9
1 http://www.thanhnien.com.vn/pages/20101027/bai-bao-khoa-hoc-bi-rut-khoi-tap-chi-quoc-te-vi-dao- van.aspx Bài báo khoa học bị rút khỏi tạp chí quốc tế vì đạo văn 27/10/2010 23:29 Các nhà nghiên cứu VN ít khi có được bài báo trên các tạp chí uy tín của thế giới. Điều này không đáng buồn bằng việc bài đã được chọn đăng nhưng cuối cùng bị rút lại do đạo văn. Những ngày gần đây, giới khoa học trong và ngoài nước xôn xao trước sự kiện 2 tạp chí uy tín về vật lý trên thế giới đã có tuyên bố rút lại bài báo đã được đăng do tác giả đạo văn. Thông báo của Ban Biên tập tạp chíEPL rút bài báo khỏi tạp chí do đạo văn và toàn văn bài báo có đóng chữ RETRACTED (tạm dịch: đã bị rút lại) Đó là bài báo Was the fine-structure constant variable over cosmological time? (tạm dịch: Hằng số tương tác điện từ có thay đổi theo thời gian?) của nhóm tác giả Lê Đức Thông, Nguyễn Mộng Giao - Viện Vật lý TP.HCM, N.T.Hung - Viện Vật lý Hà Nội và tiến sĩ Trần Văn Hùng - Trung tâm Nghiên cứu và triển khai công nghệ bức xạ. Tạp chí EPL trong số phát hành tháng 6.2010 đã có thông báo chính thức rút lại bài báo trên vì đã vi phạm một nguyên tắc quan trọng trong nghiên cứu khoa học: đạo văn (nguyên văn: plagiarism). Trước đó, vào tháng 2.2010, trên trang web chính thức, tạp chí Physics Letters B cũng có thông báo rút bài báo mang tênSearch for cosmological time variation of the fine-structure constant using low-redshifts of quasar (tạm dịch: Nghiên cứu sự thay đổi theo thời gian vũ trụ của hằng số đẹp sử dụng dịch chuyển đỏ thấp của quasar) của nhóm tác giả Lê Đức Thông, Nguyễn Mộng Giao và Trần Văn Hùng ra khỏi những bài báo trong giai đoạn “in press” (Những bài báo đang được để trên mạng, trong giai đoạn xem xét chuẩn bị in trên tạp chí - NV) theo yêu cầu của ban biên tập. Chúng tôi đã liên hệ với tác giả chính của 2 bài báo này là ông Lê Đức Thông vào sáng ngày 26.10. Lần đầu ông nhận điện thoại nhưng do đang đi trên đường nên hẹn chúng tôi 14 giờ gọi lại. Nhưng sau đó ông Thông tắt máy. Chúng tôi cũng đã tiếp xúc với ông Nguyễn Mộng Giao - nguyên Trưởng phòng Vật lý năng lượng và Vật lý môi trường, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Vật lý TP.HCM, ông Trần Văn Hùng - cán bộ vận hành của Trung tâm Nghiên cứu và triển khai công nghệ bức xạ và lãnh đạo Viện Vật lý TP.HCM. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng phần trả lời của các bên liên quan. Tiến sĩ Nguyễn Mộng Giao: Thông tự ý cho tên tôi vào * Ông có tham gia vào bài báo được đăng trên tạp chí EPL do ông Lê Đức Thông là tác giả thứ nhất không? - Tôi xin khẳng định, bài báo này không có một chữ nào của tôi mà hoàn toàn là do Thông tự viết, tự ý cho tên tôi vào rồi gửi đăng báo. Có thể nói, Thông đã gửi “chui” bài báo này mà không hề nhận được sự đồng ý của tôi. Trước đó, tôi có giao cho Thông một bài toán nhưng đến nay Thông vẫn chưa giải được, và bài viết này có liên quan đến một phần của bài toán đó. Khi Thông viết bài báo này đưa cho tôi xem, tôi đã yêu cầu Thông sửa đi sửa lại nhiều lần, nhưng do nản quá nên tự ý gửi đi đăng, tôi không hề biết gửi đi đâu và khi nào. Thậm chí 2 tác giả còn lại tôi cũng không biết họ là ai.

bai-bao-khoa-hoc-bi-rut-khoi-tap-chi-quoc-te-vi-dao- van

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: bai-bao-khoa-hoc-bi-rut-khoi-tap-chi-quoc-te-vi-dao- van

1

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20101027/bai-bao-khoa-hoc-bi-rut-khoi-tap-chi-quoc-te-vi-dao-van.aspx

Bài báo khoa học bị rút khỏi tạp chí quốc tế vì đạo văn 27/10/2010 23:29

Các nhà nghiên cứu VN ít khi có được bài báo trên các tạp chí uy tín của thế giới. Điều này không đáng buồn bằng việc bài

đã được chọn đăng nhưng cuối cùng bị rút lại do đạo văn.

