22
SỐ 14 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 05 - 2014 1. Tđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định Pháp lut 4. Tiêu điểm tháng 04/2014 5. Các công ty Logistics 6. Gii pháp qun trLogistics 7. Xu hướng thtrường 8. Skin Logistics tháng ti

Bản tin Logistics - 2

  • Upload
    ngokhue

  • View
    220

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bản tin Logistics - 2

SỐ 14

BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 05 - 2014

1. Từ điển Logistics

2. Khách hàng Logistics

3. Quy định – Pháp luật

4. Tiêu điểm tháng 04/2014

5. Các công ty Logistics

6. Giải pháp quản trị Logistics

7. Xu hướng thị trường

8. Sự kiện Logistics tháng tới

Page 2: Bản tin Logistics - 2

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1

QUẢN LÝ HIỆU QUẢ CÁC MỖI QUAN HỆ TRONG CHUỖI CUNG ỨNG

Lý thuyết về các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng

Nếu các nhà quản lý theo chức năng nhìn nhận rằng sự thành công trong cạnh tranh phụ thuộc nhiều vào chuỗi cung ứng hơn là các yếu tố khác, thì họ hẳn sẽ thấy tầm quan trọng của việc tạo ra và duy trì các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa mọi mối quan hệ trong chuỗi cung ứng luôn được cho là đặc biệt và duy nhất. Thay vào đó, các mối quan hệ khác nhau đòi hỏi những mức độ khác nhau về sự quan tâm, chia sẻ thông tin, và hợp tác. Các chuyên gia trong chuỗi cung ứng sẽ đem lại giá trị bằng việc quyết định những mối quan hệ tương ứng cho những đối tác cụ thể và lựa chọn những cách tiếp cận chuỗi cung ứng phù hợp.

Ma trận bên cho thấy các mục chi tiêu khác nhau đòi hỏi các mối quan hệ với nhà cung cấp khác nhau và hình thức tiến hành trong chuỗi cung ứng khác nhau. (Một cách tiếp cận tương tự như vậy ứng dụng cho trường hợp làm việc khách hàng thay vì nhà cung ứng.)

Hàng hóa và dịch vụ trong ô Giao Dịch (transaction) có tổng giá trị thấp và thị trường cung cấp giới hạn. Các chuyên gia trong chuỗi cung ứng sẽ tạo ra giá trị bằng cách giảm chi phí giao dịch khi mua hàng. Thậm chí khi một mục có nhiều nhà cung cấp tiềm năng, thì chi phí tìm kiếm và so sánh các nguồn khác nhau có thể cao hơn giá trị đem lại từ nỗ lực này. Trên thực tế, các mối quan hệ không phải là quan tâm chính trong ô này.

Ở ô Thị trƣờng (market) có tổng giá trị của các khoản mục từ thấp - trung bình hàng hóa hay dịch vụ và có đặc điểm là nhiều nhà cung ứng và chi phí chuyển đổi nhà cung ứng thấp. Các chuyên gia trong chuỗi cung ứng có thể dựa trên việc đấu thầu cạnh tranh, hợp đồng ngắn hạn, đấu giá ngược trên mạng Internet (Reverse Internet Auction), và mua hàng theo gói (Blanket Purchase Order) khi mua các mặt hàng/dịch vụ tại ô Thị Trường. Các mối quan hệ với nhà cung cấp các mục này thường có đặc thù là rất cạnh tranh và tập trung vào vấn đề giá cả là chính. Do đó, việc theo đuổi các mối quan hệ ở cấp độ cao hơn có thể là không hiệu quả bởi chi phí cho mối quan hệ này có lẽ là cao hơn lợi ích mang lại.

Ô Đòn Bẩy (Leverage) có đặc điểm là hàng hóa và dịch vụ thường có lợi thế từ những lượng lớn tích hợp với một số ít thành viên trong chuỗi cung ứng. Các hợp đồng dài hạn cho số lượng lớn là điểm tiêu biểu trong ô này. Việc đàm phán hợp đồng cần tập trung vào các yếu tố có thể ảnh hướng đến hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng như là chi phí, chất lượng, giao hàng, đóng gói, logistics, quản lý tồn kho và dịch vụ. Do phải phụ thuộc vào các khoản mục này nên tập trung vào tổng chi phí hơn là giá cả. Các mối quan hệ với nhà cung ứng cung cấp những sản phẩm mang tính đòn bẩy này thường trên cơ sở hợp tác.

Ở ô Chiến Lƣợc (strategic) bao gồm hàng hóa và dịch vụ sẽ tiêu tốn phần lớn chi phí mua hàng và có vai trò rất quan trọng với tính năng của sản phẩm, hoặc giúp tạo ra sự khác biệt hóa của sản phẩm sẽ được người tiêu dùng cuối cùng đánh giá. Những hàng hóa dịch vụ này thường bao hàm việc tùy biến theo yêu cầu của khách hàng hơn là sự tiêu chuẩn hóa. Kết quả là ở ô này sẽ có ít hơn các nhà cung cấp có thể đáp ứng yêu cầu mua hàng. Mặc dù các hạng mục có tính chiến lược này chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng lượng giao dịch nhưng chúng đóng vai trò tác động đáng kể đến chi phí hay hiệu quả sản xuất. Có nhiều cơ hội tạo ra giá trị bằng những nỗ lực mang tính hợp tác.

TỪ ĐIỂN LOGISTICS 1

Page 3: Bản tin Logistics - 2

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2

Thực tiễn về mối quan hệ trong chuỗi cung ứng.

Nhiều năm trước đây, General Motors đã thông báo một thỏa thuận 4 năm với Bethlehem Steel (mà ngày nay là công ty con của International Steel Group) để đáp ứng những phần nhu cầu quan trọng về thép cho họ ở Bắc Mỹ. GM cũng thông báo một thỏa thuận 10 năm với Alcan để cung cấp khối lượng lớn nhôm cho họ. Thỏa thuận với Alcan cũng đã tính đến việc ổn định trước biến động giá nhôm, việc trao đổi nhân viên kỹ thuật và cùng nỗ lực chung để gia tăng việc sử dụng nhôm trong các xe tải và xe con của GM.

Khi thép và nhôm đều rất quan trọng với GM, họ đòi hỏi phải có những mối quan hệ khác nhau. Thị trường thép có rất nhiều nhà cung ứng đạt yêu cầu. Hơn nữa, thị trường thép đã chín muồi và thậm chí giảm sử dụng nguyên liệu này trong xe tải và xe con. Một cách tiếp cận hợp lý ở đây là xem nó là sản phẩm thuộc ô Đòn Bẩy và theo đuổi những mối quan hệ mang tính hợp tác (cooperative). Nhôm, ở phương diện khác, đang ngày càng quan trọng và chỉ có hai nhà sản xuất nhôm đáp ứng yêu cầu của GM. Với tình hình như vậy, nhôm được coi là sản phẩm thuộc ô Chiến Lược và sẽ đem lại lợi ích từ mối quan hệ cộng tác (collaborative). Đứng từ quan điểm cung ứng thì sẽ là quá hợp lý nếu GM theo đuổi những cách tiếp cận và mối quan hệ khác nhau phù hợp với những đặc điểm của thị trường nhôm và thép.

Các nhà quản lý chuỗi cung ứng cũng phải có khả năng đánh giá những yêu cầu của chuỗi cung ứng và tìm ra những mối quan hệ thỏa mãn tốt nhất một yêu cầu đặc thù nào đó. Việc theo đuổi mối quan hệ hợp tác hay cộng tác trong điều kiện mà chỉ cần đến quan hệ cạnh tranh thì sẽ là rất lãng phí. Ngược lại, theo đuổi mối quan hệ cạnh tranh trong khi cần một mối quan hệ cộng tác hay hợp tác sẽ làm mất những giá trị chưa trở thành hiện thực.

Back

Page 4: Bản tin Logistics - 2

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3

7 ELEVEN CHÍNH THỨC KHỞI ĐỘNG TẠI THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM

7 Eleven đã có kế hoạch xâm nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam từ năm 2008 nhưng do một số nguyên nhân, kế hoạch đã đóng băng từ đầu năm 2012. Tuy nhiên, đầu tháng 2/2013, đại diện tập đoàn CP All Thailand – đối tác nhượng quyền thương hiệu 7 Eleven tại các nước Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Lào, Trung Quốc, Myanmar. Trong đó, Việt Nam là nước được ưu tiên phát triển nhanh nhất và cửa hàng đầu tiên chắc chắn sẽ được đặt tại TP. HCM – thành phố đi đầu trong ngành bán lẻ hiện đại của Việt Nam.

