159
BAN BIÊN TẬP Chịu trách nhiệm xuất bản Trưởng Ban biên tập PHẠM THÔNG Ủy viên biên tập NGUYỄN TẤN SĨ HUỲNH TRƯƠNG PHÁT LÊ XUÂN BÁ BÙI XUÂN THANH NGUYỄN THỊ THANH THẢO NGUYỄN NGỌC DŨNG Thư ký tòa soạn HUỲNH TRƯƠNG PHÁT Trị sự NGUYỄN THỊ TRÀ NGUYÊN Thiết kế mỹ thuật PHAN CHÍN QRT

BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

BAN BIÊN TẬP

Chịu trách nhiệm xuất bảnTrưởng Ban biên tập

PHẠM THÔNG

Ủy viên biên tậpNGUYỄN TẤN SĨ

HUỲNH TRƯƠNG PHÁTLÊ XUÂN BÁ

BÙI XUÂN THANHNGUYỄN THỊ THANH THẢO

NGUYỄN NGỌC DŨNG

Thư ký tòa soạnHUỲNH TRƯƠNG PHÁT

Trị sựNGUYỄN THỊ TRÀ NGUYÊN

Thiết kế mỹ thuậtPHAN CHÍN QRT

Tòa soạn56 Trần Cao Vân, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

Email: [email protected]Điện thoại: 05103 833 359

Page 2: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Trong số này:

Nguyễn Văn Lúa( ) Hội VHNT tp Tam Kỳ và một số nhiệm vụ phát triển

Tiêu Đình( ) Văn học nghệ thuật Tam Kỳ - Điểm mạnh, yếu

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 37 NĂM GIẢI PHÓNG TAM KỲ (24/3/1975 – 24/3/2012) Phạm Văn Thắng( ) Cuộc tiến công & nổi dậy

Giải phóng Tam Kỳ trong mùa xuân 1975Ngô Phú Thiện( ) Cuộc đổi ngôi diệu kỳ

Huỳnh Yên( ) Rừng cây mang tên BácPhạm Tỉnh Thủy( ) Tam Kỳ xưa và nay

Nguyễn Điện Ngọc( ) Chứng tích của lòng yêu nước Phạm Thông( ) Ký ức ngày thống nhất

TRUYỆN NGẮNNguyễn Ngọc Chương( ) Chim cũng khôn như người

Nguyễn Bá Hòa( ) Đám mây hình con gái Nguyễn Thị Trà Nguyên( ) Tạm biệt nắng thành phố

Huỳnh Thị Định( ) Sáu điểm rưỡi

TẢN VĂN – TÙY BÚTThanh Xuân( ) Đồng đội của bố tôi

Nguyễn Tấn Cả( ) Thương lắm một dòng sông Nguyễn Thành Giang( ) Những cánh chim sè sẻ về đâu

Huỳnh Tiến Văn( ) Nghiện khenHuỳnh Thị Kim Quảng( ) Một khoảng trời quê

Nguyễn Thị Hương Trà( ) Hương hoa làiMạc Ly( ) Hương cau

Võ Văn Trường( ) Bà còngPhan Văn Minh( ) Ngày nay đám cưới ở làng

Thích Hạnh Tuệ( ) Đại Bình huyền thoại Mộc Châu( ) Về Tam Thăng

Đặng Trương Khánh Đức( ) Dân ca “du xuân” sau Tết

THƠ Nguyễn Tấn Sĩ( ) Trường Giang xanh

Nguyễn Đức Dũng( ) Thơ riêng cho cháu ngoạiPhương Dung( ) Tam Kỳ trong anh

Thích Nhuận Tâm( ) Trăng huyền diệuTrương Quang Nhân( ) Về giữa quê hương

Thủy Anh( ) Chiều biển muộnPhạm Phú Hưng( ) Ký ức mùa sim

Nguyễn Bá Hòa( ) Dòng sông kỷ niệmNguyễn Nho Khiêm( ) Mẹ quê

Phan Thanh( ) Lòng mẹVõ Bá( ) Gọi người

Bùi Thị Ánh Tuyết( ) Quê mẹVõ Văn Trường( ) Cỏ Thanh minh

Page 3: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Phan Thanh Minh( ) Phan Châu Trinh – người rèn chìa khóa mở cửa thiên đàng

Phạm Văn Lâm( ) Cội rễDương Thị Khánh Hạ( ) Thầy ơi

Huỳnh Trương Phát( ) Chiếc nón cờiĐặng Văn Vinh( ) Xuân của mẹ

Nguyễn Thành Giang( ) Sợi bạc, Góc hồn quêNguyễn Ngọc Hưng( ) Về biển để thêm yêu

Trương Vũ Thiên An( ) Thành phố những ngã tưNguyệt Thu( ) Ta không thuộc về nhau

Đỗ Tấn Thảo( ) Viết cho em ngày hè Trần Giao Hiệp( ) Tìm emPhạm Văn Tưởng( ) Em về

Lê Văn Ri( ) Khúc hát thời gianAlăng Văn Gáo( ) Những người đánh trống,

đánh cồng, đánh chiêng Phạm Hồ Lưu( ) Về thôi

Trần Văn Luận( ) Giao mùa Vũ Thiên Tường( ) Dân ca

Thái Bảo - Dương Đỳnh( ) Vỗ khúc thiên thuNguyễn Phạm Thạch Thảo( ) Vẫn còn ở quanh đây

Mai Ngọc Phước( ) Khúc tự tình Nguyễn Tấn Thái( ) Màu đông

Phạm Phù Sa( ) Đóa hồng Valentine

NHẠCTrần Cao Vân( ) Thành phố ước mơ

Thế Lữ - Phú Thiện( ) Phố đêm Lê Xuân Trúc( ) Tam Kỳ phố mới rộn ràng

NGHIÊN CỨU - LÝ LUẬN - PHÊ BÌNHThiên Lý( ) Đình Thất phái – những nỗi niềm

Nguyễn Thị Trà Nguyên( ) Đừng tìm biển cho riêng mình Tấn Đường( ) Dào dạt tình quê – man mác tình đời

PHỤ BẢN “CẦU NGUYỆN” tranh sơn dầu 100 x 160 – Bùi Xuân Thanh

“KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN GIỮA CHIẾN HÀO” tranh – Nguyễn Sáng Ảnh Nguyễn Điện Ngọc, Mai Thành Dũng,

Huỳnh Trương Phát, Nguyễn Thanh Dũng

HỘP THƯ CỘNG TÁC VIÊN

BÌA 1 “TƯỢNG ĐÀI CHIẾN THẮNG MẬU THÂN” ảnh Nguyễn Thanh Dũng

VĂN NGHỆ TAM KỲ số 02 – quý II/ 2012Số lượng in 500 cuốn, khổ 16 cm x 24 cm. Giấy phép xuất bản số /GPXB - STTTT

của Sở Thông tin - Truyền thông Quảng Nam cấp ngày /3/2012. In tại Công ty Cổ phần in, phát hành sách và thiết bị trường học. Địa chỉ 260 - Hùng Vương, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

Điện thoại 05103 812 276. In xong và nộp lưu chiểu tháng 4/ 2012.

Page 4: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THÀNH PHỐ TAM KỲ VÀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN

Nguyễn Văn Lúa Phó Bí thư Thành ủy

Chủ tịch UBND thành phố Tam KỳVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh thần đảm bảo sự

phát triển bền vững của xã hội. Nhận thức được vấn đề có tính nguyên lý này, khi định hướng phát triển đất nước trong thời kỳ mới, Đảng ta đã chủ trương “Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội”. Nhằm phát huy vai trò, sứ mệnh cao quý của văn học - nghệ thuật và của đội ngũ văn nghệ sĩ, ngày 16/6/2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới. Như một nguồn sinh khí mới, trong gần 4 năm qua, nền văn học, nghệ thuật và đội ngũ văn nghệ sĩ cả nước đã có bước phát triển mới, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực đáp ứng được nhu cầu văn hóa ngày càng phong phú, đa dạng của nhân dân.

Trong những năm qua, mặc dù Thành phố Tam Kỳ chưa có một tổ chức chính thức cho hoạt động văn học, nghệ thuật nhưng đã hình thành một đội ngũ sáng tác khá đông đảo tập trung ở nhiều lĩnh vực như văn học, mỹ thuật, âm nhạc, nhiếp ảnh, hội họa,... và đã xuất hiện nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao được đăng tải, phổ biến trên phạm vi tỉnh và cả nước. Nội dung các tác phẩm văn học, nghệ thuật đã phản ánh chân thực cuộc sống lao động sáng tạo của nhân dân, thể hiện qua những đề tài lịch sử, chiến tranh cách mạng, tấm gương lao động sáng tạo trong thời kỳ đổi mới và những vấn đề thời sự của tỉnh và thành phố. Trong sự phong phú, đa dạng về đề tài được phản ánh qua văn học, có mảng đề tài về chiến tranh cách mạng được công chúng đánh giá cao với sự xuất hiện của nhiều tác phẩm có giá trị, bằng các thể loại như truyện ngắn, bút ký, thơ ca,... các tác giả đã phác họa lên ký ức chiến tranh nhân dân thần thánh của Tam Kỳ và nhiều vùng đất khác trong tỉnh. Nhiều anh em văn nghệ sĩ của Tam Kỳ đã tích cực tham gia vào các hoạt động sáng tác, biểu diễn, trưng bày, phát hành,... các ấn phẩm văn học nghệ thuật do Hội văn học - nghệ thuật, các cơ quan báo chí trong tỉnh và cả nước tổ chức. Phong trào văn nghệ quần chúng phát triển, hình thành nhiều Câu lạc bộ, nhóm bút, hội thơ ở các cơ quan, trường học và các địa phương. Đặc biệt, bên cạnh đội ngũ văn nghệ sĩ cốt cán, tâm huyết đã xuất hiện một lực lượng sáng tác trẻ với những khả năng sáng tạo và sự đa dạng về phong cách góp phần tạo nên bầu không khí sôi nổi trong lĩnh vực sáng tạo, khai thác, truyền bá các giá trị nghệ thuật và thưởng thức văn học, nghệ thuật, nâng cao đời sống tinh thần cho các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thành phố.

Thấy rõ được vai trò to lớn của văn hóa, văn học, nghệ thuật đối với đời sống tinh thần của xã hội, là phương thức quan trọng trong công tác tư tưởng đối với việc xây dựng tình cảm, khát vọng về các giá trị chân, thiện, mỹ của con người, bảo tồn các giá trị truyền thống của dân tộc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, được sự chỉ đạo, giúp đỡ của Thành ủy, UBND Thành phố và các cấp, các ngành liên quan, tháng 12 năm 2011 Đại hội thành lập Hội Văn học - Nghệ thuật thành phố Tam Kỳ được tổ chức thành công. Như vậy, bằng nỗ lực, quyết tâm, bằng sáng tạo, khát khao cống hiến, anh chị em văn nghệ sĩ Tam Kỳ đã bước đầu đạt được những gì họ đã mong muốn và ấp ủ.

Page 5: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Hội Văn học – Nghệ thuật Thành phố Tam Kỳ ra đời là một dấu mốc trong quá trình phát triển nền văn hóa địa phương, tiếp nối các giá trị truyền thống và bản sắc quê hương, phát huy năng lực sáng tạo trên lĩnh vực đời sống tinh thần nhằm từng bước đáp ứng ngang tầm với yêu cầu xây dựng thành phố tỉnh lỵ Tam Kỳ trong giai đoạn cách mạng mới. Đây là diễn đàn quan trọng để các anh chị em văn nghệ sĩ Tam Kỳ có điều kiện tìm tòi, trải nghiệm, sáng tạo và cống hiến.

Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập quốc tế, có nhiều mặt trái tác động tiêu cực đến những giá trị đạo đức, văn hóa tinh thần; bên cạnh đó, để theo kịp yêu cầu đổi mới đất nước, nhiệm vụ đặt ra đối với tỉnh Quảng Nam nói chung và thành phố Tam Kỳ là hết sức nặng nề. Với tư cách là một tổ chức của những người chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, Hội Văn học - Nghệ thuật thành phố phải xác định và giữ vững định hướng phát triển, đẩy mạnh hơn nữa việc tập hợp, đoàn kết đội ngũ, đẩy mạnh hoạt động sáng tạo. Theo đó, tôi đề nghị anh chị em văn nghệ sĩ Tam Kỳ cần tập trung tâm lực cho những nhiệm vụ sau:

- Trước những yêu cầu phát triển thành phố, đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu của mọi cấp, mọi ngành, sự tích cực hưởng ứng tham gia của mọi giai cấp, tầng lớp xã hội và công dân Tam Kỳ. Trong đó Hội Văn học - Nghệ thuật thành phố nhất thiết phải là lực lượng quan trọng góp phần vào sự phát triển đó. Để hoàn thành trách nhiệm của mình thì trước hết, Ban Chấp hành Hội Văn học - Nghệ thuật phải làm tốt công tác chỉ đạo, quản lý các hoạt động sáng tạo trên lĩnh vực này. Trước tiên Hội cần thống nhất nhận thức về vai trò, vị trí quan trọng của văn hóa, văn học, nghệ thuật, trên cơ sở đó tạo sự bứt phá và bước chuyển mới về chất theo tinh thần Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị là “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

- Làm tốt hơn nữa nhiệm vụ tập hợp, bồi dưỡng lực lượng sáng tác văn học nghệ thuật để sáng tạo được nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật, phản ánh sâu sắc đời sống xã hội; góp phần tích cực ổn định tình hình chính trị, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Phát hiện, bồi dưỡng các tài năng, năng khiếu văn học nghệ thuật. Tổ chức các hoạt động sáng tác, thâm nhập thực tế, trao đổi nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ về học thuật, lý luận, phê bình cho văn nghệ sỹ. Phối hợp với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan báo chí của tỉnh, Thành phố đẩy mạnh các hoạt động về văn học, nghệ thuật của Hội phát triển.

- Tập trung vào các hoạt động giới thiệu, phổ biến các tác phẩm văn học nghệ thuật của các tác giả trong và ngoài Hội nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn học nghệ thuật ngày càng cao của quần chúng nhân dân; góp phần kế thừa, bảo tồn, chấn hưng, phát triển truyền thống và bản sắc văn hoá văn nghệ địa phương.

- Thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu, đề xuất với Thành ủy, HĐND, UBND thành phố những chế độ chính sách về văn hoá, văn nghệ. Tạo điều kiện thuận lợi về tinh thần, vật chất đầu tư cho sáng tác; kịp thời khen thưởng, động viên các tác giả có các tác phẩm, các công trình văn học nghệ thuật có giá trị. Luôn gắn bó với quần chúng lao động, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực trong đời sống xã hội, góp phần làm lành mạnh các quan hệ xã hội, xây dựng con người, hướng con người tới các giá trị Chân - Thiện - Mỹ.

Page 6: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Tiêu Đình

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TAM KỲ - ĐIỂM MẠNH, YẾU

Do tính chất là một tỉnh lỵ (Quảng Tín cũ, Quảng Nam hôm nay), Tam Kỳ trước cũng như sau 1975 là vùng đất của cư dân nhiều nơi hội tụ về. Do vậy văn hóa Tam Kỳ luôn ở dạng là văn hóa trẻ, năng động nhưng pha tạp, ít thuần khiết như Hội An. Tất nhiên cái gốc của “Hà Đông chi phủ” vẫn tiếp biến xuyên suốt như là nét đặc trưng văn hóa truyền thống, nhưng khó mà giữ nguyên những giá trị văn hóa ấy trước tác động của đời sống cộng cư mỗi ngày mỗi đông đúc và dồn dập những biến động. Văn học nghệ thuật (VHNT) Tam Kỳ cũng mang dáng dấp những điểm mạnh, yếu của đặc trưng “văn hóa phủ lỵ” Rõ nét nhất là từ ngày tái lập Quảng Nam và Tam Kỳ trở thành tỉnh lỵ mới.

Từ đặc trưng đó, lợi thế số một của VHNT Tam Kỳ hiện nay là yếu tố về lực lượng sáng tác. Nhiều thế hệ sáng tác ở nhiều chuyên ngành VHNT khác nhau, từ nhiều vùng miền khác nhau, do yêu cầu công tác đã nhập cư vào Tam Kỳ như một thứ phù sa quý đã bồi đắp hằng năm cho mảnh đất VHNT của thành phố. Do vậy, cùng với những cây bút, tay máy, tay cọ đã định cư từ lâu ở Tam Kỳ như Nguyễn Tấn Sĩ, Nguyễn Thị Phương Dung, Phạm Thông, Nguyễn Đức Dũng, Nguyễn Tấn Cả, Ngô Phú Thiện, Bùi Xuân Thanh, Huỳnh Trương Phát, Nguyễn Tiến Dũng, Lê Xuân Bá… ta thấy có sự góp mặt ngày càng đông của khá nhiều văn nghệ sĩ tứ phương “xin nhận nơi này làm quê hương”: Trương Vũ Thiên An, Phan Chín, Lê Trung Việt, Nguyễn Tam Mỹ, Huỳnh Ngọc Hải, Lê Xuân Trúc, Trần Cao Vân… Có thể nói, chưa một địa phương nào ở Quảng Nam có được thứ vốn quý về con người phong phú như Tam Kỳ hiện nay.

Cùng với đó, tại Tam Kỳ hiện đang có một lực lượng trẻ đầy tiềm năng từ các trường Đại học, Cao đẳng, Phổ thông. Riêng tại Đại học Quảng Nam ta đã thấy có khá nhiều những cây bút là cán bộ, giảng viên, sinh viên đang dần dần khẳng định được “thương hiệu” của mình: Nguyễn Đức Dũng, Nguyễn Bá Hòa, Nguyễn Thị Thanh Thảo, Trịnh Minh Hương, Huỳnh Thị Thu Hậu, Nguyễn Thành Giang, Trà Nguyên, Cẩm Giang, Alăng Văn Gáo…. Lực lượng học sinh chuyên Văn tại các trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Cao Vân… và một số trường THCS khác cũng đang tiềm ẩn nhiều bất ngờ thú vị. Nếu biết khai thác hết những “mỏ vàng” này thì lo gì không có được một vùng văn học giàu tiềm năng. Gần đây, trường Cao đẳng Nghệ thuật Quảng Nam được thành lập cũng là một đầu mối cung cấp cho Tam Kỳ những cộng tác viên VHNT quý. Nếu như VHNT của Quảng Nam nói riêng, cả nước nói chung đang lo ngại về thực trạng thiếu đội ngũ trẻ kế tục sự nghiệp cha anh thì Tam Kỳ đang là nơi có thể ung dung khai thác yếu tố quan trọng này.

Nữa, một thế mạnh đang khởi sắc của VHNT Tam Kỳ là được lãnh đạo Đảng và Chính quyền thành phố quan tâm rất lớn. Việc thành lập Hội VHNT thành phố Tam Kỳ vào tháng 11 năm 2011 là một minh chứng. Thực hiện tinh thần Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về việc “Tăng cường các biện pháp xây dựng, phát triển văn nghệ quần chúng, hướng dẫn, khuyến khích quần chúng tham gia sáng tạo, bảo tốn, truyền dạy và phát huy các giá trị văn hóa, văn nghệ truyền thống của dân tộc”, hiện nay Tam Kỳ là địa phương cấp huyện, đầu tiên của Quảng Nam thành lập được Hội VHNT. Trong số 41 hội viên ban đầu thuộc các chuyên ngành Văn học, Âm nhạc, Nhiếp ảnh và Mỹ thuật thì hơn một nửa là hội viên hội VHNT tỉnh. Lực lượng này là nòng cốt cho sự phát triển vừa là cầu nối dẫn dắt các thế hệ văn nghệ sĩ trẻ của thành phố tiến xa hơn nữa.

Page 7: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Tuy vậy, Tam Kỳ từ xưa đến nay vẫn chưa mạnh về khả năng tập hợp lực lượng. Phần lớn văn nghệ sĩ sống và làm việc tại Tam Kỳ đều hoạt động văn nghệ rời rạc dưới dạng là đam mê cá nhân, chưa được tổ chức tốt để hỗ trợ và động viên sáng tạo. Sự ra đời của Hội VHNT thành phố là một trong những giải pháp tích cực và quyết định cho yêu cầu tập hợp lực lượng. Song, tập hợp đội ngũ là một việc mà tổ chức để đội ngũ ấy sáng tác hiệu quả lại là việc khác. Từ tập hợp đến tổ chức nâng cao hiệu quả sáng tác đòi hỏi phải có thêm nhiều yếu tố như nhiệt tình, uy tín của những người cầm chịch, kinh phí hoạt động, điều kiện về cơ sở vật chất…. Có thể nói, thành lập Hội không khó mà duy trì, tổ chức để hội phát triển và nâng cao được chất lượng hoạt động mới là khó. Một số địa phương trong tỉnh ban đầu cũng đã phấn khởi thành lập các Chi hội, Câu lạc bộ VHNT, nhưng dần dần thì cái khó về kinh phí hoạt động gần như đã “bó chân” tổ chức, tình trạng “đầu voi đuôi chuột” khó tránh khỏi.

Đi sau và đi vững chắc, chắc chắn Tam Kỳ đã thấy được những mặt mạnh, yếu của mình và rút được kinh nghiệm tổ chức hoạt động để có những tính toán hợp lý và hiệu quả cho một vùng VHNT non trẻ. “VHNT là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa; là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân thiện mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam”. Với vị trí vai trò vừa cực kỳ quan trọng vừa nhạy bén của VHNT như Nghị quyết 23-NQ/TW đã nêu, VHNT Tam Kỳ hy vọng sẽ đồng hành hồ hởi cùng quá trình xây dưng và phát triển Tam Kỳ thành đô thị loại II vào năm 2015, xứng tầm với vai trò là đô thị tỉnh lỵ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật của tỉnh Quảng Nam.

Page 8: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Phạm Văn Thắng

CUỘC TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY GIẢI PHÓNG TAM KỲ TRONG MÙA XUÂN NĂM 1975

Đầu năm 1975, thực hiện kế hoạch giải phóng miền Nam của Bộ Chính trị và trên cơ sở đánh giá tình hình địch, Khu ủy, Đảng ủy – Bộ tư lệnh Quân khu 5 quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt địch, giải phóng 2 chi khu quận lỵ Tiên Phước và Phước Lâm. Kéo quân chủ lực cơ động ngụy vào ứng cứu, tiêu diệt chúng ở vùng giáp ranh. Khi quân địch không còn sức chiến đấu phải rút lui, thừa thắng ta phát triển tiến công giải phóng thị xã Tam Kỳ.

Theo chủ trương của tỉnh, thị xã thành lập Ban chỉ đạo tiền phương để phối hợp chỉ đạo chiến dịch do đồng chí Trần Chí Thành - Bí thư Thị ủy trực tiếp làm trưởng ban; đồng thời chỉ đạo cho các đội công tác trụ bám liên tục, xây dựng phát triển thực lực tại chỗ, vận động quần chúng chuẩn bị sẵn sàng khi có lệnh nổi dậy xuống đường; nắm bắt tình hình địch, phối hợp dẫn đường đưa trinh sát của các lực lượng vũ trang Quân khu, tỉnh và Thị đội vào chuẩn bị chiến trường. Ngoài ra, Thị uỷ còn chỉ đạo cho Thị đội đưa lực lượng bộ đội đặc công V18 thọc sâu, tập kích các cơ quan đầu não của địch như Hội đồng xã Châu Thành, cơ quan quân dụng… không cho kẻ địch được yên ổn.

Hợp đồng với chiến trường chung, đúng 4 giờ 30 phút ngày 10 tháng 3 năm 1975, Sư đoàn 2 bộ binh, Lữ đoàn 52 Quân khu 5 nổ súng tiến công các cứ điểm vòng ngoài chi khu quận lỵ Tiên Phước – Phước Lâm và cụm cứ điểm Suối Đá. Kết quả ta đã tiêu diệt, bắt sống và làm tan rã toàn bộ bộ máy ngụy quân, ngụy quyền, thu toàn bộ vũ khí trang bị, giải phóng một khu vực rộng lớn với 21.000 dân. Bọn tàn quân và cả ngụy quyền thoát chạy về Tam Kỳ, bị du kích và đội công tác của các xã Kỳ Quế, Kỳ Long, Kỳ Ngọc và Kỳ Quý tiêu diệt và bắt sống rất nhiều.

Trong bối cảnh đó, Thị ủy Tam Kỳ chủ trương đưa hầu hết các đội công tác vào hoạt động bên trong thị xã, sử dụng toàn bộ lực lượng, sẵn sàng phối hợp với bộ đội chủ lực tỉnh và Quân khu 5 tổ chức tấn công và phát động quần chúng nổi dậy khi có thời cơ thuận lợi.

Chiều 23/3, quân ta đồng loạt mở đợt tấn công vào hầu hết các mục tiêu của địch ở phía đông Tam Kỳ như trận địa Nỗng Thị, đồn 40, truy bức cứ điểm Mụ Đợi, thu 02 khẩu DKZ 175 ly, phá sập cầu Kỳ Phú, đánh chiếm trận địa pháo núi Cấm (thu 03 khẩu pháo 155 ly, 05 khẩu 105 ly), đập tan tuyến phòng thủ của địch ở phía đông, cắt đứt đường rút lui của địch ra biển, truy bắt và bức hàng lính ngụy và bộ máy ngụy quyền của địch 3 xã phía đông, thu 1.200 súng các loại, phá 3 xe tăng, bắt sống hàng trăm tù binh. Lực lượng chính trị, binh vận phát động quần chúng nổi dậy, giải phóng và chiếm lĩnh hoàn toàn địa bàn phía đông, dinh lũy ngụy quyền Quảng Tín nằm gọn trong vòng vây của ta.

Đêm 23 tháng 3, các đơn vị tham gia trên chiến trường Tiên Phước – Phước Lâm được lệnh phản công tiêu diệt địch, giải phóng thị xã Tam Kỳ. Các đội công tác, du kích thị xã dẫn các đơn vị luồn lách qua tuyến phòng ngự lâm thời của địch, đưa đội hình vào đúng các vị trí qui định. Đội công tác thị xã dẫn tiểu đoàn thọc sâu của Trung đoàn Ba Gia chiếm lĩnh khu vực ngã ba Trường Xuân đúng thời gian, an toàn, bí mật.

5 giờ 15 phút ngày 24 tháng 3, pháo binh tầm xa của ta đồng loạt bắn phá các mục tiêu tại ngã ba Trường Xuân, sân bay Ngọc Bích, Núi Lân, Khánh Thọ, Cẩm Khê. 5 giờ 25 phút, pháo binh bắt đầu chuyển làn bắn phá Tỉnh đường, Quán Rường, Tuần Dưỡng. Thực

Page 9: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

hiện mệnh lệnh của Quân khu 5 và Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Nam, toàn bộ cán bộ, chiến sĩ, du kích B, các đội công tác của thị xã được đưa vào thị xã lót trước giờ phát lệnh. Ngoài ra, Thị ủy còn bố trí một số đồng chí trong đội công tác dẫn đường cho quân chủ lực, hướng dẫn xe tăng đánh vào thị xã. Tại sân bay Ngọc Bích, chiến sự diễn ra quyết liệt, địch dựa vào công sự và xe bọc thép ngoan cố chống cự, chỉ khi thấy xe tăng ta xuất hiện, bắn xối xả vào các vị trí cố thủ của chúng, địch mới hốt hoảng bỏ cả xe, pháo tháo chạy tán loạn. Phối hợp nhịp nhàng giữa pháo binh, xe tăng, bộ binh, quân ta đánh mạnh vào tuyến phòng ngự lâm thời phía tây thị xã của địch, khiến chúng không kịp trở tay. Sau 02 giờ chiến đấu quyết liệt trên hướng tiến công chủ yếu, quân ta tiêu diệt Trung đoàn 4, Sư đoàn 2 ngụy, làm chủ khu vực ngã ba Trường Xuân, sân bay Ngọc Bích. Trên hướng tiến công quan trọng, quân ta đánh chiếm Cẩm Khê, Cốc Rạng, Liên đoàn 12 biệt động ngụy bị tiêu diệt, số còn lại tháo chạy về Quán Rường. Đại đội đặc công V18 của thị xã, Đại đội V42 và cán bộ, đội công tác cánh tây của huyện Bắc Tam Kỳ làm nhiệm vụ dẫn đường và trực tiếp chiến đấu cùng bộ đội chủ lực, sau đó phát động quần chúng nhân dân nổi dậy giải phóng quê hương.

Tuyến phòng ngự lâm thời phía tây Tam Kỳ của địch bị phá vỡ, bọn sĩ quan, binh lính hoang mang. Bọn địch ở tiểu khu Quảng Tín đốt tài liệu tháo chạy, trận địa pháo địch ở Chu Lai kêu hết đạn. Tỉnh trưởng Đào Mộng Xuân cùng một số tay chân thân tín bỏ trụ sở chạy về Đà Nẵng. Thời cơ đánh chiếm thị xã Tam Kỳ đã điểm. Quân ta từ 3 hướng Đông, Tây, Nam có xe tăng dẫn đầu ào ạt tấn công vào thị xã Tam Kỳ. Ở hướng Nam, một mũi của Trung đoàn Ba Gia đánh chiếm trung tâm huấn luyện, thọc nhanh xuống cắt quốc lộ 1A tại cầu Tam Kỳ. Ở hướng Đông, quân ta vượt qua cầu Kỳ Phú đánh lên hướng tỉnh đường Quảng Tín, ga đường sắt... Bọn địch số bị tiêu diệt, số còn lại tháo chạy. Thị ủy Tam Kỳ chỉ đạo các lực lượng đấu tranh chính trị, binh vận huy động lực lượng áp sát địch ở quốc lộ 1A, nhanh chóng tiến về cùng bộ đội và các đội công tác tiếp quản thị xã. 10 giờ 30 phút ngày 24 tháng 3 năm 1975, lá cờ của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam phấp phới tung bay trên nóc tòa nhà tỉnh đường Quảng Tín. Thị xã Tam Kỳ - tỉnh lỵ đồng bằng duyên hải miền Trung được giải phóng, tạo thế và lực cho quân và dân ta tiến công giải phóng thành phố Đà Nẵng. Trưa ngày 24 tháng 3, các cơ quan trực thuộc Thị ủy Tam Kỳ từ thôn 1 xã Kỳ Quế lần lượt tiến vào tiếp quản thị xã. Các đội công tác được phân công bám địa bàn chiếm lĩnh các mục tiêu, tiếp quản từng khu vực phụ trách, hướng dẫn cho du kích B truy bắt tù binh, thu vũ khí; đồng thời mở nhà lao Quảng Tín giải thoát hơn trăm cán bộ, chiến sĩ cách mạng bị kẻ thù giam giữ, tất cả các tầng lớp nhân dân trong thị xã đều đổ ra đường phố hân hoan chào đón đoàn quân giải phóng.

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy trên địa bàn Tam Kỳ của quân dân thị xã với sự hỗ trợ của bộ đội chủ lực tỉnh và Quân khu 5 đã giành được toàn thắng. Ta đã đập tan các căn cứ quân sự, đồn bốt cùng hệ thống ấp chiến lược dày đặc của địch, giải phóng hoàn toàn địa bàn. Hơn chục ngàn tên địch đã bị tiêu diệt, bị bắt hoặc tan rã tháo chạy. Toàn bộ vũ khí, trang thiết bị phục vụ chiến tranh của địch bị tịch thu, hơn 30.000 dân được giải phóng ra khỏi các khu dồn, ấp chiến lược.

Giải phóng thị xã Tam Kỳ là một bộ phận trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Nam. Nhưng, đó là một bộ phận vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, một khi cơ quan đầu não của ngụy quân, ngụy quyền tỉnh Quảng Tín bị xóa sổ, sẽ tạo ra những nhân tố vô cùng thuận lợi để ta tiến tới giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Nam, tạo thành một gọng kìm ở phía Nam, cùng với gọng kìm ở phía Bắc dồn ép địch ở Đà Nẵng vào thế bị bao vây, cô lập, làm cho tinh thần và ý chí địch suy sụp nhanh chóng, tạo thế và

Page 10: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

lực cho quân và dân ta tiến công giải phóng thành phố Đà Nẵng, góp phần quan trọng cùng cả nước làm nên đại thắng mùa Xuân 1975 lịch sử.

Thắng lợi của công cuộc giải phóng thị xã Tam Kỳ nói riêng và miền Nam nói chung là thắng lợi của đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, là thắng lợi của nghệ thuật lãnh đạo quân sự tài tình với phương châm “hai chân, ba mũi giáp công” đã được Khu ủy 5, Tỉnh ủy Quảng Nam thể hiện một cách tài tình và sáng tạo trên quê hương “Trung dũng kiên cường, đi đầu diệt Mỹ”. Quân và dân Tam Kỳ dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thị xã, trải qua 21 năm chiến đấu cực kỳ gian khổ và anh dũng, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, góp phần cùng cả nước đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn quê hương. Mặc dù phải đổi bằng máu và nước mắt của hàng ngàn anh hùng, liệt sĩ, thương binh và nhân dân trong cuộc chiến tranh, nhưng Đảng bộ, quân và dân thị xã rất đỗi tự hào vì đã góp phần vào thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam – một thắng lợi mang tầm quốc tế và thời đại vô cùng to lớn và quan trọng trong thế kỷ XX.

Tam Kỳ, tháng 3 năm 2012

Page 11: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Ngô Phú Thiện

CUỘC ĐỔI NGÔI DIỆU KỲ

Những ngày đầu tháng ba năm Nhâm Thìn, nhịp điệu mùa xuân vẫn còn đang hối hả trên khắp nẻo phố Tam Kỳ. Hình như khí sắc tươi mới của một thành phố trẻ đã xóa nhòa hết những dấu ấn chiến tranh. Ngồi trong quán cóc bên đường, nhìn dòng người xuôi ngược trước Quảng trường 24/3, bỗng nhiên trong tôi bừng thức về một cuộc “đổi ngôi” kỳ diệu tháng Ba của 37 năm về trước.

Nơi êm ả để tôi ngồi nhâm nhi cốc cà phê bây giờ, chính là “điểm nóng” nhất của phố thị Tam Kỳ trong thời điểm tháng 3/1975. Bởi phía trước tôi là tỉnh đường Quảng Tín và phía sau kia là Chi khu Tam Kỳ cùng Chỉ huy sở mang biển hiệu “Quân lực Việt Nam Cộng hòa”. Sau mấy ngày tết không mấy bình yên vì “tin chiến sự” từ khắp nơi báo về, chính quyền và quân đội của Mỹ - ngụy ở Tam Kỳ như đang ngồi trên thùng thuốc nổ. Khu vực nội ô thị xã tỉnh lỵ sau tết Nguyên đán 1975 luôn trong tình trạng “thiết quân luật”, bất kể ngày hay đêm. Không khí u ám, nặng nề thay cho ngày xuân nhật. Ngoài đường phố, vài người lính trẻ Sài Gòn tay lăm lăm cò súng; miệng nghêu ngao đọc mấy câu thơ não lòng:

“Ngày đi phấp phới cờ vàngNgày về là mảnh khăn tang, nhà mồ”!

Lúc ấy, tôi còn là một cậu học trò trung học. Sau nghỉ tết, đến trường học một tuần đã nhận được tin nhà trường phải đóng cửa, vì lệnh “thiết quân luật” toàn thị xã. Có lẽ đó là niềm vui duy nhất chỉ có với bọn học trò chúng tôi. Bởi tính hiếu kỳ, không ai bảo ai chúng tôi cứ thậm thụt ra đường, nghe ngóng. Và tin “động trời” đầu tiên mà chúng tôi cảm nhận được là: “Cứ điểm Phước Lâm - Hậu Đức và quận lỵ Tiên Phước đã rơi vào tay Cộng quân”. Chỉ trong một đêm, ngày 09/3/1975 bộ binh cùng xe tăng của tướng Nguyễn Chơn từ núi rừng Trà My tràn xuống, các phòng tuyến Ngụy quyền ở phía Tây tỉnh Quảng Tín đã hoàn toàn bị tê liệt. Đến 9h, ngày 10/3 cả hai Chi khu Phước Lâm và Tiên Phước đã được quân Giải phóng chiếm giữ. Ngay mấy ngày đầu tháng 3 năm 1975, đám quan thầy và tàn binh ngụy đã hoảng loạn, bỏ khu vực Tiên Phước chạy xuống Tam Kỳ tá túc. Để bảo vệ hậu cứ cuối cùng của tỉnh đường Quảng Tín, đoàn quân ô hợp bại trận, gồm cả quân chủ lực, Nghĩa quân, Địa phương quân - bị điều lên chốt chặn từ sân bay Kỳ Nghĩa (Tam Ngọc) đến Suối Đá.

Trong không khí nóng bỏng ấy, đám tàn binh Ngụy càng đổ thêm dầu vào lửa. Vì quá khiếp sợ đội quân “phía bên kia”, chúng tung ra những tin đồn thất thiệt. Nào: “Cộng quân tắm máu tất cả, không chừa một ai”; nào là “Việt cộng có phép tàng hình, vào Căn cứ Chu Lai như chỗ không người”; “người nhái Vi-xi đã phong tỏa sông Tam Kỳ” v.v và v.v... Mỗi lần chúng khẩu truyền những thông tin ấy là thêm một đòn giáng mạnh vào tâm lý đang hoang mang của giới lãnh đạo chóp bu ở Tam Kỳ. Lợi dụng tình thế hỗn loạn, bọn trẻ chúng tôi mặc sức đi loan truyền những “tin vịt” ấy mà không lo sợ bị tóm.

Nhiệt kế chiến sự không ngừng tăng cấp, nhiều cứ điểm ở Thăng Bình, Quế Sơn bị thất thủ. Tại Đà Nẵng, Tư lệnh vùng I Chiến thuật Ngô Quang Trưởng hô hào “Tử thủ bằng mọi giá”(!). Ngày 11/3, tướng Ngô Quang Trưởng điều hai tiểu đoàn Biệt động quân và một lữ đoàn lính dù vào Tam Kỳ chi viện cho mặt trận Quảng Tín. Sáng ngày 12/3, đích thân “Tư lệnh vùng” bay trực thăng vào thị sát mặt trận phía Nam. Chiếc HU1A của Ngô Quang Trưởng định hạ cánh xuống sân bay Kỳ Nghĩa (Tam Ngọc) nhưng vì “quá mất an

Page 12: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

ninh” nên phải bay xuống Tam Kỳ đậu tạm trên mái nóc của trường Trung học Đức Trí. Đứng trên cửa trực thăng, ông ta dùng loa phóng thanh ra lệnh cho Tiểu khu trưởng Quảng Tín và Chi khu trưởng Tam Kỳ: “Lúc này, ai mất tinh thần chiến đấu hoặc bỏ chạy là sỉ nhục quân đội Quốc gia. Kẻ đó sẽ bị bắn bỏ!”.