Những ngày gần đây, giới khoa học trong và ngoài nước xôn xao trước sự kiện 2 tạp chí uy tín về vật lý trên thế giới đã có tuyên bố

rút lại bài báo đã được đăng do tác giả đạo văn.

Thông báo của Ban Biên

tập tạp chíEPL rút bài báo

khỏi tạp chí do đạo văn và

toàn văn bài báo có đóng

chữ RETRACTED (tạm

dịch: đã bị rút lại)

Đó là bài báo Was the fine-structure constant variable over cosmological time? (tạm dịch: Hằng số tương tác điện từ có thay đổi

theo thời gian?) của nhóm tác giả Lê Đức Thông, Nguyễn Mộng Giao - Viện Vật lý TP.HCM, N.T.Hung - Viện Vật lý Hà Nội và tiến

sĩ Trần Văn Hùng - Trung tâm Nghiên cứu và triển khai công nghệ bức xạ.

Tạp chí EPL trong số phát hành tháng 6.2010 đã có thông báo chính thức rút lại bài báo trên vì đã vi phạm một nguyên tắc quan

trọng trong nghiên cứu khoa học: đạo văn (nguyên văn: plagiarism).

Trước đó, vào tháng 2.2010, trên trang web chính thức, tạp chí Physics Letters B cũng có thông báo rút bài báo mang tênSearch

for cosmological time variation of the fine-structure constant using low-redshifts of quasar (tạm dịch: Nghiên cứu sự thay đổi theo

thời gian vũ trụ của hằng số đẹp sử dụng dịch chuyển đỏ thấp của quasar) của nhóm tác giả Lê Đức Thông, Nguyễn Mộng Giao và

Trần Văn Hùng ra khỏi những bài báo trong giai đoạn “in press” (Những bài báo đang được để trên mạng, trong giai đoạn xem xét

chuẩn bị in trên tạp chí - NV) theo yêu cầu của ban biên tập.

Chúng tôi đã liên hệ với tác giả chính của 2 bài báo này là ông Lê Đức Thông vào sáng ngày 26.10. Lần đầu ông nhận điện thoại

nhưng do đang đi trên đường nên hẹn chúng tôi 14 giờ gọi lại. Nhưng sau đó ông Thông tắt máy.

Chúng tôi cũng đã tiếp xúc với ông Nguyễn Mộng Giao - nguyên Trưởng phòng Vật lý năng lượng và Vật lý môi trường, Chủ tịch

Hội đồng khoa học Viện Vật lý TP.HCM, ông Trần Văn Hùng - cán bộ vận hành của Trung tâm Nghiên cứu và triển khai công nghệ

bức xạ và lãnh đạo Viện Vật lý TP.HCM. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng phần trả lời của các bên liên quan.

Tiến sĩ Nguyễn Mộng Giao: Thông tự ý cho tên tôi vào

* Ông có tham gia vào bài báo được đăng trên tạp chí EPL do ông Lê Đức Thông là tác giả thứ nhất không?

- Tôi xin khẳng định, bài báo này không có một chữ nào của tôi mà hoàn toàn là do Thông tự viết, tự ý cho tên tôi vào rồi

gửi đăng báo. Có thể nói, Thông đã gửi “chui” bài báo này mà không hề nhận được sự đồng ý của tôi. Trước đó, tôi có

giao cho Thông một bài toán nhưng đến nay Thông vẫn chưa giải được, và bài viết này có liên quan đến một phần của bài toán đó.

Khi Thông viết bài báo này đưa cho tôi xem, tôi đã yêu cầu Thông sửa đi sửa lại nhiều lần, nhưng do nản quá nên tự ý gửi đi đăng,

tôi không hề biết gửi đi đâu và khi nào. Thậm chí 2 tác giả còn lại tôi cũng không biết họ là ai.

Page 2: bai-bao-khoa-hoc-bi-rut-khoi-tap-chi-quoc-te-vi-dao- van

2

* Vậy thời điểm nào ông biết bài này được đăng cũng như bị rút xuống và ông đã xử lý ra sao?

- Sau khi bài báo được đăng Thông có cho tôi biết nhưng thời điểm đó tôi cũng chả quan

tâm vì có quá nhiều việc phải làm. Thêm nữa, tôi cũng tin tưởng vào chất lượng bài viết khi

nó đã được đăng trên một tạp chí uy tín. Tôi cũng nghĩ rằng nhiều khi học trò mượn tên

thầy để vào bài viết của mình nên cho qua. Cho đến hôm qua (ngày 25.10 - PV), tôi mới

biết tin về bài báo có sai sót. Tôi thực sự buồn.

