hiểu được những gợi ý khi chọn ảnh để ghép.

HS ý thức được nguyên tắc làm hoà hợp các chi tiết xung quanh đối tượng sau khi ghép đó là sử dụng kết hợp hai công cụ Clone và Healing một cách khéo léo.

GV tổ chức HS thực hành theo nhóm. Ngoài ra, GV chọn hai HS lên máy GV để thực hiện việc ghép ảnh.

GV nhấn mạnh, giải thích lại những gợi ý khi chọn ảnh để ghép.

GV nhấn mạnh, giải thích lại nguyên tắc sử dụng kết hợp hai công cụ Clone và Healing để làm “tự nhiên hoá” những chỗ tiếp giáp giữa đối tượng ghép và ảnh được ghép.

GV chọn ra những nhóm ghép ảnh đẹp và phù hợp để khen ngợi và giới thiệu với cả lớp.

Dựa vào việc quan sát quá trình HS thực hành ghép ảnh, nếu phát hiện ra những chỗ HS còn lúng túng, GV sẽ nhận xét, góp ý để các em có kinh nghiệm hơn trong việc ghép ảnh sau này.

2. Hoạt động 2. Xem thông tin biểu đồ các điểm ảnh và điều chỉnh độ sáng, tối của ảnh

HS nên được tổ chức theo nhóm để cùng trao đổi khi thực hiện các công việc sau:

- Mở cửa sổ ảnh và các cửa sổ Histogram và Levels. Sắp xếp các cửa sổ để nhìn thấy được biểu đồ các điểm ảnh.

- Thử đánh giá chất lượng ảnh dựa trên biểu đồ Histogram.

- Thử điều chỉnh độ sáng, tối trên ảnh và quan sát kết quả.

- GV theo dõi các nhóm hoạt động và có thể giải thích hoặc đọc thông tin về biều đồ các điểm ảnh trên máy của HS để các em hiểu, nhất là đối với các ảnh mà HS tự tìm kiếm.

- GV quan sát các ảnh được HS điều chỉnh độ sáng bằng lệnh Levels và góp ý nếu thấy cần thiết.

GV có thể chọn một ảnh mới, yêu cầu HS lên máy của GV mở biểu đồ các điểm ảnh để từ đó đánh giá chất lượng ảnh.

Nếu đó là ảnh kém chất lượng, HS khác được yêu cầu dùng lệnh Levels để điều chỉnh độ sáng và tối cho ảnh.

Page 129: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

129

D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Ý tưởng sư phạm: Hướng đến đối tượng HS khá hoặc HS thích thú với công việc xử lí ảnh, hoạt động này hướng dẫn các em cách tô màu cho các chi tiết của đối tượng trong ảnh, ví dụ như tô màu áo cho nhân vật, tô màu bức tường cho ngôi nhà.

- Kết quả mong đợi: HS biết cách thực hiện tô màu cho các thành phần hoặc đối tượng khác nhau trong ảnh.

HS tự tìm hiểu về cách tô màu cho vùng chọn. Các em có thể tìm hiểu một cách độc lập hoặc theo nhóm từ 2 đến 3 em.

HS có thể hỏi GV những chỗ chưa rõ hoặc yêu cầu trợ giúp của GV trong một bước thực hiện nào đó.

GV nên lấy ví dụ và thông qua đó nêu mục đích của việc tô màu cho vùng chọn là để tô màu cho các thành phần khác nhau trong ảnh, làm cho ảnh có thêm màu sắc sinh động và mới mẻ hơn.

Sau đó, GV có thể hướng dẫn HS về nhà tự tìm hiểu cách tô màu cho vùng chọn và báo cáo kết quả ở buổi học sau.

4. Một số gợi ý

Kiến thức bổ trợ: Hiệu chỉnh ánh sáng cho ảnh bằng lệnh Curves

Tuỳ thuộc vào từng trường hợp, có thể lựa chọn một hoặc cả hai lệnh Levels và Curves để hiệu chỉnh ánh sáng và màu sắc cho ảnh.

Ví dụ, sau khi sử dụng lệnh Levels cho ảnh ruộng bậc thang trong sách HDH, ảnh đã nhìn rõ nét hơn. Tuy nhiên, phần phía trên của ảnh lại bị sai màu. Vì ở chỗ đó, ngay cả khi có ánh nắng, ruộng bậc thang phải có màu xanh lục (green) nhiều hơn là màu xanh da trời (blue). Hơn nữa, ảnh tổng thể vẫn còn thiếu sáng. Có thể sử dụng tiếp lệnh Curves để khắc phục những hạn chế này.

Cách thực hiện lệnh Curves như sau:

Bước 1. Trong cửa sổ hình ảnh, mở bảng chọn Colors và chọn lệnh Curves. Khi đó hộp thoại Curves xuất hiện như hình dưới đây.

Đường chéo trong hộp thoại là dây cung điều khiển độ sáng và màu sắc của ảnh. Dây cung này cũng biểu thị cho khoảng tông màu của ảnh, trong đó điểm trên cùng của dây cung mang giá trị 255 (màu trắng) và điểm dưới cùng mang giá trị 0 (màu đen).

Page 130: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

130

- Phần dây cung phía trên, bên phải đại diện cho vùng sáng (Highlight).- Phần dây cung phía dưới, bên trái đại diện cho vùng tối (Shadow).- Phần dây cung ở giữa đại diện cho vùng trung tính (Midtone).

Bước 2: Hiệu chỉnh đồng thời cả ba màu với mô hình màu là RGB. Trong đó R là Red (đỏ), G là Green (xanh lục), và B là Blue (xanh da trời). Cách thực hiện như sau: Kéo thả chuột tại một vị trí thích hợp trên dây cung để uốn nó hướng lên trên nếu muốn tăng độ sáng của ảnh với ba màu đó, hoặc hướng xuống dưới nếu muốn giảm độ sáng của ảnh.

Ví dụ, đối với ảnh ruộng bậc thang trên đây, dây cung được uốn cong từ điểm giữa, hướng lên trên ở mức vừa phải để tăng một chút độ sáng cho ảnh.

Ảnh sau khi hiệu chỉnh đồng bộ cả ba màu RGB

Bước 3: Hiệu chỉnh đồng bộ từng màu.

Nháy vào danh sách Channel (kênh màu) để chọn màu cần hiệu chỉnh. Kéo thả chuột tại một vị trí thích hợp trên dây cung để uốn nó hướng lên trên hoặc xuống dưới tuỳ theo ý định tăng hay giảm cường độ của màu đã chọn.

Page 131: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

131

Ví dụ, đối với ảnh ruộng bậc thang trên đây, kênh màu Blue được chọn và dây cung được uốn cong tại vị trí giữa, hướng xuống dưới một chút để giảm màu xanh da trời. Điều này có tác dụng “khôi phục” màu xanh lục vốn có của ruộng bậc thang ở phần phía trên ảnh.

Ảnh sau khi giảm màu Blue để tăng màu Green

Hình trên cho thấy, sau khi thực hiện lệnh Levels, rồi lệnh Curves, chất lượng ảnh được cải thiện rõ rệt: ảnh rất nét (độ tương phản cao) và đúng màu.

Câu hỏi: Một bạn HS đã thực hiện ba thao tác căn chỉnh màu sắc cho một bức ảnh bằng công cụ Curves. Từng thao tác được thể hiện tương ứng trong các hình dưới đây. Em có thể giải thích được bạn HS đó đã căn chỉnh màu sắc như thế nào cho bức ảnh đối với từng thao tác đó không?

Thao tác 1 Thao tác 2 Thao tác 3

Page 132: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - truonghocketnoi.edu.vntruonghocketnoi.edu.vn/data/thuvien/kdg/hoclieu_3_1536225331.pdf · động dạy học, trong điều kiện đang xây dựng

132

MỤC LỤCTrang

LỜI NÓI ĐẦU 3PHẦN THỨ NHẤT :

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC5

PHẦN THỨ HAI :HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC

9

PHẦN 1. TÌM KIẾM THÔNG TIN 9Bài 1. Tìm kiếm thông tin trên Internet 12Bài 2. Thực hành tìm kiếm thông tin trên Internet 16PHẦN 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA TIN HỌC 18Bài 1. Bảo vệ thông tin máy tính 19Bài 2. Thực hành sao lưu dự phòng và quét virus 23Bài 3. Mạng xã hội Facebook 26Bài 4. Ngôn ngữ giao tiếp và văn hoá ứng xử trên mạng 33Bài 5. Những ảnh hưởng và tác động xấu của Internet 38PHẦN 3. PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU VÀ KĨ NĂNG TRÌNH BÀY 42Bài 1. Giới thiệu phần mềm trình chiếu 44Bài 2. Bài trình chiếu 48Bài 3. Thực hành tạo bài trình chiếu đầu tiên của em 52Bài 4. Màu sắc trên trang chiếu 57Bài 5. Thực hành thêm màu sắc cho bài trình chiếu 60Bài 6. Thêm hình ảnh vào trang chiếu 62Bài 7. Thực hành trình bày thông tin bằng hình ảnh 67Bài 8. Tạo các hiệu ứng động 68Bài 9. Hoàn thiện bài trình chiếu với hiệu ứng động 70Bài 10. Thực hành tổng hợp về soạn bài trình chiếu 71Bài 11. Làm việc nhóm với bài trình chiếu 73Bài 12. Thực hành trình bày và làm việc nhóm với bài trình chiếu 80PHẦN 4. MỘT SỐ PHẦN MỀM ỨNG DỤNG 84Bài 1. Làm việc với phần mềm biên tập phim 89Bài 2. Các thao tác biên tập phim 95Bài 3. Thực hành làm việc với phần mềm biên tập phim 103Bài 4. Giới thiệu phần mềm xử lí ảnh GIMP 106Bài 5. Thực hành xử lí ảnh với GIMP 112Bài 6. Hiệu chỉnh màu sắc và ghép ảnh trong GIMP 116Bài 7. Thực hành ghép ảnh và hiệu chỉnh màu sắc trong GIMP 126