Thƣơng hiệu 7 Eleven

7 Eleven thuộc top 10 các thương hiệu nhượng quyền ở Mỹ 7 Eleven thuộc top 10 thương hiệu nhượng quyền phát triển nhất năm 2013 7 Eleven – vị thứ 2 trong top 10 thương hiệu nhượng quyền đem lại giá trị cao nhất (tạp chí Forbes bình chọn): Dunkin Donut, Snapon, 7 Eleven, Aaron’s, Parena – chuỗi cửa hàng sell bánh sandwiches và salads (made-to-order),… Tạp chí Forbes cũng bình chọn nước uống Slurpee là một trong 9 loại nước uống của năm 2012 7 Eleven đứng vị trí 2 trong top 5 thương hiệu nhượng quyền được bình chọn bởI All business, ranking No. 3 thương hiệu được biết đến nhiều nhất. Xếp vị thứ 4 trong top 100 thương hiệu nhượng quyền toàn cầu năm 2012 được bình chọn Franchise Direct. Xếp vị thứ 7 trong số 75 nhà bán lẻ và bán sĩ năm 2012 được bình chọn bởi Supermarket News Được vinh danh là nhà bán lẻ tiên phong trong 10 nhà bán lẻ toàn cầu dược bình chọn bởi Retail Information System News (RIS) (02/2012)

Tập đoàn CP All – thuộc CP Group

7 Eleven được phát triển dưới 3 hình thức: Corporate Stores, Franchisee Stores và Sub Area License tores với 7.341 cửa hàng, chủ yếu dưới hình thức franchise/license (hơn 90%)

Corporate Stores: cửa hàng được quản lý và sở hữu bởi chính công ty mẹ. công ty mẹ sẽ đầu tư vào trang thiết bị, décor cửa hàng,…

Franchisee Stores: công ty mẹ sẽ offer cho một cá nhân hay một tổ chức nào đó dưới hệ thống nhượng quyền. Tuy nhiên, công ty cũng chịu trách nhiệm về trang thiết bị và décor

Sub Area License Stores: công ty sẽ ủy quyền cho công ty local nào đó để quản lý phát triển thương hiệu. công ty mẹ chỉ cung cấp dịch vụ hỗ trợ theo những điều kiện quy định trong HĐ

Tuy nhiên, tại Thái Lan, 7 Eleven thành công với những cửa hàng dưới hình thức sau:

KHÁCH HÀNG LOGISTICS 2

Page 5: Bản tin Logistics - 2

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4

7 Eleven là đối thủ nặng ký đối với tất cả các chuỗi cửa hàng tiện lợi trên thị trƣờng

Hiện nay, thông tin về cửa hàng 7 Eleven đầu tiên tại TP.HCM vẫn được chủ đầu tư là Tập đoàn CP All (Thái Lan) giữ kín. Nhưng một nguồn tin cho biết, nhiều khả năng thương hiệu bán lẻ này sẽ ra mắt cửa hàng đầu tiên tại quận 1, TP.HCM. Cơ cấu sản phẩm tại đây dự kiến được phân bổ theo tỉ lệ: khoảng 40% là hàng Việt, còn lại là hàng Thái và các nước khác. Trong 2-3 năm đầu, CP All sẽ triển khai mô hình đầu tư trực tiếp chuỗi cửa hàng 7 Eleven trước khi nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam.

Đối với khối ngoại, nhận thức được dù sớm hay muộn 7 Eleven cũng không thể bỏ qua cơ hội đầu tư tại Việt Nam, thời gian qua, các chuỗi này đã liên tục tăng tốc về quy mô. Trong đó, nổi bật hơn cả là chuỗi Shop & Go vừa đạt mốc 100 cửa hàng hôm 21/11/2013 sau gần 8 năm đầu tư. Chiến lược đầu tư của Shop & Go là ký hợp đồng hợp tác với các hộ cá thể nâng cấp tiệm tạp hóa của họ hoặc tự kiếm mặt bằng và đầu tư từ A-Z.

Đối với chuỗi 30 cửa hàng Ministop (hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Aeon với Trung Nguyên), Mặc dù vẫn kiên định mục tiêu mở tới 500 cửa hàng Ministop vào năm 2017, nhưng chiến lược kinh doanh cốt lõi của tập đoàn bán lẻ Nhật Aeon này là tập trung cho chuỗi đại siêu thị Aeon Mall với trung tâm thương mại đầu tiên có vốn đầu tư hơn 100 triệu USD tại quận Tân Phú, TP.HCM.

Không kém cạnh khối ngoại, 2 chuỗi cửa hàng tiện lợi trong nước là Co.op Food thuộc Saigon Co.op và Hapro thuộc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội cũng có những bước phát triển mạnh. Hiện nay, Co.op Food đã đạt 117 cửa hàng và Hapro có tới gần 700 cửa hàng chủ yếu tập trung tại TP.HCM và Hà Nội. Cả Co.op Food lẫn Hapro đều có kế hoạch mở thêm từ 10-15 cửa hàng mỗi năm.

Chiến lƣợc tạo sự khác biệt

Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Left Brain Connectors, khẳng định: “Chuỗi cửa hàng tiện lợi chỉ có thể thành công khi gia tăng tối đa được độ bao phủ của kênh phân phối và tạo sự khác biệt trong sản phẩm”.

Với chi phí đầu tư ban đầu cho mỗi cửa hàng tiện lợi trung bình 1,5 tỉ đồng tùy kích cỡ (80-120 m2), một chuỗi bán lẻ như vậy phải đạt quy mô ít nhất từ 30 cửa hàng trở lên mới mong hòa vốn. Lý do đơn giản là với độ bao phủ đủ lớn, chủ đầu tư mới có tiếng nói đủ mạnh để đàm phán mức giá tốt nhất với các đơn vị cung ứng hàng hóa. Tại Việt Nam, theo chuẩn này, hiện chỉ mới có 4 chuỗi như vậy: Co.op Food, Hapro, Shop & Go và Circle K.

Đối với chiến lược tạo sự khác biệt, chuỗi 7 Eleven có thể sẽ là đối thủ nặng ký đối với các chuỗi cửa hàng tiện lợi trên thị trường. Theo chuẩn về cơ cấu sản phẩm của một cửa hàng 7 Eleven, tỉ lệ các sản phẩm thức ăn nhanh có thể lên tới 60-70%. Đây chính là “room” để Tập đoàn CP có thể hoàn tất mô hình hoạt động 3F tại Việt Nam. 3F được hiểu là chuỗi khép kín thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn. Doanh nghiệp muốn thực hiện mô hình này phải đầu tư nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, xây dựng trang trại nuôi, giết mổ và sản xuất thực phẩm. Sau hơn 2 thập niên hoạt động tại Việt Nam, hiện CP đã hoàn thiện 2F đầu tiên là Feed và Farm (chăn nuôi và nông trại). Tập đoàn này đang tích cực mở rộng đầu ra cho F thứ 3 là Food (thực phẩm). Phó Tổng Giám đốc CP Việt Nam từng cho biết Công ty đã lên kế hoạch hoàn thành hơn 10.000 điểm bán lẻ, cửa hàng tại Việt Nam. Và 7 Eleven sẽ là bàn đạp để CP có thể nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.

Đối với khối nội, hình thức cửa hàng tiện lợi cải tiến nhắm vào nhu cầu thực phẩm tươi sống của người dân là một yếu tố thuận lợi để các chuỗi này tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Co.op Food còn có thuận lợi lớn là cùng nhà với hệ thống siêu thị Co.opMart, có thể chọn giới thiệu trong số hơn 150 sản phẩm riêng biệt của thương hiệu này tại cửa hàng của mình.

Back

Page 6: Bản tin Logistics - 2

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 5

QUY ĐỊNH MỚI VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ VẬN TẢI BIỂN

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 30/2014/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển thay thế Nghị định số 115/2007/NĐ-CP ngày 5/7/2007 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển.

Nghị định 30/2014/NĐ-CP quy định người kinh doanh vận tải biển tại Việt Nam phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển theo quy định của pháp luật và chỉ được kinh doanh vận tải biển sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải biển.

Về điều kiện kinh doanh dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, Nghị định số 115/2007/NĐ-CP chỉ quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt hỗ trợ tại cảng biển Việt Nam phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Trường hợp kinh doanh dịch vụ lai dắt thì phải có tàu lai dắt đăng ký mang cờ quốc tịch tàu biển Việt Nam.

Ngoài các điều kiện trên, Nghị định 30/2014/NĐ-CP mới được ban hành cũng quy định thêm một số điều kiện kinh doanh 2 dịch vụ này:

- Nhân viên đại lý tàu biển phải là công dân Việt Nam

Cụ thể, đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; có đăng ký kinh doanh ngành nghề dịch vụ đại lý tàu biển. Đồng thời, doanh nghiệp phải có cán bộ chuyên trách thực hiện khai thác dịch vụ đại lý tàu biển và pháp chế doanh nghiệp. Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách lĩnh vực đại lý tàu biển phải có kinh nghiệm trong hoạt động đại lý tàu biển tối thiểu 2 năm và nhân viên đại lý tàu biển phải là công dân Việt Nam, có bằng đại học một trong các chuyên ngành hàng hải, ngoại thương, thương mại hoặc kinh tế. Ng

2 năm.

- Kinh doanh dịch vụ lai dắt phải có tối thiểu 2 tàu lai dắt chuyên dụng

Về điều kiện kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển, Nghị định quy định, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; có đăng ký kinh doanh ngành nghề dịch vụ lai dắt tàu biển. Doanh nghiệp phải có cán bộ chuyên trách thực hiện khai thác dịch vụ lai dắt tàu biển và pháp chế doanh nghiệp.

