71
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /2014/TT-BNNPTNT Hà Nội, ngày tháng năm 2014 THÔNG TƯ Quy định về quản lý giống vật nuôi Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá ngày 21 tháng 11 năm 2007; Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006; Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Pháp lệnh Giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24 tháng 3 năm 2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội Khóa 11; Căn cứ Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chăn nuôi; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về quản lý giống vật nuôi như sau: Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1 Dự thảo ngày (09/12/201

BỘ NÔNG NGHIỆP · Web viewKhông sử dụng đực giống đang bị bệnh được quy định Phụ lục 8 ban hành kèm Thông tư này để phối giống trực tiếp

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ NÔNG NGHIỆPVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /2014/TT-BNNPTNT Hà Nội, ngày tháng năm 2014

THÔNG TƯ

Quy định về quản lý giống vật nuôi

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Pháp lệnh Giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24 tháng 3 năm 2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội Khóa 11;

Căn cứ Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chăn nuôi;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về quản lý giống vật nuôi như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về hoạt động sản xuất, kinh doanh, khai thác, sử dụng và trao đổi nguồn gen giống vật nuôi; nghiên cứu, chọn tạo, khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan đến các hoạt động quy định tại Điều 1 của Thông tư này.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1

Dự thảo ngày (09/12/2014

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hộ gia đình sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi: Là hình thức sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi chưa đạt các tiêu chí trang trại theo quy định tại Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.

2. Cấp giống vật nuôi: Bao gồm giống cụ kỵ, ông bà, bố mẹ, thương phẩm đối với lợn, gia cầm và giống hạt nhân đối với gia súc lớn theo Điều 3 của Pháp lệnh Giống vật nuôi.

Điều 4. Phí, lệ phí

1. Phí, lệ phí trong công tác quản lý giống vật nuôi được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.

2. Chi phí khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi thực hiện theo hợp đồng, thỏa thuận giữa cơ sở khảo nghiệm, kiểm định với cơ sở có giống vật nuôi cần khảo nghiệm, kiểm định dựa trên các định mức cơ bản của Bộ Tài chính và chi phí thực tế.

Chương II

QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CHẤT LƯỢNG GIỐNG VẬT NUÔI

Điều 5. Yêu cầu đối với cơ sở sản xuất kinh doanh giống vật nuôi

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 19 của Pháp lệnh Giống vật nuôi;

b) Có hồ sơ theo dõi giống theo Phụ lục 1 của Thông tư này;

c) Đực giống trâu, bò, lợn phải được đăng ký nhận dạng cá thể (đeo số tai , gắn chíp điện tử…). Quy định đeo số tai theo Phụ lục 2 của Thông tư này.

2. Đối với các cơ sở ấp trứng gia cầm

a) Chỉ được ấp nở trứng giống có nguồn gốc/được sản xuất từ các đàn bố mẹ trở lên;

b) Các cơ sở ấp nở phải đáp ứng theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia số QCVN: 01-15: 2010/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia điều kiện trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học; thực hiện biện pháp an toàn sinh học tối thiểu cho cơ sở ấp nở trứng gia cầm theo Phụ lục 3 của Thông tư này.

2

3. Đối với các cơ sở chăn nuôi gia cầm sinh sản hộ gia đình

Phải thực hiện biện pháp an toàn sinh học tối thiểu theo quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này.

4. Đối với cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống, bò sữa

Phải thực hiện theo quy định tại Thông tư số 44/2014/TT-BNNPTNT ngày 01/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định các beenhj phải kiểm tra định kỳ đối với cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống, bò sữa.

Điều 6. Sản xuất, kinh doanh tinh, phôi, trứng giống

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tinh, phôi phải thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều 20 Pháp lệnh Giống vật nuôi.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trứng giống và ấu trùng phải đáp ứng các yêu cầu tại khoản 3 Điều 20 Pháp lệnh Giống vật nuôi.

Điều 7. Yêu cầu đối với tinh, phôi và con giống

1. Đối với đực giống sản xuất tinh đông lạnh, tinh lỏng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Đã được kiểm tra năng suất cá thể và phải đạt yêu cầu về chất lượng theo tiêu chuẩn kiểm tra năng suất cá thể;

b) Đảm bảo theo tiêu chuẩn cơ sở đã công bố;

c) Có lý lịch rõ ràng, có hồ sơ theo dõi giống;

d) Cơ quan quản lý chuyên ngành nông nghiệp các cấp ở địa phương và cơ sở sản xuất giống phải kiểm tra, đánh giá, bình tuyển chất lượng giống định kỳ 12 tháng một lần theo quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này;

đ) Trong thời gian sản xuất tinh, đực giống phải được kiểm tra, ghi chép theo dõi hàng ngày về chỉ tiêu kỹ thuật theo Mục III Khoản 4.1 đối với lợn nội và Mục III Khoản 4.2 Phụ lục 5 đối với lợn ngoại và đối với trâu, bò là Mục II Phụ lục 7 của Thông tư này;

e) Số lần khai thác tinh, thời gian sử dụng đối với đực sản xuất tinh đông lạnh, tinh lỏng được quy định tại Mục 1 Phụ lục 6 của Thông tư này.

g) Không sử dụng đực giống đang bị bệnh được quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm Thông tư này để sản xuất tinh.

2. Đối với đực giống để phối giống trực tiếp phải đảm bảo các yêu cầu sau:

3

a) Được sản xuất từ các cơ sở giống đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 19 và điểm b khoản 2 Điều 20 của Pháp lệnh giống vật nuôi.

b) Đối với lợn đực giống phải được kiểm tra năng suất cá thể.

c) Đảm bảo theo tiêu chuẩn cơ sở đã công bố;

d) Được tiêm phòng định kỳ vắc xin theo Quyết định số 63/2005/QĐ-BNN ngày 13/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về tiêm phòng bắt buộc vắc xin cho gia súc, gia cầm. Không sử dụng đực giống đang bị bệnh được quy định Phụ lục 8 ban hành kèm Thông tư này để phối giống trực tiếp.

đ) Số lần phối giống trực tiếp, thời gian sử dụng đối với trâu, bò và lợn đực phối giống trực tiếp được quy định tại Mục 2 Phụ lục 6 của Thông tư này.

3. Chất lượng tinh, phôi và bò đực giống phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a)Tinh bò sữa, bò thịt: Được sản xuất từ những con có lý lịch rõ ràng do Cục Chăn nuôi công nhận và tuổi của đực giống không quá 84 tháng; chất lượng tinh phải đáp ứng theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8925:2012;

Tinh phân biệt giới tính phải đáp ứng tiêu chuẩn của nhà sản xuất; đối với tinh được khai thác từ bò đực hướng sữa phải có năng suất sữa tiềm năng từ 10.000 lít/chu kỳ trở lên;

b) Phôi bò sữa, bò thịt: Được lấy từ những con có lý lịch rõ ràng, chất lượng phôi phải đảm bảo theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất;

c) Đối với bò đực giống : Đảm bảo tiêu chuẩn đã công bố; có lý lịch 3 đời và phải đạt điểm tổng hợp từ 75 trở lên theo Mục 2 và phải đạt mức khối lượng theo yêu cầu để làm giống đối với bò sữa và Mục 3 Phụ lục 5 đối với bò Brahman của Thông tư này; đối với bò đực hướng sữa phải có năng suất sữa tiềm năng từ 10.000 lít/chu kỳ trở lên.

4. Chất lượng tinh, phôi và trâu đực giống phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Tinh trâu: Được sản xuất từ những con có lý lịch rõ ràng và tuổi của đực giống không quá 108 tháng; chất lượng tinh phải đáp ứng theo tiêu chuẩn tại Mục 1 Phụ lục 7 Thông tư này; đối với phôi trâu phải được sản xuất từ những con có lý lịch rõ ràng, chất lượng phôi phải đảm bảo tiêu chuẩn của nhà sản xuất đã công bố;

b) Trâu đực giống: Đảm bảo tiêu chuẩn đã công bố; có lý lịch 3 đời và phải đạt đạt điểm tổng hợp từ 75 trở lên và phải đạt mức khối lượng theo yêu cầu để làm giống theo Mục 1 Phụ lục 5 Thông tư này.

5. Giống, nguồn gen vật nuôi nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh phải có tiềm năng di truyền, năng suất bằng hoặc cao hơn các giống vật nuôi hiện có trong nước hoặc để cải tiến một số tính trạng chất lượng của giống vật nuôi trong nước.

4

6. Quản lý chất lượng giống vật nuôi theo cấp giống

a) Các cơ sở nuôi giữ dòng thuần, ông bà đối với gia cầm, cụ kỵ, ông bà đối với lợn và đàn hạt nhân đối với gia súc lớn thực hiện:

- Đảm bảo tiêu chuẩn cơ sở đã công bố;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý giống: Ghi chép lý lịch và các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật theo Phụ lục số 9 của Thông tư này.

b) Các cơ sở nuôi giữ giống bố mẹ:

- Đảm bảo tiêu chuẩn cơ sở đã công bố;

- Có hồ sơ theo dõi giống;

- Phải được tạo ra từ đàn giống ông bà.

Điều 8. Quản lý đối với các loại giống vật nuôi khác

Những giống vật nuôi khác có trong Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam khi khai thác sử dụng phải đảm bảo yêu cầu tại khoản 3 Điều 20 Pháp lệnh Giống vật nuôi.

Điều 9. Nhãn giống vật nuôi

1. Đối với lợn, trâu, bò, dê, cừu giống phải được nhận dạng cá thể theo Phụ lục 2 của Thông tư này và hồ sơ giống kèm theo trong đó ghi rõ tên giống, xuất xứ, lý lịch, hướng dẫn chăm sóc, nuôi dưỡng, hồ sơ kiểm dịch.

2. Đối với tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng, gia cầm giống khi kinh doanh, vận chuyển phải được ghi nhãn với các nội dung chính như sau:

- Tên giống vật nuôi;

- Xuất xứ;

- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh;

- Ngày sản xuất.

Điều 10. Yêu cầu về quản lý hoạt động phối giống nhân tạo trâu, bò

1. Công tác phối giống nhân tạo trâu, bò phải được tiến hành bởi các dẫn tinh viên phải hoàn thành khóa học do cơ quan có thẩm quyền chỉ định tổ chức với thời gian tối thiểu là 20 ngày và được cấp chứng chỉ;

2. Dẫn tinh viên phải thực hiện quy định về ghi chép, theo dõi thụ tinh nhân tạo theo Phụ lục số 18 của Thông tư này và báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý.

3. Nghiêm cấm hành nghề 1 năm đối với dẫn tinh viên vi phạm một trong các hành vi sau:

5

a) Không thực hiện chế độ ghi chép, báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý;

b) Phối giống có tỷ lệ thụ thai thấp hơn 65% đối với bò thịt và 50% đối với bò sữa.