Bị tướng Trưởng “dằn mặt”, bất đắc dĩ ông Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Đào Mộng Xuân cùng tùy tùng lên máy bay đi thị sát. Một đoàn trực thăng như vịt trời bay vòng ngoại vi Tam Kỳ và cũng dùng loa phóng thanh “trên trời” ban bố “Mệnh lệnh khẩn cấp”. Nhưng “mệnh lệnh” chưa kịp thi hành, thì trong hai ngày: 17 và 18/3 diễn ra trận huyết chiến ở Chợ Được, Thăng Bình. Phía địch quân còn được tăng viện bằng trực thăng và phi cơ A37 ném bom. Khói lửa bom đạn giăng kín cả góc trời vùng Đông suốt mấy ngày liền nhưng cũng không ngăn được quân Giải phóng tiến vào Kỳ Anh, Kỳ Phú bao vây tỉnh đường Quảng Tín.

Đến trung tuần tháng ba, cuộc sống trong nội thị Tam Kỳ hoàn toàn ngưng đọng. Kẻ hồi hộp, người lo lắng không biết cơ sự gì sẽ xảy đến. Ngoài đường đủ thứ âm thanh hỗn loạn của xích xe tăng; của tiếng còi ụ Quân cảnh và léo nhéo tiếng loa “Ban hành mệnh lệnh khẩn cấp” của Cục Tâm lý chiến. Trên trời tầng tầng lớp lớp máy bay, phi cơ các loại lên xuống chuyển quân. Cả thị xã như đang nín thở chờ đợi...

Nhưng “Mệnh lệnh tử thủ” của tướng Trưởng chỉ vài ngày sau đã bay theo cánh trực thăng. Khắp nẻo đường ngoại ô các sắc lính rằn ri, mũ đỏ... bỏ phòng tuyến ùn ùn chạy về Tam Kỳ. Từ ngày 15 đến 21/3, trong lòng phố bé nhỏ Tam Kỳ lính ngụy đông hơn nhiều lần dân chúng. Bất chấp kỷ luật nhà binh, bọn chúng “nói chuyện” với nhau bằng AR15, hoặc súng ngắn. Trong các tiệm ăn, quán rượu bọn “rằn ri - đầu cọp” đập vỏ chai, hát và trả tiền bằng… lựu đạn!

Sáng ngày 23/3 quân Giải phóng chưa tiến vào thị xã, nhưng “thùng thuốc súng” trong nội ô Tam Kỳ đã nổ tung. Không biết từ đâu, một loạt hỏa tiễn tầm thấp rơi xuống khu vực trước tỉnh đường và đoạn cây xăng, gần bến xe. Các cấp chỉ huy lẫn lính tráng ở Tam Kỳ như bừng tỉnh, nhốn nháo. Trên đường phố, tiếng xích xe tăng gầm rú; trên trời đủ loại trực thăng lên - xuống trong tình thế hốt hoảng. Trung đoàn bộ binh và xe tăng của Sư 2 ngụy vội vã hành quân về hướng tây bắc. Nhưng chúng vừa chạm chân đến khu vực xã Tam Phước ngày nay, bị Trung đoàn Ba Gia của Sư II - Nguyễn Chơn chặn đứng. Kỳ phùng địch thủ - hai đơn vị cùng phiên hiệu “Sư 2” chạm trán nhau trận đánh cuối cùng. Gần một buổi đọ sức, không chịu nổi hỏa lực của Trung đoàn Ba Gia, quân ngụy rút chạy xuống Quán Rường. Từ Tam Kỳ, Lữ đoàn Dù và Biệt động quân tức tốc điều lên tăng viện để “bảo vệ tỉnh đường bằng mọi giá”. Nhưng khắp các ngả đường, xích xe tăng của Sư II Nguyễn Chơn đang tiến như chẻ tre, những đơn vị phối hợp của địch không còn giữ được hàng ngũ chiến đấu. Bọn chúng mạnh ai nấy chạy, vứt cả súng đạn để thoát thân ra Đà Nẵng hoặc tìm đường chạy xuống biển Kỳ Hà. Đường phố thị xã hỗn độn, giới quan chức chính quyền và nhân viên CIA của Mỹ, bỏ công sở, âm thầm thực hiện kế hoạch “Tùy nghi di tản”.

Có lẽ trận đánh khai thông, mang ý nghĩa quyết định là vào chiều ngày 23/3, các đơn vị phối hợp của quân chủ lực và lực lượng địa phương mở hai gọng kìm đánh thẳng vào đội quân ô hợp đang ở cửa ngõ phía Tây Tam Kỳ: Sân bay Ngọc Thọ và các chốt chặn cuối cùng ở những đồi cao thuộc các xã Kỳ Long, Kỳ Nghĩa, Kỳ An, Kỳ Mỹ. Không đầy 2 tiếng đồng hồ giao tranh, quân Ngụy kẻ bị chết người bỏ chạy thục mạng về Tam Kỳ trong đêm, để tìm đường tẩu tán. Với trận đánh này, không chỉ quyết định số phận của tỉnh lỵ Quảng Tín mà còn được coi là dấu chấm hết cho “Sự nghiệp nhà binh” của tướng Vùng -

Page 13: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Ngô Quang Trưởng. Vì sau khi đại bại ở Tam Kỳ, ông Trưởng ra đến Đà Nẵng đã nhận tin bị Tổng thống Thiệu ra lệnh cách chức Tư lệnh vùng và tước hàm cấp tướng.

Sau khi mở thông các điểm chốt chặn của quân Ngụy, hai mũi tiến quân của ta từ Cây Cốc (Tam Phước) và Kỳ Nghĩa (Tam Ngọc, Tam Thái) đồng loạt tiến thẳng vào nội ô Tam Kỳ, trong tiếng hoan hô reo mừng của nhân dân. Cánh quân phía tây nam lần lượt chiếm căn cứ Trung đoàn 6 ngụy, Quận lỵ - Chi khu Tam Kỳ, Ty Cảnh sát, Ty Chiêu hồi… Cánh quân phía tây bắc tiến thẳng vào tỉnh đường Quảng Tín, Nha Thông tin, đồn Trà Cai, An Hà… Và lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng được kéo lên, thay thế lá cờ “ba que” trên kỳ đài của tỉnh đường Quảng Tín, vào lúc 10h30 ngày 24/3/1975. Suốt hai tuần lễ thực sự căng thẳng, hỗn loạn, đến xế trưa 24/3 tình hình nội ô Tam Kỳ hoàn toàn trở lại yên ả. Trật tự trên đường phố nhanh chóng được vãn hồi. Tình trạng hôi của hầu như không diễn ra và đặc biệt không có chuyện “tắm máu” như lời bọn tàn binh Ngụy đồn thổi.

Trong khi đó, ngoài Quốc lộ 1A đi Đà Nẵng, mọi người được chứng kiến một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Từ ngã ba Kỳ Lý đến tận Hà Lam – từ chiều 23 đến ngày 24/3 đội quân “tùy nghi di tản” vẫn còn giành giật, chen chúc nhau trên từng mét đường. Đủ loại phương tiện, từ xe gắn máy đến GMC, bọc thép cùng đám tàn quân nháo nhác kéo nhau chạy ra Đà Nẵng. Trên đường chạy trốn, chúng vứt lại vô số những quân trang, quân dụng hai bên vệ đường. Những tấm áo rằn ri, ba lô; những súng đạn đen ngòm còn nguyên nhãn mác “Made in USA” nằm ngổn ngang, ngơ ngác bên đường…

Cuộc chiến “Vì nền Cộng hòa” của chế độ Mỹ - Ngụy kéo dài hơn 20 năm, đã khép lại bằng một ngày như thế ở Tam Kỳ. Trước đó vài ngày, nhìn những phương tiện chiến tranh hiện đại, tân tiến của Mỹ, ít ai dám nghĩ chúng sẽ dễ dàng chịu thất bại. Nếu chiến tranh kéo đến tận sào huyệt của chúng thì sự chết chóc, đổ vỡ sẽ vô cùng to lớn. Nhưng kì diệu thay! Cuộc “đổi ngôi” hoàn toàn ngược lại. Ngày giải phóng quê hương ở Tam Kỳ chỉ có những giọt nước mắt mừng vui và rực rỡ màu cờ chiến thắng.

Huỳnh Yên

Page 14: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

RỪNG CÂY MANG TÊN BÁC

Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc của dân tộc, Quảng Nam là một trong những cái nôi của phong trào cách mạng và cũng là vùng chiến trường vô cùng ác liệt. Những địa danh: Bồ Bồ, Cấm Dơi, Vĩnh Trinh, Chợ Được, Chu Lai, Hòn Tàu, địa đạo Kỳ Anh, đường mòn Hồ Chí Minh... đã đi vào những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc. Di tích Rừng cây mang tên Bác cũng là một trong những di tích gắn liền với những sự kiện lịch sử diễn ra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam còn tồn tại cho đến ngày nay.

Từ thành phố Tam Kỳ du khách có thể dễ dàng đi tới di tích từ nhiều hướng khác nhau: từ Tam Kỳ đi theo đường Nguyễn Văn Trỗi qua cầu An Hà rẽ phải theo đường Lê Thánh Tông khoảng 3 km, hoặc từ Tam Kỳ theo đường ĐT 616 đi bãi biển Tam Thanh khoảng 3 km rẽ trái theo đường Lê Thánh Tông 1,5 km. Di tích hiện tọa lạc trên địa bàn khối phố Phú Phong và một phần khối phố Ngọc Nam thuộc phường An Phú, thành phố Tam Kỳ; nằm cách nội ô Tam Kỳ khoảng 2,5 km về phía đông, ngay sát đường Lê Thánh Tông (đường An Hà – Quảng Phú cũ) và cách tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ (đặt tại núi Cấm) khoảng 500 m về phía đông nam.

Theo gia phả các dòng họ lớn tại xã Tam Thanh, Tam Phú ghi lại thì vùng đất Tam Phú - An Phú được hình thành từ cuối thế kỷ XVII, khi đó vùng đất này thuộc huyện Hà Đông, phủ Thăng Hoa, của đạo Thừa Tuyên Quảng Nam. Những cư dân ban đầu vào đây từ các tỉnh phía bắc như Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh sau đó những người Chăm từ khu vực tháp Chàm Khương Mỹ (Tam Xuân 1, Núi Thành), khu tháp Chiên Đàn (Tam An, Phú Ninh) cũng đến định cư tại đây và dần dần hình thành nên những xóm, ấp với cộng đồng cư dân đông đúc.

Mang theo tâm thức những người con đất Việt xa quê hương, ngay khi đặt chân lên vùng đất mới, cùng với việc khai khẩn để ổn định cuộc sống, người dân nơi đây đã xây nên các công trình tôn giáo, tín ngưỡng để phục vụ đời sống tâm linh như: đền Trũng, miếu Ông, miếu thờ Thành Hoàng... Theo lời kể của các vị cao niên trong làng, thì ngôi miếu thờ Thành Hoàng, đền Trũng tại khu rừng đã được xây dựng cách đây vài trăm năm và có lẽ tên gọi Rừng Miếu cũng xuất hiện từ đó. Tuy nhiên, do sự tàn phá của thời gian và chiến tranh, chỉ còn lại dấu tích là nền móng và những câu chuyện tâm linh huyền bí còn lại trong người dân địa phương cho tới ngày nay mà thôi.

Với địa hình tương đối bằng phẳng, lại được che chắn bởi những ngọn núi thấp như: núi đất Quảng Phú, An Hà phía bắc và tây bắc... tuy chỉ cách nội ô Tam Kỳ hơn vài km về phía đông nhưng vùng đất Tam Phú, An Phú nói chung và khu Rừng Miếu nói riêng được xem là một khu vực có tầm chiến lược quan trọng của lực lượng cách mạng trong suốt hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc.

Khi thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược nước ta năm 1858, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Quảng Nam và Tam Kỳ nói chung, An Phú nói riêng tích cực hưởng ứng những phong trào yêu nước, tiêu biểu như phong trào Cần Vương, phong trào Duy Tân. Đặc biệt, hưởng ứng phong trào chống sưu thuế của nhân dân Đại Lộc trong những năm đầu thế kỷ XX, nhân dân thuộc các xã vùng đông Tam Kỳ: Tam Phú, Tam Thanh, Tam Thăng, An Phú (ngày nay) đã tập trung tại khu rừng Miếu trước khi hội quân với nhân dân các vùng khác kéo về bao vây phủ đường Tam Kỳ vào tối ngày 30/3/1908. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Rừng Miếu là địa điểm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cư dân trong vùng và cũng là nơi tổ chức nhiều cuộc mit-ting, nhiều phong trào đấu tranh sôi nổi. Từ đó, Rừng Miếu trở thành căn cứ quan trọng không

Page 15: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

thể thiếu để nhân dân Tam Phú cùng tham gia giành chính quyền ở Phủ Tam Kỳ vào lúc 1 giờ 45 ngày 19 - 8 - 1945

Tháng 3 - 1949, khi xã Tam Thanh được thành lập trên cơ sở hợp nhất các xã Quý Phú, Tam Phú, Hòa Thanh với thôn Tỉnh Thủy của xã Long Hưng và thôn An Hà của xã Tứ Dân (ngày nay là khối phố An Hà Trung, An Hà Nam và An Hà Đông, P. An Phú) thì khu Rừng Miếu trở thành nơi sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của người dân xã Tam Thanh.

Để giáo dục thế hệ trẻ và tiếp tục gìn giữ, phát huy giá trị lịch sử của khu rừng, ngày 19 - 5 - 1949, nhân kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một cuộc mit-ting trọng thể diễn ra tại Rừng Miếu với trên 1000 người dân đến dự. Tại cuộc mit-ting này Chi ủy, Ủy ban Hành chính kháng chiến và Mặt trận Việt Minh xã Tam Thanh đã quyết định đặt tên khu Rừng Miếu là “Rừng cây mang tên Bác” mà người dân xưa nay vẫn quen gọi là “Rừng cây Bác Hồ” và giao cho Đoàn thanh Niên cứu quốc quản lý, tổ chức các hoạt động tại đây. Và sau đó “Rừng cây mang tên Bác” đã trở thành một trong những căn cứ lõm tại vùng Đông Tam Kỳ trong suốt thời kỳ chống Mỹ.

Từ năm 1975 đến nay di tích “Rừng cây mang tên Bác” được chính quyền và nhân dân địa phương chăm sóc bảo vệ thông qua hoạt động của Đoàn Thanh niên, hội Cựu chiến binh, hội Người cao tuổi... Nhiều hoạt động như trồng cây nhân Tết trồng cây, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, các lễ hội hàng năm luôn được nhân dân địa phương thường xuyên tổ chức và gìn giữ.

Cho đến nay khu di tích đã thay đổi nhiều, diện tích bị thu hẹp do chiến tranh và hoạt động sống của con người, hiện còn 3,4 ha với hệ thực vật tương đối nguyên sơ, trong đó có nhiều cây cổ thụ như Rõi, Trâm, Cốc... Tại đây còn có miếu thờ, đền thờ của người dân địa phương mới xây dựng trên nền phế tích của những ngôi miếu cổ trước đây. Trong tương lai không xa nơi đây sẽ hình thành nên một khu công viên sinh thái Tam Phú tạo điều kiện cho kinh tế, xã hội phát triển. Và, “Rừng cây mang tên Bác” không những có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa xã hội, mà còn là lá phổi, vùng đệm sinh thái của khu đô thị nói riêng, của thành phố Tam Kỳ nói chung. Với những giá trị và tầm quan trọng trên, ngày 21/1/2011 UBND tỉnh Quảng Nam quyết định xếp hạng rừng cây mang tên Bác là di tích cấp tỉnh số 292/ QĐ-UB.

Phạm Tỉnh Thủy

Page 16: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

TAM KỲ XƯA VÀ NAY

Lịch sử hình thành vùng đất Tam Kỳ luôn gắn liến với quá trình tồn vong và phát triển của đất nước. Từ thuở cha ông mang gươm đi mở cõi, dọc dài theo tiến trình lịch sử trên mảnh đất nằm ở vị trí trung lộ của đất nước Việt Nam này đã từng diễn ra vô vàn những sự tích bi hùng, đã thấm đẫm biết bao mồ hôi, xương máu của các chiến binh ra đi từ kinh Bắc, của trùng trùng, lớp lớp các thế hệ người Hà Đông xưa - Tam Kỳ nay.

Đặc biệt trong thời cận đại, đất nước ta rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp, trên mảnh đất Hà Đông liên tiếp dấy lên các phong trào chống giặc ngoại xâm. Năm 1885, ngay sau sự kiện kinh thành Huế thất thủ, tại Sơn phòng Dương Yên thuộc Hà Đông lập tức nổi lên tên tuổi Trần Văn Dư. Ông đã liên kết với các vị khoa bảng của toàn đất Quảng Nam thành lập Nghĩa Hội Cần vương, chuẩn bị kháng Pháp lâu dài. Năm 1904, Hà Đông lại xuất hiện Phó bảng Phan Châu Trinh, Tiến sĩ Huỳnh Thúc Kháng cùng với Tiến sĩ Trần Quí Cáp người Điện Bàn phát động phong trào Duy tân. Về sau Duy Tân được truyền bá và lan rộng thành phong trào của cả nước với chủ thuyết “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, đấu tranh bất bạo động. Cùng thời với phong trào Duy tân, năm 1908 phong trào “Kháng sưu, cự thuế” của nhân dân Quảng Nam nổ ra mạnh mẽ. Trong khí thế ngút ngàn của quần chúng lao khổ nổi dậy kháng thuế cự sưu thì Tam Kỳ là một trong những nơi có phong trào đấu tranh rất quyết liệt. Năm 1916, phủ đường Tam Kỳ lại là nơi duy nhất nổ ra bạo động hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Duy Tân do Trần Cao Vân, Lê Đình Dương, Thái Phiên lãnh đạo tiến hành tại kinh đô Huế với chủ đích phò vua Duy Tân kháng Pháp. Cuộc khởi nghĩa tại kinh thành Huế bị thực dân Pháp đàn áp từ lúc chưa khởi sự, nhưng ở phủ đường Tam Kỳ dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước, lực lượng quần chúng đã đánh chiếm phủ đường suốt một ngày đêm.

Từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc, tại phủ Tam Kỳ đã sớm xuất hiện tổ chức Đảng. Trong thời kỳ đen tối nhất, nhiều lần tổ chức Đảng trên cả tỉnh bị bể vỡ, nhưng Tam Kỳ vẫn duy trì được hoạt động của các tổ chức Đảng ở cơ sở liên tục. Theo suốt chiều dài hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trên đất Tam Kỳ đã xuất hiện vô vàn sự tích anh hùng, con người anh hùng. Tại Nam Tam Kỳ lập nên chiến thắng Núi Thành - trận đầu đánh Mỹ và vành đai diệt mỹ Chu Lai kiên cường, sáng tạo; tại Bắc Tam Kỳ có căn cứ Ao Lầy và địa đạo Kỳ Anh... đã đi vào lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc như những huyền thoại... Mùa xuân năm 1975, sau khi giải phóng toàn bộ Tây Nguyên, Khu ủy Khu 5 cùng với Tỉnh ủy Quảng Nam quyết định mở chiến dịch giải phóng liên cứ điểm quận lỵ Tiên Phước - Hậu Đức. Sau đó, ngày 24 tháng 3 các binh chủng quân chủ lực Khu 5 hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng bộ đội địa phương tỉnh, huyện và thị xã Tam Kỳ từ nhiều phía tiến về giải phóng tỉnh lỵ Quảng Tín - thị xã Tam Kỳ. Từ thời khắc này, Tam Kỳ trở thành thị xã tỉnh lỵ đồng bằng được giải phóng đầu tiên, mở ra cơ hội trực tiếp giải phóng thành phố Đà nẵng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, đưa lại nền độc lập tự do cho dân tộc.

Qua thử thách đấu tranh trong thời hiện đại, trên mảnh đất Tam Kỳ giàu truyền thống yêu nước và văn hóa này đã xuất hiện nhiều chiến sĩ cách mạng kỳ tài. Tiêu biểu là đồng chí nguyên Chủ tịch nước Võ Chí Công. Đồng chí là một trong những vị lãnh đạo của Đảng có vai trò đóng góp quan trọng và to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước sau ngày hòa bình.

Page 17: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Sau khi kết thúc các cuộc chiến tranh vệ quốc, trong những năm đầu tái thiết quê hương trên đất Tam Kỳ đã diễn ra một sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế Quảng Nam. Đó là quyết định khởi công xây dựng công trình Đại thủy nông Phú Ninh. Đại thủy nông Phú Ninh đưa dòng nước mát sông Muôi bắt nguồn từ dãy núi Ngang nằm ở phía cực nam Tam Kỳ trải rộng đến các làng quê, làm cho nông thôn Nam Quảng Nam xanh tươi, trù phú hẳn lên. Có thể nói rằng Phú Ninh đã góp phần quyết định trong công cuộc tiến lên tìm kiếm sự đổi đời của đại bộ phận người dân xứ Quảng vốn nghèo khó, gian lao đã bao đời nay.

Do yêu cầu phát triển và đặc điểm của từng thời kỳ lịch sử, Tam Kỳ trải qua nhiều lần chia tách và sát nhập. Trong thời thuộc Pháp, năm 1920 chính quyền thuộc địa nửa phong kiến đã tách vùng đất phía tây phủ Tam Kỳ thành lập huyện Tiên Phước. Trong kháng chiến chống Mỹ, huyện Tam Kỳ chia thành ba đơn vị là Nam Tam Kỳ, Bắc Tam Kỳ và thị xã Tam Kỳ. Sau ngày đất nước hòa bình, thống nhất lại sát nhập ba đơn vị ngang huyện thời chiến thành huyện Tam Kỳ như cũ. Năm 1984, Tam Kỳ lại chia tách thành huyện Núi Thành và Thị xã Tam Kỳ. Đầu năm 1997, Quảng Nam Đà Nẵng chia tách thành hai đơn vị hành chính, Thị xã Tam Kỳ trở thành thị xã tỉnh lỵ.

Sự kiện Tam Kỳ trở thành Tỉnh lỵ là cơ hội lớn phát triển của một vùng đất đã suốt trên 20 năm trăn trở tìm lối thoát cho một thị xã có cơ cấu kinh tế “thuần nông”. Thật vậy, trong 5 năm đầu nhờ sự đầu tư của tỉnh và Trung ương, Tam Kỳ tập trung xây dựng khu trung tâm chính trị - văn hoá. Đường Hùng Vương, Trần Phú, Trần Quý Cáp, Nguyễn Chí Thanh, các công sở hành chính cùng với các khu dân cư bố trí cho cán bộ, bộ đội từ Đà Nẵng và các huyện điều về tỉnh công tác, nhanh chóng biến vùng đất vắng vẻ của phường Tân Thạnh trở thành đô thị khang trang. Những năm tiếp theo, Tam Kỳ tiếp tục tranh thủ đầu tư của Trung ương, của tỉnh và huy động nguồn lực tại chỗ phát triển cơ sở hạ tầng rộng khắp các phường nội thị và vùng ven. Nhiều đường dọc, đường ngang, đường về nông thôn, quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua nội ô và theo đó các con cầu lớn qua sông Trường Giang, Bàn Thạch, sông Đầm cùng được xây dựng. Tính đến nay, nội ô Tam Kỳ đã có hàng trăm cây số đường nhựa; hàng ngàn cây số đường bê tông ở khu vực nông thôn và những vùng lõm trong nội thị chưa có điều kiện cải tạo thành khu dân cư mới; khớp nối cơ bản hệ thống cống thoát nước; lắp đặt hàng ngàn đèn cao áp chiếu sáng; nhiều con đường đã rợp bóng cây xanh; bố trí, sắp xếp mới trên 60% số hộ vào các khu dân cư và các trục lộ mới mở. Trước đây Tam Kỳ là nơi chỉ có ngã ba và nhà ba tầng trở xuống. Trong ký ức, chắc ai là dân Tam Kỳ gốc cũng đều nhớ Ngã ba Nam Ngãi, Ngã ba Kỳ Phú, Ngã ba Trường Xuân và chỉ có một Ngã tư rất nhỏ đó là Ngã tư Bà Thanh giữa đường Trần Văn Dư và Huỳnh Thúc Kháng. Bây giờ, có thể ta không nhớ nổi Tam Kỳ có bao nhiêu ngã tư, ngã năm và nhà năm tầng trở lên.

Điểm nổi bật của phát triển cơ sở hạ tầng thành phố là trong 15 năm qua, hàng chục khu dân cư được qui hoạch và xây dựng với hệ thống đường nội bộ 11; 17,5 có cả 27 mét. Trong đó có Khu đô thị Đông Tân Thạnh hiện đại với hệ thống điện ngầm và nhà biệt thự. Kể từ ngày trở thành tỉnh lỵ đến nay, lượng người di chuyển cơ học đến định cư tại Tam Kỳ đã chiếm 50% dân số nội ô. Trong hoàn cảnh đó, nếu không kịp thời mở rộng đường sá, xây dựng các khu dân cư, các cơ sở dịch vụ, chợ, bến xe thì không thể đảm bảo được nhu cầu dân sinh... Và nếu, trong quá trình giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình mà bồi thường thiệt hại không thoả đáng, không đúng chính sách, không thấu tình đạt lý sẽ gây bất bình, phát sinh tình hình phức tạp. Đôi khi chỉ vì một chuyện không lớn lại trở thành vấn đề cản trở, ách tắt cả một đề án, phương án lớn. Có nhìn vấn đề theo góc độ ấy ta mới

Page 18: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

thấy hết tính khó khăn phức tạp, sự quyết tâm, kiên trì của lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo Tam Kỳ, sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị cùng toàn dân vì một Tam Kỳ phát triển.

Qua 10 năm phấn đấu xây dựng thị xã tỉnh lỵ theo hướng đô thị hóa, Tam Kỳ lại tiếp tục chia tách thành huyện Phú Ninh và thị xã Tam Kỳ, tạo điều kiện cho hai đơn vị mới cùng đi lên với tốc độ nhanh hơn. Và, liền sau đó vào tháng 9 năm 2006 Tam Kỳ được Chính phủ công nhận thành phố loại III. Từ khi Tam Kỳ trở thành thành phố loại III đến nay, cùng với việc phát triển nhanh kết cấu hạ tầng đô thị, các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp nông thôn và các cơ sở dịch vụ thương mại tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh, tạo đà cho thành phố sớm trở thành vùng kinh tế động lực phía nam Quảng Nam; giáo dục, y tế, văn hóa từng bước phát triển khá đồng bộ; hệ thống chính trị được củng cố; an ninh quốc phòng được giữ vững.

Hiện nay, Tam Kỳ đang ra sức phấn đấu để trong năm mười năm tới hội đủ các điều kiện trở thành thành phố loại II. Tuy nhiên, để đạt tiêu chí thành phố loại II, Tam Kỳ còn phải giải quyết hàng loạt vấn đề về kinh tế - xã hội.

Đã là thành phố loại II thì người trong và ngoài tỉnh sẽ tiếp tục hội tụ và sinh sống tại đây. Họ đến không chỉ để ở, mà trước tiên phải có việc làm. Trên mọi hành trình đến đích, trước tiên con người phải biết xác định cho được điểm xuất phát. Trong những năm qua, tuy đã có những bước phát triển khá dài, song Tam Kỳ vẫn chỉ là một thành phố trẻ, nghèo cả về khả năng đầu tư lẫn kinh nghiệm xây dựng đô thị. Cái thế ấy buộc Tam Kỳ phải phát huy tối đa nội lực đồng thời có những chính sách thích hợp đẩy mạnh liên kết, thu hút ngoại lực từ các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế trên cả nước, kể cả các nhà đầu tư ngoài nước để phát triển nhanh các khu công nghiệp tại địa bàn thành phố... Trong đó, đặc biệt chú ý liên kết với các vùng phụ cận như Núi Thành, Phú Ninh, Nam Thăng Bình, Tiên Phước, Bắc - Nam Trà My, Thành phố Đà Nẵng, các khu công nghiệp lớn trong khu vực, hai thành phố lớn Sài Gòn, Hà Nội và những vùng có tiềm năng kinh tế - kỹ thuật tương đồng có thể bổ sung kinh nghiệm cho nhau trong quá trình phát triển. Trong chiến lược phát triển công nghiệp, cần ưu tiên phát triển công nghiệp giải quyết nhiều lao động. Đây là điểm thiết yếu nhất không chỉ riêng Thành phố Tam Kỳ mà là điều bức xúc của hầu hết các thành phố khu vực miền Trung vốn đi lên từ nông nghiệp, nông thôn.

Đồng thời với phát triển mạnh công nghiệp, trong năm, mười năm tới thành phố cần tập trung tạo cho được bước đột phá về phát triển du lịch biển kết nối với tuyến du lịch sinh thái Phú Ninh, Bồng Miêu và Nam - Bắc Trà My, tạo cho được nhiều sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, ấn tượng; qui hoạch và phát triển các làng biển phù hợp với phát triển du lịch, hiện đại hóa nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao; phát triển mạnh các trung tâm thương mại dịch vụ, ngân hàng; chuyển nhanh sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị; chuyển các trung tâm đào tạo lớn về phía đông sông Bàn Thạch, mở rộng và nâng cao chất lượng các trường cao đẳng và đại học đủ tầm cỡ đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực cho một đô thị hiện đại. Và theo đó phải từng bước xây dựng, hình thành con người có tác phong công nghiệp, lịch thiệp, nhân văn tương đồng với thành phố phồn thịnh và văn minh trong tương lai.

Đánh giá sự phát triển của một vùng đất thì phải có thời điểm, cột mốc lịch sử để so sánh. Chúng ta hãy so sánh Tam Kỳ trước đây 15 năm với bức tranh toàn cảnh Thành phố tỉnh lỵ hiện nay thì quả thật trên một chặng đường không dài nhưng Tam Kỳ đã có những bước đổi thay kỳ diệu. Người đi xa năm mười năm, trở lại Tam Kỳ có thể bị lạc đường vì thay đổi. Riêng với cái nhìn của tôi, điều có ý nghĩa quan trọng nhất là Tam Kỳ đã phát

Page 19: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

triển có qui hoạch rõ ràng, khá hài hòa với địa thế núi sông, làng quê biển cả. Qui hoạch đó sẽ không bị phá vỡ khi Thành phố phát triển với những bước cao hơn trong tương lai.

Page 20: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Nguyễn Tấn Sĩ

TRƯỜNG GIANG XANH( Trích Trường ca)

1.ĐI DỌC DÒNG SÔNG

Này cồn Sụp nọ cồn SiKia cồn Thị để nước đi cùng trờiDòng sông chảy dọc cuộc đờiMở ra khép lại rối bời nắng mưaMịt mờ cát trắng sông trưaXanh lau lách, rặng liễu thưa thớt buồn

Tôi khôn lớn với sông TrườngDòng xanh như thể con đường ấu thơCánh buồm đau đáu trong mơDầm khuya bến Ván thuyền chờ trăng lênDòng sông để nhớ để quênĐể si trắng sợi rễ bền thời gianCòn trăm bến đợi đò ngangTôi đi đò dọc mênh mang bãi bờ

Muôn đời mẹ tóc bạc phơChắt chiu dòng chữ câu thơ sông dàiĐêm đêm chợ Vạn, Truông ĐàiLời ru gởi ngọn đèn chài xa xămMơ theo vó Cộ đêm rằmVầng trăng chợ Được đời thầm chia nhauDòng sông chảy đến những đâuMà như khúc ruột bể dâu với ngườiDòng sông như thể cuộc đờiKhi im ắng lúc gọi mời thiết thaCầu tre lắt lẻo chợ BàThương quê nối nhịp La Qua, sông HoàiNgàn xưa nối với ngày maiTrong lòng quê Quảng sông dài vẫn xanh

2.DÒNG SÔNG XƯA

Ước mơ treo trên đôi cánh chuồn chuồnTrên khung diều trưa lồng lộng gióChiếc cầu tre chênh vênh tuổi nhỏBài hát tôi chưa nối được đôi bờCỏ mềm xanh mãi giấc mơTrái banh dứa lăn hoài trong ký ức

Page 21: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Con cò trắng đứng bên bờ sông đụcCánh cò ấy bay rồi, tôi ở lại bên niMột mình tôi lặng ngắt những chiều điNhững cồn cát trắng giữa hàng dương liễuMột mình tôi với những gì chưa hiểuLặn trong chiều đỏ quạch những hàng câyDòng sông bên ấy với bên nàyGiọng hát nửa đêm dài theo bến vắngTiếng loa vọng như thể lời cay đắngVề một chiếc cầu gãy nhịp đứng chênh vênhĐêm không còn lặng yênSông không còn lặng yênCó xác người trôi và hàng dương liễu cháyHỏa châu soi trong mắt nào run rẩyCháy mất cánh diều tôi, đã cháy cánh diều tôi!

3.MẸ

Nơi núi lấn đất phải choài ra biểnNgọn Lào hanh heo gió Bấc se lòngNơi mẹ sinh con ra giữa hai triền cát bỏngTrường Giang xanh nỗi khao khát của dòng sôngKhi mở mắt chào đời con chưa biết nóiVì sao quê mình nghèo đến thếNúi xếp lớp và cát trùm tang chếTrán mẹ nhăn và tóc mẹ thành mâyTuổi thanh xuân vú mẹ chưa đầyĐã vắt cạn cho con dòng sữa nóngMẹ ấp trong lòng bốn mùa biển độngCái ngọt ngào chắt từ cọng rau khoai

Con lớn lên con đã hiểu rồiVì sao biển độngNúi già đi và cát trỉa muôn trùngLòng nhớ đến rưng rưngCái tất tả của đôi bàn chân mẹTấm lưng nhỏ che làm sao lòng biểnCon thấy rồi mẹ ơi, tàu chiếnSóng gầm lên từ mù khơiMẹ giấu làm sao phố chợ đông ngườiGánh củi nặng đôi vai gầy bật máuĐồng tiền rơi. Và mắt người đau đáuNhư tiếng dao cứa tận buồng timNhư hạt gạo lạnh căm trong miệngƠi dòng nước giữa hai triền cát bỏngTrường Giang xanh nỗi khao khát con người.

Page 22: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

4.NHỮNG THÁNG TƯ CUỘC ĐỜI

Tháng Tư! Tháng Tư!Tôi muốn gọi tháng Tư năm ấyTôi muốn gọi tấm lòng hôm ấyNhẹ bỗng chân mình giữa ngờm ngợp màu xanhTôi đi cùng các anhNhư dòng nước sắp khô được hòa vào dòng chảyHai mươi năm có một ngày tôi thấyĐời riêng mình lớn dậy giữa đời chung

Trường Sơn Tây, Trường Sơn ĐôngDẫu chưa có trong tay mình chiếc gậyVẫn ao ước được một lần nào đấyNhánh cây đời gạt hết nỗi đau xưa(một quãng đời bao nhiêu gió mưađã nhuộm cũ hồn tôi đến võ vàng khô héo)

Nay tôi đi đường quê hương trăm nẻoỞ hướng nào cũng gặp mùa xuânGặp lại các anhGặp lại chính mình tháng Tư rực nắngTôi như thể một dòng sông thầm lặngNghe biển gọi tên tung sóng vỗ đôi bờ

Tháng Tư về trong tiếng em thơTháng Tư về mẹ cười lúa trổĐất nước vẫn còn bóng thù lấp lóTôi gặp tháng Tư trong những chiến hào

Ở nơi nao dẫu ở nơi naoTháng Tư gọi mỗi lòng tung sóng vỗ…

N.T.S

Page 23: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Nguyễn Đức Dũng

Thơ riêng cho cháu Ngoại “ tặng : Nguyễn Minh Chân & Nguyễn Minh Thiện của ông “

Cư dân đầu tiên là cháu của Vua Hùngnúm nhau đầu tiên trở thành cột mốcđảo nổi đảo chìm lần đầu tiên nghe trẻ khócngỡ ngàng sóng gió trùng khơi

Vách đá lần đầu tiên vang vọng tiếng người nghe tiếng trẻ bi bôthấy tập bò tập lẫybiển đảo có tên mình từ ấyquây quần cương thổ trời Nam

Quây quần vào văn hiến ngàn nămquây quần tục ăn trầu nhuộm răng xăm trổchắt muối mặn sương sa, chắt gió mưa bão tốthành ngọt mát đời người thắm đỏ lòng dưa

Như lòng con chín giận mười hờn vẫn nhớ mẹ thương chachiều biển động nhớ đất liền đứt ruộtthuở dứt áo xuống bè đau hơn dao cắt sóng tình thâm cứ hướng mẹ quay về

Như đảo nổi đảo chìm sừng sững ngoài kialà khúc ruột không thể nào khác đượclà xương máu mồ hôi cha ông mở nướchoá hồn thiêng sông núi bây giờ

Hãy ngoan rồi ông kể chuyện cháu nghesự tích về trái dưa hấu cháu vẫn từng ngon miệngmàu ruột đỏ là lòng son dâng hiếnvỏ ốc còn truyền kỳ nước mắt An Tiêm

Kể từ khi có được tên mìnhnhận sứ mệnh dựng cờ tiền tiêu tổ quốcđảo che chở ấp iu biển vỗ về nâng giấcru những binh hùng giữ cõi ông cha

Hãy nhớ nằm lòng biển đảo của ta

Page 24: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

truyền thống Lạc Hồng bốn ngàn năm người người như mộthiệu triệu máu tim vung tay thề giữ nướcchủ quyền đây,núm nhau thiêng cháu của Vua Hùng

N.Đ.D

Page 25: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Phương Dung

TAM KỲ TRONG ANH

Làm sao ta biết được emVà Tam Kỳ huyền diệuLàm sao và làm saoNếu đời không có những bất ngờ

Ta mượn câu thơ nói hộ đôi lờiBài thơ cũ – người đi mở cõiEm vẫn cùng ta song song hai buổiNhưng lại gặp nhau ở cuối con đường

Tam Kỳ dễ thươngTừ hoang sơ thanh vắngEm cũng vậyÁnh nhìn xao xuyếnMà vô tình nên quen

Tam Kỳ bây giờ phồn vinhVà tình em vẫn là ngô lúaLà khúc đồng dao trong ta mỗi sángBước thênh thang giữa xanh ngát một vùng

Tam Kỳ nhẹ nhàngThanh thản mây trôiĐã gan góc một thời qua giông bãoÔ hay! Lòng ta bổi hổiNhư bông hoa sắp nở buổi mai này

Tam Kỳ bây giờ đi giữa bình yênTa mới biết nơi đây là bến đỗThôi trách chi những hờ hững riêng chungNhững buồn vui trăn trởTam KỳLàm sao xa!