* Ông có minh chứng nào cho thấy mình không liên quan đến bài báo này không?

- Thứ nhất, về nguyên tắc khi nghiên cứu khoa học, trước khi in một công trình, các tác giả

phải ký tên vào tờ giấy đồng ý đăng. Trong khi, tôi chưa bao giờ viết và chưa bao giờ đồng

ý ký tên cho in bài báo này, cũng chưa từng liên hệ với tạp chí này, trừ phi Thông giả danh dùng thư điện tử của tôi để liên lạc. Về

việc này, tôi hoàn toàn có thể kiện Ban Biên tập của tờ tạp chí trên bởi chưa được sự đồng ý của tôi mà vẫn đăng bài có tên tôi. Vả

lại, nếu tôi là người tham gia vào bài viết này thì hẳn tôi phải là người đứng đầu nhóm tác giả, là người trực tiếp liên lạc để gửi bài

cho tạp chí. Bởi so về trình độ và khả năng ngoại ngữ thì tôi phải hơn hẳn Thông chứ. Hơn nữa, trước khi nghỉ việc Thông có gửi

cho Viện trưởng Viện Vật lý TP.HCM và sao y cho tôi một lá thư xin lỗi, trong đó có nêu rõ tôi hoàn toàn không có liên quan tới bài

viết và Thông đã tự ý để tên tôi vào.

* Vậy ông có biết bài báo này đạo văn ở mức độ nào không?

- Tôi không liên quan đến bài viết nên cũng không biết phần sao chép chỗ nào. Thậm chí đến thời điểm này tôi cũng chưa xem kỹ

bài báo một cách nghiêm túc. Nhưng Thông có bảo với tôi, vì kém tiếng Anh nên Thông đã sử dụng lại câu văn của người khác và

thay thế vào đó số liệu nghiên cứu của mình. Thực sự thì trình độ Anh ngữ của Thông cũng chưa đạt đủ tầm để viết bài đăng lên

tạp chí quốc tế. Bài viết cũng có kết quả mới nhưng cái mới ít hơn so với những phần Thông lấy của người khác.

Tiến sĩ Trần Văn Hùng: Bài có 5 trang nhưng 3 trang không ghi nguồn

* Thông tin về 2 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí quốc tế bị rút xuống với lý do đạo văn mà trong đó đều có tên ông, ông có

ý kiến gì không?

- Thực ra nói là đạo văn cũng hơi quá bởi trong bài viết có một phần khi trích dẫn Thông đã không nêu rõ nguồn tài liệu tham khảo.

Nên vấn đề ở đây là lỗi do cách viết, còn thành quả khoa học thực sự rất có ý nghĩa. Bởi mô hình này được Thông tìm ra có độ

chính xác cao hơn gấp 10 lần so với mô hình cũ.

* Trong bài viết có tên của 4 tác giả, tại sao ông lại chỉ nhắc tên Thông? Vậy phần của ông trong bài này ở chỗ nào?

- Dù có tên 4 người nhưng Thông là người viết bài chứ chúng tôi không viết. Tôi cũng

không biết về 2 tác giả còn lại. Viết xong Thông cũng không đưa cho chúng tôi xem trước

mà tự ý gửi đăng, đến khi bài được đăng chúng tôi mới biết thông tin. Thậm chí, việc bài bị

rút khỏi tạp chí Thông cũng không nói với tôi cho tới khi tôi biết, hỏi thì Thông mới trả lời.

Tôi hoàn toàn không viết chữ nào trong bài này, mà chỉ là người cung cấp số liệu cho

Thông.

* Ông có biết bài viết này sao chép từ nguồn nào không?

- Bài báo này có 5 trang, trong đó riêng phần giới thiệu khoảng 2 - 3 trang là thông tin được

trích dẫn mà không ghi rõ nguồn tài liệu tham khảo.

* Trong danh sách các công trình đã công bố trên tạp chí quốc tế năm 2009 được Viện Năng lượng nguyên tử VN biểu dương có

bài báo này, ông có ý kiến gì không?

- Thời điểm mà Viện Năng lượng nguyên tử VN biểu dương là khi bài báo chưa bị phát hiện có sai sót! Và tôi cũng chỉ biết việc này

khi bài báo chính thức bị rút xuống khỏi tạp chí vào tháng 6.2010. Do vậy, ở thời điểm đó bài báo được chọn để biểu dương một

cách ngẫu nhiên.

“Bài viết cũng có kết

quả mới nhưng cái mới ít hơn so với

những phần Thông lấy của người khác”.

Ông Nguyễn Mộng Giao

“Mô hình này được Thông tìm ra có độ

chính xác cao hơn gấp 10 lần so với mô hình

cũ”.