Đồng thời, người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách lĩnh vực lai dắt tàu biển phải có kinh nghiệm trong hoạt động lai dắt tàu biển tối thiểu là 2 năm. Người phụ trách pháp chế doa

2 năm. Đặc biệt, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam phải có tối thiểu 2 tàu lai dắt chuyên dụng.

- Phải có hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp

Nghị định mới ban hành cũng bổ sung quy định cụ thể điều kiện về duy trì hoạt động kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển, lai dắt tàu biển. Cụ thể, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải có hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc có bảo lãnh tài chính tương đương và có hợp đồng đại lý tàu biển, hợp đồng lai dắt tàu biển đối với từng chuyến tàu cụ thể hoặc trong một thời hạn cụ thể.

Ngoài ra, Nghị định cũng nêu rõ, tổ chức, cá nhân nước ngoài được thành lập công ty liên doanh kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% tổng số vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014.

PHÁP LUẬT – QUY ĐỊNH 3

Page 7: Bản tin Logistics - 2

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 6

TĂNG CƢỜNG KIỂM TRA, QUẢN LÝ THUYỀN VIÊN, NGƢỜI LÁI PHƢƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

Ngày 06/05/2014, Bộ GTVT đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-BGTVT "về việc tăng cường kiểm tra và quản lý tiêu chuẩn, chức danh, sức khỏe thuyền viên; đào tạo, cấp giấy chứng nhận khá năng chuyên môn cho thuyền viên, hoa tiêu hàng hải; đào tạo, cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn cho thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa". Theo đó, Bộ GTVT yêu cầu:

- Cục Hàng hải Việt Nam: Rà soát, theo dõi việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tiêu chuẩn, chức danh và định biên, an toàn, sức khỏe thuyền viên, công tác đào tạo, cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền viên, hoa tiêu hàng hải để kịp thời phát hiện những bất cập, đề xuất với Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; Ngoài việc.kiểm tra thường xuyên, từ ngày 15/5/2014 đến ngày 30/6/2014, tổ chức ngay việc rà soát, kiểm tra chức danh, tiêu chuẩn chức danh thuyền viên và định biên đối với tất cả các tàu biển Việt Nam ra, vào cảng biển, qua đó đánh giá chất lượng thuyền viên, báo cáo Bộ Giao thông vận tải trước ngày 10/7/2014.

- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam: a) Hoàn thiện cơ sở dữ liệu quản lý bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa, báo cáo Bộ Giao thông vận tải kế hoạch triển khai trên toàn quốc trước ngày 01/7/2014. b) Ngoài việc kiểm tra thường xuyên, từ ngày 15/5/2014 đến ngày 30/6/2014, tổ chức ngay việc rà soát, kiểm tra định biên, tiêu chuẩn chức danh thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa đối với tất cả phương tiện thủy nội địa ra, vào cảng, bến thủy nội địa, qua đó tổng hợp, phân tích, đánh giá về chất lượng thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa, báo cáo Bộ Giao thông vận tải trước ngày 15/7/2014. c) Tăng cường công tác kiểm tra, xác minh tính hợp pháp của bằng, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nộỉ địa. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền điều tra, xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng bằng, chứng chỉ chuyên môn giả và các tổ chức, cá nhân in ấn, sản xuất bằng, chứng chỉ chuyên môn giả. đ) Rà soát, theo dõi việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tiêu chuẩn chuyên môn, định biên thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa; công tác đào tạo, cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa để kịp thời phát hiện những bất cập, đề xuất với Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. đ) Nghiên cứu, đổi mới công tác quản lý thuyền viên; công tác đào tạo, thi và cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn cho thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế, không ngừng nâng cao chất lượng thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa, đảm bảo khách quan trong thi, kiểm tra và lạo thuận lợi cho các thuyền viên, người lái, doanh nghiệp.

- Cục Y tế Giao thông vận tải: a) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Bộ Y tế trong việc xây dựng, tham mưu ban hành quy định về tiêu chuẩn sức khoẻ của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam, tiêu chuẩn sức khoẻ của thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa. b) Chỉ đạo các Bệnh viện Giao thông vận tải tổ chức khám, chữa bệnh, cấp giấy chứng nhận sức khỏe cho thuyền viên theo đúng quy định, không ngừng nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh cho thuyền viên.

- Các Sở Giao thông vận tải: a) Ngoài việc kiểm tra thường xuyên, từ ngày 15/5/2014 đến ngày 30/6/2014, tổ chức ngay việc rà soát, kiểm tra định biên, tiêu chuẩn chức danh thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa đối với tất cả phương tiện thủy nội địa ra, vào cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý, qua đó phân tích, đánh giá về chất lượng thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa, báo cáo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam trước ngày 10/7/2014. b) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền việc bố trí thuyền viên, người lái trên phương tiện thủy nội địa; yêu cầu chủ phương tiện thay thế những thuyền viên, người lái có trình độ chuyên môn yếu, không đủ sức khỏe để đảm nhận nhiệm vụ. c) Xử phạt với mức phạt cao nhất đối với các trường hợp bố trí thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa không đúng chức danh hoặc sử dụng bằng, chứng chỉ chuyên môn không phù hợp; thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa không có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định. d) Tăng cường công tác kiểm tra, xác minh theo thẩm quyền bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền điều tra, xử lý nghiêm các trường họp sử dụng bằng, chứng chỉ chuyên môn giả và các tổ chức, cá nhân in ấn, sản xuất bằng, chứng chỉ chuyên môn giả.

Page 8: Bản tin Logistics - 2

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 7

XỬ LÝ NGHIÊM DOANH NGHIỆP VẬN TẢI VI PHẠM QUA GIÁM SÁT HÀNH TRÌNH

Qua tháng thứ hai theo dõi từ Trung tâm Dữ liệu giám sát hành trình (GSHT) cho thấy, vi phạm tốc độ chạy xe và thời gian làm việc của lái xe đang rất nhức nhối. Trong tháng 6/2014 tới đây, Bộ GTVT sẽ có giải pháp mạnh tay để xử lý các vi phạm này trên địa bàn cả nước.

Việc giám sát qua thiết bị GSHT thời gian qua cho thấy hiệu quả rất lớn. Đây là công cụ hữu hiệu được sử dụng để chính doanh nghiệp thực hiện việc giám sát hoạt động của lái xe trên đường, đồng thời cơ quan quản lý Nhà nước giám sát việc thực hiện điều kiện kinh doanh vận tải của doanh nghiệp.

Tất cả các doanh nghiệp có xe chưa tích hợp thiết bị GSHT vào Trung tâm dữ liệu đều không được cấp phù hiệu chạy xe, không được cấp giấy phép kinh doanh vận tải. Nhiều Sở GTVT thường xuyên cập nhật thống kê vi phạm theo tuần, để hàng tuần có văn bản nhắc nhở, cảnh cáo doanh nghiệp có xe vi phạm. Các doanh nghiệp có vi phạm nhiều lần, vi phạm nghiêm trọng đã nhắc nhở không chịu khắc phục, đã bị tước phù hiệu, đình chỉ chạy xe”.

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG TIÊU CỰC

Cục Đăng kiểm VN vừa có Văn bản số 1067/ĐKVN, ngày 15/04/2014 yêu cầu tất cả các cán bộ, đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm và các khách hàng của đăng kiểm tuyên truyền, quán triệt Chỉ thị 08/CT-TTg ngày 12/04/2014 của Thủ tướng Chính phủ (về các giải pháp cấp bách để nâng cao chất lượng và chống tiêu cực trong công tác đăng kiểm phương tiện GTVT).

Theo đó, Lãnh đạo Cục Đăng kiểm VN đề ra các nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của Ban lãnh đạo Cục, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Cục phải tiên phong trong công tác; tổ chức chiến dịch truyền thông về lĩnh vực đăng kiểm; kiểm tra các đơn vị đăng kiểm; đề xuất quy hoạch hệ thống đơn vị đăng kiểm cả nước; lập đề án nâng cao chất lượng và chống tiêu cực trong công tác đăng kiểm…

Các phòng ban chuyên môn cũng được giao các nhiệm vụ cụ thể, trong đó bộ phận kiểm soát, giám sát chuyên ngành của Cục được giao nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra đột xuất, hậu kiểm việc kiểm tra các phương tiện mới được chứng nhận kiểm định. Cục yêu cầu tất cả các đơn vị đăng kiểm GTVT phải duy trì đường dây nóng để tiếp nhận và xử lý phản ánh của khách hàng, người dân về công tác đăng kiểm.

TP.HCM TRIỂN KHAI THÔNG QUAN TỰ ĐỘNG VÀO GIỮA THÁNG 05/2014

Hiện tại, hệ thống VNACCS/VCIS đã được áp dụng tại một số tỉnh thành từ đầu tháng 4 năm 2014. Riêng tại TP.HCM, hệ thống này sẽ được triển khai vào giữa tháng 5 tới đây. Cụ thể, ngày 19-5-2014 sẽ triển khai tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1; Chi cục Hải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3; Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Cảng. Từ ngày 26-5-2014 sẽ triển khai tại Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 2; Chi cục Hải quan Quản lý hàng đầu tư; Chi cục Hải quan Cửa khẩu cảng Hiệp Phước. Ngày 2-6-2014 sẽ triển khai tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất; Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công; Chi cục hải quan Chuyển phát nhanh. Ngày 6-9-2014 sẽ triển khai tại Chi cục Hải quan Cảng Sài Gòn khu vực 4; Chi cục Hải quan KCX Linh Trung và Chi cục Hải quan KCX Tân Thuận.

