24
1 BỘ MÔN: TOÁN LỚP 8 Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: * ĐẠI SỐ: HS đọc SGK Toán 8 trang 16 để nắm được cách giải phương trình tích. * HÌNH: HS ôn tập các công thức tính diện tích. I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 01/2 ĐẾN 06/2/2021). TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: 1) ĐẠI SỐ: Nắm được dạng tổng quát và cách giải phương trình tích: A(x).B(x) = 0 A(x) = 0 hoặc B(x) = 0 2) HÌNH HỌC: Viết lại các công thức tính diện tam giác, tam giác vuông, công thức các tứ giác đặc biệt. Biết cách tính diện tích đa giác. II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP 1) ĐẠI SỐ: Giải bài 23; 24; 25 (SGK/17), bài 32; 33 (sbt/8) 2) HÌNH HỌC: - Trả lời câu hỏi 3 (SGK/132) - Làm bài tập: Bài 41, 42, 45 (SGK/ 132; 133) III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN: - Nội dung kiểm tra, đánh giá: Các câu hỏi và bài tập đã giao ở trên. - Hình thức kiểm tra, đánh giá: HS làm bài vào vở bài tập, GV thu vở để kiểm tra khi HS đi học lại. BỘ MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 8 I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 1/2 ĐẾN 6/2/2021) Học sinh mở các đường link dưới đây, xem lại bài giảng trên internet; ghi chép vào vở những nội dung chính. https://www.youtube.com/watch?v=9Zcy4ui-bGc (Bài: Nhớ rừng) https://www.youtube.com/watch?v=tm9rf4hrW7E (Bài: Ông đồ) https://www.youtube.com/watch?v=v9vH_l9CbRA (Bài: Câu cầu khiến) II.TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM *Tiết 81: Tổng kết chủ đề: Tìm hiểu về kiểu câu nghi vấn qua các văn bản Thơ mới: “Nhớ rừng” của Thế Lữ và “Ông đồ” của Vũ Đình Liên.

BỘ MÔN: TOÁN LỚP Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: I. HƯỚNG …

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BỘ MÔN: TOÁN LỚP Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: I. HƯỚNG …

1

BỘ MÔN: TOÁN – LỚP 8

Hướng dẫn nhiệm vụ của HS:

* ĐẠI SỐ: HS đọc SGK Toán 8 trang 16 để nắm được cách giải phương trình tích.

* HÌNH: HS ôn tập các công thức tính diện tích.

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 01/2 ĐẾN 06/2/2021).

TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:

1) ĐẠI SỐ:

Nắm được dạng tổng quát và cách giải phương trình tích:

A(x).B(x) = 0 A(x) = 0 hoặc B(x) = 0

2) HÌNH HỌC:

Viết lại các công thức tính diện tam giác, tam giác vuông, công thức các tứ giác

đặc biệt. Biết cách tính diện tích đa giác.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP

1) ĐẠI SỐ:

Giải bài 23; 24; 25 (SGK/17), bài 32; 33 (sbt/8)

2) HÌNH HỌC:

- Trả lời câu hỏi 3 (SGK/132)

- Làm bài tập: Bài 41, 42, 45 (SGK/ 132; 133)

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

- Nội dung kiểm tra, đánh giá: Các câu hỏi và bài tập đã giao ở trên.

- Hình thức kiểm tra, đánh giá: HS làm bài vào vở bài tập, GV thu vở để kiểm tra khi

HS đi học lại.

BỘ MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 8

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 1/2 ĐẾN 6/2/2021)

Học sinh mở các đường link dưới đây, xem lại bài giảng trên internet; ghi chép vào vở

những nội dung chính.

https://www.youtube.com/watch?v=9Zcy4ui-bGc (Bài: Nhớ rừng)

https://www.youtube.com/watch?v=tm9rf4hrW7E (Bài: Ông đồ)

https://www.youtube.com/watch?v=v9vH_l9CbRA (Bài: Câu cầu khiến)

II.TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

*Tiết 81:

Tổng kết chủ đề: Tìm hiểu về kiểu câu nghi vấn qua các văn bản Thơ mới: “Nhớ

rừng” của Thế Lữ và “Ông đồ” của Vũ Đình Liên.

Page 2: BỘ MÔN: TOÁN LỚP Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: I. HƯỚNG …

2

*Bài thơ “Nhớ rừng”:

- Bài thơ mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán

ghét thực tại, tầm thường tù túng và khao khát tự do mãnh liệt bằng những vần thơ

tràn đầy cảm xúc lãng mạnh.

- Bài thơ đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thưở ấy.

*Bài thơ: “Ông đồ”

- “Ông đồ” là bài thơ ngũ ngôn bình dị mà cô đọng, đầy gợi cảm.

- Bài thơ đã thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó toát lên niềm

cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ

người xưa của nhà thơ

*Câu nghi vấn.

Là câu:

- Có từ nghi vấn: ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hử, hả,

chứ, (có)…không, (đã)…chưa. Hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn)

- Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi

- Có chức năng chính là dùng để hỏi

- Các chức năng khác: dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ cảm

xúc

- Lưu ý: Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết

thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng

*Tiết 82,83: Ôn tập – kiểm tra thường xuyên 1

- Học thuộc các bài thơ: Quê hương, Nhớ rừng, Ông đồ

- Học thuộc kiến thức về tác giả, tác phẩm

- Luyện viết đoạn văn phân tích, cảm nhận một khổ thơ mà em thích.

*Tiết 84: Câu cầu khiến.

Là câu:

- Có từ ngữ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào…hay ngữ điệu cầu khiến

- Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo

- Khi viết: câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than. Nhưng khi ý cầu

khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

(HS làm các bài tập trong SGK trang 31, 32, 33)

III. CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ:

Bài 1:

Đọc khổ thơ sau rồi trả lời câu hỏi:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

Page 3: BỘ MÔN: TOÁN LỚP Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: I. HƯỚNG …

3

1. Những câu thơ trên trích trong bài thơ nào ? Của ai ? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài

thơ ?

2. “Dân trai tráng” là ai ? Họ mang vẻ đẹp như thế nào ?

3. Hai cách so sánh trong những câu thơ sau có gì khác nhau ? Mỗi cách so sánh có

hiệu quả nghệ thuật riêng như thế nào ?

a. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

b. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

4. Cũng trong bài thơ này, tác giả còn miêu tả hình ảnh con thuyền nơi bến đỗ. Em

hãy chép lại những câu thơ đó. Tác giả đã dùng những biện pháp tu từ nào để khắc

họa hình ảnh con thuyền khi trở về bến. Hãy nêu ngắn gọn cảm nhận của em về

hình ảnh con thuyền trong những câu thơ đó.

5. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách trình bày quy nạp phân tích khổ thơ được

trích dẫn ở trên để thấy được qua khổ thơ, tác giả không chỉ miêu tả bức tranh ra

khơi đánh cá đầy hứng khởi của người dân chài lưới mà còn gửi vào đó tình yêu

quê hương thiết tha, sâu nặng.

Bài 2: Lập dàn ý cho đề bài sau:

Trình bày suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với mỗi con người.

IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Khi học sinh đi học trở lại:

- Giáo viên kiểm tra việc làm bài của học sinh.

- Giáo viên chữa bài; khuyến khích chấm điểm cho những học sinh có ý thức tự

học tốt.

BỘ MÔN: TIẾNG ANH – LỚP 8

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 01/2 ĐẾN 06/2/2021).

Lưu ý : Học sinh đọc nội dung các bài sau trong SGK:

1. Tiết Looking Back ( trang 14) của Unit 7

2. Tiết Getting started ( trang 16 and 17) của Unit 8

3. Tiết A Closer Look 1 ( trang 18 ) của Unit 8

TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:

TIẾT 1

Unit 7 : Pollution - Looking Back ( trang 14)

- Học sinh tự tổng hợp những kiến thức giáo viên đã dạy để làm bài tập trong sách

giáo khoa trang 14

TIẾT 2

Unit 8 : English-Speaking Countries - Getting Started ( trang 16 and 17)

Page 4: BỘ MÔN: TOÁN LỚP Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: I. HƯỚNG …

4

Vocabulary

- absolutely /ˈæbsəluːtli/ (adv) = completely: hoàn toàn

Eg: Are you absolutely sure?

- official /əˈfɪʃl̩/ (adj) chính thức official language: ngôn ngữ chính thức

Eg: English is the official language which is taught in schools in the UK

- native /ˈneɪtɪv/ (adj) (thuộc) : nơi sinh, tự nhiên, bẩm sinh native speaker (n):

người nói bản địa

Eg: All of our teachers are native speakers of English.

- accent /ˈæksent/ (n) giọng nói

Eg: Usually, people from different parts of a country speak their language with

different accents.

- (to) have difficulty (in) doing sth: gặp khó khăn trong việc gì

Eg: Do you have difficulty understanding the boys from Australia and the girl from

the USA?

- (to) look forward to doing sth : mong đợi làm gì

Eg: I’m looking forward to seeing you then.

TIẾT 3

Unit 8 : English-Speaking Countries- A Closer Look 1 ( trang 18 )

1. Vocabulary

- history /ˈhɪstr̩i/ (n) historic /hɪˈstɒrɪk/ (adj) = ancient: cổ kính

Eg: Many historic buildings have been damaged by fire in the world so far.

- symbol /ˈsɪmbl̩/ (n) biểu tượng symbolise /ˈsɪmbəlaɪz/ (v): tượng trưng

Eg: The lighting of the Olympic torch symbolizes peace and friendship among the

nations of the world.

- legend /ˈledʒənd/ (n): truyền thuyết, huyền thoại legendary /ˈledʒəndri/ (adj)

Eg: Was King Arthur a real or a legendary character?

- icon /ˈaɪkɒn/ (n): biểu tượng iconic /aɪˈkɒnɪk/ (adj)

Eg: Ao Dai is an iconic image from our nation – VN.

- spectacle /ˈspektəkl̩/ (n): sự ngoạn mục spectacular /spekˈtækjʊlə/ (adj)

Eg: Scotland is famous for its spectacular countryside.

- festival /ˈfestɪvl̩/ (n) festive /ˈfestɪv/ (adj) : không khí mùa lễ hội

Eg: Before Tet, our school looks very festive with peach blossoms and kumquat

trees.

- scenery /ˈsiːnəri/ (n): phong cảnh scenic /ˈsiːnɪk/ (adj)

Eg: A scenic place has attractive scenery.

- cattle station /ˈkætl steɪʃn/: trang trại gia súc

Eg: Cows and bulls are raised in cattle stations

- loch /lɒk/ (n) = lake : hồ

Eg: Going canoeing in the lochs and rivers is interesting.

- Monument / /ˈmɒn.jə.mənt/ (n) : đài kỷ niệm

Page 5: BỘ MÔN: TOÁN LỚP Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: I. HƯỚNG …

5

Eg: While in Washington, D.C., we visited a number of historical monuments.

2. Stress in words ending in –ese and –ee.

- Đối với những từ kết thúc đuôi –ese và –ee, trọng âm rơi vào chính những đuôi đó.

Eg : Taiwaˈnese ; Japaˈnese, employˈee

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP

- Đọc và nghiên cứu các từ mới ở phần trên

- Làm toàn bộ bài tập trong sách giáo khoa trang 14,17,18.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Written English Test ( Time alotted : 15 minutes)

Exercise 1:Choose the best option to complete each of the following sentences :

1. We followed him to a small _______, where he stood watching the contaminated

water.

A. loch B. monument C. state D. parade

2. While staying in Scotland, we visited a _______ where millions of cows and sheep

were raised.

A. accent B. castles C. monument D. cattle station

3. Stonehenge is perhaps the most famous historic _______ in the world.

A. parade B. loch C. castle D. monument

4. Many historic castles have been reconstructed in 5 _______ including Texas and

California.

A. countries B. states C. languages D. accents

5. In addition to his flat in London, he has a villa in Italy and a _______in Scotland.

A. castle B. monuments C. loch D. state

6. Beckham has been one of the country's best-loved historic _______.

A. icon B. iconic C. icons D. symbol

7. Do you know any _______ Greek heroes?

A. legend B. legendary C. iconic D. festive

8. This _______ image helped recall our memory about the war.

A. iconic B. legend C. scenery D. attractive

9. Viet Nam has a lot of _______ scenery.

A. beautiful B. breathtaking C. spectacular D. A,B,C are correct

10. The color “green” _______ our hope about the future.

A. symbol B. icon C. symbolizes D. attract

11. We are looking forward to ______ you .

A. see B. seeing C. saw D. seen

12. Do you have difficulty _______ what they have just said?

A. understanding B. understand C. understood D. to understand

Exercise 2: Answer the following questions by choosing the best option:

13. What is the name for the people who belong to Scotland?

Page 6: BỘ MÔN: TOÁN LỚP Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: I. HƯỚNG …

6

A. English B. Australian C. the Scottish D. American

14. What is the official language of Singapore?

A. English B. Chinese C. Cantonese D. Spanish

15. Why are Australians native speakers of English?

A. Because they use English as their second language

B. Because they use English as their accents

C. Because they use English as their mother tongue

D. Because they use English as their nationalities

16. Which of the following countries are considered English speaking ones?

A. Canada, America, Britain, and Viet Nam

B. The UK, The Philippines, The USA and Canada

C. Spain, Brazil, Singapore and Malaysia

D. Thailand, New Zealand, India and the UK

17. In which accents do people from different parts of a country speak their

language?

