32
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Số: /2017/TT-BTNMT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng năm 2017 THÔNG TƯ Quy định kỹ thuật về lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ Căn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định kỹ thuật về lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định kỹ thuật về lập quy hoạch tổng thể, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ. Điều 2. Đối tượng áp dụng DỰ THẢO

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI RƯỜNG - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCăn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

  • Upload
    others

  • View
    9

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI RƯỜNG - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCăn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Số: /2017/TT-BTNMT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

THÔNG TƯ

Quy định kỹ thuật về lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ

Căn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;

Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định kỹ thuật về lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định kỹ thuật về lập quy hoạch tổng thể, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lập quy hoạch tổng thể, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.

Điều 3. Giải thích thuật ngữ

Trong thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Vùng bờ được hiểu là vùng không gian tương tác giữa đất liền hoặc đảo với biển bao gồm vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển. Phạm vi không gian

DỰ THẢO

Page 2: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI RƯỜNG - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCăn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

vùng bờ trong thông tư này được xác định bao gồm vùng nước biển ven bờ có ranh giới ngoài cách bờ khoảng 6 hải lý và vùng đất ven biển là các xã, phường và thị trấn giáp biển của 28 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương.

2. Tài nguyên vùng bờ bao gồm các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật thuộc vùng bờ, tồn tại trên mặt và trong lòng đất, các hải đảo, bãi cạn, bãi ngầm và trong các khối nước biển, lòng đất dưới đáy biển.

3. Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên là "việc khai thác, sử dụng tài nguyên có thể đáp ứng được các nhu cầu ở hiện tại, nhưng không làm ảnh hưởng, tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.

Chương II

QUY ĐỊNH KỸ THUẬT LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN VÙNG BỜ

Điều 4. Trình tự lập quy hoạch

1. Chuẩn bị lập quy hoạch.

2. Thu thập, xử lý các thông tin, dữ liệu và tổ chức điều tra, khảo sát bổ sung.

3. Phân tích, đánh giá về vùng bờ

a) Phân tích, đánh giá về điều kiện tự nhiên và tài nguyên vùng bờ.

b) Phân tích, đánh giá đặc điểm kinh tế - xã hội và hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên ở vùng bờ.

c) Phân tích, đánh giá dự báo về nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên ỏ vùng bờ.

d) Phân tích, đánh giá dự báo về xu thế biến động tài nguyên, môi trường và yêu cầu bảo vệ môi trường vùng bờ.

e) Phân tích, đánh giá dự báo về các tác động do biển đổi khí hậu và nước biển dâng đến vùng bờ.

g) Phân tích, đánh giá về thể chế hiện hành liên quan đến quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng bờ.

h) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ kỳ trước.

4. Phân vùng chức năng vùng bờ.

2

Page 3: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI RƯỜNG - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCăn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

5. Xác định và xử lý các mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ

6. Xác định mục tiêu, định hướng và xây dựng các phương án phân vùng khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng bờ.

7. Phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ.

8. Xác định các giải pháp, chương trình thực hiện quy hoạch.

9. Đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch.

Điều 5. Chuẩn bị lập quy hoạch

1. Thành lập tổ chuyên gia thực hiện việc lập quy hoạch.

2. Xác định sự tham gia của các bên liên quan trong việc lập quy hoạch.

Điều 6. Thu thập, xử lý các thông tin, dữ liệu và tổ chức điều tra, khảo sát bổ sung

1. Yêu cầu đối với thông tin, dữ liệu thu thập

a) Phải được thu thập từ các nguồn thống kê chính thức, được thừa nhận về mặt pháp lý, bảo đảm độ tin cậy, chính xác;

b) Phải là những thông tin, dữ liệu mới nhất tính đến thời điểm lập quy hoạch

2. Nguồn thông tin, dữ liệu phục vụ lập quy hoạch

a) Thông tin, dữ liệu từ các Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê, của các Bộ ngành và của các Cục thống kê cấp tỉnh;

b) Thông tin, dữ liệu từ các kết quả quan trắc tài nguyên, môi trường của hệ thống quan trắc tài nguyên, môi trường của thế giới, khu vực, quốc gia, bộ, ngành và địa phương;

c) Thông tin, dữ liệu do các bộ, sở, ban, ngành liên quan cung cấp;

d) Thông tin, dữ liệu từ kết quả nghiên cứu, khảo sát phục vụ việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển; kết quả của các chương trình nghiên cứu khoa học hay đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, cấp Bộ, cấp Nhà nước đã được nghiệm thu;

đ) Thông tin, dữ liệu từ ảnh viễn thám hoặc ảnh hàng không;

e) Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển và Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo theo chuyên đề.