Chính thức hoạt động từ 1/3/2014, đến nay có hơn 50.000 phương tiện đã truyền dữ liệu về máy chủ Trung tâm GSHT. Số còn lại, khoảng 4.000 phương tiện chưa kết nối thiết bị GSHT với Trung tâm, thuộc các đơn vị có quy mô nhỏ, đội ngũ kỹ thuật yếu hoặc các đơn vị đã bị thu hồi Giấy chứng nhận hợp chuẩn chưa thực hiện nghiêm túc việc truyền dữ liệu về máy chủ của Tổng cục Đường bộ VN. Hiện nay, Tổng cục Đường bộ VN đang yêu cầu các Sở GTVT rà soát theo danh sách Sở quản lý để tích hợp.

Page 9: Bản tin Logistics - 2

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 8

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CƠ SỞ ĐÀO TẠO LÁI XE CƠ GIỚI ĐƢỜNG BỘ VÀ TRUNG TÂM SÁT HẠCH LÁI XE CƠ GIỚI ĐƢỜNG BỘ ĐẾN 2020, ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN 2030

Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký Quyết định số 966/QĐ-BGTVT phê duyệt Quy hoạch cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ và trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Theo đó, mục tiêu của Quy hoạch để phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe với năng lực đáp ứng nhu cầu xã hội, phân bổ hợp lý, tạo thuận lợi cho người dân; đầu tư các cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch có quy mô phù hợp và hiện đại, bảo đảm nâng cao chất lượng nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, góp phần đảm bảo an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông, phát triển kinh tế – xã hội; ưu tiêu đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch hiện có, hạn chế đầu tư mới ở các khu vực đã dư thừa năng lực, khuyến khích đầu tư mới ở các khu vực có nhu cầu nhưng chưa có cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch.

Quy hoạch này cũng nhằm đáp ứng được mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn từ nay đến năm 2020. Trong đó, giai đoạn 2014 – 2015 có mục tiêu đáp ứng nhu cầu đào tạo, sát hạch, cấp khoảng 1,13 triệu giấy phép lái xe ô tô, bình quân 566 nghìn giấy phép lái xe/năm; giai đoạn 2015 – 2020 đáp ứng nhu cầu đào tạo, sát hạch, cấp khoảng 3 triệu giấy phép lái xe ô tô, bình quân 597 nghìn giấy phép lái xe/năm.

Về mục tiêu định hướng đến năm 2030 là tiếp tục nâng cấp để tăng quy mô, năng lực, lưu lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo đáp ứng được nhu cầu đào tạo; đầu tư xây dựng mới cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đảm bảo chất lượng.

CÔNG BỐ VÙNG NƢỚC CÁC CẢNG BIỂN THUỘC ĐỊA PHẬN TỈNH THÁI BÌNH VÀ CÀ MAU

Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 07/2014/TT-BGTVT và 09/2014/TT-BGTVT công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận tỉnh Thái Bình và Cà Mau và khu vực quản lý của Cảng vụ Hàng hải Thái Bình và Cảng vụ Hàng hải Cà Mau.

Theo đó, công bố vùng nước cảng biển Thái Bình thuộc địa phận tỉnh Thái Bình bao gồm: Bến cảng số 1, Bến cảng số 2, Bến cảng số 3.

Vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Cà Mau bao gồm: Vùng nước cảng biển Năm Căn: Bến cảng Năm Căn; Vùng nước cảng dầu khí ngoài khơi mỏ Sông Đốc.

Thông tư 09/2014/TT-BGTVT có hiệu lực kể từ ngày 15/06/2014. Bãi bỏ Quyết định số 31/2007/QĐ-BGTVT ngày 04 tháng 7 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GTVT công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận tỉnh Cà Mau và khu vực quản lý của Cảng vụ Hàng hải Cà Mau.

Thông tư 07/2014/TT-BGTVT có hiệu lực kể từ ngày 01/06/2014.

HỢP NHẤT CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY

Bộ GTVT vừa ban hành Văn bản số 09/VBHN-BGTVT xác thực hợp nhất các văn bản Quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay.

Theo đó cơ sở hợp nhất văn bản này là Thông tư số 16/2010/TT-BGTVT ngày 30/06/2010 của Bộ trưởng Bộ GTVT Quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay, có hiệu lực kể từ ngày 14/08/2010, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 19/2011/TT-BGTVT ngày 31/3/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2010/TT-BGTVT ngày 30/06/2010 Quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay, có hiệu lực kể từ ngày 15/5/2011.

Văn bản này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài liên quan đến hoạt động hàng không dân dụng tại các cảng hàng không, sân bay của Việt Nam.

Văn bản có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký (31/3/2014).

Back

Page 10: Bản tin Logistics - 2

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 9

NGÀNH HÀNG KHÔNG

Nhu cầu hàng hóa toàn cầu tăng trong Quý 1 năm 2014

Sau ba năm trì trệ trong lưu thông hàng hóa, các thị trường hàng hóa hàng không toàn cầu đã khôi phục lại trong quý 1/2014. Tăng trưởng trong sản lượng hàng hóa hàng không đạt 3.2% trong quý 1 và đạt 3.9% trong tháng 3. Điều này đa phần nhờ vào tăng trưởng mạnh tại nhiều sân bay châu Á – Thái Bình Dương trong ba tháng đầu năm 2014. Kong (HKG), Shanghai (PVG) và Incheon (ICN) lần lượt có mức tăng 5.6%, 6.9% và 6.1%, các sân bay châu Âu cũng góp phần vào sự phục hồi trong quý một, với mức tăng 5% so với quý 1/2013.

NGÀNH ĐƢỜNG SẮT

Sau một tháng sáp nhập, doanh thu vận tải đƣờng sắt tăng

Theo báo cáo của TCT Đường sắt VN trong tháng 4 vừa qua, vận chuyển hàng hoá đạt 678,1 nghìn tấn xếp, đạt 120,1% kế hoạch và bằng 123,7% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu vận tải đường sắt đạt hơn 394 tỷ đồng, đạt 105% kế hoạch và bằng 110,9% so với cùng kỳ. Trong đó doanh thu về vận tải hàng hóa là 166,564 tỷ đạt 115,8% so kế hoạch và 125% so với cùng kỳ năm 2013.

Dù sản lượng vận tải hàng hóa tăng chưa nhiều, tuy nhiên đây cũng có thể coi là hiệu quả bước đầu đối với thị phần vận tải hàng hóa đường sắt sau 1 tháng sáp nhập công ty vận tải hàng hóa vào 2 công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội và Sài Gòn.

Trước đó từ 1/4, Công ty TNHH vận tải hàng hóa đường sắt được giải thể và sáp nhập vào 2 công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội và Sài Gòn.

Trong tháng 5, Tổng Công ty Đường sắt VN tập trung tổ chức cân tải trọng toa xe hàng; kiểm soát, ngăn chặn không để xảy ra tình trạng xếp hàng từ trên tàu xuống ô tô quá tải trọng của ô tô theo chỉ đạo của Bộ GTVT. Tổng công ty cũng xây dựng và ban hành kế hoạch sửa chữa lớn khối vận tải. Kiểm tra việc sử dụng kinh phí sữa chữa định kỳ toa xe hàng. Tiếp tục kiểm tra chất lượng, giá các dịch vụ phục vụ hành khách trên tàu dưới ga; phối hợp với Cục đường sắt xây dựng 2 thông tư mới về vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường sắt quốc gia.

NGÀNH HÀNG HẢI

HAPAG-LLOYD, CSAV hợp nhất thành hãng tàu container lớn thứ 4 thế giới

Hãng tàu Chile Compania Sud Americana de Vapores (CSAV) và

Hapag-Lloyd Đức vừa ký thỏa thuận ràng buộc việc sáp nhập,

trở thành hãng tàu container lớn thứ 4 thế giới.

Công ty sẽ vẫn ở Hamburg, quản lý 200 tàu, tổng cộng 1 triệu TEU, với sản lượng vận tải hàng năm là 7,5 triệu TEU và doanh thu kết hợp 9 tỷ EUR (tương đương với 12,4 tỷ USD). Ban đầu CSAV giữ 30% cổ phần. Sau đó, các bên thống nhất tăng vốn 370 triệu EUR, và khi thỏa thuận này được thực hiện, CSAV sẽ góp 259 triệu EUR và thị phần của CSAV sẽ tăng lên 34% và sẽ niêm yết trên sàn chứng khoán.

Chủ tịch Hapag-Lloyd Michael Behrendt cho rằng: "Giao dịch này làm tăng giá trị của công ty và do đó cũng là giá trị cổ phiếu của cổ đông chúng tôi". Giám đốc CSAV Oscar Hasbun cho biết: "Bằng cách tham gia lực lượng này, chúng tôi đang tạo ra một công ty lớn mạnh hơn với quy mô kinh tế đáng kể và vị thế cạnh tranh được cải thiện". Đơn hàng của hai công ty cũng được bổ sung. "Cuối tháng 4, Hapag-Lloyd sẽ đưa vào sử dụng 10 tàu 13.200 TEU cuối cùng đặt hàng cho tuyến Viễn Đông, CSAV vẫn có 7 tàu, mỗi tàu 9.300 TEU, dự kiến giao trong năm 2014 và 2015".