D. In different accents

B. In similar accents

C. In complicated accents

D. In simple accents.

18. Which of the following peoples are native speakers of English?

A. Brazilians

B. The Chinese

C. Laotians

D. Canadians

Exercise 3: Choose the word that differs from the other three in the position of

primary stress in each of the following questions.

19. A. trainee B. attraction C. iconic D. Portuguese

20. A. employee B. volunteer C. Japanese D. Chinese

Hình thức Kiểm tra đánh giá:

Học sinh in Phiếu BT và hoàn thành. Sau khi kết thúc kỳ nghỉ, học sinh sẽ nộp lại cô

giáo bộ môn.

BỘ MÔN: VẬT LÍ – LỚP 8

Hướng dẫn nhiệm vụ của HS:

1. HS đọc SGK Vật lí 8 trang 52 đến 54 để nghiên cứu Bài 15 – Công suất

2. HS ghi lí thuyết vào vở theo hướng dẫn, làm các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận.

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 01/2 ĐẾN 06/2/2021).

Page 7: BỘ MÔN: TOÁN LỚP Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: I. HƯỚNG …

7

TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:

1. Ai làm việc khỏe hơn?

HS nghiên cứu câu hỏi C1, C2 và rút ra kết luận:

Anh (1) ......... làm việc khỏe hơn vì (2) ......................................................................

2. Công suất

- Công suất là đại lượng chỉ tốc độ thực hiện công cơ học, được xác định bằng công

thức hiện được trong một đơn vị thời gian.

- Đơn vị công suất là Oát (Watt), kí hiệu là W.

1 W = 1 J/s (jun trên giây)

1 kW = 1 000 W = 103 W

1 MW = 1 000 000 W = 106 W

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP

Câu 1: Chọn câu trả lời sai trong các đáp án dưới đây. Công suất có đơn vị là

A. W. B. kW. C. kWh. D. Mã lực.

Câu 2: Để đánh giá xem ai làm việc khỏe hơn, người ta cần biết

A. Ai thực hiện công lớn hơn.

B. Ai dùng ít thời gian hơn.

C. Ai dùng lực mạnh hơn.

D. Trong cùng thời gian ai thực hiện công lớn hơn.

Câu 3: Một động cơ điện cung cấp công suất 15 kW cho một cần cẩu nâng 1000 kg

lên cao 30 m. Thời gian tối thiểu để thực hiện công việc đó là:

A. 10 s. B. 20 s. C. 30 s. D. 40 s.

Câu 4: Một gàu nước có khối lượng 20 kg được kéo cho chuyển động đều lên cao 5

m trong thời gian 1 phút 40 giây. Công suất trung bình của lực kéo là

A. 100 W. B. 10 W. C. 1 W. D. 30 W.

Câu 5: Để cày một mảnh ruộng, nếu dùng trâu thì mất 3 giờ, còn nếu dùng máy cày

thì chỉ mất 20 phút. Máy cày có công suất lớn hơn công suất của trâu bao nhiêu lần?

A. 3 lần. B. 20 lần. C. 18 lần. D. 9 lần.

Câu 6: Một người thợ xây đưa xô vữa có khối lượng 15 kg lên độ cao 5 m trong thời

gian 20 giây bằng ròng rọc động.

a. Tính công mà người thợ đó thực hiện được?

b. Người thợ xây hoạt động với công suất là bao nhiêu?

Trong đó:

P là công suất (W)

A là công thực hiện được (J)

t là thời gian thực hiện công đó (s)

P = A/t

Page 8: BỘ MÔN: TOÁN LỚP Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: I. HƯỚNG …

8

Câu 7: Một con ngựa kéo một cái xe đi đều với vận tốc v = 9 km/h. Lực kéo của ngựa

là F = 200N.

a. Chứng minh rằng Công suất P = F. v

b. Tính công suất của ngựa.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

- Nội dung: phần ghi chép lí thuyết của HS, phần trả lời câu hỏi trắc nghiệm, tự luận.

- Hình thức: GV kiểm tra vở ghi HS khi đi học trở lại.

BỘ MÔN: HÓA HỌC – LỚP 8

Hướng dẫn nhiệm vụ của HS:

1. HS đọc SGK “Bài 26: Oxit” trang 89, 90, 91, ghi lại các kiến thức cần nhớ vào vở

ghi và xem thông báo eNetViet.

2. HS làm bài tập 1 đến 5 trang 91 SGK.

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 01/2 ĐẾN 06/2/2021).

TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:

1. Định nghĩa oxit: Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là oxi.

2. CTHH chung của oxit: RxOy ( trong đó R là 1 nguyên tố khác oxi)

3. Phân loại:

- Oxit axit thường là oxit của phi kim, tương ứng với 1 axit.

- Oxit bazơ là oxit của kim loại, tương ứng với 1 bazơ.

4. Tên gọi: Tên oxit = tên nguyên tố + “ oxit”

Lưu ý:

+ Với kim loại nhiều hóa trị: Tên oxit = tên kim loại ( kèm theo hóa trị) + oxit

+ Với Phi kim có nhiều hóa trị : Tên oxit = tên phi kim ( kèm theo tiền tố) + oxit ( kèm

theo tiền tố).

1- mono (bỏ qua) ; 2- đi; 3 – tri; 4 – tetra; 5- penta.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP

1. Bài tập từ 1 đến 5 trang 91 SGK

2. Một số câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1. Cho các CTHH sau: HCl, BaO, SO2, P2O5, H2SO4, CaCO3, Na2O. Số chất là

oxit là:

A. 6 B. 5 C. 4 D. 3

Câu 2. Trong các CTHH sau: BaO, C2H6O, ZnO, SO3, KOH, CO2. Số chất là oxit axit

là:

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 3. Cho các oxit sau: SO3, CaO, Al2O3, P2O5. Số chất là oxit bazơ là:

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 4. Sắt (III) oxit là tên gọi của chất nào trong các chất sau:

A. FeO B. Fe2O3

C. Fe3O4 D. FexOy

Page 9: BỘ MÔN: TOÁN LỚP Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: I. HƯỚNG …

9

Câu 5. Lưu huỳnh trioxit là tên gọi của chất nào trong các chất sau

A. SO2 B. P2O5

C. SO3 D. CO2

Câu 6. Phản ứng hóa học nào dưới đây xảy ra sự oxi hóa?

A. 3Fe + 2O2 Fe3O4 B. CaCO3 CaO + CO2

C. 2KClO3 2KCl + 3O2 D. 2Fe + 3Cl2 2FeCl3

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Giáo viên thu vở để chấm điểm đánh giá việc tự học của học sinh sau khi nghỉ Tết.