g) Các nguồn thông tin, dữ liệu khác

3. Thông tin, dữ liệu cần thu thập, tổng hợp bao gồm:

3

Page 4: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI RƯỜNG - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCăn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

a) Thông tin, dữ liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái, bao gồm: điều kiện địa chất, địa hình, địa mạo vùng bờ, khí tượng, thủy văn, hải văn; tiềm năng, phân bố các dạng tài nguyên; các hệ sinh thái và đa dạng sinh học;

b) Thông tin, dữ liệu về cảnh quan tự nhiên; các khu bảo tồn, bao gồm: di sản thiên nhiên, vườn quốc gia, khu bảo vệ cảnh quan, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn biển;

c) Thông tin, dữ liệu về hiện trạng môi trường, rủi ro ô nhiễm môi trường, bao gồm thông tin, dữ liệu về hiện trạng các thành phần môi trường không khí, đất, nước, môi trường trầm tích, sự cố môi trường, các nguồn thải ở khu vực vùng bờ;

d) Thông tin, dữ liệu về tình hình, diễn biến và rủi ro thiên tai bao gồm diễn biến đường bờ, tình hình sạt lở, bồi tụ; quy mô, mức độ ảnh hưởng của gió lớn (bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa, tố, lốc và các loại thiên tai gió lớn khác, sau đây gọi chung là bão), lũ quét, ngập lụt, biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến vùng bờ; các loại hình tai biến thiên nhiên khác; thông tin, dữ liệu về các giải pháp phòng, chống, giảm thiểu tác hại do thiên tai gây ra đối với vùng bờ, các công trình bảo vệ bờ biển;

đ) Thông tin, dữ liệu về quy hoạch, chiến lược, kế hoạch và hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ của các ngành, lĩnh vực kinh tế biển, bao gồm giao thông vận tải, du lịch, khoáng sản, dầu khí, nông nghiệp và thủy sản.. của các ngành và địa phương;

e) Thông tin, dữ liệu về hiện trạng chính sách, pháp luật, cơ cấu tổ chức, nguồn lực quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ, bao gồm: chính sách, pháp luật hiện hành liên quan đến quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ; cơ cấu tổ chức, các nguồn lực thực hiện quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ; cơ chế phối hợp trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ; các điều ước quốc tế và các thỏa thuận hợp tác khác với các tổ chức, cá nhân nước ngoài (nếu có); ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ;

g) Thông tin, dữ liệu về tình hình kinh tế - xã hội vùng bờ, bao gồm: điều kiện kinh tế (cơ sở hạ tầng, các ngành kinh tế ...); đặc điểm văn hóa - xã hội (dân cư, tập quán văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa...);

h) Thông tin, dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các ngành và địa phương;

i) Các thông tin, dữ liệu khác có liên quan.

4

Page 5: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI RƯỜNG - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCăn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

4. Căn cứ vào hiện trạng thông tin, dữ liệu đã có và nguồn lực thực tế để quyết định việc tiến hành điều tra, khảo sát bổ sung đối với các thông tin, dữ liệu còn thiếu. Việc tổ chức thực hiện điều tra, khảo sát như sau:

a) Xác định các nội dung cần điều tra, khảo sát bổ sung.

b) Xây dựng nội dung chi tiết và lập kế hoạch điều tra, khảo sát thực địa.

c) Tổ chức điều tra, khảo sát thực địa.

d) Lập báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát thu thập thông tin. 5. Tổng hợp, xử lý các thông tin, dữ liệu phục vụ lập quy hoạch.

Xây dựng báo cáo tổng hợp, xử lý thông tin, dữ liệu phục vụ lập quy hoạch.

Điều 7. Phân tích, đánh giá về điều kiện tự nhiên và tài nguyên vùng bờ

1. Phân tích, đánh giá về điều kiện tự nhiên của vùng bờ a) Phân tích, đánh giá các đặc điểm về địa hình, địa mạo của vùng bờ.

b) Phân tích, đánh giá các đặc điểm về khí tượng của vùng bờ bao gồm chế độ gió, mưa và nhiệt độ.

c) Phân tích, đánh giá các đặc điểm về thủy hải văn của vùng bờ bao gồm chế độ sóng, dòng chảy và thủy triều.

2. Phân tích, đánh giá về các tài nguyên vùng bờ a) Phân tích, đánh giá về các tài nguyên sinh vật, hệ sinh thái, khu bảo tồn, vườn quốc gia và sinh cảnh ở vùng bờ.

b) Phân tích, đánh giá về các tài nguyên đất bao gồm đất ven biển, đất ngập nước, đất bãi bồi, đất bãi triều ở vùng bờ.

c) Phân tích, đánh giá về các tài nguyên khoáng sản ở vùng bờ.

d. Phân tích, đánh giá về tài nguyên rừng ở vùng bờ.

e) Phân tích, đánh giá về tài nguyên nước mặt và nước dưới đất.

g) Phân tích, đánh giá về các di sản, giá trị văn hóa - lịch sử ở vùng bờ.

3. Xây dựng bản đồ chuyên đề về các đặc điểm tự nhiên và tài nguyên vùng bờ.

a) Bản đồ chuyên đề về các đặc điểm tự nhiên và tài nguyên vùng bờ có tỷ lệ là 1/50.000 và được xây dựng dưới dạng cơ sở dữ liệu bản đồ.

b) Bản đồ nền sử dụng để xây dựng này là bản đồ địa hình và bản đồ địa hình đáy biển VN2000 tỷ lệ 1/50.000.