TIÊU ĐIỂM THÁNG 04/2014 4

Page 11: Bản tin Logistics - 2

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 10

NGÀNH CẢNG BIỂN

Cảng Đình Vũ: có kết quả kinh doanh quý 1/2014 không nhiều biến động so với cùng kỳ với doanh thu thuần đạt 114,3 tỷ đồng tăng nhẹ gần 2 tỷ đồng so với quý 1/2013, trong kỳ các loại chi phí đều giảm nhưng doanh thu tài chính giảm hơn một nửa so với cùng kỳ do giảm lãi tiền gửi tiền cho vay nên LNST đạt 45,9 tỷ đồng giảm nhẹ 1% so với quý 1 năm 2013. DVP đang có khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến 31/03/2014 là gần 197,8 tỷ đồng.

Kết quả SXKD quý 1/2014 và kế hoạch quý 2/2014 của cảng Đình Vũ như sau:

Chỉ tiêu Quý 1/2014 Q1/KH Q1/cùng kỳ 2013 Q2/2014 Q2/Q1 2014 KH 2014

Sản lượng (Teu) 124,386 103.66% 101.69% 130,000 104.5% 500,000

Doanh thu (Tỷ đồng) 115.96 96.63% 100.82% 128.5 110.8% 500

LNTT (Tỷ đồng) 78.24 112.18% 98.74% 51.0 65.2% 195

Bên cạnh đó, HĐQT cảng Đình Vũ đã nhất trí chi trả cổ tức năm 2013 với tỷ lệ 20% bằng tiền mặt như nghị quyết ĐHCĐ thường niên 2014 của công ty đã thông qua trước đó.

PTSC Đình Vũ:

Kết quả SXKD 2013 của PTSC Đình Vũ như sau:

Sản lượng thông qua cảng: 246.000 Teus, tương đương 3,44trT/năm Doanh thu: 195 tỷ đồng. Trong đó:

+ Dịch vụ căn cứ cảng: 170 tỷ đồng

+ Dịch vụ khác: 24 tỷ đồng

+ Hoạt động tài chính: 1 tỷ đồng

LNST: 14,5 tỷ đồng

Cảng Đoạn Xá (DXP):

Cảng Đoạn xá vừa công bố KQKD quý 1/2014 giảm sút so với cùng kỳ với mức lãi ròng đạt 7,89 tỷ đồng tương đương EPS đạt 1.002 đ/CP – Đây là mức lãi thấp nhất mà công ty đạt được kể từ quý 2/2008. Nguyên nhân chính là do trong kỳ doanh thu giảm 24% trong khi giá vốn chiếm tỷ trọng cao nên lợi nhuận gộp đạt 10,7 tỷ đồng giảm 39% so với quý 1/2013.

Sản lượng hàng hóa thông qua Cảng Quý 1 năm 2014 giảm 9.085 TEU tương ứng 15,93% so với Quý 1 năm 2013. Cơ cấu hàng hóa thay đổi: sản lượng hàng xuất nhập khẩu giảm 8.343 TEU tương ứng 43,90% so với Quý 1 năm 2013. Sản lượng container lạnh giảm làm cho doanh thu hoạt động lưu kho bãi Quý 1 năm 2014 giảm 4.307.265.750 đồng tương ứng 41,07% so với Quý 1 năm 2013. Tính đến 31/03/2014, DXP còn 18,07 tỷ đồng LNST chưa phân phối giảm gần 72% so với đầu kỳ.

Cảng Đồng Nai (PDN):

Cảng Đồng Nai đạt 54,18 tỷ đồng doanh thu thuần tăng 38% so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp đạt 21,4 tỷ đồng tăng 50% so với quý 1/2013. Sau khi trừ chi phí PDN lãi sau thuế 11,33 tỷ đồng tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái tương đương EPS đạt 1.377 đ/CP. Tính đến 31/03/2014, PDN còn 15,66 tỷ đồng LNST chưa phân phối giảm 59% so với đầu kỳ.

Cảng rau quả (VGP):

Cảng rau quả cũng công bố KQKD quý 1/2014 với doanh thu thuần giảm 36% so với cùng kỳ ở mức

gần 78,8 tỷ đồng tuy nhiên tỷ trọng giá vốn hàng bán trong doanh thu thuần nên lãi gộp chỉ giảm nhẹ

3% đạt 7,43 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí VGP lãi ròng 5,1 tỷ đồng giảm 7% so với quý 1/2013.

Page 12: Bản tin Logistics - 2

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 11

Cảng Viconship (VSC):

Cảng Viconship báo lãi quý 1 đạt 47,7 tỷ đồng, tăng 5,4% so với quý 1/2013. EPS riêng quý 1 của

Viconship đạt 1.656 đồng/cổ phiếu. Sau quý 1, VSC đã thực hiện 24,5% kế hoạch lợi nhuận trước thuế cả năm.

Tóm tắt kết quả kinh doanh của một số cảng trong Quý 1/2014:

Tên công ty MÃ CK LNST

Q1/2014 % thay

đổi KHLNTT

2014 Tỷ lệ HTKT

CTCP Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ DVP 45,9 tỷ đồng -1% 195 tỷ đồng 25%

Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá DXP 7,89 tỷ đồng -37% 70 tỷ đồng 14%

Công ty Cổ phần Cảng Đồng Nai PDN 11,33 tỷ đồng 75% 48 tỷ đồng 25%

Công ty Cổ phần Cảng Rau quả VGP 5,1 tỷ đồng -7%

CTCP Tập đoàn Container Việt Nam VSC 47,7 5,4% 240 tỷ đồng 25%

Cảng Đà Nẵng: Phê duyệt phƣơng án cổ phần hóa

Ngày 06/05/2014, Hội đồng thành viên TCT Hàng hải Việt Nam đã chính thức phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển công ty TNHH một thành viên Cảng Đà Nẵng thành công ty cổ phần.

Theo đó, vốn điều lệ của Cảng Đà Nẵng là 660.000.000.000 (sáu trăm sáu mươi tỷ đồng). Cổ phần phát hành lần đầu là 66.000.000 cổ phần, mệnh giá một cổ phần là 10.000 đồng trong đó: cổ phần nhà nước là 49.500.000 cổ phần, chiếm 75% vốn điều lệ; cổ phần bán cho người lao động là 1.568.300 cổ phần, chiếm 2,3762% vốn điều lệ; cổ phần bán cho tổ chức công đoàn là 30.000 cổ phần, chiếm 0,0455% vốn điều lệ; cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược 6.600.000 cổ phần, chiếm 10% vốn điều lệ; cổ phần bán đấu giá công khai cho các nhà đầu tư thông thường 8.301.700 cổ phần, chiếm 12,5783% vốn điều lệ. Giá khởi điểm là 11.400 đồng/cổ phần. Nhà đầu tư chiến lược của Cảng Đà Nẵng là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank).

Cảng Cái Mép - Thị Vải: Quý I-2014: 14 triệu tấn hàng hóa thông qua khu vực

Theo báo cáo của Cục Hàng hải Việt Nam (HHVN), trong quý I-2014, hàng hóa thông qua các cảng trong khu vực đạt 14 triệu tấn, tăng 122,3% so với cùng kỳ. Doanh thu của các cảng áp dụng mức giá tối thiểu cũng tăng, trong 6 tháng xếp dỡ được 492.600 TEUs, doanh thu 16 triệu USD, tăng 4,3 triệu USD so với trước đây.

Cảng Cát Lái:

2014:

, vận tải hàng hóa khu vực miền trung, Lào, Campuchia và Tp.HCM.

- 1/2014.

- 3/2014.

- -

dịch vụ khai thác kho bãi và đồng thời đảm bảo phù hợp theo yêu cầu khai thác của thiết bị:

- –1/2014.

Page 13: Bản tin Logistics - 2

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 12

- : tổng kinh phí 1/2014.

- 1/2014.

Kế hoạch doanh thu năm 2014:

2013.

Kết quả SXKD 2013 và ch 2014:

)

STT Chỉ tiêu Kết quả 2013 2014 KH 2014/TH 2013

Số tiền %

1 Doanh thu 199,988,743,445 229,000,000,000 29,011,260,555 14.51%

2 Chi phí 108,570,343,007 134,120,640,439 27,540,095,528 25.37%

2.1 Giá vốn hàng bán 91,294,315,148 111,826,000,000 21,801,264,248 23.88%

2.2 Chi phí QLDN 7,582,517,343 10,721,000,000 4,716,163,096 62.20%

2.3 Chi 9,133,510,516 11,573,640,439 1,582,668,184 17.33%

2.4 560,000,000 (560,000,000) -100.00%

3 Lợi nhuận thuần 91,418,400,438 94,879,359,561 1,471,165,027 1.61%

4 Thuế TNDN (*) 9,169,878,804 18,975,871,912 9,358,033,489 102.05%

5 Lợi nhuận sau thuế 82,248,521,634 75,903,487,649 (7,936,868,462) -9.65%

6 Tỷ suất sinh lời 34.27% 31.63%

Back

Page 14: Bản tin Logistics - 2

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 13

DHL TRIỂN KHAI OCEAN SECURE ĐỂ THEO DÕI CÁC LÔ HÀNG NHẠY CẢM, CÓ GIÁ TRỊ

DHL Global Forwarding vừa tăng cường khả năng theo dõi của mình thông qua việc ra mắt dịch vụ vận tải biển toàn cầu, "Ocean Secure", cho các lô hàng nhạy cảm hoặc có giá trị cao trong lĩnh vực khoa học đời sống, y tế, công nghệ, ngành công nghiệp ô tô và hàng tiêu dùng.