P.D

Page 26: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Thích Nhuận Tâm

TRĂNG HUYỀN DIỆU

Mẹ đi chùa chớm Nguyên tiêuCâu thơ chưa ráo, mây chiều ngược trôi

Nắng chao khuyết gió mồ côiNỗi đau giấu khuất nụ cười trần gian

Mẹ thủng thẳng tới trăng ngànCõi thơ chợt hóa sen vàng đón đưa

Mẹ về lại chốn xa xưaBuồn vui mấy bận vẫn chưa vướng lòng

Mẹ là biển của ngàn sôngTrăng không chấp sáng soi dòng tử sinh

Lời thơ bừng ngộ thấy mìnhHương trăng lòng mẹ ngát tình Nguyên tiêu

T.N.T

Page 27: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Trương Quang Nhân

VỀ GIỮA QUÊ HƯƠNG

Thu bước giữa Tam Kỳ rất thật Xa nghe câu hát lửng lưng chiềuRượu chưa ngấm đà say lời chuếnh choángChửa mưa về ngờ ngợ ướt bàn chân

Dăm con đường quá đỗi quen thânChật đến ngỡ đựng khôn vừa kỷ niệmGiờ trở lại ngơ ngẩn chiều tìm kiếmHàng cây xưa, góc phố cũ, và em…

Ngang dọc những con đường chưa mang biển đề tênHối hả những công trình vươn vai bề thếXa quê chỉ dăm năm, như thểĐã mươi năm – Hơn thế nữa, không chừng!

Em nghĩ ngợi điều chi cho câu hát ngập ngừng“Một sắc thu xanh Tam Kỳ phố nhỏ”Cay mắt ướt giữa đường chiều bụi đỏTôi khóc niềm vui

nghe đất Quảng vươn mình

T.Q.N

Page 28: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Thủy Anh

Chiều biển muộn

Nhớ út Thành, út Hiệu

Chiều biển muộnHoa lông chông trên cátBạn tôi đâu

thuở đuổi bắt chân trầnMới mười lăm

tuổi ngọc trắng trongVô tư lự

những lần hò hẹn

Chiều biển muộnMờ chân còng gióBạn tôi đâu

ngày đó không vềMới mười lăm

sức sống tràn trềChở ước vọng

thêu lời thề non nước

Chiều biển muộn Níu thời gian xuôi ngượcBạn tôi đâu

quay quắt bóng lông chôngMới mười lăm

thơ mộng trắng trongNặng tình cát

dấu chân ai còng ai bắt

Chiều biển muộn Hoa lông chông trên cátDấu chân còng

ngược gió tóc ai bayChiều hư vôSống lại những ngày! T.A

Page 29: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Phạm Phú Hưng

KÝ ỨC MÙA SIM Tặng H

Trở về lại đồi sim năm cũTìm lại tuổi thơ đánh mất tự lâu rồiNổng cát trắng chiều vơi một nửaKỷ niệm lấp vùi đào xới đâu ra

Cô bé láng giềng – chim sáo bay xaBỏ lại đồi sim tím lòng viễn xứỞ phương nào người ơi còn nhớ?Trái sim muồi hai đứa chia đôi

Ký ức tuổi thơ ngày ấy xa rồiĐồi sim tím bầm nỗi nhớEm và tôi còn mắc nợHẹn mùa sim chưa về hái một lần

Bỗng một chiều nắng rớt bên sôngBé người dưng tặng tôi chùm sim tímHoàng hôn xuống và thu chợt đếnGiữa hai mùa khoảng cách xa nhau

Bé kia ơi! Sim tím một màuTôi chợt nhận ra màu tim tím ấyTrái tim ngủ quên bừng thức dậyXin được lần yêu màu tím hoa sim.

P.P.H

Page 30: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Nguyễn Bá Hòa

DÒNG SÔNG KỶ NIỆM

Lang thang với chiếc đò conĐi tìm  kỷ niệm thuở còn yêu nhauChiều xưa nước lệch chân cầuNgẩn ngơ tiếc nụ hôn đầu đánh rơi Ven bờ núi dựng vách phơiKhắc vào vân đá màu trời đổi thayKhắc tên vào ngã ba câyNắng nghiêng kẽ lá lấp đầy tiếng chim Chèo đôi quẩy nước đi tìmCâu thơ hò hẹn nổi chìm nơi đâu?Mạn đò vỗ sóng chiêm baoChở xa xôi để chênh chao một thời Thượng nguồn một tiếng chim rơiAi chờ cửa biển nhặt lời mỉa maiNeo bờ đợi chút tình phaiDung nhan đọng vết tháng ngày nhớ quên Nhặt từng sợi tóc còn đenĐan thành cánh võng ru em giấc hồngNắng chiều đập vỡ mặt sôngBóng em vụn nát tan trong nắng chiều

N.B.H

Page 31: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Nguyễn Nho Khiêm

MẸ QUÊ

Mỗi ngày ăn chín miếng trầuĐôi môi đỏ thắm trăm câu ca tìnhHát rằng “ta nhớ thương mìnhBao đêm ngả nón trông đình quạnh hiu”Sớm mai ngồi nhớ chiều chiềuGiếng sâu gánh nước bóng yêu chòng chànhTuổi xuân gói ghém để dànhĐồng khô, quê loạn tụ thành cô đơn

Trăng thanh nhớ rạ nhớ rơmCủ khoai chấm muối, chén cơm chan gừngTình tình tình dửng dừng dưngTóc dài điểm bạc ngập ngừng vén lênChong đèn lấy nhớ làm quênMượn câu hát cũ gọi tên đời mìnhÀ ơi! Ru đóa lục bìnhSông ơi sông chảy vô tình buốt thương

Mẹ quê ở cuối con đườngNgoái đầu nhìn lại nắng vương gió chiều…

N.N.K

Page 32: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Phan Thanh

LÒNG MẸ

Tắm mình trong bể yêu thươngMẹ ươm trái ngọt xanh vườn lộc nonMôi tươi sáng nụ cười giònGầy hao dáng mẹ ngày son thuở nàoQuảy đông giá, gánh gió LàoĐưa nôi mẹ hát ngọt ngào lời ruVề quê khóc giữa trời thuMẹ tôi ở chốn thiên thu lại vềCon nghe ấm cả sơn khêVô biên lòng mẹ chẳng hề trách con…

P.T

Page 33: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Võ Bá

GỌI NGƯỜI

Ngày rơi. Vui ngắn, buồn dàiDám đâu uổng phí trần ai một lầnLời chim hát khúc thanh tânTình hoa tán sắc phù vân. Gọi người…

V.B

Bùi Thị Ánh Tuyết

QUÊ MẸ

Về thăm quê mẹ Vĩnh BìnhHội làng trống giục sân đình nao nao

Tiếng hò khua nhịp xôn xaoChào mùa xuân mới dạt dào niềm vui

Cờ hoa rực rỡ vàng tươiGió xuân gõ nhịp, tiếng cười giòn tan

B.T.A.T

Page 34: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Võ Văn Trường

CỎ THANH MINH

Những vuông cỏ ưu tưGiấc mơ xa xôi quáChỉ còn đây đầy gióGió, cỏ phía tôi ngồi

Hai mươi năm rất nhớChợt quá buồn tôi ơiKý ức còn tơ tócHương khói biết phù trầm

Áo cơm xa quê kiểngTổ tiên góc yên bìnhChỉ còn ai nghĩ ngợiRượu buồn khóc đáy ly

Nhận về mình ngày thángCỏ xanh cứ mọc trànPhận người còn bé nhỏ Phía nỗi đời hắt hiu

Những bạn bè mất sớmTháng ba này khói hươngNhắn những miền đất lạHoa cỏ lòng bạn xa

Giấc mơ thời áo trắngBuồn quá tôi bây giờLời thanh minh trước cỏLy chia nhớ thương người./.

V.V.T

Page 35: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Nguyễn Điện Ngọc

CHỨNG TÍCH CỦA LÒNG YÊU NƯỚCGhi chép

Nhà tù Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) do thực dân Pháp xây dựng từ năm 1862. Trải qua 113 năm tồn tại, hàng chục vạn lượt cán bộ, chiến sĩ và đồng bào yêu nước bị giam cầm, trong đó có hàng trăm người con của đất Tam Kỳ đã bị địch bắt tù đày. Không ít người đã anh dũng hy sinh dưới những trận đòn roi của kẻ thù và vĩnh viễn nằm lại nơi đây.

Nơi giam cầmCôn Đảo chỉ có vỏn vẹn 76km2 nhưng có đến hàng chục nhà tù và các sở tù lớn nhỏ

chiếm gần 12km2, trong đó có 6 trại tù (hay còn gọi là Banh) được xây dựng trong thời kỳ Pháp thuộc. Banh I được xây dựng năm 1892. Banh II được xây dựng năm 1916. Banh III xây dựng năm 1928. Đến thời kỳ Mỹ - Nguỵ bọn chúng xây thêm 2 phòng gồm phòng số 9 và 10. Riêng phòng số 10 dùng làm khu giam biệt lập để bổ sung cho khu chuồng cọp, được ngăn ra 15 khu biệt giam, trên trần không có song sắt như chuồng cọp, chỉ đan bằng gai thép chằng chịt, cẩn mật. Người tù đặt trại giam này với cái tên thật dí dỏm “khu biệt lập chuồng gà”. Banh III phụ hay còn gọi Lao III phụ được xây dựng năm 1941. Chuồng cọp Pháp được xây dựng năm 1940, bao gồm 120 phòng biệt giam chia làm 2 khu, mỗi khu 60 phòng được bố trí song sắt kiên cố và có hành lang ở giữa dành cho cai ngục đi lại kiểm soát tù. Ngoài ra còn có 60 phòng không có mái che được gọi là “phòng tắm nắng”. Đây là nơi dùng để phơi nắng, phơi mưa, đánh đập, tra tấn, hành hạ người tù. Cuối năm 1970 Mỹ - Nguỵ ra lệnh dở bỏ chuồng cọp trở thành chuồng nuôi thỏ, nhằm xoa dịu làn sóng đấu tranh của tù nhân cũng như phong trào yêu nước ở miền Nam Việt Nam và dư luận Quốc tế. Khu biệt lập chuồng bò được thực dân Pháp xây dựng năm 1930 bao gồm 9 phòng biệt giam, 24 chuồng chứa heo, 2 chuồng nhốt bò, 1 hầm chứa phân bò. Hầm phân bò sâu 3 m, chia làm 2 ngăn có hệ thống cống ngầm từ chuồng nuôi bò dẫn sang dùng để ngâm người tù trong những lần tra tấn.

Từ năm 1962 đến 1971, Mỹ - Nguỵ đã cho xây dựng mới 5 trại, từ trại số 5 đến trại số 9, các trại này còn có tên gọi là trại Phú Phong, Phú An, Phú Bình hay còn gọi là “chuồng cọp kiểu Mỹ” và trại Phú Hưng. Riêng trại Phú Bình bao gồm 384 phòng biệt giam chia làm 4 khu, mỗi khu có 2 dãy, mỗi dãy có 48 phòng. Đây là kiểu nhà giam đặc biệt được xây dựng bằng bê tông cốt thép, không có bệ nằm, người tù phải nằm dưới nền xi măng ẩm thấp. Trại 9 là trại cuối cùng trong hệ thống nhà tù dưới thời Mỵ - Nguỵ đang xây dựng thì Hiệp định Pari được ký kết, công trình này được bỏ dở.

Hầu như ngày nào ở các trại giam cũng có người chết do bị bệnh hoặc sau mỗi lần đánh đập tra tấn dã man như thời Trung cổ. Cảm thương những oan hồn của đồng bào, đồng chí trong những năm bị giam cầm ở nhà tù Côn Đảo, liệt sĩ Trần Hoàng (Tam Phú, Tam Kỳ) đã cất lên những dòng thơ trung liệt “Sếp ơi! Sếp. Tiếng kêu từ xa vọng lại/ Người lính canh thất thểu bước chân vào/ Anh gật đầu rồi nói giọng thao thao/ Kêu chi thế, cứ kêu hoài kêu mãi/ Lệnh ông Tỉnh vừa đến đây để lại/ Bảo các anh khi chết mới được kêu/ Dẫu có đau dù ít hay nhiều/ Cứ mặc kệ, nằm yên chờ đợi chết...”

Ngay sau khi thành lập nhà tù Côn Đảo chưa đầy 1 tháng, thực dân Pháp đã đày ra Côn Đảo 50 phạm nhân (3/1862). Đó là những nông dân và sĩ phu yêu nước trong các phong trào Cần Vương, Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, những người tham gia chống sưu

Page 36: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

cao thuế nặng ở Trung Kỳ, trong đó có các cụ Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Thúc Duyện, Dương Đình Thạc, Trương Bá Huy, Ngô Đức Kế, Trần Cao Vân... Tiếp theo, hàng vạn cán bộ, đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam bị địch bắt đày ra Côn Đảo như đồng chí Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Tôn Đức Thắng, Lê Hồng Phong, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Phạm Hùng, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Linh... Và những năm sau đó, nhất là từ khi Mỹ - Nguỵ leo thang chiến tranh, số lượng tù nhân bị giam giữ tăng dần theo từng năm, có lúc lên đến hơn 10.000 người. Riêng đến ngày Côn Đảo được hoàn toàn giải phóng (1/5/1975) có 7.448 tù nhân.

Ngày nay các trại giam đã được phục dựng làm nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau. Cho dù có thay đổi về trạng thái nhưng cảnh gông cùm, đánh đập, tra tấn tàn bạo của kẻ thù luôn là chứng tích về sự chịu đựng thần kỳ, là chứng tích về lòng yêu nước của các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm tại Côn Đảo. Bà Nguyễn Thị Vân – Cựu tù chính trị Côn Đảo hiện ở tại thôn Thọ Tân (Tam Ngọc, Tam Kỳ) bùi ngùi nói “Bây giờ nghĩ lại vẫn còn có cảm giác rùng mình. Phụ nữ ở trong lao tù bao giờ cũng chịu nhiều đau khổ hơn nam giới. Những đòn tra tấn dã man, tàn bạo xảy ra với các chị em bị giam ở khu chuồng cọp thật kinh hoàng”.

Nằm lại Côn ĐảoNghĩa trang Hàng Dương có diện tích trên 20 ha, được phân làm 4 khu, là nơi yên

nghỉ của hàng vạn chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước qua nhiều thế hệ bị tù đày kéo dài 113 năm. Do biến thiên của lịch sử, nhiều ngôi mộ đã bị thất lạc. Đến nay mới có 1.919 ngôi mộ được xác định có hài cốt, trong đó có 713 ngôi mộ có tên. Những ngôi mộ được chôn cất giản đơn, bia mộ xây dựng thật khiêm tốn nằm cận kề bên nhau như những ngày các anh, các chị còn nằm trong xà lim. Qua một lần chứng kiến những hình ảnh đầy đau thương và bi tráng như thế này, có người đã thốt lên rằng “Nghĩa địa Hàng Dương vùi chôn bao số phận/ Hết lớp này, lớp khác dập lên trên/ Mặt phẳng lì không mô đất nhô lên/ Không bia mộ, không tên và không tuổi”.

Theo số liệu chưa đầy đủ, thành phố Tam Kỳ có hàng trăm người bị địch bắt, giam cầm ở đây. Trong đó, có không ít người đã anh dũng hy sinh nhưng đến nay mới có 3 ngôi mộ được xác định có tên gồm liệt sĩ Trần Hoàng còn có tên là thầy giáo Huỳnh, người xã Tam Phú, một nhà giáo yêu nước theo Đảng làm Cách mạng. Năm 1957 ông bị địch bắt đày đi Côn Đảo. Địch tra tấn bằng nhiều cực hình nhưng không khuất phục được thầy Huỳnh. Tháng 2 năm 1960 ông trút hơi thở cuối cùng tại nhà giam chuồng cọp.

Cùng ở khu C, thuộc nghĩa trang Hàng Dương có mộ của liệt sĩ Bùi Xuý, người Tam Phú và liệt sĩ Nguyễn Hoàng Linh người phường Hoà Hương, bị địch bắt năm 1968, cùng bị đày ra Côn Đảo năm 1969. Ông Bùi Xuý đã hy sinh vào năm 1971 và Nguyễn Hoàng Linh hy sinh vào năm 1973. Trong chuyến đi ra thăm mộ cha, anh Trần Minh Vương – Con trai liệt sĩ Trần Hoàng nói trong nước mắt: “Tôi rất nôn nóng để được đến viếng hương cho người cha, nhưng khi đặt chân vào nghĩa trang Hàng Dương tôi thấy trùng trùng điệp điệp mộ phần của các liệt sĩ, những người đã anh dũng hy sinh để đất nước độc lập, tự do thì tôi thật sự sững sờ, không thể tưởng tượng được. Tôi tự hào về ba tôi, tôi nguyện sống, công tác thật tốt để xứng đáng với sự hy sinh cao cả của ba”.

Di tích sốngNgoài việc đầu tư phục dựng 10 trại tù và 18 sở tù để làm nơi giáo dục truyền thống

cách mạng cho các thế hệ con cháu mai sau, trong những năm qua chính quyền sở tại còn chú trọng đến việc tôn tạo khu nhà chúa Đảo để làm chứng tích về tội ác tày trời của bọn thực dân, đế quốc và làm nơi trưng bày các hiện vật phục vụ khách tham quan du lịch. Đây

Page 37: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

là nơi ở và làm việc của 53 đời chúa Đảo trong suốt 113 năm tồn tại nhà tù. Ngoài ra, huyện Côn Đảo còn được Nhà nước đầu tư xây dựng khu di tích Cầu Ma Thiên Lãnh nằm ở dưới chân núi Chúa. Theo nhiều nguồn tư liệu còn lưu lại thì đây là một trong những công trình được thực dân Pháp chú trọng xây dựng để tiện việc kiểm soát tù vượt ngục. Do địa thế núi cheo leo và hiểm trở, lao động nặng nhọc, hơn 350 người tù bị địch đưa đi lao dịch khổ sai đã ngã xuống tại mảnh đất này. Di tích Cầu Tàu lịch sử 914 cũng được quan tâm phục dựng, tạo dấu ấn lịch sử đối với mỗi một con người khi được bước chân đến Côn Đảo. Cầu tàu nằm tại khu trung tâm bãi biển chính của thị trấn Côn Đảo, đối diện với nhà chúa Đảo, được thực dân Pháp khởi công xây dựng từ năm 1873. Đây là nơi chứng kiến biết bao nỗi cực nhọc của những người bị địch đày ra Côn Đảo và cũng là nơi chứng kiến niềm vinh quang, tự hào và đầy xúc động trong giờ phút Côn Đảo được hoàn toàn giải phóng. Cái tên “914” để đặt cho cầu tàu là số người tù đã ngã xuống nơi đây vì lao dịch khổ sai hay tai nạn trong quá trình bị địch đưa đi xây dựng cầu. Gần Cầu tàu 914 còn có công trình nhà Công quán cũng được tôn tạo làm nơi chiếu phim, giới thiệu về sự hình thành và phát triển của huyện Côn Đảo nhằm giúp khách tham quan du lịch hiểu hơn về con người và mảnh đất Côn Đảo. Bà Nguyễn Thị Thanh Vân – Trưởng Ban quản lý di tích Côn Đảo cho biết: “Những gì mà chính quyền sở tại đã và đang cố gắng phục dựng để lưu giữ truyền thống cách mạng là điều đáng quý nhưng hàng ngàn cựu tù chính trị Côn Đảo đã hy sinh và hiện đang sinh sống trên mọi miền đất nước lại càng quý hơn. Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, các cấp lãnh đạo của địa phương đã cố gắng tìm kiếm, sưu tầm nhưng đến nay vẫn chưa có số liệu đầy đủ. Đây là một trong những vấn đề khó khăn đối với những người làm công tác bảo tàng.”

Mặc dù được các cấp uỷ Đảng, chính quyền Côn Đảo nỗ lực sưu tầm, tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, đồng thời liên hệ các địa phương phối hợp nắm lại số lượng cựu tù chính trị Côn Đảo. Qua đó, biết ai còn, ai mất, ai hy sinh tại Côn Đảo để có kế hoạch tìm kiếm, bổ sung tư liệu nhưng xem ra công việc này còn gặp nhiều khó khăn. Riêng với Quảng Nam, Ban quản lý di tích và Bảo tàng Côn Đảo đã tổ chức nhiều lần đến địa phương để thống kê lại con số cựu tù chính trị. Trong những chuyến đi đó, Bảo tàng Côn Đảo còn tích cực sưu tầm hiện vật để đưa vào trưng bày giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Quảng Nam là địa phương có hơn 2.000 lượt cán bộ, chiến sĩ, đồng bào yêu nước bị địch giam cầm tại Côn Đảo. Thời gian qua các cựu tù Côn Đảo của tỉnh Quảng Nam nói chung, thành phố Tam Kỳ nói riêng đã cung cấp được nhiều hiện vật có liên quan đến nhà tù Côn Đảo. Trong chuyến công tác mới đây, Ban Giám đốc Bảo tàng Côn Đảo được cựu tù chính trị Đỗ Xuân Lập (An Xuân, Tam Kỳ) trao tặng bộ cờ tướng bằng gỗ tự tay ông làm trong thời gian dài bị giam cầm ở nhà tù Côn Đảo. Ông Diệp Thế Trí (Hoà Hương, Tam Kỳ) trao 11 hiện vật, trong đó có những hiện vật đã gắn liền với sự sống của ông trong những năm bị giam cầm như chiếc cà mèn dùng để đựng thức ăn, chiếc ca nhựa, chiếc bàn chải đánh răng đã mòn... xúc động nhất là một nửa chiếc khăn rằn được đồng đội chia để quấn cổ cho ấm trong những năm nằm ở xà lim. Bà Nguyễn Thị Vân (Tam Ngọc, Tam Kỳ) trao bài thơ của một người bạn tù chính trị viết trong những ngày bị giam cầm để tuyên truyền kêu gọi đồng đội đấu tranh chống lại mọi thủ đoạn của kẻ thù. Ông Đỗ Xuân Thăng (Tam Phú, Tam Kỳ) trao 1 chiếc túi vải được may và thêu bằng tay của một người bạn nữ tù chính trị tặng khi còn bị giam cầm trong nhà tù khét tiếng của kẻ thù. Ông Nguyễn Văn Ca (Tam Thanh, Tam Kỳ) gởi tặng Bảo tàng Côn Đảo các tờ thông báo đòi nhà cầm quyền phát cơm đủ ăn và cải thiện đời sống tù nhân cùng các bức thư kêu gọi binh sĩ, công chức và giám thị trại giam vứt bỏ áo lính về làm dân trong một nước hòa

Page 38: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

bình, độc lập do chính tay ông viết... Xúc động hơn, trong một lần đến thăm nhà tù Côn Đảo, ông Diệp Thế Trí đã chỉ nơi ông cất giấu tài liệu cùng một số dụng cụ đã sử dụng trong những năm bị giam cầm tại phòng số 8, trại 5 hay còn gọi là trại Phú Phong cho Cán bộ Ban quản lý di tích khai quật.

Nhà tù Côn Đảo là nơi “Địa ngục trần gian” khét tiếng nhưng cũng chính tại nơi đây các chiến sĩ cách mạng đã thể hiện ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất, giữ vững khí tiết của người cộng sản. Ngày nay Côn Đảo được xem như một vùng đất thiêng liêng, là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.

Page 39: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Phạm ThôngKÝ ỨC NGÀY THỐNG NHẤT

Bút ký

Đầu năm 1975, tôi đang học tại Khoa Lưu học sinh trường Đại học Ngoại Ngữ, Thanh Xuân - Hà Nội để chuẩn bị đi nước ngoài. Học sinh miền Nam, cán bộ miền Nam học ở đây đều nghĩ rằng: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam còn lâu dài, học xong trở về thì chiến tranh chưa chắc đã chấm dứt”. Nhưng đùng một cái, từ tháng Hai, quân ta liên tục tấn công và liên tiếp giành chiến thắng ở Phước Long; giải phóng thành phố Buôn Ma Thuột và địch tháo chạy khỏi Tây Nguyên; Chiến thắng Tiên Phước, giải phóng Tam Kỳ và thành phố Đà Nẵng; giải phóng hoàn toàn các tỉnh Trung Trung Bộ; chiến thắng Xuân Lộc, giải phóng thành phố Sài Gòn và toàn bộ đất nước. Non sông thu về một mối.

Là người Việt Nam, là người kháng chiến ai mà không chờ mong ngày chiến thắng cuối cùng, ai không trông mong đất nước hoà bình, thống nhất. Đó là đỉnh điểm hạnh phúc, đỉnh điểm vinh quang của những người kháng chiến, của toàn dân tộc. Nhưng, không ngờ chiến tranh dài dằng dặc lại kết thúc quá nhanh, vui sướng trào nước mắt.

Ngày 30 tháng 4 năm ấy, cả Hà Nội vang dậy tiếng hò reo, đêm ngày 1 tháng 5 rực rỡ pháo hoa trên mặt hồ Hoàn Kiếm. Và, có lẽ cả trăm năm, trên đất Việt, trên thủ đô nghìn tuổi này mới có cái không khí rạo rực hạnh phúc đến cháy bỏng lòng người như vậy.

Chúng tôi, những người miền Nam trên đất Bắc, sau thời khắc reo hò đến vỡ lồng ngực vì hạnh phúc, vì niềm kiêu hãnh vinh quang, vì thiêng liêng lý tưởng… là sự lo lắng, tìm cách, toan tính: “làm thế nào để về quê hương cho thật nhanh, gặp mẹ, gặp em, gặp vợ con…”. Riêng tôi đã xa mẹ, xa tất cả người thân, xa cái làng Tỉnh Thuỷ đã 11 năm. Trong 11 năm ấy quê hương tôi ngập tràn khói lửa. Chiến tranh biết ai còn ai mất, mẹ tôi có còn sống được qua cuộc chiến này không.

Đất nước đã thống nhất, những người sắp đi học xa như chúng tôi, từ nay đến tháng 7, không về được thăm gia đình thì phải chịu sự xa cách sáu năm nữa. Tất cả chúng tôi, sinh viên người miền Nam đều chạy lên lãnh đạo Khoa và Ban Giám hiệu xin các thầy cho về phép thăm quê hương sau cả chục năm xa cách. Trưởng Khoa là thầy Nam người Huế, phó khoa là thầy Kim người Quảng Nam, hai thầy đều khuyên giải chúng tôi:

- Các em cố gắng chịu đựng đến đầu tháng 7, niên khoá kết thúc các em tranh thủ về trong đó, giữa tháng 7 trở ra lên đường đi học. Xa cách cả chục năm mình còn chịu được, thầy cũng nôn nóng về quê lắm đây…

Trong hai tháng đó chúng tôi vừa học vừa ngóng về miền Nam. Thế rồi việc gì đến cũng đến. Khoá học vừa kết thúc, tôi chạy về trường Đại học Bách Khoa. Ở đó có Hoa - người yêu của tôi đang theo học dự bị. Thật là phước nhà, cùng học một khoá với Hoa có chị Định người đồng hương Quế Sơn. Chị có ông cậu ruột làm Trưởng ga Hàng Cỏ. Thông cảm cho hoàn cảnh của tôi, ông hứa: “Chú sẽ giành cho cháu một vé tàu đi Vinh vào 5 giờ chiều nay”.

Lúc này tại ga Hàng Cỏ, bến xe Kim Liên, người miền Nam ở tứ xứ trên đất Bắc kéo nhau về nằm chờ cả tháng trời tìm phương tiện về quê. Nào là người đi tập kết, nào là thương binh thời chống Mỹ, nào là học sinh miền Nam, nào là những người có bà con “tản cư” vào Nam sau Hiệp định Giơ - ne - vơ, tất cả đều đổ về miền Nam với nguyện vọng gặp người thân sau nhiều năm xa cách vì đất nước phân chia. Họ treo võng, trải chiếu, ăn cơm bụi nằm chờ mua cho được tấm vé về Nam. Lúc này người trở lại miền Nam đông vô kể. Nhưng đất nước sau chiến tranh, phương tiện giao thông rất ít, không đáp ứng nổi. Dòng

Page 40: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

người vào Nam phải lớp lớp chờ đợi. Tôi thì như người chết đuối vớ được cọc. Từ Khu Tập thể Kim Liên, tôi và Hoa chạy bộ đến ga Hàng Cỏ để đưa miếng giấy viết tay của chú Trưởng ga. Được ngay một tấm vé, tôi mừng đến trào nước mắt, nhảy cẩng lên như một đứa trẻ.

Lên tàu vào Vinh đã 10 giờ đêm, chúng tôi đợi đến trưa hôm sau mới được chuyển qua xe khách chạy vào Vĩnh Linh. Đường Khu IV lúc này rất xấu, xe chạy chậm, đợi phà sông Gianh, Cẩm Lệ hết cả tiếng đồng hồ, vào tới Vĩnh Linh đã hơn 10 giờ đêm. Đi, đợi gần hai ngày, người mệt lả, vừa xuống xe tôi đề nghị ngay:

- Mấy chú, mấy anh, chị ơi! Từ chỗ này đến cầu Bến Hải chỉ có hơn chục cây số thôi, mình ráng đi bộ, qua bên kia cầu, đến đất miền Nam mới nghỉ lại.

Tôi vừa nói vừa đi, cùng mấy người nữa đã trên bốn mươi tuổi. Một số người đã trên năm mươi, vì yếu sức nên lừng khừng, thấy chúng tôi quyết tâm cũng nhổ chân chạy theo.

Đến Bến Hải, không nghỉ ở bờ Bắc, qua bờ Nam chúng tôi ngồi bệt ngay trên lề đường, chờ xe trong Huế ra. Không ngờ, ngồi mới vài phút thì đã có năm, bảy chiếc xe chạy tới. Mấy người lái xe lam thì nói tiếng Huế, tiếng Quảng Trị, một người lái xe màu xanh mang nhãn hiệu Phi Long thì nói tiếng Quảng Nam. Tôi biết ngay, đây là xe về Đà Nẵng, cùng với mấy người quê Quảng Ngãi, Bình Định… nhào ngay lên chiếc xe đó. Xe chạy suốt đêm về tới Đà Nẵng, mặt trời đã lên vài sào. Tôi phải xuống ngã ba Huế, đón xe về Tam Kỳ theo sự chỉ dẫn ân cần của người lái xe. Vừa bước xuống xe, tôi nghe tiếng mời gọi giọng Quảng Nam đặc sệt như tiếng mẹ tôi:

- Con ơi! Vào đây ăn tô mì… Tôi xúc động đến trào nước mắt… Ăn xong, tất nhiên phải trả tiền, đây là quán mì

mà. Chỉ là người chủ quán ăn qua đường thôi, nhưng hình ảnh, tiếng gọi của bà luôn đọng lại tâm hồn tôi. Vì đây là phút giây đầu tiên, người Quảng đầu tiên tôi gặp khi đặt chân trở lại đất mẹ Quảng Nam - Đà Nẵng sau bao năm xa cách.

Chiếc xe Tiến Lực chở tôi về Tam Kỳ. Đến ngã ba Nam Ngãi, tôi xuống xe. Một sự may mắn hết sức bất ngờ, tôi gặp ngay chị ruột là phóng viên báo Quảng Nam, vì cơ quan chị đóng ở Đài Tuyền thanh Quảng Tín cũ, gần đó. Khi đó tôi mới biết mẹ tôi còn sống. Dưới quê Kỳ Anh, bọn tề nguỵ o ép quá, mẹ phải chạy lên tá túc ở Tam Kỳ. Chị em tôi dắt nhau ra chợ Kỳ Hương, rồi về nhà gặp mẹ. Ba mẹ con ôm nhau khóc nức nở. Khi tôi ra đi là một đứa bé 14 tuổi bây giờ đã là thanh niên 24 tuổi. Mẹ tôi còn trẻ, mới 37 tuổi bây giờ đã gần 50. Trong nước mắt ngày gặp mặt, cả nhà bùi ngùi nhớ đến em tôi đã hy sinh tại Phương Đông, Trà My lúc mới 15 tuổi. Ngày gặp mặt này cũng không có cha tôi. Cha tôi đã chết ở miền Bắc từ rất lâu. Cái ngày gặp mặt ấy của gia đình tôi buồn vui lẫn lộn, tiếng khóc nhiều hơn là hàn huyên.

Sau chỉ một hôm tôi về quê - Tỉnh Thuỷ, Kỳ Anh. Hình ảnh quê hương trước mắt tôi là một cồn cát trắng trống trơn. Mấy cây bàn ở bến đò giếng Bộng, cũng bị bom pháo phạt sát đất. Dân làng còn ở nguyên chỗ khu dồn, chưa kịp chuyển về nơi vườn cũ. Có muốn về cũng không được, vì chưa rà mìn do địch gài để bảo vệ đồn bốt của chúng khắp các vườn nhà, không cẩn thận vướng nổ chết ngay. Chiến tranh lửa đạn bời bời mà còn sống sót, bây giờ vướng mìn chết trong hoà bình, ngay trên nền nhà mình thì oan uổng quá. Nghĩ vậy mà chưa ai dám về ở lại vườn nhà cũ. Tôi về ở nhà ông bà ngoại. Chiến tranh ác liệt trong 10 năm qua đã làm cho ông bà của tôi già đi nhanh quá. Bà ôm tôi khóc và hỏi thăm các cậu tôi đi tập kết, đang ở Bắc chưa về thăm bà được…

Page 41: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Nghe tin tôi về, bạn bè cùng tuổi chạy tới. Chúng tôi mừng cho nhau. Sau cuộc chiến trường kỳ mà chúng tôi còn sống, số lớn lắm. Những người thoát ly cùng lứa với tôi; những người thoát ly sau vài năm, bạn bè học cùng lớp với tôi không còn mấy người. Đi thoát ly hy sinh. Ở nhà vào du kích cũng ngã xuống vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng quê hương. Làng Tỉnh Thuỷ còn lại nhiều người lớp đàn em hơn tôi một tý. Khi quê tôi giải phóng (từ 1964 đến 1968), họ chưa đủ lớn để tham gia giải phóng quân. Nhưng hiện giờ, người nào cũng bị mất nửa bàn chân, cụt mấy ngón tay, có người cụt tới ống quyển. Bởi họ là “lính nguỵ”. Nhưng tất cả họ đều ôm tôi, trào nước mắt. Bạn Ánh, Bạn Sâm kể cho tôi nghe:

- Khi anh thoát ly lên núi, quê mình chúng chiếm đóng lại. Bọn Biệt lập ác lắm, chúng muốn bắn ai thì bắn, đánh ai thì đánh. Bọn tôi lúc ấy đã mười sáu, mười bảy tuổi chúng bắt vào nghĩa quân, bắt chúng tôi đánh đập bà con mình. Sau Xuân Mậu Thân, cách mạng mất đất, cả vùng Đông bị chúng tái chiếm. Không chạy đâu được, bọn tôi phải sống trong cảnh “cá chậu chim lồng”. Bị bọn chúng o ép quá, bọn tôi rủ nhau lén vào ven đồn gỡ mìn Zip, cẩn thận giấu trong người vài quả rồi đăng ký đi lính. Ra trận, khi bỏ chạy thì đặt mìn dưới mấy ngón chân, đạp nổ, đứt bàn chân, tự băng bó rồi ráng bò đi. Bọn chúng cho trực thăng chở về, đưa vào nhà thương, trở thành phế binh của quân đội Sài Gòn. Trở về quê, bọn Biệt lập ngán đám phế binh này, đâu dám rờ đến nữa…

Nghe mấy người bạn kể chuyện, tôi càng thấm thía về uẩn khúc chiến tranh. Và, thầm nghĩ: “May mà tất cả chỉ bị thương thôi, chứ lúc đó không thoát khỏi, chết tại trận thì bây giờ ai mà thanh minh nổi những cái chết như vậy cho bạn của tôi”.

Sau khi tâm sự với bạn bè còn sống, tôi đến từng nhà thắp hương cho bạn bè đã hy sinh trong cuộc chiến. Làng tôi có rất nhiều gia đình có đôi ba người thoát ly lên núi và vĩnh viễn nằm ở đó, không một người trở lại sau ngày đất nước hoà bình, thống nhất. Tôi đến nhà là cha mẹ họ ôm chầm lấy tôi mà khóc. Tôi cũng nghẹn ngào, không dám thốt lên một lời động viên mà phải nuốt nỗi đau vào lòng…

Rời Tỉnh Thuỷ, lên Tam Kỳ tôi nghe mẹ nhắc tới Chương - một người bạn học cùng lớp, người ở giếng Bốn Trụ, gần chợ Vạn cũ. Năm 1965, sau khi tôi thoát ly thì Chương cũng vào chùa Tịnh Độ tu hành. Khi mẹ tôi lên tá túc ở Tam Kỳ, Chương thường xuyên đến nhà thăm mẹ. Lập tức tôi đến chùa gặp bạn. Hai chúng tôi - một chú tiểu, một quân giải phóng khoác tay nhau đi trên quốc lộ I từ chùa Tịnh Độ về nhà mẹ tôi ở chợ Kỳ Hương (thuộc phường Tân Thạnh hiện nay). Mẹ tôi mừng cho tôi gặp bạn học cũ, nấu nướng vài món chay cho chúng tôi cùng nhau ngồi ăn và tâm sự chuyện đời, chuyện của cuộc chiến....

Rời Tam Kỳ lên đường ra lại Hà Nội, tôi trăn trở nhiều về quê hương sau cuộc chiến. Đại cuộc của dân tộc thì rất vinh quang, rất hạnh phúc nhưng từng số phận con người còn nhiều điều đau lắm. Chiến tranh mà - các bạn tôi ơi!

Page 42: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Thanh XuânĐỒNG ĐỘI CỦA BỐ TÔI

Có một quá khứ đã đi qua gần 40 năm vẫn khiến những người trong cuộc nhớ như in mặc cho tuổi già, bệnh tật vốn dĩ luôn chực cuốn phăng đi miền ký ức xa xăm. Chiến tranh đã lùi xa nhưng những con người ấy vẫn sống trọn nghĩa đồng đội, trọn tình đất nước. Chỉ tiếc rằng mỗi năm trong những ngày lịch sử, trong những lần gặp mặt lại vắng bóng dần đồng đội, thưa dần những cuộc viếng thăm nhau, những câu chuỵện có thể sẽ không còn được đồng thanh kể lại. Lịch sử rồi sẽ chỉ còn lại trên những trang sách. Đồng đội của bố tôi cũng đang bước dần vào ngưỡng của quy luật tự nhiên “sinh – lão – bệnh – tử”.