5

Page 6: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI RƯỜNG - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCăn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

c) Các ký hiệu, chú giải, ghi chú trên bản đồ được thực hiện theo các văn bản pháp luật và quy định hiện hành có liên quan đến kỹ thuật bản đồ.

Điều 8. Phân tích, đánh giá đặc điểm về kinh tế - xã hội và hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ

1. Phân tích, đánh giá về đặc điểm kinh tế - xã hội

a) Phân tích, đánh giá về hiện trạng và nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng;

b) Phân tích, đánh giá đặc điểm văn hóa - xã hội (dân cư, tập quán văn hóa...);

c) Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương;

d) Phân tích, đánh giá sức ép và tác động của dân số đến tài nguyên, không gian và kinh tế - xã hội vùng bờ; xác định khu vực cộng đồng dân cư dễ bị tổn thương ở vùng bờ; thực trạng về quyền tiếp cận của người dân với biển;

e) Phân tích, đánh giá tình hình phát triển của các ngành kinh tế, cơ cấu ngành nghề, thực trạng sinh kế của cộng đồng phụ thuộc vào biển.

2. Phân tích, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên của vùng bờ a) Phân tích, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên của vùng bờ phục vụ nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng tại các địa phương ven biển và trên các hải đảo.

b) Phân tích, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên của vùng bờ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của các ngành bao gồm du lịch, công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, năng lượng và các ngành kinh tế khác.

c) Phân tích, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên của vùng bờ phục vụ nhu cầu quốc phòng - an ninh, bảo tồn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và nghiên cứu khoa học.

3. Xây dựng bản đồ chuyên đề về hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ.

a) Bản đồ chuyên đề về về hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ có tỷ lệ là 1/50.000 và được xây dựng dưới dạng cơ sở dữ liệu bản đồ.

b) Các yêu cầu về bản đồ nền, các ký hiệu, chú giải, ghi chú trên bản đồ được quy định như tại Điểm b và c Khoản 3 Điều 10 của Thông tư này.

Điều 9. Phân tích, đánh giá dự báo về nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ trong tương lai

6

Page 7: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI RƯỜNG - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCăn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

1. Phân tích, đánh giá dự báo về nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên của vùng bờ phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội.

a) Dự báo nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên của vùng bờ phục vụ cho mục đích phát triển cơ sở hạ tầng tại các địa phương ven biển và trên các hải đảo.

b) Dự báo nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên của vùng bờ phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế của các ngành bao gồm du lịch, công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, năng lượng và các ngành kinh tế khác.

2. Phân tích, đánh giá dự báo về nhu cầu bảo tồn, bảo vệ tài nguyên ở vùng bờ phục vụ cho các mục đích đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Điều 10. Phân tích, đánh giá dự báo về các tác động do biến đổi khí hâu và nước biển dâng đến vùng bờ

1. Đánh giá dự báo bằng phương pháp mô hình hóa về tính dễ bị tổn thương do sự gia tăng xâm nhập mặn vào hệ thống các sông

a) Đánh giá thực trạng xâm nhập mặn vào các sông, lạch.

b) Tổng hợp, xử lý các thông tin, dữ liệu phục vụ tính toán (số liệu thủy văn, hải văn; mặt cắt sông; số liệu mặn; các công trình đập, hồ chứa trên sông).

c) Thiết lập mô hình tính xâm nhập mặn vào các hệ thống sông.

d. Hiệu chỉnh, kiểm định mô hình.

e) Xây dựng và tính toán mức độ xâm nhập mặn theo các kịch bản nước biển dâng do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.

g) Dự báo mức độ tổn thương do gia tăng xâm nhập mặn theo các kịch bản nước biển dâng do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.

2. Đánh giá dự báo bằng phương pháp mô hình hóa về tính dễ bị tổn thương do ngập lụt đến vùng ven biển

a) Đánh giá thực trạng ngập lụt ở vùng ven biển.

b) Tổng hợp, xử lý các thông tin, dữ liệu phục vụ tính toán (số liệu thủy văn, hải văn; địa hình; các công trình đê, kè chống ngập lụt ven biển đập, bão lũ).

c) Thiết lập mô hình tính ngập lụt đối với vùng ven biển.

d) Hiệu chỉnh, kiệm định mô hình.

e) Xây dựng và tính toán mức độ ngập lụt vùng ven biển theo các kịch bản BĐKH và nước biển dâng do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.

g) Dự báo mức độ ngập lụt vùng ven biển theo các kịch bản BĐKH và nước biển dâng do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.

7

Page 8: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI RƯỜNG - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCăn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

3. Đánh giá dự báo bằng phương pháp mô hình hóa về tính dễ bị tổn thương do gia tăng xói lở bờ biển đến vùng ven biển và cửa sông

a) Đánh giá thực trạng xói lở, bồi lắng ở các vùng cửa sông và ven biển theo các kịch bản BĐKH và nước biển dâng do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.

b) Tổng hợp, xử lý các thông tin, dữ liệu phục vụ tính toán (số liệu bùn cát; địa hình; thủy văn, hải văn; các công trình chống sạt lở).

c) Thiết lập mô hình tính xói lở, bồi lắng ở các vùng cửa sông và ven biển.

d) Hiệu chỉnh, kiệm định mô hình.

e) Xây dựng và tính toán mức xói lở, bồi lắng ở các vùng cửa sông và ven biển theo các kịch bản BĐKH và nước biển dâng do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.

g) Dự báo mức độ xói lở, bồi lắng ở các vùng cửa sông và ven biển theo các kịch bản BĐKH và nước biển dâng do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.

