12
1 Hội Nghiên cứu Thị trường liên ngân hàng Việt Nam (VIRA) dự báo, lãi suất và tỷ giá liên ngân hàng nằm sâu ở mức đáy trong khi lạm phát có xu hướng tăng trở lại. Cụ thể, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng 1 tuần vẫn nằm sâu dưới mốc 1%/năm. Tỷ giá giao ngay trên liên ngân hàng sẽ không có biến động lớn, dự báo xoay quanh 23.247 VND. Ngược lại, lạm phát có thể tăng khá do giá hàng hoá thế giới tăng trở lại, giá thực phẩm vẫn neo ở mức cao, trong khi nhu cầu tăng lên vì nới lỏng giãn cách xã hội. Tin ni bt Dự báo lãi suất và tỷ giá USD/VND liên ngân hàng nằm sâu, lạm phát tăng lên Nâng ngưỡng 'siết' chi phí lãi vay mới? Bộ Chính trị kết luận về phục hồi, phát triển kinh tế khắc phục Covid-19 Quốc hội nhất trí phê chuẩn EVFTA và EVIPA Tia sáng cho kinh tế Mỹ khi công bố số liệu việc làm tốt ThHai, ngày 08/06/2020 BNG CHSChứng khoán (ngày 05/6) VN - Index 886,22 0,26% HNX - Index 118,08 0,56% D.JONES CK Mỹ 27.110,98 3,15% STOXX CK C.Âu 3.384,29 3,76% CSI 300 CK TQ 4.001,25 0,48% Vàng (SJC cập nhật 08h30 ngày 08/6) SJC Ng.đ/L 48.680 0,33% Quốc tế USD/Oz 1.684,71 1,78% Tỷ giá USD/VND BQ LNH 23.240 0,02% EUR/USD 1,1297 0,31% Dầu WTI USD/th 39,68 6,44% 6 BP.NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH [a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM [t] (028) 38 469 516 (1813/1819) – [e] [email protected]

B NG CHỈSỐ · thân giảm. Các công ty kiều hối dự báo, doanh số kiều hối sẽ tiếp tục giảm trong Q.II và khó đạt doanh số như 2019 nếu tình

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: B NG CHỈSỐ · thân giảm. Các công ty kiều hối dự báo, doanh số kiều hối sẽ tiếp tục giảm trong Q.II và khó đạt doanh số như 2019 nếu tình

1

Hội Nghiên cứu Thị trường liên ngân hàng

Việt Nam (VIRA) dự báo, lãi suất và tỷ giá

liên ngân hàng nằm sâu ở mức đáy trong khi

lạm phát có xu hướng tăng trở lại. Cụ thể,

mặt bằng lãi suất liên ngân hàng 1 tuần vẫn

nằm sâu dưới mốc 1%/năm. Tỷ giá giao

ngay trên liên ngân hàng sẽ không có biến

động lớn, dự báo xoay quanh 23.247 VND.

Ngược lại, lạm phát có thể tăng khá do giá

hàng hoá thế giới tăng trở lại, giá thực phẩm

vẫn neo ở mức cao, trong khi nhu cầu tăng

lên vì nới lỏng giãn cách xã hội.

Tin nổi bật

Dự báo lãi suất và tỷ giá USD/VND liên ngân

hàng nằm sâu, lạm phát tăng lên

Nâng ngưỡng 'siết' chi phí lãi vay mới?

Bộ Chính trị kết luận về phục hồi, phát triển kinh

tế khắc phục Covid-19

Quốc hội nhất trí phê chuẩn EVFTA và EVIPA

Tia sáng cho kinh tế Mỹ khi công bố số liệu việc

làm tốt

Thứ Hai, ngày 08/06/2020

BẢNG CHỈ SỐ

Chứng khoán (ngày 05/6)

VN - Index 886,22 0,26%

HNX - Index 118,08 0,56%

D.JONES CK Mỹ 27.110,98 3,15%

STOXX CK C.Âu 3.384,29 3,76%

CSI 300 CK TQ 4.001,25 0,48%

Vàng (SJC cập nhật 08h30 ngày 08/6)

SJC Ng.đ/L 48.680 0,33%

Quốc tế USD/Oz 1.684,71 1,78%

Tỷ giá

USD/VND BQ LNH 23.240 0,02%

EUR/USD 1,1297 0,31%

Dầu

WTI USD/th 39,68 6,44%

6

BP.NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH

[a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM

[t] (028) 38 469 516 (1813/1819) – [e] [email protected]