4. Yêu cầu đối với cơ sở đào tạo kỹ thuật phối giống nhân tạo trâu, bò:

a) Đã đăng ký hoạt động đào tạo kỹ thuật phối giống nhân tạo trâu, bò với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với việc đào tạo kỹ thuật phối giống nhân tạo trâu, bò;

c) Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật chuyên ngành chăn nuôi, thú y, chuyên sâu về sinh sản và thụ tinh nhân tạo.

Chương III

KHẢO NGHIỆM, KIỂM ĐỊNH GIỐNG VẬT NUÔI

Điều 11. Nguyên tắc về khảo nghiệm

1. Các trường hợp phải khảo nghiệm

Giống vật nuôi mới được tạo ra trong nước; giống vật nuôi lần đầu được nhập khẩu vào Việt Nam nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sản xuất kinh doanh.

2. Đối với giống vật nuôi đã qua nghiên cứu, lai tạo theo đề tài/dự án đã được công nhận cấp Bộ hoặc cấp Nhà nước thì được công nhận là giống mới, Cục Chăn nuôi tổng hợp, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung vào danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.

Điều 12. Điều kiện đối với cơ sở khảo nghiệm giống vật nuôi

Đáp ứng khoản 2 Điều 16 Pháp lệnh Giống vật nuôi.

Điều 13. Thủ tục công nhận cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm

1. Hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm gồm:

a) Đơn đề nghị công nhận cơ sở khảo nghiệm (theo Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Bản thuyết minh điều kiện thực hiện khảo nghiệm giống vật nuôi (theo Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này);

c) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề phù hợp;

d) Văn bằng tốt nghiệp của 02 nhân viên kỹ thuật.

6

Hồ sơ quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này là bản sao chụp và mang theo bản chính để đối chiếu đối với trường hợp cơ sở nộp hồ sơ trực tiếp, hoặc bản sao hợp pháp với trường hợp cơ sở gửi hồ sơ qua đường bưu điện.

2. Trình tự công nhận cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm:

a) Cơ sở đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 12 Thông tư này có nhu cầu đăng ký, gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Cục Chăn nuôi.

b) Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, Cục Chăn nuôi có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

c) Thời gian thẩm định hồ sơ không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Chăn nuôi báo cáo Bộ trưởng ban hành Quyết định công nhận và bổ sung vào Danh sách cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm giống vật nuôi.

d) Đối với các hồ sơ cần phải tổ chức kiểm tra thực tế:

Cục Chăn nuôi thành lập Đoàn kiểm tra gồm 3-5 thành viên, do lãnh đạo Cục là trưởng đoàn.

Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra thực tế của cơ sở đạt yêu cầu, Cục Chăn nuôi báo cáo Bộ trưởng ban hành Quyết định công nhận và bổ sung vào Danh sách cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm giống vật nuôi. Trường hợp cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu, đoàn kiểm tra ghi biên bản yêu cầu khắc phục và tiến hành kiểm tra lại sau khi cơ sở đã khắc phục xong và có văn bản đề nghị kiểm tra lại.

đ) Quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm giống vật nuôi có hiệu lực 05 năm.

3. Đối với các cơ sở đăng ký lại:

Trước khi hết hạn 03 tháng cơ sở có nhu cầu đăng ký lại làm văn bản gửi Cục Chăn nuôi, hồ sơ đăng ký lại gồm:

a) Đơn đề nghị công nhận cơ sở khảo nghiệm (theo Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Bản thuyết minh các điều kiện thực hiện khảo nghiệm giống vật nuôi (theo Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này).

Điều 14. Nội dung khảo nghiệm giống vật nuôi

Áp dụng khoản 2 Điều 15 Pháp lệnh Giống vật nuôi.

Điều 15. Thủ tục khảo nghiệm giống vật nuôi

1. Hồ sơ khảo nghiệm bao gồm:

7

a) Đơn đăng ký khảo nghiệm (theo mẫu tại Phụ lục 12);

b) Đề cương khảo nghiệm giống vật nuôi (theo mẫu tại Phụ lục 13);

c) Dự kiến cơ sở khảo nghiệm;

d) Hợp đồng giữa tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm với cơ sở khảo nghiệm đã được Cục Chăn nuôi công nhận hoặc chỉ định (sau khi đề cương khảo nghiệm đã được phê duyệt);

đ) Hồ sơ giống vật nuôi, trong đó ghi rõ tên giống, phẩm cấp giống, xuất xứ, số lượng, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng giống;

Hồ sơ là bản sao và mang theo bản chính để đối chiếu đối với trường hợp cơ sở nộp hồ sơ trực tiếp hoặc bản sao hợp pháp với trường hợp cơ sở gửi hồ sơ qua đường bưu điện.

2. Trình tự giải quyết

a) Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ Cục Chăn nuôi kiểm tra, báo cáo Bộ trưởng, nếu hồ sơ chưa đầy đủ phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

b) Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cục Chăn nuôi tổ chức thẩm định Đề cương khảo nghiệm và báo cáo Bộ trưởng kết quả thẩm định đề cương khảo nhiệm trước khi trả lời bằng văn bản đồng ý hoặc không đồng ý hoặc đề nghị chỉnh sửa;

c) Cơ sở khảo nghiệm thực hiện khảo nghiệm theo đề cương đã được Cục Chăn nuôi phê duyệt sau khi có ý kiến của Bộ trưởng;

d) Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc khảo nghiệm, cơ sở khảo nghiệm gửi báo cáo kết quả khảo nghiệm cho tổ chức, cá nhân có giống vật nuôi đăng ký khảo nghiệm.

3. Nơi nhận hồ sơ: Cục Chăn nuôi

Địa chỉ: 16 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 04.37345443 Fax: 04.37345444

Điều 16. Thủ tục công nhận giống vật nuôi mới

1. Đối với giống vật nuôi mới:

- Có báo cáo kết quả khảo nghiệm của cơ sở khảo nghiệm giống vật nuôi; - Được Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá kết quả khảo nghiệm

và đề nghị Bộ công nhận giống vật nuôi mới (Cục trưởng Cục Chăn nuôi quyết định thành lập Hội đồng gồm 7 hoặc 9 thành viên do Lãnh đạo Cục làm Chủ tịch);

8

2. Đối với một số giống vật nuôi bản địa đang được nuôi phổ biến và thích nghi ở một số vùng, địa phương nhưng chưa có tên trong Danh mục giống được phép sản xuất kinh doanh giống vật nuôi tại Việt Nam:

Cục trưởng Cục Chăn nuôi tiến hành khảo sát đánh giá, thành lập Hội đồng để đề nghị công nhận đưa vào Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam nếu xét thấy cần thiết

3. Đưa ra khỏi danh mục giống vật nuôi:

- Các giống vật nuôi trong quá trình sản xuất, kinh doanh gây tác động tiêu cực tới môi trường, sinh thái, đa dạng sinh học, an toàn thực phẩm thì phải đánh giá để đưa ra khỏi Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam;

- Cục trưởng Cục Chăn nuôi thành lập Hội đồng khoa học chuyên ngành gồm 7 hoặc 9 thành viên do Lãnh đạo Cục làm Chủ tịch để đánh giá và đề nghị đưa ra khỏi Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.

4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định công nhận đưa vào và đưa ra khỏi Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam đối với từng giống vật nuôi.

Điều 17. Kiểm định giống vật nuôi

1. Các trường hợp kiểm định:

a) Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân;

b) Theo yêu cầu quản lý.

2. Tổ chức thực hiện kiểm định: Là đơn vị được Cục Chăn nuôi chỉ định đáp ứng theo khoản 2 Điều 28 Pháp lệnh Giống vật nuôi.

3. Quy trình kiểm định: Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kết quả kiểm định giống vật nuôi do đơn vị thực hiện kiểm định báo cáo về Cục Chăn nuôi.

4. Việc kiểm định giống vật nuôi theo từng chỉ tiêu, từng loại giống, từng phẩm cấp giống. Kết quả thực hiện kiểm định giống vật nuôi do Cục Chăn nuôi công bố.

Chương IV

QUY ĐỊNH VỀ QUẢNG CÁO TRONG LĨNH VỰC GIỐNG VẬT NUÔI

Điều 18. Điều kiện quảng cáo

1. Quảng cáo về hoạt động kinh doanh giống vật nuôi phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

9

2. Chỉ quảng cáo những giống vật nuôi được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam

3. Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ về giống vật nuôi phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, con giống theo quy định của pháp luật.

4. Trình tự và thủ tục quảng cáo theo quy định của Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch.

Điều 19. Yêu cầu đối với nội dung quảng cáo

Nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi và người tiếp nhận quảng cáo.

Điều 20. Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo kinh doanh giống vật nuôi

1. Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về năng suất, chất lượng, giá, tên giống, xuất xứ của giống vật nuôi đã đăng ký hoặc đã được công bố.

2. Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

3. Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.4. Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm, con giống quảng cáo trên cột điện, trụ

điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.Chương V

KIỂM TRA SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ CHẤT LƯỢNG GIỐNG VẬT NUÔI

Điều 21. Cơ quan kiểm tra và căn cứ kiểm tra

1. Cơ quan kiểm tra:

a) Cục Chăn nuôi kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi do Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý;

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh không bao gồm các cơ sở được quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

2. Căn cứ kiểm tra: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở.

3. Nội dung kiểm tra theo quy định tại Điều 22 của Thông tư này.

Điều 22. Kiểm tra chất lượng giống vật nuôi sản xuất trong nước

1. Nội dung kiểm tra:

a) Kiểm tra chất lượng giống vật nuôi trên cơ sở các chỉ tiêu chất lượng đã được tổ chức, cá nhân công bố theo Phụ lục 9 của Thông tư này.

10

b) Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, ghi nhãn, dấu hợp chuẩn và hồ sơ trong quá trình sản xuất kinh doanh giống vật nuôi.

2. Hình thức kiểm tra: Định kỳ mỗi năm một lần hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý

3. Trình tự kiểm tra:

a) Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra của Thủ trưởng của cơ quan có thẩm quyền.

b) Thông báo bằng văn bản cho cơ quan được kiểm tra về nội dung, thành phần Đoàn kiểm tra, địa điểm, thời gian tối thiểu trước 05 ngày làm việc.

c) Tiến hành kiểm tra theo nội dung quy định tại khoản 3 Điều này;

d) Lập biên bản và thông qua biên bản kiểm tra;

đ) Báo cáo bằng văn bản cho Cơ quan kiểm tra về kết quả kiểm tra và kiến nghị xử lý vi phạm theo quy định hiện hành (nếu có);

Điều 23. Kiểm tra chất lượng giống vật nuôi nhập khẩu

1. Cơ quan kiểm tra:

a) Cục Chăn nuôi:

b) Tổ chức được Cục Chăn nuôi chỉ định;

2. Căn cứ kiểm tra: Hồ sơ nhập khẩu, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia và các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Nguyên tắc kiểm tra:

a) Giống vật nuôi nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng;

b) Giống vật nuôi nhập khẩu để khảo nghiệm, nghiên cứu, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm không phải kiểm tra chất lượng.

c) Việc giảm, miễn kiểm tra chất lượng giống vật nuôi nhập khẩu (không bao gồm tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng và vật liệu di truyền giống) dựa trên hồ sơ lưu trữ và kết quả kiểm tra cùng một giống của cùng nhà sản xuất trong thời gian trước đó, tối thiểu 03 lô hàng (đối với trường hợp giảm kiểm tra), 05 lô hàng (đối với trường hợp miễn kiểm tra) liên tiếp đạt chất lượng, Cục Chăn nuôi quyết định và có văn bản thông báo về việc giảm, miễn kiểm tra chất lượng giống vật nuôi nhập khẩu cho doanh nghiệp.

d) Địa điểm kiểm tra chất lượng giống vật nuôi nhập khẩu là địa điểm nuôi cách ly;

đ) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu giống vật nuôi sau khi đã thực hiện xong thủ tục kiểm dịch tại cửa khẩu, gửi hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng giống vật nuôi nhập khẩu về Cơ quan kiểm tra chất lượng.