Điều 11. Phân tích, đánh giá về thể chế, chính sách và pháp luật hiện hành trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở vùng bờ

1. Phân tích, đánh giá về chính sách, pháp luật hiện hành

a) Phân tích, đánh giá các bộ luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, quyết định, thông tư và văn bản pháp luật hiện hành khác có tác động đến quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ.

b) Phân tích, đánh giá các cam kết, điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia có tác độngđến bảo vệ tài nguyên, môi trường biển mà Việt Nam đã tham gia, ký kết.

2. Phân tích, đánh giá về tổ chức bộ máy quản lý hiện hành để xác định những tồn tại và hạn chế.

a) Phân tích, đánh giá chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang bộ ở cấp trung ương trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường vùng bờ, biển và hải đảo.

b) Phân tích, đánh giá chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các quan, tổ chức quản lý nhà nước ở cấp tỉnh trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường vùng bờ, biển và hải đảo.

Điều 12. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ của kỳ trước

8

Page 9: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI RƯỜNG - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCăn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

a) Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ của kỳ trước

b) Phân tích, đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân;

c) Bài học kinh nghiệm.

Điều 13. Phân vùng chức năng vùng bờ

1. Phương pháp phân vùng chức năng vùng bờ.

a) Chia lưới, cho điểm ô lưới theo trọng số bằng phần mềm GIS.

b) Phương pháp thống kê.

c) Tham vấn chuyên gia và các nhà quản lý.

2. Tiêu chí phân vùng chức năng vùng bờ.

a) Có tính đặc trưng về điều kiện tự nhiên.

b) Có giá trị tài nguyên và sinh thái cao, nơi tập trung của nhiều loại sinh thái quan trọng, có giá trị và tính đa dạng sinh học cao.

c) Có tiềm năng, lợi thế cho khai thác phát triển các ngành kinh tế.

3. Phân loại vùng chức năng

a) Vùng giàu giá trị tài nguyên và các hệ sinh thái cần phải bảo tồn, bảo vệ.

b) Vùng giàu tiềm năng, lợi thế cho khai thác phát triển kinh tế biển.

c) Vùng giàu tiềm năng, lợi thế cho các mục đích quốc phòng – an ninh.

4. Xây dựng bản đồ phân vùng chức năng vùng bờ.

a) Bản đồ phân vùng chức năng vùng bờ có tỷ lệ là 1/50.000.

b) Các yêu cầu về bản đồ nền, các ký hiệu, chú giải, ghi chú trên bản đồ được quy định như tại Điểm b và c Khoản 3 Điều 10 của Thông tư này.

Điều 14. Xác định và xử lý các mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ

1. Phân tích, xác định các chồng lấn về không gian bằng phương pháp chồng chập bản đồ.

a) ArcGis là công cụ kỹ thuật chính được sử dụng để thực hiện việc chồng cập bản đồ và xác định vùng chồng lấn.

b) Chồng chập các lớp bản đồ liên quan đến hiện trạng và quy hoạch sử dụng không gian của các ngành kinh tế, nhu cầu quốc phòng - an ninh và nhu cầu bảo tồn các giá trị tự nhiên, sinh thái ở vùng bờ để xác định các vùng chồng lấn.

9

Page 10: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI RƯỜNG - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCăn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

c) Xử lý các vùng chồng lấn phải bảo đảm nguyên tắc: nhu cầu đảm bảo quốc phòng - an ninh được ưu tiên hàng đầu, tiếp theo là nhu cầu bảo tồn, bảo vệ tài nguyên và các giá trị sinh thái của vùng bờ và sau đó là các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

2. Phân tích mâu thuẫn sử dụng trong một vùng hay tiểu vùng cụ thể ở vùng bờ bằng phương pháp lập bảng ma trận.

a) Phân tích, xác định mâu thuẫn giữa nhu cầu sử dụng cho mục đích quốc phòng - an ninh với các nhu cầu về bảo tồn, bảo vệ tài nguyên và khai thác, sử dụng tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng bờ.

b) Phân tích, xác định mâu thuẫn giữa nhu cầu bảo tồn, bảo vệ tài nguyên với các nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng bờ.

c) Phân tích, xác định mâu thuẫn giữa các nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên của các ngành kinh tế ở vùng bờ với nhau.