Page 2: B NG CHỈSỐ · thân giảm. Các công ty kiều hối dự báo, doanh số kiều hối sẽ tiếp tục giảm trong Q.II và khó đạt doanh số như 2019 nếu tình

2

Dự báo lãi suất và tỷ giá

USD/VND liên ngân hàng nằm

sâu, lạm phát tăng lên

Trên thị trường thế giới, USD-Index vừa có 1th giảm mạnh, từ quanh mốc

100 điểm xuống <97 điểm. Cuối tháng 5, TQ hạ giá CNY xuống mức

thấp nhất kể từ năm 2008, nhưng khá nhanh chóng cân bằng lại…Trong

bối cảnh trên, cả LS VND và tỷ giá USD/VND cùng biến động khá mạnh,

xuống mức thấp trên thị trường LNH. Thay đổi này "loại bỏ" hết những

mức tăng như 1 phản ứng của thị trường trước biến cố dịch Covid-19 từ

tháng 3, thời điểm dịch bùng phát mạnh với nhiều quan ngại. KQ của

diễn biến đó được Hội Nghiên cứu Thị trường LNH VN dự báo tiếp tục

duy trì trong tháng 6, LS VND và tỷ giá USD/VND cùng nằm rất sâu sv

mức BQ trong tháng 5. Là hoạt động định kỳ, hàng tháng, các thành viên

của VIRA, những đại diện đến từ khối nghiên cứu thị trường của các

NHTM, cùng đưa ra dự báo về 4 chỉ tiêu chính, gồm: tỷ giá USD/VND

giao ngay LNH, LS VND LNH kỳ hạn 1 tuần, lợi suất TPCP kỳ hạn 10

năm và CPI sv cùng kỳ năm trước. Sau khi điều chỉnh mạnh trong tháng

5, LS VND LNH dự báo sẽ nhích lên trong tháng 6. Tuy nhiên, mặt bằng

chung dự báo không nhiều biến động, ở kỳ hạn đại diện là 1 tuần vẫn

nằm sâu dưới mốc 1%/năm; duy nhất 1 thành viên dự báo khả năng có

thể trở lại vùng 2%/năm. Tất cả các thành viên cùng chung dự báo: tỷ

giá USD/VND giao ngay trên thị trường LNH sẽ không có biến động lớn

và ổn định ở vùng thấp trong tháng này. Mức dự báo xoay quanh 23.247

VND, tiếp tục nằm sâu dưới mức BQ 23.347 VND của tháng 4. Cá biệt,

có thành viên dự báo tỷ giá USD/VND có thể rơi sâu nữa trên thị trường

LNH, xuống 23.175 VND. Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm có xu hướng

tăng lên trong tháng 6, theo dự báo chung của VIRA. Tuy nhiên, đây là

tháng mà dự báo của các thành viên VIRA có sự phân hóa lớn: 1 số

thành viên dự báo lợi suất sẽ giảm xuống còn 2,7-2,85% nhưng 1 số

thành viên khác cho rằng có thể tăng lên 3,23%. Ở chỉ tiêu CPI sv cùng

kỳ năm trước, phần lớn các thành viên dự báo sẽ tăng lên trong tháng 6.

Giá dầu trên thị trường thế giới đã tăng rất mạnh; trong nước, giá thịt lợn

vẫn neo cao trong khi cầu tiêu dùng dần trở lại cùng hoạt động SXKD và

đời sống XH thiết lập trạng thái “bình thường mới” sau dịch Covid-19.

Tài chính – Ngân hàng

Page 3: B NG CHỈSỐ · thân giảm. Các công ty kiều hối dự báo, doanh số kiều hối sẽ tiếp tục giảm trong Q.II và khó đạt doanh số như 2019 nếu tình

3

Kiều hối về Tp.HCM 5 tháng giảm

gần 2%

Ông Nguyễn Hoàng Minh, PGĐ NHNN chi nhánh Tp.HCM cho biết,

nguồn kiều hối về Tp.HCM 5th đầu năm nay là 2,3 tỷ USD, 1,9% sv kỳ.