Với sản phẩm mới này, công ty và khách hàng của họ có thể truy cập theo dõi thời gian thực và dữ liệu nhiệt độ tại bất kỳ điểm nào và có hành động khắc phục hậu quả nếu cần thiết. "Biết nơi chính xác và tình trạng hàng hóa sẽ giúp khách hàng của chúng tôi có kế hoạch linh hoạt hơn", lãnh đạo công ty Andreas Boedeker cho biết. Dịch vụ này sẵn có trên toàn cầu và có thể được khách hàng cá nhân hóa để lựa chọn giữa theo dõi container tại những thời điểm quan trọng, giám sát bất kỳ việc mở container, hoặc nhiệt độ và độ ẩm.

DAMCO MỞI KHO MỚI TẠI HẢI PHÕNG

Nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba Damco và chủ kho Việt Nam HTM (Công ty CP Xây dựng công trình giao thông & Cơ giới) vừa mở một nhà kho mới ở miền Bắc Việt Nam nhằm hỗ trợ cho các khách hàng thời trang/bán lẻ tại khu vực này.

Khu nhà xưởng cho thuê Hải Thành giai đoạn I và Trung tâm kho vận Damco được khởi công xây dựng từ năm 2011 với tổng mức đầu tư tương đương 25 triệu USD, mục tiêu hướng đến các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, công nghiệp sạch không gây ô nhiễm môi trường, dịch vụ logistic... Dự án toạ lạc ở vị trí liền kề nút giao giữa tỉnh lộ 353 và đường ôtô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cách Cảng Hải phòng 7 km, cách Cảng Hàng không Cát Bi 8 km, cách trung tâm thành phố 10km và cách thủ đô Hà Nội 100 km. Theo kế hoạch, trong năm 2015, dự án sẽ hoàn thiện toàn bộ cơ sở hạ tầng và đến năm 2016 sẽ thu hút các nhà đầu tư lấp đầy dự án.

Với tổng diện tích 8.000m2 được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn C-TPAT, Trung tâm Kho vận Damco sẽ giúp khách hàng tiếp cận những dịch vụ cơ bản như quản lý hàng hóa, xử lý đơn hàng, quét mã vạch, cung cấp và vận chuyển hàng hóa. Trung tâm cũng cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng như vận tải đường bộ qua biên giới và nội địa.

Khu văn phòng, nhà ở cho chuyên gia, công nhân và nhà xưởng tiêu chuẩn được thiết kế hiện đại, tiện ích, đầy đủ, đạt chuẩn quốc tế. Đặc biệt, khu nhà xưởng có hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn, trạm điện cao thế 2.500 KV, trạm phát điện 1.000 KVA, hệ thống cáp thông tin đường truyền ADSL tốc độ cao, hệ thống phòng chống cháy nổ đồng bộ, khép kín.

K+N MỞ KHO CFS TẠI CAMPUCHIA

Hãng giao nhận hàng hóa Thụy Sỹ Kuehne + Nagel vừa mở một kho gom hàng lẻ container (CFS) tại PhnomPenh, Campuchia. Đây là cơ sở lớn thứ hai của hãng tại PhnomPenh sử dụng máy quét hàng.

K+N cho biết cơ sở rộng 3,000m2 này tọa lạc trên Quốc lộ số 4, gần với hầu hết các nhà sản xuất lớn, cũng sân bay Quốc tế Phnom Penh. Từ CFS, K+N cung cấp các dịch vụ quản lý tồn kho, xử lý đơn hàng, đặt mã vạch, và các dịch vụ chuyên chở k khác như qua biên giới và vận tải nội địa.

K+N tham gia vào thị trường Cambodia vào năm 1999.

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS 5

Page 15: Bản tin Logistics - 2

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 14

DOOSAN VINA XUẤT THIẾT BỊ KHỬ MẶN NẶNG 4.500T SANG Ả RẬP XÊ ÖT

Dự án Yanbu Phase 3 được Doosan Vina ký kết vào tháng 3/2013 liên quan đến việc chế tạo và lắp đặt 4 thiết bị khử muối nước biển tại tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam. Mỗi thiết bị khử mặn có kích thước gần bằng một sân bóng đá, cao tương đượng một tòa nhà 5 tầng và có khả năng sản sinh ra gần 95 triệu lít nước sạch mỗi ngày từ nguồn nước biển vô tận.

Thiết bị xuất đi này cùng với 3 thiết bị khác của dự án sẽ sản sinh ra khoảng 377 triệu lít nước sạch mỗi ngày, đủ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hằng ngày cho hơn một triệu người dân Vương quốc Ả Rập Xê Út.

Do kích thước quá khổng lồ (nặng 4.500 tấn, cao 15m, rộng 34.4m và dài 143m), việc di chuyển và đưa lên tàu thiết bị khử mặn này được tính toán chi ly đến từng centimet để đảm bảo an toàn về người cũng như tính năng của thiết bị. Để hoàn thành việc di chuyển và đưa thiết bị khử mặn khổng lồ này lên tàu phải tốn hơn 4 giờ đồng hồ. Sau khi rời cảng Doosan Vina, thiết bị này sẽ đồng hành cùng con tàu Dong Bang Giant thực hiện hành trình kéo dài gần 25 ngày trên biển để đến với công trường lắp đặt tại Ả Rập Xê Út.

Đây là thiết bị khử mặn thứ 5 mà nhà máy Water đã hoàn thành kể từ khi bắt đầu sản xuất vào năm 2009. Ba thiết bị bay hơi khác của dự án Yanbu Phase 3 hiện đang được lắp ráp và thiết bị thứ hai của dự án này dự kiến sẽ được xuất vào ngày 21.06.2014.

DANALOGISTICS

Kết quả kinh doanh năm 2013:

- Doanh thu thuần: 34,91 tỷ đồng - LNST: 1,36 tỷ đồng

Kế hoạch năm 2014:

ĐVT: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu KH 2014

Vốn điều lệ 30.000

Tổng doanh thu. Trong đó: 42.000

- Kho bãi 8.260

- Vận chuyển 14.830

- Bốc xếp 2.910

- Logistics 16.000

LNTT 3.300

LNST 2.574

Page 16: Bản tin Logistics - 2

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 15

SAFI ĐÃ NHẬN GẦN 57 TỶ ĐỒNG LỢI NHUẬN TỪ LIÊN DOANH YUSEN

CTCP Đại lý Vận tải Safi cho biết, công ty đã nhận lần 1 khoản lợi nhuận giữ lại từ liên doanh của

Công ty TNHH Yusen Logistics Quốc tế (Việt Nam) từ tháng 9/2004 đến tháng 3/2013 với số tiền 56.92 tỷ đồng vào ngày 29/04/2014. Được biết, thời gian hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Yusen Logistics Quốc tế sẽ hết hạn vào ngày 5/9/2014. Do vậy trong năm nay Công ty Yusen Logistics Quốc tế sẽ phân chia lợi nhuận giữ lại làm 2 lần.

- Lần thứ nhất, một phần lợi nhuận giữ lại theo ghi nhận tại BCTC kết thúc ngày 31/03/2013 cho các bên liên doanh.

- Lần thứ hai, đến hết thời hạn liên doanh 5/9/2014 SAFI sẽ được nhận một phần hoặc toàn bộ phân còn lại của lợi nhuận lũy kế được giữ lại của Công ty Liên doanh theo ghi nhận tại Báo cáo tài chính kết thúc ngày 31/03/2014 sau khi trừ đi số lợi nhuận đã chia trong lần 1.