3. Đánh giá, xác định giá trị của các tài nguyên và hệ sinh thái ở vùng bờ bằng phương pháp chia lưới và cho điểm.

a) ArcGis là công cụ kỹ thuật chính được sử dụng để thực hiện việc đánh giá, xác định giá trị của các tài nguyên và hệ sinh thái bằng phương pháp chia lưới và cho điểm.

b) Nguyên tắc chia lưới, cho điểm dựa trên nguyên tắc chia không gian vùng bờ thành các ô lưới và cho điểm ô lưới theo giá trị sinh thái trên cơ sở bảng phân loại giá trị sinh thái được các chuyên gia đề xuất và có điều chỉnh trong quá trình tham vấn các bên liên quan.

c) Kết quả đánh giá bằng phương pháp chia lưới và cho điểm phần vùng bờ thành các vùng hay tiểu vùng có giá trị tài nguyên, sinh thái cao, vùng có giá trị tài nguyên sinh thái trung bình và vùng có giá trị tài nguyên sinh thái thấp.

Điều 15. Xác định mục tiêu, định hướng và xây dựng các phương án phân vùng khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng bờ

1. Xác định mục tiêu, định hướng của quy hoạch

a) Xác định mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể của quy hoạch.

b) Xác định định hướng của quy hoạch.

2. Xây dựng các phương án phân vùng khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng bờ.

a) Xác định các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong kỳ quy hoạch

10

Page 11: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI RƯỜNG - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCăn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

b) Xác định nhu cầu khai thác sử dụng biển cho các ngành, lĩnh vực trong kỳ quy hoạch

c) Tổng hợp nhu cầu sử dụng biển, cân đối để xác định các chỉ tiêu sử dụng biển để phân bổ phù hợp cho các ngành, lính vực.

3. Đánh giá tác động của phương án phân vùng khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng bờ đến kinh tế, xã hội và môi trường

a) Đánh giá tác động của phương án phân vùng khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng bờ đối với các ngành, lĩnh vực có liên quan đến khai thác, sử dụng biển.

b) Đánh giá tác động của phương án phân vùng khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng bờ đến khả năng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia;

c) Đánh giá tác động của phương án phân vùng khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng bờ đến đời sống xã hội các địa phương ven biển.

d) Đánh giá tác động của phương án phân vùng khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng bờ đến quá trình đô thị hóa và phát triển hạ tầng tại các địa phương ven biển;

đ) Đánh giá tác động của phương án phân vùng khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng bờ đến việc tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hóa các dân tộc;

e) Đánh giá tác động của phương án phân vùng khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng bờ đến khả năng khai thác hợp lý tài nguyên và việc bảo vệ môi trường biển

Điều 16. Phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ

1. Phương pháp phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ

a) Chia lưới, cho điểm ô lưới theo trọng số bằng phần mềm GIS để phân vùng vùng bờ theo giá trị tài nguyên, sinh thái và nhu cầu sử dụng.

b) Chồng chập bản đồ và lập ma trận mâu thuẫn trong phân tích mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển, giữa các loại hình phát triển với nhau.

c) Phân tích thể chế về quản lý vùng bờ bao gồm chính sách, pháp luật và tổ chức quản lý biển của các bộ, ngành, địa phương có biển.

d) Đánh giá mức độ ưu tiên của các hoạt động sử dụng vùng bờ kết hợp chồng chập bản đồ trong xử lý vùng chồng lấn giữa các quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ở vùng bờ và bảo vệ, bảo tồn tài nguyên, môi trường vùng bờ.

11

Page 12: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI RƯỜNG - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCăn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

e) Tham vấn chuyên gia và các nhà quản lý.

2. Tiêu chí phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ.

a) Có các hệ sinh thái, khu bảo tồn, khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia có giá trị tự nhiên, sinh thái và đa dạng sinh học.

b) Có ưu thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và vị thế để phát triển kinh tế - xã hội (khoáng sản bao gồm khai thác và chế biến dầu khí và các khoáng sản khác; cảng biển và các dịch vụ hàng hải; khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản; du lịch và dịch vụ; công nghiệp; nông nghiệp và các hoạt động khác).

c) Có vị trí chiến lược và nhu cầu bảo vệ chủ quyền, an ninh, an toàn trên biển.

d) Hiện trạng, nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ.

e) Mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng không gian vùng bờ.

g) Chính sách, thể chế quản lý, sử dụng vùng bờ.

h) Bối cảnh khu vực và thế giới.

i) Kinh nghiệm của các nước trong khu vực và thế giới.

3. Phân loại các vùng khai thác, sử dụng tài nguyên ở vùng bờ

a) Vùng bảo tồn, bảo vệ tài nguyên và các hệ sinh thái (vùng lõi, vùng đệm và vùng sử dụng có điều kiện).

b) Vùng khai thác phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ((khoáng sản bao gồm khai thác và chế biến dầu khí và các khoáng sản khác; cảng biển và các dịch vụ hàng hải; khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản; du lịch và dịch vụ; công nghiệp; nông nghiệp và các hoạt động khác).

c) Vùng khai thác phục vụ nhu cầu quốc phòng – an ninh.

d) Vùng khai thác phục vụ các nhu cầu khác.