11

4. Tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra chất lượng giống vật nuôi nhập khẩu gửi 01 bộ hồ sơ về Cơ quan kiểm tra chất lượng. Hồ sơ gồm:

a) Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng (03 bản) theo mẫu tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản chính hoặc bản sao chụp (có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu) các loại giấy tờ sau: Hợp đồng mua bán, bản kê chi tiết hàng hoá (Packinglist), hoá đơn mua bán (Invoice), thông tin về chất lượng giống vật nuôi.

5. Trình tự thực hiện:

a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, Cơ quan kiểm tra xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, trong đó có thông báo cho cơ sở về nội dung kiểm tra, thống nhất thời gian và địa điểm kiểm tra chất lượng và gửi lại cho tổ chức, cá nhân 02 bản giấy đăng ký đã có xác nhận của Cơ quan kiểm tra chất lượng.

b) Cơ quan kiểm tra chất lượng xem xét và hướng dẫn cơ sở bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định;

6. Nội dung, trình tự kiểm tra

a) Kiểm tra giấy xác nhận chất lượng để làm thủ tục khai hải quan;

b) Kiểm tra thực tế giống vật nuôi nhập khẩu so với hồ sơ đăng ký gồm các chỉ tiêu sau:

- Tên giống vật nuôi, tuổi, số lượng, tính biệt (đực, cái), khối lượng; - Đối với đực, cái giống: kiểm tra các chỉ tiêu so với tiêu chuẩn công bố

của nhà sản xuất;- Đối với tinh: Kiểm tra số hiệu đực giống sản xuất tinh, thời gian sản

xuất tinh, xuất xứ, thể tích cọng rạ, hoạt lực của tinh trùng, chứng nhận chất lượng.

- Đối với phôi: kiểm tra các chỉ tiêu so với tiêu chuẩn công bố của nhà sản xuất. Chỉ được nhập khẩu phôi đạt chất lượng đạt mức A, B.

- Đối với trứng giống: kiểm tra các chỉ tiêu so với tiêu chuẩn công bố của nhà sản xuất

c) Tổ chức, cá nhân được phép chuyển hàng về địa điểm ghi trong giấy đăng ký kiểm tra khi đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận giấy đề nghị đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng. Hàng hóa phải được giữ nguyên hiện trạng, không được kinh doanh, sử dụng trước khi có kết quả kiểm tra xác nhận chất lượng;

7. Xử lý kết quả kiểm tra:

Sau khi có kết quả kiểm tra (không quá 03 ngày làm việc) cơ quan kiểm tra có văn bản thông báo đạt chất lượng (theo mẫu tại Phụ lục 16) đối với lô hàng có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu và gửi cho tổ chức, cá nhân đăng ký; Trường hợp kết

12

quả kiểm tra không đảm bảo chất lượng theo quy định, Cơ quan kiểm tra có văn bản Thông báo không đạt chất lượng (theo mẫu tại Phụ lục 16) cho tổ chức, cá nhân đăng ký và xử lý theo quy định.

Điều 24. Kiểm tra cơ sở sản xuất giống vật nuôi tại nước xuất khẩu

1. Căn cứ theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận, hợp tác về giống vật nuôi với cơ quan quản lý vật nuôi của nước xuất khẩu, trong trường hợp cần thiết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định việc thành lập đoàn, kế hoạch và nội dung kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất giống vật nuôi tại nước xuất khẩu vào Việt Nam.

2. Nội dung kiểm tra:

a) Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, vệ sinh thú y;

b) Công nghệ chọn tạo và sản xuất giống vật nuôi;

c) Hồ sơ trong quá trình sản xuất giống vật nuôi;

d) Một số nội dung khác (tùy loại giống vật nuôi cụ thể).

3. Kinh phí thực hiện kiểm tra: do ngân sách nhà nước bố trí hàng năm theo quy định hiện hành.

Chương VI

TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC CÁ NHÂN

Điều 25. Cục Chăn nuôi

1. Quản lý nhà nước về giống vật nuôi trong phạm vi cả nước. Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến quản lý giống vật nuôi.

2. Kiểm tra cơ sở sản xuất giống vật nuôi tại nước xuất khẩu vào Việt Nam. Thực hiện quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi theo thẩm quyền.

3. Thẩm định hồ sơ đăng ký, tổ chức hội đồng đánh giá và công nhận cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm giống vật nuôi và hồ sơ đăng ký, đánh giá, công nhận kết quả khảo nghiệm giống theo quy định; chỉ định đơn vị đủ điều kiện khảo nghiệm, kiểm nghiệm; đơn vị thực hiện kiểm tra giống vật nuôi nhập khẩu;

4. Kiểm tra về điều kiện của cơ sở sản xuất kinh doanh giống gốc vật nuôi do Bộ quản lý hoặc uỷ quyền cho cơ quan quản lý giống vật nuôi địa phương thực hiện.

5. Kiểm tra, thanh tra về giống vật nuôi trong phạm vi cả nước; kiểm tra trách nhiệm và quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc quản lý giống vật nuôi.

13

6. Tổng hợp và trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành bổ sung Danh mục giống vật nuôi mới được phép sản xuất kinh doanh.

7. Tổ chức hướng dẫn, triển khai thực hiện Thông tư này.

Điều 26. Cục Thú y

1. Hướng dẫn thực hiện yêu cầu quản lý giống đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch bệnh.

2. Kiểm tra định kỳ dịch bệnh động vật, vệ sinh thú y đối với các cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống.

3. Chỉ đạo Cơ quan thú y vùng và Chi cục thú y cấp tỉnh, thành phố phối hợp tham gia quản lý về chất lượng giống vật nuôi.

Điều 27. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Quản lý nhà nước về giống vật nuôi trên địa bàn quản lý. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chuyên môn trên địa bàn tổ chức triển khai, thực hiện Thông tư này .

2. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra về sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi trên địa bàn theo quy định.

3. Tổ chức thống kê, kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở sản xuất kinh doanh giống vật nuôi; kiểm tra chất lượng giống vật nuôi trên địa bàn quản lý theo quy định.

4. Hàng năm tổ chức đào tạo, tập huấn cho dẫn tinh viên và các chủ hộ chăn nuôi. Phổ biến các quy định của pháp luật về giống vật nuôi, kỹ thuật sản xuất giống vật nuôi.

5. Tổng hợp báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh, quản lý chất lượng giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh về Cục Chăn nuôi định kỳ 6 tháng, 01 năm/lần hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 28. Tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi

1. Đối với đơn vị khảo nghiệm

a) Thực hiện khảo nghiệm theo đúng đề cương được duyệt;

b) Hướng dẫn tổ chức, cá nhân có giống vật nuôi khảo nghiệm thực hiện các nội dung trong Thông tư này và các quy định của pháp luật khác có liên quan;

c) Chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm; có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ tối thiểu 05 năm;

14

d) Trường hợp kết quả không chính xác, gây thiệt hại cho sản xuất kinh doanh và người chăn nuôi thì phải chịu trách nhiệm bồi thường chi phí khảo nghiệm cho tổ chức, cá nhân có giống vật nuôi khảo nghiệm và bồi thường thiệt hại trong quá trình sản xuất kinh doanh và sử dụng giống vật nuôi do khảo nghiệm sai gây ra;

e) Không được công bố thông tin khảo nghiệm với bên thứ ba trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Đối với đơn vị được chỉ định kiểm tra chất lượng

a) Tuân thủ đúng quy trình, thủ tục kiểm tra;b) Đảm bảo kết quả kiểm tra chính xác, khách quan;c) Thông báo kết quả kiểm tra cho cơ quan có thẩm quyền và đơn vị

được kiểm tra;d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra và lưu giữ hồ sơ

kiểm tra; e) Được thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.3. Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh

a) Thực hiện các quy định của thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

b) Cung cấp tài liệu, hồ sơ có liên quan và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan kiểm tra trong khi thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện các quy định về thanh tra, kiểm tra

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng giống vật nuôi do đơn vi sản xuất kinh doanh tạo ra;

d) Được cung cấp thông tin, các quy định liên quan đến giống vật nuôi theo quy định của pháp luật.

e) Báo cáo định kỳ hàng năm về hoạt động sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc khi có yêu cầu. Nội dung báo cáo theo Phụ lục 18 của Thông tư này.

đ) Nộp phí, lệ phí theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 29. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2014.

2. Thông tư này thay thế:

a) Quyết định số 66/2005/QĐ-BNN ngày 31/10/2005, Ban hành Quy định về quản lý và sử dụng bò đực giống.

15

a) Quyết định số 13/2007/QĐ-BNN ngày 09/02/2007, Ban hành Quy định về quản lý và sử dụng trâu đực giống.

b) Quyết định số 07/2005/QĐ-BNN ngày 31/01/2005 về quản lý và sử dụng lợn đực giống.

c) Quyết định số 108/2007/QĐ-BNN ngày 31/12/2007 về quản lý và sử dụng dê đực giống.

d) Công văn số 513/BNN-NN ngày 22/3/2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định nhập khẩu giống gia cầm.

e) Quyết định số 108/QĐ-BNN-CN ngày 11/01/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tạm dừng nhập khẩu giống gia cầm, chim cảnh và sản phẩm gia cầm chưa qua chế biến từ các nước đang có dịch cúm gia cầm vào Việt Nam.

f) Điều 1, Điều 2, và Điều 3 của Thông tư 19/2011/TT-BNNPTNT Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.

g) Thông tư số 60/2008/TT-BNN sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Thông tư số 92/2007/TT-BNN ngày 19/11/2007 của Bộ NN-PTNT về hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 1405/QĐ-TTg ngày 16/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thủy cầm.

h) Khoản 2, Mục VI, Phụ lục VII của Quyết định số 675/QĐ-BNN-CN ngày 4 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật cho các đàn vật nuôi giống gốc.

i) Mục II, Thông tư số 16/2009/TT-BNN ngày 19 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đánh số tai bò sữa, bò thịt.

Điều 30. Tổ chức thực hiện

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc hoặc phát hiện những vấn đề mới phát sinh, các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông qua Cục Chăn nuôi để nghiên cứu, sửa đổi bổ sung cho phù hợp./.