Dự báo lượng kiều hối 2020 giảm mạnh do ảnh hưởng của Covid-19. Một

số công ty kiều hối cho biết, lượng kiều hối chuyển về trong tháng 3 giảm

khá mạnh do ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Theo Công ty kiều hối Đông

Á, doanh số kiều hối 22 ngày đầu tháng 4 ½ sv cùng kỳ tháng 3. Trong

đó, giảm mạnh nhất là thị trường châu Âu, kế đến là Mỹ, Canada và các

thị trường XK lao động. Thị trường Úc 30%. Thậm chí, 1 số công ty

kiều hối cho biết, lượng tiền chuyển về đã giảm mạnh, có nơi 50% sv

cùng kỳ do những thị trường kiều hối chủ lực của VN như: Mỹ, Anh,

Canada bị ảnh hưởng khá nặng từ dịch Covid-19. Nguyên nhân do ảnh

hưởng bởi dịch bệnh khiến nhiều lao động mất việc, phải tạm nghỉ ở nhà,

hoạt động KD ngưng trệ, dẫn đến lượng kiều hối chuyển về cho người

thân giảm. Các công ty kiều hối dự báo, doanh số kiều hối sẽ tiếp tục

giảm trong Q.II và khó đạt doanh số như 2019 nếu tình hình dịch bệnh

chưa kết thúc. World Bank dự báo, kiều hối sẽ phục hồi vào 2021. Ước

tính năm 2021, lượng kiều hối chảy vào các quốc gia thu nhập thấp và

trung bình sẽ hồi phục và 5,6% lên 470 tỷ USD. Tuy nhiên, triển vọng

chưa chắc chắn, phụ thuộc vào tác động của Covid-19 đối với triển vọng

tăng trưởng toàn cầu và các biện pháp kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh.

Nâng ngưỡng 'siết' chi phí lãi vay

mới?

Dự thảo mới nhất về quản lý thuế đối với DN có giao dịch liên kết đã nâng

mức khống chế chi phí lãi vay từ 20% lên 30%, phần chi phí lãi vay không

được trừ theo quy định sẽ được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo không

quá 5 năm... Dự thảo mở rộng đối tượng không áp dụng như tổ chức KD

bảo hiểm, các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu

đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước

ngoài cho DN vay lại… Ông Nguyễn Ngọc Tú, nguyên Tổng biên tập Tạp

chí Thuế, nhận xét việc sửa đổi tăng tỷ lệ khống chế chi phí lãi vay, cũng

như cho khấu trừ chi phí vào 5 năm tiếp theo sẽ giải quyết được phần

nào vấn đề bức xúc mà Nghị định 20 đã gây ra. Tuy nhiên, dự thảo Nghị

định thay thế cho Nghị định 20 chứ chưa giải quyết được những bất cập

mà DN đã gánh chịu trong 2017-2018. Trong giai đoạn này, nhiều DN đã

nộp thuế và khi dịch Covid-19 xảy ra, tình hình hoạt động KD khó khăn

thì cũng nên xem xét sớm giải quyết những bất cập cho DN… Tại tờ trình

dự thảo Nghị định mới, Bộ Tài chính nhận xét qua hơn 3 năm thực hiện

Nghị định 20 đã mang lại kết quả trong công tác đấu tranh chống chuyển

Page 4: B NG CHỈSỐ · thân giảm. Các công ty kiều hối dự báo, doanh số kiều hối sẽ tiếp tục giảm trong Q.II và khó đạt doanh số như 2019 nếu tình

4

giá, nguồn thu từ chi phí lãi vay không chỉ đóng góp trực tiếp vào số thu

NSNN mà còn phục vụ mục tiêu quan trọng hơn là chốt chặn, ngăn ngừa

triệt để LN thu được sau đấu tranh chống chuyển giá bị DN vô hiệu hóa

thông qua công cụ lãi vay do thu nhập chịu thuế của đơn vị sẽ được tính

các khoản doanh thu - chi phí tài chính (gồm lãi vay) và các khoản thu

nhập - chi phí khác trước khi tính thuế TNDN... Việc khống chế chi phí

lãi vay dù 20% hay tăng lên 30% cũng sẽ gây bức xúc cho DN trong thời

gian tới. Hơn nữa, tỷ lệ 20% hay 30% được Bộ Tài chính đưa ra nằm

trong biên độ 10-30% của OECD và đánh giá của World Bank khuyến

nghị. Ở nhiều nước, DN có vốn chủ sở hữu lớn, vốn vay ít, do đó việc lấy

tỷ lệ từ nước ngoài áp dụng cho VN không phù hợp. Đặc điểm của DN

Việt là vốn mỏng, số lượng DNVVN hiện chiếm #97% và nhóm này đi

vay khá nhiều cho các hoạt động SXKD, nên khi quy định trên “đánh

trúng” họ thì DN nhỏ và vừa đã yếu lại càng yếu hơn.