BỘ MÔN: SINH HỌC – LỚP 8

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 01/2 ĐẾN 06/2/2021).

TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM (ÔN TẬP):

BÀI

HỌC

NỘI DUNG

BÀI 33:

Thân

nhiệt

I. Thân nhiệt

- Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể, luôn ổn định ở 370 C là do sự cân

bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt

II. Sự điều hòa thân nhiệt

1. Vai trò của da trong điều hòa thân nhiệt

- Da có vai trò quan trọng trong điều hòa thân nhiệt

- Cơ chế:

+ Khi trời nóng, lao động nặng, mao mạch ở da dãn giúp tỏa nhiệt,

tăng tiết mồ hôi

+ Khi trời lạnh: mao mạch co lại, cơ chân lông co giảm thoát nhiệt

2. Vai trò của hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt

- Mọi hoạt động điều hòa thân nhiệt đều là phản xạ dưới sự điều khiển

của hệ thần kinh

III. Phương pháp phòng chống nóng lạnh: HS tự tìm hiểu và ghi lại

BÀI 34:

Vitamin

và muối

khoáng

I. Vitamin

- Là hợp chất hoá học đơn giản là thành phần cấu trúc của nhiều enzim

đảm bảo sự hoạt động sinh lí bình thường của cơ thể.

- Có 2 nhóm:

+ Vitamin tan trong nước (vitamin C, các vitamin thuộc nhóm B,...)

+ Vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K,...)

- Con người không tự tổng hợp được vitamin mà phải lấy từ thức ăn.

- Cần phối hợp cân đối các loại thức ăn để cung cấp đủ vitamin cho cơ

thể.

III. Muối khoáng

Page 10: BỘ MÔN: TOÁN LỚP Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: I. HƯỚNG …

10

- Là thành phần quan trọng của tế bào, tham gia cân bằng áp suất thẩm

thấu và lực trương của tế bào, tham gia vào thành phần cấu tạo nhiều hệ

enzim đảm bảo quá trình trao đổi chất và năng lượng.

- Khẩu phần ăn cần:

+ Phối hợp nhiều loại thức ăn (động vật và thực vật).

+ Sử dụng muối iôt hàng ngày.

+ Chế biến thức ăn hợp lí để chống mất vitamin.

+ Trẻ em nên tăng cường muối canxi.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP

Câu 1. Khi lao động nặng, cơ thể sẽ toả nhiệt bằng những cách nàosau đây?

1. Dãn mạch máu dưới da. 2. Run người lên. 3.Vã mồ hôi 4.Sởn gai ốc.

A.(1) và (3). B. (1) ,(2), (3). C. (3), (4). D.(1),(2),(4).

Câu 2. Cặp vitamin nào dưới đây đóng vai trò tích cực trong việc chống lão hoá ?

A. Vitamin B và vitamin D. B. Vitamin A và vitaminK.

C. Vitamin A vàvitamin D. D. Vitamin C vàVitamin E.

Câu 3. Loại vitamin nào sau đây không tan trong dầu mỡ?

A. Vitamin A. B.Vitamin C.

C.VitaminK D. Vitamin D

Câu 4. Chất khoáng nào là thành phần quan trọng cấu tạo nên Hêmôglôbin trong hồng

cầu người ?

A.Kẽm. B.Sắt. C.Đồng. D.Can xi.

Câu 5. Thực phẩm nào dưới đây có chứa nhiều vitamin ?

A.Thịt bò. B.Cá biển. C.Giá đỗ. D. Thịt lợn.`

Câu 5. Loại muối khoáng là thành phần không thể thiếu của hoocmôn tuyến giáp ?

A.Đồng. B.Sắt. C.Kẽm. D.I ốt.

Câu 7. Khẩu phần ăn là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong

A. một bữa. B.mộttuần C. một ngày. D. mộtđơn

vịthờigian.

Câu 8. Hệ cơ quan đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động điều hoà thân nhiệt là

A. hệ thần kinh B. hệ nội tiết. C.hệ bài tiết. D. hệ tuần hoàn

Câu 9. Khi đo thân nhiệt, ta nên đo ở đâu để có kết quả chính xác nhất ?

A.Hậu môn B.Miệng C.Nách D.Tai

Câu 10. Loại muối khoáng nào dưới đây có vai trò quan trọng trong việc hàn gắn vết

thương ?

A.Kẽm. B.Canxi. C.Natri. D.Sắt.

Câu 11. Loại thực phẩm nào dưới đây giàu chất đạm ?

A. Quả đu đủ B. Trứng gà C. Quả Dứa D. rau

cải ngọt

Câu 12. Khi lập khẩu phần ăn, chúng ta cần tuân thủ nguyên tắc nào sau đây ?

Page 11: BỘ MÔN: TOÁN LỚP Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: I. HƯỚNG …

11

1. Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu của từng đốitượng

2. Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng vàvitamin

3. Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơthể

4. Đảm bảo thức ăn động vật nhiều hơn thức ăn thực vật.

A. (1),(2) và (3) B.(1), (2),(4) C.(2) và (4) D.(1), (3), (4)

Câu 13:Vai trò của vitamin là

A. thành phần cấu trúc của nhiều loại enzim cần thiết trong chuyển hoá.

B. cung cấp năng lượng cho cơ thể.

C. đảm bảo cân bằng áp suất thẩm thấu và lực trương của tế bào.

D. là thành phần quan trọng của tế bào.

Câu 14. Vào mùa hè, để chống nóng thì chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây ?

1. Thường xuyên tắm nước nóng.

2. Sử dụng áo chống nắng, đội mũ và đeo khẩu trang khi rađường

3. Mặc quần áo thoáng mát, tạo điều kiện cho da toảnhiệt

4. Bôi kem chống nắng khi đi bơi, tắmbiển

A. (2), (3) và (4). B.(1), (2),(3). C. (2) và (4). D. (1) và (4).

Câu 15. Biện pháp nào dưới đây vừa giúp chúng ta chống nóng, lại vừa giúp

chúng ta chống lạnh ?

A. Giữ ấm vùng cổ. B. Uống nhiềunước.

C.Ăn nhiều tinh bột. D. Rèn luyện thân thể.

Câu 16. Việc làm nào dưới đây có thể giúp chúng ta chống nóng hiệu quả nhất ?

A. Uống nước giải khát có ga B. Đội mũ , nón có vành rộng.

C. Mặc quần áo dày dặn bằng vải nilon D. Trồng nhiều cây xanh.

Câu 17. Loại quả nào sau đây có chứa nhiều tiền chất của Vitamin A

A. Gấc B. mướp đắng C. Chanh D. Ổi

Câu 18. Trẻ em có thể bị béo phì vì nguyên nhân nào sau đây ?