 Nơi nhận:- Văn phòng Chính phủ;- Lãnh đạo Bộ;- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan;- UBND các Tỉnh/TP trực thuộc TƯ;- Sở Nông nghiệp và PTNT các Tỉnh/TP trực thuộc TƯ;- Cục Kiểm tra văn bản, Cục Kiểm soát thủ tục

KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNG

16

hành chính - Bộ Tư pháp;- Các Cục, Vụ, Thanh tra, Văn phòng - Bộ NN và PTNT;- Website Chính phủ, Công báo Chính phủ;- Website Bộ NN và PTNT;- Lưu: VT, CN.

Vu Văn Tám

PHỤ LỤC(Ban hành kèm theo Thông tư số /2014/TT-BNNPTNT ngày tháng

năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

PHỤ LỤC 1Hồ sơ theo dõi giống vật nuôi

1. Tên cơ sở/ chủ cơ sở:2. Địa chỉ:3.Tên giống Tên gia súc/số hiệu::………………………..4. Ngày sinh: …./…./….. Ngày nhập về:5. Khối lượng: Cấp giống:6. Số hiệu con bố: Cấp giống:7. Số hiệu ông nội Cấp giống:8. Số hiệu bà nội: Cấp giống:9. Số hiệu con mẹ: Cấp giống:10. Số hiệu ông ngoại: Cấp giống:11. Số hiệu bà ngoại: Cấp giống:12. Theo dõi khả năng sinh trưởng đối với trâu, bò

SS(Kg)

6 tháng(Kg)

12 tháng(Kg)

18 tháng(Kg)

24 tháng(Kg)

36 tháng(Kg)

Đẻ lứa 1(Kg)

13. Theo dõi phối giống và sinh sản đối với trâu, bò

Lứa đẻ

Ngày phối giống

Ngày đẻ

Khối lượng SS

(Kg) Ghi chúLần 1 Lần 2 Lần 3

NgàySố

hiệu đực

NgàySố

hiệu đực

NgàySố

hiệu đực

Đực Cái

1234

14. Theo dõi sản lượng sữa đối với bò sữa

Lứa đẻ

Sản lượng sữa theo tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11Ngày cho sữa

Sản lượng sữa

12

17

345

18

PHỤ LỤC 2Quy định đánh thẻ (số) tai cho trâu, bò và lợn Đeo thẻ tai theo quy định của Cục Chăn nuôi:- Mặt sau thẻ In logo của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Mã tỉnh:+ Logo: Hình logo chính thức của Bộ Nông nghiệp và PTNT;+ Mã tỉnh: 02 ký tự theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày

08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ;(Mặt thẻ này được in sẵn để tránh làm giả).

- Mặt trước thẻ ghi mã huyện, ký hiệu giống và số cá thể:+ Mã huyện: 03 ký tự theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày

08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ;+ Ký hiệu giống: giống thuần ghi 02 ký tự tên giống theo quy định; giống lai ghi 02

hoặc 03 ký hiệu là chữ đầu của các giống thành phần:

Giống lợn Viết tắt Giống lợn Viết tắtYorkshire YS Duroc DR

Landrace LR Pietrain PR

Hampshire HS France Hybrids FH

Beckshire BS ...

Giống bò Viết tắt Giống bò Viết tắtHolstein Friesian    HF Droughtmaster Dr

Red Sindhi  RS Red Angus  RA

Brahman Br Black Angus BA

Sahiwal Sa Charolais Ch

Giống trâu Viết tắt Giống trâu Viết tắtNội Tr Murah Mu

+ Số thứ tự cá thể: gồm 04 kí tự từ 0001 đến 9999.(Mặt thẻ này được cán bộ kỹ thuật tự ghi trên thẻ trước khi đeo cho lợn)

Ví dụ: Thẻ tai của cá thể đực giống số 145 giống lai Pietrain x Duroc của huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, được ghi như sau:

- Mặt sau thẻ (In sẵn):Lô gô của Bộ Nông nghiệp & PTNT, Mã tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu : 77

19

- Mặt trước (cán bộ kỹ thuật ghi):Mã huyện Xuyên Mộc : 751Đực lai Pietrain x Duroc: PDSố của cá thể đực giống: 0145

20

751-PD0145

77

PHỤ LỤC 3Điều kiện thực hiện ấp trứng gia cầm an toàn sinh học tối thiểu đối với cơ

sở ấp trứng gia cầm hộ gia đình 1. Cơ sở hạ tầng và vật tư thiết bị1.1. Khu ấp, nở trứng gia cầm tách biệt bằng tường cứng với khu ở của người và khu chăn nuôi để ngăn chặn động vật và người không có nhiệm vụ vào khu ấp;1.2. Các khu vực: nhập trứng, ấp, nở và xuất gia cầm con cần phải được tách riêng, đảm bảo bố trí phù hợp, thuận tiện cho việc di chuyển theo nguyên tắc một chiều ( từ nơi nhập trứng, nơi để ấp đến nơi để nở gia cầm và xuất gia cầm) tránh làm lây nhiễm chéo giữa các khu vực;1.3. Có nơi rửa tay, chân trước khu ấp, nở trứng gia cầm;1.4. Có nơi rửa và sát trùng dụng cụ;1.5. Có nơi để giày dép và quần áo bảo hộ trước lối vào khu ấp, nở trứng gia cầm;1.6. Có nơi để thiết bị khử trùng trứng bên ngoài khu ấp, nở bảo đảm an toàn cho người và thuận tiện cho sử dụng;1.7. Nền nhà, tường cơ sở ấp, nở làm bằng vật liệu cứng, dễ cọ rửa, dễ thoát nước;1.8. Sàn (lang) nở phải đặt cao hơn mặt đất để thuận tiện cho việc dọn, rửa nền (đối với cơ sở ấp, nở thủ công);1.9. Có thiết bị khử trùng trứng vận hành tốt;1.10. Có dụng cụ vệ sinh (chổi, xẻng, sọt, xô, bàn chải, bình phun khử trùng, thùng đựng rác…);1.11. Có hóa chất sát trùng, khử trùng (chỉ sử dụng những hóa chất nằm trong danh mục được phép sử dụng);1.12. Có nơi chứa chất thải rắn để xử lý cách xa khu ấp trứng gia cầm.2. Yêu cầu đối với trứng ấp2.1. Trứng ấp được lấy từ đàn gia cầm sinh sản khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, được tiêm phòng đầy đủ theo quy định và có giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định của pháp lệnh thú y;2.2. Trứng ấp cần được khử trùng ngay sau khi thu nhặt.3. Yêu cầu vệ sinh thú y3.1. Yêu cầu đối với người làm và khácha) Tất cả người làm và khách ra vào khu ấp trứng gia cầm cần phải mặt quần áo bảo hộ, giày, dép riêng của cơ sở và rửa tay bằng xà phòng trước khi vào và sau khi ra khỏi cơ sở;b) Người qua lại giữa khu vực ấp và khu vực nở cần thay giày dép.3.2. Yêu cầu đối với cơ sở ấp trứng gia cầmCác khu vực nhập trứng, ấp, nở và xuất gia cầm con phải bảo đảm thông thoáng, sạch sẽ và các yêu cầu sau:a) Khu vực nhập trứng

21

Người giao trứng chỉ được phép vào khu vực nhập trứng, không được phép vào các nơi khác trong khu vực ấp, nở; nơi nhập trứng cần được quét, dọn và rửa sau khi kết thúc các hoạt động trong ngày và cần được phun khử trùng mỗi tuần hai lần bằng chất khử trùng.b) Khu vực ấpQuét dọn, lau chùi, sau đó phun thuốc khử trùng tất cả tường, sàn, trần khu vực ấp và khay tạo ẩm mỗi tuần một lần; chăn, chiếu hoặc vật liệu dùng để đậy trứng cần được xông khử trùng hoặc phơi nắng mỗi tuần một lần và giặt sạch bằng xà phòng mỗi tháng một lần (nếu cơ sở ấp thủ công).c) Khu vực nởKết thúc mỗi đợt nở, cần đưa tất cả gia cầm con ra khỏi khu vực nở, dùng chổi quét, thu gom tất cả các chất thải rắn (vỏ trứng, lông, trứng hỏng, gia cầm chết…) đưa đi xử lý; dùng nước và chất tẩy rửa để cọ rửa chất bẩn còn lại ở khu vực nở, máy nở và các dụng cụ; phun khử trùng toàn bộ khu vực nở và xông hoặc phun khử trùng máy nở (nếu nở bằng máy).d) Khu vực xuất gia cầm conSau khi xuất hết gia cầm, thu gom tất cả các chất thải đưa đi xử lý; dùng nước và chất tẩy để làm sạch bụi bẩn còn lại ở khu vực xuất gia cầm;phun thuốc khử trùng lên tất cả các bề mặt vừa được làm sạch; rửa khay đựng trứng, dụng cụ đựng gia cầm con và các dụng cụ khác bằng nước và chất tẩy rửa sau đó đem ngâm hoặc phun chất khử trùng hoặc phơi nắng.4. Yêu cầu xử lý chất thải rắn4.1. Kết thúc mỗi lô nở, tất cả chất thải rắn đã được thu gom cần được xử lý bằng đốt hoặc ủ compost hoặc chôn lấp;4.2. Thùng rác dùng để thu gom chất thải rắn cần được vệ sinh, khử trùng thường xuyên.5. Yêu cầu về ghi chép sổ sách5.1. Ghi chép theo dõi nguồn gốc trứng nhập vào và số liệu ấp nở; số trứng vào ấp, số trứng không phôi (trứng "lạt"), số trứng chết phôi (trứng "rữa"), số trứng không nở (trứng "sát"), số gia cầm con nở, số gia cầm loại 1;5.2. Ghi chép số lượng gia cầm bán cho khách hàng (tên khách hàng, địa chỉ, số lượng).

22

PHỤ LỤC 4Điều kiện thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học tối thiểu đối với cơ sở chăn

nuôi gia cầm sinh sản hộ gia đình1. Cơ sở hạ tầng và vật tư thiết bị chuồng trạia) Địa điểm xây dựng chuồng nuôi: ở nơi biệt lập xa khu dân cư hoặc có

hàng rào bao quanh hoặc nuôi nhốt để bảo đảm sự cách ly chuồng nuôi và nơi ở của người.

b) Cơ sở chăn nuôi có 3 khu vực tách biệt là khu nuôi gia cầm con, gia cầm hậu bị và gia cầm sinh sản hoặc chỉ nuôi duy nhất một đàn (cùng vào cùng ra). Mỗi khu vực chỉ nuôi một loại gia cầm cùng một nhóm tuổi (cách nhau không quá 1 tuần tuổi). Các khu vực được ngăn cách bởi hàng rào hoặc tường, hoặc biệt lập.

c) Cơ sở chăn nuôi có nơi để chứa riêng thức ăn, chất độn chuồng sạch và dụng cụ, hóa chất sát trùng sử dụng tại cơ sở.

d) Có ổ đẻ hoặc bố trí khu vực riêng để gia cầm đẻ trứngđ) Có tủ xông khử trùng đặt ở nơi phù hợp để xông tất cả trứng và các

thiết bị, vật tư mang vào cơ sở chăn nuôi (mà không thể rửa hoặc phun khử trùng được).

e) Có nơi để rửa tay, chân bằng xà phòng hoặc có nơi thay dày dép và bảo hộ trước khi vào và ra cơ sở chăn nuôi.