Giữa tháng 11 năm 2011, gia đình tôi bất ngờ nhận được tin bà Nguyễn thị Hội ở Tiên Sơn - Tiên Phước đã qua đời. Bà là chị kết nghĩa của bố tôi cũng là người chị của anh em chiến sĩ tiểu đoàn 74 thuộc tỉnh đội Quảng Nam thời kháng chiến chống Mỹ

Cách đó 2 tháng bà xuống nhà bố mẹ tôi chơi như mọi năm, có đêm bà thủ thỉ “chắc đây là lần cuối chị xuống chơi, vì dạo này yếu lắm rồi”. Lần đó, 2 chị em lại nhắc về mấy anh em chiến sĩ trong đơn vị đã từng được gia đình bà cưu mang giúp đỡ, nhất là những thương binh nằm tại bệnh xá CK 142 ngay trong vườn nhà bà, bây giờ ai còn ai mất... Một vài cuộc điện thoại được nối từ Hà Nội với những anh em kết nghĩa ở ngoài đó để bà Hội nói chuyện nhưng bà bị nặng tai không nghe rõ. Sau mỗi cuộc hội thoại, bà chỉ cười rồi nói “Vui hỉ”. Cái tin làm bà Hội buồn rười rượi là chàng trai Chu Viết Cường ở Hà Nội vừa mới qua đời vì căn bệnh ung thư gan. Bà và bố tôi còn nhớ: “Cường là trung đội trưởng thuộc đại đội 12ly7 Tiểu đoàn 74, vốn làm trưởng tàu hoả ở Hà Nội. Năm 1972 anh đã tình nguyện vào Nam chiến đấu, từng được bà Hội nấu cơm cho ăn, được chăm sóc khi anh bị thương. Sau ngày giải phóng anh trở về quê và làm nghề chụp ảnh. Anh phát hiện bị ung thư cách đây 3 năm, cái chết được biết trước vậy mà anh vẫn cố gắng tìm thuốc chữa bệnh, cố gắng làm việc, có năm gần đây còn theo đồng đội từ Bắc vào thăm chiến trường xưa, lọ dọ leo mấy quả đồi để lên thăm bà Hội cùng bà con bám trụ ở Phước Hà cũ”. Mới đó mà Thượng sĩ Chu Viết Cường đã ra đi, bà Nguyễn Thị Hội cũng qua đời sau anh hơn 1 tháng.

Chưa có năm nào, bố tôi lại nhận được nhiều hung tin về đồng đội như thế, những cái chết liên tục và được báo trước, bởi họ đều mang trong mình những căn bệnh quái ác từ dư âm của chiến tranh.

Ông Nguyễn Hữu Bàn, người bạn chí cốt của bố tôi vừa được làm lễ giáp năm. Căn bệnh nhồi máu cơ tim khiến ông lâm vào tình trạng nguy kịch nhiều lần. Những ngày cuối của cuộc đời, bố tôi và ông Bàn lại hàn huyên trong bệnh viện, ông Bàn vẫn hào sảng kể chuỵện ngày xưa, cái thời xa xăm bỗng trở nên như mới hôm qua. Ông cũng là thanh niên miền Bắc tình nguyện vào Nam năm 1967, giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Rời xa mái ấm gia đình, rời xa người vợ trẻ và đứa con trai đầu lòng mới vừa tròn 1 tuổi, ông đã dấn thân vào cuộc trường chinh của dân tộc mà không hẹn ngày về. Lên đường vào Nam, đầu quân tại đại đội cối 82mm Tiểu đoàn 74. Sau ngày giải phóng, vào năm 1976 ông tiếp tục chuyển về Quân khu Thủ đô và sau đó tham gia đánh ở biên giới phía Bắc. Những năm tháng dài hành quân không mệt mỏi của ông đã khiến người vợ ở quê nhà mệt mỏi và thôi chờ đợi. Không còn mái ấm gia đình, ông quay trở vào nam, tìm về mảnh đất nơi ông đã hiến tuổi xuân trong chiến đấu. Và ông tìm đến với người con gái du kích Kỳ Quý mà ngày hoà bình cũng đã thành thương binh để gắn kết trọn đời với hạnh phúc giản đơn dưới chân núi Thị. Những đứa con của ông lớn lên trong hoàn cảnh nghèo khó, bởi cha mẹ đều mang nặng vết thương chiến tranh không thể lao động nặng nhọc.

Page 43: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Nhưng chúng cũng đã được đồng đội của cha mẹ nhận nuôi chăm sóc cho đến ngày trưởng thành. Đêm ông ra đi, bố tôi được gửi lời trăn trối cuối cùng rằng, ông đã mãn nguyện với tình đồng đội trong chiến tranh cũng như ngày hoà bình.

Ngày đưa ông Nguyễn Hữu Bàn về đất mẹ, đồng đội còn sống đã lặn lội đường xa từ nhiều nơi về thắp hương cho ông. Ông Nguyễn Văn Lễ ở Tam Dân đang lâm bệnh nặng không thể sang viếng hương cho bạn dù hai nhà chỉ cách nhau có một con kênh. Nằm trên giường bệnh ông Lễ đã khóc, khóc thương bạn và biết rằng mình cũng sắp ra đi vì căn bệnh ung thư trung thất. Một con người từng “dọc ngang trời đất”, “từng vào sinh ra tử” bao nhiêu trận vẫn không chùn bước, mềm lòng, nhưng những giọt nước mắt cuối cùng và duy nhất của cuộc đời ông dành cho đồng đội. Tiểu sử của ông Lễ dài dằng dặc mà khó ai kể hết. Ông sinh ra và lớn lên ở Tam Dân, công tác ở Ban an ninh khu V, sau đó chuyển sang Tiểu đoàn 70 bộ binh thuộc Tỉnh đội Quảng Nam, năm 1969 thành đồng đội của bố tôi ở tiểu đoàn 74, làm chính trị viên đại đội 12ly7. Sau giải phóng ông làm phòng tổ chức Xí nghiệp lâm nghiệp tỉnh Quảng Nam, năm 1979 ông chuyển về Trung đoàn 997 tham gia làm công trình đại thuỷ nông Phú Ninh, tháng 6/1979 ông tham gia quân tình nguyện giải phóng Campuchia. Ngày trở về ông đã mang trong mình nhiều vết thương chiến tranh và trở thành bệnh binh 2/3.

Ông ra đi khi vừa hoàn tất thủ tục giám định nhiễm chất độc da cam mà chưa kịp hưởng chế độ. Căn bệnh ung thư đã vật ngã ông chỉ trong 3 tháng sau khi phát hiện. Những ngày cuối đời, ông gọi bố tôi lên thường xuyên như sợ còn quên kể điều gì với đồng đội, như sợ sẽ không còn cơ hội được nhìn thấy đồng đội. Và như bao người sắp lìa khỏi cõi trần, ông sợ phải vĩnh viễn rời xa cuộc sống với gia đình, bạn bè người thân, một cuộc sống thật bình yên mà ông và đồng đội đã đánh đổi cả tuổi xuân suốt thời chiến tranh.

Gần nửa số người là đồng đội của bố tôi ở Quảng Nam đã ra đi. Thay vì những chuyến thăm nhau vào dịp cuối tuần, bây giờ thỉnh thoảng bố mẹ tôi lại lên thắp hương cho đồng đội cùng với món quà là cá đồng tự đánh được đem lên cho gia đình của bạn.

Hiện nay, bố tôi cùng đồng đội còn sống vẫn tiếp tục làm việc với tinh thần “Bộ đội Cụ Hồ”. Ông Đinh Công Sứ - nguyên chính trị viên phó, đại đội DKB Tiểu đoàn 74 hiện ở tại phường Tân Thạnh làm chân bảo vệ cho khối dân vận mặt trận rồi làm cả công việc ở khối phố; bố tôi – nguyên đại đội trưởng đại đội pháo cao xạ Tiểu đoàn 74 lại tích cưc với công tác trưởng ban bảo vệ dân phố phường Phước Hoà; ông Nguyễn Xuân Khả - thiếu tá, nguyên trợ lý chính trị Tiểu đoàn 74 tiếp tục lăn lộn với vai trò chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam phường Tân Thạnh. Và, còn rất nhiều đồng đội của bố tôi ở khắp mọi miền đất nước vẫn đang đóng góp sức mình cho quê hương dù rằng họ đã đi gần hết cuộc đời, dù những vết thương chiến tranh trên cơ thể họ bất ngờ tái phát. Ý chí nghị lực của những người lính cụ Hồ được tôi luyện trong chiến đấu khắc nghiệt đã khiến họ luôn không ngừng lao động, luôn kiên quyết đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực của xã hội, cố gắng bảo vệ và đòi hỏi quyền lợi cho những người tham gia kháng chiến, những nạn nhân của chiến tranh... Họ như những con tằm cố nhả hết tơ trước khi về với đất.

Thời gian trôi đi, khép lại một giai đoạn lịch sử và cũng dần khép lại một thế hệ đã làm nên lịch sử ấy. Nhưng những gì họ đã làm trong kháng chiến và cả trong cuộc sống hoà bình sẽ không bao giờ bị lãng quên.

Page 44: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh
Page 45: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh
Page 46: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh
Page 47: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Nguyễn Ngọc Chương

CHIM CŨNG KHÔN NHƯ NGƯỜI

Truyện ngắnNhớ về một người bạn…

Thằng bạn tôi không hiểu sao dạo rày lại ghiền nhậu món chim sẻ. Mấy quán chim sẻ ven thành phố mọc lên… tập trung lại thành ra khu nhậu đặc sản đồng quê. Chiều chiều lại nhớ chiều chiều… Khu nhậu không bao giờ vắng khách. Xe lớn, xe nhỏ. Người ra, kẻ vào. Nói cười huyên náo. Chim sẻ được chọc tiết ngày một tăng. Năm mươi ngàn đồng một đĩa mười con. Chim sẻ rô ti vàng giòn. Mười cái thân trọc đầu láng mướt dầu và gia vị nằm chỏng quèo trên đĩa bên cạnh chai rượu đỏ hồng màu tiết. “Dô, món khoái khẩu cường dương!”, hắn cụng ly với tôi sau khi cắn miếng mồi đầu tiên. Tôi cũng bắt chước… miếng mồi còn lại trong chén của mỗi đứa chỉ còn một cái thân không. Thế là chẳng ai bảo ai, các con mồi còn lại lần lượt được nhậu theo trình tự như vậy.

Sau khi hớp một ngụm rượu, khà một tiếng rồi hắn lên giọng giảng giải:- Ông biết không, thật ra chim sẻ không ngon lắm đâu nhưng có cái quý, ông biết cái

gì quý không? -Tôi tưởng mình đã tìm được câu trả lời qua cách nhấm nháp nên đáp nhanh mà không cần nghĩ ngợi:

- Óc chim sẻ chứ gì.- Thứ đó thì khoái khẩu. Nhưng tiết sẻ mới là điều đáng nói. Ông uống bà khen. Tối

về là ông biết liền hà. Hiệu nghiệm như thần!Tôi đảo mắt nhìn qua các bàn chung quanh. Có vài cặp mắt nhìn chúng tôi. Họ vừa

nhai vừa tủm tỉm cười. Tôi cảm thấy ngượng đành qua quít:- Tụi mình lớn tuổi rồi. Bạn cũng nên thay “xế” đi là vừa! (Ý tôi muốn chơi chữ

theo ngôn ngữ lớp trẻ: bạn tôi đi lại bằng chiếc YAMAHA.)- Tôi biết ý ông nhưng tôi không ham theo kiểu ông nghĩ đâu. Thiệt tình với ông,

dạo rày tôi hay bị chóng mặt đau đầu. Đi khám bác sĩ họ bảo tôi rối loạn tiền đình. Uống tây y hết đó nhưng lại tái phát đó, không dứt hẳn được. Mới đây có người bày uống tiết chim sẻ. Họ uống hết hẳn hòi. Tôi tin nên rủ ông đi cho có bạn. Chúng mình vừa thư giãn, tôi lại vừa hết bệnh. Sướng chứ!

Tôi có chút phân vân nhưng cũng hùa theo, chiều bạn:- Ừ, sướng!Chúng tôi nói chuyện hể hả. Chuyện này chuyện nọ. Đang rôm rả với những kỉ niệm

ngày xưa… bất thần, bạn tôi gọi cô chủ quán:- Em để cho anh một đĩa chim sẻ sống được không?- Không để cho anh cũng mất lòng nhưng sẻ dạo rày hiếm lắm. Anh thấy đấy, quán

xá mọc lên nườm nượp, quán em đâu còn “độc quyền” như trước nữa. Khách càng ngày càng đông, mới nửa chiều mà không còn mồi, mất hết khách như chơi. Quán ế bọn anh có nuôi nổi em không?

- Thôi, đừng doạ anh làm gì, mười con chứ nhiều nhặng chi đâu? Anh bị rối loạn tiền đình, mua về để chữa bệnh. Khỏi rồi, em có cho anh cũng không lấy đâu.

Cô chủ quán nháy mắt cho tôi thấy rồi cười mỉa:- Xạo, mua về để làm hài lòng bà xã thì có. Thôi được, em nhín lại cho anh nửa đĩa.

Mỗi ngày một con. Cuối tuần ra lấy tiếp. Mà này - cô dặn dò thêm - anh nhớ đừng để nó

Page 48: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

sẩy đấy. Hể nó sẩy, nhập lại đàn thì đố mà bẫy được một mống. Ở thời đại thông tin này, chim nó cũng khôn như người!

Bạn tôi cãi lại bằng cách quay sang tôi:- Ông còn nhớ không. Hồi còn nhỏ tụi mình chuyên môn bẫy chim sẻ. Loại nó ngu

thấy mồ. Cái bẫy được làm bằng dây phanh xe cột dây cao su đen ở hai đầu. Giựt một cái, có con gãy giò, có con bay đầu, có con bay thoát nhưng có hết đâu, ngày nào cũng cả xâu ông hỉ?

Bạn tôi nói đúng. Hồi ấy nhà cửa thưa thớt, bọc quanh phố là ruộng đồng vì thế mà ở phố chúng tôi vẫn bẫy được chim. Tôi gật đầu đồng ý về điểm này nhưng còn cái chuyện chữa rối loạn tiền đình thì khó mà tin được. Bạn thân từ nhỏ đến lớn, đi chơi có, đi nhậu có mà tôi có nghe nó đau đầu đau điếc chi đâu. Tôi cười thầm trong bụng: “Thằng này khó lòng mà đổi xe được!”

“Tính tiền em!” - Bạn tôi gọi chủ quán. Cô chủ đem cả giấy tính tiền lẫn một bọc ni lon có năm chú chim sẻ nhúc nhích, vùng vẫy. Cô chủ đưa riêng hắn năm cái gai xanh, loại để lể ốc ruốc rồi dặn: “Muốn lấy tiết chim sẻ phải dùng loại gai này. Để đảm bảo vô trùng thì mỗi con chỉ dùng một cái gai, lấy tiết xong rồi bỏ. Anh nè… chim bắt ra, nắm trong lòng bàn tay, ngón trỏ và ngón cái cầm cái đầu kéo nhẹ ra, nhổ lông cổ tìm gân máu. Lấy gai chích vào đó lể mạnh. Tiết sẽ ra không còn một giọt. Ở đây, cứ hai con hoà được một chai đấy!”. Hắn bảo cô chủ làm thử để hắn rút kinh nghiệm. Hai ly rượu được hắn mang ra. Tôi xua tay và ngó lơ để mặc họ.

“Rồi!”- hắn nắm vai kéo tôi đứng lên trước lúc đặt ly xuống. Đáy ly còn một màn rượu mỏng đỏ chạch.

Tôi với hắn trở thành bạn nhậu chim sẻ từ khi hắn tuyên bố “rối loạn tiền đình”. Tôi

không tin, một triệu lời tuyên bố như vậy tôi cũng không tin. Có thể, nếu nói có thể thì tôi có thể tin ở tác dụng của tiết chim sẻ. Vì mỗi lần tôi có tiền - để hắn bao hoài cũng kỳ - tôi chủ động tới rủ hắn mà có lần nào thấy vợ hắn nhăn nhó chi đâu. “Chắc là hiệu nghiệm!”. Lần nào, tôi cũng mỉm cười để đáp lại sự tươi tỉnh của cô ấy.

Thực tế, hắn cũng chưa lần nào cho tôi tính tiền. Hắn bảo khi nào hắn không còn mua chim sẻ sống nữa thì tôi mới có cơ hội. Còn chừ thì hắn phải trả tiền thuốc. Chim sẻ chữa trị cơn đau trong đầu còn tôi giúp hắn thư giãn, chống stress. Đầu óc được thả lỏng bằng những kỉ niệm thời còn cắp sách cũng là một liệu pháp chữa trị cơn đau.

Và… cứ thế hắn tính tiền sau mỗi cuộc nhậu. Còn tôi, cứ thế lại tiếp tục vướng víu với những đĩa chim sẻ mà tôi chẳng thích thú mấy.

Biết tôi không mặn nồng, hắn đổi món. Thịt bò xào lá lót thay chim sẻ. Cái việc đổi món này không biết cho hắn hay cho tôi. Cũng là sự phân vân nữa! Hắn nói như thế nào đấy với cô chủ khó tính mà mỗi lần về, cô ấy đưa cho hắn một bao đầy nhóc, tôi đoán có khi còn hơn cả một đĩa nữa đấy.

Đôi bạn nhậu bất ngờ tan rã bởi hắn vào Sài Gòn chữa bệnh. Hắn đi gấp gáp đến nổi những người thân của hắn cũng bất ngờ huống hồ chi tôi. Không có một chai nước lọc gởi hắn uống dọc đường làm cho tôi vô cùng áy náy, áy náy hơn cả lúc hắn không một lần chấp thuận cho tôi trả tiền sau mỗi cuộc rượu. Tôi gọi điện cho hắn. Đầu máy bên kia bật ra tiếng khóc. Vợ hắn… tôi bàng hoàng - “Ảnh… ảnh bị… bị... giai đoạn cuối…”. Mắt tôi loáng lên một màn đen thẫm. Tay tôi run đến độ không cầm nổi điện thoại nữa…

Page 49: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Hai tháng sau hắn trở về. Oan nghiệt thay, người ta ra đi là để trở về còn hắn trở về lần này là để vĩnh viễn ra đi. Tôi đón hắn tận ngoài cổng nhà hắn. Ôi trời! Thằng bạn thân của tôi đó sao? Hắn co quắp trên chiếc băng ca. Tôi không cầm được nước mắt nữa rồi. Đành rằng mỗi người đều có viên phần… cả vũ trụ này cũng đều có viên phần. Thành, trụ, hoại, không - quy luật cho tất thảy. Không có ai, không sự vật nào được phép đứng ngoài quy luật… nhưng tôi tức, tức điên cuồng bởi vì hắn tự rước quy luật đến sớm. Tôi còn thấy rõ trước mắt tôi đây, cái màng rượu đỏ chạch dưới đáy của ly hắn ở cái lần hắn cầm vai kéo tôi ra về. Còn bao nhiêu, còn bao nhiêu lần như thế nữa hả mày!? Mày là thế… còn tao, tao là thằng bạn tồi. Tồi từ đầu đến chân, tồi từ lúc mày ở nhà đến lúc mày ra đi. Tại sao im lặng? Cái im lặng đồng lõa… Tôi đấm vào ngực mình thật mạnh cho tan bớt đi nỗi niềm nhưng không được. Tôi đành chờ. Thấy vợ hắn bớt người hỏi thăm tôi kéo tay xuống phía sân sau:

- Em, tại sao lại là giai đoạn cuối? Biết bao người bị bệnh nhưng có nhanh như vậy đâu!? Bạn anh có lạm dụng thứ chi không. Rượu… thuốc chẳng hạn.

- Không. Ảnh… ảnh - cô ấy nói trong tiếng thút thít - … chỉ đi uống với anh thôi. Em cũng vui vẻ… bây giờ ít ai không uống rượu, mà ảnh có bao giờ say đâu, ngăn cản, em thấy cũng tội.

- Còn thuốc, anh nghe nó nói bị bệnh rối loạn tiền đình mà? Bạn anh có dùng nhiều thuốc tây hoặc ngoại khoa gì gì đó không?

- Không, ảnh có đau bệnh gì đâu. Có uống thuốc này thuốc nọ, nội khoa ngoại khoa chi đâu! Bệnh phát bất ngờ… ngay ảnh cũng bất ngờ vì trước khi vào Sài Gòn mấy hôm, ảnh có đưa em một nắm gai xanh, ảnh bảo em để dành, tới ngày lớp ảnh họp lớp… em mua ốc ruốc về cho các bạn lể. Ngồi ngoài vườn xúm lại lể ốc, nhâm nhi li rượu rồi ôn lại những kỉ niệm học trò… - cô ấy nói chưa hết câu đã vội chạy vào nhà lấy ra nắm gai xanh đưa cho tôi, rồi oà khóc - bây giờ… bây giờ… thì còn chi để mà hứa nữa đâu anh… anh ơi…

Cầm nắm gai xanh trong tay, tôi đưa mắt nhìn quanh, cố tìm một dụng cụ nhốt chim, nhưng tuyệt nhiên không thấy. Tôi hiểu ra mọi chuyện. Tôi chạy vào buồng. Bạn tôi nằm đó. Bạn tôi ơi… nước mắt tôi trào ra… Cái màng rượu mỏng đỏ chạch đầy ác cảm trước đây cũng hiện ra. Lần này, cái màu đỏ ấy cứ nhạt dần… nhạt dần rồi chuyển sang màu vàng nhè nhẹ của buổi hoàng hôn dịu nắng. Trước mắt tôi, hắn đang chạy trên đồng trong tư thế thả diều. Ủa, lạ quá… không có con diều nào cả. Còn nắm gai xanh trong tay tôi bỗng nhúc nhích, cựa mình… sột soạt… rồi biến thành những con chim sẻ nhưng… nhưng… lại bay ra từ trong tay hắn.

Nhìn đàn sẻ thanh thản bay vút lên trời, tôi sực nhớ lại lời cô chủ quán và buột miệng nói to: “Chim sẻ cũng khôn như người, bạn nhỉ!?” Bạn tôi không trả lời, chỉ mỉm cười gật đầu trước khi mắt tôi không còn nhìn thấy gì nữa.

Page 50: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Nguyễn Bá HòaĐÁM MÂY HÌNH CON GÁI

Truyện ngắn

1.Con nắng gay gắt cố níu ngày ở lại. Bầu trời trắng xốp những chùm mây. Chiều xuống thật chậm. Hôm nay đã là chiều thứ bao nhiêu Tâm không nhớ nổ, Ngồi dưới vòm cây nhìn lên bầu trời xa, những chùm mây trên kia vẫn bình thản sắp thành những hình tượng mơ mơ hồ hồ hư hư thực thực, Tâm đã tự hứa với mình, khi nào những đám mây mang hình con gái thì Tâm sẽ trả lời bố.

Một ngày nữa qua đi, những chùm mây qua đi, câu trả lời vẫn chỉ là ý định. Mới có hai mươi lăm tuổi, mới vừa tốt nghiệp đại học chưa có công ăn việc làm vì

sao bố cứ thúc ép lấy vợ, chẳng lẽ Tâm là con trai duy nhất của gia đình? Không khí gia đình ngột ngạt, những bữa cơm kéo dài nặng nề, Tâm không chịu nổi đành hứa với bố sẽ trả lời, dù Tâm chỉ mới gặp Vinh vài ba lần qua sự sắp đặt của bố.

Những chiếc lá chao nghiêng theo gió lượn lờ rồi rơi xuống, một chiếc lá vướng trên tóc, Tâm đưa tay phủi nhẹ, chiếc lá không rơi xuống đất, cuống lá mắc vào túi áo. Cầm chiếc lá trên tay, màu tươi xanh còn nguyên vẹn cớ gì lại lìa cành, sao không theo những chiếc lá kia mà lại găm vào nỗi buồn của Tâm, một sự sắp đặt của đấng thiêng liêng nào đó chăng? Ừ! Nếu có sự sắp đặt của đấng thiêng liêng nào đó thì hãy cho những đám mây kia nhanh chóng xếp thành hình con gái để Tâm trả lời ngay với bố.

Bỏ chiếc lá vào túi áo, Tâm uể oải đi về phía bờ sông. Chập choạng giữa chiều và đêm là những ngọn đèn phả ánh vàng trên bãi cỏ, bóng những tượng đá nhợt nhạt ngả dài. Tâm yêu những pho tượng đặt trong công viên dọc bờ sông này. Sức sống và nỗi niềm của người nghệ sĩ ăm ắp trên từng đường nét. Mỗi khi buồn hay vui Tâm đều đến đây trò chuyện cùng những pho tượng. Bố mẹ Tâm đều là họa sĩ, Tâm không theo nghề của bố mẹ nhưng chất nghệ sĩ của bố mẹ đã thẩm thấu trong tâm hồn Tâm tự bao giờ. Những bức tranh của bố mẹ luôn là niềm tự hào của Tâm. Nhưng những giai thoại trong giới văn nghệ về bố mẹ luôn mang lại cho Tâm nhiều nghi hoặc. Thời còn sinh viên, tài hoa của bố làm nhiều cô mê mệt. Khi ông Nội bảo bố lấy vợ, bố đồng ý ngay vì ông Nội rất nghiêm khắc vả lại bố cũng là con một. Nhưng lấy ai? Bố vẽ một khuôn mặt, một khuôn mặt phụ nữ thì phải, nhưng chưa có mắt, photo thành nhiều bản gởi các cô sinh viên cùng lớp nhờ “điểm nhãn”, ai “điểm nhãn” hợp với suy nghĩ của bố, bố sẽ lấy làm vợ. Thế là mẹ Tâm về với bố sau một cuộc sát hạch đầy ngẫu hứng. Giới văn nghệ thường thêu dệt, Tâm không biết đúng hay sai, thật hay đùa nhưng đã mang lại sự hoài nghi về tình yêu của bố dành cho mẹ là có thật dẫu cuộc sống đã cho Tâm khẳng định, bố mẹ Tâm là một đôi hoàn hảo từ tài năng đến ứng xử trong gia đình và các quan hệ xã hội khác. Đã có lần Tâm hỏi bố về các giai thoại, bố chỉ cười rồi ậm ờ: “Nếu đó là sự thật thì có gì quan trọng đâu! Ông Nội con ngày xưa đã bốc thăm chọn bà Nội đó!”.

Bố kể rằng ông Nội được Cố dẫn đến nhà bà Nội để chọn vợ, khi ấy nhà bà Nội có bốn người con gái, ông chẳng biết chọn ai! Về nhà ông vót tre làm bốn cái que khắc tên bốn chị em vào rồi đặt lên bàn thờ tổ tiên khấn vái, may may rủi rủi ông bốc một que, thế là bà Nội về làm dâu từ đó. Ông bà sống với nhau đến gần chín mươi tuổi, có làm sao đâu!

Tâm đến bên tượng một thiếu nữ, đặt tay lên vai, định mở lời nhưng dưới ánh đèn đêm Tâm nhận ra đôi mắt của thiếu nữ đã bị đánh cắp bởi một gã si tình nào đó. Bên tai Tâm có tiếng thì thầm:

Page 51: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

-Mưa nắng đã gội rửa thân tôi, cả đôi mắt dao cau cũng không còn sắc ngọt, nhưng tôi vẫn là tôi, vẫn là người chia sẻ cùng anh bao điều thầm kín nhất, chẳng lẽ bây giờ anh cũng xa tôi?

Tâm nhìn thật sâu vào đôi mắt thiếu nữ:-Em có biết buồn vui là gì không? Em có biết giờ này tôi đang buồn hay vui?-Đôi mắt của anh đã nói rằng anh không buồn không vui, chỉ có anh đang nghĩ rằng

anh đang buồn mà thôi! Thật ra anh đang chờ đợi những cơn gió và những đám mây, chờ đợi ai đó sắp đặt cuộc đời anh!

-Sắp đặt có phải là duyên số? Tôi và em gặp nhau nơi đây có phải là sự sắp đặt?Một cụ già đi ngang qua có lẽ nghe Tâm nói, tưởng một gã say hay một thằng điên,

quay lại nhìn thương hại. Mặc kệ, Tâm giục:-Em hãy nói đi! Ngẫu nhiên có phải là sự sắp đặt? Sắp đặt có phải là duyên số? Một khoảng lặng kéo dài, gió mang cái lạnh từ lòng sông phủ khắp bờ. Có lẽ vì lạnh

thiếu nữ rùng mình, bóng tượng chao đảo trên bãi cỏ đẫm sương đêm. Cụ già quay trở lại choàng lên thân tượng tấm ny-lon cũ mềm rách nát, đội lên đầu tượng chiếc nón lá đã ngả màu. Cụ già đã biến thiếu nữ xinh đẹp thành một kẻ nghèo khó rách rưới đến tội nghiệp. Tâm thất vọng định bỏ đi.

-Cụ già ấy là một người điên thường quanh quẩn dọc bờ sông này, cụ là bạn của tôi. Anh tin vào sự sắp đặt của cụ ư?

-Lại là một sự sắp đặt? -Vâng! Tất cả đều là sự sắp đặt. Ngẫu nhiên hay duyên số đều là sự sắp đặt. Nhưng

hạnh phúc chỉ đến với những ai tự sắp đặt cuộc đời mình!Sương nặng hạt, không phải, trời đã lất phất mưa. Tâm mượn của thiếu nữ tấm ny-

lon, cả cái nón lá, rồi vẫy tay chào tạm biệt. 2.Cây bướm xanh trồng gần cửa sổ đến mùa hoa nở rộ. Thật ra ai cũng gọi chúng

là cây móng bò chứ không phải là cây bướm xanh, duy chỉ có Tâm là gọi thế. Những chiếc lá như những cánh bướm xanh chập chờn, thỉnh thoảng rung lên phần phật theo từng đợt gió mạnh. Những cánh hoa tím hồng kiêu sa phơi màu dưới nắng. Tâm với tay ra cửa kéo một một bông hoa lại gần ngắm nghía rồi thả ra mỉm cười mãn nguyện. Những ngày qua Tâm rất vui, những đám mây không sắp đặt thành hình con gái, bố mẹ Tâm lại đi thực tế xa cùng hội Mỹ thuật thành phố. Ngồi một mình trong căn phòng rộng, nhìn bức tranh bố đang vẽ dở, hình như là bức tranh tĩnh vật, một chiếc lọ kiểu cổ đặt trên chiếc bàn gỗ, một đóa hoa phù dung đơn lẻ ở mép bàn. Bức tranh phảng phất sự xa cách khó hiểu. Thời gian qua, những tác phẩm của bố xếp đầy phòng vẽ, mà lạ thật những bức tranh của bố luôn khiến người xem cảm thấy ray rứt, nuối tiếc, thiếu vắng một cái gì đó rất khó diễn tả.

Những cành cây bướm xanh đập vào cửa, tấm màn lắc mạnh, trời trở gió. Tâm mặc vội chiếc áo khoác, đóng cửa sổ bước ra phòng khách. Bức chân dung ông bà Nội treo giữa phòng thật giống nhưng hình như đôi mắt mỗi người đều có một thoáng ngỡ ngàng không thật vui cũng chẳng thật buồn. Tâm cố mường tượng ra ông Nội thời trẻ, một cậu ấm nhút nhát dễ bảo? Một thanh niên bất cần? Một con người chịu đựng và nhẫn nhục? Chịu! Tâm không hình dung ra được!.

-Nội ơi! Cháu đi một lát rồi về ngay!Đã tám mươi sáu tuổi nhưng Nội còn minh mẫn lắm, tai vẫn nghe rõ, mắt đọc sách

không cần mang kính-Cháu đi đâu? Ở nhà Nội kể chuyện cho nghe!

Page 52: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Tâm dìu Nội ngồi vào ghế, gợi chuyện:-Nội kể chuyện gì? Chuyện ông với bà làm đám cưới phải không?-Không phải chuyện đó, chuyện của cháu với cháu Vinh con bác Lãnh. Cháu

định trả lời bố mẹ cháu ra sao?Đang vui, nghe Nội nhắc chuyện, Tâm bỗng ủ dột

-Cháu mới quen biết Vinh, nhưng có lẽ chúng cháu không hợp nhau lắm, thư thả cho cháu một thời gian được không ông?

Sau tiếng thở dài, Nội thong thả nói:-Nội làm sao cũng được, nhưng cháu phải trả lời để bố mẹ cháu yên lòng!-Nếu bố mẹ cháu ép buộc thì rồi cháu cũng mặc cho số phận rủi may thôi.-Cháu nói thế nghĩa là sao?-Khi nào cháu thấy những đám mây xếp thành hình con gái thì cháu sẽ đồng ý

như…. như ngày xưa Nội bốc thăm trước khi lấy vợ.Một thoáng yên lặng.-Tội nghiệp cháu tôi! Nhưng bố mẹ cháu không ép buộc cháu đâu, bố mẹ cháu

sắp….-Nội nói gì? Bố mẹ cháu sắp… sắp đi đâu?-Cháu đã trưởng thành, Nội không giấu diếm gì cháu. Nội đã sống quá lâu rồi,

không biết còn được bao ngày nữa, bố mẹ cháu lại sắp chia tay nhau nên muốn cháu được hạnh phúc khi còn có thể…

Tâm lặng người, Nội cũng không nói gì thêm. Trời trở gió, những chiếc lá ngoài kia cuộn tròn quay tít, từng cành cây bướm xanh đập vào cửa kính mỗi lúc một mạnh. Một vài ánh chớp, có lẽ một cơn giông sẽ đến.

Tâm vùng đứng dậy, chạy ra đường. Con phố chật chội và ngột ngạt hơn mọi ngày. Mọi người cũng vội vã hơn. Nhưng trời không đổ mưa, có lẽ gió mạnh đã xua đi những đám mây đen? Tâm ra bờ sông lúc nào không hay đến khi nhìn thấy tượng thiếu nữ Tâm mới dừng lại.

-Em ơi! Tôi đang cần một lời khuyên?-Một lời khuyên của tôi ư? Vô nghĩa, tôi chỉ là một tượng đá vô hồn.-Em trở nên ích kỷ từ bao giờ?-Lời khuyên của tôi chẳng có tác dụng gì với anh. Anh hãy tự tìm lấy nó ngay trong

trái tim anh!Tâm đưa tay lên ngực, lảo đảo rồi gục đầu trên vai thiếu nữ thổn thức. Tiếng trẻ con

nô đùa làm Tâm giật mình bình tâm trở lại. Trời trong xanh đến bất ngờ như chưa hề biết trước đó là một cơn giông. Ngồi dưới chân thiếu nữ, nhìn lên bầu trời, những đám mây đang chuyển động. Tâm thấy Nội đang lơ lửng trôi rồi rã ra thành từng mảnh nhỏ. Lại cả bố mẹ đang níu kéo nhau giữa khoảng không chới với. Một con ngựa trong tư thế lao về phía trước, chỉ một thoáng sau nó gục đầu rồi tan biến. Một cô gái! Đám mây đang tạo thành hình con gái. Tâm trố mắt nhìn, một người con gái không phải là Vinh, không phải là thiếu nữ mà mỗi ngày Tâm thường trò chuyện, chính là người con gái Tâm đang chờ đợi. Câu trả lời vang lên không rõ từ đám mây con gái kia hay từ pho tượng thiếu nữ: hạnh phúc chỉ đến với ai tự sắp đặt cuộc đời mình. Tâm vụt đứng dậy, vẫy tay chào thiếu nữ rồi bươn bả về nhà.

2/2012

Page 53: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Nguyễn Thị Trà Nguyên

TẠM BIỆT NẮNG THÀNH PHỐ Truyện ngắn

1. Lần thứ ba Yến trở mình. Cái đói cồn cào trong ruột. Ánh nắng chiếu tận giường ngủ khiến cô cảm giác như mình bị bắt gặp vụng trộm điều gì. Đã hai ngày ba đêm Yến nằm trên giường, không ăn không uống và vùi mình trong nước mắt, cô thở hắt ra, đến lúc phải dậy rồi!

Đêm qua mẹ gọi điện.- Chăm chỉ làm cho người ta thương nghe con. Nhưng mà con cũng đừng cố gắng

quá sức nghe. Sức khỏe con yếu mà cứ là hay tham công tiếc việc…Mẹ đã nói với cô nhiều, nhiều lắm. Những dặn dò yêu thương như ngày còn là cô

sinh viên chân ướt chân ráo vào thành phố đô hội này.Ngoài cửa sổ, nắng mai nhảy múa trên hàng rào kẽm gai ngất nghểu của dãy trọ.

Nắng lấp ló trong những giọt mưa còn đọng lại. Đêm qua, thành phố đã mưa, đã sũng ướt như cô vậy.

Yến ngồi dậy, khẽ lắc lắc mái tóc rối. “con nhớ giữ sức khỏe…” lời mẹ thoảng mềm bên tai làm cô ứa nước mắt.

Bước xuống giường, cô lẩm nhẩm:- Phải dậy thôi. Lại ngày mới rồi!

***2. Sáng nay được hẹn phỏng vấn. Líu ríu với bé Loan mất hơn 15 phút cô mới rời

được khỏi phòng. Quần tây, sơmi trắng, giày cao gót. Bé Loan cứ nhất định gắn thêm bông hoa bé bằng đầu ngón tay cái lên ngực áo. Hơi khó khăn với đôi giày. Mất 350 ngàn. Cô tiếc rát ruột. Con bé đã nhịn tiền tiêu vặt trong tháng tới của nó để mua làm quà mừng cho chị được gọi đi phỏng vấn. Cũng đáng để nhận quà, dù chỉ là đi phỏng vấn. Đây là hồ sơ thứ 9. Con số sắp tròn và cái sự kiên nhẫn của cô cũng sắp đến giới hạn cuối cùng.

Ra trường với bằng Đại học tổng hợp Văn loại khá, Yến quyết định ở lại thành phố. Cũng lạch cạch xe đạp đi tìm việc. Cũng lọ mọ internet tìm thông tin tuyển dụng. 8 hồ sơ. 8 lần nộp đi không thấy hồi âm trở lại. Lần đầu, cô chờ gần 2 tuần. Sốt ruột, chạy đến công ty, người ta trả lời là còn chưa hết hạn tuyển dụng, đủ hồ sơ mới gọi phỏng vấn một lần. Lại chờ. Thêm hai tuần nữa. Lại lạch cạch đạp xe đến.

- Công ty nhận đủ nhân viên rồi em ơi.- Sao em không thấy gọi phỏng vấn hả chị?- Hồ sơ nào không được gọi đến phỏng vấn nghĩa là không đạt.

Lần thứ hai, vừa đến cổng công ty, anh bảo vệ trẻ tuổi nhìn Yến từ đầu đến chân rồi nhìn chiếc xe đạp, rồi chỉ tay qua phía quán nước bên kia đường, nhà xe của công ty không giữ xe đạp. Cô cúi mặt, nghe máu nóng lan rần rần như kiến bò. Lẳng lặng, cô dắt xe qua gửi ở quán nước. Qua khỏi cổng, còn nghe loáng thoáng: “xe đạp thì hồ sơ cũng ở lại ngoài quán nước thôi…”

Một tuần, hai tuần. Yến đạp xe đến, gửi quán nước bên đường. Lần này, không nhìn anh bảo vệ, cô ngẩng đầu đi thẳng vào trong. Cuộc đối thoại ngắn hơn cả khi nói chuyện với anh bảo vệ cổng. Công ty không nhận sinh viên mới ra trường và người không có xe máy. Cô thì đủ cả hai lý do.