NHNN siết hoạt động cho vay liên

quan đến BĐS của TCTD phi

ngân hàng

NHNN đã ban hành Dự thảo Thông tư qui định các giới hạn, tỷ lệ bảo

đảm an toàn trong hoạt động của TCTD phi NH. Dự thảo kế thừa quy

định tại Thông tư số 36, theo đó TCTD phi NH được áp dụng là công ty

tài chính và công ty cho thuê tài chính. Theo dự thảo, các tổ chức này

phải thường xuyên duy trì 6 giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt

động, gồm: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR); hạn chế, giới hạn cấp tín

dụng; tỷ lệ khả năng chi trả; tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được

sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn; tỷ lệ mua, đầu tư TPCP, trái

phiếu được Chính phủ bảo lãnh và giới hạn góp vốn, mua cổ phần. Dự

thảo sẽ bổ sung 1 số thuật ngữ phù hợp với hoạt động của TCTD phi NH.

Cụ thể, khái niệm khoản phải đòi; KD BĐS; tổng dư nợ cấp tín dụng; tài

sản tài chính, nợ phải trả tài chính, công cụ tài chính, công cụ VCSH,

giao dịch tự doanh. Từ đó, TCTD phi NH có cơ sở pháp lý thống nhất khi

tính toán các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động. Một trong những

nội dung chính của Thông tư mới là sửa đổi hệ số rủi ro theo hướng điều

chỉnh tăng nhằm đảm bảo kiểm soát, hạn chế đối với lĩnh vực tiềm ẩn

nhiều rủi ro. Theo NHNN:"kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực BĐS

theo hướng thắt chặt nguồn tín dụng, giảm hạn mức cho vay đối với các

dự án BĐS cao cấp và 1 chủ đầu tư có nhu cầu vay số lượng lớn cho

nhiều dự án BĐS...". Do đó, TCTD phi NH cần kiểm soát dư nợ cho vay

cá nhân để phục vụ nhu cầu đời sống liên quan đến BĐS ở phân khúc

cao cấp. Quy định này ít ảnh hưởng đến TCTD phi NH có năng lực tài

Page 5: B NG CHỈSỐ · thân giảm. Các công ty kiều hối dự báo, doanh số kiều hối sẽ tiếp tục giảm trong Q.II và khó đạt doanh số như 2019 nếu tình

5

chính tốt, tỷ lệ an toàn vốn cao. Thông tư ban hành sẽ giúp cho TCTD

phi NH kiểm soát chặt chẽ hơn đối với cho vay phục vụ đời sống nhưng

sử dụng vốn vay vào mục đích KD BĐS. Từ đó, giảm thiểu rủi ro khi thị

trường BĐS có biến động mạnh theo chiều hướng xấu, giúp thị trường

BĐS hoạt động lành mạnh, ổn định hơn. Thông tư sẽ không ảnh hưởng

đến nhu cầu vay vốn để mua nhà ở XH, mua nhà theo chương trình, dự

án của Chính phủ, nhà ở có giá <1,5 tỉ đồng/căn cũng như nhu cầu vay

vốn để phục vụ sinh hoạt thiết yếu hàng ngày của khách hàng (hệ số rủi

ro không thay đổi). Thông tư dự kiến có hiệu lực thi hành kể từ 1/1/2021.

Page 6: B NG CHỈSỐ · thân giảm. Các công ty kiều hối dự báo, doanh số kiều hối sẽ tiếp tục giảm trong Q.II và khó đạt doanh số như 2019 nếu tình

6

Bộ Chính trị kết luận về phục hồi,

phát triển kinh tế khắc phục

Covid-19

Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 77 về chủ trương khắc phục tác

động của đại dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển nền KT đất nước.

Bộ Chính trị đánh giá đại dịch đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất

cả quốc gia trên thế giới, hiện nay đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp.