2. Chất lượng giốngĐàn gia cầm sinh sản có nguồn gốc rõ ràng, đúng phẩm cấp giống trong

hệ thống giống 4 cấp, đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và được tiêm phòng vắc xin theo quy định.

3. Chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh thú y 3.1.Thức ăn, nước uốnga) Sử dụng thức ăn không bị nhiễm khuẩn, không bị mốc, không nhiễm

độc tố nấm mốc quá mức quy định hiên hành và không quá hạn sử dụng.b) Nước cho gia cầm uống là nước dùng được cho sinh hoạt của con

người.3.2 Vệ sinh, thú y a) Tất cả người làm và khách trước khi vào hoặc ra cơ sở chăn nuôi phải

rửa chân tay bằng xà phòng hoặc nước khử trùng đồng thời thay quần áo và giày dép của cơ sở chăn nuôi.

b) Chuồng nuôi và ổ đẻ hoặc nơi đẻ trứng của gia cầm bảo đảm thông thoáng, khô và thường xuyên bổ sung đệm lót.

c) Máng ăn, máng uống được vệ sinh thường xuyên đảm bảo luôn sạch sẽ.

23

d) Không có bất kỳ phương tiện vận tải nào được phép vào cơ sở chăn nuôi. Khi cần thiết vào cơ sở chăn nuôi, phương tiện vận tải phải được rửa và khử trùng trước và sau khi vào và ra cơ sở chăn nuôi.

đ) Có biện pháp diệt chuột và côn trùng định kỳ, sử dụng hóa chất theo khuyến cáo của nhà sản xuất và chỉ sử dụng hóa chất được cấp phép.

4. Xử lý chất thải rắn a) Cơ sở có biện pháp xử lý chất thải rắn như gia cầm chết, trứng hỏng,

rác, phân và chất độn chuồng đã qua sử dụng một cách an toàn.b) Kết thúc mỗi đợt nuôi, chuồng nuôi được thu gom toàn bộ chất thải,

quét dọn vệ sinh, tiêu độc khử trùng. Sau đó để trống chuồng ít nhất 21 ngày trước khi nuôi đàn mới.

7. Ghi chép sổ sácha) Ghi chép theo dõi nguồn gốc giống gia cầm : giống, số lượng, cấp

giống, ngày bắt đầu nuôi, ngày kết thúc. b) Cơ sở có ghi chép hàng ngày về tiêu thụ thức ăn, sản lượng trứng, số

trứng bẩn và rạn vỡ, số lượng gia cầm chết, thuốc thú y và vắc xin sử dụng. c) Ghi chép xuất bán sản phẩm.

24

PHỤ LỤC 5Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng trâu, bò, lợn đực giống 1. Đối với trâu đực giốngBộ phận Ưu điểm Điểm hệ

sốA. Đặc điểm chung 25 điểm1. Nhìn khái quát

Toàn thân hình chữ nhật, trước thấp sau cao; cơ thể khoẻ mạnh, kết cấu cơ thể chắc chắn, to lớn, lông mượt, da dày có tính đàn hồi cao. Có giới tính đực rõ rệt. Đi đứng nhanh nhẹn, khoẻ mạnh và đẹp.Màu đặc trưng là màu tro sẫm, lông thưa, da dày khô. Đại bộ phận có vạch loang cắt ngang qua phía dưới cổ họng và một hình chữ V thấp hơn chạy ngang qua phía trên ngực.

25

B. Cấp phần cơ thể 75 điểm1. Đầu và cổ - Đầu to ngắn; hai sừng cong, hình bán nguyệt,

gốc sừng vuông cạnh, chắc và khỏe, sừng tròn đều, đỉnh sừng nhọn, các vết lõm trên mặt sừng rõ và sâu; trán phẳng, sừng và trán nằm trên một mặt phẳng; lỗ mũi rộng vừa phải, mũi mềm, ướt, mõm bẹ; răng đều ngắn, dày bản; mắt to và sáng, 2 mắt có khoảng cách cân đối, tai to.- Cổ tròn to, chắc chắn, dài cân đối, đầu và cổ kết hợp hài hòa, chắc chắn.

10

2. Vai và ngực Vai dài, rộng, phẳng và chắc chắn khoẻ mạnh. Vai nối liền hài hoà với cổ và thân trước. Ngực rộng sâu và ức nở. Xương sườn ngực dài thưa và cong về phía sau. Vòng ngực lớn hơn vòng bụng. Vai và ngực kết hợp tốt.

10

3. Lưng và hông Lưng rộng, dài và phẳng từ vai đến hông. Các đốt sống giữa lưng kết cấu chắc và khoẻ. Hông rộng và khoẻ. Đường sống lưng hông đuôi thẳng

5

4. Bụng Bụng phát triển cân đối, sâu tròn và gọn, các xương sườn bụng dài, thưa và cong về phía sau.

10

5. Mông và đuôi Mông dài và rộng, cơ mông phát triển tốt, dốc vừa phải. Gốc đuôi to, đuôi dài, thẳng và đến khoeo. Đuôi cử động bình thường.

10

6. Bốn chân - Chân chắc khỏe, không vòng kiềng, không chạm kheo, kết cấu hài hòa tự nhiên. Chân

15

25

trước thẳng và song song với nhau. Chân sau nhìn từ phía sau phải tương đối thẳng, Nhìn từ bên sườn có độ cong nhẹ hướng về phía trước.- Các khớp phải linh hoạt, vững chắc, kết hợp cân đối với chân, đi thẳng, chắc chắn và mạnh mẽ; móng chân tương đối tròn đều hình bát úp, hai móng khít, đế móng dày. Khi bước đi, vết chân sau trùng hoặc gần trùng vết chân trước.

7. Bộ phận sinh dục

Bộ phận sinh dục phát triển bình thường. 2 dịch hoàn phát triển tốt, độ lớn bằng nhau. Dương vật cử động bình thường trong bao quy đầu.

15

Tổng điểm 100

Thang điểm dùng để xếp cấp ngoại hình thể chất

Cấp ngoại hình thể chất Điểm ngoại hình thể chất

Đặc cấp kỷ lục (ĐCKL) từ 85 điểm trở lên

Đặc cấp (ĐC) từ 80 điểm đến 84 điểm

Cấp I (CI) từ 75 điểm đến 79 điểm

Cấp II (CII) dưới 75

Khối lượng của trâu, nghé

Chỉ tiêuMức yêu cầu (Kg)

đực cáiKhối lượng sơ sinh, tính bằng kg, không nhỏ hơn 24 24

Khối lượng 6 tháng tuổi, tính bằng kg, không nhỏ hơn 90 80

Khối lượng 12 tháng tuổi, tính bằng kg, không nhỏ hơn 140 120

Khối lượng 24 tháng tuổi, tính bằng kg, không nhỏ hơn 240 220

Khối lượng 36 tháng tuổi, tính bằng kg, không nhỏ hơn 310 280

Khối lượng 48 tháng tuổi, tính bằng kg, không nhỏ hơn 450 300

Khối lượng 60 tháng tuổi, tính bằng kg, không nhỏ hơn 500 350* Chỉ sử dụng những con đạt từ cấp 1 trở lên và phải đạt mức khối lượng theo yêu cầu để làm giống2. Đối với bò đực giống hướng sữa

 Bộ phận Ưu điểm Điểm hệ số

26

A. Đặc điểm chung 25 điểm1. Nhìn khái quát

Cơ thể khoẻ mạnh, kết cấu cơ thể chắc chắn, to lớn. Có giới tính đực rõ rệt. Đi đứng nhanh nhẹn, khoẻ mạnh và đẹp.

10

2. Đặc điểm giống

Có màu lông trắng lang đen hoặc đen lang trắng rõ rệt. Trán có sọc trắng hoặc đốm trắng. Xung quanh mắt màu đen. Lông dưới bụng trắng, cổ chân đến móng chân màu trắng, chùm lông đuôi màu trắng. Sừng nhô và dài trung bình, hơi cong vào trong và hướng về phía trước. Thân trước phát triển hơn thân sau. Da mỏng mịn và đàn hồi. Tính tình không dữ

15

B. Cấp phần cơ thể 75 điểm1. Đầu và cổ Đầu to và dài vừa phải, có hình dáng bò đực

rõ rệt, trán rộng và hơi lõm. Mắt to và sáng. Tai to và dài vừa phải, đứng thẳng. Sống mũi thẳng, mũi nở. Mõm to, hàm khoẻ. Cổ dài, đậm và khoẻ. Đầu và cổ kết hợp tốt. Cổ kết hợp cân đối và chắc chắn với vai và ngực

10

2. Vai và ngực Vai dài, rộng, phẳng và chắc chắn khoẻ mạnh. Vai nối liền hài hoà với cổ và thân trước. Ngực rộng sâu và ức nở. Xương sườn ngực dài thưa và cong về phía sau. Vòng ngực lớn hơn vòng bụng. Vai và ngực kết hợp tốt.

10

3. Lưng và hông Lưng rộng, dài và không võng. Các đốt sống giữa lưng kết cấu chắc và khoẻ. Hông rộng và khoẻ. Đường sống lưng hông đuôi thẳng

5

4. Bụng Bụng phát triển cân đối, sâu tròn và gọn, các xương sườn bụng dài, thưa và cong về phía sau.

10

5. Mông và đuôi Mông dài và rộng, dốc vừa phải. Gốc đuôi thụt không sâu, đuôi dài, thẳng và cân xứng, chùm lông đuôi màu trắng. Đuôi cử động bình thường.

10

6. Bốn chân Bốn chân chắc và khoẻ, khoảng cách giữa 4 chân rộng. Hai chân trước thẳng đứng, 2 chân sau có góc khoeo không thẳng hoặc gấp quá. Đùi hơi cong, rộng và phẳng, cơ và gân đùi săn và khoẻ, khớp bàn kết hợp cân đối với ống chân. Móng chân tròn và khít. Đi đứng nhanh nhẹn, tự nhiên và khoẻ mạnh. Không đi chữ bát, vòng kiềng hoặc đi bàn.