Page 54: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Lần thứ ba, gần một tháng sau khi nộp hồ sơ, Yến được gọi đến. Nhưng chưa phải để phỏng vấn.

- Anh xem hồ sơ của em rồi. Tổng hợp văn thì làm ở đây cũng được. Bằng khá, ờ! Em có bao nhiêu ngoại ngữ?

Yến hơi ớ người nhưng cũng nhanh chóng lấy lại bình tĩnh. Chắc ảnh chưa xem kỹ hồ sơ – Yến nghĩ.

- Dạ, em đã có bằng C tiếng Anh. Loại giỏi, thưa anh.- Anh hỏi em còn ngoại ngữ nào khác không?- Ơ. Dạ không.- Vậy hả.

Anh tuyển dụng vừa gật gật đầu vừa đánh cái dấu chéo to đùng vào hồ sơ của cô.Lần thứ tư, thứ năm… thứ tám. Những lý do mà cô thật sự cảm thấy chẳng ảnh

hưởng gì mấy đến công việc mà người ta tuyển dụng. Nhưng lý do là lý do. Không được nhận là không được nhận. Không có việc là không có việc.

Lần thứ 9, cũng đáng để nhận quà của em gái và bấm bụng gọi taxi, rút kinh nghiệm xương máu từ những lần xin việc trước, phần cũng hơi đau chân khi mang đôi giày cao gót, vốn đi ngược với sở thích của cô. Thời sinh viên cô chỉ mang giày xì po, vừa nhẹ chân, vừa hoạt bát. Giờ mang đôi cao gót này tuy có ra dáng thục nữ hơn nhưng làm cô đau chân quá. Chỉ tại bé Loan tẩn mẩn xem “những thủ thuật khi đi phỏng vấn” ở trên internet nên mới mua cho cô đôi giày này. Vừa thương nó, vừa thấy giận mình…

Còn mười người nữa. Yến cùng 4 người được gọi vào phỏng vấn một lượt. Năm người cuối ở ngoài chờ.

Vài câu hỏi về chuyên môn. Thử mấy câu ngoại ngữ. Tuyển dụng thư ký cho giám đốc nên yêu cầu cả về ngoại hình. Yến không cao. 1m57, 45 cân nặng. Cũng cân đối. Cô 23 tuổi, ở thành phố đã 4 năm nhưng vẫn vẹn nguyên nét mặn mà, đằm thắm của người con gái xứ Quảng. Gò má hơi cao lộ rõ vẻ bướng bỉnh.

Không khí phỏng vấn đối với cô là khá thoải mái. Không quá nhiều áp lực như cô đã tưởng. Tự tin vào mình song cô vẫn có những bất chợt hơi run trước ánh mắt không mấy hài lòng của người phỏng vấn cho cô.

Cửa phòng xịch mở. Một người đàn ông độ tứ tuần, bụng hơi bệ vệ, bước vào. 5 nhân viên đồng loạt đứng dậy chào. 5 người đi xin việc cũng lục tục đứng lên. Người đàn ông khoát tay ra hiệu ngồi xuống. Ánh mắt sắc lạnh nhìn quét một lượt qua cả năm gương mặt. Có lẽ ánh mắt ấy cũng đã quét qua năm người ngồi ở ngoài kia – Yến thầm nghĩ.

- Cô này.Yến giật mình. Bàn tay người đàn ông đang hướng thẳng về phía cô. Trên tay kia là

tập hồ sơ của cô mà ông vừa nhận lấy từ tay một nhân viên.- Cô… Lê Yến?- Dạ!- Công ty tôi nhận cô. Ngày mai bắt đầu làm việc.

Yến ngơ ngác. Rồi ngỡ ngàng. Rồi niềm vui sướng vỡ òa. Cô phải siết tay vào ghế đến ba lần mới không bật thành tiếng hét sung sướng cho sự may mắn – cô nghĩ vậy – đột ngột này. Người đàn ông trung niên – mà giờ cô đã biết là Giám đốc, là sếp của cô kể từ giờ phút này – đã rời khỏi phòng, nhanh như lúc bước vào. “Có lẽ sếp bận lắm!” Cô tự cười với niềm tự hào khi tiếng “sếp” bật lên ngẫu nhiên trong ý nghĩ.

Công việc thư ký ban đầu không có gì nặng nhọc. Sắp xếp lại bàn làm việc cho sếp. Nhận điện thoại. Đánh văn bản. Thỉnh thoảng sếp cho cô xem những hợp đồng của công ty

Page 55: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

đã ký và sắp ký để cô học hỏi thêm. Sếp chưa giao một việc to tát nào. Sếp bảo: “cô cứ từ từ mà học. Rồi sẽ có nhiều việc để phải làm”

Mỗi ngày đến công ty với Yến là một ngày vui. Đôi khi, cô bật cười khi nghĩ mình giống đứa học trò lớp 1, mỗi ngày đến trường là một ngày vui.

Thảng hoặc, cô bắt gặp những cái nhìn rất lạ, từ mấy chị làm cùng công ty. Có cái gì tựa như ghen tỵ. Có cái gì như là khinh bỉ. Cô lắc lắc đầu. Mình hay nghĩ quá thôi. Sếp nghiêm lắm. Chưa một buổi nào cô đi làm muộn. Cô luôn hoàn thành tốt những việc giao. Nhưng chưa lần nào cô được sếp khen. Cũng chưa bao giờ sếp cười với cô, kể từ hôm đầu tiên đi làm, đến nay đã hơn nửa tháng. Ừ. Gật. Khi giao việc, sếp nhìn thẳng vào mắt cô, lạnh lùng. Xong, sếp lại cắm cúi vào công việc. Vậy thì có gì để họ xì xào? Cô chưa nghe thấy điều gì. Nhưng nếu có ai nói gì thì cô cũng không sợ.

- cộc cộc…Yến giật mình ngước lên khi có tiếng gõ vào bàn làm việc. Là sếp. Cô vội đứng lên,

suýt nữa va vào cái bàn phím máy tính đang được kéo ra. Có việc gì sếp cũng gọi cô đến bàn của sếp. Tự nhiên sếp đến tận bàn cô…

- Cô dọn dẹp giấy tờ hết vào. Đi ký hợp đồng với tôi.Đi ký hợp đồng? Ôi chao. Sao sếp cứ hay làm cô giật mình. Sếp không báo trước

công việc. Cũng chẳng một lần thấy sếp nói với cô bằng một giọng điệu nhẹ nhàng hơn. Nhưng thôi, sếp mà. Yến nhanh nhẹn sắp giấy tờ vào ngăn kéo và tắt máy vi tính. Sếp đã ra ngoài hành lang. Một tay sếp xỏ túi quần. Một tay sếp đặt hờ lên lan can. Nhưng cái cách sếp nhịp chân liên tục cho cô hiểu là sếp đang rất vội. Cô bước nhanh ra, đóng cửa phòng và vẫn cái dáng điệu líu ríu ấy bước theo sếp vào xe.

Sếp của Yến đúng là người ít nói. Cô không biết mình đang đi đâu nhưng cũng không dám hỏi. Mấy ngày gần đây, sếp có cho cô xem đến bốn hợp đồng chuẩn bị ký kết. Toàn những hợp đồng lớn. Nghe sếp nói chuyện điện thoại, hình như là hợp đồng số 3. Ký được cái này xem như công ty “trúng mánh”. Cô thấy lâng lâng vui.

Xe bỗng thắng kít trước cửa một shop thời trang. Yến ngơ ngác, nhìn sếp ý hỏi chừng. Sếp nói như ra lệnh:

- Tôi muốn cô trông khác hơn.Sếp mở cửa xe và xuống trước, bước thẳng vào trong cửa hàng. Cô không biết làm

thế nào, đành phải chạy theo. Cô chủ trẻ măng lựa cho Yến một chiếc đầm màu rêu, điểm vài họa tiết đen. Đầm

quây ngực và ôm. Hơi ngắn. Một hàng cúc bằng kim loại chạy bắt chéo từ ngực trái xuống eo phải. Trông cô vẫn trẻ trung mà vô cùng quyến rũ. Nhưng cô thấy ngại. Khó chịu là khác. Chẳng thoải mái như quần jean, áo pull mà cô hay mặc khi còn đi học. Sếp thì lại gật đầu, gửi tiền rồi giục cô ra xe.

Trên xe, một lần sếp vô tình đặt tay lên cặp đùi trần trắng nõn của Yến. Cô sè sẹ cầm ngón tay út của sếp nhấc lên. Sếp nhìn cô, hiểu ý và cười cười:

- Tôi vô ý. Xin lỗi! Cô thấy nhẹ người. Chắc sếp vô ý thôi.

Hợp đồng được ký nhanh chóng. Hai bên vui vẻ cùng nhau đi làm tiệc mừng hợp đồng. Sếp vui. Yến cũng vui. Sếp uống. Cô cũng phải uống. Cô uống nhiều. Người mệt lử. Rồi say…

- Hoàng ơi! Anh Hoàng!Yến lảm nhảm trong cơn mê. Cô thấy cả cánh đồng vàng rực. Những con sẻ đất

chao nghiêng. Hoàng nắm tay cô chạy ùa lên đồi hoa mua rưng rức tím. Cô vấp ngã. Anh

Page 56: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

nhào theo ôm siết cô trong đôi tay rắn chắc. Cả hai lăn trên vùng cỏ xanh mượt. Con cào cào cong mình búng tách. Cô cười. Tiếng cười trong trẻo vút vào tầng xanh, nhảy múa cùng tia nắng lấp lánh trong giọt sương trên cỏ. Anh ôm và hôn nhẹ lên cổ cô. Cái cổ trắng ngần. Bàn tay anh lần tìm hàng cúc áo. Một cái cúc. Hai cái cúc…

Chiếc nhẫn vàng to bản chạm vào vùng da thịt trắng thơm mùi con gái, run rẩy trên khuôn ngực tuổi 23 căng tràn. Vàng lạnh đến tức buốt. Yến giật mình mở mắt. Đồi hoa mua đâu mất. Thảm cỏ đâu mất. Những con sẻ đất. Những con cào cào… Tiếng máy lạnh ù ù trên đầu. Màu tường trắng, nệm trắng, đèn nê ông trắng. Chung quanh cô trắng đến nhức mắt. Và đôi mắt ti hí của sếp đang khát thèm trên khuôn ngực cô.

- Anh yêu em. Anh yêu em. Sếp hổn hển, thì thào, hổn hển.- Không!

Yến bật dậy đạp mạnh. Cú đạp bất ngờ làm gã đàn ông trần như nhộng té lăn xuống đất. Cô chụp lấy túi xách, không kịp mang giày, lao thẳng ra cửa. Một bác xe ôm bên đường đỡ cô dậy khi cô té nhúi nhụi trước cửa khách sạn. Cô òa khóc:

- Bác ơi chở con về….***

3. Điện thoại rung lên hai hồi. Bé Loan gọi về:- Chị dậy rồi à? Đi dạo đi chị. Sáng ni nắng đẹp lắm. Em đang giờ giải lao. Ở ban

công tầng ba. Đi chơi đi. Chị là con rắn lười biếng!Tiếng con bé tíu tít như ánh nắng ngoài kia làm Yến ấm lòng. Cô ngồi vào bàn vi

tính. Nắng rọi sáng từng phím chữ. Chào ngày mới sau hai ngày ba đêm sũng ướt nỗi buồn và sự hoảng loạn, cô bắt đầu gõ phím: “Đơn thôi việc”

Yến vươn vai. Gửi đơn xong, thấy người nhẹ hẫng. Ra phố thôi! Đi đâu bây giờ? Mua hồ sơ xin việc! Cô lại lắc lắc đầu và cười. Sao thấy lòng đăng đắng?

Jean lửng, áo pull, giày xì po, Yến ra phố với một chút rối trong lòng. Đã ba tháng từ ngày nhận bằng tốt nghiệp. May mà em gái cô đi làm thêm ở quán cà phê. Tiền ăn cho hai chị em vẫn còn tạm đủ cho một tháng. Cô cứ nghĩ miên man, lại quẩn quanh với tiếng búng tách của con cào cào.

Chiếc Camry đen lướt qua cô, dừng lại trước cửa hàng thời trang. Biển số xe cô đã từng ngồi! Cô gái bước xuống từ trên xe quen quá! À! Ngồi cạnh cô hôm phỏng vấn. Tự dưng cô thấy nhói lòng!

- Hay là con về quê. Học thêm nghiệp vụ sư phạm rồi đi dạy. Em con học kỹ thuật nông nghiệp. Học xong nó cũng về…

Lời mẹ quặn lòng, chợt vang ngân tưởng như tiếng trống hội đua ghe trên con sông Thu mà cô bao lần vẫy vùng ngày bé. Có giọt mặn cay rơi nhẹ xuống môi. Một vùng đồi hoa mua tím ngắt. Mùi lúa chín. Con sẻ đất chao nghiêng. Chiếc ghe chòng chành sóng nước sông Thu… Yến xoay người, đi về hướng ngược lại. Cô bấm điện thoại gọi bé Loan. Chị sẽ về với mẹ. Con bé cười tưởng rung điện thoại. Cô cũng cười! Nắng thành phố vờn đùa sau lưng Yến, vẫy chào bóng cô…

Page 57: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Huỳnh ĐịnhSÁU ĐIỂM RƯỠI

Truyện ngắn

Vớt con tôm cuối cùng trong chảo bày ra đĩa, tắt bếp, khóa ga, chị đưa tay lên quẹt những vệt mồ hôi loang lổ chảy từ mặt xuống cằm. Nhìn đĩa tôm tẩm bột chiên giòn mà cảm giác ngon quá chừng, món này chấm với sốt trứng gà tươi pha với tương ớt thì ngon phải biết. Nghĩ vậy rồi chị lại thấy buồn cười vì chị đâu có thích món này, chị vốn đã không khoái những món chiên, mà cái mùi đặc trưng của sốt trứng gà tươi thì chị càng không chịu được. Chị cảm giác nó ngon đến tận đầu lưỡi vì đây là món khoái khẩu của con gái chị. Bé thích món tôm tẩm bột chiên giòn đến nỗi mỗi lần chị làm món này là đi học về đến cửa Bé đã nhận ra mùi vị và reo lên thích thú… Chị liếc nhìn qua chiếc đồng hồ hình trái tim trên bàn học của Bé - đến giờ rồi – chắc chị chưa kịp rửa tay là Bé về.

- Thưa mẹ con đi học về!Tiếng chào của Bé như có vẻ chùng xuống, chị thoáng ngạc nhiên. Chắc chắn Bé đã

nhận ra mùi thơm của món ăn quen thuộc nhưng vẫn không có phản ứng gì. Chị cố tỏ ra bình thản giúp con gỡ cặp sách trên vai xuống. Học sinh lớp bảy mà mang sách vở nhiều quá trời, chị có cảm giác cái cặp sách nặng hơn một nửa trọng lượng cơ thể Bé.

- Hôm nay mẹ làm món tôm tẩm bột chiên giòn. Chị vừa nói vừa cười nhìn Bé.- Dạ con biết rồi mẹ - Bé trả lời như không chút cảm xúc.Chị rất ngạc nhiên, nhưng chị không hỏi vội. Chắc là hôm nay ở trường Bé gặp vấn

đề gì đây. Thế nào buổi tối Bé cũng sẽ thỏ thẻ cùng chị. Như đã thành thói quen, mỗi khi có chuyện vui buồn ở trường, ở lớp Bé đều kể với chị vào buổi tối.

Bữa cơm tối với những món ăn quen thuộc mà Bé vẫn thích. Thường thì ngồi vào bàn ăn là Bé nói như sáo, hết những chuyện trong gia đình, chuyện trong học tập rồi Bé cũng tìm chuyện trên trời dưới đất để nói. Hôm nay Bé ngồi ăn lặng lẽ như người lớn, hình như Bé cố ăn nhiều hơn để ba mẹ không nghĩ là Bé đau ốm gì, thái độ của Bé như có chút gượng gạo. Đĩa tôm chiên cũng hết sạch như mọi lần, chỉ khác là không có một lời nhận xét. Ăn xong, Bé gác đũa lên miệng chén, làm một động tác khó tả - giống như kiểu người lớn thở dài - rồi nói từng tiếng nặng nề:

- Ba mẹ ơi! Bữa ni con làm văn được sáu điểm rưỡi!Cả anh và chị cùng lặng đi một lúc. Bé nói xong thì đứng lên lại thả mình xuống

giường và quay mặt vào trong không nhìn ba mẹ. Rất nhanh, chị bỗng cười to – cái kiểu cười mà chị không hình dung được bên trong nó chứa đựng điều gì:

- Có gì đâu, sáu điểm rưỡi, trên mức trung bình đến một điểm rưỡi, có gì mà phải buồn – Chị nói sang sảng mà không hiểu đang nói với con gái hay nói với chính mình nữa! Mà không, chính xác hơn là chị không hiểu mình đang nói gì.

Anh không kịp nuốt miếng cơm trong miệng, cũng vội vàng hùa theo:- Tưởng chuyện gì, học chủ yếu là học để có kiến thức, điểm không quan trọng đâu

con.- Dạ, con biết rồi! – Giọng Bé là lạ, không hiểu Bé biết là biết những lời ba mẹ nói

hay biết là ba mẹ đang động viên Bé đây? Chắc là Bé biết hết!Bé học giỏi. Từ lớp một đến lớp năm Bé đều là học sinh xuất sắc. Cuối cấp Bé đạt

giải nhất trong kỳ thi học sinh giỏi toàn huyện. Năm lớp sáu Bé là học sinh xuất sắc nhất khối. Những năm tiểu học, trong vở Bé lưu lại toàn điểm mười, hy hữu lắm mới có vài

Page 58: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

điểm chín lạc loài xuất hiên. Lên cấp hai, nhiều môn học hơn, kiến thức khó hơn và thầy cô cũng “có nhiều cách” cho điểm hơn nên thi thoảng Bé cũng “bị” điểm tám – nhưng chỉ là thi thoảng thôi. Những điểm tám thi thoảng của Bé thường rơi vào các bài viết văn, nhưng cũng có lúc bài viết văn của Bé được cô cho đến chín điểm rưỡi, nên mỗi khi “bị” điểm tám là mặt Bé buồn thiu. Vậy mà hôm nay Bé “bị” sáu điểm rưỡi, bài văn đầu tiên Bé có sáu điểm rưỡi mà cũng là lần đầu tiên trong đời Bé nhận sáu điểm rưỡi! Nhìn Bé nằm quay mặt vào trong mà chị ước gì con gái mình nhỏ bé lại như lúc lên ba, để chị có thể bế Bé lên mà dỗ dành. Nhưng chị biết mình không làm được gì cả. Bé buồn, Bé nhất định phải buồn trước một sự kiện lớn trong đời, chị càng nói điều gì đó càng làm cho Bé buồn hơn mà thôi. Vậy là chị chỉ còn cách phá tan không khí im lặng bằng cách nói với anh về những món ăn ngày mai, về chuyện làm nhà mới của người hàng xóm, chuyện giá xăng dầu lại tăng…

Nhưng một tuần sau thì chị chủ động nhắc lại chuyện này, ôm chặt con gái trong lòng, nhẹ nhàng chị hỏi về nguyên nhân “sáu điểm rưỡi”. Mắt Bé không nhìn xuống như suy đoán của chị mà sáng lên, Bé trả lời bình thản, rõ ràng, dứt khoát:

- Con đã đọc lại rồi, con thấy bài văn đó con vẫn làm tốt. Con không hiểu vì sao con “bị” sáu điểm rưỡi, nhưng chắc chắn không phải do con làm bài không tốt! Mẹ tin con không?

Tất nhiên là chị tin Bé, vì thứ nhất chị biết Bé không nói dối, thứ hai là Bé biết chị sẽ đọc bài văn đó rồi sẽ so sánh với những bài văn trước của Bé. Chị cũng là dân sư phạm văn mà.

- Vậy theo con nguyên nhân là gì? – Câu này thì chị hỏi theo quán tính.- Nhiều nguyên nhân có thể xảy ra lắm mẹ ơi, có thể là cô không đọc kỹ bài viết của

con trước khi chấm, có thể là cô ghét con vì con đã làm điều gì đó phật lòng cô, có thể là cô thương bạn nào đó trong lớp con rồi muốn bạn đó nhiều điểm hơn con, mà cũng có thể là ý văn của con khác với ý cô… phải chịu thôi chứ biết làm sao, môn văn mà mẹ, phải chi là các môn tự nhiên có đáp án đúng, sai rõ ràng thì con có thể có ý kiến với cô.

Bé nói luôn một hơi, chị ngạc nhiên, ngơ ngác. Những điều Bé nói thì chị cũng biết, mà ai cũng biết chứ không riêng gì chị. Môn văn nói riêng và các môn xã hội nói chung vốn không rõ ràng như các môn toán, lý, hóa…, môn văn là môn học mà học sinh có thể được thương một chút, bị ghét một chút mà đạt điểm cao hay bị điểm kém, đôi khi không thương cũng chẳng ghét mà điểm cao hay thấp có thể phù hợp vào tâm trạng của người chấm điểm! Không riêng trong nhà trường mà đem vận dụng ngoài cuộc sống cũng có hằng hà vô số trường hợp tương tự. Một văn bản, một bài viết được chỉnh sửa, biên tập đâu phải bao giờ cũng hay hơn, chỉn chu hơn bản thảo ban đầu! Đôi khi còn có thể do thương một chút, ghét một chút, hay do năng lực và tâm trạng của người có nhiệm vụ và quyền hạn chỉnh sửa nữa. Nhưng đã là luật bất thành văn, tác phẩm đã chỉnh sửa bao giờ cũng có giá trị hơn bản thảo của tác giả! Biết vậy, nhưng đó là chuyện của người lớn. Còn Bé – Bé chỉ là học sinh lớp bảy sao có thể nói ra những điều đó một cách bình thường, nói vanh vách không cần suy nghĩ? Chị luôn nghĩ mình là người thường xuyên gần gũi, dạy dỗ, chăm sóc và kịp thời uốn nắn những suy nghĩ lệch lạc của Bé – nhưng trong trường hợp này chị biết nói với con thế nào cho đúng đây? Người làm mẹ như chị làm sao có thể uốn nắn kịp khi guồng quay của cuộc sống đã hình thành trong lòng Bé những suy nghĩ trần trụi đó. Chị nhớ có lần trong bài phóng sự về một vùng đất gò đồi, chị có dùng từ “nắng chan chác” để miêu tả cái nắng về chiều rất đặc trưng ở đó, khi qua biên tập thì bị sửa thành “nắng chói chang”, chị buồn đến rơi nước mắt vì rõ ràng chị đã cảm nhận nắng ở đó là “nắng chan chác” chứ không phải “nắng chói chang”, bây giờ con gái chị lại nói đúng tâm trạng chị

Page 59: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

rằng “phải chịu thôi chứ biết làm sao, môn văn mà mẹ, phải chi là các môn tự nhiên có đáp án đúng, sai rõ ràng…”. Ngày xưa lúc còn đi học chị chưa bao giờ có suy nghĩ này, chị rất yêu môn văn, thích học môn văn và yêu cả cô giáo dạy văn nữa. Chị không bao giờ quên cảm giác vui sướng trong những giờ trả bài viết văn, cô giáo luôn đọc bài của chị cho cả lớp nghe… Và chị đã chọn cái nghề “không rõ ràng” này để sống, để đi, để trải nghiệm và để nhận… một chút ghét, một chút thương thất thường của thiên hạ!

Chị nghe sống mũi cay cay, chưa biết nên nói thế nào với con gái. Ngày ngày, chị luôn cảm thấy mình may mắn vì Bé có sức học trội hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Như thế là quá vui và hạnh phúc rồi. Chị chưa bao giờ đòi hỏi con mình phải đạt thành tích này, thành tích kia, chỉ mong muốn Bé luôn được vui vẻ và không bị tổn thương dù là nhỏ nhất. Vậy mà chị đã không bảo vệ được con gái, Bé của chị đã bị sáu điểm rưỡi làm “tổn thương thành tích” học tập mà Bé đã miệt mài phấn đấu; và hơn thế, Bé đã bị những tổn thương mà Bé không hiểu được là do… một chút ghét hay một chút thương, để Bé không thể reo lên mừng rỡ với món tôm tẩm bột chiên giòn, để Bé ngồi lặng lẽ thay vì hân hoan nói cười trong bữa cơm tối, và quan trọng hơn là để Bé đánh mất niềm tin ở môn văn học!

Phan Thanh Minh

Page 60: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

PHAN CHÂU TRINH – người rèn chìa khoá mở cửa thiên đàng  Thuốc nào đây chữa lúc ốm đau bệnh tật?Khi đất nước lao lungtrầm luân nước mắtĐâu chỉ hạng thứ dân làm thân trâu ngựamà cả đức vuaHủ nhà Nho đâu còn hạn dùng là thứ thuốc Thánh hiềnchữ nghĩa văn chương cửa Khổng sân Trình đâu cứu được bá tánh muôn dânThì đây, thẻ bài Trước tác* xin gởi lạimở cửa ra và rước dân quyềntìm thuốc hay trị chứng nan y ngàn năm u muộiThanh niên ơi, hãy nhớ điều này!  Dũng khí nào đây khi “đất nước đắm chìm, nòi giống mỏn”? **Cắt phăng búi tócgửi bức điều trầnhọc chút văn minhĐổi chức tù “xiềng gông cà kệ” **Hộ ThànhCôn LônDépôthay Santé – Paris, cũng thếDễ chi giam cầm dũng khí Duy tân! Hào khí ngàn năm để đâu rồivà chẳng lẽ hào kiệt đời này chết hếthởi ông vua ngớ ngẩn?Sung sướng chi mà vung phí của dântội lỗi nào hơn làm nhục quốc thểcung điện nguy nga hay lăng tẩm hào đàođâu có thể làm rạng danh dân tộcThì vua ơi, nên đạp ngai vàngmay ra quốc dân ta thương tình tha thứ! Xưa, khí phách Chu An dâng thất trảm sớ, nhắc nhà vua trị tội các lộng thần, mong sơn hà xã tắc: thái bình!Nay, khẳng khái Tây Hồ viết thất điều thư,  báo “thiên tử” kịp hối lỗi lố lăng, để quốc tuý quốc hồn: văn hiến!

P.T.M  *: chức quan của Phan Châu Trinh khi còn làm việc ở Bộ Lễ.**: lời bài thơ khẩu chiếm của PCT, được cụ Huỳnh Thúc Kháng dịch ra chữ quốc ngữ.

 Phạm Văn Lâm

Page 61: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

CỘI RỄ

Đêm nằm ngheNhững chiếc rễ vươn dài… vươn dài trong

lòng đấtChúng chen nhau hút nhụy sống cho đờiNgày nhìn thấyNhững thân cây vươn cao… vươn cao

thêm chút nữaKhoe với đời cành lá sum suê

Nói đến câyNgười ta thường nghĩ thân – cành – lá biếc

Nhưng đâu hayCội rễ tình thâm!!

P.V.L

Dương Thị Khánh Hạ

Page 62: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

THẦY ƠI

Mãi mãi bên con tiếng của thầy vang vọngĐã xa rồi mà con ngỡ hôm quaBài giảng thầy như chắp cánh ước mơCho con bay với vùng trời cổ tích

Có những lúc lặng thầm, con ngắmVầng trán thầy đọng lại những nếp nhănTuổi thơ con như những ánh trăng rằmSao thấy được nỗi lòng thầy cùng năm tháng

Đã đi qua một thời và con đã lớnBài học đầu đời con hiểu được thầy côLời giải đáp cho con không còn là ẩn sốMà cả tấm lòng thầy quảng đại bao la

Ở nơi xa theo hương bay của gióCon gởi lòng mình thương kính đến thầy cô!

D.T.K.H

Huỳnh Trương Phát

Page 63: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

CHIẾC NÓN CỜI

Nằm nghe tháng chạp gọi đòGỡ con trăng mắc trong nò trong nơmXuân còn ở đó ở đơmPhải lòng non nước mà thơm thớp bờ

Tháng năm quẫy đạp trong lờĐau từng cơn nước đẻ nhờ giêng haiXuân treo trên ngọn rớ gầyMột đời tôm tép vỗ trầy bờ ao

Rong rêu xanh đến bạc đầuDạt vào cả giấc chiêm bao sự đờiNày xuân này tết à ơiĐựng đầy trong chiếc nón cời mẹ tôi./.

H.T.P

Đặng Văn Vinh

Page 64: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

XUÂN CỦA MẸ

Một nắng hai sương tha thiếtVầng trăng khi khuyết khi trònThân cò mòn mỏi từng đôngMong con vòng đời tươi sáng

Thoát ly mười bảy tuổi trònChiến khu người còn kẻ mấtĐấu tranh gian lao tất bậtNgại chi cơm nắm muỗi rừng

Bôn ba xứ lạ quê ngườiMột thời áo cơm vất vảChồng con, bán buôn hối hảNgại chi khuya sớm bão giông

Tuổi già mẹ vẫn mỏi mongÂu lo cả đàn con cháuChảy theo dòng đời đau đáuMùa xuân trong mẹ vô bờ

Đ.V.V

Nguyễn Thành Giang

Page 65: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

GÓC HỒN QUÊ

Con về, nhặt cọng rơm rơiTìm hoàng hôn tím, tìm thời ấu thơ

Bếp ai khói tỏa chiều mờXót lòng, bóng mẹ... vật vờ canh khuya...

N.T.G

SỢI BẠC

Con cầm sợi bạc trên tayBao năm sương gió đã đầy tóc cha

Vui buồn, đời cứ đi quaNhổ sao hết được xót xa phận người

N.T.G

Nguyễn Ngọc Hưng

Page 66: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

VỀ BIỂN ĐỂ THÊM YÊU

Đã đến mà chưa tới bờ tới bếnChưa thể nào thấu biển Biển ơi!

Ngày cứ rơi cứ rơiTrải vàng lên giấc mơ cát trắngNhững con sóng cố nhoài hôn bãi mặnNhường khơi xa cho gió hát tràn

Mặc ai chê khen dữ dội dịu dàngBiển là thếHết mình yêu thương giận dữ

Nếu chưa tin sao em không thửVề nghe hoa muống biển tím hồng tiếng trẻ rao xanhNghe chóp nón vàng phai của những người thiện tâm nhặt rácGấp bội rực lên muôn sắc điệu trong lành

Chưa lặn sâu tận đáy chân thànhSao thấu nỗi dã tràng xe cátKhơi khơi nắng liếm đầu con sóng bạcThạch sùng tắc lưỡi gọi giấc mơ

Yêu chưa tới bến tới bờXuôi biển cũng bằng ngược biểnVắt nhớ lên vai nghe hơi buồn mặn điếngGió trùng dương thổi lệch một bên lòng

N.N.H

Trương Vũ Thiên An

Page 67: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

NHỮNG NGÃ TƯ THÀNH PHỐ...Tự em mà thành phố ngã tưchắc hiểu lòng anh xuống phốchiều bỗng lên, mưa lên, nắng lênai đợi ai về cuối mấy ngã tư

Những ngã tư đưa mình đến gần nhauem phố quá như một lần chợt thểváy chợt ngắn hụt đầu sông cuối bểmây như bảng màu trôi lê thê

Tháng giêng đầy những ngã tưanh như đứa trẻ quê tết lòng mình triệt đểthấy kích hoạt cuộc đời tiếng xe về rậm thếanh thèm môi em heo may

Thèm những ngả đời đi miết không haygió vẫn thổi trên những đường chỉ tay sinh tửnhững ngã tư đã vì em mà tư lựđổ lá bay bay về những ngã ba...Mai em lấy chồng anh lên ngã tưcho tứ mã phanh thây đời bốn phíaanh như con thuyền đi về bốn bểvẫn giong buồm thương nhớ ngã tư xưa

Anh thương phố mình nắng vàng ban trưathương những tối những cột đèn xanh đỏgió gặp nhau rồi vỡ oà trên phốtiếng cười em lăn tăn cơn mưa

Nên một ngày không ra ngã tưcứ như gã làm thơ tự đấm vào ngực mình nỗi nhớ ơi những ngã tư lòng anh mắc nợthế chấp mình thành nắng nắng mưa mưa

T.V.T.A

Page 68: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Nguyệt Thu

TA KHÔNG THUỘC VỀ NHAU

Hôm qua, em chạy trốn ánh mắt của tình yêu chân thành,

Nơi người đàn ông mà em từng quen biết

Em nhận thấy trong cuối đáy mắt kia, tia nóng và chất không màu rát bỏng

Thời gian như dừng lại nơi đỉnh núi cao,

Đáy mắt em cạn như dòng sông trụ thế ngàn năm tuổi

Hóa thạch trong rừng già cô đơn,

Co rúm lại, xám xịt, nhẵn nhụi và chai lì

Tiếng động không bật ra từ trái tim băng đá,

Mọi thách thức hóa thành cổ tích và thoáng qua như siêu nhân hiện đại.

Ánh nhìn thì ngắn và lặp lại như vòng xoay trôn ốc

Trong sự thờ ơ của muôn vật tàng hình,

Và có thể, ánh mắt ấy sẽ dừng lại, giấu kín dưới cơn giông,

Và tia chớp chân thành kia sẽ ngủ quên trên những tầng mây xa tắp,

Anh ấy sẽ mang nó theo lên tận những đỉnh núi cao nhất

Và ném xuống nơi không cần độ phẳng,

Để vạn vật - tiếc một ánh nhìn - ta không thuộc về nhau.

N.T

Page 69: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Đỗ Tấn Thảo

VIẾT CHO EM NGÀY HÈ

Cây còn gió cho trưa em chợt mátTừ làng quê những sa mạc vắng hoeÔi ngây thơ, anh là những chú veNhững hàng tre giữa trưa hè kẽo kẹtNơi chứng nhân những cuộc tình hò hẹnĐêm trăng vàng đã lẳng lặng trôi qua

Sông Tam Kỳ di dưỡng hạt phù saNhững ngày xa ôi tóc bà biêng biếcLững lờ trôi trên tháng năm biền biệtSông ru em bay lẫm liệt giữa trờiEm hân hoan em chiều hạ rong chơiPhố xanh hơn giữa vườn đời lộng gió

Đ.T.T

Page 70: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Trần Giao Hiệp

TÌM EM

Trường Giang xuôi mãi về đâuMênh mang nỗi nhớ nhuộm câu thơ buồn

Đò ơi! Người có kịp sangĐừng như câu hát lỡ làng mùa hoa

Ngày em đi lấy chồng xaHoa cau rụng trắng sân nhà vườn xưa

Mẹ già tàu chuối gió đưaMỏi mòn con mắt em chưa kịp về

Ta còn mải miết sơn khêTìm em trong bóng chiều quê nhạt nhòa.

T.G.H

Page 71: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Phạm Văn Tưởng

EM VỀ

Em về mang chút hương tìnhĐồi non năm ấy có mình, có ta,Đồng dao câu hát mặn mà“Đùng đình kia vẫn nửa già, nửa non”

Xuân em chuyển vị thơm giònTôi chưa bọng nước mà hồn thơ vương

Tháng năm đổ nắng sân trườngNhành bằng lăng tím đậm hương học tròĐồng quê thăm thẳm cánh còBến tình tôi hát đợi đò sắp qua,...

P.V.T

Page 72: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Nguyễn Tấn Cả

THƯƠNG LẮM MỘT DÒNG SÔNG

Cha tôi bảo: Dòng sông là cuộc đời. Tôi dành một khoảng lặng để nghĩ về cuộc đời ấy. Tôi về với quê hương Tam Xuân - Núi Thành thân yêu. Nơi ấy có sông Bầu Bầu, có làng Vĩnh An, Kỳ Hưng, Phú Bình, Bích Ngô, Khương Mỹ. Chao ôi! Những tên làng gọi lên sao tha thiết đến thế, gợi niềm mơ ước, khao khát khôn nguôi về sự bình yên, hưng thịnh mà đời người mấy ai dễ dàng đạt tới.

Và kia rồi! Cách Tam Kỳ chưa đầy 10 km về phía nam, sông Bầu Bầu vắt qua làng Vĩnh An như một nếp nghĩ suy biêng biếc. Sông trở trăn với từng con nước lớn, nước ròng. Sông chảy vào hồn, vỗ vằm vặp tuổi thơ, ngân trong kí ức tôi những giai điệu bất tận.

Theo Đại Nam Nhất Thống Chí: “Sông Bầu Bầu có hai nguồn: một nguồn từ phía nam núi Bà Tị, một nguồn từ phía bắc núi Mã Yên, qua xã Đức Bố hợp thành sông Bầu Bầu, đổ vào hạ lưu sông Tam Kỳ”. Vì nước chảy qua làng Vĩnh An nên còn có tên là sông Vĩnh An. Dân gian thì gọi là sông Bà Bầu.

Với riêng tôi, cái tên “Bầu Bầu” không những gợi lên hình dáng thực của một dòng sông mà còn nuôi dưỡng hồn tôi với những huyền thoại về sự tích gắn với dòng sông ấy. Tương truyền, xưa kia, làng Vĩnh An chưa có sông núi. Trong làng có chàng trai vì sống nhân nghĩa, hiền lành, được vị thần báo cho biết trước sắp có nạn hồng thuỷ. Vị thần còn ban cho chàng sức mạnh và phép bay lượn như chim; với lời dặn dò: phép này gặp đất thì mạnh, gặp nước thì yếu. Sau khi thần đi, chàng trai liền đào đất đắp thành một hòn núi. Đang đắp dở dang hòn núi khác thì trời mưa to, nước trên nguồn ào xuống. Làng Vĩnh An chìm trong biển nước. Duy chỉ có hòn núi chàng đắp là còn nhô lên vừa đủ cho dân làng trú ẩn. Mải cứu người, chàng trai quên lời thần dặn. Khi đang cõng người bay qua sông, chàng hết phép và rơi xuống dòng nước hoá thành hòn Đá Cõng. Chỗ chàng lấy đất, lâu ngày, tạo nên dòng sông, gọi là sông Bầu Bầu. Còn hòn núi chàng đắp thì đặt tên là Núi Đất.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Đá Cõng vẫn nằm lại giữa phụ lưu dòng sông Bầu Bầu, như in vào thời gian biểu tượng tuyệt vời về tinh thần vị nghĩa. Núi Đất sừng sững một niềm tin bất diệt về sức mạnh con người.

Nhiều lúc, trở về làng Vĩnh An, ngồi lại bên dòng sông, nghe những chuyện về tổ tiên đi mở đất, giữ đất, lòng tôi cồn lên nỗi bồi hồi thương cảm cho bao tấm lòng nghĩa hiệp.

Cụ Nguyễn Tường (còn gọi là Nguyễn Tấn Xuân), người làng Vĩnh An. Thời Pháp sang xâm lược nước ta, cụ làm chức Quản cơ trong triều đình Huế. Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương, cụ tham gia phong trào Nghĩa Hội Quảng Nam. Trong lần đem binh vào phối hợp với nghĩa binh Quảng Ngãi, kiềm chế binh lực của tên tay sai Nguyễn Thân, cụ Quản Xuân đã tử trận. Thi hài của cụ được hoả táng, đem tro về chôn tại quê nhà.