Ông Trần Văn Hùng

Page 3: bai-bao-khoa-hoc-bi-rut-khoi-tap-chi-quoc-te-vi-dao- van

3

- Trang web của tạp chí EPL có nêu rõ quy định về việc

tác giả ký khi bài báo chính thức được đăng như sau:

Trong trường hợp là một nhóm tác giả, chỉ có một tác

giả được đại diện ký vào phiếu xác nhận bản quyền

(Copyright form) nhưng phải được sự đồng thuận từ các

tác giả còn lại.

- Impact Factor (IF) là một trong những chỉ số thể hiện

tầm ảnh hưởng của một tạp chí. Trong 71 tạp chí cùng

nhóm ngành vật lý, nếu dựa trên chỉ số IF của năm 2009

thì tạp chí Physics Letters B (IF=5,083) đứng hạng 7, tạp

chí EPL(IF=2,893) đứng hạng thứ 14 so với IF cao nhất

là 33,145 và thấp nhất là 0,125.

(Nguồn: ISI Web of Knowledge)

Thùy Ngân - Hà Ánh

Page 4: bai-bao-khoa-hoc-bi-rut-khoi-tap-chi-quoc-te-vi-dao- van

4

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20101028/vu-bai-bao-khoa-hoc-bi-rut-khoi-tap-chi-quoc-te-vi-dao-van-trach-nhiem-thuoc-ve-ai.aspx

Vụ bài báo khoa học bị rút khỏi tạp chí quốc tế vì đạo văn: Trách nhiệm thuộc về ai?

28/10/2010 18:22

Một số diễn biến xung quanh vụ việc này đặt ra vấn đề khi bài báo đứng tên nhóm tác giả thì trách nhiệm thuộc về tập thể

hay chỉ một cá nhân?

>> Bài báo khoa học bị rút khỏi tạp chí quốc tế vì đạo văn

Viện Vật lý TP.HCM: Đã cho ông Lê Đức Thông nghỉ việc

Sáng 27.10, PV Thanh Niên đã trao đổi với tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tuấn – Phó viện trưởng, Trưởng phòng Vật liệu mới và Vật liệu

cấu trúc Nano của Viện Vật lý TP.HCM. Ông Tuấn cho biết: “Viện có biết thông tin bài báo này được đăng trên các tạp chí trên.

Ngay sau khi bài báo được đăng không lâu (đầu năm 2010), chính tạp chí trên đã gửi thư thông báo về việc bài viết có sao chép

của người khác. Sau đó, chúng tôi đã tiến hành xử lý ngay. Trường hợp của anh Lê Đức Thông, sau khi xem xét Viện đã có quyết

định cho nghỉ việc, ông Nguyễn Mộng Giao thì chỉ góp ý ở góc độ cá nhân. Đây là hướng nghiên cứu cá nhân và không phải đề tài

nghiên cứu của Viện nên Viện không quản lý việc gửi bài này. Tuy nhiên, Viện tự thấy cũng có một phần trách nhiệm, vì ở thời

điểm đó các tác giả này vẫn là người của Viện”.

Ông Tuấn thông tin thêm ông Lê Đức Thông tốt nghiệp trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, đã tham gia cộng tác nghiên cứu

với Viện từ năm 2004, và đến năm 2008 thì được vào biên chế. Đến đầu năm 2010,

ông Thông chính thức nghỉ việc tại Viện.

Chia sẻ với chúng tôi sáng 28.10, tiến sĩ Tạ Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Vật lý TP.HCM cho biết thêm: “Trong thư của các tạp chí gửi tới Viện, họ thông báo rằng nội dung của bài báo trên hoàn toàn sao chép, không có gì mới cả. Sau khi xử lý sự việc, chúng tôi cũng đã gửi thư xin lỗi các tờ tạp chí trên”.

Có phải lá thư của ông Thông?!

Tiếp xúc với chúng tôi, tiến sĩ Nguyễn Mộng Giao và Trần Văn Hùng đều cho rằng sau

khi sự việc xảy ra, ông Lê Đức Thông có gửi thư xin lỗi đến lãnh đạo cơ quan của các

ông.

Bức thư được tiến sĩ Giao trình ra là chữ viết tay, được cho là của ông Lê Đức Thông

ký vào tháng 5.2010 gửi cho tiến sĩ Tạ Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Vật lý TP.HCM.

Nội dung thư có đoạn: “Thầy Nguyễn Mộng Giao khi nhận em về Viện Vật lý TP.HCM

đã ra cho em bài toán về hằng số tương tác. Đây là bài toán rất hay. Em đã làm được

một phần và em đã viết thành một bài báo định gửi đi đăng. Nhưng khi đưa cho thầy

Giao xem lại, thầy bắt sửa đi sửa lại nhiều lần. Em đã rất nản nên đã gửi đi và được

đăng ở EuroPhysics Letters”.