SOTRANS LOGISTICS

STT

Chỉ tiêu

Sản xuất kinh doanh 2013

TH 2013 (triệu đồng) TH 2013/2012 (%) TH/KH 2013 (%)

1 DT 667.487 109,2 115,6

2 LNTT (*) 35.030 106,7 100,1

- Trừ tiền thuê đất tăng lên 31.817 97,0 90,1

3 Thu nhập BQ (tr.đ/tháng) 10,9 104,2 100,1

Kế hoạch tổng thể các chỉ tiêu cơ bản năm 2014 như sau:

STT CHỈ TIÊU

Sản xuất kinh doanh

TH 2013 (trđồng)

Có đầu tƣ dự án Cát Lái Không đầu tƣ dự án Cát Lái

KH 2014 (trđồng)

Tỷ lệ (%) KH 2014 (trđồng)

Tỷ lệ (%)

1 DT 667.245 653.000 97,87 657.500 98,54

2 LNTT (*) 31.817 32.500 102,15 37.000 116,29

3 LNST 24.061 25.350 105,36 28.860 119,9

Page 17: Bản tin Logistics - 2

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 16

TÂN CẢNG LOGISTICS

ĐVT: Triệu đồng TH 2013 KH 2014

Tổng Doanh thu 775.80 825.62

Tổng chi phí 661.89 719.19

Tổng LNTT 113.91 106.43

Tổng LNST 87.74 85.24

Trong đó LNST công ty mẹ 85.19 83.97

Kế hoạch sản lƣợng 2014:

Kế hoạch sản lƣợng 2014 ĐVT TH 2013 KH 2014 Tỷ lệ %

Sản lượng thông qua cảng TC 128 Teus 138,240

Sản lượng khai thác kho TC 128 CBM 120,000

Dịch vụ xếp dỡ container tại bãi Teus 5,351,377 5,450,000 101.8%

Dịch vụ xếp dỡ container tại bến xà lan Teus 373,343 255,000 68.3%

Dịch vụ thông qua depot Teus 1,259,539 1,375,000 109.2%

Dịch vụ đóng rút hàng Teus 45,176 59,000 130.6%

Dịch vụ khai thác hàng qua Nhơn Trạch Teus 32,316 44,300 137.1%

LIÊN DOANH VIỆT – NHẬT VỀ LOGISTICS

Ngày 16/4/2014, tại TP.HCM, hai công ty chuyên về lĩnh vực logistics (vận chuyển, hậu cần) là Toda Industries VN và Meito Nhật Bản đã ký kết hợp đồng thành lập liên doanh Meito Việt Nam.

Theo lãnh đạo Meito VN, liên doanh tập trung vào việc kinh doanh vận chuyển, bảo quản thực phẩm đông lạnh, thực phẩm giữ lạnh, nông sản, thủy hải sản, sữa và các loại thực phẩm dinh dưỡng khác, góp phần nâng cao vị thế vận chuyển của các công ty VN trước các đối tác quốc tế.

Từ giữa tháng 4, liên doanh đưa vào hoạt động hệ thống kho lạnh hiện đại trị giá 4,3 triệu USD tại khu công nghiệp Sóng Thần 2 (Bình Dương) bảo quản lưu trữ nông thủy sản, thực phẩm và cung cấp các dịch vụ kèm theo (thay bao bì, đóng gói, kiểm hàng…) theo tiêu chuẩn quốc tế.

Với tỉ lệ góp vốn 50/50, Meito VN sẽ chuyên hoạt động khai thác lĩnh vực logistics tại VN.

Công ty Meito Nhật Bản chuyên hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển. Với thâm niên 55 năm hoạt động, hiện công ty này có mạng lưới vận chuyển thực phẩm đông lạnh lớn nhất tại Nhật.

Page 18: Bản tin Logistics - 2

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 17

GEMADEPT KHAI TRƢƠNG CẢNG NAM HẢI ĐÌNH VŨ

Sáng ngày 06/05/2014, Tập đoàn Gemadept đã long trọng tổ chức Lễ khai trương Cảng Nam Hải Đình Vũ tại trụ sở Km6, Phường Đông Hải 2, Quận Hải An, Tp.Hải Phòng.

Cảng Nam Hải Đình Vũ là một dự án lớn, trọng điểm tại thị trường phía Bắc của Tập đoàn Gemadept, được đầu tư trên 1.000 tỷ đồng, quy mô lớn gấp 3 lần Cảng Nam Hải với 450m cầu tàu và 150.000m2 bãi. Cảng được đầu tư mới đồng bộ,

. Khởi công từ tháng 03/2012, chỉ sau hơn 1 năm xây dựng, Cảng Nam Hải Đình Vũ đã hoàn thiện, đi vào khai thác từ ngày 10/12/2013 và chính thức đón chuyến tàu đầu tiên cập Cảng ngay trong ngày đầu năm mới 2014.

Việc đưa vào khai thác Cảng Nam Hải Đình Vũ đảm bảo tiến độ và thực hiện

tình trạng quá tải tại khu vực Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng chính là mắt xích quan trọng cho các bước tiếp theo trong chiến lược phát triển hệ thống cảng biển và logistics của Tập đoàn Gemadept, trải dài dọc theo bờ biển tại các thành phố lớn, các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước và vươn xa hơn đến các nước khu vực Đông Nam Á trong tương lai.

GEMADEPT LOGISTICS

Hoạt động tiêu biểu của GLC trong tháng 04/2014:

Tháng 4 hoạt động SXKD của Gemadept Logistics phát triển mạnh, đạt kết quả tốt trên tất cả các mảng dịch vụ:

- Trung Tâm Phân phối ST: đã tiếp nhận một lượng hàng lớn của VNM, SAMSUNG và MSN. DC đã bố trí đủ số Pallet Location của hệ thống racking để nhận hết số lượng hàng đáp ứng nhu cầu tăng cao của khách hàng.

+ DC2 đang tiến hành chỉnh sửa thiết kế để chuyển sơ đồ làm hàng từ chữ U sang theo sơ đồ chữ I. Đây là sơ đồ làm hàng thích hợp nhất với hàng hóa tiêu dùng nhanh, giúp cho việc nhập xuất vận hành trong kho tối ưu, hàng nhập vào DC từ cửa trước và hàng xuất ra bằng cửa sau.

+ DC cũng đang tiến hành chọn nhà thầu cung cấp thiết bị quản lý hàng hóa bằng hệ thống mã vạch thông qua thiết bị handheld kết nối vào phần mềm quản lý sử dụng 2 phương án bằng hệ thống mạng wireless hoặc mạng 3G. Với thiết bị sử dụng mạng 3G sẽ mang tính đột phá trên thị trường hiện nay do giải pháp sẽ lại chi phí thấp và hiệu quả vận hành cao nhất.

Page 19: Bản tin Logistics - 2

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 18

- Mảng vận tải phân phối trong tháng 4 đã hoạt động đáp ứng được lượng hàng hóa tăng cao. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi việc hạn chế tải trọng nhưng toàn bộ đội xe tải nhẹ đã chấp hành nghiêm chỉnh, đảm bảo đúng tải trọng theo quy định của Bộ GTVT. Chính vì vậy số vòng quay của đội xe và của các vendor được tăng lên rất cao. Các chủ hàng cũng đã đồng ý về việc điều chỉnh giá cước đã giúp cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả tốt.

- Hoạt động kho Cà phê: tháng 4 sản lượng nhập xuất vẫn tăng cao. Kho đang tăng ca để giải phóng hàng kịp thời cho các lô hàng nhập kho cũng như hàng xuất đảm bảo hàng hóa không bị trễ so với kế hoạch. Cuối tháng 4 sản lượng tồn kho đạt khoảng 40,000 tấn và trong tháng sản lượng xuất kho đạt 12.000 tấn. Do ảnh hưởng của cấm tải nên phần lớn các xe chỉ chở được 1 container 20’ vì vậy đơn vị đã chủ động thuê thêm xe tải của một số Vendor để đáp ứng yêu cầu xuất hàng.

Kho hàng đã hoàn thành sửa chữa mái kho, thay tole sáng đáp ứng yêu cầu làm hàng.

Hình ảnh 3D của hệ thống trung tâm phân phối tại An Thạnh, Bình Dương

Hình ảnh 3D của hệ thống trung tâm phân phối tại Sóng Thần, Bình Dương

Back

Page 20: Bản tin Logistics - 2

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 19

HỘI NHẬP VÀO CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU

Với xuất phát điểm đều là các DN nhỏ và vừa, nguồn lực hạn chế, thiếu kinh nghiệm nên những nỗ lực tham gia ngày càng sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các DN đang gặp phải nhiều khó khăn.

DN Việt Nam đang ở đâu?

Hiện chỉ có khoảng 300 DN Việt Nam đủ năng lực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu nhưng mới chỉ cung cấp các phụ tùng thay thế chứ chưa tham gia sản xuất các sản phẩm chính. Một ví dụ cụ thể, theo một khảo sát mới đây trong 68 DN tham gia vào chuỗi cung ứng của Công ty Samsung tại Việt Nam có 48 DN FDI và chỉ có 20 DN Việt Nam, tương tự chỉ có 2/12 DN Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng của Toyota tại Việt Nam.

DN Việt Nam, đặc biệt là DN vừa và nhỏ có nhiều điểm hạn chế trong việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu như vị thế cạnh tranh, khả năng tham gia phân công lao động quốc tế còn thấp, thiếu tầm nhìn và chiến lược cạnh tranh. Do đó, phần lớn các DN Việt Nam chỉ tham gia ở khâu thấp nhất trong chuỗi cung ứng là lắp ráp, gia công. Hiện các DN Việt Nam đang tìm nhiều giải pháp để hoàn thiện mình như đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, cải tiến công nghệ máy móc, kĩ thuật hiện đại hay liên doanh, liên kết với các đối tác đặc biệt là các DN đến từ nước ngoài. Tuy nhiên, với xuất phát điểm đều là các DN nhỏ và vừa, nguồn lực hạn chế, thiếu kinh nghiệm nên những nỗ lực tham gia ngày càng sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các DN đang gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức.