Những ngày thơ ấu, tôi thường ra nấm mộ cụ Quản Xuân bóc rêu về chơi trò đá gà. Lúc quay nhìn phía núi Mã Yên, thấy đám mây biến đổi hình thù kỳ dị, tôi giật mình ù chạy ra bờ sông. Nơi đó có chiếc thuyền đang đánh cá. Tiếng người gõ lách cách lên mạn thuyền làm tôi trấn tỉnh. Không hiểu sao, lúc ấy, tôi nghĩ đến con ngựa khôn ngoan, mà ông nội tôi từng kể. Chuyện rằng: Một lần đi đánh giặc Pháp, cụ Quản Xuân và ngựa đều bị thương nặng. Nhưng ngựa vẫn tìm đường kiệu cụ về đến quê nhà vào lúc nửa đêm. Nó dậm cửa, người nhà biết nên mới kịp thời sơ cứu.

Sống qua những năm tháng ở quê nhà, tôi mới thấm thía câu nói dân gian:

Page 73: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

“Bà Bầu rau đắng quanh nămUống nước mặn quắn cắn răng kêu trời”

Phong thổ khắc nghiệt là thế, đất đai nhiễm phèn, nhiễm mặn thì lấy gì canh tác? Ngày xưa, muốn có nước uống, người dân phải đi gánh hàng ba, bốn cây số. Con người phải trần lưng ra mà tạo lập cuộc đời. Và bằng sức mạnh đoàn kết, nhân dân đã tham gia đắp hồ Phú Ninh, đưa nước về tưới tắm đồng ruộng quê nhà. Đất không phụ người, tiếp tục cho những mùa vàng no hạt. Sông hân hoan reo ca cùng đất đai, cây cối. Sông mải miết theo con nước ròng về xuôi, mang theo niềm vui vì sự góp ích cho đời.

Chiều nay, về lại làng Vĩnh An, tôi men theo những bờ đập nuôi tôm, kiếm tìm tuổi thơ mình rơi rớt. Dọc triền sông này, tôi từng đi dậm sìa. Bàn chân dẫm mạnh vào bùn, nếu nghe cờm cợm thì vục tay xuống moi lên. Có khi tôi gặp toàn đá là đá, nhưng hầu như được sìa. Những con sìa đen đúa, to bằng bàn tay. Ta đem sìa về, cạy vỏ, lấy thịt nấu cháo, hoặc nấu canh chua thì tuyệt ngon. Cũng trên quãng sông này, hàng năm, cứ đến cận ngày Tết Đoan Ngọ, rạm nổi lên đầy mặt sông. Lũ trẻ chúng tôi bơi thuyền ra giữa dòng, tha hồ dùng vợt vớt rạm, vớt một hồi có khi được nửa thùng gánh nước.

Đã xa lắm rồi, những đêm, tôi cùng lũ bạn trong xóm tụ tập nơi sân đình, kể cho nhau nghe chuyện cổ tích, chuyện Thủ Thiệm và chơi trò giật cờ, rồng rắn lên mây. Xa rồi những buổi chúng tôi bám đuôi trâu bơi qua đồi Trà Lý hái trái dủ dẻ ăn. Xa rồi những chiều trốn học, tôi đi dọc triền sông đuổi bắt còng gió. Cha phát hiện, kéo tôi về, đánh cho một trận tơi bời. Rồi sau này, nhiều khi, tôi thèm một đòn roi của cha, nhưng cha đâu còn nữa mà đánh.

Đâu rồi những lúc tắm sông, dùng đá ném thia lia để tranh tài cao xa, rồi bạn bè ôm nhau cười ngặt nghẽo. Có đứa đọc cho tôi nghe câu ca:

“Kể từ Ông Bộ kể raCây Trâm, Trà Lý, lại qua Bà Bầu...”

Mà ngày đó tôi nào biết “Ông Bộ”, “Cây Trâm” là gì. Nhưng tôi biết tuổi thơ mình ẩm ướt; có vị mặn mòi của đất đai, bờ bãi; có tiếng sóng bì bạch vỗ Đá Cõng; có tiếng còi tàu xé rách màn sương… Thì cứ trôi đi tuổi thơ ơi, cứ theo dòng sông mà ra với biển, sẽ thấy chân trời rộng mở! Tình yêu sẽ lớn lên. Tâm hồn sẽ xanh biếc. Rồi một mai hãy theo con nước lớn mà trở về với quê hương…

Page 74: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Nguyễn Thành Giang

NHỮNG CÁNH CHIM SÈ SẺ VỀ ĐÂU ?

Trong tâm thức của người nông dân Việt Nam, chim sè sẻ từ lâu đã gắn với cuộc sống của họ như một phần rất gần gũi, rất thân thuộc. Những đàn chim se sẻ bay về thường báo hiệu bắt đầu hay kết thúc một vụ mùa mới của bà con quanh năm lấm lem bùn đất. Chim sè sẻ về, niềm vui, nỗi buồn của người dân quê như cũng được chia sẻ bớt. Bờ tre, gốc rạ cũng trở nên vui hơn, có hồn hơn. Vậy mà, dần dần, những bầy chim sẻ thưa dần đi, những đôi cánh sè sẻ nghi ngờ và hoang mang hơn khi chạm vào từng miếng đất, từng khoảnh ruộng của làng quê Việt hiện đại.

Không biết dân quê các vùng khác thì sao chứ người dân quê tôi ngày trước không thể nhẫn tâm với đàn sè sẻ. Đành rằng, đến mùa sạ lúa, từng đàn sè sẻ, manh manh kéo về. Nếu không canh chừng và xua đuổi thì khó mà có được hạt lúa cho mùa sau. Nhưng chỉ dừng lại ở mức độ xua đuổi thôi chứ nông dân quê tôi không ai nghĩ đến chuyện bẫy chim, giết chim để bảo vệ ruộng lúa của mình. Có nhiều cách đuổi chim sẻ đi nhưng cơ bản vẫn là treo bù nhìn và bao ni lông dày quanh ruộng và trong ruộng nữa. Khi cách đó vẫn không có tác dụng thì bắt đầu cả nhà thay nhau trực ruộng. Thường thì dựng 2 tấm liếp nghiêng, đấu đầu trên vào nhau rồi ngồi ở dưới cho khỏi nắng. Khi chim vừa sà xuống là chui ra, hụ huợ cho chúng bay đi. Cứ như vậy cho đến lúc mặt ruộng xanh đều mới thôi. Vậy mà vui. Nó như một công việc bình thường của nhà nông. Bà con quê tôi đuổi chim với tâm trạng không có gì cay cú, cáu ghét, dù đôi khi vẫn có những tiếng than trời trách đất. Mà âu chút đó cũng là cái chung của nông dân mình. Than là than vậy thôi chứ không oán trách gì ai, cũng không thù hận gì những đàn chim sè sẻ. Chúng cũng như mình, đói quá, thấy thức ăn là sà xuống thôi.

Vậy mà dần dà, sè sẻ đồng lại trở thành đặc sản khi cuộc công nghiệp hoá cứ đi sâu vào, ăn nốt những mảnh ruộng, mảnh vườn xưa là nơi bay về trú chân, làm tổ của những đàn sè sẻ. Thế chưa đủ, một số người làm ăn khấm khá lên nhờ cơ chế thị trường, nhờ công nghiệp hóa, lại tiếp tục bỏ tiền ra để ăn thịt những con chim sè sẻ bằng bất cứ giá nào. Họ cứ nghĩ đó là một cách hướng về cội nguồn, hướng về đồng quê, hướng về những gì ngày xưa còn đọng lại trong họ.

Tôi chưa từng vào những quán chim đồng đang mọc lên san sát và cũng chưa hề có ý định ăn thịt những con chim đã gắn bó suốt quãng đời trẻ thơ chân đất đầu trần giữ trâu bắt cá bên bờ rào, góc ruộng. Tôi thấy như vậy là bất nhân. Bất nhân với chính quá khứ của mình. Bởi, những bầy sè sẻ đã cho lũ trẻ chúng tôi và cả những người lớn nữa những giây phút thư giãn dễ chịu. Còn gì vui hơn là mỗi sáng thức dậy, bầy sè sẻ chào đón bằng những tiếng chíu chít bên cửa, nơi đầu hồi và ngoài sân cùng đàn gà đàn vịt. Còn gì vui hơn khi nhìn thấy những cặp sè sẻ bay, cắp theo những lá tre, lá bạc hà để về xây tổ mới. Hạnh phúc hiện hình trong những khoảnh khắc nhỏ nhoi và đơn sơ ấy. Nghe nói giá thịt sè sẻ lên mâm đắt lắm. Người ăn cũng là những kẻ có tiền, những kẻ quay lưng lại với ruộng đồng, với quá khứ bùn đất bám đầy từ đầu xuống chân. Giờ, họ cho mình là sạch sẽ với nước hoa và rượu ngoại.

Giá sè sẻ càng lên cao, người đi mồi, đi bẫy càng nhiều. Giờ, trên những mảnh ruộng, mảnh vườn mà những dự án, công trình chưa vươn tay tới, đi đâu cũng thấy những người thợ bẫy sè sẻ với lưới rập, với chim mồi, sẵn sàng triệt hạ những đàn sẻ dại dột sà xuống gần đó. Họ cũng là những người nông dân thôi. Nếu không, cha mẹ họ cũng là nông

Page 75: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

dân. Những bầy sè sẻ từ trước đến nay dù có khôn ngoan đến mấy cũng không đề phòng cả một vùng đất, cả một cộng đồng nông dân mà chúng có thể đến rất gần. Giờ thì đâu đâu cũng là cạm bẫy. Và nông dân đã khác… Đồng tiền đã khiến con người giăng bẫy những bầy chim sẻ một cách khéo nhất và bất ngờ nhất. Vậy, chúng biết bay về đâu, làm tổ ở đâu?

Tôi từng nghe một câu chuyện kể về một người chuyên bẫy sè sẻ. Cách đây vài năm, hồi ấy, giá sè sẻ chưa cao ngất ngưởng như bây giờ nhưng ít người đi bẫy nên ai đi bẫy là có thể làm giàu. Có một người đàn ông “tiên tiến hơn” vác lưới rập đi khắp các miền quê. Tiền kiếm được ngày một nhiều. Nhà đã sửa sang lại được, con cái cũng chăm lo được chu đáo. Dần dần, từ đi bẫy sẻ bằng xe đạp ông chuyển sang xe máy cho tiện và được xa hơn. Lòng tham ngày một lớn. Nhưng rồi, một đêm nọ, trời lạnh, gió căm căm quất vào từng khe cửa. Một người đàn bà hàng xóm nghe thấy tiếng đập cánh rất mạnh của một đàn sè sẻ đông chưa từng có quanh nhà người đàn ông ấy. Cô bảo chồng ra xem sao. Anh chồng cho vợ là điên vì trời đêm lạnh, chim cũng tìm chỗ trú như người chứ hơi đâu mà đập cánh. Mà còn đâu sè sẻ nhiều đến vậy mà bay, mà đập cánh. Vậy là hai vợ chồng hàng xóm tiếp tục ngủ. Sáng, người ta phát hiện người đàn ông bẫy chim sẻ nằm chết úp trong vườn nhà. Trên mình ông, lông chim vương vãi và nhiều chỗ thâm tím giống như kim châm. Có người cho rằng ông đã bị bầy sè sẻ cắn chết. Bác sỹ thì bảo ông lên cơn đau tim đột ngột. Nhưng, nhiều người không hiểu ông ra ngoài trong đêm làm gì, và tại sao trên tay lại cầm cái lưới rập chim. Lạ nữa, tại sao cả vợ con ông đều không hay biết gì cả. Tôi thì hiểu điều ấy…

Cuộc sống này ngẫm ra rất công bằng. Cái gì rồi cũng có giá của nó. Khi con người đối xử vô lương tâm với tự nhiên, với những bầy chim sẻ thì tất yếu sẽ có những hệ luỵ xảy đến. Điều đáng buồn là chẳng mấy ai nhận ra điều ấy. Giờ, tìm một nơi bình yên để nhìn bầy chim sẻ líu ríu tìm mồi, líu líu dẫn nhau đi trên mặt sân, mặt ruộng thật quá hiếm hoi. Và rồi, tôi tin một ngày không xa, khi sự tham lam đã lên đến tột đỉnh, những mất mát sẽ làm cho con người phải nhìn lại. Lúc ấy, e rằng đã quá muộn. Những bầy chim sẻ bấy giờ chắc cũng chỉ còn trong kí ức của những người có tâm, trong những lời thơ, câu hát mà thôi…

Page 76: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Huỳnh Tiến VănNGHIỆN KHEN

Hắn bị đau gan và phải nhập viện. Cái bệnh mà khi nói đến thường khiến người ta

nghĩ do uống rượu mà ra, dù không hẳn cứ uống rượu là phải... đau gan. Có biết bao người uống rượu sờ sờ ra đó, mà họ có đau gan đâu?

Nói không ngoa, uống rượu cũng có cái thú đấy chứ. Chẳng phải thế mà từ cái thưở ngày xửa ngày xưa bên ta bên tàu còn “truyền tụng” mãi cái thú uống rượu đó sao? Tóm lại người ta uống rượu theo đủ cách, đủ kiểu, đủ lí do và đủ loại người. Rượu không xấu, uống rượu cũng không xấu, chỉ người biết uống rượu như thế nào mới đáng nói. Mà việc đó cũng không liên quan gì đến hắn, cũng không của riêng ai, hắn không quan tâm.

Có điều, chẳng biết hắn uống rượu thuộc “tốp” nào. Chỉ biết hắn rất tốt, rất hiền và thiệt thà như đất. Thiệt đến nỗi mỗi khi uống rượu, trong bàn rượu, người ta hoa chân múa tay tán phét tán gẫu đủ đường, mục đích cũng để đùa vui hả hê rồi cùng cười lăn xả ra về. Riêng hắn cứ trầm ngâm, từ từ, đĩnh đạc uống và... khen. Đó là cái tật cố hữu của hắn. Hắn khen hết người này đến người kia. Tất cả, không trừ một ai trong bàn nhậu. Hắn im lặng nghe người ta góp chuyện và thỉnh thoảng châm vào một câu khen. Mà cái cách khen của hắn cũng có duyên lắm. Gật gù, tán thưởng, ngữ điệu hợp lí cộng với cái giọng trầm trầm, thong thả nghe thật êm tai. Trong nhóm bạn nhậu, hễ ai vừa làm xong một việc gì đó có chút kết quả là hắn lập tức nhắc lại một cách rất đồng tình và... khen. Ác nổi, việc có đã đành, việc hắn chỉ nghe loáng thoáng hoặc không tường tận, hắn cũng khen... vô tư. Càng uống, hắn càng khen bốc hơn và mỗi lần đều hay hơn. Nhiều người trong bọn tôi có thành tích đầy mình, giấy khen chất cả chồng việc này việc kia nhưng cũng muốn uống rượu cùng hắn để được nghe hắn nhắc lại “thành tích” và khen. Hình như lời khen được phát ra từ chính cửa miệng có hiệu ứng hơn nhiều trên giấy! Chắc hắn nghĩ vậy nên chưa bao giờ tiết kiệm lời khen với ai.

Những người được hắn khen cũng chỉ im lặng cười xòa cho qua chuyện vì quá biết tính hắn. Không ai tỏ vẻ phản ứng hoặc bình luận gì, vì có nói thêm hóa ra vô tình cũng chỉ nhắc lại lời khen của hắn. Chẳng vậy mà “Ranh ngôn” cũng nói: “Kẻ nào từ chối lời khen là muốn được khen lần nữa” hay sao. Lâu dần thành quen, đâm ra nghiện lời khen do miệng hắn nói ra. Giống như thêm một dĩa mồi ngon để nhấm rượu càng ngon. Uống rượu mà thiếu hắn, như thiếu một thứ gia vị quen thuộc làm giảm đi cái ngon miệng.

Một lần, cả bọn đi chơi vùng sông nước. Tôi thì chỉ tập tọ chứ bơi lội gì, thấy nước lớn đã run. Thế mà trong lúc nhậu, chẳng hiểu sao hắn hứng chí khen một câu: - Ông T bơi giỏi thật, giỏi! Chắc lúc tắm sông ấy hắn nhìn nhầm tôi với ông bạn khác vì tôi thấy hắn tắm một khoảng xa hơn, hay hắn vẫn cố tình khen như vậy theo thói quen? Tôi đồ rằng lúc đó hắn đã say khướt rồi.

Bây giờ thì hắn nằm viện. Dù bị đau nhưng mặt hắn vẫn ánh lên nét cười thật hồn hậu, vô tư như con trẻ. Hắn đâu biết rằng vì cái… nghiện khen của bọn tôi mà hắn đau đến vậy! Cả tôi nữa, cũng may, nếu ai nghe được lời khen của hắn đối với tôi thì tôi sẽ chết đuối mất, vì họ nghĩ rằng tôi bơi rất giỏi nên sẽ lo cứu người khác thôi.

Page 77: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Huỳnh Thị Kim Quảng

MỘT KHOẢNG TRỜI QUÊ

Một ngày bước lang thang về quê, tôi mong tìm lại được chút dấu ấn ngày thơ ấu trong veo. Rồi chợt nhận ra mọi thứ xa và lạ. Giống như dòng sông trôi vào đại dương bao la, biết chẳng còn mình, mới chợt tiếc nuối đôi bờ đất nhớ đã đi qua...

Tôi bước đi. Vẫn lối đi ấy giờ san lại rộng hơn bằng lớp bê tông dày. Cũng tốt, dễ đi hơn. Ngày xưa, con đường ngoằn ngoèo này chỉ là con đường đất, mùa mưa ướt nhão nhoẹt, lũ học trò đi về cứ xoành xoạch chân đất chọc nhau lấm lem. Giờ lũ trẻ thật tiện. Chúng tinh tươm trên con đường về, cười mủm mỉm đáng yêu.

Tôi ở lại quê ngoại một tháng hè. Cái vùng cằn cỗi của đất Quảng Nam nghèo mồng tơi chưa kịp rớt này đã để lại trong tôi biết bao kỉ niệm đẹp. Thời tiểu học, mẹ gửi tôi về ở với ngoại. Một buổi tôi đi học, buổi theo tụi trong xóm đi giữ bò. Bọn tôi tụ họp và chơi rất nhiều trò hay. Buổi tối thì thật tuyệt. Lúc tụi nó rủ trốn tìm, lúc đi bắt bù rầy, lúc rồng rắn lên mây... những trò chơi đó bây giờ lạ hoắc hươ trong mắt mấy đứa con nít của xóm. Mà với tôi, cảm giác cứ xôn xao, như buổi đầu trần chân đất rong ruổi dưới cái nắng hè chói chang.

Tôi nhớ, cái trò “Rồng rắn lên mây” thật vui. Lúc đó, cả bọn nối đuôi nhau, một đứa đứng riêng ra, cả hàng còn lại đi lòng vòng và hát nghêu ngao “Rồng rắn lên mây, có cây thuốc Bắc, có ông thầy thuốc ở nhà không?...” Bài hát dài lắm mà tôi quên mất. Cũng phải, đã lâu quá rồi. Còn cái trò “Năm tiền liền quan”, cũng có mấy câu liền vần đọc lên chơi, với niêm luật rõ ràng. Trò chơi cướp cờ cũng cực hay. Nhớ hồi đó, thằng Bé Em tranh cờ, ụi tôi một cái u trán, về ngoại mắng cho một trận điếng hồn. Hồi đó, ngoại cứ phải mệt cả đầu vì canh giữ tôi. Loáng một cái, tôi biến ngay xuống nhà thằng Bảy. Cả xóm con nít tập trung trước ngõ nhà nó. Có một cái giếng với bờ rào cây chia làm hai khoảng trong ngoài. Thế là có hai phe chơi “Bắn tành”. Trời tối nhem. Cứ kêu “úp”, “mở”, rồi đứa nào “Bắn” đứa nào “Tành”, đứa “Xin xí”... rồi cãi nhau chí choé. Bực quá, có lúc cả bọn xông vào phải trái với nhau bằng nắm đấm. Rồi mỗi đứa bị ba má đem về cho mấy roi. Ngày mai cười toe, hùa nhau đi giữ bò, đào khoai, đốt củi nướng thơm lừng, ăn vào cái mặt lấm đen lôm nhôm, nhe răng sâu mắc cười bể bụng.

Có hôm mùa hè, cả xóm cạn khô nước. Người lớn mệt nhoài vì nắng gắt với công việc đồng áng nặng nhọc, tối về chỉ muốn ngả lưng nghỉ ngơi. Duy chỉ có lũ trẻ bọn tôi cứ tỉnh bơ vui chơi. Cả xóm rủ nhau đi bắt bù rầy mè. Thường đó là mùa hun phân. Tôi cứ nhớ cái mùi khói ngăn ngắt, cay nồng ấy. Sau này lên phố chẳng bao giờ ngửi được chút hương đồng đó nữa. Những đêm hun khói, trăng lên mỏng tan, lạnh se giữa làn khói mờ ảo. Ánh trăng rớt đều qua tán cây, dát vàng trên đám mè đầy những trái sắp vào mùa thu. Chúng tôi nối đuôi nhau ra đồng mè bắt bù rầy. Chao ôi cái dầu mè nó nhớt. Tối về đứa nào cũng nghe nhợt nhợ khó chịu. Cả bọn lén qua tắm trộm giếng ông già Cẩn. Mới tưới một gầu, thì già Cẩn thức dậy, rượt chạy. Chịu sao nổi, thế là tôi nhắm mắt về tưới đại nước trong lu ngoại trữ. Hôm sau ngoại cho lằn mông. Tội ngoại, ngày hôm đó phải đi gần hai cây số để lấy nước về dùng. Giờ nghĩ lại, cười mình quá, nhớ ngoại ghê. Mùa đó ban ngày cái nắng thật gay, đất cát cháy bén chân.

Để xem, tôi còn nhớ những ngôi nhà lá bọn tôi dựng lên. Nói nhà cho oai chứ chỉ bằng mấy cành cây, nhánh lá, bắt chéo khéo tay cũng tạo nên cái không gian riêng ngoài

Page 78: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

vườn cây. Trong đó, bọn tôi đắp đất sét lên chân mình, vun to, rồi rút chân ra, khoét lỗ ở trên, làm giống như cái lò nấu đường ở quê. Mấy đứa vắt nước mía ra nấu sôi giống đường. Rồi đứa về chôm gạo, muối... nấu ăn. Có đứa ở lì ngoài “nhà”, má nó ra dỡ “nhà” đem về. Cả nhóm tiếc đứt ruột. Rấm rứt mấy ngày liền...

Biết bao nhiêu chuyện của ngày bé thơ qua rồi. Giờ về ngồi kể cho tụi nhỏ, chúng há miệng ngồi nghe. Đôi mắt tròn ngơ. Thương làm sao, giờ chúng rảnh ra thì game, trò điện tử, đồ chơi cao cấp... nghe tôi kể chuyện cứ tưởng như đang đọc truyện thơ, như chuyện đâu đó chúng gặp trên sách vở. Chúng không sao biết tiếng dế thực sự thanh thoát ra sao, tiếng ếch đồng giữa đêm não nề thế nào. Chúng chẳng biết nó ở đâu. Hay dường như chúng nghĩ mấy thứ đó không tồn tại thực vậy. Chúng càng không biết những trò đồng dao ngọt ngào quê hương ấy. Mai này mọi thứ sẽ dần vào lãng quên…

Còn tôi, tôi nhớ hoài cái ruộng mương bì bọp nước, bài hát con cò mày đi ăn đêm nghêu ngao giữa một buổi tụm năm tụm bảy, nhớ cái gốc dương mòn đi vì vòng ôm men hằng ngày của trò trốn tìm. Tôi nhớ ngoại ru “hôm qua tát nước đầu đình”... Nhớ quá! Ngoại không còn. Những ngày xưa cũng không còn, dù là tìm giữa lòng đất cũ. Mấy đứa trẻ ngày xưa giờ mỗi đứa một nơi, thi thoảng về thăm quê một chuyến, khó mà gặp để hàn huyên. Tôi giật mình, đêm thanh vắng, mãi không nghe được tiếng dế giữa trời quê bao la…

Page 79: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Nguyễn Thị Hương Trà

HƯƠNG HOA LÀI

Ngày tôi còn là cô nhóc lớp năm bé tẹo, Tam Kỳ vẫn còn nghèo. Đi rong ruổi thị xã vào những ngày cuối xuân đầu hạ, dễ dàng tìm thấy một mùi hương rất thú vị, có thể gọi là đáng yêu: hương hoa lài!

Hoa nhài, theo cách gọi của người Bắc - nghe có vẻ thanh nhã, thanh tao. Người Quảng lại gọi là hoa lài, nghe ngồ ngộ mà thương thương, thương chi lạ!

Lài là một dạng cây bụi, mọc thâm thấp, có nhiều nhánh nhỏ. Lá và hoa đều nhỏ xinh như cây vậy! Hoa có màu trắng sữa, khi nở xoè đều những cánh đơn mỏng mảnh.

Thuở ấy không khó để tìm những khu vườn trồng lài trên đất Tam Kỳ. Lài không phải là loại cây kén đất. Lài khá dễ tính, lại ít công chăm sóc, chỉ cần tưới nước đều. Lài cho hoa một đợt, không lâu, nhưng hoa lài mang cho cuộc sống nhiều hơn là vẻ đẹp đơn thuần của những bông hoa.

Hương hoa lài thơm nhẹ, mà vấn vít rất lâu. Những cánh đơn trắng mỏng toả hương dịu dàng, ngắm và thưởng thức cứ tưởng chừng như là hương con gái. Làn hương thi vị ấy theo bàn tay người thợ ngấm vào từng cọng trà, rồi lại toả lan trong chiếc chén nhỏ mỗi lần pha chế.

Nghề làm trà lài không khó, nhưng cũng như mọi ngành nghề khác, nó có những đòi hòi của riêng mình. Người làm nghề phải có tính cẩn trọng và nhẫn nại. Đặc điểm ấy là yêu cầu chung trong tất cả các công đoạn cho đến khi thành phẩm.

Đầu tiên là việc hái hoa. Hoa lài không lấy cả cuống, chỉ hái mỗi bông. Người trồng lài có ba thời điểm khác nhau để hái, tuỳ vào mục đích. Ba thời điểm ấy là: sáng sớm tinh sương, tầm trưa nắng nỏ (độ 11-12h) và chiều sắp tàn (khoảng sau 16h). Hoa lài chín vào độ 4-5 giờ chiều. Bắt đầu nở lúc 8-9 giờ tối. Hái hoa vào lúc sáng tinh sương sẽ thu được những bông “nặng ký” nhất. Lúc này, hoa nở bung, một số bông nở sớm bắt đầu tàn, còn nụ hoa thì vẫn đang se sắt. Người thợ chỉ hái bông không hái búp. Những bông ngậm sương chính là bông được ưu ái nhất vì nó đang độ đậm hương, trông tươi ngon và đặc biệt là nặng cân hơn những bông khác. Người hái hoa để đem bán thường chọn thu hoạch vào thời điểm này.

Ngược lại, người trồng lài để làm trà thành phẩm trực tiếp thường hái vào độ 4-5 giờ chiều, tức giờ hoa chín. Giờ này hoa chưa nở. Những búp mới bắt đầu hé. Những bông đã nở cũng chưa bung cánh mà vẫn còn e ấp. Đây là lúc hoa đang ngậm hương, tức là mùi hương đang trọn vẹn trong hoa nhất. Hái hoa xong sẽ lựa.

Hai công đoạn trên thực hiện nối tiếp nhau tại ngay cơ sở làm trà, rất cần đức tính cẩn trọng. Bởi chỉ sót một vài bông hỏng, cũng làm mất mùi hương thanh khiết của cả một lượt trà. Thường thì phụ nữ với bàn tay khéo léo của họ, là người lựa hoa. Công đoạn này do nhiều người làm thì cũng kéo dài độ 1 đến 2 tiếng. Sau khi lựa kỹ, đem hoa trãi đều ra mẹt (đồ đựng rộng, bằng tre đan), phủ một lớp bào lên trên và chờ hoa nở…

Tầm 8-9 giờ tối, hoa bắt đầu nở thì cũng là lúc ướp trà. Đây là thời điểm ướp tốt nhất vì hoa bắt đầu toả hương. Trải đều trà ra mẹt rồi phủ một lớp hoa lên trên. Cứ như vậy, một lớp trà, một lớp hoa, một lớp trà, một lớp hoa… Ướp trong vòng mười tám đến hai mươi bốn tiếng. Trong thời gian này, người thợ có thể tranh thủ làm những việc khác, trước hết là ngủ để giải lao.

Page 80: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Sau giờ ướp hoa, đến lúc lọc trà. Trà đã ngậm hết hương làm cho những bông hoa không còn màu trắng sữa nữa mà chuyển sang trong suốt. Người ta dùng sàng để lọai bỏ những bông đã ướp xong. Lắc nhẹ và đều tay tấm sàng, những cọng trà rơi xuống ào ạt như một đợt mưa, thơm kỳ lạ. Sàng phải là loại có mắt vừa đủ để cọng trà lọt qua nhưng không được quá lớn để tránh làm dập nát cánh hoa, làm mắc cánh hoa và không thu được lớp trà như ý. Sau đó đem trà bỏ vào túi chống ẩm và sấy khô. Như vậy là xong một lượt. Lặp lại bốn lần rồi mới đóng gói thành phẩm. Điều tối kỵ trong suốt các công đoạn làm trà hương lài là không được dùng quạt máy vì hơi nóng và gió quạt sẽ làm hỏng mùi hương trà.

Người thợ thạo nghề có bàn tay rất khéo. Từ lúc hái hoa, người ta đặt một bao tải nhỏ giữa hai cây sắp hái; mỗi người một cây. Những đôi bàn tay thợ thoăn thoắt như đang múa trên những bông hoa. Trong việc lựa hoa cũng vậy, bàn tay họ vẫn nhanh nhẹn mà không hề để sót những bông bị hỏng, càng không làm dập những cánh mỏng manh đang hé nở.

Tôi biết được những điều này qua lời kể của cô giáo, trong những lúc cùng cô hái và lựa hoa để ướp trà. Nhà cô có một khu vườn rộng, trong đó dành hẳn một nửa trồng lài. Mỗi ngày, ngoài buổi học ở trường, tôi lại ôm sách vở qua nhà cô học thêm. Ở đó, tôi học được nhiều hơn là kiến thức cho một học sinh lớp năm. Ở đó, cô dạy tôi cách ướp trà hương lài, dạy tôi cách chăm cây. Ở đó tôi học được cả cách làm người.

Cô tôi không hái hoa vào hai thời điểm như đã kể trên. Cô hái tầm trưa gần đứng bóng. Mỗi chủ nhật, tôi đến nhà cô sớm hơn giờ học để cùng hái hoa với cô. Mười một giờ trưa, sau khi nấu nường, dọn dẹp xong, chưa vội cơm nước, hai cô trò mũ nón ra vườn. Cô thường cho tôi một rổ nhỏ, cô có một rổ lớn hơn để đựng hoa. Bao giờ, trước khi hái, cô cũng dùng tay búng khẽ lên dăm bảy nụ hàm tiếu (cô gọi là nụ bộp) để thử. Nụ hoa chưa hé, nhưng không còn cứng cỏi. Nếu búng thấy cánh hoa hơi hé ra là được. Lúc này, những bông nở bung đã tàn hẳn. Cô chỉ lấy những nụ chớm hé. Hai cô trò hái không nhiều, cộng lại chừng hai phần rổ loại trung. Cô đem hoa vào, cẩn thận lựa một lượt, sau đó chia thành hai phần đều nhau. Một nửa cô dành đem biếu bà cụ hàng xóm, một nửa cô để lại ướp trà cho thầy dùng. Đặt hoa trong một bát vừa đủ, cô rải trà lên trên rồi đậy lại. Cô bảo, lài này là lài quế (lài ta), cánh đơn, mỏng nhưng thơm hơn loại lài Trung Quốc hay lài Nhật, có cánh dày mọng trông ngon mắt nhưng mùi hương rất gắt, ướp vào trà uống không ngon. Sau bữa cơm cô dọn dẹp lại lần nữa rồi mới bắt đầu pha trà. Cô mở bát, xóc nhẹ, những bông lài đảo lên trên. Hoa đã nở bung, cánh hoa hơi trong đi song trông vẫn rất đẹp. Cô nhặt sạch hoa, đặt bên khay nước. Cô đem trà hãm trong ấm tích, ủ nóng. Một lúc sau, trà ra, cô chắt phần nước đầu, tráng chén, rồi rót ra mời thầy. Trà nóng, hương hoa lài quyện hương trà thơm lựng. Múi thơm nhẫn nhẫn của trà cộng với mùi thơm ngọt của hoa tạo nên một làn hương quyến rũ toả lan trong chén trà nhỏ Nhấp thử một ngụm, vẫn cái vị đăng đắng của trà đã sao đủ lửa, vẫn cái màu vàng vàng đặc trưng nhưng lại có thêm một chút gì đó tựa như là vị ngọt, uống rất thú vị. Đặc biệt hấp dẫn bởi mùi hương! Dùng sau bữa cơm trong tiết trời oi nồng ngày hè thật là tuyệt diệu. Cô còn bảo, có thể ướp hoa vào trà đơn giản hơn bằng cách hãm trà xong, để nguội bớt nước rồi bỏ hoa vào. Hoa là hoa vừa nở tròn, hương vừa toả ra, cũng sẽ làm thơm trà nhưng không có vị ngọt dịu như trà được ướp kỹ.

Mỗi tách trà nhỏ bé cô làm cho thầy là cả tấm lòng người vợ thủy chung, tảo tần trong đó. Học với cô, học cách làm trà hương lài, nghe về những thợ làm trà, cô bé lớp năm tôi, lớn thêm trong tâm hồn mình một chút.

Page 81: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Thời gian trôi đi, cuộc sống đổi thay nhiều, Tam Kỳ đã trở thành Thành phố. Giờ, đi suốt những con đường, qua những ngã ba, ngã tư tấp nập, không tìm đâu thấy làn hương quen thuộc thời thơ ấu nữa. Nhà cô tôi đã chuyển, giờ là một ngôi nhà ở trong khu dân cư mới, có hàng rào bao quanh. Nhà cô vẫn trồng cây nhưng chỉ là vài chậu kiểng và mấy cây dâu tằm mảnh khảnh để lấy quả làm rượu mỗi độ tết về. Người trẻ giờ ít biết đến một loại trà có hương vị đặc biệt từng một thời thịnh hành nơi thị xã nhỏ - bây giờ là thành phố…

Và tôi – đôi khi tranh thủ chút thời gian giữa bộn bề cuộc sống, lẩn thẩn rong ruổi trên những con đường mong tìm lại làn hương xưa cũ ấy. Tìm hoài không thấy! Cứ tiếc nuối mãi một điều gì không gọi nổi thành tên…

Lên website, đọc và chợt thấy xót xa khi người Quảng mua trà lài từ Hàng Điếu (Hà Nội) về làm quà. Nhưng dẫu sao cũng cảm ơn ai đó còn thương chút hương trà thơm ngọt này mà mang về cho người quê.

Bởi… hoa lài có hương thơm lắm! Mùi hương thơm ngọt như mùi con gái. Bỏ chút công ướp trà, sẽ vấn vít trong từng giọt ấm nóng mỗi ngày cuối xuân, trong cái oi nồng đầu hạ, làn hương thơm dịu dàng thanh khiết – hương hoa lài…!

Page 82: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Mạc Ly

HƯƠNG CAU

Về quê chồng ở vùng thượng nguồn sông Thu, cái gì với tôi cũng bỡ ngỡ, mới mẻ. Không gian xanh của khu vườn như làm dịu đi cái nắng gay gắt của mùa hè. Không khí bớt oi nồng vì từng cơn gió luôn chở theo hơi thở mát lành của sông Thu. Những đêm không trăng, con đường làng hun hút. Tôi không hiểu sao không pin, không đèn người ta vẫn đi được. Đi trong đêm họ không nhìn dưới đất mà nhìn lên trời. Mới lạ chớ. Sau nầy tôi mới biết, cả khu vườn rợp bóng cây, ban ngày nắng phải chen lá mới làm rớt giọt vàng xuống lối đi. Bây giờ vào đêm những vì sao lung linh xa thẳm là vệt sáng mờ hướng dẫn lối đêm cho họ.

Đến mùa cây trái ra hoa, nào hoa bưởi, hoa chanh, hoa quýt, hoa cau… Tôi thích nhất vẫn là hương cau trong vườn. Khi hoa cau tỏa hương, cả không gian như ướp hương hoa, dìu dịu nhè nhẹ thấm đẫm hồn người.

Thuở ấy, vườn nhà nào, nhà nấy cơ man là cau. Mỗi lần có tàu mo rụng, tôi thấy mẹ chồng lượm đem vào nhà. Lấy dao nhỏ cắt ra từng cái. Cái mo lớn làm mo dủm, cái nhỏ thì chằm bù đài múc nước hoặc làm quạt mo… Còn cọng cau phơi khô tướt ra làm chổi. Sáu bảy cọng như thế mới được một cái chổi quét sân. Không biết gom nhặt biết bao bữa trưa không ngủ, mà tôi thấy những người mẹ, người chị nơi đây đi chợ bán cả một bó lớn. Thật cả một kỳ công.

Còn đến mùa thu hoạch trái, người nông dân bận rộn vô cùng vì phải leo lên ngọn cau cả buổi mới xuống. Họ chuyền từ ngọn này sang ngọn khác nhanh nhẹn, thuần thục giống như nghệ sĩ xiếc biểu diễn rất điêu luyện. Ở dưới gốc nhìn lên, ta chỉ thấy ngọn cau rung mạnh là họ đã qua được cây bên kia rồi. Những nhánh cau được chất thành từng đống rồi từ từ chuyển vào nhà. Không thể tưởng tượng được, họ ngồi róc cau hết rổ phân này đến rổ phân khác, triền miên như vậy cho đến hết mùa. Chiếc áo màu xanh mượt mà, bóng bẫy của trái cau tươi dần dần được lột bỏ, làm lộ ra màu da trắng nõn nà mũm mĩm, chỉ còn lại chiếc nón màu xanh trên chóp trái cau be bé, xinh xinh. Người ta phải dùng bàn siết cắt cái nón tí hon nầy đi thì trái cau chẻ ra cân phân, mới đẹp.

Những đêm trăng sáng, tôi thường thả bộ trong vườn, hít thở không khí trong lành thoang thoảng hương cau ngào ngạt, chẳng muốn đi ngủ chút nào. Đến sáng mai, hương cau vẫn còn ngập không gian bởi hoa cau trải thảm trong vườn. Những chấm trắng lớn hơn hạt gạo phủ đều trên mặt đất. Dường như hoa cau muốn điểm tô cho làn da mẹ đất mịn màng hơn.