Nền KT toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Nền KT VN có độ mở

lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng đã và đang chịu nhiều tác động, ảnh

hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực KTXH, gây gián đoạn chuỗi

cung ứng và lưu chuyển thương mại, làm đình trệ các hoạt động SX, KD,

DV; đã tác động trực tiếp đến các ngành XNK, hàng không, du lịch, DV

lưu trú, ăn uống, y tế, giáo dục, lao động, việc làm; nhiều DN phá sản,

giải thể, tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô...; GDP Q.I chỉ 3,82%,

là mức thấp nhất trong 10 năm gần đây; ảnh hưởng mạnh đến tâm lý và

đời sống nhân dân. Về định hướng trong thời gian tới, Bộ Chính trị nhấn

mạnh đại dịch có thể còn kéo dài, KT thế giới còn tiềm ẩn nhiều yếu tố

bất định, khó lường, do đó, cần khai thác tối đa thị trường trong nước,

đồng thời phải phòng ngừa, ứng phó với các bất ổn từ bên ngoài, giữ

vững ổn định KTVM, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh XH, sinh kế…

Phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KTXH

2020. Bên cạnh đó, cần tạo lập môi trường KD thuận lợi, hấp dẫn, phù

hợp với xu thế mới, có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế… Bộ Chính

trị cũng chỉ ra một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách: Tiếp tục thực hiện

đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách phù hợp, nhất là về tài chính,

tiền tệ, an sinh XH để hỗ trợ người dân, DN, người lao động, đặc biệt là

DNVVN vượt qua khó khăn của đại dịch, nhanh chóng khôi phục và phát

triển KTXH. Thực hiện chính sách miễn, giảm 1 số nghĩa vụ thuế đối với

1 số lĩnh vực, đối tượng chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch trong 2020;

Tập trung phát triển mạnh thị trường trong nước, thực hiện có hiệu quả

các giải pháp kích thích tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh phong trào "Người

VN ưu tiên dùng hàng VN". Phát động phong trào tiết kiệm trong toàn hệ

thống chính trị và XH để dồn nguồn lực cho phục hồi và phát triển KT.

Trước mắt chưa triển khai điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ,

công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ 1/7/2020; Kéo

Kinh tế Việt Nam

Page 7: B NG CHỈSỐ · thân giảm. Các công ty kiều hối dự báo, doanh số kiều hối sẽ tiếp tục giảm trong Q.II và khó đạt doanh số như 2019 nếu tình

7

dài thời kỳ ổn định NSNN 2017-2020 sang 2021, trong 2021 ban hành

định mức phân bổ dự toán chi NSNN cho 2022-2025; Đẩy mạnh giải

ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, giải quyết vướng mắc

trong thủ tục hành chính, đẩy nhanh thủ tục phê duyệt, điều chỉnh các

chính sách mới. Khởi công, triển khai thực hiện ngay dự án quy mô lớn,

quan trọng, có tác động lan toả đến phát triển KTXH các địa phương,

vùng và ngành, lĩnh vực. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu

lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu..

Quốc hội nhất trí phê chuẩn

EVFTA và EVIPA

Hôm nay, ngày 8/6, Quốc hội (QH) phê chuẩn 2 Hiệp định quan trọng,

mở ra chân trời phát triển mới cho VN. Đối với EVFTA, có 457 đại biểu

QH tham gia biểu quyết, có 457 phiếu tán thành, không tán thành là 0,

không biểu quyết 0. Đối với EVIPA, có 462 đại biểu tham gia biểu quyết,

số phiếu tán thành là 461, không tán thành là 0, không biểu quyết 1. Như

vậy đại biểu QH đã nhất trí phê chuẩn EVFTA và EVIPA. Trước đó, tại

phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, sáng 20/5/2020, QH đã nghe Tờ trình, BC

thuyết minh và BC thẩm tra v/v đề nghị QH phê chuẩn Hiệp định Thương

mại tự do giữa VN và EU (EVFTA), Hiệp định toàn diện, chất lượng cao

và đảm bảo cân bằng về lợi ích cho cả VN và EU. Hiệp định EVFTA gồm

17 Chương, 8 Phụ lục, 2 Nghị định thư, 2 Biên bản ghi nhớ và 4 Tuyên

bố chung. Hiệp định này điều chỉnh nhiều vấn đề, bao gồm: Thương mại

hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc

xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp kiểm dịch

và vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các hàng rào kỹ thuật trong thương

mại (TBT), thương mại DV (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị

trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, DNNN, mua sắm của

Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và phát triển bền vững, hợp tác và

XD năng lực, pháp lý - thể chế. Với mức độ cam kết đạt được, EVFTA

được coi là 1 Hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng

về lợi ích cho cả VN và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của WTO,

cũng như đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa 2 bên.