Bức thư gửi cho tiến sĩ Trần Văn Hùng lại được chuyển qua thư điện tử, đánh máy,

có chữ ký gửi ông Trần Khắc Ân - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và triển khai công

nghệ bức xạ TP.HCM ngày 28.10.2010. Thư có đoạn: “Sự việc liên quan đến bài báo

Was the fine-structure constant variable over cosmological time? đăng trên tạp chí

EPL, 87(2009)69002 đã làm liên lụy đến các đồng tác giả trong đó có anh Trần Văn

Hùng, cán bộ của trung tâm. Sự thật, bài báo này đã được đăng vì các kết quả khoa

học là hoàn toàn mới và rất tốt. Tuy nhiên, sau khi đăng một thời gian, một số người

đọc thấy có một số chỗ dùng lời văn từ những bài báo khác mà không trích dẫn. Sự

cố này tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm và khẳng định không liên quan đến anh Trần

Văn Hùng”.

Vấn đề đặt ra ở đây là cùng một tác giả Lê Đức Thông nhưng 2 lá thư có 2 chữ ký

khác nhau hoàn toàn (?). Chúng tôi cũng đã tìm mọi cách liên lạc với ông Lê Đức

Thông đã tìm hiểu vấn đề này nhưng đều không được.

Nhóm tác giả Lê Đức Thông,

Nguyễn Mộng Giao và Trần

Văn Hùng cũng có gửi một bài

báo với tựa đề Constraining the

cosmological time variation of

the fine-structure constant

(Tạm dịch: Buộc các biến thời

gian vũ trụ của hằng số đẹp)

cho tạp chí Monthly Notices of

the Royal Astronomical Society.

Chỉ số Impact Factor (IF) của

tạp chí này năm 2009 là 5,103,

xếp hạng 8/52 tạp chí quốc tế

về thiên văn học và vật lý thiên

văn. Tuy nhiên, Tổng biên tập

của tạp chí này đã có thư gửi

tác giả thứ nhất khẳng định bác

bỏ bài báo đã nộp do sao chép

nhiều từ các bài báo khác. Cuối

thư, còn có đoạn: “...chúng tôi

bác bỏ bài này và, hơn nữa, sẽ

không xem xét bất cứ bài nào

mà ông gửi đến cho tạp chí”.

Page 5: bai-bao-khoa-hoc-bi-rut-khoi-tap-chi-quoc-te-vi-dao- van

5

Đạo văn là vấn đề văn hóa

Phải chăng đạo văn có nguồn gốc từ văn hóa? Vì rõ ràng

là các nước châu Á có thói quen đạo văn cao hơn nhiều so

với các nước Âu-Mỹ. Và cả người đạo lẫn người bị đạo

đều... xem đó là việc bình thường. Khi đa số ai cũng đạo

văn, và nghĩ rằng việc ấy có gì đâu mà rộn, nó cũng bình

thường thôi (!), thì điều đó nếu không gọi là văn hóa đạo

văn thì gọi là gì chứ? Nếu vậy, rõ ràng là châu Á có văn

hóa đạo văn. Cái này không chỉ tôi nghĩ, mà nhiều người

đã viết như vậy.

Có một bài viết nói về đạo văn ở Hàn Quốc. Đáng lưu ý là

phân biệt các loại đạo văn, trong đó có "tự đạo văn" (self-

plagiarism) tức là cùng một ý tưởng/câu chữ của mình

nhưng sử dụng nhiều lần ở nhiều nơi mà không có trích

dẫn; và đứng tên "đồng tác giả" (co-authorship) mà thực

ra chẳng có đóng góp công sức bao nhiêu vào tác phẩm.

Hai loại đạo văn trên ở VN vô cùng phổ biến, và theo tôi

thì cho đến nay chưa thấy ai phản ứng về mấy việc này cả!

Có phải lại là vấn đề văn hóa đó chăng?

Có thể tin đạo văn là một vấn đề văn hóa. Và để thay đổi

một yếu tố văn hóa thì rõ ràng không hề dễ, phải có những

giải pháp đồng bộ và sự kiên trì.

Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào

tạo ĐH Quốc gia TP.HCM

Một số tiêu chuẩn của chức danh giáo sư, phó giáo sư

- Có bằng tiến sĩ từ đủ 36 tháng trở lên kể từ ngày có quyết

định cấp bằng tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ.