Có thể nói, từng miếng cau, từng nhánh cau khởi đầu cho mọi phong tục của làng quê Việt Nam. Từ đám kỵ, đám hỏi, đám cưới đến đám tang…không thể thiếu trầu cau trong các lễ nghi đó. Phải chăng sự tích trầu cau đầy xúc động biểu tượng cho huyết thống, cho tình nghĩa thủy chung son sắc đã làm nền tảng đồng thời dưỡng nuôi các phong tục đó có sức sống ngàn đời.

Bây giờ cây cau làng quê không còn nhiều nữa, một phần thiên nhiên dữ dằn tàn phá, một phần cây cau kinh tế không bao nhiêu nên người nông dân thay bằng những cây ăn trái khác. Nhưng với tôi, cây cau mãi mãi vẫn là biểu tượng đẹp nhất của làng quê Việt Nam. Chẳng phải hoa cau đã từng đi vào văn học đó sao!

“Quê hương là cầu tre nhỏ,Mẹ về nón lá nghiêng che.

Page 83: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Quê hương là đêm trăng tỏ,Hoa cau rụng trắng ngoài thềm”…

( Đỗ Trung Quân.)

Page 84: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Võ Văn TrườngBÀ CÒNG

Con hẻm nhỏ, đường vào nhà tôi thường khi những vạt nắng cuối ngày vàng nhạt thả nhẹ xuống nền đường cũng là lúc âm dư tiếng xào xạc của những chiếc lá bàng rụng từ đêm hôm trước trở mình theo gió. Rào bên, mấy chùm hoa leo màu tím cứ lay như mê mãi. Hoàng hôn dần buông… phía đầu con hẻm lại vang lên những âm thanh quen thuộc cùng với chiếc bóng bà cụ lưng còng “vục” sâu xuống mặt đường nhẫn nại đi về.

Thường thì trên tay bà cụ bao giờ cũng có bao ni lông nhỏ, lúc thì mấy lá trầu, vài miếng cau; lúc thì mớ rau chia nhỏ gồm đôi ngọn muống, ngọn bí, ngọn lang, ngọn rau dền đo đỏ. Bà cụ vẫn quen đi từ chợ về nhà vào buổi chiều tối. Thật tình ban đầu tôi thấy cũng là lạ, tại sao bà còng đến thế? Còng hơn cả suy nghĩ của tôi về những lời hát như một khúc đồng dao mà mẹ vẫn hát ru tôi khi nhỏ đã lắng đọng trong tiềm thức của tôi đến tận bây giờ. “Bà Còng đi chợ trời mưa/ Cái tôm cái tép đi đưa Bà Còng/ Đưa bà đến quãng đường đông/ Đưa bà về tận ngõ trong nhà bà/ Tiền bà trong túi rơi ra/ Cái tôm nhặt được trả bà mua rau”

Bà Còng thường qua lại trên con hẻm nhà tôi là cụ già hơn 80 tuổi, sống độc thân, lâu nay vẫn chưa ai thấy con cháu cụ lui tới. Có lẽ cuộc sống ở phố “góp nhân khẩu” từ các nơi về nên cũng chẳng mấy người để tâm tìm hiểu sâu hơn về bà cụ. Mấy năm liền bà cụ vẫn đi về con hẻm. May là bà chẳng ốm đau gì, hôm nào nhức mỏi bà cụ ở luôn trong nhà…, khỏe lại đều đặn đi về con hẻm với cuộc mưu sinh ở chợ. Dáng bà và cả tuổi tác đã gần đất xa trời lắm rồi! Nghĩ mà tội nghiệp!

***Con gái tôi tuổi lên hai, không hiểu sao mỗi khi khóc nhắc đến Bà Còng nó lại nín,

đòi tôi bồng đi xem. Những lúc như thế tôi thầm nghĩ “không biết con gái có cùng suy nghĩ như tôi về Bà Còng”. Đó là hình bóng người mẹ, người bà ở quê “một sương hai nắng” nhẫn nại lao khổ, có tuổi rồi vẫn phải công việc mưu sinh rất mẹ, rất bà. Hằng ngày vẫn phải đi chợ. Còn những đứa trẻ thì lon ton theo bà, đưa đón bà và có những hành động thật đẹp, thật tự nguyện như lời hát ru: “Tiền bà trong túi rơi ra/ Cái tôm nhặt được trả bà mua rau”. Tôi thầm nghĩ, lúc lớn hơn chắc chắn con gái tôi sẽ hỏi ba: Vì sao bà còng? Lúc đó tôi sẽ có lời giải thích và con gái tôi chắc chắn sẽ rất thích thú vì lời giải thích của ba nó. Ba nó vốn là người nhà quê cơ mà! Bà Còng là hình bóng đồng đất lam lũ quê mình, tảo tần chịu thương chịu khó, hết lòng yêu thương con cháu. Tôi nhớ trong bài thơ “Mẹ và quả” nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thấm thía bằng những câu chữ “…Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên/ Còn những bí và bầu thì lớn xuống/ Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn/ Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi/ Và chúng tôi một thứ quả trên đời/ Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái/ Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”

Trong sách “Những hạt giống tâm hồn” do First News tổng hợp và thực hiện có kể câu chuyện “Cha tôi” đời thường nhưng sâu sắc. Đó là chuyện người con gái đến tuổi trung học mới nhận ra cha mình bị sứt môi và hở hàm ếch bẩm sinh. Và cô gái kể: “Tôi nhớ trong một lần hôn chúc cha ngủ ngon lúc còn bé, tôi hỏi cha rằng liệu mũi mình có bị xệp xuống không nếu tôi cứ hôn như vậy suốt đời. Cha tôi trấn an rằng chuyện đó sẽ chẳng bao giờ xảy ra đâu. Lúc ấy tôi thấy trong mắt cha lấp lánh niềm hạnh phúc dâng trào. Chắc là cha quá ngạc nhiên và xúc động vì có một cô con gái thương yêu mình hết mực đến nỗi tin rằng chính những nụ hôn chứ không phải những lần phẫu thuật đã làm biến dạng khuôn mặt ông”.

Page 85: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Song điều muốn nói tiếp câu chuyện ấy. Người cha của cô gái ấy là một người cha tuyệt vời không để diện mạo khiếm khuyết chi phối cuộc đời. Ông đã làm những công việc hết mình vì người thân và cả những người xung quanh, không mặc cảm tự ti. Ví dụ “Khi người ta chê ngoại hình cha không phù hợp công việc giao dịch buôn bán, cha tự đạp xe đạp đi giao hàng và vạch ra lộ trình riêng cho mình. Khi không được gọi nhập ngũ, cha tình nguyện đăng ký. Thậm chí, có lần cha còn đánh tiếng mời một thí sinh tham dự cuộc thi Hoa hậu Mỹ đi chơi”. Sau này cha bảo: “Nếu không thử làm thì làm sao biết được”. Hiếm khi cha nói chuyện qua điện thoại bởi lẽ lúc đó người ta khó nghe và hiểu được điều cha nói. Chỉ đến khi giáp mặt, trông cử chỉ thân thiện, chân tình và hiểu được những điều cha nói người ta mới không để tâm đến khiếm khuyết trên khuôn mặt của cha. Thế mà người con gái yêu đến tuổi mới lớn, cô gái có lần suy nghĩ “Phải dễ tính lắm mới ở chung phòng với người đàn ông mà suốt chục năm qua luôn chịu đựng để cho tôi ngồi xem ông cạo râu mỗi sáng”. Và rồi cô gái cũng đã nhận ra ngay suy nghĩ của mình thật nông nổi và đáng khinh… để rồi bật khóc. Tâm hồn đẹp đó mới chính là hình ảnh đẹp.

Không dám kỳ vọng vào một sự diệu kỳ nào đó trên cuộc đời này nhưng tôi vẫn mong mình sẽ làm được phần nào những điều như người cha trong câu chuyện trên. Tài sản tôi dành cho con gái trong tâm hồn tuổi thơ trong trẻo đó là hình bóng thật “quê hương” của Bà Còng trong câu hát và đó còn là sự hiện diện của Bà Còng trên con hẻm nhà tôi.

Page 86: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Phan Văn Minh

NGÀY NAY ĐÁM CƯỚI Ở LÀNG

… Giúp em đôi chiếu em nằmĐôi chăn em đắp, đôi tằm em đeo…

( Ca dao)Chuyện đó bây giờ đã xưa như… ca dao rồi! Một đôi uyên ương ngày nay dù

làm tổ tận dưới làng chài vẫn không ngần ngại bỏ ra một số ngân lượng kha khá để chi cho những khoản làm đẹp trong ngày cưới của mình. Chàng phải đóng riêng một bộ com-lê mới là cái chắc rồi. Còn nàng thì nhất định phải mặc rốp trắng váy lê và giày cao gót, mặc dù đi đứng với bộ trang phục như thế quả là một cực hình đối với các cô gái hằng ngày phải lội đồng bằng đôi chân đất. Thời nay hiếm thấy cô dâu nào mặc lễ phục áo dài. Món này hầu như chỉ dành cho các bà sui.

Và sáng sớm hôm đó, trước khi đàng trai đến nhà, cô dâu phải được dành cho ít nhất vài tiếng đồng hồ để ngồi ngắm mình trong tiệm làm tóc ở ngã ba đầu làng. Cô sẽ bỗng dưng thấy mình quá đẹp, mặc dù có lẽ chỉ được một lần trong đời. Cô sẽ được dặn dò rằng khi từ giã cha mẹ để về nhà chồng cô không được khóc, bởi nước mắt sẽ làm hỏng những nét son phấn trang điểm trên gương mặt. Sau đó dù gần dù xa, cô cũng được cùng chú rể ngồi trên một chiếc ô tô con lướt qua các ngả đường quê trong tiếng reo hò của đám trẻ: “ Dâu về, dâu về! Ô dzui quá xá bà con ơi!”.

Dâu về. Đó là giây phút hân hoan và bận rộn nhất của nhà trai. Tất cả họ hàng đều ra đứng đón nơi đầu ngõ. Sân vườn nhà cửa đều đã được trang hoàng từ hôm trước bởi các nhà cung cấp dịch vụ phông màn bàn ghế lễ tiệc chén bát bạt rèm mà ở làng quê nào cũng có. Lễ nhận dâu sẽ diễn ra đầy đủ thủ tục không phải bởi ông trưởng họ mà là một nhà “đạo diễn chuyên nghiệp”, đó là… anh thợ chụp hình. Tuy nhiên, ngày nay đôi tân hôn thường được miễn cho nghi thức quì lạy trước bàn thờ tổ tiên bởi phần đông họ đã tự… động phòng ở một nơi nào đó trước ngày cưới. Theo các thông tấn xã đầu làng thì 70% các cô dâu ngày nay đều… thuộc giống lúa ngắn ngày. Hình như các bậc cha mẹ bây giờ cũng không quá khắt khe đối với những sự cố thuộc loại này nữa. Và đôi tân hôn cũng không thèm để ý đến những ánh mắt đang ngấm ngầm đo đạc trên bụng cô dâu rằng chưa có gì hay đã ba, bốn tháng rồi. Cho nên dù “chưa hay đã”, khi bước lên bục cưới trông họ cũng đầy đặn, rạng rỡ, sang trọng và điệu nghệ chẳng kém gì cư dân thị thành. Rồi cũng không khác gì ở các nhà hàng tiệc cưới, cũng đủ các màn phụ diễn đầy lãng mạn. Pháo… bong bóng nổ giòn tan; những sợi giấy kim tuyến bay lả tả; tháp rượu sâm banh chảy tràn… Làm chủ sân khấu tiệc cưới lúc này thường là một anh MC nói được giọng… tổng hợp ba miền với những câu chữ lưu loát tuôn trào như suối:

- Kíng(kính) thưa quí dzị! Trai lớn lơn(lên) phải lấy dzợ, gái lớn lơn phải gả chồng. Hôm nay ngày lành tháng tốt, được sự cho phép của chíng(chính) wiền( quyền) địa phương dzà sự đồng thuận của đôi bơn(bên) gia đìng, chàng công tử họ Phạm đã sánh duyên cùng cô tiểu thư họ Trần trước sự chứng kiến của họ hàng bằng hữu gần xa. Mời quí dzị cùng chúng tôi nâng li chúc cho đôi tân lang tân giai nhân bờn(bền) duyên giai ngẫu đớn(đến) đầu bạc răng long, đớn khi không còn cái răng nào ăn cơm chỉ uống tàn(toàn) la-de dzà trà thảo mộc đốc tờ Thanh… Dzạ xinh(xin) mời quí dzị rót đầy li đi tận Sơn Trạch(sạch trơn). Một, hai, ba dzô… hai, ba dzô…

Page 87: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Lời dẫn chương trình của MC cùng với giọng hát của các ca sĩ miệt vườn làm náo động cả làng, vang đến tận những cánh đồng xa làm cho các chị các cô đang cấy hái cũng hồi hộp dừng tay lắng nghe rồi cùng nhau bình phẩm. Người ta phân biệt được chất giọng ngân nga của chú Ba chăn vịt với giọng khản đặc thuốc Lào của bác Chín bửa củi, nhận ra đích thị giọng của thím Bốn buôn gà bởi quanh năm thím chỉ hát mỗi một bài ruột của mình là bài Tình yêu có từ nơi đâu. Cùng với thời gian của buổi tiệc thường được kéo dãn vài ba tiếng đồng hồ chiều theo nhiệt tình của thực khách, danh sách đăng kí tham gia góp vui văn nghệ cũng càng lúc càng dài ra như vô tận. Có người cao hứng xơi liền một liên khúc ba bản Boléro. Rồi cũng có những pha vừa hát vừa hú vừa nhảy hiphop sôi động do các cô cậu thanh niên vừa học được từ các băng video ca nhạc. Chỉ có điều các ca sĩ làng thường biểu diễn với một phong cách rất tùy hứng, bất chấp cả giai điệu tiết tấu nên các nhạc công phải vất vả “chạy” theo đến mướt mồ hôi. Nếu cách đây vài năm, nhạc đệm đám cưới thường chỉ là một cây đàn organ thì bây giờ ở nông thôn cũng không ngần ngại thuê trọn gói cả một dàn nhạc gồm guitar solo, guitar bass, trống jazz và organ. Trong một đám cưới, ban nhạc thường chơi từ hai đến ba xuất, xuất đầu tiên thường diễn ra trong đêm trước ngày cưới. Bữa tiệc âm nhạc này giống như một lễ “tiên thường” do sự hào phóng của gia chủ muốn chiêu đãi lớp thanh niên trai tráng trong làng sau khi họ đã giúp gia đình dọn dẹp, bày biện nhà cửa. Dù bị quấy rầy mất ngủ cả đêm nhưng các cụ ông cụ bà vẫn không phàn nàn gì bởi một nhà có đám cả làng đều vui…

Vậy đó! Trong tất cả những sự đổi thay về diện mạo văn hóa nông thôn ngày nay có sự đóng góp của văn hóa cưới hỏi. Có những tập tục cũ nay chỉ còn trong kí ức của người già. Có những hình ảnh mới phát sinh được mô phỏng theo mốt thị thành thời hiện đại. Rất may là vẫn còn đó một số nghi thức cổ truyền được bảo tồn trong không gian của những rặng tre làng. Nhưng với tốc độ đô thị hóa như hiện nay, trong một tương lai không xa khi vườn tược đều đã bị chia lô và thôn xóm đã di dời ra mặt tiền thì hình ảnh đám cưới ở làng cũng sẽ biến mất. Tất cả phải chen nhau tổ chức ở nhà hàng tiệc cưới và tất cả sẽ diễn ra theo một khuôn mẫu công nghệ, chỉ khác nhau ở cái tên cô dâu chú rể.

Page 88: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Lê Văn Ri

KHÚC HÁT THỜI GIAN

Lời hẹn thời gianPhố say hồn phốTrường Giang xanh Cả gió nghiêng soi

Ngày bắt đầu trong tiếng mưa rơiƯớc mơ hồng bụi nồng con đường nhỏĐỏ mắt đêm trên mầm lá cỏDay dứt tìm… mấy độ mùa sưa

Lời hẹn dòng sôngNgã ba quay quắtĐêm mưa mềm mắt phốMùa sưa bay cuốn bao chiều hội ngộTôi ngỡ ngàng sắc phố hôm nayNgày nối ngày bao khát vọng đổi thayNhững con đường dài theo ký ứcNhững lòng người rạo rựcMắt say hồn phốKhúc hát thời gianTrẩy hội bóng Chiên Đàn...

L.V.R

Page 89: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Alăng Văn GáoNHỮNG NGƯỜI ĐÁNH TRỐNG                     ĐÁNH CỒNG ĐÁNH CHIÊNG 

Ngày hội làngEm ơi thấy khôngCó một dòng ngườiKhoác lên mình sắc màu thổ cẩmNgười cầm trốngNgười đeo cồngNgười đeo chiêngHọ đánh miệt màiPơ…pơ…pơ…Prứ…prứ…prứ…Những giai điệu không ai hiểuChỉ người Cơtu mình hiểu. Người đánh trống đánh cồng chiêngBắc cầu nối nhịpGọi GiàngGọi thần sôngGọi thần suối Gọi thần núi Thần rừngVề lắng nghe trái tim làng muốn nhắn gửiCầu một cuộc sống bình yên ấm no… Người đánh trống đánh cồng chiêngKhông biết mỏi mệtMôi nở nụ cườiHọ quay quanh cột XnuChân theo nhịp trống cồng chiêngSay sưa trong điệu TơróaNgân vang khắp núi rừng. Mai này em ơiCó còn không?Những người đánh trống cồng chiêng trong hội làngĐể anh và em lại được Tân tung Za zắ.                                     

Al.V.G

Page 90: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Phạm Hồ Lưu

VỀ THÔI. tặng Vũ Khắc Tĩnh để nhớ những ngày ở SG

Tối tăm mặt mũi Sài gònBán mình giữa chợ ta còn chi đâyMắt mờ, trí quẩn, lòng cayThương lì da mặt, ghét dày da chânTừng đêm mộng dữ thất thầnTỉnh ra hồn vía lộn vần áo cơm

Nhà thơ?kẻ chợ? thằng bờm?Thôi! Về gỡ rối đụn rơm quê nhà.

P.H.L

Page 91: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Trần Văn Luận

GIAO MÙA

Xơ xác nắng mưabão giông mùa lũkhẽ khànghạt sầu đông rơinhững chiếc láchơi vơi nỗi nhớhình như trong khói chiềugiấc mơ bám víu những cành khôthăm thẳm và thì thầmtiếc nuối và chao nghiêng…

Vườn nhàcơn gió sớm mang lời runghe từng bước chân cỏ biếcchào mào hót nắng vòm câytừng nách lábật mầm mơnụ xuân e thẹn…

T.V.L

Page 92: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Vũ Thiên Tường

DÂN CA

Một nếp khói lẫn heo mayCành khô khảy hạt rêu đày sang thuLà yêu đỏng đảnh điều ruVài cơn mưa cõng mù u chạy vềLà say một thức sơn khêĐò bươn qua núi dòng tê tái chiềuVề thôi, kìa thoáng áo nâuSầu lam tà tịch non sâu bạc tình!Suối reo trên vách phận mìnhƠ kìa! Ba Ví chim rình rập đêm…

V.T.T

Page 93: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Thái Bảo - Dương Đỳnh

VỖ KHÚC THIÊN THU

Một thôi dốc nữa để rồiTôi về ngồi với núi đồi và emNgày xuân như sợi tơ mềm

Cột nhau vào với những thèm thuồng riêngGió về cọ lá mà duyên

Hồn tôi đã rộn ràng giêng hai rồi…Một thôi dốc nữa bên trời

Cùng em vỗ những khúc rời thiên thu!

T.B-D.Đ

Page 94: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Nguyễn Phạm Thạch Thảo

VẪN CÒN Ở QUANH ĐÂY

Những em bé đầu trần chân đấtĐi trong đêm cùng ổ bánh mìSương ướt đầu, gió thổi cóng đôi vaiMang sự tủi thân em ngậm ngùi bước tiếpEm đi về đâu?Như thân cò thân vạcCha mẹ em liệu có còn không?Đã qua đời hay đang rượu chè cờ bạcMột mình em lang thang như trẻ lạcRồi sẽ ra sao ở giữa dòng đời!

Một cánh tay… chỉ một cánh tay thôiMột cánh tay nâng đỡ cuộc đờiHỡi những con người giàu lòng nhân áiMở rộng lòng mình nhìn cuộc sống xung quanh!

N.P.T.T

Page 95: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Mai Ngọc Phước

KHÚC TỰ TÌNH

Rồi một ngày sóng trắng hóa thời gianNắng rót mật lịm mê hồn thiếu nữHoàng hôn nấp sau bầu trời đen kịtChiều không về, tan loãng bóng đêm thâu

Em đa tình, ánh mắt đáy sông sâuNgọc trong đá, giấu một đời ngụp lặnTa bé bỏng như chiều phai sắc nắngSợ thời gian hóa đá lắm em ơi!

Mối tình đầu yêu dấu đôi môiSợ nắng mưa, sợ đời làm tan vỡSợ tháng năm thầm thì bao thay đổiSợ tình anh không đến trọn tim người

Trong thương yêu tim bỗng hóa mặt trờiMang nắng ấm sưởi bên đời nô nứcMang sự sống đến cho đời khúc hátVà mưa rào ngọt lịm những tháng năm…

M.N.P

Page 96: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Nguyễn Tấn Thái

MÀU ĐÔNG

Ngày về chạm bóng thu phaiNghe mùa trổ rét dáng ai chập chờn

Chạm âm, trong vắt tiếng đờnGiật mình chạm khoảng… chờn vờn nét xưa.

Phố quen lưu giữ sớm trưaThân quen lưu giữ… nắng mưa đợi chờ

Yêu thương – chỉ một lặng lờVô tình xác lá… hững hờ quanh tôi.

N.T.T

Page 97: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Phạm Phù Sa

Đóa hồng Valentine

Nhờ sai lầm người khác người kia mới được tôn vinhnếu Claudius II hoàn mỹValentine không thể hiển linh

chiến tranh và anh hùngtình yêu và sự sốngchiến tranh là hủy diệttình yêu là sinh tồnkhi ta còn sự sống, chưa hẳn còn tình yêunhưng hủy diệt tình yêu là triệt tiêu sự sống

anh nhớ đến Valentine không vì lòng dũng cảm người đời nhớ Valentine bởi vì ông làm đúngtừ sâu thẳm tâm hồn tình yêu kia hiển thánh!một nhà tu biết yêu bằng trái tim mẫn cảmI love you, Valentine Valentine linh mụcI love you, Valentine người đàn ông đích thực!

khi nâng nụ hồng trên tayanh nghe những cánh hoa khócđóa hoa xinh gai góc giấu sau những nụ cười nụ hồng như cánh môinhững cánh mỏng của linh hồn máu và nước mắt

Nhờ sai lầm người khác người kia mới được tôn vinhnhưng con tim có lý lẽ riêng mìnhchẳng bao giờ vô ơn với những sai lầm của kẻ khác khi nâng nụ hồng trên tay em có biếthạnh phúc và khổ đau là mộtdẫu tình yêu là bản trường ca bất diệtnhưng trái tim sai đường, tình yêu chết trong phôi.

P.P.S

Page 98: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Thiên Lý

ĐÌNH THẤT PHÁI – NHỮNG NỖI NIỀM

Đình Thất phái Tứ Bàn tiền hiền tự sở (tổ 33, khối phố 5, phường Phước Hoà, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) được xây dựng từ giữa thế kỷ XVII, là một trong số những ngôi đình cổ nhất ở Tam Kỳ. Ngoài chức năng hành chính, ngôi đình còn thờ bài vị các vị tiền hiền của 7 tộc phái có công khai khẩn vùng đất Bàn Thạch. Tuy nhiên, qua thời gian, việc cộng cư giữa người Việt và người Hoa cùng những biến động thăng trầm của thời cuộc đã làm cho kiến trúc cũng như việc thờ tự của ngôi đình này bị “biến chất”, không còn “nguyên vẹn” như xưa.

Việc định cư của người Hoa ở Tam Kỳ trễ hơn nhiều so với Hội An. Đến đời chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1563 - 1635) Hội An đã là thương cảng lớn đầu tiên xứ Đàng Trong. Còn ở Tam Kỳ, vào đầu thế kỷ XVIII mới phát triển thành một thị tứ, một trạm trung chuyển hàng hóa quan trọng ở phía Nam. Trong thời gian này, các mặt hàng lâm thổ sản từ Tiên Phước, Trà My theo đường bộ, đường sông “tụ” về, từ đây, ghe xuôi sông Tam Kỳ đến Trường Giang rồi chạy ra Cửa Đại - Hội An để giao thương với các thương gia nước ngoài. Theo con đường giao thương như trên, nhiều người Hoa đến định cư ở Tam Kỳ. Theo nhiều người Việt gốc Hoa ở 2 phường Phước Hoà và Hòa Hương, thì tổ tiên của họ đến đây vào đầu thế kỷ XVIII, chính xác là vào năm 1728(?); sau này, cho đến những năm đầu thế kỷ XX, cũng có nhiều người di cư trực tiếp từ Trung Quốc, bởi chiến tranh loạn lạc bên đất sở tại.

Hiện nay, ở tổ 13, khối phố Hồng Phong, phường Hòa Hương có Quỳnh Phủ hội quán Hải Nam của người Hoa. Theo ông Trần Ngọc Khánh, Hội trưởng Hội người Hoa thành phố Tam Kỳ, Quỳnh Phủ hội quán bây giờ có nguyên khởi kiến trúc là trường Tàu xưa kia, được xây dựng từ khi người Hoa vào đây, tức khoảng giữa thế kỷ XVIII. Từ đó đến nay, kiến trúc này không từng thờ Thiên Hậu Thánh mẫu và Quan Thánh, chỉ thờ bài vị của 108 vị khai cơ của người Hoa ở vùng đất Tam Kỳ, gồm các tộc họ có quê quán ở 5 tỉnh của Trung Quốc, trong đó tỉnh Hải Nam chiếm số lượng đông nhất (nên mới gọi Quỳnh Phủ hội quán Hải Nam).

Những người Hoa khi di cư đến Việt Nam, đều phải thờ Quan Thánh, Thiên Hậu Thánh mẫu (vị thần bảo trợ cho ngư dân, người đi biển của người Trung Quốc). Vậy, 2 vị thánh - thần của họ được thờ ở đâu? Theo các vị bô lão làng Tứ Bàn, vào đầu thế kỷ XX, khi người Hoa đến định cư ở đây, lập ra phố Tàu, các Hương chức trong làng muốn thể hiện tinh thần dung hòa văn hóa, tín ngưỡng với người Hoa; đồng thời, do người Hoa có công cúng dường cho làng, nên thể theo nguyện vọng của họ, người dân đã cho chuyển bộ tượng Quan Công, Thiên Hậu Thánh mẫu về đình thờ phụng. Do đình có thờ Quan Công nên theo tục, người dân quen gọi đình là Chùa Ông.

Trong văn hóa người Việt gốc Hoa, thường, trong các Hội quán của họ thờ các vị: Quan Thánh - Thiên Hậu Thánh mẫu - Quan Thế Âm. Nhưng người Việt ở Tứ Bàn lại cho rằng 3 đạo thờ này là “tam bửu”: Phật - Thánh - Tiên của làng mình(!). Điều này lý giải vì sao đình Thất phái, theo trí nhớ của các bô lão, ngày xưa có tên là chùa Tam Bửu. Và chúng tôi khẳng định, đình Thất phái từ khi xây dựng đến khi người Hoa vào đây chưa từng là một ngôi chùa; việc thờ Bồ Tát cùng Tiêu Diện đại sĩ - thần Ác, là do người Hoa “cấy” vào đây, cũng như họ đã “cấy” Thiên Hậu cùng Quan Thánh vào ngôi đình. Điều này

Page 99: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

lý giải vì sao đình Thất phái (không như trong các chùa Phật Việt Nam) không thờ thần Thiện mà chỉ thờ thần Ác, bởi thần Ác này là “hoá thân” của Quan Âm đã được thờ tự. Vậy, việc thờ tự “hỗn dung” các đạo thờ của người Việt - Hoa ngày xưa có cách thức như thế nào; qua thời gian, cách thức này biến thiên theo chiều hướng nào?

Theo lời kể của các bô lão; từ năm 1946 trở về trước, khi đình chưa bị hủy hoại thì khuôn viên đình rộng đến gần 2000m2. Trong khuôn viên này, đình được thiết kế theo cách phân bố hình chữ Nhị (Hán tự): Hậu tẩm không nối liền với tiền đường mà được bố trí song song với tiền đường, cách tiền đường một sân gạch. Hai bên sân đình còn có tả vu, hữu vu.

Hậu tẩm cùng tiền đường đều được xây dựng gồm ba gian hai chái. Phía trong gian giữa của hậu tẩm - chỗ thâm nghiêm nhất của một ngôi đình, thờ 3 bài vị có khắc chữ: Tiền Hiền - Hậu Hiền - Hậu Phối (bằng Hán tự), tức thờ 7 vị tiền hiền của 7 tộc họ khai cơ làng Tứ Bàn. Còn những đạo thờ của người Hoa thì đều được bố trí thờ tự ở nhà tiền đường - chỗ ít thâm nghiêm hơn. Cụ thể: Gian phải của tiền đường có tượng thờ Quan Công; gian trái thì có bệ thờ chung 2 “thể” của 2 vị: Thiên Hậu cùng bà Kim (trong hệ thống thần Ngũ Hành). Còn Quan Thế Âm thì có một dinh thờ riêng, đặt cạnh miếu Bà (Âm miếu).

Đến năm 1946, do chiến tranh, khu tiền đường của đình bị phá, những đạo thờ của người Hoa được chính người dân làng Tứ Bàn “chuyển chỗ” cư ngụ: Tượng Quan Thánh được đưa vào thờ ở Hậu tẩm, trên một tấm “đanh” mà người dân xây thêm ở phía sau bàn thờ Tiền hiền - Hậu hiền - Hậu phối, tức ngụ ở một khu vực thâm nghiêm nhất của một ngôi đình(!). Tượng bà Kim được chuyển vào thờ ở miếu Bà, là ngôi miếu khởi thuỷ của đình Thất phái. Thành ra, kiến trúc miếu Bà có trước đó tuy vẫn còn nhưng coi như miếu Bà đã bị “huỷ hoại”, bởi miếu được người dân đổi tên thành “miếu bà Kim” - Kim Đài thánh mẫu(!). Còn dinh Quan Thế Âm thì không bị huỷ hoại, và vẫn đặt bên cạnh miếu… bà Kim.

Năm 1985, đình bị phá một lần nữa; lần này thì cả miếu “bà Kim” (thực ra là miếu Bà), dinh Quan Âm, cùng hậu tẩm đều bị “xóa sổ”. Bà Kim được người dân dời về “Thủy Long điện” (vì 2 hành Kim - Thủy tương sinh). Các đạo thờ khác của người Hoa lẫn Việt ở đình, đều được người dân giao cho người có uy tín của làng thờ tự.

Năm 1995, dân làng Tứ Bàn kiến nghị với UBND thành phố Tam Kỳ cho xây dựng lại đình và được đồng ý. Do thiếu kinh phí, việc xây dựng được thực hiện cho đến năm 2005 mới hoàn thành, trở thành một ngôi đình “độc đáo” như hiện nay. Bây giờ, các kiến trúc trong khuôn viên của đình khác hẳn như xưa. Năm 1946, tả vu hữu vu của đình bị phá cùng với tiền đường, sau đó người ta xây dựng ngay tại tả vu hữu vu này hai lớp học; bây giờ, trong 2 lớp học này, một lớp bị bỏ hoang, còn 1 lớp thì trở thành Nhà sinh hoạt văn hóa của khối phố 5(!). Ngày xưa, đình được thiết kế theo hình chữ Nhị trong Hán tự, thì nay được thiết kế theo hình chữ Nhất. Mà “chữ Nhất” này, khi xưa được dựng toàn bằng cột gỗ mít, lợp ngói âm dương, thì nay được dựng toàn bằng cột xi măng, tường xi măng, mái tôn. Với việc thiết kế “mái cụt”, bố trí “lưỡng long tranh châu” ở phần mái thì đình trông có vẻ giống một hội quán người Hoa; nhưng nếu nhìn cái nóc nhọn, những hàng cột xi măng được dựng song song, thẳng tắp thì ngôi đình trông có vẻ giống đền Pa - tê - ông ở Hi Lạp(!). Nhìn ngôi đình, rồi nhìn hai lớp học xưa kia, thấy thương cho “cái danh” của đình, là nơi thờ tự nhiều nhất các vị tiền hiền khai cơ vùng Bàn Thạch, và thương cho có cái cổng Tam quan nguyên thuỷ còn sót lại sau những lần đình bị đập phá, đang nắm níu một thân sanh cổ thụ như cố lưu giữ một thuở huy hoàng quá khứ.

Page 100: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Bây giờ, đi vào ngôi đình, không còn phân biệt đâu là tiền đường, đâu là hậu tẩm, bởi diện tích của 2 khu này quá hẹp; hơn nữa, ở tả gian và hữu gian của đình lại không có những hàng cột để phân biệt hai khu. Và, “choáng ngợp” cả không gian đình là 3 bàn thờ ở khu tiền đường: Gian trái thờ Quan Thánh, gian phải thờ Thiên Hậu Thánh mẫu, gian giữa thờ “Kim Đài… Thánh mẫu” và Quan Thế Âm; đó đều là những đạo thờ do người Hoa lập nên. Còn bài vị của Tiền hiền - Thứ thế - Hậu hiền thì được thờ trên những bệ thờ nhỏ nhoi, ở một khu có thể gọi là hậu tẩm.

Qua thời gian, với nhiều lý do, người Hoa ở Tứ Bàn chỉ còn khoảng gần 130 hộ. Nhưng vào đầu thế kỷ XX, thì người Hoa ở đây đông gấp nhiều lần. Và có thể thấy rằng, việc xây dựng cùng việc bố trí thờ tự như trên cho đến năm 2005 đều do người Việt thực hiện theo xu hướng “biến” đình Thất phái trở thành một Chùa Ông. Còn quan điểm của người Hoa thì sao? Như lời ngạc nhiên của ông Trần Ngọc Khánh, khi chúng tôi cho ông biết ở đình Thất phái có thờ Thiên Hậu cùng Quan Công thì ông ngẫm ngợi một lúc, rồi sực nhớ: “À, trong kháng chiến chống Pháp, người Hoa chúng tôi cũng có một Hội quán thờ hai vị trên, dường như ở đâu bên sông ấy, nhưng đã bị phá rồi”. Và, nhiều người dân nơi đây nói với tôi rằng, khi hỏi đường đến đình Thất phái, du khách hãy gọi tên đình là Chùa Ông, còn gọi là đình Thất phái thì họ không biết đâu...

Thiết nghĩ, sự tiếp biến và giao thoa các nền văn hóa là lẽ tự nhiên trong quá trình cộng cư, tồn tại và phát triển cộng đồng các dân tộc. Song ở đây, do sự biến thiên liên tiếp của thời cuộc trong hơn 100 năm, cộng vào đó là sự chắp vá về am hiểu lịch sử, văn hóa nên đã có sự biến dạng quá mức của đạo thờ và lối kiến trúc tại đình Thất phái. Đó là những nỗi niềm cần phải luận bàn, trăn trở

Page 101: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Thích Hạnh Tuệ

ĐẠI BÌNH HUYỀN THOẠI

“Đại Bình quê ngoại đẹp như tranh,Qua bốn mùa tươi quả ngọt lành.

Trước bãi lững lờ dòng nước biếc,Sau đồng hùng vĩ rặng non xanh.”

Vẻ đẹp bình yên hồn hậu như “Thế ngoại Đào Nguyên” của làng quê Đại Bình hiện lên mồn một chỉ qua mấy vần thơ mang đầy cảm xúc rạo rực của thi sĩ Tường Linh xứ Quảng. Đúng thật, làng Đại Bình nằm phía hữu ngạn sông Thu Bồn thơ mộng, lưng tựa vào núi, đẹp như một bức tranh vẽ từ một xứ sở thần tiên xa xôi huyền ảo. Giấu mình e ấp dưới những lũy tre làng, những cây ăn trái với những chùm quả trĩu nặng hương quê, lại có cây đa, bến nước, sân đình nơi đây càng làm tăng thêm vẻ đẹp hoang sơ và cổ kính của ngôi làng đẹp nhất xứ Quảng này.

Làng Đại Bình, nay thuộc xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam, còn có tên Nôm là Đại Bường là nơi vô cùng yên ả thanh bình, dù cho trong lịch sử xung quanh làng đã từng diễn ra những trận chiến ác liệt nhưng chưa từng có trái bom hay viên đạn nào đến được nơi đây. Thổ ngơi của làng không những đem lại sự trù phú với các loại cây trái thông thường của vùng quê miền Trung như ổi, mít, cam, quýt, mãng cầu ta, chuối… mà còn thích hợp với cả xoài, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, vú sữa, lêkima, sapôchê, hồng... của vùng miệt vườn Nam bộ. Đặc biệt nhất là giống trụ quả lớn, vỏ ngoài có lông măng, thịt hồng, múi ngọt thanh hơn thanh trà xứ Huế, thơm hơn bưởi năm roi Nam bộ và bòn bon trái nhỏ là những loại trái cây đặc sản ở Đại Bình.

Nhiều truyền thuyết được lưu giữ nơi đây càng tô thêm vẻ đẹp huyền bí của làng. Theo gia phổ truyền lại của hai tộc họ được xem là Tiền hiền khai sáng của làng: Trần Kim và Nguyễn Kim, thì tổ tông họ đi khai phá đất đai từ thời vua Thái Đức (niên hiệu của Minh Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc, bắt đầu từ năm 1778). Lúc họ mới đến, dải đất hình cánh cung bên kia dòng sông Thu nép vào chân núi đầy rẫy thú dữ trên rừng, thủy quái dưới sông.

Các bô lão trong làng thường kể lại cho con cháu chuyện trước đây có ông thầy Tàu tinh thông Dịch lý sang xem phong thủy làng, phán rằng: thế đất của vùng này không phát vương mà chỉ phát văn, người vùng này nếu làm gì liên quan đến nghiệp võ hoặc làm quan, chẳng những không được vinh hiển mà trước sau gì cũng bị thất sủng hoặc bị trảm yêu (chém ngang lưng).

Còn giống bòn bon trái nhỏ ngọt thanh, một đặc sản của xứ Quảng, mọc hoang trên vùng núi phía Tây Quảng Nam, được trồng hầu hết trong vườn cây ăn quả Đại Bình. Tương truyền, khi Nguyễn Ánh bị anh em nhà Tây Sơn đuổi chạy lạc vào rừng vùng này. Trong lúc đói khát mệt mỏi, may ông gặp được trái bòn bon và hái ăn để cầm hơi lấy sức chống chọi với tử thần trong vùng đất xứ Quảng. Do vậy, bòn bon được nhà Nguyễn đã ngự ban tên trái “nam trân” hay trái “trung quân”. Trái bòn bon còn vinh dự được chạm hình trên thành của Nhân đỉnh, một trong Cửu đỉnh trang trí tại sân Thế miếu ở Hoàng thành Huế.

Page 102: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Rồi bao nhiêu sự tích truyền miệng về giếng Tiên có đôi cá Vàng gần suối Ào Ào thường xuất hiện vào giờ Ngọ, giờ Tý của những ngày Rằm, Mồng Một, chỉ những người có duyên mới thấy được. Người viết bài này may mắn chính mắt nhìn thấy hai con cá Vàng nổi lên trên giếng Tiên trong chốc lát, rồi lặn mất tăm hơi, làm cho người viết sững sờ không nói nên lời. Miệng giếng Tiên rất nhỏ, nước trong vắt, có ánh vàng, không ai biết được là giếng sâu bao nhiêu, nhưng có điều lạ là giếng này không bao giờ cạn nước, kể cả những năm hạn hán lâu ngày, ruộng đồng nức nẻ, cây cối héo khô.

Sự tích về núi Hòn Ngang bị yểm; sự linh thiêng nơi Bàn Cúng trên đầu làng, Nghĩa Trũng, Bàn Cúng dưới đuôi làng, Dinh Hố Chuối, rừng Cấm, cây Chiêm Chiêm cổ thụ trên 100 năm tuổi phía sau chùa; chuyện về lớp học giữa đêm khuya vắng người ở trường làng; chuyện về những hồn ma hiện về giữa khuya vì bị hấp dẫn bởi tiếng sáo của ông Ba Liệu; chuyện hằng năm có người chết nước thế mạng chỗ Bến Đò; sự linh hiển tượng Phật cổ bằng đồng đang tôn trí thờ phụng ở chùa Đại Bình nằm giữa làng, cho đến nay vẫn chưa biết chính xác niên đại; chuyện nhân quả báo ứng liên quan đến vết đạn hằn trên tượng Phật.

Về làng Đại Bình mỗi độ Thu ta mới chiêm ngưỡng hết vẻ kỳ ảo của núi non sông nước nơi đây. Ánh trăng xuyên qua kẽ lá, soi xuống dòng sông Thu trong vắt, như dát lên mặt sông một lớp vàng óng ánh, nương theo luồng gió thu, sóng nhẹ gợn lăn tăn xô nhau vào bờ cát trắng mịn phẳng lì nằm im lìm và chạy dài như vô tận. Xa xa thấp thoáng những chiếc thuyền con lửng lờ trôi theo dòng nước bình yên.

Và đâu đây, nghe giọng tụng kinh hoà lẫn vào tiếng chuông ngân từ hướng chùa Đại Bình vọng lại. Thật giống như Bồng lai Tiên cảnh ở nhân gian vậy./.

Page 103: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Mộc ChâuVỀ TAM THĂNG….

Tháng giêng, đất trời còn đọng hương xuân nồng nàn. Sáng ra lành lạnh, gợi cái rét ngọt làm vương vấn kẻ xa quê như tôi lúc này. Tôi đang đi về Tam Thăng trên con đường nhựa phẳng lì. Dù đây không phải quê tôi, không là nơi tôi “trải nghiệm” với đồng đất quê nhà, với cánh diều no gió mỗi chiều hè về hay trên con đường mùa đông sụt sùi bùn đất đến trường làng… nhưng tôi vẫn nhận ra nơi này đã đổi thay.

Công tác trong ngành văn hóa, tôi đã có dịp về Tam Thăng nhiều lần. Cứ mỗi lần lại có thêm những hiểu biết, khám phá thú vị và cảm xúc dâng trào. Mảnh đất anh hùng thời chiến tranh như vẫn còn âm vang những chiến công lẫy lừng. Cùng với Vịnh Mốc, Củ Chi, “con đường trong lòng đất” Kỳ Anh là một trong ba địa đạo lớn nhất của cả nước. Ở đây, hệ thống địa đạo chủ yếu nằm ở hai thôn Vĩnh Bình và Thạch Tân dài hàng chục cây số nằm dưới độ sâu từ 1-1,5m, được người dân quê hương bám trụ với làng đào trong 2 năm (1965-1967). Địa đạo có hầm cứu thương, kho chứa lương thực, hầm cảnh giới, hầm tác chiến và hầm chỉ huy với sức chứa hơn 1.500 người. Về Tam Thăng, tôi đã gặp ông Châu Thanh Truyền, Anh hùng Lực lượng vũ trang - người con ưu tú của vùng đất Tam Thăng. Năm nay hơn bảy mươi tuổi, nhưng ông vẫn còn quắc thước. Bồi hồi nhớ lại thời trận mạc, ông cho biết, thời chống Mỹ, địa đạo Kỳ Anh là căn cứ địa cách mạng vững chắc, quan trọng cho cả vùng đông Tam Kỳ và Quảng Nam. Tại đây ghi dấu những chiến trận giòn giã và cả sự hy sinh thầm lặng của quân và dân Quảng Nam. Đặc biệt, vào năm Mậu Thân 1968, quân Mỹ mở trận càn lớn vào thôn Thạch Tân, 12 chiến sĩ du kích Tam Thăng đã chiến đấu ngoan cường và mãi mãi nằm lại nơi đất mẹ anh hùng. Nói đến đây, đôi mắt ông ngấn lệ và giọng trầm hẳn xuống… Năm 1997, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch) đã công nhận địa đạo Kỳ Anh là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đây là một vinh dự đồng thời cũng là trách nhiệm lớn lao của nhân dân Tam Thăng. Những bước chân tiếp nối truyền thống anh hùng vẫn hàng ngày về đây tham quan để chứng kiến một “chứng tích” hào hùng của thế hệ đi trước và vun đắp trong lòng một tình yêu với đất và người Tam Thăng…

Tôi lại nhớ lần về Tam Thăng trong một sáng mùa thu năm 2009 nhân lễ khánh thành và trao Bằng công nhận Di tích văn hóa - lịch sử cấp tỉnh cho đình làng Vĩnh Bình. Trên khuôn viên cũ với lịch sử hơn 200 năm, đình làng Vĩnh Bình được trùng tu xây dựng khang trang. Trong khói hương trầm mặc, bao câu chuyện của từng thế hệ, nay đang vọng về…

Đầu thế kỷ XIX, cùng với các đình làng Chiên Đàn, Mỹ Thạch, Thạch Tân..., đình làng Vĩnh Bình được dân làng xây dựng vào năm 1833, để thờ thần hoàng, tiền hiền, hậu hiền, các vị quan quân có công với nước, các vị tiền nhân có công dựng nên làng nên xóm. Sau chiến tranh và qua bao mưa nắng thời gian, ngôi đình vẫn dai dẳng đứng đó, chứng nhân cho bao thăng trầm cũng như đổi thay của quê nhà. Đầu tháng 8 năm 2007, Ban vận động xây dựng đình làng Vĩnh Bình được thành lập. Qua 2 năm vận động và tiến hành trùng tu xây dựng, ngôi đình khang trang hoàn thành với tổng kinh phí hơn 330 triệu đồng từ nhiều nguồn lực vận động. Ngày khánh thành, bà con ai nấy cũng hân hoan, rạng ngời một niềm vui khó tả. Những người con đi làm ăn xa quê tận Sài Gòn, Gia Lai, Đắc Nông...

Page 104: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

đều trở về. Họ ngắm nhìn mái đình sừng sững, nghe tiếng trống đình vang vọng, bao ký ức quê hương bỗng chốc vỡ òa trong tâm khảm yêu thương. Và rồi đây, di tích văn hóa lịch sử này sẽ "là nơi ra đi, cũng là nơi trở về” của bao tấm lòng ân nghĩa thủy chung với quê nhà…

Hôm dự Đại hội Hội Khuyến học của thành phố Tam Kỳ năm ngoái, tôi đã gặp anh Trương Minh Hạnh. Theo lời của nhiều người gọi trìu mến thì đây là “anh hiệu bài chòi đất Tam Thăng”. Anh Hạnh nguyên là Bí thư Đảng ủy xã. “Cơ duyên” anh được có danh hiệu này vì trong những ngày lễ tết, hội hè, bất chợt nghe một cụ già “tung hứng" hô hát vài câu bài chòi... Anh nghĩ, sao không nuôi dưỡng “mảnh đất” bài chòi vốn có của cha ông? Nghĩ là làm. Anh bắt tay vào vận động những người yêu thích bài chòi, lập ra đội hát bài chòi. Ban đầu có 12 thành viên, trong đó đội nhạc cổ 3 người, 2 người chạy hiệu, 4 – 6 người diễn, cặp đôi nam – nữ, số còn lại phụ trách âm thanh, ánh sáng... Hầu hết những người tham gia CLB bài chòi quanh năm bám ruộng, bám vườn sinh kế như các anh chị Vũ Công Minh, Trịnh Hồng Hà, Nguyễn Thị Tài, Châu Thị Tứ...

Tôi đã nghe anh Hạnh say sưa kể về CLB bài chòi xã Tam Thăng như vậy, và lần này được chứng kiến những nghệ sĩ “chân đất” bày trò trong những ngày đầu xuân. Từ CLB này mà bây giờ, ở xã Tam Thăng, hầu như ai cũng thuộc, cũng hát được những câu bài chòi. Không chỉ hát, nhiều thành viên CLB đã cố gắng sưu tầm những bài hát mới và sáng tác lời mới, nội dung ca ngợi về quê hương Tam Thăng anh hùng trong đấu tranh và xây dựng hôm nay. Đầu năm 2011, tuyển tập những bài hát bài chòi của xã Tam Thăng được biên soạn công phu, đã được in ấn và lưu truyền trong nhân dân toàn xã. Đây là ấn phẩm tinh thần nhằm lưu lại lời ca tiếng hát đằm thắm nghĩa tình của cha ông truyền lại.                     

Không chỉ “tháng giêng hội làng”, ở Tam Thăng, ngoài những ngày lễ, Tết cổ truyền dân tộc, các ngày mồng 7 tháng Giêng (ngày hội đua ghe truyền thống) hay ngày mồng 10-3 hằng năm (ngày cúng trọng đình làng Vĩnh Bình)... người xa quê có dịp trở về, lắng nghe trong tiếng trống hội giòn giã âm thanh bài chòi. Ngần này thôi cũng đủ ấm lòng: “Tay em đã trắng lại tròn/ Không cho anh gối sao mòn một bên” (Con gối), hay là “Anh nói anh là học trò/ Sao em lại thấy cỡi bò hôm qua?” (Con học trò)...  Niềm vui của tất cả anh chị em được đứng hô bài chòi là làm vơi đi nỗi nhọc nhằn của người quê sau những ngày lao động, là trao truyền cho con cháu một loại hình dân gian độc đáo mà cha ông đã vun đắp gìn giữ bao đời nay. Dư âm bài chòi sẽ luôn ngân xa, lưu giữ tình quê đằm thắm trong cuộc sống mới hôm nay ở mảnh đất Tam Thăng anh hùng…

Sáng nay, tôi lại về Tam thăng như về với quê hương mình. Vượt qua sông Bàn Thạch, đi về hướng ấy, mở ra trong tầm mắt, trong tâm hồn tôi biết bao chuyện đất, chuyện người… Gió biển mơn man xô nhẹ sóng lúa xanh rờn trên cánh đồng chua mặn năm xưa, bất giác nghe đâu đây giọng bài chòi vọng lại. Và tôi cảm nhận, cuộc sống mới đang dâng trào trong lòng người dân quê kiểng vùng cát Vĩnh Bình, Tam Thăng thân yêu.

Page 105: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Đặng Trương Khánh Đức

DÂN CA “DU XUÂN” SAU TẾT

Một ngày đầu tháng giêng, khi mùa xuân vẫn còn đang rộn ràng khắp làng quê, ngõ xóm theo chân anh chị em nghệ sĩ, diễn viên của đoàn ca kịch Quảng Nam, chúng tôi về vùng cát Tam Thăng - thành phố Tam Kỳ để được hòa mình vào không khí náo nức chờ mong của người dân nơi đây khi hay tin đoàn về biểu diễn. Một cảm giác thật ấm cúng lạ thường như tràn ngập tâm hồn chúng tôi khi đứng giữa một vùng cát mênh mông cùng hàng trăm người dân quê cát thả lòng theo câu hò điệu lý của quê hương xứ sở, ký ức về một thời sân bãi với cải lương, hát bội, bài chòi bỗng hiện về tươi rói...

***“Mời đồng bào, đồng chí và các bạn đón xem chương trình biểu diễn nghệ thuật

của đoàn ca kịch Quảng Nam vào lúc mười chín giờ ba mươi tối đêm nay. Mười chín giờ ba mươi tối đêm nay, tại sân vận động xã Tam Thăng đoàn ca kịch Quảng Nam sẽ hân hạnh biểu diễn phục vụ đồng bào vở dân ca kịch mới Nỗi đau tình mẹ”... Khi tiếng loa phát thanh vang lên giọng rao đầy mời gọi như thế cũng là lúc những khán giả nhiệt tình đầu tiên như bà Trần thị Lợi ở tổ hai - thôn Vĩnh Bình, xã Tam Thăng với chiếc đèn pin trên tay hối hả đi về phía sân vận động của xã. Bà Lợi cũng như nhiều người dân vùng quê cát Tam Thăng rất yêu thích ca kịch bài chòi của quê hương mình, bởi loại hình âm nhạc này đã gợi lại trong tâm khảm họ biết bao là kỷ niệm về những ngày xa xưa trong những đêm trăng sáng nơi bến sông hay đình làng cùng nhau hò khoan đối đáp rồi những năm chống Pháp, chống Mỹ những điệu lý, câu hò luôn là nguồn động viên, khích lệ người người hăng hái giữ làng, giữ đất... Bà Lợi không dấu được niềm vui khi bảo rằng : “Không riêng gì tôi mà ai ai ở đây cũng mong chờ các nghệ sĩ của đoàn ca kịch Quảng Nam về biểu diễn. Những người lớn tuổi như tôi chỉ yêu thích dân ca bài chòi chứ còn nhạc trẻ chừ nghe xa lạ quá... Chúng tôi cảm ơn đoàn ca kịch, cảm ơn các cô chú diễn viên rất nhiều..”.

Không riêng gì những người lớn tuổi như bà Lợi mới yêu thích dân ca bài chòi mà lớp trẻ ở Tam Thăng cũng hồ hởi đón đợi các nghệ sĩ đoàn ca kịch Quảng Nam. Chúng tôi nhận ra trong số cô cậu học trò mang trên tay những đóa hồng tươi thắm đến sân bãi từ khá sớm có những gương mặt quen thuộc như Lệ, Diễm, Công... học sinh trường trung học cơ sở Lê Lợi - Tam Thăng, các em đã trải qua lớp học dân ca trong dự án sân khấu học đường hồi năm 2009 do chính các nghệ sĩ đoàn ca kịch Quảng Nam như Ngọc Thủy, Minh Hiệp, Văn Bá... truyền đạt cách đây vài ba tháng. Những câu dân ca xứ Quảng đầu tiên bắt đầu thấm vào tâm hồn các em và đang réo gọi các em chung tay, góp sức cùng thế hệ đi trước giữ lửa cho âm nhạc truyền thống của quê hương. Và giờ đây, đứng giữa sương đêm và lắng lòng theo dõi các thầy, các cô của mình biểu diễn, chắc hẳn các em sẽ được tiếp thêm nguồn sinh lực để mãi mãi yêu mến dân ca như các em đã từng yêu mến đến nghẹn lòng vai diễn mà mình được thể hiện...

Mỗi lần có dịp theo anh chị em nghệ sĩ - diễn viên đoàn ca kịch Quảng Nam về các vùng quê biểu diễn phục vụ nhân dân vui xuân đón Tết, chúng tôi không khỏi để lòng mình

Page 106: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

miên man trong cảm xúc vừa trân trọng vừa khâm phục sự tận tâm và tình yêu nghề nơi họ. Năm nào cũng vậy, giữa lúc mọi người, mọi nhà đang sum vầy với cái Tết cổ truyền của dân tộc thì cũng là thời điểm mà anh chị em nghệ sĩ phải tất bật với lịch biểu diễn. Từ các địa phương vùng ven trung tâm tỉnh lỵ như Thăng Bình, Tam Kỳ, Núi Thành cho đến các điểm diễn xa xôi như xã đảo Cù Lao Chàm hay các xã miền núi... nơi đâu bước chân anh em nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công đoàn ca kịch Quảng Nam cũng đều đi qua khi mùa xuân réo gọi. Năm nay cũng vậy, chỉ vỏn vẹn ngày mồng một Tết được sum vầy gia đình rồi bắt đầu cho hành trình biểu diễn suốt giêng hai. Vậy mà khi trò chuyện với chúng tôi trong lúc bận bịu chuẩn bị mọi thứ cho đêm diễn, nụ cười vẫn nở trên môi anh chị em nghệ sĩ: Mình cũng ở quê ra nên thấu hiểu tình cảm người dân quê mình, yêu mến dân ca bài chòi đến cháy lòng và luôn khát khao có đoàn về biểu diễn. Mỗi lần đứng trên sân khấu giữa trời đêm nhìn hàng trăm con người đang đổ ánh nhìn về mình, nhìn những nụ cười, những giọt nước mắt lăn theo câu hát với số phận nhân vật... là lòng cảm thấy tràn ngập niềm vui và bao giờ anh chị em cũng tự nhủ: “đó là mùa xuân của riêng mình”... Nghệ sĩ ưu tú Ngọc Thủy bảo như thế. Nghệ sĩ Văn Thìn hồ hởi khoe với chúng tôi về tình hình biểu diễn của đoàn dịp Tết này. Anh nói: Thật hạnh phúc biết bao khi thấy bà con nhân dân vẫn còn quyến luyến với ca kịch. Nhiều khi diễn xong, anh em trong đoàn còn được giữ lại để chúc mừng - niềm vui ấy không gì sánh được... Từ hôm trước Tết đến chừ, bữa nay mới được một ngày nghỉ trọn vẹn, mai đoàn lại lên đường đi biểu diễn ở Điện Thắng - Điện Bàn rồi. Vất vả nhưng vui lắm…

Đến với bà con vùng quê cát Tam Thăng trong hai đêm, đoàn biểu diễn hai vở mới được dàn dựng. Đó là vở diễn “Nỗi đau tình mẹ ” dựa trên tác phẩm cùng tên của nhà văn Vũ Hải được Nguyễn Sĩ Chức chuyển thể kịch bài chòi là câu chuyện về mối quan hệ gia đình thời hiện đại. Câu chuyện bi kịch về gia đình bà Nhân cũng như không ít gia đình Việt Nam khác bắt đầu từ rạn nứt tình cảm cha mẹ, anh em vì tiền. Đồng tiền của thời kinh tế thị trường có sức công phá dữ dội, ám ảnh và làm tiêu tan lương tâm, đạo đức của rất nhiều người. Những đứa con bà Nhân trong câu chuyện “Nỗi đau tình mẹ” mỗi người một kiểu bon chen, lăn lộn, lao vào kiếm tiền bằng mọi cách, bất chấp phải trái, luật pháp, bất chấp những kỷ cương nề nếp gia đình. Vì tiền họ đã đẩy người mẹ sinh ra mình không chốn dung thân phải lang thang rày đây mai đó. Vì tiền họ sẵn sàng chà đạp lên những tình cảm cao đẹp của những con người có nhân cách... Cùng với vở diễn này là vở: Thủ Thiệm ở chợ Được, một kịch ngắn được đầu tư luyện tập khá công phu. Thủ Thiệm ở chợ Được dựa trên một câu chuyện có thật và đã trở thành giai thoại được lưu truyền trong dân gian về nhân vật Thủ Thiệm, tên thật là Nguyễn Tấn Nhơn - một người được sinh ra ở xã Tam Hòa, Núi Thành, Quảng Nam. Lúc sinh thời, đứng trước sự ngang trái của chế độ phong kiến đã tới lúc lụi tàn, đứng trước sự nhiễu nhương, hách dịch và tham lam của bọn cường hào, bá hộ, lý trưởng và nỗi thống khổ của nhân dân ở các làng quê xứ Quảng, Thủ Thiệm vốn thông minh lại thương người, căm ghét bọn quan tham... đã liên tục bày trò đả phá và công kích với nhiều câu chuyện trở thành giai thoại vừa gây cười lại vừa mang tính châm biếm sâu xa. Những câu chuyện kể về ông thường có sự xuất hiện của “cái tục”, khi mỉa mai, giễu cợt, hoặc khi đả phá, châm chích nhưng trước sau vẫn để lộ một bản ngã vững vàng, lành mạnh, một ý thức đả phá để xây dựng, bày tỏ thái độ sống và những hành động chống đối lại xã hội cũ bằng tiếng cười châm biếm, đả kích đầy sức chiến đấu. Giai thoại “Thủ Thiệm ở chợ Được” là một trong những câu chuyện để lại ấn tượng sâu sắc trong dân gian xứ Quảng. Cả hai vở diễn này đã được bà con vùng quê cát và nhiều làng quê xứ Quảng chào đón khá nồng nhiệt trong những ngày tết đến xuân về vừa qua.

Page 107: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Chưa khi nào đoàn ca kịch Quảng Nam bị “kín lịch” như xuân này. Điều đó càng thể hiện rõ rằng, loại hình kịch bài chòi vẫn được người dân xứ Quảng đón đợi và xem như món ăn tinh thần hết sức thú vị mỗi dịp Tết đến xuân sang. Đó quả là niềm động viên hết sức lớn lao để anh chị em nghệ sĩ đoàn ca kịch Quảng Nam cũng cố niềm tin, gắn bó thủy chung với nghề.

Page 108: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Nguyễn Thị Trà Nguyên

ĐỪNG TÌM BIỂN CHO RIÊNG MÌNH…

Tôi nhận “Gió mặn” vào một sớm xuân vừa chào tôi qua ngõ…Với một tâm thế bất ngờ và nhiều bối rối, tôi đọc “Gió mặn” - đứa con tinh thần thứ

ba của CLB thơ Biển Rạng.Đã thật lòng ngỡ rằng sẽ tìm thấy từ “Gió mặn” vẹn nguyên một dáng hình của biển

tung gầm trắng xoá những con sóng yêu thương và giận dữ, những khao khát cuộn trào được tắm tưới mãi khơi xa. Vậy mà thành ra không phải…

“Gió mặn” không đưa tôi về miền dịu êm của cát sau những đợt thuỷ triều, không cho tôi nghe thấy tiếng thảng thốt gọi thuyền từ những dáng thất thểu phía bờ, như điều mà tôi đã sắp bày sẵn trạng thức đón nhận cho mình khi cầm trên tay tập thơ với màu bìa dịu mắt mà vẫn gợn lên ảnh hình của sóng nhức nhối đến lạ lùng này.

Tôi đọc tập thơ “Gió mặn”, bắt gặp đến lần thứ ba hình ảnh con sào chơi vơi không tìm được nơi ngưng lại trong chỉ hơn 10 trang đầu tiên của tập thơ, tôi không đếm nữa. Cảm giác rằng lòng mình ngưng lại ở cửa sông chứ không tìm thấy đường ra biển. Cái cảm giác loay hoay, loay hoay tìm một điểm chung và điểm nhấn cho chủ đề về biển hay về gió biển (theo suy đoán của cá nhân tôi dựa trên tên tập thơ) mà không thể gặp sau khá nhiều bài thơ được chọn khiến tôi thấy “gợn”.

Để rồi đọc “Chiều trên sông An Tân”, thấy lòng mình bỗng hoá ra hờ hững như cơn gió “thổi lười” dẫu rằng tác giả đã nói “chở đầy khoang những chuyện đời”. Những cảnh, những tình trên dòng An Tân trong thơ ấy sao cứ vời vợi, nhè nhẹ, nhắc nhiều đến những nỗi đời mà lại không làm day dứt. Ừ thì chiều! Vì chiều nên lòng mới hoá ra bâng khuâng đến vậy. Không muốn nhắc, không muốn nghĩ, mà cảnh, mà tình cứ gợn lên trong lòng những xuyến xao không thể cưỡng lại.

Tôi thao thiết trong “Biển chiều” với hy vọng thấy một biển yêu kiều trong những dòng thơ ấy. Vậy mà hình ảnh biển cứ dịu và mờ. Chỉ có tình, tình cuộn trong làn tóc rối, cuộn trong “nụ cười hư hao”. Và tình ấy, tựa hồ như thay cơn sóng, quất thông thốc, quất ràn rạt vào một lòng “không thể hát”…

Và tìm đến “Với biển”. Có một biển rất đầy trong đó cho tôi ngập ngụa mình. Nhưng biển ấy đầy giông bão…

Và đọc “Em tôi”:Suốt một đời chăm khóiSuốt một đời dại yêuVà đọc “Cảm ơn biển”Nếu không emNồng nànTung sóng cảCó lẽ giờ Anh – Lẫn khuất hoang sơ.Và đọc “Chiếc gánh”Âm thầm chỉ mấy lóng tre

Page 109: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Quanh năm gánh cả mưa hè nắng đôngLên non xuống biển long đongLóng vàng đôi mắt, lóng cong lưng người.Và đọc, và đọc… để thấy mình mãi còn khờ dại, dẫu có ở tuổi nào, trước những yêu

thương và tận hiến của những người dâng hồn mình cho thơ ấy.Tôi lại đọc, lại đọc, lại đọc… những dòng ưu phiền, những dòng khắc khoải, những

niềm vui và ngồn ngộn nỗi buồn… với phức hợp những đề tài và cách biểu đạt, những trái khoáy của cuộc sống và cách giải quyết của những hồn thơ luôn căng siết những sợi tâm hồn. Càng đọc càng thấy mình đừng nên kiếm tìm một biển rất riêng của người từ CLB thơ Biển Rạng. Bởi biển đã luôn trong lòng họ; bởi ẩn sâu trong cái tình của người thơ, nơi nào cũng thấy biển được. Đó không phải đơn thuần là những cơn sóng bạc đầu, không chỉ là bờ cát rát bỏng bàn chân, không là con còng gió suốt một đời xe cát… Đó là tất cả những gì của biển, quyện vào trong mỗi câu thơ, mỗi chữ thơ, để cho thơ từ CLB thơ Biển Rạng cứ ăm ắp những tâm tình mang cái “dữ dội mà dịu êm” của biển, mang vị mặn của muối, hơi nóng của cát biển ban trưa và cái lạnh của gió đêm từ biển.

Với “Gió mặn” tôi gặp những gương mặt thơ đã quen trên diễn đàn văn nghệ tỉnh nhà. Những cây bút như Phan Chín, Nguyễn Tấn Cả, Phạm Thông, Nguyễn Đức Dũng, Nguyễn Tấn Sĩ… là những tên tuổi đã có và chưa có giải thưởng nhưng thân thuộc với mỗi người yêu văn nghệ Quảng Nam. Tôi còn gặp cả trong “Gió mặn” cả những cái tên rất mới, những giọng thơ mới, những cách diễn đạt thơ cũng mới.

Những điều cũ và mới ấy không đối lập nhau mà dung hoà và bổ trợ cho nhau, tạo nên một tập “Gió mặn” mà tôi đang nâng niu trong tay tôi đây với lòng rung ngân rất thật.

Là tập thơ thứ ba của CLB thơ Biển Rạng, “Gió mặn” vẫn mang điểm nhấn về biển sắc sảo với “chiều biển Bắc”, “thơ gửi nghìn trùng”, “Núi Thành và biển”… song với sự hài hoà của nhiều thể thơ, nhiều phong cách thơ và nhiều đề tài thơ, tập “Gió mặn” đã định vị được mình chắc hẳn cao hơn một bậc trong lòng người yêu văn nghệ so với hai tập thơ trước. Cũng đồng nghĩa rằng, CLB thơ Biển Rạng lại khắc thêm một khắc yêu thương nữa trong lòng thi hữu gần xa.

Và, xin được đính chính với lòng mình ở cái thời khắc mới lần giở những trang đầu của tập thơ này rằng “Gió mặn” không cho tôi được thấy những điều tôi đã tưởng mà… cho tôi được nhiều hơn!

Page 110: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

Tấn Đường

DÀO DẠT TÌNH QUÊ - MAN MÁC TÌNH ĐỜI

RAU DỚN QUÊ NHÀ

Dớn xanh rau sạch bốn mùaBên triền sông mọc cợt đùa thời gianNgước nhìn mây trôi lang thangCuộn mình xanh dớn mọc hoang ven đường

Dấu chân bùn lội còn vươngÁo phong trần thấm ướt sương một đờiNhọc nhằn quang gánh mẹ tôiHái rau tần tảo mặc trời nắng mưa!

Rau tươi xếp bó chờ muaChợ quê gồng gánh bốn mùa dần trôiMẹ tôi bán sức làm lờiNuôi đàn con dại qua thời truân chuyên

Trời cho rau của thiên nhiênDưới bàn tay của mẹ hiền ngược xuôiẦu ơ!... “rau cải về trời”Dớn thương ở lại nuôi người tháng năm

Xóm làng đẹp ánh trăng rằmVì đời mẹ tựa con tằm nhả tơRau quê mà dệt nên thơDẫu ra phố thị vẫn mơ quê nhà.

Võ Văn Thọ - trích tập thơ “Rau dớn quê nhà”

Quen biết Thọ khá lâu, nhiều lúc trong các cuộc bù khú, anh em vui miệng đề ra “định mức chung chi” nếu có ai đọc thơ. Chỉ để vui và cũng để cho một số người “đá nhầm sân” sang lĩnh vực nghệ thuật bớt thói “cả vú lấp miệng em”. Vậy mà Thọ vẫn cứ đọc, cứ ngân nga vô tư những vần thơ viết vội của mình. Anh em có người tán thưởng, có người yên lặng không tỏ thái độ gì và cũng có người chê rằng thơ dở. Cũng từ đó tôi biết được sự đam mê thơ rất khác thường của Thọ. Cho đến khi anh cho ra đời tập thơ “Rau dớn quê

Page 111: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

nhà” khá dày dặn, tôi vừa mừng vừa lo. Mừng vì bạn đã có được ấn phẩm đầu tay, nhưng lo là liệu thành quả này sẽ được bạn đọc đón nhận thế nào trong lĩnh vực vốn khá kén chọn người thưởng thức.

Tôi quý Thọ ở điểm một người theo “nghiệp binh đao” lại dám dấn thân vào trường văn trận bút; “kẻ ngoại đạo” trong lĩnh vực văn chương lại đường hoàng cho ra một ấn phẩm thơ đẹp và sang!

Trong thời buổi người ta đua nhau “lạ hoá” thơ bằng sử dụng ngôn từ và cả hình thức thể hiện gọi là cách tân thơ thì Võ Văn Thọ lại miệt mài nhả từng câu chữ mộc mạc mang đậm dấu ấn quê kiểng không hề trau chuốt màu mè. Trong lĩnh vực thi ca không hiếm người mài bút cả đời vẫn không để lại dấu ấn gì trong lòng độc giả, nhưng cũng có những “nhà thơ một bài” khiến người đọc không thể nào quên. Vậy thì lấy tiêu chí nào để định giá. Xin thưa có đấy! Theo tôi thơ đích thực phải nặn ra từ tâm hồn, phải bóp nát con tim mới không lèo phèo, bạt nhạt, “lờ đờ nước hến” được. Và không phải chỉ một sớm một chiều, không có sự đầu tư cả về nuôi dưỡng cảm hứng và sử dụng ngôn từ. Vậy thì Thọ ơi, hãy cứ cho ra những vần thơ dù còn thô mộc, miễn sao trong ấy chất chứa nỗi niềm yêu thương con người, yêu quê hương đất nước.

Quê hương trong tâm tưởng của Thọ luôn đẹp, lãng mạn và ăm ắp nghĩa tình dù nghèo khó thậm chí… quê mùa. Ở nơi ở mới nỗi nhớ quê luôn dào dạt trong anh “Người quê ăn ở thật thà/ uống li rượu gạo gọi là hiểu nhau/ giận hờn rồi cũng qua mau/ tình quê vẫn đượm bao màu sắc hương” (Nhà quê). Và quê hương nơi gắn với những kỷ niệm thuở ấu thơ luôn có bóng dáng của mẹ, của chị tần tảo sớm hôm “Em thương cái tính thật thà/ quà quê chị gửi những gà, những rau/ Vốn người túng trước thiếu sau/ chị vào thăm cháu rặt màu quà quê” (Chị ra thăm). Người biên tập tuyển chọn rất có lý khi chọn tên cho tập thơ này bằng bài thơ “Rau dớn quê nhà” như là kết tinh cô đọng tình yêu và nỗi nhớ quê hương khi bắt gặp loài rau dại quê mình nơi phố thị “Nhọc nhằn quang gánh mẹ tôi/ hái rau tần tảo mặc trời nắng mưa… Mẹ tôi bán sức làm lời/ nuôi đàn con dại qua thời truân chuyên… Ầu ơ … “rau cải về trời/ dớn thương ở lại nuôi người tháng năm”. Còn nhiều và nhiều nữa những bài thơ viết về quê hương, trong đó không ít bài có hình ảnh lạ và mang nặng tâm tư người viết. Nhưng thôi hãy chuyển sang một mảng thơ khác cũng khá dày dặn. Đó là mảng thơ tình.

Tôi có cảm giác rằng tâm hồn đa cảm của Thọ luôn chực sẵn đâu đó để mỗi khi gặp một hình dáng, một khung cảnh gợi nhớ là thơ anh lập tức lên tiếng để giải bày, để đồng cảm. Một chiều trên sông Tranh, nhớ về bến sông quê mình, anh bật lên “Nhớ bến sông xưa đò nghịch chuyển/hẹn hò nguyện ước ánh trăng lên… Sông chảy suốt bốn mùa nắng gió/em chảy vào tôi muôn tơ vương” (Sông và em); Bất chợt bắt gặp ánh đèn dầu ngày cũ, ký ức về mái trường xưa vụt hiện về “Những khi gặp ánh đèn dầu leo lét/lại nhớ thời ngồi học suốt đêm thâu…Ngày chia huyện cái gì cũng thiếu/sắn rồi khoai hai bữa vẫn học chăm” (Nhớ trường xưa). Đọc những câu thơ này của Thọ “Tháng ba hoa gạo đỏ trời/chợt nghe nỗi nhớ nửa đời gọi tên/từ hương cỏ dại bên thềm/tóc xanh tình thả buông mềm bờ vai” (Phôi pha) tôi lại liên tưởng đến những câu hát trong bài “thời hoa đỏ”: “dưới màu hoa như lửa cháy khát khao” hoặc lời một bài hát khác: “Cái thời hoa gạo cháy/ xa mãi rồi em ơi/ dòng sông vẫn êm trôi/ đôi bờ không quên được/ thời gian rồi dừng bước/ thương nhớ lòng không nguôi”. Hình ảnh lạ “tình thả buông mềm” như một sự khẳng định bước đầu đến với thi ca của một tác giả trẻ…

Đúng như nhà thơ Nguyễn Liên Châu đã viết trong lời bạt: “Đối với tôi, sự tài hoa của người làm thơ không quan trọng bằng thái độ của người ấy đối với thơ. Đó là cái được

Page 112: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

của Võ Văn Thọ… Cái chưa được là thơ của Thọ còn đơn giản” và “Thời gian làm công việc sàng lọc và một loài rau dại đã trở thành một đặc sản. Những bài “thơ rau dớn” của Thọ sau này cũng rất có thể sẽ trở thành như thế. Mong người thơ hãy cứ “cuộn mình xanh” (lời trong bài “Rau dớn quê nhà”)”. Có lẽ không cần nói gì thêm về “con đường” thơ của Thọ!

Page 113: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

HỘP THƯ CÔNG TÁC VIÊN

Ban Biên tập Văn nghệ Tam Kỳ số 02- quý II/2012 đã nhận được bài: Phạm Văn Thắng, Ngô Phú Thiện, Nguyễn Đình Quý, Nguyễn Điện Ngọc, Thanh Xuân, Mộc Châu, Huỳnh Thị Yên, Nguyễn Ngọc Chương, Nguyễn Bá Hòa, Nguyễn Thành Giang, Huỳnh Thị Yên, Huỳnh Thị Oanh, Võ Văn Thọ, Thế Lữ, Phạm Thị Điểm, Nguyễn Thanh Dũng, Thiên Lý, Trương Vũ Thiên An, Trương Quang Nhân, Phạm Văn Tưởng, Võ Văn Trường, Phan Thanh, Huỳnh Thị Thu Hậu, Đặng Văn Vinh, Nguyễn Hữu Tin, Xuân Thường, Mai Ngọc Phước, Lê Quang Thái, Tấn Đường, Trần Giao Hiệp, Huỳnh Văn Tiến… (Tam Kỳ), Thủy Anh, Phan Thanh Minh, Nguyễn Nho Khiêm, Trương Quang Thủy, Huỳnh Viết Tư (Đà Nẵng), Nguyễn Ngọc Hưng (Quảng Ngãi), Phạm Phù Sa (Hội An), Đỗ Tấn Thảo (Gia Lai), Mạc Ly (Nông Sơn), Thái Bảo Dương Đỳnh, Phạm Văn Lâm, Trần Văn Luận (Hiệp Đức), Võ Bá, Sa Hoài Nhân (Duy Xuyên), Thích Nhuận Tâm, Thích Hạnh Tuệ, Phương Dung (thành phố Hồ Chí Minh), Vũ Thiên Tường, Phạm Phú Hưng, Phạm Văn Lý (Núi Thành), Phan Văn Minh, Huỳnh Thị Định, Huỳnh Thị Kim Quảng, Phan Hoàng Phương, Trần Cao Vân (Thăng Bình), Nguyễn Tấn Thái (Quế Sơn), Hòa Văn (Điện Bàn), Lê Bá Tuế (Kon Tum)…

Bài vở chúng tôi sử dụng trong số này và các số khác, rất mong các anh chị thường xuyên cộng tác với Văn Nghệ Tam Kỳ

* Đính chính: Văn Nghệ Tam Kỳ số 01 (tháng 01/2012), trong Danh sách Hội viên sáng lập đã in sai tên Hội viên Trương Văn Quang thành Hồ Văn Quang. Nay xin sửa lại là Trương Văn Quang.

Ban biên tập chân thành xin lỗi Hội viên Trương Văn Quang và bạn đọc.

Page 114: BAN BIÊN TẬP - Trang chủthanhuytamky.org.vn/Portals/0/anh dang tin/Tap chi Van... · Web viewVăn hóa, trong đó có văn học - nghệ thuật luôn là nền tảng tinh

BAN BIÊN TẬP