Giải pháp cho DN

Hiện nay tỉ lệ XK vào chuỗi cung ứng tăng lên, XK trực tiếp giảm đi, do vậy tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu là một xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, để có thể tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu bản thân DN phải rất nỗ lực để có khả năng thay đổi cao nhất, đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế và kì vọng của khách hàng. Cụ thể:

- Phải chuẩn hóa quy trình nội bộ để tiến tới chuyên nghiệp hóa - Tuân thủ quy trình kế toán và kiểm toán quốc tế để sử dụng vốn một cách hiệu quả - Phải có các phương án cạnh tranh về chất lượng dịch vụ, hậu mãi bên cạnh cạnh tranh về giá. - Phải có sản phẩm chiến lược, phát triển sản phẩm theo chiều sâu chuyên nghiệp hóa và đi vào một phân khúc thị trường riêng. - Phải mạnh dạn đầu tư vào nguồn nhân lực, máy móc, thiết bị tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm từ đó tiếp cận thị trường một cách nhanh chóng hơn và để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng. - Khi đã hiểu thị trường, đã có khách hàng thì cần tiến tới xây dựng thương hiệu tạo ra kênh phân phối riêng cho mình để cắt giảm các chi phí trung gian.

Đặc biệt, để khắc phục hạn chế về quy mô nhỏ và nguồn vốn hạn hẹp, các DN vừa và nhỏ nên tận dụng thƣơng mại điện tử trong hoạt động kinh doanh để tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả lâu dài. Theo khảo sát của Công ty Google châu Á- Thái Bình Dương, hiện trên 1/3 dân số thế giới sử dụng thông tin trên Internet. Có khoảng trên 3 tỷ lượt tìm kiếm thông tin trên mạng mỗi ngày, 1,4 tỷ người sử dụng Internet, và khoảng 60% dân số trên thế giới sử dụng mạng xã hội. Tại Việt Nam có trên 31 triệu người, chiếm gần 1/3 dân số sử dụng Internet để truy cập thông tin với thời gian sử dụng Internet bằng thời gian xem tivi. Theo dự báo của Google, trong năm 2014, lượng tìm kiếm thông tin trên điện thoại vượt qua máy tính. Theo phân tích của Công ty Google châu Á - Thái Bình Dương phân tích, người tiêu dùng hiện đại đang tiếp cận thông tin qua nhiều kênh khác nhau với chiến lược tiếp cận đa màn hình và xu hướng đa nhiệm (sử dụng nhiều thiết bị cùng lúc) trong đó điện thoại thông tin là trung tâm đang ngày càng phổ biến. Do đó, các DN cần có chiến lược toàn diện về truyền thông để tiếp cận khách hàng mục tiêu và việc sử dụng thương mại điện tử là không thể thiếu. Hiện nay nhiều công cụ trực tuyến đang hỗ trợ rất đắc lực cho các DN trong việc tìm hiểu thông tin về hành vi của người dùng tại các thị trường tiềm năng mà không hề tốn chi phí. Bên cạnh việc khai thác thông tin trên mạng, các DN cần có trang web riêng để cập nhật thông tin thường xuyên với thông tin hữu ích thân thiện trên di động và mang tính quốc hóa để có thể phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

Back

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ LOGISTICS 6

Page 21: Bản tin Logistics - 2

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 20

CƠ HỘI CHỌN PHƢƠNG THỨC VẬN TẢI RẺ HƠN

Năng lực vận chuyển đường sắt, hàng hải, thủy nội địa có thể tăng được 30-50% khi siết chặt quản lý tải trọng xe đường bộ, tạo môi trường kinh doanh công bằng và bảo vệ cầu đường bộ. Xu hướng dịch chuyển từ vận tải đường bộ sang các phương thức giá rẻ hơn cũng đã bắt đầu.

Chủ hàng “quay lƣng” với đƣờng bộ

Nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng sắt thép, mía đường, gạo cũng như các mặt hàng xuất khẩu, tiêu dùng thiết yếu khác đang tìm các phương thức vận chuyển khác thay cho đường bộ, nhất là khi giá cước vận tải đang được điều chỉnh khi Bộ GTVT quyết định đồng loạt triển khai cân xe trên các tuyến quốc lộ.

Năng lực vận tải chƣa khai thác hợp lý

Theo khảo sát của Bộ GTVT, các phương thức vận tải đường sắt, hàng hải, thủy nội địa đều còn dư năng lực. Nếu tổ chức kết nối tốt, năng lực có thể tăng từ 30-50%. Cụ thể:

Nhiều tuyến đường sắt như: Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội – TP HCM còn tăng được từ 3,5 đến 5 đôi tàu/ngày đêm. Một số tuyến khác như: Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Thái Nguyên, Kép - Hạ Long còn khả năng tăng được 10 đôi tàu/ngày đêm. Riêng về toa xe, nếu tối ưu hoá thời gian quay vòng và xếp hàng thì có thể tăng thêm 30% năng lực toa xe hàng và có thể chở tăng 50% đến 80% so với hiện tại nếu tổ chức được nhiều đôi tàu địa phương kết nối với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Với đường thủy nội địa, số liệu thống kê chưa chính thức cho thấy, năng lực vận tải đang dư thừa khoảng 40-50%. Hàng hải, theo khảo sát của Bộ GTVT hệ số sử dụng đội tàu chiều Bắc – Nam hiện mới đạt 50-60% và cũng chỉ đạt khoảng 70% ở chiều ngược lại.

Cần những doanh nghiệp vận tải đủ mạnh

Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, vấn đề đặt ra đối với vận tải là phải tổ chức hình thức vận tải trọn gói, chuyên nghiệp từ “cửa tới cửa” đang rất phổ biến trên thế giới hiện nay. Muốn vậy, cần có những doanh nghiệp lớn đứng ra đảm nhiệm từ khâu ký kết hợp đồng với khách hàng, lo vận chuyển từ kho hàng, cảng biển, nhà máy sản xuất đến địa chỉ tiêu thụ, lập thành chuỗi cung ứng vận chuyển hàng hóa. Thực tế cho thấy, dù cước đường bộ đang cao hơn đường sắt, hàng hải và thủy nội địa rất nhiều, song nhiều chủ hàng vẫn lựa chọn đi đường bộ. Nguyên do tính linh hoạt và kịp thời của đường bộ đáp ứng được những hợp đồng cần phải đi nhanh, ít hư hỏng, trầy xước. Điều này đã đẩy đường bộ vào xu thế chạy quá tải, đồng thời chi phí vận tải chung của nền kinh tế tăng cao.

Trong chuỗi cung ứng chuyên nghiệp hóa cao, các phương thức vận tải được sử dụng một cách tối ưu nhất, nhằm tận dụng tối đa lợi thế của từng phương thức, trong tổng thể hài hòa các phương thức vận tải. Như vậy chắc chắn cước vận tải sẽ giảm, giá cả hàng hóa của nền kinh tế sẽ có tính cạnh tranh tốt hơn.

“Kiểm soát tải trọng xe đường bộ hiện nay là cú hích, tạo ra cơ hội rất lớn, có một không hai cho các ngành vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không chuyển biến. Mục đích cuối cùng là giá cước vận tải phải giảm, hàng hóa phải lưu thông trôi chảy hơn” – Bộ trưởng nói.

Theo khảo sát, cước vận tải đường sắt hiện nay thấp hơn đường bộ khoảng 40-55%. Một container hàng chở bằng đường bộ từ Hà Nội vào TP HCM lên tới trên dưới 40 triệu đồng, trong khi chở bằng đường sắt là 20 triệu (gồm cả bốc xếp hai đầu). Một container vận chuyển từ Hà Nội lên Lào Cai bằng đường sắt, cước bằng khoảng 60% đường bộ. Cước vận tải thủy nội địa cũng thấp hơn nhiều so với đường bộ, chỉ bằng khoảng 25-40%. Cước vận tải hàng hóa đường biển từ TP HCM ra Hải Phòng chỉ bằng 15-20% đường bộ. Từ TP HCM và Hải Phòng đi các tỉnh khu vực miền Trung như Quy Nhơn, Đà Nẵng, Cửa Lò cước đi đường biển bằng khoảng 40-45% đường bộ.

Back

XU HƢỚNG LOGISTICS 7

Page 22: Bản tin Logistics - 2

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 21

CHƢƠNG TRÌNH MỚI TRÊN VTV9: VIETNAM LOGISTICS

Thời gian phát sóng: phát sóng lần đầu vào lúc 10g00 sáng Chủ nhật, phát lại vào lúc 11h10’ thứ Hai 8h00 và sáng thứ Tư tuần kế tiếp;

Kênh phát sóng: VTV9

Nhà sản xuất: Đài truyền hình Việt Nam

CHƢƠNG TRÌNH VỀ LOGISTICS TRÊN INFOTV- LOGISTICS VIỆT NAM

Thời gian phát sóng: 20h30 - 20h45 tối thứ Sáu và phát lại lúc 10h30 thứ Bảy hàng tuần

Kênh phát sóng: kênh InfoTV

Nhà sản xuất: VietNam Logistics Media phối hợp InfoTV

Back

SỰ KIỆN LOGISTICS TRONG CÁC THÁNG TỚI 8

"Intelligence is the wife, imagination is the mistress, memory is the servant.”

- Victor Hugo (1802-1885) -