- Có đủ số công trình khoa học quy đổi theo quy định của

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, trong đó có ít nhất 50% số công

trình khoa học quy đổi từ các bài báo khoa học và 25% số

công trình khoa học quy đổi được thực hiện trong ba năm

cuối tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ. (Các công trình

khoa học được công bố ở trong nước hoặc nước ngoài,

chấm điểm từ 0-2 điểm với độ lệch 0,25 điểm )

- Biên soạn SGK, tài liệu tham khảo giảng dạy đại học...

(Nguồn Bộ GD-ĐT)

Thùy Ngân - Hà Ánh

Page 6: bai-bao-khoa-hoc-bi-rut-khoi-tap-chi-quoc-te-vi-dao- van

6

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20101029/moi-truong-nghien-cuu-khoa-hoc-thieu-bai-ban.aspx

Vụ bài báo khoa học bị rút khỏi tạp chí quốc tế vì đạo văn:

Môi trường nghiên cứu khoa học thiếu bài bản

29/10/2010 23:28

Vụ việc không chỉ là chuyện của một nhóm nghiên cứu, mà chính từ đây, mọi người cần nhìn nhận một cách nghiêm túc

hơn về những nguyên tắc trong nghiên cứu khoa học.

>> Bài báo khoa học bị rút khỏi tạp chí quốc tế vì đạo văn \ Trách nhiệm thuộc về ai?

Thế nào là đạo văn?

Sự việc xảy ra khi bài báo Was the fine-structure constant variable over cosmological time? của nhóm tác giả Lê Đức Thông,

Nguyễn Mộng Giao (Viện Vật lý TP.HCM), N.T.Hung (không phải Nguyễn Thế Hùng - Viện Vật lý Hà Nội như tìm hiểu ban đầu) và

Trần Văn Hùng (Trung tâm Nghiên cứu và triển khai công nghệ bức xạ TP.HCM) đã bị tập san EPL rút xuống vì lý do đạo văn.

Những phát biểu của một số người trong cuộc cho thấy chính nhóm tác giả cũng chưa thật sự biết thế nào bị xem là đạo văn.

Trong lá thư gửi cho Ban biên tập American Physical Society, tạp chí mà nhóm tác giả Lê Đức Thông, Nguyễn Mộng Giao và Trần

Văn Hùng gửi bài báo Constraining the cosmological time variation of the fine-structure constant, nhưng đã bị phát hiện đạo văn,

ông Thông có viết: “Tôi nghĩ rằng khi dùng một vài câu từ của những tác giả khác (trích dẫn trong bản thảo của mình) là OK. Điều

quan trọng là những kết quả chính của các bài báo này (phương pháp mới, phân tích mới...)” (trích dịch). Như vậy, trước khi sự

việc này xảy ra, Lê Đức Thông chưa hề biết rằng trích dẫn một ý kiến của ai đó vào bài báo của mình mà không ghi nguồn là phạm

tội đạo văn. Tiến sĩ Trần Văn Hùng, đồng tác giả của các bài báo với Thông cũng có suy nghĩ như vậy. Trả lời phóng viên Báo

Thanh Niên, ông Hùng có nói: “Thực ra nói là đạo văn cũng hơi quá bởi trong bài viết có một phần khi trích dẫn Thông đã không

nêu rõ nguồn tài liệu tham khảo. Nên vấn đề ở đây là lỗi do cách viết, còn thành quả khoa học thực sự rất có ý nghĩa”.

Ở một góc độ khác, theo ý kiến của tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh - Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐH

Quốc gia TP.HCM, trên một bài viết nói về đạo văn ở Hàn Quốc còn xếp loại “đồng tác giả” (co-authorship) mà thực ra chẳng đóng

góp công sức bao nhiêu vào tác phẩm cũng là đạo văn. Vấn đề này xem ra cũng gần giống với trường hợp đang bàn khi hầu hết

những đồng tác giả đều khẳng định: “Bài báo này không có một chữ nào của tôi” hoặc: “Tôi hoàn toàn không viết chữ nào trong bài

này mà chỉ là người cung cấp số liệu cho Thông”...

Thiếu hẳn môi trường nghiên cứu

Với hầu hết những ai đã từng học tập và nghiên cứu ở nước ngoài, những chuẩn mực về đạo đức trong nghiên cứu khoa học

không phải là điều lạ lẫm. Nhưng ở nước ta, có lẽ chưa bao giờ điều này được nhìn nhận một cách chính thống và nghiêm túc. Vì

vậy những ai mới bước vào lĩnh vực này đều bỡ ngỡ và gặp muôn vàn khó khăn. Trường hợp của Lê Đức Thông là điển hình.