Gia tăng cơ hội cho ngành

logistics khi EVFTA được thực thi

EVFTA được thực thi sẽ thúc đẩy hoạt động XNK, đem lại lợi ích trực tiếp

cho ngành DV logistics VN. Thống kê từ Cục XNK cho thấy, EU là thị

trường XK lớn thứ 2 của VN. Mỗi năm, các cảng biển tại EU xử lý #4 tỷ

tấn hàng hóa; trong đó, LN lớn nhất là từ các cảng biển lớn, vận tải chiếm

tới 46% tổng giá trị thị trường logistics, kho bãi 11%, các DV logistics

Page 8: B NG CHỈSỐ · thân giảm. Các công ty kiều hối dự báo, doanh số kiều hối sẽ tiếp tục giảm trong Q.II và khó đạt doanh số như 2019 nếu tình

8

khác 43%. Vì vậy, theo các chuyên gia thương mại, EVFTA thực thi có

cơ hội gia tăng quy mô thị trường XNK, kéo theo nhu cầu lớn đối với hoạt

động logistics. Ngoài ra, kim ngạch XK của VN sang EU sẽ 20% vào

2020, 42,7% vào 2025 và 44,37% vào 2030. Ở chiều ngược lại, dự

kiến, tăng trưởng NK từ EU sau EVFTA cũng sẽ gia tăng nhanh chóng

ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Hoạt động XNK giữa 2 bên càng nhộn

nhịp, thị trường DV logistics càng mở rộng, đặc biệt là DV logistics quốc

tế. Ngoài ra, cam kết loại bỏ thuế quan của VN cho phương tiện vận tải,

các loại máy móc, thiết bị công nghệ phục vụ hoạt động logistics từ EU

là cơ hội để DN logistics trong nước có thể mua những sản phẩm phục

vụ SX với giá hợp lý; tiết kiệm chi phí SX, cải thiện năng lực công nghệ,

tăng cường năng lực tự thực hiện, giảm các DV thuê ngoài. Bên cạnh đó,

là cơ hội thu hút đầu tư từ EU, tận dụng kinh nghiệm, kỹ năng quản trị,

nguồn vốn, mạng lưới sẵn có của đối tác khi liên doanh với EU. Mặt khác,

việc tiếp cận thị trường DV logistics các nước thành viên EU khi EU mở

cửa nhiều DV nhóm logistics cho nhà cung cấp DV VN.

Page 9: B NG CHỈSỐ · thân giảm. Các công ty kiều hối dự báo, doanh số kiều hối sẽ tiếp tục giảm trong Q.II và khó đạt doanh số như 2019 nếu tình

9

G20 cam kết hơn 21 tỷ USD để

chống dịch Covid-19

Ngày 6/6, G20 tuyên bố: "Cho đến giờ, các thành viên G20 và những

quốc gia được mời tham gia đã cam kết hỗ trợ trên 21 tỷ USD cho y tế

toàn cầu. Khoản tiền này sẽ được dùng cho hoạt động chẩn đoán, chế

tạo vắc-xin, trị liệu, nghiên cứu và phát triển". Hồi tháng 4, G20 kêu gọi

tất cả quốc gia, tổ chức phi chính phủ, tổ chức từ thiện và lĩnh vực tư

nhân giúp thu hẹp khoảng cách tài chính, #8 tỷ USD, để chống lại dịch

Covid-19. Thông tin trên được đưa ra 1 ngày sau khi WHO cảnh báo 1

số quốc gia chứng kiến sự gia tăng trở lại của các trường hợp nhiễm bệnh

giữa lúc biện pháp phong tỏa được nới lỏng. Ngoài ra, tâm điểm của đại

dịch Covid-19 đang ở các quốc gia Trung, Nam, Bắc Mỹ, đặc biệt là Mỹ.