15

7. Bộ phận sinh dục

Bộ phận sinh dục phát triển bình thường. 2 dịch hoàn phát triển tốt, độ lớn bằng nhau. Dương vật cử động bình thường trong bao quy

15

27

đầu.Tổng điểm 100

Thang điểm dùng để xếp cấp ngoại hình thể chất

Cấp ngoại hình thể chất Điểm ngoại hình thể chất

Đặc cấp kỷ lục (ĐCKL) từ 85 điểm trở lên

Đặc cấp (ĐC) từ 80 điểm đến 84 điểm

Cấp I (CI) từ 75 điểm đến 79 điểm

Cấp II (CII) dưới 75* Chỉ sử dụng những đực giống đạt từ cấp 1 trở lên

Cấp sinh trưởng của bê đực giống

Tuổi 

Cấp sinh trưởng

Khối lượng (kg)

Sơ sinh 6 tháng 12 tháng 18 tháng

Đặc cấp kỷ lục (ĐCKL)

không dưới 44 không dưới 220 không dưới 350 không dưới 490

Đặc cấp (ĐC) không dưới 40 không dưới 200 không dưới 325 không dưới 450

Cấp I (CI) không dưới 36 không dưới 180 không dưới 300 không dưới 430

Câp II (CII) không dưới 32 không dưới 160 không dưới 275 không dưới 400

Ngoại cấp (NC)

Dưới 32 dưới 160 dưới 275 dưới 400

Cấp sinh trưởng của bò đực giống

TuổiCấp sinh trưởng

Khối lượng (kg)

2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi 5 tuổi

Đặc cấp kỷ lục (ĐCKL)

không dưới 580

không dưới 750

không dưới 900

không dưới 950

Đặc cấp (ĐC) không dưới 540

không dưới 700

không dưới 840

không dưới 900

Cấp I (CI) không dưới 500

không dưới 650

không dưới 780

không dưới 850

Cấp II (CII) dưới 500 dưới 650 dưới 780 Dưới 850

* Chỉ xử dụng những đực giống đạt từ cấp 1 trở lên, bất cứ chỉ tiêu nào không đạt đều không sử dụng làm giống

3. Đối với bò đực giống Brahman

28

3.1 Đặc điểm ngoại hình thể chấtNgoại hình thể chất của bò giống Brahman được quy định trong Bảng

sau:.Bảng: Đặc điểm chung và các phần cơ thể của bò giống Brahman

Chỉ tiêu ky thuật Đặc điểm Điểm hệ số

Đặc điểm chung 25 điểm

Nhìn khái quát

Toàn thân phát triển cân đối, kết cấu cơ thể vững chắc, khoẻ mạnh. Có giới tính đực hoặc cái rõ ràng. Lông mịn và mượt. Da mềm, đàn hồi. Đi đứng nhanh nhẹn, tư thế đứng vững chắc.

10

Đặc điểm giống

Biểu hiện rõ đặc điểm giống Brahman: tai cụp, u vai và yếm phát triển, lưng thẳng, mông đầy đặn. Có màu lông trắng, xám hoặc đỏ.

15

Các phần cơ thể 75 điểm

Đầu và cổ

- Đầu to, trán rộng, mặt dài, mũi nở, mõm rộng, hàm khỏe. Mắt to và có khoảng cách cân đối. Tai to, dài và cụp xuống. - Cổ thanh mảnh với bò cái, cổ to và chắc với bò đực. Yếm dày, rộng có nhiều nếp gấp và thõng.

10

Vai và ngực

- Vai đầy đặn, có bề rộng cân đối với xương sống và u vai. U vai nổi rõ.- Ngực rộng và sâu, cân đối, đầy đặn ở phía sau vai.

10

Lưng và hông

- Lưng rộng và phẳng từ u vai đến hông, cơ bắp phát triển, xương sườn có độ cong tốt, gắn kết cân xứng với xương sống lưng.- Hông rộng và phối hợp cân đối với lưng và mông.

5

Bụng - Thon, gọn, không sệ, đều về phía sau. 10

Mông - Mông rộng, cơ mông phát triển tốt. 10

Bốn chân và đuôi

- Chân chắc khoẻ, không vòng kiềng, không chạm khoeo. Chân trước thẳng và song song với nhau. Chân sau nhìn từ phía sau phải thẳng, nhìn bên sườn có độ cong nhẹ hướng về phía trước. Đùi sau

15

29

Chỉ tiêu ky thuật Đặc điểm Điểm hệ số

đầy đặn, cơ bắp phát triển.- Khớp nối linh hoạt, vững chắc, kết hợp cân đối với chân, đi thẳng, chắc chắn và mạnh mẽ. Móng chân tròn, đều và khít, hướng về phía trước. Khi bước đi, vết chân sau phải trùng vào vết chân trước.- Đuôi to, thẳng, dài đến khoeo, cử động linh hoạt.

Bộ phận sinh dục

2 dịch hoàn to, mềm mại và cân đối, dương vật cử động bình thường trong bao quy đầu. Bao quy đầu bao kín dương vật khi bò không hưng phấn.

15

Tổng điểm 100

Thang điểm dùng để xếp cấp ngoại hình thể chất

Cấp ngoại hình thể chất Điểm ngoại hình thể chất

Đặc cấp kỷ lục (ĐCKL) từ 85 điểm trở lên

Đặc cấp (ĐC) từ 80 điểm đến 84 điểm

Cấp I (CI) từ 75 điểm đến 79 điểm

Cấp II (CII) dưới 75

Khối lượng cơ thể của bò đực giống Brahman

Chỉ tiêu ky thuật Đơn vị tính Yêu cầuKhối lượng sơ sinh kg Từ 25 đến 28

Khối lượng 6 tháng tuổi kg Từ 145 đến 175

Khối lượng 12 tháng tuổi kg Từ 190 đến 210

Khối lượng 18 tháng tuổi kg Từ 240 đến 270

Khối lượng 24 tháng tuổi kg Từ 330 đến 390

Khối lượng 3 năm tuổi kg Từ 410 đến 460

Khối lượng 4 năm tuổi kg Từ 520 đến 570

Khối lượng 5 năm tuổi kg Từ 610 đến 700* Chỉ sử dụng những con đạt từ cấp 1 trở lên và phải đạt mức khối lượng theo yêu cầu để làm giống

30

3.2 Các chỉ tiêu kỹ thuật đối với tinh nguyên của trâu, bò

Chỉ tiêu kiểm tra ĐVT Yêu cầu ky thuật

Chi chú

Lượng xuất tinh (V) Ml Không nhỏ hơn 3,0

Kiểm tra hàng ngày

Hoạt lực tinh trùng (A) % Không nhỏ hơn 70

Mật độ tinh trùng (C) Tỷ/ml Không nhỏ hơn 0,8

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K) % Nhỏ hơn 20 Định kỳ

tháng/lần

Độ pH Từ 6,5-7,0

4.1. Các chỉ tiêu ky thuật đối với lợn nội 4.1.1. Ngoại hình

Giống lợn Đặc điểm ngoại hình

Móng Cái

Màu sắc lông: Đầu, lưng và mông có màu đen. Giữa trán có 1 điểm trắng hình nêm. Vai có một dải lông da màu trắng, kéo dài xuống toàn bộ phần bụng và 4 chân, tạo cho phần đen ở lưng và hông có hình cái yên ngựa. Giữa phần đen và trắng có một đường viền mờ, ở đó có da trắng và lông đen. Lông thưa và thô.Thân hình cân đối, lưng võng, bốn chân chắc khỏe, gốc đuôi to. Đầu to, mõm nhỏ và dài, tai nhỏ và nhọn. Có nếp nhăn to, ngắn ở mặt và miệng.

Mường Khương

Màu sắc lông: Đen tuyền hoặc đen có đốm trắng ở đầu, đuôi và chân. Lông thưa và mềm.Thân hình cân đối, có tầm vóc to, bốn chân to cao vững chắc. Lưng hơi võng, bụng to nhưng không sệ tới sát đất. Đầu to, mõm dài, thẳng. Trán nhăn, tai to cúp rủ về phía trước.

31

4.1.2. Năng suấtCác chỉ tiêu năng suất của lợn giống nội được quy định tại Bảng 2:

Số TT

Chỉ tiêu Mức yêu cầuMóng Cái Mường Khương

I Lợn đực hậu bị giống (từ 60 - 240 ngày tuổi)1. Tăng khối lượng/ngày, tính bằng

gam, không nhỏ hơn 350 300

2. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, tính bằng kg, không lớn hơn 4,00 4,20

3. Độ dày mỡ lưng (tại điểm P2), tính bằng milimét, không lớn hơn 25 25

II Lợn đực giống phối trực tiếp1. Tỷ lệ thụ thai, tính bằng %, không

nhỏ hơn 85,00 85,00

2. Bình quân số con sơ sinh sống trên ổ, tính bằng con, không nhỏ hơn 10,00 8,00

3. Bình quân khối lượng sơ sinh trên con, tính bằng kg, không nhỏ hơn 0,55 0,50

III Lợn đực khai thác tinh.1. Lượng tinh xuất (V), tính bằng

mililít, không nhỏ hơn 150 150

2. Hoạt lực tinh trùng (A), tính bằng %, không nhỏ hơn 70 70

3. Nồng độ tinh trùng (C), tính bằng triệu/ml, không nhỏ hơn 200 200

4. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K), tính bằng %, không lớn hơn 15 15

5. Tổng số tinh trùng tiến thẳng/lần xuất tinh (VAC), tính bằng tỷ, không nhỏ hơn

21 21

4.2. Đối với lợn đực giống ngoại4.2.1. Ngoại hìnhNgoại hình của lợn giống ngoại Yorkshire, Landrace, Duroc và Pietrain thuần được quy định tại bảng sau:

32

Ngoại hình của lợn giống ngoại

Giống lợn Đặc điểm ngoại hình

YorkshireToàn thân có da màu trắng, lông có ánh vàng; đầu to, mặt gãy; tai đứng ngả về phía trước, thân mình hình chữ nhật, lưng phẳng; chân cao, chắc khoẻ.

LandraceToàn thân có da, lông màu trắng; đầu nhỏ, mõm dài; tai to rủ về phía trước che lấp mắt; thân mình dạng hình quả lê, lưng vồng lên; chân cao, chắc khỏe.

DurocToàn thân da, lông có màu hung đỏ hoặc nâu thẫm; đầu nhỏ, mõm đen; tai rủ về phía trước; thân hình vững chắc, mông nở; bốn móng chân màu đen, chân chắc khỏe.

PietrainToàn thân da, lông có những đốm màu xẫm đen và trắng xen lẫn không đều; đầu to, tai đứng; thân hình vững chắc, trường mình, mông vai nở, chân chắc khỏe, cân đối.

4.2.2. Năng suất Yêu cầu về năng suất sinh trưởng đối với lợn đực, cái hậu bị; năng suất sinh sản đối với lợn nái sinh sản, lợn đực phối giống trực tiếp và năng suất tinh dịch đối với lợn khai thác tinh của các giống lợn ngoại Yorkshire, Landrace, Duroc và Pietrain thuần được quy định tại bảng sau:

Năng suất của lợn giống ngoại.