4. Đề xuất các quy định sử dụng đối với mỗi loại vùng.

a) Quy định sử dụng đối với vùng bảo tồn, bảo vệ tài nguyên và các hệ sinh thái (vùng lõi, vùng đệm và vùng sử dụng có điều kiện).

b) Quy định sử dụng đối với vùng khai thác phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội (khoáng sản bao gồm khai thác và chế biến dầu khí và các khoáng sản khác; cảng biển và các dịch vụ hàng hải; khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản; du lịch và dịch vụ; công nghiệp; nông nghiệp và các hoạt động khác).

c) Quy định sử dụng đối với vùng khai thác phục vụ các nhu cầu khác.

5. Xây dựng bản đồ tổng thể khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ.12

Page 13: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI RƯỜNG - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCăn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

a) Bản đồ tổng thể khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ có tỷ lệ là 1/50.000.

b) Các yêu cầu về bản đồ nền, các ký hiệu, chú giải, ghi chú trên bản đồ được quy định như tại Điểm b và c Khoản 3 Điều 10 của Thông tư này.

Điều 17. Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch

1. Các giải pháp về quản lý.

2. Các giải pháp khoa học và kỹ thuật.

3. Các giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức.

4. Các giải pháp về đào tạo, tăng cường năng lực.

5. Các giải pháp về tài chính.

6. Các giải pháp về hợp tác quốc tế.

Điều 18. Đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch

1. Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ được lập dưới hình thức báo cáo riêng.

2. Căn cứ thực hiện đánh giá môi trường chiến lược của Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ được áp dụng theo các văn bản pháp luật và quy định hiện hành có liên quan đến đánh giá môi trường chiến lược.

Điều 19. Sản phẩm lập quy hoạch

1. Bản đồ phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ.

2. Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể khai thác sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2017.

Điều 21. Trách nhiệm thi hành

1. Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

13

Page 14: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI RƯỜNG - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCăn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

2. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu, xem xét, giải quyết./.

 Nơi nhận:- Thủ tướng Chính phủ;- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;- Văn phòng Trung ương Đảng;- Văn phòng Quốc hội;- Văn phòng Chủ tịch nước;- Tòa án nhân dân tối cao;- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW có biển;- Bộ TN&MT: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị trực thuộc Bộ, Cổng TTĐT Bộ;- Sở TN&MT tỉnh, thành phố trực thuộc TW có biển;- Cục KTVBQPPL - Bộ Tư pháp;- Cổng TTĐT Chính phủ; Công báo;- Lưu: VT, TCBHĐVN, PC.

BỘ TRƯỞNG

Trần Hồng Hà

14

Page 15: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI RƯỜNG - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCăn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

Phụ lục 1CÁC THÔNG TIN, DỮ LIỆU CẦN THU THẬP PHỤC VỤ LẬP QUY

HOẠCH QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN VÙNG BỜ

(Ban hành kèm theo Thông tư số /TT-BTNMT ngày tháng năm 2017 của Bộ Tài nguyên và môi trường Quy định kỹ thuật về lập quy hoạch tổng thể khai

thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ)

Stt Loại thông tin, dữ liệu Định dạng dữ liệu

Mức độ chi tiết và tình trạng

I Thông tin, dữ liệu về địa hình, địa mạo, khí tượng, thủy hải văn

1.1 Địa hình, địa mạo Bản đồ số và dữ liệu số

Được điều tra, xây dựng trong năm gần nhất

1.2Khí tượng, thủy văn ở vùng bờ bao gồm mặt cắt, lưu lượng, lượng mưa trên các sông

Dữ liệu sốTrung bình ngày đo liên tục trong 5 năm gần nhất

1.3

Chế độ gió gồm hướng gió và vận tốc gió theo mùa đo được tại tất cả các trạm khí tượng, thuỷ, hải văn ở vùng bờ

Dữ liệu sốTrung bình ngày đo liên tục trong 10 năm gần nhất

1.4

Chế độ sóng gồm độ cao sóng, hướng sóng theo mùa đo được tại tất cả các trạm khí tượng, hải văn ở vùng bờ

Dữ liệu sốTrung bình ngày đo liên tục trong 10 năm gần nhất

1.5

chế độ dòng chảy gồm hướng dòng chảy, vận tốc dòng chảy theo mùa đo được tại tất cả các trạm khí tượng, hải văn ở vùng bờ

Dữ liệu số Trung bình ngày đo liên tục trong 10 năm gần nhất

1.6Chế độ thủy triều theo mùa đo được tại tất cả các trạm khí tượng, thuỷ, hải văn ở vùng bờ

Dữ liệu sốTrung bình ngày đo liên tục trong 10 năm gần nhất

II Thông tin, dữ liệu về tài nguyên2.1 Các hệ sinh thái rạn san hô và

cỏ biển phân bố ở vùng bờ bao gồm diện tích, vị trí, thành phần loài, tính đa dạng sinh học loài trong hệ sinh thái rạn san hô, cỏ

Dữ liệu số, bản đồ

Dữ liệu điều tra trong khoảng thời gian 05 năm trở lại đây

15

Page 16: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI RƯỜNG - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCăn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

biển, tình trạng khai thác và bảo vệ

2.2

Các rừng phòng hộ ven biển, rừng ngập mặn phân bố ở vùng bờ (diện tích, vị trí, hiện trạng khai thác sử dụng, quy hoạch bảo vệ, phục hồi và phát triển)