Dù rất nỗ lực nhưng chúng tôi không có cách nào tiếp cận với tác giả Lê Đức Thông. Ngay từ đầu khi tìm hiểu vụ việc này, chúng

tôi vẫn đánh giá Nguyễn Đức Thông là người có năng lực nhất định. Trước khi tốt nghiệp trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM,

Lê Đức Thông đã có những công trình nghiên cứu đáng chú ý về vật lý. Dù không hề học ngành này ở bậc đại học nhưng Thông đã

có những nghiên cứu vào những chuyên ngành hẹp của vật lý. Nhưng Thông lại chưa có được môi trường nghiên cứu khoa học

bài bản, đúng nghĩa để phát huy. Trong thư gửi cho Ban biên tập tạp chí American Physical Society, Thông cũng thừa nhận: “Đây

là lần đầu tiên tôi viết bài báo khoa học nên thật sự khó khăn với tôi”, ở đoạn khác thì: “... vì là lần đầu tiên, tôi không có nhiều kinh

nghiệm”... (trích dịch)

Thêm nữa, bài báo này được gửi đi có ghi nơi làm việc của nhóm tác giả nhưng hầu như các cơ quan này đều không biết vì cho

rằng đây là hướng nghiên cứu cá nhân. Trên trang web của mình, GS Nguyễn Văn Tuấn (Úc) cho rằng: “Các trung tâm nghiên

cứu, kể cả ĐH, phải có quy trình quản lý nghiên cứu sinh chặt chẽ hơn. Quản lý ở đây không có nghĩa gây thêm thủ tục hành chính

rườm rà và nặng nề mà là tạo ra môi trường sinh hoạt khoa học cởi mở, trong đó có seminar để nghiên cứu sinh trình bày kết quả

nghiên cứu, có sự trao đổi thường xuyên giữa nghiên cứu sinh và giáo sư về tiến trình của dự án nghiên cứu...”.

Thùy Ngân - Hà Ánh

Page 7: bai-bao-khoa-hoc-bi-rut-khoi-tap-chi-quoc-te-vi-dao- van

7

http://kenhtuyensinh.vn/mot-so-cong-cu-chong-dao-van-tai-truong-quoc-te

Một số công cụ chống đạo văn tại trường quốc tế

21:30 PM 10/10/2012

Đạo văn và cách chống đạo văn du học sinh nên biết: có rất nhiều công cụ phát hiện đạo văn online, chẳng hạn như trang

Turnitin, hay phần mềm CopyCatch Gold, các trang web tìm kiếm như Google và AltaVista…

Đạo văn thực sự là gì?

Rất nhiều người nghĩ đạo văn chỉ đơn thuần là việc copy thành quả của một ai đó hay vay mượn các ý tưởng gốc. Tuy nhiên, còn rất nhiều biến hóa khác của đạo văn mà bạn cần nắm rõ trước khi học tập tại các quốc gia phát triển nơi coi đạo văn là một "tội" và ý tưởng hay sản phẩm trí thức là một tài sản được Pháp luật bảo vệ.

Một số công cụ chống đạo văn tại trường quốc tế

Theo Merriam-Webster Online Dictionary, đạo văn nghĩa là:

Ăn cắp và hình thành những ý tưởng hay ngôn từ mới khởi nguồn từ ý tưởng của ai đó

Sử dụng sản phẩm của một ai đó mà không công bố nguồn

Giới thiệu một ý tưởng hay sản phẩm mới được chuyển hóa từ một nguồn đã có từ trước

Ở Mỹ, câu hỏi được đưa ra là “Từ ngữ và các ý tưởng có thực sự bị ăn cắp?” và Luật pháp Mỹ trả lời là có. Việc diễn đạt một ý tưởng độc đáo nào đó cũng được xem là một thành quả của trí tuệ và được bảo vệ theo Luật tác giả tương đương như việc bảo vệ một phát minh hoàn toàn mới. Có rất nhiều cách để đạo văn. Việc “hô hoán” thành quả của một ai đó là của mình là trường hợp đầu tiên, chỉ riêng việc sao chép từ ngữ hay ý tưởng của một ai đó mà không ghi rõ nguồn cũng có thể được xem là đạo văn. Một khi đã có ý định sử dụng trích dẫn từ thành quả sáng tạo và lao động của người khác, bạn phải ghi rõ nguồn và

Page 8: bai-bao-khoa-hoc-bi-rut-khoi-tap-chi-quoc-te-vi-dao- van

8

tên trích dẫn từng đoạn một. Tuy nhiên thậm chí trích dẫn cụ thể nhưng lại sao chép quá nhiều cũng sẽ là một bằng chứng của đạo văn. Hầu như tất cả các trường hợp “bị mang tiếng” đạo văn đều có thể tránh được, ít nhất là nếu bạn ghi rõ nguồn. Những biến hóa của đạo văn

Thật ra, biên giới của một bài nghiên cứu và một bài đạo văn đôi khi không thể trắng đen phân minh được. Việc tìm hiểu những hình thức đạo văn khác nhau sẽ cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn: 1. “The Ghost Writer”: người viết trắng trợn sử dụng toàn bộ công trình của một ai đó thành của mình