Số TT

Chỉ tiêu Giống lợn

Yorkshire Landrace Duroc Pietrain

I Lợn đực hậu bị (từ 30 - 100 kg)

1 Khả năng tăng khối lượng/ngày, gam, không nhỏ hơn

700 700 730 730

2 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng,kg, không lớn hơn

2,5 2,5 2,4 2,4

3 Độ dày mỡ lưng tại điểm P2, mm, không lớn hơn

10,0 10,0 9,5 9,5

II Lợn đực giống phối trực tiếp

1 Tỷ lệ thụ thai, %, không nhỏ 80 80 80 80

33

hơn

2 Bình quân số con sơ sinh sống/ổ, con, không nhỏ hơn 10,0 10,0 9,5 9,5

3 Bình quân khối lượng lợn con lúc sơ sinh, kg/con, không nhỏ hơn 1,3 1,3 1,5 1,5

III Lợn đực khai thác tinh (TTNT)

1 Lượng xuất tinh (V), ml, không nhỏ hơn

220 220 220 220

2 Hoạt lực tinh trùng (A), %, không nhỏ hơn

80 80 80 80

3 Mật độ tinh trùng (C), triệu/ml, không nhỏ hơn

250 250 250 270

4 Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K), %, không lớn hơn

15 15 15 15

5 Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong tinh dịch ( VAC), tỷ, không nhỏ hơn

44 44 44 47

34

PHỤ LỤC 6Số lần khai thác tinh, thời gian sử dụng đối với bò đực giống, trâu đực

giống và lợn đực giống

1. Đối với sản xuất tinh đông lạnh, tinh lỏnga) Đối với bò đực giống: Số lần khai thác tinh không quá 03 lần/tuần/con, tuổi bắt đầu khai thác từ 18 tháng tuổi trở lên và thời gian sử dụng không quá 60 tháng tuổi;

b) Đối với trâu đực giống: Số lần khai thác tinh không quá 03 lần/tuần/con, tuổi bắt đầu khai thác từ 36 tháng tuổi trở lên và thời gian sử dụng không quá 72 tháng tuổi;

c) Đối với lợn đực giống: Số lần khai thác tinh không quá 02 lần/tuần/con đối với đực dưới 02 năm tuổi và không quá 03 lần/tuần/con đối với đực giống trên 02 năm tuổi. Tuổi bắt đầu khai thác tinh của lợn đực giống từ 08 tháng tuổi trở lên đối với lợn nội, 10 tháng tuổi trở lên đối với lợn ngoại và tuổi sử dụng không quá 42 tháng tuổi.

2. Đối với đực để phối giống trực tiếp a) Đối với bò đực giống: Số lần phối giống không quá 03 lần/tuần/con,

tuổi bắt đầu phối giống trực tiếp không ít hơn 16 tháng tuổi đối với bò lai, 18 tháng tuổi đối với bò ngoại và thời gian sử dụng không quá 60 tháng tuổi;

b) Đối với trâu đực giống: Số lần phối giống không quá 03 lần/tuần/con, tuổi bắt đầu phối giống trực tiếp từ 36 tháng tuổi trở lên và thời gian sử dụng không quá 72 tháng tuổi;

c) Đối với lợn đực giống: Số lần khai thác tinh không quá 03 lần/tuần/con Tuổi bắt đầu phối giống trực tiếp không ít hơn 08 tháng tuổi trở lên đối với lợn nội, 10 tháng tuổi trở lên đối với lợn ngoại và tuổi sử dụng không quá 36 tháng tuổi.

35

PHỤ LỤC 7

Chất lượng tinh đông lạnh trâu, bòI. Đối với tinh trâu đông lạnh

Loại trâu Phẩm chất tinh dịchV cọng rạ

(ml)A

(%)Tổng số tinh

trùng trước khi đông lạnh/cọng

rạ(Triệu))

Tỷ lệ kỳ hình %

Trâu nội 0.25-0.5 40 30-45 <15Trâu Murrah 0.25-0.5 40 30-45 <15

II. Các chỉ tiêu ky thuật cần đánh giá đối với tinh nguyên của trâu, bò

Số hiệu con đực

Ngày lấy tinh

Ẩm độ không

khí

Phẩm chất tinh dịch Ghi chúV

(ml)A C

(106/ml)VAC(109)

Tỷ lệ kỳ hình

%

Kết quả kiểm tra chất lượng tinh nguyên phải được ghi chép đầy đủ, chính xác sau đó so sánh với tiêu chuẩn.

36

PHỤ LỤC 8DANH MỤC CÁC BỆNH NGUY HIỂM CỦA ĐỘNG VẬT

1. Bệnh Lở mồm long móng;

2. Bệnh Dịch tả lợn;

3. Bệnh Dịch tả trâu bò;

4. Bệnh Lưỡi xanh;

5. Bệnh Đậu cừu, Đậu dê;

6. Bệnh Nhiệt Thán;

7. Bệnh Dại;

8. Bệnh Tụ huyết trùng trâu, bò, lợn;

9. Bệnh Lép tô (Xoắn khuẩn);

10. Bệnh Tiên mao trùng;

11. Bệnh Biên trùng;

12. Bệnh Lê dạng trùng;

13. Bệnh giả dại;

14. Bệnh Ung khí thán;

15. Bệnh Giun bao;

16. Bệnh Suyễn lợn;

17. Bệnh Rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn;

18. Bệnh Bò điên;

19. Bệnh Xuất huyết ở thỏ;

Và các bệnh nguy hiểm khác mới xuất hiện.

37

PHỤ LỤC 9

Các chỉ tiêu về tiêu chuẩn chất lượng

1. Đối với trâu, bò

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Mức công bố

1 2

3

123456

123456

12

34

1

23

1/ Đối với đực, cái hậu bị- Khối lượng sơ sinh- Khối lượng 12 tháng tuổi- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng

2/ Đối với cái sinh sản- Tuổi phối giống lần đầu- Khối lượng phối giống lần đầu- Tuổi đẻ lứa đầu- Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ- Sản lượng sữa BQ lứa 1 và lứa 2- Tỷ lệ mỡ sữa

3/ Đối với đực giống khai thác tinh- Tuổi bắt đầu sản xuất tinh- Lượng xuất tinh (V)- Hoạt lực tinh trùng (A)- Mật độ tinh trùng (C)- Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình- Tỷ lệ thụ thai lần phối đầu

4/ Đối với tinh cọng rạ đông lạnh - Thể tích cọng rạ (V)- Số lượng tinh trùng sống trong 1 cọng rạ trước khi đông lạnh- Hoạt lực sau khi giải đông (A) - Tỷ lệ thụ thai lần phối đầu

5/ Đối với phôi đông lạnh- Phân loại chất lượng phôi trước khi đông lạnh- Chất lượng phôi sau khi giải đông- Tỷ lệ thụ thai do cấy phôi đông lạnh

kg kg

kg

thángkg

thángtháng

kg/305 ngày

%

thángml%

tỷ/ml %

%

mltriệu/cọng

% %

A, B, C

A,B,C,D%

Trong khoảngTrong khoảngTrong khoảng

Trong khoảngTrong khoảngTrong khoảngTrong khoảngTrong khoảngTrong khoảng

Không nhỏ hơnKhông nhỏ hơnKhông nhỏ hơnKhông nhỏ hơnKhông nhỏ hơnKhông nhỏ hơn

Không nhỏ hơnKhông nhỏ hơn

Không nhỏ hơnKhông nhỏ hơn

38

2. Đối với giống lợn

STT

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Mức công bố

123

1234567

123

12345

1/ Lợn đực hậu bị (từ 25-90 kg đối với lợn ngoại hoặc 15-50 kg đối với lợn nội):

- Khả năng tăng trọng/ngày- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng- Độ dày mỡ lưng (đo ở vị trí P2) 2/ Lợn nái sinh sản - Số con đẻ ra còn sống/lứa- Số con cai sữa/lứa- Số ngày cai sữa - Khối lượng toàn ổ lúc sơ sinh- Khối lượng toàn ổ lúc cai sữa - Tuổi đẻ lứa đầu- Số lứa đẻ/nái/năm3/ Lợn đực giống phối trực tiếp- Tỷ lệ thụ thai- Bình quân số con đẻ ra còn sống/lứa- Bình quân khối lượng lợn con lúc sơ sinh4/ Lợn đực khai thác tinh (TTNT) - Lượng xuất tinh (V)- Hoạt lực tinh trùng (A)- Mật độ tinh trùng (C)- Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình- VAC (tổng số tinh trùng tiến thẳng trong tinh dịch)

g/ngàykg

mm

conconngàykgkg

ngàylứa

%kgkg

ml%

triệu/ml(%)tỷ

Không nhỏ hơnKhông lớn hơn

Trong khoảng

Không nhỏ hơnKhông nhỏ hơn

Trong khoảng Trong khoảng Trong khoảng Trong khoảngKhông nhỏ hơn

Không nhỏ hơnKhông nhỏ hơnKhông nhỏ hơn

Trong khoảngKhông nhỏ hơn

Trong khoảngKhông lớn hơnKhông nhỏ hơn

39

3. Đối với gia cầm

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Mức công bố

123

12345678

1/ Gia cầm giống hậu bị- Thời gian nuôi hậu bị- Tỷ lệ nuôi sống- Khối lượng sống khi kết thúc HB: + Đối với trống + Đối với mái

2/ Gia cầm giống (mái sinh sản)- Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên- Nang su?t trứng/mái/số tuần đẻ- Khối lượng trung bình trứng giống- Tỷ lệ trứng đủ tiêu chuẩn giống- Tỷ lệ ấp nở trung bình/trứng ấp- Tỷ lệ chết, loại /tháng - Tiêu tốn TA/10 quả trứng- Số gia cầm con/mái/năm

tuần%kgkgkg

tuần quả

g/quả %

%%kgcon

Trong khoảngKhông nhỏ hơnTrong khoảngTrong khoảngTrong khoảng

Trong khoảngTrong khoảngTrong khoảngTrong khoảngTrong khoảngKhông lớn hơnTrong khoảngTrong khoảng

40

PHỤ LỤC 10

Mẫu đơn đề nghị công nhận cơ sở khảo nghiệm giống vật nuôi(Ban hành kèm theo Thông tư số / /TT-BNNPTNT ngày tháng năm của

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN CƠ SỞ KHẢO NGHIỆM GIỐNG VẬT NUÔI

Kính gửi : Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Tên cơ sở:- Địa chỉ:- Điện thoại: Fax : E-mail:- Họ tên, chức danh chủ cơ sở :2. Hình thức đề nghị công nhận + Công nhận mới: + Công nhận lại: 3. Lĩnh vực đề nghị công nhận: Khảo nghiệm giống vật nuôi.4. Hồ sơ đính kèm:

Chúng tôi cam kết thực hiện quy định về khảo nghiệm giống vật nuôi và các quy định khác có liên quan đến giống vật nuôi.   …… , ngày    tháng     năm 20...

Thủ trưởng đơn vị(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

41

PHỤ LỤC 11Bản thuyết minh điều kiện thực hiện khảo nghiệm giống vật nuôi

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------------

BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM GIỐNG VẬT NUÔI

1. Cơ sở khảo nghiệm:Tên cơ sở:Tên chủ cơ sở:Địa chỉ:Điện thoại: Fax: Email:2. Vị trí, địa điểm thực hiện khảo nghiệm giống vật nuôi  3. Cơ sở, hạ tầng và trang thiết bị phục vụ khảo nghiệm  4. Nhân lực kỹ thuật cho hoạt động khảo nghiệm  5. Điều kiện kinh tế, xã hội khu vực xung quanh cơ sở khảo nghiệm  6. Điều kiện an ninh trật tự khu vực xung quanh cơ sở khảo nghiệm.