Dữ liệu số, bản đồ Dữ liệu điều tra

trong khoảng thời gian 05 năm trở lại đây

2.3

Đất ngập, bãi bồi, bãi triều phân bố ở vùng bờ (tên, diện tích, vị trí, hiện trạng khai thác sử dụng, tính đa dạng sinh học)

Dữ liệu số, bản đồ

Dữ liệu điều tra trong khoảng thời gian 05 năm trở lại đây

2.4

Các khu bảo tồn, vườn quốc gia đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phân bố ở vùng bờ và trên các hải đảo (tên, diện tích, vị trí, hiện trạng bảo vệ, bảo tồn, tính đa dạng sinh học)

Dữ liệu số, bản đồ Dữ liệu điều tra

trong khoảng thời gian 05 năm trở lại đây

2.5

Các tài nguyên khoáng sản phân bố ở vùng bờ (tên mỏ, loại mỏ, vị trí mỏ, trữ lượng ước tính, sản lượng khai thác, tình trạng khai thác đối với mỗi mỏ)

Dữ liệu số, bản đồ Dữ liệu điều tra

trong khoảng thời gian 05 năm trở lại đây

III Thông tin, dữ liệu về môi trường, sự cố môi trường và thiên tai

3.1

Chất lượng đất, không khí và nước (nước dưới đất, nước mặt và nước biển ven bờ (số liệu quan trắc trong 5 năm gần nhất)

Dữ liệu sốDữ liệu đo đạc, khảo sát liên tục 05 năm trở lại đây

3.2

Các sự cố môi trường, điểm nóng ô nhiễm đã xảy ra ở vùng bờ trong các năm gần nhất (loại sự cố, thời gian và địa điểm xảy ra sự cố, mức độ ảnh hưởng/thiệt hại do sự cố gây ra).

Dữ liệu sốDữ liệu thống kê liên tục 10 năm trở lại đây

3.3 Bão lũ và các thiệt do bão lũ gây ra cho vùng bờ trong khoảng 20 năm gần nhất (bao gồm tên, vị trí ảnh hưởng, các

Dữ liệu số Dữ liệu thống kê liên tục 10 năm trở lại đây

16

Page 17: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI RƯỜNG - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCăn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

thiệt hại)

3.4

Các kết quả nghiên cứu, phân tích và đánh giá dự báo về sự xâm nhập mặn do tác tác động của BĐKH và nước biển dâng ở các vùng cửa sông và ven biển (bao gồm vị trí, mức độ xâm nhập mặn, mức độ ảnh hưởng/gây thiệt hại đến môi trường và các hoạt động sản xuất của con người ở vùng bờ)

Báo cáo, dữ liệu số và bản đồ, sơ đồ

Kết quả nghiên cứu trong khoảng thời gian 05 năm trở lại đây

3.5

Các kết quả nghiên cứu, đánh giá dự báo về ngập lụt, hạn hán ở vùng ven biển do tác động của BĐKH và nước biển dâng (bao gồm vị trí, mức độ ngập lụt, hạn hán, mức độ ảnh hưởng/gây thiệt hại đến môi trường và các hoạt động sản xuất của con người ở vùng bờ).

Báo cáo, dữ liệu số và bản đồ, sơ đồ

Kết quả nghiên cứu trong khoảng thời gian 05 năm trở lại đây

3.6

Các kết quả nghiên cứu, đánh giá về xói lở và bồi lắng ở các vùng cửa sông và ven biển (bao gồm vị trí, mức độ xói lở, bồi lắng; mức độ ảnh hưởng/gây thiệt hại đến môi trường và các hoạt động sản xuất của con người ở vùng bờ).

Báo cáo, dữ liệu số và bản đồ, sơ đồ

Kết quả nghiên cứu trong khoảng thời gian 05 năm trở lại đây

IV Thông tin, dữ liệu về kinh tế - xã hội

4.1

Các khu dân cư, khu đô thị phân bố tại các huyện, thị ven biển và hải đảo (tên khu dân cư, khu đô thị, địa điểm, diện tích, số dân và mật độ dân số)

Dữ liệu số, bản đồ

Dữ liệu thống kế được công bố trong năm gần nhất

4.2 Các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp phân bố tại các huyện, thị ven biển và

Dữ liệu số, bản đồ

Dữ liệu thống kế được công bố trong năm gần nhất

17

Page 18: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI RƯỜNG - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCăn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

hải đảo (tên, vị trí, diện tích, quy mô sản xuất, hiện trạng môi trường)

4.3

Các làng nghề, cơ sở sản xuất thủ công phân bố tại các huyện, thị ven biển và hải đảo (tên, vị trí, diện tích, quy mô sản xuất, hiện trạng môi trường)

Dữ liệu số, bản đồ

Dữ liệu thống kế được công bố trong năm gần nhất

4.4

Các công trình điện gió, năng lượng phân bố ở vùng bờ và trên các đảo (tên, vị trí, diện tích, quy mô sản xuất, hiện trạng môi trường)