1. Mắc phải một bệnh lý nào đó

2. Ăn quá nhiều rau xanh và hoa quả

3. Lười vậnđộng

4. Ăn quá nhiều thực phẩm giàu năng lượng : sôcôla, mỡ động vật, đồ chiênxào…

A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4). C.(2), (3), (4) D. (1), (2), (4)

Câu 19. Hiện nay rau và hoa quả tươi được trú trọng trong khẩu phần ăn của chúng ta

vì:

1. Chứa nhiều chất xơ, giúp cho hoạt động tiêu hoá và hấp thụ thức ăn được dễ

dànghơn.

2. Cung cấp đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết của conngười.

3. Giúp bổ sung vitamin và khoáng chất, tạo điều khiện thuận lợi cho hoạt động

chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơthể.

A. (1), (3) B.(1),(2) C.(1),(2),(3) D. (2),(3)

Câu 20: Vitamin A rất tốt cho mắt có nhiều trong các loại thực phẩm nào:

Page 12: BỘ MÔN: TOÁN LỚP Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: I. HƯỚNG …

12

A. Dầu cá, gạo, ngô nếp, cà rốt. B. Ngũ cốc, gan, hạt nảy mầm.

C. Bơ, trứng, dầu cá, gấc, cà rốt. D. Trứng, rau ngải, lá tía tô.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

- PH cho HS làm bài, sau đợt nghỉ Tết, GV sẽ kiểm tra và chữa bài cho các con.

BỘ MÔN : LỊCH SỬ – KHỐI 8

Nhiệm vụ của HS:

1. HS đọc SGK Lịch sử 8 trang 119,120, 121 để tìm hiểu và nghiên cứu bài 25 mục I.

2. Sau khi tìm hiểu xong bài 25 mục I, HS làm bài tập, trả lời câu hỏi GV yêu cầu.

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 01/2 ĐẾN 06/2/2021).

TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:

Tiết 39 – Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 – 1884)

I. THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH BẮC KỲ LẦN THỨ NHẤT. CUỘC KHÁNG CHIẾN

Ở HÀ NỘI VÀ CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC KÌ

1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ

a. Chính sách của Pháp:

- Pháp thiết lập bộ máy cai trị có tính chất quân sự từ trên xuống.

- Bóc lột bằng tô thuế, cướp đoạt ruộng đất của nông dân, vơ vét lúa gạo để xuất

khẩu

- Mở trường đào tạo tay sai và báo chí tuyên truyền cho kế hoạch xâm lăng của

Pháp.

b. Triều đình Huế vẫn thi hành chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời:

(phần chữ in nhỏ trong SGK mục 1/120)

2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất 1873

- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Gác-ni-ê đem quân Pháp từ Sài Gòn kéo ra Bắc.

- Ngày 20-11-1873 Pháp đánh thành Hà Nội.

- Nguyễn Tri Phương chỉ huy 7000 quân triều đình, nhưng thất bại. Buổi trưa, thành

mất.

- Pháp chiếm Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lý, Ninh Bình, Nam Định

3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ 1873-1874

- Viên Chưởng Cơ đánh địch quyết liệt ở cửa ô Thanh Hà.

- Nhân dân kháng cự quyết liệt

- Chiến thắng Cầu Giấy lần 1 (21-12-1873):

-> Gac-ni-ê tử trận.

-> Giặc hoang mang, lo sợ, ta phấn khởi, hăng hái.

- Giữa lúc đó, triều đình Huế lại kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất 15-3-1874: Pháp rút

quân khỏi Bắc Kì, triều đình chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam kì hoàn toàn thuộc

Pháp.

Page 13: BỘ MÔN: TOÁN LỚP Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: I. HƯỚNG …

13

-> Hiệp ước Giáp Tuấn đã làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại

giao và thương mại của Việt Nam

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP

1. Trắc nghiệm

Câu 1. Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kì, việc đầu tiên thực dân Pháp đã làm gì?

A. Thiết lập bộ máy thống trị và tiến hành bóc lột kinh tế.

B. Chuẩn bị lực lượng đánh Bắc Kì.

C. Chuẩn bị lực lượng đánh Campuchia.

D. Xuất bản báo chí nhằm tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược.

Câu 2. Ngày 20 - 11 - 1873, diễn ra sự kiện gì ở Bắc Kì?

A. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội.

B. Quân dân ta anh dũng đánh bại cuộc tấn công của Pháp ở Hà Nội.

C. Nhân dân Hà Nội chủ động đốt kho đạn của Pháp.

D. Thực dân Pháp đánh chiếm Thanh Hóa.

Câu 3. Trước những hành động của Pháp, triều đình Huế thực hiện chính sách đối

nội, đối ngoại như thế nào?

A. Vơ vét tiền của của nhân dân.

B. Đàn áp, bóc lột nhân dân và tiếp tục chính sách “bế quan toả cảng” \

C. Bóc lột nhân dân, bồi thường chiến tranh cho Pháp.

D. Thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị.

Câu 4. Thực dân Pháp lấy cớ gì để tiến quân ra Bắc?

A. Vì triều đình không thi hành đúng Hiệp ước 1862.

B. Vì triều đình cầu cứu nhà Thanh.

C. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy.

D. Lợi dụng triều đình nhờ đem tàu ra Hạ Long dẹp cướp biển.

Câu 5. Thực dân Pháp nổ súng đánh vào thành Hà Nội lần thứ nhất vào thời gian

nào?

A. Sáng ngày 20-11-1873. B. Trưa ngày 20-11-1873.

C. nối ngày 20-11-1873. D. Đêm ngày 20-11-1873.

2. Tự luận

Tại sao triều đình Huế kí hiệp ước Giáp Tuất 1784?

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

- Học sinh ghi các đáp án đúng phần trắc nghiệm và trả lời các câu hỏi phần tự

luận ra vở.

- GV kiểm tra việc tự nghiên cứu bài của HS, Giáo viên thu chấm và chữa bài

trên lớp, khuyến khích chấm điểm những bài làm tốt.

BỘ MÔN: ĐỊA LÝ – KHỐI 8

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 1/2 ĐẾN 6/2/2021)

1. Bài 18 - Thực hành: Tìm hiểu Lào và Cam –Pu-Chia.

Page 14: BỘ MÔN: TOÁN LỚP Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: I. HƯỚNG …

14

- Học sinh đọc SGK trang 62 ,63,64 và trả lời các câu hỏi trong bài.

2.Bài 23: Vị trí, giới hạn và hình dạng lãnh thổ Việt Nam.

- Học sinh đọc SGK trang 81,82,83,84,85,86.Quan sát các hình trong SGK và trả lời

các câu hỏi trong SGK.

II.TÓM TẮT KIẾN THỨC

*Bài 18: Thực hành Tìm hiểu Lào và Cam- Pu – Chia.

Quốc gia Lào Căm-pu-chia

Vị trí-Giới

hạn và ý

nghĩa

- Diện tích: 236800km2

- Phía bắc giáp TQ, phía tây giáp

Mi-an-ma, phía đông giáp VN,

phía nam giáp CPC và Thái Lan

=> Nằm hoàn toàn trong nội địa.

- Liên hệ với các nước khác chủ

yếu = đường bộ. Muốn đi =

đường biển phải thông qua các

cảng biển ở miền Trung VN (Cửa

lò, Vinh, Nghệ An)

- Diện tích: 181000 km2

- Phía tây giáp Thái Lan, phía bắc

giáp Lào, phía đông giáp VN và phía

tây nam giáp biển.

- Thuận lợi trong giao lưu với các

nước trên thế giới cả = đường biển

và đường bộ, đường sông.

Địa hình Chủ yếu là núi và cao nguyên,

chiếm 90% diện tích cả nước. Núi

chạy theo nhiều hướng, cao

nguyên chạy dài từ Bắc - Nam.

Đồng bằng ở ven sông Mê –

kông.

Chủ yếu là đồng bằng, chiếm 75%

diện tích cả nước. Núi và cao

nguyên bao quanh 3 mặt (Bắc, Tây,

Đông)

Khí hậu Nhiệt đới gió mùa, chia 2 mùa rõ

rệt có 1 mùa mưa và 1 mùa khô

Nhiệt đới gió mùa, có 1 mùa mưa và

1 mùa khô

Sông ngòi S. Mê-kông với nhiều phụ lưu

lớn, nhỏ.

S. Mê-kông, Tông-lê-sap, Biển Hồ

Thuận lợi

và khó

khăn của

khí hậu đối

với phát

triển nông

nghiệp

- Khí hậu thuận lợi cho cây cối

phát triển , tăng trưởng nhanh.

Sơn nguyên có giá trị lớn về thủy

lợi, thủy điện, giao thông.

- Khó khăn: Diện tích đất canh tác

ít, mùa khô thiếu nước nghiêm

trọng.

- Khí hậu thuận lợi cho trồng trọt,

sông ngòi có giá trị lớn về thủy lợi,

giao thông và nghề cá.

- Khó khăn: Lũ lụt mùa mưa, thiếu

nước mùa khô.

* Bài 23: Vị trí, giới hạn và hình dạng lãnh thổ Việt Nam.

1. Vị trí và giới hạn lãnh thổ:

a) Vùng đất

- Các điểm cực: (Bảng 23.2 sgk/84)

- Giới hạn:

+ Từ Bắc -> Nam: Kéo dài > 150 vĩ độ

Page 15: BỘ MÔN: TOÁN LỚP Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: I. HƯỚNG …

15

+ Từ Tây -> Đông: Rộng 7 kinh độ

- Diện tích phần đất liền : 331.1212km2

- Thuộc múi giờ số 7

b) Vùng biển

- Diện tích > 1 triệu km2

- Có hàng nghìn đảo lớn nhỏ và 2 quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa.

c) Vùng trời

Là khoảng không gian bao la bao trùm lên lãnh thổ nước ta.

d) Ý nghĩa của vị trí địa lí VN về mặt tự nhiên.

- Thuộc khu vực nội chí tuyến

- Gần trung tâm ĐNA

- Là cầu nối giữa ĐNA đất liền và ĐNA hải đảo

- Là nơi tiếp xúc giữa các luồng gió mùa và các luồng sinh vật

- Nước ta nằm trong miền nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên đa dạng, phong phú, nhưng

cũng gặp không ít khó khăn về thiên tai( Bão, lũ lụt, hạn hán)

- Nằm gần trung tâm khu vực ĐNA nên thuận lợi trong việc giao lưu và hợp tác phát

triển kinh tế.

2. Đặc điểm lãnh thổ:

a) Phần đất liền

- Hình dạng lãnh thổ cong hình chữ S

+ Kéo dài từ Bắc -> Nam dài 1650km (15 vĩ độ)

+ Đường bờ biển hình chữ S: dài 3260km

+ Đường biên giới dài 4550km

-> kéo dài, hẹp ngang.

b) Phần biển

- Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía đông và đông nam.

- Có nhiều đảo và quần đảo.

- Biển Đông có ý nghĩa chiến lược cả về phát triển kinh tế và quốc phòng.

III. CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ:

Bài 1: Thu thập thêm tranh ảnh và các thông tin khác về Lào và Cam- Pu- Chia.

Bài 2: Lập dàn ý cho đề bài sau:

Trả lời các câu hỏi 1,2,3 trong SGK trang 86.

IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Khi học sinh đi học trở lại:

- Giáo viên kiểm tra việc làm bài của học sinh.

- Giáo viên chữa bài; khuyến khích chấm điểm cho những học sinh có ý thức tự

học tốt.

BỘ MÔN: GDCD – LỚP 8

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 01/2 ĐẾN 06/2/2021).

Page 16: BỘ MÔN: TOÁN LỚP Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: I. HƯỚNG …

16

HS đọc phần đặt vấn đề và

nội dung bài học bài 14: Phòng, chống nhiễm HIV/ AIDS

TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:

1. HS biết thế nào là HIV/ AIDS. Tính chất nguy hiểm, các biện pháp phòng tránh

HIV/ AIDS.

2. Nắm được một số quy định của pháp luật để phòng, chống HIV/ AIDS.

3. Trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống HIV/ AIDS.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP

Học sinh làm bài tập sau vào vở

1. Tóm tắt nội dung bài học sgk trang 39 (khuyến khích HS vẽ sơ đồ tư duy bài học).

2. Học sinh làm các bài tập 4, 6 SGK trang 40, 41.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Giáo viên kiểm tra, chấm điểm phần tóm tắt bài học và bài tập của học sinh.

BỘ MÔN : CÔNG NGHỆ – KHỐI 8

Hướng dẫn nhiệm vụ của HS:

Học sinh nghiên cứu SGK Công nghệ 8 từ trang 137 đến 140 để nắm được những

kiến thức sau:

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 01/02 ĐẾN 06/02/2021 )

Chủ đề: Đồ dùng điện quang (tiết 2)

Bài 39: ĐÈN HUỲNH QUANG

TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:

I. Đèn ống huỳnh quang.

1. Cấu tạo: gồm

- Ống thủy tinh

- Hai điện cực

a. Ống thủy tinh

- Chiều dài: 0,3m - 2,4m

- Mặt trong ống phủ lớp bột huỳnh quang

- Chứa hơi thủy ngân và khí trơ

b. Điện cực

- Dây vonfram

- Dạng lò xo xoắn.

- Điện cực được tráng một lớp bari –oxit để phát ra điện tử

Page 17: BỘ MÔN: TOÁN LỚP Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: I. HƯỚNG …

17

-Mỗi điện cực có hai đầu tiếp điện đưa ra ngoài qua chân đèn nối với nguồn điện

2. Nguyên lý làm việc:

- Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa hai điện cực của đèn tạo ra tia tử ngoại,

tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang => đèn phát sáng. Màu đèn phụ thuộc

chất huỳnh quang.

3. Đặc điểm của đèn ống huỳnh quang:

a. Hiện tượng nhấp nháy.

b. Hiệu suất phát quang cao hơn đèn sợi đốt.

c. Tuổi thọ: 8000 giờ.

d. Mồi phóng điện.

4. Số liệu kỹ thuật

- Uđm : 127V, 220V

- Chiều dài ống: 0,6m, Pđm = 18W; 20W

1,2m, Pđm = 36W; 40W

5. Sử dụng:

- Thường xuyên lau chùi để phát sáng tốt

II. Đèn compac huỳnh quang.

- Chấn lưu đặt trong đuôi đèn.

- Hiệu suất phát quang gấp bốn lần đèn sợi đốt.

III. So sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang.

* Đèn sợi đốt:

-Ưu điểm : + Không cần chấn lưu

+ Ánh sáng liên tục

Nhược điểm: + Không tiết kiệm điện năng

+ Tuổi thọ thấp.

* Đèn huỳnh quang:

-Ưu điểm : + Tiết kiệm điện năng

+ Tuổi thọ cao.

Nhược điểm:+Ánh sáng không liên tục

+ Cần chấn lưu

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Câu 1: Hãy so sánh ưu nhược điểm của đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang.

Câu 2: Vì sao người ta thường dùng đèn huỳnh quang để chiếu sáng nhà ở, lớp học,

công sở, nhà máy…?

( HS trả lời 2 câu hỏi trên vào vở)

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

GV sẽ thu vở của HS để kiểm tra việc ghi bài sau khi học sinh đi học trở lại.

Page 18: BỘ MÔN: TOÁN LỚP Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: I. HƯỚNG …

18

BỘ MÔN: THỂ DỤC - KHỐI: 8

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 1/2 ĐẾN 6/2/2021)

NỘI DUNG: NHẢY XA – TTTC (CẦU LÔNG)

1.Kiến thức :

- Biết và thực hiện tương đối chính chính xác các động tác bổ trợ cho nội dung nhảy

xa

-Biết được các động tác kĩ thuật cơ bản của môn cầu lông.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học. Giao tiếp hợp tác. Tư duy sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù.

– Năng lực chăm sóc sức khỏe. Vận động cơ bản. Hoạt động thể thao

3.Phẩm chất

- HS trung thực, trách nhiệm tập luyện tự giác tích cực, nhiệt tình sôi nổi và đảm bảo

an toàn trong tập luyện để hoàn thành mọi yêu cầu của giáo viên đề ra.

I.HƯỚNG DẪN HỌC SINH TẬP LUYỆN

1. KHỞI ĐỘNG

- Học sinh chạy nhẹ quanh sân hoặc đi bộ khoảng 5 phút sau đó khởi động kỹ

các khớp cổ tay, vai, hông, gối, cổ tay kết hợp cổ chân.

- Tập bài thể dục phát triển chung( tập 6 động tác).

- Tập tại chỗ các động tác bổ trợ + Chạy bước nhỏ

+ Chạy nâng cao đùi

+ Chạy đá lăng gót sau

2. CƠ BẢN BÀI TẬP

a. Tập phần nhảy xa

- Ôn các động tác đã học phát triển sức mạnh của chân+ Lò cò + Bật ếch. Ôn đá

lăng chân tại chỗ( 20 lần). nếu có Dây các em nhảy dây thêm mỗi tổ 2p. 3 tổ.

b. Tập Cầu lông:

- Ôn động tác phát cầu, đỡ cầu, tập di chuyển ngang

- 30m (5-10 lần).chạy leo cầu thang 3 tổ mỗi tổ 2 phút.

3. KẾT THÚC

a. Học sinh đứng thả lỏng rũ chân tay, gập thân thả lỏng

b. Dặn dò: Các con chạy tập vào các buổi sáng hoặc 16h30 buổi chiều tập

trong khoảng thời gian 45 đến 60 phút và có chế độ ăn uống hợp lý,

không sử dụng chất kích thích.

MỸ THUẬT – KHỐI 8

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 01/02 ĐẾN 6/02/2020)

CHỦ ĐỀ 7: TỈ LỆ CƠ THỂ NGƯỜI

Page 19: BỘ MÔN: TOÁN LỚP Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: I. HƯỚNG …

19

Tiết 21: Tìm hiểu tỉ lệ cơ thể người và kí họa dáng người.

Mục đích- Yêu cầu:

- Giúp HS nắm được tỉ lệ cơ thể người với các đặc điểm về giới tính, độ tuổi.

- Trải nghiệm về kí họa giúp HS ghi nhớ sâu hơn những kiến thức được tiếp cận.

I. NỘI DUNG :

1. Yêu cầu HS quan sát một số hình ảnh về cơ thể người ở Hình 7.1 và 7.2 Sách

Học Mĩ thuật lớp 8 để nhận biết về sự thay đổi của tỉ lệ cơ thể người theo độ tuổi.

2. Yêu cầu HS quan sát hình 7.3 Sách Học Mĩ thuật lớp 8 để tìm hiểu sự khác nhau

về hình dáng, đặc điểm, tỉ lệ cơ thể người nam và nữ.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP

1. Hướng dẫn thực hành

- Tập đo tỉ lệ cơ thể người bằng cách lấy chiều dài của đầu làm đơn vị đo.

- Vẽ kí họa dáng thẳng đứng hoặc nghiêng.

2. Bài tập

HS thực hành theo các yêu cầu ở phần hướng dẫn thực hành.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN.

- Đánh giá HS qua làm bài tập, sản phẩm thực hành.

BỘ MÔN: TIN HỌC – LỚP 8

Mục đích – Yêu cầu:

- Ôn tập các thao tác cơ bản: Tạo và chỉnh sửa dữ liệu trong bảng.

- Thực hành thao tác tạo và chỉnh sửa dữ liệu trong bảng.

- Phát huy khả năng tự đọc, tự tìm hiểu.

Hướng dẫn nhiệm vụ của HS:

- Ôn tập lại các thao tác.

- Thực hiện bài tập tại phần II tài liệu hướng dẫn tự học.

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 01/2 ĐẾN 06/2/2021).

I.TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:

- Sử dụng font chữ: .vnTime ( tương ứng bảng mã TCVN3 trong phần mềm Unikey).

- Tạo bảng: Insert/ Table/ chọn số dòng, số cột để tạo bảng.

- Sử dụng nhóm nút lệnh căn lề trái, phải, giữa, đều hai lề: Home/ nhóm lệnh

Paragraph để căn chỉnh dữ liệu trong ô của bảng.

- Chèn kí tự đặc biệt: Insert/ Symbol/ More Symbol/...thay đổi phần font ( thường sử

dụng Symbol hoặc Wingdings).

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Page 20: BỘ MÔN: TOÁN LỚP Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: I. HƯỚNG …

20

- Sử dụng phần mềm MS. Word và các thao tác trên phần kiến thức trọng tâm để soạn

thảo văn bản sau:

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

- Hình thức kiểm tra, đánh giá: Đánh giá HS qua trả lời câu hỏi, làm bài tập, sản phẩm

thực hành được giáo viên tiến hành trên lớp sau đợt nghỉ.

MỸ THUẬT – KHỐI 8

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 01/02 ĐẾN 6/02/2020)

CHỦ ĐỀ 7: TỈ LỆ CƠ THỂ NGƯỜI

Tiết 21: Tìm hiểu tỉ lệ cơ thể người và kí họa dáng người.

Mục đích- Yêu cầu:

- Giúp HS nắm được tỉ lệ cơ thể người với các đặc điểm về giới tính, độ tuổi.

- Trải nghiệm về kí họa giúp HS ghi nhớ sâu hơn những kiến thức được tiếp cận.

I. NỘI DUNG :

1. Yêu cầu HS quan sát một số hình ảnh về cơ thể người ở Hình 7.1 và 7.2 Sách

Học Mĩ thuật lớp 8 để nhận biết về sự thay đổi của tỉ lệ cơ thể người theo độ tuổi.

2. Yêu cầu HS quan sát hình 7.3 Sách Học Mĩ thuật lớp 8 để tìm hiểu sự khác nhau

về hình dáng, đặc điểm, tỉ lệ cơ thể người nam và nữ.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP

1. Hướng dẫn thực hành

Page 21: BỘ MÔN: TOÁN LỚP Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: I. HƯỚNG …

21

- Tập đo tỉ lệ cơ thể người bằng cách lấy chiều dài của đầu làm đơn vị đo.

- Vẽ kí họa dáng thẳng đứng hoặc nghiêng.

2. Bài tập

HS thực hành theo các yêu cầu ở phần hướng dẫn thực hành.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN.

- Đánh giá HS qua làm bài tập, sản phẩm thực hành.

BỘ MÔN : TIẾNG PHÁP – KHỐI 8

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 01/2 ĐẾN 06/2/2021) :

TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

La phrase complexe :

Propositions relatives et conjonctives (page 92)

1. Texte :

Observez bien le texte de départ dans le manuel – page 92, répondez aux questions

dans la partie J’observe, puis, lisez les analyses suivantes :

a. Propositions relatives :

… l’échelle, qui nous indique … le terrain.

antécédent Pronom relatif verbe

(fonction : sujet)

… l’équateur, qui partage la Terre en deux hémisphères.

antécédent Pronom relatif verbe

(fonction : sujet)

… la latitude, qui indique la position … l’équateur.

antécédent Pronom relatif verbe

(fonction : sujet)

b. Propositions conjonctives :

… Le catastrophe imagina que des signes et des symboles … la carte.

imaginer qqc conjonction

Fonction de la proposition : Complément d’objet du verbe imaginer.

… un outil essentiel pour que les navigateurs … aux côtes.

conjonction (expression de but)

Fonction de la proposition : Complément circonstanciel de but.

2. Lisez bien la partie Je retiens dans le manuel.

Page 22: BỘ MÔN: TOÁN LỚP Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: I. HƯỚNG …

22

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP :

1. Exercice 1, 2, 3, 4 (page 92)

2. Prolongement :

Exercice 1 : Complétez les phrases suivantes avec un pronom relatif simple :

1. Voici le village ………………… tu m'as si bien décrit.

2. Ils iront ………………… tu voudras.

3. Le village ………………… tu aimes le plus se dresse là où finit ce bois.

4. Il a choisi le gâteau ………………… a le plus de crème au chocolat.

5. L'homme ………………… tu nous as fait le portrait vient juste de passer.

6. Les collines ………………… tu connais si bien les sentiers s'étendent au loin

derrière cette montagne.

7. Farid ………………… le père est mécanicien vient de partir en Australie

8. Il nous donna ce ………………… nous avions besoin.

9. On le félicitera le jour ………………… il aura son baccalauréat.

10. Je te comprendrai quand tu m'auras dit ce ………………… tu as besoin.

11. Les jupes ………………… Aline a achetées sont très jolies.

12. Tu sauras un jour ………………… a peint cette toile.

13. Il nous a parlé de celui ………………… l'a aidé à arriver là où il en est.

Exercice 2 : Complétez les phrases ci-dessous avec des mots proposés :

avant que (qu’) – afỉn que (qu’) – parce que (qu’) – quand –

de peur que (qu’) – bien que (qu’)

1. ………………… il pleut, nous ne sortons pas.

2. On allumera le feu ………………… il ne vienne.

3. ………………… il pleuve, tu joues dehors.

4. Il est parti ………………… il s’ennuyait.

5. Il marche sur la pointe des pieds ………………… on ne l’entende.

6. Nous travaillons ………………… nos résultats s’améliorent.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN :

- Giáo viên kiểm tra việc hoàn thành bài học, chấm/chữa ngay sau khi quay trở lại học.

BỘ MÔN : TIẾNG NHẬT – KHỐI 8

I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 1/2 ĐẾN 6/2/2021)

1. Ôn tập kiến thức trọng tâm bài 7:みちを聞きます。/Vて、V。/~目

Học sinh xem lại nội dung kiến thức bài 7 và các bài luyện tập trong SGK

2. Học bài mới Chữ Hán: học sinh tập đọc, tập viết, học thuộc chữ Hán bài 7

(trang 163) (viết chữ hán 10 lần)

Page 23: BỘ MÔN: TOÁN LỚP Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: I. HƯỚNG …

23

Chữ

Hán みぎ:右

ひだり:左

め:目

ひとつめ:一つ目

ふたつめ:二つ目

みっつめ:三つ目

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP絵を見て日本語をかきなさい。Đặt câu dựa vào

hình vẽ.

(1) ________________________。

(2) ______________________________________________。

(3) _____________________________________________。

(4) _______________(みぎ/ひだり)_______________________。

(5) _____________________________________________。

Page 24: BỘ MÔN: TOÁN LỚP Hướng dẫn nhiệm vụ của HS: I. HƯỚNG …

24

(6) ___________________________________________。

(7) ______________________________________________。

Hình thức Kiểm tra đánh giá:

Học sinh in Phiếu BT và hoàn thành. Sau khi kết thúc kỳ nghỉ, học sinh sẽ nộp lại cô

giáo bộ môn.