   ……………, ngày     tháng     năm 20

Đại diện cho cơ sở khảo nghiệm(Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu)

42

PHỤ LỤC 12

Mẫu Đơn xin đăng ký khảo nghiệm

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------------

ĐƠN ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM GIỐNG VẬT NUÔI

Kính gửi: Cục Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và PTNT

Tên cơ sở: ............................................................................................ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Đầu tư) số: ................................. Địa chỉ: ................................................................................................Điện thoại: .....................; Fax: ..........................; Email: ....................... Đề nghị Cục Chăn nuôi cho phép khảo nghiệm giống....... Cụ thể như sau:1. Tên cơ sở đăng ký khảo nghiệm:2. Tên giống vật nuôi (kèm tên khoa học) đăng ký khảo nghiệm:3. Nguồn gốc của giống:4. Địa điểm thực hiện khảo nghiệm:5. Thời gian dự kiến khảo nghiệm:6. Cơ sở thực hiện khảo nghiệm:7. Hồ sơ đính kèm:............................................................................................................................................................................Đơn vị cam kết thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật

liên quan đến giống vật nuôi.   ............, ngày ...... tháng...... năm........

CHỦ CƠ SỞ(Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu)

43

PHỤ LỤC 13

Mẫu Đề cương khảo nghiệm

ĐỀ CƯƠNG KHẢO NGHIỆM GIỐNG VẬT NUÔII. THÔNG TIN CHUNG1. Tên dự án khảo nghiệm:2. Cơ sở thực hiện khảo nghiệm- Tên cơ sở:.........................................................................................- Tên người đại diện:……………………………………………………..- Địa chỉ:..............................................................................................- Số điện thoại:..............................................Số Fax:............................3. Cơ sở yêu cầu khảo nghiệm.- Tên cơ sở: …………..........................................................................- Tên người đại diện:…………………………………………………......- Địa chỉ:..............................................................................................- Số điện thoại:......................................Số Fax:....................................4. Tên, địa chỉ của đơn vị giám sát (bao gồm cả số điện thoại, fax)5. Đối tượng khảo nghiệm5.1. Tên giống vật nuôi khảo nghiệm (vị trí phân loại, tên khoa học)5.2. Giai đoạn phát triển của đối tượng khảo nghiệm 5.3. Xuất xứ (tên quốc gia/ vùng lãnh thổ sản xuất ra đối tượng khảo

nghiệm)5.4. Khái quát về đặc điểm sinh học.5.5. Hướng dẫn quy trình sản xuất (theo nhà sản xuất).5.6. Các tài liệu liên quan đến đối tượng khảo nghiệm (các thông tin về

đặc điểm về sinh trưởng, sinh sản; quy trình sản xuất, về giá trị kinh tế và các tài liệu khác liên quan đến đối tượng khảo nghiệm cần được đưa vào phần Phụ lục đề cương)

6. Cơ sở sản xuất giống vật nuôi mới cần khảo nghiệm (nếu có)6.1. Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất (bao gồm cả số điện thoại, fax, email,

website nếu có).6.2. Thông tin pháp lý về cơ sở sản xuất 7. Sự cần thiết phải khảo nghiệmII. MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM

44

1. Mục đích khảo nghiệm2. Nội dung khảo nghiệm Các nội dung, chỉ tiêu theo dõi, đánh giá:- Xác định tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất,chất

lượng, khả năng kháng bệnh của giống vật nuôi mới;- Đánh giá tác động của giống đến môi trường. 3. Địa điểm khảo nghiệm (ghi rõ địa chỉ, số điện thoại)4. Thời gian khảo nghiệm: 5. Phương pháp khảo nghiệm6. Phương pháp phân tích sơ bộ hiệu quả (về kinh tế, môi trường)7. Dự kiến số lượng giống vật nuôi (tinh, phôi, trứng, giống, ấu trùng

và vật liệu di truyền giống,…) cần sử dụng để khảo nghiệm. III. TIẾN ĐỘ KHẢO NGHIỆMIV. DỰ TOÁN KINH PHÍ KHẢO NGHIỆMV. NHÂN LỰC THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM

 ĐẠI DIỆN

CƠ SỞ YÊU CẦU KHẢO NGHIỆM

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆNĐƠN VỊ THỰC HIỆN KHẢO

NGHIỆM(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

45

PHỤ LỤC 14

Mẫu Đơn đề nghị công nhận giống vật nuôi

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN GIỐNG VẬT NUÔI

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và PTNT

Tên cá nhân/ cơ sở: ...................................................................................... Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Đầu tư) số: ................................. Địa chỉ: ................................................................................................Điện thoại: .....................; Fax: ..........................; Email: ....................... Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép đưa giống....... vào Danh

mục giống vật nuôi được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam, Cụ thể như sau:1. Tên cá nhân/ cơ sở đăng ký:2. Tên giống vật nuôi (kèm tên khoa học) đăng ký đưa vào Danh mục:3. Nguồn gốc của giống:4. Địa điểm nuôi:5. Hồ sơ đính kèm:............................................................................................................................................................................Đơn vị cam kết thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật

liên quan đến giống vật nuôi.   ............, ngày ...... tháng...... năm........

NGƯỜI VIẾT ĐƠN(Ký ghi rõ họ tên)

46

PHỤ LỤC 15Mẫu Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng giống vật nuôi

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------------

GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỐNG VẬT NUÔI NHẬP KHẨUKính gửi:…………………………………………………

Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………Tên người đại diện:………………………………………………………Địa chỉ: ……………………………………………………………..…Số ĐT:……………………………Fax:………………………………...…Đề nghị kiểm tra chất lượng:1.    Tên giống vật nuôi:..…….……………2.    Số lượng:…………………….. Tính biệt:………….......……Khối lượng: .................................................................................................3.    Tuổi:.......................................... Cấp giống.................................4.   Các chỉ tiêu kiểm tra:4.1. Đối với đực giống4.2. Đối với tinh4.3. Đối với phôi4.4. Đối với trứng giống4.2. Đối với cái giống4.6. Đối với vật nuôi thương phẩm5.    Tên cơ sở sản xuất hàng hoá:……………………………………6.    Nước sản xuất:…………………………………….….………7.    Nơi xuất hàng:……..…………………………………………8.    Nơi nhận hàng:…………………………………………………9.    Thời gian đăng ký thực hiện kiểm tra:………………..…………10. Địa điểm đăng ký thực hiện kiểm tra:…….…………..……11. Tài liệu, hồ sơ kèm theo giấy đề nghị kiểm tra này gồm:a)……………………………………………………..……………………b)…………………………………………………………………………12. Thông tin liên hệ:……………..……………Số ĐT..………………13. Ý kiến của cơ quan kiểm tra:................................................................Ghi chú:

- Tại Mục 4:Các chỉ tiêu kiểm tra: Tuỳ theo đối tượng nhập khẩu cơ sở nhập khẩu ghi vào dòng tương ứng.

- Sau khi được cơ quan kiểm tra đóng dấu xác nhận việc đăng ký kiểm tra, Giấy này có giá trị để làm thủ tục hải quan, tạm thời được phép đưa hàng hóa về nơi đăng ký để kiểm tra chất lượng (nơi nuôi cách ly kiểm dịch) theo quy định. Kết thúc việc kiểm tra chất lượng, cơ sở phải nộp Thông báo kết quả kiểm tra cho cơ quan Hải quan để hoàn tất thủ tục./.

..............,, ngày…tháng…năm…ĐẠI DIỆN CƠ QUAN KIỂM TRA

Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

..............,, ngày…tháng…năm…CHỦ CƠ SỞ

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

47

PHỤ LỤC 16MẪU THÔNG BÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------------

Cơ quan thông báo:…………………………. Địa chỉ:............................................................ Điện thoại:............................Fax: ...................

THÔNG BÁOKẾT QUẢ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG

   Số:         /TCTS-

KQKT(*)

 Bên bán hàng:  Địa chỉ, Điện thoại, Fax:  

Tên cơ sở sản xuất:

Nơi xuất hàng:

Bên mua hàng Địa chỉ Điện thoại, Fax:

Nơi nhận hàng

Tên hàng hoá: Mã số lô hàng:

Số lượng: Khối lượng:

Mô tả hàng hoá  

Căn cứ Hồ sơ đăng ký, kết quả kiểm tra và kết quả xét nghiệm ........(Cơ quan kiểm tra xác nhận)

Lô hàng Đạt/ Không đạt chất lượng(**)

 Nơi nhận:-     Cơ sở đăng ký kiểm tra;-     Cơ quan quản lý địa phương;-     ……….;-     Lưu: VT, CN.

.................., ngày…….Đại diện cơ quan kiểm tra(Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ghi chú:(*): Đơn vị được Cục Chăn nuôi uỷ quyền ghi Số theo cách tương ứng để quản lý;(**): Ghi rõ Đạt hoặc Không đạt.

48

PHỤ LỤC 17Mẫu báo cáo của cơ sở gửi Sở Nông nghiệp và PTNT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM ….

Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT……………………………. Tên doanh nghiệp( cơ sở): ……………………………………………………Tên người đại diện:………………………………………………………Địa chỉ: ……………………………………………………………..…Số ĐT:……………………………Fax:………………………………...…

Phần 1. Đặc điểm của cơ sởI. Thuận lợi, khó khăn1. Thuận lợi2. Khó khănII. Cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất, kinh doanh giống vật nuôiIII. Số lượng, trình độ cán bộ của cơ sởPhần 2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh1. Công tác quản lý giống vật nuôi2. Số lượng, chất lượng và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật giống vật nuôi được nuôi tại cơ sở3. Cơ cấu đàn giống được nuôi tại cơ sở4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giống vật nuôi của cơ sở (nêu rõ số lượng, chất lượng giống sản xuất vả số lượng tiêu thụ ra thị trường)5. Kế hoạch thực hiện năm tiếp theoPhần 3. Tồn tại, giải pháp khắc phục và kiến nghị1. Tồn tại2. Giải pháp khắc phục3. Kiến nghị

……,ngày….tháng…. năm……CHỦ CƠ SỞ

49

PHỤ LỤC 18

MẪU GHI CHÉP THEO DÕI THỤ TINH NHÂN TẠO BÒ (TRÂU)

Dùng cho dẫn tinh viên

(tháng …….. năm ……….)

Họ và tên dẫn tinh viên:

Địa chỉ:

TT

Họ tênchủ

gia súc

Địa chỉ

(thôn, xã)

Loại bò (trâu) cái

giống Lứađẻ

Phối giốngKý nhận

của chủ hộ

Lần 1 Lần 2 Lần 3

Số tai (nếu

có)

Giống bò (trâu)

Số hiệu đực giốn

g

Ngày

phối

Số hiệu đực giốn

g

Ngày

phối

Số hiệu đực giốn

g

Ngày

phối

Cơ quan quản lý (ký tên, đóng dấu)

Xác nhận chính quyền địa phương

(ký tên, đóng dấu)

Xác nhận của Dẫn tinh viên

(ký, ghi rõ họ tên)

50