Dữ liệu số, bản đồ

Dữ liệu thống kế được công bố trong năm gần nhất

4.5

Các vùng, khu sản xuất nông nghiệp, diệm nghiệp ở vùng bờ và trên các đảo (tên, vị trí, diện tích, loại đất canh tác, sản lượng mối trung bình hàng năm, hiện trạng môi trường)

Dữ liệu số, bản đồ

Dữ liệu thống kế được công bố trong năm gần nhất

4.6

Các vùng, khu sản du lịch, nghỉ dưỡng phân bố ở vùng bờ và trên các đảo (tên, vị trí, diện tích, loại hình du lịch, tổng lượng khách/năm, doanh thu du lịch, hiện trạng môi trường)

Dữ liệu số, bản đồ

Dữ liệu thống kế được công bố trong năm gần nhất

4.7

Các vùng, khu nuôi trồng thuỷ, hải sản ở vùng bờ và trên các đảo (tên, vị trí, diện tích nuôi, loại hình nuôi, đối tượng nuôi, sản lượng nuôi, doanh thu hàng năm, hiện trạng môi trường)

Dữ liệu số, bản đồ

Dữ liệu thống kế được công bố trong năm gần nhất

4.8 Hệ thống các cảng, khu neo đậu tài thuyền và luồng lạch ở vùng bờ và trên các đảo (tên, vị trí, diện tích, loại cảng, công suất, sản lượng, hiện trạng môi

Dữ liệu số, bản đồ

Dữ liệu thống kế được công bố trong năm gần nhất

18

Page 19: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI RƯỜNG - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCăn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

trường)

4.9Hệ thống đường bộ, đường sắt phân bố ở vùng bờ (tên đường, độ dài đường, cấp độ đường)

Dữ liệu số, bản đồ

Dữ liệu thống kế được công bố trong năm gần nhất

4.10Các công trình ngầm ở vùng bờ (hệ thống luồng lạch, cáp quang, cáp điện thoại, cáp điện...)

Dữ liệu số, bản đồ

Dữ liệu thống kế được công bố trong năm gần nhất

V Các quy hoạch, kế hoạch liên quan

5.1

Các văn bản pháp luật lien quan đến quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng bờ, biển và hải đảo

Văn bảnĐã được cấp có thẩm quyền ký ban hành và còn hiệu lực

5.2

Các chiến lược, kế hoạch liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ của các Bộ, ngành và địa phương liên quan

Văn bảnĐã được cấp có thẩm quyền ký ban hành và còn hiệu lực

5.3

Báo cáo thuyết minh và bản đồ quy hoạch tổng thể phát triển của các ngành kinh tế: thuỷ sản, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp, diêm nghiệp, cảng biển, dịch vụ hàng hải, dầu khí và các tài nguyên khác

Văn bảnĐã được cấp có thẩm quyền ký ban hành và còn hiệu lực

5.4Báo cáo thuyết minh và bản đồ quy hoạch tổng thể sử dụng đất của 28 tỉnh, thành phố ven biển

Văn bảnĐã được cấp có thẩm quyền ký ban hành và còn hiệu lực

5.5

Báo cáo thuyết minh và bản đồ quy hoạch bảo tồn đối với các khu bảo tồn, hệ sinh thái ở vùng bờ

Văn bảnĐã được cấp có thẩm quyền ký ban hành và còn hiệu lực

19

Page 20: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI RƯỜNG - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCăn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

Phụ lục 2NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO THUYẾT MINH QUY HOẠCH QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN VÙNG BỜ(Ban hành kèm theo Thông tư số /TT-BTNMT ngày tháng năm 2017 của

Bộ Tài nguyên và môi trường Quy định kỹ thuật về lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ)

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

MỞ ĐẦU

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN VÙNG BỜ

1.1. Đặc điểm tự nhiên vùng bờ Việt Nam

1.2. Tài nguyên vùng bờ

1.3. Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ

1.4. Các vấn đề môi trường vùng bờ

PHẦN II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP VÀ CƠ SỞ LẬP QUY HOẠCH

2.1. Căn cứ pháp lý

2.2. Quan điểm chỉ đạo, nguyên tắc lập quy hoạch

2.3. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi lập quy hoạch

2.4. Cách tiếp cận và phương pháp lập quy hoạch

2.5. Cơ sở lập quy hoạch

PHẦN III. QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN VÙNG BỜ ĐẾN NĂM

3.1. Phân vùng khai thác, sử dụng vùng bờ

3.2. Quy hoạch sử dụng các vùng

3.3. Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện quy hoạch và các chỉ tiêu cần đạt

PHẦN IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN

4.1. Mục tiêu của kế hoạch

4.2. Nội dung kế hoạch

PHẦN V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 20

Page 21: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI RƯỜNG - Chinhphu.vndatafile.chinhphu.vn/file-remote-v2/DownloadServlet... · Web viewCăn cứ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

5.1. Cơ cấu tổ chức, quản lý triển khai quy hoạch

5.2. Vai trò và sự tham gia của các bên liên quan chính

5.3. Đánh giá, báo cáo việc thực hiện quy hoạch

5.4. Kinh phí thực hiện quy hoạch

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

21