Tia sáng cho kinh tế Mỹ khi công

bố số liệu việc làm tốt

Bộ Lao động Mỹ, ngày 5/6, công bố nền KT này đã tạo thêm 2,5 triệu

việc làm trong tháng 5. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 13,3%. Các số

liệu này cách rất xa dự báo của các nhà KT học, cho thấy Mỹ đang tiến

gần thời điểm KT bật tăng trở lại. Trước đó, các nhà phân tích trong khảo

sát của Dow Jones cho rằng số việc làm mất đi trong tháng 5 #8,33 triệu.

Tỷ lệ thất nghiệp sẽ lên tới 19,5%. Nếu con số này thành hiện thực, đây

sẽ là tháng tệ nhất kể từ sau Đại suy thoái thập niên 30. CNN lý giải đây

là cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ, khiến các nhà KT khó đoán

chính xác diễn biến trên thực tế. Và kể cả khi số liệu tháng 5 rất lạc quan,

vẫn còn nhiều yếu tố thiếu chắc chắn khác, khiến việc dự báo có thể tiếp

tục khó khăn. TTCK Mỹ đã tăng vọt sau BC trên. Lợi suất TPCP Mỹ tăng

mạnh. Lợi suất loại kỳ hạn 10 năm lên 0,91%. Theo GĐ Các thị trường

toàn cầu Citizens Bank: "Khi ngăn chặn được đợt bùng phát thứ 2 của

Covid-19, KT Mỹ có lẽ đã đến bước ngoặt rồi. Bằng chứng là số liệu việc

làm đáng ngạc nhiên hôm nay, dù chúng ta vẫn cần chờ xem thời kỳ bình

thường mới sẽ như thế nào". Số việc làm được tạo thêm gần như khớp

với mức 2,7 triệu lao động được ghi nhận là tạm thời mất việc. "Hồi

tháng 4, chúng ta có hy vọng mong manh khi 78% người thất nghiệp tin

rằng họ chỉ mất việc tạm thời. Có vẻ sự lạc quan đó có cơ sở. Khi nền KT

ngừng phong tỏa và mọi người quay lại làm việc, số việc làm vẫn ở đó".

Kinh tế Quốc tế

Page 10: B NG CHỈSỐ · thân giảm. Các công ty kiều hối dự báo, doanh số kiều hối sẽ tiếp tục giảm trong Q.II và khó đạt doanh số như 2019 nếu tình

10

Tài liệu tham khảo:

Bảng chỉ số https://www.hsx.vn/

https://hnx.vn/vi-vn/hnx.html

https://www.bloomberg.com/markets/stocks

https://goldprice.org/vi

http://www.sjc.com.vn/

https://www.sbv.gov.vn/TyGia/faces/TyGia.jspx?_afrWindowMode=0&_afrLoop=2045785475492

8577&_adf.ctrl-state=1a9g0kizgf_4

Tin Tài chính - NH https://cafef.vn/du-bao-lai-suat-va-ty-gia-usd-vnd-lien-ngan-hang-nam-sau-lam-phat-tang-len-

20200607084839855.chn

https://tinnhanhchungkhoan.vn/tai-chinh/kieu-hoi-ve-tphcm-5-thang-giam-gan-2-330341.html

https://vietstock.vn/2020/06/nang-nguong-siet-chi-phi-lai-vay-moi-757-765570.htm

https://vietnambiz.vn/nhnn-se-siet-hoat-dong-cho-vay-dau-tu-bds-cua-tctd-phi-ngan-hang-

20200606115410017.htm

Tin KT vĩ mô https://cafef.vn/quoc-hoi-nhat-tri-phe-chuan-evfta-va-evipa-20200608085017027.chn

https://cafef.vn/bo-chinh-tri-ket-luan-ve-phuc-hoi-phat-trien-kinh-te-khac-phuc-covid-19-

20200607100026589.chn

https://vietnambiz.vn/gia-tang-co-hoi-cho-nganh-logistics-khi-evfta-duoc-thuc-thi-

2020060714432807.htm

Tin KT Quốc tế https://cafef.vn/g20-cam-ket-hon-21-ti-usd-de-chong-dich-covid-19-20200607081126746.chn

https://ndh.vn/quoc-te/tia-sang-cho-kinh-te-my-khi-cong-bo-so-lieu-viec-lam-tot-chua-tung-co-