2. “The Photocopy”: Người viết sao chép cách phân bố, bố cục của các đoạn văn từ một nguồn duy nhất, không hề sửa đổi lại. 3. “The Potluck Paper”: Người viết cố gắng “trá hình” việc đạo văn của mình bằng cách sao chép từ nhiều nguồn khác nhau, biên tập đối chéo các câu sao cho nội dung thật hợp lí mà không phải tương đồng với bản gốc. 4. “The Poor Disguise”: Mặc dù người viết đã giữ lại các nội dung quan trọng của nguồn, nhưng người đó vẫn sửa lại một chút về “diện mạo” của bài viết đó bằng cách thay đổi từ khóa hay câu cú. 5. “The Labor of Laziness”: Người viết dành thời gian để chú giải các nguồn khác nhau và nối chúng lại với nhau, thay vì dành nỗ lực tương tự cho công việc của mình.

6. “The Self-Stealer”: Người viết “mượn đáng kể” các thành quả trước đó của chính mình để phục vụ cho bài viết/nghiên cứu mới. Đã dẫn nguồn nhưng vẫn là đạo văn!

1. “The Forgotten Footnote”: Người viết dẫn tên tác giả nhưng lại sao lãng việc điền thông tin cụ thể để dẫn chứng về đoạn dẫn nguồn tham khảo như năm xuất bản, trang, chương mục... 2. “The Misinformer”: Người viết cung cấp thông tin sai sự thật liên quan đến các nguồn tham khảo, khiến đọc giả không thể tìm thấy được nguồn chính xác.

3. “The Too-Perfect Paraphrase”: Người viết có dẫn nguồn nhưng lại “quên” dấu trích dẫn dù đoạn đó được sao chép từng từ một hay gần như thế. Mặc dù đã cung ứng đủ thông tin cơ bản cho nguồn dẫn nhưng người viết bị cho là đã không “tôn trọng” đến bản gốc và “dịch” sai thông tin. 4. “The Resourceful Citer”: Người viết dẫn ra tất cả các nguồn, đoạn văn và sử dụng việc trích dẫn một cách đầy đủ tuy nhiên công trình này vẫn được xem là gần như là không hề có tính độc đáo. Đôi khi rất khó để nhân ra hình thức này của đạo văn bởi vì chúng chẳng khác gì một bài nghiên cứu “dày công”. 5. “The Perfect Crime”: Hành vi phạm tội dù có tinh vi đến đâu thì cũng... vẫn coi là tội phạm. Trong trường hợp này, người viết chỉ dẫn nguồn ở một vài nội dung tham khảo cơ bản. Mặc dù tiếp tục sử dụng các nội dung khác của cùng một nguồn này để viết bài nhưng người viết không tiếp tục trích dẫn. Bằng cách này, người đọc có thể bị "đánh lừa" bởi cách trích dẫn "nửa vời" của người viết. Làm thế nào để tránh việc đạo văn?

Trong học tập, chắc chắn bạn sẽ phải làm quen với những nguồn thông tin của các học giả đi trước, chính vì thế cách tốt nhất là hãy trích dẫn nguồn bất cứ khi nào bạn sử

Page 9: bai-bao-khoa-hoc-bi-rut-khoi-tap-chi-quoc-te-vi-dao- van

9

dụng lời trích, chú giải một cách chi tiết và cụ thể. Đây cũng là cách bạn có thể kiểm tra lại thông tin tham khảo một cách nhanh chóng nếu muốn chỉnh sửa hay so sánh tước khi nộp bài. Hãy biết trân trọng thành quả lao động của người khác nếu bạn kỳ vọng người khác tôn trọng những nỗ lực của chính bạn. Xã hội chỉ có thể phát triển nếu có sự sáng tạo, phát minh và sáng kiến. Một số công cụ phát hiện đạo văn ở các trường Đại học

Theo eHow, có rất nhiều công cụ phát hiện đạo văn online, chẳng hạn như trang Turnitin, hay phần mềm CopyCatch Gold, các trang web tìm kiếm như Google và AltaVista… Hiện nay, Turnitin vẫn là trang phát hiện các… văn (sĩ) đạo được sử dụng rộng rãi tại các trường Đại học trên thế giới. Ở The Hague University of Applied Sciences, giáo viên luôn yêu cầu sinh viên nộp bài viết, tiểu luận hay công trình nghiên cứu qua chương trình chống đạo văn Ephorus. Chỉ có những sinh viên đã “scan” công trình của mình qua Ephorus mới được phép gửi bài đến giáo viên qua hình thức điện tử.

Nguồn: Plagiarism, eHow, Thehaguuniversity