1269901.html

Page 11: B NG CHỈSỐ · thân giảm. Các công ty kiều hối dự báo, doanh số kiều hối sẽ tiếp tục giảm trong Q.II và khó đạt doanh số như 2019 nếu tình

11

Danh mục viết tắt

B K

Ban lãnh đạo BLĐ Khách hàng DN KHDN

BH BH Khách hàng cá nhân KHCN

BH tiền gửi BHTG KT KT

BH y tế BHYT KT xã hội KTXH

BH thất nghiệp BHTN KT vĩ mô KTVM

BH xã hội BHXH Kiểm soát rủi ro KSRR

BH nhân thọ BHNT Kết quả KQ

BĐS BĐS Khu vực KV

Bình quân BQ Khu công nghiệp KCN

C

Chi nhánh/phòng giao dịch CN/PGD L

Chỉ số giá tiêu dùng CPI LS LS

Chính sách tiền tệ CSTT Liên NH LNH

Chính sách tín dụng CSTD Lợi nhuận trước thuế LNTT

Chứng khoán/CTCK CK/CTCK Lợi nhuận sau thuế LNST

Công nghệ thông tin CNTT

Công ty cổ phần CTCP M

Cổ phần hóa CPH Mua bán, sáp nhập M&A

Cơ sở hạ tầng CSHT

Cơ quan/Cơ quan quản lý CQ/CQQL N

Cơ quan Nhà nước CQNN NĐT NĐT

D NĐT nước ngoài NĐTNN

Dịch vụ DV NH NH

DN DN NH liên doanh NHLD

DN nhà nước DNNN NH Nhà nước NHNN

DN tư nhân DNTN NH quốc doanh NHQD

DN vừa và nhỏ DNVVN NH thương mại cổ phần NHTMCP

DN có vốn đầu tư nước ngoài DN FDI NH thương mại Nhà nước NHTM NN

Dự trữ bắt buộc DTBB NH nước ngoài NHNNg

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI NH trung ương NHTW

Đầu tư gián tiếp FII NH chính sách xã hội NHCSXH

Định chế tài chính ĐCTC Ngân sách nhà nước NSNN

G Ngân sách địa phương NSĐP

Giấy chứng nhận GCN Nhập khẩu NK

Giá trị gia tăng GTGT Nợ xấu NX

Giám đốc GĐ Nợ quá hạn NQH

H

Hợp tác xã HTX

Page 12: B NG CHỈSỐ · thân giảm. Các công ty kiều hối dự báo, doanh số kiều hối sẽ tiếp tục giảm trong Q.II và khó đạt doanh số như 2019 nếu tình

12

P V

Phòng giao dịch PGD Vốn điều lệ VĐL

Phó Giám đốc PGĐ Vốn tự có VTC

Vốn chủ sở hữu VCSH

Q Văn bản pháp luật VBPL

Quản lý rủi ro QLRR

Quỹ tín dụng nhân dân QTDND X

Xã hội XH

S Xuất khẩu XK

SX SX Xuất nhập khẩu XNK

SX kinh doanh SXKD Xây dựng XD

So với SV Xây dựng cơ bản XDCB

T Quốc gia/Tổ chức

Tài chính - NH TC-NH VN VN

Tài sản bảo đảm TSBĐ Kho bạc Nhà nước KBNN

TTTD TTTD Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội HNX

Thanh toán quốc tế TTQT Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM HOSE

Thanh toán nội địa TTNĐ Tổng cục thống kê GSO (TCTK)

TTCK TTCK Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia UBGSTCQT

Thị trường mở OMO Ủy ban Chứng khoán Nhà nước UBCKNN

Thu nhập cá nhân TNCN Viện Nghiên cứu KT và Chính sách VERP

Thu nhập DN TNDN Cục dự trữ liên bang Mỹ FED

TCTD TCTD Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN

Tổng giám đốc TGĐ Khu vực sử dụng đồng Euro EUROZONE

Tổng tài sản TTS Liên minh châu Âu EU

Tổng sản phẩm quốc nội GDP NH Thế giới (World Bank) WB

TP Chính phủ TPCP NH Phát triển châu Á ADB

TP DN TPDN NH trung ương châu Âu ECB

NH trung ương Trung Quốc PBOC

NH trung ương Nhật Bản BOJ

NH TTQT BIS

Tổ chức thương mại thế giới WTO

Tổ chức Hợp tác và Phát triển KT OECD

Trung Quốc TQ

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF